Camels Bidv

34
Chủ đề thảo luận Quản Trị Ngân Hàng: Phân tích đánh giá hoạt động & tính hiệu quả của tài sản của ngân hàng BIDV theo mô hình CAMELS. A- MỤC TIÊU DÀI HẠN Trong bối cảnh nền kinh tế trong và ngoài nước diễn biến phức tạp, mục tiêu của BIDV là tiếp tục khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu của đất nước, luôn theo sát diễn biến thị trường tàichính tiền tệ để đưa ra những sách lược nhằm đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất, góp phần thực thihiệu quả chính sách tiền tệ, chính sách kinh tế vĩ mô, thực hiện chủ trương thúc đẩy tăng trưởng,chống suy giảm kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội. Để thực hiện thành công những mục tiêu đã hoạch định, BIDV sẽ tập trung vào một số nội dung trọng yếu sau: Thứ nhất, đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống, gia tăng nguồn vốn đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế đất nước, góp phần có hiệu quả trong việc kiềm chế lạm phát, bình ổn tiền tệ, ổn định kinh tế vĩ mô. Thứ hai, hoàn thành đồng bộ, toàn diện tất cả các chỉ tiêu kế hoạch 2011, tạo nền tảng vữngchắc cho việc thực hiện kế hoạch chiến lược năm 2011 - 2015, tầm nhìn 2020. Thứ ba, chuyển dịch mạnh cơ cấu kỳ hạn của nguồn vốn theo hướng tăng trưởng huy độngvốn trung dài hạn; cơ cấu lại và nâng cao chất lượng tài sản nợ-có; đẩy mạnh hơn nữa hoạt

description

Chủ đề thảo luận Quản Trị Ngân Hàng:Phân tích đánh giá hoạt động & tính hiệu quả của tài sản của ngân hàng BIDV theo mô hình CAMELS. A- MỤC TIÊU DÀI HẠN Trong bối cảnh nền kinh tế trong và ngoài nước diễn biến phức tạp, mục tiêu của BIDV là tiếp tục khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu của đất nước, luôn theo sát diễn biến thị trường tàichính tiền tệ để đưa ra những sách lược nhằm đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất, góp phần thực thihiệu quả chính sách tiền tệ, chính sách kinh tế vĩ mô,

Transcript of Camels Bidv

Page 1: Camels Bidv

Chủ đề thảo luận Quản Trị Ngân Hàng:

Phân tích đánh giá hoạt động & tính hiệu quả của tài sản của ngân hàng BIDV theo mô hình

CAMELS.

A- MỤC TIÊU DÀI HẠN

Trong bối cảnh nền kinh tế trong và ngoài nước diễn biến phức tạp, mục tiêu của BIDV là

tiếp tục khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu của đất nước, luôn theo sát diễn biến thị

trường tàichính tiền tệ để đưa ra những sách lược nhằm đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất, góp

phần thực thihiệu quả chính sách tiền tệ, chính sách kinh tế vĩ mô, thực hiện chủ trương thúc

đẩy tăng trưởng,chống suy giảm kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội. Để thực hiện thành công

những mục tiêu đã hoạch định, BIDV sẽ tập trung vào một số nội dung trọng yếu sau:

Thứ nhất, đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống, gia tăng nguồn vốn đáp ứng nhu

cầu phát triển kinh tế đất nước, góp phần có hiệu quả trong việc kiềm chế lạm phát, bình

ổn tiền tệ, ổn định kinh tế vĩ mô.

Thứ hai, hoàn thành đồng bộ, toàn diện tất cả các chỉ tiêu kế hoạch 2011, tạo nền tảng

vữngchắc cho việc thực hiện kế hoạch chiến lược năm 2011 - 2015, tầm nhìn 2020.

Thứ ba, chuyển dịch mạnh cơ cấu kỳ hạn của nguồn vốn theo hướng tăng trưởng huy

độngvốn trung dài hạn; cơ cấu lại và nâng cao chất lượng tài sản nợ-có; đẩy mạnh hơn

nữa hoạt động ngân hàng bán lẻ trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại; phấn đấu cải

thiện hơn nữa xếp hạng năng lực tài chính của BIDV.

Thứ tư, tiếp tục thực hiện các công việc trong lộ trình cổ phần hóa BIDV, chuẩn bị

nhữngđiều kiện tốt nhất cho NHTMCP BIDV hoạt động và hướng tới xây dựng Tập

đoàn Tàichính Ngân hàng BIDV theo mô hình Công ty mẹ - con.

Thứ năm, thông qua hoạt động đầu tư hợp tác kinh tế, đầu tư thương mại, kết nối có

hiệuquả thị trường tài chính Việt Nam với các thị trường các nước trong khu vực, nâng

tầm ảnhhưởng và vị thế của BIDV tại các thị trường nước ngoài.

B- PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG QUA MÔ HÌNH CAMELS.

I. Phân tích mức độ an toàn vốn (C-Capital adequacy).

Page 2: Camels Bidv

Các chỉ tiêu sử dụng để phân tích:

- CAR

- Hệ số tự tài trợ VCSH/TTS

- Cơ cấu tiền gửi

Nội dung phân tích:

1. CAR (Vốn tự có/ Tổng TS có rủi ro).

2007 2008 2009 2010 20110

2

4

6

8

10

1211

8.949.53 9.32

11.07

CAR của BIDV (%)

VỐN CHỦ SỞ HỮU 31/12/2011 (tr.đ) 31/12/2010 (tr.đ)

Vốn & các quỹ

Vốn của TCTD 15.061.920 16.559.859

Vốn điều lệ 12.947.563 14.599.713

Vốn mua sắm TSCĐ 1.911.115 1.916.971

Vốn khác 203.242 43.175

Quỹ của TCTD 7.944.327 5.895.916

Chênh lệch tỷ giá hối

đoái

302.447 383.626

Chênh lệch đánh giá lại

tài sản

- 11.227

Lợi nhuận chưa phân phối 1.081.761 1.081.761

Page 3: Camels Bidv

TỔNG VỐN CHỦ SỞ

HỮU

24.390.455 24.219.730

Cơ cấu vốn chủ sở hữu năm 2010 và 2011 (Đơn vị: tr.đồng)

BIDV duy trì tương đối tốt tốt yêu cầu đảm bảo an toàn vốn cho hoạt động của mình.

