Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội...

25
1 CHIẾN THUẬT ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN Chuyên đề: Đọc hiểu - Nghị luận xã hội Tập 2

Transcript of Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội...

Page 1: Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 2

1

CHIẾN THUẬT ÔN THI THPP QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - Chuyên đề nghị luận Văn học

CHIẾN THUẬT ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN

Chuyên đề: Đọc hiểu - Nghị luận xã hộiTập 2

THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN

Page 2: Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 2

Chúng tôi luôn mong muốn nhận được những ý kiến góp ý của Quý độc giả để cuốn sách ngày càng hoàn thiện hơn.Liên hệ về bản thảo và bản dịch: [email protected] Liên hệ hợp tác truyền thông trên sách: [email protected] Liên hệ tư vấn, đại diện và giao dịch bản quyền: [email protected]

THƯƠNG HIỆU TKBOOKSChuyên sách tham khảo

Phát triển cùng phương châm “Knowledge Sharing - Chia sẻ tri thức”, MCBooks luôn mong muốn được hợp tác cùng các tác giả trong nước với ước mong được chia sẻ những phương pháp học mới lạ, độc đáo, những cuốn sách học hay và chất lượng đến với độc giả Việt Nam.

Các tác giả viết sách có nhu cầu xuất bản xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua:

Email: [email protected]Điện thoại: (04).3792.1466 (Bấm số máy lẻ 103 - Phòng Kế Hoạch)

CHIẾN THUẬT ÔN THI THPT QUỐC GIA

MÔN NGỮ VĂNCHUYÊN ĐỀ ĐỌC HIỂU - NGHỊ LUẬN XÃ HỘI (TẬP 2)

Bản quyền © thuộc TKBooks, theo hợp đồng chuyển nhượng giữa Công ty Cổ phần sách MCBooks và tác giả Trịnh Văn Quỳnh.

Bất cứ sao chép nào không được sự đồng ý của TKBooks đều là bất hợp pháp và vi phạm Luật xuất bản Việt Nam, Luật bản quyền quốc tế

Page 3: Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 2

3

PHẦN I: CHIẾN THUẬT NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

CHUYÊN ĐỀ ĐỌC HIỂU-NGHỊ LUẬN XÃ HỘI TẬP 21

CHIẾN THUẬT ÔN THI THPP QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - Chuyên đề nghị luận Văn học

CHIẾN THUẬT ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN

Chuyên đề: Đọc hiểu - Nghị luận xã hộiTập 2

Trịnh Văn Quỳnh

Hiệu đính: Phạm Hường

Page 4: Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 2
Page 5: Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 2

CHIẾN THUẬT ÔN THI THPP QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - Chuyên đề nghị luận Văn học

� Viết dài chưa chắc đã điểm cao, loay hoay không biết viết sao cho đủ ý

� Tự hỏi: có những bạn rất ít khi học mà vẫn làm được bài, việc học hành của một số bạn lại nhẹ tựa lông hồng vậy?

� Choáng váng với khối lượng kiến thức khổng lồ. Vở văn luôn là loại vở dày nhất, có nhiều loại vở nhất.

� Chỉ 1 câu thơ có 8 chữ, thầy cô cũng có thể bình ra vài trang giấy, chỉ mới nhìn đã muốn xỉu!

� Không khỏi một lần ngáp ngắn, ngáp dài trong giờ giảng văn.

� Tây Tiến leo mãi vẫn chưa hết dốc, Việt Bắc cầm tay mãi không rời, Đất Nước có từ cái ngày xửa xưa, Sóng từ ngàn xưa, đến ngày nay vẫn thế…

� Cũng chăm chỉ đấy chứ, nhưng học trước quên sau, vào phòng thi không nhớ nổi điều gì.

Chúng ta ai cũng từng khổ vì môn Văn như thế...

LỜI DẪN

.

Page 6: Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 2

Hệ thống chiến thuật cung cấp kỹ năng nắm vững thao tác, lý luận giải mã bất kỳ dạng đề mới gặp.

Học văn bằng cách ghi nhớ bằng hình ảnh và tư duy logic của hai bán cầu não.

Hơn 100 sơ đồ các dạng đề không còn lo phải học thuộc nhiều, thiếu ý hay lặp ý.

Sơ đồ theo từng đoạn chi tiết hơn, chinh phục đơn giản mọi đoạn văn đoạn thơ rắc rối.

Phát huy tối đa sự sáng tạo của bản thân. Viết văn theo cách riêng của mình mà vẫn bám sát đáp án

Trả lại đúng kỹ năng làm văn chứ không phải học thuộc và trả bài nữa.

� Học thơ như đang cảm nhận một bài hát.

� Học truyện như đang bình luận một bộ phimGiống như một hành trình xuyên không gian, thời gian - bạn được tự do khám phá.

Học thơ như đang cảm nhận một bài hát.

Học truyện như đang bình luận một bộ

Giống như một hành trình xuyên không gian, thời gian - bạn được tự do khám phá.

Hãy bắt đầu với cuốn sách này để thay đổi điểm số của bạn.

CHUYÊN ĐỀ ĐỌC HIỂU-NGHỊ LUẬN XÃ HỘI TẬP 2

7

PHẦN I: CHIẾN THUẬT NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

Hệ thống chiến thuật cung cấp kỹ năng nắm vững thao tác, lý luận giải mã bất kỳ dạng đề mới gặp.

Học văn bằng cách ghi nhớ bằng hình ảnh và tư duy logic của hai bán cầu não.

Hơn 100 sơ đồ các dạng đề không còn lo phải học thuộc nhiều, thiếu ý hay lặp ý.

Sơ đồ theo từng đoạn chi tiết hơn, chinh phục đơn giản mọi đoạn văn đoạn thơ rắc rối.

Phát huy tối đa sự sáng tạo của bản thân. Viết văn theo cách riêng của mình mà vẫn bám sát đáp án

Trả lại đúng kỹ năng làm văn chứ không phải học thuộc và trả bài nữa.

� Học thơ như đang cảm nhận một bài hát.

� Học truyện như đang bình luận một bộ phimGiống như một hành trình xuyên không gian, thời gian - bạn được tự do khám phá.

Học thơ như đang cảm nhận một bài hát.

Học truyện như đang bình luận một bộ

Giống như một hành trình xuyên không gian, thời gian - bạn được tự do khám phá.

Hãy bắt đầu với cuốn sách này để thay đổi điểm số của bạn.

CHIẾN THUẬT

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

PHẦN 1

Page 7: Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 2

CHUYÊN ĐỀ ĐỌC HIỂU-NGHỊ LUẬN XÃ HỘI TẬP 2

7

PHẦN I: CHIẾN THUẬT NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

Hệ thống chiến thuật cung cấp kỹ năng nắm vững thao tác, lý luận giải mã bất kỳ dạng đề mới gặp.

Học văn bằng cách ghi nhớ bằng hình ảnh và tư duy logic của hai bán cầu não.

Hơn 100 sơ đồ các dạng đề không còn lo phải học thuộc nhiều, thiếu ý hay lặp ý.

Sơ đồ theo từng đoạn chi tiết hơn, chinh phục đơn giản mọi đoạn văn đoạn thơ rắc rối.

Phát huy tối đa sự sáng tạo của bản thân. Viết văn theo cách riêng của mình mà vẫn bám sát đáp án

Trả lại đúng kỹ năng làm văn chứ không phải học thuộc và trả bài nữa.

� Học thơ như đang cảm nhận một bài hát.

� Học truyện như đang bình luận một bộ phimGiống như một hành trình xuyên không gian, thời gian - bạn được tự do khám phá.

Học thơ như đang cảm nhận một bài hát.

Học truyện như đang bình luận một bộ

Giống như một hành trình xuyên không gian, thời gian - bạn được tự do khám phá.

Hãy bắt đầu với cuốn sách này để thay đổi điểm số của bạn.

CHUYÊN ĐỀ ĐỌC HIỂU-NGHỊ LUẬN XÃ HỘI TẬP 2

7

PHẦN I: CHIẾN THUẬT NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

Hệ thống chiến thuật cung cấp kỹ năng nắm vững thao tác, lý luận giải mã bất kỳ dạng đề mới gặp.

Học văn bằng cách ghi nhớ bằng hình ảnh và tư duy logic của hai bán cầu não.

Hơn 100 sơ đồ các dạng đề không còn lo phải học thuộc nhiều, thiếu ý hay lặp ý.

Sơ đồ theo từng đoạn chi tiết hơn, chinh phục đơn giản mọi đoạn văn đoạn thơ rắc rối.

Phát huy tối đa sự sáng tạo của bản thân. Viết văn theo cách riêng của mình mà vẫn bám sát đáp án

Trả lại đúng kỹ năng làm văn chứ không phải học thuộc và trả bài nữa.

� Học thơ như đang cảm nhận một bài hát.

� Học truyện như đang bình luận một bộ phimGiống như một hành trình xuyên không gian, thời gian - bạn được tự do khám phá.

Học thơ như đang cảm nhận một bài hát.

Học truyện như đang bình luận một bộ

Giống như một hành trình xuyên không gian, thời gian - bạn được tự do khám phá.

Hãy bắt đầu với cuốn sách này để thay đổi điểm số của bạn.

