BÁO CÁO TỔNG THUẬT TỌA ĐÀM KHOA HỌC thao khoa hoc/BÁO CÁO TỔNG...1 BÁO CÁO TỔNG...

14
1 BÁO CÁO TNG THUT TỌA ĐÀM KHOA HC “Cho vay ngang hàng – Li ích, ri ro và qun lýI. THÔNG TIN TNG HP VTOĐÀM: 1. Chđề ca tọa đàm: “Cho vay ngang hàng – Li ích, ri ro và quản lý” 2. Thi gian tchc: 8h30 11h30 Th3, ngày 14/5/2019. 3. Địa điểm: Trường Đại hc Kinh tế quc dân. 4. Slượng đại biu tham d: Tọa đàm khoa học đã thu hút khoảng 50 đại biu, bao gồm: (i) Đại biu tcác B(BTư pháp, Bộ Kế hoạch và đầu tư, BKhoa hc và công nghệ); (ii) Đại biu các V, Cục Ngân hàng Nhà nước Vit Nam (VChính sách tin t, Cục 1 Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng, VThanh toán, VPháp chế, Cc Công nghthông tin, Trung tâm Thông tin tín dng quc gia Vit Nam, NHNN Chi nhánh Hà Ni); (iii) Đại biu tcác tchc tín dụng trong nước (BIDV, Agribank, MB, Lienvietpostbank, Hip hi Qutín dng nhân dân); (iv) Đại biu tcông ty công nghệ, Fintech; (v) Đại biu tTrường Đại hc Kinh tế quc dân và mt sđơn vị khác. II. NI DUNG CHÍNH CA TỌA ĐÀM: Tọa đàm được tchức thành 2 phiên: Phiên chuyên đề 1 “Những vấn đề bn vCho vay ngang hàng” gm 4 tham lun chính ca các chuyên gia; và Phiên chuyên đề 2 “Thảo luận bàn tròn” vi stham gia đóng góp ý kiến, tho lun của các đại diện đến tcác bngành có liên quan và các chuyên gia sâu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, kinh tế s. Các đại biểu đã cùng nhau thảo luận, trao đổi về các vấn đề liên quan đến chính sách và thc tin áp dụng cho vay ngang hàng trong và ngoài nước. Từ đó, các nhà khoa hc, các ging viên, các nhà nghiên cu, các chuyên gia kinh tế, các nhà hoạch định chính sách, các nhà qun lý ngân hàng và công ty fintech đã có dịp đối thoại để trình bày về lợi ích - rủi ro của cho vay ngang hàng, kinh nghiệm quốc tế về cách thức quản lý cho vay ngang hàng, trao đổi, chia sẻ về thực trạng cho vay ngang hàng tại Việt Nam và đưa ra những đề xuất khuyến nghị chính sách để quản lý hiệu quả cho vay ngang hàng tại Việt Nam. Cụ thể như sau:

Transcript of BÁO CÁO TỔNG THUẬT TỌA ĐÀM KHOA HỌC thao khoa hoc/BÁO CÁO TỔNG...1 BÁO CÁO TỔNG...

1

BÁO CÁO TỔNG THUẬT TỌA ĐÀM KHOA HỌC

“Cho vay ngang hàng – Lợi ích, rủi ro và quản lý”

I. THÔNG TIN TỔNG HỢP VỀ TOẠ ĐÀM:

1. Chủ đề của tọa đàm:

“Cho vay ngang hàng – Lợi ích, rủi ro và quản lý”

2. Thời gian tổ chức: 8h30 – 11h30 Thứ 3, ngày 14/5/2019.

3. Địa điểm: Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

4. Số lượng đại biểu tham dự:

Tọa đàm khoa học đã thu hút khoảng 50 đại biểu, bao gồm: (i) Đại biểu từ

các Bộ (Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Khoa học và công nghệ); (ii) Đại

biểu các Vụ, Cục Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Chính sách tiền tệ, Cục 1 Cơ

quan Thanh tra giám sát ngân hàng, Vụ Thanh toán, Vụ Pháp chế, Cục Công nghệ

thông tin, Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam, NHNN Chi nhánh Hà

Nội); (iii) Đại biểu từ các tổ chức tín dụng trong nước (BIDV, Agribank, MB,

Lienvietpostbank, Hiệp hội Quỹ tín dụng nhân dân); (iv) Đại biểu từ công ty công

nghệ, Fintech; (v) Đại biểu từ Trường Đại học Kinh tế quốc dân và một số đơn vị

khác.

