Case 21 - cdha.info · GIST là một tập hợp con của các u trung mô dạ dày ruột,...

30
Case 21 N, 37 tui, có tiền căn bệnh Crohn, đi khám vì sôi ruột, không đau bụng Ni soi tht bi. Cn làm thêm xét nghim Câu hi 1. Xét nghiệm đó là gì? 2. Làm như thế nào? 3. Thy gì bất thường? Hình 2 Hình 1 R. Joarder et al., Case Studies in Abdominal and Pelvic Imaging, Hình 3 69 DOI: 10.1007/978-0-85729-366-4_21, © Springer-Verlag London Limited 2011

Transcript of Case 21 - cdha.info · GIST là một tập hợp con của các u trung mô dạ dày ruột,...

Case 21

Nữ, 37 tuổi, có tiền căn bệnh Crohn, đi khám vì sôi ruột, không đau bụng

Nội soi thất bại. Cần làm thêm xét nghiệm

Câu hỏi

1. Xét nghiệm đó là gì? 2. Làm như thế nào? 3. Thấy gì bất thường?

Hình 2

Hình 1

R. Joarder et al., Case Studies in Abdominal and Pelvic Imaging,

Hình 3

69

DOI: 10.1007/978-0-85729-366-4_21, © Springer-Verlag London Limited 2011

70

Answers

1. Xét nghiệm đó là CT đại tràng (nội soi đại tràng ảo)

2. Chuẩn bị ruột giống nội soi ống mềm. Đặt ống

sonde trực tràng, bơm hơi. Chụp ở tư thế nằm ngửa

và nằm sấp hay nằm nghiêng. Có thể chụp sau tiêm

thuốc cản quang, chụp cả phổi

3. Có một đoạn đại tràng xuống không giãn ở khi nằm

ngửa (Hình 4 mũi tên đen) và nằm sấp (Hình 5 mũi

tên đen), tương ứng với đoạn hẹp. Do tiền sử có

bệnh Crohn, nên đoạn đại tràng này khả năng là do

viêm. Hình tái tạo đứng dọc (Hình 6 mũi tên trắng)

cho phép đo độ dài của đoạn ruột này dễ dàng

Nhờ kĩ thuật đa dãy đầu dò cho phép chụp CT đại tràng.

Dữ liệu được xử lí không chỉ tạo nên hình cắt ngang, tái

tạo đứng dọc, đứng ngang và còn cho phép nhìn toàn bộ

khung đại tràng, như hình ảnh nội soi. Những tiến bộ về

kĩ thuật tái tạo gần đây cho phép tạo nên mẫu dẹt như là

giải phẩu ảo

Chỉ định CT đại tràng bao gồm nội soi thất bại hay

từ chối nội soi, hoàn tất đánh giá giai đoạn trên một

khối u mà không nội soi qua được. Vai trò của kĩ thuật

Hình 4

Case Studies in Abdominal and Pelvic Imaging

này ngày càng cao, và sẽ gần như thay thế chụp đối

quang kép đại tràng. Lợi thế là dễ chịu hơn, không giảm

tính chính xác, có thể nhìn thấy các cấu trúc bên ngoài

đại tràng

Những người ủng hộ cho rằng kĩ thuật này có thể dùng

để tầm soát đại tràng, ở cả bệnh nhân có triệu chứng và

không có triệu chứng. Có thể phát hiện polyp từ 7mm.

Kĩ thuật này hiện nay chưa được sự chấp nhận của Anh,

nhưng đã được tổng thống Mỹ Obama phê duyệt

Hình 5

Hình 6

Case 21

Điểm mấu chốt

Further Reading

71

Hẹp trong bệnh lý viêm đại tràng có thể

không có triệu chứng

CT đại tràng là một kĩ thuật có tầm quan

trọng ngày càng tăng.