CHIẾN THUẬT

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

PHẦN 1

Page 8: Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 2

CHIẾN THUẬT ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN

8

“Học văn - Văn học"

Page 9: Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 2

CHUYÊN ĐỀ ĐỌC HIỂU-NGHỊ LUẬN XÃ HỘI TẬP 2

9

PHẦN I: CHIẾN THUẬT NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

1. Tìm hiểu đề, lập dàn ý trong bài văn nghị luận xã hội

Có thể nói, tìm hiểu đề là khâu đầu tiên cần phải có của bài văn nghị luận xã hội (NLXH). Việc tìm hiểu đề đúng sẽ giúp học sinh xác định đúng yêu cầu của đề bài về nội dung cần nghị luận và về phạm vi dẫn chứng. Từ đó, bài văn sẽ đi đúng hướng và đạt kết quả cao. Ngược lại, nếu người viết không xác định đúng yêu cầu của đề hoặc hiểu sai yêu cầu của đề bài, sẽ làm cho bài viết bị lạc đề. Dù bài viết rất dài, trình bày sạch đẹp, diễn đạt trôi chảy nhưng nếu bài viết ấy lạc đề thì người viết coi như đã thất bại. Tìm hiểu đề còn là khâu quan trọng giúp cho việc lập ý và lập dàn ý đạt kết quả cao. Đối với các dạng đề bài của văn NLXH, việc tìm hiểu đề càng trở nên cần thiết. Bởi lẽ, các đề văn NLXH thường là đề mở được viết dưới dạng một câu chuyện, một câu danh ngôn, một nhận định, một bản tin, một bài thơ…. Khi đọc những đề bài sáng tạo như vậy, học sinh khó có thể xác định đúng yêu cầu của đề. Rất nhiều học sinh không hiểu được yêu cầu của đề, không giải thích được ý nghĩa của từng từ ngữ trong đề. Tình trạng lạc đề đã trở thành mối lo ngại của các em trước những đề văn NLXH theo hướng mở.

Sau bước tìm hiểu đề, học sinh cần lập dàn ý để tạo nền tảng cho bài văn NLXH. Lập dàn ý giúp học sinh có thể xác định được trình tự trình bày các luận điểm trong bài viết một cách mạch lạc, khoa học, có trật tự logic, tránh sót ý. Nhiều học sinh không có thói quen lập dàn ý trước khi viết nên bài làm thường mắc những lỗi như: không biết sắp xếp các luận điểm, luận cứ, luận chứng, nên bố cục bài làm không cân xứng, lộn xộn, thừa ý, lặp ý hoặc sót ý, diễn đạt lan man, dài dòng, xa đề, diễn đạt lủng củng, khó hiểu…

Quy trình tìm hiểu đề: Để tìm hiểu đề, học sinh cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Đọc kỹ đề

- Đọc đề bài thật kỹ để có cái nhìn khái quát chung. Đọc đi đọc lại đề bài nhiều lần.- Khi đọc xong phải gạch chân những từ, những chỗ quan trọng định hướng làm bài. - Để tránh hiểu sai dẫn đến lạc đề, học sinh không được bỏ sót một chữ, một chi tiết nào trong đề.

Bước 2: Phân tích đề: Sau khi đọc kĩ đề bài cần xác định rõ ba yêu cầu của đề

- Yêu cầu hình thức (còn gọi là thể loại, kiểu bài): Khi tìm hiểu một đề văn, học sinh cần xác định xem đề bài đó thuộc loại nghị luận xã hội hay nghị luận văn học. Nếu là NLXH thì đề văn ấy thuộc kiểu nghị luận nào? (nghị luận về một tư tưởng đạo lí hay nghị luận về một hiện tượng đời sống?...)

Ví dụ: Đề bài sau thuộc kiểu bài gì? Cần sử dụng thao tác lập luận nào? Đọc truyện Tấm Cám, em có suy nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã

hội xưa và nay?Trước khi làm bài học sinh cần xác định được: Đề bài trên thuộc kiểu bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí, thuộc

loại đề nổi. Các thao tác lập luận cần sử dụng: giải thích, bình luận, chứng minh, bác bỏ…

Các dạng đề nghị luận xã hội

- Loại đề “nổi”Đề nổi là loại đề thi mà yêu cầu của nó thể hiện rõ ràng ở câu chữ trong đề bài Ví dụ: Trong thư gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình, Tổng thống Mĩ A. Lin-côn (1809 - 1865)

viết: "Xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi." (Theo Ngữ văn 10, Tập hai, NXB Giáo dục, 2006, tr. 135)

Page 10: Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 2

CHIẾN THUẬT ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN

10

“Học văn - Văn học"

Từ ý kiến trên, anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về đức tính trung thực trong thi cử và trong cuộc sống (Đề thi đại học khối C - 2009).

Yêu cầu của đề bài trên thể hiện rõ ngay từ câu chữ và yêu cầu của đề: trình bày suy nghĩ của mình về đức tính trung thực trong thi cử và trong cuộc sống.

- Loại đề “chìm”

Đề chìm là loại đề mà yêu cầu của nó không thể hiện rõ ràng ở câu chữ trong đề bài. Muốn hiểu được yêu cầu của đề học sinh cần giải thích ý nghĩa và tìm ra mối quan hệ giữa các từ, các ngữ trong đề.

Ví dụ: Một người có hai chiếc bình lớn để chuyển nước. Một trong hai chiếc bình bị nứt nên khi gánh từ giếng về, nước trong bình chỉ còn một nửa. Chiếc bình lành rất hãnh diện về sự hoàn hảo của mình, còn chiếc bình nứt luôn dằn vặt, cắn rứt vì không hoàn thành nhiệm vụ. Một hôm chiếc bình nứt nói với người chủ: “Tôi thật sự thấy xấu hổ về mình. Tôi muốn xin lỗi ông…Chỉ vì tôi nứt mà ông không nhận được đầy đủ những gì xứng đáng với công sức mà ông bỏ ra.”. “Không đâu" - ông chủ trả lời - "khi đi về ngươi có để ý tới luống hoa bên đường hay không? Ngươi không thấy hoa chỉ mọc bên này đường phía bên của nhà ngươi sao? Ta đã biết được vết nứt của nhà ngươi nên đã gieo hạt giống hoa phía bên ấy. Trong những năm qua, ta đã vun xới cho chúng và hái chúng về trang hoàng căn nhà. Nếu không có ngươi, nhà ta có được ấm cúng và duyên dáng như thế này không?”

Cuộc sống của mỗi chúng ta đều có thể như cái bình nứt. Anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về câu chuyện trên. Đề thi này thuộc loại đề "chìm" vì yêu cầu của nó không thể hiện trực tiếp ở câu chữ trong đề bài. Muốn xác định

yêu cầu của đề, ta phải dựa vào những từ ngữ then chốt của đề. Học sinh cần dựa vào ý nghĩa của câu chuyện, đặc biệt là ý nghĩa ẩn dụ từ hình ảnh "chiếc bình nứt" để xác định ý nghĩa của đề bài. Vết nứt của chiếc bình chỉ sự không hoàn hảo (sự khiếm khuyết) của mỗi người trong cuộc sống. Và hình ảnh chiếc bình nứt chỉ bản thân mỗi người trong cuộc sống luôn không hoàn hảo, có điểm yếu. Như vậy, đề bài yêu cầu bàn luận về sự không hoàn hảo (sự khiếm khuyết) của bản thân con người trong cuộc sống.

- Loại đề văn NLXH gồm một luận điểm:

� Đề bàiĐạo đức giả là một căn bệnh chết người luôn nấp sau bộ mặt hào nhoáng. Từ ý kiến trên, anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ về sự nguy hại của đạo đức

giả đối với con người và cuộc sống (Đề thi đại học khối D - 2010).Đề bài trên chỉ bao gồm một luận điểm cần phải làm sáng tỏ là: sự nguy hại của đạo đức giả đối với con người và cuộc sống. � Đề bài“Nếu cứ chờ đợi cho đến lúc mọi thứ đã sẵn sàng, chúng ta sẽ chẳng bao giờ bắt đầu”.

( Tuốc-ghê-nhép).

Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên?Đề bài trên yêu cầu làm sáng tỏ một luận điểm: Sống là phải luôn luôn hành động, không khoanh tay ngồi chờ

thời cơ.

- Loại đề văn NLXH gồm nhiều luận điểm:

� Đề bài: Nhà bác học qua sôngMột hôm, có một nhà bác học ngồi trên một con thuyền qua sông. Ngồi không, cảm thấy

buồn chán, nhà bác học bèn nói chuyện với người chèo thuyền. Ông ta ngẩng cao đầu kiêu ngạo hỏi:

Page 11: Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 2

CHUYÊN ĐỀ ĐỌC HIỂU-NGHỊ LUẬN XÃ HỘI TẬP 2

11

PHẦN I: CHIẾN THUẬT NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

- Anh có nghiên cứu triết học không? Đó là một thứ học vấn cần thiết nhất trên thế giới đấy!Im lặng hồi lâu, người chèo thuyền trả lời một cách ngượng ngập:- Tôi suốt ngày chỉ biết chèo thuyền, không có thời gian nghiên cứu triết học.- Như vậy là anh đã lãng phí mất nửa cuộc đời rồi! - nhà bác học nói.Nói xong, ông ta quay mặt ra ngoài, ngắm nhìn sông nước, không nói chuyện với người chèo

thuyền nữa. Nào ngờ, một lúc sau, trời nổi giông bão, con thuyền đã xa bờ, chao đảo trong sóng gió, lúc

nào cũng như sắp bị chìm.Bỗng nhiên, một cơn gió lớn thổi đến, con thuyền nhỏ bị lật, cả nhà bác học và người chèo

thuyền đều bị rơi xuống nước.- Ông có biết bơi không? - người chèo thuyền hét lớn, hỏi nhà bác học.Lúc này, nhà bác học đã bị chìm đến cổ, lập cập trả lời: - Không biết!- Vậy thì ông đã lãng phí cả cuộc đời rồi! - Người chèo thuyền nói. (Trích 200 bài học đạo lí, NXB Văn hóa thông tin, 2011)

"Câu chuyện trên gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì? (Theo Tuyển tập đề bài và bài văn theo hướng mở, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013)".Đề bài trên bao gồm ba luận điểm cần phải làm sáng tỏ là: (1) Phê phán thói kiêu ngạo trong cuộc sống: không được lấy điểm mạnh của mình để đo điểm yếu của người khác.