Hệ số CAR của BIDV luôn đảm bảo theo quy định tối thiếu về hệ số an toàn vốn.

Hệ số CAR năm 2011 theo tiêu chuẩn VAS đạt 10.28% (quy định tối thiểu của

NHNN là 9% theo thông tư 13). Với hệ số CAR như trên giúp BIDV có thể đảm bảo

được viêc hỗ trợ thanh toán các khoản nợ đến hạn, cũng như hỗ trợ thêm các hoạt

động kinh doanh của NH.

Hệ số CAR của BIDV có xu hướng tăng, đến 2010 có giảm so với 2009 nhưng không

đáng kể, đó là do hoạt động tín dụng của BIDV ngày càng mở rộng với các danh mục

đầu tư rủi ro. T uy nhiên hệ số CAR của BIDV vẫn đạt trên mức tối thiểu theo quy

định, và tăng lên vào năm 2011.

Những năm gần đây, hoạt động của BIDV ngày càng mở rộng với việc mở rộng ngày

càngnhiều loại hình dịch vụ ngân hàng cũng như ngày càng đi sâu vào các lĩnh vực chấp

nhận rủi ro(các danh mục cho vay…) chính vì thế vốn tự có đóng vai trò hết sức quan

trọng.

Kết luận: Hệ số an toàn vốn được đảm bảo an toàn, đủ tiêu chuẩn là do: tốc độ tăng trưởng của

vốn tự có luôn được đảm bảo cùng với việc tăng trưởng và mở rộng các danh mục rủi ro.

2. Tỷ số tự tài trợ.

Page 4: Camels Bidv

2007 2008 2009 2010 20110

1

2

3

4

5

6

7

4.17 4.11

4.78

6.61

6.01

Tỷ số tự tài trợ của BIDV (%)

Đến 31/12/2011, vốn chủ sở hữu của NH đạt 24.390.455 tr đồng, tăng 0.7% so với năm

2010, tỷ số tự tài trợ là 6.01%.

Năm 2011 vốn chủ sở hữu tăng 170 tỷ đồng (1%) so với năm 2010, tổng tài sản tăng

39.487 tỷ đồng (11%) so với năm 2010. Tuy vốn điều lệ giảm nhưng quỹ dự trữ tăng lên

nên VCSH vẫn tăng nhẹ so với năm 2010.

3. Cơ cấu nguồn vốn huy động.

Với những bất ổn kinh tế đặc biệt diễn ra trong suốt năm 2011, hoạt động huy động vốn

(HĐV) của BIDV cũng nằm trong tình trạng chung của ngành NH phải đối mặt với nhiều khó

khăn, thách thức. Tuy nhiên, bằng việc áp dụng đồng bộ chính sách hợp lí trên cơ sở vẫn đảm

bảo đúng quy định của NHNN, xây dựng triển khai các cơ chế động lực trong HĐV, đến cuối

năm 2011 tổng HĐV của BIDV (tiền gửi của khách hàng, tiền gửi Bộ tài chính, kho bạc nhà

nước,…) đạt 285.581 tỷ đồng, tăng 6.8% so với năm 2010.

Trong đó, HĐV từ khách hàng dân cư đạt 129.204 tỷ đồng, tăng 29%, HDDV từ định chế

tài chính cũng có kết quả tốt, đạt 67.958 tỷ đồng, tăng 18%.

Năm 2011, cơ cấu HĐV theo đối tượng khách hàng chuyền dịch theo hướng tích cực, tỷ

trọng tiền gửi của nhóm khách hàng dân cư tăng nhanh và vươn lên dẫn đầu, thay thế cị trí

Page 5: Camels Bidv

trước đây của nhóm khách hàng là các tổ chức kinh tế. Cuối 2011, tỷ trọng tiền gửi dân cư đạt

45%, định chế tài chính đạt 24%, và tổ chức kinh tế là 31%.

37

41

22

Cơ cấu HĐV năm 2010 (%)

Dân cưTổ chức kinh tếĐịnh chế tài chính

Cùng với việc đẩy mạnh HĐV từ các nguồn vốn khác như nguồn ủy thác, nguồn tiền vay

từ định chế tài chính nước ngoài,…tổng nguồn vốn huy động của BIDV đã đáp ứng kịp thời

nhu cầu vốn của khách hàng, tập trung cho các lĩnh vực ưu tiên theo định hướng của NHNN,

góp phần tăng trưởng tổng tài sản và đảm bảo định hướng phát triển NH bán lẻ.

II. Chất lượng tài sản (A-Asset quality).

Chỉ tiêu đánh giá:

- Tăng trưởng tổng tài sản.

- Cơ cấu các khoản vay.

- Phân loại nợ.

- Cơ cấu các khoản đầu tư.

Nội dung phân tích:

Có một vài điểm đặc trưng cần lưu ý khi đánh giá chất lượng tài sản của BIDV. Thứ nhất,

BIDV đang phân loại nợ theo phương pháp mới, Điều 7 Quyết định 493 (hiện tại chỉ có 3 ngân

hàng đang áp dụng). Thứ hai, tốc độ tăng trưởng tín dụng của BIDV thấp hơn so với ngành nên

có cơ hội để lựa chọn khách hàng có tiềm lực tài chính tốt. Theo đó, chúng tôi phân tích dư nợ

cho vay của BIDV theo kỳ hạn, chất lượng và đối tượng khách hàng nhằm cung cấp cái nhìn cụ

thể hơn về chất lượng tài sản của Ngân hàng.

45

31

24

Cơ cấu HĐV năm 2011 (%)

Dân cưTổ chức kinh tếĐịnh chế tài chính

Page 6: Camels Bidv

1. Tăng trưởng tổng tài sản.

Tổng tài sản năm 2011 của BIDV đạt 405.755 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2010. Với

qui mô tổng tài sản này, BIDV giữ vị trí thứ 3 về qui mô tổng tài sản, sau Agribank và

Vietinbank, tụt 1 bậc so với vị trí thứ 2 trong năm 2010.

