Chiến Tranh Triều Tiên

28
Chiến tranh Triều Tiên 1 Chiến tranh Triều Tiên Chiến tranh Triều Tiên Một phần của Chiến tranh lạnh Theo chiều kim đồng hồ từ trên xuống: xe tải quân sự Hoa Kỳ vượt vĩ tuyến 38, Hạ Sĩ Hoa Kỳ Baldomero Lopez leo qua bức tường chắn biển tại Inchon, F-86 Sabre bay trên không phận Triều Tiên, lính Trung Quốc được đón chào tại quê nhà, cảng Incheon nơi diễn ra trận Inchon. . Thời gian Chiến tranh toàn diện từ 25 tháng 6 năm 1950 cho đến hiệp định ngừng bắn vào ngày 27 tháng 7 năm 1953 mặc dù không có hiệp định hòa bình. Địa điểm Bán đảo Triều Tiên Nguyên nhân bùng nổ Bắc Hàn tấn công Nam Hàn. Kết quả Ngừng bắn; thiết lập Khu phi quân sự Triều Tiên; một vài thay đổi dọc theo vĩ tuyến 38. Tham chiến

Transcript of Chiến Tranh Triều Tiên

Page 1: Chiến Tranh Triều Tiên

Chiến tranh Triều Tiên 1

Chiến tranh Triều Tiên

Chiến tranh TriềuTiên

Một phần của Chiến tranh lạnh

Theo chiều kim đồng hồ từ trên xuống: xe tải quân sự Hoa Kỳ vượt vĩ tuyến 38, Hạ Sĩ Hoa Kỳ Baldomero Lopez leo qua bức tườngchắn biển tại Inchon, F-86 Sabre bay trên không phận Triều Tiên, lính Trung Quốc được đón chào tại quê nhà, cảng Incheon nơi

diễn ra trận Inchon.

.

Thời gian Chiến tranh toàn diện từ 25 tháng 6 năm 1950 cho đến hiệp định ngừng bắn vào ngày 27 tháng 7 năm 1953 mặcdù không có hiệp định hòa bình.

Địa điểm Bán đảo Triều Tiên

Nguyên nhânbùng nổ

Bắc Hàn tấn công Nam Hàn.

Kết quả Ngừng bắn; thiết lập Khu phi quân sự Triều Tiên; một vài thay đổi dọc theo vĩ tuyến 38.

Tham chiến

Page 2: Chiến Tranh Triều Tiên

Chiến tranh Triều Tiên 2

Liên hiệp quốc: Bỉ Colombia Hàn Quốc Ethiopia Hà Lan Hi Lạp Hoa Kỳ Anh Luxembourg Nam Phi New Zealand Pháp Philippines Thái Lan Thổ Nhĩ Kì Úc

Đội ngũ y tế: Đan Mạch Na Uy Thuỵ Điển Úc Ý

Cộng sản: CHDCND Triều Tiên CHND Trung Hoa Liên Xô

Chỉ huy

Lý Thừa Vãn Chung Il-kwon Paik Sun-yup Douglas MacArthur Matthew Ridgway Mark Wayne Clark

Kim Nhật Thành Choi Yong-kun Van Len Kim Chaek Mao Trạch Đông Bành Đức Hoài Joseph Stalin Georgy Zhukov

Lực lượng

Nam Hàn 590.911Hoa Kỳ 480.000Anh Quốc 63.000[1]

Canada 26.791[2]

Úc 17.000Philippines 7.000Thổ Nhĩ Kỳ 5.455[3]

Hòa Lan 3.972Pháp 3.421,[4]

Tân Tây Lan 1.389Thái Lan 1.294Ethiopia 1.271Hy Lạp 1.263Colombia 1.068Bỉ 900Nam Phi 826Luxembourg 44Tổng cộng: 941.356–1.139.518

Bắc Hàn 260.000Trung Hoa 780.000Liên Xô 26.000Tổng: 1.066.000Ghi chú: Tất cả các con số có thể thay đổi theo nguồn. Bảng này chỉtính các con số cao nhất khi các lực lượng thay đổi theo cục diện chiếntranh.

Tổn thất

Page 3: Chiến Tranh Triều Tiên

Chiến tranh Triều Tiên 3

Nam Hàn:58.127 tử trận175.743 bị thương80.000 mất tích[5]

Hoa Kỳ:36.516 chết (bao gồm 10.395 không chiến đấu)92.134 bị thương8.176 mất tích7.245 tù binh[6]

Anh Quốc:1.109 chết[7]

2.674 bị thương1.060 mất tích hoặc bị bắt[8]

Thổ nhĩ Kỳ:721 chết[9]

2.111 bị thương168 mất tích216 tù binhPháp:300 chết hoặc mất tích[10]

Tổng cộng: Trên 474.000

Bắc Hàn:215.000 chết,303.000 bị thương,120.000 mất tích hay tù binh[8]

Trung Hoa(Trung Hoa ước tính):114.000 tử trận34.000 chết vì lý do khác380.000 bị thương21.400 tù binh[11]

(Hoa Kỳ ước tính):[8]

400.000+ chết486.000 bị thương21.000 tù binhLiên Xô:315 chết500+ bị thươngTổng cộng: 1.190.000-1.577.000+

Tổn thất dân sự trên toàn Triều Tiên = Hàng triệu người

.

Chiến tranh Triều Tiên là cuộc chiến xảy ra và kéo dài từ giữa năm 1950 đến năm 1953 trên bán đảo Triều Tiên bịchia cắt vì sự chiếm đóng tạm thời của Liên Xô và Hoa Kỳ. Chiến tranh bắt đầu vào ngày 25 tháng 6 năm 1950 khinước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Bắc Hàn) tấn công Đại Hàn Dân quốc (Nam Hàn). Cuộc chiến đượcmở rộng với qui mô lớn khi lực lượng của Liên hiệp quốc được Hoa Kỳ lãnh đạo, và sau đó là quân Chí nguyện củaCộng hòa Nhân dân Trung Hoa nhảy vào cuộc chiến. Cuộc xung đột kết thúc khi một thỏa hiệp ngừng bắn đạt đượcvào ngày 27 tháng 7 năm 1953.Lực lượng hỗ trợ chính cho Bắc Hàn là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa với sự tiếp ứng hạn chế của Liên Xô tronghình thức các cố vấn quân sự, các phi công quân sự, và vũ khí. Nam Hàn được lực lượng Liên hiệp quốc hỗ trợ, chủyếu là lực lượng quân sự Hoa Kỳ. Trước cuộc xung đột, Nam và Bắc Hàn tồn tại như hai chính phủ lâm thời đangtranh giành ảnh hưởng kiểm soát toàn bộ Bán đảo Triều Tiên sau khi Triều Tiên bị Hoa Kỳ và Liên Xô chia cắt.

Tên gọiTại Nam Hàn, cuộc chiến thường được gọi là ngày 25 tháng 6 hoặc Chiến tranh ngày 25 tháng 6 (tiếng Triều Tiên:6·25 전쟁), là ngày khởi đầu của cuộc xung đột hay gọi chính thức hơn Hàn Quốc chiến tranh (tiếng Triều Tiên:한국전쟁, phiên âm latinh: "Hanguk Jeonjaeng"). Tại Bắc Hàn, trong khi thường được biết như là Chiến tranh TriềuTiên, cuộc chiến được gọi chính thức là Chiến tranh Giải phóng Tổ quốc (조국해방전쟁). Tại Hoa Kỳ, cuộc xungđột được gọi tên chính thức là Cuộc xung đột Triều Tiên hơn là một cuộc chiến tranh, chính yếu là tránh sự cầnthiết có sự tuyên chiến của Quốc hội Hoa Kỳ. Cuộc chiến đôi khi được gọi là Cuộc chiến bị lãng quên và Cuộcchiến không được biết vì nó là một cuộc xung đột lớn trong thế kỷ 20 ít được chú ý hơn Đệ nhị thế chiến xảy ratrước nó, và Chiến tranh Việt Nam gây nhiều tranh cãi xảy ra sau đó.[12] Tại Trung Hoa, cuộc chiến được biết với têngọi Kháng Mỹ viện Triều (抗美援朝, nghĩa là "Chiến tranh chống Mỹ và cứu giúp Triều Tiên"), nhưng ngày naythường được gọi là "Chiến tranh Triều Tiên" (朝鮮戰爭, Chaoxian Zhanzheng).[13]

Page 4: Chiến Tranh Triều Tiên

Chiến tranh Triều Tiên 4

Bối cảnh lịch sử

Nhật Bản chiếm đóngSau khi đánh bại Trung Hoa trong Chiến tranh Thanh-Nhật (1894-1895), lực lượng Nhật Bản lưu lại và chiếm đóngnhững phần đất quan trọng chiến lược của Triều Tiên. Mười năm sau đó, người Nhật đánh bại hải quân Đế quốc Ngatrong Chiến tranh Nga-Nhật (1904-1905) góp phần đưa Nhật Bản trở thành một cường quốc đế chế.[14] Nhật Bảnchiếm đóng bán đảo ngược lại ý muốn của chính phủ Triều Tiên, mở rộng tầm kiểm soát của họ lên các cấp chínhquyền địa phương bằng vũ lực, và cuối cùng sát nhập Triều Tiên vào Nhật Bản tháng tám năm 1910.[15]

Tại Hội nghị Yalta vào tháng hai năm 1945, nhà lãnh đạo Nga là Joseph Stalin kêu gọi lập "các vùng trái độn" tạichâu Á và châu Âu.[16] Stalin tin rằng Nga phải có tiếng nói quyết định tại Trung Hoa và để đổi lại ông sẽ nhập cuộcvào chiến tranh chống Nhật Bản "hai hoặc ba tuần sau khi Đức đầu hàng."[16] Ngày 6 tháng 8 năm 1945, Liên Xôtuyên chiến với Đế quốc Nhật Bản và vào ngày 8 tháng 8 bắt đầu tấn công phía bắc Bán đảo Triều Tiên. Như đã thỏathuận với Hoa Kỳ, Liên Xô dừng quân lại ở vĩ tuyến 38 độ bắc. Quân đội Hoa Kỳ ở phần phía nam của bán đảo đầutháng 9 năm 1945. Nhiều người Triều Tiên đã tổ chức chính trị trước khi quân đội Hoa Kỳ đến.[17]

Phân chia Triều Tiên sau Đệ nhị Thế chiếnNgày 10 tháng 8 năm 1945, khi mà sự đầu hàng của Nhật Bản trông thấy rõ, chính phủ Hoa Kỳ không biết chắc làngười Nga có tôn trọng vào lời đề nghị đã được mình dàn xếp trước đó hay không. Một tháng trước đó, hai vị đại tálà Dean Rusk và Bonesteel đã vẽ đường phân giới tại vĩ tuyến 38 độ trong vòng nửa tiếng đồng hồ, sử dụng một bảnđồ của Hội địa lý Quốc gia Hoa Kỳ để tham khảo[18] [19] [20] . Rusk, sau này là Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ có nóirằng quân đội Hoa Kỳ lúc đó phải đối mặt với sự thiếu hụt lực lượng có sẵn tại chỗ cũng như gặp phải các yếu tố bấtlợi về thời gian và quãng cách khiến quân đội khó mà có thể tiến về phía bắc nhanh chóng trước khi quân đội LiênXô tiến vào khu vực”[16] .Liên Xô đồng ý lấy vĩ tuyến 38 làm đường phân giới tạm thời giữa hai vùng chiếm đóng trên bán đảo Triều Tiên,một phần là vì họ muốn có vị thế tốt hơn để thương thuyết với Đồng Minh về Đông Âu. Thỏa thuận đạt được giaocho Liên Xô giải giới quân Nhật ở phần phía bắc của Triều Tiên và Hoa Kỳ ở phần phía nam.Tháng 12 năm 1945, Hoa Kỳ và Liên Xô thỏa thuận quản lý Triều Tiên dưới một Ủy ban Hỗn hợp Hoa Kỳ-Liên Xô.Thỏa thuận cũng nói rằng Triều Tiên sẽ được độc lập sau bốn năm quốc tế giám sát. Tuy nhiên, cả Hoa Kỳ và LiênXô đã cho phép phần họ quản lý có một chính phủ do người Triều Tiên lãnh đạo trong khi đó các chính phủ của haiphần Triều Tiên lại ưa chuộng theo ý thức hệ của lực lượng chiếm đóng mình. Các sự dàn xếp này bị đa số người dânTriều Tiên bác bỏ và biến thành các cuộc nổi loạn dữ dội ở miền bắc và biểu tình ở miền nam.Tại Nam Hàn, một nhóm cánh tả chống ủy trị được biết với tên gọi Hội đồng Đại diện Dân chủ (RepresentativeDemocratic Council) ra đời với sự tiếp sức của lực lượng Hoa Kỳ mặc dù có một nghịch lý là nhóm này lại chốngcác thỏa ước do chính Hoa Kỳ bảo trợ. Vì người Triều Tiên đã chịu nhiều đau khổ dưới ách thực dân của Nhật Bảntrong suốt 35 năm nên đa số người dân Triều Tiên chống đối một thời kỳ kế tiếp dưới sự cai trị của ngoại quốc. Sựchống đối này đã làm cho Hoa Kỳ phải bãi bỏ những thỏa thuận được Liên Xô bảo trợ. Hoa Kỳ không muốn thấymột chính phủ tả khuynh tại Nam Hàn và vì vậy đã kêu gọi bầu cử tại Triều Tiên. Vì dân số của miền nam đông gấpđôi so với dân số miền bắc, Liên Xô biết rằng Kim Nhật Thành sẽ bị thất cử nên miền bắc không tham gia tổng tuyểncử thống nhất hai miền. Các cuộc bầu cử tự do mà Hoa Kỳ và Liên hiệp quốc giúp đỡ tổ chức được tiến hành chỉ ởmiền nam.Chính phủ đắc cử được Lý Thừa Vãn là một người chống cộng lãnh đạo. Ông là một người Triều Tiên bị Nhật Bản cầm tù từ khi còn là một thanh niên và rồi trốn thoát sang Hoa Kỳ nơi ông lấy được các cấp bằng đại học và hậu đại học tại Đại học Georgetown, Đại học Harvard và Đại học Princeton.[21] Các đảng phái cánh tả tẩy chay bầu cử để phản đối sự ủng hộ của Hoa Kỳ dành cho Lý và sự đàn áp của Hoa Kỳ đối với các phong trào chính trị bản xứ. Về phần Liên Xô, họ chấp thuận và gia tăng nỗ lực giúp chính quyền cộng sản ở miền bắc. Nhờ từng là một chiến binh chống Nhật, tài năng chính trị, mối liên hệ với Liên Xô nên Kim Nhật Thành vươn lên thành lãnh đạo của chính

Page 5: Chiến Tranh Triều Tiên

Chiến tranh Triều Tiên 5

quyền mới và dẹp tan bất cứ chống đối nào đến quyền lực của ông.[22]

Năm 1949, cả hai lực lượng của Liên Xô và Hoa Kỳ rút khỏi Triều Tiên.Tổng thống Nam Hàn Lý Thừa Vãn và Tổng bí thư Bắc Hàn Kim Nhật Thành đều có ý định thống nhất bán đảo dướihệ thống chính trị của mình. Do có một số lượng lớn số xe tăng của Liên Xô tuy đã lỗi thời nhưng vẫn là loại tối tânở Triều Tiên cộng với các vũ khí nặng khác, Bắc Hàn đã có thể leo thang các cuộc đụng độ ở biên giới và ngày càngchuyển sang công kích trong khi Nam Hàn với hậu thuẫn giới hạn của Hoa Kỳ đã có ít sự chọn lựa hơn. Chính phủHoa Kỳ lúc đó tin rằng Khối Cộng sản là một khối thống nhất, và những hành động của Bắc Hàn là chủ trương củacái khối này như là một cái móng vuốt của Liên Xô. Vì thế, Hoa Kỳ xem đây như là một cuộc xung đột quốc tế hơnlà một cuộc nội chiến.

