c Huy XEM XÉT LẠI HÌNH ẢNH THỨ HAI***vepr.org.vn/upload/533/20170523/TLD-25.pdfxem xÉt...

38
XEM XÉT LẠI HÌNH ẢNH THỨ HAI*** LOGIC KINH TẾ CHÍNH TRỊ CỦA VIỆC QUỐC TẾ HÓA ĐỒNG NHÂN DÂN TỆ: NGHIÊN CỨU DƯỚI GÓC ĐỘ “CHỦ NGHĨA TƯ BẢN MANG MÀU SẮC TRUNG QUỐC” TÀI LIỆU DỊCH TLD-25 Christopher A. McNally Một ấn phẩm của VEPR

Transcript of c Huy XEM XÉT LẠI HÌNH ẢNH THỨ HAI***vepr.org.vn/upload/533/20170523/TLD-25.pdfxem xÉt...

Page 1: c Huy XEM XÉT LẠI HÌNH ẢNH THỨ HAI***vepr.org.vn/upload/533/20170523/TLD-25.pdfxem xÉt lẠi hÌnh Ảnh thỨ hai*** logic kinh tẾ chÍnh trỊ cỦa viỆc quỐc tẾ

XEM XÉT LẠI HÌNH ẢNH THỨ HAI***

LOGIC KINH TẾ CHÍNH TRỊ

CỦA VIỆC QUỐC TẾ HÓA ĐỒNG NHÂN DÂN TỆ:

NGHIÊN CỨU DƯỚI GÓC ĐỘ “CHỦ NGHĨA TƯ BẢN

MANG MÀU SẮC TRUNG QUỐC”

Lưu Dục Huy

TLD #03

TÀI LIỆU DỊCH TLD-25

Christopher A. McNally

Một ấn phẩm của VEPR

Page 2: c Huy XEM XÉT LẠI HÌNH ẢNH THỨ HAI***vepr.org.vn/upload/533/20170523/TLD-25.pdfxem xÉt lẠi hÌnh Ảnh thỨ hai*** logic kinh tẾ chÍnh trỊ cỦa viỆc quỐc tẾ

ii

© 2016 Chương trình Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc thuộc VEPR (VCES)

Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR)

Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội

Tài liệu dịch TLD-23

Xem xét lại hình ảnh thứ hai***

Logic kinh tế chính trị

của việc quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ:

Nghiên cứu dưới góc độ ‘‘Chủ nghĩa tư bản

mang màu sắc Trung Quốc’’1

Christopher A. McNally2

Biên dịch: Hà Hiếu Dũng3 Hiệu đính: Bùi Hải Ly4

Quan điểm được trình bày trong bài viết này là của (các) tác giả và không nhất thiết

phản ánh quan điểm của dịch giả hoặc VEPR và VCES.

1 Nguôn: The political economic logic of RMB internationalization: A study in Sino-capitalism, Special issue,

International Politics Vol. 52, 6, 704–723 truy cập tháng 11 năm 2015, http://www.palgrave-

journals.com/ip/journal/v52/n6/full/ip201515a.html

2 Giáo sư Kinh tế Chính trị ở trường Đại học Chaminade và Học giả Cao cấp (Adjunct Senior Fellow) tại Trung

tâm Đông Tây Honolulu, Hoa Kỳ.

3 Email: [email protected]

4 Cộng tác viên Chương trình Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc thuộc VEPR (VCES)

Phạm Nguyên Trường

dịch

TÁC PHẨM DỊCH

DC-21

Nguyễn Đôn Phước dịch

TÁC PHẨM DỊCH DC-20

Page 3: c Huy XEM XÉT LẠI HÌNH ẢNH THỨ HAI***vepr.org.vn/upload/533/20170523/TLD-25.pdfxem xÉt lẠi hÌnh Ảnh thỨ hai*** logic kinh tẾ chÍnh trỊ cỦa viỆc quỐc tẾ

TLD-25

1

Tóm tắt

Trong suốt 7 năm qua, chính phủ Trung Quốc đã quyết tâm tiến hành quá trình quốc tế

hóa đồng tiền ở mức độ lớn hơn. Bằng việc hình dung nền kinh tế chính trị trong nước

của Trung Quốc đã hình thành “Chủ nghĩa tư bản mang màu sắc Trung Quốc”, bài

viết sẽ sử dụng phương pháp giải thích “hình ảnh thứ hai” để làm rõ logic của các

chính sách quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ (NDT). Do đó, thay vì tập trung vào các

động lực và ràng buộc quốc tế tác động lên quá trình quốc tế hóa đồng NDT, bài viết

hướng đến việc tìm ra các nguồn gốc của lập trường chính sách độc nhất mà Trung

Quốc đang có, thông qua phân tích lịch sử và thể chế. Bài viết bắt đầu với việc đưa ra

khái niệm logic nội địa của “Chủ nghĩa tư bản mang màu sắc Trung Quốc”, tiếp đó,

nhấn mạnh những khía cạnh chính yếu của các dàn xếp thể chế và các tiếp cận chính

sách định hình quá trình quốc tế hóa đồng NDT. Cuối cùng, bài viết kết thúc với lập

luận rằng logic thể chế cơ bản và các lập trường chính sách của “Chủ nghĩa tư bản

mang màu sắc Trung Quốc” sẽ tiếp tục tồn tại. Khi xét đến quá trình quốc tế hóa đồng

NDT, điều này chỉ ra rằng các biện pháp tự do hóa hoàn toàn, đặc biệt là đối với tài

khoản vốn của Trung Quốc, sẽ khó được thực thi trong tương lai gần. Tuy nhiên, logic

của “Chủ nghĩa tư bản mang màu sắc Trung Quốc” cũng mở ra những hướng đi mới,

theo đó, khi Trung Quốc trở thành một bộ phận ngày càng lớn của nền kinh tế chính

trị toàn cầu, dần dà Trung Quốc có thể sẽ tạo ra một đồng tiền quốc tế.

Từ khóa: Trung Quốc, quốc tế hóa NDT, kinh tế chính trị toàn cầu, chủ nghĩa tư bản

mang màu sắc Trung Quốc

Page 4: c Huy XEM XÉT LẠI HÌNH ẢNH THỨ HAI***vepr.org.vn/upload/533/20170523/TLD-25.pdfxem xÉt lẠi hÌnh Ảnh thỨ hai*** logic kinh tẾ chÍnh trỊ cỦa viỆc quỐc tẾ

TLD-25

2

Giới thiệu

Sự trỗi dậy quốc tế đáng chú ý của nền kinh tế Trung Quốc tất yếu làm dấy lên câu hỏi

về cách thức mà quốc gia này sẽ sử dụng sức ảnh hưởng ngày càng gia tăng của mình.

Một trong những lĩnh vực mấu chốt mà sức ảnh hưởng này được nhận thấy rõ là hệ

thống tiền tệ quốc tế. Khi Trung Quốc nỗ lực từng bước quốc tế hóa đồng NDT1, nó sẽ

ảnh hưởng đến quá trình tiến hóa trong tương lai của hệ thống tiền tệ quốc tế và trong

đó có vai trò của đồng đô-la Mỹ.

Bài viết của Otero-Iglesia và Vermerien trong chuyên đề này giải thích rất rõ

những sức ép đối nghịch mà các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc phải đối

mặt trong nỗ lực quốc tế hoá đồng NDT. Một mặt, họ muốn tạo ra một đồng tiền quốc

tế nhằm thoát khỏi những lỗ hổng tiền tệ từ bên ngoài, đặc biệt là sự phụ thuộc cực độ

vào đồng đô-la Mỹ, nguyên nhân đặt họ vào vị thế lệ thuộc trong hệ thống tiền tệ quốc

tế. Mặt khác, những nỗ lực trong việc quốc tế hóa đồng NDT đòi hỏi phải gỡ bỏ một

số thành phần cốt lõi trong mô hình chủ nghĩa tư bản của Trung Quốc vốn dĩ đã thành

công cho đến nay, đặc biệt là chính sách áp chế tài chính trong nước (“financial

repression”). Dựa trên những sức ép đối lập và các thách thức trong nước này, Otero-

Iglesia và Vermerien khá bi quan về khả năng đồng NDT có thể nổi lên thành một

đồng tiền quốc tế chủ chốt.

Bài viết này nghiên cứu các triển vọng cho sự nổi lên của đồng NDT trở thành

đồng tiền quốc tế từ một góc độ khác. Thông qua phương pháp phân tích lịch sử và

thể chế, mục tiêu của bài viết nhằm giải thích nguồn gốc cách tiếp cận chính sách của

Trung Quốc đối với quá trình quốc tế hóa đồng NDT. Đặc biệt, bằng việc sử dụng quá

trình này vào một nghiên cứu điển hình, tác giả muốn xác định các sắp xếp thể chế và

quá trình chính sách đã góp phần định hình nền kinh tế chính trị trong nước dẫn tới

những hoạt động quan hệ quốc tế của quốc gia này trên phạm vi toàn cầu. Do vậy, bài

viết sử dụng cách thức giải thích “hình ảnh thứ hai”i (Waltz, 1959; giới thiệu của

i Hình ảnh thứ hai: Lý thuyết được phát triển bởi Kenneth Waltz (1924-2013) thường được áp dụng khi nghiên

cứu hành vi chính sách kinh tế đối ngoại của các quốc gia, phân chia thành ba cấp độ tương ứng với “ba hình

ảnh”. Hình ảnh “đầu tiên” (the first image) của Waltz, cấp độ cá nhân, cho rằng các hoạch định chính sách phụ

thuộc vào bản tính những người nắm quyền, như Napoleon hay Saddam Hussein, hay bởi bản tính con người nói

chung. Hình ảnh “thứ hai” (the second image), cấp độ phân tích đơn vị, tập trung vào cơ sở chính trị và thể chế

Page 5: c Huy XEM XÉT LẠI HÌNH ẢNH THỨ HAI***vepr.org.vn/upload/533/20170523/TLD-25.pdfxem xÉt lẠi hÌnh Ảnh thỨ hai*** logic kinh tẾ chÍnh trỊ cỦa viỆc quỐc tẾ

TLD-25

3

Noelke về chuyên đề này) để làm sáng tỏ logic của việc quốc tế hóa đồng NDT. Lý

thuyết “hai cấp”ii (Putnam, 1988) được tích hợp – bao gồm những dàn xếp thể chế và

tiếp cận chính sách của Trung Quốc ở cấp độ trong nước và vai trò toàn cầu đang trỗi

dậy của quốc gia này.

Tuy nhiên, cách tiếp cận từ góc độ này không sử dụng các nhân tố nội tại, ví dụ

như nền chính trị lợi ích nhóm, để giải thích trực tiếp cho các tác động quốc tế. Thay

vào đó, nó nhận định nền kinh tế chính trị nội tại của Trung Quốc là đã hình thành nên

“Chủ nghĩa tư bản mang màu sắc Trung Quốc”, một hệ thống tư bản chủ nghĩa đã

vươn ra khắp toàn cầu và khác biệt với chủ nghĩa tư bản kiểu Anh-Mỹ ở nhiều khía

cạnh quan trọng2. “Chủ nghĩa tư bản mang màu sắc Trung Quốc” dựa trên sự kết hợp

giữa việc điều phối từ trên xuống của nhà nước, mạng lưới doanh nghiệp từ dưới lên

và sự hội nhập toàn cầu được tập trung (McNally, 2012). Thông qua hình dung về các

sắp xếp thể chế và tiếp cận chính sách, động lực cấu trúc trong nước sẽ làm rõ nguồn

gốc các động thái chính sách độc nhất của Trung Quốc nhằm quốc tế hóa đồng NDT.

Cách lập luận này không phủ nhận tầm quan trọng của các tranh luận chính trị

trong nước về việc xác lập đường lối hướng đến quốc tế hóa đồng NDT. Tuy nhiên,

nó vượt xa các cách tiếp cận cho rằng quá trình này là rời rạc và đơn thuần bị dẫn dắt

bởi những thỏa thuận chính trị nhất thời (cf. Bowles và Wang, 2011). Các động lực

gắn kết theo cấu trúc trong quá trình tiến hóa của chủ nghĩa tư bản trong nước – logic

của “Chủ nghĩa tư bản mang màu sắc Trung Quốc” – đã cho thấy những lộ trình đầy

tiềm năng mà Trung Quốc có thể đi theo để hội nhập và định hình trật tự tiền tệ quốc

tế. Sử dụng những logic của “Chủ nghĩa tư bản mang màu sắc Trung Quốc” không

hàm ý một cách tiếp cận cấu trúc tất định (deterministic structural approach), mà là nỗ

lực nhằm tận dụng sự tiến hóa trong thể chế và lịch sử của công cuộc Đổi mới Trung

trong nước tác động lên các ưu tiên chính sách kinh tế ở nước ngoài. Hình ảnh “thứ ba” (the third image), cấp

độ hệ thống tập trung vào các nước có chủ quyền vốn được coi là các chủ thể duy lý và đơn nhất, là đơn vị cơ

bản của nghiên cứu, tập trung vào các hạn chế và động cơ thúc đẩy hành vi của chính phủ, vốn xuất phát từ cấu

trúc rộng hơn trong mối quan hệ giữa các nước (Người hiệu đính – H.đ) ii Lý thuyết “trò chơi hai cấp” (two-level game) là mô hình chính trị của việc hòa giải các xung đột quốc tế lần

đầu tiên được nhắc đến bởi Robert Putnam vào năm 1988. Ông gọi đàm phán là một trò chơi hai cấp độ (two -

levelgame): Cấp độ 1 là đàm phán giữa các nhóm lợi ích trong nước, cấp độ 2 là đàm phán giữa các quốc gia. Ở

cấp quốc gia, các nhóm lợi ích gây áp lực với chính phủ để hình thành chính sách, ở cấp quốc tế, các chính phủ

tìm cách đạt được khả năng mặc cả cao nhất để thoả mãn các áp lực trong nước (H.đ)

Page 6: c Huy XEM XÉT LẠI HÌNH ẢNH THỨ HAI***vepr.org.vn/upload/533/20170523/TLD-25.pdfxem xÉt lẠi hÌnh Ảnh thỨ hai*** logic kinh tẾ chÍnh trỊ cỦa viỆc quỐc tẾ

TLD-25

4

Hoa, để nhìn nhận những động lực và triển vọng của quá trình quốc tế hóa đồng NDT

dưới góc độ vĩ mô.