Một người kiêu ngạo sẽ phải trả giá đắt.(2) Phải biết đem sự hiểu biết của mình để giúp đỡ người khác và nâng đỡ người khác (nhà bác học giúp người lái đò

bổ sung tri thức, còn người lái đò cứu nhà bác học khỏi bị chết đuối).(3) Phải khiêm tốn, không nên khinh thường người khác; không ngừng học hỏi và đừng bao giờ bằng lòng với chính mình.� Đề bàiBiết tự hào về bản thân là cần thiết nhưng biết xấu hổ còn quan trọng hơn.Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.

(Đề thi đại học khối C - 2011)

- Đề bài trên bao gồm ba luận điểm cần phải làm sáng tỏ là:

(1) Cần tự hào về điểm mạnh của bản thân. (2) Biết xấu hổ về những điều chưa tốt của bản thân còn quan trọng hơn. (3) Phải biết cân đối giữa điểm mạnh và điểm yếu của bản thân để sống tốt hơn.� Đề bàiBên Pa-le-xtin có hai biển hồ. Biển Chết và biển Ga-gi-lê. Điều kì lạ là cả hai biển hồ này

đều đón nhận nước từ sông Gioóc - đăng. Nước sông chảy vào biển Chết. Biển Chết đón nhận và giữ cho riêng mình mà không chia sẻ nên nước trong biển trở nên mặn chát, không có một loài cá nào có thể sống nổi, kể cả xung quanh hồ cũng không có cuộc sống nào tồn tại. Trái lại, biển hồ Ga-gi-lê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Gioóc-đăng rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muông thú, con người.

Từ câu chuyện về nguồn gốc hai biển hồ trên, anh (chị) rút ra cho mình bài học gì trong cuộc sống? Đề bài trên bao gồm hai luận điểm cần phải làm sáng tỏ là: (1) Phê phán cách sống cá nhân ích kỉ của một số người trong xã hội hiện nay.

Page 12: Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 2

CHIẾN THUẬT ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN

12

“Học văn - Văn học"

(2) Khẳng định cách sống biết chia sẻ, hòa nhập, vì mọi người.� Đề bàiTrước đây có người cho rằng sai lầm cuối cùng trong đời Na-pô-lê-ông là thất bại ở

Oateclô. Kì thực không phải như vậy. Sau khi Na-pô-lê-ông bị đày chung thân trên đảo Xanh Hêlen thì nhận được món quà tặng của một người bạn thân: bộ cờ vua bằng ngà có nạm ngọc. Na-pô-lê-ông rất thích món quà tinh xảo này, không hề rời tay. Sau khi người tù lừng danh này chết đi, bộ quân cờ được bán với giá cao và qua tay nhiều người. Xong gần đây, người sở hữu cuối cùng của bộ quân cờ đã tình cờ phát hiện một quân cờ có thể vặn ra và trong đó có giấu một kế hoạch tỉ mỉ làm sao để trốn khỏi đảo. Thế nhưng Na-pô-lê-ông đã không biết được bí mật này. Và e rằng đây mới chính là thất bại cuối cùng của đời ông.

(Theo tạp chí Tri thức thế giới).

Từ câu chuyện trên, anh (chị) rút ra bài học gì cho cuộc sống? (Theo Tuyển tập đề bài và bài văn nghị luận xã hội, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013)

- Đề bài trên bao gồm hai luận điểm cần phải làm sáng tỏ là: (1) Cần có cái nhìn đa diện, toàn diện về sự vật hiện tượng. (2) Trong hoàn cảnh khó khăn, thử thách, cần phải tỉnh táo, sáng suốt để tìm hướng khắc phục, không được nản

chí và buông xuôi.

Quy trình lập dàn ý bài văn NLXH:

Sau bước tìm hiểu đề, học sinh cần lập dàn ý để triển khai các vấn đề mà đề bài yêu cầu. Từ đó, học sinh có thể viết được bài văn NLXH đạt kết quả cao. Để lập được dàn ý cho bài văn NLXH, học sinh nên tiến hành theo những bước sau:

Bước 1: Xác định luận đề - chủ đề, ý tổng quát chung mà bài văn phải làm sáng tỏ. Bước này chủ yếu lấy kết quả từ việc tìm hiểu đề.

Bước 2: Tìm ý, triển khai luận đề thành luận điểm, luận điểm thành luận cứ. Học sinh có thể tìm luận điểm bằng cách tách hoặc phát triển ý kiến, quan điểm của người viết xung quanh vấn đề được nói tới thành luận điểm. Tiếp đó, học sinh có thể tìm luận cứ (triển khai luận điểm thành luận cứ) bằng cách trả lời các câu hỏi liên quan đến những khía cạnh của luận điểm. Kết quả các câu trả lời trên sẽ giúp học sinh lần lượt hình thành các luận cứ. Luận cứ là bằng chứng, lí lẽ làm sáng tỏ cho luận điểm. Luận cứ có thể là những dẫn chứng lấy từ thực tế đời sống, học tập hoặc từ tác phẩm văn học. Cần phải chú ý rằng: luận điểm và luận cứ phải làm sáng tỏ luận đề. Trong bài văn NLXH, quan hệ giữa luận điểm và luận cứ rất linh hoạt.

Bước 3: Sắp xếp các luận điểm, luận cứ đã tìm được ở bước hai theo một trình tự nhất định để tạo thành dàn ý. Học sinh có thể sắp xếp theo các trật tự phổ biến là: Trật tự thời gian (trước-sau); Trật tự diễn dịch (khái quát - chi tiết); Trật tự quy nạp (chi tiết - khái quát). Dù sắp xếp theo trật tự nào, học sinh cũng phải đảm bảo được tính hệ thống, tính logic của luận điểm, luận cứ.

Sau khi lập dàn ý, chúng ta có mô hình dàn ý sau:

Page 13: Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 2

CHUYÊN ĐỀ ĐỌC HIỂU-NGHỊ LUẬN XÃ HỘI TẬP 2

13

PHẦN I: CHIẾN THUẬT NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

Tổng hợp và nâng

cao luận điểm 1

Tổng hợp và nâng

cao luận điểm 2

Tổng hợp và nâng cao

luận điểm 3

Kết bài: Khái quát, đánh giá, mở rộng vấn đề, ...

Luận điểm 1 Luận điểm 2 Luận điểm 3

Mở bài: Nêu luận đề (ý khái quát của toàn bài)

Luận cứ 1

Luận chứng của luận cứ

1

Luận chứng của luận cứ

2

Luận chứng của luận cứ

3

Luận chứng của luận cứ

1

Luận chứng của luận cứ

2

Luận chứng của luận cứ

3

Luận chứng của luận cứ

1

Luận chứng của luận cứ

2

Luận chứng của luận cứ

3

Luận cứ 2

Luận cứ 3

Luận cứ 1

Luận cứ 2

Luận cứ 3

Luận cứ 1

Luận cứ 2

Luận cứ 3

Tổng hợp và nâng caoluận đề ở mở bài

(Số lượng luận điểm, luận cứ hình thành phụ thuộc vào nội dung mà đề bài yêu cầu. Đây chỉ là mô hình minh họa).- Nghị luận xã hội được chia làm ba dạng chính:+ Bàn về một vấn đề tư tưởng – đạo lí: Dạng đề này thường lấy những câu danh ngôn nổi tiếng bàn về tư tưởng,

đạo lí, lối sống… đó là những câu tục ngữ, ca dao, câu nói của các lãnh tụ, nhà văn hóa, nhà hiền triết…

Page 14: Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 2

CHIẾN THUẬT ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN

14

“Học văn - Văn học"

+ Bàn về một hiện tượng, con người, sự việc có thật trong cuộc sống ở mọi phương diện, mọi khía cạnh.+ Bàn về một vấn đề xã hội đặt ra trong một tác phẩm văn học.Với mỗi dạng bài sẽ có những đòi hòi và cách thức triển khai riêng.

Nghị luận về một tư tưởng đạo lí

Đối với học sinh phổ thông, do tâm lý lứa tuổi, khả năng nhận thức nên những vấn đề đặt ra để bàn luận sẽ không quá phức tạp, lớn lao mà chỉ là những khía cạnh đạo đức, tư tưởng, tình cảm gắn với cuộc sống hàng ngày như tình yêu quê hương, gia đình, bạn bè, ý thức trách nhiệm, tinh thần học tập, phương pháp nhận thức… Những vấn đề này có thể đặt ra một cách trực tiếp, nhưng thường là được gợi mở qua một câu danh ngôn.