Khơi mào chiến tranhLý Thừa Vãn và Kim Nhật Thành cùng mong muốn thống nhất bán đảo và đã tiến hành các cuộc tấn công quân sựdọc theo ranh giới suốt năm 1949 và đầu năm 1950.[23] Mặc dù Kim Nhật Thành và những đồng sự thân tín tin vàoviệc thống nhất đất nước bằng vũ lực, Stalin thì do dự không muốn bị lôi cuốn vào cuộc chiến mà có thể kích độnggây ra một cuộc chiến với Hoa Kỳ. [24]

Ngày 12 tháng 1 năm 1950, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ là Dean Acheson đã nói rằng chu vi phòng thủ Thái BìnhDương được hình thành gồm có Quần đảo Aleutian, Quần đảo Nam Tây, Nhật Bản, và Philippines, điều đó ám chỉrằng Mỹ có thể không chiến đấu vì Triều Tiên. Acheson nói sự phòng thủ Triều Tiên sẽ là trách nhiệm của Liên hiệpquốc.[25]

Vào giữa năm 1949, Kim Nhật Thành gây áp lực của mình với Joseph Stalin rằng thời cơ đã đến để thống nhất bánđảo Triều Tiên. Kim Nhật Thành cần sự giúp đỡ của Liên Xô để tiến hành thành công một cuộc tấn công ngang quabán đảo nhiều đồi núi và địa hình khó khăn. Tuy nhiên, Stalin từ chối giúp đỡ vì e ngại lực lượng Bắc Hàn thiếuchuẩn bị và vì Hoa Kỳ có thể tham chiến.Suốt một năm sau, giới lãnh đạo Bắc Hàn đã rèn luyện quân đội của họ thành một cỗ máy chiến tranh có tính tấncông khá ghê gớm, một phần dựa theo khuôn mẫu của một lực lượng cơ giới Liên Xô nhưng được tăng cường sứcmạnh chính yếu bởi một làn sóng trở về của những người Triều Tiên đã phục vụ trong Quân Giải phóng Nhân dâncủa Trung Hoa từ thập niên 1930. [26] Đầu năm 1950 thời gian quyết định tấn công càng gấp rút đối với cả BìnhNhưỡng và Mạc Tư Khoa vì thời gian này các lực lượng an ninh của Lý Thừa Vãn đã quét sạch được gần như tất cảcác du kích quân do Bình Nhưỡng gởi vào Nam Hàn trong năm 1949. Khả năng thống nhất đất nước bằng chiếntranh du kích dường như tiêu tan, và chính thể của Lý Thừa Vãn đang giành được lợi thế. Kim Nhật Thành đã có mộtchọn lựa cuối cùng là tấn công xâm chiếm qui ước để thống nhất Triều Tiên dưới sự kiểm soát của ông trước khiNam Hàn trở nên đủ mạnh để có thể tự vệ.[24] Vào năm 1950, quân đội Bắc Hàn được trang bị với những vũ khí XôViết tuy đã lỗi thời nhưng nó vẫn có lợi thế vượt trội hơn nhiều so với lực lượng Nam Hàn về mọi mặt trang bị vũkhí. Ngày 30 tháng 1 năm 1950, Stalin, qua điện báo, thông báo cho Kim Nhật Thành hay rằng ông sẵn lòng giúpKim Nhật Thành trong kế hoạch thống nhất Triều Tiên. Trong những cuộc thảo luận theo sau đó với Kim NhậtThành, Stalin đề nghị: ông muốn lãnh đạo cuộc chiến và nói rằng một năm tối thiểu 25 ngàn tấn hàng viện trợ có lẽsẽ giúp ích cho Bắc Triều Tiên chiến thắng. Sau những lần viếng thăm Mạc Tư Khoa của Kim Nhật Thành trongtháng ba và tháng tư năm 1950, Stalin chấp thuận một cuộc tấn công.[21]

Page 6: Chiến Tranh Triều Tiên

Chiến tranh Triều Tiên 6

Diễn biến

Bản đồ sơ lược Chiến tranh Triều Tiên.

Bắc Hàn tấn công

Cuộc tấn công của Quân đội Nhân dân Triều Tiên xảy ra vào sáng sớmngày chủ nhật 25 tháng 6 năm 1950 bằng cách vượt qua vĩ tuyến 38 vàđược hậu thuẫn bởi một trận địa pháo bắn phá dữ dội vào phíatrước.[27]

Được trang bị tốt với 135.438 binh sĩ[28] và 242 xe tăng bao gồm 150xe tăng T-34 của Liên Xô chế tạo, quân đội Bắc Hàn bắt đầu cuộcchiến với khoảng 180 máy bay, gồm có 40 máy bay tiêm kích YAK và70 máy bay ném bom tấn công. Hải quân của họ thì thật là thô sơ tầmthường (so với hải quân Hoa Kỳ gần đó). Điểm yếu trầm trọng nhấtcủa Bắc Hàn là thiếu một hệ thống tiếp vận đáng tin cậy để di chuyểnđồ tiếp liệu về miền Nam khi quân đội của họ tiến lên về phía trước,nhưng lực lượng Nam Hàn còn yếu hơn và thiếu thốn rất nhiều trang bịnếu đem so với Bắc Hàn. Hàng ngàn người dân Triều Tiên chạy loạnvề miền nam bị bắt buộc xách tay đồ tiếp liệu. Rất nhiều người sau đómất mạng vì các cuộc không kích của Bắc Hàn.

Quân đội Nam Hàn có 64.697 binh sĩ[28] được huấn luyện và đượcquân đội Hoa Kỳ trang bị nhưng chỉ gồm các vũ khí hạng nhẹ, họkhông có xe tăng và rất thiếu xe bọc thép và pháo binh. Quân đội NamHàn cũng không có máy bay tiêm kích, hoặc bất cứ vũ khí chống tăngnào. Không có đơn vị chiến đấu nào của ngoại quốc hiện diện tại đất

nước khi chiến tranh bắt đầu, nhưng có nhiều lực lượng Hoa Kỳ đóng quân ở Nhật Bản gần đó.[29] .

Cuộc tấn công được miền bắc hoạch định tốt với khoảng 135.000 quân đạt được những thành công chớp nhoáng vàbất ngờ.[29] Bắc Hàn tấn công một số nơi quan trọng gồm có Kaesŏng, Chuncheon, Uijeongbu và Ongjin.Trong mấy ngày đầu giao chiến, các lực lượng Nam Hàn, bị thua sút về quân số và vũ khí và thường mơ hồ về lòngtrung thành với chính thể miền nam, tháo lui toàn bộ hoặc đào ngũ hàng loạt sang phe miền Bắc.[30] Khi cuộc tấncông trên bộ tiếp tục, không quân Bắc Hàn tiến hành oanh tạc Phi trường Kimpo gần Seoul. Các lực lượng Bắc Hànchiếm được Seoul trưa ngày 28 tháng 6.Tuy nhiên, niềm hy vọng của Bắc Hàn về việc chính phủ của Lý Thừa Vãn đầu hàng và sự giải tán quân đội NamHàn tan thành mây khói khi các cường quốc ngoại quốc can thiệp vào cuộc chiến.

Page 7: Chiến Tranh Triều Tiên

Chiến tranh Triều Tiên 7

Phản ứng của phương TâyCuộc tấn công Nam Hàn đến rất bất ngờ đối với Hoa Kỳ và các cường quốc phương Tây khác. Trong tuần trước đó,Acheson đã nói trước Quốc hội Hoa Kỳ vào ngày 20 tháng 6 là một cuộc chiến tranh như vậy khó có thể xảy ra.

Người lính Mỹ từ giã gia đình lên đường tham chiến ở TriềuTiên

Hành động tham chiến của Hoa Kỳ có một số lý do như sau.Harry Truman là một tổng thống thuộc Đảng Dân chủ Hoa Kỳđang bị nhiều áp lực từ trong nước vì quá nhẹ tay đối với cácnước theo chủ nghĩa cộng sản. Trong số những người gây áplực với tổng thống có Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Hoa Kỳlà Joseph McCarthy, đặc biệt gay gắt nhất là những người tốcáo Đảng Dân chủ Hoa Kỳ là đã làm mất Trung Hoa vào taycộng sản. Sự can thiệp quân sự cũng là một việc áp dụng quantrọng học thuyết mới có tên là Học thuyết Truman, chủ trươngchống đối lại chủ nghĩa cộng sản ở bất cứ nơi đâu mà nó tìmcách mở rộng. Những bài học của Hiệp ước Munich năm 1938cũng có ảnh hưởng đến quyết định của Hoa Kỳ, khiến họ tinrằng nhân nhượng các quốc gia hiếu chiến chỉ khuyến khíchthêm những hành động bành trướng.

Thay vì hối thúc Quốc hội Hoa Kỳ tuyên chiến, Truman nghĩ rằng hành động như vậy làm mất thời giờ và gây náođộng không cần thiết trong khi tình hình đang rất là cấp bách, ông quay sang xin chấp thuận từ Liên hiệp quốc.Ngay ngày chiến tranh chính thức bắt đầu (25 tháng 6), Liên hiệp quốc nhanh chóng thảo ra Nghị quyết số 82 kêugọi:[31]

1. Chấm dứt Tất cả các hoạt động thù địch và Bắc Hàn rút lui về Vĩ tuyến 38;2. Thành lập một Ủy ban Đặc trách về Triều Tiên của Liên hiệp quốc để giám sát tình hình và báo cáo lại cho Hội

đồng Bảo an;3. Yêu cầu tất cả các thành viên của Liên hiệp quốc ủng hộ nghị quyết này của Liên hiệp quốc, và tự kiềm chế

không giúp đỡ cho chính phủ Bắc Hàn.

Thủy quân lục chiến Hoàng gia Anh trong một nhiệm vụchặn phá tiếp vận của quân địch, tháng tư năm 1951.

Giải pháp được thông qua dễ dàng tại Hội đồng Bảo an do cósự vắng mặt tạm thời của Liên Xô trong Hội đồng Bảo an —Liên Xô tẩy chay Hội đồng Bảo an và phản đối rằng chiếcghế của Trung Hoa ở Hội đồng Bảo an phải được chuyển từtay Trung Hoa Dân Quốc sang Cộng hòa Nhân dân TrungHoa. Với sự vắng mặt của Liên Xô nên giải pháp không bịphủ quyết (5 thành viên thường trực có quyền phủ quyết làAnh, Pháp, Trung Hoa Dân quốc, Liên Xô và Hoa Kỳ), và chỉcó Nam Tư bỏ phiếu trắng, Liên hiệp quốc bỏ phiếu thông quaviệc giúp Nam Hàn vào ngày 27 tháng 6. Giải pháp đưa đếnhành động trực tiếp của Hoa Kỳ. Lực lượng Hoa Kỳ có thêmbinh sĩ và tiếp liệu đến từ 15 thành viên khác của Liên hiệpquốc: Canada, Úc, New Zealand, Vương quốc Anh, Pháp,Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Thái Lan, Hy Lạp, Hà Lan, Ethiopia,Colombia, Philippines, Bỉ, và Luxembourg. Tuy nhiên, Hoa Kỳ góp 50% lực lượng bộ binh (Nam Hàn phần còn lại),86% lực lượng hải quân, và 93% không quân.[32]

Liên Xô và đồng minh của họ không thừa nhận giải pháp này với lý do là nó bất hợp pháp vì có một thành viên thường trực của hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc vắng mặt trong cuộc bỏ phiếu. Đối đầu lại điều này, quan điểm đưa ra là một thành viên thường trực của hội đồng phải thật sự phủ quyết để đánh bại giải pháp. Chính phủ Bắc Hàn cũng

Page 8: Chiến Tranh Triều Tiên

Chiến tranh Triều Tiên 8

không đồng ý và lý giải rằng cuộc xung đột này là một cuộc nội chiến, và vì vậy không nằm trong tầm giải quyếtcủa Liên hiệp quốc. Năm 1950, một giải pháp của Liên Xô đưa ra kêu gọi chấm dứt thù địch và rút các lực lượngngoại quốc đã bị bác bỏ.[33]

Dư luận công chúng Mỹ đồng lòng đứng sau cuộc can thiệp này. Tuy nhiên, sau đó Truman bị chỉ trích nặng nề vìkhông xin phép tuyên chiến từ Quốc hội trước khi gởi quân sang Triều Tiên. Vì thế, "Chiến tranh của Truman" bịmột số người nói rằng nó vi phạm tinh thần và văn ngôn của Hiến pháp Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ can thiệp

Pháo tự hành SU-76 Liên Xô viện trợ cho Bắc Hàn bị lực lượngMỹ tiêu diệt

Mặc dù việc giảm bớt lực lượng Hoa Kỳ và Đồng minh sauĐệ nhị Thế chiến khiến tạo ra nhiều vấn đề tiếp vận trầmtrọng cho quân đội Mỹ trong vùng nhưng Hoa Kỳ có đủ lựclượng tại Nhật Bản để đối phó với quân đội Bắc Hàn vớicác trang bị đa số đã lỗi thời của Liên Xô. Các lực lượngMỹ này dưới quyền tư lệnh của Thống tướng DouglasMacArthur. Ngoài các đơn vị của Khối thịnh vượng chungAnh, không có quốc gia nào khác cung cấp nguồn nhân lựcđáng kể.

Sau khi nghe báo cáo về chiến sự toàn diện nổ ra tại TriềuTiên, Tổng thống Truman ra lệnh cho Tướng MacArthurchuyển đạn dược đến cho quân đội của Nam Hàn trong lúcđó dùng phương tiện hàng không để che chở việc di tản cáccông dân Hoa Kỳ. Truman không đồng ý với các cố vấn củaông phát lệnh các cuộc không kích đơn phương của Hoa Kỳ

chống lại các lực lượng Bắc Hàn, nhưng ông đã ra lệnh cho Đệ thất Hạm đội bảo vệ Đài Loan của Tưởng GiớiThạch. Với hành động đó ông đã kết thúc chính sách của Hoa Kỳ không can thiệp vào chuyện nội bộ của Trung Hoa.Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc yêu cầu được tham chiến tại Triều Tiên tuy nhiên bị người Mỹ từ chối vì người Mỹsợ chuyện này chỉ khiến Cộng hòa Nhân dân Trung hoa can thiệp vào cuộc chiến.

Binh sĩ Hoa Kỳ tại Triều Tiên.

Sự can thiệp lớn nhất và đầu tiên của quân đội ngoại quốc làLực lượng Đặc nhiệm Smith (Task Force Smith) của HoaKỳ, một phần tử của Sư đoàn 24 Bộ binh Hoa Kỳ đóng ởNhật Bản. Ngày 5 tháng 7, lực lượng này chiến đấu lần đầutiên ở Osan và bị bại trận với thương vong cao. Lực lượngchiến thắng của Bắc Hàn tiến quân về phía nam, và Sư đoàn24 với sức mạnh còn phân nửa bị buộc phải rút quân vềTaejeon là nơi cũng bị rơi vào tay quân Bắc Hàn. TướngWilliam F. Dean bị bắt làm tù binh.

Vào tháng tám, các lực lượng Nam Hàn và Quân đoàn 8Hoa Kỳ bị đẩy lui vào một vùng nhỏ trong cạnh đông namcủa bán đảo Triều Tiên quanh thành phố Pusan. Trong khiquân đội Bắc Hàn tiến công, họ vây bắt và tàn sát những công chức dân sự.[34] Ngày 20 tháng 8, MacArthur gởi mộtthông điệp cảnh báo Kim Nhật Thành rằng ông ta phải chịu trách nhiệm cho các hành động tàn bạo chống quân độiLiên hiệp quốc.[21]

Vào tháng chín, chỉ có vùng xung quanh thành phố Pusan—khoảng 10% Bán đảo Triều Tiên—vẫn còn nằm trong tay lực lượng đồng minh. Với sự hỗ trợ tiếp vận lớn lao của Hoa Kỳ, không quân yểm trợ, và viện quân, các lực lượng của Hoa Kỳ và Nam Hàn đã giữ vững được phòng tuyến dọc theo sông Nakdong. Hành động bám giữ liều lĩnh

Page 9: Chiến Tranh Triều Tiên

Chiến tranh Triều Tiên 9

này trở thành nổi tiếng tại Hoa Kỳ với tên gọi là Vành đai Pusan. Mặc dù có thêm lực lượng của Liên hiệp quốc đếntiếp tay, tình thế trở nên nguy kịch, và dường như Bắc Hàn sẽ thành công trong việc thống nhất bán đảo.

Đồng minh củng cố lực lượng

Xe tăng M-24 tại phòng tuyến sông Naktongngày 17-8-1950

Đối diện với các cuộc tấn công dữ dội của Bắc Hàn, phòng tuyến củađồng minh trở thành một trận đánh liều lĩnh mà người Mỹ gọi là TrậnVành đai Pusan. Tuy nhiên, Bắc Hàn không thành công trong việc chiếmPusan.

