CÔ QUAN CUÛA ÑAÛNG BOÄ ÑAÛNG CSVN TÆNH LAÂM...

12
NAÊM THÖÙ 38 TOØA SOAÏN: 38 QUANG TRUNG - ÑAØ LAÏ T Ñieän thoaïi: 3822472 - 3822473 FAX: 3827608 E-mail: [email protected] BAÙ O LA Â M ÑO À NG PHA Ù T HAØ NH THÖÙ HAI, THÖÙ BA, THÖÙ TÖ, THÖÙ SAÙ U VAØ CUOÁ I TUAÀ N Baùo Laâm Ñoàng ñieän töû: www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn CUOÁI TUAÀN SOÁ 265 THÖÙ BAÛY 21 - 11 2015 1 TUAÀN CON SOÁ CÔ QUAN CUÛA ÑAÛNG BOÄ ÑAÛNG CSVN TÆNH LAÂM ÑOÀNG TIEÁNG NOÙI CUÛA ÑAÛNG BOÄ, CHÍNH QUYEÀN, NHAÂN DAÂN LAÂM ÑOÀNG V ấn đề cuối tuần (XEM TRANG 4) 3 (XEM TIẾP TRANG 2) 9 5 (XEM TRANG 8) 10 TIẾN TỚI ĐẠI HỘI LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG Tổng số người tham gia BHXH, BHYT dự kiến đến hết tháng 10 trên địa bàn tỉnh là 774.813 người. Tỷ lệ tham gia BHXH so với kế hoạch giao năm 2015 đạt 101,84%, tham gia BHYT đạt 86,6%, tham gia BH thất nghiệp đạt 104,7%. Nguồn: UBND tỉnh Đời sống cân bằng là nền tảng để phát triển Người cao tuổi Tây Nguyên với phong trào “Tuổi cao - gương sáng” Lửa muộn Truyện ngắn: NGUYỄN THANH ĐẠM Đ ạo đức nhà giáo trong tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm những phẩm chất cơ bản: hết lòng phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân; thương yêu học trò và yêu nghề; yêu lao động và quý trọng người lao động chân tay; có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Đạo đức nhà giáo có thể được hiểu là những quy tắc, chuẩn mực quy định thái độ và hành vi ứng xử của nhà giáo trong nghề nghiệp và đời sống. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức nhà giáo rất sâu sắc. Người nói: “Muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải có đức. Ví như bảo học trò phải dậy sớm mà giáo viên thì trưa mới dậy. Cho nên thầy giáo, cô giáo phải gương mẫu” (Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4). Người thầy dạy học trò về những điều tốt đẹp và có ý thức gương mẫu trong việc thực hiện những điều tốt đẹp đó, nghĩa là người thầy đang xây dựng và không ngừng hoàn thiện đạo đức cho mình. Hồ Chí Minh là hiện thân của một nhà giáo cách mạng, suốt đời vì nước, vì dân, vì nền giáo dục nước nhà và là một tấm gương sáng ngời cho các thế hệ nhà giáo Việt Nam noi theo. Để nâng cao hơn nữa đạo đức nhà giáo, đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo trong thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, năm 2008, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quy định về đạo đức nhà giáo, trong đó, Điều 4 đã xác định đạo đức nghề giáo bao gồm: (1). Tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm nhà giáo; có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác; có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, đối xử hòa nhã với người học, đồng nghiệp;... Bình Thuận trong hành trình “Một kỳ nghỉ - 3 điểm đến” CẦN COI TRỌNG ĐẠO ĐỨC NHÀ GIÁO “Người đưa đò” đặc biệt Di Linh quyết tâm “gỡ khó” trong xây dựng nông thôn mới ° Tổ dân vận Đạ Tẻh.

Transcript of CÔ QUAN CUÛA ÑAÛNG BOÄ ÑAÛNG CSVN TÆNH LAÂM...

NAÊM THÖÙ 38 TOØA SOAÏN: 38 QUANG TRUNG - ÑAØ LAÏT Ñieän thoaïi: 3822472 - 3822473 FAX: 3827608 E-mail: [email protected]

BAÙO LAÂM ÑOÀNG PHAÙT HAØNH THÖÙ HAI, THÖÙ BA, THÖÙ TÖ, THÖÙ SAÙU VAØ CUOÁI TUAÀNBaùo Laâm Ñoàng ñieän töû: www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn

CUOÁI TUAÀN

SOÁ 265 THÖÙ BAÛY21 - 11

2015

1 TUAÀN CON SOÁ

CÔ QUAN CUÛA ÑAÛNG BOÄ ÑAÛNG CSVN TÆNH LAÂM ÑOÀNGTIEÁNG NOÙI CUÛA ÑAÛNG BOÄ, CHÍNH QUYEÀN, NHAÂN DAÂN LAÂM ÑOÀNG

Vấn đề cuối tuần

(XEM TRANG 4)

3

(XEM TIẾP TRANG 2)

9

5

(XEM TRANG 8)

10

TIẾN TỚI ĐẠI HỘI LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG

Tổng số người tham gia BHXH, BHYT dự kiến đến hết tháng 10 trên địa bàn tỉnh là 774.813 người. Tỷ lệ tham gia BHXH so với kế hoạch giao năm 2015 đạt 101,84%, tham gia BHYT đạt 86,6%, tham gia BH thất nghiệp đạt 104,7%.

Nguồn: UBND tỉnh

Đời sống cân bằng là nền tảng để phát triểnNgười cao tuổi Tây Nguyên với phong trào “Tuổi cao - gương sáng”

Lửa muộn Truyện ngắn:

NGUYỄN THANH ĐẠM

Đạo đức nhà giáo trong tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm những phẩm chất cơ bản: hết lòng phục vụ Tổ quốc,

phục vụ nhân dân; thương yêu học trò và yêu nghề; yêu lao động và quý trọng người lao động chân tay; có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Đạo đức nhà giáo có thể được hiểu là những quy tắc, chuẩn mực quy định thái độ và hành vi ứng xử của nhà giáo trong nghề nghiệp và đời sống.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức nhà giáo rất sâu sắc. Người nói: “Muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải có đức. Ví như bảo học trò phải dậy sớm mà giáo viên thì trưa mới dậy. Cho nên thầy giáo, cô giáo phải gương mẫu” (Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4). Người thầy dạy học trò về những điều tốt đẹp và có ý thức gương mẫu trong việc thực hiện những điều tốt đẹp đó, nghĩa là người thầy đang xây

dựng và không ngừng hoàn thiện đạo đức cho mình. Hồ Chí Minh là hiện thân của một nhà giáo cách mạng, suốt đời vì nước, vì dân, vì nền giáo dục nước nhà và là một tấm gương sáng ngời cho các thế hệ nhà giáo Việt Nam noi theo.

Để nâng cao hơn nữa đạo đức nhà giáo, đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo trong thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, năm 2008, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quy định về đạo đức nhà giáo, trong đó, Điều 4 đã xác định đạo đức nghề giáo bao gồm: (1). Tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm nhà giáo; có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác; có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, đối xử hòa nhã với người học, đồng nghiệp;...

Bình Thuận trong hành trình “Một kỳ nghỉ - 3 điểm đến”CẦN COI TRỌNG ĐẠO ĐỨC NHÀ GIÁO

“Người đưa đò” đặc biệt Di Linh quyết tâm “gỡ khó” trong xây dựng nông thôn mới

° Tổ dân vận Đạ Tẻh.

CUOÁI TUAÀN Ngaøy 21 - 11 - 20152 tin töùc - söï kieän

... sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người học, đồng nghiệp và cộng đồng. (2). Tận tụy với công việc; thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của đơn vị, nhà trường, của ngành. (3). Công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực của người học; thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng phí. (4). Thực hiện phê bình và tự phê bình thường xuyên, nghiêm túc; thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục.

Liên hệ lời Bác dạy và quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đạo đức nhà giáo, chúng ta rất vui mừng và tự hào vì trong những năm qua, các nhà giáo đã tâm huyết, có tinh thần trách nhiệm, tận tụy, sáng tạo với công việc, nỗ lực vượt qua bao khó khăn, gian khổ, âm thầm cống hiến cho sự nghiệp trồng người, hết lòng vì học sinh thân yêu. Có những giáo viên đã vì lợi ích chung mà sẵn sàng hy sinh lợi ích riêng, chia sẻ phần thu nhập ít ỏi của mình để giúp học sinh nghèo, học giỏi… Những việc làm đầy ý nghĩa nhân văn đó đã làm rạng rỡ thêm truyền thống tốt đẹp, vẻ vang của nhà giáo Việt Nam.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của mặt trái cơ chế thị trường, cùng với đời sống còn nhiều khó khăn, nên một số giáo viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện, có biểu hiện vi phạm về đạo đức, lối sống nhà giáo, chưa thực sự gương mẫu, xói mòn lương tâm nghề nghiệp. Thậm chí có những giáo viên bị cuốn theo lối sống thực dụng, vì lợi ích cá nhân không quan tâm đến chất lượng giảng dạy trên lớp mà chỉ lo đến việc dạy thêm, học thêm không vì lợi ích học sinh… Đúng như Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” đã đánh giá: “Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu

tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp”. Đó là những điều trái với đạo lý, truyền thống nhà giáo Việt Nam, trái với đạo đức, thiên chức và danh vị cao quý của nghề dạy học; làm suy giảm hình ảnh đẹp, sự tôn kính của học sinh, lòng tin của xã hội đối với nhà giáo; ảnh hưởng đến danh dự nhà giáo và uy tín của ngành giáo dục hiện nay.

Để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của giáo giới, khắc phục những mặt chưa tốt, thực sự xứng đáng với danh hiệu cao quý, thiết nghĩ những nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục cần chú trọng một số vấn đề sau đây:

Trước hết, cần nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò của nghề dạy học trong xã hội và sự cần thiết phải giữ gìn, nâng cao đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ nhà giáo trong tình hình hiện nay; quán triệt sâu sắc Quy định về đạo đức nhà giáo đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và biến những quy định đó thành chuẩn mực đạo đức phấn đấu, thành tiêu chuẩn để đánh giá giáo viên.

Thứ hai, khơi dậy lương tâm, trách nhiệm, nhiệt huyết trong mỗi nhà giáo để mỗi người đều có khát vọng cống hiến cho sự nghiệp giáo dục cũng như sự phát triển của đất nước. Từ đó, xây dựng đội ngũ nhà giáo có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất và lương tâm nghề nghiệp trong sáng, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có lối sống và ứng xử chuẩn mực, thực sự là tấm gương cho học sinh noi theo.

Thứ ba, thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nhằm trang bị cho đội ngũ nhà giáo có trình độ, năng lực toàn diện, có kiến thức chuyên môn sâu; kỹ năng, phương pháp sư phạm tốt, khả năng tư duy khoa học sáng tạo, biết gắn lý thuyết với thực hành, lý luận với thực tiễn, nhà trường với xã hội; có phương pháp, tác phong làm việc khoa học, sâu sát, tận tình với học trò… Từ đó, tạo nên giá trị chân chính của nhà giáo hiện nay.

Thứ tư, xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh,

thân thiện, tạo điều kiện để các nhà giáo khẳng định mình trong thực tiễn. Môi trường sư phạm tốt là nơi tạo ra tình cảm thân thiết, khơi dậy khả năng lao động sáng tạo của thầy và trò, làm cho các nhà giáo thêm yêu quý, gắn bó, tâm huyết với nghề, với học sinh. Môi trường sư phạm ngoài yêu cầu chuẩn về cơ sở vật chất, thiết bị dạy - học, không gian xanh, sạch, đẹp; còn cần phải duy trì nghiêm các quy chế, quy định trong giảng dạy, học tập, lối sống có kỷ cương, văn hóa, tăng cường đoàn kết, thống nhất, yêu thương, giúp đỡ nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ; giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa người dạy và người học, không để cho các tệ nạn, tiêu cực thâm nhập vào nhà trường; tích cực tham gia các hoạt động xã hội…

Thứ năm, tiếp tục đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng trong các nhà trường; thực hiện tốt các quy định về đạo đức nhà giáo gắn với phong trào thi đua, các cuộc vận động lớn của ngành, đặc biệt là cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.

Để xứng đáng “những người thầy giáo tốt là những người vẻ vang nhất, là những anh hùng vô danh” như Bác Hồ đã nói, bản thân mỗi nhà giáo phải thường xuyên rèn luyện đạo đức, tác phong, nâng cao năng lực chuyên môn - nghiệp vụ, xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trong sạch, vững mạnh. Đồng thời, các cấp ủy Đảng, chính quyền cần nâng cao hơn nữa vai trò lãnh đạo, chỉ đạo và trách nhiệm của mình; toàn xã hội cần dành sự quan tâm, ủng hộ, sự đồng thuận đối với ngành giáo dục và đào tạo; chăm lo đến đời sống của nhà giáo, tạo điều kiện thuận lợi nhất để nhà giáo làm việc và cống hiến, góp phần thúc đẩy đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo yêu cầu của Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8, khóa XI.

BAN BIÊN TẬP

BẢO LỘC: Trao 7 Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc”

Sáng 17/11, Ủy ban MTTQ TP Bảo Lộc đã tổ chức buổi gặp mặt kỷ niệm 85 năm Ngày truyền thống Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2015). Về dự có ông Lê Hoàng Phụng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Bảo Lộc.

Tại buổi gặp mặt, TP Bảo Lộc đã ôn lại truyền thống 85 năm xây dựng, trưởng thành của Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam. Qua đó cho thấy, đoàn kết dân tộc có vai trò quan trọng trong sự nghiệp giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tiếp nối truyền thống quý báu đó, MTTQ TP Bảo Lộc đã không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước để phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao dân trí, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội…; đồng thời, thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với Chương trình xây dựng NTM và xây dựng phường phát triển toàn diện. Đến nay, TP Bảo Lộc đã có 156/160 thôn, tổ dân phố đạt chuẩn văn hóa; 8/11 xã, phường đạt chuẩn văn hóa NTM và văn minh đô thị; 33.749 gia đình đạt “gia đình văn hóa” và 133 cơ quan, đơn vị đạt văn hóa.

Nhân dịp này, TP Bảo Lộc có 7 cá nhân vinh dự được Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc”.

KHÁNH PHÚC

° Trao Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc”.

CẦN COI TRỌNG... (TIẾP TRANG 1)

Phím Đàn Hoa hội tụ âm nhạc hai miền Nam - BắcChương trình PIANO SINGS

2015 (lần thứ 6) mang chủ đề PHÍM ĐÀN HOA sẽ được Công ty Âm nhạc B.A.C.H tổ chức trình diễn tại Đà Lạt trong 2 đêm: Đêm 1/1/2016 tại Hội trường Trung tâm Hành chính tỉnh Lâm Đồng, thuộc chuỗi các sự kiện trong chương trình Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VI; và đêm 3/1/2016 tại Hội trường của Nhà thờ Chánh tòa Đà Lạt, để cùng Giáo xứ Chánh tòa Đà Lạt mừng năm mới

2016. Hai chương trình biểu diễn đều miễn phí với 1.250 vé mời. Chương trình PIANO SINGS lần này là dịp hội tụ âm nhạc của hai miền nam bắc tại thành phố Hoa Đà Lạt, gồm các nghệ sĩ từ Tp.HCM và các em học sinh của Trường Âm nhạc B.A.C.H do TS âm nhạc - nhạc sĩ Nguyễn Bách chỉ huy; các nghệ sĩ địa phương Lâm Đồng và Hợp xướng Hanoi Harmony - dàn hợp xướng thuộc Trung tâm Khuyến nhạc của Hội Âm

nhạc Hà Nội, do TS - nhạc sĩ Nguyễn Thiếu Hoa phụ trách dàn dựng và PGS - TS - nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường chỉ huy. Đây là một hình thức quảng bá âm nhạc Việt Nam đến công chúng và du khách, nhân dịp Festival Hoa Đà Lạt 2015, với nội dung chính là hoa và piano (Nụ hồng tình yêu, Hoa tuyết…) là những tác phẩm chưa trình diễn trong các chương trình PIANO SINGS trước.

NHẬT QUÂN

ĐH Đà Lạt trao tặng Danh hiệu Giáo sư Danh dự cho ông Yoo Tae Hyun

Ngày 18/11, Trường ĐH Đà Lạt long trọng tổ chức Lễ trao tặng Danh hiệu Giáo sư Danh dự (GSDD) của nhà trường cho ông Yoo Tae Hyun, nguyên đại sứ nước Đại Hàn dân quốc tại Việt Nam. Ông Yoo Tae Hyun sinh ngày 25/5/1943, là người có nhiều công lao trong hợp

tác hữu nghị giữa Việt Nam và Hàn Quốc, trong đó có nền giáo dục đại học và nổi bật là vai trò cán bộ giảng dạy tại Trường ĐH Đà Lạt trong nhiều năm nay.

Tham dự Lễ trao tặng có Tổng Lãnh sự Hàn Quốc tại Việt Nam; đại diện lãnh đạo

các cơ quan, đơn vị Trung ương, địa phương đến từ Hàn Quốc và tỉnh Lâm Đồng. Trong buổi lễ, GSDD Yoo Tae Hyun được đón nhận nhiều lời chúc mừng nồng nhiệt cùng hoa của các cơ quan, tổ chức và cá nhân ở Việt Nam và Hàn Quốc như Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, Tỉnh ủy và UBND tỉnh Lâm Đồng, Đảng ủy và Ban giám hiệu Trường ĐH Đà Lạt… GSDD Yoo Tae Hyun xúc động bày tỏ cảm ơn về sự quan tâm đặc biệt đối với mình, đồng thời khẳng định tiếp tục đóng góp công sức trong quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam - Hàn Quốc, đặc biệt là lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

Nhân dịp này, 20 sinh viên đạt thành tích học tập xuất sắc ở các ngành học của Trường ĐH Đà Lạt được trao học bổng của các tổ chức Hàn Quốc, mỗi suất trị giá 100 USD. MINH ĐẠO

° Ông Yoo Tae Hyun (bên trái) đón nhận Danh hiệu GSDD Trường ĐH Đà Lạt.

CUOÁI TUAÀN Ngaøy 21 - 11 - 2015 3 kinh teá - xaõ hoäi

(XEM TIẾP TRANG 10)

Một khảo sát mới đây cho thấy 72% doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam không biết AEC

Trong khi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) phải chờ ít nhất 2-3 năm nữa mới có hiệu lực thì ngay cuối năm nay, Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) sẽ chính thức hình thành. AEC tương tự như một quốc gia chung mà 10 nước trong khối ASEAN sẽ tự do giao thương, tự do cung cấp dịch vụ, tự do đầu tư, tự do di chuyển vốn và tự do di chuyển lao động có kỹ năng.

Sự ra đời của một thị trường có GDP xấp xỉ 2.400 tỉ USD, với trên 600 triệu dân sánh ngang hàng với nền kinh tế lớn thứ 7 toàn cầu, được dự báo sẽ tác động mạnh mẽ và làm biến chuyển nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, một khảo sát mới đây của Công ty Robenny trên 1.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam cho thấy 72% doanh nghiệp không biết gì về AEC. Số còn lại nói rằng họ có biết đôi chút nhưng không thực sự quan tâm về AEC.