Christensen K, Fidler J, Fletcher J et al (2010) Pictorial review of

colonic polyp and mass distortion and recognition with the

CT virtual dissection technique. Radiographics 30(5):e42

Case 22

Nam, 25 tuổi, tiêu chảy có máu, 15 lần/ngày

Bệnh nhân có nhịp nhanh, đau bụng lan tỏa

Hình XQ bụng đứng (Hình 1)

Câu hỏi

1. Mô tả hình ảnh đại tràng ngang

2. Chẩn đoán phân biệt là gì?

3. Ở bệnh cảnh này, nguyên nhân là gì?

4. Hình bán nguyệt cản quang ở dưới đáy hình (mũi

tên dài Hình 1) là gì?

Hình 1

R. Joarder et al., Case Studies in Abdominal and Pelvic Imaging,

DOI: 10.1007/978-0-85729-366-4_22, © Springer-Verlag London Limited 2011

73

74

Answers

1. Dày thành đại tràng, gọi là ‗dấu ấn ngón tay cái)

(mũi tên ngắn Hình 2), không giãn đại tràng

2. Có nhiều chẩn đoán phân biệt, nhưng hai nguyên

nhân thường gặp nhất là viêm đại tràng thiếu máu

và bệnh lý viêm đại tràng

3. Viêm loét đại tràng

4. Tấm chắn bộ phận sinh dục-bảo vệ bìu khỏi tia xạ,

khi chụp XQ lập lại thường xuyên trong bệnh cảnh

này (mũi tên dài Hình 2)

―Dấu ấn ngón tay cái‖ là dấu hiệu trên XQ của dày phù

nề thành đại tràng, liên quan với viêm đại tràng thiếu

máu, nhưng ở giai đoạn trễ, có tiên lượng xấu. Có thể

thấy ở bệnh lý viêm ruột - đặc biệt megacolon nhiễm

độc. Nguyên nhân khác - chấn thương, nhiễm trùng

(amip), lymphoma, amyloid và lạc nội mạc tử cung - là

những nguyên nhân ít gặp hơn

Điểm mấu chốt

Case Studies in Abdominal and Pelvic Imaging

‗Dấu ấn ngón tay cái‘ là dấu XQ kinh điển

trên XQ bụng

Nguyên nhân thường gặp nhất là viêm đại

tràng thiếu máu và bệnh lý viêm ruột.

Hình 2

Case 23

Nữ, 84 tuổi, xuất huyết tiêu hóa trên cấp (Hb 6.8 g/L). Nội

soi có bất thường, được làm sinh thiết, sau đó chụp CT

(Hình 1a và b)

Câu hỏi

a

1. Hình 1a và b thấy gì?

2. Chẩn đoán là gì?

3. Đặc điểm gì là ác tính?

4. Tổn thương này có biểu hiện lâm sàng như

thế nào?

b

Hình 1

R. Joarder et al., Case Studies in Abdominal and Pelvic Imaging,

DOI: 10.1007/978-0-85729-366-4_23, © Springer-Verlag London Limited 2011

75

76

Trả lời

1. Khối tròn, giới hạn rõ ở đáy vị, không tách rời thành

dạ dày. Có hoại tử trung tâm

2. U trung mô dạ dày-ruột (Gastro intestinal stromal

tumor - GIST)

a

Case Studies in Abdominal and Pelvic Imaging

3. Khả năng ác tính quyết định bởi độ mô học và kích

thước khối u

4. Ở trường hợp này, GIST có thể xuất huyết. Đa số

không có triệu chứng, phát hiện tình cờ khi soi thực

quản-dạ dày và chụp CT.

GIST là một tập hợp con của các u trung mô dạ dày

ruột, xuất phát từ lớp cơ của thành ruột. Tên gọi cũ là u

cơ trơn hay sarcom cơ trơn. Thường thấy ở dạ dày,

nhưng cũng có thể gặp ở bất kì vị trí nào trong ống tiêu

hóa, ruột non là nơi thường gặp thứ hai. U nhỏ và độ ác

thấp hiếm khi di căn, u lớn và độ ác cao thường hay di

căn tới gan và phúc mạc

Hình ảnh là tổn thương tròn, giới hạn rõ, từ thành dạ

dày/ruột Điểm mấu chốt

Nếu thấy khối giới hạn rõ từ thành dạ

dày/ruột, nghĩ đến GIST

Kích thước rất quan trọng, hãy đo đạc

chính xác

GIST kích thước nhỏ có thể phát hiện tình

cờ, cần theo dõi.