Từ cách phân tích này, có hai luận điểm được đưa ra: Trước hết, chiến lược mà

Trung Quốc đang thực hiện để quốc tế hóa đồng NTD cho thấy tính khác biệt trong

dàn xếp thể chế và chính sách phát triển của “Chủ nghĩa tư bản mang màu sắc Trung

Quốc”. Thứ hai, với cách tiếp cận chính sách độc nhất thúc đẩy quá trình quốc tế hóa

đồng NDT, bất cứ chuyển đổi “mỏ neo tiền tệ” quốc tế (international monetary

anchor) tiềm năng nào, từ đô-la Mỹ sang NDT, sẽ rất khác biệt so với kinh nghiệm

lịch sử trước đây, như là kinh nghiệm chuyển đổi từ đồng bảng Anh sang đô-la Mỹ

năm 1914 đến năm 1945. Do vậy, nếu đồng NDT đạt được vị thế là đồng tiền dự trữ

quốc tế, quá trình này sẽ khá khác biệt với những điều từng được chứng kiến trước

đây. Trong bối cảnh đó, áp dụng logic của “Chủ nghĩa tư bản mang màu sắc Trung

Quốc”, bao gồm những sắp xếp thể chế và lập trường chính sách cơ bản sẽ tạo nên

một cái nhìn lạc quan hơn về cách thức mà đồng NDT có thể nổi lên thành một nhân

tố quan trọng của hệ thống tiền tệ quốc tế.

Tác giả bắt đầu bằng cách giới thiệu ba phạm vi thể chế của “Chủ nghĩa tư bản

mang màu sắc Trung Quốc”: quá trình toàn cầu hóa tập trung, tích lũy tư bản định

hướng bởi Nhà nước từ trên xuống và tích lũy tư bản dựa trên mạng lưới doanh

nghiệp từ dưới lên. Sau đó, tác giả tập trung vào cách tiếp cận và quá trình hoạch định

chính sách làm cơ sở cho “Chủ nghĩa tư bản mang màu sắc Trung Quốc”, đặc biệt là

sự tác động qua lại giữa hai quá trình quy hoạch phát triển chủ động (proactive

development planning) và thí điểm chính sách giả định (imaginative policy

experimentation), cũng như quá trình lai hóa các định chế phát triển (developmental

insitutions), bao gồm việc kết hợp những tác động toàn cầu quan trọng. Bằng cách áp

dụng logic của “Chủ nghĩa tư bản mang màu sắc Trung Quốc” như một khung khái

niệm cơ bản, tác giả đã phân tích các giải pháp thể chế sáng tạo và những nhân tố

chiến lược mà Trung Quốc đã thực hiện trong quá trình quốc tế hóa đồng NDT.

Tác giả kết thúc bằng việc nhấn mạnh các dự định chiến lược trong chính sách

quốc tế hóa đồng NDT của Trung Quốc (cf. Cohen, 2012). Về cơ bản, Trung Quốc

đang nỗ lực quốc tế hóa đồng NDT cùng lúc không làm đảo lộn mô hình phát triển

Page 7: c Huy XEM XÉT LẠI HÌNH ẢNH THỨ HAI***vepr.org.vn/upload/533/20170523/TLD-25.pdfxem xÉt lẠi hÌnh Ảnh thỨ hai*** logic kinh tẾ chÍnh trỊ cỦa viỆc quỐc tẾ

TLD-25

5

theo hướng “tư bản chủ nghĩa kiểu Trung Quốc”. Như nhiều sáng kiến cải cách ở cấp

độ trong nước, việc quốc tế hóa đồng NDT về cơ bản là một giải pháp tình thế. Thay

vì lựa chọn tự do tài chính hoàn toàn, những chính sách của Trung Quốc hướng đến

việc nắm giữ mức độ kiểm soát của nhà nước đối với hệ thống tài chính trong nước,

dòng lưu chuyển vốn và tỷ giá NDT.

Mục tiêu sau cùng mà Bắc Kinh muốn hướng đến là việc quốc tế hóa đồng NDT

trong khi vẫn duy trì những biện pháp can thiệp của nhà nước, mặc dù cách thức sẽ trở

nên gián tiếp và mang định hướng thị trường hơn. Chiến lược tổng thể là nỗ lực có

chủ ý nhằm tránh việc tự do hóa hoàn toàn, bao gồm việc nhanh chóng thiết lập các

tiền đề được chấp nhận rộng rãi (generally accepted preconditions) cho một đồng tiền

dự trữ quốc tế, như là những thị trường vốn mở, được tự do hóa (liberalized) và toàn

cầu hóa đầy đủ (fully globalized). Liệu rằng chiến lược tự do hóa do Nhà nước quản

lý và xây dựng thể chế (institution building) có thành công trong dài hạn hay không

vẫn là câu hỏi mở. Tuy nhiên, quá trình quốc tế hóa đồng NDT đã cho những ảnh

hưởng mà các đặc tính riêng biệt của “Chủ nghĩa tư bản mang màu sắc Trung Quốc”

đã và đang tác động đến trật tự tiền tệ quốc tế, tượng trưng cho việc bản chất và logic

của “Chủ nghĩa tư bản mang màu sắc Trung Quốc” sẽ có ảnh hưởng ngày càng sâu

sắc khi nền kinh tế của Trung Quốc ngày càng phát triển,.

Logic về mặt thể chế của “Chủ nghĩa tư bản mang màu sắc Trung Quốc”

Khái niệm “Chủ nghĩa tư bản mang màu sắc Trung Quốc” được sử dụng ở đây nhằm

cung cấp một định nghĩa cụ thể dựa trên thể chế về chủ nghĩa tư bản đang nổi lên ở

Trung Quốc. Tác giả chỉ ra ba phạm vi thể chế riêng biệt đã định hình dạng thức “chủ

nghĩa tư bản mang màu sắc Trung Quốc”: toàn cầu hóa tập trung, tích lũy tư bản theo

định hướng của Nhà nước từ trên xuống và tích lũy tư bản dựa trên mạng lưới doanh

nghiệp từ dưới lên.

Phạm vi thể chế đầu tiên của “Chủ nghĩa tư bản mang màu sắc Trung Quốc” nói

lên cách thức mà Trung Quốc đạt được tăng trưởng kinh tế nhanh chóng trong một

thời đại toàn cầu hóa sâu rộng. Các động lực ngày càng mạnh mẽ của toàn cầu hóa,

theo thuyết Tân tự do, đã mang đến cơ hội lẫn thách thức cho Trung Quốc từ sau năm

Page 8: c Huy XEM XÉT LẠI HÌNH ẢNH THỨ HAI***vepr.org.vn/upload/533/20170523/TLD-25.pdfxem xÉt lẠi hÌnh Ảnh thỨ hai*** logic kinh tẾ chÍnh trỊ cỦa viỆc quỐc tẾ

TLD-25

6

1978, định hình những dàn xếp thể chế ở mức độ đáng kể. Ví dụ khi so sánh với các

quốc gia phát triển hơn ở Đông Á, Trung Quốc đã áp dụng nhiều hơn những nguyên

tắc của thị trường tự do, như việc cởi mở hơn với đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng

cường tính linh hoạt của thị trường lao động (Lee, và cộng sự, 2012; Chu và So,

2010). Thực sự, những áp lực quốc tế mạnh mẽ xuất phát từ công cuộc toàn cầu hóa

theo hướng Tân tự do đã thúc đẩy chính phủ Trung Quốc phát triển một trong những

“năng lực hấp thụ” (“absorption capacities”) cao nhất đối với các động lực toàn cầu

hóa, so với các nền kinh tế đang phát triển (Edmonds, chủ biên, 2008).

Tuy nhiên, sự hội nhập toàn cầu của Trung Quốc cũng bao gồm nỗ lực học hỏi

những chiến lược phát triển sớm hơn của Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc. Trung

Quốc đã sử dụng các chương trình như trợ cấp đầu tư vào những “ngành công nghiệp

chiến lược” (strategic industries), theo đuổi chiến lược tăng trưởng dựa vào xuất khẩu

và hạn chế tiêu dùng trong nước cùng lúc khuyến khích đẩy cao tỉ lệ tiết kiệm và đầu

tư. Quan trọng hơn cả, Trung Quốc đã học tập các nước Châu Á đi trước trong việc

áp dụng chính sách kiểm soát tỷ giá để duy trì đồng tiền định giá thấp, thúc đẩy xuất

khẩu (Edmonds, và cộng sự, 2008). Theo cách thức này, “Chủ nghĩa tư bản mang màu

sắc Trung Quốc” là sự kết hợp giữa các ảnh hưởng tự do được hóa toàn cầu hóa và các

chiến lược phát triển Châu Á.

Trọng tâm trong logic của “Chủ nghĩa tư bản mang màu sắc Trung Quốc” là kết

hợp giữa sự điều phối của nhà nước từ trên xuống với sự khởi xướng của địa phương

và doanh nghiệp từ dưới lên. Trong suốt thời kỳ cải cách, nhà nước đã thành công

trong việc nắm giữ quyền kiểm soát trong lĩnh vực tài chính và các “đỉnh cao chỉ

huy”iii (commanding heights) của ngành công nghiệp. Trong khi đó, phần lớn các lĩnh

vực cạnh tranh trong bán lẻ và sản xuất được mở cửa cho tư nhân (cả trong nước và

nước ngoài) hoặc dưới hình thức sở hữu liên doanh giữa nhà nước và tư nhân.

iii Những đỉnh cao chỉ huy: Khái niệm được nhà lãnh đạo Liên Xô, V. I. Lenin sử dụng năm 1921 để nói về

những ngành kinh tế có thể kiểm soát được hiệu quả và hỗ trợ các ngành khác như nhiên liệu, luyện kim, khai

khoáng, ngân hàng, đường sắt, ngoại thương và quân sự. Những ngành này sẽ được kiểm soát bởi nhà nước và

đóng vai trò dẫn dắt phần còn lại của nền kinh tế (H.đ).

Page 9: c Huy XEM XÉT LẠI HÌNH ẢNH THỨ HAI***vepr.org.vn/upload/533/20170523/TLD-25.pdfxem xÉt lẠi hÌnh Ảnh thỨ hai*** logic kinh tẾ chÍnh trỊ cỦa viỆc quỐc tẾ

TLD-25

7

Do vậy, dưới góc độ nào đó, “Chủ nghĩa tư bản mang màu sắc Trung Quốc” có

thể được mô tả bằng hình thức “chủ nghĩa tư bản mạng lưới” (network capitalism).

Chủ nghĩa tư bản mạng lưới trong bối cảnh của Trung Quốc cho thấy vai trò trung tâm

của mạng lưới cá nhân trong xã hội Trung Quốc xuyên suốt tiến trình lịch sử (Gold,

chủ biên, 2002). Các mạng lưới kinh doanh được xây dựng trên cơ sở những mối quan

hệ cá nhân qua lại lâu dài hoặc “quan hệ” (guan xi) đã thúc đẩy những gắn kết cộng

tác giữa các doanh nghiệp, cho phép họ kết nối với các quan chức nhà nước, tiếp cận

nguồn vốn và bù lại những bất ổn về thể chế (McNally, 2011).

Chủ nghĩa tư bản mạng lưới ở Trung Quốc chỉ ra rằng các doanh nghiệp không

đơn thuần dựa vào những nguyên tắc luật pháp có hiệu lực và được quy định rõ ràng,

thay vào đó, họ thiên về sử dụng các mối quan hệ cá nhân và mạng lưới kinh doanh

không chính thức. Tuy nhiên, chủ nghĩa tư bản mạng lưới ở Trung Quốc xuất hiện

dưới nhiều dạng thức khác nhau. Trong một số trường hợp, đó là sự tập hợp mạng lưới

các doanh nghiệp vừa và nhỏ, sử dụng “quan hệ” (guanxi) để kết hợp doanh nghiệp

kinh tế và chính trị. Trong các trường hợp khác, ngày càng nhiều mạng lưới khoa học

và tri thức hoạt động theo nguyên tắc nắm giữ những vai trò quan trọng (Hsu và

Saxenian, 2000). Do vậy, chủ nghĩa tư bản mạng lưới ở Trung Quốc là một động lực

đa dạng và cũng là nhân tố giúp “Chủ nghĩa tư bản mang màu sắc Trung Quốc” hòa

nhập vào nền sản xuất mạng lưới thị trường tri thức và marketing toàn cầu.

“Chủ nghĩa tư bản mang màu sắc Trung Quốc” rõ ràng không phải là hình thái

thuần túy của chủ nghĩa tư bản nhà nước (state capitalism), ít nhất theo nghĩa truyền

thống với sự kìm hãm hoạt động của bộ phận kinh tế tư nhân. Trung Quốc có thể được

nhìn nhận thật sự đúng nhất là một nền kinh tế cạnh tranh được điều phối bởi nhà

nước, mà ở đó các địa phương và tổ chức cạnh tranh nhau để hình thành nên một thị

trường tương đối cạnh tranh dưới sự định hướng của nhà nước. Tuy nhiên, sự can

thiệp của nhà nước đóng vai trò chính yếu trong thời kì quá độ tư bản chủ nghĩa ở

Trung Quốc, một điều phổ biến đối với các nước phát triển muộn hơn. “Chủ nghĩa tư

bản mang màu sắc Trung Quốc”, vì vậy, bao gồm cách áp dụng mới hình thái tư bản

do nhà nước dẫn dắt, hợp tác và định hướng. Những yếu tố được định hướng bởi nhà

nước (và đảng) cần được lưu ý.

