Chỉ số HbA1c và 10 điều cần biết

42
Chỉ số HbA1c và 10 điều cần biết 04:44 | Th Ba, 22/09/09 Mục tiêu của điều trị bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là giữ cho bệnh nhân có mức đường huyết ổn định nhằm ngăn ngừa biến chứng. Một trong những chỉ số giúp bác sĩ kiểm tra mức độ ổn định đường huyết là HbA1c, nhưng việc kiểm tra chỉ số này thường bị “rơi rụng” theo quá trình điều trị. Nguyên nhân chính là do bệnh nhân không hiểu đúng tầm quan trọng của chỉ số vàng này. 1. HbA1c được hình thành như thế nào? - Hemoglobin (Hb) là một trong những thành phần cấu tạo nên tế bào hồng cầu của máu, có vai trò vận chuyển oxy trong máu. Bình thường luôn luôn có sự gắn kết của đường trong máu với Hb của hồng cầu. - HbA1c chiếm phần lớn ở người lớn, nó đại diện cho tình trạng gắn kết của đường trên Hb hồng cầu. - Sự hình thành HbA1c xảy ra chậm 0.05% trong ngày, và tồn tại suốt trong đời sống hồng cầu 120 ngày, thay đổi sớm nhất trong vòng 4 tuần lễ. Sự hình thành HbA1c 2. Xét nghiệm HbA1c được thực hiện như thế nào? - Xét nghiệm HbA1c được thực hiện bằng cách lấy một mẫu máu nhỏ của bạn và được đo tại phòng xét nghiệm theo nhiều phương pháp khác nhau, kết quả được tính theo tỉ lệ phần trăm hemoglobin của máu.

Transcript of Chỉ số HbA1c và 10 điều cần biết

Page 1: Chỉ số HbA1c và 10 điều cần biết

Chỉ số HbA1c và 10 điều cần biết04:44 | Thư Ba, 22/09/09

Mục tiêu của điều trị bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là giữ cho bệnh nhân có mức đường huyết ổn định nhằm

ngăn ngừa biến chứng. Một trong những chỉ số giúp bác sĩ kiểm tra mức độ ổn định đường huyết là HbA1c,

nhưng  việc kiểm tra chỉ số này thường bị “rơi rụng” theo quá trình điều trị. Nguyên nhân chính là do bệnh

nhân không hiểu đúng tầm quan trọng của chỉ số vàng này.

1. HbA1c được hình thành như thế nào?

- Hemoglobin (Hb) là một trong những thành phần cấu tạo nên tế bào hồng cầu của máu, có vai trò vận chuyển oxy

trong máu. Bình thường luôn luôn có sự gắn kết của đường trong máu với Hb của hồng cầu.

- HbA1c chiếm phần lớn ở người lớn, nó đại diện cho tình trạng gắn kết của đường trên Hb hồng cầu.

- Sự hình thành HbA1c xảy ra chậm 0.05% trong ngày, và tồn tại suốt trong đời sống hồng cầu 120 ngày, thay đổi

sớm nhất trong vòng 4 tuần lễ.

Sự hình thành HbA1c

 2. Xét nghiệm HbA1c được thực hiện như thế nào?

- Xét nghiệm HbA1c được thực hiện bằng cách lấy một mẫu máu nhỏ của bạn và được đo tại phòng xét nghiệm theo

nhiều phương pháp khác nhau, kết quả được tính theo tỉ lệ phần trăm hemoglobin của máu.

3. Xét nghiệm HbA1c có ý nghĩa như thế nào?

Page 2: Chỉ số HbA1c và 10 điều cần biết

- Xét nghiệm HbA1c cho biết mưc đường huyết trung bình của bạn trong 2-3 tháng vừa qua. Đây là xét nghiệm tốt

nhất để theo dõi sự kiểm soát đường huyết, giúp bạn và bác sĩ điều trị đánh giá được đường huyết có kiểm soát tốt

hay không trong thời gian vừa qua.

4. Giá trị bình thường của HbA1c là bao nhiêu?

- Bình thường HbA1c chiếm 4-6% trong toàn bộ hemoglobin.

- Khi HbA1c tăng trên bình thường 1% tương ưng với giá trị đường huyết của bạn tăng lên 30mg/dl hay 1.7 Mmol/L.

- Khi HbA1c tăng > 10% cho thấy đường huyết của bạn trong thời gian qua kiểm soát kém.

- Khi HbA1c < 6.5% cho thấy đường huyết của bạn kiểm soát tốt.

5. Xét nghiệm HbA1c có giá trị trong chẩn đoán ban đầu phát hiện bệnh ĐTĐ?

- Xét nghiệm HbA1c chỉ có giá trị để theo dõi đường huyết và kết quả điều trị, không có giá trị trong chẩn đoán phát

hiện bệnh ĐTĐ.

6. Tại sao cần kiểm soát chỉ số HbA1c?

- Vì với HbA1c < 6.5%, bạn có thể làm chậm và ngăn ngừa sự phát triển các biến chưng về mắt, thận và thần kinh

do bệnh ĐTĐ. Theo nhiều nghiên cưu lớn trên thế giới thì kiểm soát đường huyết 24h hàng ngày, liên tục qua một

chế độ dinh dưỡng hợp lý, lối sống thích hợp có thể làm thay đổi chỉ số HbA1c.

7. Theo dõi HbA1c như thế nào?

- Tất cả bệnh nhân ĐTĐ type 1 và type 2 nên xét nghiệm HbA1c tối thiểu 2 lần trong 1 năm, Khi đường huyết không

ổn định nên xét nghiệm thường xuyên hơn – 3 tháng/1 lần.

8. Theo dõi đường huyết khi đói và HbA1c khác nhau như thế nào?

- Theo dõi đường huyết khi đói chỉ cho thấy giá trị đường huyết ở thời điểm làm xét nghiệm.

- Xét nghiệm HbA1c cho thấy bưc tranh lớn hơn về tỷ lệ % trung bình đường huyết của bạn trong 2-3 tháng qua, tuy

nhiên cả 2 đều giúp cho bạn và bác sĩ có kế hoạch thay đổi trong điều trị về chế độ ăn, tập luyện thể dục cũng như

chế độ dùng thuốc thích hợp hơn.

9. Kiểm soát HbA1c và đường huyết như thế nào là tốt?

- Đường huyết được kiểm soát tốt nhất khi HbA1c < 6.5% và đường huyết lý tưởng là trở về bình thường. Trong một

số trường hợp có thể chấp nhận mưc đường huyết lúc đói 150mg%, tránh đường huyết thấp < 60mg% hay bị hạ

đường huyết. Tuy nhiên khi cần thiết bạn nên tham vấn bác sĩ.

Page 3: Chỉ số HbA1c và 10 điều cần biết

10. Làm như thế nào để HbA1c dưới 6.5%?

- Giữ đường huyết ổn định trong thời gian lâu dài đòi hỏi bạn phải tuân thủ nghiêm ngặt, chặt chẽ hàng ngày về chế

độ ăn, chế độ tập luyện, và chế độ dùng thuốc và tự theo dõi đường huyết tại nhà. Nên nhớ kiểm soát mưc đường

huyết ổn định liên tục 24 giờ trong ngày là tác động chính để làm giảm HbA1c theo chỉ số mục tiêu.

Bệnh đái tháo đường và các biến chứng tim mạch

05:00 | Thư Hai, 21/09/09

Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh mãn tính, nếu không được kiểm soát tốt sau nhiều năm sẽ dẫn đến

những hậu quả nghiêm trọng là các biến chứng trên các cơ quan khác như: mắt, thận, thần kinh, tim và các

mạch máu... Người bệnh có thể tránh được các biến chứng này nếu có những hiểu biết và biện pháp cần

thiết để phát hiện và điều trị kịp thời.

Khái niệm chung

Các biến chưng tim mạch là các biến chưng xuất hiện trên cơ sở tổn thương xơ vữa động mạch của các mạch máu

lớn và vừa.

Page 4: Chỉ số HbA1c và 10 điều cần biết

Bệnh ĐTĐ làm cho quá trình xơ vữa động mạch của các động mạch lớn và vừa xuất hiện sớm hơn và tiến triển

nhanh hơn ở những người không mắc bệnh này. Mặt khác, bên cạnh bệnh ĐTĐ còn có nhiều trạng thái và bệnh lý

khác cũng có thể góp phần gây các biến cố tim mạch. Đó là những yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch, trong đó phải

kể đến: bệnh tăng huyết áp, các rối loạn mỡ máu, hút thuốc lá, béo phì, lối sống ít vận động.

Bệnh ĐTĐ là một yếu tố nguy cơ làm gia tăng sự xuất hiện và mưc độ trầm trọng của các biến cố tim mạch (ở cả

nam và nữ): tăng nguy cơ bệnh mạch vành lên gấp 1,8 lần, tăng nguy cơ bị tai biến mạch não lên gấp 2,4 lần, tăng

nguy cơ viêm tắc động mạch chi dưới lên gấp 4,5 lần.

Theo thống kê các biến chưng tim mạch này là nguyên nhân tử vong của 3/4 số bệnh nhân ĐTĐ ngoài tuổi bốn

mươi.

Các biểu hiện thường gặp

1.Viêm tắc động mạch chi dưới

Đặc điểm: Hay gặp ở người ĐTĐ hơn ở người bình thường (50% bệnh nhân ĐTĐ sau 20 năm tiến triển bệnh). Nguy

cơ gây hoại tử cao gấp 7 lần ở người không mắc ĐTĐ và là nguyên nhân dẫn đến cắt đoạn chi của 50% số bị cắt

đoạn chi không do chấn thương. Tiên lượng nặng thêm nếu bệnh nhân hút thuốc lá. Thường phối hợp với tổn

thương thần kinh tạo nên nguy cơ của bàn chân người ĐTĐ.

Dấu hiệu gợi ý: chưng đau cách hồi, giảm hoặc mất mạch mu chân, bàn chân lạnh, đau chân ban đêm…

Cần phải: được khám bàn chân, bắt mạch chi. Làm thêm xét nghiệm thăm dò chuyên biệt nếu có dấu hiệu gợi ý và

phải được điều trị.

Hệ thống tĩnh mạch chi dưới

 

Page 5: Chỉ số HbA1c và 10 điều cần biết

2.Bệnh tim ở người đái tháo đường

Bệnh mạch vành: rất hay gặp và tiên lượng nặng. Tiên lượng được cải thiện bằng kiểm soát tốt và sớm đường

huyết.

Biểu hiện: cơn đau thắt ngực không điển hình hoặc không có triệu chưng đau ngực, nhồi máu cơ tim im lặng, bệnh

tim thiếu máu cục bộ, đột tử.

Cần phải: đo điện tim khi mới phát hiện bệnh và làm lại hàng năm, nghiệm pháp gắng sưc nếu nghi ngờ trên lâm

sàng hoặc điện tim.

3.Bệnh tăng huyết áp

Đặc điểm: có ở 50% bệnh nhân ĐTĐ type 2 sau tuổi 45, có thể xuất hiện trước khi mắc ĐTĐ týp 2. Ở ĐTĐ type 1

thường là hậu quả của biến chưng thận. Tăng huyết áp làm nặng thêm các biến chưng vi mạch và là nguy cơ lớn

dẫn đến các biến cố tim mạch.

Cần phải: bệnh tăng huyết áp cần được phát hiện sớm, điều trị thường xuyên và ổn định ở mưc < 140/ 90mmHg và

thấp hơn nữa nếu có thêm yếu tố nguy cơ khác. Huyết áp cần được kiểm tra thường xuyên và mỗi khi đi khám bệnh.

Để điều trị tăng huyết áp có thể phải dùng một hay nhiều loại thuốc khác nhau theo chỉ định của bác sĩ. Cần phối hợp

thực hiện chế độ ăn và tập luyện.

4.Tai biến mạch não

Đặc điểm: hay gặp tai biến do nhồi máu não hơn là do xuất huyết não.

Cần phải: phát hiện các tai biến mạch não thoáng qua. Điều trị tốt ĐTĐ và các yếu tố nguy cơ khác, đặc biệt là tăng

huyết áp và rối loạn mỡ máu.

5.Rối loạn mỡ máu

Đặc điểm: tăng triglyceride máu, giảm HDL - cholesterol, tăng LDL cholesterol

Cần phải: các rối loạn này có thể được cải thiện phần nào nhờ kiểm soát tốt đường máu. Nếu chưa đạt mưc tối ưu

cần được điều trị sớm, bao gồm chế độ ăn và chế độ thuốc. Cần làm xét nghiệm kiểm tra các bất thường về mỡ máu

tối thiểu một lần mỗi năm. Trong trường hợp điều trị cần kiểm tra mỗi 3 tháng.

 

6.Phòng ngừa các biến chứng

Phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ tim mạch (bao gồm ĐTĐ và các yếu tố nguy cơ khác).

Kiểm soát tốt bệnh ĐTĐ.

Page 6: Chỉ số HbA1c và 10 điều cần biết

Kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ khác ngoài ĐTĐ.

