c tiêu chung - cdsonla.edu.vn nuoi.pdf · 3 7. Nội dung chương trình TT Mã môn Học phần...

22
1 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA Độc lập – Tự do – Hạnh phúc CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HC (Ban hành kèm theo Quyết định s: /QĐ-CĐSL ngày tháng năm 2012 ca Hiệu trưởng trường Cao đẳng Sơn La) TÊN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO : CHĂN NUÔI - THÚ Y TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO : CAO ĐẲNG NGÀNH ĐÀO TẠO : CHĂN NUÔI MÃ NGÀNH : 51620105 HÌNH THỨC ĐÀO TẠO : CHÍNH QUY 1. Mc tiêu chung 1.1. Mc tiêu chung Đào tạo cán bkthuật Chăn nuôi - Thú y trình độ Cao đẳng có phm cht chính trị, đạo đức nghnghip và sc khe tt; có kiến thc chuyên môn và knăng nghề nghip vchăn nuôi - thú y. Sau khi tt nghip có thlàm vic tại các cơ sở chăn nuôi thuc các thành phn kinh tế hoặc đơn vị snghip vi các công vic cthsau: - Cp nht nhng thông tin biến động vchăn nuôi, dịch bnh trên thế gii và Vit Nam - Chn ging và nhân ging vt nuôi - Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi đúng quy trình kỹ thut - Vsinh phòng bnh cho vt nuôi - Chuyn giao tiến bkthut vchăn nuôi - thú y - Kinh doanh thức ăn chăn nuôi và con ging - Sn xut vacxin và thuc thú y - Quy trình phòng và điều trkhi có dch bnh vt nuôi. 1.2. Mc tiêu cth1.2.1. Kiến thc - Giải thích được các nguyên lý cơ bản ca chnghĩa Mác Lê Nin. Vận dụng đúng đường lối, quan điểm của Đảng và tư tưởng HChí Minh trong cuc sng và công tác. - Vn dụng được các kiến thức cơ bản vngoi ngvà khoa hc tnhiên vào hc tp các môn chuyên ngành và công tác. - Mô tđược các phương pháp chế biến, dtrthức ăn và phối hp khu phần ăn cho vt nuôi: Trâu, bò, gia cm, ln, dê, thỏ,… - Phân tích được các chế độ dinh dưỡng, thức ăn chăn nuôi. - Mô tđược quá trình chn lc và nhân ging vt nuôi. - Lập được kế hoch, t chức điều hành sn xuất và kinh doanh chăn nuôi trong điều kin cth. - Mô tđược quy trình chuyn giao tiến bkhoa hc mi trong sn xut nông nghip. - Giải thích được các nguyên tc, bo qun, sdụng vacxin để phòng bnh.

Transcript of c tiêu chung - cdsonla.edu.vn nuoi.pdf · 3 7. Nội dung chương trình TT Mã môn Học phần...

Page 1: c tiêu chung - cdsonla.edu.vn nuoi.pdf · 3 7. Nội dung chương trình TT Mã môn Học phần Tín chỉ TS LT TH 7.1. Khối kiến thức giáo dục đại cương 43 7.1.1.

1

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

(Ban hành kèm theo Quyết định số : /QĐ-CĐSL ngày tháng năm 2012

của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Sơn La)

TÊN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO : CHĂN NUÔI - THÚ Y

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO : CAO ĐẲNG

NGÀNH ĐÀO TẠO : CHĂN NUÔI

MÃ NGÀNH : 51620105

HÌNH THỨC ĐÀO TẠO : CHÍNH QUY

1. Mục tiêu chung

1.1. Mục tiêu chung

Đào tạo cán bộ kỹ thuật Chăn nuôi - Thú y trình độ Cao đẳng có phẩm chất chính

trị, đạo đức nghề nghiệp và sức khỏe tốt; có kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề

nghiệp về chăn nuôi - thú y. Sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các cơ sở chăn nuôi

thuộc các thành phần kinh tế hoặc đơn vị sự nghiệp với các công việc cụ thể sau:

- Cập nhật những thông tin biến động về chăn nuôi, dịch bệnh trên thế giới và Việt

Nam

- Chọn giống và nhân giống vật nuôi

- Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi đúng quy trình kỹ thuật

- Vệ sinh phòng bệnh cho vật nuôi

- Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về chăn nuôi - thú y

- Kinh doanh thức ăn chăn nuôi và con giống

- Sản xuất vacxin và thuốc thú y

- Quy trình phòng và điều trị khi có dịch bệnh ở vật nuôi.

1.2. Mục tiêu cụ thể

1.2.1. Kiến thức

- Giải thích được các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê Nin. Vận dụng đúng

đường lối, quan điểm của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh trong cuộc sống và công tác.

- Vận dụng được các kiến thức cơ bản về ngoại ngữ và khoa học tự nhiên vào học

tập các môn chuyên ngành và công tác.

- Mô tả được các phương pháp chế biến, dự trữ thức ăn và phối hợp khẩu phần ăn

cho vật nuôi: Trâu, bò, gia cầm, lợn, dê, thỏ,…

- Phân tích được các chế độ dinh dưỡng, thức ăn chăn nuôi.

- Mô tả được quá trình chọn lọc và nhân giống vật nuôi.

- Lập được kế hoạch, tổ chức điều hành sản xuất và kinh doanh chăn nuôi trong điều

kiện cụ thể.

- Mô tả được quy trình chuyển giao tiến bộ khoa học mới trong sản xuất nông

nghiệp.

- Giải thích được các nguyên tắc, bảo quản, sử dụng vacxin để phòng bệnh.

Page 2: c tiêu chung - cdsonla.edu.vn nuoi.pdf · 3 7. Nội dung chương trình TT Mã môn Học phần Tín chỉ TS LT TH 7.1. Khối kiến thức giáo dục đại cương 43 7.1.1.

2

- Vận dụng những kiến thức đã học phát hiện, chẩn đoán được các bệnh thường

gặp ở vật nuôi.

- Đưa ra được biện pháp phòng và điều trị một số bệnh thường gặp trên vật nuôi.

- Mô tả được quy trình kỹ thuật chăn nuôi một số giống vật nuôi cơ bản, thông

dụng: Trâu, bò, gia cầm, lợn

- Mô tả được quy trình vệ sinh chăn nuôi.

- Tìm kiếm và sử dụng thông tin trong lĩnh vực Chăn nuôi - Thú y

1.2.2. Kỹ năng

- Thực hiện được việc chọn giống và nhân giống vật nuôi.

- Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật chăn nuôi một số giống vật nuôi cơ bản.

- Chẩn đoán và thiết kế được mô hình chăn nuôi trong phát triển nông thôn bền

vững.

- Có khả năng chuyển giao tiến bộ khoa học mới trong sản xuất nông nghiệp.

- Có thể chế biến, bảo quản thức ăn cho vật nuôi một cách có hiệu quả

- Tổ chức và thực hiện việc phối hợp khẩu phần ăn cho một số vật nuôi cơ bản,

thông dụng.

- Phát hiện và chẩn đoán, phòng và điều trị một số bệnh thường gặp trên vật nuôi.

1.2.3. Về thái độ

- Có tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu cộng đồng, đồng loại.

- Có tinh thân trách nhiệm cao trong công tác và cuộc sống.

- Hòa đồng trong công tác, tôn trọng trong giao tiếp.

- Có đạo đức, có sức khỏe, có lương tâm nghề nghiệp,

- Người học có khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm và ứng dụng kỹ

thuật, công nghệ vào công việc.

2. Thời gian đào tạo : 3 năm, chia làm 6 học kỳ chính

3. Khối lượng kiến thức toàn khóa: 109 Tín chỉ

4. Đối tượng tuyển sinh: Học sinh tốt nghiệp THPT, bổ túc trung học phổ thông và

tương đương.

5. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp

Thực hiện theo Quyết định số 528/QĐ-CĐSL ngày 20 tháng 9 năm 2011 của Hiệu

trưởng Trường Cao đẳng Sơn La về việc ban hành “Quy chế đào tạo Cao đẳng chính

quy theo học chế tín chỉ”

6. Thang điểm

Thực hiện theo Quyết định số 528/QĐ-CĐSL ngày 20 tháng 9 năm 2011 của Hiệu

trưởng Trường Cao đẳng Sơn La về việc ban hành “Quy chế đào tạo Cao đẳng chính

quy theo học chế tín chỉ”

Page 3: c tiêu chung - cdsonla.edu.vn nuoi.pdf · 3 7. Nội dung chương trình TT Mã môn Học phần Tín chỉ TS LT TH 7.1. Khối kiến thức giáo dục đại cương 43 7.1.1.

