Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

170
United Nations Office of the Representative to the Socialist Republic of Viet Nam Member of United Nations Team Ha Noi Office Educational, Scientific and Cultural Organization Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong phòng, chống thiên tai và các rủi ro khác Xây dựng trường học an toàn và bền vững, sẵn sàng ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu, suy giảm đa dạng sinh học và các rủi ro khác (Tài liệu tham khảo)

Transcript of Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

Page 1: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

United Nations

Office of the Representative tothe Socialist Republic of Viet NamMember of United Nations Team

Ha Noi Office

Educational, Scientific andCultural Organization

Bộ công cụ đánh giá và

lập kế hoạch trường học an toàn trong phòng,

chống thiên tai và các rủi ro khác

Xây dựng trường học an toàn và bền vững, sẵn sàng ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu, suy giảm đa dạng sinh học và các rủi ro khác

(Tài liệu tham khảo)

Page 2: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

Số lượng học sinh và giáo viên chiếm khoảng 25% dân số Việt Nam. Trong thời gian vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) rất chú trọng đến việc đánh giá giảm thiểu rủi ro và hướng dẫn các cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch và báo cáo về vấn đề này với sự phối hợp với các đối tác của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam cũng như các đối tác phát triển trong nước và quốc tế.

Bộ GD&ĐT và UNESCO xây dựng Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong phòng, chống thiên tai và các rủi ro khác. Bộ công cụ được xây dựng dựa trên việc thực hiện Bộ tiêu chuẩn Giáo dục tối thiểu INEE tại Việt Nam: Phòng chống, Ứng phó và Phục hồi nhằm tuân thủ các quy định quốc tế hiệu quả nhất và được điều chỉnh cho phù hợp với các nhu cầu và quy định của Việt Nam.

Bộ công cụ đánh giá đòi hỏi phương pháp thực hiện có sự tham gia của cha mẹ học sinh, cộng đồng, chính quyền địa phương và các bên liên quan nhằm xây dựng môi trường thuận lợi cho giáo dục vì sự phát triển bền vững.

Với việc áp dụng bộ công cụ, trường học và cộng đồng có thể nhận diện và ứng phó với những thách thức do thiên tai gây ra cũng như những tác động của biến đổi khí hậu. Bộ công cụ giúp cộng đồng quanh trường học xác định các hành động nhằm giảm thiểu rủi ro và khả năng dễ bị tổn thương. Chủ đề Bảo tồn Đa dạng sinh học được lồng ghép trong bộ công cụ giúp nhà trường và cộng đồng cùng cam kết về bảo vệ môi trường; coi đó như là một giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu trong dài hạn. Bảo tồn Đa dạng sinh học sẽ đóng vai trò như là giải pháp góp phần nâng cao khả năng ứng phó và giảm thiểu rủi ro thiên tai ở bên trong và xung quanh trường.

Trong quá trình xây dựng Bộ công cụ, Bộ GD&ĐT và UNESCO nhận được sự hỗ trợ rộng rãi từ các tổ chức và chuyên gia cũng như các trường học tham gia vào quá trình thí điểm bộ công cụ này.

ời nói đầu

Page 3: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

Bộ GD&ĐT hiện đang tiến hành thu thập thông tin đánh giá giảm thiểu rủi ro thiên tai trường học thông qua công cụ trực tuyến nhằm thực hiện Luật Phòng, chống thiên tai. Công cụ này bao gồm các biểu mẫu trực tuyến về 1) phòng tránh trước khi xảy ra thiên tai 2) đánh giá tình hình khẩn cấp và 3) phục hồi sau thiên tai. UNESCO hỗ trợ xây dựng nội dung phiếu điều tra phòng tránh trước khi thiên tai xảy ra (Mẫu 1), bao gồm thông tin chung về trường học, thực trạng giáo dục và kiến thức giảm thiểu rủi ro thiên tai, hệ thống quản lý giảm thiểu rủi ro thiên tai trường học, đánh giá an toàn cơ sở vật chất trường học cũng như phiếu điều tra về các hiểm họa trong và xung quanh trường học. UNICEF hỗ trợ xây dựng phiếu điều tra sau khi thiên tai xảy ra (Mẫu 2) và phục hồi trường học (Mẫu 3).

Một đặc điểm rất quan trọng của quá trình xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai và đánh giá trường học an toàn là phương pháp thực hiện có sự tham gia của các bên liên quan, qua đó nâng cao tinh thần trách nhiệm, xây dựng mạng lưới hỗ trợ trường học gồm cha me học sinh, cộng đồng và các bên liên quan.

Bộ công cụ này sẽ hỗ trợ và nâng cao năng lực các cơ quan quản lý giáo dục ở cấp trung ương và địa phương, hiệu trưởng cũng như giáo viên, cộng đồng địa phương đảm bảo giáo dục có chất lượng, phòng, tránh, ứng phó và phục hồi trong bối cảnh biến đổi khí hậu và thiên tai.

Hy vọng bộ công cụ này sẽ hữu ích với mọi nhà trường, các cấp quản lý và chính quyền địa phương cùng những ai quan tâm đến an toàn trường học.

VĂN PHÒNG UNESCO TẠI VIỆT NAMTrưởng Đại diện

TS. Katherine Muller-Marin

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOThứ trưởng

TS. Nguyễn Vinh Hiển

Page 4: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

4

Page 5: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

5

Page 6: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

6

Page 7: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

7

Page 8: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

8

GD&ĐT Giáo dục và Đào tạoINEE Mạng lưới Liên ngành về Giáo dục trong trường hợp Khẩn cấpNGO Các tổ chức Phi chính phủTHAT Trường học an toàn UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học, Văn hóa của Liên Hợp QuốcUNICEF Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc

Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong phòng, chống thiên tai và các rủi ro khác (sau đây được gọi là Bộ công cụ) được xây dựng nhằm giúp xác định các hiểm họa, rủi ro và tình trạng dễ bị tổn thương trong và xung quanh trường học. Bộ công cụ cũng giúp lập kế hoạch nâng cao năng lực của nhà trường ứng phó với rủi ro, đồng thời cung cấp thông tin một cách hiệu quả tới học sinh, giáo viên, cha mẹ học sinh, cộng đồng và chính quyền.

Tài liệu này gồm các chương sau:

i) Chương I: Công cụ đánh giá trường học an toàn là một bộ công cụ cho phép trường học xác định và thu thập thông tin về các hiểm họa, tình trạng dễ bị tổn thương và năng lực của trường học, cộng đồng một cách hệ thống.

ii) Chương II: Hướng dẫn lập Kế hoạch THAT hướng dẫn từng bước cho việc phân tích dữ liệu thu thập được trong quá trình đánh giá trường học an toàn nhằm đánh giá mức độ rủi

Page 9: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

9

ro dựa trên hiểm họa, tình trạng dễ bị tổn thương và năng lực của trường học, đồng thời hướng dẫn cách xây dựng, thực hiện và giám sát các kế hoạch thường niên với các hoạt động nhằm giảm thiểu rủi ro.

iii) Chương III: Các quy trình hướng dẫn xây dựng các quy trình cụ thể để sau này được chính thức phê duyệt và sử dụng trong diễn tập nhằm hỗ trợ trường học an toàn.

iv) Chương IV: Hoạt động dành cho học sinh bao gồm các ví dụ và bài tập mà Ban Giám hiệu nhà trường và giáo viên có thể sử dụng nhằm củng cố kỹ năng thực tiễn mà học sinh cần có để phòng ngừa và ứng phó với thiên tai, thảm họa.

Công cụ đánh giá trường học an toàn là một bộ các biểu mẫu được sử dụng để thu thập các dữ liệu phù hợp nhất cho việc đánh giá tình hình trường học, năng lực và các loại rủi ro thiên tai. Bên cạnh đó là bộ công cụ này còn áp dụng để đánh giá trường học an toàn ô nhiễm, cháy nổ, giao thông đường bộ, HIV và các tác động của sự suy giảm đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu. Công cụ đánh giá trường học an toàn này được trình bày theo 3 bước của một quy trình đánh giá trường học an toàn: i) chuẩn bị, ii) thu thập dữ liệu, và iii) tổng hợp dữ liệu.

Hướng dẫn lập Kế hoạch THAT sẽ hướng dẫn trường học và cộng đồng cách thức phân tích các rủi ro và nhu cầu của trường học dựa trên thông tin thu được từ công cụ đánh giá trường học an toàn. Hướng dẫn này giúp xây dựng một kế hoạch đưa ra các

hành động ưu tiên, phân bổ nguồn lực và xác định khung thời gian hành động. Hướng dẫn cũng sẽ giúp giám sát và đánh giá việc thực hiện kế hoạch. Bốn bước chính để xây dựng kế hoạch THAT là i) chuẩn bị, ii) lập kế hoạch, iii) thực hiện kế hoạch và iv) giám sát và đánh giá.

Hai chương đầu tập trung vào việc xác định, đánh giá và giảm nhẹ các ảnh hưởng tiêu cực của suy giảm đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu, thiên tai, thảm họa và rủi ro.

Chương 3 (Xây dựng các Quy trình trường học an toàn) cung cấp các câu hỏi thảo luận và hướng dẫn xây dựng, dự thảo, thực hiện, diễn tập và phổ biến các quy trình an toàn trong trường học và cộng đồng. Sau khi xây dựng, các quy trình giúp trường học và cộng đồng hành động một cách nhanh chóng và dứt khoát nhằm ứng phó với thiên tai và các mối đe dọa khác. Các quy trình được phổ biến rộng rãi cung cấp cho tất cả các bên liên quan một khung hành động, đảm bảo khi có tình hình khẩn cấp xảy ra, trường học và cộng đồng sẽ hành động ứng phó một cách kịp thời.

Chương 4 (Phòng, chống thiên tai và rủi ro khác tại gia đình do học sinh khởi xướng) hướng dẫn và cung cấp thông tin nhằm tăng cường các hoạt động an toàn trường học trong lớp học, trường học và cộng đồng.

Page 10: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

Bộ công cụ tự đánh giá này nhằm giúp trường học chủ động cùng cộng đồng và chính quyền địa phương trong việc lập kế hoạch xây dựng môi trường dạy và học an toàn củng cố mạng lưới nhằm hỗ trợ cho việc phòng ngừa các tình huống khẩn cấp xảy ra ở trường học. Trường học là nơi thích hợp nhất để đánh giá, thiết kế và thực hiện một cách hữu hiệu và bền vững các giải pháp giảm nhẹ rủi ro phù hợp với nhu cầu và năng lực của trường cũng như cộng đồng xung quanh.

Page 11: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...
Page 12: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

12

Mạng lưới – Quá trình đánh giá trường học an toàn phải được thực hiện với sự tham gia của các bên liên quan, gồm cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh của trường và người tham gia từ cộng đồng, phụ huynh, chính quyền và truyền thông.

Sự tham gia – Quá trình đánh giá cần huy động tất cả những bên chịu ảnh hưởng hoặc quan tâm, phải đảm bảo cân bằng giới, người dễ bị tổn thương, người khuyết tật và người dân tộc thiểu số.

BƯỚC 1. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ

Nhằm chuẩn bị tốt cho hoạt động đánh giá, cần thực hiện các nhiệm vụ dưới đây:

Nhiệm vụ 1: Thành lập nhóm đánh giá và phân công trưởng nhóm Nhiệm vụ 2: Huy động sự tham gia của cộng đồng và chính quyền địa phươngNhiệm vụ 3: Xác định phương pháp thực hiện quá trình đánh giáNhiệm vụ 4: Phổ biến các khái niệm chủ yếu cho toàn nhóm đánh giá

Bước 1 gồm các hướng dẫn và đề xuất nhằm chuẩn bị cho quá trình đánh giá: thành lập nhóm đánh giá, xác định phương pháp và mục tiêu của quá trình đánh giá; huy động sự tham gia rộng rãi của các trường học và cộng đồng.

Bước 2 hướng dẫn từng bước để hoàn thành các công cụ giúp trường học có thể nhận ra

và hiểu biết một cách chính xác các hiểm họa, nguy cơ, tính dễ bị tổn thương và khả năng của mình.

Bước 3 hướng dẫn về cách thức chuẩn bị và tổng hợp thông tin, dữ liệu thu thập được trong quá trình đánh giá nhằm sử dụng để xây dựng Kế hoạch THAT.

Lưu ý những điểm dưới đây khi sử dụng Công cụ:

Tính linh hoạt – Hoạt động đánh giá này cần phải được tiến hành từng bước. Tuy nhiên, mỗi trường học cần linh hoạt áp dụng và điều chỉnh công cụ đánh giá cho phù hợp với bối cảnh và điều kiện cụ thể của từng trường.

Thời gian thực hiện – Hoạt động đánh giá tốt nhất là được bắt đầu trước năm học mới và/hoặc trước mùa thiên tai xảy ra để có thể phù hợp với kế hoạch chung của trường. Việc đánh giá cần phải được tiến hành thường xuyên tùy thuộc vào mức độ thường xuyên xảy ra nguy cơ và thiên tai.

Đánh giá – Các kết quả đánh giá cần phải được xem xét lại một cách thường xuyên theo kế hoạch tùy theo bối cảnh nguy cơ xảy ra rủi ro và khả năng của trường thông qua hệ thống giám sát và đánh giá được mô tả trong Hướng dẫn lập kế hoạch THAT đi kèm. Bộ công cụ đánh giá cũng cần được rà soát để có thể cập nhật phù hợp với điều kiện của nhà trường cũng như cộng đồng xung quanh.

C ÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG HỌC AN TOÀN NÀY ĐƯỢC TRÌNH BÀY THEO 3 BƯỚC CỦA MỘT QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG HỌC AN TOÀN:

Page 13: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

13

Nhiệm vụ 1 – Thành lập nhóm đánh giá và phân công trưởng nhóm

Hiệu trưởng hoặc hiệu phó giữ vai trò chủ đạo trong việc hướng dẫn cả nhóm áp dụng bộ công cụ đánh giá và chuẩn bị kế hoạch. Cần đưa ra các quyết định dựa trên các ưu tiên, kinh phí được phân bổ, mạng lưới và huy động sự tham gia của chính quyền và các tổ chức khác. Do đó, Ban giám hiệu cần biết các bước tiến hành của quá trình đánh giá và có khả năng đưa ra các ý kiến của mình. Hiệu trưởng hoặc hiệu phó có thể điều hành quá trình đánh giá hoặc phân công một giáo viên hoặc nhân viên cốt cán khác thực hiện nhiệm vụ này. Cần phân công một thành viên trong nhóm làm nhiệm vụ lập và lưu giữ hồ sơ, sổ sách trong suốt quá trình và hoàn thành các biểu mẫu.

Hiệu trưởng cần quan tâm đến ý kiến và nhu cầu của các nhóm dễ bị tổn thương ví dụ như người khuyết tật hoặc người dân tộc thiểu số được xem xét trong suốt quá trình đánh giá. Cũng cần đảm bảo sự cân bằng giới thông qua việc huy động sự tham gia của phụ nữ và trẻ em gái trong hoạt động đánh giá, đồng thời quan tâm đến nhu cầu của người khuyết tật. Điều này có nghĩa là các kết quả an toàn, hiệu quả, công bằng có ảnh hưởng đến các nhóm dễ bị tổn thương và dân tộc thiểu số cũng như các vấn đề cụ thể liên quan đến phụ nữ và trẻ em gái sẽ được tính đến trong suốt quá trình đánh giá trường học an toàn.

Nhiệm vụ 2 – Huy động sự tham gia của cộng đồng và chính quyền địa phương

Hiệu trưởng hoặc hiệu phó có nhiệm vụ thiết lập và duy trì mạng lưới chặt chẽ giữa trường học, cộng đồng, chính quyền địa phương và các chuyên gia. Mạng lưới này là chìa khóa thành công trong việc xây dựng môi trường học tập an toàn, có khả năng ứng phó và thích ứng tốt hơn với hiểm họa. Ngoài học sinh, giáo

viên và cán bộ, mạng lưới này còn bao gồm cộng đồng, chính quyền và các nhà chức trách địa phương, các tổ chức xã hội địa phương và các bên tham gia khác. Việc xây dựng một quá trình có sự tham gia của nhiều bên sẽ giúp tăng cường mối quan hệ giữa trường học và cộng đồng xung quanh. Nó sẽ tạo cơ hội để huy động nguồn lực và nguồn kinh phí để thực hiện thành công kế hoạch THAT nhà trường.

Cộng đồng địa phương có nhiều kinh nghiệm về phòng ngừa thảm họa và là những người đầu tiên ứng phó thảm họa xảy ra. Trường học đóng vai trò trung tâm trong cộng đồng và trong việc kết nối cộng đồng địa phương sau thảm họa thiên tai và trong một số trường hợp, trường học còn được sử dụng làm các điểm sơ tán tạm thời. Huy động các nguồn lực và sự tình nguyện từ cộng đồng, cha mẹ học sinh, doanh nghiệp địa phương và các các tổ chức đoàn thể cho kế hoạch hành động phòng ngừa thảm họa là một phần thiết yếu của hoạt động phòng ngừa của trường học. Kế hoạch phòng THAT là một phương tiện để tăng cường sự liên kết giữa nhà trường và cộng đồng, huy động các thành viên chịu trách nhiệm bảo vệ trẻ em và giúp tăng cường khả năng ứng phó, phục hồi và thích ứng của trường học.

Chính quyền và các ban ngành địa phương đóng vai trò thiết yếu trong việc hỗ trợ các trường học phòng ngừa và ứng phó thông qua việc ra quyết định, chỉ đạo, tập huấn và định hướng. Quân đội, với năng lực và kiến thức tổ chức, điều phối sâu rộng, đóng vai trò then chốt trong việc phòng chống thiên tai, tìm kiếm và cứu nạn nhằm đảm bảo an toàn và an ninh, duy trì và bảo vệ các công trình và cơ sở hạ tầng để phòng và ứng phó với nguy cơ rủi ro.

Khu vực tư nhân, các doanh nghiệp địa phương có vai trò giúp nhà trường cũng như cộng đồng trở nên an toàn và tăng khả năng chống chịu với thiên tai. Theo Chiến lược Quốc

Page 14: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

14

dữ liệu và tình nguyện đóng góp thời gian và chuyên môn của mình.

Thành phần Nhóm đánh giá nên gồm học sinh, giáo viên, cán bộ nhân viên trường học, cha mẹ học sinh và cộng đồng quanh trường học, chính quyền và các ban ngành địa phương cùng các chuyên gia. Các bên tham gia hoàn thành công cụ đánh giá an toàn trường học theo đề xuất được được liệt kê trong bảng dưới đây.

Nhiệm vụ 3 – Xác định phương pháp thực hiện tiến trình đánh giá

Hiệu trưởng hoặc hiệu phó nhà trường phải đảm bảo các bên liên quan trong trường học

tế về Giảm nhẹ thiên tai của Liên Hợp Quốc (UNISDR), khu vực tư nhân đang ngày càng cam kết nhiều hơn trong các hoạt động xã hội. Các hoạt động này bao gồm các ngày tình nguyện đóng góp ngày công, tài trợ hoặc hỗ trợ công sức khi được mời tham gia vào các hoạt động giáo dục và giảm nhẹ nguy cơ cho trường học. Ví dụ, một cửa hàng đồ xây dựng có thể ủng hộ hoặc cung cấp vật liệu để sửa mái nhà và các doanh nghiệp địa phương cũng có thể hỗ trợ thông qua chuyên môn trong quá trình họat động. Các tổ chức khác, bao gồm Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội nông dân v..v, đóng vai trò quan trọng trong việc phòng chống thiên tai và đảm bảo trường học an toàn. Họ là lực lượng thu thập thông tin

Bảng 1 – Đề xuất các thành viên tham gia đánh giá trường học an toàn

Thành viên của trường học/phòng GD-ĐT- Hiệu trưởng và/hoặc hiệu phó - Giáo viên và cán bộ nhân viên trong trường- Học sinh- Cán bộ Phòng Giáo dục và Đào tạo

Thành viên từ bên ngoài trường học- Cha mẹ học sinh- Hội Chữ Thập Đỏ địa phương- Đại diện Hội đồng nhân dân phường/xã - Trưởng thôn/ lãnh đạo cộng đồng - Đại diện Hội Phụ nữ - Đại diện Hội Nông dân - Bác sĩ/y tá địa phương- Đại diện Ban phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn địa phương- Đại diện một số tổ chức, cá nhân khác.

Để tìm hiểu thêm về sự tham gia của các đối tượng khác nhau, hãy tham khảo:• Bộ Tiêu chuẩn Tối thiểu INEE – Tiêu chuẩn 1 về Sự tham gia của cộng đồng:

Sự tham gia của cộng đồng, hoạt động gợi ý 1, 2, 3 và 4;• Bộ Tiêu chuẩn Tối thiểu INEE – Tiêu chuẩn 2 về Sự tham gia của cộng đồng:

Nguồn lực, hoạt động gợi ý 3• Bộ Tiêu chuẩn Tối thiểu INEE – Tiêu chuẩn 2 về Tiếp cận và môi trường học

tập: Bảo vệ và sức khỏe, hoạt động gợi ý 1, 4, 6 và 7;• Bộ Tiêu chuẩn Tối thiểu INEE – Tiêu chuẩn 3 về Tiếp cận và môi trường học

tập: Cơ sở vật chất và dịch vụ, hoạt động gợi ý 6;• Bộ Tiêu chuẩn Tối thiểu INEE – Tiêu chuẩn 1 về Chính sách giáo dục: Soạn

thảo luật và chính sách, hoạt động gợi ý 4.

Page 15: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

15

và cộng đồng tham gia đầy đủ vào quá trình đánh giá.

Phương pháp có sự tham gia giúp tăng cường hiệu quả của quá trình đánh giá. Vì trường học là trung tâm của cộng đồng, cần kết hợp các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và chuyên môn của nhiều đối tượng (như các cộng đồng địa phương, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ, khu vực tư nhân, v.v...) như đã đề cập ở phần trước. Điều này sẽ đảm bảo việc phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro ở trường học có thể tận dụng được năng lực và huy động các nguồn lực của toàn thể cộng đồng.

Hiệu trưởng và/ hoặc hiệu phó sẽ chỉ đạo hoạt động đánh giá và chịu trách nhiệm:

Đảm bảo tất cả các bên tham gia biết được các kết quả mong muốn, nội dung và thời gian biểu của hoạt động đánh giá. Nhấn mạnh tầm quan trọng của sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động đánh giá, vai trò của họ và mối quan hệ giữa nhà trường và cộng đồng địa phương.

Nhiệm vụ 4 – Phổ biến các khái niệm chính cho toàn nhóm đánh giá

Để có thể phân tích và đương đầu với các thách thức trong phòng ngừa thảm họa ở trường học, cần đảm bảo rằng mọi đối tượng tham gia hiểu được các khái niệm chủ yếu gồm hiểm họa, tính dễ bị tổn thương, năng lực, và rủi ro. Bốn khái niệm này và mối quan hệ giữa chúng sẽ giúp xác định và tổng hợp thông tin thu được trong quá trình đánh giá.

Đọc kỹ những định nghĩa và ví dụ dưới đây:

Hiểm họa - Hiểm họa là một sự kiện, hiện tượng vật tự nhiên một hoạt động của con người có khả năng gây ra những tác động tiêu cực như mất mát, thương vong, suy thoái môi trường, thiệt hại tài sản hay các hậu quả kinh tế xã hội. Các hiểm họa có thể là tự nhiên hoặc nhân tạo. Rủi ro do hiểm họa gây ra phụ thuộc vào khả năng và mức độ thường xuyên xảy ra hiểm họa cũng như cường độ của nó.

Tình trạng dễ bị tổn thương - Tình trạng dễ bị tổn thương là các đặc tính hay tình trạng của các cá nhân hay nhóm người khiến họ dễ bị ảnh hưởng bởi hiểm họa. Đó là các đặc tính ảnh hưởng đến khả năng của cá nhân, tập thể hay cộng đồng trong việc đương đầu với hiểm họa. Ví dụ về tình trạng dễ bị tổn thương bao gồm nghèo đói, trẻ em cơ nhỡ không nơi nương tựa, người khuyết tật hoặc các nhóm có nguy cơ cao khác. Tình trạng dễ bị tổn thương cũng có thể kể đến việc thiết kế, xây dựng yếu kém của các tòa nhà, việc bảo vệ tài sản chưa phù hợp, việc thông tin và nhận thức cộng đồng còn hạn chế hoặc việc quản lý môi trường không bền vững.

Năng lực - Năng lực là tổng hợp thế mạnh, đặc tính và nguồn lực sẵn có mà cá nhân hay tập thể có thể sử dụng để giảm nhẹ, phòng

Thông điệp chính: Cần nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả các đối tượng tham gia cung cấp thông tin và thảo luận một cách tự do. Cần nhắc các đối tượng tham gia rằng họ được tự do thảo luận, đóng góp ý kiến và bình luận. Ý kiến của bất kỳ ai cũng đều quan trọng.

Page 16: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

16

ngừa hay ứng phó với hiểm họa hoặc các mối đe dọa khác. Năng lực của cá nhân hay cộng đồng có thể tăng lên hay giảm xuống tùy thuộc vào sức mạnh và nguồn lực có được. Ví dụ, việc có đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm loại bỏ các cành cây nguy hiểm trước mùa bão có thể tăng năng lực của trường học đồng thời giảm nhẹ tình trạng dễ bị tổn thương. Tương tự, việc phát triển các quy trình và nguyên tắc hỗ trợ người khuyết tật trong tình trạng khẩn cấp cũng giúp nâng cao năng lực của trường học và giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương.

Cần nhận thức được vai trò mà tất cả bên có thể đóng góp vào năng lực chung của trường học và cộng đồng. Cần phải lưu ý rằng năng lực của toàn thể cộng đồng với các kinh nghiệm, kiến thức, chuyên môn khác nhau luôn lớn gấp nhiều lần so với năng lực của bất cứ một cá nhân riêng lẻ nào. Do đó, cần phải củng cố mạng lưới và thu hút sự tham gia của phụ huynh, cộng đồng và các đối tác, bao gồm cả khu vực tư nhân.

Rủi ro - Rủi ro là hậu quả của những mối đe dọa do hiểm họa gây ra (ví dụ như gió giật trong một trận bão) và tình trạng dễ tổn thương (ví dụ như không cắt tỉa cây) đặt trong mối tương quan với năng lực (ví dụ như có tình nguyện viên là phụ huynh làm nghề trồng vườn và có khả năng cắt tỉa cây trước khi bão xảy ra).

Năng lực đối phó với các hiểm họa cụ thể và tình trạng dễ bị tổn thương càng thấp thì rủi ro càng cao. Năng lực đối phó với các hiểm họa cụ thể và tình trạng dễ bị tổn thương càng cao thì rủi ro càng thấp. Do đó, điều đặc biệt quan trọng đối với giảm thiểu rủi ro là

nâng cao năng lực và giảm tình trạng dễ bị tổn thương.

BƯỚC 2. TIẾN HÀNHĐÁNH GIÁ

Để tiến hành đánh giá, cần thực hiện các nhiệm vụ dưới đây:

Nhiệm vụ 1: Thu thập thông tin cơ bản về trường học Nhiệm vụ 2: Hoàn thành hồ sơ lịch sử tại địa phươngNhiệm vụ 3: Xây dựng lịch theo mùa Nhiệm vụ 4: Xây dựng bản đồ rủi ro hiểm họaNhiệm vụ 5: Thực hiện hoạt động khảo sát trường học

Nhiệm vụ 1 – Thu thập thông tin cơ bản về trường học

Trước khi thực hiện hoạt động đánh giá trường học an toàn, các bên tham gia cần hiểu và ghi lại những thông tin cơ bản về trường học như vị trí của trường, số lượng học sinh và giáo viên và thông tin liên quan khác.

Người phụ trách sẽ phổ biến thông tin cơ bản sử dụng Mẫu số 1. Có thể điền mẫu này trước hoặc trong quá trình thực hiện đánh giá trường học an toàn .

Page 17: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

17

Mẫu 1. Thông tin cơ bản về trường học

Email

1. Thông tin chung về trường học

Với trường tư thục, hãy đề tên đầu mối liên lạc của Hội đồng quản trị nhà trường

Page 18: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

18

Điền thông tin vào các ô phù hợp

Page 19: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

19

Nhiệm vụ 2 – Hoàn thành hồ sơ lịch sử

Hồ sơ lịch sử thiên tai giúp xác định những thay đổi diễn ra trong trường học và cộng đồng. Hồ sơ ghi lại các sự kiện thảm họa đã xảy ra trước đây. Điều này giúp thể hiện hình thái thời tiết (như bão), những thay đổi hoạt động theo mùa (ví dụ như thu hoạch), sự kiện xã hội (ví dụ như lễ hội) và điều kiện kinh tế (ví dụ như suy thoái kinh tế). Nhiệm vụ của nhóm trong hoạt động này là thu thập thông tin liên quan để đánh giá tình hình hiện tại.

Để định hướng việc thu thập thông tin, các thành viên trong nhóm cần kể lại những sự kiện quan trọng liên quan đến hiểm họa và xu hướng thiên tai xảy ra ở địa phương. Nhóm có thể xác minh lại những thông tin này với cán bộ chịu trách nhiệm quản lý thông tin. Có thể sử dụng các câu hỏi sau để định hướng các cuộc thảo luận trong quá trình hoàn thành hồ sơ lịch sử thiên tai:

1. Những thảm họa nào đã xảy ra tại địa phương, cộng đồng hoặc tỉnh?

2. Những thảm họa này xảy ra khi nào? Các thảm họa này có xảy ra theo một chu kỳ nhất định không? Ví dụ, những thảm họa này có xảy ra vào cùng một thời điểm trong các năm không?

3. Những thay đổi môi trường nào đã được ghi lại và vào thời điểm nào (ví dụ thay đổi về việc sử dụng đất, tài nguyên thiên nhiên…)?

4. Khu vực/địa phương nào đã bị tác động bởi các thảm họa/thay đổi môi trường đó?

5. Các thảm họa đó đã gây ra những thiệt hại gì (về người, cơ sở vật chất, môi trường…)? Hãy nêu những thiệt hại cụ thể?

6. Tại sao những thiệt hại lại xảy ra ở mức độ đó (cơ sở hạ tầng, vị trí, kiến thức và kinh nghiệm…)?

7. Trường học đã làm gì để giảm thiểu thiệt hại (trước hiểm họa, trong và sau thảm hoạ)?8. Hãy cho biết thêm các thông tin khác về ảnh hưởng của thảm họa liên quan đến trường học.

Ba ví dụ dưới đây minh họa những thông tin cơ bản cần có của Hồ sơ lịch sử cũng như các vấn đề hoặc hoạt động mà Hồ sơ lịch sử nên bao quát.

Page 20: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

20

Nhiệm vụ 3 – Xây dựng lịch theo mùa

Lịch theo mùa ghi lại những loại hiểm họa khác nhau có thể xảy ra ở trường học và cộng đồng vào các thời điểm khác nhau trong một năm. Lịch theo mùa được dùng để thể hiện những hình thái thời tiết (ví dụ như bão), các

hoạt động theo mùa (ví dụ như vụ thu hoạch), các hoạt động xã hội (ví dụ như lễ hội hay các sự kiện ở trường học). Với hoạt động này, người tham gia sẽ tiến hành thu thập một số thông tin để đưa vào Kế hoạch THAT.

Mẫu 2. Hồ sơ lịch sử

- Trường học tuyên truyền để học sinh vận động gia đình và công đồng hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học gần trường học.- Học sinh đeo khẩu trang khi đến trường. - Trường học tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho nông dân về cách giảm thiểu ô nhiễm môi trường.- Trường học kết hợp với chính quyền để giải quyết vấn đề.

• Ảnh hưởng không tốt đến chất lượng nước và không khí.

• Mùi thuốc trừ sâu khiến cho giáo viên và học sinh cảm thấy khó thở, do đó ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng học tập của họ.

• Trường học tuyên truyền để học sinh vận động gia đình và công đồng hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học gần trường học.

• Học sinh đeo khẩu trang khi đến trường.

• Trường học tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho nông dân về cách giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

• Trường học kết hợp với chính quyền để giải quyết vấn đề.

• Trường trở thành điểm trú ngụ tạm thời cho người dân địa phương khi bão đến.

• Khi được báo trước, trường có thể di chuyển hồ sơ, tài liệu và các loại máy lên tầng hai.

Page 21: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

21

Lịch theo mùa của trường học sẽ gồm những nội dung dưới đây.

Cột đầu tiên thể hiện các hoạt động của trường học và cộng đồng, được đánh dấu ở tháng tương ứng trong bảng. Ví dụ: Ngày khai trường, Ngày Quốc tế Phụ nữ, các ngày lễ kỷ niệm và sự kiện khác. Thông tin này cũng có thể được điền từ trước.

Cột thứ hai là các hoạt động theo mùa diễn ra ở cộng đồng, được đánh dấu ở các tháng tương ứng trong năm. Ví dụ: Mùa trồng trọt, mùa thu hoạch, mùa giáp hạt.

Cột thứ ba là các loại thảm họa và nguy cơ dựa trên thời gian hoặc mùa thiên tai, được đánh dấu ở các tháng tương ứng. Khi thảo luận về các loại hiểm họa, các bên chia sẻ quan sát của mình về xu hướng hiểm họa (sự tăng hay giảm mức độ thường xuyên xảy ra hiểm họa; thời gian mùa thiên tai diễn ra sớm hơn hoặc muộn hơn, hoặc các khó khăn trong việc dự đoán mùa hiểm họa và mức độ ảnh hưởng của hiểm họa).

Dưới đây là một ví dụ về Lịch theo mùa đã được hoàn thành, ghi rõ các nhân tố và xu hướng có thể ảnh hưởng tới việc phòng ngừa và ứng phó của trường học cả năm.

Mẫu 3. Lịch theo mùa

21

Ô nhiễm từ nhà máy gần trường

Page 22: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

22

Nhiệm vụ 4 – Lập bản đồ rủi ro hiểm hoạ

Nhóm lập Bản đồ rủi ro hiểm hoạ cung cấp thông tin về các khu vực an toàn và không an toàn trong trường học và các khu vực xung quanh.

Bản đồ rủi ro hiểm hoạ cũng cung cấp thông tin phù hợp nhằm tìm ra các giải pháp và chiến lược phòng chống và giảm nhẹ rủi ro bằng cách chỉ ra các khu vực dễ có rủi ro, hiểm họa cũng như cung cấp thông tin về các khu vực an toàn và đường sơ tán trong tình hình khẩn cấp. Việc lập bản đồ rủi ro hiểm hoạ cần phải được tiến hành với sự tham gia của cộng đồng, phụ huynh, chính quyền và truyền thông.

Trong hoạt động này, nhóm sẽ vẽ một bản đồ thể hiện các hiểm họa và các mối đe dọa có thể ảnh hưởng tiêu cực đến học sinh và giáo viên. Tiếp đó, nhóm sẽ xác định các giải pháp cụ thể nhằm giảm nhẹ ảnh hưởng của thảm họa đối với trường học và cộng đồng xung quanh. Ngoài ra, cũng cần thể hiện thông tin về các môi trường sống, hệ sinh thái, cây cối, ao hồ, đầm phá, v.v… Cần chỉ rõ khi nào những yếu tố này có thể trở thành hiểm họa với con người, ví dụ như khi một cái hồ bị ngập lụt.

Để tạo một Bản đồ rủi ro hiểm hoạ chính xác, cần:

1. Lập bản đồ cơ bản. Xác định hướng của bản đồ và chỉ rõ các hướng Bắc, Nam, Đông, Tây và đánh dấu vị trí của trường học làm điểm xuất phát. Sau đó, hãy đánh dấu vị trí của phường/làng/xã gần nhất và khoảng cách từ phường/làng/xã đó đến trường học. Vẽ đường bờ biển, đồi núi, sông hồ ở khu vực

xung quanh trường học và xác định khoảng cách giữa các điểm này và trường học. Vẽ các tuyến đường chính từ trường học đến khu dân cư (làng/ xã).

2. Tạo bảng chú giải cho bản đồ để giúp người đọc hiểu được các ký hiệu và biểu tượng khác nhau được sử dụng để thể hiện các yếu tố như đường, tòa nhà công cộng, cầu, nhà ở, sông, hồ, biển. Cũng có thể đánh dấu các khu vực nguy hiểm bằng dấu trừ màu đỏ “–”, các khu vực an toàn bằng dấu cộng màu xanh “+” và nơi thoát hiểm bằng mũi tên màu xanh “–>”). Có thể lựa chọn các ký hiệu biểu tượng khác. Hãy tạo một bảng chú giải ở góc bản đồ.

3. Xác định các địa điểm an toàn và nguy hiểm

Thông qua thảo luận, nhóm sẽ xác định và giải thích về các vị trí an toàn hay nguy hiểm. Hãy sử dụng các ký hiệu trong bảng chú giải.

Hãy xác định các khu vực an an toàn nhất - nơi học sinh có thể sơ tán và đánh dấu trên bản đồHãy xác định các khu vực nguy hiểm và đánh dấu chúng trên bản đồ.Hãy đánh dấu các lớp học và lập kế hoạch sơ tán các lớp học một cách có trật tự trong tình hình khẩn cấp và trong các buổi diễn tập.Đánh dấu bất cứ hiểm họa nào có thể đe dọa tính mạng và tài sản. Ví dụ: Các khu vực trong trường học dễ bị lụt lội hoặc gió mạnh, các tuyến đường sơ tán dễ bị các chướng ngại vật chặn lại, hoặc đường tàu không có rào chắn, hoặc hóa chất hay các vật liệu nguy hiểm khác lưu giữ ở các khu vực tiềm ẩn nguy cơ lụt lội như tầng hầm.Hãy đánh dấu các con đường tới trường có

Page 23: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

23

khả năng gây hiểm họa cho học sinh, bao gồm cả các em khuyết tật. Hãy vẽ các khu vực các em học sinh nữ dễ bị nguy hiểm hơn.

4. Xác định các lối thoát hiểm và các điểm sơ tán. Đưa ra ví dụ về các thảm họa cụ thể (ví dụ như bão, lụt...) và tham vấn người tham gia về độ an toàn của các lối thoát hiểm và điểm sơ tán. Hãy đề nghị người tham gia quan tâm đến người khuyết tật. Các địa điểm

an toàn có dễ tiếp cận không? Có con đường thay thế nào không?

5. Kiểm tra bản đồ một cách cẩn thận và mời các bên tham gia chủ động đóng góp ý kiến nhận xét, đặt câu hỏi và bổ sung các thông tin cần thiết để hoàn thiện bản đồ.

Mẫu 4. Bản đồ rủi ro hiểm hoạ/ Ví dụ về bản đồ rủi ro hiểm hoạ

Page 24: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

24

Sử dụng hình ảnh từ vệ tinh như Google Maps để tăng tính chính xác của bản đồ rủi ro hiểm hoạ

Nếu nhóm đánh giá có kết nối với Internet, có thể kết hợp sử dụng Google Maps hoặc bản đồ từ Hệ thống Thông tin Địa lý (GIS) khác để nâng cao tính chính xác và tính thiết thực của bản đồ rủi ro hiểm hoạ.

Để làm được điều này, hãy tải xuống và lưu

Hướng dẫn cách tải bản đồ vị trí trường học từ Google Map xuống máy tính

Để tải được bản đồ, hãy kết nối máy tính với mạng Internet và cần thực hiện các bước sau:

Truy cập website http://maps.google.com, đánh cụm từ “bản đồ + địa điểm tỉnh thành mà nhà trường đóng” Hãy phóng to bản đồ để hiển thị vị trí của xã, phường mà trường đóng tại. Sau đó hãy sử dụng chức năng chụp ảnh màn hình bằng cách ấn tổ hợp phím Ctrl+PrtScr đối với hệ điều hành Windows, hoặc Command+Shift+3 đối với hệ điều hành Mac Bấm phím Ctrl+V (đối với hệ điều hành Windows) hoặc Command+V (đối với hệ điều hành Mac) để dán hình ảnh bản đồ lên một chương trình soạn thảo văn bản hay một chương trình chỉnh sửa ảnh bất kỳ.

Ví dụ về bản đồ vệ tinh Google được phóng to thànhbản đồ rủi ro hiểm hoạ trường học trên khổ giấy A0

Nhiệm vụ 5 – Thực hiện hoạt động khảo sát trường học

Hoạt động khảo sát trường học là một hoạt động cần sự tham gia của nhiều bên. Các thành viên trong cộng đồng sẽ đi khảo sát xung quanh trường để xác định các rủi ro công trình lẫn phi công trình trong trường và các khu vực xung quanh.

Người phụ trách cần giải thích rõ ràng rằng mục đích của hoạt động đi khảo sát trường học là để xác định những hiểm họa và rủi ro trong trường và xung quanh trường cũng như

điểm yếu trong việc phòng chống các nguy cơ và rủi ro thảm họa ở trường học, kể cả những ảnh hưởng của sự suy giảm đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu.

