BÁO CÁO KHOA HỌC NĂM 2013 - Đại Học Quốc Gia Hà...

21
TRUNG TÂM HỌC BNG DANIDA DFC ĐẠI HC QUỐC GIA HÀ NỘI VNU CHƯƠNG TRÌNH THÍ ĐIỂM HỢP TÁC NGHIÊN CỨU VIT NAM ĐAN MẠCH GIAI ĐOẠN 2011-2013 BÁO CÁO KHOA HỌC NĂM 2013 CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU WP2 VLỒNG GHÉP KIẾN THC BẢN ĐỊA TRONG ỨNG PHÓ VỚI THUTAI Dán Nghiên cứu thy tai do biến đổi khí hậu và xây dựng hthống thông tin nhiều bên tham gia nhằm gim thiu tính dễ btổn thương ở Bc Trung BVit Nam MÃ SỐ: 11.P04.VIE (Tài liệu đang trong quá trình nghiên cứu - nghiêm cấm sao chép) Cơ quan chủ trì dự án: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Chủ nhiệm dự án: GS. TS. Phan Văn Tân Nhóm thực hin: Trưởng nhóm: TS. LƯU BÍCH NGỌC Các thành viên: TS. Phm Ngc Linh ThS. Bùi Thị Hnh ThS. Phạm Văn Trọng

Transcript of BÁO CÁO KHOA HỌC NĂM 2013 - Đại Học Quốc Gia Hà...

Page 1: BÁO CÁO KHOA HỌC NĂM 2013 - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/Chuyen_De/WP2/WP2_2013_BC... · 2016-11-02 · CHƯƠNG TRÌNH THÍ ĐIỂM HỢP TÁC

CPIS.WP2 – LỔNG GHÉP KIẾN THỨC BẢN ĐỊA

TRUNG TÂM HỌC BỔNG DANIDA – DFC

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI – VNU

CHƯƠNG TRÌNH THÍ ĐIỂM HỢP TÁC NGHIÊN CỨU

VIỆT NAM – ĐAN MẠCH GIAI ĐOẠN 2011-2013

BÁO CÁO KHOA HỌC NĂM 2013

CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU WP2

VỀ LỒNG GHÉP KIẾN THỨC BẢN ĐỊA TRONG ỨNG PHÓ VỚI THUỶ TAI

Dự án Nghiên cứu thủy tai do biến đổi khí hậu và xây dựng

hệ thống thông tin nhiều bên tham gia nhằm giảm thiểu

tính dễ bị tổn thương ở Bắc Trung Bộ Việt Nam

MÃ SỐ: 11.P04.VIE

(Tài liệu đang trong quá trình nghiên cứu - nghiêm cấm sao chép)

Cơ quan chủ trì dự án: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Chủ nhiệm dự án: GS. TS. Phan Văn Tân

Nhóm thực hiện:

Trưởng nhóm: TS. LƯU BÍCH NGỌC

Các thành viên: TS. Phạm Ngọc Linh

ThS. Bùi Thị Hạnh

ThS. Phạm Văn Trọng

Page 2: BÁO CÁO KHOA HỌC NĂM 2013 - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/Chuyen_De/WP2/WP2_2013_BC... · 2016-11-02 · CHƯƠNG TRÌNH THÍ ĐIỂM HỢP TÁC

CHUYÊN ĐỀ 2

KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ TRI THỨC BẢN ĐỊA

TRONG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Page 3: BÁO CÁO KHOA HỌC NĂM 2013 - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/Chuyen_De/WP2/WP2_2013_BC... · 2016-11-02 · CHƯƠNG TRÌNH THÍ ĐIỂM HỢP TÁC

3

MỤC LỤC

Nội dung Trang

1. Vai trò của tri thức bản địa trong quá trình phát triển ........................................................... 4

2. Tri thức bản địa trong thích ứng với biến đổi khí hậu ........................................................... 6

2.1. Vai trò của tri thức bản địa trong thích ứng với BĐKH ................................................. 6

2.2. Kết hợp tri thức bản địa và tri thức khoa học là một biện pháp thích ứng với

BĐKH ............................................................................................................................. 9

2.3. Phát triển hệ thống cảnh báo sớm để thích ứng với BĐKH ......................................... 11

2.4. Thay đổi các chiến lược sinh kế để ứng phó với BĐKH ............................................... 12

2.5. Sự tham gia của phụ nữ trong thực hành tri thức bản địa để ứng phó với BĐKH ....... 20

3. Kết luận ................................................................................................................................ 20

Page 4: BÁO CÁO KHOA HỌC NĂM 2013 - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/Chuyen_De/WP2/WP2_2013_BC... · 2016-11-02 · CHƯƠNG TRÌNH THÍ ĐIỂM HỢP TÁC

4

1. Vai trò của tri thức bản địa trong quá trình phát triển

Vai trò của IK trong phát triển

Nói về vai trò quan trọng của IK đối với quá trình phát triển của cộng đồng, ông James

D. Wolfensohn - Nguyên Chủ tịch Ngân hàng Thế giới đã từng khẳng định: “Tri thức bản địa

là một phần không thể thiếu của nền văn hóa và lịch sử của một cộng đồng địa phương.