Ngoài ra, cần giảm trọng lượng cơ thể thừa, tăng cường vận động thể lực, bỏ thuốc lá, giảm uống rượu… để giảm

thiểu các yếu tố nguy cơ tim mạch và từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh và tử vong do biến chưng tim mạch ở bệnh

nhân ĐTĐ.

Theo Thongtinsuckhoe

Tăng đường huyết sau ăn và nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân đái tháo đường03:52 | Thư Hai, 21/09/09

Chỉ số đường huyết (ĐH) sau ăn tăng vọt là một trong những yếu tố nguy cơ tim mạch hàng đầu. Nhiều

nghiên cứu khoa học khẳng định rằng, kiểm soát chỉ số ĐH sau ăn bình thường và ổn định đã làm giảm một

cách có ý nghĩa tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ). Hiện nay, đây là một trong

những mục tiêu điều trị quan trọng đối với người bệnh ĐTĐ tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Mối liên hệ giữa ĐTĐ và các biến chứng tim mạch

ĐTĐ type 2 được định nghĩa bởi tình trạng tăng ĐH mạn tính đã và đang là một trong những mối đe dọa chủ yếu đến

sưc khỏe con người ở thế kỷ 21. ĐTĐ là một nguy cơ chính của các bệnh tim mạch. Nguy cơ tử vong do nhồi máu

cơ tim ở bệnh nhân ĐTĐ cao gấp 2-10 lần so với người bình thường là một thí dụ minh chưng cho nhận xét nói trên.

 

 

Những yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành có thể điều chỉnh và thay đổi được đó là tăng huyết áp động mạch, rối

loạn lipid máu với LDL-C tăng, HDLC giảm và nồng độ hemoglobine Alc (HbA1c). Với người bệnh ĐTĐ type 2,

Page 7: Chỉ số HbA1c và 10 điều cần biết

những yếu tố nguy cơ này cần phải được kiểm soát hết sưc chặt chẽ, nhất là ĐH và/hoặc nồng độ HbA1c. Cần nhấn

mạnh rằng, tần suất các biến chưng tim mạch do tổn thương vi mạch hay các mạch máu lớn đều liên quan đến sự

cân bằng ĐH và biến chưng tim mạch tăng lên rõ rệt ngay khi tỷ lệ HbA1c vượt quá 6%. Tỷ lệ nhồi máu cơ tim trong

10 năm giảm tới 15% nếu nồng độ HbA1c giảm 0,9%. Điều này chưng tỏ kiểm soát ĐH là một mục tiêu đặc biệt quan

trọng đối với bệnh nhân ĐTĐ. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của Hội ĐTĐ Hoa Kỳ thì không nên sử dụng HbA1c như

một chỉ số duy nhất để chưng tỏ sự ổn định về nồng độ ĐH bệnh nhân, mà cần phải lưu ý đến lượng ĐH sau ăn của

người bệnh.

Tăng ĐH sau ăn đóng vai trò hàng đầu trong biến chứng tim mạch ở bệnh nhân ĐTĐ

Chỉ chú ý điều chỉnh nồng độ ĐH khi đói ở bệnh nhân ĐTĐ là chưa đủ. Người ta nhận thấy tỷ lệ mắc bệnh tim mạch

ở người ĐTĐ type2 tương quan với lượng đường trong máu sau ăn và không liên quan với lượng ĐH khi đói. Điều

chỉnh nồng độ ĐH khi đói hoặc HbA1c hoặc cả 2 mà không điều chỉnh ĐH sau ăn sẽ không làm giảm được tỷ lệ mắc

bệnh tim mạch ở người ĐTĐ. Ngược lại, kiểm soát chặt chẽ ĐH trước và sau ăn cho phép làm giảm có ý nghĩa tỷ lệ

mắc bệnh tim mạch.

 

Người ta nhận thấy rằng, tần suất nhồi máu cơ tim cao hơn 40% ở những bệnh nhân có nồng độ ĐH sau ăn lớn hơn

10 mmol/l so với những bệnh nhân có nồng độ ĐH sau ăn thấp hơn 8 mmol/l. Hàng loạt các nghiên cưu khoa học đã

nhấn mạnh sự tương quan giữa mưc độ tăng ĐH sau ăn và nguy cơ tử vong tim mạch, độc lập với nồng độ ĐH khi

đói của bệnh nhân. Theo những nghiên cưu gần đây thì nguyên nhân của hiện tượng này là do những dao động tưc

thì của nồng độ ĐH sau ăn, đã làm biến đổi sự giải phóng gốc tự do và biến đổi các sản phẩm tạo ra từ gốc tự do.

Thêm vào đó, chưc năng nội mạc của mạch máu cũng thay đổi và nồng độ ôxít nitơ (NO) bị biến loạn. Ngoài ra, tăng

ĐH sau ăn gây rối loạn hoạt động chưc năng của các sợi collagen trong cấu trúc mạch máu và giảm thiểu khả năng

giãn của các mạch máu trong cơ thể người bệnh.

Kiểm soát ĐH sau ăn là điểm quyết định quan trọng trong điều trị

Hiện nay, phần lớn bệnh nhân ĐTĐ tử vong đều do các biến chưng liên quan đến xơ vữa động mạch. Trong số các

yếu tố cơ bản thì tăng ĐH mạn tính, thể hiện bằng nồng độ HbA1c giữ vị trí hàng đầu. Tuy nhiên, nhiều thử nghiệm

điều trị có kiểm soát được tiến hành ngẫu nhiên trên số lượng lớn bệnh nhân ĐTĐ, đã đưa ra những kết luận quan

trọng về hiệu quả điều chỉnh ĐH sau ăn trong phòng ngừa tiên phát và thư phát bệnh lý tim mạch. Vì thế, không nên

quan niệm chỉ cần khống chế lượng ĐH khi đói và/hoặc HbA1c của bệnh nhân ổn định là đạt mục tiêu điều trị. Bình

thường hóa và ổn định ĐH khi đói, nồng độ HbA1c, nồng độ ĐH sau ăn cần phải tiến hành một cách hệ thống và

đồng bộ ngay từ khi chẩn đoán xác định người bệnh bị ĐTĐ, hoặc rối loạn dung nạp glucose là những quan niệm

mới trong kiểm soát và điều trị tích cực (traitement intensifié) bệnh ĐTĐ ngày nay.

Hiện tại, biện pháp hiệu quả phòng ngừa nguy cơ biến chưng tim mạch đối với người bệnh ĐTĐ type 2 là quan niệm

điều trị tích cực: tiếp cận chẩn đoán sớm, điều trị đồng bộ, nhằm bình thường hóa và ổn định ĐH khi đói và đặc biệt

là ĐH sau ăn - một thái độ điều trị mà hiện nay đang rất cần được sự lưu ý đúng mưc ngay cả đối với nhiều thầy

thuốc chuyên khoa. 

F

Page 8: Chỉ số HbA1c và 10 điều cần biết

Đái tháo đường và biến chứng cơ-xương-khớp

11:51 | Thư Sáu, 18/09/09

Đái tháo đường (ĐTĐ) đang gia tăng hằng năm trên thế giới kể cả ở nước phát triển và nước đang phát triển. Kéo theo hậu quả của nó là hàng loạt các biến chứng nguy hiểm, trong đó biến chứng cơ-xương-khớp.

Biểu hiện ở khớp

Còn gọi là bệnh lý khớp do nguyên nhân thần kinh, hay bệnh Charcot, đây là thể nặng của thoái hóa khớp, phá hủy

khớp nhanh và nhiều, hậu quả của giảm và mất cảm giác tại khớp, gây ra các chấn thương liên tiếp, lặp đi lặp lại

nhiều lần. Biểu hiện này hiếm gặp, thường ở bệnh nhân bị bệnh đã lâu. Khám lâm sàng phát hiện các dấu hiệu của

bệnh lý thần kinh ngoại biên, da có thể thay đổi như đỏ tím, phù nề, tăng sắc tố, tổ chưc phần mềm bao phủ khớp có

thể bị viêm, loét, khớp bị lỏng lẻo và biến dạng. Các dấu hiệu Xquang thường nhẹ hơn so với các dấu hiệu lâm sàng.

Tùy vào mưc độ bệnh mà có thể thấy các tổn thương như bán trật khớp, các mảnh xương, tiêu xương, phản ưng

màng xương, biến dạng, dính khớp...

Page 9: Chỉ số HbA1c và 10 điều cần biết

Những điểm khớp ở bàn tay hay gặp "sự cố" biến chứng ĐTĐ

Cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác như nhiễm khuẩn, viêm tắc tĩnh mạch sâu... Điều trị biến chưng này

khá phưc tạp, chủ yếu là đi giày dép chỉnh hình, chăm sóc, vệ sinh thật tốt kết hợp với kiểm soát tốt đường máu.

Thoái hóa khớp: Người ta chưa chưng minh rõ ràng rằng ĐTĐ là yếu tố nguy cơ của thoái hóa khớp. Tuy nhiên,

khoa học đã xác nhận rằng béo phì là yếu tố nguy cơ quan trọng của cả ĐTĐ và thoái hóa khớp. Thoái hóa khớp có

thể gặp ở cả khớp lớn và khớp nhỏ.

Biểu hiện ở cơ

Tổn thương viêm loét hoại tử đầu chi do tổn thương vi mạch gây loét, hoại tử, viêm xương, nhiễm khuẩn huyết là

một biến chưng rất nặng của bệnh ĐTĐ. Cần  phải kiểm soát tốt đường  huyết và chăm sóc vệ sinh bàn chân thật

tốt, theo dõi màu sắc da cẩn thận, đi giày dép chỉnh hình thích hợp. Bệnh nhân phải đi dép, giày mềm thường xuyên,

tránh va đập. Nhồi máu trong cơ là một biến chưng hiếm gặp. Biến chưng này thường tự phát, không có tiền sử

chấn thương, hay gặp ở bệnh nhân không được điều trị tốt với nhiều biến chưng mạch máu, thần kinh. Biểu hiện lâm

sàng là đau đột ngột, dữ dội và sưng nề vùng cơ bị nhồi máu (thường ở đùi hoặc cẳng chân). Men cơ (CPK) có thể

bình thường hoặc tăng nhẹ. Cần chẩn đoán phân biệt với khối u, viêm cơ, áp - xe cơ, cốt tủy viêm, viêm tắc tĩnh

mạch sâu. Chụp cộng hưởng từ thấy tăng tín hiệu trên tần số T2. Sinh thiết cơ thấy cơ bị phù nề và hoại tử. Điều trị

bằng thuốc giảm đau và nghỉ ngơi, các triệu chưng sẽ hết sau vài tuần.

Teo cơ ĐTĐ do thiếu máu nuôi dưỡng cơ gây nên tình trạng mỏi cơ và đau. Thường gặp ở bệnh nhân trên 50 tuổi,

biểu hiện bằng đau, yếu cơ và teo cơ gốc chi như cơ thắt lưng chậu, cơ tư đầu đùi, cơ khép đùi gây khó khăn khi

thực hiện một số động tác như đưng lâu, chuyển từ tư thế ngồi sang đưng hay lên thang gác.

Biểu hiện ở xương

Hội chưng tăng tạo xương lan tỏa nguyên phát (DISH) hay bệnh Forestier, đặc trưng bởi tình trạng loạn sản, canxi

hóa dây chằng cột sống kết hợp với hình thành các gai xương. Tuy nhiên khe đĩa đệm, khớp mỏm sau và khớp

cùng-chậu đều bình thường. Đoạn cột sống ngực là vùng hay bị tổn thương nhất, và ở bệnh nhân týp 2, béo phì,

Page 10: Chỉ số HbA1c và 10 điều cần biết

ngoài ra có thể gặp vôi hóa ở các vị trí khác. Triệu chưng thường gặp là đau, hạn chế vận động, cưng vùng gáy và

lưng. Điều trị bằng các thuốc NSAID, giãn cơ, giảm đau và vật lý trị liệu.

Tình trạng loãng xương: thường gặp ở bệnh nhân type 1, người gầy. Những bệnh nhân type 2 thường béo nên khối

xương ít thay đổi.

Tóm lại: ĐTĐ gây ra rất nhiều biến chưng đối với bộ máy vận động, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng

cuộc sống. Hầu hết các biến chưng này có thể điều trị được, nhưng chúng thường bị bỏ qua hoặc đánh giá, điều trị

không đúng trong thực hành hằng ngày.

Nâng cao ý thưc và hiểu biết về bệnh, điều trị đúng sẽ giúp cho người bệnh hoàn toàn có thể tự lập được trong công

việc và nâng cao chất lượng cuộc sống của họ.

Hạ đường huyết - Biến chứng cấp của đái tháo đường

11:25 | Thư Tư, 16/09/09

Hạ đường huyết ít  gặp trong điều kiện bình thường nhưng là vấn đề thường gặp trên bệnh nhân đái tháo

đường (ĐTĐ) đang điều trị.

Hạ đường huyết do điều trị thường gặp với bệnh nhân ĐTĐ trong khi hạ đường huyết tự phát thường xảy ra với

bệnh nhân không bị ĐTĐ.

