CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN...

146
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA – VŨNG TÀU TRẦN KIÊN NGHỊ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN TP HCM – HDBANK CHI NHÁNH VŨNG TÀU LUẬN VĂN THẠC SĨ Bà Rịa – Vũng Tàu, tháng 8 năm 2017

Transcript of CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN...

Page 1: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA – VŨNG TÀU

TRẦN KIÊN NGHỊ

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ

RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP

PHÁT TRIỂN TP HCM – HDBANK

CHI NHÁNH VŨNG TÀU

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Bà Rịa – Vũng Tàu, tháng 8 năm 2017

Page 2: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA – VŨNG TÀU

TRẦN KIÊN NGHỊ

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ

RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP

PHÁT TRIỂN TP HCM – HDBANK

CHI NHÁNH VŨNG TÀU

Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH

Mã số : 60.34.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học:

TS. NGUYỄN THÀNH LONG

Bà Rịa – Vũng Tàu, tháng 8 năm 2017

Page 3: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả

nghiên cứu của luận văn là trung thực, không sao chép của bất kỳ ai. Các số liệu

trong luận văn có nguồn gốc cụ thể, rõ ràng, đáng tin cậy.

Bà Rịa – Vũng Tàu, ngày tháng năm 2017

Học viên

Trần Kiên Nghị

Page 4: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các giảng viên, các nhà khoa

học đã trang bị cho tác giả những kiến thức quý báu trong quá trình đào tạo tại

trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu. Đặc biệt, tác giả xin được chân thành cảm ơn

TS Nguyễn Thành Long, người đã giúp đỡ tác giả rất tận tâm trong quá trình thực

hiện luận văn này.

Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn lãnh đạo các Phòng, Ban và các đồng

nghiệp tại Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM đã tận tình giúp đỡ, chỉ dẫn, cung

cấp tài liệu để giúp tác giả hoàn thành nghiên cứu này.

Bà Rịa – Vũng Tàu, ngày tháng năm 2017

Học viên

Trần Kiên Nghị

Page 5: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

i

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC .............................................................................................................. i

DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................. iv

DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ ....................................................................... v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................ vi

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC ........................................................................... vii

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ........................................ 1

1.1. LÝ DO CHỌ ĐỀ TÀI ..................................................................................................... 1

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 2

1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................................ 2

1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................... 3

1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU ................................. 3

1.6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN ........................................................................................ 4

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ............... 5

2.1. RỦI RO TÍN DỤNG....................................................................................................... 5

2.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng ............................................................................. 5

2.1.2. Phân loại rủi ro tín dụng ............................................................................... 5

2.1.3. Đặc điểm của rủi ro tín dụng ........................................................................ 7

2.1.4. Nguyên nhân của rủi ro tín dụng: ................................................................. 7

2.1.5. Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng và

nền kinh tế xã hội ................................................................................................. 9

2.2. QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ..................... 10

2.2.1. Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng .............................................................. 10

2.2.2. Mục tiêu của quản trị rủi ro tín dụng .......................................................... 12

Page 6: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

ii

2.2.3. Các nguyên tắc trong quản trị rủi ro ........................................................... 13

2.3. KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI MỘT SỐ NHTM TRÊN THẾ

GIỚI 14

2.3.1. Kinh nghiệm của Ngân hàng Hong Kong và Shanghai - HSBC ................ 14

2.3.2. Kinh nghiệm của Ngân hàng United Overseas - UOB ............................... 16

2.3.3. Bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng Việt Nam ................................... 18

2.4. CÁC MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN..................................................... 19

2.4.1. Phân tích các luận án, luận văn có liên quan .............................................. 19

2.4.2. Các mô hình nghiên cứu trước đây ............................................................ 20

2.5. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT VÀ CÁC GIẢ THUYẾT ............................... 25

2.5.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất ....................................................................... 25

2.5.2. Các các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng ............................. 26

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................... 36

3.1. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ....................................................................... 36

3.2. TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 36

3.3. NGHIÊN CƯU ĐỊNH TÍNH HOÀN THIỆN MÔ HÌNH VÀ XÂY DỰNG THANG

ĐO 37

3.3.1. Nghiên cứu định tính hoàn thiện mô hình .................................................. 37

3.3.2. Xây dựng thang đo ..................................................................................... 38

3.4. NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG SƠ BỘ ...................................................................... 41

3.4.1. Phương pháp nghiên cứu sơ bộ .................................................................. 41

3.4.2. Phương pháp chọn mẫu sơ bộ .................................................................... 42

3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu sơ bộ ................................................................ 42

3.5. NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG CHÍNH THỨC ......................................................... 48

3.5.1. Phương pháp chọn mẫu .............................................................................. 48

3.5.2. Phương pháp xử lý thông tin ...................................................................... 50

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 52

4.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN TPHCM

Page 7: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

iii

52

4.1.1. Thực trạng hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM 54

4.1.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP phát triển

TPHCM .............................................................................................................. 64

4.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 76

4.2.1. Giới thiệu mẫu nghiên cứu ......................................................................... 76

4.2.2. Kiểm định độ tin cậy Cronbach alpha của các khái niệm nghiên cứu ....... 77

4.2.3. Phân tích nhân tố khám phá........................................................................ 80

4.2.4. Phân tích tương quan .................................................................................. 83

4.2.5. Phân tích hồi quy ........................................................................................ 85

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ......................................... 96

5.1. KẾT LUẬN .................................................................................................................. 96

5.2. HÀM Ý QUẢN TRỊ ..................................................................................................... 97

5.2.1. Nhân tố Thông tin tín dụng: ....................................................................... 97

5.2.2. Nhân tố Chính sách tín dụng: ..................................................................... 98

5.2.3. Nhân tố Chất lượng nguồn nhân lực: ......................................................... 99

5.2.4. Nhân tố Môi trường bên ngoài: ................................................................ 101

5.2.5. Nhân tố Xếp hạng tín dụng: ..................................................................... 104

5.2.6. Nhân tố Quy trình cấp tín dụng: ............................................................... 105

5.3. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO .......... 108

KẾT LUẬN ........................................................................................................ 110

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 112

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT .......................................................................................... 112

TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI ....................................................................................... 115

Page 8: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

iv

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.3-1 Thang đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng ....... 38

Bảng 3.4-1 Hệ số KMO phân tích xoay nhân tố sơ bộ ............................................. 45

Bảng 3.4-2 Kết quả ma trận xoay nhân tố ................................................................. 45

Bảng 4.1-1 Tổng tài sản và tổng dư nợ cho vay của HDBank.................................. 54

Bảng 4.1-2 Cơ cấu dư nợ theo thời gian của HDBank ............................................. 56

Bảng 4.1-3 Cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng của HDBank ......................... 57

Bảng 4.1-4 Cơ cấu dư nợ theo ngành nghề của HDBank ......................................... 58

Bảng 4.1-5 Nợ quá hạn và nợ xấu của HDBank ....................................................... 59

Bảng 4.1-6 Phân loại dư nợ cho vay của HDBank ................................................... 61

Bảng 4.2-1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu ...................................................................... 76

Bảng 4.2-2 Hệ số Cronbach alpha của các khái niệm nghiên cứu ............................ 77

Bảng 4.2-3 Kiểm định KMO and Bartlett's Test ....................................................... 80

Bảng 4.2-4 Ma trận xoay các yếu tố ......................................................................... 81

Bảng 4.2-5 KMO and Bartlett's Test ......................................................................... 82

Bảng 4.2-6 Phân tích nhân tố của khái niệm sự hài lòng khách hàng ...................... 83

Bảng 4.2-7 Tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc ............................ 84

Bảng 4.2-8 Kết quả hồi quy tuyến tính ..................................................................... 85

Bảng 4.2-9 Tổng hợp mô hình .................................................................................. 86

Bảng 4.2-10 Kiểm định Spearman’s rhos ................................................................. 87

Bảng 4.2-11 Phân tích ANOVAa .............................................................................. 89

Bảng 4.2-12 Thứ tự ảnh hưởng của các nhân tố ....................................................... 91

Bảng 4.2-13 Trình bày kết quả hồi quy .................................................................... 91

Bảng 4.2-14 Kết quả kiểm định các giả thuyết ......................................................... 92

Page 9: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

v

DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ

Hình 1.6-1 Kết cấu của luận văn ................................................................................. 4

Hình 3.2-1 Quy trình nghiên cứu ............................................................................. 37

Hình 3.4-1 Mô hình nghiên cứu chính thức .............................................................. 47

Hình 4.1-1Cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM........................... 54

Hình 4.1-2 Dư nợ cho vay và tốc độ tăng trưởng dư nợ của HDBbank ................... 55

Hình 4.1-3 Tỷ trọng dư nợ theo ngành nghề của HDBank năm 2015 ...................... 59

Hình 4.1-4 Tỷ lệ nợ xấu một số NHTM năm 2015 ................................................... 60

Hình 4.1-5 Tỷ trọng các loại dư nợ cho vay của HDBank ....................................... 62

Hình 4.1-6 Dự phòng rủi ro tín dụng của HDBank .................................................. 63

Hình 4.2-1 Mật độ phân phối chuẩn của phần dư ..................................................... 88

Page 10: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Basel Ủy ban giám sát ngân hàng quốc tế

BĐS Bất động sản

CNTT Công nghệ thông tin

CLNL Chất lượng nguồn nhân lực

CSTD Chính sách tín dụng

DN Doanh nghiệp

DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa

HĐQT Hội đồng quản trị

HT XHTD Hệ thống xếp hạng tín dụng

KH Khách hàng

MTBN Môi trường bên ngoài

NH Ngân hàng

NHNN Ngân hàng Nhà Nước

NVTD Nhân viên tín dụng

NHTM Ngân hàng thương mại

NHTW Ngân hàng trung ương

QTCTD Quy trình cấp tín dụng

QTRRTD Quản trị rủi ro tín dụng

RRTD Rủi ro tín dụng

TCTD Tổ chức tín dụng

TMCP Thương mại cổ phần

TNHH Trách nhiệm hữu hạn

TSĐB Tài sản đảm bảo

TTTD Thông tin tín dụng

HDBank Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển TP HCM

Page 11: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

vii

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

Phụ lục 1 RỦI RO TÍN DỤNG ............................................................................... 116

Phụ lục 2 BẢNG KHẢO SÁT VẾ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN

TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI HDBANK .............................................................. 124

Phụ lục 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 127

Page 12: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

1

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1. LÝ DO CHỌ ĐỀ TÀI

Nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng không nhỏ từ cuộc khủng hoảng kinh tế

toàn cầu năm 2008, kinh tế thế giới không ngừng biến động. Yếu tố kinh tế vĩ mô

như lạm phát (lạm phát năm 2008 lên tới gần 20% và duy trì ở hai con số năm 2010

và 2011), lãi suất tăng cao, tốc độ tăng trưởng sản lượng quốc gia giảm (Giai đoạn

2002 – 2007, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7,8%, sau khi gia nhập

tổ chức Thương mại Thế Giới (WTO) năm 2007, tốc độ tăng trưởng GDP lên tới

gần 8,5%. Từ khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu nổ ra năm 2008, Việt Nam, cả giai

đoạn này, tăng GDP luôn thấp hơn 7% và ngày càng đi xuống, đến năm 2012 chỉ

còn 5,03%), hàng tồn kho cao, doanh nghiệp phá sản ngày càng nhiều (Lúc bấy giờ

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhận xét, trong khoảng 600.000 doanh nghiệp đã

đăng ký thành lập, đến nay chỉ còn gần 380.000 đơn vị hoạt động, trong số này có

tới 70% “bị thương”, tức làm ăn không có lãi) và những vấn đề khác gây khó khăn

trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Tình trạng yếu kém

trong quản trị ngân hàng bộc lộ rõ trong đó đáng chú ý là công tác quản trị rủi ro tín

dụng còn yếu kém dẫn đến tình trạng nợ xấu tăng cao trong các hệ thống ngân hàng

(Nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam tăng từ 2.5% năm 2010 lên 3.1% trong 6

tháng đầu năm và 3.3% vào cuối năm 2011, tương ứng với khoảng 85.000 tỷ đồng.

Đặc biệt, nợ xấu của hệ thống chỉ tính đến ngày 30/9/2012 đã đột biến tăng cao là

8.8%, tương đương 232.100 tỷ đồng), hơn nữa tình trạng thanh khoản của ngân

hàng căng thẳng không đáp ứng được nhu cầu rút tiền của khách hàng.

Chính vì vậy, quản trị rủi ro tín dụng là một việc rất quan trọng trong quá

trình điều hành, hoạt động và phát triển của ngân hàng. Quản trị rủi ro hiệu quả

không những giảm thiểu rủi ro tín dụng – một hoạt động chính yếu ở các ngân hàng

thương mại Việt Nam hiện nay – mà còn góp phần đảm bảo lợi nhuận, nâng cao uy

tín và năng lực hoạt động cho ngân hàng.

Vì lý do trên, tác giả quyết định chọn đề tài “CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG

Page 13: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

2

ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN

TP HCM – HDBANK – CHI NHÁNH VŨNG TÀU” để nghiên cứu trong luận văn

tốt nghiệp của mình. Dựa vào cơ sở lý thuyết quản trị rủi ro tín dụng, luận văn xây

dựng mô hình định lượng nhằm đánh giá xem xét tác động của các yếu tố ảnh

hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại HDBank. Từ đó, đề xuất giải pháp nhằm hoàn

thiện quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng cho giai đoạn phát triển sắp tới.

Do thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế, nghiên cứu chắc chắn sẽ có những

thiếu sót nhất định. Tác giả mong rằng nghiên cứu này có giá trị thực tiễn cao và

mang lại hiệu quả, có khả năng áp dụng trong công việc của đơn vị.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

• Hệ thống các lý thuyết về quản trị rủi ro tín dụng trong lĩnh vực Ngân hàng

• Xác định các yếu tố ảnh tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân

hàng TMCP Phát triển TP HCM – HDBank – Chi nhánh Vũng Tàu.

• Xác định mức độ quan trọng của từng yếu tố ảnh tố ảnh hưởng đến quản trị

rủi ro tín dụng.

• Phân tích hoạt động tín dụng và đánh giá thực trạng về quản trị rủi ro tín

dụng tại Ngân hàng TMCP Phát triển TP HCM – HDBank – Chi nhánh Vũng Tàu.

• Đề xuất hàm ý quản trị nhằm góp phần hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro

tín dụng trong giai đoạn phát triển sắp tới

1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu: là các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng

tại Ngân hàng TMCP Phát triển TP HCM – HDBank – Chi nhánh Vũng Tàu

Xuất phát từ lý do chọn đề tài nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu của bài luận

văn là “Quản trị rủi ro tín dụng”. Đồng thời, nhằm đạt được mục tiêu trong nghiên

cứu, luận văn tiến hành nghiên cứu đối với một số đối tượng bổ trợ khác như: rủi ro

tín dụng, nội dung và phương pháp quản trị rủi ro tín dụng, các yếu tố ảnh hưởng

đến quản trị rủi ro tín dụng.

Đối tượng khảo sát: lãnh đạo, nhân viên tại bộ phận thẩm định, kinh doanh

tín dụng và nhân viên kiểm tra kiểm soát nội bộ.

Page 14: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

3

Phạm vi nghiên cứu

- Nghiên cứu này tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín

dụng tại Ngân hàng TMCP Phát triển TP HCM – HDBank – Chi nhánh Vũng Tàu.

- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 10/2016 đến tháng 4/2017.

- Nội dung và yêu cầu quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM.

- Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại HDBank giai đoạn 2011 – 2015.

- Nghiên cứu định lượng các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại

HDBank.

Từ đó, đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng của

HDBank.

1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu này sử dụng phương pháp hỗn hợp,

trên cơ sở kết hợp giữa nghiên cứu định tính và định lượng.

Phương pháp định tính: Thảo luận, họp nhóm, phân tích dữ liệu thứ cấp,

tham khảo ý kiến chuyên gia nhằm hoàn thiện mô hình nghiên cứu và xây dựng

thang đo.

Phương pháp định lượng: Thông qua mô hình và bộ thang đo tác giả tiến

hành khảo sát các đối tượng là lãnh đạo, nhân viên tại bộ phận thẩm định, kinh

doanh tín dụng và nhân viên kiểm tra kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng TMCP Phát

triển TP HCM – HDBank – Chi nhánh Vũng Tàu. Số liệu thu thập được nhập vào

phần mềm xử lý số liệu thống kê SPSS để kiểm tra độ tin cậy của thang đo, phân

tích nhân tố khám phá EFA và kiểm định mô hình bằng phân tích hồi qui.

Thông tin cần thu thập:

Số liệu về tình hình hoạt động tín dụng của HDBank từ báo cáo kết quả hoạt

động kinh doanh của đơn vị từ năm 2011 đến năm 2015.

Ý kiến khảo sát về các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng

1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu đã xây dựng được mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến

quản trị rủi ro tín dụng thông qua mô hình hồi quy bội. Đây là điểm mới trong

Page 15: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

4

nghiên cứu quản trị rủi ro tín dụng so với tài liệu nghiên cứu trước đây được sử

dụng, nghiên cứu đã kế thừa những thành tựu của các nghiên cứu trước và phân tích

thêm một số điểm mới. Tuy nhiên, do còn nhiều hạn chế nên nghiên cứu mối quan

hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro cần được tiếp tục hoàn thiện.

Với mục tiêu của đề tài là hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng, kết hợp nghiên

cứu định tính và nghiên cứu định lượng từ đó đề xuất giải pháp mang tính thực tiễn

nhằm đóng góp vào công tác quản trị rủi ro tín dụng tại HDBank được hoàn thiện

hơn, đảm bảo an toàn và mục tiêu phát triển bền vững của Ngân hàng.

1.6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

Luận văn có kết cấu gồm 5 chương chính như sau:

Chương 1: Tổng quan đề tài nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị

Hình 1.6-1 Kết cấu của luận văn

Chương 1: Tổng quan

đề tài nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý

thuyết và mô hình

nghiên cứu

Chương 4: Kết quả

nghiên cứu

Chương 3: Phương

pháp nghiên cứu

Chương 5: Kết luận và

hàm ý quản trị

Page 16: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

5

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1. RỦI RO TÍN DỤNG

2.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng

Theo Thomas P.Fitch (1990): “Rủi ro tín dụng là loại rủi ro xảy ra khi người

vay không thanh toán được nợ theo thoả thuận hợp đồng dẫn đến sai hẹn trong

nghĩa vụ trả nợ”.

Theo Hennie van Greuning – Sonja B rajovic Bratanovic (2009): “Rủi ro tín

dụng được định nghĩa là nguy cơ mà người đi vay không thể chi trả tiền lãi, hoặc

hoàn trả vốn gốc so với thời hạn đã ấn định trong hợp đồng tín dụng. Đây là thuộc

tính vốn có của hoạt động ngân hàng. Rủi ro tín dụng tức là việc chi trả bị trì hoãn,

hoặc tồi tệ hơn là không hoàn trả được toàn bộ. Điều này gây ra sự cố đối với dòng

chu chuyển tiền tệ và gây ảnh hưởng tới khả năng thanh khoản của ngân hàng”.

Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức Tín dụng là khả năng

xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức Tín dụng do khách hàng

không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết.

2.1.2. Phân loại rủi ro tín dụng

Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro

Rủi ro giao dịch: là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát

sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá

khách hàng. Rủi ro giao dịch bao gồm rủi ro lựa chọn, rủi ro đảm bảo và rủi ro

nghiệp vụ:

+ Rủi ro lựa chọn: là rủi ro có liên quan đến đánh giá và phân tích tín dụng

khi NH lựa chọn những phương án vay vốn có hiệu quả để ra quyết định cho vay.

+ Rủi ro đảm bảo: phát sinh từ các tiêu chuẩn bảo đảm như các điều khoản

trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo, hình thức đảm

bảo và mức cho vay trên giá trị của tài sản đảm bảo.

Page 17: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

6

+ Rủi ro nghiệp vụ: là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và

hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật

xử lý các khoản vay có vấn đề.

Rủi ro danh mục: là rủi ro mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế

trong quản lý danh mục cho vay của NH, được phân thành rủi ro nội tại và rủi ro tập

trung.

+ Rủi ro nội tại: xuất phát từ các yếu tố, đặc điểm riêng bên trong của mỗi

chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế. Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động

hoặc đặc điểm sử dụng vốn vay của khách hàng vay.

+ Rủi ro tập trung: là trường hợp NH tập trung cho vay quá nhiều đối với

một số khách hàng, cho vay quá nhiều khách hàng hoạt động trong cùng một ngành,

lĩnh vực kinh tế hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định,...

Căn cứ theo tính khách quan, chủ quan của nguyên nhân gây ra rủi ro

Rủi ro khách quan là rủi ro do các nguyên nhân khách quan như thiên tai,

địch họa, người vay bị chết, mất tích và các biến động ngoài dự kiến khác làm thất

thoát vốn vay trong khi người vay đã thực hiện nghiêm túc chế độ chính sách.

Rủi ro chủ quan do nguyên nhân thuộc về chủ quan của người vay và người

cho vay vì vô tình hay cố ý làm thất thoát vốn vay hay vì những lý do chủ quan

khác.

Căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng

Rủi ro không hoàn trả nợ đúng hạn: Khi thiết lập mối quan hệ tín dụng, ngân

hàng và khách hàng phải quy ước về khoản thời gian hoàn trả nợ vay. Tuy nhiên,

đến thời hạn quy ước nhưng ngân hàng vẫn chưa thu hồi được vốn vay.

Rủi ro do không có khả năng trả nợ: Là rủi ro xảy ra trong trường hợp doanh

nghiệp đi vay mất khả năng chi trả, ngân hàng phải thanh lý TSĐB của doanh

nghiệp để thu nợ.

Rủi ro tín dụng không giới hạn ở hoạt động cho vay: Bao gồm các hoạt động

khác mang tính chất tín dụng của ngân hàng như bảo lãnh, cam kết, chấp thuận tài

trợ thương mại, cho vay thị trường liên ngân hàng, tín dụng thuê mua, đồng tài

Page 18: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

7

trợ…

2.1.3. Đặc điểm của rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng mang tính gián tiếp: Rủi ro tín dụng xảy ra sau khi ngân hàng

giải ngân vốn vay và trong quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng. Do tình trạng

thông tin bất cân xứng nên thông thường ngân hàng ở vào thế bị động, ngân hàng

thường biết thông tin sau hoặc biết thông tin không chính xác về những khó khăn,

thất bại của khách hàng và do đó thường có những ứng phó chậm trễ.

Rủi ro tín dụng có tính chất đa dạng và phức tạp: đặc điểm này biểu hiện ở

sự đa dạng, phức tạp của nguyên nhân, hình thức, hậu quả của rủi ro tín dụng do đặc

trưng ngân hàng là tổ chức trung gian tài chính tiền tệ. Do đó khi phòng ngừa và xử

lý rủi ro tín dụng phải chú ý đến mọi dấu hiệu rủi ro, xuất phát từ nguyên nhân bản

chất và hậu quả do rủi ro tín dụng đem lại để có biện pháp phòng ngừa phù hợp.

Rủi ro tín dụng có tính tất yếu: Rủi ro tín dụng luôn tồn tại và gắn liền với

hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại. Chấp nhận rủi ro là tất yếu trong

hoạt động ngân hàng. Các ngân hàng cần phải đánh giá các cơ hội kinh doanh dựa

trên mối quan hệ rủi ro – lợi ích nhằm tìm ra những cơ hội đạt được những lợi ích

xứng đáng với mức rủi ro chấp nhận. Ngân hàng sẽ hoạt động tốt nếu mức rủi ro mà

ngân hàng gánh chịu là hợp lý và kiểm soát được, nằm trong phạm vi khả năng các

nguồn lực tài chính và năng lực tín dụng của ngân hàng.

2.1.4. Nguyên nhân của rủi ro tín dụng:

Nhóm các nguyên nhân khách quan:

Các yếu tố về điều kiện tự nhiên (thời tiết, khí hậu …): Những hiện tượng

xấu xảy ra trong tự nhiên như hạn hán, thiên tai, lũ lụt, hoả hoạn … gây ảnh hưởng

rất nặng nề và trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của khách hàng cũng như Ngân

hàng.

Các yếu tố về môi trường kinh doanh: Môi trường kinh doanh không ổn

định và không thuận lợi, các chính sách quản lý của Nhà nước chưa hoàn thiện,…

đã làm cho việc hoạt động kinh doanh của khách hàng vay vốn bị trở ngại, khó khăn

và ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nợ vay cho ngân hàng. Ngoài ra, vai trò quản

Page 19: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

8

lý của Nhà nước còn nhiều hạn chế, công tác thanh tra, kiểm tra còn yếu kém đã

không phát hiện và ngăn chặn được các hành vi lừa đảo.

Các yếu tố khách quan khác: Tình hình an ninh, chính trị hoặc khủng

hoảng kinh tế trong nước và trong khu vực không ổn định,… cũng là một trong

những nguyên nhân gây nên rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

Nhóm các nguyên nhân từ phía Ngân hàng:

Chính sách tín dụng không hợp lý: Chính sách tín dụng có vai trò rất quan

trọng và có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng của NHTM. Một chính

sách tín dụng không hợp lý biểu hiện ở: Cơ sở thiết lập cơ cấu tín dụng hợp lý

không căn cứ trên cơ cấu kinh tế địa bàn và khả năng nguồn vốn cụ thể của ngân

hàng; Chính sách lãi suất không linh động; Cơ chế giám sát không phù hợp, phương

thức kiểm tra không đa dạng.

Quy trình tín dụng thiếu chặt chẽ và không phù hợp: thông tin cần thiết

để thực hiện ở các bước trong quy trình không được quy định chặt chẽ và chi tiết;

quá trình giải ngân thiếu căn cứ xác đáng về đối tượng vay vốn, thời điểm giải ngân;

công tác kiểm tra, giám sát khách hàng chưa được chặt chẽ trong suốt thời gian thực

hiện hợp đồng tín dụng,…

Yếu tố về nguồn nhân lực của Ngân hàng: trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

của cán bộ tín dụng còn hạn chế, thiếu am hiểu về thị trường, lĩnh vực kinh doanh

cũng như về tình hình kinh doanh của khách hàng vay vốn, do đó không thể tư vấn

cho khách hàng những phương án vay vốn tối ưu hoặc thẩm định hồ sơ không chính

xác; đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng còn thấp, phẩm chất không tốt, bị

khách hàng mua chuộc, hối lộ,… rất nhiều trường hợp gây ra hậu quả nghiêm trọng

cho ngân hàng vì sự cấu kết và cố ý làm trái pháp luật của cán bộ tín dụng và khách

hàng; quy trình cho vay không được tuân thủ theo đúng quy định của ngân hàng,…

Các nguyên nhân khác: Do ngân hàng quản lý không chặt chẽ thanh khoản,

làm thiếu khả năng chi trả ; Việc cho vay và đầu tư quá liều lĩnh, cụ thể: Ngân hàng

cho vay tập trung vào một đơn vị kinh tế hoặc một ngành kinh tế nào đó hoặc chú

trọng đầu tư vào một loại chứng khoán có rủi ro cao,… Những nguyên nhân này

Page 20: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

9

cũng tạo ra rủi ro tín dụng và gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho NHTM.

Nhóm các nguyên nhân từ phía khách hàng vay vốn: khách hàng sử dụng

vốn vay sai mục đích; khách hàng lập hồ sơ giả để lừa đảo ngân hàng; khách hàng

vay vốn thiếu năng lực pháp lý; hoạt động kinh doanh thua lỗ liên tục; việc quản lý

không hiệu quả, thiếu sự thống nhất trong ban điều hành,…

2.1.5. Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng

và nền kinh tế xã hội

Ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng

Khi rủi ro tín dụng xảy ra, ngân hàng không thu được vốn tín dụng đã cấp và

lãi cho vay, nhưng ngân hàng phải trả vốn và lãi cho khoản tiền huy động khi đến

hạn, điều này sẽ làm cho ngân hàng mất cân đối trong việc thu chi, vòng quay vốn

tín dụng giảm làm cho ngân hàng kinh doanh không hiệu quả, chi phí của ngân

hang tăng lên so với dự kiến.

Nếu một khoản vay nào đó bị mất khả năng thu hồi thì ngân hàng phải sử

dụng các nguồn vốn của mình để trả cho người gửi tiền, đến một chừng mực nào

đấy, ngân hàng không có đủ nguồn vốn để trả cho người gửi tiền thì ngân hàng sẽ

rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, có thể dẫn đến nguy cơ gặp rủi ro thanh

khoản. Và kết quả là làm thu hẹp quy mô kinh doanh, năng lực tài chính giảm sút,

uy tín, sức cạnh tranh giảm không những trong thị trường nội địa mà còn lan rộng ra

các nước, kết quả kinh doanh của ngân hàng ngày càng xấu có thể dẫn ngân hàng

đến thua lỗ hoặc đưa đến bờ vực phá sản nếu không có biện pháp xử lý, khắc phục

kịp thời.

Ảnh hưởng đến nền kinh tế xã hội

Bắt nguồn từ bản chất và chức năng của ngân hàng là một tổ chức trung gian

tài chính chuyên huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để cho các tổ chức, các

doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu vay lại. Do đó, thực chất quyền sở hữu những

khoản cho vay là quyền sở hữu của người đã gửi tiền vào ngân hàng. Bởi vậy, khi

rủi ro tín dụng xảy ra thì không những ngân hàng chịu thiệt hại mà quyền lợi của

người gửi tiền cũng bị ảnh hưởng.

Page 21: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

10

Khi một ngân hàng gặp phải rủi ro tín dụng hay bị phá sản thì người gửi tiền

ở các ngân hàng khác hoang mang lo sợ và kéo nhau ồ ạt đến rút tiền ở các ngân

hàng khác, làm cho toàn bộ hệ thống ngân hàng gặp phải khó khăn.

Ngân hàng phá sản sẽ ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp, không có tiền trả lương dẫn đến đời sống nhân viên gặp khó khăn.

Hơn nữa, sự hoảng loạn của các ngân hàng ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ

nền kinh tế. Nó làm cho nền kinh tế bị suy thoái, giá cả tăng, sức mua giảm, thất

nghiệp tăng, xã hội mất ổn định.

Tóm lại, rủi ro tín dụng của một ngân hàng xảy ra ở mức độ khác nhau, nhẹ

nhất là ngân hàng bị giảm lợi nhuận khi không thu hồi được lãi cho vay, nặng nhất

khi ngân hàng không thu đủ vốn lãi, hoặc bị mất cả vốn lẫn lãi, dẫn đến ngân hàng

bị thua lỗ. Nếu tình trạng này kéo dài không khắc phục được, ngân hàng sẽ bị phá

sản, gây hậu quả nghiêm trọng cho nến kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói

riêng. Chính vì vậy đòi hỏi các nhà quản trị ngân hàng phải hết sức thận trọng và có

những biện pháp thích hợp để ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng.

2.2. QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.2.1. Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng

Ngân hàng cung cấp tín dụng nhằm tìm kiếm lợi nhuận cho mình. Nhưng rủi

ro của việc cấp tín dụng này là việc khách hàng không trả được vốn gốc và lãi cho

ngân hàng. Vấn đề đặt ra là các ngân hàng cần quản trị rủi ro tín dụng để hạn chế tối

đa thiệt hại, đồng thời tối đa lợi nhuận và giá trị của cổ đông (Nguyễn Minh Kiều,

2009).

Theo Hennie Van Greuning và Sonja Brajovic Bratanovic (2009), quản trị

rủi ro tín dụng là vấn đề cốt lõi trong sự tồn tại của phần lớn các ngân hàng lớn. Rủi

ro tín dụng có thể giảm đi bằng việc ban hành hệ thống các chính sách giới hạn tín

dụng cho các bên vay mượn và nguy cơ đổ vỡ đến các bên liên quan. Việc phân loại

danh mục tín dụng và dự phòng rủi ro cho các khoản tín dụng sẽ ngăn ngừa khả

năng giảm giá trị của danh mục cho vay. Trong quản trị tín dụng, NH phải có thông

tin minh bạch của KH, rủi ro của các sản phẩm tín dụng mà NH cung cấp, kỳ hạn

Page 22: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

11

của các sản phẩm tín dụng có ảnh hưởng đến quản trị rủi ro thanh khoản của NH

hay không. Và năng lực quản trị tủi ro tín dụng của NH có tác động đáng kể đến

chất lượng của nguyên tắc quản trị rủi ro.

Theo Principles for Management of Credit Risk (2000) (tạm dịch: “Các

nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng”) - của Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng cho

rằng, mục tiêu của quản trị rủi ro tín dụng là tối đa hoá lợi suất rủi ro hiệu chỉnh của

ngân hàng bằng việc duy trì mức độ rủi ro ở một tỷ lệ chấp nhận được. Các NH cần

quản trị rủi ro tín dụng cho toàn bộ danh mục cũng như rủi ro cho từng khoản vay

hoặc các giao dịch khác. Các NH cũng cần xem xét mỗi quan hệ giữa rủi ro tín dụng

với các loại rủi ro khác. Hiệu quả của công tác quản trị rủi ro tín dụng là nhân tố

quan trọng trong quản trị rủi ro và là cần thiết cho sự thành công trong dài hạn của

NH.

Theo định nghĩa về quản trị rủi ro thì “Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi

ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng

ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro”

(Trần Huy Hoàng, 2011).

Như vậy, để hiểu một cách cụ thể hơn thì hoạt động quản trị rủi ro tín dụng

được định hình như sau:

Quản trị rủi ro tín dụng chính là việc xây dựng hệ thống quản lý và các

chính sách quản trị rủi ro thích hợp đối với hoạt động tín dụng nhằm tuân thủ các

quy định của pháp luật, nhận diện, cảnh báo và đề ra các biện pháp hạn chế sự

xuất hiện của rủi ro tín dụng, giảm thiểu những thiệt hại khi chúng phát sinh, đồng

thời xác định sự tương quan hợp lý giữa các nguồn lực của ngân hàng với mức độ

mạo hiểm có thể khi sử dụng vốn ngân hàng cho nghiệp vụ cấp tín dụng.

Đối với ngân hàng, quản trị rủi ro tín dụng tốt không những đảm bảo tình

hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng được an toàn, lợi nhuận kinh doanh, nâng

cao uy tín và chất lượng dịch vụ của chính ngân hàng. Vì khi xảy ra rủi ro tín dụng,

ngân hàng không thu được lãi và vốn gốc, trong khi ngân hàng đã cam kết thanh

toán lãi và vốn huy động đúng hạn. Sự mất cấn đối thu chi này sẽ dẫn đến việc ngân

Page 23: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

12

hàng gặp rủi ro thanh khoản, ảnh hưởng đến uy tín của NH với KH. Tình hình sẽ trở

nên cực kỳ xấu khi cả hệ thống ngân hàng gặp phải rủi ro tín dụng hay phá sản do

hoạt động ngân hàng liên quan đến nhiều cá nhân, tổ chức và nhiều ngành nghề lĩnh

vực trong xã hội. Khi đó, tình trạng ồ ạt rút tiền hàng loạt diễn ra. Ngân hàng phá

sản ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội. Doanh nghiệp

không có vốn sản xuất kinh doanh, tiền trả lương nhân công,… dẫn đến thua lỗ, phá

sản DN, thất nghiệp, … Chính vì vậy, quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng đảm

bảo sự ổn định và phát triển của cả nền kinh tế, nhất là những quốc gia phụ thuộc

vốn vào hệ thống ngân hàng như Việt Nam.

2.2.2. Mục tiêu của quản trị rủi ro tín dụng

Quản trị rủi ro tín dụng phải được chú ý và đáp ứng các mục tiêu1 sau đây:

Đảm bảo tài sản, vị thế kinh doanh của ngân hàng và các hoạt động của ngân

hàng không phải gánh chịu những tổn thất có thể ảnh hưởng đến khả năng cạnh

tranh và sự tồn tại của ngân hàng.

Tối đa hoá lợi suất đã điều chỉnh theo rủi ro của ngân hàng bằng cách duy trì

rủi ro tín dụng trong phạm vi chấp nhận được.