3

7. Nội dung chương trình

TT Mã môn Học phần Tín chỉ

TS LT TH

7.1. Khối kiến thức giáo dục đại cương 43

7.1.1. Lý luận Mác - Lênin và tư tưởng Hồ chí Minh 10 8 2

1 002601 Những NLCB của chủ nghĩa Mác-Lê Nin 5 4 1

2 002802 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 2 0

3 002703 Đường lối CM của Đảng cộng sản Việt Nam 3 2 1

7.1.2. Khoa học xã hội - Nhân văn - Nghệ thuật 4 4 0

Bắt buộc

1 013601 Pháp luật đại cương 2 2 0

Tự chọn (chọn 2 trong 4 TC)

1 222501 Văn hoá giao tiếp 2 2 0

2 260902 Phương pháp tiếp cận khoa học 2 2 0

7.1.3. Ngoại ngữ 7 7 0

1 002205 Tiếng Anh 1 3 3 0

2 002206 Tiếng Anh 2 4 4 0

7.1.4. Toán - Tin học - KHTN - CN - MT 14 11 3

*) Phần bắt buộc 12 9 3

1 190107 Toán ứng dụng C 3 3 0

2 002918 Nhập môn tin học 4 2 2

3 260306 Hóa học 3 2 1

4 160204 Sinh học 2 2 0

*) Phần tự chọn (chọn 2/ 4 TC) 2 2 0

5 240103 Xác suất thống kê 2 2 0

6 160315 Hóa phân tích 2 2 0

7.1.5. Giáo dục thể chất 2 2 0

1 002008 Giáo dục thể chất 1 1 0 1

2 002009 Giáo dục thể chất 2 1 0 1

7.1.6. Giáo dục quốc phòng (135 tiết) 6 5 1

1 002110 Giáo dục quốc phòng 6 5 1

7.2. Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

7.2.1. Kiến thức cơ sở ngành 19

1 220202 Giải phẫu - Tổ chức học 3 2 1

2 220203 Hóa sinh động vật 3 2 1

3 220204 Sinh lý động vật 3 2 1

4 220205 Di truyền động vật 2 2 0

5 221106 Giống vật nuôi 3 2 1

6 221107 Dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi 3 2 1

7 160217 Vi sinh vật đại cương 2 1 1

7.2.2. Kiến thức chuyên ngành chính (Chăn nuôi) 18

*) Phần bắt buộc 14 10 4

1 221108 Chăn nuôi lợn 3 2 1

2 221109 Chăn nuôi gia cầm 3 2 1

Page 4: c tiêu chung - cdsonla.edu.vn nuoi.pdf · 3 7. Nội dung chương trình TT Mã môn Học phần Tín chỉ TS LT TH 7.1. Khối kiến thức giáo dục đại cương 43 7.1.1.

4

3 221110 Chăn nuôi trâu bò 3 2 1

4 221111 Dược và độc chất học thú y 3 3 0

5 221112 Chẩn đoán bệnh thú y 2 1 1

*) Tự chọn (chọn 4/10 tín chỉ) 4 2 2

1 221113 Kỹ thuật nuôi dê - thỏ 2 1 1

2 221114 Kỹ thuật nuôi nhím 2 1 1

3 221115 Kỹ thuật bảo quản thức ăn chăn nuôi 2 1 1

4 221116 Vệ sinh vật nuôi 2 1 1

5 221117 Quản lý chất thải chăn nuôi 2 1 1

7.2.3. Kiến thức ngành phụ (Thú y) 17

*) Phần bắt buộc 11 7 4

1 221118 Rèn nghề chăn nuôi - thú y 2 0 2

2 221119 Cây thức ăn chăn nuôi 2 1 1

3 221120 Bệnh do rối loạn dinh dưỡng 2 2 0

4 221121 Truyền giống nhân tạo ở vật nuôi 2 1 1

5 221122 Bệnh lý học thú y 3 3 0

*) Phần tự chọn (chọn 6/12 TC) 6 3 3

1 221123 Bệnh truyền nhiễm 2 1 1

2 221124 Bệnh ngoại khoa 2 1 1

3 221125 Bệnh ký sinh trùng 2 1 1

4 221126 Sinh sản gia súc 2 1 1

5 221127 Luật thú y 2 1 1

6 221128 Kiểm nghiệm thú sản 2 1 1

7.2.4. Khối kiến thức bổ trợ, thực tập nghề nghiệp 6 3 3

1 272301 Tiếng Anh chuyên ngành 2 1 1

2 221129 Phương pháp thí nghiệm 2 1 1

3 272944 Tin học ứng dụng trong nông nghiệp 2 1 1

7.2.4. Thực tập tốt nghiệp (072934) 6 0 6

Tổng toàn khóa (TC) 109

Page 5: c tiêu chung - cdsonla.edu.vn nuoi.pdf · 3 7. Nội dung chương trình TT Mã môn Học phần Tín chỉ TS LT TH 7.1. Khối kiến thức giáo dục đại cương 43 7.1.1.

5

8. Kế hoạch giảng dạy

Học kỳ 1: 18 TC

Sinh học1602042(2,0)

Học kỳ 2: 20 TC Học kỳ 3: 18 TC Học kỳ 4: 18 TC Học kỳ 5: 17 TC Học kỳ 6: 18 TC

Giải phẫu, tổ chức học220202

3(2,1)

Hóa sinh động vật220203

3(2,1)

Dược và độc chất học thú y221111

3(3,0)

Chăn nuôi trâu bò221110

3(2,1)

Truyền giống NT ở vật nuôi221121

2(1,1)

Toán ứng dụng C1901073(3,0)

Di truyền động vật220205

2(2,0)

Chuẩn đoán bệnh thú y221112

2(1,1)

Chăn nuôi gia cầm221109

3(2,1)

Chăn nuôi lợn221108

3(2,1)

PP thí nghiệm221129

2(1,1)

Sinh lý động vật220204

3(2,1)

Vi sinh vật đại cương1602172(1,1)

Dinh dưỡng và T.ă chăn nuôi221107

3(2,1)

Bệnh do rối loạn dinh dưỡng221120

2(2,0)

Rèn nghề chăn nuôi thú y221118

2(0,2)

Hóa học2603063(2,1)

Giống vật nuôi221106

3(2,1)

Bệnh lý học thú y221122

3(3,0)

Tiếng Anh chuyên ngành272301

2(1,1)

Cây thức ăn chăn nuôi221119

2(1,1)

Tin học ứng dụng trong NN2729442(1,1)

Giáo dục QP – An ninh0021106(5,1)

Nhập môn tin học0029184(2,2)

Tiếng Anh 10022053(3,0)

Tiếng Anh 20022064(4,0)

Giáo dục thể chất 10020081(0,1)

Giáo dục thể chất 20020091(0,1)

Pháp luật đại cương0136012(2,0)

Những NLCB CN Mác-LêNin0026015(4,1)

Tư tưởng Hồ Chí Minh0028022(2,0)

Đường lối CM ĐCS VN0027033(2,1)

Thực tập tốt nghiệp0729346(0,6)

Tự chọn 2/4 TC Phần 7.1.4

2(2,0)

Tự chọn 2/8 TC Phần 7.2.3

2(1,1)

Tự chọn 2/4 TC Phần 7.1.2

2(2,0)

Tự chọn 2/10 TC Phần 7.2.2

2(1,1)

Tự chọn 2/8 TC Phần 7.2.2

2(1,1)

Tự chọn 4/12 TC Phần 7.2.3

2(1,1)

Page 6: c tiêu chung - cdsonla.edu.vn nuoi.pdf · 3 7. Nội dung chương trình TT Mã môn Học phần Tín chỉ TS LT TH 7.1. Khối kiến thức giáo dục đại cương 43 7.1.1.

6

9. Mô tả vắn tắt nội dung và khối lượng các học phần:

9.1. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lê Nin:

Mã môn học:002601

Khối lượng: 5(4,1)

Môn học trước: Không

Nội dung: Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về những

nguyên lý, quy luật và phạm trù của triết học, Kinh tế chính trị, Chủ nghĩa xã hội khoa

học của chủ nghĩa Mác – Lê Nin.

9.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh:

Mã môn học:002802

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin

Nội dung: Môn học cung cấp cho người học những nội dung cơ bản về: cơ sở, quá

trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh; tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập

dân tộc, cách mạng giải phóng dân tộc; về CNXH và con đường quá độ lên CNXH ở

Việt Nam; về Đảng Cộng Sản Việt Nam; tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân

tộc, đoàn kết quốc tế; về dân chủ và nhà nước của dân, do dân, vì dân; về đạo đức, văn

hóa xây dựng con người mới.

