CAC LY THUYET THUONG MAI QUOC TE- NHOM LOP H33

38
Bài thuyết trình “ Các lý thuyết thương mại quốc tê” Lớp H33 PHẦN I: CHỦ NGHĨA TRỌNG THƯƠNG I. Hoàn cảnh ra đời của trường phái trọng thương. Trường phái trọng thương là hệ thống tư tưởng kinh tế đầu tiên của giai cấp tư sản, ra đời trong thời kỳ tan rã của phương thức sản xuất phong kiến, phát sinh phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa,chuyển từ kinh tế hàng hóa giản đơn sang kinh tế thị trường. Nó ra đời vào khoảng những năm 1450, phát triển tới những năm 1650 và sau đó bị suy đồi. Về mặt lịch sử, đây là thời kỳ tích lũy nguyên thủy của chủ nghĩa tư bản. Trong thời kỳ đầu của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, vì sản xuất chưa phát triển, để có tiền tích lũy phải thông qua hoạt động thương mại, mua bán, trao đổi. Đặc biệt, với sự khám phá ra châu Mỹ, một làn sóng du thương phát triển mạnh mẽ để chuyển vàng từ châu Mỹ về châu Âu. Điều này chứng tỏ vai trò của tư bản thương nghiệp. Nó đòi 1

Transcript of CAC LY THUYET THUONG MAI QUOC TE- NHOM LOP H33

Page 1: CAC LY THUYET THUONG MAI QUOC TE- NHOM LOP H33

Bài thuyết trình “ Các lý thuyết thương mại quốc tê”

Lớp H33

PHẦN I: CHỦ NGHĨA TRỌNG THƯƠNG

I. Hoàn cảnh ra đời của trường phái trọng thương.

Trường phái trọng thương là hệ thống tư tưởng kinh tế đầu tiên của

giai cấp tư sản, ra đời trong thời kỳ tan rã của phương thức sản xuất phong

kiến, phát sinh phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa,chuyển từ kinh tế

hàng hóa giản đơn sang kinh tế thị trường. Nó ra đời vào khoảng những năm

1450, phát triển tới những năm 1650 và sau đó bị suy đồi. Về mặt lịch sử,

đây là thời kỳ tích lũy nguyên thủy của chủ nghĩa tư bản.

Trong thời kỳ đầu của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, vì sản

xuất chưa phát triển, để có tiền tích lũy phải thông qua hoạt động thương

mại, mua bán, trao đổi. Đặc biệt, với sự khám phá ra châu Mỹ, một làn sóng

du thương phát triển mạnh mẽ để chuyển vàng từ châu Mỹ về châu Âu. Điều

này chứng tỏ vai trò của tư bản thương nghiệp. Nó đòi hỏi phải có lí thuyết

kinh tế chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động thương nghiệp. Học thuyết kinh tế

trọng thương xuất hiện.

II. Bản chất của chủ nghĩa trọng thương.

Trong thời kỳ chủ nghĩa trọng thương phát triển, vàng và bạc được sử

dụng như những phương tiện chủ yếu trong trao đổi thương mại và chính nó

đã tạo nên kho của cải của các quốc gia. Một quốc gia càng tích luỹ được

nhiều vàng bạc thì càng trở nên giàu có và hùng mạnh hơn. Do vậy, mục tiêu

chủ yếu trong các chính sách kinh tế của mỗi nước là phải gia tăng được

khối lượng tiền tệ, cụ thể là vàng, bạc. Học thuyết này cho rằng hàng hoá

không phải là của cải mà nó chỉ là phương tiện để làm tăng thêm khối lượng

tiền tệ. Các học giả trọng thương đã đứng trên quan điểm coi tiền (vàng) là

1

Page 2: CAC LY THUYET THUONG MAI QUOC TE- NHOM LOP H33

đại biểu duy nhất của của cải, là tiêu chuẩn để đánh giá mọi hình thức nghề

nghiệp. Những hoạt động nào không dẫn đến tích luỹ tiền tệ là những hoạt

động tiêu cực, không có lợi. Ví dụ như nông nghiệp không làm tăng thêm và

cũng không làm tiêu hao của cải; hoạt động công nghiệp cũng không là

nguồn gốc của cải (trừ công nghiệp khai thác vàng và bạc). Theo đó, chỉ có

hoạt động ngoại thương mới là nguồn gốc thật sự của của cải. Montchretien

đã viết “Nội thương là một hệ thống ống dẫn, ngoại thương là máy bơm,

muốn tăng của cải phải có ngoại thương dẫn của cải qua nội thương”. Với

những biểu hiện đó, chủ nghĩa trọng thương còn được biết đến với cái tên

“coi trọng thương mại”.

Các học giả trọng thương cho rằng: Lợi nhuận thương nghiệp là kết

quả của sự trao đổi không ngang giá, là sự lừa gạt giống như chiến tranh

vậy. Họ cho rằng trong trao đổi luôn phải có một bên thua để bên kia được.

Hay nói cách khác, kinh tế thương mại là một trò chơi có kẻ thắng người

thua (zero-sum game). Trong thương mại quốc tế thì dân tộc này làm giàu

bằng cách hy sinh lợi ích của dân tộc khác. Xuất khẩu đóng vai trò quan

trọng đối với mỗi quốc gia vì nó kích thích sản xuất trong nước và làm gia

tăng lượng của cải cho quốc gia. Ngược lại thì nhập khẩu là gánh nặng vì nó

làm giảm nhu cầu đối với hàng sản xuất trong nước và hơn nữa nó dẫn đến

sự thất thoát tài sản của quốc gia.

Chủ nghĩa trọng thương đề cao vai trò của chính phủ. Chính phủ đóng

vai trò tích cực trong nền kinh tế để đảm bảo gia tăng không ngừng sự tích

luỹ vàng bạc, đặc biệt thông qua thặng dư cán cân thương mại, thúc đẩy xuất

khẩu, sử dụng công cụ thương mại hạn chế nhập khẩu. Vì vậy, khi xem xét

những giải pháp hay khuyến nghị của các học giả trọng thương họ thường

cho rằng nên xuất khẩu nhiều và ưu tiên những mặt hàng có giá trị cao, bên

cạnh đó, chỉ nên nhập khẩu nguyên liệu, trong vận chuyển hàng hoá trong

2

Page 3: CAC LY THUYET THUONG MAI QUOC TE- NHOM LOP H33

thương mại quốc tế thì nên chở hàng bằng tàu của nước mình…Đối với

chính phủ, cần khuyến khích sản xuất và xuất khẩu thông qua trợ cấp, hạn

chế nhập khẩu bằng các công cụ bảo hộ mậu dịch, đặc biệt là đối với các

ngành trọng yếu.

