CHỢ LÀNG XÃ NCTD_03.pdfđồng bộ cơ sở hạ tầng, phòng chống cháy nổ, vệ sinh...

6
Tạp chí KH-CN Nghệ An SỐ 7/2016 [26] NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 1. Từ góc độ tiếp cận liên ngành, chúng ta thấy hệ thống chợ làng xã ở Nghệ An bao gồm cả các chợ có lịch sử hình thành, phát triển từ nhiều thế kỷ trước, đến các chợ mới trong thời kỳ đổi mới và hội nhập khu vực, quốc tế có số lượng trên dưới 400 chợ, đó là chưa tính đến các chợ cóc, chợ tạm vốn xuất hiện khá phổ biến ở nhiều huyện, thị, thành trong suốt thời gian qua. Nếu đem chia bình quân số chợ này cho các huyện, thành, thị trên địa bàn tỉnh thì đến năm 2016, bình quân mỗi huyện, thành, thị có gần 20 chợ làng xã. Điều đó cho thấy nhu cầu thành lập chợ, xây dựng, quản lý, đưa hệ thống chợ làng xã vào hoạt động một cách có hiệu quả, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh giao thương ở nông thôn, thành thị và vùng sâu, vùng xa cả trước mắt cũng như lâu dài đang trở thành một vấn đề cấp thiết. Bên cạnh đó, chợ làng xã còn là nơi thúc đẩy các ngành nghề thủ công truyền thống ở các địa phương phát triển, là nơi giao lưu, gặp gỡ, giao tiếp văn hóa của cư dân khắp các vùng miền, kể cả khách du lịch trong và ngoài nước… Chợ làng xã là một phần không thể thiếu trong suốt lịch sử hình thành, phát triển của các thế hệ cư dân ở lưu vực sông Lam trong dòng chảy lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc suốt mấy ngàn năm qua. Ngày 22/4/2016, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An có Quyết định số 1756/QĐ-UBND về việc phê duyệt “Đề án phát triển chợ trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2020, có tính đến năm 2025” (1) , ghi rõ: “Phát triển hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh theo hướng văn minh, hiện đại, kết hợp yếu tố truyền thống để đảm bảo đồng bộ cơ sở hạ tầng, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, nhằm đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu giao thương, phục vụ sản xuất, tiêu dùng ở địa phương và các vùng miền, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh Nghệ An” (2) . Cụ thể: “Đến năm 2020, toàn tỉnh có 477 chợ, trong đó có 22 chợ hạng 1; 64 chợ hạng 2; 358 chợ hạng 3. Trên cơ sở giữ nguyên 175 chợ đã được cải tạo nâng cấp, dự kiến xây mới 169 chợ (xây trên nền chợ tạm là 97 chợ, phát triển thêm 72 chợ vị trí mới) và cải tạo, nâng cấp, mở rộng 133 chợ, trong đó dự kiến có thêm 10 chợ bảo đảm an toàn thực phẩm. Đến năm 2025, toàn tỉnh có 535 chợ, trong đó có 01 chợ đầu mối; 22 chợ hạng 1; 65 chợ hạng 2; 447 chợ hạng 3. Trên cơ sở 477 chợ giai đoạn 2015- 2020, xây mới 58 chợ và nâng cấp 20 chợ an toàn thực phẩm(3) . B ài viết góp phần tái hiện bức tranh chợ làng xã ở Nghệ An trong công cuộc đổi mới và hội nhập từ cuối thế kỷ XX đến đầu thế kỷ XXI; chỉ rõ những bất cập, thách thức trong việc đầu tư, xây dựng, mở rộng quy mô, diện tích chợ làng xã; nêu rõ thực trạng mất dần, thậm chí là biến mất hoàn toàn của nhiều loại hàng hóa truyền thống vốn được sản xuất tại địa phương trao đổi thường xuyên ở chợ làng xã từ nhiều thế kỷ trước trong suốt mấy chục năm qua, trước sự tràn ngập của đủ loại hàng hóa được sản xuất từ Trung Quốc và khắp các vùng miền của cả nước trong xu thế hội nhập. CHỢ LÀNG XÃ Ở NGHỆ AN TRONG XU THẾ ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP n Nguyễn Quang Hồng

Transcript of CHỢ LÀNG XÃ NCTD_03.pdfđồng bộ cơ sở hạ tầng, phòng chống cháy nổ, vệ sinh...

