CẢI THIỆN CÁC CÔNG VIÊN Ở HÀ NỘI · PDF file74 PHẦN IV....

25
1 CẢI THIỆN CÁC CÔNG VIÊN HÀ NỘI Tủ SÁCH THIếT Kế đÔ THị THựC HÀNH PRACTICAL URBAN DESIGN SERIES Improving urban parks in Ha Noi

Transcript of CẢI THIỆN CÁC CÔNG VIÊN Ở HÀ NỘI · PDF file74 PHẦN IV....

1

CẢI THIỆN CÁC CÔNG VIÊN Ở HÀ NỘI

Tủ sÁCH THIếT kế đÔ THị THựC HÀNHpraCTICal urbaN desIGN serIes

I m p r o v i n g u r b a n p a r k s i n H a N o i

74

PHẦN IV. wOrksHOP THIếT kế ĐÔ THỊ Công viên thống nhất - những thương lượng không gian

4.1. Phương pháp của Workshop: Chủ đề:Từ ấn tượng ban đầu về một công viên vắng vẻ, đơn điệu, hai kiến trúc sư cảnh quan người Thụy điển là Åsa Johansson và lisa Hellberg đã phát hiện ra rằng công viên Thống Nhất thực sự là một không gian sống động vào một số thời điểm trong ngày, sáng sớm và sau giờ làm việc buổi chiều. Ở đây, người sử dụng đa dạng với đủ loại lứa tuổi và thành phần xã hội. Họ sử dụng không gian cho mục đích của mình đặc biệt sáng tạo. Trong công viên, có chỗ các cụ bà tập dưỡng sinh, có chỗ người trung niên khiêu vũ, chỗ thì thanh niên đá bóng, đá cầu, chỗ thì các cụ ông đánh cờ, chỗ thì người ngồi trò chuyện, câu cá, đạp xe... Có cả những tranh chấp và thương lượng giữa các nhóm sử dụng hàng ngày đối với cùng một không gian của công viên. quá trình này thực chất có ý nghĩa tích cực vì nó khiến cho không gian công viên, vốn khá hiếm hoi, được khai thác thành nhiều ‘lớp’ công năng khác nhau. Người sử dụng rất chủ động biến không gian trở nên hữu dụng, sống động mà ít lệ thuộc vào các thiết kế của kiến trúc sư hay những khoản đầu tư cồng kềnh của Nhà nước. Vấn đề ‘tranh chấp và thương lượng’ không gian còn trở nên rõ nét và nghiêm trọng hơn, đặc biệt trong bối cảnh của quá trình đô thị hóa và toàn cầu hóa đang diễn ra gấp gáp ở Hà Nội, khi các nhà đầu tư tư nhân cũng đã ‘đánh hơi’ thấy lợi nhuận và thúc đẩy những dự án đầu tư sinh lời trên mảnh đất công viên. dự án của tập đoàn Vincom và Tân Hoàng minh năm 2004 muốn biến công viên Thống Nhất thành một dạng ‘disney land’ tại Hà Nội; hay dự án xây khách sạn sas Hanoi royal trên khu đất gần 10.000 m2 ở góc Tây bắc công viên năm 2007 là những ví dụ điển hình.Trước những làn sóng phản đối mạnh mẽ của cộng đồng về việc xâm hại và chiếm dụng đất công, những dự án đầu tư vì lợi nhuận đó đã bị ngăn chặn.‘Tranh chấp và thương lượng không gian’ trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết, và các kiến trúc sư – những người vốn xưa nay được coi là ‘tác giả chính thức’ của thiết kế không gian cần phải nhận thức được thực tế này.Tiếp tục tìm hiểu sâu chủ đề ‘các thương lượng xã hội đối với không gian công cộng’, Workshop Công viên Thống nhất đã được tổ chứcnhằm tìm kiếm sự lý giải cho câu hỏi “Ai sẽ được quyền tham gia trong quá trình tạo và tái tạo không gian công cộng”bởi theo triết gia hiện đại người pháp Henri lefebvre thì vai trò công cộng của các không gian công cộng trong đô thị chỉ có thể được khẳng định và bảo vệ thông qua cách con người sử dụng nó như một đối tượng của công (“public spaces can never be guaranteed in themselves, but must be constantly reproduced through the usage of them as public”).Quy mô Workshop:- 10 sinh viên năm thứ năm, 2 trợ giảng, 3 giáo viên- Thời gian: 5 ngày, kể cả trình bày và báo cáo kết quảPhương pháp tiến hành:

75

bưỚC 1KHỞI ĐỘNG + GIớI THIệU WorKSHoP (ngày thứ nhất – buổi sáng)