Chúng ta có thể nhìn thấy những biểu hiện cụ thể của chủ nghĩa trọng

thương trong thời kỳ phát triển của nó ở các nước thực dân. Các cường quốc

thực dân cố tìm cách đạt được thặng dư mậu dịch từ các thuộc địa của họ.

Họ coi đây như là một phương tiện để đem lại của cải cho quốc gia mình.

Họ thực hiện điều này không chỉ bằng cách giữ độc quyền các quan hệ

thương mại thực dân mà còn ngăn cản các nước thuộc địa sản xuất. Do đó,

các nước thuộc địa phải xuất khẩu nguyên liệu thô, kém giá trị hơn và nhập

khẩu những sản phẩm có giá trị cao hơn. Có thể nói, lý thuyết trọng thương

mang lại lợi ích to lớn cho các cường quốc thực dân.

Ảnh hưởng của lý thuyết trọng thương đã bị mờ nhạt đi sau năm 1800.

Các cường quốc thực dân đã giảm bớt hạn chế sự phát triển khả năng công

nghiệp ở các nước thuộc địa của họ, nhưng bằng các thủ đoạn hợp pháp vẫn

buộc chặt quan hệ thương mại của các nước thuộc địa.

III. Hình thức quản lý thương mại

Theo lý thuyết trọng thương, thương mại phải được quản lý theo cách

có lợi cho cán cân thương mại. Đó là:

Thuế nhập khẩu đối với hàng hóa thành phẩm cao, còn thuế

nhập khẩu đối với nguyên liệu thô thì thấp để thúc đẩy sản xuất và xuất

khẩu.

Một số mặt hàng công nghiệp xuất khẩu được chính phủ trợ cấp

hoặc được hoàn thuế nhập khẩu linh kiện và nguyên liệu.

3

Page 4: CAC LY THUYET THUONG MAI QUOC TE- NHOM LOP H33

Lương và giá được kiểm soát, duy trì ở mức thấp với mục đích

đạt thặng dư thương mại.

Chính phủ có những biện pháp khuyến khích, thưởng công cho

những người sáng lập ra các ngành công nghiệp mới và có các chính sách

khuyến khích, hỗ trợ cho các ngành công nghiệp chủ chốt.

Chính phủ xây dựng sức mạnh hàng hải để chiếm lĩnh và kiểm

soát thị trường nước ngoài. Xây dựng đội tàu thương mại hùng mạnh giúp

cho quốc gia dễ dàng mở rộng thị trường nước ngoài và không phải tốn

vàng, bạc thuê tàu nước ngoài để vận chuyển hàng hóa thương mại. Ngoài

ra, đội tàu thương mại giúp nâng cao hình ảnh quốc gia và tăng cường sức

mạnh quân sự.

Tăng cường tranh thủ thuộc địa như là thị trường xuất khẩu tiêu

thụ sản phẩm công nghiệp với giá cao và thị trường cung cấp tài nguyên,

nguyên vật liệu

IV. Ý nghĩa của lý thuyết trọng thương đối với thương mại

quốc tế:

- Về mặt tích cực của lý thuyết trọng thương.

Những lập luận của các tác giả thuộc trường phái trọng thương chứa

đựng nhiều quan điểm mà cho đến nay vẫn còn giá trị. Ví dụ như, khi năng

lực sản xuất trong nước vượt quá cầu thì lúc đó việc khuyến khích xuất khẩu

và hạn chế nhập khẩu là điều mà một quốc gia cần theo đuổi. Khi quốc gia

gặp phải tình trạng thâm hụt trong cán cân thanh toán quốc tế thì việc tạo ra

mức thặng dư trong hoạt động xuất nhập khẩu là biện pháp cần được ưu tiên

để bù đắp thâm hụt đó. Thậm chí, cả khi chưa có nhu cầu về ngoại tệ nhưng

quốc gia vẫn mong muốn có thể tích lũy càng nhiều ngoại tệ càng tốt để đề

phòng những rủi ro có thể xảy ra với nền kinh tế. Các học giả của học thuyết

4

Page 5: CAC LY THUYET THUONG MAI QUOC TE- NHOM LOP H33

trọng thương cũng có lý khi cho rằng sự gia tăng lượng vàng bạc (mức cung

ứng tiền tệ) trong nền kinh tế sẽ có tác dụng kích thích hoạt động sản xuất

trong nước.

Chủ nghĩa trọng thương chủ trương chính sách bảo hộ mậu dịch (chế

độ thuế quan bảo hộ) bao gồm áp dụng nâng cao một số tiêu chuẩn thuộc các

lĩnh vực như chất lượng, vệ sinh, an toàn, lao động, môi trường, xuất xứ

v.v... hay việc áp đặt thuế suất nhập khẩu cao đối với một số mặt hàng nhập

khẩu nào đó để bảo vệ ngành sản xuất các mặt hàng tương tự (hay dịch vụ)

trong một quốc gia nào đó. Chính sách này mang lại nhiều lợi ích cho nền

kinh tế như: thứ nhất, bảo vệ nền công nghiệp non trẻ trong điều kiện sức

cạnh tranh của nền công nghiệp chưa cao, khi đó các ngành công nghiệp này

có đủ thời gian để cải thiện và cạnh tranh bình đẳng với các nhà sản xuất

nước ngoài; thứ hai, tăng cường sản xuất trong nước: chính sách bảo hộ sẽ

làm cho giá cả hàng hóa nhập khẩu đắt tương đối trên thị trường trong nước,

khiến cho người tiêu dùng chuyển sang tiêu thụ sản phẩm trong nước và do

đó giúp mở rộng sản xuất trong nước; thứ ba, tăng cường sử dụng lao động

và các nguồn lực trong nước: khi các ngành công nghiệp trong nước được

ủng hộ và tạo điều kiện để phát triển lớn mạnh sẽ tạo ra nhiều công ăn việc

làm trong nước, giảm áp lực thất nghiệp v.v…

Có thể nói, chính sách hạn chế nhập khẩu và khuyến khích xuất khẩu

mang lại nhiều lợi ích về kinh tế. Những chính sách thúc đẩy xuất khẩu làm

tăng tài sản quốc gia thông qua thặng dư trong cán cân thanh toán, trong khi

hạn chế nhập khẩu để một mặt giúp tiết kiệm vàng bạc trả cho các nước

khác, mặt khác giúp mở rộng sản xuất công nghiệp trong nước. Đối với nền

kinh tế nhỏ, việc áp dụng thuế nhập khẩu chỉ có ý nghĩa bảo vệ các ngành

sản xuất trong nước, nhưng với một nền kinh tế lớn, áp dụng thuế nhập khẩu

còn có ý nghĩa cải thiện điều kiện thương mại.