2007 2008 2009 2010 20110

50000

100000

150000

200000

250000

300000

350000

400000

450000

204511

246520

296432

366268405755

Tăng trưởng tổng tài sản qua các năm (tỷ đồng)

2. Cơ cấu các khoản vay.

Chỉ tiêu 31/12/2011 (tr.đ) 31/12/2010 (tr.đ)

Cho vay các tổ chức kinh tế,

cá nhân trong nước

268.816.664 232.490.359

Cho vay chiết khấu thương

phiếu & các GTCG

23.323 6.044

Các KPT từ cho thuê tài

chính

2.576.342 2.830.087

Cho vay các tổ chức kinh tế,

cá nhân nước ngoài

1.065.337 1.014.854

Cho vay bằng vốn ODA 19.233.566 14.779.809

Page 7: Camels Bidv

Cho vay ủy thác 400.000 2.329.933

Cho vay theo chỉ định & kế

hoạch nhà nước

227.253 445.413

Các khoản phải trả thay

khách hàng

1.594.635 295.076

Tổng 293.937.120 254.191.575

Cơ cấu và tỷ trọng các khoản cho vay của BIDV (Đơn vị: tr.đ)

Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu các khoản cho vay là hoạt động tín dụng với tỷ

trọng 91.5%. Đây là hoạt động mang lại thu nhập chủ yếu cho NH BIDV.

Tổng dư nợ tăng 39.745.545 tr.đ so với năm 2010, tăng 15,6%. Cho vay chiết khấu

GTCG và trả thay khách hàng tăng mạnh, tuy nhiên cho vay ủy thác lại giảm mạnh.

Lĩnh vực cho vay rất đa dạng từ cơ sở hạ tầng, công nghiệp chế biến,thương nghiệp,

dịch vụ, dulịch, nông lâm, thủy sản…., cho vay doanh nghiệp quốc doanh, doanh nghiệp

ngoài quốcdoanh (TNHH, cổ phần…), doanh nghiệp có vốn nước ngoài, tư nhân và cá

thể. Điều đó thể hiện khả năng tìm kiếm và thu hút khách hàng của BIDV ngày càng

được cải thiện.

BIDV duy trì cơ cấu nợ theo kỳ hạn ổn định từ năm 2009 đến nay. Cho vay ngắn hạn

chiếm 54% tổng dư nợ trong 2011, tăng nhẹ từ 52,6% trong năm 2010. Trong khi đó, tỷ

trọng của các khoản vay trung hạn và dài hạn đều giảm từ 47,4% trong 2010 xuống 46%

trong 2011. Ngoài ra, dư nợ cho vay ngắn hạn trong 2011 tăng 11,9% so với đầu năm

trong khi dư nợ cho vay trung và dài hạn tăng với tốc độ thấp hơn 5,7%. Điều này cho

thấy sự thay đổi tích cực trong cơ cấu cho vay theo kỳ hạn của BIDV và nâng cao khả

năng của Ngân hàng trong việc đảm bảo tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn.

BIDV dự kiến tỷ trọng cho vay trung và dài hạn sẽ giảm xuống dưới 43% vào thời điểm

cuối năm 2011.

Chỉ tiêu 31/12/2011 (tr.đ) 31/12/2010 (tr.đ)

Page 8: Camels Bidv

Dự phòng chung cho vay

khách hàng

1.992.050 1.730.589

Dự phòng cụ thể cho vay

khách hàng

3.865.430 3.562.503

Tổng 5.857.480 5.293.092

Dự phòng rủi ro tín dụng cho vay khách hàng của BIDV.

3. Phân loại nợ.

31/12/2011 31/12/2010

Chỉ tiêu Triệu đồng % Triệu đồng %

Nợ đủ tiêu

chuẩn

233.765.981 85,22 202.574.339 85,44

Nợ cần chú ý 32.414.884 11,82 28.083.007 11,85

Nợ dưới tiêu

chuẩn

5.244.120 1,91 3.597.664 1,52

Nợ nghi ngờ 420.305 0,15 819.244 0,35

Nợ có khả năng

mất vốn

2.458.264 0,90 2.007.578 0,85

Tổng 274.303.554 100,00 237.081.832 100,00

Phân loại nợ của BIDV

Tỉ lệ nợ tốt (nợ nhóm 1) giảm nhẹ, từ 85,44% năm 2010 xuống còn 85,22% năm 2011.

Tỉ lệ nợ xấu năm 2011 chỉ là 2,96%, thấp hơn mức thực hiện chung cảu toàn ngành là

3,39%. Đó là tình trạng chấp nhận được với tình hình nợ xấu phức tạp như năm 2011.

Tỷ lệ nhóm 5 tăng mạnh, tuy nhiên dự phòng vẫn đủ để bù đắp nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu của

BIDV dao động ở mức 2,5% - 2,9% trong giai đoạn 2008 – 2011. Đáng chú ý, tỷ lệ nợ

xấu của Ngân hàng tăng thấp hơn nhiều so với rất nhiều ngân hàng khác trong hệ thống

trong giai đoạn. Tuy nhiên, việc dư nợ cho vay nhóm 3 và 4 dịch chuyển nhiều qua

Page 9: Camels Bidv

nhóm 5 cũng xảy ra với BIDV trong giai đoạn 2009 – 2011, đặc biệt là trong năm nay.

Cụ thể, tổng nợ nhóm 3 – 5 tăng 26,4% so với đầu năm trong khi chỉ riêng nhóm 5 tăng

tới 22,4% và chiếm tới 30.9% tổng nợ xấu. Do đó, chi phí dự phòng của BIDV trong

2011 cũng tăng gần 4 lần so với cùng kỳ năm 2010, từ 1801.6 tỷ đồng lên 5087 tỷ đồng.

Đồng thời, để duy trì chất lượng tài sản và nâng cao tiềm lực tài chính của Ngân hàng

sau IPO, BIDV đã tăng trích lập dự phòng rủi ro cho vay tới 45,2% so với cuối năm

2010. Vì vậy, tỷ lệ trích lập dự phòng/nợ xấu đã tăng mạnh từ 82,4% trong 2010 lên

103,8% trong 2011, cho thấy mức dự phòng hiện tại đủ để bù đắp toàn bộ nợ xấu của

Ngân hàng.

Kết luận: Như vậy, mặc dù những dấu hiệu suy thoái kinh tế toàn cầu cũng như những bất ổn

kinh tế vĩ mô trong nước ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tài chính của khách hàng và hoạt

động kinh doanh ngân hàng, song chất lượng tín dụng của BIDV đã được cải thiện đáng kể.