Tùy thuộc vào quy mô trường học và số lượng tình nguyện viên tham gia đánh giá, người điều phối sẽ quyết định quy mô, số lượng và thành phần của nhóm đánh giá. Nếu trường học không quá lớn, một nhóm đánh giá là đủ. Nhưng nếu hoạt động đánh giá mất quá nhiều thời gian khi chỉ có một nhóm thực hiện, có thể lập các nhóm khác nhau đảm nhận các nhiệm vụ hay mẫu cụ thể. Một giáo viên hoặc nhân viên nhà trường

giữ một bản đồ từ Google Maps (xem hướng dẫn trong khung dưới đây) và phóng lên giấy cỡ A0 dán lên tường hoặc trên bảng, như hình dưới đây. Phác thảo đường viền bao quanh trường, phường/làng/xã gần nhất và khoảng cách giữa trường học và các phường/làng/ xã. Vẽ đường bờ biển, đồi núi, sông hồ ở khu vực xung quanh trường học và xác định khoảng cách từ các điểm này đến trường học. Vẽ các tuyến đường chính từ trường học đến khu dân cư.

Page 25: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

25

được chỉ định có nhiệm vụ dẫn đường và báo cáo kết quả bằng cách điền vào mẫu.

Các mẫu được sử dụng như sau:

Mẫu 5a. Thông tin về quản lý trường học: Để điền vào mẫu này, nhóm thực hiện cần đảm bảo có sự tham gia của hiệu trưởng hoặc hiệu phó và nhân viên nhà trường – những người đảm nhận nhiệm vụ cung cấp thông tin. Mẫu 5b. Giáo dục giảm nhẹ rủi ro: Để điền vào mẫu này, nhóm thực hiện cần đảm bảo sự tham gia của các giáo viên chủ nhiệm. Mẫu 5c. Môi trường xung quanh trường học: Để điền vào mẫu này, nhóm thực hiện cần đảm bảo sự tham gia của chính quyền địa phương hoặc các thành viên cộng đồng. Mẫu 5d. Cơ sở vật chất của trường: Để điền vào mẫu này, nhóm thực hiện cần phải đảm bảo sự tham gia ban giám hiệu và nhân viên bảo trì máy móc, thiết bị.

Cần đảm bảo (các) nhóm được giao nhiệm vụ bao quát tất cả các khu vực bên trong và bên ngoài nhà trường, đặc biệt là những nơi có nguy cơ rủi ro. Ví dụ, những nơi cần đặc biệt chú ý gồm cầu thang, các phòng thí nghiệm nơi cất giữ hóa chất, sân trường, hàng rào, kênh mương, hồ, ao, cổng ra vào, cửa sổ lớp học, hệ thống cấp điện, thiết bị điện tử, thư viện và phòng máy tính.

Mỗi nhóm thực hiện nhiệm vụ đi khảo sát trường học sẽ ghi thông tin bằng cách sử dụng các mẫu được chuẩn bị sẵn. Một hoạt động quan trọng nữa là phải chụp ảnh trong quá trình đi khảo sát. Ngay cả những vấn đề nhỏ cũng cần được quan sát và ghi lại nếu chúng có thể dẫn đến tai nạn hoặc gây thương tích cho học sinh trong trường hợp thiên tai hoặc thậm chí trong điều kiện bình thường.

Hai bức ảnh dưới đây minh họa cho các mối đe dọa, rủi ro có thể bị bỏ sót.

Bức ảnh đầu tiên cho thấy xe máy và ghế đã bịt mất lối lên xuống cầu thang. Sân có một rãnh thoát nước lớn dễ gây tai nạn và thương tích, đặc biệt là trong trường hợp xảy ra lụt lội và sân bị ngập nước khiến người qua lại không nhìn thấy đường đi.

Bức ảnh trên cho thấy con đường ở trước mặt trường học này không an toàn bởi có có một con kênh ngay bên cạnh trường và không có thanh chắn hay rào chắn nào cả. Khi có lụt lội, không có bất kỳ biển hướng dẫn nào để giúp người dân phân biệt được ranh giới giữa đường đi và con kênh.

Khi tất cả các nhóm hoàn thành khảo sát khu vực được giao, thư ký nhóm tổng hợp những nguy cơ được phát hiện. Phải xác định rõ vị trí, mức độ nguy hiểm của các nguy cơ cũng như tác động đến học sinh, giáo viên và cán bộ trong trường như thế nào khi thảm họa xảy ra hay trong tình huống bình thường. Trưởng nhóm sẽ đại diện cho cả nhóm báo cáo kết quả trước khi chuyển sang bước tiếp theo.

Page 26: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

26

Mẫu 5a. Thông tin về quản lý trường học

Ban Phòng chống, ứng phó thiên tai và các rủi ro khác của trường học được thành lập.

Ban Phòng chống, ứng phó thiên tai và các rủi ro khác của trường học bao gồm giáo viên, cha mẹ học sinh, cán bộ hội chữ thập đỏ xã và Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện/xã.

Có bản tóm tắt Kế hoạch THAT rõ ràng được treo ở nơi dễ thấy như bảng tin của trường (cần thông báo tới người khuyết tật và người cần sự giúp đỡ đặc biệt về bản tóm tắt này).

Bản đồ sơ tán phải được treo trên tường lớp học, vị trí lớp học trên bản đồ phải được đánh dấu rõ ràng để học sinh, giáo viên và người khuyết tật biết đi theo hướng dẫn trên bản đồ để đến được nơi an toàn.

Ban Phòng chống, ứng phó thiên tai và các rủi ro khác của trường học có đầy đủ thông tin liên hệ của cha mẹ học sinh để liên lạc trong trường hợp khẩn cấp.

Trường học có danh sách những việc cần làm và sự trợ giúp đặc biệt cho người khuyết tật trong trường hợp khẩn cấp.

Kế hoạch THAT và công tác thực hiện

Ban Phòng chống, ứng phó thiên tai và các rủi ro khác của trường học bao gồm giáo viên, cha mẹ học sinh, cán bộ hội chữ thập đỏ xã và Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện/xã.

Có kế hoạch THAT cho toàn trường.

Kế hoạch THAT phải được cập nhật và đánh giá ít nhất một lần một năm.

Có kế hoạch THAT cho học sinh và giáo viên khuyết tật

Page 27: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

27

Mẫu 5b. Giáo dục giảm nhẹ rủi ro thiên tai

Ban Giám hiệu trường có kiến thức và kỹ năng về phòng ngừa và ứng phó với thiên tai và các rủi ro khác.

Các thành viên của Ban quản lý trường học được tập huấn về cách thức thực hiện kế hoạch THAT.

Giáo viên, cán bộ, nhân viên nhà trường được tập huấn về cách sơ cứu.

Giáo viên chuyên trách và nhân viên nhà trường được đào tạo về các hoạt động tìm kiếm cứu nạn thích hợp.

Học sinh có kiến thức về các bước ứng phó với thảm họa và phòng chống thiên tai.

Học sinh biết và thực hành quy tắc bốn “KHÔNG”trong sơ tán: Không nói chuyện! Không xô đẩy! Không chạy! Không quay trở lại!

Giáo viên, cán bộ và nhân viên nhà trường có kiến thức và được tập huấn về phòng ngừa và ứng phó với thảm họa. Tất cả các giáo viên và nhân viên nhà trường biết Kế hoạch THAT.

Page 28: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

28

Mẫu 5c. Môi trường xung quanh trường học

/Quận

đóng

Các tòa nhà hoặc các công trình xây dựng không chắc chắn hoặc đang được xây dựng

Bể chứa nhiên liệu hoặc các vật liệu dễ cháy: mỏ than, trạm xăng, kho chứa ga, sơn bòng, quần áo, gỗ, rơm rạ, những chất khác...

Khu vực khác ( xin vui lòng mô tả đặc điểm không gian này )

Khu vực sau chiến tranh chưa gỡ hết bom mìn

Khu chăn nuôi / khu canh tác / khu vực sử dụng thuốc trừ sâu

2. Vị trí của trường trong khu vực nguy hiểm

VùngBắc trung

bộTây Nguyên Duyên hải

Nam Trung BộTrung du và miền núi

phía BắcĐông Nam

bộĐồng bằng sông Cửu Long Đồng bằng sông Hồng

Page 29: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

29

Trẻ em có phải vượt qua những con đường đến trường có mật độ giao thông cao?

Học sinh có sử dụng áo phao nếu phải đến trường bằng phà hoặc thuyền?

Địa điểm thay thế này có các dịch vụ cơ bản có phù hợp và đầy đủ để đáp ứng nhu cầu của học sinh và giáo viên?

Có những tuyến đường an toàn và dễ đi (bao gồm cả đường cho người khuyết tật) để đến nơi có các lớp học?

Liệt kê số vụ tai nạn giao thông và thương tích xảy ra hàng năm đối với học sinh và giáo viên:

Trường có địa điểm khác thay thế và dễ tiếp cận cho mọi người và cung cấp được các dịch vụ cơ bản thay cho lớp học trong trường hợp cần sơ tán?

Page 30: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

30

Mẫu 5d. Cơ sở hạ tầng trường học

Trường được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc gia về thiết kế trường học an toàn, chống chịu được những thảm họa thông thường trong khu vực (Ví dụ: trường không bị hư hại nếu thảm họa tương tự xảy ra,...)

Mái nhà chắc chắn (Ví dụ: mái nhà được làm từ ngói, cốt thép,...)

Bản đồ sơ tán được lập và treo trong trường học, trường ở khu vực dân tộc thiểu số thì thông tin được viết sẵn nên bằng tiếng dân tộc.

Trường có thể là một nơi an toàn cho số lượng lớn các thành viên cộng đồng khi cần thiết.

Kệ được cố định trên tường. Các thiết bị, đồ dùng dạy học trên kệ được đảm bảo chắc chắn.

Page 31: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

31

Cây lớn, cao và già cỗi trong sân trường phải được cắt tỉa cành, nhánh trước khi có bão và được rào chắn. Học sinh không được leo cây.

Ổ điện được lắp trên tường với khoảng cách đủ cao để tránh bị ngập nước nếu có lũ lụt xảy ra.

Bàn, ghế và giường chắc chắn, bằng phẳng; góc của ghế không sắc nhọn, được đặt cách nhau đủ để đảm bảo khoảng cách an toàn.

Bình gas dùng để nấu ăn được đặt ở vị trí an toàn và học sinh không thể tiếp cận, van ga luôn khóa khi không sử dụng.

Hàng rào và cổng phải chắc chắn và an toàn cho học sinh, đặc biệt là trong trường ra thảm họa.

Có quy định về phòng chống điện giật và cháy nổ do chập điện.

Page 32: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

32

BƯỚC 3. TỔNG HỢP THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU TỪ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG HỌC AN TOÀN

Sau khi hoàn thành và báo cáo việc thực hiện các công cụ trên, nhóm đánh giá họp để thống nhất và tổng hợp các dữ liệu thu thập được, lựa chọn thông tin phù hợp để đưa vào Kế hoạch THAT.

Sau khi thu thập dữ liệu có liên quan và thông tin từ các công cụ đánh giá trường học an toàn, tổng hợp rõ ràng các dữ liệu để xác định năng lực cũng như tình trạng dễ bị tổn thương có thể ảnh hưởng đến trường học, từ đó xác định

Dự báo thời tiết qua truyền hình / đài phát thanh thường xuyên được phát trong mùa thiên tai thường xảy ra.

Thuyền có sẵn và bảo trì thường xuyên.

Có thiết bị phòng cháy chữa cháy, chẳng hạn như bình cứu hỏa, bao cát , nước, vòi xịt nước, được đặt ở vị trí dễ thấy, không có chướng ngại vật và phải thường xuyên được kiểm tra.

Có túi sơ cứu bao gồm cả khăn vệ sinh được giữ cẩn thận và luôn có đầy đủ những vật dụng cần thiết.

Luôn có sẵn các phương tiện vận chuyển dành cho người đi lại khó khăn.

Công cụ và thiết bị được lưu giữ ở nơi an toàn mà mọi người đều biết đến.

Trang thiết bị để nhận / cung cấp thông tin ( điện thoại, máy bộ đàm, v.v.), bao gồm cả các công cụ không dùng điện như đài phát thanh và máy phát điện phải luôn được chuẩn bị sẵn sàng.

Có thiết bị thay thế trong trường hợp khẩn cấp, chẳng hạn như : máy phát điện (trong trường hợp điện bị cắt), điện thoại vệ tinh hoặc điện thoại không dây nếu có (trong trường hợp đường dây điện thoại bị cắt), nhà vệ sinh (trong trường hợp nước thải và nước sinh hoạt bị cắt) v.v.

.

.

Page 33: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

33

các vấn đề ưu tiên trong quá trình lập kế hoạch.

Đối với hoạt động này, nhóm đánh giá sẽ cùng làm việc để củng cố tất cả các thông tin về hai vấn đề được đưa ra thảo luận trong giai đoạn chuẩn bị, đó là: năng lực và các tình trạng dễ bị tổn thương tương ứng với các mối nguy hiểm do nhóm xác định.

Bảng thông tin dưới đây là hướng dẫn chung về thông tin thu thập được trong từng hoạt động đánh giá và cung cấp các câu hỏi để

hướng dẫn nhóm xây dựng Ma trận tình trạng dễ bị tổn thương và Năng lực tổng hợp. Việc áp dụng hay không một số gợi ý dưới đây tùy thuộc vào đánh giá hoặc tình trạng của nhà trường. Gợi ý dưới đây không phải là đầy đủ, vì vậy các thành viên trong nhóm cần cùng nhau thảo luận để xác định các thông tin phù hợp nhất để phân tích và đưa vào Kế hoạch.

• Khi nào các thảm họa xảy ra thường xuyên?• Những hoạt động nào của trường đã bị ảnh hưởng bởi thảm họa ?• Những hoạt động và các sự kiện nào thường diễn ra trong mùa thảm họa?• Thảm họa có những tác động gì đối với hoạt động và sự kiện của trường

học?

Thông tin về lịch sử thiên tai• Thảm họa chủ yếu gây thiệt hại cho trường học là gì? ( căn cứ vào tần suất, cường độ và mức độ thiệt hại do thảm họa đó gây ra )

• Xu hướng của thảm họa là gì (nếu có)? (căn cứ câu trả lờivề những thay đổi liên quan đến tần suất, kích thước, hoặc thời gian)

Thông tin về tình trạng dễ bị tổn thương do cơ sở hạ tầng• Mô tả vị trí trường họ bị hư hại nhiều nhất do thảm họa• Vị trí nào khác có thể bị hư hại nếu thảm họa lại tái diễn?

Thông tin về năng lực quản lý hiểm họa trường học trong quá khứ• Trường học có được cảnh báo trước về thảm họa?• Trường học có thực hiện các biện pháp đảm bảo trường học an toàn ?• Trường học có khả năng phục hồi sau thảm họa? Mất bao lâu để trường học trở lại điều kiện bình thường?

Thông tin hữu ích có thể được sử dụng trong quá trình tổng hợp

Page 34: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

3434

Giáo dục về rủi ro trong trường học, sử dụng các câu hỏi sau• Trường có tổ chức tập huấn và giáo dục cho giáo viên và học sinh về thảm họa, các mối đe dọa và rủi ro không?

• Trường có tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của giáo viên và học sinh về thảm họa không?

• Làm thế nào để trường học tích hợp các nội dung liên quan đến thảm họa vào các hoạt động giảng dạy và học tập?

• Trường có dạy về đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu trong chương trình giảng dạy hiện hành không? và mối quan hệ với việc giảm thiểu rủi ro thảm họa như thế nào ?

Điều kiện và cơ sở vật chất của trường học• Danh sách cơ sở hạ tầng, trang thiết bị (bên trong, xung quanh trường học

và trong cộng đồng) có thể bị thiệt hại nếu xảy ra thảm họa.

Thông tin về các vị trí tiềm ẩn rủi ro quanh khu vực trường học và cộng đồng xung quanh• Địa điểm trong trường và cộng đồng tiểm ẩn nhiều rủi ro thảm họa.• Địa điểm có thể được sử dụng làm nơi trú ẩn sơ tán sau thảm họa.• Địa điểm xung quanh trường học hay trong cộng đồng dân cư, nơi có sẵn

sự hỗ trợ khẩn cấp hoặc là nơi trú ẩn an toàn dễ tìm thấy.

Bản đồ rủi ro hiểm hoạ

Page 35: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

35

Sử dụng Ma trận tổng hợp các tình trạng dễ bị tổn thương, nhóm đánh giá sẽ xác định và sắp xếp tất cả các thông tin về các tình trạng dễ bị tổn thương trong và xung quanh trường. Nhóm đánh giá sẽ tổ chức thông tin này theo nhóm hiểm họa và hoạt động/ biểu mẫu xác định rủi ro. Nên có một nhóm thông tin về “Hiểm họa chung” vì một số thông tin có thể được áp dụng cho nhiều loại hiểm họa khác nhau.

Tương tự, khi hoàn thành việc xây dựng Ma trận tổng hợp năng lực, nhóm đánh giá sẽ biên tập và sắp xếp tất cả thông tin liên quan đến năng lực của trường và phân loại năng lực theo từng rủi ro và hoạt động đánh giá được dùng để xác định những rủi ro đó.

Các trang sau gồm các ví dụ về Ma trận tổng hợp năng lực và những tình trạng dễ bị tổn thương.

Khi quá trình này hoàn tất, sẽ có một minh họa rõ ràng và đầy đủ hơn về thông tin và dữ liệu đã thu thập được trong quá trình thực hiện Công cụ đánh giá trường học an toàn và sẽ phân tích rõ các thông tin này để xác định những hành động ưu tiên trong quá trình chuẩn bị và đánh giá.

35

Page 36: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

36

Mẫu

6a.

Ma

trận

tổng

hợp

các

tình

trạn

g dễ

bị t

ổn th

ương

• 5 h

ọc si

nh k

huyế

t tậ

t về

vận

động

đư

ợc n

hận

vào

học

và h

ai g

iáo

viên

đư

ợc p

hân

công

hỗ

trợ g

iảng

dạy

tron

g nă

m h

ọc n

ày• 1

0 họ

c sin

h đế

n từ

ng k

inh

tế đ

ặc

biệt

khó

khă

n

• Hệ

thốn

g th

oát n

ước

khôn

g ph

ù hợ

p• S

ân tr

ường

lớp

học

bị

ngập

sâu

khi c

ó m

ưa lớ

n do

tr

ường

nằm

ờ v

ùng

thấp

tr

ũng

• Rác

bùn

ngập

sân

trườ

ng

và tầ

ng m

ột• K

ế ho

ạch

THAT

phòn

g ng

ừa lũ

lụt đ

ược

chuẩ

n bị

sẵ

n sà

ng

• Trư

ờng

dễ b

ị ngậ

p lụ

t và b

ị ảnh

hưở

ng

khi c

ó g

ió m

ạnh.

• Rãn

h th

oát n

ước t

iềm

ẩn n

hững

rủi r

o tro

ng q

uá tr

ình

sơ tá

n kh

ẩn cấ

p, h

oặc

nếu

bị n

ước l

ũ ph

ong

tỏa.

• Kên

h gầ

n trư

ờng

dễ b

ị lũ lụ

t• K

hông

có b

iển

hiệu

phâ

n cá

ch đ

ường

kênh

rạch

tron

g th

ời g

ian

lụt l

ớn• H

óa ch

ất đ

ộc h

ại n

ằm tr

ong

tầng

hầm

có n

guy c

ơ lũ

lụt

Page 37: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

37

Mẫu

6b.

Ma

trận

tổng

hợp

năn

g lự

c

• Tất

cả

các

tran

g th

iết b

ị và

đồ

dùng

dạy

học

giá

trị đ

ược

để lê

n tầ

ng h

ai.

• Trư

ờng

được

sử d

ụng

làm

nơi

tr

ú ẩn

khẩ

n cấ

p tạ

m th

ời (v

ới

bộ d

ụng

cụ s

ơ cứ

u kh

ẩn c

ấp

và n

ước.

được

chí

nh q

uyền

cu

ng c

ấp).

• Thự

c hi

ện v

iệc

hỗ t

rợ n

gười

kh

uyết

tật t

rong

trườ

ng h

ợp

khẩn

cấp

.

• Có

kế h

oạch

phò

ng, c

hống

ưng

phó

lũ lụ

t.• D

i chu

yển

tài s

ản đ

ược

chuy

ển đ

ến n

ơi c

ao h

ơn

trong

thời

gia

n lũ

lụt.

• Học

sinh

đượ

c th

ông

báo

ở nh

à tro

ng tr

ường

hợp

lũ lụ

t.

Cộng

đồn

g dâ

n cư

hiể

u đư

ợc c

hiến

dị

ch n

âng

cao

nhận

thức

về

việc

sử

dụng

nhữ

ng b

iện

pháp

thay

thế

trong

xử

lý rá

c th

ải n

ông

nghi

ệp

• Ba

n ph

òng

chốn

g th

iên

tai t

rườn

g đã

đư

ợc th

ành

lập.

• Kế

hoạ

ch T

HAT

đượ

c tíc

h hợ

p và

o Kế

ho

ạch

chun

g củ

a tr

ường

.•

Trườ

ng tổ

chứ

c cá

c cu

ộc d

iễn

tập

sơ tá

n kh

ẩn c

ấp h

àng

năm

.•

Học

sinh

dân

tộc

thiể

u số

đượ

c hư

ớng

dẫn

cụ th

ể về

việ

c hỗ

trợ

sơ tá

n kh

ẩn c

ấp.

• G

iáo

viên

của

trườ

ng đ

ã đư

ợc tậ

p hu

ấn

một

tuần

về

phòn

g ng

ừa th

ảm h

ọa.

Ngu

ồn: B

ản đ

ồ rủ

i ro

hiểm

hoạ

• Kì t

hi k

hông

bị ả

nh h

ưởng

bở

i thi

ên ta

i hoặ

c ô

nhiễ

m

Page 38: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...
Page 39: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...
Page 40: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

40

Hướng dẫn bao gồm hai bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị xây dựng kế hoạch.Bước 2: Lập kế hoạch. Hướng dẫn lập kế hoạch phải dễ hiểu đối với các trường học và cộng đồng địa phương, đồng thời hướng dẫn cần mô tả các bước thực hiện cơ bản và những hoạt động cần thiết để hỗ trợ các trường học trong lập kế hoạch THAT. Phụ lục II bao gồm các mẫu sử dụng trong lập kế hoạch THAT.

Hướng dẫn lập Kế hoạch THAT được xây dựng nhằm tăng cường năng lực và cam kết của cộng đồng trong việc giúp trường học chuẩn bị ứng phó và giảm thiểu rủi ro. Kế hoạch THAT sẽ hỗ trợ nhà trường xây dựng kế hoạch cụ thể phù hợp với chính sách và chương trình phòng ngừa rủi ro ở cấp quốc gia, khu vực và quốc tế. Phụ lục IV giới thiệu về các khuôn khổ pháp lý và các sáng kiến ở cấp quốc gia, khu vực và quốc tế, trong đó

nhấn mạnh công tác đánh giá an toàn trong phòng, chống thiên tai và các rủi ro khác.

Hướng dẫn lập Kế hoạch THAT sẽ giúp phân tích rủi ro và xác định nhu cầu của các nhà trường dựa trên thông tin thu được từ Công cụ đánh giá trường học an toàn. Hướng dẫn này giúp nhà trường xây dựng kế hoạch, trong đó có những hoạt động cần được ưu tiên thực hiện, phân bổ nguồn lực và xác định thời gian thực hiện. Hướng dẫn này cũng giúp nhà trường thực hiện công tác giám sát và đánh giá việc thực hiện kế hoạch.Hướng dẫn bao gồm các biểu mẫu và mô tả các bước thực hiện cần thiết để để hoàn thành các biểu mẫu cho việc lập kế hoạch và giám sát.

Bước 1. Chuẩn bị

Cần thực hiện các nhiệm vụ sau:

Kế hoạch THAT có vai trò vừa là công cụ lập kế hoạch, vừa là công cụ phân tích an toàn cho trường học, đặc biệt là những trường phải đối mặt với nguy cơ xảy ra thiên tai, các mối đe dọa và rủi ro, hoặc tác động của xu hướng biến đổi hệ sinh thái như nước biển dâng, lạm dụng thuốc trừ sâu nông nghiệp, ô nhiễm nguồn nước và chặt phá rừng.

Các bước trong Hướng dẫn này sẽ hỗ trợ nhà trường trong việc xây dựng Kế hoạch THAT không chỉ phục vụ

cho công tác chuẩn bị mà còn nhằm ứng

phó tốt hơn với thiên tai, giảm thiểu tối đa rủi ro và thời gian phục hồi cũng như sự gián đoạn trong các hoạt động của nhà trường.

Page 41: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

41

Nhiệm vụ 1: Thành lập nhóm và phân công nhóm trưởngNhiệm vụ 2: Thống nhất trong nhóm về những vấn đề liên quanNhiệm vụ 3: Xác định phương pháp lập kế hoạch THAT Nhiệm vụ 4: Rà soát kết quả sử dụng công cụ đánh giá trường học an toànNhiệm vụ 5: Rà soát lại các khái niệmNhiệm vụ 6: Tìm hiểu về các mẫu dùng trong việc lập kế hoạch.

Nhiệm vụ 1 - Thành lập nhóm và phân công nhóm trưởng

Hiệu trưởng hoặc hiệu phó sẽ là người chủ trì hướng dẫn nhóm áp dụng các công cụ đánh giá và chuẩn bị xây dựng kế hoạch. Ban Giám hiệu cần nắm rõ các bước trong quy trình xây dựng kế hoạch để chỉ đạo và góp ý. Cần tính đến tính ưu tiên của các yếu tố như phân bổ kinh phí, mạng lưới, chính quyền địa phương và các tổ chức liên quan khác. Tốt nhất là, thành viên nhóm xây dựng kế hoạch cũng chính là thành viên nhóm thực

hiện đánh giá trường học an toàn. Nếu các thành viên không tham gia được cả hai nhóm thì nên khuyến khích số lượng tham gia cả hai nhóm càng nhiều càng tốt.

Giáo viên nên tham gia nhóm lập kế hoạch để chia sẻ kinh nghiệm và hiểu biết về học sinh cũng như gia đình các em, đồng thời các giáo viên sẽ đóng vai trò quan trọng trong lập kế hoạch.

Khi lập Kế hoạch THAT, nên sử dụng tối ưu tất các lực lượng trong mạng lưới, chẳng hạn như lực lượng ứng phó chủ chốt, các tổ chức chính phủ, cha mẹ học sinh và các chuyên gia. Có thể mời vào nhóm những người có chuyên môn và có trách nhiệm đảm bảo trường học an toàn, ví dụ từ các các cơ quan nhà nước, tổ chức phi chính phủ, hoặc các trường đại học tại địa phương.

Vì các thành viên trong nhóm phải thực hiện các công việc và trách nhiệm hàng ngày bất kể ở vị trí nào. Nên thành lập một nhóm nòng cốt tối thiểu với 5 thành viên, những người sẽ có thể tham gia từ đầu đến cuối quá trình này và triệu tập các thành viên khác tham gia khi cần thiết. Ví dụ, nếu cần xây dựng kế hoạch dạy trẻ em tập bơi thì nhóm nòng cốt có thể tìm kiếm sự hỗ trợ của các chuyên gia trong lĩnh vực này nhằm xây dựng một kế hoạch hành động cụ thể.

Tương tự như vậy, khi thành lập và triệu tập nhóm, cần phải lưu ý đến trách nhiệm và hoàn cảnh của các thành viên trong nhóm để đảm bảo sự công bằng và đạt hiệu quả. Ví dụ, để đảm bảo có sự tham gia của cả nam và nữ trong nhóm, lưu ý đến việc tổ chức các cuộc họp vào thời gian, địa điểm phù hợp

Page 42: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

42

không ảnh hưởng đến gia đình hoặc công việc của họ, như việc chăm con hay đi làm.

Nhiệm vụ 2 - Thống nhất trong nhóm về những vấn đề liên quanĐiều cốt yếu là các thành viên cần có nhận thức chung trước khi tiến hành công việc. Trưởng nhóm phải đảm bảo tất cả các thành viên đều hiểu biết về mục tiêu tổng thể của toàn bộ quá trình.

Các nguyên tắc về phương pháp có sự tham gia nên được phổ biến trước khi bắt đầu công việc. Trưởng nhóm nên tổ chức họp nhóm để thảo luận và đưa ra quyết định về các nguyên tắc. Một số ví dụ về các nguyên có thể sử dụng như: i) tất cả các thành viên trong nhóm đều có quyền bình đẳng khi tham gia, ii) nhóm có sự tham gia của cả nam và nữ, iii) khối lượng công việc sẽ được phân công một cách cách công bằng, hoặc iv) các thành viên phải cam kết tham gia toàn bộ quá trình lập kế hoạch. Có thể dùng những ví dụ này để phát triển các nguyên tắc của riêng cho nhóm. Tốt nhất là các nguyên tắc nên được các thành viên nhóm đề ra.

Các thành viên trong nhóm cần hiểu rõ: Mục tiêu: Xây dựng Kế hoạch THAT nhằm giúp các trường học và cộng đồng xung quanh tăng cường hợp tác, tạo một môi trường học tập và giảng dạy an toàn cho học sinh và giáo viên bằng cách đưa ra các giải pháp giảm thiểu rủi ro.

Thời gian: Quá trình lập kế hoạch nên được hoàn thành trước khi bắt đầu năm học mới để các Kế hoạch THAT có thể được tích hợp vào kế hoạch hành động chung của trường.

Tính khả thi: Để có thể thực hiện sớm Kế hoạch THAT, cần xem xét điều kiện cụ thể và các nguồn lực sẵn có của trường. Kế hoạch THAT nên được xây dựng một cách chính xác, thực tế, đo lường được, có khung thời gian xác định cho các mục tiêu đề ra, thường là thực hiện trong vòng một năm học, nhưng có thể dự đoán các hoạt động kéo dài hơn một năm học.

Chia sẻ: Kế hoạch THAT cần được chia sẻ và thảo luận rộng rãi với các giáo viên, nhân viên, học sinh, phụ huynh, chính quyền địa phương và cộng đồng một cách tổng thể, bảo đảm cân bằng về giới và sự tham gia của người khuyết tật cũng như các đối tượng dễ bị tổn thương liên quan khác.

Sửa đổi và cập nhật: Sau khi hoàn thành, Kế hoạch THAT có thể được chỉnh sửa và bổ sung theo yêu cầu thực tế, giúp nhà trường chủ động bổ sung ý tưởng mới vào thực tiễn trong năm học. Giám sát và đánh giá liên tục cho phép các trường học thích ứng với điều kiện và các rủi ro mới đồng thời tăng cường sự liên kết giữa trường học và cộng đồng. Nhiệm vụ 3 – Xác định phương pháp lập kế hoạch THAT

Quá trình chuẩn bị lập kế hoạch cần được thực hiện và chia sẻ với tất cả mọi người. Sử dụng phương pháp lập kế hoạch có sự tham gia để tăng cường tinh thần làm chủ của các thành viên, trường học, cộng đồng, từ đó nâng cao tính bền vững của các kế hoạch THAT.

Các hoạt động có sự tham gia của các bên thường có nhiều ý tưởng, do vậy, sẽ có nhiều

Page 43: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

43

ý kiến hơn so với khi chỉ có hiệu trưởng hoặc một nhóm xây dựng kế hoạch. Sự tham gia tích cực các thành viên sẽ tạo điều kiện cho việc đề xuất và thảo luận nhiều giải pháp xử lý vấn đề và quan trọng hơn là thúc đẩy sự hiểu biết và cam kết mạnh mẽ hơn để thực hiện kế hoạch. Nhiều người tham gia hơn có nghĩa là phải đầu tư thời gian nhiều hơn trong quá trình lập kế hoạch nhưng việc thực hiện sẽ nhanh chóng và suôn sẻ hơn.

Cần quan tâm đến vấn đề về giới và dân tộc khi tuyên truyền, khuyến khích mọi người tham gia nhóm để tất cả các thành viên của nhóm có quyền lên tiếng về nhu cầu và quan điểm của mình, đặc biệt là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương và phụ nữ. Lắng nghe ý kiến của người khuyết tật hoặc những đối tượng khác sẽ giúp cho việc xem xét ở phạm vi rộng hơn về các rủi ro cũng như nhu cầu của nhiều đối tượng để từ đó đưa ra các giải pháp mang tính toàn diện và hiệu quả.

Nhiệm vụ 4 – Rà soát kết quả sử dụng công cụ đánh giá trường học an toàn

Kế hoạch THAT giúp xây dựng hành động phù hợp đáp ứng các nhu cầu được nhà trường xác định. Điều quan trọng là các thành viên trong nhóm trao đổi kết quả thu được trong quá trình đánh giá nhằm tạo cơ sở chung cho toàn nhóm thiết lập các ưu tiên và hành động cụ thể. Trong quá trình lập kế hoạch, nhóm sẽ tiến hành phân tích các kết quả đánh giá trường

học an toàn. Trong quá trình chuẩn bị, nhóm đánh giá chỉ cần cung cấp các thông tin từ đánh giá trường học an toàn (bản đồ rủi ro, lịch theo mùa và các kết quả khác từ việc đánh giá) và các thành viên hiểu rõ cách thu thập những thông tin đó.

Nhiệm vụ 5 - Rà soát lại các khái niệm

Để phân tích và giải quyết những thách thức đối với THAT, tất cả thành viên của nhóm lập kế hoạch đều hiểu các khái niệm quan trọng như hiểm họa, tình trạng dễ bị tổn thương, năng lực và rủi ro. Thông tin thu thập sẽ được tổng hợp trong các mẫu và phân loại sau: i) hiểm họa, ii) tình trạng dễ bị tổn thương, iii) năng lực và iv) rủi ro. Trong bước phân tích, cần sử dụng các mẫu tương tự để so sánh các loại thông tin nhằm thống nhất về hành động và các vấn đề ưu tiên.

Ví dụ, có thể nói rằng với những trường hay bị lụt mà có nhiều học sinh không biết bơi thì đây là tình trạng dễ bị tổn thương, chứ không phải là một rủi ro. Rủi ro ở đây là bị đuối nước trong cơn lũ. Với ví dụ này, chỉ dạy và học bơi là không đủ để ngăn ngừa rủi ro đuối nước trong mùa lũ. Vì thế cần phải xác định các giải pháp bổ sung để giải quyết hoàn toàn rủi ro này như dạy học sinh về lũ quét và làm thế nào để tránh những nơi nguy hiểm.

Page 44: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

44

Mối liên hệ giữa hiểm họa, tình trạng dễ bị tổn thương, năng lực và rủi ro

Điều quan trọng là các thành viên hiểu và minh họa được mối liên hệ giữa tình trạng dễ bị tổn thương, năng lực và rủi ro. Sự thay đổi của một yếu tố có thể gây ra thay đổi đối với những yếu tố khác.

Công thức sau đây minh họa mối liên hệ giữa 4 yếu tố nêu trên:

Hãy cùng tìm hiểu ví dụ sau đây:

Một cơn bão ập đến kéo theo lũ lụt diễn ra là một hiểm họa lớn. Một trường dễ bị tác động tiêu cực hơn bởi hiểm họa này nếu trường đó ở trong tình trạng dễ bị tổn thương, chẳng hạn như: thiếu các hàng rào bảo vệ, những chướng ngại vật cản trở học sinh khi sơ tán trong thảm họa, cây cối hoặc các vật thể trong và xung quanh các trường học mà có thể trở thành mối đe dọa trong trường hợp gió bão. Tình trạng dễ bị tổn thương có thể làm tăng nguy cơ rủi ro và mức độ thiệt hại gây ra bởi hiểm họa. Do đó, hậu quả gây ra bởi các mối hiểm họa cùng với tình trạng dễ bị tổn thương của nhà trường sẽ làm tăng nguy cơ thiệt hại do cơn bão gây

Hiêm hoa x Tình trang dê bi tôn thuong.. .

.

,,

,

~

Nang lucRui ro

Page 45: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

45

BƯỚC 2. LẬP KẾ HOẠCH THAT

Khi lập Kế hoạch THAT, nhóm nên thống nhất để sử dụng các bảng biểu và trả lời các câu hỏi sau đây:

- Rủi ro nào cần ưu tiên giải quyết hàng đầu?- Mục tiêu mà các trường phải đạt được để giảm thiểu các rủi ro là gì?- Kết quả mong đợi của nhà trường là gì?- Các hoạt động mà nhà trường cần phải thực hiện để đạt được kết quả mong đợi là gì?- Ai sẽ là người chịu trách nhiệm cho từng hoạt động cụ thể này?- Khi nào thì nhà trường hoàn thành các hoạt động?- Chi phí nhà trường phải chi để hoàn thành các hoạt động là bao nhiêu? Các nguồn lực cần thiết là gì và có thể được huy động từ đâu?

Phần nội dung sau đây sẽ chỉ rõ làm thế nào để lập kế hoạch và điền vào các mẫu biểu của Kế hoạch THAT. Đây là cách tiếp cận tuần tự từng bước, minh họa bằng các ví dụ cụ thể để hỗ trợ trường học và cộng đồng xây dựng kế hoạch một cách hiệu quả.Nhóm sẽ thực hiện từng nhiệm vụ và điền vào các mẫu tương ứng:

Nhiệm vụ 1. Thông tin cơ bản của trường học, bản đồ trường học và danh sách liên lạc:

Hoàn thành thông tin cơ bản về trường học (Mẫu 1a) Hoàn thành bản đồ trường học (Mẫu 1b) Lập danh sách liên lạc (Mẫu 1c)

Rủi ro bị chấn thương và đuối nước

L

ra. Bởi vậy, nếu năng lực của nhà trường được nâng cao trong việc giảm nhẹ hoặc giải quyết tình trạng dễ bị tổn thương thì sẽ có tác dụng làm giảm nhẹ nguy cơ do hiểm hoạ gây ra. Ví dụ, nếu nhà trường nâng cao năng lực của mình bằng cách diễn tập sơ tán hoặc loại bỏ các yếu tố nguy hiểm tiềm tàng hoặc cắt tỉa cành cây không an toàn, rủi ro gây ra bởi các mối nguy hiểm sẽ được giảm nhẹ, đây chính là một kết quả của việc nâng cao năng lực và giảm mức độ dễ bị tổn thương.

Từ ví dụ trên, rõ ràng việc nâng cao năng lực và giảm thiểu tình trạng dễ bị tổn thương có thể tạo ra hiệu quả lớn trong việc giảm mức độ rủi ro. Khi tiếp tục lập kế hoạch, nhóm sẽ gặp phải nhiều tình huống liên quan đến các khái niệm chủ chốt như hiểm họa, tình trạng dễ bị tổn thương, năng lực và rủi ro. Hãy ghi nhớ công thức này và luôn xem xét những ảnh hưởng của việc thay đổi một yếu tố đối với các yếu tố khác.

Nhiệm vụ 6 – Tìm hiểu các biểu mẫu dùng cho việc lập kế hoạch

Để lập kế hoạch, tất cả các thành viên trong nhóm cần đọc kỹ các hướng dẫn và biểu mẫu thông qua các ví dụ cụ thể.

Page 46: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

46

Nhiệm vụ 2. Phân tích các dữ liệu đánh giá trường học an toàn:

Hoàn thành Ma trận phân tích (Mẫu 2a)Kết quả mong đợi của trường (Mẫu 2b)Mục tiêu của Kế hoạch THAT (Mẫu 2c)Xác định các giải pháp / hành động để giảm thiểu rủi ro (Mẫu 2d)Xác định những rủi ro và hành động cần ưu tiên giải quyết cho Kế hoạch THAT (Mẫu 2e)

Nhiệm vụ 3. Xây dựng Kế hoạch hoạt động

Mô tả hoạt động (Mẫu 3a)Xác định kết quả mong đợi của hoạt động bao gồm các chỉ tiêu hiệu suất, mục tiêu và phương tiện kiểm chứng (Mẫu 3b)Xác định các hoạt động bổ sung, thời gian thực hiện và người chịu trách nhiệm (Mẫu 3c)Xác định các nguồn lực cần thiết (Mẫu 3d)Dự toán kinh phí (Mẫu 3e)

Nhiệm vụ 4. Chuẩn bị công tác giám sát và báo cáo

Chuẩn bị các biểu đồ giám sát cho từng hoạt động (Mẫu 4a) Chuẩn bị các biểu đồ giám sát rút gọn cho các kế hoạch tổng thể (Mẫu 4b) Lập báo cáo về việc thực hiện và giám sát (Mẫu 4c)

Nhiệm vụ 1 – Thông tin cơ bản trường học, bản đồ trường học và danh sách liên lạc

Mẫu này gồm 3 phần: Mẫu 1a về thông tin cơ bản về trường học, Mẫu 1b về bản đồ trường học và Mẫu 1c về danh sách liên lạc và cần được cập nhật liên tục.

1.1. Hoàn thiện thông tin cơ bản về trường học (Mẫu 1a)

Để điền vào mẫu 1a, cần tóm tắt thông tin thu được trong quá trình đánh giá trường học an toàn (sử dụng mẫu đã hoàn thành của Công cụ 1 trong Công cụ đánh giá trường học an toàn ). Nếu cần thêm chi tiết, có thể xem lại công cụ đó.

