Các bệnh bàn tay thường gặp

7
CÁC BỆNH LÝ BÀN TAY THƯỜNG GẶP Bs Nguyễn Văn Vấn (Bv ĐKKV Bồng Sơn) I. NGÓN TAY BẬT (Trigger Finger) Hình 1: Giải phẫu học ngón tay(2) và hình ảnh ngón nhẫn không duỗi ra được (1) Đây là tình trạng viêm bao gân gập ngón tay mà các ngón hay gặp là ngón trỏ, ngón giữa và ngón đeo nhẫn. Bệnh thường gặp ở những bệnh nhân trên 40 tuổi, có tiền căn tiểu đường, viêm khớp dạng thấp. Triệu chứng lâm sàng điển hình là bệnh nhân than đau, đặc biệt vùng nếp gấp xa của gan bàn tay và ngón tay bị kẹt khi duỗi ra. Cơn đau thường vào sáng sớm lúc thức dậy và giảm dần trong ngày. Khi khám sẽ thấy có nốt gây đau có thể sờ được ở vùng nếp gấp xa gan bàn tay (tức ở đường chỉ tay gần ngón tay). Càng về sau khi nốt phát triển, bệnh nhân sẽ khó khăn khi cử động ngón tay, đôi khi nặng tới mức không thể gập ngón tay vào hoặc gập vào nhưng không tự duỗi ra được (hình 1). Đây là bệnh lý chẩn đoán dựa trên hỏi bệnh sử và khám lâm sàng, không cần thiết phải siêu âm hay chụp phim. Điều trị bắt đầu bằng cách nẹp cho khớp bàn- đốt duỗi trong 10-14 ngày và dùng thuốc kháng viêm giảm đau không corticoid hoặc chích corticoid vào màng gân. Nếu không giảm có thể phẫu thuật giải phóng gân khỏi ròng rọc bằng cách cắt một phần hay hoàn toàn ròng rọc. Đây là phẫu thuật chuyên khoa đơn giản, có thể về trong ngày. Sau khi gây tê tại chổ, rạch một đường nhỏ 1cm ngang ròng rọc A1, cắt bỏ ròng rọc, giải phóng gân kẹt. Sau mổ bệnh nhân hết ngay tình trạng kẹt gân, cần tập phục hồi vận động bàn tay sớm (hình 2) . Hình 2: Phẫu thuật cắt ròng rọc A1 ngón trỏ giải phóng gân viêm Trang 1

Transcript of Các bệnh bàn tay thường gặp

Page 1: Các bệnh bàn tay thường gặp

CÁC BỆNH LÝ BÀN TAY THƯỜNG GẶP Bs Nguyễn Văn Vấn (Bv ĐKKV Bồng Sơn)

I. NGÓN TAY BẬT (Trigger Finger)

Hình 1: Giải phẫu học ngón tay(2) và hình ảnh ngón nhẫn không duỗi ra được (1)Đây là tình trạng viêm bao gân gập ngón tay mà các ngón hay gặp là ngón trỏ, ngón giữa và ngón

đeo nhẫn. Bệnh thường gặp ở những bệnh nhân trên 40 tuổi, có tiền căn tiểu đường, viêm khớp dạng thấp. Triệu chứng lâm sàng điển hình là bệnh nhân than đau, đặc biệt vùng nếp gấp xa của gan bàn tay và ngón tay bị kẹt khi duỗi ra.

Cơn đau thường vào sáng sớm lúc thức dậy và giảm dần trong ngày. Khi khám sẽ thấy có nốt gây đau có thể sờ được ở vùng nếp gấp xa gan bàn tay (tức ở đường chỉ tay gần ngón tay). Càng về sau khi nốt phát triển, bệnh nhân sẽ khó khăn khi cử động ngón tay, đôi khi nặng tới mức không thể gập ngón tay vào hoặc gập vào nhưng không tự duỗi ra được (hình 1).

Đây là bệnh lý chẩn đoán dựa trên hỏi bệnh sử và khám lâm sàng, không cần thiết phải siêu âm hay chụp phim.

Điều trị bắt đầu bằng cách nẹp cho khớp bàn- đốt duỗi trong 10-14 ngày và dùng thuốc kháng viêm giảm đau không corticoid hoặc chích corticoid vào màng gân.

Nếu không giảm có thể phẫu thuật giải phóng gân khỏi ròng rọc bằng cách cắt một phần hay hoàn toàn ròng rọc. Đây là phẫu thuật chuyên khoa đơn giản, có thể về trong ngày. Sau khi gây tê tại chổ, rạch một đường nhỏ 1cm ngang ròng rọc A1, cắt bỏ ròng rọc, giải phóng gân kẹt. Sau mổ bệnh nhân hết ngay tình trạng kẹt gân, cần tập phục hồi vận động bàn tay sớm (hình 2).

