CHÚA NHẬT THƯỜNG NIÊN TUẦN XXII - NĂM...

12
BẢN TIN Gx.TAM HÀ NĂM TÂN PHÚC ÂM HÓA GIÁO XỨ CN,30/08/2015 Page 1 Tin Mừng: Mc 7, 1-8a. 14-15. 21-23 "Các ngươi gác bỏ một bên các giới răn Thiên Chúa, để nắm giữ tập tục phàm nhân" ườ ĩừ ụậ ườ ĩ ướ ườ ườ ướ ơ ướ ưử ườ ĩ ườ ữậ ườ ươ ườ ư ườ ươ ữậ ườ ườ ế ườ ế ườ ế ườ ư ưở ế ườ ườ ế CHÚA NHẬT THƯỜNG NIÊN TUẦN XXII - NĂM B

Transcript of CHÚA NHẬT THƯỜNG NIÊN TUẦN XXII - NĂM...

Page 1: CHÚA NHẬT THƯỜNG NIÊN TUẦN XXII - NĂM Btonggiaophansaigon.com/sites/default/files/Documents/201508/BAN TIN GX...BẢN TIN Gx.TAM HÀ NĂM TÂN PHÚC ÂM HÓA GIÁO XỨ CN,30/08/2015

BẢN TIN Gx.TAM HÀ NĂM TÂN PHÚC ÂM HÓA GIÁO XỨ CN,30/08/2015

Page 1

Tin Mừng: Mc 7, 1-8a. 14-15. 21-23

"Các ngươi gác bỏ một bên các giới răn Thiên Chúa, để nắm giữ tập tục phàm nhân"

 Tin Mừng Chúa Giê­su Ki­tô theo Thánh Marcô  

Khi ấy, những người biệt phái và mấy luật sĩ từ Giêrusalem tụ tập lại bên Chúa Giêsu, và họ thấy vài môn đệ Người dùng bữa với những bàn tay không tinh sạch, nghĩa  là không rửa trước. Vì theo đúng tập tục của tiền nhân, những người biệt phái và mọi người Do­thái không dùng bữa mà không rửa tay trước, và ở nơi công cộng về, họ không dùng bữa mà không tắm rửa trước. Họ còn giữ nhiều tập tục khác nữa, như rửa chén, rửa  bình,  rửa  các  đồ  đồng.  Vậy  những  người  biệt  phái  và  luật  sĩ  hỏi Người: "Sao môn đệ ông không giữ tập tục của tiền nhân mà lại dùng bữa với những bàn tay không tinh sạch?" Người đáp: "Hỡi bọn giả hình, Isaia thật đã nói  tiên  tri  rất  chí  lý về  các ngươi, như  lời  chép rằng:  'Dân này kính Ta ngoài môi miệng,  nhưng  lòng  chúng ở  xa Ta. Nó  sùng  kính Ta cách giả dối, bởi vì nó dạy những giáo lý và những luật lệ loài người'. Vì các ngươi bỏ qua các giới răn Thiên Chúa, để nắm giữ tập tục loài người". 

 

Và Người lại gọi dân chúng mà bảo rằng: "Hết thảy hãy nghe và hiểu rõ lời Ta. Không có gì từ bên ngoài vào trong con người mà có thể làm cho họ ra ô uế. Chỉ có những gì từ con người xuất ra, chính những cái đó mới làm cho họ ra ô uế. Vì từ bên trong, từ tâm trí người ta xuất phát những tư tưởng xấu: ngoại tình, dâm ô, giết người, trộm cắp, tham lam, độc ác, xảo trá, lăng loàn, ganh tị, vu khống, kiêu căng, ngông cuồng. Tất cả những sự xấu đó đều ở trong mà ra, và làm cho người ta ra ô uế". 

 

Đó là lời Chúa.   

CHÚA NHẬT THƯỜNG NIÊN TUẦN XXII - NĂM B

Page 2: CHÚA NHẬT THƯỜNG NIÊN TUẦN XXII - NĂM Btonggiaophansaigon.com/sites/default/files/Documents/201508/BAN TIN GX...BẢN TIN Gx.TAM HÀ NĂM TÂN PHÚC ÂM HÓA GIÁO XỨ CN,30/08/2015

BẢN TIN Gx.TAM HÀ NĂM TÂN PHÚC ÂM HÓA GIÁO XỨ CN,30/08/2015

Page 2

Suy niệm:

TIN VỚI CẢ TÂM TÌNH

ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt

Truyện thiền

kể có hai nhà sư xuống núi. Dọc đường các ngài gặp một thiếu nữ đứng bên vũng nước sâu. Thiếu nữ muốn đi qua mà không sao đi được. Thấy vậy, một nhà sư liền bế thiếu nữ vượt qua vũng nước. Trở về gần đến chùa, nhà sư kia trách bạn: “Sao anh lại bế một thiếu nữ như thế?” Nhà sư trả lời: “Tôi đã để cô ta lại bên vũng nước, sao anh còn mang cô ta về đến tận chùa”.

