cây lược vàng và sơ đồ tư duy

21
MỤC LỤC I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI…………………………………………………………..2 II.GIỚI THIỆU VỀ CÂY LƯỢC VÀNG………………………………………….2 III.CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÂY LƯỢC VÀNG……………….3 IV.CƠ SỞ LÝ THUYẾT…………………………………………………………..5 V.THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY LƯỢC VÀNG.....................................6 VI.CÔNG DỤNG CHỮA BỆNH CỦA CÂY LƯỢC VÀNG................................8 VII.LỜI KẾT.................................................... ....................................................... 9 1

description

bài tập thảo luận nhóm

Transcript of cây lược vàng và sơ đồ tư duy

Page 1: cây lược vàng và sơ đồ tư duy

MỤC LỤC

I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI…………………………………………………………..2

II.GIỚI THIỆU VỀ CÂY LƯỢC VÀNG………………………………………….2

III.CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÂY LƯỢC VÀNG……………….3

IV.CƠ SỞ LÝ THUYẾT…………………………………………………………..5

V.THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY LƯỢC VÀNG.....................................6

VI.CÔNG DỤNG CHỮA BỆNH CỦA CÂY LƯỢC VÀNG................................8

VII.LỜI KẾT...........................................................................................................9

1

Page 2: cây lược vàng và sơ đồ tư duy

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Từ thời xa xưa đến nay cha ông ta đã biết cách sử dụng những loại thảo mộc khác nhau để chữa một số bệnh thông thường, vừa không mất tiền vừa có thể trồng ngay tại vườn nhà để sử dụng. Vào năm 2007 đến nay dân gian xem cây Lược vàng  như là một thần dược trị bách bệnh như: viêm răng, lợi, viêm họng, mụn nhọt, dị ứng,…đến những bệnh nan y như ung thư, tiểu đường, tim mạch,…Vấn đề đặt ra là phải nghiên cứu rõ hơn về cây Lược vàng, đặc biệt là thành phần hóa học của nó để xác định xem thật sự nó có tác dụng như dân gian truyền miệng không.           Tuy nhiên, cho đến nay ngoài những bản dịch về kinh nghiệm chữa trị của cây Lược vàng từ tiếng Nga sang tiếng Việt thì ở Việt Nam chỉ có một số tài liệu nghiên cứu khoa học công bố về thành phần hóa học của cây Lược vàng. Trong số những nghiên cứu được công bố này, việc đưa ra thành phần hóa học một cách định tính về cây Lược vàng cũng có những điểm không giống nhau. Như công bố của viện dược liệu Việt Nam thì trong cây Lược vàng có chứa thành phần flavonoid là kaempferol và quercetin, tuy nhiên theo nghiên cứu mới đây của Đại học Dược Hà Nội thì xác nhận là tuy có flavonoid nhưng không có 2 loại chất này. Điều khác biệt này được cho là cây Lược vàng được trồng ở những nơi khác nhau, điều kiện sống khác nhau sẽ có thành phần hóa học khác nhau.

Xuất phát từ thực tiển, nhóm chúng em muốn thu thập thông tin từ các nguồn tài liệu có uy tín, các công trình nghiên cứu về cây lược vàng để mọi người biết được nguồn gốc, thành phần hóa học và công dụng chữa bệnh của cây lược vàng.

II. GIỚI THIỆU VỀ CÂY LƯỢC VÀNG:

2

Page 3: cây lược vàng và sơ đồ tư duy

- Cây Lược vàng có tên khoa học là Callisiafragrans thuộc họ Thài lài (Commelinaceae), cây lược vàng còn có tên là (địa) lan vòi, lan rũ,cây bạch tuộc, trái lá phất dũ, giả khóm.

- Theo tài liệu của Nga, cây có xuất xứ từTrung và Nam Mỹ, được trồng làm cảnh trên thế giới đã hơn 100 năm.