9.3. Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam: Mã môn học: 002703

Khối lượng: 3(2,1)

Môn học trước: Tư tưởng Hồ Chí Minh

Nội dung: Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về đường lối

cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nan; đường lối của Đảng trong thời kỳ đổi mới về

một số lĩnh vực: công nghiệp hóa, nền kinh tế thị trường, hệ thống chính trị, văn hóa

và các vấn đề xã hội, đối ngoại.

9.4. Pháp luật đại cương:

Mã môn học: 013601

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Không

Nội dung: Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về pháp luật:

Khái niệm, bản chất pháp luật; các quan hệ và quy phạm pháp luật; khái quát 11 ngành

luật trong hệ thống pháp luật Việt nam; các hình thức pháp luật và hành vi vi phạm

pháp luật nói chung và các kiến thức, nguyên tắc cơ bản của Luật dân sự làm cơ sở cho

nghiên cứu Pháp luật kinh tế.

9.5. Văn hoá giao tiếp:

Mã môn học: 222501

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Không

Nội dung: Học phần nhằm trang bị hệ thống kiến thức về hành vi giao tiếp và ngôn

ngữ giao tiếp để ứng xử trong các mối quan hệ xã hội và quan hệ với môi trường thiên

nhiên trong hoạt động du lịch

9.6. Phương pháp tiếp cận khoa học

Mã môn học: 260902

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: không

Nội dung: Kiến thức khoa học và các nguồn kiến thức (tài liệu). Cách tiếp cận

(khai thác) kiến thức về sinh học. Khái niệm và chứng minh giả thiết. Các bước tiến

Page 7: c tiêu chung - cdsonla.edu.vn nuoi.pdf · 3 7. Nội dung chương trình TT Mã môn Học phần Tín chỉ TS LT TH 7.1. Khối kiến thức giáo dục đại cương 43 7.1.1.

7

hành nghiên cứu. Kỹ năng truyền đạt thông tin và trình bày seminar.

9.7. Toán ứng dụng C

Mã môn học: 190107

Khối lượng: 3(3,0)

Môn học trước: Không

Nội dung: Các vấn đề về giới hạn và hàm số, đạo hàm và vi phân, tích phân,

phương trình vi phân, hàm nhiều biến, ma trận.

9.8. Hóa học

Mã môn học: 260306

Khối lượng: 3(2,1)

Môn học trước: không

Nội dung: Gồm 3 phần:

- Hóa đại cương: Các khái niệm và định luật cơ bản của hóa học. Các nguyên lý

nhiệt động hóa học. Cấu tạo chất. Các loại phản ứng hóa học. Dung dịch. Điện hóa.

Khái niệm về hệ keo.

- Hóa vô cơ: Một số hợp chất vô cơ quan trọng.

- Hóa hữu cơ: Các khái niệm cơ bản về lý thuyết hữu cơ. Các hợp chất hữu cơ

quan trọng (hydrocacbon, dẫn suất halogen, ancol và phenol, andehit và xeton, axit

cacboxylic và dẫn suất, gluxit, các hợp chất chứa nitơ, các hợp chất dị vòng và ancaloit,

terpenoid-carotenoit và steroit).

9.9. Nhập môn tin học

Mã môn học: 002918

Khối lượng: 4(2,2)

Môn học trước: Không

Học phần cung cấp một số kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin như: Khai thác

và sử dụng internet để truy xuất thông tin; soạn thảo văn bản bằng Microsoft Word ;

Tính toán với Microsoft Excel sử dụng được các hàm trong Excel; Thiết kế được bài

giảng, bài báo cáo trình chiếu Power Point.

9.10. Xác suất - Thống kê

Mã môn học: 240103

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Toán cao cấp

Nội dung: Phép thử và sự kiện. Các định nghĩa và các định lý của phép tính xác

suất. Đại lượng ngẫu nhiên. Chọn mẫu. Lý thuyết và các bài toán ước lượng, kiểm

định giả thiết, tương quan và hồi quy, phân tích phương sai. Giới thiệu một vài phần

mềm xử lý thống kê (thực tập).

9.11. Hoá phân tích

Mã môn học: 160315

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Hóa học

Nội dung: Phương pháp lấy mẫu và xử lý mẫu phân tích. Các dụng cụ và thao tác

cơ bản trong phân tích hoá học. Phương pháp pha chế hoá chất, dung dịch. Phân tích

định tính. Phân tích định lượng. Phân tích thể tích. Phân tích bằng công cụ (so màu,

sắc ký, điện hoá).

9.12. Sinh học

Mã môn học: 160204

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Không

Page 8: c tiêu chung - cdsonla.edu.vn nuoi.pdf · 3 7. Nội dung chương trình TT Mã môn Học phần Tín chỉ TS LT TH 7.1. Khối kiến thức giáo dục đại cương 43 7.1.1.

8

Nội dung: Tổng quan về tổ chức của các cơ thể sống, các phương thức trao đổi

chất, sự sinh sản, sinh trưởng và phát triển. Cảm ứng và thích nghi. Sự tiến hoá của

sinh vật. Các mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường. Phân loại sinh vật. Sinh học

phân tử, công nghệ sinh học và những vấn đề khác trong sinh học hiện đại.

9.13. Tiếng Anh 1

Mã môn học: 002205

Khối lượng: 3(3,0)

Môn học trước: Không

Nội dung: Học phần gồm 05 bài học, cung cấp cho người học một số hiện tượng

ngữ pháp cơ bản: Các thì trong Tiếng Anh; cách sử dụng some/any, much/many; so

sánh hơn, hơn nhất, so sánh bằng...; cung cấp cho người học một số từ vựng về các

chủ đề: đất nước, con người, sở thích, mua sắm, thể thao... Đồng thời, học phần cũng

bao gồm các bài đọc, các bài tập, nhiệm vụ được thiết kế nhằm giúp sinh viên luyện

tập và phát triển 04 kỹ năng giao tiếng bằng Tiếng Anh: Nghe, nói, đọc, viết.

9.14. Tiếng Anh 2

Mã môn học: 002206

Khối lượng: 4(4,0)

Môn học trước: Tiếng Anh 1

Nội dung: Học phần gồm 07 bài học, cung cấp cho người học một số hiện tượng

ngữ pháp cơ bản: Các thì trong Tiếng Anh; các loại câu điều kiện; dạng bị động của

động từ; cách sử dụng các từ should, could, must, have to, might...; cung cấp cho

người học một số từ vựng về các chủ đề: điện ảnh, du lịch, nghề nghiệp, ước mơ, thiên

tai... Đồng thời, học phần cũng bao gồm các bài đọc, các bài tập, nhiệm vụ được thiết

kế nhằm giúp sinh viên luyện tập và phát triển 04 kỹ năng giao tiếng bằng Tiếng Anh:

Nghe, nói, đọc, viết.

9.15. Giáo dục thể chất 1

Mã môn học: 002008

Khối lượng: 1(0,1)

Môn học trước: Không

Nội dung: Môn học cung cấp quan điểm, đường lối và chủ trương của Đảng và

Nhà nước về công tác TDTT trong giai đoạn mới. Cơ sở khoa học và kiến thức tự

kiểm tra sức khỏe. Thực hành các bài thể dục tay không, đội hình, đội ngũ, điền kinh

(chạy ngắn, chạy trung bình, nhảy cao, nhảy xa, đẩy tạ); các bài tập với dụng cụ như

xà đơn, xà kép, cầu thăng bằng.

9.16. Giáo dục thể chất 2

Mã môn học: 002009

Khối lượng: 1(0,1)

Môn học trước: Giáo dục thể chất 1

Nội dung: Thực hiện đúng các động tác cơ bản trong các bài tập. nâng cao thành

tích ở một số nội dung điền kinh theo năng lực của mỗi cá nhân, nâng cao ý thức tự

giác tích cực trong quá trình học tập.

Xác định đúng mục tiêu môn học và nhận thức sâu sắc nhiệm vụ của bản thân

trong quá trình học tập. Hình thành tinh thần say mê tập luyện nâng cao trình độ và

sức khỏe.

9.17. Đường lối quân sự của Đảng - Công tác quốc phòng an ninh

Mã môn học: 002110

Khối lượng: 4(4,0)

Môn học trước:

Page 9: c tiêu chung - cdsonla.edu.vn nuoi.pdf · 3 7. Nội dung chương trình TT Mã môn Học phần Tín chỉ TS LT TH 7.1. Khối kiến thức giáo dục đại cương 43 7.1.1.

9

Nội dung ban hành tại Quyết định số 81/2007/QĐ-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm

2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình giáo dục

quốc phòng - an ninh trình độ đại học, cao đẳng.