II. NỘI DUNG CHÍNH CỦA TỌA ĐÀM:

Tọa đàm được tổ chức thành 2 phiên: Phiên chuyên đề 1 “Những vấn đề cơ

bản về Cho vay ngang hàng” gồm 4 tham luận chính của các chuyên gia; và

Phiên chuyên đề 2 “Thảo luận bàn tròn” với sự tham gia đóng góp ý kiến, thảo

luận của các đại diện đến từ các bộ ngành có liên quan và các chuyên gia sâu trong

lĩnh vực tài chính ngân hàng, kinh tế số.

Các đại biểu đã cùng nhau thảo luận, trao đổi về các vấn đề liên quan đến

chính sách và thực tiễn áp dụng cho vay ngang hàng trong và ngoài nước. Từ đó,

các nhà khoa học, các giảng viên, các nhà nghiên cứu, các chuyên gia kinh tế, các

nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý ngân hàng và công ty fintech đã có dịp

đối thoại để trình bày về lợi ích - rủi ro của cho vay ngang hàng, kinh nghiệm quốc

tế về cách thức quản lý cho vay ngang hàng, trao đổi, chia sẻ về thực trạng cho vay

ngang hàng tại Việt Nam và đưa ra những đề xuất khuyến nghị chính sách để quản

lý hiệu quả cho vay ngang hàng tại Việt Nam. Cụ thể như sau:

2

1. Lợi ích, rủi ro của cho vay ngang hàng

Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, các công ty fintech trong những năm gần

đây đã có sự phát triển mạnh mẽ, cung cấp các giải pháp tài chính mới trên nền

tảng số; trong đó có mô hình các công ty cho vay ngang hàng (P2P lending). Theo

ông Phạm Xuân Hòe – Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng, cho vay

ngang hàng khi ứng dụng CMCN4.0 là “khoản cho vay trực tiếp giữa Lender

(người cho vay) sang Borrower (người vay) qua nền tảng công nghệ kết nối trực

tuyến (platform) mà không qua bất cứ trung gian tài chính nào”. Khoản cho vay

hầu hết là không có tài sản bảo đảm hoặc có thể có bảo đảm nếu Cty P2P đứng ra

bảo lãnh hoặc kết nối bên thứ 3 khác bảo lãnh cho Lender. Như vậy, quá trình cho

vay ngang hàng không có sự tham gia của các tổ chức tín dụng truyền thống. Nhà

cung cấp giải pháp công nghệ cũng không tham gia cung ứng tín dụng mà đóng vai

trò như là nhà tạo lập và vận hành thị trường, được thu các khoản phí tham gia từ

người cho vay và người đi vay. Báo cáo tham luận của TS. Cấn Văn Lực - Chuyên

gia Kinh tế trưởng – Giám đốc Trường Đào tạo BIDV đã nêu rõ nhiệm vụ chính

của công ty P2P bao gồm:

- Cung cấp nền tảng công nghệ kết nối bên cho vay và bên vay; tiếp nhận đề

nghị vay vốn;

- Thẩm định đặc điểm, năng lực, chấm điểm bên vay, quyết định cho vay và

đưa ra mức lãi suất cho vay tương ứng với mức độ rủi ro;

- Phân bổ nguồn vốn huy động được từ các nhà đầu tư để cho vay;

- Thu hồi nợ và trả cho nhà đầu tư; kiểm tra hành vi rửa tiền;

- Không chịu rủi ro tín dụng; đầu tư công nghệ, nhân sự, công cụ thu thập,

phân tích dữ liệu lớn có sẵn trên internet;

- Tuân thủ pháp luật và chế độ báo cáo;

- Quản lý rủi ro bao gồm cả việc lập quỹ phòng ngừa rủi ro (nếu có).

Các ý kiến trao đổi cho rằng P2P lending mang lại nhiều lợi ích cho người

cho vay, người đi vay và thị trường. Các phát biểu đều chung nhận định P2P

lending giúp thủ tục vay sẽ đơn giản và nhanh hơn để đáp ứng nhu cầu vay nhờ ứng

dụng công nghệ trong việc đánh giá xếp hạng khách hàng với quy trình rút gọn.

