BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM...

68
Hμ Néi, th¸ng 04-2013 tæng C«ng ty cæ phÇn t¸i b¶o hiÓm quèc gia viÖt nam BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2013 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2013

Transcript of BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM...

Hµ Néi, th¸ng 04-2013

tæng C«ng ty cæ phÇn t¸i b¶o hiÓm quèc gia viÖt nam

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊNNĂM 2013

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊNNĂM 2013

1

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013

Tên tổ chức niêm yết: TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN TÁI BẢO HIỂM QUỐC GIA

VIỆT NAM

Tên viết tắt: VINARE

Năm báo cáo: 2013

I. THÔNG TIN CHUNG:

1. Thông tin khái quát:

- Tên giao dịch: Tổng công ty cổ phần Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam

- Giấy phép kinh doanh: 28GP/KDBH ngày 15/11/2004 của Bộ Tài chính

- Vốn điều lệ: 3.000 tỷ VND

- Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 1.008.276.580.000 VND

- Địa chỉ: 141 Lê Duẩn, Hoàn Kiếm, Hà Nội

- Điện thoại: 3.9422354

- Fax: 3.9422351

- Website: www.vinare.com.vn

- Mã cổ phiếu: VNR

2. Quá trình hình thành và phát triển

- Công ty Tái Bảo hiểm Quốc gia Việt Nam được thành lập năm 1994 theo Quyết định

số 920TC/QĐ/TCCB ngày 27/9/1994 của Bộ Tài chính, được phép hoạt động theo

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 100104 ngày 06/10/1994. Công ty Tái Bảo

hiểm Quốc gia Việt Nam chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/1/1995.

- Theo Quyết định số 3089/QĐ-BTC ngày 10/10/2003 của Bộ Tài chính về việc cổ phần

hóa Công ty Tái Bảo hiểm Quốc gia Việt Nam, trong năm 2004 Công ty đã thực hiện

cổ phần hoá thành công. Ngày 15/11/2004 Bộ Tài Chính đã chính thức cấp giấy phép

thành lập và hoạt động cho Tổng Công ty cổ phần Tái Bảo hiểm Quốc Gia Việt Nam

số 28GP/KDBH. Tổng Công ty cổ phần Tái Bảo hiểm Quốc Gia Việt Nam chính thức

đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2005. Là doanh nghiệp cổ phần, trong đó vốn Nhà

nước chiếm tỷ lệ chi phối (56,5%), VINARE hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật

Kinh doanh Bảo hiểm và các quy định khác có liên quan.

- Vốn điều lệ của Tổng Công ty cổ phần Tái Bảo hiểm Quốc gia Việt Nam là

500.000.000.000 đồng (Năm trăm tỷ đồng chẵn, trong đó vốn điều lệ đã góp tại thời

điểm thành lập là 343.000.000.000 đồng (Ba trăm bốn mươi ba tỷ đồng chẵn). Cơ cấu

vốn góp của Tổng Công ty như sau: Vốn Nhà nước: 56,5%; Vốn góp của các cổ đông

chiến lược: 40,5%; Vốn góp của các cổ đông thể nhân: 3%.

- Thực hiện Nghị Quyết của Đại hội đồng cổ đông Tổng Công ty ngày 27/12/2005 về

việc đăng ký giao dịch cổ phiếu, Tổng Công ty cổ phần Tái Bảo hiểm Quốc gia Việt

Nam đã thực hiện đăng ký giao dịch cổ phiếu tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán

Hà Nội.

2

- Cổ phiếu Tổng Công ty cổ phần Tái Bảo hiểm Quốc gia Việt Nam đã chính thức niêm

yết giao dịch tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vào ngày 13/3/2006.

- Thực hiện Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2007 về việc phát

hành cổ phần bổ sung vốn năm 2007, đến 24/9/2007, Tổng công ty đã hoàn thành việc

phát hành tăng vốn giai đoạn I. Vốn điều lệ thực góp đến 31/12/2007 là

504.138.300.000 đồng. Giai đoạn II của đợt phát hành (bán cổ phần cho đối tác chiến

lược) đã hoàn tất ngày 30/1/2008. VINARE đã chọn được đối tác chiến lược nước

ngoài duy nhất là Tập đoàn tái bảo hiểm Swiss Re – tập đoàn tái bảo hiểm số 1 thế

giới. Tổng số vốn điều lệ thực góp sau khi kết thúc đợt phát hành là 672.184.400.000

đồng với cơ cấu như sau: vốn Nhà nước: 40,36%; vốn góp của các cổ đông chiến lược

trong nước: 29,09%; vốn góp của cổ đông chiến lược nước ngoài (Swiss Re): 25%;

vốn góp của các cổ đông khác: 5,55%.

- Toàn bộ cổ phiếu tăng vốn của VNR đã được giao dịch chính thức tại Trung tâm giao

dịch chứng khoán Hà Nội vào ngày 13/3/2008.

- Thực hiện Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2011 về việc phát

hành cổ phiếu thưởng cho các cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ, sau khi kết thúc

đợt phát hành, vốn điều lệ của Tổng công ty hiện là: 1.008.276.580.000 VND. Toàn bộ

số cổ phiếu thưởng phát hành thêm đã được niêm yết bổ sung trên Sở Giao dịch

Chứng khoán Hà Nội từ ngày 20/10/2011.

Một số chỉ tiêu kinh doanh chính giai đoạn 2009 – 2013 (số liệu của công ty mẹ):

Đơn vị: tỷ VND

2009 2010 2011 2012 2013

Tăng trưởng

bình quân

(%)

Doanh thu phí nhận 1.114 1.215 1.420 1.608 1.425 106,95

Doanh thu phí giữ lại 338 414 486 647 500 112,57

Doanh thu đầu tư và khác 225 267 302 388 326 111,07

Kết dư dự phòng nghiệp vụ 456 573 690 801 689 111,39

Vốn điều lệ 672,2 672,2 1.008,2 1.008,2 1.008,2

Tổng tài sản 3.048 3.552 3.899 4.049 4.454 110,04

Lợi tức trước thuế 232,7 268,5 297,8 313,6 379,5 114,93

Lợi nhuận sau thuế 194,7 207,9 230,6 267,5 310,2 112,42

ROA (%) 6,39 5,85 5,92 6,61 6,96

ROE (%) 9,81 10,00 10,73 12,00 13,20

EPS (VNĐ) 2.898 2.315 2.921 2.537 2.981

* Ghi chú: EPS năm 2010 - 2013 theo số liệu của Báo cáo tài chính hợp nhất.

3. Ngành nghề và địa bàn kinh doanh:

3.1 Ngành nghề kinh doanh của VINARE:

- Kinh doanh nhận và nhượng tái bảo hiểm đối với tất cả các nghiệp vụ bảo hiểm phi

nhân thọ và nhân thọ trên thị trường trong và ngoài nước.

3

- Đầu tư tài chính vào các lĩnh vực trái phiếu Chính phủ, trái phiếu, cổ phiếu doanh

nghiệp, góp vốn vào các doanh nghiệp khác, kinh doanh bất động sản và các hoạt

động đầu tư khác theo luật định.

3.2 Địa bàn kinh doanh: Tổng Công ty có trụ sở chính tại 141, Lê Duẩn, Hà Nội và Chi

nhánh tại 11 Nguyễn Công Trứ, Quận 1,Thành phố Hồ Chí Minh.

4. Mô hình quản trị, tổ chức kinh doanh và bộ máy quản lý:

4.1 Mô hình tổ chức bộ máy: xin xem sơ đồ tại Phụ lục 1

4.2 Các công ty con, công ty liên kết:

Công ty Đầu tư Vinare Invest

- Giấy phép kinh doanh: 0103034106 cấp ngày 25/12/2008

- Địa chỉ: Tầng 6, 141 Lê Duẩn, Hoàn Kiếm, Hà Nội

- Vốn điều lệ: 100 tỷ VND

- Vốn điều lệ thực góp tại thời điểm 31/12/2013: 93.919.000.000 VND

- Lĩnh vực hoạt động:

+ Kinh doanh bất động sản và dịch vụ bất động sản

+ Kinh doanh các dịch vụ tài chính

+ Các ngành nghề, dịch vụ khác mà pháp luật không cấm và HĐQT thấy có lợi

nhất cho Công ty

- Tỷ lệ góp vốn của Vinare: số tiền góp 60.000.000.000 VND, tương đương 60%

vốn điều lệ.

- Các cổ đông chính: Vinare (60%), Tiên Phong Bank (10%), Sudico (10%), Công

ty CP BĐS Phú Lộc (10%), các cổ đông khác (10%)

Công ty liên doanh Bảo hiểm Samsung - Vina:

- Giấy phép đầu tư: số 20/GP/KDBH do Bộ Tài chính cấp ngày 30/08/2002

- Địa chỉ: Tầng 12, Diamond Plaza, 34 Lê Duẩn, Quận 1, TP Hồ Chí Minh

- Vốn điều lệ: 500.000.000.000 VND

- Vốn điều lệ thực góp tại thời điểm 31/12/2013: 500.000.000.000 VND

- Lĩnh vực hoạt động: cung cấp các dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ (bao gồm cả tái

bảo hiểm) và đầu tư tài chính theo luật định.

- Tỷ lệ góp vốn của Vinare: 50% vốn điều lệ, tương đương 250.000.000.000 đồng

- Đối tác liên doanh: Công ty bảo hiểm Cháy và Hàng hải Sam Sung, Hàn Quốc

5. Định hướng phát triển:

5.1 Tầm nhìn chiến lược:

TRỞ THÀNH NHÀ TÁI BẢO HIỂM CHUYÊN NGHIỆP Ở VIỆT NAM:

- Cung cấp các giải pháp dài hạn và các dịch vụ chất lượng quốc tế cho thị trường

trong nước và khu vực

- Hỗ trợ thị trường bảo hiểm Việt Nam, hướng tới sự phát triển bền vững và hiệu

quả

4

- Nhà đầu tư chuyên nghiệp

- Thực thi trách nhiệm cộng đồng trong các hoạt động phát triển kinh tế xã hội và

góp phần nâng cao tính cạnh tranh quốc tế của Việt Nam

5.2 Các giá trị cam kết:

- Lợi nhuận tối ưu cho nhà đầu tư,

- Nâng cao hiệu quả và tính sinh lợi của thị trường bảo hiểm:

+ Quản lý rủi ro và nguồn vốn,

+ Đào tạo và chuyển giao kiến thức công nghệ,

+ Trung tâm thông tin thị trường bảo hiểm, tái bảo hiểm.