- Dàn bài chung của bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí:1. Giới thiệu tư tưởng, đạo lí cần nghị luận.2. Giải thích rõ nội dung tư tưởng, đạo lí.3. Bày tỏ ý kiến của bản thân về tư tưởng đạo lí: cần thể hiện sự đồng tình hay không đồng tình; đưa ra lí lẽ và

dẫn chứng để thuyết phục người đọc (trọng tâm của bài viết).4. Mở rộng, đề ra phương hướng hành động.5. Trải nghiệm bản thân của người viết, rút ra bài học.

- Dưới đây là một vài ví dụ:� Đề 1:Nhà văn Nga - Lép Tôn-xtôi từng nói: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng

thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”. Anh (chị) hãy nêu suy nghĩ về vai trò của lí tưởng trong cuộc sống con người?

� Đề 2:Trong bài hát "Tâm hồn của đá", cố nhạc sỹ Trần Lập đã viết: Đừng sống như hòn đá,

sống không một tình yêu, sống chỉ biết thân mình, tâm hồn luôn luôn băng giá, đừng hóa thân thành đá...

Anh/chị hãy viết một bài văn (khoảng 600 từ), trình bày suy nghĩ của mình về lời khuyên đó?� Đề 3:“Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”. Nhận định này của nhà văn Pháp

M. Xi-xê-rông gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì về việc tu dưỡng và học tập của bản thân?� Đề 4:“Giá trị của con người không ở chân lí người đó sở hữu hoặc cho rằng mình sở hữu, mà ở

chỗ gian khó chân thành người đó nhận lãnh trong khi đi tìm chân lí” (Let-xinh). Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào?� Đề 5:Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến của Gi. Nê-ru, lãnh tụ cách mạng Ấn Độ:“Một trí tuệ có văn hóa, có cội nguồn từ chính nó, cần phải có những cánh cửa mở rộng”.� Đề 6:Anh (chị) có suy nghĩ gì khi đọc câu nói của F.A.Clark:“Ai cũng muốn làm điều gì đó lớn lao, nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo

thành từ những điều rất nhỏ”. (Dẫn theo Hành trang vào đời, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2008)

Page 15: Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 2

CHUYÊN ĐỀ ĐỌC HIỂU-NGHỊ LUẬN XÃ HỘI TẬP 2

15

PHẦN I: CHIẾN THUẬT NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

- Bài làm minh họa:Đề bài: Nhà văn Nga-Lép Tôn-Xtôi từng nói: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có

lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”.

Anh (chị) hãy nêu suy nghĩ về vai trò của lí tưởng trong cuộc sống con người.

Bài làm

“Tôi chưa bao giờ đánh mất mình hay tuyệt vọng, dù trong hoàn cảnh nào tôi vẫn luôn là chính mình”. Vận động viên khuyết tật nổi tiếng Louise Sauvage đã từng nói như vậy. Chiếc xe lăn và căn bệnh bẩm sinh quái ác (tổn thương cột sống dẫn đến liệt nửa người) vẫn không ngăn cản được niềm tin và mơ ước của cô. Với rất nhiều huy chương Vàng, huy chương Bạc trong các kì Paralympic liên tiếp, Louise Sauvage đã vượt qua tất cả để khẳng định mình. Nhưng nhờ đâu, cô lại có được sức mạnh phi thường ấy? Rất nhiều yếu tố có thể kể ra, song, có lẽ một lí tưởng sống vững vàng đã giúp cô chiến thắng được chính mình! “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”. Nhà văn Nga nổi tiếng Lép Tôn-Xtôi đã rất sâu sắc khi đúc kết nên điều đó!

Lí tưởng, hiểu một cách đơn giản, là những mục tiêu, những cái đích cao nhất mà con người đặt ra và khao khát hướng tới trong cuộc sống. Vai trò của lí tưởng, đã nhiều người khẳng định. Riêng với Lép Tôn-Xtôi, ông đã dùng hình ảnh so sánh “ngọn đèn” và một loạt mệnh đề phủ định, lặp cấu trúc “không...thì không” để nhấn mạnh vai trò “chỉ đường”, định hướng và sức mạnh của lí tưởng trong cuộc sống mỗi con người. Giống như một con thuyền đi lạc giữa biển khơi không thể tìm được bến đậu, ánh sáng ngọn hải đăng sẽ là đích đến. Lí tưởng có sức toả sáng và chiếu rọi, có khả năng dẫn dắt và soi đường, chỉ lối. Không có lí tưởng là không có phương hướng, không có cuộc sống. Lí tưởng là bệ nâng đỡ và cũng trực tiếp quyết định cuộc đời mỗi con người. Điều đó hết sức thấm thía và sâu sắc. Đặc biệt trong cuộc sống ngày nay, vấn đề ấy lại càng có ý nghĩa và giá trị.

“Bạn sẽ không thể làm gì nếu không có mục đích. Bạn cũng sẽ không thể làm gì lớn lao nếu mục đích tầm thường”- Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty kiểm toán nổi tiếng quốc tế KPMG, Hoa Kì đã từng nói như vậy. Lí tưởng - mục đích sống sẽ quyết định tất cả, sẽ làm nên tất cả. Vai trò của lí tưởng là không thể bàn cãi! Trước tiên, nó có giá trị định hướng, soi đường, nó xác lập cho con người một lối đi cụ thể, một cái đích để vươn tới, hoặc có khi nó giúp những kẻ lạc đường tìm và trở về hướng đi đúng đắn của mình. Mọi ngóc ngách của cuộc sống đều được nó soi tỏ, ánh sáng của nó có sức hút kì lạ, và nó luôn chói loà trong nhận thức giữa trăm ngàn lối đi, ngã rẽ ấy. Với Chế Lan Viên, chính lí tưởng cách mạng đã đưa ông đi từ “thung lũng đau thương” ra “cánh đồng vui”, đi từ “chân trời của một người đến chân trời của tất cả”, thoát ra hẳn thế giới “Điêu tàn” đổ nát; mộng mị giữa "bóng tháp" với "ma Hời", trầm uất trong oán ai để đến với “Ánh sáng và phù sa”, về với nhân dân, với ngọn nguồn của nghệ thuật đích thực. Lí tưởng cách mạng sáng lòa như mặt trời chân lí cũng tạo nên cuộc chuyển mình vĩ đại của hồn thơ Tố Hữu. Từ chỗ người thanh niên ấy “băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời” đến con đường hoà mình vào cuộc sống, cuộc chiến đấu của những con người cần lao (Từ ấy).

Lí tưởng còn là nguồn sức mạnh vô biên giúp con người vượt qua gian nan thử thách, là chỗ dựa cho niềm tin và hi vọng, động viên, thúc giục con người nỗ lực đi đến đích. Có lí tưởng, thất bại không làm ta nản chí. Với lí tưởng cao đẹp đem đến ánh sáng cho nhân loại, nhà bác học Ê-đi-xơn trải qua 999 lần thất bại cuối cùng đã chế tạo thành công bóng đèn điện. Với lí tưởng học hành đỗ đạt để làm quan phò vua giúp nước, cụ Nguyễn Khuyến thi rồi trượt nhưng không một chút nản lòng để đỗ đến Tam Nguyên. Như Phan Đình Giót, Võ Thị Sáu, Nguyễn Văn Thạc, Đặng Thuỳ Trâm,…vì lí tưởng của thời đại đã “chẳng tiếc đời xanh” mà dâng hiến cho Tổ quốc. Xuất phát từ lí tưởng làm giàu cho bản thân và quê hương, một người nông dân nghèo ít học- anh Nguyễn Văn Bảy - đã táo bạo thành lập một trang trại chăn nuôi, vượt

Page 16: Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 2

CHIẾN THUẬT ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN

16

“Học văn - Văn học"

qua muôn vàn khó khăn về dịch bệnh, thị trường,… để trở thành một triệu phú nông dân ở tuổi ba mươi lăm. Vận động viên khuyết tật Nhữ Thị Khoa bại liệt từ năm ba tuổi, đến với thể thao bằng niềm say mê và lí tưởng cống hiến hết mình chị đã giành năm huy chương vàng trong kì Para games 22. Chị cùng với những đồng đội của mình như Hồ Thị Loan, Lí Xuân Phú, Huỳnh Anh Khoa,… đã biến Para games thành ngày hội của nghị lực vượt lên số phận.

Bên cạnh đó lại có những người sống mà không có lí tưởng, không có định hướng, mục tiêu, sống mờ nhạt, mông lung, không xác định được phương hướng cho cuộc đời. Họ dễ nản lòng, dễ bị lung lạc, tha hóa, buông xuôi, đầu hàng số phận như một bộ phận 8x, 9x từng sa vào nghiện hút, cá cược, thậm chí giết người, cướp của…Những con người ấy hoàn toàn mất phương hướng, bước đi những bước vô định giữa cuộc đời, sống mà như không sống.

Tất nhiên, không phải lí tưởng nào cũng có vai trò to lớn như Lép Tôn-Xtôi đã khẳng định. Lí tưởng đúng đắn phải hợp với đạo đức, hướng con người tới chân-thiện-mĩ, không đi ngược lại với lợi ích dân tộc và nhân loại, đừng bao giờ nhầm lẫn lí tưởng với tham vọng và dục vọng.

Phương châm sống của nhân vật Pavel trong cuốn tiểu thuyết "Thép đã tôi thế đấy" đã trở thành phương châm sống của biết bao thế hệ thanh niên: Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình, để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người... Mỗi người có thể tự đặt ra cho mình một lí tưởng sống nhưng điều quan trọng là luôn luôn kiên định với nó và nỗ lực hành động để hiện thực hóa lí tưởng đó để tôi và bạn không bao giờ phải xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí.