Page 47: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

47

Mẫu 1a. Thông tin cơ bản về trường học

1.2. Hoàn thiện bản đồ trường học (Mẫu 1b)

Trong Mẫu 1b, đơn giản chỉ cần một bản đồ GIS hoặc bất kỳ bản đồ có sẵn thể hiện rõ vị trí của trường cũng như các vị trí lân cận. Có thể thêm bản đồ lấy từ Google Maps và bản đồ hiểm họa trường học đã được lập trong quá trình đánh giá trường học an toàn.

Mẫu 1b. Bản đồ trường họcBản đồ và/ hoặc bản đồ GIS trường học:

Ví dụ: Bản đồ Google

Huyện/Quận Tỉnh/TP:

Số người khuyết tật (nêu rõ số người theo dạng khuyết tật)

Tổng s của

Page 48: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

48

Ví dụ: Bản đồ rủi ro hiểm hoạ

1.3. Lập danh sách liên lạc (Mẫu 1c)

Trong kế hoạch THAT cần có một danh sách liên lạc của các nhóm và cá nhân để liên hệ trong trường hợp khẩn cấp. Mẫu 1c dưới đây đưa ra ví dụ về các thành viên trong nhóm và các bên liên quan có thể đưa vào

danh sách liên lạc tùy thuộc vào đặc điểm cụ thể của từng trường và những người đang tham gia xây dựng và triển khai Kế hoạch THAT.

Page 49: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

49

Mẫu 1c. Danh sách liên lạc

Nhiệm vụ 2 – Phân tích số liệu

Sau bước chuẩn bị (Bước 1), cần đánh giá số liệu và thông tin thu được từ kết quả khảo sát, đánh giá trường học để làm cơ sở cho việc xây dựng Kế hoạch THAT.

Mục đích của Kế hoạch THAT là nhằm giảm thiểu nguy cơ rủi ro đối với nhà trường thông qua việc giảm tình trạng dễ bị tổn thương do rủi ro, nâng cao năng lực hiện có và xây dựng các năng lực mới.

Để phân tích thành công, nhóm phải tiến hành các bước sau:

Hoàn thành Ma trận Phân tích (Mẫu 2a)Xây dựng tình trạng mong muốn của nhà trường và so sánh với hiện trạng (Mẫu 2b)Xác định mục tiêu của Kế hoạch THAT (Mẫu 2c)Xây dựng và xác định các giải pháp/hành động ưu tiên (Mẫu 2d)

STT.email

Giáo viên

Nhân dân Xã

Công an

1234

5

6

7

8

910

11

121314

Đại diện Hội cha, mẹ học sinhĐầu mối Ủy ban Nhân dân Xã Đầu mối Ban Phòng chống Lụt bão nhà trường Đầu mối Ban Phòng chống Lụt bão của Xã Đầu mối Phòng Giáo dục- Đào tạo

Đầu mối Trạm Y tế/ Bệnh viện Đầu mối Phòng cháy chữa cháy

Đầu mối Trạm khí tượngĐầu mối Quân đội

Đầu mối Hội Chữ thập đỏ

Đầu mối Công an

Page 50: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

50

2.1. Hoàn thành Ma trận Phân tích (Mẫu 2a)

Ma trận phân tích dưới đây sử dụng số liệu và thông tin tổng hợp ở cuối giai đoạn đánh giá và là một trong những bước chính để xây dựng Kế hoạch THAT. Cần lưu ý mỗi trường và mỗi cộng đồng có những kinh nghiệm khác nhau, thậm chí ngay cả khi ứng phó với cùng một loại hình hiểm họa. Ma trận phân tích (mẫu 2a) có thể áp dụng tùy thuộc vào tình huống thực tế và đặc điểm của từng trường.

Để hoàn thành ma trận, cần sử dụng các mẫu từ các phân tích, tổng hợp kết quả đánh giá trường học.

Để hoàn thành cột về các hiểm họa, tham khảo Ma trận Tổng hợp về Tình trạng dễ bị tổn thương và Ma trận Tổng hợp về Năng lực ứng phó đã được xây từ kết quả khảo sát, đánh giá trường học an toàn và liệt kê các hiểm họa đã được xác định.

Để hoàn thành cột về tình trạng dễ bị tổn thương, sử dụng Ma trận Tổng hợp tình trạng dễ bị tổn thương để sao chép toàn bộ các tình trạng đã được xác định vào các cột theo hàng tương ứng với rủi ro.

Khi xác định và hiểu về các tình trạng dễ bị tổn thương, việc phản ánh các nguyên nhân cơ bản cũng quan trọng. Ví dụ, nếu nhóm xác định thiếu kiến thức về bơi là một tình trạng dễ bị tổn thương thì việc thảo luận tìm ra các

nguyên nhân là quan trọng trước khi xây dựng kế hoạch hành động. Các yếu tố văn hóa, tín ngưỡng, điều kiện kinh tế khó khăn không tham gia được lớp học bơi, thiếu người lớn biết bơi để dạy cho học sinh, hoặc định kiến giới cản trở các học sinh nữ học bơi cần phải được tính tới trước khi thực hiện giải pháp.

Để hoàn thành cột về năng lực ứng phó, sao chép tất cả các nội dung đã được xác định trong Ma trận tổng hợp năng lực và đưa vào cột năng lực ở dòng rủi ro tương ứng.

Nhóm sẽ phân tích các tình trạng dễ bị tổn thương và năng lực ứng phó để xác định rủi ro và ghi vào cột rủi ro tương ứng.

Khi hoàn thành 4 cột đầu tiên, có thể tiến hành phân tích và đi đến kết luận. Cột cuối cùng là cột phân tích. Cột này sẽ nêu bật mối quan hệ giữa các yếu tố được liệt kê trong bảng và các tác động của các yếu tố này đối với trường học.

Xem các ví dụ dưới đây:

Page 51: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

51

Mẫu 2a. Ma trận Phân tích / Ví dụ 1

Mẫu 2a. Ma trận Phân tích / Ví dụ 2

Các vấn đề về sức khỏe của học sinh ảnh hưởng đến năng lực học.

Thông qua tập huấn và các quy trình sơ tán, năng lực ứng phó được tăng cường. Tuy nhiên, tình trạng dễ bị tổn thương vẫn tồn tại do các đặc điểm tự nhiên của trường ảnh hưởng đến việc sơ tán nhanh, và việc không biết bơi của giáo viên, học sinh; vì vậy, nguy cơ đuối nước vẫn còn tồn tại.

Điều này đòi hỏi cần có cứu hộ. Do tần suất và cường độ cao của úng lụt, nguy cơ này được xác định là cao và đòi hỏi có hành động ngay lập tức.

Rủi ro tổng thể đã giảm thông qua việc nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực quản lý chất thải của cộng đồng thông qua việc giảm một trong những tình trạng dễ bị tổn thương. Tuy nhiên, nếu việc đốt chất thải nông nghiệp thường xuyên ảnh hưởng đến hoạt động học tập và sức khỏe của học sinh và giáo viên,cầnxem xét kế hoạch hành động ứng phó, ví dụ như báo cáo tình hình với các cơ quan chính quyền, hoặc tiến hành các hành động trong phạm vi cơ sở nhà trường, như việc lắp đặt cửa kính hai lớp cho các lớp học dễ bị ảnh hưởng bởi chất thải – đây được xem như một biện pháp khẩn cấp, nhờ vậy giảm được khả năng bị ảnh hưởng bởi nguy cơ.

Hiểm hoạ

Sự thiếu hiểu biết của cộng đồng, đặc biệt của nông dân về hậu quả của đốt chất thải nông nghiệp.

Các lớp học không thông thoáng ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và hô hấp của học sinh.

Page 52: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

52

Lưu ý: Để đạt được tình trạng lý tưởng hay mong muốn, có thể mất một thời gian dài.

2.2. Xác định mong muốn của nhà trường và so sánh với hiện trạng (Mẫu 2b)

Trong hoạt động này, nhóm nên xác định mong muốn hoặc đặc điểm của trường mình, sau đó so sánh với hiện trạng của trường và xác định hành động cần thiết để đạt được thay đổi mong muốn. Quy trình này sẽ giúp nhóm xác định sự khác biệt giữa hiện trạng và mong muốn đạt được. Những khác biệt này là những lĩnh vực cần có các giải pháp/ hành động để giải quyết. Sơ đồ dưới đây sẽ đưa ra các minh họa và giải thích.

Việc xác định mong muốn và so sánh với hiện trạng sẽ:

Cho phép tập trung vào các mặt tích cực: mong muốn đạt được loại hình trường học an toàn nào?

Giúp giảm thời gian xem xét những bất cập hoặc hạn chế trong trường. Không nên tập trung vào các mặt tiêu cực Giúp tập trung vào các vấn đề thực sự cần giải quyết và những chi tiết liên quan đến kế hoạch.

Kết quả từ nhóm

Mong muốn của trườngTrường học cần được chuẩn bị như thế nào

để ứng phó thiên tai và rủi ro khác ? Thực trạng của trường so với mong muốn của trường như thế nào?

Sự khác biệt giữa mong muốn và thực trạng sẽ giúp xác định các mục tiêu

Xây dựng các giải pháp hoặc hoạt động để chuyển từ thực trạng sang mong muốn.

Kết quả từ khảo sát đánh giá trường học an toàn

Page 53: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

53

Mẫu 2b. So sánh hiện trạng và tình trạng của nhà trường

Dưới đây là ví dụ so sánh mong muốn và hiện trạng của một trường dễ bị úng lụt, từ đó xác

định sự khác biệt, vấn đề cần giải quyết (Mẫu 2b).

2.3. Xác định mục tiêu của Kế hoạch THAT (Mẫu 2c)

Xác định các mục tiêu dài hạn và ngắn hạn là chìa khóa của việc xây dựng Kế hoạch THAT: những mục tiêu này là cơ sở cho các hoạt động cần thiết. Số lượng mục tiêu phụ thuộc trực tiếp vào các rủi ro và nhu cầu của từng trường. Tuy nhiên cần đưa ra một danh mục các mục tiêu cụ thể và ngắn gọn.

Để thực hiện mục đích của hướng dẫn này: cần xác định mục tiêu cần đạt được khi thực hiện các biện pháp và họat động. Nói cách khác, hướng dẫn khẳng định những gì cần đạt được trong một giai đoạn cụ thể. Việc triển khai các mục tiêu của Kế hoạch

THAT cần dựa trên nhu cầu đã xác định và đánh giá năng lực thực hiện trong quá trình áp dụng Công cụ Đánh giá trường học an toàn.

Các mục tiêu giúp định hướng các chương trình hoạt động cần thực hiện nhằm thu hẹp khoảng cách giữa thực trạng của trường học và kết quả mong muốn. Những mục tiêu này cần được thực hiện nhằm: (i) giảm thiểu nguy cơ tổn thương, và (ii) nâng cao năng lực.

Đối với Kế hoạch THAT, mục tiêu dài hạn sẽ tương ứng với tầm nhìn trong giai đoạn từ 3 đến 5 năm, trong đó sẽ yêu cầu thực hiện các mục tiêu THAT theo từng năm một thông qua các hoạt động cụ thể.

Thường xuyên xảy ra úng lụt trong và xung quanh trường và học sinh không biết bơi.

Sức khỏe của học sinh và giáo viên ảnh hưởng đến khả năng học tập.

Ô nhiễm môi trường từ đốt chất thải nông nghiệp thường xuyên.

Mong muốn

Page 54: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

54

2.4. Xác định và ưu tiên các giải pháp/ hoạt động (Mẫu 2d)

Với thông tin từ tình trạng và các mục tiêu mong muốn, nhóm sẽ liệt kê những rủi ro cần tìm ra giải pháp ứng phó. Khi áp dụng những giải pháp này, một số hành động có thể hoàn toàn thực hiện được trong phạm vi trường học và cộng đồng quanh trường, trong khi một số hành động và giải pháp khác đòi hỏi hỗ trợ từ bên ngoài.

Khi xác định được những giải pháp/ hoạt động tiềm năng, cần xem xét những khía cạnh sau đây:

Nguồn nhân lực: bao gồm nhu cầu về kiến thức và kĩ năng; số lao động (các cá nhân hỗ trợ); và chuyên môn về kĩ thuật (chuyên gia hỗ trợ).Cơ sở vật chất trường học: những đặc điểm về cơ sở vật chất có thể tác động tiêu cực đến trường học.

Vị trí/ địa lý: những đặc điểm về tự nhiên bên trong và xung quanh trường có thể ảnh hưởng tới kế hoạch THAT (ví dụ, trường nằm ở khu vực trũng hoặc dễ bị lụt).Còn thiếu/ cần bổ sung các quy định hoặc quy trình nào.Các hình thức liên lạc: các kênh thông tin của trường tới học sinh, cha mẹ học sinh, giáo viên và cộng đồng. Mạng lưới: các tổ chức, hiệp hội trường học, cộng đồng và các bên liên quan có thể hỗ trợ cho công tác phòng chống thiên tai và trường học an toàn.

Mẫu 2c. Các mục tiêu cho Kế hoạch THAT

Những ví dụ về mục tiêu dài hạn và ngắn hạn dưới đây (mẫu 2c) được mô tả ở một trường học nằm trong khu vực dễ gặp thảm họa, đặc biệt là bão lụt, vị trí gần một con sông và có lịch sử lũ lụt hàng năm trong suốt mùa bão.

Mục tiêu trong ví dụ này được xác định dựa trên mong muốn của nhà trường, thực hiện ở giai đoạn đầu của quá trình lập kế hoạch.

Page 55: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

55

Khi đã phân tích các hiểm họa, tình trạng dễ bị tổn thương, năng lực và những rủi ro đối với trường học và cộng đồng xung quanh cũng như xác định các giải pháp hoặc hành động cụ thể, cần phải sắp xếp rủi ro theo mức độ ưu tiên và các hành động tương ứng để khi bắt đầu lên kế hoạch, trường xác định được mức độ cấp bách, phù hợp và khả thi.

Mức độ cấp bách: chỉ mức độ yêu cầu hành động ngay lập tức của rủi ro. Tính cấp bách càng cao thì yêu cầu ứng phó càng sớm.Tính phù hợp: để chỉ mức độ tác động của giải pháp với rủi ro. Giải pháp càng phù hợp thì càng hạn chế mức độ rủi ro. Tính khả thi: cho thấy giải pháp có tính thực tiễn và có khả năng thực hiện như thế nào.

Cần đánh giá các rủi ro và hiểm họa dựa trên tần suất và mức độ nghiêm trọng vì hầu hết những hiểm họa càng thường xuyên và càng nghiêm trọng sẽ gây ra mối đe dọa tiềm tàng càng lớn. Chúng ta cũng cần cân nhắc xem tình trạng dễ bị tổn thương ảnh hưởng như thế nào đến việc phòng ngừa của trường học khi gặp hiểm họa.

Việc xác định các ưu tiên cũng phải tính đến các phương tiện sẵn có nhằm giảm thiểu tối đa những tình trạng dễ bị tổn thương và rủi ro. Có 2 phương án chính để giảm tình trạng dễ bị tổn thương và rủi ro: i) tối đa hóa năng lực hiện tại thông qua sử dụng những nguồn lực sẵn có; ii) xây dựng năng lực của nhà trường thông qua củng cố năng lực hiện có hoặc phát triển những năng lực mới để giải quyết các rủi ro cụ thể.

Cần phải ưu tiên xử lý những rủi ro gây ra mối đe dọa lớn nhất tới trường học và cộng đồng. Tập trung thảo luận về các nhóm dễ bị tổn thương và nhóm yếu thế, vì rủi ro đối với các nhóm dễ bị tổn thương, đặc biệt là phụ nữ, hay những đối tượng có nhu cầu đặc biệt sẽ lớn hơn rất nhiều so với các nhóm khác.

Mỗi trường học và cộng đồng đều có những khác biệt về đặc điểm tự nhiên, địa lý, xã hội cũng như nhu cầu và những hạn chế nhất định. Vì vậy, mức độ ưu tiên cũng sẽ thay đổi theo từng trường. Hãy luôn nhớ rằng trong một số điều kiện, sẽ có những hoạt động được ưu tiên như nhau. Trong mẫu dưới đây (mẫu 2d), điền các hoạt động vào mỗi ô trống, xác định những hoạt động hoàn toàn thuộc trách nhiệm của trường và những hoạt động cần sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng. Trong trường hợp cần đến cơ quan chức năng như xây dựng các dự án quy mô lớn vượt quá khả năng của trường, với sự hỗ trợ của cha mẹ học sinh và cộng đồng, đưa ra các đề nghị đối với cơ quan chức năng.

Việc đặt ưu tiên thấp hơn cho một hoạt động không có nghĩa là giảm bớt tầm quan trọng của hoạt động mà là tính cấp bách của hoạt động đó thấp hơn các hoạt động khác:

Page 56: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

56

Mẫu 2d. Xác định mức độ ưu tiên các giải pháp/ hoạt động

Các hoạt động phòng ngừa thảm họa

Danh mục kiểm tra dưới đây đưa ra một số ví dụ về những hoạt động hữu ích khi xác định và ưu tiên các hoạt động trong kế hoạch của trường.

.

Đề nghị với các cơ quan chức năng tại địa phương nâng cấp hệ thống thông gió của trường

Nâng cấp hệ thống thoát nước là nguyên nhân gây ra lụt lội bên trong và xung quanh trường

Trường học bị ô nhiễm do đốt rác thải nông nghiệp thường xuyên

Thường xuyên diễn tập tình huống sơ tán

• Xây dựng và/ hoặc nâng cấp thiết bị tại các khu vực an toàn cũng như các thiết bị quanh trường để đảm bảo an toàn.

• Chuẩn bị thiết bị an toàn (bộ sơ cứu, áo phao, lò sưởi, mũ bảo hiểm, thiết bị liên lạc, bảng báo hiệu...) và các thiết bị để tìm kiếm cứu nạn trong trường hợp khẩn cấp.

• Trồng cây để chắn gió, bão, hơi nóng và lở đất. Cần đảm bảo trồng các loại cây phù hợp.

• Chuẩn bị các thiết bị cần thiết để sửa chữa trường học sau thảm họa

• Chuẩn bị radio, đèn pin đã sạc và cất giữ tại nơi an toàn, dễ tìm.

• Chuẩn bị các đồ dùng hoặc nguồn lực cho học sinh có nhu cầu chăm sóc sức khỏe đặc biệt.

• Xác định những nơi có nguy cơ rủi ro cao.

• Di chuyển tài sản trường học tới nơi an toàn hơn (hợp tác với chính quyền địa phương)

• Cung cấp nhà tạm an toàn cho cộng đồng trong trường hợp khẩn cấp, nếu phù hợp.

• Đảm bảo đủ lương thực và chất lượng nước ăn cho trẻ em.

• Nếu khu vực vệ sinh bị ảnh hưởng thì phải sửa chữa hoặc tìm địa điểm an toàn hoặc dựng khu vệ sinh tạm thời.

• Bảo vệ tài sản• Hỗ trợ trẻ em khuyết

tật.

• Vệ sinh trường học• Sữa chữa các thiết bị

trường học cũng như thiết bị quanh trường để đảm bảo an toàn.

• Nếu trường học bị tàn phá nghiêm trọng, cần chuyển địa điểm đến nơi học sinh có thể học tập với thầy cô và bạn bè mình.

• Kiểm tra tất cả các phòng học và từng khu vực, đề phòng trường hợp có người mất tích.

• Thành lập nhóm tìm kiếm cứu nạn kèm theo bản đồ của trường và sơ đồ hệ thống điện.

• Kiểm tra xem có xảy ra tình trạng vỡ cửa kính trong trường hay không.

• Xử lý rác thải.

Sự khác biệt giữa mong muốn và hiện trạng

Page 57: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

57

Các giải pháp về giảng dạy, học tập và các hoạt động quản lý

• Phối hợp với chính quyền địa phương để lập kế hoạch sơ tán.

• Tập huấn/ xây dựng năng lực cho các nhà quản lý giáo dục và giáo viên về giảm thiểu rủi ro thảm họa.

• Lồng ghép nội dung giảm thiểu rủi ro thảm họa vào các hoạt động chính khóa và ngoại khóa.

• Tổ chức các hoạt động nâng cao ý thức tại trường học và cộng đồng.

• Lập kế hoạch và đánh giá rủi ro với trường học

• Làm thủ tục nhận và phân phát đồ cứu trợ.

• Tổ chức tập huấn kỹ năng an toàn cho giáo viên và học sinh về bơi lội, sơ cứu, sử dụng lò sưởi, điện và an toàn đường bộ.

• Tổ chức kiểm tra thực hành trên nhiều tình huống khẩn cấp và diễn tập sơ tán.

• Khuyến khích phụ huynh và cộng đồng xác định rủi ro tiềm ẩn ngay tại gia đình để có những biện pháp kịp thời đảm bảo an toàn cho trẻ.

• Lưu giữ các loại giỏ, xô để dập lửa. • Khuyến khích học sinh lập kế hoạch

phòng chống ngay tại nhà. • Thống nhất thuật ngữ sử dụng giữa

giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường trong tình huống khẩn cấp.

• Cần lắp đặt cột thu lôi nếu trường học nằm trong khu vực có sấm sét.

• Chia sẻ danh sách liên lạc của nhóm hỗ trợ khắc phục thảm họa trường học và lên kế hoạch thay thế trong trường hợp có người vắng mặt hoặc trong trường hợp khẩn cấp.

• Lên kế hoạch sơ tán trước tại cộng đồng địa phương.

• Theo dõi chặt chẽ sỹ số lớp, nắm rõ vị trí và tình hình của từng em, báo cáo số người mất tích nếu có

• Kiểm tra, lên danh sách đầy đủ để theo dõi gia đình của học sinh và

• phân phát đồ cứu trợ cho họ.

• Lập danh sách nhóm tình nguyện có thể tuyển thêm tình nguyện viên nếu cần thiết.

• Yêu cầu mọi người bình tĩnh để không gây ra hoảng loạn.

• Cử người truyền tin nếu các phương tiện liên lạc khác không sử dụng được.

• Đánh giá hậu quả của thảm họa

• Lên kế hoạch phục hồi dựa trên đánh giá thiệt hại, lập một nhóm đã được tập huấn và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ này.

• Nếu trường đã bị đóng cửa tạm thời thì cần hoạt động trở lại.

• Thăm hỏi giáo viên và học sinh (trường hợp bị khủng hoảng tâm lý)

• Phối hợp với cộng đồng để có các phương án phục hồi cần thiết.

• Xem lại và cập nhật các hoạt động dạy và học về giảm thiểu rủi ro thảm họa cho giáo viên và học sinh.

• Tiếp tục hợp tác với phụ huynh và cộng đồng.

Page 58: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

58

Các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo tồn đa dạng sinh học

• Thực hiện kiểm toán năng lượng bằng cách theo dõi sử dụng năng lượng tại gia đình, trường học và cơ quan (ánh sáng, nấu nướng, điều hòa nhiệt độ...). Thường xuyên đối chiếu hóa đơn điện hàng tháng.

• Tổ chức cuộc thi tiết kiệm năng lượng giữa các lớp học, trường học và hộ gia đình.

• Khuyến khích sử dụng các phương tiện ít phát thải như xe đạp.

• Nâng cao ý thức và khuyến khích tiết kiệm năng lượng tại gia đình, trường học và cơ quan.

• Thường xuyên thực hiện sử dụng tiết kiệm nước tại gia đình, trường học và cơ quan.

• Kiểm tra và bảo vệ nguồn nước bằng cách khảo sát thực địa và đề ra giải pháp phù hợp để khắc phục tình trạng dễ bị tổn thương, nếu có

• Nâng cao ý thức và thực hiện các chiến dịch về tiết kiệm nước tại gia đình, trường học và cộng đồng.

• Nhặt rác và thực hiện xử lý rác thải tại gia đình, trường học và cộng đồng. Tuân thủ các biện pháp an toàn khi xử lý rác thải.

• Nâng cao ý thức và thực hiện các chiến dịch về xử lý rác như quyên góp/ trao đổi sách vở/ quần áo/ đồ chơi cũ, thiết kế chương trình 3R hoặc “Ngày không túi nilon”...

• Thực hiện các hoạt động 3R, xử lý rác thải thực phẩm tại gia đình, trường học và cộng đồng. 3R bao gồm: Reduce (giảm thiểu) – Reuse (tái sử dụng) – Recycle (tái chế)

Page 59: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

59

• Trồng cây, giữ lại các cây thích ứng tốt bên trong và xung quanh trường học.

• Tận dụng cơ hội giảng dạy và học tập ngoài trời. • Nâng cao ý thức và thực hiện các chiến dịch về đa dạng sinh

học, bảo tồn thiên nhiên trong và quanh trường.

• Kiểm soát ô nhiễm (tiếng ồn, ô nhiễm chất thải và hóa chất từ các nhà máy tại địa phương, hộ gia đình, trường học...)

• Khuyến khích tiêu thụ các sản phẩm địa phương thay vì các sản phẩm có hại với môi trường sinh thái

• Hạn chế sử dụng hóa chất• Khuyến khích các dịch vụ thân thiện với môi trường• Giữ gìn và phát huy các phương pháp truyền thống trong bảo

vệ môi trường

Page 60: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

60

3.2. Xác định kết quả mong muốn của hoạt động, bao gồm các chỉ tiêu đánh giá, mục tiêu, phương tiện kiểm chứng

Bước tiếp theo, xác định kết quả mong muốn của mỗi hoạt động, bao gồm các chỉ tiêu đánh giá, mục tiêu và phương tiện kiểm chứng theo Mẫu 3b. Lưu ý: mỗi hoạt động nên đưa ra không quá 3 kết quả mong muốn.

Nhiệm vụ 3 – Lập kế hoạch hoạt động

Đối với mỗi hoạt động hoặc nhóm các hoạt động liên quan đã được xác định, Kế hoạch hành động cho mỗi hoạt động sẽ được triển khai (theo Mẫu 3) là một phần trong Kế hoạch THAT. Mẫu 3 được sử dụng dựa trên số lượng hoạt động được thực hiện.

3.1. Mô tả hoạt động (Mẫu 3a)

Trước hết, cần mô tả chi tiết hoạt động cần thực hiện theo phân tích tình huống điển hình như được minh họa trong ví dụ bên dưới.

Cần mô tả chi tiết rủi ro đã nêu và đề ra giải pháp. Cần xác định những người sẽ chịu trách nhiệm thực hiện hoạt động. Ví dụ, trong trường hợp mở lớp dạy học bơi, hiệu trưởng hoặc hiệu phó có thể cùng phối hợp với giáo viên thể chất.

Để triển khai kế hoạch hoạt động cần xác định rõ những điểm dưới đây:

Hoạt động cần triển khai (Mẫu 3a)Mô tả về rủi ro/vấn đề cần giải quyết (Mẫu 3a)Giải pháp phòng ngừa rủi ro/yếu tố ảnh hưởng tới việc lựa chọn hoạt động (Mẫu 3a)Người chịu trách nhiệm trong toàn bộ quá trình thực hiện hoạt động (Mẫu 3a)Kết quả mong muốn (Mẫu 3b)Lộ trình hoạt động (Mẫu 3c)

Đối với mỗi hoạt động đề ra trong Kế hoạch THAT của trường trong 1 năm, cần hoàn thành mẫu sau Mẫu 3a sau đây.

Mẫu 3a. Mô tả hoạt động

Tên

Giáo viên

Với mỗi hoạt động trong Kế hoạch THAT trong 1 năm, cần hoàn thiện các nội dung sau đây

3. Giải pháp phòng ngừa rủi ro/yếu tố có ảnh hưởng đến việc lựa chọn hoạt động

Page 61: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

61

Một kết quả mong muốn phải mô tả cụ thể chi tiết, rõ nét về thay đổi hiện trạng, là kết quả của việc thực hiện hoạt động. Nói cách khác, kết quả cho thấy một tình huống cụ thể khác biệt như thế nào so với tình huống hiện tại.

Định nghĩa về kết quả mong muốn dựa trên các mục tiêu ngắn hạn đã được nêu trong phần trước. Đối với mỗi hoạt động, cần đưa ra một hoặc một vài kết quả mong đợi, nhưng không nên quá nhiều.

Để xác định kết quả mong muốn, kết quả đó nên được thể hiện theo tiêu chí “SMART”:

Specific (Cụ thể): kết quả mong muốn phải chính xác, dễ thấy và rõ ràng. Kết quả này cần minh họa được bản chất của những thay đổi mong muốn, ai là người hưởng lợi, phạm vi can thiệp (toàn bộ trường học hay chỉ các lớp được chọn) và các vấn đề khác. Measurable (Đo lường được): Kết quả cần phải có tính chất định tính hoặc định lượng.

Achievable (Vừa sức): Kết quả phải đạt được trong phạm vi nguồn tài chính, nhân lực sẵn có của trường học, cộng đồng. Nói cách khác, kết quả phải có tính thực tế. Relevant (Phù hợp): Kết quả phải góp phần đạt được mục tiêu tổng thể và có tác dụng với những nhu cầu hay thách thức cụ thể mà trường đã xác định. Time-bound (Có thời hạn): Kết quả cần đạt được trong một khoảng thời gian nhất định.

Khi đưa ra kết quả mong muốn, hãy tập trung vào những thay đổi có thể xảy ra thay vì nhấn mạnh vào các hoạt động.

Ngôn ngữ diễn đạt nên dùng thì quá khứ, vì kết quả đó mô tả tình huống đã hoàn thành sau khi được can thiệp. Các hoạt động đã hoàn thành không phải là kết quả. Khi mô tả một kết quả mong muốn, nên sử dụng các từ thể hiện sự “chuyển biến” hiệu quả hơn là sử dụng các từ chỉ “hành động”. Hãy xem ví dụ dưới đây:

Mẫu 3b. Các kết quả mong muốn, chỉ tiêu đánh giá , mục tiêu và phương tiện kiểm chứng

Page 62: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

62

Đối với mỗi kết quả mong muốn, các chỉ tiêu đánh giá, các mục tiêu liên quan và phương tiện kiểm chứng cần được xác định và cụ thể hóa.

Quyết định dựa trên chỉ tiêu đánh giá sẽ giúp thực hiện theo đúng tiến độ và đánh giá hiệu quả các hành động.

Các chỉ tiêu đánh giá mức độ cho biết mức độ cải thiện thực trạng.

Một số ví dụ về các chỉ tiêu đánh giá có thể thấy thông qua số lượng học sinh được tập huấn, số phần trăm học sinh nữ được tập huấn, số cửa sổ bị vỡ cần sửa lại...

Các chỉ số định lượng: là những đơn vị thống kê; đơn vị đo lường phải tính toán được (phần trăm, con số/ số lượng). Ví dụ: số học sinh được tập huấn, trong đó 50% là nữ. Các chỉ số định tính: cần mô tả theo trình tự về tình trạng. Các chỉ số định tính được dùng trong việc phân tích các đặc điểm khó tính

toán như quan điểm, chất lượng. Ví dụ: chất lượng của việc tập huấn cho học sinh.

Các chỉ số định tính thường có tính chủ quan hoặc khó xác định, nhưng lại thể hiện được tiến độ công việc. Vì thế, nhóm lập kế hoạch (có thể gồm cả các học sinh là người hưởng lợi) cần thống nhất về tiêu chí để đánh giá chất lượng các chỉ số. Khi xác định các chỉ số cần nêu rõ các đặc điểm định lượng và định tính, đây được gọi là chỉ số tổng hợp. Một ví dụ về chỉ số tổng hợp: sau khi kết thúc bài học bơi, có số học sinh được dạy bơi và có thể bơi khoảng 10m, tự nổi mà không cần hỗ trợ trong khoảng 5 phút.

Trong khi triển khai kế hoạch, có lúc sẽ khó xem xét mặt định lượng. Có thể tập huấn cho 500 giáo viên nhưng nếu không dám chắc về chất lượng tập huấn và về năng lực của giáo viên, bạn khó có thể dự đoán về hiệu quả của kế hoạch.

“ Mở các lớp học bơi”

Tại sao cần chỉnh sửa ví dụ này?• Câu văn mô tả kết quả theo quan điểm của người

cung cấp dịch vụ.• Câu văn tập trung vào sự hoàn thành của hoạt động.• Không đạt được tiêu chí SMART: không rõ ràng, phù

hợp và không có thời gian cụ thể.

“ Theo nhiệm vụ triển khai cụ thể, vào tháng 8 năm 2016, học sinh lớp 3, lớp 4 đã được tham gia các lớp học bơi”• Câu văn trên đã mô tả những thay đổi trong liên quan

đến người hưởng lợi (học sinh).• Câu văn thể hiện rõ các tiêu chí.• Câu văn tập trung vào kết quả, có đưa ra lựa chọn làm

sao để đạt được các kết quả này.• Câu văn sử dụng thì quá khứ, mô tả tình huống xảy ra

sau kết quả đạt được.

Page 63: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

63

Một mục tiêu thể hiện một giá trị hoặc một số lượng cụ thể của một chỉ số. Ví dụ về mục tiêu thông qua các chỉ số được đề cập ở trên: 25 học sinh, trong đó 12 học sinh nữ được tập huấn.

Phương tiện kiểm chứng là một hoặc nhiều minh chứng cụ thể mà từ đó có thể xác định tình trạng của các chỉ tiêu đánh giá. Lưu giữ lại các bằng chứng và ghi chép kết quả trước và sau hành động là một bước quan trọng. Ví dụ, nếu trường học có cửa sổ bị vỡ cần sửa lại theo kế hoạch thực hiện, báo cáo cần phải có minh chứng bằng ảnh chụp cửa sổ vỡ và chụp cả các cửa sổ đã được thay kính.

3.3. Tổ chức các hoạt động nhánh kèm theo mốc thời gian và người thực hiện

Sau khi xác định hoạt động chính, kết quả mong muốn kèm theo các chỉ số và mục tiêu, cần cụ thể hóa lộ trình thực hiện của từng hoạt động chính và hoạt động nhánh.

Xác định mốc thời gian sẽ giúp trường học lên kế hoạch thực hiện các hoạt động nhánh. Khung thời gian cho mỗi hoạt động cần phải dựa vào nguồn lực hiện có, thời gian cần huy động hỗ trợ từ các nguồn lực bên ngoài, lịch

làm việc của trường... Tốt nhất là nên thực hiện công việc trong phạm vi 12 tháng, song vẫn có thể thay đổi tùy theo tình hình thực tế.

Trên mỗi mốc thời gian cũng phải ghi rõ người thực hiện từng hoạt động. Những người này sẽ điều phối việc sử dụng các nguồn lực và đảm bảo việc giám sát kết quả.

Nhóm thực hiện nên cân nhắc vai trò cụ thể của nam giới và phụ nữ, tránh để những thành kiến về giới tính ảnh hưởng đến việc phân công nhiệm vụ cho từng cá nhân, đồng thời đảm bảo rằng những người khuyết tật và những người thuộc nhóm dân tộc thiểu số được giao nhiệm vụ phù hợp về năng lực, kiến thức, chuyên môn.

Chất lượng việc huấn luyện cho học sinh

Page 64: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

64

Mẫu 3c. Tiến trình thực hiện hoạt động

1. Thành lập một nhóm dạy bơi, có ít nhất: (1) giáo viên thể chất và/ hoặc giáo viên bơi lội, 4 giáo viên, lý tưởng nhất là 2 nam và 2 nữ, và một cán bộ của Ủy ban nhân dân phường/xã. Lưu ý: Nhóm này sẽ do hiệu trưởng /hiệu phó chỉ định hoặc mời tham gia.

5. Tập huấn các phương pháp và kỹ thuật bơi cho nhóm giáo viên (ít nhất 4 giáo viên) để hỗ trợ giúp đỡ giáo viên dạy bơi.

8. Mở lớp dạy bơi (cần có sự hỗ trợ của nhân viên cứu hộ).

Giáo viên dạy bơi, lãnh đạo trường, Ủy ban nhân dân phường/ xã phụ trách

Page 65: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

65

3.4. Xác định các nguồn lực cần thiết cho từng hoạt động

Để hỗ trợ cho việc triển khai các hoạt động, cần xác định các nguồn lực cần thiết. Nhiệm vụ này bao gồm việc xác định các nguồn lực sẵn có, và tìm kiếm các nguồn lực bên ngoài trường (Ủy ban nhân dân phường/xã, Phòng Giáo dục và Đào tạo và các nguồn khác) nếu cần, dựa trên các dữ liệu phân tích năng lực trong đánh giá THAT.

Với mỗi hoạt động, nhóm thực hiện sẽ quyết định sử dụng nguồn nào. Ví dụ, để đảm bảo an toàn cho học sinh khi học bơi tại sông, cần chuẩn bị sẵn lưới hoặc các thiết bị hỗ trợ cho học sinh tập bơi. Cần mua kính để thay thế các cửa sổ bị vỡ. Cần có một thợ điện để đảm bảo hệ thống điện an toàn.

Khi nhóm đã xác định được nguồn lực, việc đánh giá các nguồn lực có sẵn sẽ giúp lựa chọn nguồn lực nào là cần thiết. Có một số kinh nghiệm hay của các trường huy động được sự hỗ trợ của cha mẹ học sinh hoặc thành viên cộng đồng là thợ điện như trong ví dụ trên. Nếu cha mẹ học sinh và các thành viên trong cộng đồng địa phương đã từng tham gia tình nguyện tại trường thì cũng được coi là nguồn lực sẵn có và được ghi vào danh sách năng lực. Trong quá trình đánh giá, năng lực cần được phân loại theo nhóm: nhân lực, cơ sở vật chất, vị trí/ địa lý/ địa hình...

Dưới đây là một số nhóm nguồn lực cần lưu ý:

Lao động: chỉ các cán bộ, nhân viên trong một trường hoặc bất kì nguồn nào khác, làm việc được trả công hoặc tình nguyện. Do đó, không chỉ tận dụng các dịch vụ lao động có chuyên môn, mà nên khuyến khích cả cha mẹ học sinh, cộng đồng địa phương sẵn sàng giúp đỡ như khi trồng cây, sửa tường hỏng hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác... Cần sử dụng tối đa nguồn lực trong cộng đồng. Chuyên môn kĩ thuật: chỉ sự hỗ trợ của những người có chuyên môn, ví dụ: hỗ trợ từ các sinh viên trường Cao đẳng Nông -Lâm hay từ một huấn luyện viên bơi lội. Trang thiết bị: bao gồm các vật dụng xung quanh như đồ dùng dập lửa, cuốc, xẻng có sẵn trong trường hoặc mượn của người dân địa phương. Vật tư dự trữ: bao gồm các đồ dùng như giấy, găng tay, hạt giống, cây... có thể mua hoặc do cộng đồng địa phương, cơ quan chức năng quyên góp hoặc có sẵn trong trường. Giấy phép: là việc được chính quyền địa phương cho phép thực hiện hoạt động.

Sau khi lựa chọn các nguồn lực, tiếp theo là cân nhắc về số lượng nguồn lực, thời gian sử dụng và những nguồn kinh phí mà trường có thể huy động hoặc các hình thức khác để có được nguồn lực, như quyên góp, hỗ trợ từ các cá nhân, tổ chức và các đơn vị khác. Việc xác định (những) người chịu trách nhiệm quản lý nguồn lực để thực hiện Kế hoạch THAT là nhân tố then chốt góp phần thực hiện hiệu quả.

Page 66: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

66

Khi xem xét các yêu cầu về nguồn lực, nhóm cần cung cấp những thông tin sau đây:

Số lượng: Số lượng nguồn lực ước tính cho trường triển khai hoạt động.Thời gian sử dụng nguồn lực: Ngày, tháng cụ thể mà trường sẽ cần nguồn lực để thực hiện hoạt động cũng như quá trình sử dụng nguồn lực. Các nguồn khác: Nơi có thể huy động các nguồn lực hỗ trợ.

Cá nhân quản lý nguồn lực: (những) Người chịu trách nhiệm quản lý nguồn lực, bao gồm cả cả giám sát hiệu quả sử dụng nguồn lực và xây dựng báo cáo về quá trình sử dụng.

Dưới đây là ví dụ cho thấy cách tổ chức các nguồn lực cần thiết với các thông tin cụ thể về từng nhóm nguồn lực.

Page 67: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

67

Mẫu 3d. Các nguồn lực cần thiết cho hoạt động

Chú ý: những cột không phù hợp với hoạt động, ghi rõ: Không áp dụng

Tháng 5/ 2014

Tháng 5/ 2014

Ngân sách của trường

Ngân sách của trường

Không áp dụng

Tài liệu học bơi

Trang thiết bị, tài liệu phương tiện (dụng cụ dập lửa, cuốc, xẻng...)

Không áp dụng

Bắt đầu từ tháng 1/ 2014

Vật tư dự trữ (giấy, găng tay, hạt giống, cây)

Page 68: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

68

3.5. Lập dự trù kinh phí (Mẫu 3e)

Khi lập dự trù kinh phí cần thiết, có thể áp dụng cách phân loại nguồn lực như ở trên. Dưới đây là một số ví dụ tương ứng với mỗi nhóm.