- Giới thiệu mục đích của Workshop: Những giáo viên hướng dẫn (giáo viên, trợ giảng – gọi tắt là GVHd) trình bày mục đích, những mục tiêu – kì vọng cần đạt được thông qua workshop, nhằm giúp cho các thành viên tham gia nắm được tinh thần làm việc và có nền thông tin ban đầu như nhau. - Cung cấp thông tin đầu vào (Input):GVHd cũng trình bày bài giảng về địa điểm nghiên cứu, về lý thuyết quy hoạch và phương pháp làm việc để giúp sinh viên có nền kiến thức ban đầu phù hợp với mục tiêu chuyên môn đặt ra trong Workshop. asa và lisa đã giới thiệu luận văn Thạc sĩ của mình, nghiên cứu về công viên Thống Nhất “another future for Thong Nhat park: public spaces in transition in the new urban reality of Hanoi” (15 phút), trong đó giới thiệu: nguồn gốc của nghiên cứu, bối cảnh đô thị hóa tại Hà Nội và lý luận về quá trình thương lượng sử dụng không gian xanh công cộng tại công viên – đây là những lý luận nền tảng của luận văn. Ngoài ra, hai GVHd này còn chuẩn bị bài nói chuyện so sánh về cách sử dụng không gian công cộng tại Việt Nam (một nước Châu Á đang phát triển) và Thụy điển (một nước Châu âu đã phát triển). một bộ tài liệu bao gồm ban đầu đã được chuẩn bị trước và cung cấp cho sinh viên, bao gồm: các bản đồ (nền hiện trang autocad, không ảnh google-earth, bản đồ Hà Nội), mẫu phỏng vấn – điều tra xã hội học, các tài liệu, ấn phẩm đọc thêm...Các sinh viên được yêu cầu tự trang bị kiến thức về lịch sử, bối cảnh và các cuộc thi về công viên Thống Nhất trước khi Workshop diến ra. - làm quen giữa các thành viên trong Workshop:bên cạnh việc tự giới thiệu bản thân của từng người, GHVd chụp ảnh lấy ngay, có ghi tên bên dưới và đính lên bảng. Cách làm này giúp các thành viên ghi nhớ nhanh chóng tên của nhau, đồng thời giúp cho quá trình phân nhóm lớn – nhóm nhỏ được dễ dàng , không phải gạch xóa và chép lại nhiều lần. Cách này rất hiệu quả với những Workshop quốc tế khi các thành viên đến từ các quốc gia, địa phương khác nhau.

76

NGHIÊN CỨU HIệN TrạNG (ngày thứ nhất - buổi chiều)

Nội dung nghiên cứu thứ nhất: Cảm nhận của người nghiên cứu đối với không gian

Workshop dành cả buổi chiều cùng đi dạo trong công viên. GVHd xác định năm địa điểm (hình bên), nơi thường có đông người sử dụng tại các thời điểm khác nhau. Tại mỗi địa điểm, tất cả mọi người dừng lại, cảm nhận.mỗi sinh viên và cả GVHd được phát những tờ giấy và được yêu cầu ghi lại những cảm nhận của mình về từng địa điểm, theo một số gợi ý như: bạn nhìn thấy gì? bạn nghe thấy gì? bạn cảm thấy gì?Những từ khóa? Xác định cảm nhận ban đầu của mỗi người được thực hiện ngay trong ngày đầu tiên của Workshop nhằm hướng tới việc đón những ấn tượng đầu tiên tươi mới, không bị ảnh hưởng bởi kinh nghiệm, bởi định kiến và tư duy lối mòn của người nghiên cứu, hoặc của GVHd. Cuối buổi nghiên cứu, toàn Workshop đã ngồi lại với nhau để trao đổi về kết quả tìm được. Những cảm nhận, nhận xét được phân chia ra làm ba loại: tích cực, tiêu cực và bình thường; và được viết lên những tờ bìa màu vàng, đỏ, xám tương ứng, được đính trực tiếp lên bản đồ công viên. sau khi kết thúc buổi trao đổi, Workshop có được một bản đồ mapping cảm xúc (xem trang 86). Nhìn vào bản đồ, chúng ta có thể thấy rất trực quan các vấn đề của từng khu vực và của toàn công viên thông qua cảm nhận của người nghiên cứu. Cảm nhận, cảm xúc là những phạm trù không có sự phân biết đúng-sai, hay-dở do đó các sinh viên được tự do nói lên những gì mình cảm thấy. GVHd sẽ lắng nghe toàn bộ quá trình trao đổi và có những phân tích, giải thích và gợi mở cho sinh viên trong những thời điểm thích hợp.

bưỚC 2

Năm địa điểm đặc trưng trong công viên được chọn để quan sát sâu

77

NGHIÊN CỨU HIệN TrạNG (ngày thứ 2)

Nội dung nghiên cứu thứ 2: Người sử dụng và Phương thức sử dụng không gian Ngày nghiên cứu hiện trạng thứ hai được bắt đầu rất sớm từ 6h sáng đến 5h chiều nhằm đón được những khung giờ cao điểm trong sử dụng công viên của người dân. sinh viên được chia ra làm năm nhóm, làm việc tại năm khu vực khác nhau (năm khu vực này khác với năm địa điểm nghiên cứu ngày thứ nhất). Nhiệm vụ của các nhóm là trò chuyện và phỏng vấn những người sử dụng không gian công viên theo bộ câu hỏi đã soạn sắn với các nội dung như: danh tính và nơi ở, thời gian và mức độ sử dụng công viên, địa điểm yêu thích, khả năng bản thân tác động tới công viên, góp ý, nhận xét, các đóng góp xây dựng công viên… (xem trang 87 - 88 để có kết quả của phần này).bản đồ Hà Nội được dùng với mục đích ‘mapping’ nơi sống của người sử dụng công viên nhằm tìm hiểu bán kính phục vụ, tầm ảnh hưởng của công viên đối với người dân Hà Nội.bản đồ công viên và các vùng phụ cận được dùng để map-ping địa điểm yêu thích/không yêu thích và những đóng góp về cải tạo không gian công viên.

