CỦA THIỀN TẬP Thích Nhất Hạnh MỤC I II III LỤC LỜI TỰA · Thiền sư Vô Ngôn...

4743
1 TRUYỀN THỐNG SINH ĐỘNG CỦA THIỀN TẬP Thích Nhất Hạnh TỔNG MỤC LỤC. QUYỂN I. QUYỂN II. QUYỂN III. LỜI TỰA Đây là bộ sách ghi lại tiến trình sinh động và phương cách hành trì của Thiền tập Phật giáo từ hồi Bụt còn tại thế, qua thời đạo Bụt Bộ Phái, cho đến ngày nay. Toàn bộ sách chia làm ba quyển, trình bày ba giai đoạn nói trên của Truyền Thống Sinh Động Thiền Tập Trong Đạo Bụt:

Transcript of CỦA THIỀN TẬP Thích Nhất Hạnh MỤC I II III LỤC LỜI TỰA · Thiền sư Vô Ngôn...

  • 1

    TRUYỀN THỐNG SINH ĐỘNG

    CỦA THIỀN TẬP

    Thích Nhất Hạnh

    TỔNG

    MỤC

    LỤC.

    QUYỂN

    I.

    QUYỂN

    II.

    QUYỂN

    III.

    LỜI TỰA

    Đây là bộ sách ghi lại tiến trình sinh

    động và phương cách hành trì của

    Thiền tập Phật giáo từ hồi Bụt còn tại

    thế, qua thời đạo Bụt Bộ Phái, cho

    đến ngày nay.

    Toàn bộ sách chia làm ba quyển,

    trình bày ba giai đoạn nói trên của

    Truyền Thống Sinh Động Thiền Tập

    Trong Đạo Bụt:

    http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap0-00.htmhttp://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap0-00.htmhttp://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap0-00.htmhttp://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap1-00.htmhttp://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap1-00.htmhttp://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap2-00.htmhttp://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap2-00.htmhttp://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap3-00.htmhttp://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap3-00.htm

  • 2

    QUYỂN 1: Nói về Thiền tập thời

    Nguyên Thỉ. Nội dung là những bài

    giảng các kinh điển chính yếu và

    chưa chế biến của thời Bụt còn tại

    thế. Thêm vào đó là những sử liệu

    minh chứng đạo Bụt ở nước ta hồi đó

    là được truyền trực tiếp từ Ấn Độ

    sang chứ không phải từ Trung Quốc

    như nhiều sách sử ghi lại.

    QUYỂN 2: Trình bày những Thiền

    phái lớn ở Việt Nam kể từ thế kỷ thứ

    Ba trở về sau. Nội dung gồm các

    phương pháp hành trì, những giáo

    pháp của chư tổ, cùng cách du nhập

    và phát triển của từng Thiền phái tại

    Việt Nam hồi đó.

  • 3

    QUYỂN 3: Dành cho những

    Phương pháp tu tập Làng Mai. Nội

    dung gồm những thực tập dựa trên

    giáo điển thời nguyên thỉ để cung ứng

    những pháp môn thiền tập Đại thừa,

    thích hợp với việc trị liệu và giải thoát

    thân, tâm của con người trong thời

    đại mới. Nền tảng căn bản của những

    phương pháp này là Hiện Pháp Lạc

    Trú.

    Rải rác trong toàn bộ sách còn có kết

    quả của những công trình nghiên

    cứu, tìm kiếm gốc rễ kinh điển

    nguyên thỉ của đạo Bụt; những đề

    nghị giáo chính kinh điển truyền

    thừa; và những bằng chứng cho thấy

    ngài Tăng Hội không những là Sơ tổ

  • 4

    thiền tông Việt Nam mà còn là Sơ tổ

    của thiền Tông Trung Hoa nữa.

    Thích Nhất Hạnh

    QUYỂN I

    Chương 01: 0-0 Thiền tập thời

    nguyên thỉ

    Chương 01: 0-1 Về nguồn

    Chương 01: 1-1 Những giáo điều căn

    bản

    Kinh người biết sống một mình

    Kinh An Ban Thủ Ý

    Kinh Tứ Niệm Xứ

    Chương 01: 1-2 Một thiền tập điển

    hình thời Bụt còn tại thế: Kinh Tư

    Lượng

    Giảng Luận Nội Dung Kinh Tư Lượng

    Đối Chiếu Văn Bản Chữ Hán Và Văn

    http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap0-00.htm#loitua#loituahttp://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap0-00.htm#loitua#loituahttp://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap1-01.htm#0-1http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap1-01.htm#1-1http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap1-01.htm#1-1http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap1-01.htm#1-2http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap1-01.htm#1-2http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap1-01.htm#1-2

  • 5

    Bản Pali

    Chương 01: 1-3 Thiền là gì?

    Nghĩa của danh từ thiền

    Chánh niệm là trái tim của thiền tập

    đạo Bụt

    Chỉ và quán trong thiền tập

    Chương 01: 1-4 Đi tìm gốc rễ Kinh

    điển của Bụt

    Những pháp môn không thuộc Nguyên

    thủy

    Phương pháp thiền tập của đạo Bụt

    Nguyên thủy

    Những sáng tạo trong việc thực tập An

    ban Thủ ý

    Ba giáo lý không chắc do Bụt dạy

    Phật pháp tức Thế gian pháp

    Cách hoằng hóa Phật pháp ở Âu Tây

    Những thiền tập du nhập đạo Bụt sau

    http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap1-01.htm#1-3http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap1-01.htm#1-4http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap1-01.htm#1-4

  • 6

    ngày đức Thế tôn nhập diệt

    Cách học hỏi truyền thống thiền tập

    Niệm và cách diễn đạt của người Tây

    phương

    Vai trò quan trọng của tăng thân trong

    thiền tập

    Chương 01: 1-5 Từng bước Thiền

    tập

    Chương 02: 2-1 Thiền tập trong Đạo

    Bụt

    Tu là tập điều phục thân tâm

    Hộ trì sáu căn là mấu chốt của tu học

    Tu là học tạo dựng hạnh phúc

    Chương 02: 2-2 Làng Mai và Pháp

    môn có mặt trong Hiện tại

    Tập có mặt là học tu chứng

    Đối trị với tập khí trong ta

    Thi kệ và những bước chân chuyển

    http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap1-01.htm#1-5http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap1-01.htm#1-5http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap1-02.htm#2-1http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap1-02.htm#2-1http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap1-02.htm#2-2http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap1-02.htm#2-2

  • 7

    hóa

    Tu là tự thực chứng giáo pháp

    Chương 02: 2-3 Cách thực tập Kinh

    Quán Niệm Hơi Thở

    Bốn hơi thở điều thân

    Bốn hơi thở an tịnh cảm thọ

    Bốn hơi thở an tịnh tâm hành

    Bốn hơi thở quán chiếu tự tánh các

    pháp

    Nhầm lẫn trong ghi chép và truyền

    thừa kinh điển

    Tam Pháp Ấn

    Cách tiếp xúc với Niết bàn

    Vọng tưởng về ngũ dục là cội nguồn

    của ham muốn

    Vô thường và duyên sinh

    Một lầm lẫn khác trong việc truyền

    thừa kinh điển

    http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap1-02.htm#2-3http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap1-02.htm#2-3

  • 8

    Chương 03: 3-1 Đạo Bụt du nhập

    vào Việt Nam và Trung Hoa

    Chương 03: 3-2 Ba trung tâm Phật

    giáo đời Hán

    Ba trung tâm Phật giáo đời Hán

    Nguồn gốc trung tâm Luy Lâu

    Thời điểm thành lập của ba trung tâm

    Gốc rễ của trung tâm Lạc Dương

    Gốc rễ của trung tâm Bành Thành

    Chương 03: 3-3 Khởi nguyên truyền

    thống thiền tập tại Trung Hoa

    Những thiền sư danh tiếng trước thầy

    Bồ Đề Đạt Ma

    Thiền học Việt Nam du nhập Trung

    Quốc

    Chương 03: 3-4 Khởi nguyên truyền

    thống thiền tập tại Việt Nam

    Kinh Phương Pháp Đạt Thiền

    http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap1-03.htm#3-1http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap1-03.htm#3-1http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap1-03.htm#3-2http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap1-03.htm#3-2http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap1-03.htm#3-3http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap1-03.htm#3-3http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap1-03.htm#3-4http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap1-03.htm#3-4

  • 9

    Giáo nghĩa kinh Phương Pháp Đạt

    Thiền

    Tứ thiền

    Mười phép quán tiêu biểu

    Làng Mai và những sáng tạo thiền tập

    Tứ thiền trong kinh Phương Pháp Đạt

    Thiền

    Bài tựa kinh An Ban Thủ Ý

    Giáo nghĩa Bài tựa kinh An Ban Thủ

    Ý

    Những hình ảnh linh hoạt để nói về

    tâm

    Những tư tưởng căn bản của duy biểu

    học trong Bài tựa kinh An Ban Thủ Ý

    Cách quán chiếu để thấy cái tất cả

    trong cái một

    Chương 04: 4-1 Phương pháp thực

    tập Kinh An Ban Thủ Ý

    http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap1-04.htm#4-1http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap1-04.htm#4-1

  • 10

    Bốn hơi thở an tịnh Thân hành

    Bốn hơi thở an tịnh Cảm thọ

    Thiền Buông Thư

    Bốn hơi thở chuyển hóa Tâm hành

    Thực tập hơi thở 11 và 12 bằng Ba cái

    Lạy

    Chương 04: 4-2 Phương pháp thực

    tập 4 hơi thở

    Trình tự thực tập Quán vô thường

    Nhất kỳ vô thường và cơ chế tự vệ của

    con người

    Nhất kỳ vô thường và Văn hào Victor

    Hugo

    Cách tiếp nhận vô thường của người tu

    Ngũ cái: Năm đối tượng của tham

    Những vọng tưởng người tu cần vượt

    thắng

    Cách đối trị với Vô thường của đạo

    http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap1-04.htm#4-2http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap1-04.htm#4-2