Hình 2: Phẫu thuật cắt ròng rọc A1 ngón trỏ giải phóng gân viêm

Trang 1

Page 2: Các bệnh bàn tay thường gặp

II. VIÊM MÀNG GÂN DUỖI –DẠNG NGÓN CÁI (De Quervain syndrome)

. Hình 3: Giải phẩu màmg gân duỗi dạng ngón cái và cách khám

DeQuervain là loại bệnh lý hay gặp ở phụ nữ. Bệnh có tên viêm màng gân cổ tay hay là viêm hẹp màng gân, còn tên gọi phổ biến hơn trong giới chấn thương chỉnh hình là viêm màng gân của deQuervain (deQuervain’s tenosynovitis) được deQuervain báo cáo 5 trường hợp vào năm 1895 (2). Bệnh do tình trạng kích thích hay sưng gân bên phía ngón cái của cổ tay.

Bệnh nhân thường mô tả tình trạng sưng và đau phía mặt ngoài cổ tay, nhất là khi cử động ngón cái hoặc khi nắm bàn tay lại. Khi khám, khi khám cho bệnh nhân gấp ngón tay cái trong các ngón tay còn lại và bẻ cổ tay về phía bên xương trụ sẽ gây cơn đau ngay tại chỗ sưng (Finkelstein's test). Thường với các triệu chứng và khám như trên đủ để chẩn đoán bệnh, nhưng đôi khi cần chỉ định chụp phim X-quang cổ tay để loại trừ các nguyên nhân khác như bệnh lý xương, canxi hóa gân bị viêm...

Về điều trị bao gồm uống thuốc, cho ngón cái nghỉ ngơi, đôi khi phải làm nẹp bột bất động ngón cái và cổ tay. Tiếp theo có thể tiêm corticoid tại chỗ nếu biện pháp đầu thất bại. Có thể tiêm tối đa ba lần, mỗi lần cách nhau tối thiểu 7-10 ngày, nếu không hết có thể phẫu thuật cắt màng gân giải phóng gân .

III. VIÊM- THOÁI HÓA KHỚP NGÓN TAY

Hình 4: các khớp ngón tay sưng nề biến dạngTriệu chứng thường gặp là bị cứng các ngón tay khi thức dậy hay khi để bàn tay nghỉ ngơi lâu

(chẳng hạn sau khi ngủ trưa). Một số bệnh nhân mô tả tình trạng tê nhưng thực chất là khó cử động

Trang 2

Page 3: Các bệnh bàn tay thường gặp

khớp ngón tay. Tuy nhiên sau khi cử động một thời gian ngắn các ngón tay hoạt động bình thường. Khám đôi khi phát hiện có nổi những cục cứng như xương ở gần khớp liên đốt gần hay xa...(hình 4)

Đây là bệnh lý toàn thân, một số khớp khác cũng bị như gối, vai, háng. Khớp bị viêm biến dạng rất sớm và gây đau đớn cho bệnh nhân, gây tàn phế sớm nếu không có sự điều trị hỗ trợ nâng đỡ. Bệnh có yếu tố gen và không thể chữa hết. Việc điều trị bao gồm kháng viêm giảm đau toàn thân hay tại chỗ, kèm theo các biện pháp vật lý trị liệu nâng đỡ chống biến dạng khớp. Có thể thay khớp khi bệnh quá nặng.

Riêng về bệnh lý thoái hóa khớp ngón tay, việc điều trị bao gồm thuốc, nẹp bất động khớp nếu quá đau. Tình trạng cứng khớp buổi sáng hay sau khi ngủ trưa dậy có thể cải thiện bằng việc ngâm nước nóng, xoa bóp bằng các gel có hoạt chất kháng viêm. Có thể dùng thêm các thuốc chống thoái hóa khớp.

IV. HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY ( carpal tunnel syndrome)

Hình 5: Giải phẫu ống cổ tay (4)Hội chứng ống cổ tay là do thần kinh giữa bị chèn ép ở vùng cổ tay (hình 5). Bệnh hay xảy ra

trên người nữ ở tuổi trung niên, bị tiểu đường, làm việc tư thế cổ tay gập như đánh máy... Triệu chứng gồm tình trạng tê các đầu ngón tay ở ngón giửa, ngón trỏ và nửa ngón đeo nhẫn là

vùng do thần kinh giữa chi phối. Khi làm việc cổ tay ở thế gập nhiều như đánh máy, giặt quần áo sẽ làm tình trạng tê tay tăng lên. Một trong số triệu chứng để phát hiện (rất Việt Nam!) đó là chạy xe gắn máy một thời gian sẽ làm tay tê cứng khiến người bệnh phải dừng xe, cử động tay một lúc mới đỡ đau.