Nhân lực: Thuê giáo viên cả 5 ngày. Thiết bị: Mua thiết bị dập lửa, cuốc, xẻng.Chuyên môn kĩ thuật: Hỗ trợ từ phía sinh viên trường Cao đẳng Nông – Lâm, kèm theo chi phí vận chuyển. Vật tư dự trữ: Giấy, găng tay, hạt giống, cây...Giấy phép: Xin giấy phép của các cơ quan có thẩm quyền liên quan.

Dự trù kinh phí cho phép chúng ta biết cần nguồn vốn bao nhiêu để điều chỉnh, dựa trên:

Quỹ của trường hoặc của cha mẹ học sinhQuỹ có được từ các cơ quan chức năngQuỹ huy động từ các nhà tài trợ như khu dân cư, các công ty tư nhân và các nguồn khác.

Bảng tiếp theo mô tả kinh phí sử dụng cho việc tổ chức và tính toán chi phí cho 3 nhóm: lao động, thiết bị, chuyên môn kĩ thuật. Kinh phí dùng để mở các lớp học bơi cho học sinh tại trường, nơi lũ thường xuyên xảy ra. Ví dụ chỉ mang tính chất tham khảo. Đơn giá có thể không chính xác với điều kiện của từng trường.

Mẫu 3e. Kinh phí cho hoạt động

Nhiệm vụ 4 – Chuẩn bị giám sát và báo cáo quá trình thực hiện Kế hoạch trường học an toàn

4.1. Chuẩn bị giám sát

Giám sát: là một quá trình thường xuyên đánh giá quá trình thực hiện hướng tới kết quả mong muốn. Đánh giá cần được tiến hành mà không ảnh hưởng hoặc cản trở quá trình thực hiện. Đánh giá giúp các trường đưa ra các điều chỉnh phù hợp với quá trình thực nhằm đạt được mục tiêu đặt ra.

Đánh giá thường xuyên giúp trường học kiểm tra tất cả các thông tin trong kế hoạch THAT xem còn phù hợp không và đưa ra các hành động thích hợp với bối

Mở lớp học bơi

Xe ô tô (vận chuyển HS đến địa điểm bơi)

Đồ ăn nhẹ và thức uốc

Cha mẹ học sinh (hỗ trợ)

Page 69: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

69

cảnh đang thay đổi. Ví dụ: một trường học dự định tổ chức tập bơi cho giáo viên và học sinh ở sông cạnh trường. Có thông báo mới rằng dòng sông này đang bị ô nhiễm nặng nề sau khi một xe tải chở hóa chất bị đổ tại đây. Trường học này cần nhanh chóng thay đổi địa điểm mở lớp học bơi.

Thành lập khung giám sát sẽ giúp các trường xác định khả năng cải thiện hoặc thay đổi để liên tục hỗ trợ đảm bảo an toàn trường học.

Trường học nên cùng với các bên liên quan xem xét tiến độ thực hiện Kế hoạch THAT. Các buổi gặp mặt có thể tổ chức theo quý hoặc khi cần (Ví dụ một thảm họa nghiêm trọng) để đảm bảo rằng các hoạt động được thực hiện hiệu quả và theo đúng kế

hoạch. Với mỗi hoạt động cần phân công một người chịu trách nhiệm giám sát. Cần có một đầu mối giám sát chung để đảm bảo các họat động sát với các kết quả mong muốn.

Giám sát là hoạt động tất yếu. Khi giám sát cũng cần giữ thái độ tích cực, nghĩa là, chúng ta cần xác định vấn đề cần thay đổi hoặc cải thiện, không nên có thái độ soi mói và cố sức bới lông tìm vết. Có thể giải quyết các vấn đề thông qua đối thoại để có được những bài học hữu ích về kĩ năng làm việc nhóm và tìm giải pháp.

Dưới đây là một mẫu cần điền để giám sát hoạt động. Mẫu này cần được hoàn thiện trong quá trình giám sát, ví dụ như trong năm học (Mẫu 4a).

Mẫu 4a. Bảng giám sát cho hoạt động

Các kết quả mong muốn, chỉ số và mục tiêu được sao chép từ kế hoạch và đưa vào bảng. Hạn chót ghi theo mốc thời gian trong kế hoạch. Bảng này cần hoàn thành vào giai đoạn đầu của quá trình thực hiện, ngay sau khi kế hoạch được thông qua. Tình trạng và nhận xét được hoàn thiện trong quá trình giám sát.

Gợi ý, có thể sử dụng hệ thống đèn xanh, vàng, đỏ để thể hiện tình hình đạt được kết quả mong muốn. Ví dụ: mỗi màu được sử dụng như sau:

1

2

VÀNG

XANH

Page 70: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

70

Mẫu 4b. Bảng giám sát tóm tắt về kế hoạch tổng thể (tất cả các hoạt động)

Mẫu 4a có thể sử dụng cho mỗi hoạt động trong kế hoạch. Thông tin trong bảng hoạt động sẽ được sử dụng để hoàn thiện bảng giám sát. Thông tin giám sát của mỗi hoạt động sẽ được sao chép toàn bộ vào các bảng mẫu.

Mẫu 4b dưới đây giúp nhóm xem xét tất cả các hoạt động và phân công nhiệm vụ ghi chép kết quả quá trình giám sát. Ví dụ dưới đây minh họa một bảng tóm tắt giám sát đã hoàn thành, có ghi

rõ tình hình, nhận xét cụ thể cho mỗi kết quả mong muốn của một hoạt động. Việc xem xét cẩn thận ví dụ này sẽ giúp các trường hiểu rõ mối quan hệ giữa các chỉ số, mục tiêu, thời hạn và tình trạng báo cáo. Những nhận xét của người đánh giá có vai trò như một phần giải thích cụ thể, rõ ràng về lý do không đạt được kết quả, khó khăn gặp phải và đề xuất giải quyết.

600 học sinh, giáo viên, cán bộ, nhân viên trường học, cha mẹ học sinh và các thành viên trong mạng lưới cộng đồng

Ít nhất 2 lần mỗi năm

600 học sinh, giáo viên, cán bộ, nhân viên trường học, cha mẹ học sinh và các thành viên trong mạng lưới cộng đồng

3. Diễn tập phòng ứng phó với tình trạng khẩn cấp và hướng dẫn thực hành các việc cần làm đối với tất cả các đối tượng liên quan

1. Kế hoạch phòng chống tại trường học sẽ được cập nhất ít nhất một lần một năm, và bất kì khi nào cần thiết (như sau thảm họa, hoặc khi hoạt động không còn phù hợp nữa.)

Các quy trình ứng phó với lũ lụt, bão, và phòng chống cháy nổ được dự thảo và rà soát.

Hàng năm

Chia sẻ để lấy góp ý và đợi chính quyền địa phương thông qua

Hoạt động: Quản lý việc thực hiện Kế hoạch THAT

Page 71: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

71

Khi đã điền đầy đủ các thông tin vào bảng trên (3 cột đầu tiên), người gám sát cần hoàn thiện bảng công việc cho mỗi hoạt động và đưa ra kết quả mong muốn.

Chỉ rõ các mức độ đạt được của các mong muốn (đạt được, đạt được một phần, chưa đạt được). Nếu chỉ đạt được một phần hoặc chưa đạt được thì cần ghi rõ lý do. Ví dụ, nếu các quy trình vẫn chưa được thông qua do các thủ tục hành chính thì ghi rõ thời gian hoàn thiện.

4.2. Chuẩn bị báo cáo chính thức

Sau quá trình giám sát và thực hiện kế hoạch, nhóm thực hiện, cùng người giám sát cần phân tích và soạn thảo báo cáo bao gồm kết quả, bài học và đề xuất để chia sẻ với các bên liên quan trong mạng lưới trường học và cộng đồng. Những thông tin này sẽ đóng vai trò nền tảng trong việc xem xét các Kế hoạch THAT về sau.

Một số đề xuất cho báo cáo thực hiện Kế hoạch THAT:

Đề xuất cách thức xây dựng báo cáo:Ngắn gọn, súc tích. Các báo cáo dài thường đưa ra quá nhiều và các bên liên quan sẽ không thể đọc hết toàn bộ báo cáo vì mỗi cá nhân đều có những công việc và ưu tiên riêng. Sau đó, đính kèm các bảng giám sát hoạt động và bảng giám sát tóm tắt. Bảng này sẽ được cập nhật và sẽ cho thấy tình hình thực hiện vào thời điểm chuẩn bị báo cáo.

Ngoài ra, chúng tôi đề xuất thêm một số thông tin sau:

Khó khăn: Xác định dựa trên đánh giá những thách thức lớn nhất trong quá trình thực hiện. Nếu khả thi có thể đề xuất hướng giải quyết và phương án khắc phục những khó khăn này để làm nền tảng cho các Kế hoạch THAT sau này. Bài học rút ra: Đánh giá về ưu điểm, nhược điểm của quá trình thực hiện nhằm rút ra bài học kinh nghiệm trong việc lập và triển khai Kế hoạch THAT trong tương lai.

Báo cáo nhanh sẽ cung cấp bức tranh rõ nét về quá trình thực hiện kế hoạch tổng thể.

Ví dụ, một kế hoạch bao gồm kết quả mong muốn như 3 ví dụ đã nêu trong bảng giám sát ở trên (triển khai và cập nhật kế hoạch, các qui trình được thông qua và thông báo tới các bên liên quan):

Khó khăn: cần thêm thời gian để bản thảo chính thức được Ủy ban phòng, chống lụt bão của trường thông qua. Bài học kinh nghiệm: nhóm giám sát cần theo dõi sát sao trong quá trình thực hiện kế hoạch, đảm bảo tính minh bạch trong toàn bộ quá trình.

Page 72: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

72

Phần ba: Các kết quả đạt được đối chiếu với kết quả mong muốn

Mẫu 4c. Báo cáo quá trình thực hiện và giám sát của Kế hoạch THAT

72

tình hình

thực trạng

/ Khó khăn

Đề xuất cho việc lập và triển khai Kế hoạch THAT trong tương lai.

Sao chép Mẫu 2b. So sánh tình trạng mong muốn và thực trạng của trường

Page 73: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

7373

Page 74: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

Xây dung các Quy trình

truong hoc an toàn

,

, ,

, ,

.

.`

Chuong III:

Page 75: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...
Page 76: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

76

Quy trình là thứ tự các bước tiến hành - các trình tự thực hiện, vai trò và trách nhiệm đã được thỏa

thuận bằng văn bản mà các cá nhân, trường học và cộng đồng trong và xung quanh trường cần tuân thủ trong quá trình phòng, chống, ứng phó với các rủi ro. Quy trình trường học an toàn là những bộ quy tắc hoặc nội quy đã được

ban hành nhằm xử lý hoặc giảm nhẹ rủi ro ảnh hưởng đến tình trạng dễ bị tổn thương. Mọi hướng dẫn phải được văn bản hóa, chính thức thông qua và phổ biến đến mọi người. Quy trình giúp đảm bảo các bên trong trường học và cộng đồng phối hợp và thực hiện một hiệu quả.

chỉnh sao cho phù hợp với nhu cầu và tình trạng dễ bị tổn thương riêng của từng trường mà không thay đổi các hướng dẫn kỹ thuật hay các quy định chính thức.Hoặc các trường có thể đề xuất hay xây dựng các quy trình tùy thuộc vào điều kiện hay tình trạng dễ bị tổn thương của từng trường, sau đó trình lên các cơ quan chức năng để phê duyệt theo tiến trình cụ thể dưới đây.

Phần lớn các quy trình là do Sở GD&ĐT xây dựng. Sở GD&ĐT sau đó sẽ trình lên các Ban đảm bảo an toàn để phê duyệt nhằm đảm bảo rằng nội dung của các quy trình này phù hợp với các quy định hiện hành của nhà nước, khuôn khổ pháp lý cũng như hệ thống cảnh báo sớm hiện có. Sở GD&ĐT sau đó phổ biến các quy trình này cho các trường để các trường điều chỉnh phù hợp lịch sử thiên tai và các đặc điểm riêng của trường, ví dụ như công trình trường học, địa hình xung quanh cũng như các yếu tố đặc thù khác. Trường học là nơi chịu trách nhiệm diễn tập và thực hiện các quy trình này. Sau khi được thí điểm, chia sẻ và diễn tập, trường học cũng có thể đưa ra các đề nghị lên Sở GD&ĐT nhằm nâng cao hiệu quả và tính phù hợp của các quy trình khung.

Quy trình có thể được thiết lập sau khi thảm họa đã xảy ra để giải quyết một cách có hiệu quả những đe dọa trực tiếp đến tình trạng dễ bị tổn thương. Quy trình cũng có thể xuất phát từ việc phân tích các thông tin thu thập được trong quá trình đánh giá trường học an toàn. Ví dụ, nếu một trường học xác định rằng hồ sơ y tế, bảng điểm và các văn bản quan trọng khác của trường có nguy cơ bị hư hỏng trong các trận lũ, nhà trường có thể thiết lập quy trình quy định về lưu trữ an toàn tất cả các tài liệu. Các quy trình cũng sẽ chỉ ra các tài liệu nên được lưu trữ như thế nào, người có quyền truy cập vào các tài liệu đó…

1. Xây dựng các quy trình

Quy trình có thể được xây dựng theo những cách thức sau:

Các cơ quan quản lý giáo dục – thành viên của các Ban đảm bảo an toàn (ví dụ như Ban phòng, chống lụt bão hay Ban an toàn và phòng chống cháy nổ) có thể xây dựng các quy trình khung được các thành viên trong ban thông qua. Sau khi đã được phê duyệt, các quy trình này được phổ biến tới các trường học và được các trường điều

Page 77: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

77

Các quy trình dù được trường học hay các cơ quan quản lý giáo dục xây dựng thì cũng nên được phê duyệt vào đầu năm học hoặc ngay trước mùa thiên tai và được củng cố thông qua những hoạt động hưởng ứng các chiến dịch và sự kiện thường niên do các cơ quan quản lý giáo dục và Ban đảm bảo an toàn chức năng tổ chức ở cấp trung ương và địa phương, ví dụ như Ngày truyền thống phòng, chống lụt, bão và giảm nhẹ thiên tai (22/5) hay Ngày phòng chống và an toàn cháy nổ (4/10).

1.1. Dự thảo quy trình

Quy trình thể hiện các bước hay hành động cần thực hiện dưới dạng văn đảm bảo dễ thực hiện, dễ nhớ và phù hợp với học sinh và giáo viên.

Các quy trình cần tính đến tất cả các yếu tố và xem xét các tình huống phức tạp có thể gặp phải. Ví dụ, khi dự thảo quy trình sơ tán trong thảm họa, cần chú ý đến khả năng các con đường sơ tán bị lụt hoặc bị chặn ở địa bàn của trường.

Khi soạn thảo quy trình, cần phải cân nhắc các vấn đề pháp lý, quy định và hướng dẫn chính thức đã có về các hoạt động cần thực hiện đối với các hiểm họa và tình huống khác nhau.

Khi dự thảo các quy trình, cần phải lưu ý các vấn đề sau:

Tính rõ ràng: Quy trình cần phải được viết bằng ngôn ngữ mà mọi người đều có thể hiểu được (bao gồm giáo viên, phụ huynh và học sinh và cả những người không thuộc nhóm lập kế hoạch hoặc không quen thuộc với các rủi ro).Tính khúc chiết: Các thông điệp cần phải cô đọng và ngắn gọn.Tính linh hoạt: Quy trình cần tập trung vào các bước tiến hành hoặc hoạt động thực tiễn và khả thi phù hợp với điều kiện thực tế.Thời gian thực hiện: Quy trình cần xác định các hành động hay các bước tiến hành có thể được hoàn thành một cách nhanh chóng và hiệu quả. Quy trình cần đảm bảo mọi người có thể đọc, hiểu và thực thi được trong một khoảng thời gian ngắn nhất.

Page 78: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

78

trình trước khi thực hiện và phổ biến lại các quy trình đó.

1.4. Phê chuẩn quy trình

Quy trình sau khi được thử nghiệm và thẩm định sẽ được hoàn thiện và gửi đến các cơ quan chức năng để phê duyệt và ban hành. Tùy thuộc vào nội dung của từng quy trình sẽ xác định cơ quan nào phê duyệt và ban hành quy trình. Ví dụ, nếu phê duyệt quy trình ứng phó với lũ lụt sẽ là Ban phòng chống lụt bão, phê duyệt quy trình về phòng chống cháy nổ sẽ là Ban an toàn và phòng tránh cháy nổ.

1.5. Phổ biến quy trình

Sau khi được thông qua, các quy trình sẽ được phổ biến đến trường học và các bên liên quan trong cộng đồng địa phương, ví dụ như thông qua các buổi học chuyên đề ở các Trung tâm Học tập Cộng đồng hoặc các phương tiện truyền thông khác (như bảng thông tin, tờ rơi, website, mạng xã hội,…). Bằng cách này, cộng đồng sẽ có hiểu biết và sẵn sàng hỗ trợ cho việc đảm bảo trường học an toàn.

1.6. Diễn tập quy trình

Khi các quy trình đã được xây dựng, rà soát và phê chuẩn, trường học cần thường xuyên diễn tập các quy trình thông qua các buổi thử nghiệm và diễn tập nhằm đảm bảo các quy trình đó vẫn phù hợp và có hiệu quả. Việc diễn tập các quy trình không chỉ tạo ra cơ hội cho trường học và cộng đồng cải thiện thời gian và độ chính xác trong việc ứng phó với rủi ro, mà còn là cách thức giúp nhóm tiếp tục theo dõi, đánh giá và khi cần thiết, điều chỉnh nhằm duy trì hiệu quả của các quy trình.

1.2. Tham vấn trong quá trình xây dựng quy trình

Các quy trình hiệu quả hơn khi quá trình soạn thảo có tham vấn các chuyên gia, chính quyền địa phương, các cơ quan chuyên môn cũng như Ban đảm bảo an toàn trong cộng đồng. Ví dụ, khi soạn thảo các quy trình về phòng chống cháy nổ hoặc sẵn sàng ứng phó với lũ lụt, hướng dẫn từ Ban an toàn và phòng tránh cháy nổ hoặc Ban phòng chống lụt bão sẽ tăng cường đáng kể tính hữu ích và phù hợp của các quy trình đó.

1.3. Thử nghiệm quy trình

Sau khi xây dựng quy trình trường học an toàn, cần thử nghiệm với các nhóm để đánh giá mức độ khả thi và tính ứng dụng của nó. Đây là một bước quan trọng nhằm đảm bảo các quy trình được soạn thảo và phổ biến một cách dễ hiểu mà không cần thêm bất cứ một sự giải thích hay hướng dẫn nào. Bước này cũng tạo cơ hội để điều chỉnh lại hay thay đổi những quy trình có trường hợp ngoại lệ hay cần làm rõ thêm.

Việc phối hợp với một hoặc nhiều trường trong địa bàn hoặc các khu vực bị ảnh hưởng tương tự để xây dựng và thí điểm các quy trình sẽ rất hữu ích, đặc biệt là khi phối hợp trực tiếp với các Sở/Phòng giáo dục, Ban phòng chống lụt bão địa phương, hoặc các chuyên gia trong lĩnh vực liên quan đến quy trình. Ngoài việc giúp nâng cao hiệu quả của các quy trình được xây dựng, hoạt động phối hợp có thể giúp mở rộng mạng lưới và các nguồn lực cho trường học.

Sau khi thử nghiệm quy trình, nên nộp lại các quy trình này cho cơ quan chuyên trách để tham vấn và thẩm định. Tương tự, khi có những thay đổi lớn, cần thử nghiệm lại quy

Page 79: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

79

1.7. Cập nhật quy trình

Cần liên tục giám sát, cập nhật và điều chỉnh các quy trình sau khi đã được xây dựng và thực hiện tùy thuộc vào điều kiện thay đổi của trường học hay để ứng phó với các sự kiện như thiên tai. Ngoài ra, các ủy ban nhân dân xã/phường cần phối hợp với các trường học ở địa phương mình để hỗ trợ thực hiện hay rà soát các quy trình.

2. Hướng dẫn và gợi ý xây dựng quy trình trường học an toàn

Dưới đây là các câu hỏi định hướng giúp quyết định loại quy trình nào cần xây dựng và nội dung của các quy trình đó. Các quy trình mẫu cũng được kèm theo làm ví dụ hoặc tài liệu tham khảo cho trường khi xây dựng bộ quy trình riêng của trường.

Các câu hỏi này chỉ là ví dụ minh họa và không nhất thiết liên quan đến mọi trường học. Nhóm lập kế hoạch có thể đưa ra các câu hỏi bổ sung hoặc câu hỏi khác dựa trên kết quả đánh giá trường học an toàn và dựa trên các giải pháp/hành động mà nhóm đã phát triển nhằm đạt được các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn đề ra.

2.1. Câu hỏi định hướng trong xây dựng Quy trình chung về sơ tán trường học Thường xuyên diễn tập và phổ biến rộng rãi vai trò và trách nhiệm của các bên góp phần vào sự thành công của Quy trình Sơ tán.

Khi xây dựng quy trình chung về sơ tán trường học, có thể sử dụng các câu hỏi dưới đây để định hướng thảo luận:

Sơ đồ thoát hiểm có được dán ở các lớp học và hội trường, đồng thời vị trí hiện tại được đánh dấu rõ ràng trên sơ đồ không?Cầu thang, cửa ra vào, cửa sổ và các lối thoát hiểm có trong tình trạng hoạt động tốt và không có vật chắn, vật cản không?Thông tin về cha mẹ học sinh và người giám hộ trong tình hình khẩn cấp - bao gồm nhiều nguồn thông tin như địa chỉ nhà, họ hàng, cơ quan, số điện thoại di động, địa chỉ email… cũng như thông tin liên lạc của người được ủy quyền (như người giám hộ, thành viên gia đình và bạn bè) - có được thu thập trước năm học mới không? Trường học có phân công nhiệm vụ cụ thể cho giáo viên và các cán bộ khác giám sát việc sơ tán học sinh tới các điểm tập trung đã được lựa chọn không?Đã thiết lập các tuyến đường sơ tán và điểm tập kết thay thế chưa, trong trường hợp các tuyến đường và điểm tập kết được lựa chọn ban đầu không sử dụng được?Kế hoạch sơ tán có bao quát tất cả các em học sinh và cán bộ nhân viên khuyết tật, xác định các lối thoát hiểm sử dụng được và chỉ định người hỗ trợ họ trong quá trình sơ tán không?Trường học có đội phản ứng nhanh trong tình hình khẩn cấp gồm thành viên là cán bộ trong trường được để cử để thực hiện các nhiệm vụ trong tình hình khẩn cấp không?Có các phương thức thông báo tình hình

Page 80: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

80

khẩn cấp trường học và các hướng dẫn khác cho cha mẹ học sinh, giáo viên và cán bộ, nhân viên (ví dụ như tin nhắn SMS) hay không?

2.2. Câu hỏi định hướng trong xây dựng Quy trình đón và trả học sinh

Ở nước ta, trường học chịu trách nhiệm bảo vệ trẻ em trong tình hình khẩn cấp khi các em ở trường. Thông thường, không khuyến khích cha mẹ học sinh và người giám hộ đón con em trong tình trạng khẩn cấp, vì việc này có thể cản trở sự điều phối, thông tin và sự tiếp cận nhanh chóng của đội phản ứng nhanh.

Quy trình đón-trả học sinh cần:

Giúp cha mẹ học sinh nhận thức được vai trò chính của trường học trong việc đảm bảo an toàn cho học sinh khi ở trường;Khuyến cáo cha mẹ học sinh không gây tắc nghẽn giao thông cũng như đường dây liên lạc ngay sau tình trạng khẩn cấp;Thiết lập được cách thức thông báo và cập nhật thông tin đáng tin cậy tới cha mẹ học sinh;

Và xây dựng quy trình đón trả học sinh một cách trật tự cho cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ được ủy quyền khi tình hình được xác định là an toàn.

Ví dụ, mặc dù điện thoại di động đã chứng minh được vai trò trong việc cứu hộ nhằm giảm nhẹ thảm họa, cha mẹ học sinh cần nhận thức được rằng ngay cả những hệ thống mạng điện thoại di động lớn mạnh nhất cũng có thể bị quá tải khi số lượng cuộc gọi tăng đột biến trong nhiều tình hình khẩn cấp và thảm họa đã xảy ra trên thế giới. Trường học và cán bộ an toàn cộng đồng cần khuyến cáo cha mẹ học sinh tránh gọi điện thoại và thay vào đó sử dụng tin nhắn SMS, hạn chế sử dụng điện thoại nếu không thật sự cần thiết khi có thảm họa để tiết kiệm pin và tránh tình trạng ngẽn mạng đối với các cuộc gọi của đội phản ứng nhanh.

Những câu hỏi dưới đây sẽ giúp xây dựng quy trình trường học an toàn về việc đón, trả học sinh trong tình hình khẩn cấp:

Trường có kế hoạch về việc trả học sinh sớm trong tình hình khẩn cấp hoặc các trường hợp đột xuất (ví dụ như khi có dự báo bão lớn) không?Trường có phương án trì hoãn việc giải tán học sinh trong các tình huống thời tiết khắc nghiệt bất ngờ (ví dụ như bão, sét lớn) không?Trường có kế hoạch thông tin rõ ràng để cập nhật và giúp cha mẹ học sinh an tâm về tình hình của học sinh trong tình huống khẩn cấp hoặc khi phải trả

Page 81: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

81

học sinh sớm/muộn (ví dụ bảng thông tin cộng đồng, hệ thống gửi tin nhắn tự động, email/ tin nhắn SMS hay trang web trường học) không? Trường đã được thử nghiệm – như hệ thống tin nhắn SMS – nhằm thông báo khẩn cấp về tình hình trường học và các hướng dẫn khác cho cha mẹ học sinh, giáo viên, cán bộ nhân viên không?Trường có phương án đoàn tụ cha mẹ học sinh – học sinh trong tình hình khẩn cấp trong kế hoạch chung của trường không?Trường có giấy chấp thuận có chữ ký của cha mẹ học sinh vào đầu năm học cho phép học sinh được tự đi học và về nhà một mình và bằng phương tiện nào (ví dụ như đi bộ cùng bạn, đi xe máy, xe buýt công cộng) không?Trường có quy định về việc chỉ giao học sinh cho cha mẹ học sinh/người giám hộ (là người được ghi trong mẫu người liên

lạc trong tình hình khẩn cấp) không?Trường có cung cấp cho cha mẹ học sinh và người giám hộ thẻ đưa đón học sinh để tránh tình trạng đón học sinh trái phép hay không?Các mẫu liên lạc trong tình hình khẩn cấp có được nộp vào đầu năm học không?Cha mẹ học sinh có được nhắc nhở cập nhật thông tin liên lạc trong năm học cho trường không?Cha mẹ học sinh có được thông báo cách thức và thời điểm diễn tập cho học sinh về hành động cần làm trong tình hình khẩn cấp, nơi tập trung cũng như những điều có thể xảy ra trong tình hình khẩn cấp không?

81

Page 82: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

82

đơn vị cứu hỏa địa phương hay đội cấp cứu không?Đội ngũ cán bộ, nhân viên và giáo viên nhà trường biết vị trí đặt các thiết bị chữa cháy cầm tay và có được hướng dẫn cách sử dụng các thiết bị này không? Trường có kế hoạch tổ chức các buổi diễn tập phòng cháy chữa cháy vào đầu năm học cho các nhân viên/ giáo viên mới được tuyển dụng trong năm học không?Các thiết bị chữa cháy có hoạt động tốt không?

Về an toàn cháy nổ nói chung:

Công tác kiểm tra thường xuyên có phải là trách nhiệm của nhân viên bảo trì hoặc bảo vệ của trường học không?Cầu thang, cửa chính, cửa sổ và các lối thoát hiểm có đang hoạt động tốt và không có vật chắn có thể gây cản trở cho hoạt động sơ tán một cách trật tự không? Những vật liệu dễ cháy hoặc dễ bắt lửa có để gần lối ra vào hay đang chặn lối thoát hiểm hay không?Giấy hay thùng các-tông có được đặt ở gầm cầu thang hay những khu vực khác có thể gây cháy nổ không?Các tài liệu lưu trữ có được đặt gần các thiết bị điện, lò sưởi, đường ống dẫn lò và ống khói có gây ra nguy cơ cháy do chập điện không?Nội thất trường học và rèm cửa có sử dụng chất liệu chống cháy không?Các cánh cửa ở trường học có được kiểm tra để đảm bảo được lắp đặt chắc chắn và có khả năng đóng tự động không?Trường học đã kiểm tra an toàn hệ thống gas nấu ăn trưa chưa? Liệu hệ thống đó có thể là nguyên nhân gây cháy nổ hay không?Gần đây hệ thống đường dây điện trường học đã được kiểm tra chưa?Trường học có thiết bị phát hiện khói được lắp ở các khu vực trọng điểm không?

2.3. Câu hỏi định hướng trong xây dựng Quy trình an toàn và phòng chống cháy nổ

An toàn trong phòng chống cháy nổ là một trong những ưu tiên hàng đầu của các nhà quản lý trường học. Cháy nổ gây ra những hiểm họa chết người và có thể là hậu quả của các thảm họa khác ví dụ như động đất, hạn hán, bão sét, làm mức độ thiệt hại và tổn thất nặng nề hơn. Luôn cập nhật và tối đa hiệu quả của quy trình đảm bảo an toàn – cùng với việc diễn tập, tập huấn và kiểm tra thường xuyên – sẽ đảm bảo giảm nhẹ và xóa bỏ nguy cơ cháy nổ cũng như phòng chống các thảm họa.

Các câu hỏi dưới đây được trích từ thực tiễn hoạt động chung vì an toàn phòng chống cháy nổ có thể định hướng việc xây dựng quy trình đánh giá trường học an toàn.

Các vấn đề hành chính:

Các buổi tổng diễn tập sơ tán toàn trường có được lập kế hoạch thực hiện ít nhất một lần/năm và được đánh giá sau diễn tập về mức độ hiệu quả cũng như những yếu kém cần khắc phục không? Diễn tập sơ tán có được thực hiện ít nhất một năm một lần và cùng phối hợp với

Page 83: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

83

lụt, việc tìm nơi trú ẩn khi có sóng thần ở các tầng cao trong các tòa nhà hay trường học có thể không phải là lựa chọn tốt nhất để chống lại gió lớn.

Các câu hỏi dưới đây có thể định hướng thảo luận cho việc dự thảo quy trình an toàn phòng tránh bão phù hợp nhất với trường học của bạn:

Trường đã lập ra Ban phòng chống lụt bão cấp trường và phân công vai trò và trách nhiệm cho từng thành viên chưa?Trường đã có phương thức đã được kiểm định để thông báo về tình hình khẩn cấp ở trường học và các hướng dẫn khác cho phụ huynh, giáo viên, cán bộ và nhân viên trường học (ví dụ như tin nhắn SMS) chưa? Trường có giữ liên lạc với các chuyên gia hoặc cơ quan quản lý nhằm cập nhật tình hình trong các trận bão không?Trường có kế hoạch thông tin dự phòng – ví dụ như loa phóng thanh di động hay bảng tin cộng đồng – trong trường hợp mạng lưới điện thoại di động và cố định bị hỏng trong hoặc sau thảm họa không?Trường có tổ chức các buổi diễn tập và quy trình cho các trận bão lớn không? Ví dụ, trường đã xác định được các tuyến đường sơ tán học sinh một cách trật tự từ trường học tới nơi trú ẩn an toàn khi có thảm họa lớn chưa?Sau cảnh báo bão, trường có giao nhiệm vụ cho nhân viên buộc chằng các vật ngoài trời – ví dụ như xe đạp, thiết bị, đồ dùng khác– có thể gây nguy hiểm và thiệt hại nếu bị gió và lũ lớn cuốn đi không?

Trường học có vòi nước cứu hỏa không?Trường học cách trạm cứu hỏa địa phương bao xa? Có thông tin cập nhật của họ không? Đội ngũ nhân viên trường học có biết được rằng trong quá trình sơ tán, người cuối cùng rời khỏi phòng sẽ phải kiểm tra xem còn người nào trong phòng không và đóng (nhưng không khóa) cửa không?Trường học có đội ứng phó với tình hình khẩn cấp với các thành viên trong đội được giao vai trò và trách nhiệm cụ thể trong tình hình khẩn cấp không?

2.4. Câu hỏi định hướng trong xây dựng Quy trình an toàn phòng chống bão và áp thấp nhiệt đới

Bão và áp thấp nhiệt đới là hiểm họa lớn đối với các trường học ở nước ta gây ra những thiệt hại như gió lớn, lụt, triều cường hay tình trạng ngập mặn.

Vì bão lớn và bão nhiệt đới thường xảy ra theo mùa và được cảnh báo toàn quốc thông qua dự báo thời tiết vệ tinh và khí tượng thủy văn, quy trình trường học an toàn là biện pháp cần thiết nhất nhằm đảm bảo trường học sẵn sàng hành động khi có cảnh báo bão sớm. Các quy trình trường học có thể được chuẩn bị, phê duyệt và thông báo từ trước mùa bão, giúp trường điều chỉnh các hoạt động diễn tập hình hình khẩn cấp để phù hợp với hướng dẫn chính xác nhận được từ các cơ quan khí tượng và cơ quan quản lý giáo dục khi có bão.

Việc phổ biến các thông báo an toàn cơ bản có thể cứu sống nhiều người trong một trận bão. Ví dụ, nhiều người chết do bị kính hay gạch ngói rơi vào vì họ trú ở những nơi không an toàn như dọc theo các tòa nhà nơi vật liệu làm cửa số và trần nhà có thể gây nguy hiểm. Không giống như các thảm họa

Page 84: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

84

2.6. Câu hỏi định hướng trong xây dựng Quy trình an toàn phòng tránh sóng thần

Sóng thần có sức tàn phá lớn đối với người dân ven biển. Sóng thần có thể ập đến các khu vực ven biển thậm chí không bị coi là bất ổn về địa chấn hay dễ bị động đất. Trong thảm họa sóng thần Ấn Độ Dương năm 2004, hơn 1/3 trong số 230.000 người tử vong là trẻ em. Hơn 1.000 trường học đã bị phá hủy và hàng ngàn giáo viên đã thiệt mạng(1).

Sóng thần có thể ập đến mà không có cảnh báo trước, hoặc chỉ có cảnh báo vài phút trước đó. Hãy xem xét những câu hỏi dưới đây khi xây dựng quy trình.

Trường học có nhận thức được rằng hiện tượng nước rút nhanh chóng, đột ngột trên biển có thể là dấu hiệu của sóng thần? Trường học đã chuẩn bị sẵn sàng và diễn tập sơ tán ngay tới vị trí cao hơn được chỉ định từ trước vì lý do an toàn chưa?Nếu có cảm giác đất rung chuyển (động đất) và trường học ở khu vực ven biển, trường học đã sẵn sàng sơ tán ngay tới vị trí cao được chọn từ trước vì lý do an toàn chưa?Trường học của bạn có khuyến khích phụ huynh tham gia diễn tập phòng tránh sóng thần, qua đó có thể nâng cao nhận thức ở gia đình không?

Chúng tôi hy vọng những câu hỏi này hữu ích cho việc định hướng thảo luận ở trường học. Cũng có thể mời các chuyên gia tham dự các cuộc họp cùng nhóm lập kế hoạch và đặt ra các câu hỏi liên quan trực tiếp đến bối

2.5. Câu hỏi định hướng trong xây dựng Quy trình an toàn phòng tránh lụt và lũ quét

Lũ lụt lớn có thể xảy ra bất ngờ mà không có cảnh báo trước hay có dấu hiệu thời tiết xấu khi xảy ra. Nhóm người dễ bị tổn thương, như trẻ em, không phán đoán được chính xác rủi ro cao của nước lũ và những nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe do sử dụng nước lũ nhiễm bẩn.

Các câu hỏi dưới đây có thể định hướng cho nhóm hoàn thành một quy trình an toàn phòng tránh lụt phù hợp nhất với trường học:

Học sinh có được hướng dẫn tránh xa nước lũ không?Học sinh có nhận thức được nguy cơ cao của nước lũ và các nguy cơ đối với sức khỏe khi sử dụng nước nhiễm bẩn không?Trường có hướng dẫn cho các thành viên trường học, cộng đồng cách phòng tránh nước lũ bất kể mực nước là bao nhiêu không?Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên có biết rằng các dòng nước chảy xiết ở độ cao trên mắt cá chân đã đủ quật ngã một người lớn không? Họ có nhận thức được rằng dòng nước cao trên nửa mét đã có thể cuốn trôi một phương tiện giao thông lớn không?Khi đối diện với một con đường ngập lụt, cộng đồng trường học có được hướng dẫn quay lại và tìm đường thay thế không? Tất cả học sinh đã được cảnh báo không tắm và bơi lội ở các kênh thủy lợi, cống thoát nước mưa hay sông suối ở khu vực miền núi trong mùa mưa chưa? Học sinh có được thông báo rằng lũ quét có thể gây chết người và xảy ra đột ngột mà không có cảnh báo trước nào, ngay cả ở những vị trí không có mưa vào thời điểm xảy ra lũ không?

(1) UNESCO Tsunami Teacher Resource Kit: http://www.preventionweb.net/files/4011_VL108026.pdf

Page 85: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

85

cảnh trường học.

Xin hãy lưu ý rằng, các quy trình an toàn phải được cập nhật khi cần. Các quy trình này cũng có thể được bãi bỏ khi không cần thiết nữa. Ngoài ra, cũng có thể sẽ cần những quy trình mới khi có vấn đề hay tình trạng báo động mới nảy sinh.

2.7. Câu hỏi định hướng trong xây dựng Quy trình phòng chống sạt lở đất

Các câu hỏi dưới đây có thể giúp định hướng thảo luận nhằm xây dựng một quy trình phù hợp nhất với trường học, đặc biệt là khi trường học đặt ở khu vực dễ xảy ra sạt lở đất.

Giáo viên và nhân viên có được tập huấn về nguy cơ sạt lở đất trong khu vực không?Có nhận thấy kiểu dòng xả lũ nguy hiểm ở gần trường học, đặc biệt là khi nước kéo theo đất đá đổ xuống từ sườn núi không?Trường có được thông báo về Kế hoạch THAT trong tình huống khẩn cấp của địa phương và kế hoạch sơ tán cộng đồng trong trường hợp có sạt lở đất không?Trường có xây dựng và phố biến tới cán bộ của mình bản đồ chỉ rõ đường sơ tán chưa?Cán bộ, giáo viên và nhân viên của trường có biết rằng lũ quét có thể kéo theo sạt lở đất hoặc dòng chảy bùn đá không?

Page 86: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

86

2.8. Câu hỏi định hướng trong xây dựng Quy trình phòng chống hạn hán

Hạn hán có mức độ diễn tiến chậm, nhưng có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho các trường học. Hạn hán là thảm họa có mối liên hệ mật thiết với biến đổi khí hậu và suy giảm đa dạng sinh học (ví dụ như phá rừng), và thường kết hợp với các mối đe dọa khác như nguy cơ cháy cao, đặc biệt là khi khô cạn và thiếu nước.

Các câu hỏi dưới đây sẽ hỗ trợ quá trình xây dựng quy trình xử lý khi có hạn hán:

Trường học có thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng các đường ống nước để đảm bảo hệ thống cung cấp nước trong trường học không bị rò rỉ không?Có lồng ghép biến đổi khí hậu và bảo tồn nguồn nước cũng như đa dạng sinh học vào chương trình học ở trường, các buổi hướng dẫn cho học sinh và cha mẹ học sinh và tập huấn giáo viên không?Có khuyến khích giáo viên và học sinh thực hiện các chiến dịch môi trường nhằm nâng cao nhận thức về hạn hán trong cộng đồng không?Trường học có thay thế các thiết bị tiết kiệm nước và nhiên liệu không?Có đặc biệt chú ý đến học sinh sống ở các khu vực thường xuyên xảy ra tình trạng thiếu nước và có những lưu ý đặc biệt (ví dụ như cung cấp thêm nước, giám sát và

hỗ trợ nếu như tình trạng đó ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh) không?

2.9. Câu hỏi định hướng trong xây dựng Quy trình an toàn phòng chống sét

Sét là hiện tượng thiên nhiên cực mạnh gây ra nhiều thiệt hại, thương tích thậm chí là thương vong. Dưới đây là những câu hỏi có thể tham khảo khi xây dựng quy trình trường học phòng chống sét.

