BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ BAN ĐẦU THỰC TRẠNG HỆ THỐNG THỐNG KÊ VIỆT...

210
0 BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƢ TỔNG CỤC THỐNG KÊ BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ ĐẦU KTHC HIN CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN THỐNG KÊ VIỆT NAM NĂM 2013 Báo cáo tƣ vấn Phạm Đăng Quyết Trịnh Quang Vƣợng Nguyn Hữu Hoàn Báo cáo của Dự án TCTK/UNDP "Hỗ trợ thực hiện Chiến lƣợc phát triển thống kê " HÀ NỘI, THÁNG 11 NĂM 2013 DTHO Ln 2

Transcript of BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ BAN ĐẦU THỰC TRẠNG HỆ THỐNG THỐNG KÊ VIỆT...

0

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƢ

TỔNG CỤC THỐNG KÊ

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ ĐẦU KỲ THỰC HIỆN CHIẾN LƢỢC

PHÁT TRIỂN THỐNG KÊ VIỆT NAM NĂM 2013

Báo cáo tƣ vấn

Phạm Đăng Quyết

Trịnh Quang Vƣợng

Nguyễn Hữu Hoàn

Báo cáo của Dự án TCTK/UNDP

"Hỗ trợ thực hiện Chiến lƣợc phát triển thống kê "

HÀ NỘI, THÁNG 11 NĂM 2013

DỰ THẢO Lần 2

1

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................... 4

TÓM TẮT BÁO CÁO .......................................................................................... 6

GIỚI THIỆU ....................................................................................................... 38

I. HOÀN THIỆN HỆ THỐNG TỔ CHỨC VÀ KHUÔN KHỔ PHÁP LÝ

THỐNG KÊ ........................................................................................................ 42

1.1. Củng cố hệ thống tổ chức thống kê ............................................................. 42

1.1.1. Hệ thống thống kê tập trung...................................................................... 42

1.1.2. Tổ chức thống kê Bộ, ngành ..................................................................... 46

1.1.3. Thống kê tại các đơn vị cơ sở ................................................................... 54

1.2. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý thống kê ...................................................... 57

II. NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CÁC HOẠT ĐỘNG THỐNG KÊ ................ 62

2.1. Nâng cao chất lƣợng hoạt động thống kê theo từng lĩnh vực ...................... 62

2.1.1. Thống kê tài khoản quốc gia, tài chính và tiền tệ ..................................... 64

A. Thống kê tài khoản quốc gia ....................................................................... 64

B. Thống kê tài chính, tiền tệ ........................................................................... 68

2.1.2. Thống kê công nghiệp, xây dựng và thƣơng mại ..................................... 72

A. Thống kê công nghiệp ................................................................................. 72

B. Thống kê xây dựng và vốn đầu tƣ ............................................................... 77

C. Thống kê thƣơng mại .................................................................................. 81

D. Thống kê du lịch ......................................................................................... 84

E. Thống kê công nghệ thông tin và truyền thông, bƣu chính ........................ 86

F. Thống kê vận tải .......................................................................................... 87

G. Thống kê giá................................................................................................ 87

2

2.1.3. Thống kê nông, lâm nghiệp và thủy sản ................................................... 92

2.1.4. Thống kê dân số, lao động và giới ............................................................ 95

A. Thống kê dân số .......................................................................................... 95

B. Thống kê lao động ....................................................................................... 96

C. Thống kê giới .............................................................................................. 98

2.1.5. Thống kê y tế, giáo dục và môi trƣờng ................................................... 100

A. Thống kê y tế............................................................................................. 100

B. Thống kê giáo dục ..................................................................................... 101

C. Thống kê mức sống dân cƣ ....................................................................... 103

D. Thống kê môi trƣờng ................................................................................ 104

2.1.6. Các hoạt động thống kê khác có liên quan ............................................. 106

A. Hoàn thiện Hệ thống chỉ tiêu thống kê ..................................................... 106

B. Nâng cao chất lƣợng hệ thống thu thập thông tin thống kê ...................... 112

C. Cập nhật các bảng phân loại theo chuẩn quốc tế và biên soạn phổ biến

hƣớng dẫn phƣơng pháp luận thống kê ......................................................... 118

2.2 Tăng cƣờng phối hợp các hoạt động thống kê ............................................ 120

2.3 Hoàn thiện công tác phổ biến thông tin thống kê ....................................... 123

2.4 Tăng cƣờng năng lực nghiên cứu khoa học, phân tích và dự báo thống kê128

III. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG ......... 131

3.1 Hệ thống thống kê tập trung ........................................................................ 131

3.2 Bộ, ngành .................................................................................................... 134

IV. PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC NGÀNH THỐNG KÊ .................................. 142

4.1 Nâng cao chất lƣợng nhân lực thống kê ..................................................... 142

4.2 Mở rộng quy mô đào tạo nguồn nhân lực thống kê .................................... 144

4.3 Đổi mới công tác tuyển dụng, quản lý và sử dụng nhân lực thống kê ....... 146

3

V. TĂNG CƢỜNG CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ CÁC NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH

........................................................................................................................... 149

5.1 Tăng cƣờng cơ sở vật chất .......................................................................... 149

5.2 Đảm bảo nguồn lực tài chính ...................................................................... 151

VI. ĐẨY MẠNH HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC THỐNG KÊ . 153

6.1 Mở rộng hợp tác song phƣơng và đa phƣơng của Thống kê Việt Nam ..... 153

6.2 Cải thiện công tác thống kê nƣớc ngoài và thực hiện đầy đủ các cam kết

quốc tế về thống kê ........................................................................................... 153

6.3 Đẩy mạnh các hoạt động quảng bá hình ảnh và nâng cao vị thế Thống kê

Việt Nam trong cộng đồng thống kê thế giới ................................................... 154

6.4 Tăng cƣờng vận động và nâng cao năng lực quản lý, điều phối của các dự

án, các nguồn tài trợ từ bên ngoài cho hoạt động thống kê .............................. 155

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHIẾN LƢỢC VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC SO

VỚI CÁC MỤC TIÊU CỦA CHIẾN LƢỢC ................................................... 157

7.1 Tổ chức thực hiện Chiến lƣợc ..................................................................... 157

7.2 Kết quả đạt đƣợc so với mục tiêu của Chiến lƣợc ...................................... 161

VIII. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................................... 165

8.1 Kết luận ....................................................................................................... 165

8.2 Những thách thức và khuyến nghị định hƣớng ........................................... 176

PHỤ LỤC .......................................................................................................... 183

4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CEMDI Trung tâm Thông tin và dữ liệu về giám sát môi trƣờng

CLPTTK Chiến lƣợc phát triển thống kê

CNSTPI Chỉ số giá xây dựng

CNTT Công nghệ thông tin

COFOG Chi tiêu theo mục đích sử dụng của Chính phủ

COICOP Phân loại hàng hóa tiêu dùng cá nhân theo mục đích sử dụng

COPNI Chi tiêu mục đích của khu vực thể chế phi lợi nhuận phục vụ

hộ gia đình

COPP Chi tiêu theo mục đích sử dụng của các nhà sản xuất

CSDL Cơ sở dữ liệu

DNFDI Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài

DNNN Doanh nghiệp nhà nƣớc

DQAF Kung đánh giá chất lƣợng dữ liệu

GDDS Hệ thống phổ biến số liệu chung

GDP Tổng sản phẩm trong nƣớc

GFSM Thống kê tài chính chính phủ

GIS Công nghệ hệ thống thông tin địa lý

I/O Bảng cân đối liên ngành

ICOR Hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ

IMF Quỹ tiền tệ quốc tê

IRDTS Khuyến nghị quốc tế về bán buôn, bán lẻ

ITU Viễn thông quốc tế

LAN Mạng máy tính cục bộ

5

MPS Bảng cân đối kinh tế quốc dân

NHNN Ngân hàng Nhà nƣớc

PDA Thiết bị hỗ trợ số cá nhân

PPI Chỉ số giá sản xuất

SITC Phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu

SNA Hệ thống tài khoản quốc gia

SPPI Chỉ số giá dịch vụ sản xuất

SSIC Hệ thống phần mềm thu thập thông tin thống kê

SWIFT Hệ thống thông tin quản lý điện toán thanh toán quốc tế

TCHQ Tổng cục Hải quan

TCTK Tổng cục Thống kê

TD&ĐG Theo dõi và đánh giá

TSA Tài khoản du lịch

VPN Mạng riêng ảo

WAN Mạng diện rộng

WHO Tổ chức Y tế quốc tế

XMPI Chỉ số giá xuất nhập khẩu

6

TÓM TẮT BÁO CÁO

Dự án "Hỗ trợ thực hiện Chiến lƣợc phát triển Thống kê Việt Nam giai

đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030" thuê 03 chuyên gia trong nƣớc, trong

đó có 01 chuyên gia đóng vai trò trƣởng nhóm cho Tổng cục Thống kê, với

Viện Khoa học Thống kê là đơn vị đầu mối để tiến hành hoạt động đánh giá ban

đầu việc thực hiện Chiến lƣợc này.

Mục tiêu chính của hoạt động đánh giá ban đầu này là giúp Tổng cục

Thống kê thiết kế và thực hiện đánh giá ban đầu về thực trạng Hệ thống thống

kê Việt Nam và trình độ phát triển tại thời điểm bắt đầu triển khai thực hiện

Chiến lƣợc phát triển Thống kê Việt Nam (CLPTTK). Việc đánh giá đƣợc căn

cứ vào việc sử dụng thông tin có sẵn và những thông tin thu thập đƣợc trong

quá trình khảo sát thực tế tại các đơn vị thực hiện các hoạt động của CLPTTK.

Sản phẩm cuối cùng của nhóm chuyên gia bao gồm: (1) Báo cáo đánh giá

ban đầu thực trạng Hệ thống thống kê Việt Nam năm 2013 và (2) Danh mục các

chỉ số và chỉ tiêu thực hiện năm 2013 đƣợc cập nhật vào Khung theo dõi và

đánh giá (TD&ĐG) làm cơ sở để đánh giá tiến độ thực hiện CLTPTK tiếp theo.

Cấu trúc của báo cáo đánh giá ngoài phần giới thiệu và phụ lục sẽ bao

gồm các phần chính nhƣ sau:

I. Hoàn thiện Hệ thống tổ chức và khuôn khổ pháp lý thống kê

II. Nâng cao chất lƣợng các hoạt động thống kê

III. Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông

IV. Phát triển nhân lực ngành thống kê

V. Tăng cƣờng cơ sở vật chất và các nguồn lực tài chính

VI. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thống kê

VII. Tổ chức thực hiện Chiến lƣợc và kết quả đạt đƣợc so với các mục tiêu

của Chiến lƣợc

VIII. Kết luận và khuyến nghị

Sau gần 2 năm triển khai thực hiện Chiến lƣợc phát triển Thống kê,

Thống kê Việt Nam đã đạt đƣợc một số kết quả ban đầu khả quan, song vẫn còn

7

tồn tại những hạn chế nhất định cần phải có những giải pháp hữu hiệu hơn để

khắc phục.

I. Hoàn thiện hệ thống tổ chức và khuôn khổ pháp lý thống kê

Kiện toàn hệ thống thống kê tập trung

1. Hệ thống tổ chức thống kê tập trung đã đƣợc kiện toàn một bƣớc theo

chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức tại Quyết định số

54/2010/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ. Theo đó, Hệ thống tổ chức của

TCTK trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (KH&ĐT) và vẫn duy trì theo mô

hình 3 cấp (trung ƣơng, tỉnh và huyện), Phòng Thống kê cấp huyện đƣợc nâng

cấp thành Chi cục Thống kê nhằm tăng cƣờng quyền lực cho TCTK thực hiện

nhiệm vụ của mình một cách tập trung và thống nhất. Tuy nhiên việc phân chia

cơ quan của Tổng cục Thống kê thành các Vụ nghiệp vụ độc lập, mặc dù cần

thiết cho quản trị hành chính nhƣng đã tạo nên sự phân chia mang tính cục bộ.

Cơ cấu tổ chức đã không đƣợc thay đổi một cách thích hợp để hỗ trợ biên soạn

Hệ thống tài khoản quốc gia sau khi có sự thay đổi từ Hệ thống Bảng cân đối

kinh tế quốc dân (MPS) sang Hệ thống tài khoản quốc gia (SNA), quy trình tổ

chức biên soạn còn phân tán, chia cắt, thiếu sự liên kết. Sự phối hợp giữa thống

kê các Bộ, ngành với Tổng cục Thống kê chƣa chặt chẽ, đồng bộ trong việc

cung cấp thông tin thống kê dẫn đến còn nhiều hạn chế của mảng số liệu này.

Hệ thống thống kê tập trung cần đƣợc đổi mới cơ cấu tổ chức theo hƣớng

chuyên môn hóa các hoạt động thống kê (thu thập, xử lý và tổng hợp, phân tích

và dự báo, truyền đƣa, lƣu giữ và phổ biến thông tin thống kê) dựa trên mô hình

kiến trúc tổng thể của Dự án Hiện đại hóa Tổng cục Thống kê, đó là kiến trúc

nghiệp vụ, kiến trúc CNTT và Hệ thống đầu mối dữ liệu thống kê tập trung.

Thống kê tài khoản quốc gia cần đƣợc thiết lập để trở thành trung tâm của các

hoạt động của TCTK trong lĩnh vực thống kê kinh tế.

Củng cố tổ chức Thống kê Bộ, ngành

2. Tổ chức Thống kê các Bộ, ngành đã đƣợc củng cố, kiện toàn một bƣớc

qua việc Chính phủ ban hành Nghị định số 03/2010/NĐ-CP ngày 13/01/2010

8

quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức thống kê Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ

quan thuộc Chính phủ. Đến nay 15/24 Bộ, ngành đã thành lập Phòng Thống kê

hay Cục/Trung tâm Thống kê, song vẫn còn 9/24 Bộ, ngành chƣa thành lập

đƣợc các tổ chức thống kê độc lập, cán bộ làm công tác thống kê ở đó đa số là

kiêm nhiệm dẫn tới ảnh hƣởng việc nâng cao chất lƣợng của công tác thống kê.

Mô hình tổ chức thống kê của các Bộ, ngành không ổn định, thống kê tại các

Sở, ngành ở địa phƣơng còn yếu, năng lực hạn chế. Tổ chức thống kê của các

Bộ ngành ở địa phƣơng không hỗ trợ đầy đủ cho hoạt động thống kê. Cần tiếp

tục rà soát, kiện toàn tổ chức thống kê Bộ, ngành hiện có, thành lập tổ chức

thống kê tại các Bộ, ngành chƣa có tổ chức thống kê, và tiếp tục củng cố và

hoàn thiện thống kê Sở, ngành ở địa phƣơng.

Hoàn thiện thống kê tại các đơn vị cơ sở

3. Công tác thống kê ở doanh nghiệp, cơ quan hành chính, sự nghiệp còn

nhiều bất cập do phụ thuộc vào sự nhận thức và quan tâm của lãnh đạo các đơn

vị và chủ doanh nghiệp, cán bộ làm công tác thống kê thƣờng kiêm nhiệm,

không đƣợc đào tạo chính quy và có hệ thống về thống kê, và năng lực hạn chế.

Tại cấp xã, UBND thƣờng chỉ đƣợc bố trí nửa biên chế cho công tác thống kê

với chức danh công chức Văn phòng – thống kê. Cách thức tổ chức chƣa tối ƣu

và nguồn lực hạn chế đã làm hạn chế các hoạt động thống kê ở các đơn vị cơ sở,

các đơn vị không thể cung cấp đầy đủ thông tin có chất lƣợng phục vụ công tác

quản lý, điều hành.

Trong thời gian tới, cần tiếp tục củng cố và hoàn thiện thống kê tại các

đơn vị cơ sở để nâng cao năng lực và trách nhiệm của những ngƣời làm công

tác thống kê ở các doanh nghiệp, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp cũng

nhƣ thống kê ở các xã, phƣờng, thị trấn trong việc cung cấp thông tin một cách

trung thực, đầy đủ và đúng thời hạn theo yêu cầu của các cuộc điều tra thống kê

và chế độ báo cáo thống kê của Nhà nƣớc. Hoàn thành việc xây dựng đội ngũ

cộng tác viên thống kê ở các địa bàn điều tra.

Mô hình Hệ thống thống kê Việt Nam

9

4. Mô hình hệ thống thống kê nhà nƣớc của ta đƣợc lựa chọn là kết hợp

giữa tập trung và phân cấp (phi tập trung): hệ thống tổ chức thống kê tập trung

chịu trách nhiệm toàn bộ thông tin về sản xuất, kinh doanh và thông tin liên

quan đến hộ gia đình; phần thông tin tổng hợp từ hồ sơ hành chính thƣờng do

các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ đảm nhận; Tổng cục

Thống kê tổng hợp chung thông tin từ hai kênh thành thông tin thống kê quốc

gia. Đây là mô hình nếu đƣợc tổ chức tốt sẽ bảo đảm khách quan, không trùng

chéo, đỡ tốn kém, vừa bảo đảm tính kịp thời, phong phú, đa dạng của thông tin

và phù hợp với tình hình thực tiễn. Song trên thực tế việc phân công, phân cấp

và điều phối hoạt động thống kê giữa Tổng cục Thống kê với Thống kê các Bộ,

ngành, cũng nhƣ giữa Thống kê của các Bộ, ngành với nhau theo chiều ngang,

và sự phân công nhiệm vụ, phối hợp giữa các cơ quan quản lý hành chính nhà

nƣớc từ trung ƣơng tới địa phƣơng theo chiều dọc không rõ ràng đã làm giảm

hiệu lực và hiệu quả của toàn bộ hệ thống. Trƣớc mắt và trong tƣơng lai gần cần

tập trung vào củng cố bộ máy, từ không có ngƣời chuyên trách tiến tới có ngƣời

chuyên trách, từ không có đơn vị chuyên nghiệp tiến tới có đƣợc đơn vị chuyên

nghiệp, nâng cao năng lực cho cán bộ chuyên nghiệp thống kê và tăng cƣờng

thêm đội ngũ, nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí thống kê cho lãnh đạo các

cấp, các ngành.

Trong tƣơng lai, cần tiếp tục nghiên cứu xu hƣớng phi tập trung hoá ngày

càng gia tăng và nghiên cứu áp dụng những thực tiễn tốt của các mô hình thống

kê phi tập trung trên thế giới nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả của mô hình

tổ chức thống kê Nhà nƣớc.

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý thống kê

5. Khuôn khổ pháp lý về chuyên môn, nghiệp vụ thống kê đã từng bƣớc

đƣợc tăng cƣờng và ngày càng hoàn thiện đồng bộ. Luật Thống kê năm 2003 đã

tạo môi trƣờng pháp lý cơ bản và quan trọng cho hoạt động thống kê, song qua

10 năm thực hiện, Luật cũng đã bộc lộ những hạn chế, bất cập cần phải đƣợc

sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn và xu thế hội nhập quốc tế ngày càng

10

toàn diện của Việt Nam. Hiện nay TCTK đang thực hiện Đề án sửa đổi, bổ sung

Luật Thống kê.

TCTK đã xác định rõ một số quan điểm và định hƣớng sửa đổi Luật

Thống kê lần này, bao gồm: (i) Bổ sung đầy đủ hơn vai trò của công tác thống

kê, xác định cụ thể hơn vị trí của công tác thống kê là công cụ quản lý nhà nƣớc,

công cụ giám sát, kiểm tra, dịch vụ thông tin, phân tích dự báo, công bố thông

tin, mở rộng phạm vi, đối tƣợng điều chỉnh của Luật, giảm thiểu phải quy định

trong Nghị định; (ii) Nhấn mạnh và quy định rõ hơn tính độc lập của hoạt động

thống kê với việc chuyển Tổng cục Thống kê trở lại trực thuộc Chính phủ; (iii)

Quy định rõ hơn và tiếp tục thực hiện mô hình tập trung kết hợp với phân tán

với việc thành lập Hội đồng thống kê quốc gia; (iv) Tăng cƣờng công nghệ

thông tin hiện đại cho hoạt động thống kê, hình thành trung tâm tƣ liệu thống kê

quốc gia tại Tổng cục Thống kê và (v) Dịch vụ thống kê, coi bản thân hoạt động

thống kê là dịch vụ công. Dự kiến Luật Thống kê sẽ đƣợc sửa đổi và trình Quốc

hội trong năm 2014.

Cần thực hiện sửa đổi tất cả những điều khoản của Luật, văn bản quy

phạm pháp luật mà nó làm suy yếu chứ không phải là tăng cƣờng chức năng của

TCTK. Những điều khoản đó bao gồm các trƣờng hợp mà hiện nay TCTK có

nhiệm vụ hoàn toàn danh nghĩa, chẳng hạn nhƣ yêu cầu hƣớng dẫn nghiệp vụ

cho các cơ quan khác trong hệ thống thống kê mà không có các biện pháp thực

thi hoặc xử phạt khi không đƣợc tuân thủ. Luật thống kê cũng cần cung cấp một

cơ sở pháp lý rõ ràng cho sự phối hợp của các thành viên trong hệ thống thống

kê, các quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong việc thực hiện sự phối hợp.

II. Nâng cao chất lƣợng các hoạt động thống kê

Chất lƣợng thông tin thống kê

6. Hệ thống thông tin thống kê quốc gia bao gồm hệ thống thông tin

thống kê của Hệ thống thống kê tập trung và hệ thống thông tin thống kê của

các Bộ, ngành. Thống kê trong từng lĩnh vực nhƣ tài khoản quốc gia, công

nghiệp, xây dựng, thƣơng mại, giá cả, dân số và lao động, xã hội và môi trƣờng

11

đã và đang áp dụng các phƣơng pháp luận thống kê theo tiêu chuẩn quốc tế,

song vẫn còn một số chỉ tiêu chƣa theo chuẩn quốc tế. Hiện nay số lƣợng thông

tin ngày càng tăng song chất lƣợng dữ liệu thống kê chƣa đáp ứng một cách đầy

đủ yêu cầu và kỳ vọng của ngƣời sử dụng. Những đánh giá chất lƣợng cho từng

lĩnh vực thống kê dƣới đây có sử dụng tƣ liệu từ các bảng dữ liệu

metadata_DQAF của IMF cho Việt Nam.

Cụ thể:

- Tài khoản quốc gia: Mặc dù đã sử dụng các kỹ thuật thích hợp để giải

quyết các vấn đề cụ thể của tính toán GDP, nhƣng các kỹ thuật cụ thể để tính

GDP chƣa hoàn toàn thống nhất với các thông lệ tốt cho cả phƣơng pháp sản

xuất và chi tiêu (sử dụng cuối cùng). TCTK cũng mới xây dựng quy trình tính

toán và phân công trách nhiệm biên soạn số liệu SNA giữa các đơn vị trong

TCTK và giữa TCTK với các Bộ, ngành có liên quan, song quy trình chƣa cụ

thể, chƣa có hƣớng dẫn chính thức cho các đơn vị trong TCTK trong kỹ thuật

tính toán, điều chỉnh và chuyển đổi số liệu. Một số bất cập về số liệu trung gian

để tính SNA chƣa đƣợc đánh giá và khắc phục. Hiện tƣợng chênh lệch số liệu

giữa trung ƣơng và địa phƣơng đã xẩy ra khá lâu nhƣng đến nay vẫn chƣa đƣợc

xử lý đồng bộ.

TCTK cần khẩn trƣơng triển khai Lộ trình thực hiện thống kê tài khoản

quốc gia theo phiên bản 2008 (SNA 2008) của Liên hợp quốc, theo đó, tiếp tục

hoàn thiện tính các chỉ tiêu VA/GDP theo phƣơng pháp sản xuất theo ngành

kinh tế cấp 2, khắc phục chênh lệch số liệu GDP giữa trung ƣơng và địa

phƣơng; hoàn thiện tính chỉ tiêu GDP quý theo phƣơng pháp chi tiêu; tạo lập và

hoàn thiện nguồn thông tin, phƣơng pháp tính chỉ tiêu GDP theo phƣơng pháp

thu nhập; hạch toán nền kinh tế không quan sát, thực hiện cuộc điều tra quý về

hình thành vốn; sử dụng điều chỉnh giá chứ không phải cách tiếp cận đánh giá

định lƣợng đối với ƣớc tính sản phẩm sản xuất theo giá so sánh và phát triển

thống kê bất động sản, chỉ số tiền lƣơng cho lao động ngành xây dựng, chỉ số

giá xây dựng, ƣớc tính tiêu thụ vốn cố định (CFC), và vốn cổ phiếu, hoàn thiện

12

nguồn thông tin, phƣơng pháp lập chuỗi các tài khoản trong hệ thống tài khoản

hiện hành theo các khu vực thể chế.

- Thống kê tài chính: Bộ Tài Chính biên soạn và công bố số liệu ngân

sách nhà nƣớc tháng, quý và năm dựa trên các báo cáo từ Kho bạc Nhà nƣớc;

Tổng cục Hải quan; Tổng cục Thuế; Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại

theo 4 cấp. Khối lƣợng dƣ nợ trong nƣớc của Chính phủ đƣợc Bộ Tài chính xây

dựng và công bố hàng tháng, bảng số liệu về tổng nợ nƣớc ngoài của Chính phủ

đƣợc phân tổ theo chủ nợ đƣợc công bố công khai với tần suất 06 tháng/lần.

Khuôn khổ bộ dữ liệu nhìn chung phù hợp với các chuẩn mực quốc tế về thống

kê tài chính Chính phủ (GFSM 1986) cho phân tích kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên,

việc phân tổ vào khoản thu thuế và phi thuế không phù hợp hoàn toàn với

Hƣớng dẫn thống kê tài chính chính phủ (GFSM) của IMF. Các khoản viện trợ

không hoàn lại không phân biệt giữa tiền mặt với hiện vật. Khoản chi không

đƣợc trình bày một cách cụ thể đƣợc phân tổ theo loại hình kinh tế và theo chức

năng. Việc phân tổ theo chức năng không phù hợp hoàn toàn với phân tổ

COFOG đƣợc Quốc tế thừa nhận.

Cần hoàn thành việc nghiên cứu áp dụng Thống kê Tài chính theo phiên

bản mới của Liên hợp quốc, cải thiện phạm vi của dữ liệu tài chính, các định

nghĩa và phân loại ngân sách theo Hƣớng dẫn Thống Kê Tài chính Chính Phủ

(GFSM 2001) của IMF.

- Thống kê tiền tệ: Ngân hàng Nhà nƣớc biên soạn và cung cấp số liệu

tiền tệ, cán cân thanh toán, tiền dự trữ, tài sản nợ của NHNN. Phạm vi số liệu,

các định nghĩa, và cách phân loại nhìn chung tuân thủ theo hƣớng dẫn

trong Hƣớng dẫn thống kê cán cân thanh toán phiên bản 5 (BPM5). Tuy nhiên,

các Bảng cân đối tài khoản kế toán không chi tiết nên hiện nay NHNN lập Bảng

cân đối tiền tệ toàn ngành chƣa phân tổ đƣợc theo khu vực thể chế và các công

cụ tài chính nhƣ Hƣớng dẫn thống kê tiền tệ và tài chính (MFSM) của IMF.

Việc phân tổ các công cụ tài chính dựa trên Hệ thống tài khoản kế toán của tổ

chức tín dụng của NHNN. Hiện nay đang có sự nghi ngại về tính xác thực của

13

số liệu về nợ xấu do sự thiếu thống nhất, nhiễu số liệu. NHNN đang nghiên cứu

áp dụng phƣơng pháp thống kê cán cân thanh toán theo Hƣớng dẫn thống kê cán

cân thanh toán phiên bản 6 (BPM6) của IMF.

Ngân hàng Nhà nƣớc cần phát triển một chế độ báo cáo đối với tín dụng

ngân hàng đƣợc phân tổ toàn diện cho nền kinh tế theo các khu vực cho vay, và

theo sở hữu của doanh nghiệp; thiết lập sự hợp tác hơn nữa từ các nhà chức

trách để giải quyết sự khác biệt dữ liệu liên quan đến dữ liệu tín dụng đối với

ngân hàng quốc doanh. Những khác biệt này có thể phản ánh mức độ phạm vi

không bao trùm có thể, và/hoặc bỏ sót của các khoản vay và cho thuê tài chính

nhất định, làm lệch tiền gửi và khoản nợ phải trả khác thấp hơn. Thực hiện

phƣơng pháp luận đƣợc khuyến nghị trong MFSM trong việc đánh giá các tài

sản có và tài sản nợ tài chính, việc hạch toán lãi gộp, dự phòng lỗ khoản vay, và

ghi chép các hạng mục ngoại bảng cân đối tài sản, khi chúng có liên quan đến

việc xây dựng thống kê tiền tệ.

- Thống kê công nghiệp: Mặc dù số liệu nguồn về doanh nghiệp và các

cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể thu thập từ các cuộc điều tra đã đƣợc cải tiến,

song thống kê công nghiệp hiện đang sử dụng kết hợp giữa báo cáo định kỳ với

điều tra toàn bộ, cụ thể: DNNN, DN FDI, DN ngoài nhà nƣớc trên 10 lao động

(5 tỉnh, TP khác có số DN lớn điểm cắt là trên 20 lao động, riêng Hà Nội và TP

HCM trên 50 lao động) điều tra 100%, còn lại DN ngoài nhà nƣớc dƣới 10 lao

động điều tra mẫu với cỡ mẫu 15%, coi đó nhƣ là giải pháp cho chất lƣợng của

thông tin đầu vào, nhƣng thực tế lại có tác dụng ngƣợc lại, bởi sự lựa chọn thái

quá của điều tra toàn bộ dẫn tới thiếu nguồn nhân lực kiểm tra kiểm soát, kết

quả là thu thập không đủ, độ tin cậy của số liệu điều tra không cao. TCTK cần

tiếp tục nghiên cứu áp dụng phƣơng pháp luận thống kê công nghiệp theo

khuyến nghị của Liên hợp quốc năm 2008, sử dụng đơn vị điều tra là cơ sở kinh

tế thay vì doanh nghiệp để nâng cao chất lƣợng thu thập dữ liệu từ các cuộc điều

tra doanh nghiệp.

14

- Thống kê xây dựng: trong nhiều năm qua, việc tổ chức thu thập chỉ tiêu

thống kê về xây dựng chỉ đƣợc thực hiện duy nhất bằng hình thức tiếp cận trực

tiếp với các đơn vị hoạt động xây dựng, cách tiếp cận này không phù hợp với

nhiều loại hình xây dựng (xây dựng tự làm của các chủ đầu tƣ, hình thức tự

quản của cấp chính quyền cơ sở và đóng góp của dân …) do đó thông tin về một

số loại hình hoạt động xây dựng không thu thập đƣợc hoặc thông tin thu thập

đƣợc nhƣng không đầy đủ, thiếu độ tin cậy phải huỷ bỏ. Việc thực hiện chế độ

báo cáo tổng hợp của các tỉnh, thành phố không đƣợc đầy đủ, chất lƣợng số liệu

báo cáo chƣa cao.

Trong những năm tới, cần đổi mới và nâng cao chất lƣợng hoạt động thu

thập thông tin thống kê xây dựng bằng cách tuỳ từng đối tƣợng để xác định cách

tiếp cận trực tiếp nhƣ đối với các doanh nghiệp xây dựng hoặc gián tiếp qua chủ

đầu tƣ đối với các hoạt động xây dựng tự làm, xây dựng của các cơ sở cá thể;

các chỉ tiêu thống kê khác cần đƣợc tính toán gián tiếp thông qua các chỉ tiêu đã

có hoặc các phƣơng pháp gián tiếp khác.

- Thống kê vốn đầu tư: Chỉ tiêu vốn đầu tƣ phát triển toàn xã hội hiện

nay đƣợc TCTK tính toán và công bố trong Niên giám thống kê hàng năm.

Ngoài việc tổng hợp chỉ tiêu vốn đầu tƣ phát triển, TCTK cũng tính chỉ tiêu vốn

đầu tƣ tích lũy phục vụ cho các yêu cầu thống kê tài khoản quốc gia. Khái niệm

vốn đầu tƣ phát triển không phù hợp với khái niệm vốn đầu tƣ trong kinh tế vĩ

mô và khái niệm tích lũy tài sản trong thống kê tài khoản quốc gia. Hiệu quả

vốn đầu tƣ (ICOR) nên đƣợc tính toán dựa trên chỉ tiêu Tích lũy tài sản, vì chỉ

tiêu này phản ánh sát thực hơn vốn của nền kinh tế.

TCTK nên xác định và sử dụng chỉ tiêu “vốn đầu tƣ” theo thông lệ quốc

tế thay vì sử dụng chỉ tiêu “vốn đầu tƣ phát triển”, và hoàn thiện nguồn thông

tin để tính chỉ tiêu Hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ (ICOR) ở Việt Nam theo chuẩn

quốc tế.

- Thống kê thương nghiệp trong nước: Mặc dù phƣơng pháp điều tra

toàn bộ kết hợp với điều tra chọn mẫu đã đƣợc áp dụng trong công tác thu thập

15

số liệu định kỳ nhằm giảm chi phí thu thập số liệu, khắc phục đƣợc khó khăn do

không thể thu đủ báo cáo theo chế độ và do các đơn vị báo cáo thƣờng xuyên

biến động; đồng thời việc xử lý tổng hợp bằng chƣơng trình máy tính cũng đã

đƣợc áp dụng ở các địa phƣơng và Tổng cục. Tuy nhiên Hệ thống chỉ tiêu thống

kê thƣơng mại chƣa đƣợc hoàn thiện với các phân tổ chi tiết, chƣa phục vụ hiệu

quả cho hệ thống tài khoản quốc gia, số liệu thống kê thƣơng mại còn ít có mặt

trong các ấn phẩm thống kê quốc tế. Phƣơng pháp thống kê thƣơng nghiệp đang

đƣợc nghiên cứu sửa đổi phƣơng án trên cơ sở áp dụng phƣơng pháp luận thống

kê thƣơng nghiệp Khuyến nghị quốc tế về thống kê bán buôn, bán lẻ (IRDTS)

2008 của Liên hợp quốc, dự kiến đƣa vào áp dụng một phần từ năm 2014. Cần

tiếp tục hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu, các khái niệm định nghĩa, phạm vi thống

kê, hệ thống danh mục chuẩn trên cơ sở đáp ứng yêu cầu của hệ thống tài khoản

quốc gia; cải tiến chế độ báo cáo thống kê, điều tra trên nguyên tắc thống nhất

phƣơng pháp luận giữa chuyên ngành và tài khoản quốc gia.

- Thống kê xuất nhập khẩu: Số liệu XNK hàng hóa đƣợc thu thập dựa

trên Danh mục hàng hóa XNK Việt Nam sử dụng Hệ thống điều hòa (HS) của

Tổ chức Hải quan thế giới, và thƣờng xuyên cập nhật theo các phiên bản mới.

Sau khi đƣợc Hải quan xử lý và phân tổ dựa trên hệ thống HS, số liệu đƣợc

chuyển cho TCTK. TCTK phân tổ lại theo mã Phân loại hàng hóa ngoại thƣơng

(SITC), Phân ngành kinh tế (ISIC) và điều chỉnh số liệu để tính cả xuất khẩu

điện, dầu thô tại vùng chống lấn. Thực tế có sự chênh lệch số liệu về XNK do

TCTK công bố và do TCHQ công bố.

Cần khắc phục tình trạng công bố số liệu thống kê ƣớc tính, chỉ nên công

bố số liệu thống kê theo trình tự: số liệu thống kê sơ bộ, số liệu điều chỉnh và số

liệu chính thức theo nhƣ lộ trình công bố số liệu của TCHQ. Trong những năm

tới cần nghiên cứu biên soạn và áp dụng Tài liệu hƣớng dẫn phƣơng pháp luận

thống kê xuất nhập khẩu hàng hóa theo IMTS 2008 và thống kê xuất nhập khẩu

dịch vụ theo MSITS 2010 của Cơ quan Thống kê Liên hợp quốc.

16

- Thống kê du lịch: chủ yếu mới phản ánh 03 chỉ tiêu: (i) khách quốc tế

đến Việt Nam, (ii) khách du lịch nội địa (nguồn Tổng cục Thống kê), và (iii)

tổng thu ngành du lịch (nguồn tổng hợp của Tổng cục Du lịch). Các chỉ tiêu về

chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến Việt nam và của khách du lịch nội địa

đƣợc thực hiện thông qua các cuộc điều tra chi tiêu của khách du lịch (khách

quốc tế đến và khách nội địa). Tổng cục Thống kê thực hiện điều tra chi tiêu của

khách du lịch nội địa theo cơ sở lƣu trú, còn Tổng cục Du lịch thực hiện cuộc

điều tra này tại các điểm du lịch. Các số liệu thống kê du lịch hiện có còn thiếu,

chƣa phản ánh toàn diện và thực chất vai trò của ngành Du lịch.

Trong những năm tiếp theo cần tiếp cận chuẩn mực quốc tế về các khái

niệm định nghĩa, cách thức tổ chức thu thập số liệu theo Khuyến nghị quốc tế về

thống kê du lịch (IRTS), phối hợp cùng Tổng cục Du lịch xây dựng hệ thống

thống kê du lịch theo mô hình tài khoản vệ tinh du lịch (TSA).

- Thống kê công nghệ thông tin: Đây là lĩnh vực mới, rộng, bao gồm bộ

số liệu từ 4 lĩnh vực thống kê: sản xuất thiết bị công nghệ thông tin; xuất nhập

khẩu và phân phối thiết bị công nghệ thông tin; sản xuất dịch vụ công nghệ

thông tin; ứng dụng công nghệ thông tin. Từ năm 2005, TCTK đã nghiên cứu,

phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công thƣơng đƣa vào Tổng

điều tra cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp, điều tra thƣờng xuyên (điều tra

doanh nghiệp, điều tra cá thể), điều tra chuyên đề (thí điểm năm 2009 tại Hà

Nội và TP. Hồ Chí Minh) và đã báo cáo một số chỉ tiêu. Tuy nhiên, việc chuyển

nhiệm vụ thống kê này từ Vụ Thống kê thƣơng mại sang Vụ Thống kê xã hội và

môi trƣờng gây khó khăn cho Vụ Thống kê xã hội và môi trƣờng vì Vụ này

chƣa có kinh nghiệm thực hiện thống kê về công nghệ thông tin theo khuyến

nghị của tổ chức viễn thông quốc tế (ITU).

- Thống kê bưu chính: Những chỉ tiêu thu thập đã thống nhất khái niệm,

phƣơng pháp tính theo hƣớng dẫn chung của Hiệp hội bƣu chính quốc tế (UPU).

Tuy nhiên, số lƣợng chỉ tiêu đã thu thập và công bố chƣa đầy đủ nhƣ bộ chỉ tiêu

do Tổ chức viễn thông, bƣu chính quốc tế khuyến nghị. Thống kê bƣu chính,

17

chuyển phát sẽ đƣợc TCTK nghiên cứu hoàn thiện từ năm 2014. TCTK cần

phối hợp cùng Bộ TT&TT biên soạn và áp dụng Tài liệu hƣớng dẫn phƣơng

pháp luận thống kê công nghệ thông tin và truyền thông, bƣu chính theo khuyến

nghị của tổ chức viễn thông quốc tế (ITU), Hiệp hội bƣu chính quốc tế (UPU)

(ICT).

- Thống kê vận tải: Số liệu về thống kê vận tải hàng không đƣợc thực

hiện dựa trên báo cáo của Cục hàng không Việt Nam, mà theo chế độ báo cáo

tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty hàng không Việt Nam, Công ty

Cổ phẩn hàng không Jetstar Pacific Airline. Những chỉ tiêu cơ bản đã áp dụng

phƣơng pháp luận thống kê vận tải theo Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế

(ICAO). Tuy nhiên số lƣợng chỉ tiêu đã thu thập và công bố chƣa đầy đủ và chi

tiết theo phƣơng pháp luận quốc tế về thống kê vận tải. TCTK cần nghiên cứu

áp dụng phƣơng pháp luận thống kê vận tải hàng không theo ICAO và theo định

nghĩa chuẩn quốc tế về thống kê vận tải.

- Thống kê giá: Tổng cục Thống kê tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI), Chỉ

số giá sản xuất (PPI), Chỉ số giá xuất nhập khẩu (XMPI), Chỉ số giá dịch vụ sản

xuất (SPPI), Bộ Xây dựng tính chỉ số Chỉ số giá xây dựng (CNSTPI). Các

phƣơng pháp tính chỉ số giá là phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Hiện nay phƣơng

pháp phỏng vấn trực tiếp đƣợc áp dụng để thu thập thông tin tại các đơn vị điều

tra. Chất lƣợng số liệu phụ thuộc vào phƣơng pháp thu thập dữ liệu và quyền số

để tính chỉ số giá. Điều tra viên đóng vai trò rất quan trọng và quyết định chất

lƣợng của chỉ số giá. Do đó cần tổ chức đào tạo về phƣơng pháp biên soạn chỉ

số giá cho các cán bộ thống kê ở địa phƣơng và biên soạn sổ tay hƣớng dẫn điều

tra viên thu thập dữ liệu chính xác và đầy đủ, và tính lại quyền số theo năm gốc

mới là năm 2010 cùng với việc hoàn thiện danh mục sản phẩm mẫu theo năm

2010.

- Thống kê nông, lâm nghiệp và thủy sản: Trong lĩnh vực nông, lâm

nghiệp và thủy sản, trách nhiệm đƣợc chia sẻ giữa TCTK và Bộ Nông nghiệp và

Phát triển Nông thôn (NN&PTNN). Hệ thống thống kê do TCTK chịu trách

18

nhiệm thu thập, công bố số liệu nông, lâm nghiệp, thủy sản từ số liệu về điều

kiện sản xuất (đất đai, lao động, máy móc, v.v...) đến kết quả sản xuất và là số

liệu chính thống của Nhà nƣớc. Thống kê Bộ NN&PTNN thu thập các thông tin

tác nghiệp phản ánh quá trình sản xuất, thị trƣờng nông sản, kỹ thuật của các

ngành này. Sự phân công nhƣ trên tuy có mặt tích cực là chuyên môn hoá cao

hơn, nhƣng có nhƣợc điểm là nguồn thông tin nông nghiệp bị chia cắt giữa các

giai đoạn của một quá trình sản xuất, dẫn đến sự hạn chế tính thống nhất và liên

tục trong theo dõi và đánh giá kết quả sản xuất. Nhìn chung, thống kê nông, lâm

nghiệp và thủy sản có độ tin cậy ngày càng cao và cơ bản mô tả xu hƣớng và

tình hình thực tiễn của ngành. Mặc dù vậy dữ liệu từ các nguồn khác nhau (điều

tra, tổng điều tra, hệ thống báo cáo thống kê cơ sở) không tƣơng thích với nhau;

một số số liệu chỉ tiêu thống kê giữa TCTK và địa phƣơng, giữa TCTK với Bộ

NN&PTNT còn chƣa thống nhất; còn hạn chế về tính kịp thời.

Để cải thiện thống kê nông nghiệp và nông thôn, TCTK phối hợp cùng

Bộ NN&PTNN xây dựng và thực hiện Kế hoạch hành động cải thiện thống kê

nông nghiệp và nông thôn của Việt Nam trong khuôn khổ Chiến lƣợc toàn cầu

về hoàn thiện thống kê nông nghiệp của Tổ chức Nông nghiệp và Lƣơng thực

thế giới (FAO). Cần khắc phục sự mâu thuẫn số liệu từ các nguồn điều tra

thƣờng xuyên với Tổng điều tra và chế độ báo cáo thống kê do các phƣơng pháp

thu thập thông tin về NLTS chƣa phản ánh hết đƣợc thực tế.

- Thống kê dân số, lao động: Tổng điều tra dân số và nhà ở đƣợc tiến

hành 10 năm một lần, Tổng điều tra gần đây nhất là năm 2009. Các kết quả từ

Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình hàng năm cung cấp các chỉ

tiêu về cơ cấu dân số theo giới tính và tuổi; các tỷ suất sinh, chết, hôn nhân và

di cƣ. Các chỉ tiêu trên đƣợc tính toán cho cả nƣớc, các vùng kinh tế - xã hội và

tỉnh, thành phố. Điều tra lao động và việc làm thu thập thông tin về số lƣợng và

chất lƣợng của lực lƣợng lao động tham gia vào thị trƣờng lao động; các số liệu

về việc làm, thất nghiệp, tình trạng thiếu việc làm, qui mô và cơ cấu lực lƣợng

lao động về độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật,

19

theo ngành kinh tế, và thành phần kinh tế. Điều tra lao động và việc làm năm

2012 có bổ sung các câu hỏi để phân loại khu vực phi chính thức và kết hợp với

mô-đun điều tra lao động trẻ em dùng cho tháng 3.

Các khái niệm, định nghĩa, bảng phân ngành và phạm vi số liệu thống kê

dân số và lao động tuân theo những tiêu chuẩn quốc tế mặc dù khu vực thành thị

ở Việt Nam đƣợc dựa trên các quyết định hành chính chứ không phải là các

định nghĩa quốc tế. Chất lƣợng số liệu của báo cáo hành chính cho số liệu dân

số, lao động vẫn còn bộc lộ hạn chế; số liệu về dân số, sinh, tử, di cƣ đều thấp

hơn so với thực tế; điều tra dân số là nguồn số liệu đáng tin cậy hơn và có chất

lƣợng cao. Dƣ luận có sự nghi ngại số liệu thống kê chính thức về tình hình thất

nghiệp, việc làm và thu nhập.

Trong những năm tới, cần tiếp tục nghiên cứu áp dụng phƣơng pháp luận

về thống kê lao động và việc làm, đo lƣờng lao động phi chính thức, phân loại

tình trạng và sử dụng thời gian lao động (ICATUS) theo tiêu chuẩn của Tổ chức

Lao động quốc tế. Nghiên cứu sự hiện diện của tổ chức thực địa cố định với cán

bộ đƣợc chuyên môn hoá trong việc thu thập dữ liệu thông qua các cuộc điều tra

và tổng điều tra.

- Thống kê giới: TCTK đã biên soạn cuốn “Số liệu thống kê về giới ở

Việt Nam 2000-2010”. Cuốn sách này là tập hợp, hệ thống hóa các số liệu sẵn

có từ chế độ báo cáo, số liệu đã công bố từ các cuộc điều tra từ năm 2000 đến

năm 2010. Các số liệu đƣợc biên soạn dựa vào “Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển

giới của quốc gia” ban hành theo Quyết định số 56/2011/QĐ-TTg ngày

14/10/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ. Việc triển khai áp dụng bộ chỉ tiêu thống

kê giới ở các cấp cho thấy còn khó khăn, bất cập: cán bộ làm công tác bình đẳng

giới còn chƣa có kỹ năng và kiến thức về sử dụng số liệu thống kê giới trong

công tác của mình. Tổng cục thống kê cần phải làm việc cụ thể với từng Bộ,

ngành liên quan, nhằm xây dựng chế độ báo cáo định kỳ cho các chỉ tiêu thống

kê giới, đồng thời xây dựng cuốn Sổ tay hƣớng dẫn sử dụng số liệu thống kê

giới.

20

- Thống kê y tế: Tổng cục Thống kê thu thập số liệu qua 2 kênh: Bộ Y tế

và Cục Thống kê. Sự tồn tại hai kênh báo cáo này gây trùng lắp trong thu thập

số liệu, số liệu hai kênh khác nhau do thời điểm báo cáo khác nhau.

Các khái niệm và định nghĩa dùng để tính toán các số liệu thống kê đƣợc

dựa trên các chuẩn mực, hƣớng dẫn và cách thực hành tốt đã đƣợc quốc tế công

nhận. Song hệ thống sổ sách và biểu mẫu báo cáo quá nhiều, đang là gánh nặng

cho các cơ sở y tế, đặc biệt là tuyến xã; Công tác tổng hợp, xử lý, lƣu trữ và

chuyển tải số liệu thống kê còn hạn chế ở tất cả các tuyến.Cần tiếp tục hoàn

thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê y tế, chế độ báo cáo thống kê để giảm nhẹ gánh

nặng thống kê cho y tế các tuyến, và thu thập số liệu từ cơ sở y tế tƣ nhân, các

chỉ tiêu giới; Thiết lập hệ thống báo cáo điện tử từ các cơ sở y tế lên Bộ Y tế.

Cần tiếp tục nghiên cứu áp dụng phƣơng pháp luận biên soạn thống kê ngƣời

tàn tật, thống kê y tế của WHO.

- Thống kê giáo dục: Số liệu đƣợc tổng hợp từ các báo cáo của Bộ Giáo

dục và Đào Tạo (GD&ĐT) và các Cục Thống kê; Tổng điều tra Dân số, Điều tra

biến động Dân số và Khảo sát Mức sống hộ gia đình.

Thống kê Giáo dục Đào tạo đã sử dụng các bảng phân loại/phân ngành

thống nhất với chuẩn mực, hƣớng dẫn và cách thực hành tốt đã đƣợc quốc tế

công nhận, bảng phân loại ngành, nghề đào tạo, bảng phân loại ngành kinh tế

quốc dân dùng cho tài khoản quốc gia...

Việc thực hiện chế độ báo cáo tổng hợp áp dụng cho các Bộ ngành chƣa

đầy đủ, kịp thời, chất lƣợng số liệu chƣa cao, có sự vênh nhau về niên độ thống

kê giữa TCTK và Bộ Giáo dục và Đào tạo: niên độ báo cáo thống kê của giáo

dục theo năm học từ 30/10 đến 30/6 năm sau, trong khi niên độ báo cáo của

TCTK theo năm dƣơng lịch từ 01/01 đến 31/21.

Cần tiếp tục nghiên cứu áp dụng phƣơng pháp luận thống kê giáo dục của

UNICEF, UNESCO đối với thống kê giáo dục ở Việt Nam. TCTK cần rà soát,

sửa đổi chế độ báo cáo cho Bộ ngành chú ý đến niên độ thống kê đặc thù của

các ngành, trong đó có giáo dục.

21

- Thống kê mức sống dân cư: Điều tra mƣc sông dân cƣ tiê n hanh thu

thâp thông tin thƣơng ky 2 năm môt lân vê thu nhâp trong 12 tháng qua để tổng

hơp va tinh thu nhâp binh quân nhân khâu 1 ngƣơi 1 tháng của năm khảo sát .

Từ năm 2011 trở đi, Điều tra mƣc sông dân cƣ đƣợc tổ chức tiến hành hàng

năm.

Mâu chu cua cuôc điều tra khao sat mức sống dân cƣ đƣơc lây tƣ Tông

điêu tra Dân sô , tiên hanh 10 năm 1 lân. Nhƣ vây , nhƣng ngƣơi di cƣ tƣ nơi

khác đến trong các năm lẻ sẽ không đƣợc cập nhật vào dàn mẫu chủ và khô ng

đƣơc đƣa vao danh sach chon mâu đê khao sat hang năm . Ngoài ra, nhƣng chi

tiêu do các Bộ phụ trách phải lấy từ báo cáo các Sở tƣơng ứng tại các tỉnh, tổng

hợp và gửi cho TCTK, vì vậy nên báo cáo số liệu chính thức từ các Bộ thƣơng

bị chậm.

Cần thực hiện cai tiên về mẫu , nội dung và phƣơng pháp tập huấn nghiệp

vụ của Điều tra khảo sát mức sống dân cƣ cho những năm tiếp theo. Đồng thời

nghiên cứu khắc phục sự trùng lắp trong thu thập số liệu, số liệu giữa hai kênh:

kênh từ Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội và kênh báo cáo từ các Cục

Thống kê.

- Thống kê môi trường: Tổng cục Thống kê tiếp nhận số liệu về môi

trƣờng chủ yếu từ hai nguồn: kết quả các cuộc điều tra (điều tra doanh nghiệp

và điều tra nông nghiệp), và báo cáo thống kê từ các Bộ Tài nguyên Môi trƣờng,

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng, Bộ Y tế và Bộ Công

thƣơng. Việc triển khai báo cáo số liệu thống kê môi trƣờng còn gặp nhiều khó

khăn do các hƣớng dẫn chƣa phù hợp với tình hình thực tế, nhiều thông tin về

môi trƣờng đang còn thiếu về phạm vi bao quát, chƣa đầy đủ và chồng chéo

giữa các bên liên quan khác nhau. Cần xây dựng và chuẩn hóa Hệ thống chỉ tiêu

thống kê về môi trƣờng theo các vấn đề môi trƣờng cấp bách nhất tại Việt Nam;

mỗi chỉ tiêu đƣợc chuẩn hóa về khái niệm, nội dung, phƣơng pháp tính, nguồn

số liệu theo đúng chuẩn mực của EEA và Ủy ban Môi trƣờng châu Âu. Tiến tới

thành lập một Ủy ban phối hợp giữa các cơ quan/ liên Bộ về thống kê môi

22

trƣờng. Tổng cục Thống kê nên đóng vai trò điều phối, Trung tâm Thông tin và

dữ liệu về giám sát môi trƣờng (CEMDI) đóng vai trò hạt nhân trong hệ thống

thông tin thống kê môi trƣờng.

Hoàn thiện Hệ thống chỉ tiêu thống kê

7. Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia đƣợc bổ sung, hoàn thiện, nhƣng

có một số chỉ tiêu không có tính khả thi, thể hiện ở chỗ không rõ khái niệm,

định nghĩa, không phân định đƣợc phạm vi của chỉ tiêu, không biết nguồn dữ

liệu để tính toán; mặc khác có những phân tổ của chỉ tiêu quá chi tiết trong khi

nguồn số liệu từ điều tra không đảm bảo độ tin cậy để suy rộng. Tổng cục

Thống kê chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp 142/350 chỉ tiêu thống kê quốc

gia, trong đó: đã thu thập 125/142 chỉ tiêu, công bố 82/142 chỉ tiêu. Bộ, ngành

chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp 208/350 chỉ tiêu thống kê quốc gia, trong

đó: đã thu thập 124/208 chỉ tiêu, công bố 38/208 chỉ tiêu. Đến nay mới chỉ có

120/350 (34%) chỉ tiêu thống kê quốc gia đƣợc công bố. Cần tiếp tục hoàn thiện

và chuẩn hóa Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia phù hợp với những thay đổi

về kinh tế, xã hội và môi trƣờng ở trong nƣớc và trên thế giới, đáp ứng đầy đủ

nhu cầu thông tin của ngƣời sử dụng và yêu cầu so sánh quốc tế.

Hệ thống chỉ tiêu thống kê của các Bộ, ngành đang đƣợc xây dựng, hoàn

thiện đồng bộ với Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia. Đã có 15/24 Bộ, ngành

ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê Bộ, ngành, 6/24 Bộ, ngành đang trong quá

trình xây dựng Hệ thống chỉ tiêu thống kê của Bộ, ngành mình. Vẫn còn một số

Bộ, ngành chƣa ban hành hoặc ban hành không đầy đủ Hệ thống chỉ tiêu thống

kê đồng bộ với HTCTTKQG 2010. Cần tiếp tục xây dựng và chuẩn hóa Hệ

thống chỉ tiêu thống kê Bộ, ngành; mỗi chỉ tiêu cần đƣợc chuẩn hóa về khái

niệm, nội dung, phƣơng pháp tính, nguồn số liệu theo đúng chuẩn mực của Hệ

thống chỉ tiêu TKQG. Trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu thống kê đƣợc xây dựng,

hoàn thiện phƣơng pháp và các hình thức thu thập thông tin đầu vào đối với các

chỉ tiêu gồm; chế độ báo cáo thống kê tổng hợp, chế độ báo cáo thống kê cơ sở

và chƣơng trình điều tra thống kê.

23

Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, huyện, xã đã đƣợc xây dựng đồng bộ

với Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia. Nhƣng việc triển khai hệ thống các chỉ

tiêu thống kê cấp tỉnh, huyện còn chậm so với lộ trình ở tất cả các cấp. Kết quả

khảo sát 30 Cục Thống kê cho thấy chỉ có 9 Cục TK (32%) đã thu thập, tính

toán đƣợc trên 200 chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, có 11 Cục TK (39%) đã thu thập,

tính toán đƣợc trên 60 chỉ tiêu thống kê cấp huyện, có 14 Cục TK (52%) đã thu

thập, tính toán đƣợc trên 20 chỉ tiêu thống kê cấp xã. Đổi mới các hệ thống chỉ

tiêu thống kê phải tiến hành đồng bộ với việc cải tiến, hoàn thiện các hình thức

thu thập thông tin, kết hợp hài hòa và có hiệu quả báo cáo thống kê, điều tra

thống kê với khai thác nguồn thông tin thống kê từ các hồ sơ đăng ký hành chính.

Chất lƣợng hệ thống thu thập thông tin thống kê

8. Hệ thống thu thập thông tin thống kê đƣợc xây dựng từ 2 nguồn: chế

độ báo cáo thống kê định kỳ và điều tra thƣờng xuyên cấp quốc gia, Bộ, ngành

và địa phƣơng hoặc điều tra chuyên đề. Chất lƣợng hệ thống thu thập thông tin

thống kê còn chƣa cao, thể hiện ở chỗ:

- Chế độ báo cáo thống kê chậm đƣợc sửa đổi cho phù hợp với Hệ thống

chỉ tiêu thống kê quốc gia gây khó khăn cho việc thu thập, tổng hợp thông tin.

Phƣơng pháp thực hiện chế độ báo cáo hiện hành vẫn dựa vào mô hình hành

chính tập trung (đƣợc xem là phù hợp với nền kinh tế quản lý tập trung). Các hệ

thống báo cáo thƣờng là cồng kềnh, và chất lƣợng số liệu thì không tốt. Vì vậy,

các hệ thống báo cáo thống kê cần phải đƣợc đổi mới và cải tiến để cung cấp

thông tin cần thiết theo hƣớng tăng cƣờng khai thác dữ liệu từ hồ sơ hành chính

phục vụ mục đích thống kê.

- Hệ thống thu thập số liệu điều tra đã đƣợc xây dựng và khá ổn định về

chu kỳ và phƣơng pháp luận trong các lĩnh vực quan trọng. Hầu hết kết quả

thống kê của các cuộc điều tra hàng năm đƣợc cung cấp kịp thời theo kế hoạch,

song những kết quả này chỉ cung cấp số liệu tổng hợp và mô tả số liệu, quy

trình kiểm soát chất lƣợng đối với các cuộc điều tra chƣa đƣợc đảm bảo. Hiện

24

nay, khâu yếu nhất trong tổ chức điều tra là thu thập thông tin tại địa bàn do chất

lƣợng các điều tra viên.

Trong một năm TCTK thực hiện 33 cuộc điều tra riêng biệt tạo sự quá tải

cho cơ quan thống kê ở địa phƣơng. Cần rà soát, cập nhật, hoàn thiện chƣơng

trình điều tra thống kê quốc gia; các cuộc điều tra Bộ, ngành; các cuộc điều tra

địa phƣơng; tích hợp các điều tra có liên quan trong lĩnh vực dân số, lao động,

vốn đầu tƣ, chi phí trung gian, khảo sát mức sống dân cƣ, doanh nghiệp, cơ sở

kinh tế với nhau để tránh chồng chéo nội dung, giảm thiểu gánh nặng cho ngƣời

trả lời, và nâng cao chất lƣợng hoạt động thu thập thông tin thống kê. Cần tiếp

tục hoàn thành xây dựng đội ngũ Cộng tác viên thống kê, đội ngũ này đƣợc

thành lập trên cơ sở lâu dài để phụ trách các hoạt động thu thập dữ liệu cho tất

cả các cuộc điều tra tại địa bàn.

Về lâu dài, Việt Nam cần thiết lập một hệ thống bảo đảm chất lƣợng tổng

hợp của các sản phẩm và các quy trình thống kê. Trong khuôn khổ của hệ thống

này chú ý đến chất lƣợng sản phẩm và thông báo cho ngƣời dùng về các kết

quả. Chuyên gia bên ngoài nên đƣợc yêu cầu đánh giá chất lƣợng trong lĩnh vực

thống kê quan trọng nhất. Sử dụng Khuôn khổ đánh giá chất lƣợng dữ liệu

(DQAF) của IMF để đánh giá toàn diện về chất lƣợng dữ liệu thống kê quốc

gia, kết hợp sử dụng Khung đảm bảo chất lƣợng quốc gia chung NQAF của cơ

quan Thống kê Liên hợp quốc nhƣ một tài liệu tham khảo trong khi xây dựng và

vận hành các khuôn khổ chất lƣợng quốc gia của mình hoặc tiếp tục nâng cao

những cái hiện có.

Cập nhật các bảng phân loại theo chuẩn quốc tế

9. Các bảng danh mục, phân loại đã đƣợc cập nhật, sửa đổi phù hợp hơn

với thực tế của Việt Nam và phiên bản mới của Liên hợp quốc, ví dụ nhƣ Danh

mục dịch vụ xuất nhập khẩu Việt Nam 2011, Hệ thống ngành sản phẩm Việt

Nam 2010, Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam 2007, Bảng phân loại dịch vụ cán

cân thanh toán quốc tế mở rộng. Ngoài ra, trong những năm vừa qua cũng đã rà

soát, cập nhật một số bảng danh mục nhƣ: Danh mục các đơn vị hành chính Việt

25

Nam, Danh mục dân tộc, danh mục tôn giáo, Danh mục nghề nghiệp, Bảng phân

loại giáo dục và đào tạo theo Luật giáo dục mới. Tuy nhiên vẫn cón nhiều bảng

phân loại chƣa đƣợc cập nhật, sửa đổi theo chuẩn quốc tế nhƣ Phân loại tình trạng

và sử dụng thời gian lao động (ICATUS), Phân loại chi tiêu theo mục đích sử

dụng của Chính phủ (COFOG), theo mục đích của khu vực thể chế phi lợi

nhuận phục vụ hộ gia đình (COPNI), theo mục đích sử dụng của các nhà sản

xuất (COPP). Cần tiếp tục nghiên cứu áp dụng các bảng danh mục, phân loại

chuẩn quốc tế.

Một số tài liệu, sách hƣớng dẫn phƣơng pháp luận thống đã đƣợc biên

dịch, biên soạn và phổ biến kê nhƣ từ điển thống kê, thống kê tài khoản quốc

gia; Sổ tay thống kê giáo dục và đào tạo, Sổ tay hƣớng dẫn nghiệp vụ về công

tác thống kê Ngành tƣ pháp, Phƣơng pháp biên soạn Hệ thống tài chính Chính

phủ ở Việt Nam. Cần tiếp tục xây dựng kế hoạch nghiên cứu biên soạn sổ tay

hƣớng dẫn nghiệp vụ thống kê theo từng chuyên ngành.

Tăng cƣờng sự phối hợp các hoạt động thống kê

10. Sự phối hợp công tác giữa TCTK và Thống kê các Bộ, ngành, cũng

nhƣ sự phối hợp công tác thống kê giữa các Vụ nghiệp vụ của cơ quan TCTK,

cũng nhƣ giữa các đơn vị thuộc cơ quan của các Bộ, ngành đã có tiến bộ, tuy

nhiên, sự phối hợp đó vẫn chƣa hoàn thiện và vẫn tồn tại các thách thức cần

đƣợc giải quyết. Điển hình, việc thiếu sự phối hợp và chia sẻ thông tin giữa các

cơ quan thu thập dữ liệu trong việc tính toán các tài khoản quốc gia làm cho

chất lƣợng dữ liệu GDP chƣa cao.

Mặc dù TCTK và Bộ Công thƣơng đã ký Thỏa thuận cơ chế phối hợp

thực hiện công tác thống kê nhằm trao đổi, chia sẻ và kết nối thông tin thống kê

giữa hai cơ quan, song giữa Tổng cục Thống kê và nhiều bộ, ngành khác chƣa

có đƣợc cơ chế phối hợp một cách cụ thể, chi tiết, và chƣa có cơ chế hợp tác cần

thiết trong thu thập, chia sẻ thông tin. Cần đẩy mạnh việc xây dựng cơ chế cung

cấp, chia sẻ số liệu giữa TCTK với các Bộ, ngành và giữa các Bộ, ngành nhằm

tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác, sử dụng thông tin thống kê, đồng thời

26

tăng cƣờng sự phối hợp với Thống kê Bộ, ngành thông qua việc hỗ trợ về

chuyên môn, nghiệp vụ và thẩm định.

Trong tƣơng lai, Luật Thống kê sửa đổi nên giao nhiệm vụ phối hợp toàn

bộ hệ thống thống kê cho TCTK, nhờ đó, TCTK sẽ phát huy đƣợc vai trò chỉ

đạo và điều phối các hoạt động trong chƣơng trình điều tra thống kê và thực

hiện Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, làm giàu có nguồn thông tin thống kê

chính thống. TCTK có thể xây dựng cơ chế phối hợp với việc hình thành các ủy

ban chính thức hoặc không chính thức đáp ứng thƣờng xuyên và hƣớng tới các

quyết định mà các bên đại diện có thể đƣa ra để thực hiện.

Hoàn thiện công tác phổ biến thông tin thống kê

11. Công tác phổ biến thông tin thống kê đã đƣợc cải thiện. Sau nhiều

năm chuẩn bị và nghiên cứu, đến nay Chính sách phổ biến thông tin thống kê

nhà nƣớc đã đƣợc ban hành, trong đó điều chỉnh hoạt động phổ biến thông tin

thống kê Nhà nƣớc, quy định trách nhiệm phổ biến thông tin thống kê, quyền và

trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin thống kê Nhà nƣớc. Hàng

năm, TCTK công bố lịch phát hành và danh mục các ấn phẩm đã và đang phát

hành trên website TCTK, và đang nghiên cứu hoàn thiện hệ thống sản phẩm

thông tin thống kê Nhà nƣớc theo hƣớng đa dạng hóa, đồng bộ hóa và chuẩn

hóa; phù hợp với loại thông tin thống kê và tổ chức, cá nhân sử dụng. Bộ Tài

chính công bố số liệu quyết toán và dự toán ngân sách có thời gian ấn định cụ

thể cho từng cấp ngân sách, đơn vị sử dụng ngân sách, doanh nghiệp nhà nƣớc,

công trình xây dựng cơ bản có sử dụng của ngân sách nhà nƣớc (số liệu hàng

năm) theo qui định hiện hành của Thủ tƣớng Chính phủ, công bố Niên giám

thống kê tài chính 1 năm 2 lần, Báo cáo thƣờng niên, Niên giám thống kê Hải

quan, Ngân sách Việt nam 2012-2013.

Từ năm 2011 Tổng cục Thống kê và các Bộ, ngành đã tiến hành chuyển

đổi, bổ sung và cập nhật các bảng metadata của của Hệ thống phổ biến số liệu

chung (GDDS) Việt Nam theo định dạng DQAF thay thế cho các bảng

Metadata đã phổ biến trên Website trƣớc đây. Nội dung các bảng

27

Metadata_DQAF của Việt Nam đã đƣợc cập nhật đến thời điểm tháng 8/2012

và đƣợc đăng tải trên Website TCTK.

Về cơ bản hệ thống chỉ tiêu của Việt Nam đáp ứng đƣợc SDDS, song còn

có một số chỉ tiêu về ngân sách, tài chính, ngân hàng và tiền lƣơng, thu nhập

chƣa đƣợc công bố theo thời gian và phạm vi yêu cầu của SDDS.

Năm 2008 Tổng cục Thống kê thực hiện Điều tra nhu cầu số liệu của

ngƣời dùng tin, kết quả cho thấy chỉ có 31,3%, số đối tƣợng sử dụng thông tin

thống kê trả lời hài lòng đối với công tác phổ biến thông tin thống kê của ngành

Thống kê. Năm nay, TCTK tiếp tục điều tra tình hình sử dụng thông tin thống

kê năm 2013. Dự kiến kết quả điều tra sẽ đƣợc công bố vào tháng 12/2013.

TCTK cần tiếp tục xây dựng Hệ thống chỉ tiêu và quy trình xử lý, tổng

hợp, phổ biến thông tin thống kê kinh tế - xã hội của Việt Nam ra nƣớc ngoài và

các tổ chức quốc tế và thực hiện hiện đại hóa công tác phổ biến thông tin thống

kê; hoàn thiện đầy đủ các nội dung của Hệ thống phổ biến số liệu chung mà

Việt Nam đã tham gia gồm các công việc nhƣ hoàn thiện các bảng siêu dữ liệu

chƣa đầy đủ, bổ sung các bảng siêu dữ liệu chƣa làm đƣợc, lập các siêu dữ liệu

phần thống kê tài chính, ngân hàng, và có kế hoạch xây dựng phƣơng pháp thu

thập, tổng hợp và phổ biến các chỉ tiêu này; tiến tới tham gia Tiêu chuẩn phổ

biến dữ liệu riêng (SDDS) của Quỹ Tiền tệ Quốc tế vào năm 2015.

Tăng cƣờng năng lực nghiên cứu khoa học, phân tích và dự báo

thống kê

12. Hàng năm toàn ngành Thống kê đƣợc đầu tƣ kinh phí cho nghiên cứu

khoa học phục vụ công tác thống kê, đặc biệt là nghiên cứu hoàn thiện phƣơng

pháp luận thống kê và nghiên cứu ứng dụng là 2, 2 tỷ đồng. Tuy nhiên năng lực

nghiên cứu khoa học, phân tích và dự báo thống kê còn yếu kém.

Các cơ quan thống kê hiện nay tập trung nhiều vào việc sản xuất số liệu

thống kê và ƣớc tính số liệu thống kê cho dự báo ngắn hạn. Các Viện nghiên

cứu và/hoặc Viện Chiến lƣợc ở các Bộ, ngành thƣờng thực hiện công việc phân

tích và dự báo thống kê. Nhƣng việc thiếu những cán bộ tƣơng xứng cộng với

28

sự yếu kém về kỹ năng thống kê đã làm hạn chế rất nhiều toàn bộ quá trình thu

thập dữ liệu, phân tích và sản xuất số liệu thống kê. Kinh phí dành cho phân tích

và dự báo không đƣợc phân bổ riêng mà thƣờng đƣợc bố trí trong kế hoạch chi

ngân sách thƣờng xuyên, vì thế việc đầu tƣ xây dựng các đơn vị và mạng lƣới

phân tích, dự báo thống kê, tăng cƣờng cơ sở vật chất và bố trí kinh phí cho hoạt

động phân tích, dự báo thống kê rất hạn hẹp.