Tham gia AEC là việc của Chính phủ Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi

Lan, sở dĩ doanh nghiệp mơ hồ về AEC một phần vì thông tin liên quan đến cộng đồng kinh tế chung này còn thiếu và chưa được phổ biến, mặt khác do doanh nghiệp chưa nhận thức rõ ràng và đầy đủ những tác động từ AEC. Trong quan niệm của nhiều doanh nghiệp tham gia khảo sát, ASEAN là thị trường chưa đáng lưu tâm và tham gia vào AEC là việc của Chính phủ.

Ông Robert Trần, Tổng Giám đốc Robenny Corporation, phụ trách khu vực Mỹ và châu Á - Thái Bình Dương cho biết đây là suy nghĩ nguy hiểm, thể hiện sự thiếu chuẩn bị của doanh nghiệp Việt Nam

trước hội nhập AEC.ASEAN là thị trường hiện có tốc độ

tăng trưởng cao hơn cả châu Âu. Đặc biệt, từ sau khi Brunei, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore gỡ bỏ hàng rào thuế quan vào năm 2010, xuất khẩu của Việt Nam vào ASEAN liên tục gia tăng. ASEAN trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam, chỉ sau Mỹ và châu Âu. Cùng hàng loạt cái bắt tay giữa ASEAN với các nước và với các khu vực khác, AEC hứa hẹn sẽ là thị trường thu hút dòng vốn từ các nhà đầu tư Mỹ, Canada, Úc, New Zealand...

Tuy nhiên, do các nước ở ASEAN phát triển không đồng đều, thu nhập cách biệt nên thị trường chung AEC được dự báo sẽ có sự phân hóa lớn, không thống nhất. Đặc điểm này sẽ khiến cho doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn trong việc thâm nhập thị trường. Hơn nữa, để bảo vệ thị trường nội địa, các quốc gia ASEAN sẽ dựng lên nhiều hàng rào phi thuế quan khác thông qua đánh thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng hoặc đặt ra các tiêu chuẩn hàng hóa, các biện pháp vì an toàn sức khỏe, bảo vệ môi trường...

Do đó, theo ông Robert Trần, để tận dụng cơ hội từ AEC, các doanh nghiệp phải thích ứng và thay đổi trước một thị trường đã lớn hơn về quy mô, đa dạng, phức tạp hơn về thị hiếu và người tiêu dùng cũng đặt ra nhiều yêu cầu cao hơn về chất lượng sản phẩm. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để các công ty Việt Nam “nâng cấp” mình nhằm đáp ứng các nhu cầu cụ thể của thị trường AEC và các thị trường quốc tế khác.

Không dễ vượt qua thách thức Tuy nhiên, một vấn đề là dù thâm nhập

được vào thị trường ASEAN thì theo ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), hiện chỉ mới 30% hàng hóa Việt Nam xuất vào ASEAN được hưởng các ưu đãi xuất khẩu. 70% hàng hóa còn lại đều xuất đi theo con đường bình thường, không khai thác được các ưu đãi miễn thuế.

Ở chiều ngược lại, dù Việt Nam chưa hội nhập hoàn toàn, chỉ mới bắt đầu cắt bỏ thuế quan từ năm 2014 và vẫn còn 7% biểu thuế sẽ được gỡ bỏ linh hoạt đến năm 2018, nhưng thị trường nội địa của Việt Nam đã sớm bị các nước ASEAN nhòm ngó. Từ năm 2010, hàng hóa ở các nước ASEAN đã ồ ạt đổ vào Việt Nam, nhiều đến mức cán cân thương mại giữa Việt Nam - ASEAN nghiêng toàn bộ về nhập siêu. Hiện ASEAN chỉ đứng sau Trung Quốc trong cung cấp hàng hóa cho Việt Nam.

Các nước ASEAN còn tham gia vào thị trường Việt Nam bằng cách tăng cường các hoạt động đầu tư. Số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy tính đến ngày 20/6/2015, vốn từ các nước ASEAN đã đổ vào Việt Nam gần 55 tỉ USD cho hơn 2.600 dự án.

Điều này đặt doanh nghiệp Việt Nam vào thế cạnh tranh khốc liệt, không chỉ ở thị trường ASEAN mà ngay chính trên sân nhà. Nhưng với đặc điểm 97% doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ và vừa, thiếu và yếu từ vốn, năng lực cạnh tranh, công nghệ, kỹ thuật cho đến kinh nghiệm điều hành, quản trị... và theo ông Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đánh giá, rất khó để doanh nghiệp nhỏ và vừa vượt qua thách thức từ hội nhập. Để trụ được, họ cần sự hỗ

trợ từ Nhà nước cả về nguồn lực lẫn cơ chế.Đâu là cơ hội?Ông Nam cho rằng có thể Việt Nam sẽ

phải chấp nhận mất một số ngành khi tham gia vào AEC do bị “lép vế” trong quá trình cạnh tranh. Tuy nhiên, khi hội nhập AEC, vẫn có những ngành như kinh doanh khách sạn hứa hẹn sẽ tăng trưởng mạnh. Nghĩa là các doanh nghiệp có thể tìm cơ hội từ những ngành ít người chú ý, còn tiềm năng, những ngành không phải đối đầu cạnh tranh trực tiếp với các công ty lớn.

Ngoài ra, ông Robert Trần cho rằng doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam có thể tham gia vào chuỗi cung ứng cho các công ty sản xuất lớn. Một khi thành công và lớn mạnh, doanh nghiệp có thể tự mình làm nhà cung cấp trong AEC cũng như TPP. Muốn vậy, doanh nghiệp phải xây dựng được kế hoạch kinh doanh tốt, cải tiến hệ thống, quy trình làm việc, xây dựng thương hiệu và tiếp cận được nguồn lực tài chính từ các nhà đầu tư.

Ông Robert Trần lưu ý doanh nghiệp cần ưu tiên xây dựng thương hiệu sản phẩm hơn là thương hiệu công ty. “Vì một công ty có thể làm ra nhiều sản phẩm và trong trường hợp sản phẩm bị chết, thương hiệu sản phẩm đó chết chứ thương hiệu công ty không ảnh hưởng”, ông giải thích. Đó là lý do tập đoàn hàng tiêu dùng Unilever chỉ tập trung phát triển thương hiệu sản phẩm, đến mức nhiều người tiêu dùng chỉ biết Omo, Sunlight, Dove, Knorr, Lipton... mà không biết Unilever là ai. Lợi ích của phát triển thương hiệu sản phẩm còn giúp doanh nghiệp dễ tìm được nguồn lực tài chính cần thiết cho sự phát triển bền vững, ổn định. D.Q (Theo NCĐT)

BẠN CẦN BIẾT CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC): Cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam

Đi sâu vào hoạt động của từng địa phương cho thấy Hội Người cao tuổi

(NCT) Lâm Đồng đạt được nhiều thành tích nổi bật nhất, với 4.738 người cao tuổi tham gia công tác xã hội, 25.761 người cao tuổi và 739 tập thể đạt danh hiệu “Tuổi cao - gương sáng”. Hòa chung với phong trào xây dựng nông thôn mới của tỉnh, ở khắp các địa phương đều xuất hiện những tấm gương người cao tuổi tiêu biểu tham gia xây dựng nông thôn mới, tích cực làm kinh tế giỏi, trở thành những điển hình tốt để con cháu noi theo, xã hội tôn vinh. Đến nay, toàn tỉnh có 3.497 người cao tuổi làm kinh tế giỏi, trong đó 149 người cao tuổi hiện đang làm chủ các trang trại, doanh nghiệp.Họ luôn là lớp người đi đầu, gương mẫu tại hầu hết các khu dân cư. Chỉ tính riêng năm 2015, hội viên người cao tuổi đã tham gia hiến 142.913m2 đất, đóng góp 9.378 ngày công lao động, trồng trên 65 ngàn cây xanh che bóng mát và ủng hộ số tiền trên 6,4 tỷ đồng vào Chương trình Xây dựng nông thôn mới của tỉnh.

Còn tại tỉnh Đắc Lăk, theo bà Hồ Thị Thúy Do - Trưởng Ban Đại diện Hội Người cao tuổi tỉnh

Đăk Lăk: phong trào phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo được đẩy mạnh, với 35.073 người cao tuổi đang tham gia sản xuất, trong đó có 957 người cao tuổi làm kinh tế giỏi, là chủ các cơ sở sản xuất, các trang trại. Điển hình như Hội NCT huyện Cư Kuin đã vận động trên 1,4 tỷ đồng cho hội viên vay vốn phát triển sản xuất hoặc hỗ trợ cho con cháu hội viên NCT đi học. Hiện tỉnh có trên 15 ngàn người cao tuổi vẫn nhiệt tình tham gia công tác Đảng, Mặt trận, đoàn thể, hòa giải…tại cơ sở. Được cấp ủy Đảng đánh giá cao và là hoạt động hội có chất lượng và hiệu quả, góp phần quan trọng vào quá trình xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh.

Khác với các địa phương trong khu vực, Đăk Nông mặc dù là tỉnh còn nhiều khó khăn song phong trào thi đua “Tuổi cao - gương sáng” lại phát triển khá mạnh. Điểm mạnh thể hiện trong việc xây dựng quỹ hội và quỹ “phụng dưỡng ông bà, cha mẹ” do con cháu gia đình, dòng tộc NCT đóng góp và gửi vào tiết kiệm để phụng dưỡng ông bà, cha mẹ; đến nay có số dư trên 7,5 tỷ đồng. Nhiều địa phương như Hội

Người cao tuổi Tây Nguyên với phong trào “Tuổi cao - gương sáng”

ª NGUYỆT THU

1,1 tỷ đồng. Đây là việc làm có ý nghĩa thiết thực, giúp người cao tuổi nghèo vươn lên trong cuộc sống. Hoạt động này của BĐD Hội Người cao tuổi Đăk Nông được Trung ương Hội NCT Việt Nam đánh giá rất cao.

Điểm nổi bật ở Hội NCT tỉnh Kon Tum lại là hoạt động phong trào bề nổi của các câu lạc bộ.

Bên cạnh các thành tích trong hoạt động chính như thực hiện chăm sóc tốt sức khỏe người cao tuổi, hưởng ứng “Tháng hành động vì người cao tuổi”, với chủ đề “Vì người cao tuổi nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn”, theo ông Nguyễn Huỳnh - Trưởng Ban Đại diện Hội NCT tỉnh Kon Tum: Ngay trong buổi lễ phát động, tỉnh chúng tôi đã huy động nguồn xã hội hóa của Công ty Traphaco tặng 250 phần thuốc chữa bệnh cho NCT, vận động được trên 143 triệu đồng giúp đỡ cho 287 NCT có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Riêng về hoạt động văn hóa tinh thần, toàn tỉnh Gia Lai hiện có 141 Câu lạc bộ cờ tướng, cầu lông, bóng bàn, dưỡng sinh, cồng chiêng, ông bà cháu, văn nghệ, thơ Đường, nữ người cao tuổi… của NCT hoạt động rất sôi nổi, phong phú, thu hút gần 2.000 NCT tham gia. Qua đó, giúp NCT tập trung vui chơi, luyện tập, nâng cao sức khỏe, đẩy lùi bệnh tật, đây còn được coi là nơi để NCT cùng nhau giãi bày tâm sự, động viên thăm hỏi nhau lúc tuổi già, hướng đến xây dựng hoạt động của NCT thực sự “sống khỏe, sống có ích”...

°Ông Đoàn Văn Quỳnh (Vạn Kiếp, phường 8, thành phố Đà Lạt) - dù tuổi đã cao nhưng hàng ngày ông vẫn dành thời gian chăm sóc vườn lan, trở thành mô hình kinh tế giỏi của thành phố.

NCT phường Nghĩa Thành - xã Gia Nghĩa đã vận động đóng góp quỹ hậu sự với số tiến trên 15 triệu đồng để thực hiện việc chăm lo cho NCT khi qua đời. Bằng nguồn vốn huy động từ các doanh nghiệp, nhà hảo tâm, Hội NCT Đăk Nông cũng đã xây dựng được 46 căn nhà mới cho người cao tuổi nghèo trị giá trên

CUOÁI TUAÀN Ngaøy 21 - 11 - 20154 KINH TEÁ - XAÕ HOÄI

R eng, reng, reng! Reng, reng… “A lô! Tôi nghe!”. Đầu bên thoảng hơi thở gấp, giọng nữ chầm

chậm: “Xin lỗi số máy anh Thanh?”. Nhận tiếng người lớn tuổi, tôi đáp: “Vâng! Cô là…”. “Chào anh, tôi hỏi thăm thầy giáo Thao có được khỏe không?”. “Dạ, gần tám mươi nhưng chỉ sổ mũi nhức đầu khi trái gió trở trời. Mà sao cô biết ông nội các cháu?”. Ngập ngừng, “Tôi là Loan dạy học ở Đạ Tẻh, à xưa là xã Lộc Trung, huyện Đạ Huoai. Năm 1986, huyện tách thành các huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên. Biết thầy anh khi vào kinh tế mới những năm đầu một chín tám mươi... Anh chuyển công tác, hỏi mãi mới ra…”. Tôi buột reo: “Cháu nhớ. Cô đang ở đâu?”. “Tôi đi điều dưỡng tại Đà Lạt…”.

Gieo mình xuống ghế, tôi lần hồi hình dung ra cô giáo Loan thanh thoát với gương mặt trái xoan, tóc dài thả chấm ngang lưng thon, mắt huyền mơ mộng.

* * *Cuối năm 1977, tiễn con trai

mười tám tuổi tại bến phà Tân Đệ vào học Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt, bố nắm chặt tay tôi, khẽ khàng: - Bố hiểu, con định ở nhà lao động đỡ đần gia đình. Muốn nên người phải lo đường học hành. Đà Lạt đẹp, đất nhân văn, cứ yên tâm mà đi!

Ra trường tôi dạy ở ngoại ô Đà Lạt. Năm 1981, như bị dội gáo nước sôi khi nhận thư bố: “Mẹ vẫn ốm lằng nhằng! Ở quê không làm ăn tập thể theo kiểu “đánh kẻng ghi công”. Ruộng hợp tác chia các hộ nhận khoán 100, bà con làm nhiều hưởng nhiều. Chỉ hiềm nhà ta không có lao động, các em còn nhỏ… “Tứ thập nhi bất hoặc”, bố hiểu sự đời và biết phải trái trong gia cảnh cam go… Bố đã nghỉ dạy

Có thể khẳng định rằng, trong những năm qua, phong trào “Toàn dân đoàn

kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH) của huyện Đạ Tẻh đã thực sự có những bước phát triển mạnh, có tác động thiết thực đối với xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Việc chú trọng phát triển các phong trào xây dựng gia đình, thôn, tổ dân phố văn hóa; phong trào xây dựng cơ quan văn hóa, doanh nghiệp giỏi, đơn vị quyết thắng; phong trào học tập, thi đua lao động sáng tạo… đã được toàn thể người dân, các cơ quan, đơn vị quan tâm thực hiện, chính điều này đã góp phần không nhỏ vào việc giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, góp phần đẩy lùi các tệ nạn và thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Một trong những nội dung mà huyện Đạ Tẻh thực hiện thành công và tạo ra hiệu ứng lan tỏa đó chính là lĩnh vực đoàn kết giúp nhau “xóa đói giảm nghèo”. Trong quá trình triển khai phong trào, các xã, thị trấn đặc biệt quan tâm đến phát triển kinh tế gia đình, kinh tế tập thể, xây dựng cơ sở hạ tầng. Bằng nhiều hình thức như: hỗ trợ vốn vay, hỗ trợ giống, chuyển giao công nghệ khoa học - kỹ thuật, đào tạo nghề… đã tạo điều kiện thuận lợi để người dân phát triển kinh tế. Ngoài ra, các tổ chức đoàn thể như Hội Phụ nữ, Nông dân, Cựu

Đời sống cân bằng là nền tảng để phát triểnª LINH ĐAN - ĐÔNG ANH

Giúp cho người dân có sự ổn định về đời sống vật chất, đồng thời không ngừng tạo lập một không gian văn hóa đủ đầy, lành mạnh, chính là một trong những mục tiêu hàng đầu mà phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa của huyện Đạ Tẻh hướng tới trong lộ trình phát triển của vùng đất phía nam này.

chiến binh, Thanh niên… cũng đã có nhiều hình thức giúp nhau xóa đói giảm nghèo, ổn định đời sống rất hiệu quả. Thông qua Chương trình Xây dựng nông thôn mới, người dân cũng đã tự nguyện hiến đất làm đường, xây dựng xóm làng khang trang, sạch đẹp, tạo ra bộ mặt nông thôn với nhiều thay đổi rõ rệt. Đã không còn sự thụ động, trông chờ ỷ lại, phần lớn người dân đã biết tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng gia sản xuất vươn lên làm giàu. Bên cạnh đó, đời sống tinh thần cũng đã được các ngành, các địa phương và chính người dân quan tâm, nhiều loại hình, chương trình văn hóa - nghệ thuật, hoạt động văn hóa được hồi phục phát huy.

Ở Đạ Tẻh, phong trào xây dựng thôn, tổ dân phố văn hóa trong những năm vừa qua có được sự phát triển cả về số lượng và chất lượng, trở thành phong trào thi đua sôi nổi, rộng khắp. Từ một thôn văn hóa được công nhận năm 2011, đến nay toàn huyện đã có 75/106 thôn, tổ dân phố được công nhận. Trong đó, tiêu biểu là xã Hà Đông có 5/5 thôn, Triệu Hải 8/8 thôn, Đạ Kho 9/11 thôn, Đạ Lây 8/9 thôn và An Nhơn là 11/11 thôn đạt danh hiệu này.

Đặc biệt, ở Đạ Tẻh, việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang, lễ hội đã đạt được những thành quả đáng ghi nhận. Đa số các đám cưới đã được người dân tổ chức theo hướng

lành mạnh, tiết kiệm, văn minh và phù hợp với truyền thống của dân tộc. Việc đăng ký và trao giấy đăng ký kết hôn tổ chức tại UBND xã, thị trấn theo đúng luật. Hầu hết, các đám cưới hiện nay chỉ tổ chức trong đúng một ngày. Nếp sống văn minh trong việc tang được thực hiện tương đối tốt, không còn hiện tượng để thi hài người chết quá 48h trong nhà, không sử dụng nhạc tang, kèn, trống quá 22h và trước 5h sáng; an táng đúng nơi quy định, không gây ô nhiễm môi trường. Thêm vào đó, việc cúng 49 ngày, 100 ngày cũng được đông đảo người dân tự ý thức tổ chức gọn nhẹ trong nội bộ gia đình, anh em họ hàng.

Công tác xây dựng và thực hiện quy ước trên địa bàn huyện cũng đã từng bước hoàn thiện và ngày càng phát huy hiệu quả, góp phần quan trọng vào việc phát huy dân chủ cơ sở, xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa…, giữ gìn và phát huy những truyền thống, nét đẹp văn hóa của dân tộc.