Page 1: CHỢ LÀNG XÃ NCTD_03.pdfđồng bộ cơ sở hạ tầng, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, nhằm đáp ứng đầy đủ, ... diện

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 7/2016 [26]

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

1. Từ góc độ tiếp cận liên ngành, chúng ta thấy hệthống chợ làng xã ở Nghệ An bao gồm cả các chợ cólịch sử hình thành, phát triển từ nhiều thế kỷ trước, đếncác chợ mới trong thời kỳ đổi mới và hội nhập khu vực,quốc tế có số lượng trên dưới 400 chợ, đó là chưa tínhđến các chợ cóc, chợ tạm vốn xuất hiện khá phổ biếnở nhiều huyện, thị, thành trong suốt thời gian qua. Nếuđem chia bình quân số chợ này cho các huyện, thành,thị trên địa bàn tỉnh thì đến năm 2016, bình quân mỗihuyện, thành, thị có gần 20 chợ làng xã. Điều đó chothấy nhu cầu thành lập chợ, xây dựng, quản lý, đưa hệthống chợ làng xã vào hoạt động một cách có hiệu quả,góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh giaothương ở nông thôn, thành thị và vùng sâu, vùng xa cảtrước mắt cũng như lâu dài đang trở thành một vấn đềcấp thiết. Bên cạnh đó, chợ làng xã còn là nơi thúc đẩycác ngành nghề thủ công truyền thống ở các địaphương phát triển, là nơi giao lưu, gặp gỡ, giao tiếpvăn hóa của cư dân khắp các vùng miền, kể cả kháchdu lịch trong và ngoài nước… Chợ làng xã là một phầnkhông thể thiếu trong suốt lịch sử hình thành, phát triểncủa các thế hệ cư dân ở lưu vực sông Lam trong dòngchảy lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc suốtmấy ngàn năm qua.

Ngày 22/4/2016, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An cóQuyết định số 1756/QĐ-UBND về việc phê duyệt “Đềán phát triển chợ trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn2016-2020, có tính đến năm 2025”(1), ghi rõ: “Pháttriển hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh theo hướng vănminh, hiện đại, kết hợp yếu tố truyền thống để đảm bảođồng bộ cơ sở hạ tầng, phòng chống cháy nổ, vệ sinhmôi trường, an toàn thực phẩm, nhằm đáp ứng đầy đủ,kịp thời nhu cầu giao thương, phục vụ sản xuất, tiêudùng ở địa phương và các vùng miền, góp phần chuyểndịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy pháttriển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng trênđịa bàn tỉnh Nghệ An”(2). Cụ thể: “Đến năm 2020, toàntỉnh có 477 chợ, trong đó có 22 chợ hạng 1; 64 chợhạng 2; 358 chợ hạng 3. Trên cơ sở giữ nguyên 175chợ đã được cải tạo nâng cấp, dự kiến xây mới 169chợ (xây trên nền chợ tạm là 97 chợ, phát triển thêm72 chợ vị trí mới) và cải tạo, nâng cấp, mở rộng 133chợ, trong đó dự kiến có thêm 10 chợ bảo đảm an toànthực phẩm. Đến năm 2025, toàn tỉnh có 535 chợ, trongđó có 01 chợ đầu mối; 22 chợ hạng 1; 65 chợ hạng 2;447 chợ hạng 3. Trên cơ sở 477 chợ giai đoạn 2015-2020, xây mới 58 chợ và nâng cấp 20 chợ an toàn thựcphẩm”(3).

Bài viết góp phần táihiện bức tranh chợlàng xã ở Nghệ An

trong công cuộc đổi mới vàhội nhập từ cuối thế kỷ XXđến đầu thế kỷ XXI; chỉ rõnhững bất cập, thách thứctrong việc đầu tư, xây dựng,mở rộng quy mô, diện tíchchợ làng xã; nêu rõ thựctrạng mất dần, thậm chí làbiến mất hoàn toàn củanhiều loại hàng hóa truyềnthống vốn được sản xuất tạiđịa phương và trao đổithường xuyên ở chợ làng xãtừ nhiều thế kỷ trước trongsuốt mấy chục năm qua,trước sự tràn ngập của đủloại hàng hóa được sản xuấttừ Trung Quốc và khắp cácvùng miền của cả nước trongxu thế hội nhập.