5

Page 6: CAC LY THUYET THUONG MAI QUOC TE- NHOM LOP H33

- Về mặt hạn chế của lý thuyết trọng thương:

Những quan điểm của chủ nghĩa trọng thương cản trở thương mại tự

do giữa các quốc gia vì các quốc gia đều cố gắng đạt được thặng dư thương

mại. Vì vậy quan hệ thương mại quốc tế dẫn đến tình trạng bảo hộ tràn lan.

Để đạt được thặng dư thương mại, một quốc gia phải tăng tài sản và sức

mạnh của mình trong tương quan với các quốc gia khác. Vì: chủ nghĩa trọng

thương cho rằng, vàng bạc là hình thức của cải duy nhất của quốc gia, đánh

đồng mức cung ứng tiền tệ cao với sự thịnh vượng của quốc gia, nhìn nhận

thương mại quốc tế là một “trò chơi” có tổng lợi ích bằng không (zero-sum

game). Do đó họ cho rằng, thặng dư của nước này là thâm hụt của nước khác

và lợi ích thương mại có tình thay thế, cho nên nhiệm vụ của chính phủ là

phải tính toán lợi ích tương đối của mình so với các quốc gia khác. Các tác

giả trọng thương chưa giải thích được cơ cấu hàng hóa trong thương mại

quốc tế được xác định như thế nào, chưa thấy được tính hiệu quả và lợi ích

từ quá trình chuyên môn hóa và trao đổi.

Nhìn chung, lý thuyết trọng thương sớm đánh giá được tầm quan

trọng của thương mại quốc tế, coi trọng vai trò chủ thể điều chỉnh quan hệ

buôn bán với nước ngoài của nhà nước.Tuy nhiên, quan điểm trọng thương

về thương mại còn đơn giản, ít tính lý luận, nặng tính kinh nghiệm, chưa cho

phép giải thích bản chất của thương mại quốc tế.

PHẦN II: LÝ THUYẾT LỢI THẾ TUYỆT ĐỐI.

I. Nguyên nhân ra đời học thuyết lợi thế tuyệt đối.

Cuối thế kỷ XVII, nền thương mại quốc tế phát triển mạnh mẽ cùng

với sự phát triển của lực lượng sản xuất, thời kỳ tích lũy nguyên thủy của

6

Page 7: CAC LY THUYET THUONG MAI QUOC TE- NHOM LOP H33

chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang thời kỳ phát triển sản xuất tư bản chủ

nghĩa, lợi ích của giai cấp tư sản đã chuyển sang lĩnh vực sản xuất. Thực tế

đó đòi hỏi chủ nghĩa trọng thương phải phân tích, nghiên cứu, so sánh sự

vận động của của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa như: bản chất của các phạm

trù kinh tế (hàng hóa, giá trị, tiền tệ,…), nội dung vai trò của các quy luật

kinh tế (quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu,…) cũng như

đòi hỏi phải thoát khỏi phương pháp kinh nghiêm thuần túy thì chủ nghĩa

này đã không giải quyết được các vấn đề đặt ra. Đó là những nguyên nhân

khiến chủ nghĩa trọng thương mất dần vị trí của mình và dẫn tới sự ra đời

của các học thuyết mới.

Adam Smith (1723-1790), nhà kinh tế học cổ điển người Scotland,

được coi là cha đẻ của kinh tế học đã phê phán những hạn chế của chủ nghĩa

trọng thương và nêu lên những quan điểm mới của mình về thương mại quốc

tế mà nổi bật nhất là học thuyết về lợi thế tuyệt đối được đề cập trong tác

phẩm “Sự thịnh vượng của các quốc gia”. Theo A.Smith, thương mại, đặc

biệt là ngoại thương có vai trò rất lớn đối với sự phát triển kinh tế của các

nước. Ông cũng chứng minh rằng, mậu dịch sẽ giúp cả hai bên gia tăng sản

xuất qua việc thực thi nguyên tắc cơ bản là nguyên tắc phân công lao động

quốc tế và cơ sở mậu dịch giữa các quốc gia là căn cứ vào lợi thế tuyệt đối

của các nước.

II. Nội dung học thuyết lợi thế tuyệt đối:

Lợi thế tuyệt đối nói đến khả năng của một đơn vị kinh tế ( một đất

nước, tổ chức hoặc cá nhân…) sản xuất một đơn vị hàng hóa hoặc dịch vụ

với chi phí đầu vào ít hơn chi phí mà các tổ chức cá nhân hoặc nước khác

7

Page 8: CAC LY THUYET THUONG MAI QUOC TE- NHOM LOP H33

sản xuất mặt hàng dịch vụ đó. Có thể nói lợi thế tuyệt đối được biểu hiện ở

khả năng giảm giá và tăng lợi nhuận.

Lợi thế tuyệt đối lấy khái niệm năng suất lao động làm nền tảng.

Lợi thế tuyệt đối dùng để so sánh hiệu quả năng suất lao động của các

quốc gia hoặc đơn vị kinh tế.

Lợi thế tuyệt đối Adam Smith giải thích thương mại quốc tế có lợi

như thế nào đối với các quốc gia. Theo Adam Smith lợi thế tuyệt đối chính

là cơ sở của thương mại quốc tế. Trong quan hệ thương mại giữa 2 nước,

mỗi bên sẽ xuất khẩu những sản phẩm, dịch vụ mà nó có lợi thế tuyệt

đối, đồng thời nhập khẩu những sản phẩm mà nước này không có lợi thế

tuyệt đối so với nước kia, nhờ vậy mà cả hai nước sẽ cùng thu được lợi

nhuận từ trao đổi thương mại.