Page 10: c Huy XEM XÉT LẠI HÌNH ẢNH THỨ HAI***vepr.org.vn/upload/533/20170523/TLD-25.pdfxem xÉt lẠi hÌnh Ảnh thỨ hai*** logic kinh tẾ chÍnh trỊ cỦa viỆc quỐc tẾ

TLD-25

8

Trước hết, trong suốt thời kỳ cải cách, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã

sử dụng hệ thống nomenklatura – hệ thống phụ trách việc bổ nhiệm nhân sự của Đảng

– để tạo động lực cho cán bộ địa phương nâng cao kết quả kinh tế trong phạm vi

quyền hạn của mình. Do vậy, các động lực theo chủ nghĩa Lenin đã đóng vai trò quan

trọng trong việc mở ra quá trình chuyển đổi sang chủ nghĩa tư bản của Trung Quốc

(Huang, 1996; Edin, 2003). Thứ hai, trong suốt thời kỳ cải cách, đảng và nhà nước đã

giữ được sự kiểm soát đối với một mảng lớn các ngành công nghiệp quan trọng, bao

gồm dầu hỏa, khí đốt, khai khoáng, hàng hóa sản xuất cơ bản, các ngành công nghiệp

mạng thiết yếu và tất cả các định chế tài chính và ngân hàng lớn. Hơn nữa, nỗ lực đầy

tham vọng trong việc cải cách các doanh nghiệp nhà nước bắt đầu từ giữa thập niên 90

đã mở ra cánh cửa cho hoạt động tái cấu trúc doanh nghiệp, niêm yết trên thị trường

chứng khoán và các cấu trúc động lực hướng đến lợi nhuận nhiều hơn. Điều này giúp

hình thành một khu vực công sinh nhiều lợi nhuận hơn, mặc dù hầu hết các doanh

nghiệp nhà nước lớn đều tiếp tục được ưu đãi trong việc tiếp cận khoản vay, đất đai và

trợ cấp.

Cuối cùng, chính quyền Trung Quốc đã tiến hành nhiều bước cải cách hệ thống

quan liêu, tạo nên một bộ máy quan liêu phù hợp hơn với yêu cầu của một nền kinh tế

thị trường đang phát triển và hội nhập toàn cầu (Yang, 2004; Zheng, 2004). Trong tiến

trình này, chính quyền Bắc Kinh vẫn duy trì một phần lớn khoảng trống để can thiệp

vào nền kinh tế, nắm giữ những thể chế trọng yếu thực hiện chính sách công nghiệp.

Quốc gia này có thể sử dụng những động lực đối với cán bộ trong đảng và nhà nước

và đảng theo học thuyết Lenin để kiểm soát các “đỉnh cao chỉ huy” của ngành công

nghiệp và tài chính, và phạm vi điều tiết lớn sự hình thành khu vực công ở trung ương

và địa phương.

Ngược lại, quy mô đáng kể của nhà nước Trung Quốc có nghĩa nước này phải dựa

vào những khởi xướng và tự chủ của địa phương, điều có xu hướng tạo ra mối quan hệ

rối rắm giữa các cơ quan quyền lực. Sự cạnh tranh liên quyền hạn và tính tự chủ được

gia tăng đã tạo cho cán bộ địa phương không gian rộng hơn cho những thử nghiệm

kinh tế mạnh mẽ, đem lại những giải pháp thể chế và chính trị mới, đồng thời đào sâu

quá trình cải cách kinh tế (Zheng, 2007). Tuy nhiên, sự chồng chéo và những điểm bất

Page 11: c Huy XEM XÉT LẠI HÌNH ẢNH THỨ HAI***vepr.org.vn/upload/533/20170523/TLD-25.pdfxem xÉt lẠi hÌnh Ảnh thỨ hai*** logic kinh tẾ chÍnh trỊ cỦa viỆc quỐc tẾ

TLD-25

9

hợp lý trong bộ máy nhà nước của Trung Quốc cũng đã góp phần tạo ra sự can thiệp

rõ ràng từ các chính quyền địa phương nhưng đi ngược lại với sự chỉ đạo của trung

ương (Howell, 2006).

Trong ý phân tích cuối cùng, Trung Quốc phải được xem như một nước phát triển

đi sau áp dụng hình thức phát triển “định hướng bởi nhà nước”. Chế độ nhà nước nắm

vai trò chủ đạo phụ thuộc sự cạnh tranh độc quyền nhóm với hỗ trợ mạnh mẽ từ

những cơ quan nhà nước, đặc biệt là về tài chính. Tuy nhiên, mô hình tư bản nhà nước

đã cải tổ, được cân bằng bởi các chế độ tích lũy tư bản kết nối với các doanh nghiệp,

điều phụ thuộc nhiều vào sự hiểu biết của mỗi doanh nghiệp phải đối mặt với áp lực

thị trường. Hai mô hình tích lũy tư bản này có xu hướng gặp nhau ở cấp độ thấp hơn

của bộ máy hành chính nhà nước, nơi mà các thể chế phức hợp thành công cùng với

sự chủ động của chính quyền địa phương đã cho phép hai mô hình riêng biệt này cùng

tồn tại song song và trở nên phụ thuộc lẫn nhau dưới cơ chế chung của “Chủ nghĩa tư

bản mang màu sắc Trung Quốc”. Kết quả là, mô hình “Tư bản chủ nghĩa kiểu Trung

Quốc” không giống với bất cứ hình thức tư bản chủ nghĩa nào đã có trước đây. Mô

hình này dựa trên nền tảng đối ngẫu độc đáo hoặc biện chứng mà nhờ đó, các đặc

điểm của chủ nghĩa tư bản nhà nước được cân bằng bởi quá trình tích lũy tư bản sôi

động của bộ phận doanh nghiệp tư nhân và sự hội nhập toàn cầu, tích hợp với quá

trình học tập và một loạt các sắp xếp thể chế hỗn hợp.

Cách tiếp cận chính sách và logic cải cách của “Chủ nghĩa tư bản mang

màu sắc Trung Quốc”.

Kể từ khi bắt đầu công cuộc cải cách và thực hiện chính sách mở cửa sau năm 1978,

Trung Quốc đã sử dụng một “sự kết hợp hiếm có giữa việc thí điểm chính sách và ưu

tiên chính sách trong dài hạn” để thực hiện cải cách kinh tế (Helimann, 2010 tr. 109).

Tự do hóa hoàn toàn nhằm mục đích cải cách những dàn xếp thể chế trong nước theo

một loại hình lý tưởng luôn được ý thức né tránh để thiên về hướng thử nghiệm sáng

tạo các giải pháp mang tính chắp nối và tạm thời. Từ đó, chính quyền Trung Quốc đã

cố gắng “phát triển vượt ngoài kế hoạch” mà không phải trải qua những cú sốc tạo ra

bởi các cuộc cải cách đột ngột (“Big Bang reforms) như các nước Đông Âu và Nga

Page 12: c Huy XEM XÉT LẠI HÌNH ẢNH THỨ HAI***vepr.org.vn/upload/533/20170523/TLD-25.pdfxem xÉt lẠi hÌnh Ảnh thỨ hai*** logic kinh tẾ chÍnh trỊ cỦa viỆc quỐc tẾ

TLD-25

10

(Naughton, 1995). Với phong cách tương tự, nền kinh tế chính trị của Trung Quốc

chuyển hóa từ một hệ thống có đặc trưng là sở hữu nhà nước hoàn toàn sang hệ thống

tích hợp thêm một thành phần lớn của sở hữu và kiểm soát tư nhân (Oi và Walder,

1999).

Trong suốt quá trình cải cách kinh tế của Trung Quốc, các chiến lược với nguyên

tắc định hướng thị trường, kết nối mạng lưới cũng như do nhà nước quản lý hoàn toàn

toàn đã được vận dụng một cách sáng tạo để phát triển các giải pháp thể chế và chính

sách mang tính cải tiến (Pang, 2009). Các sáng kiến chính sách của “Chủ nghĩa tư bản

mang màu sắc Trung Quốc” hầu như vẫn luôn thận trọng và mang tính thí điểm, mặc

dù Trung Quốc đã chứng kiến những bước cải cách nhảy vọt, điều này đã cho thấy sự

điều phối và hoạch định của nhà nước từ trên xuống có thể tạo nên những đột phá

trong cải cách. Một ưu điểm của sự sắp xếp này là với hướng dẫn của trung ương, các

ưu tiên chính sách sẽ dịch chuyển dần ở Trung Quốc, hình thành một “chủ nghĩa dài

hạn” (long-termism) như là một đặc trưng của việc hoạch định theo “chủ nghĩa can

thiệp kiểu mới” (neo-statist planning) (Heilmann, 2010). Mặc dù vậy, vai trò trung

tâm của nhà nước trung ương được dung hòa bởi các thí điểm chính sách được địa

phương hóa. Những thử nghiệm này bao gồm một loạt các dự án thí điểm, các đặc khu

kinh tế và công nghiệp cùng các quy định quản lý thí điểm, để dành những chỗ trống

lớn cho năng lực, quá trình học hỏi và mày mò của địa phương để giải quyết vấn đề.

Về bản chất, chu kỳ cải cách mang tính thí điểm của Trung Quốc đã hình thành sự

tương tác biện chứng giữa quy hoạch phát triển từ trên xuống (thông qua các Kế

hoạch Năm năm và những phương thức khác) và các sáng kiến địa phương rộng khắp

từ dưới lên. Sự thử nghiệm địa phương thường được phê chuẩn và điều phối, dù

không phải duy nhất, bởi các tổ chức cơ quan nhà nước cấp tỉnh và trung ương. Kết

quả là vô số các cuộc thử nghiệm mang tính thăm dò và sáng tạo được tiến hành ở cấp

địa phương để chứng thực các ưu tiên chính sách, chẳng hạn như: cải tiến công

nghiệp, cải cách tài chính, hòa nhập nông thôn-thành thị, và tái cấu trúc phúc lợi xã

hội. Các thí điểm chính sách cấp địa phương, dù được phê chuẩn hay không, đã dẫn

đến quá trình thích nghi liên tục của thể chế Trung Quốc (Tsai, 2007; Dickson, 2008).

Hơn nữa, các thí điểm thành công cấp địa phương thường được nhân rộng lên phạm vi

Page 13: c Huy XEM XÉT LẠI HÌNH ẢNH THỨ HAI***vepr.org.vn/upload/533/20170523/TLD-25.pdfxem xÉt lẠi hÌnh Ảnh thỨ hai*** logic kinh tẾ chÍnh trỊ cỦa viỆc quỐc tẾ

TLD-25

11

tỉnh và cả nước với những dẫn dắt và nỗ lực mạnh mẽ nhằm chuẩn hóa từ chính quyền

trung ương.

Do vậy, thể chế này ở Trung Quốc có một vài điểm tương đồng với các hệ thống

liên bang như Hoa Kỳ nơi mà phần lớn các thí điểm chính sách diễn ra ở cấp độ bang

hoặc địa phương. Tuy nhiên, khi so sánh với những gì Trung Quốc đã đạt được, nhiều

hệ thống chính quyền liên bang phải trải qua nhiều khó khăn hơn trong quá trình nhân

rộng và chuẩn hóa các thử nghiệm địa phương lên cấp độ quốc gia. Sebastian

Helimann đã gọi cách tiếp cận chính sách của Trung Quốc là “sự chắp vá tối đa được

nhìn xa trông rộng” (foresight maximum tinkering) – phương thức theo đuổi các ưu

tiên dài hạn nhưng vẫn để dành khoảng rộng tối đa cho các thử nghiệm địa phương.

Cách tiếp cận không chính thống này đã giúp Trung Quốc có lợi thế để đối mặt với

những thách thức cải thiện kinh tế đất nước, trong các điều kiện toàn cầu hóa mạnh

mẽ (Heilmann, 2010).

Việc kết hợp giữa hoạch định phát triển từ trên xuống, các thí điểm chính sách ở

địa phương và nhân rộng các thử nghiệm thành công, không còn nghi ngờ, đã góp

phần vào thành công trong phát triển kinh tế của Trung Quốc. Nó đã đem lại cho quá

trình phát triển của “Chủ nghĩa tư bản mang màu sắc Trung Quốc” khả năng thích

nghi và linh hoạt cao. Sự học hỏi về thể chế và chính sách nổi lên như một dấu ấn

quan trọng trong logic cải cách của “Chủ nghĩa tư bản mang màu sắc Trung Quốc”.

Trong bối cảnh này, nhiều sắp xếp thể chế của Trung Quốc được mô tả có đặc điểm

của một bricolage thể chế, với nhiều tầng lớp và chuyển dịch3. “Chủ nghĩa tư bản

mang màu sắc Trung Quốc” bao gồm một bộ phận lớn các thể chế phức hợp và pha

trộn, được hình thành từ các yếu tố tự do Phương Tây, sự phát triển của Châu Á, cơ

chế kế hoạch hóa tập trung XHCN và những nhân tố lịch sử và hiện đại.

Do vậy, logic cải cách của “Chủ nghĩa tư bản mang màu sắc Trung Quốc” không

chỉ thể hiện sự học tập sâu sắc từ các động lực tự do của quá trình toàn cầu hóa, mà

còn cho thấy những nguồn gốc lịch sử sâu xa. Tính hai mặt độc nhất của “Chủ nghĩa

tư bản mang màu sắc Trung Quốc” – sự kiểm soát nhà nước đối với nền kinh tế từ trên

xuống và cách thức tích lũy tư bản theo mạng lưới doanh nghiệp từ dưới lên – cộng

hưởng nhất định với nền kinh tế chính trị của nước này từ trước năm 1911. Trong thời

Page 14: c Huy XEM XÉT LẠI HÌNH ẢNH THỨ HAI***vepr.org.vn/upload/533/20170523/TLD-25.pdfxem xÉt lẠi hÌnh Ảnh thỨ hai*** logic kinh tẾ chÍnh trỊ cỦa viỆc quỐc tẾ

TLD-25

12

kỳ phong kiến sau cuối này, sự tồn tại song song của chế độ nhà nước đóng vai trò chủ

đạo và các đơn vị sản xuất hộ kinh doanh nhỏ lẻ đã định hình nên nền kinh tế chính trị

của Trung Quốc (Boisot và Child, 1996; Gates, 1996; Faure, 2006). Trong khi lịch sử

hiếm khi lặp lại, nền kinh tế chính trị của Trung Quốc tiếp tục cho thấy các nguồn gốc

lịch sử sâu xa này.

Như đã phân tích, lịch sử, quy mô và sự tiếp xúc với các động lực toàn cầu hóa đã

góp phần tạo nên những phức hợp thể chế đặc thù trong nền kinh tế tư bản mang màu

sắc Trung Quốc. Sự hội nhập quốc tế, mạng lưới doanh nghiệp từ dưới lên và định

hướng nhà nước từ trên xuống, tất cả đều tồn tại song song, cân bằng những ưu nhược

điểm cho nhau, từ đó hình thành nên sự sắp xếp thể chế và cách thức tiếp cận chính

sách độc đáo. Hơn nữa, những sắp xếp thể chế hỗn hợp này không tuân theo các khái

niệm lý tưởng - mẫu mực của việc xây dựng chủ nghĩa tư bản, như của chủ nghĩa tư

bản tự do Anh-Mỹ hay chủ nghĩa tư bản được điều phối của Châu Âu (Hall và

Soskice, 2011).