TCTK và Bộ, ngành cần thực hiện các bƣớc tích cực để cải thiện năng lực

nghiên cứu khoa học, phân tích và dự báo thống kê thông qua tuyển dụng và

đào tạo nhân viên và quan hệ đối tác với các tổ chức nghiên cứu trong và ngoài

nƣớc, cùng với việc tranh thủ sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của các tổ chức

quốc tế. Hơn thế nữa cần đầu tƣ xây dựng các đơn vị và mạng lƣới phân tích, dự

báo thống kê, tăng cƣờng cơ sở vật chất và bố trí kinh phí cho hoạt động phân

tích, dự báo thống kê.

III. Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông

13. Ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin và truyền thông đã đƣợc đẩy

mạnh, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin đã đƣợc đầu tƣ bƣớc đầu để đáp ứng

yêu cầu phát triển công tác thống kê của Hệ thống thống kê tập trung. Đến nay

TCTK đã lắp đặt máy móc và đang cài đặt phần mềm ứng dụng cho mạng máy

tính của Hệ thống thống kê tập trung và đang đẩy nhanh tiến độ thực hiện các

gói thầu GSO5-2 và GSO5-2A của Dự án Hiện đại hóa Tổng cục Thống kê để

nâng cấp trang thiết bị mạng và cơ sở hạ tầng mạng của Tổng cục Thống kê.

TCTK đã thí điểm sử dụng thiết bị kỹ thuật số hỗ trợ cá nhân (PDA) để

điều tra tính chỉ số giá tiêu dùng; thử nghiệm phƣơng pháp điều tra điện tử (e-

form) đối với điều tra sản phẩm công nghiệp hàng tháng IIP. Những năm tới

TCTK sẽ áp dụng điều tra thống kê điện tử đối với một số cuộc điều tra khác

nhƣ điều tra diện tích, năng suất, sản lƣợng các loại cây trồng (dùng máy PDA),

điều tra doanh nghiệp hàng năm (e-form) v.v…

Hiện nay TCTK đang cài đặt và chạy demo Hệ thống phần mềm hỗ trợ

thu thập thông tin thống kê tập trung (SSIC). Hệ thống này sẽ cho phép TCTK

29

tập trung số liệu thống kê tại một hệ thống dữ liệu thống kê tập trung, qua đó

từng bƣớc hạn chế các vấn đề chênh lệch số liệu, đảm bảo tính kịp thời, chính

xác cảu số liệu thống kê.

Hiện tại TCTK đã xây dựng đƣợc 04 kho dữ liệu thống kê cục bộ: Kho

dữ liệu điều tra khảo sát mức sống hộ gia đình (2004-2008), kho dữ liệu điều tra

lao động việc làm (2007-2010), kho dữ liệu điều tra biến động dân số (2001-

2010), kho dữ liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở (2009). Các kho dữ liệu thống

kê cục bộ này có thể truy cập trên website TCTK. Năm 2015 Kho dữ liệu thống

kê trên cơ sở tích hợp các kho dữ liệu chuyên đề đã đƣợc xây dựng và mở rộng

cho tất cả các lĩnh vực thống kê.

TCTK cũng đang triển khai thiết kế phần mềm CSDL thống kê đặc tả

dùng chung, đồng thời có kế hoạch phát triển các ứng dụng phục vụ tra cứu các

bảng danh mục, tra cứu những thông tin phục vụ việc chuyển đổi, liên kết giữa

các phiên bản danh mục khác nhau cho ngƣời sử dụng

Hạ tầng CNTT của các Bộ, ngành cũng đƣợc quan tâm đầu tƣ, nâng cấp

và đƣợc triển khai tập trung tại Trung tâm tin học hoặc Cục CNTT của các Bộ,

ngành. Hầu hết các Bộ, ngành đã xây dựng mạng nội bộ, mạng Internet và trang

thông tin điện tử; tin học hóa quá trình thu thập, truyền đƣa, xử lý, tổng hợp

thông tin thống kê trong ngành, hoặc đã xây dựng kế hoạch triển khai ứng dụng

CNTT phục vụ công tác thống kê của ngành.

Tổng cục Hải quan xây dựng và quản lý kho dữ liệu hàng hóa XNK, lƣu

trữ các báo cáo và cơ sở dữ liệu thống kê hàng hóa XNK.

Bộ Tƣ pháp đã xây dựng phần mềm quản lý hộ tịch, phần mềm báo cáo

thống kê, đang triển khai Đề án xây dựng và áp dụng hệ thống biểu mẫu báo cáo

thống kê điện tử nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn trong tổng hợp số liệu thống

kê.

Bộ Công an thực hiện xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về dân

cƣ, cấp số định danh cá nhân cho công dân đăng ký khai sinh trƣớc ngày

30

01/01/2016 (dự án khả thi), cơ quan Tƣ pháp phối hợp với cơ quan Công an cấp

số định danh cá nhân cho công dân đăng ký khai sinh từ ngày 01/01/2016.

Bộ TN&MT đang triển khai dự án Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai quốc

gia về TN&MT, lập dự án Xây dựng CSDL đất đai quốc gia giai đoạn 2012-

2015, chuẩn bị dự án Xây dựng hệ thống quản lý, cập nhật và tổng hợp báo cáo

về các chỉ tiêu thống kê ngành TN&MT trên môi trƣờng mạng.

Bộ Nông nghiệp và PTNT đã triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý số

liệu cơ bản nông nghiệp và nông thôn các tỉnh/thành phố của cả nƣớc. Bộ

NN&PTNN đang tiến tới xây dựng CSDL thống nhất về tàu, thuyền đánh bắt

thủy sản và các phần mềm nghiệp vụ ứng dụng để thống kê, xử lý, truy suất các

thông tin phục vụ việc đăng ký, đăng kiểm và cứu hộ cứu nạn các tàu, thuyền

đánh bắt thủy sản. Bộ NN&PTNN thực hiện Tổng điều tra, kiểm kê rừng toàn

quốc giai đoạn 2012 – 2015 và thiết lập CSDL từ Tổng kiểm kê rừng các chỉ

tiêu về diện tích (rừng tƣ nhiên; rƣng trông và đất chƣa co rƣng) và chất lƣợng

rừng bao gôm chi tiêu vê trƣ lƣơng rƣng va môt sô đ ặc trƣng phân loại trạng

thái rừng.

Cục Đăng kiểm Việt Nam thuộc Bộ GTVT xây dựng CSDL đăng kiểm

phƣơng tiện vận tải cơ giới đƣờng bộ từ năm 1997. Tuy nhiên, CSDL hiện phân

tán chƣa đƣợc kết nối, tích hợp với trung tâm CSDL chung của Bộ.

Bộ KH&ĐT đƣợc giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây

dựng và vận hành Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia bao gồm

Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia và CSDL quốc gia về đăng ký

doanh nghiệp. CSDL trên Hệ thống sẽ đƣợc tích hợp đầy đủ và thống nhất từ

CSDL doanh nghiệp tại 63 tỉnh, thành phố. Hiện tại Hệ thống thông tin đăng ký

kinh doanh quốc gia mới thực hiện đăng ký cho doanh nghiệp thành lập theo

Luật Doanh nghiệp mà chƣa tích hợp đầy đủ cho các loại hình doanh nghiệp

đầu tƣ nƣớc ngoài, doanh nghiệp thành lập tại khu kinh tế, khu chế xuất, khu

công nghiệp, các tổ chức khoa học và công nghệ, tổ chức tín dụng và các loại

hình kinh doanh khác.

31

Mặc dù các Bộ, ngành đều chú trọng xây dựng CSDL quản lý chuyên

ngành, song nhìn chung, các CSDL này còn rời rạc, manh mún, chƣa đƣợc tích

hợp thành một hệ thống CSDL thống nhất. Mặt khác, CSDL của các cấp quản lý

còn nghèo nàn, chƣa bao gồm dữ liệu từ các nguồn khác nhau làm hạn chế cho

việc khai thác và sử dụng số liệu.

Trong những năm tới, cần từng bƣớc xây dựng và hoàn thiện các CSDL

chuyên ngành và CSDL tổng hợp, tiến tới kết nối mạng thông tin thống kê các

Bộ, ngành với mạng thông tin thống kê của TCTK. Xây dựng cơ chế cung cấp,

chia sẻ thông tin thống kê, nhất là CSDL giữa TCTK và các Bộ, ngành cũng

nhƣ giữa các Bộ, ngành và giữa các đơn vị trong từng Bộ, ngành với nhau. Tiếp

tục đầu tƣ nâng cấp, mở rộng hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và

truyền thông của Hệ thống thống kê Nhà nƣớc, xây dựng và vận hành hệ cơ sở

dữ liệu thống kê quốc gia và Trung tâm dữ liệu thống kê quốc gia của Hệ thống

thống kê tập trung, phát triển phần mềm ứng dụng trong thu thập, xử lý và tổng

hợp, phân tích và dự báo, truyền đƣa, lƣu giữ và phổ biến thông tin thống kê,

tăng cƣờng khai thác dữ liệu từ hồ sơ hành chính phục vụ mục đích thống kê.

IV. Phát triển nhân lực ngành Thống kê

14. Đội ngũ công chức, viên chức của Hệ thống Thống kê tập trung cơ

bản đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ của Ngành trong giai đoạn hiện nay.

Nhƣng trong nhiều năm qua nhân lực ngành Thống kê chƣa đƣợc quy hoạch,

phát triển một cách có hệ thống, hậu quả nguồn nhân lực còn hạn chế, bất cấp

về cả số lƣợng và chất lƣợng. Tỷ trọng nhân lực thống kê có trình độ sau đại

học ở TCTK chỉ chiếm 1,99%; Tỷ lệ ngƣời có trình độ đại học có tăng lên song

tỷ lệ đƣợc đào tạo đúng chuyên ngành Thống kê chiếm tỷ lệ thấp 29,38%. Số

lƣợng cán bộ làm công tác thống kê ở các Bộ, ngành cũng còn hạn chế, cán bộ

chủ yếu là làm kiêm nhiệm, không đƣợc đào tạo bài bản về chuyên môn, nghiệp

vụ thống kê. Cán bộ thống kê còn yếu về các khâu vận dụng các phƣơng pháp

mô hình trong phân tích và dự báo thống kê, yếu về kỹ thuật điều tra chọn mẫu,

32

yếu về khả năng tƣ duy để tính toán các chỉ số tổng hợp phức tạp, thiếu hụt

nghiêm trọng đội ngũ chuyên gia đầu ngành.

Năm 2013 TCTK đã xây dựng và phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân

lực Thống kê Việt Nam giai đoạn 2011-2020, đề ra mục tiêu, phƣơng hƣớng,

giải pháp phát triển nhân lực và cả lộ trình thực hiện. Căn cứ vào Quy hoạch

này các đơn vị trong toàn ngành Thống kê sẽ triển khai thực hiện các nội dung

có liên quan tại đơn vị mình.

15. Đào tạo trình độ đại học, trên đại học chuyên ngành Thống kê tại

Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội và Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí

Minh, mỗi năm đƣợc khoảng 60 ngƣời. Các cơ sở đào tạo trực thuộc Tổng cục

Thống kê đã có những đổi mới nhất định trong công tác đào tạo, song chất

lƣợng học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của

Ngành.

Một chiến lƣợc đào tạo cán bộ thống kê cần đƣợc xây dựng nhằm đáp

ứng những nhu cầu khác nhau ở các cấp khác nhau, theo hƣớng: Mở rộng quy

mô đào tạo, đào tạo chuyên ngành và hợp tác đào tạo với nƣớc ngoài bằng cách

đổi giảng viên hoặc gửi học sinh, sinh viên đi đào tạo, kết hợp với hình thức học

tập tại chỗ; Hoàn thiện bài giảng trên cơ sở các lớp ban đầu, đồng thời tiếp tục

mở các lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ Thống kê phục vụ thi nâng ngạch thống kê,

cũng nhƣ mở các lớp bồi dƣỡng kiến thức Quản lý Nhà nƣớc chƣơng trình

chuyên viên chính; cần có cơ chế, chính sách bồi dƣỡng, nâng cao trình độ cho

đội ngũ giáo viên, giảng viên.

16. Công tác tuyển dụng, quản lý và sử dụng nhân lực thống kê hiện vẫn

theo các quy định hiện hành của Nhà nƣớc, vì vậy, sức thu hút những ngƣời giỏi

vào làm việc trong các cơ quan hành chính nói chung và ngành Thống kê nói

riêng còn chƣa cao. Hiện nay có sự phân biệt chế độ phụ cấp nghề đối với cán

bộ ở các đơn vị hành chính (công chức) với cán bộ ở các đơn vị sự nghiệp (viên

chức) cùng làm công tác thống kê. Chế độ phụ cấp nghề này ƣu đãi đối với các

công chức làm công tác thống kê, song không áp dụng đối với các viên chức

33

làm công tác thống kê, trong khi những cán bộ công chức này còn đƣợc hƣởng

thêm phụ cấp công vụ theo Nghị định số 34/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy

định về chế độ phụ cấp công vụ mà những cán bộ viên chức không đƣợc hƣởng.

Ngoài thu nhập, môi trƣờng làm việc và cơ hội thăng tiến cũng là điều rất

quan trọng đối với cán bộ, công chức. Cần đổi mới công tác tuyển dụng, quản lý

và sử dụng nhân lực thống kê. Việc tuyển dụng cán bộ, công chức phải căn cứ

vào nhu cầu công việc, vị trí công tác, tiêu chuẩn và số lƣợng của chức danh

thực tế cần tuyển dụng, khắc phục tình trạng vào cơ quan nhà nƣớc rồi mới đƣa

đi đào tạo và chủ yếu là đào tạo tại chức, tạo môi trƣờng làm việc thích hợp,

cung cấp cơ hội phát triển nghề nghiệp cho tất cả các nhân viên với các phƣơng

thức phát triển sự nghiệp mới; phát triển và quản lý một chƣơng trình đào tạo

chuyên môn toàn diện, đƣợc chuyển giao bởi các chuyên gia giàu kinh nghiệm

nhất.

V. Tăng cƣờng cơ sở vật chất và các nguồn lực tài chính

17. Cơ sở vật chất và nguồn lực tài chính cho hoạt động thống kê đã đƣợc

tăng cƣờng từng bƣớc. Các điều kiện cho hoạt động của công tác thống kê bao

gồm trụ sở nơi làm việc, phƣơng tiện đi lại phục vụ công tác thống kê, cơ sở,

thiết bị công nghệ thông tin, phƣơng tiện ấn loát đã từng bƣớc cải thiện trên cơ

sở khả năng của ngân sách nhà nƣớc cấp hàng năm. Mặc dù trụ sở làm việc của

các cơ quan thống kê chƣa đủ diện tích theo quy định, song các cán bộ làm công

tác thống kê đều có phòng làm việc với điều kiện làm việc tƣơng đối tốt, đƣợc

trang bị đủ máy tính cá nhân.

Tổng dự toán ngân sách năm 2013 của TCTK là 1.267 tỷ đồng. TCTK

vẫn đang tiếp tục hoàn thiện cơ chế phân bổ, quản lý, sử dụng kinh phí từ nguồn

ngân sách Nhà nƣớc nhằm cụ thể hóa các quy định chung của Luật Ngân sách Nhà

nƣớc phù hợp hơn với tính chất chuyên ngành và những đặc thù của hoạt động

thống kê.

Đối với các Bộ, ngành, ở trung ƣơng, Sở, ngành ở địa phƣơng có tổ chức

đơn vị thống kê ghép, thì chi phí dành cho công tác thống kê đƣợc hoà lẫn trong

34

dự toán kinh phí chung cho tất cả các hoạt động của cả đơn vị ghép dẫn đến tình

trạng mất tự chủ và không biết đƣợc chi phí thực tế dành cho công tác thống kê.

Thống kê là hoạt động đòi hỏi nhiều kinh phí cho việc thiết kế, thu thập, xử lý,

tổng hợp, phân tích, công bố số liệu. Do đó, cần đƣợc bố trí những khoản kinh

phí cần thiết, phù hợp với chƣơng trình công tác thống kê và nhất là cho các

cuộc điều tra thống kê dài hạn và hàng năm để đảm bảo hoàn thành khối lƣợng

và chất lƣợng công tác thống kê.

Do điều kiện thời tiết khắc nghiệt ở Việt Nam, các trụ sở làm việc nhanh

xuống cấp do đó đòi hỏi phải tiến hành sữa chữa lớn và duy tu bảo dƣỡng; các

thiết bị văn phòng cũng nhƣ phƣơng tiện đi lại có chu kỳ sử dụng riêng của

chúng đòi hỏi phải sửa chữa và thay thế. Cần xây dựng và tổ chức thực hiện Đề

án Đầu tƣ trang thiết bị, phƣơng tiện làm việc của Hệ thống thống kê tập trung;

thống kê Bộ, ngành, địa phƣơng đảm bảo về số lƣợng và chất lƣợng thiết bị

công nghệ thông tin, trang thiết bị làm việc, phƣơng tiện đi lại cho cán bộ ngành

Thống kê theo đúng tiêu chuẩn, định mức hiện hành của Nhà nƣớc.

VI. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thống kê

18. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thống kê đã đƣợc mở rộng. TCTK

triển khai nhiều hoạt động thực hiện hợp tác song phƣơng với thống kê các nƣớc

Campuchia, Hà Lan, Hàn Quốc và xúc tiến tăng cƣờng hợp tác với Thống kê Úc,

Ucraina, Mông Cổ, Ba Lan. Quan hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế nhƣ với

Thống kê Liên hợp quốc, ESCAP, thống kê ASEAN, Tổ chức Lao động quốc

tế, IMF … cũng ngày càng đƣợc mở rộng và tăng cƣờng.

Ngoài cam kết tham gia GDDS, Thống kê Việt Nam còn thực hiện tƣơng

đối đầy đủ những cam kết khác nhƣ cung cấp số liệu thƣờng xuyên và cập nhật

cho các ấn phẩm của một số tổ chức quốc tế. Tuy nhiên việc biên soạn và cung

cấp số liệu thống kê Việt Nam ra quốc tế còn hạn chế, cụ thể mới đáp ứng đƣợc

20/27 (74%) chỉ tiêu cho Thống kê ASIAN; 14/16 (87%) chỉ tiêu theo yêu cầu

của IMF; 5/7 (71%) chỉ tiêu dân số, 5/7 (71%) chỉ tiêu y tế, 3/5 (60%) chỉ tiêu

thu nhập, 5/10 (50%) chỉ tiêu việc làm, 5/9 (55%) chỉ tiêu giáo dục đào tạo, 2/7

35

(28%) chỉ tiêu nhà ở hạ tầng, 2/3 (66%) chỉ tiêu về thông tin liên lạc, 2/7 (28%)

chỉ tiêu về tƣ pháp, 1/8 (12%) chỉ tiêu về gia đình, 0/4 (0%) chỉ tiêu về văn hóa,

2/7 (28%) chỉ tiêu về quản lý nhà nƣớc cho ESCAP; 2/5 (40%) chỉ tiêu tài

khoản quốc gia, và không phải tất cả các phân tổ chỉ tiêu công nghiệp cho

Thống kê Liên hợp quốc UNSD.

TCTK và một số bộ ngành, cơ quan đang thực hiện nhiều dự án trong

nhiều lĩnh vực do các tổ chức quốc tế và các quốc gia tài trợ. Nhiều cán bộ

thống kê Việt Nam đã tham gia các khoá đào tạo, đi khảo sát trao đổi kinh

nghiệm tại nhiều nƣớc trên thế giới. Đội ngũ thống kê đã một phần nâng cao

đƣợc trình độ.

TCTK đã nhận đƣợc rất nhiều sự hỗ trợ, giúp đỡ rất lớn và hiệu quả của

các Tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ, đối tác phát triển thông qua các hoạt động

hỗ trợ kỹ thuật. Trong năm 2012, hai Dự án lớn do UNDP và UNFPA tài trợ

nhằm thực hiện Chiến lƣợc phát triển Thống kê đã đƣợc ký kết và triển khai

thực hiện, đồng thời đang xúc tiến tìm tài trợ của UN, WB, IMF, UNICEF,

ADB, FAO, JICA về các lĩnh vực: Tài khoản quốc gia, thống kê giá, thống kê

xã hội môi trƣờng, thống kê lao động việc làm, thống kê Nông nghiệp, Thống

kê Dịch vụ….

Công tác phổ biến thông tin cho đối tƣợng nƣớc ngoài chƣa đƣợc quan

tâm đúng mức; Chƣa thực hiện đầy đủ việc tham gia vào các hoạt động hợp tác

quốc tế, đặc biệt thống kê Bộ, ngành chƣa có nhiều cơ hội đƣợc tham gia; và

các đoàn đi nghiên cứu, khảo sát, học tập kinh nghiệm thống kê nƣớc ngoài về

chƣa phổ biến rộng rãi kết quả và kiến nghị cho cán bộ, công chức trong cơ

quan đơn vị.

Thời gian tới cần tiếp tục mở rộng, tăng cƣờng hiệu quả hợp tác song

phƣơng và đa phƣơng của Thống kê Việt Nam; cải thiện, nâng cao chất lƣợng

công tác thống kê nƣớc ngoài và thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế về thống

kê; đẩy mạnh các hoạt động quảng bá hình ảnh và nâng cao vị thế Thống kê

Việt Nam trong cộng đồng thống kê thế giới; tăng cƣờng vận động và nâng cao

36

năng lực quản lý, điều phối của các dự án, các nguồn tài trợ từ bên ngoài cho

hoạt động thống kê.

VII. Tổ chức thực hiện Chiến lƣợc và kết quả đạt đƣợc so với các

mục tiêu của Chiến lƣợc

19. Ngay sau khi Chiến lƣợc phát triển Thống kê đƣợc Thủ tƣớng Chính

phủ phê duyệt, Bộ KH&ĐT (TCTK) với vài trò chủ trì đã phối hợp với các Bộ,

cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Toà án Nhân dân tối cao, Viện

Kiểm sát Nhân dân tối cao, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung

ƣơng thực hiện các nhiệm vụ của Chiến lƣợc. Song tiến độ thực hiện Chiến lƣợc

phát triển Thống kê trong 2 năm vừa qua của các Bộ, ngành, địa phƣơng chậm so

với tiến độ quy định trong Kế hoạch 602, thậm chí một số công việc chƣa đƣợc

triển khai. Công tác theo dõi, báo cáo tiến độ thực hiện Chiến lƣợc phát triển

Thống kê chƣa đƣợc các Bộ, ngành, địa phƣơng quan tâm thực hiện, nhiều bộ,

ngành, địa phƣơng chƣa bố trí nhân lực thực hiện công tác này.

Mặc dù còn có một số hạn chế nhƣng những nỗ lực của các cơ quan

thống kê trong Hệ thống thống kê tập trung (TCTK) và Thống kê của các Bộ,

ngành trong việc thực hiện bƣớc đầu Chiến lƣợc phát triển Thống kê đã có

những đóng góp kết quả đầu ra nhất định để từng bƣớc Thống kê Việt Nam đạt

các mục tiêu Chiến lƣợc.

Kết quả đánh giá ban đầu thực trạng Hệ thống thống kê năm 2013, thấy rằng:

Mục tiêu 1 “Bảo đảm từ năm 2015 tất cả các chỉ tiêu trong Hệ thống chỉ tiêu

thống kê quốc gia, Hệ thống chỉ tiêu thống kê các Bộ, ngành và Hệ thống chỉ

tiêu thống kê cấp tỉnh, huyện, xã đều đƣợc thu thập, tổng hợp và phổ biến theo

nội dung và kỳ công bố quy định” có thể không đạt đƣợc, Mục tiêu 2 “Nâng Chỉ

số chung về năng lực thống kê theo các tiêu chí đánh giá của Ngân hàng Thế giới

đối với thống kê nƣớc ta từ 61 điểm (thang điểm 100) năm 2010 lên 70 điểm vào

năm 2015, trong đó Chỉ số phƣơng pháp luận thống kê từ 30 điểm lên 55 điểm” và

Mục tiêu 3 “Nâng mức độ thực hiện Hệ thống tài khoản quốc gia của thống kê

nƣớc ta theo Khung đánh giá của Ủy ban Thống kê Liên hợp quốc từ mức 2/6 năm

37

2008 lên mức 3/6 năm 2015” đạt đƣợc, còn Mục tiêu 4 “Năm 2015 thực hiện đầy

đủ Hệ thống phổ biến dữ liệu chung (GDDS)” sẽ đạt đƣợc với sự nỗ lực phối hợp

hành động của các thành viên trong Hệ thống thống kê Việt Nam.

Chiến lƣợc phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và tầm

nhìn đến năm 2030 đặt ra mục tiêu nhằm tăng cƣờng năng lực thống kê cho toàn

bộ Hệ thống Thống kê Việt Nam. Chiến lƣợc cũng đƣa ra tầm nhìn về vị trí của

Thống kê Việt Nam đến năm 2030 và đặt ra các cột mốc để đạt đƣợc vị trí đó.

Báo cáo này tập trung vào phân tích đánh giá ban đầu thực trạng hệ thống

thống kê Việt Nam đến thời điểm 2013, những vƣớng mắc tồn tại và thách thức

trong việc thực hiện CLPTTK, mức độ đạt đƣợc các mục tiêu của CLPTTK, đề

nghị các giải pháp cụ thể để đạt đƣợc các mục tiêu đề ra.

Những giải pháp đó cần đƣợc cài đặt trong các Chƣơng trình hành động

cụ thể của Chiến lƣợc phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và

tầm nhìn đến 2030. Chƣơng trình hành động này chính là thể hiện cách đi (con

đƣờng), thông qua những hành động cụ thể để Thống kê Việt Nam thực hiện

đến các mục tiêu mà Chiến lƣợc đã đặt ra.

38

GIỚI THIỆU

Dự án "Hỗ trợ thực hiện Chiến lƣợc phát triển Thống kê Việt Nam giai

đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030" nhằm mục đích hỗ trợ Hệ thống

thống kê Việt Nam trong việc thực hiện Chiến lƣợc phát triển Thống kê Việt

Nam giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (CLPTTK). Cụ thể, dự án

tập trung vào việc cải thiện khung pháp lý thống kê, cơ chế phối hợp giữa các

bên liên quan trong Hệ thống thống kê, phổ biến thông tin thống kê, phƣơng

pháp luận thống kê và kỹ thuật trong một số lĩnh vực ƣu tiên, theo dõi và đánh

giá tiến độ thực hiện các Chiến lƣợc thông qua việc đạt đƣợc 4 kết quả đầu ra:

(1) Môi trƣờng pháp lý thống kê đƣợc cải thiện và phù hợp đảm bảo các nguyên

tắc của thống kê chính thống, (2) Nâng cao năng lực, (3) Các phƣơng pháp

thống kê đƣợc hoàn thiện và phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế trong tất cả các

bƣớc thu thập, xử lý, tổng hợp và phân tích dữ liệu, và (4) Việc thực hiện Chiến

lƣợc phát triển Thống kê Việt Nam 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030 đƣợc

phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong Hệ thống thống kê Việt Nam và các

đối tác phát triển và đƣợc theo dõi, đánh giá một cách có hệ thống và thƣờng

xuyên. Việc đạt đƣợc các kết quả đầu ra này sẽ đóng góp cụ thể vào Kết quả

1.1.1, Đầu ra 1.1 của Kế hoạch Chung 2012-2016, theo dõi và đánh giá Kế

hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm và 5 năm, Chiến lƣợc phát triển kinh

tế-xã hội giai đoạn 2011-2020 và thực hiện Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ/

Mục tiêu phát triển của Việt Nam.

Dự án thuê 03 chuyên gia trong nƣớc, trong đó có 01 chuyên gia đóng vai

trò trƣởng nhóm cho Tổng cục Thống kê, Viện Khoa học Thống kê là đơn vị

đầu mối tiến hành hoạt động đánh giá ban đầu việc thực hiện Chiến lƣợc này.

Mục tiêu chính của hoạt động đánh giá ban đầu này là giúp Tổng cục

Thống kê thiết kế và thực hiện đánh giá ban đầu về thực trạng Hệ thống thống

kê Việt Nam và trình độ phát triển tại thời điểm bắt đầu triển khai thực hiện

Chiến lƣợc phát triển Thống kê Việt Nam để:

39

- Xây dựng cơ sở dữ liệu cơ bản của Khung theo dõi và đánh giá

(TD&ĐG) thực hiện CLTPTK làm cơ sở để đánh giá tiến độ thực hiện Chiến

lƣợc.

- Xác định những khó khăn, vƣớng mắc và thách thức trong việc thực

hiện CLPTTK và công tác phối hợp.

- Đề nghị các giải pháp kịp thời để đạt đƣợc các mục tiêu dự định và mục

tiêu cụ thể trong Chiến lƣợc và Khung TD&ĐG thực hiện Chiến lƣợc.

- Thiết kế và hoàn thiện danh sách các chỉ tiêu và phƣơng pháp luận đánh

giá trình độ phát triển thống kê của CLPTTK phục vụ cho công tác đánh giá

giữa kỳ và cuối kỳ việc thực hiện CLPTTK.

Phạm vi của đánh giá sẽ tập trung vào:

1. Nghiên cứu Khung TD&ĐG thực hiện Chiến lƣợc phát triển Thống kê

Việt Nam đã đƣợc Bộ trƣởng Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ ban hành chính thức ngày

10/04/2013.

2. Cập nhật và thu thập dữ liệu ban đầu năm 2013, phát triển danh sách

các chỉ tiêu ban đầu (các thông tin ban đầu) đã đƣợc xây dựng trong Khung

TD&ĐG trên từ đánh giá hiện trạng ban đầu các hoạt động trong 9 chƣơng trình

hành động của Chiến lƣợc phát triển thống kê do Tổng cục Thống kê, các Bộ,

ngành và UBND các tỉnh, thành phố thực hiện.

3. Phân tích đánh giá ban đầu thực trạng hệ thống thống kê Việt Nam đến

thời điểm 2013. Đánh giá phân tích các thông tin/ dữ liệu ban đầu thu thập đƣợc

và tập trung vào một số vấn đề quan trọng của hệ thống thống kê, bao gồm: phổ

biến dữ liệu, cơ chế phối hợp, cơ chế để thúc đẩy chất lƣợng dữ liệu và thông

suốt trong hoạt động phổ biến dữ liệu.

Các phƣơng pháp luận đƣợc sử dụng bởi nhóm đánh giá bao gồm:

• Tổng quan tài liệu

• Họp tham vấn

• Đi khảo sát thực địa

• Bảng câu hỏi

40

• Các phƣơng pháp tiếp cận khác để thu thập và phân tích dữ liệu.

Nhóm chuyên gia đã tham khảo những tài liệu có sẵn nhƣ Báo cáo đánh

giá Hệ thống thống kê Việt Nam do nhóm chuyên gia tƣ vấn quốc tế và trong

nƣớc đã thực hiện trong năm 2000, Năng lực xây dựng các chỉ tiêu thống kê của

PARIS21, Khung đánh giá chất lƣợng dữ liệu DQAF của IMF, Hệ thống phổ

biến dữ liệu chung GDDS và Tiêu chuẩn phổ biến dữ liệu riêng SDDS, Bảng

câu hỏi của Ngân hàng Thế giới về năng lực thống kê để thực hiện hoạt động

đánh giá này.Trƣớc khi bắt đầu công việc, nhóm chuyên gia có một cuộc họp

với Viện Khoa học thống kê và Dự án để thảo luận và làm rõ các mục tiêu,

nhiệm vụ và kết quả dự kiến của công việc và thống nhất kế hoạch làm việc chi

tiết dựa trên các nhiệm vụ đã mô tả trong TOR. Kế hoạch làm việc sẽ là cơ sở

để giám sát tiến độ của nhóm chuyên gia tƣ vấn.Nhóm chuyên gia cũng dành

thời gian nghiên cứu các tài liệu liên quan đến Chiến lƣợc phát triển thống kê,

Khung TD&ĐG, xem xét các thông tin có sẵn trong Khung, xác định những

thông tin ban đầu có sẵn và còn thiếu để lập một danh sách các chỉ tiêu ban đầu,

chỉ rõ những chỉ tiêu chắc chắn có sẵn thông tin, những chỉ tiêu chƣa chắc có

sẵn thông tin và những chỉ tiêu chƣa có sẵn thông tin cần thực hiện khảo sát và

gửi Viện KHTK, Dự án lấy ý kiến phản hồi về danh sách các chỉ tiêu ban đầu

dự kiến.Trong quá trình thực hiện đánh giá, nhóm chuyên gia đã thực hiện thu

thập các thông tin/dữ liệu về chỉ tiêu ban đầu có sẵn, xây dựng nội dung và các

câu hỏi, bảng hỏi để khảo sát thực trạng hệ thống thống kê, thực hiện khảo sát

tại 15 đơn vị thuộc cơ quan TCTK và 11 Bộ, ngành, tại UBND tỉnh Thái Bình,

cập nhật thông tin ban đầu có sẵn và/hoặc cần khảo sát thu thập thông tin ban

đầu còn thiếu.

Việc đánh giá đƣợc căn cứ vào việc sử dụng thông tin có sẵn và những

thông tin thu thập đƣợc trong quá trình khảo sát thực tế tại các đơn vị thực hiện

các hoạt động của CLPTTK. Các câu hỏi khảo sát tại các đơn vị tập trung vào

những ý chính sau:

1. Các hoạt động Chiến lƣợc của đơn vị?

41

2. Kế hoạch triển khai các hoạt động này?

3. Kết quả thực hiện? Kết quả đạt đƣợc so với mục tiêu đặt ra? Kết quả có

đạt tiến độ về thời gian?

4. Khó khăn, vƣớng mắc trong quá trình thực hiện?

5. Đánh giá hiệu suất: các hoạt động có hiệu quả về mặt chi phí không?

6. Khuyến nghị, đề xuất?

Các dữ liệu sau khi thu thập đã đƣợc xử lý và phân tích phục vụ cho việc

viết báo cáo đánh giá. Nhóm chuyên gia cũng đã xây dựng đề cƣơng sơ bộ báo

cáo đánh giá ban đầu thực trạng Hệ thống thống kê Việt Nam năm 2013 gửi

Viện KHTK và Dự án lấy ý kiến tham vấn trƣớc khi bắt tay vào dự thảo báo cáo

đánh giá ban đầu.

Cấu trúc của báo cáo đánh giá ngoài phần giới thiệu và phụ lục sẽ bao

gồm các phần chính nhƣ sau:

I. Hoàn thiện Hệ thống tổ chức và khuôn khổ pháp lý thống kê

II. Nâng cao chất lƣợng các hoạt động thống kê

III. Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông

IV. Phát triển nhân lực ngành thống kê

V. Tăng cƣờng cơ sở vật chất và các nguồn lực tài chính

VI. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thống kê

VII. Tổ chức thực hiện Chiến lƣợc và kết quả đạt đƣợc so với các mục tiêu

của Chiến lƣợc

VIII. Kết luận và khuyến nghị

Sau khi dự thảo lần 1 Báo cáo đánh giá ban đầu thực trạng Hệ thống

thống kê Việt Nam năm 2013 đƣợc hoàn thành, TCTK đã phối hợp với Dự án tổ

chức Hội thảo Báo cáo kết quả đánh giá ban đầu thực hiện Chiến lƣợc phát triển

Thống kê Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 nhằm hoàn

thiện dự thảo Báo cáo đánh giá ban đầu này.

Sản phẩm cuối cùng của nhóm chuyên gia bao gồm: (1) Báo cáo đánh giá

ban đầu thực trạng Hệ thống thống kê Việt Nam năm 2013 và (2) Danh mục các

42

chỉ tiêu ban đầu và chỉ tiêu thực hiện năm 2013 đƣợc cập nhật vào Khung

TD&ĐG làm cơ sở để đánh giá tiến độ thực hiện CLTPTK tiếp theo.

Báo cáo này tập trung vào phân tích đánh giá ban đầu thực trạng hệ thống

thống kê Việt Nam đến thời điểm 2013, những vƣớng mắc tồn tại và thách thức

trong việc thực hiện CLPTTK, mức độ đạt đƣợc các mục tiêu của CLPTTK, đề

nghị các giải pháp cụ thể để đạt đƣợc các mục tiêu đề ra.

I. HOÀN THIỆN HỆ THỐNG TỔ CHỨC VÀ KHUÔN KHỔ PHÁP

LÝ THỐNG KÊ

1.1. Củng cố hệ thống tổ chức thống kê

1.1.1. Hệ thống thống kê tập trung

Luật Thống kê của Việt Nam năm 2003 quy định Hệ thống tổ chức thống

kê nhà nƣớc bao gồm hệ thống tổ chức thống kê tập trung, tổ chức thống kê Bộ,

cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện

kiểm sát nhân dân tối cao.

Hệ thống tổ chức thống kê tập trung đƣợc tổ chức theo ngành dọc từ

trung ƣơng đến cấp huyện, gồm cơ quan thống kê trung ƣơng (Tổng cục Thống

kê) và các cơ quan thống kê địa phƣơng (Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực

thuộc trung ƣơng, Chi cục Thống kê huyện, quận, thị xã thuộc tỉnh). Tổng Cục

Thống kê (TCTK) là một cơ quan hoạt động độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ

thống kê theo Luật Thống kê và các văn bản pháp lý khác về thống kê; thực

hiện các chức năng tham mƣu, giúp Chính phủ quản lý nhà nƣớc về thống kê; tổ

chức các hoạt động thống kê và cung cấp thông tin thống kê kinh tế và xã hội

cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân theo quy định của pháp luật. Cơ quan Tổng

cục Thống kê cấp trung ƣơng theo Luật kiểm soát toàn bộ các cơ quan thống kê

địa phƣơng và có nhiều quyền lực về quản lý, đồng thời có chức năng điều phối

các hoạt động của các tổ chức thống kê ở các Bộ/ngành.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thống

kê đƣợc quy định mới nhất theo Quyết định số 54/2010/QĐ-TTg ngày

24/08/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ. Theo đó, vị trí pháp lý của TCTK đã thay

43

đổi từ cơ quan trực thuộc Chính phủ sang cơ quan trực thuộc Bộ Kế hoạch và

Đầu tƣ (KH&ĐT), song tổ chức của TCTK vẫn duy trì theo mô hình 3 cấp,

đồng thời tăng cƣờng vị trí pháp lý của cơ quan thống kê cấp huyện (Phòng

Thống kê đƣợc đổi thành Chi cục Thống kê) nhằm tập trung quyền lực cho

TCTK thực hiện nhiệm vụ một cách tập trung và thống nhất.

Tổng cục Thống kê đóng vai trò nòng cốt là cơ quan tổ chức và thực hiện

các hoạt động thống kê chủ yếu của Chính phủ. Các đơn vị trong Tổng cục tiến

hành rất nhiều hoạt động thống kê (các cuộc tổng điều tra và điều tra chọn mẫu)

cùng với việc xử lý báo cáo thống kê hành chính, một số công việc đòi hỏi đầu

tƣ rất nhiều thời gian và nguồn lực để có thể tạo ra những thông tin thống kê về

kinh tế- xã hội ngày càng chính xác mà ngƣời sử dụng mong đợi. Tuy nhiên,

việc phân chia cơ quan của TCTK thành các đơn vị Vụ, Viện, Cục độc lập, mặc

dù là cần thiết cho quản trị hành chính nhƣng phần nào cũng đã tạo nên sự phân

chia mang tính chất cục bộ, khép kín dẫn tới lãng phí nguồn lực, thiếu hụt dữ

liệu. Hệ thống thống kê tập trung ở địa phƣơng bao gồm 63 Cục Thống kê cấp

tỉnh, thành phố và 703 Chi cục Thống kê cấp quận, huyện có phạm vi hoạt động

bao trùm toàn bộ các lĩnh vực kinh tế - xã hội ở địa phƣơng. Việc tổ chức nhƣ

vậy bảo đảm quản lý công tác thống kê thống nhất từ trung ƣơng đến địa

phƣơng và cũng hỗ trợ cho nhu cầu thông tin của các cấp quản lý hành chính

khác nhau trên cả nƣớc. Trong năm 2012 và đầu năm 2013 Tổng cục trƣởng

TCTK đã ký ban hành các Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền

hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị hành chính, sự nghiệp thuộc cơ quan

TCTK, cũng nhƣ Quyết định quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

của Cục Thống kê và Chi cục Thống kê căn cứ theo Quyết định số 54/2010/QĐ-

TTg. Đến nay vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ và của cơ quan thống kê các

cấp trong Hệ thống thống kê tập trung từ cấp trung ƣơng xuống cấp tỉnh, huyện

đã đƣợc quy định rõ ràng, đƣợc đề cao thể hiện trong các văn bản pháp quy, và

đƣợc thực hiện một cách nghiêm túc, hoạt động của các đơn vị đã đi vào ổn

định. Cơ quan thống kê ở địa phƣơng thực hiện giúp TCTK thống nhất quản lý

44

nhà nƣớc về hoạt động thống kê trên địa bàn, tổ chức các hoạt động thống kê

theo chƣơng trình công tác của TCTK và cung cấp thông tin kinh tế - xã hội

phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành của lãnh đạo Đảng, chính quyền địa

phƣơng trên địa bàn. Chính quyền địa phƣơng các cấp tỉnh, huyện, xã thực hiện

chức năng quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nƣớc từ trung ƣơng

tới cơ sở, tuy có khác nhau về phạm vi và mức độ cụ thể, toàn bộ các lĩnh vực

kinh tế - xã hội – anh ninh, quốc phòng, xây dựng chính quyền. Chính vì vậy,

nhiệm vụ cung cấp thông tin kinh tế - xã hội phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo và

điều hành của lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phƣơng trên địa bàn là quá tải so

với cơ cấu tổ chức hiện hành của các cơ quan thống kê ở địa phƣơng. Rất nhiều

cơ quan ở địa phƣơng không có số liệu thống kê của riêng họ do kế hoạch điều

tra của Tổng cục Thống kê chỉ cho phép lựa chọn mẫu đại diện cho cấp tỉnh,

trong khi các địa phƣơng cần dữ liệu tới cấp huyện. Có một số lo ngại về tính

chuyên nghiệp và độc lập liên quan đến sự can thiệp của chính quyền địa

phƣơng ảnh hƣởng đến chất lƣợng đến các số liệu thống kê, nhƣ tốc độ tăng

trƣởng GDP ở cấp tỉnh. Nhiều lãnh đạo cấp tỉnh chỉ quan tâm đến thành tích

phát triển kinh tế ở địa phƣơng mình và do đó có thể tạo áp lực đối với cán bộ

thống kê trong quá trình báo cáo số liệu, dẫn đến vi phạm nghiêm trọng tính độc

lập và khách quan của số liệu thống kê. Ngành Thống kê đang cố gắng nghiên

cứu để có quy trình sản xuất số liệu chuẩn tắc hơn.

Chính phủ Việt Nam, thông qua Dự án phát triển Công nghệ thông tin và

truyền thông Việt Nam (VICTDP/IDA) đã bắt tay thực hiện một chƣơng trình

tham vọng nhằm nỗ lực đẩy mạnh ứng dụng CNTT để nâng cao khả năng cạnh

tranh, tạo điều kiện cho việc đa dạng hóa nền kinh tế và tăng năng suất lao động

cũng nhƣ nâng cao hiệu quả và năng lực của các cơ quan/tổ chức, đặc biệt là các

cơ quan của Chính phủ, trong đó có TCTK. Dự án hiện đại hóa TCTK đƣợc

triển khai từ năm 2006 và sẽ chính thức hoàn thành vào cuối năm 2013 tƣ vấn

xây dựng mô hình kiến trúc tổng thể cho TCTK, bao gồm kiến trúc nghiệp vụ,

kiến trúc Công nghệ thông tin (CNTT) và thiết kế hệ thống đầu mối dữ liệu

45

thống kê tập trung. Trong Chƣơng trình hành động “Hoàn thiện thể chế, khuôn

khổ pháp lý và điều phối các hoạt động thống kê” xác định cần đổi mới cơ cấu

tổ chức của Hệ thống thống kê tập trung theo hƣớng chuyên môn hóa các hoạt

động thống kê. Việc đổi mới này cần dựa trên thiết kế mô hình kiến trúc tổng

thể của Dự án Hiện đại hóa TCTK. Theo kế hoạch, từ năm 2015 TCTK mới bắt

đầu thực hiện hoạt động “Đổi mới cơ cấu tổ chức của cơ quan Thống kê Trung

ƣơng, và đổi mới cơ cấu tổ chức của cơ quan Thống kê địa phƣơng thuộc Hệ

thống thống kê tập trung theo hƣớng chuyên môn hóa các khâu của quá trình

thống kê”.

Hạn chế: Mặc dù Hệ thống tổ chức thống kê tập trung đã đƣợc kiện toàn

một bƣớc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức tại Quyết

định số 54/2010/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ so với trƣớc năm 2010,

song cơ cấu tổ chức đã không đƣợc thay đổi một cách thích hợp để hỗ trợ biên

soạn Hệ thống tài khoản quốc gia sau khi có sự thay đổi từ Hệ thống Bảng cân

đối kinh tế quốc dân (MPS) sang Hệ thống tài khoản quốc gia (SNA). Ngoài ra,

việc phân chia cơ quan của TCTK thành các đơn vị Vụ, Viện, Cục độc lập phần

nào vẫn tạo nên sự phân chia mang tính chất cục bộ, khép kín dẫn tới lãng phí

nguồn lực, và thiếu hụt dữ liệu. Hiện nay cơ chế truyên thông/ thông tin nôi bô

đƣơc coi nhƣ la huyêt mach cua hoat đông thông kê đê tao ra cac sô liêu thông

kê tốt vẫn đang còn là điểm yếu kém trong nội bộ Hệ thống thống kê tập trung.

Cho dù có môt cơ câu tô chƣc tôt đên mƣc nao đi chăng nƣa thi môt cơ quan

thông kê cung không thê hoat đông hiêu qua trƣ khi cơ quan đo thiêt lâp va vân

hành hiệu qua môt chinh sach truyên thông/thông tin nôi bô.

Đề nghị: Thực hiện “Đổi mới cơ cấu tổ chức của Hệ thống thống kê tập

trung theo hƣớng chuyên môn hóa các hoạt động thống kê”, trong đó nghiên

cứu kiến trúc tổng thể hoạt động thống kê trong cơ quan Tổng cục Thống kê,

xóa bỏ quy trình hoạt động khép kín của các Vụ nghiệp vụ, hoàn thiện cơ cấu tổ

chức của cơ quan Tổng cục Thống kê, đồng thời nghiên cứu kiến trúc tổng thể

hoạt động thống kê theo chiều dọc từ trung ƣơng tới địa phƣơng của Hệ thống

46

tổ chức thống kê tập trung, củng cố tổ chức thống kê ở địa phƣơng và địa bàn.

Thống kê tài khoản quốc gia cần đƣợc thiết lập để trở thành trung tâm của các

hoạt động của TCTK trong lĩnh vực thống kê kinh tế.

1.1.2. Tổ chức thống kê Bộ, ngành

Tổ chức thống kê Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Toà

án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao không nằm trong Hệ thống

thống kê tập trung. Theo Luật Thống kê, Thống kê Bộ/ngành có nhiệm vụ đáp

ứng đầy đủ thông tin theo yêu cầu của Tổng cục Thống kê do Chính phủ quy

định, hỗ trợ, phối hợp cùng Tổng cục Thống kê trong việc thu thập thông tin

(thực hiện các cuộc điều tra đƣợc phân công trong Chƣơng trình điều tra thống

kê quốc gia, thực hiện chế độ báo cáo thống kê bắt buộc), đồng thời tự tổ chức

thu thập thông tin phục vụ cho điều hành và quản lý trong lĩnh vực phụ trách

của Bộ/ngành mình (ngƣời đứng đầu Bộ/ngành trong phạm vi nhiệm vụ, quyền

hạn của mình có thể quyết định các cuộc điều tra ngoài các cuộc điều tra do

Chính phủ quy định sau khi đƣợc Tổng cục Thống kê thẩm định về mặt kỹ thuật

chuyên môn), đƣợc quyền công bố những thông tin thống kê trong lĩnh vực phụ

trách ngoài hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia. Nhƣ vậy, ngƣời đứng đầu

Bộ/ngành có thể đề ra chế độ báo cáo thống kê cơ sở (sau khi đƣợc Tổng cục

Thống kê thẩm định) để các cơ quan chuyên môn tại các tỉnh/thành và các địa

phƣơng thực hiện.

Nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức thống kê Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan

thuộc Chính phủ đƣợc quy định tại Nghị định số 03/2010/NĐ-CP ngày

13/01/2010 của Chính phủ.

Trong những năm gần đây, tổ chức Thống kê Bộ, ngành tiếp tục đƣợc

củng cố và kiện toàn. Đến nay đã có 07 Bộ, ngành thành lập tổ chức Thống kê

cấp Vụ, Cục là Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nƣớc, Bộ Nông nghiệp và phát

triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Toà án nhân dân tối cao, Viện

Kiểm sát nhân dân tối cao, và gần đây nhất là Bộ Lao động – Thƣơng binh và

Xã hội; 08 Bộ, ngành thành lập tổ chức Thống kê cấp Phòng là Bộ Công an, Bộ

47

Công thƣơng, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, Bộ Tƣ

pháp, Bộ Y tế; Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Xây dựng . Song vẫn còn nhiều

Bộ, ngành chƣa thành lập đƣợc các tổ chức thống kê chuyên trách, cán bộ làm

công tác thống kê ở đây đa số đều kiêm nhiệm, đƣợc bố trí tại các đơn vị khác

nhau nhƣ: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ

Quốc phòng, Bộ Ngoại giao ... Điển hình, Bộ Nội vụ mặc dầu đã có quyết định

thành lập Phòng Thống kê trực thuộc Vụ Kế hoạch – Tài chính song cơ quan

chƣa tuyển đƣợc nhân sự cho Phòng Thống kê để đi vào hoạt động. Có 5 Bộ, cơ

quan ngang bộ không có thống kê là Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Thanh tra

Chính phủ, Ủy ban Dân tộc và Văn phòng Chính phủ. Nhƣ vậy so với trƣớc

năm 2010, có thêm 03 Bộ thành lập tổ chức thống kê mới là Bộ Công An, Bộ

Tài nguyên và môi trƣờng và Bộ Nội vụ.

Đơn vị đƣợc giao nhiệm vụ thực hiện công tác thống kê của Bộ Tài chính

là Cục Tin học và Thống kê tài chính. Cục Tin học và Thống kê tài chính có

chức năng cụ thể đó là phối hợp (hƣớng dẫn, giám sát) với các đơn vị, tổ chức

thuộc Bộ, thực hiện công tác thống kê tài chính. Dựa trên nhiệm vụ này, Cục

Tin học và Thống kê tài chính có thể điều hành và trao đổi thông tin với các đơn

vị và tổ chức khác cũng thực hiện chức năng và hoạt động thống kê trong Bộ.

Ngoài Cục Tin học và Thống kê tài chính, Bộ Tài chính còn có 06/23 đơn vị và

các hệ thống thuộc Bộ đã tổ chức công tác thống kê và có bộ phận làm công tác

thống kê, đó là : Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải Quan, Cục Quản lý giá, Kho bạc

Nhà nƣớc, Uỷ ban Chứng khoán và Vụ Ngân sách Nhà nƣớc. Đối với các đơn vị

còn lại việc tổ chức công tác thống kê đƣợc thực hiện đơn lẻ theo yêu cầu tác

nghiệp của các cán bộ nghiệp vụ.

Đơn vị đƣợc giao nhiệm vụ thực hiện công tác thống kê của Ngân hàng

Nhà nƣớc là Vụ Dự báo thống kê tiền tệ, Vụ này mới đƣợc nâng cấp từ Phòng

Dự báo thống kê tiền tệ trong năm 2012. Vụ Dự báo thống kê tiền tệ có chức

năng tham mƣu, giúp Thống đốc thực hiện công tác dự báo, thống kê tiền tệ

theo quy định của pháp luật.

48

Đơn vị đƣợc giao nhiệm vụ thực hiện công tác thống kê của Bộ Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn là Trung tâm Tin học và Thống kê. Trung tâm

Tin học và Thống kê là đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ NN&PTNT thực hiện đầu

mối về ứng dụng và phát triển CNTT, thƣ viện, thống kê chuyên ngành nông

nghiệp và phát triển nông thôn phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của

Bộ và các đối tƣợng có nhu cầu. Cũng giống nhƣ những Bộ khác, một số đơn vị

khác thuộc Bộ NN&PTNT cũng có trách nhiệm thực hiện công tác thống kê

nhằm giúp Bộ hoàn thành công việc quản lý nhà nƣớc đƣợc giao. Các đơn vị

thuộc Bộ thực hiện chế độ báo cáo thống kê, điều tra cơ bản có trách nhiệm gửi

kết quả về Trung tâm, kết hợp với thông tin thống kê liên quan sẵn có tại Tổng

cục Thống kê và các Bộ, ngành khác, Trung tâm Tin học và Thống kê tích hợp

thành cơ sở dữ liệu với mục đích sử dụng chung cho Bộ. Một chức năng chính

khác của Trung tâm Tin học và Thống kê là tiến hành các cuộc điều tra thống kê

và các hoạt động thống kê khác dƣới sự quản lý trực tiếp của Bộ. Có thể sử

dụng chức năng này để tổ chức lại hệ thống thu thập số liệu nhằm giúp Bộ

NN&PTNT sản xuất ra các số liệu từ những cuộc điều tra.

Bộ Khoa học và Công nghệ giao Cục Thông tin khoa học và công nghệ

Quốc gia trách nhiệm giúp Bộ trƣởng thực hiện quản lý nhà nƣớc và tổ chức

thực hiện các hoạt động thông tin, thƣ viện, thống kê khoa học và công nghệ,

phối hợp với các đơn vị trực thuộc Bộ trong việc triển khai nhiệm vụ thống kê

KH&CN.

Bộ KH&ĐT không có tổ chức thống kê riêng. Đặc điểm của các đơn vị

thuộc Bộ KH&ĐT là những đơn vị sử dụng dữ liệu cung cấp bởi TCTK, các Bộ,

ngành khác và các cơ quan địa phƣơng. Một số Vụ quan trọng của Bộ KH&ĐT

thực hiện tính toán, phân tích, dự báo và công bố các số liệu về đầu tƣ trong

nƣớc, vốn ODA, và vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. Việc sát nhập TCTK vào

Bộ KH&ĐT tạo lợi thế cho Bộ KH&ĐT trong việc tiếp cận thông tin. Bộ

KH&ĐT sử dụng các thông tin này làm cơ sở dự báo các chỉ tiêu trong ngắn

hạn và dài hạn.

49

Các Bộ, ngành khác thƣờng có tổ chức thống kê trong Vụ Kế hoạch/ Kế

hoạch -Tài chính /Kế hoạch - Đầu tƣ.

Đơn vị thống kê của Bộ Y tế là Phòng Thống kê - Tin học thuộc Vụ Kế

hoạch tài chính, ngoài ra các đơn vị khác nhƣ Vụ Điều trị, Vụ Sức khỏa sinh

sản, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi TW, Viện Sốt rét và ký sinh trùng, Bệnh viện

nội tiết, Viện Da liễu, Viện Phòng chống dịch bệnh TW, Viện dinh dƣỡng, Bệnh

viện tâm thần TW, Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm, Cục Phòng chống

HIV/AIDS cũng thực hiện công tác thống kê theo lĩnh vực quản lý đƣợc phân

công. Phòng TK-TH có trách nhiệm hƣớng dẫn nghiệp vụ thống kê cho các đơn

vị thuộc Bộ Y tế; giám sát công tác thống kê của các trung tâm y tế trên phạm vi

cả nƣớc; và tổ chức, quản lý các cuộc điều tra và đánh giá các hoạt động của

ngành y tế và các yếu tố có liên quan đến tình hình sức khỏe của nhân dân. Các

Cục/Vụ/đơn vị khác của Bộ cũng góp phần vào mảng số liệu của ngành y tế

thông qua quản lý tiểu hệ thống hay các cuộc điều tra riêng của mình.

Tổ chức thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo là Phòng Thống kê trực

thuộc Vụ Kế hoạch – Tài chính với nhiệm vụ “Thu thập, xử lý và khai thác các

số liệu, tƣ liệu liên quan đến công tác lập kế hoạch và chỉ đạo thực hiện kế

hoạch phát triển giáo dục và đào tạo. Thực hiện nhiệm vụ thống kê toàn ngành,

dự báo phát triển giáo dục và đào tạo”. Mạng lƣới thống kê ngành Giáo dục và

Đào tạo đƣợc chia thành 4 cấp có quan hệ chặt chẽ với nhau, bao gồm cấp trung

ƣơng, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp trƣờng. Bốn cấp này chịu trách nhiệm thu thập

số liệu phục vụ công tác quản lý, phân tích và đánh giá các hoạt động của

ngành.

Tổ chức Thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng là Phòng Thống kê

thuộc Vụ Kế hoạch. Song trong Bộ, các cơ quan chuyên môn chịu trách nhiệm

thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu thống kê về từng lĩnh vực tài

nguyên và môi trƣờng riêng biệt. Cụ thể:

a) Tổng cục Quản lý đất đai chịu trách nhiệm xây dựng, quản lý, cập nhật

Cơ sở dữ liệu về đất đai;

50

b) Tổng cục Môi trƣờng chịu trách nhiệm xây dựng, quản lý, cập nhật Cơ

sở dữ liệu về môi trƣờng;

c) Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam chịu trách nhiệm xây dựng, quản

lý, cập nhật Cơ sở dữ liệu về biển và hải đảo;

d) Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam chịu trách nhiệm xây dựng,

quản lý, cập nhật Cơ sở dữ liệu về địa chất và khoáng sản;

đ) Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam chịu trách nhiệm xây dựng, quản lý,

cập nhật Cơ sở dữ liệu về đo đạc và bản đồ;

e) Cục Quản lý tài nguyên nƣớc chịu trách nhiệm xây dựng, quản lý, cập

nhật Cơ sở dữ liệu về tài nguyên nƣớc;

g) Trung tâm Khí tƣợng Thủy văn quốc gia chịu trách nhiệm xây dựng,

quản lý, cập nhật Cơ sở dữ liệu về khí tƣợng thủy văn;

h) Cục Khí tƣợng Thuỷ văn và Biến đổi khí hậu chịu trách nhiệm xây

dựng, quản lý, cập nhật Cơ sở dữ liệu về biến đổi khí hậu;

Cục Công nghệ thông tin trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng là đầu

mối giúp Bộ trƣởng quản lý việc thu thập, quản lý, cập nhật, khai thác và sử

dụng toàn bộ dữ liệu về tài nguyên và môi trƣờng. Bộ Tài nguyên và Môi

trƣờng đang rà soát, hoàn thiện tổ chức thống kê cùng với việc hoàn thiện chức

năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ và các đơn vị trực thuộc

Bộ.

Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Toà án nhân dân tối cao có thể coi là

cơ quan ngang Bộ thuộc những ngành không thuộc hệ thống tổ chức Chính phủ.

Hoạt động thống kê tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Cục Thống kê tội

phạm đảm nhiệm, đồng thời Cục Thống kê tội phạm thuộc Viện kiểm sát nhân

dân tối cao còn là đầu mối của ngành thống kê tƣ pháp do Uỷ ban Thƣờng vụ

Quốc hội quy định tại Quyết định số 06/2003/QĐ/VKSTC-TCCB ngày

21/3/2003 của Viện trƣởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao thành lập Cục Thống

kê tội phạm thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

51

Vụ Thống kê - Tổng hợp của Toà án nhân dân tối cao thực hiện chế độ

báo cáo thống kê tổng hợp trong ngành Tòa án nhân dân, thu thập thông tin

thống kê đối với những chỉ tiêu thống kê quốc gia mà Tòa án nhân dân tối cao

đƣợc phân công thực hiện và các chỉ tiêu thống kê của ngành Tòa án nhân dân

giúp Chánh án Toà án nhân dân tối cao làm báo cáo công tác của Toà án nhân

dân tối cao trƣớc Quốc hội, Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội, báo cáo Chủ tịch nƣớc

và các báo cáo khác với cơ quan Đảng, Nhà nƣớc

Có thể nói đặc điểm của công tác thống kê tại các Bộ, ngành hiện nay là

phân tán. Thông thƣờng, tại cơ quan Bộ, các Vụ, Cục chức năng đƣợc phân

công quản lý lĩnh vực nào thì đƣợc giao chủ trì tổ chức và thực hiện thu thập

thông tin thống kê về các chỉ tiêu thuộc lĩnh vực quản lý đó. Các đơn vị chức

năng này vừa là ngƣời sử dụng thông tin thống kê, vừa là ngƣời sản xuất số liệu

thống kê. Việc tổ chức điều tra và thực hiện chế độ báo cáo thống kê thƣờng do

các Vụ, Cục trong Bộ trực tiếp thực hiện. Còn Tổ chức Thống kê của Bộ, ngành

đóng vai trò là đầu mối, tổng hợp các thông tin thống kê do các Vụ, Cục cung

cấp. Do đó Thống kê của Bộ, ngành chƣa thực hiện đúng chức năng là ngƣời

sản xuất và phổ biến thông tin thống kê, chƣa thực sự là ngƣời tổ chức thu thập,

điều tra, biên soạn số liệu thống kê thuộc lĩnh vực của Bộ, ngành.

Một số Bộ, ngành đang trong quá trình rà soát, sắp xếp, hoàn thiện lại

chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức nên chƣa xây dựng đƣợc bộ máy tổ chức

thống kê tƣơng ứng, chƣa có sự phân đinh rõ ràng về tổ chức thống kê hoặc

không có đơn vị đầu mối thống kê (Bộ TT&TT, Bộ Ngoại giao, …). Hoạt động

thống kê ở đây đều do các công chức kiêm nhiệm trong các Vụ nghiệp vụ của

cơ quan Bộ, ngành thực hiện.

Các Bộ, ngành cần thiết lập một tổ chức thống kê có thể là riêng biệt để

thực hiện nhiệm vụ thống kê của Bộ, ngành. Tổ chức thống kê nên tập trung chủ

yếu thực hiện thu thập thông tin thống kê từ các cuộc điều tra và hƣớng dẫn

nghiệp vụ thống kê cho các đơn vị chức năng thuộc Bộ, ngành việc ghi chép hồ

sơ hành chính và lập các báo cáo thống kê gửi bộ phận thống kê để tổng hợp

52

chung. Các đơn vị chức năng quản lý thuộc Bộ, ngành không trực tiếp thực hiện

thu thập thông tin thống kê nữa mà thay vào đó tập trung vào chức năng quản lý

nhà nƣớc, tổ chức việc khai báo hoặc ghi chép các thông tin cần thiết cho quá

trình quản lý vào những hồ sơ hành chính. Những hồ sơ hành chính đó đƣợc sử

dụng cho mục đích thống kê. Tổ chức thống kê Bộ, ngành cần nỗ lực tham gia

một cách chủ động vào việc thiết kế các hồ sơ hành chính có giá trị sử dụng với

mục đích thống kê và đảm bảo rằng các định nghĩa, các phân tổ đƣợc sử dụng

thuận tiện cho việc tích hợp số liệu thống kê. Các đơn vị chức năng của Bộ,

ngành sẽ đóng vai trò là ngƣời sử dụng thông tin thống kê, đƣa ra những yêu

cầu đối với tổ chức thống kê phải cung cấp những số liệu thống kê đúng lúc và

đáng tin cậy liên quan tới chính sách, nhằm hỗ trợ việc hoạch định chính sách,

thực hiện và theo dõi, đánh giá các hoạt động thuộc lĩnh vực quản lý cũng nhƣ

tình hình chung của quốc gia.

Mặc dù tổ chức Thống kê của một số Bộ, ngành đƣợc tiếp tục củng cố,

nhƣng mô hình tổ chức không ổn định, cơ cấu tổ chức đôi khi không đƣợc quan

tâm, hoặc không hỗ trợ hoạt động thống kê trong hệ thống của Bộ, ngành. Một

số Bộ, ngành đã không phát triển các hoạt động thống kê Bộ, ngành theo yêu

cầu. Việc triển khai thực hiện Nghị định số 03/2010/NĐ-CP ngày 13/01/2010

của Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức Thống kê Bộ, cơ quan

ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ còn chậm trễ.

Trên thực tế, theo phân cấp trách nhiệm hành chính, các Sở, ban ngành ở

địa phƣơng chịu sự quản lý nhà nƣớc theo ngành, lĩnh vực của các Bộ, ngành ở

trung ƣơng. Do đó, Thống kê Sở, ngành ở địa phƣơng nằm trong hệ thống thống

kê của Bộ, ngành theo chiều dọc từ trung ƣơng xuống địa phƣơng. Các Phòng

chuyên môn thuộc Sở thực hiện thu thập số liệu thống kê theo các chỉ tiêu thuộc

lĩnh vực đƣợc phân công quản lý. Thống kê cấp tỉnh chủ yếu chịu trách nhiệm

tổ chức và thực hiện thu thập dữ liệu trên địa bàn của tỉnh theo hƣớng dẫn công

tác thống kê của Bộ/ngành. Hoạt động chính của Thống kê Sở, ngành là thu

53

thập thông tin đến từ cấp cơ sở hay cấp huyện rồi chuyển chúng thành các kết

xuất dạng tổng hợp trên phạm vi tỉnh.

Kết quả khảo sát tại các Cục Thống kê cho thấy chỉ có 5 hoặc 6 Sở,

ngành trong tổng số 26 Sở, ngành ở địa phƣơng là có bộ phận thống kê (Giáo

dục và đào tạo, Y tế, Nông nghiệp và PTNN, Công thƣơng, Viện Kiểm sát nhân

dân). Còn lại, các Sở, ngành ở địa phƣơng thƣờng không có tổ chức thống kê

chuyên trách mà chỉ bố trí cán bộ kiêm nhiệm làm công tác thống kê. Mặc dù đã

có những nỗ lực để tăng cƣờng công tác thống kê ở các Sở nhƣng do cơ cấu tổ

chức chƣa ổn định và công tác cán bộ vẫn còn nhiều bất cập đã có ảnh hƣởng

đến chất lƣợng công tác thống kê ở cấp tỉnh và cấp thấp hơn. Điều này làm cho

công tác thống kê nói chung của các Bộ, ngành ở trung ƣơng gặp những khó

khăn. CLPTTK đã xác định cần rà soát, kiện toàn tổ chức thống kê Bộ, ngành

hiện có, thành lập tổ chức thống kê tại các Bộ, ngành chƣa có tổ chức thống kê,

và tiếp tục củng cố và hoàn thiện thống kê Sở, ngành ở địa phƣơng. Song cho

đến nay số lƣợng các Bộ, ngành chƣa có tổ chức thống kê (9/24) vẫn chƣa giảm;

số các Sở, ngành ở địa phƣơng có bộ phân chuyên trách thống kê còn rất ít

(5/23).

Hạn chế: Nhận thức về vai trò của hoạt động thống kê ở các cấp khác

nhau, trong các lĩnh vực khác nhau không đầy đủ, do đó tổ chức thống kê của

các Bộ, ngành ở trung ƣơng và Sở, ban, ngành ở địa phƣơng chƣa đáp ứng tốt

công tác thống kê. Tổ chức thống kê của các Bộ ngành ở địa phƣơng không hỗ

trợ đầy đủ cho hoạt động thống kê. Ngoài ra, vẫn tồn tại sự chồng chéo trong

trách nhiệm giữa Thống kê của các Sở, ngành với Cục Thống kê ở địa phƣơng.

Đề nghị: Củng cố và thành lập tổ chức thống kê ở các Bộ, ngành độc lập

với các Vụ chuyên môn theo Nghị định số 03/2010/NĐ-CP ngày 13/01/2010

của Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức thống kê Bộ, cơ quan

ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Củng cố và hoàn thiện thống kê Sở, ngành

ở địa phƣơng. Nghiên cứu xây dựng và vận hành một cơ chế truyên thông/thông

54

tin nôi bô giữa các đơn vị trong Tổng cục Thống kê, cũng nhƣ giữa các đơn vị

trong hệ thống thống kê của các Bộ, ngành một cách hiêu qua.

1.1.3. Thống kê tại các đơn vị cơ sở

Luật Thống kê năm 2003 cũng quy định trong tổ chức Thống kê còn bao

gồm Thống kê doanh nghiệp, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và Thống

kê xã, phƣờng, thị trấn. Doanh nghiệp, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp có

trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác thống kê phục vụ yêu cầu quản lý của

doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị; gửi báo cáo tài chính cho cơ quan thống kê

thuộc hệ thống tổ chức thống kê tập trung; thực hiện các cuộc điều tra thống kê

và chế độ báo cáo thống kê của Nhà nƣớc. Uỷ ban nhân dân xã, phƣờng, thị trấn

có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác thống kê phục vụ yêu cầu quản lý của

xã, phƣờng, thị trấn; thực hiện các cuộc điều tra thống kê và chế độ báo cáo

thống kê của Nhà nƣớc.

Tổ chức lực lƣợng làm công tác thống kê ở các đơn vị cơ sở này còn

nhiều bất cập. Các hoạt động thống kê tại doanh nghiệp, cơ quan hành chính, sự

nghiệp chủ yếu phụ thuộc vào nhận thức và sự quan tâm của lãnh đạo và chủ

doanh nghiệp, quy mô và kết quả hoạt động của đơn vị; ở đây cán bộ làm công

tác thống kê thƣờng kiêm nhiệm, không đƣợc đào tạo chính quy và có hệ thống

về thống kê, và năng lực có hạn. Tình trạng này gây khó khăn cho hoạt động

thống kê tại cấp cơ sở vì doanh nghiệp, các cơ quan hành chính, sự nghiệp là

đơn vị cơ sở mà từ đó phát sinh hầu hết các thông tin thống kê kinh tế - xã hội

phục vụ cho việc tổng hợp ở cấp cao hơn.

Tại cấp xã, UBND thƣờng chỉ đƣợc bố trí nửa biên chế cho công tác

thống kê với chức danh công chức Văn phòng – thống kê. Việc xử lý thông tin

thống kê ở cấp xã này chủ yếu là ghi nhận, tập hợp, phân loại thông tin để sắp

xếp và tổ chức lƣu trữ. Cán bộ thống kê (thƣờng dành một nửa thời gian cho các

hoạt động hành chính) chỉ có thể hỗ trợ các cuộc điều tra thống kê do các cấp

cao hơn giao và rất khó cho cán bộ thống kê thu thập số liệu phục vụ công tác

quản lý ở cấp xã. Hầu hết các cán bộ văn phòng thực hiện công tác thống kê

55

không đƣợc đào tạo về thống kê và họ dành ít thời gian cho công việc này. Do

chế độ đãi ngộ thấp nên một số cán bộ văn phòng - thống kê bỏ để làm công

việc khác.

