Cap do van hoa an toan

15
CẤP ĐỘ VÀ MÔ HÌNH

Transcript of Cap do van hoa an toan

Page 1: Cap do van hoa an toan

CẤP ĐỘ VÀ MÔ HÌNH

Page 2: Cap do van hoa an toan

Văn hóa an toàn của một công ty là sự kết hợp của văn hóa của từng cá nhân và văn hóa của công ty.

Văn hóa an toàn của cá nhân chính là cách cư xử, suy nghĩ, hành động của mỗi cá nhân liên quan đến vấn đề an toàn

Page 3: Cap do van hoa an toan

Kém: Đó là những công ty mà trách nhiệm về

an toàn không rõ ràng, an toàn chỉ tồn tại về mặt hình thức.

Các quy định về an toàn không được phổ biến và làm theo, những người có trách nhiệm nói một đằng làm một nẻo, những vi phạm về an toàn xảy ra hoặc là bị trừng phạt hoặc là che giấu mà không được báo cáo cho các bên liên quan

Page 4: Cap do van hoa an toan

Thụ động: theo thuật ngữ của Việt Nam là mất bò

mới lo làm chuồng, là văn hóa an toàn ở cấp độ cao hơn một chút.

Chỉ sau khi xảy ra sự cố mới tiến hành khắc phục những khiếm khuyết và lỗ hổng trong vấn đề an toàn ở mức cục bộ chứ không giải quyết vấn đề ở mức độ cao hơn là lỗi hệ thống.

Page 5: Cap do van hoa an toan

Tích cực: văn hóa an toàn ăn sâu vào trong hoạt động

của công ty. Công ty có một hệ thống quản lí an toàn được áp dụng một cách tích cực trong các hoạt động hằng ngày, lực lượng lao động và quản lí có hiểu biết sâu sắc về an toàn công nghệ và an toàn cá nhân.

Mỗi một hành động của mỗi cá nhân và của công ty đều có dấu ấn của văn hóa an toàn Ví dụ, nhà máy chấp nhận rủi ro mất sản lượng khi tiến hành thử các van đóng khẩn cấp an toàn theo định kì bảo dưỡng.

Page 6: Cap do van hoa an toan

Báo cáo những sự cố, những điều kiện thiếu an toàn (Reporting culture)

Một hệ thống báo cáo hiệu quả là điều kiện tiên quyết để xây dựng nên một nền văn hóa an toàn. Mục đích của báo cáo là để ghi nhận sau đó tìm hiểu nguyên nhân của sự cố và có các biện pháp khắc phục để tránh sự lặp lại. Với các tình trạng không an toàn, là để ngăn ngừa sớm sự phát sinh tai nạn v.v.

Ví dụ cụ thể là khi nhân viên vận hành thấy dấu hiệu rò rỉ của khí, ga v.v mà không kịp thời báo cáo để khắc phục thì có thể dẫn đến tai nạn cháy nổ lớn hơn nhiều.

Văn hóa báo cáo an toàn chỉ có thể được hình thành nếu có một hệ thống hướng dẫn cụ thể về báo cáo sự cố. Hệ thống này quy định cụ thể những loại sự cố nào cần phải báo cáo, ai là người chịu trách nhiệm báo cáo, ai là người quyết định phải điều tra thêm để tìm hiểu nguyên nhân trực tiếp cũng như hệ thống, một hệ thống biểu mẫu trên giấy hoặc điện tử mà mọi người có thể sử dụng để báo cáo. Ví dụ các sự cố phải báo cáo như: tai nạn, các điều kiện thiếu an toàn, các lỗi đã xảy ra trong quá trình vận hành, tình trạng các thiết bị an toàn, sự cố tràn dầu hoặc hóa chất, người bị thương nhẹ v.v.

Page 7: Cap do van hoa an toan

Báo cáo những sự cố, những điều kiện thiếu an toàn (Reporting culture)

Một hệ thống báo cáo hiệu quả là điều kiện tiên quyết để xây dựng nên một nền văn hóa an toàn. Mục đích của báo cáo là để ghi nhận sau đó tìm hiểu nguyên nhân của sự cố và có các biện pháp khắc phục để tránh sự lặp lại. Với các tình trạng không an toàn, là để ngăn ngừa sớm sự phát sinh tai nạn v.v.

Ví dụ cụ thể là khi nhân viên vận hành thấy dấu hiệu rò rỉ của khí, ga v.v mà không kịp thời báo cáo để khắc phục thì có thể dẫn đến tai nạn cháy nổ lớn hơn nhiều.

Văn hóa báo cáo an toàn chỉ có thể được hình thành nếu có một hệ thống hướng dẫn cụ thể về báo cáo sự cố. Hệ thống này quy định cụ thể những loại sự cố nào cần phải báo cáo, ai là người chịu trách nhiệm báo cáo, ai là người quyết định phải điều tra thêm để tìm hiểu nguyên nhân trực tiếp cũng như hệ thống, một hệ thống biểu mẫu trên giấy hoặc điện tử mà mọi người có thể sử dụng để báo cáo. Ví dụ các sự cố phải báo cáo như: tai nạn, các điều kiện thiếu an toàn, các lỗi đã xảy ra trong quá trình vận hành, tình trạng các thiết bị an toàn, sự cố tràn dầu hoặc hóa chất, người bị thương nhẹ v.v.