Không lực Hoa Kỳ đến với số lượng lớn, thực hiện 40 phi vụ một ngàytrong những hành động hỗ trợ bộ binh, nhắm vào các lực lượng Bắc Hànnhưng cũng gây ra sự tàn phá to lớn đến người dân cũng như các thànhphố. Các máy bay ném bom chiến thuật (đa số là oanh tạc cơ B-29 có căncứ ở Nhật Bản) gây ngừng lưu thông đường sá và đường xe hỏa trong banngày, và tàn phá 32 cây cầu thiết yếu không chỉ cần thiết cho chiến tranhmà còn quan trọng đối với việc di tản của người dân. Xe lửa dùng cho cảquân sự và dân sự đều phải nằm chờ đợi lúc ban ngày bên trong cácđường hầm.

Khắp nơi trên Triều Tiên, các máy bay ném bom Hoa Kỳ thi nhau đánhbom các kho tiếp liệu chính và phá hủy các nhà máy lọc dầu và hải cảng nhận hàng nhập cảng như tiếp liệu quân sựđể làm cạn kiệt lực lượng Bắc Hàn. Không lực hải quân cũng tấn công các điểm chuyển vận. Lực lượng Bắc Hàn đãbị kéo giãn ra trên toàn bán đảo, và sự tàn phá do bị các máy bay ném bom của Hoa Kỳ gây ra đã ngăn ngừa đồ tiếpliệu cần thiết tới lực lượng Bắc Hàn ở miền nam.

Pháo 57 mm chống tăng của Nam Hàn tại phitrường Suwon năm 1950

Trong lúc đó, các căn cứ tiếp liệu tại Nhật Bản đưa vũ khí và binh sĩLiên hiệp quốc ào ạt vào Pusan. Các tiểu đoàn xe tăng Hoa Kỳ từ SanFrancisco được cấp bách đưa vào Triều Tiên; vào cuối tháng tám, HoaKỳ có trên 500 xe tăng loại trung tại vành đai Pusan. Đầu tháng chín,các lực lượng Liên hiệp quốc và Nam Hàn được củng cố mạnh hơn vàđông hơn lực lượng quân sự Bắc Hàn (đồng minh 180.000 quân so vớiBắc Hàn 100.000 quân). Vào thời điểm đó, đồng minh bắt đầu mộtcuộc phản công.[29]

Page 10: Chiến Tranh Triều Tiên

Chiến tranh Triều Tiên 10

Tái chiếm Nam Hàn

Lực lượng Hoa Kỳ đổ bộ lên bến cảng một ngày saukhi Trận Inchon bắt đầu.

Đối diện với các cuộc tăng viện áp đảo của Liên hiệp quốc, lựclượng Bắc Hàn tự nhận thấy mình có quân số ít hơn và có hỗ trợtiếp liệu yếu kém. Họ cũng thiếu hỗ trợ của không quân và hảiquân so với Hoa Kỳ. Để giảm sức ép đối với Vành đai Pusan,Tướng MacArthur, tổng tư lệnh lực lượng Liên hiệp quốc tại TriềuTiên, đã ra lệnh cho một cuộc đổ bộ từ biển vào bờ xa phía sauphòng tuyến của Bắc Hàn tại Inchon (인천; 仁川), một thành phốvà là hải cảng lớn ven bờ biển tây của Hàn Quốc, gần Seoul.

Thủy triều dữ tợn và sự hiện hữu của một lực lượng quân địchmạnh làm cho cuộc đổ bộ này trở thành một chiến dịch cực kỳmạo hiểm. MacArthur bắt đầu hoạch định chiến dịch này vài ngàysau khi chiến tranh khởi sự nhưng Ngũ Giác Đài mạnh mẽ bác bỏ

kế hoạch này. Cuối cùng khi ông được phép, MacArthur tập họp Quân đoàn X Hoa Kỳ dưới quyền của TướngEdward Almond gồm có 70.000 quân từ Sư đoàn Thủy quân lục chiến 1 Hoa Kỳ và Sư đoàn 7 Bộ binh Hoa Kỳ vàtăng phái với 8.600 quân người Triều Tiên và ra lệnh cho họ đổ bộ tại Inchon trong Chiến dịch Chromite. Vào lúctấn công đổ bộ ngày 15 tháng 9, nhờ vào thám báo của các du kích quân Nam Hàn, sự cố tình tạo ra thông tin sai lạcvà các cuộc pháo kích kéo dài trước khi đổ bộ, thêm vào đó lực lượng Bắc Hàn có rất ít quân đóng tại Inchon nên lựclượng Hoa Kỳ chỉ gặp sự chống trả yếu ớt khi họ đổ bộ lên Inchon.

Tù binh Bắc Hàn bị Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ bắt giữ tháng12/1950

Cuộc đổ bộ là một chiến thắng quyết định khi Quân đoàn Xtiến công tràn ngập quân phòng thủ ít hơn và đe dọa baovây quân đội chính quy của Bắc Hàn. MacArthur nhanhchóng tái chiếm Seoul. Quân Bắc Hàn gần như bị cắt đứt,nhanh chóng rút lui về phía bắc; khoảng 25.000 đến 30.000quay trở lại.[35] [36]

Xâm chiếm Bắc Hàn

Lực lượng Liên hiệp quốc đẩy lui quân Bắc Hàn ngược quaVĩ tuyến 38. Mục tiêu của Hoa Kỳ cứu chính phủ Nam Hànđã đạt được nhưng vì bị quyến rũ bởi sự thành công và viễncảnh thống nhất Triều Tiên dưới tay chính phủ Lý ThừaVãn nên lực lượng Liên hiệp quốc tiến quân vào Bắc Hàn.Chuyện này đánh dấu khoảnh khắc quan trọng trong chínhsách đối ngoại của Hoa Kỳ khi các nhà lãnh đạo của HoaKỳ quyết định đi xa hơn là chỉ đơn thuần "ngăn chặn" mốiđe dọa thấy rõ của cộng sản. Các vấn đề khác gồm có tácdụng tâm lý về việc tiêu diệt được một quốc gia cộng sản vàgiải thoát các tù nhân chiến tranh.

Page 11: Chiến Tranh Triều Tiên

Chiến tranh Triều Tiên 11

Chiến sự trong thành phố tại Seoul, 1950, khi Thủyquân lục chiến Hoa Kỳ chiến đấu giữ thành phố chống

quân Bắc Hàn.

Các lực lượng Liên hiệp quốc vượt qua biên giới vào Bắc Hàn đầutháng 10 năm 1950. Quân đoàn X Hoa Kỳ đổ bộ từ biển vào bờ tạiWonsan và Iwon. Hai nơi này đã bị quân Nam Hàn tiến công trênbộ chiếm được. Các lực lượng còn lại của Hoa Kỳ sát cánh vớiquân Nam Hàn tiến quân phía bờ tây của Triều Tiên và chiếmđược Bình Nhưỡng ngày 19 tháng 10. Vào cuối tháng 10, quân độiBắc Hàn nhanh chóng tan rã, và quân Liên hiệp quốc bắt được135.000 tù binh.

Cuộc tiến công của Liên hiệp quốc gây quan ngại rất lớn choTrung Hoa. Họ lo lắng là lực lượng Liên hiệp quốc sẽ không dừnglại ở Sông Áp Lục là ranh giới giữa Bắc Hàn và Trung Hoa và sẽmở rộng chiến tranh vào Trung Hoa. Nhiều người ở Tây phươngbao gồm Tướng MacArthur nghĩ rằng mở rộng chiến tranh vàoTrung Hoa sẽ là điều cần thiết. Tuy nhiên, Truman và những nhà lãnh đạo khác không đồng ý, và MacArthur đượclệnh là cẩn trọng khi tiến tới biên giới Trung Hoa. Dần dần, MacArthur không còn quan tâm đến lệnh của Tổngthống nữa và cho rằng quân đội Bắc Hàn sẽ được tiếp tế qua các căn cứ tại Trung Hoa cho nên các căn cứ đó phải bịdội bom. Tuy nhiên, trừ một vài dịp hiếm hoi, các máy bay ném bom Liên hiệp quốc vẫn cách xa tầm bay đến MãnChâu trong suốt cuộc chiến.

Trung Hoa tham chiến

Xác 1 binh sĩ Trung Hoa

Trung Hoa cảnh cáo các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ qua các nhà ngoạigiao trung lập rằng họ sẽ can thiệp để bảo vệ nền an ninh quốc gia.Truman xem các lời cảnh báo này như "một mưu toan táo bạo đểhù dọa Liên hiệp quốc" và không coi trọng nó lắm. Ngày 15 tháng10 năm 1950, Truman đến Đảo Wake để họp ngắn ngủi vớiMacArthur. Cục Tình báo Trung ương Hoa Kỳ trước đây có choTruman biết rằng việc Trung Hoa nhảy vào cuộc chiến là khôngthể nào. MacArthur, theo suy đoán của ông ta, thấy rằng ít rủi rocó một cuộc chiến với Trung Hoa. MacArthur giải thích rằngTrung Hoa đã mất dịp giúp Bắc Hàn xâm lược. Ông ước tínhTrung Hoa có 300.000 quân tại Mãn Châu với khoảng từ100.000-125.000 quân dọc theo Sông Áp Lục; phân nửa quân sốđó có thể vượt qua sông Áp Lục. Nhưng Trung Hoa không có lựclượng không quân, vì thế, "nếu Trung Hoa cố tràn xuống BìnhNhưỡng thì sẽ có một cuộc đại tàn sát."[35] [37] MacArthur nhậnđịnh rằng Trung Hoa muốn tránh bị thiệt hại nặng nề.

Page 12: Chiến Tranh Triều Tiên

Chiến tranh Triều Tiên 12

Binh sĩ Hoa Kỳ dùng pháo binh 105 mm gần Uirson thángtám năm 1950.

Ngày 8 tháng 10 năm 1950, ngày hôm sau khi quân đội HoaKỳ vượt vĩ tuyến 38, Chủ tịch Mao Trạch Đông phát lệnh tậpkết Chí nguyện quân Nhân dân Trung Quốc. Bảy mươi phầntrăm thành viên của Chí nguyện quân là quân đội hiện dịchcủa Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Mao ra lệnhquân đội di chuyển đến sông Áp Lục, sẵn sàng vượt sông.Mao Trạch Đông tìm sự trợ giúp của Liên Xô và coi sự canthiệp vào Triều Tiên là một hành động tự vệ cần thiết: "Nếuchúng ta để cho Hoa Kỳ chiếm đóng toàn Triều Tiên...chúngta phải chuẩn bị chờ Hoa Kỳ tuyên chiến với Trung Hoa," ôngnói với Stalin như vậy. Thủ tướng Chu Ân Lai được phái đếnMoscow để tăng thêm cường độ cho những lý lẽ qua điệnthoại của Mao. Mao trì hoãn trong lúc chờ đợi sự chi viện lớntừ Liên Xô, hủy bỏ cuộc tấn công đã hoạch định từ 13 tháng

10 đến 19 tháng 10. Tuy nhiên, sự giúp đỡ của Liên Xô chỉ giới hạn cung cấp yểm trợ bằng không quân không quá60 dặm Anh (100 km) từ mặt trận. Các phi cơ MiG-15 của Nga trong màu sắc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là mộtsự thách thức nghiêm trọng đối với các phi công Liên hiệp quốc. Tại một khu vực có biệt danh là "Hành lang MiG"(MiG Alley) do các lực lượng Liên hiệp quốc đặt, các phi cơ của Nga giữ ưu thế trên không phận địa phương hơn đốithủ với các phi cơ F-80 do Hoa Kỳ chế tạo (Lockheed F-80 Shooting Stars) cho đến khi các phi cơ F-86 (NorthAmerican F-86 Sabre) được khai triển. Người Trung Hoa rất giận dữ trước việc tham chiến có giới hạn của Liên Xôvì họ cứ đinh ninh rằng họ đã được hứa cung ứng yểm trợ không quân toàn diện. Hoa Kỳ biết rõ vai trò của Liên Xônhưng vẫn giữ im lặng để tránh một khả năng leo thang chiến tranh thành một cuộc chiến tranh hạt nhân.

Quân Trung Hoa đối mặt với quân đội Hoa Kỳ ngày 25 tháng 10 năm 1950 với 270.000 quân dưới quyền tư lệnh củatướng Bành Đức Hoài khiến cho Liên hiệp quốc rất ngạc nhiên vì không lường trước được mức độ quân số đông đảođến như vậy. Tuy nhiên, sau những vụ đụng độ ban đầu, các lực lượng Trung Hoa rút lui vào vùng núi. Các nhà lãnhđạo Liên hiệp quốc coi sự rút lui của Trung Hoa như là một dấu hiệu yếu thế và đánh giá sai lầm trầm trọng khảnăng tác chiến của Trung Hoa. Thế nên các lực lượng Liên hiệp quốc tiếp tục tiến công về sông Áp Lục không đếmxỉa gì đến những lời cảnh cáo của Trung Hoa.

Xe tăng T-34 Bắc Hàn bị tịch thu tại Waegwan

Tình báo Hoa Kỳ, sơ sài trong suốt giai đoạn này vì nhiều lýdo, đã không hữu hiệu tại Bắc Hàn cũng như đã từng khônghữu hiệu tại Nam Hàn trong những ngày có cuộc bao vây tạiVành đai Pusan. Quân Trung Hoa hành quân bằng cách đi bộvà ngủ trong rừng nên giảm thiểu tối đa sự phát hiện của đốiphương. Trong một trường hợp có ghi chép kỹ càng, một quânđoàn của Trung Hoa gồm có ba sư đoàn hành quân bằng chânđất từ An-tung ở Mãn Châu, phía bắc cách sông Áp Lụckhoảng 286 dặm (460 km) đến nơi tập kết tại Bắc Hàn trongkhoảng một thời gian dài từ 16 đến 19 ngày. Một sư đoàn củaquân đoàn này hành quân vào ban đêm trên những con đườngnúi ngoằn ngoèo, trung bình đi được 18 dặm (29 km) mộtngày trong vòng 18 ngày. Cuộc hành quân trong ngày bắt đầutừ sau khi chập tối lúc 19 giờ và kết thúc lúc 3 giờ sáng hôm sau. Những phương án trú ẩn chống phi cơ phải hoànthành trước 5 giờ 30 sáng. Tất cả mọi người, thú vật và các trang bị được dấu đi hay ngụy trang. Trong ban ngày chỉcó các nhóm trinh sát được ngụy trang di chuyển về phía trước để chọn lựa khu đóng quân ngoài trời của ngày hôm

sau. Khi các đơn vị của Trung Hoa bắt buộc phải hành quân vào ban ngày vì bất cứ lý do gì, họ luôn tuân thủ lệnh dừng lại ngay tại chỗ và không cử động khi có phi cơ xuất hiện trên đầu. Các sĩ quan có quyền bắn hạ bất cứ binh sĩ

Page 13: Chiến Tranh Triều Tiên

Chiến tranh Triều Tiên 13

nào vi phạm lệnh này.[29]

Bản đồ Trận hồ nước Chosin.

Cuối tháng 11, Trung Hoa đánh vào phía tây, dọc theo sôngChongchon, và hoàn toàn tràn ngập một số sư đoàn củaNam Hàn và thành công gây một đòn chí tử vào sườn cáclực lượng còn lại của Liên hiệp quốc. Sự bại trận của Quânđoàn 8 Hoa Kỳ tạo nên một cuộc rút lui dài nhất của mộtđơn vị quân sự Hoa Kỳ trong lịch sử.[38] Tại miền đông,trong Trận hồ nước Chosin, một đơn vị 30.000 người của Sưđoàn 7 Bộ binh Hoa Kỳ cũng chưa chuẩn bị kịp cho nhữngcuộc tấn công chiến thuật của Trung Hoa và chẳng bao lâubị bao vây, mặc dù cuối cùng họ phá được vòng vây nhưngbị thương tổn 15.000 người. Thủy quân lục chiến Hoa Kỳcũng bị đánh bại tại trận này và bắt buộc rút lui sau khi gâythiệt hại nặng nề cho sáu sư đoàn quân Trung Hoa.[39]

Trong khi các binh sĩ Trung Hoa ban đầu thiếu yểm trợ củahỏa lực nặng và vũ khí bộ binh hạng nhẹ, chiến thuật của họnhanh chóng điều chỉnh thích hợp cho sự bất lợi này nhưBevin Alexander có giải thích trong cuốn sách của ông có tựa đề là "How Wars Are Won" (Cách thế nào để thắngcác cuộc chiến tranh):

Phương cách thông thường là xâm nhập các đơn vị nhỏ của địch từ một trung đội 50 người đến một đại đội200 người, bằng cách phân tán thành nhiều nhóm riêng lẻ. Trong lúc một đội cắt đường rút lui của ngườiMỹ, các đội khác đánh thẳng cả mặt trước và hai bên sườn trong các cuộc tiến công phối hợp nhịp nhàng.Các cuộc tiến công tiếp tục vào các phía cho đến khi những người phòng thủ bị tiêu diệt hoặc bắt buộc phảirút lui. Người Trung Hoa bò lên phía trước đến sườn mở nơi đóng chốt của trung đội kế tiếp và lập lại chiếnthuật này.