Câu chuyện ý nhị trên đã minh họa rõ nét về hai lối sống đạo. Lối sống đạo theo hình thức và lối sống đạo theo nội tâm. Nhà sư trọng hình thức không dám động đến thiếu nữ, nhưng tâm hồn ông lại nặng vấn vương. Thế mà ông vẫn yên tâm cho rằng mình đã giữ trọn luật giới sắc. Ông tự hào về mình và trách móc bạn đã vi phạm luật tu hành. Ông đã hoàn toàn giữ luật theo hình thức bề ngoài mà không xét đến nội tâm của mình.

Những người Biệt phái và Luật sĩ trong đạo Do Thái cũng giữ đạo theo hình thức như thế. Họ rất trọng những lề luật theo hình thức bề ngoài.

Họ cho rằng giữ những hình thức bề ngoài là đủ. Theo họ, đạo là lề luật. Giữ trọn lề luật là giữ đạo. Đặc biệt là luật thanh sạch. Người Do Thái có nhiều cấm kỵ ô uế. Bị coi là ô uế những người mắc bệnh phong, những người phụ nữ sau khi sinh con, người ngoại đạo. Ai tiếp xúc với những người ô uế sẽ bị lây nhiễm ô uế. Ngay cả những đồ vật bị người ô uế động đến cũng trở thành ô uế. Ai động đến những đồ vật đã bị ô uế cũng sẽ bị lây nhiễm ô uế. Ô uế là tội lỗi. Những người bị ô uế sẽ không được dâng lễ vật cho Chúa. Để tránh ô uế, người Do thái luôn rửa tay, rửa bát bên ngoài cho sạch.

Đức Giêsu chê trách họ là giả hình. Vì họ chỉ lo giữ sự trong sạch bề ngoài mà không lo giữ sự trong sạch bề trong. Họ lo rửa tay chân mà không lo rửa lương tâm. Họ sợ tiếp xúc với người bệnh nhưng họ vẫn ấp ủ những ý đồ xấu xa trong tâm hồn. Có lần Đức Giêsu đã sánh ví họ với những mồ mả, bên ngoài thì tô vôi, sơn phết đẹp đẽ, nhưng bên trong thì đầy xương cốt hôi hám xấu xa.

Vì quá chú trọng đến những luật lệ tỉ mỉ bên ngoài, họ biến đạo thành một mớ những nghi thức trống rỗng vô hồn. Đọc kinh cho đủ bổn phận mà không cầu

Page 3: CHÚA NHẬT THƯỜNG NIÊN TUẦN XXII - NĂM Btonggiaophansaigon.com/sites/default/files/Documents/201508/BAN TIN GX...BẢN TIN Gx.TAM HÀ NĂM TÂN PHÚC ÂM HÓA GIÁO XỨ CN,30/08/2015

BẢN TIN Gx.TAM HÀ NĂM TÂN PHÚC ÂM HÓA GIÁO XỨ CN,30/08/2015

Page 3

nguyện. Ăn chay để giữ đúng luật hơn là để hạn chế tính mê tật xấu. Làm việc bác ái để phô trương hơn là để chia sẻ với người anh em cơ nhỡ. Tệ hại nhất là họ giữ đạo mà không thật lòng yêu mến Chúa. Nên hôm nay, Đức Giêsu đã nặng lời chỉ trích họ: “Dân này tôn kính Ta bằng môi bằng miệng, còn lòng chúng thì lại xa Ta”.

Những hình thức bên ngoài không phải là không cần thiết. Nhưng những hình thức bên ngoài, muốn có giá trị, cần phải phát xuất từ tâm tình bên trong. Nội tâm con người là nguồn mạch của mọi hành vi. Nội tâm có tốt thì hành vi mới tốt. Nội tâm có chân thật thì hành vi mới có giá trị

Đạo Chúa không phải là hình thức. Đạo Chúa là tình yêu. Tình yêu chân thật phát xuất từ đáy lòng. Giữ hình thức mà không có tình yêu

thì chưa phải là giữ đạo. Làm những việc lớn lao mà không có tình yêu cũng chỉ là vô ích, như lời thánh Phaolô dạy: “Giả như tôi có nói được các thứ tiếng của loài người và của các thiên thần đi nữa, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng khác gì thanh la phèng phèng, chũm chọe xoang xoảng. Giả như tôi được ơn nói tiên tri và được biết hết mọi điều bí nhiệm, mọi lẽ cao siêu, hay có được tất cả đức tin đến chuyển núi dời non, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng là gì. Giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt, mà không có đức mến, thì cũng chẳng ích gì cho tôi”.