  • 11

    Bụt

    Phụ Lục 1

    QUYỂN II

    Chương 00: Những Cây Đại Thụ

    Trong Vườn Thiền Việt Nam

    Chương 01: 1-1 Vài Chìa Khóa Căn

    Bản Của Người Tu

    Làng Mai và cách thực tập để đừng trôi

    lăn

    Phương pháp thiền hành của Trung

    Quốc

    Sự cần thiết của một thiền phổ

    Công năng của thiền tập

    Tu cho mình, tu cho người

    Thiết kế y báo bằng cách nhận diện

    nhu yếu

    Căn nguyên của nhu yếu giả tạo trong

    http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap1-04.htm#phuluc-1http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap2-01.htm#0-0http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap2-01.htm#0-0http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap2-01.htm#1-1http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap2-01.htm#1-1

  • 12

    y báo

    Thay y báo đổi chánh báo bằng ba cái

    lạy

    Tương tức và y báo của tăng thân

    Bốn thực tập của người tu

    Năm nguyên tắc căn bản của sự tu tập

    Chương 01: 1-2 Chuyển hóa và

    chứng ngộ

    Sống với tăng thân mới dễ chuyển hóa

    Pháp môn làm mới đơn phương

    Những phương tiện để hòa giải

    Nắm vững phương pháp, thực tập tinh

    chuyên mới tu học thành công

    Ngũ lực tạo niềm tin

    Chánh niệm là trái tim của thiền tập

    Người xuất gia và gia đình huyết

    thống

    Xuất gia và đối tượng thương yêu lớn

    http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap2-01.htm#1-2http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap2-01.htm#1-2

  • 13

    Cách nuôi dưỡng Bồ đề tâm

    Cách tạo Pháp thân

    Chương 02: 2-1 Các Môn Phái Và

    Giáo Điển Sinh Động

    Vấn đề truyền thừa

    Những sáng tạo giả dối trong thiền

    tông

    Thiền sư Khương Tăng Hội

    Chương 02: 2-2 Thiền phái Tỳ-Ni

    Đa-Lưu-Chi

    Tâm ấn và thầy Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi

    Phương cách truyền tâm ấn

    Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi và thiền Việt Lai

    Ấn

    Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi Trí tuệ Bát Nhã

    Không quán

    Những danh tăng của thiền phái Tỳ-Ni

    Đa-Lưu-Chi

    http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap2-02.htm#2-1http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap2-02.htm#2-1http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap2-02.htm#2-2http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap2-02.htm#2-2

  • 14

    Thiền sư Huệ Sinh

    Thiền Sư Pháp Thuận

    Giao Châu trong thời Tỳ-Ni Đa-Lưu-

    Chi

    Những danh tăng ít được biết của Giao

    Châu

    Tổng trì trong tông phái Tỳ-Ni Đa-

    Lưu-Chi

    Bốn khía cạnh của Đà la ni

    Bốn loại Đà la ni

    Nội dung kinh Đại Phương Quảng

    Tổng Trì

    Chương 02: 2-3 Thiền phái Vô Ngôn

    Thông

    Thiền sư Vô Ngôn Thông

    Bách Trượng Thanh quy

    Trường Phật học nên theo thể chế tu

    viện

    http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap2-03.htm#2-3http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap2-03.htm#2-3

  • 15

    Đốn ngộ

    Vô Ngôn Thông sang Việt Nam

    Tổ thứ II của thiền phái Vô Ngôn

    Thông

    Tỳ ni nhật dụng thiết yếu

    Từng bước nở hoa sen

    Gia đình tâm linh của thầy Vô Ngôn

    Thông

    Nguồn gốc của sự đối lập Nam và Bắc

    tông

    Bài kiểm điểm đại chúng

    Giáo pháp Vô đắc trong thiền phái Vô

    Ngôn Thông

    Vô đắc và lời cuối của thầy Vô Ngôn

    Thông

    Giáo pháp Đốn ngộ trong thiền phái

    Vô Ngôn Thông

    Giáo pháp Tâm địa trong thiền phái Vô

  • 16

    Ngôn Thông

    Pháp môn Thoại đầu trong thiền phái

    Vô Ngôn Thông

    Pháp môn thiền Công án trong thiền

    phái Vô Ngôn Thông

    Cách tu thiền Công án

    Làm việc với tàng thức mới đạt giác

    ngộ

    Hình ảnh thi ca trong thiền phái Vô

    Ngôn Thông

    Giáo điển xưa, hành trì nay

    Phương pháp an trú của Làng Mai

    Phương pháp thực tập Vô đắc của Làng

    Mai

    Cách thực tập Pháp Hoa Tam Muội của

    Làng Mai

    Chương 02: 2-4 Thiền phái Thảo

    Đường

    http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap2-04.htm#2-4http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap2-04.htm#2-4

  • 17

    Thiền sư Tuyết Đậu

    Pháp tu Công án

    Những Công án của Làng Mai

    Đặc điểm của thiền phái Thảo Đường

    Chương 02: 2-5 Thiền phái Trúc

    Lâm

    Thiền sư Trần Thái Tông

    Công Phu Tu Học Của Trần Thái

    Tông

    Gốc Rễ Tu Học Của Vua Trần Thái

    Tông

    Những Tác Phẩm Của Trần Thái Tông

    Những Nhu Yếu Của Vua Trần Thái

    Tông

    Nguồn Gốc Thiền Ngữ Và Thi Ca

    Trong Thiền Học

    Kiến Giải Của Vua Về Công Án Vô Vị

    Chân Nhân

    http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap2-05.htm#2-5http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap2-05.htm#2-5

  • 18

    Vua Thực Tập Công Án Bốn Núi

    Cách Tìm Vô Vị Chân Nhân của Làng

    Mai: Phương Pháp Soi Sáng

    Thiền sư Thường Chiếu

    Gốc Tích Của Thiền Sư Thường Chiếu

    Tinh Thần Thống Nhất Của Phật Giáo

    Việt Nam

    Đường Vào Tâm Học: Năm Mươi Bài

    Tụng Duy Biểu

    Kim Chỉ Nam Của Việc Chứng Ngộ

    Hà Xứ Bất Vi Gia Và Cách Chuyển

    Hóa Những Giấc Mơ Do Tiềm Thức

    Đạo Diễn

    Thiền sư Hiện Quang

    Thiền sư Tuệ Trung Thượng Sĩ

    Làng Mai Và Phương Pháp Đập Phá

    Lưỡng Nguyên

    Cách Mở Tam Giải Pháp Môn Của

  • 19

    Làng Mai

    Tuệ Trung Thượng Sĩ Và Thiền Công

    Án

    Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử

    Phật Giáo Và Hạnh Phúc Của Dân Việt

    Trong Đời Lý, Trần

    Trúc Lâm Và Tình Giao Hảo Việt -

    Chiêm

    Từ Tâm Của Người Tu

    Nguồn gốc của Nôm

    Chương 02: 2-6 Cư Trần Lạc Đạo:

    Trái tim của Trúc Lâm Đại Sĩ

    Hội thứ Nhất

    Hội thứ Hai

    Hội thứ Ba

    Hội thứ Tư

    Hội thứ Năm

    Hội thứ Sáu

    http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap2-06.htm#2-6http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap2-06.htm#2-6

  • 20

    Hội thứ Bảy

    Hội thứ tám

    Hội thứ chín

    Hội thứ chín (tiếp theo)

    Hội thứ mười

    Kệ kết thúc

    Tổng luận

    Chương 02: 2-7 Tổng lược

    Chương 03: 3-1 Lời kết

    Chương 03: 3-2 Thiền Giáo không

    hai

    Phụ Lục 1

    QUYỂN III

    Chương 01: 1-1 Con mắt vô tướng

    Chương 01: 1-2 Chương trình 4 năm

    viện cao đẳng Phật học

    Chương 01: 1-3 Ba yếu tố của Làng

    http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap2-06.htm#2-7http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap2-07.htm#3-1http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap2-07.htm#3-2http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap2-07.htm#3-2http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap1-04.htm#phuluc-1http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap3-01.htm#1-1http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap3-01.htm#1-2http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap3-01.htm#1-2http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap3-01.htm#1-3

  • 21

    Mai

    Chương 02: 2-1 Những phương pháp

    tu tập Làng Mai

    Hai thái cực của tâm

    Nương tựa Bụt là tiếp xúc với những

    hạt giống tốt trong ta

    Tam Quy là Ngũ Giới

    Các yếu tố làm hại đời người tu

    Phật Pháp là một thực tại linh động

    Căn cơ và diễn biến của các thực tập

    Làng Mai

    Lợi điểm thế kỷ 20

    Phật giáo thống nhất

    Đạo Bụt nhập thế

    Một cách thực tập Tam Quy: Nương

    tựa hải đảo tự thân

    Kinh Hải Đảo Tự Thân

    Chương 02: 2-2 Những phương pháp

    http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap3-02.htm#2-1http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap3-02.htm#2-1http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap3-02.htm#2-2

  • 22

    tu tập Làng Mai

    Phong trào đấu tranh ý thức hệ

    Tìm một lối thoát

    Hình thành của đạo Bụt hiện đại hóa

    Hai tính cách của đạo Bụt

    Đối trị với những khổ đau hiện thực

    Những khổ đau có thật của thời đại

    Chương 02: 2-3 Gốc rễ tâm linh

    Làng Mai

    Những Kinh căn bản của thiền tập

    Nguồn gốc Thầy Tổ của Đạo Tràng

    Nguồn gốc thiền tông Làng Mai

    Tính khế lý, khế cơ của phương pháp

    thực tập Làng Mai

    Trở về suối nguồn nguyên thủy: các

    kinh căn bản

    Lợi điểm của sự phối hợp Kinh điển

    Nền Phật giáo thống nhất

    http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap3-09.htm#2-3http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap3-09.htm#2-3

  • 23

    Sự quan trọng của nhận diện đơn

    thuần

    Xây dựng một đạo tràng hạnh phúc

    Tăng nhãn

    Chương 02: 2-4 Hiện pháp lạc trú

    Hiện pháp lạc trú

    Thiền giáo trong đạo Bụt

    Tu tịnh độ hay tu Thiền?

    Chương 02: 2-5 Ai hay hát, ai hay

    nghe hát

    Giáo lý vô cầu trong kinh Người biết

    sống một mình

    Ai hay hát, ai hay nghe hát

    Nghĩa của niệm

    Hơi thở chánh niệm giúp sự thực tập

    được miên mật

    Tu là gì?