Chẳng hạn, Mỹ có lợi thế tuyệt đối so với Pháp trong sản xuất pho

mát khi mà Mỹ sử dụng ít lao động hơn so với Pháp để sản xuất cùng một

lượng pho mát. Khi đó mỗi quốc gia nên tập trung vào sản xuất mặt hàng mà

mình có hiệu quả hơn và xuất khẩu sang quốc gia kia. Với trường hợp này

mỗi nước được coi là có lợi thế tuyệt đối về sản xuất từng mặt hàng cụ thể.

Khi xuất hiện thương mại quốc tế thì mỗi nước sẽ tập trung toàn bộ số

lao động của mình để sản xuất mặt hàng có lợi thế hơn. Khi đó thị trường thế

giới trở nên thống nhất hơn và hai mặt hàng được đem trao đổi với nhau theo

một mức giá duy nhất.

Như vậy động cơ của thương mại hai nước là do mỗi nước đều muốn

tiêu dùng được hàng hoá với mức giá thấp hơn. Nhờ chuyên môn hoá và trao

đổi, sản lượng của toàn thế giới tăng lên không chỉ đủ để dáp ứng nhu cầu

8

Page 9: CAC LY THUYET THUONG MAI QUOC TE- NHOM LOP H33

tiêu dùng của mỗi nước như trong trường hợp tự cấp tự túc mà còn dôi ra

một lượng nhất định. Ngoài ra, Lợi thế tuyệt đối còn được coi là công cụ để

các quốc gia tăng phúc lợi của mình.

III. Ví dụ minh họa cho học thuyết lợi thế tuyệt đối.

Từ sự phân tích trên chúng ta có thể đơn giản hoá mô hình lý

thuyết về lợi thế tuyệt đối của Adam Smith như sau: Giả định Iraq và Việt

Nam đều sản xuất gạo và dầu mỏ, lao động là yếu tố sản xuất duy nhất và

được dịch chuyển tự do giữa các ngành sản xuất trong nước nhưng không

dịch chuyển được sang nước khác. Cạnh tranh hoàn hảo xảy ra trên tất cả

các thị trường, chi phí vận tải bằng không.

Khi không có thương mại quốc tế thì hai nước đều sản xuất ra hai mặt

hàng để đáp ứng nhu cầu trong nước. Chúng ta có bảng sau:

sản xuất dầu mỏ sản xuất gạo

Việt Nam 100 thùng dầu/60h lao

động

1 tấn gạo/20h

lao động

Iraq 100 thùng dầu/20h lao

động

1 tấn gạo/80h

lao động

tổng sản phẩm thế giới

(hai nước)

200 thùng dầu 2 tấn gạo

Từ bảng trên, theo lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adamsmith thì Việt

Nam sẽ có lợi thế tuyệt đối về sản xuất gạo so với Iraq. Vì cùng sản xuất ra 1

tấn gạo, thời gian lao động của Việt Nam cần ít hơn thời gian lao động mà

Iraq cần là 60h lao động. Ngược lại, Iraq có lợi thế tuyệt đối về sản xuất dầu

9

Page 10: CAC LY THUYET THUONG MAI QUOC TE- NHOM LOP H33

mỏ so với Việt Nam, vì để sản xuất ra 100 thùng dầu thì Iraq chỉ cần 20h lao

động trong khi đó Việt Nam lại phải mất tới 60h lao động.

Theo lý thuyết của Adam Smith thì một nước nên chuyên môn hoá

vào sản xuất mặt hàng, dịch vụ mà họ có lợi thế tuyệt đối và nhập khẩu

những hàng hoá, dịch vụ mà nước khác có lợi thế tuyệt đối. Như vậy, trong

trường hợp này thì Việt Nam nên tập trung sản xuất và xuất khẩu gạo, còn

Iraq nên tập trung vào sản xuất và xuất khẩu dầu mỏ. Giả sử là Việt Nam sẽ

chuyển dịch hết lao động từ sản xuất dầu mỏ sang sản xuất gạo và Iraq

chuyển dịch hết lượng lao động trong sản xuất gạo sang sản xuất dầu mỏ.

Khi đó Việt Nam sẽ xuất khẩu gạo Sang Iraq và nhập khẩu dầu mỏ của Iraq,

ngược lại Iraq sẽ xuất khẩu dầu mỏ sang Việt Nam và nhập khẩu gạo của

Việt Nam. Tức là xảy ra quá trình trao đổi thương mại quốc tế.

Như vậy khi hai nước có sự chuyên môn hoá sản xuất vào mặt hàng

mà mình có lợi thế tuyệt đối thì chúng ta sẽ có bảng sau:

Sản xuất gạo Sản xuất dầu

mỏ

Việt Nam 3 tấn 0 thùng dầu

Iraq 0 tấn 400 thùng dầu

Tổng sản phẩm

thế giới (hai nước)

3 tấn 400 thùng dầu

Từ bảng trên cho thấy, khi chuyên môn hoá thì tổng sản phẩm thế giới

(2 nước) đã tăng lên rất nhiều, nó không chỉ còn là 2 tấn gạo và 200 thùng

10

Page 11: CAC LY THUYET THUONG MAI QUOC TE- NHOM LOP H33

dầu nữa mà đã tăng lên 3 tấn gạo và 400 thùng dầu. Như vậy thì 2 nước

thông qua trao đổi thương mại quốc tế có thể tiêu dùng ngoài đường giới hạn

sản xuất của mỗi nước.

IV. Ưu điểm và hạn c hế của học thuyết lợi thế tuyệt đối.

1. Ưu điểm của lý thuyết lợi thế tuyệt đối:

- Khắc phục hạn chế của lý thuyết trọng thương đó là khẳng định cơ

sở tạo ra giá trị là sản xuất chứ không phải là lưu thông.

- Mô hình thương mại dựa trên lợi thế tuyệt đối có thể giúp giải thích

cho nguồn gốc và lợi ích của thương mại quốc tế : Thương mại quốc tế sẽ

tạo điều kiện để phát triển những ngành có lợi thế và thu hẹp những ngành

bất lợi thế, là cơ sở lý luận sau này cho việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế giữa

các quốc gia.