Vì thế, khi làm việc gì, điều cần thiết là cho cử chỉ phản ánh trung thực tâm hồn. Tất cả mọi việc làm lời nói ra bên ngoài phải phát xuất từ tâm hồn chân thực. Nhất là phải làm sao cho mọi nghi thức tôn giáo phát nguồn từ trái tim yêu mến chân thành. Việc từ thiện phải phát nguồn từ một tình yêu mến huynh đệ, thành thực muốn chia sẻ. Lời cầu nguyện phải phát xuất từ một trái tim yêu mến của người con hiếu thảo đối với Cha trên trời. Việc ăn chay phải khởi đi từ ý muốn chế ngự các nết xấu. Nghi thức thanh tẩy phải cử hành trong tâm tình sám hối. Có như thế, khi môi miệng đọc kinh, lòng ta mới gần gũi Chúa. Khi ăn chay, tâm hồn ta mới tan nát vì tội lỗi. Khi làm việc bác ái, ta tránh được thói phô trương. Khi rửa tay, tâm hồn ta mới được thanh tẩy nên trong trắng.

Với tất cả tâm tình, những nghi thức mới trở nên có hồn, thành thực. Với tất cả tâm tình, ta mới thực sự sống đạo. Với tất cả tâm tình, đạo mới đưa ta đến gần Chúa.

Lạy Chúa, xin ban cho con thêm lòng yêu mến Chúa.

KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG 1) Rửa tay hay rửa linh hồn, điều nào quan trọng

hơn? 2) Điều gì quan trọng nhất trong đạo? Làm những

việc phi thường hay là mến yêu Chúa và yêu thương anh em?

Page 4: CHÚA NHẬT THƯỜNG NIÊN TUẦN XXII - NĂM Btonggiaophansaigon.com/sites/default/files/Documents/201508/BAN TIN GX...BẢN TIN Gx.TAM HÀ NĂM TÂN PHÚC ÂM HÓA GIÁO XỨ CN,30/08/2015

BẢN TIN Gx.TAM HÀ NĂM TÂN PHÚC ÂM HÓA GIÁO XỨ CN,30/08/2015

Page 4

3) Bạn thường đi lễ cho đầy đủ bổn

phận hay đi lễ vì yêu mến Chúa? 4) Bạn làm việc thiện vì yêu mến người nghèo hay

vì muốn khoe khoang?

Tiếp kiến chung ĐTC: Gia đình sống tinh thần cầu nguyện

Nguồn: Jos. Nguyễn Huy Mai (chuyển ngữ)

VATICAN. Sau đây là toàn văn bài chia sẻ của Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi tiếp kiến chung diễn ra vào sáng thứ tư, ngày 26.8.2015, tại quảng trường Thánh Phêrô.

“Sau khi đã

suy tư về cách gia đình sống những thời gian của ngày lễ và công việc, giờ đây chúng ta sẽ xem xét những thời gian dành cho cầu nguyện. Lời than phiền rất thường xuyên của các Kitô hữu có liên quan đến thời khắc này là: “tôi cần cầu nguyện nhiều hơn…; tôi muốn làm điều đó nhưng tôi thường chẳng có thời gian”. Chắc chắn sự hối tiếc là chân thật bởi vì cõi lòng của con người luôn cố gắng cầu nguyện dù chẳng ý thức điều đó; và nếu người ta không nỗ lực cầu nguyện thì sẽ

chẳng có bình an. Nhưng bởi vì khi con người gặp nhau, cần nuôi dưỡng trong tâm hồn một tình yêu “nóng rực” dành cho Thiên Chúa, một tình yêu đầy cảm xúc.

Chúng ta có thể tự đặt một câu hỏi hết sức đơn giản với chính mình. Tin tưởng Thiên Chúa với hết cả tâm hồn thật là hay, cũng thế khi hy vọng rằng Ngài sẽ nâng đỡ chúng ta những lúc nguy khó và cũng thật là tốt khi ta cảm nhận bổn phận cần biết ơn Ngài. Tất cả đều đúng. Nhưng chúng ta có yêu mến Thiên Chúa một chút nào không? Suy nghĩ của Thiên Chúa có khiến chúng ta động lòng, kinh ngạc và cảm thương không?