b

Further Reading

Vu H Nguyen, MD et al Gastrointestinal Stromal Tumours -

Leiomyoma/Leimyosarcoma: emedicine.medscape.com.

article/369803

Hình 2

Case 24

Nữ, 80 tuổi. Đã được nhập viện cách đây hai tháng vì

đau bụng, siêu âm lúc đó có tổn thương bàng quang, sau

đó, được cắt u bàng quang qua ngã niệu đạo

Bệnh nhân than phiền thay đổi thói quen đi cầu, đau

thượng vị ngắt quãng. Khám không có gì bất thường.

Bệnh nhân từ chối nội soi đại tràng

Bệnh nhân được chụp CT đại tràng

Câu hỏi

1. Thấy gì trên hình CT?

2. Chẩn đoán là gì?

3. Cần làm thêm xét nghiệm gì?

Hình 2

Hình 1

R. Joarder et al., Case Studies in Abdominal and Pelvic Imaging,

DOI: 10.1007/978-0-85729-366-4_24, © Springer-Verlag London Limited 2011

77

78

Trả lời

1. Vùng đậm độ mô mềm ở manh tràng (mũi tên Hình

3). Không thay đổi vị trí và hình dạng ở tư thế nằm

sấp và nằm ngửa. Không thấy hạch phì đại

2. U lớn ở vị trí này, khả năng ác tính

3. Cần chụp CT ngực để đánh giá giai đoạn một cách

hoàn chỉnh. Cần xác định bằng nội soi và sinh thiết

Case Studies in Abdominal and Pelvic Imaging

CT đại tràng (nội soi đại tràng ảo) là phương tiện thay

thế cho những bệnh nhân từ chối nội soi. Kĩ thuật này

ưu thế hơn chụp đối quang kép đại tràng là có thể đánh

giá các cấu trúc bên ngoài đại tràng. Có thể đánh giá phì

đại hạch vùng hay hạch ở xa, di căn xa (như gan). Nếu

đánh giá khả năng ác tính, cần tiêm thuốc, chụp thêm

phần ngực, để tránh tình trạng bệnh nhân quay lại chụp

để đánh giá giai đoạn

Chẩn đoán ác tính trên nội soi đại tràng ảo có thể đủ để

mổ. Tuy nhiên, bệnh nhân cần được chẩn đoán mô học

trước khi tiến hành điều trị.

Điểm mấu chốt

Hình 3

CT đại tràng giúp ích ở bệnh nhân không

muốn nội soi bằng ống mềm

Chụp một lần có thể đánh giá giai đoạn u

Không phải luôn luôn cần có chẩn đoán xác

định bằng mô học

Case 25

Nữ, 20 tuổi, nghi có sỏi túi mật, được làm siêu âm.

Phát hiện khối đồng phản âm, xô đẩy các mạch máu

kế cận trong gan phải. MRI tiêm Gd-BOPTA (Hình

1: T1, Hình 2: T2, Hình 3: thì động mạch, Hình 4: thì

tĩnh mạch, Hình5: thì cân bằng, Hình 6: thì gan-mật)

Hình 1

R. Joarder et al., Case Studies in Abdominal and Pelvic Imaging,

Câu hỏi

1. Mô tả tín hiệu tổn thương ở T1 và T2 2. Mô tả cách bắt thuốc tương phản của tổn thương 3. Mô tả cách bắt thuốc tương phản vùng trung tâm

nhỏ của tổn thương 4. Chẩn đoán là gì? Hình 2

79

DOI: 10.1007/978-0-85729-366-4_25, © Springer-Verlag London Limited 2011

80

Hình 3

Hình 4

Hình 5

Hình 6

Case Studies in Abdominal and Pelvic Imaging

Case 25

Trả lời

1. Tổn thương đồng đậm độ trên T1 và T2, vùng trung

tâm đậm độ thấp trên T1 (mũi tên Hình 7), cao trên

T2 (mũi tên Hình 8)