Nghị luận về hiện tượng đời sống

Dạng đề này thường nêu lên một hiện tượng có thật trong đời sống. Đó có thể là một hiện tượng tích cực, nhưng cũng có thể là một hiện tượng tiêu cực trong xã hội, hoặc một hiện tượng có cả hai mặt tích cực và tiêu cực… Như thế đòi hỏi người viết, bằng nhận thức của bản thân phải thể hiện được chủ kiến của mình, phân tích và lập luận để ca ngợi và biểu dương cái đẹp, cái tốt, cái thiện và lên án, vạch trần cái xấu, cái ác, cái phi nhân tính… Tất nhiên, các vấn đề hiện tượng đời sống nêu trong các đề văn dạng này vừa phải gần gũi với tuổi trẻ học đường, vừa có ý nghĩa lớn lao đối với cả cộng đồng dân tộc và thế giới.

Dàn bài chung của bài nghị luận về một hiện tượng đời sống:1. Giới thiệu hiện tượng đời sống đã cho ở đề bài.2. Tìm hiểu sơ qua về thực trạng của hiện tượng đời sống đã cho; chỉ ra nguyên nhân của hiện tượng đời sống.3. Bày tỏ ý kiến của bản thân về hiện tượng đời sống: người viết đồng tình hay không đồng tình; đưa ra lí lẽ và

dẫn chứng để thuyết phục người đọc (trọng tâm của bài viết).4. Đưa ra những phương hướng duy trì hoặc khắc phục hiện tượng đời sống.5. Liên hệ bản thân và rút ra bài học.- Dưới đây là một vài ví dụ:� Đề 1: Trong chương trình “Tạp chí kinh tế xuân Bính Thân -Phẳng hay không phẳng”, VTV1,

12/2/2016, nhà báo Lê Bình đã nhắc đến vấn nạn thực phẩm bẩn với một nỗi trăn trở: “Nhiều người Việt kiếm tiền bằng mọi giá, đánh đổi cả liêm sỉ, danh dự để có tiền. Sự

kiếm tiền nào độc ác hơn là kiếm tiền trên sức khỏe và mạng sống đồng bào mình? Trung bình hai giờ đồng hồ có ba mươi người chết vì bệnh ung thư - một con số tàn nhẫn đến rợn người. Bao giờ người Việt mới thôi độc ác với nhau? Làm thế nào để con người biết yêu thương

Page 17: Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 2

CHUYÊN ĐỀ ĐỌC HIỂU-NGHỊ LUẬN XÃ HỘI TẬP 2

17

PHẦN I: CHIẾN THUẬT NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

nhau hơn? Đơn giản vậy thôi nhưng nó quyết định vận mệnh của cả dân tộc, cả thế giới này. Người nông dân chỉ cần thương người tiêu dùng một chút đã không nhẫn tâm tưới thuốc độc lên rau,củ, quả để đào huyệt chôn đồng bào mình và chôn sống chính mình.”

Anh (chị) suy nghĩ gì về nhận định của nhà báo Lê Bình? Trình bày quan điểm của mình trước vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay bằng một bài văn không quá 600 từ.

� Đề 2: Tin hạn - mặn mùa này về châu thổĐồng Tháp Mười trong đó có An GiangNơi tập trung vùng đất lúa bạt ngànQuê Út Nhỏ nghe sao mà thương quá.

Nếu lúa thất chắc Út rời thôn dãBỏ xuồng trôi không chở bạn vần côngÚt sẽ phải tìm về nơi phố đôngLàm công nhân tạm thời gian hạn - mặn

Mong ngọt nước phù sa về bồi lắnLúa đồng xa trĩu hạt sắc tươi vàngHết tha hương Út trở lại thôn làng Kẻo mai một hương đồng phai theo gió!

(Tâm sự của độc giả Sông Quê trong bài phản ánh “Miền Tây hạn, mặn nghiêm trọng nhất 100 năm, báo điện tửVnExpress”)

Anh (chị) hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về tình trạng hạn hán kéo dài tại Đồng bằng sông Cửu Long thời gian vừa qua.

� Đề 3:Dưới đây là trích hai mẩu tin:1. Đêm thứ 6 ngày 13/11, vụ tấn công đẫm máu đồng loạt xảy ra tại nhiều điểm của thủ

đô Paris - Pháp đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm người và làm hàng trăm người khác bị thương, đồng thời khiến hàng nghìn du khách và dân thường bị mắc kẹt trong thành phố. … Bất chấp lệnh giới nghiêm, người dân Paris đã sử dụng hashtag-PorteOuverte (cửa mở đấy) để cung cấp nơi trú ẩn cho những du khách đang mắc kẹt trong thành phố. Hành động này của người dân Paris được các du khách trên thế giới gọi là “Tình người trong cơn hoạn nạn”…

(Nguồn: baodatviet.vn)

2. Sau trận động đất xảy ra ở đảo Kyushu, Nhật Bản hôm 16/4 làm hàng chục người chết, 200.000 người mất nhà cửa, một số nhà hàng, công ty Trung Quốc tìm cách kiếm lời dựa trên tâm lý chống Nhật, theo Apple Daily.

Một công ty chuyên cung cấp sản phẩm bảo mật ở miền tây Trung Quốc dùng mạng xã hội Weibo treo quảng cáo giảm giá “ăn mừng động đất ở Nhật Bản”…. Một nhà hàng ở Trung Quốc còn treo biển “Nhiệt liệt chúc mừng động đất ở Nhật Bản. Tối nay ai ghé cửa hàng sẽ được một thùng bia miễn phí…”

(Nguồn: vnexpress.net)

Anh (chị) hãy viết một bài nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về hai sự việc trên, từ đó rút ra bài học về cách hành xử giữa con người với nhau trong hoạn nạn.

- Bài làm minh họa:Đề bài:Suy nghĩ của anh/chị về tình trạng ô nhiễm môi trường biển đang diễn ra hiện nay?

Page 18: Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 2

CHIẾN THUẬT ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN

18

“Học văn - Văn học"

Minh họa bằng sơ đồ tư duy

Page 19: Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 2

CHUYÊN ĐỀ ĐỌC HIỂU-NGHỊ LUẬN XÃ HỘI TẬP 2

19

PHẦN I: CHIẾN THUẬT NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

Bài làm

Yuri Gagarin - người đầu tiên bay vòng quanh Trái Đất đã có lần tâm sự: "Sau khi bay vòng quanh Trái Đất trên tàu vũ trụ, tôi thấy hành tinh của chúng ta đẹp biết bao. Các bạn ơi, hãy cùng bảo vệ và làm cho vẻ đẹp này thêm tươi sắc, chứ đừng hủy hoại nó nhé!" Thế nhưng Trái Đất tươi đẹp với ¾ là biển và đại dương đang bị xâm hại nghiêm trọng. Thay vì cố gắng tìm một hành tinh khác có sự sống trong dải ngân hà, tại sao chúng ta không cứu lấy Trái Đất và việc đầu tiên cần làm là lắng nghe tiếng gọi của biển xanh.

Biển như người mẹ cung cấp cho con người rất nhiều thứ từ nguồn lợi du lịch, khoáng sản, hải sản, giao thông… nhưng biển chưa bao giờ đòi hỏi loài người phải trả lại cho biển điều gì cả. Ngược lại, con người đối xử bất công và thực sự vô ơn. Phải mất hàng trăm năm con người mới nhận ra trái đất nóng lên, băng từ hai cực tan ra, mực nước biển ngày càng dâng cao. Phải mất hàng trăm năm con người mới nhận ra nguồn hải sản đang cạn kiệt, nhiều loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng. Và khi cá chết ở nhiều nơi thì người ta mới giật mình tự hỏi, hình như nước biển đang ô nhiễm.

Đại dương mênh mông cũng đáp trả lại con người bằng những hành động giận dữ. Không gì khác đó chính là sự biến đổi khí hậu. Khi chiến thắng trong một hạng mục của giải thưởng Oscar, diễn viên Leonardo vẫn không quên truyền đi một thông điệp tới cả thế giới: “Chiến thắng này cũng là một cơ hội quan trọng để mọi người chú ý nhiều hơn đến tình trạng biến đổi khí hậu và thúc đẩy hành động của chính chúng ta”. Những mùa đông băng giá hơn, mùa hè nắng nóng hơn, khắc nghiệt hơn. Mực nước biển dâng lên làm xâm nhập mặn, đất nhiễm phèn ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền nông nghiệp. Những cơn bão hay sóng thần thường xuyên hơn, dữ dội hơn bao giờ hết, nó cuốn trôi cả con người và mọi thứ trên đường đi của mình. Nhiều người vẫn không thể quên được lời nói xúc động của cô bé sáu tuổi trước khi buông tay mẹ và bị cơn bão Haiyan cuốn đi: "Mẹ, mẹ hãy buông con ra. Mẹ hãy tự cứu lấy mình." Phải chăng đã đến lúc con người phải tự cứu lấy chính mình trước khi quá muộn.