CHỢ LÀNG XÃ Ở NGHỆ ANTRONG XU THẾ ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP

n Nguyễn Quang Hồng

Page 2: CHỢ LÀNG XÃ NCTD_03.pdfđồng bộ cơ sở hạ tầng, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, nhằm đáp ứng đầy đủ, ... diện

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 7/2016 [27]

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Bài viết không đi sâu phân tích, so sánhnhững điểm giống và khác nhau trong cáchphân loại chợ của đề án trên với cách phânloại chợ vốn đã tồn tại nhiều thế kỷ trước là:chợ trấn - chợ tỉnh, chợ phủ, chợ huyện, chợlàng xã(4) hay tính khả thi, những quan ngạicủa đề án. Vấn đề cấp thiết đặt ra là: khiNghệ An đẩy mạnh công cuộc xây dựngnông thôn mới, phát triển kinh tế, văn hóa,giáo dục… nhằm phát triển bền vững, sớmthoát khỏi tỉnh nghèo và trở thành một tỉnhkhá của cả nước thì hệ thống chợ làng xã cócòn giữ được vị thế như nhiều thế kỷ trướchay sẽ mất dần vị thế bởi sự hiện diện ngàycàng nhiều các trung tâm thương mại siêu thịhiện đại từ thành phố Vinh đến các thị xãkhác? Trong phạm vi bài viết nhỏ này, chúngtôi xin trình bày những nét khái quát nhất vềdiện mạo bức tranh chợ làng xã trên địa bàntỉnh Nghệ An trước những thay đổi nhanhchóng bởi nhiều yếu tố chủ quan và kháchquan khác nhau, mà trong đó có không ít yếutố nằm ngoài ý muốn chủ quan của các cấpchính quyền địa phương từ xã đến tỉnh.

2. Cho đến thời điểm hiện tại (tháng6/2016), gần như toàn bộ các chợ huyện nổitiếng như: chợ Giát (Quỳnh Lưu), chợ Phủ,chợ Si (Diễn Châu), chợ Bộng (Yên Thành),chợ Sa Nam (Nam Đàn), chợ Dùng (ThanhChương), chợ Đô Lương, chợ Quỳ Hợp, chợQuỳ Châu… đã được đầu tư xây dựng khábề thế, khang trang, thuận tiện cho hoạt độngmua, bán trao đổi hàng hóa, giao lưu văn hóacủa đông đảo các tầng lớp nhân dân trong vàngoài huyện. Điều dễ nhận thấy là giờ đây,khái niệm “chợ phiên” gần như không cònnữa với tất cả các chợ huyện trên địa bàn tỉnhNghệ An. Nguyên nhân chính dẫn đến việckhông còn “phiên chợ huyện” như từng tồntại nhiều thế kỷ trước vì các chợ huyện ngàynay họp tất cả các ngày trong tháng và lúcnào cũng đông nghịt kẻ mua, người bán vớiđủ loại hàng hóa được sản xuất cả ở trong vàngoài nước(5). Việc đầu tư xây dựng các chợhuyện, thị bề thế, khang trang là điều cầnthiết và đã mang lại không ít hiệu quả trênnhiều phương diện khác nhau cả về kinh tế,văn hóa, xã hội trên địa bàn tỉnh trong suốt

thời gian qua nhưng cũng nảy sinh không ít vấn đề cầnphải quan tâm nghiên cứu, mà trong bài viết này chưađề cập tới những nội dung đó.

Về vị trí, ngoại trừ những chợ làng xã truyền thốngdọc đôi bờ tả - hữu sông Lam, được thành lập từ nhiềuthế kỷ trước thường được chọn theo quy luật “trên bếndưới thuyền”, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cảngười đi bộ và đi thuyền có thể đến chợ để mua bán,trao đổi hàng hóa, giao lưu văn hóa, còn các chợ làngxã mới được thành lập cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI,thường được chọn ở những vị trí gần các tuyến đườngliên xã, liên huyện, hoặc gần các tuyến đường tỉnh lộ,quốc lộ để thu hút đông đảo nhân dân trong xã,huyện… đến trao đổi, buôn bán. Nét chung dễ nhậnthấy là phần lớn các chợ làng xã mới được “cưới” từcuối thế kỷ XX đến nay, thường có hàng rào bằng gạch,

Phố chợ (trên đường vào Đền Hồng Sơn ngày nay)Ảnh chụp năm 1908

Người Nghệ đi chợ qua Dinh Công sứ Pháp

Page 3: CHỢ LÀNG XÃ NCTD_03.pdfđồng bộ cơ sở hạ tầng, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, nhằm đáp ứng đầy đủ, ... diện

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 7/2016 [28]

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

đá bao quanh, chợ thường có từ 2-3 cửa vàora và thường lấy tên xã để đặt tên cho chợ. Vídụ như: chợ Nam Nghĩa, chợ Nam Hưng, chợNam Thượng, chợ Nam Tân (Nam Đàn), chợThanh Hà (Thanh Chương), chợ Nghĩa Bình,chợ Giai Xuân, chợ Phú Sơn (Tân Kỳ), chợChâu Hồng, chợ Châu Cường (Quỳ Hợp)…