Nội dung nghiên cứu thứ 3: Các hoạt động đầu tư và các nhóm sử dụng công viên Người sử dụng công viên cũng được hỏi ý kiến đánh giá về hiệu quả các đầu tư của nhà nước. Các nhóm sử dụng đặc trưng như nhóm khiêu vũ, nhóm dưỡng sinh... được phỏng vấn sâu hơn. Thành viên Workshop cũng được yêu cầu chụp ảnh lại những hoạt động trong công viên, những người được phỏng vấn và ghi trích dẫn lại những câu phát biểu đáng chú ý.Cuối ngày toàn Workshop tiếp tục có cuộc trao đổi về kết quả tìm và ghi nhận thông tinbằng phương pháp gắn bìa trực quan như buổi thứ nhất. lớp thông tin thứ hai thu thập được trong ngày thứ hai cùng lớp thông tin thứ nhất (ở ngày đầu tiên) được tập hợp, xử lý và đính lại thành một bản đồ gọi là: bản đồ mapping cảm xúc về không gian và các vấn đề sử dụng không gian (xem trang 86).

78

XỬ LÝ THÔNG TIN (ngày thứ ba )

Toàn thành viên Workshop cùng ngồi lại bàn bạc, phân tích và xử lý thông tin thu được tư những ngày trước. điểm mấu chốt là xác định các đầu mục vấn đề và đặt tên chúng theo các từ khóa - keyWords. Các từ khóa này được ưu tiên cho sinh viên nêu lên trước, và được GVHd hỗ trợ chỉnh sửa cho đúng. Các keywords được workshop xác định bao gồm:- Chất lượng cảnh quan (spatial qualities): thiên nhiên, tầm nhìn – góc nhìn, môi trường cảnh quan…. - Chất lượng xã hội (social qualities): năng lực quản lý, phục vụ, mối quan hệ giữa các nhóm người sử dụng, giữa người sử dụng và người quản lý, người đầu tư….- Cơ sở vật chất (Facilities): hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất…- kết nối với khu vực xung quanh (Connecting to surrounding city): Hàng rào, rạp xiếc, nhà dân xung quanh, hồ Thiền quang và hồ ba mẫu…Các ý kiến của người sử dụng được đăng lại trực tiếp lên bản đồ như những phát biểu đại diện cho cảm nhận, mong muốn của họ.

Nhóm người sử dụng và nhóm đối tượng tác động đến công viên cũng được xác định, đăng kèm theo đó là các câu chuyện, vấn đề, tâm tư nguyện vọng của từng nhóm. Ngoài ra, mối quan hệ giữa các nhóm với nhau cũng được chỉ ra bằng các mũi tên kết nối. Các nhóm người sử dụng chính bao gồm:- Nhóm khiêu vũ (dancers)- Nhóm chạy bộ (jogging)- Nhóm đá bóng (football players)- Nhóm thể dục nhịp điệu (aerobic)- Nhóm bán hàng rong (sellers)- Nhóm người già (elders)- Gia đình hoặc cặp đôi (family or couple)- Nhóm nuôi chó cảnh (dog owners)- khách du lịch (tourist backpackers)- Người quản lý công viên (managers)- Người làm việc trong công viên (workers)Xem hình trang 88 để thấy rõ phản ánh của từng nhóm và quan hệ cảm xúc giữa các nhóm với nhau.

bưỚC 3

79

XÂy DỰNG PHưƠNG ÁN (ngày thứ tư)

Xây dựng kết quả chung cho workshop Toàn workshop cùng xây dựng bản đồ các vấn đề của công viên – bản đồ này chính là kết quả chung của quá trình nghiên cứu hiện trạng và xử lý thông tin (xem hình trang 89-90 để có sản phẩm bản đồ này).Nhiệm vụ của từng nhóm sinh viên Từng nhóm sinh viên lựa chọn những vấn đề, cụm vấn đề các em quan tâm để bàn bạc, đưa ra hướng giải quyết và thể hiện minh họa dưới sự hướng dẫn, hỗ trợ và định hướng của giáo viên (xem sản phẩm từ trang 91-98).

bưỚC 4

[ sinh viên làm việc theo nhóm để đưa ra giải pháp cụ thể ]

80

bưỚC 5bÁo CÁo KếT QUẢ (ngày thứ năm)

Kết quả của workshop được thể hiện thông qua các bài báo cáo của các nhóm sinh viên. buổi báo cáo kết quả workshop được mở rộng cho tất cả mọi người quan tâm đến dự. Ngoài thành viên trực tiếp tham gia, còn có sự hiện diện của ban chủ nghiệm Khoa Kiến trúc Quy hoạch, các giáo viên của Trường Đại học Xây Dựng và các trường Đại học khác, đại diện báo chí, cơ quan truyền thông, những nhà nghiên cứu và các NPo.- yêu cầu về hình thức và nội dung báo cáo: Các nhóm sinh viên được trình bày 15 phút về những vấn đề nổi cộm mà nhóm quan tâm và phương án xử lý giải quyết vấn đề. sinh viên được tự do chọn lựa những vấn đề, mảng vấn đề mà các em muốn và phù hợp với khả năng, không bị giới hạn về tính chất, quy mô. sự tự do này hướng tới mục đích thu được đa dạng các gợi ý, giải pháp cho workshop đồng thời không gây áp lực lên sinh viên khi đưa ra phương án trong một khoảng thời gian ngắn ( 1,5 ngày).