Chúng ta hãy nghĩ tới điều răn hàng đầu vốn quan trọng hơn tất cả: “Anh em hãy yêu mến Chúa, Thiên Chúa của anh em, với cả tấm lòng, cả linh hồn, và cả trí khôn” (Mt 22, 37). Công thức này sử dụng ngôn phong mạnh mẽ của tình yêu, được rút ra từ chính Thiên Chúa. Như thế, tinh thần của việc cầu nguyện hệ tại trước tiên vào điều này. Và nếu tinh thần của cầu

Page 5: CHÚA NHẬT THƯỜNG NIÊN TUẦN XXII - NĂM Btonggiaophansaigon.com/sites/default/files/Documents/201508/BAN TIN GX...BẢN TIN Gx.TAM HÀ NĂM TÂN PHÚC ÂM HÓA GIÁO XỨ CN,30/08/2015

BẢN TIN Gx.TAM HÀ NĂM TÂN PHÚC ÂM HÓA GIÁO XỨ CN,30/08/2015

Page 5

nguyện bám víu vào điều này, thì nó luôn hiện diện mọi lúc và chẳng bao giờ mất đi. Chúng ta có đạt đến suy nghĩa rằng Thiên Chúa như thể là sự vuốt ve nâng đỡ chúng ta trong cuộc sống, hơn hết tất cả mọi thứ và chẳng gì có thể thay thế được không? Liệu có chắc rằng chẳng có gì, thậm chí là cái chết, có thể tách chúng ta ra khỏi sự vuốt ve ấy chăng? Hay chúng ta chỉ xem Thiên Chúa như thể một Đấng Chí Tôn, một Đấng Toàn Năng đã tác tạo nên mọi sự, hoặc như một Thẩm Phán vốn kiểm soát tất cả mọi hoạt động không? Hiển nhiên, tất cả đều đúng. Nhưng chỉ khi nào Thiên Chúa là sự thương mến vĩ đại nhất trong tất cả những sự thương mến của chúng ta thì ý nghĩa của những từ ngữ này mới trở nên trọn vẹn. Và như thế chúng ta cảm thấy hạnh phúc và ngay cả một chút bối rối, bởi

vì Ngài nghĩ đến và hơn hết là yêu mến chúng ta! Điều này không mấy ấn tượng sao? Chúng ta có thể tái khám phá rằng Thiên Chúa là Đấng Tối Cao, đã trao ban những giới răn của Ngài và chờ đợi kết quả. Tuy nhiên, Thiên Chúa đã và đang thực hiện còn hơn những điều này một cách vô ngần vô hạn.

Nếu tình yêu dành cho Thiên Chúa không thắp lên một ngọn lửa, thì tinh thần của cầu nguyện không hun đúc được thời gian cầu nguyện. Chúng ta có thể nhân lên bội phần những lời cầu nguyện của chúng ta “như dân ngoại vẫn làm” như lời Đức Giêsu; hay thậm chí có thể trình diễn những nghi thức của chúng ta “như dân ngoại vẫn làm”(Mt 6, 5.7). Một cõi lòng được tình yêu đối với Thiên Chúa ngự trị có thể biến những suy tư không lời hay sự kêu van khi đứng trước một hình ảnh thánh thiện nào đấy, hay một nụ hôn được gửi đến nhà thờ trở thành lời cầu nguyện. Thật là đẹp khi các bà mẹ dạy cho những đứa con nhỏ trao tặng một nụ hôn cho Đức Giêsu hay Mẹ Maria. Vào lúc ấy con tim của các trẻ nhỏ ấy trở nên nơi chốn của cầu nguyện. Và đấy là một quà tặng của Chúa Thánh Thần. Chúng ta không bao giờ được quên sót cầu khẩn ân ban này cho mỗi người chúng ta! Thánh Thần của Thiên Chúa có cách thức riêng biệt của Ngài để thốt lên nơi cõi lòng của chúng ta lời này:“Abba-Cha ơi”, như Đức Giêsu đã từng làm, một cách thế mà chúng ta chẳng bao giờ có thể tự làm một mình (Gal 4, 6). Tặng phẩm này của Chúa Thánh Thần hiện diện trong các gia đình vốn học biết khẩn cầu và quý mến nó. Nếu chúng ta học biết điều này một cách tự nhiên tương tự cách chúng ta kêu cha hay kêu mẹ, thì chúng ta có thể luôn học biết điều này. Khi điều này diễn ra, thời gian sống nội tâm của gia đình được bao bọc trong cung lòng của tình yêu Thiên Chúa và tìm thấy một cách ngẫu nhiên trong khi cầu nguyện.

Thời gian của gia đình, chúng ta biết rõ rằng đó là một điều rất phức tạp và căng thẳng, bận rộn và lắng lo. Luôn luôn là rất ít và không bao giờ là đủ giờ. Ai có gia đình sẽ sớm học biết để giải một phương trình

Page 6: CHÚA NHẬT THƯỜNG NIÊN TUẦN XXII - NĂM Btonggiaophansaigon.com/sites/default/files/Documents/201508/BAN TIN GX...BẢN TIN Gx.TAM HÀ NĂM TÂN PHÚC ÂM HÓA GIÁO XỨ CN,30/08/2015

BẢN TIN Gx.TAM HÀ NĂM TÂN PHÚC ÂM HÓA GIÁO XỨ CN,30/08/2015

Page 6

mà các nhà toán học vĩ đại đã từng biết làm: trong vòng hai mươi tư giờ đồng hồ làm sao có thể để nó được tăng gấp đôi! Có những người cha và người mẹ có thể nhận giải thưởng Nobel vì điều này.