Hạn chế: Cách thức tổ chức chƣa tối ƣu và nguồn lực hạn chế (tài chính

và nhân sự) đã làm hạn chế các hoạt động thống kê ở các đơn vị cơ sở, do đó

các đơn vị không thể cung cấp đầy đủ thông tin có chất lƣợng phục vụ công tác

quản lý, điều hành. Hơn nữa đôi khi các cuộc điều tra thống kê thƣờng tập trung

vào cùng một thời điểm là nguyên nhân gây tình trạng quá tải trong công việc

đối với thống kê tại các doanh nghiệp, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp,

đơn vị cơ sở xã, phƣờng, thị trấn. Những điều này cũng gây khó khăn cho việc

tổng hợp thông tin ở các cấp cao hơn.

Đề nghị: Trong thời gian tới, cần tiếp tục củng cố và hoàn thiện thống kê

tại các đơn vị cơ sở để nâng cao năng lực và trách nhiệm của những ngƣời làm

công tác thống kê ở các doanh nghiệp, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp

cũng nhƣ thống kê ở các xã, phƣờng, thị trấn trong việc cung cấp thông tin một

cách trung thực, đầy đủ và đúng thời hạn theo yêu cầu của các cuộc điều tra

thống kê và chế độ báo cáo thống kê của Nhà nƣớc. Hoàn thành việc xây dựng

đội ngũ cộng tác viên thống kê ở các địa bàn điều tra. Nghiên cứu bổ sung trong

Luật Thống kê sửa đổi và các văn bản dƣới Luật những điều khoản nhằm nâng

cao vị trí, trách nhiệm của Thống kê cơ sở tại xã/phƣờng/thị trấn, trong các

doanh nghiệp, đơn vị hành chính và sự nghiệp.

Nhƣ vậy, toàn bộ Hệ thống tổ chức thống kê nhà nƣớc bao gồm hệ thống

tổ chức thống kê tập trung, tổ chức thống kê Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan

thuộc Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và

Thống kê của các doanh nghiệp, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, Thống

kê xã, phƣờng, thị trấn tạo thành Hệ thống thống kê Việt Nam.

Về cơ bản, mô hình tổng thể tổ chức Hệ thống thống kê Việt Nam hiện

nay là phù hợp, có sự kết hợp cả tập trung và phân cấp, đã bao quát toàn bộ các

lĩnh vực trong đời sống kinh tế - xã hội, bao quát đƣợc toàn bộ các hoạt động

56

trên toàn quốc ở tất cả các cấp, các ngành. Đây là mô hình nếu đƣợc tổ chức tốt

sẽ bảo đảm khách quan, không trùng chéo, đỡ tốn kém, vừa bảo đảm tính kịp

thời, phong phú, đa dạng của thông tin và phù hợp với tình hình thực tiễn. Song

trên thực tế việc phân công, phân cấp và điều phối hoạt động thống kê giữa

Tổng cục Thống kê với Thống kê các Bộ, ngành, cũng nhƣ giữa Thống kê của

các Bộ, ngành với nhau theo chiều ngang, và sự phân công nhiệm vụ, phối hợp

giữa các cơ quan quản lý hành chính nhà nƣớc từ trung ƣơng tới địa phƣơng

theo chiều dọc không rõ ràng đã làm giảm hiệu lực và hiệu quả của toàn bộ hệ

thống.

Điều cần phải làm trƣớc mắt và trong tƣơng lai gần có lẽ cần tập trung

vào củng cố bộ máy, từ không có ngƣời chuyên trách tiến tới có ngƣời chuyên

trách, từ không có đơn vị chuyên nghiệp tiến tới có đƣợc đơn vị chuyên nghiệp,

nâng cao năng lực cho cán bộ chuyên nghiệp thống kê và tăng cƣờng thêm đội

ngũ, nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí thống kê cho lãnh đạo các cấp, các

ngành.

CLPTTK đã đề ra giải pháp “Đổi mới cơ cấu tổ chức của Hệ thống thống

kê tập trung theo hƣớng chuyên môn hóa các hoạt động thống kê (thu thập, xử

lý và tổng hợp, phân tích và dự báo, truyền đƣa, lƣu giữ và phổ biến thông tin

thống kê); Củng cố và hoàn thiện tổ chức thống kê Bộ, ngành theo quy định của

Luật Thống kê và Nghị định số 03/2010/NĐ-CP ngày 13 tháng 01 năm 2010 của

Chính phủ Qui định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức thống kê Bộ, cơ quan

ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Bố trí đủ ngƣời làm công tác thống kê,

nâng cao chất lƣợng và đảm bảo sự độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ của

những ngƣời làm công tác thống kê tại thống kê Sở, ngành địa phƣơng, thống kê

xã, phƣờng, thị trấn, thống kê doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp và các cơ quan, tổ

chức thống kê khác; Hoàn thành việc xây dựng đội ngũ Cộng tác viên thống

kê”.

57

Trong những năm tới, cần nghiên cứu áp dụng những thực tiễn tốt của các

mô hình thống kê phi tập trung trên thế giới nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả

của mô hình tổ chức thống kê Nhà nƣớc.

1.2. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý thống kê

Khuôn khổ pháp lý thống kê đƣợc hiểu bao gồm luật thống kê và các văn

bản quy phạm pháp luật khác nhau theo tính chất toàn diện và việc cập nhật, sửa

đổi, bổ sung. Luật Thống kê của Việt Nam có hiệu lực từ ngày 01/01/2004. Luật

quy định về hoạt động thống kê, sử dụng thông tin thống kê và hệ thống tổ chức

thống kê nhà nƣớc của Việt Nam; quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá

nhân đƣợc điều tra thống kê, cơ quan tiến hành điều tra thống kê, ngƣời thực

hiện điều tra thống kê; quy định bảo mật thông tin thống kê gắn với tên, địa chỉ

cụ thể của từng tổ chức, cá nhân, trừ trƣờng hợp tổ chức, cá nhân đồng ý cho

công bố và những thông tin thống kê thuộc danh mục bí mật nhà nƣớc. Đây là

cơ sở cho việc xây dựng các văn bản dƣới Luật Thống kê.

Ngay sau khi Luật Thống kê có hiệu lực thi hành, nhiều văn bản dƣới luật

đã đƣợc ban hành nhƣ Nghị định số 40/2004/NĐ-CP ngày 13/02/2004 của

Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống

kê và Nghị định số 14/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ

về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê. Luật Thống kê và các

văn bản pháp luật là một cấu thành pháp lý cho công tác thống kê ở Việt Nam

và đã đáp ứng đƣợc phần lớn các yêu cầu của quá trình phát triển và hoạt động

của hệ thống thống kê Việt Nam.

Qua 10 năm thực hiện, Luật Thống kê đã tạo môi trƣờng pháp lý cơ bản

và quan trọng cho hoạt động thống kê, công tác thống kê đã đƣợc hoàn thiện

đồng bộ và kịp thời hơn, thống kê ngày càng trở thành một trong những công cụ

quản lý vĩ mô của Đảng và Chính phủ trong đời sống xã hội. Tuy nhiên qua quá

trình thực hiện, Luật Thống kê cũng đã bộc lộ những hạn chế, bất cập cần phải

đƣợc sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn và xu thế hội nhập quốc tế của

Việt Nam.

58

Thống kê là một lĩnh vực chuyên ngành nhƣng có quan hệ với hầu hết mọi

ngành, lĩnh vực, có quy trình hoạt động gồm nhiều khâu và công đoạn. Luật Thống

kê điều chỉnh các đối tƣợng rộng lớn và quy định nhiều vấn đề chủ yếu, phức tạp;

do đó còn một số nội dung Luật chƣa lƣờng hết đƣợc, còn chung chung, chồng

chéo hoặc chƣa đúng tầm quan trọng của lĩnh vực điều chỉnh. Luật quy định quá

chung, Nghị định lại quá tập trung, nên trong thực tế còn lúng túng, chƣa rõ

ràng. Ví dụ, Luật Thống kê không nêu rõ thống kê xã, phƣờng, thị trấn là tổ chức

hay là nhiệm vụ, không nêu rõ thực hiện các cuộc điều tra thống kê và chế độ báo

cáo thống kê của Nhà nƣớc là cuộc điều tra thống kê và chế độ báo cáo thống kê

loại nào hay mọi loại điều tra thống kê và chế độ báo cáo thống kê của Nhà nƣớc.

Luật Thống kê và các văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật đã đƣợc Quốc

hội, Chính phủ và các cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành, nhƣng việc

tuyên truyền, phổ biến, quán triệt vẫn chƣa thƣờng xuyên. Nhận thức về Luật

Thống kê trong cộng đồng còn có hạn chế nên thực hiện chƣa nghiêm chỉnh

cũng đã làm ảnh hƣởng không nhỏ tới chất lƣợng và tính pháp lý của thông tin

thống kê. Ví dụ, quy định “Doanh nghiệp, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp

có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác thống kê phục vụ yêu cầu quản lý của

doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị; gửi báo cáo tài chính cho cơ quan thống kê

thuộc hệ thống tổ chức thống kê tập trung; thực hiện các cuộc điều tra thống kê

và chế độ báo cáo thống kê của Nhà nƣớc” hiện nay rất khó thực hiện, và kém

hiệu lực.

Tình trạng chƣa chấp hành nghiêm túc các quy định pháp lý về điều tra

thống kê, báo cáo thống kê, công bố và sử dụng thông tin thống kê vẫn còn diễn

ra khá phổ biến. Ví dụ, việc từ chối hợp tác với điều tra viên của ngƣời trả lời

trong điều tra thống kê (vi phạm Luật Thống kê) diễn ra khá thƣờng xuyên. Chế

độ báo cáo thống kê chƣa đƣợc các doanh nghiệp thực hiện tốt vì nhận thức

chƣa tốt và các quy định về xử phạt còn nhẹ. Các doanh nghiệp rất ít quan tâm

tới các vấn đề này. TCTK chƣa thực hiện kiểm tra và thanh tra thƣờng xuyên để

đảm bảo việc thực hiện.

59

Trong chƣơng trình cải cách hành chính, mô hình tổ chức của các Tổng

cục trực thuộc Chính phủ chuyển sang trực thuộc Bộ, trong đó có Tổng cục

Thống kê, do đó vị trí pháp lý của Tổng cục Thống kê thay đổi nhƣng Luật

Thống kê không tính đến những yếu tố này.

Do bối cảnh của Việt Nam, Luật không quy định việc thành lập Hội đồng

Thống kê quốc gia nhằm đƣa ra những tham vấn về chuẩn bị và thực hiện

chƣơng trình thống kê quốc gia, về phát triển các hoạt động thống kê nhà nƣớc

nói chung. Việc chƣa thành lập Hội đồng thống kê quốc gia cũng đã hạn chế

tính khách quan, tính thống nhất, và độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ của hệ

thống thống kê nhà nƣớc hiện nay.

Khác với các nƣớc, Luật Thống kê của Việt Nam có một chƣơng quy

định về quản lý nhà nƣớc về thống kê và phân cấp quyền quản lý nhà nƣớc về

thống kê cho các Bộ, ngành và chính quyền địa phƣơng. Việc phân cấp quyền

quản lý nhà nƣớc về thống kê này cho các cơ quan hành chính nhà nƣớc thẩm

quyền chuyên môn khác nhau quản lý trong thực tế đã làm giảm hiệu quả quản

lý mặc dù chúng vẫn đặt dƣới sự quản lý chung của Chính phủ, bởi vì việc phối

hợp giữa các cơ quan nói trên trong lĩnh vực quản lý nhà nƣớc về thống kê còn

yếu kém. Hơn nữa, việc phân công quản lý một cách thiếu thống nhất giữa các

cơ quan hành chính nhà nƣớc thẩm quyền chuyên môn ngang cấp đã làm giảm

hiệu quả quản lý nhà nƣớc về thống kê.

Luật Thống kê cần đƣợc sửa đổi, bổ sung nhằm: (i) tiếp tục tăng cƣờng

môi trƣờng pháp lý cho hoạt động thống kê nhằm nâng cao chất lƣợng công tác

thống kê, và (ii) nâng cao hiệu quả và hiệu lực hoạt động quản lý nhà nƣớc với

hoạt động thống kê, đặc biệt là việc chấp hành nghiêm Luật trong thực tế của

các đối tƣợng điều chỉnh của Luật, hoàn thiện chế độ phân cấp quản lý thống kê,

tăng cƣờng chế độ kiểm tra, giám sát và phối hợp giữa các cơ quan quản lý ở

Trung ƣơng và địa phƣơng. TCTK đã xây dựng Kế hoạch nghiên cứu Đề án sửa

đổi, bổ sung Luật Thống kê trình Bộ trƣởng Bộ KH&ĐT ký tháng 2/2012. Theo

Kế hoạch này, một số nội dung công việc đã đƣợc triển khai, bao gồm: Tổng kết

60

việc thực hiện Luật Thống kê và các văn bản có liên quan; Thành lập Ban soạn

thảo và Tổ Biên tập dự án Luật Thống kê sửa đổi, đồng thời tiến hành họp Ban

soạn thảo, Tổ biên tập và phân công nhiệm vụ đến các thành viên; Dự thảo các

tài liệu, gồm Kế hoạch xây dựng Luật Thống kê sửa đổi và Báo cáo “Những vấn

đề cần giải quyết trong Dự án Luật Thống kê sửa đổi”, sƣu tầm và nghiên cứu

tổng hợp Luật thống kê các nƣớc, sƣu tầm và tổng hợp các Luật trong nƣớc liên

quan đến thống kê và biên soạn Dự thảo đề cƣơng Luật Thống kê sửa đổi, dự

thảo Luật Thống kê sửa đổi.

TCTK đã xác định rõ một số quan điểm và định hƣớng sửa đổi Luật

Thống kê lần này, bao gồm: (i) Bổ sung đầy đủ hơn vai trò của công tác thống

kê, xác định cụ thể hơn vị trí của công tác thống kê là công cụ quản lý nhà nƣớc,

công cụ giám sát, kiểm tra, dịch vụ thông tin, phân tích dự báo, công bố thông

tin, mở rộng phạm vi, đối tƣợng điều chỉnh của Luật, giảm thiểu phải quy định

trong Nghị định; (ii) Nhấn mạnh và quy định rõ hơn tính độc lập của hoạt động

thống kê với việc chuyển Tổng cục Thống kê trở lại trực thuộc Chính phủ; (iii)

Quy định rõ hơn và tiếp tục thực hiện mô hình tập trung kết hợp với phân tán

với việc thành lập Hội đồng thống kê quốc gia; (iv) Tăng cƣờng công nghệ

thông tin hiện đại cho hoạt động thống kê, hình thành trung tâm tƣ liệu thống kê

quốc gia tại Tổng cục Thống kê và (v) Dịch vụ thống kê, coi bản thân hoạt động

thống kê là dịch vụ công. Dự kiến Luật Thống kê sẽ đƣợc sửa đổi và trình Quốc

hội trong năm 2014.

Hiện tại các văn bản dƣới Luật đƣợc xây dựng và ban hành vẫn theo

phạm vi điều chỉnh của Luật Thống kê 2003. Trong năm 2012 và đầu năm 2013

nhiều văn bản dƣới Luật quan trọng sau đây đã đƣợc ban hành: Nghị định số

79/2013/NĐ-CP ngày 19/07/2013 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm

hành chính trong lĩnh vực thống kê thay thế Nghị định số 14/2005/NĐ-CP năm

2005, Quyết định số 34/2013/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2013 của Thủ

tƣớng Chính phủ về việc ban hành Chính sách phổ biến thông tin thống kê,

Quyết định số 803/QĐ-TTg ngày 28/6/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc

61

phê duyệt Chƣơng trình điều tra thống kê quốc gia, Thông tƣ số 02/2012/TT-

BKHĐT ngày 04 tháng 4 năm 2012 quy định năm 2010 làm năm gốc thay cho

năm gốc 1994 để tính các chỉ tiêu thống kê theo giá so sánh, Thông tƣ số

07/2012/TT-BKHĐT ngày 22/10/2012 quy định nội dung Bộ chỉ tiêu thống kê

phát triển giới của quốc gia, Thông tƣ số 08/2012/TT-BKHĐT ngày 07/11/2012

quy định chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với các Cục Thống kê.

Có thể nhận thấy khuôn khổ pháp lý về chuyên môn, nghiệp vụ thống kê từng

bƣớc đƣợc tăng cƣờng và ngày càng hoàn thiện đồng bộ.

Hạn chế: Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi từ nền

kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng xã

hội chủ nghĩa, cho nên các hoạt động thống kê bị tác động bởi quá trình này, và

các văn bản pháp lý khó bắt kịp với sự phát triển. Một số điều khoản trong Luật

Thống kê không còn phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn và môi trƣờng pháp lý

chung ở nƣớc ta hiện nay, đồng thời những văn bản thực hiện dƣới Luật đƣợc

ban hành thƣờng chậm so với yêu cầu và thiếu đồng bộ.

Đề nghị: Cần thực hiện sửa đổi những điều khoản của Luật, văn bản quy

phạm pháp luật mà nó làm suy yếu chứ không phải là tăng cƣờng chức năng của

TCTK. Những điều khoản đó bao gồm các trƣờng hợp mà TCTK có nhiệm vụ

thực hiện hoàn toàn trên danh nghĩa, chẳng hạn nhƣ yêu cầu hƣớng dẫn nghiệp

vụ cho các cơ quan khác trong hệ thống thống kê mà không có các biện pháp

thực thi hoặc xử phạt khi không đƣợc tuân thủ. Luật thống kê cũng cần cung cấp

một cơ sở pháp lý rõ ràng cho sự phối hợp của các thành viên trong hệ thống

thống kê, các quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong việc thực hiện sự phối

hợp; Cần quy định rõ Tổng cục trƣởng Tổng cục thống kê là ngƣời có thẩm

quyền quản lý hệ thống thống kê tập trung, nhƣng cũng chịu trách nhiệm phối

hợp toàn bộ hệ thống thống kê nhà nƣớc và có một chức năng quan trọng là bảo

vệ sự toàn vẹn của toàn bộ hệ thống thống kê; Quy định thành lập một cơ quan

giám sát (Hội đồng Thống kê quốc gia) để tƣ vấn và/ hoặc giám sát Tổng cục

trƣởng Tổng cục Thống kê.

62

II. NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CÁC HOẠT ĐỘNG THỐNG KÊ

2.1. Nâng cao chất lƣợng hoạt động thống kê theo từng lĩnh vực

Năm 2003 IMF đã xây dựng một Khung đánh giá chất lƣợng dữ liệu sử

dụng để phân tích kinh tế vĩ mô (DQAF). Theo khuyến nghị của IMF, từ nay

các nƣớc tham gia Hệ thống phổ biến dữ liệu chung (GDDS) sẽ cập nhật các

bảng metadata theo định dạng của Khung đánh giá chất lƣợng dữ liệu DQAF để

từng bƣớc tiếp cận với Tiêu chuẩn phổ biến dữ liệu riêng (SDDS). Thực hiện

khuyến nghị này, từ năm 2011, TCTK và các Bộ, ngành đã tiến hành chuyển

đổi, bổ sung và cập nhật các bảng metadata của Việt Nam theo định dạng

DQAF thay thế cho các bảng metadata đã phổ biến trên website trƣớc đây.

Đồng thời, các metadata sẽ tiếp tục đƣợc bổ sung, cập nhật trong thời gian tới.

Nội dung các bảng metadata_DQAF của Việt Nam đã đƣợc cập nhật đến thời

điểm tháng 8/2012 cho (i) Khu vực sản xuất, bao gồm: Tài khoản quốc gia, Chỉ

số sản xuất công nghiệp, Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản, Lao

động – việc làm, Thất nghiệp, Tiền công – tiền lƣơng, Chỉ số giá tiêu dùng, Chỉ

số giá sản xuất; (ii) Khu vực tài chính Chính phủ, bao gồm: Các hoạt động của

Chính phủ trung ƣơng, Nợ Chính phủ trung ƣơng; (iii) Khu vực tài chính, tiền

tệ, bao gồm: Khảo sát tổ chức tiền gửi, Hoạt động của ngân hàng trung ƣơng,

Lãi suất, Thị trƣờng chứng khoán theo định dạng nhƣ sau:

Bảng 1. Bảng metadata_DQAF cho báo cáo GDDS

0. Những yêu cầu tiên quyết của chất lượng

01. Môi trường pháp lý 0.1.1. Trách nhiệm thu thập, xử lý, và phổ biến số liệu thống kê

0.1.2. Chia sẻ thông tin và phối hợp giữa các cơ quan sản xuất số liệu

0.1.3. Vấn đề bảo mật thông tin của đối tượng cung cấp tin

0.1.4. Đảm bảo việc thực hiện chế độ báo cáo thống kê

0.2 Các nguồn lực 0.2.1. Cán bộ, trang thiết bị, máy tính và tài chính

1.Tính thống nhất

1.1. Tính chuyên môn 1.1.1 Nguyên tắc khách quan và không thiên vị

1.1.2 Lựa chọn các nguồn số liệu, phương pháp luận và hình thức phổ biến thông tin

1.1.3 Đưa ý kiến khi số liệu thống kê bị hiểu sai và sử dụng sai

1.2 Tính minh bạch

1.2.1. Công bố các điều khoản và điều kiện để thực hiện thu thập, xử lý và phổ biến số liệu thống kê

1.2.2 Quyền tiếp cận số liệu thống kê trước khi công bố của nội bộ các cơ quan chính phủ

63

1.2.3 Các sản phẩm thống kê thuộc thẩm quyền

1.2.4. Thông báo trước về những thay đổi lớn trong phương pháp luận, nguồn số liệu và các kỹ thuật thống kê

1.3 Các tiêu chuẩn đạo đức

1.3.1 Những chỉ dẫn về hành vi của cán bộ

2. Phương pháp luận

2.1 Các định nghĩa và khái niệm (Bắt buộc)

2.2. Phạm vi 2.2.1 Phạm vi

2.2.1.1 Phạm vi của số liệu

2.2.1.2 Những trường hợp ngoại lệ

2.2.1.3 Những hoạt động không được ghi chép

2.3. Phân loại/phân ngành

2.3. 1 Phân loại/phân ngành

2.4. Cơ sở để ghi chép 2.4.1 Giá trị

2.4.2 Cơ sở ghi chép

2.4.3 Tính gộp hoặc tính thuần

3. Tính chính xác và độ tin cậy của số liệu

3.1 Số liệu nguồn 3.1.1 Chương trình thu thập số liệu nguồn

3.1.2 Các định nghĩa, phạm vi, phân loại, định giá và thời gian thu thập số liệu nguồn

3.13 Tính kịp thời của số liệu nguồn

3.2. Đánh giá nguồn số liệu

3.2.1. Đánh giá nguồn số liệu

3.3. Kỹ thuật thống kê 3.3.1. Các kỹ thuật thống kê số liệu nguồn

3.3.2. Các quy trình thống kê khác

3.4. Tính hợp lệ của số liệu

3.4.1. Tính hợp lệ của các số liệu trung gian

3.4.2. Đánh giá số liệu trung gian

3.4.3. Đánh giá những chênh lệch trong số liệu và những vấn đề khác trong các đầu ra thống kê

3.5. Nghiên cứu sửa đổi

3.5.1. Nghiên cứu và phân tích những sửa đổi

4. Khả năng bảo trì

4.1.Tính định kỳ và kịp thời

4.1.1. Tính định kỳ

4.1.2. Tính kịp thời

4.2. Tính thống nhất 4.2.1. Tính thống nhất trong từng lĩnh vực

4.2.2. Tính thống nhất tạm thời

4.2.3. Tính thống nhất liên ngành và liên thông lĩnh vực

4.3 Thực hiện sửa đổi 4.3.1. Kế hoạch sửa đổi

4.3.2 Số liệu sơ bộ và/hoặc số liệu sửa đổi phải được xác định rõ ràng

4.3.3. Phổ biến những nghiên cứu và phân tích về sửa đổi

5. Khả năng tiếp cận số liệu

5.1 Tiếp cận với số liệu

5.1.1. Trình bày số liệu thống kê

5.1.2. Phương tiện và hình thức phổ biến số liệu

5.1.2.1. Bản giấy - Số liệu mới công bố

5.1.2.2. Bản giấy - Bản tin tuần

5.1.2.3. Bản giấy - Bản tin tháng

5.1.2.4. Bản giấy - Bản tin quý

64

5.1.2.5. Bản giấy - Loại khác

5.1.2.6. Bản điện tử - Bản tin hoặc số liệu điện tử

5.1.2.7. Bản điện tử - Loại khác

5.1.3 Lịch công bố số liệu trước

5.1.4 Công bố đồng thời

5.1.5. Phổ biến thông tin theo yêu cầu

5.2. Siêu dữ liệu 5.2.1. Phổ biến tài liệu về khái niệm, phạm vi, bảng phân ngành, cơ sở ghi chép, nguồn số liệu và các kỹ thuật thống kê

5.3 Hỗ trợ cho người dùng tin

5.3.1 Phổ biến thông tin về đầu mối liên lạc

5.3.2. Tĩnh sẵn có của Ca-ta-lô về các tài liệu và dịch vụ

9. Các kế hoạch

9.1. Gần đây 9.1.1. Các kế hoạch cải tiến - Cải tiến gần đây

9.2. Kế hoạch chung 9.2.1. Kế hoạch cải tiến - ngắn hạn

9.2.2. Kế hoạch cải tiến - trung hạn

9.3. Tài chính 9.3.1. Kế hoạch cải tiến - Trợ giúp kỹ thuật/tài chính - ngắn hạn

9.3.2. Kế hoạch cải tiến - Trợ giúp kỹ thuật/tài chính – Trung hạn

Những đánh giá chất lƣợng cho từng lĩnh vực thống kê dƣới đây có sử

dụng tƣ liệu từ các bảng dữ liệu này. Đánh giá chi tiết cho từng chỉ tiêu thống

kê kể trên xem tại trang Hệ thống Phổ biến số liệu chung trên website của Tổng

cục Thống kê.

2.1.1. Thống kê tài khoản quốc gia, tài chính và tiền tệ

A. Thống kê tài khoản quốc gia

TCTK chịu trách nhiệm biên soạn số liệu thống kê tài khoản quốc gia.

TCTK sử dụng số liệu từ các Vụ chuyên ngành, các Cục Thống kê và các Bộ,

ngành để biên soạn. Số liệu thống kê về tài khoản quốc gia đƣợc chia sẻ và có

sự phối hợp giữa TCTK với Ngân hàng Nhà nƣớc (NHNN) và Bộ Tài chính.

Một số chỉ tiêu kinh tế tổng hợp thuộc Hệ thống tài khoản quốc gia

(SNA) đã đƣợc biên soạn nhƣ:

- Tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP) theo giá thực tế và giá so sánh đƣợc

tính theo 2 phƣơng pháp: Phƣơng pháp sản xuất và phƣơng pháp sử dụng cuối

cùng.

- Tổng sản phẩm trong nƣớc năm và quý tính theo phƣơng pháp sản xuất

chia theo ngành kinh tế cấp 1 và theo thành phần kinh tế.

65

- Tổng sản phẩm trong nƣớc năm tính theo phƣơng pháp sử dụng cuối

cùng chia theo Tổng tích lũy tài sản, Tổng tiêu dùng cuối cùng, Xuất nhập khẩu

hàng hóa và dịch vụ .

Tổng cục Thống kê cũng đã biên soạn các chỉ tiêu sau theo năm: Tổng

thu nhập quốc gia (GNI), Thu nhập quốc gia khả dụng (NDI) và Để dành theo

giá thực tế; Lập thử nghiệm các tài khoản sản xuất, thu nhập và phân phối thu

nhập theo các khu vực thể chế; tài khoản quan hệ kinh tế với nƣớc ngoài; lập

các bảng cân đối liên ngành (I/O) cho năm 1989 với 54 ngành, năm 1996 với 97

ngành, năm 2000 với 112 ngành, năm 2007 với 138 ngành. Sự khác nhau giữa

phƣơng pháp sản xuất và phƣơng pháp sử dụng cuối cùng đƣợc chia ra trong

mục sai số thuộc Bảng cân đối sử dụng Tổng sản phẩm trong nƣớc của tài

khoản Quốc gia Việt Nam.

Tổng cục Thống kê đã biên soạn và xuất bản Tài liệu hƣớng dẫn và giải

thích phƣơng pháp luận SNA 1993. Tất cả các khái niệm, định nghĩa, nội dung,

phƣơng pháp tính là phù hợp với Hệ thống tài khoản quốc gia 1993. Tuy nhiên,

trong thực tiễn, còn một số định nghĩa, khái niệm chƣa áp dụng đúng tiêu

chuẩn quốc tế, ví dụ nhƣ: (i) Đơn vị cơ sở kinh tế không đƣợc sử dụng làm đơn

vị thống kê trong thống kê công nghiệp, xây dựng, thƣơng mại và dịch vụ; (ii)

Tích lũy tài sản vẫn dùng tỷ lệ của giá trị tài sản cố định tăng trong năm so với

vốn đầu tƣ thực hiện để tính toán (tức là mới chỉ tính đƣợc theo phƣơng pháp

vốn đầu tƣ, chƣa tính đƣợc theo phƣơng pháp tăng giảm giá trị tài sản); (iii)

Định nghĩa về vốn và nợ công cũng không phù hợp. Ngoài ra, thông tin về lao

động làm việc ở nƣớc ngoài và lao động không thƣờng trú ở nƣớc ngoài vào

Việt Nam, hoạt động của các cơ quan và tổ chức quốc tế tại Việt Nam chƣa

đƣợc thu thập phục vụ cho việc biên soạn số liệu SNA. Một số hoạt động của

khu vực phi chính thức, buôn lậu và các hoạt động bất hợp pháp không đƣợc

bao hàm trong SNA.

Một số chỉ tiêu kinh tế tổng hợp của tài khoản quốc gia đã đƣợc tính toán

phục vụ cho yêu cầu quản lý kinh tế vĩ mô ở cấp tỉnh, thành phố. Do rất khó có

66

nguồn thông tin để tính toán chỉ tiêu GDP bằng phƣơng pháp chi tiêu (sử dụng

cuối cùng), các tỉnh thành phố theo hƣớng dẫn của TCTK tính toán chỉ tiêu

GDP theo phƣơng pháp sản xuất và cũng dựa trên nguyên tắc thƣờng trú và

không thƣờng trú. Trƣớc năm 2011, TCTK tiến hành điều tra nhằm xác định hệ

số chi phí trung gian trên giá trị sản xuất dựa trên giá trị sản xuất theo giá của

nhà sản xuất, nhƣng một điều bất cập từ trung ƣơng đến các tỉnh là giá trị sản

xuất của ngành công nghiệp lại không rõ ràng là giá gì? Một điều chắc chắn

rằng đấy không phải là giá của nhà sản xuất. Điều này gây rất nhiều khó khăn

cho việc tính toán chỉ tiêu giá trị tăng thêm cho thống kê tài khoản quốc gia, dẫn

tới những bất cập, có sự chênh lệch lớn giữa chỉ tiêu tăng trƣởng GDP của toàn

quốc và các địa phƣơng. Từ năm 2011 đến nay trong phiếu điều tra của TCTK

đã tách chi tiết để tính giá trị sản xuất GO theo giá sản xuất hay giá cơ bản và

đáp ứng tính đƣợc GO theo giá cơ bản. Chênh lệch số liệu GDP giữa Trung

ƣơng và địa phƣơng đang dần đƣợc khắc phục.

Thực tế cho thấy chất lƣợng số liệu chỉ tiêu GDP chƣa cao, vẫn còn có

nhiều ý kiến khác nhau về tính toán tốc độ tăng trƣởng GDP của Việt Nam.

Chất lƣợng số liệu GDP quý tính theo phƣơng pháp chi tiêu chƣa tốt, GDP chƣa

đƣợc tính toán theo phƣơng pháp thu nhập; vẫn còn nhiều chỉ tiêu, bảng biểu,

các tài khoản theo khu vực thể chế chƣa đƣợc biên soạn; nguồn thông tin cho

biên soạn SNA còn thiếu, sự liên kết giữa các nguồn thông tin còn nhiều vấn đề;

số liệu trung gian, số liệu đầu ra không thƣờng xuyên đƣợc đánh giá, kiểm định,

dãy số liệu lịch sử dễ bị gãy khi có sự biến động về hạch toán, về kinh tế; chu

kỳ, số liệu và tính kịp thời của số liệu đầu ra còn bị vi phạm.

Hơn nữa, cơ cấu tổ chức của TCTK chƣa hoàn toàn phù hợp cho việc

tính toán tài khoản quốc gia, quy trình tổ chức biên soạn phân tán, chia cắt,

thiếu sự liên kết; sự phối hợp giữa Tổng cục Thống kê và các Bộ, ngành chƣa

chặt chẽ trong công tác biên soạn tài khoản quốc gia … và đó là những nguyên

nhân dẫn đến yếu kém của mảng số liệu này. Nâng cao năng lực của Hệ thống

thống kê tập trung và Thống kê Bộ, ngành phục vụ cho biên soạn tài khoản

67

quốc gia trong thời điểm hiện nay đang là yêu cầu bức xúc đối với ngành Thống

kê.

Hiện nay TCTK đang nghiên cứu triển khai xây dựng Lộ trình thực hiện

thống kê tài khoản quốc gia theo phiên bản 2008 (SNA 2008) của Liên hợp

quốc, dự kiến năm 2015 sẽ bắt đầu triển khai thực hiện SNA 2008 ở Việt Nam,

theo đó tiếp tục hoàn thiện tính các chỉ tiêu VA/GDP theo phƣơng pháp sản

xuất (theo giá hiện hành, so sánh) theo 88 ngành cấp 2 của Hệ thống ngành kinh

tế Việt Nam (VSIC 2007), khắc phục chênh lệch số liệu GDP giữa trung ƣơng

và địa phƣơng; hoàn thiện tính chỉ tiêu GDP theo phƣơng pháp chi tiêu; tạo lập

và hoàn thiện nguồn thông tin, phƣơng pháp tính chỉ tiêu GDP theo phƣơng

pháp thu nhập; tạo lập, hoàn thiện nguồn thông tin, phƣơng pháp lập chuỗi các

tài khoản trong hệ thống tài khoản hiện hành theo các khu vực thể chế v.v…

Hạn chế: Mặc dù đã sử dụng các kỹ thuật thích hợp để giải quyết các vấn

đề cụ thể của tính toán GDP nhƣng các kỹ thuật cụ thể để tính GDP chƣa hoàn

toàn thống nhất với các thông lệ tốt cho cả phƣơng pháp sản xuất và chi tiêu (sử

dụng cuối cùng). TCTK cũng mới xây dựng quy trình tính toán và phân công

trách nhiệm biên soạn số liệu SNA giữa các đơn vị trong TCTK và giữa TCTK

với các Bộ, ngành có liên quan, song quy trình chƣa cụ thể, chƣa có hƣớng dẫn

chính thức cho các đơn vị trong TCTK trong kỹ thuật tính toán, điều chỉnh và

chuyển đổi số liệu. Một số bất cập về số liệu trung gian để tính SNA chƣa đƣợc

đánh giá và khắc phục. Hiện tƣợng chênh lệch số liệu giữa trung ƣơng và địa

phƣơng đã xẩy ra khá lâu nhƣng đến nay vẫn chƣa đƣợc xử lý đồng bộ.

Đề nghị: TCTK cần triển khai Lộ trình thực hiện thống kê tài khoản quốc

gia theo phiên bản 2008 (SNA 2008) của Liên hợp quốc, theo đó, tiếp tục hoàn

thiện tính các chỉ tiêu VA/GDP theo phƣơng pháp sản xuất theo ngành kinh tế

cấp 2 và theo thành phần kinh tế, khắc phục chênh lệch số liệu GDP giữa trung

ƣơng và địa phƣơng; hoàn thiện tính chỉ tiêu GDP quý theo phƣơng pháp chi

tiêu; tạo lập và hoàn thiện nguồn thông tin, phƣơng pháp tính chỉ tiêu GDP theo

phƣơng pháp thu nhập; hạch toán nền kinh tế không quan sát, thực hiện cuộc

68

điều tra quý về hình thành vốn; sử dụng điều chỉnh giá chứ không phải cách tiếp

cận đánh giá định lƣợng đối với ƣớc tính sản phẩm sản xuất theo giá so sánh và

phát triển thống kê bất động sản, chỉ số tiền lƣơng cho lao động ngành xây

dựng, chỉ số giá xây dựng, hoàn thiện nguồn thông tin, phƣơng pháp lập chuỗi

các tài khoản trong hệ thống tài khoản hiện hành theo các khu vực thể chế.

Về lâu dài các tính toán về tài khoản quốc gia phải trở thành trung tâm

của các hoạt động của TCTK trong lĩnh vực thống kê kinh tế; có các cơ chế

phản hồi thƣờng xuyên về các ƣớc lƣợng thống kê kinh tế vĩ mô, nhƣ GDP hoặc

cân đối với phần còn lại của thế giới, và các chỉ tiêu thống kê chủ yếu khác .

B. Thống kê tài chính, tiền tệ

Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nƣớc chịu trách nhiệm thống kê các chỉ

tiêu tài chính và tiền tệ.

Thống kê tài chính. Bộ Tài chính tổ chức và thực hiện công tác thống kê

trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nƣớc của Bộ bao gồm ngân sách

nhà nƣớc, thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nƣớc, dự trữ nhà

nƣớc, tài sản nhà nƣớc, các quỹ tài chính nhà nƣớc, đầu tƣ tài chính, tài chính

doanh nghiệp, tài chính hợp tác xã và kinh tế tập thể. Bộ Tài Chính biên soạn và

công bố số liệu ngân sách nhà nƣớc tháng, quý và năm dựa trên các báo cáo từ

Kho bạc Nhà nƣớc; Tổng cục Hải quan; Tổng cục Thuế; Cục Quản lý nợ và Tài

chính đối ngoại. Khối lƣợng dƣ nợ trong nƣớc của Chính phủ đƣợc Bộ Tài

chính xây dựng và công bố hàng tháng, bảng số liệu về tổng nợ nƣớc ngoài của

Chính phủ đƣợc phân tổ theo chủ nợ đƣợc công bố công khai với tần suất 06

tháng/lần. Khuôn khổ bộ các bảng số liệu này nhìn chung phù hợp với các

chuẩn mực quốc tế về thống kê tài chính Chính phủ cho phân tích kinh tế vĩ mô.

Việc phân tổ sử dụng trong các bảng này phần lớn dựa vào cách phân tổ đã

đƣợc sử dụng trong các bảng quản lý ngân sách. Các khoản thu đƣợc trình bày

bằng nguồn thu nhập chính và đƣợc nhóm vào mục thuế và phi thuế và các

khoản thu vốn. Tuy nhiên, việc phân tổ vào khoản thu thuế và phi thuế không

phù hợp hoàn toàn với Hƣớng dẫn thống kê tài chính chính phủ (GFSM) của

69

IMF. Các khoản viện trợ không hoàn lại không phân biệt giữa tiền mặt với hiện

vật. Khoản chi không đƣợc trình bày một cách cụ thể đƣợc phân tổ theo loại

hình kinh tế và theo chức năng. Thay vào đó chỉ có khoản chi thƣờng xuyên

đƣợc chi tiết bằng các chức năng chính và khoản chi về đầu tƣ và phát triển

đƣợc tách thành chi vốn và chi khác. Việc phân tổ theo chức năng không phù

hợp hoàn toàn với Phân loại chi tiêu theo mục đích sử dụng của Chính phủ

(COFOG) đƣợc Quốc tế thừa nhận. Bộ Tài chính đang xây dựng Đề án Tổng Kế

toán nhà nƣớc tại KBNN với mục đích cung cấp đầy đủ, thống nhất và có chất

lƣợng các thông tin tài chính về tài sản của Nhà nƣớc.

Hiện nay, Bộ Tài chính đang nghiên cứu về Thống kê tài chính Chính

phủ theo phiên bản GFSM 2001. Để có thể áp dụng hệ thống dữ liệu tài khóa

theo GFS 2001 yêu cầu phải có sự sửa đổi về hệ thống pháp lý nhƣ: sửa luật

Luật Ngân sách nhà nƣớc (phân tổ các khoản thu, chi phù hợp với GFS 2001),

Luật Kế toán (từng bƣớc áp dụng kế toán dồn tích)..., sửa đổi, bổ sung các văn

bản hƣớng dẫn nhƣ Nghị định 387/NQ-UBTVQH11 quy định chế độ báo cáo

tình hình thực hiện ngân sách, dự toán và quyết toán ngân sách để có sự gắn kết

tốt hơn về nội dung kinh tế và ngành/lĩnh vực. Bên cạnh đó, cần xây dựng thống

nhất 1 hệ thống chỉ tiêu thống kê tài chính theo thông lệ quốc tế (thống kê tài

chính Chính phủ) trình Chính phủ, Quốc hội xem xét và thông qua.

Hạn chế: (i) Chi đầu tƣ ngoài ngân sách, cho vay lại, các hoạt động bán

ngân sách của Ngân hàng Nhà nƣớc và các DNNN, các nguồn chi ngoài sách:

số liệu không đƣợc tính toán/phổ biến thƣờng xuyên; (ii) Hiện nay, số liệu về tài

chính của chính phủ không đƣợc báo cáo trong cuốn Niên Giám Thống Kê Tài

Chính Quốc Tế của IMF (việc cấp số liệu dừng lại từ năm 2004); (iii) Cần cải

thiện cung cấp số liệu ngân sách và số liệu ngân sách nên theo định nghĩa trong

Hƣớng dẫn Thống Kê Tài chính Chính Phủ (GFSM 2001) của IMF.

Đề nghị: Cần hoàn thành việc nghiên cứu áp dụng Thống kê Tài chính

theo phiên bản mới của Liên hợp quốc, cải thiện phạm vi của dữ liệu tài chính,

các định nghĩa và phân loại ngân sách theo Hƣớng dẫn Thống Kê Tài chính

70

Chính Phủ (GFSM 2001) của IMF; sửa đổi và làm rõ phân tổ theo chức năng

phù hợp với phân tổ về các chức năng của Chính phủ đã đƣợc quốc tế chấp

nhận (COFOG) và để đáp ứng các nhu cầu của quá trình Kiểm điểm chi tiêu

công cộng; xây dựng báo cáo tài chính của Việt Nam theo thông lệ quốc tế (báo

cáo thống kê tài chính chính phủ GFS).

Thống kê tiền tệ. Ngân hàng Nhà nƣớc (NHNN) tổ chức thống kê, thu

thập thông tin về kinh tế, tiền tệ và ngân hàng trong nƣớc và nƣớc ngoài phục

vụ việc nghiên cứu, phân tích và dự báo diễn biến tiền tệ để xây dựng và điều

hành chính sách tiền tệ quốc gia, cung cấp số liệu tiền tệ và cán cân thanh toán,

tiền dự trữ, tài sản nợ của NHNN. Số liệu đƣợc lấy từ các báo cáo kế toán của

NHNN và các thông tin tài chính do các tổ chức tín dụng báo cáo NHNN theo

qui định của NHNN; tần suất lập số liệu của NHNN, các tổ chức tín dụng và

cân đối tiền tệ toàn ngành là hàng tháng.

Khối lƣợng tiền tệ đƣợc xác định dựa trên Bảng Cân đối tiền tệ toàn

ngành. Số liệu của Bảng Cân đối tiền tệ đƣợc tổng hợp dựa trên Bảng cân đối

tài khoản kế toán của các Tổ chức tín dụng và NHNN. Tuy nhiên, các Bảng cân

đối tài khoản kế toán không chi tiết nên hiện nay NHNN lập Bảng cân đối tiền

tệ toàn ngành chƣa phân tổ đƣợc theo khu vực thể chế và các công cụ tài chính

nhƣ Hƣớng dẫn thống kê tiền tệ và tài chính (MFSM) của IMF.

Số liệu cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam đƣợc biên soạn trên cơ

sở hàng quý và hàng năm và có sẵn sau cuối kỳ tham chiếu 3 tháng. Phạm vi số

liệu, các định nghĩa, và cách phân loại nhìn chung tuân thủ theo hƣớng dẫn

trong Hƣớng dẫn thống kê cán cân thanh toán phiên bản 5 (BPM5) và đƣợc quy

định trong “Nghị định của Chính phủ về quản lý cán cân thanh toán quốc tế của

Việt Nam”. Hiện chƣa tách biệt đƣợc cán cân vốn và cán cân tài chính, chƣa có

số liệu về Tài khoản Vốn.

Việc phân tổ các công cụ tài chính dựa trên Hệ thống tài khoản kế toán

của tổ chức tín dụng của NHNN. Việc phân tổ khu vực của các doanh nghiệp

nhà nƣớc chƣa phù hợp với Hƣớng dẫn thống kê tiền tệ và tài chính

71

(MFSM) của IMF. Vị thế đối ngoại đƣợc phân biệt với vị thế đối nội trên cơ sở

cƣ trú, phù hợp với BPM5 của IMF. NHNN đang nghiên cứu áp dụng phƣơng

pháp thống kê cán cân thanh toán theo Hƣớng dẫn thống kê cán cân thanh toán

phiên bản 6 (BPM6) của IMF.

Hiện tại, NHNN đang phối hợp với Bộ Tài chính tiếp tục chỉnh sửa hệ

thống tài khoản kế toán của tổ chức tín dụng. Bộ Tài chính xây dựng chế độ kế

toán các tổ chức tài chính quy mô nhỏ đƣợc cấp phép, NHNN yêu cầu các tổ

chức tài chính quy mô nhỏ nộp Báo cáo tài chính, Báo cáo thống kê về NHNN.

Công tác thu thập số liệu nợ nƣớc ngoài ngắn, trung - dài hạn hiện đã bắt

đầu đƣợc thực hiện thông qua hệ thống tài khoản vốn vay, trả nợ nƣớc ngoài của

doanh nghiệp mở tại tổ chức tín dụng đƣợc phép. Tuy nhiên, quá trình thực tế

triển khai bộc lộ nhiều hạn chế do phần mềm báo cáo chƣa linh hoạt. Hệ thống

báo cáo này đang đƣợc tham vấn ý kiến của chuyên gia để cải tiến quy trình thu

thập số liệu vay, trả nợ nƣớc ngoài trong khuôn khổ Dự án FSMIMS.

Hộp 1. Nhiều nguồn thông tin về nợ xấu

Việt Nam hiện có nhiều nguồn thông tin về nợ xấu. Nguồn thông tin chính thức nhất là số

liệu do Ngân hàng Nhà nước công bố dựa trên việc tổng hợp số liệu báo cáo của từng tổ

chức tín dụng. Con số này vào 7/7/2012 là 4,47%, tương đương 117.000 tỷ đồng.

Con số thứ hai từ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước báo cáo trước Quốc hội là 10%. Sau

đó là con số 8,6% từ chính Thanh tra Ngân hàng Nhà nước dựa vào tính toán lại các con

số do các tổ chức tín dụng báo cáo hoặc số liệu thông qua các đợt thanh tra.

Gần đây nhất, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia có đưa ra một số bài nghiên cứu qui

mô và khá chính xác về các vấn đề kinh tế tài chính ngắn hạn như lạm phát, đình đốn sản

xuất, tình trạng các ngân hàng, công ty chứng khoán và bảo hiểm…Số nợ xấu của Ủy ban

Giám sát (11,8%) có vẻ chính xác hơn và cao hơn số của Ngân hàng Nhà nước nhiều.

Ngoài ra, còn chưa kể đến những con số của các tổ chức nước ngoài. Điển hình của

nguồn thông tin này là tỷ lệ nợ xấu do Fitch công bố. Về cơ bản Fitch sử dụng số liệu tài

chính của tổ chức tín dụng Việt Nam nhưng phân loại nợ theo chuẩn mực kế toán quốc tế

thay vì chuẩn mực kế toán Việt Nam. Số liệu Fitch đưa ra thường gấp 3 lần con số chính

thức của Ngân hàng Nhà nước (trên 13%).

Nguồn: VnEconomy, “Ngân hàng còn dùng hai sổ sách, nợ xấu sẽ không bao giờ dừng”,

ngày 14/8/2012

72

NHNN dự kiến sẽ phân tổ khu vực của các đối tƣợng giao dịch tài chính

trong các tài khoản tiền tệ, phân tổ các công cụ tài chính, phân chia theo khu

vực đối với các đơn vị thể chế trong nƣớc trong thống kê tiền tệ phù hợp

với SNA 1993 và Hƣớng dẫn thống kê tiền tệ và tài chính (MFSM) của IMF

dựa trên hệ thống báo cáo thống kê thay vì hệ thống tài khoản kế toán của tổ

chức tín dụng.

Hạn chế: Cân đối tiền tệ toàn ngành sử dụng khuôn khổ bảng cân đối tài

khoản kế toán không đƣợc so sánh và điều chỉnh với cán cân thanh toán và số

liệu thống kê tài chính của Chính phủ. Số liệu về tiền dự trữ và các số liệu khác

của NHNN chỉ mới đƣợc xuất bản trên ấn phẩm Thống kê Tài chính Quốc tế

(IFS) của IMF nhƣng thƣờng trễ 6 tháng. Hiện nay đang có sự nghi ngại về tính

xác thực của số liệu về nợ xấu do sự thiếu thống nhất, nhiễu số liệu.

Đề nghị: Ngân hàng Nhà nƣớc cần phát triển một chế độ báo cáo đối với

tín dụng ngân hàng đƣợc phân tổ toàn diện cho nền kinh tế theo các khu vực

cho vay, và theo sở hữu của doanh nghiệp; thiết lập sự hợp tác hơn nữa từ các

nhà chức trách để giải quyết sự khác biệt dữ liệu liên quan đến dữ liệu tín dụng

đối với ngân hàng quốc doanh. Những khác biệt này có thể phản ánh mức độ

phạm vi không bao trùm có thể, và/hoặc bỏ sót của các khoản vay và cho thuê

tài chính nhất định, làm lệch tiền gửi và khoản nợ phải trả khác thấp hơn; Thực

hiện phƣơng pháp luận đƣợc khuyến nghị trong MFSM trong việc đánh giá các

tài sản có và tài sản nợ tài chính, việc hạch toán lãi gộp, dự phòng lỗ khoản vay,

và ghi chép các hạng mục ngoại bảng cân đối tài sản, khi chúng có liên quan

đến việc xây dựng thống kê tiền tệ.

2.1.2. Thống kê công nghiệp, xây dựng và thƣơng mại

A. Thống kê công nghiệp

Trong nhiều năm qua, để đánh giá tốc độ tăng trƣởng ngành công nghiệp

hàng tháng, Tổng cục Thống kê chủ yếu dựa vào chỉ tiêu “Giá trị sản xuất công

nghiệp theo giá cố định” và đã đạt đƣợc kết quả nhất định trong việc cung cấp

các thông tin nhanh giúp Đảng, Nhà nƣớc, các nhà nghiên cứu hoạch định các

73

chủ trƣơng, chính sách phát triển ngành công nghiệp một cách kịp thời và hiệu

quả. Với thời gian, các sản phẩm đƣợc sản xuất từ đầu những năm 90 thế kỷ

trƣớc và đƣợc tính đến khi xây dựng bảng giá cố định 1994 đến nay còn rất ít,

hoặc đã thay đổi mẫu mã, kích cỡ, chất lƣợng có nghĩa là thay đổi cả nội dung

và hình thức. Giá cả không còn ổn định lâu dài theo qui định của Nhà nƣớc, tất

cả đều theo qui định cung cầu của nền kinh tế thị trƣờng quyết định. Bên cạnh

đó, sản phẩm mới không có trong bảng giá cố định ngày càng nhiều. Vì vậy,

việc tính toán phải có rất nhiều quy ƣớc, không còn sản phẩm có giá cố định để

sử dụng hoặc dùng giá của sản phẩm này áp cho một sản phẩm khác chỉ hơi

giống quy cách, nội dung dẫn đến việc đánh giá tốc độ tăng trƣởng của ngành

công nghiệp theo bảng giá cố định trở nên lỗi thời, không còn phù hợp với điều

kiện thực tế, nền tảng của phƣơng pháp luận không còn phù hợp. Nhƣ vậy, về

bản chất phƣơng pháp tính đã thay đổi, không còn chính xác đòi hỏi chúng ta

phải tìm ra một phƣơng pháp tiếp cận mới phù hợp với tình hình, điều kiện hiện

tại.

Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và Bộ Kinh tế, thƣơng mại và

Công nghiệp Nhật Bản” (METI) đã hỗ trợ kỹ thuật cho Tổng cục Thống kê áp

dụng điều tra theo chuẩn quốc tế để biên soạn và phổ biến các chỉ số mới về sản

xuất công nghiệp (gồm chỉ số sản xuất, chỉ số tiêu thụ và chỉ số tồn kho). Tổng

cục Thống kê đã công bố chính thức chỉ số sản xuất công nghiệp hàng tháng IIP

thay thế cho chỉ tiêu giá trị sản xuất theo giá cố định 1994 bắt đầu từ tháng

06/2011 theo năm gốc 2005 và đến tháng 01/2013 đã công bố chỉ số sản xuất

công nghiệp hàng tháng IIP theo năm gốc so sánh là 2010 (theo kế hoạch, chỉ số

IIP sẽ thay đổi năm gốc so sánh 5 năm 1 lần). Chỉ số này đƣợc tính toán trên cơ

sở biến động về khối lƣợng sản xuất của các sản phẩm công nghiệp chủ yếu với

quyền số là giá trị tăng thêm. Chỉ số sản xuất (IIP), chỉ số tiêu thụ và chỉ số tồn

kho ngành công nghiệp đƣợc công bố dƣới dạng chỉ số theo ngành cấp 1, cấp 2,

cấp 4 và khoảng 150 sản phẩm công nghiệp chủ yếu, có giá trị đóng góp lớn đại

74

diện cho toàn ngành công nghiệp. Đơn vị điều tra trong công nghiệp hàng tháng

cơ bản là đơn vị cơ sở.

Về hình thức tổ chức thu thập thông tin hiện hành đƣợc thực hiện theo 2

hình thức:

- Thu thập theo chế độ báo cáo định kỳ tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng, năm

với các loại hình doanh nghiệp nhà nƣớc, doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp

nƣớc ngoài.

- Thu thập theo hình thức điều tra gồm:

+ Điều tra chọn mẫu hàng tháng cho các doanh nghiệp tƣ nhân, công ty

TNHH tƣ nhân, công ty cổ phần tƣ nhân, hợp tác xã và cơ sở sản xuất công

nghiệp cá thể.

+ Điều tra toàn bộ năm một kỳ cho các doanh nghiệp có từ 10 lao động

trở lên và điều tra chọn mẫu với các doanh nghiệp có dƣới 10 lao động đối với

các loại hình doanh nghiệp tƣ nhân, công ty TNHH tƣ nhân, công ty cổ phần tƣ

nhân và hợp tác xã (lồng ghép trong điều tra doanh nghiệp hàng năm).

+ Điều tra chọn mẫu năm 1 kỳ cho các cơ sở sản xuất công nghiệp cá thể

(lồng ghép trong điều tra các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông lâm

nghiệp, thủy sản hàng năm).

- Ngoài ra cứ 5 năm một lần điều tra toàn bộ với một số chỉ tiêu đơn giản

theo đơn vị điều tra là cơ sở kinh tế có địa điểm sản xuất riêng đƣợc tiến hành

bằng cuộc Tổng điều tra các cơ sở kinh tế, hành chính sự nghiệp 5 năm một lần

theo quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ.

Phƣơng pháp tính toán các chỉ tiêu:

- Các chỉ tiêu sản xuất nhƣ: sản phẩm sản xuất, tiêu thụ, tồn kho, giá trị

sản xuất, chi phí trung gian, giá trị tăng thêm về cơ bản tính đúng nhƣ phƣơng

pháp luận tài khoản quốc gia đối với ngành công nghiệp.

- Các chỉ tiêu về lao động tính toán thống nhất với phạm vi chi trả cho

ngƣời tham gia vào quá trình sản xuất trong chi phí trung gian, điều đó cũng có

75

nghĩa là nhóm chỉ tiêu lao động và thu nhập của ngƣời lao động đã đƣợc tính

toán trên cơ sở phƣơng pháp luận của tài khoản quốc gia.

- Các chỉ tiêu về tài chính đƣợc thu thập từ các chỉ tiêu tổng hợp kế toán

và phƣơng pháp tính toán hoàn toàn tuân thủ theo quy định của chế độ kế toán

quốc gia do Bộ Tài Chính quy định. Chính vì phƣơng pháp tính do kế toán quy

định, cho nên một số chỉ tiêu tài chính mà thống kê công nghiệp sử dụng để

tổng hợp phát sinh một số hạn chế và tính trùng nhƣ sau:

+ Chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách của những doanh

nghiệp kinh doanh đa ngành thƣờng bị hạch toán gộp vào ngành sản xuất kinh

doanh chính, cho nên thống kê tách bóc theo ngành sạch không thực hiện đƣợc

và hầu hết nhập vào ngành sản xuất chính.

+ Chỉ tiêu vốn và tài sản của ngành công nghiệp bị tính trùng đáng kể,

bởi phƣơng pháp kế toán theo dõi vốn và tài sản dƣới cả 2 góc độ là sở hữu và

sử dụng, do vậy ở góc độ sở hữu thì vốn, tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh

nghiệp đều phải báo cáo đầy đủ, không biết đến thời điểm kế toán số vốn và tài

sản đó doanh nghiệp còn sử dụng hay bị đơn vị khác chiếm dụng. Ở góc độ sử

dụng lại yêu cầu hiện tại doanh nghiệp đang sử dụng thực tế một lƣợng vốn và

tài sản là bao nhiêu bất kể vốn và tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp

hay của đơn vị khác đều phải hạch toán và báo cáo đầy đủ trong tổng số nguồn

vốn và tài sản.

Thống kê Liên Hiệp Quốc khuyến nghị thống kê công nghiệp sử dụng

đơn vị điều tra là cơ sở kinh tế, song thống kê công nghiệp ở Việt Nam hiện nay

vẫn chủ yếu sử dụng đơn vị điều tra là doanh nghiệp - đơn vị hạch toán kinh tế

độc lập có đầy đủ tƣ cách pháp nhân để thu thập và phân tổ hầu hết các chỉ tiêu

thống kê chính thức năm. Đơn vị điều tra là cơ sở kinh tế có sử dụng, nhƣng

quy định chƣa rõ ràng và tính pháp lý trong thực hiện chƣa cao.

Lập bảng cân đối năng lƣợng: TCTK (trực tiếp là Vụ Thống kê Công

nghiệp) với sự hỗ trợ của Dự án Sida đã tiến hành điều tra thí điểm một số tỉnh

để thu thập thông tin về tiêu dùng năng lƣợng của khu vực doanh nghiệp năm

76

2009. Đồng thời năm 2012, Vụ Thống kê công nghiệp đã lồng ghép và tiến

hành thu thập số liệu về tiêu dùng năng lƣợng trong Tổng điều tra cơ sở kinh tế,

hành chính, sự nghiệp 2012. Kết quả tổng hợp từ điều tra doanh nghiệp và điều

tra mức sống hộ gia đình làm cơ sở để Vụ Thống kê công nghiệp tiếp tục hoàn

thiện nguồn thông tin phục vụ cho việc lập Bảng cân đối một số năng lƣợng chủ

yếu vào năm 2014. Vụ Thống kê công nghiệp sẽ tiếp tục thu thập thông tin hàng

năm để có thể xác định đúng hệ số tiêu hoa và lập thử nghiệm bảng cân đối

năng lƣợng. Kế hoạch đến năm 2014 sẽ trình lãnh đạo TCTK công bố bảng cân

đối năng lƣợng quốc gia.

Hạn chế: Mặc dù số liệu nguồn về doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất

kinh doanh cá thể thu thập từ các cuộc điều tra đã đƣợc cải tiến, song thống kê

công nghiệp hiện đang sử dụng kết hợp giữa báo cáo định kỳ với điều tra toàn

bộ, cụ thể: DNNN, DN FDI, DN ngoài nhà nƣớc trên 10 lao động (5 tỉnh, TP

khác có số DN lớn điểm cắt là trên 20 lao động, riêng Hà Nội và TP HCM trên

50 lao động) điều tra 100%, còn lại DN ngoài nhà nƣớc dƣới 10 lao động điều

tra mẫu với cỡ mẫu 15%, coi đó nhƣ là giải pháp cho chất lƣợng của thông tin

đầu vào, nhƣng thực tế lại có tác dụng ngƣợc lại, bởi sự lựa chọn thái quá của

điều tra toàn bộ dẫn tới thiếu nguồn nhân lực kiểm tra kiểm soát, kết quả là thu

thập không đủ, độ tin cậy của số liệu điều tra không cao. Chất lƣợng số liệu thu

thập từ các cuộc điều tra doanh nghiệp hàng năm chƣa cao. Bởi vậy cần rà soát

để tăng thêm nội dung thu thập bằng điều tra chọn mẫu, giảm dần nội dung thu

thập bằng điều tra toàn bộ.

Đề nghị: (i) TCTK cần tiếp tục nghiên cứu áp dụng phƣơng pháp luận

thống kê công nghiệp theo khuyến nghị của Liên hợp quốc năm 2008, sử dụng

đơn vị điều tra là cơ sở kinh tế thay vì doanh nghiệp để nâng cao chất lƣợng thu

thập dữ liệu từ các cuộc điều tra doanh nghiệp; xác định rõ ràng những chỉ tiêu

thống kê nào đƣợc thu thập thông tin theo đơn vị điều tra là “Đơn vị cơ sở” và

những chỉ tiêu thống kê nào đƣợc thu thập từ đơn vị điều tra là “Doanh nghiệp

hạch toán kinh tế độc lập”. Những chỉ tiêu thống kê đƣợc thu thập từ đơn vị

77

điều tra là “Đơn vị cơ sở” thì không điều tra thu thập lại từ đơn vị “Doanh

nghiệp hạch toán kinh tế độc lập” và ngƣợc lại.

(ii) Cần có sự thay đổi căn bản về hình thức thu thập thông tin. Về lâu dài

chỉ có thu thập bằng điều tra thống kê, trong đó cần sử dụng nhiều hơn với hình

thức điều tra chọn mẫu, sử dụng có mức độ điều tra toàn bộ, trƣớc hết là với

điều tra doanh nghiệp hàng năm để giảm khối lƣợng công việc thu thập và xử lý

tổng hợp, nâng cao độ tin cậy của số liệu ban đầu. Trong thời gian tới cần

nghiên cứu cải tiến phƣơng án điều tra doanh nghiệp để có thông tin phục vụ

phân tích đánh giá bảo đảm có ý nghĩa về mối quan hệ, tƣơng quan giữa sản

xuất, tiêu thụ và tồn kho của cùng sản phẩm công nghiệp.

B. Thống kê xây dựng và vốn đầu tư

Thống kê xây dựng: Hiện nay, số liệu thống kê xây dựng đã đƣợc biên

soạn hàng quý và hàng năm, chỉ tiêu giá trị sản xuất ngành xây dựng và diện

tích sàn xây dựng nhà ở hoàn thành trong năm đã đƣợc công bố trong Niên

giám thống kê bắt đầu từ năm 2011. TCTK sử dụng hai phƣơng pháp chủ yếu

để thu thập số liệu thống kê hoạt động xây dựng hàng quý và hàng năm, đó là

thu thập qua hệ thống báo cáo thống kê và thu thập qua điều tra thống kê định

kỳ. Đồng thời, Bộ Xây dựng ban hành hệ thống chỉ tiêu và chế độ báo cáo thống

kê định kỳ để thu thập, tổng hợp số liệu mà Bộ chịu trách nhiệm thu thập, tổng

hợp hàng năm và Tổng cục Thống kê công bố số liệu các chỉ tiêu này.

Những tồn tại về mặt phƣơng pháp luận của Thống kê xây dựng hiện nay:

(i) Chỉ tiêu thống kê về hiện vật đã đƣợc đề cập đến và nhƣng vẫn chƣa

đƣợc làm sáng tỏ về mặt lý luận giữa sản phẩm của ngành xây dựng tạo ra với

kết quả của thực hiện vốn đầu tƣ nhƣ chỉ tiêu công trình hoàn thành, năng lực

sản xuất mới tăng … Phạm vi tính toán của các chỉ tiêu qui định không rõ ràng,

vì vậy nhiều chỉ tiêu tính toán đƣợc đến đâu thì báo cáo đến đó, dẫn đến số liệu

không đồng nhất phạm vi, hạn chế độ chính xác của thông tin tổng hợp. Còn

thiếu một số chỉ tiêu mang tính tổng hợp và phản ánh hiệu quả của sản xuất

ngành xây dựng: chi phí trung gian, giá trị tăng thêm, trang bị tài sản cố định cho

78

ngƣời lao động, năng suất lao động, tỷ suất lợi nhuận đƣợc tính toán và tổng hợp

từ các thống kê ngành xây dựng.

(ii) Tồn tại về chế độ báo cáo và điều tra thống kê: Việc thực hiện chế độ

báo cáo tổng hợp của các tỉnh, thành phố không đƣợc đầy đủ, chất lƣợng số liệu

báo cáo chƣa cao. Trong thực tế mặc dù có ban hành chế độ báo cáo tổng hợp

cho cấp tỉnh, thành phố, nhƣng tác dụng để thu thập tổng hợp thông tin Thống

kê xây dựng gần nhƣ không có. Mọi thông tin phải khai thác chủ yếu từ cuộc

điều tra doanh nghiệp hàng năm.

(iii) Tồn tại về tổ chức thu thập thông tin: Đặc điểm của ngành xây dựng

là tổ chức hoạt động sản xuất rất đa dạng, phong phú, ngoài hình thức tổ chức

doanh nghiệp chuyên hoạt động xây dựng, còn có nhiều hình thức tổ chức sản

xuất khác nhƣ: Xây dựng tự làm của các chủ đầu tƣ, thuê lao động thực hiện các

hoạt động xây dựng còn tổ chức quản lý và cung cấp vật liệu do chủ đầu tƣ đảm

nhận (lao động xây dựng của cá thể), ngoài ra còn hình thức tự quản của cấp

chính quyền cơ sở và đóng góp của dân để thực hiện thi công xây dựng công

trình. Mỗi loại hình hoạt động xây dựng đòi hỏi phải có cách tiếp cận và cách

thu thập thông tin riêng phù hợp với đặc thù mỗi loại hình. Có loại hình phải

tiếp cận và tổ chức thu thập thông tin từ chủ đầu tƣ, có loại hình tổ chức thu

thập trực tiếp từ đơn vị hoạt động xây dựng. Nhƣng trong thực tế nhiều năm, tổ

chức thu thập chỉ đƣợc thực hiện duy nhất bằng hình thức tiếp cận trực tiếp với

các đơn vị hoạt động xây dựng. Do vậy, cách tiếp cận này không phù hợp với

nhiều loại hình xây dựng, đó cũng là lý do có một số loại hình hoạt động xây

dựng mà không thu thập đƣợc thông tin hoặc thông tin thu thập đƣợc nhƣng

không đầy đủ, thiếu độ tin cậy phải huỷ bỏ.

Phƣơng pháp luận thống kê xây dựng đang đƣợc nghiên cứu trên cơ sở

nghiên cứu khuyến nghị quốc tế về thống kê xây dựng của Liên hợp quốc, lộ

trình thực hiện từ năm 2015.

Hƣớng hoàn thiện phƣơng pháp luận thống kê xây dựng là:

79

(i) Cách tiếp cận các đối tƣợng có hoạt động xây dựng để thu thập thông

tin không thể áp dụng thống nhất từ các cơ sở hoạt động sản xuất nhƣ các ngành

kinh tế khác, mà tuỳ từng đối tƣợng để xác định cách tiếp cận trực tiếp nhƣ đối

với các doanh nghiệp xây dựng hoặc gián tiếp qua chủ đầu tƣ đối với các hoạt

động xây dựng tự làm, xây dựng của các cơ sở cá thể. Tuỳ theo cách tiếp cận

mà thông tin thu thập đƣợc sẽ đáp ứng yêu cầu đầy đủ khác nhau, mà chỉ có thu

thập trực tiếp từ doanh nghiệp xây dựng mới cho thông tin đầy đủ các chỉ tiêu,

còn lại thu thập gián tiếp qua các chủ đầu tƣ, chỉ có thể đảm bảo cho các chỉ tiêu

về chi phí sản xuất, chi phí trung gian, chỉ tiêu giá trị sản xuất, giá trị gia tăng.

Các chỉ tiêu thống kê khác cần đƣợc tính toán gián tiếp thông qua các chỉ tiêu

đã có hoặc các phƣơng pháp gián tiếp khác.

(ii) Vừa tính trực tiếp từ số liệu gốc của các cơ sở hoạt động xây dựng,

vừa tính gián tiếp thông qua chủ đầu tƣ. Tuỳ thuộc vào yêu cầu tính toán mà chi

phí sản xuất có thể tính theo giá thực tế hoặc giá dự toán công trình, nhƣng là số

liệu chính thức thì phải là chi phí sản xuất theo giá thực tế. Lợi nhuận xây dựng

có thể tính theo lợi nhuận định mức hoặc lợi nhuận thực tế, nhƣng là số liệu chính

thức thì phải là lợi nhuận thực tế phát sinh.

Hạn chế: Việc tổ chức thu thập chỉ tiêu thống kê về xây dựng chỉ đƣợc

thực hiện duy nhất bằng hình thức tiếp cận trực tiếp với các đơn vị hoạt động

xây dựng, cách tiếp cận này không phù hợp với nhiều loại hình xây dựng (xây

dựng tự làm của các chủ đầu tƣ, hình thức tự quản của cấp chính quyền cơ sở và

đóng góp của dân …) do đó thông tin về một số loại hình hoạt động xây dựng

không thu thập đƣợc hoặc thông tin thu thập đƣợc nhƣng không đầy đủ, thiếu độ

tin cậy phải huỷ bỏ. Việc thực hiện chế độ báo cáo tổng hợp của các tỉnh, thành

phố không đƣợc đầy đủ, chất lƣợng số liệu báo cáo chƣa cao.

Đề nghị: Trong những năm tới, cần đổi mới và nâng cao chất lƣợng hoạt

động thu thập thông tin thống kê xây dựng bằng cách tuỳ từng đối tƣợng để xác

định cách tiếp cận trực tiếp nhƣ đối với các doanh nghiệp xây dựng hoặc gián

tiếp qua chủ đầu tƣ đối với các hoạt động xây dựng tự làm, xây dựng của các cơ

80

sở cá thể; các chỉ tiêu thống kê khác cần đƣợc tính toán gián tiếp thông qua các

chỉ tiêu đã có hoặc các phƣơng pháp gián tiếp khác.