Chúng ta cần phải học hỏi từ cộng đồng địa phương để làm phong phú thêm quá trình phát

triển”1. Điều này có nghĩa là trong quá trình phát triển, việc bỏ qua những tri thức bản địa

không chỉ đồng nghĩa với việc bỏ qua một nguồn lực phát triển tiềm năng lớn mà cũng chính

là đã bỏ qua sự tham gia của người dân địa phương (Paul Mundy, 1993)2.

Sở dĩ tri thức bản địa có ý nghĩa lớn đóng góp vào quá trình phát triển của các cộng

đồng bản địa là bởi hai lý do sau: thứ nhất, so với tri thức khoa học thông thường, việc sử

dụng tri thức bản địa sẽ nhanh hơn và rẻ hơn. Bởi vì việc sử dụng các tri thức bản địa sẽ

mang lại kết quả nhanh hơn so với việc làm tương ứng của “khoa học chính thống” nên nó

cũng có thể là ít tốn kém hơn so với việc các nhà khoa học chính thức có thể được thuê theo

giờ hoặc hàng ngày; và thứ hai, IK không đơn thuần dựa vào các quan sát thụ động mà nó

còn bao gồm các thử nghiệm mang tính khoa học một cách tích cực chủ động bởi sự tồn tại

của người dân bản địa phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, và do đó họ đã thu được những tri

thức giá trị qua các thế hệ nhờ vào các quan sát tỉ mỉ về các mô hình và sắc thái môi trường.

Do đó, hệ thống tri thức bản địa là có tính khoa học đáng tin cậy (G’Nece Jones, 2012).3

Vai trò của IK trong phát triển bền vững

Thuật ngữ Phát triển bền vững (PTBV – Sustainable Development) lần đầu tiên được

sử dụng trong bản “Chiến lược bảo tồn thế giới” do Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên

và Tài nguyên Thiên nhiên (International Union for Conservation of Nature and Natural

Resources, viết tắt là IUCN) đề xuất năm 1980. Mục tiêu tổng thể của Chiến lược là “đạt

được sự PTBV bằng cách bảo vệ các tài nguyên sinh vật” và thuật ngữ PTBV ở đây được đề

cập tới với một nội dung hẹp, nhấn mạnh tính bền vững của sự phát triển về mặt sinh thái,

nhằm kêu gọi việc bảo tồn các tài nguyên sinh vật. Năm 1987, trong báo cáo “Tương lai

chung của chúng ta”, Ủy ban Quốc tế về Môi trường và Phát triển lần đầu tiên đã đưa ra một

định nghĩa tương đối đầy đủ về PTBV là: “Sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại

mà không làm tổn thương khả năng của các thế hệ tương lai trong việc thỏa mãn các nhu cầu

của chính họ”. Nội hàm về PTBV được tái khẳng định ở Hội nghị Rio – 1992 và được bổ

sung, hoàn chỉnh tại Hội nghị Johannesburg – 2002: “Phát triển bền vững là quá trình phát

1 Nicolas Gorjestani, 2000, Indigenous knowledge for Development: Opportunities and Challenges, This paper

is based on a presentation made by the author at the UNCTAD Conference on Traditional Knowledge in

Geneva, November 1, 2000, http://www.worldbank.org/afr/ik/ikpaper_0102.pdf 2 Paul Mundy, 1993, Indigenous knowledge and Communication: Current Approaches, Submitted to

Development, the Journal of the Society for International Development, May 1993,

http://www.mamud.com/Docs/ik_and_ic.pdf 3 G’Nece Jones, 2012, The importance of indigenous knowledge and good governance to ensuring effective

public participation in environmental impact assessments, International Society of Tropical Foresters News

(ISTF News), http://www.istf-bethesda.org/specialreports/Jones/Indigenous_Knowledge_and_EIAs.pdf

Page 5: BÁO CÁO KHOA HỌC NĂM 2013 - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/Chuyen_De/WP2/WP2_2013_BC... · 2016-11-02 · CHƯƠNG TRÌNH THÍ ĐIỂM HỢP TÁC