Người đi vay có thể tìm kiếm các mức lãi suất phù hợp với khả năng thanh toán

thông qua việc lựa chọn người cho vay phù hợp hoặc thực hiện đấu giá để có được

mức giá thấp nhất, hoặc cũng có thể thực hiện theo mức lãi suất quy định chung

3

của mạng P2P mà họ tham gia. P2P lending cũng sẽ giúp cho thị trường có thêm

kênh dẫn và tiếp cận vốn, gia tăng giá trị của tài nguyên dữ liệu về dân cư, hỗ trợ

cho các SME, MSME phát triển; đồng thời thúc đẩy cạnh tranh, “đổi mới sang tạo”

và phân bổ vốn hiệu quả theo nguyên tắc thị trường nếu P2P lending được quản lý

tốt. Ngoài ra, TS. Cấn Văn Lực còn bổ sung lợi ích về xã hội do P2P lending mang

lại khi sự xuất hiện của các công ty fintech sẽ giảm trừ đáng kể hoạt động tín dụng

đen – một hoạt động đang là vấn đề nhức nhối tại Việt Nam hiện nay.

Tuy nhiên, P2P lending hiện cũng đang đối mặt với nhiều rủi ro và thách

thức. Rủi ro đối với người cho vay hầu như không được bảo hiểm từ các cơ quan

chính phủ (khác với các khoản vay từ các tổ chức tín dụng được bảo hiểm từ cơ

quan bảo hiểm tín dụng quốc gia). Các khoản vay được cung cấp dưới hình thức

P2P cũng hầu hết là các khoản vay không có tài sản bảo đảm. Do vậy, họ phải tự

quản lý rủi ro bằng cách đa dạng hóa danh mục đầu tư và có rủi ro bị mất tiền khi

không có bảo hiểm, không có hành lang pháp lý bảo vệ hoặc thông tin về người

vay; các công ty P2P lending thiếu minh bạch, dễ bị lợi dụng để lừa đảo. Rủi ro đạo

đức và công nghệ cũng có thể xuất hiện như Hacker tấn công sập sàn, trục trặc kỹ

thuật, dữ liệu bị mất hết hay thông tin cá nhân bị lợi dụng chia sẻ và việc rao bán

sản phẩm tín dụng không đúng theo quy định của pháp luật.

2. Kinh nghiệm quốc tế về cách thức quản lý cho vay ngang hàng

Mô hình cho vay ngang hàng đã xuất hiện ở nhiều quốc gia như Anh, Mỹ,

Nga, Pháp, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Ấn Độ, các nước Đông Nam Á… cho thấy

một xu hướng phát triển hoàn toàn mới trong hoạt động tín dụng.

Đại diện đến từ Công ty TNHH một thành viên tư vấn tài chính LGC tại

Cộng hòa Liên bang Nga – ông Artem Andreev đã giới thiệu một bức tranh toàn

cảnh về con đường tạo lập khung pháp lý cho tài chính vi mô và tín dụng vi mô khi

ứng dụng Trực tuyến (các công ty fintech được cung cấp tín dụng vi mô và tài

chính vi mô) từ năm 2013 cho đến nay. Trên thực tế, thị trường tài chính nước Nga

tại thời điểm năm 2013 đã tồn tại rất nhiều hạn chế về việc tiếp cận với các nguồn

cung tài chính và bảo hiểm rủi ro tài chính, rủi ro thị trường cho vay ngắn hạn và

vay nóng gia tăng, không có các tổ chức thông tin tín dụng chuyên biệt, không có

kiểm toán đặc biệt… Thực trạng này dẫn đến quyết định tạo lập khung pháp lý cho

tất cả các khoản vay không có đảm bảo của Ngân hàng Trung ương Liên bang Nga.

4

Cụ thể, Ngân hàng Trung ương Liên bang Nga đã xây dựng lộ trình 4 năm để điều

tiết thị trường tài chính vi mô bao gồm những quy định về:

- Mức vốn tối thiểu cho các tổ chức tài chính vi mô;

- Báo cáo dữ liệu cho tổ chức thông tin tín dụng (thành lập trung tâm thông

tin tín dụng chuyên ngành cho các công ty cho vay ngắn hạn);

- Trích lập dự phòng nợ quá hạn đầy đủ hoặc có cơ chế xóa nợ đơn giản

(theo phương pháp của Ngân hàng Trung ương Liên bang Nga);

- Luật liên bang về “các tổ chức tự điều tiết trong hệ thống thị trường tài

chính”;

- Mức vay tối đa của khách hàng trong phân khúc vay ngắn hạn/vay nóng;

- Các tiêu chuẩn bắt buộc về xử lý nợ và xử lý yêu cầu của khách hàng về tái

cơ cấu nợ quá hạn.