Các nhân tố quốc tế hóa đồng NDT

Ngay từ đầu, bài viết của Otero-Iglesas và Vermeiren trong chuyên đề này đã giải

thích lý do vì sao chính phủ Trung Quốc đang cố gắng quốc tế hóa đồng NDT theo

cách chủ động. Tác giả tập trung vào rất nhiều nhân tố gần đây của quá trình quốc tế

hóa đồng NDT, làm sáng rõ cách thức mà những tiếp cận chính sách và logic thể chế

hỗn hợp ở cấp độ trong nước có thể đóng vai trò là điểm khởi đầu cho việc hiểu rõ

những cơ sở chính sách của chính phủ Trung Quốc. Như đã lưu ý trong phần mở đầu,

đây không phải là góc nhìn “hình ảnh thứ hai” (Waltz, 1959) đơn thuần, mà là cách áp

dụng quy trình xây dựng chính sách và cơ cấu thể chế trong nước của “Chủ nghĩa tư

bản mang màu sắc Trung Quốc”, để làm rõ sự phát triển trong vị thế quốc tế của

Trung Quốc.

Nếu xem xét một cách tách biệt, các biện pháp mà chính quyền Bắc Kinh đã sử

dụng để thúc đẩy những sáng kiến mới và hiện có nhằm quốc tế hóa đồng NDT sẽ là

một “mớ bòng bong” mang tính bộc phát. Nhưng khi tổng hợp lại với nhau, các biện

pháp này cho thấy một cách tiếp cận khác biệt. Quá trình quốc tế hóa đồng NDT tái

Page 15: c Huy XEM XÉT LẠI HÌNH ẢNH THỨ HAI***vepr.org.vn/upload/533/20170523/TLD-25.pdfxem xÉt lẠi hÌnh Ảnh thỨ hai*** logic kinh tẾ chÍnh trỊ cỦa viỆc quỐc tẾ

TLD-25

13

hình thành những logic phát triển cơ bản của “Chủ nghĩa tư bản mang màu sắc Trung

Quốc”, phản ánh một chiến lược được nhận thức hợp lý và xuyên suốt (Cohen, 2012;

McNally, 2012). Tương tự như những biện pháp chính sách và công cuộc cải cách thể

chế trong nước, những sáng kiến chính sách nhằm quốc tế hóa đồng NDT đã bao gồm

định hướng từ trên xuống kết hợp với các thử nghiệm chính sách cấp địa phương. Tất

cả sự học hỏi về thể chế và chính sách cũng như tiến trình kết hợp rất nhiều thể chế và

tiếp cận chính sách, với các giải pháp thể chế được định hướng thị trường, kết nối

mạng lưới, toàn cầu hóa và do nhà nước điều phối, đều đóng vai trò quan trọng.

Về cơ bản, có năm nhân tố liên quan đến nhau tạo thành nỗ lực quốc tế hóa đồng

NDT của Trung Quốc, đó là: Vai trò của doanh nghiệp tư nhân cùng mạng lưới rộng

khắp tiên phong sử dụng đồng NDT trong các giao dịch quốc tế; sự điều phối của nhà

nước qua việc thúc đẩy các hiệp định hoán đổi song phương với các ngân hàng nhà

nước trên thế giới; việc sử dụng các trung tâm tài chính quốc tế một cách chủ động;

các thể chế và mạng lưới để xây dựng nền tảng hạ tầng cho việc quốc tế hóa đồng

NDT; vai trò chủ đạo của nhà nước được tiếp tục để kiểm soát dòng lưu chuyển vốn

bằng NDT vào và ra khỏi Trung Quốc; và cuối cùng, là các công cuộc cải cách đối với

lĩnh vực tài chính và tỷ giá, đặc biệt là những nỗ lực từng bước trong việc thả nổi lãi

suất và giảm dần sự áp chế tài chính trong nước.

Mạng lưới doanh nghiệp tư nhân

Trong những năm cuối thập niên 1990, những doanh nghiệp tư nhân có hoạt động

mua bán và đầu tư ra nước ngoài đã bắt đầu sử dụng đồng NDT trong các giao dịch

của họ, từ đó mang một lượng đáng kể tiền tệ này vào lưu thông bên ngoài lãnh thổ

Trung Quốc. Ví dụ như, giữa những năm 2000, khoảng 60% tiền mặt đang lưu thông

ở Mông Cổ là đồng NDT (Gao và Yu, 2009). Kết quả là, chính quyền Trung Quốc,

ngay từ những giai đoạn đầu của quá trình quốc tế hóa đồng NDT, đã xây dựng nên

mạng lưới rộng khắp các doanh nghiệp tư nhân, những người bắt đầu việc sử dụng

đồng NDT làm phương tiện trao đổi ở Trung Á và Đông Nam Á. Gần đây, đồng NDT

đã đổ vào Châu Phi thông qua sự đổ bộ của các doanh nghiệp Trung Quốc và mạng

lưới giao dịch tư nhân. Với tư cách là thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nigeria, ông

Lamido Sanusi cho biết, sau khi Nigeria phát tín hiệu dự định ký kết hiệp định hoán

Page 16: c Huy XEM XÉT LẠI HÌNH ẢNH THỨ HAI***vepr.org.vn/upload/533/20170523/TLD-25.pdfxem xÉt lẠi hÌnh Ảnh thỨ hai*** logic kinh tẾ chÍnh trỊ cỦa viỆc quỐc tẾ

TLD-25

14

đổi đồng NDT: “Đồng NDT đã và đang được giao dịch trên đường phố Nigeria, điều

này cho thấy thị trường đang đi trước và chúng ta chỉ đang cố gắng đuổi kịp” (Wang,

2011).

Mạng lưới rộng lớn các doanh nghiệp và thương lái Trung Quốc đã khiến đồng

NDT trở thành một trong những cách thức thanh toán được chấp nhận ở nhiều nền

kinh tế đa dạng như Pakistan, Nigeria, Mông Cổ và Campuchia (Mallaby và

Wethington, 2012). Có lẽ là động thái đối với mạng lưới giao dịch đã tồn tại, một

trong những bước đầu tiên vào năm 2009 để quốc tế hóa đồng NDT chính là khuyến

khích việc sử dụng đồng tiền này trong giao dịch quốc tế của Trung Quốc. Tương tự

như các cải cách trong nước, năm khu vực tiên phong thuộc vùng đồng bằng sông

Châu Giang và sông Dương Tử đã được lựa chọn để thực hiện thí điểm việc giao dịch

với Hồng Kong sử dụng đồng NDT (Mallaby và Wethington, 2012). Thử nghiệm này

sau đó đã được mở rộng từng bước một, nhưng nhanh chóng, cho đến tháng 8/2011 đã

bao gồm cả nước Trung Quốc và tất cả đối tác thương mại nước ngoài (Wang, 2011).

Hoàn toàn bắt đầu từ con số 0 vào năm 2009, đến giữa năm 2014, gần 18% tổng giá trị

thương mại quốc tế của Trung Quốc đã được thanh toán bằng đồng NDT (Bank of

China, 2014). Thậm chí ấn tượng hơn, đồng NDT còn vượt qua đồng EUR vào tháng

10/2013 để trở thành đồng tiền được sử dụng phổ biến thứ hai trong hoạt động tài

chính thương mại quốc tế dưới hình thức thư tín dụng và ủy thác nhờ thu (SWIFT,

2013).

Nhà nước điều phối hiệp định hoán đổi với các ngân hàng nhà nước (NHNN)

Trái ngược với cách thức mà chủ nghĩa tư bản mạng lưới của Trung Quốc lan rộng

một cách không chính thức việc sử dụng đồng NDT ra nước ngoài, những nỗ lực khởi

xướng bởi chính phủ bắt đầu bằng việc ký kết hầu hết các hợp đồng hoán đổi tiền tệ

song phương với các ngân hàng trung ương trên toàn cầu. Những sáng kiến quan trọng

nhất trong lĩnh vực này diễn ra từ sau khủng hoảng tài chính năm 2008. Trung Quốc

ký kết hiệp định hoán đổi tiền tệ song phương đầu tiên với Hàn Quốc vào ngày

12/12/2008, và nhanh chóng tiếp tục với nhiều hiệp định hơn trong năm 2009 và 2010,

với nhiều nền kinh tế khác nhau như Hồng Kong, Argentina, Belarus và Iceland. Đến

Page 17: c Huy XEM XÉT LẠI HÌNH ẢNH THỨ HAI***vepr.org.vn/upload/533/20170523/TLD-25.pdfxem xÉt lẠi hÌnh Ảnh thỨ hai*** logic kinh tẾ chÍnh trỊ cỦa viỆc quỐc tẾ

TLD-25

15

cuối năm 2014, việc kí kết các hiệp định này đã được mở rộng với hơn 28 NHNN, bao

gồm các NHNN lớn trên thế giới như Nhật Bản, Úc, Anh, Thụy Sĩ, Canada và cả

Ngân hàng Trung ương Châu Âu.

Có phần đi xa hơn nữa so với những hiệp định này, vào ngày 6/9/2011, Nigeria đã

công bố sẽ chuyển đổi 5 – 10% tổng dự trữ ngoại hối sang tài sản NDT để đa dạng

hóa nguồn dự trữ và tăng cường quan hệ hợp tác với Trung Quốc (Wang, 2011). Một

số quốc gia khác như Belarus, Nga, Tanzania, Chile và Úc cũng từng bước xem NDT

là một loại tiền tệ dự trữ tiềm năng. Tuy nhiên, những hiệp định thúc đẩy giao thương

bằng NDT đã trở nên quan trọng hơn so với việc dùng làm đồng tiền dự trữ. Những

hiệp định hoán đổi tiền tệ với các NHNN lớn cũng ngày càng tăng về giá trị. Ví dụ

như, hiệp định hoán đổi với Ngân hàng Trung ương Châu Âu có giá trị lên đến 350 tỷ

NDT hoặc 45 tỷ EUR (Reuters, 2013).

Những hiệp định hoán đổi lớn hơn đã góp phần tạo nền tảng cho việc tăng tốc quá

trình quốc tế hóa đồng NDT. Trên thực tế, tại thời điểm tháng 9/2014, NDT đã xếp

thứ bảy trong số những tiền tệ được giao dịch nhiều nhất trên thế giới, với thị phần

khoảng 1.72% toàn cầu, vượt qua các đồng tiền được tự do giao dịch hơn như đồng

franc Thụy Sỹ, đô-la Hồng Kông và đồng krona Thụy Điển (SWIFT, 2014). Chính

phủ Trung Quốc cũng đã cố gắng đa dạng hóa sàn giao dịch ngoại hối cho đồng NDT.

Hiện nay, việc mua bán trực tiếp đồng NDT với hầu hết các tiền tệ mạnh khác đều có

thể thực hiện được, ví dụ như với đô-la Úc và bảng Anh.

Việc sử dụng những biện pháp này cho thấy cách tiếp cận thận trọng và từ tốn

trong việc nâng cao độ khả dụng của NDT trong giao dịch thương mại và đầu tư. Tuy

nhiên, việc chiến lược này do nhà nước điều phối từ trên xuống mà vẫn có mạng lưới

kết nối cho thấy chính phủ Trung Quốc đã cố gắng chủ động xây dựng cơ sở hạ tầng

cho đồng NDT được giao dịch và đầu tư trên phạm vi quốc tế. Việc sử dụng các trung

tâm và định chế tài chính quốc tế để xây dựng cơ sở hạ tầng giao dịch NDT ở nước

ngoài góp phần tạo thêm một nhân tố then chốt cho chiến lược mang tính thí điểm

này.

Page 18: c Huy XEM XÉT LẠI HÌNH ẢNH THỨ HAI***vepr.org.vn/upload/533/20170523/TLD-25.pdfxem xÉt lẠi hÌnh Ảnh thỨ hai*** logic kinh tẾ chÍnh trỊ cỦa viỆc quỐc tẾ

TLD-25

16

Các trung tâm và định chế tài chính quốc tế

Trong số các trung tâm tài chính quốc tế, Hồng Kong nổi lên là trung tâm giao dịch

NDT hàng đầu ở nước ngoài. Kể từ năm 2004, Hồng Kong cho phép các dịch vụ ngân

hàng ở nước ngoài tự do hoạt động bằng NDT, bao gồm nhận tiền gửi, mua bán ngoại

tệ và dịch vụ chuyển tiền (SWIFT, 2011). Hiện nay, hơn 80% tất cả các thanh toán

quốc tế bằng đồng NDT được thực hiện đều đi qua Hồng Kong. Tuy nhiên, giữa tháng

9/2013 và 2014, những khoản được gọi là thanh toán ở nước ngoài bằng NDT “thực

tế” - giao dịch diễn ra giữa các trung tâm NDT mà không liên quan đến Hồng Kông

hay Trung Quốc – đã tăng trưởng 837% về giá trị so với tỷ lệ tăng trưởng chung là

378% của việc sử dụng NDT ở nước ngoài. Các giao dịch NDT thực tế ở nước ngoài

hiện nay chiếm khoảng 3.25% tổng giá trị thanh toánh của đồng NDT (SWIFT, 2014).

Sự tăng trưởng của hoạt động thanh toán hợp lệ ở nước ngoài phản ánh cách thức

mà các trung tâm tài chính lớn như Singapore, Luân Đôn, Frankfurt và Luxembourg

đang thâm nhập vào các ngành kinh doanh NDT ở nước ngoài. Trong khi vẫn ưu tiên

Hồng Kông vì cả lý do kinh tế lẫn chính trị, có vẻ như chính quyền Bắc Kinh đang

chủ động xúc tiến sự tham gia của các trung tâm tài chính lớn khác trên thế giới vào

hoạt động giao dịch bằng NDT. Như ở cấp độ trong nước, sự cạnh tranh liên vùng

giữa các địa phương được đẩy mạnh để tạo ra các giải pháp thể chế mới và đào sâu

hơn công cuộc cải cách.