Nếu nhìn từ góc độ diện tích, các chợ làngxã dọc theo tuyến bờ biển chạy dài trên 80kmtừ Quỳnh Lưu đến Diễn Châu, Nghi Lộc, CửaLò, qua Cửa Hội cho đến địa phận xã HưngHòa thuộc thành phố Vinh, đến các chợ làngxã ở các huyện đồng bằng, trung du, miền núithường có diện tích từ 1.000-3.000m2. Bêntrong chợ được quy hoạch thành từng khuvực riêng biệt dành cho các loại hàng hóanhư: khu vực hàng nông sản như lúa gạo,ngô, khoai, sắn, đậu, lạc…; khu vực dành chohàng dệt may, vải vóc, quần áo; khu vực dànhcho hàng thịt cá; khu vực dành cho hàng kimkhí, hàng sắt, nông cụ, dụng cụ; khu vực dànhcho hàng gốm sứ, thủy tinh, đồ nhựa; khu vựcbán hoa quả, trái cây, hương vàng, trầu cau;khu vực bán bún, bánh, kẹo, hàng ăn uống,giải khát… Các tuyến đường đi vào chợthường được láng xi măng, hay nhựa hóa, có52 nền chợ/165 chợ do chúng tôi khảo sát ở19 huyện, thị cả đồng bằng, trung du miền núiđã được láng xi măng hoàn toàn hoặc mộtphần, còn nữa là nền đất rải đá dăm, hoặc nềnđất 100% (6).

Phần lớn mái lợp lều quán trong chợ bằngtranh tre, nứa lá, rơm rạ, lá cọ… thường gặptrước đây đã được thay thế bằng tấm lợp fibroxi măng hoặc tôn. Cọc lều, quán bằng tre, méttạm bợ đã cơ bản được thay thế bằng cọc bêtông, cao - thấp, lớn - nhỏ khác nhau. Tỷ lệ hàngquán được xây bằng gạch, đá táp lô, phân ô rõràng cho từng hộ kinh doanh, buôn bán ở chợlàng xã chiếm tỷ lệ 48,7%, số còn lại có lẽ dothiếu kinh phí hoặc một lý do nào đó mà còn ởtình trạng ai đi trước ngồi trước, ai đi sau tự tìmchỗ để đặt hàng, gây nên tình trạng lộn xộntrong hoạt động mua bán, trao đổi. Một điềuđáng quan ngại là chỉ có 28,4% số chợ làng xãmà chúng tôi khảo sát có công trình vệ sinh cóthể sử dụng được, còn lại là chưa có hoặc cónhưng mất vệ sinh, khó sử dụng(7).

Xin được lấy chợ Mý (Hưng Châu, Hưng Nguyên),chợ Phủ (Hưng Nguyên), chợ Lò (Hưng Đạo, HưngNguyên), chợ Cần (Hưng Thông, Hưng Nguyên), chợLiễu (Hưng Long, Hưng Nguyên), chợ Cần Bụt(Hồng Long, Nam Đàn), chợ Nam Thượng (NamThượng, Nam Đàn), chợ Rồng (Nam Trung, NamĐàn), chợ Sáo (Nam Giang, Nam Đàn), chợ Vạc(Nam Lĩnh, Nam Đàn), chợ Tro, chợ Chùa (XuânHòa, Nam Đàn), chợ Nam Nghĩa (Nam Nghĩa, NamĐàn)… hay trên 30 chợ lớn nhỏ (cả cũ và mới) trênđịa bàn huyện Thanh Chương, trong đó có những chợđã có từ nhiều thế kỷ trước như chợ Cồn, chợ Rộ, chợPhuống, chợ Giăng, chợ Chùa… để làm minh chứngcho diện mạo bức tranh chợ quê ở các huyện trung duđồng bằng Nghệ An. Ở đây ít có những thay đổi mangtính toàn diện cả về quy mô, kiến trúc, người đi chợ,hàng hóa trao đổi, cách thức quản lý, điều hành…

Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, hay thờikỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, mỗi khi phiênchợ kết thúc, chợ làng xã chỉ còn lại một vùng đấttrống, với ít lều quán lèo tèo, lợp bằng tranh tre nứalá. Giờ đây, trước khu vực cổng chợ hoặc sát bờ tườngtheo các hướng: đông, tây, nam, bắc của các chợ làngxã thường là nơi tập trung một lượng dân cư đông đúc,buôn bán, kinh doanh đủ các thứ hàng hóa, dịch vụ từsửa chữa ô tô, xe máy, ti vi, tủ lạnh, đồng hồ, vải vóc,quần áo, giày dép, thức ăn chăn nuôi, vật liệu xâydựng, phân bón, thuốc trừ sâu… đến các dịch vụ cắtuốn ép tóc, ăn uống, giải khát, vui chơi giải trí…