Phần lớn các quy ước trên địa bàn huyện đã đưa các nội dung về thực hiện dân chủ ở cơ sở, chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa và đây cũng là những nội dung chính để các đơn vị, cơ sở tập trung triển khai. Đặc biệt, nhiều thôn, tổ dân phố đã đưa vào quy ước những nội dung bảo vệ, phát triển rừng; chống các phong

tục lạc hậu, mê tín dị đoan, góp phần xây dựng các khu dân cư phát triển bền vững, thực hiện nếp sống văn hóa. Nội dung quy ước tại các khu dân cư đều quy định rõ những việc tại địa phương người dân phải được biết và bàn, như chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; việc đóng góp xây dựng công trình phúc lợi hay chủ trương vay vốn phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo. Các khu dân cư còn chủ động lồng ghép quy chế dân chủ vào quy ước về nếp sống văn hóa, được nhân dân đồng tình ủng hộ, như: Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang và lễ hội; xóa bỏ các phong tục, tập quán lạc hậu ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, lồng ghép việc thực hiện quy ước với việc thực hiện các cuộc vận động lớn khác là: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở”, “Chương trình xây dựng nông thôn mới”…

Phong trào TDĐKXDĐSVH ở Đạ Tẻh thực sự đã là điểm tựa tạo ra động lực vô cùng lớn cho sự phát triển mạnh mẽ và thay đổi đáng kinh ngạc của huyện trong những năm vừa qua. Từng phong trào cụ thể, mỗi hoạt động thi đua trong từng lĩnh vực, không chỉ giúp cho người dân có được sự phát triển ổn định về đời sống vật chất mà còn cân bằng hơn trong việc hướng tới một không gian sống lành mạnh.ª

Di Linh: Gần 90% “gia đình văn hóa”Ngày 17/11, huyện Di Linh đã tổ chức Hội

nghị tổng kết 15 năm triển khai phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH).

Trong 15 năm qua (2000 - 2015), phong trào TDĐKXDĐSVH ở huyện Di Linh được triển khai liên tục, sâu rộng và gắn với các phong trào thi đua yêu nước, phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh - quốc phòng, “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo nhanh và bền vững… Nhờ vậy, huyện Di Linh đã xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến trong phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, sự nghiệp giáo dục, chăm sóc sức khỏe nhân dân… Đồng thời, huyện Di Linh còn đẩy mạnh các phong trào xây dựng gia đình, thôn, tổ dân phố văn hóa; cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp

văn hóa; “xã văn hóa nông thôn mới”; phong trào thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe theo gương Bác Hồ vĩ đại; thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang, lễ... Tất cả 19/19 xã, thị trấn trong huyện đã xây dựng “Quỹ Vì người nghèo” để giúp hộ nghèo lúc khó khăn và sửa chữa, xây dựng nhà ở. Hiện nay, toàn huyện đã có trên 33.000 “gia đình văn hóa”, chiếm tỷ lệ gần 90%; 153/156 “cơ quan văn hóa”; 4 xã đạt “xã văn hóa nông thôn mới” và 166/203 “thôn, tổ dân phố văn hóa”.

Dịp này, UBND huyện Di Linh phát động và kêu gọi toàn dân tiếp tục đẩy mạnh phong trào TDĐKXDĐSVH; tặng Giấy khen cho 8 tập thể, 12 cá nhân có thành tích xuất sắc trong 15 năm thực hiện phong trào TDĐKXDĐSVH và 4 tập thể, 2 cá nhân có thành tích trong phong trào thể dục thể thao; trao 9 Kỷ niệm chương của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch. XUÂN LONG

° Tổ dân vận Đạ Tẻh.

THEO DÒNG SỰ KIỆN

Câu chuyện nhân văn, diễn viên tài năngĐể thực hiện một bộ phim đạt

chuẩn quốc tế như “Khúc hát mặt trời”, ê-kíp sản xuất đã làm việc với cường độ rất cao. Chọn thời điểm quay vào tháng 4 với mong muốn ghi lại những hình ảnh đẹp nhất khi hoa anh đào nở rộ, ngoài những chuyến khảo sát bối cảnh kỹ lưỡng, đoàn phim đã phải lên lịch trình sản xuất hết sức chi tiết, chặt chẽ. Trong suốt 2 tuần quay tại xứ Phù Tang, đoàn phim gần như làm việc 20 giờ/ngày và di chuyển hàng ngàn cây số qua nhiều địa điểm tại Tokyo và Shizuoka.

“Khúc hát mặt trời” xoay quanh Yến Phương (Nhã Phương đóng), cô gái trẻ được trời phú cho khả năng ca hát và sáng tác thiên bẩm nhưng lại mắc phải căn bệnh XP khiến cô không thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và cũng khó sống qua tuổi 20. Nhưng Phương vẫn luôn lạc quan, yêu đời với mong ước lớn nhất là được một lần biểu diễn

trên sân khấu ca khúc do chính mình sáng tác trước tất cả mọi người. Bất ngờ gặp Quân, chàng trai lạnh lùng, bất cần đời nhưng sâu thẳm trong tim là một con người nặng tình, trượng nghĩa, Phương cũng nhận thấy những giây phút ở bên Quân chính là những thời khắc vui vẻ nhất từ trước đến nay của cô… Khi đã vượt qua bao trở ngại trong tình yêu với Quân, đồng thời nhận được lời mời sang Nhật biểu diễn, Phương lại phải đứng trước sự lựa chọn khó khăn nhất trong đời, đó là tỏa sáng trên sân khấu một lần duy nhất hoặc tiếp tục nuôi hy vọng chữa bệnh nhưng không bao giờ hát được nữa...

Làm nên sức hấp dẫn của bộ phim phải kể đến dàn diễn viên tài năng: NSƯT Trọng Trinh, NSƯT Thu Hà, Nhã Phương, Quang Tuấn, Huỳnh Anh, Hoàng Oanh, Đinh Hương…, bên cạnh đó là nữ diễn viên - nghệ sĩ piano nổi tiếng người Nhật Bản Nao Matsushita trong vai ca sĩ Ashami. Đạo diễn Đỗ Thanh

Ra thế giới bằng phim hợp tácThời gian gần đầy, nhiều sản phẩm do Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) hợp tác với các hãng phim nước ngoài đã đem đến hơi thở mới, sắc màu mới cho khán giả ở cả hai quốc gia tiến hành hợp tác. Sau “Người cộng sự”, “Tuổi thanh xuân”, “Khúc hát mặt trời” đang nối dài danh sách những bộ phim hợp tác quốc tế của VTV. Những người làm phim cũng không giấu tham vọng xuất khẩu phim truyền hình của mình.

CUOÁI TUAÀN Ngaøy 21 - 11 - 2015 5 vaên hoùa - NGHEÄ THUAÄT

(XEM TIẾP TRANG 11)

Lửa muộn

ª Truyện ngắn: NGUYỄN THANH ĐẠM

học. Đành để mẹ và em trai con sắp học xong cấp 3, nhỏ út ở lại. Sổ lương hưu của bố cùng mấy sào ruộng khoán chắc đủ xo xoáy ăn tiêu. Em gái con khăng khăng không học cấp 3, nó đang theo bố đi kinh tế mới ở huyện Đạ Huoai. Biết cùng tỉnh mà đường lên Đà Lạt xa, bố chưa thăm được…”. Nuốt khan nước mắt vào lòng, muốn gào lên “Trời! Tới đận này ư?” mà không bật thành tiếng! Kỳ nghỉ hè, tôi vội vàng mua thùng mì gói, ít quần áo, thuốc men, chồng sách báo… ra bến đứng gần hết ngày mới nắm được vé xe chiều về Phương Lâm - Đồng Nai. Xe chạy rù rì tới gần nửa đêm mới tới ngã ba Madagui. Vào Trạm kiểm lâm xin ngủ nhờ. Sáng, anh em bảo: - Vào Lộc Trung chỉ có nước đi “xe của bộ”. Lếch thếch dưới nắng chang chang với chặng đường gần 30km lổn nhổn đá sỏi vặn vẹo, gập ghềnh ổ trâu ổ voi bởi xe reo chở gỗ lặc lè hằn bánh, đến chiều tôi mới tìm thấy bố. Hè ấy, quần quật cùng bố và cô em gái hì hục đánh gốc cây rừng cháy nham nhở, phạt bào tre, lật cỏ

tranh, cuốc sình trồng lúa, gieo bắp, trồng mỳ… Dáng bố dỏng cao, giờ càng sắt lại. Mái tóc bồng bềnh lốm đốm sương. Bàn tay mềm cầm phấn trắng năm nào giờ nổi gân guốc, chai cứng. Nắng gió cao nguyên nhuộm da ông đen đúa như người Mạ, S’tiêng trong vùng. Đêm đêm bên bếp lửa, ông thường nhẩn nha: - “Bàn tay ta làm nên tất cả/ Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”. “Qua cơn bĩ cực, tới hồi thái lai”! Những ngày này, lòng tôi đắng đót bởi là con trưởng, anh 3 đứa em lít nhít trứng gà trứng vịt, ở xa không hay gia cảnh cơ hàn.

Lâu nay, thư bố giấu mà có biết thì cũng vặn tay lực bất tòng tâm vì thời ấy mấy ai không bị dằn vặt bởi cơm áo đời thường. Cán bộ, công chức tháng nửa ký gạo còn lại độn bo bo, bắp, bột mỳ. Cánh nhà giáo tếu táo: giáo chức là dứt cháo… Sau này, chú em kế là đại tá quân đội nhân chén rượu ngày Tết, thường ngó tôi thủng thẳng: “Bác trưởng nhưng là trưởng giả. Còn em thứ song thứ thiệt”. Rơm rớm nước mắt, chú than: “Bố vào Nam, em buổi học, buổi cuốc ruộng, kéo bừa thay trâu. Có lần mẹ ốm, cùng thằng bạn thân gò lưng cáng

võng bà chạy hơn 10 cây số lên viện tỉnh. Nay nhà ở quê đã lên tầng, mùa hè có máy lạnh… Thời mái rạ thì mỗi lần mưa bão… Một bữa, gió giật lồng lộn, mưa sầm sập, em leo để phủ lại mái bị tốc, gió bạt xuýt quật vèo từ nóc nhà xuống sân… Số bác quá nhàn”! Ôn cố tri tân nhưng chú em có ý so bì, trách móc thì tôi cũng chịu. Chả lẽ phân trần nỗi đau đớn, giằng xé nội tâm chỉ mình biết. Thanh minh ai hay, ai hiểu! “Nước xa chẳng cứu được lửa gần”, bao đêm tôi nửa thức nửa mơ chập chờn dự tính: Xin về dạy ở Vùng Ba. Sát cánh với bố làm kinh tế rồi đoàn tụ gia đình. Cao nguyên mênh mông, màu mỡ tuy gian khó đấy nhưng làm ra hạt lúa, củ khoai dễ hơn làng quê đất chật người đông, người khôn của khó… Là giáo viên văn cấp hai, bố có thể trở lại với nghề! Cuối hè, tôi nằn nì nghỉ phép ra quê, đưa thằng út vào học lớp 4 ở Đà Lạt.

Cuộc đời vô thường, mấy ai sắp đặt, lèo lái mọi sự theo ý mình. Ngỏ ý chuyển vùng, hiệu trưởng quát: - Hâm! “Ruồi vàng, bọ chó, sốt rét Vùng Ba”. Xuống đấy ngã bệnh, giúp được ai! Tớ là con trưởng, nhà nghèo vùng “trâu ăn đá, gà ăn sỏi”, chia sẻ với cậu. Nhưng lúc này chưa đi được. Cứ công tác tốt và chăm lo thằng nhỏ học hành, lâu lâu gửi tiền cho bố. Thế là thiết thực nhất!

Hè sau, mới rời Lộc Trung hơn tháng, những giọt nước mắt tôi nhỏ xuống trang thư: “Nhận tin mẹ đau hơn. Sốt ruột, bố đã về quê. Yên tâm, bố sẽ chống chèo con thuyền nhà mình vượt qua bão tố!”.

Chuyện đã rồi, biết làm sao… Thời ấy đi lại Bắc Nam mất 4 - 5 ngày ngồi nhồi nhét trong tàu, xe và đâu dễ mua vé. Hết năm học tiếp, tôi được chuyển ngành và cơ quan cử ra học đại học ngoài Hà Nội. Hai anh em mừng mừng tủi tủi chia tay bạn bè ra Bắc.

* * *Cô giáo Loan dạy ở Đà Lạt mấy

năm tình nguyện về dạy cấp I ở vùng đồng bào dân tộc Mạ, xã vùng sâu vùng xa Lộc Trung. Tin lan truyền, người nghĩ chắc “thần kinh không bình thường”. Người tiếc “bông hoa rừng”, “chiếc lá non tươi” chẳng mấy tàn héo nơi “khỉ ho, cò gáy”. Kẻ nguýt dài: Chẳng mấy bữa sẽ “bái bai” thôi! Mặc thiên hạ đồn thổi, Loan sớm hòa nhập sinh hoạt kham khổ, say sưa với công việc. Ngày chủ nhật chẳng quản đường xa, đi sớm về muộn, cô lặn lội vào buôn, vận động phụ huynh không nên bắt con trẻ chăn trâu, làm rẫy quá sớm, phải đưa các cháu đến trường học cái chữ. Quê Nghệ Tĩnh, giọng cô pha âm điệu Đà Lạt dịu dàng, mềm mại; sôi nổi và nhiệt thành. Cô Loan hơn tôi chừng 7 năm. Cán bộ xã, ở trường xì xào: Người xinh, nết đẹp lại phải lòng anh kiểm lâm người Mạ, định vùi đời ở xó rừng này ư! Đồng bào trong buôn nghi cô có bùa ngải nên hớp hồn thằng Điểu K’Minh, khiến nó lú lẫn. Đôi lần ghé trường thăm các đồng nghiệp, gặp cô Loan và Điểu K’Minh, tôi thấy họ quả trai tài gái sắc, xứng đôi vừa lứa nhưng thâm tâm cũng thầm ái ngại cho mối tình này. Điểu K’Minh tốt nghiệp trường Nông Lâm Súc Bảo Lộc. Thân hình anh cao, vạm vỡ, mũi dọc dừa, ánh mắt nâu hiền hậu; đá bóng và chơi gui-ta đều hay; giọng hát ấm, cao vút như đỉnh

núi, trầm như vực sâu. Thanh âm cô Loan trong trẻo tựa chim lảnh lót, suối reo ban mai; mượt mà với làn điệu dân ca ví dặm quê hương sông Lam, núi Hồng. Những đêm văn nghệ địa phương tổ chức, tiết mục của cặp đôi được nao nức chờ đợi, rào rào vỗ tay. Nhất là nghe cô hát bài “Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh”… Dư luận đan xen tán đồng, gièm pha. Tâm lý, phong tục buôn làng, dòng họ không ưng trai Kon Chau (người Mạ) lấy vợ gái “Juôn” (Kinh)… đã dựng rào cản mối tình chớm nở nơi họ! Bẵng nhiều ngày, không thấy Điểu K’Minh. Cán bộ xã nói nó bị gia tộc cấm đoán, buồn chán, nghe lời kẻ xấu trốn sang Cămpuchia làm Fulrô rồi! Cánh chim chấp chới trong bão tố, Loan vẫn gắng gượng bám lớp. Thi thoảng vẳng nghe cô vời vợi da diết, thổn thức: “Giận thì giận mà thương thì thương/ Giận thì giận mà thương thì thương/ Anh sai đường thì em không chịu nổi/ Anh yêu ơi xin đừng có giận vội/ Mà trước tiên anh phải tự trách mình”…

* * *- Tôi về hưu và lên Đà Lạt sống

với gia đình con trai gần 10 năm. - Một sáng cuối năm, đến thăm cô Loan điều dưỡng tại Bệnh viện Đông y tỉnh; mái tóc hoa râm, gương mặt vẫn giữ nét thanh tú, rạng rỡ trông trẻ nhiều so với tuổi gần sáu lăm, cô niềm nở: - Anh chắc đôi năm nữa sẽ hoàn thành nhiệm vụ. Thầy Thao có hay vào Đà Lạt chơi không? Những ngày thầy ở Lộc Trung, cánh giáo viên trẻ thương thầy lắm mà chẳng thể giúp! Với tuổi đời, tuổi nghề thầy là bậc đàn anh rất quan tâm tới chúng tôi… Vậy mà trên ba mươi năm, tôi bặt tin thầy!

Nhìn cô rút khăn mùi-soa chấm nhẹ hai khóe mắt, tôi cay cay sống mũi: - Vâng, cảm ơn cô nhớ tới bố cháu. Về quê, bệnh tình mẹ cháu có phần thuyên giảm… Mình ông bươn chải nuôi vợ ốm, con thơ học hành. Cũng đội nắng mưa làm thợ xây, ngược lên chợ Thất Khê, Lạng Sơn bán kính, sửa khóa… Có lần chen chúc tàu chợ từ Lạng Sơn về Hà Nội, mệt quá thiếp ngủ, bị kẻ gian ẵm trọn túi tiền… Cũng may, đất nước dần bước ra khỏi cơ chế bao cấp và đổi mới; mặt khác bọn cháu lần lượt trưởng thành, có điều kiện trợ giúp nên ông nhàn được gần hai mươi năm!

Sau thoáng lặng im với ánh mắt xa xăm, cô Loan bồi hồi lên tiếng: - Chuyện Điểu K’Minh, anh biết! Khi anh ấy trốn sang Cămpuchia và bặt tích, tôi chơi vơi, nhiều lúc không thiết tha với cuộc sống… nhưng thầy đã là điểm tựa giúp mình gượng đứng lên!

- Vậy ạ, cháu chưa hay! * * *

… Quần quật cuốc đất, trồng tỉa nhưng tâm hồn thầy giáo Thao vẫn thổn thức với thời “bảng đen, phấn trắng”. Nhà cách trường trên đồi cao không xa, nơi đây cũng là trụ sở UBND xã, khu tập thể vách gỗ mái tôn của giáo viên, thầy thường ghé lên mượn sách báo, đàm đạo văn chương. Thi thoảng xách theo mấy con thỏ, gà rừng bẫy được. Cũng là tay măng-đô-lin réo rắt nên nhiều tối nán lại cùng các thầy cô say sưa “Làng tôi”, “Quê em miền trung du”, “Bài ca người giáo viên nhân dân”… Chủ nhật, nhớ nghề lại ngồi trà lá say sưa trao đổi...

Minh họa: P.NHÂN

Ra thế giới bằng phim hợp tác

Hải, Giám đốc VFC, cho biết Nhã Phương được Đài Truyền hình Nhật Bản TBS khen ngợi về khả năng diễn xuất tầm quốc tế. Phương diễn hồn nhiên, trong sáng nhưng cũng rất có chiều sâu nội tâm và diễn biến tâm lý phức tạp. “Nghệ sĩ Thu Hà và Nhã Phương đã diễn cặp mẹ con rất hay và cực kỳ xúc động, thật sự đẳng cấp” - đạo diễn Đỗ Thanh Hải nhận xét. Đồng hành với Nhã Phương là nam diễn viên Quang Tuấn, người có lối diễn mộc mạc nhưng rất cuốn hút. Quang Tuấn cho hay anh đã mất ăn mất ngủ hàng tuần để luyện tập những câu thoại bằng tiếng Nhật. Ngoài ra, vai Quân còn đòi hỏi Quang Tuấn

phải học đàn guitar, học võ và cả học hát khiến diễn viên này phải thốt lên “chưa bao giờ trong một bộ phim, tôi phải học nhiều thứ mới và khó như vậy!”.

Tham vọng xuất khẩu phim“Khúc hát mặt trời” được lãnh

đạo VFC cho biết như một dự án quan trọng nằm trong lộ trình sản xuất những bộ phim chất lượng có thể đưa ra khu vực và quốc tế được VFC ấp ủ trong thời gian qua. Mục tiêu và tham vọng của VFC là đưa phim Việt ra nước ngoài. Nhưng để làm được điều này, trước hết các sản phẩm truyền hình cần đạt được những tiêu chuẩn về kỹ thuật (âm thanh, hình ảnh). Phim truyền hình Việt Nam lâu nay chỉ khai thác ở thị trường trong nước, không xuất khẩu được vì chất lượng âm thanh, hình ảnh không đạt chuẩn quốc tế.