An toàn phòng chống sét ngoài trời:

Sét có thể xảy ra 30 phút sau khi nghe thấy tiếng sấm cuối cùng. Ngay cả khi bầu trời trong xanh, bạn có chờ 30 phút sau khi hết sét mới bắt đầu các hoạt động ngoài trời không?Sét có thể xảy ra cách khu vực đang có bão 16 km. Trường học có thực hiện quy định chuyển các hoạt động ngoài trời vào trong nhà ngay khi nghe thấy tiếng sấm không?Có khu vực ngoài trời nào ở trường học có thể bị sét đánh trong bão không?Có thể tránh các khu vực có nước xung quanh trường như khu thủy lợi, ao, hồ, sông và bể bơi ngay khi nghe thấy tiếng sấm không?Nếu khu vực trường học dễ bị sét đánh, trường có lập các biển cảnh báo gần khu vực có nước, đặc biệt gần khu vực bơi không?Trường có kế hoạch xây dựng các giờ học ngắn dạy cho học sinh về an toàn phòng chống sét không?Học sinh của trường có biết rằng đứng dưới gốc cây là đặc biệt nguy hiểm trong dông bão không? Học sinh có được hướng dẫn di chuyển khỏi các khu vực cao ngoài trời như núi đồi, mái nhà, ban công khi có sét không?Học sinh có được hướng dẫn khi có sét không? Cán bộ, giáo viên và nhân viên

Page 87: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

87

3. Điều chỉnh các quy trình thành các bảng thông tin hay các công cụ thông tin trường học khác

Phần dưới đây sẽ cung cấp các ví dụ về thông điệp an toàn cơ bản như trình tự sơ tán trường hay trình tự an toàn chống lũ, giúp tuyên truyền kiến thức cần thiết về các quy trình và các kế hoạch trường học an toàn. Các thông tin này thể hiện dưới dạng bảng thông tin đi kèm với bản đồ thoát hiểm được đánh dấu rõ ràng, đồng thời tích hợp vào kế hoạch bài giảng môn mỹ thuật hoặc các môn khác, hoặc được thiết kế và được phổ biến dưới dạng tin nhắn văn bản hoặc bản tin cho phụ huynh và học sinh.

Các thông điệp an toàn cơ bản cần có ngôn ngữ đơn giản, rõ ràng dễ hiểu, dễ nhớ, dễ truyền tải từ người này đến người khác (ví dụ từ học sinh đến cha mẹ học sinh).

Thông tin an toàn cần phải được chia sẻ rộng rãi trong mạng lưới trường học và cộng đồng thông qua các bảng thông tin hướng dẫn an toàn, công báo, email, trang mạng, mạng xã hội, tin nhắn điện thoại và các Trung tâm Học tập Cộng đồng địa phương.

Mẫu bảng thông tin sơ tán trong lớp học

Bản đồ sơ tán trường học có thể đi kèm với áp-phích dán tường. Cần đánh dấu rõ ràng vị trí lớp học trong bản đồ sơ tán.

Đối với bảng thông tin sơ tán ở lớp học, cần có thêm các khoảng trống để thêm vào các hướng dẫn cụ thể cho từng lớp học và phân chia trách nhiệm cụ thể. Các hướng dẫn này có thể điền bằng tay.

trong trường có nhận thức được rằng các công trình nhỏ thường thiếu hạ tầng chống sét một cách an toàn, chẳng hạn như đường dây điện thoại, đường ống thoát nước bằng kim loại và hệ thống dây điện?Trường có dạy cho học sinh cách bảo vệ an toàn cho vật nuôi mà họ chăm sóc không? Ví dụ, một chú chó bị xích bằng dây xích kim loại vào gốc cây, tường hay cổng sẽ có nguy cơ bị sét đánh trong bão.Giáo viên, cán bộ và nhân viên có biết rằng chỉ một tia sét cũng có thể gây ra tình hình khẩn cấp trên diện rộng?

An toàn phòng tránh sét trong nhà:

Sét có thể đánh qua các thiết điện tử như đường dây điện thoại hay máy tính.Trường học có hướng dẫn tạm thời tắt hoặc rút phích cắm các thiết bị như máy tính không?Sét có thể đánh qua các đường ống nước, ví dụ như bồn rửa, bồn tắm và vòi nước. Trường có hướng dẫn học sinh tránh các khu vực này khi có bão sét và khuyến cáo gia đình mình không tắm khi có bão sét không?Học sinh có nhận thức được rằng các em không được nằm trên sàn hay dựa vào các bức tường bê tông khi có bão sét? Sàn nhà hoặc tường bê tông thường có kim loại và các thanh cốt thép có thể tạo ra các dòng điện nguy hiểm khi sét đánh vào.

Dựa vào những câu hỏi định hướng để xây dựng quy trình trường học an toàn nêu trên, các trường học sẽ xây dựng nội dung cho mỗi loại quy trình mà trường thấy cần thiết và phù hợp đồng thời thiết kế các thông điệp chính hoặc bảng thông tin cho từng loại quy trình.

Page 88: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

88

Mẫu bảng thông tin dán tường

Các “chỉ dẫn đặc biệt” cần có thông tin cụ thể của phòng để mỗi bảng thông tin dán tường sẽ chỉ ra lối thoát hiểm

an toàn và trực tiếp nhất phù hợp với đặc tính của từng khu vực. Ví dụ:

KHU VỰC ĂN TRƯA VÀ NGHỈ GIẢI LAO:

Học sinh đi bộ đến khu vực đã được chỉ định trong sân trường, ví dụ như điểm tập trung buổi sáng hàng ngày.Học sinh xếp hàng trật tự chờ giáo viên và người giám sát.

KHU VỰC TẬP THỂ DỤC NGOÀI TRỜI:

Người phụ trách giám sát sẽ dừng các hoạt động đang tiến hành và tổ chức cho học sinh xếp thành hàng ngay ngắn, trật tự.Học sinh tuân theo hướng dẫn của người giám sát đến điểm tập trung đã được chỉ định.Mặc dù thông tin trên bảng phải được thể hiện ngắn gọn và dễ hiểu, người giám sát phòng hoặc giáo viên phụ trách cần phải biết về mỗi khu vực tập trung thay thế cũng như mọi trình tự cụ thể trong quy trình sơ tán chung trong tình hình khẩn cấp.

Người phụ trách/

Page 89: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

89

Những thông điệp chính cho lớp học

Những thông điệp chính trong tình huống khẩn cấp

Dựa trên nội dung quy trình mà trường học chọn xây dựng, có thể quyết định các thông điệp thiết yếu bạn cần chuyển tải

tới càng nhiều người càng tốt. Dưới đây là mẫu thông điệp trên bảng tin/ tờ rơi/ tin nhắn SMS:

1. Tránh uống nước hoặc sử dụng nước từ vòi để chuẩn bị đồ ăn cho đến khi được cán bộ chuyên trách thông báo thời điểm có thể sử dụng nước an toàn. Tuân theo hướng dẫn về việc đun sôi và xử lý nước trong khu vực.

2. Không sử dụng nước lũ để rửa bát, rửa tay, đánh răng hoặc chuẩn bị đồ ăn.

3. Cắt nguồn cung cấp điện và rút các thiết bị điện cho đến khi được thông báo có thể sử dụng điện trở lại.

4. Kiểm tra xem đồ ăn có bị hư hỏng ngay cả khi để trong tủ lạnh. Nếu nghi ngờ thì không được ăn.

5. Đổ bỏ đồ ăn và dụng cụ để đồ ăn bằng nhựa đã tiếp xúc với nước lũ.

6. Tránh xa các đường dây điện lòng thòng và thông báo với chính quyền về các đường dây điện đó.

7. Sử dụng đài radio chạy pin hoặc lên dây cót để lấy thông tin cứu trợ, ví dụ như thông tin về các địa điểm phân phát thực phẩm và nước uống.

1. Đến trường một cách có trật tự. Không đổ xô đến trường bằng xe. Lái xe đến trường có thể gây tắc nghẽn giao thông và hạn chế khả năng tiếp cận của các phương tiện cấp cứu cũng như ban ứng với tình hình khẩn cấp sớm.2. Tránh gọi điện thoại, nên sử dụng tin nhắn SMS. Số lượng cuộc gọi tăng đột biến có thể gây nghẽn mạch, cản trở quá trình cứu nạn và điều phối trong tình hình khẩn cấp.3. Tham khảo [địa chỉ trang web của trường/ email/ số điện thoại di động/ bảng tin] để cập nhật thông tin chính xác và thường xuyên hướng dẫn cho cha mẹ học sinh trong hình hình khẩn cấp.4. Tuân thủ quy trình trả học sinh trong tình hình khẩn cấp theo các buổi diễn tập.5. Nếu cha mẹ học sinh/ người giám hộ không có mặt để đón học sinh và chưa ủy quyền cho người đón bằng văn bản, học sinh sẽ ở lại trường hoặc địa điểm tập trung trong tình hình khẩn cấp dưới sự giám sát của nhân viên nhà trường.

[Tùy chọn] Xin lưu ý rằng cha mẹ học sinh/người giám hộ cần có chứng minh thư khi đón học sinh trong tình hình khẩn cấp.

Quy trình đoàn tụ cha mẹ-học sinh trong các tình hình khẩn cấp

Page 90: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...
Page 91: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...
Page 92: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

92

Khung này cũng đưa ra những hướng dẫn về tiêu chuẩn tối thiểu đối với kiến thức, kỹ năng và thái độ cần có nhằm giảm thiểu rủi ro thiên tai. Những yêu cầu của Khung kiến thức, kỹ năng, thái độ đối với học sinh cấp tiểu học như sau:

Kiến thức:

Nêu một số khái niệm đơn giản, dấu hiệu nhận biết về các dạng thiên tai và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu thường xảy ra tại địa phương.Liệt kê nguyên nhân cơ bản và các thiệt hại do biến đổi khí hậu và thiên tai gây ra nơi em sống và học tập.Liệt kê một số việc cụ thể nhằm đảm bảo an toàn cho bản thân, gia đình và nhà trường, như:

Dấu hiệu hệ thống cảnh báo sớm;Một số đặc điểm cơ sở hạ tầng và quy định của nhà trường trong việc ứng phó với thiên tai;Tên bố mẹ, số điện thoại cần thiết, địa chỉ nhà ở;Sự chỉ dẫn của người lớn.

Chỉ ra giá trị của môi trường thiên nhiên, mối quan hệ giữa con người, cộng đồng và môi trường xung quanh.

Trong chương này, chúng tôi sẽ cùng xây dựng các hoạt động củng cố kiến thức, kỹ năng và thái độ của

học sinh nhằm ứng phó với thiên tai. Những hoạt động này cũng sẽ khuyến khích học sinh phát huy các hoạt động sẵn sàng phòng chống thiên tai và thực hiện kế hoạch an toàn tại chính nhà mình cùng các thành viên gia đình và thậm chí

cả với hàng xóm của các em.

Tìm hiểu về phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro thiên tai và các rủi ro khác mở ra cơ hội cho học sinh, trường học và cộng đồng xây dựng tinh thần đoàn kết, khả năng ứng phó và thích ứng, lòng tương thân tương ái, và tôn trọng các quy tắc an toàn.

Kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết trong phòng ngừa thiên tai và các rủi ro khác

Khung kiến thức, kỹ năng và thái độ về giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai trong cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên do Bộ GD-ĐT dự thảo bao gồm ba mục tiêu cụ thể đối với các trường học như sau:

Xác định được kiến thức cơ bản về các dạng thiên tai và tác động của biến đổi khí hậu thường xảy ra, dấu hiệu, nguyên nhân, hậu quả và cách thức ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai. Xác định được những kỹ năng cần thiết trong việc thu thập, xử lý và truyền đạt thông tin, tư duy và ra quyết định hành động liên quan đến ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai.Xác định được thái độ mà học sinh cần có đối với môi trường xung quanh và các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai, giúp học sinh nhận thức được sự cần thiết, mối quan tâm, vai trò và trách nhiệm của mình và cộng đồng trong ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai.

Page 93: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

93

Có ý thức lắng nghe người lớn trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai.Có tinh thần đoàn kết, thông cảm, chia sẻ và quan tâm tới bạn bè, gia đình và những người bị thiên tai đe dọa và ảnh hưởng.Thể hiện ý thức tiết kiệm, giảm thiểu và tái sử dụng nguyên liệu góp phần bảo vệ môi trường và giảm tác động của biến đổi khí hậu.Cảm nhận được vẻ đẹp và tính dễ bị tổn thương của thiên nhiên, có ý thức xây dựng và bảo vệ môi trường thiên nhiên.

Bên cạnh những hướng dẫn do Bộ GD&ĐT ban hành, chúng tôi cũng chia sẻ những kết quả và mục tiêu áp dụng đối với học sinh tiểu học liên quan đến kiến thức, kỹ năng và thái độ giảm thiểu rủi ro thiên tai và rủi ro khác do UNICEF và UNESCO xây dựng. Những nội dung được áp dụng cho học sinh cấp tiểu học được đưa ra ở ở bảng sau:

Kỹ năng:

Có khả năng nhận biết, phân biệt các dạng rủi ro thiên tai và mức độ nguy hiểm của chúng tại địa phương.Có thể làm được một số việc cụ thể như biết chú ý tới hệ thống cảnh báo sớm, hỏi lại thông tin cần thiết, nhớ tên bố mẹ, số điện thoại cần thiết...nhằm đảm bảo an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng.Bước đầu có khả năng về sơ cứu, sơ tán và hỗ trợ người khác khi thiên tai xảy ra.Bước đầu có khả năng hợp tác với các bạn và người khác trong ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai.Bước đầu có thể chia sẻ và thông cảm với những người dễ bị tổn thương và bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu và thiên tai.

Thái độ:

Có ý thức chấp hành các quy định và trình tự để đảm bảo an toàn khi thiên tai xảy ra.

Page 94: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

94

Kiến thức về các khái niệm và các bước thực hành cơ bản về giảm thiểu rủi ro thiên tai và các rủi ro khác:

Học sinh hiểu được ý nghĩa của cụm từ “văn hóa an toàn” và biết áp dụng vào đời sống của bản thân và cộng đồng.

Kiến thức về các biện pháp đảm bảo an toàn cơ bảnHọc sinh nắm được các biện pháp phòng ngừa, đảm bảo an toàn và tự bảo vệ bản thân trước, trong và sau khi thảm họa xảy ra tại gia đình, cộng đồng và trường học.Học sinh biết về các hệ thống cảnh báo tại chỗ để cảnh báo mọi người về hiểm họa sắp xảy ra.Học sinh biết về các bước sơ cứu cơ bản.

Kỹ năng Giảm thiểu rủi ro thiên tai và các rủi ro khác

Kỹ năng thu thập và trình bày thông tinHọc sinh có khả năng cơ bản để tiếp nhận, thể hiện và trình bày thông tin liên quan đến giảm thiểu rủi ro thiên tai và rủi ro khác.

Kỹ năng nhận thức và tư duy phê phánHọc sinh có khả năng nhận biết và thuyết minh về các tín hiệu và ký hiệu cảnh báo hiểm họa sắp xảy ra.Học sinh có khả năng suy đoán về những tình huống thảm họa mới bắt đầu diễn ra nhưng chưa rõ nét.

Kỹ năng ứng phó và tự bảo vệ bản thânHọc sinh có thể thực hiện được một số bước sơ cứu và có các kỹ năng cơ bản khác liên quan đến sức khỏe.

Kỹ năng giao tiếp và tương tác với những người khác trong trường hợp khẩn cấpHọc sinh có khả năng truyền đạt các kiến thức được học về hiểm họa, thiên tai và các rủi ro khác tới các thành viên trong gia đình, nhà trường và cộng đồng.Học sinh có thể tiếp nhận và hiểu được thông điệp giảm thiểu rủi ro thiên tai khác thông qua việc chú ý lắng nghe.Học sinh có khả năng làm việc nhóm nhằm đạt mục tiêu giảm thiểu rủi ro thiên tai.Học sinh có khả năng truyền tải thông điệp về giảm thiểu rủi ro thiên tai bằng việc sử dụng những hình thức truyền thông phù hợp và sáng tạo (ví dụ như: bảng thông tin, tranh vẽ, âm nhạc, bài hát, kịch,thơ).

Kỹ năng cảm thông và chia sẻHọc sinh có khả năng lắng nghe, tiếp nhận và đồng cảm với những xúc cảm và biểu cảm của người khác.Học sinh có khả năng đồng cảm với những người bị đe dọa và bị ảnh hưởng bởi thiên tai.

Kỹ năng hành độngHọc sinh hình thành được những kỹ năng cơ bản nhằm thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn trong công tác ứng phó với thảm họa xảy ra tại trường học hoặc gia đình.Học sinh hình thành đươc các kỹ năng tham gia trong việc cảnh báo sớm và diễn tập sơ tán.Học sinh phát triển được những kỹ năng sinh tồn trong giảm thiểu rủi ro thiên tai (bơi lội, sơ tán khẩn cấp và chuẩn bị túi đồ dùng trong trường hợp khẩn cấp).

Kỹ năng hệ thốngHọc sinh có thể nhận biết được mối tương quan giữa thiên nhiên và xã hội con người, giữa lợi ích của hệ sinh thái đối với cộng đồng và sự phát triển.

Page 95: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

95

Ngoài ra, và cũng phù hợp với Khung kiến thức, kỹ năng và thái độ của Bộ GD & ĐT, cần phải chú ý đến những người khuyết tật hoặc người có nhu cầu đặc biệt. Chúng ta cần phải tạo điều kiện để người khuyết tật được an toàn và hỗ trợ họ trong trường hợp khẩn cấp. Cần giáo dục cho học sinh có tấm lòng tương thân tương ái và thấu hiểu hoàn cảnh

của họ, đặc biệt khi xảy ra trường hợp sơ tán khẩn cấp.

Một điều rất quan trọng là các thầy cô giáo, cán bộ và nhân viên làm việc ở trường học cần quan tâm đến những nhu cầu đặc thù của cả học sinh nam và học sinh nữ.

Thái độ Giảm thiểu rủi ro thiên tai và các rủi ro khác

Lòng vị tha và trân trọngHọc sinh có ý thức nhận biết được giá trị nội tại của tự nhiên và các sinh vật sống khác. Học sinh sẵn sàng tham gia các hoạt động cộng đồng. Học sinh trân trọng cộng đồng nhân loại toàn cầu và Trái đất.

Lòng nhân ái, sự quan tâm và đồng cảmHọc sinh đồng cảm và chia sẻ đối với những người dễ bị tổn thương hoặc bị ảnh hưởng bởi thiên tai. Học sinh cam kết giúp đỡ lẫn nhau nếu hiểm họa, thiên tai và rủi ro khác xảy ra.

Sự tự tin và thận trọngHọc sinh có ý thức về sự cần thiết của việc tuân thủ các quy tắc và quy trình an toàn trong bất cứ trường hợp nào.Học sinh có ý thức áp dụng cách nhận biết rủi ro đối với từng hành vi và ra quyết định trong đời sống thường ngày.

Trách nhiệmHọc sinh có tinh thần trách nhiệm trong việc tự bảo vệ bản thân, giúp đỡ bạn bè, gia đình và cộng đồng khi hiểm họa, thiên tai xảy ra.

Cam kết đối với sự công bằng, công lý và tình đoàn kếtHọc sinh cam kết thực hiện đoàn kết giúp đỡ những người bị ảnh hưởng bởi thiên tai trong cộng đồng địa phương cũng như toàn xã hội.

Thân thiện với môi trườngHọc sinh ý thức được sự đặc biệt, vẻ đẹp cũng như sự mong manh của tự nhiên để từ đó có ý thức bảo vệ và bảo tồn môi trường xung quanh.

Page 96: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

96

Page 97: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

97

Hoạt động cho học sinh

A. Các hoạt động chung về phòng, chống thiên tai

Dưới đây là một số hoạt động dành cho học sinh có thể được dạy và thực hành trong trường học nhằm củng cố những kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết và thay đổi hành vi phù hợp và có thể áp dụng tại gia đình và cộng đồng.

Tất cả các hoạt động này có thể được thực hiện trong lớp học, một số hoạt động cũng có thể được tiến hành trong giờ giải lao để học sinh vẫn có thời gian thư giãn và vừa có thêm thông tin, học hỏi những điều mới.

Hoạt động 1: Học hỏi những điều mới, đánh giá và lập kế hoạch Gia đình an toàn

Ở hoạt động này, giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh hoàn thành một bản Đánh giá Gia đình An toàn đơn giản và danh sách các nhiệm vụ để đảm bảo an toàn tại nhà với sự giúp đỡ của gia đình.

Bài học nên có các nội dung phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học, nhằm vừa củng cố kiến thức phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro, vừa hình thành kỹ năng và thái độ giúp đạt được những mục tiêu học tập sau đây:

Học sinh có những kiến thức cơ bản và kỹ năng liên quan đến giảm thiểu rủi ro và ứng phó với hiểm họa tại gia đình.Học sinh hiểu được trách nhiệm của mình trong việc hỗ trợ lẫn nhau và giúp đỡ các thành viên trong gia đình nhằm giảm thiểu rủi ro thảm họa. Học sinh tự tin tuân thủ các quy tắc và quy trình trong bất kỳ tình huống nguy hiểm nào ở trường hoặc ở nhà.

Học sinh được phát triển kỹ năng truyền thông về giảm thiểu rủi ro thông qua việc khuyến khích các thành viên trong gia đình xây dựng gia đình an toàn hơn.

Dưới đây là các bước hướng dẫn học sinh hoàn thành bài tập tại trường hoặc tại nhà. Ba chương trước của bộ công cụ này đã giúp phát triển kiến thức và kỹ năng hướng dẫn học sinh đặt các câu hỏi đơn giản về đánh giá giảm thiểu rủi ro để các em hỏi gia đình. Có thể điều chỉnh ngôn ngữ và phương pháp nhằm đảm bảo sự phù hợp với lứa tuổi và trình độ của học sinh. Giáo viên có thể chia sẻ với học sinh một vài câu hỏi gợi ý cho phần đánh giá gia đình an toàn như sau:

Trong nhà, có bất kỳ vật hoặc đồ dùng nào có thể gây thương tích hay chắn lối thoát hiểm trong trường hợp thảm họa xảy ra? Hãy cùng ghi lại danh sách các vật đó và cùng với các thành viên trong gia đình chuyển các vật này đến nơi khác nhằm đảm bảo an toàn. Em có từng thảo luận với gia đình của mình về địa điểm gặp nhau an toàn khi thảm họa xảy ra? Em nên thảo luận với gia đình của mình về vấn đề này và đảm bảo là tất cả các thành viên trong gia đình đều biết được những lối đi dẫn đến nơi an toàn. Em có thể ghi lại địa điểm an toàn này.Em có thể nhớ các số điện thoại quan trọng để liên lạc trong các trường hợp khẩn cấp hay không? Các thành viên nên thường xuyên kiểm tra lẫn nhau những số điện thoại như số điên thoại của các thành viên trong gia đình, số điện thoại cứu hỏa, công an, y tế, cấp cứu, v..v..; có thể thực hiện như một trò chơi trong các bữa ăn gia đình hoặc qua bài hát. Các em có thể học thuộc lòng các số điện thoại này nếu như tham gia trò đố vui ở trên lớp.Ở gia đình em có bất kỳ rủi ro cháy nổ nào liên quan đến đường dây điện và các ổ cắm điện lỏng lẻo hoặc hư hỏng không? Các thành viên trong gia đình em có biết cách khóa ga và đóng cầu giao điện ngay lập tức không?Em có thể vẽ bản đồ nhà em với vị trí các phòng

Page 98: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

98

Chuẩn bị ứng phó cần bắt đầu từ ngay trong gia đình

Công tác chuẩn bị sẵn sàng ứng phó ở nhà đòi hỏi sự tham gia của tất cả các thành viên trong gia đình. Kể cả đối với những thành viên ở nhà chỉ một vài giờ trong ngày, hay những người chỉ ở nhà vào cuối tuần, bởi vì chúng ta không bao giờ biết trước lúc nào trong ngày/ trong tuần, hiểm họa sẽ ập tới.

Mỗi thành viên trong gia đình đều được khuyến khích tham gia vào những nỗ lực ứng phó trong gia đình, không kể tuổi tác hay sức khỏe. Cụ thể, trẻ nhỏ, người già, thành viên bị khuyết tật trong gia đình cũng cần tham gia. Hãy yêu cầu con em mình dẫn dắt một số hoạt động chuẩn bị. Các em đã học được về công tác chuẩn bị ở trường, và các em cần phải được tạo cơ hội để thực hành các kĩ năng và kiến thức đã học tại nhà.

Công tác chuẩn bị trong gia đình cũng mất nhiều thời gian và công sức. Tuy nhiên những việc này cũng rất dễ thực hiện và không nhất thiết phải tốn kém. Đó có thể là một kế hoạch thú vị cho cả gia đình, hay là một cách tốt để cả gia đình cùng chia sẻ thời gian vui vẻ bên nhau. Một khi bạn đã có một kế hoạch phòng bị cơ bản tại gia đình, bạn sẽ không cần phải mất quá nhiều công sức để duy trì và cập nhật kế hoạch đó.

trong nhà, các tầng và lối thoát hiểm? Cha mẹ của các em sẽ cần sơ đồ này để xác định diễn tập sơ tán và hướng dẫn cho toàn bộ thành viên trong gia đình. Lý tưởng nhất là một phòng ngủ an toàn phải có ít nhất hai lối thoát hiểm, có thể là cửa ra vào và cửa sổ. Em cần trao đổi với người có trách nhiệm để đề nghị giúp đỡ các thành viên cần trợ giúp trong gia đình. Đồng thời bố trí người chịu trách nhiệm thay thế trong trường hợp người đó

có thể không thực hiện được nhiệm vụ của mìnhvào và cửa sổ. Hãy đảm bảo em đã trao đổi với người có trách nhiệm giúp đỡ các thành viên trong gia đình mà cần trợ giúp và cách giúp đỡ họ sơ tán cũng như bố trí ai đó chịu trách nhiệm trong trường hợp không có hoặc người đó không thể thực hiện nhiệm vụ của mình.

Page 99: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

99

Tiếp theo, học sinh sẽ lưu và trình bày các hoạt động chính đã được thảo luận với các thành viên trong gia đình nhằm lên kế hoạch cho trường hợp khẩn cấp. Các em có thể hướng dẫn cha mẹ mình bằng các ví dụ sau đây:

1. Có ai trong gia đình chịu trách nhiệm di dời, chuyển vị trí hay đảm bảo các vật dụng trong gia đình không bị rơi và gây ra thương tích hoặc chắn đường thoát hiểm của mọi người không? Lập danh sách các vật dụng trên và kiểm tra xem đã hoàn thành các công việc này chưa. Nếu các vật quá nặng hoặc quá cao, gia đình có thể tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài. Các bức tranh/ảnh treo trên tường cũng cần được kiểm tra.

2. Gia đình em có diễn tập sơ tán không? Cho điểm cộng cho học sinh nhớ nhiều hơn một lối thoát hiểm tùy theo loại hình và địa điểm có hiểm họa.

3. Vấn đề phòng chống cháy nổ tại gia đình em như thế nào? Lập danh sách các vật tiểm ẩn rủi ro cháy nổ để di chuyển, sửa chữa và sắp đặt lại ví

dụ như các vật dễ cháy ở các lối thoát hiểm chính hay dây điện lỏng lẻo, ẩm ướt hoặc hở. Cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ có thể thuê người có chuyên môn hoặc nhờ bạn bè, người quen giúp kiểm tra và sửa chữa hệ thống điện phòng chống cháy nổ cho gia đình và hàng xóm xung quanh.

4. Em có biết phải chuẩn bị một túi đồ dùng khẩn cấp như thế nào không? Có bao nhiêu gia đình có túi đồ dùng khẩn cấp ở nhà? Ở các hoạt động bên dưới, các em sẽ tìm hiểu kỹ hơn về túi đồ dùng khẩn cấp.

Giáo viên và Ban Giám hiệu nhà trường có thể thống nhất xây dựng các hướng dẫn bài học thích hợp nhất để tổ chức các hoạt động xung quanh trường hoặc nơi ở của các em. Điều quan trọng nhất là phải có hoạt động vừa sức với học sinh. Bài tập này có thể được điều chỉnh cho phù hợp với lứa tuổi nhằm nâng cao nhận thức về rủi ro thiên tai để từ đó hình thành ý thức trách nhiệm, sự đồng cảm, tinh thần tương thân tương ái đối với gia đình và cộng đồng.

Một vài lưu ý nhỏ

Thống nhất hai điểm gặp nhau của cả gia đình:

Một điểm ở bên ngoài nhà và gần nhà bạn trong trường hợp khẩn cấp bất ngờ, như hỏa hoạn.Một điểm ở ngoài khu vực sinh sống, trong trường hợp bạn không thể về nhà hoặc được yêu cầu phải sơ tán.

Thực hành diễn tập việc sơ tán từ nhà hoặc từ trong xóm/ phố hai lần mỗi năm (cả chạy bộ và trên phương tiện nào đó).

Kêu gọi hàng xóm tham gia vào kế hoạch ứng phó khẩn cấp của bạn. Có thể các bạn sẽ giúp đỡ lẫn nhau trong trường hợp khẩn cấp.

Thống nhất một người thân hoặc một người bạn ở làng khác hoặc thị trấn/phường khác mà bạn và gia đình có thể liên lạc trong trường hợp lạc mất các thành viên trong gia đình.

-

-

Page 100: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

100

Hoạt động 2: Ghi danh sách các thành viên trong gia đình trong trường hợp khẩn cấp

Thiên tai và các trường hợp khẩn cấp có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Vì thế rất cần có danh sách liên lạc của các thành viên trong gia đình và cộng đồng nhằm đảm bảo việc thông tin qua lại được hiệu quả.

Thông tin quan trọng

Hoàn thành thông tin còn thiếu trong các ô sau và dán ở nơi dễ nhìn. Cố gắng ghi nhớ càng nhiều thông tin càng tốt. Tất cả thành viên trong gia đình phải lưu các số điện thoại này trong điện thoại cá nhân và ghi chúng ra giấy.

Nơi tập trung chung của người dân địa phương(Ví dụ Khu tập thể dân phố, nhà văn hóa…)Địa chỉ:Số điện thoại:Tên người liên hệ:(ví dụ Tổ trưởng tổ dân phố)

Thông tin liên lạc của phụ huynhCơ quan:Địa chỉ:Số điện thoại:Nơi sơ tán trong trường hợp khẩn cấp:

Một đầu mối mà mọi thành viên trong gia đình đều có thể liên lạc (họ hàng hoặc bạn thân …)Tên:Địa chỉ:Số điện thoại:

Thông tin liên lạc của trườngTên trường:Địa chỉ:Số điện thoại:Nơi sơ tán trong trường hợp khẩn cấp:

Page 101: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

101

Cảnh sát

Số điện thoại quan trọng

Cố gắng ghi nhớ những số điện thoại quan trọng nhất như số điện thoại di động của bố mẹ, anh / chị /em và số điện thoại liên lạc khẩn cấp của cơ quan chức năng như phòng cháy chữa cháy, công an, y tế; chú ý rằng trong trường hợp khẩn cấp hãy gửi tin nhắn thay vì

gọi điện vì nhiều người cùng gọi điện có thể gây nghẽn mạng khi có thảm họa.

Như đã nói ở trên, tất cả thành viên trong gia đình phải lưu các số điện thoại trong điện thoại cá nhân và ghi chúng ra giấy.

Xác định nơi sơ tán an toàn

Thảo luận với cha mẹ và giả định một trường hợp khẩn cấp hoặc thảm họa đã xảy ra, các thành viên trong gia đình mỗi người ở một nơi khác nhau và không thể nào liên lạc với nhau trong trường hợp khẩn cấp này. Vậy thì

các thành viên trong gia đình sẽ gặp nhau ở đâu? (ví dụ ở trường hoặc ở nhà người họ hàng thuộc khu vực khác) và làm thế nào để đến đó? (ví dụ như đi bộ, ô tô hay xe buýt,…).

Giữ bình tĩnh trong mọi tình huống.

Cho dù có chuyện gì xảy ra, hãy giữ bình tĩnh. Đừng hoảng sợ, vì sợ hãi có thể gây áp lực nhiều hơn cho chính mình hoặc người khác và khiến tình hình trầm trọng hơn. Chỉ khi bạn giữ bình tĩnh bạn mới có thể đủ minh mẫn để nhớ ra những hướng dẫn mình đã được học và suy nghĩ một cách rõ ràng về những gì cần phải làm tiếp theo.

Đường dây nóng hỗ trợ trẻ em 24/7: 18001567

Page 102: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

102

Hoạt động 3: Chuẩn bị túi khẩn cấp cho gia đình và vật nuôi

Đề nghị gia đình mỗi học sinh giúp con em mình tạo một túi khẩn cấp. Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh đưa ra các chỉ dẫn cho gia đình các em như sau:

Hướng dẫn: Hãy chọn một ba lô hoặc túi xách làm “túi khẩn cấp”. Ở một số gia đình, mỗi thành viên trong gia đình (kể cả vật nuôi và gia súc gia cầm) có thể có túi khẩn cấp riêng. Vì mùa thiên tai thay đổi, túi khẩn cấp sẽ được trang bị các vật dụng cần thiết khác nhau. Ví dụ, vào mùa đông, bạn sẽ cần chăn.

Vậy những vật dụng cần thiết và cơ bản cần có cho một túi khẩn cấp là gì? Đây là danh sách gợi ý các vật dụng mỗi gia đình có thể điều chỉnh theo nhu cầu thực tế:

Nước dùng trong ít nhất 3 ngày sơ tán. Bạn nên chuẩn bị tới 4 lít nước cho mỗi thành viên trong gia đình mỗi ngày.Thực phẩm (không dễ hỏng và dễ chuẩn bị)Bộ dụng cụ sơ cứu cơ bản (băng, thuốc mỡ kháng khuẩn, sát trùng, thuốc kê đơn, v.v.).Thực phẩm, nước cho vật nuôi và gia súc gia cầm khácĐài radio chạy bằng pin hoặc năng lượng mặt trờiDụng cụ đa năngTài liệu cá nhân và thông tin y tế (học sinh nhờ cha mẹ giúp lập danh sách)Ảnh chụp gần đây của mỗi thành viên gia đìnhVật dụng vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân, bao gồm cả các sản phẩm dùng cho phụ nữBật lửa, diêm, và đèn pin với pin dự phòngThông tin liên lạc khẩn cấpXà phòng và chất khử trùngTúi chống thấm nước, túi, hoặc vật dụng lưu trữ một số tư liệu (giấy tờ cá nhân, thuốc theo chỉ dẫn của thầy thuốc, và ảnh)

Để hỗ trợ học sinh thực hiện hoạt động này, khuyến khích các em thảo luận theo hướng dẫn sau đây:

Theo em, cần phải có những sản phẩm nào khác? Thảo luận với cha mẹ của em.Cho các vật dụng này vào túi khẩn cấpcủa em. Đừng cho những vật dụng không cần thiết vào túi. Không nên có một chiếc túi quá lớn và nặng. Mỗi thành viên trong gia đình có thể có một chiếc túi khẩn cấp nhỏ. Tốt hơn hết là chuẩn bị túi khẩn cấp từ trước.

Em nào có túi khẩn cấp ở nhà thì hãy giơ tay!

Chuẩn bị túi khẩn cấp cho thú cưng và vật nuôi của bạn

Động vật cũng dễ bị tổn thương như con người trước những rủi ro do sét đánh (nếu xích ngoài trời), mưa đá, lũ lụt và các thiên tai khác ở Việt Nam. Hãy đưa vật nuôi vào nhà để tránh các nguy cơ đó.

Học sinh tiểu học đặc biệt có sự đồng cảm và sự quan tâm đối với các loài động vật sống cùng môi trường với các em. Sự đồng cảm đối với các sinh vật khác là một chân giá trị có thể được thấm nhuần và nuôi dưỡng trong lớp học. Có thể dạy các em điều này thông qua các hoạt động giáo dục trong kế hoạch bài học ở nhà để trẻ cùng khám phá và thực hiện với gia đình.

Nếu bạn sống trong một cộng đồng có nhiều gia đình nuôi gia súc gia cầm hay các vật nuôi có giá trị, có thể bổ sung thêm hoạt động học tập ở nhà để học sinh tự khám phá với gia đình các em.

Lưu ý rằng một số thú cưng và vật nuôi có thể tự mang túi khẩn cấp của mình, hoặc thậm chí giúp mang túi khẩn cấp cho cả bạn. ( Ví dụ ngựa, chó...)

Trước khi bước vào hoạt động chính, hãy hỏi

Page 103: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

103

học sinh: “Nếu nhà em nuôi ____ (điền vào chỗ trống “chó”, “mèo”, “ngựa”, “trâu”), em sẽ đặt gì vào trong túi khẩn cấp của con vật đó?” Cho học sinh thời gian để trả lời và thảo luận câu trả lời với các thành viên khác trong nhóm hoặc với cả lớp. Hãy đảm bảo khuyến khích học sinh trả lời hoặc đặt câu hỏi liên quan đến các tình huống hoặc bối cảnh thiên tai, tùy

thuộc vào cấp, lớp của học sinh.

Dựa trên hoạt động khởi động này, học sinh sẽ tạo một túi khẩn cấp cho vật nuôi của các em. Hãy trình bày danh mục đề xuất các vật dụng cần thiết cho vật nuôi cả trong bối cảnh thành phố và nông thôn.

Khi học sinh đã có ý tưởng về các vật dụng mà thú cưng hay vật nuôi cần có trong tình huống khẩn cấp, bạn có thể khuyến khích các em tạo túi khẩn cấp cá nhân của mình cho thú cưng và vật nuôi của mình bằng cách hoàn thành hoạt động dưới đây.

Bỏ đồ dùng vào túi khẩn cấp

Hoạt động này có tranh minh họa những vật dụng có cả ở nông thôn và thành thị cũng như những vật dụng không cần thiết trong trường hợp khẩn cấp. Học sinh sẽ xác định những vật dụng phù hợp với nhu cầu của gia đình và cộng đồng của mình. Trong hoạt động này, học sinh được khuyến khích thảo luận về những vật dụng cần thiết phải mang theo và giải thích tại sao lại không cần mang theo những vật dụng còn lại.

Hai trang tiếp theo sẽ hướng dẫn học sinh thực hiện hoạt động này:

1. Trang đầu sẽ gồm một bảng gồm các minh họa những vật dụng thiết yếu để từ đó học sinh lựa chọn mang theo trong trường hợp khẩn cấp. Học sinh sẽ cắt các hình minh họa các vật dụng thiết yếu và dán vào tranh túi khẩn cấp trong trang tiếp theo

2. Có 2 túi khẩn cấp: một túi cho học sinh và gia đình các em, túi còn lại cho vật nuôi và gia súc, gia cầm. Học sinh sẽ (sử dụng hồ dán hoặc băng dính) đính các vật dụng mà các em lựa chọn trong số những hình minh họa vào mỗi túi khẩn cấp tương ứng.

• Ảnh hiện tại của em và chó/mèo của em• Một món đồ chơi yêu thích

Page 104: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

104

TÔI CẦN MANG GÌ TRONG TÚI KHẨN CẤP?

Cắt những tranh minh họa vật dụng cần thiết trong trường hợp khẩn cấp và dán vào túi khẩn cấp cho người và túi khẩn cấp cho vật nuôi và gia súc gia cầm. Lưu ý: có vật dụng không cần thiết trong trường hợp này. Việc lựa chọn vật dụng nào phụ thuộc vào nhu cầu của từng gia đình. Những ô còn trống để cho học sinh tự vẽ bổ sung những vật dụng thiết yếu đối với gia

đình mình mà chưa có minh họa.

TÚI KHẨN CẤP CHO NGƯỜIDán các hình minh họa học sinh đã chọn trong hoạt động trước

TÚI KHẨN CẤP CHO VẬT NUÔI HOẶC GIA SÚC GIA CẦMDán các hình minh họa học sinh đã chọn trong hoạt động trước

Page 105: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

105

Họ tên: _________________________ Lớp: __________________________

Page 106: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

106

Các câu hỏi dưới đây có thể được dùng để kiểm tra mức độ hiểu biết của học sinh về việc lập kế hoạch phòng chống thiên tai và rủi ro ở gia đình hoặc cung cấp một điểm khởi đầu cho các cuộc thảo luận trong lớp học hoặc ở nhà. Hãy hỏi học sinh:

1. Gia đình của em nên làm gì để phòng chống thiên tai và các rủi ro khác?

a) Thảo luận với các thành viên gia đình về cách ứng phó khi có thiên taib) Xây dựng một kế hoạch gia đình chung để ứng phó với thiên taic) Lập một bản thông tin liên lạc gia đình trong tình hình khẩn cấpd) Chuẩn bị một túi cụ khẩn cấp khi sơ táne) Tất cả các ý trên

2. Những thông tin nào dưới đây cần phải cho vào Bản thông tin liên lạc gia đinh?

a) Thói quen của mỗi thành viên gia đìnhb) Chiều cao và cân nặng của mỗi thành viên gia đìnhc) Tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc trong tình hình khẩn cấp

3. Những vật dụng nào dưới đây không nên mang theo trong bộ đồ dùng khẩn cấp?

a) Nước uống và thức ăn khôb) Đèn pin, pin mới, bật lửa và radio cầm tayc) Túi khẩn cấp và các thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ d) Tivi và các vật dụng giải trí khác (ví dụ như tạp chí, sách, v.v.)