Tạo lập được một danh mục tín dụng hợp lý, có khả năng sinh lời cao, ít rủi

ro và khi cần thiết có thể chứng khoán hoá để hỗ trợ thanh khoản.

Đảm bảo phản ánh minh bạch, chính xác chất lượng danh mục tín dụng, trích

đủ dự phòng để bù đắp những rũi ro phát sinh trong quá trình cho vay.

Đảm bảo quy trình cấp tín dụng lành mạnh; thống nhất và minh bạch các

bước trong quy trình cấp tín dụng, hạn chế rủi ro phát sinh.

Tạo sự chủ động, nâng cao tinh thần trách nhiệm của các bộ phận tác nghiệp

nhằm tìm kiếm các khoản vay có khả năng sinh lời cao và ít rủi ro.

Có hệ thống kiểm tra, kiểm soát thích hợp để kịp thời phát hiện, ngăn ngừa

và xử lý kịp thời các rủi ro phát sinh.

1 Phan Lê Duẩn (2011), “Bài học kinh nghiệm về quản lý rủi ro tín dụng các ngân hàng thương mại Mỹ”, Tạp

chí nghiên cứu Tài chính kế toán, số 5, trang 59.

Page 24: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

13

2.2.3. Các nguyên tắc trong quản trị rủi ro

Cũng giống như các loại rủi ro khác, quản trị rủi ro tín dụng phải được thực

hiện theo các nguyên tắc2 sau:

Nguyên tắc chấp nhận rủi ro. Với mục tiêu có được những thu nhập, các

nhà quản trị ngân hàng không thể loại bỏ hoàn toàn rủi ro mà cần phải chấp nhận rủi

ro ở những mức độ cho phép. Loại và mức độ rủi ro cho phép là điều kiện quan

trọng điều tiết những tác động tiêu cực trong quá trình quản trị rủi ro.

Nguyên tắc điều hành rủi ro cho phép. Nguyên tắc này đòi hỏi gói “rủi ro

cho phép” trong quá trình quản lý các nhà quản trị ngân hàng phải tính đến. Đối với

những loại rủi ro không có khả năng điều chỉnh được cần phải được chuyển ra bên

ngoài.

Nguyên tắc quản lý độc lập các loại rủi ro riêng biệt. Các loại rủi ro là khá

độc lập với nhau. Sự thiệt hại do một loại rủi ro nào đó xảy ra không nhất thiết làm

tăng xác suất xảy ra các loại rủi ro khác. Mỗi loại rủi ro cần có phương pháp quản lý

riêng.

Nguyên tắc phù hợp giữa mức độ rủi ro cho phép và mức độ thu nhập.

Việc chấp nhận rủi ro phải dựa trên cơ sở đánh giá mối quan hệ lợi ích - rủi ro. Mức

độ rủi ro chấp nhận phải phù hợp với lợi ích kỳ vọng.

Nguyên tắc phù hợp giữa mức độ rủi ro cho phép và khả năng tài chính.

Nguyên tắc này yêu cầu tổn thất mà ngân hàng dự liệu khi xảy ra rủi ro phải nằm

trong khả năng dự phòng của ngân hàng.

Nguyên tắc hợp lý về thời gian. Thời gian của một nghiệp vụ ngân hàng

càng dài thì biên độ xảy ra rủi ro càng lớn và khả năng điều tiết rủi ro càng giảm.

Do vậy, khi buộc phải chấp nhận các giao dịch này, ngân hàng cần yêu cầu những

thu nhập vượt trội phù hợp.

Nguyên tắc phù hợp với chiến lược kinh doanh chung. Chiến lược quản

trị rủi ro phải là một bộ phận trong chiến lược kinh doanh chung của ngân hàng.

Trên cơ sở các nguyên tắc căn bản, các ngân hàng thương mại sẽ xây dựng các

2 Trần Huy Hoàng chủ biên (2011), Giáo trình Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Lao động xã hội, trang

194, Hà Nội.

Page 25: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

14

chính sách hoặc chương trình quản trị rủi ro cụ thể phù hợp với chiến lược hoạt

động của mình.

2.3. KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI MỘT SỐ

NHTM TRÊN THẾ GIỚI

2.3.1. Kinh nghiệm của Ngân hàng Hong Kong và Shanghai - HSBC

Ngân hàng HSBC hiện có 6,600 văn phòng tại 80 quốc gia và vùng lãnh thổ

châu Âu, châu Á – Thái Bình Dương, Bắc Mĩ, khu vực Mỹ Latinh, Trung Đông và

Bắc Phi. Với tài sản trị giá 2,645 tỷ đô la Mỹ (tính đến ngày 30/06/2013), HSBC là

một trong những tổ chức dịch vụ tài chính ngân hàng lớn nhất trên thế giới. Hoạt

động của ngân hàng HSBC cực kỳ đa dạng với rất nhiều sản phẩm cho nhiều đối

tượng khách hàng khác nhau, các sản phẩm tín dụng của HSBC hiện vẫn đang là

các sản phẩm mang lại lợi nhuận rất cao cho ngân hàng. Cuối năm 2012, số dư nợ

cho vay hơn 997 tỉ USD, thu nhập từ lãi là hơn 56 tỉ USD.

HSBC áp dụng hệ thống quản trị rủi ro tín dụng với các nguyên tắc và chuẩn

mực cao nhằm giảm thiểu tối đa các tổn thất cho ngân hàng. HSBC luôn đảm bảo

nguyên tắc tác bạch, phân công rõ ràng chức năng giữa các bộ phần trong quá trình

giải quyết và giám sát các khoản tín dụng nhằm quản lý độc lập các rủi ro riêng

biệt, cụ thể như sau:

Thiết lập các chính sách tín dụng. Xác lập các tiêu chuẩn của tập đoàn

HSBC: các chính sách tín dụng và các quy định được đưa vào Cẩm nang chi tiết áp

dụng chung cho toàn tập đoàn.

Xác lập và kiểm soát chính sách đối với các dư nợ tín dụng lớn. Chính

sách này xác định các mức cấp tín dụng cao nhất đối với từng loại khách hàng,

nhóm khách hàng và các loại tập trung tín dụng khác, được thiết lập với mức độ bảo

thủ hơn so với các chuẩn mực hiện tại.

Ban hành các định hướng cấp tín dụng cho tập đoàn. Xác định khẩu vị

rủi ro tín dụng đối với các mảng thị trường, các ngành nghề và loại sản phẩm cụ thể.

Tất cả các chi nhánh của tập đoàn phải dựa trên các tiêu chuẩn luôn được cập nhật

này để triển khai đến từng nhân viên kinh doanh sản phẩm tín dụng.

Page 26: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

15

Tái thẩm định độc lập đối với tất cả các khoản vay vượt quá quyền phán

quyết của các chi nhánh. Quy trình tái tục các hạn mức vay hoặc xem xét định kỳ

khoản vay cũng được thực hiện như các khoản vay mới.

Quản lý rủi ro đối với các giao dịch giữa các tập đoàn và các tổ chức tài

chính khác nhằm tránh việc tập trung rủi ro vào các tổ chức tài chính khác. Việc

quản lý dựa trên hệ thống quản lý thông tin tập trung hóa cao và xử lý tự động.

Quản lý rủi ro giữa các quốc gia. Ứng dụng hệ thống quản lý hạn mức rủi

ro cho từng quốc gia, có tính tập trung cao dựa trên các thời hạn cho vay và các loại

hình kinh doanh đối với dư nợ tín dụng phát sinh tại từng quốc gia.

Quản lý rủi ro tín đối với một số ngành đặc biệt. Các ngành nghề đó bao

gồm ngành vận chuyển hàng hải, hàng không, viễn thông, sản xuất xe hơi, bảo

hiểm, kinh doanh bất động sản bị nhiều hạn chế để giảm thiểu rủi ro.

Quản lý và phát triển hệ thống chấm điểm, xếp hạng tín dụng. Các khoản

tín dụng được nhóm thành từng nhóm để xác định các rủi ro đặc thù từ đó có biện

pháp quản trị rủi ro đặc biệt. Hiện nay, tổng dư nợ nội và ngoại bảng được chia làm

22 nhóm để phân tích và quản lý trên hệ thống xử lý tự động với nguồn thông tin

dồi dào của toàn tập đoàn. Các đánh giá về các khoản tín dụng cũng được xem xét

và phê duyệt lại. Từ đó, tập đoàn đưa ra các mức dự phòng thích hợp đối với từng

nhóm tín dụng.

Đánh giá kết quả và hiệu quả trong việc cấp tín dụng của các đơn vị

kinh doanh của tập đoàn. Các báo cáo về chất lượng của danh mục tín dụng được

xem xét liên tục qua đó đưa ra các yêu cầu điều chỉnh thích hợp để nâng cao hiện

quả và mức độ an toàn của danh mục.

Báo cáo tất cả các khía cạnh của toàn bộ danh mục tín dụng của tập

đoàn cho cấp cao nhất của tập đoàn. Nội dung báo cao bao gồm mức độ tập trung

tín dụng theo ngành, hạn mức rủi ro tín dụng đối với KH lớn, tổng hạn mức tín

dụng cho các thị trường mới và các khoản dự phòng tương ứng, các khoản nợ xấu và

dự phòng, đánh giá các khoản tín dụng cho các ngành cần đặc biệt quan tâm, hạn

mức cho các quốc gia, nguyên nhân phát sinh nợ xấu,…

Page 27: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

16

Quản lý hệ thống thông tin dữ liệu tín dụng nhằm đảm bảo tập trung hóa

cao nhất tất cả các thông tin tín dụng liên quan đến KH và giao dịch tín dụng.

Tư vấn, hướng dẫn cho các đơn vị kinh doanh các quy định cấp tín dụng,

chính sách về môi trường và xã hội, chấm điểm tín dụng và dự phòng rủi ro, các sản

phẩm mới, cung cấp các khóa đào tạo, báo cáo tín dụng.

Thay mặt cho tập đoàn làm việc với cơ quan hữu quan về các vấn đề liên

quan đến hoạt động tín dụng.

Hoạt động quản trị rủi ro tín dung HSBC cho thấy:

HSBC chú trọng xem xét đánh giá và phân tích rủi ro, đo lường mức độ rủi

ro trong hoạt động cấp tín dụng của NH để hạn chế tối thiểu tổn thất và có những

biện pháp quản lý tốt tốt nhất trong quản trị rủi ro tín dụng.

Việc áp dụng các phương thức xử lý dữ liệu hiện đại trên nền tảng toán kinh

tế và hệ thống công nghệ thông tin cao cấp kết hợp với sự tuân thủ nghiêm ngặt các

quy định an toàn và chính sách tín dụng của toàn hệ thống đã góp phần cho sự thành

công trong quản trị rủi ro tín dụng của HSBC, giúp NH đạt tăng trưởng như mục

tiêu đặt ra và phát triển mạng lưới trên toàn thế giới.

Bên cạnh đó, sự bám sát chặt chẽ, thường xuyên của lãnh đạo cấp cao đối với

hoạt động cấp tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng từ đó kịp thời đưa ra giải pháp

khắc phục hạn chế rủi ro, từ đó nâng cao chất lượng và trình độ quản trị rủi ro tín

dụng cho NH.

2.3.2. Kinh nghiệm của Ngân hàng United Overseas - UOB

Ngân hàng UOB được thành lập vào năm 1935 tại Singapore, với hơn 500

văn phòng trên khắp thế giới và đang phát triển mạnh tại khu vực Đông Nam Á

trong suốt 78 năm. Tổng vốn của UOB là hơn 25 tỉ USD (tháng 9/2013) và tổng dư

nợ tín dụng là hơn 132 tỉ USD. Chiến lược phát triển trong những năm gần đây của

UOB đó là mua lại các ngân hàng ở khu vực châu Á có tiềm năng nhưng đang gặp

khó khăn trong hoạt động. Với bề dày kinh nghiệm trong hoạt động ngân hàng,

UOB đã xây dựng hệ thống quản lý rủi ro tín dụng tương đối mạnh để đảm bảo hoạt

động tín dụng an toàn và hiệu quả.

Page 28: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

17

Hệ thống quản trị rủi ro tín dụng tại UOB được mô tả như sau:

Thiết lập chính sách tín dụng và quy trình tín dụng chặt chẽ, bao gồm:

Các quy định về mức độ tập trung tín dụng

Phương thức thẩm định về tài sản đảm bảo

Hạn mức tín dụng cho KH/nhóm KH

Thời hạn tối đa của các sản phẩm tín dụng

Quy trình phân loại nợ tự động dựa trên thời hạn cho vay

Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng

Phân loại rủi ro KH vay. Tất cả các khoản nợ đều được phân loại thành 2

nhóm: Đủ tiêu chuẩn, Đặc biệt nghi ngờ hay Nợ xấu. Nợ xấu sẽ được phân

loại thành: Nợ dưới chuẩn, Nợ nghi ngờ hoặc Nợ có nguy cơ mất vốn. Các

khoản vay còn được phân loại dựa mức độ tín nhiệm của người vay hoặc

giá trị tài sản dùng bảo đảm cho khoản vay đó.

Hệ thống luôn được cập nhật để kiểm soát rủi ro tín dụng tốt hơn đối với

các tập đoàn và các khoản tín dụng thương mại có giá trị lớn.

Cảnh báo về rủi ro tín dụng.

Quy định phân quyền phán quyết tín dụng dựa trên:

Cấp bậc lãnh đạo tại NH

Đặc điểm danh mục cho vay

Kinh nghiệm làm việc.

Phổ biến các chính sách, quy trình tín dụng rộng rãi:

Đào tạo hướng dẫn về các quy trình, chính sách thông qua hệ thống trực

tuyến của Ngân hàng

Thường xuyên nâng cao các kỹ năng nghề nghiệp

Quy trình kiểm tra giám sát tín dụng, phương thức kiểm tra bất ngờ, thường

xuyên hàng kỳ

Đánh giá chất lượng tín dụng hiện tại, nhất là đối với các khoản nợ xấu và

Page 29: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

18

nợ quá hạn. Từ đó, NH kiểm soát được những sai sót, giảm thiểu được rủi

ro, nhanh chóng phục hồi nếu có tổn thất xảy ra, đồng thời, kịp thời điều

chỉnh các quy định phù hợp và chặt chẽ hơn.

Xem xét, đánh giá đến rủi ro quốc gia:

Lập hạn mức rủi ro tín dụng cho từng quốc gia

Phân tích rủi ro của các quốc gia.

Hoạt động “kiểm tra thử khủng hoảng” được thực hiện tại những thời

điểm nền kinh tế có dấu hiện bát ổn để lượng hóa rủi ro chính xác trong

từng thời kỳ và có biện pháp phòng chống, dự phòng rủi ro, chính sách giá

phù hợp.

2.3.3. Bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng Việt Nam

Áp dụng nghiêm ngặt các quy tắc tín dụng trong quy trình cấp tín dụng

cho khách hàng, xây dựng hệ thống thông tin tín dụng cho từng đối tượng khách

hàng, tách bạch chức năng hoạt động của bộ phận thẩm định và bộ phận tìm kiến

khách hàng.

Chú trọng chất lượng khoản tín dụng hơn là số lượng và doanh số cho vay.

Xây dựng hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ theo chuẩn mực quốc tế kết

hợp với những nghiên cứu về tình hình doanh nghiệp, ngành nghề của Việt Nam.

Xây dựng hệ thống đo lường, dự báo rủi ro tín dụng; xây dựng các mô

hình quản trị rủi ro với bộ máy quản trị điều hành thông tin thông suốt; thường

xuyên đánh giá lại khách hàng trong thời gian định kỳ để phát hiện dấn hiệu rủi ro

sớm.

Ứng dụng công nghệ hiện đại trong lưu trữ thông tin liên quan đến quan

hệ vay vốn của từng khách hàng để giúp NH dễ khai thác thông tin quá khứ khi tái

lập quan hệ tín dụng, cập nhật thông tin về các ngành nghề khác nhau để dự báo rủi

ro đối với từng ngành nghề cho vay của NH.

Tăng cường kiểm tra, giám sát từ khi xét cho vay, giải ngân đến thu hồi nợ

và sau khi cho vay nhằm phát hiện sớm và dự báo rủi ro, kịp thời ngăn chặn.

Tuân thủ đúng các quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro

Page 30: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

19

và các quy định về an toàn vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng; việc

phân loại và trích lập dự phòng rủi ro nên dựa trên dòng tiền của khách hàng, thiện

chí trả nợ, khả năng trả nợ vả xem tải sản đảm bảo là nguồn trả nợ thứ yếu. Đối với

việc xử lý nợ xấu, cần thành lập công ty mua bán nợ để giải quyết khoản nợ xấu.

Tăng cường sự hợp tác giữa các ngân hàng thông qua Hiệp hội ngân hàng,

nhất là sự trao đổi về thông tin tín dụng của khách hàng.

2.4. CÁC MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN

Quản trị rủi ro tín dụng là vấn đề được sự quan tâm của các nhà lãnh đạo

ngân hàng cũng như nhiều nhà nghiên cứu. Đã có nhiều công trình nghiên cứu, thảo

luận khoa học xung quanh vấn đề quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro tín

dụng nói riêng, cụ thể:

2.4.1. Phân tích các luận án, luận văn có liên quan

Nghiên cứu “Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Quân Đội” của tác

giả Nguyễn Quang Hiện (2016).

+ Làm sáng tỏ lý luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng trong điều

kiện áp lực cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại ngày

càng mạnh mẽ cũng như những tác động của việc hội nhập kinh tế khu vực và quốc

tế.

+ Rút ra những bài học kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng cho NHTM Việt

Nam thông qua việc cứu một số ngân hàng trên thế giới.

+ Đánh giá toàn bộ rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Quân đội một cách

hệ thống trong giai đoạn 2011-2015 và thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng

của ngân hàng trong giai đoạn trên.

+ Đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế, tồn tại trong công tác

quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Quân đội và các nguyên nhân của

những hạn chế.

Nghiên cứu “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt

Nam (VIB) – Thực trạng và giải pháp” của Nguyễn Lan Khanh (2010). Đã hệ thống

hoá cơ sở lý luận về tín dụng, rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng, trên cơ sở

Page 31: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

20

đó tìm hiểu và đánh giá thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng

TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB). Từ đó, nghiên cứu chỉ ra các vấn đề còn tồn tại và

đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân

hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) trong bối cảnh hiện nay.

Nghiên cứu “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát

triển Nông thôn Gia Lâm – Hà Nội” của tác giả Nguyễn Thị Thuỳ Nhung (2009).

+ Góp phần hệ thống hoá vấn đề lý luận và thực tiễn về rủi ro và quản trị rủi ro

tín dụng trong ngân hàng.

+ Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro túi dụng ở NH NN & PTNT Gia Lâm, chỉ

rõ kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân.

+ Đề xuất một số giải pháp về tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại NH NN &

PTNT Gia Lâm .

2.4.2. Các mô hình nghiên cứu trước đây

Mô hình đánh giá RRTD bằng phương pháp định tính 6C

Hệ thống tiêu chuẩn thường được các ngân hàng sử dụng trong mô hình định

tính là: Tiêu chuẩn 6C. Trọng tâm của mô hình này là xem xét liệu người vay có

thiện chí và khả năng thanh toán các khoản vay khi đến hạn hay không. Cụ thể bao

gồm 6 yếu tố sau:

Tư cách người vay (Character): Cán bộ tín dụng phải làm rõ mục đích xin

vay của KH, mục đích vay của KH có phù hợp với chính sách tín dụng hiện hành

của NH hay không, đồng thời xem xét về lịch sử đi vay và trả nợ đối với KH cũ;

còn KH mới thì cần thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác như Trung tâm phòng

ngừa rủi ro, từ NH khác, hoặc các cơ quan thông tin đại chúng …

Năng lực của người vay (Capacity): Tùy thuộc vào qui định luật pháp của

quốc gia. Người vay phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự.

Thu nhập của người vay (Cash): Trước hết phải xác định được nguồn trả nợ

của người vay như luồng tiền từ doanh thu bán hàng hay từ thu nhập, tiền từ bán

thanh lý tài sản, hoặc tiền từ phát hành chứng khoán…Sau đó cần phân tích tình

hình tài chính của DN vay vốn thông qua các tỷ số tài chính.

Page 32: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

21

Bảo đảm tiền vay (Collateral): Đây là điều kiện để NH cấp tín dụng và là

nguồn tài sản thứ hai có thể dùng để trả nợ vay cho NH.

Các điều kiện (Conditions): NH quy định các điều kiện tùy theo chính sách

tín dụng theo từng thời kỳ.

Kiểm soát (Control): Đánh giá những ảnh hưởng do sự thay đổi của luật

pháp, quy chế hoạt động đến khả năng KH đáp ứng các tiêu chuẩn của NH.

Mô hình 6C tương đối đơn giản, tuy nhiên lại phụ thuộc quá nhiều vào mức

độ chính xác của nguồn thông tin thu thập được, khả năng dự báo cũng như trình độ

phân tích, đánh giá chủ quan của cán bộ tín dụng.

Xếp hạng của Moody’s và Standard & Poor’s

QTRRTD hay rủi ro không hoàn được vốn trái phiếu của công ty thường

được thể hiện bằng việc xếp hạng trái phiếu. Những đánh giá này được chuẩn bị bởi

một số dịch vụ xếp hạng tư nhân trong đó Moody’s và Standard & Poor’s là những

dịch vụ tốt nhất.

Mô hình điểm số Z (Z - Credit scoring model):

Đây là mô hình do E.I.Altman xây dựng dùng để cho điểm tín dụng đối với

các DN vay vốn. Đại lượng Z dùng làm thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro tín

dụng đối với người vay và phụ thuộc vào trị số của các chỉ số tài chính của người

vay. Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của

người vay trong quá khứ. Từ đó Altman đã xây dựng mô hình tính điểm như sau:

Z = 1,2 X1 + 1,4 X2 + 3,3 X3 + 0,6 X4 + 1,0 X5

Trong đó:

X1 = Hệ số vốn lưu động / tổng tài sản

X2 = Hệ số lãi chưa phân phối / tổng tài sản

X3 = Hệ số lợi nhuận trước thuế và lãi / tổng tài sản

X4 = Hệ số giá trị thị trường của tổng vốn sở hữu / giá trị hạch toán

của tổng nợ

X5 = Hệ số doanh thu / tổng tài sản

Page 33: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

22

Trị số Z càng cao, người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp. Vậy khi trị số Z

thấp hoặc là một số âm sẽ là căn cứ xếp khách hàng vào nhóm có nguy cơ vỡ nợ

cao.

Z < 1,81: KH có khả năng rủi ro cao

1,81 < Z < 3 : khách hàng nằm trong vùng cảnh báo, có nguy cơ vỡ nợ

Z>3: Khách hàng không có khả năng vỡ nợ

Theo mô hình cho điểm Z của Altman, bất cứ công ty nào có điểm số thấp

hơn 1,81 phải được xếp vào nhóm có nguy cơ RRTD cao.

Ưu điểm: Kỹ thuật đo lường rủi ro tín dụng tương đối đơn giản.

Nhược điểm:

Mô hình này chỉ cho phép phân loại nhóm khách hàng vay có rủi ro và

không có rủi ro. Tuy nhiên trong thực tế mức độ rủi ro tín dụng tiềm năng của mỗi

khách hàng khác nhau từ mức thấp như chậm trả lãi, không được trả lãi cho đến

mức mất hoàn toàn cả vốn và lãi của khoản vay.

Không có lý do thuyết phục để chứng minh rằng các thông số phản ánh tầm

quan trọng của các chỉ số trong công thức là bất biến. Tương tự như vậy, bản thân

các chỉ số được chọn cũng không phải là bất biến, đặc biệt khi các điều kiện kinh

doanh cũng như điều kiện thị trường tài chính đang thay đổi liên tục.

Mô hình không tính đến một số nhân tố khó định lượng nhưng có thể đóng

một vai trò quan trọng ảnh hưởng đến mức độ của các khoản vay (danh tiếng của

khách hàng, mối quan hệ lâu dài giữa NH và khách hàng hay các yếu tố vĩ mô như

sự biến động của chu kỳ kinh tế).

Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng:

Các yếu tố quan trọng trong mô hình cho điểm tín dụng bao gồm: hệ số tín

dụng, tuổi đời, trạng thái tài sản, số người phụ thuộc, sở hữu nhà, thu nhập, điện

thoại cố định, số tài khoản cá nhân, thời gian công tác.

Khách hàng có điểm số cao nhất theo mô hình với 8 mục nêu trên là 43 điểm,

thấp nhất là 9 điểm. Giả sử NH biết mức 28 điểm là ranh giới giữa khách hàng có

tín dụng tốt và khách hàng có tín dụng xấu, từ đó NH hình thành khung chính sách

Page 34: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

23

tín dụng theo mô hình điểm số.

Lượng hóa rủi ro tín dụng bằng mô hình CreditMetrics:

Để đo lường VaR cho một danh mục tín dụng, đầu tiên CreditMetrics xác

định một ma trận xác suất thay đổi chất lượng tín dụng (ví dụ: xác suất thay đổi của

một khách hàng được xếp hạng ban đầu là A đến các hạng như AAA, AA, BBB,

BB,… sau một năm là bao nhiêu. Xác suất này phản ánh khả năng thay đổi chất

lượng tín dụng của khách hàng đó trong khoảng thời gian được xác định trước).

Thông thường ma trận này được xác định dựa trên việc xếp hạng tín dụng từ các tổ

chức xếp hạng độc lập như Standard & Poor hay Moody’s. Tiếp theo, tổn thất tín

dụng trong trường hợp khách hàng không hoàn trả được ước lượng bằng cách mô

phỏng dựa trên phân phối Beta. Để ước lượng tương quan không hoàn trả giữa các

khách hàng, CreditMetrics ước lượng tương quan giữa thay đổi giá trị tài sản của

các khách hàng, đây là thông số quan trọng nhằm giúp cho việc xác định xác suất

không hoàn trả đồng thời của các khách hàng. Bởi vì giá trị thị trường của tài sản

của các công ty thường không quan sát được trên thực tế, CreditMetrics sử dụng giá

cổ phiếu của các công ty như là một biến đại diện để ước lượng tương quan giá trị

tài sản giữa các công ty. Cuối cùng, tương quan giữa các khoản nợ không được

hoàn trả sẽ được ước lượng từ xác suất không hoàn trả đồng thời của các khách

hàng. Các thông số trên được ước lượng dựa trên cách tiếp cận định giá quyền chọn

của Merton (1974) và được CreditMetrics mở rộng để tính đến khả năng thay đổi

chất lượng tín dụng của khách hàng.

Khi đã xác định được tương quan giữa thay đổi chất lượng tín dụng của các

khách hàng, phân phối giá trị của danh mục tín dụng được xác định. VaR tín dụng

trong trường hợp này được xác định dựa vào giá trị ngưỡng của phân phối tương

ứng với mức tin cậy cho trước (thường là 99,9%). Đối với một danh mục tín dụng

gồm rất nhiều khoản nợ trong thực tế, CreditMetrics sử dụng mô phỏng Monte

Carlo để tìm ra phân phối hoàn toàn giá trị của danh mục, từ đó xác định VaR tín

dụng.

Page 35: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

24

PortfolioManager của KMV:

Trái với CreditMetrics, KMV không sử dụng ma trận xác suất thay đổi chất

lượng tín dụng được tính toán bởi các tổ chức xếp hạng độc lập như Standard &

Poor hay Moody’s để tìm ra xác suất không hoàn trả của mỗi khách hàng. Thay vì,

KMV tính toán trực tiếp xác suất không hoàn trả của mỗi khách hàng dựa trên cách

tiếp cận định giá quyền chọn của Merton (1974), xác suất này được gọi là tần suất

không hoàn trả kỳ vọng EDF (Expected Default Frequency) – theo như cách gọi của

KMV. Xác suất này là một hàm của cấu trúc vốn của công ty vay vốn, độ bất ổn

định của giá trị tài sản công ty, và giá trị hiện tại của tài sản công ty.

Theo cách tiếp cận quyền chọn của Merton, việc vay nợ của công ty được

xem như công ty đang sở hữu một quyền chọn bán (Put Option) trên tài sản công ty,

với giá thực hiện (Exercise Price) bằng với giá trị của khoản nợ vào ngày đáo hạn.

Công ty sẽ không có khả năng hoàn trả nợ nếu giá trị tài sản của công ty thấp hơn

giá trị của khoản nợ vào ngày đáo hạn, khi đó tương đương với việc công ty thực

hiện quyền chọn bán của mình. Sử dụng các giả thiết thông thường trong lý thuyết

định giá quyền chọn, giá quyền chọn bán này có thể được xác định theo công thức

Black-Scholes (1973).

Để tìm ra EDF dựa trên cách tiếp cận Merton, KMV tiến hành theo ba bước

sau:

Ước lượng giá trị thị trường của tài sản công ty (V) và độ bất ổn định của giá

trị đó (s).

Tính toán khoảng cách giữa giá trị kỳ vọng tài sản công ty đến giá trị ngưỡng

không hoàn trả (khoảng cách này được ký hiệu DD – Distance to Default).

Chuyển giá trị DD thành EDF dựa trên dữ liệu lịch sử về vay nợ và phát

hành trái phiếu của một mẫu rất nhiều công ty.

Tiếp theo, tổn thất tín dụng trong trường hợp khách hàng không hoàn trả

cũng được ước lượng bằng cách mô phỏng dựa trên phân phối Beta. Tương quan

giữa hai khoản nợ không được hoàn trả đồng thời được xác định tương tự như cách

của CreditMetrics. Cuối cùng, KMV cũng sử dụng mô phỏng Monte Carlo để tìm ra

Page 36: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

25

phân phối tổn thất tín dụng và từ đó xác định VaR tín dụng.

2.5. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT VÀ CÁC GIẢ THUYẾT

2.5.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất

Nhìn chung, hầu hết ở các luận văn, luận án đã nghiên cứu về đề tài quản trị

rủi ro tín dụng tại ngành Ngân hàng đã trình bày đầy đủ nội dung cơ bản và có

những giải pháp thiết thực cho công tác quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng. Các

đề tài nghiên cứu bên cạnh những thành tựu đã đạt được vẫn còn những tồn tại và

hạn chế về phạm vi, quy mô nghiên cứu theo mục tiêu của đề tài. Ngoài ra, việc đi

sâu nghiên cứu quản trị rủi ro tín dụng của HDBank trong giai đoạn tái cơ cấu các

tổ chức tín dụng như hiện nay là rất cần thiết cả về số lượng lẫn chất lượng, do đó

nghiên cứu này là một công trình được bổ sung.

Dựa và các mô hình nghiên cứu trước đây và cơ sở lý luận, đối với nghiên

cứu này, ngoài những nội dung cơ bản của quản trị rủi ro tín dụng và phân tích đánh

giá hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại HDBank, tác giả thực hiện nghiên cứu định

lượng bằng việc xây dựng mô hình hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro

tín dụng. Thông qua khảo sát ý kiến một số lãnh đạo, nhân viên tại bộ phận thẩm

định, kinh doanh tín dụng và nhân viên kiểm tra kiểm soát nội bộ, số liệu được xử

lý thông qua phần mềm phân tích thống kê SPSS để kiểm định độ tin cậy của thang

đo và phân tích nhân tố. Sau đó, mô hình hồi quy được thiết lập và cho kết quả

nhằm đưa ra giải pháp thích hợp. Đây được xem là điểm mới so với các nghiên cứu

trước về đề tài quản trị rủi ro tín dụng tại HDBank. Căn cứ vào những lý do trên tác

giả đề xuất mô hình nghiên cứu gồm 6 yếu tố sau:

Page 37: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

26

Sơ đồ 2.5.1. Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến

quản trị rủi ro tín dụng tại HDBank – chi nhánh BRVT

2.5.2. Các các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng

Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố nội tại

và yếu tố bên ngoài. Một số tài liệu nghiên cứu sau đây đã đưa ra các yếu tố chính

và được dùng làm tài liệu cho nghiên cứu định lượng của nghiên cứu này.

Tài liệu “Analyzing Banking Risk: A framework for assessing corporate

governance and risk management” (tạm dịch là “Phân tích rủi ro ngân hàng: Mô

hình đánh giá quản trị doanh nghiệp và quản trị rủi ro”) của hai tác giả Hennie Van

Greuning và Sonja Brajovic Bratanovic (2009) do Ngân hàng Thế giới phát hành đã

nhấn mạnh vai trò quản trị rủi ro tín dụng là trọng tâm trong sự tồn tại của hầu hết

các ngân hàng lớn. Hai tác giả nhận định để đánh giá năng lực quản trị rủi ro tín

dụng phải xem xét ở 4 yếu tố, đó là:

Chính sách tín dụng có được trình bày chi tiết trong các văn bản hướng dẫn

nội bộ hay không?

Quản trị rủi ro tín dụng

Chính sách tín

dụng

Yếu tố bên

ngoài

Chất lượng nguồn nhân lực

Thông tin tín dụng

Hệ thống XHTD

Quy trình tín

dụng

Page 38: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

27

Quy trình cấp tín dụng có được xây dựng đầy đủ và chặt chẽ hay không?

Nhân viên tín dụng có đầy đủ năng lực và tuân thủ các quy định, hướng dẫn

về quy trình và chính sách tín dụng hay không?

Thông tin tín dụng sử dụng trong quá trình cấp tín dụng có kịp thời, chính

xác và đầy đủ hay không?

Riêng đối với nghiên cứu này, tác giả tham khảo ý kiến của một số chuyên

gia là lãnh đạo của HDBank và sự hướng dẫn nhiệt tình của Giáo viên hướng dẫn về

các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng, kết hợp với kết quả nghiên cứu và

các cơ sở lý luận trước đây. Từ đó, đưa ra mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến quản

trị rủi ro tín dụng của HDBank bao gồm:

2.5.2.1. Chính sách tín dụng

“Chính sách tín dụng của một ngân hàng thương mại là một hệ thống các

biện pháp liên quan đến việc khuyếch trương tín dụng hoặc hạn chế tín dụng nhằm

mục tiêu đã được hoạch định của ngân hàng thương mại đó và hạn chế rủi ro, bảo

đảm an toàn trong kinh doanh tín dụng ngân hàng” (Lê Văn Tề, 2013).

Theo Greuning và Bratanovic (2009), chính sách tín dụng của ngân hàng cần

chú ý đến quy mô và sự phân bổ các nguồn lực của ngân hàng và cách thức ngân

hàng quản lý danh mục cho vay của mình như việc thẩm định, ra quyết định, giám

sát và thu hồi khoản vay như thế nào. Một chính sách tốt không những có quy định

về giới hạn cho vay mà còn cho phép nhân viên tín dụng trình bày và thuyết phục

với hội đồng xét duyệt những khoản vay tốt mà không vi phạm những nguyên tắc

cho vay.

Tính linh hoạt trong điều chỉnh chính sách tín dụng cũng là điều quan trọng

khi vận hành. Tuỳ vào từng giai đoạn của nền kinh tế mà ngân hàng điều chỉnh

chính sách tín dụng của mình theo hướng mở rộng hay thắt chặt. Khi nền kinh tế

tăng trưởng, chính sách tín dụng của ngân hàng sẽ được xây dựng theo hướng giảm

lãi suất, tỷ lệ vốn tham gia tài trợ của ngân hàng vào dự án đầu tư, phương án sản

xuất kinh doanh của khách hàng sẽ cao (từ 70-80%), thủ tục và thời gian xét duyệt

cho vay sẽ gọn nhẹ và mau chóng. Ngược lại, ngân hàng sẽ thay đổi chính sách tín

Page 39: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

28

dụng theo hướng tăng lãi suất, giảm tỷ lệ vốn tham gia vào dự án của khách hàng và

tăng độ khó trong quá trình xét duyệt cho vay trong điều kiện kinh tế khó khăn.

Việc điều hành chính sách tín dụng góp phần giảm thiểu tổn thất do rủi ro tín dụng

gây ra, đảm bảo được lợi nhuận kinh doanh cho ngân hàng.