2. Tổn thương bắt thuốc mạnh thì động mạch và tĩnh

mạch, thải thuốc thì cân bằng, bắt thuốc trung bình

thì gan-mật (ngôi sao Hình 9-12)

3. Nốt trung tâm bắt thuốc kém thì động mạch và tĩnh

mạch, bắt thuốc trung bình thì cân bằng (‗bắt thuốc

thì muộn‘), đồng tín hiệu thì gan mật (mũi tên

H9-12)

4. Tăng sản dạng nốt lành tính (FNH)

Hình 7

Hình 8

81

Trường hợp này minh họa hình ảnh MRI điển hình

(tín hiệu, cách bắt thuốc) của FNH. Tổn thương có tín

hiệu trung gian trên T1 và T2, bắt thuốc mạnh, thải

thuốc nhanh, bắt thuốc thì gan mật (do tế bào gan còn

hoạt động trong tổn thương-so sánh với Case 46). Vùng

trung tâm là sẹo xơ, tín hiệu thấp trên T1, cao trên T2,

bắt thuốc trễ

FNH là u gan lành tính thường gặp thứ nhì (sau

hemangioma). Được cho là phản ứng tăng sản (không

tân sinh) tế bào gan đối với bất thường mạch máu bẩm

sinh. FNH được cấp máu bởi động mạch gan (bắt thuốc

sớm, thải thuốc ở các thì sau).

Hình 9

Hình 10

82

Hình 11

Case Studies in Abdominal and Pelvic Imaging

Đa phần FNH nhỏ, giới hạn rõ ở thùy phải. 90% nhỏ

hơn 5cm. Trường hợp bệnh nhân này ít gặp

Đa phần gặp FNH ở phụ nữ trẻ, tuổi sinh sản, dùng

thuốc ngừa thai dạng uống có thể thúc đẩy sự phát

triển nhưng không kích thích sự tăng trưởng (không

giống adenoma, u lớn lên suốt thai kì hoặc khi uống

thuốc ngừa thai dạng uống)

FNH không hoại tử, xuất huyết hay thay đổi ác

tính (phân biệt với adenoma)

Đa phần FNH có thể chẩn đoán chính xác trên

hình ảnh (đặc biệt MRI với gado-BOPTA hoặc siêu

âm có chất tương phản). Ở một số ít bệnh nhân có thể

sinh thiết, nhưng kết quả mô học thường khó xác định. Điểm mấu chốt

Hình 12

Tổn thương bao gồm tế bào gan còn hoạt động nhưng

không dẫn lưu mật nên bắt thuốc ở thì gan mật – so với

case 46

FNH là phản ứng tăng sản không tân sinh

đến với bất thường mạch máu bẩm sinh

FNH là u lành tính thường gặp thứ nhì ở

phụ nữ tuổi sinh sản

Không có nguy cơ chảy máu, hoại tử hay

tiềm năng ác tính

MRI có cản từ và siêu âm có tương phản

giúp chẩn đoán.

20% số ca FNH, đặc biệt tổn thương lớn, có sẹo

trung tâm bắt thuốc muộn Further Reading

Jang HJ, Yu H, Kim TK (2009) Imaging of focal liver lesions.

Semin Roentgenol 44:266-282

Case 26

Nam, 74 tuổi, đau hông lưng trái 2 tuần, tiểu máu đại thể.

Bệnh nhân được chụp CT (Hình 1a – c và 2a-b)

a

Câu hỏi

1. Được chụp loại CT gì?