Hoạt động 4: Tìm hiểu tình trạng an toàn trường học và cộng đồng xung quanh trường

Học sinh cần được tham gia vào việc đánh giá trường học an toàn. Các em có thể làm điều này thông qua việc nhận biết và báo những

mối nguy hiểm tiềm tàng lên thầy cô giáo hoặc ban giám hiệu. Phụ huynh và các thầy cô giáo cần phải đảm bảo rằng con em mình học được cách quan sát và chú ý để có thể tránh những nơi nguy hiểm và được an toàn. Để làm được điều này, giáo viên cùng với học sinh xây dựng một danh sách các câu hỏi. Các câu trả lời cho những câu hỏi này có thể tìm được thông qua việc đi bộ khảo sát xung quanh sân trường và trên đường về nhà. Mức độ phức tạp của các câu hỏi phụ thuộc vào các lớp và trình độ của học sinh.

Sử dụng các câu hỏi này như là những gợi ý, giáo viên hoặc Ban giám hiệu nhà trường có thể thiết kế các bài tập cụ thể phù hợp với trình độ của học sinh. Khuyến khích học sinh thảo luận và cùng chuẩn bị câu trả lời, xác định những mối nguy hiểm hoặc quan ngại. Học sinh có thể viết thư gửi Ban giám hiệu nhà trường nhằm cung cấp một báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu của các em. Những hoạt động này sẽ giúp tăng cường kỹ năng phân tích, viết, và thảo luận cũng như nhận thức về rủi ro của các em học sinh.

Hoạt động gợi ý:

1. Học sinh tự tìm hiểu để trả lời các câu hỏi sau:

Loại thiên tai và rủi ro nào thường hay xảy ra nhất tại địa phương mình? Em nghe thấy thông báo và cảnh báo về thiên tai và rủi ro đó từ đâu?

2. Học sinh chia theo nhóm nhỏ, mỗi nhóm chọn ngẫu nhiên một loại hình thiên tai để thảo luận. Những câu hỏi thảo luận nhóm như sau:

Chuyện gì sẽ xảy ra ở trường nếu có lũ lụt, cháy nổ, bão… (chọn hiểm hoạ thường xảy ra đối với trường học của em)?Giáo viên và học sinh sẽ sơ tán đi đâu nếu có trường hợp khẩn cấp xảy ra?Những nguyên tắc nào là quan trọng nhất cần phải tuân thủ khi sơ tán?

Page 107: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

107

3. Yêu cầu học sinh từ hôm nay cho đến bài học tiếp theo, trên đường từ trường về nhà và từ nhà đến trường, các em quan sát đường đi và các khu vực lân cận để trả lời câu hỏi sau:

Các em có nhìn thấy bất kỳ khu vực nguy hiểm nào xung quanh hoặc trên đường đi học, ví dụ như hố nước, sông gần lối đi, cây cối có khả năng gây nguy hiểm hoặc giao thông dày đặc không?

Học sinh viết ra hoặc vẽ những bức tranh đơn giản / ký họa nhằm đánh dấu những nơi nguy hiểm / rủi ro tiềm tàng trên đường đến trường / về nhà và khu vực xung quanh nhà hoặc trường. Tiếp theo, học sinh sẽ trình bày trong phạm vi nhóm, và nhóm trưởng của các nhóm sẽ trình bày trước lớp phần nội dung của nhóm mình.

4. Khuyến khích học sinh thảo luận để trả lời câu hỏi sau: “Em, cha mẹ, và trường học cần làm gì để ứng phó hiệu quả với thiên tai, các rủi ro, hiểm hoạ khác?” Các em có thể thảo luận theo nhóm các biện pháp và hành động chính các em cần thực hiện để đối phó với những hiểm nguy trên đường đến trường.

5. Giáo viên tổ chức trưng bày những báo cáo hoặc tranh vẽ của học sinh trong lớp, khuyến khích các em đưa ra ý kiến nhận xét, chỉnh sửa nếu cần. Học sinh có bài trình bày tốt có thể được mời tham gia thuyết trình trước toàn trường.

Hoạt động 5: Lập bản đồ rủi ro hiểm hoạ khu vực sinh sống

Giáo viên hướng dẫn các em như sau. Giáo viên tự điều chỉnh để hướng dẫn dựa trên độ tuổi của học sinh.

Chuẩn bị:

Một tờ giấy khổ lớn, bảng đen/trắng hoặc một khoảng tường.Bút viết, và bút vẽ nhiều màu nếu có.Băng dính hoặc keo dán để treo bản đồ rủi ro hiểm hoạ.

Các bước tiến hành:

1. Vẽ bản đồ đơn giản của khu phố hay làng/xã em sinh sống, cần thể hiện trên bản đồ những nơi em dành nhiều thời gian nhất: nhà và trường học của em.

2. Thể hiện trên bản đồ các địa danh thiên nhiên, ví dụ như sông, rạch, đồi núi dốc, đường bờ biển cũng như cơ sở hạ tầng chính (đường giao thông, cầu, hầm) và các công trình công cộng quan trọng (trạm cứu hỏa, nhà ga, bệnh viện, trường học, đồn công an). Em cũng nên đề cập đến các công trình có khả năng gây nguy hiểm khi có thảm họa như nhà máy hóa chất, nhà máy điện, trạm biến áp...

3. Khi đã vẽ xong bản đồ, hãy thử nghiệm việc trở thành những ‘thám tử nhỏ’ điều tra rủi ro bằng cách tìm hiểu các hiểm họa mà cộng đồng nơi em sinh sống đang phải đối mặt. Chia thành các nhóm nhỏ và phỏng vấn những người trong cộng đồng em sinh sống (từ các nhà báo địa phương và cán bộ quản lý thiên tai cho đến người thân, thày cô giáo và bạn bè). Internet và thư viện cũng là nguồn thông tin hữu ích. Hãy tìm câu trả lời cho các câu hỏi sau:

Cộng đồng hay khu vực sống của em đang đứng trước nguy cơ phải đối mặt với những hiểm họa nào (động đất, lũ lụt, sạt lở đất v..v)? Những khu vực nào sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất nếu một hiểm họa nào đó xảy ra?Những thiên tai nào đã từng xảy ở khu vực em sinh sống? Khi đó những khu vực nào đã bị ảnh hưởng nhất và tại sao?Cộng đồng của em đã lập ra bản đồ rủi ro

Page 108: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

108

thiên tai cho các loại hiểm họa khác nhau chưa? Nếu có, việc lập bản đồ được thực hiện như thế nào? Bản đồ có thể hiện những thay đổi rủi ro do biến đổi khí hậu không?

4. Sau đó, hãy đánh dấu các khu vực và công trình có nguy cơ hiểm họa. Mỗi nhóm học sinh có thể lập một kịch bản hiểm họa khác nhau (ví dụ như trận lụt nhỏ hoặc trận lụt lớn).

Em có thường xuyên ở các khu vực có nguy cơ rủi ro không?Trường học của em đặt ở khu vực có nguy cơ rủi ro không?

5. Tiếp tục, hãy cùng nhau thảo luận về tình trạng dễ bị ảnh hưởng hơn trước thiên tai của một số người hoặc công trình trong cộng đồng

Những người hay nhóm người nào trong cộng đồng của em dễ bị ảnh hưởng hơn những người khác khi thiên tai, thảm họa xảy ra?Điều gì khiến cho một số khu vực, công trình hay cơ sở hạ tầng dễ bị ảnh hưởng hơn các khu vực khác?Các hoạt động nào diễn ra trong khu vực sống của em làm tăng tình trạng dễ bị ảnh hưởng nói trên?

6. Hãy đánh dấu các tòa nhà và khu vực nơi có một lượng lớn người cần đến sự giúp đỡ khi thiên tai xảy ra, ví dụ như trường học, Trung tâm học tập cộng đồng, Ủy ban nhân dân, khu dưỡng lão, bệnh viện, và trạm xá.

7. Tiếp theo, hãy suy nghĩ về năng lực ứng phó với thiên tai. Đánh dấu các công trình và cơ sở hạ tầng quan trọng đối với hoạt động ứng phó với thiên tai, ví dụ như đường sơ tán, các điểm an toàn, bệnh viện, trạm cứu hỏa v..v. Cùng thảo luận mức độ rủi ro có thể xảy ra với các công trình cũng như khả năng tiếp cận các công trình đó khi có thiên tai.

8. Như vậy, bản đồ hiểm họa của em đã được hoàn thành. Có rất nhiều điều em có thể làm với tấm bản đồ hiểm họa này: Em có thể trình bày với giáo viên, gia đình và những người hoạt động trong lĩnh vực ứng phó khẩn cấp như lính cứu hỏa. Hãy hỏi thầy cô giáo xem liệu em có thể trưng bày sản phẩm ở địa điểm nào đó cho cộng đồng không. Từ đó, em có thể bắt đầu trao đổi với bạn cùng lớp, hoặc cha mẹ về những hành động mà cộng đồng có thể bắt đầu thực hiện nhằm giảm thiểu rủi ro và ứng phó tốt hơn. Hãy suy nghĩ thêm về các cách thức để nhận biết những người dễ bị ảnh hưởng hơn khi có thảm hoạ và tìm cách đảm bảo an toàn cho họ. Trẻ em/thanh thiếu niên có thể giúp đỡ những gì?

Một số lưu ý thực hiện

Nếu cộng đồng em sinh sống quá lớn để có thể thể hiện trên một tấm bản đồ hiểm họa duy nhất, em có thể lập các nhóm khác nhau, mỗi nhóm phụ trách một khu vực nhất định trong cộng đồng. Thậm chí, em có thể hợp tác với các trường khác trong cộng đồng.

Hiểm họa vào mỗi mùa khác nhau có thể khác nhau. Do đó, các nhóm khác nhau có thể lập bản đồ hiểm họa cho các mùa khác nhau. Em cũng có thể lập một bản đồ hiểm họa cho mỗi loại hiểm họa, thay vì kết hợp tất cả các hiểm họa vào một bản đồ.

Bản đồ hiểm họa luôn luôn dựa trên xác suất và đôi khi nhưng điều tưởng như không thể lại xảy ra. Điều này có nghĩa là ngay cả khi nhà ở và trường học của em được đặt ở những khu vực tương đối an toàn, thì chúng ta vẫn cần chuẩn bị sẵn sàng để đối mặt với thảm hoạ.

Page 109: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

109

Hoạt động 6: Chuẩn bị sẵn sàng: Ở đâu? Khi nào? Bằng cách nào?

Sau đây là những hướng dẫn mà giáo viên có thể chia sẻ cho học sinh. Những hướng dẫn này có thể được điều chỉnh để phù hợp với lứa tuổi của các em.

Chuẩn bị:

Sơ đồ hiểm họa, nếu em đã có sẵn Một tờ giấy khổ lớn và vài tờ giấy khổ nhỏ, nếu như em chưa có sẵn sơ đồ hiểm họaBút và bút chì, tốt nhất là bút nhiều màu

Các bước tiến hành:

1. Liệt kê tất cả các địa điểm mà em thường đến trong tuần. Chỉ rõ thời gian trong ngày em đến các địa điểm đó.

2. Xác định và đánh dấu vị trí các địa điểm đó trên bản đồ rủi ro hiểm hoạ đã có. Nếu chưa có bản đồ rủi ro hiểm hoạ, em cần lập bản đồ khu vực sinh sống của mình, thể hiện tất cả những nơi em đã liệt kê.

3. Thảo luận với các bạn cùng lớp và các bạn khác trong xóm về các hiểm họa có thể xảy ra với cộng đồng và địa điểm có nguy cơ rủi ro nhất. Có thể em đã thực hiện điều này khi lập bản đồ rủi ro hiểm hoạ. Nếu chưa, hãy quay trở lại với bản đồ rủi ro hiểm hoạ và tìm hiểu những thông tin đó.

4. Viết ra các hiểm họa mà em nhận biết được và gắn chúng với các địa điểm mà em đề cập đến ở bước 1. Hãy hỏi cha mẹ, những người trong xóm hoặc giáo viên về những hiểm họa, hiểm họa thứ cấp có thể gây trở ngại cho em khi sơ tán hoặc làm các em không thể sơ tán (như cây lớn đổ xuống, dây điện rơi xuống, mương hay sông hồ bị ngập lụt, cầu không qua được, nhà có thể sập và nhiều hơn thế nữa…)

5. Thêm một cột để em có thể viết tất cả các cảnh báo cho mỗi hiểm họa ở từng địa điểm. Thảo luận danh mục của em với giáo viên và bố mẹ.

6. Viết ra những điều em có thể làm và nơi em có thể đi nếu nhận được cảnh báo về một hiểm họa xảy ra ở một địa điểm nào đó.

7. Vẽ các đường sơ tán/lối thoát hiểm cho mỗi địa điểm và từng hiểm họa trên bản đồ rủi ro hiểm hoạ của em. Lý tưởng nhất là các em nên có hai đường sơ tán từ mỗi địa điểm trong bản đồ rủi ro hiểm hoạ, bao gồm cả các phòng trong nhà.

Dưới đây là một ví dụ về kế hoạch phòng chống hiểm họa trong các thời điểm khác nhau:

Page 110: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

110

Một số lưu ý thực hiện

Thảo luận với các thành viên trong gia đình – họ có thể cũng muốn lập một danh sách như trên.

Hãy thảo luận địa điểm gia đình muốn tập trung và phương thức liên lạc với nhau khi có thiên tai xảy ra.

Thảo luận trên lớp và với thầy cô giáo, đại diện chính quyền về phương thức cải thiện hệ thống cảnh báo ở các địa điểm khác nhau trong khu vực sống hay xã của em.

Giúp ông/bà sơ tán

• Hàng xóm, xe cứu hỏa, quan sát ngọn đồi gần nhà ông/bà nếu như có mưa rất to

• Sơ tán theo cửa sau ngay khi nhận thấy dấu hiệu cảnh báo sạt lở đất.

• Cảnh báo hàng xóm và gọi cứu hỏa

• Lấy ngay túi khẩn cấp của mình và của ông/ bà (nếu có sẵn)

• Giúp ông/bà sơ tán

Page 111: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

111

Hoạt động 7: Khởi xướng và hỗ trợ các hoạt động giảm thiểu rủi ro trong cộng đồng

Em có thể cùng với bạn bè khởi xướng và hỗ trợ các hoạt động giảm thiểu rủi ro trong cộng đồng như tổ chức phong trào làm sạch môi trường cộng đồng, trồng cây xanh, trồng rừng ngập mặn chắn sóng, tích trữ nước mưa v.v.

Chuẩn bị:

Những gì chuẩn bị tùy thuộc vào hoạt động em dự định tổ chức, ví dụ:

Đối với hoạt động làm sạch môi trường cộng đồng, em cần có túi và rổ để thu gom rác vào các bãi tập kết rác. Em cũng cần chuẩn bị sẵn găng tay lao động hoặc găng dùng trong gia đình. Các xe kéo nhỏ, xe bò hay xe đạp có thể giúp em vận chuyển rác thải một cách

dễ dàng hơn.Đối với hoạt động trồng cây xanh và trồng rừng ngập mặn, em cần có hạt giống, xẻng để đào đất và xô để tưới nước cho cây.

Các bước tiến hành:

1. Hãy bắt đầu bằng việc nghiên cứu bản đồ rủi ro hiểm hoạ của cộng đồng. Thảo luận với giáo viên, bạn học hay người thân trong gia đình về các hoạt động ảnh hưởng đến môi trường khiến cho một số khu vực có nguy cơ rủi ro cao hơn. Những hoạt động này bao gồm xả rác làm tắc nghẽn sông hay kênh rạch, chặt cây ở khu vực đồi núi dễ xảy ra sạt lở đất và khai thác đá, sỏi ở các con sông.

2. Lập danh sách những điều có thể làm và cần phải làm để giảm thiểu rủi ro cho cộng đồng. Dưới đây là một số ví dụ:

3. Hỏi ý kiến của những người xung quanh khi lập bản đồ rủi ro hiểm hoạ xem có hoạt động nào trong thôn, xóm nhằm giảm thiểu rủi ro thiên tai không. Ví dụ như hỏi cộng đồng thôn, xóm, hội phụ nữ, chính quyền địa phương và các tổ chức phi chính phủ (nếu có). Nếu có những hoạt động này, hãy xin phép cha mẹ để được tham gia. Dựa vào những điều đã học,

các em sẽ khiến những hoạt động này trở nên hiệu quả hơn.

4. Nếu trong cộng đồng chưa có các hoạt động như vậy, em hãy cùng các bạn khởi xướng một số hoạt động đó và xin ý kiến tư vấn/hỗ trợ của những người lớn xung quanh trong việc thực hiện.

Trồng lại cây xanhĐảm bảo các loại cây trồng phù hợp với vùng đất đó

Một số yếu tố khiến hiểm hoạ dễ xảy ra hơn

Chặt đốn cây

Page 112: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

112

Một số lưu ý thực hiện:

Các hoạt động này có thể kết hợp hiệu quả với hoạt động vẽ áp phích, bích họa và biển chỉ dẫn để cảnh báo cho các thành viên trong cộng đồng về những hành vi nguy hiểm và cách thức để cộng đồng có thể ứng phó với thảm họa một cách hợp lý.

Một số hoạt động có thể cần đến việc gây quỹ hoặc kêu gọi đóng góp về vật chất. Với sự giúp đỡ của cha mẹ và giáo viên, các em có thể đến xin hỗ trợ cho dự án từ các doanh nghiệp địa phương. Các em phải thực hiện dưới dự cho phép và hướng dẫn của hiệu trưởng.

Hoạt động 8: Hỗ trợ trong cộng đồng: những điều em có thể làm

Những điều em có thể làm:

Hãy cùng thảo luận với bố mẹ về kế hoạch hợp tác với những người sống xung quanh để phòng ngừa tốt hơn khi có thiên tai. Trước hết là việc lập kế hoạch phòng chống ngay trong mỗi gia đình. Sau đó cùng với một nhóm người hàng xóm chuẩn bị chung một kế hoạch phòng chống thiên tai.

Những hoạt động dưới đây sẽ được hiệu trưởng nhà trường, giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn với sự giúp đỡ của các giáo viên và sự tham gia của các em học sinh, cụ thể như sau:

1. Các gia đình có thể so sánh các bản kế hoạch với nhau và đề xuất, gợi ý các hoạt động cần làm trong cộng đồng khu vực, và những điều họ có thể làm để hỗ trợ lẫn nhau.

2. Nhóm các gia đình sống trong cùng một khu vực có thể lập các dấu hiệu cảnh báo thiên tai và đánh dấu đường sơ tán (các em sẽ học được điều này ở hoạt động tiếp theo). Dấu hiệu cảnh báo rõ ràng sẽ giúp mọi người tránh được các khu vực nguy hiểm. Các khu vực trú ngụ an toàn cũng được đánh dấu để mọi người, kể cả những người khách đến thăm, cũng biết cần phải đi đâu khi có thiên tai.

3. Em hãy đề xuất với bố mẹ hoặc hàng xóm tổ chức một buổi diễn tập sơ tán hay diễn tập

mô phỏng thiên tai qui mô nhỏ. Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão địa phương có thể hướng dẫn và hỗ trợ thêm. Em cũng có thể xin ý kiến Ban chỉ đạo về các dấu hiệu cảnh báo trước khi lập các dấu hiệu đó. Hãy huy động sự tham gia của mọi người, bao gồm cả người già, trẻ em và phụ nữ có thai cùng tham gia diễn tập.

4. Những người sống cùng khu vực cũng có thể tổ chức một chiến dịch tổng vệ sinh ở cộng đồng. Hãy thường xuyên khơi thông hệ thống kênh rạch, sông ngòi, hệ thống thoát nước và rãnh nước để giảm thiểu rủi ro lũ lụt.

5. Tích cực trồng và chăm sóc cây xanh, cây chắn sóng, chắn lũ trong khu vực để môi trường sống xung quanh xanh tươi hơn và đồng thời có thể giảm thiểu rủi ro thiên tai.

6. Tìm ra nhiều cách thức khác nhau để bảo vệ môi trường khu vực sống quanh em: thảo luận phương thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng, ví dụ, bằng cách không đốt rác, hạn chế dùng túi ni lông trong mua sắm, sử dụng năng lượng tái sinh và dùng loại bếp nấu sạch hơn cho môi trường.

Hoạt động 9: Lập các dấu hiệu, biển cảnh báo thiên tai

Bằng cách lập ra các dấu hiệu, biển cảnh báo thiên tai, em có thể giúp thông báo tới mọi người về hiểm họa, các khu vực nguy hiểm và đường sơ tán trong khu vực sinh sống.

Page 113: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

113

Các bước tiến hành:1. Hãy suy nghĩ về những cảnh báo mà em muốn truyền tải, tốt nhất là thông qua việc thảo luận những hiểm họa nào cộng đồng xung quanh đang phải đối mặt và xác định các khu vực có nguy cơ rủi ro cao trong cộng đồng. Ở bước này, em cần phải có sẵn một bản đồ rủi ro hiểm hoạ của cộng đồng.

2. Hãy suy nghĩ về mục đích của các dấu hiệu cảnh báo:

Đánh dấu lịch sử thiên tai: Hãy nghiên cứu về những thiên tai đã từng xảy ra trong cộng đồng xung quanh. Đã bao giờ có sóng thần hay lũ lụt ở khu vực hay xã em sinh sống chưa? Nếu có, thì mực nước lên cao đến mức nào? Bằng cách đánh dấu vào các khu vực này, em có thể nhắc nhở cộng đồng về các vị trí đã từng bị ảnh hưởng trong quá khứ.Các dấu hiệu cảnh báo: Hãy thăm dò xung quanh để tìm ra các điểm và hành vi nguy hiểm. Em có thể đánh dấu những quả đồi hay con dốc có nguy cơ sạt lở đất vào mùa mưa, hay cắm biển báo để mọi người không đi qua cầu khi mực nước lên quá một mốc nào đó.Đánh dấu các con đường sơ tán: Nếu chính quyền chưa làm được điều này, em có thể

cùng các bạn và cha mẹ tìm cách đánh dấu các đường sơ tán chính từ khu vực hay xã em sinh sống. Có thể thực hiện điều này kết hợp với việc đánh dấu các khu vực an toàn và điểm tập trung sau khi sơ tán. Hãy tìm đến Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão địa phương để đảm bảo có được nguồn thông tin chính thức.

3. Các dấu hiệu cảnh báo có thể được thể hiện dưới nhiều cách thức và hình dạng khác nhau. Em có thể sơn và treo trên tường hay trên cây (em sẽ cần sự cho phép của chính quyền và phải có người lớn hỗ trợ để đảm bảo sử dụng đúng chủng loại sơn, chổi cũng như bình xịt nhiều màu). Em cũng có thể vẽ các biển báo trên bìa các-tông bằng bút chì màu hay bút dạ và bọc các biển báo đó bằng nilon trong suốt (hoặc mang đi ép plastic) để chúng chịu được điều kiện thời tiết. Em cũng có thể thảo luận với giáo viên và bố mẹ về việc làm các biển báo bằng kim loại.

Hãy lưu ý rằng khi có thiên tai, mọi người thường trong trạng thái căng thẳng, bối rối. Vì thế, em cần đảm bảo rằng các dấu hiệu cảnh báo được thể hiện rõ ràng, dễ thấy để mọi người không bỏ qua, ngay cả trong những tình huống khẩn cấp nhất. Các dấu hiệu, biển cảnh báo của em cũng cần có khả năng chống

Page 114: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

Quy định của trò chơi như sau: Đội trưởng của mỗi nhóm sẽ nhận một mẩu tin. Đội trưởng sẽ tự đọc thầm mẩu tin hai, ba lần để nhớ mẩu tin đó. Sau đó, mỗi đội trưởng sẽ truyền tin đó bằng cách nói thầm vào tai người tiếp theo, và người này lại thực hiện tương tự với người kế tiếp cho đến khi mẩu tin được truyền đến người cuối cùng trong hàng. Quy tắc là nếu như thành viên nào trong nhóm không chắc chắn lắm về nội dung mẩu tin đó, người đó có thể yêu cầu người truyền tin nhắc lại. Người đó không được phép hỏi bất kì thông tin nào khác và không được phép hỏi đội trưởng hay những người khác. Mọi thông tin đều phải được nói thầm để chỉ hai người đang trao đổi thông tin với nhau là có thể nghe được nhau.

Người cuối cùng trong mỗi hàng sẽ đi lên bảng và viết lại mẩu tin mà mình đã nghe được. Giáo viên sẽ đọc mẩu tin gốc, hoặc viết mẩu tin đó trên một tờ giấy khổ lớn dán trên bảng để cả lớp có thể đọc hai phiên bản của mẩu tin cùng lúc: mẩu tin gốc và mẩu tin nhận được từ học sinh cuối hàng.

Hỏi học sinh xem họ học được điều gì từ hoạt động này. Tại sao mẩu tin ban đầu đã bị thay đổi khi đến được người cuối cùng trong hàng? Lần sau các em nên làm gì để đảm bảo mẩu tin nhận được lần cuối vẫn giống mẩu tin gốc?

chịu được các tác động của tự nhiên như nắng, mưa, gió mạnh...

Thực hành kỹ năng lắng nghe và tiếp nhận thông tin về giảm thiểu rủi ro thiên tai và các hiểm họa khác

Một trong những kỹ năng thiết yếu nhất học sinh cần có để ứng phó trong tình trạng khẩn cấp là biết lắng nghe và chú ý để bảo đảm các em đưa ra cũng như tiếp nhận thông tin đúng. Hoạt động sau đây giúp cũng cố kỹ năng này cho học sinh.

Hoạt động 10: Trò chơi truyền tin: ” Tam sao, thất bản”

Học sinh được chia làm hai nhóm đứng ở hai hàng, dọc hai hàng đứng cách nhau ít nhất một cánh tay, sao cho thành viên trong nhóm không bị thành viên nhóm kia nghe được. Mỗi nhóm bầu ra một đội trưởng đứng ở đầu hàng (Nếu lớp đông, có thể chia lớp làm 3-4 nhóm, và chuẩn bị 3-4 mẩu tin).

Chuẩn bị và in/viết lên giấy hai mẩu tin về tiến trình của một trận bão, ví dụ:

114

Page 115: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

Một số gợi ý kết luận cho giáo viên:

Chúng ta cần đảm bảo một số nguyên tắc trong truyền đạt thông tin, như thông tin phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu , dễ nhớ, tập trung vào nội dụng chính cần truyền đạt. Quan trọng nhất là phải truyền tin một cách chính xác và rõ ràng.Tin tức có thể bị thay đổi khi được truyền qua nhiều người nếu thông tin không được nghe từ nguồn ban đầu của nó. Vì thế khi bạn nhận được thông tin từ hàng xóm hay bạn bè thì cần phải kiểm tra nguồn tin chính thống. Trong tình hình khẩn cấp hoặc thiên tai, cần chú ý đến các chỉ dẫn của người đứng đầu để thống nhất hành động, tránh những tình huống lộn xộn.Chúng ta cần học cách lắng nghe, không nói chuyện trong lúc nghe hướng dẫn, và

nghiêm túc thực hiện tình huống. Ví dụ, học sinh không nên nói chuyện hay chơi đua khi diễn tập.

Hoạt động 11: Vẽ bích họa và tổ chức triển lãm

Tranh bích họa và triển lãm là những cách thức thú vị và sáng tạo để truyền đạt các thông điệp tới nhiều người. Em có thể mời phụ huynh và các thành viên cộng đồng đến tham dự triển lãm ở trường.

Khi chuẩn bị cho triển lãm, em sẽ học được các chủ đề liên quan tới thiên tai theo một cách thức lý thú hơn. Với những tác phẩm sáng tạo và độc đáo của mình, em sẽ có những điều thú vị để chia sẻ với bạn bè, với gia đình và cộng đồng.

115

Page 116: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

116

Chuẩn bị:

Tùy thuộc vào chủ đề và cách thức thực hiện, các tác phẩm trưng bày có thể dưới bất cứ hình dạng và kích thước nào mà em cảm thấy phù hợp. Em có thể sử dụng:

Giấy khổ vừa hay lớn để làm tranh hoặc poster (áp phích)Bút màu, bút sáp, màu nước hoặc sơn dầu, sơn (đối với tranh tường)Kéo, thước kẻ, keo dánBáo và tạp chí (để cắt ra các bài đáng quan tâm, các nhân vật hay ảnh chụp)Nội dung được in hoặc sưu tầm từ InternetCác mảnh vải nhỏ, chỉ hoặc lenMột không gian triển lãm hoặc một bức tường để vẽ bích họa

Các bước tiến hành:

1. Cùng suy nghĩ với thầy cô và bạn học về chủ đề tranh tường hay triển lãm mà các em muốn thực hiện và đối tượng khán giả có thể đến xem. Ví dụ, có thể vẽ một bức tranh tường bên bờ sông để nhắc nhở mọi người giảm nguy cơ lũ lụt bằng cách không vứt rác xuống sông, hay cùng nhau mở một cuộc triển lãm về các hiểm họa mà cộng đồng xung quanh em phải đối mặt.

2. Hãy nghiên cứu về chủ đề em chọn để có thể thể hiện các tác phẩm hiệu quả nhất, giúp mọi người hiểu được những gì em đang cố gắng truyền tải.

3. Khi đã có đủ thông tin, hãy suy nghĩ xem bức tranh tường hoặc tác phẩm của em sẽ được thể hiện như thế nào, cần có những công cụ gì và nội dung thông điệp em muốn tập trung vào là gì.

4. Thảo luận cùng giáo viên và hiệu trưởng về địa điểm em muốn vẽ tranh tường hay tổ chức triển lãm. Nơi triển lãm nên là nơi dễ thấy và

dễ tiếp cận đối với khán giả mà em hướng tới. Đồng thời, cần xin ý kiến của thầy cô/ người lớn có trách nhiệm trong cộng đồng để đảm bảo rằng em được phép sơn/vẽ lên tường hay tổ chức triển lãm ở vị trí đó.

5. Hãy tìm kiếm những ý tưởng sáng tạo nhất khi vẽ tranh tường hay các tác phẩm triển lãm, và đừng quên tìm kiếm sự giúp đỡ nếu cần.

6. Tìm những cách thức đa dạng để huy động sự tham gia của mọi người như: gửi giấy mời, làm tờ rơi quảng cáo, hay treo áp-phích để mọi người đi qua biết được về triển lãm/tranh tường của em; tổ chức lễ khai mạc triển lãm/tranh tường một cách hấp dẫn nhất có thể nhằm thu hút nhiều người tham dự . Em có thể nhờ đến đài phát thanh địa phương đưa tin về hoạt động này.

7. Chuẩn bị không gian cho triển lãm để em có thể trưng bày các tác phẩm của mình. Em hãy trưng bày và treo các tác phẩm ở vị trí dễ nhìn, và có những dòng thuyết minh ngắn gọn ở dưới mỗi tác phẩm (chủ đề của tác phẩm, tác giả…) để người tham gia có thể hiểu rõ hơn thông điệp của các tác phẩm. Em và bạn bè cũng có thể trở thành những người hướng dẫn trong triển lãm để trả lời các câu hỏi của khách tham quan. Hãy chọn thời điểm phù hợp nhất để khai mạc triển lãm, ví dụ như Ngày Quốc tế Giảm thiểu Rủi ro Thảm họa (13 tháng 10), Ngày Truyền thống Việt Nam Phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai (29/4) là dịp phù hợp để tổ chức hoạt động này.

Hoạt động 12: Diễn kịch về ứng phó với thiên tai

Chuẩn bị:

Các con rối, hay trang phục mà em có thể thiết kế bằng các vật liệu khác nhau ở trường

Page 117: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

117

Vẽ hình dạng và phác thảo của những con rối trên một mảnh giấy. Nếu em muốn làm một con rối đeo ngón tay, hãy làm con rối có chiều dài khoảng một nửa ngón tay của em và vẽ đầu rối ở phần đầu của nó.Cắt theo hình con rối đã vẽ.Tô màu và trang trí các con rối. Em có thể dùng các mẩu vải thừa để làm quần áo và dùng sợi len để làm tóc cho rối.Dán các phần của rối vào nhau.Chuẩn bị sân khấu cho màn chiếu múa rối. Em có thể làm sân khấu bằng giấy bìa, trang trí bên ngoài và tô màu cho sân khấu đó. Em cũng có thể chuẩn bị các sân khấu khác nhau cho các cảnh khác nhau.

5. Diễn tập nhiều lần.

6. Tìm sân khấu để trình diễn vở kịch của em. Mời mọi người đến tham dự.

Hoạt động 13: Chia sẻ kinh nghiệm cá nhân

Khi trải qua thiên tai, em sẽ có nhiều cảm xúc, trải nghiệm khác nhau. Đôi khi rất khó có thể chia sẻ những cảm nhận đó với người lớn. Khi đó, em có thể viết những cảm xúc và suy nghĩ của mình trên một tấm thiệp, lá thư hay thể hiện qua bức tranh. Em có thể trao đổi chúng với những người bạn khác cũng bị ảnh hưởng bởi thiên tai – có thể là những người bạn sống cùng khu vực hoặc ở một vùng khác.

Một cách khác để chia sẻ kinh nghiệm là viết

hay ở nhà. Em hãy nhờ bố mẹ, ông bà hoặc bạn bè giúp đỡ.Giấy hoặc túiLen, vải vụnKéo và keo dánBút màu

Các bước tiến hành:

1. Thảo luận chủ đề mà em muốn trình diễn và đối tượng khán giả vở kịch của em hướng tới.

Nếu em muốn đề cập đến việc phòng chống thiên tai, vở kịch của em có thể nói về những điều con người nên và không nên làm khi thiên tai xảy ra.Sau thiên tai, nếu vẫn cần ở lại điểm sơ tán thêm một thời gian nữa, em có thể sáng tác các vở kịch về cách giữ gìn vệ sinh sạch sẽ và sống khỏe mạnh trong hoàn cảnh sau thiên tai.Em cũng có thể xây dựng các vở kịch/ hoạt cảnh nói về cảm xúc của mình sau thiên tai.

2. Cũng giống như phim, kịch và múa rối cần phải có kịch bản. Hãy nghĩ ra một câu chuyện thú vị để thu hút sự chú ý của khán giả. Vì phòng chống và ứng phó, thích ứng với thiên tai là những đề tài nghiêm túc, hãy đưa vào vở kịch của em những câu chuyện, chi tiết hài hước để khán giả thấy vui và nhớ thông điệp em muốn truyền đạt tốt hơn. Lôi kéo khán giả cùng tham gia vào giải quyết tình huống của vở kịch cũng là một cách hiệu quả để khán giả thấy thú vị hơn với vở kịch đó.

3. Phân công vai trò, nhiệm vụ: Ai sẽ làm đạo diễn, ai sẽ chịu trách nhiệm làm trang phục và làm con rối, ai sẽ diễn và/hay điều khiển con rối?

4. Chuẩn bị trang phục, chuẩn bị đồ dùng sân khấu hoặc con rối để trình diễn. Hãy sử dụng sự sáng tạo của các em. Nếu các em muốn trình diễn múa rối, hãy tham khảo những hướng dẫn dưới đây để làm cho mình 1 con rối:

Page 118: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

Các hoạt động phòng chống theo từng loại thiên tai, rủi ro khác Dưới đây là một số thông tin và hoạt động giúp học sinh phát triển và củng cố kiến thức, kỹ năng và thái độ liên quan đến thiên tai, các rủi ro và tình trạng khẩn cấp khác: bão và áp thấp nhiệt đới, sấm sét, lũ và lũ quét, sạt lở đất, hạn hán, sóng thần, và cháy nổ.

Với mỗi loại thiên tai, rủi ro khác nhau, chúng ta sẽ tìm hiểu những khái niệm cơ bản, những điều nên và không nên làm trước, trong và sau thảm hoạ, từ đó giáo viên có thể sử dụng thông tin để xây dựng các hoạt động học tập, ví dụ như câu đố, các hoạt động dựa vào tìm hiểu/nghiên cứu và các hoạt động khác. Thông tin được trình bày theo cách dễ hiểu để giáo viên có thể mở rộng hoặc điều chỉnh cho phù hợp với trình độ của học sinh và điều kiện của lớp học. Giáo viên cũng có thể mời các chuyên gia đến trường để chia sẻ thêm kiến thức và chuyên môn với học sinh.

truyện hoặc sáng tác bài hát. Em có thể sáng tạo ra những câu chuyện hay bài hát hoàn toàn mới, hoặc điều chỉnh từ những câu chuyện có thật mà em biết, hay sáng tác lời hát mới cho giai điệu đã có. Những câu chuyện, bài hát đó sẽ giúp em chia sẻ cảm xúc của mình, những điều em đã trải qua trong thảm họa, hay câu chuyện làm thế nào để em có thể vượt qua hay cố gắng quay trở lại với đời sống thường ngày. Những câu chuyện, bài hát đó cũng giúp em truyền đạt những thông điệp mà em học được từ thiên tai và bài học làm thế nào để phòng chống, ứng phó với những thảm họa tiếp sau đó.

Em cũng có thể xin phép phỏng vấn (những) người khác trong công đồng đã trải qua thảm họa, và chia sẻ câu chuyện của họ với mọi người.

Thông qua các câu chuyện và bức tranh, em có thể chia sẻ cảm xúc của mình với giáo viên và bố mẹ.

118

Page 119: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

119

Page 120: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

Hoạt động 14: Chuẩn bị ứng phó với bão và áp thấp nhiệt đới

Trong hoạt động này, giáo viên có thể giới thiệu với học sinh các khái niệm, những điều nên và không nên làm để ứng phó với bão và áp thấp nhiệt đới.

Khái niệm

Bão và áp thấp nhiệt đới là những cơn gió lốc lớn có đường kính lên đến hàng trăm cây số. Thông thường, bão đi kèm với các hiện tượng như mực nước biển dâng, mưa lớn kéo dài, gió lớn, và lũ lụt. Có đến 80-90% dân số Việt Nam bị ảnh hưởng bởi các cơn bão và áp thấp nhiệt đới, với trung bình hơn 60 trận bão/một thập kỷ. Trong vòng 6 thập kỷ qua kể từ năm 1954: 31% diễn ra ở Bắc Bộ, 36 % ảnh hưởng đến khu vực phía Bắc và Trung Trung Bộ, và 33% ở khu vực Nam Trung Bộ và miền Nam.

120

Page 121: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

121

Những điều nên và không nên làm

Trước khi xảy ra bão

Hãy chú ý đến bản tin thời tiết trên truyền hình, đài phát thanh, và phương tiện truyền thông cũng như các nguồn thông tin khác. Nếu có một cơn bão đang đến, hãy rút phích cắm tất cả các thiết bị điện.Dự trữ thực phẩm và nước uống an toàn.Chuẩn bị sẵn diêm hay bật lửa, nến, đèn pin phòng trường hợp mất điện.Bảo vệ cửa kính và cửa kim loại bằng cách sử dụng các tấm gỗ hoặc các giải pháp khác.Gia cố mái nhà bằng các bao cát nặng từ 20 kg trở lên.Nếu có lệnh sơ tán hoặc nếu bạn quan sát thấy có bão lớn và/ hoặc lũ lụt, hãy sơ tán ngay lập tức đến một nơi an toàn hoặc nơi địa hình cao hơn.

Trong khi xảy ra bão

Khi ở trong nhà, tránh xa cửa sổ và cửa ra vào. Đứng cách các khu vực có nước, ví dụ như nhà tắm, bể nước hay vòi nước, ít nhất 1 mét. Tắt các thiết bị điện để đề phòng điện giật cũng như các rủi ro cháy nổ khác.Tránh sử dụng đường điện thoại cố định trừ khi thực sự cần thiết và không có sự lựa chọn nào khác.Khi ở ngoài trời, không nên trú mưa ở dưới gốc cây để tránh bị sét đánh. Tránh ở những nơi cao hơn khu vực xung quanh hay gần các vật làm bằng kim loại như xe máy hay hàng rào làm bằng thép.

Sau khi xảy ra bão

Không uống nước chưa đun sôi và nước không hợp vệ sinh.Nếu an toàn, hãy tích nước mưa để đun nước uống và nấu ăn.Nước từ sông, suối, ao, hồ, kênh rạch phải được khử trùng trước khi sử dụng.Không ăn rau sống, mắm tôm, hàu, sò, hến, cá hoặc hải sản sống.Đậy thức ăn nấu chín để đảm bảo rằng chúng không bị ô nhiễm bởi ruồi, mưa, gió, bụi.Vệ sinh trong quá trình chuẩn bị thực phẩm là rất quan trọng. Tránh nấu ăn bằng nước lũ vì nước lũ rất bẩn.Tất cả các dụng cụ, bát, đũa và phải được rửa sạch và giữ khô. Không sử dụng các loại thực phẩm hoặc dụng cụ đã tiếp xúc với nước lũ.Người lớn nên tổ chức dọn vệ sinh xung quanh trường học, gia đình và môi trường xung quanh, cũng như đường làng và ngõ xóm. Rửa sạch các bể chứa nước và lu nước. Đây là một hoạt động cần hướng dẫn học sinh tham gia.Giặt quần áo, chăn, màn, chiếu, ga trải giường bị ẩm ướt do bão lụt; phơi khô nệm và các đồ đã giặt dưới ánh nắng mặt trời.Khơi thông cống rãnh. Lấp và san phẳng các lỗ, hố để ngăn chặn các vũng nước đọng hình thành.Tuân thủ các hướng dẫn chính thức trong việc xử lý các chất thải, rác và xác động vật một cách phù hợp.Tuân thủ các hướng dẫn chính thức trong quản lý phân bón và chất thải phù hợp với yêu cầu vệ sinh.