- Năm 2007, Lược vàng di thực từ Nga sang Việt Nam dưới hình thức là cây cảnh, lúc đầu ở Thanh Hóa, giờ đây cây Lược vàng đã nhanh chóng lan ra các tỉnh thành khác trong cả nước.

III. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÂY LƯỢC VÀNG1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC:

1.1. Tháng 9/2009, Bộ Y tế đã giao cho Viện Dược liệu chủ trì và TSKH Nguyễn Minh Khởi làm chủ nhiệm đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu tác dụng sinh học và độc tính của cây lược vàng Callisiafragrans (Lindl.) Woods.”

Kết quả nghiên cứu về tác dụng sinh học và độc tính của cây lược vàng có thể tóm tắt như sau:

- Lá và thân bò lược vàng đều là những dược liệu khá an toàn, liều dùng có khoảng cách xa so với liều độc. Tuy nhiên, không nên sử dụng lâu ngày, không sử dụng ở liều cao do có độc tính với gan, thận trên động vật thực nghiệm.

- Lược vàng có 3 tác dụng khá nổi trội:

+ Tác dụng kháng khuẩn (với những chủng vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp)

+ Tác dụng tăng cường miễn dịch

+ Tác dụng chống oxy hóa

- Lược vàng có tác dụng chống viêm mạn, tác dụng giảm đau ngoại biên và ức chế một số dòng tế bào ung thư ở mức độ trung bình.

- Lược vàng không có tác dụng giảm đau theo cơ chế thần kinh trung ương, không gây hạ huyết áp trên thực nghiệm và không có tác dụng trên hoạt tính của 2 enzym: xanthine oxidase (gây tăng acid uric) và lypoxygenase (xúc tác quá trình oxy hóa trong cơ thể).[1]

1.2. Ngày 30/1/2013 Hội thảo về hoạt chất của cây Lược vàng do Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức tại Hà Nội do GS. VS Nguyễn Văn Hiệu chủ trì đã cho biết: Kết quả nghiên cứu ban đầu của Viện xác nhận sự có mặt của những hợp chất của Lược vàng như:

3

Page 4: cây lược vàng và sơ đồ tư duy

Ecdysteroid, Megastigmane, N-trans-feruloytyramine… là những chất có khả năng giúp cơ thể tăng miễn dịch, chống lão hóa, kháng khuẩn, chống loãng xương…

Các nghiên cứu khác của các Viện Nghiên cứu Việt Nam như: Trường Đại học Thái Nguyên và Viện Đông y Việt Bắc, Viện Đại học Đà Nẵng, Đại học Điều dưỡng Nam Định… Cơ bản đã tái xác nhận sự hiện diện hầu hết của các hoạt chất Flavonoit; Steroit; Alkaloid, Coumarin, Saponin; Glucosid; Đường khử… và còn phát hiện thêm các chất khác như: Calliseuamide (là chất có triển vọng chữa bệnh mới; phát hiện cả Cyanua (CN) trong thành phần cây này, CN là chất có hàm lượng cao trong măng tươi nhất là măng tre, măng mai… dễ gây độc có thể chết người. Đây là điều lưu ý trong liều và cách dùng Lược vàng trong dân gian hiện nay).[2]

1.3. Các bài báo về kết quả nghiên cứu cây lược vàng đã công bố:

1. Trịnh Thị Điệp, Đỗ Thị Phương, Nguyễn Kim Phượng, Nguyễn Minh Khởi (2008), Bước đầu nghiên cứu về thành phần hóa học và tác dụng sinh học của cây lược vàng Callisia fragrans(Lindl.) Woods., Tạp chí Dược liệu, Tập 13, số 6, tr. 276-279.

2. Nguyễn Minh Khởi, Trịnh Thị Điệp, Đỗ Thị Phương, Phạm Nguyệt Hằng, Nguyễn Thị Phượng, Phương Thiện Thương, Nguyễn Trang Thúy, Hoàng Thị Diệu Hương (2011), Nghiên cứu tác dụng chống viêm, giảm đau và chống oxy hóa của lá và thân bồ lược vàng, Tạp chí Dược liệu, tập 16, số 1+2, tr. 50-57.