2. Hình 1a thấy gì, mũi tên ở H1b và c chỉ gì?

3. Hình 1a-c được chụp khi nào?

4. Hình 2a và b thấy gì?

5. Hình 2a và b được chụp khi nào?

6. Chẩn đoán là gì?

Hình 1

R. Joarder et al., Case Studies in Abdominal and Pelvic Imaging,

DOI: 10.1007/978-0-85729-366-4_26, © Springer-Verlag London Limited 2011

83

84

b

c

a

b

Case Studies in Abdominal and Pelvic Imaging

Hình 1 (tiếp theo)

Hình 2

Case 26

Trả lời

1. CT hệ niệu

2. Thận trái ứ nước, niệu quản trái dãn. Mũi tên chỉ khối

đậm độ mô lấp vào phần xa niệu quản trái, ngay phía

trên chỗ nối niệu quản-bàng quang (VUJ)

3. Chụp ở thì động mạch

4. Hình tái tạo hình đứng dọc và đứng ngang, với hình

khuyết thuốc ở phần xa niệu quản trái (Hình 3a và b)

a

b

85

5. Chụp ở thì tĩnh mạch (khoảng 15 phút)

6. Ung thư tế bào chuyển tiếp (TCC) của đoạn xa

niệu quản trái, gây tắc nghẽn

Với sự gia tăng sử dụng MDCT, nhiều bệnh viện dần thay

thế XQ hệ niệu có cản quang (IVU) bằng CT hệ niệu trong

các bệnh lý đau quặn thận hay tiểu máu dai dẳng. Protocol

của CT hệ niệu thay đổi, ở bệnh viện chúng tôi, chụp hai

thì động mạch và thì muộn (15 phút sau khi tiêm thuốc)

cho bệnh lý tiểu máu. Ở thì động mạch, chúng ta có thể

đánh giá u, vì mô u tăng quang ở thì này, và cung cấp cho

các nhà phẫu thuật chi tiết động mạch cấp máu cho bên

thận có u. Thì động mạch, hệ thống đài bể thận chưa tăng

quang, giúp đánh giá sỏi. Thì bài tiết giúp phát hiện tổn

thương khuyết thuốc như trường hợp này. Chúng tôi

không chụp thì không cản quang, ngoại trừ khảo sát cho

bệnh nhân bị đau quặn thận (lúc này chỉ chụp duy nhất thì

không tiêm thuốc)

CT hệ niệu còn cho phép đánh giá các cơ quan khác

trong bụng-chậu. Ở thì động mạch, nếu phát hiện ung thư

tế bào thận, nên chú ý phát hiện tổn thương di căn giàu

mạch máu. Nếu phát hiện u thận, cần chụp thêm CT ngực

Điểm m Điểm mấu chốt

Ở nhiều bệnh viện, CT hệ niệu dần thay thế

XQ hệ niệu có cản quang (IVU) truyền

thống

CT hệ niệu cung cấp nhiều thông tin hơn,

như đánh giác khối u thận chính xác hơn,

phát hiện di căn gan và hạch lympho

Chụp hai thì giúp giảm liều chiếu xạ xuống

Reference

1. Caoili E.M, Cohen R (2006) CT urography: technique and

applications RSNA Categorical Course in Diagnostic

Hình 3 Radiology: Genitourinary Radiology 11-22

Case 27

Nam, 82 tuổi, nhập cấp cứu vì lơ mơ, thở nhanh và không tiểu được. Có tiền căn xạ trị vùng cổ 6 tháng trước đây. Bệnh nhân có thiếu máu, với Hb là 7.6, bạch cầu tăng. Cấy nước tiểu có Proteus. Bệnh nhân được chụp CT bụng chậu thì tĩnh mạch để loại trừ bệnh lý thuyên tắc

Câu hỏi

1. Bất thường gì ở ba lát cắt trên

2. Chẩn đoán là gì?

Hình 1

R. Joarder et al., Case Studies in Abdominal and Pelvic Imaging,

Hình 2

Hình 3

87

DOI: 10.1007/978-0-85729-366-4_27, © Springer-Verlag London Limited 2011

88

Trả lời

1. Tràn dịch màng phổi trái vùng đáy (H4, mũi tên

dài), và đậm độ thấp bất thường quanh lách (mũi

tên ngắn). Tụy lớn lan tỏa, hạch phì đại rốn gan (H5

mũi tên trắng và đen). Hai thận lớn lan tỏa, tăng

quang kém vùng ngoại biên (H6, mũi tên). Bể thận

phải lớn nhẹ.