Page 122: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

122

Tình huống 3. Ở trường học

Khi đang chơi ngoài trời vào giờ giải lao ở trường, gió bất ngờ thổi mạnh làm làm cây cối nghiêng ngả và bụi bay khắp nơi. Em sẽ làm gì?

Câu trả lời

Tình huống 1

Ở trong nhà và tránh xa cửa sổ.Chú ý lắng nghe thông tin và hướng dẫn từ các hệ thống phát thanh hay loa của phường, thôn, xã hay các nguồn đáng tin cậy khác về thông tin khẩn cấp và tin tức.Cùng cha mẹ, chuẩn bị cho mình, các vật dụng và nguồn lực cần thiết để nhanh chóng sơ tán đến nơi an toàn, nếu cần.Thảo luận với cha mẹ của em về việc tìm một nơi an toàn cho gia đình để sơ tán khi cần.

Tình huống 2

Quay trở về theo đường cũ. Tránh xa đường dây điện bị hỏng.Tránh xa các vũng nước và nước tràn khi qua đường.Thông báo cho người lớn hoặc chính quyền về đường dây điện hỏng đó.

Tình huống 3

Lấy tay che mũi và miệng.Nhanh chóng quay trở về lớp học.Tìm và ở nơi kín gió cách xa cửa sổ.Nghe theo hướng dẫn của giáo viên.

Giáo viên có thể sử dụng các bài tập thực hành sau để củng cố và truyền đạt thông tin mà bạn đã học được và chia sẻ về bão và áp thấp nhiệt đới.

Bài tập gợi ý: Đóng vai

Hãy thảo luận với học sinh cách thức xử lý ba tình huống được miêu tả dưới đây. Hãy cho học sinh cơ hội trình bày và giải thích ý kiến của mình. Chia sẻ một số điều nên và không nên làm đồng thời hỗ trợ học sinh xây dựng kế hoạch dựa trên các yếu tố cơ bản của một kế hoạch đơn giản và đúng.

Khuyến khích học sinh tưởng tượng mình sẽ làm gì trong các tình huống sau i) ở nhà, ii) từ nhà đến trường, và iii) ở trường. Bạn có thể cho tất cả học sinh thảo luận cả ba tình huống hoặc cho học sinh thảo luận theo nhóm, mỗi nhóm 1 tình huống.

Tình huống 1. Ở nhà

Vào buổi tối, em và gia đình nhận được thông tin dự báo thời tiết khẩn cấp là một cơn bão sắp đổ bộ vào khu vực em đang sống. Em sẽ làm gì?

Tình huống 2. Trên đường đi

Sau cơn bão, em đang đi bộ trên đường và đột nhiên nhìn thấy một đường dây điện bị đổ xuống đang nằm ngang đường. Em sẽ làm gì?

Page 123: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

123

Hoạt động 15: Chuẩn bị ứng phó với dông

Trong hoạt động này, giáo viên có thể giới thiệu với học sinh các khái niệm, những điều nên và không nên làm để ứng phó với dông.

Khái niệm

Dông là một hiện tượng thời tiết đặc trưng bởi tiếng sấm, sét, mưa, gió và đôi khi là gió mạnh hoặc mưa đá.

Sét là hiện tượng các đám mây phóng điện. Sét thường đánh vào các vị trí trên cao như cây cao, cột điện và đỉnh núi. Sét cũng thường đánh vào các khu vực có nước hoặc kim loại bởi đó là đường dẫn điện. Hiểm họa này bao gồm hệ thống ống nước trong nhà, dây điện,

và kết cấu kim loại ở các bức tường và sàn bê tông. Sét có thể đánh cùng một vị trí hai lần hoặc hơn nữa.

Mưa đá là mưa ở dạng viên hoặc cục băng có hình dạng và kích thước khác nhau. Mưa đá thường gây ra hậu quả nghiêm trọng, ví dụ như phá hủy các tòa nhà và nhà máy, phá vỡ kính, và thậm chí đe dọa cuộc sống của con người.

Những điều nên và không nên làm

Trước cơn dông

Tìm hiểu những dấu hiệu một cơn dông sắp tới như mây đen, không khí mát mẻ và gió, cũng như những dấu hiệu đầu tiên của sấm chớp.Nếu bạn nhận thấy có một cơn dông sắp xảy ra, hãy vào nhà và ở trong nhà.

Page 124: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

Trong cơn dông

Nếu bạn ở trong nhà:

Không đi ra ngoài.Tránh xa cửa sổ, cửa ra vào, các thiết bị điện, và những nơi có nước như phòng tắm, bể nước, vòi nước.Tránh xa đường dây điện và điện thoại.Tránh sử dụng điện thoại, ngoại trừ trường hợp khẩn cấp hoăc khi có nhu cầu khẩn thiết.Rút phích cắm các thiết bị điện và ăng-ten từ TV.

Nếu bạn đang ở ngoài trời:

Ngay lập tức di chuyển vào trong nhà.Không bao giờ trú dưới một gốc cây. Tránh xa các tòa nhà cao tầng và vật thể cao lớn khác, các đường dây điện và các vật bằng kim loại như xe đạp, máy cày, máy móc, hàng rào kim loại, v.v.Tránh nơi trú ẩn thiếu an toàn như khu vực đỗ xe và nhà kho vì chúng thiếu các cơ sở hạ tầng như hệ thống cột thu lôi thường có ở những tòa nhà lớn, bởi các hệ thống này giúp dẫn điện hiệu quả vào lòng đất.

Nếu đang ở trong hoặc xung quanh khu vực có nước, hãy tránh xa ngay lập tức. Tìm một khu vực khô ráo.

Sau cơn dông

Hãy ở trong nhà thêm ít nhất 30 phút sau tiếng sấm và tia sét cuối cùng bởi sét có thể đánh cách vị trí xảy ra dông, bão đến 15 km.

Ngoài ra, nếu như có mưa đá trong cơn dông

Không bao giờ chơi dưới mưa đá ngoài trời.Không nhặt các viên đá để chơi.Nếu bạn đột ngột bị mắc mưa đá, hãy tìm các vật cứng, dầy để che đầu và nhanh chóng tìm nơi trú mưa.

Tiếp theo là hai hoạt động giúp giáo viên có thể hỗ trợ học sinh xây dựng năng lực sẵn sàng ứng phó với thảm hoạ thiên tai.

Bài tập gợi ý 1: Tìm nơi trú ẩnChọn phương án đúng:

Hãy tưởng tượng em đang đi chăn trâu còn bố đang dùng cuốc đắp bờ ruộng, bỗng cơn bão di chuyển đến, em và bố em sẽ làm gì? Giải thích tại sao?

124

Page 125: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

A. Hai bố con vội vàng tìm nơi trú ẩn, bỏ lại cuốc và trâu ngoài đồngB. Hai bố con cưỡi trâu và vác cuốc lên vai đi tìm nơi trú ẩnC. Hai bố con dắt/ cưỡi trâu tìm nơi trú ẩn, để lại cuốc ở ngoài đồngD. Cả ba phương án trên

Gợi ý: Câu C là đáp án đúng vì:

Trong mùa mưa bão, cần chú ý bảo vệ tính mạng của cả con người và vật nuôi, lưu ý không đem theo những đồ dùng bằng kim loại để tránh bị sét đánh.

Bài tập gợi ý 2: Tạo đồng hồ hẹn giờ an toàn sau khi có sét

Hãy tự tạo cho mình một chiếc đồng hồ hẹn giờ an toàn khi có sét! Vẽ đồng hồ trên một tờ giấy. Chọn hai cây bút sáp hoặc bút màu khác nhau. Khi có tia chớp hay tiếng sấm cuối cùng nổ ra, vẽ mũi tên trên đồng hồ để thể hiện thời gian lúc đó. Sau đó cộng thêm 30 phút để biết thời điểm ra ngoài an toàn và vẽ các mũi tên thể hiện thời điểm an toàn bằng cách sử dụng màu sắc khác. Bạn sẽ biết bạn cần chờ đợi đến thời điểm nào để ra ngoài an toàn.

Hoạt động 16: Chuẩn bị ứng phó với lũ lụt

Trong hoạt động này, giáo viên có thể giới thiệu với học sinh các khái niệm, những điều nên và không nên làm để ứng phó với lũ lụt.

Khái niệm

Lũ là tình trạng mực nước và tốc độ dòng chảy của một vùng nước vượt quá mức bình thường, nhanh chóng tạo ra một lượng nước khổng lồ ở một khu vực. Lụt xảy ra khi nước tràn qua bờ sông, suối, ao, hồ chứa nước, đê điều vào các khu vực trũng thấp, làm ngập nhà cửa, cây cối, ruộng vườn trong một khoảng thời gian nhất định.

Ở Việt Nam, có ba loại lũ lụt cơ bản là lũ quét, lũ ven sông và lũ ven biển.

Lũ quét là rủi ro thường hay xảy ra ở các khu vực sườn dốc hoặc đồi núi. Lũ quét thường đến mà không có cảnh báo trước và thường xảy ra ngay sau khi bắt đầu mưa.Lũ ven sông xảy ra khi mực nước lên cao quá bờ sông và tốc độ dòng chảy nhanh hơn bình thường.Lũ ven biển xảy ra khi có gió bão thổi từ biển vào đất liền làm nước biển dâng lên và tạo ra lũ.

125

Page 126: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

126

Lũ lụt có thể gây ra những hiểm họa và hậu quả gì?

Ngập hoặc cuốn trôi nhà cửa, tài sản, cây trồng, vật nuôi, thực phẩm, thủy sinh, và các sản phẩm nông nghiệp khác.Ô nhiễm nguồn nước sạch; xói mòn hoặc bồi lắng đất đai.Gây thiệt hại đường giao thông, phá hủy các công trình công cộng.Phá hoại tài sản công cộng và các nguồn nước.Cản trở giao thông, ảnh hưởng xấu đến công việc và học tập của người dân địa phương.Dẫn đến việc bùng phát dịch bệnh do nguồn nước bị ô nhiễm.Gây thương tích hoặc tử vong.

Chuẩn bị một số túi cát để ngăn nước ngập vào nhà.

Khi có lũ lụt

Không đi học nếu đường đến trường bị ngập.Không bơi lội, chơi, hoặc lội nước lũ hoặc đến gần các điểm thoát nước.Không ăn thức ăn đã tiếp xúc với nước lũ hoặc đã bị hư hỏng.Không sử dụng các thiết bị điện.Giữ các vật dụng thiết yếu, tài liệu quan trọng, quần áo khô, và nguồn cung cấp nước ngọt ở khu vực an toàn hoặc các vật chứa không thấm nước.Hứng nước mưa, nếu có thể, để uống và nấu ăn.

Những điều nên và không nên làm

Trước khi xảy ra lũ lụt

Cập nhật tình hình dự báo thời tiết và tuân theo các hướng dẫn chính thức.Không để trẻ em chơi gần khu vực dễ xảy ra lũ lụt.Chuẩn bị túi khẩn cấp cho gia đình phòng trường hợp phải sơ tán.Tắt hệ thống điện và ga trong trường hợp phải sơ tán.Dự trữ thực phẩm, nước sạch, và các vật dụng gia đình khác.Che đậy thùng chứa và giếng nước để ngăn chặn ô nhiễm nước do xâm nhập nguồn nước sạch.

Em có biết?

Đa số các trường hợp tử vong liên quan đến lũ xảy ra khi người ta cố gắng vượt qua khu vực nước lũ, không xác định chính xác độ sâu và sức mạnh của dòng chảy. Nước ở độ cao nửa mét có thể cuốn đi một chiếc xe lớn, thậm chí là xe buýt.

(Nguồn: Sổ tay phòng chống và giảm thiểu hậu quả của lũ bão cho cộng đồng. CARE Việt Nam, 2008)

Em có biết?

Cơ thể con người có nồng độ muối thấp hơn nhiều so với nước biển. Đây là lý do tại sao nước biển gây ra tình trạng mất nước và thậm chí những hậu quả chết người. Xâm nhập mặn vào đất liền hoặc nguồn cung nước bề mặt (như sông, hồ, vv…) cũng có thể dẫn đến tình trạng tăng lượng thạch tín và thuỷ ngân gây nguy hiểm.

(Nguồn: Tổng hợp và điều chỉnh từ các ấn phẩm và tài liệu của Ban Chỉ đạo Phòng chống Lụt bão Trung ương, www.ccfsc.gov.vn)

Page 127: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

127

3. Hướng dẫn các em luật chơi : “Vượt sông trong bão lũ” như sau:

Nhiệm vụ của các em là vượt qua sông trong lũ bằng cách rải đá trên dòng sông trước mặt để bước qua, đảm bảo rằng mọi thành viên trong nhóm có thể vượt qua sông an toàn mà không rơi xuống sông.Chỉ duy nhất một thành viên trong nhóm được đứng trên một hòn đá vào một thời điểm.Nếu một em bị trượt khỏi hòn đá, em đó sẽ phải bắt đầu vượt sông lại, và điều này sẽ làm chậm tốc độ của cả nhóm. Do đó, cả nhóm sẽ phải hỗ trợ lẫn nhau để đảm bảo mọi thành viên có thể vượt sông an toàn và nhanh nhất có thể.Mỗi nhóm sẽ nhận được bóng bay tượng trưng cho nước và thực phẩm (hoặc các vật dụng cần thiết khác). Nhóm sẽ phải mang các vật này qua sông và phải cẩn thận để không đánh rơi chúng.Nếu một em làm rơi vật dụng, em đó sẽ phải bắt đầu lại và thực phẩm hay nước sẽ bị mất.Nhóm thắng cuộc là nhóm đầu tiên có mọi thành viên vượt qua sông an toàn, với đầy đủ đồ dùng đã được giao.

4. Khi tất cả các nhóm đã vượt qua sông an toàn, giáo viên sẽ hướng dẫn hoạt động thảo luận. Đề nghị các em giải thích làm thế nào họ có thể vượt qua sông được. (Lưu ý với giáo viên: thông thường, học sinh đầu tiên sẽ trải đá xuống và mỗi thành viên sẽ đi qua, và người cuối cùng sẽ nhặt hòn đá đằng sau mình và chuyền nó lên phía trên để em đầu tiên trải xuống và tiếp tục bước qua).

5. Thảo luận với học sinh liệu các em có tính đến các thành viên có nhu cầu đặc biệt và cần được hỗ trợ trong nhóm để vượt sông nhanh chóng và an toàn không (ví dụ trong tình huống khẩn câp thực, chúng ta có thể có người già, trẻ nhỏ, người ốm yếu… trong nhóm). Việc hỗ trợ có thể bao gồm các thành viên khác trong nhóm mang hộ nước và thực phẩm, dắt tay, hay nhường họ đi trước các thành viên khác trong nhóm.

Những điều nên làm và không nên làm khi có hiện tượng xâm lấn nước biển:

Không được uống nước biển hoặc nước nhiễm mặn bởi nó có hại và có thể gây bệnh cho bạn.Không uống nước ngầm trừ khi bạn chắc chắn nguồn nước đó không bị nhiễm mặn.

(Nguồn: Tổng hợp và điều chỉnh từ các ấn phẩm và tài liệu của Ban Chỉ đạo Phòng chống Lụt bão Trung ương, www.ccfsc.gov.vn)

Bài tập gợi ý: Vượt sông trong bão lũ

Bài tập này có thể cải thiện khả năng làm việc nhóm, tư duy phê phán và năng lực giải quyết vấn đề, đặc biệt là trong những tình hình khẩn cấp như lũ lụt, sơ tán khẩn cấp. Ngoài việc củng cố kiến thức về lũ lụt, hoạt động này cũng có thể thúc đẩy kỹ năng giao tiếp của học sinh.

Bạn cần chuẩn bị:

Giấy A4Bóng bay (hay bất cứ vật dụng nào có thể tượng trưng cho đồ dùng hàng ngày, trang thiết bị cần thiết ví dụ như bóng nhiều màu, bóng giấy hoặc thậm chí sách vở)

Các bước thực hiện:

1. Chia học sinh thành các nhóm nhỏ, tùy thuộc vào sỹ số lớp.

2. Giao cho mỗi nhóm một số lượng các tờ giấy A4 đủ lớn tượng trưng cho các hòn đá mà các em sẽ dùng để vượt qua một con sông trong mùa lũ. Dòng sông tưởng tượng sẽ được giáo viên đánh dấu bằng giấy, băng dính màu hay phấn để thể hiện nơi dòng sông bắt đầu và kết thúc. Mỗi nhóm sẽ có số lượng hòn đá ít hơn số lượng thành viên trong nhóm 2 đơn vị (ví dụ, một nhóm có 8 thành viên sẽ nhận được 6 hòn đá).

Page 128: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

128

Gây thương tích hoặc tử vong cho người và động vật do bị chôn vùi dưới đống đổ nát.Gây thiệt hại về tài sản.Cản trở giao thông.Đất đai không canh tác được do bị các mảnh vụn đất đá bao phủ.

(Nguồn: Hướng dẫn dạy và học về quản lý rủi ro thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu– Tổ chức Save the Children; Sống & Học tập)

Những điều nên và không nên làm

Trước khi xảy ra sạt lở đất

Nâng cao nhận thức học sinh về tất cả các sự cố sạt lở đất xảy ra trong quá khứ và các điểm sạt lở xung quanh nhà, trường học, hoặc cộng đồng.Tránh tất cả các khu vực đã từng xảy ra sạt lở đất (lũ quét do sạt lở đất thường xảy ra ở cùng một vị trí và có xu hướng lặp lại).Trẻ em cần báo với giáo viên và cha mẹ nếu nhận thấy có dấu hiệu sạt lở đất trên các ngọn đồi, núi xung quanh nhà hay trên đường đến trường, ví dụ như cây mới nghiêng, vết nứt trên tường, hoặc lượng bùn và mảnh vụn đất đá lớn trôi trên sông.Hãy chú ý đến âm thanh bất thường do chấn động từ đất gây ra, chẳng hạn như cây rung hay bề mặt nền đất rung động. Hãy chắc chắn bạn đang ở một vị trí an toàn.Trong trường hợp mưa kéo dài, thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết trên đài phát thanh hoặc truyền hình để có thể sơ tán kịp thời.Tuân theo sự chỉ đạo của chính quyền địa phương để sơ tán ngay nếu cần thiết. Đừng chậm trễ hay cố gắng trì hoãn! Xin hãy nhớ rằng cần chú ý bảo vệ cuộc sống của mình và các thành viên của gia đình cũng như vật nuôi chứ không phải đồ đạc.

6. Hỏi học sinh làm cách nào các em có thể nâng cao hiệu quả hoạt động thông qua việc thống nhất cách thực hiện và cách thức giao tiếp trong nhóm.

7. Giải thích thêm rằng việc mang theo bóng bay hay vật dụng khác tượng trưng cho tầm quan trọng của việc mang theo các vật dụng cơ bản trong tình hình khẩn cấp, thay vì cố mang theo càng nhiều đồ càng tốt.

Hoạt động 17: Chuẩn bị ứng phó với sạt lở đất

Trong hoạt động này, giáo viên có thể giới thiệu với học sinh các khái niệm, những điều nên và không nên làm để ứng phó với sạt lở đất.

Khái niệm

Sạt lở đất là hiện tượng đất, đá hay các mảnh vụn khác trượt xuống dốc từ trên cao. Sạt lở và xói mòn đất dọc theo các con sông là hiện tượng rất phổ biến ở nhiều khu vực của Việt Nam. Sạt lở cũng có thể có nguyên nhân từ con người, đặc biệt là nạn phá rừng đồi núi và khai thác khoáng sản.

Sạt lở đất có thể có nhiều nguyên nhân, bao gồm:

Sạt lở đất ở khu vực miền núi có thể do các rung chấn tự nhiên của Trái Đất.Do mưa xối xả hoặc lũ lụt khiến đất đá đổ xuống.Do con người đào đất trên sườn núi và chặt cây bao phủ núi đồi.Xói mòn đất ở khu vực ven sông do nền đất yếu.

Sạt lở đất có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản ở khu vực bị ảnh hưởng, bao gồm:

Page 129: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

129

Nếu bị tách khỏi gia đình, cần xác định vị trí của mỗi thành viên gia đình và tập trung lại một chỗ để có thể hỗ trợ lẫn nhau.Xác định xem ai cần hỗ trợ đặc biệt, ví dụ như em nhỏ, người già, người khuyết tật và những người có nhu cầu đặc biệt khác.Giữ bình tĩnh và làm theo hướng dẫn của nhà trường và chính quyền địa phương.

Trong khi xảy ra sạt lở đất

Ưu tiên tính mạng của bản thân và các thành viên trong gia đình trước khi lưu ý đến của cải. Nếu có thể, hãy giúp người khác. Ngay lập tức chạy ra khỏi nơi bị sạt lở đất càng nhanh càng tốt vì sạt lở đất xảy ra trong tích tắc. Nếu không thể thoát ra được thì cuộn người lại như một quả bóng và bảo vệ đầu bằng tay hoặc mũ bảo hiểm, nếu có.

Theo dõi diễn biến lũ lụt thường xảy ra sau sạt lở đất, vì lũ lụt thường chảy theo con đường mà mảnh vỡ sạt lở đất đã trôi đi.

Sau khi xảy ra sạt lở đất

Tránh xa khu vực sạt lở đất, vì có thể có nguy cơ xảy ra các vụ sạt lở tiếp theo.Không vào bất cứ kỳ ngôi nhà nào ở khu vực sạt lở đất, ngay cả khi muốn lấy lại đồ đạc. Hãy chờ đến khi có người đến giúp.Nếu có thể, em hãy hỗ trợ người lớn dọn dẹp các khu vực bị đất đá bao phủ, dưới sự giám sát của người lớn.Tuân theo các hướng dẫn của nhà trường và chính quyền địa phương.Trồng lại cây cối ở các địa điểm bị tàn phá. Tình trạng mất che phủ có thể dẫn đến hiện tượng lũ quét trong tương lai.

Page 130: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

130

Dưới đây là một bài tập đơn giản giáo viên có thể sử dụng hoặc điều chỉnh, sử dụng các thông tin về sạt lở đất.

Bài tập gợi ý: Những việc nên làm và không nên làm

Hỏi học sinh các câu liên quan đến những việc nên và không nên làm. Ví dụ: Câu nói dưới đây đúng hay sai? “Để phòng tránh sạt lở đất, chúng ta phải trồng lại cây cối trên các quả đồi trọc và dọc theo các vùng ven sông và ven biển”. Hãy giải thích cho câu trả lời của em.

Đáp án: Câu trả lời này đúng. Cây cối giúp tăng khả năng giữ nước của đất và giữ ổn định đất chống xói mòn. Rễ cây giúp tăng cường tính ổn định về cấu trúc của đất. Rễ cây cũng đóng vai trò như một tấm chắn chống xói mòn đất nhằm ngăn ngừa các thiệt hại hơn nữa có thể xảy ra.

Yêu cầu từng em học sinh hoặc cả nhóm đưa ra các ví dụ như “Các hoạt động em nên và không nên làm để giảm rủi ro sạt lở đất”. Mỗi nhóm được phát giấy để liệt kê tất cả những điều nên và không nên làm nhằm giảm thiểu rủi ro sạt lở đất. Các em có thể thảo luận để xác định nơi nào ở địa phương có thể có xảy ra sạt lở đất.

Hoạt động 18: Chuẩn bị ứng phó với hạn hán

Trong hoạt động này, giáo viên có thể giới thiệu với học sinh các khái niệm và những điều nên/không nên làm để ứng phó với hạn hán.

Khái niệm

Hạn hán là một tình trạng thời tiết khi một khoảng thời gian dài không có mưa hoặc lượng mưa thấp hơn mức trung bình. Hiện tượng này có thể kéo dài đến vài năm. Điều này dẫn đến tình trạng không thể bổ sung đủ lượng nước mất đi do bay hơi và do con người tiêu thụ. Các hoạt động của con người như phá rừng làm cho khả năng lưu trữ nước của đất kém đi. Việc tiêu thụ không bền vững, quản lý yếu kém, và

ô nhiễm nguồn nước góp phần làm tăng ảnh hưởng của hạn hán.

Trong thời gian hạn hán, con người bị thiếu nước sinh hoạt. Cây cối, mùa màng, vật nuôi, và cá tôm có thể chết. Những hậu quả khác bao gồm thu nhập của nông dân giảm, chi phí thức ăn tăng lên, thiếu hụt dinh dưỡng cho người nghèo, và bệnh tật gia tăng, đặc biệt với trẻ em và người cao tuổi, do thiếu nước sạch và vệ sinh môi trường xuống cấp.

Những điều nên và không nên làm

Trước khi xảy ra hạn hán

Thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết để có thông tin cảnh báo hạn hán.

Page 131: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

131

Sử dụng nước tiết kiệm hiệu quả. Ví dụ, tái sử dụng nước tắm để xả bồn cầu.Hãy báo cho người lớn biết nếu em thấy có hiện tượng rò rỉ ở vòi nước hoặc ống dẫn để có thể khắc phục kịp thời.Tích trữ nước ở mức tối đa, chẳng hạn như hứng và tích trữ nước mưa trong mùa mưa. Mặc dù được khuyến cáo không uống nước mưa chưa qua xử lý, em vẫn có thể sử dụng nước tích trữ được để tưới cây, xả bồn cầu hoặc dùng cho vật nuôi và gia súc gia cầm. Bạn cũng có thể xử lý nước mưa để uống. Luôn luôn đậy kín các thùng chứa nước mưa được tích trữ để chúng không trở thành nơi sinh sản của muỗi.

Trong khi hạn hán xảy ra

Theo dõi dự báo thời tiết, thời sự và những hướng dẫn về các biện pháp thực hiện trong thời gian hạn hán xảy ra.

Sau khi xảy ra hạn hán

Tiết kiệm nước ở mức tối đa: Chỉ sử dụng nước sạch cho những nhu cầu cấp thiết nhất.Sử dụng nước hiệu quả: ví dụ, không để vòi nước chảy liên tục khi đang đánh răng; thường xuyên kiểm tra xem vòi nước có bị rò rỉ làm lãng phí nước không.

Dưới đây là hai bài tập nhằm tăng cường kiến thức mà học sinh đã học liên quan đến hạn hán và tầm quan trọng của nước khi hạn hán xảy ra.

Bài tập gợi ý 1: Trò chơi “Tiếp sức”

Với bài tập này, học sinh tưởng tượng rằng các em đang sống ở nơi khô hạn kéo dài, các em phải giúp gia đình đi lấy nước. Giải thích rằng nguồn nước ở xa nên các em cần hợp sức, giúp đỡ lẫn nhau cùng vận chuyển nước. Do thiếu nước, các em phải hết sức cẩn trọng và hợp sức cùng nhau để không lãng phí nước trong quá trình vận chuyển. Hoạt động này giúp các em

hiểu nước là nguồn tài nguyên quý hiếm, đặc biệt là trong thời gian hạn hán.

Hướng dẫn:

1. Chia học sinh làm hai hay nhiều nhóm có số người bằng nhau, tùy thuộc vào sỹ số và điều kiện lớp học.

2. Mỗi nhóm sẽ đứng thành một hàng. Ở mỗi hàng, người đứng đầu sẽ cầm một chiếc ca hay xô nhỏ, đổ đầy nước và chuyển cho người thứ hai. Người thứ hai lại chuyển cho người kế tiếp cứ như vậy cho đến người cuối cùng nhận xô nước và đổ vào thùng chứa lớn hơn. Trò chơi phải diễn ra với tốc độ nhanh và trong một khoảng thời gian nhất định.

3. Mục đích của trò chơi là đổ đầy thùng chứa nước với số lượng ca/xô nước ít nhất trong thời gian đã cho, và hạn chế tối đa lượng nước bị đổ ra ngoài trong quá trình vận chuyển.

4. Cùng nhau đếm to số lượng ca/xô nước được đổ vào thùng.

5. Mức nước trong thùng chứa được đo để xác định nhóm nào cố gắng làm đổ ít nước ra ngoài nhất

6. Tiếp sau hoạt động, nước sẽ không bị đổ đi mà thay vào đó, được đổ trở lại thùng chứa, và nếu như không uống được thì dùng để tưới cây xung quanh trường.

Bài tập gợi ý 2: Làm sạch nước

Dưới đây là bài tập giúp học sinh biết cách làm sạch nước và giáo viên có thể điều chỉnh cho phù hợp với trình độ của học sinh.

Nước là điều rất quan trọng trong cuộc sống mỗi chúng ta, vì vậy cần phải đảm bảo nguồn nước uống không bị nhiễm bẩn bởi các loại vi khuẩn và chất gây ô nhiễm, đặc biệt là trong thiên tai khi

Page 132: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

132

không dễ tiếp cận các dịch vụ chăm sóc, y tế. Do đó, em cần biết cách làm sạch nước dùng.

1. Cần nhớ rằng em luôn phải có nước sạch trong túi khẩn cấp ở nhà để sử dụng trong trường hợp có thiên tai.

2. Nếu gia đình không còn chút nước sạch nào hoặc còn lại rất ít nước sạch, em có thể tự lọc nước để dùng. Hãy cẩn thận lựa chọn nguồn nước. Không sử dụng nước có váng bẩn nổi lên trên, nước có mùi hay nước có màu tối. Tất cả những dấu hiệu này cho thấy nước đã bị nhiễm bẩn nghiêm trọng và có thể gây nguy hiểm cho dù em đã thực hiện việc lọc hay diệt vi khuẩn. Tuy nhiên, nếu chỉ có một chút bụi bẩn trong nước thì em có thể dễ dàng lọc sạch.

3. Em có thể làm được điều này bằng cách để nước từ 12 – 24 tiếng cho bụi lắng xuống dưới bình chứa. Sau đó, gạn nước phía trên sang một bình chứa sạch khác. Nếu việc chờ nước lắng xuống tốn nhiều thời gian, em cũng có thể lọc bằng miếng vải sạch, khăn ăn hay tấm lọc cà phê.

4. Một trong những cách an toàn và đơn giản nhất để làm sạch nước là đun sôi nước. Đun nước đến khi thấy nổi bong bóng to thì tiếp tục đun thêm 5-10 phút nữa. Nếu em sợ mất quá nhiều nước do bay hơi, hay đậy nắp lại khi đun. Cần nhớ rằng nước đun sôi có thể uống không ngon, vì nước đã bị mất ôxi trong quá trình đun. Hãy đổ nước từ bình chứa này sang bình chứa khác để thêm ôxi vào và nước sẽ ngon hơn.

5. Một cách khác để khử trùng nước đã được lọc bụi bẩn là sử dụng viên Cloramin B dạng bột. Có thể mua Cloramin B dạng bột ở hiệu thuốc hay cửa hàng hóa chất. Tuy nhiên, em nên thực hành hoạt động này ở trường với sự

hướng dẫn của giáo viên trước khi thực hành ở nhà cùng bố mẹ.

6. Các em có thể gợi ý bố mẹ lọc nước bằng thuốc tẩy gia dụng, cũng là một hợp chất Clo. Tuy cách này không diệt vi khuẩn hiệu quả bằng đun nước, nhưng nó cũng có thể diệt hầu hết các loại vi khuẩn, đặc biệt khi không có đủ điều kiện để đun sôi nước (ví dụ khi đang đi sơ tán lụt bão). Hãy hỏi giáo viên dạy khoa học hay hóa học cách thức lọc nước bằng thuốc tẩy này.

7. Nếu như em không có khả năng thực hiện được bất cứ cách thức nào đề cập trên đây, có một phương pháp nữa chỉ đòi hỏi vài chai nhựa trong suốt và phơi dưới ánh nắng mặt trời. Phương pháp này tận dụng tia cực tím của mặt trời để lọc nước. Hãy lưu ý rằng phương pháp này không diệt được hết vi khuẩn, nhưng nó cũng cho em một nguồn nước sạch hơn để uống. Dưới đây là cách thức thực hiện:

Sau khi đã lọc nước, em cần dùng đến một chai nước nhựa trong suốt, có nắp, đã rửa sạch sẽ và phơi khô (như các chai nước khoáng đã dùng hết).Đổ nước khoảng ¾ chai, đậy nắp và sau đó lắc 30 giây để ô-xi có thể vào chai.Sau đó, để chai nước nằm ngang trên một bề mặt như trên phiến đá hay nóc nhà - nơi có ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào. Tốt nhất là những bề mặt tối hoặc có khả năng phản chiếu ánh sáng.Hãy để chai nước ở đó tối thiểu 6 tiếng. Nếu mặt trời không chiếu vào chai nước hoặc trời có nhiều mây, em hãy để chai nước 24 tiếng.

Page 133: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

133

Một số lưu ý khi thực hiện:

Hãy thực hành trước các phương pháp này ở trường với giáo viên khoa học hoặc hóa học để em có thể biết phải làm gì và điều gì là an toàn, đặc biệt là với phương pháp sử dụng thuốc tẩy hay Cloramin B dạng bột.

Hãy thảo luận vấn đề nước sạch với gia đinh khi lập kế hoạch phòng tránh trong gia đình. Em có thể cùng thảo luận với gia đình về việc cần tích trữ bao nhiêu nước và ai chịu trách nhiệm kiểm tra lượng nước tích trữ này. Luôn ghi nhớ rằng nước sạch vô cùng quan trọng đối với mỗi chúng ta, và cân nhắc xem phương pháp lọc nước nào phù hợp nhất với gia đình em, cả về tính thực tiễn lẫn khả năng kinh tế.

Hoạt động 19: Chuẩn bị ứng phó sóng thần

Trong hoạt động này, giáo viên có thể giới thiệu với học sinh các khái niệm, những điều nên và không nên làm để ứng phó với sóng thần.

Khái niệm

Sóng thần bắt nguồn từ một loạt các đợt sóng biển dâng cao tới hàng chục mét. Nó có thể cuốn mọi thứ ra biển khơi, bao gồm cả xe cộ, nhà cửa, cảnh quan thiên nhiên.

Sóng thần khi đánh vào bờ có thể ném tung tất cả các tàu thuyền lên bờ, vùi lấp hàng trăm làng mạc ven biển, và cuốn theo tất cả ra biển, gây ra thảm họa làm thiệt hại lớn về tính mạng và tài sản của người dân vùng ven biển.

Page 134: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

134

Những điều nên và không nên làm

Trước khi xảy ra sóng thần

Theo dõi dự báo thời tiết để có thông tin cảnh báo về động đất, sóng thần.Tìm hiểu các địa điểm ở gần nhà hoặc gần trường có thể sử dụng làm điểm sơ tán khi có sóng thần.Nhận biết được các dấu hiệu cảnh báo sóng thần, ví dụ như các đợt động đất với cường độ mạnh gần bờ biển hoặc sự tăng hay giảm đáng kể sóng biển gần bờ. Tham gia vào các cuộc diễn tập sơ tán sóng thần.Tuân theo chỉ dẫn của những người có trách nhiệm yêu cầu mọi người sơ tán đến các khu vực an toàn.

Khi xảy ra sóng thần

Bình tĩnh, di chuyển thật nhanh đến vùng đất cao hơn. Không dừng lại vì bất cứ điều gì vì sóng thần đến rất nhanh.Càng lên cao càng tốt vì cơn sóng tiếp theo có thể cao hơn đợt sóng trước.Nếu không thể chạy ra xa bờ biển thì phải trèo lên tầng trên của tòa nhà hoặc trèo lên cây và cố bám thật chắc. Nhưng đấy chỉ là phương án cuối cùng.

Sau khi xảy ra sóng thần

Cần cảnh giác với những nguy hiểm khác như cháy, rò rỉ khí đốt, dây điện bị đứt hoặc sự cố tràn hóa chất độc hại có thể xảy ra trong hoặc sau khi sóng thần xảy ra. Tiếp tục theo dõi các phương tiện truyền thông địa phương để có được các hướng dẫn tiếp theo.

Bài tập gợi ý 1: Cùng nhau tìm điểm đến an toàn

Bài tập này sẽ giúp giáo viên hướng dẫn học sinh hiểu rõ và hoàn thiện kỹ năng hợp tác và

giao tiếp phi ngôn ngữ, đặc biệt trong tình hình khẩn cấp, ví dụ như sóng thần, khi mọi người có thể bị cô lập và cần phản ứng nhanh chóng để có thể kiểm soát hình hình.

Bạn cần chuẩn bị:

Các hình dán nhiều màu sắc (stickers), đủ cho số học sinh trong lớp (chọn 4 hoặc 5 màu khác nhau, tùy thuộc vào số nhóm HS định chia)

Các bước tiến hành:

1. Yêu cầu học sinh đứng thành một vòng tròn, mặt hướng ra ngoài. Đề nghị các em phải giữ yên lặng trong suốt hoạt động.

2. Dán những hình dán có màu sắc khác nhau vào trán mỗi em. Tùy thuộc vào số lượng học sinh trong lớp, bạn sẽ có thể có 4 hoặc 5 màu khác nhau. Hãy đảm bảo rằng học sinh không biết được em nhận được miếng dán có màu gì.

3. Cung cấp cho học sinh các chỉ dẫn dưới đây và không đưa thêm bất cứ gợi ý hay thông tin nào.

Nói với học sinh rằng mỗi em sẽ thuộc về một nhóm nào đó. (Lưu ý luật chơi: các em phải tìm cách xác định xem mình thuộc nhóm nào mà không cần trợ giúp của giáo viên cũng như không được nói chuyện bằng lời với nhau).Mỗi nhóm sẽ phải tập hợp tất cả các thành viên của nhóm mình và đi tới một địa điểm an toàn trong phòng. Giáo viên sẽ qui định một địa điểm trong phòng cho mỗi nhóm, ví dụ, nhóm 1 ở bên trái cửa ra vào, nhóm 2 ở cuối lớp… (Lưu ý với giáo viên: học sinh sẽ chỉ biết mình thuộc về nhóm nào vào cuối hoạt động).Hãy giải thích với học sinh rằng mục tiêu của hoạt động là mỗi học sinh sẽ tìm thấy và tập hợp được nhóm của mình để đến được địa điểm an toàn mà họ đã được chỉ định.

Page 135: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

135

Khăn tay, khăn quàng cổ hoặc bất cứ vật gì có thể dùng để bịt mắt.Sách, cặp sách, hoặc các đồ dùng học tập khác làm chướng ngại vật trong trò chơi.

Các bước tiến hành:

1. Chia học sinh thành các nhóm nhỏ, tùy thuộc vào sỹ số lớp.

2. Chọn một học sinh trong mỗi nhóm để đóng vai ngọn hải đăng. Em làm ngọn hải đăng sẽ đứng ở phía bên kia của phòng, giơ cao 2 tay mô phỏng hình hải đăng, và các thành viên còn lại trong nhóm sẽ phải tìm cách di chuyển đến được ngọn hải đăng của nhóm mình. Ở hoạt động này, ngọn hải đăng là tượng trưng cho địa điểm an toàn khi có thiên tai, ví dụ như sóng thần.

3. Thông báo với các thành viên còn lại trong nhóm rằng các em sẽ đóng vai những con thuyền đi qua làn sương mù dày đặc để đến được ngọn hải đăng, trong khi bị bịt mắt. Các em cũng không được nói chuyện trong suốt hoạt động. 4. Dùng khăn bịt mắt tất cả các em đóng vai con thuyền. Hãy thử để đảm bảo rằng các em sẽ không nhìn thấy gì.

5. Đặt một số quyển sách, cặp sách hoặc vật dụng nhỏ khác trong lớp để làm hòn đá và chướng ngại vật. Cần đảm bảo các vật cản này sẽ không gây ra nguy hiểm cho các em tham gia hoạt động.

6. Khi nhận được lệnh, các em sẽ phải đưa thuyền tới ngọn hải đăng của nhóm mình bằng cách nghe hướng dẫn của ngọn hải đăng – đó là người duy nhất được phép nói, nhưng không được được hét to. Các con thuyền cần nghe theo chỉ dẫn để tránh mọi chướng ngại vật trong lớp học.

Nhóm đầu tiên có tất cả các thành viên đến được địa điểm an toàn của mình là nhóm thắng cuộc.

4. Khi tất cả học sinh đã tập hợp vào đúng nhóm của mình, bạn yêu cầu các em quay trở lại vòng tròn, quay mặt vào phía trong vòng, và hướng dẫn thảo luận theo những câu hỏi gợi ý dưới đây:

Các em đã truyền đạt thông tin cho nhau bằng cách nào khi không thể nói chuyện hoặc nhìn thấy miếng dán của chính mình?Em thấy cách truyền đạt thông tin như vậy có hiệu quả không? Em có hỗ trợ hỗ trợ các bạn trong cùng nhóm không? Các bạn khác có hỗ trợ em không?Em có cảm thấy khó để hoàn thành hoạt động này khi không biết nhóm hay màu sắc hình dán của mình từ đầu không?Em đã học được gì từ hoạt động này về cách thức truyền đạt thông tin trong tình huống khó khăn hay khẩn cấp?