3. Nguyễn Minh Khởi, Trịnh Thị Điệp, Đỗ Thị Phương, Phạm Nguyệt Hằng, Nguyễn Thị Phượng, Hoàng Thị Diệu Hương (2011), Độc tính cấp và bán trường diễn của lá và thân bồ lược vàng, Tạp chí Dược liệu, tập 16, số 1+2, tr. 38-44.

4. Hoàng Thị Diệu Hương, Trịnh Thị Điệp, Trần Thanh Hà, Nguyễn Minh Khởi (2011), Thành phần hóa học của thân bồ lược vàng, Tạp chí dược liệu, Tập 16, số 5, tr. 310-314.

5. Nguyễn Minh Khởi, Nguyễn Trọng Thông, Phạm Thị Vân Anh, Trịnh Thị Điệp, Trần Thanh Hà, Hoàng Thị Diệu Hương (2011), Tác dụng kích thích miễn dịch của lá và thân bồ lược vàng trên chuột gây suy giảm miễn dịch bằng tia xạ, Tạp chí dược liệu, Tập 16, số 5, tr. 282-288.

6. Nguyễn Minh Khởi, Trịnh Thị Điệp, Nguyễn Trọng Thông, Phạm Thị Vân Anh, Đỗ Thị Phương, Phạm Nguyệt Hằng, Nguyễn Thị Phượng, Phương Thiện Thương, Nguyễn Trang Thúy, Hoàng Thị

4

Page 5: cây lược vàng và sơ đồ tư duy

Diệu Hương (2011), Nghiên cứu độc tính và tác dụng sinh học của cây lược vàng, Công trình nghiên cứu khoa học Viện Dược liệu 2006-2011, NXB Khoa học và Kỹ thuật, tr. 233-241.

2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI:2.1. Các nhà khoa học ở trường đại học Tổng hợp Harvard, Mỹ và Canada,

họ nghiên cứu các cây ở rừng nhiệt đới Trung và Nam Mỹ, chính những khu vực này đã ban tặng cho rất nhiều cây trồng tại nhà là thảo dược: Alocazia, vài biệt dạng của Aloe, Kalankhoe, Tradeckanzia, Zebrina, Paxiflera...Trong quá trình nghiên cứu thảo dược vùng Mehico các nhà khoa học Mỹ và Canada đã chú ý đến cây lược vàng vì dịch của nó chứa một lượng lớn hoạt chất sinh học, trong đó nhiều hoạt chất tương tác với các tế bào ung thư. Những nghiên cứu theo hướng này vẫn đang được tiếp tục cho đến ngày nay.

2.2. Ở Nga, các nhà khoa học Trường đại học Y Irkutxk tiến hành nghiên cứu cây lược vàng từ những năm 80 của thế kỷ trước, dưới sự lãnh đạo của giáo sư Xêmênov. Trong các nghiên cứu này nổi nhất là công trình của Victo Vaxilievitr Têliatrev – tác giả cuốn sách “Các thảo dược hoang dại vùng Đông Xibiri”. Các công trình của họ cho thấy cây lược vàng thật sự có những tính chất dược lý mạnh do chứa lượng lớn các chất có hoạt tính sinh học . Hiện nay các nhà khoa học khoa sinh vật học của Trường đại học tổng hợp Quốc gia Xanh – Petecbua mang tên Ghectxen vẫn đang tiến hành nghiên cứu ở lĩnh vực này. 

IV. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1. Phương pháp chiết:

a) Chiết chất lỏng: cơ sở của phương pháp này là dựa vào định luật phân bố Nernst

b) Chiết chất rắn: Có thể tiến hành theo phương pháp chiết nguội và chiết nóng.