Vì lợi nhuận kinh tế, con người sẵn sàng hủy hoại môi trường biển. Có người vì lợi nhuận nhỏ bán hàng ngay tại bãi biển các khu du lịch, tiếp tay cho du khách xả rác vô điều kiện. Có người vì lợi nhuận lớn hơn đã thảm sát cá bằng các phương tiện hủy diệt. Có người vì lợi nhuận lớn hơn nữa, sẵn sàng xả thải trực tiếp các hóa chất độc hại xuống biển. Thực chất, chúng ta đang vay nặng lãi để thế hệ con cháu phải gánh chịu món nợ của cha ông. Bạn thu được một đồng từ việc xâm hại biển, bạn phải mất hàng ngàn lần như thế để cải thiện lại môi trường. Bộ phim "Mỹ nhân ngư" lấy cảm hứng từ câu chuyện cổ tích nhưng lại đem đến một thông điệp rất đời: "Khi thế giới này chẳng còn đến một giọt nước sạch, một luồng không khí trong lành thì tiền còn nghĩa lý gì?"

Tôi có một niềm tin sâu sắc về hiệu ứng cánh bướm, rằng “Một con bướm có thể vỗ cánh trên một bông hoa Trung Quốc và gây ra một cơn bão ở biển Caribbean.” Một hành động dù nhỏ cũng có thể tạo nên sức lan tỏa rộng lớn như những cơn bão. Thay vì kêu cứu, bức xúc hộ biển xanh, biển tự biết cách bức xúc theo cách của mình. Hãy bắt tay ngay vào hành động. Một cây xanh bạn trồng ở đất liền cũng có thể khiến đại dương xa xôi bình yên hơn. Từ chối sử dụng túi nilon khi mua hàng cũng có thể khiến thế giới thoát khỏi thảm cảnh là một biển rác. Hay tiết kiệm một giọt nước ngọt cũng là cách để biển không phải rơi nước mắt, biển quá mặn rồi. Bạn đừng xả rác, lãng phí năng lượng, chặt phá cây xanh rồi sau đó tự hào vì đã gửi vài trăm ngàn đồng hỗ trợ nạn nhân bão lụt. Các công ty đừng xả thải trực tiếp ra môi trường rồi sau đó dành tiền hỗ trợ những nông dân là nạn nhân do hành động của chính họ gây ra.

Biển sẽ mãi bao bọc chở che con người khi con người biết lỗi và sẵn sàng sửa lỗi. Sau ồn ào biển nhất định sẽ dịu êm. Vang vọng đâu đây một viễn cảnh tươi sáng hơn trong giai điệu bài hát "Biển hát chiều nay":

Qua bao nhiêu thăng trầm mà chiều nay vẫn dịu dàng Vùi sâu dưới đáy những gì đau thương. Biển lại hát tình ca biển kể chuyện quê hương.

Page 20: Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 2

CHIẾN THUẬT ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN

20

“Học văn - Văn học"

Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học

Dạng đề mang tính tổng hợp, đòi hỏi học sinh kết hợp kiến thức hai mảng văn học và đời sống, cũng đòi hỏi kĩ năng phân tích văn học và kĩ năng phân tích đánh giá các vấn đề xã hội. Đề bài thường xuất phát từ vấn đề xã hội giàu ý nghĩa có trong một tác phẩm văn học nào đó, yêu cầu học sinh bàn bạc mở rộng ra về vấn đề xã hội đó. Vấn đề xã hội được bàn bạc có thể rút ra từ một tác phẩm văn học đã học trong chương trình, nhưng cũng có thể người viết phải rút ra từ một câu chuyện chưa được học (thường là câu chuyện ngắn gọn, giàu ý nghĩa).

- Dàn bài chung của bài nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học:1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề xã hội mà tác phẩm nêu ở đề bài.2. Giải thích và rút ra vấn đề xã hội đã được đặt ra từ tác phẩm. Phần này chỉ giải thích, phân tích một cách khái

quát và cuối cùng phải chốt lại thành một luận đề ngắn gọn. 3. Thực hiện trình tự các thao tác nghị luận tương tự như ở bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lí hoặc nghị luận

về hiện tượng đời sống như đã nêu ở trên. 4. Khẳng định chung về ý nghĩa xã hội mà tác phẩm văn học đã phản ánh.5. Trải nghiệm bản thân của người viết, rút ra bài học.

- Dưới đây là một vài ví dụ:Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học:Có thể phân loại các kiểu đề thành các định dạng sau:a. Loại nghị luận về một vấn đề văn học trong tác phẩm văn học, từ đó yêu cầu học sinh bàn luận về

một quan điểm, một lý tưởng, một lối sống xuất phát từ tác phẩm (đời sống nhân vật, nội dung tư tưởng của tác phẩm)

Ví dụ:� Đề 1: Từ truyện cười "Tam đại con gà", anh/chị hãy bàn luận về cách ứng xử đối với tri thức.� Đề 2:Nhân vật Hộ trong tác phẩm "Đời thừa" của Nam Cao đã ý thức rằng: “Kẻ mạnh không

phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỷ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình.”

Anh (chị) hãy bàn luận về quan điểm trên.b. Loại nêu một nhận định của tác giả về một tư tưởng đạo lí hay một vấn đề xã hội Ví dụ:� Đề 3: Trong truyện ngắn "Mùa lạc", nhà văn Nguyễn Khải đã tự sự: “Ở đời này không có con

đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy”.

Anh (chị) hãy bàn luận về quan điểm trên.� Đề 4: Trong trường ca "Mặt đường khát vọng", nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm tâm sự: Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình Phải biết gắn bó và san sẻ Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở Làm nên Đất Nước muôn đời. ( Trích Trường ca "Mặt đường khát vọng" của Nguyễn Khoa Điềm)

Từ gợi ý trên, anh (chị) hãy trình bày về vai trò và trách nhiệm của thanh niên đối với đất nước.

Page 21: Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 2

CHUYÊN ĐỀ ĐỌC HIỂU-NGHỊ LUẬN XÃ HỘI TẬP 2

21

PHẦN I: CHIẾN THUẬT NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

c. Loại bài kết hợp vừa bàn luận về một vấn đề văn học, lại vừa bàn luận về các vấn đề xã hội nảy sinh trong tác phẩm

Ví dụ:� Đề 5:Phân tích nguyên nhân bi kịch mất nước của An Dương Vương trong "truyền thuyết An

Dương Vương và Mỵ Châu - Trọng Thủy". Từ đó, hãy bình luận về những nguyên nhân làm nên một đất nước hùng cường, thịnh vượng.

� Đề 6:Cảm nhận vẻ đẹp người mẹ trong tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh

Châu. Từ đó, hãy suy nghĩ về thiên chức người mẹ.d. Loại đề nghị luận về một vấn đề xã hội trong một tác phẩm có thể học sinh chưa được tiếp cận� Đề 7: Trong "Những người khốn khổ" của Vích-to Huy-gô, sau khi gặp lại đôi bạn trẻ Ma-ry-uýt và

Cô-dét, nhân vật Giăng-van-giăng đã ân cần trao gửi: Trên đời chỉ có một điều ấy thôi, là thương yêu nhau.

Câu chuyện trên gợi cho anh (chị ) suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa yêu thương và tha thứ?� Đề 8:Nhà thơ Trang Thế Hy có bài thơ "Lời nói dối nhân ái" như sau:Gió nói với chiếc lá úa:“Trong vòng tuần hoàn bất tận của chiếc láMàu vàng của mi trong khoảnh khắc nàyLà sắc đẹp vĩnh hằng của nhan sắc mùa thu tàn phai nhanh;Đừng buồn, cái đẹp nào cũng phù du vì chỉ có cái phù du mới đẹp”.Lá biết gió nói dối nhưng vẫn vui vẻ bay vèo theo gió.“Chàng thấy nàng đẹp rồi chàng mới yêuAnh thì ngược lại yêu em trước rồi sau mới biết rằng em đẹp”.Lời nói dối ngược ngạo luật phản xạ của anh chồng làm ửng hồng đôi má cô vợ trẻ.Cô gái nói với ông già:“Bố đẹp lão quá, hồi còn trai chắc bố có số đào hoa”.Ông già - héo queo như cây kiểng còi - uống lời nói dối cực kỳ khó tin của cô gái như uống.

giọt nước thần có dược chất hồi xuân.Tiếc thay! Những lời nói dối ta phải nghe hằng ngày lại là những lời nói dối không nhân ái.Bài thơ gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về sự ân hận trong lời nói?� Đề 9:Suy nghĩ của anh/chị về bài học được rút ra từ câu chuyện sau:Trước kia và bây giờMột lần đi thăm thầy giáo lớn tuổi, trong lúc tranh luận về quan điểm sống, một sinh viên

đã nói:- Sở dĩ có sự khác biệt là vì thế hệ các thầy sống trong những điều cũ kĩ của một thế giới lạc

hậu, ngày nay chúng em được tiếp xúc với những thành tựu khoa học tiên tiến, thế hệ các thầy đâu có máy tính, không có internet, vệ tinh viễn thông và các thiết bị hiện đại như bây giờ…

Người thầy bèn trả lời:- Những phương tiện hiện đại giúp chúng ta nhưng không làm thay đổi chúng ta. Còn điều

em nói là đúng. Thời trẻ những người như chúng tôi không có những thứ em vừa kể nhưng chúng tôi đã phát minh ra chúng và đào tạo những con người thừa kế và áp dụng chúng.

Cậu sinh viên chợt cúi đầu, im lặng.(Theo "Hạt giống tâm hồn", Tập 5, NXB Tổng hợp TP.HCM)

Page 22: Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 2

CHIẾN THUẬT ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN

22

“Học văn - Văn học"

- Bài làm minh họa:

Từ bài thơ "Vội vàng" (Xuân Diệu), hãy viết bài văn nêu quan niệm thế nào là sống đẹp.