Thống kê vốn đầu tƣ: Chỉ tiêu vốn đầu tƣ phát triển toàn xã hội hiện nay

đã đƣợc TCTK tính toán và công bố trong Niên giám thống kê hàng năm. Thuật

ngữ “vốn đầu tƣ phát triển” có nội dung rộng bao gồm những khoản chi trực

tiếp vào hoạt động sản xuất, tạo ra thu nhập mới cho nền kinh tế và cả những

khoản chi mang bản chất của chính sách xã hội, không tham gia vào quá trình

sản xuất. Có một thực tế là khái niệm vốn đầu tƣ phát triển không phù hợp với

khái niệm vốn đầu tƣ trong kinh tế vĩ mô và khái niệm tích lũy tài sản trong

thống kê tài khoản quốc gia. Thực tế này đã gây ra sự nhầm lẫn và bối rối cho

những ngƣời sử dụng thông tin thống kê. Khái niệm và nội dung vốn đầu tƣ có

tầm quan trọng trong tính toán một số chỉ tiêu kinh tế tổng hợp và phân tích

hiệu quả đầu tƣ của nền kinh tế. Vì vậy, việc đƣa khái niệm và xác định đúng

nội dung của vốn đầu tƣ theo thông lệ quốc tế có ý nghĩa thiết thực.

Ở Việt Nam hiện nay, để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch theo yêu

cầu của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ và yêu cầu về quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà

nƣớc, hàng quý và hàng năm Tổng cục Thống kê vẫn cần tính và công bố chỉ

tiêu vốn đầu tƣ phát triển. Ngoài việc tổng hợp chỉ tiêu vốn đầu tƣ phát triển,

TCTK (Vụ XDĐT) vẫn tính chỉ tiêu vốn đầu tƣ tích lũy phục vụ cho các yêu

cầu thống kê tài khoản quốc gia. Trong các biểu mẫu báo cáo đã cài đặt các chỉ

tiêu để có thể vừa tính đƣợc chỉ tiêu vốn đầu tƣ phát triển vừa tính đƣợc chỉ tiêu

vốn đầu tƣ tích lũy.

Cho đến nay, chỉ tiêu Hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ (ICOR) tại Việt Nam

mới chỉ đƣợc các nhóm chuyên gia kinh tế tính toán theo từng năm riêng lẻ.

Điều này hoàn toàn không đúng, vì Hiệu quả của đồng vốn đầu tƣ thƣờng có độ

trễ. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ (ICOR) thông thƣờng đƣợc tính toán theo giai

đoạn (khoảng 5 năm), nó sẽ loại bỏ yếu tố độ trễ đầu tƣ của từng năm riêng lẻ.

Việc hoàn thiện nguồn thông tin để tính toán chỉ tiêu Hiệu quả sử dụng vốn đầu

81

tƣ (ICOR) ở Việt Nam theo chuẩn quốc tế đã đƣợc TCTK (Vụ XD ĐT) nghiên

cứu và tính toán, việc công bố chỉ tiêu này theo lộ trình thực hiện từ năm 2015.

Hạn chế: Hiện nay Hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ (ICOR) đƣợc tính toán

dựa trên 2 chỉ tiêu là: (i) Chỉ tiêu Vốn đầu tƣ phát triển toàn xã hội, và (ii) Chỉ

tiêu Tích lũy tài sản. Trong thực tiễn, Hiệu quả vốn đầu tƣ (ICOR) nên đƣợc

tính toán dựa trên chỉ tiêu Tích lũy tài sản, vì chỉ tiêu này phản ánh sát thực hơn

Vốn (Capital Stock) của nền kinh tế. Nhƣng Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia

mới chỉ công bố số liệu về Tích lũy tài sản của toàn bộ nền kinh tế, chứ chƣa

công bố cho 3 khu vực sở hữu là (1) Nhà nƣớc, (2) Ngoài Nhà nƣớc, và (3) Khu

vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Do vậy, Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia cần

thiết phải nghiên cứu và tính toán nhằm mục đích công bố chi tiết hơn về chỉ

tiêu này, phục vụ tính toán chỉ tiêu Vốn của toàn bộ nền kinh tế chia theo 3 khu

vực sở hữu.

Đề nghị: Tổng cục Thống kê nên xác định và sử dụng chỉ tiêu “vốn đầu

tƣ” thay vì sử dụng chỉ tiêu “vốn đầu tƣ phát triển”; và nghiên cứu đánh giá

chuẩn mực về thực trạng nguồn thông tin, cũng nhƣ phƣơng pháp tính chỉ tiêu

Hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ (ICOR) ở Việt Nam theo chuẩn quốc tế và phù

hợp với tình hình thực tế của Việt Nam nhằm mục đích công bố chỉ tiêu quan

trọng này. Việc công bố chỉ tiêu Hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ (ICOR) theo cách

chính thống sẽ giúp ích rất nhiều cho các nhà quản lý, các nhà lập chính sách và

ngƣời dùng tin…. có cái nhìn tổng quan và chính xác hơn về nền kinh tế.

C. Thống kê thương mại: Thống kê thƣơng mại hiện nay đƣợc biết đến

với các chuyên ngành: thống kê thƣơng nghiệp trong nƣớc (kể cả khách sạn nhà

hàng và một số dịch vụ phục vụ cá nhân, cộng đồng, văn hoá, y tế, giáo dục),

xuất nhập khẩu.

Thống kê thƣơng nghiệp trong nƣớc: Đối với thống kê thƣơng nghiệp

trong nƣớc, việc kết hợp phƣơng pháp điều tra toàn bộ với điều tra chọn mẫu đã

đƣợc áp dụng trong công tác thu thập số liệu định kỳ nhằm giảm chi phí thu

82

thập số liệu, và khắc phục đƣợc khó khăn do không thể thu đủ báo cáo theo chế

độ và do các đơn vị báo cáo thƣờng xuyên biến động; đồng thời việc xử lý tổng

hợp bằng chƣơng trình máy tính cũng đã đƣợc áp dụng ở các địa phƣơng và

Tổng cục. Phƣơng pháp thống kê thƣơng nghiệp hiện nay đang đƣợc nghiên cứu

sửa đổi phƣơng án trên cơ sở áp dụng phƣơng pháp luận thống kê thƣơng

nghiệp Khuyến nghị quốc tế về thống kê bán buôn, bán lẻ (IRDTS -

International Recommendations for Distributive Trade Statistics) 2008 của Liên

hợp quốc, dự kiến đƣa vào áp dụng một phần từ năm 2014.

Hạn chế: Hệ thống chỉ tiêu thống kê thƣơng mại chƣa đƣợc hoàn thiện

với các phân tổ chi tiết, chƣa phục vụ hiệu quả cho hệ thống tài khoản quốc gia,

số liệu thống kê thƣơng mại còn ít có mặt trong các ấn phẩm thống kê quốc tế.

Phạm vi tổng hợp các chỉ tiêu chƣa bao quát hết các thành phần kinh tế, còn

những chỉ tiêu chỉ thu thập tổng hợp trong phạm vi khu vực nhà nƣớc, mang

dáng dấp của thời kỳ kế hoạch hóa tập trung. Chế độ báo cáo thống kê chƣa

đƣợc cải tiến đồng bộ, còn chồng chéo nên số liệu thu đƣợc vừa thừa vừa thiếu,

gây khó cho cơ sở và địa phƣơng. Cho đến nay, đơn vị báo cáo, điều tra vẫn chỉ

là doanh nghiệp hạch toán độc lập và hộ cá thể nên chƣa giải quyết đƣợc vấn đề

thống kê theo lãnh thổ.

Đề nghị: Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu, các khái niệm định nghĩa, phạm vi

thống kê, hệ thống danh mục chuẩn trên cơ sở đáp ứng yêu cầu của hệ thống tài

khoản quốc gia; cải tiến chế độ báo cáo thống kê, điều tra trên nguyên tắc thống

nhất phƣơng pháp luận giữa chuyên ngành và tài khoản quốc gia; từng bƣớc

biên soạn các tài liệu hƣớng dẫn cho các cấp (trung ƣơng, địa phƣơng) và hƣớng

dẫn tổ chức thực hiện cho cơ sở và địa phƣơng theo Khuyến nghị quốc tế về

thống kê bán buôn, bán lẻ (IRDTS 2008) của Liên hợp quốc.

Thống kê xuất nhập khẩu: Số liệu XNK hàng hóa đƣợc thu thập dựa

trên Danh mục hàng hóa XNK Việt Nam sử dụng Hệ thống điều hòa (HS 6 chữ

số) của Tổ chức Hải quan thế giới, và thƣờng xuyên cập nhật theo các phiên bản

mới. Phiên bản hiện đang sử dụng là HS 2007. Sau khi đƣợc Hải quan xử lý và

83

phân tổ dựa trên hệ thống HS, số liệu đƣợc chuyển cho TCTK. TCTK phân tổ

lại theo mã Phân loại hàng hóa ngoại thƣơng (SITC), Phân ngành kinh tế (ISIC)

và điều chỉnh số liệu để tính cả xuất khẩu điện, dầu thô tại vùng chống lấn. Số

liệu so sánh với một số đối tác lớn (ví dụ Trung quốc, Singapo) còn có chênh

lệch xác định giá trị giữa các nƣớc, phân tổ nƣớc bạn hàng (nƣớc gửi hàng hay

nƣớc xuất xứ), hàng buôn lậu qua biên giới…

TCTK (Vụ Thống kê thƣơng mại và dịch vụ) đã thực hiện cập nhật

phƣơng pháp luận thống kê xuất nhập khẩu hàng hóa theo Thống kê thƣơng mại

quốc tế về hàng hóa (IMTS - International Merchandise Trade Statistics) 2010

của Liên hợp quốc và đƣa vào sửa đổi Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp

dụng đối với Tổng cục Hải Quan, lộ trình thực hiện từ năm 2015. Số liệu về

hàng tái xuất; hƣớng sắp tới sẽ áp dụng “hệ thống thƣơng mại chung” thay cho

“hệ thống thƣơng mại đặc biệt mở rộng” với phân tổ thống kê nƣớc nhập khẩu

là “nƣớc xuất xứ” thay cho “nƣớc gửi hàng”, nghiên cứu áp dụng phân loại

hàng hóa nhập khẩu theo BEC (Broad Economic Categories).

Thống kê xuất nhập khẩu dịch vụ đang có kế hoạch triển khai để có số

liệu đáp ứng yêu cầu sử dụng, hiện chƣa áp dụng thống kê xuất nhập khẩu dịch

vụ theo MSITS 2010. Đối với việc cập nhật phƣơng pháp luận thống kê xuất

nhập khẩu dịch vụ theo Sổ tay hƣớng dẫn thống kê thƣơng mại quốc tế về dịch

vụ (MSITS - Manual on Statistics of International Trade) 2010 của Liên hợp

quốc phối hợp với EC, IMF, OECD, UNCTAD, WTO, TCTK đã áp dụng các

chuẩn mực theo Hƣớng dẫn về cán cân thanh toán, phiên bản 5 (BPM5 -

Balance of Payments Manual, 5th edition), dự kiến thực hiện một số khuyến

nghị từ năm 2015 theo kế hoạch của khối ASEAN. Lý do chƣa áp dụng ngay từ

năm 2013 là do một phần số liệu (tách riêng giá trị gia công hàng hóa từ nguyên

liệu hoàn toàn của nƣớc ngoài) phụ thuộc vào quy định thủ tục hải quan nên

Tổng cục Hải quan cần có sự chuẩn bị.

Hạn chế: Có sự chênh lệch số liệu về XNK do TCTK công bố và do

TCHQ công bố. Để phục vụ các kỳ họp thƣờng kỳ của Chính phủ, hàng tháng

84

từ ngày 20 đến 23 TCTK cùng liên bộ (Bộ KH&ĐT, Bộ Công thƣơng, Ngân

hàng Nhà nƣớc, Tổng cục Hải quan) ƣớc tính số liệu XNK hàng tháng trên cơ

sở số thực tế 15 ngày đầu tháng do cơ quan thống kê TCHQ cung cấp cộng

thêm số liệu ƣớc tính trong nửa cuối của tháng đó. TCTK công bố số liệu XNK

thực chất là số liệu thống kê ƣớc tính này. Trong khi đó TCHQ, sau khi kết thúc

từng tháng (từ 5 đến 10 ngày) công bố số liệu về XNK trên Cổng thông tin điện

tử của TCHQ (http://www.customs.gov.vn) gồm: số liệu sơ bộ, số liệu điều

chỉnh và số liệu chính thức. Số liệu công bố hàng tháng của TCHQ là số liệu sơ

bộ của tháng, do đó nó khác với số liệu ƣớc tính của liên bộ, nhƣng cũng chƣa

phải là số liệu cuối cùng. Số liệu điều chỉnh 6 tháng đầu năm đƣợc thực hiện

vào cuối tháng 9 hàng năm. Số liệu chính thức đƣợc chốt vào cuối tháng 4 và

cuối tháng 9 năm sau do thực tế tính hình XNK có những biến động nhất định

nên việc công bố thông tin về XNK phải theo lộ trình nhƣ vậy. Chính vì số liệu

công bố của TCTK là số liệu ƣớc tính trong khi số liệu thống kê của cơ quan

Hải quan là thống kê từ thực tế hoạt động XNK nên tùy thời điểm có sự khác

nhau.

Đề nghị: Cần khắc phục tình trạng công bố số liệu thống kê ƣớc tính, chỉ

nên công bố số liệu thống kê theo trình tự: số liệu thống kê sơ bộ, số liệu điều

chỉnh và số liệu chính thức theo nhƣ lộ trình công bố số liệu của TCHQ. Trong

những năm tới cần nghiên cứu biên soạn và áp dụng Tài liệu hƣớng dẫn phƣơng

pháp luận thống kê xuất nhập khẩu hàng hóa theo IMTS 2008 và thống kê xuất

nhập khẩu dịch vụ theo MSITS 2010 của Cơ quan Thống kê Liên hợp quốc.

D. Thống kê du lịch hiện nay chủ yếu mới phản ánh 03 chỉ tiêu: (i) khách

quốc tế đến Việt Nam, (ii) khách du lịch nội địa (nguồn Tổng cục Thống kê), và

(iii) tổng thu ngành du lịch (nguồn tổng hợp của Tổng cục Du lịch). Số liệu

khách quốc tế đến Việt Nam đã thực hiện theo phƣơng pháp thống kê du lịch

Khuyến nghị quốc tế về thống kê du lịch (IRTS - International

Recommendations for Tourism Statistics) 2008 của Liên hợp quốc (khái niệm,

định nghĩa khách du lịch, chi tiêu du lịch, các khoản mục chi tiêu cho du lịch).

85

Đối với số liệu về khách du lịch nội địa hiện nay mới thống kê đƣợc qua các cơ

sở lƣu trú và các cơ sở kinh doanh lữ hành, chƣa đúng với khuyến nghị của

thống kê du lịch Liên hợp quốc là nên thông qua điều tra hộ gia gia đình. Doanh

thu của các đơn vị kinh doanh du lịch đƣợc thu thập từ báo cáo của các đơn vị

theo hình thức báo cáo định kỳ. Doanh thu này không chỉ từ hoạt động kinh

doanh du lịch và đƣợc Tổng cục Thống kê và Tổng cục Du lịch tổng hợp hàng

năm. Các chỉ tiêu về chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến Việt nam và của

khách du lịch nội địa đƣợc thực hiện thông qua các cuộc điều tra chi tiêu của

khách du lịch (khách quốc tế đến và khách nội địa). Năm 2013 Tổng cục Thống

kê thực hiện điều tra chi tiêu của khách du lịch nội địa theo cơ sở lƣu trú, còn

Tổng cục Du lịch thực hiện cuộc điều tra này tại các điểm du lịch.

Các số liệu thống kê du lịch hiện có còn thiếu, chƣa phản ánh toàn diện

và thực chất vai trò của ngành Du lịch, tƣơng quan giữa khách du lịch quốc tế

với khách du lịch nội địa trong tiêu dùng du lịch, giữa kinh tế du lịch với các

ngành khác trong cơ cấu GDP và chƣa có tính so sánh quốc tế. Thống kê Liên

hợp quốc phối hợp với Tổ chức Du lịch Thế giới và Tổ chức lao động thế giới

khuyến nghị thống kê khách du lịch nội địa theo phƣơng pháp điều tra hộ gia

đình với những cách thức tiến hành tùy thuộc vào đặc điểm và khả năng của từng

nƣớc.

TCTK đã và đang từng bƣớc tiếp cận chuẩn mực quốc tế về các khái

niệm định nghĩa, cách thức tổ chức thu thập số liệu, cụ thể, thống kê số liệu

khách quốc tế đến Việt Nam đã đƣợc thực hiện theo Khuyến nghị quốc tế về

thống kê du lịch (IRTS), đang phối hợp cùng Tổng cục Du lịch xây dựng hệ

thống thống kê du lịch theo mô hình tài khoản vệ tinh du lịch (TSA).

Hạn chế: Do nhiều nguyên nhân, công tác thống kê số liệu du lịch còn

một số hạn chế nhƣ: các cơ quan, đơn vị, cơ sở hoạt động kinh doanh du lịch

chƣa chấp hành nghiêm chỉnh chế độ báo cáo thống kê định kỳ, việc cung cấp

số liệu có sự trùng lặp, cách tính chỉ tiêu số liệu thiếu thống nhất. Các số liệu

86

thống kê du lịch hiện có còn thiếu, chƣa phản ánh toàn diện và thực chất vai trò

của ngành Du lịch.

Đề nghị: Trong những năm tiếp theo cần tiếp cận chuẩn mực quốc tế về

các khái niệm định nghĩa, cách thức tổ chức thu thập số liệu theo Khuyến nghị

quốc tế về thống kê du lịch (IRTS), phối hợp cùng Tổng cục Du lịch xây dựng

hệ thống thống kê du lịch theo mô hình tài khoản vệ tinh du lịch (TSA). Về dài

hạn cần có một mô đun về du lịch trong Điều tra mức sống dân cƣ hộ gia đình,

về ngắn hạn cần có thêm các điều tra mẫu liên kết các dữ liệu khác nội địa với

điều tra của TCTK về cơ sở lƣu trú thƣơng mại. Đồng thời tổ chức mạng lƣới

thu thập số liệu từ các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, các Ban quản lý các

khu du lịch nhằm đảm bảo thu thập đủ và đúng số liệu.

E. Thống kê công nghệ thông tin và truyền thông, bưu chính:

Về thống kê công nghệ thông tin : Đây là lĩnh vực mới, rộng, bao gồm

bộ số liệu từ 4 lĩnh vực thống kê: sản xuất thiết bị công nghệ thông tin; xuất

nhập khẩu và phân phối thiết bị công nghệ thông tin; sản xuất dịch vụ công

nghệ thông tin; ứng dụng công nghệ thông tin. Từ năm 2005, TCTK (Vụ Thống

kê thƣơng mại và dịch vụ) đã nghiên cứu, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền

thông, Bộ Công thƣơng đƣa vào Tổng điều tra cơ sở kinh tế, hành chính, sự

nghiệp, điều tra thƣờng xuyên (điều tra doanh nghiệp, điều tra cá thể), điều tra

chuyên đề (thí điểm năm 2009 tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh) và đã báo cáo

một số chỉ tiêu. Tuy nhiên, việc chuyển nhiệm vụ thống kê này từ Vụ Thống kê

thƣơng mại sang Vụ Thống kê xã hội và môi trƣờng gây khó khăn cho Vụ

Thống kê xã hội và môi trƣờng vì Vụ này chƣa có kinh nghiệm thực hiện thống

kê về công nghệ thông tin theo khuyến nghị của tổ chức viễn thông quốc tế

(ITU).

Về thống kê truyền thông, bưu chính: Những chỉ tiêu thu thập đã thống

nhất khái niệm, phƣơng pháp tính theo hƣớng dẫn chung của Tổ chức viễn

thống, bƣu chính quốc tế. Tuy nhiên, số lƣợng chỉ tiêu đã thu thập và công bố

chƣa đầy đủ nhƣ bộ chỉ tiêu do Tổ chức viễn thông, bƣu chính quốc tế khuyến

87

nghị. Thống kê bƣu chính, chuyển phát sẽ đƣợc TCTK nghiên cứu hoàn thiện từ

năm 2014.

F. Thống kê vận tải: Số liệu về thống kê vận tải hàng không đƣợc thực

hiện dựa trên báo cáo của Cục hàng không Việt Nam, mà theo chế độ báo cáo

tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty hàng không Việt Nam, Công ty

Cổ phẩn hàng không Jetstar Pacific Airline. Những chỉ tiêu cơ bản đã áp dụng

phƣơng pháp luận thống kê vận tải theo Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế

(ICAO). Tuy nhiên số lƣợng chỉ tiêu đã thu thập và công bố chƣa đầy đủ và chi

tiết theo phƣơng pháp luận quốc tế về thống kê vận tải. TCTK sẽ nghiên cứu và

áp dụng từ năm 2015.

G. Thống kê giá:

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI): Tổng cục Thống kê tính CPI cả nƣớc đối với

từng nhóm và chỉ số chung theo các quyền số chung cả nƣớc. Giá cả đƣợc thu

thập mỗi tháng 3 kỳ (ngày 25 tháng trƣớc, ngày 5 và 15 tháng báo cáo) ở cả hai

vùng nông thôn và thành thị. Từng Cục Thống kê tỉnh, thành phố tổng

hợp CPI bằng công thức Laspeyres theo phƣơng pháp bình quân gia quyền từ

nhóm cấp 4 lên đến chỉ số chung. Quyền số đƣợc tổng hợp từ cuộc điều tra

Khảo sát mức sống hộ gia đình và cuộc điều tra quyền số CPI. Các Cục Thống

kê tỉnh, thành phố tính toán và công bố CPI riêng của tỉnh mình và gửi báo cáo

về Tổng cục Thống kê vào ngày 17 hàng tháng. Chỉ số giá đƣợc công bố vào

ngày 24 hàng tháng. CPI không bao giờ đƣợc điều chỉnh lại sau khi đã công bố.

Năm gốc của CPI hiện nay là năm 2009. Hiện tại chỉ có tiền thuê nhà

đƣợc tính trong rổ hàng hóa CPI, TCTK sẽ nghiên cứu tính toán giá nhà ở tự có

đƣa vào để tính chỉ số giá tiêu dùng.

Về phân loại chỉ số giá tiêu dùng hiện tại dựa theo Phân loại hàng hóa

tiêu dùng cá nhân theo mục đích sử dụng (COICOP) với cấu trúc 11 nhóm

chính, không có riêng một nhóm cho nhóm Khách sạn, nhà hàng mà đƣợc sắp

xếp nhƣ sau: nhóm khách sạn đƣợc ghép vào nhóm Văn hóa thể thao, giải trí và

du lịch; nhóm ăn uống ngoài gia đình đƣợc ghép vào nhóm Hàng ăn và dịch vụ

88

ăn uống. Tuy nhiên, theo khuyến nghị của chuyên gia IMF, Tổng cục Thống kê

nên áp dụng phân tổ COICOP dành cho các cuộc Điều tra ngân sách hộ gia đình

(COICOP-HBS) phân loại đúng theo 12 nhóm chính và giữ mức chi tiết đến cấp

5 số cho cả chỉ số giá tiêu dùng và dữ liệu khảo sát mức sống hộ gia đình

(VHLSS).

Chỉ số giá sản xuất (PPI) đƣợc TCTK tổng hợp từ 400 sản phẩm và phân

loại dựa trên Hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân Việt Nam (VSIC 2007).

PPI đƣợc tổng hợp theo quý. Chỉ số giá PPI đƣợc công bố vào 25 tháng cuối

quý báo cáo, năm gốc so sánh là năm 2005.

Các chỉ số hiện nay đƣợc thu thập một tháng/lần, đƣợc công bố hàng quý

theo 3 gốc so sánh là: năm gốc, quý trƣớc, cùng quý năm trƣớc. Các chỉ số giá

nhìn chung đã tổng hợp và biên soạn đến ngành cấp 4, chia theo vùng và cả

nƣớc. Chỉ số giá đƣợc công bố rộng rãi, đáp ứng một phần nhu cầu của ngƣời

dùng tin..

Đối với chỉ số PPI hiện tại, đầu tiên các sản phẩm đƣợc chọn, và sau đó

các cơ sở sản xuất các sản phẩm đƣợc chọn cho việc thu thập dữ liệu về giá

hàng tháng. Do vậy, chỉ số PPI đƣợc biên soạn theo sản phẩm chứ không phải là

ngành kinh tế. Kết quả chỉ số giá tổng hợp sử dụng phƣơng pháp này là chỉ số

PPI sản phẩm thuần túy. Khuyến cáo trong Hƣớng dẫn sử dụng PPI xem xét khả

năng biên soạn chỉ số PPI ngành kinh tế (sản phẩm là thứ cấp) cũng nhƣ PPI sản

phẩm với việc đầu tiên chọn mẫu các cơ sở sản xuất, rồi sau đó chọn mẫu sản

phẩm trực tiếp từ các cơ sở đƣợc chọn.

PPI nên bao gồm sản xuất cho tiêu dùng trong nƣớc cũng nhƣ sản xuất để

xuất khẩu. Điều quan trọng là giá đƣợc thu thập cho cả hai loại giao dịch ngay

cả khi các sản phẩm cụ thể nếu không cùng nhƣ vậy. Một khi giá có sẵn cho các

sản phẩm đƣợc xuất khẩu, nó sẽ có thể tạo ra một chỉ số thành phần của PPI

xuất khẩu. Chỉ số này có thể đƣợc so sánh với chỉ số giá xuất khẩu XPI. Ngoài

ra, các mẫu cơ sở sản xuất có thể đƣợc sử dụng để xác nhận rằng tất cả các cơ

89

sở quan trọng sản xuất và xuất khẩu hàng hóa có trong XPI. Cần đảm bảo rằng

các sản phẩm dành cho xuất khẩu có giá riêng và đƣợc đƣa vào trong chỉ số PPI.

Một trong những khuyến nghị của chuyên gia IMF là khi biên soạn chỉ số

giá sản xuất của Việt Nam nên lƣu tâm đến những mặt hàng sản xuất ra vừa

đƣợc tiêu dùng trong nƣớc và cũng đƣợc xuất khẩu; các cơ sở sản xuất đƣợc

chọn điều tra giá trong giá sản xuất PPI có thể đồng thời đƣợc sử dụng để điều

tra giá xuất khẩu hàng hóa (XPI). Chỉ số này đƣợc dùng để so sánh với chỉ số

giá xuất khẩu XPI nhằm tính toán hiệu quả kinh tế giữa sản xuất và xuất khẩu.

Chỉ số giá xuất nhập khẩu (XMPI) hiện đƣợc biên soạn và phổ biến

hàng quý. Tất cả các dữ liệu đƣợc phân loại và mã hóa bằng cách sử dụng hệ

thống hài hòa phiên bản năm 2007. Quyền số dựa trên số liệu về kim ngạch

XNK năm 2010 do Vụ TK Thƣơng mại và Dịch vụ cung cấp. Dữ liệu giá thu

thập từ các doanh nghiệp XNK tại 25 tỉnh/thành phố, có tham khảo dữ liệu từ

hải quan. Dữ liệu đơn vị giá trị nói chung là rất biến động, do đó khuyến nghị

TCTK tiếp tục và tăng cƣờng sử dụng số liệu về giá thu thập trực tiếp từ các

doanh nghiệp xuất nhập khẩu, thay vì sử dụng dữ liệu đơn vị giá trị từ Hải quan.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia IMF, TCTK cũng đã tính XPI và

MPI theo giá của đồng Đô la Mỹ (USD) và theo giá của đồng nội tệ (VNĐ).

Việc tính và công bố đƣợc Tỷ giá thƣơng mại hàng quý đƣợc thực hiện từ năm

2012 cũng là những bƣớc tiến đáng kể đã đƣợc ghi nhận.

Tuy nhiên cần lƣu ý, sô liêu gia xuât nhâp khâu của Hải quan theo mã HS

8 số mà TCTK đang tham khảo dù đã rất chi tiết nhƣng vẫn có nhóm không

phản ánh biến động thuần túy về giá (mặt hàng cần phải chi tiết đến mã HS 10

số). Khuyến nghị TCTK tiếp tục và tăng cƣờng sử dụng số liệu thu thập trực

tiếp từ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, thận trọng khi sử dụng dữ liệu gia tri

đơn vị từ Hải quan.

Chỉ số giá dịch vụ sản xuất (SPPI): Tổng cục Thống kê quyết định biên

soạn SPPI mới sẽ bao gồm các thành phần bao trùm tất cả các hoạt động dịch vụ

chính, ngoại trừ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và bất động sản. Dịch vụ giao

90

thông vận tải sẽ đƣợc chuyển từ PPI sang SPPI. Năm 2012 Tổng cục Thống kê

thực hiện điều tra thí điểm cho 12 ngành dịch vụ bao gồm các cơ sở trong các

ngành dịch vụ kể cả ngân hàng, bảo hiểm, và bất động sản. Sau khi tiến hành

điều tra thử nghiệm SPPI vào năm 2012, Tổng cục Thống kê quyết định biên

soạn SPPI mới từ năm 2013. Đây là chỉ số giá hoàn toàn mới, lần đầu tiên thực

hiện ở Việt Nam, với phạm vi bao gồm 12 ngành dịch vụ cấp 1và chi tiết đến

ngành cấp 4. Trong chỉ số này, nhóm ngành vận tải kho bãi (H) có sử dụng dữ

liệu từ chỉ số giá cƣớc vận tải kho bãi để biên soạn. Theo kế hoạch, SPPI đƣợc

công bố vào đầu năm 2014.

Tuy nhiên, SPPI mới đƣợc xây dựng lần đầu, lại phải hoàn thành gấp rút

trong một thời gian ngắn nên việc đƣợc học thêm kinh nghiệm của các nƣớc

tiên tiến và có những đánh giá từ ngƣời dùng tin (giống nhƣ các chỉ số giá khác)

là cần thiết.

Khuyến nghị tiếp tục biên soạn chỉ số cho các dịch vụ trong năm 2013, sử

dụng bất cứ quyền số thô nào có sẵn. Điều này có thể đƣa ra những bài học sẽ là

hữu ích cho việc chính thức phát hành chỉ số trong năm 2014.

Chỉ số giá xây dựng (CNSTPI): Chỉ tiêu chỉ số giá xây dựng thuộc hệ

thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, đƣợc giao cho Bộ Xây dựng chủ trì, thực hiện

theo lộ trình B (đến năm 2014 phải công bố). Hiện nay Bộ Xây dựng đã công bố

chỉ tiêu này cho cấp tỉnh nhƣng chƣa đầy đủ 63/63 tỉnh, thành phố và chƣa tính

toán chỉ tiêu này ở cấp quốc gia, nguồn thông tin thu thập đến nay vẫn còn

nhiều bất cập.

Do mục đích sử dụng khác nhau nên việc biên soạn chỉ số giá chỉ phân tổ

theo 5 loại công trình để đáp ứng nhu cầu của Bộ Xây dựng, nhƣng không đáp

ứng nhu cầu của TCTK do chƣa có phân tổ theo ngành kinh tế. Do vậy, Tổng

cục Thống kê và Bộ Xây dựng đang dự thảo lại hệ thống biểu mẫu, hƣớng đến

một chỉ số giá xây dựng vừa phân tổ theo loại công trình, vừa phân tổ theo

ngành kinh tế. Biểu mẫu báo cáo chỉ số giá cũng sẽ đƣa vào dự thảo chế độ báo

cáo thống kê Bộ, ngành.

91

Hiện nay, do chƣa có chỉ số giá xây dựng theo ngành kinh tế nên hàng quý

và hàng năm, TCTK phải sử dụng chỉ số giá vật liệu xây dựng (là một nhóm

nhỏ trong CPI) để tính các chỉ tiêu theo giá so sánh cho ngành ngành F chi tiết

đến ngành cấp 2 nên gặp không ít bất cập.

Chỉ số tiền lƣơng: Chỉ số tiền lƣơng áp dụng để loại trừ yếu tố giá cho

một số ngành kinh tế hoạt động dịch vụ phi thị trƣờng hoặc hoạt động chủ yếu

dựa vào nguồn ngân sách nhà nƣớc. Trƣớc mắt, chỉ số tiền lƣơng áp dụng cho

khu vực nhà nƣớc để tính cho các hoạt động dịch vụ phi thị trƣờng nhƣ hoạt

động của Đảng cộng sản, tổ chức chính trị xã hội, quản lý nhà nƣớc, an ninh

quốc phòng, bảo đảm xã hội bắt buộc.

Đây là một trong những chỉ số giá mới, còn đang trong quá trình nghiên

cứu cả về lý thuyết và triển khai thực hiện. Chỉ số giá này cần có sự nỗ lực từ

Tổng cục Thống kê nhằm đảm bảo có đủ loại chỉ số giá phù hợp áp dụng cho

ngành kinh tế cấp 1.

Hạn chế: Chất lƣợng số liệu phụ thuộc vào phƣơng pháp thu thập dữ liệu

và quyền số để tính chỉ số giá. Hiện nay phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp đƣợc

áp dụng để thu thập thông tin tại các đơn vị điều tra. Điều tra viên là những

ngƣời trực tiếp thu thập giá của các loại sản phẩm. Nếu giá của các sản phẩm

đƣợc thu thập chính xác, kịp thời và đầy đủ thì chỉ số giá sẽ phản ánh sát xu thế

biến động giá cả. Ngƣợc lại, nếu giá thu thập không đảm bảo đủ các tiêu chuẩn

thì chỉ số giá sẽ phản ánh không đúng xu hƣớng. Vì vậy, điều tra viên đóng vai

trò rất quan trọng và quyết định chất lƣợng của chỉ số giá.

Tính chính xác của chỉ số phụ thuộc vào cách xác định các quyền số.

Quyền số sản phẩm phụ thuộc vào hai yếu tố là số lƣợng sản phẩm và giá cả sản

phẩm tại năm gốc. Với đặc điểm của ngành công nghiệp và dịch vụ là luôn thay

đổi sản phẩm và mặt hàng sản phẩm theo nhu cầu thị trƣờng, do đó phải cập

nhật thƣờng xuyên danh mục sản phẩm mẫu và tính lại quyền số sản phẩm. Khi

danh mục sản phẩm mẫu lạc hậu thì đƣơng nhiên quyền số của sản phẩm cũng

92

lạc hậu và không còn phản ánh đúng vai trò thực của sản phẩm trong biến động

giá cả.

Đề nghị: Thứ nhất, cần tính lại quyền số theo năm gốc mới là năm 2010

cùng với việc hoàn thiện danh mục sản phẩm mẫu theo năm 2010. Thứ hai, cần

tổ chức đào tạo về phƣơng pháp biên soạn chỉ số giá cho các cán bộ thống kê ở

địa phƣơng và biên soạn sổ tay hƣớng dẫn điều tra viên thu thập dữ liệu chính

xác và đầy đủ.

2.1.3. Thống kê nông, lâm nghiệp và thủy sản

Trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, trách nhiệm đƣợc chia sẻ

giữa TCTK và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNN). TCTK

có trách nhiệm thu thập, tổng hợp, biên soạn dữ liệu thống kê nông nghiệp, lâm

nghiệp và thủy sản, thực hiện tổng điều tra, điều tra thống kê nông, lâm nghiệp

và thủy sản, lập các bảng cân đối thống kê lƣơng thực và một số sản phẩm chủ

yếu khác của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản. Các hoạt động

thống kê của Bộ NN&PTNN liên quan đến thu thập dữ liệu/thông tin để phục

vụ công tác quản lý, điều hành của ngành. Một mặt Bộ NN&PTNN sử dụng kết

quả các cuộc điều tra sản xuất nông nghiệp của TCTK cho việc lập kế hoạch các

hoạt động của Bộ, mặt khác Bộ cũng cung cấp dữ liệu về tình hình sản xuất

hàng hóa ngành nông nghiệp, thƣơng mại, dân số, lao động và các thông tin

khác liên quan đến nông nghiệp cho các Vụ thuộc TCTK. Bộ NN&PTNN thực

hiện thống kê, kiểm kê rừng và lập hồ sơ quản lý rừng. Hiện nay Bộ

NN&PTNN đƣợc giao chủ trì Dự án “Tổng điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc

giai đoạn 2013-2016”. Chỉ tiêu điều tra, kiểm kê rừng bao gồm các chỉ tiêu về

diện tích và chỉ tiêu về trữ lƣợng nhằm thiết lập hồ sơ quản lý rừng và xây dựng

cơ sở dữ liệu rừng và đất chƣa có rừng.

TCTK đã nghiên cứu áp dụng phƣơng pháp luận của Tổng điều tra Nông

thôn, Nông nghiệp và Thủy sản của FAO cho Tổng điều tra 2011 và hiện đang

xử lý tổng hợp số liệu Tổng điều tra Nông thôn, Nông nghiệp và Thủy sản năm

2011.

93

Bảng cân đối lƣơng thực, Bảng cân đối thực phẩm: năm 2010, TCTK (Vụ

Thống kê Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản) đã thực hiện đề tài nghiên cứu khoa

học “Nghiên cứu nội dung và phƣơng pháp lập bảng cân đối lƣơng thực ở Việt

Nam”. Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để tiếp tục hoàn thiện các nội

dung chỉ tiêu, phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc thu thập, tính toán

các chỉ tiêu còn thiếu, các chỉ tiêu có độ chính xác chƣa cao nhằm hoàn thiện

phƣơng pháp, nguồn số liệu để tính toán chính thức và công bố đúng thời hạn.

Hiện nay Vụ Thống kê Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản đang nghiên cứu cách

tính và lập bảng cân đối lƣơng thực, thực phẩm đối với các sản phẩm chủ yếu ở

Việt Nam.

Nhìn chung, thống kê nông, lâm nghiệp và thủy sản có độ tin cậy ngày

càng cao và cơ bản mô tả xu hƣớng và tình hình thực tiễn của ngành. Mặc dù

vậy số liệu thống kê vẫn còn bộc lộ một số vấn đề nhƣ một số chỉ tiêu không

thống nhất giữa cấp trung ƣơng, cấp tỉnh và cấp huyện. Số liệu từ các nguồn

khác nhau (điều tra, tổng điều tra và chế độ báo cáo thống kê cơ sở) chƣa thống

nhất. Hệ thống thống kê do TCTK chịu trách nhiệm thu thập, công bố số liệu

nông, lâm nghiệp, thủy sản từ số liệu về điều kiện sản xuất (đất đai, lao động,

máy móc, v.v...) đến kết quả sản xuất và là số liệu chính thống của Nhà nƣớc.

Thống kê Bộ NN&PTNN thu thập các thông tin tác nghiệp phản ánh quá trình

sản xuất, thị trƣờng nông sản, kỹ thuật của các ngành này. Sự phân công nhƣ

trên tuy có mặt tích cực là chuyên môn hoá cao hơn, nhƣng có nhƣợc điểm là

nguồn thông tin nông nghiệp bị chia cắt giữa các giai đoạn của một quá trình

sản xuất, dẫn đến sự hạn chế tính thống nhất và liên tục trong theo dõi và đánh

giá kết quả sản xuất.

Để cải thiện thống kê nông nghiệp và nông thôn không những ở Việt

Nam mà trên góc độ toàn cầu, Ủy ban thống kê Liên hợp quốc đã ủng hộ một

Kế hoạch hành động toàn cầu để cải thiện thống kê nông nghiệp và nông thôn.

Việt Nam cũng đƣợc Dự án của FAO và ADB tài trợ chọn là một trong 5 nƣớc

áp dụng thí điểm Kế hoạch triển khai chiến lƣợc toàn cầu về thống kê nông

94

nghiệp và nông thôn của Liên hợp quốc. TCTK cùng Bộ NN&PTNN đang cùng

nhau xây dựng Kế hoạch hành động cải thiện thống kê nông nghiệp và nông

thôn của Việt Nam.

Hạn chế: Nhìn chung, thống kê NLTS đang ngày càng trở nên đáng tin

cậy hơn và cơ bản phản ánh xu hƣớng và thực tế của ngành. Tuy nhiên, chất

lƣợng và tính chính xác của số liệu thống kê trong lĩnh vực còn tồn tại một số

vấn đề nhƣ sau:

a) Thiếu các chỉ tiêu chi tiết phản ánh chất lƣợng và tính hiệu quả của nền

kinh tế nông nghiệp và sự phát triển của khu vực nông thôn;

b) Có sự chênh lệch giữa số liệu trung ƣơng và địa phƣơng; đặc biệt là các

chỉ tiêu GDP trong khu vực nông nghiệp, giá trị sản xuất nông nghiệp;

c) Có sự khác biệt lớn giữa số liệu ƣớc tính, số liệu sơ bộ và số liệu chính

thức;

d) Độ tin cậy của một số chỉ tiêu, đặc biệt là các chỉ tiêu về dịch vụ NLTS

còn thấp;

e) Có sự khác biệt trong kết quả của các cuộc điều tra thƣờng xuyên và tổng

điều tra, đặc biệt là về số liệu chăn nuôi; và

f) Có xu hƣớng không so sánh đƣợc giữa các địa phƣơng, đặc biệt là đối với

số liệu chăn nuôi. Có sự khác biệt lớn giữa các tỉnh và các vùng.

Đề nghị: Khắc phục sự mâu thuẫn số liệu từ các nguồn điều tra thƣờng

xuyên với Tổng điều tra và chế độ báo cáo thống kê do các phƣơng pháp thu

thập thông tin về NLTS chƣa phản ánh hết đƣợc thực tế. Tính giá trị sản xuất

nông, lâm nghiệp và thủy sản theo chỉ số giá bán sản phẩm của ngƣời sản xuất

(PPI) và theo bảng giá cố định 2010; tính chính xác giá trị sản phẩm phụ trồng

trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông, lâm nghiệp và thủy sản. Để cải thiện thống kê

nông nghiệp và nông thôn, TCTK phối hợp cùng Bộ NN&PTNN xây dựng và

thực hiện Kế hoạch hành động cải thiện thống kê nông nghiệp và nông thôn của

Việt Nam trong khuôn khổ Chiến lƣợc toàn cầu về hoàn thiện thống kê nông

nghiệp của Tổ chức Nông nghiệp và Lƣơng thực thế giới (FAO).

95

2.1.4. Thống kê dân số, lao động và giới

A. Thống kê dân số: TCTK thực hiện thống kê dân số qua các nguồn số

liệu chủ yếu sau:

- Tổng điều tra dân số và nhà ở đƣợc tiến hành 10 năm một lần, Tổng

điều tra gần đây nhất là năm 2009.

- Điều tra nhân khẩu học giữa kỳ đƣợc tiến hành vào thời điểm giữa 2

cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở. Dự kiến Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ

tới vào năm 2014.

- Điều tra biến động dân số và kế hoạch hoá gia đình 1/4 hàng năm.

- Các cuộc điều tra chọn mẫu chuyên đề về nhân khẩu học thực hiện

thƣờng xuyên và không thƣờng xuyên do Tổng cục Thống kê phối hợp với một

số cơ quan, tổ chức khác nhau thực hiện.

Các kết quả từ Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình hàng

năm cung cấp các chỉ tiêu về cơ cấu dân số theo giới tính và tuổi; các tỷ suất

sinh, chết, hôn nhân và di cƣ. Các chỉ tiêu trên đƣợc tính toán cho cả nƣớc, các

vùng kinh tế - xã hội và tỉnh, thành phố.

Mô tả chi tiết các khái niệm, phƣơng pháp luận, sử dụng trong Tổng điều

tra dân số và nhà ở, điều tra biến động hàng năm đƣợc trình bày trong ấn phẩm

công bố. Các ƣớc lƣợng của điều tra bị ảnh hƣởng bởi sai số mẫu và sai số phi

mẫu.

Hiện nay TCTK đang tiến hành điều tra thí điểm năm 2013 của Điều tra

dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2014 với sự hỗ trợ kỹ thuật của một chuyên gia

Cục điều tra dân số Hoa kỳ do UNFPA tài trợ. Chuyên gia quốc tế thực hiện các

tƣ vấn về thiết kế mẫu và quy trình ƣớc lƣợng đối với cuộc điều tra giữa kỳ

2014. Sau khi kết thúc Điều tra dân số giữa kỳ năm 2014, Tổng cục Thống kê sẽ

tiếp tục nghiên cứu áp dụng phƣơng pháp luận Tổng điều tra Dân số theo tiêu

chuẩn của Thống kê Liên hợp quốc (chu kỳ tổng điều tra dân số 10 năm tới) cho

Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019.

96

B. Thống kê lao động đƣợc thu thập từ 4 nguồn số liệu chính về lao

động việc làm:

- Trƣớc năm 2007, Điều tra mẫu hàng năm về lao động và việc làm do Bộ

Lao động, Thƣơng binh và Xã hội phối hợp với Tổng cục Thống kê thực

hiện. Từ năm 2007 đến nay, Điều tra mẫu hàng năm về lao động và việc làm do

Tổng cục Thống kê tiến hành;

- Điều tra mức sống dân cƣ định kỳ 2 năm 1 lần do Tổng cục Thống kê

thực hiện;

- Báo cáo lao động và thu nhập khu vực nhà nƣớc 2 lần một năm (6

tháng, năm) của tất cả các doanh nghiệp nhà nƣớc và các cơ quan nhà nƣớc do

Tổng cục Thống kê tổng hợp;

- Tổng điều tra dân số và nhà ở đƣợc tiến hành 10 năm một lần.

Điều tra lao động và việc làm thu thập thông tin về số lƣợng và chất

lƣợng của lực lƣợng lao động tham gia vào thị trƣờng lao động; các số liệu về

việc làm, thất nghiệp, tình trạng thiếu việc làm, qui mô và cơ cấu lực lƣợng lao

động về độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật,

theo ngành kinh tế, và thành phần kinh tế.

Số liệu về thu nhập của lao động đang làm trong khu vực nhà nƣớc bao

gồm lao động chính thức và lao động hợp đồng đƣợc thu thập từ báo cáo hành

chính của các Bộ, ngành và doanh nghiệp nhà nƣớc bao gồm lƣơng và trợ cấp,

tiền trả bảo hiểm xã hội trả thay lƣơng và những thu nhập khác nhƣ tiền thƣởng,

tiền từ quỹ phúc lợi xã hội và những thu nhập khác có tính chất nhƣ lƣơng.

Các khái niệm, định nghĩa, bảng phân ngành và phạm vi số liệu thống kê

dân số và lao động tuân theo những tiêu chuẩn quốc tế mặc dù khu vực thành thị

ở Việt Nam đƣợc dựa trên các quyết định hành chính chứ không phải là các

định nghĩa quốc tế.

Chất lƣợng số liệu của báo cáo hành chính cho số liệu dân số, lao động

vẫn còn bộc lộ hạn chế: số liệu về dân số, sinh, tử, di cƣ đều thấp hơn so với

thực tế; điều tra dân số là nguồn số liệu đáng tin cậy hơn và có chất lƣợng cao.

97

Đo lƣờng lao động phi chính thức lần đầu tiên đã đƣợc thực hiện thí điểm

ở Việt Nam vào năm 2007. Theo khuyến nghị của ILO, Điều tra lao động việc

làm năm 2013 đƣa ra các khái niệm và tiêu chí xác định lao động phi chính thức

cho điều tra trong năm. TCTK sẽ phối hợp với ILO công bố báo cáo phân tích

về lao động phi chính thức giai đoạn 2007-2013 trong năm nay.

Hộp 2. Nghi ngờ số liệu thống kê về thất nghiệp, việc làm và thu nhập

Hạn chế: Chất lƣợng số liệu của báo cáo hành chính cho số liệu dân số,

lao động vẫn còn bộc lộ hạn chế: số liệu về dân số, sinh, tử, di cƣ đều thấp hơn

so với thực tế; điều tra dân số là nguồn số liệu đáng tin cậy hơn và có chất

lƣợng cao. Dƣ luận có sự nghi ngại số liệu thống kê chính thức về tình hình thất

nghiệp, việc làm và thu nhập. Hiện nay, khâu yếu nhất trong tổ chức điều tra tại

thực địa thuộc về chất lƣợng các điều tra viên. Việc tập huấn điều tra viên không

phải lúc nào, nơi nào cũng là tốt. Thậm chí có những điều tra viên ghi phiếu không

trung thực, hoặc ngƣời trả lời cung cấp thông tin không chính xác dẫn đến thông tin

cung cấp khác nhau cả về nội dung, đơn vị đo và đối tƣợng cấp tin. Điều này thể

hiện rất rõ khi kiểm tra và nghiệm thu các phiếu thông tin đã đƣợc cung cấp.

Báo cáo của Ủy ban Kinh tế trong báo cáo đánh giá về triển vọng kinh tế vĩ mô Việt Nam

năm 2013 vừa công bố sáng 7/3/2013 tỏ ra nghi ngại các thống kê chính thức về tình hình

thất nghiệp, việc làm và thu nhập.Báo cáo dẫn số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê qua

3 chỉ số chính: Tỉ lệ thất nghiệp; tỉ lệ thiếu việc làm và thu nhập, tiền lương. Theo đó, mặc

dù nền kinh tế 2012 được đánh giá là suy giảm, nhưng tình hình thất nghiệp và thiếu việc

làm vẫn được “cải thiện nhẹ” với các tỉ lệ lần lượt 1,99 và 2,8%. Tại khu vực thành thị, tỉ lệ

này - dù vẫn cao hơn mức thất nghiệp bình quân chung, nhưng lại thể hiện sự giảm nhẹ từ

3,6% năm 2011 xuống còn 3,25% trong năm 2012.Thu nhập của người lao động cũng thể

hiện trong một đồ thị bất thường: 3,9 triệu trong quý I/2012; giảm xuống còn 3,75 triệu

trong quý II và tăng trở lại 3,75 triệu đồng trong quý III.

Dẫn số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ước tính đến cuối năm 2012 có tới 55.000 DN giải

thể hoặc dừng hoạt động, Báo cáo đánh giá về triển vọng kinh tế vĩ mô Việt Nam năm

2013 đặt một dấu hỏi lớn xung quanh các số liệu thống kê chính thức về tỉ lệ thất nghiệp,

mất việc làm và thu nhập 3 yếu tố chính phản ánh “sức khỏe” của thị trường lao động.

Nguồn: Lao động, “Nghi ngờ về thống kê tình hình thất nghiệp, việc làm và thu nhập”, ngày

07/03/2013

98

Đề nghị: Trong những năm tới, cần tiếp tục nghiên cứu áp dụng phƣơng

pháp luận về thống kê lao động và việc làm, đo lƣờng lao động phi chính thức,

phân loại tình trạng và sử dụng thời gian lao động (ICATUS) theo tiêu chuẩn

của Tổ chức Lao động quốc tế. Nghiên cứu sự hiện diện của tổ chức thực địa cố

định với cán bộ đƣợc chuyên môn hoá trong việc thu thập dữ liệu thông qua các

cuộc điều tra và tổng điều tra. Sự hiện diện của tổ chức thực địa trên cơ sở liên

tục thƣờng xuyên hơn sẽ bảo đảm duy trì sự thành thạo nghiệp vụ; đồng thời

duy trì bộ phận nghiên cứu phƣơng pháp luận tại cơ quan trung ƣơng có tính

chuyên nghiệp để giám sát các hoạt động của tổ chức thực địa và đáp ứng yêu cầu

sản xuất số liệu ít nhất là từ khâu điều tra tại thực địa.

C. Thống kê giới: Trƣớc đây thống kê giới chỉ đƣợc lồng ghép vào một

số chỉ tiêu, chứ chƣa có một văn bản cụ thể nào quy định, hƣớng dẫn thực hiện

về thống kê giới, nhƣng với yêu cầu nâng cao vai trò vị thế của phụ nữ trong xã

hội ở tất cả các lĩnh vực thì số liệu phục vụ cho việc giám sát và đánh giá sự

bình đẳng giới là một yêu cầu tất yếu. Ngày14/10/2011 Thủ tƣớng Chính phủ đã

ra Quyết định số 56/2011/QĐ-TTg ban hành Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển giới

của quốc gia.

Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển giới của quốc gia gồm 105 chỉ tiêu thống

kê phát triển giới của quốc gia thuộc 11 lĩnh vực: 1- Chỉ số tổng hợp; 2- Dân số;

3- Lao động, việc làm; 4- Lãnh đạo - Quản lý; 5- Giáo dục và Đào tạo; 6- Khoa

học và Công nghệ; 7- Văn hóa, Thông tin, Thể dục thể thao; 8- Y tế; 9- Đời

sống gia đình; 10- Bảo trợ và an toàn xã hội; 11- Năng lực quản lý nhà nƣớc về

bình đẳng giới. Trong số các lĩnh vực trên, lĩnh vực chỉ số tổng hợp có 3 chỉ tiêu

gồm: Chỉ số phát triển giới; chỉ số vai trò phụ nữ; chỉ số khoảng cách giới. Các

chỉ tiêu này có chu kỳ công bố là 2 năm do Tổng cục Thống kê chịu trách

nhiệm.

Với sự hỗ trợ kỹ thuật của các cơ quan LHQ trong sự phối hợp với các

Bộ, ngành liên quan, TCTK đã biên soạn cuốn “Số liệu thống kê về giới ở Việt

Nam 2000-2010”. Cuốn sách này là tập hợp, hệ thống hóa các số liệu sẵn có từ

99

chế độ báo cáo, số liệu đã công bố từ các cuộc điều tra từ năm 2000 đến năm

2010. Các số liệu đƣợc biên soạn dựa vào “Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển giới

của quốc gia” ban hành theo Quyết định số 56/2011/QĐ-TTg ngày 14/10/2011

của Thủ tƣớng Chính phủ.

TCTK đang thực hiện rà soát lại số liệu thống kê giới hiện có của các Bộ,

ngành thu thập từ chế độ báo cáo thống kê để tiến tới hoàn thành xây dựng chế

độ báo cáo thống kê giới định kỳ

Hạn chế: Mặc dù nội dung “ Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển giới của quốc

gia và Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển giới cấp tỉnh, huyện, xã” đã đƣợc quy định

tại Thông tƣ số 07/2012 ngày 22/10/2012 do Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ ban

hành, song việc triển khai áp dụng bộ chỉ tiêu thống kê giới ở các cấp cho thấy

còn khó khăn, bất cập: cán bộ làm công tác bình đẳng giới còn chƣa có kỹ năng

và kiến thức về sử dụng số liệu thống kê giới trong công tác của mình. Cụ thể là

cách hiểu về các khái niệm và định nghĩa trong thống kê còn chƣa đồng nhất;

cách hiểu về mục đích và ý nghĩa của các chỉ số thống kê còn hạn chế; việc thu

thập và lựa chọn thông tin từ các nguồn cung cấp còn rất khác nhau giữa các

tỉnh/thành phố, khâu rà soát và tổng hợp thông tin, phục vụ cho công tác báo

cáo thống kê còn gặp nhiều khó khăn, do năng lực thu thập, khả năng cung cấp

thông tin, phân tích số liệu còn rất hạn chế…..

Đề nghị: Để Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển giới đƣợc thu thập và tổng

hợp đầy đủ và kịp thời thì Tổng cục thống kê cần phải làm việc cụ thể với từng

Bộ, ngành liên quan, nhằm xây dựng chế độ báo cáo định kỳ cho các chỉ tiêu

thống kê giới, đồng thời xây dựng cuốn Sổ tay hƣớng dẫn sử dụng số liệu thống

kê giới, trong đó cần phải cụ thể hóa hơn nữa trong quy trình các bƣớc thực hiện

để ngƣời đọc dễ thực hiện, cần thống nhất lại các khái niệm, các thuật ngữ và bỏ

bớt những văn bản, căn cứ pháp lý để cuốn sổ tay đảm bảo đƣợc nội dung cũng

nhƣ hình thức phù hợp hơn.

100

2.1.5. Thống kê y tế, giáo dục và môi trƣờng

A. Thống kê y tế: Số liệu về hệ thống Y tế và tình trạng sức khỏe ngƣời

dân đƣợc thu thập từ 4 nguồn chính sau: (i) hệ thống báo cáo định kỳ của Bộ Y

tế; (ii) thu thập số liệu về sức khỏe và kế hoạch hóa gia đình từ Tổng cục dân số

và kế hoạch hóa gia đình; (iii) Tổng điều tra dân số tiến hành 10 năm một lần

của TCTK và (iv) các cuộc điều tra toàn bộ hoặc chuyên đề về y tế của các cơ

quan thuộc chính phủ khác.

Số liệu đƣợc công bố qua hệ thống báo cáo hành chính của ngành Y tế

gồm cơ sở, giƣờng bệnh, cán bộ y tế, hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc trẻ

em, sức khỏe sinh sản, phòng chống dịch bệnh lây và các bệnh quan trọng, tình

hình tử vong tại bệnh viện. Số liệu thống kê y tế đƣợc báo cáo từ các cơ sở y tế

do ngành Y tế quản lý, do đó số mắc bệnh và số chết ngoài cộng đồng không

thu thập đƣợc đầy đủ, mà phải kết hợp với điều tra.

Tổng cục Thống kê thu thập số liệu qua 2 kênh: Bộ Y tế và Cục Thống

kê, vì kênh của Bộ Y tế thƣờng gửi báo cáo chậm, nên để có số liệu báo cáo kịp

thời phải sử dụng kênh từ các Cục Thống kê, cũng lấy số liệu từ các Sở Y tế

nhƣng với thời điểm sớm hơn. Sự tồn tại hai kênh báo cáo này gây trùng lắp

trong thu thập số liệu, số liệu hai kênh khác nhau do thời điểm báo cáo khác

nhau.

Các khái niệm và định nghĩa dùng để tính toán các số liệu thống kê đƣợc

dựa trên các chuẩn mực, hƣớng dẫn và cách thực hành tốt đã đƣợc quốc tế công

nhận. Với nguồn số liệu điều tra thì mẫu đƣợc chọn theo đúng phƣơng pháp của

quốc tế, sai số chọn mẫu đƣợc quản lý ở mức cho phép, các cuộc điều tra đều

đƣợc tổ chức khoa học, đƣợc thu thập bởi các cán bộ có kinh nghiệm nên sai số

phi mẫu cũng giảm bớt.

Hiện ngành Y tế đang tiến hành cải tiến áp dụng danh mục bệnh tật theo

ICD10 cho Việt Nam; Hoàn thiện chế độ báo cáo của Bộ Y tế và các địa

phƣơng để thu thập số liệu từ cơ sở y tế tƣ nhân, các chỉ tiêu giới; Thiết lập hệ

thống báo cáo điện tử từ các cơ sở y tế lên Bộ Y tế.

101

Hạn chế: Mặc dù công tác thống kê y tế đã đạt đƣợc những thành tích

đáng kể: Hệ thống văn bản pháp quy về thống kê y tế từng bƣớc hoàn thiện;

Mạng lƣới thống kê y tế đƣợc xây dựng rộng khắp từ trung ƣơng đến tuyến cơ

sở; Số liệu thống kê y tế đã góp phần quan trọng trong công tác quản lý, điều

hành và hoạch định chính sách ngành y tế, song trƣớc những yêu cầu ngày càng

cao về thông tin phục vụ quản lý, công tác thống kê y tế còn nhiều khó khăn, bất

cập. Cụ thể: (i) Hệ thống chỉ tiêu thống kê y tế chƣa đƣợc cập nhật và chuẩn

hóa; (ii) Hệ thống sổ sách và biểu mẫu báo cáo quá nhiều, đang là gánh nặng

cho các cơ sở y tế, đặc biệt là tuyến xã; (iii) Công tác tổng hợp, xử lý, lƣu trữ và

chuyển tải số liệu thống kê còn hạn chế ở tất cả các tuyến. Chất lƣợng số liệu

thống kê y tế còn hạn chế. Sự phối hợp giữa các đơn vị liên quan trong việc thu

thập, chia sẻ thông tin chƣa chặt chẽ.

Đề nghị: Rà soát, cập nhật các chỉ tiêu thống kê y tế, hệ thống sổ sách ghi

chép và các biểu mẫu báo cáo thống kê y tế các tuyến để đáp ứng nhu cầu thông

tin cho công tác quản lý, đồng thời tránh trùng chéo, giảm nhẹ gánh nặng thống

kê cho y tế các tuyến, đặc biệt là tuyến cơ sở; hoàn thiện chế độ báo cáo thống

kê để thu thập số liệu từ cơ sở y tế tƣ nhân, các chỉ tiêu giới. Thiết lập hệ thống

báo cáo điện tử từ các cơ sở y tế lên Bộ Y tế. Tiếp tục nghiên cứu áp dụng

phƣơng pháp luận biên soạn thống kê ngƣời tàn tật, thống kê y tế của WHO.

B. Thống kê giáo dục: Số liệu đƣợc tổng hợp từ các báo cáo của Bộ Giáo

dục và Đào Tạo (GD&ĐT) và các Cục Thống kê; từ Tổng điều tra Dân số, Điều

tra biến động Dân số và Điều tra khảo sát mức sống dân cƣ.

Số liệu về cơ sở vật chất, học sinh và giáo viên đƣợc tập hợp thông qua

hệ thống báo cáo hành chính của Bộ GD&ĐT; Số liệu giáo dục đƣợc thu thập từ

các cơ sở đào tạo, sau đó đƣợc gửi lên các Sở giáo dục tỉnh, thành phố trực

thuộc TƢ, đồng thời gửi cho Cục Thống kê tỉnh, thành phố, Bộ chủ quản (trực

tiếp quản lý các cơ sở này) và Bộ GD&ĐT.

Số liệu đào tạo đƣợc thu thập theo 2 kênh:

102

+ Giáo dục Đại học và Cao đẳng: số liệu từ các trƣờng gửi lên Bộ

GD&ĐT;

+ Giáo dục Trung cấp chuyên nghiệp: số liệu từ các trƣờng gửi đến các

Sở GD&ĐT, sau đó các Sở gửi lên Bộ GD&ĐT.

Bộ GD&ĐT tổng hợp số liệu gửi cho Tổng cục Thống kê. Tổng cục

Thống kê kết hợp hai nguồn số liệu giáo dục từ Bộ GD&ĐT và từ các Cục

Thống kê để tổng hợp và xuất bản trong niên giám thống kê hàng năm.

Số liệu về tỷ lệ đi học, tỷ lệ biết chữ, trình độ học vấn và chi tiêu cho giáo

dục đƣợc thu thập từ Tổng điều tra Dân số, Điều tra biến động dân số hàng năm

và Điều tra khảo sát mức sống dân cƣ.

Số liệu đƣợc các Cục Thống kê tổng hợp, so sánh đối chiếu với các năm

trƣớc, phát hiện những sai sót và cùng với Sở GD&ĐT kiểm tra xác minh. Sau

đó gửi lên Tổng cục Thống kê và Bộ GD&ĐT. Tổng cục Thống kê và Bộ

GD&ĐT lại kiểm tra đối chiếu trƣớc khi số liệu đƣợc công bố.

Thống kê giáo dục đã sử dụng các bảng phân loại/phân ngành thống nhất

với chuẩn mực, hƣớng dẫn và cách thực hành tốt đã đƣợc quốc tế công nhận,

bảng phân loại ngành, nghề đào tạo, bảng phân loại ngành kinh tế quốc dân

dùng cho tài khoản quốc gia.

Hiện TCTK đang rà soát, sửa đổi chế độ báo cáo cho Bộ ngành, kết hợp

với Bộ ngành hoàn thiện đồng bộ hệ thống chỉ tiêu thống kê, sau đó kết hợp với

Bộ ngành cập nhật và hoàn thiện chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối

với Sở, ngành địa phƣơng, báo cáo thống kê cơ sở đối với các trƣờng học, cơ sở

giáo dục.

Hạn chế: Việc thực hiện chế độ báo cáo tổng hợp áp dụng cho các Bộ

ngành chƣa đầy đủ, kịp thời, chất lƣợng số liệu chƣa cao. Theo kế hoạch, ngày

30/4 hàng năm là thời hạn TCTK hoàn thành báo cáo y tế, giáo dục chính thức

năm. Tuy nhiên vào thời điểm này Bộ Y tế và Bộ Giáo dục thƣờng chƣa tổng

hợp xong báo cáo của các địa phƣơng nên việc thực hiện chế độ báo cáo về y tế

và giáo dục thƣờng chậm. Ngoài ra, có sự vênh nhau về niên độ thống kê giữa

103

TCTK và Bộ Giáo dục: niên độ báo cáo thống kê của giáo dục theo năm học từ

30/10 đến 30/6 năm sau, trong khi niên độ báo cáo của TCTK theo năm dƣơng

lịch từ 01/01 đến 31/21.

Đề nghị: Cần tiếp tục nghiên cứu áp dụng phƣơng pháp luận thống kê

giáo dục của UNICEF, UNESCO đối với thống kê giáo dục ở Việt Nam. TCTK

cần rà soát, sửa đổi chế độ báo cáo cho Bộ ngành chú ý đến niên độ thống kê

đặc thù của các ngành, trong đó có giáo dục.

C. Thống kê mức sống dân cư: Trong 18 chỉ tiêu thống kê về mức sống

dân cƣ, có 15 chỉ tiêu có thể th u thâp đƣơc tƣ Điều tra khảo sát mức sống dân

cƣ, ngoài ra, có 3 chỉ tiêu do các Bộ, ngành thực hiện, đó là:

+ Số ngƣời đƣợc hỗ trợ xã hội thƣờng xuyên, đột xuất: Chế độ báo cáo

thống kê tổng hợp áp dụng đối với Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội.

+ Tỷ lệ dân số thành thị đƣợc cung cấp nƣớc sạch: Chế độ báo cáo thống

kê tổng hợp áp dụng đối với Bộ Xây dựng.

+ Tỷ lệ dân số nông thôn đƣợc cung cấp nƣớc sạch: Chế độ báo cáo thống

kê tổng hợp áp dụng đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

TCTK thu thập bằng 2 kênh đối với chi tiêu Tỷ lệ hộ , nhân khẩu thiếu

đói: (i) kênh từ Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội, (ii) Kênh báo cáo từ các

Cục Thống kê. Sự tồn tại hai kênh báo cáo này gây trùng lắp trong thu thập số

liệu, số liệu hai kênh khác nhau do thời điểm báo cáo khác nhau. Để khắc phục,

niên giám năm sau phải sửa số liệu đã có trong niên giám của các năm trƣớc

dựa trên số liệu chính thức nhƣng công bố chậm của Bộ. Nhƣng chi tiêu do các

Bộ phụ trách phải lấy từ báo cáo các Sở tƣơng ứng tại các tỉnh, tổng hợp và gửi

cho TCTK. Chính vì vậy nên báo cáo số liệu chính thức từ các Bộ thƣờng bị

châm.

Điều tra khảo sát mức sống dân cƣ các kỳ đƣợc tiến hành theo phƣơng

pháp, quy trinh chuân, đa đƣơc quôc tê cô ng nhân nên đam bao tinh chât lƣơng

và kịp thời của số liệu. Các định nghĩa, phạm vi, phân loại, định giá và thời gian

104

thu thập nguồn số liệu đƣơc thƣc hiên theo cac chuân mƣc cua Thông kê Quôc

tê.

TCTK có kế hoạch cải tiến về nội d ung của cuộc điều tra khảo sát mức

sống dân cƣ năm 2015-2020; Tăng cƣờng công tác phân tích và dự báo từ số

liệu của các cuộc Điều tra khảo sát mức sống dân cƣ.

Hạn chế: Mâu chu cua cuôc điều tra khao sat mức sống dân cƣ đƣơc lây

tƣ Tông điêu tra Dân sô, tiên hanh 10 năm 1 lân. Nhƣ vây, nhƣng ngƣơi di cƣ tƣ

nơi khac đên trong cac năm le se không đƣơc câp nhât vao dan mâu chu va

không đƣơc đƣa vao danh sach chon mâu đê khao sat hang năm . Ngoài ra ,

nhƣng chi tiêu do các Bộ phụ trách phải lấy từ báo cáo các Sở tƣơng ứng tại các

tỉnh, tổng hợp và gửi cho TCTK, vì vậy nên báo cáo số liệu chính thức từ các

Bô thƣơng bi châm.

Đề nghị: Cải tiến về mẫu , nội dung và phƣơng pháp tập huấn nghiệp vụ

của Điều tra khảo sát mức sống dân cƣ cho những năm tiếp theo. Đồng thời

nghiên cứu khắc phục sự trùng lắp trong thu thập số liệu, số liệu giữa hai kênh:

kênh từ Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội và kênh báo cáo từ các Cục

Thống kê.

D. Thống kê môi trường: Trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia có

24 chỉ tiêu thống kê môi trƣờng liên quan tới trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp

và Phát triển Nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng và Tổng cục Thống kê.

Bộ Xây dựng, Bộ Y tế và Bộ Công thƣơng chịu trách nhiệm tham gia tính các

chỉ tiêu có liên quan tới tỷ lệ chất thải độc hại xả ra theo tiêu chuẩn đã đƣợc xác

định. Ngoài các chỉ tiêu trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, các Bộ còn

xây dựng Hệ thống chỉ tiêu thống kê của Bộ, ngành.

Tổng cục Thống kê tiếp nhận số liệu về môi trƣờng chủ yếu từ hai nguồn:

kết quả các cuộc điều tra, ví dụ nhƣ Điều tra doanh nghiệp và Điều tra nông

nghiệp, và báo cáo thống kê từ các Bộ: Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, Bộ Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn.

105

Thống kê môi trƣờng là lĩnh vực mới và nƣớc ta đang trong quá trình

phát triển thống kê này. Hiện nay có một số thông tin về các vấn đề môi trƣờng

chủ yếu. Tuy nhiên, nhiều thông tin về môi trƣờng đang còn thiếu về phạm vi

bao quát, chƣa đầy đủ và chồng chéo giữa các bên liên quan khác nhau. Ví dụ,

nhƣ thông tin tiếp cận với sử dụng nƣớc là không nhất quán giữa các cuộc điều

tra khác nhau nhƣ của Bộ Y tế. Việc triển khai báo cáo số liệu thống kê môi

trƣờng còn gặp nhiều khó khăn do các hƣớng dẫn chƣa phù hợp với tình hình

thực tế.

Việt Nam còn thiếu hệ thống thu thập, sản xuất, phân tích và phổ biến

thông tin thống kê môi trƣờng một cách có hệ thống với chất lƣợng cao dựa trên

nhu cầu thông tin về môi trƣờng/ các vấn đề môi trƣờng ở cấp quốc gia và cấp

tỉnh. Thông tin cấp vùng cũng rất quan trọng cần xem xét cân nhắc cho công tác

môi trƣờng trong tƣơng lai. Cũng tồn tại thông tin trùng lặp, chồng chéo trong

hệ thống và các vấn đề chất lƣợng thông tin thấp và các khái niệm không rõ

ràng.