Roy Appleman làm sáng tỏ hơn các chiến thuật ban đầu của Trung Hoa như sau:Trong giai đoạn đầu tiến công, các lực lượng bộ binh thiện chiến nhẹ đã thực hiện các cuộc tấn công củaTrung Hoa, nói chung không được yểm trợ với bất kỳ loại vũ khí hạng nặng nào ngoài súng cối (mortars).Các cuộc tấn công đã chứng minh rằng binh sĩ Trung Hoa là những chiến binh có kỷ luật và được huấnluyện kỹ lưỡng, và đặc biệt lão luyện trong chiến đấu về đêm. Họ có tài về nghệ thuật ngụy trang. Các độitrinh sát rất thành công đáng kể trong việc phát hiện các vị trí của các lực lượng Liên hiệp quốc. Họ hoạchđịnh các cuộc tấn công vào phía sau lưng của các lực lượng này, cắt đường rút lui và đường tiếp vận củaquân địch, và rồi sau đó xung trận đánh vào mặt trước và bên sườn để kết thúc trận chiến. Họ cũng áp dụngmột chiến thuật gọi là Hachi Shiki tạo thành một đội hình chữ V mà họ để cho quân địch di chuyển trong đó;hai cạnh của chữ V sau đó được khép lại quanh quân địch trong khi đó một lực lượng khác di chuyển phíadưới miệng chữ V để đón chặn bất cứ lực lượng nào cố giải vây cho đơn vị bị bao vây. Các chiến thuật nhưthế của Trung Hoa đã được sử dụng với những thành công to lớn tại Onjong, Unsan, và Ch'osan, nhưng chỉthành công một phần tại Pakch'on và Ch'ongch'on.[29]

Page 14: Chiến Tranh Triều Tiên

Chiến tranh Triều Tiên 14

Pháo binh Hoa Kỳ yểm trợ cho Bộ binh tiến công tại Soyong,Nam Hàn

Lực lượng Hoa Kỳ tại đông bắc Triều Tiên, từng tiếncông chớp nhoáng chỉ một vài tháng trước đây, bị bắtbuộc phải nhanh chân hơn nữa rút về miền nam để hìnhthành một vành đai phòng thủ quanh thành phố hải cảngHungnam nơi mà sau đó một cuộc di tản lớn được thựchiện cuối tháng 12 năm 1950. Trước nguy cơ đối diện vớisự bại trận hoàn toàn và đầu hàng, 193 lượt tàu chở cácquân nhân Mỹ và trang thiết bị đã rời bến di tản khỏi Bếncảng Hungnam. Khoảng 105.000 binh sĩ, 98.000 thườngdân, 17.500 xe các loại, và 350.000 tấn tiếp liệu được tàuchở đến Pusan trong vòng trật tự. Khi họ đã bỏ đi, các lựclượng Mỹ đã đánh sập phần lớn thành phố không choquân cộng sản sử dụng, khiến nhiều người dân Triều Tiênkhông có nơi trú thân trong mùa đông.[35] [40]

Chiến sự ngang qua Vĩ tuyến 38 (đầu năm 1951)

Các phi cơ B-26 oanh tạc những kho tiếp liệu tạiWonsan, Bắc Hàn, 1951.

Tháng giêng năm 1951, các lực lượng Trung Hoa và Bắc Hàn lạiđánh mạnh trong giai đoạn tiến công thứ ba (được biết với tên gọiCuộc tiến công mùa đông của Trung Hoa). Quân Trung Hoa lậplại các chiến thuật trước đây của họ là tấn công chủ yếu là vào đêmvới cách đánh thăm dò từ các vị trí xa mặt trận theo sau là một đợtxung phong với số lượng quân áp đảo, và dùng kèn, cồng chiêngđể liên lạc và đánh lạc hướng quân địch. Các lực lượng Liên hiệpquốc không có thuốc trị cho chiến thuật này, và sức kháng cự củahọ sa sút nên họ rút lui nhanh về miền nam. Seoul bị bỏ lại và bịcác lực lượng cộng sản chiếm được vào ngày 4 tháng 1 năm 1951.

Khó khăn thêm gia tăng cho Quân đoàn 8 Hoa Kỳ khi TướngWalker bị giết chết trong một vụ tai nạn. Trung tướng MatthewRidgway, một cựu chiến binh nhảy dù trong Đệ nhị Thế chiến lên

thay thế và nhanh chóng từng bước nâng sĩ khí và tinh thần chiến đấu của Quân đoàn 8 đã quá kiệt quệ và sa súttrong cuộc rút lui. Tuy nhiên tình thế quá khắc nghiệt đến nỗi Tướng Douglas MacArthur nói đến việc sử dụng vũkhí nguyên tử chống Trung Hoa gây nhiều báo động cho các đồng minh của Hoa Kỳ.

Tù binh phe Cộng sản bị bắt giữ tại Koto-ri

Các lực lượng Liên hiệp quốc tiếp tục rút lui cho đến khi họ tớiphòng tuyến chạy dài từ phía nam Suwon ở miền tây, Wonju ởgiữa, và phía bắc Samchok ở miền đông là nơi mặt trận được ổnđịnh. Quân Chí nguyện của Trung Hoa đã bỏ xa đường tiếp vậncủa họ và bắt buộc phải lùi lại. Quân Trung Hoa gặp khó khăn khitiến ra xa khỏi Seoul vì họ đang ở cuối đường vận chuyển tiếp liệu— tất cả lương thực và đạn dược phải được vận chuyển vào banđêm bằng chân hoặc xe đạp từ sông Áp Lục.

Cuối tháng giêng, sau khi nhận thấy các phòng tuyến phía trướclực lượng của ông bị bỏ hoang, Tướng Ridgway ra lệnh tiến hànhthám thính mà sau đó biến thành một cuộc tiến công toàn diện có

Page 15: Chiến Tranh Triều Tiên

Chiến tranh Triều Tiên 15

tên gọi là "Operation Roundup" (Chiến dịch Bố ráp). Chiến dịch được hoạch định tiến hành từng bước một, lợi dụngưu thế hỏa lực trên mặt đất và trên không của Liên hiệp quốc. Vào lúc kết thúc Chiến dịch Bố ráp vào đầu tháng hai,các lực lượng Liên hiệp quốc đã tiến tới sông Hán và tái chiếm Wonju.

Một binh sĩ Trung Hoa bị giết chết bởi Thủy quân lụcchiến Hoa Kỳ thuộc Sư đoàn Thủy quân lục chiến số 1

trong một cuộc tấn công trên Đồi 105 năm 1951.

Trung Hoa phản công vào giữa tháng hai bằng Cuộc tiến công giaiđoạn bốn từ Hoengsong ở miền trung chống các vị trí của Quânđoàn IX Hoa Kỳ quanh Chipyong-ni. Các đơn vị của Sư đoàn 2 Bộbinh Hoa Kỳ, gồm có Tiểu đoàn Pháp tại Triều Tiên đã đánh trảmột cuộc bao vây ngắn ngủi nhưng dữ dội và cuối cùng phá vỡcuộc tiến công này. Trong trận đánh này, Liên hiệp quốc đã họcđược cách đối phó với các chiến thuật tiến công của Trung Hoa vàcó thể giữ vững trận địa của họ.

Chiến dịch Bố ráp được theo sau trong hai tuần cuối của tháng hainăm 1951 bằng Chiến dịch Sát thủ (Operation Killer) do Quânđoàn 8 được tái sinh của Hoa Kỳ đảm nhiệm chiến đấu thật ngoancường nhờ được Ridway phục hồi. Đây là một cuộc tiến công toàndiện ngang qua mặt trận, lần nữa được hoạch định tăng cường tốiđa hỏa lực với mục đích gây thiệt hại nặng nề cho các quân đoànBắc Hàn và Trung Hoa như có thể được. Vào cuối Chiến dịch Sát thủ, Quân đoàn I Hoa Kỳ đã tái chiếm lại được tấtcả các lãnh thổ phía nam sông Hán, trong khi Quân đoàn IX tái chiếm Hoengsong.

Ngày 7 tháng 3 năm 1951, Quân đoàn 8 Hoa Kỳ lại thọc mạnh về phía trước trong Chiến dịch Ripper, và vào ngày14 tháng 3 họ đã đẩy lui các lực lượng Trung Hoa và Bắc Hàn ra khỏi Seoul, đây là lần thứ tư trong một năm thànhphố này đổi chủ. Seoul ở trong cảnh hoang tàn đổ nát; dân số của thành phố trước chiến tranh là 1,5 triệu người đãgiảm xuống còn 200.000 người và thiếu thực phẩm trầm trọng.[36]

Binh sĩ Hiroshi N. Miyamura thuộc lực lượng Liên Hợp Quốccanh giữ vị trí bị tấn công bất ngờ bởi lực lượng Trung Hoa

Douglas MacArthur bị tước quyền tự lệnh bởi Tổng thốngHarry Truman ngày 11 tháng 4 năm 1951 vì bất tuânthượng lệnh. Điều này gây ra một cơn bão lửa phản đối ởHoa Kỳ. Tư lệnh tối cao mới là Tướng Ridgway tiến hànhcủng cố các lực lượng Liên hiệp quốc để chuẩn bị chomột loạt các cuộc phản công hiệu quả. Tư lệnh Quânđoàn 8 được chuyển qua Tướng James Van Fleet.

Một loạt các cuộc tấn công sau đó từ từ đẩy lui các lựclượng cộng sản như các chiến dịch Courageous vàTomahawk, một cuộc công kích kết hợp giữa bộ binh vàkhông quân giam lực lượng cộng sản giữa Kaesong vàSeoul. Các lực lượng Liên hiệp quốc tiếp tục tiến côngcho đến khi họ tới được phòng tuyến Kansas, cách vĩtuyến 38 một khoảng mấy dặm về phía bắc.

Tuy nhiên quân Trung Hoa còn xa mới bị đánh bại. Tháng tư năm 1951 họ mở đợt tiến công giai đoạn năm. Đây làmột nỗ lực chính có sự tham dự của ba quân đoàn (lên đến 700.000 quân). Quả đấm chính rơi trúng Quân đoàn I HoaKỳ nhưng sự chống trả quyết liệt trong các trận đánh tại sông Imjin và Kapyong đã làm sựng lại tiến trình, và ngườiTrung Hoa bị chặn lại ở phòng tuyến phía bắc Seoul.Một cuộc tiến công của cộng sản sau đó ở miền trung chống Quân đoàn X Hoa Kỳ và lực lượng Nam Hàn vào ngày15 tháng 5 cũng đạt được những thành công ban đầu, nhưng vào 20 tháng 5 cuộc tấn công ngưng lại. Quân đoàn 8Hoa Kỳ phản công và đến cuối tháng 5 thì chiếm lại phòng tuyến Kansas.

Page 16: Chiến Tranh Triều Tiên

Chiến tranh Triều Tiên 16

Quyết định của Liên hiệp quốc dừng lại ở phòng tuyến Kansas, nằm ở phía bắc Vĩ tuyến 38, và không tiếp tục cáchành động tiến công vào Bắc Hàn đã đẩy đưa một giai đoạn bế tắc, là điểm điển hình phần còn lại của cuộc xung đột.

Bế tắc (tháng 7 năm 1951 - tháng 7 năm 1953)

Lãnh thổ đổi chủ trong phần đầu củacuộc chiến cho đến khi mặt trận được ổn

định.

Phần còn lại của cuộc chiến bao gồm chút ít sự thay đổi về lãnh thổ, các cuộcoanh tạc tầm mức rộng lớn ở Bắc Hàn và dân cư của họ, và các cuộc thươngthuyết hòa bình kéo dài bắt đầu từ 10 tháng 7 năm 1951 tại Kaesong. Thậmchí trong suốt các cuộc thương thuyết hòa bình, chiến sự vẫn tiếp tục. Đối vớicác lực lượng Nam Hàn và đồng minh, mục tiêu của họ là phải tái chiếm hoàntoàn Nam Hàn trước khi một thỏa ước đạt được để tránh mất bất cứ lãnh thổnào. Người Trung Hoa và Bắc Hàn đã cố mở các chiến dịch tương tự, và sauđó trong chiến tranh họ tiến hành các chiến dịch nhằm thử quyết tâm của Liênhiệp quốc có tiếp tục cuộc xung đột. Các cuộc đụng độ quân sự chính yếutrong giai đoạn này là những hành động quanh lòng chảo phía đông nhưBloody Ridge và Heartbreak Ridge năm 1951, các trận đánh như Trận OldBaldy ở giữa và Trận Hook ở phía tây trong suốt năm 1952–53, Trận ĐồiEerie năm 1952, và Trận Đồi Pork Chop năm 1953.

Các cuộc thương thuyết hòa bình kéo dài trong hai năm, đầu tiên là ởKaesong và sau đó là ở Bàn Môn Điếm. Một vấn đế chính yếu trong các cuộcthương thuyết là việc trao trả tù binh chiến tranh. Phía cộng sản đồng ý traotrả theo tự nguyện của tù binh nhưng với điều kiện là đa số tù binh sẽ trở vềTrung Hoa hoặc Bắc Hàn, một việc mà đã không xảy ra. Vì có quá nhiều tùbinh từ chối được trao trả về Trung Hoa và Bắc Hàn cộng sản, chiến tranhtiếp tục cho đến khi phía cộng sản sau đó từ bỏ điều kiện này.

Binh sĩ trung đoàn 24, sư đoàn 25 Bộ binh tiêu diệt 1 ổsúng máy của Trung Quốc ở Songnimbong, Nam Hàn,

21 tháng 2/1951

Tháng 10 năm 1951, các lực lượng Hoa Kỳ tiến hành Chiến dịchCảng Hudson với ý định thiết lập khả năng sử dụng vũ khí nguyêntử. Một số phi cơ B-29 thực hiện các phi vụ tập ném bom giả từOkinawa đến Bắc Hàn mang theo các quả bom nguyên tử "hìnhnộm" hoặc các loại bom thông thường hạng nặng. Chiến dịch đượcđiều hợp từ Căn cứ Không quân Yokota tại Nhật Bản. Cuộc tậptrận này có ý định thử chức năng thực sự của tất cả các hoạt độngsẽ cần dùng trong một tấn công bằng vũ khí nguyên tử, bao gồmviệc lắp ráp vũ khí và thử nghiệm, hướng dẫn, kiểm soát mặt đấtvề mục tiêu ném bom. Kết quả cho thấy bom nguyên tử khônghiệu quả như là tiên đoán bởi vì việc phát hiện số đông lực lượngđịch kịp thời thì quả là hiếm hoi.[41] [42]

Page 17: Chiến Tranh Triều Tiên

Chiến tranh Triều Tiên 17

Sư đoàn Ánh Dương trong trận Thung lũng Kumwha mùaXuân năm 1952

Vào ngày 29 tháng 11 năm 1952, tổng thống mới đắc cử làDwight D. Eisenhower đã thực hiện lời hứa lúc tranh cử là đếnTriều Tiên để tìm ra giải pháp để kết thúc cuộc xung đột. Vớiviệc Liên hiệp quốc chấp thuận lời đề nghị ngưng bắn của ẤnĐộ, một cuộc ngưng bắn được thiết lập vào ngày 27 tháng 7năm 1953 vào thời điểm tuyến đầu mặt trận quay trở lại quanhvĩ tuyến 38, và vì vậy một vùng phi quân sự được thiết lậpquanh nó, hiện tại được quân đội Bắc Hàn phòng thủ một phíavà phía bên kia là quân đội Nam Hàn và Hoa Kỳ. Nơi có cáccuộc thương thảo hòa bình, Kaesong, cố đô của Triều Tiên, làphần đất của miền Nam trước khi các cuộc thù địch bùng nổnhưng bây giờ là một thành phố đặc khu của miền Bắc. Cho

đến bây giờ cũng không có một hiệp ước hòa bình nào được ký kết, theo kỹ thuật, xem như Nam Hàn và Bắc Hànvẫn còn đang trong tình trạng chiến tranh. Mặc dù Bắc Hàn và Hoa Kỳ đã ký kết Hiệp ước Đình chiến nhưng LýThừa Vãn đã từ chối ký kết vào văn kiện này.[43]