Ứng dụng: Phương pháp chiết được ứng dụng có hiệu quả vào mục địch tách, trích ly, làm giàu các chất, đặc biết khi cần tách một lượng rất nhỏ các tạp chất ra khỏi một lượng lớn các chất khác. Người ta sử dụng phương pháp này để tách, trích ly các hợp chất hữu cơ có trong cây lược vàng.

2. Phương pháp sắc kí: phương pháp này dựa vào sự phân bố khác nhau của các chất giữa hai pha động và tĩnh...

Một số dạng sắc kí: khí; khí-hấp phụ; khí-lỏng; lỏng; lỏng-rắn;lỏng-lỏng...

5

Page 6: cây lược vàng và sơ đồ tư duy

Trong đó phương pháp sắc kí lỏng-rắn trên cột thường được sử dụng để tách và phân tích các hợp chất hữu cơ.

3. Một số phương pháp định tính các nhóm chất thiên nhiên3.1. Định tính steroid

a) Phản ứng Libermann-Burchardb) Phản ứng Rosenheimc) Phản ứng Rosenthalerd) Phản ứng Salkowskie) Phản ứng Nollerf) Phản ứng Carr-Price

3.2. Định tính Ankaoid:

a) Thuốc thử Mayerb) Thuốc thử Dragendorffc) Thuốc thử Wagner

3.3. Định tính Flavonoid

a) Nhận biết bằng hơi amoniacb) Tác dụng với H2SO4 đậm đặcc) Tác dụng với dung dịch 1% NaOH/etanold) Phản ứng Cyanidin của Wilstatere) Phản ứng với thuốc thử axit boric-axitoxalic

3.4. Định tính Tanin

a) Thuốc thử stiasnyb) Thuốc thử chì axetatc) Thuốc thử FeCl3, 1%...[3]

V. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY LƯỢC VÀNG

Tài liệu nghiên cứu tại Nga xác nhận Lược vàng có nhiều hoạt chất có hoạt tính sinh học cao và nhờ đó có khả năng đem lại lợi ích chữa bệnh và nâng cao sức khỏe cho con người như Flavonoit; Steroit; Alkaloid, Coumarin, Saponin; Glucosid…

1. FLAVONOIT – là chất chứa trong thực vật bậc cao. Đa số chúng là những sắc tố tạo màu cho các bộ phận của thực vật, số khác là những phần tử gốc của các chất dùng thuộc da. Một số flavonoit có tác dụng sát trùng và có hoạt tính vitamin P, chúng được dùng trong công nghiệp dược phẩm để chế biến các phẩm màu, các chất chống ôxy hóa thực phẩm, các chất khử trùng.

6

Page 7: cây lược vàng và sơ đồ tư duy

Flavonoit chứa trong cây lược vàng có 2 đại diện là Kvertxetin và Kempferol.

2. KVERTXETIN (3,4,5,7 tetrahydroflavonol) có hoạt tính vitamin P và chống khối u; có tác dụng chống co thắt, chống oxy hóa, lợi tiểu. Nó được sử dụng chữa các bệnh huyết khối, dị ứng, xuất huyết võng mạc mắt, rối loạn hoạt động mao quản, phong thấp, viêm thận, cao huyết áp, sởi, sốt phát ban, sốt cao.

3. KEMPFEROL (Kaempferol) có tác dụng tăng sức đề kháng, làm bền mao quản, lợi tiểu, thải muối Natri. Điểm đặc trưng của nó là các tính chất kháng viêm. Nó được sử dụng trong điều trị rối loạn hệ thống niệu đạo, chữa dị ứng, tham gia vào thành phần các phương thuốc kháng viêm.

4. XTEROIT (Fitoxterol) – Xteroit chứa trong thực vật gọi là Fitoxterol. Những xteroit này là những chất điều hòa sinh học đời sống thực vật; chẳng hạn nếu ngừng tổng hợp xteroit sẽ làm ảnh hưởng sự ra hoa của các thực vật bậc cao. Chúng cũng có mặt rộng rãi trong cơ thể động vật và người, có chức năng của các chất điều hòa sinh học như là các vitamin nhóm D, các axit mật, các nội tiết tố dạng xteroit.