- Lý thuyết lợi thế tuyệt đối cho thấy : nếu một nước có lợi thế tuyệt

đối trong việc sản xuất một mặt hàng nào đó thì nó có tiềm năng thu được

lợi ích từ thương mại. Mặt khác một nước càng chuyên môn hóa vào hàng

hóa mà nó có thể sản xuất hiệu quả hơn nước khác ( chi phí thấp hơn / năng

suất cao hơn) thì nó càng có tiềm năng thu được lợi ích cao hơn. Hơn thế

nữa nhờ chuyên môn hóa mỗi nước sẽ hình thành kinh nghiệm, tay nghề sẽ

ngày càng tinh xảo và nhờ thế sẽ cạnh tranh dễ dàng với nước khác. Sự trao

đổi hàng hóa, dựa trên chuyên môn hóa theo lợi thế, sẽ tạo thêm lợi ích cho

xã hội. Như vậy thuyết này chứng minh thương mại đem lại lợi ích cho cả

hai quốc gia.

- Lợi thế tuyệt đối là cơ sở để các quốc gia xác định hướng chuyên

môn hóa và trao đổi các mặt hàng.

11

Page 12: CAC LY THUYET THUONG MAI QUOC TE- NHOM LOP H33

- Quá trình trao đổi trên cơ sở lợi thế tuyệt đối làm khối lượng tổng

sản phẩm toàn xã hội tăng lên, làm cho các nguồn lực trong nước được sử

dụng một cách có hiệu quả hơn.

- Ngoài ra thuyết này còn đề cao lợi ích của tự do kinh doanh trong

thương mại quốc tế : Thương mại tự do có thể làm cho nguồn lực của thế

giới được sử dụng một cách hữu hiệu nhất.

2. Hạn chế của lý thuyết lợi thế tuyệt đối.

Mặc dù lý thuyết Lợi thế tuyệt đối của A.Smith có nhiều ưu điểm: đã

khắc phục hạn chế của lý thuyết trọng thương, đem lại lợi ích cho các nước

…, tuy nhiên cũng có một số hạn chế như :

- Không giải thích được chỗ đứng của phân công lao động quốc tế và

TMQT sẽ xảy ra như thế nào nếu một trong hai nước có lợi thế tuyệt đối

(hay bất lợi tuyệt đối) về tất cả các mặt hàng. (Vấn đề này được làm rõ trong

lý thuyết Lợi thế so sánh của D.Ricardo)

A.Smith mới nghiên cứu phân công lao động trong một đơn vị sản

xuất chứ chưa nghiên cứu phân công lao động trong xã hội, chưa chú ý đến

mặt xã hội của phân công lao động mà chú ý đến kỹ thuật, chưa giải thích

đúng nguyên nhân của phân công lao động .

- Coi lao động là yếu tố sản xuất duy nhất tạo ra giá trị, là đồng nhất

và được sử dụng với tỉ lệ như nhau trong tất cả các loại hàng hoá.

Điều này chưa chính xác vì không phải mọi lao động sản xuất đều tạo

nên giá trị, chỉ có lao động sản xuất hàng hóa mới tạo nên giá trị và giá trị

chỉ được tạo ra trong quá trình trao đổi.

12

Page 13: CAC LY THUYET THUONG MAI QUOC TE- NHOM LOP H33

PHẦN III: LÝ THUYẾT LỢI THẾ SO SÁNH

I. Nguồn gốc của lý thuyết lợi thế so sánh

Thương mại quốc tế ngày càng mở rộng về quy mô đa dạng về hình

thức. Trong hoàn cảnh đó, hàng loạt vấn đề xuất hiện, các lý thuyết về

thương mại quốc tế trước đó thực sự tỏ ra bất lực, và đặt ra đòi hỏi phải có

những lý thuyết mới và ưu việt hơn. Trước đó lý thuyết của Adam Smith về

lợi thế tuyệt đối đã tỏ ra hiệu quả trong giải quyết một số vấn đề thương mại

quốc tế. Ông ủng hộ thương mại tự do,thấy được tính ưu việt của chuyên

môn hóa. Tuy nhiên dùng thuyết lợi thế tuyệt đối của ông thì chỉ giải thích

được một phần các vấn đề trong thương mại quốc tế, khi mậu dịch giữa các

nước phát triển mạnh và trong từng thời điểm cụ thể một quốc gia nào đó có

thể bất lợi so với các quốc gia khác về mọi măt hàng. Như vậy thì dùng lý

thuyết về lợi thế tuyệt đối của A. Smith không thể giải thích được. Đế khắc

phục được những hạn chế trong lý thuyết về lợi thế tuyệt đối của A. Smith,

David Ricado đã đưa ra lý thuyết về lợi thế so sánh. Năm 1817, David

Ricardo đã nghiên cứu và chỉ ra rằng chuyên môn hóa quốc tế sẽ có lợi cho

tất cả các quốc gia và gọi kết quả này là thuyết lợi thế so sánh (hoặc lý

thuyết tương đối- “Theory of comparative advantage”).

II.Giả định của Ricacdo khi đưa ra ví dụ minh họa cho lý

thuyết lợi thế so sánh.

13

Page 14: CAC LY THUYET THUONG MAI QUOC TE- NHOM LOP H33

Để xây dựng lý thuyết lợi thế so sánh, Ricado đã đưa ra một số giả

thiết làm đơn giản hóa mô hình trao đổi mậu dịch, các giả định đó là :

1) Thế giới chỉ có hai quốc gia và chỉ sản xuất hai loại sản phẩm.

2) Mậu dịch tự do

3) Lao động có thể chuyển dịch tự do chỉ trong một quốc gia

nhưng không có khả năng chuyển dịch giữa các quốc gia.

4) Chi phí sản xuất là cố định.

5) Không có chi phí vận chuyển

6) Chi phí sản xuất được đồng nhất với tiền lương.

III.Phần nội dung:

Nội dung học thuyết lợi thế so sánh: Một quốc gia sẽ xuất khẩu

những mặt hàng có giá cả thấp hơn một cách tương đối so với quốc gia kia.

Nói cách khác, một quốc gia sẽ xuất khẩu những mặt hàng mà quốc gia đó

có thể sản xuất với hiệu quả cao hơn một cách tương đối so với quốc gia kia.

Công thức của học thuyết lợi thế so sánh.