Thương vong

Tù binh Trung Hoa bị bắt giữ bởi lực lượng Hoa Kỳ phíanam Koto-ri

Tổng số thương vong của tất cả mọi phía nhập lại có thểkhông thể nào biết được. Tại các nước phương Tây, các con sốđã và đang là đề tài của vô số các cuộc nghiên cứu và tra cứucủa các học giả, và trong trường hợp của một ước tính do HoaKỳ thực hiện, con số đã được điều chỉnh lại sau khi một lỗiđánh máy được phát hiện. Con số thương vong được tự báocáo từ từng quốc gia phần lớn dựa vào các cuộc di chuyểnquân đội, bảng phân công các đơn vị, các báo cáo thươngvong lúc chiến sự, và các hồ sơ y tế.Các con số của phương Tây về thương vong của Trung Hoa vàBắc Hàn chủ yếu được dựa vào những báo cáo từ mặt trận vềước tính thương vong, việc hỏi cung các tù nhân và các tài liệutịch thu được. Ước tính của Trung Hoa về số thương vong củaLiên hiệp quốc cho rằng "Tuyên bố chung sau chiến tranh củaQuân Chí nguyện Trung Hoa và Quân đội Nhân dân Triều Tiên công bố rằng họ đã "loại trừ" 1,09 triệu quân địch,bao gồm 390.000 quân của Hoa Kỳ, 660.000 quân Nam Hàn, và 29.000 quân các nước khác. Con số "loại trừ" mậpmờ không nêu chi tiết có bao nhiêu người chết, bị thương và bị bắt." Nói về thương vong của chính họ, cũng lànguồn đó nói rằng "Trong suốt thời gian chiến tranh, 70 phần trăm các lực lượng của Quân đội Giải phóng Nhân dânTrung Quốc đã được khai triển đến Triều Tiên như Quân Chí nguyện Nhân dân Trung Hoa (tổng lượt lên đến 2.97triệu) cùng với hơn 600.000 dân công. Quân Chí nguyện Nhân dân bị thiệt hai tổng cộng là 148.000 chết, trong đó có114.000 tử trận, tai nạn, và chết rét, 21.000 chết sau khi được cấp cứu, 13.000 chết vì bệnh tật; và số người bị thươnglà 380.000 người. Cũng có 29.000 người mất tích, bao gồm 21.400 bị bắt trong đó 14.000 được đưa sang Đài Loan,7.110 được trao trả." Cũng nguồn tương tự kết luận con số thương vong của Bắc Hàn, "Quân đội Nhân dân TriềuTiên có 290.000 thương vong và 90.000 bị bắt. Có một con số tổn thất dân sự rất lớn tại miền bắc Triều Tiên nhưngkhông có con số chính xác nào được xác nhận."[44]

Các con số thương vong của các lực lượng Liên hiệp quốc được ghi trên bảng tổng kết cùng với các con số đưa racủa họ về lực lượng Trung Hoa và Bắc Hàn.

Page 18: Chiến Tranh Triều Tiên

Chiến tranh Triều Tiên 18

Tính chất và đặc điểm

Chiến tranh cơ giới

Tăng T34 Bắc Hàn tại phía Nam Suwon, NamHàn

Khi các binh sĩ Bắc Hàn tràn qua vĩ tuyến 38 vào Nam Hàn, xe tăng LiênXô T-34/T-85 gần như không có đối thủ chống lại tại các phòng tuyếncủa Nam Hàn. Trong thời gian này, quân đội Nam Hàn có rất ít binh sĩ,không có xe tăng, một ít súng chống tăng và một ít bazooka. Thật sự thìgần như toàn thể binh sĩ Nam Hàn không quen với xe tăng và cách chốnglại chúng.

Quân đội Nam Hàn có súng chống tăng nhưng những súng này là loại M9bazooka 60 mm lỗi thời từ Đệ nhị Thế chiến. Những vũ khí này lỗi thờithậm chí lúc được sản xuất trong thời Đệ nhị Thế chiến và không thểcông phá phần bọc thép phía trước của T-34/T-85. Trước khi Hoa Kỳ đưaloại súng M20 bazooka 89 mm (3.5 inch) hạng nặng vào, quân đội NamHàn không thể chống lại xe tăng Bắc Hàn hữu hiệu.

Một Xe tăng Sherman bắn đại bác 76 mmvào các công sự của quân địch trên "Đỉnh

đồi Napalm," để hỗ trợ Sư đoàn 8 ĐạiHàn Dân Quốc ngày 11 tháng 5 năm

1952.

Lúc bắt đầu chiến tranh, một số lực lượng Nam Hàn được chia thành nhữngtoán cảm tử quân và áp sát các xe tăng T-34 để quăng chất nổ vào trong ổ đạibác hoặc dưới bụng xe tăng nơi mà vỏ bọc thép là mỏng nhất. Những hànhđộng này giúp chặn sự tiến công bằng xe tăng của Bắc Hàn.

So sánh giữa bazooka cũ M9 và loại lớnhơn bazooka M20.

Các xe tăng đầu tiên của Mỹ đến Triều Tiên và tham chiến là các xe tănghạng nhẹ M24 Chaffee được để lại Nhật Bản cho nhiệm vụ chiếm đóng sauĐệ nhị Thế chiến (các xe tăng hạng nặng có thể làm hỏng đường sá NhậtBản). Các xe tăng hạng nhẹ này có một ít thành công rất hạn chế chống xetăng T-34/T-85 hạng trung vượt trội hơn của các lực lượng cộng sản Bắc Hàn.Các chuyến vận chuyển sau đó gồm các xe tăng hạng nặng của Mỹ như M4Sherman và M26 Pershing, xe tăng Centurion của Anh Quốc cũng như cáckhu trục cơ tấn công mặt đất của phe Đồng minh và Mỹ đã có thể vô hiệu hóalợi thế về xe tăng của cộng sản.

Tuy nhiên, khác với việc sử dụng cơ giới nhiều trong Đệ nhị Thế chiến, có rấtít các trận đánh mở đầu bằng xe tăng đã xảy ra trong suốt cuộc chiến Triều Tiên. Địa hình rừng núi dày đặc của đấtnước khiến cho xe tăng hoạt động không hữu hiệu, nhưng nó có thể được dùng để giàn trận tiến công kẻ địch trênmột ngọn đồi hay vách đá.

Page 19: Chiến Tranh Triều Tiên

Chiến tranh Triều Tiên 19

Chiến tranh trên khôngChiến tranh Triều Tiên là cuộc chiến tranh chính cuối cùng mà các loại khu trục cơ cánh quạt như F-51 Mustang,F4U Corsair và loại phi cơ sử dụng trên hàng không mẫu hạm là Supermarine Seafire được sử dụng, và loại khu trụccơ tuốc bin phản lực F-80 và F9F Panther xuất hiện làm chủ bầu trời, áp đảo các phi cơ cánh quạt của Bắc Hàn nhưYakovlev Yak-9 và Lavochkin La-9.Từ năm 1950, Bắc Hàn bắt đầu bay các loại phản lực cơ tiêm kích MiG-15 của Liên Xô chế tạo, một số phi cơ nàyđược các phi công có kinh nghiệm của Không quân Liên Xô đảm nhận. Các lực lượng đồng minh Liên hiệp quốc vớilý do chính đáng tham dự cuộc chiến rất quan ngại đương đầu một cuộc chiến mở rộng với Liên Xô và Cộng hòaNhân dân Trung Hoa. Trước tiên, các khu trục cơ Liên hiệp quốc trong đó bao gồm các phi cơ Gloster Meteor củaKhông quân Hoàng gia Úc có một số thành công, nhưng các phi cơ MiG với chất lượng vượt trội hơn đã giữ thếthượng phong đối với các phản lực cơ thế hệ đầu mà Liên hiệp quốc sử dụng vào đầu cuộc chiến.[45]

oanh tạc cơ B-29 tấn công mục tiêu năm 1951.

Tháng 12 năm 1950, Không quân Hoa Kỳ bắt đầu sử dụng phi cơF-86 Sabre. Các phi cơ MiG có thể bay cao hơn, 50.000 ft so với42.000 ft (12.800 mét) của phi cơ đồng minh, cho thấy lợi thế rõràng lúc khởi đầu của không chiến của phe cộng sản. Trong lúcbay đường trường thì tốc độ tối đa của chúng bằng nhau - khoảng660 dặm Anh một giờ (1.060 km/giờ). Phi cơ MiG có thể vượt lêncao tốt hơn; phi cơ Sabre có thao tác bay tốt hơn và có thể chúixuống dưới tốt hơn. Về mặt vũ khí, phi cơ MiG mang hai khẩusúng 23 mm và một đại bác 37 mm, so với phi cơ Sabre có sáukhẩu súng máy nòng cỡ 0,5 inch (12,7 mm). Các khẩu súng máynòng cỡ 0,5 inch của Mỹ có thể bắn ra nhiều đạn hơn. Bảo trì làmột vấn đề đối với phi cơ Sabre, và phần lớn phi cơ của Liên hiệpquốc đã bị giữ dưới mặt đất để sửa chữa trong suốt cuộc chiến.

Thậm chí sau khi Không quân Hoa Kỳ đưa vào sử dụng phi cơ tiêntiến hơn là F-86, các phi công của Liên hiệp quốc thường vật lộnvất vã chống lại các phản lực cơ do các phi công thiện chiến củaLiên Xô cầm lái. Dần dần sau đó Liên hiệp quốc giành được lợithế về số lượng phi cơ, và sự năng nổ tấn công của họ đã cho họmột ưu thế trên không kéo dài cho đến hết chiến tranh — một nhân tố quyết định trong việc giúp Liên hiệp quốc tiếnquân vào miền bắc, và sau đó chống trả cuộc xâm lăng Nam Hàn của Trung Hoa. Người Trung Hoa cũng có sứcmạnh của phản lực cơ, nhưng các lực lượng Hoa Kỳ đã huấn luyện các phi công của họ trội hơn. Với việc sử dụngcác phi cơ F-86F vào cuối năm 1952, các phi cơ của Liên Xô và Hoa Kỳ coi như có các đặc điểm thao tác tương tự.

Trong số các nhân tố khác giúp xoay chuyển cán cân về phía các phản lực cơ Liên hiệp quốc là chất lượng ống ngắmradar tốt hơn của các phản lực cơ F-86 (dẫn đến việc gắn các hệ thống cảnh báo radar lần đầu tiên trên các máy baytiêm kích MiG), các mặt số dễ nhìn hơn trong phòng lái, hệ thống điều khiển và giữ thăng bằng lúc bay nhanh và baycao tốt hơn, và sự đưa vào sử dụng bộ đồ bay chống gia tốc. Các phi công F-86 của Hoa Kỳ cho là họ đã bắn rơi 792phi cơ MiG-15 và 108 phi cơ khác trong khi chỉ mất 78 phi cơ Sabres, một tỉ lệ vượt xa 10:1. Một số nghiên cứu sauchiến tranh chỉ có thể xác nhận 379 lần chiến thắng, mặc dù không quân Hoa Kỳ tiếp tục duy trì con số chính thứcnày và việc tranh luận không thể nào hòa giải được. Vừa qua, các tài liệu Liên Xô thời Stalin được tiết lộ cho là chỉcó 345 MiG-15 của Liên Xô bị mất trong suốt Chiến tranh Triều Tiên.Liên Xô tuyên bố họ đã 1.300 bắn hạ máy bay Liên quân và 335 MiG bị mất vào thời gian đó. Con số mất mát chính thức của Trung Hoa là 231 phi cơ bị bắn rơi trong các cuộc chiến đấu không đối không (đa số là MiG-15) và 168 mất mát khác. Con số mất mát của không quân Bắc Hàn không được tiết lộ. Ước tính là họ mất khoảng 200 phi cơ trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, và thêm 70 phi cơ sau khi Trung Hoa can thiệp. Liên Xô công bố bắn hạ 650 máy bay

Page 20: Chiến Tranh Triều Tiên

Chiến tranh Triều Tiên 20

F-86, và Trung Hoa tuyên bố là hạ thêm 211 phi cơ F-86 nữa trong không chiến - có lẽ đây là sự thổi phồng. Theomột công bố của Hoa Kỳ vừa qua, con số phi cơ F-86 từng có mặt tại Bán đảo Triều Tiên suốt cuộc chiến tổng cộngchỉ có 674 và tổng số phi cơ F-86 mất vì nhiều lý do là khoảng 230 chiếc.[46]

So sánh trực tiếp các mất mát của phi cơ Sabre và MiG dường như không hợp lý, vì các mục tiêu chính yếu của cácphi cơ MiG là oanh tạc cơ hạng nặng B-29, và các mục tiêu chính yếu của các phi cơ Sabre là MiG-15.Vào đầu năm 1951, các chiến tuyến được củng cố và không thay đổi nhiều trong suốt phần còn lại của cuộc chiến.Qua mùa hè và đầu mùa thu năm 1951, các phi cơ Sabre vượt trội về số lượng (ít nhất là 44 chiếc tại một địa điểm)của Không đoàn tiêm kích đánh chặn số 4 (4th Fighter Interceptor Wing) tiếp tục tìm mục tiêu tại Hàng lang MiGgần sông Áp Lục chống lại một vùng không phận địch có đến 500 phi cơ. Jabara, Becker, và Gibson trở thành nhữngphi công Sabre ưu tú. Theo sau thông điệp nổi tiếng của Đại tá Harrison Thyng gởi về Ngũ Giác Đài, Không đoàntiêm kích đánh chặn số 51 đến tiếp viện Không đoàn số 4 đang bị bao vây vào tháng 12 năm 1951.[47] Trong khoảngthời gian một năm rưởi tiếp theo, cả hai không đoàn tiếp tục các trận không chiến tương tự tại vùng Hành lang MiG.

Không quân Hoa Kỳ đánh phá

P-51 Mustang bay đến mục tiêu quân sự của chúng.Mặc dù P-51 đáng tin cậy chúng lại dễ là mục tiêu của

các phản lực cơ.

Bộ tư lệnh Liên hiệp quốc có được sự thảnh thơi không bị khôngkích sau khi Không quân Bắc Hàn bị đánh bại chẳng bao lâu saukhi cuộc chiến khởi sự. Liên hiệp quốc cũng giành được quyền chủđộng gây ra các cuộc đánh phá từ trên không. Trừ những lần tậpkích gây thiệt hại vào ban đêm bằng các cuộc tấn công với cácmáy bay lỗi thời, Bắc Hàn không có nỗ lực nào tấn công vào cácchiến tuyến hoặc các căn cứ phía nam của Bắc Hàn.Ngược lại, lực lượng không quân của Bộ tư lệnh Liên hiệp quốc,hoạt động chính yếu dựa vào Không quân Viễn đông Hoa Kỳ vàLực lượng Đặc nhiệm 77 của Hải quân Hoa Kỳ, tăng sức ép liêntục cả ngày và đêm chống lại hạ tầng cơ sở công nghiệp của BắcHàn và hệ thống tiếp vận cung cấp tiếp liệu cho các quân đoàncộng sản. Một số chiến dịch kéo dài như Chiến dịch Bóp nghẹt(Operation Strangle), một nỗ lực ép phía cộng sản đưa đồ tiếp liệubằng xe tải bằng cách cắt đứt các đường xe lửa, không đưa đến thành công, trong lúc các chiến dịch khác như cáccuộc không kích vào các hệ thống thủy điện và thành phố thủ đô Bình Nhưỡng năm 1952 đạt được thành công vềquân sự.

Mặc dù những hình ảnh nạn nhân dân sự của vũ khí in sâu vào trí óc của thế giới tại Việt Nam, sau này người tanhận thấy rằng con số bom napalm đáng kể hơn đã được thả xuống Bắc Hàn dù chỉ có khoảng thời gian chiến tranhngắn hơn. Hàng chục ngàn gallon được thả xuống Triều Tiên mỗi ngày.

Đề nghị sử dụng bom nguyên tửCó hai lần các lực lượng Liên hiệp quốc gần như đi đến việc sử dụng vũ khí nguyên tử.[48] Lần đầu tiên là lúc TrungHoa tham chiến, khiến Tướng Douglas MacArthur hối thúc Tổng thống Harry Truman sử dụng vũ khí nguyên tửchống "Trung Hoa đỏ, Đông Nga (Eastern Russia), và mọi thứ khác nữa" (Truman sau này nhìn nhận rằng chínhđiều này đóng một phần vai trò trong quyết định của ông về việc tước quyền tư lệnh của MacArthur năm 1951). Lầnthứ hai xảy ra trước khi ký kết Hiệp ước Đình chiến năm 1953, khi Tổng thống Eisenhower nhận thấy rằng nếu BắcHàn không chịu ký vào hiệp ước, Hoa Kỳ sẽ dùng vũ khí nguyên tử chống lại các mục tiêu quân sự để giành thắnglợi.