Để có được kết quả khả quan trên là do:

Công tác quản lý chất lượng tín dụng và công tác xử lý nợ xấu tiếp tục được phát huy và

chú trọng, toàn hệ thống đã nỗ lực vừa kiểm soát không để phát sinh nợ xấu, vừa giảm

nợ xấu hiện hữu

Danh mục tín dụng được rà soát thường xuyên để phát hiện kịp thời các khách hàng có

biểu hiện yếu kém về tài chính và có tình hình đột biến có nguy cơ không trả được nợ để

chuyển xuống nhóm nợ xấu và đồng thời lên ngay kế hoạch, biện pháp xử lý

Tuy nhiên tỷ lệ nợ có khả năng mẩt vốn tăng đáng kể, ngân hàng cần có biện pháp khắc

phục tình trạng này. Quy mô, cơ cấu và chất lượng tín dụng đã cho thấy ngân hàng đã thực thi

tốt các chính sách tín dụng: kiểm soát chất lượng, đa dạng hóa khách hàng, nâng cao quản lý

rủi ro vừa đảm bảo tăng trưởng song vẫn kiểm soát tốt chất lượng tín dụng.

4. Cơ cấu các khoản mục đầu tư.

Chứng khoán kinh doanh chiếm tỷ trọng nhỏ (0,3%, giảm so với 0,4% năm 2010) và

chứng khoán đầu tư chiếm 7,8%, giảm so với 8,5% năm 2010.

Page 10: Camels Bidv

Nguyên nhân chính là do tình hình khó khăn chung của nền kinh tế cũng như thị trường

chứng khoán Việt Nam và với quy định mới về giới hạn đầu tư của NHNN, hoạt động

đầu tư của ngành ngân hàng nói chung và của BIDV nói riêng gặp nhiều khó khăn.

Trong thời gian gần đây, hoạt động đầu tư của BIDV chủ yếu tập trung vào công tác cơ

cấu lại, nâng cao chất lượng danh mục đầu tư và hiệu quả công tác quản lý đơn vị đầu

tư, kết hợp với tăng cường năng lực tài chính cho các đơn vị liên doanh đồng thời triển

khai đầu tư các dự án trọng điểm theo chỉ đạo của Chính phủ.

Danh mục đầu tư an toàn, bao gồm 96,1% trái phiếu, trong đó 70% là Trái phiếu chính

phủ. Danh mục chứng khoán đầu tư của BIDV có giá trị thấp hơn so với của Vietin và

VCB, đạt 30.789 tỷ đồng vào cuối quý 3, giảm 0,7% so với 2010 và chiếm 7,7% tổng tài

sản của BIDV (Vietin: 16,4% và VCB: 9,8%). Chứng khoán nợ chiếm tới 96,1% tổng

danh mục, trong đó Trái phiếu chính phủ chiếm 70%. Đây là lợi thế rất lớn của các ngân

hàng lớn như BIDV, Vietin và VCB so với các ngân hàng khác trong hệ thống. Trái

phiếu doanh nghiệp không do các TCTD phát hành, được coi như một hình thức cho

vay, cũng chiếm 16,3% tổng danh mục, tương đương 5.087 tỷ đồng. Tuy nhiên, con số

này vẫn thấp hơn nhiều so với Vietin, cho thấy danh mục đầu tư của BIDV đối mặt với

ít rủi ro hơn danh mục của Vietin.

III. Khả năng quản lý (Management competence)

Các chỉ tiêu sử dụng để phân tích:

- Mô hình quản lý tổ chức và các chính sách quản lý chung

- Phát triển nguồn nhân lực

- Hoàn thiện chất lượng quản lý

Nội dung phân tích:

Chúng tôi đánh giá cao chất lượng ban giám đốc và khả năng quản trị của BIDV vì những

lí do sau:

1. Mô hình quản lý tổ chức và các chính sách quản lý chung

Page 11: Camels Bidv

BIDV đựợc tổ chức và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng năm 1997 và Luật sửa

đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng (năm 2004), Nghị định59/2009/NĐ-CP

ngày 17/6/2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng thương mại. Từ ngày

01/01/2011, các luật trên hết hiệu lực và hoạt động của BIDV được điều chỉnh theo Luật Tổ

chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010.

Cơ sở của hoạt động quản trị và điều hành BIDV là các văn bản quy phạm pháp luật của

Nhà nước và Điều lệ về tổ chức và hoạt động BIDV đƣợc Hội đồng quản trị ban hành kèm

theo Quyết định số 54/QĐ-HĐQT ngày 12/8/2002, có hiệu lực thi hành kể từ khi được Thống

đốc chuẩn y ngày 03/9/2002 tại Quyết định số 936/2002/QĐ-NHNN.

Bộ máy quản trị, điều hành BIDV gồm có:

Guồng máy của BIDV hoạt động năng động và hiệu quả nhờ hệ thống core-banking

theo mô hình quản lý tập trung và trực tuyến.

Quá trình triển khai hệ thống CB tại BIDV là chuyển từ hệ thống cũ theo mô hình quản lý

phân tán (mỗi chi nhánh tương đương với một NH con) sang quản lý tập trung và trực tuyến

(hội sở chính quản lý tất cả mọi hoạt động của NH). Hệ thống CB mới đảm bảo KH của mỗi

Page 12: Camels Bidv

chi nhánh cũng là KH chung của NH, dù giao dịch tại bất kỳ điểm giao dịch nào thì thông tin

về KH vẫn được khai thác từ hệ thống cơ sở dữ liệu duy nhất. Nguồn lực trước đây là của từng

chi nhánh thì nay là của chung của NH. Chẳng hạn, với phần quản lý tín dụng, trước đây, các

khoản huy động vốn hay cho vay đều do từng chi nhánh tự quản lý, nhưng với hệ thống mới,

tất cả các khoản nợ, dự thu, dự chi... đều tập trung ở một mối duy nhất. Ban lãnh đạo khi cần là

có ngay báo cáo thay vì phải chờ từng chi nhánh báo cáo về rồi tổng hợp. 