Vấn đề thiếu thông tin thống kê môi trƣờng vẫn tiếp tục tồn tại không

những ở Việt Nam mà ở nhiều quốc gia không có các chỉ tiêu đầy đủ để giám

sát nguồn tài nguyên của mình, các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng môi

trƣờng và tác động của những thay đổi đến môi trƣờng kinh tế và sự thịnh

vƣợng của đất nƣớc.

Để có thể đáp ứng các nhu cầu về số liệu thống kê môi trƣờng, cần thiết

phải xác minh đƣợc các vấn đề môi trƣờng cấp bách nhất tại Việt Nam. Các chủ

đề môi trƣờng có thể đƣợc phân loại theo nhiều cách khác nhau. Một ví dụ là

theo khung quy định của Liên Hợp Quốc cho các thống kê môi trƣờng, ví dụ

khác là Vấn đề môi trƣờng của Khu vực kinh tế Châu ÂU (EEA) và Ủy ban

Môi trƣờng châu Âu. EEA có mƣời một vấn đề môi trƣờng: ô nhiễm không khí,

đa dạng sinh học, hóa chất, biến đổi khí hậu, môi trƣờng và sức khoẻ, sử dụng

đất, tài nguyên thiên nhiên, tiếng ồn, đất, chất thải, nhiên liệu và nƣớc.

106

Hạn chế: Việc triển khai báo cáo số liệu thống kê môi trƣờng còn gặp

nhiều khó khăn do các hƣớng dẫn chƣa phù hợp với tình hình thực tế, nhiều

thông tin về môi trƣờng đang còn thiếu về phạm vi bao quát, chƣa đầy đủ và

chồng chéo giữa các bên liên quan khác nhau.

Đề nghị: Cần xây dựng và chuẩn hóa Hệ thống chỉ tiêu thống kê về môi

trƣờng theo các vấn đề môi trƣờng cấp bách nhất tại Việt Nam; mỗi chỉ tiêu

đƣợc chuẩn hóa về khái niệm, nội dung, phƣơng pháp tính, nguồn số liệu theo

đúng chuẩn mực của EEA và Ủy ban Môi trƣờng châu Âu. Tiến tới thành lập

một Ủy ban phối hợp giữa các cơ quan/ liên Bộ về thống kê môi trƣờng. Tổng

cục Thống kê nên đóng vai trò điều phối, Trung tâm Thông tin và dữ liệu về

giám sát môi trƣờng (CEMDI) đóng vai trò hạt nhân trong hệ thống thông tin

thống kê môi trƣờng.

2.1.6. Các hoạt động thống kê khác có liên quan

A. Hoàn thiện Hệ thống chỉ tiêu thống kê

Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia: Ngày 2/6/2010 Thủ tƣớng Chính

phủ đã có Quyết định số 43/2010/QĐ-TTg ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê

quốc gia mới thay cho Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia cũ đƣợc ban hành

năm 2005 với 350 chỉ tiêu thuộc 21 lĩnh vực. Các chỉ tiêu thống kê mới bổ sung

tập trung phản ánh chất lƣợng, hiệu quả của sự phát triển, sức cạnh tranh của

nền kinh tế và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, các chỉ tiêu bảo

đảm an sinh xã hội và bảo vệ môi trƣờng sinh thái.

Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia mới đã xây dựng rõ lộ trình thực hiện

cho từng chỉ tiêu theo các nhóm: nhóm A gồm những chỉ tiêu áp dụng ngay

trong năm 2011 (297 chỉ tiêu), nhóm B gồm những chỉ tiêu triển khai trong các

năm 2012-2014 (36 chỉ tiêu), và nhóm AB (17 chỉ tiêu vừa có phân tổ theo

nhóm A vừa có phân tổ theo nhóm B).

107

Bảng 2: Tình hình thực hiện các chỉ tiêu thống kê quốc gia phân theo cơ

quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

Tình hình thực hiện Số chỉ

tiêu

Cơ quan chịu trách

nhiệm thu thập, tổng

hợp

TCTK Bộ, ngành

Thu thập, tổng hợp và công bố toàn bộ 100 66 34

Thu thập, tổng hợp toàn bộ nhƣng chỉ

công bố một số phân tổ 20 16 4

Thu thập, tổng hợp toàn bộ nhƣng chƣa

công bố 41 21 20

Thu thập, tổng hợp một số phân tổ và

chƣa công bố 88 22 66

Chƣa tiến hành thu thập 97 13 84

Tổng số 346 138 208

Nguồn: Vụ Phƣơng pháp chế độ thống kê và CNTT, TCTK

Tổng cục Thống kê chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp 142/350 chỉ tiêu

thống kê quốc gia, trong đó: chƣa rà soát 04/142 chỉ tiêu, chƣa tiến hành thu

thập 13/142 chỉ tiêu, đã thu thập 125/142 chỉ tiêu, công bố 82/142 chỉ tiêu. Bộ,

ngành chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp 208/350 chỉ tiêu thống kê quốc gia,

trong đó: chƣa tiến hành thu thập 84/208 chỉ tiêu, đã thu thập 124/208 chỉ tiêu,

công bố 38/208 chỉ tiêu. Nhƣ vậy, đến nay mới chỉ có 120/350 (34%) chỉ tiêu

thống kê quốc gia đƣợc công bố.

Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia mặc dù đƣợc bổ sung nhiều chỉ tiêu

chất lƣợng, hiệu quả nhƣng có một số chỉ tiêu không có tính khả thi, thể hiện ở

chỗ không rõ khái niệm, định nghĩa, không phân định đƣợc phạm vi của chỉ

tiêu, không biết nguồn dữ liệu để tính toán; mặc khác có những phân tổ của chỉ

tiêu quá chi tiết trong khi nguồn số liệu từ điều tra không đảm bảo độ tin cậy để

suy rộng. Một trong những nguyên nhân là do trong quá trình xây dựng Hệ

thống chỉ tiêu, một số Bộ, ngành chƣa thực sự dành thời gian và nhân lực tập

trung nghiên cứu kỹ nên khi Hệ thống chỉ tiêu thống kê ban hành đã thể hiện

108

những bất cập. Chế độ báo cáo thống kê, một trong những căn cứ chủ yếu để

thu thập thông tin trong các hệ thống chỉ tiêu thống kê đến nay chƣa đầy đủ và

hoàn thiện, nhất là chế độ báo cáo áp dụng cho các Sở, ngành gây khó khăn cho

việc thu thập, tổng hợp số liệu ở địa phƣơng hiện nay.

CLPTTK xác định cần “Hoàn thiện và chuẩn hóa Hệ thống chỉ tiêu thống

kê quốc gia phù hợp với những thay đổi về kinh tế, xã hội và môi trƣờng ở trong

nƣớc và trên thế giới, đáp ứng đầy đủ nhu cầu thông tin của ngƣời sử dụng và

yêu cầu so sánh quốc tế”; Cần tiếp tục rà soát những chỉ tiêu không khả thi hoặc

chƣa phù hợp với thực tế cũng nhƣ những chỉ tiêu còn thiếu để nghiên cứu có kế

hoạch điều chỉnh, sửa đổi hoặc bổ sung; đồng thời nghiên cứu phƣơng pháp

tính, nguồn thông tin của các chỉ tiêu nhóm B để đến năm 2015 có thể thu thập,

tổng hợp và công bố đƣợc toàn bộ các chỉ tiêu thống kê quốc gia.

Hệ thống chỉ tiêu thống kê Bộ, ngành: Do mỗi Bộ, ngành quản lý theo

nhiều ngành, nhiều lĩnh vực nên việc ban hành hệ thống chỉ tiêu của các Bộ,

ngành trong thời gian qua đƣợc thực hiện theo các phƣơng thức sau: (i) Một Bộ,

ngành có thể ban hành một Hệ thống chỉ tiêu thống kê chung cho tất cả các lĩnh

vực mà Bộ, ngành quản lý nhƣ Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, Bộ Tài chính…

(ii) Một Bộ, ngành có thể ban hành nhiều Hệ thống chỉ tiêu thống kê tƣơng ứng

với các lĩnh vực quản lý nhà nƣớc của Bộ, ngành nhƣ: Bộ Tƣ pháp, Bộ Công

an… Đến nay đã có 15/24 Bộ ngành đã ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê,

6/24 Bộ, ngành đang trong quá trình xây dựng Hệ thống chỉ tiêu thống kê của

Bộ, ngành mình. Vẫn còn một số Bộ, ngành chƣa ban hành hoặc ban hành

không đầy đủ Hệ thống chỉ tiêu thống kê đồng bộ với HTCTTKQG 2010.

Ngân hàng Nhà nƣớc đang từng bƣớc thực hiện cập nhật hầu hết các chỉ

tiêu thống kê ngành ngân hàng, kịp thời tổng hợp cung cấp số liệu cho Lãnh đạo

phục vụ công tác chỉ đạo điều hành chính sách tiền tệ, đã tiến hành ra soát nhu

cầu thông tin hiện hành để sửa đổi bổ sung Thông tƣ số 21/2010/TT-NHNN quy

định chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với cá đơn vị thuộc NHNN và các tổ

chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài. Số lƣợng chỉ tiêu báo cáo đã

109

tinh gọn, tuy nhiên vẫn có nhiều chỉ tiêu có tính khả thi không cao hoặc không

cần thiết, chƣa đƣợc định nghĩa rõ ràng, không có tính ổn định nên khi các văn

bản nghiệp vụ thay đổi dẫn đến thay đổi, tạo gánh nặng cho TCTD báo cáo; một

số thông tin báo cáo cần thiết cho công tác quản lý chỉ đạo, điều hành của

NHNN chƣa đƣợc quy định trong hệ thống báo cáo thống kê nên vẫn phải yêu

cầu báo cáo tạm thời bằng văn bản dẫn đến không nhất quán đối với chỉ tiêu báo

cáo tại hệ thống báo cáo thống kê tập trung, việc tổng hợp số liệu còn thủ công

dẫn đến chất lƣợng số liệu còn hạn chế (thể hiện ở lỗi và sai sót).

Bộ KH&CN giao Cục Thông tin KH&CN QG nghiên cứu các chỉ tiêu

thống kê về đổi mới sáng tạo, patent của OECD, UNESCO, các nƣớc trong khu

vực, phục vụ thống kê đổi mới sáng tạo, làm cơ sở cho các cuộc điều tra thống

kê về tiềm lực KH&CN, đề xuất hoàn thiện và chuẩn hóa các chỉ tiêu thống kê

quốc gia về KH&CN.

Bộ CT đã xây dựng Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Công nghiệp và

thƣơng mại, ban hành Hệ thống giải thích khái niệm, nội dung, phạm vi,

phƣơng pháp tính, nguồn số liệu các chỉ tiêu thông kê ngành công nghiệp và

thƣơng mại.

Bộ GTVT đã triển khai xây dựng dự thảo Hệ thống chỉ tiêu thống kê

ngành GTVT theo Hệ thống chỉ tiêu quốc gia mới ban hành và đang gửi TCTK

để thẩm định.Các Bộ Quốc phòng, Bộ KH&CN, NHNN, Bộ GD&ĐT, Bộ

TT&TT , Bộ VHTTDL, Bộ Công thƣơng, Bộ TN&MT, Bộ Tài chính đã và

đang tiến hành rà soát, hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành và ban hành

Thông tƣ hƣớng dẫn.

Đa số các Bộ, ngành tiến hành thu thập, tổng hợp các chỉ tiêu của Bộ,

ngành theo kỳ công bố đều đặt, có chất lƣợng phục vụ nhu cầu quản lý, điều

hành của Bộ, ngành. Tuy nhiên, công tác thống kê của một số Bộ, ngành chƣa

đƣợc quan tâm, công tác thu thập, tổng hợp số liệu chƣa nề nếp. Các Bộ, ngành

đã ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê theo Quyết định số 305/2005/QĐ-TTg

cần rà soát sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với HTCTTKQG ban hành theo Quyết

110

định số 43/2010/QĐ-TTg. Cần xây dựng và chuẩn hóa Hệ thống chỉ tiêu thống

kê Bộ, ngành; mỗi chỉ tiêu đƣợc chuẩn hóa về khái niệm, nội dung, phƣơng

pháp tính, nguồn số liệu theo đúng chuẩn mực. Trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu

thống kê đƣợc xây dựng, hoàn thiện phƣơng pháp và các hình thức thu thập

thông tin đầu vào đối với các chỉ tiêu gồm; chế độ báo cáo thống kê tổng hợp,

chế độ báo cáo thống kê cơ sở và chƣơng trình điều tra thống kê.

Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, huyện, xã: Thông tƣ số

02/2011/TT-BKHĐT ngày 10 tháng 01 năm 2011 của Bộ trƣởng Bộ Kế hoạch

và Đầu tƣ quy định nội dung Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia; danh mục và

nội dung Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, huyên, xã.

Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh gồm 19 nhóm chỉ tiêu với 242 chỉ

tiêu, trong đó có 224 chỉ tiêu nhóm A, 13 chỉ tiêu nhóm B và 05 chỉ tiêu nhóm

AB. Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng chịu trách nhiệm thu

thập, tổng hợp 100 chỉ tiêu; Sở, ngành chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp 142

chỉ tiêu. Qua tổng hợp báo cáo của 62/63 địa phƣơng có 49 Cục Thống kê báo

cáo đầy đủ chi tiết đến từng phân tổ của từng các chỉ tiêu, 13 Cục Thống kê báo

cáo không đầy đủ, còn một số chỉ tiêu không nêu rõ tình trạng thực hiện.

Kết quả khảo sát 30 Cục Thống kê cho thấy có 2 Cục TK (7%) chƣa triển

khai hoặc đã triển khai hệ thống biểu mẫu đến cơ sở, nhƣng chƣa tổng hợp đƣợc

số lƣợng các chỉ tiêu, chỉ có 9 Cục TK (32%) đã thu thập, tính toán đƣợc trên

200 chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh.

Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp huyện bao gồm 80 chỉ tiêu thuộc 03 lĩnh

vực trong đó Chi cục Thống kê chịu trách nhiệm thu thập 27 chỉ tiêu; Phòng,

ban chịu trách nhiệm thu thập 53 chỉ tiêu. Trong 62 Cục Thống kê gửi báo cáo

về tình hình thực hiện chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, huyện có Cục Thống kê tỉnh

Bến Tre chƣa thực hiện chỉ tiêu thống kê cấp huyện, 61 Cục thống kê còn lại

đều đã triển khai thực hiện. Qua tổng hợp báo cáo của 62/63 địa phƣơng có 53

Cục Thống kê báo cáo đầy đủ chi tiết đến từng phân tổ của từng các chỉ tiêu, 8

111

Cục Thống kê báo cáo không đầy đủ, còn một số chỉ tiêu không nêu rõ tình

trạng thực hiện.

Kết quả khảo sát 30 Cục Thống kê cho thấy có 3 Cục TK (11%) chƣa

triển khai đƣợc hệ thống biểu mẫu đến cơ sở, có 11 Cục TK (39%) đã thu thập,

tính toán đƣợc trên 60 chỉ tiêu thống kê cấp huyện. Đối với chỉ tiêu thống kê

cấp xã, có 7 Cục TK (26%) chƣa triển khai đƣợc hệ thống biểu mẫu đến cơ sở,

có 14 Cục TK (52%) đã thu thập, tính toán đƣợc trên 20 chỉ tiêu thống kê cấp

xã.

Việc triển khai hệ thống các chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, huyện, xã còn

chậm so với lộ trình ở tất cả các cấp. Nhìn chung hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp

tỉnh, huyện, xã đã đƣợc các Cục Thống kê tỉnh, thành phố triển khai thực hiện.

Bên cạnh những chỉ tiêu đã đƣợc công bố đầy đủ vẫn còn một số chỉ tiêu, đặc

biệt là các chỉ tiêu nhóm B đang trong quá trình thu thập và cố gắng đảm bảo

đúng lộ trình công bố.

CLPTTK đã xác định cần tiếp tục “Hoàn thiện, chuẩn hóa Hệ thống chỉ

tiêu thống kê cấp tỉnh, huyện, xã; mỗi chỉ tiêu đƣợc chuẩn hóa về khái niệm, nội

dung, phƣơng pháp tính, nguồn số liệu theo đúng chuẩn mực của Hệ thống chỉ

tiêu TKQG”. Đổi mới các hệ thống chỉ tiêu thống kê phải tiến hành đồng bộ với

việc cải tiến, hoàn thiện các hình thức thu thập thông tin, kết hợp hài hòa và có

hiệu quả báo cáo thống kê, điều tra thống kê với khai thác nguồn thông tin thống

kê từ các hồ sơ đăng ký hành chính.

Hạn chế: Việc triển khai hệ thống các chỉ tiêu thống kê quốc gia, Bộ

ngành và cấp tỉnh, huyện, xã còn chậm so với lộ trình ở tất cả các cấp. Đối với

Bộ, ngành Trung ƣơng, việc triển khai cho Sở, ngành địa phƣơng chế độ báo

cáo thống kê chuyên ngành còn chậm và chƣa đồng bộ, chƣa cùng một thời gian

dẫn đến việc tổng hợp chung của cả hệ thống gặp khó khăn. Có những chỉ tiêu

thu thập thông tin thông qua điều tra thống kê nhƣng chƣa đủ đại diện và đủ

nguồn thông tin hoặc chƣa có phƣơng án điều tra thống kê để tính toán, suy

rộng và công bố thông tin cho cấp huyện, nhƣ: Tổng mức bán lẻ hàng hoá;

112

Doanh thu dịch vụ lƣu trú và ăn uống; Tỷ lệ hộ dân cƣ, nhân khẩu thiếu đói; Tỷ

lệ hộ dân cƣ đƣợc sử dụng nƣớc sạch....

Đề nghị: Tổng cục Thống kê cần có hƣớng dẫn tính toán tổng hợp các chỉ

tiêu thống kê cấp huyện thu thập từ điều tra nhƣng chƣa đủ nguồn thông tin

công bố cho cấp huyện. Cần tiếp tục xây dựng và chuẩn hóa Hệ thống chỉ tiêu

thống kê Bộ, ngành; mỗi chỉ tiêu cần đƣợc chuẩn hóa về khái niệm, nội dung,

phƣơng pháp tính, nguồn số liệu theo đúng chuẩn mực của Hệ thống chỉ tiêu

TKQG. Các Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng chủ động dự

thảo và trình chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng ban hành

các văn bản quy định phân công cho Sở, ngành, Huyện, xã thu thập, tổng hợp

các chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, huyện, xã và hƣớng dẫn thu thập thông tin đầu

vào đối với các chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, huyện, xã trên địa bàn. Bổ sung văn

bản pháp lý cho chế độ báo cáo Sở, ngành. Đổi mới các hệ thống chỉ tiêu thống

kê phải tiến hành đồng bộ với việc cải tiến, hoàn thiện các hình thức thu thập

thông tin, kết hợp hài hòa và có hiệu quả báo cáo thống kê, điều tra thống kê với

khai thác nguồn thông tin thống kê từ các hồ sơ đăng ký hành chính.

B. Nâng cao chất lượng hệ thống thu thập thông tin thống kê

Trong những năm vừa qua, TCTK đã chuyển cách thức thu thập số liệu

chủ yếu từ chế độ báo cáo thống kê định kỳ (đƣợc xem là phù hợp với nền kinh

tế quản lý tập trung) sang tập trung tiến hành các cuộc điều tra, là một phƣơng

thức phù hợp để phản ánh những thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế thị

trƣờng, nhất là của khu vực kinh tế ngoài nhà nƣớc. Số liệu thống kê quốc gia

đƣợc xây dựng từ 2 nguồn: chế độ báo cáo thống kê định kỳ, tuân theo quy định

chặt chẽ ở các cấp khác nhau, các ngành và lĩnh vực khác nhau, và số liệu từ

điều tra thƣờng xuyên cấp quốc gia và địa phƣơng hoặc điều tra chuyên đề.

Chế độ báo cáo thống kê: Luật Thống kê quy định có 2 loại chế độ báo

cáo thống kê: (1) Chế độ báo cáo thống kê cơ sở thu thập thông tin thống kê từ

chứng từ, sổ ghi chép số liệu ban đầu và (2) Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp

tổng hợp thông tin thống kê từ các báo cáo thống kê cơ sở, báo cáo tài chính, kết

113

quả các cuộc điều tra thống kê và các nguồn thông tin khác. Việc phân chia

thẩm quyền ban hành chế độ báo cáo thống kê trƣớc hết cũng đƣợc dựa vào sự

phân công trong việc thu thập từng chỉ tiêu trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê

quốc gia. Những chỉ tiêu trong hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia phân công

cho Tổng cục Thống kê phụ trách thu thập thì Thủ tƣớng Chính phủ ban hành,

những chỉ tiêu thống kê phân công cho các Bộ, ngành thu thập thì do các Bộ,

ngành ban hành.

Việc thực hiện chế độ báo cáo thống kê đã đƣợc thực hiện ở 2 hệ thống:

Hệ thống kê tập trung và Thống kê Bộ, ngành. Trong Hệ thống thống kê tập

trung, các Cục Thống kê thu thập báo cáo từ cấp huyện và các đơn vị kinh tế xã

hội trong địa bàn sau đó tổng hợp và gửi về TCTK. Cơ quan Bộ, ngành thu thập

số liệu và báo cáo cho TCTK. Các báo cáo thống kê hầu hết mang tính mô tả,

giải thích số liệu hơn là tập trung phân tích, dự báo xu hƣớng và đƣa ra các giải

pháp.

Hiện nay Bộ KH&ĐT (TCTK) đã ban hành Thông tƣ số 08/2012/TT-

BKHĐT quy định chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với các Cục

Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng, ban hành Thông tƣ số

04/2011/TT-BKHDT ngày 31/3/2011 quy định hệ thống biểu mẫu báo cáo

thống kê cơ sở áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nƣớc, doanh nghiệp và dự án

có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, và đang hoàn thiện chế độ báo cáo thống kê tổng hợp

áp dụng đối với Bộ, ngành và đề xuất biểu mẫu, giải thích mới phù hợp với Hệ

thống chỉ tiêu thống kê quốc gia năm 2010.

Đã có 12 Bộ, ngành xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Thủ

tƣớng ban hành các chế độ báo cáo thống kê tổng hợp. Một số Bộ ngành khác

nhƣ Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, Bộ Giao thông - Vận tải, Bộ Quốc phòng,

Bộ Thông tin và Truyền Thông đang trong quá trình điều tra khảo sát, rà soát

chế độ báo cáo thống kê hiện tại, sẽ xây dựng Chế độ báo cáo Thống kê của Bộ,

ngành trong thời gian tới.

114

Ngày 8/10/2010, Thống đốc NHNN đã ban hành Thông tƣ số

21/2010/TT- NHNN quy định Báo cáo thống kê áp dụng đối với các đơn vị

thuộc NHNN và các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài trong.

Thông tƣ 21/2010/TT-NHNN đã cải tiến mới mô hình thống kê tập trung, không

phân tán qua nhiều nấc trung gian, tinh gọn, giảm thiểu chỉ tiêu báo cáo, số liệu

đảm bảo chất lƣợng và nhất quán hơn so với Quyết định 477 và 1747 (ban hành

năm 2004, 2005), đáp ứng đƣợc nhu cầu thông tin, số liệu tiền tệ, ngân hàng

phục vụ điều hành chính sách tiền tệ theo cơ chế thị trƣờng, định hƣớng xã hội

chủ nghĩa của NHNN. Đồng thời, các chỉ tiêu báo cáo trong Thông tƣ 21 về cơ

bản cũng đáp ứng đƣợc các yêu cầu báo cáo đƣợc quy định của Thủ tƣớng

Chính Phủ trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia ban hành kèm theo Quyết

định số 43/2010/QĐ-TTg ngày 2/6/2010.

Chế độ báo cáo thống kê đối với các cơ quan, ban, ngành ở địa phƣơng

đƣợc thực hiện theo sự chỉ đạo của các Bộ, ngành ở Trung ƣơng. Định kỳ hàng

tuần, tháng, quý, 6 tháng và năm các Sở, ban, ngành báo cáo tình hình hoạt

động cho UBND tỉnh, thành phố, phục vụ cho việc đánh giá tiến độ thực hiện kế

hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và một số báo cáo đột xuất khác khi

có yêu cầu. Các Cục Thống kê thƣờng tổng hợp số liệu phục vụ cho các chế độ

báo cáo thống kê từ các Chi cục Thống kê và từ các Sở, ban ngành nên đôi khi

không có sự thống nhất với các số liệu của các Sở, ban ngành. Một trong những

nguyên nhân là do kỳ hạn báo cáo số liệu khác nhau nên số liệu báo cáo về cùng

hiện tƣợng cũng có sự khác nhau. Nguyên nhân thứ hai là do các Sở, ban, ngành

lại thu thập số liệu theo hệ thống riêng nên nhiều khi không thống nhất với các

Chi cục Thống kê. Ngoài ra, chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với

Cục Thống kê đƣợc chia thành các mảng nghiệp vụ riêng, một chế độ bao gồm

nhiều bảng biểu nên khối lƣợng công việc thực hiện tại Cục Thống kê rất lớn.

Sự chồng chéo về chỉ tiêu giữa cuộc điều tra và chế độ báo cáo cũng làm ảnh

hƣởng tới chất lƣợng của chế độ báo cáo, gây nặng nề cho các Cục Thống kê và

các đối tƣợng cung cấp thông tin. Trong thực hiện chế độ báo cáo thống kê, các

115

cơ quan, đơn vị chƣa nhận thức rõ tầm quan trọng trong việc thực hiện báo cáo

nên việc báo cáo còn chƣa đầy đủ, hoặc chƣa thật sự phối hợp, vẫn có tình trạng

ngành thống kê phải “đi xin số liệu”.

Chế độ báo cáo thống kê chậm đƣợc sửa đổi cho phù hợp với Hệ thống

chỉ tiêu thống kê quốc gia gây khó khăn cho việc thu thập, tổng hợp thông tin.

Nhiều biểu mẫu trong chế độ báo cáo đã lạc hậu, không phù hợp với tình hình

thực tế, còn tình trạng trùng lắp thông tin giữa các biểu báo cáo thống kê. Đặc

biệt, phƣơng pháp thực hiện chế độ báo cáo hiện hành vẫn dựa vào mô hình

hành chính tập trung. Việc thu thập và trình bày các số liệu thống kê dựa trên

các báo cáo thống kê này thƣờng không đầy đủ mà lý do chủ yếu là thiếu nghiệp

vụ thống kê hiện đại. Các hệ thống báo cáo thƣờng là cồng kềnh, và chất lƣợng

số liệu thì không tốt. Vì vậy, các hệ thống báo cáo thống kê cần phải đƣợc đổi

mới và cải tiến để cung cấp thông tin cần thiết theo hƣớng tăng cƣờng khai thác

dữ liệu từ hồ sơ hành chính phục vụ mục đích thống kê.

Hạn chế: Chế độ báo cáo thống kê chậm đƣợc sửa đổi cho phù hợp với

Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia gây khó khăn cho việc thu thập, tổng hợp

thông tin. Phƣơng pháp thực hiện chế độ báo cáo hiện hành vẫn dựa vào mô

hình hành chính tập trung (đƣợc xem là phù hợp với nền kinh tế quản lý tập

trung). Các hệ thống báo cáo thƣờng là cồng kềnh, và chất lƣợng số liệu thì

không tốt.

Đề nghị: Tiếp tục xây dựng, cập nhật và hoàn thiện chế độ báo cáo thống

kê. Các hệ thống báo cáo thống kê cần phải đƣợc đổi mới và cải tiến để cung

cấp thông tin cần thiết theo hƣớng tăng cƣờng khai thác dữ liệu từ hồ sơ hành

chính phục vụ mục đích thống kê.

Điều tra thống kê: Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ đã chủ trì xây dựng và trình

Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định số 803/QĐ-TTg ngày 28 tháng 6

năm 2012 về việc phê duyệt Chƣơng trình điều tra thống kê quốc gia. Chƣơng

trình điều tra thống kê quốc gia gồm 66 cuộc điều tra trong đó có 03 cuộc Tổng

116

điều tra và 63 cuộc điều tra, Tổng cục Thống kê chủ trì 43 cuộc điều tra và Bộ,

ngành chủ trì 23 cuộc điều tra theo chu kỳ dài hạn và hàng năm.

Hiện nay đã có 05 Bộ, ngành đã xây dựng kế hoạch điều tra thống kê dài

hạn và hàng năm gồm: Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (Tổng cục Thống kê), Bộ Khoa

học và Công nghệ, Bộ Công Thƣơng, Bộ Công an và Ngân hàng Nhà nƣớc Việt

Nam.

Hệ thống thu thập số liệu điều tra đã đƣợc xây dựng và khá ổn định về

chu kỳ và phƣơng pháp luận trong các lĩnh vực quan trọng. Hầu hết kết quả

thống kê của các cuộc điều tra hàng năm đƣợc cung cấp kịp thời theo kế hoạch,

song những kết quả này chỉ cung cấp số liệu tổng hợp và mô tả số liệu. Vẫn có

một số hạn chế, tồn tại nhƣ: tập huấn điều tra không đạt yêu cầu, điều tra viên

không tuân thủ quy trình điều tra, khâu giám sát, kiểm tra việc thực hiện

phƣơng án điều tra chƣa chặt chẽ và chƣa đƣợc chú trọng, đối tƣợng điều tra

không hợp tác, trì hoãn trong việc cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin

chƣa sát với thực tế.

Hiện tại quy trình kiểm soát chất lƣợng đối với các cuộc điều tra đƣợc

gắn vào công tác kiểm tra, giám sát điều tra và đƣợc thể hiện trong mỗi phƣơng

án điều tra và trong tài liệu hƣớng dẫn nghiệp vụ tƣơng ứng, nhƣng chƣa thiết

lập và thực hiện một hệ thống quản lý chất lƣợng dữ liệu thống kê một cách đầy

đủ.

Năm 2013 TCTK thực hiện 33 cuộc điều tra riêng biệt tạo sự quá tải cho

cơ quan thống kê ở địa phƣơng. Trong những năm tới cần cải tiến một số cuộc

điều tra trong lĩnh vực dân số, lao động, vốn đầu tƣ, chi phí trung gian, khảo sát

mức sống dân cƣ, doanh nghiệp, cơ sở kinh tế… để tránh chồng chéo nội dung,

giảm thiểu gánh nặng cho ngƣời trả lời, sử dụng công nghệ tiên tiến theo chuẩn

quốc tế để nâng cao chất lƣợng điều tra.

Hạn chế: Hiện nay, khâu yếu nhất trong tổ chức điều tra là thu thập thông tin

tại địa bàn do chất lƣợng các điều tra viên. Việc tập huấn điều tra viên không phải

lúc nào, nơi nào cũng là tốt dẫn đến thông tin cung cấp khác nhau cả về nội dung,

117

đơn vị đo và đối tƣợng cấp tin. Điều này thể hiện rất rõ khi kiểm tra và nghiệm thu

các phiếu thông tin đã đƣợc cung cấp. Có thể nói chúng ta còn thiếu những nhà tƣ

vấn điều tra kinh tế xã hội độc lập, có tính chuyên nghiệp đủ đáp ứng yêu cầu sản

xuất số liệu ít nhất là từ khâu điều tra thực địa.

Đề nghị: Tiếp tục rà soát, cập nhật, hoàn thiện chƣơng trình điều tra

thống kê quốc gia; các cuộc điều tra Bộ, ngành; các cuộc điều tra địa phƣơng;

tích hợp các điều tra có liên quan trong lĩnh vực dân số, lao động, vốn đầu tƣ,

chi phí trung gian, khảo sát mức sống dân cƣ, doanh nghiệp, cơ sở kinh tế với

nhau để tránh chồng chéo nội dung, giảm thiểu gánh nặng cho ngƣời trả lời, và

nâng cao chất lƣợng hoạt động thu thập thông tin thống kê.

Nghiên cứu sự hiện diện của tổ chức thực địa cố định với cán bộ đƣợc

chuyên môn hoá trong việc thu thập dữ liệu thông qua các cuộc điều tra và tổng

điều tra. Sự hiện diện của tổ chức thực địa trên cơ sở liên tục thƣờng xuyên hơn

sẽ bảo đảm duy trì sự thành thạo nghiệp vụ; đồng thời duy trì bộ phận nghiên

cứu phƣơng pháp luận tại cơ quan trung ƣơng để giám sát các hoạt động của tổ

chức thực địa. Cần tiếp tục hoàn thành xây dựng đội ngũ Cộng tác viên thống

kê, đội ngũ này đƣợc thành lập trên cơ sở lâu dài để phụ trách các hoạt động thu

thập dữ liệu cho tất cả các cuộc điều tra tại địa bàn.

Về lâu dài, Việt Nam cần thiết lập một hệ thống bảo đảm chất lƣợng tổng

hợp của các sản phẩm và các quy trình thống kê. Trong khuôn khổ của hệ thống

này chú ý đến chất lƣợng sản phẩm và thông báo cho ngƣời dùng về các kết

quả. Chuyên gia bên ngoài nên đƣợc yêu cầu đánh giá chất lƣợng trong lĩnh vực

thống kê quan trọng nhất. Sử dụng Khuôn khổ đánh giá chất lƣợng dữ liệu

(DQAF) của IMF để đánh giá toàn diện về chất lƣợng dữ liệu thống kê quốc

gia, kết hợp sử dụng Khung đảm bảo chất lƣợng quốc gia chung NQAF của cơ

quan Thống kê Liên hợp quốc nhƣ một tài liệu tham khảo trong khi xây dựng và

vận hành các khuôn khổ chất lƣợng quốc gia của mình hoặc tiếp tục nâng cao

những cái hiện có.

118

C. Cập nhật các bảng phân loại theo chuẩn quốc tế và biên soạn phổ

biến hướng dẫn phương pháp luận thống kê

Việc thực hiện bảng phân ngành kinh tế quốc dân, danh mục đơn vị hành

chính, danh mục nghề nghiệp, danh mục giáo dục đào tạo... đã đƣợc chấp hành

nghiêm chỉnh theo quy định, các bảng phân loại đƣợc thay thế, bổ sung, cập

nhật kịp thời, cụ thể:

+ Danh mục các đơn vị hành chính Việt Nam đƣợc cập nhật hàng năm

đến ngày 31 tháng 12 hàng năm.

+ Danh mục nghề nghiệp phục vụ Tổng điều tra dân số và nhà ở 1/4/2009 và

đang đƣợc nghiên cứu hoàn thiện theo Phân loại nghề nghiệp theo tiêu chuẩn

quốc tế 2008 để ban hành.

+ Danh mục dịch vụ xuất nhập khẩu Việt Nam ban hành năm 2011 sử

dụng Hệ thống điều hòa (HS 6 chữ số) của Tổ chức Hải quan thế giới phiên bản

HS 2007 và Phân loại hàng hóa ngoại thƣơng (SITC).

+ Hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam ban hành năm 2010 trên cơ sở

phân ngành sản phẩm theo hoạt động của quốc tế (CPA).

+ Bảng phân loại giáo dục và đào tạo ban hành năm 2009 theo Luật giáo

dục mới.

+ Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành năm 2007 chi tiết 5 chữ số

trên cơ sở phân ngành chuẩn quốc tế phiên bản ISIC 4.0.

+ Bảng phân loại dịch vụ cán cân thanh toán quốc tế mở rộng (EBOPS)

Tiếp tục cập nhật và áp dụng các bảng danh mục, phân loại thống kê

chuyên ngành phù hợp với thông lệ và tiêu chuẩn quốc tế sau:

+ Phân loại chi tiêu theo mục đích sử dụng cuối cùng của hộ gia đình

(COICOP): của Việt Nam chỉ có 11 phân nhóm chính, khách sạn và nhà hàng bị

loại bỏ, trong khi của quốc tế có 12 phân nhóm chính.

+ Phân loại chi tiêu theo mục đích sử dụng của Chính phủ (COFOG):

Ngân sách nhà nƣớc phân tổ theo bảng quản lý ngân sách chƣa phù hợp với

Phân loại chi tiêu theo mục đích sử dụng của Chính phủ (COFOG) của quốc tế.

119

+ Phân loại chi tiêu theo mục đích của khu vực thể chế phi lợi nhuận

phục vụ hộ gia đình (COPNI), theo mục đích sử dụng của các nhà sản xuất

(COPP).

+ Phân loại tình trạng và sử dụng thời gian lao động (ICATUS).

+ Các bảng phân loại chuyên ngành khác (ngân hàng, bảo hiểm …): Phân

tổ khu vực của các đối tƣợng giao dịch tài chính trong các tài khoản tiền tệ,

phân tổ các công cụ tài chính trong thống kê tiền tệ dựa trên Hệ thống tài khoản

kế toán của NHNN chƣa phù hợp với SNA và MFSM của IMF.

Bộ KH&CN đang tiến hành xây dựng và hoàn thiện Bảng phân loại lĩnh

vực KH&CN cấp 4 trên cơ sở cách tiếp cận của OECD, Malaysia, Úc,

Newzealand và Nga.

TCTK đang biên soạn Từ điển Thống kê; thực hiện hiệu đính dịch SNA

2008; chuẩn bị xây dựng kế hoạch nghiên cứu biên soạn sổ tay hƣớng dẫn

nghiệp vụ thống kê theo từng chuyên ngành.

Bộ GD&ĐT đã dự thảo Sổ tay thống kê giáo dục và đào tạo, gửi để lấy ý

kiến đóng góp của các đơn vị và đang tiến hanh hoàn thiện để phát hành chính

thức.

Ngân hàng Nhà nƣớc đang tiến hành nghiên cứu phƣơng pháp luận thống

kê ngành ngân hàng, tìm hiểu các tài liệu trong và ngoài nƣớc để chuẩn bị biên

soạn và xuất bản sổ tay hƣớng dẫn nghiệp vụ thống kê ngân hàng.

Bộ Tài chính đã thực hiện nghiên cứu và biên soạn tài liệu “Phƣơng pháp

biên soạn Hệ thống tài chính Chính phủ ở Việt Nam’.

Bộ Tƣ pháp đã tập trung xây dựng 3 Sổ tay hƣớng dẫn nghiệp vụ về công

tác thống kê Ngành tƣ pháp dành cho cán bộ làm công tác thống kê của các Sở

Tƣ pháp, Phòng tƣ pháp và cán bộ tƣ pháp – hộ tịch.

Hạn chế: Trong quá trình thực hiện các bảng phân loại, danh mục vẫn

còn nhiều sai sót, chƣa kịp thời dẫn đến sự không thống nhất, chẳng hạn nhƣ

Danh mục nghề nghiệp tên gọi một số nghề chƣa đƣợc Việt hoá, chƣa phổ biến,

120

phạm vi chƣa bao trùm hết các nghề hiện có nên gây không ít khó khăn cho việc

phân loại và đánh mã nghề nghiệp....

Đề nghị: Tiếp tục cập nhật, nghiên cứu áp dụng các bảng danh mục, phân

loại chuẩn quốc tế phục vụ công tác thống kê; xây dựng kế hoạch nghiên cứu

biên soạn sổ tay hƣớng dẫn nghiệp vụ thống kê theo từng chuyên ngành.

2.2 Tăng cƣờng phối hợp các hoạt động thống kê

Việc phối hợp của các cơ quan trong hệ thống thống kê để hoạt động nhƣ

một toàn bộ kết cấu là rất quan trọng để đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả.

Sự gắn kết nhƣ vậy bao gồm khả năng giảm thiểu các nỗ lực trùng lặp, giảm bớt

gánh nặng trả lời, sử dụng các khái niệm và bảng phân loại chuẩn hóa cho phép

so sánh các dữ liệu, đáp ứng các ƣu tiên mở rộng, triển khai nguồn lực tuỳ theo

các nhu cầu tổng thể, khai thác sự hiệp lực có thể (ví dụ nhƣ tạo ra thông tin

mới thông qua liên kết hồ sơ), tận dụng lợi thế hiệu quả nhất có thể (ví dụ, sử

dụng chung các công cụ, hồ sơ đăng ký, điều tra viên tại địa bàn), và đảm bảo

rằng các sản phẩm của hệ thống đƣợc thống nhất. Trong phần lớn các quốc gia

cơ quan đƣợc chỉ định là cơ quan thống kê trung ƣơng đóng vai trò là ngƣời

điều phối.

Tổng cục Thống kê là cơ quan rất quan trọng làm cầu nối giữa ngƣời

dùng tin và ngƣời sản xuất tin. Tổng cục Thống kê phải điều phối công việc và

cũng có quyền quyết định cùng với các cơ quan tổ chức khác về những vấn đề

thuộc nguyên tắc có tầm quan trọng hàng đầu cho hệ thống thông tin thống kê.

Việc phối hợp giữa Tổng cục Thống kê và các cơ quan khác có thể đƣợc chính

thức hóa thông qua các Cơ chế phối hợp chung hoặc Ủy ban hỗn hợp.

Hiện nay, TCTK đã thƣờng xuyên phối hợp với Thống kê Bộ, ngành

trong việc hƣớng dẫn, kiểm tra, thanh tra và xin ý kiến đóng góp hoặc thẩm định

đối với các văn bản liên quan đến hoạt động thống kê nhƣ: Chế độ báo cáo

thống kê, Hệ thống chỉ tiêu thống kê, Chƣơng trình điều tra thống kê. Sự phối

hợp giữa Thống kê Bộ, ngành với TCTK đã đƣợc tăng cƣờng và đẩy mạnh hơn

trên tinh thần hợp tác và chia sẻ. Bên cạnh đó, các hình thức tập huấn nghiệp vụ,

121

họp trao đổi, thảo luận nghiệp vụ giữa TCTK và Thống kê Bộ, ngành đã đƣợc tổ

chức thƣờng xuyên.

Thống kê Bộ, ngành cũng phối hợp chặt chẽ với TCTK trong việc thực

hiện và tăng cƣờng hợp tác quốc tế về thống kê, thể hiện qua các báo cáo cung

cấp thông tin thƣờng xuyên cho các tổ chức quốc tế nhƣ ADB, WB, IMF, FAO,

UNFPA, UNDP, ASEAN, WTO, APEC v.v…, thực hiện các điều khoản cam

kết trong Hệ thống phổ biến dữ liệu chung (GDDS).

Thể hiện rõ nhất là gần đây, ngày 28/12/2012, TCTK và Bộ Công thƣơng

đã ký Thỏa thuận cơ chế phối hợp thực hiện công tác thống kê nhằm trao đổi,

chia sẻ và kết nối thông tin thống kê giữa hai cơ quan.

Một trong số những yếu tố cụ thể của hoạt động phối hợp là cung cấp và

chia sẻ số liệu giữa thống kê Bộ, ngành và TCTK; hoạt động này đã đƣợc đẩy

mạnh dựa trên sự hợp tác, chia sẻ và thực hiện chế độ báo cáo thống kê tổng

hợp áp dụng cho Bộ, ngành. Có rất nhiều ví dụ minh họa cho việc chia sẻ số

liệu nhƣng đồng thời việc chia sẻ số liệu vẫn bộc lộ nhiều hạn chế, mà nguyên

nhân chủ yếu là cơ chế phối hợp, chia sẻ số liệu thống kê giữa các Bộ, ngành

với nhau, giữa TCTK với các Bộ, ngành ở trung ƣơng, cũng nhƣ giữa các Sở,

ngành với các Cục Thống kê ở địa phƣơng chƣa đƣợc xây dựng một cách đồng

bộ, thống nhất dẫn tới việc thu thập số liệu dùng chung phục vụ công tác quản

lý, điều hành, phân tích dữ liệu ở các cấp gặp nhiều khó khăn.

Thực tế đã có Chƣơng trình điều tra thống kê quốc gia nhƣng vẫn thiếu sự

phối hợp giữa TCTK và các Bộ trong việc thực hiện các cuộc điều tra và việc

chia sẻ số liệu vẫn còn hạn chế. Những tồn tại này dẫn đến sự chồng chéo,

chênh lệch số liệu gây lãng phí cho nguồn lực của nhà nƣớc. Đôi khi các Bộ

không thể tiếp cận đƣợc với thông tin quan trọng do Bộ khác thu thập; một số

yêu cầu về số liệu có thể đƣợc đáp ứng bằng các cuộc điều tra do các Bộ khác

và TCTK tiến hành nhƣng sự hợp tác cần thiết trong điều tra chƣa đƣợc thực

hiện. Các Thông tƣ liên tịch đã đƣợc ban hành qui định về vấn đề phối hợp các

122

cuộc điều tra, song những thông tƣ này không đƣợc thực hiện một cách đầy đủ

và kịp thời.

Hiện nay TCTK đang có kế hoạch xây dựng quy chế phối hợp công tác

thống kê với các Bộ, ngành, và dự kiến năm 2014 sẽ ban hành. Theo đó Cục

Thống kê có thể ký kết thỏa thuận cơ chế phối hợp công tác trên địa bàn với các

Sở, ngành ở địa phƣơng.

Hiện tại đã có 12 tỉnh, thành phố đã và đang Dự thảo Quy chế cung cấp,

chia sẻ thông tin giữa các cơ quan, đơn vị trong tỉnh với nhau.

Việc phối hợp giữa các đơn vị trong nội bộ Hệ thống Thống kê tập trung

là tốt, ít vấn đề xảy ra, bởi lẽ sự quản lý tập trung theo hệ thống ngành dọc đã

tạo điều kiện để thực hiện sự phối hợp này. Tuy nhiên việc phân chia cơ quan

của Tổng cục Thống kê thành các vụ nghiệp vụ độc lập, mặc dù cần thiết cho

quản trị hành chính nhƣng đã tạo nên sự phân chia mang tính chất cục bộ. Sự

phối hợp trong nội bộ TCTK để cung cấp số liệu tính toán các tài khoản quốc

gia chƣa rõ ràng và minh bạch.

TCTK đặt nhiệm vụ nghiên cứu cải tiến và hoàn thiện các phƣơng án điều

tra thống kê và lồng ghép các cuộc điều tra có thời điểm, phạm vi và nội dung

điều tra tƣơng đối đồng nhất để tránh chồng chéo nội dung, giảm thiểu gánh

nặng cho ngƣời trả lời và sử dụng công nghệ tiên tiến theo quốc tế, song trên

thực tế kết quả tích hợp các điều tra có liên quan trong lĩnh vực dân số, lao

động, vốn đầu tƣ, chi phí trung gian, khảo sát mức sống dân cƣ, doanh nghiệp,

cơ sở kinh tế với nhau chƣa đƣợc thực hiện.

Hạn chế: Sự phối hợp giữa TCTK và Thống kê các Bộ, ngành, cũng nhƣ

sự phối hợp công tác thống kê giữa các Vụ nghiệp vụ của cơ quan TCTK, cũng

nhƣ giữa các đơn vị thuộc cơ quan của các Bộ, ngành đã có tiến bộ trong những

năm gần đây, tuy nhiên, sự phối hợp đó vẫn chƣa hoàn thiện và vẫn tồn tại các

thách thức cần đƣợc giải quyết. Điển hình, việc thiếu sự phối hợp và chia sẻ

thông tin giữa các cơ quan thu thập dữ liệu trong việc tính toán các tài khoản

quốc gia làm cho chất lƣợng dữ liệu GDP chƣa cao.

123

Đề nghị: Cần đẩy mạnh việc xây dựng cơ chế cung cấp, chia sẻ số liệu

giữa TCTK với các Bộ, ngành và giữa các Bộ, ngành nhằm tạo điều kiện thuận

lợi cho việc khai thác, sử dụng thông tin thống kê, đồng thời tăng cƣờng sự phối

hợp với Thống kê Bộ, ngành thông qua việc hỗ trợ về chuyên môn, nghiệp vụ

và thẩm định.

Trong tƣơng lai, Luật Thống kê sửa đổi nên giao nhiệm vụ phối hợp toàn

bộ hệ thống thống kê cho TCTK, nhờ đó, TCTK sẽ phát huy đƣợc vai trò chỉ

đạo và điều phối các hoạt động trong chƣơng trình điều tra thống kê và thực

hiện Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, làm giàu có nguồn thông tin thống kê

chính thống. TCTK có thể xây dựng cơ chế phối hợp với việc hình thành các ủy

ban chính thức hoặc không chính thức đáp ứng thƣờng xuyên và hƣớng tới các

quyết định mà các bên đại diện có thể đƣa ra để thực hiện.

2.3 Hoàn thiện công tác phổ biến thông tin thống kê

Trong những năm vừa qua, ngành Thống kê đã nỗ lực triển khai các hoạt

động phổ biến thông tin thống kê nên đối tƣợng thông tin đƣợc mở rộng hơn và

lƣợng thông tin thống kê cung cấp cho các đối tƣợng ngày một nhiều hơn, phù

hợp hơn. Nhiều sản phẩm thống kê của TCTK đƣợc cung cấp và phổ biến tới

các Bộ, ngành cũng nhƣ các đối tƣợng dùng tin khác dƣới nhiều hình thức nhƣ:

Ấn phẩm, tờ rơi, thông cáo báo chí, đĩa CD, trang Web, họp báo v.v… Nhiều

Bộ, ngành đã thực hiện biên soạn và phát hành Niên giám thống kê nhƣ: Niên

giám thống kê Y tế, Giáo dục, Hải quan, và cung cấp các ấn phẩm thống kê

chuyên đề nhƣ: Cán cân thanh toán của Ngân hàng Nhà nƣớc, Báo cáo thƣờng

niên của Bộ Tài chính, Thƣơng mại điện tử của Bộ Công thƣơng... Hình thức

phổ biến sản phẩm thông tin thống kê của TCTK cũng nhƣ của các Bộ, ngành

không ngừng đƣợc cải tiến và đa dạng.

Ngày 04/6/2013 Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số

34/2013/QĐ-TTg về việc ban hành Chính sách phổ biến thông tin thống kê,

trong đó quy định Lịch phổ biến thông tin thống kê đối với một số thông tin chủ

yếu nhƣ sau: Phổ biến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) vào ngày 24 hàng tháng; tốc độ

124

tăng tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP), số ngƣời thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp,

số ngƣời thiếu việc làm và tỷ lệ thiếu việc làm hàng quý theo số liệu ƣớc tính

vào ngày 26 của tháng cuối quý và số liệu sơ bộ vào ngày 26 tháng cuối của quý

tiếp theo; phổ biến Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội hàng tháng vào ngày 28

của tháng báo cáo; Phổ biến Niên giám thống kê quốc gia hàng năm vào tháng 6

năm sau; Phổ biến kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu của Kế hoạch phát

triển kinh tế - xã hội hàng năm theo số liệu ƣớc tính vào tháng 9 năm Kế hoạch;

số liệu sơ bộ trong tháng 3 và số liệu chính thức trong tháng 9 năm sau; Phổ

biến kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã

hội 5 năm, Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 10 năm theo số liệu ƣớc tính

vào tháng 9 năm cuối Kế hoạch, Chiến lƣợc; số liệu sơ bộ sau 6 tháng và số liệu

chính thức sau 9 tháng kết thúc Kế hoạch, Chiến lƣợc.

Hàng năm, TCTK công bố lịch phát hành và danh mục các ấn phẩm đã và

đang phát hành trên website TCTK, và đang nghiên cứu hoàn thiện hệ thống sản

phẩm thông tin thống kê Nhà nƣớc theo hƣớng đa dạng hóa, đồng bộ hóa và

chuẩn hóa; phù hợp với loại thông tin thống kê và tổ chức, cá nhân sử dụng.

Điều này cho phép ngƣời dùng tin biết trƣớc những ấn phẩm thống kê nào sẽ

đƣợc công bố, (các) ngôn ngữ của ấn phẩm và số điện thoại liên hệ để có thể có

đƣợc ấn phẩm.

Việc công bố công khai số liệu quyết toán và dự toán ngân sách có thời

gian ấn định cụ thể cho từng cấp ngân sách, đơn vị sử dụng ngân sách, doanh

nghiệp nhà nƣớc, công trình xây dựng cơ bản có sử dụng của ngân sách nhà

nƣớc (số liệu hàng năm) theo qui định hiện hành của Thủ tƣớng Chính phủ

(Quyết định 192/QĐ-TTg ngày 16/11/2004). Đối với số liệu hàng quí cung cấp

cho các tổ chức Quốc tế, Bộ Tài chính cũng có qui định thời gian cụ thể (04

tuần sau khi kết thúc quý).

Bộ Tài chính công bố Niên giám thống kê tài chính 1 năm 2 lần, Báo cáo

thƣờng niên, Niên giám thống kê Hải quan, Ngân sách Việt nam 2012-2013.

Định kỳ hàng quý, năm, Bộ Tài chính biên soạn và công bố hệ thống chỉ tiêu

125

ngân sách nhà nƣớc trên trang điện tử Bộ Tài chính, gồm các biểu Cân đối ngân

sách, Thu ngân sách theo sắc thuế và theo khu vực, Chi ngân sách nhà nƣớc

theo chức năng. Bản tin nợ công đƣợc công bố định kỳ 6 tháng trên Website của

Bộ Tài chính. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính công bố cuốn Ngân sách Việt Nam,

trong đó có giải thích các chỉ tiêu, nội dung thu chi ngân sách nhà nƣớc thực

hiện năm và dự toán năm sau. Việc cung cấp và phổ biến số liệu thống kê tài

chính ngân sách của Bộ Tài chính tƣơng đối đầy đủ, kịp thời đã nhận đƣợc phản

hồi tích cực của các cơ quan, cá nhân quan tâm. Tuy nhiên, số liệu thống kê tài

chính chƣa có tính so sánh quốc tế do có sự khác biệt trong phân tổ của Việt

Nam và phân tổ theo thông lệ quốc tế.

Ngân hành Nhà nƣớc đang nghiên cứu xây dựng nội dung Bản tin quý

làm cơ sở ban đầu cho việc xây dựng Niên giám thống kê tiền tệ và ngân hành.

Việc công bố và cung cấp thông tin của Ngân hàng Nhà nƣớc đƣợc thực hiện

theo quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc tại Thông tƣ số 35/2011/TT-NHNN

ngày 11/11/2011.

Hiện nay TCTK đang có kế hoạch sớm ban hành văn bản hƣớng dẫn triển

khai thực hiện Chính sách phổ biến thông tin thống kê Nhà nƣớc theo Quyết

định số 34/2013/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ. Theo đó, các Bộ, ngành

thực hiện xây dựng quy chế phổ biến thông tin thống kê của từng Bộ, ngành phù

hợp với Chính sách phổ biến thông tin thống kê Nhà nƣớc.

Kể từ năm 2003, Việt Nam đã tham gia vào Hệ thống phổ biến dữ liệu

chung (GDDS) và đáp ứng phần lớn các yêu cầu về phổ biến số liệu của hệ

thống này. Các bảng siêu dữ liệu về cơ bản thỏa mãn các yêu cầu của GDDS về

mặt nội dung. Siêu dữ liệu có trong các ấn phẩm và ngƣời dùng tin có thể tiếp

cận đƣợc. TCTK đang xây dựng cơ sở dữ liệu siêu dữ liệu.

Thực hiện cam kết giữa Chính phủ Việt Nam và Quỹ Tiền tệ Quốc tế

(IMF), hàng năm Tổng cục Thống kê và các Bộ, ngành liên quan đã tiến hành

cập nhật các bảng Metadata của Hệ thống phổ biến số liệu chung (GDDS). Từ

năm 2011 Tổng cục Thống kê và các Bộ, ngành đã tiến hành chuyển đổi, bổ

126

sung và cập nhật các bảng metadata của Việt Nam theo định dạng DQAF thay

thế cho các bảng Metadata đã phổ biến trên Website trƣớc đây. Nội dung các

bảng Metadata_DQAF của Việt Nam đã đƣợc cập nhật đến thời điểm tháng

8/2012.

Về hệ thống chỉ tiêu giữa GDDS Việt Nam đang tham gia và SDDS, có

một số điểm chính sau:

1. Khu vực sản xuất:

- Tài khoản quốc gia về cơ bản đáp ứng đƣợc SDDS.

- Chỉ tiêu giá sản xuất hiện công bố theo quí SDDS yêu cầu theo tháng.

2. Khu vực Ngân sách:

Hiện còn hai nội dung Việt Nam chƣa thực hiện đƣợc:(1) số liệu hoạt

động khu vực công và Chính phủ và (2) các thanh toán lợi tức chƣa xác định

đƣợc riêng biệt nên chƣa thực hiện.

3. Khu vực tài chính, ngân hàng:

Hiện nay còn một số tồn tại:

- Bảng A. Khuôn khổ toàn diện điều tra các tổ chức tín dụng, SDDS yêu

cầu thời gian công bố sau 1 tháng, của ta là 6 tuần .

- Bảng A. Cơ số tiền SDDS công bố hàng tháng, hiện nay ngân hàng nhà

nƣớc là 6 tuần.

- Bảng A. Vị thế đầu tƣ quốc tế hiện ta chƣa làm đƣợc.

- Bảng A. Nợ nƣớc ngoài không có bảo đảm của Nhà nƣớc và trả nợ chƣa

làm đƣợc.

- Bảng A. Nợ nƣớc ngoài có bảo đảm của Nhà nƣớc khu vực công và trả

nợ chƣa làm đƣợc.

- Bảng A. Tài khoản nợ có liên quan đến dự trữ chƣa làm đƣợc.

4. Dân số, lao động:

- Chỉ tiêu tiền lƣơng và thu nhập: SDDS yêu cầu công bố hàng tháng tiền

lƣơng và thu nhập dân cƣ, nhƣng hiện nay ta chỉ làm đƣợc 6 tháng, năm với

phạm vi là tiền lƣơng trong khu vực Nhà nƣớc.

127

Điều tra nhu cầu thông tin thống kê đƣợc TCTK thực hiện trong năm

2008 cho thấy phần lớn ngƣời trả lời cho biết công tác phổ biến thông tin đã

đƣợc tăng cƣờng, tuy nhiên chỉ có 31,3%, số đối tƣợng sử dụng thông tin thống

kê trả lời hài lòng đối với công tác phổ biến thông tin thống kê của ngành

Thống kê. Trong năm 2013, TCTK tiến hành cuộc điều tra nhu cầu thông tin với

mục đích: (1) Thu thập các thông tin nhằm đánh giá mức độ thoả mãn/hài lòng

của ngƣời sử dụng thông tin thống kê đối với những sản phẩm thông tin mà

Tổng cục Thống kê; các Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng

và các Chi cục Thống kê huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đã và đang

phổ biến/cung cấp hiện nay; (2) Tìm hiểu nhu cầu/mong đợi về thông tin thống

kê của các đối tƣợng sử dụng để có thêm cơ sở xây dựng chiến lƣợc, chính sách

và kế hoạch đẩy mạnh hơn nữa hoạt động sản xuất, phổ biến/cung cấp thông tin

thống kê trong thời gian tới. Cuộc điều tra tiến hành thu thập thông tin từ

01/8/2013 đến 31/8/2013 và dự kiến công bố kết quả điều tra vào tháng

12/2013.

Hạn chế: Mặc dù ngƣời dùng tin có thể tiếp cận số liệu dễ dàng sau khi số

liệu đã đƣợc công bố qua nhiều hình thức khác nhau nhƣ: ấn phẩm in, bản điện

tử, phần mềm khai thác v.v. . những chƣa có các dịch vụ hỗ trợ ngƣời dùng tin

thống kê theo yêu câu một cách bài bản.

Đề nghị: Xây dựng cơ chế cung cấp, chia sẻ thông tin thống kê, nhất là

CSDL giữa TCTK và các Bộ, ngành cũng nhƣ giữa các Bộ, ngành và giữa các

đơn vị trong từng Bộ, ngành với nhau.

TCTK cần tiếp tục xây dựng Hệ thống chỉ tiêu và quy trình xử lý, tổng

hợp, phổ biến thông tin thống kê kinh tế - xã hội của Việt Nam ra nƣớc ngoài và

các tổ chức quốc tế và thực hiện hiện đại hóa công tác phổ biến thông tin thống

kê; hoàn thiện đầy đủ các nội dung của Hệ thống phổ biến số liệu chung mà

Việt Nam đã tham gia gồm các công việc nhƣ hoàn thiện các bảng siêu dữ liệu

chƣa đầy đủ, bổ sung các bảng siêu dữ liệu chƣa làm đƣợc, lập các siêu dữ liệu

phần thống kê tài chính, ngân hàng, và có kế hoạch xây dựng phƣơng pháp thu

128

thập, tổng hợp và phổ biến các chỉ tiêu này; tiến tới tham gia Tiêu chuẩn phổ

biến dữ liệu riêng (SDDS) của Quỹ Tiền tệ Quốc tế vào năm 2015.

2.4 Tăng cƣờng năng lực nghiên cứu khoa học, phân tích và dự báo

thống kê

“Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học theo hƣớng hình thành hệ

thống nghiên cứu có sự tham gia của cả hệ thống thống kê” là một trong những

giải pháp của Chiến lƣợc phát triển thống kê. Nội dung nghiên cứu hiện nay chủ

yếu tập trung vào các chủ đề: Nghiên cứu và ứng dụng phƣơng pháp luận thống

kê theo tiêu chuẩn quốc tế trong từng lĩnh vực thống kê, Nghiên cứu áp dụng

các bảng danh mục, phân loại chuẩn quốc tế, Xây dựng, áp dụng các quy trình

và công cụ quản lý chất lƣợng hoạt động thống kê, Biên dịch, biên soạn và phổ

biến sách hƣớng dẫn phƣơng pháp luận thống kê nhƣ từ điển thống kê, cẩm

nang thống kê tài khoản quốc gia; cẩm nang thống kê theo từng lĩnh vực,

Nghiên cứu, xây dựng và chuẩn hóa các quy trình thống kê trên cơ sở tăng

cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin. Các đề tài khoa học này hƣớng chủ yếu

vào nghiên cứu ứng dụng các phƣơng pháp luận thống kê theo tiêu chuẩn quốc

tế nhằm đƣa thống kê nƣớc ta hội nhập đầy đủ hơn với cộng đồng thống kê

quốc tế.

Để nâng cao chất lƣợng nghiên cứu khoa học thống kê ở nƣớc ta, một

chiến lƣợc quan trọng cần đặt ra là phát triển khoa học thống kê trong các

trƣờng đại học và các Viện nghiên cứu bao gồm thống kê cổ điển (trƣờng phái

tần suất) và cả thống kê hiện đại (trƣờng phái Bayes). Chúng ta cần rất nhiều

nhà khoa học thống kê trong bất cứ lĩnh vực nghiên cứu nào. Hiện nay việc hợp

tác nghiên cứu với các tổ chức nghiên cứu trong nƣớc và một số tổ chức quốc tế

tại Việt Nam về lĩnh vực thống kê còn hạn chế, do đó cần đƣợc đẩy mạnh hơn

nữa.

Phân tích và dự báo thống kê là một khâu quan trọng không thể thiếu

đƣợc trong các công trình nghiên cứu khoa học, nhất là khoa học thực nghiệm.

Một cơ quan thống kê không nên chỉ sản xuất dữ liệu nhƣng, trong chừng mực

129

có thể, cũng sử dụng số liệu thống kê để phân tích, tổng hợp tình hình kinh tế -

xã hội cũng nhƣ phân tích theo từng chuyên đề riêng. Việc sử dụng đó sẽ tăng

cƣờng năng lực đánh giá chất lƣợng của số liệu thống kê hiện có và các nhu cầu

cho dữ liệu mới. Song trên thực tế các cán bộ của các cơ quan thống kê trong

Hệ thống thống kê tập trung cũng nhƣ Thống kê Bộ, ngành phải dành nhiều thời

gian cho công tác thu thập, xử lý và tổng hợp dữ liệu, cho nên chƣa có nhiều

thời gian dành cho viết báo cáo phân tích thống kê. Các phân tích thống kê hiện

nay thƣờng sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả mà chƣa sử dụng nhiều

phƣơng pháp thống kê suy luận.

TCTK đã cung cấp các báo cáo phân tích thống kê dựa trên nhiều nguồn

khác nhau: tổng điều tra dân số, tổng điều tra cơ sở kinh tế và hành chính sự

nghiệp, điều tra hộ gia đình thƣờng kỳ, các điều tra đột xuất chuyên đề, điều tra

doanh nghiệp hoặc đơn giản là các nguồn báo cáo hành chính. Các báo cáo này

mang tính chất mô tả số liệu nhiều hơn là mang tính phân tích. Phân tích yêu

cầu nhiều hơn là mô tả dãy số liệu nói lên điều gì bằng việc cung cấp giải thích

về dãy số liệu nói lên điều gì và khả năng tại sao. Chính vì vậy, công việc phân

tích của các cơ quan thống kê chƣa góp phần cải thiện cả độ tin cậy và tính hợp

lý của số liệu thống kê chính thức hiện tại.

Công tác dự báo thống kê đã đƣợc chú ý song vẫn còn yếu và có những

hạn chế nhất định. Nhƣ đã đề cập, các cơ quan thống kê hiện nay tập trung

nhiều vào việc sản xuất số liệu thống kê và ƣớc tính số liệu thống kê cho dự báo

ngắn hạn. Các Viện nghiên cứu ở các Bộ, ngành thƣờng thực hiện công việc

phân tích và dự báo thống kê. Nhƣng việc thiếu những cán bộ tƣơng xứng cộng

với sự yếu kém về kỹ năng thống kê đã làm hạn chế rất nhiều toàn bộ quá trình

thu thập dữ liệu, phân tích và sản xuất số liệu thống kê. Hầu hết các phân tích và

số liệu dự báo đều bị đánh giá là còn yếu hoặc có chất lƣợng thấp. Nguyên nhân

chủ yếu là do chất lƣợng của số liệu thô hay số liệu gốc. Khả năng tiến hành các

phân tích về các mối liên hệ, đặc biệt là liên hệ của các đặc trƣng định tính không

xuất hiện trong các báo cáo thống kê tổng hợp. Khả năng sử dụng các công cụ phân

130

tích thống kê nhƣ ƣớc lƣợng, kiểm định các giả thuyết hay dự báo ít đƣợc quan tâm

và cũng không đƣợc trang bị tốt cho đội ngũ cán bộ thống kê. Một số chƣơng trình

nâng cao năng lực sản xuất số liệu và phân tích thống kê đƣợc thiết kế nhƣng hiệu

quả thấp vì kiến thức nền tảng về thống kê đặc biệt là thống kê toán học trong đội

ngũ cán bộ thống kê không đồng đều, thiếu cập nhật. Kinh phí dành cho phân tích

và dự báo thƣờng đƣợc bố trí trong kế hoạch chi ngân sách thƣờng xuyên.

Ngân hàng Nhà nƣớc chủ động triển khai các hoạt động về phân tích và

dự báo thống kê, xây dựng hệ thống công cụ dự báo, phát triển từng bƣớc các hệ

thống thông tin, cơ sở dữ liệu đồng bộ và cập nhật cho dự báo, phát triển hệ

thống cảnh báo sớm rủi ro kinh tế vĩ mô, tiền tệ và hoạt động ngân hành.

Bộ Công thƣơng thành lập bộ phận dự báo thuộc Phòng Tổng hợp, Vụ Kế

hoạch. Bộ Tài chính đang thực hiện Đề án "Tăng cƣờng và nâng cao chất lƣợng

công tác dự báo vĩ mô".

Hạn chế: Hàng năm toàn ngành Thống kê đƣợc đầu tƣ kinh phí cho

nghiên cứu khoa học phục vụ công tác thống kê, đặc biệt là nghiên cứu hoàn

thiện phƣơng pháp luận thống kê và nghiên cứu ứng dụng là 2, 2 tỷ đồng. Tuy

nhiên năng lực nghiên cứu khoa học, phân tích và dự báo thống kê còn yếu kém.

Việc thiếu những cán bộ tƣơng xứng cộng với sự yếu kém về kỹ năng thống kê

đã làm hạn chế rất nhiều toàn bộ quá trình thu thập dữ liệu, phân tích và sản

xuất số liệu thống kê. Kinh phí dành cho phân tích và dự báo không đƣợc phân

bổ riêng mà thƣờng đƣợc bố trí trong kế hoạch chi ngân sách thƣờng xuyên, vì

thế việc đầu tƣ xây dựng các đơn vị và mạng lƣới phân tích, dự báo thống kê,

tăng cƣờng cơ sở vật chất và bố trí kinh phí cho hoạt động phân tích, dự báo

thống kê rất hạn hẹp.

Đề nghị: TCTK và Bộ, ngành cần thực hiện các bƣớc tích cực để cải thiện

năng lực nghiên cứu khoa học, phân tích và dự báo thống kê thông qua tuyển

dụng và đào tạo nhân viên và quan hệ đối tác với các tổ chức nghiên cứu trong

và ngoài nƣớc, cùng với việc tranh thủ sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của các tổ

chức quốc tế. Trong tƣơng lai, TCTK cần cung cấp các khóa đào tạo phù hợp

131

cho các cán bộ để đảm bảo rằng họ nắm bắt đầy đủ hơn các vấn đề phân tích

liên kết với các lĩnh vực nghiệp vụ. Hơn thế nữa cần đầu tƣ xây dựng các đơn vị

và mạng lƣới phân tích, dự báo thống kê, tăng cƣờng cơ sở vật chất và bố trí

kinh phí cho hoạt động phân tích, dự báo thống kê.

III. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN

THÔNG

3.1 Hệ thống thống kê tập trung

Hiện tại việc tổ chức nguồn lực CNTT của Hệ thống thống kê tập trung

rất phân tán. Trách nhiệm CNTT tại TCTK đƣợc phân chia cho ba Trung tâm

tin học thống kê khu vực I, II và III. Việc thực hiện nhiệm vụ của các Trung tâm

tin học khu vực cũng nảy sinh nhiều bất cập do thiếu sự phối hợp giữa các đơn

vị cũng nhƣ khoảng cách vị trí địa lý và nguồn lực cán bộ CNTT thiếu và phân

tán. Hạ tầng công nghệ thông tin cấp huyện, xã cho công tác thống kê còn hạn

chế.