Đạo diễn Đỗ Thanh Hải cho biết, ngoài việc tập trung đầu tư yếu tố nội dung, việc ứng dụng các thiết bị kỹ thuật hiện đại để bộ phim được sản xuất đạt chất lượng và yêu cầu phát sóng của các đài truyền hình quốc tế là yếu tố rất quan trọng. Đây cũng thể hiện sự nỗ lực của VTV khi hướng đến những yêu cầu chuyên nghiệp...

(XEM TIẾP TRANG 11)

“Khúc hát mặt trời” sẽ đi xa hơn Việt Nam và NhậtNgay sau khi phát sóng tại Việt Nam từ ngày 25/11 trên kênh

VTV3, “Khúc hát mặt trời” sẽ được phát sóng ở Nhật Bản. Đạo diễn Đỗ Thanh Hải cho biết, sau đó, VFC bắt đầu tính tới việc quảng bá bộ phim ở các hội chợ phim quốc tế để phát hành thêm tại những quốc gia khác. Hiện VFC đang trong giai đoạn chuẩn bị cho bộ phim “Tuổi thanh xuân” phần 2 cùng với đối tác là CJ E&M, ngoài ra còn một số dự án nữa...

° Cảnh trong phim “Khúc hát mặt trời”. (Ảnh do đoàn phim cung cấp)

6

Vaên hoùa - ngheä thuaätCUOÁI TUAÀN Ngaøy 21 - 11 - 2015

HỒ SƠ TƯ LIỆU

Với tư cách là người làm chủ, trong nhiều thế kỷ nhà nước phong kiến Việt Nam đã nhiều

lần tiến hành điều tra khảo sát địa hình và tài nguyên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Các sách địa lý và lịch sử của Việt Nam từ thế kỷ XVII đã ghi lại kết quả các cuộc khảo sát đó.

Trong Toản tập Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư (thế kỷ XVII): “Họ Nguyễn mỗi năm vào tháng cuối mùa đông đưa 18 chiếc thuyền đến (Bãi Cát Vàng) lấy hóa vật, được phần nhiều là vàng bạc, tiền tệ, súng đạn”.

Đại Nam Thực Lục Tiền Biên, bộ sử về chúa Nguyễn do Quốc sử quán nhà Nguyễn soạn xong năm 1844, có đoạn viết: “Xã An Vĩnh huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi, ở ngoài biển, có hơn 130 bãi cát, cách nhau hoặc một ngày đường hoặc vài trống canh, kéo dài không biết mấy ngàn dặm, tục gọi là Vạn lý Hoàng Sa. Trên bãi có giếng nước ngọt. Sản vật có hải sâm, đồi mồi, ốc hoa, vích, v.v...”.

“Hồi đầu dựng nước, đặt đội Hoàng Sa gồm 70 người, lấy dân xã An Vĩnh sung vào, hàng năm đến tháng 3 đi thuyền ra đảo, độ ba ngày đêm thì đến, thu lượm hóa vật, đến tháng 8 trở về nộp. Lại có đội Bắc Hải mộ dân ở phường Tứ Chính ở Bình Thuận hoặc xã Cảnh Dương sung vào, được lệnh đi thuyền ra các vùng Bắc Hải, Côn Lôn thu lượm hóa vật. Đội này cũng do đội Hoàng Sa kiêm quản”.

Theo Đại Nam Thực Lục Chính Biên, bộ sử ký do Quốc sử quán triều đình nhà Nguyễn soạn, viết về các đời vua nhà Nguyễn, phần viết về các đời vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị được soạn xong năm 1848, ghi sự kiện Gia Long chiếm hữu các đảo Hoàng Sa năm 1816, sự kiện Minh Mệnh cho xây miếu, dựng bia trồng cây, đo đạc, vẽ bản đổ các đảo này.

Quyển 52: “Năm Bính Tý, niên hiệu Gia Long thứ 15 (1816)... Vua phái Thủy quân và đội Hoàng Sa cưỡi thuyền ra Hoàng Sa để thăm dò đường thủy”.

Đó là câu chuyện của 2 cha con nhạc sĩ Đình Nghĩ và con trai của ông - tài năng âm nhạc nhỏ tuổi Nguyễn Đình Phúc trong những ngày qua.

Dù đã là chủ nhân của nhiều giải thưởng âm nhạc lớn nhưng nhạc sĩ Đình Nghĩ (Trưởng Đoàn Ca múa nhạc Lâm Đồng)

vẫn giữ nguyên cảm xúc trào dâng niềm vui khi đón nhận thêm một giải thưởng lớn dành cho ông. Ca khúc “Mặt trời lên đâu phải hết sương mù” (phỏng thơ Phạm Xuân Quang) của ông vừa được Bộ Công an trao tặng giải thưởng tác phẩm tiêu biểu xuất sắc Cuộc vận động sáng tác âm nhạc về đề tài Công an nhân dân giai đoạn 2011 - 2015. Nhạc sĩ Đình Nghĩ cho biết, tác phẩm ra đời vào năm 2012

trong những ngày ông tham gia trại viết của Bộ Công an tổ chức tại Đà Lạt. Đây là sự tình cờ, vì khi trại viết sắp đến ngày bắt đầu tại Đà Lạt, ông nhận được lời mời và nhanh chóng thu xếp công việc để tham gia. Càng tình cờ hơn khi tại trại viết, nhạc sĩ đã gặp và được nghe Đại tá Phạm Xuân Quang đọc một bài thơ anh Quang sáng tác từ thời còn là sinh viên Đại học An ninh. Lời thơ, nhịp điệu, ý tứ như ngân lên một giai âm. Tất cả trở thành sự đồng điệu, cộng hưởng của nhạc sĩ và nhà thơ. Nhạc sĩ Đình Nghĩ đã nhanh chóng chắt lọc những câu thơ hay, những ý tứ “đắt” nhất làm nên cái “thần” của bài thơ và phổ nhạc rồi đặt tên ca khúc “Mặt trời lên đâu phải hết sương mù”. Tác phẩm ngợi ca người chiến sĩ công an nhân dân ngày đêm thầm lặng giữ yên vùng trời, vùng biển, giữ bình yên cuộc sống trên

mọi miền Tổ quốc. Hình ảnh người chiến sĩ công an nhân dân trang nghiêm mà gần gũi, thân quen nhưng không kém lãng mạn được khắc họa bằng những ca từ: “Mặt trời lên đâu phải hết sương mù/ Những bóng mây đen vẫn còn đây đó/ Chiến sĩ an ninh ngày đêm còn gian khổ/ Ôi nụ hoa, nụ hoa bên trời vời vợi chiều xa lung linh xinh tươi/ Nghe mùa xuân mùa xuân dâng đời...”. Lời ca nồng nàn trên nền nhạc cồng chiêng trầm hùng, lách cách tre nứa, như róc rách tiếng suối chảy, tiếng chim hót, âm vang đâu đây đại ngàn Tây Nguyên. Ngay trong năm 2012, bài hát trở thành 1 trong 10 tác phẩm âm nhạc xuất sắc nhất viết về ngành công an được Bộ Công an trao giải thưởng. Đặc biệt, ca khúc được đánh giá là một trong số ít bài hát về ngành công an viết về vùng đất Tây Nguyên, mang âm hưởng dân gian phát triển âm nhạc truyền thống các dân tộc thiểu số bản địa.

Cũng vào những ngày này, con trai của nhạc sĩ Đình Nghĩ là tài năng âm nhạc nhỏ tuổi Nguyễn Đình Phúc (13 tuổi) vừa đoạt HCV độc tấu Piano - là HCV duy nhất trong Liên hoan “Giai điệu tuổi hồng” do Bộ GD-ĐT phối hợp cùng Bộ VH-TT-DL và TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức. Được biết, tham dự Liên hoan “Giai điệu tuổi hồng” dành cho các “mầm non” nghệ thuật là học sinh phổ thông lần này, đoàn Lâm Đồng đã trình diễn 6 tiết mục ca múa nhạc đặc sắc và đã mang về 1 HCV, 1 giải A, 1 giải B và 3 giải C. Riêng Pianist Nguyễn Đình Phúc đã từng đoạt giải thưởng danh giá và là tiết mục suất sắc nhất được chọn công diễn tại Liên hoan đàn Piano kỹ thuật số dành cho giáo viên và học sinh tiểu học, THCS lần thứ I do Bộ GD- ĐT tổ chức khi cậu bé mới 10 tuổi.

QUỲNH UYỂN

Hai cha con cùng đoạt giải thưởng âm nhạc TW(XEM TIẾP TRANG 12)

° Cha luôn là người thầylớn nhấtgiúp conphát triểntài năng.

N ăm 2015 kỷ niệm 250 năm Ngày sinh đại thi hào Nguyễn Du, ta lại nhớ đến bài thơ “Kính gửi cụ Nguyễn

Du” của nhà thơ Tố Hữu viết năm 1965 cách đây 50 năm khi nhà thơ vào tuyến lửa Quân khu IV. Cũng năm đó thế giới kỷ niệm 200 năm Ngày sinh của tác giả Truyện Kiều bất hủ. Thật lạ, tên của bài thơ trang trọng như một lời đề từ: “Kính gửi cụ Nguyễn Du” của một lớp hậu thế với một bậc tiền nhân, trong mạch cảm hứng tri ân sâu sắc: “Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân/ Bâng khuâng nhớ cụ thương thân nàng Kiều”. Bài thơ có cả không gian địa lý, và thời gian của tâm trạng viết theo thể thơ lục bát trong đó trích dẫn một số câu trong Truyện Kiều gắn với tâm thế và bối cảnh của xã hội hiện tại. Đó cũng là một lối tập Kiều theo kiểu mô phỏng lời thơ Truyện Kiều, cũng là mối giao cảm của thi nhân: “Tiếng thơ ai động đất trời”. Ta lại càng hiểu thêm mối tơ duyên của bút hiệu Tố Như và bút danh Tố Hữu. Chỉ một câu thơ mà nhà thơ Tố Hữu đã dựng lại một loạt nhân vật phản diện trong Truyện Kiều: “Gớm quân Ưng Khuyển ghê bầy Sở Khanh”.

Đọc lại những bài thơ viết về đại thi hào Nguyễn Du và Truyện Kiều ta thấy mỗi thi sĩ từ những trải nghiệm sống của mình đều có những tâm trạng, nỗi niềm riêng nhưng tất thảy đều có sự đồng vọng, đồng cảm, đồng tình của người xưa với người nay như nhà thơ Tố Hữu đã viết: “Mai sau dù có bao giờ/ Câu thơ thưở trước

đâu ngờ hôm nay”. Và đặc biệt là nỗi lòng trắc ẩn, tiếng thơ thảng thốt với nhân vật Thúy Kiều: “Đau đớn thay phận đàn bà/ Hỡi ôi thân ấy biết là mấy thân” (Tố Hữu). Nhà thơ Trần Mạnh Hảo đã dựng lại một không gian tâm trạng của “Đêm viết Kiều”: “Đêm đặc thành thỏi mực/ Tiếng vạc mài nghiên/ Từng giọt, từng giọt máu đêm/ Nhỏ xuống Thúy Kiều”. Số phận, thân phận Thúy Kiều đã ám ảnh thi sĩ: “Ta nhờ vãi Giác Duyên ngồi gác/ Đón em về từ cuối màn sương”. Nhà thơ đã hóa thân thành Nguyễn Du trong đêm viết Kiều dồn nén lại bao cung bậc, dựng lại bao khung cảnh, cám cảnh của: “Phải ta đã cùng em mười lăm năm đất Bắc/ Gió bấc ăn dần từng mái tranh/ Đêm mọt kêu rụng tóc”. Nhà thơ Trương Nam Hương trong “Tâm sự nàng Thúy Vân” lại hóa thân thành nhân vật Thúy Vân để tâm sự cùng chị Thúy Kiều. Đây cũng là một tứ thư độc đáo: “Chị yêu lệ chẳng đã đành/ Chớ em nước mắt đâu dành chàng Kim” để: “Em thành vợ của chàng Kim/ Ngồi ru nước mắt tượng hình chị trao”. Đó là một bi kịch mà nhiều nhà sân khấu đã khai thác nhưng trong thơ chính là những cung bậc tâm tình, tâm cảm: “Là em nghĩ vậy thôi, Kiều/ Sánh sao đời chị ba chiều bão giông” với sự vị tha bao dung của người con gái Việt lấy từ cốt truyện của “Thanh Tâm tài nhân”. Đó cũng chính là bút pháp thơ tài tình, sự trắc ẩn cảm thông của thi hào Nguyễn Du. Nhà thơ Lý Hoài Xuân trong bài “Gặp Nguyễn Du ở bãi biển

Nhật Lệ” đã viết: “Trong giấc mơ tôi gặp ông” khi mà: “Nỗi buồn thi nhân lớn hơn nỗi buồn ông Cai Bạ”. Cuộc đời của thi nhân là một chuỗi thăng trầm để cuối cùng: “Tố Như thật khó hiểu/ Để lại cho đời cả núi thơ mà không để lại bức chân dung nào”. Câu hỏi đó của Lý Hoài Xuân cũng là nỗi trăn trở trong lòng chúng ta. Vì thế bài thơ “Bên mộ cụ Nguyễn Du” của nhà thơ Vương Trọng đã có sự đồng cảm sâu sắc với bạn đọc: “Tưởng là phận bạc Đạm Tiên/Ai ngờ cụ Nguyễn Tiên Điền nằm đây”. Bây giờ thì khu mộ của Nguyễn Du đã xây lại khang trang, những ngày đó Vương Trọng đến vẫn còn cảnh: “Cụ cùng thập loại chúng sinh nằm kề”. Trong tuyệt tác Truyện Kiều nhiều lần Nguyễn Du viết về thiên nhiên lấy cảnh để tả

tình, với những câu thơ đặc sắc làm phong phú thêm vẻ đẹp của Tiếng Viết. Vì thế mà nhà thơ Vương Trọng đã khái quát một phẩm chất thi sĩ trong hồn cốt của đại thi hào “Trái tim lớn giữa thiên nhiên”.

Đọc lại những bài thơ viết về Nguyễn Du, các nhà thơ tô đậm về thân phận cuộc đời lắm thâm trầm của ông. Đau đời sâu sắc để có sự cảm thông lớn lao của chủ nghĩa nhân văn, nhân đạo không chỉ của riêng mình mà rộng ra mang dấu ấn của cả thời đại. Đó chính là nỗi niềm của nhà thơ Võ Văn Trực trong bài: “Trước trang thơ Nguyễn Du”: “Tiếng nàng như giọt máu rơi/ Lật nghiêng trang sách chói ngời nỗi đau”, Nguyễn Du không chỉ nổi tiếng ở Truyện Kiều mà thơ chữ Hán của ông cũng là những viên gạch

quý như: “Bắc Hành, Tạp Lục” trong lần đi sứ Phương Bắc. Có lẽ cội nguồn: Quê vợ ở Thái Bình, quê cha Hà Tĩnh và những năm tháng sống ở quê mẹ Kinh Bắc, hồn quê, hồn dân ca Việt đã ngấm vào ông như một mạch nguồn tinh hoa văn hóa Việt. Đặc biệt là làng Tiên Điền - Cái làng quê nghèo, thiên nhiên khắc nghiệt mà Yến Thanh đã viết trong “Lục bát Tiên Điền”: “Làng tôi củ lạc thắt ngang/ Quả dưa buộc dọc cho chàng đi thi” đã hội tụ trong thi nhân cái quyết chí của tinh thần hiếu học, coi trọng chữ nghĩa để làm rạng danh văn chương nước nhà với một Truyện Kiều bất hủ.

Truyện Kiều đã đi vào lòng dân tộc đã biến thể sang các hình thức sân khấu như trò Kiều và đặc biệt là cả tâm linh. Nhà thơ Anh Thơ trong bài “Bói Kiều” với giọng điệu thơ thủ thỉ tâm tình phảng phất chất đồng quê mộc mạc của một thời xa xưa đồng vọng hiện về: “Cô bói quẻ Kiều bên khóm Cúc/ Phòng riêng đêm ấy nở hoa đèn”. Mới biết Truyện Kiều có biết bao cung bậc, bao linh nghiệm như là một điểm tựa của đời sống tinh thần và cao hơn đó là sự giao cảm từ trong sâu thẳm cõi người. Nhà thơ Trần Nhuận Minh trong một lần đi thăm Trung Quốc đã tìm đến những địa danh mà ngày xưa Nguyễn Du đã qua để bâng khuâng với một tâm trạng “Đến đâu con cũng gặp người/ Xin dâng chén rượu giữa trời Trung Hoa”. Và ông bỗng nhận ra sức sống muôn đời của Truyện Kiều: “Cỏ cây thành lũy khác rồi/ Hoàng Hà đã cạn, thơ người vẫn sâu”. Đứng lặng bên sông Tiền Đường - Con sông của số phận chạy dọc Truyện Kiều với bao vơi đầy, bao thẳm sâu nước xiết, bao trắc trở...

Tiếng thơ ai động đất trờiª NGUYỄN NGỌC PHÚ

° Tác giả bên sách Kiều.

cười nghiêng ngửa/ Chúng muốn xô ta vào phận tôi đòi…” .

Đó chính là lý do khiến nhà thơ dấn thân tranh đấu. Năm 1968, trong số những bài thơ vọng theo các chiến thắng của quân cách mạng, bài thơ “Gửi về mặt trận” viết trong Trại thẩm vấn hỗn hợp Việt Mỹ (Đà Nẵng) khi vừa mới bị bắt, đã thể hiện niềm hân hoan ấy: “Lớp lớp quân đi rừng nín thở/ Căm hờn rực pháo núi nghiêm trang/ Sông dài sắp sẵn chồm lên với/ Tiếng thét xung phong trận mở đường”. Cũng thời gian ấy, Phan Duy Nhân viết bài thơ “Không đề” nhưng thực chất là lá thư gửi nhân sinh nhật con gái đầu lòng, thể hiện niềm tin cách mạng: “Ba đi dưới ngọn cờ hồng/ Lòng ba vòi vọi muôn trùng nước non…”.

“Thư nhà” là bài thơ tác giả viết vào mùa xuân 1969 khi đang bị cầm tù ở Côn Đảo, là tâm sự một người cha, người chồng bị đế quốc cầm tù, với bao nhiêu yêu thương đau đáu, cuối cùng là một niềm tin diệu vợi: “Sẽ về, để nắm chặt tay nhau/ Để nhìn đăm đắm vào trong mắt/ Xem có ngời vui những ánh sao?”…

Về sau này, trong các năm 2005-2008, nhà thơ Phan Duy Nhân có những bài thơ khá thú vị, như “Những vần thơ gửi qua tin nhắn”, gửi cho nhà thơ Đông Trà. Những lá thư thơ phần lớn chỉ 4 câu, nhưng đong đầy kỷ niệm, đong đầy tâm tình, đong đầy suy tư… Ở đó có những câu thơ rất hay: “Thức dậy vầng trăng vừa biến mất/ Ai đâu tìm mộng giữa ban ngày/ Lòng

7 CUOÁI TUAÀN Ngaøy 21 - 11 - 2015 Vaên hoùa - ngheä thuaät

Các nhà nước phong kiến Việt Nam thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (TIẾP THEO)

“Hồi đầu dựng nước, đặt đội Hoàng Sa gồm 70 người, lấy dân xã An Vĩnh sung vào, hàng năm đến tháng 3 đi thuyền ra đảo, độ ba ngày đêm thì đến, thu lượm hóa vật, đến tháng 8 trở về nộp. Lại có đội Bắc Hải mộ dân ở phường Tứ Chính ở Bình Thuận hoặc xã Cảnh Dương sung vào, được lệnh đi thuyền ra các vùng Bắc Hải, Côn Lôn thu lượm hóa vật. Đội này cũng do đội Hoàng Sa kiêm quản”.