Bài làm

"Văn chương hút nhựa, bén rễ từ đời sống và thơ chỉ tràn ra khi trong tim ta cuộc sống đã thật đầy" (Tố Hữu). Thơ ca hướng con người ta đến cái Chân, Thiện, Mĩ. Đến với thơ của một thi sĩ đầy khát khao giao cảm với đời như Xuân Diệu, ta bắt gặp biết bao những quan niệm sống quý báu. "Vội vàng" là thi phẩm thể hiện rõ một quan niệm thẩm mĩ mới mẻ và một nhân sinh quan lành mạnh, rất đáng để cho thế hệ trẻ hôm qua, hôm nay và mai sau trăn trở: thế nào là sống đẹp?

Không thoát lên tiên như Thế Lữ, không phiêu lưu trong trường tình như Lưu Trọng Lư, không say trong rượu và thuốc phiện như Vũ Hoàng Chương, Xuân Diệu đốt cảnh bồng lai để xua ai nấy về hạ giới, trân trọng, nâng niu và ghì chặt lấy một thiên đường nơi mặt đất với bao ngây ngất. Cuộc sống qua đôi mắt xanh non, biếc rờn của thi sĩ hiện lên đầy xuân tình, xuân sắc, căng tràn nhựa sống, đầy sức quyến rũ, gọi mời với hoa của đồng nội xanh rì, lá cành tơ phơ phất, yến anh say trong khúc tình si... Đắm say với một vườn địa đàng ngay trên mặt đất trong khi biết bao thi sĩ của thơ Mới trốn tránh thực tại, thi sĩ mới nhất trong các nhà thơ Mới dường như muốn khẳng định quan niệm sống lành mạnh và tích cực của mình: sống đẹp, trước hết phải biết gắn bó với vườn trần, chỉ khi sống hết mình ta mới phát hiện ra biết bao điều thú vị trong cuộc sống này. Tình yêu cuộc sống là cơ sở chắp cánh cho một lối sống đẹp. Cuộc sống ngày hôm nay còn nhiều xô bồ, rối ren nhưng cần phải biết lắng nghe và phát hiện những âm thanh trong trẻo giữa thế giới đang của những guồng quay kia, ta sẽ thấy có thêm niềm tin để sống. Khi gắn bó với đời, bám rễ vào đời lại chợt thấy cuộc sống có nhiều điều bình dị mà thú vị, đáng yêu. Có những điều sẽ khiến người ta có khi bực dọc, buồn phiền nhưng lại mang đến cho con người khao khát được khám phá. Chỉ có điều, bạn đừng để tâm hồn nghèo nàn, đơn điệu khi đứng trước cuộc đời này. Đã qua rồi một thời lửa đạn, sống đẹp là cầm súng, hi sinh tuổi xanh cho đất nước. Ngày hôm nay, bên cạnh quan niệm sống đẹp là sống có ích cho đời thì không ít người còn quan niệm: sống đẹp là phải biết tận hưởng, biết lãng mạn và đắm say trước cuộc sống. Có phút giây nào đó bạn thoát ra khỏi guồng quay bận bịu của công việc để ngắm một cánh đồng, một dòng sông, thưởng thức một bộ phim hay, sống cho riêng mình, bạn cũng sẽ thấy yêu cuộc sống này hơn.

Đã thành quy luật, cuộc sống không ngừng chảy trôi, không đợi chờ. Bởi vậy, để sống theo đúng nghĩa của hai chữ sống đẹp hãy xác định cho mình một lí tưởng sống, sống và cống hiến tận độ đừng để những giờ khắc của tuổi trẻ phải sống hoài, sống phí. Kẻ "đựng trái tim trìu máu đất" - Xuân Diệu - đã khát khao giao cảm tột độ với cuộc đời, muốn ôm, muốn riết, muốn say, muốn thâu, muốn thu nhận cuống quýt, vội vàng hương sắc của cuộc đời nhưng không phải để giữ riêng mà để hoà vào cuộc đời chung. Ông đã từng ví mình như một cây kim nhỏ bị thanh nam châm khổng lồ của cuộc sống hút vào. Ta lại chợt nhớ đến hai câu thơ mà nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã dịch của thi sĩ người Liban-Kahlil Gibran: “Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy/ Ta có thêm ngày nữa để yêu thương!”. Và để nhận được nhiều hơn tình yêu của cuộc đời lẽ dĩ nhiên phải sẵn sàng trao đi nhiều hơn thế. Tuổi trẻ ngày hôm nay và ngày hôm qua, lí tưởng sống có khác nhau nhưng có lẽ đều chung nhau ở cái nhiệt huyết được tận độ hiến dâng. Con người là một phần của cuộc sống, chúng ta được hãnh diện với hai tiếng làm người nhưng cũng đừng quên trở trăn: phải sống có trách nhiệm với đấng sinh thành.

Cuộc sống đẹp đẽ kia đâu phải chỉ để ta ngắm nhìn, hưởng thụ mà còn nhắc ta phải biết cống hiến. Sống là cống hiến! Xưa kia, sống đẹp có chuẩn mực là: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín; với công, dung, ngôn, hạnh...- gắn chặt con người vào những bổn phận, nghĩa vụ. "Vội vàng" của Xuân Diệu lại đưa đến cho ta một thái độ sống chủ động, tích cực. Chủ động tận hưởng và chủ động hiến dâng!

Trong xã hội ngày nay, phần đông thế hệ trẻ có thái độ sống “vội vàng” một cách tích cực: biết tận dụng thời gian, sống tích cực, chủ động và đạt nhiều thành công trong học tập, trong cuộc sống. Nhưng bên cạnh đó, một bộ phận giới

Page 23: Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 2

CHUYÊN ĐỀ ĐỌC HIỂU-NGHỊ LUẬN XÃ HỘI TẬP 2

23

PHẦN I: CHIẾN THUẬT NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

trẻ có thái độ sống “vội vàng” một cách tiêu cực: sống gấp, sống hưởng thụ, không lí tưởng, hoài bão. Nhiều bạn trẻ sống theo trào lưu không có cá tính mà chạy theo số đông. Điều này gây hậu quả xấu không những đến bản thân mà còn đến cả gia đình và xã hội, cần phê phán, bác bỏ. Trong cuộc sống nếu luôn sống vội, sống gấp dễ dẫn đến lối sống hời hợt, không sâu sắc. Vì thế đôi khi cũng cần những khoảng lặng của tâm hồn, biết sống chậm hơn để thấu hiểu và cảm nhận cuộc sống đầy đủ, trọn vẹn hơn. Hãy biến những lí tưởng sống đẹp của mình thành hành động có ích. Bởi sống đẹp là thước đo nhân cách của một con người!

2. Chiến thuật sử dụng kỹ năng viết đoạn văn

Đoạn văn là một đơn vị của một bài viết hoặc một bản tường thuật bàn về một chủ đề (ý chính) tại một thời điểm nào đó, theo một phương thức thống nhất, liên kết và có một trật tự nhất định. Điều quan trọng của một đoạn văn là phải đảm bảo một cấu trúc logic, sự phát triển ý tưởng một cách logic, tạo điều kiện cho người đọc hiểu được một cách rõ ràng và chính xác ý tưởng của người viết.

Khi viết một đoạn văn, người viết phải đảm bảo ba yếu tố:

- Câu chủ đề: Câu nêu lên được ý tưởng trung tâm của đoạn. Ý tưởng trung tâm này không phải lúc nào cũng là câu đầu tiên của đoạn. Nó có thể nằm ở bất cứ vị trí nào trong đoạn, tùy theo cách sắp xếp của người viết. Đôi khi chủ đề không được nói cụ thể bằng một câu trong đoạn, mà nó được thể hiện bằng nội dung toát lên từ đoạn đó.

- Tính thống nhất: cả về hình thức lẫn nội dung. Đây là yêu cầu quan trọng nhất để đảm bảo chất lượng của một đoạn viết. Cứ cho rằng mỗi đoạn có một câu chủ đề thì câu này phải trở thành câu trung tâm, những câu còn lại phải là những ý tưởng phục vụ, xoay quanh, mở rộng ý tưởng chủ điểm. Điều quan trọng là không nên có hai ý tưởng chủ điểm trong một đoạn. Ví dụ trong một đoạn viết có sáu câu, người viết đưa ra ý tưởng chủ điểm là: Đọc sách là phương tiện tốt nhất cho việc tự học, tự khám phá. Còn lại năm câu kia được phân bố như sau:

(1) Sách giống như một người thầy gián tiếp truyền đạt kiến thức cho người học ở mọi lĩnh vực.

(2) Có nhiều loại sách từ khoa học, văn học, kỹ năng sống...

(3) Bạn phải biết lựa chọn loại sách phù hợp và hữu ích.

(4) Sách là thứ không thể thiếu trong đời sống tinh thần của mỗi chúng ta.

(5) Đọc sách đòi hỏi phải đọc thường xuyên và đọc với niềm hứng thú thực sự.

Phân tích đoạn viết chúng ta sẽ thấy người viết đã vi phạm quy tắc “tính thống nhất” vì chỉ có câu (1) là phục vụ cho chủ đề, còn lại bốn câu kia không liên quan gì đến “phương tiện để tự học, tự khám phá”.

- Sự liên kết ý tưởng là cách sắp xếp các ý tưởng thành một dòng chảy từ câu này sang câu kia, nối chúng lại với nhau để dẫn đến câu chủ điểm. Như vậy, một đoạn văn mới trở thành một dòng chảy liên tục của tư duy. Ví dụ, có một đoạn viết bốn câu bàn về vai trò của sách. Đoạn văn có thể phát triển một cách logic, tập trung vào chủ điểm này:

(1) Sách là thứ không thể thiếu trong đời sống tinh thần của mỗi chúng ta.