Hạ đường huyết do điều trị: Thường gặp khi bệnh nhân Đái tháo đường được điều trị tích cực bằng Insulin hay

sulfonylureas

Nguyên nhân hạ đường huyết Trên bệnh nhân Đái tháo đường đang điều trị, hạ đường huyết có thể do những

nguyên nhân sau:

 

Ăn quá ít, ăn trể hay bỏ bữa

Tiêm quá liều Insulin hay những thuốc hạ đường huyết uống, bao gồm sulfonylureas và meglitinides (Alpha-

glucosidase inhibitors, biguanides, và thiazolidinediones không làm hạ đường huyết nhưng khi kết hợp điều trị có thể

gây hạ đường huyết.)

Tăng hoạt động hay  tập thể dục

Uống quá nhiều rượu

Page 11: Chỉ số HbA1c và 10 điều cần biết

Hạ đường huyết được xác định khi có:

 

1-Triệu chưng hạ đường huyết: Run; Hồi hộp; Đổ mồ hôi; Mệt mỏi; Buồn nôn; Đói; Cảm giác kiến bò; Khó tập trung;

Lú lẫn; Ngủ gà; Đau đầu; Chóng mặt...

2-Đường huyết tương thấp < 4.0 mmol/L

3- Triệu chưng được cải thiện khi cho Carbonhydrate

Mức độ trầm trọng của hạ đường huyết

Nhẹ: Chỉ có triệu chưng thần kinh tự chủ, bệnh nhân có thể tự điều trị được

Trung bình: Có cả triệu chưng thần kinh tự chủ và triệu chưng neroglycogenic nhưng bệnh nhân vẫn còn khả năng

tự điều trị

Nặng: Bệnh nhân phải nhờ tới sự giúp đở của người khác. Hôn mê có thể xãy ra khi đường huyết < 2.8 mmol/L

Biến chứng của hạ đường huyết nặng

Biến chưng trước mắt: bao gồm những tình huống nguy hiểm tăng lên khi hạ đường huyết trong khi đang làm việc

(lái xe hay đưng máy…).Thêm vào đó,hôn mê kéo dài đôi khi có những dấu hiệu thần kinh thoáng qua như : liệt, co

giật, bệnh não

Biến chưng lâu dài của hạ đường huyết nặng là suy giảm trí tuệ nhẹ và hậu quả thần kinh lâu dài như liệt nữa người

hà rối loạn cầu não (rất hiếm gặp và chỉ báo cáo một số trường hợp).

Ở người lớn,những nghiên cưu hồi cưu đã cho thấy mối liên hệ giữa tần suất hạ đường huyết trầm trọng (≥5 lần) và

suy giảm khả năng trí tuệ, những thay đổi này mặc dù nhỏ nhưng tùy theo nghề nghiệp có thể ảnh hưởng lớn

Biến chứng thần kinh do đái tháo đường

04:41 | Thư Ba, 15/09/09

Bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) có nhiều biến chứng do tổn thương thần kinh , gọi là bệnh thần

kinh do ĐTĐ.

Page 12: Chỉ số HbA1c và 10 điều cần biết

Đường huyết tăng cao có thể gây tổn thương toàn bộ sợi thần kinh của cơ thể nhưng chi dưới và bàn

chân thường bị tổn thương nhất.

Tùy theo sợi thần kinh nào bị tổn thương mà triệu chưng có thể thay đổi từ đau, mất cảm giác ở chi dưới

tới những triệu chưng của hệ tiêu hóa, tiết niệu, mạch máu và tim.Một số bệnh nhân có triệu chưng nhẹ

nhưng cũng có nhiều bệnh nhân đau ghê gớm, mất khả năng và thậm chí tử vong.

Bệnh thần kinh do ĐTĐ là biến chưng trầm trọng nhất của căn bệnh này. Bạn có thể phòng ngừa hay làm

chậm diển tiến của bệnh thần kinh do ĐTĐ bằng cách kiểm soát đường huyết chặt chẽ và có lối sống

khỏe mạnh .

Triệu chứng

Bệnh thần kinh do ĐTĐ có 4 dạng chính. Bệnh nhân có thể có một dạng hay có triệu chưng của nhiều

dạng cùng lúc .Đa số các triệu chưng biểu hiện từ từ làm bệnh nhân không để ý cho tới khi tổn thương

trầm trọng . Một số bệnh nhân có triệu chưng trước cả khi đái tháo đường được chẩn đoán .

Triệu chưng của bệnh thần kinh do ĐTĐ rất khác nhau, tùy thuộc vào dạng nào và dây thần kinh nào bị

tổn thương :

Bệnh thần kinh ngoại biên (Peripheral neuropathy)

Bệnh thần kinh ngoại biên là dạng thông thường nhất bệnh thần kinh do ĐTĐ. Nó làm tổn thương

những sợi thần kinh ở bàn chân, chi dưới, cánh tay và bàn tay, nhưng chi dưới và bàn chân là

thường bị ảnh hưởng nhiều nhất, với một số triệu chưng bao gồm :

· Tê hay giảm cảm giác đau, nhiệt độ nóng lạnh, đặc biệt ở bàn chân.

· Cảm giác châm chích, như kiến bò, rát bỏng bắt đầu ở ngón chân và dần dần lan lên trên bàn

chân .

· Đau như dao đâm , như dao cắt hay như điện giật, thường tăng lên vào ban đêm .

· Tăng nhạy cảm với cảm giác chạm nhẹ - một vài bệnh nhân, thậm chí đắp chăn mỏng cũng gây

đau đớn .

· Mất sự thăng bằng và sự phối hợp

· Yếu cơ và đi lại khó khăn

· Nhiều vấn đề về chân rất trầm trọng như : loét , nhiễm trùng, biến dạng và đau xương khớp .

Bệnh thần kinh tự chủ (Autonomic neuropathy)

Hệ thần kinh tự chủ kiểm soát hoạt động của các cơ quan: tim, bàng quang, phổi, dạ dày, tiêu hóa, cơ

quan sinh dục và mắt. ĐTĐ có thể gây tổn thương những sợi thần kinh trên bất cư cơ quan nào, gây

nên :

Page 13: Chỉ số HbA1c và 10 điều cần biết

- Vấn đề về bàng quang: nhiễm trùng tiểu tái phát thường xuyên hay tiểu không kiểm soát (bệnh

nhân không nhịn được tiểu)·

- Vấn đề về tiêu hóa: như là đầu hơi, ợ và đau bụng

- Táo bón, tiêu chảy không kiểm soát được hay phối hợp cả táo bón và tiêu chảy

- Ăn khó tiêu do chậm làm trống dạ dày ( liệt dạ dày ) dẫn đến buồn nôn, ói mửa hay mất cảm giác

ngon miệng .

- Rối loạn cương dương ảnh hưởng trên 50% đàn ông bị đái tháo đường > 60 tuổi.

- Khô âm đạo và khó khăn trong hoạt động tình dục ở phụ nữ.

- Tăng hay giảm đổ mồ hôi

- Cơ thể mất khả năng điều chỉnh huyết áp và nhịp tim, dẫn tới tụt huyết áp tư thế khi bệnh nhân

thay đổi tư thế sang ngồi hay đướng.

- Vấn đề liên quan tới điều hòa thân nhiệt.

- Thay đổi cách thưc mắt điều chỉnh từ sáng sang tối.

Bệnh thần kinh tự động thường xảy ra trên bệnh nhân ĐTĐ nhiều năm kiểm soát đường huyết không tốt.

Bệnh thần kinh gốc (Proximal neuropathy)

Cũng gọi là bệnh thần kinh đùi hay teo cơ do ĐTĐ. Bệnh thần kinh gốc thường đau nhiều ở hông ,đùi,

mông, thường bắt đầu một bên, sau cùng đưa đến yếu cơ và teo cơ làm bệnh nhân khó khăn khi đổi tư

thế từ ngồi sang đưng. Nhiều bệnh nhân bị sụt cân trầm trọng. Một số bệnh nhân bị đau vùng lưng. Bệnh

thần kinh gốc thường xảy ra trên bệnh nhân lớn tuổi hay bệnh nhân ĐTĐ type 2.

Bệnh thần kinh khu trú (Focal neuropathy)

Bệnh thần kinh khu trú thường xuất hiện đột ngột thường liên quan tới một sợi thần kinh độc lập, thường

gặp trên bệnh nhân lớn tuổi. Bệnh thần kinh khu trú có thể gây đau đớn và có thể biến mất sau vài tuần

hay vài tháng, với những triệu chưng:

- Mắt khó tập trung, nhìn đôi hay đau phía sau mắt .

- Liệt một bên mặt (Bell's palsy)

- Đau ở cẳng chân hay bàn chân.

Đôi khi bệnh thần kinh khu trú đôi khi xảy ra do sợi thần kinh bị chèn ép. Hội chưng ống cổ tay là dạng

thường gặp nhất của bệnh thần kinh khu trú trên bệnh nhân ĐTĐ.

Page 14: Chỉ số HbA1c và 10 điều cần biết

Triệu chưng của hội chưng ống cổ tay:

- Tê, sưng hay châm chích ở ngón tay khi lái xe hay khi giữ tờ báo.

- Đau lan rộng từ cổ tay lên cánh tay, vai hay lan xuống lòng bàn tay, ngón tay.

- Cảm giác yếu ở bàn tay và có xu hướng làm rơi đồ vật.

Nguyên nhân

Một hệ thống thần kinh phưc tạp chạy khắp cơ thể , nối não với cơ ,da và những cơ quan khác . Qua

những sợi thần kinh này, não sẽ cảm nhận được đau và nhiệt độ, kiểm soát hoạt động của cơ và công

việc tự động như là tiêu hóa.

Đường huyết cao có thể gây tổn thương sợi thần kinh nhưng lý do chính xác như thế nào thì không biết

một cách rỏ ràng.Có thể do sự kết hợp của nhiều yếu tố bao gồm thần kinh và mạch máu. Đường huyết

tăng cao làm cho khả năng tuyền tín hiệu của thần kinh bị suy giảm . Đường huyết tăng cao làm ảnh

hưởng tới mao mạch cung cấp máu và dinh dưỡng cho sợi thần kinh.

Những yếu tố khác

Những yếu tố khác có thể góp phần gây bệnh thần kinh do ĐTĐ, bao gồm :

- Glycate hóa Protein: Quá trình glycate hóa protein xảy ra khi đường huyết tương tác với proteins,

làm thay đổi proteins. Quá trình này được cho là liên quan tới biến chưng của ĐTĐ, bao gồm

bệnh thần kinh do ĐTĐ.

- Đáp ứng tự miễn gây viêm sợi thần kinh: Khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm vào

các cơ quan của cơ thể .

· Yếu tố gen : Làm cho bệnh nhân dễ bị tổn thương sợi thần kinh.

· Nghiện rượu và thuốc lá, gây tổn thương cả thần kinh và mạch máu , đồng thời tăng nguy cơ bị

nhiễm trùng.

Yếu tố nguy cơ

Bất cư bệnh nhân ĐTĐ nào cũng có thể bị biến chưng thần kinh, nhưng những yếu tố sau làm tăng khả

năng bị tổn thương sợi thần kinh.

- Kiểm soát đường huyết kém: Đây là yếu tố nguy cơ lớn nhất cho mọi biến chưng của ĐTĐ,

trong đó bao gồm biến chưng thần kinh. Giữ đường huyết ổn định là cách tổt nhất để bảo vệ

thần kinh và mạch máu.

- Thời gian bị ĐTĐ: Nguy cơ bệnh thần kinh do ĐTĐ tăng lên theo thời gian bị ĐTĐ, đặc biệt nếu

đường huyết không được kiểm soát tốt. Bệnh thần kinh tự động có thể tác động đến hệ tiêu

hóa, bàng quang và chưc năng tình dục, xảy ra chủ yếu trên bệnh nhân ĐTĐ không được kiểm

Page 15: Chỉ số HbA1c và 10 điều cần biết

soát đường huyết tốt hay bị ĐTĐ hơn 20 năm. Tỷ lệ bị bệnh thần kinh ngoại biên xảy ra cao

nhất trên bệnh nhân ĐTĐ >25 năm.

- Tuổi: Bệnh nhân càng lớn tuổi càng có nguy cơ bị thần kinh do đái tháo đường.

- Giới tính: Đàn ông dễ bị bệnh thần kinh do đái tháo đường hơn phụ nữ .

· Tăng cholesterol: Tăng LDL-cholesterol (cholesterol xấu ) tổn thương những mạch máu nhỏ

nuôi dưỡng sợi thần kinh.

- Hút thuốc lá: Hút thuốc lá là dộng mạch bị hẹp và cưng lại và làm giãm dòng máu tới chân. Làm

vết thương chậm lành và làm tổn thương thần kinh ngoại biên .

Xét nghiệm và chẩn đoán

Bệnh thần kinh do ĐTĐ thông thường được chẩn đoán dựa trên triệu chưng , tiền sử bệnh và khám lâm

sàng. Bác sĩ sẽ khám trương lực cơ, phản xạ gân xương, cảm giác chạm, cảm giác nhiệt và cảm giác

rung.