Ngoài ra, Ngân hàng Trung ương Liên bang Nga cũng đã xây dựng hệ thống

quản lý áp dụng đối với các tổ chức tài chính vi mô theo hai cấp (hai loại hình) là

công ty tài chính vi mô và công ty tín dụng vi mô. Từ đó, khung pháp lý về vốn

điều lệ, mô hình tổ chức hoạt động, huy động vốn, báo cáo và một số quy định khác

đã được ban hành để quy định đối với từng loại hình của các tổ chức tài chính vi

mô. Kể từ khi khung pháp lý cho các công ty tài chính vi mô và công ty tín dụng vi

mô (trong đó có các công ty fintech được cung cấp tín dụng vi mô và tài chính vi

mô) ra đời, đến nay mô hình cho vay trực tuyến trở nên phổ biến hơn với người tiêu

dùng tại Cộng hòa liên bang Nga và các quy định về các tổ chức tài chính vi mô và

ngân hàng đang ngày càng trở nên gần nhau hơn.

Đồng quan điểm về việc phải có khung pháp lý đối với các công ty P2P

lending nói riêng và các tổ chức tài chính vi mô nói chung nêu trên, TS. Cấn Văn

Lực đã chia sẻ tại tọa đàm kinh nghiệm về quản lý đối với hoạt động cho vay ngang

hàng tại các quốc gia trên thế giới gồm những quy định tập trung vào 3 vấn đề

chính như sau:

(i) Quy định về giới hạn đầu tư/cho vay của nhà đầu tư;

(ii) Quy định về tiêu chuẩn cấp phép, hoạt động và giám sát đối với tổ chức

cung cấp nền tảng P2P;

(iii) Quy định về xác thực khách hàng (KYC), về công bố thông tin và kế

hoạch giải quyết khi công ty P2P phá sản (đối với công ty P2P).

5

Tại Tây Ban Nha, công ty P2P được quy định phải đáp ứng: tiêu chuẩn cấp

phép và hoạt động (phải có vốn tối thiểu, có kế hoạch giải quyết vụ việc khi công ty

P2P phá sản); nguyên tắc KYC (về nhà đầu tư) và yêu cầu về công bố thông tin;

giới hạn về vốn đầu tư đối với nhà đầu tư cá nhân thông thường (3000 bảng/1

khoản đầu tư, 10.000 bảng/năm) và không hạn chế đối với nhà đầu tư chuyên

nghiệp (cá nhân hoặc tổ chức). Tại Malaysia, Ủy ban chứng khoán quốc gia (SC)

quản lý mô hình P2P và đã ban hành một số quy định về trần lãi suất (18%/năm) và

mức vốn tối thiểu (chỉ có các công ty Malaysia với số vốn thực góp tối thiểu 5 triệu

ringgit tương đương khoảng 1,2 triệu USD). Tại Indonesia, cơ quan quản lý Dịch

vụ Tài chính (OJK) thuộc NHTW ban hành những quy định về vốn tối thiểu khi

đăng ký và hoạt động (1 triệu rupiah tương đương khoảng 67.000 USD khi đăng ký

và 2,5 triệu rupiah để được chính thức cấp giấy phép kinh doanh) và yêu cầu phải

ký quỹ, có tài khoản định danh tại ngân hàng trong thời gian hoạt động.

Việc chia sẻ thông tin tín dụng mang lại lợi ích cho cả các các Công ty P2P

lending, nhà đầu tư và người đi vay. Vai trò của các nhóm sản phẩm, dịch vụ thông

tin tín dụng (bao gồm các báo cáo tín dụng truyền thống; sản phẩm hỗ trợ

Marketing, tìm kiếm khách hàng vay; báo cáo xếp hạng tín dụng, chấm điểm tín

dụng; sản phẩm theo lô, sản phẩm cảnh báo; sản phẩm phục vụ quản lý, giám sát

danh mục, tuân thủ… và các sản phẩm khác linh hoạt theo yêu cầu của khách hàng)

là không hề nhỏ để các công ty P2P lending có thể thu thập, phân tích thông tin và

dữ liệu; tạo ra lợi nhuận và lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực cho vay cả ở thị trường

phát triển cũng như thị trường đang phát triển. Cùng với sự phát triển của khoa học,

việc thu thập và xử lý thông tin cũng như chất lượng của dữ liệu có thể kỳ vọng sẽ

được sử dụng nhiều hơn thông tin từ hành vi của khách hàng thông qua mạng

internet, điện thoại, thiết bị viễn thông nhưng cũng có thể thu thập các thông tin từ

các cơ quan quản lý và các nhà cung ứng trên thị trường, từ đó đặt ra vấn đề về sự

an toàn và tính hiệu quả của hoạt động P2P lending từ những thông tin về khách

hàng.