Page 8: Cap do van hoa an toan

Văn hóa công bằng (Just culture) Một nền văn hóa công bằng là yếu tố thứ hai và là thành

phần hỗ trợ quan trọng của yếu tố thứ nhất. Những lối ứng xử chấp nhận và không chấp nhận được phân biệt rạch ròi bởi từng cá nhân và những người quản lí. Ví dụ những vi phạm về an toàn mà không phải do lỗi cố ý của mỗi cá nhân thì những người có liên quan sẽ không phải chịu những trách nhiệm cá nhân, với những lỗi cố ý thì các biện pháp trừng phạt mới được áp dụng. Đồng thời có những biện pháp khuyến khích và khen thưởng những nhân viên tham gia tích cực vào việc báo cáo và điều tra sự cố cũng như các điều kiện làm việc nguy hiểm.

Nếu những đóng góp tích cực không được ghi nhận thì rất có thể lần sau những sự việc tương tự sẽ không bao giờ được báo cáo lên. Một ví dụ cụ thể là nếu một người nhân viên vận hành báo cáo về một sơ suất trong quá trình làm việc mà có thể dẫn tới điều kiện làm việc không an toàn thì người nhân viên đó không bị trừng phạt mà còn có thể được khen thưởng vì thái độ trung thực.

Page 9: Cap do van hoa an toan

Văn hóa học hỏi (Learning culture) Học hỏi từ những kinh nghiệm của chính bản

thân mình và kinh nghiêm đã xảy ra từ những nới khác. Đã có nhiều tai nạn xảy ra với những nguyên nhân gần giống nhau nên cần phải tiếp thu những bài học từ những sự cố xảy ra ngay tại nhà máy và những nơi khác. Sau khi những nguyên nhân của sự cố đã được phát hiện, các bài học phải được chia sẻ và nhân rộng không những trong phạm vi nhà máy mà còn với những nhà máy khác tương tự.

Khái niệm học hỏi cũng bao gồm cả học hỏi những kinh nghiệm tích cực, áp dụng “best practices” vào quá trình vận hành nhà máy của mình.

Page 10: Cap do van hoa an toan
Page 11: Cap do van hoa an toan

Hành vi: NV sẵn sàng vi phạm các qui định an toàn khi vắng mặt người quản lý, giám sát.

Mô hình tổ chức: PHỤ THUỘC, khi tổ chức có nhiều cá nhân chỉ tuân thủ khi có người quản lý. Tai nạn lao động ở các tổ chức này thường xảy ra bất ngờ khi có sự lỏng lẻo trong quản lý, giám sát. Việc ứng phó rất bị động, bối rối.

Cấp độ: TUÂN THỦ, NV tuân thủ các qui định an toàn 1 cách khiên cưởng và dưới áp lực bắt buộc phải thực hiện. Họ không hề nhận ra tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tuân thủ để đảm bảo an toàn cho chính mình.

Page 12: Cap do van hoa an toan

Hành vi: KỸ NĂNG CÁ NHÂN, NV suy nghĩ và hành động sao cho an toàn nhất để đảm bảo không xảy ra TNLĐ cho chính mình.

Mô hình tổ chức: ĐỘC LẬP, sự cải thiện liên tục các hành vi an toàn ở nhân viên dần dần tạo thành mô hình tổ chức gọi là độc lập. Trong những doanh nghiệp có mô hình này, nhân viên ý thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tuân thủ để đảm bảo an toàn đối với bản thân và gia đình mình.

Cấp độ: HỆ THỐNG, ở cấp độ nầy, sự tôn trọng an toàn và tính mạng của bản thân là trên hết, họ tuân thủ và thực hành an toàn không phải vì có hay không có quản lý, giám sát túc trực bên cạnh mà vì họ không muốn bản thân bị tai nạn, không muốn gia đình họ chịu bất hạnh và hậu quả khi có người thân bị tai nạn.

Page 13: Cap do van hoa an toan

Hành vi: KỸ NĂNG NHÓM, trong sinh hoạt và công việc hàng ngày coi nhau như anh chị em trong 1 gia đình. Thời gian qua đi lâu dần hình thành thói quen của tất cả mọi người: thói quen quan tâm lẫn nhau vì sự an toàn của mọi người. Một tập thể của những con người có lợi ích gắn bó, sẵn sàng nắm chặt tay nhau cùng vượt qua thử thách để đưa tập thể vững mạnh và phát triển. Họ xem thành công của doanh nghiệp cũng chính là thành công của mỗi cá nhân , tập thể và họ rất tự hào với những nổ lực mang lợi ích cho tập thể

Mô hình tổ chức: LIÊN KẾT ĐỘC LẬP, các nhân viên quan tâm đến nhau, cùng hổ trợ lẫn nhau để phát triển và hoàn thành công việc một cách tốt nhất và an toàn nhất. Người ta nhìn thấy một hình ảnh gắn kết tuyệt vời ơ doanh ngiệp, nơi tồn tồn tại 1 thứ văn hoá: đó là văn hoá an toàn. Những con người ở nơi đó không chấp nhận để cho xảy ta TNLĐ hoặc bệnh NN cho chính bản thân và các đồng nghiệp xung quanh.

Cấp độ: VĂN HOÁ, cùng với những cam kết và nổ lực không ngừng nghỉ của 1 tập thể đoàn kết từ GĐ, chủ tịch CĐ cho đến lao công, bảo vệ.

Page 14: Cap do van hoa an toan
Page 15: Cap do van hoa an toan

CHÂN THÀNH CẢM ƠN SỰ QUAN TÂM CỦA CÁC BẠN