Hệ thống mới mang lại nhiều tiện lợi cho KH. Chẳng hạn, trước đây gửi tiền tại chi nhánh

A nhưng muốn rút tiền ở chi nhánh B, KH phải thực hiện chuyển tiền liên chi nhánh. Giờ đây,

thao tác này không còn bởi dù giao dịch tại chi nhánh nào thì KH vẫn chỉ giao dịch với một

NH. Điều này cũng có ý nghĩa nếu giả sử KH sử dụng cùng một bất động sản nhưng lại thế

chấp ở 2 chi nhánh khác nhau của cùng một NH để vay tiền (thực tế tại BIDV khi rà soát lại cơ

sở dữ liệu đã phát hiện ra những trường hợp như vậy). Nhưng với hệ thống mới, tình trạng trên

sẽ không thể tái diễn.

Chuyển sang xử lý online và tập trung, vấn đề an toàn thông tin, bảo mật cho hệ thống

càng cần được chú trọng. Chẳng hạn, khi nhân viên thực hiện lệnh chuyển tiền từ tài khoản của

KH A sang tài khoản của KH B, phải đảm bảo thông tin xuất phát đúng từ người soạn đến đúng

người cần nhận và đúng nội dung yêu cầu. Để giải quyết vấn đề này, thông tin phải được mã

hóa từ gốc để phòng trường hợp bị nghe trộm, đánh cắp trên đường truyền. Hiện nay, BIDV đã

sử dụng chữ ký điện tử cho 100% các giao dịch, giải pháp mã hóa và xác thực. Đây là một

trong hàng ngàn tình huống rắc rối trên mạng có thể xảy ra khi chuyển sang hệ thống xử lý

online. BIDV đã thực hiện bảo mật ở cả 4 tầng: bảo mật PC (người được phân sử dụng máy

tính nào chỉ mở được máy tính đó); bảo mật mạng (chỉ những người được cấp quyền mới được

truy cập); bảo mật chương trình (cấp quyền truy cập vào chương trình); và bảo mật người dùng

(tùy vị trí, nội dung công việc được cấp quyền truy cập vào một số chức năng của chương

trình). 

2. Phát triển nguồn nhân lực

Page 13: Camels Bidv

Trong mọi hoạt động, con người bao giờ cũng là yếu tố quyết định, thực tiễn phát triển

kinh tế đã khẳng định con người là yếu tố nội định năng động, quyết định vị thế cạnh tranh dài

hạn đối với một doanh nghiệp, một vùng kinh tế và của cả một quốc gia. Nhận thức sâu sắc về

điều đó, trong giai đoạn vừa qua BIDV đã ko ngừng phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân

lực và xác định đây là một chính sách quan trong trong chiến lược phát triển kinh doanh.

Đến cuối năm 2011, tổng số cán bộ công nhân viên của BIDV là 17863 người. Trong đó: tại

chủ sở chính và các chi nhánh là 16691 người và khối các cty, trung tâm, văn phòng đại diện là

1172 người

- Chất lượng nguồn nhân lực:

Page 14: Camels Bidv

Các thành viên của ban giám đốc và ban quản trị đã có thời gian làm việc lâu dài tại ngân

hàng, đặc biệt là ban giám đốc với trung bình hơn 30 năm. Vì vậy những kinh nghiệm quý giá

trong lĩnh vực tài chính cũng như sự hiểu biết tường tận của ban quản trị về Ngân hàng là yếu

tố quyết định sự ổn định hiện tại cũng như sự phát triển vững chắc của Ngân hàng sau này.

Cùng với sự tang trưởng về mặt số lượng, chất lượng nguồn nhân lực BIDV năm qua

cũng có sự phát triển đáng kể. Với số lượng cán bộ có trình độ đai học và trên đại học đạt 86,4

%, tăng 1,1% so với năm 2010. Khả năng quản trị ngân hàng, khả năng nắm bắt công nghệ

ngân hàng hiện đại, khả năng thích ứng và hoạt động trong thị trường cạnh tranh được nâng cao

rõ rệt.

- Về công tác đào tạo

Đội ngũ nhân sự của BIDV thường xuyên được đào tạo và đào tạo lại, cập nhật kiến thức

và thực tiễn kinh doanh mới, nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ và các kĩ năng mềm bổ

trợ cho công việc chuyên môn. Trong năm 2011, BIDV đã từng chức 30990 lượt học viên,

đồng thời đã cử 770 lượt học viên tham gia các chương trình đào tạo, hội thảo do các cơ sở đào

tạo, đối tác bên ngoài tổ chức .

- Công tác tuyển dụng của BIDV được cải thiên cả về nội dung và hình thức

Năm 2011 là năm đầu tiên BIDV tuyển dụng tập trung một cách bài bản đối với toàn bộ

các chi nhánh trong toàn hệ thống, được phân chia theo khu vực địa lý để đảm bảo tất cả có nhu

cầu và đủ điều kiện dự thi có điều kiện thi tuyển vào BIDV. Điều này đã đảm bảo tính công

khai, minh bạch, công bằng , tạo ấn tượng tốt đối với xã hội nói chung và thí sinh nói riêng,

đông thời giúp BIDV thu hút và tuyển chọn được một đội ngũ cán bộ có chất lượng cao từ mọi

miền đất nước.

- Công tác bổ nhiệm và bổ nhiệm lại

Được thực hiện một cách bài bản, đúng qui trình, quy định theo nguyên tắc tập trung dân

chủ, đảm bảo lựa chọn được đội ngũ cán bộ phù hợp đủ tiêu chuẩn, đảm bảo cả về cơ số và

chất lượng, tạo được sự thống nhất cao ngay trong đơn vị. đặc biệt là việc đẩy mạnh tang cường

Page 15: Camels Bidv

biệt phái cán bộ lãnh đạo từ trụ sở chính và các cơ sở có nguồn cán bộ để bổ sung năng lực lãnh

đạo cho các đơn vị còn thiếu, đồng thời kết hợp thực hiện luân chuyển để đào tạo cán bộ đã góp

phần tích cực trong việc nâng cao trình độ, năng lực quản lí cho đội ngu cán bộ. năm 2011,

BIDV đã thực hiện quy hoạch đổi mới 1024 cán bộ, quy hoạch đương chức 624 cán bộ, bổ

nhiệm 423 cán bộ và bổ nhiệm lại 612 cán bộ.

- Về chế độ đãi ngộ và khen thưởng

BIDV thực hiện nghiêm túc các chính sách của Nhà nước đối với người lao động, tạo

điều kiện tối đa để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người lao động; đồng thời hàng

năm BIDV tổ chức bình xét , tong vinh và đề cấp có thảm quyền khen thưởng, động viên kịp

thời các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc đóng góp tích cực cho hoạt động toàn hệ thống.