Mặt khác, cho đến thời điểm hiện tại, số lượng chợlàng xã ở các huyện, thị đã tăng nhanh chóng, nhưngvẫn duy trì hình thức chợ phiên, sao cho các chợ làngxã trong phạm vi không gian 5-10km không có thờigian họp chợ trùng nhau. Nhưng do số lượng chợ làngxã ngày càng nhiều nên số ngày có chợ phiên trongmột huyện gần như liên tục trong tháng và người dântrong vùng có thể lựa chọn, thu xếp thời gian để đichợ một cách thuận lợi hơn trước. Không ít chợ làngxã đã và đang chuyển dần từ hình thức họp chợ phiênsang hình thức họp tất cả các ngày trong tháng như:chợ Rồng (Nam Trung, Nam Đàn), chợ Nam Nghĩa(Nam Nghĩa, Nam Đàn), chợ Chùa (Xuân Hòa, NamĐàn), chợ Cồn, chợ Phuống, chợ Rộ, chợ Chùa(Thanh Chương), chợ Bộng (Yên Thành), chợ NghĩaHoàn (Tân Kỳ), chợ Đồng Nại (Quỳ Hợp)… Ngay cảsố lượng người đăng ký kinh doanh, buôn bán trongcác chợ, nộp thuế hàng tháng hoặc cả năm cũng tăngnhanh chóng và dĩ nhiên, hệ thống chợ làng xã đã góp

Page 4: CHỢ LÀNG XÃ NCTD_03.pdfđồng bộ cơ sở hạ tầng, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, nhằm đáp ứng đầy đủ, ... diện

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 7/2016 [29]

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

phần không nhỏ trong việc tăng nguồn thu ngân sáchcho các địa phương(8). Đây cũng là một trong nhữngnguyên nhân lý giải vì sao trong khoảng ba thập kỷ qua,các huyện, xã thi nhau lập dự án thành lập chợ mới.Nhưng có một thực tế, do số lượng chợ làng xã tăngđột biến trong một thời gian ngắn, cùng một phạm vikhông gian nhỏ hẹp một vài xã, kinh tế chưa mấy pháttriển, nhu cầu lập chợ mới chưa thực sự cấp thiết, khiếnkhông ít chợ làng xã sau ngày “cưới chợ” tổ chức rầmrộ, nhưng chỉ vài tháng sau, chợ chỉ còn lại là một bãiđất trống, ít lều quán bỏ trống mà không có người buônbán, trao đổi, trở thành nơi chăn thả trâu bò từ năm nàyqua năm khác. Thực trạng này đã tồn tại khá nhiềunăm, nhưng việc giải quyết những tồn tại, vướng mắc,nhất là việc giữ hay xóa chợ hoạt động không hiệu quả

đang trở thành một vấn đề cấp thiết đối vớikhông ít xã, phường.

3. Trong Đề án phát triển chợ trên địabàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2020, cótính đến năm 2025 có đặt ra mục tiêu là đếnnăm 2020, chợ hoạt động có hiệu quảchiếm 70%; chợ hoạt động hiệu quả chưacao chiếm tới 25%; chợ hoạt động chưahiệu quả chiếm 5%. Như vậy, đến năm2020, trên địa bàn toàn tỉnh Nghệ An vẫncòn 30% chợ hoạt động hiệu quả chưa caovà hoạt động chưa hiệu quả, tức là có trên150 chợ lớn, nhỏ còn chưa mang lại nhữngkết quả như dự tính ban đầu của các cấpchính quyền và ban ngành liên quan khi raquyết định thành lập chợ mới hay đầu tưmở rộng quy mô chợ cũ. Trong đó, chợlàng xã chiếm hơn 3/4 số chợ hoạt độngchưa hiệu quả(9).

Trừ các loại hàng hóa mang tính truyềnthống được bà con nông dân làng xã sảnxuất nên như: lúa, gạo, ngô, khoai, sắn, gà,cá, hoa quả, các loại rau đậu, bánh (nhưbánh mướt (còn gọi là bánh cuốn), bánhđúc, bún, bánh gói, bánh tày, bánh chưng,bánh kê, bánh đa, kẹo lạc, kẹo vừng...) đếnthịt trâu, bò, lợn… thì lượng hàng hóa ởchợ quê ngày càng đa dạng, phong phú, đápứng phần lớn nhu cầu mua sắm của ngườidân trong vùng. Nhưng vấn đề mà chúngtôi quan tâm và đặc biệt lo lắng khi tiếnhành nghiên cứu khảo sát tại các chợ làngxã là số hàng hóa được sản xuất trên địabàn tỉnh được bày bán tại các chợ làng xãchỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ so với đủ loại hànghóa bày bán trong các ki ốt, quầy hàng tạicác chợ.