(1)

=> Quốc gia I có lợi thế so sánh ở mặt hàng B

Quốc gia II có lợi thế so sánh ở mặt hàng A

(2)

=> Quốc gia I có lợi thế so sánh ở mặt hàng B

Quốc gia II có lợi thế so sánh ở mặt hàng A

14

Page 15: CAC LY THUYET THUONG MAI QUOC TE- NHOM LOP H33

Phân tích công thức học thuyết so sánh theo những giả định và áp

dụng ví dụ cho hai mặt hàng: thép và café của hai nước là Việt Nam và

Hàn Quốc.

Giá tương quan giá hai mặt hàng được định nghĩa là giá của mặt hàng

này được tính bằng tổng số lượng mặt hàng kia. Lợi thế so sánh được xác

định trên cơ sở so sánh các mức giá tương quan của hai hàng hóa.

Ví dụ hai nước Việt Nam và Hàn Quốc, đối với hai mặt hàng là thép

và café:

Bảng 1:

ViệtNamHàn

Quốc

Thép 5 6

Cafe 2 12

Trong trường hợp này, Việt Nam có lợi thế tuyệt đối so với Hàn Quốc

ở cả hai mặt hàng là thép và café: Việt Nam cần 5 đơn vị lao động đã có thể

sản xuất được 1 đơn vị thép trong khi đó Hàn Quốc phải cần 6 đơn vị lao

động để sản xuất ra một đơn vị thép; cũng như vậy, trong khi Việt Nam cần

2 thì Hàn Quốc cần 12 đơn vị lao động để có 1 đơn vị café.

Bảng 2:Xét về giá tương quan ở hai quốc gia

Việt

Nam

Hàn

Quốc

Thép 2,5 cafe 0,5cafe

Cafe 0,4

thép

2 thép

15

Page 16: CAC LY THUYET THUONG MAI QUOC TE- NHOM LOP H33

Áp dụng công thức (2), ta có:

Vậy Việt Nam có lợi thế so sánh ở mặt hàng cafe và Hàn Quốc có lợi

thế so sánh ở mặt hàng thép.

Rõ ràng là Việt Nam trong trường hợp này có lợi thế tuyệt đối so với

Hàn Quốc ở cả hai mặt hàng, nhưng điều đó không có nghĩa là Việt Nam sẽ

tập trung sản xuất cả hai mặt hàng. Theo quy luật lợi thế so sánh thì cả Việt

Nam và Hàn Quốc đều có lợi nếu hai quốc gia tự nguyện thực hiện trao đổi

thương mại: Việt Nam chuyên môn hóa sản xuất mặt hàng mà Việt Nam có

lợi thế tuyệt đối lớn hơn hay có lợi thế so sánh là café. Hàn Quốc sẽ tập

trung sản xuất mặt hàng có bất lợi tuyệt đối nhỏ hơn hay là có lợi thế so sánh

là thép.

Tỷ lệ trao đổi theo thỏa thuận giữa hai quốc gia, sao cho đảm bảo lợi

ích cho cả hai bên, và theo đó, tỷ lệ trao đổi này sẽ nằm trong phạm vi: nằm

giữa 2 mức giá tương quan của 2 nước.

0,4 thép < 1 cafe < 2 thép

0,5 cafe < 1 thép < 2,5 café.

Thật vậy, nếu Việt Nam chuyên môn hóa sản xuất café, dùng 5 đơn vị

lao động ( vốn trước đây chỉ có thể sản xuất được 1 đơn vị thép) để sản xuất

café thì ta có 2,5 đơn vị café. Trong trường hợp thương mại tự do, đem

lượng café này sang Hàn Quốc bán với giá tại Hàn Quốc là 1cafe = 2 thép,

16

Page 17: CAC LY THUYET THUONG MAI QUOC TE- NHOM LOP H33

thì Việt Nam thu được 5 đơn vị thép ( 2,5 café = 5 thép) ( 5-1 = 4, được lợi

hơn so 4 đơn vị thép so với sản xuất thép trong nước)

Cũng như vậy, khi Hàn Quốc chuyên môn hóa sản xuất thép, dùng 12

đơn vị lao động (vốn dĩ chỉ có thể sản xuất được 1 đơn vị café) để sản xuất

thép thì ta có:

12 đơn vị lao động ->2 đơn vị thép

Mang 2 đơn vị thép sang bán tại Việt Nam với giá trao đổi quốc tế

bằng giá tại Việt Nam: 1 thép = 2,5 café thì Hàn Quốc sẽ có 5 đơn vị café

thay vì chỉ có 1 đơn vị café nếu sản xuất trong nước, hay nói cách khác, Hàn

Quốc lợi 4 đơn vị café từ trao đổi này.

Rõ ràng là cả hai nước đều có lợi từ trao đổi thương mại, tiêu dùng

mỗi nước sẽ không bị giới hạn trong đường khả năng sản xuất của nước đó

nữa. Và từ chuyên môn hóa đó, vô hình chung sẽ làm tăng khối lượng hàng

hóa và dịch vụ trên thế giới. ( trong ví dụ này là có thêm 4 đơn vị café và 4

đơn vị thép cho khối lượng sản phẩm thế giới)

Chú ý rằng, nếu giá trao đổi quốc tế ở đây là 0,4 thép = 1 café hay

1cafe = 2 thép, thì khi đó không có trao đổi, vì ở trong nền kinh tế 2 nước

cũng có thể làm được điều này. Và tương tự như vậy, ở tỷ lệ trao đổi: 0,5

thép = 1 café hay 1 thép = 2,5 café thì cũng không có trao đổi.

Ta có thể minh họa bằng đồ thị sau:

17

Page 18: CAC LY THUYET THUONG MAI QUOC TE- NHOM LOP H33

18

Page 19: CAC LY THUYET THUONG MAI QUOC TE- NHOM LOP H33

Cần phải nhận thức rằng lợi thế so sánh không phải là cố định, nó có

thể thay đổi theo thời gian: ví dụ như cùng với sự phát triển ngày càng cao

của khoa học kỹ thuật ở các nước phát triển, nếu trước đây, khi cách mạng

công nghiệp mới nổ ra, các ngành công nghiệp chế tạo cơ bản là lợi thế so

sánh của các nước phát triển thì bây giờ những ngành chế tạo cơ bản này lại

là lợi thế so sánh của các nước đang phát triển.