ThS. Lê Anh Tuấn – Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam đã

nhấn mạnh một số quy định về thông tin tín dụng đối với các công ty P2P lending

trên thế giới. PBOC và các Ủy ban quản lý Ngân hàng,bảo hiểm,chứng khoán của

Trung Quốc đã thành lập Hiệp hội kinh doanh tài chính qua mạng quốc gia

(National Internet Finance Association -NIFA) năm 2015 và NIFA chính thức vận

6

hành cổng chia sẻ TTTD cho các Công ty P2P lending (Internet Finance Industry

Credit Information Sharing Platform) vào năm 2016. Năm 2017, PBOC và Ủy ban

quản lý ngân hàng Trung Quốc chính thức ban hành quy định đối với các Công ty

P2P, bắt buộc các Công ty P2P lending phải chia sẻ thông tin với các Trung tâm

thông tin tín dụng. Ở Mỹ, cơ chế hoạt động thông tin là tự nguyện và trên nguyên

tắc có đi có lại. Tuy nhiên, các Công ty P2P lending đều ký thỏa thuận hoặc nguyên

tắc ứng xử với các Công ty thông tin tín dụng. Trên thực tế, đa số các công ty P2P

lending đều ý thức được việc tham gia hệ thống thông tin là cần thiết và vì vậy họ

đều là thành viên của 03 Trung tâm thông tin tín dụng lớn tại Mỹ là TransUnion,

Experian và Equifax. Ấn Độ quy định các Công ty P2P lending phải là thành viên

của các Trung tâm thông tin tín dụng và phải gửi dữ liệu (kể cả dữ liệu lịch sử) của

người vay cho các tổ chức đó; đồng thời phải lưu giữ thông tin tín dụng (các giao

dịch của người vay), cập nhật định kỳ tối thiểu hàng tháng cho các Trung tâm

thông tin tín dụng, có giải pháp đảm bảo thông tin tín dụng cung cấp được cập nhật,

chính xác và đầy đủ, và phải đảm bảo có sự đồng ý của các bên tham gia (người

cho vay, người vay) trong các thỏa thuận, hợp đồng về việc cung cấp thông tin tín

dụng cho các Trung tâm thông tin tín dụng.

Như vậy, xu hướng tất yếu của hoạt động P2P lending đang tạo nên những

bước phát triển đột phá hơn nữa trên thị trường tín dụng, vừa là cơ hội nhưng cũng

đặt ra nhiều rủi ro và thách thức đối với hoạt động mới mẻ này. Thực trạng đổ vỡ

hơn 400 sàn P2P tại Trung Quốc, sống lay lắt khoảng 1.800 sàn với hiệu ứng

domino sẽ còn lại khoảng 200 sàn (nghiên cứu của China International Capital

Corporation), tổng mức nợ xấu P2P khoảng 192 tỷ USD (Bloomberg), 50 triệu

người tham gia P2P thì rất nhiều người mất trắng và tìm đến cái chết… được lưu ý

bởi ThS. Phạm Xuân Hòe là một bài học kinh nghiệm quý báu để cảnh báo cho mọi

đối tượng tham gia vào hoạt động này. Từ đó, tác giả nêu rõ 05 bài học từ sự sụp đổ

của các Công ty P2P lending tại Trung Quốc là: (i) Sự chậm chễ quản lý và tính cân

bằng trong quản lý đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển đi kèm với rủi ro, bất ổn

cho kinh tế - xã hội; (ii) Sự đánh đổi giữa lợi ích và rủi ro (vốn là đặc tính muôn

thuở của các nhà đầu tư); (iii) Thông tin thiếu minh bạch và không được cập nhật

kịp thời (vấn đề cơ sở dữ liệu trong kinh tế chia sẻ, ví dụ về nhận diện khách hang

vay - KYC/eKYC); (iv) Các giới hạn cho phép (cần quản lý) đối với sàn P2P ; và

(v) Vấn đề sáng tạo mô hình kinh doanh mới từ CMCN4.0 và tư duy chính sách

7

(công nghệ mới tạo ra sản phẩm và mô hình kinh doanh mới đòi hỏi việc tiếp cận

chính sách cũng phải mới, ví dụ: Ai thẩm định sàn P2P? Khoản 1 Điều 468 của Bộ

Luật Dân sự năm 2015 quy định mức lãi suất vay theo thỏa thuận nhưng không

được vượt quá 20%/năm? Chữ ký điện tử/ chữ ký số; hợp đồng điện tử?...) Qua đó,

đối với cơ quan quản lý, việc nắm bắt xu hướng phát triển và hiểu biết về những

vấn đề rủi ro nảy sinh sẽ đóng vai trò quan trọng để có thể ban hành các chính sách

quản lý phù hợp, để có thể đảm bảo an toàn, nhưng đồng thời vẫn khuyến khích thị

trường phát triển lành mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho các sản phẩm, dịch vụ mới.