Trên cơ sở đó giả thuyết H1 được đề xuất như sau: Chính sách tín dụng có

ảnh hưởng tích cực (cùng chiều) đến quản trị rủi ro tín dụng tại HDBank – chi

nhánh BRVT

2.5.2.2. Quy trình cấp tín dụng

“Quy trình tín dụng là quá trình tổ chức thực hiện cấp tín dụng một cách

khoa học, thống nhất và hợp lý với năng lực, trình độ và khả năng quản trị rủi ro

tín dụng của ngân hàng, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng thu hồi nợ và

lãi đúng hạn” (Trầm Thị Xuân Hương, 2011)

Việc đánh giá một quy trình cấp tín dụng cần tập trung vào phân tích các

hướng dẫn ban hành và sổ tay tín dụng đã được áp dụng và đánh giá năng lực hoạt

động của các bộ phận có liên quan đến hoạt động tín dụng, ngoài ra cần đánh giá

thêm cách thực hiện các bước lập hồ sơ tín dụng, thẩm định, ra quyết định, giải

ngân, giám sát và thanh lý. Cụ thể, những yếu tố cần được đánh giá là: quy trình

phân tích, thẩm định và ra quyết định cho vay có được chi tiết hoá?; có các quy

định, quy chế về ra quyết định cho vay, giới hạn cấp tín dụng ở từng cấp quản lý và

ở từng chi nhánh của hệ thống ngân hàng hay không?; có các quy định về đảm bảo

cho từng loại hình tín dụng bao gồm cả các phương pháp, các thức định giá, lưu trữ

các loại tài sản đảm bảo cho khoản vay hay không?; có quy định về quy trình giám

sát, điều hành các khoản vay đã cấp hay không? và quy trình xử lý đối với các

trường hợp ngoại lệ hay không? (Greuning và Bratanovic, 2009).

Việc thiết lập và không ngừng hoàn thiện quy trình tín dụng có ý nghĩa rất

quan trọng đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng. Điều này góp phần ngân cao

chất lượng và giảm thiểu rủi ro tín dụng.

Trên cơ sở đó giả thuyết H2 được đề xuất như sau: Quy trình tín dụng có ảnh

hưởng tích cực (cùng chiều) đến quản trị rủi ro tín dụng tại HDBank – BRVT

Page 40: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

29

2.5.2.3. Thông tin tín dụng

Thông tin tín dụng được hiểu là thông tin mà ngân hàng thu thập được về

tính cách, tình hình tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng vay, mục đích vay

từ các nguồn cung cấp thông tin sơ cấp và thứ cấp. Đây là yếu quan trọng tác động

đến quyết định cấp tín dụng của ngân hàng và giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro tín

dụng. Thông tin tín dụng thường được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, chính vì

vậy thông tin cần phải đầy đủ, kịp thời và có hiệu quả về chi phí. Điều này có mối

liên quan đến nguồn nhân lực, cơ cấu quản lý và kiểm soát, và công nghệ thông tin

(Greuning và Bratanovic, 2009).

Thông thường, ngân hàng có thể thu thập thông tin tín dụng từ ba nguồn

chính đó là: từ khách hàng, từ thông tin nội bộ của ngân hàng và từ các thông tin

bên ngoài khác. Tuy nhiên việc thu thập thông tin có rất nhiều vấn đề cần chú ý

trong đó là vấn đề bất cân xứng thông tin. Vấn đề này phát sinh khi ngân hàng có ít

thông tin về uy tín, năng lực tài chính, thiện chí trả nợ, hiệu quả kinh doanh dự án

của khách hàng. Ngân hàng sẽ cấp tín dụng cho những dự án không mang lại lợi

nhuận hay khách hàng đầu tư vốn không đúng với mục đích đã cam kết với ngân

hàng. Bên cạnh đó, việc đầu tư vào hệ thống lưu trữ thông tin tín dụng nhằm phục

vụ cho công tác tín dụng tốn nhiều chi phí cho ngân hàng. Thông tin từ bên thứ ba

như đối tác của khách hàng, trung tâm tín dụng, tổ chức xếp hạng tín dụng, các

ngân hàng khác,… có thể không chính xác gây bất lợi cho việc ra quyết định cho

ngân hàng. Chính vì vậy, ngân hàng phải cẩn trọng trong việc thu thập, lựa chọn

thông tin và nguồn gốc thông tin để đảm bảo tốt cho công tác thẩm định và ra quyết

định cho vay.

Trên cơ sở đó giả thuyết H3 được đề xuất như sau: Thông tin tín dụng có ảnh

hưởng tích cực (cùng chiều) đến quản trị rủi ro tín dụng tại HDBank – chi nhánh

BRVT

2.5.2.4. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

Hệ thống xếp hạng tín dụng là công cụ dùng để quản trị rủi ro tín dụng hiệu

quả và được áp dụng mang tính bắt buộc ở các ngân hàng trên thế giới theo đề nghị

Page 41: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

30

của Hiệp ước Basel. Xếp hạng tín dụng là sự đánh giá uy tín tín dụng của người đi

vay và người đảm bảo. Xếp hạng tín dụng thường áp dụng cho những doanh nghiệp

lớn, ngân hàng, công ty bảo hiểm hay các tổ chức công.

Theo tác giả Bessis (2011), xếp hạn tín dụng nội bộ là đánh giá tín dụng các

ngân hàng ấn định cho người đi vay. Không giống như những xếp hạng của các cơ

quan, sử dụng những thang đo công khai , xếp hạng tín dụng nội bộ sử dụng những

thang đo độc quyền của mỗi ngân hàng.

Theo yêu cầu của Basel II, các NHTM sử dụng phương thức tiếp cận xếp

hạng tín dụng nội bộ phải xây dựng hệ thống xếp hạng nội bộ của ngân hàng cho

toàn bộ khoản mục tín dụng, đầu tư của tài sản Có. Trên cơ sở đó, NHTM tính toán

các hệ số rủi ro cho từng khoản nợ hay cho từng loại tài sản. Kết quả xếp hạng càng

thấp thì mức độ rủi ro càng cao.

Xếp hạng khách hàng vay chủ yếu là dự báo nguy cơ vỡ nợ theo 3 cấp độ cơ

bản là: nguy hiểm, cảnh báo và an toàn, tức là dựa vào xác suất không trả nợ được

của khách hàng – PD: Probality of Default. NHTM dựa vào các khoản nợ mà khách

hàng đã giao dịch với ngân hàng trong quá khứ là 5 năm, với 3 nhóm dữ liệu quan

trọng là các chỉ tiêu tài chính mang tính định tính và chỉ tiêu tài chính mang tính

định lượng, và nhóm dữ liệu mang tính cảnh báo liên quan đến khả năng trả nợ của

khách hàng (Trầm Thị Xuân Hương, 2009). Từ đó, NHTM quy định mức dự phòng

trích lập dự phòng cụ thể cho từng khoản nợ theo tỷ lệ nhất định tương ứng với mức

rủi ro đã tính toán. Ngân hàng dự báo được nguy cơ vỡ nợ và kịp thời có những biện

pháp xử lý khoản nợ xấu, giảm thiểu được mất mác cho ngân hàng.

Bên cạnh đó, việc ứng dụng kết quả với xếp hạng tín dụng còn ở mục địch

kiểm soát các khoản vay của ngân hàng. Với từng khoản vay của khách hàng được

ngân hàng xếp hạng, ngân hàng quy định về việc giám sát cho từng loại khoản vay

và các chính sách phục vụ khách hàng tốt hơn (Trầm Thị Xuân Hương, 2009).

Xếp hạng tín dụng nội bộ không đơn thuần chỉ là công cụ để phân loại, thẩm

định khách hàng nhằm tiến hành đi đến quyết định cấp tín dụng mà đây còn là công

cụ góp phần phục vụ công tác quản trị của ngân hàng trong cho vay, thu nợ và xử lý

Page 42: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

31

rủi ro tín dụng. Chính vì thế việc xây dựng một hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

theo những quy định quốc tế là cần thiết cho việc nâng cao năng lực quản trị rủi ro

tín dụng ở các NHTM.

Trên cơ sở đó giả thuyết H4 được đề xuất như sau: Hệ thống xếp hạng tín

dụng có ảnh hưởng tích cực (cùng chiều) đến quản trị rủi ro tín dụng tại HDBank –

chi nhánh BRVT

2.5.2.5. Chất lượng nguồn nhân lực

Có thể nói, yếu tố chất lượng nguồn nhân lực luôn được hầu hết các ngân

hàng xem là yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như

công tác quản trị. Chất lượng nguồn nhân lực quyết định đến sự thành công hay thất

bại của một ngân hàng. Do đó, dù ngân hàng có xây dựng được chính sách tín dụng

hợp lý, quy trình tín dụng chặt chẽ và đầu tư hệ thống công nghệ thông tin tốt đến

đâu thì nếu không có đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng thì sẽ khó đạt những mục

tiêu kinh doanh của mình.

Hai vấn đề chính cần quan tâm ở vấn đề chất lượng nguồn nhân lực của ngân

hàng trong quản trị rủi ro tín dụng đó là: phẩm chất đạo đức của nhân viên tín dụng

và năng lực, trình độ của nhân viên tín dụng.

Phẩm chất đạo đức là tiêu chuẩn quan trọng đối với rủi ro tín dụng, quyết

định đến rủi ro trong kinh doanh của ngân hàng. Khách hàng quyết định lựa chọn

dịch vụ của ngân hàng ngoài yếu tố chất lượng dịch vụ khác hàng còn quan tấm chú

ý đến uy tín của ngân hàng và sự tin tưởng đến đạo đức của nhân viên phục vụ, nhất

là vấn đề thông tin tài khoản của khách hàng. Trong hoạt động tín dụng, đạo đức

nghề nghiệp là điều rất quan trọng trọng việc cấp đúng đối tượng khách hàng. Thực

tế nhiều trường hợp, nhân viên tín dụng bị ảnh hưởng về mặt vật chất nên đã cấp tín

dụng sai cho những đối tượng khách hàng không đủ năng lực pháp lý hoặc không

đủ năng lực tài chính dẫn đến không thu hồi được tiền vay, gây thất thoát vốn cho

ngân hàng.

Về năng lực và trình độ, nhân viên tín dụng phải được sàn lọc ngay từ quá

trình tuyền dụng ban đầu. Chuyên môn phải là ngành tài chính ngân hàng được đào

Page 43: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

32

tạo ở các trường đại học có uy tín, chất lượng. Tiếp theo trình độ phải được đánh giá

thông qua kết quả học tập, bằng cấp. Ngoài ra, nhân viên tín dụng cần phải có

những kỹ năng cần thiết phục vụ cho công tác tín dụng của mình như: kỹ năng

ngoại ngữ và tin học, kỹ năng hiểu biết về xã hội và khả năng giao tiếp nhằm tăng

cường và duy trì mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng, dễ dàng tiếp thị sản

phẩm của ngân hàng; kỹ năng thu thập thông tin và xử lý thông tin trong hoạt động

cấp tín dụng của ngân hàng (Vũ Thu Hà, 2010).

Ngoài hai vấn đề trên, việc thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn và

năng lực thông qua các lớp đào tạo ngắn hạn với các chuyên gia nhằm cập nhật kiến

thức mới và lĩnh ngộ được kinh nghiệm từ đó nâng cao năng lực nghiệp vụ là điều

ngân hàng cần quan tâm. Chính sách đãi ngộ, khuyến khích vật chất, tiền lương,

tiền thưởng là góp phần thúc đẩy động cơ làm việc có trách nhiệm và hiểu quả hơn.

Vì thế, quản trị rủi ro tín dụng của NHTM cần chú trọng đến quản trị chất lượng

nguồn nhân lực phục vụ trong hoạt động này.

Trên cơ sở đó giả thuyết H5 được đề xuất như sau: chất lượng nguồn nhân

lực có ảnh hưởng tích cực (cùng chiều) đến quản trị rủi ro tín dụng tại HDBank –

chi nhánh BRVT

2.5.2.6. Các yếu tố môi trường bên ngoài

Hệ thống pháp lý

Các quy định của pháp lý và chính sách điều hành quản lý của Chính phủ

được ban hành nhằm điều chỉnh hành vi, đảm bảo lợi ích của toàn xã hội. Trong

lĩnh vực tài chính ngân hàng, các quy định pháp lý và chính sách điều hành quản lý

là rất cần thiết nhằm định hướng và đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng góp

phần ổn định và phát triển nền kinh tế. Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh của ngân

hàng còn chịu ảnh hưởng và hỗ trợ từ các quy định pháp luật ở các lĩnh vực khác

như luật đất đai, luật dân sự, luật doanh nghiệp,… Do đó, một sự thay đổi pháp lý

hay chính sách đều có ảnh hưởng ở mức độ nhất định đến hoạt động của ngân hàng.

Vì vậy, hệ thống pháp lý điều hành cần phải thống nhất, quy định một cách đầy đủ

cụ thể, rõ ràng cho từng lĩnh vực. Có như vậy, thì hoạt động kinh doanh của ngân

Page 44: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

33

hàng sẽ ổn định và hiệu quả, nhất là trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của

ngân hàng.

Tuy nhiên, hệ thống pháp lý tại Việt Nam chưa đồng bộ, chưa ổn định, chồng

chéo giữa các văn bản luật, và nhiều bất cập nên đã gây khó khăn cho hoạt động tín

dụng của ngân hàng.

Hoạt động thanh tra, quản lý của Ngân hàng Nhà nước

Về tổng quan về NHTW, NHTW đảm nhiểm 3 chức năng chính như sau:

Một là, thi hành chính sách tiền tệ bằng cách tác động lên hoạt động của các ngân

hàng từ đó tác động lên lượng cung của tiền; Hai là, thanh toác séc, nghĩa là chuyển

tiền giữa các ngân hàng để thanh toán các yêu cầu phát sinh bởi một ngân hàng

khác hay từ tài khoản khách hàng của một ngân hàng khác; Ba là, thực hiện các

chức năng quản lý bằng cách đặt ra các quy định pháp quy về hoạt động của các

ngân hàng thương mại (Trần Viết Hoàng và Cung Trần Việt, 2009).

Theo tài liệu Giảng dạy Kinh tế Fulbright của TS.Vũ Thành Tự Anh về “Xây

dựng ngân hàng trung ương hiện đại”, trong các chức năng của NHTW như điều

hành chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá, quản lý dự trữ ngoại hối, là ngân hàng

của các NHTM thì chức năng giám sát hệ thống tài chính được xem là chức năng tối

quan trọng nhằm quản lý rủi ro trong hệ thống tài chính thông qua cấp phép thành

lập, yêu cầu sát nhập, giải thể, ban hành các quy định quản trị rủi ro và đảm bảo an

toàn trong hoạt động vốn, các quy định về công bố thông tin, …

Có thể nói, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của NHTW đối với các

NHTM trong việc đảm bảo thực thi chính sách tiền tệ, các quy định hoạt động

ngành tài chính ngân hàng nhằm ổn định nền kinh tế và môi trường hoạt động ngân

hàng tránh bị đổ vỡ. Thực tế của Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2012 cho thấy

trước tình trạng lạm phát và lãi suất ngân hàng tăng cao, NHNN buộc phải thực

hiện chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm ổn định kinh tế vĩ mô. Với việc kiểm soát

nghiêm ngặt của NHNN trong thời gian đó, hoạt động kinh tế trở về trạng thái ổn

định, lạm phát giảm dần.

Page 45: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

34

Sự biến động của nền kinh tế

Có rất nhiều tài liệu và các nghiên cứu nhận định rằng chu kỳ của nền kinh tế

có sự tác động đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Như theo tác giả Vítor Castro

(2012), ở giai đoạn mở rộng của chu kỳ kinh tế, tỷ lệ nợ xấu ở mức tương đối thấp

vì khả năng trả nợ của khách hàng được đảm bảo. Tuy nhiên đến giai đoạn bùng nổ

hay tăng trưởng nóng, nhu cầu vốn của nền kinh tế tăng cao, các ngân hàng thường

đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng bằng cách hạ chuẩn cho vay đối với một số ngành

nghề có cơ hội đạt lợi nhuận cao mà những ngành nghề này đi kèm với rủi ro cao.

Và đến khi nền kinh tế suy thoái và mất ổn định, nợ xấu gia tăng tạo ra rủi ro tín

dụng lớn cho các ngân hàng. Điều này đã được nhận thấy từ cuộc khủng hoảng kinh

tế của Mỹ năm 2008 do sự bùng nổ của bong bóng bất động sản và từ sự suy thoái

của nền kinh tế Việt Nam trong những năm vừa qua.

Sự biến động của chu kỳ kinh tế là không mang tính quy luật. Không có hai

chu kỳ kinh tế nào hoàn toàn giống nhau và cũng chưa có công thức hay phương

pháp nào dự báo chính xác thời gian, thời điểm của các chu kỳ kinh tế. Chính vì

vậy, các ngân hàng cần phải thường xuyên đánh giá và theo dõi tình hình kinh tề từ

đó dự báo, nhận định những nguy cơ tiềm ẩn và cẩn trọng, cân nhắc trong phân bố

tỷ trọng cấp tín dụng của danh mục tín dụng của bản thân ngân hàng.

Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng

Với chính sách phát triển kinh tế Việt Nam trong những năm vừa qua, ngành

ngân hàng đã chứng kiến sự tăng trưởng nhộn nhịp không chỉ về kết quả kinh doanh

của ngành mà còn ở số lượng các ngân hàng tham gia thị trường tài chính. Đây

không chỉ là bước chuyển biến tốt cho ngành mà còn là thách thức. Đó là sự cạnh

tranh gay gắt giữa các ngân hàng trong nước và giữa các ngân hàng trong nước và

các ngân hàng nước ngoài.

Tác giả Abhiman Das và Saibal Gosh (2007) đã nhận định sự cạnh tranh giữa

các ngân hàng tạo động lực đổi mới và nâng cao cách thức hoạt động của từng ngân

hàng ngày càng tốt hơn. Tuy nhiên, sự canh tranh gay gắt giữa các ngân hàng và các

trung gian tài chính khác tạo ra những quy định dưới chuẩn trong cấp tín dụng ngân

Page 46: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

35

hàng. Để bù đắp khoản lợi nhuận bị mất đi, các nhà quản lý phải hy sinh mục tiêu

chuẩn hoá thẩm định tín dụng và trưởng tín dụng thiếu kiểm soát làm tổn hại chất

lượng tín dụng trong tương lai, và những khoản tín dụng này sẽ trở thành nợ xấu.

Tình hình ngành ngân hàng Việt Nam trong những năm vừa qua (2008 – 2010) là

những bằng chứng cho thấy vấn đề này. Sự chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng

dẫn đến sự mất ổn định của nền kinh tế, gây khó khăn về vốn cho doanh nghiệp.

Vấn đề nợ xấu trở thành một bài toán nan giải của cả ngân hàng và cơ quan quản lý.

Trên cơ sở đó giả thuyết H6 được đề xuất như sau: Các yếu tố môi trường

bên ngoài có ảnh hưởng tích cực (cùng chiều) đến quản trị rủi ro tín dụng tại

HDBank – chi nhánh BRVT

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Với mục đích đặt cơ sở khoa học cho việc khám phá và nhận diện mô hình

các yếu tố ảnh hưởng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phát triển TP

HCM – HDBank – Chi nhánh Vũng Tàu, tác giả đã:

-Khái quát về rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng; kinh nghiệm của một số

ngân hàng trên thế giới qua đó thấy được tầm quan trọng của việc nghiên cứu về

quản trị rủi ro tín dụng trong ngành ngân hàng.

-Trình bày và phân tích các mô hình nghiên cứu trước đây; đồng thời đề xuất

mô hình nghiên cứu gồm 6 yếu tố, trên cơ sở các nghiên cứu trước.

Page 47: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

36

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Để hoàn thiện bài báo cáo, những tài liệu được sử dụng bao gồm:

Dữ liệu thông tin thứ cấp: bao gồm những số liệu về hoạt động tín dụng tại

các ngân hàng nói chung và HDBank nói riêng, những bài viết thu thập từ thông tin

từ sách, báo, tạp chí và nguồn internet có liên quan.

Dữ liệu thông tin sơ cấp: bài báo cáo sử dụng phương pháp bảng câu hỏi

khảo sát. Nội dung khảo sát bám sát vào vấn đề trọng tâm của đề tài nhằm nghiên

cứu về quản trị rủi ro tín dụng tại HDBank.

Nhờ tham khảo các tài liệu trên, kết hợp với tham khảo ý kiến của giáo viên

hướng dẫn và thảo luận nhóm, chúng tôi đã nhận diện được vấn đề. Đối tượng

nghiên cứu ở đây là quản trị rủi ro tín dụng tại HDBank.

3.2. TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU

Để thực hiện bài báo cáo trải qua nhiều bước, nhiều giai đoạn như xác định

đề tài nghiên cứu, nhận định đề tài, tìm hiểu các thuyết liên quan, xây dựng cơ sở lý

luận và xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất, xử lý số liệu thứ cấp để thống kê

bảng câu hỏi, khảo sát sơ bộ, kiểm định sơ bộ (Cronbach’s Alpha, EFA), đưa ra mô

hình nghiên cứu và bảng câu hỏi khảo sát chính thức, khảo sát chính thức, thu thập

và xử lý số liệu khảo sát, phân tích tất cả các thông tin, số liệu đã thu thập xà xử lý

được, nhận xét đánh giá, kết luận đưa ra giải pháp và kiến nghị. Quy trình nghiên

cứu được mô phỏng trong sơ đồ sau:

Page 48: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

37

Hình 3.2-1 Quy trình nghiên cứu

3.3. NGHIÊN CƯU ĐỊNH TÍNH HOÀN THIỆN MÔ HÌNH VÀ XÂY

DỰNG THANG ĐO

3.3.1. Nghiên cứu định tính hoàn thiện mô hình

Căn cứ theo mô hình nghiên cứu đề xuất, tác giả đã xây dựng dàn bài phỏng

vấn chuyên gia và thảo luận nhóm. Nội dung phỏng vấn chuyên gia và thảo luận

nhóm xoay quanh các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại HDBank –

chi nhánh BRVT theo thuộc tính lý thuyết và các nghiên cứu trước đó. Đối tượng

phỏng vấn là chuyên gia có kinh nghiệm và am hiểu sâu về lĩnh vực nghiên cứu, cơ

quan quản lý chuyên môn và các nhà quản lý tại ngân hàng. Tổng hợp các ý kiến

của chuyên gia cùng thảo luận nhóm cho thấy, đa số ý kiến đều đồng tình với các

Xây dựng cơ sở lý luận mô

hình nghiên cứu chính

Khảo sát chính thức

Mục tiêu nghiên

cứu

Nhận xét đánh giá

các nhân tố ảnh

hưởng đến quản trị

rủi ro tín dụng

Nghiên cứu sơ bộ,

đưa ra mô hình

nghiên cứu chính

thức

Xử lý số liệu khảo sát

Phân tích các số liệu đã thu

thập và xử lý

Xác định vấn đề

nghiên cứu

Kết luận và đưa ra giải

pháp

Page 49: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

38

yếu tố ảnh hưởng đến ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại HDBank – chi

nhánh BRVT theo đề xuất trong dàn bài phỏng vấn bao gồm: (1) Chính sách tín

dụng; (2) Quy trình tín dụng; (3) Thông tin tín dụng; (4) Hệ thống xếp hạng tín

dụng; (5) chất lượng nguồn nhân lực; (6) Các yếu tố môi trường bên ngoài. Do vậy,

mô hình nghiên cứu định lượng cho nghiên cứu này không có gì thay đổi so với mô

hình nghiên cứu lý thuyết đề xuất ban đầu.

3.3.2. Xây dựng thang đo

Thang đo lường trong nghiên cứu này bao gồm 6 yếu tố: Chính sách tín

dụng, Quy trình tín dụng, Thông tin tín dụng, Hệ thống xếp hạn tín dụng, Chất

lượng nguồn nhân lực, Yếu tố mô trường bên ngoài.

Sáu yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng được hình thành gồm 27

quan sát, trong đó có 04 biến đo lường về Chính sách tín dụng, 04 biến đo lường về

Quy trình tín dụng, 03 biến đo lường về Thông tin tín dụng, 04 biến đo lường về Hệ

thống xếp hạng tín dụng, 04 biến đo lường Chất lượng nguồn nhân lực, 04 biến đo

lường về Yếu tố môi trường bên ngoài. Biến phụ thuộc: Quản trị rủi ro tín dụng

gồm 04 biến đo lường.

Các tập biến quan sát cụ thể được đo lường trên thang đo Likert 5 mức độ,

bao gồm 1= Hoàn toàn phản đối; 2 = Phản đối; 3 = Không có ý kiến; 4 = Tán thành;

5 = Hoàn toàn tán thành.

Bảng 3.3-1 Thang đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng

Nhân tố Biến đo

lường

Mã hóa

Thông tin về các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng

Chính sách tín

dụng (CSTD)

CSTD có định hướng, chiến lược cụ thể CSTD1

CSTD đa dạng về hình thức cấp tín dụng, ngành

nghề, lĩnh vực cho vay CSTD2

Page 50: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

39

CSTD được xem xét, điều chỉnh lại phù hợp với

tình hình kinh tế CSTD3

CSTD được phổ biến đến từng chi nhánh, phòng ban

có liên quan, từng nhân viên tín dụng CSTD4

Quy trình cấp tín

dụng (QTCTD)

QTCTD của ngân hàng rõ ràng, cụ thể QTCTD1

QTCTD tuân thủ các quy định của pháp luật QTCTD2

QTCTD phù hợp với năng lực trình độ nhân sự QTCTD3

QTCTD có sự tách bạch giữa các bộ phận có liên

quan (bộ phận quan hệ khách hàng, bộ phận thẩm

định, bộ phận hỗ trợ, …)

QTCTD4

Thông tin tín

dụng (TTTD)

TTTD là đầy đủ, khách quan, chính xác và đáng

tin cậy TTTD1

Chất lượng TTTD tốt ảnh hưởng đến chất lượng

tín dụng TTTD2

Ngân hàng có xây dựng hệ thống thông tin tín

dụng TTTD3

Hệ thống xếp hạng

tín dụng (HT XHTD)

Các chỉ tiêu đánh giá là hợp lý và đầy đủ

XHTD1

Cập nhật, điều chỉnh các chỉ tiêu phù hợp với

tiêu chuẩn quốc tế XHTD2

HT XHTD đánh giá tốt khả năng trả nợ của khách

hàng và đưa ra quyết định cho vay hợp lý XHTD3

Page 51: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

40

HT XHTD hỗ trợ tốt cho việc kiểm soát các khoản

vay XHTD4

Chất lượng nguồn

nhân lực

(CLNL)

Nhân viên tín dụng (NVTD) đáp ứng đầy đủ yêu cầu

về năng lực và trình độ chuyên môn CLNL1

Đạo dức nghề nghiệp của NVTD luôn được đánh giá

và theo dõi chặt chẽ CLNL2

Ngân hàng có chính sách khen thưởng tốt

CLNL3

NVTD thường xuyên được nâng cao kỹ năng,

chuyên môn nghiệp vụ CLNL4

Yếu tố môi trường

bên (MTBN)

Hệ thống pháp lý đồng bộ, đầy đủ

MTBN1

Hoạt động giám sát, quản lý của NHNN là hiệu

quả MTBN2

Nền kinh tế có nhiều biến động

MTBN3

Các ngân hàng cạnh tranh gay gắt

MTBN4

Thông tin về quản trị rủi ro tín dụng

Quản trị rủi ro tín

dụng (QTRRTD)

NH có biện pháp nhận diện, đo lường, cảnh báo

rủi ro tín dụng QTRRTD1

NH quy định tỷ lệ nợ xấu cho phép tương ứng với

chỉ tiêu thu nhập lãi từ cho vay QTRRTD2

NH có biện pháp xử lý và kiểm soát những khoản

nợ xấu QTRRTD3

Page 52: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

41

NH đảm bảo cân đối giữa huy động vốn và cho

vay QTRRTD4

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

3.4. NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG SƠ BỘ

3.4.1. Phương pháp nghiên cứu sơ bộ

Nghiên cứu sơ bộ hay nghiên cứu tính khả thi là “nghiên cứu quy mô nhỏ

phiên bản, hoặc chạy thử, được thực hiện để chuẩn bị cho các nghiên cứu lớn”

(Polit và những người khác, 2001). Nghiên cứu sơ bộ đưa ra cảnh báo trước về nơi

có dự án nghiên cứu chính có thể thất bại, xem xét tính phù hợp của các phương

pháp hay công cụ xử lý thông tin. Theo Van Teijlingen, Edwin và Vanora Hundley

(2002) thì nghiên cứu sơ bộ là bản thử nghiệm đầy đủ các công cụ nghiên cứu, đánh

giá tính khả thi của một nghiên cứu, từ đó xác định khung mẫu khảo sát và kỹ thuật

thu thập xử lý thông tin theo cách hiệu quả, qua đó ước tính biến thiên trong kết quả

để giúp xác định kích thước mẫu của nghiên cứu chính thức và thu thập dữ liệu sơ

bộ để phân tích đưa ra mô hình cho nghiên cứu chính thức.

Dựa vào kết quả nghiên cứu định tính và tổng hợp lý thuyết, tác giả tiến hành

thiết kế bảng khảo sát sơ bộ. Đề tài nghiên cứu có được những đánh giá thiết thực,

sát với tình hình thực tế, tác giả khảo sát 100 cán bộ nhân viên tín dụng của ngân

hàng HDbank thông qua gửi bảng khảo sát trực tiếp. Bảng khảo sát sơ bộ gồm 2

phần: Phần thông tin cá nhân và phần đánh giá của cán bộ nhân viên về quản trị rủi

ro tín dụng.

Phần 1: Thông tin cá nhân bao gồm các câu hỏi về giới tính, kinh nghiệm

làm việc và công việc liên quan đến quản trị rủi ro tín dụng (vị trí công việc)

Phần 2: Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng, bao gồm

23 câu đánh giá cho 6 yếu tố trong mô hình nghiên cứu và 4 câu đánh giá chung về

quản trị rủi ro tín dụng sử dụng thang đo Likert 5 cấp độ : 1 Hoàn toàn không đồng

ý; 2 Không đồng ý; 3 bình thường; 4 Đồng ý; 5 Hoàn toàn đồng ý.

Page 53: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

42

3.4.2. Phương pháp chọn mẫu sơ bộ

Chọn mẫu cho nghiên cứu sơ bộ được chọn theo phương pháp thuận tiện để

dễ dàng cho việc khảo sát và phù hợp điều kiện của nhóm. Kích thước mẫu tối thiểu

để tiến hành phân tích nhân tố phải gấp 5 lần số biến quan sát (Hair và cộng sự,

1998). Với 100 bảng khảo sát sơ bộ này tiến hành xử lý bằng phần mềm SPSS 20,

phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha >= 0.6 là thang đo có thể chấp nhận được

về mặt độ tin cậy, nhưng không được lớn hơn 0.95 vì bị vi phạm trùng lắp trong đo

lường. Những biến có hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại

để kiểm tra sự chặt chẽ và sự tương quan giữa các biến, loại bỏ những biến không

phù hợp trong mô hình.

3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu sơ bộ

3.4.3.1. Phân tích độ tin cậy bằng Cronbach alpha

Sau khi chạy kiểm định Cronbach’s Alpha thì kết quả có 6 thang đo được

xác định, thang đo chính sách tín dụng có 4 biến quan sát, thang đo quy trình cấp tín

dụng có 4 biến quan sát, thang đo thông tin tín dụng có 3 biến quan sát, thang đo

xếp hạng tín dụng có 4 biến quan sát, thang đo chất lượng nguồn nhân lực có 4 biến

quan sát, thang đo môi trường bên ngoài có 4 biến quan sát, thang đo quản trị rủi ro

tín dụng có 4 biến quan sát. Kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach alpha cụ thể như

sau:

Kiểm định thang đo chính sách tín dụng: Thang đo chính sách tín dụng là

một thang đo đơn hướng bao gồm 4 biến quan sát (CSTD1-CSTD4). Kết quả kiểm

định hệ số Cronbach’s Alpha = 0.884 > 0.6 và các giá trị tương quan biến tổng hiệu

chỉnh đều > 0.3 thấp nhất là 0.674. Kết quả này cho thấy thang đo chính sách tín

dụng đảm bảo đủ độ tin cậy để đưa vào phân tích nhân tố khám phá.

Kiểm định thang đo về quy trình cấp tín dụng: Thang đo về quy trình cấp

tín dụng là một thang đo đơn hướng bao gồm 4 biến quan sát (QTCTD1-

QTCTD4). Kết quả kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha = 0.9> 0.6 và các giá trị

tương quan biến tổng hiệu chỉnh đều > 0.3 thấp nhất là 0.761. Kết quả này cho thấy

Page 54: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

43

thang đo chính sách tín dụng đảm bảo đủ độ tin cậy để đưa vào phân tích nhân tố

khám phá.

Kiểm định thang đo thông tin tín dụng: Thang đo thông tin tín dụng là một

thang đo đơn hướng bao gồm 3 biến quan sát (TTTD1 – TTTD3). Kết quả kiểm

định hệ số Cronbach’s Alpha = 0.886 > 0.6 và các giá trị tương quan biến tổng hiệu

chỉnh đều > 0.3 thấp nhất là 0.746. Kết quả cho thấy thang đo thông tin tín dụng

đảm bảo độ tin cậy để tiếp tục đưa vào phân tích nhân tố khám phá.

Kiểm định thang đo xếp hạng tín dụng: Thang đo xếp hạng tín dụng là

thang đo đơn hướng bao gồm 4 biến quan sát (XHTD1- XHTD4), Kết quả kiểm

định hệ số Cronbach’s Alpha = 0.873> 0.6 và các giá trị tương quan biến tổng hiệu

chỉnh đều > 0.3 thấp nhất là 0.627. Kết quả cho thấy thang đo xếp hạng tín dụng

đảm bảo độ tin cậy để tiếp tục đưa vào phân tích nhân tố khám phá.

Kiểm định thang đo chất lượng nguồn nhân lực: Thang đo chất lượng

nguồn nhân lực là thang đo đơn hướng bao gồm 4 biến quan sát (CLNL1-CLNL4),

Kết quả kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha = 0.839> 0.6 và các giá trị tương quan

biến tổng hiệu chỉnh đều > 0.3 thấp nhất là 0.564. Kết quả cho thấy thang đo chất

lượng nguồn nhân lực đảm bảo độ tin cậy để tiếp tục đưa vào phân tích nhân tố

khám phá.

Kiểm định thang đo môi trường bên ngoài: Thang đo môi trường bên ngoài

là một thang đo đơn hướng bao gồm 4 biến quan sát (MTBN1-MTBN4). Kết quả

kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha = 0.874> 0.6 và các giá trị tương quan biến tổng

hiệu chỉnh đều > 0.3 thấp nhất là 0.598. Kết quả cho thấy thang đo môi trường bên

ngoài đảm bảo độ tin cậy để tiếp tục đưa vào vào phân tích nhân tố khám phá.

Kiểm định thang đo quản trị rủi ro tín dụng: Một thang đo đa hướng bao

gồm 4 biến quan sát (QTRRTD1- QTRRTD4). Kết quả kiểm định hệ số Cronbach’s

Alpha = 0.894> 0.6 và các giá trị tương quan biến tổng hiệu chỉnh đều > 0.3 thấp

nhất là 0.693. Như vậy, kết quả cho thấy thang đo quản trị rủi ro tín dụng đảm bảo

độ tin cậy để tiếp tục đưa vào phân tích nhân tố khám phá.

Page 55: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

44

Nhận xét: Qua việc khảo sát sơ bộ ban đầu ta xác định được 6 yếu tố ảnh

hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng với 23 biến quan sát và 4 biến sát của quản trị rủi

ro tín dụng được chấp nhận đưa vào nghiên cứu chính thức.