Theo Đại Nam Thực Lục Chính Biên, bộ sử ký do Quốc sử quán triều đình nhà Nguyễn soạn, viết về các đời vua nhà Nguyễn, phần viết về các đời vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị được soạn xong năm 1848, ghi sự kiện Gia Long chiếm hữu các đảo Hoàng Sa năm 1816, sự kiện Minh Mệnh cho xây miếu, dựng bia trồng cây, đo đạc, vẽ bản đổ các đảo này.

Quyển 52: “Năm Bính Tý, niên hiệu Gia Long thứ 15 (1816)... Vua phái Thủy quân và đội Hoàng Sa cưỡi thuyền ra Hoàng Sa để thăm dò đường thủy”.

Quyển 154: “Tháng sáu mùa hạ năm Ất Mùi, Minh Mệnh thứ 16 (1835)... dựng đền thờ thần (ở đảo) Hoàng Sa thuộc Quảng Ngãi, Hoàng Sa ở hải phận Quảng Ngãi, có một

chỗ nổi cồn cát trắng, cây cối xanh um, giữa cồn cát có giếng, phía Tây Nam có miếu cổ, có tấm bài khắc bốn chữ “Vạn lý Ba Bình”. Cồn Bạch Sa chu vi 1.070 trượng, tên cũ là

Phật Tự Sơn, bờ đông, tây, nam đều đá san hô thoai thoải uốn quanh mặt nước. Phía bắc, giáp với một cồn toàn đá san hô, sừng sững nổi lên, chu vi 340 trượng, cao 1 trượng 3 thước, ngang với cồn cát, gọi là Bàn Than Thạch. Năm ngoái vua toan dựng miếu, lập bia ở chỗ ấy, nhưng vì sóng gió không làm được. Đến đây mới sai cai đội thủy quân Phạm Văn Nguyên đem lính và Giám thành cùng phu thuyền hai tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, chuyên chở vật liệu đến dựng miếu (cách tòa miếu cổ 7 trượng). Bên tả miếu dựng bia đá; phía trước miếu xây bình phong. Mười ngày làm xong rồi về”.

Quyển 165: “Năm Bính Thân, niên hiệu Minh Mệnh thứ 17 (1836), mùa xuân, tháng giêng, ngày mồng 1...

Bộ Công tâu: cương giới mặt biển nước ta có xứ Hoàng Sa rất là hiểm yếu. Trước kia, đã phái vẽ bản đồ mà hình thể nó xa rộng mới chỉ được một nơi, cũng chưa rõ ràng. Hàng năm, nên phái người đi dò xét cho khắp để thuộc đường biển.

Từ năm nay trở về sau, mỗi khi đến hạ tuần tháng giêng, xin phái thủy quân và vệ Giám thành đáp một chiếc thuyền ô, nhằm thượng tuần tháng hai thì đến Quảng Ngãi, bắt hai tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định thuê bốn chiếc thuyền của dân, hướng dẫn ra đúng xứ Hoàng Sa, không cứ là đảo nào, hòn nào, bãi cát nào; khi thuyền đi đến, cũng xét xem xứ ấy chiều dài, chiều ngang, chiều cao, chiều rộng, chu vi, và nước biển xung quanh nông hay sâu, có bãi ngầm, đá ngầm hay không, hình thể hiểm trở, binh dị thế nào, phải tường tất đo đạc, vẽ thành bản đồ. Lại xét ngày khởi hành, từ cửa biển nào ra khơi, nhằm phương hướng nào đi đến xứ ấy, căn cứ vào đường đi, tính ước được bao nhiêu dặm. Lại từ xứ ấy, trông vào bờ biển, đối thẳng vào là tỉnh hạt nào, phương hướng nào, đối chênh chếch là tỉnh hạt nào, phương hướng nào, cách bờ biển chừng bao nhiêu dặm. Nhất nhất nói rõ, đem về dâng trình”. (CÒN NỮA)° Học sinh Đà Lạt hướng về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ảnh: THANH TOÀN

Phan Duy Nhân là bút hiệu của một nhà thơ hết sức quen thuộc không chỉ đối với sinh viên trí thức Huế mà còn đối với bạn đọc miền Nam những năm

60 của thế kỷ trước. Nhà thơ tên thật là Phan Chánh Dinh (Nguyễn Chính), sinh năm 1941, quê xã Triệu Ái, Triệu Phong, Quảng Trị, trưởng thành trong phong trào đấu tranh yêu nước của sinh viên Huế và phong trào đô thị miền Nam.

Những bài thơ đầu tiên của Phan Duy Nhân được viết lúc tác giả mới 15 tuổi, những bài thơ đó hoàn toàn vô nhiễm trước những day dứt cuộc đời mà chỉ vài năm sau, anh sẽ dấn thân rất sâu vào nó. Nhưng những bài thơ đầu tiên đó, được in trên các tập san yêu nước, đã hé lộ tài năng cho mọi người nhận ra, và cũng bộc lộ khuynh hướng dấn thân đấu tranh cho độc lập tự do của Tổ quốc từ rất sớm của anh. Từ năm 1960, anh vừa học đại học ở Huế, vừa đi dạy, vừa tham gia sáng lập Hội Liên hiệp Thanh niên Sinh viên - Học sinh Giải phóng và là hội viên của Hội Văn nghệ Giải phóng Trung - Trung bộ (1965), là thành viên nòng cốt của nhóm Việt Nam - Việt Nam. Lúc bấy giờ, thơ anh xuất hiện nhiều trên các tạp chí Bách Khoa, Văn học, Văn, Sinh viên Huế… Năm 1968, anh bị bắt giam ở Côn Đảo cho đến 1974 mới được trao trả. Sau ngày hòa bình, anh tiếp tục tham gia cách mạng, từng giữ trách nhiệm Quyền Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ…

Từ năm 1964, anh đã chuẩn bị bản thảo cho tập thơ đầu tay “Ngậm ngãi tìm trầm” nhưng bởi nhiều lý do không xuất bản được. Năm 2015, những người bạn đã tập hợp một phần trong di sản có thể lên đến trên 600 bài thơ đã thất lạc phần nhiều của anh, in thành tập sách “Phan Duy Nhân - Thơ và Đời”.

Sách chia làm 2 phần. Phần “Thơ”, in lại 150 bài thơ trải dài qua các thời kỳ sáng tác của nhà thơ. Phần “Đời”, in lại một số bài viết của anh trong cương vị là cán bộ phụ trách công tác tôn giáo của Chính phủ và các bài viết của bạn bè, anh em đã từng sống với anh, hoạt động cùng anh…

Thơ Phan Duy Nhân, xuyên suốt trong 150 bài thơ, là một dòng chảy thắm thiết,

Những “lá thư” thơ của Phan Duy Nhânª HỒ ĐĂNG THANH NGỌC

có lúc ngược xuôi day dứt hoài niệm, có lúc ngập tràn lòng nhiệt huyết sục sôi, song tất cả đều hòa chung một dòng chảy của một giọng thơ đầy suy tư…

Khá đặc biệt là trong 150 bài thơ này, có một số bài được viết dưới dạng tâm tình như là những lá thư. Những bài thơ “lá thư” phản ánh khá rõ hoạt động yêu nước của thi sỹ.

Lá thư đầu tiên, bài thơ “Thư cho mẹ và chị” viết tại Huế tháng 3/1962, là một bài thơ hay mà suốt hơn nửa thế kỷ xuất hiện, nó đã lay động và vẫn còn lay động người đọc. Người ta nhận ra rằng, “trong khoảnh khắc viết bài thơ trên, anh đích thực đã là một thi sỹ, không cần thêm một lý lịch nào nữa” (Phạm Tấn Hầu). Khi Tạp chí Sông Hương xuất bản số đặc biệt đầu tiên, Ban biên tập đã chọn bài thơ này để giới thiệu trong chùm “Thơ Huế ngày ấy”. Bài thơ cho thấy ở tuổi 21, Phan Duy Nhân đã đau đớn đến độ nào khi sống trong bối cảnh chiến tranh dai dẳng trên quê hương, thân phận con người mông lung không biết về đâu, những tâm hồn mỏi mệt và ủ dột: “Đầy nước mắt đi trong chiều biển động/ Thân san hô sóng vỗ một đời tròn”; “Ngã bảy ngã ba hẹn hò bè bạn/ Áo cơm nhau nhờ vả đến bao giờ/ Xương từng ống hút dần theo lũ quạ”…

Một lá thư khác, bài thơ “Thư cho mẹ” viết đầu năm 1964, cũng đầy dấu hỏi trăn trở: “Một đời con viễn vọng/ Biết bao giờ mới thôi… Men theo dòng số phận/ Có tìm ra tương lai?... Lòng con giờ đã vậy/ Biết mẹ buồn hay không?”

Nhưng chỉ vài tháng sau, mùa hè 1964, chàng thi sỹ ấy đã thoát khỏi sự ủ dột mê mệt, ngôn ngữ thơ lúc ấy bỗng mạnh mẽ, quyết liệt, phong thái của một người đã dấn thân vào thời kỳ hoạt động yêu nước sôi nổi. “Thư gửi các bạn sinh viên” đầy những lời nhiệt huyết, truyền cảm hứng của một người đi trước: “Nỗi căm hờn sôi trong tuổi trẻ/ Trong mắt anh trong tiếng chị kêu gào/ Trong vỗ tay cười trước nỗi thương đau/ ta bừng giận sóng xô trời biển dậy…”. Bài thơ cũng lên tiếng hiệu triệu: “Ta đứng lên thề chẳng đội trời chung/ Điểm từng mặt, vạch từng tên mỗi đứa/ Bán nước cầu vinh tiếng

ta như thể dòng sông cạn/ Mong thủy triều lên kịp tối nay”…

Còn rất nhiều bài thơ dưới dạng “lá thư” như thế trong thơ Phan Duy Nhân. Đó là một nét khá thú vị khi đọc thơ của thi sỹ. Nhưng suy cho cùng, bài thơ nào mà chẳng để cho nhà thơ nhắn gửi đến một ai đó những tâm tư tình cảm của mình, nhất là một nhà thơ luôn ăm ắp nồng nàn suy tư như Phan Duy Nhân. Ví như bài “Tự tình với Huế”, cũng là “lá thư” gửi cho ai đó đấy chứ: “Mỗi lần về Huế rồi xa Huế/ Anh cứ rưng rưng nỗi tạ từ/ Đâu chỉ chia tay cùng kỷ niệm/ Nồng nàn trong Huế vẫn em xưa…”.ª

ª PHẠM QUỐC CA

Mùa dã quỳMùa rạo rực loài hoa báo nắng Mùa đất yêu trời Thấp thoáng xuân san

Hồn như rượu Em về dự Hội Lộng gió sân bay một biển hoa vàng.

Lời hay - Ý đẹp

Ăn quả nhớ kẻ trồng câyCó danh có vọng nhớ thầy khi xưa.

TỤC NGỮ VIỆT NAM

TS (Tổng hợp)

8 CUOÁI TUAÀN Ngaøy 21 - 11 - 2015 DU LÒCH

Dấu son mới trên bản đồ du lịch Việt Những bãi biển đẹp kéo dài,

thời tiết ấm áp quanh năm, cảnh quan thơ mộng cùng nhiều di tích văn hóa - lịch sử, Bình Thuận là điểm đến hấp dẫn đối với nhiều du khách trong và ngoài nước. Mấy năm nay, GDP Bình Thuận luôn tăng trưởng 2 con số, năm 2014 GDP Bình Thuận tăng 27%, tăng trưởng du lịch nội địa là 15,34%, doanh thu từ hoạt động du lịch tăng 15,67%... Du lịch Bình Thuận dù sinh sau đẻ muộn, nhưng tiềm năng rất lớn. Người ta đã thống kê 18 điểm độc đáo của du lịch Bình Thuận mà không ở đâu có, với đồi cát bay tạo nên sự thay đổi hình dạng tự nhiên nhiều nhất, là nơi khai sinh ra resort, được ví như “thủ đô resort” và là nơi có số lượng resort nhiều nhất Việt Nam… Bình Thuận có Hải Đăng Kê Gà - ngọn Hải Đăng xưa và cao nhất Việt Nam, có từ năm 1899; Chùa Phật Quang được xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ 18 - là thời điểm những người Việt đầu tiên đến vùng đất Phan Thiết - Bình Thuận, có bộ kinh Pháp Hoa khắc trên gỗ thị đỏ từ thời Lê Trung Hưng - được xem là ngôi chùa cổ nhất ở Phan Thiết… Các sự kiện quốc tế, lễ hội nổi tiếng như: thuyền buồm, lướt ván, khinh khí cầu… đã đưa thương hiệu Bình Thuận trở thành điểm đến được ưa chuộng.

Qua 20 năm phát triển, từ những làng chài yên bình bên biển xanh, Mũi Né - Bình Thuận đã trở thành điểm đến hấp dẫn, được du khách khắp nơi gọi là “Thiên đường nghỉ dưỡng”, với bức tranh hữu tình tuyệt đẹp do thiên nhiên ban tặng, những bãi cát

Bình Thuận trong hành trình“Một kỳ nghỉ - 3 điểm đến”

ª NHẬT QUÂN

Ngày 24/10/1995, hiện tượng Nhật thực toàn phần có thể thấy rõ ở thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận đã thu hút hàng trăm nghìn du khách quốc tế và nội địa cũng như các nhà khoa học đến chiêm ngưỡng, khám phá vùng đất còn nhiều nét hoang sơ này. Kể từ ngày đó, cái tên Bình Thuận - mảnh đất cuối dải miền Trung, giáp ranh với Đông Nam bộ - trở nên nổi tiếng trên bản đồ du lịch của Việt Nam và thế giới. Và ngày 24/10 hàng năm trở thành ngày Du lịch Bình Thuận.

dài tạo nên những con sóng miên man xô bờ… Mũi Né còn đậm đà hương vị của rất nhiều món ăn từ nguồn hải sản phong phú, đa dạng và nổi tiếng bổ dưỡng. Nhiều công trình, di tích lịch sử, cùng với nền văn hóa đa dạng và đầy bản sắc của nhiều dân tộc: Kinh - Chăm - Hoa… gắn với các lễ hội truyền thống như: Nghinh Ông, Cầu Ngư, Kate… Mũi Né còn thu hút được rất nhiều du khách

với các loại hình thể thao biển độc đáo, như bay dưới cái nắng chói chang cùng dù lượn, quyết liệt với những cuộc đua thuyền buồm, hào hứng với các môn lướt ván, thỏa sức chinh phục độ cao với khinh khí cầu… Ngoài ra, du khách còn có thể thử sức với sân golf trên cát, khám phá lâu đài rượu vang… Đi đôi với những loại hình dịch vụ giải trí, nơi đây còn làm bạn hài lòng với những dịch

vụ chăm sóc sức khỏe: spa, tắm bùn khoáng nóng, massage dược liệu, dưỡng sinh, thiền…

Tam giác du lịchTp.Hồ Chí Minh - Lâm Đồngvà Bình ThuậnTp.Hồ Chí Minh - Lâm Đồng

và Bình Thuận từ lâu được xem là 3 đỉnh của một tam giác du lịch. Thấy được tiềm năng và cơ hội liên kết cùng phát triển, năm 2007, 3 địa phương đã ký liên kết tam giác phát triển du lịch Tp. Hồ Chí Minh - Lâm Đồng - Bình Thuận để tạo ra sản phẩm đặc trưng: Chợ Bến Thành - Hoa Đà Lạt - Biển Mũi Né. Tp.HCM hiện nay đang là trung tâm du lịch lớn của cả nước, thu hút mỗi năm hàng triệu du khách quốc tế đến tham quan, nghỉ dưỡng và mua sắm. Trong liên kết tam giác phát triển du lịch, Tp.HCM đóng vai trò đầu tàu đưa khách đến với Lâm Đồng và Bình Thuận với mức độ tăng trưởng đều đặn. Thời gian qua, việc nâng cao năng lực của các doanh nghiệp lữ hành tại Đà Lạt - Lâm Đồng cũng đã góp phần phát triển các tour du lịch từ Lâm Đồng đến Tp.HCM, Bình Thuận và các địa phương lân cận… Du khách từ Tp.HCM và các tỉnh miền Đông đến Lâm Đồng chiếm 50% tổng lượng khách, còn Bình Thuận đón được 80% lượng

khách từ các địa phương này.Trong bối cảnh hợp tác quốc

tế ngày càng sâu rộng, ngành du lịch có những thách thức không nhỏ. Việc liên kết giữa các vùng, các địa phương, các doanh nghiệp là yếu tố tất yếu để khai thác hợp lý nguồn tài nguyên du lịch, phát huy lợi thế và nâng cao năng lực cạnh tranh của từng địa phương. Qua chương trình liên kết phát triển du lịch, các doanh nghiệp lữ hành đã xây dựng và thực hiện các tour tuyến du lịch kết nối 3 địa phương với các sản phẩm đa dạng mang nét đặc trưng riêng của từng địa phương gắn với lễ hội truyền thống và văn hóa của mỗi địa phương. Thể hiện tính đúng đắn và thành công của chương trình liên kết, qua đó, thúc đẩy các chương trình liên kết du lịch mới của từng địa phương với các tỉnh thành khác trong khu vực và các vùng miền khác nhau trên cả nước.

Sự ra đời của Kế hoạch hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2013 - 2020 định hướng cho các địa phương nói chung và tam giác du lịch nói riêng phát triển du lịch xanh và bền vững, có vị trí tương đương với các quốc gia và khu vực Đông Nam Á, đưa du lịch thực sự là chìa khóa của kinh tế, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế, xã hội chung của cả nước.ª

Ông Ngô Minh Chính - Giám đốc Sở VH-TT&DL Bình Thuận: Đứng ở góc độ chính quyền, chúng tôi mong muốn được nghe những góp ý về những điểm du lịch Bình Thuận chưa làm được và cần phải làm để du lịch phát triển bền vững. Chúng tôi khẳng định, muốn có du khách nhiều thì điều đầu tiên phải đầu tư hạ tầng giao thông để có điều kiện thu hút du khách. Vì vậy, Chính phủ đồng ý cho Bình Thuận năm 2016, đầu tư đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết và phấn đấu năm 2018 đưa vào sử dụng để giải quyết giao thông đường bộ; năm 2017, Bình Thuận sẽ khai thác cảng nước sâu để đón du khách bằng đường biển; hiện nay, Bình Thuận đã khởi công sân bay Phan Thiết và thúc đẩy tiến độ đầu tư nhanh chóng để đưa vào khai thác năm 2018.