9.18. Quân sự chung

Mã môn học:

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Đường lối quân sự của Đảng - Công tác quốc phòng an ninh

Nội dung: Học phần lý thuyết kết hợp với thực hành nhằm trang bị cho người học

những kiến thức cơ bản về bản đồ, địa hình quân sự, các phương tiện chỉ huy để phục

vụ cho nhiệm vụ học tập chiến thuật và chỉ huy chiến đấu; tính năng, tác dụng, cấu tạo,

sử dụng, bảo quản các loại vũ khí bộ binh AK, CKC, RPĐ, RPK, B40, B41; đặc điểm

tính năng, kỹ thuật sử dụng thuốc nổ; phòng chống vũ khí hạt nhân, hóa học, sinh học,

vũ khí lửa; vết thương chiến tranh và phương pháp xử lý; luyện tập đội hình lớp, khối.

9.19. Giải phẫu - Tổ chức học

Mã môn học: 220202

Khối lượng: 3(2,1)

Môn học trước: Không

Nội dung:

- Cấu tạo và cấu trúc cơ thể của các loại gia súc và gia cầm: Vị trí, hình thái, cấu

tạo và chức năng của các hệ cơ quan trong cơ thể.

- Cấu trúc vi thể tế bào và mô. Tổ chức học tế bào chuyên khoa của các hệ cơ quan

trong cơ thể. Cấu tạo phôi thai, mô học tổ chức.

9.20. Hóa sinh động vật

Mã môn học: 220203

Khối lượng: 3(2,1)

Môn học trước: Hóa Phân tích

Nội dung: Môn học nghiên cứu các quá trình chuyển hoá của vật chất, các biến

đổi của từng mô bào trong quá trình trao đổi vật chất.

- Gồm có 2 phần chính:

+ Sinh hóa học tĩnh

+ Sinh hóa học động

- Khái quát về hoá sinh, chức năng của tế bào sống. Cấu trúc, chức năng hóa học

và trao đổi chất của hormone, gluxit, lipit và vitamin. Động thái, cơ chế điều hoà hoạt

động của hormone và enzym. Mối quan hệ giữa các quá trình trao đổi chất ở động vật.

9.21. Quản lý chất thải trong chăn nuôi

Mã môn học: 221117

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Vệ sinh vật nuôi

Nội dung: Môn học đánh giá một số chỉ tiêu đánh giá các loại chất thải trong chăn

nuôi, tác hại gây ô nhiễm môi trường, sinh thái, chất lượng sản phẩm chăn nuôi. Các

biện pháp khoa học và kinh tế nhất để quản lý, xử lý chất thải nhằm hạn chế tác hại

của chúng đến môi trường và sức khỏe vật nuôi, bảo vệ môi trường sinh thái.

9.22. Di truyền động vật

Mã môn học: 220205

Khối lượng: 2(2,0)

Môn học trước: Hóa sinh động vật

Page 10: c tiêu chung - cdsonla.edu.vn nuoi.pdf · 3 7. Nội dung chương trình TT Mã môn Học phần Tín chỉ TS LT TH 7.1. Khối kiến thức giáo dục đại cương 43 7.1.1.

10

Nội dung: Cung cấp các kiến thức cơ bản về cơ sở vật chất di truyền, cơ sở di

truyền phân tử, di truyền giới tính, di truyền miễn dịch, di truyền quần thể và di truyền

tính trạng số lượng.

9.23. Giống vật nuôi

Mã môn học: 211106

Khối lượng: 3(2,1)

Môn học trước: Di truyền động vật

Nội dung: Môn học phân loại các loại giống vật nuôi được nuôi tại Việt Nam và

trên thế giới. Khái niệm đặc điểm của giống, công tác chọn lọc và nhân giống vật nuôi.

Các phương pháp lai tạo giống vật nuôi.

9.24. Vệ sinh chăn nuôi

Mã môn học: 221116

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Sinh lý động vật, Bệnh truyền nhiễm.

Nội dung: Môn học bao gồm các vấn đề về vệ sinh trong chăn nuôi như: Vệ sinh

môi trường nước, không khí, đất, chăn thả, vận chuyển… từ đó có giải pháp định

hướng cho chăn nuôi bền vững.

9.25. Rèn nghề chăn nuôi - thú y

Mã môn học: 221118

Khối lượng: 2(0,2)

Môn học trước: Chăn nuôi lợn, chăn nuôi gia cầm, chăn nuôi trâu bò.

Nội dung: Rèn nghề chăn nuôi là một môn học bao gồm nhiều lĩnh vực trong công

tác thực hành của ngành chăn nuôi thú y. Đòi hỏi sinh viên phải nắm vững được lý

thuyết các môn học bắt buộc sau vận dụng vào thực tế của ngành.

9.26. Cây thức ăn chăn nuôi Mã môn học: 221119

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi

Nội dung: Môn học mô tả đặc điểm sinh thái của cây thức ăn gia súc. Giới thiệu

đặc điểm chung của các nhóm cây thức ăn chăn nuôi. Quy trình trồng, chăm sóc, sử

dụng một số cây thức ăn thường dùng trong chăn nuôi.

9.27. Truyền giống nhân tạo vật nuôi

Mã môn học: 221121

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Chăn nuôi lợn, chăn nuôi trâu bò, chăn nuôi gia cầm

Nội dung: Giới thiệu về quy trình thụ tinh nhân tạo, kiểm tra và đánh giá chất lượng

tinh dịch ở vật nuôi.

9.28. Dược và độc chất học thú y

Mã môn học: 221111

Khối lượng: 3(3,0)

Môn học trước: Sinh lý vật nuôi.

Nội dung: Môn học khái niệm thuốc thú y, mối quan hệ giữa thuốc với cơ thể, các

nhóm thuốc kháng sinh, thuốc tác dụng lên hệ thần kinh, thuốc tác dụng lên hệ tuần

hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, thuốc tác dụng lên cơ quan sinh sản, vitamin và thuốc bồi

bổ cơ thể, thuốc trị ký sinh trùng.

Page 11: c tiêu chung - cdsonla.edu.vn nuoi.pdf · 3 7. Nội dung chương trình TT Mã môn Học phần Tín chỉ TS LT TH 7.1. Khối kiến thức giáo dục đại cương 43 7.1.1.

11

Độc chất học thú y: Đại cương về độc chất học, phân loại và cơ chế tác dụng của

chất độc, chẩn đoán và điều trị độc chất học, ngộ độc thuốc thú y, độc tố nấm mốc, hóa

chất bảo vệ thực vật, các chất độc có nguồn gốc từ thực vật, động vật.

9.29. Kỹ thuật nuôi dê - thỏ

Mã môn học: 221113

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Chăn nuôi trâu bò.

Nội dung: Môn học nói nên tầm quan trọng của chăn nuôi dê - thỏ. Tình hình

chăn nuôi dê và thỏ trong nước và trên Thế giới. Nguồn gốc xuất xứ và đặc điểm sinh

học của dê và thỏ. Ðặc điểm của các giống dê và thỏ phổ biến. Công tác giống dê và

thỏ. Ðặc điểm dinh dưỡng và thức ăn của dê và thỏ. Chuồng trại nuôi dê và nuôi thỏ.

Kỹ thuật chăn nuôi dê cái sinh sản, dê sữa, dê thịt. Kỹ thuật chăn nuôi thỏ sinh sản và

thỏ thịt.

9.30. Sinh lý động vật

Mã môn học: 220204

Khối lượng: 3(2,1)

Môn học trước: Hóa sinh động vật

Nội dung: Sinh lý hưng phấn, sinh lý cơ - thần kinh, sinh lý thần kinh trung ương,

sinh lý nội tiết và stress. Sinh lý máu, tim và tuần toàn máu, hô hấp, tiêu hóa, hấp thu

và bài tiết. Điều hòa trao đổi chất và năng lượng. Sinh lý sinh sản và tiết sữa.

9.31. Bệnh truyền nhiễm

Mã môn học: 221123

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Chăn nuôi trâu bò, chăn nuôi lợn, chăn nuôi gia cầm.

Nội dung: Môn học trang bị cho sinh viên kiến thức về truyền nhiễm học: Mầm

bệnh, hiện tượng nhiễm trùng, quá trình tiến triển của bệnh truyền nhiễm, quá trình

sinh dịch, các biện pháp phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Những kiến thức cụ thể từng bệnh truyền nhiễm: Căn bệnh, truyền nhiễm học,

triệu chứng, bệnh tích, chẩn đoán, phòng và điều trị bệnh.