3.4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá

Phân tích nhân tố EFA nhằm thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu, nó thể hiện quan

hệ của các nhóm biến có liên hệ qua lại lẫn nhau được xem xét dưới dạng một số

các nhân tố cơ bản. Mỗi biến quan sát sẽ được tính một tỷ số gọi là hệ số tải nhân tố

(Factor Loading), hệ số này giúp chúng ta xác định mỗi biến đo lường sẽ thuộc về

nhân tố nào. Điều kiện đối với các biến đo lường sau khi phân tích nhân tố khám

phá EFA gồm:

Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) phải đạt giá trị 0,5 trở lên

(0,5=<KMO <= 1) thì phân tích nhân tố là phù hợp.

Kiểm định Bartlett (Bartlett’s Test) có ý nghĩa thống kê (sigα <

0,05), chứng tỏ các biến có tương quan với nhau trong tổng thể.

Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực

khi thang đo lớn hơn hoặc bằng 0,5.

Tổng phương sai trích (Total Varicance Explained) phải đạt giá trị

từ 50% trở lên.

Số đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố

(Eigenvalue) > 1 thì nhân tố rút ra có ý nghĩa tóm tắt thông tin tốt nhất.

Số liệu thu thập từ nghiên cứu sơ bộ được tiến hành kiểm tra độ tin cậy và

phân tích nhân tố EFA có được các nhân tố với thang đo phù hợp để hiệu chỉnh mô

hình và đưa ra mô hình cho nghiên cứu chính thức.

Từ kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha có 6 nhân tố với 23 biến

quan sát được đưa vào phân tích nhân tố EFA cho kết quả cho thấy hệ số KMO =

0.758 (0,5 < 0,758 < 1) nên phân tích nhân tố là phù hợp và thống kê Chi-square

của kiểm định Bartlett’s đạt giá trị mức ý nghĩa sigα = 0,000 < 0,05 nên các biến

quan sát có tương quan với nhau xét trên phạm vi tổng thể.

Page 56: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

45

Bảng 3.4-1 Hệ số KMO phân tích xoay nhân tố sơ bộ

Hệ số KMO 0.758

Kiểm đinh Bartlett's

Approx. Chi-Square 1452.28

Df 253

Sigα 0,000

Tổng phương sai trích (Total Varicance Explained) đạt giá trị 76.162 (lớn

hơn 50%) thể hiện rằng các nhân tố đưa ra giải thích được 76.162% biến thiên của

dữ liệu; do vậy các biến quan sát rút ra được chấp nhận và số đại diện cho phần biến

thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố (Eigenvalue) = 1.297 > 1 nên nhân tố rút ra có

ý nghĩa tóm tắt thông tin tốt nhất, đạt yêu cầu.

Bảng 3.4-2 Kết quả ma trận xoay nhân tố

Component

1 2 3 4 5 6

CSTD1 .843

CSTD2 .875

CSTD3 .845

CSTD4 .763

QTCTD1 .812

QTCTD2 .908

QTCTD3 .886

QTCTD4 .856

TTTD1 .875

TTTD2 .910

TTTD3 .898

XHTD1 .741

XHTD2 .821

XHTD3 .821

Page 57: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

46

XHTD4 .826

CLNL1 .789

CLNL2 .892

CLNL3 .838

CLNL4 .722

MTBN1 .868

MTBN2 .905

MTBN3 .869

MTBN4 .658

Sau khi phân tích nhân tố EFA thì ma trận xoay nhân tố cho kết quả 23 biến

quan sát có hệ số tải nhân tố (Factor Loading) đều > 0.5 nên các biến quan sát đều

được chấp nhận. Từ 23 biến quan sát tạo thành 6 nhân tố.

Kết luận nghiên cứu sơ bộ: Sau kiểm định độ tin cậy và phân tích nhân tố

EFA của của nghiên cứu sơ bộ từ 6 nhân tố với 23 biến quan sát như sau:

Nhân tố thứ nhất “quy trình cấp tín dụng” bao gồm các biến quan sát

QTCTD1, QTCTD2, QTCTD3, QTCTD4 và QTCTD5, không thay đổi so với ban

đầu và không có biến quan sát nào bị loại nên giữ nguyên tên và nhân tố này đủ

điều kiện để đưa vào phân tích tiếp.

Nhân tố thứ hai là “chính sách tín dụng” gồm các biến quan sát CSTD1,

CSTD2, CSTD3 và CSTD4. Sau quá trình phân tích sơ bộ nhân tố này vẫn giữ

nguyên tên như ban đầu và đủ điều kiện để đưa vào phân tích tiếp theo.

Nhân tố thứ ba là “môi trường bên ngoài” gồm các biến quan sát MTBN1,

MTBN2, MTBN3 và MTBN4 không thay đổi so với ban đầu và không có biến quan

sát nào bị loại nên giữ nguyên tên và nhân tố này đủ điều kiện để đưa vào phân tích

tiếp theo.

Nhân tố thứ tư là “xếp hạng tín dụng” gồm các biến quan sát XHTD1,

XHTD2, XHTD3 và XHTD4 không thay đổi so với ban đầu nên nhóm giữ nguyên

tên và nhân tố này đủ điều kiện để đưa vào phân tích tiếp theo.

Page 58: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

47

Nhân tố thứ năm là “chất lượng nguồn nhân lực” gồm các biến quan sát

CLNL1, CLNL2, CLNL3 và CLNL4. Sau quá trình phân tích sơ bộ nhóm giữ

nguyên tên như ban đầu và nhân tố này đủ điều kiện để đưa vào phân tích tiếp theo.

Nhân tố thứ sáu là “thông tin tín dụng” gồm các biến quan sát TTTD1,

TTTD2 và TTTD3. Sau quá trình phân tích sơ bộ nhóm giữ nguyên tên như ban đầu

và nhân tố này đủ điều kiện để đưa vào phân tích tiếp theo.

Tóm lại, sau khi nghiên cứu sơ bộ qua các quá trình kiểm định và phân tích

kết quả cuối cùng có sáu nhân tố với hai mươi ba biến quan sát tương ứng đủ điều

kiện tiến hành phân tích tiếp theo.

Hình 3.4-1 Mô hình nghiên cứu chính thức

Mô hình nghiên cứu chính thức

Đặt giả thuyết cho mô hình nghiên cứu chính thức

Giả thuyết H1: Có mối quan hệ dương giữa quy trình cấp tín dụng và quản

trị rủi ro tín dụng.

Chất lượng nguồn nhân lực

Thông tin tín dụng

Quy trình cấp tín dụng

Chính sách tín dụng

Xếp hạng tín dụng

Môi trường bên ngoài

Quản trị rủi ro tín dụng

tại Ngân hàng TMCP

Phát triển TP HCM –

HDBank – Chi nhánh

Vũng Tàu

H1

H2

H3

H4

H5

H6

Page 59: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

48

Giả thuyết H2: Có mối quan hệ dương giữa chính sách tín dụng và quản trị

rủi ro tín dụng.

Giả thuyết H3: Có mối quan hệ dương giữa môi trường bên ngoài và quản

trị rủi ro tín dụng.

Giả thuyết H4: Có mối quan hệ dương giữa xếp hạng tín dụng và quản trị

rủi ro tín dụng.

Giả thuyết H5: Có mối quan hệ dương giữa chất lượng nguồn nhân lực và

quản trị rủi ro tín dụng.

Giả thuyết H6: Có mối quan hệ dương giữa thông tin tín dụng và quản trị

rủi ro tín dụng.

3.5. NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG CHÍNH THỨC

3.5.1. Phương pháp chọn mẫu

Khái niệm mẫu

Mẫu là một số lượng các đơn vị của tổng thể được chọn ra với sự giúp đỡ

của các phương pháp đặc biệt. Đặc tính cơ bản của mẫu là đại diện cho tổng thể,

kích thước ít hơn tổng thể. Tổng thể là tập hợp người hay nhóm người mà được xác

định theo một vài dấu hiệu nào đó, phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Các

đơn vị nghiên cứu có thể là từng người hoặc là nhóm người nào đó.

Phương pháp chọn mẫu

Theo Nguyễn Đình Thọ (2008), hiệu quả chọn mẫu (Sampling Efficiency)

được đo lường theo hai chỉ tiêu: Hiệu quả thống kê (Statistical Efficiency of

Sampling) và Hiệu quả kinh tế (Economic Efficiency of Sampling). Một mẫu có

hiệu quả thống kê cao hơn mẫu khác khi cùng một kích thước khi nó có sai số

chuẩn nhỏ hơn và hiệu quả kinh tế của một mẫu được đo lường dựa vào chi phí thu

thập dữ liệu của mẫu với một độ chính xác mong muốn nào đó. Với lập luận đó,

chúng tôi quyết định chọn phương pháp thuận tiện (có nghĩa là lấy mẫu dựa trên sự

thuận lợi và tính dễ tiếp cận của đối tượng, ở những nơi mà người điều tra có nhiều

khả năng gặp được đối tượng).

Page 60: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

49

Kích thước mẫu

Kích thước mẫu cần cho nghiên cứu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phương

pháp xử lý (hồi qui, độ tin cậy cần thiết, phân tích nhân tố khám phá EFA, mô hình

cấu trúc tuyến tính SEM, v.v..). Chúng ta đã biết kích thước mẫu càng lớn càng tốt

nhưng lại tốn chi phí và thời gian điều tra nên các nhà nghiên cứu xác định kích

thước mẫu cần thiết thông qua các công thức kinh nghiệm cho từng phương pháp xử

lý. Cũng cần chú ý là trong một nghiên cứu khoa học chúng ta thường dùng nhiều

phương pháp xử lý khác nhau.

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng sử dụng thang

đo gồm 27 biến quan sát. Số lượng bảng khảo sát tối thiểu cho phân tích nghiên cứu

này là: 27 x 5 = 135 bảng khảo sát (Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Tuy nhiên để thu thập được nhiều đánh giá và ý kiến khách quan hơn thì nhóm khảo

sát với số lượng bảng nhiều hơn 135. Đối tượng khảo sát là các bộ, nhân viên tín

dụng tại tại các văn phòng giao dịch, chi nhánh HDbank..

Tiến hành điều tra

Quá trình điều tra, thu thập thông tin thứ cấp bằng tìm hiểu và chọn lựa tài

liệu từ các bài nghiên cứu được xuất bản trên sách, tạp chí, báo khoa học, các trang

mạng,… Ngoài ra, bài nghiên cứu còn thu thập thông tin từ việc phỏng vấn các

chuyên gia. Sau đó, thu thập thông tin sơ cấp qua khảo sát trực tiếp bằng bảng câu

hỏi khảo. Thời gian tiến hành khảo sát bắt đầu từ ngày tháng 02 năm 2017 đến

tháng 04 năm 2017.

Thông tin điều tra được thu thập thông qua bảng câu hỏi nghiên cứu được

phát cho cán bộ nhân viên tín dụng thuộc chi nhánh HDbank Vũng Tàu. Số lượng

phiếu điều tra phát ra là 220 phiếu, số phiếu điều tra thu hồi đạt yêu cầu là 200

phiếu với tỉ lệ thu hồi là 90.90 và với lý do một số bảng khảo sát không đạt yêu cầu

do một số nội dung chính trong bảng khảo sát bị bỏ trống.

Page 61: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

50

3.5.2. Phương pháp xử lý thông tin

Kiểm tra lại độ tin cậy thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha:

Độ tin cậy của thang đo được đánh giá bằng phương pháp nhất quán nội tại

(Internal consistency) thông qua hệ số Cronbach Alpha và hệ số tương quan biến

tổng (Corrected Item-Total Correclation). Nếu thỏa mãn hai điều kiện thang đo có

hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correclation) lớn hơn 0,3 và hệ

số Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên thì thang đo phân tích được xem là chấp nhận và

thích hợp đưa vào các bước phân tích tiếp theo (Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng

Ngọc, 2008).

Phân tích độ phù hợp của mô hình

Phân tích độ phù hợp của mô hình thông qua R để xem xét việc đưa thêm

biến vào mô hình và xem các biến giải thích được sự thay đổi của biến phụ thuộc.

Trong đó, hệ số R giải thích biến độc lập tương quan thuận hay tương quan nghịch

với biến phụ thuộc và việc đưa thêm biến vào mô hình có cần thiết, R2 (R-squared)

thể hiện thực tế của mô hình, còn R2 hiệu chỉnh (Adjusted R squared) thể hiện mức

độ phần trăm sự biến thiên của biến phụ thuộc được giải thích bởi các biến phụ

thuộc.

Phân tích hồi quy bội

Mô hình phân tích hồi quy sẽ mô tả hình thức của mối liên hệ của biến độc

lập với biến phụ thuộc và qua đó giúp dự đoán được mức độ ảnh hưởng của biến

độc lập vào biến phụ thuộc. Phương pháp phân tích trong nghiên cứu này là Enter

(phương pháp đưa các biến vào một lượt). Phân tích hồi quy cho kết quả là một

phương trình hồi quy chuẩn có dạng:

Y = β1 X1 + β2X2 + β3X3+ β4X4 + β5X5 + β6X6+ Ui

Page 62: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

51

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Nội dung chương 3, tác giả đã trình bày việc thiết kế nghiên cứu gồm nghiên

cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Các bước tiến hành nghiên cứu được cụ thể

hóa trong Quy trình nghiên cứu ở hình 3.1. Trong phần nghiên cứu sơ bộ, tác giả

trình bày phương pháp định tính với việc khảo sát được thiết kế sẵn nhằm mục đích

xây dựng được bảng câu hỏi khảo sát chính thức. Phần nghiên cứu chính thức, tác

giá trình bày việc thu thập dữ liệu thông qua bảng câu hỏi chính thức sử dụng thang

đo likert 5 mức độ và cách thức sử dụng và phân tích kết quả nhờ các công cụ trên

phần mềm SPSS như phương pháp thống kê mô tả, phân tích Cronbach’s Alpha,

phân tích nhân tố EFA để phân tích dữ liệu thu thập được nhằm kiểm định mô hình

và các giả thuyết đề ra.

Page 63: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

52

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT

TRIỂN TPHCM

Quá trình hình thành và phát triển

Logo:

Tên gọi doanh nghiệp:

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Tên giao dịch đối ngoại:

Ho Chi Minh City Development joint Stock Commercial Bank

Tên viết tắt: HDBANK

Là một trong 10 Ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam, với 25 năm

kinh nghiệm hoạt động tại Việt Nam và đang vươn mình ra thế giới, HDBank có

tiềm lực tài chính mạnh mẽ và công nghệ hiện đại, cung cấp đa dạng về dịch vụ tài

chính ngân hàng cá nhân, doanh nghiệp và nhà đầu tư. HDBank đã hoàn thiện mô

hình điểm giao dịch hiện đại, dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp, thân thiện với

thông điệp "Cam kết lợi ích cao nhất" cho khách hàng và cộng đồng xã hội.

Năm 2013, với sức mạnh hội nhập từ DaiABank và HDFinance, HDBank trở

thành một trong những ngân hàng lớn tại Việt Nam, có tổng tài sản gần 100.000 tỷ

đồng, vốn điều lệ là 8.100 tỷ đồng, đội ngũ nhân viên hơn 6.000 người; mạng lưới

hoạt động với hơn 220 điểm giao dịch ngân hàng, trên 3.000 điểm giao dịch tài

chính trên khắp cả nước và đang xúc tiến mở các chi nhánh tại nước ngoài. Trên thị

trường quốc tế, HDBank đã thiết lập quan hệ với hơn 300 ngân hàng, chi nhánh tại

hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau.

Page 64: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

53

Với sự phát triển bền vững, HDBank đã nhận được nhiều bằng khen, giải

thưởng do các tổ chức uy tín trong và ngoài nước, nhiều năm liền nhận giải thưởng

“Ngân hàng Quản lý tiền tệ tốt nhất” do Tạp chí uy tín Asiamoney, Euro Money

trao tặng. HDBank đang không ngừng lớn mạnh, phát triển toàn diện và vươn lên

tầm thế giới.

Đến tháng 7 năm 2015, HDBank có hơn 220 điểm giao dịch trên toàn quốc,

có mặt tại hầu hết các trung tâm kinh tế lớn của cả nước như TP.HCM, Hà Nội,

Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh, Đắk Lắk, Gia

Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Bình Thuận, Khánh Hòa, Bình Định, Quảng Ngãi, Đà

Nẵng, Thừa Thiên - Huế, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Hải Phòng,

Lạng Sơn, Bắc Ninh, Hải Dương, Lào Cai, Long An, Vĩnh Long, Cần Thơ, Sóc

Trăng, Cà Mau, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang...

Lĩnh vực hoạt động

HDBank cung cấp các dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ trong và ngoài

nước, cho vay và đầu tư, tài trợ thương mại, bảo lãnh và tái bảo lãnh, kinh doanh

ngoại hối, tiền gửi, thanh toán, chuyển tiền, dịch vụ thẻ, phát hành và thanh toán thẻ

tín dụng trong nước và quốc tế, séc du lịch, kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm, cho

thuê tài chính và nhiều dịch vụ tài chính – ngân hàng khác.

Page 65: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

54

Hình 4.1-1Cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM

4.1.1. Thực trạng hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Phát triển

TPHCM

4.1.1.1. Tình hình tổng dư nợ

Bảng 4.1-1 Tổng tài sản và tổng dư nợ cho vay của HDBank

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm

2011

Năm

2012

Năm

2013

Năm

2014

Năm

2015

Tổng dư nợ cho vay 13,847 21,147 44,030 41,859 56,558

Tổng tài sản 45,025 52,782 86,226 99,524 106,485

Tỷ trọng dư nợ cho

vay/Tổng tài sản 30.75% 40.06% 51.06% 42.06% 53.11%

Page 66: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

55

(Nguồn: Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của HDBank)

Cho vay là hoạt động chủ yếu của NH và là nguồn mang lại lợi nhuận chính

cho NH. Theo bảng 2.1, dư nợ cho vay chiếm tỷ trọng khoảng 50% giá trị tổng tài

sản của ngân hàng từ năm 2013 cho đến năm 2015. Chú trọng mục tiêu tăng trưởng,

bền vững, an toàn và hiệu quả, HDBank đã bước đầu triển khai công tác chuyển

đổi mô hình cấp tín dụng với định hướng quản trị rủi ro tập trung theo thông lệ

quốc tế. Công tác sử dụng vốn được tiến hành linh hoạt nhưng vẫn đảm bảo an toàn,

hiệu quả.

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Hình 4.1-2 Dư nợ cho vay và tốc độ tăng trưởng dư nợ của HDBbank

(Nguồn: Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của HDBank)

Từ biểu đồ 2.1, tổng dư nợ cho vay của HDBank tăng trưởng liên tục trong 3

năm (từ 2011 - 2013), sau đó giảm vào năm 2014 và tăng lại vào năm 2015. Năm

2012 được xem là năm mà toàn ngành ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tín dụng

thấp nhất trong lịch sử hoạt động của ngành, tốc độ tăng trưởng tín dụng toàn ngành

theo báo cáo của NHNN vào ngày 27/12/2012 là khoảng 7%. Dù vậy, HDBank đã

linh động trong chiến lược kinh doanh của mình với mức tăng trưởng tín dụng năm

2012 tăng 53% so với năm 2011, đạt mức 21,147 tỷ đồng, cao hơn so với tốc độ

13,847

21,147

44,030 41,859

56,558

18%

53%

108%

-5%

35%

-20%

0%

20%

40%

60%

80%

100%

120%

0

10,000

20,000

30,000

40,000

50,000

60,000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Tổng dư nợ cho vay Tốc độ tăng trưởng

Page 67: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

56

chung của ngành. Song song đó việc quản trị điều hành luôn được bám sát chặt chẽ

nên chỉ tiêu lợi nhuận vẫn giữ ở vị trí cao toàn ngành.

Trong cơ cấu dư nợ theo thời gian từ năm 2011 – năm 2013, dư nợ cho vay

ngắn hạn luôn ở mức hơn 60% trong tổng dư nợ từng năm, từ năm 2014 – năm

2015 đã giảm tỷ trọng này xuống và chuyển dịch sang trung hạn và dài hạn, số liệu

có thể nhìn từ bảng 2.2: Tỷ trọng nợ trung hạn duy trì trong khoảng 15% và tỷ

trọng nợ dài hạn duy trì dưới mức 14% trong cơ cấu tổng dư nợ giai đoạn 2011-

2013, nhưng giai đoạn 2014-2015 đã cải thiện đáng kể nâng lên trên 20% đến trên

30%. Về tổng thể, với tỷ lệ như vậy, HDBank có thể chủ động hơn trong việc sử

dụng vốn của mình.

Bảng 4.1-2 Cơ cấu dư nợ theo thời gian của HDBank

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Cơ cấu dư nợ theo

thời gian

Năm

2011

Năm

2012

Năm

2013

Năm

2014

Năm

2015

Nợ ngắn hạn 10,069 17,575 32,651 18,887 22,060

Tỷ trọng 72.72% 83.11% 74.16% 45.12% 39.00%

Nợ trung hạn 1,862 1,794 7,437 14,448 20,162

Tỷ trọng 13.45% 8.48% 16.89% 34.52% 35.65%

Nợ dài hạn 1,915 1,777 3,941 8,523 14,336

Tỷ trọng 13.83% 8.40% 8.95% 20.36% 25.35%

Tổng dư nợ 13,846 21,146 44,029 41,858 56,558

(Nguồn: Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của HDBank)

Cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng trong tổng dư nợ của HDBank

bao gồm nhiều đối tượng khác nhau. Từ khi thành lập, HDBank tập trung chủ yếu

vào khách hàng truyền thống là ngân hàng bán lẻ, cung cấp đa dạng các loại sản

phẩm như cho vay tiêu dùng, chứng minh tài chính, du học,… thì hiện nay với sự

đổi mới nền kinh tế của đất nước kèm theo chính sách đa dạng hoá các thành phần

kinh tế NH cấp tín dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp và cá nhân trong xã

Page 68: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

57

hội theo pháp luật quy định. Tập trung chủ yếu là loại hình khách hàng cá nhân

chiếm tỷ trọng 43% (2011) đến 60% (2013) trong tổng dư nợ. Phần còn lại tập trung

vào các công cổ phần và TNHH.

Theo đúng định hướng là ngân hàng bán lẻ hang đầu, HDBank sẽ tiếp tục

phát triển cho vay thành phần kinh tế tư nhân, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa

để tăng hiệu quả.

Bảng 4.1-3 Cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng của HDBank

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Cơ cấu dư nợ theo đối

tượng khách hàng

Năm

2011

Năm

2012

Năm

2013

Năm

2014

Năm

2015

Công ty cổ phần 3,445 4,055 6,797 10,241 15,852

Công ty TNHH 3,592 3,461 7,456 8,008 9,552

Cá nhân 5,954 12,167 26,487 20,989 28,280

DN Nhà nước 452 960 1,670 1,804 1,636

DN tư nhân và Cty hợp

danh

377 224 788 721 1,158

Cho vay khác 4 269 816 33 48

Kinh tế tập thể 1 1 5 46 10

Tổng dư nợ 13,825 21,136 44,018 41,842 56,536

(Nguồn: Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của HDBank)

HDBank còn đa dạng hoá danh mục cho vay đối với nhiều lĩnh vực, ngành

nghề kinh tế. Trong giai đoạn từ năm 2011 – 2015, HDBank ưu tiên cấp tín dụng

vào Thương nghiệp, sửa chữa xe, đồ dùng cá nhân và gia đình, nó tương ứn với đối

tượng khách hàng. Tỷ trọng dư nợ của lĩnh vực này chiếm tỷ trọng từ 37% (2014)

và lên đến 53% (2015), ngoại trừ năm 2011. Có thể nói với những lợi thế cạnh

tranh của mình, HDBank luôn đảm nhận cấp tín dụng phục vụ cho dân cư trong

nước.

Page 69: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

58

Bảng 4.1-4 Cơ cấu dư nợ theo ngành nghề của HDBank

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Cơ cấu dư nợ theo ngành

nghề

Năm

2011

Năm

2012

Năm

2013

Năm

2014

Năm

2015

Công nghiệp chế biến và khai

thác mỏ

1,150 1,520 3,939 3,106 2,249

Thương nghiệp, sửa chữa xe,

đồ dùng cá nhân và gia đình 1368

9,878 21,264 15,719 30,158

Xây dựng 1,914 1,457 2,493 3,089 5,000

Sản xuất, phân phối điện khí

đốt và nước

572 713 823 1,480 2,016

Hoạt động phục vụ cá nhân và

cộng đồng

722 750 756 1,960 1,674

Nông, lâm nghiệp, thủy sản 1,127 1,232 2,028 2,001 3,795

Vận tải, kho bãi, thông tin

liên lạc

156 186 486 735 1,011

Hoạt động khác 6,829 5,058 12,232 13,760 10,645

Tổng dư nợ 13,838 20,794 44,021 41,850 56,548

(Nguồn: Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của HDBank)

Page 70: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

59

Hình 4.1-3 Tỷ trọng dư nợ theo ngành nghề của HDBank năm 2015

(Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của HDBank)

4.1.1.2. Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn

Bảng 4.1-5 Nợ quá hạn và nợ xấu của HDBank

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013 31/12/2014 31/12/2015

Nợ quá hạn 1,119 1,729 3,254 1,730 6,302

Tỷ lệ Nợ quá

hạn/Tổng dư

nợ

8.08% 8.18% 7.39% 4.13% 1.89%

Nợ xấu 290 495 1,615 853 4,890

Tỷ lệ Nợ

xấu/Tổng dư

nợ

2.09% 2.34% 3.67% 2.04% 1.47%

(Nguồn: Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của HDBank)

Công nghiệp chế biến và khai thác

mỏ 4%

Thương nghiệp, sửa chữa xe, đồ dùng cá nhân và

gia đình 53%

Xây dựng 9%

Sản xuất, phân phối điện khí đốt

và nước 3%

Hoạt động phục vụ cá nhân

và cộng đồng 3%

Nông, lâm nghiệp, thủy

sản 7%

Vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc

2%

Hoạt động khác 19%

Page 71: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

60

Theo quy định của NHNN, hiện nay các NHTM phải khống chế tỷ lệ nợ quá

hạn ở mức dưới 5% và tỷ lệ nợ xấu dưới mức 3%. Từ năm 2011 đến năm 2012,

mặc dù dư nợ cho vay hằng năm liên tục tăng nhưng tỷ lệ nợ quá hạn nhìn chung

cao hơn quy định của NHNN, nhưng tỷ lệ nợ xấu duy trì đúng quy định. Năm 2011

-2015, tỷ lệ nợ quá hạn của NH vượt mức 5% chủ yếu do ảnh hưởng của những

biến động của nền kinh tế như lãi suất cao, lạm phát,… Bước sang năm 2012, nền

kinh tế phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn vì vậy tỷ lệ nợ xấu tăng vọt lên mức

3.67% do các khoản vay cũ xuất hiện nhiều rủi ro.

Đầu năm 2013, NHNN công bố thông tin về tỷ lệ nợ xấu năm 2012 của

ngành ngân hàng là 6%. Khi so sánh chất lượng nợ giữa các NHTM khác, HDBank

có tỷ lệ nợ xấu thấp. Với sự chỉ đạo quyết liệt và các điều kiện kinh tế vĩ mô tương

đối ổn định hơn, từ năm 2014 đến 2015 tỷ lệ nợ quá hạn giảm mạnh và tỷ lệ nợ xấu

được duy trì ở mức 1,47% vào cuối năm 2015. Đây là thành tích đáng khen ngợi mà

HDBank đã đạt được Như vậy, có thể kết luận rằng HDBank đã có chính sách quản

lý tốt nhằm đảm bảo chất lượng nợ của mình trong giai đoạn khó khăn vừa qua.

Hình 4.1-4 Tỷ lệ nợ xấu một số NHTM năm 2015

(Nguồn: Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của các ngân hàng năm 2015)

0.00%

0.50%

1.00%

1.50%

2.00%

2.50%

1.47% 1.72%

1.85% 1.87%

1.32%

1.60%

2.06%

1.66%

2%

0.91%

1.62%

Page 72: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

61

4.1.1.3. Phân loại các khoản nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

HDBank tuân thủ việc thực hiện phân loại các khoản nợ và trích lập dự

phòng rủi ro tín dụng theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 và

Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN của NHNN ban hành và theo Chính sách phân loại

nợ và trích lập dự phòng RRTD của Ngân hàng.

Bảng 4.1-6 Phân loại dư nợ cho vay của HDBank

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013 31/12/2014 31/12/2015

Nợ đủ tiêu

chuẩn 12,726 19,415 40,774 40,126 327,054

Nợ cần chú ý 829 1,234 1,639 877 1,412

Nợ dưới tiêu

chuẩn 154 354 402 190 995

Nợ nghi ngờ 95 116 221 146 1,789

Nợ có khả

năng mất vốn 41 25 992 517 2,106

Tổng dư nợ 13,845 21,144 44,028 41,856 333,356

(Nguồn: Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của HDBank)

Page 73: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

62

Hình 4.1-5 Tỷ trọng các loại dư nợ cho vay của HDBank

(Nguồn: Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của HDBank)

Từ bảng 2.6 và biểu đồ 2.4, chất lượng dư nợ của rủi ro tín dụng của

HDBank luôn được đảm bảo ở mức độ an toàn. Tỷ trọng dư nợ nhóm 1 (nợ đủ tiêu

chuẩn) luôn vượt 91% trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng trong 5 năm. Tỷ

trọng dư nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý có xu hướng giảm dần từ mức 6% giảm về mức

0.4%. Các nhóm nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 (nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ

có khả năng mất vốn) luôn được khống chế dưới 1%. Ngoại trừ, năm 2013 nợ nhóm

5 là 2.3% và năm 2014 là 1.2% và giảm xuống dưới 1% vào năm 2015. Đây là điều

khó tránh khỏi do tình hình kinh tế năm 2012 bọc lộ nhiều trở ngại cho sự tăng

trưởng dẫn đến ảnh hưởng xấu đến hoạt động của ngành ngân hàng. Nhưng nhìn

86.0% 88.0% 90.0% 92.0% 94.0% 96.0% 98.0% 100.0% 102.0%

31/12/2011

31/12/2012

31/12/2013

31/12/2014

31/12/2015

31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013 31/12/2014 31/12/2015

Nợ đủ tiêu chuẩn 91.9% 91.8% 92.6% 95.9% 98.1%

Nợ cần chú ý 6.0% 5.8% 3.7% 2.1% 0.4%

Nợ dưới tiêu chuẩn 1.1% 1.7% 0.9% 0.5% 0.3%

Nợ nghi ngờ 0.7% 0.5% 0.5% 0.3% 0.5%

Nợ có khả năng mất vốn 0.3% 0.1% 2.3% 1.2% 0.6%

Page 74: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

63

chung, so với tổng tài sản và tỷ lệ nợ xấu của HDBank thì chất lượng dư nợ của NH

với tỷ trọng như trên được xem là ổn định và an toàn.

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Hình 4.1-6 Dự phòng rủi ro tín dụng của HDBank

(Nguồn: Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của HDBank)

Dự phòng rủi ro tín dụng có xu hướng tăng quá các năm do điều kiện kinh tế

bất lợi, nhất là lĩnh vực kinh doanh bất động sản, chứng khoán và xây dựng ảnh

hưởng đến tình hình tài chính của khách hàng. Bên cạnh đó, dư nợ tín dụng tăng

qua các năm theo như phân tích ở phần trên góp phần gia tăng chi phí dự phòng rủi

ro tín dụng cho ngân hàng. Tính đến thời điểm 31/12/2015, tổng chi phí dự phòng

lên 1,092 tỷ đồng, tăng 125% so với năm 2014. Việc gia tăng dự phòng rủi ro tín

dụng nhằm đối phó với những tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra.

Tóm lại, trong giai đoạn năm 2011 đến năm 2015, ngành ngân hàng đối mặt

với nhiều khó khăn và thử thách do sự bất lợi của nền kinh tế trong nước, nhất là

hoạt động tín dụng. HDBank luôn cập nhật thông tin thị trường, bám sát, tuân thủ

nghiêm ngặt sự chỉ đạo của Chính phủ và NHNN và linh động trong công tác quản

trị đã giành được nhiều kết quả xuất sắc. Trong đó, dư nợ chiếm tỷ trọng lớn khoảng

50% tổng tài sản và tăng dần mỗi năm nhưng tỷ lệ nợ xấu được đảm bảo dưới mức

quy định và vào hạng thấp toàn ngành năm 2015. Tuy nhiên trước những biến động

146 201

722

485

1,092

-

200

400

600

800

1,000

1,200

31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013 31/12/2014 31/12/2015

Dự phòng rủi ro tín dụng

Page 75: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

64

khó lường của nền kinh tế trong thời gian tới, việc hoàn thiện và nâng cao quản trị

rủi ro tín dụng là cần thiết nhằm duy trì sự ổn định trong kinh doanh và phát triển

bền vững theo định hướng NH đã đề ra.

4.1.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP

phát triển TPHCM

4.1.2.1. Các phương pháp quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP

Phát triển TPHCM

Năm 2007, HDBank đã chính thức chuyển đổi mô hình tổ chức chuyên bộ

máy tín dụng hướng tới thông lệ quốc tế về quản trị rủi ro, tách bạch các khâu ban

hành chính sách, kiểm tra giám sát độc lập, quản lý rủi ro tín dụng, thẩm định rủi ro

độc lập, quan hệ khách hàng để chuyên nghiệp hóa trong từng khâu và tăng cường

kiểm soát, lẫn nhau, góp phần giảm thiểu rủi ro kinh doanh.

Chức năng quản trị rủi ro tín dụng hàng ngày của HDBank do các Phòng

chính sách tín dụng, Phòng Quản lý rủi ro tín dụng, Phòng Quản lý nợ, Phòng Kế

hoạch và Hỗ trợ ALCO cùng phối hợp đảm trách. Thêm vào đó, Ban Kiểm tra kiểm

soát nội bộ tiến hành các đánh giá định kỳ và đánh giá đột xuất đối với các hoạt

động cấp tín dụng của HDBank để đảm bảo các hoạt động này phù hợp với các

hướng dẫn của HDBank theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, HDBank đã thành lập phòng Quản lý rủi ro thị trường và tác

nghiệp để theo dõi các rủi ro trong hoạt động và rủi ro thị trường với chức năng

chính là phát triển các chính sách, thủ tục và hệ thống cảnh báo sớm đối với các rủi

ro hoạt động và thị trường. Từ đó, các cấp lãnh đạo sớm kịp thời điều chỉnh chính

sách quản trị và biện pháp xử lý nhằm đối phó với những khó khăn của tình hình

kinh tế.

Quản trị rủi ro tín dụng dựa trên phân cấp thẩm quyền phê duyệt tín

dụng

HDBank thực hiện quyền phán quyết tín dụng nhằm đưa ra các quyết định

cấp tín dụng, tăng, giảm bãi bỏ hạn mức tín dụng đối với một khách hàng hoặc xử

lý nợ có vấn đề. Việc phân cấp thẩm quyền phê duyệt tín dụng được xác định trên

Page 76: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

65

cơ sở (i) mức phán quyết tín dụng: định kỳ được xem xét lại hàng năm căn cứ vào

phân cấp quản lý khách hàng, năng lực trình độ của cấp được xem xét (tại Trụ sở

chính), quy mô, năng lực trình độ cán bộ, kết quả hoạt động, v.v. (tại chi nhánh); (ii)

việc đáp ứng các điều kiện tín dụng của khách hàng: điều kiện tín dụng được xây

dựng, chỉnh sửa, thay đổi tuân theo các quy định của pháp luật, phù hợp với thực

tiễn đảm bảo an toàn và tính cạnh tranh của HDBank. Trong năm 2012, HDBank đã

triển khai thành công giai đoạn 1 của chuyển đổi mô hình cấp tín dụng với định

hướng quản trị rủi ro tập trung theo thông lệ quốc tế.