81

82

0 200 800m

1955

1943

1956 1958 19611960 1964 1980

khởi công xây dựng công viên

khu vực đàm lầy - bãi rác của 3 làng Vân Hồ - Thể Giao - Thiền quang

30/05/1961 khánh thành Công viên Thống Nhất

đổi tên Công viên lê Nin

border of the park

1961at moment

Vị trí : 354 lê duẩn, quận đống đa,thành phố Hà Nội.diện tích : 50 ha Năm xây dựng : 1958Cơ quan quản lý : Công ty TNHH một thành viên Cây xanh Thống Nhất

4.1. Kết quả của Workshop:

83

Trong cuối những năm 1950, ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã quyết định chuyển vùng đầm hồ và bãi rác của ba làng Vân Hồ, Thiền quang ,Thể Giao ở Hai bà Trưng huyện phía nam của khu pháp thành một công viên. khu vực này đã được chỉ định như một công viên trong kế hoạch trước đó được lập bởi thực dân pháp trong thế kỷ 20, nhưng không thể thực hiện dưới sự cai trị của họ. ủy ban nhân dân thành phố bấy giờ đã huy động người lao động tự nguyện để xây dựng, và công viên được xây dựng bởi “hàng chục ngàn ngày công lao động xã hội chủ nghĩa” (logan 2000, trang 156).

“Chúng ta phải làm hết sức mình để biến nơi đây thành lá phổi xanh của Hà Nội “.Chủ tịch Hồ Chí minh

Tại thời điểm khánh thành tháng 5 năm 1961, bắc Việt Nam vẫn còn tách ra khỏi miền Nam Việt Nam. Công viên được đặt tên là Công viên Thống Nhất, phản ánh ý chí đoàn kết dân tộc. Thông qua tên của nó và cách nó được tạo ra Công viên Thống Nhất là một biểu tượng của chủ nghĩa xã hội, là nỗ lực của cộng đồng để tạo ra một thành phố tốt hơn bằng sức mạnh của dân tộc trong thời kỳ khó khăn.

Câu chuyện về Công viên Thống Nhất là một trong nhiều ví dụ phản ánh những thay đổi về xã hội và chính trị mà Việt Nam đã trải qua trong hơn 50 năm qua. đô thị hóa đang ngày càng gia tăng áp lực đối với các không gian xanh của thành phố. Trong vòng 15 năm trở lại đây, nhiều không gian xanh và nước tại Hà Nội đã biến mất để xây dựng các công trình mới. riêng công viên Thống Nhất 12% diện tích đã bi thu hẹp so với ranh giới ban đầu. Năm 2007, cao trào của sức ép đô thị hóa - Toàn cầu hóa lên công viên được đánh dấu bởi sự kiện hai tập đoàn kinh tế lớn là Vincom và Tân Hoàng minh bắt tay nhau để thực hiện dự án disneyland tại Công viên Thống Nhất. Nối tiếp sau đó, năm 2008, dự án khách sạn Novotel Hà Nội tiếp tục được đưa ra. đây là điểm khởi đầu của một cuộc tranh luận diễn ra liên tục trong suốt năm 2007 - 2008, nơi mà các kiến trúc sư hàng đầu và các nhà hoạch định đã cùng với công luận đứng ở phía đối lập với những dự án này.Trước những làn sóng phản đối mạnh mẽ của cộng đồng về việc xâm hại và chiếm dụng đất công, những dự án đầu tư vì lợi nhuận đó đã bị ngăn chặn. Nhưng mối đe dọa về sức ép đô thị vẫn luôn hiện hữu đến tương lai của công viên. Và câu hỏi được đặt ra ở đây:

“ai sẽ được quyền tham gia trong quá trình tạo và tái tạo không gian công cộng”

1986 1993 2003 2005 2007 2008 2010 2013

bÁN kíNH pHỤC VỤ Của CÔNG VIÊN 2013

lấy lại tên Công viên Thống Nhất

Công viên trở thành công ty quản lý độc lập

Cải tạo lớn nhân dịplễ 1000 năm Thăng long

1 km 2 km 3 km

lịCH sỬ HÌNH THÀNH

84

84% CÔ N G V I Ê N l À C Ả N H q ua N T ự N H I Ê N16% l À H Ệ T H ố N G Cơ s Ở H ạ TẦ N G

diện tích công trình hạ tầng chỉ chiếm một phần nhỏ, được xây dựng từ những ngày đầu thành lập công viên, và vẫn giữ nguyên cho đến hiện nay. Chất lượng các công trình ngày càng xuống cấp và bị bỏ hoang phế, các thiết bị vui chơi đều không được hoạt động do đã lỗi thời, thiếu hấp dẫn. Tuy nhiên,Công viên Thống Nhất lại là một địa điểm hấp dẫn rất đông người dân Hà Nội. bởi đây là một không gian xanh đủ lớn và thân thiện cho một thành phố có mật độ dân số dày đặc. Những không gian trống tại đây đều được biến đổi bởi những người sử dụng nó. Việc phân chia không gian được thực hiện hết sức linh hoạt. Tùy theo nhu cầu của người sử dụng mà không gian trống sẽ được biến đổi thành các không gian chức năng khác nhau phù hợp với từng đối tượng sự dụng. quá trình này thực chất rất tích cực vì nó khiến cho không gian công viên, vốn khá hiếm hoi, được khai thác thành nhiều ‘lớp’ công năng khác nhau và tính chủ động của người sử dụng không gian được phản ánh rõ nét.