Page 21: Chiến Tranh Triều Tiên

Chiến tranh Triều Tiên 21

Tội ác chiến tranh

Tội ác đối với dân sự

Tài liệu giải mã của Hoa Kỳ nói rằng: "Có báocáo nói rằng nhiều nhóm thường dân đông đảo,có nhóm bao gồm và có nhóm bị điều khiển bởibinh sĩ Bắc Hàn, đang thâm nhập vào các vị trí

của Hoa Kỳ. Quân đội đã yêu cầu chúng ta ngănchặn tất cả các đoàn thường dân tiến về vị trí

của chúng ta. Cho đến bây giờ, chúng ta đã thựcthi yêu cầu của quân đội theo mối quan tâm này."

Tài liệu nói tiếp là đề nghị thiết lập một chínhsách cứu xét lại việc thi hành.

Các tù nhân bị tàn sát bởi quân Bắc Hàn trong lúcrút lui tại Daejeon, Nam Hàn, tháng 10 năm 1950

Khi phần lớn lãnh thổ của Nam Hàn nằm dưới quyền kiểm soát củaBắc Hàn, việc tàn sát chính trị được báo cáo là hàng chục ngàn ngườiđã xảy ra tại các thành phố và làng mạc. Phía cộng sản tàn sát mộtcách có hệ thống các quan chức của chính phủ Nam Hàn và những aicó vẻ thù địch đối phía cộng sản, và các vụ giết người như thế này giatăng cường độ khi quân Bắc Hàn rút lui khỏi miền Nam.[34]

Các lực lượng bán quân sự và cảnh sát, quân đội Nam Hàn, thường cósự nhận biết của giới quân sự Hoa Kỳ và không bị xét xử, đến phiênmình đã hành quyết hàng chục ngàn tù nhân cánh tả và những người cócảm tình với cộng sản trong những sự kiện như vụ tàn sát tù nhânchính trị của Nhà tù Daejeon và cuộc đàn áp đẩm máu trong vụ Nổiloạn Cheju. Gregory Henderson, một nhà ngoại giao Hoa Kỳ tại TriềuTiên vào thời điểm đó, đưa ra con số tổng cộng là 100.000 người, vàxác chết của những người này bị quăng vào các hố chôn tập thể.[49]

Gần đây, Ủy ban Hòa giải và Tìm sự thật của Nam Hàn đã nhận đượccác báo cáo của hơn 7.800 vụ tàn sát dân sự trong 150 địa điểm khắpđất nước nơi các vụ tàn sát dân sự tập thể xảy ra trước và trong suốtcuộc chiến. Trong những vụ khác, quân đội Nam Hàn cũng đã cho pháhủy một số cây cầu có đông nghẹt các thường dân đang bỏ chạy khi họkhông thể nào giải tỏa những cây cầu đó trước khi quân địch đến.

Page 22: Chiến Tranh Triều Tiên

Chiến tranh Triều Tiên 22

Người tỵ nạn Bắc Hàn được cứu bởi lực lượng Hoa Kỳ

Các lực lượng Triều Tiên của cả hai phía thường xuyên vây bắt vàép buộc tất cả các nam và nữ trong vùng hoạt động của họ nhậpngũ; hàng ngàn người trong số đó không bao giờ thấy trở về nhànữa. Theo ước tính của R. J. Rummel, giáo sư tại Đại Học Hawaii,khoảng 400.000 công dân Nam Hàn bị bắt quân dịch phục vụtrong Quân đội Bắc Hàn.[34] Trước khi Quân đội Hoa Kỳ giảiphóng Seoul vào tháng 9 năm 1950, theo chính phủ Nam Hàn, ướctính có khoảng 83.000 công dân của thành phố này bị các lựclượng rút lui của Bắc Hàn mang đi và mất tông tích; vận mạng củahọ vẫn không được biết đến.[50] Bắc Hàn vẫn khư khư nói rằngnhững người Nam Hàn đào trốn tự nguyện và không hề bị giamgiữ chống lại ý muốn của họ.[51]

Có lúc, quân đội Mỹ được lệnh xem bất cứ thường dân Triều Tiên nào hiện diện tại mặt trận mà tiến về các vị trí củahọ là thù địch, và được lệnh "vô hiệu hóa" họ vì sợ bị xâm nhập. Việc này đưa đến các vụ tàn sát bừa bãi hàng trămthường dân Nam Hàn bởi lực lượng Hoa Kỳ tại những nơi như No Gun Ri trong đó nhiều người tị nạn không tự vệ -đa số là phụ nữ, trẻ con và người già - bị quân đội Mỹ bắn chết và có thể đã bị Không quân Hoa Kỳ dội bom lên đầu.Gần đây, Hoa Kỳ đã thừa nhận là có chính sách ngăn chặn thường dân tại một số nơi ở mặt trận ở một số thời điểm.

Tội ác chống tù binh chiến tranh

Một binh sĩ Hoa Kỳ bị các lực lượng Trung Hoabắt làm tù binh và bị bắn vào đầu trong lúc tay

vẫn còn bị trói sau lưng.

Các tù binh chiến tranh bị cả hai phía của cuộc xung đột ngược đãitrầm trọng, tuy nhiên sự ngược đãi càng tệ hại hơn đối với tù binh bịbắt bởi những người cộng sản.Nhiều kiểm chứng lịch sử đã cho thấy có các cuộc đánh đập thườngxuyên, bỏ đói, lao động cưỡng bức, hành quyết tập thể và những cuộcđi bộ đường xa được biết với tên gọi "đường tử thần" do lực lượng cộngsản thực hiện chống các tù binh Liên hiệp quốc.[52] Các lực lượng BắcHàn đã gây ra một số cuộc tàn sát các binh sĩ Hoa Kỳ bị bắt tại nhữngđịa danh như Đồi 312 và đồi 303[53] trong Vành đai Pusan, bên trongvà xung quanh Daejeon; chuyện này xảy ra đặc biệt là trong các cuộccàn quét lúc đầu. Theo bản báo cáo của Quốc hội Hoa Kỳ: "Hơn 5.000tù binh chiến tranh Mỹ chết vì hành động phạm tội ác chiến tranh củacộng sản và hơn 1.000 người sống sót là nạn nhân của tội ác chiến tranh. (…) Khoảng chừng 2/3 tổng số tù binhchiến tranh Mỹ tại Triều Tiên chết vì tội ác chiến tranh."[54] [55]

Phe cộng sản tuyên bố là họ đã bắt được trên 70.000 binh sĩ Nam Hàn tất cả, nhưng họ chỉ trao trả 8.000 trong số đó.Ngược lại, 76.000 tù binh chiến tranh Bắc Hàn được Nam Hàn trao trả.[56] Ngoài con số khoảng 12.000 chết tronglúc bị bắt, có đến 50.000 tù binh chiến tranh Nam Hàn có lẽ bị cưỡng bức bất hợp pháp gia nhập vào quân đội BắcHàn.[34] Theo Bộ Quốc phòng Nam Hàn, có ít nhất 300 tù binh chiến tranh vẫn còn bị giam giữ tại Bắc Hàn trongnăm 2003. Vừa qua, một binh sĩ Nam Hàn đã trốn thoát từ Bắc Hàn và trở về nhà trong năm 2003,[57] kể từ năm1994 đã có hơn 30 tù binh Nam Hàn đã trốn thoát khỏi Bắc Hàn. Bình Nhưỡng chối là không còn giữ bất cứ tù binhchiến tranh nào.

Page 23: Chiến Tranh Triều Tiên

Chiến tranh Triều Tiên 23

Di sản chiến tranh

Đô đốc Allan E. Smith và Đô đốc Won Il Sohn đang bàn thảophương án tác chiến ngày 6 tháng 12/1950

Chiến tranh Triều Tiên là một cuộc đối đầu vũ trang đầutiên của Chiến tranh lạnh và đặt chuẩn mực cho nhiềucuộc xung đột sau này. Nó tạo ra ý tưởng cho một cuộcchiến tranh giới hạn mà hai siêu cường đánh nhau tại mộtquốc gia khác, khiến cho người dân tại quốc gia đó chịunhiều sự tàn phá to lớn và chết chóc trong một cuộc chiếngiữa hai quốc gia to lớn như thế. Các siêu cường tránh rơivào một cuộc chiến tranh toàn diện với nhau, cũng nhưtránh việc sử dụng vũ khí nguyên tử chống lại nhau. Nócũng mở rộng Chiến tranh lạnh đến mức độ gây quan ngạiphần lớn cho châu Âu. Cuộc chiến sau cùng đã đưa đếnmột sự củng cố liên minh trong khối Tây phương và sựtách rời Trung Hoa cộng sản ra khỏi khối Xô Viết.

Chiến tranh Triều Tiên đã gây thiệt hại nặng nề cho cảhai miền Triều Tiên. Mặc dù Nam Hàn trì trệ về kinh tế

trong thập niên theo sau chiến tranh, Nam Hàn sau đó đã có thể hiện đại hóa và công nghiệp hóa. Ngược lại, kinh tếBắc Hàn hồi phục nhanh chóng sau chiến tranh và cho đến khoảng năm 1975 đã vượt qua nền kinh tế của Nam Hàn.Tuy nhiên, nền kinh tế của Bắc Hàn từ từ chậm lại. Ngày nay, nền kinh tế Bắc Hàn quá sa sút và hàng năm phải cầnnhận viện trợ thực phẩm để cứu đói trong khi nền kinh tế của Nam Hàn đang phát triển mạnh. Sách Dữ liệu Thế giớicủa CIA ước tính rằng Tổng sản lượng nội địa của Bắc Hàn là 40 tỉ đô la Mỹ, chỉ bằng 3,34% tổng sản lượng nội địacủa Nam Hàn là 1.196 tỉ đô la Mỹ. Thu nhập bình quân đầu người một năm của Bắc Hàn là 1.800 đô la Mỹ[58] , chỉbằng 7,35% thu nhập bình quân đầu người/năm của Nam Hàn là 24.500 đô la Mỹ.[59]

Một vùng phi quân sự được canh phòng dày đặc (DMZ) trên Vĩ tuyến 38 tiếp tục chia cắt bán đảo ngày nay. Thái độchống cộng và chống Bắc Hàn vẫn còn hiện hữu tại Nam Hàn ngày nay, và đa số người Nam Hàn phản đối chínhquyền Bắc Hàn. Tuy nhiên, một "Chính sách Thái Dương" đã được đảng cầm quyền (Đảng Uri) thực hiện. Đảng Urivà Tổng thống Roh thường bất đồng với Hoa Kỳ trong các cuộc thảo luận về Bắc Hàn. Đảng Đại Quốc gia (GNP) làđảng đối lập chính đối với Đảng Uri cho đến ngày nay vẫn duy trì chính sách chống Bắc Hàn.Cuộc chiến cũng có ảnh hưởng đến các quốc gia khác. Việc tham chiến của Thổ Nhĩ Kỳ đã giúp họ trở thành mộtthành viên của NATO.Tại Hoa Kỳ, Chiến tranh Triều Tiên đã không nhận được sự chú ý của nhiều người như Đệ nhị Thế chiến hoặc Chiếntranh Việt Nam, vì vậy nó đôi khi được gọi là Cuộc chiến bị lãng quên (The Forgotten War).Theo tường trình của NPR (Truyền thanh Công cộng Quốc gia) ngày 7 tháng 9 năm 2007, Tổng thống Bush đã phátbiểu rằng lập trường của chính phủ ông là một hiệp ước hòa bình chính thức với Bắc Hàn chỉ có thể được ký kết khinào mà miền bắc từ bỏ các chương trình hạt nhân của họ.[60] Theo Tổng thống Bush, "Chúng ta trông đợi đến ngàykhi chúng ta có thể chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên. Nó sẽ kết thúc - sẽ xảy ra khi ông Kim dẹp bỏ có kiểm chứngcác vũ khí và chương trình vũ khí của ông ta."[61] Có một số người đã mô tả điểm này như một sự đảo ngược chínhsách thay đổi chế độ, ám chỉ đến Bắc Hàn đã được phát biểu trước đây của ông Bush.[62]

Ngày 27 tháng 5 năm 2009, Triều Tiên tuyên bố không tuân thủ hiệp định đình chiến (chấm dứt Chiến tranh liênTriều 1950-53) và cảnh báo khả năng đáp trả quân sự, khi mà trước đó ít ngày, Hàn Quốc tuyên bố tham gia Sángkiến Phòng ngừa Phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt (PSI) do Mỹ khởi xướng. Sự kiện này làm dấy lên lo ngại trongdư luận thế giới rằng có thể xảy ra Chiến Tranh Triều Tiên lần 2, đặc biệt là khi Triều Tiên đã thử thành công vũ khíhạt nhân ngày 25 tháng 5, 2009.

Page 24: Chiến Tranh Triều Tiên

Chiến tranh Triều Tiên 24

Liên kết ngoài• Trung tâm Nghiên cứu Chiến tranh Triều Tiên [63]

• Tài liệu Chiến tranh Triều Tiên [64]

• Đài tưởng niệm Trẻ em Chiến tranh Triều Tiên [65]

• Cao đẳng Calvin, Ảnh hưởng của chiến tranh lên nhân dân Triều Tiên [66]

• Facts and texts on the War [67]

• BBC: Tiến hành Quân sự của Mỹ trong Chiến tranh Triều Tiên [68]

• Tộc ác chống người Mỹ trong Chiến tranh Triều Tiên [69]

• Tội ác do người Mỹ gây ra trong Chiến tranh Triều Tiên [70]

• Một loạt 27 bản đồ diễn tả năng động của mặt trận.[http://www.geocities.jp/whis_shosin/koreanwar1950english.html Minh hoạ các chiến dịch năm 1950 [71]

• Minh hoạ các chiến dịch năm 1951 [72]

• Phim về tù binh chiến tranh, nhồi sọ và Chiến tranh Triều Tiên [73]

• Tài liệu lưu trử điện tử của Đài truyền hình CBC- Những anh hùng bị lãng quên: Canada và Chiến tranh TriềuTiên [74]

• Trung Hoa kỷ niệm 50 năm Đài Tưởng niệm Chiến tranh Triều Tiên [75]

Chú thích[1] “Ngày này 29 tháng 8 năm 1950” (http:/ / news. bbc. co. uk/ onthisday/ hi/ dates/ stories/ august/ 29/ newsid_3053000/ 3053107. stm). BBC.

Truy cập 15-08-2007.[2] “Cựu chiến binh vụ Canada - Chiến tranh Triều Tiên” (http:/ / www. vac-acc. gc. ca/ general/ sub. cfm?source=history/ koreawar). Cựu chiến

binh vụ Canada. Truy cập 15-08-2007.[3] Walker, Jack D. “Thống kê sơ lược về Chiến tranh Triều Tiên” (http:/ / www. koreanwar-educator. org/ topics/ brief/

brief_account_of_the_korean_war. htm). Truy cập 15-08-2007.[4] “Sự tham chiến của Pháp vào Chiến tranh Triều Tiên” (http:/ / www. info-france-usa. org/ atoz/ koreawar. asp). Đại sứ quán Pháp. Truy cập

15-08-2007.[5] “Tù binh Nam Hàn” (http:/ / www. aiipowmia. com/ inter27/ in250107skoreapw. html). Truy cập 15 August năm 2007.[6] “Tất cả các tổn thất của Chiến tranh Triều Tiên” (http:/ / www. aiipowmia. com/ koreacw/ kwkia_menu. html). Truy cập 15-08-2007.[7] “Quan hệ phòng thủ Vương quốc Anh và Triều Tiên” (http:/ / www. britishembassy. gov. uk/ servlet/ Front?pagename=OpenMarket/

Xcelerate/ ShowPage& c=Page& cid=1101397831756). Văn phòng Tham tán Quốc phòng, Đại sứ quán Anh, Seoul. Truy cập 15-08-2007.[8] Hickey, Michael. “Chiến tranh Triều Tiên: tổng quan” (http:/ / www. bbc. co. uk/ history/ worldwars/ coldwar/ korea_hickey_04. shtml). Truy

cập 15-08-2007.[9] “Thổ Nhĩ Kỳ trong Chiến tranh Triều Tiên” (http:/ / www. korean-war. com/ turkey. html). Truy cập 15-08-2007.[10] “Tiểu đoàn Pháp lên đường” (http:/ / www. dailymotion. com/ video/ x2eo52_depart-du-bataillon-francais-051119). Tài liệu dạng phim tin

tức cuộn lưu trữ của Pháp (Les Actualités Françaises) (11-05-2003). Truy cập 15-08-2007.[11] Xu, Yan. “Chiến tranh Triều Tiên: Trong quan điểm Chi phí Hữu hiệu” (http:/ / www. nyconsulate. prchina. org/ eng/ xw/ t31430. htm).