Quản trị rủi ro tín dụng dựa trên chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng của HDBank bao gồm hệ thống các quan điểm, chủ

trương, định hướng, quy định chỉ đạo hoạt động tín dụng và đầu tư của HDBank, do

Hội đồng quản trị HDBank ban hành phù hợp với chiến lược phát triển HDBank và

những quy định pháp lý hiện hành. Các chính sách tín dụng của HDBank nhằm đạt

được mục tiêu cân bằng giữa tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro, đảm bảo

tăng trưởng tín dụng và đầu tư an toàn, hiệu quả, đúng định hướng và chiến lược

phát triển của HDBank.

Các nguyên tắc trong việc ban hành chính sách tín dụng của HDBank bao

gồm: tự chủ và tự chịu trách nhiệm đối với từng cá nhân, tập thể trong quá trình cấp

tín dụng, phán quyết tín dụng, thẩm định tín dụng, xử lý rủi ro; kinh doanh tín dụng

theo nguyên tắc thương mại và thị trường; chọn lọc khách hàng; lãi suất linh hoạt;

tuyệt đối tuân thủ các quy định của pháp luật và của HDBank; chính xác và minh

bạch trong tổ chức hạch toán, phân loại nợ, thống kê tín dụng.

Quản trị rủi ro tín dụng dựa trên quy trình cấp tín dụng

HDBank đã xây dựng quy trình cấp tín dụng nhằm mục đích giúp cho quá

trình cho vay diễn ra thống nhất, khoa học, nhằm hạn chế, phòng ngừa rủi ro và

nâng cao chất lượng tín dụng, góp phần đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu vay vốn

của KH. Quy trình cấp tín dụng xác định cụ thể người thực hiện công việc và trách

nhiệm của nhân viên liên quan trong quá trình cho vay.

Page 77: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

66

Quy trình cấp tín dụng của HDBank bao gồm các bước sau: thu thập thông

tin, tiếp nhận kiểm tra hồ sơ; thẩm định đề xuất cấp tín dụng; thẩm định, đề xuất

quyết định giới hạn tín dụng, lập tờ trình thẩm định cấp giới hạn tín dụng; phê duyệt

giới hạn tín dụng cho KH; thông báo bằng văn bản cho KH, soản thảo, ký kết hợp

đồng bảo đảm và thực hiện các thủ tục công chức, chứng thực, đăng ký giao dịch

đảm bảo; nhập, kiểm soát, phê duyệt dữ liệu KH, tài liệu về TSĐB; giải ngân; kiểm

tra giám sát sau khi cho vay; xử lý nợ nếu có vấn đề; thu nợ; lưu trữ hồ sơ.

Quản trị rủi ro tín dụng dựa trên hệ thống chấm điểm, xếp hạng tín

dụng

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của HDBank được xây dựng nhằm đo

lường rủi ro tín dụng của KH thông qua các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính. Hệ

thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng nội bộ của HDBank được áp dụng cho đối

tượng KH là tổ chức kinh tế, KH cá nhân/hộ gia đình với quy định và hướng dẫn

chấm điểm, xếp hạng cụ thể. HDBank xếp hạn các KH thành 10 hạng có mức độ rủi

ro từ cao đến thấp tương ứng với từng ký tự: AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC,

C, D. Việc chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng của HDBank được thực

hiện trên hệ thống INCAS được xây dựng và triển khai từ năm 2005 góp phần hỗ

trợ việc chấm điểm và xếp hạng nhanh chóng và việc quản lý dễ dàng hơn cho các

cấp quản lý. Công tác trực tiếp thực hiện việc chấm điểm và xếp hạng tín dụng KH

được thực hiện bởi các cán bộ trực tiếp nhận hồ sơ vay vốn hoặc ban lãnh đạo

thuộc Phòng Kinh doanh Khách hàng, hoặc nhân viên, lãnh đạo Phòng Quản lý rủi

ro tín dụng ở mỗi chi nhánh, Phòng Đánh giá xếp hạng khu vực, Tổng Giám đốc,

Phó Giám đốc được uỷ quyền.

Hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng nội bộ của HDBank còn được sử

dụng để phân loại mức độ rủi ro tín dụng đối với từng khoản vay từ đó NH sẽ quyết

định mức giới hạn tín dụng và mức lãi suất phù hợp. Việc xếp hạng tín dụng ngoài

ra còn là một trong những căn cứ quan trọng để trích lập dự phòng rủi ro tín dụng,

lựa chọn quan hệ KH, theo dõi diễn biến về hạng KH để điều chỉnh quan hệ tín

Page 78: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

67

dụng phù hợp, đánh giá, giám sát và có biện xử lý vấn đề bất ổn về tình hình tài

chính của KH một cách kịp thời.

Quản trị rủi ro tín dụng dựa trên hạn mức tín dụng

HDBank thực hiện quản trị rủi tro dựa trên hạn mức tín dụng, là giới hạn tối

đa về vốn của HDBank có thể sử dụng để cấp tín dụng, gửi tiền và đầu tư đối với

một đối tác trong một thời gian nhất định. Việc xác định hạn mức tín dụng đối với

một KH phải được thực hiện thông qua quy trình cấp giới hạn tín dụng mà HDBank

quy định bao gồm tìm kiếm KH, hướng dẫn KH lập hồ sơ, thu thập thông tin, phân

tích thẩm định KH, lập tờ trình thẩm định, phê duyệt hạn mức tín dụng.

Sau khi được xét duyệt cho vay, HDBank cấp tín dụng cho KH với hạn mức

đã xét duyệt. Tùy vào năng lực tài chính, khả năng trả nợ của KH mà HDBank có

thể giảm hoặc tăng hạn mức tín dụng cho KH. Việc thực hiện cấp hạn mức tín dụng

cho KH trong quá trình cấp tín dụng HDBank giúp hạn chế rủi ro tín dụng cho NH.

Quản trị rủi ro tín dụng dựa trên điều kiện về bảo đảm tiền vay

HDBank đã thực hiện biện pháp bảo đảm tiền vay trong quá trình cấp tín

dụng cho KH nhằm nâng cao trách nhiệm thực hiện cam kết trả nợ của KH, phòng

ngừa rủi ro tín dụng và phòng ngừa gian lận từ phía KH. Căn cứ vào năng lực tài

chính của KH, tính khả thi và hiệu quả của khoản vay và tình hình thực tế, HDBank

có thể lựa chọn áp dụng một hoặc một số biện pháp bảo đảm tiền vay như: cầm cố,

thế chấp bằng tài sản của KH vay; bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba; bảo đảm

bằng tài sản hình thành vốn vay.

Loại tài sản mà HDBank chấp nhận thực hiện bảo đảm tiền vay phải thỏa

điều kiện: tài sản thuộc sở hữu của KH, tài sản không có tranh chấp về quyền sở

hữu tại thời điểm ký kết hợp đồng bảo đảm, tài sản mà pháp luật không cấm giao

dịch, tài sản phải được bên bảo đảm mua bảo hiểm vật chất/tài sản trong suốt thời

hạn bảo đảm với số tiền bảo hiểm không thấp hơn gía trị tài sản đó.

Việc xác định giá trị TSĐB do HDBank thẩm định và định giá bằng việc

thành lập tổ định giá hoặc thuê cơ quan có chức năng thẩm định giá. Trong từng

thời kỳ, căn cứ vào tính chất, mức độ thanh khoản của TSĐB, Tổng Giám đốc

Page 79: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

68

HDBank quy định phương pháp xác định giá trị TSĐB phù hợp với quy định của

pháp luật và của HDBank. Các tài liệu liên quan đến TSĐB sẽ được lưu trữ trong hồ

sơ cấp tín dụng tại HDBank. Các thông tin dùng để làm căn cứ khi xác định giá trị

TSĐB đó là: kết quả định giá của cơ quan thẩm định giá, kết quả khảo sát của

HDBank, giá quy định của Nhà nước, giá mua bán trên thị trường, giá trị còn lại

trên sổ sách kế toán, các thông tin về giá từ cơ quan cấp giấy chứng nhận quyền sở

hữu tài sản/giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, … Mức tín dụng tối đa được cấp

khi có TSĐB, theo HDBank quy định, là 70% giá trị TSĐB đã được xác định.

Quản trị rủi ro tín dụng thông qua chính sách quản lý nợ có vấn đề

HDBank đánh giá công tác quản lý nợ có vấn đề là một bộ phận trong quản

trị rủi ro tín dụng. Chính vì thế, NH đã xây dựng một quy trình quản lý và xử lý nợ

có vấn đề một cách cụ thể, chi tiết bao gồm nhiều bước như phòng ngừa bằng việc

xác định rõ trách nhiệm của cá nhân liên quan cho đến việc thu thập thông tin, phân

tích thông tin, xây dựng hệ thống các dấu hiệu nhận biết các khoản nợ có vấn đề,

kiểm tra hồ sơ có vấn đề, tiếp đến và việc lập kế hoạch, ra quyết định xử lý và có

những biện pháp xử lý thích hợp cho những khoản nợ có vấn đề góp phần giảm

thiểu tổn thất cho hoạt động tín dụng của NH. Bên cạnh đó, công tác phân loại nợ

luôn được HDBank chú trọng và đánh giá là phương pháp quan trọng và đầu tiên

trong quản lý nợ có vấn đề. Vì vậy, HDBank luôn tuân thủ quy định phân loại nợ

của Ngân hàng Nhà Nước ban hành.

Quản trị rủi ro tín dụng dựa trên việc xây dựng các định hướng chiến

lược về tín dụng và đầu tư

Phát triển an toàn, hiệu quả và bền vững. Hoạt động quản lý cấp tín dụng và

đầu tư phải đảm bảo các tỷ lệ an toàn và phát triển bền vững. Cơ cấu cấp tín dụng và

đầu tư phù hợp với chính lược khách hàng, ngành hàng, chính sách quản lý rủi ro và

cơ cấu nguồn vốn. Mức tăng trưởng tín dụng phù hợp với năng lực, quản lý, điều

hành và trình độ nghiệp vụ của cán bộ các cấp.

Tập trung vốn cho các đối tượng khách hàng chiến lược và ngành hàng

chiến lược. Các đối tượng khách hàng chiến lược bao gồm: các tổ chức tín dụng

Page 80: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

69

trong nước và chi nhánh ngân hàng nước ngoài, khách hàng doanh nghiệp, khách

hàng cá nhân. Các ngành hàng chiến lược bao gồm: ngành công nghiệp, thương

mại, dịch vụ phục vụ sản xuất, tiêu dùng trong nước có vị trí quan trọng trong nền

kinh tế quốc dân như khai thác tài nguyên, vận tải, công nghiệp năng lượng, điện

lực, viễn thông, …; các ngành công nghiệp sản xuất chế biến hàng xuất khẩu, công

nghiệp nhập khẩu tư liệu sản xuất và dược phẩm; các ngành công nghiệp có vốn đầu

tư nước ngoài.

Hạn chế cấp tín dụng cho các đối tượng đặc biệt thuộc diện HDBank quy

định hạn chế và không cấp tín dụng theo từng thời kỳ.

Phân cấp quản lý kinh doanh tín dụng cho Trụ sở chính, các chi nhánh,

phòng giao dịch phải phù hợp với giới hạn về địa lý và lĩnh vực chuyên môn. Việc

cấp tín dụng cho KH phụ thuộc vào nơi đăng ký kinh doanh trụ sở chính của KH,

khả năng kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh và dòng luân chuyển tài chính

của KH mà Chi nhánh cho vay tại địa phương không phải nơi đăng ký kinh doanh

của trụ sở chính của KH. Ngoài ra, việc cấp tín dụng còn phụ thuộc vào khả năng

thẩm định, quản lý và kiểm soát của các Chi nhánh của HDBank.

Nâng cao tiêu chuẩn chất lượng tín dụng trong các điều kiện cấp tín dụng.

Quá trình cấp tín dụng của các chi nhánh HDBank căn cứ vào điều kiện cấp tín

dụng theo quy định hiện hành đồng thời quán triệt quan điểm nâng cao tiêu chuẩn

chất lượng tín dụng trong các điều kiện cấp tín dụng, đặc biệt chú ý đến các tiêu

chuẩn sau: kinh nghiệm hoạt động sản xuất kinh doanh của KH, phẩm chất đạo đức

của KH, thực trạng tài chính, trình độ tổ chức và hạch toán kế toán, hiệu quả của

phương án sản xuất/dự án đầu tư,…

Hạn chế cấp tín dụng không có tài sản đảm bảo. Hằng năm, Hội đồng tín

dụng cơ sở của từng Chi nhánh đề xuất mức cấp tín dụng không có bảo đảm tài sản

cho một khách hàng và tỷ trọng cấp tín dụng không có bảo đảm bằng tài sản trong

tổng cơ cấu tín dụng trình Hội đồng tín dụng Trụ sở chính theo nguyên tắc tỷ trọng

đối với hình thức cấp tín dụng này chỉ ở một tỷ trọng nhỏ không ảnh hưởng đến sự

ổn định của chi nhánh khi rủi ro xảy ra.

Page 81: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

70

Nâng cao tiêu chuẩn chất lượng của tài sản đảm bảo. Ngoại việc tuân thủ

theo các quy định chung của pháp luật và HDBank về điều kiện TSĐB, các chi

nhánh còn được yêu cầu lưu ý lựa chọn TSĐB và định giá TSĐB phải đáp ứng yêu

cầu về tính thanh khoản cao và nguồn tiền phát mãi từ TSĐB đó phải đủ lớn để

trang trải nợ gốc và lãi.

Xác định giá trị khoản tín dụng dựa trên cơ sở kinh tế và pháp lý phù hợp

nhằm đảm bảo KH sử dụng vốn vay đúng mục đích và có hiệu quả.

Quản lý giới hạn kỳ hạn nợ và thời hạn cho vay phù hợp với chiến lược quản

lý rủi ro của HDBank. Thời hạn cho vay và kỳ hạn trả nợ được xác định theo

nguyên tắc phù hợp với dòng chu chuyển tài chính của dự án/phương án vay vốn,

nguồn thu nhập trả nợ, khả năng nguồn vốn và chiến lược quản lý rủi ro của

HDBank đề ra tùy theo tình hình.

4.1.2.2. Những mặt hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng

HDBank đã áp dụng nhiều tiêu chuẩn quốc tế trong hoạt động quản trị rủi ro

tín dụng, tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tốt đạt được trong quản trị rủi ro tín

dụng vẫn còn đó những mặt tồn tại ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của NH.

Mô hình quản trị rủi ro tín dụng còn hạn chế

Công tác quản trị rủi ro tín dụng đã và đang được HDBank xây dựng và hoàn

thiện theo thông lệ quốc tế. Tuy nhiên công tác này chỉ dừng lại ở việc cơ cấu và tổ

chức lại mà chưa đạt theo thông lệ quốc tế yêu cầu.

Mô hình quản lý rủi ro tín dụng chưa thể hiện chức năng nhiệm vụ của

Phòng Quản lý rủi ro tín dụng trong việc hoạch định chiến lược quản trị rủi ro

trên cơ sở từng rủi ro của từng nghiệp vụ, sản phẩm dịch vụ đi kèm; chưa thiết lập

khung quản trị rủi ro tín dụng cho toàn NH cùng các hướng dẫn và phương hướng

cụ thể liên quan.

Việc hướng dẫn các chi nhánh xây dựng kế hoạch quản trị rủi ro tín

dụng chủ yếu dựa vào còn mang nặng yếu tố hành chính. Mục tiêu tăng trưởng

lợi nhuận và tín dụng còn vấn đề được đặt lên hàng đầu trong các văn bản chỉ đạo

thực hiện được ban hành đến các chi nhánh trong khi các chỉ tiêu về tỷ lệ nợ quá

Page 82: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

71

hạn, tỷ lệ nợ xấu phải ở mức 0%. Trên thực tế, điều này là rất khó. Bên cạnh đó, các

chỉ tiêu về tăng trưởng lợi nhuận và tín dụng này luôn dược thay đổi thường xuyên

gây khó khăn trong việc quản trị rủi ro tín dụng ở các Chi nhánh.

HDBank hiện tại chỉ mới áp dụng các phương pháp đo lường rủi ro tín

dụng cho từng khoản vay riêng lẻ hay nói cách khác là đo lường 1 khía cạnh của

rủi ro tín dụng là rủi ro giao dịch bằng phương pháp chuyên gia, phương pháp cho

điểm, phương pháp xếp hạng chứ chưa có một phương pháp hay mô hình đo lường

rủi ro tín dụng cho cả danh mục cho vay. Mỗi loại khoản vay có mức độ rủi ro khác

nhau. Việc đánh giá rủi ro cho toàn danh mục cho vay nhằm xem xét sự đánh đổi

giữa lợi nhuận và rủi ro của danh mục cho vay đó như thế nào từ đó kịp thời điều

chỉnh danh mục cho vay của NH.

Trách nhiệm của nhân viên đối với hoạt động quản trị rủi ro chưa thể

hiện trong nhận thức. Đa số nhân viên chưa thấy được tầm quan trọng của quản trị

rủi ro tín dụng, cộng thêm khối lượng công việc khá lớn, chỉ tiêu công việc phải

hoàn thành cao, nên việc tiếp thu, nắm bắt quy trình để phát hiện ra các dấu hiệu rủi

ro vẫn còn hạn chế. Phần lớn nhân viên thường tác nghiệp theo thói quan theo sự

chỉ dẫn từ kinh nghiệm của người đi trước.

Việc tuân thủ chính sách tín dụng ở một số Chi nhánh chưa triệt để

Mặc dù danh mục cho vay của HDBank đã được đa dạng hoá ở nhiều ngành

nghề, lĩnh vực kinh doanh nhưng một số Chi nhánh có danh mục cho vay dàn trải

không tập trung vào ngành, lĩnh vực có thế mạnh tại địa phương; tham gia đầu tư

vào ngành nghề có rủi ro cao như chứng khóan, bất động sản, …; cấp tín dụng cho

các tập đoàn kinh tế quốc doanh, công ty ra đời chủ yếu theo quy định hành chính

hay do chính sách quy hoạch tại địa phương chưa phù hợp với điều kiện kinh tế xã

hội tại đó, có hiệu quả hoạt động kinh doanh kém. Vì thế công tác quản trị gặp khó

khăn và các khoản vay mang không ít rủi ro. Mặt khác, theo diễn biến tình hình của

nền kinh tế, Ban lãnh đạo HDBank có chỉ đạo riêng về hoạt động cho vay tập trung

vào ngành nghề lĩnh vực ổn định, hạn chế vào ngành nghề lĩnh vực có rủi ro lớn

nhưng một số trường hợp không tuân thủ các chỉ đạo này.

Page 83: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

72

Công tác chấm điểm, xếp hạng tín dụng ở một số Chi nhánh còn mang

yếu tố cảm tính

Số liệu tài chính dùng để thẩm định phần lớn do khách hàng cung cấp.

Để đánh giá được khả năng tài chính của KH, cán bộ tín dụng dựa vào cả chỉ tiêu tài

chính và các chỉ tiêu phi tài chính để tính toán. Nhưng các chỉ tiêu tài chính chủ yếu

dựa vào số liệu do KH cung cấp, thực tế các số liệu này chỉ mang tính chất tham

khảo vì chúng phụ thuộc vào tính chân thật trong quá trình hạch toán của KH. Một

số KH là doanh nghiệp lập báo cáo tài chính chủ yếu để đối phó nhằm đạt được mục

đích của mình. Để né tránh thuế, báo cáo tài chính của doanh nghiệp thường ở trạng

thái lỗ còn khi xin vay tại NH thì doanh nghiệp cung cấp báo tài chính có lãi. Chính

vì vậy mà tính chính xác trong chỉ tiêu tài chính của KH chưa đảm bảo dẫn đến việc

đánh giá, chẩm điểm và xếp hạng không đúng.

Việc đánh giá các chỉ tiêu phi tài chính của KH phụ thuộc phần lớn vào

cảm tính của cán bộ tín dụng, nhất là đối với những KH mới. Ngoài những chỉ

tiêu tài chính, nhân viên phụ trách còn đánh giá về các chỉ tiêu phi tài chính như lịch

sử pháp lý, lịch sử thanh toán, đánh giá về uy tín và năng lực quản trị của KH, môi

trường kinh doanh, lợi thế kinh doanh,.. . Hai yếu tố về uy tín và năng lực quản trị

của KH rất khó để đánh giá do đòi hỏi quá trình tìm hiểu sâu xa và nắm rõ tình hình

hoạt động và phụ thuộc vào chủ quan và cảm tính của người đánh giá là chính. Vì

vậy mà việc đánh giá năng lực của KH mang tính hính thức, không đánh giá đúng

thực chất năng lực của KH.

Công tác thẩm định cho vay ở một số Chi nhánh chưa đạt yêu cầu

Công tác thẩm định cho vay ở một số Chi nhánh được thực hiện còn sơ

sài, hình thức. Một số vi phạm như không phân tích tình hình tài chính của KH,

không phân tích tình hình quan hệ tín dụng của KH với các tổ chức tín dụng khác,

không đánh giá thực tế tình hình sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính thực sự của

KH, việc xác định mục đích vay qua loa dẫn đến việc KH sử dụng sai mục đích vay

vốn, không phân tích và đánh giá nêu bật các vấn đề về phương án kinh doanh, dự

án đầu tư, tính khả thi và hiệu quả, tính đặc thù của ngành nghề, .v.v. Một số dự án

Page 84: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

73

có quy mô lớn, có tính đặc thù của ngành cao, vượt khỏi khả năng thẩm định của

cán bộ thẩm định, nhưng NH không nhờ đến các chuyên gia thẩm định để đưa ra

những quyết định đúng đắn. Từ đó dẫn đến việc cấp tín dụng không phù hợp, chất

lượng tín dụng của NH không cao.

Việc thẩm định, xác định nguồn trả nợ của KH ở một số Chi nhánh

thiếu căn cứ, chưa đủ tính pháp lý, chỉ đánh giá thông qua những gì KH cam kết

chung chung và chờ đợi sự tự nguyện của KH nên kết quả thu hồi nợ rất thấp. Hơn

nữa, tại một số Chi nhánh, việc xem xét báo cáo tài chính còn nhiều vi phạm như

báo cáo tài chính không minh bạch, chưa được kiểm toán, nhiều khoản mục có số

dư biến động bất thường (chẳng hạn khoản phải thu và hàng tồn kho) nhưng cán bộ

tín dụng không đánh giá và xem xét kỹ về chất lượng và khả năng thu hồi vốn của

sản phẩm hàng hoá, không có phân tích số liệu chi tiết từng loại hàng tồn kho, hạn

sử dụng của các lô hàng lớn, không phân tích khả năng tiêu thụ, thị trường tiêu thụ

dẫn đến kết luận không chính xác gây rủi ro cho NH. Một số nơi công tác thẩm định

không tuân thủ các thủ tục trong quy trình tín dụng như không chấm điểm xếp hạng

tín dụng KH, không thẩm định rủi ro tín dụng độc lập, không xác định giới hạn tín

dụng cho KH, định kỳ hạn nợ chưa phù hợp, .v.v.

Đối với tài sản đảm bảo, việc thẩm định chưa được đảm bảo đúng với

những quy định đã đề ra như một số Chi nhánh nhận TSĐB không đủ điều kiện,

cấp tín dụng vượt quá giá trị của TSĐB hoặc không đăng ký giao dịch đảm bảo đối

với các trường hợp pháp luật bắt buộc phải dăng ký giao dịch đảm bảo, nhận TSĐB

trong diện quy hoạch, hay TSĐB là quyền sử dụng đất hình thành trong tương lai

(là đối tượng không được phép nhận làm TSĐB). Bên cạnh đó, việc kiểm tra, xác

thực và giám sát trong việc quản lý TSĐB không được thực hiện đầy đủ dẫn đến

trường hợp KH đem thế chấp, cầm cố xin vay ở TCTD khác hoặc tự ý bán hoặc cho

thuê, nhất là TSĐB là hàng hoá dẫn đến việc xử lý nợ vay hết sức khó khăn. Ngoài

ra, công tác định giá TSĐB hoặc định giá lại TSĐB chưa tuân thủ theo quy định của

HDBank. Điển hình và việc định giá Quyền sử dụng đất vượt mức theo giá trị theo

thị trường, thậm chí một số nơi định giá gấp 20 lần giá của UBND tại địa phương

Page 85: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

74

đưa ra (thường ở các thành phố lớn, nơi có thị trường bất động sản có nhiều biến

động).

Chất lượng thông tin tín dụng ở một số Chi nhánh còn kém

Các nguồn thông tin thu thập được từ KH, Trung tâm Tín dụng, các nguồn

không chính thức khác thường không được cập nhật đầy đủ, hoặc thiếu chính xác và

chưa có độ tin cậy cao, chỉ mang tính chất tham khảo là chính. Thông tin về năng

lực quản trị, điều hành của chủ doanh nghiệp không được đánh giá thực chất; các

thông tin hỗ trợ để đánh giá dự án đầu tư, phương án kinh doanh như về giá trị máy

móc thiết bị, công nghệ, tài sản đảm bảo, chi phí, .v.v rất khó tìm kiếm và định giá.

Mặc dù, NH đã thực hiện việc lưu trữ thông tin tín dụng hay thông tin KH

trên hệ thống INCAS của mình nhưng việc cập nhật, xử lý, phân tích và tổng hợp

thông tin trên hệ thống chưa được thường xuyên và đầy đủ, nhất là những thông tin

liên quan đến các ngành nghề, lĩnh vực mà ngân hàng cho vay như chỉ số hoạt động

của từng ngành đều chưa được tổng hợp từ Tổng Cục thống kê Nhà nước xử lý và

cung cấp. Chính vì thế, chất lượng tín dụng chưa đảm bảo tốt nên gây không ít kho

khăn trong công tác thẩm định KH.

Việc giải ngân, kiểm tra giám sát sau khi vay ở một số đơn vị còn mang

tính đối phó

Tình trạng giải ngân tuỳ tiện ở một số Chi nhánh bằng tiền mặt, thiếu căn cứ,

chứng từ giải ngân không hợp lệ chẳng hạn như không chuyển khoản vào tài khoản

của đối tác kinh doanh của KH hay nhà cung ứng dịch vụ khi thực hiện dự án kinh

doanh,… Một số trường hợp cán bộ tín dụng hướng dẫn KH các thức nhận tiền vay

bằng tiền mặt với số tiền lớn nhằm đối phó với quy định của NH.

Còn tồn tại việc kiểm tra giám sát sau khi vay ở một số Chi nhánh lỏng lẽo,

nhân viên tín dụng xao lãng trong công tác kiểm tra vốn vay, nhất là mục đích vay

vốn của KH. Trên thực tế, cán bộ tín dụng không thực hiện đúng thời gian quy định

về việc kiểm tra giám sát sau khi giải ngân 10 ngày đối với giải ngân thông qua

chuyển khoản hoặc 7 ngày đối với giải ngân bằng tiền mặt, do sự chủ quan, tin

tưởng quá mức vào uy tín của KH, không kiểm tra tình hình thực tế về việc sử dụng

Page 86: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

75

vốn vay của KH dẫn đến KH sử dụng sai mục đích. Biên bản kiểm tra mang tính

hình thức, đối phó.

Đối với một số trường hợp về kiểm tra sau cho vay đối với hình thức tài sản

cầm cố hàng hoá tại kho, việc quản lý kho hàng chưa chặt chẽ dẫn đến thất thoát,

không đủ giá trị đảm bảo gây ra thiệt hại về phía NH. Mặc dù vậy, ý thức và trách

nhiệm của KH trong việc tuân thủ các điều kiện tín dụng cũng.

Công tác xử lý khoản vay, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro còn

hạn chế ở một số Chi nhánh

Việc khai báo trên hồ sơ giấy và hồ sơ lưu trên hệ thống quản lý của NH

không khớp ở một số chi nhánh. Các khoản nợ cơ cần cơ cấu lại thời hạn nợ, theo

quy định phải phân loại từ nhóm 2 trở lên nhưng một số Chi nhánh phân loại vào

nhóm 1 không phù hợp với hồ sơ giấy. Ngay cả một số Chi nhánh, Trưởng phòng

KH tự ý cơ cấu lại hạn trả nợ gốc, lãi trên hệ thống INCAS mà không căn cứ vào hồ

sơ giấy và không thực hiện chuyên nhóm nợ có mức độ rủi ro tương ứng theo quy

định. Còn các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ và/hoặc đã quá hạn, sau khi trả

đầy đủ, đúng hạn theo lịch trả nợ đã cam kết trả hết số tiền đã quá hạn thì các khoản

nợ này tiếp tục phải chuyển nợ đã phân loại hết thời gian thử thách theo quy định,

tuy nhiên nhiều Chi nhánh đã chuyển ngay các khoản nợ này về nhóm 1. Nguyên

nhân của vấn đề trên ngoài do đạo đức của cán bộ tín dụng chạy theo thành tích, vật

chất mà còn kể đến năng lực cán bộ còn yếu kém, đa phần là những cán bộ trẻ, kinh

nghiệm chưa nhiều và chưa nhận thức được nguy cơ và mức độ rủi ro của phương

án, dự án yếu kém; bên cạnh đó, do khối lượng công việc quá tải nên việc kiểm tra

và xử lý chưa theo sát.

Việc phân loại nợ dựa vào số ngày quá hạn và số lần cơ cấu lại thời hạn trả

nợ của KH chứ chưa tiến hành phân loại nợ theo những đánh giá của hệ thống xếp

hạng tín dụng nội bộ. Điều này dẫn đến việc phân loại nợ chưa được chính xác. Vì

vậy việc trích lập dự phòng rủi ro chưa phản ánh hết rủi ro, tổn thất ước tính của

từng khoản vay.

Page 87: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

76

4.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2.1. Giới thiệu mẫu nghiên cứu

Thành phần tham gia khảo sát tập trung vào cấp lãnh đạo và nhân viên hoạt

động trong lĩnh vực kinh doanh tín dụng và thẩm định tín dụng, ngoài ra còn sự

đóng góp của nhân viên kiểm tra, kiểm soát nội bộ của NH. Việc chọn lựa đối tượng

tham gia khảo sát nhằm đảm bảo khách quan và cái nhìn toàn diện trong việc đánh

việc quản trị rủi ro tín dụng của HDbank.

Bảng 4.2-1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu

Chức vụ Tần số Tỷ trọng

Quản trị điều hành 22 9%

Phụ trách kinh doanh tín dụng 90 47%

Trực tiếp thẩm định cho vay 53 27%

Kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ 35 17%

Tổng cộng 200 100%

Kinh nghiệm làm việc Tần số Tỷ trọng

Dưới 3 năm 44 22%

Từ 3 - 5 năm 83 43%

Từ 5 - 10 năm 49 24%

Trên 10 năm 24 11%

Tổng cộng 200 100%

Tổng cộng có 220 bảng khảo sát được gửi đi đến các bộ phận đã chọn, trong

đó, 200 bảng khảo sát được thu hồi và hợp lệ, 20 bảng khảo sát không hợp lệ do có

hai đáp án hoặc không chọn một số câu trả lời. Tổng kết có 200 bảng khảo sát dùng

làm mẫu trong nghiên cứu này.

Cơ cấu thành phần tham gia khảo sát gồm có 22 đáp viên ở vị trí Quản trị

điều hành gồm Giám đốc Chi nhánh, Phó Giám đốc Chi nhánh và các trưởng phó

phòng Khách hàng cá nhân và Khách hàng doanh nghiệp và Phòng giao dịch chiếm

tỷ trọng 9% mẫu nghiên cứu; 90 nhân viên Phụ trách kinh doanh tín dụng ở cả hai

phòng Khách hàng cá nhân và phòng Khách hàng doanh nghiệp tham gia chiếm tỷ

trọng lớn nhất là 47% mẫu nghiên cứu; 53 nhân viên Thẩm định tín dụng chiếm tỷ

trọng 27% mẫu nghiên cứu và 35 nhân viên Kiểm tra kiểm soát nội bộ chiếm tỷ

Page 88: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

77

trọng 17%.

Kinh nghiệm làm việc của đáp viên tham gia khảo sát là đa dạng với 4 mức

độ: Dưới 3 năm có 44 đáp viên chiếm 22% mẫu; Từ 3 – 5 năm có 83 đáp viên

chiếm tỷ trọng cao nhất là 43% mẫu; Từ 5 – 10 năm có 49 đáp viên tham gia chiếm

tỷ trọng 24%; Trên 10 năm có 24 đáp viên chiếm tỷ trọng 11% mẫu. Nhìn chung, đa

số đáp viên là nhân viên phụ trách kinh doanh tín dụng với kinh nghiệm từ 3 đến 5

năm chiếm đa số ở phòng Khách hàng cá nhân và Khách hàng doanh nghiệp. Việc

đa dạng hoá khảo sát theo kinh nghiệm của đáp viên nhằm thu thập những ý kiến

đánh giá hợp lý cho kết quả khảo sát.

4.2.2. Kiểm định độ tin cậy Cronbach alpha của các khái niệm nghiên cứu

Bảng 4.2-2 Hệ số Cronbach alpha của các khái niệm nghiên cứu

Biến quan sát

Trung bình

thang đo nếu

loại biến

Phương sai

thang đo nếu

loại biến

Tương quan

biến tổng

Alpha nếu

loại biến này

Quy trình cấp tín dụng (X3 - QTCTD), alpha =0.862

QTCTD1 10.44 9.734 .645 .850

QTCTD2 10.63 8.336 .753 .805

QTCTD3 10.58 8.989 .734 .815

QTCTD4 10.44 8.006 .721 .822

Chính sách tín dụng (X1 - CSTD), alpha = 0.874

CSTD1 10.00 10.899 .726 .840

CSTD2 9.96 10.219 .742 .833

CSTD3 9.92 10.506 .757 .827

CSTD4 9.98 10.472 .695 .853

Môi trường bên ngoài (X4 - MTBN), alpha = 0.852

MTBN1 10.00 10.678 .687 .815

MTBN2 10.01 9.729 .749 .787

MTBN3 9.96 10.385 .757 .786

Page 89: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

78

MTBN4 9.97 11.356 .586 .856

Xếp hạng tín dụng (X2 - XHTD), alpha = 0.863

XHTD1 8.97 12.401 .656 .846

XHTD2 8.80 11.970 .681 .837

XHTD3 8.92 10.928 .752 .807

XHTD4 8.95 11.133 .755 .806

Chất lượng nguồn nhân lực (X5 - CLNL), alpha = 0.840

CLNL1 9.87 9.360 .692 .792

CLNL2 10.04 8.833 .682 .794

CLNL3 9.91 8.780 .677 .796

CLNL4 9.85 8.996 .647 .809

Thông tin tín dụng (X6 - TTTD), alpha = 0.844

TTTD1 6.62 5.452 .648 .840

TTTD2 6.60 4.905 .760 .734

TTTD3 6.67 4.823 .725 .768

Quản trị rủi ro tín dụng (Y - QTRRTD), alpha = 0.884

QTRRTD1 9.65 14.249 .702 .870

QTRRTD2 9.60 12.704 .701 .870

QTRRTD3 9.60 12.200 .806 .828

QTRRTD4 9.56 12.137 .794 .833

(Nguồn: Kết quả xử lý, 2017)

Sau khi kiểm định Cronbach’s Alpha thì kết quả thang đo được xác định thì

kết quả có 7 thang đo được xác định, thang đo quy trình cấp tín dụng có 4 biến quan

sát, thang đo chính sách tín dụng có 4 biến quan sát, thang đo môi trường bên ngoài

có 4 biến quan sát, thang đo xếp hạng tín dụng có 4 biến quan sát, thang đo chất

lượng nguồn nhân lực có 4 biến quan sát, thang đo thông tin tín dụng có 3 biến quan

sát và thang đo quản trị rủi ro tín dụng có 4 biến quan sát.

Page 90: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

79

Kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo quy trình cấp tín dụng

Thang đo quy trình cấp tín dụng là một thang đo đơn hướng bao gồm 4 biến

quan sát (QTCTD1 – QTCTD4). Kết quả kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha =

0.862 > 0.6 và các hệ số tương quan biến tổng (Corrected item- Total Corelation)

đều lớn hơn 0.3 thấp nhất là 0.645. Kết quả cho thấy thang đo quy trình cấp tín

dụng đảm bảo đủ độ tin cậy để đưa vào phân tích nhân tố khám phá.

Kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo chính sách tín dụng

Thang đo chính sách tín dụng là một thang đo đơn hướng bao gồm 4 biến

quan sát (CSTD1 – CSTD4). Kết quả kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha = 0.

874> 0.6 và các hệ số tương quan biến tổng (Corrected item- Total Corelation)

đều lớn hơn 0.3 thấp nhất là 0.695. Kết quả cho thấy thang đo quy trình cấp tín

dụng đảm bảo đủ độ tin cậy để đưa vào phân tích nhân tố khám phá.

Kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo môi trường bên ngoài

Thang đo môi trường bên ngoài là một thang đo đơn hướng bao gồm 4 biến

quan sát (MTBN1 – MTBN4). Kết quả kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha =

0.852> 0.6 và các hệ số tương quan biến tổng (Corrected item- Total Corelation)

đều lớn hơn 0.3 thấp nhất là 0.586. Kết quả cho thấy thang đo môi trường bên

ngoài đảm bảo đủ độ tin cậy để đưa vào phân tích nhân tố khám phá.

Kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo xếp hạng tín dụng

Thang đo xếp hạng tín dụng là một thang đo đơn hướng bao gồm 4 biến quan

sát (XHTD1 – XHTD4). Kết quả kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha = 0.863> 0.6

và các hệ số tương quan biến tổng (Corrected item- Total Corelation) đều lớn

hơn 0.3 thấp nhất là 0.656. Kết quả cho thấy thang đo xếp hạng tín dụng đảm bảo

đủ độ tin cậy để đưa vào phân tích nhân tố khám phá.

Kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo chất lượng nguồn nhân lực

Thang đo chất lượng nguồn nhân lực là một thang đo đơn hướng bao gồm 4

biến quan sát (CLNL1 – CLNL4). Kết quả kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha =

0.840 > 0.6 và các hệ số tương quan biến tổng (Corrected item- Total Corelation)

Page 91: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

80

đều lớn hơn 0.3 thấp nhất là 0.647. Kết quả cho thấy thang đo chất lượng nguồn lực

đảm bảo đủ độ tin cậy để đưa vào phân tích nhân tố khám phá.

Kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo thông tin tín dụng

Thang đo chất lượng nguồn nhân lực là một thang đo đơn hướng bao gồm 3

biến quan sát (TTTD1 – TTTD4). Kết quả kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha =

0.844 > 0.6 và các hệ số tương quan biến tổng (Corrected item- Total Corelation)

đều lớn hơn 0.3 thấp nhất là 0.648. Kết quả cho thấy thang đo thông tin tín dụng

đảm bảo đủ độ tin cậy để đưa vào phân tích nhân tố khám phá.

Kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo quản trị rủi ro tín dụng

Thang đo quản trị rủi ro tín dụng là một thang đo đơn hướng bao gồm 4 biến

quan sát (QTRRTD1 – QTRRTD4). Kết quả kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha =

0.884 > 0.6 và các hệ số tương quan biến tổng (Corrected item- Total Corelation)

đều lớn hơn 0.3 thấp nhất là 0.701. Kết quả cho thấy thang đo quản trị rủi ro tín

dụng đảm bảo đủ độ tin cậy để đưa vào phân tích nhân tố khám phá.

4.2.3. Phân tích nhân tố khám phá

Kết quả phân tích EFA cho thấy 23 biến quan sát được gom thành 6 nhân tố,

với hệ số mức độ phù hợp của mô hình phân tích nhân tố KMO= 0.784 > 0.5 nhỏ

hơn 1 nên phân tích nhân tố hoàn toàn phù hợp, đáng tin cậy và hệ số

Sig.(Bartlett’s Test of Sphericity)=0.000 (sig.<0.05) chứng tỏ các biến quan sát có

tương quan với nhau trong tổng thể.

Bảng 4.2-3 Kiểm định KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .784

Bartlett's Test of Sphericity

Approx. Chi-Square 2388.214

df 253

Sig. .000

(Nguồn: Kết quả xử lý, 2017)

Bảng kiểm định mức ý nghĩa của các nhân tố rút trích ra (Total Variance

Explained): Hệ số đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố

(Eigenvalues) =1.285 > 1 thì nhân tố rút ra có ý nghĩa tóm tắt thông tin tốt nhất,

Page 92: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

81

chứng tỏ thang đo được chấp nhận. Tổng phương sai trích (Rotation Sum of

Squared Loadings) của 6 nhân tố là 72.233 % > 50% điều này chứng tỏ 72.233%

biến thiên của dữ liệu được giải thích bởi 6 nhân tố.

Bảng 4.2-4 Ma trận xoay các yếu tố

Nhân tố

1 2 3 4 5 6

CSTD1 .832

CSTD2 .844

CSTD3 .838

CSTD4 .785

QTCTD1 .775

QTCTD2 .873

QTCTD3 .856

QTCTD4 .837

TTTD1 .851

TTTD2 .863

TTTD3 .804

XHTD1 .777

XHTD2 .742

XHTD3 .844

XHTD4 .851

CLNL1 .802

CLNL2 .782

CLNL3 .836

CLNL4 .782

MTBN1 .838

MTBN2 .867

MTBN3 .844

Page 93: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

82

MTBN4 .695

Eigenvalue 5.36 3.11 2.62 2.25 1.99 1.29

Tổng phương sai trích 23.29 13.54 11.41 9.77 8.64 5.59

Cronbach alpha 0.874 0.863 0.862 0.852 0.840 0.844

(Nguồn: Kết quả xử lý, 2017)

Có 23 biến quan sát có hệ số tải nhân tố (Factor Loading) nên không biến

nào loại trong phân tích EFA.

Phân tích EFA cho quản trị rủi ro tín dụng:

Kết quả phân tích nhân tố EFA cho thấy 4 biến quan sát được gom thành 1

nhân tố, với hệ số mức độ phù hợp của mô hình phân tích nhân tố KMO=0.830 >

0.5 nên phân tích nhân tố hoàn toàn phù hợp, đáng tin cậy và Sig.(Bartlett’s Test of

Sphericity)=0.000 (sig.<0.05) chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau

tổng thể.

Bảng 4.2-5 KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .830

Bartlett's Test of Sphericity

Approx. Chi-Square 440.925

df 6

Sig. .000

(Nguồn: Kết quả xử lý, 2017)

Bảng kiểm định mức ý nghĩa của các nhân tố rút trích ra (Total Variance

Explained): Hệ số đại diện cho phần biến thiên được giải thích cho mỗi nhân tố

(Eigenvalues) = 2.979 > 1 thì nhân tố rút ra có ý nghĩa tóm tắt thông tin tốt nhất,

chứng tỏ thang đo được chấp nhận. Tổng phương sai trích (Rotation Sum of

Squared Loadings) là 74.47% > 50%. Kết quả cho thấy, tất cả các biến số có hệ

số tải nhân tố (Factor Loading) > 0.5 cho nên không có biến nào bị loại.

Page 94: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

83

Bảng 4.2-6 Bảng kiểm định mức ý nghĩa của các nhân tố rút trích

Biến

quan sát

Hệ số tải

nhân tố Giá trị Eigen

Phương sai

trích

Cronbach

Alpha

Quản trị rủi ro tín dụng 2.979 74.47% 0.884

QTRRTD1 .831

QTRRTD2 .828

QTRRTD3 .898

QTRRTD4 .893

(Nguồn: Kết quả xử lý, 2017)

Với tất cả kết quả phân tích EFA trên cho chúng ta kết luận rằng các thang

đo đã đạt giá trị hội tụ. Hay nói cách khác, các biến quan sát đã đại diện được cho

các khái niệm nghiên cứu cần phải đo.

Điều chỉnh các giả thuyết nghiên cứu:

Giả thuyết H1: Có mối quan hệ dương giữa chính sách tín dụng và quản trị

rủi ro tín dụng

Giả thuyết H2: Có mối quan hệ dương giữa xếp hạng tín dụng và quản trị rủi

ro tín dụng

Giả thuyết H3: Có mối quan hệ dương giữa quy trình cấp tín dụng và quản

trị rủi ro tín dụng

Giả thuyết H4: Có mối quan hệ dương giữa môi trường bên ngoài và quản trị

rủi ro tín dụng

Giả thuyết H5: Có mối quan hệ dương giữa chất lượng nguồn nhân lực và

quản trị rủi ro tín dụng

Giả thuyết H6: Có mối quan hệ dương giữa thông tin tín dụng và quản trị rủi

ro tín dụng

4.2.4. Phân tích tương quan

Đề tài sử phân tích tương quan Pearson để lượng hóa mức độ chặt chẽ của

mối quan hệ tuyến tính giữa các biến định lượng.Trong đó, quản trị rủi ro tín dụng

là biến phụ thuộc, còn lại 6 nhân tố là biến độc lập. Nếu giữa hai biến có sự tương

Page 95: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

84

quan chặt chẽ thì phải lưu ý đến vấn đề đa cộng tuyến khi phân tích hồi quy. Đa

cộng tuyến là trạng thái các biến độc lập có tương quan chặt chẽ với nhau. Vấn đề

của hiện tượng đa cộng tuyến là chúng cung cấp cho mô hình những thông tin rất

giống nhau và rất khó tách rời ảnh hưởng của từng biến đến biến phụ thuộc. Ngoài

ra, đa cộng tuyến làm tăng độ lệch chuẩn của các hệ số hồi quy và làm giảm giá trị

thống kê t của kiểm định ý nghĩa nên các hệ số có khuynh hướng kém ý nghĩa. Do

đó, cần xem xét hiện tượng đa cộng tuyến khi phân tích hồi quy nếu hệ số tương

quan pearson> 0.3 (bởi R<0.3 tương quan yếu, R= 0.3- 0.5 tương quan trung bình,

R> 0.6 là tương quan rất chặt chẽ).

Bảng 4.2-7 Tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc

Y X1 X2 X3 X4 X5 X6

Y

Pearson Correlation 1 .450**

.409**

.252

*

*

.349**

.347**

.552**

Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000

N 200 200 200 200 200 200 200

X1

Pearson Correlation .450**

1 .298**

.081 .199**

.290**

.180*

Sig. (2-tailed) .000 .000 .254 .005 .000 .011

N 200 200 200 200 200 200 200

X2

Pearson Correlation .409**

.298**

1 .178* .250

** -.054 .375

**

Sig. (2-tailed) .000 .000 .012 .000 .448 .000

N 200 200 200 200 200 200 200

X3

Pearson Correlation .252**

.081 .178* 1 .149

* .070 .165

*

Sig. (2-tailed) .000 .254 .012 .035 .324 .019

N 200 200 200 200 200 200 200

X4

Pearson Correlation .349**

.199**

.250**

.149* 1 .255

** .163

*

Sig. (2-tailed) .000 .005 .000 .035 .000 .021

N 200 200 200 200 200 200 200

X5 Pearson Correlation .347**

.290**

-.054 .070 .255**

1 .163*

Page 96: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

85

Sig. (2-tailed) .000 .000 .448 .324 .000 .021

N 200 200 200 200 200 200 200

X6

Pearson Correlation .552**

.180* .375

** .165

* .163

* .163

* 1

Sig. (2-tailed) .000 .011 .000 .019 .021 .021

N 200 200 200 200 200 200 200

**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

*. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).

(Nguồn: Kết quả xử lý, 2017)

Kết quả từ phân tích tương quan Pearson ta có:

- Tất cả các biến có giá trị Sig. < 0.05 nên chúng đều tương quan với nhau và

có ý nghĩa thống kê.

- Hệ số tương quan của các biến độc lập tương tác nhau có một số cặp biến có

hệ số pearson > 0.3 vì vậy khi phân tích cần chú ý đến hiện tượng tương

quan giữa các biến độc lập này.

Theo bảng trên ta thấy : Giá trị Sig. của các biến phụ thuộc và 6 biến độc lập

đều nhỏ hơn 0.05 nên 6 biến đều có tương quan với biến phụ thuộc. Đồng thời, hệ

số tương quan giữa biến quản trị rủi ro tín dụng với các biến độc lập nhỏ hơn 0.6

nhưng lớn hơn 0.3 do đó chúng có mối tương quant rung bình.

4.2.5. Phân tích hồi quy

Bảng 4.2-8 Kết quả hồi quy tuyến tính

Model

Unstandardized

Coefficients

Standardized

Coefficients t Sig.

Collinearity

Statistics

B Std.

Error Beta Tolerance VIF

1

(Constant) -1.229 .342 -3.588 .000

X1 .277 .061 .250 4.533 .000 .815 1.227

X2 .154 .062 .146 2.491 .014 .724 1.381

Page 97: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

86

X3 .133 .062 .110 2.143 .033 .946 1.057

X4 .155 .060 .139 2.590 .010 .856 1.169

X5 .212 .066 .176 3.190 .002 .812 1.231

X6 .414 .060 .383 6.947 .000 .818 1.223

a. Dependent Variable: Y

(Nguồn: Kết quả xử lý, 2017)

Kết quả phân tích cho thấy, giá trị Sig đều nhỏ hơn 0.05 nên các biến độc lập

có ý nghĩa thống kê khi tác động đến quản trị rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, mô hình

hồi quy cần kiểm định các vi phạm giả thiết như hiện tượng đa cộng tuyến, phương

sai sai số thay đổi và tự tương quan, phân phối chuẩn của phần dư. Nếu mô hình vi

phạm các giả thiết trên cần khắc phục để ước lượng các tham số hồi quy sẽ hiệu

quả hơn.

4.2.5.1. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến

Ta thấy giá trị phóng đại phương sai của mô hình hồi quy lần 2 (Bảng

4.8) nhỏ hơn 10 nên mô hình không bị đa cộng tuyến.

4.2.5.2. Kiểm định hiện tượng tự tương quan

Bảng 4.2-9 Tổng hợp mô hình

Mode

l

R R

Square

Adjusted R

Square

Std. Error of

the Estimate

Durbin-

Watson

1 .722a .521 .506 .8230626 1.855

a. Predictors: (Constant), X6, X4, X3, X1, X5, X2

b. Dependent Variable: Y

(Nguồn: Kết quả xử lý, 2017)

Kết quả phân tích hồi quy bội cho thấy giá trị Durbin-Watson (d) = 1.855

(bảng 4.8) nằm trong vùng chấp nhận ( 1 < d = 2.127 < 3) nên không có tương quan

giữa các phần dư. Như vậy, giả định không có tương quan giữa các phần dư không

bị vi phạm.

Page 98: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

87

4.2.5.3. Kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi

Bảng 4.2-10 Kiểm định Spearman’s rhos

ABS_

RES

X1 X2 X3 X4 X5 X6

Spea

rman

's rho

ABS_

RES

Correlation

Coefficient 1.000 .042 .021 -.021 .008 .000 .016

Sig. (2-tailed) . .559 .773 .764 .915 .995 .823

N 200 200 200 200 200 200 200

X1

Correlation

Coefficient .042 1.000 .298

** .130 .195

** .262

** .175

*

Sig. (2-tailed) .559 . .000 .067 .006 .000 .013

N 200 200 200 200 200 200 200

X2

Correlation

Coefficient .021 .298

** 1.000

.188*

*

.239**

-.027 .346**

Sig. (2-tailed) .773 .000 . .008 .001 .708 .000

N 200 200 200 200 200 200 200

X3

Correlation

Coefficient -.021 .130 .188

** 1.000 .158

* .073 .151

*

Sig. (2-tailed) .764 .067 .008 . .025 .307 .033

N 200 200 200 200 200 200 200

X4

Correlation

Coefficient .008 .195

** .239

** .158

* 1.000 .228

** .148

*

Sig. (2-tailed) .915 .006 .001 .025 . .001 .037

N 200 200 200 200 200 200 200

X5

Correlation

Coefficient .000 .262

** -.027 .073 .228

** 1.000 .148

*

Sig. (2-tailed) .995 .000 .708 .307 .001 . .037

Page 99: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

88

N 200 200 200 200 200 200 200

X6

Correlation

Coefficient .016 .175

* .346

** .151

* .148

* .148

* 1.000

Sig. (2-tailed) .823 .013 .000 .033 .037 .037 .

N 200 200 200 200 200 200 200

**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

*. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).

(Nguồn: Kết quả xử lý, 2017)

Kết quả bảng 4.10 cho thấy giữa các biến độc lập và trị tuyệt đối phần dư có

giá trị sig lớn hơn 5% do đó mô hình không bị hiện tượng tự tương quan.

4.2.5.4. Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư

Kiểm tra biểu đồ phân tán của phần dư cho thấy phân phối phần dư xấp xỉ

chuẩn (trung bình mean gần = 0 và độ lệch chuẩn Std. = 0.985 tức là gần bằng 1).

Như vậy, giả định phần dư có phân phối chuẩn của mô hình không bị vi phạm.

Hình 4.2-1 Mật độ phân phối chuẩn của phần dư

Page 100: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

89

4.2.5.5. Kiểm định mức độ phù hợp mô hình

Bảng 4.2-11 Phân tích ANOVAa

Model Sum of

Squares

df Mean

Square

F Sig.

1

Regressio

n 142.218 6 23.703 34.989 .000

b

Residual 130.744 193 .677

Total 272.962 199

a. Dependent Variable: Y

b. Predictors: (Constant), X6, X4, X3, X1, X5, X2

(Nguồn: Kết quả phân tích, 2017)

Giá trị Sig của F bằng 0 nhỏ hơn 5% nên mô hình phân tích phù hợp với dữ

liệu khảo sát.

4.2.5.6. Kiểm định các hệ số hồi quy

Phương trình hồi quy:

Với tập dữ liệu thu được trong phạm vi nghiên cứu của đề tài và dựa vào

bảng kết quả hồi quy tuyến tính bội (bảng 4.11), phương trình hồi quy tuyến tính

bội thể hiện các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng được chuẩn hóa

như sau:

Y = 0.25*X1+0.146*X2 +0.11*X3+ 0.139*X4 + 0.176*X5 + 0.383* X6 + Ui

Trong đó,

Y : Quản trị rủi ro tín dụng;

X1: Chính sách tín dụng

X2: Xếp hạng tín dụng

X3: Quy trình cấp tín dụng

X4: Môi trường bên ngoài

X5: Chất lượng nguồn nhân lực

X6: Thông tin tín dụng

Page 101: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

90

Hệ số hồi quy đã chuẩn hóa của biến X1 (Chính sách tín dụng) bằng 0.25 có

giá trị sig bằng 0 < 0.01 có ảnh hưởng quản trị rủi ro tín dụng tại độ tin cậy 99%, có

quan hệ cùng chiều với biến phụ thuộc. Khi cán bộ, nhân viên tín dụng đánh giá yếu

tố này tăng thêm 1 điểm thì công tác quản trị rủi ro tín dụng tăng thêm 0.25 điểm.

Hệ số hồi quy đã chuẩn hóa của biến X2 (Xếp hạng tín dụng) bằng 0.146 có

giá trị sig bằng 0.014 < 0.05 có ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại độ tin cậy

95%, có quan hệ cùng chiều với biến phụ thuộc. Khi cán bộ, nhân viên tín dụng

đánh giá yếu tố này tăng thêm 1 điểm thì công tác quản trị rủi ro tín dụng tăng thêm

0.146 điểm.

Hệ số hồi quy đã chuẩn hóa của biến X3 (Quy trình cấp tín dụng) bằng 0.11

có giá trị sig bằng 0.033 < 0.05 có ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại độ tin

cậy 95%, có quan hệ cùng chiều với biến phụ thuộc. Khi cán bộ, nhân viên tín dụng

đánh giá yếu tố này tăng thêm 1 điểm thì công tác quản trị rủi ro tín dụng tăng thêm

0.11 điểm.

Hệ số hồi quy đã chuẩn hóa của biến X4 (môi trường bên ngoài) bằng 0.139

có giá trị sig bằng 0.01 < 0.05 có ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại độ tin

cậy 95%, có quan hệ cùng chiều với biến phụ thuộc. Khi cán bộ, nhân viên tín dụng

đánh giá yếu tố này tăng thêm 1 điểm thì công tác quản trị rủi ro tín dụng tăng thêm

0.139 điểm.

Hệ số hồi quy đã chuẩn hóa của biến X5 (chất lượng nguồn lực) bằng 0.176

có giá trị sig bằng 0.002 < 0.01 có ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại độ tin

cậy 99%, có quan hệ cùng chiều với biến phụ thuộc. Khi cán bộ, nhân viên tín dụng

đánh giá yếu tố này tăng thêm 1 điểm thì công tác quản trị rủi ro tín dụng tăng thêm

0.176 điểm.

Hệ số hồi quy đã chuẩn hóa của biến X6 (thông tin tín dụng) bằng 0.383 có

giá trị sig bằng 0 < 0.01 có ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại độ tin cậy

99%, có quan hệ cùng chiều với biến phụ thuộc. Khi cán bộ, nhân viên tín dụng

đánh giá yếu tố này tăng thêm 1 điểm thì công tác quản trị rủi ro tín dụng tăng thêm

0.383 điểm.

Page 102: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

91

Bảng 4.2-12 Thứ tự ảnh hưởng của các nhân tố

Tên biến Hệ số

hồi quy Tỷ trọng

Thứ tự

ảnh hưởng

X1 (Chính sách tín dụng) 0.25 0.208 2

X2 (Xếp hạng tín dụng) 0.15 0.121 5

X3 (Quy trình cấp tín dụng) 0.11 0.091 6

X4 (Môi trường bên ngoài) 0.14 0.115 4

X5 (Chất lượng nguồn nhân lực) 0.18 0.146 3

X6 (Thông tin tín dụng) 0.38 0.318 1

Tổng cộng 1.204 100%

(Nguồn: Kết quả xử lý, 2017)

Kết quả mô hình hồi quy cho thấy 6 nhân tố là X1 (Chính sách tín dụng), X2

(Xếp hạng tín dụng), X3 (Quy trình cấp tín dụng), X4 (Môi trường bên ngoài), X5

(Chất lượng nguồn nhân lực), X6 (Thông tin tín dụng). Do đó, các giả thuyết H1,

H3, H4, H5, H9 như trong mô hình nghiên cứu được chấp nhận. Trong đó, nhân tố

ảnh hưởng mạnh nhất đến quản trị rủi ro tín dụng dựa trên hệ số beta chuẩn hóa là

thông tin tín dụng với hệ số hồi quy Beta là 0.38; thứ hai là chính sách tín dụng với

hệ số beta là 0.25, thứ ba là chất lượng nguồn lực với hệ số hồi quy beta là 0.18; thứ

tư môi trường bên ngoài là 0.14, thứ năm là xếp hạng tín dụng với hệ số hồi quy là

0.15 và cuối cùng là quy trình cấp tín dụng với hệ số hồi quy chuẩn hóa là 0.11

Bảng 4.2-13 Trình bày kết quả hồi quy

Beta chuẩn hóa Sig

X1 (Chính sách tín dụng) 0.25 *** 0.000

X2 (Xếp hạng tín dụng) 0.15 *** 0.000

X3 (Quy trình cấp tín dụng) 0.11 ** 0.014

X4 (Môi trường bên ngoài) 0.14 ** 0.033

X5 (Chất lượng nguồn nhân lực) 0.18 ** 0.010

Page 103: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

92

X6 (Thông tin tín dụng) 0.38 *** 0.002

Hệ số xác định R2

52.1%

(Nguồn: Kết quả xử lý, 2017)

Hệ số xác định của mô hình bằng 52.1% thể hiện được mức độ giải thích của

6 biến độc lập bao gồm X1, X2, X3, X4, X5 và X6 lên quản trị rủi ro tín dụng. Phần

giải thích còn lại 47.9% là các yếu tố còn lại không được đề cập đến mô hình. Mức

độ giải thích của mô hình cao hơn 50%, phù hợp với dữ liệu khảo sát. Các giả thiết

của ước lượng các tham số hồi quy đều thỏa mãn, không bị vi phạm. Vì vậy mô

hình hồi quy là hiệu quả thỏa mãn tính chất BLUE (Best Linear Unbias Estimator).

Bảng 4.2-14 Kết quả kiểm định các giả thuyết

Nội dung Kì

vọng Kết quả Kết luận

Giả thuyết H1: Có mối quan hệ dương giữa

chính sách tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng + +

Chấp

nhận H1

Giả thuyết H2: Có mối quan hệ dương giữa

xếp hạng tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng +

+ Chấp

nhận H2

Giả thuyết H3: Có mối quan hệ dương giữa

quy trình cấp tín dụng và quản trị rủi ro tín

dụng

+

+ Chấp

nhận H3

Giả thuyết H4: Có mối quan hệ dương giữa

môi trường bên ngoài và quản trị rủi ro tín

dụng

+

+ Chấp

nhận H4

Giả thuyết H5: Có mối quan hệ dương giữa

chất lượng nguồn nhân lực và quản trị rủi ro tín

dụng

+

+ Chấp

nhận H5

Giả thuyết H6: Có mối quan hệ dương giữa

thông tin tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng +

+ Chấp

nhận H6

(Nguồn: Tổng hợp nghiên cứu, 2017)

Page 104: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

93

Dựa vào kết quả nghiên cứu thực hiện hồi quy bội của mô hình , tác giả kết

luận giả thuyết như sau:

Hệ số hồi quy đã chuẩn hóa của biến X1 (Chính sách tín dụng) bằng 0.25 có

giá trị sig bằng 0 < 0.01 có ảnh hưởng cùng chiều đến quản trị rủi ro tín dụng tại độ

tin cậy 99%, chấp nhận giả thuyết H1.

Hệ số hồi quy đã chuẩn hóa của biến X2 (Xếp hạng tín dụng) bằng 0.146 có

giá trị sig bằng 0.014 < 0.05 có ảnh hưởng cùng chiều đến quản trị rủi ro tín dụng

tại độ tin cậy 95%, chấp nhận giả thuyết H2.

Hệ số hồi quy đã chuẩn hóa của biến X3 (Quy trình cấp tín dụng) bằng 0.11

có giá trị sig bằng 0.033 < 0.05 có ảnh hưởng cùng chiều đến quản trị rủi ro tín

dụng tại độ tin cậy 95%, chấp nhận giả thuyết H3

Hệ số hồi quy đã chuẩn hóa của biến X4 (môi trường bên ngoài) bằng 0.139

có giá trị sig bằng 0.01 < 0.05 có ảnh hưởng cùng chiều đến quản trị rủi ro tín dụng

tại độ tin cậy 95%, chấp nhận giả thuyết H4.

Hệ số hồi quy đã chuẩn hóa của biến X5 (chất lượng nguồn lực) bằng 0.176

có giá trị sig bằng 0.002 < 0.01 có ảnh hưởng cùng chiều đến quản trị rủi ro tín

dụng tại độ tin cậy 99%, chấp nhận giả thuyết H5

Hệ số hồi quy đã chuẩn hóa của biến X6 (thông tin tín dụng) bằng 0.383 có

giá trị sig bằng 0 < 0.01 có ảnh hưởng cùng chiều đến quản trị rủi ro tín dụng tại độ

tin cậy 99%, chấp nhận giả thuyết H6.

Page 105: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

94

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Nội dung chương 4 là phân tích kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng

đến quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phát triển TP HCM – HDBank –

Chi nhánh Vũng Tàu.

Phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng đã xem xét các biến liên

quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng. Đề tài nghiên cứu về

các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phát triển

TP HCM – HDBank – Chi nhánh Vũng Tàu để kết luận giả thuyết nghiên cứu. Dữ

liệu đã được thu thập qua 2 bước: khảo sát sơ bộ (n=100) và khảo sát chính thức

(n=200) lãnh đạo, nhân viên tại bộ phận thẩm định, kinh doanh tín dụng và nhân

viên kiểm tra kiểm soát nội bộ. Các thang đo lường về các yếu tố ảnh hưởng đến

quản trị rủi ro tín dụng được xây dựng trên cơ sở lý thuyết và được phát triển phù

hợp với thực tế qua phỏng vấn chuyên gia và thảo luận nhóm và kiểm định độ tin

cậy, phân tích nhân tố EFA, kiểm định phương sai, kiểm định sự ảnh hưởng các yếu

tố tác động đến quản trị rủi ro tín dụng.

Kết quả phân tích cho thấy, các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng

tại Ngân hàng TMCP Phát triển TP HCM – HDBank – Chi nhánh Vũng Tàu gồm:

(1) Chính sách tín dụng, (2) Xếp hạng tín dụng, (3) Quy trình cấp tín dụng, (4) Môi

trường bên ngoài, (5) Chất lượng nguồn nhân lực, (6) Thông tin tín dụng. Sáu yếu

tố này đóng góp tích cực vào quản trị rủi ro tín dụng, được kiểm định và đáp ứng

các yêu cầu về giá trị, độ tin cậy và sự phù hợp của mô hình với dữ liệu thu thập.

Quản trị rủi ro tín dụng là một việc rất quan trọng trong quá trình điều hành,

hoạt động và phát triển của ngân hàng. Quản trị rủi ro hiệu quả không những giảm

thiểu rủi ro tín dụng – một hoạt động chính yếu ở các ngân hàng thương mại Việt

Nam hiện nay – mà còn góp phần đảm bảo lợi nhuận, nâng cao uy tín và năng lực

hoạt động cho ngân hàng. Do đó, việc nghiên cứu của đề tài giúp ích rất nhiều trong

việc quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phát triển TP HCM – HDBank –

Chi nhánh Vũng Tàu.

Về lý thuyết, kết quả nghiên cứu đã góp phần chứng minh sự phù hợp của

Page 106: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

95

mô hình lý thuyết về quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phát triển TP

HCM – HDBank – Chi nhánh Vũng Tàu, với 6 giả thuyết đưa ra và được chấp

nhận.

Về mặt ý nghĩa thực tiễn, nghiên cứu này sẽ giúp cho nhà lãnh đạo có cái

nhìn tổng thể và toàn diện hơn về quản trị rủi ro tín dụng để cải thiện tốt hơn.

Tóm lại, kết quả nghiên cứu này giúp cho nhà lãnh đạo của Ngân hàng

TMCP Phát triển TP HCM – HDBank – Chi nhánh Vũng Tàu đánh giá lại khả năng

quản trị rủi ro tín dụng, xác định những mặt làm được và quan trọng hơn là xác định

những yếu tố cần nâng cao trong thời gian tới nhằm nâng cao hơn nữa việc quản trị

rủi ro tín dụng để đảm bảo lợi nhuận, nâng cao uy tín và năng lực hoạt động cho

ngân hàng.

Page 107: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

96

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ

5.1. KẾT LUẬN

Với mục tiêu của nghiên cứu là hệ thống các lý thuyết về quản trị rủi ro tín

dụng trong lĩnh vực Ngân hàng; Xác định các yếu tố ảnh tố ảnh hưởng đến quản trị

rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phát triển TP HCM – HDBank – Chi nhánh

Vũng Tàu; Xác định mức độ quan trọng của từng yếu tố ảnh tố ảnh hưởng đến quản

trị rủi ro tín dụng; Phân tích hoạt động tín dụng và đánh giá thực trạng về quản trị

rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phát triển TP HCM – HDBank – Chi nhánh

Vũng Tàu, quá trình nghiên cứu gồm các giai đoạn và đã đạt được những kết quả

như sau.

Tổng kết các lý thuyết phổ biến về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng

như của Thomas P.Fitch (1990), của Hennie van Greuning – Sonja B rajovic

Bratanovic (2009), của Principles for Management of Credit Risk (2000) (tạm dịch:

“Các nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng”) - của Uỷ ban Basel về giám sát ngân

hàng; một số nghiên cứu trong và ngoài nước cùng chủ đề như: Luận án “Quản trị

rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Quân Đội” - TS. Nguyễn Quang Hiện, Học

viện tài chính, năm 2016; Nghiên cứu “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng

TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) – Thực trạng và giải pháp” – Th.S. Nguyễn Lan

Khanh, Trường Đại học Ngoại Thương năm 2010; “Quản trị rủi ro tín dụng tại

Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Gia Lâm – Hà Nội” – Th.S.

Nguyễn Thị Thuỳ Nhung, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội năm 2009; Các mô

hình: Mô hình đánh giá RRTD bằng phương pháp định tính 6C; Xếp hạng của

Moody’s và Standard & Poor’s; Mô hình điểm số Z (Z - Credit scoring model); Mô

hình điểm số tín dụng tiêu dùng; Lượng hóa rủi ro tín dụng bằng mô hình

CreditMetrics; PortfolioManager của KMV. Dựa trên những cơ sở lý thuyết này kết

hợp với kết quả nghiên cứu và các cơ sở lý luận trước đây, từ đó đưa ra mô hình các

yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng của HDBank bao gồm: gồm 6 yếu tố:

(1) Chính sách tín dụng; (2) Quy trình cấp tín dụng; (3) Thông tin tín dụng; (4) Hệ

Page 108: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

97

thống xếp hạng tín dụng nội bộ; (5) Chất lượng nguồn nhân lực; (6) Các yếu tố môi

trường bên ngoài.

Nghiên cứu chính thức là một nghiên cứu định lượng với mẫu nghiên cứu n

= 200 được chọn ra bằng phương pháp lấy mẫu thuận tiện (phi xác suất). Nghiên

cứu sử dụng các kỹ thuật phân tích dữ liệu: Thống kê mô tả, Cronbach's Alpha,

phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích hồi quy.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở thời điểm hiện tại có 6 yếu tố có ảnh hưởng

đến quản trị rủi ro tín dụng dựa trên hệ số beta chuẩn hóa là thông tin tín dụng với

hệ số hồi quy Beta là 0.38; thứ hai là chính sách tín dụng với hệ số beta là 0.25, thứ

ba là chất lượng nguồn lực với hệ số hồi quy beta là 0.18; thứ tư môi trường bên

ngoài là 0.14, thứ năm là xếp hạng tín dụng với hệ số hồi quy là 0.15 và cuối cùng

là quy trình cấp tín dụng với hệ số hồi quy chuẩn hóa là 0.11.

5.2. HÀM Ý QUẢN TRỊ

5.2.1. Nhân tố Thông tin tín dụng:

Tác động mạnh nhất so với các nhân tố còn lại đến quản trị rủi ro tín dụng vì

có hệ số Beta = 0.38.

Thông tin tín dụng là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến việc thẩm

định tín dụng từ đó đưa ra quyết định cho vay đúng đối tượng và giá trị khoản vay

phù hợp với năng lực tài chính, kinh doanh của KH. Thông tin tín dụng kịp thời,

chính xác và đầy đủ góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng cho NH. Đây là yếu tố có

ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng trong mô hình định lượng đã phân tích ở

chương 4.

Thông tin tín dụng trong hệ thống cần phải được cung cấp từ nhiều nguồn

đáng tin cậy và liên tục được cập nhật định kỳ, đáp ứng kịp thời cho việc rà soát

tình hình hoạt động của danh mục vốn vay, nhất là các thông tin về tình hình tài

chính của KH, nhằm tránh tình trạng lạc hậu về thông tin.

HDBank cần thành lập bộ phận tổng hợp xử lý thông tin tín dụng nội bộ có

trách nhiệm tổng hợp, lưu trữ thông tin từ các chi nhánh của tất cả các KH giúp các

bộ phận có thông tin kịp thời và dễ dàng. Bộ phận tổng hợp xử thông tin tín dụng

Page 109: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

98

được xây dựng và bố trí ở Trụ Sở chính và theo từng khu vực hoạt động trong cả

nước.

5.2.2. Nhân tố Chính sách tín dụng:

Tác động mạnh thứ hai so với các yếu tố khác đến quản trị rủi ro tín dụng vì

có hệ số Beta ( = 0.25). Vì vậy hoàn thiện chính sách tín dụng là việc nên làm

ngay của HDBank trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt giữa các NHTM hiện nay.

Xây dựng chính sách tín dụng linh hoạt, thường xuyên rà soát, kịp thời

điều chỉnh nhằm đạt được mục tiêu cân bằng giữa tối đa hoá lợi nhuận và giảm

thiểu rủi ro, phù hợp với năng lực quản trị và hoạt động của HDBank trong từng

thời kỳ, đảm bảo tăng trưởng tín dụng và hiệu quả. Bên cạnh đó chính sách tín dụng

phải phù hợp với quy định của Nhà Nước và chính sách quản lý kinh tế trong từng

giai đoạn nhằm góp phần ổn định và phát triển nền kinh tế.