    Tu học với tăng nhãn

    http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap3-09.htm#2-4http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap3-09.htm#2-5http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap3-09.htm#2-5

  • 24

    Một thực tập làm mới giữa cha mẹ và

    con cái

    Nhóm con cái

    Nhóm cha mẹ

    Tu tập để chất thánh lớn lên

    Chương 02: 2-6 Pháp lạc

    Chánh pháp có công năng chữa trị

    Liên hệ duyên sinh của vạn pháp

    Năm uẩn là lãnh thổ của chúng ta

    Nghe pháp thoại là một thiền tập để

    chuyển y

    Phương tiện để trở về

    Chương 02: 2-7 Đế thính - Bi thính

    Thính pháp, văn kinh

    Các yếu tố của đế thính

    Tập bi thính

    Chương 02: 2-8 Nghệ thuật nói

    Người vệ sĩ tài ba

    http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap3-02.htm#2-6http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap3-10.htm#2-7http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap3-10.htm#2-8

  • 25

    Tiếng gầm của sư tử lớn

    Nghệ thuật nghe trong khi nói

    Chánh ngữ

    Nghệ thuật không nói

    Chương 02: 2-9 Thực tập Chánh ngữ

    Chế tác hạnh phúc bằng điện thoại

    Chế tác hạnh phúc bằng cách viết thư

    Chế tác hạnh phúc bằng cách tưới hoa

    Các yếu tố của lời nói

    Cách học kinh điển

    Chương 02: 2-10 Ai là người tri kỷ

    Thiện ý một mình chưa đủ tạo mùa

    Xuân

    Phải nhìn vào căn cơ của người để

    truyền đạt

    Linh chú

    Những câu linh chú Làng Mai

    Chương 02: 2-11 Thiền đi

    http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap3-10.htm#2-9http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap3-03.htm#2-10http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap3-03.htm#2-11

  • 26

    Công dụng của Chánh niệm

    Hiện tại chứa đựng quá khứ

    Phương pháp trở về quá khứ

    Vô niệm không phải là vô Chánh niệm

    Phương pháp đi

    Đi trong hiện tại là thiền đi

    Chương 02: 2-12 Người đi vòng

    quanh

    Sự quyết tâm trong thiền đi

    Làm gì trong thiền đi?

    Điều phục thân tâm bằng thiền đi

    Đi, nhưng không đi vòng quanh

    Thiền đi và thiền lạy: Hai pháp môn

    quí báu để diệt khổ

    Chương 02: 2-13 Ba cái lạy

    Thực tập vô ngã

    Lạy thứ 1: Tiếp Xúc Với Tổ Tiên Và

    Con Cháu Trong Hai Dòng Sinh Mạng

    http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap3-03.htm#2-12http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap3-03.htm#2-12http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap3-04.htm#2-13

  • 27

    Lạy thứ 2: Tiếp Xúc Với Mọi Người

    Và Mọi Loài Đang Có Mặt Với Ta Giờ

    Này Trong Sự Sống

    Lạy thứ 3: Buông Bỏ Ý Niệm Về Hình

    Hài Và Thọ Mạng

    Chương 02: 2-14 Những phương

    pháp Hiện pháp Lạc trú

    Ăn cơm theo Hiện pháp lạc trú

    Thực tập Vô tác là điều kiện để Lạc

    trú

    Một thực tập nhận diện Hiện pháp

    Hạnh phúc của tôi

    Chương 02: 2-15 Thực tập Tứ Vô

    lượng Tâm

    Thực tập Tứ Vô lượng Tâm

    Cách lạy để thành tựu bốn Tâm vô

    lượng

    Kinh Thủy Dụ

    http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap3-04.htm#2-14http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap3-04.htm#2-14http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap3-04.htm#2-15http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap3-04.htm#2-15

  • 28

    Chương 02: 2-16 Phương pháp Quán

    niệm hơi thở

    Hoàng đế của vương quốc ngũ uẩn

    Học ăn để nuôi dưỡng thân tâm

    Nắm được vô thường là giải thoát

    Vài thực tập có mặt sâu sắc trong ngày

    Hình thành của niệm hơi thở

    Bốn điều kiện nuôi dưỡng chánh niệm

    Chương 02: 2-17 Niệm và công năng

    của thiền tập

    Hình thành của một niệm

    Vai trò của nhận diện đơn thuần

    Bước đầu: Thiền chỉ để an tịnh thân,

    tâm

    Bước kế: Thiền quán để trị liệu và

    chuyển hóa

    Phương pháp tịnh khẩu

    Chương 02: 2-18 Chỉ - Quán để có

    http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap3-05.htm#2-16http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap3-05.htm#2-16http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap3-05.htm#2-17http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap3-05.htm#2-17http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap3-05.htm#2-18

  • 29

    Giới, Định, Tuệ

    Dừng lại là bí quyết của sự tu tập

    An tọa và an hành

    Căn bản thực tập Làng Mai

    Chương 02: 2-19 Thiền hướng dẫn

    và An Ban Thủ Ý

    Hơi thở chánh niệm giúp duy trì đối

    tượng

    An ban thủ ý với thi kệ tức thiền hướng

    dẫn

    Mọi thực tập đều phải thong dong

    Thiền đi và thi kệ hướng dẫn

    Chương 02: 2-20 Sự vận hành của

    thân và tâm

    Những hơi thở lưu thông tâm lý

    Cách thực tập để bớt lo sợ, khổ đau

    Buông bỏ được thì có hạnh phúc

    Bốn giai đoạn của người theo văn hóa

    http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap3-06.htm#2-19http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap3-06.htm#2-19http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap3-06.htm#2-20http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap3-06.htm#2-20

  • 30

    Ấn Độ

    Cuộc đời của người xuất gia

    Chương 02: 2-21 Đối tượng của sự

    buông bỏ

    Hình thành của bốn giai đoạn trong đời

    người

    Buông bỏ theo tinh thần của Ấn giáo

    Tu học theo Mai Thôn Đạo Tràng

    Chương 02: 2-22 Mộ phần thế kỷ

    Hạnh phúc và khổ đau

    Bảo quản đau khổ để có hạnh phúc

    Nguyện làm đẹp thế kỷ 21

    Nên là người có hậu

    Chương 02: 2-23 Căn bản của sự

    thực tập tại Làng Mai

    Kinh Mã Huyết Thiên Tử

    Sự tuột dốc của giá trị tôn giáo

    Cắt tỉa những phần tiêu cực trong

    http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap3-06.htm#2-21http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap3-06.htm#2-21http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap3-07.htm#2-22http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap3-07.htm#2-23http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap3-07.htm#2-23

  • 31

    truyền thống

    Phương pháp chia sẻ đạo Bụt với người

    Tây phương

    Chương 02: 2-24 Những phương

    pháp đốn ngộ của Làng Mai

    Những phương pháp đốn ngộ của Làng

    Mai

    Pháp môn soi sáng

    Phương pháp án ma

    Những pháp môn đốn ngộ của Làng

    Mai

    Nghi lễ trong những thực tập

    Chương 02: 2-25 Những hình thái

    hoằng hóa hiện đại

    Pháp kịch

    Chia sẻ với Cơ Đốc giáo

    Hiện pháp Niết bàn

    Thần dược chữa bệnh trầm cảm

    http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap3-07.htm#2-24http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap3-07.htm#2-24http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap3-07.htm#2-25http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap3-07.htm#2-25

  • 32

    Chương 02: 2-26 Trao truyền

    Chương 03: 3-1 Con đường đối trị

    Chương 03: 3-2 Làng Mai và cách

    tháo gỡ Kết sử

    Tên tử tù và người lính áp giải

    Nghe chuông để thức tỉnh

    Tỉnh thức là giác ngộ

    Đới nghiệp vãng sanh

    Thay chốt để đối trị với nội kết nhất

    thời

    Hộ niệm mới chuyển hóa được triền sử

    sâu dày

    Chương 03: 3-3 Khai mở

    Phụ Lục 1

    http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap3-07.htm#2-26http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap3-08.htm#3-1http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap3-08.htm#3-2http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap3-08.htm#3-2http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap3-08.htm#3-3http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap1-04.htm#phuluc-1

  • 33

    TRUYỀN THỐNG SINH ĐỘNG

    CỦA THIỀN TẬP QUYỂN I

    Thích Nhất Hạnh

    TỔNG

    MỤC

    LỤC.

    QUYỂN

    I.

    QUYỂN

    II.

    QUYỂN

    III.

    QUYỂN I

    Chương 01: 0-0 Thiền tập thời

    nguyên thỉ

    Chương 01: 0-1 Về nguồn

    Chương 01: 1-1 Những giáo điều căn

    bản

    Kinh người biết sống một mình

    Kinh An Ban Thủ Ý

    Kinh Tứ Niệm Xứ

    http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap0-00.htmhttp://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap0-00.htmhttp://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap0-00.htmhttp://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap1-00.htmhttp://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap1-00.htmhttp://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap2-00.htmhttp://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap2-00.htmhttp://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap3-00.htmhttp://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap3-00.htmhttp://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap1-00.htm#loitua#loituahttp://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap1-00.htm#loitua#loituahttp://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap1-01.htm#0-1http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap1-01.htm#1-1http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap1-01.htm#1-1

  • 34

    Chương 01: 1-2 Một thiền tập điển

    hình thời Bụt còn tại thế: Kinh Tư

    Lượng

    Giảng Luận Nội Dung Kinh Tư Lượng

    Đối Chiếu Văn Bản Chữ Hán Và Văn

    Bản Pali

    Chương 01: 1-3 Thiền là gì?