Cụ thể, Luân Đôn tự định vị vượt qua Hồng Kong, trở thành đầu mối các giao

dịch NDT hàng đầu ở nước ngoài. Vào ngày 16/4/2012, HSBC trở thành tổ chức đầu

tiên ở Luân Đôn phát hành trái phiếu bằng đồng NDT (HSBC, 2012). Và vào tháng

10/2013, các hiệp định ở nhiều lĩnh vực đa dạng giữa Anh và Trung Quốc đã được

công bố để đặt nền tảng thể chế thúc đẩy mạnh mẽ hơn việc sử dụng đồng NDT ở

Luân Đôn. Thành quả có được từ những nỗ lực biến Luân Đôn trở thành đầu mối tài

chính phương Tây của Trung Quốc là việc chính phủ Anh phát hành 3 tỷ NDT trái

phiếu chính phủ vào tháng 10/2014. Anh vì thế trở thành quốc gia phương Tây đầu

tiên phát hành trái phiếu chính phủ bằng đồng NDT, để tăng nguồn dự trữ quốc gia

Page 19: c Huy XEM XÉT LẠI HÌNH ẢNH THỨ HAI***vepr.org.vn/upload/533/20170523/TLD-25.pdfxem xÉt lẠi hÌnh Ảnh thỨ hai*** logic kinh tẾ chÍnh trỊ cỦa viỆc quỐc tẾ

TLD-25

17

của Vương quốc Anh. Điều này càng cho thấy bước tiến xa hơn trong tiềm năng NDT

được sử dụng là đồng tiền dự trữ trên thế giới (AFP, 2014).

Một mặt quan trọng giúp đồng NDT được giao dịch ở các trung tâm tài chính

quốc tế là việc chỉ định các ngân hàng bù trừ (clearing banks) để thực hiện các giao

dịch NDT. Trong suốt mùa hè năm 2014, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC)

chỉ định ba ngân hàng mới thanh toán bù trừ bằng NDT, lần lượt ở Luân Đôn (China

Construciton Bank), Frankfurt (Bank of China) và Seoul (Bank of Communication)

(Asia Development Bank Institute, 2014). Điều này cho thấy một khía cạnh khác

trong chiến lược của Trung Quốc: các ngân hàng lớn do nhà nước sở hữu luôn được

chỉ định để thực hiện dịch vụ thanh toán bù trừ cho đồng NDT ở các trung tâm tài

chính quốc tế. Quá trình quốc tế hóa đồng NDT, do đó, thúc đẩy các ngân hàng thành

lập từ nguồn vốn trong nước ở Trung Quốc nỗ lực toàn cầu hóa.

Tương ứng với nó, các ngân hàng quốc tế lớn, như HSBC và Standard Chartered,

đang trở thành những động lực chính thúc đẩy quá trình quốc tế hóa đồng NDT. Các

ngân hàng này xem sự nổi lên của hoạt động kinh doanh NDT là một cơ hội phát triển,

bởi lẽ các công ty và cá nhân sẽ cần mua, chuyển tiền và đầu tư lượng tiền NDT mà

họ nhận được. Như HSBC đã phát biểu: “HSBC đã luôn đi đầu trong quá trình phát

triển của đồng NDT cả trong và ngoài nước. Tập đoàn đã thiết lập tiềm năng phát triển

cho đồng NDT ở hơn 53 thị trường trên toàn thế giới, và phát hành trái phiếu quốc tế

bằng NDT đầu tiên ở Luân Đôn…” (HSBC, 2012).

Mặc dù chiến lược xây dựng cơ sở hạ tầng theo mạng lưới để giao dịch đồng NDT

bằng cách sử dụng các trung tâm và định chế tài chính lớn trên thế giới đã khá thành

công, vấn đề vẫn còn tồn tại là việc tiết kiệm và đầu tư ở nước ngoài đối với đồng

NDT vẫn còn khá khó khăn. Vì thị trường vẫn còn hạn chế và thiếu tính thanh khoản,

hiện nay đang thiếu các cách thức để sinh lời từ việc giữ đồng NDT ở nước ngoài.

Nhằm giải quyết vấn đề này mà không nới bỏ hoàn toàn việc kiểm soát vốn, chính phủ

Trung Quốc đã thiết lập một số “ống dẫn” trong thể chế để lưu thông đồng NDT ra

vào Trung Quốc, đáng chú ý là Chương trình Các nhà đầu tư tổ chức giao dịch bằng

NDT (Renminbi Qualified Foreign Institutional Investor (RQFII) Program).

Page 20: c Huy XEM XÉT LẠI HÌNH ẢNH THỨ HAI***vepr.org.vn/upload/533/20170523/TLD-25.pdfxem xÉt lẠi hÌnh Ảnh thỨ hai*** logic kinh tẾ chÍnh trỊ cỦa viỆc quỐc tẾ

TLD-25

18

“Ống dẫn”: Nhà nước kiểm soát dòng lưu chuyển vốn NDT ra vào Trung Quốc

Chương trình RQFII thực chất là sự mở rộng của Chương trình Nhà Đầu tư Tổ chức

Nước ngoài Đủ Năng lực (Qualified Foreign Institutional Investor program) đã được

thực hiện từ năm 2002, cho phép tiếp cận hạn chế thị trường vốn Trung Quốc bằng

ngoại hối. Với chương trình RQFII, giờ đây các nhà đầu tư nước ngoài có thể sử dụng

đồng NDT thu được ở nước ngoài thông qua dàn xếp thương mại xuyên biên giới,

phát hành trái phiếu NDT ở nước ngoài và mua bán cổ phiếu để thực hiện đầu tư trực

tiếp vào Trung Quốc. Cơ chế này cho phép các ngân hàng nhà nước và định chế tài

chính nước ngoài có thể tiếp cận một cách hạn chế thị trường tài chính của Trung

Quốc bằng cách nới lỏng sự kiểm soát vốn đang thắt chặt. Tuy nhiên, chính phủ Trung

Quốc vẫn nắm giữ quyền kiểm soát cuối cùng đối với các dòng lưu chuyển NDT bằng

cách quản lý các hạn ngạch chương trình RQFII.

Chương trình RQFII được bắt đầu từ tháng 12/2011 và đến nay đã có sự tham gia

của khoảng 10 đầu mối tài chính quốc tế, nhanh chóng gia tăng khối lượng NDT ở

nước ngoài chảy ngược về Trung Quốc. Một khía cạnh khác của việc thiết lập những

“ống dẫn” như thế là Chương trình Kết nối Cổ phiếu Hồng Kong-Thượng Hải

(Shanghai-Hong Kong Stock Connect), một chương trình thí điểm kết nối hai sàn

chứng khoán của hai thành phố, cho phép nhà đầu tư có thể giao dịch và thanh toán

các cổ phiếu niêm yết ở cả hai sàn thông qua trung tâm thanh toán bù trừ và sàn giao

dịch ở thị trường sân nhà. Giống với chương trình RQFII, chương trình Kết nối Cổ

phiếu được quản lý bởi cả hạn ngạch hàng ngày và hạn ngạch tổng về lượng lưu

chuyển đồng NDT xuyên biên giới. Mặc dù hạn ngạch hàng ngày đã được sử dụng hết

nhanh chóng vào ngày giao dịch đầu tiên, 17/11/2014, dòng lưu chuyển vốn NDT đã

giảm xuống sau đó (Gu, 2014). Do vậy, vẫn còn quá sớm để kết luận rằng liệu chương

trình Kết nối Cổ phiếu có đóng góp lớn cho quá trình tự do hóa tài khoản vốn ở Trung

Quốc hay không.

Những nỗ lực đáng ghi nhận khác trong khía cạnh này bao gồm việc thiết lập các

khu vực thí điểm trong nước để tiến hành các thử nghiệm về tự do hóa tài khoản vốn

và dịch vụ ngân hàng. Trước hết là thành lập một khu vực nhỏ ở Tiền Hải, Thẩm

Page 21: c Huy XEM XÉT LẠI HÌNH ẢNH THỨ HAI***vepr.org.vn/upload/533/20170523/TLD-25.pdfxem xÉt lẠi hÌnh Ảnh thỨ hai*** logic kinh tẾ chÍnh trỊ cỦa viỆc quỐc tẾ

TLD-25

19

Quyến, gần Hồng Kong. Được dự tính là bước đi tiên phong trong việc phát triển khu

vực dịch vụ hiện đại ở Trung Quốc, một trong những thử nghiệm quan trọng ở vùng

này là cho phép chuyển đổi đồng NDT giữa Hồng Kong và Tiền Hải (Schuman,

2012). Tương tự nhưng có tầm ảnh hưởng lớn hơn là việc xác lập khu vực Mậu dịch

Tự do Thượng Hải ở Phổ Đông, cũng như Tiền Hải, hướng đến tạo điều kiện dễ dàng

cho dòng lưu chuyển vốn qua biên giới. Tuy nhiên, sự tiến triển của cả hai khu vực

này cho đến nay vẫn chịu sự thiếu hụt một cơ chế chính xác để thực hiện các giao dịch

NDT xuyên biên giới và nhu cầu cải cách tài chính ở thị trường trong nước của Trung

Quốc.

Kết quả là, mặc dù có sự mở rộng mạnh mẽ các “ống dẫn” để hỗ trợ cho các giao

dịch NDT ra vào thị trường tài chính trong nước của Trung Quốc, những dòng chảy

này vẫn bị nhiều hạn chế, và còn rất xa để đạt được sự tự do hóa hoàn toàn. Điều này

cũng cho thấy rằng chính phủ Trung Quốc vẫn muốn nắm giữ quyền kiểm soát, đặc

biệt là đối với dòng lưu chuyển vốn được cho là có yếu tố đầu cơ, ngắn hạn, hoặc đơn

giản là quá lớn để kiểm soát. Xu hướng trong tương lai nhiều khả năng sẽ là quá trình

mày mò và mở rộng dần những “ống dẫn” này, nhưng sẽ không có sự tự do hóa hoàn

toàn đối với tài khoản vốn.

Sự thận trọng trong quá trình mở cửa tài khoản vốn của nước này phản ánh logic

cải cách của chủ nghĩa tư bản mang màu sắc Trung Quốc. Chính quyền Trung Quốc

vẫn không ngừng tìm kiếm các giải pháp thể chế để tự do hóa thị trường bằng cách áp

dụng những tiếp cận linh hoạt và thực dụng. Nhưng điều này được thực hiện với một

điều kiện ràng buộc: nhà nước vẫn phải giữ nguyên các mức độ can thiệp nhất định.

Nhà nước-Đảng cộng sản đã thực sự một lần nữa lựa chọn sử dụng các vùng thử

nghiệm để kiểm tra những sáng kiến chính sách mới. Tuy nhiên, trong trường hợp

này, sự tự do hóa toàn diện tài khoản vốn và lĩnh vực ngân hàng trong các khu vực thử

nghiệm có thể được lan tỏa nhanh chóng đến hệ thống tài chính trong nước. Chắc chắn

là chưa có quốc gia nào cố gắng thực hiện công cuộc tự do hóa tài khoản vốn giới hạn

bởi địa lý cho đến thời điểm này.

Page 22: c Huy XEM XÉT LẠI HÌNH ẢNH THỨ HAI***vepr.org.vn/upload/533/20170523/TLD-25.pdfxem xÉt lẠi hÌnh Ảnh thỨ hai*** logic kinh tẾ chÍnh trỊ cỦa viỆc quỐc tẾ

TLD-25

20

Tỷ giá hối đoái và cải cách khu vực tài chính

Cách tiếp cận của Trung Quốc đối với cải cách tỷ giá hối đoái cũng cho thấy chiến

lược thử nghiệm và thực hiện theo từng bước. Sau khi gắn chặt đồng NDT vào đồng

đô-la Mỹ từ năm 1997 đến năm 2005, Trung Quốc đã dần cho phép nâng giá đồng tiền

một cách thất thường. Các nhà hoạch định chính sách của nước này đã không lựa chọn

tự do hóa hoàn toàn, mà thay vào đó là tiến trình nâng giá từng bước với sự kiểm soát

của nhà nước. Chính sách này có nhiều ưu điểm là: nó tạo ra thêm một cơ chế đi xa

hơn – tỷ giá hối đoái – để kiểm soát lạm phát trong nước; qua thời gian, làm cho việc

sản xuất các mặt hàng giá rẻ có giá trị gia tăng thấp trở nên kém hấp dẫn, từ đó tạo

động lực cho các nhà xuất khẩu chuyển lên nấc thang công nghệ cao hơn; và nó cũng

làm giảm phần nào sự chỉ trích của quốc tế đối với chính sách tiền tệ của Trung Quốc

trong khi vẫn giữ biện pháp ổn định và tính có thể dự báo đối với tỷ giá hối đoái

(Kroeber, 2011).

Qua thời gian, tỷ giá đồng NDT cũng trở nên linh hoạt hơn. Sau nhiều động thái

mở rộng biên độ dao động để giao dịch đồng NDT, vào tháng 3/2014, Ngân hàng

Nhân dân Trung Quốc đã mở rộng biên độ dao động lên đến 2%, xoay quanh tỷ giá

tham chiếu hàng ngày của ngân hàng nhà nước. Biên độ dao động này được nâng lên

từ mức 1% và cho phép một sự biến động đáng kể (Li, 2014). Đồng NDT cũng bắt

đầu cho thấy sự dịch chuyển hai chiều, giảm giá so với đồng đô-la Mỹ trong một số

tháng của năm 2012 và 2014. Điều này xoa dịu những quan điểm cho rằng đồng NDT

chỉ có biến động một chiều duy nhất theo hướng tăng giá.

Cuối cùng, chính quyền Trung Quốc đã bắt đầu những cải cách cơ bản đối với

khu vực tài chính. Theo đuổi logic cải cách của chủ nghĩa tư bản mang màu sắc Trung

Quốc là tạo điều kiện thuận lợi cho các động lực thị trường dưới sự định hướng tổng

thể của nhà nước, những cải cách này bao gồm một loạt các thí điểm chính sách ở địa

phương. Ví dụ như, một chương trình thí điểm ở Ôn Châu đã tận dụng mạng lưới tài

chính phi chính thức hiện có ở địa phương, cố gắng hợp pháp hóa và chỉnh đốn khu

vực cho vay phi chính thức ở thành phố này (Wei, 2012). Quan trọng hơn nữa, việc tự

do hóa lãi suất từng bước được thực hiện. Vào tháng 7/2013, mức sàn lãi suất cho vay

Page 23: c Huy XEM XÉT LẠI HÌNH ẢNH THỨ HAI***vepr.org.vn/upload/533/20170523/TLD-25.pdfxem xÉt lẠi hÌnh Ảnh thỨ hai*** logic kinh tẾ chÍnh trỊ cỦa viỆc quỐc tẾ

TLD-25

21

đã được gỡ bỏ từ đó hoàn toàn thả nổi những lãi suất này. Tuy nhiên, việc thả nổi lãi

suất tiền gửi tiềm ẩn rủi ro cao hơn thì vẫn chưa được thực hiện.