9.32. Dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi

Mã môn học: 221107

Khối lượng: 3(2,1)

Môn học trước: Sinh lý động vật

Nội dung: Vai trò các chất dinh dưỡng. Các hệ thống đánh giá giá trị dinh dưỡng

của thức ăn. Nhu cầu dinh dưỡng. Tiêu chuẩn và khẩu phần. Các loại thức ăn chăn

nuôi. Sản xuất, chế biến, dự trữ và sử dụng thức ăn.

9.33. Bệnh ngoại khoa

Mã môn học: 221124

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Sinh lý động vật

Nội dung: Môn học giới thiệu làm quen với các dụng cụ ngoại khoa, ứng dụng các

phương pháp khử trùng trên dụng cụ, con vật, người mổ và các đối tượng có liên quan

khác, ý nghĩa của sự chảy máu và các phương pháp cầm máu, ý nghĩa của việc gây mê,

một số thuốc mê dùng trên gia súc và các phương pháp gây mê, các trường hợp nhiễm

trùng và phương pháp xử lý, vết thương và phương pháp cắt mô giải phẫu. Một số

trường hợp ngoại khoa thường gặp trên gia súc như hernia, sa trực tràng, cắt sừng, mổ

thai, mổ dạ cỏ.

9.34. Bệnh ký sinh trùng

Page 12: c tiêu chung - cdsonla.edu.vn nuoi.pdf · 3 7. Nội dung chương trình TT Mã môn Học phần Tín chỉ TS LT TH 7.1. Khối kiến thức giáo dục đại cương 43 7.1.1.

12

Mã môn học: 221125

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Dược và độc chất học thú y

Nội dung: Môn học mô tả đặc điểm hình thái, vòng đời, dịch tễ, triệu chứng, bệnh

tích, chẩn đoán, phòng và trị bệnh do giun, sán gây ra trên vật nuôi.

9.35. Luật thú y

Mã môn học: 221127

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Không

Nội Dung: Luật thú y quy định về phòng bệnh, chữa bệnh cho động vật, chống

dịch bệnh động vật; kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ, kiểm

tra vệ sinh thú y; quản lý thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng

trong thú y; hành nghề thú y.

9.36. Sinh sản gia súc Mã môn học: 221126

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Dược và độc chất học thú y

Nội dung: Giới thiệu các bản chất sinh học của quá trình sinh sản gia súc. Sinh lý

sinh dục đực, cái. Bản chất quá trình thụ tinh. Sinh lý quá trình chửa, đẻ và tiết sữa. Kỹ

thuật thụ tinh nhân tạo cho gia súc, gia cầm, ứng dụng của kích dục tố trong chăn nuôi.

Công nghệ cấy truyền phôi. Kỹ thuật điều khiển giới tính trong sinh sản

Giới thiệu các bệnh chính: Nguyên nhân, triệu chứng, phòng và điều trị các bệnh

trong thời gian mang thai, trong thời gian đẻ, và sau đẻ của gia súc cái, hiện tượng rối

loạn sinh sản, không sinh sản của gia súc.

9.37. Kiểm nghiệm thú sản

Mã môn học: 221128

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Vệ sinh vật nuôi

Nội dung: Môn học bao gồm các kiến thức về kiểm dịch, kiểm soát, vệ sinh đối

với động vật trong quá trình chăn nuôi và giết mổ.

9.38. Chẩn đoán bệnh thú y Mã môn học: 221112

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước: Giải phẫu - Tổ chức học

Nội dung: Môn học mô tả khái niệm cơ bản về chẩn đoán, phương pháp kiểm tra

lâm sàng. Kiểm tra các cơ quan trong xoang ngực, xoang bụng. Kiểm tra hệ thống tuần

hoàn, hô hấp, tiêu hóa, tiết liệu… kỹ thuật xét nghiệm phi lâm sàng máu, nước tiểu.

Thực hành các phương pháp khám lâm sàng.

9.39. Tiếng Anh chuyên ngành

Mã môn học: 272301

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước:

Nội dung: Cung cấp thuật ngữ chuyên ngành CNTY, phát triển kỹ năng nói, trình

bày, viết báo cáo khoa học bằng tiếng Anh kỹ thuật chuyên ngành CNTY (ôn ngữ

pháp khi cần thiết) giúp học viên có thể tham khảo tài liệu chuyên ngành, phục vụ học

tập những học phần thuộc chuyên ngành chăn nuôi thú y thông qua 07 đơn vị bài dưới

dạng đọc hiểu tiếng Anh.

9.40. Phương pháp thí nghiệm

Page 13: c tiêu chung - cdsonla.edu.vn nuoi.pdf · 3 7. Nội dung chương trình TT Mã môn Học phần Tín chỉ TS LT TH 7.1. Khối kiến thức giáo dục đại cương 43 7.1.1.

13

Mã môn học: 221129

Khối lượng: 2(1,1)

Môn học trước

Nội dung gồm 2 phần:

Phần 1: Phương pháp điều tra, thí nghiệm trong chăn nuôi

Nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về khái niệm phương pháp

nghiên cứu trong chăn nuôi, mục đích, phân loại và điều kiện để tiến hành tốt các

nghiên cứu trong chăn nuôi. Cách tiến hành nghiên cứu trong chăn nuôi và đưa những

tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và khuyến nông.

Phần 2: Phương pháp xử lý số liệu trong chăn nuôi

Trình bày và biểu diễn một mẫu, so sánh giữa các mẫu, tương quan, phương trình

hồi quy, tuyến tính.

Giúp người học biết cách tiến hành nghiên cứu theo một quy trình hợp lý, biết

cách xử lý số liệu và trình bày kết quả nghiên cứu một cách đầy đủ, rõ ràng.

9.41. Chăn nuôi lợn

Mã môn học: 221108

Khối lượng: 3(2,1)

Môn học trước: Giống vật nuôi

Nội dung: Nguồn gốc và đặc điểm của các giống lợn phổ biến. Kỹ thuật chăn nuôi lợn

đực giống, lợn cái sinh sản, lợn con và lợn thịt. Quá trình chăm sóc, tổ chức, quản lý chăn

nuôi lợn.

9.42. Chăn nuôi gia cầm

Mã môn học: 221109

Khối lượng: 3(2,1)

Môn học trước

Nội dung: Nguồn gốc và đặc điểm của các giống gia cầm phổ biến ở nước ta và trên thế

giới. Một số thành tựu đạt được trong chăn nuôi gia cầm. Trứng và kỹ thuật ấp trứng. Kỹ

thuật chăn nuôi các loại gia cầm. Tổ chức và quản lý chăn nuôi gia cầm.

9.43. Chăn nuôi trâu bò

Mã môn học: 221110

Khối lượng: 3(2,1)

Môn học trước

Nội dung: Nguồn gốc và đặc điểm của các giống trâu bò phổ biến ở Việt Nam và

trên thế giới. Kỹ thuật chăn nuôi trâu bò đực giống, cái sinh sản, bê nghé, cho sữa, thịt

và cày kéo. Qua trình chăm sóc tổ chức, quản lý đàn trâu bò.

9.44. Tin học ứng dụng trong nông nghiệp

Mã môn học: 272944

Khối lượng: 2(1,1)

Học phần học trước: Tin học đại cương

Nội dung: Môn học mô tả khái niệm, nguyên lý ứng dụng một số chương trình

phần mềm trong các hoạt động nông nghiệp

Nhằm cung cấp cho sv những khái niệm cơ bản nhất về hệ thống thông tin và việc

thiết kế hệ thống. Những kiến thức cơ bản để sử dụng một số phần mềm ứng dụng

trong xây dựng cơ sở cơ sở dữ liệu bản đồ phục vụ công tác nghiên cứu.

9.45. Vi sinh vật đại cương

Mã môn học: 160217

Khối lượng: 2(1,1)

Học phần học trước: Không

Page 14: c tiêu chung - cdsonla.edu.vn nuoi.pdf · 3 7. Nội dung chương trình TT Mã môn Học phần Tín chỉ TS LT TH 7.1. Khối kiến thức giáo dục đại cương 43 7.1.1.

14

Nội dung: Môn học mô tả cấu tạo và phân loại vi sinh vật, sinh lý của sinh vật. Di

truyền vi sinh vật (virut, vi khuẩn và nấm). Ảnh hưởng của ngoại cảnh đến hoạt động

của vi sinh vật. Sự phân bố của vi sinh vật trong tự nhiên.

9.46. Kỹ thuật nuôi nhím

Mã môn học: 221114

Khối lượng: 2(1,1)

Học phần học trước: Không

Nội dung: Môn học bao gồm các thao tác về kỹ thuật chăn nuôi nhím, giá trị dinh

dưỡng và hiệu quả kinh tế do chúng mang lại. Việc chăm sóc và phòng trị bệnh cho

nhím.