3. Thực trạng hoạt động cho vay ngang hàng tại Việt Nam

Mô hình P2P lending xuất hiện tại Việt Nam từ năm 2016 và đến nay có

khoảng 40 Công ty Fintech về P2P Lending như: Tima, Trustcircle, We Cash,

Interloan, Lendbiz… (có khoảng 10 Công ty từ Trung Quốc, một số Công ty từ

Indonesia, Malaysia, Singpare…). Các công ty hoạt động chủ yếu theo mô hình

P2P truyền thống, nghĩa là vận hành một nền tảng trực tuyến kết nối giữa người đi

vay và người cho vay.

Công ty Tima đã có sự khởi đầu khá ấn tượng tại Việt Nam với Slogen là

vay trong ngày; tổng đơn vay trên hệ thống là 5.313.270 đồng; tổng đơn đã được tư

vấn là 4 .299.280 đồng; tổng tiền giải ngân là 66.376,1 tỷ đồng; số người đăng ký

vay là 3.261.668 người; số người tham gia cho vay là 36.201 và gói sản phẩm cho

vay bao gồm 15 sản phẩm cho vay tín chấp/thế chấp (Nguồn:Website của Tima đến

9h ngày 07/05/2019).

Nhà điều hành cho vay P2P (Không chịu rủi ro tín dụng của người vay và rủi ro

thanh khoản)

Nhà đầu tư (Chịu rủi ro nếu người vay không trả

nợ và rủi ro thanh khoản) Cá nhân, DN vay

Nền tảng cho vay P2P trực tuyến

Món vay

Vốn gốc và lãi vay

Trả phí Trả phí

8

Tuy nhiên, hiện nay hoạt động cho vay ngang hàng tại Việt Nam vẫn tồn tại

ở dạng phát triển như những doanh nghiệp bình thường (không phải là doanh

nghiệp kinh doanh ngành nghề có điều kiện), chưa có hành lang pháp lý để quản lý

hoạt động và rủi ro của mô hình này. Từ đó, một số vấn đề có thể xảy ra từ thực

trạng hoạt động cho vay ngang hàng tại Việt Nam như:

- Thông tin tín dụng không minh bạch và đầy đủ, người đi vay có nguy cơ bị

mất an toàn thông tin cá nhân hoặc đối mặt với rủi ro không công bằng về lãi suất

(bởi theo khoản 1 Điều 468 của Bộ Luật Dân sự năm 2015, mức lãi suất vay tiền

cũng theo thỏa thuận, nhưng không được vượt quá 20%/năm), quảng cáo sai sự thật

và bị đòi nợ kiểu tín dụng đen, người cho vay không kiểm soát được mục đích vay.

- Mặc dù có hệ thống chấm điểm riêng đối với hoạt động cho vay ngang

hàng nhưng thực tế các công ty P2P lending vẫn chưa tiếp cận được với nguồn

thông tin từ Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam để đánh giá khách

hàng vay; hiện nay vẫn chưa có cơ chế giám sát và quản lý người vay sau khi giao

dịch cho vay ngang hàng thành công để tránh rủi ro tín dụng.

- Khoản 12 điều 4 Luật các TCTD định nghĩa “cấp tín dụng là việc thỏa

thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng

một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu,

cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín

dụng khác”. Từ đó, hoạt động cho vay ngang hàng được thực hiện qua nền tảng

công nghệ sẽ làm phát sinh vấn đề pháp lý trong trường hợp hoạt động cho vay có

thể là cá nhân cho cá nhân vay, cá nhân cho pháp nhân vay, pháp nhân cho pháp

nhân vay; từ đó những pháp nhân và thể nhân này không có cơ sở căn cứ pháp lý

nếu chiếu theo khoản 12 điều 4 Luật các TCTD nêu trên.

- Sự chậm chễ trong công tác quản lý có thể gây nên rủi ro hệ thống và sự bất

ổn cho nền kinh tế - xã hội khi xảy ra hiện tượng mất khả năng trả nợ.

- Thực trạng phối hợp của các Bộ, Ban, Ngành tại Việt Nam còn chồng chéo

và thiếu đồng bộ để có thể ban hành một khung pháp lý hoàn chỉnh, hiệu quả và

phù hợp về hoạt động P2P lending.