- Phát triển bền vững thị trường bảo hiểm:

+ Cung cấp năng lực tái bảo hiểm

+ Hỗ trợ phát triển sản phẩm bảo hiểm mới

- Tham gia tích cực vào sự phát triển bền vững của Việt Nam

5.3 Mục tiêu tăng trưởng giai đoạn 2010 - 2015:

- Doanh thu Phí nhận Tái bảo hiểm: tăng trưởng 12 - 15%/năm

- Doanh thu Phí giữ lại: tăng trưởng 15 -17%/năm

- Tỷ lệ Combined Ratio: dưới 95%

- Chỉ tiêu ROE: 10 - 12%

6. Các rủi ro:

Tổng công ty xác định những rủi ro sau đây có thể có ảnh hưởng đến hoạt động kinh

doanh của Tổng công ty:

6.1 Rủi ro thị trường:

- Biến động lãi suất tiền gửi, trái phiếu: Phù hợp với đặc thù kinh doanh bảo hiểm,

tái bảo hiểm, nhằm luôn đáp ứng thanh toán kịp thời, đầy đủ trách nhiệm nhận tái

bảo hiểm, đặc biệt trong môi trường đầu tư biến động khó lường và rủi ro tiềm ẩn

cao, phần lớn số vốn nhàn rỗi huy động cho hoạt động đầu tư được phân bổ cho

danh mục tiền gửi tại các ngân hàng và các tổ chức tín dụng hoặc mua các loại trái

phiếu có bảo lãnh. Vì vậy, các diễn biến mặt bằng lãi suất huy động tiền gửi, trái

phiếu, công trái…ảnh hưởng lớn tới thu nhập hoạt động đầu tư.

- Biến động trên thị trường bất động sản và khó khăn trong việc phân bổ tài sản đầu

tư dài hạn: Bên cạnh lĩnh vực kinh doanh chính là tái bảo hiểm, chiến lược đầu tư

của VINARE là: An toàn – Hiệu quả - Phát triển bền vững. VINARE hết sức coi

trọng chiến lược phân bổ tài sản đầu tư, kết hợp lợi ích ngắn hạn và dài hạn trên cơ

sở bảo toàn và phát triển hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Đầu tư vào bất động sản nói

riêng và vào lĩnh vực đầu tư dài hạn khác nói chung được chú trọng trong chuỗi

giải pháp hiện thực hóa mục tiêu phát triển. Mặc dù hiện tại, số vốn đầu tư phân bổ

cho danh mục này rất khiêm tốn trong tổng số vốn đầu tư có thể huy động, các khó

khăn, bất cập hiện tại của thị trường bất động sản nói riêng và lĩnh vực đầu tư dài

hạn khác nói chung có ảnh hưởng nhất định đến việc phân bổ tài sản hoạt động đầu

tư của Tổng Công ty.

- Biến động trên thị trường tiền tệ, tỷ giá: Hoạt động chính của Tổng Công ty là kinh

doanh nhận và nhượng tái bảo hiểm. Việc thanh toán các quyền lợi và nghĩa vụ đối

5

với các nhà nhận – nhượng tái bảo hiểm hầu hết được thanh toán bằng tiền ngoại tệ

hoặc có gốc ngoại tệ. Sự biến động tỷ giá và nguồn cung ngoại tệ ảnh hưởng tới

kết quả hoạt động của Tổng Công ty.

- Tác động của tình hình kinh tế xã hội nói chung: Sự phát triển của nền Kinh tế xã

hội ảnh hưởng quan trọng đến nhu cầu tham gia bảo hiểm của các tổ chức, cá

nhân. Thông qua đó, dịch vụ bảo hiểm Tổng Công ty khai thác được bị ảnh hưởng.

6.2 Rủi ro pháp lý:

- Thay đổi chính sách quản lý của Nhà nước đối với thị trường bảo hiểm: VINARE

đã và đang phải đối mặt với việc mở cửa thị trường bảo hiểm theo lộ trình cam kết

khi gia nhập WTO. Thị trường bảo hiểm mở cửa, đồng nghĩa với việc gia tăng áp

lực cạnh tranh đối với hoạt động của VINARE.

6.3 Rủi ro bảo hiểm – tái bảo hiểm:

- Đánh giá không chính xác mức độ rủi ro của đối tượng được bảo hiểm, mức độ tổn

thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm/tái bảo hiểm: Là doanh nghiệp kinh doanh tái bảo

hiểm, kinh doanh có tính đặc thù, việc đánh giá rủi ro được bảo hiểm/chấp nhận tái

bảo hiểm, đánh giá tổn thất thuộc phạm vi trách nhiệm nhà bảo hiểm/tái bảo hiểm

bị hạn chế bởi chất lượng và tính kịp thời đầy đủ của thông tin được điều tra, cung

cấp từ khách hàng, từ công ty bảo hiểm/tái bảo hiểm chuyển nhượng dịch vụ, từ

các đối tác khác trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

- Rủi ro tích tụ và rủi ro có tính chất thảm họa

6.4 Rủi ro hoạt động:

- Các rủi ro liên quan đến đội ngũ nhân sự: thay đổi ngoài dự kiến trong bộ máy

lãnh đạo; hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân: Kinh doanh tái bảo hiểm có tính

chất đặc thù và mang tính quốc tế hóa cao, đào tạo cán bộ trong lĩnh vực kinh

doanh này mất nhiều thời gian và tốn kém, sự cạnh tranh lao động trong lĩnh vực

này rất quyết liệt, đặc biệt những chính sách đãi ngộ hiện hành còn nhiều hạn chế

so với thị trường lao động bảo hiểm quốc tê.

- Các rủi ro liên quan đến quy trình: không tuân thủ hoặc tuân thủ không đầy đủ các

quy định, quy chế nội bộ của cá nhân cán bộ

- Rủi ro gián đoạn kinh doanh do các sự kiện hay tác nhân bên ngoài: chiến tranh,

thiên tai, các sự kiện bất khả kháng khác ...

- Rủi ro an toàn hệ thống: rủi ro công nghệ thông tin, an ninh mạng; rủi ro liên quan

đến việc lưu trữ tài liệu, chứng từ.

- Các đối tác giao kết hợp đồng kinh tế, hợp đồng nhận/nhượng tái bảo hiểm phá sản

hoặc không có khả năng thực hiện trách nhiệm theo hợp đồng đã ký kết, hoặc các

đối tác tham gia bảo hiểm bị phá sản hoặc không có khả năng thanh toán…

Các biện pháp hạn chế/phòng ngừa rủi ro được trình bày cụ thể trong Quy chế Quản trị Rủi

ro Doanh nghiệp (Enterprise Risk Management Framework) do Tổng công ty xây dựng và

ban hành nội bộ.

6

II. THÔNG ĐIỆP CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Kính gửi các Quý cổ đông,

Năm 2013 nền kinh tế Việt Nam về cơ bản đã vượt qua khó khăn, từng bước phục hồi và

hướng tới tốc độ tăng trưởng cao hơn. Tăng trưởng GDP đạt 5,42%, tỷ lệ lạm phát 6,04%. Thu

hút đầu tư nước ngoài phục hồi mạnh mẽ và tăng hơn 54% so với năm 2012. Thị trường chứng

khoán và bất động sản đã có dấu hiệu chuyển biến tích cực về cuối năm.

Những khó khăn của nền kinh tế trong hai năm vừa qua là một trong những nguyên nhân khách

quan ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của thị trường bảo hiểm Việt Nam, mặc dù vậy, những

kết quả đạt được là tương đối khả quan.

Theo số liệu của Cục Quản lý Giám sát Bảo hiểm (Bộ Tài chính), tổng doanh thu phí bảo hiểm

toàn thị trường tăng 14% so với năm 2012, trong đó bảo hiểm phi nhân thọ tăng 7% (đạt 24.360

tỷ VND), bảo hiểm nhân thọ tăng 23% (đạt 22.650 tỷ VND).

Trong tình hình khó khăn chung, Tổng công ty cổ phần Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam

(VINARE) đã có nhiều nỗ lực về mọi mặt và đã hoàn thành toàn diện và vượt mức các chỉ tiêu

kế hoạch do Hội đồng quản trị giao năm 2013.

Trong lĩnh vực kinh doanh tái bảo hiểm, năm 2013, doanh thu phí nhận tái bảo hiểm (không

bao gồm doanh thu thí điểm bảo hiểm nông nghiệp) Tổng Công ty đạt 1.425 tỷ đồng và đạt trên

100% kế hoạch đã được Hội đồng quản trị phê chuẩn. Phí giữ lại của Tổng công ty đạt 500 tỷ

VND, vượt 6,9% so với kế hoạch. Chi bồi thường nhận tái bảo hiểm 1.044 tỷ đồng, bồi thường

thuộc trách nhiệm giữ lại 232 tỷ đồng. Lợi tức thuần nghiệp vụ đạt 92,7 tỷ, tăng 2,4 lần so với

năm trước. Tổng lợi tức trước thuế (không bao gồm hoạt động thí điểm nông nghiệp) đạt 401,8

tỷ VND, tăng 20,5% so với năm trước và đạt 111,6% so với kế hoạch được giao.

Tiếp tục thực hiện Chương trình thí điểm Bảo hiểm Nông nghiệp của Chính phủ, trong năm

2013, doanh thu phí nhận tái bảo hiểm nông nghiệp phát sinh đạt 124,4 tỷ đồng, doanh thu phí

giữ lại đạt 11,7 tỷ VND. Hiện nay, VINARE đang tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bảo Việt, Bảo

Minh rà soát, đối chiếu công nợ còn tồn đọng, chuẩn bị cho việc tổng kết đánh giá Chương

trình thí điểm Bảo hiểm Nông nghiệp giai đoạn 2011 – 2013.

Trong lĩnh vực hoạt động đầu tư, thu nhập từ hoạt động đầu tư tài chính và hoạt động khác

trong năm 2013 đạt 309 tỷ VND, tăng 4,6% so với năm trước. Kết quả hoạt động đầu tư chịu

ảnh hưởng của lãi suất huy động giảm mạnh trên thị trường tiền tệ. Hoạt động đầu tư đảm bảo

an toàn, không có thất thoát hoặc công nợ khó đòi.

Thưa các Quý vị,

Năm 2013 được đánh giá là năm bản lề để Tổng công ty hiện thực hóa các mục tiêu của chiến

lược phát triển đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh.

Tổng công ty đã hoàn thành nhiều nhiệm vụ mang tính chiến lược: hoàn thành tái cấu trúc bộ

máy giai đoạn 2, chính thức đưa vào vận hành hệ thống IT, tăng cường quản trị nội bộ và đặc

biệt là hoàn thành việc xếp hạng tín nhiệm theo tiêu chuẩn quốc tế.