Về tổng thể, xu hướng hiện tại cho thấy cách tiếp cận vô cùng cẩn trọng được tiến

hành từng bước một đối với việc tự do hóa hoàn toàn lãi suất. Nếu thành công, nó sẽ

gỡ bỏ sự áp chế tài chính trong nước, tạo cơ hội để hợp thức hóa khu vực “ngân hàng

ngầm” (shadow banking) và điều chỉnh mô hình tăng trưởng trong suốt những thập kỷ

qua. Tuy nhiên, ngay cả nếu lãi suất được tự do hóa hoàn toàn trong nước, các biện

pháp định hướng của Nhà nước và hoạt động kiểm soát vốn vẫn sẽ tồn tại. Có thể nhìn

thấy được trong tương lai, NDT nhiều khả năng vẫn sẽ là “tiền tệ mang quá nhiều yếu

tố nhà nước” (Eichengreen, 2011).

Nguyên lý kinh tế chính trị của việc quốc tế hóa đồng NDT

Tương tự như các quốc gia đi sau, phát triển lên từ đói nghèo trong thời đại công

nghiệp, Trung Quốc đã sử dụng chiến lược tăng trưởng dựa trên xuất khẩu để tích lũy

vốn và tiếp thu công nghệ nước ngoài. Trái ngược với quan điểm được Mỹ và các

nước công nghiệp phát triển khác ủng hộ, các nhà lãnh đạo Trung Quốc không xem tỷ

giá hối đoái là một loại giá cả nên được quyết định bởi thị trường, thay vào đó, là một

công cụ cho chiến lược phát triển kinh tế rộng lớn của mình (Kroeber, 2011). Dưới

góc nhìn chính sách phát triển do nhà nước nắm vai trò chủ đạo của chủ nghĩa tư bản

mang màu sắc Trung Quốc, giá cả và các cơ chế thị trường đơn thuần chỉ là công cụ

để phục vụ mục đích tối thượng: phát triển Trung Quốc trở thành quốc gia phồn thịnh

và quyền lực.

Do vậy, chiến lược quốc tế hóa đồng NDT của Trung Quốc luôn hướng đến

những lợi ích có được từ một tiền tệ quốc tế nhưng không được làm suy giảm những

động lực luôn phát triển của “Chủ nghĩa tư bản mang màu sắc Trung Quốc”. Việc tự

do hóa hoàn toàn theo một mô hình lý tưởng đã được thay bằng sự kết hợp một loạt

các thử nghiệm với tầm nhìn chính sách dài hạn. Và như rất nhiều chính sách cải cách

được thực hiện trong nước, quốc tế hóa đồng NDT về cơ bản, là một giải pháp tạm

thời tập trung vào quá trình tự do hóa được đo lường và xây dựng thể chế, trong khi

Page 24: c Huy XEM XÉT LẠI HÌNH ẢNH THỨ HAI***vepr.org.vn/upload/533/20170523/TLD-25.pdfxem xÉt lẠi hÌnh Ảnh thỨ hai*** logic kinh tẾ chÍnh trỊ cỦa viỆc quỐc tẾ

TLD-25

22

vẫn duy trì sự kiểm soát của nhà nước. Như một giám đốc ngân hàng ở Thượng Hải đã

cho biết: “Những nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ tiếp tục thử nghiệm, thử nghiệm và thử

nghiệm cho đến khi tìm được giải pháp cải cách hệ thống tài chính trong nước và quốc

tế hóa đồng NDT, mà không từ bỏ sự kiểm soát cuối cùng của Nhà nước. Sự ổn định,

bao gồm ổn định tài chính, được xem là điều kiện tiền đề cho sự tồn tại của Đảng cộng

sản Trung Quốc” (Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng, 2013, trao đổi cá nhân).

Ưu tiên trong chính sách của chính phủ Trung Quốc, do đó, là duy trì mức độ

kiểm soát nhất định của nhà nước đối với hệ thống tài chính trong nước, lưu chuyển

vốn và tỷ giá NDT. Điều này, chẳng hạn, chỉ ra rằng tài khoản vốn của Trung Quốc sẽ

tiếp tục và quá trình cải cách lĩnh vực tài chính trong nước sẽ diễn ra một cách cẩn

trọng. Tuy nhiên, những nỗ lực hướng đến mục tiêu tự do hóa và quốc tế hóa sẽ tiếp

tục, cũng như việc xây dựng mạng lưới cơ sở hạ tầng ở nước ngoài để hỗ trợ đồng

NDT được lưu thông bên ngoài lãnh thổ, hoặc tiếp tục đào sâu mở rộng các “ống dẫn”

để lượng NDT ở nước ngoài có thể chảy ngược về nước.

Dễ thấy rằng, quá trình quốc tế hóa đồng NDT đã tái tạo một số logic cải cách

trong nước của chủ nghĩa tư bản mang màu sắc Trung Quốc, chẳng hạn những thử

nghiệm chính sách và các thể chế hỗn hợp. Cụ thể là, các mạng lưới do nhà nước chi

phối và mạng lưới doanh nghiệp tư nhân đã được dùng để mở rộng việc sử dụng đồng

NDT trên thế giới; các trung tâm tài chính quốc tế và mạng lưới được sử dụng một

cách có chiến lược để hình thành thị trường cho đồng NDT ở nước ngoài; sự kiểm

soát của nhà nước được duy trì đối với lưu chuyển vốn, đặc biệt thông qua các “ống

dẫn” cho phép các dòng NDT ra vào Trung Quốc. Vai trò chủ đạo của nhà nước, nói

riêng, cho thấy sự khác biệt của chủ nghĩa tư bản mang màu sắc Trung Quốc so với

các mô hình chủ nghĩa tư bản mà trật tự quốc tế dựa trên luật lệ đã bao hàm cho đến

nay (Kahler, 2010; McNally, 2013).

Tóm lại, quá trình quốc tế hóa đồng NDT cho thấy một chiến lược tương đối nhất

quán của Trung Quốc, mặc dù chiến lược này chấp nhận đặc tính biện chứng và phức

hợp của chủ nghĩa tư bản mang màu sắc Trung Quốc. Cách tiếp cận “hình ảnh thứ

hai”, sử dụng logic trong nước của “Chủ nghĩa tư bản mang màu sắc Trung Quốc”

Page 25: c Huy XEM XÉT LẠI HÌNH ẢNH THỨ HAI***vepr.org.vn/upload/533/20170523/TLD-25.pdfxem xÉt lẠi hÌnh Ảnh thỨ hai*** logic kinh tẾ chÍnh trỊ cỦa viỆc quỐc tẾ

TLD-25

23

làm nền tảng khái niệm, từ đó giúp cho việc hiểu rõ hơn chiến lược của Trung Quốc

trong quá trình quốc tế hóa đồng NDT. Cách tiếp cận này cũng giúp làm sáng rõ

tương lai khả dĩ của đồng NDT trong hệ thống tiền tệ quốc tế.

Kết luận: Quốc tế hóa đồng NDT và tác động toàn cầu của “Chủ nghĩa tư

bản mang màu sắc Trung Quốc”.

Đến đây, nhiều cách tiếp cận lớn đã được sử dụng để làm rõ những triển vọng của

đồng NDT. Cách tiếp cận đầu tiên, dựa trên nền tảng kinh tế học, sử dụng các điều

kiện tiền đề đã được khẳng định cho việc cung cấp tiền tệ dữ trự được thế giới chấp

nhận, như là cách thức đánh giá quá trình quốc tế hóa đồng NDT đã đáp ứng được

những điều kiện này tới đâu.4 Vì Trung Quốc vẫn chưa phát triển được các thị trường

vốn nội địa đủ sâu, cởi mở và thanh khoản, và đồng thời NDT vẫn chưa được sử dụng

rộng rãi làm phương tiện thanh toán, đơn vị tài khoản và cách lưu trữ giá trị cho các

hướng sử dụng công và tư nhân trên thị trường quốc tế, những phân tích này cho thấy

vẫn còn chặng đường dài để đồng NDT trở thành tiền tệ dự trữ khả thi và thách thức

vị thế của đồng đô-la Mỹ (Setser, 2008; Drezner, 2010; Bowles và Wang, 2011;

Kroeber, 2011; Cohen, 2012; Otero-Iglesia và Vermeiren trong chuyên đề này).

Cách tiếp cận thứ hai tập trung vào những tranh cãi chính trị trong nước đối với

quá trình quốc tế hóa đồng NDT. Rất nhiều nhóm lợi ích trong nước được hình thành

để tác động đến chính sách của chính phủ Trung Quốc, dẫn đến nền chính trị lợi ích

nhóm hỗn loạn. Theo cách giải thích này, triển vọng của quá trình quốc tế hóa đồng

NDT là thấp bởi các đối lập chính trị trong nước. Tuy nhiên, qua phân tích cho thấy,

mức độ ảnh hưởng của các nhóm lợi ích này và những ưu tiên của họ được xem là

hoàn cảnh cụ thể và dễ thay đổi (Helleiner và Malkin, 2012; Steinberg và Shih, 2012).

Khung phân tích dựa trên những tranh cãi chính trị nội bộ Trung Quốc vì thế không

chỉ rõ cách thức các chính sách quốc tế hóa đồng NDT của Trung Quốc có thể tiến

triển như thế nào trong tương lai.

Cách tiếp cận cuối cùng dựa trên kinh nghiệm lịch sử để hiểu rõ xu hướng khả thi

của quá trình quốc tế hóa đồng NDT (Eichengreen, 2011; Subramanian, 2011). Tuy

Page 26: c Huy XEM XÉT LẠI HÌNH ẢNH THỨ HAI***vepr.org.vn/upload/533/20170523/TLD-25.pdfxem xÉt lẠi hÌnh Ảnh thỨ hai*** logic kinh tẾ chÍnh trỊ cỦa viỆc quỐc tẾ

TLD-25

24

nhiên, chỉ có duy nhất một trường hợp đi trước để tham chiếu - đó là quá trình chuyển

đổi từ đồng bảng Anh sang đồng đô-la Mỹ. Việc suy diễn từ trường hợp đơn lẻ này sẽ

gây ra nhiều vấn đề (Bowles và Wang, 2011). Điều thú vị là, mặc dù Hoa Kỳ vượt

Anh về tổng quy mô nền kinh tế trong những năm 1870, nhưng đồng đô-la Mỹ vẫn

chưa có vị thế quan trọng trên thế giới. Phải đợi đến khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ

được thành lập vào cuối năm 1913, đồng Đô-la Mỹ mới có thể đạt được vai trò quốc

tế. Đến giai đoạn trong và sau Chiến tranh Thế giới I, phá vỡ nguồn cung của hệ thống

tín dụng thương mại và hệ thống tài chính ở Châu Âu, đồng Đô-la Mỹ cuối cùng mới

có vị thế quốc tế theo hệ quả (Eichengreen, 2011).

Do vậy, về mặt lịch sử, những nỗ lực chủ động quốc tế hóa đồng NDT trong khi

nền kinh tế của Trung Quốc vẫn còn trong giai đoạn đang phát triển và xếp thứ hai sau

Mỹ, là rất đáng chú ý. Thậm chí các nỗ lực còn lớn hơn vì đồng NDT vẫn chưa được

chuyển đổi tự do5. Vì thế, trong khi việc Hoa Kỳ vẫn chần chừ thực hiện quốc tế hóa

đồng đô-la những năm 1900 được coi là bất thường, việc Trung Quốc mong muốn

quốc tế hóa đồng NDT ở thời điểm sớm như vậy cũng tương tự được coi là bất

thường.

Mặc dù kinh nghiệm lịch sử không cho thấy một trường hợp tương tự, nó vẫn chỉ

ra rằng việc quốc tế hóa đồng NDT có thể sẽ diễn ra theo một cách khá khác biệt với

những nỗ lực trước đó trong việc tạo ra một đồng tiền được quốc tế chấp nhận. Quá

trình này chắc chắn sẽ phản ánh những kiểm chứng logic cải cách của chủ nghĩa tư

bản mang màu sắc Trung Quốc: sự điều phối và hoạch định từ trên xuống, kết hợp với

các thí điểm địa phương và giải pháp chính sách theo mạng lưới từ dưới lên. Hơn thế

nữa, tuy có động lực của quá trình học hỏi chính sách và thể chế liên tục, lập trường

chính sách và sắp xếp thể chế của chủ nghĩa tư bản mang màu sắc Trung Quốc nhiều

khả năng sẽ tiếp tục giữ vững sau này. Như những nỗ lực quốc tế hóa đồng NDT cho

thấy đến nay, logic của chủ nghĩa tư bản mang màu sắc Trung Quốc đã mở ra những

lộ trình mới mà Trung Quốc có thể sử dụng để phát triển một đồng tiền quốc tế.

Quốc tế hóa đồng NDT thực chất đã cho thấy một chiến lược mới trong việc tự do

hóa tiền tệ, quá trình mà nhà nước nắm giữ những biện pháp đặc thù để kiểm soát tỷ

Page 27: c Huy XEM XÉT LẠI HÌNH ẢNH THỨ HAI***vepr.org.vn/upload/533/20170523/TLD-25.pdfxem xÉt lẠi hÌnh Ảnh thỨ hai*** logic kinh tẾ chÍnh trỊ cỦa viỆc quỐc tẾ

TLD-25

25

giá hối đoái và lưu chuyển vốn. Giải pháp tạm thời không chính thống với nỗ lực

“quốc tế hóa nhưng không tự do chuyển đổi hoàn toàn” (Bowles và Wang, 2011) có

vẻ vô lý và báo trước thất bại. Nhưng chiến lược này tạo ra cơ hội cho chính quyền

Bắc Kinh thực hiện các thí điểm, chỉnh sửa và áp dụng chính sách trong khi vẫn bảo

lưu quyền tạm dừng cải cách, nếu những hậu quả không mong muốn trở nên quá

nghiêm trọng. Cũng như logic của “Chủ nghĩa tư bản mang màu sắc Trung Quốc”,

“hỗn hợp chính sách này có thể sẽ không nhất quán, nhưng cuối cùng nó sẽ chứng

minh tính hiệu quả... sự không nhất quán đôi khi cũng có lợi” (Mallaby và

Wethington, 2012, tr. 144).