Khám bằng monofilament

Khám cảm giác chạm nhẹ thường được đánh giá bằng một sợi nylon mềm. Nếu bệnh nhân không cảm

nhận được sợi nylon trên bàn chân đó là dấu hiệu của mất cảm giác.

Những xét nghiệm khác

Trong một số trường hợp, những xét nghiệm sau có thể cần thết :

- Đánh giá dẩn truyền thần kinh : Xét nghiệm này dùng để đánh giá tốc độ dẩn truyền của sợi

thần kinh ở chi, thường dùng để chẩn đoán hội chưng ống cổ tay .

- Điện cơ Electromyography (EMG): Thường thực hiện cùng với đánh giá dẩn truyền thần kinh.

Hiệp hội ĐTĐ Hoa kỳ khuyến cáo rằng tất cả bệnh nhân đái tháo đường phải được khám chân ít nhất

một lần mỗi năm. Thêm vào đó, kiểm tra bàn chân để phát hiện những dấu hiệu sưng, nưt da, cục chai,

biến dạng khớp xương mỗi lần đi khám bệnh

Từ đái tháo đường tới… liệt dương01:41 | Thư Bảy, 22/08/09

Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) khi bị biến chứng sẽ khiến khổ chủ chịu không ít phiền toái từ: hệ tim mạch,

mắt, chân… và đặc biệt là rối loạn cương dương (RLC).

 

Page 16: Chỉ số HbA1c và 10 điều cần biết

Sở dĩ biến chưng nặng từbệnh ĐTĐ gây nên RLC là do tổn thương mạch máu lớn, vi mạch và thần kinh, do tình

trạng tăng đường huyết mạn tính. RLC cũng là một dấu hiệu sớm khiến người bệnh phải đi khám để biết chắc mình

có bị ĐTĐ hay không?

 

 RLC là một biến chưng không trực tiếp gây tử vong ở người bệnh ĐTĐ, nhưng nó sẽ khiến chất lượng cuộc sống

của người bệnh bị giảm sút trầm trọng, dẫn tới rạn vỡ hạnh phúc gia đình, đồng thời khiến người đàn ông dễ rơi vào

trạng thái trầm cảm, chán nản, tự ti trước phụ nữ.

 

Hầu hết các trường hợp bệnh nhân ĐTĐ bị RLC là do yếu tố thần kinh hoặc mạch máu và cũng có thể do cả hai

nguyên nhân này. Để có phương pháp điều trị tốt, bác sĩ phải khám kỹ về mạch máu, kiểm tra sự co thắt mạch máu,

huyết áp, thận, võng mạc... của bệnh nhân.

 

Muốn điều trị hiệu quả tình trạng RLC, thày thuốc sẽ có đánh giá tổng thể và tìm ra nguyên nhân chính cho từng

trường hợp và người bệnh phải được tư vấn chi tiết mới hy vọng việc điều trị có hiệu quả.

 

Bác sĩ nội khoa trong bệnh viện cũng cần phải được trang bị kiến thưc về vấn đề này. Mục tiêu của chữa trị là nhằm

nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh, giúp người đàn ông xóa bỏ mặc cảm tàn phế "chưc năng đàn ông"

của mình.

Việc xác định RLC là một phần quan trọng trong khám bệnh đối với những bệnh nhân ĐTĐ là nam giới. Tuy nhiên,

đây là vấn đề khá tế nhị, bởi thế những câu hỏi của bác sĩ phải tế nhị,  đồng thời tỏ ra thân mật và đồng cảm với

người bệnh. Bên cạnh đó, không gian diễn ra cuộc trao đổi giữa bác sĩ và người đàn ông cũng rất quan trọng, cần

sự kín đáo, yên tĩnh và trang nhã!

 

Page 17: Chỉ số HbA1c và 10 điều cần biết

Bên cạnh việc đánh giá biến chưng của ĐTĐ (có thể đây là nguyên nhân gây RLC), bác sĩ còn chú ý về khía cạnh

tâm lý như: cả bệnh nhân và bạn tình có hợp nhau không về vấn đề này, hiểu sai lệch về sinh hoạt tình dục bình

thường, thiếu sự tôn trọng và hòa hợp tình dục, quá lo lắng về khả năng tình dục, vấn đề kinh tế, hoàn cảnh khó

khăn, thiếu sự tự tin của bản thân, không có sự phối hợp động viên của bạn tình...

S

Biến chứng mắt

04:17 | Thư Ba, 15/09/09

Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh mạn tính gây tổn thương vi mạch toàn thân dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho thận, mạch, thần kinh… đặc biệt là võng mạc (mô tiêu thụ oxy cao nhất cơ thể).

Đây cũng chính là nguyên nhân hàng đầu gây mù loà ở lưa tuổi từ 20 – 65. Việc tầm soát và điều trị sớm có thể làm chậm dĩên tiến của bệnh và ngăn chặn biến chưng mù loà.

Ở các nước phát triển như Mỹ, Nhật, Singapore… có hệ thống tầm soát tốt, máy chụp ảnh màu đáy mắt kỹ thuật số được trang bị ở các phòng khám mắt, hiệu kính… các hình ảnh tổn thương sẽ được truyền đến trung tâm kiểm soát, điều trị bệnh võng mạc ĐTĐ để được các chuyên gia khám, chụp mạch huỳnh quang và laser quan đông võng mạc và nhằm bảo tồn thị lực cho bệnh nhân.

Ở Việt Nam, bệnh võng mạc ĐTĐ ngày càng tăng. Tuy nhiên, những bệnh nhân ĐTĐ mới chỉ được theo dõi, quản lý tại các trung tâm nội khoa. Khi có biến chưng tại mắt thì bệnh nhân mới đến khám chuyên khoa mắt. Những bệnh nhân này rất cần được theo dõi, quản lý và điều trị sớm bệnh võng mạc ĐTĐ một cách có hệ thống.

Phát hiện và điều trị

Để đánh giá tổn thương võng mạc do ĐTĐ có nhiều phương pháp: Soi đáy mắt, chụp ảnh màu đáy mắt kỹ thuật số, chụp mạch huỳnh quang võng mạc. Hiện nay ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, hệ thống Bệnh viện Mắt Sài Gòn đã có máy chụp kỹ thuật số cho độ phân giải cao tới 6.1 triệu điểm ảnh (Mega pixel) thậm chí không cần nhỏ dãn đồng tử, cho phép lưu ảnh trong máy tính - bệnh nhân được khám, hội chẩn bởi các chuyên gia đáy mắt trong và ngoài nước.Nhờ phát hiện được chính xác các tổn thương trên võng mạc, việc ra chỉ định chụp mạch huỳnh quang, laser quang đông võng mạc có thể kịp thời bảo tồn thị lực cho bệnh nhân ĐTĐ để phục vụ công tác điều trị, bệnh viện cũng trang bị máy laser màu với bước sóng 532nm, đây là loại laser mà mạch máy có thể hấp thu tới 90% năng lượng. Điều này góp phần giảm biến chưng, tăng tác dụng điều trị của laser quang đông võng mạc.Đục thuỷ tinh thể cũng là biến chưng có khả năng gây mù loà của bệnh ĐTĐ. Việc phẫu thuật thay thuỷ tinh thể sớm bằng phương pháp Phaco sẽ giúp cho việc khám và theo dõi võng mạc một cách hiệu quả nhất.

Page 18: Chỉ số HbA1c và 10 điều cần biết

Quy trình khám điều trị cho bệnh nhân võng mạc ĐTĐ theo khuyến cáo của Hiệp hội ĐTĐ thế giới (IDF):

1. Khám thị lực.

2. Khám mắt trên sinh hiển vi, tư vấn điều trị.

3. Đo nhẵn áp, nhỏ dãn đồng tử.

4. Siêu âm mắt đánh giá tình trạng dịch kính – võng mạc.

5. Khám và chụp ảnh màu đáy mắt kỹ thuật số lưu dữ liệu.

6. Chụp mạch huỳnh quang võng mạc (nếu cần).

7. Laser quang đông võng mạc bằng laser màu 532 (khi có chỉ định).

Tóm lại:Mặc dù đã có những tiến bộ lớn về khoa học và kỹ thuật trong chẩn đoán và điều trị bệnh võng mạc ĐTĐ nhưng việc khám mắt định kỳ là rất quan trọng, giúp phát hiện sớm, quản lý và điều trị laser kịp thời. Đó là cách tốt nhất góp phần nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân ĐTĐ.

Biến chứng nha chu ở bệnh nhân Đái tháo đường01:31 | Thư Bảy, 22/08/09

Nhiều nghiên cứu cho thấy, bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) có nguy cơ bị viêm nha chu cao gấp 2,8-3,4 lần

so với người không mắc bệnh này.

 

Bệnh nha chu có hai dạng phổ biến: Viêm nướu (viêm lợi) và viêm nha chu (viêm quanh răng). Viêm nướu có thể tồn

tại lâu dài mà không nặng thêm. Nhưng từ tuổi 35-45 trở đi, viêm nướu có thể nặng thêm và trở thành viêm nha chu.

Nguyên nhân của sự thay đổi này là vì người có tuổi thường bộc lộ nguyên nhân do gene (di truyền) hoặc một số

bệnh khác như: suy giảm miễn dịch, ĐTĐ…

Page 19: Chỉ số HbA1c và 10 điều cần biết

Nguyên nhân chủ yếu của bệnh nha chu là do vi khuẩn ở trong miệng. Hầu hết các loại vi khuẩn của viêm nướu và

viêm nha chu đều có trong mảng bám (bựa) và trong cao răng. Với số lượng lớn, chúng gây ra sâu răng, viêm nướu

hoặc viêm nha chu. Trong trường hợp bị suy giảm miễn dịch, bệnh ĐTĐ hoặc bị nhiễm HIV… dù với số lượng nhỏ,

các vi khuẩn này vẫn có thể gây ra bệnh về răng, cụ thể là viêm nha chu.

Tác động của bệnh ĐTĐ lên nha chu

Những thay đổi ở thận, võng mạc và ở những mạch máu nhỏ quanh dây thần kinh trong bệnh ĐTĐ đều có thể xảy ra

ở mô nha chu. Đặc biệt ở nướu, các mạch máu nhỏ bị tăng bề dày thành vách dẫn đến hẹp lòng mạch, làm giảm

oxygen khuếch tán và giảm cung cấp dinh dưỡng. Việc tăng đường huyết đặc biệt phổ biến ở bệnh ĐTĐ type 2, có

thể tạo ra những thay đổi trong hệ các mạch máu nhỏ của nướu, làm giảm khả năng bảo vệ ở nướu nên vi khuẩn dễ

tấn công hơn và dễ gây ra viêm nha chu.

 

Viêm nha chu gây khó kiểm soát đường huyết

Trong lúc bệnh ĐTĐ tác động nghiêm trọng lên mô nha chu thì thực tế cũng cho thấy rằng, việc nhiễm khuẩn nha

chu (viêm nha chu) ảnh hưởng ngược trở lại việc kiểm soát đường huyết. Điều trị viêm nha chu không chỉ giúp loại

bỏ vi khuẩn, giảm viêm mà còn có tác động tích cực trên kiểm soát đường huyết. Một nghiên cưu của Đại học Y

Dược TP.HCM, cho thấy, các bệnh nhân ĐTĐ sau khi được điều trị viêm nha chu đều thấy đường huyết giảm đáng

kể, có trường hợp trở lại bình thường.

Sau thời gian điều trị tại các cơ sở nha khoa, bệnh nhân ĐTĐ cần duy trì nghiêm ngặt vệ sinh răng miệng để không

còn mảng bám vi khuẩn (hoặc càng ít càng tốt).

5 biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường01:23 | Thư Bảy, 22/08/09

Đái tháo đường (ĐTĐ) hiện là một trong những bệnh lý khá phổ biến và có tốc độ gia tăng nhanh nhất. Đây là

bệnh mạn tính, nếu không được điều trị tốt sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm làm giảm chất lượng

sống và đe doạ tính mạng người bệnh.

Page 20: Chỉ số HbA1c và 10 điều cần biết

 

1. Tổn thương thần kinh

 Do lượng đường trong máu quá cao, làm tổn thương các mạch máu nhỏ nuôi dây thần kinh. Bệnh nhân có thể bị

tổn thương thần kinh ngoại vi, làm  giảm cảm giác, yếu cơ. Các dấu hiệu này thường hay xảy ra ở bàn chân, dẫn tới

dễ bị tổn thương (loét), có thể làm nhiễm trùng, hoại tử và phải cắt cụt để bảo toàn tính mạng.

2. Tổn thương thận

Do hàm lượng đường trong máu luôn cao gây tổn thương hàng triệu vi mạch tại thận, dẫn đến suy giảm các chưc

năng quan trọng là lọc và bài tiết của thận, nặng hơn nữa có thể dẫn đến suy thận không hồi phục.

3. Tổn thương mắt

Những mạch máu nhỏ tại võng mạc dễ bị nghẽn, vỡ trong lòng mắt gây ra tổn thương và dẫn đến các bệnh lý về

võng mạc. Mặt khác, ĐTĐ cũng có thể gây đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, gây mù loà.