9.47. Bệnh lý học thú y

Mã môn học: 221122

Khối lượng: 3(3,0)

Học phần học trước: Sinh lý vật nuôi

Nội dung: Môn học khái quát cơ bản, tổn thương cơ bản chung cho nhiều quá trình

bệnh lý như những biến đổi ở tế bào, mô, các tổ chức...những tổn thương do quá trình

rối loạn trao đổ chất (thoái hóa), tổn thương do rối loạn tuần hoàn cục bộ, viêm và tự

tu sửa vết thương, sốt và bệnh lý miễn dịch ở vật nuôi.

9.48. Bệnh do rối loạn dinh dưỡng

Mã môn học: 221120

Khối lượng: 2(2,0)

Học phần học trước: Cây thức ăn

Nội dung: Môn học khái quát các bệnh liên quan đến sự thiếu hụt các chất dinh

dưỡng như: Protein, lipit, gluxit, vitamin, khoáng, một số độc chất học trong thức ăn

chăn nuôi. Một số bệnh thường gặp trong chăn nuôi có liên quan đến dinh dưỡngnhư quá

trình trao đổi chất, vitamin, khoáng...

9.49. Kỹ thuật bảo quản thức ăn chăn nuôi Mã môn học: 221115

Khối lượng: 2(1,1)

Học phần học trước: Dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi

Nội dung: Môn học mô tả các guyên liệu làm thức ăn chăn nuôi, các yếu tố gây hư

hỏng thức ăn chăn nuôi, kho bảo quản, thiết bị trong để kho bảo quản. Các phương

pháp đẻ bảo quản

9.50. Thực tập tốt nghiệp

Mã môn học: 072934

Khối lượng: 6(0,6)

Môn học trước: Các học phần thuộc khối kiến thức chuyên ngành

Nội dung: Quá trình thực tập nghề nghiệp là quá trình đánh giá kết quả học tập của

sinh viên. Đây là yếu tố quyết định tới khả năng làm việc của sinh viên sau khi ra

trường, khẳng định được nghề nghiệp và trình độ chuyên môn của người kỹ sư trong

lĩnh vực chăn nuôi - thú y

Giúp sinh viên nâng cao tay nghề, nắm vững các kỹ thuật chăn nuôi, thú y để áp

dụng sau khi ra trường.

Thực hiện các thao tác trong vườn thực nghiệm và tại các cơ sở sản xuất.

Page 15: c tiêu chung - cdsonla.edu.vn nuoi.pdf · 3 7. Nội dung chương trình TT Mã môn Học phần Tín chỉ TS LT TH 7.1. Khối kiến thức giáo dục đại cương 43 7.1.1.

15

10. Danh sách đội ngũ giảng viên thực hiện chương trình

TT Họ và tên, năm sinh,

chức vụ hiện tại

Học vị, nước,

năm tốt nghiệp

Ngành,

chuyên

ngành

Học phần môn học, số tín

chỉ ĐVHT dự iến đảm

nhiệm

1

Vũ Thị Liên, Phó

trưởng khoa SP Tự

nhiên

Tiến sỹ, Việt Nam,

2006 Sinh thái học Sinh học, 2(2,0)

2 Mai Thị Hà, 1984 Thạc sỹ

Việt Nam, 2010

Nông

nghiệp

Dinh dưỡng và thức ăn chăn

nuôi, 3(2,1)

3 Lừ Văn Trường, 1963 Thạc sỹ

Việt Nam, 2008

Chăn nuôi -

Thuý y

Bệnh ký sinh trùng thú y

2(1, 1)

4 Nguyễn Thị Nga, 1983

Cao học, Việt

Nam, 2006

Chăn nuôi

thú y Chăn nuôi gia cầm, 3(2,1)

5 Vũ Thị Thảo, 1984

Thạc sĩ, Việt Nam,

2009 Thú y Giống vật nuôi, 3(2,1)

6 Lê Thị Kim Ngân,

1987

Kỹ sư, Việt Nam,

2010 Thú y Sinh lý động vật, 3(2,1)

7 Nguyễn Thị Thu

Chung, 1984

Thạc sĩ, Việt Nam,

2007 Chăn nuôi

Chăn nuôi lợn, 3(2,1)

8 Nguyễn Thị Quỳnh

Anh, 1986

Cao học, Việt

Nam, 2008

Khuyến

nông

Dinh dưỡng và thức ăn trong

nuôi trồng thủy sản 2(1,1)

9 Nguyễn Thị Hồng,

1987

Cao học , Việt

Nam, 2009

Khuyến

nông

Kỹ thuật sản xuất giống và

nuôi cá nước ngọt, 3(2,1)

10

Thân Thị Hồng

Nhung, 1986

Kỹ sư, Việt Nam,

2008

Khuyến

Nông

Quản lý chất lượng nước

trong nuôi trồng thuỷ sản,

3(2,1)

11 Trần Thị Soi, 1987 Cử nhân, Việt Nam,

2010

Văn hoá du

lịch Văn hoá giao tiếp, 2(2,0)

12 Vũ Việt Dũng, 1985 Cử nhân, Việt Nam,

2008 Sư phạm hoá Hoá học, 3(2,1)

13 Nguyễn Thị Thu Hà,

1985

Cao học, Việt Nam,

2008

Sư phạm Tin

học Nhập môn tin học, 3(2, 1)

14 Trần Thị Mai, 1975 Thạc sỹ, Việt

Nam, 2004

Đại số và Lý

thuyết số Toán cao cấp, 3(2,1)

15 Đào Sỹ Ngọc, 1960,

Trưởng bộ môn Toán

Thạc sỹ, Việt

Nam, 2000

Xác suất

TKê Xác suất thống kê, 2(2, 0)

16

Đặng Văn Cường, Phó

trưởng khoa Lý luận

chính trị

Thạc sỹ, Việt Nam,

2009 Triết học

Những nguyên lý của Chủ

nghĩa Mác-Lê Nin - 5(4,1)

17

Nguyễn Thị Lan,

Trưởng bộ môn Tư

tưởng HCM

Thạc sỹ, Việt Nam,

2009

Quản lý giáo

dục Tư tưởng HCM, 2(2,0)

18

Phạm Xuân Thu, Phó

trưởng bộ môn Đường

lối CM

Thạc sỹ, Việt Nam,

2009 Lịch sử đảng

Đường lối cách mạng của Đảng

cộng sản, 3(2,1)

19 Khúc Năng Hoàn, 1972,

Phó trưởng khoa Nội vụ

Thạc sỹ, Việt Nam,

2009

Quản lý hành

chính nhà

nước

Pháp luật đại cương, 2(2,0)

20

Vũ Mạnh Cường, 1980,

Phó trưởng khoa Ngoại

ngữ

Cử nhân, Việt

Nam, 1996 Tiếng Anh Tiếng Anh 1 - 3(3,0)

21 Đỗ Ngọc Thúy, 1981 Thạc sỹ, Việt Nam,

2009 Tiếng anh Tiếng Anh 2 - 4(4,0)

Page 16: c tiêu chung - cdsonla.edu.vn nuoi.pdf · 3 7. Nội dung chương trình TT Mã môn Học phần Tín chỉ TS LT TH 7.1. Khối kiến thức giáo dục đại cương 43 7.1.1.

16

22

Lê Duy Thành, 1968,

Phó trưởng khoa

GDTC-QP

Thạc sỹ, Việt Nam,

1997

Thể dục thể

thao Giáo dục thể chất - 2(0,2)

23 Hà Thị Mai Hoa,1974 Cử nhân, Việt

Nam, 2010

Giáo dục thể

chất - quốc

phòng

Đường lối Quân sự của Đảng

- Công tác QPAN - 4(4,0)

11. Cơ sở vật chất phục vụ học tập

11.1. Phòng thí nghiệm và hệ thống thiết bị thí nghiệm chính

- Phòng thí nghiệm thực hành Động, Thực vật

- Phòng thực hành hóa học

* Phòng học, phòng thí nghiệm, trang thiết bị

TT Loại phòng học

Số lượng

Diện

tích

(m2)

Danh mục trang thiết bị chính

hỗ trợ giảng dạy

Tên thiết

bị

Số

lượng

Phục vụ học

phần môn học

1 Giảng đường 5 10.444

2 Phòng học 84 10.444

3 Nhà đa năng 1 1.302

4 Phòng học ngoại ngữ 1 72

Máy chiếu

đa năng 1 Tiếng Anh 1

Máy tính

để bàn 1 Tiếng Anh 2

Cabin

luyện nghe 50

5 Phòng máy tính 5 240

Máy chiếu

đa năng 5

Các học học phần

thuộc khối kiến

thức tin học

Máy tính

để bàn 150

Bộ Tô vit

đa năng 2

Máy khò 2

Mỏ hàn

sung 4

Các thiết bị

mạng 20

Phần cứng

máy tính 165

*Phòng thí nghiệm, cơ sở thực hành, thiết bị phục vụ đào tạo

Số

TT

Tên phòng thí

nghiệm, xưởng,

trạm trại, cơ sở

thực hành

Diện

tích

(m2)

Danh mục trang thiết bị chính

hỗ trợ thí nghiệm, thực hành

Tên thiết bị Số lượng Phục vụ môn học

học phần

1 Phòng thực hành

máy tính 301- 305,

nhà B

42 Máy tính để bàn

Projector

150

1 Nhập môn tin học

Page 17: c tiêu chung - cdsonla.edu.vn nuoi.pdf · 3 7. Nội dung chương trình TT Mã môn Học phần Tín chỉ TS LT TH 7.1. Khối kiến thức giáo dục đại cương 43 7.1.1.