Bất kể quá trình quốc tế hóa đồng NDT diễn ra nhanh đến đâu, lộ trình của nó

cũng tách biệt với những kinh nghiệm lịch sử khác. Đối với câu hỏi liệu rằng đồng

NDT một ngày nào đó có trở thành đối thủ cạnh tranh vị thế đồng tiền dự trữ của đô-la

Mỹ hay không, câu trả lời phụ thuộc vào một loạt các yếu tố mà rất nhiều trong số đó

nằm ngoài tầm kiểm soát của Trung Quốc6. Một điều chắc chắn là cho đến nay, đồng

đô-la Mỹ vẫn rất hấp dẫn do chưa có một sự thay thế khả dĩ. Điều này không có nghĩa

vị thế mỏ neo đối với hệ thống tiền tệ quốc tế của đồng đô-la Mỹ sẽ tiếp tục không bị

hoài nghi bởi giới tài chính, tuy nhiên, những ứng viên cho vai trò này, điểu hình là

đồng euro, đang có nhiều hạn chế nghiêm trọng (Otero-Iglesias, 2012). Và cả đồng

yên Nhật lẫn “Quyền rút vốn đặc biệt”(SDRs) của Tổ chức Tiền tệ Thế giới (IMF)

cũng không phải là ứng viên sáng giá (Eichengreen, 2011). Điều này có lẽ khiến đồng

NDT mặc định là ứng viên duy nhất trong tương lai.

Thay vào đó, Arvind Subramania lại cho rằng NDT có thể trở thành đồng tiền dự

trữ đứng đầu vào khoảng năm 2020 (Subramania, 2011). Theo ông, Trung Quốc sẽ

từng bước nổi lên như một nền kinh tế thống trị trong vòng 20 năm tới, thiết lập một

trật tự kinh tế đơn cực. Do vậy, sự thành công của quá trình quốc tế hóa đồng NDT sẽ

diễn ra một cách tự nhiên và từ từ, phần nhiều được thúc đẩy bởi quá trình tự do hóa

tài chính của Trung Quốc cũng như bởi những thành tích và quy mô kinh tế, đặc biệt

là trong mối tương quan với Hoa Kỳ. Như Eichegreen đã lưu ý, nếu nền kinh tế và tài

chính Mỹ trở nên nhỏ hơn và ít hấp dẫn hơn đối với giới đầu tư quốc tế so với Trung

Page 28: c Huy XEM XÉT LẠI HÌNH ẢNH THỨ HAI***vepr.org.vn/upload/533/20170523/TLD-25.pdfxem xÉt lẠi hÌnh Ảnh thỨ hai*** logic kinh tẾ chÍnh trỊ cỦa viỆc quỐc tẾ

TLD-25

26

Quốc, đô-la Mỹ sẽ đánh mất sự hấp dẫn và NDT sẽ “nổi lên nhanh hơn so với những

nhận định phổ biến” (Eichegreen, 2011, tr. 147).

Tất nhiên, những nỗ lực chủ động và quyết tâm nhằm quốc tế hóa đồng NDT có

thể đẩy nhanh các khuôn mẫu lịch sử. Theo logic của chủ nghĩa tư bản mang màu sắc

Trung Quốc, đồng NDT có thể đạt được vị thế quốc tế quan trọng nhờ vào những sáng

kiến được đo đạc và định hướng, bao gồm mạng lưới các doanh nghiệp, sự điều phối

của nhà nước, trung tâm giao dịch ở nước ngoài, khu vực tự do thương mại đặc biệt và

những “ống dẫn” được mở rộng, từng bước tự do hóa dòng lưu chuyển vốn dưới sự

kiểm soát của nhà nước. Không còn nghi ngờ, những chính sách quốc thế hóa đồng

NDT đã báo hiệu một thái độ hoàn toàn khác đối với vai trò của thị trường, cả trong

và ngoài nước. Chủ nghĩa tư bản mang màu sắc Trung Quốc là một hệ thống sử dụng

thị trường một cách chiến lược, nhưng không theo chủ nghĩa bản chất (essentialist)

hay cơ yếu (fundamentalist). Do đó quá trình quốc tế hóa đồng NDT, ngay cả trong

tương lai, có thể sẽ được định hình bởi một phần nhỏ kiểm soát của nhà nước đối với

dòng lưu chuyển vốn và tỷ giá.

Bắt nguồn từ học thuyết thể chế lịch sử, khái niệm “Chủ nghĩa tư bản mang màu

sắc Trung Quốc” được sử dụng ở đây để tạo ra một phân tích gắn kết theo cấu trúc.

Phân tích này tích hợp những nhân tố động lực xuất phát từ tập hợp độc nhất các lợi

ích kinh tế chính trị và thể chế trong nước. Khi dịch chuyển từ cấp độ quốc gia sang

cấp độ quốc tế, một suy diễn rõ ràng nhất của “Chủ nghĩa tư bản mang màu sắc Trung

Quốc” là hệ thống toàn cầu sẽ chứng kiến quá trình lớn mạnh của một hệ thống điều

tiết bởi nhà nước, định hướng thị trường, có độ thực dụng cao (McNally, 2012). Quá

trình quốc tế hóa đồng NDT cho đến nay phản ánh điều này. Nghiên cứu về “Chủ

nghĩa tư bản mang màu sắc Trung Quốc” vì vậy giúp làm sáng tỏ những tác động mà

các đặc điểm độc đáo của nền kinh tế của Trung Quốc tạo ra đối với nền kinh tế chính

trị thế giới trong quá trình trỗi dậy toàn cầu của mình.

Page 29: c Huy XEM XÉT LẠI HÌNH ẢNH THỨ HAI***vepr.org.vn/upload/533/20170523/TLD-25.pdfxem xÉt lẠi hÌnh Ảnh thỨ hai*** logic kinh tẾ chÍnh trỊ cỦa viỆc quỐc tẾ

TLD-25

27

Về tác giả

Christopher A. McNally là Giáo sư Kinh tế Chính trị ở trường Đại học Chaminade

và Học giả Cao cấp (Adjunct Senior Fellow) tại Trung tâm Đông Tây Honolulu, Hoa

Kỳ. Các nghiên cứu của ông tập trung vào chủ nghĩa tư bản so sánh, đặc biệt là tính

chất và logic quá trình quá độ sang chủ nghĩa tư bản của Trung Quốc và “Chủ nghĩa

tư bản mang màu sắc Trung Quốc”. Ông đã tổ chức các chương trình nghiên cứu tại

Trung tâm Nghiên cứu Châu Á ở Tây Úc, Viện Nghiên cứu Châu Á Thái Bình Dương

của Đại học Hồng Kong Trung Quốc và Viện Khoa học Xã hội Thượng Hải. Ông

nhận bằng Tiến sĩ về khoa học chính trị của Đại học Washington. Ông đã biên tập bốn

tập sách, bao gồm quyển China’s Emergent Political Economy–Capitalism in the

Dragon’s Lair (Routledge, 2008). Ông cũng là tác giả của rất nhiều chương sách, các

phân tích chính trị, bài xã luận và bài báo của rất nhiều tạp chí như các tờ Business

and Politics, Communist and Post-Communist Studies, Comparative Social Research

và World Politics.

Liên hệ:

Đại học Chaminade, Henry Hall 208F, 3140 Waialae Ave., Honolulu, Hawaii

96816, Hoa Kỳ.

Page 30: c Huy XEM XÉT LẠI HÌNH ẢNH THỨ HAI***vepr.org.vn/upload/533/20170523/TLD-25.pdfxem xÉt lẠi hÌnh Ảnh thỨ hai*** logic kinh tẾ chÍnh trỊ cỦa viỆc quỐc tẾ

TLD-25

28

Ghi chú

1 Hai cách gọi Yuan Trung Quốc và renminbi (đồng Nhân dân tệ) được sử dụng như

nhau khi nói đến tiền tệ Trung Quốc; tỉ giá khoảng 6,15 trên 1 đô-la Mỹ vào cuối năm 2014.

2 Chủ nghĩa tư bản Anh-Mỹ bao gồm hình thái chung cuả chủ nghĩa tư bản dựa trên nền

kinh tế thị trường tự do với sự can thiệp của nhà nước ở mức độ thấp trong việc phân bổ hàng

hóa và dịch vụ (xem thêm Hall và Soskice, 2001).

3 Bricolage nói đến sự thay đổi thể chế trong các hạn chế bởi “sự phụ thuộc theo lối

mòn” (path dependency). Nó tạo ra những nỗ lực thử nghiệm gia tăng nhằm sửa chữa thể chế

theo một đường lối nhất định, và cuối cùng những nỗ lực này được tạo ra sẽ kết thúc với việc

thay đổi hướng đi đó. Điều này thường xảy ra đối với các nỗ lực cải cách của Trung Quốc

(Campbell, 2004, tr. 69–74). Tương tự, quá trình cải cách của Trung Quốc hé mở nhiều

trường hợp chông lớp và chuyển dịch thể chế, góp phần khiến những sắp xếp thể chế phức

hợp và có tính chuyển hóa trở nên phổ biến (cf. Streeck và Thelen, 2005).

4 Kenen (1983) và Chinn và Frankel (2005) đã đặt ra những điền kiện tiền đề cơ bản cho

việc phát triển một tiền tệ dữ trữ được chấp nhận quốc tế.

5 Nhật Bản chỉ bắt đầu chủ động quốc tế hóa đồng yên vào cuối những năm 1980 khi đã

đạt được vị thế phát triển tân tiến về công nghiệp (Eichengreen, 2011, tr. 45). Hơn nữa, các

nỗ lực của chính phủ Nhật nhằm mở rộng vị thế quốc tế của đồng yên đã không thành công

(Grimes, 2009), từ đó dự báo không tốt cho những khởi xướng chủ động và mạnh mẽ của

Trung Quốc để quốc tế hóa đồng NDT (Cohen, 2012). Xem thêm những đóng góp của

Dierckx trong việc phân tích các biện pháp kiểm soát vốn của Trung Quốc trong chuyên đề

này.

6 Đối với những nhân tố quan trọng không được nhấn mạnh ở đây, xem thêm phân tích

của Otero-Iglesias và Vermeiren trong chuyên đề này.

Page 31: c Huy XEM XÉT LẠI HÌNH ẢNH THỨ HAI***vepr.org.vn/upload/533/20170523/TLD-25.pdfxem xÉt lẠi hÌnh Ảnh thỨ hai*** logic kinh tẾ chÍnh trỊ cỦa viỆc quỐc tẾ

TLD-25

29

Tài liệu tham khảo

AFP (Agence France Press) (2014) Britain issues first yuan bond outside China. 14

October. http://news.yahoo.com/britain-issues-first-yuan-bond-outside-china-180546556–

finance.html;_ylt=AwrTWVWOSHFUu2AAlOmTmYlQ, accessed 23 November 2014.

Asian Development Bank Institute (2014) Globalizing the RMB? Beijing appoints three

new clearing banks in London, Frankfurt, and Seoul. Asia Pathways. 29 July.

http://www.asiapathways-adbi.org/2014/07/globalizing-the-rmb-beijing-appoints-three-new-

clearing-banks-in-london-frankfurt-andseoul/#sthash.Uj7QaPSc.dpuf, accessed 22 November

2014.

Bank of China (2014) Renminbi internationalization. March.

http://www.cifr.edu.au/assets/document/Chiwah%20Chung.pdf, accessed 22 November 2014.

Boisot, M. and Child, J. (1996) From fiefs to clans and network capitalism: Explaining

China’s emerging economic order. Administrative Science Quarterly 41(4): 600–628.

Bowles, P. and Wang, B. (2011) Renminbi internationalization: A journey to where?

Paper presented at the China Rising: Towards a Global Asian Era? Inaugural Conference; 5–

6 December, Bristol, England.

Campbell, J.L. (2004) Institutional Change and Globalization. Princeton, NJ: Princeton

University Press.

Chinn, M. and Frankel, J. (2005) Will the Euro Eventually Surpass the Dollar as Leading

International Reserve Currency? NBER Working Papers no 11510.

Chu, Y. and So, A.Y. (2010) State neoliberalism: The Chinese road to capitalism. In: Y.

Chu (ed.) Chinese Capitalisms – Historical Emergence and Political Implications. London:

Palgrave Macmillan, pp. 46–72.

Cohen, B.J. (2012) The Yuan’s long march. Santa Barbara, CA: Department of Political

Science, University of California, Santa Barbara, Working Paper.

http://www.polsci.ucsb.edu/faculty/cohen/working/pdfs/Yuans_Long_March_rev_1.pdf,

accessed 16 August 2013.

Dickson, B. (2008) Wealth into Power: The Communist Party’s Embrace of China’s

Private Sector.Cambridge, UK: Cambridge University Press.

Page 32: c Huy XEM XÉT LẠI HÌNH ẢNH THỨ HAI***vepr.org.vn/upload/533/20170523/TLD-25.pdfxem xÉt lẠi hÌnh Ảnh thỨ hai*** logic kinh tẾ chÍnh trỊ cỦa viỆc quỐc tẾ

TLD-25

30

Drezner, D.W. (2010) Will currency follow the flag? International Relations of the Asia-

Pacific 10(3): 389–414.

Edin, M. (2003) State capacity and local agent control in China: CCP cadre management

from a township perspective. China Quarterly 173: 35–52.

Edmonds, C., La Croix, S.J. and Li, Y. (2008) China’s rise as a trading power. In: C.A.

McNally (ed.) China’s Emergent Political Economy – Capitalism in the Dragon’s Lair. New

York and London: Routledge, pp. 169–189.

Eichengreen, B. (2011) Exorbitant Privilege: The Rise and Fall of the Dollar and the

Future of the International Monetary System. Oxford, UK: Oxford University Press.

Faure, D. (2006) China and Capitalism: A History of Business Enterprise in Modern

China. Hong Kong: Hong Kong University Press.