Trước hết, là sự thưa dần của các loạihàng hóa được sản xuất từ tre, nứa, mâysong, có lịch sử từ lâu đời như: rổ rá, nong,nia, dần sàng, rế (kiềng), mươn tre… Thayvào đó là sự lên ngôi của đủ loại hàng vậtdụng nhựa từ đồ chơi trẻ em như: ô tô, siêunhân, súng nhựa, bóng nhựa, lợn nhựa...đến thau, chậu, rổ, ca, cốc, bình… đủ màusắc được sản xuất ở các thành phố lớn nhưSài Gòn, Hà Nội… Nhất là đồ nhựa sảnxuất từ Trung Quốc áp đảo, tràn ngập từ

Gốm Trù Sơn - Đô Lương

Các sản phẩm của các làng nghề truyền thống đang mất dần chỗ đứng trên thị trường:

Đồ rèn Nghĩa Xuân - Quỳ Hợp

Page 5: CHỢ LÀNG XÃ NCTD_03.pdfđồng bộ cơ sở hạ tầng, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, nhằm đáp ứng đầy đủ, ... diện

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 7/2016 [30]

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

đầu đến cuối chợ. Ở cuối góc chợ, thỉnh thoảngngười ta vẫn nhìn thấy vài người đưa nồi đất, ấmđất, siêu đất… được sản xuất từ các làng nghềtruyền thống Trù, Ú, Đại Sơn… đến để tiêu thụ,nhưng số người mua sắm những đồ gia dụngtruyền thống đó cũng ngày càng ít dần. Không rõnghề sản xuất nồi đất có lịch sử nhiều thế kỷ, từnggắn bó với bao thế hệ người dân xứ Nghệ ấy cóthể đứng vững thêm được bao nhiêu lâu khi ngườitiêu dùng ngày càng ít quan tâm đến các sản phẩmtruyền thống đó, và trong xu thế hội nhập hiện naycó không biết bao loại sản phẩm với đủ loại chấtliệu, mẫu mã, giá cả lôi cuốn người mua. Trongkhi đó, các gian hàng đồ gốm sứ, thủy tinh từ bìnhhoa, lọ hoa, cốc chén, bát đĩa, đũa… lớn nhỏ đủloại có nguồn gốc sản xuất từ nền công nghiệp địaphương ở các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây(Trung Quốc) hay một số cơ sở gốm sứ sản xuấttrong nước (trừ Nghệ An, Hà Tĩnh) được bày bánla liệt, với đủ loại kích cỡ, mẫu mã, giá cả khácnhau đáp ứng nhu cầu mua sắm của đại bộ phậnkhách hàng.

Tiến hành khảo sát hơn 100 quầy bán đồ sắt ởcác chợ làng xã thuộc các huyện Nghi Lộc, HưngNguyên, Nam Đàn, Thanh Chương, Tân Kỳ, AnhSơn…, chúng tôi không khỏi băn khoăn khi cótrên 85% số dụng cụ, công cụ như: dao, kéo,cuốc, cào, xẻng, vót, thuổng, rìu, rạ… được bàybán là sản phẩm nhập từ Trung Quốc hoặc cáctỉnh, thành khác về, chứ không phải được sảnxuất từ các lò rèn thủ công truyền thống vốn rấtphổ biến và khá nổi tiếng ở hầu khắp địa bàn làngxã Nghệ An trong những thế kỷ trước. Dườngnhư, nghề rèn thủ công truyền thống ở các làngxã Nghệ An bước vào thời kỳ hội nhập cũngkhông tạo ra những sản phẩm có mẫu mã, giá cảđủ sức cạnh tranh trên thị trường và đang ngàycàng mai một, nếu không nói là đang đứng trướcnguy cơ biến mất trong tương lai không xa. Cùngvới sự mất hẳn hàng nhuộm vải ở góc chợ làngxã, giờ đây hình ảnh “ông thợ rèn đập đe đập đét”cuối góc chợ quê cũng chẳng còn!

Ở các quầy bán vải vóc, quần áo, tỷ lệ hàng hóađược đưa từ Trung Quốc, Thái Lan… hoặc một sốcơ sở, xí nghiệp dệt may trong Nam, ngoài Bắcchiếm số lượng áp đảo, nếu không nói là lên tới80-95%. Sản phẩm của nghề dệt thủ công truyềnthống với các làng nghề trồng dâu nuôi tằm dệt vải

