Đặc trưng văn hóa Nam Bộ qua phương...

10

Transcript of Đặc trưng văn hóa Nam Bộ qua phương...

ĐẶC TRƯNG ■

VĂN HÓA NAM BộQua phương ngữ

3.37(V)Mã sách :--------- --------

CTQG - 2013

TS. HUỲNH CÔNG TÍN

I ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA NAM BỘIQua phương ngữNHÀ XUẤT BÀN CHlNH TR| QUỐC GIA - sự THẬT

^ Hà Nôi-2013

LỜI NHÀ XUẤT BẢN

Vùng phương ngữ Nam Bộ bao gồm khu vực miền Đông Nam Bộ, Sài Gòn và Tây Nam Bộ, là vùng đất phía Nam của Tổ quốc. Việc tìm hiổu phuơng ngữ Nam Bộ có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, như việc ghi nhận sự dóng góp của phuơng ngữ Nam Bộ vào kho tàng tiếng Việt toàn dân; dồng thời hướng tới sự chuẩn hóa tiếng Việt không phải theo khuynh huớng loại trừ các phương ngữ, mà trcn khuynh hướng tiếp thu những yếu tố tích cực từ các phương ngữ nói chung, phương ngữ Nam Bộ nói riêng, để làm phong phú và giàu đẹp thêm cho tiếng Việt.

Tiến sĩ, Nhà ngôn ngữ học Huỳnh Công Tín là tác giả của nhiều cuốn sách hay về ngôn ngũ học, được nhiều nhà khoa học dầu ngành dánh giá cao. Với ý nghĩa của việc tìm hiểu phương ngữ Nam Bộ ncu trcn, ông tiếp tục cho ra đời tác phẩm Đặc trưng văn hóa Nam Bộ qua phương ngữ, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật ấn hành gồm 15 bài viết với sự phân tích, dẫn chứng cụ thể phần nào giúp bạn đọc hiểu được: khi nào ngôn ngữ Nam Bộ được hình thành; đặc điểm cùa phương ngữ Nam Bộ; vốn từ ngữ Nam Bộ trong tiến trình Việt ngữ; trọng âm trong giao tiếp cùa người Nam Bộ; khuynh hướng nói viết tắt của người Nam Bộ; thói quen nói lái của người Việt Nam Bộ; khác biệt từ ngữ giữa phương ngữ Nam Bộ và Bắc Bộ; địa danh Nam Bộ; địa danh sổ của Nam Bộ; nguyên âm đôi tiếng Sải Gòn; nói quá trong chuyện Ba Phi; V.V..

Xin trân trọng giới thiệu cùng độc già.

Tháng 01 năm 2013

NHÀ XUÂT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - s ự THẬT

5

Từ bên này sông Tiền, đã quen xuồng ghe, kinh rạch.Qua bờ kia sông Hậu, sao quên tiếng nói phương Nam ..

Huỳnh Công Tín

6

I

NHỬNG VÁN ĐÈ ĐƯỢC QUAN TÂM Ở PHƯƠNG NGỮ NAM BỘ

1. Vùng đất và con người Nam Bộ

Có thể chia Nam Bộ thành ba khu vực: Đông Nam Bộ, Sài Gòn và Tây Nam Bộ. Đặc điểm khái quát từng khu vực như sau:

1.1. Đông Nam Bộ bao gồm các tỉnh: Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. Những nơi này thuộc đất đồng bằng Nam Bộ được khai khẩn trước. Xa xưa là nơi hứa hẹn của nhiều cư dân Bắc Trung Bộ đến khẩn hoang, lập ấp. Ca dao “Làm írai cho đáng nên trai. Phú Xuân đã trải, Đồng Nai cũng tùng' được truyền tụng đến ngày nay, cho thấy niềm “tự hào” của nhiều thế hệ đến đất Nam Bộ khai khẩn. Nhìn chung, vị trí địa lý các tỉnh rất thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, tiêu biểu là khu vực Biên Hòa - Đồng Nai - Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu. Thế mạnh về địa lợi, cảng biển, cảng sông đã giúp khu vực này phát triển công nghệ; tàng bước phát triển mạnh kinh tế công nghiệp, dịch vụ và du lịch. Đây là địa bàn thu hút lực lượng lao động mạnh, sau Sài Gòn. Do vậy, thành phần cư dân của vùng này đa dạng; họ đến tà nhiều nơi trên đất nước, cùng cộng đồng cư dân Nam Bộ đã định cư làu đời và những tộc người thiểu số bản địa cố cựu.

7

1.2. Sài Gòn - trung tâm chính trị, kinh tề, vãn hoa. xã hội và cũng là trung tâm giao dịch quốc tế, du lịch lớn cùa cá nuớc. Cùng với vùng “cửa ngõ” thành phố (Đông Nam Bò), nơi đây đã thu hút mạnh nhân lực không chi trong qua khư mà cả hiện tại: “Nhà Bè nước chày chia hai, Ai vế Gia Định, Đồng Nai thì về.” . Sài Gòn ở vị trí trung tâm vùng Đông Nam Á, đuợc ví nhu "Hòn ngọc viễn đông" của vùng. Mặt khác, Sài Gòn là thành phố lớn, thủ phủ đất Nam Bộ qua nhiêu thời kỳ, nên người Việt Nam nói chung, người Nam Bộ nói riêng, tập trung về đây rất nhiều. Nơi này, thường xuyên diễn ra sụ giao lưu, giao tiếp của người Việt, từ các miền trong cả nuớc và giữa người Việt với khách nước ngoài. Do đó, tính chất phương ngữ Nam Bộ ở Sài Gòn có thể bị biến đổi, không còn giữ những đặc trưng “ban đầu” như một số vùng, tình khác ở Nam Bộ.

1.3. Đồng bằng sông Cửu Long (Tây Nam Bộ) là vùng đất rộng lớn và phì nhiêu của đồng bằng Nam Bộ, bao gồm 13 tinh, thành: Long An, Tiền Giang, Ben Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau và thành phố cần Thơ. So với các miền trong cả nước, Tây Nam Bộ là vùng đất mới phát triển, sau Đông Nam Bộ và Sài Gòn; nhưng cũng thu hút nhiều lưu dân Việt từ miền Bắc, miền Trung vào đinh cư khai phá. Nhiều câu ca dao ca ngợi nhớ xứ đồng bằng “Tháy dừa thì nhớ Ben Tre, thấy bông sen nhớ đồng quê Tháp Mưui

Thấy bông lúa đẹp thưcmg về Hậu Giang.”, hay: “Cắn Thơ gạo trắng nước trong, ai đi đến đấy lòng không muốn vé "

8