    Nghĩa của danh từ thiền

    Chánh niệm là trái tim của thiền tập

    đạo Bụt

    Chỉ và quán trong thiền tập

    Chương 01: 1-4 Đi tìm gốc rễ Kinh

    điển của Bụt

    Những pháp môn không thuộc Nguyên

    thủy

    Phương pháp thiền tập của đạo Bụt

    Nguyên thủy

    Những sáng tạo trong việc thực tập An

    http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap1-01.htm#1-2http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap1-01.htm#1-2http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap1-01.htm#1-2http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap1-01.htm#1-3http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap1-01.htm#1-4http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap1-01.htm#1-4

  • 35

    ban Thủ ý

    Ba giáo lý không chắc do Bụt dạy

    Phật pháp tức Thế gian pháp

    Cách hoằng hóa Phật pháp ở Âu Tây

    Những thiền tập du nhập đạo Bụt sau

    ngày đức Thế tôn nhập diệt

    Cách học hỏi truyền thống thiền tập

    Niệm và cách diễn đạt của người Tây

    phương

    Vai trò quan trọng của tăng thân trong

    thiền tập

    Chương 01: 1-5 Từng bước Thiền

    tập

    Chương 02: 2-1 Thiền tập trong Đạo

    Bụt

    Tu là tập điều phục thân tâm

    Hộ trì sáu căn là mấu chốt của tu học

    Tu là học tạo dựng hạnh phúc

    http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap1-01.htm#1-5http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap1-01.htm#1-5http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap1-02.htm#2-1http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap1-02.htm#2-1

  • 36

    Chương 02: 2-2 Làng Mai và Pháp

    môn có mặt trong Hiện tại

    Tập có mặt là học tu chứng

    Đối trị với tập khí trong ta

    Thi kệ và những bước chân chuyển

    hóa

    Tu là tự thực chứng giáo pháp

    Chương 02: 2-3 Cách thực tập Kinh

    Quán Niệm Hơi Thở

    Bốn hơi thở điều thân

    Bốn hơi thở an tịnh cảm thọ

    Bốn hơi thở an tịnh tâm hành

    Bốn hơi thở quán chiếu tự tánh các

    pháp

    Nhầm lẫn trong ghi chép và truyền

    thừa kinh điển

    Tam Pháp Ấn

    Cách tiếp xúc với Niết bàn

    http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap1-02.htm#2-2http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap1-02.htm#2-2http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap1-02.htm#2-3http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap1-02.htm#2-3

  • 37

    Vọng tưởng về ngũ dục là cội nguồn

    của ham muốn

    Vô thường và duyên sinh

    Một lầm lẫn khác trong việc truyền

    thừa kinh điển

    Chương 03: 3-1 Đạo Bụt du nhập

    vào Việt Nam và Trung Hoa

    Chương 03: 3-2 Ba trung tâm Phật

    giáo đời Hán

    Ba trung tâm Phật giáo đời Hán

    Nguồn gốc trung tâm Luy Lâu

    Thời điểm thành lập của ba trung tâm

    Gốc rễ của trung tâm Lạc Dương

    Gốc rễ của trung tâm Bành Thành

    Chương 03: 3-3 Khởi nguyên truyền

    thống thiền tập tại Trung Hoa

    Những thiền sư danh tiếng trước thầy

    Bồ Đề Đạt Ma

    http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap1-03.htm#3-1http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap1-03.htm#3-1http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap1-03.htm#3-2http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap1-03.htm#3-2http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap1-03.htm#3-3http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap1-03.htm#3-3

  • 38

    Thiền học Việt Nam du nhập Trung

    Quốc

    Chương 03: 3-4 Khởi nguyên truyền

    thống thiền tập tại Việt Nam

    Kinh Phương Pháp Đạt Thiền

    Giáo nghĩa kinh Phương Pháp Đạt

    Thiền

    Tứ thiền

    Mười phép quán tiêu biểu

    Làng Mai và những sáng tạo thiền tập

    Tứ thiền trong kinh Phương Pháp Đạt

    Thiền

    Bài tựa kinh An Ban Thủ Ý

    Giáo nghĩa Bài tựa kinh An Ban Thủ

    Ý

    Những hình ảnh linh hoạt để nói về

    tâm

    Những tư tưởng căn bản của duy biểu

    http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap1-03.htm#3-4http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap1-03.htm#3-4

  • 39

    học trong Bài tựa kinh An Ban Thủ Ý

    Cách quán chiếu để thấy cái tất cả

    trong cái một

    Chương 04: 4-1 Phương pháp thực

    tập Kinh An Ban Thủ Ý

    Bốn hơi thở an tịnh Thân hành

    Bốn hơi thở an tịnh Cảm thọ

    Thiền Buông Thư

    Bốn hơi thở chuyển hóa Tâm hành

    Thực tập hơi thở 11 và 12 bằng Ba cái

    Lạy

    Chương 04: 4-2 Phương pháp thực

    tập 4 hơi thở

    Trình tự thực tập Quán vô thường

    Nhất kỳ vô thường và cơ chế tự vệ của

    con người

    Nhất kỳ vô thường và Văn hào Victor

    Hugo

    http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap1-04.htm#4-1http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap1-04.htm#4-1http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap1-04.htm#4-2http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap1-04.htm#4-2

  • 40

    Cách tiếp nhận vô thường của người tu

    Ngũ cái: Năm đối tượng của tham

    Những vọng tưởng người tu cần vượt

    thắng

    Cách đối trị với Vô thường của đạo

    Bụt

    Phụ Lục 1

    TRUYỀN THỐNG SINH ĐỘNG

    CỦA THIỀN TẬP QUYỂN I

    Thích Nhất Hạnh

    TỔNG

    MỤC

    LỤC.

    QUYỂN

    I.

    QUYỂN

    II. QUYỂN III.

    Về nguồn

    http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap1-04.htm#phuluc-1http://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap0-00.htmhttp://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap0-00.htmhttp://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap0-00.htmhttp://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap1-00.htmhttp://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap1-00.htmhttp://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap2-00.htmhttp://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap2-00.htmhttp://www.thuvienhoasen.org/truyenthong-sinhdongcuathientap3-00.htm

  • 41

    Đề tài của bộ sách này là Truyền

    Thống Sinh Động Của Thiền Tập

    Trong Đạo Bụt, dịch tiếng Anh là The

    Living Tradition of Buddhist

    Meditation.

    Khi nói "Truyền Thống Sinh Động Của

    Thiền Tập Trong Đạo Bụt", ta hiểu

    rằng ngoài đạo Bụt cũng có những

    truyền thống thiền tập khác mà trong

    sách này chúng ta sẽ không nói đến.

    Chữ sinh động ở đây có nghĩa thiền tập

    này là một thực tại sống chứ không

    phải là một nền triết lý nằm trong sách

    vở để nghiên cứu. Vì vậy chủû đề này

    không phải là một chủ đề dành cho

    người nghiên cứu đứng về phương diện

    tri thức, mà là một chủ đề dành cho

  • 42

    người có niềm thao thức muốn thực tập

    thiền.

    Rải rác trong bộ sách này, chúng ta sẽ

    có cơ hội thực hành những phương

    pháp thiền tập trong đạo Bụt, từ các

    phương pháp do chính Bụt chỉ dạy, cho

    đến những phương pháp đã được các vị

    Tổ sư khai triển và cống hiến cho

    chúng ta.

    Đây là cơ hội để chúng ta có thể nhìn

    lại lịch sử của truyền thống thiền tập,

    để thấy rằng thiền tập không phải là

    một cái gì cứng ngắc mà là một thực tại

    linh động, sống, đổi thay theo thời gian

    và hoàn cảnh.

    Thiền tập phải là một pháp môn đáp

    ứng được những nhu yếu, những khổ

  • 43

    đau của con người, và chúng ta biết

    nhu yếu và khổ đau của con người qua

    các thời đại thì không giống nhau.

    Nhận thức được như vậy, chúng ta thấy

    có bổn phận phải giữ cho truyền thống

    thiền tập đó sống mà đừng biến nó

    thành một môn học có tính cách trí

    thức. Khi thiền tập còn giữ được tính

    cách sinh động của nó, thì nó còn phục

    vụ được cho con người, vì nó trả lời

    được những câu hỏi thâm sâu nhất của

    con người. Đó là những câu hỏi thuộc

    phạm vi khổ đau và hạnh phúc.

    Từ ngày đạo Bụt Đại thừa xuất hiện,

    thiền tập cũng có thay đổi. Ở đây

    chúng ta sẽ có cơ hội đề cập đến những

    phương pháp thiền tập của đạo Bụt Đại

  • 44

    thừa. Trước hết ta nói đến các pháp

    môn ở Ấn Độ, sau đó chúng ta sẽ đi

    ngang qua thiền tập đã được giảng dạy

    và thực tập tại Trung Hoa, kế đến

    chúng ta đi xuống truyền thống thiền

    tập ở Việt Nam. Trình tự đó không có

    nghĩa là thiền tập ở Việt Nam là do

    Trung Hoa truyền xuống. Ngược lại!

    Vào thế kỷ thứ ba Tây lịch, thiền sư

    Việt Nam Khương Tăng Hội, sau thời

    gian tu học và giảng dạy thiền tại trung

    tâm Phật giáo Luy Lâu, ngài đã đi lên

    miền Bắc, và đã là vị tăng đầu tiên

    sang giảng dạy thiền tại Trung Hoa.

    Ngài chẳng những là Sơ Tổ Thiền

    Tông Việt Nam, mà còn là Sơ Tổ

    Thiền Tông của Trung Hoa và cả của

    Nhật Bản nữa.

  • 45

    Chúng ta sẽ bắt đầu môn thiền tập có từ

    hồi Bụt còn tại thế, do chính Bụt và

    tăng đoàn của ngài thực tập, rồi tiếp tục

    bằng thiền tập đã được phát triển sau

    khi Bụt nhập diệt.

    Nói vậy có nghĩa là chúng ta sẽ phối

    hợp giáo lý Nguyên thủy và Đại thừa

    để nếu cần, thì sáng tạo thêm những

    thực tập thích hợp với hoàn cảnh mới,

    cho con người mới, tại gia cũng như

    xuất gia, mà ta gọi là Thiền tập tân tu.

    Những giáo điều căn bản

    Trong kho tàng giáo pháp thời nguyên

    thỉ, kinh Quán Niệm Hơi Thở, kinh Tứ

    Niệm Xứ và kinh Người Biết Sống

    Một Mình, là ba kinh quan trọng nhất

    do chính đức Như Lai tuyên thuyết. Ta

  • 46

    có thể xem ba kinh này như làø ba chân

    của một chiếc đỉnh đồng, ba pháp môn

    căn bản nhưng thâm sâu, có công năng

    chuyển hóa và giải thoát thân tâm của

    hành giả.

    Như vừa nói trên đây, chúng ta trở về

    nguồn là để tìm cái hay, cái đẹp của

    kinh điển thời nguyên thỉ, rồi phối hợp

    với tinh thần và giáo pháp đạo Bụt Đại

    thừa, để sáng tạo những thực tập tân tu,

    những phương thuốc trị liệu và chuyển

    hóa nỗi khổ, niềm đau của thời đại

    mới, những pháp môn cần thiết và

    thích hợp với con người trong hoàn

    cảnh ngày nay. Đó là điều chúng ta

    nhắm đến.