4. Bệnh lý mạch máu và tim

Biến chưng tim mạch ở bệnh nhân ĐTĐ là cực kỳ nguy hiểm và rất thường gặp. Bệnh nhân rất dễ bị cao huyết áp,

xơ cưng động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não gây bại liệt hoặc tử vong. Các số liệu thống kê cho

thấy, có tới 65 % tỷ lệ tử vong ở bệnh ĐTĐ là do tai biến mạch máu.

5. Nhiễm trùng

Page 21: Chỉ số HbA1c và 10 điều cần biết

Bệnh nhân ĐTĐ cũng rất dễ bị nhiễm trùng và có thể bị nhiễm trùng ở bất cư bộ phận nào điển hình như: răng

miệng, lợi, nhiễm trùng da gây mụn nhọt, nấm, nhiễm trùng đường tiểu bàng quang, thận…

Biến chưng của ĐTĐ thực sự rất nguy hiểm nhưng chúng ta có thể hoàn toàn giảm thiểu và ngăn chặn các biến

chưng trên nếu kiểm soát tốt hàm lượng đường trong máu.

Giải pháp phòng ngừa biến chứng ĐTĐ

Hiện nay, số lượng người mắc ĐTĐ ngày càng cao và gây những biến chưng khủng khiếp là một gánh nặng trong

điều trị. Ngoài các biện pháp kiểm soát chế độ ăn, tập luyện và dùng thuốc Tây Y thì xu hướng sử dụng các loại thảo

dược trong y học cổ truyền để điều trị ĐTĐ ngày càng được quan tâm. Đặc biệt, dây thìa canh - một loại thảo dược

quý hiếm được đánh giá qua hàng trăm nghiên cưu trên thế giới cho tác dụng hạ đường huyết tốt, an toàn, ổn định

đường huyết, không có tác dụng phụ khi dùng lâu dài đã được các nhà khoa học Trường Đại học Dược Hà nội tìm

thấy và nghiên cưu tại Việt Nam. Đây thực sự là một giải pháp tối ưu đáng tin cậy để ngăn ngừa các biến chưng cho

bệnh nhân ĐTĐ.

Để sống vui vẻ và tự tin với bệnh ĐTĐ, người bệnh cần phải duy trì hàm lượng đường huyết trong máu ở mưc độ an

toàn. Việc làm này rất cần thiết và có thể nói là quan trọng nhất trong các nguyên tắc điều trị bệnh

Biến chứng bàn tay và vai của bệnh đái tháo đường04:16 | Thư Năm, 20/08/09

Đái tháo đường (ĐTĐ) ảnh hưởng đến bộ máy vận động thông qua nhiều cơ chế khác nhau như glycosyl

hóa protein, tổn thương vi mạch máu và thần kinh, lắng đọng collagen ở da và cấu trúc quanh khớp gây nên

các thay đổi của tổ chức liên kết. Biến chứng cơ xương khớp hay gặp nhất ở những bệnh nhân bị bệnh ĐTĐ

type 1 lâu năm, nhưng cũng không loại trừ bệnh nhân ĐTĐ type 2.

Biểu hiện ở bàn tay 

Page 22: Chỉ số HbA1c và 10 điều cần biết

 Hội chưng bàn tay cưng, hay hội chưng hạn chế vận động khớp, gặp khoảng 1/3 bệnh nhân type 1, biểu hiện bằng

da bị dày lên, xơ cưng gần giống như bệnh xơ cưng bì. Hạn chế vận động khớp biểu hiện bằng các ngón tay không

thể gấp và duỗi hết tầm vận động bình thường, xơ hóa các bao gân duỗi và gấp ngón tay. Ở mưc độ nặng hơn, bệnh

nhân không thể áp sát 2 lòng bàn tay vào nhau, còn gọi là dấu hiệu “bàn tay tư thế cầu nguyện”. Điều trị hội chưng

này bằng sử dụng các thuốc chống viêm không phải steroid (NSAID), thuốc giảm đau phối hợp với các biện pháp vật

lý trị liệu.

Hội chưng ngón tay lò xo do viêm bao gân gấp ngón tay là một biến chưng khác thường gặp. Bệnh nhân có cảm

giác ngón tay như bị khóa cưng lại không thể duỗi ra bình thường được mà phải cố gắng bật mạnh ra, hoặc lấy ngón

tay khác bẻ ra, kèm theo tiếng “phựt” mà người bệnh cảm nhận được như bật lò xo. Ngón tay bị co gấp như hình cò

súng, thầy thuốc có thể sờ thấy một cục cưng (cục xơ) nằm trên đường đi của gân gấp. Điều trị bằng vật lý trị liệu,

tiêm chế phẩm corticoid vào bao gân thường cho kết quả tốt, nhưng phải chú ý đảm bảo vô khuẩn và điều trị kiểm

soát đường huyết thật tốt. Nếu áp dụng các biện pháp trên vẫn không kết quả thì nên chỉ định phẫu thuật cắt bao xơ,

giải phóng gân gấp, cho kết quả tốt. 

 Hội chưng Duputren là do tình trạng xơ hóa, co rút, dày lên của cân cơ gan bàn tay, gặp ở 25% bệnh nhân, biểu

hiện bằng sự co rút của ngón tay, thường gặp ở ngón đeo nhẫn nhưng có khi lan rộng sang tận ngón trỏ. Điều trị tùy

thuộc vào từng giai đoạn; điều trị vật lý trị liệu thường cho kết quả tốt ở giai đoạn đầu, bệnh nhẹ. Giai đoạn sau phải

kết hợp với tiêm corticoid tại chỗ. Trong các trường hợp nặng, các biện pháp trên không tác dụng thì phải chỉ định

phẫu thuật. 

Hội chứng đường hầm cổ tay, hay hội chứng ống cổ tay (carpal tunnel syndrome) gặp trong 20% bệnh nhân, nguyên nhân do dày,

xơ hóa dây chằng vòng cổ tay gây chèn ép dây thần kinh giữa. Tỷ lệ mắc bệnh liên quan mật thiết với thời gian bị bệnh ĐTĐ.

Bệnh nhân thấy cảm giác bỏng rát, tê bì hoặc mất cảm giác ở những vùng mà thần kinh giữa chi phối (ngón 1,2,3 và nửa trong

ngón 4) kèm theo đau, có khi đau lan lên phần cẳng và cánh tay. Đau tăng lên khi bệnh nhân phải gấp duỗi cổ tay như cầm sách,

báo, đánh máy chữ, lái xe, sử dụng dao, đũa... Nhiều khi đau làm cho bệnh nhân mất ngủ, bồn chồn, mệt mỏi, suy nhược. Thăm

khám lâm sàng thấy hiện tượng yếu cơ, teo cơ những vùng mà thần kinh giữa chi phối, sớm nhất là teo cơ vùng ô mô cái. 

Biểu hiện ở vai 

Page 23: Chỉ số HbA1c và 10 điều cần biết

 

Hội chưng khớp vai đông cưng hay co rút khớp vai, gặp trong khoảng 20% bệnh nhân ĐTĐ, biểu hiện bằng hạn chế

gần như hoàn toàn biên độ vận động của khớp vai, đặc biệt là các động tác dạng và xoay vai. Triệu chưng đau

thường nhẹ và không tương xưng với triệu chưng hạn chế vận động. Tiêm nội khớp corticoid thường cho kết quả tốt,

nhưng phải chú ý đảm bảo vô khuẩn và điều trị kiểm soát đường huyết thật tốt.  

Viêm điểm bám gân vôi hóa cũng hay gặp, tỷ lệ bệnh gấp 3 lần người bình thường không bị ĐTĐ. Biểu hiện bằng

đau vai rất đột ngột, dữ dội, hạn chế vận động khớp nhiều.

Hội chứng vai tay hay hội chứng đau loạn dưỡng thần kinh phản xạ (hội chứng Sudeck) có thể gặp đơn độc nhưng thường phối

hợp với hội chứng đông cứng khớp vai. Biểu hiện bằng tình trạng đau lan tỏa từ trên vai lan xuống đến bàn, ngón tay, đau rất

nhiều kèm theo rối loạn vận mạch (tay sưng phù, da đỏ, tím...) và thiểu dưỡng cơ, teo cơ nếu ở giai đoạn muộn. 

Biến chứng nhiễm khuẩn ở bệnh nhân đái tháo đường01:14 | Thư Bảy, 22/08/09

 

Viêm bàng quang, thận, phổi, nhiễm trùng da, răng miệng... là những biến chứng rất hay gặp ở bệnh nhân

đái tháo đường (ĐTĐ). Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, các biến chứng trên có thể là nguyên

nhân trực tiếp gây tử vong cho họ.

 

1. Nhiễm khuẩn tiết niệu

 

Loại biến chưng này hay gặp ở nữ nhiều hơn nam, gồm các thể sau:

 

Viêm bàng quang: Có thể sốt nhẹ hoặc không sốt, đái buốt, đái rắt. Nước tiểu đục, có cặn, có thể đái ra máu. Tuy

nhiên, gần 90% trường hợp không có triệu chưng, để chẩn đoán chính xác cần dựa vào các xét nghiệm nước tiểu.

 

Viêm thận, bể thận: Đau vùng hông lưng, sốt cao, rét run. Có thể đái đục hoặc đái máu. Để phòng và phát hiện sớm

nhiễm khuẩn tiết niệu, bệnh nhân ĐTĐ nên làm xét nghiệm nước tiểu định kỳ (bằng que nhúng); hoặc đến khám bác

sĩ chuyên khoa ngay khi có các triệu chưng trên.

 

2. Nhiễm khuẩn ở phổi

 

Hay gặp nhất là viêm phổi và lao phổi. Nhiều nghiên cưu cho thấy tỷ lệ mắc lao phổi ở bệnh nhân ĐTĐ cao gấp 2-4

lần người bình thường. Bệnh thường nặng và tiến triển nhanh, nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây suy kiệt và tử

vong. Các dấu hiệu nghi ngờ có bệnh lao phổi là mệt mỏi, chán ăn, da xanh, ra mồ hôi đêm, gầy sút cân nhanh, sốt

nhẹ dai dẳng về chiều, ho khan kéo dài, có thể ho ra đờm hoặc máu, đau ngực, có thể khó thở.

 

Page 24: Chỉ số HbA1c và 10 điều cần biết

Viêm phổi ở bệnh nhân ĐTĐ thường nặng vì tổn thương nhu mô phổi lan rộng, dễ gây các biến chưng nguy hiểm

như apxe phổi, nhiễm khuẩn huyết. Cần sớm đến khám bác sĩ chuyên khoa khi có các triệu chưng sốt cao, có thể rét

run, ho, khạc đờm đặc, có thể khạc máu, đau ngực, khó thở...

 

3. Nhiễm trùng da và mô mềm

Viêm quầng đỏ, viêm mô tế bào: Xuất hiện các mảng đỏ trên da, đau, có thể có hạch, bàn chân có thể sưng to.

 

Loét chân, bàn chân: Hay gặp ở các vị trí ngón chân, mặt trước cẳng chân, cổ chân, lòng bàn chân. Thường có hoại

tử ướt, có mủ thối kèm theo sưng nề tấy đỏ tại chỗ.

 

Viêm da do tụ cầu: Trên da có nhiều mụn nhọt.

 

Nhiễm nấm: Hay gặp nhất là nhiễm nấm ở bộ phận sinh dục (thường ở nữ, do nấm Candida), nếu nấm ở kẽ giữa

các ngón chân, có thể gây loét bàn nhân.

 

4. Nhiễm trùng răng miệng

 

Đây là biến chưng rất hay gặp ở bệnh nhân ĐTĐ, gây rụng răng, viêm lợi, viêm quanh chân răng, sâu răng, cao

răng. Tình trạng viêm mủ chân răng, sưng tấy vùng hàm mặt có thể dẫn tới nhiễm khuẩn huyết, gây tử vong nếu

không được điều trị.

 

Ngoài ra, bệnh nhân ĐTĐ còn có thể bị một số nhiễm khuẩn khác hiếm gặp hơn như: viêm túi mật khí thũng, viêm tai

ngoài ác tính, viêm tuyến mang tai... Đa số bệnh nhân ĐTĐ bị biến chưng nhiễm khuẩn cần được tiêm insulin để

kiểm soát tốt đường máu, đồng thời dùng kháng sinh và các biện pháp điều trị đặc hiệu khác. Khi có các dấu hiệu

nghi ngờ nhiễm khuẩn hoặc đang điều trị mà đường máu tăng cao không rõ lý do, bệnh nhân ĐTĐ cần đến khám

bác sĩ chuyên khoa ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

 

Page 25: Chỉ số HbA1c và 10 điều cần biết

 Chăm sóc bàn chân phòng biến chứng

01:19 | Thư Bảy, 22/08/09

Bàn chân của bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) rất dễ bị loét, thậm chí phải cắt bỏ nếu bị nặng. Tuy nhiên,

bạn hoàn toàn có thể loại bỏ nguy cơ ấy, nếu biết cách tự chăm sóc đôi bàn chân mỗi ngày, biết cách đề

phòng và phát hiện sớm những bất thường dù là nhỏ nhất.