Năm 2013, Dự án Hiện đại Tổng cục Thống kê đã tổ chức Lễ khởi động

gói thầu 5.2 về “Nâng cấp cơ sở hạ tầng và Hệ thống thu thập thông tin thống kê

cho Tổng cục Thống kê”, gói thầu 5.2a về “Xây dựng đầu mối Trung tâm dữ

liệu thống kê và Cổng thông tin nội bộ ngành Thống kê”, theo đó, cơ sở hạ tầng

CNTT của Tổng cục Thống kê là mạng máy tính diện rộng GSONet đƣợc xây

dựng theo mô hình “tập trung các dịch vụ và kho dữ liệu tại trụ sở chính, phân

tán các ứng dụng xuống ba Trung tâm Tin học Thống kê đặt tại ba khu vực”,

gồm: Trung tâm Tích hợp dữ liệu của TCTK đặt tại 54 Nguyễn Chí Thanh -

Đống Đa - Hà Nội, hệ thống máy chủ của ba Trung tâm Tin học Thống kê tại

các khu vực đƣợc kết nối, đồng bộ dữ liệu với Trung tâm tích hợp dữ liệu , mỗi

hệ thống máy chủ tại các Trung tâm tin học khu vực sẽ quản lý việc kết nối, xử

lý dữ liệu cho các Cục Thống kê mà Trung tâm đó phụ trách. mạng LAN của

các Cục Thống kê, Viện KHTK, Nhà Xuất bản thống kê, Trƣờng Cao đẳng và

Trƣờng Trung cấp Thống kê đƣợc kết nối tới hệ thống máy chủ tại Trung tâm

tin học Thống kê khu vực bằng công nghệ mạng riêng ảo (VPN) tạo thành

132

mạng diện rộng từ Trung tâm Tích hợp dữ liệu tới các mạng LAN của các đơn

vị sự nghiệp thuộc Tổng cục, các Cục Thống kê và các Chi cục Thống kê. Đến

nay TCTK đã lắp đặt máy móc và đang hoàn thiện cài đặt phần mềm ứng dụng

cho mạng máy tính của Hệ thống thống kê tập trung và đang đẩy nhanh tiến độ

thực hiện các gói thầu GSO5-2 và GSO5-2A của Dự án Hiện đại hóa Tổng cục

Thống kê để nâng cấp cơ sở hạ tầng, hệ thống thu thập và công bố thông tin

thống kê của Tổng cục Thống kê.

Hiện nay toàn bộ hệ thống máy chủ tại TCTK, ba Trung tâm tin học

thống kê và 63 Cục Thống kê đã đƣợc trang bị mới. Hệ thống mạng riêng ảo

của TCTK cho phép kết nối TCTK với toàn bộ 63 Cục Thống kê thông qua

mạng truyền số liệu chuyên dùng và đƣờng dự phòng thông qua mạng Internet

công cộng.

TCTK đã xây dựng trang thông tin điện tử (Website) phiên bản mới và

đang chạy thử nghiệm trƣớc khi đƣa vào hoạt động chính thức. Tại các tỉnh,

thành phố, có 04 tỉnh đã xây dựng trang thông tin điện tử của Cục Thống kê, 02

tỉnh khác đang triển khai xây dựng.

Phát triển và ứng dụng CNTT trong quá trình thu thập, xử lý, tổng hợp và

phổ biến thông tin thống kê có vài trò quan trọng trong công tác thống kê, làm

giảm thời gian cập nhật dữ liệu, tiết kiệm nhân lực, giảm chi phí chuyển phát

nhanh các biểu mẫu thống kê từ đơn vị cơ sở và góp phần nâng cao chất lƣợng

thông tin thống kê.

Phƣơng pháp điều tra điện tử (e-form) đƣợc thống kê nhiều nƣớc sử dụng

nhƣng chƣa đƣợc triển khai nhiều ở Việt Nam. Năm 2012 TCTK đã thí điểm sử

dụng thiết bị kỹ thuật số hỗ trợ cá nhân (PDA) để điều tra tính chỉ số giá tiêu

dùng; thử nghiệm phƣơng pháp điều tra điện tử (e-form) đối với điều tra sản

phẩm công nghiệp hàng tháng IIP. Những năm tới TCTK sẽ áp dụng điều tra

thống kê điện tử đối với một số cuộc điều tra khác nhƣ điều tra diện tích, năng

suất, sản lƣợng các loại cây trồng (dùng máy PDA), điều tra doanh nghiệp hàng

năm (e-form) v.v…

133

TCTK đã sử dụng công nghệ quét và phần mềm nhận dạng ký tự thông

minh phục vụ xử lý số liệu tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 và tổng điều

tra Nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2011 và đang ứng dụng công nghệ

này trong xử lý thông tin các cuộc điều tra lao động – việc làm và một số cuộc

điều tra khác.

Bên cạnh việc trang bị phần cứng những năm qua Tổng cục Thống kê đã

chú trọng trang bị phần mềm hệ thống, phần mềm đóng gói có bản quyền, đặc

biệt rất chú trọng phát triển các phần mềm ứng dụng cho từng chuyên ngành

thống kê. Tới nay đã có nhiều phần mềm ứng dụng đƣợc các Trung tâm Tin học

thống kê, một số Cục Thống kê phát triển để dùng chung trong hệ thống, tuy

nhiên mỗi cuộc điều tra hiện nay đều có một phần mềm riêng biệt. Trong giai

đoạn tới TCTK sẽ thực hiện nâng cấp hoặc xây dựng mới các chƣơng trình ứng

dụng xử lý số liệu để đảm bảo mỗi cuộc điều tra, tổng điều tra đều có ứng dụng

đƣợc áp dụng thống nhất, theo chuẩn chung, tích hợp dữ liệu theo yêu cầu tập

trung dữ liệu. Hiện nay TCTK đang cài đặt và chạy demo Hệ thống phần mềm

hỗ trợ thu thập thông tin thống kê tập trung (SSIC). Hệ thống này sẽ cho phép

TCTK tập trung số liệu thống kê tại một hệ thống dữ liệu thống kê tập trung,

qua đó từng bƣớc hạn chế các vấn đề chênh lệch số liệu, đảm bảo tính kịp thời,

chính xác của số liệu thống kê.

Hiện tại các CSDL vi mô, vĩ mô của TCTK chỉ là cơ sở dữ liệu của từng

cuộc điều tra, tổng điều tra riêng biệt. Nhƣợc điểm lớn nhất của các CSDL là

thiếu sự liên kết qua các kỳ điều tra, cài đặt phân tán ở các đơn vị chủ trì điều

tra. Một số CSDL đã đƣợc cài đặt trên mạng nội bộ, có thể khai thác qua web

nhƣng chƣa đƣợc công bố rộng rãi. Thiếu các CSDL tổng hợp nên các thông tin

tổng hợp đƣợc công bố trên Internet chỉ là các bảng thống kê tĩnh. Việc cập nhật

thông tin chƣa kịp thời nên giá trị sử dụng thông tin thấp... TCTK đang có kế

hoạch cài đặt các CSDL này tập trung tại Trung tâm Tích hợp dữ liệu và đƣợc

chia sẻ dùng chung theo chính sách công bố thông tin.

134

Hiện tại TCTK đã xây dựng đƣợc 04 kho dữ liệu thống kê cục bộ: Kho

dữ liệu điều tra khảo sát mức sống hộ gia đình (2004-2008), kho dữ liệu điều tra

lao động việc làm (2007-2010), kho dữ liệu điều tra biến động dân số (2001-

2010), kho dữ liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở (2009). Các kho dữ liệu thống

kê cục bộ này có thể truy cập trên website TCTK. Năm 2015 Kho dữ liệu thống

kê trên cơ sở tích hợp các kho dữ liệu chuyên đề đã đƣợc xây dựng và mở rộng

cho tất cả các lĩnh vực thống kê.TCTK cũng đang triển khai thiết kế phần mềm

CSDL thống kê đặc tả dùng chung, đồng thời có kế hoạch phát triển các ứng

dụng phục vụ tra cứu các bảng danh mục, tra cứu những thông tin phục vụ việc

chuyển đổi, liên kết giữa các phiên bản danh mục khác nhau cho ngƣời sử dụng.

Gói thầu GSO 5.2a sẽ cung cấp cho TCTK một hệ thống quản lý metadata tập

trung, một công cụ siêu dữ liệu chuẩn hóa sẽ đƣợc áp dụng xuyên suốt trong

mọi hoạt động của TCTK từ nay về sau.

3.2 Bộ, ngành

Trong những năm gần đây các Bộ, ngành quan tâm nhiều hơn đến việc

trang bị và ứng dụng CNTT trong công tác thống kê. Hiện nay tất cả các Bộ,

ngành đều thành lập Trung tâm tin học hoặc Cục Công nghệ thông tin. Năng lực

CNTT của các Bộ, ngành đã đƣợc nâng cao. Hầu hết các Bộ, ngành đã xây

dựng mạng nội bộ, mạng Internet và trang thông tin điện tử; tin học hóa quá

trình thu thập, truyền đƣa, xử lý, tổng hợp thông tin thống kê trong ngành, hoặc

đã xây dựng kế hoạch triển khai ứng dụng CNTT phục vụ công tác thống kê của

ngành. Hạ tầng CNTT đƣợc triển khai tập trung tại Trung tâm tin học hoặc Cục

CNTT của các Bộ, ngành.

Bộ Công thƣơng đang phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng văn

bản pháp quy về quy trình truyền tin, xử lý, tổng hợp, phổ biến, lƣu trữ, chia sẻ

thông tin thống kê của Bộ; xây dựng phần mềm Chế độ báo cáo thống kê cho

các Tập đoàn, tổng công ty, công ty; Chế độ báo cáo thống kê cho các Sở công

thƣơng và chế độ báo cáo thống kê cho các Trƣờng thuộc Bộ Công thƣơng tại

cơ quan Bộ Công Thƣơng.

135

Bộ Y tế đã thành lập Trung tâm tích hợp dữ liệu, đang trong quá trình xây

dựng CSDL thành phần nhƣ: CSDL quản lý khám chữa bệnh, CSDL bảo hiểm,

CSDL quản lý dƣợc, v.v…

Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội đang xây dựng CSDL thống kê

cùng công cụ phần mềm khai thác số liệu thống kê của ngành.

Bộ Khoa học và Công nghệ đã xây dựng cơ sở dữ liệu tích hợp các chế

độ báo cáo thống kê KH&CN.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiếp nhận phần mềm VEMIS, EMIS từ Dự án

hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục (do Cộng đồng Châu Âu tài trợ) đang triển khai

ứng dụng để thu thập, xử lý, tổng hợp số liệu thống kê giáo dục mầm non, phổ

thông và giáo dục thƣờng xuyên. Tuy nhiên, việc thu thập và tổng hợp bằng

phần mềm ứng dụng chƣa đƣợc triển khai trong toàn ngành.

Bộ TT&TT đã nghiên cứu và tổ chức thực hiện dự án “Tăng cƣờng năng

lực thống kê”, trang bị các máy chủ, xây dựng phần mềm tập hợp số liệu thống

kê trực tuyến từ các doanh nghiệp bƣu chính, chuyển phát, viễn thông, Internet,

Sở TTTT, đài PTTT. Một số cuộc điều tra do Bộ TTTT thực hiện đã xây dựng

cơ sở dữ liệu vi mô, vĩ mô. Từ năm 2013 trở đi, xây dựng công cụ sẽ là một

hạng mục chính trong phƣơng án điều tra thống kê do Bộ thực hiện.

Ngân hàng Nhà nƣớc đã kết nối mạng truyền thông từ tổ chức tín dụng

đến Cục Công nghệ tin học của NHNN, nâng cấp hệ thống mạng WAN nội bộ,

đang triển khai phần mềm báo cáo một số chỉ tiêu tiền tệ, tín dụng và hệ thống

thông tin quản lý điện toán thanh toán quốc tế qua SWIFT; đang triển khai dự

án hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thông tin quản lý; tổ chức lại kho dữ liệu

thống kê phục vụ công tác thống kê tiền tệ và phân tích dự báo.

Bộ Tài chính đang triển khai Dự án Hạ tầng truyền thông thống nhất kết

nối các cơ quan Thuế, Kho bạc Nhà nƣớcc, Hải quan, Tài chính, Chứng khoán

và Dự trữ từ trung ƣơng đến các tỉnh, huyện trong cả nƣớc; xây dựng phần mềm

thu thập và tổng hợp báo cáo thông tin thống kê, xây dựng Hệ CSDL quốc gia

về tài chính; đã xây dựng, nâng cấp phần mềm thu thập và tổng hợp báo cáo

136

thông tin thống kê đáp ứng các yêu cầu của hệ thống chỉ tiêu và báo cáo thống

kê của ngành.

Khai thác nguồn dữ liệu từ hệ thống tờ khai xuất nhập khẩu hàng hóa

phục vụ thống kê xuất nhập khẩu hàng hóa: Số liệu thống kê hàng hóa XNK

đƣợc thu thập từ các tờ khai hàng hóa XNK. Tổng cục Hải quan xây dựng và

quản lý kho dữ liệu hàng hóa XNK, lƣu trữ các báo cáo và cơ sở dữ liệu thống

kê hàng hóa XNK. Khi quy đổi dữ liệu để phục vụ cho mục đích thống kê, các

tổ chức, cá nhân làm thống kê không đƣợc làm thay đổi thông tin nghiệp vụ hải

quan. Thông tin thống kê hàng hóa XNK đƣợc cung cấp, trao đổi là các thông

tin thống kê tổng hợp. Hiện nay thông tin thống kê hàng hóa XNK của năm

2009 và từ năm 2010 đƣợc cập nhật theo tháng đƣợc đƣa trên Trang thông tin

điện tử Hải quan.

Bộ Tƣ pháp đã xây dựng phần mềm quản lý hộ tịch, phần mềm báo cáo

thống kê, đang triển khai Đề án xây dựng và áp dụng hệ thống biểu mẫu báo cáo

thống kê điện tử nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn trong tổng hợp số liệu thống

kê.

Khai thác dữ liệu từ Hệ thống thông tin đăng ký hộ tịch, hộ khẩu phục vụ

thống kê dân số: Ngày 8/6/2013 Thủ tƣớng Chính phủ đã ký Quyết định số

896/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ

công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cƣ giai đoạn 2013-

2020, trong đó ƣu tiên nguồn lực xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cƣ và

thực hiện cấp số định danh cá nhân, theo đó, thông tin cơ bản về công dân đƣợc

quản lý tập trung, thống nhất từ khi công dân sinh ra (đăng ký khai sinh) đến khi

chết (đăng ký việc tử) trong cơ sở dữ liệu. Bộ Công an sẽ thực hiện xây dựng và

quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cƣ, cấp số định danh cá nhân cho công

dân đăng ký khai sinh trƣớc ngày 01/01/2016 (dự án khả thi), cơ quan Tƣ pháp

phối hợp với cơ quan Công an cấp số định danh cá nhân cho công dân đăng ký

khai sinh từ ngày 01/01/2016. Hiện nay Bộ Công an đang chủ trì xây dựng Nghị

định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 90/2010/NĐ-CP ngày 18/8/2010 về Cơ sở

137

dữ liệu quốc gia về dân cƣ. Dự kiến đến hết năm 2015 sẽ hoàn thành xây dựng

hạ tầng kỹ thuật CSDL quốc gia về dân cƣ, từ năm 1016 sẽ bắt đầu thực hiện

việc nhập thông tin cơ bản về công dân vào CSDL, đến hết năm 2020 thông tin

cơ bản của tất cả công dân sẽ đƣợc nhập, cập nhật; khi đó các cơ quan hành

chính nhà nƣớc, các cấp chính quyền sẽ đƣợc khai khác, sử dụng thông tin trực

tuyến tại CSDL quốc gia về dân cƣ.

Bộ TN&MT đang triển khai dự án Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai quốc

gia về TN&MT, lập dự án Xây dựng CSDL đất đai quốc gia giai đoạn 2012-

2015, chuẩn bị dự án Xây dựng hệ thống quản lý, cập nhật và tổng hợp báo cáo

về các chỉ tiêu thống kê ngành TN&MT trên môi trƣờng mạng.

Khai thác dữ liệu từ Hệ thống thông tin đăng ký đất đai phục vụ thống kê

hiện trạng sử dụng đất đai: Công tác thống kê đất hàng năm và kiểm kê đất đai

(5 năm 1 lần) đƣợc thực hiện từ năm 1990. Tổng kiểm kê đất đai gần đây nhất

đƣợc thực hiện vào năm 2010 và hiện nay đang chuẩn bị cho cuộc tổng kiểm kê

đất đai năm 2015. Chỉ tiêu thống kê bao gồm loại đất và đối tƣợng sử dụng đất.

Hiện nay Bộ TN&MT đã đo đạc lập Bản đồ địa chính đƣợc 70,3% tổng diện

tích tự nhiên của cả nƣớc; 92% hộ gia đình, cá nhân, tổ chức sử dụng đất đã kê

khai đăng ký đất đai. Bộ TN&MT đang từng bƣớc chuẩn hóa dữ liệu địa chính

và xây dựng dữ liệu số đến từng thửa đất dựa trên hai công nghệ cơ bản là công

nghệ hệ thống thông tin địa lý (GIS) và hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu, tiếp tục

hoàn thành việc sắp sếp, đƣa vào lƣu trữ hồ sơ đất đai đến hạn đƣa vào lƣu trữ,

phối hợp trong việc thu thập, cập nhật thông tin đƣa vào CSDL đất đai, và thực

hiện cung cấp thông tin cho các tổ chức và doanh nghiệp, đƣa Trang Thông tin

điện tử đi vào hoạt động.

Bộ Nông nghiệp và PTNT đã triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý số

liệu cơ bản nông nghiệp và nông thôn các tỉnh/thành phố của cả nƣớc. Số liệu

thu thập, lƣu trữ trong CSDL từ nguồn số liệu thống kê chính thức, tƣ liệu kinh

tế xã hội các tỉnh/thành phố và số liệu điều tra nông nghiệp nông thôn, điều tra

mức sống dân cƣ của Tổng cục Thống kê và nguồn từ các cơ quan, địa phƣơng

138

khác đƣợc tổ chức thành các bảng số liệu theo mẫu báo cáo khác nhau, và đang

có kế hoạch nâng cấp cơ sở dữ liệu cả về phạm vi, nội dung thông tin, các chức

năng ứng dụng và hình thức giao diện phù hợp, có hiệu quả và thiết thực hơn

trong thời gian tới.

Khai thác nguồn dữ liệu từ hệ thống đăng ký phương tiện cơ giới đánh

bắt thủy sản phục vụ thống kê thủy sản: Hiện nay công tác đăng ký, đăng kiểm

các tàu, thuyền hoạt động khai thác thủy sản gặp nhiều khó khăn, nhiều phƣơng

tiện nằm bờ không đi khai thác, hết hạn đăng kiểm, chủ phƣơng tiện không đi

gia hạn, cá tàu, thuyền nhỏ thuộc cấp huyện quản lý, sau vài năm hỏng vỏ, chủ

tàu, thuyền thay vỏ mới, song không khai báo, hoặc ngƣ dân mua máy trôi nỏi

trên thị trƣờng về lắp vào tàu, không có cơ sở nộp thuế trƣớc bạ nên không thể

đăng ký. Mới chỉ có một số tỉnh đang xây dựng CSDL quản lý tàu thuyền đánh

bắt hải sản, song chƣa đầy đủ dữ liệu, còn nhiều tàu, thuyền, nhất là các tàu có

công suất nhỏ chƣa đăng ký, đăng kiểm. Bộ NN&PTNN cần tiến tới xây dựng

CSDL thống nhất về tàu, thuyền đánh bắt thủy sản và các phần mềm nghiệp vụ

ứng dụng để thống kê, xử lý, truy suất các thông tin phục vụ việc đăng ký, đăng

kiểm và cứu hộ cứu nạn các tàu, thuyền đánh bắt thủy sản.

Khai thác nguồn dữ liệu từ Tổng kiểm kê Rừng giai đoạn 2011 -2015

phục vụ thống kê lâm nghiệp: Bộ NN&PTNN thực hiện Tổng điều tra, kiểm kê

rừng toàn quốc giai đoạn 2012 – 2015 với các chỉ tiêu về diện tích (rừng tƣ

nhiên; rƣng trông và đất chƣa co rƣng) và chất lƣợng rừng bao gôm chi tiêu vê

trƣ lƣơng rƣng va môt sô đ ặc trƣng phân loại trạng thái rừng. Kết quả tổng điều

tra cung cấp:

a) Bản đồ hiện tr ạng rừng và đất chƣa có rừng câp xa theo diện tích các

trạng thái rƣng (phân loại các trạng thái rừng).

Hệ thống bản đô kiểm kê rừng cấp xã, huyện, tỉnh gồm: Bản đồ kiểm kê

rừng cấp xã tỷ lệ 1/10.000, Bản đồ kiểm kê rừng cấp huyện: tỷ lệ 1/50.000, Bản

đồ kiểm kê rừng cấp tinh : tỷ lệ 1/100.000, Bản đồ kiêm kê rƣng vùng t ỷ lệ

1/250.000, Bản đồ kiêm kê rƣng toàn quốc tỷ lệ 1/1.000.000

139

b) Xác định trữ lƣợng cho cac trang thai r ừng đôi vơi rƣng t ự nhiên và

cho từng loài cây, hoặc nhóm loài cây đôi vơi rƣng trông gồm: danh sách các

trạng thái rừng, diện tích từng trạng thái rừng, trữ lƣợng bình quân của từng

trạng thái rừng (tính bình quân cho cấp tỉnh).

Báo cáo kết quả kiểm kê rừng kèm theo các thông tin trong hệ thống biểu

số liệu về diện tích và trữ lƣợng rừng, Biểu tổng hợp diện tích, trữ lƣợng rừng

trồng theo loài cây, nhóm loài cây và cấp tuổi các cấp hành chính, Các bảng số

liệu kết quả tính toán trữ lƣợng bình quân của các trạng thái rừng tự nhiên.

Hiện nay Bộ GTVT đang triển khai thực hiện Đề án công nghiệp hóa,

hiện đại hóa Bộ Giao thông Vận tải đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030,

theo đó Bộ GTVT sẽ xây dựng hệ thống quản lý tập trung từ Bộ tới các đơn vị

cấp dƣới trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông để hình

thành Bộ điện tử, sẵn sàng kết nối với Chính phủ để hình thành Chính phủ điện

tử; xây dựng cơ sở dữ liệu chung cho toàn ngành, tạo tính kết nối ngang, dọc để

giảm các chi phí đầu tƣ, nghiên cứu. Tại các đơn vị thuộc Bộ nhƣ Cục Đăng

kiểm, Cục Hàng hải, Cục Đƣờng bộ … đƣợc trang bị các máy chủ, dữ liệu kết

nối Internet và theo mạng riêng ảo VPN. Tuy nhiên, CSDL hiện phân tán chƣa

đƣợc kết nối, tích hợp với trung tâm CSDL chung của Bộ.

Khai thác nguồn dữ liệu từ hệ thống đăng kiểm phương tiện vận tải cơ

giới đường bộ phục vụ thống kê vận tải: Cục Đăng kiềm Việt Nam xây dựng

CSDL đăng kiểm phƣơng tiện vận tải cơ giới đƣờng bộ từ năm 1997. Các Trung

tâm đăng kiểm sử dụng phần mềm quản lý hồ sơ phƣơng tiện, hồ sơ kiểm định

và lƣu trữ dữ liệu, truyền dữ liệu, và cập nhật số liệu cảnh báo từ mạng dữ liệu

Cục Đăng kiểm Việt Nam. Cục Đăng kiểm triết suất các báo cáo thống kê tổng

hợp từ CSDL này gửi Bộ GTVT tình hình đăng kiểm xe ô tô cơ giới hành tháng.

Để hiện đại hóa công tác đăng kiểm, trong thời gian tới, Bộ GTVT sẽ đƣa vào

sử dụng Hệ thống phần mềm quản lý đăng kiểm ô tô liên thông từ khâu kiểm

tra, chứng nhận chất lƣợng sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu đến đăng kiểm lƣu

140

hành, đồng thời xây dựng CSDL phƣơng tiện tập trung, thống nhất trên cả nƣớc

để đơn vị đăng kiểm có thể khai thác sử dụng và cập nhật trực tiếp.

Nâng cấp, hoàn thiện cơ sở dữ liệu đăng ký doanh nghiệp, đơn vị cơ sở

phục vụ thống kê doanh nghiệp và đơn vị cơ sở: Bộ KH&ĐT đƣợc giao chủ trì,

phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng và vận hành Hệ thống thông tin

đăng ký doanh nghiệp quốc gia bao gồm Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp

quốc gia và CSDL quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. CSDL trên Hệ thống sẽ

đƣợc tích hợp đầy đủ và thống nhất từ CSDL doanh nghiệp tại 63 tỉnh, thành

phố. Bên cạnh đó, Hệ thống đăng ký kinh doanh quốc gia trực tuyến sẽ đƣợc

hoàn thành đầy đủ vào cuối năm nay.

Hiện tại Hệ thống thông tin đăng ký kinh doanh quốc gia mới thực hiện

đăng ký cho doanh nghiệp thành lập theo Luật Doanh nghiệp mà chƣa tích hợp

đầy đủ cho các loại hình doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài, doanh nghiệp thành

lập tại khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghiệp, các tổ chức khoa học và

công nghệ, tổ chức tín dụng và các loại hình kinh doanh khác; chƣa hoàn thiện

Cơ sở dữ liệu về đăng ký doanh nghiệp do trƣớc đây các địa phƣơng lƣu trữ,

quản lý dữ liệu một cách độc lập và theo các tiêu chí khác nhau; Quy trình cấp

mã doanh nghiệp chƣa thống nhất chung giữa hai ngành đăng ký kinh doanh và

đăng ký thuế, chƣa có hệ thống hạ tầng trang thiết bị để có thể thực hiện việc số

hóa tài liệu và lƣu trữ dữ liệu; Công tác đăng ký kinh doanh tại một số địa

phƣơng vẫn còn yếu tố thẩm định hồ sơ và chủ yếu là trao nhận kết quả trực tiếp

nên vẫn còn những phản ánh, kiến nghị về tình trạng chậm trễ, thiếu chính xác

trong giải quyết các yêu cầu của doanh nghiệp.

Hiện nay số lƣợng các doanh nghiệp trong CSDL điều tra toàn bộ của

TCTK khác biệt với số lƣợng doanh nghiệp kê khai nộp thuế trong CSDL của

Tổng cục Thuế khoảng 390.000 doang nghiệp; cách biệt so với số lƣợng doanh

nghiệp đăng ký kinh doanh trong CSDL của Bộ KH&ĐT khoảng 460.000

doanh nghiệp. Cần tiếp tục nâng cấp, hoàn thiện cơ sở dữ liệu đăng ký doanh

141

nghiệp, đơn vị cơ sở phục vụ thống kê doanh nghiệp và đơn vị cơ sở; xây dựng

dàn mẫu điều tra thống kê.

Trong nhƣng năm tới BộKH&ĐT sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động

hƣớng tới mục tiêu trọng tâm là đƣa toàn bộ các pháp nhân hoạt động kinh

doanh trong nền kinh tế tập trung vào Hệ thống Thông tin đăng ký doanh

nghiệp quốc gia; tăng cƣờng chuẩn hóa dữ liệu về đăng ký doanh nghiệp; nâng

cao chất lƣợng công tác đăng ký kinh doanh tại địa phƣơng, khớp nối dữ liệu về

tình hình doanh nghiệp với cơ quan thuế, cơ quan thống kê nhằm tạo dựng một

cơ sở dữ liệu quốc gia thống nhất, tập trung, cung cấp cho cộng đồng và cơ

quan quản lý nhà nƣớc những thông tin chính xác về tình hình hoạt động của

các doanh nghiệp.

Tòa án nhân dân tối cao triển khai áp dụng phần mềm thống kê các loại

vụ án, phần mềm quản lý và thống kê các vụ án hình sự, các vụ án dân sự, hôn

nhân và gia đình.

VKSND trang bị một hệ thống máy vi tính kết nối thành mạng diện rộng

(mạng WAN) và các phần mềm xử lý số liệu thống kê thống nhất trong toàn

ngành, đƣợc nối mạng đến các VKS huyện để có thể truyền số liệu trực tiếp về

VKS cấp tỉnh và VKS tỉnh truyền trực tiếp về VKSND tối cao bằng phần mềm

do VKSND tối cao tự xây dựng; Công tác thống kê đã đƣợc tin học hóa, tuy

nhiên, chủ yếu mới chỉ dừng lại ở giai đoạn tổng hợp, tức là thu thập và tổng

hợp đƣợc những số liệu thống kê tổng hợp, để cung cấp số liệu theo chế độ báo

cáo định kỳ. Các phần mềm thống kê chƣa mang tính tổng hợp, phân tích cao.

Hạn chế: Mặc dù TCTK và các Bộ, ngành đều chú trọng xây dựng CSDL

quản lý từng lĩnh vực chuyên ngành, song nhìn chung, các CSDL này còn rời

rạc, manh mún, chƣa đƣợc tích hợp thành một hệ thống CSDL thống nhất. Mặt

khác, CSDL của các cấp quản lý còn nghèo nàn, chƣa bao gồm dữ liệu từ các

nguồn khác nhau làm hạn chế cho việc khai thác và sử dụng số liệu.

Đề nghị: Tiếp tục nâng cấp, mở rộng hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ

thông tin và truyền thông của Hệ thống thống kê Nhà nƣớc. Tăng cƣờng năng

142

lực cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của thống kê Bộ, ngành. Từng bƣớc xây

dựng và hoàn thiện các CSDL chuyên ngành và CSDL tổng hợp, tiến tới kết nối

mạng thông tin thống kê các Bộ, ngành với mạng thông tin thống kê của TCTK.

Xây dựng và vận hành hệ cơ sở dữ liệu thống kê quốc gia và Trung tâm dữ liệu

thống kê quốc gia của Hệ thống thống kê tập trung. Xây dựng và vận hành cơ sở

siêu dữ liệu (Metadata) thống kê dùng chung. Xây dựng và vận hành kho dữ

liệu thống kê.

Phát triển phần mềm ứng dụng trong thu thập, xử lý và tổng hợp, phân

tích và dự báo, truyền đƣa, lƣu giữ và phổ biến thông tin thống kê.

Kinh nghiệm cho thấy rõ ràng rằng việc sản xuất số liệu thống kê bằng

máy tính, sự đầu tƣ lƣu giữ dữ liệu vi mô và vĩ mô trên máy tính và sự phát triển

hệ thống có thể cho phép cơ quan thống kê cung cấp các dịch vụ một cách linh

hoạt và nhanh chóng cho những ngƣời sử dụng. Tuy nhiên, máy tính không làm

đƣợc gì khi không có sự hƣớng dẫn đƣợc chuẩn bị bởi con ngƣời. Bởi vậy, các

cơ quan thống kê cần quan tâm đầu tƣ nhiều hơn tới kỹ năng của con ngƣời hơn

là tới máy tính.

IV. PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC NGÀNH THỐNG KÊ

4.1 Nâng cao chất lƣợng nhân lực thống kê

Một nhân tố quyết định năng lực của tổ chức thống kê là năng lực của các

nhân viên. Một tổ chức chỉ có thể hoạt động tốt nếu có những ngƣời có năng lực

làm việc. Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình đòi hỏi đội ngũ cán

bộ, công chức, viên chức thống kê phải có đủ năng lực, trình độ, phẩm chất đạo

đức.

Tính đến đầu năm 2012 Hệ thống thống kê Việt Nam có khoảng 30.300

ngƣời, trong đó:

- Hệ thống thống kê tập trung có 6.070 ngƣời, chiếm 20,03%, trong đó

tại cơ quan Tổng cục Thống kê có 282 ngƣời (4,6%), tại các Cục Thống kê địa

phƣơng có là 2.296 ngƣời (37,8%), Chi Cục Thống kê là 3.172 ngƣời (52,2%);

viên chức ở các đơn vị sự nghiệp có 320 ngƣời (5,2%).

143

- Tổng số cán bộ, công chức làm công tác Thống kê của các cơ quan

thống kê các Bộ, ngành và khối Đảng, đoàn thể, an ninh, quốc phòng khoảng

2.300 ngƣời, chiếm 7,6%.

- Tổng số công chức làm công tác thống kê tại các Sở, ngành địa phƣơng

và các đơn vị sự nghiệp giáo dục, y tế từ cấp tỉnh trở lên có khoảng 3.300 ngƣời,

chiếm 10,89%.

- Tổng số cán bộ, công chức làm công tác thống kê tại các xã, phƣờng, thị

trấn có khoảng 5.400 ngƣời, chiếm 17,82%.

- Ƣớc tính số nhân lực làm công tác Thống kê tại 2 khối doanh nghiệp

nhà nƣớc và doanh nghiệp FDI có khoảng 13.230 ngƣời, chiếm 43,66%.

Trong nhiều năm qua nhân lực ngành Thống kê chƣa đƣợc quy hoạch,

phát triển một cách có hệ thống, hậu quả nguồn nhân lực còn hạn chế, bất cấp

về cả số lƣợng và chất lƣợng. Ở Tổng cục Thống kê số cán bộ có trình độ thạc

sỹ đã tăng lên nhƣng số ngƣời có trình độ tiến sỹ đang ngày càng giảm, cụ thể

đến đầu năm 2012 còn 8 tiến sỹ và số tiến sỹ đúng chuyên ngành Thống kê hiện

nay chỉ có 5 ngƣời. Tính chung tỷ trọng nhân lực thống kê có trình độ sau đại

học chỉ chiếm 1,99%. Tỷ lệ ngƣời có trình độ đại học cũng tăng lên song tỷ lệ

đƣợc đào tạo đúng chuyên ngành Thống kê chiếm tỷ lệ thấp 29,38%.

Đối với Thống kê Bộ, ngành, mặc dù tổ chức thống kê đang đƣợc củng cố

và hoàn thiện theo tinh thần Nghị định số 03/2010/NĐ-CP quy định nhiệm vụ,

quyền hạn và cơ cấu tổ chức của thống kê Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc

Chính phủ, song số lƣợng cán bộ làm công tác thống kê ở các Bộ, ngành cũng

còn hạn chế, cán bộ chủ yếu là làm kiêm nhiệm, không đƣợc đào tạo bài bản về

chuyên môn, nghiệp vụ thống kê. Ví dụ, Bộ Nội vụ đã có quyết định thành lập

Phòng Thống kê trực thuộc Vụ Kế hoạch – Tài chính nhƣng cơ quan chƣa tuyển

dụng đƣợc một cán bộ nào vào làm việc cho Phòng này.

Đội ngũ chuyên gia đầu ngành thiếu hụt nghiêm trọng trong những năm

gần đây. Cán bộ thống kê còn yếu về các khâu vận dụng các phƣơng pháp mô

hình trong phân tích và dự báo thống kê, yếu về kỹ thuật điều tra chọn mẫu, yếu

144

về khả năng tƣ duy để tính toán các chỉ số tổng hợp phức tạp. TCTK không thể

thực hiện đầy đủ trách nhiệm thẩm định các cuộc điều tra thống kê do số lƣợng

cán bộ có hạn. Điều này là đáng lo ngại và ngành Thống kê phải nhanh chóng

có chiến lƣợc phát triển nhân lực có chất lƣợng cao và đúng chuyên ngành trong

thời gian tới.

Năm 2013 TCTK đã xây dựng và phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân

lực Thống kê Việt Nam giai đoạn 2011-2020, đề ra mục tiêu, phƣơng hƣớng,

giải pháp phát triển nhân lực và cả lộ trình thực hiện. Căn cứ vào Quy hoạch

này các đơn vị trong toàn ngành Thống kê sẽ triển khai thực hiện các nội dung

có liên quan tại đơn vị mình.

4.2 Mở rộng quy mô đào tạo nguồn nhân lực thống kê

Trong những năm qua, các cơ sở đào tạo trực thuộc Tổng cục Thống kê

đã có những đổi mới nhất định trong công tác đào tạo với quan điểm sản phẩm

đào tạo phải xuất phát từ nhu cầu của Ngành và của xã hội. Tuy nhiên, chất

lƣợng học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của

Ngành cũng nhƣ xã hội, do các nguyên nhân sau:

- Đội ngũ giảng viên, giáo viên của hai Trƣờng thuộc Tổng cục Thống kê

hiện nay còn nhiều bất cập, thiếu hụt về số lƣợng và hạn chế về chất lƣợng,

không có giảng viên có trình độ tiến sỹ về chuyên ngành Thống kê; giảng viên

không đƣợc cập nhật kiến thức mới thƣờng xuyên và thiếu kinh nghiệm thực tế;

hoạt động nghiên cứu khoa học còn hạn chế.

- Về nội dung, chƣơng trình đào tạo, vẫn nặng về lý thuyết và chƣa phù

hợp đối với đối tƣợng là học sinh cao đẳng, trung cấp; hệ thống giáo trình, bài

giảng chƣa hoàn thiện, các kiến thức mới không đƣợc cập nhật thƣờng xuyên.

- Kinh phí hàng năm dành cho đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức của

hệ thống Thống kê tập trung rất thấp.

Đào tạo trình độ đại học, trên đại học chuyên ngành Thống kê c ó tại các

Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí

Minh, Đại học kinh tế Đà Nẵng và Đại học kinh tế Huế. Hai Trƣờng Đại học

145

Kinh tế quốc dân Hà Nội và Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh mỗi năm

đào tạo đƣợc khoảng 60 ngƣời.

Nhằm nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực thống kê, năm vừa qua,

TCTK đã thực hiện một số nội dung công việc quan trọng sau:

- Hoàn thành biên soạn chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng và cấp chứng chỉ

theo ngạch công chức thống kê viên chính (trở xuống).

- Đào tạo theo ngạch công chức thống kê: tổ chức đƣợc 6 lớp tại 2 miền

Bắc, Nam; Đào tạo bồi dƣỡng cho hơn 400 cán bộ, công chức, viên chức của

Ngành.

- Cử 96 đoàn với 227 lƣợt cán bộ, công chức, viên chức đi học tập, đào

tạo và tham dự Hội thảo, hội nghị, khảo sát ở nƣớc ngoài.

- Thực hiện Dự án “Xây dựng chiến lƣợc để tăng cƣờng năng lực cho cán

bộ Thống kê Việt Nam” trong lĩnh vực đào tạo thống kê với Hàn quốc.

Tổng cục Thống kê thông qua Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ gửi Bộ Giáo dục và

Đào tạo Công văn xin chủ trƣơng nâng cấp Trƣờng Cao đẳng Thống kê lên Đại

học Thống kê, nâng cấp trƣờng Trung cấp Thống kê lên Cao đẳng. Ngoài ra,

Tổng cục đã có Công văn gửi Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân về chủ trƣơng

liên kết đào tạo liên thông và tại chức tại Trƣờng Cao đẳng Thống kê.

Các Bộ, ngành cũng cử nhiều lƣợt cán bộ tham gia các khóa đào tạo

thuộc các chuyên đề về kinh tế vĩ mô, dự báo và thống kê thông qua các hoạt

động tài trợ, hợp tác quốc tế và kinh phí ngân sách (NHNN, Bộ Tài chính). Một

số Bộ đã xây dựng kế hoạch tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ thống kê

hàng năm cho các cán bộ làm công tác thống kê tại đơn vị thuộc Bộ, các Sở,

ngành ở địa phƣơng (Bộ Tƣ pháp, NN&PTNN, Công thƣơng, Bảo hiểm xã hội

…).

Tăng cƣờng kỹ năng của nhân viên ở tất cả các cấp thông qua các hoạt

động đào tạo là cần thiết đối với việc xây dựng năng lực hiệu quả. Một chiến

lƣợc đào tạo cán bộ thống kê cần đƣợc xây dựng nhằm đáp ứng những nhu cầu

khác nhau ở các cấp khác nhau. Mở rộng quy mô đào tạo, đào tạo chuyên ngành

146

và hợp tác đào tạo với nƣớc ngoài theo hƣớng trao đổi giảng viên hoặc gửi học

sinh, sinh viên đi đào tạo, kết hợp với hình thức học tập tại chỗ. Hoàn thiện bài

giảng trên cơ sở các lớp ban đầu, đồng thời tiếp tục mở các lớp bồi dƣỡng

nghiệp vụ Thống kê phục vụ thi nâng ngạch thống kê, cũng nhƣ mở các lớp bồi

dƣỡng kiến thức Quản lý Nhà nƣớc chƣơng trình chuyên viên chính. Đồng thời

cần có cơ chế, chính sách bồi dƣỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên,

giảng viên.

4.3 Đổi mới công tác tuyển dụng, quản lý và sử dụng nhân lực thống

Hiện nay công tác tuyển dụng, quản lý và sử dụng nhân lực thống kê vẫn

theo các quy định hiện hành. Muốn đƣợc tuyển dụng các ứng viên cần phải

tham dự các kỳ thi tuyển công chức viên chức. Hơn nữa, môi trƣờng làm việc

trong các cơ quan hành chính hiện nay chƣa thực sự tạo động lực, cơ hội để

công chức, viên chức trẻ thể hiện tài năng và phát triển. Vì vậy, sức thu hút

những ngƣời giỏi vào làm việc trong các cơ quan hành chính nói chung và

ngành Thống kê nói riêng còn chƣa cao.

Để thu hút nhân lực có trình độ cao, ngành Thống kê cần có cơ chế tuyển

thẳng không qua thi tuyển, xét tuyển đối với những ngƣời có trình độ Tiến sỹ,

Thạc sỹ chuyên ngành kinh tế và tốt nghiệp loại giỏi đối với chuyên ngành

Thống kê, và nên tuyển dụng theo hƣớng ƣu tiên những ngƣời có chuyên ngành

đào tạo về thống kê.

Để sử dụng có hiệu quả công chức, viên chức thì trƣớc hết là phải đánh

giá đúng ngƣời để phân công đúng việc và có thể phát huy tốt nhất năng lực của

họ. Thứ hai, cần phải tạo môi trƣờng để mỗi cá nhân có thể phát huy tốt khả

năng, đóng góp công sức vào sự phát triển của đơn vị. Hiệu quả của việc sử

dụng công chức, viên chức phụ thuộc nhiều vào ngƣời sử dụng công chức, viên

chức trong đó có vai trò rất quan trọng của ngƣời đứng đầu cơ quan, tổ chức,

cùng với đó là thể chế tổ chức phù hợp.

147

Hiện nay việc quy định về bậc lƣơng và xét nâng lƣơng vẫn theo cơ chế

cũ, thiếu cơ sở khoa học, làm nản lòng nhiều cán bộ công chức tốt. Nếu không

quyết liệt cải cách chế độ tiền lƣơng đối với cán bộ, công chức thì tình trạng bỏ

việc ngày càng nhiều, nhất là đối với những ngƣời có năng lực. Để góp phần cải

thiện một bƣớc đời sống vốn lâu nay gặp nhiều khó khăn của đội ngũ cán bộ

làm công tác thống kê, ngày 27/3/2009 Thủ tƣớng Chính phủ đã ra Quyết định

số 45/2009/QĐ-TTg về chế độ phụ cấp ƣu đãi theo nghề đối với cán bộ, công

chức làm công tác thống kê. Hiện nay có sự phân biệt chế độ phụ cấp nghề đối

với cán bộ ở các đơn vị hành chính (công chức) với cán bộ ở các đơn vị sự

nghiệp (viên chức) cùng làm công tác thống kê. Chế độ phụ cấp nghề này ƣu đãi

đối với các công chức làm công tác thống kê, song không áp dụng đối với các

viên chức làm công tác thống kê, trong khi những cán bộ công chức này còn

đƣợc hƣởng thêm phụ cấp công vụ theo Nghị định số 34/2012/NĐ-CP của

Chính phủ quy định về chế độ phụ cấp công vụ mà những cán bộ viên chức

không đƣợc hƣởng.

Đối với các Bộ, ngành hiện nay còn rất nhiều cơ quan chƣa triển khai

thực hiện chế độ phụ cấp ƣu đãi nghề thống kê cho công chức làm công tác

thống kê do nhiều nguyên nhân nhƣ: chƣa có tổ chức thống kê chuyên trách

hoặc chƣa có công chức làm công tác thống kê chuyên trách hoặc có công chức

làm thống kê chuyên trách nhƣng chƣa chuyển đƣợc sang mã ngạch công chức

thống kê để hƣởng phụ cấp nghề. Nhiều Bộ, ví dụ nhƣ Bộ NN&PTNN, tổ chức

thống kê đƣợc thành lập nằm ở các đơn vị sự nghiệp nhƣ tại các Trung tâm tin

học và thống kê nên các cán bộ làm công tác thống kê ở các đơn vị này không

đƣợc áp dụng chế độ phụ cấp ƣu đãi theo nghề thống kê. Đây cũng là điều bất

hợp lý khi triển khai thực hiện chế độ phụ cấp nghề này trong thực tiễn.

Ngoài thu nhập, môi trƣờng làm việc và cơ hội thăng tiến cũng là điều rất

quan trọng đối với cán bộ, công chức. Nếu mọi ngƣời có điều kiện có đủ những

cơ hội và động cơ thúc đẩy để hoàn thiện trình độ chuyên môn và đƣợc chỉ dẫn

về cơ hội thăng tiến nghề nghiệp và thăng chức dựa trên phẩm chất xứng đáng,

148

việc tăng cƣờng năng lực nội tại của cơ quan sẽ có kết quả. Năng lực của cơ

quan thống kê sẽ đƣợc tăng cƣờng cùng với việc bổ sung cán bộ thống kê và có

những chính sách cán bộ và phát triển nguồn nhân lực cụ thể.

Hạn chế: Đội ngũ công chức, viên chức của Hệ thống Thống kê tập trung

cơ bản đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ của Ngành trong giai đoạn hiện nay.

Tuy nhiên, nhân lực ngành Thống kê chƣa đƣợc quy hoạch, định hƣớng phát

triển một cách có hệ thống; đội ngũ chuyên gia đầu ngành thiếu hụt, đặc biệt

trong những năm gần đây. Chế độ, chính sách của nhà nƣớc đối với đội ngũ

công chức, viên chức còn nhiều bất cập. Môi trƣờng làm việc trong các cơ quan

hành chính hiện nay chƣa thực sự tạo động lực, cơ hội để công chức, viên chức

trẻ thể hiện tài năng và phát triển. Vì vậy, sức thu hút những ngƣời giỏi vào làm

việc trong các cơ quan hành chính nói chung và ngành Thống kê nói riêng còn

chƣa cao. Kinh phí hàng năm dành cho đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức

của hệ thống Thống kê tập trung rất thấp. Những điều này ảnh hƣởng đến chất

lƣợng nhân lực đầu vào của Ngành.

Đề nghị: Để hoàn thành đƣợc các nhiệm vụ mà Đảng, Chính phủ giao cho

ngành trong thời gian tới thì việc bổ sung số lƣợng và nâng cao chất lƣợng đội

ngũ cán bộ, công chức là cần thiết.

Thứ nhất, thực hiện chuẩn hóa chức danh công chức, viên chức thống kê

và xác định số lƣợng, cơ cấu công chức thống kê theo ngạch công chức thống

kê trong Hệ thống thống kê Nhà nƣớc; Củng cố và tăng cƣờng nhân lực làm

công tác thống kê Sở , ngành địa phƣơng ; thống kê xã , phƣờng, thị trấn; thống

kê doanh nghiêp, cơ quan hành chính, đơn vi sự nghiệp.

Thứ hai, thực hiện đổi mới công tác tuyển dụng, quản lý và sử dụng nhân

lực thống kê: Tuyển dụng theo hƣớng ƣu tiên những ngƣời có chuyên ngành

đào tạo về thống kê và có cơ chế tuyển thẳng đối với thí sinh đƣợc đào tạo đúng

chuyên ngành thống kê đạt loại giỏi trở lên và thạc sỹ, tiến sỹ đối với các

chuyên ngành kinh tế khác. Có chính sách thu hút chuyên gia trình độ cao nhƣ:

chính sách ƣu đãi về tiền lƣơng, tiền thƣởng và các loại phụ cấp bằng tiền khác,

149

các cơ chế, chính sách khuyến khích nhƣ: khen thƣởng, giao nhiệm vụ quan

trọng, ƣu đãi về nhà ở, phƣơng tiện đi lại… hoặc Thuê chuyên gia, kỹ thuật viên

từ bên ngoài (kể cả Việt kiều yêu nƣớc và ngƣời nƣớc ngoài),

Thứ ba, Mở rộng quy mô và nâng cao chất lƣợng đào tạo nhân lực thống

kê, bao gồm: Xây dựng kế hoạch đào tạo, nâng cao chất lƣợng đội ngũ giảng

viên hiện có; Xây dựng cơ chế, chính sách ƣu đãi nhằm thu hút cán bộ, giảng

viên có trình độ và kinh nghiệm về làm việc tại các cơ sở đào tạo của ngành. Và

đầu tƣ xây dựng cơ bản cho hai Trƣờng Thống kê đáp ứng yêu cầu đào tạo.

Thực hiện đào tạo lại và bồi dƣỡng nâng cao trình độ, kỹ năng lao động theo các

hình thức:

- Đào tạo lại, bồi dƣỡng nâng cao trình độ tại chỗ;

- Đào tạo lại, bồi dƣỡng nâng cao trình độ trong các cơ sở đào tạo ở trong

nƣớc;

- Đào tạo lại, bồi dƣỡng nâng cao trình độ ở nƣớc ngoài.

V. TĂNG CƢỜNG CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ CÁC NGUỒN LỰC TÀI

CHÍNH

5.1 Tăng cƣờng cơ sở vật chất

Mặc dù trụ sở làm việc của TCTK, Cục Thống kê các tỉnh, thành phố và

Chi cục Thống kê cấp huyện đã đƣợc cải thiện đáng kể và điều kiện làm việc

đƣợc tăng cƣờng theo quy định tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phƣơng

tiện làm việc của cơ quan và cán bộ công chức, viên chức nhà nƣớc, nhƣng vẫn

chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu về diện tích làm việc cho cán bộ công chức, viên

chức do: (i) do số lƣợng công chức, viên chức những năm gần đây tăng lên, (ii)

định mức diện tích làm việc cho cán bộ thuộc khối quản lý hành chính tăng lên,

(iii) nhiều trụ sở đã xây dựng lâu năm nên xuống cấp nghiêm trọng.

Theo số liệu thống kê hiện có 40/63 Cục Thống kê có diện tích trụ sở làm

việc thiếu so với tiêu chuẩn, trong đó có 5 trụ sở làm việc xuống cấp nghiêm

trọng (đã sử dụng hơn 15 năm); 283/703 trụ sở làm việc của các Chi cục Thống

kê nằm trong khuôn viên hành chính của huyện chƣa có trụ sở riêng, trong đó

150

230 trụ sở làm việc đã xuống cấp hoặc thiếu diện tích theo tiêu chuẩn cho phép.

Năm 2013 TCTK đã bố trí 74.667 triệu đồng cho 104 dự án xây mới, cải tạo,

mở rộng trụ sở làm việc của cơ quan TCTK, các Cục Thống kê và Chi cục

Thống kê; dự kiến năm 2014 sẽ bố trí tiếp 66.857 triệu đồng cho các dự án

chuyển tiếp, xây mới, cải tạo, mở rộng trụ sở làm việc của cơ quan thống kê cấp

Cục và Chi cục. Nguồn kinh phí vẫn chƣa đủ để giải quyết đồng bộ những yêu

cầu về trụ sở làm việc. Thực tế nhu cầu đầu tƣ trụ sở, đặc biệt là hệ thống trụ sở

cấp huyện là rất lớn do cơ sở vật chất và nguồn kinh phí của địa phƣơng còn

hạn hẹp nên việc đầu tƣ là rất hạn hẹp.

Hiện tại, có 10 tỉnh, thành phố đang xây dựng và tổ chức thực hiện đầu tƣ

xây dựng trụ sở, đầu tƣ trang thiết bị cho cơ quan thống kê của địa phƣơng.

Về trang thiết bị làm việc: Tại cơ quan TCTK, trang thiết bị, cơ sở vật

chất nhƣ phòng làm việc, hệ thống ánh sáng, điện thoại và các thiết bị khác

đƣợc trang bị tƣơng đối đầy đủ, ngày càng tốt hơn. Tại các Cục Thống kê đã

trang bị đầy đủ máy tính để bàn cho đội ngũ cán bộ, trang bị một số máy tính

xách tay, thiết bị văn phòng đƣợc xem đã tƣơng đối đầy đủ, tuy nhiên, một số

thiết bị, máy tính đã sử dụng lâu năm, chất lƣợng kém cần đƣợc thay thế hoặc

sửa chữa. Đối với các Chi cục Thống kê điều kiện làm việc của nhiều đơn vị

chƣa đạt tiêu chuẩn, định mức theo quy định, trang thiết bị văn phòng không đủ

đối với cán bộ của Chi cục. Năm 2013 TCTK bố trí kinh phí mua sắm trang

thiết bị làm việc, sửa chữa lớn toàn ngành là 80.235 triệu đồng, dự kiến năm

2014 sẽ là 123.432 triệu đồng.

Theo đánh giá chung các cơ quan thống kê Bộ ngành đều có các bộ

phận/đơn vị thống kê riêng hoặc có đủ cán bộ thống kê kiêm nhiệm và đều đƣợc

trang thiết bị văn phòng, có phƣơng tiện đi lại đều đảm bảo để hoàn thành công

việc. Các cán bộ thống kê kiêm nhiệm đều có đủ phòng làm việc với điều kiện

làm việc, trang bị đủ thiết bị văn phòng, phƣơng tiện đi lại tốt hơn Cục Thống

kê.

151

Trên cơ sở khả năng của ngân sách nhà nƣớc, từng bƣớc cải thiện điều

kiện hoạt động của công tác thống kê gồm nơi làm việc, phƣơng tiện đi lại phục

vụ công tác kiểm tra địa phƣơng, cơ sở, thiết bị công nghệ thông tin, phƣơng

tiện ấn loát.

Hạn chế: Cơ sở vật chất phục vụ công tác thống kê thể hiện nhiều bất

cập. Nguồn nhân lực trong tƣơng lai sẽ tăng lên đòi hỏi phải có thêm chỗ làm

việc và không gian phục vụ công tác đào tạo. Do ngân sách hạn chế, việc sửa

chữa trụ sở làm việc không theo qui định (5 năm sửa chữa một lần), cứ phải 8

đến 10 năm trụ sở làm việc mới đƣợc sửa chữa. Do điều kiện thời tiết khắc

nghiệt ở Việt Nam, các trụ sở làm việc nhanh xuống cấp do đó đòi hỏi phải tiến

hành sữa chữa lớn và duy tu bảo dƣỡng. Phát triển khoa học và công nghệ đòi

hỏi phải thƣờng xuyên thay đổi thiết bị văn phòng đã cũ; các thiết bị văn phòng

cũng nhƣ phƣơng tiện đi lại có chu kỳ sử dụng riêng của chúng đòi hỏi phải sửa

chữa và thay thế.

Đề nghị: Xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án Đầu tƣ trang thiết bị,

phƣơng tiện làm việc của Hệ thống thống kê tập trung; thống kê Bộ, ngành, địa

phƣơng đảm bảo về số lƣợng và chất lƣợng thiết bị công nghệ thông tin, trang

thiết bị làm việc, phƣơng tiện đi lại cho cán bộ ngành Thống kê theo đúng tiêu

chuẩn, định mức hiện hành của Nhà nƣớc.

5.2 Đảm bảo nguồn lực tài chính

Trong thời gian qua, công tác quản lý kinh phí chi thƣờng xuyên NSNN

trong ngành Thống kê đã đạt đƣợc nhiều tiến bộ. Kinh phí đƣợc phân bổ kịp

thời, đúng đối tƣợng, đúng kế hoạch. Trong phạm vi kinh phí đƣợc cấp, các đơn

vị dự toán trong ngành Thống kê đã đảm bảo chi đúng cho các hoạt động

chuyên môn của ngành; đảm bảo thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách đối

với cán bộ, công chức và phục vụ kịp thời các hoạt động khác.

Tổng dự toán năm 2013 của TCTK: 1.267.108 triệu đồng, trong đó Đào

tạo lại: 4.400 triệu, Nghiên cứu khoa học: 2.200 triệu, Điều tra: 540.000 triệu,

Vốn đối ứng năm 2013: 3.465 triệu đồng, trong đó dự án "Hiện đại hóa TCTK"

152

- 1.381 triệu, dự án UNFPA Hỗ trợ thực hiện Chiến lƣợc phát triển thống kê VN

2011-2020 - 849 triệu, dự án UNDP Hỗ trợ thực hiện Chiến lƣợc phát triển

thống kê VN 2011-2020 - 1.235 triệu đồng

Một số Bộ, ngành và các Sở cấp tỉnh đã có đơn vị thống kê và ngân sách

hoạt động riêng. Tuy nhiên, hầu hết các Bộ, ngành và các Sở cấp tỉnh chƣa có tổ

chức thống kê độc lập. Đối với các Bộ, ngành, Sở có tổ chức đơn vị thống kê

ghép, thì chi phí dành cho công tác thống kê đƣợc hoà lẫn trong dự toán kinh

phí chung cho tất cả các hoạt động của cả đơn vị ghép dẫn đến tình trạng mất tự

chủ và không biết đƣợc chi phí thực tế dành cho công tác thống kê. Hơn nữa,

hậu quả của cách thức này sẽ làm cho không thể thực hiện đƣợc việc tổng hợp

tổng số kinh phí dành cho các hoạt động thống kê trong Bộ, ngành cũng nhƣ của

toàn bộ ngành thống kê.

Thống kê là hoạt động đòi hỏi nhiều kinh phí cho việc thiết kế, thu thập,

xử lý, tổng hợp, phân tích, công bố số liệu. Do đó, cần đƣợc bố trí những khoản

kinh phí cần thiết, phù hợp với chƣơng trình công tác thống kê và nhất là cho

các cuộc điều tra thống kê dài hạn và hàng năm để đảm bảo hoàn thành khối

lƣợng và chất lƣợng công tác thống kê.

Hạn chế: Xây dựng dự toán và quản lý ngân sách nhƣ hiện nay chỉ quan

tâm đến lợi ích trƣớc mắt, từng năm một, ít quan tâm đến hiệu quả sử dụng ngân

sách; chƣa có biện pháp đảm bảo sử dụng nguồn lực có hiệu quả; Việc chấp

hành dự toán còn chƣa nghiêm túc, đôi khi còn xảy ra tình trạng chi vƣợt định

mức; Ngân sách dành cho công tác phân tích và phổ biến số liệu còn hạn chế.

Trình độ quản lý đầu tƣ xây dựng của nhiều chủ đầu tƣ chƣa đạt yêu cầu nên

ảnh hƣởng đến thủ tục, tiến độ đầu tƣ.

Đề nghị: Hoàn thiện công tác tài chính nhằm tăng cƣờng cơ sở vật chất và

đảm bảo nguồn kinh phí triển khai các hoạt động thống kê. Quản lý, sử dụng

hiệu quả các nguồn kinh phí cho hoạt động thống kê. Huy động nguồn vốn hợp

pháp khác bổ sung kinh phí cho hoạt động thống kê nhƣ thực hiện một số loại

dịch vụ thống kê, thu phí đối với các hoạt động thu thập, cung cấp thông tin

153

thống kê chuyên sâu, chuyên đề và tƣ vấn thống kê đối với yêu cầu riêng phục

vụ mục đích sản xuất kinh doanh và các hoạt động sinh lợi khác của các tổ

chức.

VI. ĐẨY MẠNH HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC

THỐNG KÊ

6.1 Mở rộng hợp tác song phƣơng và đa phƣơng của Thống kê Việt

Nam

Về quan hệ song phƣơng, TCTK triển khai nhiều hoạt động thực hiện hợp

tác song phƣơng với thống kê các nƣớc Campuchia, Hà Lan, Hàn Quốc và xúc

tiến tăng cƣờng hợp tác với Thống kê Úc, Ucraina, Mông Cổ, Ba Lan. Kết quả

nổi bật của Hợp tác song phƣơng trong năm 2012 là cùng với Viện Phát triển

Quốc tế và Thống kê Hàn Quốc hoàn thành Chiến lƣợc đào tạo cán bộ cho

Thống kê Việt Nam tại Hàn Quốc, do Chính phủ Hàn Quốc tài trợ và sẽ thực

hiện trong năm 2013.

Quan hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế ngày càng đƣợc mở rộng và tăng

cƣờng. Điều này đƣợc thể hiện ở các hoạt động của TCTK:

- TCTK đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác với Tổ chức Lao động quốc tế.

- Đã ký Biên bản ghi nhớ với UNSD trợ giúp kỹ thuật cho TCTK để biên

soạn, phổ biến các chỉ tiêu phát triển bao gồm cả các chỉ tiêu MDG.

Thống kê Việt Nam cũng tham dự đầy đủ khóa họp hàng năm của Thống

kê Liên hợp quốc, của SIAP, ESCAP và các phiên họp, hội nghị, hội thảo trong

khuôn khổ hoạt động thống kê ASEAN, đồng thời tham gia tích cực xây dựng

Chiến lƣợc phát triển và lộ trình thực hiện tiến tới một hệ thống thống kê cộng

đồng ASEAN vào năm 2015.

6.2 Cải thiện công tác thống kê nƣớc ngoài và thực hiện đầy đủ các

cam kết quốc tế về thống kê

Một trong những cam kết quan trọng về thống kê mà Việt Nam có trách

nhiệm đối với quốc tế là việc tham gia Hệ thống phổ biến số liệu chung

(GDDS). TCTK đƣợc giao nhiệm vụ là Cơ quan Điều phối quốc gia. Trong

154

những năm qua, các Bộ, ngành đã có sự phối hợp chặt chẽ với TCTK để thực

hiện các nhiệm vụ của mình trong lĩnh vực này, đồng thời cập nhật, bổ sung

những vấn đề phát sinh mới để thông báo cho IMF. Việc thực hiện GDDS đã có

tác dụng tích cực trong việc hoàn thiện Thống kê Việt Nam và nâng cao chất

lƣợng thống kê Bộ, ngành.

Ngoài cam kết tham gia GDDS, Thống kê Việt Nam còn thực hiện đầy đủ

những cam kết khác nhƣ cung cấp số liệu thƣờng xuyên và cập nhật cho các ấn

phẩm của một số tổ chức quốc tế và đào tạo cho cán bộ thống kê Lào. Tổng cục

đã tham gia tích cực vào các hoạt động thống kê quốc tế trong khuôn khổ Thống

kê Liên hợp quốc, đặc biệt là thống kê khu vực.

TCTK đã cung cấp các số liệu thống kê góp phần vào nỗ lực hài hòa hóa

số liệu thống kê ASEAN. Tuy nhiên việc biên soạn và cung cấp số liệu thống kê

Việt Nam ra quốc tế còn hạn chế, cụ thể mới đáp ứng đƣợc 20/27 chỉ tiêu cho

Thống kê ASIAN; 14/16 chỉ tiêu theo yêu cầu của IMF; 5/7 chỉ tiêu dân số, 5/7

chỉ tiêu y tế, 3/5 chỉ tiêu thu nhập, 5/10 chỉ tiêu việc làm, 5/9 chỉ tiêu giáo dục

đào tạo, 2/7 chỉ tiêu nhà ở hạ tầng, 2/3 chỉ tiêu về thông tin liên lạc, 2/7 chỉ tiêu

về tƣ pháp, 1/8 chỉ tiêu về gia đình, 0/4 chỉ tiêu về văn hóa, 2/7 chỉ tiêu về quản

lý nhà nƣớc cho ESCAP; 2/5 chỉ tiêu tài khoản quốc gia, không phải tất cả các

phân tổ chỉ tiêu công nghiệp cho Thống kê Liên hợp quốc UNSD.

Định kỳ hàng tháng NHNN cung cấp số liệu cho IMF, xây dựng báo cáo

phục vụ hội nghị Thứ trƣởng Tài chính và Phó Thống đốc NHTƢ ASEAN+3

(AFDM+3) năm 2011 tại Nhật Bản và AFDM+3 năm 2012 tại Hàn Quốc.

6.3 Đẩy mạnh các hoạt động quảng bá hình ảnh và nâng cao vị thế

Thống kê Việt Nam trong cộng đồng thống kê thế giới

Nhằm đẩy mạnh các hoạt động quảng bá cho Thống kê Việt Nam, năm

2012, TCTK đã xây dựng video clip giới thiệu về Thống kê Việt Nam. Bên

cạnh đó, TCTK cũng đã tổ chức thành công triển lãm giới thiệu đất nƣớc, con

ngƣời và thống kê Việt Nam với cộng đồng thế giới, biên soạn và xuất bản một

số ấn phẩm về Thống kê Việt Nam, nhƣ: Vietnam Statistical Development

155

Strategy; Vietnam Enhances Quality and Efficency of Statistical Information, A

guide to Vietnam statistical system.

Tổng cục Thống kê đã tổ chức thành công Hội nghị về thống kê Nông

nghiệp khu vực Châu Á Thái Bình Dƣơng (APCAS24) tại thành phố Đà Lạt, tỉnh

Lâm Đồng. Tham dự Hội nghị Hiệp hội Quốc tế về Thống kê Chính thức (IAOS)

2012 tại Kiev-Ucraina, xúc tiến hợp tác song phƣơng với Thống kê Ucraina, học

tập kinh nghiệm để Việt Nam tổ chức Hội nghị IAOS 2014 tại Việt Nam. Cũng

tại Hội nghị này, Thống kê Việt Nam đã tổ chức thành công triển lãm giới thiệu

đất nƣớc, con ngƣời và Thống kê Việt Nam với cộng đồng thống kê Thế giới.

6.4 Tăng cƣờng vận động và nâng cao năng lực quản lý, điều phối

của các dự án, các nguồn tài trợ từ bên ngoài cho hoạt động thống kê

TCTK và một số bộ ngành, cơ quan đang thực hiện nhiều dự án trong

nhiều lĩnh vực do các tổ chức quốc tế và các quốc gia tài trợ. Trong năm 2012

Tổng cục đã tổ chức các lớp đào tạo cho 11 cán bộ thống kê Campuchia trong

thời gian 3 tháng tại trƣờng Cao đẳng Thống kê Bắc Ninh. Đồng thời, Tổng cục

đã cử 96 đoàn với 227 lƣợt cán bộ, công chức (trong đó có 32 lƣợt là cán bộ,

công chức của các Cục Thống kê) sang thăm và làm việc, nghiên cứu, khảo sát,

học tập ở Thống kê Ba Lan, Canada, Úc, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật

Bản, Mông Cổ, Italy, trong đó có 15 lƣợt ngƣời sang đào tạo thống kê chuyên

ngành tại Hà Lan. Nhiều cán bộ thống kê Việt Nam đã tham gia các khoá đào

tạo, đi khảo sát trao đổi kinh nghiệm tại nhiều nƣớc trên thế giới. Đội ngũ thống

kê đã một phần nâng cao đƣợc trình độ.

TCTK và Thống kê các Bộ, ngành cũng đã nhận đƣợc rất nhiều sự hỗ trợ,

giúp đỡ rất lớn và hiệu quả của các Tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ, đối tác phát

triển thông qua các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật. Trong năm 2012, hai Dự án lớn

do UNDP và UNFPA tài trợ nhằm thực hiện Chiến lƣợc phát triển Thống kê đã

đƣợc ký kết và triển khai thực hiện, đồng thời đang xúc tiến tìm tài trợ của UN,

WB, IMF, UNICEF, ADB, FAO, JICA về các lĩnh vực: Tài khoản quốc gia,

156

thống kê giá, thống kê xã hội môi trƣờng, thống kê lao động việc làm, thống kê

Nông nghiệp, Thống kê Dịch vụ….

Việc triển khai và quản lý các dự án hỗ trợ kỹ thuật đƣợc thực hiện đúng

quy định, quản lý chặt chẽ, điều hành đúng tiến độ đã hỗ trợ đắc lực và đóng

góp có hiệu quả về mặt kỹ thuật đối với hoạt động của Ngành.

Bộ Tài chính phối hợp với IMF nghiên cứu xây dựng hệ thống chỉ tiêu

thống kê tài chính chính phủ (GFS), phối hợp với chuyên gia EU xây dựng thử

nghiệm 4 mô hình dự báo thu đơn giản, bao gồm mô hình dự báo thuế GTGT,

mô hình hồi quy dự báo các sắc thuế, mô hình mô phỏng vi mô dự báo thuế

TNDN va TNCN, mô hình dự báo tháng số thu hàng tháng từng sắc thuế vàtổng

thu thuế; phối hợp với cơ quan Hợp tác Kinh tế Thụy Sỹ (SECO) mời chuyên

gia đào tạo vê phân tích vĩ mô cho các đơn vị thuộc Bộ. Tổng cục Hải quan phối

hợp với Tổ chức Thƣơng mại Thế giới tổ chức các khóa đào tạo, hội thảo trong

Chƣơng trình xây dựng năm lực thống kê EU-ASEAN (EASCAB).

Hạn chế: Công tác phổ biến thông tin cho đối tƣợng nƣớc ngoài chƣa

đƣợc quan tâm đúng mức; Chƣa thực hiện đầy đủ việc tham gia vào các hoạt

động hợp tác quốc tế, đặc biệt thống kê Bộ, ngành chƣa có nhiều cơ hội đƣợc

tham gia; và các đoàn đi nghiên cứu, khảo sát, học tập kinh nghiệm thống kê

nƣớc ngoài về chƣa phổ biến rộng rãi kết quả và kiến nghị cho cán bộ, công

chức trong cơ quan đơn vị.

Đề nghị: Thời gian tới cần tiếp tục mở rộng, tăng cƣờng hiệu quả hợp tác

song phƣơng và đa phƣơng của Thống kê Việt Nam; cải thiện, nâng cao chất

lƣợng công tác thống kê nƣớc ngoài và thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế về

thống kê; đẩy mạnh các hoạt động quảng bá hình ảnh và nâng cao vị thế Thống

kê Việt Nam trong cộng đồng thống kê thế giới; tăng cƣờng vận động và nâng

cao năng lực quản lý, điều phối của các dự án, các nguồn tài trợ từ bên ngoài

cho hoạt động thống kê.

157

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHIẾN LƢỢC VÀ KẾT QUẢ ĐẠT

ĐƢỢC SO VỚI CÁC MỤC TIÊU CỦA CHIẾN LƢỢC

7.1 Tổ chức thực hiện Chiến lƣợc

Ngay sau khi Chiến lƣợc phát triển Thống kê đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ

phê duyệt, Bộ KH&ĐT (TCTK) với vài trò chủ trì đã phối hợp với các Bộ, cơ

quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Toà án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm

sát Nhân dân tối cao, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng

thực hiện các nhiệm vụ của Chiến lƣợc. Cụ thể:

- Tổ chức 02 Hội nghị công bố Quyết định số 1803/QĐ-TTg của Thủ

tƣớng Chính phủ phê duyệt Chiến lƣợc tại Hà Nội (01/2012) và Cần Thơ

(04/2012);

- Xây dựng và ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lƣợc chung

cho các Bộ ngành và địa phƣơng làm căn cứ để các Bộ, ngành, địa phƣơng xây

dựng kế hoạch chi tiết thực hiện các nhiệm vụ đƣợc phân công thực hiện Chiến

lƣợc của Bộ, ngành, địa phƣơng mình tại Công văn số 602/KHĐT-TCTK ngày

09/2/2012. Kế hoạch 602 bao gồm 129 công việc cụ thể, Bộ KH&ĐT chủ trì

thực hiện 84 công việc (65,89%), các Bộ, ngành khác chủ trì thực hiện 37 công

việc (28,68%), địa phƣơng chủ trì thực hiện 07 công việc (5,43%).