Xếp hạng tín nhiệm theo tiêu chuẩn quốc tế (rating) là một điều kiện cần thiết và không thể

thiếu đối với mỗi doanh nghiệp trong quá trình hội nhập quốc tế và quốc tế hóa thương hiệu và

đặc biệt quan trọng đối với một doanh nghiệp kinh doanh tái bảo hiểm. Sau một thời gian dài,

với định hướng đúng đắn và các giải pháp quyết liệt, đồng bộ, với sự nỗ lực cao nhất của toàn

thể cán bộ nhân viên Tổng công ty, ngày 1/11/2013 tổ chức xếp hạng quốc tế A.M.Best đã xếp

hạng Tổng công ty cổ phần Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam: Năng lực tài chính mức B++

(Tốt) và Năng lực tín dụng của tổ chức phát hành mức “bbb”, triển vọng ổn định. Theo đánh

giá của A.M.Best, mức xếp hạng này thể hiện VINARE là nhà tái bảo hiểm “có năng lực tài

7

chính (vốn) vững chắc, kết quả kinh doanh ổn định, thanh khoản tốt và có vị thế mạnh trên thị

trường tái bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam.”

Kết quả xếp hạng này thực sự là một mốc son quan trọng trong quá trình hoạt động của

VINARE, khẳng định năng lực cạnh tranh của VINARE trên trường quốc tế. Kết quả xếp hạng

kỳ vọng sẽ mang lại cho VINARE các lợi ích to lớn trong việc hiện thực hóa các mục tiêu

chiến lược phát triển: nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường khai thác và trao đổi

dịch vụ thông qua tái bảo hiểm một cách có hiệu quả, tăng cường doanh số, khả năng tiếp cận

hiệu quả thị trường vốn, tăng cường khả năng thanh toán theo chuẩn mực quốc tế, nâng cao

tính minh bạch và tăng cường niềm tin cho nhà đầu tư, tiếp nhận các ý kiến khách quan từ bên

ngoài, đặc biệt là từ các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế đối với hoạt động của VINARE

Đạt được kết quả nêu trên, thay mặt Hội đồng quản trị tôi đánh giá cao nỗ lực cố gắng của toàn

thể cán bộ nhân viên VINARE, cám ơn sự giúp đỡ, chỉ đạo sát sao của Hội đồng quản trị, Ban

Kiểm soát VINARE, sự hợp tác chặt chẽ của các cổ đông, các đối tác, các cơ quan hữu quan đã

tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, giúp VINARE hoàn thành toàn các chỉ tiêu kế hoạch 2013.

Thưa các Quí vị,

Bước sang năm 2014, nền kinh tế Việt Nam đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và được dự

báo sẽ hồi phục với tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 5,8%, chỉ số lạm phát dưới 7%. Với những

chuyển biến tích cực của tình hình kinh tế vĩ mô, vốn đầu tư nước ngoài được giải ngân mạnh

trong năm 2014 và một số dự án lớn của Nhà nước được triển khai, thị trường bảo hiểm phi

nhân thọ dự kiến tăng trưởng khoảng 9%.

VINARE tiếp tục chủ trương sát cánh cùng thị trường kiểm soát chặt chẽ rủi ro được bảo hiểm

(trong và ngoài nước), nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, từng bước mở rộng thị trường

tái bảo hiểm, nâng cao năng lực cung cấp giá trị gia tăng và các giải pháp phát triển bền vững.

Kế hoạch doanh thu phí nhận năm 2014 của Tổng công ty (chưa bao gồm nghiệp vụ bảo hiểm

Nông nghiệp thí điểm) dự kiến đạt 1.510 tỷ VND. Lợi tức trước thuế dự kiến đạt 445 tỷ (chưa

bao gồm thí điểm nông nghiệp), tăng trưởng 11% so với cùng kỳ năm trước, cùng với việc triển

khai hàng loạt giải pháp nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của VINARE, tăng cường năng

lực cung cấp giá trị gia tăng cho khách hàng.

Đối với hoạt động Bảo hiểm Nông nghiệp thí điểm, VINARE cùng các doanh nghiệp Bảo Việt,

Bảo Minh tiếp tục theo dõi hợp đồng tái bảo hiểm Nông nghiệp, tập trung rà soát, đánh giá,

chuẩn bị cho việc quyết toán và tổng kết chương trình thí điểm BHNN giai đoạn 2011 – 2013.

Ngoài ra, Tổng công ty tiếp tục phối hợp cùng các doanh nghiệp bảo hiểm gốc để triển khai các

nghiệp vụ bảo hiểm Tín dụng xuất khẩu, bảo hiểm Năng lượng hạt nhân, nghiên cứu giải pháp

đối phó thảm họa thiên tai cho toàn ngành….

Trong lĩnh vực đầu tư, Tổng công ty tiến hành rà soát lại chiến lược phân bổ đầu tư theo hướng

an toàn, hiệu quả bền vững, nâng cao kỹ năng phân tích, đánh giá, quản lý rủi ro trong hoạt

động đầu tư.

VINARE tiếp tục nỗ lực hiện thực hóa các mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh: năng lực

cung cấp sản phẩm, năng lực quản lý, củng cố tiềm lực tài chính và năng lực bảo hiểm, xây

dựng hệ thống IT hiện đại và nâng cao năng lực đầu tư.

Với đội ngũ cán bộ trẻ, có trình độ, năng động và nhiệt huyết, với sự chỉ đạo sát sao của Hội

đồng quản trị, Ban Kiểm soát và sự hợp tác quí báu của các đối tác, các cổ đông, Tôi tin tưởng

rằng VINARE sẵn sàng đón nhận và vượt qua các thử thách trong quá trình thực hiện chiến

lược nâng tầm hoạt động, trở thành nhà tái bảo hiểm – đầu tư chuyên nghiệp có uy tín và có vị

trí hàng đầu trong khu vực.

Một lần nữa xin cảm ơn sự hợp tác giúp đỡ quí báu của các cơ quan hữu quan, các quí vị cổ

đông, các đối tác đối với sự phát triển của VINARE.

8

Chúc Quí vị hạnh phúc, sức khỏe và thành đạt./.

9

III. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG NĂM 2013:

1. Tình hình hoạt động kinh doanh:

1.1 Số liệu theo Báo cáo tài chính hợp nhất 2013 đã được kiểm toán:

Kết quả kinh doanh không bao gồm BHNN thí điểm:

Đơn vị: Triệu VND

Chỉ tiêu Thực hiện 2013 % so với KH % so với 2012

Phí nhận tái bảo hiểm 1.424.959 100,9 88,6

Phí giữ lại 500.103 106,9 77,3

Bồi thường thuộc TN giữ lại (bao

gồm cả bổ sung DPBT)

(231.968) 98,4 74,2

Lợi nhuận thuần KDBH 92.748 95,6 243,7

Thu nhập đầu tư & hoạt động khác 224.576 102,5

Lợi nhuận từ công ty liên doanh 72.631 113,5

Lợi nhuận trước thuế 389.956 121,4

Kết quả kinh doanh BHNN thí điểm: Chương trình này thực hiện theo Quyết định số

315/QĐ-TTg của Thủ tưởng Chính phủ và Thông tư số 121/2011/TT-BTC của Bộ

tài chính. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn thí điểm được hạch toán riêng

theo qui định của Bộ tài Chính.

Chỉ tiêu Thực hiện 2013

Phí nhận tái bảo hiểm 124.382

Phí giữ lại 11.729

Bồi thường thực trả (net) 31.367

Tổng dự phòng (Phí + Bồi thường + Dao động lớn) (2.100)

Chi hoa hồng + Chi quản lý 4.777

Lợi nhuận hoạt động KD BHNN thí điểm -22.315 121

Lợi nhuận sau thuế (bao gồm kết quả kinh doanh BHNN thí điểm): 298,3 tỷ VND

1.2 Số liệu báo cáo tài chính của Công ty mẹ:

Kết quả kinh doanh không bao gồm BHNN thí điểm:

Đơn vị: Triệu VND

Chỉ tiêu Thực hiện 2013 % so với KH % so với 2012

Phí nhận tái bảo hiểm 1.424.959 100,9 88,6

Phí giữ lại 500.103 106,9 77,3

Bồi thường thuộc TN giữ lại (bao

gồm cả bổ sung DPBT)

(231.968) 98,4 74,2

Lợi nhuận thuần KDBH 92.748 95,6 243,7

10

Thu nhập đầu tư & hoạt động khác 309.090 117,5 104,6

Lợi nhuận trước thuế 401.838 111,6 120,5

Kết quả kinh doanh BHNN thí điểm: như trên

Lợi nhuận sau thuế (bao gồm kết quả kinh doanh BHNN thí điểm): 310,2 tỷ VND

(Xin tham khảo phân tích hoạt động trong báo cáo của Ban điều hành)

2. Tổ chức và nhân sự:

2.1 Tóm tắt lý lịch của các cá nhân trong Ban điều hành:

Ông Phạm Công Tứ

- Chức vụ hiện tại: Uỷ viên HĐQT - Tổng Giám đốc.

- Giới tính: Nam.

- Ngày tháng năm sinh: 7/5/1963

- Nơi sinh: thị trấn Ngô Đồng - Giao Thủy - Nam Định.

- Địa chỉ thường trú: 113 Tổ 44, Trung Tự, Đống Đa, Hà Nội

- Điện thoại: 04. 3942 2365

- Trình độ văn hóa: 10/10

- Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ kinh tế

- Quá trình công tác:

Từ 1986 - 1987: Chuyên viên phòng Kế hoạch Tổng Công ty Bảo hiểm Việt

Nam.

Từ 1987 - 1994: Chuyên viên phòng Kế toán Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam.

Từ 1994 - 1997: Phụ trách phòng - Trưởng phòng Tài vụ kế toán Công ty Tái

bảo hiểm Quốc gia Việt Nam.

Từ 1997 - 2000: Kế toán trưởng Công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam.

Từ 2000 - 12/2004: Phó Giám đốc Công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam.

Từ 01/2005 – 4/2009: Phó Tổng Giám đốc thứ nhất Tổng Công ty cổ phần Tái

Bảo hiểm Quốc gia Việt Nam.

Từ 05/2009 đến nay: Tổng giám đốc Tổng công ty cổ phần Tái bảo hiểm quốc

gia VN

- Số cổ phần nắm giữ: Cổ đông đại diện phần vốn Nhà nước nắm giữ 11% vốn điều

lệ - 11.091.043 cổ phần.

- Số cổ phiếu thể nhân do cá nhân ông Phạm Công Tứ nắm giữ: 213.345 cổ phiếu

- Những người có liên quan nắm giữ cổ phiếu: Bà Đinh Thu Trang (vợ) nắm giữ

15.975 cổ phiếu

- Hành vi vi phạm pháp luật: không

- Quyền lợi mâu thuẫn với Công ty: không

Ông Đặng Thế Vinh:

11

- Chức vụ hiện tại: Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty cổ phần Tái Bảo hiểm Quốc

gia Việt Nam.