Ông Nguyễn Văn Mỹ - Giám đốc Cty dã ngoại Lửa Việt: Ngày 24/10/1995, tôi đưa 108 du khách ra Bình Thuận xem nhật thực. Lúc đó, Bình Thuận chỉ có 2 khách sạn để chứa khách. Từ đó đến nay, Bình Thuận có sự phát triển đáng kể ở mức 2 con số… Nhưng, Bình Thuận cần quy hoạch bản đồ du lịch, cân đối số hạng khách sạn, khách sạn 3 sao rất ít - resort lại rất nhiều; cân bằng các loại hình du lịch, nên phát triển cả du lịch sinh thái và rừng - thay vì chỉ chú trọng du lịch biển đảo; đồng thời, phải thận trọng với thị trường khách Nga và khách Trung Quốc, vì đây là hai thị trường khách không bền vững và sự xuất hiện của đối tượng khách này đang làm giảm lượng khách khác đến từ châu Âu…

Ông Nguyễn Minh Quyền - Giám đốc Trung tâm FPT của Cty Du lịch Bến Thành phụ trách khối lữ hành của các chi nhánh: Lâm Đồng và Bình Thuận là 2 điểm đến của khách nội địa, trong khi Tp.HCM là điểm đến của khách quốc tế. Bình quân mỗi năm Bến Thành đưa khoảng 18-20 ngàn du khách đến Đà Lạt. Bến Thành mong muốn liên kết với các cơ sở lưu trú, các dịch vụ đầu vào ở Đà Lạt để tránh được việc tính giá theo mùa vụ - không ổn định và thiếu sự chủ động. Chúng tôi mong mỗi năm Đà Lạt có cách bài trí mới mẻ hơn, sinh động hơn, phong phú hơn, quy mô hơn… để du khách đến xứ hoa thấy ý nghĩa hơn...

Ông Hà Văn Siêu - Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục Du lịch: Tour du lịch liên kết khai thác được thế mạnh của 3 địa phương, đã đạt được nội dung liên kết trước tiên là sản phẩm du lịch. Liên kết phải thiết thực để các bên liên kết đều nhận được lợi ích và phải phát huy được thế mạnh của nhau, lấy thế mạnh của bạn để bổ sung cho thế mạnh của mình. Liên kết phải ngày càng gia tăng, phải rộng hơn, nhiều hơn (liên kết +), thu hút được nhiều người tham gia vào cuộc chơi - vào sân chơi du lịch để phát triển du lịch bền vững. TIỂU VÂN (ghi)

° Ảnh trên:

Lâu đài rượu vang - điểm đến

mới ở Bình Thuận.

° Ảnh dưới:

Tháp Po Sah Inư

có vai trò quan trọng trong kiến trúc tháp

Chăm ở Bình Thuận.

9 CUOÁI TUAÀN Ngaøy 21 - 11 - 2015 gia ñình - ñôøi soáng

V óc người gầy gò, nét mặt hiền lành với cặp kính cận và nụ cười luôn hiển hiện trên gương mặt là những

ấn tượng đầu tiên mà chúng tôi cảm nhận được ở thầy giáo Võ Duy Quang. Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Đồng Nai (Chuyên ngành Cao đẳng Sư phạm tiểu học, Khoa Giáo dục đặc biệt), điều thôi thúc thầy Quang trở về vùng đất Nam Tây Nguyên giảng dạy là vì thầy đã từng học tập và trưởng thành từ Trường Khiếm thính Lâm Đồng. Trở về trường cũ giảng dạy, thầy Quang phụ trách môn ngôn ngữ ký hiệu. Khác với những thầy cô khác, sợi dây liên kết lớn nhất giữa thầy Quang và các em học sinh chính là sự đồng cảm. Thầy Quang là một người khiếm thính từ nhỏ, vậy nên, trong mỗi tiết học của thầy tuy chỉ có tiếng của những trẻ khiếm thính và các động tác về ngôn ngữ hình thể, nhưng tiết học lại rất sinh động, lôi cuốn. Các em học sinh ở lớp khiếm thính do thầy giảng dạy tiếp thu được bài học tốt hơn. Đó

cũng là điều dễ hiểu, bởi lẽ, với một người có hoàn cảnh tương tự như Quang mới thấu hiểu được suy nghĩ của những học sinh đặc biệt này. Sự đồng cảm đó đã khiến trái tim của thầy giáo trẻ thêm yêu thương các em. Qua ngữ điệu trên môi, qua ngôn ngữ của những dấu tay, em Nguyễn Thị Thủy Tiên, học sinh lớp 3 Trường Khiếm thính Lâm Đồng, chia sẻ: Khi được cô hiệu trưởng thông báo trường sẽ có thầy giáo mới về giảng dạy và thầy cũng là người khiếm thị thì chúng em rất hồi hộp, mong đợi. Khi được trực tiếp học tập với thầy Quang, em rất thích bởi cách dạy của thầy rất dễ tiếp thu và thầy cũng gần gũi với chúng em. Em muốn học thật giỏi để sau này có thể trở thành giáo viên truyền đạt kiến thức của mình cho học sinh khuyết tật giống như thầy Quang”.

Được Ban Giám hiệu nhà trường nhận về giảng dạy vào năm 2014, thầy Quang đã được nhiều học sinh yêu mến bởi cách dạy, cách giao tiếp gần gũi và nhiệt tình. Bà Nguyễn Thị Nhàn,

“Người đưa đò” đặc biệtª PHAN NHÂN

Chuyên mục Thanh niên ([email protected])

Câu chuyện về người thầy khiếm thính Võ Duy Quang (27 tuổi, giáo viên Trường Khiếm thính Lâm Đồng) là một hành trình dài của nghị lực và khát vọng vươn lên. Bằng cả nhiệt huyết và sự thông hiểu của mình, thầy đã tiếp thêm nghị lực để các học trò khiếm thính thêm tự tin, dám ước mơ và thực hiện mơ ước...

Hiệu trưởng Trường Khiếm thính Lâm Đồng, cho biết: “Ngoài những giờ giảng dạy trên lớp, thời gian rảnh vào buổi tối, thầy Quang cũng là gương mặt thân quen, là người bạn đồng hành khi giúp các em học cách chơi cờ vua; cùng đọc sách, giải thích ý nghĩa của cuốn sách cho các em, hay hướng dẫn các em làm bài tập về nhà… Nhờ đó, thầy và trò càng thêm hiểu nhau và có sự đồng cảm, chia sẻ. Còn với thầy Quang, được trở về để giảng dạy tại ngay chính ngôi trường mình đã từng học tập là một điều hạnh phúc. Hạnh phúc không chỉ bởi mình được làm việc với chính những người đã truyền dạy kiến thức cho mình mà còn vì sự đồng cảm với các em khiếm thính. “Hơn ai hết, tôi hiểu sự mặc cảm, tự ti của các em về khiếm khuyết của mình. Do đó, trước khi dạy kiến

thức, tôi truyền cho các em sự tự tin, lòng nhiệt huyết để vượt lên những rào cản về khiếm khuyết của cơ thể” - Quang tâm sự.

Thông qua sự “phiên dịch” của cô tổng phụ trách, những dòng suy nghĩ, chia sẻ của Quang về những khó khăn trong cuộc sống trước đây, về công việc hiện tại, về tình cảm đối với các em học sinh khiến chúng tôi càng thêm nể phục. Khi mới về trường, những ngày đầu cũng khiến Quang rất lo lắng. Bởi lẽ, không biết mình sẽ bắt đầu tiếp cận với các em học sinh như thế nào để có thể truyền dạy cho các em. Thế là, Quang tự đọc thêm sách báo, học hỏi kinh nghiệm của giáo viên đi trước và tìm ra phương pháp dạy học phù hợp. Qua 2 năm công tác tại trường khiếm thính, Quang đã học được rất nhiều điều, không chỉ từ những giáo viên đi trước

mà ngay từ những em học sinh. Trong sự hồn nhiên, ngây thơ của nhiều em là cả một nghị lực to lớn để vươn tới ước mơ của mình. Đây cũng chính là động lực để Quang gắn bó với ngôi trường này, với các em học sinh kém may mắn. Một thời, Quang cũng đã từng sống và học tập như các em và quyết tâm vượt qua biết bao khó khăn, mặc cảm để trở thành nhà giáo!

Với những người khiếm thính, việc hòa nhập với cuộc sống vốn dĩ gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với thầy Quang, những khó khăn đó hoàn toàn có thể khắc phục được nếu bản thân mỗi người có nghị lực vươn lên. Tấm gương của thầy Quang chắc hẳn sẽ trở thành động lực để các em học sinh khiếm thính tiếp bước và hoàn thành những hoài bão của bản thân.ª

° Thầy Võ Duy Quang

dạy ngôn ngữ ký hiệu

cho các em học sinh

khiếm thính.

Theo ghi nhận của Trung tâm Y tế TP Bảo Lộc, đến ngày 31/10/2015, số ca mắc sốt xuất huyết trên toàn thành

phố là 115 ca. So với cùng kỳ năm trước, số ca mắc sốt xuất huyết tăng 111 ca. Ca bệnh xét nghiệm dương tính đầu tiên để xử lý ổ dịch nhỏ nhập viện vào đầu tháng 6 và bắt đầu tăng vào những tháng tiếp theo, cao điểm là vào tháng 8. Điều đáng ghi nhận là không có ca bệnh tử vong vì sốt xuất huyết. Địa phương có số người mắc bệnh sốt xuất huyết nhiều nhất là phường II với 64 ca (đây cũng là phường xuất hiện ổ dịch nhỏ đầu tiên), tiếp đến là phường I, Lộc Sơn. Hiện tại, chỉ duy nhất xã Lộc Thanh là chưa có ca mắc sốt xuất huyết.

Theo ông Phan Sỹ Long, Giám đốc Trung tâm Y tế TP Bảo Lộc, điều đáng lo ngại là sự hưởng ứng của người dân về làm sạch môi trường, loại bỏ các vật chứa nước trong và xung quanh nhà còn hạn chế. Do đó, nếu không có sự chỉ đạo đồng bộ của các cấp chính quyền thì bệnh sốt xuất huyết sẽ tăng cao. Chính vì vậy, ngay khi có ca bệnh đầu tiên xét nghiệm dương tính, Trung tâm Y tế đã tập trung phòng, chống dịch sốt xuất huyết và thành lập Tổ xử lý dịch sốt xuất huyết.

Bên cạnh đó, UBND TP Bảo Lộc cũng đã có văn bản chỉ đạo triển khai việc phòng, chống bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn thành phố.

Với số ca mắc bệnh ngày càng tăng, nhất là tại phường II, Trung tâm Y tế đã tiến hành phun hóa chất 2 đợt trên diện rộng để phòng, chống sốt xuất huyết. Ngay từ ca bệnh đầu tiên của phường II vào tháng 6, Đội Y tế Dự phòng, Trạm Y tế phường II đã cùng với Ban Chăm sóc sức khỏe nhân dân phường II triển khai tuyên truyền, vận động nhân dân làm sạch môi trường để loại bỏ loăng quăng. Đến nay, phường đã xử lý 24 ổ dịch bằng phun hóa chất 2 lần/ ổ trong bán kính 200 mét xung quanh nhà bệnh nhân và xử lý 6 ổ về môi trường, loại bỏ loăng quăng. Tổng số tổ dân phố đã được phun hóa chất phòng, chống sốt xuất huyết là 9 tổ với hơn 3.500 hộ trong vùng được phun hóa chất.

Nhờ triển khai nhiều biện pháp đồng bộ nên từ tháng 9 đến nay, số ca mắc bệnh sốt xuất huyết có chiều hướng giảm. Tuy nhiên, về phía Trung tâm Y tế TP Bảo Lộc và các đơn vị liên quan vẫn tiếp tục duy trì công tác chủ động giám sát các chỉ số côn trùng và xử lý khi các chỉ số côn trùng tăng cao; giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết để kịp thời phun hóa chất diệt muỗi, xử lý ổ dịch và dập dịch trên diện rộng một cách triệt để. Điều quan trọng nhất là nâng cao ý thức của người dân trong việc tích cực thực hiện vệ sinh môi trường, thu gom và loại bỏ các vật phế thải có chứa nước không để muỗi đẻ trứng.ª

Bảo Lộc tăng cường phòng, chống sốt xuất huyết ª ĐÔNG ANH

Từ đầu năm 2015 đến nay, tình hình bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn TP Bảo Lộc tăng đột biến tại một số xã, phường. Ngành Y tế TP Bảo Lộc đã triển khai nhiều biện pháp để phòng, chống dịch bệnh lan rộng.

Thực hiện Chương trình xây dựng “Phường vững mạnh toàn diện” do thành phố Bảo Lộc phát động, đến nay, thành phố Bảo Lộc đã có 4 phường (phường I, phường II, phường Lộc Phát, phường Lộc Sơn) đã được công nhận “Phường văn minh đô thị” và 4 xã (Lộc Thanh, Lộc Châu, Lộc

Nga, Đam B’ri) được công nhận “Xã văn hóa nông thôn mới”.

Theo kế hoạch, vào cuối năm 2015, thành phố Bảo Lộc sẽ xem xét để tiến hành công nhận xã Đại Lào là “Xã văn hóa nông thôn mới” và phường Lộc Tiến là “Phường văn minh đô thị”. TRỊNH CHU

Công đoàn cơ sở Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh Lâm Đồng vừa phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tỉnh, Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng tổ chức chương trình Chung tay cùng Agribank Lâm Đồng hiến máu tình nguyện với chủ đề “Giọt hồng thắm đượm nghĩa tình”. Chương trình diễn ra tại 2 cụm Di Linh, Đà Lạt với sự tham gia của tất cả các Công đoàn cơ sở thành viên trực thuộc. Có 225 đoàn viên, người lao động Agribank và 199 khách hàng, bạn bè, người thân của người lao

động đã cùng hưởng ứng chương trình này. Kết quả, chương trình đã thu được tổng số 311 đơn vị máu.

Ông Đỗ Hoàng Tuấn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Chữ thập đỏ, Phó trưởng ban Chỉ đạo hiến máu tình nguyện tỉnh Lâm Đồng đánh giá cao ý nghĩa của chương trình vì tính chất nhân đạo và sức lan tỏa của “Giọt hồng thắm đượm nghĩa tình”. Agribank đã huy động không chỉ người lao động trong đơn vị mà đã kết nối được khách hàng và người thân của người lao động tham gia. HẢI YẾN

Tổ chức “Giọt hồng thắm đượm nghĩa tình”

Bảo Lộc: 8/11 phường, xã được công nhận“Phường văn minh đô thị” và “Xã văn hóa nông thôn mới”

° Nhữngtình nguyện viên tham giahiến máu.

CUOÁI TUAÀN Ngaøy 21 - 11 - 201510 TOØA SOAÏN - BAÏN ÑOÏC

BẠN CẦN BIẾT:Quy hoạch tổng thể vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Quy hoạch nhằm góp phần đẩy mạnh phát triển nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực, thực phẩm quốc gia và gia tăng xuất khẩu.

Đến năm 2020, ngoài 2 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang và Phú Yên đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tiếp tục quy hoạch và xây dựng 8 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã được UBND tỉnh quyết định thành lập, gồm: Thái Nguyên, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Khánh Hòa, Lâm Đồng, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Cần Thơ.

Về quy hoạch vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, các vùng sản xuất cà phê ứng dụng công nghệ cao được tập trung tại Tây Nguyên, Tây Bắc và Bắc Trung bộ; các vùng sản xuất chè ứng dụng công nghệ cao tập trung tại Thái Nguyên (sản xuất chè xanh) và Lâm Đồng (sản xuất chè olong); các vùng sản xuất thanh long ứng dụng công nghệ cao tập trung tại Bình Thuận; các vùng sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao tập trung tại Lào Cai, Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng; các vùng sản xuất hoa ứng dụng công nghệ cao tập trung tại Lào Cai, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng; các vùng sản xuất cây ăn quả chủ lực xuất khẩu ứng dụng công nghệ cao tập trung tại Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long; các vùng chăn nuôi bò sữa ứng dụng công nghệ cao tập trung tại Sơn La, Hà Nội, Nghệ An và Lâm Đồng; các vùng chăn nuôi lợn ngoại ứng dụng công nghệ cao tập trung tại vùng đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ; các vùng chăn nuôi gia cầm ứng dụng công nghệ cao tập trung tại vùng đồng bằng sông Hồng, Đông Bắc, Bắc Trung bộ và đồng bằng sông Cửu Long; các vùng sản xuất tôm nước mặn, nước lợ ứng dụng công nghệ cao tập trung tại vùng đồng bằng sông Hồng, Duyên hải Nam Trung bộ, Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long.

Định hướng đến năm 2030, hoàn thành xây dựng và đưa vào sử dụng, hoạt động có hiệu quả 10 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã được thành lập thuộc quy hoạch tổng thể.

Bên cạnh đó, nghiên cứu quy hoạch các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại các tỉnh Lào Cai, Phú Thọ, Sơn La, Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Đăk Nông, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang và các tỉnh còn lại. T. HƯƠNG

Huyện Đạ Tẻh vừa tổ chức phát động phong trào thi đua chào mừng 30 năm thành lập huyện.

Nội dung thi đua, huyện phát động: Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Đạ Tẻh hãy phát huy những thành tựu đạt được trong năm 2015, phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng năm 2016 và những năm tiếp theo; thi đua xây dựng hệ thống chính trị, phối hợp tổ chức thành công bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV và Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021; đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, xây dựng nông thôn mới; nâng cao trách nhiệm, chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương của cán bộ công chức, viên chức trong việc thi hành công vụ; tiếp tục đẩy mạnh “Học tập và

làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”… Các tổ chức, đoàn thể trên địa bàn huyện Đạ Tẻh đã ký giao ước thi đua với các nội dung trên.

Trước đó, huyện Đạ Tẻh cũng đã công bố quyết định đầu tư và gắn biển công trình Quảng trường huyện Đạ Tẻh chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ X, chào mừng 30 năm ngày thành lập huyện. Quảng trường huyện Đạ Tẻh được đầu tư xây dựng tại trung tâm thị trấn Đạ Tẻh với diện tích mặt bằng gần 18.000m2. Công trình được đầu tư gồm các hạng mục khán đài, lễ đài, khu thiếu nhi, đường nội bộ, cây xanh… Tổng kinh phí đầu tư giai đoạn I là gần 13,6 tỷ đồng (từ nguồn ngân sách huyện). Công trình dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2016.

ĐÔNG ANH

Đạ Tẻh phát động thi đua chào mừng 30 năm thành lập huyện

Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng vừa tổ chức lớp tập huấn pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Tham dự lớp tập huấn có hơn 40 cán bộ, công chức, viên chức Phòng Công chứng số 1, bộ phận 1 cửa các sở thuộc UBND tỉnh và đại diện một số ban, ngành và đơn vị có liên quan.

Trong thời gian một ngày, các học viên được giới thiệu một số nội dung cơ bản về luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật

Phòng, chống tham nhũng năm 2012; từ những quy định chung, phòng ngừa tham nhũng, phát hiện tham nhũng, đến xử lý hành vi tham nhũng và các hành vi vi phạm pháp luật khác...