9

Hoạt động cho vay ngang hàng được đánh giá là hoạt động tín dụng có mức

độ rủi ro cao tại Việt Nam. Do vậy, các đại biểu tham gia tọa đàm khẳng định việc

thiết lập khuôn khổ pháp lý cho hoạt động này tại Việt Nam không phải chỉ để phục

vụ công tác quản lý thống kê thị trường, hơn thế nữa cần phải có quy định can thiệp

vào hoạt động này để quản trị rủi ro.

4. Các kiến nghị

● Kiến nghị chung

Về quan điểm tạo lập chính sách chung cho phát triển mô hình kinh doanh

mới dựa trên đổi mới sáng tạo từ công nghệ, các chuyên gia đều thống nhất cho

rằng:

- Cần có quan điểm mở, khuyến khích đổi mới sáng tạo được tiến hành đồng

bộ ở các cấp, các ngành; quan điểm thiết kế chính sách cần được đổi mới, không

thể áp đặt cơ chế cũ sang cho cơ chế mới.

- Cần có các nghiên cứu chuyên sâu hơn về thiết kế hệ thống tài chính quốc

gia trong bối cảnh công nghệ phát triển mạnh mẽ, hành vi người tiêu dùng chịu chi

phối nhiều hơn từ nhóm dân số trẻ (millennials) và hội nhập về tài chính diễn ra sâu

rộng hơn.

- Cần đẩy nhanh tốc độ ban hành những chính sách mới (kể cả việc ban hành

khuôn khổ pháp lý thử nghiệm - sandbox) để khuyến khích phát triển và bắt kịp với

tốc độ thay đổi rất nhanh về công nghệ trên thế giới, nếu không sẽ tuột mất cơ hội

hội phát triển của nền kinh tế Việt Nam.

- Cần xác lập hành lang pháp lý đầy đủ và minh bạch để bảo vệ quyền lợi

của nhà đầu tư và người tiêu dùng tài chính.

● Kiến nghị cụ thể:

- Kiến nghị đối với Chính phủ:

+ Chỉ đạo các Bộ, Ban, Ngành phối hợp xây dựng khuôn khổ pháp lý thử

nghiệm (sandbox) cho các Công ty Fintech nói chung và Công ty P2P lending nói

10

riêng phù hợp với thực tiễn, thông lệ quốc tế; tạo cơ chế hợp tác giữa các ngân

hàng và các công ty Fintech nói chung và Công ty P2P lending nói riêng.

+ Định hướng chỉ đạo các cơ quan Bộ, Ban, Ngành phối hợp trong triển khai

thực hiện các biện pháp đảm bảo an ninh mạng.

+ Chỉ đạo truyền thông và giáo dục tài chính về P2P lending để toàn dân hiểu

được bản chất cũng như lợi ích, rủi ro của P2P lending (vì đây là mô hình cho vay

mới gắn với ứng dụng công nghệ hiện đại).

+ P2P lending được hiểu là mô hình tài chính trực tiếp C2C (customer to

customer), tham gia trong khuôn khổ tài chính toàn diện lấp chỗ trống của các mô

hình tài chính truyền thống B2C (business to customer) và B2B (business to

business). Mô hình tài chính mới này cần được đưa vào “Chiến lược tài chính toàn

diện” cấp quốc gia đang được dự thảo để có định hướng rõ ràng liên quan đến phát

triển tài chính cho thị trường và xã hội.

- Kiến Nghị đối với Ngân hàng Nhà nước:

Đẩy nhanh tiến độ phối hợp với các Bộ, Ban, Ngành nghiên cứu, xây dựng

và đề xuất khuôn khổ pháp lý thử nghiệm (sandbox) cho các Công ty Fintech nói

chung và Công ty P2P lending nói riêng, trong đó bao gồm những nội dung chính

như sau:

(i) Quy định cụ thể đối với các Công ty P2P lending về: Vốn tối thiểu; Báo

cáo dữ liệu cho Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) đồng thời

khuyến khích việc tra cứu thông tin tín dụng từ CIC phục vụ chấm điểm tín dụng

và đánh giá khách hàng; Hạn mức cho vay tối đa đối với từng loại kỳ hạn, Mức cho

vay tối đa đối với kỳ hạn 01 năm (kể cả đối với nhà đầu tư cho vay trên sàn), Số lần

vay qua sàn trong thời hạn 01 năm (để khống chế đảo nợ), Sản phẩm tín dụng được

phép cung cấp; Hình thành các Quỹ có chức năng tương tự như một hình thức bảo

hiểm cho cho người cho vay; Trần lãi suất và phí; Quản lý rủi ro;

(ii) Quy định thời gian thí điểm và quy trình báo cáo;

(iii) Quản lý chấm dứt hoạt động thí điểm (khi được chính thức/ không đủ

điều kiện tồn tại giải thể): cần có quy định xử lý cụ thể khi các Công ty P2P lending

11

không được cấp phép chính thức chấm dứt hoạt động hoặc rút lui khỏi thị trường.