- Giới tính: Nam

- Ngày tháng năm sinh: 19/5/1956

- Nơi sinh: Vân Phúc, Phúc Thọ, Hà Nội

- Địa chỉ thường trú: G401, 15 - 17 Ngọc Khánh, Giảng võ, Ba Đình, Hà Nội

- Điện thoại: 04. 3942 2365

- Trình độ văn hóa: 10/10

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Đại học Tài chính

- Học vị: Cử nhân kinh tế

- Quá trình công tác:

Từ 2/1981 - 4/1985: Công tác tại Vụ Công nghiệp B, Bộ Tài chính.

Từ 5/1985 - 9/1994: Công tác tại Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam

Từ 10/1994 - 12/1996: Công tác tại Công ty tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam,

giữ chức vụ Phó Tổng giám đốc.

Từ 1/1997 - 10/1997: Công tác tại Công ty Bảo hiểm Bảo Minh, giữ chức vụ

Phó Tổng giám đốc

Từ 11/1997 - 9/2007: Công tác tại Công ty Bảo hiểm UIC, giữ chức vụ Tổng

giám đốc, Phó Tổng giám đốc

Từ 1/2008 - 10/2008: Công tác tại Công ty Bảo hiểm PTI, giữ chức vụ Cố vấn

Ban giám đốc

Từ 11/2008 - nay: Tổng công ty CP tái bảo hiểm QGVN, bổ nhiệm Phó Tổng

giám đốc từ 9/2009.

- Số cổ phiếu thể nhân do cá nhân ông Đặng Thế Vinh nắm giữ: 30 cổ phiếu

- Những người có liên quan nắm giữ cổ phiếu: không

- Hành vi vi phạm pháp luật: không

- Quyền lợi mâu thuẫn với Công ty: không

Ông Trần Phan Việt Hải: được cử tham gia HĐQT và BGĐ Công ty liên doanh

TNHH Bảo hiểm Sam sung - Vina (SVI) theo quyết định số 02/2005/NQ-HĐQT

ngày 15/1/2005 của HĐQT. Lương và các lợi ích khác của ông Hải do SVI quyết

định.

Ông Thomas Kessler:

- Chức vụ hiện tại: Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty cổ phần Tái Bảo hiểm Quốc

gia Việt Nam.

- Giới tính: Nam

- Ngày tháng năm sinh: 30/12/1964

- Quốc tịch: Thụy Sĩ

- Địa chỉ thường trú:

- Điện thoại: 04. 39410 876

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Đại học Berne (chuyên ngành Quản trị kinh tế và

12

kinh doanh)

- Quá trình công tác: tại Swiss Re

Từ 1994 – 1997: Underwriter các dịch vụ của Pháp và Bỉ tại Swiss Re (Zurich)

Từ 1997 – 2002: Giám đốc khai thác làm việc tại Tokyo, Nhật Bản

Từ 2002 – 2005: Trưởng nhóm Technical Underwriting Service, tại Armonk,

Mỹ

Từ 2005 – 2008: Trưởng nhóm khai thác Global Market Team 2 tại Zurich,

Thụy Sĩ

Từ 2008 – 2009: Giám đốc Client Market, Credit & Surety Re Asia Pacific, tại

Hong Kong

Từ 2009 – 2011: Giám đốc Property & Specialty, tại Zurich, Thụy Sĩ

Từ 4/2012 - nay: Tổng công ty CP tái bảo hiểm QGVN, bổ nhiệm Phó Tổng

giám đốc từ 4/2012.

- Số cổ phiếu thể nhân do cá nhân ông Thomas Kessler nắm giữ: 0 cổ phiếu

- Những người có liên quan nắm giữ cổ phiếu: không

- Hành vi vi phạm pháp luật: không

- Quyền lợi mâu thuẫn với Công ty: không

Ông Mai Xuân Dũng:

- Chức vụ hiện tại: Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty cổ phần Tái Bảo hiểm Quốc

gia Việt Nam.

- Giới tính: Nam

- Ngày tháng năm sinh: 20/11/1974

- Quốc tịch: Việt Nam

- Địa chỉ thường trú: Số 9, ngách 237/28, phố Hoàng Văn Thái, phường Khương

Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

- Điện thoại:

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Cử nhân kinh tế, chuyên ngành Bảo hiểm

- Quá trình công tác:

Từ 1991 – 1995: Đại học Kinh tế quốc dân

Từ 1995 – 2002: Công ty Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (VINARE)

Từ 2003 – 2004: Đại học Queensland, Australia (sinh viên cao học)

Từ 2004 – 2010: Phó trưởng phòng Hàng hải - VINARE

Từ 2010 – 3/2013: Trưởng phòng Hàng hải - VINARE

Từ 4/2013 – nay: Phó Tổng giám đốc - VINARE

- Số cổ phiếu thể nhân do cá nhân ông Mai Xuân Dũng nắm giữ: 61.890 cổ phiếu

- Những người có liên quan nắm giữ cổ phiếu: không

- Hành vi vi phạm pháp luật: không

- Quyền lợi mâu thuẫn với Công ty: không

13

Bà Lưu Thị Việt Hoa:

- Chức vụ hiện tại: Kế toán trưởng Tổng Công ty cổ phần Tái Bảo hiểm Quốc gia

Việt Nam.

- Giới tính: Nữ

- Ngày tháng năm sinh: 15/11/1969

- Nợi sinh: Hà Nội

- Địa chỉ thường trú: 172 Bà Triệu, Hà Nội

- Điện thoại: 04. 39422 364

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Cử nhân kinh tế

- Quá trình công tác:

Từ 1991 – 1992: Cán bộ Kho bạc Nhà nước Hà Nội

Từ 1992 – 1994: Tổng công ty Vàng bạc đá quý Việt Nam

Từ 1994 đến nay: Tổng công ty cổ phần Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam

Bổ nhiệm kế toán trưởng từ 1/2005

- Số cổ phiếu thể nhân do cá nhân bà Lưu Thị Việt Hoa nắm giữ: 125.940 cổ phiếu

- Những người có liên quan nắm giữ cổ phiếu: ông Nguyễn Văn Tiến (chồng) nắm

giữ 1.470 cổ phiếu

- Hành vi vi phạm pháp luật: không

- Quyền lợi mâu thuẫn với Công ty: không

2.2 Những thay đổi trong Ban điều hành:

- Ông Mai Xuân Dũng được bổ nhiệm chức danh Phó Tổng giám đốc từ 1/4/2013

theo Quyết định số 03-QĐ/HĐQT – 2013 ngày 27/3/2013.

2.3 Số lượng cán bộ, nhân viên và chính sách đối với người lao động:

Tổng số cán bộ nhân viên tính đến 31/12/2013: 88 người

Chính sách đối với người lao động:

- Thoả ước lao động tập thể: thỏa ước lao động tập thể được ban hành trên cơ sở

thống nhất giữa người sử dụng lao động và người lao động qui định rõ nhiệm vụ

và quyền hạn, lợi ích và nguyên tắc giải quyết xung đột giữa các bên.

- Đóng BHXH, BH y tế, BH tai nạn theo qui định của Nhà nước và của Tổng Công

ty.

- Hưởng lương theo qui chế trả lương của Tổng Công ty: trả lương theo hợp đồng

lao động, trong đó: Lương cơ bản theo quy định của Nhà nước và lương bổ sung

theo hiệu quả kinh doanh và kết quả đánh giá hiệu quả làm việc của cán bộ.

- Các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và quy

chế nội bộ của Tổng công ty.

3. Tình hình hoạt động đầu tư:

3.1 Danh mục đầu tư tại 31/12/2013:

Đơn vị: triệu VND

STT Danh mục đầu tư Thực hiện 2012 Thực hiện 2013 +/- Tỷ

14

trọng

1 Tiền gửi 2.027.042 1.942.854 -84.188 63,8%

2 Trái phiếu, công trái 172.036 190.000 +17.964 6,2%

3 Góp vốn DN khác 754.046 779.046 +25.000 25,6%

4 Đầu tư chứng khoán 14.998 16.949 +1.951 0,6%

5 Ủy thác đầu tư 50.000 50.000 0 1,6%

6 Văn phòng cho thuê 28.100 22.277 +5.823 0,7%

7 Đầu tư BĐS 7.100 7.100 0 0,2%

8 Đầu tư khác 6.000 35.212 +29.212 1,2%

Tổng cộng 3.059.322 3.043.438 -15.884 100%

3.2 Tình hình hoạt động của các công ty con, công ty liên kết:

Tình hình hoạt động kinh doanh:

Đơn vị: tỷ VND

Công ty Doanh thu thuần Lợi tức trước thuế

2012 2013 2013/12 2012 2013 2013/12

L/doanh SVI 343,4 400,2 116,5% 170,9 196,0 114,7

Vinare Invest 3,5 1,5 42,9% -1,2 -6,1

Tình hình tài chính:

Đơn vị: tỷ VND

Công ty Vốn ĐL thực góp

31/12/13 (tỷ đ)

Vốn CSH

31/12/13 (tỷ đ)

GT sổ sách

31/12/13 (đ/CP)

Giá vốn đầu tư

VNR (đ/CP)

L/doanh SVI 500,0 662,7 13,2

Vinare Invest 93,9 88,6 9,4

4. Tình hình tài chính:

4.1 Tình hình tài chính:

Báo cáo tài chính hợp nhất:

Đơn vị: tr. VND

Chỉ tiêu 2012 2013 % tăng giảm

Tổng giá trị tài sản 4.175.023 4.568.183 109,4

Doanh thu thuần KDBH 808.810 773.270 95,6

Lợi nhuận thuần KDBH 38.053 92.749 243,7

Lợi nhuận đầu tư & khác 219.097 224.575 102,5

Lỗ hoạt động BHNN thí điểm (19.700) (22.315) 113,3

Lợi nhuận từ công ty liên doanh 63.999 72.631 113,5

15

Lợi nhuận trước thuế 301.449 367.640 121,9

Lợi nhuận sau thuế 255.353 298.334 116,8

Lợi nhuận sau thuế có thể phân phối cho cổ đông 255.775 300.536 117,5

Tỷ lệ lợi nhuận trả cổ tức 70,94% 67,09%

(*) Lợi nhuận sau thuế có thể phân phối cho cổ đông 2012 đã loại trừ lợi nhuận chênh lệch tỷ

giá 32,974 tỷ VND; lợi nhuận sau thếu có thể phân phối cho cổ đông 2013 đã loại trừ

chênh lệch tỷ giá 4,238 tỷ VND.