Gao, H. and Yu, Y. (2009) Internationalisation of the renminbi. Basel, Switzerland: Bank

of International Settlements, 5 March.

http://www.bis.org/repofficepubl/arpresearch200903.05.pdf, accessed 29 May 2013.

Gates, H. (1996) China’s Motor: A Thousand Years of Petty Capitalism. Ithaca, NY:

Cornell University Press.

Gold, T., Guthrie, D. and Wank, D. (eds.) (2002) An introduction to the study of Guanxi.

In: Social Connections in China: Institutions, Culture, and the Changing Nature of Guanxi.

Cambridge and New York: Cambridge University Press, pp. 3–20.

Grimes, W.W. (2009) Currency and Contest in East Asia: The Great Power Politics of

Financial Regionalism. Ithaca, NY: Cornell University Press.

Gu, W. (2014) Hong Kong-Shanghai stock connect needs China reforms. The Wall

Street Journal 20 November. http://online.wsj.com/articles/hong-kong-shanghai-stock-

connect-needs-china-reforms-1416496971, accessed 23 November 2014.

Hall, P.A. and Soskice, D.W. (eds.) (2001) Varieties of Capitalism: The Institutional

Foundations of Comparative Advantage. Oxford, UK: Oxford University Press

Heilmann, S. (2010) Economic governance: Authoritarian upgrading and innovation

potential. In: J. Fewsmith (ed.) China Today, China Tomorrow: Domestic Politics, Economy

and Society. Lanham, MD: Rowman and Littlefield, pp. 109–126.

Page 33: c Huy XEM XÉT LẠI HÌNH ẢNH THỨ HAI***vepr.org.vn/upload/533/20170523/TLD-25.pdfxem xÉt lẠi hÌnh Ảnh thỨ hai*** logic kinh tẾ chÍnh trỊ cỦa viỆc quỐc tẾ

TLD-25

31

Helleiner, E. and Malkin, A. (2012) Sectoral interests and global money: Renminbi,

dollars and the domestic foundations of international currency policy. Open Economy

Review 23(1): 33–55.

HSBC (Hong Kong and Shanghai Banking Corporation) (2012) RMB maturing as cross-

border usage broadens. News Release, 24 October.

http://www.hsbc.com.tw/1/PA_ES_Content_Mgmt/content/taiwan_51/about/about02/news_r

elease/20121024.pdf, accessed 5 August 2013.

Howell, J. (2006) Reflections on the Chinese state. Development and Change 37(2):

273–297.

Hsu, J.-Y. and Saxenian, A. (2000) The limits of Guanxi capitalism: Transnational

collaboration between Taiwan and the USA. Environment and Planning A 32: 1991–2005.

Huang, Y. (1996) Inflation and Investment Controls in China: The Political Economy of

Central-Local Relations During the Reform Era. Cambridge, UK: Cambridge University

Press.

Kahler, M. (2010) Asia and the reform of global governance. Asian Economic Policy

Review 5(2): 178–193.

Kenen, P.B. (1983) The role of the dollar as an international reserve currency. Group of

Thirty: Occasional Papers no. 13.

Kroeber, A. (2011) The renminbi: The political economy of a currency. Foreign Policy 7

September.

Lee, K., Hahn, D. and Lin, J. (2002) Is China following the East Asian model? A

‘comparative institutional analysis’ perspective. The China Review 2(1): 85–120.

Li, F. (2014) China doubles yuan’s trading band giving market greater role. Bloomberg

News, 16 March.

http://www.bloomberg.com/news/2014-03-15/china-doubles-yuan-s-trading-band-giving-

marketsgreater-role.html, accessed 24 November 2014.

Mallaby, S. and Wethington, O. (2012) The future of the yuan. Foreign Affairs 91(1):

135–146.

McNally, C.A. (2011) China’s changing Guanxi capitalism – Private entrepreneurs

between Leninist control and relentless accumulation. Business and Politics 13(3): article 5.

Page 34: c Huy XEM XÉT LẠI HÌNH ẢNH THỨ HAI***vepr.org.vn/upload/533/20170523/TLD-25.pdfxem xÉt lẠi hÌnh Ảnh thỨ hai*** logic kinh tẾ chÍnh trỊ cỦa viỆc quỐc tẾ

TLD-25

32

McNally, C.A. (2012) Sino-capitalism: China’s reemergence and the international

political economy. World Politics 64(4): 741–776.

McNally, C.A. (2013) The challenge of refurbished state capitalism: Implications for the

global political economic order. Der Moderne Staat (The Modern State) 6(1): 33–48.

Naughton, B. (1995) Growing Out of the Plan: Chinese Economic Reform, 1978–1990.

Cambridge, UK: Cambridge University Press.

Oi, J.C. and Walder, A.G. (eds.) (1999) Property Rights and Economic Reform in China.

Stanford, CA: Stanford University Press.

Otero-Iglesias, M. (2012) The (in) tangible euro challenge to the dollar: Insights from

financial elites in Brazil and China. Cambridge Review of International Affairs 25(1): 123–

142.

Pang, Z. (2009) China’s soft power dilemma: The Beijing consensus revisited. In: M. Li

(ed.) Soft Power: China’s Emerging Strategy in International Politics. Lanham, MD:

Lexington Books, pp. 125–141.

Putnam, R.D. (1988) Diplomacy and domestic politics: The lo-gic of two-level games.

International

Organization 42(3): 427–460.

Reuters (2013) China signs second biggest swap line with ECB. 10 October.

http://www.reuters.com/article/2013/10/10/us-ecb-china-swap-idUSBRE9990A220131010,

accessed 10 December 2013.

Setser, B. (2008) Sovereign Wealth and Sovereign Power: The Strategic Consequences

of American Indebtedness. New York: Council on Foreign Relations Press.

Schuman, M. (2012) China takes a big step to make the yuan a rival to the dollar. Time 2

July. http://business.time.com/2012/07/02/china-takes-a-step-to-make-the-yuan-a-rival-to-

the-dollar/, accessed 1 August 2013.

Steinberg, D.A. and Shih, V.C. (2012) Interest group influence in authoritarian states:

The political determinants of Chinese exchange rate policy. Comparative Political Studies

45(11): 1404–1433.

Streeck, W. and Thelen, K. (eds.) (2005) Beyond Continuity: Institutional Change in

Advanced Political Economies. Oxford, UK: Oxford University Press.

Page 35: c Huy XEM XÉT LẠI HÌNH ẢNH THỨ HAI***vepr.org.vn/upload/533/20170523/TLD-25.pdfxem xÉt lẠi hÌnh Ảnh thỨ hai*** logic kinh tẾ chÍnh trỊ cỦa viỆc quỐc tẾ

TLD-25

33

Subramanian, A. (2011) Eclipse: Living in the Shadow of China's Economic Dominance.

Washington DC: Institute of International Economics.

SWIFT (2011) RMB internationalization: Implications for the global financial industry.

SWIFT Business Insights Report, 3 September,

http://www.swift.com/resources/documents/RMB_White_paper_internationalisation.pdf,

accessed 31 May 2012.

SWIFT (2013) RMB now 2nd most used currency in trade finance, overtaking the euro.

SWIFT RMB Tracker. 3 December.

http://www.swift.com/about_swift/shownews?param_dcr=news.data/en/swift_-

com/2013/PR_RMB_nov.xml#sthash.RzDtSgIC.dpuf, accessed 22 November 2014.

SWIFT (2014) RMB reaches record levels of payments activity between offshore

centres. SWIFT RMB Tracker. 30 October.

http://www.swift.com/resources/documents/RMB_White_paper_internationalisation.pdf,

accessed 22 November 2014.

Tsai, K. (2007) Capitalism without Democracy: The Private Sector in Contemporary

China. Ithaca, NY: Cornell University Press.

Waltz, K.N. (1959) Man, the State, and War: A Theoretical Analysis. New York:

Columbia University Press.

Wang, X. (2011) Nigeria wants yuan in its exchange reserves. China Daily 7 September.

http://usa.chinadaily.com.cn/business/2011-09/07/content_13642168.html, accessed 12

October 2011.

Wei, L. (2012) China loosens grip on yuan – central bank widens currency’s trading

range. The Wall Street Journal 16 April.

http://online.wsj.com/news/articles/SB10001424052702304299304577345552390735874,

accessed 12 December 2013.

Yang, D. (2004) Remaking the Chinese Leviathan: Market Transition and the Politics of

Governance in China. Stanford, CA: Stanford University Press.

Zheng, Y. (2004) Globalization and State Transformation in China. Cambridge, UK:

Cambridge University Press.

Page 36: c Huy XEM XÉT LẠI HÌNH ẢNH THỨ HAI***vepr.org.vn/upload/533/20170523/TLD-25.pdfxem xÉt lẠi hÌnh Ảnh thỨ hai*** logic kinh tẾ chÍnh trỊ cỦa viỆc quỐc tẾ

TLD-25

34

Zheng, Y. (2007) De Facto Federalism in China: Reforms and Dynamics of Central–

local Relations. Singapore: World Scientific Press.

Page 37: c Huy XEM XÉT LẠI HÌNH ẢNH THỨ HAI***vepr.org.vn/upload/533/20170523/TLD-25.pdfxem xÉt lẠi hÌnh Ảnh thỨ hai*** logic kinh tẾ chÍnh trỊ cỦa viỆc quỐc tẾ

GIỚI THIỆU DỰ ÁN BIÊN DỊCH TÀI LIỆU HỌC THUẬT

VỀ KINH TẾ VÀ CHIẾN LƯỢC TRUNG QUỐC

Mọi ý kiến đóng góp và trao đổi xin vui lòng gửi tới:

Ms.Nguyễn Thị Thanh Tú Email: [email protected]

Hotline: 0906 069 196

Mục đích

Dự án Biên dịch tài liệu học thuật về Kinh tế và Chiến lược Trung Quốc là một dự án phi

chính trị, phi thương mại và phi lợi nhuận do Chương trình Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc

thuộc VEPR (VCES) tổ chức thực hiện nhằm mục đích cung cấp, phát triển nguồn học liệu

có giá trị, cập nhật những thông tin kịp thời và có hệ thống, đồng thời cung cấp những nhận

định sâu sắc về chuyên ngành nghiên cứu kinh tế và chiến lược Trung Quốc bằng tiếng Việt,

góp phần thúc đẩy việc học tập, nghiên cứu các vấn đề về Trung Quốc tại Việt Nam.

Hoạt động chính

Hoạt động chính của Dự án Biên dịch tài liệu học thuật về Kinh tế và Chiến lược của

Trung Quốc là biên dịch sang tiếng Việt và xuất bản trên website của mình các tài liệu mang

tính học thuật bằng tiếng Trung, tiếng Anh về các vấn đề của Trung Quốc, trong đó chủ yếu

là về lĩnh vực kinh tế, chiến lược.

Nguồn tài liệu này chủ yếu là các bài báo trên các tập san quốc tế, các chương sách, tài

liệu hội thảo khoa học hoặc các tài liệu tương ứng, đã được xuất bản bởi các nhà xuất bản,

các trường đại học và viện nghiên cứu có uy tín trên thế giới.

Dự án ưu tiên biên dịch và xuất bản:

Các bài viết mang tính nền tảng đối với lĩnh vực Kinh tế và Chiến lược của Trung

Quốc;

Các bài viết có nhiều ảnh hưởng trong lĩnh vực này;

Các bài viết liên quan trực tiếp hoặc có ảnh hưởng, hàm ý gián tiếp đến Việt Nam;

Các bài viết được đông đảo độc giả quan tâm.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Trang chủ VEPR: www.vepr.org.vn

Thông tin thêm về dự án: Đang cập nhật

Danh mục các bài đã xuất bản: Đang cập nhật

Theo dõi Dự án trên Facebook:

https://www.facebook.com/DuAnBienDichKinhTeChienLuocTQ

Page 38: c Huy XEM XÉT LẠI HÌNH ẢNH THỨ HAI***vepr.org.vn/upload/533/20170523/TLD-25.pdfxem xÉt lẠi hÌnh Ảnh thỨ hai*** logic kinh tẾ chÍnh trỊ cỦa viỆc quỐc tẾ

NHỮNG TÁC PHẨM DỊCH KHÁC

DC-22 Quyền lực bị kìm hãm: Nguồn gốc những nghi ngờ chiến lược

chung trong quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc, David M. Lampton, Nguyễn Thu

Thủy dịch, Vũ Minh Long hiệu đính.

DC-21 Hai mươi ngộ nhận về thị trường, Tom G. Palmer, Phạm Nguyên

Trường dịch.

DC-20 Phỏng vấn Esther Duflo: Khi kinh tế học phát triển được thử thách

trên thực địa, Nguyễn Đôn Phước dịch.

DC-19 Kinh tế học và Tri thức, Kreidrich A. von Hayek, Đinh Tuấn

Minh dịch.

DC-18 Cuộc khủng hoảng kinh tế là khủng hoảng về lý thuyết kinh tế, Paul

Alan Kirman, Nguyễn Quang A dịch.

NHỮNG TÁC PHẨM DỊCH KHÁC

TLD-21 Đánh giá sau 3 năm Chủ tịch Tập Cận Bình lên nắm quyền** - Tác động của Tập Cận Bình đối với sự phát triển luật pháp: trong nước và quốc tế

TLD-22 Xem xét lại hình ảnh thứ hai*: Các nguồn lực trong nước của chính sách kinh tế đối ngoại Trung Quốc – Lời giới thiệu

TLD-23 Xem xét lại hình ảnh thứ hai** - Doanh nghiệp Trung Quốc "vươn ra toàn cầu": Xu hướng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài hiện nay, hỗ trợ về chính sách và các hệ quả quốc tế

TLD-24 Đánh giá sau 3 năm Chủ tịch Tập Cận Bình lên nắm quyền*** - Tham vọng lớn, hành động lớn: Tác động của Tập Cận Bình đối với sự phát triển quân sự Trung Quốc

LIÊN HỆ

Chương trình Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc thuộc VEPR (VCES)

Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR)

Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội

Địa chỉ: Phòng 707, Nhà E4

144 Xuân Thủy, Cầu Giấy

Hà Nội, Việt Nam

Tel: (84-4) 3 754 7506 -704/714

Fax: (84-4) 3 754 9921

Email: [email protected]

Website: www.vepr.org.vn

Bản quyền © VCES 2016