nổi tiếng từng được nhắc đến trong nhiều côngtrình nghiên cứu trước đây như: làng Phượng Lịch,làng Phú Mỹ, làng Trung Cần, làng Đan Nhiệm,làng Hoành Sơn, làng Thanh Đàm, làng TầmTang… hay các làng dệt thổ cẩm của đồng bàoThái ở các huyện miền Tây giờ cũng vắng bóng ởchợ làng xã. Điều này càng đáng quan ngại hơnbởi theo số liệu của Liên minh Hợp tác xã NghệAn, đến năm 2015, toàn tỉnh Nghệ An có 139 làngnghề được Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận. Trongđó, có tới 44 làng nghề mây tre đan, 20 làng nghềchế biến lương thực, thực phẩm, 10 làng nghề sảnxuất chiếu cói, chổi đót, giấy gió, 21 làng nghềmộc dân dụng và mỹ nghệ, đóng tàu thuyền, làmtrống, 10 làng nghề chế biến hải sản, 11 làng nghềươm tơ, móc sợi, dệt thổ cẩm, 12 làng nghề chẻchu hương, làm hương, 01 làng nghề sản xuất gạchngói, 01 làng nghề cơ khí và 06 làng nghề trồngcây cảnh.

Diện mạo chợ quê ở các huyện đồng bằng venbiển đã ít thay đổi, thì hệ thống chợ quê ở cáchuyện miền núi như Kỳ Sơn, Tương Dương, QuếPhong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp… cũng nằm trongtình trạng tương tự. Và nếu đến chợ làng xã ở cáchuyện miền núi phía Tây Nghệ An, nhất là ở cácxã vùng sâu, vùng xa thuộc các huyện Kỳ Sơn,Tương Dương, Quế Phong, Quỳ Châu mới đượcthành lập trong vòng 30 năm lại nay, khi buổi chợđông, thì dễ dàng nhận ra một nét tương đồng là:trước lối đi chính vào chợ thường thấy một sốđồng bào dân tộc Thái, Thổ, Khơ Mú, Mông mangmột ít sản vật địa phương để bày bán. Còn đi vàochợ là các quầy hàng tạp hóa, vải vóc, quần áo,hàng kim khí, đồ nhựa, đồ gốm sứ… nhưng phầnlớn không phải là hàng hóa sản xuất tại địa phươngmà chủ yếu là hàng Trung Quốc hoặc sản xuất ởcác tỉnh thành khác trong nước. Hàng dệt thổ cẩmcủa đồng bào Thái ở các huyện Kỳ Sơn, TươngDương, Quế Phong, Quỳ Châu… hay những côngcụ, nông cụ được rèn từ các lò rèn thủ công truyềnthống vốn rất nổi tiếng của người Mông ở Kỳ Sơn,Tương Dương từ nhiều thế kỷ trước cũng chỉchiếm một tỷ lệ rất khiêm tốn bên cạnh các mặthàng cùng loại vốn được sản xuất từ nhiều vùngmiền khác đem đến tiêu thụ. Nét chung phổ biếnlà hàng hóa sản xuất tại địa phương hoàn toàn bịlép vế trước hàng Trung Quốc và một số tỉnh thànhkhác ở hầu khắp chợ làng xã trên địa bàn 8 huyện

Page 6: CHỢ LÀNG XÃ NCTD_03.pdfđồng bộ cơ sở hạ tầng, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, nhằm đáp ứng đầy đủ, ... diện

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 7/2016 [31]

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

miền núi phía Tây Nghệ An. Nếu chỉ nhìn từphương diện này thì rõ ràng chợ làng xã ở cáchuyện miền núi phía Tây Nghệ An suốt bao nhiêunăm qua là nơi tiêu thụ sản phẩm hàng hóa sảnxuất từ Trung Quốc và một số tỉnh thành kháctrong cả nước. Các sản phẩm hàng hóa từ các làngnghề truyền thống ở địa phương đã và đang mấtdần vị thế của mình ngay tại nơi sản xuất.

Chức năng thúc đẩy kinh tế hàng hóa, nhất làkinh tế nông nghiệp và tiêu thụ các loại hàng hóasản phẩm được sản xuất từ 139 làng nghề đã đượcUBND tỉnh phê duyệt trong phạm vi không gianlàng xã, rộng hơn là cả một vùng không gian địalý của một huyện một tỉnh đã - đang tiếp tục mấtđi ngay tại chợ làng xã. Nhưng các cấp chínhquyền và cả những người nông dân, với tư cách làngười làm ra sản phẩm, đồng thời là người tiêu thụsản phẩm chủ yếu trong từng vùng liệu có thể làmgì để thay đổi thực trạng đó?