Lớp tập huấn nhằm trang bị cho cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp làm công tác tiếp dân những nội dung cơ bản của Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản có liên quan để từ đó áp dụng và thực hiện có hiệu quả tại cơ quan, đơn vị. LHT

Hơn 40 cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn pháp luật về phòng, chống tham nhũng

... Năm 2015, tổ chức Hội NCT các tỉnh Tây Nguyên (cụm thi đua số VII) đã chủ động làm tốt công tác tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương, chủ động phối hợp với MTTQ và các đoàn thể để thực hiện tốt phong trào thi đua “Tuổi cao - gương sáng” , các hoạt động

chăm sóc NCT, phát huy vai trò NCT. Qua đó, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ổn định chính trị tại mỗi địa phương. (ông Đàm Xuân Đêu - Trưởng Ban Đại diện Hội NCT Lâm Đồng - đơn vị trưởng khối thi đua năm 2015 nhận định).ª

Người cao tuổi... (TIẾP TRANG 3)

Thành quả bước đầuTheo ông Đặng Văn Khá - Phó Trưởng phòng

NN&PTNT huyện, qua đánh giá thực trạng xây dựng NTM ở 18 xã phát động xây dựng NTM trong huyện cho thấy, nhiều nơi có xuất phát điểm rất thấp như Đinh Trang Thượng, Gia Bắc, Sơn Điền... Tại các địa phương này, nguồn lực đầu tư còn hạn chế, cơ sở hạ tầng hầu như chưa có gì, thu nhập bình quân đầu người còn ở mức khiêm tốn, tỷ lệ hộ nghèo cao… Thêm nữa, ở nhiều địa phương, năng lực cán bộ còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu chỉ đạo, điều hành xây dựng NTM. Trong khi đó công tác tuyên truyền, vận động một số thôn thực hiện chưa sâu rộng, chưa thường xuyên, kịp thời, hình thức tuyên truyền chưa phong phú, thiếu sự thuyết phục.

Trên thực tế, trở lực không nhỏ trong công cuộc xây dựng NTM chính là việc triển khai các hạng mục xây dựng cơ bản còn chậm, nhiều địa phương lúng túng trong việc bố trí nguồn vốn để triển khai thực hiện. Công tác quy hoạch tại nhiều nơi gặp khó, hầu như chưa tạo được nguồn vốn tại chỗ, nên khả năng góp vốn đối ứng cho xây dựng cơ sở hạ tầng còn hạn chế, trong khi ngân sách từ trung ương, từ tỉnh, huyện bố trí hằng năm còn ít, gây ảnh hưởng đến tiến độ chung và chưa tạo sự chuyển biến mạnh mẽ. Tuy nhiên, điều đáng phấn khởi là qua gần 5 năm xây dựng NTM, bước chuyển biến nổi bật nhất mà huyện Di Linh đã làm được là đời sống của người dân Di Linh đã được cải thiện đáng kể, đến nay, xã Hòa Bắc có thu nhập bình quân đầu người trên 20 triệu đồng/người/năm; Gia Hiệp 19,8 triệu đồng/người/năm; Gung Ré 19,1 triệu đồng/người/năm... Thống kê từ năm 2010 đến nay, tỷ lệ hộ nghèo ở các xã nghèo, thôn nghèo và cận nghèo đã giảm từ hơn 25% xuống còn 3,27% (tương ứng với 1.275 hộ). Phấn đấu đến cuối năm 2015, huyện Di Linh không còn thôn nghèo, cận nghèo, tiếp tục giảm xuống số xã và số thôn đặc biệt khó khăn. Ngoài ra, từ khi triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, Di Linh đặc biệt chú trọng phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, trong đó hệ thống giao thông nông thôn, kênh mương thủy lợi. Hiện nay, toàn huyện có nhựa hóa, bê tông hóa 125km đường trục xã, liên xã; cứng hóa gần 290km đường trục thôn, ngõ xóm, đường trục chính nội đồng; Theo tổng hợp của Phòng NN&PTNT huyện, đến nay các xã, thị trấn đã kiên cố hóa, xây dựng mới và nâng cấp nhiều công trình đập dâng với 4.000 ao, hồ nhỏ, 1.000 giếng khoan… sử dụng cho tưới tiêu cây trồng; lắp đặt 20km đường dây điện và hệ thống chiếu sáng ở trung tâm các xã, sửa chữa gần 15 hệ thống cung cấp nước sạch. Bên cạnh đó, còn nâng cấp và xây

dựng mới gần 40 trường trung học cơ sở, tiểu học và mẫu giáo; 10 trạm y tế xã; gần 25 nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng ở xã, thôn… Tại nhiều địa phương, các hạng mục điện - đường - trường - trạm - thông tin liên lạc được xây dựng, kết nối thông suốt, diện mạo NTM tại một số xã ngày càng thêm khởi sắc, đặc biệt ở 4 xã điểm.Kỳ vọng đạt chuẩn năm 2018

Nhìn chung, các tiêu chí NTM ở các xã trên địa bàn huyện tăng lên đáng kể. Ngoài Tân Châu - xã về đích NTM, Di Linh hiện có 4 xã đạt 16 - 18 tiêu chí gồm Gung Ré, Hòa Bắc, Gia Hiệp, Tân Thượng. Nhóm các xã còn lại của huyện đạt bình quân 14 tiêu chí/xã. Từ nay đến năm 2018, Di Linh phấn đấu trở thành huyện đạt chuẩn Huyện nông thôn mới, trước mắt phấn đấu đến cuối năm 2015, sẽ đưa 3 xã thuộc nhóm đạt trên 16 tiêu chí về đích NTM, gồm Gung Ré, Gia Hiệp, Hòa Bắc đạt chuẩn NTM.

Song nhìn toàn cục, chặng đường xây dựng huyện NTM của Di Linh còn lắm gian nan, thách thức. Theo quy định, để đạt huyện NTM, 75% số xã của huyện phải đạt chuẩn, 25% số xã còn lại (6 xã) phải đạt từ 14 tiêu chí trở lên, song tiêu chí bắt buộc là 6 xã đó phải hoàn thành 2 tiêu chí thu nhập bình quân đầu người và hộ nghèo. Chính vì vậy, Di Linh xác định nông nghiệp là thế mạnh của huyện nên tập trung lồng ghép nhiều nguồn vốn tập trung đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Triển khai xuống các xã trên địa bàn huyện các mô hình sản xuất nông nghiệp và các lớp tập huấn kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi. Thực hiện tập huấn 35 lớp (1.595 người tham gia) với các nội dung chuyển giao khoa học kỹ thuật về kỹ thuật tái canh cây cà phê, kỹ thuật ghép cải tạo cây cà phê, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây tiêu, cây lúa; kỹ thuật chăn nuôi và phòng trị bệnh trên heo, trâu, bò, gia cầm; hướng dẫn kỹ thuật sử dụng thuốc bảo vệ thực vật..., để người dân nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững.

Theo UBND huyện Di Linh, đối với những việc chưa làm được, thời gian tới, Ban Chỉ đạo xây dựng NTM huyện sẽ làm việc với các ban ngành, địa phương, xem vướng chỗ nào, tháo gỡ ngay chỗ ấy, mục tiêu là tạo điều kiện thông thoáng cho các địa phương về đích sớm. Trong những tháng cuối năm, huyện sẽ đánh giá cụ thể những tiêu chí đạt được của các xã để kiểm tra, đề nghị công nhận. Ngoài vai trò của người dân - chủ thể NTM, trách nhiệm của Ban Chỉ đạo xây dựng NTM cấp huyện, cấp xã là hết sức to lớn. Các ban chỉ đạo tích cực duy trì chế độ họp hành, trực tiếp làm việc, sát sao với các địa phương để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Với quyết tâm cao, Di Linh kỳ vọng sẽ đạt chuẩn huyện nông thôn mới vào năm 2018 như lộ trình đã vạch ra.ª

Di Linh quyết tâm “gỡ khó”trong xây dựng nông thôn mới

ª HOÀNG YÊN

°Khởi sắc nông thôn mới ở Di Linh.

Khi triển khai xây dựng nông thôn mới (NTM), huyện Di Linh gặp không ít khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, với sự chung tay góp sức của cán bộ và nhân dân, chặng đường về đích NTM đã và đang được rút ngắn.

CUOÁI TUAÀN Ngaøy 21 - 11 - 2015 11

... kinh nghiệm giảng dạy, nắm bắt tâm lý học sinh… Thầy Thao điềm đạm, diễn giải, trình bày các vấn đề sinh động, dễ hiểu, giàu kiến thức và vốn sống thực tế. Mọi người có điều băn khoăn trong nghề nghiệp luôn tìm thấy lời giải đáp xác đáng từ đồng nghiệp “sa cơ lỡ vận”. Nhà trường mời thầy tham gia dạy lớp “Ánh sáng văn hóa” xóa mù chữ cho đồng bào Mạ, thầy Thao nhận lời và hào hứng với công việc. Biết chuyện Loan đang xốc bởi việc Điểu K’Minh bỏ đi theo con đường lầm lạc, thầy và các giáo viên thường tới trò chuyện, khuyên giải. Cùng cán bộ xã, thầy đến gặp bố mẹ Điểu K’Minh vận động họ tìm cách gọi anh trở về. Gia đình Điểu K’Minh cảm động trước sự chân tình của giáo viên “Juôn”, quý mến và thương cô Loan. Họ trách mình nhẹ dạ mắc lời kẻ xấu xúi gạt, bạp (bố) Điểu K’Minh chống gậy lên trường thăm cô Loan: - Nó về, sẽ nhờ “căn gôi pao” (người mai mối) đến hỏi cưới cô giáo làm vợ Điểu K’Minh. Nhưng nhà già không có nhiều chóe, trâu đâu!

Gần hai mùa rẫy qua, dân làng xáo máo chuyện đứa con từ bỏ buôn làng vẫn lẩn quất nơi cánh rừng bên kia biên giới. Nhịp sống ở trường trở lại như trước, riêng Loan bớt hồn nhiên, trầm lắng hơn. Hai đuôi mắt dài lờ mờ hiện mấy vết chân chim…

Chiều. Nhận lời cùng Loan tới thăm, mang thuốc cho một học sinh bị sốt rét. Chừng tám giờ tối, hai người chia tay po hìu (chủ nhà) rời hìu rọt (nhà dài) bập bùng ánh lửa ra về. Men theo lối mòn bên sông Đồng Nai rì rầm, dưới ánh trăng hạ tuần, đại ngàn mơ màng chìm đắm trong màn sương thanh khiết, thầy Thao chợt hít sâu làn hương hoa bưởi thoảng lan từ suối tóc dài xõa kín lưng Loan. Ngước vầng trăng non cong tựa miếng trầu vàng, Thao chợt nao nao nhớ vợ ở quê. Vợ anh là một thôn nữ xinh đẹp, nết na, đảm đang. Hai người nên nghĩa vợ chồng do đôi bên các cụ sắp đặt. Sẽ là một nếp nhà hạnh phúc nếu

không xảy ra biến cố một lần gánh lúa bên bờ mương, cô ấy vấp chân ngã, tai biến dẫn tới liệt nửa người. Biết chồng vất vả, lo toan cho mình và các con thơ, vợ Thao dằn vặt. Nhiều đêm cô ấy tấm tức khuyên: Em bệnh thế này, đành cam chịu nhưng anh không thể hy sinh được. Anh nên tìm người phụ nữ, nếu được là một cô giáo tốt để chăm sóc anh và cùng lo cho mấy con nhỏ! Miên man, Thao nghĩ phận vợ chồng mình đành cam chịu nhưng sao đời nỡ để Loan như mảnh trăng hao khuyết? Khẽ thở dài, anh quay sang Loan, ánh mắt chợt chạm vồng ngực căng tròn nổi bật bởi hai vạt dây gùi địu sau lưng. Trong anh ngỡ có dòng điện chạy qua. Thao bối rối hỏi vu vơ: - Tết này, cô Loan có về quê...? Dòng sông Lam chắc xanh lắm? Ánh mắt sóng sánh ánh trăng, Loan ríu rít chuyện trò. Tới bến con suối hòa vào dòng sông Đồng Nai ngàn năm rầm rì huyền thoại, hai người ào xuống khỏa làn nước mát. Ngẩng đầu vuốt mái tóc ướt, Loan buột trầm trồ: - Trăng đẹp quá thầy ơi? Tháng sau Trung thu, mình phải tổ chức cho các em đón trăng thật vui!

Ngó Loan vê hai ống quần quá đầu gối lộ cặp vế thon nõn nà, Thao bần thần… Thân anh nóng giẫy như có dòng nham thạch sắp tuôn trào. Tâm trí mình mê muội mất! - Nghĩ vậy, anh vội cúi vã nước lên đầu…

- Thầy à! Em muốn tắm một chút? - Loan khẽ hỏi!

Thao luống cuống: - Ấy, mau nhé! Thầy lên bờ đây!

Loan ùa ra và ngụp dưới suối, cô nhô lên, quần áo ướt bó sát thân hình lượn những đường cong gợi cảm. Khúc khích cười, té nước ào ạt lên Thao, bỗng cô chới với, thảng thốt: - Ối, ối, chuột rút! Thao hốt hoảng ào tới đỡ ngang lưng, dìu Loan vào bờ: - Có sao không? Thôi nhé! Chưa dứt lời, đôi tay mềm mại của Loan đã choàng riết vai Thao, thân hình run rẩy rướn lên, đôi môi nóng bỏng cuống quýt tìm bờ môi anh: - Thao, anh! Cuốn vào nhau,

hai người loạng choạng lần tới mép bến nước. Hổn hển dần khuỵu xuống bờ cát, Loan ghì vít đầu Thao… Không gian tĩnh mịch chợt ran tiếng súng đùng đoàng, đùng đoàng… Bốn phía hò hét náo động, tiếng kẻng báo động dồn dập. Thao vội nằm lên che chở tấm thân mát rượi. Chỉ vài giây, vòng tay xiết chặt eo Loan dần lơi ra, anh mềm người áp mặt lên vồng ngực ngọc ngà căng mẩy phập phồng nhịp thở gấp gáp. Anh thẫn thờ ngồi dậy ngó về phía những lằn đạn đỏ lừ đan chéo xé rách đêm thanh, khẽ nâng Loan, thì thầm: - Loan, anh không thể! Mình phải nhanh về trường, bọn Fulrô đã tập kích doanh trại bộ đội.

Ngơ ngác như vừa rời cơn mộng du, Loan bần thần lần cài mấy cúc áo. Cô đứng lên bá vai Thao, tức tưởi: - Em đã không phải. Thầy tha lỗi!

Tiếng súng dần ngưng, hai người lặng lẽ ra về, bóng họ có lúc như dính lại chẳng muốn lìa. Đến dốc lên trường, Thao lần nắm bàn tay Loan: - Loan ơi! Tình yêu vẫn ở phía trước chờ em! Mạnh mẽ và cứng cáp lên! Em xứng đáng được đón nhận hạnh phúc! Anh tin Điểu K’Minh sẽ sớm trở về!

Chừng mười ngày sau, thầy hớt hải vào trường báo tin phải gấp gáp hồi hương.

* * *- Chuyện nhà trường chúng tôi trân quý

thầy Thao là thế đấy anh ạ! - Cô Loan chống tay đặt trên bàn nước đỡ cằm, nén tiếng thở dài rồi mỉm cười: - Anh báo tin thầy biết tôi khỏe và cũng đã có 4 cháu nội, ngoại với Điểu K’Minh như điều thầy mong! Có dịp anh đưa thầy trở lại, xã Lộc Trung xưa đã thành thị trấn Đạ Tẻh sầm uất lâu rồi!

- Vâng, thời gian biến đổi vạn vật! Câu chuyện về cô và bố con thì như mới ngày nào! - Tôi nắm bàn tay ấm áp của cô Loan. Ngoài cửa sổ, rừng thông vi vút hoan ca trong lấp lánh nắng vàng tơ, bầu trời xanh ríu ran tiếng đàn chim én chao liệng gọi mùa xuân!

Đà Lạt, 3/11/2015

I. Thành phố Đà Lạt1. Cty TNHH sản xuất hạt giống rau Lâm Đài nợ

BHXH, BHYT, BHTN: 12 tháng, số tiền nợ: 1.4 tỷ đồng.2. Cty cổ phần đầu tư công nghệ Tuổi Trẻ nợ BHXH,

BHYT, BHTN: 6 tháng, số tiền nợ: 363 triệu đồng.3. Doanh nghiệp tư nhân Tường Linh nợ BHXH,

BHYT, BHTN: 7 tháng, số tiền nợ: 111 triệu đồng.4. CN Công ty cổ phần Bảo hiểm Viễn Đông Đà Lạt: nợ

BHXH, BHYT, BHTN 8 tháng, số tiền nợ 95 triệu đồng.5. Cty TNHH DVTVTK Đại Lộc Đà Lạt nợ BHXH,

BHYT, BHTN: 8 tháng, số tiền nợ 240 triệu đồng.6. Cty TNHH Hà Linh - Đà Lạt nợ BHXH, BHYT,

BHTN: 9 tháng, số tiền nợ 510 triệu đồng.7. CN Công ty TNHH MTV 508 tại tỉnh Lâm Đồng: nợ

BHXH, BHYT, BHTN 11 tháng, số tiền nợ 243 triệu đồng.8. Cty TNHH TV-TK-XD An Minh - Đà Lạt nợ BHXH,

BHYT, BHTN: 13 tháng, số tiền nợ 419 triệu đồng.9. Cty TNHH Trần Ngọc Ánh nợ BHXH, BHYT,

BHTN: 14 tháng, số tiền nợ 89 triệu đồng.10. Cty TNHH TM-XD Hoàng Vân nợ BHXH, BHYT,

BHTN: 19 tháng, số tiền nợ 111 triệu đồng.11. Văn phòng đại diện Cty CP Hoa Đại Việt nợ BHXH,

BHYT, BHTN: 22 tháng, số tiền nợ 143 triệu đồng.12. Chi nhánh Cty Thiên Nhân - Đà Lạt nợ BHXH,

BHYT, BHTN: nợ 27 tháng, số tiền nợ 183 triệu đồng.13. Cty TNHH TM & Thi công cơ giới Chu Toàn nợ

BHXH, BHYT, BHTN: 32 tháng, số tiền nợ 179 triệu đồng.14. Cty TNHH Cao Xuân Trường - Đà Lạt nợ BHXH,

BHYT, BHTN: 34 tháng, số tiền nợ 594 triệu đồng.15. Cty TNHH Đầu Tư và xây dựng Đại Dũng nợ

BHXH, BHYT, BHTN: 39 tháng, số tiền nợ 284triệu đồng.16. Cty TNHH Ngô Thanh Hùng nợ BHXH, BHYT,

BHTN: 47 tháng, số tiền nợ 204 triệu đồng.17. Cty TNHH TM-DV Vệ sỹ Hoàng Gia Trấn Long nợ

BHXH, BHYT, BHTN: 49 tháng, số tiền nợ 135 triệu đồng.18. Cty TNHH DV Bảo vệ Sơn Long nợ BHXH,

BHYT, BHTN: 51 tháng, số tiền nợ 256 triệu đồng.19. Cty TNHH Ngọc Hiền nợ BHXH, BHYT, BHTN:

53 tháng, số tiền nợ 372 triệu đồng.20. Cty TNHH TM-DV Hiệp Lực nợ BHXH, BHYT,

BHTN: 55 tháng, số tiền nợ 217 triệu đồng.21. Cty TNHH DV Bảo vệ Đại Huynh nợ BHXH,

BHYT, BHTN: 57 tháng, số tiền nợ 193 triệu đồng.II. Huyện Lạc Dương22. CN CtY TNHH Báo Đáp nợ BHXH, BHYT,

BHTN: 30 tháng, số tiền nợ 80 triệu đồng.23. Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Lạc Dương nợ

BHXH, BHYT, BHTN: 17 tháng, số tiền nợ 113 triệu đồng.24. Cty TNHH Bình Thuận nợ BHXH, BHYT, BHTN:

18 tháng, số tiền nợ 118 triệu đồng.25. UBND xã Đạ Nhim - Lạc Dương nợ BHXH, BHYT,

BHTN: 6 tháng, số tiền nợ 213 triệu đồng.III. Huyện Đức Trọng26. Doanh nghiệp tư nhân Trần Lê Gia Trang nợ

BHXH, BHYT, BHTN: 8 tháng, số tiền nợ 46 triệu đồng.27. CN Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Đức

Trọng nợ BHXH, BHYT, BHTN: 10 tháng, số tiền nợ 417 triệu đồng.