  

Có 6 điều bạn nên ghi nhớ:

 

 

1. Trước tiên, bạn phải được điều trị tốt bệnh ĐTĐ và cao huyết áp: Mục đích là tránh bị thiếu máu nuôi chân và mất

cảm giác bàn chân.

 

 

2. Bạn không được đi chân không, ngay cả khi ở trong nhà:

 

- Nên chọn giày dép đế bằng, rộng rãi, thoải mái, êm chân.

 

- Nhớ kiểm tra kỹ bên trong giày trước khi mang, tránh có cát, vật nhọn làm trầy xướt da chân.

 

 

3. Rửa chân sạch và luôn giữ bàn chân khô:

 

- Dùng xà phòng rửa sạch chân mỗi ngày, rồi dùng khăn mềm lau khô.

 

- Nhớ lau thật kỹ các kẽ ngón.

 

- Không ngâm chân trong nước quá 5 phút.

 

Page 26: Chỉ số HbA1c và 10 điều cần biết

 

4. Soi gương tự khám lòng bàn chân mỗi ngày: (Nếu mắt bạn kém, nhờ người khác khám hộ).

 

Khi thấy lòng bàn chân của bạn có những vùng da đổi màu lạ, hoặc có những vết trầy xướt... bạn phải đến bác sĩ

ngay để được chữa trị sớm.

 

 

5. Móng tay, móng chân:

 

Bạn chỉ nên cắt thẳng một đường, mà không dùng kềm để lấy khóe. Có thể dùng dũa giấy để mài tròn hai đầu.

 

 

6. Không nên dùng kềm, kéo cắt bỏ những vùng da dày:

 

Bạn có thể bôi vaseline để làm mềm da, rồi dùng dũa giấy hoặc miếng bọt biển để mài mòn dần.

Insulin và thực hành lâm sàng

Insulin là hormon polypeptid của động vật có xương sống, do tế bào Langerhans ở tuỵ sinh ra, được Maxwell và Hinkel, người Mỹ, chiết xuất từ bò, lợn vào năm 1948. Năm 1966, Katsoyanis tổng hợp được insulin ở người.

 I.                   KHÁI  NIỆM  CHUNG 1.1.         Insulin là hormon polypeptid của động vật có xương sống, do tế bào Langerhans ở tuỵ sinh ra, được Maxwell và Hinkel, người Mỹ, chiết xuất từ bò, lợn vào năm 1948. Năm 1966, Katsoyanis tổng hợp được insulin ở người. Năm 1974 - 1983, Jonhson và Hsiung tổng hợp được insulin nhờ kỹ thuật gen DNA. Năm 1992, nhà sinh lý học người Canada, Banting, tìm  ra công thức cấu tạo.  1.2. Insulin là protein duy nhất của cơ thể có tác dụng làm hạ đường huyết. -         Insulin được tuỵ tiết ra liên tục suốt 24h, số lượng tuỳ thuộc vào lượng đường do gan cung cấp, khoảng 200-300 g/24h. Đó là insulin nền, khoảng 0,4-0,5 UI/kg, tức là vào khoảng 2/3 tổng số insulin trong 24h.-         Insulin còn được tiết ra theo nhu cầu từng lúc của cơ thể, sự kích thích chủ yếu là sự tăng đường huyết, nhất là sự gia tăng đường huyết sau các bữa ăn. Lượng insulin này phụ thuộc vào : khối lượng thức ăn đưa vào và khả năng kích thích của thức ăn có đường lên tế bào b của tuỵ. Lượng insulin được tiết ra theo đường ăn uống vào khoảng 0,3 UI/kg.-         Nhu cầu tổng lượng về insulin trong 24h là 0,7-0,8 UI/kg. Ví dụ, người nặng 50 kg, cần khoảng 35-40 UI/24h, trong đó, lượng insulin nền là 25 UI, lượng insulin theo nhịp ăn uống là 15 UI.

Page 27: Chỉ số HbA1c và 10 điều cần biết

1.3. Việc bài tiết insulin ở người bình thường liên quan đến : - Sự tăng đường huyết đã kích thích bài tiết insulin nhanh để đưa lượng đường trở lại bình thường. Đây đồng thời cũng là quá trình tăng hấp thu glucose ở mô ngoại vi và quá trình dự trữ năng lượng.- Nồng độ glucose cơ sở giữa các bữa ăn và ban đêm  còn có tác dụng điều hoà các acid amin và các acid béo tự do nhằm tăng tân tạo glucose, đề phòng hạ đường huyết vào ban đêm. 1.4. Định lượng insulin :Định lượng chính xác mức insulin máu là một trong những điểm mấu chốt để hiểu được việc điều hoà chuyển hoá glucose trong các tình trạng bệnh lý như ĐTĐ, béo phì, tăng huyết áp…Thật vậy, đường huyết chỉ tăng rõ ràng khi đáp ứng tiết insulin giảm do suy giảm  tương đối chức năng tế bào b của tuỵ. Ngược lại, ở tình trạng tiền ĐTĐ, insulin được tiết ra nhiều hơn nhằm bù trừ đề kháng insulin và giữ đường huyết trong giới hạn bình thường.+ Một trong những biện pháp thường được dùng để đánh giá tiết insulin là nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống. Đây là nghiệm pháp đơn giản nhất và được dùng trong phần lớn các nghiên cứu dịch tễ, tuy không được chính xác (vì tiết insulin tuỳ thuộc vào hấp thu glucose tại ruột và các hormon đường tiêu hoá, khiến kết quả insulin trong NPDNG.ĐU thay đổi).+ 20 năm qua, kỹ thuật định lượng C-peptide khi đói và 6 phút sau khi tiêm glucagon, là tiện lợi và đơn giản nhằm đánh giá chức năng tế bào b của tuỵ. Kỹ thuật này giúp đánh giá mức độ tuỳ thuộc insulin của bệnh nhân  ĐTĐ typ 1. Nếu C-peptid thấp sau tiêm glucagon thì phải dùng insulin. Đối với ĐTĐ typ 2, C-peptid cao sau khi tiêm glucagon thì không cần dùng insulin mà cần nghĩ đến kháng insulin mô ngoại vi.+ Gần đây, nghiệm pháp dung nạp glucose truyền tĩnh mạch và clamp tăng đường huyết là hai phương pháp đánh giá tiết insulin chính xác, đang được sử dụng rộng rãi. Cả hai kỹ thuật này, sau khi truyền glucose, insulin được tiết ra theo hai pha. Pha thứ nhất, insulin được tiết ra sau 1 phút, đạt đỉnh sau 3-5 phút và kéo dài khoảng 10 phút. Pha thứ 2, bắt đầu sau 10 phút và kéo dài khi đường huyết còn cao. Mất insulin pha sớm là bất thường sớm  nhất ở bệnh nhân  ĐTĐ và dường như có vai trò chủ yếu gây tăng đường huyết sau ăn. Hơn thế, các dữ liệu mới nhất cho thấy giảm tiết insulin pha sớm  là bất thường xẩy ra rất sớm  ở người thân của bệnh nhân  ĐTĐ typ 2, ngay cả khi độ nhạy cảm insulin còn bình thường.+ Truyền insulin liên tục đánh giá theo mô hình (CIGMA) đánh giá độc lập chức năng tế bào  b. 1.5. Tất cả các bệnh nhân  ĐTĐ đều có thể cần điều trị bằng insulin tạm thời hay vĩnh viễn. Các chỉ số lâm sàng là rất cơ bản để chẩn đoán ĐTĐ typ 1, điều trị bằng insulin.  II. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ CỦA INSULINInsulin được tiết vào máu làm nhiệm vụ: Điều chỉnh sự chuyển hoá carbon hydrat. Tác động tới sự tổng hợp protein và RNA. Hình thành và dự trữ mô mỡ.          Cơ chế : + Insulin gắn vào thụ thể bề mặt tế bào hoạt hoá vận chuyển glucose vào tế bào, đặc biệt ở tế bào gan, cơ và mô mỡ. ức chế sản xuất gluocose ở gan, tăng cường tiêu thụ glucose ngoại vi, do vậy,

Page 28: Chỉ số HbA1c và 10 điều cần biết

làm  giảm  mức glucose huyết.+ ức chế phân huỷ lipid nên tránh được nhiễm ceton.+ Gây tăng sự tổng hợp protein và ức chế dị hoá ở cơ, mô mỡ. III.  CHỈ  ĐỊNH  DÙNG  INSULIN3.1.         ĐTĐ typ 1 : Lâm sàng : khởi phát người trẻ, thường dưới 40. Triệu chứng lâm sàng rầm rộ : khát, đái nhiều, uống nhiều, ăn nhiều và gầy nhiều. Có ceton trong nước tiểu. Tiến triển nhanh đến tình trạng nhiễm toan, thở nhanh, nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời có thể gây biến chứng nguy hiểm  tính mạng.Xét nghiệm : C-peptide. Kháng thể kháng tiểu đảo (ít dùng trong thực tế).3.2.         ĐTĐ typ 2 cần được điều trị bằng insulin :3.2.1.  Có các triệu chứng rõ ràng khi không dùng insulin (typ 1 chậm)Khát, đái nhiều, uống nhiều, ăn nhiều, gầy sút, teo cơ. Xuất hiện ceton trong nước tiểu. tăng đường huyết thường xuyên : >3 g/l hoặc 16 mmol/l. 3.2.2.  Các tình huống đòi hỏi phải dùng insulin :+ Hôn mê tăng đường huyết : céto-acidose; acidose lactique; tăng áp lực thẩm thấu. Thường gặp trong tình trạng đường huyết quá cao kéo dài, nhiễm trùng gian phát, mất nước ở người già (thường là điều trị tạm thời).Các nhiễm  trùng : hô hấp, tiết niệu, răng, tai mũi họng…Tai biến mạch máu : nhồi máu cơ tim, suy tim…Có biến chứng ĐTĐ : bệnh lý võng mạc, đau do thần kinh… Can thiệp phẫu thuật làm nhanh lành sẹo, vết thương, vết loét…Dùng các thuốc làm tăng đường huyết : corticoid…Có chống chỉ định đường uống : suy gan, suy thận, có thai, cho bú… 3.2.3.  Cải thiện cân bằng đường máu một cách tạm thời để giải quyếtLàm lành sẹo vết thương,  3.2.4.  Khi dùng thuốc viên hạ đường huyết thất bại.Vào những năm  80, người ta hy vọng kết hợp sulfonylurea với insulin sẽ làm  tăng độ nhạy cảm của các mô với insulin. Giả thuyết này có sai lầm vì : sulfonylurea không có tác dụng trực tiếp lên quá trình tiếp nhận, tiêu thụ glucose ở cơ ; việc quản lý đường máu được cải thiện chủ yếu là nhờ ức chế được quá trình tăng sản xuất ra các sản phẩm tạo glucose ở gan, còn việc tiếp nhận glucose ở cơ không đáng kể. Đáng ngại nhất ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 sử dụng insulin và/hoặc sulfonylurea  là tăng cân trở lại.Để tăng cường khả năng ức chế gan tạo ra các sản phẩm glucose, người ta dùng metformin với insulin, bởi vì, ở liều cao, metformin có tác dụng lên gan. Chỉ định này đặc biệt tốt với những bệnh nhân  ĐTĐ typ 2 thể béo.Việc phối hợp nhóm Thiazolidinedion với insulin đạt được nhiều kết quả để kiểm soát đường huyết nhưng lại có quá nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Tác dụng phụ nguy hiểm  nhất là gây giữ nước và suy tim gặp trong khoảng 15% các trường hợp có phối hợp thuốc. Vì vậy, Châu Âu chống chỉ định phối hợp 2 thuốc này; ở Mỹ vẫn sử dụng.