Hiện tại BIDV đang thực hiên tổ chức xây dựng cơ chế tiền luwng mới sau cổ phần hóa, khi đó

chế độ dành cho người lao động tại BIDV tiếp tục được cải thiện và ngày càng cạnh tranh trên

thị trường lao động

Đánh giá nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực với số lượng 16.505 lao động tại thời điểm 30/09/2011 đã đáp ứng cơ

bản nhu cầu nhân lực ổn định cho toàn hệ thống BIDV. Toàn bộ nguồn nhân lực này sẽ đƣợc

NHTMCP ĐT&PTVN kế thừa sau quá trình cổ phần hóa.

Nguồn nhân lực trong thời gian qua không ngừng được tăng cường chất lượng để đáp

ứng những yêu cầu về nhân sự trong quá trình cơ cấu lại theo mô hình tổ chức mới. Hàng năm,

BIDV đã tuyển dụng các cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chuyên ngành, đồng thời

chú trọng đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, cử cán bộ tham gia

học tập, đào tạo, khảo sát trong và ngoài nước.

Ngoài ra, BIDV đã xây dựng được đội ngũ cán bộ có tuổi đời bình quân trẻ (32,7 tuổi),

được đào tạo bài bản về lĩnh vực tài chính ngân hàng, có kiến thức về kinh tế thị trƣờng toàn

diện, có khả năng thích nghi tốt với môi trường kinh doanh hiện đại và mang tính hội nhập cao.

BIDV luôn đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người lao động, thực hiện đầy đủ các chế

độ, chính sách đối với ngƣời lao động theo quy định hiện hành của pháp luật lao động. Mức

Page 16: Camels Bidv

lương và thu nhập của người lao động ngày càng được nâng cao. Ngoài ra, BIDV còn có chính

sách khen thưởng, đãi ngộ xứng đáng với những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong

lao động để khuyến khích người lao động nâng cao năng suất lao động và tăng lợi nhuận cho

ngân hàng.

3. Hoàn thiện chất lượng quản lý

BIDV là một trong số ít những ngân hàng thể hiện sự minh bạch thông qua việc ứng dụng

cả hai tiêu chuẩn kế toán của Việt Nam (VAS) và quốc tế (IFRS); áp dụng phương thức mới

trong việc phân loại nợ theo điều 7 của Nghị Định 493. Bên cạnh đó, BIDV là ngân hàng đầu

tiên của Việt Nam đạt được chứng nhận ISO trong năm 2010. Đây là những bước đi dần dần

giúp BIDV đạt chất lượng cao trong việc quản lý và xây dựng một hình ảnh tốt đối với Chính

Phủ, khách hàng và các định chế tài chính trong nước và quốc tế. Điều này cũng giải thích vì

sao gần đây NHNN đã chọn BIDV để thay mặt NHNN giám sát hoạt động của ba ngân hàng

sáp nhập gồm ngân hàng Sài gòn, Đệ Nhất và Việt Nam Tín Nghĩa.

Ngân hàng BIDV nhiều năm gần đây luôn nhận đánh giá xếp hạng tín nhiệm từ Moody và

S&P. Hiện tại xếp hạng của ngân hàng luôn được xem là tích cực nếu so sánh với những ngân

hàng khác trong nước. Đây cũng là một trong những lí do vì sao nhiều tổ chức tài chính quốc tế

chọn BIDV để trở thành ngân hàng điều phối nguồn vốn của họ đến khách hàng.

IV. Khả năng sinh lời (Earnings strength)

- Kết quả HĐKD năm 2011

Page 17: Camels Bidv

Năm 2011, trước những tác động bất lợi từ tình hifinh kinh tế thế giới và khu vực, thi

trường tài chính tiền tệ trong nước gặp ko ít khó khan, thách thức như lạm phát hai con số, thị

trường chứng khoán, bất động sản sụt giảm, thị tường tiền tệ căng thẳng… BIDV đã đạt được

những kết quả đáng ghi nhận.

Thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng giai đoạn

2006 - 2010

Page 18: Camels Bidv

- Qui mô về tài sản:

- Hiệu quả và an toàn trong hoạt động

Page 19: Camels Bidv

Thu nhập từ các hoạt động gia tăng, cấu trúc thu nhập đươc cải thiện. Năm 2011. Tổng

thu từ các hoạt động đạt 15414 tỉ đồng, tăng 3962 (tương đương 24%) so với năm 2010.

- Chi phí hoạt động

Về mặt hiệu quả hoạt động, tỷ lệ chi phí hoạt động/doanh thu hoạt động của BIDV đã

tăng dần từ 30,53% năm 2007 lên 48,27% năm 2010 nhưng lại giảm mạnh trong năm 2011

xuống còn 43,15%. Điều này thể hiện ban quản trị của BIDV đã cố gắng cải thiện hiệu quả hoạt

động của ngân hàng trong năm 2011. So với những ngân hàng có cùng quy mô như VCB và

Vietin, tỷ lệ chi phí hoạt động/doanh thu hoạt động của BIDV thấp hơn nhiều so với Vietin

(50,7%) nhưng lại cao hơn của VCB (37,2%). Điều này cũng dễ giải thích vì VCB vốn được

xem là một trong những ngân hàng quản trị tốt nhất Việt Nam hiện nay. So với các ngân hàng

có quy mô nhỏ hơn, tỷ lệ này của BIDV cũng thấp hơn nếu so với ACB (42%), STB (48,7%).

Điều này thể hiện tính cạnh tranh của BIDV trong việc quản trị chi phí.

Tổng chi phí hoạt động năm 2011 là 6652 tỉ đồng, tăng 20% so với năm 2010. Mặc dù có

sự gia tăng về quy mô chi phí hoạt động song các tỷ lệ về hiệu quả chi phí như chi phí hoạt

động / tổng tài sản và và chi phí hoạt động/ thu nhập ròng vẫn đc giữ ổn định so với 2010 cho

thấy công tác quản lí chi phí đc thực hiện tốt trong điều kiện lạm phát cao của nền kinh tế.