  • 47

    Kinh Quán Niệm Hơi Thở và kinh Tứ

    Niệm Xứ sẽ được giảng luận về ý

    nghĩa và trình bày về phương pháp

    thực tập trong các chương sau. Ở đây

    chúng ta hãy cùng đọc văn bản của

    kinh Người Biết Sống Một Mình, để

    một phần nào, biết được phương pháp

    tu tập của Tăng đoàn hồi Bụt còn tại

    thế.

    Kinh Người Biết Sống Một Mình dạy

    ta cách an trú trong giây phút hiện tại

    để sống sâu sắc từng giây phút của đời

    sống hàng ngày, quán chiếu những gì

    đang xảy ra trong giây phút ấy để đạt

    tới tuệ giác và tự do, không bị quá khứ,

    tương lai và các tâm hành bất thiện

    trong hiện tại lôi kéo. Trong Trung Bộ

    còn có nhiều kinh khác cũng cùng một

  • 48

    đề tài, đó là các kinh 132, 133, 134.

    Trong Hán tạng, có các kinh A Nan

    Thuyết, Ôn Tuyền Lâm Thiên, Thích

    Trung Thiền Thất cũng cùng một đề tài

    và nội dung. Ba kinh này là các kinh số

    167, 165, và 166 của Trung Bộ. Ngoài

    ra còn các kinh Tôn Thượng (77, tạng

    kinh Đại Chánh) do thầy Pháp Hộ dịch,

    cũng dạy cùng một đề tài.

    Kinh Người Biết Sống Một Mình là

    văn kiện xưa nhất của lịch sử văn học

    loài người, dạy về nghệ thuật sống

    trong hiện tại, vững chãi và thảnh

    thơi[1].

    Một thiền tập điển hình thời Bụt còn

    tại thế:

    Kinh Tư Lượng

  • 49

    Kinh Tư Lượng[1] là một kinh có tính

    cách rất thực tiễn cho sự tu học của các

    thầy ở trong tăng đoàn của Bụt, cũng

    như cho mọi tăng thân ngày nay.

    Kinh Tư Lượng có mặt ở trong tạng

    Pali và cũng có mặt trong Hán tạng.

    Trong tạng Pali, kinh nằm ở trong

    Trung Bộ, Majihimª-Nik(ya số 15, có

    tên là kinh Anum(na Sutta, mình dịch

    là kinh Tư Lượng. Đó là vì chữ tư

    lượng có xuất hiện trong kinh tương

    đương ở Hán Tạng, tức là kinh Tỳ

    Khưu Thỉnh trong bộ Trung A Hàm 89,

    kinh số 26 tạng kinh Đại Chánh.

    Hiện nay tại Làng Mai chúng ta may

    mắn có được cả hai văn bản, một bằng

    tiếng Pali, tức là kinh Anum(na, dịch là

  • 50

    kinh Tư Lượng, và một bằng chữ Hán,

    tức là kinh Tỳ Khưu Thỉnh ở trong bộ

    Trung A Hàm của Hán Tạng.

    Khi so sánh hai kinh, chúng ta thấy hơn

    90% những điều hai kinh nói là rất phù

    hợp với nhau, chỉ có một vài chi tiết

    khác nhau. Thành ra ít nhất là 90% lời

    của Bụt đã được giữ lại trong hai kinh

    này. Những điều khác biệt thì không

    quan trọng lắm. Thật ra kinh này không

    phải do chính Bụt nói mà do một vị đệ

    tử lớn của ngài nói, đó là thầy Maha

    Mục Kiền Liên, Mah(moggall(na. Kinh

    này có tác dụng xây dựng tăng thân.

    Ngày xưa trong thời Bụt còn tại thế,

    các thầy, các sư cô đọc kinh này rất

    nhiều. Có thể nói rằng sau Giới bản thì

    đây là kinh đã được tụng đọc nhiều

  • 51

    nhất trong tăng đoàn, tại vì nó có tác

    dụng xây dựng tăng thân. Nếu tăng

    thân không có hạnh phúc thì sự thực

    tập của tăng đoàn sẽ không thành công.

    Tư lượng có nghĩa là so sánh, đo

    lường, quán chiếu. Đáng lý phải dịch là

    tỷ lượng, vì tỷ mới là so sánh, còn

    lượng là đo lường. Tuy vậy, "so sánh"

    ở đây là so sánh người khác với mình,

    đem hai người đặt gần nhau để xem có

    những điều nào giống và điều nào

    không giống, cho nên dịch là tư lượng.

    Ngoài ra, sở dĩ không dùng chữ tỷ

    lượng, lý do thứ nhất là vì tỷ lượng có

    màu sắc của Nhận thức luận

    (Espistemology) tương tự như Luận lý

    học. Lý do thứ hai là trong bản chữ

    Hán của Trung A Hàm các tổ cũng đã

  • 52

    dùng chữ Tư lượng. Trong bản của Pali

    Text Society, người ta dịch là

    Discourse on measuring in accordance

    with, tức là lấy bản thân mình mà so

    sánh với bản thân của một người bạn

    đồng tu. Nhìn vào bản thân người bạn

    đồng tu rồi nhìn vào bản thân của mình

    để suy tưởng, để quán chiếu, để xem

    mình có thể học được điều gì, và không

    nên học điều gì từ người bạn tu. Thành

    ra mình có thể dịch là "The discourse

    on measuring and reflecting" và bỏ chữ

    "in accordance with" đi cũng được. Nó

    có nghĩa là trông người lại ngẫm đến

    ta.

    Như đã nói ở trên, kinh này không phải

    do Bụt trực tiếp nói, mà do thầy Ma Ha

    Mục Kiền Liên nói. Chúng ta biết rằng

  • 53

    trong thời đại của Bụt, có những thầy

    rất giỏi, những thầy đã đóng vai sư anh

    rất tuyệt diệu trong tăng đoàn Nguyên

    thủy. Hai vị sư anh lớn nhất, có uy tín

    nhất, hai cánh tay phải của Bụt là thầy

    Xá Lợi Phất và thầy Mục Kiền Liên.

    Chỉ hai năm sau ngày thành đạo, Bụt

    đã thu nhận hai vị đệ tử lớn này. Từ đó

    trở về sau, Bụt có hai thầy như là

    những bàn tay xây dựng tăng thân rất

    hữu hiệu. Hai thầy cũng gặp nhiều khó

    khăn, cũng đã bị ganh tị, nhưng hai

    thầy đã đóng vai trò huynh trưởng rất

    hay.

    Trong một khóa tu chúng ta đã học một

    kinh do thầy Xá Lợi Phất nói, đó là

    kinh Thủy Dụ, và vị huynh trưởng của

    tăng đoàn đã dạy cho các sư em những

  • 54

    phương pháp để đối trị với cơn giận. Ở

    đây, chúng ta học kinh Tư Lượng do

    thầy Ma Ha Mục Kiền Liên dạy.

    Khi nghe nói đến thầy Mục Kiền Liên,

    chúng ta chỉ có một ý niệm là thầy rất

    thân với thầy Xá Lợi Phất, và thầy là

    một bậc đại hiếu. Chúng ta thường gọi

    thầy là Đại hiếu Mục Kiền Liên Bồ

    Tát. Nhưng ít ai biết được thầy là một

    vị sư anh rất hiểu các sư em của mình,

    và đã cống hiến những lời dạy dỗ hết

    sức thực tế. Công trình xây dựng tăng

    thân của thầy Mục Kiền Liên rất lớn,

    và chúng ta sẽ thấy điều đó trong kinh

    này.

    Do sự truyền thừa khác nhau, cho nên

    hai kinh này (Kinh Tư Lượng thuộc

  • 55

    tạng Pali, và Kinh Tỳ Khưu Thỉnh

    thuộc Hán tạng) không đồng ý với

    nhau ở điểm kinh đã được nói tại đâu.

    Theo kinh Tư Lượng của tạng Pali thì

    kinh này được nói tại Sumsuma

    Ragirra. Hán tạng thì nói kinh này

    được nói tại tu viện Trúc Lâm. Tu viện

    Trúc Lâm này không phải là tu viện

    Trúc Lâm ở thành Vương Xá. Tuy vậy

    chi tiết này không quan trọng lắm.

    Điều quan trọng là lời kinh rất giống

    nhau, và nội dung kinh cũng rất giống

    nhau. Tên kinh trong bản Hán tạng có

    thể dịch là Lời thỉnh cầu của vị khất sĩ.

    Điều này cũng rất quan trọng, vì trong

    kinh Tư Lượng, tức là kinh thuộc về

    tạng Pali, cái ý niệm về sự thỉnh cầu

    của một vị khất sĩ cũng được nói rất rõ.

  • 56

    Giảng Luận Nội Dung Kinh Tư

    Lượng

    Hôm đó là một ngày trong mùa An cư

    kiết Hạ, thầy Mục Kiền Liên ngồi dưới

    một bóng cây, chuyện trò cùng các sư

    em. Thầy gọi thêm các vị khác đến để

    dạy kinh này.

    Bắt đầu bài pháp thoại, thầy Mục Kiền

    Liên nói rằng: Này các bạn đồng tu, giả

    sử có một vị khất sĩ thỉnh cầu các vị

    khất sĩ khác, và nói rằng: Xin các bạn

    đồng tu hãy chuyện trò với tôi, tôi

    mong rằng tôi được các bạn đồng tu

    thương tưởng và chuyện trò với tôi. Tại

    sao lại xảy ra chuyện một vị đồng tu

    phải yêu cầu các vị đồng tu khác nói

    chuyện với mình? Tại vì vị đó có cảm

  • 57

    tưởng bị cô lập hóa trong đại chúng, có

    cảm tưởng không ai trong đại chúng

    muốn nói chuyện với mình.