Về chính sách khách hàng, HDBank cần phân nhóm hợp lý đối với tất cả

các KH sử dụng sản phẩm, dịch vụ của NH để xây dựng và áp dụng chính sách

ưu đãi phù hợp. Phân loại KH dựa vào dữ liệu quá khứ, hiện tại lẫn dự phòng trong

tương lai các tiêu chí như tiền gửi thanh toán, chất lượng tín dụng, thu nhập mang lại

cho NH, để áp dụng giá vốn phù hợp cho vay và huy động, ưu tiên khi giao dịch và

các chính sách khác phù hợp với từng phân nhóm khách hàng.

Trao đổi, tham khảo và thăm dò ý kiến KH bằng việc khảo sát lấy ý kiến,

trực tiếp gặp gỡ trao đổi KH. Việc này cần được thực hiện thường xuyên để duy trì

mối quan hệ tốt đẹp và có được góp ý hữu ích từ KH.

Xây dựng chính sách giá khép kín, đồng bộ các sản phẩm, dịch vụ của

NH tạo thuận lợi cho việc bán chéo sản phẩm và dễ dàng cung cấp nhiều dịch vụ

tiện ích cho KH từ đó duy trì mối quan hệ với KH.

Nhận thức và đánh giá được rủi ro đối với từng sản phẩm, dịch vụ mà

NH cung cấp. Từ đó, NH có biện pháp dự phòng để khắc phục và xử lý rủi ro nhanh

chóng, giảm tổn thất.

Về chính sách lãi suất, HDBank cần xây dựng chính sách lãi suất tùy

thuộc vào uy tín của KH, tính khả thi của hoạt động vay vốn và độ an toàn của

Page 110: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

99

món vay trước các điều kiện kinh doanh khó khăn như hiện nay chẳng hạn như môi

trường cạnh tranh gay gắt, lãi suất được kiểm soát bởi NHNN và có thoả thuận.

Chính sách lãi suất ưu đãi hoặc lãi suất linh hoạt cần được áp dụng cho những

khách hàng uy tín, lịch sử quan hệ tín dụng tốt, hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu

quả, có phương án/dự án khả thi, tài sản đảm bảo thích hợp,… Ngược lại, đối với

những món vay nhỏ, khoản vay tín chấp thì áp dụng lãi suất cao để bù đắp được

những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình cấp tín dụng, nhưng phải giới hạn ở một

tỷ lệ có thể châp nhận được, tránh những rủi ro không đáng có.

Về danh mục đầu tư tín dụng, HDBank cần xây dựng và duy trì danh

mục đầu tư hợp lý, đa dạng hóa sản phẩm tín dụng, đa dạng hóa lĩnh vực đầu

tư nhằm phân tán rủi ro, tránh việc đầu tư tập trung vào 1 KH hoặc 1 nhóm KH,

một ngành nghề cụ thể để hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra đồng thời đạt được

mục tiêu lợi nhuận. Danh mục đầu tư tín dụng hợp lý phải phù hợp với tình hình

kinh tế xã hội, thế mạnh kinh tế của từng vùng, từng khu vực, từng đối tượng KH cụ

thể trong từng thời kỳ, phù hợp với chính sách của Chính phủ và NHNN và có kết

hợp với chiến lược kinh doanh và khả năng chấp nhận rủi ro của NH. Dựa vào đó,

HDBank lập kế hoạch cụ thể và chi tiết về tỷ trọng cấp tín dụng đối với từng lĩnh

vực, ngành nghề sản xuất kinh doanh đảm bảo tính cân đối và phân tán rủi ro tín

dụng như tỷ trọng cấp tín dụng đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, lĩnh vực

thương mại dịch vụ, lĩnh vực xây dựng, lĩnh vực kinh doanh BĐS, tiêu dùng cá

nhân,…

5.2.3. Nhân tố Chất lượng nguồn nhân lực:

Tác động mạnh thứ ba so với các yếu tố khác đến quản trị rủi ro tín dụng

=0.18).

5.2.3.1. Giải pháp nâng cao năng lực kiểm tra của bộ phận kiểm tra kiểm soát

nội bộ

Hiện tại, bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ độc lập tương đối với Chi nhánh

nên có cách nhìn khách quan hơn đối với các RRTD, có thể đưa ra được những

đánh giá, kiến nghị khách quan đối với hoạt động tín dụng Chi nhánh nhằm giảm

Page 111: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

100

thiểu những RRTD. Để hoạt động kiểm tra kiểm soát nội bộ hoạt động hiệu quả

hơn:

Hoạt động kiểm tra kiểm soát nội bộ cần được đổi mới về nội dung và

phương pháp. Đa phần việc kiểm tra kiểm soát hiện nay tập trung vào giai đoạn đã

thực hiện cấp tín dụng. Việc này chỉ phát hiện rủi ro sau khi đã cấp tín dụng cho KH

nên NH vẫn chịu tổn thất một phần. Do đó, NH cần thực hiện việc kiểm tra ngay

trong giai đoạn thẩm định tín dụng để giảm thiểu rủi ro tín dụng không đáng có

ngay từ đầu. Ngoài ra, do nhu cầu phát triển và xu thế cạnh tranh, sản phẩm dịch vụ

tín dụng của NH ngày càng đa dạng. Vì vậy, NH cần xây dựng cách thức kiểm tra

đối với từng nhóm, từng loại sản phẩm dịch vụ nhằm góp phần có biện pháp xử lý

tốt nhất nếu có nguy cơ xảy ra rủi ro.

NH cần phải tăng cường chất lượng và số lượng nhân lực có trình độ, đã

qua nghiệp vụ tín dụng, có phẩm chất trung thực, ý thức chấp hành pháp luật; có

kiến thức, hiểu biết chung về pháp luật, về các nghiệp vụ NH; có khả năng thu thập,

phân tích, đánh giá và tổng hợp thông tin; có kiến thức, kỹ năng về kiểm toán nội

bộ.

5.2.3.2. Nâng cao năng lực quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của Ban

lãnh đạo HDBank các cấp

Ban lãnh đạo các cấp cần cập nhật, tiếp thu các phương pháp quản trị,

điều hành theo tiêu chuẩn quốc tế, tiêu biểu là hướng dẫn và khuyến cáo của

Basel trước tình hình cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế cũng như hoạt động

kinh tế xã hội ngày càng phức tạp. Việc trang bị kiến thức mới cũng như cách thức

quản trị chuẩn mực góp phần nâng cao và hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín

dụng tại NH, đảm bảo mục tiêu đạt ra về tăng trưởng và an toàn hoạt động.

Ban lãnh đạo các cấp cần nâng cao ý thức chấp hành đối với các chỉ đạo,

điều hành, quy định, quy trình nghiệp vụ của HDBank. Khi xem xét, quyết định

cấp tín dụng cho KH phải bảo đảm nguyên tắc tín dụng và tuân thủ các điều kiện tín

dụng, điều kiện TSBĐ.

Page 112: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

101

Ban lãnh đạo các cấp phải có sự giám sát, đảm bảo sự tuân thủ đối với quy

trình nghiệp vụ, điệu kiện cho vay, cấp tín dụng của nhân viên cấp dưới; có các biện

pháp để đảm bảo chắc chắn nắm bắt được kịp thời, thường xuyên hoạt động tín

dụng nhằm sớm phát hiện và có các biện pháp xử lý kịp thời các nguy cơ RRTD.

5.2.3.3. Nâng cao năng lực làm việc của nhân viên tín dụng

Tư cách đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp của NVTD phải được quan

tâm hàng đầu trong đào tạo. HDBank cần xây dựng cách thức đánh giá đạo đức

của NVTD thông qua nhận định từ các cấp lãnh đạo và ý kiến của KH một

cách khách quan và công bằng. Trường hợp nhân viên có biểu hiện yếu kém, đạo

đức, ý thức trách nhiệm không tốt, sai phạm nhiều lần phải được xử lý theo nội quy

lao động, rút kinh nghiệm nội bộ; tùy theo mức độ vi phạm sẽ có biện pháp xử lý,

kỷ luật nghiêm minh, nếu cần thiết có thể sa thải, buộc thôi việc để đưa hoạt động

tín dụng của chi nhánh đi vào kỷ cương, chặt chẽ, phát triển bền vững.

Cần chú trọng đến công tác đào tạo nghiệp vụ, thường xuyên tổ chức các

buổi học tập quy trình, quy chế nghiệp vụ, kỹ năng và kiến thức thẩm định để nâng

cao năng lực chuyên môn.

Có chính sách khen thưởng hợp lý đúng người đúng đơn vị bằng cách

thực hiện chi lương, thưởng theo đúng chế độ tránh tình trạng bè phái, tạo động lực

tốt cho người lao động, để cán bộ cố gắng phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, phát huy

sức sáng tạo trong thi đua lao động song phải đảm bảo cán bộ tín dụng không vì

chạy theo chỉ tiêu kế hoạch mà bỏ qua các yếu tố rủi ro.

5.2.4. Nhân tố Môi trường bên ngoài:

Trong mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng

của HDBank, yếu tố môi trường bên ngoài có ảnh hưởng đến hoạt động quản trị rủi

ro tín dụng của NH =0.14). Yếu tố này phần lớn chịu sự chi phối của công tác

quản lý điều hành của Chính phủ và NHNN. Những đề xuất trên này góp phần ổn

định kinh tế và môi trường kinh doanh không riêng cho HDBank mà cho tất cả các

NHTM và các ngành nghề khác nói chung.

Page 113: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

102

5.2.4.1. Kiến nghị đối với Chính phủ

Chính phủ cần thực hiện quản lý kinh tế theo hướng xây dựng chiến

lược ngắn hạn và dài hạn hợp lý, cụ thể và rõ ràng vừa đảm bảo ổn định vừa tạo

điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển theo hướng tập trung thế mạnh ở

từng thời kỳ và giai đoạn phát triển, tránh tình trạng thắt chặt hoặc nới lỏng quá

mức, thay đổi còn mang tính hành chính gây ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích của

NHTM.

Chính phủ cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, không ngừng tạo

ra môi trường pháp lý lành mạnh để khuyến khích sản xuất kinh doanh cho

doanh nghiệp, đồng thời bảo vệ lợi ích chính đáng cho các NHTM, chẳng hạn như:

cần ra soát các văn bản chồng chéo, thiếu đồng bộ, không còn phù hợp với thực tế

để hệ thống các văn bản của ngành có tính pháp lý cao hơn chứ không đơn thuần

hướng dẫn nghiệp vụ. Hoàn thiện hơn nữa các quy phạm pháp lý liên quan đến bảo

đảm tiền vay, để một khi NH thực hiện đầy đủ các thủ tục công chứng, đăng ký đối

với tài sản đảm bảo thì có thể xử lý nợ, thu hồi nợ bằng việc thanh lý tài sản đảm

bảo một cách nhanh chóng.

Bên cạnh đó, Chính phủ cần tăng cường hoàn thiện các lĩnh vực có liên quan

như hoạt động công chứng; cải cách thủ tục hành chính như cơ quan đăng ký quản

lý bất động sản, động sản có đăng ký, hộ tịch; thiết lập cơ chế phối hợp liên thông

giữa các cơ quan có liên quan với nhau và thực hiện các cơ chế chính sách pháp

luật cần nắm bắt nhanh và kịp thời sự phát triển của nền kinh tế xã hội để đảm bảo

việc thực thi được chính xác, hiệu quả, công bằng và phù hợp với điều kiện thực tế.

Việc công bố thông tin của doanh nghiệp phải đảm bảo tính minh bạch.

Một vấn đề khó khăn hiện nay trong công tác thẩm định năng lực tài chính của KH

là mức độ tin cậy và sự chính xác của thông tin mà các doanh nghiệp công bố. Do

đó, nhằm giúp các NH giảm bớt thời gian và áp lực trong công tác đánh giá và thẩm

định năng lực tài chính của KH, Bộ tài chính cần quy định về việc các doanh nghiệp

khi vay vốn NH cần phải có báo cáo tài chính được kiểm toán độc lập. Mặc dù, điều

này sẽ tác động không nhỏ đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt

Page 114: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

103

là những doanh nghiệp nhỏ, không có hệ thống quy trình lập các báo cáo kế toán

chuyên nghiệp. Tuy nhiên để nâng cao tính minh bạch trong việc công bố thông tin

thì đây là vấn đề cấp thiết. Đồng thời cần quy định chắc chẽ hơn về điều kiện thành

lập công ty kiểm toán và trách nhiệm của công ty kiểm toán cũng như kiểm toán

viên có liên quan khi cho ra đời những báo cáo kiểm toán sơ sài, thiếu trung thực.

Quyền chủ nợ của NH cần được đảm bảo để tạo điều kiên xử lý TSBĐ

nhanh chóng. Hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến quyền chủ nợ của

NH và bảo đảm tiền vay nhằm khắc phục các khó khăn về quy trình, thủ tục và thời

gian xử lý tài sản đảm bảo thu hồi vốn vay, tránh tính trạng dây dưa, kéo dài, ảnh

hưởng đến sự lành mạnh tài chính của NH. Đồng thời các văn bản quy định cần

phải có sự đồng bộ, thống nhất, tránh chống chéo.

Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng cần được tăng cường như: Cơ

quan Công an, Chính quyền địa phương, Phòng Công chứng, Sở Tài nguyên Môi

trường,…nhằm đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu để hỗ trợ công tác xử lý nợ xấu cũng

như các hoạt động thẩm định tín dụng, thu thập thông tin tín dụng của NHTM.

5.2.4.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

Nâng cao chất lượng cung cấp thông tin tín dụng tại Trung tâm thông

tin tín dụng (CIC). Qua thông tin Trung tâm thông tin tín dụng, NH sẽ biết đến

lịch sử vay vốn, uy tín trong việc thanh toán của KH. Nếu một KH có lịch sử nợ quá

hạn tại các Tổ chức tín dụng thì NH cần xem xét lại trong việc ra quyết định cấp tín

dụng nên thông tin Trung tâm thông tin tín dụng cung cấp mang tính đầy đủ, chính

xác, cập nhật kịp thời, bao gồm tất cả các thông tin tổng hợp về tình hình vay vốn,

tài sản đảm bảo, tình hình tài chính của KH để các NH có cơ sở để đánh giá KH

vay. Để làm được điều đó, NHNN phải chú trọng đổi mới và hiện đại hóa các trang

thiết bị để việc thu thập và cung cấp thông tin tín dụng được thông suốt, kịp thời và

đào tạo đội ngũ cán bộ có khả năng thu thập thông tin phân tích, tổng hợp và đưa ra

những nhận định cảnh báo chính xác, kịp thời thay vì chỉ đưa ra những con số.

Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của bộ máy tổ chức thanh tra, giám sát

các NH. Tăng cường số lượng, chất lượng cán bộ thanh tra. Thực hiện có hiệu quả

Page 115: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

104

việc phân công cán bộ thanh tra theo dõi và chịu trách nhiệm an toàn của từng

TCTD ở từng địa phương. Đồng thời, cần hoán đổi cán bộ thanh tra giữa các chi

nhánh NHNN để đảm bảo tính khách quan và tạo môi trường cán bộ thanh tra kiểm

tra trau dồi thêm nghiệp vụ, xử lý tình huống. Xử lý nghiêm những vi phạm đạo đức

nghề nghiệp dù là nhỏ; đồng thời có chế độ đãi ngộ phù hợp với những thanh tra

viên có năng lực, trình độ chuyên môn giỏi.

Thanh tra NHNN cần nâng cao chất lượng công tác thanh tra thông qua việc

nắm bắt kịp thời các nghiệp vụ kinh doanh, dịch vụ NH hiện đại, sử dụng nhiểu

biện pháp như thanh tra trực tiếp và giám sát từ xa nhằm phát hiện, đưa ra cảnh báo

kịp thời giúp các NHTM có biện pháp phòng ngừa tủi ro hiệu quả, đặc biệt là

RRTD.

NHNN cần phải quản lý và giám sát nguồn vốn của VAMC minh bạch

và hiệu quả. NHNN phải có đánh giá về hoạt động của công ty này thường xuyên

đảm bảo việc mua bán nợ tại Việt Nam là hiệu quả, tránh tình trạng thu lỗ gây thất

thoát nguồn vốn của ngân sách. Bên cạnh đó, NHNN cần có cơ chế quản lý chặt

chẽ, chế tài nghiêm minh nhằm tránh tình trạng NHTM ỷ lại vào nguồn tài trợ của

VAMC mà không tích cực xử lý nợ xấu và lơ là trong hoạt động quản trị tín dụng .

Việc thành lập Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam – VAMC

vào ngày 26/7/2013 góp phần giải quyết nợ xấu còn tồn đọng tại các NHTM Việt

Nam. Theo quy định tại Nghị định 53 của Chính phủ, các tổ chức tín dụng có tỷ lệ

nợ xấu trên 3% sẽ được yêu cầu bán nợ xấu cho VAMC. NHNN dự kiến công ty

này sẽ xử lý được khoảng 80 - 100,000 tỷ đồng nợ xấu với tỷ lệ thu hồi dự kiến là

20% - 40%. Giải quyết nợ xấu là vấn đề cấp bách cần phải thực hiện hỗ trợ các

NHTM vượt qua trình trạng khó khăn.

5.2.5. Nhân tố Xếp hạng tín dụng:

Cần thực hiện nghiêm túc quy định phân loại nợ và trích lập dự phòng

rủi ro theo quy định hiện hành nhằm phản ánh trung thực và minh bạch chất lượng

nợ của Chi nhánh, kịp thời phát hiện và nhanh chóng xử lý những khoản nợ có tiềm

ẩn rủi ro, hạn chế tối đa những phát sinh nợ có vấn đề mới. Công tác kiểm tra việc

Page 116: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

105

thực hiện trích lập dự phòng rủi ro cũng cần phải được tiến hành thường xuyên

tránh tình trạng một số Chi nhánh cố tình làm sai vì thành tích.

Cần phải thực hiện cơ chế giám sát rủi ro theo xếp hạng tín dụng KH.

Xếp hạng tín dụng KH không chỉ giúp NH phân loại rủi ro theo từng khoản vay và

đối tượng KH mà còn giúp NH theo dõi và điều chỉnh quan hệ tín dụng phù hợp

thông qua điều chỉnh lãi suất, giới hạn tín dụng, biện pháp xử lý khoản vay.

Cần bổ sung nội dung hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo chuẩn

Basel II, nhất là việc tính toán các thước đo rủi ro xác xuất vỡ nợ (PD), tỷ trọng tổn

thất ước tính (LGD), tổng dư nợ tại thời điểm KH trả được nợ (EAD) của KH đồng

thời áp dụng các điều chỉnh cần thiết trên cơ sở ý kiến của chuyên gia (đòi hỏi có

cán bộ chuyên sâu, am hiểu về nghiệp vụ). Có như vậy, việc xếp hạng tín dụng mới

thực sự là công cụ hạn chế rủi ro hữu dụng trong hoạt động tín dụng và là căn cứ để

định giá theo rủi ro của NHTM.

5.2.6. Nhân tố Quy trình cấp tín dụng:

5.2.6.1. Nâng cao chất lượng thẩm định và phân tích tín dụng

Mục đích của việc phân tích tín dụng là tìm kiếm và đánh giá những khả

năng hiện tại và tiềm tàng của KH trên cơ sở đó có dự đoán những khả năng kiểm

soát rủi ro và có những biện pháp để ngăn ngừa, hạn chế và giảm thiểu những thiệt

hại khi rủi ro xảy ra. Mặt khác các phân tích tín dụng giúp cho NH kiểm tra chính

xác các thông tin do KH cung cấp từ đó nhận định đúng về thái độ của KH.

HDBank cần phải đánh giá được chính xác rủi ro tổng thể của KH khi

thẩm định, xác định mức rủi ro tối đa mà NH có thể chấp nhận thông qua xác định

giới hạn tín dụng trong vòng 1 năm. Định kỳ 6 tháng, NH có thể đánh giá lại mức

độ rủi ro của KH để quyết định xem có điều chỉnh giới hạn tín dụng đối với KH hay

không.

Việc thẩm định, phân tích cần phải nhìn nhận tổng hợp từ nhiều khía

cạnh. Phân tích cần chú trọng đến phân tích định lượng, lượng hóa mức độ rủi ro

của KH qua đánh giá các số liệu từ báo cáo tài chính thực (khoản phải thu, hàng tồn

kho, …), đồng thời kết hợp với phân tích định tính (phân tích môi trường vĩ mô, vi

Page 117: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

106

mô, môi trường ngành mà KH đang kinh doanh, lịch sử quan hệ tín dụng với NH…)

để nhận ra những rủi ro tiềm tàng và khả năng kiểm soát, hạn chế những rủi ro

đó của NH. Việc thẩm định đánh giá KH cần được đánh giá, xem xét lại theo định

kỳ và đột xuất. Từ đó, NH sớm có biện pháp xử lý đối với trường hợp xuất hiện rủi

ro phát sinh từ phía KH.

Quá trình thẩm định cần đáp ứng được yêu cầu về chất lượng phân tích

và thời gian để vừa có thể thực hiện được yêu cầu ngăn ngừa, hạn chế RRTD và

phê duyệt tín dụng, vừa đáp ứng kịp thời nhu cầu đầu tư của KH. Việc thẩm định

phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư và khả năng trả nợ của KH phải đặt

mục tiêu quản lý được rủi ro lên trên hết. Đồng thời cần đưa ra những rủi ro dự

kiến, khả năng kiểm soát của NH và hướng xử lý khi những tình huống xấu xảy ra.

Bên cạnh, nhân viên thẩm định cần phải trực tiếp gặp gỡ đánh giá tình hình

hoạt động sản xuất kinh doanh của KH, kiểm tra tình trạng thực về hàng tồn kho,

chất lượng hàng hoá có đúng với những gì KH trình bày, khảo sát thực tế giá trị

BĐS, hàng hoá mà KH thế chấp có đúng giá trị thị trường hay không.

5.2.6.2. Nâng cao chất lượng thẩm định, quản lý TSBĐ

Tài sản bảo đảm không phải là nhân tố chủ yếu trong việc quyết định cấp

một khoản vay, tuy nhiên hiện nay do thông tin về KH còn thiếu và chưa đủ độ tin

cậy cao, các quy định về chế độ kiểm toán tài chính đối với các doanh nghiệp chưa

bắt buộc dẫn đến việc đánh giá chính xác năng lực tài chính, thẩm định dự án

phương án KH chưa chính xác. Vì vậy TSBĐ trong giai đoạn hiện nay vẫn được các

NH xem là một trong những biện pháp phòng ngừa rủi ro quan trọng trong trường

hợp KH vay làm ăn thua lỗ, không còn khả năng trả nợ.

HDBank cần tách bạch bộ phận thẩm định hồ sơ KH vay vốn với thẩm

định tài sản thế chấp, xây dựng bộ phận thẩm định giá TSBĐ chuyên nghiệp.

Điều này vừa chuyên môn hoá từng bộ phận nhằm tập trung giải quyết từng khâu

một cách nhanh chóng, chuyên nghiệp hơn. Trên thực tế công tác xử lý TSBĐ tại

Vietinbank thời gian qua cho thấy việc xử lý tài sản thu hồi nợ không phải dễ dàng

ngoài các thủ tục pháp lý, phát mãi kéo dài mà còn do hồ sơ pháp lý tài sản không

Page 118: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

107

đầy đủ, không bảo đảm tính pháp lý, giá trị định giá không chính xác…dẫn đến

không thu hồi đủ nợ vay hoặc hợp đồng vô hiệu…gây tổn thất cho NH. Điều này

cũng phản ánh phần nào trình độ thẩm định TSBĐ của cán bộ tín dụng còn hạn chế.

Cơ cấu danh mục TSBĐ phải được đa dạng hóa, điều chỉnh phù hợp với

định hướng tín dụng của Vietinbank, đặc thù tình hình kinh tế - xã hội tại địa

phương và khả năng quản lý, giám sát của chi nhánh. Đồng thời, NH cần tăng

cường các biện pháp để tăng tỷ trọng dư nợ cho vay bảo đảm bằng tài sản, nhất là

tài sản là hàng tồn kho, vật tư; việc lựa chọn tài sản nhận thế chấp, cầm cố cần xem

xét kết hợp với việc thẩm định đánh giá mức độ tín nhiệm, năng lực tài chính của

KH, tính khả thi và hiệu quả phương án sản xuất kinh doanh hay dự án đầu tư.

Đối với việc quản lý TSBĐ tại Vietinbank nên tiến hành như sau:

Bất động sản: Thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý đối với việc nhận TSBĐ

khi cấp tín dụng và thường xuyên theo dõi biến động của thị trường bất động sản

nói chung, tình hình thị trường bất động sản tại địa phương nói riêng, cũng như

chính sách kinh tế xã hội (quy hoạch, quy định về giá,…) từ đó kịp thời thực hiện

định giá lại TSBĐ/rút giảm dư nợ cho vay phù hợp với xu hướng giá thị trường bất

động sản/ giá thị trường tại khu vực, địa bàn để bảo đảm an toàn vốn vay.

Quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng: Khi xem xét nhận quyền tài sản phát

sinh từ hợp đồng cần xem xét kỹ: Hợp đồng mua bán/hợp đồng dân sự giữa KH và

bên có nghĩa vụ; từ đó xác định quyền của KH và nghĩa vụ của bên thứ ba phát sinh

từ tài sản đó; xác định được tính pháp lý, giá trị của hợp đồng; khả năng chuyển đổi

thành tiền khi xử lý tài sản.

Dây chuyền máy móc thiết bị, phương tiện vận tải: Cần thường xuyên đánh

giá lại giá trị TSBĐ (yếu tố hao mòn hữu hình, công nghệ,…). Khi có dấu hiệu

giảm về mặt giá trị, cần bổ sung thêm các tài sản khác để bảo đảm cho dư nợ cho

vay. Đề nghị KH mua bảo hiểm vật chất cho tài sản, thường xuyên sửa chữa, bảo

dưỡng để đảm bảo giá trị cho máy móc thiết bị, phương tiện vận tải nhận làm

TSBĐ, đặc biệt là dây chuyền máy móc thiết bị, phương tiện vận tải hình thành từ

vốn vay.

Page 119: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

108

Vật tư, hàng hóa: Loại vật tư, hàng hóa ở mỗi khu vực, địa phương là khác

nhau phù hợp với dặc thù từng địa phương, tuy nhiên thường tập trung tại một số

loại hàng hóa như nông sản, vật liệu xây dựng,… Tuy nhiên, việc nhận vật tư, hàng

hóa làm TSBĐ đòi hỏi phải được giám sát và quản lý chặt chẽ, đáp ứng các điều

kiện về kho hàng, người trông giữ.

Đối với TSBĐ hình thành từ vốn vay, NH cần giám sát chặt chẽ tiến độ, quá

trình hình thành tài sản, các quy định về giấy tờ TSBĐ, đôn đốc, nhắc nhở KH hoàn

thành các thủ tục pháp lý về quyền sở hữu, quyền sử dụng và nhận bổ sung ngay khi

hoàn thành.

5.2.6.3. Quản lý, giám sát chặt chẽ quy trình giải ngân và sau giải ngân

Việc giải ngân cần phải theo đúng các quyết định cấp tín dụng của cấp

phê duyệt, đối chiếu giữa mục đích vay, yêu cầu giải ngân và cơ cấu các chi phí

trong nhu cầu vốn của KH, đảm bảo việc sử dụng vốn vay có đầy đủ chứng từ

chứng minh và hợp lệ.

Đối với thực hiện kiểm tra sau khi cho vay: thực hiện kiểm tra sử dụng

vốn vay phù hợp với đặc thù của các khoản cho vay, chất lượng KH. Do mỗi khoản

vay, mỗi KH vay có sự khác biệt nhất định mà cần xây dựng và lựa chọn một kế

hoạch kiểm tra sử dụng vốn hợp lý, đảm bảo an toàn cho NH nhưng cũng tạo thuận

lợi cho hoạt động kinh doanh của KH và mối quan hệ giữa các bên. Việc kiểm tra

sử dụng vốn cần nghiêm túc thực hiện kiểm tra trên thực tế, có đánh giá về việc sử

dụng vốn, về cân đối hàng tiền, về TSBĐ của KH, kịp thời phát hiện những rủi ro

và có biện pháp xử lý, tránh tình trạng thực hiện kiểm tra mang tính đối phó, thực

hiện trên giấy tờ.

5.3. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP

THEO

Kết quả của nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại

Ngân hàng TMCP Phát triển TP HCM – HDBank – Chi nhánh Vũng Tàu được trình

trên đây (chương 4) cho thấy các mục tiêu nghiên cứu đã đạt được. Tuy nhiên, cũng

như nhiều nghiên cứu khác, nghiên cứu này còn tồn tại một số hạn chế sau đây:

Page 120: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

109

Một là, mẫu nghiên cứu được chọn bằng phương pháp lấy mẫu thuận tiện

kết hợp định mức cho đối tượng là lãnh đạo, nhân viên tại bộ phận thẩm định, kinh

doanh tín dụng và nhân viên kiểm tra kiểm soát nội bộ. Vì thế, tính đại diện của

mẫu nghiên cứu cho tổng thể nghiên cứu chưa cao và ý nghĩa thực tiễn của kết quả

nghiên cứu ít có tính phổ quát.

Hai là, nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích hồi quy để kiểm định mô

hình lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu. Vì thế, chưa kiểm định quan hệ tương

tác giữa các yếu tố ảnh hưởng, trong khi một số nghiên cứu đã chứng minh có mối

quan hệ giữa các yếu tố này.

Ba là, mô hình nghiên cứu chỉ được kiểm định tại tỉnh BR-VT và đối tượng

là lãnh đạo, nhân viên tại bộ phận thẩm định, kinh doanh tín dụng và nhân viên

kiểm tra kiểm soát nội bộ và chưa có sự so sánh, đối chiếu với kết quả nghiên cứu

tại các địa bàn khác nên tính tổng quát hóa của kết quả nghiên cứu chưa cao.

Vì những hạn chế trên, những nghiên cứu tiếp theo lặp lại cần được kiểm

định cho các đối cho các đối tượng khảo sát khác nhau tại nhiều địa phương, đồng

thời áp dụng các phương pháp chọn mẫu nghiên cứu có tính đại diện cao hơn để

nâng cao tính tổng quát hóa của kết quả nghiên cứu. Cao hơn là sử dụng các kỹ

thuật xử lý dữ liệu cho phép phân tích toàn diện tính chất và mức độ ảnh hưởng của

các nhân tố.

Page 121: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

110

KẾT LUẬN

Nghiên cứu này nhằm khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín

dụng tại Ngân hàng TMCP Phát triển TP HCM – HDBank – Chi nhánh Vũng Tàu.

Xây dựng và kiểm định thang đo các yếu tố này, để bổ sung vào hệ thống thang đo

quản trị rủi ro tín dụng và đặt cơ sở khoa học cho các Chi nhánh, phòng giao dịch

của HDBank trên địa bàn BR-VT hoạch định các chiến lược để quản trị rủi ro tín

dụng tốt hơn. Với mục tiêu đó, nghiên cứu trọng tâm vào các nội dung sau đây:

Tổng kết lý thuyết về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng, và các yếu tố

ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng dựa trên cơ sở từ một số nghiên cứu tài liệu

tham khảo được. Đồng thời, những nội dung quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực

quốc tế - Basel II được tổng hợp và khái quát và kèm với một số kinh nghiệm quản

trị rủi ro tín dụng của một số quốc gia.

Tập trung trình bày những phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản trị

rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM thông qua số liệu từ báo

cáo tài chính giai đoạn 2011 - 2015. Căn cứ vào thực trạng hoạt động tín dụng và

quản trị rủi ro tín dụng, những mặt đạt được và mặt còn tồn tại cùng được thể hiện

trong nghiên cứu.

Dựa trên cơ sở lý thuyết đã trình bày mô hình nghiên cứu định lượng các yếu

ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng được xây dựng bao gồm 6 biến độc lập và 1

biến phụ thuộc. Số liệu được thu thập và xử lý kết quả bằng phần mềm SPSS.

Kết hợp với phân tích những mặt còn tồn tại trong hoạt động quản trị rủi ro

tín dụng và kết quả mô hình định lượng, nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp cần

thực hiện nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tại HDBank cho giai đoạn sắp

tới. Cùng với đó, một số kiến nghị đến các cơ quan quản lý Nhà Nước góp phần hỗ

trợ cho công tác quản trị rủi ro tín dụng nói riêng và hoạt động ngành ngân hàng nói

chung.

Hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng là việc cần thiết cho hoạt động kinh doanh

của HDBank vì tín dụng là hoạt động chủ yếu của NH, có tác động trực tiếp đến lợi

nhuận kinh doanh và gián tiếp cho những mục tiêu phát triển trong dài hạn. Trong

Page 122: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

111

tình hình kinh tế suy thoái như hiện nay, các tác động xấu như doanh nghiệp phá

sản, hàng tồn kho tăng, nhu cầu tiêu thụ giảm, nợ xấu gia tăng, cạnh tranh gay

gắt,… đe doạ để hoạt động kin doanh của ngành ngân hàng, ngành giữ vai trò quan

trọng cho nền kinh tế trong tài trợ vốn.

Giải pháp chính đòi hỏi bản thân mỗi ngân hàng cần hoàn thiện quản trị rủi

ro tín dụng của mình, có những chính sách tín dụng hợp lý, linh hoạt, bám sát chỉ

đạo của cơ quan quản lý, tăng cường rà soát kiểm tra hoạt động tín dụng, đảm bảo

thực thi hiệu quả quy trình cấp tín dụng là các vấn đề trước tiên. Bên cạnh đó, sự hỗ

trợ của các cơ quan quản lý trong việc hoàn thiện pháp luật, trợ cấp vốn để xử lý nợ

xấu thông qua VAMC trong giai đoạn khó khăn trước mắt nhưng cần phải quản lý

chặt chẽ nguồn vốn. Có như vậy, hoạt động ngành ngân hàng sẽ dần quay trợ về

quỹ đạo phát triển, tiếp tục là kênh tài trợ vốn hiệu quả nhất cho nền kinh tế.

Page 123: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

112

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Vũ Thành Tự Anh (2009), “Xây dựng ngân hàng hiện đại”, Tài liệu soạn thảo

theo yêu cầu của Quốc Hội tại địa chỉ:

<http://www.fetp.edu.vn/attachment.aspx?ID=16935>

2. Ngân hàng TMCP Á Châu (2015), Báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm

toán, Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Phan Lê Duẩn (2011), “Bài học kinh nghiệm về quản lý rủi ro tín dụng các ngân

hàng thương mại Mỹ”, Tạp chí nghiên cứu Tài chính kế toán, số 5, trang 59.

4. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2015), Báo cáo tài chính hợp

nhất đã được kiểm toán, Hà Nội.

5. Vũ Thu Hà (2010), “Thông tin tín dụng và cán bộ tín dụng”, Tạp chí Ngân

hàng, số 18, tháng 9 trang 52 – 54.

6. Nguyễn Quan Hiện (2016), Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Quân

Đội, Luận án Tiến sĩ, Học viện tài chính.

7. Nguyễn Thị Liên Hoa (2008), “Hiệp ước Basel mới và vấn đề kiểm soát rủi ro

trong các ngân hàng thương mại”, Tạp chí Phát triển kinh tế, tháng 6, trang 22 –

27.

8. Trầm Thị Xuân Hương (2009), “Ứng dụng xếp hạng tín nhiệm nội bộ theo yêu

cầu Basel trong quản trị rủi ro tín dụng”, Tạp chí Phát triển kinh tế, tháng 4,

trang 18 – số 23.

9. Trần Huy Hoàng (2011), Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Lao

động Xã Hội, Hà Nội.

10. Trần Viết Hoàng và Cung Trần Việt (2009), Các nguyên lý tiền tệ ngân hàng và

thị trường tài chính, NXB Thống Kê, Hà Nội.