Tinh thần của cầu nguyện trả lại thời gian cho Thiên Chúa, rút ra khỏi sự ám ảnh của một cuộc sống luôn thiếu thốn thời gian, tái tìm kiếm bình an trong những điều thiết yếu, và khám phá ra niềm vui vì những quà tặng không ngờ trước. Trong số những người hướng dẫn tốt cho cách sống này là hai chị em Marta và Maria,

những người được Tin Mừng hôm nay nhắc đến, cả hai đã học từ Thiên Chúa sự hài hòa trong nhịp điệu của gia đình: vẻ đẹp của ngày lễ, sự thanh thản của công việc làm ăn, và tinh thần của cầu nguyện (Lc 10, 38-42). Cuộc thăm viếng của Đức Giêsu, Người mà cả hai hết lòng yêu mến, là ngày hội với họ. Một ngày mà Marta đã học biết rằng tinh thần hiếu khách, hiển nhiên là quan trọng, nhưng không phải là tất cả, nhưng là việc lắng nghe Thiên Chúa, như Maria đã làm, mới thực là điều cần thiết, đó là “phần hơn” của thời gian. Lời cầu nguyện tuôn ra từ việc lắng nghe Đức Giêsu, từ bài đọc Tin Mừng, từ sự thân mật với lời của Thiên Chúa. Gia đình chúng ta có sự thân mật này hay chưa? Ở nhà chúng ta có sách Tin Mừng không? Chúng ta mở ra để đọc cùng nhau bao nhiêu lần rồi? Chúng ta có suy gẫm khi lần hạt Mân Côi chăng? Tin Mừng được đọc và được suy ngắm trong gia đình như thể một chiếc bánh mì ngon có thể nuôi dưỡng tâm hồn của tất cả mọi người. Và mỗi buổi sáng và buổi tối, và khi chúng ta đồng bàn cùng nhau, hãy học cùng nhau để dâng lời cầu nguyện, cùng với sự giản đơn: là Đức Giêsu đến giữa chúng ta như Ngài đã đến trong gia đình Marta, Maria và Lazzaro.

Trong lời cầu nguyện của gia đình, trong những thời khắc thịnh vượng hãy những lúc khó khăn, chúng ta hãy tín thác lẫn nhau, bởi vì mỗi người luôn được tình Yêu Thiên Chúa bảo bọc.

Diễn biến ngoạn mục: Thánh tượng Đức Mẹ Fatima được rước sang Syria

Nguồn: Đặng Tự Do

ính đến đầu tháng 8 năm nay, quân khủng bố Hồi Giáo IS

đã chiếm được toàn bộ phần phía Đông của Syria, tức là hơn một nửa nước Syria và tiếp tục giành được những chiến thắng vang dội. Quân khủng bố Hồi Giáo IS giờ đây kiểm

soát toàn bộ đường biên giới giữa Syria và Iraq.

Trước tình cảnh điêu linh của người dân Syria với 4 triệu người phải di tản ra nước ngoài, 7,600,000 người phải tản cư bên trong Syria, hầu hết các thành phố đều bị tàn phá nặng nề, Đức Giám Mục giáo phận Leiria-

T

Page 7: CHÚA NHẬT THƯỜNG NIÊN TUẦN XXII - NĂM Btonggiaophansaigon.com/sites/default/files/Documents/201508/BAN TIN GX...BẢN TIN Gx.TAM HÀ NĂM TÂN PHÚC ÂM HÓA GIÁO XỨ CN,30/08/2015

BẢN TIN Gx.TAM HÀ NĂM TÂN PHÚC ÂM HÓA GIÁO XỨ CN,30/08/2015

Page 7

Fátima, Bồ Đào Nha, phối hợp với phong trào Blue Army, hay còn gọi là Đạo Binh Xanh, quyết định đưa thánh

tượng Đức Mẹ Fatima từ Đền Thánh Fatima ở Bồ Đào Nha sang thủ đô Damascus của Syria.

Bộ ngoại giao Syria hoan nghênh quyết định thể hiện tình liên đới này và cho biết thánh tượng Đức Mẹ Fatima sẽ đến thủ đô Damascus vào ngày 7 tháng Chín tới đây.