Page 20: Camels Bidv

- Lợi nhuận:

Khả năng sinh lời của BIDV không thực sự ấn tượng so với các ngân hàng khác. ROAA,

ROAE và NIM của BIDV trong năm 2010 lần lượt là 1,13%; 17,95% và 2,74%, thấp hơn so

với các chỉ số của VCB, TCB, ACB và MBB. Trong 9 tháng đầu năm 2011, trong khi Vietin và

VCB đạt lần lượt 6280 tỷ đồng và 5700 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, trong khi BIDV chỉ đạt

LNTT đạt 4220 tỷ đồng, ROA đạt 0,83, ROE đạt 13,2% thấp hơn 2010. (Nguyên nhân là do

trong năm 2010, BIDV đã trích lập dự phòng rủi ro 4542 tỷ, tăng 245% so với 2010).

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng từ thời điểm này trở về trước BIDV vẫn là một ngân hàng quốc

doanh và đi tiên phong trong việc thực hiện các chủ trương chính sách của Chính phủ, do đó

hoạt động của ngân hàng sẽ dễ bị tác động bởi thay đổi chính sách hơn các ngân hàng khác tại

những thời điểm nhất định. Tuy nhiên, tôi kỳ vọng BIDV sẽ độc lập và linh hoạt hơn trong hoạt

động kinh doanh của mình sau đợt IPO và phát hành thêm cho cổ đông chiến lược khi sở hữu

Nhà nước đã giảm bớt.

V. Tính Thanh Khoản ( L- Liquidity)

Các chỉ tiêu đánh giá:

Page 21: Camels Bidv

1. Tăng trưởng tiền gửi

2. Dư nợ/ Tiền gửi

3. Tiền mặt/ NPT

4. Tài sản thanh khoản/ NPT

5. Tỷ lệ về khả năng chi trả

Nội dung phân tích:

1. Tăng trưởng tiền gửi

Bảng 5.1 Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ và tiền gửi

Chỉ tiêu 2009 2010 2011Tỷ lệ tăng

trưởng 2011/2010

Dư nợ 193,960,704 233,511,757 274,303,554 17.47%TG KH và Phát hành

GTCG205,290,549 254,883,235 293,937,120 15.32%

Tiền mặt 2,875,773 3,253,384 3,628,604 11.53%Tổng NPT 278,220,486 341,898,612 381,158,035 11.48%

Bảng 5.2 Chỉ số về thanh khoản

Chỉ số 2008 2009 2010 2011Dư nợ/ Tiền

gửi82.2% 94.48% 91.61% 93.33%

Tài sản thanh khoản/ Tổng

NPT7.9% 7.1% 7.13% 8.04%

Tiền gửi KH/ Tổng NPT

79.4% 73.795 74.7% 77.12%

Tăng trưởng tiền gửi

27.3% 11.2% 27.73% 15.32%

TM/ Tổng NPT

0.99% 1.03% 0.953% 0.952%

Thanh khoản là một chỉ tiêu quan trọng bời các NH huy động một lượng tiền gửi và dự

trữ ngắn hạn từ CN, DN và các tổ chức cho vay khác để sau đó chuyển thành các khoản tín

dụng dành cho những người đi vay. Chính vì vậy, hầu hết các NH đều mất cân đối giữa kỳ hạn

Page 22: Camels Bidv

của tài sản và kỳ hạn của nguồn vồn. Hơn nữa, NH sẽ đánh mất lòng tin của KH nếu không

thực hiện tốt thanh khoản

Như vậy một NH có khả năng thanh khoản hợp lý sẽ là dấu hiệu đầu tiên cho NH có tình

hình tài chính tốt. Căn cứ vào bảng số liệu, ta có thể thấy BIDV vẫn luôn đảm bảo an toàn

thanh khoản dù năm 2008 nền kinh tế VN chịu tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới

Lượng tiền gửi KH có xu hướng tăng ổn định từ năm 2007-2011. Đặc biệt là năm 2010-

2011 khi TGKH tăng mạnh. Dù tăng vược mức trong năm 2010 bước sang 2011 có giảm đi

song tốc độ tăng vẫn cao với 39000 tỷ đồng, tăng 15.32% so với 2010.

2. Tiền gửi khách hàng

Chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong tổng NPT. Từ 2008-2011 chiếm trên 70% tổng

NPT. Như vậy có thể thấy rằng tiền gửi KH đóng một vai trò hết sức quan trọng trong cung

thanh khoản.

Tổng tiền gửi của BIDV tăng trưởng ổn định với tốc độ trung bình 26,3% trong giai đoạn

2005 – 2010. Tỷ trọng tiền gửi và vay từ các TCTD khác tăng từ 4,6% lên 10%, trong khi đó tỷ

trọng tiền gửi từ thị trường 1 lại giảm dần từ 95,4% xuống 90% trong giai đoạn 2008 – 2011.

Điều này cho thấy những thay đổi không tích cực trong cơ cấu tiền gửi của BIDV.

Ngoài ra, có thể nhận thấy tỷ trọng tiền gửi ngắn hạn trong tổng tiền gửi từ thị trường 1 đã

tăng dần từ năm 2009 và đạt mức 96,6% vào cuối quý 3, trong khi đó tiền gửi trung và dài hạn

chỉ chiếm 3,4%. Cũng trong giai đoạn này, cho vay trung và dài hạn của BIDV lại chiếm tới

46% tổng dư nợ. Những con số này cho thấy sự chênh lệch lớn về kỳ hạn giữa cho vay và huy

động của BIDV, và làm tăng khả năng đối mặt với rủi ro thanh khoản của Ngân hàng.

Page 23: Camels Bidv

74%

2010

TG KH

77%

2011

TG KH

3. Chỉ tiêu Nợ/ Tiền gửi.

Chỉ số này phản ánh trọng số lượng tiền huy động được từ KH và phát hành GTCG, NH

sử dụng bao nhiêu để cấp tín dụng cho KH, đồng thời phản ánh mức độ phụ thuộc của việc cấp

tín dụng vào nguồn vốn nhạy cảm với rủi ro. Dư nợ bao gồm các khoản: cho vay thương mại và

các khoản cho vay mà NH phải chịu hoàn toàn rủi ro ( không bao gồm các khoản cho vay theo

chỉ định của CP, BTC và các khoản cho vay từ vốn ODA)

- Có thể dễ dàng nhận thấy chỉ số này ở BIDV đều có xu hướng tăng. Từ 2008-2011 tỷ số

này < 100% và có xu hướng tăng từ 83% năm 2008 đến 2011 là 93.33% cao hơn hầu hết

các NH bao gồm vả Vietin. Mặc dù tỷ số này tăng lên nhưng vẫn ở ngưỡng dưới 100%.