Page 124: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

113

11. Nguyễn Lan Khanh (2010), Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc

tế Việt Nam (VIB) – Thực trạng và giải pháp, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại

học Ngoại Thương.

12. Nguyễn Minh Kiều (2009), Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB

Thống Kê, Hà Nội.

13. Ngân hàng TMCP Kỹ thương (2015), Báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm

toán, Hà Nội

14. Phan Thị Linh (2011), “Thấy gì qua kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của

một số nước trên thế giới”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 10, trang 41 – 44.

15. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định số 457/2005/QĐ – NHNN

về Quy định tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, Hà

Nội.

16. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN về

việc ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý

rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, Hà Nội.

17. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2007), Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN về

việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về phân loại nợ, trích lập và và

sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ

chức tín dụng theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN, Hà Nội.

18. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2010), Thông tư số 13/2010/TT-NHNN về Quy

định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, Hà

Nội.

19. Nguyễn Thị Thùy Nhung (2009), Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông

Nghiệp và Phát triển Nông thôn Gia Lâm – Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ, Trường

Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

Page 125: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

114

20. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (2015), Báo cáo tài chính hợp nhất

đã được kiểm toán, Hà Nội.

21. Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (2011, 2012, 2013, 2014, 2015), Báo cáo

tài chính hợp nhất đã được kiểm toán, TP.HCM.

22. Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM, Các quy định liên quan đến hoạt động

tín dụng bao gồm: quy chế cho vay, quy trình tín dụng, quy định về giới hạn tín

dụng, quy trình định giá tài sản thế chấp và đăng ký giao dịch đảm bảo.

23. Ngân hàng TMCP Quân Đội (2015), Báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm

toán. Hà Nội.

24. Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (2015), Báo cáo tài chính hợp nhất đã

được kiểm toán, Hà Nội.

25. Võ Thị Quý và Bùi Ngọc Toản (2014), “Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín

dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí khoa học trường

Đại học Mở TP.HCM, số 3, trang 16 – 25.

26. Ngân hàng TMCP Sài gòn - Hà Nội (2015), Báo cáo tài chính hợp nhất đã

được kiểm toán, Hà Nội.

27. Ngân hàng TMCP Sài gòn Thương Tín (2015), Báo cáo tài chính hợp nhất đã

được kiểm toán, Thành phố Hồ Chí Minh.

28. Nguyễn Đình Thọ (2012), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh,

NXB Lao Động Xã Hội, Hà Nội.

29. Hoàng Trọng và Nguyễn Chu Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu nghiên cứu

với SPSS, NXB Thống Kê, Hà Nội.

30. Lê Văn Tề (2013), Tín dụng ngân hàng, NXB Lao Động, Hà Nội.

31. Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (2015), Báo cáo tài chính hợp

Page 126: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

115

nhất đã được kiểm toán, Thành phố Hồ Chí Minh.

TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI

32. Abhiman Das & Saibal Gosh (2007), Determinants of Credit Risk in Indian

State- owned Banks: An Emperical Investigation, India, Reserve Bank of India.

Available at <http://mpra.ub.uni-muenchen.de/17301/1/>

33. Basel Committee on Banking Supervision (2000), Principles for the

Management of Credit Risk. Available at <www.bis.org/publ/bcbs75.htm>

34. Hennie Van Grenuing & Sonja Brajovic Bratanonic (2009), Analyzing Banking

Risk: A framework for assessing corporate governance and risk management,

Washinton D.C: World Bank. Chapter 7, page 161 – 185.

35. Hong Kong and Shanghai Banking Corporation (2004), Annual Report.

36. Available at <http://www.hsbc.com.hk/1/2/about/financial-

information/financial- reports/bank>

37. Joel Bessis (2010), Quản trị rủi ro trong ngân hàng, Dịch từ tiếng Anh, Người

dịch Trần Hoàng Ngân và cộng sự (2012), NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.

38. United Overseas Bank (2000), Annual Report.

39. Available at <http://www.uob.com.sg/assets/pdfs/reports2000.pdf>

40. Vítor Castro (2012), Macroeconomic determinants of credit risk in banking

system: The case of GPST. Portugal, University of Coimbra and NIPE.

Available at <http://www.eeg.uminho.pt/economia/nipe>

Page 127: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

Phụ lục 1

RỦI RO TÍN DỤNG

1. Rủi ro tín dụng

1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng

Khái niệm rủi ro tín dụng ngân hàng có nhiều cách tiếp cận. Rủi ro tín dụng là

rủi ro là rủi ro thất thoát tài sản có thể phát sinh khi một bên đối tác không thực hiện

một nghĩa vụ tài chính hoặc nghĩa vụ theo hợp đồng đối với 1 ngân hàng, bao gồm cả

việc không thực hiện thanh toán nợ cho dù đấy là nợ gốc hay nợ lãi khi khoản nợ đến

hạn. Hiểu một cách khác rủi ro tín dụng đó là rủi ro không thu hồi được nợ khi đến hạn

do người vay đã không thực hiện đúng cam kết vay vốn theo hợp đồng tín dụng, không

tuân thủ theo nguyên tắc hoàn trả đúng hạn. Đây là loại rủi ro gắn liền với hoạt động

cấp tín dụng của ngân hàng.

Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về phân loại, trích lập và sử dụng dự

phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng thì khái

niệm rủi ro tín dụng được định nghĩa sau:

“Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng

xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không

thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”

Như vậy, chúng ta có thể kết luận:

Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của ngân

hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không

đúng hạn cho ngân hàng.

1.2. Phân loại rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng được phân loại dựa vào nhiều khía cạnh khác nhau. Căn cứ vào

nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng, thì rủi ro tín dụng được phân chia thành:

Phân loại theo tính khách quan, chủ quan của nguyên nhân gây ra rủi ro:

Page 128: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

Rủi ro khách quan là rủi ro do các nguyên nhân khách quan như thiên tai, dịch

bệnh, người vay chết, mất tích và các biến động ngoài dự kiến khác làm thất thoát vốn

vay trong khi người cho vay đã thực hiện nghiêm túc chế độ, chính sách, …

Rủi ro chủ quan là rủi ro do nguyên nhân chủ quan của người vay và người cho

vay vì vô tình hay cố ý làm thất thoát vốn vay hay vì những lý do chủ quan khác như

lừa đảo, lạm dụng, …

Phân loại theo nguyên nhân phát sinh rủi ro:

Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, rủi ro tín dụng được chia thành hai

loại là rủi ro giao dịch và rủi ro danh mục.

Rủi ro giao dịch là rủi ro phát sinh do những hạn chế trong quá trình giao dịch

và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng.

Rủi ro giao dịch có 3 bộ phận:

Rủi ro lựa chọn là rủi ro liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tín dụng

khi ngân hàng lựa chọn những phương án vay vốn có hiệu quả để ra quyết định cho

vay

Rủi ro bảo đảm phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như điều kiện cho vay, các

loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo, cách thức đảm bảo, hình thức đảm bảo vay và

mức cho vay trên giá trị của TSĐB.

Rủi ro nghiệp vụ liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho

vay bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản vay

có vấn đề.

Phân loại rủi ro tín dụng ngân hàng

Rủi ro tín dụng

Rủi ro giao dịch

Rủi ro danh mục

Rủi ro lựa chọn

Rủi ro bảo đảm

Rủi ro nghiệp vụ

Rủi ro nội tại

Rủi ro tập trung

Page 129: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

Rủi ro danh mục phát sinh do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay

của ngân hàng. Rủi ro danh mục bao gồm:

Rủi ro nội tại xuất phát từ các đặc điểm, tính riêng biệt của chủ thể đi vay hoặc

ngành, lĩnh vực kinh tế. Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng

vốn của khách hàng vay.

Rủi ro tập trung là rủi ro do tập trung vốn cho vay quá nhiều đối với một số

khách hàng, quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong 1 ngành, lĩnh vực, hoặc vùng địa

lý hoặc cùng 1 loại hình có rủi ro cao.

Rủi ro tín dụng có thể xảy ra ở 4 trường hợp đối với nợ lãi và nợ gốc: đó là việc

không thu được lãi đúng hạn hoặc không thu đủ lãi, không thu được vốn đúng han hoặc

không thu đủ vốn.

2. Quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực quốc tế - BASEL 2

2.1. Giới thiệu về Basel 2

Basel là Uỷ ban Giám sát ngân hàng do các NHTW các nước 10 nước phát triển

(G10) tại thành phố Basel, Thuỵ Sỹ thành lập năm 1974 nhằm tìm cách ngă chặn sự

sụp đổ hàng loạt của các ngân hàng vào thập kỷ 80. Sau một thời gian hoạt động, Uỷ

ban đã nghiên cứu và đưa ra các yêu cầu về an toàn vốn, được ban hành lần đầu năm

1988 và được gọi là Hiệp ước vốn Basel (Basel 1). Tháng 3/1999, Uỷ ban đề xuất một

khung hiệp ước mới đề ra 25 nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng cơ bản.

Năm 2004, Hiệp ước Basel 2 được ban hành là những tài liệu hướng dẫn mô tả

các đề xuất những quy định nâng cao công tác quản lý rủi ro tín dụng, liên quan đến

phạm vi yêu cầu vốn đối với rủi ro hoạt động, đưa ra các biện pháp khác nhau với hiệp

ước hiện hữu (Basel 1) và chi tiết hóa hoạt động thanh tra, giám sát cũng như việc đề ra

các trụ cột về tính kỷ luật của thị trường. Do những hạn chế Basel I, một hiệu ước mới

về vốn đã được thông qua, gọi là Basel 2. Tháng 11/2007 Mỹ mới chấp nhận Basel 2.

Và tiếp đó là đến năm 2008 thì tất cả các ngân hàng khối EU mới tiến hành báo cáo về

mức độ an toàn vốn theo chuẩn mực Basel 2.

Page 130: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

2.2. Các nội dụng Basel 2 yêu cầu trong quản trị rủi ro tín dụng3

Basel II sử dụng khái niệm “Ba trụ cột”.

Trụ cột thứ nhất: Yêu cầu về vốn tối thiểu

Các ngân hàng cần phải duy trì một lượng vốn đủ lớn để trang trải cho các hoạt

động chịu rủi ro của mình, bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro tác

nghiệp (Cột trụ 1). Tỷ lệ vốn bắt buộc tối thiểu (CAR) vẫn là 8% của tổng tài sản có rủi

ro như Basel 1. Theo đó, cách tính chi phí vốn đối với rủi ro tín dụng có sự sửa đổi lớn,

thay đổi nhỏ với rủi ro thị trường nhưng hoàn toàn là phiên bản mới đối với rủi ro tác

nghiệp. Trọng số rủi ro của Basel 2 bao gồm nhiều mức (từ 0% - 150% hoặc hơn) và

rất nhạy cảm với xếp hạng.

Trụ cột thứ hai: Quy trình đánh giá hoạt động thanh tra, giám sát

Trụ cột thứ hai của hiệp ước mới nhằm vào việc đảm bảo rằng mỗi ngân hàng

có quy trình nội bộ tốt để đánh giá mức an toàn vốn dựa trên đánh giá toàn diện về rủi

ro. Trụ cột này cũng cung cấp một khung giải pháp cho các rủi ro mà ngân hàng đối

mặt, như rủi ro hệ thống, rủi ro chiến lược, rủi ro danh tiếng, rủi ro thanh khoản và rủi

ro pháp lý, mà hiệp ước tổng hợp lại dưới cái tên rủi ro còn lại – residual risk.

Các ngân hàng cần phải đánh giá một cách đúng đắn về những loại rủi ro mà họ

đang phải đối mặt và đảm bảo rằng những giám sát viên sẽ có thể đánh giá được tính

đầy đủ của những biện pháp đánh giá này (Cột trụ 2). Với cột trụ này, Basel 2 nhấn

mạnh 4 nguyên tắc của công tác rà soát giám sát:

Các ngân hàng cần phải có một quy trình đánh giá được mức độ đầy đủ vốn của

họ theo danh mục rủi ro và phải có được một chiến lược đúng đắn nhằm duy trì mức

vốn đó.

Các giám sát viên nên rà soát và đánh giá lại quy trình đánh giá về mức vốn nội

bộ cũng như về các chiến lược của ngân hàng. Họ cũng phải có khả năng giám sát và

3 Nguyễn Thị Liên Hoa (2008), “Hiệp ước Basel mới và vấn đề kiểm soát rủi ro trong các ngân hàng thương mại”,Tạp chí Phát triển kinh tế, tháng 6, trang 22 – 27.

Page 131: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

đảm bảo tuân thủ tỷ lệ vốn tối thiểu. Theo đó, giám sát viên nên thực hiện một số hành

động giám sát phù hợp nếu họ không hài lòng với kết quả của quy trình này.

Giám sát viên khuyến nghị các ngân hàng duy trì mức vốn cao hơn mức tối

thiểu theo quy định.

Giám sát viên nên can thiệp ở giai đoạn đầu để đảm bảo mức vốn của ngân hàng

không giảm dưới mức tối thiểu theo quy định và có thể yêu cầu sửa đổi ngay lập tức

nếu mức vốn không được duy trì trên mức tối thiểu.

Trụ cột thứ ba: Tính kỷ luật của thị trường

Các ngân hàng cần phải công khai thông tin một cách thích đáng theo nguyên

tắc thị trường (Cột trụ 3). Với cột trụ này, Basel 2 đưa ra một danh sách các yêu cầu

buộc các ngân hàng phải công khai thông tin, từ những thông tin về cơ cấu vốn, mức

độ đầy đủ vốn đến những thông tin liên quan đến mức độ nhạy cảm của ngân hàng với

rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro tác nghiệp và quy trình đánh giá của ngân hàng

đối với từng loại rủi ro này.

2.3. Các nội dung yêu cầu trong quản trị rủi ro tín dụng theo Basel 24

Vào tháng 7 năm 1999, các thành viên Hội đồng Basel ban hành nhóm các quy

tắc điều hành hệ thống quản trị rủi ro tín dụng nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro

tín dụng của các NH.

Tất cả có 5 chủ đề và 17 nguyên tắc như sau:

Chủ đề 1: Xây dựng môi trường rủi ro tín dụng phù hợp

Nguyên tắc 1: Ban giám đốc chịu trách nhiệm phê duyệt và đánh giá định kỳ

(tối thiểu 1 lần/năm) chiến lược rủi ro tín dụng và các chính sách rủi ro quan trọng khác

của ngân hàng. Chiến lược đó phải phản ánh được mức độ chấp nhận rủi ro của NH và

mức sinh lợi NH kỳ vọng đạt được khi gánh chịu các rủi ro này.

4 BIS (Basel Committee on Banking Supervison). Principles for the Management of Credit Risk. Sept, 2000

Page 132: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

Nguyên tắc 2: Tổng giám đốc phải chịu trách nhiệm thực thi các chiến lược rủi

ro tín dụng do Ban Giám đốc phê duyệt và phát triển các chính sách, thủ tục nhằm phát

hiện, đo lường, theo dõi và giám sát rủi ro tín dụng. Các chính sách và thủ tục này cần

tập trung vào RRTD trong mọi hoạt động của ngân hàng và ở cấp độ từng khoản tín

dụng và cả danh mục tín dụng.

Nguyên tắc 3: Các ngân hàng cần nhận diện và quản lý rủi ro tín dụng có liên

quan đến tất cả các sản phẩm, dịch vụ của mình. Các ngân hàng cần đảm bảo rủi ro của

các sản phẩm, dịch vụ mới đều có biện pháp và quy trình quản trị rủi ro đầy đủ trước

khi được giới thiệu, cung cấp và phê duyệt bởi Ban giám đốc hoặc Uỷ ban của Hội

đồng phê duyệt.

Chủ đề 2: Thực hiện quy trình cấp tín dụng lành mạnh

Nguyên tắc 4: Các ngân hàng trong trong phạm vi các chỉ tiêu cấp tín dụng lành

mạnh, rõ ràng, cụ thể. Các tiêu chí này cần chỉ rõ thị trường mục tiêu và cho thấy sự

nhận thức rõ về bên vay hoặc đối tác, cũng như mục đích và cấu trúc tín dụng và nguồn

chi trả.

Nguyên tắc 5: Ngân hàng cần xây dựng các hạn mức tín dụng tổng thể ở từng

cấp độ người đi vay và các đối tác, và nhóm các đối tác có liên quan để tạo ra các loại

hình và cách thức xảy ra cho từng loại rủi ro, trong sổ sách kế toán ngân hàng và sổ

sách kinh doanh và nội bảng và ngoại bảng.

Nguyên tắc 6: Các ngân hàng cần thiết lập quy trình rõ ràng về phê duyệt cấp

tín dụng cũng như sửa đổi, gia hạn và tái tài trợ cho các khoản tín dụng hiện hành.

Nguyên tắc 7: Tất cả ngoại lệ trong cấp tín dụng phải được dựa trên cơ sở

quyền lợi của các bên. Cụ thể, các khoản tín dụng có liên quan đến các công ty và các

cá nhân phải được công nhận dựa trên các điều khoản ngoại lệ, được theo dõi bởi từng

bước cụ thể nhằm kiểm soát hoặc giảm bớt các rủi ro đối với các trường hợp ngoại lệ.

Chủ đề 3: Duy trì quy trình quản lý, đo lượng và giám sát tín dụng thích hợp

Page 133: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

Nguyên tắc 8: Các ngân hàng phải có hệ thống quản lý liên tục đối với các loại

rủi ro tín dụng phát sinh từ danh mục tín dụng của mình.

Nguyên tắc 9: Các ngân hàng phải có hệ thống giám sát tình trạng từng khoản

tín dụng, bao gồm các quy định về trích lập dự phòng đi kèm.

Nguyên tắc 10: Các ngân hàng cần phát triển và tối ưu hoá hệ thống xếp hàng

tín dụng nội bộ trong quản trị rủi ro tín dụng. Hệ thống xếp hạng cần phải nhất quán

với bản chất, quy mô và các hoạt động phức tạp của ngân hàng.

Nguyên tắc 11: Các ngân hàng phải có hệ thống thông tin tín dụng và các kỹ

thuật phân tích nhằm hỗ trợ việc quản trị trong việc đo lường rủi ro tín dụng của các

hoạt động nội bảng và ngoại bảng.

Nguyên tắc 12: Các ngân hàng phải có hệ thống giám sát cơ cấu và chất lượng

danh mục cho vay.

Nguyên tắc 13: Các ngân hàng cần chú ý đến sự thay đổi tiềm năng trong tương

lai của các điều kiện kinh tế khi đánh giá từng khoản tín dụng và toàn bộ danh mục và

nên đánh giá tổn thất do rủi ro tín dụng trong các điều kiện bất lợi.

Chủ đề 4: Bảo đảm kiểm soát rủi ro tín dụng toàn diện

Nguyên tắc 14: Các ngân hàng phải thiết lập hệ thống kiểm soát độc lập và liên

tục cho quy trình quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng và các kết quả đánh giá phải

được thông báo trực tiếp đến Ban giám đốc và Tổng giám đốc.

Nguyên tắc 15: Các ngân hàng phải đảm bảo rằng chức năng cấp tín dụng được

quản lý đầy đủ và tổn thất tín dụng nằm trong mức độ cho phép với các tiêu chuẩn về

đảm bảo và các giới hạn nội bộ. Ngân hàng cần thiết lập và thực thi các nguyên tắc

kiểm soát nội bộ và các nguyên tắc khác nhằm đảm bảo các hạn chế trong chính sách,

quy trình và giới hạn tín dụng đều được báo cáo kịp thời cho các cấp quản lý điều

chỉnh.

Page 134: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

Nguyên tắc 16: Các ngân hàng phải có hệ thống xử lý rủi ro tức thì nhằm giảm

thiểu rủi ro tín dụng, các khó khăn trong quản trị tín dụng và các trường hợp rủi ro hoạt

động tương tự.

Chủ đề 5: Vai trò của kiểm soát viên

Nguyên tắc 17: Kiểm soát viên cần yêu cầu các ngân hàng có hệ thống nhận

diện, đo lường, giám sát, và kiểm soát rủi ro tín dụng hiệu quả như là một phần trong

mục tiêu quản trị rủi ro của ngân hàng. Kiểm soát viên cần thực hiện việc đánh giá độc

lập về các chiến lược, chính sách, quy trình và các phương pháp liên quan đến cấp tín

dụng và quản trị danh mục tín dụng. Kiểm soát viên cần xem xét việc thiết lập các giới

hạn về bảo đảm để hạn chế tổn thất cho ngân hàng từ người cho vay đơn lẻ hay nhóm

các đối tác có liên quan.

Page 135: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

Phụ lục 2

BẢNG KHẢO SÁT VẾ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI HDBANK

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA – VŨNG TÀU

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BẢNG KHẢO SÁT NỘI DUNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG

Kính thưa các Anh/Chị, tôi tên TRẦN KIÊN NGHỊ hiện đang là học viên cao

học của trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu. Tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu “Các

yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phát triển TP HCM

– HDBank – Chi nhánh Vũng Tàu”. Rất mong Anh/Chị tranh thủ ít thời gian điền vào

BẢNG KHẢO SÁT dưới đây.

Xin lưu ý rằng không có câu trả lời nào đúng hoặc sai, tất cả các câu trả lời đều

có giá trị và ý kiến của Anh/Chị tuyệt đối được giữ bí mật. Nếu Anh/Chị muốn tham

khảo kết quả nghiên cứu, tôi sẽ cung cấp cho Anh/Chị lúc đã hoàn thành công tác bảo

vệ luận văn.

Trân trọng cám ơn!

Câu hỏi gạn lọc:

Công việc hiện tại của Anh/Chị có liên quan đến lĩnh vực nào sau đây:

Quản trị điều hành Phụ trách kinh doanh tín dụng

Trực tiếp thẩm định cho vay Kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ

Page 136: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

Khác (vui lòng ghi rõ): .............................................................................

Anh/Chị xin cho biết kinh nghiệm làm việc của mình trong lĩnh vực ngân hàng:

Dưới 3 năm Từ 3 – 5 năm Từ 5 – 10 năm Trên 10 năm

Cách trả lời: Anh/Chị chọn 1 trong 5 ô tương ứng với mức độ đồng ý của Anh/Chị

về ý khảo sát

Hoàn toàn

phản đối

Phản đối Không có ý kiến Tán thành Hoàn toàn

tán thành 1 2 3 4 5

NỘI DUNG KHẢO SÁT

Chính sách tín dụng (CSTD) Trả lời

CSTD có định hướng, chiến lược cụ thể. 1 2 3 4 5

CSTD đa dạng về hình thức cấp tín dụng, ngành nghề, lĩnh vực cho vay. 1 2 3 4 5

CSTD được xem xét, điều chỉnh lại phù hợp với tình hình kinh tế. 1 2 3 4 5

CSTD được phổ biến đến từng chi nhánh, phòng ban có liên quan, từng

nhân viên tín dụng.

1 2 3 4 5

Quy trình cấp tín dụng (QTCTD)

QTCTD của ngân hàng rõ ràng, cụ thể 1 2 3 4 5

QTCTD tuân thủ các quy định của pháp luật 1 2 3 4 5

QTCTD phù hợp với năng lực trình độ nhân sự 1 2 3 4 5

QTCTD có sự tách bạch giữa các bộ phận có liên quan (bộ phận quan hệ

khách hàng, bộ phận thẩm định, bộ phận hỗ trợ, …)

1 2 3 4 5

Thông tin tín dụng (TTTD)

TTTD là đầy đủ, khách quan, chính xác và đáng tin cậy 1 2 3 4 5

Chất lượng TTTD tốt ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng 1 2 3 4 5

Ngân hàng có xây dựng hệ thống thông tin tín dụng 1 2 3 4 5

Hệ thống xếp hạng tín dụng (HT XHTD)

Page 137: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

Các chỉ tiêu đánh giá là hợp lý và đầy đủ 1 2 3 4 5

Cập nhật, điều chỉnh các chỉ tiêu phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế 1 2 3 4 5

HT XHTD đánh giá tốt khả năng trả nợ của khách hàng và đưa ra quyết

định cho vay hợp lý

1 2 3 4 5

HT XHTD hỗ trợ tốt cho việc kiểm soát các khoản vay 1 2 3 4 5

Chất lượng nguồn nhân lực

Nhân viên tín dụng (NVTD) đáp ứng đầy đủ yêu cầu về năng lực và trình

độ chuyên môn

1 2 3 4 5

Đạo dức nghề nghiệp của NVTD luôn được đánh giá và theo dõi chặt chẽ 1 2 3 4 5

Ngân hàng có chính sách khen thưởng tốt 1 2 3 4 5

NVTD thường xuyên được nâng cao kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ 1 2 3 4 5

Yếu tố môi trường bên ngoài

Hệ thống pháp lý đồng bộ, đầy đủ 1 2 3 4 5

Hoạt động giám sát, quản lý của NHNN là hiệu quả 1 2 3 4 5

Nền kinh tế có nhiều biến động 1 2 3 4 5

Các ngân hàng cạnh tranh gay gắt 1 2 3 4 5

Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Trả lời

Anh/Chị xin cho biết ý kiến về hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng

NH có biện pháp nhận diện, đo lường, cảnh báo rủi ro tín dụng 1 2 3 4 5

NH quy định tỷ lệ nợ xấu cho phép tương ứng với chỉ tiêu thu nhập lãi từ

cho vay

1 2 3 4 5

NH có biện pháp xử lý và kiểm soát những khoản nợ xấu 1 2 3 4 5

NH đảm bảo cân đối giữa huy động vốn và cho vay 1 2 3 4 5

Xin chân thành cảm ơn sự đóng góp của Anh/Chị cho đề tài!

Anh/Chị muốn tham khảo kết quả nghiên cứu, vui lòng để lại email:…………………………

Page 138: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

Phụ lục 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Phân tích sơ bộ

1. Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo Chính sách tín dụng

Reliability Statistics

Cronbach's

Alpha

N of Items

.884 4

Item-Total Statistics

Scale Mean if

Item Deleted

Scale Variance

if Item Deleted

Corrected Item-

Total

Correlation

Cronbach's

Alpha if Item

Deleted

CSTD1 10.39 11.069 .747 .851

CSTD2 10.28 11.032 .779 .840

CSTD3 10.47 10.292 .792 .834

CSTD4 10.50 11.525 .676 .878

2. Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo Quy trình cấp tín dụng

Reliability Statistics

Cronbach's

Alpha

N of Items

.900 4

Item-Total Statistics

Scale Mean if

Item Deleted

Scale Variance

if Item Deleted

Corrected Item-

Total

Correlation

Cronbach's

Alpha if Item

Deleted

QTCTD1 10.19 11.206 .763 .879

QTCTD2 10.49 9.707 .842 .847

QTCTD3 10.44 11.077 .761 .879

QTCTD4 10.16 9.671 .767 .880

Page 139: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

3. Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo Thông tin tín dụng

Reliability Statistics

Cronbach's

Alpha

N of Items

.886 3

Item-Total Statistics

Scale Mean if

Item Deleted

Scale Variance

if Item Deleted

Corrected Item-

Total

Correlation

Cronbach's

Alpha if Item

Deleted

TTTD1 7.24 5.033 .773 .848

TTTD2 7.16 4.297 .826 .796

TTTD3 7.14 4.586 .746 .869

4. Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo Xếp hạng tín dụng

Reliability Statistics

Cronbach's

Alpha

N of Items

.873 4

Item-Total Statistics

Scale Mean if

Item Deleted

Scale Variance

if Item Deleted

Corrected Item-

Total

Correlation

Cronbach's

Alpha if Item

Deleted

XHTD1 9.53 13.888 .627 .876

XHTD2 9.51 12.131 .758 .826

XHTD3 9.64 10.718 .779 .820

XHTD4 9.66 12.085 .768 .822

5. Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo Chất lượng nguồn nhân lực

Reliability Statistics

Cronbach's

Alpha

N of Items

.839 4

Page 140: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

Item-Total Statistics

Scale Mean if

Item Deleted

Scale Variance

if Item Deleted

Corrected Item-

Total

Correlation

Cronbach's

Alpha if Item

Deleted

CLNL1 9.96 10.301 .692 .794

CLNL2 10.23 8.280 .788 .741

CLNL3 9.96 8.988 .671 .799

CLNL4 9.93 10.429 .564 .841

6. Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo Môi trường bên ngoài

Reliability Statistics

Cronbach's

Alpha

N of Items

.874 4

Item-Total Statistics

Scale Mean if

Item Deleted

Scale Variance

if Item Deleted

Corrected Item-

Total

Correlation

Cronbach's

Alpha if Item

Deleted

MTBN1 10.44 12.754 .687 .856

MTBN2 10.55 10.088 .835 .793

MTBN3 10.52 10.717 .817 .801

MTBN4 10.43 12.672 .598 .888

7. Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo Quản trị rủi do tín dụng

Reliability Statistics

Cronbach's

Alpha

N of Items

.894 4

Item-Total Statistics

Scale Mean if

Item Deleted

Scale Variance

if Item Deleted

Corrected Item-

Total

Correlation

Cronbach's

Alpha if Item

Deleted

QTRRTD1 9.43 16.025 .693 .892

QTRRTD2 9.38 13.551 .735 .877

QTRRTD3 9.45 12.412 .845 .833

QTRRTD4 9.39 13.412 .816 .845

Page 141: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

Phân tích chính thức

Phân tích độ tin cậy

1. Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo Chính sách tín dụng

Reliability Statistics

Cronbach's

Alpha

N of Items

.874 4

Item-Total Statistics

Scale Mean if

Item Deleted

Scale Variance

if Item Deleted

Corrected Item-

Total

Correlation

Cronbach's

Alpha if Item

Deleted

CSTD1 10.00 10.899 .726 .840

CSTD2 9.96 10.219 .742 .833

CSTD3 9.92 10.506 .757 .827

CSTD4 9.98 10.472 .695 .853

2. Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo Quy trình cấp tín dụng

Reliability Statistics

Cronbach's

Alpha

N of Items

.862 4

Item-Total Statistics

Scale Mean if

Item Deleted

Scale Variance

if Item Deleted

Corrected Item-

Total

Correlation

Cronbach's

Alpha if Item

Deleted

QTCTD1 10.44 9.734 .645 .850

QTCTD2 10.63 8.336 .753 .805

QTCTD3 10.58 8.989 .734 .815

QTCTD4 10.44 8.006 .721 .822

Page 142: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

3. Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo Thông tin tín dụng

Reliability Statistics

Cronbach's

Alpha

N of Items

.844 3

Item-Total Statistics

Scale Mean if

Item Deleted

Scale Variance

if Item Deleted

Corrected Item-

Total

Correlation

Cronbach's

Alpha if Item

Deleted

TTTD1 6.62 5.452 .648 .840

TTTD2 6.60 4.905 .760 .734

TTTD3 6.67 4.823 .725 .768

4. Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo Xếp hạng tín dụng

Reliability Statistics

Cronbach's

Alpha

N of Items

.863 4

Item-Total Statistics

Scale Mean if

Item Deleted

Scale Variance

if Item Deleted

Corrected Item-

Total

Correlation

Cronbach's

Alpha if Item

Deleted

XHTD1 8.97 12.401 .656 .846

XHTD2 8.80 11.970 .681 .837

XHTD3 8.92 10.928 .752 .807

XHTD4 8.95 11.133 .755 .806

5. Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo Chất lượng nguồn nhân lực

Reliability Statistics

Cronbach's

Alpha

N of Items

.840 4

Page 143: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

Item-Total Statistics

Scale Mean if

Item Deleted

Scale Variance

if Item Deleted

Corrected Item-

Total

Correlation

Cronbach's

Alpha if Item

Deleted

CLNL1 9.87 9.360 .692 .792

CLNL2 10.04 8.833 .682 .794

CLNL3 9.91 8.780 .677 .796

CLNL4 9.85 8.996 .647 .809

6. Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo Môi trường bên ngoài

Reliability Statistics

Cronbach's

Alpha

N of Items

.852 4

Item-Total Statistics

Scale Mean if

Item Deleted

Scale Variance

if Item Deleted

Corrected Item-

Total

Correlation

Cronbach's

Alpha if Item

Deleted

MTBN1 10.00 10.678 .687 .815

MTBN2 10.01 9.729 .749 .787

MTBN3 9.96 10.385 .757 .786

MTBN4 9.97 11.356 .586 .856

7. Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo Quản trị rủi do tín dụng

Reliability Statistics

Cronbach's

Alpha

N of Items

.884 4

Item-Total Statistics

Scale Mean if

Item Deleted

Scale Variance

if Item Deleted

Corrected Item-

Total

Correlation

Cronbach's

Alpha if Item

Deleted

QTRRTD1 9.65 14.249 .702 .870

QTRRTD2 9.60 12.704 .701 .870

QTRRTD3 9.60 12.200 .806 .828

QTRRTD4 9.56 12.137 .794 .833

Page 144: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

Phân tích EFA

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .784

Bartlett's Test of Sphericity

Approx. Chi-Square 2388.214

df 253

Sig. .000

Total Variance Explained

Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared

Loadings

Rotation Sums of Squared

Loadings

Total % of

Variance

Cumulative

%

Total % of

Variance

Cumulative

%

Total % of

Variance

Cumulative

%

1 5.357 23.293 23.293 5.357 23.293 23.293 2.980 12.959 12.959

2 3.113 13.537 36.829 3.113 13.537 36.829 2.927 12.725 25.684

3 2.624 11.408 48.238 2.624 11.408 48.238 2.866 12.463 38.147

4 2.246 9.767 58.005 2.246 9.767 58.005 2.804 12.191 50.338

5 1.987 8.640 66.645 1.987 8.640 66.645 2.769 12.041 62.379

6 1.285 5.588 72.233 1.285 5.588 72.233 2.266 9.854 72.233

7 .702 3.054 75.287

8 .560 2.434 77.720

9 .540 2.349 80.069

10 .517 2.248 82.317

11 .514 2.234 84.551

12 .480 2.086 86.637

13 .402 1.748 88.385

14 .382 1.662 90.048

15 .342 1.489 91.536

16 .331 1.441 92.977

17 .305 1.326 94.303

18 .260 1.130 95.433

19 .249 1.083 96.516

20 .223 .969 97.484

21 .217 .945 98.429

22 .211 .918 99.347

23 .150 .653 100.000

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Page 145: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

Rotated Component Matrixa

Component

1 2 3 4 5 6

CSTD1 .832

CSTD2 .844

CSTD3 .838

CSTD4 .785

QTCTD1 .775

QTCTD2 .873

QTCTD3 .856

QTCTD4 .837

TTTD1 .851

TTTD2 .863

TTTD3 .804

XHTD1 .777

XHTD2 .742

XHTD3 .844

XHTD4 .851

CLNL1 .802

CLNL2 .782

CLNL3 .836

CLNL4 .782

MTBN1 .838

MTBN2 .867

MTBN3 .844

MTBN4 .695

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.

a. Rotation converged in 6 iterations.

Phân tích hồi quy

Variables Entered/Removeda

Model Variables

Entered

Variables

Removed

Method

1 X6, X4, X3, X1,

X5, X2b

. Enter

a. Dependent Variable: Y

b. All requested variables entered.

Page 146: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ...lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19792/1/8.Tran-Kien...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

Model Summary

Model R R Square Adjusted R

Square

Std. Error of the

Estimate

1 .722a .521 .506 .8230626

a. Predictors: (Constant), X6, X4, X3, X1, X5, X2

ANOVAa

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

1

Regression 142.218 6 23.703 34.989 .000b

Residual 130.744 193 .677

Total 272.962 199

a. Dependent Variable: Y

b. Predictors: (Constant), X6, X4, X3, X1, X5, X2

Coefficientsa

Model Unstandardized Coefficients Standardized

Coefficients

t Sig.

B Std. Error Beta

1

(Constant) -1.229 .342 -3.588 .000

X1 .277 .061 .250 4.533 .000

X2 .154 .062 .146 2.491 .014

X3 .133 .062 .110 2.143 .033

X4 .155 .060 .139 2.590 .010

X5 .212 .066 .176 3.190 .002

X6 .414 .060 .383 6.947 .000

a. Dependent Variable: Y