    Trong tạng Pali, nguyên văn đoạn mở

    đầu của kinh Tư Lượng là:

    "Này các bạn đồng tu, giả sử có vị khất

    sĩ thỉnh cầu các vị khất sĩ khác, nói

    rằng: Các bạn đồng tu hãy chuyện trò

    với tôi, tôi mong rằng tôi được các bạn

    đồng tu thương tưởng và chuyện trò

    với tôi. Nếu vị khất sĩ ấy là người mà

    kẻ khác khó nói chuyện với được, nếu

    vị ấy là người có những tính nết làm

    cho kẻ khác không nói chuyện với

    được, nếu vị ấy là người thiếu kiên

    nhẫn, thiếu cởi mở, không có khảû

    năng tiếp nhận những lời phê bình,

  • 58

    khuyên bảo và dạy dỗ của các bạn

    đồng tu phạm hạnh, thì các vị này xét

    rằng không thể nói chuyện với vị ấy,

    không thể dạy bảo vị ấy, không thể đặt

    niềm tin vào vị ấy".

    Đó là chủ đề được nêu ra. Tại vì trong

    đại chúng thỉnh thoảng có một người

    có cảm tưởng cô đơn, có cảm tưởng

    các thầy khác, các sư cô khác không ai

    muốn nói chuyện với mình, vì vậy mà

    mình có cảm tưởng mình không được

    tăng thân chú ý và tin tưởng. Nói theo

    người ngoài đời là "bị tẩy chay".

    Để so sánh, chúng ta hãy đọc đoạn mở

    đầu kinh Tỳ Khưu Thỉnh trong Trung

    A Hàm:

  • 59

    Bấy giờ tôn giả Maha Mục Kiền Liên

    nói với các vị khất sĩ: "Các vị hiền giả,

    nếu có một vị khất sĩ thỉnh cầu các vị

    khất sĩ khác như sau: Xin các tôn giả

    hãy nói chuyện với tôi, hãy dạy dỗ tôi,

    hãy khiển trách tôi, xin đừng để tôi bị

    lâm vào tình trạng khó khăn. Tại sao có

    tình trạng ấy? Tại vì, thưa các hiền giả,

    nếu có một người quen lối nói ngang

    bướng, bị kéo đi bởi lối nói ngang

    bướng đó, thì các bạn đồng tu phạm

    hạnh sẽ không còn ưa nói chuyện với

    vị ấy, sẽ không dạy dỗ vị ấy, sẽ không

    khiển trách vị ấy, và vì thế vị ấy bị lâm

    vào tình trạng khó khăn, lý do vì thói

    quen nói ngang bướng đó.

    Sự truyền thông bị cắt đứt là vì cách

    mình đối xử với tăng thân. Trong bản

  • 60

    Hán văn có danh từ Nan ngã hay là

    Nạn ngã mà có người dịch là xin các vị

    đồng tu đừng "làm khó tôi". Nan là

    khó. Tôi thấy dịch như vậy có thể đưa

    đến sự hiểu lầm là các vị đồng tu muốn

    làm khó vị này, cho nên tôi đã dịch lại

    là: "Xin đừng để tôi lâm vào tình trạng

    khó khăn" để diễn tả ý chữ nan. Tức là

    khi mình có cảm tưởng là mình bị cô

    lập hóa, không ai muốn nói chuyện với

    mình thì mình lâm vào tình trạng khó

    khăn, chứ không phải các vị khác

    muốn làm khó mình, muốn cô lập mình

    vì một lý do nào đó. Chính mình xin

    các vị đó hãy giúp mình để mình khỏi

    bị rơi vào tình trạng khó khăn.

    Sau đó, thầy Mục Kiền Liên nêu ra một

    số nguyên do khiến cho một vị khất sĩ

  • 61

    không được các vị khất sĩ khác nói

    chuyện với, khuyên bảo cho, hay dạy

    dỗ giùm. Thầy Mục Kiền Liên khuyên

    tất cả mọi thành phần trong tăng đoàn

    nên quán chiếu lại mình, xem mình có

    những tánh tiêu cực nào khiến cho các

    thầy khác không thân cận được với

    mình. Đối tượng của kinh này không

    phải chỉ là một hay hai người trong

    tăng đoàn, mà là tất cả mọi người trong

    tăng đoàn, tại vì nếu không thực tập thì

    vị nào trong tăng đoàn cũng có thể lâm

    vào tình trạng khó khăn đó.

    Chúng ta hãy đọc tiếp: Ở đây, này các

    bạn đồng tu, nếu một vị khất sĩ bị

    vướng vào tà dục, bị tà dục lôi kéo, thì

    đó là một tính nết khiến cho các bạn

    đồng tu khó nói chuyện với vị ấy. Khó

  • 62

    nói chuyện ở đây có nghĩa là không có

    cơ hội để dạy bảo vị đó, không có cơ

    hội để khiển trách, để chỉ rõ những lỗi

    lầm của vị ấy, vì vậy mà không thể đặt

    niềm tin vào vị ấy.

    Như vậy, nguyên do đầu tiên khiến cho

    một thầy hay một sư cô có thể bị cô lập

    hóa là vướng vào tà dục, và bị tà dục

    sai sử, lôi kéo.

    Trong bản chữ Hán gọi là ác dục. Ở

    đây mình dịch là tà dục. Tà tức là

    không ngay thẳng. Ác có nghĩa là

    không lợi ích, nó có tính cách phá hoại.

    Dục là cái muốn. Có cái muốn tốt, có

    cái muốn xấu. Cái muốn tốt thì không

    gọi là tà dục. Những cái muốn xấu,

    những sự đam mê có thể phá hoại con

  • 63

    người của mình, phá hoại tương lai của

    mình, thì gọi là tà dục hay ác dục.

    Trong bản dịch tiếng Việt mình dùng

    danh từ tà dục cho nó nhẹ nhàng hơn.

    Khi mình có một cái muốn như muốn

    tu, muốn học, muốn độ đời, và cái

    muốn đó không có tính cách danh, tính

    cách lợi, tính cách thèm khát danh

    vọng, tiền bạc, hay sắc dục, thì cái

    muốn đó, cái dục đó không gọi là tà

    dục. Nhưng nếu một vị khất sĩ hay nữ

    khất sĩ vướng vào một tà dục ở trong

    tâm thì đó là một nguyên do khiến cho

    các bạn đồng tu không muốn nói

    chuyện với người đó, không có cơ hội

    dạy dỗ người đó, tại vì vị đó có sự

    ngoan cố trong cái tà dục của mình.

    Mặc tôi, tôi làm như vậy mặc tôi! Nói

  • 64

    vậy, nghĩ vậy, hành động vậy một thời

    gian thì các vị đồng tu sẽ không đến

    với mình nữa. Cho nên kinh nói rằng:

    Khi một vị khất sĩ bị vướng vào tà dục,

    bị tà dục lôi kéo. Lôi kéo tức là bị sai

    sử, và khi bị đặt dưới sự lôi kéo và sai

    sử của tà dục rồi thì mình không có trí

    tuệ nữa, mình bắt đầu nói bướng. Và vì

    mình nói bướng cho nên các bạn đồng

    tu có cảm tưởng không thể nói chuyện

    với mình được, và họ không nói

    chuyện với mình nữa.

    Thỉnh thoảng chúng ta cũng thấy có vị

    khất sĩ hay nữ khất sĩ có tà dục, có sự

    ham danh, ham lợi, hoặc ham sắc, và vị

    đó có tính ngoan cố, để cho bản thân

    mình bị tà dục đó sai sử, lôi kéo, và nó

    biểu hiện ra trong ngôn ngữ, trong thái

  • 65

    độ. Cho nên các bạn đồng tu khác, ban

    đầu thì có cố gắng giúp đỡ, dạy bảo,

    nhưng một thời gian sau thì không còn

    kiên nhẫn nữa. Kết quả là vị đó lâm

    vào tình trạng khó khăn của sự bị cô

    lập. Vị đó từ từ cảm thấy mình bị mất

    tăng thân, và một ngày nào đó sẽ thấy

    rằng tăng thân này không phải là của

    mình nữa, cho nên bỏ tăng thân mà đi!

    Ai đã lấy tăng thân ra khỏi tầm tay của

    mình? Chỉ có mình thôi, không có

    người nào có thể lấy tăng thân ra khỏi

    vòng tay của mình cả. Khi mình tự cô

    lập hóa đối với các bạn đồng tu, thì từ

    từ mình mất tăng thân, và mình có cảm

    tưởng rằng tăng thân này tẩy chay

    mình, tăng thân này không chơi với

    mình. Kỳ thực nó có một lý do nào đó

  • 66

    khiến cho mình có cảm tưởng cô đơn.

    Cái đó là cách sống của mình, cách

    hành sử của mình trong đời sống hàng

    ngày, nó làm cho tăng thân không tới

    với mình được, không nói chuyện, dạy

    dỗ mình được.

    Trong bản chữ Hán, điều này được nói

    rất rõ: Mình bị cô lập là vì cách nói

    ngang bướng của mình, thói quen nói

    ngang bướng của mình, và cách nói

    ngang bướng đó, thói quen nói ngang

    bướng đó phát xuất từ những nguyên

    do bên trong mà hiển lộ ra.

    Chúng ta hãy dựa vào kinh Tư Lượng

    trước, nghĩa là kinh thuộc về tạng Pali,

    rồi thỉnh thoảng sẽ đối chiếu với kinh

    Tỳ Khưu Thỉnh ở trong Hán tạng.

  • 67

    Nguyên do thứ hai là vị ấy chỉ biết

    khen mình và chê người.

    Tất cả những người trong tăng thân

    không có ai đáng làm sư anh, sư chị

    của mình hết. Nhìn vào người bạn

    đồng tu nào mình cũng thấy những tật

    xấu, không thấy điều nào tốt cả. Nó

    hàm chứa một điều là mình không

    thấy, mình không biết rằng chính mình

    cũng có những tật xấu của các sư anh,

    các sư em của mình. Vì mình nghĩ rằng

    chỉ có những sư em, sư chị, sư anh của

    mình mới có những tật xấu đó, cho nên

    các bạn đồng tu khó nói chuyện với

    mình, không có cơ hội dạy bảo mình,

    chỉ cho mình những lỗi lầm để mình

    sửa đổi. Họ chịu thua, không còn niềm

    tin ở mình nữa.

  • 68

    Nguyên do thứ ba là nổi giận và bị cơn

    giận chi phối.

    Chúng ta là những người thường, chưa

    phải là những bậc thánh, thành ra việc

    nổi giận là việc có thể xảy ra. Khi chưa

    phải là bậc thánh, ai cũng có lúc nổi

    giận. Nhưng người tu thì phải biết cách

    để đối trị, săn sóc cơn giận của mình.