Khi có thiên tai, ngay cả khi mọi người nhận được hướng dẫn đầy đủ, chính xác, thì việc giao tiếp cũng trở nên khó khăn hơn bởi mọi người đang ở trong trạng thái hoang mang, bối rối, do đó có thể hiểu sai hay bỏ sót các thông tin quan trọng. Bài tập này sẽ chứng minh tầm quan trọng của việc nhớ các thông tin quan trọng (ví dụ như vị trí của địa điểm an toàn) và có khả năng truyền đạt thông tin với người khác một cách chính xác và hiệu quả trong tình hình khẩn cấp.

Bài tập gợi ý 2: Hướng về ngọn hải đăng!

Bài tập dưới đây sẽ giúp học sinh rèn luyện kỹ năng giao tiếp nhằm nâng cao khả năng phòng chống và ứng phó với thiên tai.

Bạn cần chuẩn bị:

Page 136: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

7. Nếu bất cứ thành viên nào trong nhóm dẫm lên chướng ngại vật, cả nhóm sẽ phải lùi lại năm bước.

8. Nhóm thắng cuộc là nhóm đầu tiên có tất cả các thành viên đến được ngọn hải đăng.

9. Hoạt động kết thúc khi tất cả các nhóm đã đến được ngọn hải đăng.

10. Cuối cùng, bạn có thể thảo luận cùng cả lớp về những điều các em đã học được từ hoạt động, và giúp các em suy nghĩ xem liệu các em có thể cải thiện khả năng giao tiếp

như thế nào trong hoạt động này để đạt mục đích mọi thành viên trong nhóm tìm đến được ngọn hải đăng an toàn. Bạn cũng có thể thảo luận tầm quan trọng của việc hướng về ngọn hải đăng – tượng trưng cho địa điểm an toàn mà họ cần đến trong tình hình khẩn cấp (hoặc tượng trưng cho những chỉ dẫn chính xác mà mọi người cần tuân thủ trong trường hợp khẩn cấp), và tránh bị phân tâm hay bị cản trở bởi các chướng ngại vật trên đường. Các chướng ngại vật này có thể tượng trưng cho những khó khăn vật chất hoặc tinh thần mà chúng ta gặp phải khi bão, lụt, hỏa hoạn và các hiểm họa khác xảy ra.

136

Page 137: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

điện cũ cũng như dùng lửa, nến không cẩn thận hay thuốc lá chưa được dập tắt hết, hoặc do đặt các vật dụng dễ cháy ở vị trí nguy hiểm. Hỏa hoạn có thể bị gây ra bởi pháo hoa khi gặp sự cố hoặc được quản lý trong môi trường không an toàn hoặc do trẻ con nghịch diêm.

Những điều nên và không nên làm

Trước khi có hỏa hoạn

Không bao giờ dập tắt một đám cháy điện hoặc xăng dầu bằng nước.Dùng diêm, bật lửa, bàn là và nến không cẩn thận có thể gây ra những vụ hỏa hoạn chết người. Những vật dụng này phải do người lớn có trách nhiệm xử lý chứ không phải trẻ em.Không được để giấy, vải, tóc dài, dầu, xăng gần lửa.Hãy báo người lớn nếu em nhìn thấy có

Hoạt động 20: Chuẩn bị ứng phó với hoả hoạn

Trong hoạt động này, giáo viên có thể giới thiệu với học sinh các khái niệm, những điều nên và không nên làm để ứng phó với hoả hoạn.

Khái niệm

Hỏa hoạn là khi ngọn lửa lan rộng tạo thành đám cháy, gây ra những rủi ro lớn cho người và tài sản, thiệt hại lâu dài cho môi trường.

Hỏa hoạn có thể xảy ra do tự nhiên, chẳng hạn như hiện tượng phóng tia lửa điện từ sét, nhưng chủ yếu là do sự bất cẩn của con người gây nên. Có nhiều nguyên nhân gây ra các vụ hỏa hoạn chết người có thể phòng tránh được, ví dụ như chập mạch điện, dùng điện quá tải, hệ thống dây

137

Page 138: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

138

dây điện lỏng lẻo hoặc không được cuốn kín bằng băng keo điện ở trong hoặc xung quanh nhà hay trường học.Thiết bị báo cháy có thể cứu sống nhiều mạng người. Nếu gia đình em có thể lắp thiết bị báo cháy, hãy nhớ thay pin mỗi năm một lần, ví dụ như mỗi năm vào ngày sinh nhật của mình.Bình dập lửa có thể cứu nhiều người và tài sản. Hãy đề nghị người lớn kiểm tra xem các thiết bị này đã được bảo trì và hoạt động tốt không. Kiểm tra xem có ai được tập huấn hay hướng dẫn để sử dụng những thiết bị này hay không.Thực hành diễn tập với nhiều hơn một lối thoát hiểm khỏi đám cháy với cha mẹ các em.

Trong khi có hỏa hoạn

Nếu em thấy có tài sản đang bị cháy, hãy báo cho bất cứ người lớn nào gần đó để gọi 114. Đừng nghĩ rằng đã có ai đó đã báo cho sở cứu hỏa.Luôn chọn con đường thoát hiểm an toàn nhất là con đường cách xa ngọn lửa hoặc khói.Chỉ mở cửa sau khi kiểm tra nhiệt độ của cánh cửa đang đóng bằng mu bàn tay. Nếu thấy mát, em có thể mở cửa. Nếu thấy nóng thì hãy chọn đường thoát hiểm khác mà em biết.Các cánh cửa đóng sẽ ngăn cản đám cháy lan nhanh hơn, nhưng không được khóa bất kỳ cánh cửa nào sau khi ra.Lửa cần có oxy để cháy. Nếu có một vật đang cháy, người lớn có thể dập lửa bằng chăn, cuộn chăn trên mặt đất hoặc dập bằng cát.Trong khi xảy ra hoả hoạn, các em phải cúi

người thấp sát mặt đất và dưới làn khói, có thể phải bò trườn bằng tay và đầu gối nếu cần thiết. Tuyệt đối không hít khói vào.

Sau khi có hỏa hoạn

Nếu đang ở ngoài, đừng quay trở vào. Đừng quay trở vào vì bất cứ lý do nào nếu như chưa được các cơ quan chuyên trách thông báo rằng bạn có thể trở lại một cách an toàn.

Em có biết? Khói và các khí độc nguy hiểm hơn cả lửa. Nhưng các khí này thường bay lên cao trên trần nhà. Nếu có rất nhiều khói, bạn hãy cúi thấp nhất có thể và che miệng và mũi bằng khăn đã được làm ướt (nếu có) nhằm lọc bớt khí độc này.

Hai bài tập dưới đây sẽ giúp tăng cường diễn tập phòng cháy và kĩ năng chịu trách nhiệm.

Bài tập gợi ý 1:

Cùng với người thân trong gia đình, hãy lập một danh sách những vật dụng trong nhà có nguy cơ gây cháy nổ và kiểm tra độ an toàn của chúng dựa vào bảng dưới đây:

Page 139: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

139

Bài tập gợi ý 2: Diễn tập phòng cháy tại nhà và trường

Giáo viên, học sinh và gia đình cùng tham gia diễn tập phòng cháy hàng năm. Dạy cho học sinh tuân thủ hướng dẫn một cách trật tự và bình tĩnh theo lối thoát hiểm đã được chọn trước tới các địa điểm an toàn.

Lý tưởng là một thành viên trong gia đình và ít nhất hai cán bộ ở trường được tập huấn phương pháp dập lửa.

Bảng 1: Đánh giá mức độ an toàn phòng cháy tại nhà

Trừ khi được lưu ý khác, các hoạt động trong chương này được hiệu chỉnh từ tài liệu Khoá học Giáo dục bảo vệ động vật: Sách hướng dẫn hoạt động cho giáo viên tiểu học của Quỹ Bảo vệ động vật thế giới, An toàn và sẵn sàng ứng phó: Hướng dẫn của UNESCO cho giáo viên về giảm thiểu rủi ro thiên tai và An toàn và sẵn sàng ứng phó: Hướng dẫn của UNESCO dành cho học sinh về giảm thiểu rủi ro thiên tai.

...

Page 140: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...
Page 141: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

lập

,

Page 142: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

142

Phụ lục I: Các biểu mẫu công cụ đánh giá trường học

Mẫu 1. Thông tin cơ bản về trường học

Email

1. Thông tin chung về trường học

Với trường tư thục, hãy đề tên đầu mối liên lạc của Hội đồng quản trị nhà trường

Page 143: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

143

Điền thông tin vào các ô phù hợp

Page 144: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

144

Mẫu 2. Hồ sơ lịch sử

Page 145: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

145

Ô nhiễm từ nhà máy gần trường

Mẫu 3. Lịch theo mùa

Page 146: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

146

Mẫu 4. Bản đồ rủi ro hiểm hoạ

Chèn bản đồ rủi ro hiểm hoạ của nhà trường vào đây

Page 147: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

147

Mẫu 5a. Thông tin về quản lý trường học

Ban Phòng chống, ứng phó thiên tai và các rủi ro khác của trường học được thành lập.

Ban Phòng chống, ứng phó thiên tai và các rủi ro khác của trường học bao gồm giáo viên, cha mẹ học sinh, cán bộ hội chữ thập đỏ xã và Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện/xã.

Có bản tóm tắt Kế hoạch THAT rõ ràng được treo ở nơi dễ thấy như bảng tin của trường (cần thông báo tới người khuyết tật và người cần sự giúp đỡ đặc biệt về bản tóm tắt này).

Bản đồ sơ tán phải được treo trên tường lớp học, vị trí lớp học trên bản đồ phải được đánh dấu rõ ràng để học sinh, giáo viên và người khuyết tật biết đi theo hướng dẫn trên bản đồ để đến được nơi an toàn.

Ban Phòng chống, ứng phó thiên tai và các rủi ro khác của trường học có đầy đủ thông tin liên hệ của cha mẹ học sinh để liên lạc trong trường hợp khẩn cấp.

Trường học có danh sách những việc cần làm và sự trợ giúp đặc biệt cho người khuyết tật trong trường hợp khẩn cấp.

Kế hoạch THAT và công tác thực hiện

Ban Phòng chống, ứng phó thiên tai và các rủi ro khác của trường học bao gồm giáo viên, cha mẹ học sinh, cán bộ hội chữ thập đỏ xã và Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện/xã.

Có kế hoạch THAT cho toàn trường.

Kế hoạch THAT phải được cập nhật và đánh giá ít nhất một lần một năm.

Có kế hoạch THAT cho học sinh và giáo viên khuyết tật

Page 148: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

148

Mẫu 5b. Giáo dục giảm nhẹ rủi ro trong trường học

Ban Giám hiệu trường có kiến thức và kỹ năng về phòng ngừa và ứng phó với thiên tai và các rủi ro khác.

Các thành viên của Ban quản lý trường học được tập huấn về cách thức thực hiện kế hoạch THAT.

Giáo viên, cán bộ, nhân viên nhà trường được tập huấn về cách sơ cứu.

Giáo viên chuyên trách và nhân viên nhà trường được đào tạo về các hoạt động tìm kiếm cứu nạn thích hợp.

Học sinh có kiến thức về các bước ứng phó với thảm họa và phòng chống thiên tai.

Học sinh biết và thực hành quy tắc bốn “KHÔNG”trong sơ tán: Không nói chuyện! Không xô đẩy! Không chạy! Không quay trở lại!

Giáo viên, cán bộ và nhân viên nhà trường có kiến thức và được tập huấn về phòng ngừa và ứng phó với thảm họa. Tất cả các giáo viên và nhân viên nhà trường biết Kế hoạch THAT.

Page 149: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

149

Mẫu 5c. Môi trường xung quanh trường học

/Quận

đóng

Các tòa nhà hoặc các công trình xây dựng không chắc chắn hoặc đang được xây dựng

Bể chứa nhiên liệu hoặc các vật liệu dễ cháy: mỏ than, trạm xăng, kho chứa ga, sơn, bông, quần áo, gỗ, rơm rạ, những chất khác...

Khu vực khác ( xin vui lòng mô tả đặc điểm không gian này )

Khu vực sau chiến tranh chưa gỡ hết bom mìn

Khu chăn nuôi / khu canh tác / khu vực sử dụng thuốc trừ sâu

2. Vị trí của trường trong khu vực nguy hiểm

Khu vực nơi trường đóng

VùngBắc trung

bộTây Nguyên Duyên hải

Nam Trung BộTrung du và miền núi

phía BắcĐông Nam

bộĐồng bằng sông Cửu Long Đồng bằng sông Hồng

:

Page 150: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

150

Trẻ em có phải vượt qua những con đường đến trường có mật độ giao thông cao?

Học sinh có sử dụng áo phao nếu phải đến trường bằng phà hoặc thuyền?

Địa điểm thay thế này có các dịch vụ cơ bản có phù hợp và đầy đủ để đáp ứng nhu cầu của học sinh và giáo viên?

Có những tuyến đường an toàn và dễ đi (bao gồm cả đường cho người khuyết tật) để đến nơi có các lớp học?

Liệt kê số vụ tai nạn giao thông và thương tích xảy ra hàng năm đối với học sinh và giáo viên:

Có đường điện cao thế, điện hạ thế hoặc đường dây điện gần trường học?

Trường có địa điểm khác thay thế và dễ tiếp cận cho mọi người và cung cấp được các dịch vụ cơ bản thay cho lớp học trong trường hợp cần sơ tán?

:

Page 151: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

151

Mẫu 5d. Cơ sở hạ tầng trường học

Trường được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc gia về thiết kế trường học an toàn, chống chịu được những thảm họa thông thường trong khu vực (Ví dụ: trường không bị hư hại nếu thảm họa tương tự xảy ra,...)

Mái nhà chắc chắn (Ví dụ: mái nhà được làm từ ngói, cốt thép,...)

Bản đồ sơ tán được lập và treo trong trường học, trường ở khu vực dân tộc thiểu số thì thông tin được viết sẵn nên bằng tiếng dân tộc

Trường có thể là một nơi an toàn cho số lượng lớn các thành viên cộng đồng khi cần thiết.

Kệ được cố định trên tường. Các thiết bị, đồ dùng dạy học trên kệ được đảm bảo.

Page 152: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

152

Cây lớn, cao và già cỗi trong sân trường phải được cắt tỉa cành, nhánh trước khi có bão và được rào chắn. Học sinh không được leo cây.

Ổ điện được lắp trên tường với khoảng cách đủ cao để tránh bị ngập nước nếu có lũ lụt xảy ra.

Bàn, ghế và giường chắc chắn, bằng phẳng; góc của ghế không sắc nhọn, được đặt cách nhau đủ để đảm bảo khoảng cách an toàn.

Bình gas dùng để nấu ăn được đặt ở vị trí an toàn và học sinh không thể tiếp cận, van ga luôn khóa khi không sử dụng.

Hàng rào và cổng phải chắc chắn và an toàn cho học sinh, đặc biệt là trong trường hợp thảm hoạ xảy ra.

Có quy định về phòng chống điện giật và cháy nổ do chập điện.

Page 153: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

153

Dự báo thời tiết qua truyền hình / đài phát thanh thường xuyên được phát trong mùa thiên tai thường xảy ra.

Thuyền có sẵn và bảo trì thường xuyên.

Có thiết bị phòng cháy chữa cháy, chẳng hạn như bình cứu hỏa, bao cát , nước, vòi xịt nước, được đặt ở vị trí dễ thấy, không có chướng ngại vật và phải thường xuyên được kiểm tra.

Có túi sơ cứu bao gồm cả khăn vệ sinh được giữ cẩn thận và luôn có đầy đủ những vật dụng cần thiết.

Luôn có sẵn các phương tiện vận chuyển dành cho người đi lại khó khăn.

Công cụ và thiết bị được lưu giữ ở nơi an toàn mà mọi người đều biết đến.

Trang thiết bị để nhận / cung cấp thông tin ( điện thoại, máy bộ đàm, v.v.), bao gồm cả các công cụ không dùng điện như đài phát thanh và máy phát điện phải luôn được chuẩn bị sẵn sàng.

Có thiết bị thay thế trong trường hợp khẩn cấp, chẳng hạn như : máy phát điện (trong trường hợp điện bị cắt), điện thoại vệ tinh hoặc điện thoại không dây nếu có (trong trường hợp đường dây điện thoại bị cắt), nhà vệ sinh (trong trường hợp nước thải và nước sinh hoạt bị cắt) v.v.

.

.

Các phương tiện và các thiết bị khác (dựa trên đặc điểm địa lý và các loại hình thảm hoạ tại địa phương)

Page 154: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

154

Mẫu 6a. Ma trận tổng hợp các tình trạng dễ bị tổn thương

Mẫu 6b. Ma trận tổng hợp năng lực

Hiểm hoạ Nguồn: Mẫu 1 Nguồn: Mẫu 2 Nguồn: Mẫu 3Nguồn: Bản đồ

hiểm hoạ Nguồn: Mẫu 5

Page 155: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

155

Phụ lục II: Các mẫu Kế hoạch THAT

MẪU KẾ HOẠCH THAT CỦA TRƯỜNG HỌC

1. Thông tin cơ bản về trường học, Bản đồ trường học và Danh sách liên lạc

Mẫu 1a. Thông tin cơ bản về trường học

Huyện/Quận Tỉnh/TP:

Số người khuyết tật (nêu rõ số người theo dạng khuyết tật)

Tổng s của

Page 156: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

156

Mẫu 1b: Bản đồ trường học

Chèn vào các hiểm họa trường học và nếu có thể là bản đồ Google Maps hoặc Hệ thống Thông tin Địa lý (GIS)

Page 157: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

157

Trong mẫu dưới đây, nhập thông tin liên hệ của các thành viên nhóm lập kế hoạch

Mẫu 1c. Danh sách liên lạc

Mẫu 2a. Ma trận phân tích

2. Phân tích dữ liệu đánh giá

Hoàn thành ba cột đầu tiên (hiểm họa, tình trạng dễ bị tổn thương, và năng lực) dựa trên kết quả đánh giá. Hoàn tất cột hiểm họa sử dụng công thức được giải thích trong Hướng dẫn SPP. Ở cột cuối cùng, bạn sẽ đưa ra các phân tích làm nổi bật mối quan hệ giữa bốn yếu tố trên và những ảnh hưởng của chúng với trường học.

ST ên E-mail

Giáo viên 1Giáo viên 2

12345678

Phân tích

T T

Page 158: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

158

Ở Mẫu 2b, ghi lại các rủi ro nhóm xác định được trong quá trình phân tích cũng như tình hình phòng chống mong muốn (Bạn muốn trường học phòng chống các rủi ro như thế nào) và tình hình hiện tại (Trường học đang phòng chống các rủi ro như thế nào). Trong cột cuối cùng, xác định sự khác biệt giữa mong muốn và hiện trạng của trường.

Ở Mẫu 2c, điền các mục tiêu dài hạn và ngắn hạn. Mục tiêu dài hạn tương ứng với tầm nhìn 3-5 năm và đòi hỏi việc thực hiện vài kế hoạch THAT một năm khác nhau. Mục tiêu dài hạn thể hiện mong muốn về lâu dài. Các mục tiêu ngắn là các mục tiêu cần đạt trong khoảng thời gian một năm và là các mục tiêu cụ thể hơn, đòi hỏi phải xác định nhóm hoạt động hoặc một hoạt động cụ thể.

Ở Mẫu 2d, điền khoảng cách được xác định trong mẫu 2b, sau đó xác định và ưu tiên các hoạt động mà trường chịu trách nhiệm với sự hỗ trợ của phụ huynh và cộng đồng và các hoạt động nhà trường cần sự hỗ trợ của Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT , Ủy ban nhân dân, hoặc cơ quan liên quan khác.

Mẫu 2b. Mong muốn

Mẫu 2c. Mục tiêu Kế hoạch THAT

Tình trạng mong muốn của trường Hiện trạng của trường Vấn đề cần giải quyết

Page 159: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

159

Mẫu 2d. Xác định mức độ ưu tiên của các giải pháp/hoạt động

3. Kế hoạch Hành động

Với mỗi hoạt động được đề xuất trong Kế hoạch THAT 1 năm, hãy điền vào các mẫu dưới đây và đưa vào phần phụ lục.

Tên

Giáo viên

Sự khác biệt giữa tình trạng mong muốn và

hiện trạng

Với mỗi hoạt động được đề xuất trong Kế hoạch THAT 1 năm xin hãy điền vào mẫu dưới đây và đưa chúng vào phần phụ lục.

1. Hoạt động cần triển khai:

2. Mô tả về rủi ro/vấn đề cần giải quyết:

3. Giải pháp phòng ngừa rủi ro/yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn hoạt động:

4. Những người thực hiện hoạt động:

Page 160: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

160

Sau đó, bạn sẽ nhập các kết quả mong muốn cho mỗi hoạt động, bao gồm cả các chỉ số hiệu suất, mục tiêu, phương tiện kiểm tra ở Mẫu 3b. Đối với mỗi hoạt động, bạn có thể có một hoặc hơn một kết quả mong muốn; tuy nhiên, không nên đặt ra quá ba kết quả mong muốn cho một hoạt động.

Mẫu 3b. Các kết quả mong muốn, chỉ tiêu đánh giá, mục tiêu và phương tiện kiểm chứng

Mẫu 3c. Tiến trình thực hiện hoạt động

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

1

2

3

4

5

Nhóm sẽ quyết định nguồn lực cần thiết để thực hiện mỗi hoạt động. Ví dụ, lưới hoặc các cấu trúc giống lồng cần để đảm bảo an toàn cho trẻ khi học bơi ở sông.

Khi nhóm đã xác định được nguồn lực, bao gồm cả nguồn lực con người, việc rà soát lại nguồn lực có sẵn trong trường, có tính đến những bên liên quan trong quá trình phân tích khả năng, sẽ quyết định nguồn lực cần phải được tìm thêm ở những nơi khác.

Mục tiêu Các phương tiện kiểm chứng

Các phương tiện kiểm chứng Mục tiêu

Page 161: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

161

Mẫu 3d. Các nguồn lực cần thiết cho hoạt động

Các nguồn lực cần thiết cho hoạt động

Vật tư dự trữ (giấy, găng tay, hạt giống, cây)

Mô tả về nguồn lựcNguồn lực cần thiết Số lượng(ước tính)

Đối tượng cung cấp

nguồn lực

Người chịu trách nhiệm

quản lý

Thời gian cần sử dụng

nguồn lực

Chú ý: những cột không phù hợp với hoạt động, ghi rõ: Không áp dụng

Page 162: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

162

Mẫu 3e. Kinh phí thực hiện hoạt động

Mẫu 4a. Bảng giám sát hoạt động

4. Giám sát và Báo cáo

1.

2.

Đơn vị/ số lượng Giá Tổng

Khác

Các chỉ tiêu Mục tiêu Thời hạn Tình trạng Nhận xét

Page 163: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

163

Mẫu 4b. Bảng giám sát tóm tắt về kế hoạch tổng thể (tất cả mọi hoạt động)

Mẫu 4c. Xây dựng báo cáo thực hiện và giám sát thực hiện Kế hoạch THAT

1.

2.

Bảng dưới đây cho phép nhóm thực hiện củng cố tất cả các hoạt động và phân công trách nhiệm điều phối để ghi lại những việc đã làm được trong quá trình giám sát. Ba cột đầu tiên (các hoạt động, điều phối viên giám sát, và các thành viên của đội giám sát) có thể được điền khi bạn thiết kế từng hoạt động. Các cột về thành tựu/kết quả thực tế và nhận xét cần được cập nhật trong tiến trình thực hiện hoạt động.

Khi thông tin đã được nhập vào Mẫu 5b (ba cột đầu tiên), đầu mối giám sát cần xây dựng Ma-trận giám sát hoặc bảng giám sát để theo sát việc thực hiện các hoạt động và kết quả mong muốn của kế hoạch phòng tránh đó.

Hoạt động: Quản lý việc thực hiện kế hoạch THAT

Các chỉ tiêu Mục tiêu Thời hạn Tình trạng Nhận xét

Page 164: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

164

Phụ lục III: Chú giải thuật ngữ

Xây dựng và nâng cao năng lực: hoạt động củng cố kiến thức, khả năng, kỹ năng và hành vi giúp các cá nhân và tổ chức đạt được mục tiêu đề ra.

Phát triển năng lực: quá trình các cá nhân, tổ chức và xã hội xây dựng và nâng cao năng lực nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế xã hội đề ra thông qua việc củng cố kiến thức, kỹ năng, hệ thống và thể chế.

Năng lực: tổng hợp các thế mạnh, đặc tính và nguồn lực sẵn có trong cộng đồng, tổ chức, xã hội có thể được sử dụng nhằm đạt được các mục tiêu chung.

Phá rừng: việc chuyển hóa đất rừng thành các loại đất không còn rừng do chính con người gây ra

Giảm thiểu Rủi ro Thiên tai: hoạt động giảm thiểu rủi ro thông qua các nỗ lực mang tính hệ thống để phân tích và quản lý các nguyên nhân của thảm họa bao gồm giảm mức độ đối mặt với hiểm họa, giảm tình trạng dễ bị tổn thương của con người và tài sản, tham gia quản lý hiệu quả tài nguyên và môi trường, và cải thiện khả năng phòng ngừa thiên tai.

Thiên tai: Sự gián đoạn nghiêm trọng các hoạt động của cộng đồng dân cư hoặc xã hội, gây ra những tổn thất và ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản, kinh tế và môi trường.

Cơ quan quản lý giáo dục: các cơ quan tương đương Bộ, ngành, các tổ chức và các cơ quan liên quan có trách nhiệm đảm bảo quyền giáo dục và thực hiện quyền cung cấp hoạt động giáo dục ở cấp quốc gia, khu vực và địa phương.

Quản lý tình hình khẩn cấp: việc tổ chức và quản lý tài nguyên và trách nhiệm trong việc đương đầu với các khía cạnh của tình hình khẩn cấp, cụ thể là việc phòng chống, ứng phó với thiên tai, thảm họa cũng như các bước phục hồi ban đầu.

Tình hình khẩn cấp: một tình huống cộng đồng chịu tác động nguy hại và vẫn chưa quay lại được trạng thái ổn định.

Hiểm họa: Hiểm họa là một sự kiện, hiện tượng vật lý hay một hoạt động của con người có khả năng gây ra những tác động tiêu cực như mất mát, thương vong, thiệt hại tài sản, các hậu quả kinh tế xã hội hay suy thoái môi trường.

Hiểm họa thiên nhiên: Là một quá trình hay hiện tượng tự nhiên có thể gây ra mất mát, thương vong, hay những ảnh hưởng đến sức khỏe, thiệt hại tài sản, mất mát về sinh kế và dịch vụ, các hậu quả kinh tế xã hội hay suy thoái môi trường.

Học tập có tính tham gia: dạy và học theo cách tiếp cận chủ động, khuyến khích việc học tập thông qua các hoạt động và trải nghiệm thực tiễn với các nhóm nhỏ, các câu hỏi mở, học tập qua bạn bè và các phương thức khác.

Page 165: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

165

Phòng chống: kiến thức và năng lực được các chính phủ, các tổ chức ứng phó và phục hồi chuyên nghiệp, các cộng đồng và cá nhân xây dựng nhằm dự đoán, ứng phó và phục hồi một cách hiệu quả khỏi các tác động của hiểm họa có khả năng xảy ra, sắp xảy ra, hoặc đang diễn ra.

Quy trình: trình tự thực hiện, vai trò và trách nhiệm đã được thỏa thuận bằng văn bản và kiểm nghiệm mà các cá nhân, trường học, và cộng đồng trong và xung quanh trường cần tuân thủ. Quy trình đặt ra các tiêu chuẩn nhằm ứng phó với các tình huống cụ thể, ví dụ như thiên tai.

Nhận thức cộng đồng: mức độ nhận thức các kiến thức phổ biến về rủi ro thiên tai, các yếu tố dẫn đến thiên tai và các hành động cá nhân và tập để nhằm giảm sự tiếp xúc và tình trạng dễ bị tổn thương trước hiểm họa.

Khả năng ứng phó, thích ứng và phục hồi: Khả năng của một hệ thống, cộng đồng, xã hội trong vùng hiểm họa để có thể chống đỡ, chịu đựng, thích ứng và phục hồi các tác động của hiểm họa một cách kịp thời và hiệu quả, bao gồm bảo tồn và khôi phục các công trình và chức năng cơ bản, thiết yếu.

Ứng phó: Việc cung cấp các dịch vụ khẩn cấp và hỗ trợ công cộng trong hoặc ngay sau thảm họa nhằm bảo vệ tính mạng, giảm thiểu tác động về sức khỏe, đảm bảo an toàn xã hội và đáp ứng các nhu cầu cơ bản của những người bị ảnh hưởng

Rủi ro: hậu quả của những mối đe dọa do hiểm họa gây ra (ví dụ như gió giật trong một trận bão) và tình trạng dễ bị tổn thương (ví dụ như không cắt tỉa cây) đặt trong mối tương quan với năng lực (ví dụ như có tình nguyện viên là phụ huynh làm nghề trồng vườn và có khả năng cắt tỉa cây trước khi bão xảy ra).

Đánh giá rủi ro: phương pháp xác định bản chất và mức độ rủi ro bằng cách phân tích các hiểm họa tiềm tàng và đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương hiện tại cũng như năng lực xác định các hậu quả tiềm tàng đến con người, tài sản, dịch vụ, sinh kế cũng như môi trường.

Quản lý rủi ro: cách tiếp cận và thực tiễn quản lý những rủi ro, bất trắc một cách có hệ thống nhằm giảm nhẹ thiệt hại và mất mát, thông qua việc giảm thiểu tình trạng dễ bị tổn thương và nâng cao năng lực.

Nhóm dễ bị tổn thương: nhóm người, do các đặc tính và hoàn cảnh riêng của họ, có nguy cơ chịu các tác động bất lợi nhiều hơn các nhóm khác trong cộng đồng. Các nhóm dễ bị tổn thương bao gồm trẻ em, người già, người khuyết tật và người có nhu cầu đặc biệt, phụ nữ và bé gái.

Tình trạng dễ bị tổn thương: các đặc tính hay tình trạng của các cá nhân hay nhóm người khiến họ dễ bị ảnh hưởng bởi hiểm họa. Đó là các đặc tính ảnh hưởng đến khả năng của các nhân, tập thể hay cộng đồng trong việc đương đầu với hiểm họa.

Page 166: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

166

Phụ lục IV: Khung Phòng chống và Giảm thiểu Rủi ro ở trường học

Việc lập kế hoạch và phòng tránh rủi ro cho trường học và cộng đồng được nhấn mạnh và củng cố trong các chiến lược và kế hoạch quốc gia và quốc tế. Các khung chương trình này đặt ra các ưu tiên cũng như các lĩnh vực hoạt động để nâng cao hiệu quả phòng chống nhằm giảm nhẹ và ứng phó với các rủi ro và mối đe dọa khác của trường học và cộng đồng. Ngoài ra, các yếu tố trong các khung này phù hợp với các hoạt động được tiến hành trong suốt quá trình xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai và đánh giá trường học an toàn và đóng góp trực tiếp vào việc tuân thủ các tiêu chuẩn có tính ràng buộc về mặt pháp lý của quốc gia, khu vực và quốc tế của Việt Nam.

Khung Hành động Hyogo giai đoạn2000-2015

Ở cấp độ quốc tế, Khung Hành động Hyogo giai đoạn 2000-2015: Tăng cường khả năng chống chịu của các quốc gia và cộng đồng trong thảm họa và giai đoạn sau 2015.

Liệt kê các mục tiêu chiến lược cho ngành giáo dục liên quan đến việc đưa giảm thiểu rủi ro vào các chính sách và thực tiễn hoạt động trong ngành giáo dục, tăng cường thể chế và khả năng ứng phó, phục hồi và thích ứng với các mối đe dọa và tích hợp phòng tránh rủi ro vào các chương trình học của ngành giáo dục; Khuyến khích việc đánh giá rủi ro và cung cấp khung chương trình cho việc thiết lập các hoạt động, nhiệm vụ và quy trình phòng tránh;Xác định các ưu tiên bổ sung chính như đánh giá và giám sát rủi ro và các mối đe dọa đến trường học, giảm thiểu các nhân tố rủi ro,

đẩy mạnh hoạt động phòng tránh trong môi trường học tập, và sử dụng kiến thức, sáng tạo và giáo dục để xây dựng một nền văn hóa an toàn, có khả năng ứng phó chống chịu cao thông qua các hoạt động chính khóa và ngoại khóa.

Bộ tiêu chuẩn Giáo dục tối thiểu INEE: Phòng chống, Ứng phó và Phục hồi

Mạng lưới Giáo dục trong tình hình khẩn cấp liên ngành của Liên hợp quốc (INEE) là mạng lưới các cơ quan và chuyên gia quốc tế được thành lập nhằm nâng cao tiêu chuẩn giáo dục trong các tình huống khẩn cấp trên khắp thế giới. Bộ tiêu chuẩn Giáo dục tối thiểu INEE: Phòng chống, Ứng phó và Phục hồi (còn được gọi là Bộ tiêu chuẩn Tối thiểu INEE) được xây dựng trong vài năm dựa trên các ý kiến thu được từ kinh nghiệm của hơn 3.500 người đến từ hơn 80 quốc gia trên thế giới.

Tiêu chuẩn tối thiểu INEE được coi là các mục tiêu tiêu chuẩn quốc tế cần phải đạt được của ngành giáo dục ở bất cứ quốc gia nào nhằm đảm bảo giáo dục có chất lượng trong bối cảnh biến đổi khí hậu và các thách thức liên quan đến thảm họa khác và nâng cao năng lực của ngành giáo dục, cộng đồng địa phương và trường học trong việc phòng chống, ứng phó với và phục hồi sau rủi ro và thảm họa.

Các hướng dẫn INEE đã được Bộ GD & ĐT điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh, giúp các nhà quản lý giáo dục và giáo viên ở tất cả các cấp, trường học và cộng đồng địa phương có thể hướng dẫn việc thực hiện các hoạt động phòng chống, ứng phó và phục hồi theo tiêu

Page 167: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

167

chuẩn quốc tế, xuất phát từ nguyên lý những người bị ảnh hưởng bởi thảm họa có quyền được bảo đảm cuộc sống có phẩm giá, được tiếp thu nền giáo dục an toàn, chất lượng và phù hợp. Các tiêu chuẩn này có thể sử dụng như một nguồn tham khảo các hoạt động hiệu quả cho những người hoạt động trong ngành giáo dục.

Bộ GD&ĐT và UNESCO, với sự hỗ trợ của nhiều tổ chức quốc gia và quốc tế khác, đã điều chỉnh Tiêu chuẩn Tối thiểu INEE cho phù hợp với bối cảnh, giúp các nhà quản lý giáo dục và giáo viên ở tất cả các cấp, trường học và cộng đồng địa phương ở Việt Nam có thể hướng dẫn thực hiện các hoạt động phòng chống, ứng phó và phục hồi dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế xuất phát từ nguyên lý những người bị ảnh hưởng bởi thảm họa có quyền được bảo đảm cuộc sống có phẩm giá, được tiếp thu nền giáo dục an toàn, chất lượng và phù hợp. Kế hoạch THAT áp dụng trực tiếp Tiêu chuẩn tối thiểu INEE trong tình huống cụ thể của trường và cung cấp một khung chương trình nhằm hỗ trợ việc thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc tế ở các trường học trên khắp đất nước.

Hiệp định ASEAN về Quản lý thảm họa và Chương trình Ứng phó khẩn cấp

Ở cấp độ khu vực, tất cả các thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) phê duyệt và đang trong quá trình thực hiện Hiệp định ASEAN về Quản lý Thảm họa và Chương trình Hành động Ứng phó Khẩn cấp cho giai đoạn 2010-2015 (AADMER), công cụ đầu tiên có tính ràng buộc pháp lý liên quan đến Khung hành động Hyogo. AADMER bao

gồm bốn nội dung chiến lược bao gồm: i) đánh giá rủi ro; ii) phòng chống và giảm nhẹ (trong đó, lần lượt kết hợp lồng ghép giảm nhẹ rủi ro thảm họa vào chương trình giảng dạy và tăng cường các hoạt động giảm thiểu rủi ro thảm họa trên cơ sở cộng đồng); iii) phòng chống; và iv) phục hồi.

Kế hoạch Hành động Thực hiện Chiến lược Quốc gia về Phòng chống, Ứng phó và Giảm nhẹ thiên tai

Ở cấp quốc gia, Kế hoạch Hành động Thực hiện Chiến lược Quốc gia về Phòng chống, Ứng phó và Giảm nhẹ Thiên tai giai đoạn đến 2020 của Việt Nam đã nhấn mạnh việc phòng chống của trường học và cộng đồng. Năm 2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát triển một Kế hoạch hành động thực hiện các chiến lược quốc gia về phòng chống, ứng phó và giảm nhẹ thiên tai (giai đoạn 2011-2015), kêu gọi việc xây dựng các kế hoạch THAT ở các trường học nhằm đảm bảo trường học an toàn chống lại thiên tai.

Quá trình tiến hành đánh giá và xây dựng Kế hoạch THAT của trường học là hoạt động nhằm hưởng ứng các khung quốc gia và quốc tế theo hướng tăng cường khả năng phòng chống và ứng phó với thiên tai và các rủi ro khác của ngành giáo dục. Những công cụ này không chỉ cung cấp cho các trường học và cộng đồng một phương tiện để nâng cao khả năng ứng phó của trường học với những rủi ro địa phương, mà còn hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong quá trình hệ thống hóa và thể chế hóa các khuôn khổ nhằm giảm thiểu và phòng chống rủi ro thiên tai.

Page 168: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

168

Page 169: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

GHI NHẬN VÀ CẢM ƠN ĐÓNG GÓP CỦA:

Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt NamVụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường

Cục Cơ sở vật chất và Thiết bị trường học, đồ chơi trẻ emCục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục

Vụ Giáo dục Tiểu họcVụ Giáo dục thường xuyên

Sở Giáo dục và Đào tạo Tỉnh Thừa Thiên - HuếCác trường học tham gia dự án của tỉnh Thừa Thiên-Huế: Tiểu học Thanh Toàn, Tiểu

học Hương Vinh 1, Tiểu học phú Mậu 1, Tiểu học Quảng Lợi 1, và Tiểu học Hương Long

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp QuốcVụ Giáo dục vì Hòa bình và Phát triển bền vững của UNESCO

Bô phận Giáo dục vì sự phát triển bền vững của UNESCO Văn phòng Giáo dục Khu vực châu Á – Thái Bình Dương của UNESCO Bangkok

Văn phòng Khoa học châu Á – Thái Bình Dương của UNESCO Jakarta Nhóm thực hiện Sáng kiến Giáo dục vì sự Phát triển bền vững, Văn phòng Hà Nội

Chương trình Con người và Sinh quyển tại Việt Nam

Samsung Global (Công ty Samsung Toàn cầu)L’Agence de Medecine Preventive (Cơ quan Y tế dự phòng) – AMP

Công ty INOVAE SAS – công ty cung cấp phần mềm INOVAE PUBLISHER

Viện đại học Mở Hà NộiKhoa Giáo dục Tiểu học, Đại học Sư phạm Hà Nội

Đại học Khoa học HuếHọc viện Quản lý Giáo dục

Chuyên gia tư vấn quốc tế Moustafa Osman – Giám đốc và Rianne Cornélie Ten Veen – Trưởng phòng Nghiên cứu – Công ty tư vấn Osman

Chuyên gia tư vấn quốc gia Ts. Nguyễn Thanh Lâm – Phó Trưởng khoa Môi trường, Trường Đại học Nông Nghiệp

Hà NộiTs. Bùi Phương Nga – Chuyên viên gia phát triển chương trình giáo dục

ThS. Bùi Thanh Xuân – Trưởng Phòng nghiên cứu, Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Không chính quy, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

Các tổ chức đóng góp ý kiến và tư liệu:Live and Learn Viet Nam (Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng của Việt

Nam)Tổ chức Bảo vệ Động vật Thế giới

Giáo viên và các cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Quảng Bình và Quảng TrịPlan tại Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ Đức, Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam, Tổ chức Tầm

nhìn Thế giới, Tổ chức Cứu trợ Trẻ em, Tổ chức CARE Việt Nam, Hiệp hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm Quốc tế, Viện Khoa học Giáo dục

và Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) 169

Page 170: Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong ...

l p k tr n an toàn

X c an toàn và bv c k u c,

nguy c toàn và c ro khác

United Nations

Office of the Representative tothe Socialist Republic of Viet NamMember of United Nations Team

Ha Noi Office

Educational, Scientific andCultural Organization

Bộ công cụ đánh giá và lập kế hoạch trường học an toàn trong phòng,

chống thiên tai và các rủi ro khácXây dựng trường học an toàn và bền vững, sẵn sàng ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu, suy giảm đa dạng sinh học và

các rủi ro khác