N ă M Đ Ị A Đ I ể M T I ế N H à N H K H Ảo S ÁT

Các thành viên đều có những cảm nhận tích cực và tiêu cực đối với từng địa điểm, tuy nhiên mức độ cảm nhận khác nhau ở mỗi người và khác nhau theo từng địa điểm cụ thể. yếu tố được nhắc đến nhiều nhất – được coi như là tiêu chí đánh giá chủ yếu của sinh viên là hướng nhìn ra những không gian đẹp (như vườn cây, mặt hồ…). Ngoài ra, yếu tố yên tĩnh và mức độ riêng tư cần thiết đối với từng khu vực cũng được đặt ra. Cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật cũng là tiêu chí được xem xét nhiều. địa điểm đảo Hòa bình được ưa thích nhất – mang lại nhiều cảm xúc tích cực cho sinh viên. Trong khi đó, sàn nhảy ngoài trời và khu vực cây đa bác Hồ được đánh giá là chưa phát huy được hết hiệu quả sử dụng, không hấp dẫn và thường bị bỏ qua.Những thông tin thu thập được trong ngày thứ nhất là lớp thông tin thứ nhất. Cuối ngày làm việc thứ nhất, workshop tiến hành chia nhóm sinh viên cho ngày làm việc thứ hai. bản đồ cảm xúc (hình bên) có thể cho chúng ta thấy một cách trực quan những đánh giá chủ quan của người ng-hiên cứu về không gian. không gian được ưa thích (nhiều thẻ vàng) và những không gian gây bối rối (nhiều thẻ đỏ) trên bốn khía cạnh nêu trên.

85

bẢN đỒ mappING CẢm XúC 14h00 CÔNG VIÊN THÔNG NHẤT

86

“The park is for everyones.”

“The tickets of buses are 5000 vnd to go around the city, so why the tickets of the train in the park are 15.000 vnd.” mr. khoa

“don’t let the investors touch the park.” mrs.Thu

“It seems that the park is going down grade.”

mr. Nguyen Tat Cu

“I’m willing to be volunteers or fund for the reservation of the

park.” mr dao doan Hiep

“The pictures of social activities and the natural air are the very affective

remedy for my health’”

“We are willing to destroy the projects of the private investors or even take the road to object them.”

Mrs. Ngoc & Mrs. Hue

“dogs aren’t dangerous or trouble if the owners have the attitude to not let the

dogs free.” mr Tam

“We hope someone wouln’t steal the park’s facilities and tree anymore, let people all can enjoy this public space.” Mrs.Nguyen & Mrs Duyen/The park’s

workers

“Nowadays, the park users are in many age groups, but in the next 20 years, the users are mainly the young generation of today. I hope that their attitude to use and protect the park will be much

better!” mrs.Nguyen Thi Hoi

NGườI SỬ DỤNG

Công viên Thống nhất nhận được sự quan tâm của nhiều đối tượng người sử dụng: từ trẻ đến già, trai – gái, nhiều nghề nghiệp, nhiều tầng lớp khác nhau: 66% số người được hỏi đến công viên hàng ngày; 25% đến công viên hàng tuần. Họ đến công viên vui chơi, thư giãn và dần thành nên những nhóm hoạt động (có thể dưới hình thức tập thể hoặc cá nhân) như: nhóm khiêu vũ (danc-ers), nhóm thể dục nhịp điệu (aerobic), nhóm đá bóng (football players), nhóm chạy bộ (jogging), nhóm đạp xe (bicyclers), nhóm bán hàng rong (sellers), các gia đình (families), cặp đôi (coupbles), người già (elderly people), khách du lịch (backpackers), người chụp ảnh (photographers), những người nuôi chó (dog owners). Hầu hết mọi người hài lòng với cảnh quan tự nhiên công viên nhưng đều cho rằng cơ sở vật chất của công viên rất xuống cấp, thiếu và không có tính thẩm mỹ. Thực tế này rất đáng suy nghĩ vì Thành phố đã bỏ ra những khoản đầu tư khổng lô cho công viên để kỷ niệm 1000 Thăng long – Hà Nội năm 2010.

sTaTIsTICs Ideas oF usersFrequeNCy oF use How often do you come to the park?

2 TImes/day 28%1 TIme/day 37%eVery Week 25%less oFTeN 10%

maNaGemeNTdo you think you can influence the future for the park?

yes 41%No 44%doN’T kNoW 15%

prIVaTe INVesTorsshould private investors be allowed in the park?

yes -%yes, WITH resTrICTIoNs -%No - %doN’T kNoW -%

TICkeTsshould the entrance fee be kept?

yes 44%No 43 %doN’T kNoW 13%

CÒN NGườI sỬ dỤNG, Họ NóI GÌ VỀ CÔNG VIÊN?