5

triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển. Đó là: phát

triển kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”. Ngoài ba mặt chủ yếu này, có nhiều

người còn đề cập tới những khía cạnh khác của phát triển bền vững như chính trị, văn hóa,

tinh thần, dân tộc... và đòi hỏi phải tính toán và cân đối chúng trong hoạch định các chiến

lược và chính sách phát triển kinh tế-xã hội cho từng quốc gia, từng địa phương cụ thể.4

Còn theo Cơ quan phát triển quốc tế Canada (Canadian International Development

Agency, viết tắt là CIDA), phát triển bền vững không được định nghĩa là một hướng đi

riêng biệt cho phát triển mà tập trung vào những gì có thể nâng cao chất lượng cuộc sống. Nó

yêu cầu khả năng thích ứng với những điều kiện đang thay đổi không ngừng cũng như khả

năng linh hoạt để làm việc với những tình trạng không rõ ràng và với sự khác biệt trong điều

kiện của địa phương và những kỳ vọng của công chúng bị định khuôn bởi văn hóa, các giá trị

và trải nghiệm. (CIDA, 1998)5

Đối với quá trình phát triển bền vững, tác giả Nicolas Gorjestani (2000)6 đã khẳng

định, việc khai thác sử dụng IK sẽ trao quyền cho cộng đồng và giúp tăng cường sự hỗ trợ

hiệu quả trong quá trình giảm nghèo. IK được sử dụng ở cấp độ địa phương bởi các cộng

đồng như là cơ sở cho những quyết định liên quan đến an ninh lương thực, sức khỏe con

người và động vật, giáo dục, quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên và các hoạt động sống

khác. IK là yếu tố then chốt trong vốn xã hội và là yếu tố chính cấu thành tài sản của họ

trong nỗ lực để giành lấy quyền kiểm soát cuộc sống của chính họ. Chính vì những lý do đó,

sự đóng góp tiềm tàng của IK đối với các chiến lược sinh kế hiệu quả về chi phí, bền vững và

quản lý cần phải được phát huy trong quá trình phát triền. Tri thức bản địa là một yếu tố quan

trọng cho sự phát triển bền vững. Trao quyền cho các cộng đồng địa phương là một điều kiện

tiên quyết cho sự hội nhập của IK trong quá trình phát triển. Sự tích hợp của hệ thống IK

thích hợp vào các chương trình phát triển đã góp phần hiệu quả, hiệu lực và tác động phát

triển bền vững. Theo tác giả này, các nghiên cứu trường hợp ở Nepal, Uganda, India và

Senegal đã chỉ ra rằng: các thể chế bản địa, các công nghệ phù hợp của người bản địa và các

cách tiếp cận chi phí thấp có thể làm tăng hiệu quả của các chương trình phát triển bởi vì IK

là một nguồn tài nguyên được quản lý và sở hữu bởi cộng đồng (Nicolas Gorjestani, 2000).

Tóm lại, tri thức bản địa đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển và phát

triển bền vững của một cộng đồng. Đây chính là lý do căn bản khiến tri thức bản địa được lưu

giữ, bảo tồn, và liên tục được bổ sung, làm phong phú thêm trong quá trình phát triển của

cộng đồng, có sức sống lâu bền trong cộng đồng, đóng góp vào mọi hoạt động của đời sống

4 GS.TSKH. Trương Quang Học (Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội),

Phát triển bền vững – Chiến lược phát triển toàn cầu thế kỷ XXI,

http://tainguyenso.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/4668/1/02%20Phat%20trien%20ben%20vung%20(T

QHOC).pdf truy cập ngày 23/9/2013 5 Canadian International Development Agency (CIDA), 1998, Cultural dimensions of sustainable development:

CIDA’s Orientations and Initiatives, prepared by Isabelle Johnson under the direction of Rémy-Claude

Beaulieu for the Political and Social Policies Division, Policy Branch CIDA, 36 pages, http://www.cida-

ecco.org/CIDARoadMap/RoadMapEnvoy/documents/Cultural%20Dimensions%20of%20Sust%20Dev.pdf 6 Nicolas Gorjestani, 2000, Indigenous knowledge for Development: Opportunities and Challenges, This paper is

based on a presentation made by the author at the UNCTAD Conference on Traditional Knowledge in Geneva,

November 1, 2000, http://www.worldbank.org/afr/ik/ikpaper_0102.pdf

Page 6: BÁO CÁO KHOA HỌC NĂM 2013 - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/Chuyen_De/WP2/WP2_2013_BC... · 2016-11-02 · CHƯƠNG TRÌNH THÍ ĐIỂM HỢP TÁC

6

như sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi; bảo tồn tính đa dạng sinh học; quản lý và sử dụng đất,

nguồn nước, và các nguồn tài nguyên thiên nhiên; chăm sóc sức khỏe;....