5. BETA- SITOSTEROL thuộc nhóm liên kết hóa học của Fitoxterol, có hoạt tính extroghen (nội tiết tố sinh dục nữ - có ảnh hưởng đến việc tổng hợp sinh học bạch cầu), có tác dụng chống khối u, chống ung bướu, kháng khuẩn. Beta – sitosterol được sử dụng khi bị rối loạn trao đổi chất (thành phần colesterin tăng cao), chữa các bệnh hệ nội tiết, viêm tuyến tiền liệt, u tuyến tiền liệt. Hiện nay việc nghiên cứu hoạt tính chống ung bướu của chất này đang được đẩy mạnhNgoài những hợp chất sinh học, trong dịch của cây lược vàng còn có những nguyên tố quan trọng đối với cơ thể người, như: crôm, niken, sắt, đồng. Crôm tồn tại trong cơ thể người với số lượng cực nhỏ, nhưng có tác dụng rộng rãi trong điều trị vi lượng. Sắt tham gia thành phần huyết sắc tố, nếu cơ thể thiếu sắt sẽ dẫn đến bệnh thiếu máu. Đồng tương tự như sắt, tham gia vận chuyển ôxy, bảo đảm dự trữ ôxy ở não trong quá trình hô hấp tế bào; các Ion đồng tham gia thành phần của rất nhiều men để điều hòa các quá trình trao đổi, tham gia hình thành mô xương; gần đây đồng được sử dụng rộng rãi trong y học dân tộc.

7

Page 8: cây lược vàng và sơ đồ tư duy

Các nghiên cứu khác của các Viện Nghiên cứu Việt Nam như: Trường Đại học Thái Nguyên và Viện Đông y Việt Bắc, Viện Đại học Đà Nẵng, Đại học Điều dưỡng Nam Định… Cơ bản đã tái xác nhận sự hiện diện hầu hết của các hoạt chất nêu trên và còn phát hiện thêm các chất khác như: Calliseuamide (là chất có triển vọng chữa bệnh mới; phát hiện cả Cyanua (CN) trong thành phần cây này, CN là chất có hàm lượng cao trong măng tươi nhất là măng tre, măng mai… dễ gây độc có thể chết người. Đây là điều lưu ý trong liều và cách dùng Lược vàng trong dân gian hiện nay).Về cây lược vàng các chuyên gia đều cảnh báo, không phải là cây thuốc vạn năng, các tính chất dược lý của nó chưa được phát hiện đầy đủ và cũng chưa thể kết luận chính xác những chất nào đã tạo cho nó có những phẩm chất dược lý tuyệt vời.Và cho dù có như vậy, nhưng cùng một hoạt chất, lúc này có thể là thuốc, nhưng lúc khác lại là chất độc. Chẳng hạn, có trường hợp uống thuốc từ cây lược vàng thanh quản bị tổn thương, dẫn đến giọng nói bị khàn và việc trị liệu trở nên khó khăn; có trường hợp trẻ em 6 tuổi bị bệnh hen, uống thuốc theo toa dùng cho người lớn đã bị ngộ độc. Vì vậy khi dùng thuốc, dù uống trong hay bôi ngoài cũng cần chuyên gia tư vấn.

Tuy nhiên phải khảng định, việc nghiên cứu các tính chất dược lý của cây lược vàng đã đạt được kết quả to lớn, nhiều phác đồ điều trị bằng thuốc chế từ cây này đã được xác định, việc nghiên cứu tiếp theo, đặc biệt là nghiên cứu hoạt tính chống ung bứơu đang được đẩy mạnh.