87

Tất cả mọi người đều không hài lòng với tình trạng quản lý cơ sở vật chất và hoạt động trong công viên. Các tương tác hai chiều giữa người sử dụng và nhà quản lý hoàn toàn không có: “chúng tôi có ý kiến này nọ, nhưng không bao giờ được phản hồi hay sửa đổi”. Những trao đổi ý kiến với các nhóm đối tượng còn cho thấy một thực tế hết sức bất ngờ là người quản lý và làm việc trong công viên (thuộc đơn vị quản lý công viên là Công ty TNHHNN một thành viên Công viên Thống Nhất) đều không ưa thích gì tất cả những nhóm đối tượng sử dụng công viên. Nguyên nhân có thể do Người sử dụng còn thiếu ý thức và hai bên chưa có những cách thức chia sẻ - tương tác hiệu quả, chưa có tiếng nói chung, cách làm chung trong quản lý công viên mặc dù tất cả đều có cùng mong muốn làm sao cho công viên tốt hơn. Tuy nhiên, 41% người được hỏi tin tưởng rằng họ có thể góp phần quản lý và đóng góp tích cực cho công viên.một thực tế thú vị khác là mặc dù chúng ta nhìn chung đều yêu động vật, nhưng đại đa số các nhóm sử dụng ghét việc những chú chó chạy lung tung và đi vệ sinh bừa bãi trong công viên. điều này đặt ra vấn đề về quản lý vật nuôi và những quy định mà người nuôi chó nhất thiết phải tuân thủ để đảm bảo vệ sinh và an toàn chung trong không gian công cộng.Ngược lại với quan điểm của nhiều nhà quản lý, hàng rong lại được nhiều nhóm sử dụng ưa thích vì họ có thể ngồi nghỉ, uống nước, ăn quà một cách tiện lợi với mức phí vừa phải; nhưng cũng đặt ra vấn đề về vệ sinh môi trường xung quanh những điểm tập trung nhiều hàng quán.

quaN HỆ CẢm XúC

Ghét

yêu

Ghét tất cả

Các gia đình có trẻ em và người già thì không mấy hài lòng với các cặp đôi, có lẽ vì những cử chỉ quá thân mật nơi công cộng. điều này cũng đặt ra yêu cầu về những không gian có độ riêng tư nhất định cho những người có nhu cầu tâm sự.

khi được hỏi ý kiến về những đầu tư tư nhân, người sử dụng đa phần đều dè dặt vì họ e ngại hiện tượng tư nhân hóa các không gian công cộng. một số có ý kiến tán thành nhưng cần có những điều kiện nhất định.khi được hỏi về vấn đề vé vào của, khoảng một nửa có ý kiến là nên bỏ trong khi nửa khác thì cho rằng nên giữ. điều này cũng có lý, vì giá vé 4.000 đồng có thể là không đáng kể cho nhiều người nhưng lại là khá lớn với những người nghèo. Nếu công viên là cho tất cả mọi người thì việc thu vé vào cửa cũng cần xem xét một cách thấu đáo.

88

sơ đỒ NHỮNG VẤN đỀ CHíNH đỂ CẢI THIỆN CÔNG VIÊN

89

sơ đồ trên là kết quả chung tại bưỚC 4. TỔNG Hợp kếT quẢ VÀ Xây dựNG pHươNG ÁN của toàn Workshop. đây là một sơ đồ tổng hợp những vấn đề cơ bản và cũng chính là những gợi ý cho các giải pháp để cải thiện tương lai của công viên với phương châm lấy người sử dụng làm trung tâm. Nổi bật lên ở đây là ba vấn đề lớn: quản lý, đầu tư và đáp ứng nhu cầu của người sử dụng. ba vấn đề này có mối liên hệ nội tại, luôn ở vị trí vừa mâu thuẫn lại vừa bổ trợ, tác động lẫn nhau. sự giằng co giữa ba yếu tố này vừa là một thách thức nhưng đồng thời lại là điểm sáng cho câu trả lời về tương lai của Công viên Thống Nhất. quản lý: quản lý là nội dung quan trọng số một. một công viên dù đầu tư nhiều đến đâu mà không được quản lý tốt cũng không giữ được chất lượng tốt. quản lý cần phải hiểu là nỗ lực chung của cả cơ quan quản lý chuyên trách và của mọi đối tượng sử dụng công viên. do vậy, để cải thiện vấn đề quản lý, cần:- Tạo cơ chế đối thoại tốt hơn giữa cơ quan quản lý và các nhóm sử dụng- Xây dựng một bản ‘Nội quy sử dụng Công viên Thống Nhất’ có sự tham gia của các nhóm, để những mâu thuẫn và xung đột được cùng nhau xem xét, thống nhất trước khi đưa ra quy định.- Tăng cường sự tham gia và trách nhiệm quản lý công viên của người sử dụng, đặc biệt trong vấn đề giữ vệ sinh, an ninh công viên- quan tâm đến chế độ đãi ngộ của công nhân trong công viên nhằm cải thiện mức sống, tăng trách nhiệm và tình yêu với công việc. đầu tư: đầu tư luôn cần thiết cho sự phát triển, nhưng ‘đầu tư’ được lấy ‘từ đâu?’. Ở mọi nơi, nguồn kinh phí từ ngân sách luôn hạn hẹp, nhỏ giọt; nguồn vốn từ tư nhân dồi dào hơn nhưng chứa nhiều nguy cơ ‘bài toán lợi nhuận lấn át các vấn đề xã hội’, nguồn lực trong người dân thì dồi dào, đa dạng nhưng không được khai thác hiệu quả. bài toán được đặt ra ở đây là: - Chấp nhận đầu tư tư nhân có lựa chọn, đảm bảo lợi ích xã hội song hàng với lợi nhuận của nhà đầu tư. Thế giới có nhiều bài học kinh nghiệm thành công trong lĩnh vực này chúng ta có thể học hỏi.- Huy động các giải pháp đầu tư, đóng góp mới thông qua những cách làm mới, để bổ sung cho những nguồn thu truyền thống. - khuyến khích người sử dụng đóng góp vật chất và công sức cho công viên, như vậy sẽ biến Công viên Thống Nhất thành một công viên thực sự của mọi người.đáp ứng nhu cầu của người sử dụng: người sử dụng công viên rất đa dạng, có nhu cầu và cảm xúc cũng khác nhau, nhiêu khi là mâu thuẫn, vì vậy cần nhiều giải pháp sáng tạo phân định sử dụng theo không gian và thời gian, tạo điều kiện sử dụng công viên linh hoạt, hiệu quả. Cụ thể, cần- quan tâm đến đối tượng người già và trẻ em hơn nữa bằng cách bổ sung cơ sở vật chất, sân chơi, tiện ích trong những không gian an toàn- phân chia công bằng lợi ích của các nhóm sử dụng- Tăng cường hệ thống thiết bị vệ sinh công cộng (toilet , thùng rác ...)- Có thêm các không gian thể thao đặc thù cho thành niên Ngoài ba vấn đề lớn trên, những vấn đề phụ trợ khác cũng góp phần nâng cao chất lượng của công viên như vé vào cửa, quản lý vật nuôi, quản lý dịch vụ - kiosk bán hàng và kết nối các không gian xung quanh công viên cũng được phân tích và đề xuất giải pháp.