Trong thông báo về diễn biến này, Đức Cha António Augusto dos Santos Marto của giáo phận Leiria-

Fátima thúc giục Liên Hiệp Quốc và Liên Hiệp Âu Châu “đừng bỏ rơi các nạn nhân của bất khoan dung và chủ

nghĩa cực đoan tôn giáo”. Đức Cha António nói thêm rằng

quyết định của ngài là để đáp lại lời mời gọi của các Giám Mục Trung Đông là những người đang phải đau lòng chứng kiến sự tận diệt Kitô Giáo trong vùng.

Cách đây gần 2 năm, theo lời yêu cầu của Đức Thánh Cha Phanxicô, thánh tượng Đức Mẹ Fatima đã được đưa ra khỏi Đền Thánh Fatima và đưa về Roma hôm 12 tháng 10 năm 2013 trong nghi thức tái thánh hiến thế giới cho Trái Tim Đức Mẹ được tổ chức vào chiều

ngày thứ Bẩy 12 và sáng Chúa Nhật 13 tháng 10 tại quảng trường Thánh Phêrô. Dịp Đại Năm Thánh 2000, thánh tượng Đức Mẹ Fatima cũng đã được đưa về Rôma khi Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 cử hành nghi thức phó thác thế giới và Giáo Hội cho Đức Mẹ, vào ngày 8 tháng 10 năm 2000 tại Quảng trường Thánh Phêrô, trước sự hiện diện của 1,500 Giám Mục thế giới.

Nụ cười – quà tặng cho cuộc sống Nguồn: Vinhsơn Phạm Văn Đoàn, S.J

Cuối tuần, tôi tạt qua nhà người thân thăm

hỏi. Lâu không gặp, mọi người chuyện trò thăm hỏi vui vẻ. Điều khiến tôi hạnh phúc nhất là khi nhìn và gọi cháu bé mới 3 tháng tuổi. Nụ cười của bé như xóa tan hết mọi lắng lo, mang lại nơi lòng tôi một cảm giác thảnh thơi, tươi vui và bình yên lạ thường. Tôi chợt nghĩ về sự kỳ diệu của nụ cười.

Con người ta có thể khác nhau về màu da, tiếng nói, phong tục tập quán, nhưng tiếng cười thì không khác biệt. Ngoại trừ những trường hợp vì tâm bệnh hay cố ý lạm dụng để che lấp

Page 8: CHÚA NHẬT THƯỜNG NIÊN TUẦN XXII - NĂM Btonggiaophansaigon.com/sites/default/files/Documents/201508/BAN TIN GX...BẢN TIN Gx.TAM HÀ NĂM TÂN PHÚC ÂM HÓA GIÁO XỨ CN,30/08/2015

BẢN TIN Gx.TAM HÀ NĂM TÂN PHÚC ÂM HÓA GIÁO XỨ CN,30/08/2015

Page 8

những thủ đoạn tinh vi hay những ẩn ý không tốt, nụ cười theo lẽ tự nhiên là biểu hiện của sự nhẹ nhàng thảnh thơi, tươi vui hạnh phúc. Do vậy mà

người ta hiểu được sự giao tiếp đổi trao qua nụ cười, dẫu có những bất đồng về ngôn ngữ.

Nụ cười quả thực là một quà tặng cho cuộc sống con người. Thật vậy, cứ thể để ý bạn sẽ thấy: Bạn sẽ thấy thế nào khi sau một ngày làm việc chăm chỉ đến căng thẳng, bạn phải tiếp xúc với một người mặt hằm hằm, có nói nhưng chẳng cười, cũng chẳng bày tỏ cảm xúc tươi vui qua nét mặt? Chắc sẽ thêm căng thẳng, nhức đầu đau óc thôi! Sẽ ra sao khi bạn chuyện trò với người có nụ cười tươi trên khuôn mặt? Nhẹ nhàng thong dong tìm đến, và mệt mỏi âu lo tan dần đi. Thật diệu kỳ!

Thế nhưng, nếu để ý ta sẽ thấy một thực tế đó là con người càng lớn càng ít cười. Lại nữa, nụ cười trẻ thơ hồn nhiên, trong sáng, hạnh phúc tươi vui bao nhiêu, thì hầu hết những nụ cười của người lớn mất dần những nét ấy. Tại sao? Vì có quá nhiều thứ phải lo toan? Vì quá tính toán thiệt hơn? …

Đúng là cuộc sống có quá nhiều điều để lo toan tính toán, nhưng đâu ai cấm ta không được cười. Nếu cười đem lại niềm vui, ý nghĩa và sự nhẹ nhàng thanh thản cho cuộc sống, tại sao ta lại không nở một nụ cười trên môi? Dân gian có câu ví von vui mà sâu sắc rằng “một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”. Nếu thế, cuộc sống đang

suy nhược của xã hội ngày nay cần những thang thuốc bổ ấy biết chừng nào. Bạn và tôi, tại sao chúng ta không cho đời những thang thuốc bổ ấy?

