BVTV - C7.Sâu hại cây lương thực

19
SÂU HẠI CÂY LƯƠNG THỰC SÂU HẠI CÂY LƯƠNG THỰC Người thực hiện: Người thực hiện: 1. 1. Lưu Thị Thảo. Lưu Thị Thảo. 2. 2. Nguyễn Thị Mận Nguyễn Thị Mận

Transcript of BVTV - C7.Sâu hại cây lương thực

Page 1: BVTV - C7.Sâu hại cây lương thực

SÂU HẠI CÂY LƯƠNG THỰCSÂU HẠI CÂY LƯƠNG THỰCSÂU HẠI CÂY LƯƠNG THỰCSÂU HẠI CÂY LƯƠNG THỰC

Người thực hiện:Người thực hiện:1.1. Lưu Thị Thảo.Lưu Thị Thảo.

2.2. Nguyễn Thị MậnNguyễn Thị Mận

Page 2: BVTV - C7.Sâu hại cây lương thực

SÂU BỆNH HẠI NGÔ

• Sâu xám.- Họ: Ngài đêm (Noctuidae).- Bộ: Cánh vảy (Lepidoptera) Ở Việt Nam sau xám có mặt ở nhiều nơi và là

loài sâu đa thực. Ngoài hại ngô ra, sâu xám còn phá hại hàng trăm loại cây khác nhau như các cây đậu đỗ, cà chua, các loại rau họ Cải, bầu bí, các cây cam quýt ở vườn ươm…

Page 3: BVTV - C7.Sâu hại cây lương thực

Đặc điểm hình thái

• Sâu xám

Page 4: BVTV - C7.Sâu hại cây lương thực

• Trưởng thành: Bướm ngài có thân dài khoảng 16-24mm, màu nâu tối. Cánh dang rộng 42-54mm. Mép trước của cánh màu nâu đen, có các chấm nhỏ màu trắng xám. Viền xung quanh của các vân trên cánh có màu đen. Cánh sau màu trắng tro, mạch gân màu nâu.

• Trứng: Hình bán cầu. Đỉnh có múi lồi, xung quanh có nhiều đường sống nổi tỏa từ đỉnh xuống dưới. Trứng mới đẻ có màu trắng sữa, sau chuyển sang màu hồng, sắp nở có màu tím sẫm.

Page 5: BVTV - C7.Sâu hại cây lương thực

• Sâu non: Đẫy sức dài 37-47mm màu xám đất hoặc đen bóng, đầu màu nâu sẫm, vạch lưng có nhiều nốt đen.

• Nhộng: Dài khoảng 18-24mm, màu cánh gián. Cuối bụng có một đốt gai ngắn.

Page 6: BVTV - C7.Sâu hại cây lương thực

Đặc điểm sinh vật và quy luật phát sinh gây hại

- Bướm thường vũ hóa vào lúc chập tối, hoạt động về đêm, mạnh nhất lúc 20-23 giờ.

- Ban ngày ẩn nấp trong các kẽ đất.- Sau khi vũ hóa vài ngày, bướm giao phối và đẻ trứng.- Trứng được đẻ phân tán thành ổ từ 1-3 quả trên mặt

lá gần đất hoặc trong kẽ nứt của đất hoặc trên cỏ dại.- Sức sinh sản của bướm cái phụ thuộc vào điều kiện

dinh dưỡng ăn thêm, trung bình mỗi ngài cái có thể đẻ trên dưới 1000 trứng.

- Sâu non có 5 tuổi. Khi mới nở sâu non gặm ăn vỏ trứng, sau vài giờ mới bắt đầu hoạt động.

Page 7: BVTV - C7.Sâu hại cây lương thực

- Sâu tuổi 1 sống ngay trên cây hoặc xung quanh gốc cây gặm thủng lỗ hoặc khuyết lá.

- Từ tuổi 2 ban ngày sâu sống dưới đất, ban đêm chui lên phá hại cây.

- Sâu tuổi 2, 3 thường gặm quanh thân cây non hoặc cắn ngang phiến lá.

- Từ tuổi 4 sâu phá hại mạnh, cắn đứt ngang thân cây non kéo xuống đất.

- Khi cây đã lớn sâu xám ít khi cắn phá. Sâu non có thể di chuyển theo đàn từ ruộng này sang ruộng khác khi khan hiếm thức ăn.

- Sâu non có tính giả chết.- Sâu non chui xuống đất ở độ sâu 2- 5cm để hóa

nhộng.- Trước khi hóa nhộng sâu non nhả nước bọt nhào với

đất để tạo thành kén

Page 8: BVTV - C7.Sâu hại cây lương thực

Quy luật phát sinh gây hại

- Thời gian sinh trưởng phát dục của sâu phụ thuộc vào điều kiện dinh dưỡng, nhiệt độ, ẩm độ, đất đai…

- Nhìn chung thời gian phát dục của trưởng thành trong vụ đông xuân từ 5-11 ngày.

- Thời gian sinh trưởng phát dục của sâu non trong vụ đông xuân từ 22-63 ngày.

- Nhiệt độ thích hợp 21-26oC. Khi nhiệt độ trên 29oC và dưới 21oC thì khả năng sinh sản của ngài sẽ giảm.

Page 9: BVTV - C7.Sâu hại cây lương thực

- Độ ẩm đất từ 15-25% là thích hợp. Nếu đất khô quá sẽ làm trứng không nở được. Ở đất ngập nước, sau 48 giờ sâu non chết toàn bộ.

Page 10: BVTV - C7.Sâu hại cây lương thực

Biện pháp phòng trừ

- Làm sạch cỏ bờ và trong ruộng, xới xáo vun gốc cho ngô kịp thời là biện pháp quan trọng để phòng trừ sâu phá hại ngay từ đầu vụ.