Tổng lãnh sự quán Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại New York. Truy cập 15-08-2007.[12] “Tưởng nhớ cuộc chiến bị lãng quên: Triều Tiên, 1950-1953” (http:/ / www. history. navy. mil/ ac/ korea/ korea1. htm). Trung tâm Lịch sử

Hải quân. Truy cập 16-08-2007.[13] “Chiến tranh chống Mỹ xâm lược và giúp đỡ Triều Tiên tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên” (http:/ / english. people. com. cn/

english/ 200010/ 26/ eng20001026_53620. html). Nhật báo Nhân dân (bản tiếng Anh). Truy cập 16-08-2007.[14] James F, Schnabel. “Quân đội Hoa Kỳ trong Chiến tranh Triều Tiên, Chính sách và Hướng dẫn: Năm thứ nhất, Chương 1” (http:/ / www.

army. mil/ cmh-pg/ books/ pd-c-01. htm). Truy cập 19-08-2007.[15] “Hiệp ước Sát nhập (Nhật Bản sát nhập Triều Tiên)” (http:/ / www. isop. ucla. edu/ eas/ documents/ kore1910. htm). Trung tâm Nghiên cứu

Đông Á phối hợp của Đại học USC và UCLA. Truy cập 19-08-2007.[16] Goulden, Joseph C (1983). Triều Tiên: Câu chuyện chưa được kể về chiến tranh. McGraw-Hill. tr. 17. ISBN 0070235805.[17] Rustow, Dankwart A. “Trật tự thế giới thay đổi và có dấu hiệu cho sự thống nhất Triều Tiên” (http:/ / www. hoseo. ac. kr/ ~css/ institutes/

archive/ rustow. html). Viện nghiên cứu Trung-Xô, Đại học Hanyang. Truy cập 19-08-2007.[18] McCune, Shannon C (tháng 5 năm 1946), “Cơ bản địa lý cho biên giới Triều Tiên”, Far Eastern Quarterly tháng 5 năm 1946 (số. 5):

286-287[19] Grajdanzev, Andrew (tháng 10 năm 1945), “Triều Tiên chia cắt”, Far Eastern Survey XIV: 282[20] Grajdanzev, Andrew, Lịch sử về chiếm đóng Triều Tiên, I, tr. 16

Page 25: Chiến Tranh Triều Tiên

Chiến tranh Triều Tiên 25

[21] “Chiến tranh Triều Tiên, Hoa Kỳ và Liên Xô tại Triều Tiên” (http:/ / www. fsmitha. com/ h2/ ch24kor. html). MacroHistory. Truy cập19-08-2007.

[22] “Chiến tranh Triều Tiên, 1950-1953, (trích dẫn từ Lịch sử Quân sự Mỹ, Volume 2 - bản mới 2005)” (http:/ / www. army. mil/ cmh-pg/books/ AMH-V2/ AMH V2/ chapter8. htm). Truy cập 19-08-2007.

[23] Lee Chong-sik (1978). Đảng Lao động Triều Tiên. Ấn bản Viện Hoover.[24] Concharov, Sergei N; Lewis, John W. và Xue Litai (1995). Những đồng minh bất thường: Stalin, Mao, và Chiến tranh Triều Tiên. Stanford

University Press. ISBN 0804725217.[25] Acheson, Dean (1969). Những năm của tôi ở Bộ ngoại giao (http:/ / www. mtholyoke. edu/ acad/ intrel/ acheson4. htm). W.W. Norton, Inc..

tr.355-358. .[26] Chiến tranh Triều Tiên từ tài liệu do Liên Xô cung cấp, “Đánh giá chính trị của Chiến tranh Triều Tiên, 1949-51 bởi Evgueni Bajanov. Tiến

sĩ. Evgueni Bajanov là Giám đốc Học viện Các vấn đề đương đại, Bộ Ngoại giao Nga, Moskva, Nga. Bài này ban đầu được giới thiệu tại hộinghị về "Chiến tranh Triều Tiên: Một sự đánh giá về ghi chép lịch sử," được tổ chứ ngày 24-25 tháng 7 năm 1995 tại Đại học Georgetown,Washington, DC, và được bảo trợ bởi Hội Triều Tiên, Hội Triều-Mỹ và Đại học Georgetown. (http:/ / www. kimsoft. com/ 2001/ ussr-kr. htm)

[27] Chiến tranh Triều Tiên từ tài liệu do Liên Xô cung cấp, “Đánh giá chính trị của Chiến tranh Triều Tiên, 1949-51 bởi Evgueni Bajanov. Tiếnsĩ. Evgueni Bajanov là Giám đốc Học viện Các vấn đề đương đại, Bộ Ngoại giao Nga, Moskva, Nga. Bài này ban đầu được giới thiệu tại hộinghị về "Chiến tranh Triều Tiên: Một sự đánh giá về ghi chép lịch sử," được tổ chứ ngày 24-25 tháng 7 năm 1995 tại Đại học Georgetown,Washington, DC, và được bảo trợ bởi Hội Triều Tiên, Hội Triều-Mỹ và Đại học Georgetown. (http:/ / www. kimsoft. com/ 2001/ ussr-kr. htm)

[28] Roy E. Appleman South To The Naktong, North To The Yalu (http:/ / www. kmike. com/ Appleman/ Chapter2. htm), CHAPTER II ArmedForces of North and South Korea

[29] Appleman, Roy E (1998). Phía nam Naktong, phía bắc Sôn Áp Lục (http:/ / www. army. mil/ cmh/ books/ korea/ 20-2-1/ toc. htm). Bộ Lụcquân. phần. 15, các trang 381, 545, 771, 719. ISBN 0160019184. .

[30] Lịch sử Úc: Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) (http:/ / www. australianhistory. org/ korean-war. php)[31] Tổng thống Harry S. Truman (25 tháng 6 năm 1950). " Giải pháp đề ngày 25 tháng 6 của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc kêu gọi Bắc Hàn

rút quân về vĩ tuyến 38 và ngưng các cuộc tấn công thù nghịch giữa Nam và Bắc Hàn (http:/ / www. trumanlibrary. org/ whistlestop/study_collections/ korea/ large/ week1/ kw_3_1. htm)". Thư viện Truman. Truy cập ngày 20-08-2007.

[32] LaFeber, Walter (1997). Mỹ, Nga và Chiến tranh lạnh, 1945-1996 (8ª ed.). Nhà xuất bản McGraw-Hill..[33] Gromyko, Andrei A. “Về sự can thiệp của Mỹ tại Triều Tiên, 1950” (http:/ / www. fordham. edu/ halsall/ mod/ 1950-gromyko-korea. html).

Modern History Sourcebook. Truy cập 21-08- 2007.[34] Rummel, R.J. Thống kê về tàn sái dân sự (http:/ / www. hawaii. edu/ powerkills/ SOD. CHAP10. HTM). Chương 10, Thống kê về các vụ

tàn sát dân sự của Bắc Hàn, ước tính, tính toán, và nguồn. .[35] Schnabel, James F (1992). Quân đội Hoa Kỳ trong Chiến tranh Triều Tiên: Chính sách và Hướng dẫn: Năm đầu tiên (http:/ / www. army.

mil/ cmh/ books/ P& D. HTM). Trung tâm Lịch sử Quân sự. 155-192, 212, 304. ISBN 0-16-035955-4. .[36] Viện Lịch sử Quân sự Triều Tiên. Chiến tranh Triều Tiên: Viện lịch sử Quân sự Triều Tiên bộ 3 cuốn. Bison Books, Ấn bản Đại Học

Nebraska. cuốn 1, tr.730, cuốn 2, tr. 512-529. ISBN 0803277946.[37] Donovan, Robert J (1996). Những năm náo động: Nhiệm kỳ tổng thống cuả Harry S. Truman 1949-1953. Ấn bản Đại học Missouri. tr. 285.

ISBN 0826210856.[38] Cohen, Eliot A; Gooch, John (2005). Những điều không may về quân sự: Mổ xẻ nguyên nhân thất bại trong chiến tranh. Ấn bản Tự do. tr.

165-195. ISBN 0743280822.[39] Hopkins, William (1986). Không kèn trống: Thủy quân lục chiến tại Hồ Chosin. Algonquin.[40] Chuẩn đô đốc Doyle, James H; Mayer, Arthur J (April 1979), “Tháng 12 năm 1950 tại Hungnam”, U.S. Naval Institute Proceedings vol. 105

(no. 4): pp. 44-65[41] Watson, Robert J; Schnabel, James F. (1998). Bộ tổng tư lệnh và Chính sách quốc gia, 1950-1951, Chiến tranh Triều Tiên, 1951-1953,

Chiến tranh Triều Tiên (Lịch sử Bộ tổng tham mưu, quyển III, phần I và II). Văn phòng Lịch sử kết hợp, Văn phòng Tổng tư lệnh Liên quânHoa Kỳ. phần 1, tr. v; phần 2, tr. 614.

[42] Tướng tư lệnh, Không lực Viễn Đông (1951), Bản ghi nhớ gởi Tư lệnh Không đoàn Oanh tạc cơ 98, Okinawa[43] “Tiểu sử Lý Thừa Vãn: Lý chỉ trích các cuộc tiếp xúc hòa bình” (http:/ / korea50. army. mil/ history/ biographies/ rhee. shtml). Tiểu sử

Tưởng niệm Chiến tranh Triều Tiên. Truy cập 22-08-2007.[44] Xu, Yan (29-07-2003). “Chiến tranh Triều Tiên: trong quan điểm chi phí hữu hiệu” (http:/ / www. nyconsulate. prchina. org/ eng/ xw/

t31430. htm). Tổng lãnh sự quán Trung Hoa tại New York. Truy cập 12-08-2007.[45] CW2 Sewell, Stephen L. “Các phi cơ của Không lực Viễn đông và Liên hiệp quốc sử dụng tại Triều Tiên và mất mát từng loại” (http:/ /

korean-war. com/ AirWar/ AircraftType-LossList. html). Korean-War.com. Truy cập 22-8-2007.[46] “Các phi công xuất sắc trong Chiến tranh Triều Tiên, các phi công phản lực cơ USAF F-86 Sabre” (http:/ / www. acepilots. com/ korea_aces.

html). AcePilots.com. Truy cập 22-08-2007.[47] “Harrison R. Thyng” (http:/ / sabre-pilots. org/ classics/ v101thyng. htm). Các phản lực cơ cổ điển Sabre. Truy cập 24 Dec, 2006.[48] Knightley, Phillip (1982). Tổn thất đầu tiên: Phóng viên chiến trường trong vai anh hùng, tuyên truyền và người tạo ra huyền thoại.

Quartet. p 334. ISBN 080186951X.[49] Toussaint, Éric (11-04-2006). “Nam Hàn: sự thần kỳ hé mở” (http:/ / www. cadtm. org/ article. php3?id_article=1847). Ủy ban xóa nợ thế

giới thứ ba của Bỉ. Truy cập 22-08-2007.

Page 26: Chiến Tranh Triều Tiên

Chiến tranh Triều Tiên 26

[50] Choe, Sang-Hun.  “Nữa thế kỷ chờ một người chồng bị Bắc Hàn bắt cóc” (http:/ / www. iht. com/ articles/ 2007/ 06/ 25/ news/ missing. php),Báo International Herald Tribune:Á châu Thái Bình Dương, 25-06-2007. Truy cập 22-08-2007.

[51] “Nam Hàn hối tiếc vụ người tị nạn lẫn lộn với binh sĩ địch” (http:/ / news. bbc. co. uk/ 1/ hi/ world/ asia-pacific/ 6274297. stm), Đài truyềnthông Vương quốc Anh (BBC), 18-01-2007. Truy cập 22-08-2007.

[52] Carlson, Lewis H (2003). Tưởng nhớ các tù binh của một cuộc chiến bị lãng quên: Lịch sử kể lại về tù binh Chiến tranh Triều Tiên. St.Martin's Griffin. ISBN 0312310072.

[53] Lakshmanan, Indira A.R (1999). “Vụ tàn sát Đồi 303” (http:/ / www. rt66. com/ ~korteng/ SmallArms/ hill303. htm). Boston Globe. Truycập 22-08-2007.

[54] Van Zandt, James E (Tháng 2 năm 2003). “`Anh sắp phải chết, một cái chết kinh hoàng' - Chiến tranh Triều Tiên - tội ác mà quân Bắc Hàngây ra trong Chiến tranh Triều Tiên” (http:/ / findarticles. com/ p/ articles/ mi_m0LIY/ is_6_90/ ai_97756107). VFW Magazine. Truy cập22-08-2007.

[55] Cựu tù binh chiến tranh Mỹ (http:/ / www1. va. gov/ vhi/ docs/ pow_www. pdf). Bộ Cựu chiến binh. .[56] Lee, Sookyung (2007). “Ít khi biết đến, nhưng vẫn chưa quên, tù binh chiến tranh Nam Hàn kể chuyện của họ” (http:/ / www. aiipowmia.

com/ inter27/ in250107skoreapw. html). AII POW-MIA InterNetwork. Truy cập 22-08-2007.[57] “Tù binh chiến tranh Nam Hàn mừng rỡ vì trốn thoát” (http:/ / news. bbc. co. uk/ 2/ hi/ asia-pacific/ 3409835. stm), Đài truyền thông BBC,

19-01-2004]]. Truy cập 22-08-2007.[58] “Dữ liệu về Bắc Hàn” (https:/ / www. cia. gov/ library/ publications/ the-world-factbook/ geos/ kn. html). CIA World Factbook

(20-09-2007). Truy cập 01-10-2007.[59] “Dữ liệu về Nam Hàn” (https:/ / www. cia. gov/ library/ publications/ the-world-factbook/ geos/ ks. html). CIA World Factbook

(20-09-2007). Truy cập 01-10-2007.[60] Gonyea, Don.  “Hoa Kỳ, Nam Hàn khác với Bắc Hàn” (http:/ / www. npr. org/ templates/ story/ story. php?storyId=14232869), Truyền thanh

Công cộng Quốc gia (NPR), 07-08-2007. Truy cập 22-08-2007.[61] “Bắc Hàn đồng ý cho phép các thanh sát viên hạt nhân” (http:/ / www. npr. org/ templates/ story/ story. php?storyId=14232535), Truyền

thanh Công cộng Quốc gia (NPR), 07-08-2007. Truy cập 22-08-2007.[62] Goldenberg, Suzanne.  “Việc thay đổi chính sách mang lại hy vọng cho Hoa Kỳ sự thành công về Bắc Hàn” (http:/ / www. smh. com. au/

news/ world/ policy-shift-offers-us-hope-of-n-korea-success/ 2007/ 09/ 04/ 1188783237179. html), Sydney Morning Herald, 05-08-2007. Truycập 22-08-2007.