Báo cáo tài chính công ty mẹ:

Đơn vị: tr. VND

Chỉ tiêu 2012 2013 % tăng giảm

Tổng giá trị tài sản 4.049.053 4.453.956 110,0

Doanh thu thuần KDBH 808.810 773.270 95,6

Lợi nhuận thuần KDBH 38.053 92.749 243,7

Lợi nhuận đầu tư & khác 295.266 309.090 104,6

Lỗ hoạt động BHNN thí điểm (19.700) (22.315) 113,3

Lợi nhuận trước thuế 313.618 379.524 121,0

Lợi nhuận sau thuế 267.523 310.217 116,0

4.2 Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu:

Báo cáo tài chính hợp nhất:

Chỉ tiêu 2012 2013 Ghi chú

1. Khả năng thanh toán

- Khả năng thanh toán hiện hành 2,27 2,17 Lần

- Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 3,03 2,43 Lần

- Khả năng thanh toán nhanh 2,02 1,38 Lần

2. Cơ cấu tài sản

- Tài sản cố định và đầu tư dài hạn / Tổng tài sản 25,11 25,73 %

- Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn / Tổng tài sản 74,89 74,27 %

3. Cơ cấu nguồn vốn

- Nợ phải trả / Tổng nguồn vốn 44,12 46,08 %

- Nguồn vốn chủ sở hữu / Tổng nguồn vốn 55,88 53,92 %

4. Tỷ suất sinh lời

- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu 26,79 36,10 %

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu 22,70 29,29 %

- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản 7,16 8,05 %

16

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản 6,06 6,53 %

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu 11,01 12,27 %

- Lợi tức kinh doanh nghiệp vụ /Doanh thu thuần 4,70 12,00 %

Báo cáo tài chính công ty mẹ:

Chỉ tiêu 2012 2013 Ghi chú

1. Khả năng thanh toán

- Khả năng thanh toán hiện hành 2,22 2,12 Lần

- Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 3,12 2,41 Lần

- Khả năng thanh toán nhanh 2,09 1,37 Lần

2. Cơ cấu tài sản

- Tài sản cố định và đầu tư dài hạn / Tổng tài sản 22,68 24,23 %

- Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn / Tổng tài sản 77,32 75,77 %

3. Cơ cấu nguồn vốn

- Nợ phải trả / Tổng nguồn vốn 44,96 47,24 %

- Nguồn vốn chủ sở hữu / Tổng nguồn vốn 55,04 52,76 %

4. Tỷ suất sinh lời

- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu 26,21 34,54 %

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu 22,36 28,23 %

- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản 7,75 8,52 %

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản 6,61 6,96 %

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu 12,00 13,20 %

- Lợi tức kinh doanh nghiệp vụ /Doanh thu thuần 4,70 12,00 %

5. Cơ cấu cổ đông:

5.1 Cơ cấu cổ phiếu: Đến ngày 19/3/2014 (thời điểm chốt danh sách cổ đông để tham dự

Đại hội đồng cổ đông thường niên 2014)

Chỉ tiêu Số lượng

1. Tổng số cổ phiếu 100.827.658

81.030.307

19.797.351

- CP phổ thông chuyển nhượng tự do

- CP phổ thông chuyển nhượng có điều kiện

2. Số lượng cổ phiếu đang lưu hành theo từng loại 100.827.658

81.030.307 - CP phổ thông chuyển nhượng tự do

- CP phổ thông chuyển nhượng có điều kiện 19.797.351

17

5.2 Cơ cấu cổ đông:

Tính đến thời điểm 19/3/2014, cơ cấu cổ đông của Tổng Công ty như sau:

TT Loại cổ đông Số CP nắm

giữ

Tỷ lệ /VĐL

1 Cổ đông tổ chức: 97.143.446 96,35%

a Trong nước 63.270.981 62,75%

- Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà

nước

40.696.950 40,36%

- Các cổ đông pháp nhân khác 22.574.031 22,39%

b Nước ngoài 33.872.465 33,59%

2 Cổ đông cá nhân: 3.684.212 3,65%

a Trong nước 2,997,732 2,97%

b Nước ngoài 686.480 0,68%

Cộng 100.827.658 100.00%

Danh sách cổ đông lớn: (tại thời điểm 19/3/2014)

TT Tên cổ đông Vốn góp theo mệnh giá

(VND)

Tỷ lệ sở hữu

(%)

1 SCIC 406.969.500.000 40,36

2 Swiss Re 252.069.150.000 25,00

3 Bảo Việt 92.514.000.000 9,18

4 Bảo Minh 64.827.000.000 6,43

5.3 Giao dịch cổ phiếu quĩ: không có

18

IV. BÁO CÁO CỦA BAN GIÁM ĐỐC

1. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh:

1.1 Kinh doanh nhận - nhượng tái bảo hiểm:

Thu phí nhận TBH năm 2013 (không bao gồm hoạt động kinh doanh BHNN thí

điểm): đạt 1.425 tỷ đồng, giảm 11,4% so với năm trước và vượt kế hoạch khoảng

1%; Phí giữ lại đạt 500 tỷ VND, bằng 77,3% so với năm trước và vượt 6,9% so với

kế hoạch. Nguyên nhân chính là do:

Bên ngoài:

- Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ chỉ tăng trưởng 7% nhưng chủ yếu tập trung vào

các dịch vụ thuộc mức giữ lại của công ty gốc. Nghiệp vụ Kỹ thuật giảm mạnh,

khoảng 30% so với cùng kỳ năm trước do đầu tư vào các dự án bị ngưng trệ.

Nghiệp vụ Thân tàu giảm 7,2% do số lượng tàu không hoạt động gia tăng.

- Tình hình cạnh tranh có chiều hướng cải thiện ở một số nghiệp vụ do tỷ lệ phí đã ở

mức quá thấp và có kết quả xấu trong những năm trước (Tài sản, Thân tàu).

- Công nợ kinh doanh tái bảo hiểm không có xu hướng thuyên giảm.

Nội tại:

- Kiểm soát chặt chẽ rủi ro, từ chối các dịch vụ không đảm bảo tiêu chuẩn.

- Thắt chặt điều kiện điều khoản, áp dụng Minimum Conditions (nghiệp vụ Tài sản).

- Tăng cường cung cấp giá trị gia tăng cho khách hàng và tăng cường quan hệ khách

hàng.

- Dừng tái tục đối với một số hợp đồng (Hàng hóa, Thân tàu, Tài sản (nhận từ Best

Re và Asian Re))

- Thay đổi chương trình Tái bảo hiểm nghiệp vụ Tài sản nhằm đảm bảo mục tiêu

kiểm soát rủi ro và hiệu quả.

Bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại (bao gồm dự phòng bồi thường): 232 tỷ

đồng, bằng 74,2% so với năm trước.

- Tổng số tiền bồi thường thuộc trách nhiệm nhận TBH VINARE phát sinh được ghi

nhận trong năm 1.044,4 tỷ VND. Tổng số tiền thu bồi thường nhượng TBH phát

sinh được ghi nhận trong năm 756 tỷ VND. Chi bồi thường thuộc trách nhiệm giữ

lại phát sinh ghi nhận trong năm 288,4 tỷ VND, hoàn nhập dự phòng bồi thường

56,3 tỷ VND.

- Chi bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại và dự phòng bồi thường giảm do thay đổi

cấu trúc tái bảo hiểm của nghiệp vụ Tài sản, áp dụng Minimum Conditions cho Cat

3 & 4, do đó cải thiện tình hình bồi thường và tỷ lệ bồi thường.

1.2 Công tác đầu tư tài chính:

Thu nhập hoạt động đầu tư:

- Thu nhập hoạt động đầu tư tài chính và hoạt động khác năm 2013 của VINARE

đạt 309 tỷ VND, tăng 4,7% so với 2012.

Đơn vị: Triệu VND

19

STT 2012 2013 2013/2012

A Doanh thu đầu tư & thu khác 387.795 325.507 83,9%

1 Tiền gửi ngân hàng 210.302 188.393 89,6%

2 Trái phiếu 28.521 16.719 58,6%

3 Góp vốn cổ phần 96.924 99.181 102,3%

4 Chứng khoán niêm yết 5.189 348 6,7%

5 Ủy thác đầu tư 555 2.070 373%

6 Văn phòng cho thuê 11.244 14.558 129,5%

7 Đầu tư bất động sản 0 0 -

8 Thu nhập đầu tư khác 35.060 4.238 13,7%

B Chi phí đầu tư & chi khác 92.530 16.419 17,7%

C Thu nhập đầu tư & hoạt động khác

(C=A-B) 295.265 309.090 104,7%

1.3 Những tiến bộ Tổng Công ty đã đạt được:

- Tổng công ty được tặng thưởng Cờ thi đua luân lưu của Chính phủ cho thành tích

năm 2012.

- Tổng công ty được xếp hạng Top 50 doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả nhất Việt

Nam.

- Hoàn thành tái cấu trúc bộ máy giai đoạn 2: trong giai đoạn này, Tổng công ty đã

chuyển đổi Ban Quản lý khách hàng thành Ban Marketing và Ban Hỗ trợ kỹ thuật

thành Ban Quản lý rủi ro; thành lập mới các ban: Quản trị nghiệp vụ & Bồi

thường, Ủy ban pháp chế, Ủy ban Quản lý nghiệp vụ; tổ chức lại các ban

underwriting: Tài sản, Kỹ thuật, Hàng hải, Các nghiệp vụ đặc biệt.

- Ban hành chức năng, nhiệm vụ và tổ chức mối quan hệ công tác giữa các ban, bộ

phận của Tổng công ty theo mô hình mới, nâng cấp và hoàn thiện các văn bản

quản trị nội bộ.

- Chính thức vận hành hệ thống WebXL quản lý nghiệp vụ Tái bảo hiểm

- Hoàn thành đề án xếp hạng tín nhiệm quốc tế (rating) với kết quả xếp hạng: năng

lực tài chính B++ và năng lực tín dụng của tổ chức phát hành “bbb”, triển vọng ổn

định (A.M.Best). Với mức xếp hạng tín nhiệm này, VINARE là một trong hai

doanh nghiệp được xếp hạng cao nhất trên thị trường bảo hiểm Việt Nam.

- Triển khai đề án chuyển đổi báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán quốc tế

(IFRS): nhằm tăng cường minh bạch thông tin với các cổ đông, nhà đầu tư, đặc

biệt là cổ đông và nhà đầu tư nước ngoài, nâng cao chất lượng quản trị doanh

nghiệp.

- Tiếp tục triển khai nhận tái bảo hiểm Nông nghiệp thí điểm theo Quyết định 315

của Thủ tướng Chính phủ. Bước đầu tổng kết hoạt động thí điểm này được đánh

giá là thành công.