Page 29: Chỉ số HbA1c và 10 điều cần biết

Nguyên tắc chung về sử dụng insulin ở bệnh nhân   ĐTĐ typ 2 : (2004)-         Phải tiếp tục duy trì thuốc hạ đường huyết uống, trừ khi đường huyết quá cao-         Bắt đầu dùng từ liều thấp, thường là 0,2 UI/kg/24h. Bởi vì, Blanc đã cho thấy, insulin có tác dụng sinh học ở liều thấp với nồng độ trong máu từ 20 -200 m UI/l. Insulin liều cao không những không có lợi ích hơn liều thấp mà còn có thể gây hạ đường huyết ở những giờ điều trị sau. Ngay cả khi điều trị hôn mê tăng thẩm thấu (HMTALTT), liều insulin thống nhất là 0,1 UI/kg/24h và liều còn thấp hơn nữa khi đường huyết của bệnh nhân  giảm  xuống còn 14-16,5 mmol/l. ( Do hiện tượng đề kháng insulin thường gặp ở bệnh nhân HMTALTT nên trước những năm 70, insulin được dùng liều rất cao, tới > 100 UI/h. Vào những năm 70, liều insulin được giảm xuống còn khoảng 1    UI/kg/h. Đến những năm 80, các nghiên cứu dùng liều khoảng 0,3-0,5 UI/kg/h vẫn thấy có hiệu quả kiểm soát đường huyết bệnh nhân  HMTALTT. -         Muốn tăng liều insulin, phải tăng liều dần, từ 2 - 4 UI/24h, sau khi đã duy trì liều trên 3 ngày mà không đạt kết qủa.-         Nếu chỉ định 1 mũi tiêm thì nên khởi đầu vào buổi tối trước khi đi ngủ, với loại insulin bán chậm. Tuyệt đối không nên dùng insulin có tác dụng nhanh (trừ trường hợp cấp cứu và phải được nằm theo dõi ở bệnh viện). Phác đồ điều trị insulin ở bệnh nhân  ĐTĐ typ 2 (Viện Nội tiết TW, 2004)R = Regular, loại insulin tác dụng nhanhN = NPH, loại insulin tác dụng bán chậm

Sáng Trưa Tối Trước khi ngủThuốc viên   N  

HoặcSáng Trưa Tối Trước khi ngủ

Thuốc viên   N (2/3) N (1/3) Nếu chỉ dùng insulin

  R/N 0 R NPhân bổ 2/3   1/6 1/6

Tỷ lệ 1 : 2      

Trường hợp liều insulin > 1Ui/kg/24h, nên chuyển tuyến trên.  Lưu ý khi sử dụng insulin  ở bệnh nhân  ĐTĐ typ 2Cải thiện độ nhạy của insulin ở gan và cơ bằng cách dùng một liều nhỏ insulin trước khi đi ngủ có tác dụng ức chế các sản phẩm tạo glucose ở gan, làm giảm  nồng độ đường huyết lúc đói buổi sáng. Nhưng để kích thích tăng tiếp nhận glucose ngoại vi, làm giảm  đường huyết sau ăn, thì lại là 1 việc khó khăn, đặc biệt vào buổi tối.Mục đích thay thế đỉnh tiết sớm  của insulin là 1 quan niệm  mới trong điều trị ĐTĐ typ 2. Người ta dùng những chất kích thích bài tiết insulin hoặc insulin tác dụng nhanh, nhưng kết quả còn khiêm tốn.Ngày nay, người ta khuyên nên kết hợp giữa insulin secretagogues với những tác nhân làm tăng độ nhạy cảm insulin như metformin hay thiazolidinedion. Metformin hình như có tác dụng trên gan

Page 30: Chỉ số HbA1c và 10 điều cần biết

nhiều hơn, còn thiazolidinedion được xem  như 1 nhóm mới của chất chủ vận PPAR g , có tác dụng hạ đường huyết bằng tăng độ nhạy của insulin ngoại vi. Ngoài ra chất này còn làm giảm acid béo tự do, phân bố lại mỡ dự trữ ở bụng ra vùng dưới da, giảm nhiễm mỡ ở gan, giảm bài tiết albumin niệu, giảm lượng triglycerid tích luỹ trong cơ vân. Tác dụng làm giảm cholesterol máu còn bàn cãi.  3.3.         Bất lợi khi dùng insulin :3.3.1.  Làm  tăng một số yếu tố nguy cơ tim mạch như : tăng cân quá mức, tăng insulin huyết, có tài liệu đề cập làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.3.3.2.  Hạ đường huyết, nhất là ở người già.3.3.3.  Sử dụng khó khăn, phiền phức, phải theo dõi đường huyết sát sao. IV.  PHÂN  LOẠI  INSULIN4.1. Theo nguồn gốc :4.1.1. Từ nguồn gốc động vật : tuỵ của bò, lợn : có khác biệt một chút về cấu trúc so với insulin của người. Ngày nay, đã được tinh chế bằng phương pháp sắc ký, có độ tinh khiết cao. Phổ biến là 2 loại : Actrapid beef và Lent beef.4.1.2. Insulin "người" : bằng các phương pháp-         Bán tổng hợp từ insulin lợn-         Tái tổ hợp gen : từ loại insulin trung tính đơn thành phần, được sản xuất bằng kỹ thuật tái tổ hợp AND, sử dụng nấm  men làm cơ thể sinh sản đạt đến độ tinh khiết, chất lượng cao, có cấu trúc giống hệt như insulin tự nhiên của người. Do vậy, ít tạo kháng thể và thời gian tác dụng ngắn hơn.4.2. Theo kỹ thuật : tinh chế cao độ và tinh chế theo sắc ký.4.3. Theo tác dụng : 3 loại : nhanh, trung bình, chậm. 4.3.1. Insulin tác dụng nhanh : (actrapid beef, actrapid HM)a. Đặc tính : trong suốt, có thể dùng bằng tất cả mọi đường tiêm : tĩnh mạch, dưới da, tiêm bắp và dùng được trong mọi tình huống. 

  bắt đầu tác dụng tác dụng mạnh nhất

hết tác dụng

Tĩnh mạch ngay sau khi tiêm

10' 20'

Tiêm  bắp sau khoảng 10' 30' 2 hTiêm dưới da sau khoảng 15-

20'2-4h 6 h

 Lưu ý : tiêm dưới da insulin ở vùng có tăng hoạt động thể lực (như vùng đùi nếu chạy, cánh tay nếu chơi cầu lông, bụng nếu bơi thuyền…) thì tác dụng sẽ nhanh hơn và ngắn hơn.b. Lợi ích : Là loại insulin duy nhất dùng trong cấp cứu do tác dụng hạ đường huyết nhanhCó thể trộn lẫn với insulin chậm  tuỳ theo mục đích và nhu cầu sử dụngCó thời gian tác dụng ngắn và mạnh để làm giảm đường huyết sau ănc. Bất lợi : Thời gian tác dụng ngắn nên phải tiêm nhiều lần trong ngày (4 mũi nếu tiêm  dưới da)

Page 31: Chỉ số HbA1c và 10 điều cần biết

 4.3.2. Insulin tác dụng chậm (lente beef, monotard, insulatard) (trung bình)Để làm giảm số lần tiêm  trong ngày, Nordisk đã sản xuất insulin có tác dụng dài hơn, gồm  2 loại insulin NPH và IZS, với 2-3 mũi tiêm / 24h.-         Loại insulin NPH (Neutral Protamin Hagedorn) : sử dụng protamin, một polypeptid có khả năng gắn kết bão hoà insulin, nên có thể dùng trộn lẫn với insulin nhanh. Thời gian tác dụng khoảng 14-18 h. Nhược điểm của insulin NPH là có thể gây loạn dưỡng nơi tiêm (hiếm gặp).-         Loại insulin IZS (Insulin Zinc Suspension) : Ưu điểm là có nhiều loại với thời gian tác dụng khác nhau : từ 6-36 h, tuỳ yêu cầu điều trị và sự thuận lợi của bệnh nhân . Nhược điểm , có thể gây đau khi trộn với insulin nhanh.Lưu ý : khi trộn lẫn insulin nhanh với insulin chậm, phải lấy loại nhanh vào bơm tiêm  trước và dịch trộn phải được tiêm ngay. Insulin trộn sẵn (kết hợp) : là loại insulin trộn lẫn giữa 2 loại nhanh và trung bình theo những tỷ lệ nhất định :Mixtard 30 HM, có tỷ lệ 30% insulin nhanh và 70% insulin trung bìnhMixtard 50 HM, có tỷ lệ 50% insulin nhanh và 50% insulin trung bìnhCó nhiều tỷ lệ trộn khác mà trong đó, insulin nhanh chiếm 10-20-40%.Đặc tính : cùng lúc có 2 tác dụng : tác dụng nhanh (do loại nhanh) và tác dụng kéo dài (do loại trung bình). Vì vậy, với người ăn nhiều tinh bột, đường thì thích hợp loại trộn 40-50% nhanh. Thực tế, đa số bệnh nhân  được dùng loại trộn 30% nhanh. Một số người có khuynh hướng hạ đường huyết giữa các bữa ăn, nên dùng loại trộn 10-20% nhanh. Ưu điểm : tiện dụng, phù hợp với sinh lý mà không đòi hỏi phải tự trộn lấy liều như khi dùng riêng từng loại nhanh, chậm.Nhược điểm : Vì tỷ lệ pha trộn là cố định nên khó điều chỉnh cho phù hợp với từng tình huống cụ thể : ăn bữa ăn no nê lại tăng cả liều insulin nhanh và chậm, làm hạ đường huyết muộn. Lẽ ra, chỉ tăng từ 2-6 UI loại insulin nhanh. 4.3.3. Insulin kéo dài (ultratard)Đặc tính : là loại insulin có kết hợp với kẽm, chia làm 2 nhóm chính :nhóm 1 : có tác dụng 24 hnhóm 2 : có tác dụng 36 hƯu điểm : chỉ cần một mũi tiêm , có tác dụng cả 24 h trong ngày.Có thể dùng kỹ thuật 4 mũi/24h : 3 mũi nhanh sau ăn, 1 mũi chậm  lúc đi ngủNhược điểm : tại chỗ, đỏ, đau nơi tiêm.Hạ đường huyết không lường trước do tác dụng kéo dài chồng chéo với các mũi tiêm  khác. Dược động học các loại insulin : (theo ĐHYHN, 2004) 

Loại insulin bắt đầu (h) đỉnh (h) t.g. tác dụng

 hết tác dụng

Page 32: Chỉ số HbA1c và 10 điều cần biết

Nhanh : Lispro,Regular

< 0,250,5 -1

0,5 - 12 - 3

3 - 43 - 6

4 - 66 - 8

Chậm : NPHLente

2 - 43 - 4

6 - 106 - 12

10 - 1612 - 18

14 - 1816 - 20

Kéo dài : UltralenteGlargine

6 - 104

10 - 1610 - 16

18 - 2024

20 - 24> 24

Kết hợp :75% NPH + 25%

Re70% NPH + 30%

Re50% NPH + 50%

Re

 0,5 - 10,5 - 10,5 - 1

 2 đỉnh2 đỉnh2 đỉnh

 10 - 1610 - 1610 - 16

 14 - 18 14 - 1814 - 18

 7 nguyên tắc cơ bản để điều chỉnh liều insulin 1.     Thay đổi liều chỉ ảnh hưởng tới đường huyết trong vòng thời gian tác dụng của insulin, nói chung, 5h sau khi tiêm loại nhanh và 8h đối với loại bán chậm.2.     Thay đổi liều cần tính đến các sự kiện tình cờ như vận động thể lực. Trong trường hợp này, liều tiêm cần thay đổi từ trước với sự ước đoán về cường độ vận động.3.     Thay đổi liều phải tính tới tăng hay giảm đường máu những ngày trước đó.4.     Thay đổi liều để đạt được mục tiêu đặt ra cho từng bệnh nhân. Ví dụ, bệnh nhân  trẻ và bệnh nhân có biến chứng mắt, thần kinh…cần có mức đường máu gần bình thường, nghĩa là buổi sáng lúc đói là 0,8-1,2g/l và sau ăn là < 1,4-1,5 g/l. bệnh nhân đã có tuổi, kém tự chủ…mục tiêu là tránh hạ đường huyết và làm tăng đường huyết nhiều (>2,5 g/l).5.     Kỹ thuật tự đo đường huyết, đường niệu, céton niệu thường xuyên sẽ cho phép điều chỉnh chặt chẽ đường huyết tron g giới hạn mục tiêu đã đề ra.  6.     Sổ ghi chép lại các kết quả xét nghiệm là biện pháp duy nhất cho phép hình dung quá trình diễn biến trong nhiều ngày để điều chỉnh liều tốt hơn. 7.     Để có thể hiểu và học được cách tự điều chỉnh liều insulin, cần đi sinh hoạt câu lạc bộ và khám  bệnh đều đặn với các bác sỹ chuyên khoa. 5.   KỸ THUÂT TIÊM INSULIN 5.1. Kỹ thuật tiêm  insulinBước 1. Chọn vị trí tiêm  và khử trùng nơi tiêm bằng cồn 70 CBước 2. Làm  căng bề mặt da vùng sát trùng. Đâm nhanh kim  thẳng đứng vuông góc với mặt da (90 )Bước 3.  Đẩy piston để đưa thuốc vào cơ thểBước 4. Rút kim theo chiều thẳng đứng như khi đâm vào, không chà xát lại nơi đã tiêm.         Cách tiêm  khác : phương pháp kéo da : sau khi sát trùng, dùng 1 tay kéo nhẹ vùng da, nhanh chóng đẩy kim tiêm  vào một góc 45-90  so với mặt da.Lưu ý : cần xem  kỹ nồng độ insulin theo số đơn vị trong 1 ml.-    Loại dùng cho bơm tiêm : 1ml có 40 UI đóng trong lọ nhỏ 10 ml (400 UI/lọ)-         Loại dùng cho bút chích : 1ml có 100 UI đóng trong ống