90

91

Sau khi có những kết luận chung, phần thứ hai của bước 4 là các phương án đề xuất các giải pháp can thiệp của từng nhóm nhỏ sinh viên cho một hoặc một số vấn đề nào đó đã được xác định chung.Các tuyên bố về tương lai tươi đẹp của công viên, cùng với những giải pháp can thiệp đã được các nhóm sinh viên đề xuất như sau:

NHóm 1Tầm nhìn: ‘một công viên được xây dựng bởi tất cả mọi người sẽ được bảo vệ và quản lý bởi tất cả mọi người’ Ý tưởng: Thành lập tổ chức đại diện công đồng Thành lập một trang web với tên gọi ‘Những người bạn của Công viên Thống Nhất’Tác giả: Nguyễn Thảo Trang, lê Thị Hương

NHóm 2Tầm nhìn: ‘Cải thiện công viên từ những mâu thuẫn - thống nhất mọi nhu cầu chúng ta sẽ có một công

viên thống nhất’Ý tưởng: ‘Cây đời’ (Tree of life) là những khoảng xanh nơi mọi người có thể tự mua cây, trồng cây hoặc

thuê chăm sóc một cây xanh – như một biểu tượng riêng của cá nhân hoặc gia đình trong công viên.‘Chuyến tàu kỷ niệm’ (a memory train) mang dịch vụ giải khát, thương mại vòng quanh công viên‘Cuộc sống chuyển động’ (a moving life) là ý tưởng tạo nên bức tường gương biến hình vui nhộn dọc bờ tường hoang vắng phía đông công viên để phản chiếu cuộc sống sống động trong công viên một cách hóm hỉnh

Tác giả: lương Trung Hiếu, Nguyễn Tiến đạt

NHóm 3Tầm nhìn: ‘Công viên XaNH cho những thế hệ XaNH’Ý tưởng: liên kết các trường học và công viên bằng những tuyến xe buýt chuyên dụng, nhằm khai thác

công viên cho sinh hoạt ngoài trời của các trường học trong những khoảng thời gian trống.Tác giả: Ngô kiên Thịnh, Ngô sỹ quyết

Đây chỉ là những ý tưởng ban đầu, của các nhóm sinh viên. Tương lai Công viên Thống Nhất là ‘bài toán mở’ cho tất cả những sáng kiến và nỗ lực của tất cả chúng ta.

92

Ý tưởng của nhóm 1 là thành lập nên một tổ chức cộng đồng bao gồm những người sử dụng công viên, nhằm đề cao tiếng nói và giúp nhà quản lý lắng nghe nguyện vọng của các đối tượng sử dụng, qua đó nâng cao trách nhiệm quản lý và sử dụng công viên, giám sát hoạt động quản lý và sử dụng vốn đầu tư trong công viên. Tổ chức cũng là nơi đứng ra tổ chức các hoạt động nhằm thu hút đầu tư hoặc các hoạt động tình nguyện, giáo dục vì môi trường. biểu tượng của tổ chức được thiết kế lấy cảm hứng từ hình ảnh cây đa bác Hồ - biểu tượng của công viên Thống Nhất. phần thân gồm 4 nhánh chụm lại tượng trưng cho sự Thống Nhất không chỉ của dân tộc mà còn là của 4 nhóm: nhà nước, nhà quản lý, nhà đầu tư và người sử dụng. Những công cụ hữu hiệu góp phần hỗ trợ cho hoạt động của công viên và của tổ chức đó là website / forum được thiết kế riêng phù hợp với các hoạt động đề xuất.