- Gieo ngô đúng thời vụ thích hợp, gieo tập trung. Gieo ngô muộn vào cuối tháng 12, tháng 1 thường bị sâu phá hại nặng.

- Bẫy diệt ngài bằng bả chua ngọt.- Sâu xám thường có nhiều loại ong, ruồi và nấm kí

sinh, có trường hợp sâu non và nhộng bị kí sinh trên 50% do đó nên hạn chế sử dụng thuốc hóa học. Khi cần thiết chỉ nên phun vào gốc, mặt đất nơi mật độ sâu cao vào cuối buổi chiều tối

Page 11: BVTV - C7.Sâu hại cây lương thực

SÂU ĐỤC THÂN NGÔ

- Họ: Ngài sáng ( Pyralidae).- Bộ: Cánh vảy ( Lepidoptera) Sâu đục thân ngô phân bố ở tất cả các vùng

trồng ngô ở nước ta. Trên thế giới, sâu đục thân cũng có ở nhiều nước thuộc các châu khác nhau như Mĩ, Canađa, Bungari, Triều Tiên, Nhật Bản, Trung Quốc, Indonexia, Ấn Độ….

Ngoài phá hoại trên cây ngô là chính sâu đục thân ngô còn gây hại trên 1 số các loại cây trồng khác như bông, kê, đay….

Page 12: BVTV - C7.Sâu hại cây lương thực

Đặc điểm hình thái

• Sâu đục thân ngô

Page 13: BVTV - C7.Sâu hại cây lương thực

• Trưởng thành: Bướm ngài có chiều dài thân 12,5-15mm. Cánh dang rộng 22-34mm. Cơ thể có màu vàng tươi đến vàng nhạt ( con cái ) màu nâu đến nâu vàng ( con đực). Trên cánh có 2 đường vân màu nâu đậm chạy ngang thành hình gấp khúc.

• Trứng: Đẻ thành ổ xếp liền với nhau như vảy cá, quả trứng có hình bầu dục dẹt.

Page 14: BVTV - C7.Sâu hại cây lương thực

• Sâu non đẫy sức: dài khoảng 22-28mm, đầu rộng 3-3.5mm. Thân màu nâu vàng, trên lưng có những vạch màu nâu mờ chạy dọc theo thân. Trên mảnh lưng của mỗi đốt có 4 nốt gai lồi màu nâu thẫm nằm ở phía trước và 2 nốt nhỏ nằm ở phía sau.

• Nhộng: có chiều dài thân từ 15-19mm, rộng 2,5-4,5mm

Page 15: BVTV - C7.Sâu hại cây lương thực

Đặc điểm sinh vật và quy luật phát sinh gây hại

- Hoạt động nhiều từ chập tối đến nửa đêm.- Ban ngày ẩn nấp- Có xu tính dương với ánh sáng và thích mùi vị

chua ngọt.- Sau vũ hóa 1 ngày giao phối sau đó 1,2 ngày

thì đẻ trứng.- Thời gian đẻ trứng từ 2-7 ngày hoặc lâu hơn.- Mỗi bướm cái đẻ 300-500 quả trứng, có khi tới

1000 quả.

Page 16: BVTV - C7.Sâu hại cây lương thực

- Trứng đẻ thành ổ 20-30 quả.- Thời gian phát dục của trứng kéo dài từ 2,5-10 ngày.- Sâu non mới nở ăn hết vỏ trứng và chất keo phủ

trứng, sau 1 thời gian ngắn bắt đầu phân tán trên lá ngô bằng cách nhả tơ đu mình nhờ gió chuyển từ cây này sang cây khác .

- Sâu non có 5 tuổi, thời gian phát dục dài ngắn phụ thuộc vào yếu tố ngoại cảnh khoảng 15-75 ngày.

- Nhộng thường lột trong các đường đục, đầu luôn hướng về phía lỗ đục, Thời gian phát dục cũng thay đổi theo yếu tố ngoại cảnh, kéo dài từ 5-27 ngày.

Page 17: BVTV - C7.Sâu hại cây lương thực

• Yếu tố ngoại cảnh có ảnh hưởng rõ rệt đến quy luật phát sinh, phát triển và gây hại của sâu đục thân ngô:

- Nhiệt độ thích hợp đối với sâu đục thân ngô khoảng 24-28oC.

- Khi ẩm độ đạt tới 100% thì tỉ lệ sâu hóa nhộng đạt trên 60%, nếu ẩm độ 55-60% thì tỉ lệ sâu chết lên tới 100%.

- Ở những vùng trồng ngô liên tục nhiều vụ trong năm thì sâu đục thân ngô có thể xuất hiện 7-8 lứa/năm

Page 18: BVTV - C7.Sâu hại cây lương thực

Biện pháp phòng trừ

- Gieo trồng đúng thời vụ, mỗi vùng nên trồng 1 hoặc 2 vụ ngô chính, không nên gieo trồng liên tiếp, rải rác quanh năm để tránh sâu có điều kiện gây hại liên tục nối tiếp nhau.

- Sau khi thu hoạch ngô vụ thu cần xử lí thân ngô vì sâu non và nhộng tồn tại trong thân ngô 1 thời gian dài đến 3 tháng sau mới vũ hóa hết.

- Sử dụng giống ngô chống chịu sâu đục thân.

Page 19: BVTV - C7.Sâu hại cây lương thực

• Sử dụng thuốc sumithion 50% với nồng độ 0,1-0,25%, liều lượng 600-800 lít dung dịch cho 1ha. Cần phun vào lúc bướm đang đẻ trứng, sâu mới nở để tăng hiệu quả.

• Khi có tỉ lệ trứng bị ong kí sinh cao thì không nên sử dụng thuốc.