VI. CÔNG DỤNG CHỮA BỆNH CỦA CÂY LƯỢC VÀNG Hen phế quản: có thể sử dụng rượu ngâm cây lược vàng Bệnh lao: dùng chế phẩm là hỗn hợp cây lược vàng và mật ong Bệnh tiểu đường, viêm tụy, bệnh dạ dày-đường ruột, bệnh sỏi bàng

quang: uống nước hãm cây lược vàng Bệnh bạch cầu: dùng rượu ngâm cây lược vàng hoặc chế phẩm là

hỗn hợp cây lược vàng trộn với mật ong và dịch cốt của rượu vang đỏ.

Các mép dính sau mô, u niêm mạc (Polip), u nang buồng trứng, u tử cung : rượu ngâm cây lược vàng

Bệnh ung thư Cai nghiện thuốc lá: dùng rượu ngâm cây lược vàng Vết thương tụ máu: có thể dùng rượu ngâm, dầu hoặc cao lược

vàng để xoa bóp các vùng thương tổn Các vết bỏng, các vết hủy hoại bởi băng tuyết, mụn nhọt, vết cắn

của các loài động vật: dùng lá hoặc vòi cây giã nhỏ rối đấp lên bề mặt vết thương và buộc lại.

Viêm tai: dùng dịch cây lược vàng để chữa

8

Page 9: cây lược vàng và sơ đồ tư duy

Thoái hóa đốt sống, đau lưng, bệnh xương khớp: dùng rượu ngâm cây lược vàng

Đột quỵ: dùng rượu ngâm cây lược vàng

VII. LỜI KẾT: Qua quá trình tiến hành tìm kiếm thông tin về đề tài, nhóm chúng em bước đầu đã cung cấp những thông tin cơ bản về nguồn gốc, đặc điểm, thành phần hóa học cũng như tác dụng chữa bệnh của cây lược vàng nhưng do thời gian hạn hẹp nên chưa cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết về đề tài.

Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù đã có nhiều cố gắng và nổ lực hết mình cho sự hoàn thiện nhưng không thể nào tránh khỏi nhiều sai sót

và hạn chế vì vậy rất mong được sự đóng góp và chỉ dẫn của thầy !!!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]:http://www.vienduoclieu.org.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=1036%3Amt-s-kt-qu-nghien-cu-v-cay-lc-vang&catid=138%3Acac-tin-khac&Itemid=89&lang=vi

[2]:http://tratamlan.com/vi/tin-tuc/38-tin-cong-ty/147-thong-tin-v-cay-lc-vang.html

[3]:http://doc.edu.vn/tai-lieu/khoa-luan-xac-dinh-thanh-phan-hoa-hoc-tren-clorofom-cua-cay-luoc-vang-callisia-fragrans-lidl-woodson-duoc-trong-tai-xa-11516/

[4]:http://chuabenhvaynenbangcayluocvang.blogspot.com/2013_06_01_archive.html

HỌC PHẦN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

9

Page 10: cây lược vàng và sơ đồ tư duy

CHỦ ĐỀ: PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU: ỨNG DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG VIỆC HỌC HÓA HỮU CƠ Ở THPT

NỘI DUNG:

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.

TÌM HIỂU SƠ DỒ TƯ DUY.

NHẬN XÉT.

I: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

KHÁI QUÁT:

Hiện nay, khoa học kĩ thuật có tốc độ phát triển cực kì nhanh chóng.

Khối lượng kiến thức không ngừng tăng lên.

Đòi hỏi người dạy phải thay đổi phương pháp dạy, người học phải tìm cách trau dồi kiến thức cho hiệu quả nhất.

Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học giáo viên và học sinh.

Sơ đồ tư duy là hình thức mới trong việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.

II: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

o Kiến thức phong phú, đa dạng, đặc biệt là môn hóa-hữu cơ , bao gồm nhiều

quá trình, cơ chế, ứng dụng.

o Việc nắm vững và nhớ đầy đủ kiến thức là rất khó.