(2) Sách còn là phương tiện tốt nhất để tự học, tự khám phá.

(3) Vì vậy phải trân trọng giữ gìn sách cũng như lựa chọn sách sao cho phù hợp, hữu ích.

(4) Đồng thời hãy coi đọc sách như một niềm hứng thú thực sự.

Page 24: Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 2

CHIẾN THUẬT ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN

24

“Học văn - Văn học"

Tính liên kết (tức là tạo ra một dòng chảy) có thể theo những xu hướng khác nhau: theo logic vấn đề, theo thời gian, theo phép suy đoán. Trong việc tạo ra một chuỗi ý tưởng có sự liên kết chặt chẽ, người viết cần quan tâm sử dụng khéo léo các phép liên kết về hình thức (sử dụng liên kết từ: không những… mà còn; vì vậy; cho nên; đồng thời) liên kết về nội dung (phép lặp, phép thế…).

Kỹ thuật dựng đoạn có thể tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Suy nghĩ một chủ đề và nội dung định nói về chủ đề đó:

Ví dụ: Chủ đề về tình yêu thương giữa con người với nhau trong cuộc sống.

Nội dung: Ý nghĩa của tình yêu thương, nếu thiếu vắng tình yêu thương; thói vô cảm.

Bước 2: Dựng các câu phục vụ cho việc phân tích, chi tiết hóa, mở rộng thêm chủ đề:- Tình yêu thương là mọi thứ tình cảm tốt đẹp mà con người ta dành cho nhau, có tình cảm gia đình, tình bè bạn,...

thậm chí là đối với những người ta không hề quen biết. Nó có thể là thứ tình cảm được vun đắp, xây dựng trong một thời gian dài, nhưng cũng có thể chỉ là một niềm thương cảm chợt trào dâng khi ta gặp một hoàn cảnh nào đó.

- Người cho đi yêu thương được nhận cảm giác ngọt ngào, êm dịu và bình yên. Và hầu như là họ cũng sẽ nhận lại được tình thương từ người mình vừa trao tặng.

- Nếu cuộc sống không có yêu thương thì mối liên kết giữa người với người sẽ vô cùng lỏng lẻo, có thể đứt gãy bất kì lúc nào. - Thậm chí có người chỉ biết yêu chính bản thân mình mà không hề biết san sẻ tình yêu thương cho bất kì ai khác.

Những người như thế không nhiều nhưng là một hiện tượng đáng phê phán trong xã hội bởi: Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình.

Bước 3: Sắp xếp trật tự các câu. Bạn nên bắt đầu đoạn văn bằng câu chủ điểm, sau đó sắp xếp các câu khác theo lôgic của nó.

Chúng ta nên hiểu rằng trong cuộc sống còn có nhiều thứ quý giá hơn tiền bạc: đó là tình yêu thương. Tình yêu thương là mọi thứ tình cảm tốt đẹp mà con người dành cho nhau, có tình cảm gia đình, tình bè bạn... thậm chí là đối với những người ta không hề quen biết. Nó có thể là thứ tình cảm được vun đắp, xây dựng trong một thời gian dài, nhưng cũng có thể chỉ là một niềm thương cảm chợt trào dâng khi ta gặp một hoàn cảnh nào đó. Người cho đi yêu thương được nhận cảm giác ngọt ngào, êm dịu và bình yên. Và hầu như họ cũng sẽ nhận lại được tình thương từ người mình vừa trao tặng.

Bên cạnh đó, trong guồng quay vội vã của cuộc sống ồn ào, còn có rất nhiều người không có tình yêu thương. Thậm chí có người chỉ biết yêu chính bản thân mình mà không hề biết san sẻ tình yêu thương cho bất kì ai khác. Nếu cuộc sống không có yêu thương thì mối liên kết giữa người với người sẽ vô cùng lỏng lẻo, có thể đứt gãy bất kì lúc nào. Những người như thế không nhiều nhưng là một hiện tượng đáng phê phán trong xã hội bởi: Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình.

Bước 4: Chỉnh lý các câu văn cho mượt mà trau chuốt hơn:Trong tác phẩm kinh điển “Những người khốn khổ”, nhà văn V.Huy-gô đã từng viết: “Trên đời này chỉ có một việc

duy nhất, đó là yêu thương nhau, thế thôi”. Tình yêu thương là một nét đẹp của nhân cách con người, hướng con người tới đỉnh cao của chân - thiện- mĩ. Chúng ta nên hiểu rằng trong cuộc sống còn có nhiều thứ quý giá hơn tiền bạc: đó là tình yêu thương. Tình yêu thương là mọi thứ tình cảm tốt đẹp mà con người dành cho nhau, có tình cảm gia đình, tình bè bạn... thậm chí là đối với những người ta không hề quen biết. Nó có thể là thứ tình cảm được vun đắp, xây dựng trong một thời gian dài, nhưng cũng có thể chỉ là một niềm thương cảm chợt trào dâng khi ta gặp một hoàn cảnh nào đó. Người cho đi yêu thương được nhận cảm giác ngọt ngào, êm dịu và bình yên. Và hầu như họ cũng sẽ nhận lại được tình thương từ người mình vừa trao tặng.

Page 25: Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 2

CHUYÊN ĐỀ ĐỌC HIỂU-NGHỊ LUẬN XÃ HỘI TẬP 2

25

PHẦN I: CHIẾN THUẬT NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

Vận dụng kĩ thuật dựng đoạn để viết mở bài nghị luận- Các cách mở bài

Có hai cách làm mở bài cơ bản:

+ Mở bài trực tiếp: đi thẳng vào vấn đề cần nghị luận, không câu nệ câu chữ, ý tưởng.Ưu điểm: thường nêu ra được vấn đề một cách trực tiếp nhất và rõ ràng nhất.Hạn chế: không có cảm xúc, ít khi có được sự mềm mại, uyển chuyển, linh hoạt, khơi gợi mà một mở bài cần có

và nên có. Mở bài như một lời chào đầu, nếu không hấp dẫn, người đọc sẽ không có hứng khởi để đọc tiếp phần sau.+ Mở bài gián tiếp: bắt đầu từ một khía cạnh liên quan đến vấn đề cần nghị luận. Từ đó người viết dẫn dắt một

cách khéo léo và có liên kết đến vấn đề chính mà đề bài yêu cầu.Có 4 cách mở bài theo lối gián tiếp: diễn dịch, quy nạp, tương liên, đối lập.Diễn dịch: Nêu những ý kiến khái quát hơn vấn đề đặt ra trong đề bài rồi mới bắt đầu vào vấn đề ấy.Quy nạp: Nêu những ý nhỏ hơn vấn đề đặt ra trong đề bài rồi mới tổng hợp lại vấn đề cần nghị luận.Tương liên: Nêu lên một ý giống như ý trong đề rồi bắt sang vấn đề cần nghị luận. Ý được nêu ra có thể là một

câu tục ngữ, ca dao, danh ngôn, một nhận định hoặc chân lí phổ biến...Đối lập: Nêu những ý trái ngược với ý trong đề bài rồi lấy đó làm cớ chuyển sang vấn đề cần nghị luận.

- Nguyên tắc làm mở bài:

+ Cần nêu đúng vấn đề đặt ra trong đề bài: nếu đề bài yêu cầu giải thích, chứng minh, phân tích hay bình luận một ý kiến thì phải dẫn lại nguyên văn ý kiến đó trong phần mở bài.

+ Chỉ được phép nêu những ý khái quát, tuyệt đối không lấn sang phần thân bài, giảng giải minh họa hay nhận xét ý kiến trong phần thân bài.

+ Để không tốn thời gian cho phần mở bài trong các kì thi, cần chuẩn bị sẵn một số hướng mở bài cho từng dạng đề.

Ví dụ: Suy nghĩ của em về câu nói “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng tình thương” (M.Go-rơ-ki).

Mở bài trực tiếp:Thời buổi kinh tế thị trường với những áp lực của chuyện cơm, áo, gạo, tiền đã khiến cho nhiều người trở nên ích

kỷ, thờ ơ, vô cảm, thậm chí đó có thể là những vấn đề chướng tai gai mắt hay có liên quan trực tiếp đến sức khỏe và lợi ích của những người xung quanh. Căn bệnh vô cảm, coi như “không nghe, không thấy, không biết” đã và đang ngấm ngầm làm băng hoại những giá trị đạo đức tốt đẹp trong tâm hồn mỗi con người và cả xã hội. Sự vô cảm làm trái tim con người trở nên lạnh giá, điều bất ngờ hơn như M.Go-rơ-ki đã nói: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng tình thương”.

Mở bài gián tiếp:

Cách 1: Diễn dịch Khái quát cụ thể

Một trong những thử thách khó khăn nhất của loài người kể từ khi xuất hiện chính là thiên nhiên. Và kể từ lúc ấy, con người luôn khao khát làm chủ được vạn vật. Tới ngày nay, từ đỉnh núi Everest cao nhất thế giới đến khe nứt Maria sâu thẳm dưới lòng Thái Bình Dương, từ sa mạc Shahara với biên độ nhiệt lên tới hơn 60oC trong ngày đến Bắc Cực không bao giờ biết tới mùa hè…, tất cả đều đã có dấu chân con người. Làm chủ thiên nhiên thật khó, nhưng không phải là không