Cái này có nguyên nhân từ tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng mạnh hơn tốc độ tăng của

TGKH. Điều này vừa bảo đảm được khả năng thanh khoản tốt, mặt khác có thể hiện

được hoạt động tín dụng của BIDV ngày càng cải thiện và phát triển, tạo được uy tín và

lòng tin của khách hàng. Tuy nhiên, chúng tôi hi vọng BIDV sẽ cải thiện nguồn huy

động của mình, đặc biệt là huy động từ thị trường 1, trong những năm sắp tới để củng cố

tính thanh khoản của Ngân hàng. .

- Từ năm 2009 đến nay NHNN đã thực hiện các CSTT nới lỏng vào 2009 và sau đó lại

thắt chặt trong 2010 làm quy mô tín dụng tăng lớn hơn quy mô tăng trưởng nguồn vốn

dẫn đến khó khăn trong thanh khoản cho ngân hàng. Áp lực canh tranh chia sẽ thị phần

khiến các ngân hàng suy giảm tốc độ tăng trưởng huy động vốn làm chỉ số về thanh

khoản giảm.

4. Chỉ tiêu TM/ Tổng NPT

Page 24: Camels Bidv

Chỉ tiêu này khá ổn định từ năm 2007-2011, tỉ sô này thay đổi không dáng kể luôn ở

mức 0.95-1%. Lượng tiền mặt tại quỹ có xu hướng tăng, tỷ số này luôn ổn định thẻ hiện sự ổn

định trong việc thanh toán nhanh các khoản tức thời, đến hạn.

5. Tài sản thanh khoản/ Tổng NPT

Tỷ lệ này tương đối ổn định trong giai đoạn 2009-2010. Song sau đó lại tăng trong 2011

do tốc độ tăng của TS thanh khoản lớn hơn tốc độ tăng của NPT. NPT tăng chủ yếu là tăng

thanh khoản tiền gửi cí kỳ hạn của KH.

6. Tỷ lệ về khả năng chi trả

Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn ở mức phù hợp với quy định của NHNN

thể hiện một cơ cấu vốn an toàn, hoạt động huy động và cấp tín dụng tương đối hợp lý

Như vậy có thể thấy mặc dù điều kiện nền kinh tế không thuận lợi nhưng tính thanh

khoản của BIDV tương đối ổn định. Công tác quản lý thanh khoản của BIDV tương đối tốt,

được thực hiền hàng ngày thông qua việc quản lý chặt chẽ dòng tiền vào ra trong toàn hệ thống

theo từng loại tiền tệ, thường xuyên phân tích đánh giá, dự báo và nhận dịnh tình hình thị

trường. Do đó BIDV chủ động và linh hoạt trong mọi tình huống, đảm bảo an toàn thanh khoản

cho toàn hệ thống. ngày càng phát triển trong việc cung cấp, đáp ứng các dịch vụ và tạo được

lòng tin của khách hàng.

VI. Độ Nhạy ( S- Sensitivity)

Năm 2011 là năm có nhiều biến động ảnh hương trực tiếp và gián tiếp tới hoạt động kinh

doanh của ngành Ngân hàng như hệ quả của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nợ công từ các

nước Châu Âu…

1. Quản lý rủi ro ngoại hối:

Để quản lý rủi ro ngoại hối, BIDV đang thực hiện quản lý theo giới hạn của ALCO phê

duyệt giá trị chịu rủi ro ngoại hối (VAR) đối với 3 đồng tiền chủ yếu là USD, EUR và JPY

đồng thời cũng theo dõi VAR cho cả giỏ ngoại tệ gồm 3 loại đồng tiền này.

Page 25: Camels Bidv

Trong năm 2011 để tránh tình trạng tỷ giá trên thị trường có những biến động tương đối

mạnh như năm 2010. Ngân hàng đã cùng khối các ngân hàng thực hiện thành công chính sách

quản lý ngoại hối với tỷ giá diễn biến tương đối ổn định, giá vàng trong nước vẫn tiếp tục tăng

nhưng đã bám sát hơn với giá vàng của thế giới của NHTW để xuất. Qua đó BIDV đã chủ động

xây dựng và giám sát hạn mức VAR nhằm hạn chế tối đa rủi ro và tổn thất.

2. Quản lý rủi ro lãi suất:

Tình hình lái suất từ đầu năm tới hết năm 2011 đã có những chuyển biến rất nhiều và diễn

biến khá phức tạp qua các thời kỳ. Nguyên nhân là do lạm phát đang ở mức cao cộng thêm sự

không thống nhất động bộ của các ngân hàng trong toàn hệ thống với chinh sách chưa bám sát

với lãi suất cho vay và lãi suất huy động. Tuy nhiên, BIDV đã có những chính sách để hạn chế

về rủi ro lãi suất một cách hợp lý, trong những tháng cuối năm với tình hình lạm phát có chiều

hướng giảm so với những tháng đầu năm.

Để đối phó với tình hình trên để hạn mực tổn thát giá trị tái sản ngân hàng BIDV đã xây

dựng và giám sát thực hiện hạn mức khe hở tài sản nhạy cảm lãi suất cho các giỏ kỳ hạn trung

vá dài hạn. Ưu tiên các giỏ kỳ hạn ngắn nhất là 3 tháng. Đông thời hạ lãi suất cho vay xuống để

hổ trợ khối doanh nghiệp xuất khẩu, hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Đặc biện

hạn chế hỗ trợ trong các lĩnh vực BĐS không cần thiết.

Về cơ bản hạn mức khe hở tài sản nhạy cảm lãi suát được BIDV tuân thủ nghiêm túc, xây

dựng chương trình quản lý VAR lãi suất chính thức đi vào vận hành năm thứ 3. Đây là công cụ

giúp đo lường mức độ tổn thất gặp phải rủi ro từ lãi suất, từ đó cho thế hạn chế mức tổn thất tối

đa, phù hợ với độ ưa thích rủi ro của ngân hàng trong từng thời kỳ.