Sơ đồ tư duy giúp học sinh:

o Nhìn tổng thể kiến thức một cách ngắn gọn nhưng đầy đủ.

o Nâng cao khả năng tư duy, khả năng lập luận, kĩ năng trình bày bài học.

10

Page 11: cây lược vàng và sơ đồ tư duy

o Ghi nhớ bài chính xác, khắc sâu được kiến thức nhanh hơn.

o Rút ngắn thời gian ôn tập và củng cố.

III: TÌM HIỂU SƠ ĐỒ TƯ DUY

a.Định nghĩa:

o Sơ đồ tư duy ( bản đồ tư duy) là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi, đào sâu,

mở rộng một ý tưởng, tóm tắt ý chính của một nội dung, hệ thống hóa một chủ đề bằng cách kết hợp sử dụng hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết.

o Sơ đồ tư duy ( Mindmap) là một phát minh vĩ đại của Tony Buzan, nó tiếp

cận đến mọi ngóc ngách của cuộc sống (trong đó có giáo dục) nhằm gia tăng năng suất làm việc, giúp não suy nghĩ nhanh hơn và thông minh hơn.

b. Cách tạo sơ đồ tư duy:

o Viết tên chủ đề ở trung tâm, hay vẽ một hình ảnh phản ánh chủ đề.

o Từ chủ đề trung tâm, vẽ các nhánh chính. Trên mỗi nhánh chính, viết khái

niệm hay nội dung lớn của đề tài, viết bằng chữ in hoa. Nhánh và chữ viết được vẽ và viết cùng một màu. Chỉ sử dụng các thuật ngữ quan trọng để viết trên các nhánh.

o Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ để viết tiếp những nội dung thuộc

nhánh chính đó.

o Tiếp tục như vậy ở các tầng phụ tiếp theo.

c. Một số lưu ý khi tạo sơ đồ tư duy:

o Bảo đảm tính chính xác, khoa học.

o Không ghi chữ nhiều, dùng kí hiệu, viết tắt, dùng hình ảnh minh họa.

o Cần vẽ nét cong và chọn màu hài hòa, gây được ấn tượng.

o Cần có đường nét liên hệ, kết nối các kiến thức trong sơ đồ.

11

Page 12: cây lược vàng và sơ đồ tư duy

Kết luận:

Trong quá trình thực hiện đề tài, luận văn đã thực hiện và hoàn thành đầy đủ các nhiệm vụ, mục đích đặt ra, cụ thể là:

1. Đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn của sơ đồ tư duy.2. Trình bày rõ đặc điểm, mục đích và quy trình các bước cần thực hiện khi xây

dựng sơ đồ tư duy.3. Nghiên cứu và sử dụng lược đồ tư duy vào thiết kế hoạt động dạy học của

giáo viên (Giáo án). Trong luận văn này chúng tôi đã thiết kế được …bài theo lược đồ tư duy phù hợp với nội dung chương trình giảng dạy Hóa học hữu cơ trong SGK Hóa học 11.

4. Chứng minh được việc áp dụng kĩ thuật sử dụng lược đồ tư duy đã hỗ trợ đắc lực cho việc đổi mới phương pháp dạy học góp phần nâng cao chất lượng dạy và học phần Hóa học hữu cơ trong chương trình lớp 11.

5. ….6. ….

* Nhận xét:

Lựa chọn vận dụng lược đồ tư duy vào dạy học Hóa học hữu cơ rất phù hợp với việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và dạy học Hóa học nói riêng bởi vì lược đồ tư duy sẽ giúp cho giáo viên tiết kiệm được thời gian lên lớp, giáo án được thiết kế một cách linh hoạt, sáng tạo tùy vào tình hình cụ thể của từng lớp học. Ngoài ra sử dụng lược đồ tư duy vào dạy học còn phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất hiện nay cũng như đáp ứng được chủ trương tin học hóa nhà trường phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Qua nghiên cứu chúng tôi thấy ưu và nhược điểm khi thiết kế hoạt động dạy học của

giáo viên (Giáo án) bằng Sơ đồ tư duy như sau:

Điểm mạnh :

Vận dụng lược đồ tư duy trong dạy học hóa học có nhiều ưu điểm và tính năng vượt trội và

tính chất đặc trưng sau:

12

Page 13: cây lược vàng và sơ đồ tư duy

- Tính sáng tạo: Giáo án soạn bằng lược đồ tư duy mang màu sắc riêng của từng giáo viên vì

nó cho phép mỗi giáo viên có thể lựa chọn lược đồ tư duy phù hợp với ý tưởng riêng của

mình.

- Tính mềm dẻo: Giáo án có thể thay đổi, chỉnh sửa nội dung, phương pháp dạy học, phương

tiện dạy học khi cần thiết.

- Tính đa dạng: Phần mềm có rất nhiều lược đồ tư duy được định sẵn giúp cho giáo viên có

thể lựa chọn tùy ý theo mẫu riêng cho mình, đồng thời giáo viên có thể tạo ra lược đồ tư duy

riêng mà không cần theo mẫu định sẵn.

- Tính hệ thống: Có thể sắp xếp ý tưởng theo trình tự chính và ý phụ một cách logic.

- Tính đặc thù: Có thể định dạng để xuất ra file dưới dạng Word, PDF, Power Point, Excel…

- Tiết kiệm thời gian soạn giáo án.

Ngoài ra việc sử dụng lược đồ tư duy còn giúp học sinh phát huy được tính tự lực, tích cực, chủ động và sáng tạo trong quá trình tiếp thu kiến thức mới. Phát huy được năng lực tư duy sáng tạo, độc lập một cách có hiệu quả. Rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học, các em biết cách sắp xếp kế hoạch một cách hợp lý.

Hạn chế :

- Yêu cầu giáo viên phải có máy tính, biết sử dụng máy tính và cài đặt các chương trình hỗ trợ vẽ lược đồ tư duy.

13

Page 14: cây lược vàng và sơ đồ tư duy

- Việc sử dụng lược đồ tư duy sẽ không đạt hiệu quả cao khi học sinh không tự giác học tập, giáo viên không thường xuyên kiểm tra việc tự học của học sinh.

* Khuyến nghị

Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn, chúng tôi nhận thấy việc thiết kế và sử dụng lược đồ tư duy vào dạy học Hóa học hữu cơ có thể tiếp cận một cách dễ dàng, thuận lợi và mang lại hiệu quả cao hơn thì cần chú trọng đến một số vấn đề sau:

1. Tăng cường nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên THPT, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên có thể thực hiện phương pháp dạy học theo hướng tích cực, từ đó giáo viên mới có thể phát huy hết được năng lực tư duy độc lập và sáng tạo của mình. Đặc biệt là bồi dưỡng và nâng cao trình độ tin học cho giáo viên.

2. Tăng cường hơn nữa việc đầu tư, trang bị cơ sở vật chất và phương tiện dạy học hiện đại cho các trường THPT để giáo viên có thể áp dụng phương pháp dạy học tích cực, sử dụng sơ đồ tư duy một cách có hiệu quả.

Trong điều kiện thời gian nghiên cứu và thử nghiệm còn hạn chế nên bản luận văn này chắc

chắn còn nhiều khiếm khuyết. Chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý, phê bình của thầy cô,

các chuyên gia và các bạn đồng nghiệp để luận văn này ngày càng hoàn thiện hơn. * Các tài liệu và trang web tham khảo:

1. http://thinkbuzan.com/ 2. …3. ..

14

Page 15: cây lược vàng và sơ đồ tư duy

Thành viên nhóm:

1. Võ Lực2. Hoàng Hữu Thọ3. Nguyễn Ngọc Hãi4. Trần Thị Thu Phương5. Bạch Thị Thiện Mỹ6. Phạm Thị Yến Nhi

15