Page 33: Chỉ số HbA1c và 10 điều cần biết

1,5ml hay 3 ml (150 UI hay 300 UI/ống).-         Loại dùng cho bơm  tiêm nồng độ từ 100-500 UI/ml : chưa có ở VN. 5.2. Nguyên tắc cần nhớ khi tiêm  insulinNguyên tắc 1 : Ở mỗi vị trí tiêm, da phải được giữ sạch, cơ bắp và lớp mỡ dưới da vùng này phải hoàn toàn bình thường. Đây là điều kiện để insulin được hấp thu tốt.Nguyên tắc 2 : Các vị trí đều phải được sử dụng luân chuyểnNguyên tắc 3 : Nếu sử dụng từ 2 mũi tiêm  trở lên trong 1 ngày, phải tiêm ở các vị trí ở các vùng khác nhau. Khi tất cả các vị trí trong vùng đã sử dụng hết mới chuyển sang vùng khác. 5.3. Vị trí tiêm  : các vị trí khác nhau sẽ làm cho insulin vào máu với tốc độ  nhanh chậm khác nhau : Vùng bụng (trước dạ dầy), insulin vào máu nhanh nhất. Vùng cánh tay, insulin vào máu chậm  hơn so với vùng bụng. insulin vào máu chậm  nhất khi tiêm vào vùng mông. Đường vào : dưới da là đường tiêm thông dụng nhất. Tiêm tĩnh mạch dùng trong cấp cứu.Mỗi vùng cơ thể được chia ra theo các ô như hình vẽ dưới. Mỗi ô là 1 vị trí tiêm. 5.3.1. Tiêm dưới da : Tất cả các tổ chức dưới da trên cơ thể đều có thể tiêm. Thực tế, thường dùng vùng đùi, cánh tay, bụng. Sự luân chuyển định kỳ các mũi tiêm  theo truyền thống được hướng dẫn trước đây, hiện nay không được áp dụng nữa. Hiện nay, người ta chọn một vùng tiêm  cho vài ngày, sau khi hết điểm tiêm, mới chuyển sang vùng khác. Mỗi mũi tiêm cách nhau 2-4 cm. Chú ý, nếu vùng dự định tiêm sẽ phải vận động nhiều thì nên chuyển sang vùng khác. Ví dụ, vùng đùi được chọn sẽ tiêm mà sau đó đạp xe nhiều thì nên tiêm cánh tay.Tốt nhất bệnh nhân nên tự tiêm  để tăng tính độc lập, tăng khả năng tiêm theo giờ nhất định để hiệu quả điều trị tốt hơn.    5.4.         Giờ tiêmLoại insulin nhanh : tiêm 15-30 phút trước khi ăn, kể cả loại nhanh có pha trộn với loại trung bình. Loại insulin trung bình : tiêm 15 phút - 2h, trung bình là 1 h, trước khi ăn. 5.5. Biến chứng khi tiêm insulin+ Hạ đường huyết do quá liều : nhẹ, uống cốc nước đường hoặc glucose. trường hợp nặng, tiêm  tĩnh mạch 20-40 ml dung dịch glucose 20% hoặc 1-2 mg glucagon và đưa vào viện cấp cứu.+ Phản ứng tại chỗ của insulin : teo mỡ tại nơi tiêm ít xảy ra trừ khi dùng insulin người. Ngược lại, thường có hiện tượng tăng sản lớp mỡ dưới da nơi tiêm. Do insulin kích thích sự tăng trưởng của các tế bào mỡ. Trong trường hợp có tổn thương, phải thay đổi vị trí tiêm. 5.6     Bảo quản insulinNơi khô ráo, nhiệt độ lý tưởng là 2-4 C, tránh ánh nắng. Tuy nhiên, insulin được sản xuất ra bền vững đến 27 C. Cho nên, mùa đông, việc bảo quản insulin không thành vấn đề. Mùa hè, trường hợp không có tủ lạnh, nên lưu trữ ngắn hạn, để nơi mát nhất trong nhà : ở 30 C, có thể để được 4-6 tuần.

Page 34: Chỉ số HbA1c và 10 điều cần biết

Lưu ý : - lọ insulin đang dùng, không tiêm  ngay khi còn lạnh vì bị đau.-         tuyệt đối không để insulin trong ngăn đá, vì dưới 0 C-         khi mua lọ mới, cần lắc xem, loại insulin nhanh (loại trong) có vẩn đục hoặc loại bán chậm và chậm (loại đục) có vẩn cặn thì không nên dùng. 6.            CÁCH DÙNG INSULIN  (CHẾ ĐỘ SỬ DỤNG  INSULIN)Có nhiều cách sử dụng insulin. Dùng theo quy ước nghĩa là tiêm dưới da 2 lần/mỗi ngày, trước bữa ăn điểm tâm và trước bữa ăn chiều. Trong hoàn cảnh Việt Nam, chỉ nên dùng phương pháp điều trị theo quy ước. Dùng insulin cũng phải thăm dò từ liều tối thiểu, tăng cho đến khi đạt được mục tiêu. 6.1 Chế độ sử dụng ngày một lần tiêm          Với ĐTĐ typ 1, chế độ này được áp dụng trong giai đoạn trăng mật, khi mà lượng insulin do bản thân tế bào b tiết ra còn có khả năng duy trì một phần chức năng cân bằng đường huyết. Có thể dùng insulin NPH đơn độc hoặc phối hợp với loại nhanh (Regular = Re) theo tỷ lệ khác nhau, hoặc 3/4 hoặc 2/3 NPH/R tuỳ theo tình trạng bệnh và thời điểm  để tiêm  thuốc. 6.2. Chế độ sử dụng ngày 2 lần tiêm* Mũi tiêm buổi sáng, có 2 cách : Nếu là insulin tác dụng nhanh (Regular hoặc Lispro), hoạt động mạnh nhất của insulin là khoảng thời gian giữa bữa sáng và bữa trưa. Nồng độ đường huyết trước bữa trưa sẽ phản ánh tác dụng của mũi tiêm này.Nếu là insulin bán chậm (NPH hoặc Lente), hoạt động mạnh nhất của insulin là vào khoảng giữa bữa sáng và bữa tối. Nồng độ đường huyết trước bữa ăn tối phản ánh tác dụng của mũi tiêm này.* Mũi tiêm buổi tối, thường là loại insulin bán chậm, có tác dụng điều hoà lượng đường huyết ban đêm và sáng ngày hôm sau. Người ta thường chia ra tỷ lệ khác nhau cho các mũi tiêm buổi sáng và buổi tối.          Về lý thuyết, chế độ tiêm ngày 2 mũi có những lợi thế : giảm sự tăng đường huyết cơ sở và sau ăn. Giảm đường huyết qua đêm và buổi sáng. Bất lợi hay gặp nhất là biến chứng hạ đường huyết và tăng đường thứ phát sau hạ đường huyết ban đêm - hiện tượng Dawn và hiệu ứng Somogy. 6.3. Chế độ sử dụng ngày nhiều mũi tiêmTrong chế độ này, lượng insulin chiếm tới 50% tổng liều insulin trong ngày. insulin cơ bản được sử dụng thường là loại có thời gian tác dụng bán chậm  hoặc siêu chậm như NPH, Lente, Ultralente. Người ta cũng có thể sử dụng loại insulin cực nhanh như Lispro với đường truyền dưới da liên tục. 6.4.         Truyền insulin dưới da liên tụcVề mặt lý thuyết, đây được xem  là phương pháp bù đắp insulin gần giống với việc bài tiết sinh lý của cơ thể. Bơm tiêm insulin liên tục đưa insulin vào cơ thể theo đường dưới da để bình thường hoá lượng đường huyết suốt 24h. Như vậy, bơm insulin liên tục sẽ cung cấp một lượng insulin nhanh hoặc tác dụng ngắn trên cơ sở một lượng insulin nền. Lượng insulin nền thường được đặt chương trình hoá trước. Lưu ý là chính nó lại là yếu tố gây hạ đường huyết vào

Page 35: Chỉ số HbA1c và 10 điều cần biết

ban đêm  hoặc là yếu tố làm tăng hiệu ứng Somogy và hiện tượng bình minh, gây tăng đường huyết một cách giả tạo vào buổi sáng ngày hôm sau.Cần thực hiện các công việc sau :-         Theo dõi mức đường huyết trước các bữa ăn và trước khi đi ngủ-          Để bảo đảm an toàn, tránh nguy cơ hạ đường huyết và tránh các biến chứng lâu dài, khi truyền insulin dưới da liên tục, mức đường huyết trong đêm và buổi sáng phải trên 4,4 mmol/l.-         Phải thường xuyên chống nhiễm khuẩn tại nơi đặt catheter (kháng sinh, giữ vô khuẩn, thay đổi vị trí đặt…)-         Thông thạo chức năng, cách sử dụng bơm , xử trí các trục trặc thông thường-         Thường xuyên điều chỉnh lượng insulin cho phù hợp. 7.            SỬ DỤNG INSULIN TRONG NHỮNG TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT7.1.         Trẻ emBệnh nhi là trẻ dưới 8 tuổi (hoặc sơ sinh) thường thực hiện chế độ 1 mũi tiêm/ngày, dùng insulin bán chậm  sẽ tránh được nguy cơ hạ đường máu.Bệnh nhi từ 8 tuổi trở lên thường áp dụng chế độ 2 mũi tiêm/ngày, kết hợp bán chậm và nhanh. Ngày nay, người ta cũng đã áp dụng chế độ tiêm  nhiều mũi từ lứa tuổi này. 7.2.         Phụ nữ có thaiPhụ nữ có thai thường kết hợp với kháng insulin, đặc biệt vào tháng thứ 5, thứ 6 (do ảnh hưởng của hormon từ rau thai). Ở người bình thường, hiện tượng này được điều hoà bởi sự tăng tiết insulin. Người  ĐTĐ typ 1 không còn khả năng này, vì thế phải tăng liều insulin. Người ĐTĐ typ  2, dùng liều insulin cũng cao hơn bình thường. Có thể áp dụng chế độ tiêm  nhiều mũi trong ngày để duy trì đường máu hợp lý, nhất là vào 3 tháng cuối.         Độ nhạy của insulin sẽ trở lại bình thường sau khi sinh, chính xác là chỉ vài giờ sau sổ rau thai. Chính đây là nguyên nhân thường gặp của tai biến hạ đường huyết ngay sau sinh. Vì vậy, sản phụ ĐTĐ nên sinh ở bệnh viện để theo dõi điều chỉnh liều insulin cho phù hợp. 7.3.         Người cao tuổiĐa số áp dụng chế độ tiêm 2 mũi/ngày bằng bút tiêm insulin. Ở người cao tuổi, lượng đường huyết nên duy trì ở mức cao hơn bình thường (có thể ³ 7 mmol/l).Thời gian sử dụng insulin như sau : 

  Sáng Trưa Chiều Trước khi ngủ

Liều 2/3 0 1/3 0R / N 1 : 2 0 1 : 1 0

          Thực hành. Người nặng 60 kg, liều khởi đầu là 42 UI. Tỷ lệ các loại insulin là : Sáng, tiêm  28 UI, gồm  10 UI nhanh : 18 NPH (1:2) ; Chiều, tiêm  14 UI, gồm 7 UI nhanh : 7 NPH (1:1). Nếu không đạt kết quả khi kiểm  tra đường máu, tăng liều đến 1 UI/kg/24h. Tức là :

  Sáng Trưa Chiều tối Trước khi

Page 36: Chỉ số HbA1c và 10 điều cần biết

ngủLiều 2/3 0 1/6 1/6Tỷ lệ 1/2 0 1  

Loại thuốc   0 R NNếu vẫn chưa đạt yêu cầu, nên phân bố theo công thức :

  R/N R R NTỷ lệ 35% 25% 40% 0

 7.4.         Những vấn đề cần lưu ý khi điều trị insulin lâu dàiĐể điều trị đạt kết quả như những nghiên cứu thử nghiệm, liều điều trị sẽ luôn sát với liều gây tác dụng phụ là hạ đường huyết. Nếu chấp nhận mức đường huyết cao hơn ngưỡng yêu cầu, có thể an toàn hơn nhưng lại không đạt được mục đích yêu cầu điều trị tích cực.           Vấn đề dị ứng insulin ngày càng hiếm, kể từ khi insulin người được sử dụng điều trị. Cũng có thể gặp một số hình thái dị ứng thông thường như : nóng bỏng, ngứa, nổi mày đay nơi tiêm…Liều điều trị insulin khi phẫu thuật.           Chú ý khi vận động, luyện tập. Cần tránh hạ đường huyết do luyện tập quá sức : nếu vận động dưới 1h, phải tăng lượng carbonhydrate; nếu vận động  > 1h, phải giảm liều insulin.Nôn sau khi tiêm  insulin buổi sáng, trường hợp rất ít xẩy ra. Nếu có, cho uống các loại dịch có đường, nước trái cây. Nên uống ít một, khoảng 20 phút/lần. Phải duy trì mức đường huyết khoảng 5,7 - 10 mmol/l. Nếu nôn dai dẳng, mức đường huyết < 5,6 mmol/l, cần đưa vào viện để truyền dịch glucose. Nếu nôn liên tục trên 4-6h liền, hoặc kết hợp với sốt cao, đau bụng, nhức đầu, buồn ngủ…phải coi là trường hợp cấp cứu, đồng thời kiểm  tra kỹ bệnh nhân có bị nhiễm  khuẩn song hành không (viêm ruột thừ, viêm màng não, sốc nhiễm khuẩn… )