2. Bệnh nền là lymphoma. Được điều trị lymphoma tế

bào mantle. Đây là bệnh lý hạch vùng cổ

40% bệnh nhân bị lymphoma có bệnh lý ngoài hạch,

thường gặp ở non-Hodgkin‘s lymphoma hơn ở

Hodgkin‘s lymphoma. Bệnh lý ngoài hạch vùng bụng

thường gặp nhất là ở lách, tiếp đến là gan, ống tiêu hóa,

tụy, thành bụng, đường niệu dục, thượng thận, khoang

phúc mạc và đường mật.

Bệnh lý ngoài hạch thường gặp ở tế bào mantle, nguyên

bào lympho, Burkitt‘s and mucosa-associated

lymphoid tissue (MALT) lymphomas. Bệnh liên quan

với AIDS và rối loạn tăng sinh mô lympho sau ghép

Hình 4

Case Studies in Abdominal and Pelvic Imaging

tạng ( post-transplantation lymphoproliferative

Disorder - PTLD) là bệnh lý ngoài hạch

Ảnh hưởng đến tụy do sự lan tràn từ hạch, gặp ở

30% NHL. Thận ít bị ảnh hưởng hơn (3-8%), nhưng là

vị trí thường bị nhất của hệ tiết niệu. Tổn thương có thể

là khối đơn độc, hay nhiều khối, lan trực tiếp hay thâm

nhiễm lan tỏa

Hình 5

Hình 6

Case 27

Điểm mấu chốt

Further Reading

89

Lymphoma ngoài hạch thì thường gặp và

lách là vị trí thường gặp nhất trong ổ bụng.

Đặc điểm của bệnh lý ngoài hạch là phì đại

các cơ quan lan tỏa.

W. Lee, E. Lau, V. Duddalwar, A. Stanley, Y. Ho. Abdominal

Manifestations of Extranodal Lymphoma: Spectrum of

Imaging Findings. AJR 2008; 191:198–206

Case 28

Nam, 75 tuổi, đau bụng ¼ trên phải. Siêu âm có sỏi

túi mật, được cắt túi mật nội soi. Phẫu thuật khó khăn,

hai ngày sau phẫu thuật, bệnh bệnh đau bụng, được

chụp CT (Hình 1). Dịch quanh gan được hút ra là dịch

mật, bệnh nhân được đặt stent đường mật bằng ERCP

(Hình 2). Một năm sau bệnh nhân bị vàng da, được

làm ERCP (Hình 3). Hai năm sau vàng da lại, đau

bụng ngắt quãng. Chụp CT (Hình 4 và 5), MRI (Hình

6 T2 cắt ngang).

Hình 1

R. Joarder et al., Case Studies in Abdominal and Pelvic Imaging,

Câu hỏi

1. Mô tả hố túi mật ngay sau phẩu thuật (Hình 1)

2. Mô tả hình ảnh ERCP trên Hình 2 và Hình 3

3. Mô tả và giải thích dấu hiệu trên CT và MRI

(Hình 4-6)

Hình 2

91

DOI: 10.1007/978-0-85729-366-4_28, © Springer-Verlag London Limited 2011

92

Hình 3

Hình 4

Hình 5

Hình 6

Case Studies in Abdominal and Pelvic Imaging

Case 28

Trả lời

1. Sỏi mật trong hố túi mật - sỏi rớt ra trong phẫu thuật

nội soi (mũi tên Hình 7)

2. ERCP lần đầu cho thấy rò cản quang từ cây từ cây

đường mật vào hố túi mật (mũi tên dài Hình 8) và

vào ống dẫn lưu sau phẫu thuật (mũi tên ngắn Hình

8). ERCP lần thứ hai thấy sỏi mật trong ống mật

chủ (mũi tên Hình 9), được lấy sỏi

3. Sỏi mật (mũi tên dài Hình 10-12) di chuyển từ hố

túi mật và phân tán trong bụng, bao quanh bởi dịch

đóng kén (mũi tên ngắn Hình 10-12)