20

- Nghiên cứu, tìm giải pháp đối phó rủi ro thiên tai: tham gia dự án xây dựng giải

pháp tài chính cho rủi ro thiên tai.

- Phối hợp với các công ty bảo hiểm gốc đánh giá rủi ro và đào tạo về đánh giá rủi

ro cho khách hàng: Hoạt động đánh giá rủi ro bảo hiểm là hoạt động thường

xuyên, liên tục đối với doanh nghiệp bảo hiểm. Đội ngũ cán bộ bảo hiểm có kiến

thức về lĩnh vực đánh giá rủi ro có yêu cầu kỹ thuật cao còn thiếu và yếu. Trong

năm 2012, VINARE đã tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ cho lĩnh vực này của

VINARE và thị trường. Hoạt động của Bộ phận đánh giá rủi ro của VINARE bắt

đầu có hiệu ứng tích cực đối với kết quả kinh doanh của VINARE cũng như cung

cấp giá trị gia tăng về quản trị rủi ro đối với thị trường.

- Tích cực phối hợp với các đối tác để nghiên cứu, triển khai một số sản phẩm mới:

tín dụng xuất khẩu, bancassurance, năng lượng hạt nhân…

- Tiếp tục triển khai chương trình SCA (Chương trình hợp tác chiến lược VINARE

– Swiss Re) thực hiện một số nội dung: nâng cao năng lực cạnh tranh của

VINARE trong các lĩnh vực: đào tạo và phát triển nguồn lực, năng lực cung cấp

sản phẩm, năng lực khai thác, năng lực quản lý, năng lực đầu tư, tin học và đào tạo

cho thị trường.

- Nâng cấp trang thông tin điện tử (website) của Tổng công ty.

2. Tình hình tài chính (Báo cáo hợp nhất):

2.1 Tình hình tài sản:

STT Chỉ tiêu Đơn vị 2012 2013 % thay đổi

(1) (2) (3) (4) (5) (6)= (5)/(4)

I TÀI SẢN

1 Tổng tài sản Tỷ đ 4.175 4.568 109,41

1.1 Tiền, đầu tư ngắn hạn và tài

sản ngắn hạn khác

Tỷ đ 2.114 1.926 91,11

1.2 Phải thu khách hàng (ngắn hạn) Tỷ đ 1.040 1.466 140,96

1.3 Tài sản dài hạn Tỷ đ 1.020 1.175 115,19

2 Cơ cấu tài sản

2.1 Tài sản dài hạn/ tổng tài sản % 25,11 25,73 102,47

2.2 Tiền, đầu tư ngắn hạn và tài sản

ngắn hạn khác/ tổng tài sản

% 50,63 42,16 83,27

2.3 Nợ phải thu/Tổng tài sản % 24,91 32,11 128,90

B NGUỒN VỐN

1 Tổng nguồn vốn Tỷ đ 4.175 4.568

1 Nợ phải trả Tỷ đ 1.821 2.105 115,59

Trong đó: Dự phòng nghiệp vụ Tỷ đ 801 689 86,05

2 Vốn chủ sở hữu Tỷ đ 2.320 2.431 104,80

3 Lợi ích cổ đông thiểu số Tỷ đ 34 32 93,56

2 Cơ cấu nguồn vốn

21

2.1 Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn % 44,12 46,08 104,44

2.2 Vốn chủ sở hữu/ tổng nguồn vốn % 55,88 53,92 96,49

- Tổng tài sản của Vinare tại thời điểm 31/12/2013 đạt 4.568 tỷ đồng, tăng 9,41% so

với năm 2012. Cơ cấu tài sản không có biến động lớn so với năm 2012.

Tài sản ngắn hạn của Tổng công ty là 3.393 tỷ đồng, chiếm 74,28% tổng tài

sản, tăng 7,54 % so với năm 2012, trong đó các khoản đầu tư ngắn hạn giảm

0,183 tỷ đồng và chiếm 33,95% tài sản ngắn hạn.

Tài sản dài hạn của Tổng công ty năm 2013 là 1.175 tỷ đồng tăng 15,2% so

với năm 2012 và chiếm 25,72% Tổng tài sản, chủ yếu là do các khoản đầu tư

dài hạn là 1.033 tỷ đồng, tăng 0,149 tỷ đồng so với năm 2012.

- Tổng nợ phải thu là 1.467 tỷ đồng. Tỷ trọng nợ phải thu trên tổng tài sản năm 2013

tăng 41,06% so với năm 2012 và được trích dự phòng đầy đủ theo đúng qui định.

Các khoản nợ phải thu chủ yếu là công nợ trong thanh toán tái bảo hiểm,

- Vốn chủ sở hữu tại thời điểm 31/12/2013 đạt 2.431 tỷ đồng, tăng 4,8% tương

đương 111 tỷ đồng so với năm 2012 chủ yếu do tăng các quĩ của doanh nghiệp (51

tỷ đồng) và tăng lợi nhuận chưa phân phối (60 tỷ đồng). Lãi do chênh lệch tỷ giá là

45,6 tỷ đồng chiếm 1,9% vốn chủ sở hữu.

2.2 Tình hình nợ phải trả:

Tổng nợ phải trả tại thời điểm 31/12/2013 là 2.105 tỷ đồng, chiếm 46,08% trên tổng

nguồn vốn, tăng 15,6% so với năm 2012, trong đó dự phòng nghiệp vụ là 689 tỷ đồng

chiếm 32,73% tổng nợ phải trả. Các khoản nợ phải trả chủ yếu là công nợ trong thanh

toán tái bảo hiểm

3. Những cải tiến về cơ cấu tổ chức, chính sách, quản lý:

- Thành lập Ban triển khai đề án Rating và đã được xếp hạng B++ bởi A.M. Best

- Triển khai tái cấu trúc bộ máy, nâng cấp, hoàn thiện qui chế tổ chức và hoạt động

các Ban. Nâng cao chất lượng đánh giá hiệu quả làm việc cá nhân. Cải tiến chính

sách phát triển nguồn nhân lực.

- Thay đổi chính sách nhận/nhượng tái bảo hiểm theo hướng quản lý chặt chẽ rủi ro

- Hoàn thiện và nâng cấp các qui tắc, qui định quản lý nghiệp vụ (khai thác, bồi

thường, kế toán nghiệp vụ, marketing, phân cấp…)

- Ban hành Quy chế nội bộ, các chính sách quản lý khác liên quan đến quản trị

nguồn lực và phát huy hiệu quả nguồn lực.

4. Kế hoạch kinh doanh 2014:

4.1. Kế hoạch kinh doanh năm 2014 (đã được HĐQT phê duyệt):

Kế hoạch kinh doanh (không bao gồm hoạt động thí điểm BHNN)

- Doanh thu phí nhận: 1.510 tỷ VND

- Doanh thu phí giữ lại: 575 tỷ VND

- Lợi nhuận trước thuế: 445 tỷ VND

- Cổ tức năm 2014 dự kiến: 15%

Hoạt động thí điểm BHNN: tập trung tổng kết giai đoạn thí điểm

22

4.2. Các giải pháp thực hiện kế hoạch:

Kinh doanh tái bảo hiểm:

- Tăng cường quản trị rủi ro kinh doanh, đặc biệt đối với nghiệp vụ Tài sản

- Củng cố quan hệ khách hàng trong nước

- Mở rộng một cách thận trọng việc khai thác dịch vụ nước ngoài

- Nâng cao chất lượng dịch vụ đối với khách hàng và đối tác: trao đổi thông tin, hội

nghị, hội thảo, phương án TBh, đào tạo, xây dựng sản phẩm mới …

- Đánh giá tác động của việc áp dụng Event Limit, Minimum Conditions đối với kết

quả kinh doanh của nghiệp vụ Tài sản

- Nghiên cứu và triển khai các nội dung liên quan đến BH Tín dụng, Năng lượng hạt

nhân, Nat Cat, tổng kết thí điểm Bảo hiểm Nông nghiệp

- Tiếp tục nghiên cứu đánh giá cấu trúc tái bảo hiểm 2015

Marketing:

- Ban hành và thực thi chính sách khách hàng đồng bộ: thiết lập và hoàn chỉnh hệ

thống thông tin khách hàng và sản phẩm/nghiệp vụ; phân loại khách hàng, sản

phẩm/dịch vụ, …

- Cung cấp giá trị gia tăng cho khách hàng: quản trị rủi ro, thông tin, đào tạo, sản

phẩm mới, chính sách khen thưởng

- Thúc đẩy thương hiệu và hình ảnh VINARE trên thị trường trong nước và quốc tế

Quản trị rủi ro:

- Tăng cường hoạt động giám định rủi ro của VINARE và thị trường

- Xây dựng các mô hình Nat Cat và Agro

Đầu tư:

- Ban hành, sửa đổi các cơ chế liên quan đến lĩnh vực đầu tư;

- Tăng cường chất lượng và hiệu quả hoạt động cho thuê diện tích

- Đánh giá danh mục góp vốn vào doanh nghiệp khác

- Rà soát, đánh giá, cải thiện danh mục đầu tư;

- Phương án tăng vốn điều lệ 2014

Tài chính – Kế toán:

- Thực hiện chuyển đổi báo cáo tài chính sang IFRS .

- Tập trung kiểm soát, quản trị doanh thu - chi phí, các qui trình quản lý chi phí

- Nâng cấp ứng dụng IT trong lĩnh vực kế toán.

Tổ chức bộ máy:

- Đánh giá kết quả tái cấu trúc giai đoạn 2

- Tiếp tục bổ sung và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

- Nghiên cứu đổi mới toàn diện quy chế trả lương, các chính sách phát triển nguồn

lực

- Nâng cao chất lượng đánh giá hiệu quả làm việc

Công nghệ thông tin:

23

- Vận hành hệ thống IT an toàn, hiệu quả

- Bảo đảm an ninh/an toàn hệ thống

- Xây dựng quy định quản lý và sử dụng hệ thống CNTT

- Triển khai xây dựng hệ thống IT cho kế toán

- Xây dựng hệ thống báo cáo Business Object

24

V. ĐÁNH GIÁ CỦA HĐQT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔNG CÔNG TY:

1. Đánh giá của HĐQT về các mặt hoạt động của Tổng công ty:

HĐQT đánh giá chung: Tổng công ty hoàn thành vượt mức kế hoạch kinh doanh 2013.

Hội đồng quản trị đánh giá cao và ghi nhận nỗ lực của Tổng Công ty trong viêc hoàn thành

các mục tiêu HĐQT đã giao và các hoạt động khác nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của

VINARE: năng lực quản lý, năng lực cung cấp sản phẩm, năng lực đầu tư, năng lực IT,

năng lực khai thác….