Ai mà chẳng muốn cười, nhưng cười làm sao được khi cuộc sống còn bao bộn bề, bao nhiêu thứ phải nghĩ, bao điều phải lo! Đúng thế. Nhưng cũng còn một điều đúng khác, đó là chẳng ai cấm mình cười đúng nơi đúng lúc đúng mục đích; cũng chẳng ai bắt mình cười được một nụ cười thực sự là của chính mình, là tự đáy lòng, là chính tâm hồn. Vậy hãy có mục đích để cười và hãy cười với hết cả tâm hồn mình để trao tặng cho cuộc sống những nụ cười. Bởi lẽ, chẳng ai giàu đến mức không cần một nụ cười, cũng chẳng ai nghèo đến độ không có được một nụ cười để tặng trao. Và hãy cười nụ cười của trẻ thơ: không tính toán, không mưu mô thủ đoạn, nhưng yêu đời yêu người, thảnh thơi, tươi vui và bình yên.

Chúng ta cùng cười nhé: ^_^ ! Cám ơn bạn.

Page 9: CHÚA NHẬT THƯỜNG NIÊN TUẦN XXII - NĂM Btonggiaophansaigon.com/sites/default/files/Documents/201508/BAN TIN GX...BẢN TIN Gx.TAM HÀ NĂM TÂN PHÚC ÂM HÓA GIÁO XỨ CN,30/08/2015

BẢN TIN Gx.TAM HÀ NĂM TÂN PHÚC ÂM HÓA GIÁO XỨ CN,30/08/2015

Page 9

HỘI CÁC BÀ MẸ CÔNG GIÁO MỪNG LỄ BỔN MẠNG THÁNH MONICA

Bài:Nhi Hà - Ảnh: Huyền Tâm

Lúc 17giờ15 ngày thứ năm

27/08/2015, toàn thể hội viên Hội Các Bà Mẹ Công Giáo Gx. Tam Hà đã tập trung về Ngôi Thánh đường giáo xứ để tham dự Thánh lễ kính Thánh nữ Monica, cũng là bổn mạng các bà mẹ Công Giáo với bầu khí thật long trọng và sốt sắng. Thánh lễ do cha chánh xứ Đaminh Hà Duy Dũng chủ sự.

Hiệp thông Thánh lễ có quý xơ dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ, quý vị Ban HĐMV/Gx và rất đông cộng đoàn dân Chúa trong ngoài giáo xứ đến tham dự.

Trước khi vào Thánh lễ, cha chánh xứ Đaminh chúc mừng các bà

mẹ nhân ngày mừng lễ bổn mạng và xin Thánh Monica luôn cầu bầu cách riêng cho các bà mẹ trong Gx. luôn tràn đầy ơn Chúa

Trong bài giảng lễ Cha Đaminh đã mời gọi các bà mẹ trong Gx, hãy noi gương sáng của Thánh Monica, sống thánh thiện, nhẫn nhục, hy sinh và hiền hòa chịu đựng. Nguyện xin

Chúa ban cho các bà mẹ những người con hiếu thảo luôn biết làm đẹp lòng Thiên Chúa và vâng lời cha mẹ.

Thánh lể kết thúc vào lúc 18giờ30 cùng ngày, cộng đoàn ra về với niềm hân hoan lòng tràn ngập niềm vui.

Được biết để chuẩn bị tâm hồn sốt sắng cho các hội viên trước ngày mừng lễ bổn mạng, HCBMCG đã tổ chức buổi tĩnh tâm vào tối ngày 26/08.

Và trưa ngày 28/08 cha chánh xứ, quý HĐMV, các hội đoàn và các khách mời đã cùng hội viên HCBMCG chia sẻ bữa tiệc liên hoan mừng bổn mạng tại hoa viên giáo xứ.

Page 10: CHÚA NHẬT THƯỜNG NIÊN TUẦN XXII - NĂM Btonggiaophansaigon.com/sites/default/files/Documents/201508/BAN TIN GX...BẢN TIN Gx.TAM HÀ NĂM TÂN PHÚC ÂM HÓA GIÁO XỨ CN,30/08/2015

BẢN TIN Gx.TAM HÀ NĂM TÂN PHÚC ÂM HÓA GIÁO XỨ CN,30/08/2015

Page 10

HÌNH ẢNH HỘI CÁC BÀ MẸ CÔNG GIÁO MỪNG LỄ BỔN MẠNG

Page 11: CHÚA NHẬT THƯỜNG NIÊN TUẦN XXII - NĂM Btonggiaophansaigon.com/sites/default/files/Documents/201508/BAN TIN GX...BẢN TIN Gx.TAM HÀ NĂM TÂN PHÚC ÂM HÓA GIÁO XỨ CN,30/08/2015