Trường hợp này mô tả vài biến chứng của phẫu thuật

cắt túi mật

Đầu tiên, rò mật. Thường từ đoạn ống túi mật còn

lại, hoặc từ những ống Luschka nhỏ từ gan phải đổ trực

Hình 8

93

Hình 7

Hình 9

94

Case Studies in Abdominal and Pelvic Imaging

Hình 12

Hình 10

Thứ ba, có nhiều ổ áp xe trong ổ bụng, quanh những

sỏi túi mật rơi rớt vào ổ bụng khi cắt túi mật. Phẫu thuật

lấy sỏi, dẫn lưu ổ áp xe

Điểm mấu chốt

Hình 11

tiếp vào túi mật. Như trường hợp này, rò mật thường đáp

ứng với stent đường mật và dẫn lưu/hút dịch (đặt biệt nếu

dịch nhiễm trùng)

Cắt túi mật thỉnh thoảng có biến chứng Rò mật đáp ứng với đặt stent đường mật

qua ngã nội soi

MRCP đánh giá tốt nhất vàng da sau mổ

cắt túi mật vì siêu âm có độ nhạy thấp khi

đánh giá sỏi ống mật chủ

Sỏi mật rơi rớt có thể không triệu chứng,

nhưng cũng có thể tạo áp xe hay những

biến chứng khác.

Thứ hai, bệnh nhân bị vàng da do sỏi đường mật - có

thể sót do không đánh giá trước khi cắt túi mật, hay sỏi

rơi vào đường mật trong lúc mổ, hay hình thành sỏi trong

ống mật chủ sau khi mổ. Sỏi được lấy ra qua nội soi

Further Readings

Pinkas H, Brady PG. (2008) Biliary leaks after laparoscopic

cholecystectomy: time to stent or time to drain. Hepatobiliary

Pancreat Dis Int 7(6):628-32

Singh AK, Levenson RB, Gervais DA, et al. (2007) Dropped

gallstones and surgical clips after cholecystectomy: CT

assessment. J Comput Assist Tomogr 31(5):758-62

Case 29

Nữ, 76 tuổi, nhập cấp cứu vì không đi tiêu và đau bụng

1 tuần. Có táo bón mạn tính. Khám có chướng bụng, sờ

thấy khối lan tỏa. XQ bụng (hình 1) và CT bụng (Hình

2a – c).

Câu hỏi

1. Hình 1 cho thấy gì?

2. Dấu hiệu này cho thấy gì?

3. Chẩn đoán là gì?

4. CT giúp ích gì/loại trừ được gì?

Hình 1

R. Joarder et al., Case Studies in Abdominal and Pelvic Imaging,

DOI: 10.1007/978-0-85729-366-4_29, © Springer-Verlag London Limited 2011

95

96

a

c

Hình 2

b

Case Studies in Abdominal and Pelvic Imaging

Case 29

Trả lời

1. Đại tràng sigma dãn, chiếm cả ổ bụng

2. Dấu hiệu ‗hạt cà phê‘ (Hình 3, mũi tên chỉ rãnh trung

tâm của hạt cà phê). Trên phim XQ bụng đứng,

đường cản quang trung tâm tạo bởi quai ruột sigma

dãn xoắn quanh mạc treo

3. Xoắn sigma

4. Phim XQ bụng đứng giúp chẩn đoán ở trường hợp

này. Nếu còn nghi ngờ, CT là giúp xác định chẩn

đoán, đánh giá thiếu máu và/hoặc thủng, và tìm

nguyên nhân khác gây đau và dãn các quai ruột.