2. Đánh giá của HĐQT về hoạt động của Ban giám đốc:

- Ban Giám đốc điều hành đã nghiêm túc thực hiện các nghị quyết của ĐHĐCĐ và của

HĐQT.

- Ban Giám đốc tham dự đầy đủ và tích cực tham gia ý kiến tại các cuộc họp HĐQT .

- Các đề xuất của Ban Giám đốc đối với HĐQT đều được nghiên cứu, thảo luận và có ý

kiến chỉ đạo kịp thời.

- Tổng giám đốc đã chỉ đạo Tổng công ty và các cán bộ quản lý khác chấp hành đầy đủ,

kịp thời các quyết định của HĐQT, ĐHĐCĐ và các qui định của Nhà nước, Điều lệ

Công ty niêm yết.

3. Kế hoạch, định hướng của HĐQT

HĐQT thông qua và chỉ đạo Tổng công ty thực hiện kế hoạch kinh doanh và các nhiệm

vụ trọng tâm trong năm 2014 như sau:

Kế hoạch kinh doanh 2014:

- Doanh thu phí nhận TBH: 1.510 tỷ VND

- Doanh thu phí giữ lại: 575 tỷ VND

- Lợi tức trước thuế: 445 tỷ VND

- Cổ tức năm 2014 dự kiến: 15%

Nhiệm vụ trọng tâm 2014 (phân công cụ thể từng thành viên theo lĩnh vực):

- Hoàn thành kế hoạch kinh doanh 2014

- Đánh giá kết quả tái cấu trúc bộ máy giai đoạn 2

- Nat Cat Modelling & Nat Cat Pool

- Thiết lập và hoàn chỉnh chiến lược khách hàng – thị trường

- Phương án Tái bảo hiểm 2015

- Các công việc liên quan đến BH Nông nghiệp, BH Tín dụng, Năng lượng hạt nhân

- Duy trì mức xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp

- Đánh giá và hiệu chỉnh phân bổ tài sản đầu tư

- Rà soát hoàn chỉnh các mục tiêu giai đoạn 2015 – 2018

- Hoàn thành việc bổ sung vốn điều lệ

- Hoàn thành đề án IFRS

- Các chính sách liên quan đến phát triển nguồn lực

25

- Tăng cường năng lực quản trị rủi ro

- Chương trình kỷ niệm 20 năm ngày thành lập VINARE, hội nghị TBH

26

VI. QUẢN TRỊ CÔNG TY:

1. Hội đồng quản trị:

1.1. Thành phần HĐQT:

- Ông Trịnh Quang Tuyến - Chủ tịch HĐQT

- Ông Trần Trọng Phúc - Tổng Giám đốc Tập đoàn Bảo Việt - Phó Chủ tịch HĐQT.

- Ông Martyn Parker – Chủ tịch Global Partnership Swiss Re – Phó Chủ tịch HĐQT

- Ông Phạm Công Tứ - Tổng giám đốc VINARE - Ủy viên HĐQT

- Ông Lê Song Lai - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đầu tư & Kinh doanh vốn Nhà

nước (SCIC) - Bộ Tài chính - Uỷ viên HĐQT.

- Ông Trần Vĩnh Đức - Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty cổ phần Bảo Minh (Bảo Minh) -

Uỷ viên HĐQT.

- Ông Đào Nam Hải – Tổng giám đốc Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex

(PJICO) – được ĐHĐCĐ bầu làm Ủy viên HĐQT thay thế ông Nguyễn Anh Dũng

(xin miễn nhiệm) từ ngày 25/4/2013

Thành viên HĐQT độc lập:

- Ông Đào Nam Hải

Các thành viên HĐQT không điều hành:

- Ông Lê Song Lai

- Ông Trần Trọng Phúc

- Ông Trần Vĩnh Đức

- Ông Martyn Parker

- Ông Nguyễn Anh Dũng

Các thành viên HĐQT có học vị Tiến sĩ: ông Trần Vĩnh Đức, ông Đào Nam Hải

Các thành viên HĐQT có học vị Thạc sĩ: ông Trần Trọng Phúc, ông Phạm Công Tứ, ông

Lê Song Lai

1.2. Tỷ lệ sở hữu cổ phiếu: theo kết quả chốt danh sách cổ đông ngày 19/3/2014 để tổ

chức ĐHĐCĐ thường niên 2014

TT

Thành viên HĐQT

Tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu

3/4/2012

Tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu

19/3/2014

Đại diện tổ chức Cá nhân Đại diện tổ chức Cá nhân

1 Trịnh Quang Tuyến 14,00% 0,20% 14,00% 0,20%

2 Phạm Công Tứ 11,00% 0,21% 11,00% 0,21%

3 Lê Song Lai 15,36% 0,02% 15,36% 0,02%

4 Trần Trọng Phúc 8,57% 0,03% 9,18% 0,03%

5 Trần Vĩnh Đức 6,42% 0,02% 6,42% 0,02%

6 Martyn Parker - - - -

27

7 Đào Nam Hải - - - -

1.3. Phân công nhiệm vụ giữa các thành viên HĐQT: hiện tại, HĐQT chưa thành lập các

tiểu Ban trực thuộc, giúp việc HĐQT. HĐQT thực hiện phân công cho các thành viên

theo từng lĩnh vực, cụ thể:

Ông Trịnh Quang Tuyến, Chủ tịch HĐQT

- Phụ trách chung, các vấn đề thuộc trách nhiệm của Chủ tịch HĐQT được qui định

tại điều 28 Điều lệ

- Trực tiếp phụ trách chiến lược phát triển Vinare

- Khen thưởng, kỷ luật

- Phụ trách vấn đề hợp tác chiến lược với Swiss Re

Ông Martyn Parker, Phó Chủ tịch HĐQT

- Phụ trách vấn đề phát triển trao đổi dịch vụ và quan hệ thị trường quốc tế

- Hỗ trợ của Swiss Re trong vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh của Vinare

- Hỗ trợ chính sách phát triển nguồn nhân lực, phụ trách lương thưởng

Ông Lê Song Lai, Ủy viên HĐQT

- Theo dõi vấn đề tài chính doanh nghiệp

- Hoạt động đầu tư và nâng cao năng lực đầu tư của Vinare

Ông Phạm Công Tứ, Ủy viên HĐQT kiêm TGĐ

- Trực tiếp thực hiện chức năng nhiệm vụ TGĐ theo qui định của Điều lệ tổ chức và

hoạt động và Luật doanh nghiệp

- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp về nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển

hoạt động kinh doanh của Vinare

Ông Trần Trọng Phúc, Phó Chủ tịch HĐQT

Ông Trần Vĩnh Đức, Ủy viên HĐQT

- Phụ trách phát triển thị trường nội địa và hợp tác trao đổi dịch vụ nội địa

Ông Đào Nam Hải, Ủy viên HĐQT

- Phụ trách Nhân sự

- Hỗ trợ phát triển thị trường nội địa và hợp tác trao đổi dịch vụ nội địa

1.4. Hoạt động của HĐQT:

Trong năm 2013, Hội đồng quản trị đã tiến hành các phiên họp thường kỳ, thảo

luận, lấy ý kiến biểu quyết bằng văn bản và đã biểu quyết thông qua một số nội dung liên

quan đến hoạt động của Tổng Công ty:

Quyết định số 01/2013/QĐ- HĐQT ngày 21/3/2013:

+ Phê chuẩn việc tạm ứng chi trả cổ tức bằng tiền mặt đợt II năm 2012.

Quyết định 02/2013/QĐ-HĐQT ngày 25/3/2013 (phiên họp HĐQT lần thứ 7, nhiệm kỳ

II)

+ Phê duyệt báo cáo tài chính năm 2012;

28

+ Phê chuẩn quyết định tăng vốn góp tại Công ty liên doanh bảo hiểm Samsung-Vina

(SVI);

+ Phê chuẩn quỹ lương thực hiện 2012;

+ Phê chuẩn kết quả thực hiện mua sắm, sửa chữa tài sản cố định năm 2012;

+ Phê duyệt phương án phân phối lợi tức năm 2012 và trình ĐHĐCĐ thông qua;

+ Phê duyệt thù lao của HĐQT, BKS, tổ thư ký HĐQT năm 2012;

+ Phê chuẩn kế hoạch kinh doanh năm 2013;

+ Bổ nhiệm Ông Mai Xuân Dũng giữ chức vụ Phó Tổng giám đốc thời hạn 3 năm kể từ

ngày 01/4/2012;

+ Phê duyệt nguyên tắc giao chỉ tiêu tiền lương, quỹ lương; Giao chỉ tiêu Tổng thu –

Tổng chi không lương 2013;

+ Thông qua đơn từ nhiệm của ông Nguyễn Anh Dũng. Nhất trí đề cử ông Đào Nam

Hải tham gia ứng cử chức danh thành viên HĐQT Vinare nhiệm kỳ 2010 - 2014 tại

ĐHĐCĐ thường niên năm 2013;

+ Thông qua đơn từ nhiệm của bà Nguyễn Thị Thanh Vân. Nhất trí đề cử ông Trần

Trung Tính tham gia ứng cử chức danh thành viên Ban Kiểm soát VINARE nhiệm kỳ 2010

- 2014 tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2013;

+ Thông qua báo cáo kết quả hợp tác chiến lược 2012 và kế hoạch 2013; Báo cáo triển

khai dự án IT và Báo cáo hoạt động của HĐQT 2012;

+ Thống nhất việc phân công nhiệm vụ giữa các thành viên HĐQT;

+ Sửa đổi Điều lệ Tổ chức và Hoạt động;

+ Nhất trí và trình ĐHĐCĐ thông qua đề xuất của Ban kiểm soát về danh sách các công

ty kiểm toán độc lập lựa chọn sử dụng kiểm toán năm 2013;

+ Phê chuẩn mô hình tổ chức bộ máy của VINARE và kế hoạch triển khai theo đề xuất

của Tổng giám đốc;

+ Thông qua chương trình, nội dung họp ĐHĐCĐ thường niên 2013;

+ HĐQT ủy quyền Chủ tịch HĐQT phê chuẩn các tài liệu trình ĐHĐCĐ thường niên

2013 và giải quyết các công việc phát sinh khác liên quan đến việc tổ chức ĐHĐCĐ thường

niên 2013.