17

Màn chiếu 1

2

Phòng thí nghiệm

301-302, nhà T

300m2 - Kính lúp

- Kính hiển vi 1 mắt

- Lamen

- Ống nghiệm

- Chổi

- Xô, chậu

- Bóng điện

- Dao mổ, kéo

- Panh, kẹp

- Bông thấm

- Khay men

- Xilanh nhựa, sắt

- Găng tay

- Bình định mức

- Kim tiêm

- Bàn chải cọ ống

nghiệm

- Nước sinh lý

- Bộ đồ mổ Thái Lan

- Buồng cấy vi

khuẩn

- Pipet vi lượng

- Cân điện tử

- Cân đồng hồ 1kg

10 chiếc

5 chiếc

4 hộp

50 chiếc

3 chiếc

5 chiếc

5 chiếc

10 chiếc

5 chiếc

3 gói

4 chiếc

10 chiếc

10 đôi

15 cái

2 hộp

3 cái

1 bộ

1 chiếc

1 chiếc

1 chiếc

1 chiếc

- Sinh lý động vật

- Giải phẫu - tổ chức

- Bệnh truyền nhiễm

- Vi sinh vật thú y và

miễn dịch học

- Dược và độc chất

học thú y

- Tổ chức phôi thai

- Ống nghe

- Mô hình lợn

- Mô hình gà

- Mô hình bò

- Máy ấp trứng

- Máy nở trứng

- Máy đo huyết áp

- Bộ đồ đo kích

thước cơ thể

- Cân 60kg

2 chiếc

1 mô hình

1 mô hình

1 mô hình

1 chiếc

1 chiếc

1 chiếc

1 bộ

1 chiếc

- Di truyền giống

- Chăn nuôi gia cầm

- Chăn nuôi trâu bò

- Chăn nuôi lợn

- Bệnh động vật

- Máy cất nước

- Bộ ổn nhiệt chân

không

- Máy sục khí

- Tủ ấm

- Tủ sấy

- Máy ly tâm siêu tốc

- Máy định lượng

đạm

- Máy li tâm siêu tốc

- Máy li tâm TQ

- Tủ hốt

- Tủ lạnh

- Bộ chiết suất lipit

1 Chiếc

1 chiếc

1 chiếc

1 chiếc

1 chiếc

1 chiếc

1 chiếc

1 chiếc

1 chiếc

1 chiếc

1 chiếc

- Chẩn đoán – nội,

ngoại khoa

- Giải phẫu động vật

- Hóa sinh động vật

- Di truyền giống

- Dinh dưỡng và thức

ăn chăn nuôi

Page 18: c tiêu chung - cdsonla.edu.vn nuoi.pdf · 3 7. Nội dung chương trình TT Mã môn Học phần Tín chỉ TS LT TH 7.1. Khối kiến thức giáo dục đại cương 43 7.1.1.

18

1 bộ

- Ống nghe

- Mô hình lợn

- Mô hình gà

- Mô hình bò

- Máy ấp trứng

- Máy nở trứng

- Máy đo huyết áp

- Bộ đồ đo kích

thước cơ thể

- Cân 60kg

2 chiếc

1 mô hình

1 mô hình

1 mô hình

1 chiếc

1 chiếc

1 chiếc

1 bộ

1 chiếc

- Di truyền giống

- Chăn nuôi gia cầm

- Chăn nuôi trâu bò

- Chăn nuôi lợn

- Bệnh động vật

- Máy cất nước

- Bộ ổn nhiệt chân

không

- Máy sục khí

- Tủ ấm

- Tủ sấy

- Máy ly tâm siêu tốc

- Máy định lượng

đạm

- Máy li tâm siêu tốc

- Máy li tâm TQ

- Tủ hốt

- Tủ lạnh

- Bộ chiết suất lipit

1 Chiếc

1 chiếc

1 chiếc

1 chiếc

1 chiếc

1 chiếc

1 chiếc

1 chiếc

1 chiếc

1 chiếc

1 chiếc

1 bộ

- Chẩn đoán – nội,

ngoại khoa

-Giải phẫu động vật

- Hóa sinh động vật

- Di truyền giống

- Dinh dưỡng và thức

ăn chăn nuôi

2

Vườn thực nghiệm

nông lâm nghiệp-

Chiềng Mung-Mai

Sơn-Sơn La

6000m2

- Khu vườn trồng

cây thức ăn cho gia

súc

- Khu chuồng nuôi

lợn

- Khu chuồng nuôi

- Khu sát trùng, vệ

sinh chuồng nuôi

- Khu bảo quản và

chế biến sản phẩm

- Khu xử lý rác thải,

xác động vật chế

- Chổi, xô, chậu,

quốc, xẻng,

- Bình phun thuốc

sát trùng

- Máng ăn, máng

uống

- Cân đồng hồ

- Kìm bấm nanh,

bấm số tai

- Khay đựng trứng

Tổng 10

chiếc

2 chiếc

10 chiếc

2 chiếc

5 chiếc

10 chiếc

- Chăn nuôi gà

- Chăn nuôi lợn

- Chăn nuôi trâu bò

- Rèn nghề chăn nuôi

thú y

- Dinh dưỡng và thức

ăn vật nuôi

- Kỹ thuật nuôi gà

thả vườn

- Giống vật nuôi

- Thực hành chăn

nuôi

Page 19: c tiêu chung - cdsonla.edu.vn nuoi.pdf · 3 7. Nội dung chương trình TT Mã môn Học phần Tín chỉ TS LT TH 7.1. Khối kiến thức giáo dục đại cương 43 7.1.1.

19

- Găng tay cao su

- Ủng bảo hộ

- Máy bơm nước

8 đôi

3 đôi

1 chiếc

3 Trung tâm Nông lâm

chất lượng cao

1 05 Phòng

thực hành

Các thiết bị phục vụ

nghiên cứu nuôi cấy

11.2. Thư viện

- Tổng diện tích thư viện: 1894,83 m2 trong đó diện tích phòng đọc: 283,76 m

2

- Số chỗ ngồi: 150 ; Số lượng máy tính phục vụ tra cứu: 4

- Phần mềm quản lý thư viện: ILIB, DLIB

- Thư viện điện tử: Có trang bị thư viện điện tử

Giảng viên, sinh viên trong toàn trường có thể tra cứu thông tin trên hệ thống

gồm 35 máy tính

11.3. Giáo trình, tập bài giảng

TT Tên giáo trình Tên tác giả

Nhà

xuất

bản

Năm

XB

Số

bản

S dụng cho

môn học học

phần

1 Vi sinh vật đại cương TS. Nguyên Bá

Hiên

Nông

nghiệp 2008 15

Vi sinh vật đại

cương

2 Giáo trình bệnh truyền

nhiễm gia súc

PGS, TS. Trương

Quang.

Nông

nghiệp 1998 10

Bệnh truyền

nhiễm

3 Giáo trình sinh sản gia

súc

TS. Nguyến Văn

Thanh

Nông

nghiệp 2008 12 Sinh sản gia súc

4 Giáo trình chăn nuôi dê

thỏ Vũ Đình Nam

Nông

nghiệp 2010. 8

Chăn nuôi dê-

thỏ

5 Dinh dưỡng và thức ăn

chăn nuôi

Vũ Duy Giảng,

Tôn Thất Sơn. ĐHSP 2007 15

Dinh dưỡng và

thức ăn chăn

nuôi

6 Kỹ thuật chăn nuôi gia

cầm

Văn Lệ Hằng –

Phùng Đức Tiến ĐHSP

2007

25 Chăn nuôi gia

cầm

7 Giáo trình cây thức ăn

chăn nuôi Bùi Quang Tuấn.