Bên cạnh D. Ricacdo còn có nhiều học giả khác cũng xây dựng những

mô hình và lý thuyết cơ bản về lý thuyết lợi thế so sánh, như Heckscher-

Ohlin, Haberler,….chủ yếu là do những xuất phát điểm, nghiên cứu lợi thế

trên những góc độ khác nhau, qua những lăng kính khác nhau. Tuy nhiên, về

cơ bản, cho đến nay, hầu hết, chúng ta đã coi D.Ricacdo là “cha đẻ” của học

thuyết này, và trong phạm vi nghiên cứu ở bài này chúng tôi chỉ dừng lại

nghiên cứu lý thuyết này của D.Ricacdo từ góc độ giá tương quan giữa 2

hàng hóa ở hai quốc gia.

Mở rộng lý thuyết cho nhiều hàng hoá và nhiều quốc gia.

1. Lợi thế so sánh mở rộng cho nhiều hàng hoá.

- Trường hợp có nhiều hàng hoá với chi phí không đổi và

có hai quốc gia thì lợi thế so sánh của từng hàng hoá sẽ được sắp xếp

theo thứ tự ưu tiên từ hàng hoá có lợi thế so sánh cao nhất đến hàng

hoá có lợi thế so sánh thấp nhất và mỗi nước sẽ tập trung vào những

mặt hàng có lợi thế so sánh cao nhất và những mặt hàng có lợi thế cao

ở mức cân bằng. Ranh giới mặt hàng nào có lợi thế so sánh cao ở mức

cân bằng sẽ do cung cầu trên thị trường quyết định.

19

Page 20: CAC LY THUYET THUONG MAI QUOC TE- NHOM LOP H33

- Lấy ví dụ: Mỹ và Châu Âu đều sản xuất các mặt hàng:

máy tính, ô tô, giày dép, máy bay, lúa mì, rượu vang. Và lợi thế so

sánh được xếp theo thứ tự dưới đây.

+ Mỹ: máy bay, máy tính, lúa mì, ô tô, rượu vang, giày.

+ Châu Âu: giày, rượu vang, ô tô, lúa mì, máy tính, máy bay.

Nếu việc mở mang thương mại quốc tế diễn ra thì chắc chắn là

Mỹ sẽ sản xuất và xuất khẩu máy bay, còn Châu Âu sẽ sản xuất giày.

Nhưng một câu hỏi đặt ra là đường ranh giới giữa các mặt hàng này là ở

đâu? nó sẽ ở lúa mì? ở giữa ô tô và lúa mì hay là ở đâu? Câu trả lời là nó

phụ thuộc vào sức mạnh tương đối của cầu quốc tế đối với hàng hoá, nếu

cầu về máy bay và máy tính cao thì sẽ có xu hướng đẩy giá theo các hàng

hoá có lợi thế so sánh của Mỹ vậy chắc chắn Mỹ sẽ chuyên môn hóa vào

sản xuất, xuất khẩu máy bay và máy tính thậm chí là đến mức nó sẽ

không còn thấy có lợi nữa khi sản xuất trong các lĩnh vực mà nó thấy bất

lợi thế so sánh như rượu vang và giày dép.

2. Lợi thế so sánh mở rộng cho nhiều nước.

- Chúng ta sẽ vẫn giữ nguyên phân tích về lợi thế so sánh

trong trường hợp có nhiều nước. Nếu quan tâm đến một nước thì

chúng ta sẽ gộp tất cả các quốc gia khác có trao đổi hàng hoá với nước

này thành một nhóm gọi là “phần còn lại của thế giới”.

- Lấy ví dụ: lợi thế so sánh hàng thuỷ sản, máy tính của

Việt Nam và Nhật, Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan. Rõ ràng là chúng ta

thấy là Việt Nam có lợi thế so sánh về hàng dệt may so với các nước

Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan, và ngược lại các nước đó lại có

lợi thế so sánh về máy tính hơn so với VN, chính vì vậy mà VN nên

chuyên môn hoá sản xuất hàng thuỷ sản còn các nước còn lại nên tập

trung sản xuất máy tính.

20

Page 21: CAC LY THUYET THUONG MAI QUOC TE- NHOM LOP H33

IV.Hạn chế của lý thuyết lợi thế so sánh.

Học thuyết lợi thế so sánh cũng có những hạn chế của nó. Nhược

điểm lớn nhất nằm trong các giả định cổ điển của nó, mà dựa vào đó, lý

thuyết này giả định một nền kinh tế cạnh tranh hoạt động trôi chảy với tiền

lương và giá cả linh hoạt và không có thất nghiệp không tự nguyện. Liệu lý

thuyết này có còn đúng nếu công nhân chế tạo ô tô, những người bị nghỉ

việc khi tỉ phần ô tô Nhật bán trên thị trường Mỹ tăng lên nhanh chóng,

không thể dễ dàng tìm được việc làm mới? Điều gì sẽ xảy ra khi tỉ giá hối

đoái được ấn định quá cao làm giảm cầu về công nhân trong ngành chế tạo

và những công nhân này không thể tìm được công việc tương thích trong các

khu vực khác? Trong những tình huống như thế, thương mại có thể đẩy các

quốc gia vào bên trong đường PPF của nó với thất nghiệp tăng và sản lượng

giảm. Khi nền kinh tế lâm vào suy thoái hoặc không hoạt động hết chức

năng của mình thì chúng ta không thể đoán chắc rằng các nước sẽ thu lợi từ

thương mại hoặc lý thuyết về lợi thế so sánh sẽ đúng trong mọi trường hợp.

Trong thời kỳ đại suy thoái vào những năm 1930, thất nghiệp tràn

lan và sản lượng thực tế giảm, các quốc gia bắt đầu dựng nên hàng rào thuế

quan rất cao ở các cửa khẩu của mình và kim ngạch ngoại thương đã giảm đi

nhanh chóng. Lợi thế so sánh đã lấy được uy tín trong thời kỳ sau chiến

tranh thế giới thứ II, khi sự hoà nhập kinh tế của các nước công nghiệp trên

thế giới đã tạo ra sự tăng trưởng kinh tế vượt bậc chưa từng thấy. Nhưng

trong mọi cuộc suy thoái, nguồn lao động và vốn chưa được sử dụng hết đã

tích cực vận động hành lang để được bảo hộ thị trường của họ khỏi sự cạnh

tranh của nước ngoài.