93

94

Ý tưởng đầu tiên mang tên: Cây đờI. Ý tưởng này thể hiện rất rõ sự cân bằng lợi ích và trách nhiệm của cả 3 yếu tố: Nhà quản lý- Nhà đầu tư và Người sử dụng. Ở đây, nhà đầu tư có thể chính là người sử dụng, họ bỏ ra một khoản kinh phí để mua cây, thuê đất và thậm chí cả phí chăm sóc cây cho nhà quản lý, với số tiền đó, họ đã có một tài sản rieêng mang lại lợi ích chung. Nhà quản lý thì có thêm một nguồn thu và cây xanh cho công viên, đồngt hời cũng thu hút được nhiều hơn sự quan tâm của người dân đối với công viên

khai thác những giá trị sẵn có của công viên, đồng thời cân bằng, giải quyết một phần mâu thuẫn giữa người sử dụng, nhà quản lý và dịch vụ tư nhân tại công viên là mục đích chính của ý tưởng thứ hai: CHuyếN TÀu Của NHỮNG HoÀI NIỆm. Nhà đầu tư được nhắc đến ở đây có thể là nhà đâu tư cá nhân nhỏ lẻ đang hoạt động cung cấp dịch vụ tại công viên, hoặc là các nhà đâu tư lớn. Họ có thể đầu tư để cải tạo lại con tàu sắt bắc- Nam không được sử dụng hiệu quả thành một con tàu dịch vụ, mang dịch vụ đến mọi nơi trong công viên, khoản kinh phí bỏ ra là không lớn nhưng hiệu quả mang lại thì rất ấn tượng. Cùng với việc quy hoạch lại các khu vực dịch vụ một cách hợp lý, con tàu dịch vụ là một giải pháp hiệu quả trong việc giảm thiểu tối đa sự phát sinh của các điểm dịch vụ rời rạc, hạn chế sự ảnh hưởng tới các nhóm đối tượng sử dụng khác và làm giảm sự tác động tiêu cực tới vệ sinh, môi trường.

95

Ý tưởng thứ ba nhấn mạnh vai trò quan trọng của nhà quản lý trong việc định hướng và đề xuất các giải pháp nhằm cân bằng quyền lợi của cả 3 yếu tố. bên cạnh đó cũng giải quyết các vấn đề về giới hạn cứng và các khoảng không gian không sử dụng được của công viên.bằng việc phủ một lớp gương trên bề mặt các vách tường giáp với khu dân cư, các không gian bị người sử dụng quên lãng sẽ được đánh thức một cách hiệu quả. Các hoạt động mới sẽ được diễn ra, thu hút sự quan tâm của người dân và ngăn chặn các hành vi tệ nạn xã hội. lớp gương này cũng giúp nới rộng không gian, xóa đi đường biên giới khô cứng giữa khu dân cư và công viên. Vào buổi tối, sự phản xạ giúp cho các không gian được chiếu sáng một cách tự nhiên, qua đó, thời gian sử dụng, tính an toàn tăng lên, các hiện tượng tiêu cực thì giảm đi.

96

Thiếu không gian cho trẻ vui chơi, tại sao ?

Những khu vui chơi lại rất thiếu, khan hiếm

Giải pháp nào cho vấn đề này

Thiếu không gian vui chơi cho trẻ tại các thành phố đã trở thành một vấn đề nhức nhối bấy lâu nay, đặc biệt là tại Hà Nội, nơi có mật độ dân số cao. Các trường ở Hà Nội đều có một đặc điểm chung, đó là thiếu các không gian cần thiết cho trẻ em vui chơi và thực hiện các hoạt động thể chất vốn có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của trẻ nhỏ. Vậy làm cách nào để giải quyết được vấn đề này?

CÁC TrườNG HọC VÀ đạI HọC XuNG quaNH CÔNG VIÊN

97

GIẢI PHÁP

CÔNG VIÊN

Trẻ eM

TrườNG HọC

Các công viên tại Hà Nội đã và đang được sử dụng lãng phí. Hầu hết các công viên mới được sử dụng vào mục đích phục vụ nhu cầu một bộ phận người dân quanh khu vực đó vào một số thời gian trong ngày. lấy công viên Thống Nhất là ví dụ điển hình. Theo nghiên cứu của các sinh viên trường dHXd tại Workshop 2013, đa phần các công viên thường có mật độ sử dụng lớn vào khoảng 5h30 - 8h sáng và 4 - 7h chiều. Vậy phần lớn lượng thời gian còn lại được dùng vào mục đích gì? liệu có các nào để tăng hiệu suất thời gian sử dụng trong công viên này?

liên kết các trường học xung quanh công viên, các không gian trống, qua đó vừa giải quyết vấn đề thiếu chỗ vui chơi cho trẻ em, vừa giải quyết được tăng hiệu suât thời gian sử dụng trong công viên tại các thời gian ít được sử dụng.

Ngoài ra, nên tô chức các tuyến xe bus riêng đến và đi vòng quanh công viên. Các tuyến xe bus này có nhiệm vụ gom học sinh và những người muốn đến công viên vào các thời gian cụ thể trong ngày. Hình thức này vừa góp phần quảng bá, vừa xây dựng một hình ảnh đẹp về công viên trong khách du lịch và người dân Hà Nội.

Có cơ sở vật chất, không gian thoải mái, gần gũi thiên nhiên.

Thiếu cơ sở vật chất, thiếu không gian vui

chơi, chưa đáp ứng nhu cầu vận động của giới trẻ

THờI GIaN dIễN ra CÁC HoạT đỘNG TroNG CÔNG VIÊN

lIÊN kếT TrườNG HọC - VỚI CÔNG VIÊN bẰNG CÁC TuyếN Xe buÝT CHuyÊN dỤNG

Có CÔNG VIÊN kHÔNG Có CÔNG VIÊN