Nông

nghiệp 2010 5

Cây thức ăn

chăn nuôi

8 Bệnh ngoại khoa Huỳnh Văn

Kháng

Nông

nghiệp 2008 9

Bệnh ngoại

khoa

9

Giáo trình Hóa sinh

động vật

Nguyễn Văn

Kiệm, Nguyễn

Văn Kình,

Nông

nghiệp 2005 7

Hóa sinh động

vật

10 Sinh lý học gia súc

Nguyễn Xuân

Tịnh, Tiết Hồng

Ngân và cs

Nông

nghiệp 1996 5

Sinh lý học gia

súc

11 Sinh lý học vật nuôi

Hoàng Toàn

Thắng, Cao Văn

Nông

nghiệp 2006 10

Page 20: c tiêu chung - cdsonla.edu.vn nuoi.pdf · 3 7. Nội dung chương trình TT Mã môn Học phần Tín chỉ TS LT TH 7.1. Khối kiến thức giáo dục đại cương 43 7.1.1.

20

TT Tên giáo trình Tên tác giả

Nhà

xuất

bản

Năm

XB

Số

bản

S dụng cho

môn học học

phần

12 Giáo trình đồng cỏ Đinh Thị Trang

Nhung.

Nông

nghiệp 2007 8

Giáo trình đồng

cỏ

13 Giáo trình Miễn dịch

học Thú y

TS. Nguyễn Bá

Hiên

Nông

nghiệp 2009 10

Miễn dịch học

thú y

14

Giáo trình Di truyền

động vật

Nguyễn Đức

Hùng

Nông

nghiệp 2003 18

Di truyền động

vật

15 Giáo trình giải phẫu vật

nuôi

Đặng Quang

Nam

Nông

nghiệp 2000 20

Giải phẫu vật

nuôi

16 Giáo trình Giống vật

nuôi Đặng Vũ Bình

NXB

ĐHSP 2005 30 Giống vật nuôi

17 Giáo trình Tổ chức

phôi thai

Nguyễn Thị Hiền

Lương

Nông

nghiệp 2000 15

Tổ chức phôi

thai

18 Giáo trình Sinh lý bệnh

thú y

Nguyễn Quang

Tuyên

Nông

nghiệp 2007 17

Sinh lý bệnh thú

y

19 GT Chẩn đoán bệnh gia

súc

TS. Chu Đức

Thắng

Nông

nghiệp 2009 14 Chẩn đoán bệnh

20 GT Bệnh nội khoa gia

súc

Phạm Ngọc

Thạch

Nông

nghiệp 2008 15

Bệnh nội khoa

gia súc

21 GT Bệnh ngoại khoa

gia súc Đỗ Trung Cứ

Nông

nghiệp 2007 12

Bệnh ngoại

khoa gia súc

22 GT Ký sinh trùng học

thú y

Nguyễn Thị Kim

Lan

Nông

nghiệp 2008 23

Ký sinh trùng

học thú y

23 Giáo trình vệ sinh gia

súc Vũ Đình Vượng

Nông

nghiệp 2010 7 Vệ sinh gia súc

24 Giáo trình chăn nuôi

lợn

Võ Trọng Hốt và

cs

NXB

ĐHSP 2007 27 Chăn nuôi lợn

25 GT. Chăn nuôi trâu bò Nguyễn Xuân

Trạch

Nông

nghiệp 2008 30

Chăn nuôi trâu

26 Đánh giá chất lượng

thức ăn

Phạm Minh

Nhựt, Bùi Đức

Chí Thiện

ĐH KT

CN

TP.HC

M

2010 6 Đánh giá chất

lượng thức ăn

27 Kỹ thuật nuôi nhím Nguyễn Lân

Hùng

Bộ NN

PTNN

2010 5 Chăn nuôi nhím

28 Kiểm nghiệm thú sản Nguyễn Thị Kim

Lan

Nông

nghiệp 1998 5

Kiểm nghiệm

thú sản

12. Hướng dẫn thực hiện chương trình

12.1. Tính liên thông

Chương trình đào tạo trình độ cao đẳng đã chú ý đến tính liên thông, đảm bảo cho

người học khi có điều kiện học tiếp lên trình độ đại học. Phần kiến thức tự chọn có lợi

Page 21: c tiêu chung - cdsonla.edu.vn nuoi.pdf · 3 7. Nội dung chương trình TT Mã môn Học phần Tín chỉ TS LT TH 7.1. Khối kiến thức giáo dục đại cương 43 7.1.1.

21

trong việc mở rộng năng lực hoạt động của người học sau tốt nghiệp để đáp ứng với

yêu cầu hiện nay.

12.2. Xây dựng đề cương chi tiết các học phần

Trên cơ sở chương trình nhà trường ban hành. Các đề cương phải có lịch trình

giảng dạy, có công cụ để đánh giá đảm bảo mục tiêu đề ra.

Cần lưu ý một số điểm sau:

+ Trình tự triển khai giảng dạy các học phần phải đảm bảo tính logic của việc

truyền đạt và tiếp thu các mảng kiến thức, cần quy định các học phần tiên quyết của

học phần kế tiếp trong đề cương chi tiết.

+ Về nội dung: Nội dung trong đề cương là những nội dung cốt lõi của học phần.

Có thể bổ sung thêm nội dung hay thời lượng cho một học phần nào đó, phần thời

lượng thêm vào được lấy từ thời lượng phần tự học của khối kiến thức tương ứng. Nội

dung lựa chọn phải phù hợp với mục tiêu chú ý rèn các kỹ năng cốt lõi của ngành học

theo kỹ năng cần đạt được sau đào tạo.

+ Về số tiết học của học phần: Ngoài thời lượng giảng dạy trên lớp theo kế hoạch

giảng dạy cho các học phần, cần qui định số tiết tự học cụ thể để sinh viên củng cố

kiến thức đã học của học phần.

+ Về yêu cầu thực hiện số lượng và hình thức bài tập (nếu có) của các học phần do

giảng viên quy định nhằm giúp sinh viên nắm vững kiến thức lý thuyết, rèn luyện các

kỹ năng thiết yếu.

+ Tất cả các học phần đều phải có giáo trình, hoặc bài giảng, tài liệu tham khảo,

bài hướng dẫn..., đã in sẵn cung cấp cho sinh viên. Giảng viên xác định các phương

pháp truyền thụ: Giảng viên thuyết trình tại lớp, giảng viên hướng dẫn thảo luận giải

quyết vấn đề tại lớp, tại phòng thực hành... giảng viên đặt vấn đề khi xem phim, video

ở phòng chuyên đề và sinh viên về nhà viết thu hoạch...

Đề cương chi tiết phải khuyến khích học sinh tự nghiên cứu và tiếp thu kiến thức,

làm chủ tri thức, tập chung hướng dẫn sinh viên cách học gắn kiến thức với thực tế

công việc của người giáo viên sau này; tạo điều kiện để người học phát huy được tính

chủ động, tích cực trong học tập đồng thời tạo điều kiện để người học lựa chọn

phương pháp học tập phù hợp với kế hoạch học tập riêng của bản thân.

- Trước khi giảng dạy giảng viên phải có đề cương chi tiết của môn học theo mẫu

chung và nộp cho trưởng bộ môn trước 10 ngày để trưởng bộ môn phê duyệt.

12.3. Định hướng phương pháp dạy học

Chương trình được biên soạn theo hướng đổi mới các phương pháp dạy, có tinh

giảm số giờ lý thuyết, giành nhiều thời gian cho sinh viên tự nghiên cứu, đọc tài liệu,

thảo luận, làm các bài tập và thực hành tại cơ sở. Khối lượng kiến thức của chương

trình phù hợp với với khuôn khổ mà Bộ Giáo dục và Ðào tạo đã quy định cho một

chương trình giáo dục đại học trình độ Cao đẳng 3 năm.

Page 22: c tiêu chung - cdsonla.edu.vn nuoi.pdf · 3 7. Nội dung chương trình TT Mã môn Học phần Tín chỉ TS LT TH 7.1. Khối kiến thức giáo dục đại cương 43 7.1.1.

22

12.4. Định hướng tự chọn các học phần theo hướng chuyên ngành

- Khối kiến thức tự chọn đại cương, sinh viên được chọn một học phần (02 Tín

chỉ) trong số hai học phần.

- Khối kiến thức tự chọn chuyên ngành, sinh viên được chọn hai học phần (04 Tín

chỉ) trong số bốn học phần theo từng định hướng chuyên ngành

Sơn La, ngày tháng năm 2012

HIỆU TRƯỞNG CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG KHĐT