Một số dấu chứng: (3)

Dấu Tinel: Gỏ vào đường đi của thần kinh giửa ngang mức cổ tay sẽ tê các ngón

Phalen test: Gấp cổ tay 60 giây sẽ xuất hiện các triệu chứng

Test garot: Đặt Garot ngang mức làm đủ dãn các tĩnh mạch hoặc:

Duran test: Đè trực tiếp vào thần kinh giữa ngang nếp gấp cổ tay 30 giây cũng xuất hiện triệu chứngVề phần điều trị, khi bệnh còn nhẹ các bác sĩ hay dùng thuốc kháng viêm giảm đau nhằm mục

đích giảm viêm và phù nề của sợi thần kinh, có thể kèm theo việc hạn chế cử động tay trong một thời gian. Nếu không bớt có thể dùng corticoide chích vào ống cổ tay và biện pháp cuối cùng là mổ cắt dây chằng ngang cổ tay để giải quyết triệt để nguyên nhân.

Một số chủ trương phẫu thuật ngay khi uống thuốc không bớt, vì một số nghiên cứu cho thấy tỉ lệ tái phát sau khi chích corticoide một năm là khá cao và vì những biến chứng nguy hiểm của việc chích corticoid tại chỗ.Có thể mổ mở hoặc mổ nội soi, không có sự vượt trội về kết quả giữa các phương pháp. Điều quan trọng là đừng nên để đến khi teo cơ rồi mới đi khám, vì kết quả điều trị rất kém và bàn tay sẽ bị mất chức năng.

Kỹ thuật mổ: (3,5)

Trang 3

Page 4: Các bệnh bàn tay thường gặp

- Đường rạch da nên giới hạn ngang nếp gấp cổ tay, nếu cần kéo dài lên trên thì phải đi theo hình zich zag và sang phía trụ của cơ gan tay dài để tránh tổn thương nhánh bì bàn tay của thần kinh giữa ( hình 6 )

- Lật da và tổ chức dưới da, xát định mạc sâu và cơ gan tay dài (hình 7)

Hình 7: Mạc sâu cổ tay

- Mạc sâu được cắt, cơ gan tay dài kéo về phía trụ, lộ rõ dây thần kinh giữa đi vào ống cổ tay (hình 8)

Trang 4

Hình 6: Đường mổ

Page 5: Các bệnh bàn tay thường gặp

Hình 8: Cắt mạc ngang cổ tay lộ rõ thần kinh giữa

- Cho một spatula dưới mạc ngang cổ tay để bảo vệ thần kinh giữa khỏi bị thương tổn khi cắt mạc ngang (hình 9)

Hình 9: Đặt spatula dưới mạc ngang cổ tay để bảo vệ thần kinh giữa

Trang 5

Page 6: Các bệnh bàn tay thường gặp

- Mạc ngang được cắt về phía trụ nhằm tránh thương tổn nhánh vận động cho cơ mô cái (hình 10)

Hình 10: Mạc ngang đã được cắt, thần kinh giữa được giải phóng

Tài liệu tham khảo:1. Agur : Grant’s Atlats of Anatomy; 2009, Lippincott, Toronto, Canada, trang 568Wilkins, trang 837

2. F. Charles Brunicardi, M.D., F.A.C.S.: Schwartz Principles of Surgery , 8th ed, The McGraw-Hill Companies , chương 43.

3. Canale & Beaty: Campbell's Operative Orthopaedics, 11th ed. 2007 Mosby, An Imprint of Elsevier, trang 4195, 4197; 4285, 4298.

4. Moore, Keith L.; Dalley, Arthur F: Clinically Oriented Anatomy, 5th Edition, 2006 Lippincott Williams &

5. Steven H. Stern, M.D: Key Techniques in orthopaedice Surgegy; 2001, Theme, New York, trang 81.

Trang 6

Page 7: Các bệnh bàn tay thường gặp

- Mạc ngang được cắt về phía trụ nhằm tránh thương tổn nhánh vận động cho cơ mô cái (hình 10)

Hình 10: Mạc ngang đã được cắt, thần kinh giữa được giải phóng

Tài liệu tham khảo:1. Agur : Grant’s Atlats of Anatomy; 2009, Lippincott, Toronto, Canada, trang 568Wilkins, trang 837

2. F. Charles Brunicardi, M.D., F.A.C.S.: Schwartz Principles of Surgery , 8th ed, The McGraw-Hill Companies , chương 43.

3. Canale & Beaty: Campbell's Operative Orthopaedics, 11th ed. 2007 Mosby, An Imprint of Elsevier, trang 4195, 4197; 4285, 4298.

4. Moore, Keith L.; Dalley, Arthur F: Clinically Oriented Anatomy, 5th Edition, 2006 Lippincott Williams &

5. Steven H. Stern, M.D: Key Techniques in orthopaedice Surgegy; 2001, Theme, New York, trang 81.

Trang 6