- Tổ chức Hội nghị kêu gọi các tổ chức quốc tế hỗ trợ kỹ thuật và kinh

phí cho việc thực hiện Chiến lƣợc phát triển thống kê (3/2012);

- Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Chiến lƣợc Trung ƣơng; thực hiện

hƣớng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện Chiến lƣợc

của các Bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng tại Quyết

định số 1548/QĐ-BKHĐT ngày 19/11/2012. Theo đó, BCĐ Trung ƣơng bao

gồm 32 thành viên do một đồng chí Thứ trƣởng Bộ KH&ĐT làm Trƣởng ban.

BCĐ Trung ƣơng giúp Bộ trƣởng Bộ KH&ĐT chỉ đạo, điều phối, hƣớng dẫn,

kiểm tra, báo cáo tình hình và kết quả thực hiện Chiến lƣợc phát triển Thống kê

của các Bộ, ngành, địa phƣơng.

158

- Soạn thảo 03 Báo cáo tình hình và kết quả thực hiện Chiến lƣợc phát

triển thống kê từ khi Chiến lƣợc đƣợc phê duyệt (10/2011) đến nay, bao gồm,

Báo cáo tình hình và và kết quả thực hiện Chiến lƣợc phát triển Thống kê của

Hệ thống thống kê tập trung (trên cơ sở kiến nghị từ báo cáo này, Tổng cục

trƣởng TCTK đã ra văn bản số 523/TCTK-VTKE ngày 5/8/2013); Báo cáo tình

hình và kết quả thực hiện Chiến lƣợc phát triển Thống kê của Bộ, ngành (là một

trong tài liệu phục vụ Hội nghị tổng kết thống kê Bộ, ngành); Báo cáo tình hình

và kết quả thực hiện Chiến lƣợc phát triển Thống kê của Bộ, ngành, địa phƣơng

(dự thảo) để báo cáo Thủ tƣớng Chính phủ.

Các Bộ, ngành đã quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện Chiến lƣợc phát

triển thống kê thuộc phạm vi Bộ, ngành, cụ thể: thực hiện rà soát, củng cố và

kiện toàn hệ thống tổ chức thống kê của Bộ, ngành; rà soát, hoàn thiện hệ thống

chỉ tiêu thống kê ngành và ban hành Thông tƣ hƣớng dẫn; rà soát các cuộc điều

tra thống kê định kỳ và xây dựng Chƣơng trình điều tra thống kê thuộc trách

nhiệm của Bộ, ngành; tăng cƣờng năng lực cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và

truyền thông, đầu tƣ xây dựng CSDL thống kê của Bộ, ngành; củng cố và tăng

cƣờng nhân lực làm công tác thống kê Bộ, ngành ở trung ƣơng và Sở ngành ở

địa phƣơng.

Đã có 11/29 Bộ, ngành gửi văn bản kế hoạch thực hiện Chiến lƣợc phát

triển Thống kê của Bộ, ngành (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Bộ

Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Xây dựng; Bộ Y tế; Bộ Quốc Phòng; Bộ Nội

Vụ; Bộ Công an; Bộ Công thƣơng; Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Ngân hàng Nhà

nƣớc Việt Nam); và 18/29 Bộ, ngành gửi báo cáo tình hình và kết quả thực hiện

các hoạt động của Chiến lƣợc phát triển Thông kê đƣợc phân công cho cho Bộ,

ngành chủ trì thực hiện (Bộ Nội vụ, Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải, Bảo

hiểm xã hội Việt Nam, Bộ Quốc phòng, Thanh tra Chính Phủ, Bộ Khoa học

Công nghệ, Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông

tin và Truyền thông, Đài Truyền hình Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du

159

lịch, Bộ Công thƣơng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên

và Môi trƣờng, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính, Bộ Tƣ pháp).

Đã có 19/63 địa phƣơng gửi văn bản kế hoạch thực hiện Chiến lƣợc phát

triển Thống kê của địa phƣơng (Nam Định, Hải Dƣơng, Bình Thuận, Ninh Thuận,

Quảng Trị, Hải Phòng, Sóc Trăng, Đà Nẵng, Hải Dƣơng, Đăk Nông, Bắc Kạn,

Thừa Thiên Huế, Phú Thọ, Hƣng Yên, Thanh Hóa, Lạng Sơn, Bình Phƣớc, Hà

Nội, Cục Thống kê Yên Bái) và 11/63 địa phƣơng đã thành lập BCĐ thực hiện

Chiến lƣợc phát triển Thống kê cấp tỉnh, thành phố để chỉ đạo việc thực hiện Chiến

lƣợc phát triển Thống kê trong phạm vi địa phƣơng mình (Hà Nội, Ninh Thuận,

Khánh Hòa, Thái Bình, Vĩnh Long, Phú Thọ, Hải Dƣơng, Tuyên Quang, Trà Vinh,

Cần Thơ, Bình Thuận).

Song hầu hết các Bộ, ngành ở trung ƣơng và UBND các tỉnh, thành phố ở

địa phƣơng còn gặp khó khăn, lúng túng trong việc triển khai thực hiện Chiến lƣợc

do chƣa nhận đƣợc sự hƣớng dẫn cụ thể của Ban chỉ đạo thực hiện Chiến lƣợc

Trung ƣơng, nhiều hoạt động chƣa đƣợc các đơn vị triển khai thực hiện, nhiều

đơn vị không có ngƣời, nhân lực để thực hiện Chiến lƣợc phát triển Thống kê.

Một số hạn chế

- Tiến độ thực hiện Chiến lƣợc phát triển Thống kê trong 2 năm vừa qua

của các Bộ, ngành, địa phƣơng chậm so với tiến độ quy định trong Kế hoạch 602,

thậm chí một số công việc chƣa đƣợc triển khai;

- Hạn chế về nguồn kinh phí để triển khai thực hiện các hoạt động của

Chiến lƣợc phát triển Thống kê, đến nay vẫn chƣa bố trí đƣợc kinh phí từ nguồn

ngân sách cho việc thực hiện Chiến lƣợc. Nguồn kinh phí từ các dự án chủ yếu hỗ

trợ để thuê chuyên gia tƣ vấn thực hiện một số hoạt động của Chiến lƣợc và tổ

chức các cuộc hội thảo;

- Hạn chế về nguồn nhân lực thực thi các hoạt động của Chiến lƣợc, nhất là

nhân lực thống kê của Bộ, ngành, địa phƣơng. Thống kê là lĩnh vực chuyên môn

sâu, đòi hỏi phải có kiến thức thống kê, hiện nay nhiều ngƣời làm công tác thống

kê ở Bộ, ngành chƣa đƣợc đào tạo chuyên ngành thống kê, nên gặp khó khăn

160

trong quá trình thực thi nhiệm vụ nói chung và Chiến lƣợc phát triển Thống kê

nói riêng.

- Công tác theo dõi, báo cáo tiến độ thực hiện Chiến lƣợc phát triển Thống

kê chƣa đƣợc các Bộ, ngành, địa phƣơng quan tâm thực hiện, nhiều bộ, ngành,

địa phƣơng chƣa bố trí nhân lực thực hiện công tác này.

Nguyên nhân

- Chiến lƣợc phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và tầm

nhìn đến năm 2030 là Chiến lƣợc đầu tiên của ngành Thống kê, do đó trong quá

trình xây dựng cũng nhƣ triển khai thực hiện Chiến lƣợc còn có những khó khăn

nhất định.

- Một số Bộ, ngành và địa phƣơng chƣa quan tâm đến hoạt động thống kê

nói chung và thực hiện Chiến lƣợc phát triển Thống kê nói riêng, nhất là các Bộ

đã đƣợc Thủ tƣớng giao nhiệm vụ tại Khoản 2, Điều 2 của Quyết định số

1803/QĐ-TTg ngày 18/10/2011. Cụ thể:

- Bộ Thông tin và Truyền thông chƣa xây dựng kế hoạch truyền thông

trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng về vị trí, vai trò của thống kê và trách

nhiệm của cộng đồng đối với công tác thống kê;

- Bộ Tài chính chƣa có hƣớng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách Nhà

nƣớc hàng năm thực hiện Chiến lƣợc phát triển Thống kê. Do đó, nhiều Bộ, ngành,

địa phƣơng chƣa lập đƣợc dự toán kinh phí cho việc thực hiện Chiến lƣợc phát triển

Thống kê.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo chƣa chủ động chủ trì phối hợp với Bộ Kế

hoạch và Đầu tƣ, và các Bộ, ngành, địa phƣơng liên quan hoàn thiện hệ thống

đào tạo chuyên ngành thống kê, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về số lƣợng và

chất lƣợng đối với đội ngũ những ngƣời làm công tác thống kê của Hệ thống

thống kê Việt Nam từ cơ quan thống kê Trung ƣơng tới thống kê cơ sở.

- Bộ KH&ĐT đã ban hành Kế hoạch chi tiết thực hiện Chiến lƣợc phát

triển Thống kê và Khung theo dõi đánh giá việc thực hiện Chiến lƣợc phát triển

Thống kê gửi các Bộ, ngành, địa phƣơng thực hiện, nhƣng còn một số Bộ, ngành,

161

địa phƣơng chƣa đƣa vào kế hoạch công tác hàng năm của Bộ, ngành và địa

phƣơng mình.

7.2 Kết quả đạt đƣợc so với mục tiêu của Chiến lƣợc

Mặc dù còn có một số hạn chế nhƣng những nỗ lực của các cơ quan

thống kê trong Hệ thống thống kê tập trung (TCTK) và Thống kê của các Bộ,

ngành trong việc thực hiện bƣớc đầu Chiến lƣợc phát triển Thống kê đã có

những đóng góp kết quả đầu ra nhất định để từng bƣớc Thống kê Việt Nam đạt

các mục tiêu Chiến lƣợc. Mức độ đạt đƣợc các mục tiêu của Chiến lƣợc năm

2013 đƣợc thể hiện dƣới đây:

Mục tiêu của Chiến lƣợc Mức độ đạt đƣợc

Mục tiêu tổng quát:

Thống kê Việt Nam phát triển nhanh,

bền vững

Thống kê Việt Nam phát triển nhưng

chưa nhanh và bền vững

Hoàn thiện hệ thống tổ chức Hệ thống tổ chức đang từng bước

hoàn thiện (Hệ thống tổ chức thống kê

tập trung đã đƣợc kiện toàn một bƣớc,

nhƣng cơ cấu tổ chức chƣa hoàn toàn

phù hợp cho việc tính toán tài khoản

quốc gia, quy trình tổ chức biên soạn

phân tán, chia cắt, thiếu sự liên kết, sự

phối hợp giữa các Bộ, ngành với Tổng

cục Thống kê. Mô hình tổ chức thống

kê của các Bộ, ngành không ổn định,

thống kê tại các Sở, ngành ở địa

phƣơng còn yếu, năng lực hạn chế.

Công tác thống kê ở doanh nghiệp, cơ

quan hành chính, sự nghiệp, xã,

phƣờng, thị trấn còn nhiều bất cập)

Bảo đảm đủ số lƣợng và nâng cao chất

lƣợng nguồn nhân lực

Số lƣợng nhân lực chưa đủ, chất lƣợng

nguồn nhân lực chưa cao (nguồn nhân

lực còn hạn chế, bất cấp về cả số lƣợng

và chất lƣợng)

Áp dụng đồng bộ phƣơng pháp thống

kê tiên tiến

Phƣơng pháp thống kê tiên tiến áp dụng

nhƣng chưa đồng bộ (đã và đang

nghiên cứu và ứng dụng phƣơng pháp

luận thống kê theo tiêu chuẩn quốc tế

trong từng lĩnh vực thống kê, nhƣng

không phải đã áp dụng trong tất cả các

162

lĩnh vực)

Tăng cƣờng sử dụng công nghệ hiện

đại

Đang từng bước tăng cường sử dụng

công nghệ hiện đại (đang thí điểm sử

dụng thiết bị kỹ thuật số hỗ trợ cá nhân

(PDA), thử nghiệm phƣơng pháp điều

tra điện tử (e-form) đối với các cuộc

điều tra)

Hình thành hệ thống thông tin thống kê

quốc gia tập trung, thống nhất, thông

suốt và hiệu quả

Hình thành hệ thống thông tin thống kê

quốc gia tập trung, nhưng chưa thống

nhất, chưa thông suốt và không hiệu

quả (việc phân công, phân cấp và điều

phối hoạt động thống kê giữa Tổng cục

Thống kê với Thống kê các Bộ, ngành,

cũng nhƣ giữa Thống kê của các Bộ,

ngành với nhau theo chiều ngang, và

sự phân công nhiệm vụ, phối hợp giữa

các cơ quan quản lý hành chính nhà

nƣớc từ trung ƣơng tới địa phƣơng

theo chiều dọc không rõ ràng, chặt chẽ

đã làm giảm hiệu lực và hiệu quả của

toàn bộ hệ thống)

Số lƣợng thông tin ngày càng đầy đủ và

chất lƣợng thông tin ngày càng cao

Số lƣợng thông tin ngày càng tăng song

chưa đầy đủ, chất lƣợng dữ liệu thống

kê chưa cao

Năm 2020 Thống kê Việt Nam đạt

trình độ khá và năm 2030 đạt trình độ

tiên tiến trong khu vực

Đạt (đang nằm trong tốp các nƣớc có

chỉ số trung bình khá (70-84 điểm); ở

vị trí thứ 5/21 nƣớc trong khu vực)

Mục tiêu cụ thể:

Xây dựng, hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu

thống kê của các Bộ, ngành đồng bộ

với Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc

gia và Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp

tỉnh, huyện, xã

Hệ thống chỉ tiêu thống kê của các Bộ,

ngành đang được xây dựng và hoàn

thiện đồng bộ với Hệ thống chỉ tiêu

thống kê quốc gia và Hệ thống chỉ tiêu

thống kê cấp tỉnh, huyện, xã (15/24

(62%) Bộ ngành đã ban hành Hệ thống

chỉ tiêu thống kê)

Năm 2015 tất cả các chỉ tiêu trong Hệ

thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, Hệ

thống chỉ tiêu thống kê các Bộ, ngành

và Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh,

huyện, xã đều đƣợc thu thập, tổng hợp

và phổ biến theo nội dung và kỳ công

bố quy định

Khả năng khó thực hiện (hiện nay mới

chỉ có 120/350 (34%) chỉ tiêu thống kê

quốc gia đƣợc công bố; còn 6/24 Bộ

ngành chƣa ban hành Hệ thống chỉ tiêu

thống kê; mới có 49/63 Cục Thống kê

báo cáo đầy đủ chi tiết đến từng phân

tổ của từng các chỉ tiêu)

163

Các thông tin thống kê đƣợc sản xuất

và phổ biến đáp ứng các tiêu thức chất

lƣợng đang đƣợc hầu hết các cơ quan

thống kê quốc gia và các tổ chức quốc

tế áp dụng, bao gồm: tính phù hợp, tính

chính xác, tính kịp thời, khả năng tiếp

cận, khả năng giải thích và tính chặt

chẽ; đồng thời bảo đảm tính so sánh

quốc tế.

Không phải tất cả các thông tin thống

kê được sản xuất và phổ biến đáp ứng

các tiêu thức chất lượng đang đƣợc hầu

hết các cơ quan thống kê quốc gia và

các tổ chức quốc tế áp dụng (Số liệu

thống kê nói chung đƣợc cung cấp, tuy

còn thiếu, nhƣng cũng đủ cho giám sát.

Các lĩnh vực có vẻ thiếu chân thực hơn

cả là: tài khoản quốc gia, tài chính của

chính phủ và thống kê lĩnh vực ngoài

nƣớc, thống kê khu vực tài chính)

Hình thành hệ thống thông tin thống

kê quốc gia tập trung, đồng bộ và

thống nhất có sự phối hợp, trao đổi,

chia sẻ và kết nối thông tin thƣờng

xuyên, chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ

chức thống kê trong nƣớc

Đã hình thành hệ thống thông tin

thống kê quốc gia tập trung, song chưa

đồng bộ và thống nhất, sự phối hợp,

trao đổi, chia sẻ và kết nối thông tin

chưa thường xuyên và chặt chẽ giữa

các cơ quan, tổ chức thống kê trong

nƣớc (sự phối hợp giữa TCTK và

Thống kê các Bộ, ngành, cũng nhƣ sự

phối hợp công tác thống kê giữa các

Vụ nghiệp vụ của cơ quan TCTK,

cũng nhƣ giữa các đơn vị thuộc cơ

quan của các Bộ, ngành đã có tiến bộ,

tuy nhiên, chƣa có đƣợc cơ chế phối

hợp một cách cụ thể, chi tiết, và chƣa

có cơ chế hợp tác cần thiết trong thu

thập, chia sẻ thông tin, gây nên sự

chồng chéo thông tin và lãng phí

nguồn lực của Nhà nƣớc)

Thực hiện đầy đủ các cam kết về cung

cấp và chia sẻ thông tin với các tổ

chức quốc tế, cơ quan thống kê các

quốc gia

Thực hiện các cam kết về cung cấp và

chia sẻ thông tin với các tổ chức quốc

tế, cơ quan thống kê các quốc gia

nhưng đầy đủ (mới đáp ứng đƣợc 74%

chỉ tiêu cho Thống kê ASIAN; 87%

chỉ tiêu cho IMF; (42%) chỉ tiêu cho

ESCAP; (40%) chỉ tiêu tài khoản quốc

gia cho Thống kê Liên hợp quốc

UNSD)

Hoàn thành việc xây dựng các cơ sở

dữ liệu thống kê vi mô; cơ sở dữ liệu

thống kê vĩ mô

Đang hoàn thành việc xây dựng các cơ

sở dữ liệu thống kê vi mô; cơ sở dữ

liệu thống kê vĩ mô (có nhiều cơ sở dữ

liệu nhƣng phân tán, tồn tại dƣới nhiều

164

hình thức khác nhau và ở cấp độ tin

học hoá khác nhau; hạn chế tiếp cận và

phân tích số liệu)

Cơ sở dữ liệu thống kê về hệ thống các

bảng phân loại, danh mục và hệ thống

khái niệm, nguồn thông tin, phƣơng

pháp tính các chỉ tiêu thống kê

Đang xây dựng Cơ sở dữ liệu thống kê

về hệ thống các bảng phân loại, danh

mục và hệ thống khái niệm, nguồn

thông tin, phƣơng pháp tính các chỉ

tiêu thống kê (siêu dữ liệu vẫn chƣa

đƣợc nghiên cứu đầy đủ và thực hiện;

Các siêu dữ liệu chƣa đƣợc đăng trên

Diễn đàn tiêu chuẩn phổ biến của IMF;

đang triển khai thiết kế phần mềm

CSDL thống kê đặc tả dùng chung, có

kế hoạch phát triển các ứng dụng phục

vụ tra cứu các bảng danh mục, tra cứu

những thông tin phục vụ việc chuyển

đổi, liên kết giữa các phiên bản danh

mục khác nhau cho ngƣời sử dụng)

Hoàn thành việc xây dựng kho dữ liệu

thống kê kinh tế -xã hội vào năm 2020

để các đối tƣợng dùng tin đều có thể

khai thác, sử dụng.

Có khả năng (đã xây dựng đƣợc 04

kho dữ liệu thống kê cục bộ: mức sống

hộ gia đình, lao động việc làm, biến

động dân số, Tổng điều tra dân số và

nhà ở (2009). Năm 2015 tích hợp các

kho dữ liệu chuyên đề đã đƣợc xây

dựng và mở rộng cho tất cả các lĩnh

vực thống kê)

Nâng Chỉ số chung về năng lực thống

kê theo các tiêu chí đánh giá của Ngân

hàng Thế giới đối với thống kê nƣớc ta

từ 61 điểm (thang điểm 100) năm 2010

lên 70 điểm vào năm 2015; 80 điểm vào

năm 2020 và 95 điểm vào năm 2030,

trong đó Chỉ số phƣơng pháp luận thống

kê từ 30 điểm lên 55 điểm; 75 điểm và

90 điểm vào các năm tƣơng ứng

Đạt mục tiêu năm 2015 (năm 2012 chỉ

tiêu năng lực thống kê quốc gia lên 73

điểm nhờ tăng điểm nguồn dữ liệu từ

80 lên 100, song điểm phƣơng pháp

luận và điểm tính định kỳ vẫn giữ

nguyên là 30)

Nâng mức độ thực hiện Hệ thống tài

khoản quốc gia của thống kê nƣớc ta

theo Khung đánh giá của Ủy ban Thống

kê Liên hợp quốc từ mức 2/6 năm 2008

lên mức 3/6 năm 2015, 4/6 năm 2020 và

phấn đấu đạt mức 6/6 vào năm 2030

Có thể đạt mức 3/6 năm 2015 (đang ở

mức 2, đã thực hiện đƣợc một phần ở

mức 3, tức là có GDP cho từng khu

vực thể chế có tính thử nghiệm.

Năm 2015 thực hiện đầy đủ Hệ thống Có thể thực hiện đầy đủ (cơ bản hệ

165

phổ biến dữ liệu chung (GDDS) thống chỉ tiêu của Việt Nam đáp ứng

đƣợc SDDS, song còn có một số chỉ

tiêu về ngân sách, tài chính, ngân hàng

và tiền lƣơng, thu nhập chƣa đƣợc

công bố theo thời gian và phạm vi yêu

cầu của SDDS)

Năm 2020 tuân thủ đầy đủ Tiêu chuẩn

phổ biến dữ liệu riêng (SDDS) của Quỹ

Tiền tệ Quốc tế

Hiện chƣa đăng ký tham gia Tiêu

chuẩn phổ biến dữ liệu riêng (SDDS)

Chiến lƣợc phát triển Thống kê Việt Nam xác định có 04 mục tiêu cụ thể

cho năm 2015 là: (1) Bảo đảm từ năm 2015 tất cả các chỉ tiêu trong Hệ thống

chỉ tiêu thống kê quốc gia, Hệ thống chỉ tiêu thống kê các Bộ, ngành và Hệ

thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, huyện, xã đều đƣợc thu thập, tổng hợp và phổ

biến theo nội dung và kỳ công bố quy định, (2) Nâng Chỉ số chung về năng lực

thống kê theo các tiêu chí đánh giá của Ngân hàng Thế giới đối với thống kê nƣớc

ta từ 61 điểm (thang điểm 100) năm 2010 lên 70 điểm vào năm 2015, trong đó Chỉ

số phƣơng pháp luận thống kê từ 30 điểm lên 55 điểm, (3) Nâng mức độ thực hiện

Hệ thống tài khoản quốc gia của thống kê nƣớc ta theo Khung đánh giá của Ủy ban

Thống kê Liên hợp quốc từ mức 2/6 năm 2008 lên mức 3/6 năm 2015, và (4) Năm

2015 thực hiện đầy đủ Hệ thống phổ biến dữ liệu chung (GDDS).

Qua kết quả đánh giá ban đầu thực trạng Hệ thống thống kê năm 2013, thấy

rằng: Mục tiêu 1 có thể không đạt đƣợc, Mục tiêu 2 và 3 đạt đƣợc, còn Mục tiêu 4

sẽ đạt đƣợc với sự nỗ lực phối hợp hành động của các thành viên trong Hệ thống

thống kê Việt Nam.

VIII. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

8.1 Kết luận

Nhóm chuyên gia đã tham khảo những tài liệu có sẵn nhƣ Báo cáo đánh

giá Hệ thống thống kê Việt Nam do nhóm chuyên gia tƣ vấn quốc tế và trong

nƣớc đã thực hiện trong năm 2000, Năng lực xây dựng các chỉ tiêu thống kê của

PARIS21, Khung đánh giá chất lƣợng dữ liệu DQAF của IMF, Hệ thống phổ

166

biến dữ liệu chung GDDS và Tiêu chuẩn phổ biến dữ liệu riêng SDDS, Bảng

câu hỏi của Ngân hàng Thế giới về năng lực thống kê để thực hiện hoạt động

đánh giá này. Việc đánh giá đƣợc căn cứ vào việc sử dụng thông tin có sẵn trên

và những thông tin thu thập đƣợc trong quá trình khảo sát thực tế tại các đơn vị

thực hiện các hoạt động của CLPTTK.

1. Củng cố, hoàn thiện và đổi mới các tổ chức thống kê: Kết quả cho

thấy Hệ thống tổ chức thống kê đang từng bƣớc đƣợc hoàn thiện. Cho đến nay

tất cả các đơn vị trong Hệ thống thống kê tập trung đều đã có chức năng nhiệm

vụ mới theo Quyết định số 54/2010/QĐ-TTg ngày 24/8/2010 của Thủ tƣớng

Chính phủ: vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan thống kê các cấp

trong Hệ thống thống kê tập trung từ cấp trung ƣơng xuống cấp tỉnh, huyện đã

đƣợc quy định rõ ràng, đƣợc đề cao, và đƣợc thực hiện một cách nghiêm túc,

hoạt động của các đơn vị đã đi vào ổn định. Theo kế hoạch sau năm 2015

TCTK sẽ nghiên cứu thực hiện đổi mới cơ cấu tổ chức của Hệ thống thống kê

tập trung theo hƣớng chuyên môn hóa các hoạt động thống kê nhằm khắc phục

tình trạng khép kín trong qui trình sản xuất dữ liệu thống kê do việc phân chia

cơ quan của Tổng cục Thống kê thành các vụ nghiệp vụ độc lập mang tính cục

bộ nhƣ hiện nay.

Nhiều Bộ, ngành đã thực hiện rà soát, củng cố và kiện toàn tổ chức thống

kê theo Nghị định số 03/2010/NĐ-CP ngày 13/01/2010 của Chính phủ quy định

nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức thống kê Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc

Chính phủ. Năm 2013 đã có 15/24 Bộ, ngành (tăng thêm 4 Bộ so với trƣớc năm

2010) thành lập tổ chức thống kê chuyên trách. Trong số đó có 03 Bộ đã nâng

cấp tổ chức thống kê từ cấp Phòng lên cấp Cục/Vụ nhƣ Bộ NN&PTNN, Ngân

Hàng NN, và mới đây nhất là Bộ LĐTB&XH. Vẫn còn 9/24 Bộ chƣa thành lập

đƣợc các tổ chức thống kê chuyên trách, cán bộ làm công tác thống kê ở đó đa

số là kiêm nhiệm dẫn tới ảnh hƣởng đến chất lƣợng của công tác thống kê.

Trong những năm tới cần tiếp tục củng cố và hoàn thiện tổ chức thống kê Bộ,

ngành ở trung ƣơng, cũng nhƣ thống kê Sở, ngành ở địa phƣơng.

167

Công tác thống kê ở doanh nghiệp, cơ quan hành chính, sự nghiệp, xã,

phƣờng, thị trấn vẫn còn nhiều bất cập do cách thức tổ chức chƣa tối ƣu và

nguồn lực hạn chế (tài chính và nhân sự), đã làm hạn chế hoạt động thống kê ở

các đơn vị cơ sở. Cần tiếp tục đẩy mạnh việc củng cố và hoàn thiện thống kê tại

các đơn vị cơ sở, tăng cƣờng đội ngũ công chức làm công tác thống kê chuyên

trách ở các Sở, ngành địa phƣơng, thống kê ở xã, phƣờng và đội ngũ công tác

viên tại địa bàn cả về số lƣợng và chất lƣợng để có thông tin chính xác, đầy đủ

và kịp thời theo yêu cầu của các cuộc điều tra thống kê và chế độ báo cáo thống

kê của Nhà nƣớc.

2. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý thống kê: Luật Thống kê năm 2003

đã tạo môi trƣờng pháp lý cơ bản và quan trọng cho các hoạt động thống kê, tuy

nhiên trong quá trình thực hiện Luật cũng đã bộc lộ những hạn chế, bất cập cần

phải đƣợc sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn và xu thế hội nhập quốc tế

của Việt Nam. Hiện nay TCTK đang thực hiện Đề án sửa đổi, bổ sung Luật

Thống kê. Các văn bản dƣới Luật hiện tại đƣợc xây dựng và ban hành vẫn theo

phạm vi điều chỉnh của Luật Thống kê 2003. Luật Thống kê sẽ đƣợc sửa đổi

nhằm tăng cƣờng thể chế cho hoạt động thống kê và phù hợp với hoạt động

thống kê của thời kỳ mới 2011-2020.

Luật thống kê sửa đổi cần cung cấp một cơ sở pháp lý rõ ràng cho sự phối

hợp của các thành viên trong hệ thống thống kê, các quyền và nghĩa vụ của các

thành viên trong việc thực hiện sự phối hợp, cũng nhƣ quy định thành lập một

cơ quan giám sát (Hội đồng Thống kê quốc gia) để tƣ vấn và/ hoặc giám sát

Tổng cục trƣởng Tổng cục Thống kê nhằm khắc phục tình trạng phân công,

phân cấp và điều phối hoạt động thống kê giữa Tổng cục Thống kê với Thống

kê các Bộ, ngành, cũng nhƣ giữa Thống kê của các Bộ, ngành với nhau theo

chiều ngang, và sự phân công nhiệm vụ, phối hợp giữa các cơ quan quản lý

hành chính nhà nƣớc từ trung ƣơng tới địa phƣơng theo chiều dọc không rõ ràng

đã làm giảm hiệu lực và hiệu quả của toàn bộ hệ thống.

168

3. Nâng cao chất lƣợng thông tin thống kê: Thông tin thống kê là sản

phẩm của hoạt động thống kê, bao gồm số liệu thống kê và bản phân tích các số

liệu đó. Thống kê trong từng lĩnh vực nhƣ tài khoản quốc gia, công nghiệp, xây

dựng, thƣơng mại, giá cả, dân số và lao động, xã hội và môi trƣờng đã và đang

áp dụng các phƣơng pháp luận thống kê theo tiêu chuẩn quốc tế, chất lƣợng số

liệu ngày càng đƣợc cải thiện, song vẫn còn có những chỉ tiêu thống kê chƣa

đáp ứng một cách đầy đủ yêu cầu và kỳ vọng của ngƣời sử dụng.

Để nâng cao chất lƣợng số liệu thống kê theo tiêu chuẩn quốc tế, TCTK

và Thống kê các Bộ, ngành đã tích cực cập nhật và ứng dụng phƣơng pháp luận

thống kê theo tiêu chuẩn quốc tế trong từng lĩnh vực thống kê. Trong thời gian

tới cần (i) tích cực triển khai Lộ trình thực hiện thống kê tài khoản quốc gia theo

phiên bản 2008 (SNA 2008) của Liên hợp quốc để có thể đạt mục tiêu nâng

mức độ thực hiện Hệ thống tài khoản quốc gia của thống kê nƣớc ta theo Khung

đánh giá của Ủy ban Thống kê Liên hợp quốc từ mức 2/6 năm 2008 lên mức 3/6

năm 2015; (ii) áp dụng Thống kê Tài chính theo phiên bản mới của Liên hợp

quốc (GFSM 2001), áp dụng phƣơng pháp thống kê cán cân thanh toán theo

Hƣớng dẫn thống kê cán cân thanh toán phiên bản 6 (BPM6) của IMF để cải

thiện phạm vi của dữ liệu tài chính, tiền tệ, các định nghĩa và phân loại phù hợp

với Hƣớng dẫn thống kê tiền tệ và tài chính (MFSM) của IMF; (iii) triển khai

nghiên cứu áp dụng phƣơng pháp luận thống kê công nghiệp theo khuyến nghị

của Liên hợp quốc năm 2008, sử dụng đơn vị điều tra là cơ sở kinh tế thay vì

doanh nghiệp để nâng cao chất lƣợng thu thập dữ liệu từ các cuộc điều tra

doanh nghiệp; (iv) nâng cao chất lƣợng hoạt động thu thập thông tin thống kê

xây dựng bằng cách tuỳ từng đối tƣợng để xác định cách tiếp cận trực tiếp nhƣ

đối với các doanh nghiệp xây dựng hoặc gián tiếp qua chủ đầu tƣ đối với các

hoạt động xây dựng tự làm, xây dựng của các cơ sở cá thể để khắc phục tình

trạng thông tin về một số loại hình hoạt động xây dựng không thu thập đƣợc

hoặc thông tin thu thập đƣợc nhƣng không đầy đủ, thiếu độ tin cậy; (v) dần từng

bƣớc tiến tới sử dụng chỉ tiêu “vốn đầu tƣ” thay vì sử dụng chỉ tiêu “vốn đầu tƣ

169

phát triển”, tính toán và công bố chỉ tiêu Hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ (ICOR) ở

Việt Nam theo chuẩn quốc tế để có cái nhìn tổng quan và chính xác hơn về nền

kinh tế; (vi) biên soạn các tài liệu hƣớng dẫn theo Khuyến nghị quốc tế về thống

kê bán buôn, bán lẻ (IRDTS 2008) của Liên hợp quốc, hoàn thiện hệ thống chỉ

tiêu thống kê thƣơng mại, hệ thống danh mục chuẩn trên cơ sở đáp ứng yêu cầu

của hệ thống tài khoản quốc gia; (vii) biên soạn và áp dụng Tài liệu hƣớng dẫn

phƣơng pháp luận thống kê xuất nhập khẩu hàng hóa theo IMTS 2008 và thống

kê xuất nhập khẩu dịch vụ theo MSITS 2010 của Cơ quan Thống kê Liên hợp

quốc, khắc phục tình trạng chênh lệch số liệu về XNK do TCTK công bố và do

TCHQ công bố; (viii) tiếp cận chuẩn mực quốc tế về các khái niệm định nghĩa,

cách thức tổ chức thu thập số liệu theo Khuyến nghị quốc tế về thống kê du lịch

(IRTS), phối hợp cùng Tổng cục Du lịch xây dựng hệ thống thống kê du lịch

theo mô hình tài khoản vệ tinh du lịch (TSA); (ix) biên soạn Tài liệu hƣớng dẫn

phƣơng pháp luận thống kê công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), Tài liệu

hƣớng dẫn phƣơng pháp luận thống kê vận tải theo tiêu chuẩn quốc tế; Tài liệu

hƣớng dẫn phƣơng pháp luận biên soạn chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá sản xuất,

chỉ số giá xuất, nhập khẩu, chỉ số giá dịch vụ sản xuất, chỉ số giá xây dựng theo

tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo giá của các sản phẩm đƣợc thu thập chính xác, kịp

thời và đầy đủ; (x) phối hợp cùng Bộ NN&PTNN xây dựng và thực hiện Kế

hoạch hành động cải thiện thống kê nông nghiệp và nông thôn của Việt Nam

trong khuôn khổ Chiến lƣợc toàn cầu về hoàn thiện thống kê nông nghiệp của

Tổ chức Nông nghiệp và Lƣơng thực thế giới (FAO); (xi) áp dụng phƣơng pháp

luận về thống kê lao động và việc làm, phân loại tình trạng và sử dụng thời gian

lao động (ICATUS) theo tiêu chuẩn của Tổ chức Lao động quốc tế, đo lƣờng

lao động phi chính thức, nâng cao độ tin cậy của các số liệu điều tra; (xii) tiếp

tục nghiên cứu áp dụng phƣơng pháp luận biên soạn thống kê ngƣời tàn tật,

thống kê y tế của WHO, hoàn thiện chế độ báo cáo thống kê để thu thập số liệu

từ cơ sở y tế tƣ nhân, các chỉ tiêu giới; áp dụng phƣơng pháp luận thống kê giáo

dục của UNICEF, UNESCO đối với thống kê giáo dục ở Việt Nam, khắc phục

170

tình trạng vênh nhau về niên độ thống kê giữa TCTK và Bộ Giáo dục; (xiii) cải

tiên về mẫu , nội dung và phƣơng pháp tập huấn nghiệp vụ Điều tra khảo sát

mức sống dân cƣ cho những năm tiếp theo, đam bao chât lƣơng va tinh kip thơi

của số liêu; (xiv) chuẩn hóa Hệ thống chỉ tiêu thống kê về môi trƣờng theo

chuẩn mực của Khu vực kinh tế Châu ÂU và Ủy ban Môi trƣờng châu Âu, khắc

phục tình trạng thiếu thông tin thống kê môi trƣờng để giám sát đầy đủ nguồn

tài nguyên, các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng môi trƣờng và tác động của

những thay đổi đến môi trƣờng kinh tế.

4. Hoàn thiện Hệ thống chỉ tiêu thống kê: Hệ thống chỉ tiêu thống kê

quốc gia mặc dù đã đƣợc bổ sung nhiều chỉ tiêu nhƣng có một số chỉ tiêu không

có tính khả thi, thể hiện ở chỗ không rõ khái niệm, định nghĩa, không phân định

đƣợc phạm vi của chỉ tiêu, không biết nguồn dữ liệu để tính toán. Đến nay mới

chỉ có 120/350 (34%) chỉ tiêu thống kê quốc gia đƣợc công bố. Cần tiếp tục

hoàn thiện và chuẩn hóa Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia phù hợp với những

thay đổi về kinh tế, xã hội và môi trƣờng ở trong nƣớc và trên thế giới, đáp ứng

đầy đủ nhu cầu thông tin của ngƣời sử dụng và yêu cầu so sánh quốc tế.

Hệ thống chỉ tiêu thống kê Bộ, ngành: Đến nay đã có 15/24 Bộ ngành

(tăng 03 Bộ so với năm 2010) đã ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê, 6/24 Bộ,

ngành đang trong quá trình xây dựng Hệ thống chỉ tiêu thống kê của Bộ, ngành

mình. Vẫn còn một số Bộ, ngành chƣa ban hành hoặc ban hành không đầy đủ

Hệ thống chỉ tiêu thống kê đồng bộ với HTCTTKQG 2010. Cần xây dựng và

chuẩn hóa Hệ thống chỉ tiêu thống kê Bộ, ngành. Trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu

thống kê đƣợc xây dựng, hoàn thiện phƣơng pháp và các hình thức thu thập

thông tin đầu vào đối với các chỉ tiêu gồm; chế độ báo cáo thống kê tổng hợp,

chế độ báo cáo thống kê cơ sở và chƣơng trình điều tra thống kê.

Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, huyện, xã: Hệ thống chỉ tiêu thống kê

cấp tỉnh, huyện, xã đƣợc cập nhật, hoàn thiện theo Hệ thống chỉ tiêu thống kê

quốc gia, song việc triển khai hệ thống các chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, huyện, xã

còn chậm so với lộ trình ở tất cả các cấp. Kết quả khảo sát 30 Cục Thống kê cho

171

thấy mới có 32% số Cục TK thu thập, tính toán đƣợc trên 200 chỉ tiêu thống kê

cấp tỉnh; 39% số Cục TK thu thập, tính toán đƣợc trên 60 chỉ tiêu thống kê cấp

huyện; 52% số Cục TK thu thập, tính toán đƣợc trên 20 chỉ tiêu thống kê cấp

xã. Cần tiến hành đổi mới các hệ thống chỉ tiêu thống kê đồng bộ với việc cải

tiến, hoàn thiện các hình thức thu thập thông tin, kết hợp hài hòa và có hiệu quả

báo cáo thống kê, điều tra thống kê với khai thác nguồn thông tin thống kê từ các

hồ sơ đăng ký hành chính.

5. Nâng cao chất lƣợng hệ thống thu thập thông tin thống kê:

Chế độ báo cáo thống kê: Chế độ báo cáo thống kê chậm đƣợc sửa đổi

cho phù hợp với Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, việc thu thập và trình bày

các số liệu thống kê dựa trên các báo cáo thống kê này thƣờng không đầy đủ mà

lý do chủ yếu là thiếu nghiệp vụ thống kê hiện đại; các hệ thống báo cáo thƣờng

là cồng kềnh, và chất lƣợng số liệu thì không tốt. Vì vậy, các hệ thống báo cáo

thống kê cần phải đƣợc đổi mới và cải tiến để cung cấp thông tin cần thiết theo

hƣớng tăng cƣờng khai thác dữ liệu từ hồ sơ hành chính phục vụ mục đích

thống kê.

Điều tra thống kê: Hệ thống thu thập số liệu điều tra đã đƣợc xây dựng

và khá ổn định về chu kỳ và phƣơng pháp luận trong các lĩnh vực quan trọng.

Hiện nay, khâu yếu nhất trong tổ chức điều tra là thu thập thông tin tại địa bàn do

chất lƣợng các điều tra viên. Hiện tại quy trình kiểm soát chất lƣợng đối với các

cuộc điều tra đƣợc gắn vào công tác kiểm tra, giám sát điều tra và đƣợc thể hiện

trong mỗi phƣơng án điều tra và trong tài liệu hƣớng dẫn nghiệp vụ tƣơng ứng,

nhƣng chƣa thiết lập và thực hiện một hệ thống quản lý chất lƣợng dữ liệu thống

kê một cách đầy đủ. Trong những năm tới cần cải tiến một số cuộc điều tra

trong lĩnh vực dân số, lao động, vốn đầu tƣ, chi phí trung gian, khảo sát mức

sống dân cƣ, doanh nghiệp, cơ sở kinh tế… để tránh chồng chéo nội dung, giảm

thiểu gánh nặng cho ngƣời trả lời, sử dụng công nghệ tiên tiến theo chuẩn quốc

tế để nâng cao chất lƣợng điều tra.

172

6. Cập nhật các bảng phân loại theo chuẩn quốc tế: Các bảng danh

mục, phân loại đã đƣợc cập nhật, sửa đổi phù hợp hơn với thực tế của Việt Nam

và phiên bản mới của Liên hợp quốc. Tuy nhiên vẫn còn nhiều bảng phân loại chƣa

đƣợc cập nhật, sửa đổi theo chuẩn quốc tế nhƣ Phân loại tình trạng và sử dụng thời

gian lao động (ICATUS), Phân loại chi tiêu theo mục đích sử dụng của Chính

phủ (COFOG), theo mục đích của khu vực thể chế phi lợi nhuận phục vụ hộ gia

đình (COPNI), theo mục đích sử dụng của các nhà sản xuất (COPP). Cần tiếp

tục nghiên cứu áp dụng các bảng danh mục, phân loại chuẩn quốc tế phục vụ

công tác thống kê; xây dựng kế hoạch nghiên cứu biên soạn sổ tay hƣớng dẫn

nghiệp vụ thống kê theo từng chuyên ngành.

7. Tăng cƣờng sự phối hợp các hoạt động thống kê: Sự phối hợp giữa

Thống kê Bộ, ngành với TCTK đã đƣợc tăng cƣờng và đẩy mạnh hơn trên tinh

thần hợp tác và chia sẻ. Bên cạnh đó, các hình thức tập huấn nghiệp vụ, họp trao

đổi, thảo luận nghiệp vụ giữa TCTK và Thống kê Bộ, ngành đã đƣợc tổ chức

thƣờng xuyên. Tuy nhiên, sự phối hợp đó vẫn chƣa hoàn thiện và vẫn tồn tại các

thách thức cần đƣợc giải quyết. Điển hình, việc thiếu sự phối hợp và chia sẻ

thông tin giữa các cơ quan thu thập dữ liệu trong việc tính toán các tài khoản

quốc gia làm cho chất lƣợng dữ liệu GDP chƣa cao. Hiện nay TCTK đang có kế

hoạch xây dựng quy chế phối hợp công tác thống kê với các Bộ, ngành, và dự

kiến năm 2014 sẽ ban hành. Cần đẩy mạnh việc xây dựng cơ chế cung cấp, chia

sẻ số liệu giữa TCTK với các Bộ, ngành và giữa các Bộ, ngành nhằm tạo điều

kiện thuận lợi cho việc khai thác, sử dụng thông tin thống kê, đồng thời tăng

cƣờng sự phối hợp với Thống kê Bộ, ngành thông qua việc hỗ trợ về chuyên

môn, nghiệp vụ và thẩm định.

8. Hoàn thiện công tác phổ biến thông tin thống kê: Công tác phổ biến

thông tin thống kê đã đƣợc cải thiện. Sau nhiều năm chuẩn bị và nghiên cứu,

đến nay Chính sách phổ biến thông tin thống kê nhà nƣớc đã đƣợc ban hành,

trong đó điều chỉnh hoạt động phổ biến thông tin thống kê Nhà nƣớc, quy định

trách nhiệm phổ biến thông tin thống kê, quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá

173

nhân sử dụng thông tin thống kê Nhà nƣớc. Việc tiếp cận số liệu dễ dàng hơn

sau khi số liệu đã đƣợc công bố qua nhiều hình thức khác nhau nhƣ: ấn phẩm in,

bản điện tử, phần mềm khai thác v.v. . những chƣa có các dịch vụ hỗ trợ ngƣời

dùng tin thống kê theo yêu câu một cách bài bản . Cần xây dựng cơ chế cung

cấp, chia sẻ thông tin thống kê, nhất là CSDL giữa TCTK và các Bộ, ngành

cũng nhƣ giữa các Bộ, ngành và giữa các đơn vị trong từng Bộ, ngành với nhau;

tiến tới thực hiện đầy đủ Hệ thống phổ biến dữ liệu chung (GDDS) vào năm

2015

9. Tăng cƣờng năng lực nghiên cứu khoa học, phân tích và dự báo

thống kê: Hàng năm toàn ngành Thống kê đƣợc đầu tƣ kinh phí cho nghiên cứu

khoa học phục vụ công tác thống kê, đặc biệt là nghiên cứu hoàn thiện phƣơng

pháp luận thống kê và nghiên cứu ứng dụng là 2, 2 tỷ đồng. Tuy nhiên năng lực

nghiên cứu khoa học, phân tích và dự báo thống kê còn yếu kém. Việc thiếu

những cán bộ tƣơng xứng cộng với sự yếu kém về kỹ năng thống kê đã làm hạn

chế rất nhiều toàn bộ quá trình thu thập dữ liệu, phân tích và sản xuất số liệu

thống kê. TCTK và các Bộ, ngành cần thực hiện các bƣớc tích cực để cải thiện

năng lực nghiên cứu khoa học, phân tích và dự báo thống kê thông qua tuyển

dụng và đào tạo nhân viên và quan hệ đối tác với các tổ chức nghiên cứu trong

và ngoài nƣớc, cùng với việc tranh thủ sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của các tổ

chức quốc tế.

10. Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong lĩnh vực

thống kê: Ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin và truyền thông đã đƣợc

đẩy mạnh, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin đã đƣợc đầu tƣ bƣớc đầu để đáp

ứng yêu cầu phát triển công tác thống kê của Hệ thống thống kê tập trung. Hạ

tầng CNTT của các Bộ, ngành cũng đƣợc quan tâm đầu tƣ, nâng cấp và đƣợc

triển khai tập trung tại Trung tâm tin học hoặc Cục CNTT của các Bộ, ngành.

Mặc dù TCTK và các Bộ, ngành đều chú trọng xây dựng CSDL quản lý từng

lĩnh vực chuyên ngành, song nhìn chung, các CSDL này còn rời rạc, manh mún,

chƣa đƣợc tích hợp thành một hệ thống CSDL thống nhất. Mặt khác, CSDL của

174

các cấp quản lý còn nghèo nàn, chƣa bao gồm dữ liệu từ các nguồn khác nhau

làm hạn chế cho việc khai thác và sử dụng số liệu. Trong những năm tới, cần

từng bƣớc xây dựng và hoàn thiện các CSDL chuyên ngành và CSDL tổng hợp,

tiến tới kết nối mạng thông tin thống kê các Bộ, ngành với mạng thông tin thống

kê của TCTK. Tiếp tục đầu tƣ nâng cấp, mở rộng hệ thống cơ sở hạ tầng công

nghệ thông tin và truyền thông của Hệ thống thống kê Nhà nƣớc để có thể hoàn

thành việc xây dựng kho dữ liệu thống kê kinh tế -xã hội vào năm 2020.

11. Phát triển nhân lực ngành thống kê: Đội ngũ công chức, viên chức

của Hệ thống Thống kê tập trung cơ bản đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ của

Ngành trong giai đoạn hiện nay, song đối với Thống kê Bộ, ngành, số lƣợng cán

bộ làm công tác thống kê ở các Bộ, ngành còn hạn chế, cán bộ chủ yếu là làm

kiêm nhiệm, không đƣợc đào tạo bài bản về chuyên môn, nghiệp vụ thống kê.

Năm 2013 TCTK đã xây dựng và phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực

Thống kê Việt Nam giai đoạn 2011-2020, đề ra mục tiêu, phƣơng hƣớng, giải

pháp phát triển nhân lực và cả lộ trình thực hiện. Cần chú trọng củng cố và tăng

cƣờng nhân lực làm công tác thống kê Sở, ngành địa phƣơng; thống kê xã,

phƣờng, thị trấn; thống kê doanh nghiêp, cơ quan hành chính, đơn vi sự nghiệp.

Đầu tƣ mở rộng quy mô và nâng cao chất lƣợng đào tạo nhân lực thống kê

nhằm đáp ứng những nhu cầu khác nhau ở các cấp khác nhau, theo hƣớng: Mở

rộng quy mô đào tạo, đào tạo chuyên ngành và hợp tác đào tạo với nƣớc ngoài

bằng cách đổi giảng viên hoặc gửi học sinh, sinh viên đi đào tạo, kết hợp với

hình thức học tập tại chỗ. Thực hiện đổi mới công tác tuyển dụng, quản lý và sử

dụng nhân lực thống kê: Tuyển dụng theo hƣớng ƣu tiên những ngƣời có

chuyên ngành đào tạo về thống kê và có cơ chế tuyển thẳng đối với thí sinh

đƣợc đào tạo đúng chuyên ngành thống kê đạt loại giỏi trở lên và thạc sỹ, tiến

sỹ đối với các chuyên ngành kinh tế khác. Có chính sách thu hút chuyên gia

trình độ cao nhƣ: chính sách ƣu đãi về tiền lƣơng, tiền thƣởng và các loại phụ

cấp bằng tiền khác, các cơ chế, chính sách khuyến khích khác.

175

12. Tăng cƣờng cơ sở vật chất và nguồn lực tài chính: Cơ sở vật chất

và nguồn lực tài chính cho hoạt động thống kê đã đƣợc tăng cƣờng từng bƣớc.

Các điều kiện cho hoạt động của công tác thống kê bao gồm trụ sở nơi làm việc,

phƣơng tiện đi lại phục vụ công tác thống kê, cơ sở, thiết bị công nghệ thông

tin, phƣơng tiện ấn loát đã từng bƣớc cải thiện trên cơ sở khả năng của ngân

sách nhà nƣớc cấp hàng năm. Do điều kiện thời tiết khắc nghiệt ở Việt Nam, các

trụ sở làm việc nhanh xuống cấp do đó đòi hỏi phải tiến hành sữa chữa lớn và

duy tu bảo dƣỡng; các thiết bị văn phòng cũng nhƣ phƣơng tiện đi lại có chu kỳ

sử dụng riêng của chúng đòi hỏi phải sửa chữa và thay thế. Thống kê là hoạt

động đòi hỏi nhiều kinh phí cho việc thiết kế, thu thập, xử lý, tổng hợp, phân

tích, công bố số liệu. Do đó, cần đƣợc bố trí những khoản kinh phí cần thiết,

phù hợp với chƣơng trình công tác thống kê và nhất là cho các cuộc điều tra

thống kê dài hạn và hàng năm để đảm bảo hoàn thành khối lƣợng và chất lƣợng

công tác thống kê. Hoàn thiện công tác tài chính nhằm tăng cƣờng cơ sở vật

chất và đảm bảo nguồn kinh phí triển khai các hoạt động thống kê.

13. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thống kê: Hợp tác quốc

tế trong lĩnh vực thống kê đã đƣợc mở rộng. TCTK và một số bộ ngành, cơ

quan đang thực hiện nhiều dự án trong nhiều lĩnh vực do các tổ chức quốc tế và

các quốc gia tài trợ. Nhiều cán bộ thống kê Việt Nam đã tham gia các khoá đào

tạo, đi khảo sát trao đổi kinh nghiệm tại nhiều nƣớc trên thế giới. Đội ngũ thống

kê đã một phần nâng cao đƣợc trình độ. Trong thời gian tới cần tiếp tục mở

rộng, tăng cƣờng hiệu quả hợp tác song phƣơng và đa phƣơng của Thống kê

Việt Nam; cải thiện, nâng cao chất lƣợng công tác thống kê nƣớc ngoài và thực

hiện đầy đủ các cam kết quốc tế về thống kê; đẩy mạnh các hoạt động quảng bá

hình ảnh và nâng cao vị thế Thống kê Việt Nam trong cộng đồng thống kê thế

giới.

14. Tóm lại: Qua kết quả đánh giá ban đầu thực trạng Hệ thống thống kê năm

2013, thấy rằng: Mục tiêu 1 “Bảo đảm từ năm 2015 tất cả các chỉ tiêu trong Hệ

thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, Hệ thống chỉ tiêu thống kê các Bộ, ngành và

176

Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, huyện, xã đều đƣợc thu thập, tổng hợp và

phổ biến theo nội dung và kỳ công bố quy định” có thể không đạt đƣợc, Mục tiêu

2 “Nâng Chỉ số chung về năng lực thống kê theo các tiêu chí đánh giá của Ngân

hàng Thế giới đối với thống kê nƣớc ta từ 61 điểm (thang điểm 100) năm 2010 lên

70 điểm vào năm 2015, trong đó Chỉ số phƣơng pháp luận thống kê từ 30 điểm lên

55 điểm” và Mục tiêu 3 “Nâng mức độ thực hiện Hệ thống tài khoản quốc gia của

thống kê nƣớc ta theo Khung đánh giá của Ủy ban Thống kê Liên hợp quốc từ mức

2/6 năm 2008 lên mức 3/6 năm 2015” đạt đƣợc, còn Mục tiêu 4 “Năm 2015 thực

hiện đầy đủ Hệ thống phổ biến dữ liệu chung (GDDS)” sẽ đạt đƣợc với sự nỗ lực

phối hợp hành động của các thành viên trong Hệ thống thống kê Việt Nam.

8.2 Những thách thức và khuyến nghị định hƣớng

Chiến lƣợc phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và tầm

nhìn đến năm 2030 đặt ra mục tiêu nhằm tăng cƣờng năng lực thống kê cho toàn

bộ Hệ thống Thống kê Việt Nam. Mục tiêu tổng quát của CLTK11-20 là

“Thống kê Việt Nam phát triển nhanh, bền vững trên cơ sở hoàn thiện hệ thống

tổ chức, bảo đảm đủ số lƣợng và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, áp dụng

đồng bộ phƣơng pháp thống kê tiên tiến và tăng cƣờng sử dụng công nghệ hiện

đại; hình thành hệ thống thông tin thống kê quốc gia tập trung, thống nhất, thông

suốt và hiệu quả với số lƣợng thông tin ngày càng đầy đủ và chất lƣợng thông tin

ngày càng cao, phục vụ việc hoạch định chiến lƣợc, chính sách, kế hoạch phát

triển kinh tế - xã hội và sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cơ quan, lãnh đạo

Đảng, Nhà nƣớc, cấp ủy, chính quyền các cấp và nhu cầu thông tin thống kê của

các tổ chức, cá nhân khác trong nƣớc và quốc tế; phấn đấu đến năm 2020 Thống

kê Việt Nam đạt trình độ khá và năm 2030 đạt trình độ tiên tiến trong khu vực”.

Chiến lƣợc đƣa ra tầm nhìn về vị trí của Thống kê Việt Nam đến năm 2030 và

đặt ra các cột mốc để đạt đƣợc vị trí đó.

1. Hệ thống tổ chức: Hiện nay cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thống kê

còn khép kín trong qui trình sản xuất dữ liệu thống kê, mô hình tổ chức theo

chiều dọc nhiều cấp khá cồng kềnh, dẫn tới phân tán nguồn lực. Tổ chức Thống

177

kê của một số Bộ, ngành chƣa đáp ứng yêu cầu nhằm củng cố và phát triển các hoạt

động thống kê trong toàn bộ hệ thống và theo ngành. Nhiều Bộ, ngành không có tổ

chức Thống kê nên hoạt động thống kê ở đó có sự thiếu hụt. Thống kê tại địa

phƣơng của các Bộ, ngành không đủ để hỗ trợ các hoạt động thống kê. Đây là những

hạn chế và cũng là thách thức cho Thống kê Việt Nam có thể vƣợt qua trở ngại

này hay không để phát triển nhanh, bền vững trên cơ sở hoàn thiện hệ thống tổ

chức của mình?

Khuyến nghị: Nên học tập kinh nghiệm của Hungary. Mô hình tổ chức

Thống kê của Hungary trƣớc khi gia nhập EU cũng tƣơng tự nhƣ mô hình tổ chức

của Việt Nam bây giờ. Nhƣng sau khi gia nhập EU, kể từ năm 2005, Chính phủ

quyết định tái tổ chức các Văn phòng thống kê khu vực theo lãnh thổ, điều này

dẫn đến còn 6 Văn phòng thống kê khu vực thay vì 19 Phòng thống kê quận,

huyện. Cải cách cơ cấu này đã làm giảm đội ngũ nhân viên của Cơ quan Thống

kê khoảng 10%. Sau khi hoàn thành cải cách theo quyết định của Chính phủ,

lãnh đạo của Cơ quan Thống kê trung ƣơng đã quyết định thành lập các Trung

tâm chuyên môn từ Văn phòng thống kê khu vực. Điều này có nghĩa rằng mỗi

Văn phòng khu vực sẽ chịu trách nhiệm cho một lĩnh vực thống kê nào đó, nhƣ

số liệu thống kê nông nghiệp hoặc số liệu thống kê du lịch chẳng hạn, nhƣng đối

với toàn bộ lãnh thổ của Hungary. Thay vì việc phân chia địa lý của các nhiệm

vụ trên cơ sở hành chính quận, huyện, Cơ quan Thống kê tập trung các nhiệm

vụ vào các Trung tâm có năng lực và chuyên nghiệp. Việc chia sẻ công việc

giữa Trung tâm của Cơ quan Thống kê trung ƣơng và Văn phòng thống kê khu

vực đang chuyển theo hƣớng nhiệm vụ nhiều hơn và nhiều hơn nữa liên quan

đến các nhóm điều tra xác định sẽ đƣợc hoàn toàn thực hiện trong các Văn

phòng khu vực. Phƣơng pháp luận, kế hoạch điều tra, phổ biến, sẽ tiếp tục là vai

trò của Trung tâm, nhƣng một số lƣợng lớn các nhiệm vụ sẽ đƣợc giao cho các

vùng, ngoài việc thực hiện điều tra. Những hành động này dẫn đến một hoạt

động hiệu quả hơn của Văn phòng thống kê khu vực.

178

2. Nguồn nhân lực: nguồn nhân lực còn hạn chế trong toàn bộ Hệ thống

thống kê trên các góc độ cả về số lƣợng, cơ cấu và năng lực gồm cả nghiệp vụ

thống kê, ngoại ngữ, và tin học. Cán bộ thống kê tại các Bộ, ngành và địa

phƣơng còn thiếu và yếu kém về nghiệp vụ thống kê, lại phải kiêm nhiệm

những công việc khác. Mục tiêu “bảo đảm đủ số lƣợng và nâng cao chất lƣợng

nguồn nhân lực” thống kê đang là một thách thức. Mặc dù TCTK đã phê duyệt

Quy hoạch phát triển nhân lực Thống kê Việt Nam giai đoạn 2011-2020, xác

định những giải pháp phát triển nhân lực thống kê Việt Nam 2011-2020, bao

gồm: giải pháp đào tạo nhân lực và các dự án ƣu tiên; tuyển dụng, sử dụng nhân

lực; dự báo nhu cầu các nguồn nhân lực; đổi mới cơ chế, chính sách đào tạo

nhân lực; và lộ trình tổ chức thực hiện.

Khuyến nghị: Về lâu dài, Việt Nam cần phát triển một chính sách phát

triển nguồn nhân lực toàn diện, trong đó có cải cách quyết liệt chế độ tiền lƣơng

đối với cán bộ, công chức để tránh tình trạng bỏ việc, nhất là đối với những

ngƣời có năng lực; ngoài ra, cần tạo môi trƣờng làm việc và cơ hội thăng tiến

đối với cán bộ, công chức. Nếu mọi ngƣời có điều kiện có đủ những cơ hội và

động cơ thúc đẩy để hoàn thiện trình độ chuyên môn và đƣợc chỉ dẫn về cơ hội

thăng tiến nghề nghiệp và thăng chức dựa trên phẩm chất xứng đáng, việc tăng

cƣờng năng lực nội tại của cơ quan sẽ có kết quả. Năng lực của cơ quan thống

kê sẽ đƣợc tăng cƣờng cùng với việc bổ sung cán bộ thống kê từ những chính

sách cán bộ và phát triển nguồn nhân lực cụ thể.

3. Hệ thống thông tin thống kê quốc gia: Hệ thống thông tin thống kê

quốc gia bao gồm hệ thống thông tin thống kê của Hệ thống thống kê tập trung

và hệ thống thông tin thống kê của các Bộ, ngành đƣợc hình thành thông qua

các cuộc tổng điều tra, hoặc các cuộc điều tra do cơ quan Thống kê thực hiện,

thông qua chế độ báo cáo thống kê cơ sở, chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp

dụng đối với Cục Thống kê, đối với các Bộ, ngành, và áp dụng đối với cơ quan

chuyên môn của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện thuộc ngành, lĩnh vực

phụ trách.

179

Nguồn dữ liệu đƣợc thu thập từ các cuộc điều tra, và từ chế độ báo cáo

thống kê còn hạn chế về chất lƣợng, thể hiện ở chỗ:

- Có vấn đề về mặt kỹ thuật trong sản xuất dữ liệu điều tra, bao gồm dàn

mẫu, thiết kế điều tra, thiếu kế phiếu hỏi, chất lƣợng điều tra viên, phân tích kết

quả và viết báo cáo. Mặc dù quy trình kiểm soát chất lƣợng đối với các cuộc

điều tra đƣợc gắn vào công tác kiểm tra, giám sát điều tra và đƣợc thể hiện

trong mỗi phƣơng án điều tra và trong tài liệu hƣớng dẫn nghiệp vụ tƣơng ứng,

nhƣng chƣa thiết lập và thực hiện đƣợc một hệ thống quản lý chất lƣợng dữ liệu

thống kê một cách đầy đủ.

- Phƣơng pháp thực hiện chế độ báo cáo vẫn dựa vào mô hình hành chính

tập trung, các hệ thống báo cáo thống kê thƣờng là cồng kềnh, việc thực hiện

chế độ báo cáo chƣa đầy đủ, kịp thời, chất lƣợng số liệu chƣa cao.

- Dữ liệu từ các nguồn khác nhau (điều tra, tổng điều tra, hệ thống báo

cáo thống kê) không tƣơng thích với nhau; một số chỉ tiêu thống kê giữa TCTK

và địa phƣơng, giữa TCTK với các Bộ, ngành còn chƣa thống nhất, số liệu còn

có sự chênh lệch lớn.

Để “hình thành hệ thống thông tin thống kê quốc gia tập trung, thống nhất,

thông suốt và hiệu quả với số lƣợng thông tin ngày càng đầy đủ và chất lƣợng

thông tin ngày càng cao” thì nỗ lực phối hợp của các thành viên trong Hệ thống

thống kê để hoạt động nhƣ một toàn bộ kết cấu là rất quan trọng. Sự gắn kết nhƣ

vậy sẽ bao gồm khả năng giảm thiểu các nỗ lực trùng lặp, giảm bớt gánh nặng

trả lời, sử dụng các khái niệm và bảng phân loại chuẩn hóa cho phép so sánh các

dữ liệu, ứng dụng phƣơng pháp luận thống kê theo tiêu chuẩn quốc tế trong

từng lĩnh vực thống kê, triển khai nguồn lực tuỳ theo các nhu cầu tổng thể, khai

thác sự hiệp lực có thể (ví dụ nhƣ tạo ra thông tin mới thông qua liên kết hồ sơ),

tận dụng lợi thế hiệu quả nhất có thể (ví dụ, sử dụng chung các công cụ, hồ sơ

đăng ký, điều tra viên tại địa bàn), và đảm bảo rằng các sản phẩm của hệ thống

đƣợc thống nhất.

180

Luật và các văn bản pháp quy về thống kê hiện hành luôn nhấn mạnh vai

trò, nhiệm vụ của Tổng cục Thống kê là chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và

chính quyền các cấp trong các hoạt động thống kê, nhất là trong quá trình sản

xuất thông tin thống kê, nhƣng trên thực tế giữa Tổng cục Thống kê và nhiều

bộ, ngành chƣa có đƣợc cơ chế phối hợp một cách cụ thể, chi tiết, và chƣa có cơ

chế hợp tác cần thiết trong thu thập, chia sẻ thông tin.

Khuyến nghị: Luật thống kê sửa đổi và các văn bản pháp lý dƣới luật

đƣợc bổ sung cần cung cấp một cơ sở pháp lý rõ ràng cho sự phối hợp của các

thành viên trong hệ thống thống kê, các quyền và nghĩa vụ của các thành viên

trong việc thực hiện sự phối hợp, phát huy vai trò chỉ đạo và điều phối các

hoạt động thống kê của cơ quan TCTK, thực hiện cơ chế phối hợp với việc hình

thành các ủy ban chính thức hoặc không chính thức đáp ứng thƣờng xuyên và

hƣớng tới các quyết định mà các bên đại diện có thể đƣa ra để cùng thực hiện.

Ngoài ra, cần tiến tới thiết lập Hệ thống quản lý chất lƣợng dữ liệu và

thực hiện việc đánh giá chất lƣợng dữ liệu. Một hệ thống quản lý chất lƣợng cơ

bản sẽ bao gồm: (i) Định nghĩa về chất lƣợng - nói chung và trong lĩnh vực

thống kê; (ii) Khung chất lƣợng, chứa các nguyên tắc và trình tự công việc chất

lƣợng; (iii) Các công cụ và hƣớng dẫn chi tiết; (iv) Quy trình tổ chức và quản lý.

Việc thực hiện Hệ thống quản lý chất lƣợng dữ liệu liên quan đến các hoạt động

quản lý chất lƣợng dữ liệu trong hoạt động thống kê bao gồm từ nắm bắt nhu

cầu, thu thập, xử lý, lƣu trữ, và phân tích dữ liệu, sẽ đảm bảo chất lƣợng thông

tin thống kê ngày càng cao

4. Vị thế của Thống kê Việt Nam: Thực tế đang có tình trạng số liệu

thống kê vênh nhau giữa các cơ quan, giữa trong nƣớc và quốc tế, giữa số liệu

và thực tế, và không ít tổ chức quốc tế vẫn coi Thống kê Việt Nam là thiếu tin

cậy. Có một số lo ngại về tính chuyên nghiệp và độc lập liên quan đến sự can

thiệp chính trị có thể đến các số liệu thống kê, đặc biệt là ở cấp tỉnh. Việc

chuyển Tổng cục Thống kê vào Bộ KH&ĐT cũng đặt ra khả năng giảm tính độc

181

lập, khách quan. Thực tế đó chỉ ra những thách thức đối với Thống kê Việt Nam

trong xu thế toàn cầu hóa ngày nay.

Theo các chuyên gia, số liệu vênh nhau có ba nguyên nhân: kỹ thuật,

không theo chuẩn quốc tế và/hoặc còn bị tính chủ quan chi phối. Chính vì thế,

Thống kê ở bất cứ nƣớc nào, dù đƣợc đặt ở vị trị nào trong hệ thống chính

quyền, thì nhƣ Liên hợp quốc khuyến nghị, vai trò khách quan của lãnh đạo

thống kê và tính chuyên nghiệp của ngành cần đƣợc luật pháp bảo vệ. Luật

Thống kê năm 2003 đã quy định hoạt động thống kê phải tuân theo các nguyên

tắc cơ bản của thống kê nhà nƣớc do Uỷ ban Thống kê Liên hợp quốc áp dụng

nhƣ: bảo đảm tính trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ, kịp thời trong

hoạt động thống kê, và bảo đảm tính độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ thống

kê. Đồng thời Luật cũng quy định ngƣời làm công tác thống kê phải có phẩm

chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, khách quan, có ý thức chấp hành pháp

luật. Luật Thống kê của Việt Nam là tƣơng thích với Luật Thống kê mẫu do Cơ

quan Thống kê Liên hợp quốc ban hành.

Định hướng: Thực tế Thống kê Việt Nam không thiếu những chuyên gia

có khả năng chuyên môn cao, nhƣng chất lƣợng số liệu chƣa cao vì còn bị yếu

tố chủ quan chi phối. Để vƣợt qua thách thức, Thống kê Việt Nam cần phải

nâng cao năng lực hiện có để làm sao có thể sản xuất và cung cấp các sản phẩm

thống kê đạt chất lƣợng theo chuẩn quốc tế bằng cách: (i) Tăng cƣờng năng lực

của các tổ chức trong Hệ thống thống kê nhà nƣớc để sản xuất các sản phẩm

thống kê chất lƣợng cao bằng việc phát triển nguồn nhân lực, nguồn lực tài

chính, cơ sở vật chất và cải thiện hạ tầng kỹ thuật thống kê và hạ tầng công

nghệ thông tin và truyền thông; (ii) Nâng cao chất lƣợng dữ liệu của các cơ

quan sản xuất dữ liệu thống kê thông qua việc phát triển phƣơng pháp luận theo

chuẩn quốc tế, với việc cải thiện sự minh bạch, duy trì sự tín nhiệm và tin cậy

của những ngƣời sử dụng; (iii) Tiếp cận nhanh chóng với các công nghệ hiện

đại, nghiệp vụ thống kê tiên tiến, các chuẩn quốc tế, trao đổi kinh nghiệm, tranh

182

thủ trợ giúp kỹ thuật tài chính và từng bƣớc nâng cao vị thế của Thống kê Việt

Nam trong cộng đồng ASEAN và trên thế giới.

Những giải pháp định hƣớng đó đã đƣợc cài đặt trong các Chƣơng trình

hành động của Chiến lƣợc phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2011-2020

và tầm nhìn đến 2030. Những Chƣơng trình hành động này chính là thể hiện

cách đi (con đƣờng), thông qua những hành động cụ thể để Thống kê Việt Nam

thực hiện đến các mục tiêu mà Chiến lƣợc đã đặt ra.