BẢN TIN Gx.TAM HÀ NĂM TÂN PHÚC ÂM HÓA GIÁO XỨ CN,30/08/2015

Page 11

BAN CARITAS TRAO HỌC BỔNG NĂM 2015 – 2016 Ảnh: Nhi Hà

Vào lúc

18g30 chiều thứ sáu ngày 28/8/2015, Ban Caritas Gx. Tam hà đã tổ chức trao học bổng và quà cho 13 em học sinh hiếu học có hoàn cảnh đặc biệt, nhân dịp đầu

năm học 2015 - 2016 sắp đến. Hiện diện có cha chánh xứ và quý anh chị đại diện

ban Caritas Gx. Trước khi trao các phần quà đến các em, Cha

chánh xứ Đaminh đã có lời khuyên nhủ, động viên các em hãy cố gắng học tập để nên người có ích cho bản thân, gia đình, xã hội và sau đó cha cùng chụp hình lưu niệm với các em.

Ước mong sẽ có thêm các nhà hảo tâm cùng chung tay giúp đỡ cho các em học sinh, sinh viên nghèo, qua đó các em được hưởng sự giáo dục tốt để giúp ích cho cuộc đời.

Page 12: CHÚA NHẬT THƯỜNG NIÊN TUẦN XXII - NĂM Btonggiaophansaigon.com/sites/default/files/Documents/201508/BAN TIN GX...BẢN TIN Gx.TAM HÀ NĂM TÂN PHÚC ÂM HÓA GIÁO XỨ CN,30/08/2015

BẢN TIN Gx.TAM HÀ NĂM TÂN PHÚC ÂM HÓA GIÁO XỨ CN,30/08/2015

Page 12

B. CARITAS THÔNG BÁO.

Nhằm nâng cao nhận thức hiểu biết ngăn ngừa bệnh ung thư cổ tử cung và ung thư vú. BAN Y TẾ CARITAS TGP CỘNG TÁC VỚI TRUNG TÂM Y KHOA DIAMOND Tổ chức buổi nói chuyện với đề tài:

“TẦM SOÁT UNG THƯ CỔ TỬ CUNG VÀ UNG THƯ VÚ.”

Trình bày: Bác sĩ chuyên khoa II ĐỖ THỊ LỆ CHI Đối tượng: PHỤ NỮ. (không phân biệt tôn giáo) Thời gian: Từ 19g15 tới 21g00 – Thứ Ba ngày 04 / 09 / 2015. TẠI: HỘI TRƯỜNG DÒNG CON ĐỨC MẸ PHÙ HỘ TAM HÀ. Vì lợi ích sức khỏe, trân trọng kính mời Qúy Bà, Chị Em phụ nữ đến tham dự đông đủ buổi nói chuyện trên. Hân hạnh được đón tiếp.

B. Caritas Gx.Tam Hà.

BÁO TIN

Ban Mục vụ Khu Thánh PhaoLô kính báo: Cụ bà MARIA VŨ THỊ SỬU Sinh năm 1928 tại Hà Nam Địa chỉ: số 132, Đường 4, Khu phố 3, Phường Tam Phú, Quận Thủ Đức, Tp. HCM. Thuộc Xóm 3, Khu Thánh Phao Lô Đã được Chúa gọi về lúc 10 giờ 45 phút, ngày 25 tháng 8 năm 2015.

Hưởng thọ 87 tuổi. Thánh lễ an táng tại Nhà thờ Giáo xứ Tam Hà lúc 04 giờ 45 phút, ngày 29/8/2015. An táng tại Nghĩa trang Giáo xứ Tam Hà. Xin Cộng đoàn cầu nguyện cho linh hồn MARIA được sớm về hưởng Nhan Thánh Chúa.

Ban Mục vụ Khu Thánh Phao Lô kính báo: Chị MARIA NGUYỄN THỊ ANH THƯ Sinh năm 1983 tại Thủ Đức Địa chỉ: số 102/11A, Đường 4, Khu phố 3, Phường Tam Phú, Quận Thủ Đức, Tp. HCM. Thuộc Xóm 3, Khu Thánh Phao Lô. Đã được Chúa gọi về lúc 05 giờ 45 phút, ngày 26 tháng 8 năm 2015.

Hưởng dương 33 tuổi. Thánh lễ an táng tại Nhà thờ Giáo xứ Tam Hà lúc 04 giờ 45 phút, ngày 29/8/2015. Sau đó, an táng tại Nghĩa trang Giáo xứ Tam Hà.

Xin Cộng đoàn cầu nguyện cho linh hồn MARIA được sớm về hưởng Nhan Thánh Chúa.