Mũi tên ở Hình 4a và b chỉ vị trí xoắn, giống hình dạng

‗mỏ chim‘. Hình 4c là hình CT của dấu hiệu ‗hạt cà phê‘

Xoắn sigma là nguyên nhân thường gặp của tắc đại

tràng. Ở phương tây, xoắn sigma là nguyên nhân đứng

thứ 3, sau ung thư và hẹp do túi thừa, đặc biệt thường gặp

ở phụ nữ lớn tuổi có tiền căn táo bón và dùng thuốc

nhuận trường. Ở Nam Mỹ, bệnh có mối liên quan với

bệnh Chagas và ở Châu Phi liên quan với chế độ ăn

kiêng chất xơ, nhóm tuổi mắc bệnh thường trẻ hơn so với

phương tây.

97

Hình 3

Ở phương tây, tỉ lệ tử vong khoảng 20%, đặc biệt

ở bệnh nhân lớn tuổi. Khoảng 80% được chẩn đoán

dựa vào XQ bụng đứng, và vì vậy, điều trị nhanh,

không cần dùng các phương tiện hình ảnh khác

98

Hình 4

Điểm mấu chốt

Case Studies in Abdominal and Pelvic Imaging

Reference

80% xoắn sigma có thể chẩn đoán trên

XQ bụng đứng

Tìm dấu hiệu ‗hạt cà phê‘ (Hình 3)

Tỉ lệ tử vong là 20%, điều trị trễ tăng nguy

cơ thiếu máu và/hoặc thủng

1. Deborah Feldman (2000) The coffee bean sign. Radiology

216, 178-179

Case 30

Nam, 80 tuổi, nhập cấp cứu vì đau đầu cấp. Bệnh

nhân cũng than đau lan từ ngực xuống bụng. Có tiền

căn khí phế thủng, đang dùng wafarin để điều trị rung

nhĩ Khám huyết áp thấp, không có thiếu máu Bệnh nhân được chụp XQ phổi, và vì huyết áp vẫn thấp, được chụp CT

Hình 1

R. Joarder et al., Case Studies in Abdominal and Pelvic Imaging,

Câu hỏi

1. Thấy gì ở hình XQ?

2. Hình CT cho thấy gì?

3. Những lựa chọn điều trị là gì?

Hình 2

99

DOI: 10.1007/978-0-85729-366-4_30, © Springer-Verlag London Limited 2011

100

Hình 3

Hình 4

Case Studies in Abdominal and Pelvic Imaging

Case 30

Trả lời

1. Hình XQ phổi cho thấy động mạch chủ ngực bung,

đoạn gốc rộng. Vùng tăng đậm độ giới hạn không rõ

ở phổi phải, ngang mức xương sườn số 9

2. Hình 5 ở ngang mức động mạch thận trái. Bóc tách

động mạch chủ bụng (mũi tên đen). Thấy chất cản

quang trong động mạch thận trái (mũi tên trắng).

Hình 3 ngay dưới chỗ chia động mạch chậu. Bóc tách

kéo dài đến động mạch chậu chung hai bên. Hình 6

cắt qua ngực thấy bóc tách cả đoạn lên và đoạn xuống

động mạch chủ ngực. Vùng tăng đậm độ trên XQ

phổi tương ứng với u phổi phát hiện tình cờ

3. Để biết mức độ bóc tách, cần dùng hình ảnh. Có thể

lựa chọn phẩu thuật mở cửa sổ (fenestration), nếu có

thiếu máu nặng, ví dụ như thiếu máu ở ruột, chân,

thận, nhưng không ảnh hưởng tưới máu não.

101

Hình 6

Vài trung tâm dùng tuần hoàn ngoài cơ thể khi phẫu

thuật thay đoạn lên và đặt stent graft cung động

mạch chủ ngực.

Bóc tách toàn bộ động mạch chủ đến động mạch chậu

chiếm khoảng 5% trong bóc tách động mạch chủ ngực.

Điểm dừng thường là động mạch chậu trái, 10% là ở cả

hai động mạch. Nếu không được phẫu thuật, tiên lượng

rất xấu

MDCT được dùng để chẩn đoán mức độ lan rộng của

bóc tách trong bệnh cảnh cấp tính

Điểm mấu chốt

Hình 5

Bóc tách động mạch chủ ngực lan xuống

động mạch chủ bụng ít gặp

Tiên lượng rất xấu nếu không phẩu thuật