28. Cty TNHH Phan Nguyên Minh nợ BHXH, BHYT, BHTN: 18 tháng, số tiền nợ 82 triệu đồng.

29. Trường Trung cấp KTKT Quốc Việt - Đức Trọng nợ BHXH, BHYT, BHTN: 21 tháng, số tiền nợ 161 triệu đồng.

30. Cty TNHH Trần Phát - Đức Trọng nợ BHXH, BHYT, BHTN: 32 tháng, số tiền nợ 75 triệu đồng.

31. Cty TNHH Hiệp Nông nợ BHXH, BHYT, BHTN: 37 tháng, số tiền nợ 125 triệu đồng.

32. Trường mầm non thế giới trẻ em nợ BHXH, BHYT, BHTN: 52 tháng, số tiền nợ 146 triệu đồng.

33. Trung tâm dạy nghề tư thục Lạc Hồng nợ BHXH, BHYT, BHTN: 57 tháng, số tiền nợ 822 triệu đồng.

IV. Huyện Di Linh34. Cty CP Xây dựng và lắp máy Trung Nam nợ BHXH,

BHYT, BHTN: 38 tháng, số tiền nợ 1.4 tỷ đồng.35. Cty TNHH Đá ốp lát Gia Hiệp - Bảo Nguyên nợ

BHXH, BHYT, BHTN: 16 tháng, số tiền nợ 78 triệu đồng.36. Cty TNHH Dương Anh nợ BHXH, BHYT, BHTN:

6 tháng, số tiền nợ 82 triệu đồng.37. UBND xã Hòa Bắc Di Linh nợ BHXH, BHYT,

BHTN: 9 tháng, số tiền nợ 176 triệu đồng.V. Thành phố Bảo Lộc38. Cty TNHH Trung Trí Lâm Đồng nợ BHXH, BHYT,

BHTN: 9 tháng, số tiền nợ 78 triệu đồng.39 Cty Cổ phần Chánh Sơn TC nợ BHXH, BHYT,

BHTN: 10 tháng, số tiền nợ 120 triệu đồng.

40. Cty TNHH Chánh Phát Tâm Châu Bảo Lộc nợ BHXH, BHYT, BHTN: 14 tháng, số tiền nợ 223 triệu đồng.

41. Trường mầm non Bá Thiên Bảo Lộc nợ BHXH, BHYT, BHTN: 17 tháng, số tiền nợ 122 triệu đồng.

42. Công ty TNHH MTV Địa ốc Bảo Lộc nợ BHXH, BHYT, BHTN: 17 tháng, số tiền nợ 385 triệu đồng.

43. Cty TNHH Tâm Châu Bảo Lộc nợ BHXH, BHYT, BHTN: 18 tháng, số tiền nợ 2.8 tỷ đồng.

44. Cty CP Đá Lam Đồng nợ BHXH, BHYT, BHTN: 20 tháng, số tiền nợ 163 triệu đồng.

45. Cty SXKD hàng XNK Nam Phương Bảo Lộc nợ BHXH, BHYT, BHTN: 32 tháng, số tiền nợ 1.4 tỷ đồng.

46. Cty TNHH Sông Thương 2 nợ BHXH, BHYT, BHTN: 34 tháng, số tiền nợ 1.3 tỷ đồng.

47. Cty TNHH TMDV & XD Thư Hoàng nợ BHXH, BHYT, BHTN: 44 tháng, số tiền nợ 391 triệu đồng.

48. Công ty Kimono Japan nợ BHXH, BHYT, BHTN: 53 tháng, số tiền nợ 3.2 tỷ đồng.

49. Cty TNHH An Cư Bảo Lộc nợ BHXH, BHYT, BHTN: 40 tháng, số tiền nợ 200 triệu đồng.

VI. Huyện Bảo Lâm50. Trường TH và THCS Lương Thế Vinh nợ BHXH,

BHYT, BHTN: 6 tháng, số tiền nợ 325 triệu đồng.51. Văn phòng đăng ký QSD đất huyện Bảo Lâm nợ

BHXH, BHYT, BHTN: 7 tháng, số tiền nợ 160 triệu đồng.VII. Huyện Đạ Huoai52. Cty TNHH Tư vấn đầu tư & XD Vân Long nợ

BHXH, BHYT, BHTN: 22 tháng, số tiền nợ 59 triệu đồng.VIII. Huyện Đạ Tẻh53. Cty TNHH Phước Tiến nợ BHXH, BHYT, BHTN:

7 tháng, số tiền nợ 88 triệu đồng.54. Cty Cổ phần Cao Su Đạ Tẻh nợ BHXH, BHYT,

BHTN: 9 tháng, số tiền nợ 115 triệu đồng.IX. Huyện Cát Tiên55. DNTN Hùng Vân Cát Tiên nợ BHXH, BHYT,

BHTN: 10 tháng, số tiền nợ 45 triệu đồng.56. DNTN Xuân Trường Cát Tiên Lâm Đồng nợ

BHXH, BHYT, BHTN: 10 tháng, số tiền nợ 36 triệu đồng.X. Huyện Đam Rông57. Công ty cổ phần thủy điện Đăk Mê huyện Đam

Rông nợ BHXH, BHYT, BHTN: 6 tháng, số tiền nợ 79 triệu đồng.

DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ NỢ BHXH, BHYT, BH THẤT NGHIỆP TỪ 6 THÁNG TRỞ LÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNGSố liệu tính hết tháng 10/2015

... cho đội ngũ làm phim. Kinh nghiệm hợp tác sản xuất qua các dự án phim trước đây (với TBS - Nhật Bản phim “Người cộng sự”, với CJ - Hàn Quốc phim “Tuổi thanh xuân”) đã tạo tiền đề để VFC theo đuổi mục tiêu này khi làm bộ phim “Khúc hát mặt trời”.

Cũng theo đạo diễn Đỗ Thanh Hải, việc hợp tác với các đối tác Nhật Bản, Hàn Quốc - những quốc gia có công nghệ sản xuất phim truyền hình hàng đầu khu vực và thế giới - VFC buộc phải thích ứng và tiếp cận với cách thức sản xuất phim chuyên nghiệp, có cường độ làm việc rất cao.

“Chúng tôi cũng làm quen các quy trình sản xuất theo công nghệ làm phim hiện đại, sử dụng những máy quay tiên tiến nhất hiện nay, bổ sung nhiều công đoạn ở phần hậu kỳ để tạo ra sản phẩm có hình ảnh, âm thanh chất lượng cao. Từ tháng 12-2015, VFC sẽ khai thác các máy quay chất lượng 4K” - ông Đỗ Thanh Hải cho biết.

Cũng theo ông Hải, ngay lập tức để có các sản phẩm đều đạt chuẩn quốc tế thì chưa thể vì mức đầu tư cho sản xuất phim hiện nay ở Việt Nam còn rất thấp so với chi phí làm phim của các nước phát triển trong khu vực nhưng nếu bắt đầu từ từng dự án một như “Khúc hát mặt trời” thì VFC sẽ dần nâng cao được chất lượng phim truyền hình Việt Nam. TS tổng hợp

(theo nld.com.vn)

Ra thế giới... (TIẾP TRANG 5)

Lửa muộn... (TIẾP TRANG 5)

CUOÁI TUAÀN Ngaøy 21 - 11 - 2015

Thể thao học đường ở một trường vùng ven Đà Lạt

Đó là Trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông (THCS - THPT) Xuân Trường, nằm tại xã Xuân Trường, ngay vùng chè Cầu Đất nổi tiếng của Đà Lạt. Năm học này THCS - THPT Xuân Trường có 19 lớp ở bậc THCS, 13 lớp ở bậc THPT, tổng cộng trên 1.100 học sinh đang học tại đây.

Phong trào thể thao học đường tại trường, theo thầy Đỗ Xuân Hùng, Hiệu trưởng, phát triển mạnh trong những năm gần đây nhờ vào sự quan tâm của Ban Giám hiệu cùng sự hoạt động tích cực của Đoàn trường và Tổ giáo viên thể dục. Tổ thể dục hiện có 4 giáo viên, hầu hết còn trẻ, được đào tạo bài bản với chuyên ngành sư phạm thể dục nên tổ chức các hoạt động giáo dục thể chất (GDTC) và thể thao học đường rất tốt. Trường vùng ven nên hệ thống sân bãi nơi đây dành cho học sinh vận động cũng khá rộng rãi.

Ngoài các môn thể thao chính khóa như điền kinh, cầu lông, đá cầu, thể dục nhịp điệu…, trường còn có các môn tự chọn dành cho ngoại khóa như bóng chuyền, bóng đá, bóng rổ, Aerobic... Với bóng đá và bóng chuyền, hằng năm trường tổ chức các giải cấp trường, giải bóng đá tổ chức trong dịp ngày thành lập Đoàn TNCS 26-3; bóng chuyền tổ chức thành 2 giải, giải cho học sinh nữ vào ngày 8-3, giải cho nam học sinh vào ngày 9-1, hầu hết các lớp đều cừ đội tham gia. Với bóng rổ, trường tự thiết kế các dụng cụ thi đấu cho học sinh và phong trào bóng rổ trong trường phát triển rất mạnh. Riêng môn Aerobic

Để thể thao học đường phát triển

ª VIẾT TRỌNG

Mục tiêu chính của “Chiến lược phát triển TDTT Lâm Đồng đến năm 2020” được UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt đã xác định cần đẩy mạnh hơn nữa công tác giáo dục thể chất và thể thao trong trường học, bảo đảm yêu cầu phát triển con người toàn diện, làm nền tảng để phát triển thể thao thành tích cao, góp phần xây dựng lối sống lành mạnh trong xã hội, đặc biệt ở lứa tuổi thanh - thiếu niên, sinh viên, học sinh.

dù mới chỉ phát triển trong năm học 2012- 2013 nhưng nay Xuân Trường đã là một đơn vị mạnh về Aerobic của Đà Lạt. Hằng năm trường tổ chức giải Aerobic cấp trường, thường xuyên cử đội tham gia giải Aerobic học đường cấp tỉnh, năm nay vừa đoạt huy chương đồng. Đội hoạt náo viên của trường khi tham dự giải cấp thành phố trong năm học này cũng giành được giải nhất.

Thể thao học đường trong trường phát triển mạnh với rất nhiều các hoạt động ngoại khóa được tổ chức định kỳ không chỉ giúp cho học sinh khỏe mạnh, không khí học tập của trường vui tươi, thực hiện tốt phong trào “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, học sinh thích lên trường giảm hẳn chuyện bỏ học, mà theo thầy Hùng, trường cũng giảm hẳn được chuyện học sinh mâu thuẫn, gây gổ, xích mích với nhau, ý thức về trường lớp, thầy cô, bạn bè được nâng lên. Và điều đáng nói nhất, kết quả học tập của học sinh cũng khác trước. Trong vài năm gần

đây chất lượng học tập của ngôi trường vùng ven này đã nâng lên một cách rõ rệt.

Để thể thao học đường phát triển

Như Sở Giáo dục và Đào tạo (GD ĐT) Lâm Đồng nhận xét, GDTC và thể thao trong tường học tại Lâm Đồng những năm gần đây đã có những chuyển biến đáng kể. Đến nay, tất cả các trường học trong tỉnh đều thực hiện nề nếp chương trình GDTC chính khóa theo qui định; trên 60% số trường học có các hoạt động TDTT ngoại khóa thường xuyên, trên 85% học sinh đạt tiêu chuẩn thể lực theo qui định. Hình thức tổ chức và nội dung tập luyện TDTT của học sinh cũng ngày càng đa dạng hơn, trong đó mô hình CLB TDTT trong trường học có tổ chức, có người hướng dẫn

ngày càng được phát triển, nhiều bộ môn thể thao mới được đưa vào các hoạt động ngoại khóa, đặc biệt là các môn thể thao dân tộc, các trò chơi dân gian, được các trường lồng ghép với phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tich cực”.

Cùng đó, đội ngũ giáo viên TDTT trường học cũng ngày càng được chuẩn hóa trong đào tạo. Toàn tỉnh hiện có 870 giáo viên thể dục, trong đó cấp tiểu học 304, THCS 377, THPT 189. Các trường từng bước được đầu tư về cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động TDTT như các sân chơi, bãi tập, các công trình thể thao, mua sắm dụng cụ tập luyện thi đấu. Hằng năm, ngành GD ĐT đã tổ chức các giải thể thao cho học sinh, đặc biệt là các hoạt động lớn được tổ chức theo chu kỳ

Để thể thao học đường phát triển, theo Sở GDDT Lâm Đồng, cần tăng cường vai trò và trách nhiệm của các cấp ủy Đảng trong trường học, huy động được hệ thống chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị, xã hội, mọi người dân cùng vào cuộc, đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong các trường học, khuyến khích học sinh, sinh viên tham gia tập luyện và thi đấu thể thao, tạo sân chơi lành mạnh

Để tạo đột phá trong phát triển thể thao trường học, theo Sở GD ĐT Lâm Đồng, nhà nước cần có chính sách cụ thể trong đào tạo, bồi dưỡng giáo viên thể dục trong hệ thống trường học, đầu tư cơ sở vật chất thích đáng cho các hoạt động TDTT tại các trường học các cấp, thực hiện tốt qui định mỗi trường đều có giáo viên thể dục, có sân bãi, có dụng cụ tập luyện.

Trước mắt, theo Sở, các trường học cần chủ động đổi mới phương pháp GDTC, hướng đến việc nâng cao tầm vóc, phát triển toàn diện các tố chất thể lực của học sinh, sinh viên; phát huy vai trò chủ động sáng tạo của giáo viên thể dục dựa theo các qui định có tính định hướng về nội dung, tiêu chuẩn kiểm tra và phương pháp sư phạm, phổ biến những cách làm hay, các mô hình tốt trong các trường học. Ngành GD cho biết sẽ phối hợp với ngành chủ quản về thể thao của tỉnh để tổ chức nhiều hơn các giải đấu thể thao cho học sinh, sinh viên.ª°Tiết mục biểu diễn của đội Aerobic Trường THCS - THPT Xuân Trường.

4 năm một lần như Hội khỏe Phù Đổng, Hội thi Văn hóa Thể thao khối trường dân tộc nội trú trong tỉnh. Ngành cũng tuyển chọn lực lượng VĐV tham gia Hội khỏe Phù Đổng cấp quốc gia và đạt thành tích khá tốt.

Tuy nhiên, như đánh giá của Sở GD ĐT Lâm Đồng, công tác GDTC và thể thao trong trường học nhìn chung vẫn chưa được quan tâm đúng mức, có trường còn xem nhẹ, thiếu bình đẳng với các môn học khác, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, chưa được đầu tư đúng mức, chưa tạo được sự hứng thú cho học sinh tập luyện và thi đấu.

GIAÙ3.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: NGUYEÃN VAÊN HÖÔNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

12

Góc ảnh đẹp THEÅ THAO

°Đạ Sar - một buổi sáng mùa thu. Ảnh: NGUYỄN KHÁNH HOÀNG

... trái ngang, Trần Nhuận Minh thảng thốt: “Tiền Đường sầm sập đêm mưa/ Nước âm u chảy như chưa vớt Kiều”. Có thể nói bóng dáng thi nhân và thân phận Thúy Kiều cứ đeo đẳng vào nhau, vận vào nhau, vào người, vào thơ đến cả đời sau các nhà thơ vẫn còn chưa trả hết món nợ của mối đồng tâm, đồng cảm như ý thơ của Nguyễn Công Ký trong bài “Về Giang Đình”: “Xa xăm Kiều khuất hiên tây/ Tố Như vẫn tựa thang mây trông vời”. Nhà thơ Hugari Holloandras có một tứ thơ khá độc đáo bằng một tư duy triết lý cô đọng mà vẫn ấm nồng của một trái tim đa cảm đã tải được rất nhiều thông điệp, ngắn gọn mà có sức gợi, sức ngân vang không chỉ những con chữ nữa mà bằng sự đồng vọng vượt qua biên giới địa lý để gặp nhau ở một tâm điểm của chủ nghĩa nhân văn sâu sắc trong bài thơ “Từ những điều Nguyễn Du dạy”: “Anh đừng nói: Oan gia/ xin hãy nói: Tình thương cần họp mặt”

hay: “Anh đừng nói: Báo ân/ xin hãy nói: tình người không thể cạn”.

Có một mảng thơ mà nhiều người viết khi đến thăm mộ Nguyễn Du, kính dâng Thi Nhân một nén hương lòng, rót xuống mộ Thi Nhân một ly rượu ấm, đặt lên mộ một bó hoa tươi và thắp lên một ngọn - lửa - thơ sưởi ấm cả một mùa đông buốt giá như tâm tình của nhà thơ Vương Trọng: “Lặng yên bên nấm mộ rồi/ Chưa tin mình đã đến nơi mình tìm”. Hay như nhà thơ Hoàng Trung Thông trong bài “Thăm mộ cụ Nguyễn Du” đã tinh tế khi ông nhận ra: “Thật kỳ lạ nơi Nguyễn Du nằm đó/ Cũng cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia/ Cũng nấm mộ sè sè ngọn cỏ/ Trong trang Kiều tôi đọc dưới đèn khuya”. Sinh thời Thi hào Nguyễn Du đã từng viết: “Bất tri tam bách dư niên hậu/ Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như” nghĩa là: “Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa/ Người đời ai khóc

Tố Như chăng” cũng chính là nỗi niềm trăn trở của nhà thơ Thạch Quỳ trong bài “Viết bên mộ cụ Nguyễn Du”: “Cụ không về trong mắt/ Cụ không nằm trong thơ / Muốn hỏi hồn dưới đất/ Đã ngủ yên nấm mồ”. Ta lại nhớ đến một nhận định khá tiên cảm của học giả Phạm Quỳnh từ những năm 30 của thế kỷ trước: “Truyện Kiều còn thì nước Nam còn”. Vâng, đọc lại những bài thơ viết về Nguyễn Du và Truyện Kiều với “Tiếng thơ ai động đất trời” ta lại càng tin ở: “Hỡi người xưa của ta nay/ Khúc vui xin được so dây cùng người” (Tố Hữu). Bởi trong lòng của mỗi người dân Việt luôn có một Nguyễn Du mà nhà thơ Xuân Hoài trong bài thơ “Bên tượng cụ Nguyễn Du” đã ao ước: “Đừng dựng tượng Người với áo mũ cân đai/ Hãy để Người là chàng trai lên Trường Lưu hát ví/ Khi chiều hôm buồn trông cửa bể/ Lúc đi săn núi Hồng hay câu cá ở sông Lam”.ª

Tiếng thơ... (TIẾP TRANG 6)