21

Page 22: CAC LY THUYET THUONG MAI QUOC TE- NHOM LOP H33

Tương tự như vậy, hiện nay cả thế giới đang phải đối mặt với cuộc

khủng hoảng tài chính toàn cầu mà mức độ nghiêm trọng của nó không khác

gì cuộc Đại Suy Thoái năm 1930. Hầu như tất cả các nước đều cắt giảm sản

lượng, giảm mặt hàng nhập khẩu, hàng triệu công nhân bị thất nghiệp. Nhiều

nước có xu hướng quay về chủ nghĩa bảo hộ, tập trung kich thích trị trường

trong nước. Vậy lợi thế so sánh có đúng trong trường hợp này?

Như vậy, những cuộc suy thoái toàn cầu này đã nhắc nhở chúng ta

rằng, lý thuyết cổ điển về lợi thế so sánh chỉ tuyệt đối có giá trị khi mà tỉ giá

hối đoái, giá cả và tiền lương được xác định ở các mức thích hợp, và khi các

chính sách kinh tế vĩ mô đã xoá bỏ được những chu kỳ kinh doanh lớn hay

những phân bổ sai lệch về thương mại khỏi bức tranh kinh tế.

V. Ý nghĩa của lợi thế so sánh trong thương mại quốc tế.

Mặc dù có những hạn chế, lý thuyết lợi thế so sánh vẫn là một trong

những chân lý sâu sắc nhất của mọi môn kinh tế học.

Thực vậy, lý thuyết lợi thế so sánh ra đời năm 1817 đã giúp giải quyết

1 phần thực tế: thương mại quốc tế vẫn có thể diễn ra khi 1 nước có lợi thế

tuyệt đối ( hoặc không có lợi thế tuyệt đối) về tất cả các mặt hàng.

Với việc đưa ra lý thuyết này D.Ricardo đã chỉ ra được: khi chưa có

trao đổi thương mại quốc tế khả năng tiêu dùng của một quốc gia bị giới hạn

bởi khả năng sản xuất của quốc gia đó; khi có thương mại quốc tế khả năng

tiêu dùng đã được mở rộng hơn. ( Xem đồ thị minh họa lý thuyết lợi thế so

sánh ở phần trên.)

So với lý thuyết lợi thế tuyệt đối của A.Smith lý thuyết lợi thế so sánh

của D.Ricardo đã có những bước tiến bộ quan trọng. Song, lý thuyết lợi thế

22

Page 23: CAC LY THUYET THUONG MAI QUOC TE- NHOM LOP H33

so sánh cần phải có những giả định của riêng nó trong mô hình thương mại

nên khó có thể đứng vững trước những kiểm nghiệm thực tế. Dù vậy ta vẫn

không thể phủ nhận ý nghĩa c ũng như vai trò của lý thuyết này trong việc

giải thích nguồn gốc của thương mại quốc tế

VI. Phần liên hệ: lý thuyết lợi thế so sánh và thực tế.

Trên phạm vi quốc tế: có thể nói không có một quốc gia nào mà

không có lại không có lợi thế so sánh, bởi vì cho dù họ là nước nghèo đến

đâu đi nữa, nước họ có bất lợi tuyệt đối ở tất cả các mặt hàng thì mặt hàng

nào họ có bất lợi tuyệt đối nhỏ nhất thì đó vẫn là lợi thế so sánh.

Trên phạm vi thế giới, chúng tôi chia lợi thế so sánh thành 2 nhóm: lợi

thế so sánh ở những nước đang phát triển và những nước phát triển.

Về nhóm các nước đang phát triển: ví dụ Việt Nam: nói chung lợi

thế so sánh của Việt Nam được đánh giá ở trên 2 phương diện sau đây:

1. Nguồn nhân công dồi dào và giá rẻ

2. Tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguyên vật liệu giá rẻ

Tuy nhiên, đó cũng chỉ là trên một phương diện tương đối mà thôi.

Từ lợi thế đó, về công nghiệp: Việt Nam có lợi thế so sánh ở các

ngành sử dụng nhiều lao động, chủ yếu là lao động giản đơn, hàm lượng

công nghệ thấp, da giầy, dệt may, gia công, lắp ráp chế tạo….

Các ngành sản xuất sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp, thủy hải sản:

lúa gạo, cà phê, chè, chế biến thực phẩm thuỷ hải sản v.v.. Hay các mặt hàng

mây tre truyền thống, mang đặc sắc riêng của dân tộc

Còn hiện nay, để đưa nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng hiện

nay, tập trung phát triển những măt hàng mà chúng ta có lợi thế so sánh có

thể coi là một trong những lựa chọn giải pháp ưu việt nhất.

Đối với những nước phát triển: ví dụ Hoa Kỳ, lợi thế so sánh của

23

Page 24: CAC LY THUYET THUONG MAI QUOC TE- NHOM LOP H33

Hoa Kỳ chủ yếu là về mặt công nghệ, khoa học kỹ thuật tiên tiến.

Mỹ có lợi thế so sánh ở các ngành công nghiệp đòi hỏi ít lao động,

hàm lượng công nghệ cao. Có thể thấy Mỹ nhập khẩu rất nhiều chủng loại

hàng hóa từ các quốc gia trên thế giới nhưng lại rất ít xuất khẩu. Hàng xuất

khẩu của Mỹ thường là các máy móc thiết bị công nghệ hiện đại, vũ khí và

bản quyền các công nghệ này, một số ít nông sản như đậu nành và sản phẩm

từ đậu nành, nho, ngô ..v.v.. Tuy nhiên, do đây là những sản phẩm công

nghệ cao nên số lượng không tỷ lệ thuận với giá trị. Ôtô nguyên chiếc và

linh kiện & phụ tùng ôtô là mặt hàng chủ yếu mà Mỹ xuất khẩu sang VN

trong thời gian gần đây.(Cụ thể trong 2 tháng đầu năm 2009, Hoa Kỳ nhập

khẩu vào VN 179 chiếc).

(Số liệu từ tổng cục Hải quan VN. )

.

24

Page 25: CAC LY THUYET THUONG MAI QUOC TE- NHOM LOP H33

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế

- Giáo trình Thương mại Quốc tế

- Từ điển bách khoa toàn thư di động Wapedia

- Bách khoa toàn thư Wikipedia

http://internationalecon.com/Trade/Tch40/T40-4.php

http://www.economypedia.com/wiki/index.php?

title=Absolute_advantage

http://www.nationmaster.com/encyclopedia/Absolute-advantage

25