[63] http:/ / www. koreanwarcenter. org/ index. html[64] http:/ / www. rt66. com/ ~korteng/ SmallArms/[65] http:/ / www. koreanchildren. org[66] http:/ / www. calvin. edu/ news/ releases/ 2001_02/ korea. htm[67] http:/ / www. paulnoll. com/ Korea/ War/ index. html[68] http:/ / www. bbc. co. uk/ history/ war/ coldwar/ korea_usa_01. shtml[69] http:/ / www. koreanwar-educator. org/ topics/ atrocities. htm#types[70] http:/ / www. hartford-hwp. com/ archives/ 55a/ 099. html[71] http:/ / www. cotf. edu/ ete/ images/ modules/ korea/ koreanw. mov[72] http:/ / www. geocities. jp/ whis_shosin/ koreanwar1951english. html[73] http:/ / fornits. com/ anonanon/ articles/ 200103/ 20010330-258. htm[74] http:/ / archives. cbc. ca/ IDD-1-71-112/ conflict_war/ korea/[75] http:/ / www. china. org. cn/ e-America/ index. htm

Page 27: Chiến Tranh Triều Tiên

Nguồn và người đóng góp vào bài 27

Nguồn và người đóng góp vào bàiChiến tranh Triều Tiên  Nguồn: http://vi.wikipedia.org/w/index.php?oldid=3038289  Người đóng góp: 32X, Aegis, Bd, Bánh Ướt, CommonsDelinker, Ctmt, DHN, Dieu2005, Dung005,Genghiskhan, Hung3rd, Hồng Kông nhân, Kayani, Mag, Mekong Bluesman, Minhminhquangquang, Minhtung91, Motthoangwehuong, Mxn, Mì gói, Nad 9x, Nalzogul, Nguyễn Thanh Quang,Nhacdangian, NoWhere Man, Ociv, Panzerschreck, Phan Ba, Prof MK, Qwertzy2, Randall uob, Rotceh, Rungbachduong, Scipio, Thoại Vũ, Tomatix, Tranletuhan, Trungda, Vinhan3,Vinhtantran, ༒, ད, 24 sửa đổi vô danh

Nguồn, giấy phép, và người đóng góp vào hìnhHình:Korean_War_Montage.jpg  Nguồn: http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tập_tin:Korean_War_Montage.jpg  Giấy phép: Public Domain  Người đóng góp: Original uploader wasParsecboy at en.wikipediaHình:Flag of the United Nations.svg  Nguồn: http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tập_tin:Flag_of_the_United_Nations.svg  Giấy phép: Public Domain  Người đóng góp:User:Denelson83, User:Madden, User:Zscout370, User:Denelson83, User:Madden, User:Zscout370Image:Flag of Belgium (civil).svg  Nguồn: http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tập_tin:Flag_of_Belgium_(civil).svg  Giấy phép: Public Domain  Người đóng góp: Bean49, DavidDescamps, Dbenbenn, Denelson83, Fry1989, Howcome, Ms2ger, Nightstallion, Oreo Priest, Rocket000, Sir Iain, ThomasPusch, Warddr, Zscout370, 3 sửa đổi vô danhHình:Flag of Colombia.svg  Nguồn: http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tập_tin:Flag_of_Colombia.svg  Giấy phép: Public Domain  Người đóng góp: User:SKoppImage:Flag of South Korea (bordered).svg  Nguồn: http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tập_tin:Flag_of_South_Korea_(bordered).svg  Giấy phép: Creative CommonsAttribution-Sharealike 2.5  Người đóng góp: User:Ed g2sHình:Flag of Ethiopia.svg  Nguồn: http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tập_tin:Flag_of_Ethiopia.svg  Giấy phép: Public Domain  Người đóng góp: Aaker, F l a n k e r,GoodMorningEthiopia, Happenstance, Homo lupus, Huhsunqu, Ixfd64, Klemen Kocjancic, MartinThoma, Mattes, Neq00, Pumbaa80, Rainforest tropicana, Reisio, SKopp, Smooth O, Spiritia,ThomasPusch, Torstein, Wsiegmund, Zscout370, 16 sửa đổi vô danhHình:Flag of the Netherlands.svg  Nguồn: http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tập_tin:Flag_of_the_Netherlands.svg  Giấy phép: Public Domain  Người đóng góp: User:Zscout370Image:Flag of Greece (1828-1978).svg  Nguồn: http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tập_tin:Flag_of_Greece_(1828-1978).svg  Giấy phép: Public Domain  Người đóng góp:User:MakaristosHình:Flag of the United States.svg  Nguồn: http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tập_tin:Flag_of_the_United_States.svg  Giấy phép: Public Domain  Người đóng góp: User:Dbenbenn,User:Indolences, User:Jacobolus, User:Technion, User:Zscout370Hình:Flag of the United Kingdom.svg  Nguồn: http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tập_tin:Flag_of_the_United_Kingdom.svg  Giấy phép: Public Domain  Người đóng góp:User:Zscout370Hình:Flag of Luxembourg.svg  Nguồn: http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tập_tin:Flag_of_Luxembourg.svg  Giấy phép: Public Domain  Người đóng góp: User:SKoppImage:Flag of South Africa 1928-1994.svg  Nguồn: http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tập_tin:Flag_of_South_Africa_1928-1994.svg  Giấy phép: Public Domain  Người đóng góp:User:Denelson83, User:Denelson83Hình:Flag of New Zealand.svg  Nguồn: http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tập_tin:Flag_of_New_Zealand.svg  Giấy phép: Public Domain  Người đóng góp: Adambro, Arria Belli,Bawolff, Bjankuloski06en, ButterStick, Denelson83, Donk, Duduziq, EugeneZelenko, Fred J, Fry1989, Hugh Jass, Ibagli, Jusjih, Klemen Kocjancic, Mamndassan, Mattes, Nightstallion, O,Peeperman, Poromiami, Reisio, Rfc1394, Shizhao, Tabasco, Transparent Blue, Väsk, Xufanc, Zscout370, 35 sửa đổi vô danhHình:Flag of France.svg  Nguồn: http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tập_tin:Flag_of_France.svg  Giấy phép: Public Domain  Người đóng góp: User:SKopp, User:SKopp, User:SKopp,User:SKopp, User:SKopp, User:SKoppHình:Flag of the Philippines.svg  Nguồn: http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tập_tin:Flag_of_the_Philippines.svg  Giấy phép: Public Domain  Người đóng góp: Fry1989, Homo lupus,Icqgirl, Kallerna, Klemen Kocjancic, Ludger1961, Mattes, Myself488, Pumbaa80, Slomox, Srtxg, ThomasPusch, Wikiborg, Zscout370, 25 sửa đổi vô danhHình:Flag of Thailand.svg  Nguồn: http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tập_tin:Flag_of_Thailand.svg  Giấy phép: Public Domain  Người đóng góp: Andy Dingley, Chaddy, Emerentia,Gabbe, Gurch, Homo lupus, Juiced lemon, Klemen Kocjancic, Mattes, Neq00, Paul 012, Rugby471, TOR, Teetaweepo, Xiengyod, Zscout370, Δ, 22 sửa đổi vô danhHình:Flag of Turkey.svg  Nguồn: http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tập_tin:Flag_of_Turkey.svg  Giấy phép: Public Domain  Người đóng góp: User:DbenbennHình:Flag of Australia.svg  Nguồn: http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tập_tin:Flag_of_Australia.svg  Giấy phép: Public Domain  Người đóng góp: Ian FieggenHình:Flag of Denmark.svg  Nguồn: http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tập_tin:Flag_of_Denmark.svg  Giấy phép: Public Domain  Người đóng góp: User:MaddenHình:Flag of Norway.svg  Nguồn: http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tập_tin:Flag_of_Norway.svg  Giấy phép: Public Domain  Người đóng góp: User:DbenbennHình:Flag of Sweden.svg  Nguồn: http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tập_tin:Flag_of_Sweden.svg  Giấy phép: Public Domain  Người đóng góp: Hejsa, Herbythyme, J budissin, JonHarald Søby, Klemen Kocjancic, Lefna, Mattes, Meno25, Odder, Peeperman, Quilbert, Reisio, Sir Iain, Str4nd, Tabasco, Tene, Thomas Blomberg, Thuresson, Wiklas, Zscout370, 31 sửa đổi vôdanhHình:Flag of Italy.svg  Nguồn: http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tập_tin:Flag_of_Italy.svg  Giấy phép: Public Domain  Người đóng góp: see belowHình:Hammer and sickle.svg  Nguồn: http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tập_tin:Hammer_and_sickle.svg  Giấy phép: Public Domain  Người đóng góp: F l a n k e r, G.dallorto,Herbythyme, Koba-chan, MaggotMaster, Mike.lifeguard, Penubag, Pfctdayelise, Pianist, Pikolas, R-41, Solbris, Tm, Zscout370, Владимир турчанинов, Серп, 18 sửa đổi vô danhHình:Flag of North Korea.svg  Nguồn: http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tập_tin:Flag_of_North_Korea.svg  Giấy phép: Public Domain  Người đóng góp: User:Zscout370Hình:Flag_of_the_People's_Republic_of_China.svg  Nguồn: http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tập_tin:Flag_of_the_People's_Republic_of_China.svg  Giấy phép: Public Domain Người đóng góp: User:Denelson83, User:SKopp, User:Shizhao, User:Zscout370Hình:Flag of the Soviet Union.svg  Nguồn: http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tập_tin:Flag_of_the_Soviet_Union.svg  Giấy phép: Public Domain  Người đóng góp: A1, Alex Smotrov,Alvis Jean, BagnoHax, Denniss, EugeneZelenko, F l a n k e r, Fred J, G.dallorto, Garynysmon, Herbythyme, Homo lupus, Jake Wartenberg, MaggotMaster, Ms2ger, Nightstallion, Pianist, R-41,Rainforest tropicana, Sebyugez, Solbris, Storkk, Str4nd, Tabasco, ThomasPusch, Toben, Zscout370, Серп, 55 sửa đổi vô danhHình:Korea-overview2.1.GIF  Nguồn: http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tập_tin:Korea-overview2.1.GIF  Giấy phép: Public Domain  Người đóng góp: Nhacdangian, VinhtantranImage:H97026.jpg  Nguồn: http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tập_tin:H97026.jpg  Giấy phép: Public Domain  Người đóng góp: Original uploader was Kayani at vi.wikipediaHình:LSD-22-Fort-Marion-LVT-korea.jpg  Nguồn: http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tập_tin:LSD-22-Fort-Marion-LVT-korea.jpg  Giấy phép: Public Domain  Người đóng góp:Bukvoed, Dcoetzee, Editor at Large, KTo288, Man vyi, 2 sửa đổi vô danhHình:G420666.jpg  Nguồn: http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tập_tin:G420666.jpg  Giấy phép: Public Domain  Người đóng góp: Original uploader was Kayani at vi.wikipediaHình:Warkorea American Soldiers.jpg  Nguồn: http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tập_tin:Warkorea_American_Soldiers.jpg  Giấy phép: Public Domain  Người đóng góp: Avron,BrokenSphere, High Contrast, IGEL, Madmax32, Makthorpe, Ondrejk, 1 sửa đổi vô danhImage:HA-SC-98-06983-Crew of M24 along Naktong River front-Korean war-17 Aug 1950.JPEG  Nguồn:http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tập_tin:HA-SC-98-06983-Crew_of_M24_along_Naktong_River_front-Korean_war-17_Aug_1950.JPEG  Giấy phép: Public Domain  Người đóng góp:Camera Operator: SGT. RILEYImage:57mm-AT-gun-Korea-1950.JPG  Nguồn: http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tập_tin:57mm-AT-gun-Korea-1950.JPG  Giấy phép: Public Domain  Người đóng góp: U.S. ArmyKorea - Installation Management CommandHình:Battle of Inchon.png  Nguồn: http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tập_tin:Battle_of_Inchon.png  Giấy phép: Public Domain  Người đóng góp: US NavyImage:G425452.jpg  Nguồn: http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tập_tin:G425452.jpg  Giấy phép: Public Domain  Người đóng góp: Original uploader was Kayani at vi.wikipediaHình:KoreanWar recover Seoul.jpg  Nguồn: http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tập_tin:KoreanWar_recover_Seoul.jpg  Giấy phép: Public Domain  Người đóng góp: Bahamut0013,Dcoetzee, Editor at Large, Isageum, KTo288, Kallgan, Mattes, Wolfmann, 1 sửa đổi vô danhImage:DeadChinesesoldier2.JPG  Nguồn: http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tập_tin:DeadChinesesoldier2.JPG  Giấy phép: Public Domain  Người đóng góp: US Army

Page 28: Chiến Tranh Triều Tiên

Nguồn, giấy phép, và người đóng góp vào hình 28

Hình:105-mm-howitzer-Korea-19500824.jpg  Nguồn: http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tập_tin:105-mm-howitzer-Korea-19500824.jpg  Giấy phép: Public Domain  Người đóng góp:Pfc. Wayne H. WeidnerImage:T-34-85-korea.jpg  Nguồn: http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tập_tin:T-34-85-korea.jpg  Giấy phép: Public Domain  Người đóng góp: Bukvoed, LutzBruno, SuperTank17, 1 sửađổi vô danhHình:Chosin-Battle.gif  Nguồn: http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tập_tin:Chosin-Battle.gif  Giấy phép: Public Domain  Người đóng góp: FieldMarine, Jim101, WbfergusHình:CowboyArty.jpg  Nguồn: http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tập_tin:CowboyArty.jpg  Giấy phép: Public Domain  Người đóng góp: Mì góiHình:Korean War bombing Wonsan.jpg  Nguồn: http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tập_tin:Korean_War_bombing_Wonsan.jpg  Giấy phép: Public Domain  Người đóng góp: NationalArchives and Records AdministrationImage:Chinese POWs south of Koto-ri in Korea HM-SN-98-06779.JPEG  Nguồn:http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tập_tin:Chinese_POWs_south_of_Koto-ri_in_Korea_HM-SN-98-06779.JPEG  Giấy phép: Public Domain  Người đóng góp: Sgt. F. C. Kerr (USMC)Hình:DeadchinesesoldierEdit.jpg  Nguồn: http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tập_tin:DeadchinesesoldierEdit.jpg  Giấy phép: Public Domain  Người đóng góp: N H McMasters (USDept of Defense)Hình:0507-3.jpg  Nguồn: http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tập_tin:0507-3.jpg  Giấy phép: Public Domain  Người đóng góp: KayaniHình:Korean war 1950-1953.gif  Nguồn: http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tập_tin:Korean_war_1950-1953.gif  Giấy phép: GNU Free Documentation License  Người đóng góp:Amada44, FieldMarine, Roke, 7 sửa đổi vô danhHình:AA-KW.jpg  Nguồn: http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tập_tin:AA-KW.jpg  Giấy phép: Public Domain  Người đóng góp: KayaniImage:Sunshine Division in Korea Kumwha Valley, Republic of Korea Spring 1952.jpg  Nguồn:http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tập_tin:Sunshine_Division_in_Korea_Kumwha_Valley,_Republic_of_Korea_Spring_1952.jpg  Giấy phép: Public Domain  Người đóng góp: RickReevesImage:Chinese POWs captured by USMC in Korea HD-SN-99-03152.JPG  Nguồn:http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tập_tin:Chinese_POWs_captured_by_USMC_in_Korea_HD-SN-99-03152.JPG  Giấy phép: Public Domain  Người đóng góp: Pfc. C. T. Wehner(USMC)Image:Wrecked North Korean tank on bridge south of Suwon HD-SN-99-03158.JPEG  Nguồn:http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tập_tin:Wrecked_North_Korean_tank_on_bridge_south_of_Suwon_HD-SN-99-03158.JPEG  Giấy phép: Public Domain  Người đóng góp: MarksHình:Sherman-korea.jpg  Nguồn: http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tập_tin:Sherman-korea.jpg  Giấy phép: Public Domain  Người đóng góp: Avron, Bukvoed, Makthorpe, Man vyiHình:Bazookas Korea.jpg  Nguồn: http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tập_tin:Bazookas_Korea.jpg  Giấy phép: Public Domain  Người đóng góp: Avron, Bukvoed, Körnerbrötchen, 2sửa đổi vô danhHình:WarKorea B-29-korea.jpg  Nguồn: http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tập_tin:WarKorea_B-29-korea.jpg  Giấy phép: Public Domain  Người đóng góp: IGEL, Ondrejk, PMG,WeshaHình:P51-mustang-korea-1.jpg  Nguồn: http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tập_tin:P51-mustang-korea-1.jpg  Giấy phép: Public Domain  Người đóng góp: Department of Defense.Department of the Air Force.Hình:Shootingkoreancivilians.jpg  Nguồn: http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tập_tin:Shootingkoreancivilians.jpg  Giấy phép: Public Domain  Người đóng góp: Frank C. Müller, T4, 1sửa đổi vô danhHình:Korean War Massacre.jpg  Nguồn: http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tập_tin:Korean_War_Massacre.jpg  Giấy phép: Public Domain  Người đóng góp: DanTD, T4, TimeshifterImage:KoreanWar refugees2.jpg  Nguồn: http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tập_tin:KoreanWar_refugees2.jpg  Giấy phép: Public Domain  Người đóng góp: Dcoetzee, Editor at Large,KallganHình:Americanexecuted1950korea.jpg  Nguồn: http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tập_tin:Americanexecuted1950korea.jpg  Giấy phép: Public Domain  Người đóng góp: US ArmySignal Corps photograph by Corporal Robert DangelImage:G423956.jpg  Nguồn: http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tập_tin:G423956.jpg  Giấy phép: Public Domain  Người đóng góp: Original uploader was Kayani at vi.wikipedia

Giấy phépCreative Commons Attribution-Share Alike 3.0 Unportedhttp:/ / creativecommons. org/ licenses/ by-sa/ 3. 0/