(iv) Nghiên cứu tham mưu sửa đổi quy định tại Nghị định 106/2013/NĐ-CP

hướng dẫn Luật Phòng chống rửa tiền và các văn bản hướng dẫn liên quan để cho

phép mở tài khoản không bắt buộc phải gặp mặt trực tiếp, tiến tới áp dụng e-KYC

đảm bảo nhận diện khách hàng trên nền tảng công nghệ mới.

(v) Chỉ đạo Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam xây dựng

phương án và cổng kết nối riêng cho các Công ty P2P, đảm bảo khi Chính phủ và

Ngân hàng Nhà nước ban hành sandbox có thể thực hiện được ngay. Trong thời

gian trước mắt có thể xem xét cho phép một số Công ty P2P đủ điều kiện kết nối

thử nghiệm như là tổ chức tự nguyện tham gia hoạt động thông tin tín dụng theo

quy định.

(vi) Thiết lập máy chủ riêng biệt cho cơ quan quản lý để yêu cầu các công ty

P2P lending kết nối trực tuyến lưu trữ dữ liệu phát sinh về máy chủ nhằm bảo đảm

an toàn về thông tin (vì công ty P2P lending hoạt động trên nền tảng công nghệ kết

nối trực tuyến).

(vii) Cần tiếp tục triển khai các hành động đã được phê duyệt trong Kế hoạch

ứng dụng CNTT của NHNN giai đoạn 2016-2020 và Kế hoạch an ninh, an toàn

thông tin cho NHNN Việt Nam giai đoạn 2017-2022.

(viii) Cần lồng ghép việc xác lập và xây dựng chiến lược chuyển đổi số trong

ngành ngân hàng tương thích với chiến lược chuyển đổi số quốc gia (do bộ Thông

tin Truyền thông chủ trì và đang ở giai đoạn dự thảo để ban hành trong năm 2019)

để có thể phát triên cơ sở dữ liệu bao quát hơn liên quan đến nhóm người cho vay

và nhóm người đi vay tiềm năng phục vụ cho việc phát triển thị trường trong tương

lai.

(ix) Đánh giá đầy đủ các chi phí giám sát và chi phí thực thi hợp đồng đối

với các giao dịch của các bên tham gia nền tảng P2P trong môi trường sandbox để

có thông tin đầy đủ hơn về quản trị rủi ro phục vụ cho việc phân tích chi phí và lợi

ích của mô hình P2P lending.

- Kiến nghị đối với Bộ Thông tin và truyền thông:

12

Sớm hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia và hành lang pháp lý cho việc chia sẻ

dữ liệu thông tin để phục vụ cho việc phát triển mô hình kinh tế chia sẻ (trong đó

có các công ty Fintech và các công ty P2P lending).

- Kiến nghị đối với các Công ty P2P lending:

+ Đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật hiện hành (không vi phạm Luật

các TCTD, Luật Phòng chống rửa tiền, Luật An toàn thông tin mạng, Luật An ninh

mạng, Luật Giao dịch điện tử…).

+ Có điều khoản cam kết của khách hàng cho phép gửi dữ liệu tới CIC và

được tra cứu thông tin tín dụng về khách hàng tại CIC.

+ Cần tăng cường hợp tác với các ngân hàng trong việc đưa ra các sản phẩm,

dịch vụ ngân hàng mới tích hợp công nghệ 4.0 và hiện đại hóa qui trình vận hành

nội bộ để phát triển sản phẩm dịch vụ và quản trị rủi ro.

13

Văn phòng Chính phủ

1 Hoàng Hoa Thám, Ngọc Hồ,

Ba Đình, Hà Nội

Bộ khoa học và Công nghệ

113 Trần Duy Hưng, Trung

Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

Bộ Tư pháp

60 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội

Bộ Thông tin và truyền thông

18 Nguyễn Du, Hàng Bài,

Hoàn Kiếm, Hà Nội

Ngân hàng Nhà nước Việt

Nam

49 Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà

Nội

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

6B Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà

Nội

Bộ Công thương

23 Phố Ngô Quyền, Tràng

Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội

14