    Mình có quyền giận, nhưng đồng thời

    mình có bổn phận phải săn sóc cơn

    giận của mình, phải chuyển hóa cái

    giận của mình. Nếu biết cách chăm sóc

    và chuyển hóa cái giận của mình, thì

    mình sẽ không bị cơn giận chi phối.

    Chỉ khi nào mình không biết tu tập,

    không biết thở, không biết đi thiền

    hành, không biết quán chiếu thì mình

    mới bị cơn giận chi phối. Khi bị cơn

  • 69

    giận chi phối thì mình vùng vằng, mình

    tỏ thái độ bằng con mắt, bằng cử chỉ,

    và bằng lời nói của mình. Vì vậy mà

    các bạn cùng tu có cảm tưởng không

    giúp mình được, không đến nói chuyện

    với mình được, không thể chỉ bảo cho

    mình được.

    Có thể rằng khi giận, mình không biết

    mình giận, và khi mình có một cái nhìn

    thiếu thiện cảm, mình không biết mình

    đang có cái nhìn không có thiện cảm.

    Có thể là mình đang vùng vằng, không

    dễ thương mà mình không biết là mình

    đang vùng vằng, đang không dễ

    thương. Có thể là mình nói những câu

    nói không hòa dịu, có tính cách hạch

    hỏi, nạt nộ người khác, mà mình không

    biết lời nói của mình không có tính

  • 70

    cách ái ngữ. Mình tưởng mình luôn

    luôn dịu dàng, nhỏ nhẹ. Đó là vì mình

    thiếu chánh niệm. Mình cần một cái

    gương để soi. Nếu không có gương để

    soi thì mình phải nhờ sư anh: "Mỗi khi

    mặt em đỏ lên, không dễ thương thì xin

    sư anh nói cho em biết đây là lúc em

    đang không dễ thương". Phải có một

    người chỉ cho, thì mình mới tiến được.

    Mỗi khi người kia có một cái nhìn

    không thiện cảm, thì mình thấy liền,

    mỗi khi người kia có một thái độ

    không dễ thương, thì mình cảm nhận

    liền, mỗi khi người kia có sự bực bội

    trong giọng nói, hoặc cáu kỉnh thì mình

    biết liền! Nhưng mỗi khi mình có

    những cái đó thì mình không biết, và

    mình tưởng rằng mình không có

  • 71

    khuyết điểm của người kia. Kỳ thực là

    mình có, và đôi khi còn có nhiều hơn

    người kia nữa. Vì vậy người tu may

    mắn là người tu có sư anh, có sư em,

    có sư chị nhắc nhở, chỉ bày cho mình

    những lúc mình không tươi mát, mình

    cáu kỉnh. Có được những người như

    vậy thì mình được che chở, mình được

    nuôi dưỡng. Nếu không có người đến

    với mình, nói cho mình hay, chỉ cho

    mình thấy những điều lầm lỗi của

    mình, thì mình thiếu may mắn.

    Nguyên do thứ tư, hoặc vị ấy vì giận

    mà ôm ấp một nỗi hiềm hận.

    Giận là một điều mà hiềm hận là một

    điều khác. Có nhiều người giận nhưng

    sau khi giận thì không còn gì nữa, rất

  • 72

    dễ chịu. Nổi trận lôi đình, nhưng sau

    khi hết giận thì cười nói với mình rất

    dễ thương. Nhưng nếu giận mà không

    ý thức rằng mình giận, không biết quán

    chiếu, không biết nhận diện, chuyển

    hóa cái giận của mình thì cái giận đó

    nó đi vào trong chiều sâu của tâm thức,

    và nó trở thành một khối gọi là hiềm

    hận. Nó trở thành một nội kết lớn!

    Cũng như lúc mình bị cảm. Mới bị cảm

    mà không chịu cạo gió hay uống thuốc,

    để cái cảm nó thấm sâu vào, thì sự

    chữa trị sẽ khó hơn.

    Khi sự hiềm khích, sự hận thù bám sâu

    vào trong tâm ta, thì khối nội kết đó nó

    phát hiện dưới hình thức mình vùng

    vằng, mình khó chịu mà mình không

    biết. Điều nguy hại là ở chỗ mình

  • 73

    không hay biết. Khi nghe nói "anh say

    rồi", thì người say rượu không bao giờ

    nhận thấy mình say. Tôi mà say? Tôi

    đâu có say! Đó là những câu trả lời đầu

    lưỡi của họ. Cũng vậy, khi nghe nói

    "anh giận rồi đó", thì mình sẽ khẳng

    định: Tôi đâu có giận? Nhưng kỳ thực

    thì mọi người đều thấy mình đang giận.

    Đó là tại mình không có gương để soi.

    Tăng thân có thể đóng vai trò của một

    tấm gương để cho mình soi. Không còn

    tấm gương đó thì nguy lắm cho đời tu

    học của mình.

    Ai cũng có quyền giận, nhưng nếu

    không biết tu tập để chuyển hóa thì cái

    giận đó nó trở nên một khối nội kết

    trong ta, nó làm hại bản thân ta, và làm

    hại bạn tu của ta.

  • 74

    Nguyên do thứ năm, hoặc vì giận, vì

    hiềm hận mà trở nên cáu kỉnh.

    Tiếng Anh gọi là bad mood. Lâu lâu

    cáu kỉnh một lần thì được, nhưng cáu

    kỉnh hai mươi bốn giờ trong một ngày

    thì nhiều quá, và khiến người ta thấy

    mình không dễ chịu, người ta rút lui,

    và mình có cảm giác bị tẩy chay.

    Nguyên do thứ sáu, hoặc vì hiềm hận

    mà nói những lời có tính cách cáu

    kỉnh.

    Trong nguyên do thứ năm, sự cáu kỉnh

    chỉ có thể thấy qua bộ điệu thôi. Nhưng

    trong trường hợp thứ sáu thì sự cáu

    kỉnh được biểu lộ qua lời nói. Nên biết

    rằng khi nói, nếu chúng ta có một cảm

    xúc thì tự nhiên lời nói của chúng ta có

  • 75

    những âm ba rung động khiến cho

    người đối thoại biết ta đang có cảm

    xúc. Khi chúng ta sợ, thất vọng, buồn

    khổ hay giận hờn thì những cảm xúc

    đó thể hiện ra trong lời nói của mình.

    Người đối thoại biết, mà đôi lúc chính

    mình lại không biết! Đó là vì mình

    thiếu chánh niệm. Chỉ cần một câu nói

    ba bốn chữ thôi, là đủ làm cho mình

    mất một sư anh, một sư chị, hay một sư

    em, và vị đó không muốn nói chuyện

    với mình nữa. Gặp mình, vị đó có thể

    chào vì lễ phép, nhưng vị đó không còn

    muốn nói chuyện với mình nữa. Mình

    đâu có nói gì nhiều, chỉ ba bốn chữ

    thôi, nhưng mình phải trả một giá rất

    đắt: Mất một người bạn tu! Nếu mình

    nói với mỗi người trong tăng thân hai

  • 76

    ba chữ như vậy, thì mình sẽ đánh mất

    cả tăng thân!

    Vì vậy mình phải tự hỏi: "Ai làm cho

    mình mất tăng thân, tại sao tăng thân từ

    từ tuột khỏi vòng tay của mình?" Câu

    trả lời là: "Chính mình!" Mất tăng thân

    là mất chỗ nương tựa!

    Có thể mình thấy rất rõ bằng trí năng

    của mình, rằng tăng thân này là cái

    mình cần nhất ở trên đời, là cái nhu yếu

    quan trọng nhất trong đời mình, vậy

    mà mình vẫn đánh mất tăng thân đó

    như thường. Đôi khi trí tuệ của mình

    thấy rõ điều đó, nhưng vì mình quá

    yếu, mình thiếu tu tập, cho nên mình

    phản lại trí tuệ của mình, mình làm

    ngược lại điều mà trí tuệ của mình thấy

  • 77

    rõ, cho nên mình rơi vào hoàn cảnh cô

    đơn.

    Tại Làng Mai, sự thực tập xây dựng

    tăng thân được xem là quan trọng bậc

    nhất. Nếu muốn thành công trong sự

    hành đạo trong tương lai thì ngay giờ

    này chúng ta phải học pháp môn xây

    dựng tăng thân cho thật đàng hoàng.

    Một người không có khả năng xây

    dựng tăng thân thì sẽ không có khả

    năng độ đời. Tại vì không có tăng thân

    thì không làm được gì hết. Chúng ta

    biết rằng trong quá trình tu tập, chúng

    ta chuyển hóa là nhờ tăng thân. Một

    ông thầy giỏi cách mấy mà không có

    tăng thân thì cũng không làm được gì

    nhiều. Bụt là một ông thầy có khả năng

    xây dựng tăng thân rất lớn. Vì vậy mà

  • 78

    đã có lần Vua Ba Tư Nặc đã nói: Bạch

    đức Thế Tôn, nhìn vào tăng đoàn của

    ngài, con có đức tin nơi Thế Tôn. Vì

    vậy trong thời gian thụ huấn và thực

    tập ở Làng Mai, quý vị phải học cho

    được phương pháp xây dựng tăng thân.

    Xây dựng tăng thân không phải bằng ý

    kiến riêng của mình, bằng cách sống

    riêng của mình. Mỗi người đều có ý

    kiến riêng, nhưng nếu chúng ta không

    có cái nghệ thuật sống chung trong

    tăng thân thì chúng ta không thể xây

    dựng tăng thân được. Chúng ta có

    những thói quen có tính cách tiêu cực.

    Do những thói quen đó, chúng ta làm

    cho những thành phần của tăng thân xa

    lánh ta. Chúng ta đánh mất tăng thân.

    Một vị đạo sư giỏi là một vị đạo sư có

  • 79

    khả năng xây dựng tăng thân. Từ bi và

    trí tuệ của vị đạo sư đó phải được biểu

    hiện trong hành động xây dựng tăng

    thân. Nếu không có tăng thân thì sự

    chuyển hóa rất khó có thể xảy ra, vì

    vậy cho nên xây dựng tăng thân là xây

    dựng cơ sở, xây dựng hoàn cảnh mà

    trong đó mọi người có thể tu tập để

    chuyển hóa được.

    Nguyên do thứ bảy, hoặc vì vị ấy lên

    án người bạn đồng tu đã chỉ cho mình

    lỗi mình đã phạm.