Quyết định số 04/2013/QĐ- HĐQT ngày 5/4/2013:

+ Cử cán bộ tham gia Ban kiểm tra tư cách cổ đông tại Đại hội đồng cổ đông thường

niên 25/4/2013

+ Chỉ định Tổ thư ký tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 25/4/2013

+ Đề cử cán bộ để Đại hội đồng cổ đông thường niên 25/4/2013 bầu vào Ban kiểm

phiếu

Quyết định số 08/2013/QĐ-HĐQT ngày 30/5/2013:

+ Nhất trí lựa chọn A.M. Best là tổ chức xếp hạng tín nhiệm cho VINARE

Quyết định số 09/2013/QĐ- HĐQT ngày 4/6/2013:

+ Nhất trí lựa chọn PriceWaterhouseCoopers là công ty tư vấn chuyển đổi báo cáo tài

chính theo IFRS cho VINARE

Quyết định số 10/2013/QĐ- HĐQT ngày 10/6/2013:

29

+ Nhất trí lựa chọn Deloitte Vietnam là công ty kiểm toán độc lập báo cáo tài chính 2013

của VINARE

Quyết định số 12/2013/QĐ- HĐQT ngày 3/7/2013:

+ Chấp thuận chủ trương đồng ý bán cho Samsung Fire & Marine Insurance (SFMI) 25%

tỷ lệ vốn nắm giữ trong tổng số 50% tỷ lệ vốn nắm giữ của VINARE hiện có trong liên

doanh Samsung Vina Insurance Company Ltd., (SVI)

Quyết định số 13/2013/QĐ-HĐQT ngày 23/7/2013:

+ Thông qua và ban hành Quy chế Quản trị Tổng công ty sửa đổi

Quyết định số 14/2013/QĐ-HĐQT ngày 23/7/2013:

+ Thông qua và ban hành Quy chế Công bố thông tin sửa đổi

Quyết định số 16/2013/QĐ-HĐQT ngày 23/8/2013 (phiên họp HĐQT lần thứ 8, nhiệm

kỳ II):

+ Thông qua Báo cáo kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2013 (chưa hợp nhất)

+ Thông qua báo cáo tiến độ triển khai dự án IT

+ Thống nhất phương án phân phối thù lao HĐQT, BKS và quỹ khen thưởng năm 2013

+ Thông qua và ghi nhận các đề xuất của TGĐ tại các báo cáo: Báo cáo kết quả kinh

doanh 6 tháng đầu năm 2013, Báo cáo triển khai hợp đồng SCA, Báo cáo triển khai đề án

Credit Rating, và một số vấn đề phát sinh trong kinh doanh

Quyết định số số 17/2013/QĐ-HĐQT ngày 18/11/2013:

+ Tạm ứng chi trả cổ tức bằng tiền mặt đợt 1 năm 2013 với tỷ lệ 10%/mệnh giá

Quyết định số 18/2013/QĐ-HĐQT ngày 19/11/2013:

+ Phê chuẩn giá chuyển nhượng 25% tỷ lệ góp vốn trong tổng số 50% tỷ lệ góp vốn của

VINARE tại SVI cho SFMI

Quyết định số 19/2013/QĐ-HĐQT ngày 24/12/2013:

+ Phê chuẩn chương trình tái bảo hiểm 2014 của VINARE

2. Ban Kiểm soát:

2.1 Thành phần BKS:

- Ông Trần Trung Tính – Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm BIDV

(BIC) – được ĐHĐCĐ bầu là Ủy viên Ban Kiểm soát từ ngày 25/4/2013 thay bà

Nguyễn Thị Thanh Vân (xin miễn nhiệm) và được các thành viên Ban Kiểm soát nhất

trí bầu làm Trưởng ban kiểm soát.

- Bà Adelyn Chen - Giám đốc Tài chính Swiss Re khu vực châu Á - Uỷ viên.

- Ông Đỗ Quang Khánh – Phó Giám đốc Công ty cổ phần bảo hiểm Bưu điện (PTI) -

Uỷ viên.

- Ông Lê Quang Trung - Phó Tổng Giám đốc thứ nhất Công ty bảo hiểm liên hiệp

(UIC) - Uỷ viên.

- Ông Trần Phan Việt Hải – Phó Tổng Giám đốc Công ty Liên doanh Bảo hiểm

Samsung – Vina (SVI) - Uỷ viên.

2.2 Hoạt động của Ban kiểm soát:

30

- Trong 6 tháng đầu năm 2013, Ban kiểm soát đã thực hiện xem xét và trình Đại hội

đồng cổ đông thông qua báo cáo tài chính năm 2012, trình Đại hội đồng cổ đông ủy

quyền HĐQT lựa chọn công ty Kiểm toán độc lập kiểm toán báo cáo tài chính năm

2013, tham dự Đại hội đồng cổ đông thường niên 2013 và cuộc họp HĐQT quý

I/2013. Lập báo cáo giám sát tình hình hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2013.

- Trong 6 tháng cuối năm, Ban kiểm soát tham gia cuộc họp HĐQT vào quý III/2013 và

làm việc với Tổng Giám đốc vào Quý IV/2013 để trao đổi, nắm bắt các tình hình hoạt

động, tình hình kinh doanh của năm.

- Bên cạnh đó, thực hiện nhiệm vụ, chức năng của Ban kiểm soát, các thành viên Ban

kiểm soát thường xuyên giám sát các hoạt động kinh doanh, công tác quản trị và điều

hành của Tổng công ty cổ phần

3. Thù lao và các khoản lợi ích khác của HĐQT, Ban Kiểm soát, Ban Giám đốc, Kế toán

trưởng:

Thù lao, thưởng và các khoản lợi ích khác của HĐQT và BKS được phê chuẩn tại Nghị

quyết số 04/NQ-ĐHĐCĐ/2008 ngày 28/4/2008, quyết định số 06/2009/QĐ-HĐQT ngày

25/8/2009, và nghị quyết số 05/2010/NQ-ĐHĐCĐ ngày 29/4/2010. Việc quyết định thù

lao, thưởng cho từng thành viên được thực hiện theo quyết định số 01/2006/NQ-HĐQT

ngày 19/1/2006.

Đối với Ban Giám đốc và Kế toán trưởng, lương và các lợi ích khác thực hiện theo quyết

định của HĐQT (quyết định số 02/2012/QĐ-HĐQT ngày 20/3/2012, quyết định số

01/2006/NQ-HĐQT ngày 19/1/2006). Lương và các lợi ích liên quan của Phó Tổng giám

đốc Thomas Kessler do Swiss Re chi trả theo thỏa thuận hợp tác giữa VINARE và Swiss

Re.

Thu nhập từng thành viên theo kết quả kinh doanh năm 2013:

Đơn vị: Triệu đồng

STT Họ và tên Chức danh Thu nhập

1 Trịnh Quang Tuyến Chủ tịch HĐQT chuyên trách 1.761.418.300

2 Phạm Công Tứ Ủy viên HĐQT kiêm TGĐ 1.751.720.916

3 Đặng Thế Vinh Phó Tổng giám đốc 1.237.358.491

4 Mai Xuân Dũng Phó Tổng giám đốc 1.053.848.585

5 Lưu Thị Việt Hoa Kế toán trưởng 1.315.536.264

6 Trần Trọng Phúc Phó Chủ tịch HĐQT 187.744.739

7 Trần Vĩnh Đức Ủy viên HĐQT 173.302.835

8 Lê Song Lai Ủy viên HĐQT 192.558.706

9 Đào Nam Hải Ủy viên HĐQT (từ 25/4/2013) 119.462.904

10 Martyn Parker Phó Chủ tịch HĐQT 167.320.621

11 Trần Trung Tính Trưởng BKS (từ 25/4/2013) 87.519.204

12 Lê Quang Trung Ủy viên BKS 115.830.635

13 Đỗ Quang Khánh Ủy viên BKS 115.830.635

14 Adelyn Chen Ủy viên BKS 102.960.565

31

15 Trần Phan Việt Hải Ủy viên BKS 115.830.635

16 Nguyễn Anh Dũng Ủy viên HĐQT (miễn nhiệm từ

1/3/2013)

53.839.931

17 Nguyễn Thị Thanh Vân Ủy viên BKS (miễn nhiệm từ

1/3/2013)

39.894.494

4. Thông tin về các giao dịch cổ phiếu của công ty của các thành viên HĐQT, Ban

Giám đốc điều hành, Ban Kiểm soát, cổ đông lớn và các giao dịch khác của các

thành viên HĐQT, Ban Giám đốc điều hành, Ban Kiểm soát:

- 29/3/2013 ông Đặng Thế Vinh, Phó Tổng giám đốc, mua 2.000 cổ phiếu VNR

- 28/6/2013 ông Đặng Thế Vinh, Phó Tổng giám đốc, bán 3.000 cổ phiếu VNR

- 21/8/2013 ông Đặng Thế Vinh, Phó Tổng giám đốc, bán 3.000 cổ phiếu VNR

- 31/10/2013 cổ đông lớn Bảo Việt mua/nhận chuyển nhượng 510.000 cổ phiếu VNR.

Tỷ lệ nắm giữ sau khi thực hiện giao dịch: 9,08% vốn điều lệ.

5. Thực hiện các quy định về quản trị công ty:

Tổng công ty đã thực hiện đầy đủ các quy định về quản trị công ty tại Thông tư

121/2012/TT-BTC.

Đối với quy định về số lượng thành viên HĐQT độc lập, hiện nay Tổng công ty mới có

1/7 thành viên HĐQT độc lập. Theo yêu cầu của Thông tư 121/2012/TT-BTC của Bộ

Tài chính, số thành viên HĐQT độc lập tối thiểu là 1/3 và được làm tròn xuống. Theo

quy định, với số lượng thành viên HĐQT là 7, ít nhất phải có 2 thành viên HĐQT là

thành viên độc lập.

HĐQT đã tiến hành rà soát các yêu cầu của Thông tư 121 và sẽ hoàn thiện yêu cầu này

trong thời gian sớm nhất có thể.

Phụ lục 1SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY

Đại Hội Đồng Cổ Đông

Ban Kiểm Soát

Hội Đồng Quản Trị

Các Tiểu Ban

Chủ Tịch

Ban Điều HànhỦy Ban Pháp Chế

Ủy Ban Kiểm Soát Nội Bộ

Hội Đồng Đầu Tư

Hội Đồng Quản Lý Nghiệp Vụ

Ban Quản Trị Rủi Ro

Ban Marketing

Ban Tài Sản

Ban Kỹ Thuật Ban Hàng Hải

Ban Nghiệp Vụ Đặc Biệt

Ban IT

Ban Bồi Thường & Quản Lý NghiệpVụ

Ban Quản Trị

Ban Tài Chính - Kế Toán

Ban Đầu Tư

Ban Nhân Sự - Tổng Hợp

Chi Nhánh Hồ Chí Minh

Phó Tổng Giám Đốc Phó Tổng Giám Đốc Phó Tổng Giám Đốc

Tổng Giám Đốc

Phó Tổng Giám Đốc (Được cử tham gia BGĐSVI từ năm 2001)

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY 2013

Phụ lục 2BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT

ĐÃ ĐƯỢC KIỂM TOÁN