Số liệu thống kê về thu nhập bình quân củangười nông dân ở hầu hết các làng xã thuộc cáchuyện đồng bằng, trung du ở tỉnh Nghệ An từ năm2000-2016 đã tăng từ 10.000.000-12.000.000đồng/người/năm lên 26.000.000-30.000.000đồng/người/năm(10). Toàn bộ nhà cửa của các hộgia đình nông dân tại các huyện đồng bằng, trungdu Nghệ An đã được ngói hóa, số hộ nghèo và cậnnghèo theo chuẩn mới đang giảm xuống với tốcđộ nhanh. Đường nhựa, đường bê tông từ trungtâm xã nối liền về tận các ngõ xóm, nhà kiên cố

2-3 tầng mọc lên ngày càng nhiều… Số liệu khảosát, thống kê tại các hộ gia đình khá và giàu ởnông thôn (thường chiếm tỷ lệ từ 35-45%) chothấy phần lớn trang thiết bị, đồ dùng như: ti vi, tủlạnh, máy điều hòa… đến vật dụng sinh hoạtthường ngày trong nhà chủ yếu không phải là hànghóa sản xuất tại địa phương. Câu hỏi đặt ra là cóphải tâm lý sùng hàng ngoại hay bởi các sản phẩmtừ các làng nghề trong tỉnh ít thay đổi mẫu mã, giácá thiếu cạnh tranh nên không còn chỗ đứng ngaytại thị trường chợ làng xã vốn có một số lượngngười tiêu dùng dễ tính và túi tiền không cho phéphọ sắm hàng hóa đắt tiền?

Công cuộc xây dựng nông thôn mới trên địabàn Nghệ An đã và đang tiếp tục đạt được nhiềuthành tựu to lớn trên các lĩnh vực khác nhau. Sốlượng xã, huyện đạt chuẩn nông thôn mới ngàycàng tăng và số lượng chợ làng xã, số tiền đầu tư,xây mới, mở rộng quy mô chợ làng xã trên địa bàntỉnh cũng ngày càng nhiều. Điều quan trọng là vớinhững gì đang diễn ra ngay tại hàng trăm chợ làngxã từ các huyện ven biển đến các huyện miền núiphía Tây trong suốt 30 năm qua, thì liệu đến năm2020, tức là chỉ còn 04 năm nữa, liệu những mụctiêu đề ra trong “Đề án phát triển chợ trên địa bàntỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2020, có tính đếnnăm 2025” có trở thành hiện thực hay không nếucác cấp chính quyền và các ban ngành liên quankhông triển khai những giải pháp đồng bộ trênnhiều phương diện khác nhau./.

Chú thích:(1), (2), (3), (9) Tham khảo: Quyết định số 1756/QĐ UBND tỉnh Nghệ An ngày 22/4/2016 về việc phê duyệt “Đề án phát

triển chợ trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2020, có tính đến năm 2025”.(4) Trong một số công trình nghiên cứu về chợ, người ta thường phân chia chợ làng xã, chợ huyện, chợ phủ, chợ trấn,

chợ tỉnh; nhưng cũng có người lại phân chia chợ theo khu vực địa lý là chợ ở các huyện ven biển, đồng bằng, chợ ở cáchuyện trung du miền núi; hoặc cách phân chia theo lịch sử hình thành của các chợ và gọi là chợ cũ, chợ mới… Không rõkhi xây dựng “Đề án phát triển chợ trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2020, có tính đến năm 2025”, người ta dựavào những tiêu chí nào để phân loại chợ hạng 1, hạng 2, hạng 3 (TG).

(5) Vai trò, vị trí của hệ thống chợ huyện, thị trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong xu thế đổi mới và hội nhập quốc tế, khuvực cũng như những bất cập trong vấn đề đầu tư xây dựng, mở rộng quy mô chợ huyện, thị trong thời gian qua, chúng tôixin được trình bày trong một chuyên khảo riêng.

(6), (7) Số liệu do chúng tôi thu thập, xử lý trong các đợt khảo sát, điền dã tại các địa phương. Chúng tôi xin cảm ơn Vănphòng UBND các huyện, thị: Quỳnh Lưu, Hoàng Mai, Diễn Châu, Nghi Lộc, Yên Thành, Hưng Nguyên, Nam Đàn, ThanhChương, Đô Lương, Tân Kỳ, Anh Sơn, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn… giúp đỡ chúng tôi trong các đợt khảo sát điền dã để thuthập số liệu.

(8) Ví dụ: Chợ Nam Nghĩa, chợ Chùa, chợ Rồng, chợ Sáo (Nam Đàn), chợ Cồn, chợ Rộ, chợ Phuống, chợ Chùa (ThanhChương)… hàng năm góp phần không nhỏ vào ngân sách địa phương và thúc đẩy hoạt động giao thương, buôn bán, giảiquyết công ăn việc làm, tăng thu nhập ổn định cho hàng ngàn hộ gia đình kinh doanh, buôn bán, dịch vụ…

(10) Căn cứ vào số liệu trong các Văn kiện Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2015-2020.