    Lỗi này đôi khi chỉ là một sự vụng về,

    chỉ là một tri giác sai lầm của mình

    thôi, nhưng tại mình cố chấp, cho nên

    khi người bạn đồng tu chỉ cho mình

    những lỗi lầm kia, thì mình nổi giận và

  • 80

    mình lên án người đó. Người đó có thể

    là vì thương mình nên chỉ cho mình lỗi

    kia, bạn bè thì ai cũng phải giúp nhau

    như vậy, nhưng vì mình không có khả

    năng tiếp nhận, không có khả năng

    lắng nghe, vì vậy mà mình ruồng bỏ

    tấm gương soi của bạn cho mượn,

    mình giận luôn tấm lòng tốt của người

    bạn tu, mình nổi giận nên mình trả đũa

    bằng cách lên án họ.

    Nguyên do thứ tám, hoặc vị ấy miệt thị

    người bạn đồng tu đã chỉ cho mình lỗi

    mình đã phạm.

    Tức là mình không còn muốn nhìn

    người đó nữa, thấy người đó không còn

    là bạn của mình, không còn là tri kỷ

    của mình nữa. Tri kỷ gì mà chỉ trích

  • 81

    người ta! Thực ra thì người hiểu mình,

    người có đủ thương yêu để chỉ cho

    mình những yếu đuối của mình, thì

    mới đúng là người tri kỷ của mình.

    Vậy mà mình đã đánh mất người bạn,

    đã đánh mất cây đuốc soi đường cho

    mình!

    Nguyên do thứ chín, hoặc vị ấy chỉ

    trích trở lại người đã chỉ cho mình lỗi

    mình đã phạm.

    Chính anh là người đã phạm lỗi đó chứ

    không phải là tôi! Chính anh sân si,

    chính anh khó chịu, chính anh cáu

    kỉnh, chứ không phải tôi! Tại vì trong

    lòng mình đã có khối hiềm hận, cho

    nên khi nghe người chỉ lỗi, chẳng

  • 82

    những mình đã không chịu lỗi mà còn

    chỉ trích ngược lại.

    Nguyên do thứ mười, hoặc vị ấy chất

    vấn trở lại người đã chỉ cho mình lỗi

    mình đã phạm.

    Chất vấn tức là đặt ra những câu hỏi tới

    tấp để cho người kia sợ mà lần sau

    không dám nói ra lỗi của mình nữa.

    Nguyên do thứ mười một, hoặc vị ấy

    tránh né vấn đề bằng cách hỏi người đã

    chỉ cho mình lỗi mình đã phạm những

    câu hỏi khác, không ăn nhập gì đến

    những vấn đề của người kia nêu ra hết.

    Nói rõ ra là vị ấy trả lời ngoài vấn đề,

    để lộ sự bực bội, giận dữ và bất mãn.

  • 83

    Nguyên do thứ mười hai, hoặc vị ấy

    không giải thích được một cách thỏa

    đáng hành động của mình khi người

    kia chỉ lỗi cho mình.

    Tại sao anh làm vậy? Mình không trả

    lời được một cách thỏa đáng, mình nói

    vòng quanh.

    Nguyên do thứ mười ba, hoặc vị ấy thô

    tháo và có ác ý.

    Thô tháo tiếng Pháp là Grossière, và ác

    ý là Mauvaise intention.

    Nguyên do thứ mười bốn, hoặc vị ấy

    ganh ghét và keo kiệt.

    Cho mà tiếc, nói mà cũng hà tiện, giúp

    mà không hết lòng.

  • 84

    Nguyên do thứ mười lăm, hoặc vị ấy

    mưu mô và lường gạt.

    Nguyên do thứ mười sáu, hoặc vị ấy

    cứng đầu, ngoan cố và tự kiêu.

    Nguyên do thứ mười bảy, hoặc vị ấy

    vướng vào thế tục.

    Tuy xuất gia, nhưng trong đời sống

    hàng ngày mình vẫn còn vướng những

    thế tục ngoài đời, không có khả năng

    buông bỏ lề thói ô trược. Anh đã đi tu

    nhưng điều anh làm có vẻ "đời" quá!

    Đời sống anh không có phẩm chất tự

    tại, giải thoát, thanh thản của người tu.

    Cách nói năng, cách hành sử còn có

    tính cách thế tục quá!

    Đó là mười bảy nguyên do khiến cho

    mình bị cô lập hóa, làm cho các bạn

  • 85

    đồng tu không đến với mình được,

    không nói chuyện với mình được,

    không dạy bảo mình được, không chỉ

    bày cho mình những lỗi lầm của mình

    được, và cuối cùng thì mất niềm tin nơi

    mình.

    Tất cả những điều đó chứng tỏ rằng

    thầy Maha Mục Kiền Liên biết rất rõ

    những gì đã xảy ra trong tăng thân.

    Hóa ra ngày xưa cũng giống hệt như

    ngày nay! Trong tăng đoàn của Bụt

    ngày xưa cũng đã có những vấn đề

    giống hệt như trong tăng đoàn của

    chúng ta ngày hôm nay.

    Sau khi đã nói qua mười bảy nguyên

    do khiến cho một vị khất sĩ cảm thấy bị

    cô lập, cảm thấy mình đang từ từ đánh

  • 86

    mất tăng thân của mình, thầy nói đến

    mười bảy đức tính khiến cho tăng thân

    càng ngày càng thương mến mình, các

    bạn trong tăng thân có thể đến nói

    chuyện với mình một cách dễ dàng,

    dạy bảo cho mình những lỗi mình

    phạm, và đặt niềm tin lớn ở nơi mình.

    Mười bảy đức tính đó, chẳng qua là sự

    vắng mặt của mười bảy tính không tốt

    mà thôi.

    Này các bạn đồng tu, vì những đức

    tính, những nguyên do nào mà một vị

    khất sĩ được nhận thức là một người

    mà kẻ khác có thể dễ dàng tới với và dễ

    dàng nói chuyện với được? Ở đây, này

    các bạn đồng tu, nếu một vị khất sĩ

    không vướng vào tà dục, không bị tà

    dục lôi kéo, thì đó là một đức tính

  • 87

    khiến cho các bạn đồng tu có thể dễ

    dàng tới với vị ấy và nói chuyện với vị

    ấy. Và đây là những đức tính khác

    khiến cho các bạn đồng tu có thể dễ

    dàng tới với mình và nói chuyện với

    mình:

    Hoặc vị ấy không tự khen mình chê

    người;

    Hoặc vị ấy không dễ nổi giận và không

    bị cơn giận chi phối, rồi vì không giận

    cho nên không ôm ấp một nỗi hiềm

    hận;

    Hoặc vị ấy vì không hiềm hận cho nên

    không cáu kỉnh;

    Hoặc vị ấy không vì hiềm hận cho nên

    không nói những lời có tính cách cáu

    kỉnh;

  • 88

    Hoặc vị ấy không lên án người bạn

    đồng tu đã chỉ cho mình lỗi mình đã

    phạm;

    Hoặc vị ấy không miệt thị người bạn

    đồng tu đã chỉ cho mình lỗi mình đã

    phạm;

    Hoặc vị ấy không chỉ trích trở lại người

    đã chỉ cho mình lỗi mình đã phạm;

    Hoặc vị ấy không chất vấn trở lại

    người đã chỉ cho mình lỗi mình đã

    phạm;

    Hoặc vị ấy không tránh né bằng cách

    hỏi người đã chỉ cho mình lỗi mình đã

    phạm bằng những câu hỏi khác, không

    trả lời ngoài vấn đề, không để lộ sự bực

    bội, giận dữ và bất mãn của mình;

  • 89

    Hoặc vị ấy giải thích được một cách

    thỏa đáng hành động của mình cho

    người đã hỏi mình về lỗi lầm mình đã

    phạm;

    Hoặc vị ấy không thô tháo và không có

    ác ý;

    Hoặc vị ấy không ganh ghét và xan

    tham;

    Hoặc vị ấy không mưu mô và lường

    gạt;

    Hoặc vị ấy không cứng đầu và tự kiêu;

    Hoặc vị ấy không có vẻ thế tục, không

    vướng vào thế tục và lại có khả năng

    buông bỏ.

    Này các bạn đồng tu, đó là những đức

    tính làm cho một vị khất sĩ được nhận

  • 90

    thức là một người mà kẻ khác có thể dễ

    dàng tới với được, và dễ dàng nói

    chuyện với được.

    Xin quý vị đọc tiếp những câu rất quan

    trọng sau đây, nói về lĩnh vực quán

    chiếu tự thân:

    Này các bạn đồng tu, vị khất sĩ cần

    phải đối chiếu tự ngã với tự ngã (nghĩa

    là tự ngã của người đó và tự ngã của

    mình) mà tư lượng như sau: Người ấy

    vì có tà dục và bị tà dục lôi kéo cho

    nên ta thấy người ấy không dễ chịu và

    ta không ưa thích người ấy. Cũng như

    thế, nếu ta có tà dục và bị tà dục lôi kéo

    thì kẻ khác sẽ thấy ta không dễ chịu và

    họ sẽ không ưa thích ta.

  • 91

    Đây là những lời dạy bảo rất cụ thể.

    Khi mình thấy một người có tà dục và

    đang bị tà dục sai sử, thì mình biết rằng

    người đó không dễ chịu và mình khó

    đến với người đó. Vì vậy mình hãy

    quay cái nhìn đó về mình, và mình tự

    hỏi rằng nếu bản thân ta có tà dục, và

    đang bị tà dục sai sử, thì ta cũng sẽ

    không dễ chịu và người khác cố nhiên

    sẽ không thích ta.

    Mình phải làm công việc tự vấn này

    đối với mười sáu điều còn lại. Nghĩa là

    khi thấy một người ưa tự khen mình và

    chê tất cả mọi người khác, thì mình

    thấy người đó không dễ chịu và mình

    không ưa người đó. Nếu mình cũng ưa

    khen mình và chê người khác, thì mình

  • 92

    cũng không dễ thương, và người khác

    cũng sẽ không thể ưa mình.

    Nếu người đó nổi giận và bị cơn giận

    chi phối thì người đó không dễ thương,

    và mình không ưa được người đó. Vậy

    thì nếu mình nổi giận và bị cơn giận

    chi phối, thì mình cũng không dễ

    thương, và người khác cũng sẽ không

    thương được mình.

    Nếu người đó vì giận mà ôm ấp một

    nỗi hiềm hận thì người đó không dễ

    chịu và v