183

PHỤ LỤC

1. Điều khoản tham chiếu

2. Kế hoạch triển khai thực hiện đánh giá ban đầu

3. Phƣơng pháp luận đánh giá ban đầu

4. Kế hoạch và nội dung khảo sát tại các đơn vị thuộc Tổng cục Thống kê

5. Kế hoạch và nội dung khảo sát tại các Bộ, ngành

6. Bảng hỏi khảo sát đối với các Cục Thống kê

7. Nội dung khảo sát tại UBND tỉnh Thái Bình

8. Tài liệu tham khảo

184

TỔNG CỤC THỐNG KÊ

VIỆT NAM

CHƢƠNG TRÌNH PHÁT

TRIỂN LHQ

DỰ ÁN 00068992

“Hỗ trợ thực hiện Chiến lƣợc phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2011-2020, Tầm nhìn

đến năm 2030”

Địa chỉ: Phòng 223, nhà A, TCTK, 6B Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà nội;

Tel: (844) 37344754; Fax: (844) 37344756

ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU (TOR)

Hỗ trợ triển khai đánh giá đầu kỳ việc thực hiện Chiến lƣợc Phát triển

Thống kê Việt Nam

1. BỐI CẢNH

Dự án “Hỗ trợ thực hiện Chiến lƣợc phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn

2011-2020, Tầm nhìn đến năm 2030” nhằm mục đích hỗ trợ Hệ thống Thống kê Việt Nam

trong việc thực hiện Chiến lƣợc Phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2011-2020, Tầm

nhìn đến năm 2030 (VSDS). Trƣớc hết, dự án tập trung vào hoàn thiện khung pháp lý thống

kê, cơ chế phối hợp giữa các bên liên quan trong Hệ thống Thống kê, phổ biến thông tin

thống kê, kỹ thuật và phƣơng pháp luận thống kê trong một số lĩnh vực ƣu tiên gồm: (1) Môi

trƣờng pháp lý thống kê đƣợc hoàn thiện và phù hợp đảm bảo các nguyên tắc thống kê nhà

nƣớc; (2) Nâng cao năng lực; (3) Các phƣơng pháp thống kê đƣợc cải thiện và phù hợp với

chuẩn quốc tế trong tất cả các bƣớc thu thập, xử lý, tổng hợp thông tin và phân tích; và (4)

việc thực hiện VSDS 2011-2020, Tầm nhìn đến năm 2030 đƣợc phối hợp chặt chẽ giữa các

cơ quan trong Hệ thống Thống kê Việt Nam và các đối tác phát triển, và đƣợc giám sát và

đánh giá một cách thƣờng xuyên có hệ thống. Kết quả đạt đƣợc của những đầu ra này sẽ góp

phần vào Kết quả 1.1.1, Đầu ra 1.1 của Kế hoạch Chung 2012-2016, giám sát, đánh giá Kế

hoạch phát triển Kinh tế xã hội hàng năm và 5 năm, Chiến lƣợc Phát triển Kinh tế xã hội

2011 – 2020 và thực hiện Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ/Mục tiêu phát triển Việt Nam

(MDGs/VDGs).

Dự án đang đƣợc TCTK thực hiện với sự phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, cơ

quan khác thuộc Hệ thống thống kê Việt Nam (VSS), các địa phƣơng và các nhà cung cấp

thông tin khác và ngƣời dùng tin nhằm đảm bảo đạt đƣợc kết quả dự kiến của dự án. Quản lý

dựa trên kết quả sẽ là phƣơng pháp chính trong quản lý, thực hiện, giám sát và đánh giá dự

án.

Chiến lƣợc phát triển thống kê Việt Nam giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm

2030 đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt vào cuối năm 2011. Khung giám sát và đánh

giá (M & E) thực hiện VSDS đã đƣợc xây dựng và đƣợc Bộ trƣởng Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ

ban hành chính thức ngày 10 tháng 04 năm 2013. Hiện nay, TCTK đang chuẩn bị một cuốn

số tay hƣớng dẫn cho TCTK, Bộ/Ngành và các tỉnh trong việc thực hiện khung M&E. Khi

khung M&E đi vào hoạt động, các thông tin liên quan đến tiến độ, kết quả và những thách

185

thức của việc thực hiện sẽ đƣợc thu thập và cung cấp đảm bảo kết quả của Chiến lƣợc phát

triển Thống kê Việt Nam.

Theo khung M&E, khi bắt đầu triển khai thực hiện khung M&E, TCTK sẽ tiến hành

đánh giá ban đầu việc thực hiện chiến lƣợc phát triển thống kê trong năm 2013. Mục tiêu của

đánh giá này đƣợc trình bày trong phần sau của TOR này.

Trên cơ sở nhu cầu của Tổng cục Thống kê, Dự án 00068992 sẽ cung cấp hỗ trợ kỹ

thuật, thông qua việc cung cấp dịch vụ chuyên gia cho Tổng cục Thống kê, với Viện Khoa

học thống kê là cơ quan đầu mối, để tiến hành hoạt động đánh giá ban đầu này.

03 chuyên gia trong nƣớc, trong đó 01 chuyên gia sẽ đóng vai trò trƣởng nhóm (làm

việc trong thời gian 50 ngày), 02 chuyên gia còn lại (sẽ làm việc trong thời gian 35 ngày cho

mỗi một chuyên gia) sẽ đƣợc Dự án tuyển dụng để thực hiện hoạt động này.

2. MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI CÔNG VIỆC

2.1 Mục tiêu:

Mục tiêu chính của hoạt động này là giúp TCTK thiết kế và thực hiện đánh giá ban

đầu về thực trạng hệ thống thống kê Việt Nam và trình độ phát triển tại thời điểm bắt đầu

triển khai thực hiện Chiến lƣợc Phát triển Thống kê Việt Nam để:

- Xây dựng cơ sở dữ liệu cơ bản của khung M & E của VSDs làm cơ sở để đánh giá

tiến độ thực hiện VSDs.

- Xác định những khó khăn, vƣớng mắc và thách thức trong việc thực hiện VSDs và

công tác phối hợp.

- Đề nghị các giải pháp kịp thời để đạt đƣợc mục tiêu dự định và mục tiêu cụ thể trong

VSDs và khung M & E của nó. Và

- Thiết kế và hoàn thiện danh sách các chỉ tiêu và phƣơng pháp luận đánh giá trình độ

phát triển thống kê của VSS phục vụ cho công tác đánh giá giữa kỳ và cuối kỳ việc thực hiện

VSDs.

Nhóm chuyên gia trong nƣớc cần phải tham khảo những đánh giá VSS do nhóm

chuyên gia tƣ vấn quốc tế và trong nƣớc đã thực hiện trong năm 2010, năng lực xây dựng các

chỉ tiêu thống kê của PARIS21 (bao gồm DQAF, Hệ thống GDDS và SDDS), và bảng câu

hỏi của Ngân hàng Thế giới về năng lực thống kê để thực hiện hoạt động này.

2.2. Phạm vi công việc:

Dự án sẽ thuê 03 chuyên gia tƣ vấn để giúp Tổng cục Thống kê thiết kế và thực hiện

đánh gia ban đầu về thực trạng hệ thống thống kê Việt Nam và trình độ phát triển tại thời

điểm khởi đầu thực hiện VSDs trong năm 2013.

Nghiên cứu sẽ tập trung vào:

a) Xây dựng phƣơng pháp luận cho những đánh giá cơ bản, bao gồm:

186

Phát triển một danh sách các chỉ tiêu để đo lƣờng các mục tiêu dự định đƣợc quy định

trong khung M & E và để thu thập thông tin cần thiết cho việc đánh giá cơ sở (hoặc chất

lƣợng hoặc số lƣợng),

Thiết kế dữ liệu, phƣơng pháp thu thập thông tin và các công cụ cũng nhƣ xác định

các nguồn thông tin, câu hỏi phỏng vấn, đánh giá tại chỗ,…

Thiết kế một phƣơng pháp phân tích các thông tin thu thập, bao gồm đánh giá kết quả

đạt đƣợc so với kết quả dự kiến, xác định những vƣớng mắc và những thách thức và đề xuất

các giải pháp.

b) Cập nhật và thu thập cơ sở dữ liệu ban đầu vào năm 2013 đối với danh sách các chỉ

tiêu (đã đƣợc xây dựng nói trên) trên cơ sở khung M & E và các thông tin khác cần thiết cho

việc đánh giá từ các bộ/ngành, bản thân Tổng cục Thống kê và các tỉnh.

Cần lƣu ý rằng khung M&E đƣợc phê duyệt đã bao gồm một số thông tin cơ bản, tuy

nhiên thông tin này không đƣợc cập nhật và đầy đủ. Nhóm tƣ vấn phải có trách nhiệm xem

xét các thông tin/dữ liệu có sẵn trong khung M & E và cập nhật các thông tin chƣa đƣợc cập

nhật đến năm 2013 cũng nhƣ thu thập những thông tin còn thiếu.

c) Phân tích các thông tin/dữ liệu đã đƣợc thu thập theo phƣơng pháp phân tích thiết

kế trên để:

Đánh giá thực trạng phát triển của VSS đến thời điểm năm 2013 so sánh với các mục

tiêu và mục tiêu của VSDs và các nƣớc khác.

Đánh giá sự tiến bộ trong việc thực hiện VSDs bằng cách so sánh với mục tiêu dự

định cho mỗi kế hoạch hành động trong VSDs.

Phân tích những vƣớng mắc, khó khăn và thách thức (về cơ chế phối hợp, lãnh đạo,

cơ cấu tổ chức, …) trong việc thực hiện VSDs, và

Đề nghị các giải pháp cụ thể để đạt đƣợc các mục tiêu đề ra.

Các đánh đầu kỳ sẽ tập trung vào một số lĩnh vực đƣợc coi là vấn đề quan trọng của

VSS bao gồm phổ biến dữ liệu, cơ chế phối hợp, cơ chế để thúc đẩy chất lƣợng dữ liệu và

thông suốt trong hoạt động phổ biến dữ liệu.

Việc đánh giá cần phải căn cứ vào và sử dụng thông tin sẵn có (bao gồm, nhƣng không giới

hạn, việc đánh giá VSS do nhóm chuyên gia tƣ vấn quốc tế và trong nƣớc thực hiện năm

2010 trong quá trình phát triển của VSDs, các chỉ tiêu về xây dựng năng lực thống kê (bao

gồm DQAF, Hệ thống GDDS và SDDS) và đánh giá của Ngân hàng Thế giới về năng lực

thống kê.

3. NHIỆM VỤ CỦA CHUYÊN GIA

Nhiệm vụ của nhóm chuyên gia trong nƣớc đƣợc thể hiện qua các công việc sau:

Nhiệm vụ Sản phẩm

đầu ra

Thời gian

thực hiện

Thực hiện trong

khoảng thời gian

1. Tham gia họp với Dự

án, Viện KHTK và UNDP

Họp - Trƣởng nhóm: 0,5

ngày

- Các thành viên:

0,5 ngày/ngƣời

15/07

2. Xây dựng kế hoạch

công tác

Bảng thời gian

biểu cho công

- Trƣởng nhóm: 01

ngày

16/07

187

việc - Các thành viên:

01 ngày/ngƣời

3. Xây dựng phƣơng pháp

luận để tiến hành đánh giá

đầu kỳ (bao gồm danh

sách các chỉ tiêu chất

lƣợng và chỉ tiêu số lƣợng,

dữ liệu và các phƣơng

pháp thu thập thông tin và

các công cụ, phƣơng pháp

phân tích thông tin đã thu

thập đƣợc).

Phƣơng pháp

luận

- Trƣởng nhóm: 11

ngày

- Các thành viên:

06 ngày/ngƣời

17/07- 08/08

4. Cập nhật và thu thập cơ

sở dữ liệu cơ bản đến năm

2013 đối với danh sách

các chỉ tiêu đã xây dựng

Cơ sở dữ liệu

cơ bản và danh

sách nguồn

thông tin/dữ

liệu

- Trƣởng nhóm:

9,5 ngày

- Các thành viên:

08 ngày/ngƣời

09/08 – 26/08

5. Xây dựng đề cƣơng sơ

bộ báo cáo đánh giá

Đề cƣơng sơ

bộ báo cáo

đánh giá

- Trƣởng nhóm: 04

ngày

- Các thành viên:

02 ngày/ngƣời

27/08 – 31/08

6. Phân tích các thông tin

đã thu thập đƣợc theo

phƣơng pháp đã thiết kế

Báo cáo đánh

giá đầu kỳ

- Trƣởng nhóm: 15

ngày

- Các thành viên:

13,5 ngày/ngƣời

01/09 – 25/09 (ra

bản dự thảo lần 1)

1/10 – 10/10 (ra

bản dự thảo lần 2)

15/10 – 30/10

(hoàn thành báo

cáo cuối cùng)

7. Hỗ trợ TCTK thiết kế

và tổ chức các hội thảo

tham vấn

Hội thảo - Trƣởng nhóm: 04

ngày

- Các thành viên:

04 ngày/ngƣời

08/08-15/10

8. Cung cấp hƣớng dẫn

chung cho 02 chuyên gia

trong nhoims, giám sát

công việc của các thành

viên trong nhóm đảm bảo

chất lƣợng và sản phẩm

đầu ra đúng thời gian quy

định.

- Trƣởng nhóm: 05

ngày

15/07-20/10

Tổng cộng

- Trƣởng nhóm: 50 ngày

- Các thành viên: 35

ngày/ngƣời

15/07 – 30/10

188

4. ĐÁNH GIÁ VÀ KIỂM SOÁT CHẤT LƢỢNG CÔNG VIỆC

Nhóm chuyên gia trong nƣớc chịu trách nhiệm về kết quả đầu ra cuối cùng theo đúng

TORs. Viện Khoa học thống kê sẽ giám sát công việc của chuyên gia tƣ vấn và sẽ cung cấp

đầu vào kỹ thuật, thông tin và hỗ trợ nhân viên.

Dự án sẽ cung cấp những hỗ trợ cần thiết cho chuyên gia tƣ vấn và Viện Khoa học

thống kê trong việc tổ chức hội thảo tham vấn và các cuộc họp thảo luận, hoàn chỉnh báo cáo

và trình bày báo cáo.

Khi bắt đầu của công việc, dự án sẽ tổ chức một cuộc họp với Viện Khoa học thống

kê và chuyên gia tƣ vấn để thảo luận và làm rõ các mục tiêu, nhiệm vụ và kết quả dự kiến của

công việc và thống nhất kế hoạch làm việc chi tiết dựa trên các nhiệm vụ đã mô tả trong

TOR. Kế hoạch làm việc sẽ là cơ sở để giám sát tiến độ của chuyên gia tƣ vấn.

UNDP sẽ phối hợp với Dự án trong việc kiểm soát chất lƣợng bao gồm xây dựng

kiểm soát chất lƣợng bao gồm việc cung cấp tƣ vấn, nhận xét, ý kiến phản hồi kịp thời về các

sản phẩm của các chuyên gia (ví dụ báo cáo dự thảo, (các) bài trình bày, (các) ghi chép ngắn,

v.v...).

5. BẰNG CẤP VÀ KINH NGHIỆM

Trƣởng nhóm chuyên gia trong nƣớc phải đáp ứng các yêu cầu sau:

i. Bằng cử nhân hoặc cao hơn về thống kê, kinh tế phát triển hoặc các lĩnh vực liên quan.

ii. Ít nhất 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thống kê. Kinh nghiệm trong việc xây dựng

iii. Chiến lƣợc phát triển thống kê, khung M&E là một lợi thế.

iv. Có kiến thức tốt về Hệ thống thống kê Việt Nam, Chƣơng trình Điều tra Thống kê

Quốc gia, Hệ thống chỉ tiêu thống kê Quốc gia...

v. Có kỹ năng viết và phân tích, kiến thức làm việc về quản lý và lập kế hoạch dựa trên

kết quả tốt; kỹ năng giao tiếp tốt và có khả năng thảo luận và làm việc nhóm.

vi. Có kỹ năng lãnh đạo nhóm.

Thành viên nhóm chuyên gia trong nƣớc (02 chuyên gia) phải đáp ứng các yêu cầu sau:

i. Bằng cử nhân hoặc cao hơn về thống kê, kinh tế phát triển hoặc các lĩnh vực liên quan.

ii. Ít nhất 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thống kê.

iii. Có kiến thức tốt về Hệ thống thống kê Việt Nam, VSDs và khung M&E đƣợc xem xét

là một lợi thế.

iv. Có kỹ năng viết và phân tích, kiến thức làm việc về quản lý và lập kế hoạch dựa trên

kết quả tốt; kỹ năng giao tiếp tốt và có khả năng thảo luận và làm việc nhóm.

189

KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI ĐÁNH GIÁ BAN ĐẦU VIỆC THỰC HIỆN

CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN THỐNG KÊ VIỆT NAM

(có điều chỉnh)

I. Mục đích

Dự án 00068992 “Hỗ trợ thực hiện Chiến lƣợc phát triển Thống kê Việt Nam giai

đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030” thuê 03 chuyên gia trong nƣớc, trong đó có 01

chuyên gia đóng vai trò trƣởng nhóm cho Tổng cục Thống kê, với Viện Khoa học Thống kê

là cơ quan đầu mối, để tiến hành hoạt động đánh giá ban đầu việc thực hiện Chiến lƣợc này.

Mục tiêu chính của hoạt động đánh giá ban đầu này là giúp Tổng cục Thống kê thiết

kế và thực hiện đánh giá ban đầu về thực trạng hệ thống thống kê Việt Nam và trình độ phát

triển tại thời điểm bắt đầu triển khai thực hiện Chiến lƣợc phát triển Thống kê Việt Nam.

II. Phạm vi của đánh giá sẽ tập trung vào:

1. Nghiên cứu Khung theo dõi và đánh giá (TD&ĐG) thực hiện Chiến lƣợc phát triển

Thống kê Việt Nam đã đƣợc Bộ trƣởng Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ ban hành chính thức ngày

10/04/2013.

2. Cập nhật và thu thập dữ liệu ban đầu năm 2013, phát triển danh sách các chỉ tiêu

ban đầu (các thông tin ban đầu) đã đƣợc xây dựng trong Khung TD&ĐG tại điểm 1 trên từ

đánh giá hiện trạng ban đầu các hoạt động trong 9 chƣơng trình hành động của Chiến lƣợc

phát triển thống kê do Tổng cục Thống kê, các Bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố thực

hiện.

3. Viết báo cáo đánh giá ban đầu thực trạng hệ thống thống kê Việt Nam đến thời

điểm 2013. Đánh giá phân tích các thông tin/ dữ liệu ban đầu thu thập đƣợc và tập trung vào

một số vấn đề quan trọng của hệ thống thống kê, bao gồm: phổ biến dữ liệu, cơ chế phối hợp,

cơ chế để thúc đẩy chất lƣợng dữ liệu và thông suốt trong hoạt động phổ biến dữ liệu.

III. Kế hoạch triển khai

Số

TT

Nội dung công việc Ngƣời

thực hiện

Thời gian

thực hiện

Sản phẩm

đầu ra

1 Họp nhóm chuyên gia với

Dự án và Viện KHTK xác

định nhiệm vụ giữa các

chuyên gia và sự phối hợp

công tác với Viện KHTK

Dự án, Viện

KHTK, nhóm

chuyên gia

25/7 Bảng phân công

nhiệm vụ cho

các chuyên gia

2 Nghiên cứu các tài liệu

liên quan đến Chiến lƣợc,

Khung TD&ĐG, xem xét

các thông tin có sẵn trong

Khung, xác định những

thông tin ban đầu có sẵn

và còn thiếu

Nhóm chuyên

gia

26/7-29/7 Danh mục các

thông tin có sẵn

cần cập nhật và

thông tin còn

thiếu cần thu

thập khảo sát

3 Họp nhóm chuyên gia lên

kế hoạch và phƣơng án

Nhóm chuyên

gia, Viện

30/7 Thống nhất kế

hoạch và

190

triển khai thu thập dữ liệu

ban đầu

KHTK phƣơng án triển

khai nhiệm vụ

4 Lập một danh sách các chỉ

tiêu ban đầu, chỉ rõ những

chỉ tiêu chắc chắn có sẵn

thông tin, những chỉ tiêu

chƣa chắc có sẵn thông tin

và những chỉ tiêu chƣa có

sẵn thông tin cần thực

hiện khảo sát

Nhóm chuyên

gia

31/7-8/8 Danh sách các

chỉ tiêu ban đầu

(gốc năm 2013)

5 Gửi Viện KHTK, Dự án

và UNDP lấy ý kiến nhận

xét về danh sách các chỉ

tiêu ban đầu dự kiến

Nhóm chuyên

gia, Viện

KHTK, Dự án,

UNDP

6/8-9/8 Chuẩn hóa danh

sách các chỉ

tiêu ban đầu

6 Xác định phƣơng pháp, tổ

chức thu thập các thông

tin/dữ liệu về chỉ tiêu ban

đầu có sẵn, xây dựng bảng

hỏi để khảo sát thực trạng

thông tin ban đầu còn

thiếu

Nhóm chuyên

gia, Viện

KHTK

1/8-9/8 Tổng quan tài

liệu và thiết kế

các bảng hỏi

khảo sát

7 Đi khảo sát tại các đơn vị

thực hiện những hoạt động

cần cập nhật thông tin ban

đầu có sẵn và/hoặc cần

khảo sát thu thập thông tin

ban đầu còn thiếu

Nhóm chuyên

gia

9/8-20/9 Báo cáo đi khảo

sát thực tế

8 Họp nhóm chuyên gia

đánh giá sơ bộ cơ sở dữ

liệu ban đầu tính đến năm

2013

Nhóm chuyên

gia, Viện

KHTK, Dự án,

UNDP

13/9 Dự thảo danh

mục các chỉ tiêu

ban đầu cập

nhật

9 Xây dựng đề cƣơng sơ bộ

báo cáo đánh giá ban đầu

thực trạng hệ thống thông

kê Việt Nam năm 2013,

phân công viết các chuyên

đề phân tích

Trƣởng nhóm 10/9-18/9 Dự thảo đề

cƣơng báo cáo

đánh giá

10 Họp hoàn chỉnh đề cƣơng

sơ bộ báo cáo đánh giá

ban đầu

Nhóm chuyên

gia, Viện

KHTK, Dự án,

UNDP

18/9 Hoàn chỉnh dự

thảo đề cƣơng

báo cáo đánh

giá

11 Viết các chuyên đề phân

tích

Nhóm chuyên

gia

16/9-27/9 Báo cáo chuyên

đề phân tích

12 Tổng hợp viết báo cáo

đánh giá

Trƣởng nhóm 19/9-30/9 Dự thảo báo

cáo lần 1

13 Hội thảo báo cáo đánh giá

lần 1

Nhóm chuyên

gia, Viện

KHTK, TCTK,

Dự án, UNDP

1/10-4/10 Hoàn thiện dự

thảo lần 1 báo

cáo

14 Dự thảo lần 2 báo cáo Nhóm chuyên 4/10-13/10 Dự thảo lần 2

191

đánh giá gia báo cáo đánh

giá

Nhận ý kiến phản hồi của

các đơn vị thuộc TCTK về

kết luận đánh giá của Dự

thảo lần 1 báo cáo sau Hội

thảo

Nhóm chuyên

gia, Dự án và

Viện KHTK

14/10-18/10 Ý kiến phản hồi

của các đơn vị

thuộc TCTK

Đi khảo sát thực tế địa

phƣơng

Nhóm chuyên

gia, Dự án và

Viện KHTK

17/10-18/10 Nội dung khảo

sát tại địa

phƣơng

Bổ sung hoàn chỉnh Dự

thảo lần 2 báo cáo đánh

giá và hoàn thiện Danh

mục các chỉ tiêu ban đầu

2013

Nhóm chuyên

gia

19/10-4/11 Dự thảo lần 2

báo cáo đánh

giá và Danh

mục các chỉ tiêu

Họp xem xét Dự thảo lần

2 báo cáo đánh giá và

Danh mục các chỉ tiêu ban

đầu 2013

Nhóm chuyên

gia, Viện

KHTK, Dự án,

UNDP

4/11-8/11 Dự thảo lần 2

báo cáo đánh

giá và Danh

mục các chỉ tiêu

15 Hội thảo báo cáo đánh giá

lần 2

Nhóm chuyên

gia, TCTK, Dự

án, UNDP, Bộ,

ngành liên quan

11/11-15/11 Hoàn thiện dự

thảo lần 2 báo

cáo

16 Hoàn thành Báo cáo đánh

giá ban đầu và Danh mục

các chỉ tiêu ban đầu 2013

Trƣởng nhóm 18/10-30/11 Báo cáo đánh

giá cuối cùng

và Danh mục

các chỉ tiêu ban

đầu 2013

17 Nộp sản phẩm cho Tổng

cục Thống kê và Dự án

Nhóm chuyên

gia, Viện

KHTK, UNDP

30/11 Sản phẩm cuối

cùng của nhóm

chuyên gia đã

đƣợc kiểm soát

chất lƣợng

IV. Đánh giá và kiểm soát chất lƣợng công việc

1. Nhóm chuyên gia trong nƣớc chịu trách nhiệm về kết quả đầu ra cuối cùng theo

đúng Điều khoản tham chiếu (TOR). Sản phẩm của nhóm chuyên gia bao gồm: (1) Báo cáo

đánh giá ban đầu thực trạng Hệ thống thống kê Việt Nam năm 2013 và (2) Danh mục các chỉ

tiêu và chỉ tiêu gốc năm 2013 đƣợc cập nhật vào Khung TD&ĐG (02 cột: cột “Chỉ số đo

lƣờng” và cột “Thực hiện năm 2013”).

2. Viện Khoa học thống kê giám sát công việc của chuyên gia tƣ vấn và cung cấp đầu

vào kỹ thuật, thông tin và hỗ trợ nhân viên.

3. Dự án hỗ trợ cho chuyên gia tƣ vấn và Viện KHTK trong việc tổ chức hội thảo

tham vấn, các cuộc họp thảo luận, hoàn chỉnh báo cáo và trình bày báo cáo.

4. UNDP phối hợp với Dự án trong việc kiểm soát chất lƣợng bao gồm: cung cấp tƣ

vấn, nhận xét, ý kiến phản hồi về các sản phẩm của các chuyên gia.

192

V. Dự toán ngân sách và điều khoản thanh toán

Theo Hợp đồng công việc giữa các chuyên gia với Ban quản lý dự án 00068992.

TM. Nhóm chuyên gia

Trƣởng nhóm

Phạm Đăng Quyết

193

PHƢƠNG PHÁP LUẬN ĐÁNH GIÁ BAN ĐẦU

Đánh giá ban đầu (đánh giá độc lập của chuyên gia tƣ vấn) là quá trình đầu tiên của

việc đánh giá nhằm xem xét thực trạng và sự phát triển của hệ thống thống kê trƣớc khi thực

hiện Chiến lƣợc. Những thông tin ở giai đoạn này là mốc để đánh giá quá trình phát triển, từ

đó có thể đánh giá giữa kỳ và cuối kỳ thực hiện Chiến lƣợc thống kê.

Mục tiêu chính của hoạt động này là thực hiện đánh giá ban đầu về thực trạng hệ

thống thống kê Việt Nam và trình độ phát triển tại thời điểm bắt đầu triển khai thực hiện

Chiến lƣợc phát triển Thống kê Việt Nam.

1. Cập nhật và thu thập dữ liệu ban đầu năm 2013, phát triển danh sách các chỉ tiêu

ban đầu (các thông tin ban đầu) đã đƣợc xây dựng trong Khung TD&ĐG từ đánh giá hiện

trạng ban đầu các hoạt động trong 9 chƣơng trình hành động của Chiến lƣợc phát triển thống

kê do Tổng cục Thống kê, các Bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố thực hiện.

2. Viết báo cáo đánh giá ban đầu thực trạng hệ thống thống kê Việt Nam đến thời

điểm 2013. Đánh giá phân tích các thông tin/ dữ liệu ban đầu thu thập đƣợc và tập trung vào

một số vấn đề quan trọng của hệ thống thống kê, bao gồm: phổ biến dữ liệu, cơ chế phối hợp,

cơ chế để thúc đẩy chất lƣợng dữ liệu và thông suốt trong hoạt động phổ biến dữ liệu.

Phƣơng pháp: Các phƣơng pháp luận đƣợc sử dụng bởi nhóm đánh giá bao gồm:

• Tổng quan tài liệu

• Họp tham vấn

• Đi thực địa

• Bảng câu hỏi

• Các phƣơng pháp tiếp cận khác để thu thập và phân tích dữ liệu.

Trong thời gian chuẩn bị chuyên gia lập kế hoạch đánh giá dựa trên các tài liệu sau:

- Chiến lƣợc phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm

2013 (Quyết định 1803/QĐ-TTg, ngày 18/10/2011);

- Kế hoạch thực hiện Chiến lƣợc phát triển Thống kê Việt Nam (Công văn số

602/BKHĐT-TCTK, ngày 09/02/2012) và Kế hoạch thực hiện Chiến lƣợc phát triển Thống

kê Việt Nam Bộ, ngành; tỉnh, thành phố;

- Khung TD&ĐG thực hiện Chiến lƣợc Thống kê Việt Nam (Công văn số

2274/BKHĐT-TCTK, ngày 10/4/2013).

Nguồn thông tin trƣớc hết phải khai thác triệt để từ những tài liệu sẵn có (từ báo cáo

hàng năm, báo cáo tổng kết, các công trình nghiên cứu khoa học, hồ sơ sổ sách v.v…). Chỉ

khi những thông tin này chƣa đủ mới thu thập tiếp bằng nghiên cứu/điều tra, bao gồm:

- Quan sát trực tiếp đối tƣợng trong khi họ tiến hành công việc hoặc sử dụng các danh

mục kiểm tra (checklist).

- Phỏng vấn trực tiếp hoặc gián tiếp đối tƣợng qua sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn trực

tiếp, hoặc bộ câu hỏi dùng để gửi cho đối tƣợng tự điền. Cũng có thể bằng hình thức thảo

luận nhóm những ngƣời hiểu biết nhất (kỹ thuật Delphi), thảo luận nhóm trọng tâm, kỹ thuật

tiếp cận nhanh cộng đồng (PRA) hoặc các phƣơng pháp nhân học khác. Các phƣơng pháp thu

194

thập số liệu có thể là định lƣợng song cũng có thể là nghiên cứu định tính (nhƣ kỹ thuật

Delphi, PRA, thảo luận nhóm trọng tâm...)

Trong quá trình thu thập thông tin, các nhóm thông tin cần phải dựa vào thông tin sẵn

có và phải tập trung vào những loại thông tin chƣa đƣợc tổng kết thành văn bản. Trên thực tế

luôn có những vấn đề ảnh hƣởng một cách rõ ràng đến quá trình thực hiện Chiến lƣợc (những

yếu tố mang tính hệ thống, yếu tố cá nhân, năng lực...). Trong quá trình thu thập thông tin cần

quan tâm đến những yếu tố về thời gian, chất lƣợng, phạm vi và chi phí để đạt đƣợc kết quả.

Các dữ liệu sau khi đƣợc thu thập đƣợc sắp xếp theo một số trình tự nhất định để dễ

quản lý và phân tích. Để làm đƣợc điều đó, cần phải chuyển dữ liệu sang một dạng format

một cách hệ thống, nhập thông tin thu thập đƣợc từ mỗi ngƣời/nhóm đƣợc phỏng vấn và sắp

xếp theo một mẫu chung, chẳng hạn nhƣ sắp xếp vào trong một cơ sở dữ liệu máy tính.

Thực hiện tổng hợp, phân tích và thuyết minh các chỉ tiêu phục vụ đánh giá. Cho đến

nay chƣa có một phƣơng pháp tiếp cận mang tính chất tiêu chuẩn để phân tích và thuyết minh

số liệu đánh giá. Tuy nhiên sự chính xác và tƣơng thích của thông tin và sự thuận tiện để đƣa

ra những đánh giá tổng thể là những yếu tố có tính chất quan trọng để phân tích và đánh giá

dữ liệu thu thập đƣợc. Khi phân tích và đánh giá số liệu cũng cần quan tâm đến địa điểm thu

thập thông tin và các mối quan hệ đa chiều về thời gian, chất lƣợng, phạm vi, quy mô để có

đƣợc những nhận định có giá trị trong quá trình đánh giá việc thực hiện Chiến lƣợc thống kê.

Thông thƣờng, việc thu thập dữ liệu và quan sát các xu hƣớng cụ thể, giải thích các phát hiện

đƣợc thực hiện thông qua cách thức có sự tham gia bằng các cuộc họp xem xét và tƣ vấn với

cấp tƣơng ứng.

Sau khi thu thập và phân tích dữ liệu xong, chuyên gia đánh giá (nhóm đánh giá) đƣa

ra các kết luận và một số đề xuất, cần nhớ rằng các kết luận và đề xuất còn mang tính quá

trình chứ không chỉ là khi kết thúc. Các kết luận và đề xuất đều phải dựa trên chứng cứ và

trong giới hạn của vấn đề đánh giá, của mục tiêu đã đặt ra ban đầu và có thể cả những vấn đề

mới phát hiện...

Các chuyên gia đánh giá thống nhất với các nhà tài trợ, cơ quan quản lý về các phác

thảo chính. Họ cũng cần phải thống nhất các khía cạnh hỗ trợ về tổ chức công việc và trình

bày báo cáo, bao gồm phƣơng pháp luận, sử dụng các tóm lƣợc và các phụ lục kỹ thuật.

Nhóm chuyên gia đã tham khảo những tài liệu có sẵn nhƣ Báo cáo đánh giá Hệ thống

thống kê Việt Nam do nhóm chuyên gia tƣ vấn quốc tế và trong nƣớc đã thực hiện trong năm

2000, Năng lực xây dựng các chỉ tiêu thống kê của PARIS21, Khung đánh giá chất lƣợng dữ

liệu DQAF của IMF, Hệ thống phổ biến dữ liệu chung GDDS và Tiêu chuẩn phổ biến dữ liệu

riêng SDDS, Bảng câu hỏi của Ngân hàng Thế giới về năng lực thống kê để thực hiện hoạt

động đánh giá này.Trƣớc khi bắt đầu công việc, nhóm chuyên gia có một cuộc họp với Viện

Khoa học thống kê và Dự án để thảo luận và làm rõ các mục tiêu, nhiệm vụ và kết quả dự

kiến của công việc và thống nhất kế hoạch làm việc chi tiết dựa trên các nhiệm vụ đã mô tả

trong TOR. Kế hoạch làm việc sẽ là cơ sở để giám sát tiến độ của nhóm chuyên gia tƣ

vấn.Nhóm chuyên gia cũng dành thời gian nghiên cứu các tài liệu liên quan đến Chiến lƣợc

phát triển thống kê, Khung TD&ĐG, xem xét các thông tin có sẵn trong Khung, xác định

những thông tin ban đầu có sẵn và còn thiếu để lập một danh sách các chỉ tiêu ban đầu, chỉ rõ

những chỉ tiêu chắc chắn có sẵn thông tin, những chỉ tiêu chƣa chắc có sẵn thông tin và

những chỉ tiêu chƣa có sẵn thông tin cần thực hiện khảo sát và gửi Viện KHTK, Dự án lấy ý

kiến phản hồi về danh sách các chỉ tiêu ban đầu dự kiến.Trong quá trình thực hiện đánh giá,

195

nhóm chuyên gia đã thực hiện thu thập các thông tin/dữ liệu về chỉ tiêu ban đầu có sẵn, xây

dựng nội dung và các câu hỏi, bảng hỏi để khảo sát thực trạng hệ thống thống kê, thực hiện

khảo sát tại 15 đơn vị thuộc cơ quan TCTK và 11 Bộ, ngành, tại UBND tỉnh Thái Bình, cập

nhật thông tin ban đầu có sẵn và/hoặc cần khảo sát thu thập thông tin ban đầu còn thiếu.

Việc đánh giá đƣợc căn cứ vào việc sử dụng thông tin có sẵn và những thông tin thu

thập đƣợc trong quá trình khảo sát thực tế tại các đơn vị thực hiện các hoạt động của

CLPTTK. Các câu hỏi khảo sát tại các đơn vị tập trung vào những ý chính sau:

Câu hỏi khảo sát:

1. Các hoạt động Chiến lƣợc của đơn vị?

2. Kế hoạch triển khai các hoạt động này?

3. Kết quả thực hiện? Kết quả đạt đƣợc so với mục tiêu đặt ra? Kết quả có đạt tiến độ

về thời gian?

4. Khó khăn, vƣớng mắc trong quá trình thực hiện?

5. Đánh giá hiệu suất: các hoạt động có hiệu quả về mặt chi phí không?

6. Khuyến nghị, đề xuất?

Các dữ liệu sau khi thu thập đã đƣợc xử lý và phân tích phục vụ cho việc viết báo cáo

đánh giá. Nhóm chuyên gia cũng đã xây dựng đề cƣơng sơ bộ báo cáo đánh giá ban đầu thực

trạng Hệ thống thống kê Việt Nam năm 2013 gửi Viện KHTK và Dự án lấy ý kiến tham vấn

trƣớc khi bắt tay vào dự thảo báo cáo đánh giá ban đầu.

Cấu trúc của báo cáo đánh giá ngoài phần giới thiệu và phụ lục sẽ bao gồm các phần

chính nhƣ sau:

I. Hoàn thiện Hệ thống tổ chức và khuôn khổ pháp lý thống kê

II. Nâng cao chất lƣợng các hoạt động thống kê

III. Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông

IV. Phát triển nhân lực ngành thống kê

V. Tăng cƣờng cơ sở vật chất và các nguồn lực tài chính

VI. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thống kê

VII. Tổ chức thực hiện Chiến lƣợc và kết quả đạt đƣợc so với các mục tiêu của Chiến

lƣợc

VIII. Kết luận và khuyến nghị

Sau khi dự thảo lần 1 Báo cáo đánh giá ban đầu thực trạng Hệ thống thống kê Việt

Nam năm 2013 đƣợc hoàn thành, TCTK đã phối hợp với Dự án tổ chức Hội thảo Báo cáo kết

quả đánh giá ban đầu thực hiện Chiến lƣợc phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2011-

2020 và tầm nhìn đến năm 2030 nhằm hoàn thiện dự thảo Báo cáo đánh giá ban đầu này.

Sản phẩm cuối cùng của nhóm chuyên gia bao gồm: (1) Báo cáo đánh giá ban đầu

thực trạng Hệ thống thống kê Việt Nam năm 2013 và (2) Danh mục các chỉ tiêu ban đầu và

chỉ tiêu thực hiện năm 2013 đƣợc cập nhật vào Khung TD&ĐG làm cơ sở để đánh giá tiến độ

thực hiện CLTPTK tiếp theo.

196

Kế hoạch và nội dung khảo sát tại các đơn vị thuộc Tổng cục Thống kê

Số

TT Đơn vị khảo sát Nội dung hỏi Thời gian dự kiến

Ngƣời chịu trách

nhiệm chính

1 Vụ Hệ thống tài khoản quốc

gia (TCTK)

Tiến độ áp dụng quy trình biên soạn chỉ tiêu tổng sản phẩm trong

nƣớc, Lộ trình thống kê SNA 2008, Bảng cân đối liên ngành (I/O) Chiều 27/8 Vƣợng

2

Vụ Phƣơng pháp chế độ TK

và Công nghệ thông tin

(TCTK)

Tiến độ bổ sung, sửa đổi Luật Thống kê và các văn bản dƣới Luật,

Kết quả Xây dựng, hoàn thiện đồng bộ các hệ thống chỉ tiêu thống

kê, Kết quả Nghiên cứu áp dụng các bảng danh mục, phân loại

chuẩn quốc tế. Kết quả Xây dựng, hoàn thiện đồng bộ các hệ thống

chỉ tiêu thống kê, Kết quả Xây dựng, áp dụng các quy trình và công

cụ quản lý chất lƣợng hoạt động thống kê, Mức độ khai thác dữ liệu

từ hồ sơ hành chính phục vụ mục đích thống kê, cập nhật, hoàn

thiện chƣơng trình điều tra thống kê quốc gia; các cuộc điều tra Bộ,

ngành; các cuộc điều tra địa phƣơng, Kết quả cập nhật và hoàn thiện

chế độ báo cáo thống kê, Quản lý, giám sát và đánh giá kết quả thực

hiện các hoạt động công nghệ thông tin và truyền thông trong công

tác thống kê, Tiến độ nâng cấp, mở rộng hệ thống cơ sở hạ tầng

công nghệ thông tin và truyền thông của Hệ thống thống kê Nhà

nƣớc, Kết quả Xây dựng và vận hành hệ cơ sở dữ liệu thống kê quốc

gia và Trung tâm dữ liệu thống kê quốc gia của Hệ thống thống kê

tập trung, Kết quả Phát triển phần mềm ứng dụng trong thu thập, xử

lý và tổng hợp, phân tích và dự báo, truyền đƣa lƣu trữ và phổ biến

thông tin thống kê

Sáng 20/8 Quyết

3 Trung tâm tin học khu vực I

(TCTK)

Kết quả nâng cấp nội dung, hình thức Trang thông tin điện tử của

Tổng cục Thống kê, Kết quả Xây dựng và vận hành hệ cơ sở dữ liệu

thống kê quốc gia và Trung tâm dữ liệu thống kê quốc gia của Hệ

thống thống kê tập trung, Kết quả Phát triển phần mềm ứng dụng

trong thu thập, xử lý và tổng hợp, phân tích và dự báo, truyền đƣa

lƣu trữ và phổ biến thông tin thống kê

Sáng 22/8 Hoàn

197

Số

TT Đơn vị khảo sát Nội dung hỏi Thời gian dự kiến

Ngƣời chịu trách

nhiệm chính

4 Vụ Kế hoạch tài chính

(TCTK)

Kết quả hoàn thiện công tác tài chính nhằm tăng cƣờng cơ sở vật

chất và đảm bảo nguồn kinh phí triển khai các hoạt động thống kê,

Kết quả Xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án Đầu tƣ xây dựng trụ

sở của các cơ quan thống kê thuộc Hệ thống thống kê tập trung, kết

quả Xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án Đầu tƣ trang thiết bị,

phƣơng tiện làm việc của Hệ thống thống kê tập trung; thống kê Bộ,

ngành, địa phƣơng, Kết quả huy động nguồn vốn hợp pháp khác bổ

sung kinh phí cho hoạt động thống kê

Chiều 19/8 Hoàn

5 Vụ Thống kê Tổng hợp

(TCTK)

Kết quả xây dựng cơ chế cung cấp, chia sẻ thông tin thống kê, Tiến

độ chuẩn hóa quy trình truyền đƣa, xử lý, tổng hợp, biên soạn và

phổ biến Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội và Niên giám thống kê,

Số lƣợng ký kết cơ chế phối hợp, chia sẻ sử dụng kết quả. Số lƣợng

ký kết cơ chế phối hợp, chia sẻ sử dụng kết quả phân tích và dự báo

thống kê, Tổ chức đánh giá mức độ hài lòng và xác định nhu cầu

của ngƣời dùng tin đối với thông tin thống kê, '+ Kết quả Xây dựng

Hệ thống chỉ tiêu và quy trình xử lý, tổng hợp, phổ biến thông tin

thống kê kinh tế - xã hội của Việt Nam ra nƣớc ngoài và các tổ chức

quốc tế; + Tỷ lệ đáp ứng yêu cầu về dữ liệu đối với các tổ chức quốc

tế, Kết quả chuẩn hóa Danh mục và lịch công bố các sản phẩm

thống kê đã chuẩn hoá đƣợc ban hành, Kết quả xây dựng cơ chế

cung cấp, chia sẻ thông tin thống kê

Chiều 15/8 Vƣợng

6 Vụ Thống kê Công nghiệp

(TCTK)

Kết quả Nghiên cứu áp dụng phƣơng pháp luận thống kê công

nghiệp theo khuyến nghị của Liên hợp quốc năm 2008, Công bố Chỉ

số sản xuất công nghiệp, chỉ số tiêu thụ và chỉ số tồn kho hàng tháng

Chiều 14/8 Vƣợng

7 Vụ Thống kê dân số và lao

động (TCTK)

Kết quả Nghiên cứu áp dụng phƣơng pháp luận theo phiên bản mới của

Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế cho Thống kê dân số và lao động,

Nghiên cứu nội dung đổi mới cho Điều tra dân số giữa kỳ năm 2014,

biên soạn số liệu thống kê về lao động và việc làm, các chỉ tiêu về lao

động và việc làm của khu vực phi chính thức theo chuẩn quốc tế

Sáng 16/8 Vƣợng

198

Số

TT Đơn vị khảo sát Nội dung hỏi Thời gian dự kiến

Ngƣời chịu trách

nhiệm chính

8 Vụ Thống kê Giá (TCTK)

Kết quả biên soạn và áp dụng Tài liệu hƣớng dẫn phƣơng pháp luận

biên soạn chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá sản xuất, chỉ số giá xuất,

nhập khẩu theo tiêu chuẩn quốc tế

Sáng 20/8 Vƣợng

9 Vụ Thống kê Xây dựng và

vốn đầu tƣ (TCTK)

Kết quả Nghiên cứu áp dụng phƣơng pháp luận theo phiên bản mới

của Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế cho Thống kê xây dựng và

vốn đầu tƣ, Công bố Chỉ số ICOR đƣợc tính theo phƣơng pháp luận

quốc tế và yêu cầu phân tổ của Việt Nam

Chiều 15/8 Vƣợng

10 Vụ Thống kê Thƣơng mại và

Dịch vụ (TCTK)

Kết quả biên soạn và áp dụng Tài liệu hƣớng dẫn phƣơng pháp luận

thống kê xuất nhập khẩu hàng hóa theo IMTS 2008 và thống kê xuất

nhập khẩu dịch vụ theo MSITS 2010 của Cơ quan Thống kê Liên

hợp quốc, Thống kê thƣơng nghiệp bán buôn, bán lẻ theo khuyến

nghị của Cơ quan Thống kê Liên hợp quốc năm 2007, Thống kê du

lịch, Thống kê công nghệ thông tin và truyền thông, bƣu chính,

Thống kê vận tải

Chiều 14/8 Vƣợng

11 Vụ Thống kê Nông, lâm

nghiệp và thủy sản (TCTK)

Kết quả Nghiên cứu áp dụng phƣơng pháp luận theo phiên bản mới

của Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế cho Thống kê nông, lâm

nghiệp và thủy sản, chƣơng trình hành động đáp ứng Chiến lƣợc

toàn cầu về hoàn thiện thống kê nông nghiệp của Tổ chức Nông

nghiệp và Lƣơng thực thế giới (FAO), Nghiên cứu áp dụng phƣơng

pháp luận của Tổng điều tra Nông thôn, Nông nghiệp và Thủy sản

chu kỳ 2016-2026 của FAO

Sáng 19/8 Vƣợng

12 Vụ Thống kê Xã hội và Môi

trƣờng (TCTK)

Kết quả biên soạn và áp dụngTài liệu hƣớng dẫn phƣơng pháp luận

biên soạn thống kê ngƣời tàn tật, thống kê y tế của WTO, thống kê

giáo dục theo tiêu chuẩn quốc tế , Công bố tài khoản môi trƣờng và

một số tài khoản khác

Chiều 21/8 Vƣợng

13 Vụ Tổ chức cán bộ (TCTK) Kết quả chuẩn hóa chức danh công chức, viên chức thống kê và xác

định số lƣợng, cơ cấu công chức thống kê theo ngạch công chức Sáng 19/8 Quyết

199

Số

TT Đơn vị khảo sát Nội dung hỏi Thời gian dự kiến

Ngƣời chịu trách

nhiệm chính

thống kê trong Hệ thống thống kê Nhà nƣớc, Kết quả củng cố và

tăng cƣờng nhân lực làm công tác thống kê Sở, ngành địa phƣơng;

thống kê xã, phƣờng, thị trấn; thống kê doanh nghiêp , cơ quan hành

chính, đơn vi sự nghiệp , mở rộng quy mô và nâng cao chất lƣợng

đào tạo nhân lực thống kê, Đổi mới cơ cấu tổ chức của Hệ thống

thống kê tập trung theo hƣớng chuyên môn hóa các hoạt động thống

kê , Số lƣợng các đơn vị chuyên trách phân tích và dự báo thống kê

thuộc Hệ thống thống kê tập trung, đổi mới công tác tuyển dụng,

quản lý và sử dụng nhân lực thống kê

14 Vụ Thống kê nƣớc ngoài và

hợp tác quốc tế (TCTK)

Kết quả mở rộng, tăng cƣờng hiệu quả hợp tác song phƣơng và đa

phƣơng của Thống kê Việt Nam, Mức độ Cải thiện, nâng cao chất

lƣợng công tác thống kê nƣớc ngoài và thực hiện đầy đủ các cam kết

quốc tế về thống kê, Số lƣợng hoạt động quảng bá hình ảnh và nâng

cao vị thế Thống kê Việt Nam trong cộng đồng thống kê thế giới,

Kết quả vận động và nâng cao năng lực quản lý, điều phối của các

dự án, các nguồn tài trợ từ bên ngoài cho hoạt động thống kê

Chiều 16/8 Vƣợng

15 Viện Khoa học Thống kê

(TCTK)

Kết quả nghiên cứu phƣơng pháp đo lƣờng các hiện tƣợng kinh tế -

xã hội mới nhằm phản ánh đầy đủ bức tranh kinh tế - xã hội, Quy

trình quản lý và các tiêu thức, công cụ đánh giá chất lƣợng số liệu

thống kê theo Khung đánh giá chất lƣợng của Quỹ Tiền tệ Quỹ Tiền

tệ quốc tế (DQFA) , Xây dựng và triển khai thực hiện Đề án đổi mới

Viện Khoa học Thống kê , Thành lập Hội đồng khoa học trực thuộc

Tổng cục Thống kê, Kết quả đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao, cập nhật

kiến thức chuyên môn nghiệp vụ và các kỹ năng quản lý các hoạt

động thống kê , Đề án thành lập Trung tâm đào tạo, bồi dƣỡng

Thống kê thuộc Viện Khoa học Thống kê, Tham gia các dự án

nghiên cứu và hội thảo quốc tế về thống kê

sáng 23/8 Quyết

200

Kế hoạch và nội dung khảo sát tại các Bộ, ngành

Số

TT Đơn vị khảo sát Nội dung hỏi Thời gian dự kiến

Ngƣời chịu trách

nhiệm chính

1 Bộ Công an;Bộ Tƣ pháp

Mức độ kết nối và khai thác Cơ sở dữ liệu về hộ tịch, hộ khẩu sử

dụng cho mục đích thống kê, Kết quả Củng cố, hoàn thiện và đổi

mới các tổ chức thống kê

Bộ CA: Sáng 30/8

Bộ TP Sáng 13/9 Cả nhóm

2 Bộ Giáo dục và Đào tạo

Kết quả hoàn thiện Chƣơng trình giảng dạy thống kê trong các

trƣờng đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, Kết quả củng

cố, hoàn thiện và đổi mới các tổ chức thống kê

Sáng 12/9 Cả nhóm

3 Bộ GTVT

Mức độ kết nối, và khai thác Cơ sở dữ liệu của hệ thống đăng kiểm

phƣơng tiện vận tải cơ giới đƣờng bộ sử dụng cho mục đích thống

kê, Kết quả Củng cố, hoàn thiện và đổi mới các tổ chức thống kê

Chiều 30/8 Cả nhóm

4 Bộ NN&PTNT

Mức độ kết nối và khai thác Cơ sở dữ liệu của hệ thống đăng ký

phƣơng tiện cơ giới đánh bắt thủy sản sử dụng cho mục đích thống

kê, Cơ sở dữ liệu Tổng kiểm kê Rừng giai đoạn 2011-2015 phục vụ

thống kê lâm nghiệp sử dụng cho mục đích thống kê, Kết quả củng

cố, hoàn thiện và đổi mới các tổ chức thống kê

Chiều 11/9 Cả nhóm

5 Ngân hàng Nhà nƣớc Kết quả biên soạn thống kê tiền tệ theo chuẩn quốc tế, Kết quả

Củng cố, hoàn thiện và đổi mới các tổ chức thống kê Sáng 4/9 Cả nhóm

6 Bộ Tài chính

Kết quả biên soạn thống kê tài chính của Chính phủ theo chuẩn quốc

tế, Mức độ kết nối và khai thác Cơ sở dữ liệu của hệ thống tờ khai

xuất nhập khẩu hàng hóa sử dụng cho mục đích thống kê. Kinh phí

dành cho phân tích và dự báo, Kết quả củng cố, hoàn thiện và đổi

mới các tổ chức thống kê

Sáng 29/8 Cả nhóm

7 Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng

Mức độ kết nối và khai thác Cơ sở dữ liệu của Hệ thống thông tin

đăng ký đất đai sử dụng cho mục đích thống kê, Công bố tài khoản

môi trƣờng và một số tài khoản khác

Sáng 18/9 Cả nhóm

201

Số

TT Đơn vị khảo sát Nội dung hỏi Thời gian dự kiến

Ngƣời chịu trách

nhiệm chính

8 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du

lịch

Tiến độ thiết lập tài khoản vệ tinh du lịch, Kết quả Củng cố, hoàn

thiện và đổi mới các tổ chức thống kê Chiều 27/8 Cả nhóm

9 Bộ Nội Vụ

Kết quả Củng cố, hoàn thiện và đổi mới các tổ chức thống kê, Số

lƣợng thống kê Sở, ngành địa phƣơng; xã, phƣờng, thị trấn đƣợc

củng cố

Sáng 6/9 Cả nhóm

10 Bộ Thông tin và truyền thông

Thống kê công nghệ thông tin và truyền thông, bƣu chính theo

khuyến nghị của tổ chức viễn thông quốc tế (ITU), Hiệp hội bƣu

chính quốc tế (UPU) (2012-2015),

Chiều 4/9 Cả nhóm

11 Cục Thống kê

Tiến độ chuẩn hóa quy trình truyền đƣa, xử lý, tổng hợp, biên soạn

và phổ biến Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội và Niên giám thống

kê cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng, Số tỉnh, TP ban hành

Danh mục các cuộc điều tra thống kê của địa phƣơng đồng bộ với

CTĐTTKQG

Gửi bảng hỏi Hoàn

202

BẢNG HỎI KHẢO SÁT THỰC HIỆN CHIẾN LƢỢC THỐNG KÊ TẠI CỤC THỐNG KÊ NĂM 2013

TỈNH, THÀNH PHỐ:

Số TT Hoạt động Nội dung hỏi Trả lời Giải thích chi tiết

1

Củng cố và hoàn thiện thống kê

Sở, ngành ở địa phƣơng, thống kê

xã, phƣờng (2012-2015)

Số lƣợng Sở, ngành địa phƣơng đã

có cán bộ thống kê chuyên trách.

Số lƣợng

Số Xã, Phƣờng, Thị trấn có từ 1

biên chế thống kê

Số lƣợng

2

Xây dựng cơ chế cung cấp, chia sẻ

thông tin thống kê giữa Hệ thống

Thống kê tập trung với thống kê

Bộ, ngành ở Trung ƣơng, thống kê

Sở, ngành ở địa phƣơng

Đã xây dựng cơ chế cung cấp, chia

sẻ thông tin thống kê giữa Cục

Thống kê với thống kê Sở, ngành tại

địa phƣơng hay chƣa?

Nếu có, cụ thể

3

Hoàn thiện, chuẩn hóa Hệ thống

chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, huyện,

xã; mỗi chỉ tiêu đƣợc chuẩn hóa

về khái niệm, nội dung, phƣơng

pháp tính, nguồn số liệu theo đúng

chuẩn mực của Hệ thống chỉ tiêu

TKQG (2015-2020)

Số lƣợng chỉ tiêu thống kê cấp tình,

thành phố đã đƣợc thu thập, tính

toán theo chuẩn mực của Hệ thống

chỉ tiêu TKQG.

Số lƣợng

Số lƣợng chỉ tiêu thống kê cấp quận

,huyện, thị xã đã đƣợc thu thập, tính

toán theo chuẩn mực của Hệ thống

chỉ tiêu TKQG.

Số lƣợng

Số lƣợng chỉ tiêu thống kê cấp xã,

phƣờng, thị trấn đã đƣợc thu thập,

tính toán theo chuẩn mực của Hệ

thống chỉ tiêu TKQG.

Số lƣợng

203

Số TT Hoạt động Nội dung hỏi Trả lời Giải thích chi tiết

4

Rà soát, cập nhật, hoàn thiện các

cuộc điều tra thống kê của địa

phƣơng

Tỉnh đã ban hành Danh mục các

cuộc điều tra thống kê của địa

phƣơng ?

Số lƣợng

5

Cập nhật và hoàn thiện chế độ báo

cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối

với cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã

Tỉnh đã thực hiện chế độ báo cáo

thống kê theo các chỉ tiêu cấp tỉnh?

Số lƣợng biểu mẫu báo cáo thực

hiện

Tỉnh đã xây dựng và thực hiện chế

độ báo cáo các chỉ tiêu cấp huyện?

Số lƣợng biểu mẫu báo cáo thực

hiện

Tỉnh đã xây dựng và thực hiện chế

độ báo cáo các chỉ tiêu cấp xã?

Số lƣợng biểu mẫu báo cáo thực

hiện

6

Xây dựng, chuẩn hóa quy trình

truyền tin, xử lý tổng hợp các báo

cáo thống kê áp dụng đối với Cục

Thống kê tỉnh, thành phố trực

thuộc Trung ƣơng

Đã xây dựng, áp dụng Quy trình

nhập tin, xử lý, tổng hợp các báo cáo

thống kê áp dụng đối với các Cục

Thống kê theo chuẩn thống nhất hay

chƣa?

Nếu có, cụ thể

7

Xây dựng, chuẩn hóa quy trình xử

lý, tổng hợp và phổ biến thông tin

đối với các chỉ tiêu thống kê thuộc

Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp

tỉnh, huyện, xã

Đã xây dựng, chuẩn hóa quy trình xử

lý, tổng hợp và phổ biến thông tin

đối với các chỉ tiêu thống kê thuộc

Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh,

huyện, xã hay chƣa?

Nếu có, cụ thể

8

Xây dựng, chuẩn hóa quy trình

truyền đƣa, xử lý, tổng hợp, biên

soạn và phổ biến Báo cáo tình

hình kinh tế - xã hội và Niên giám

thống kê cấp tỉnh, thành phố trực

thuộc Trung ƣơng

Đã xây dựng, chuẩn hóa quy trình

truyền đƣa, xử lý, tổng hợp, biên

soạn và phổ biến Báo cáo tình hình

kinh tế - xã hội và Niên giám thống

kê cấp tỉnh hay chƣa?

Nếu có, cụ thể

204

Số TT Hoạt động Nội dung hỏi Trả lời Giải thích chi tiết

9

Thành lập đơn vị chuyên trách về

phân tích và dự báo thuộc Hệ

thống thống kê tập trung

Ngoài Cục thống kê, tỉnh có các đơn

vị chuyên trách phân tích và dự báo

thống kê?

Nếu có, cụ thể

10

Nâng cấp, mở rộng mạng máy

tính của Hệ thống thống kê tập

trung thành mạng diện rộng thông

suốt từ trung ƣơng đến địa phƣơng

Đã đƣợc nâng cấp, mở rộng hệ thống

mạng máy tính của Cục thống kê

hay chƣa?(Cả nguồn trung ƣơng và

địa phƣơng cấp)

Nếu có, cụ thể

11

Xây dựng Cơ sở dữ liệu hệ thống

chỉ tiêu thống kê quốc gia, hệ

thống chỉ tiêu thống kê tỉnh,

huyện, xã

Đã tiến hành xây dựng Cơ sở dữ liệu

hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia,

hệ thống chỉ tiêu thống kê tỉnh,

huyện, xã hay chƣa?

Nếu có, cụ thể

12

Bố trí đủ ngƣời làm công tác

thống kê, đảm bảo chất lƣợng về

chuyên môn, nghiệp vụ tại thống

kê Sở, ngành địa phƣơng; thống

kê xã, phƣờng, thị trấn; thống kê

doanh nghiệp, cơ quan hành

chính, đơn vị sự nghiệp

Đã có bố trí đủ cán bộ Thống kê theo

ngạch công chức, viên chức thuộc

thống kê Sở, ngành địa phƣơng;

thống kê xã, phƣờng, thị trấn hay

chƣa?

Nếu có, cụ thể

13

Tổ chức thực hiện Đề án Đầu tƣ

xây dựng trụ sở làm việc cho các

đơn vị trong ngành Thống kê

Trụ sở làm việc của cơ quan thống

kê đƣợc xây dựng, cải tạo theo đúng

tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà nƣớc

hay chƣa?

Nếu có, cụ thể

14

Đảm bảo về số lƣợng và chất

lƣợng thiết bị công nghệ thông tin,

trang thiết bị làm việc, phƣơng

tiện đi lại cho cán bộ ngành

Thống kê theo đúng tiêu chuẩn,

Số lƣợng trang thiết bị làm việc,

phƣơng tiện đi lại cho cán bộ Cục

Thống kê có theo đúng tiêu chuẩn,

định mức hiện hành của Nhà nƣớc

hay không?

Nếu có, cụ thể

205

Số TT Hoạt động Nội dung hỏi Trả lời Giải thích chi tiết

định mức hiện hành của Nhà nƣớc Chất lƣợng trang thiết bị làm việc,

phƣơng tiện đi lại của cán bộ Cục

Thống kê có theo đúng tiêu chuẩn,

định mức hiện hành của Nhà nƣớc

hay không?

Nếu có, cụ thể

Chú thích: - Nếu trả lời Có, Không Click vào ô check tương ứng

- Phần Giải thích chi tiết ghi cụ thể hiện trạng hiện tại

206

Nội dung khảo sát tại UBND tỉnh Thái Bình

STT Hoạt động Tên chỉ tiêu ban đầu Chỉ tiêu thực hiện năm

2013 Tài liệu tham khảo Đơn vị Khảo sát

1.2 Củng cố, hoàn thiện và

đổi mới các tổ chức thống

Kết quả Củng cố, hoàn

thiện và đổi mới các tổ

chức thống kê

Báo cáo đánh giá thực trạng

Hệ thống thống kê Việt

Nam (2010)

Bộ, ngành, UBND tỉnh,

thành phố

1.2.3 Củng cố và hoàn thiện

thống kê Sở, ngành ở địa

phƣơng, thống kê xã,

phƣờng (2012-2015)

Số lƣợng thống kê Sở,

ngành địa phƣơng; xã,

phƣờng, thị trấn đƣợc củng

cố

- Báo cáo đánh giá thực trạng

Hệ thống thống kê Việt

Nam (2010)

Bộ, ngành, UBND tỉnh,

thành phố

3.3 Rà soát, cập nhật, hoàn

thiện chƣơng trình điều

tra thống kê quốc gia; các

cuộc điều tra Bộ, ngành;

các cuộc điều tra địa

phƣơng

Kết quả cập nhật, hoàn

thiện chƣơng trình điều

tra thống kê quốc gia; các

cuộc điều tra Bộ, ngành;

các cuộc điều tra địa

phƣơng

Chƣơng trình điều tra thống

kê quốc gia ban hành theo

Quyết định số 803/QĐ-TTg

ngày 28/6/2012

Bộ, ngành, UBND tỉnh,

thành phố

3.3.3 Rà soát, cập nhật, hoàn

thiện các cuộc điều tra

thống kê của địa phƣơng

Số tỉnh, TP ban hành Danh

mục các cuộc điều tra thống

kê của địa phƣơng đồng bộ

với CTĐTTKQG

- - UBND tỉnh, thành phố

trực thuộc Trung ƣơng

3.4 Xây dựng, cập nhật và

hoàn thiện chế độ báo cáo

thống kê

Kết quả cập nhật và hoàn

thiện chế độ báo cáo

thống kê

Đề án 312

Bộ, ngành, UBND tỉnh,

thành phố

3.4.3 Xây dựng, cập nhật và hoàn

thiện chế độ báo cáo thống

kê tổng hợp áp dụng đối với

Sở, ngành địa phƣơng

Kết quả cập nhật và hoàn

thiện chế độ báo cáo thống

kê tổng hợp áp dụng đối với

Sở, ngành địa phƣơng

- Chế độ báo cáo thống kê

của các cơ quan chuyên

môn hiện đang áp dụng đối

với các Sở, ngành

Bộ, ngành, UBND tỉnh,

thành phố

207

STT Hoạt động Tên chỉ tiêu ban đầu Chỉ tiêu thực hiện năm

2013 Tài liệu tham khảo Đơn vị Khảo sát

4.1 Xây dựng, chuẩn hóa quy

trình truyền tin, xử lý,

tổng hợp báo cáo thống kê

áp dụng đối với Cục

Thống kê tỉnh, thành phố

trực thuộc Trung ƣơng và

thống kê Bộ, ngành

Tiến độ chuẩn hóa quy

trình truyền tin, xử lý,

tổng hợp báo cáo thống kê

áp dụng đối với Cục

Thống kê tỉnh, thành phố

trực thuộc Trung ƣơng và

thống kê Bộ, ngành

Đề án Hiện đại hóa Tổng

cục Thống kê

Bộ, ngành, UBND tỉnh,

thành phố

4.1.2 Xây dựng chuẩn hóa quy

trình truyền tin, xử lý, tổng

hợp các báo cáo thống kê

áp dụng đối với Bộ, ngành

Lộ trình chuẩn hóa quy

trình truyền tin, xử lý, tổng

hợp các báo cáo thống kê

áp dụng đối với Bộ, ngành

- - Bộ, ngành, UBND tỉnh,

thành phố

4.5 Xây dựng, chuẩn hóa quy

trình truyền đƣa, xử lý,

tổng hợp, biên soạn và

phổ biến Báo cáo tình

hình kinh tế - xã hội và

Niên giám thống kê

Tiến độ chuẩn hóa quy

trình truyền đƣa, xử lý,

tổng hợp, biên soạn và

phổ biến Báo cáo tình

hình kinh tế - xã hội và

Niên giám thống kê

Báo cáo kết quả thực hiện

Chiến lƣợc phát triển

Thống kê Việt Nam giai

đoạn 2011-2020, tầm nhìn

đến năm 2030 của Tổng

cục Thống kê (năm 2012)

Bộ, ngành, UBND tỉnh,

thành phố

4.5.2 Xây dựng, chuẩn hóa quy

trình truyền đƣa, xử lý, tổng

hợp, biên soạn và phổ biến

Báo cáo tình hình kinh tế -

xã hội và Niên giám thống

kê cấp tỉnh, thành phố trực

thuộc Trung ƣơng

Tiến độ chuẩn hóa quy

trình truyền đƣa, xử lý, tổng

hợp, biên soạn và phổ biến

Báo cáo tình hình kinh tế -

xã hội và Niên giám thống

kê cấp tỉnh, thành phố trực

thuộc Trung ƣơng

- - Cục Thống kê

208

STT Hoạt động Tên chỉ tiêu ban đầu Chỉ tiêu thực hiện năm

2013 Tài liệu tham khảo Đơn vị Khảo sát

7.2 Củng cố và tăng cƣờng

nhân lực làm công tác

thống kê Sở, ngành địa

phƣơng; thống kê xã,

phƣờng, thị trấn; thống

kê doanh nghiêp, cơ quan

hành chính, đơn vi sự

nghiệp

Kết quả củng cố và tăng

cƣờng nhân lực làm công

tác thống kê Sở, ngành

địa phƣơng; thống kê xã,

phƣờng, thị trấn; thống

kê doanh nghiêp, cơ quan

hành chính, đơn vi sự

nghiệp

Quy hoạch phát triển

nhân lực thống kê Việt

Nam giai đoạn 2011-2020

(kèm theo Quyết định số

299/QĐ-TCTK ngày

4/2/2013 của Tổng cục

trƣởng Tổng cục Thống

kê)

Bộ, ngành, UBND tỉnh,

thành phố

7.2.1 Bố trí đủ ngƣời làm công

tác thống kê, đảm bảo chất

lƣợng về chuyên môn,

nghiệp vụ tại thống kê Sở,

ngành địa phƣơng; thống kê

xã, phƣờng, thị trấn; thống

kê doanh nghiệp, cơ quan

hành chính, đơn vị sự

nghiệp

Số lƣợng và cơ cấu cán bộ

Thống kê theo ngạch công

chức, viên chức thuộc

thống kê Sở, ngành địa

phƣơng; thống kê xã,

phƣờng, thị trấn; thống kê

doanh nghiệp, cơ quan hành

chính, đơn vị sự nghiệp

… Báo cáo đánh giá thực trạng

Hệ thống thống kê Việt

Nam (2010)

Bộ, ngành, UBND tỉnh,

thành phố

209

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ KH&ĐT (TCTK) (2013), Báo cáo tình hình và kết quả thực hiện Chiến

lược phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Ban Chỉ đạo thực hiện Chiến lƣợc Trung ƣơng

2. Bộ KH&ĐT (TCTK) (2013), Báo cáo tổng kết công tác thống kê Bộ, ngành

2011-2013 và phương hướng nhiệm vụ 2013-2015, Hội nghị tổng kết công tác

thống kê Bộ, ngành

3. Bộ KH&ĐT (TCTK) (2013), Dự toán thu, chi NSNN năm 2014, Vụ KHTC

4. Bộ KH&ĐT (TCTK) (2013), Quy hoạch phát triển nhân lực thống kê Việt

Nam giai đoạn 2011-2020, Quyết định số 299/QĐ-TCTK ngày 04/02/2013

5. TCTK (2011), Báo cáo tổng kết Luật Thống kê và các văn bản liên quan, Hà

Nội

6. TCTK (2012), Hệ thống Phổ biến số liệu chung, Trang Thông tin điện tử

TCTK

7. TCTK-UNDP (2010), Báo cáo đánh giá hiện trạng Hệ thống thống kê Việt Nam, Nhóm chuyên gia tƣ vấn quốc tế và trong nƣớc

8. IMF (2012), Viet Nam Report on the Price Statistics Mission, International

statistics experts

9. IMF (2012), Viet Nam Article IV consultation Report, Country Report

No.12/165

10. WB (2012), The Bulletin Board on Statistical Capacity,

http://web.worldbank.org/WBSITE/EXTERNAL/DATASTATISTICS/EXTWB

DEBTSTA/0,,contentMDK:22109675~menuPK:5898862~pagePK:64168427~p

iPK:64168435~theSitePK:3561370,00.html