2. Tri thức bản địa trong thích ứng với biến đổi khí hậu

2.1. Vai trò của tri thức bản địa trong thích ứng với BĐKH

Để thấy được vai trò của tri thức bản địa trong ứng phó với biến đổi khí hậu, trước hết

chúng ta cần phải hiểu thế nào là “biến đổi khí hậu” (BĐKH) và thế nào là “thích ứng”. Theo

Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (Intergovernmental Panel on Climate Change,

viết tắt là IPCC):

- “Biến đổi khí hậu” (Climate change) là đề cập đến bất kỳ thay đổi nào của khí hậu

theo thời gian, cho dù là do sự thay đổi tự nhiên hoặc là kết quả của hoạt động của con người.

Cách sử dụng này khác với định nghĩa nêu trong Công ước khung về Biến đổi khí hậu, trong

đó BĐKH dùng để chỉ sự thay đổi khí hậu được quy là có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp

đến hoạt động của con người làm biến đổi thành phần của bầu khí quyển toàn cầu và thêm

vào đó sự thay đổi của khí hậu tự nhiên được quan sát trong khoảng thời gian có thể so sánh

được. (IPCC, 2007:6)7

- “Thích ứng” (Adaptation) là khả năng điều chỉnh của hệ thống tự nhiên và con người

để đáp ứng lại các tác nhân kích thích của khí hậu thực tế hoặc dự kiến hoặc những tác động

của chúng nhằm làm giảm nhẹ các tác hại hoặc tận dụng những cơ hội có lợi. (IPCC, 2007:6)

Trong suốt lịch sử loài người, bất kỳ một cộng đồng xã hội nào về cơ bản đều có khả

năng thích ứng. Có nhiều tình huống trong quá khứ, nơi các cộng đồng địa phương đã sử

dụng các kỹ thuật truyền thống để đối phó với những thay đổi của khí hậu và những rủi ro

tương tự. Thích ứng với BĐKH đòi hỏi các cá nhân, các cộng đồng phải thay đổi thói quen

của họ, trong đó, có thể sẽ yêu cầu thay đổi các quy tắc mà ngành sản xuất nông nghiệp hoạt

động. Việc thiếu các cơ chế ra quyết định có sự tham gia và chịu trách nhiệm có thể làm tăng

các rủi ro kinh tế - xã hội và hạn chế khả năng thích ứng của cộng đồng và xã hội (K.

Adebayo et al., 2011:8)8.

Từ hai định nghĩa trên, có thể rút ra tri thức bản địa trong thích ứng với BĐKH là việc

vận dụng các tri thức bản địa để điều chỉnh các hoạt động sống của một cộng đồng địa

phương nhằm làm giảm thiểu những tác động tiêu cực và tối ưu hóa các tác động tích cực của

sự thay đổi của các điều kiện khí hậu.

7 IPCC, 2007. Climate Change 2007: Impacts, Adaptation and Vulnerability. The Working Group II

Contribution to the Intergovernmental Panel on Climate Change Fourth Assessment Report. Cambridge

University Press, Cambridge, 976 pages, http://www.ipcc.ch/pdf/assessment-

report/ar4/wg2/ar4_wg2_full_report.pdf 8 K. Adebayo, T . O. Dauda, L. S. Rikko, F . O. A. George, O. S. Fashola, J. J. Atungwu, S. O. Iposu, A. O.

Shobowale, O. B. Osuntade, 2011, Emerging and Indigenous Technology for Climate Change Adaptation in

Southwest Nigeria, Published by the African Technology Policy Studies Network, 54 pages,

http://www.atpsnet.org/Files/rps10.pdf

Page 7: BÁO CÁO KHOA HỌC NĂM 2013 - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/Chuyen_De/WP2/WP2_2013_BC... · 2016-11-02 · CHƯƠNG TRÌNH THÍ ĐIỂM HỢP TÁC

7

Nói về vai trò của tri thức bản địa trong ứng phó với BĐKH, “Hội nghị chuyên đề về

Biến đổi khí hậu và thích ứng của Châu Phi” tổ chức năm 2011 đã khẳng định, tri thức bản

địa và tri thức địa phương (Indigenous and local knowledge - ILK) nên đóng một vai trò quan

trọng trong việc chuẩn bị khả năng ứng phó với khí hậu, và có thể được khai thác và phù hợp

để đảm bảo cộng đồng có thể làm giảm tính dễ tổn thương với biến đổi khí hậu9. Sở dĩ nhận

định được đưa ra là bởi vì kiến thức bản địa là cơ sở cho cấp địa phương ra quyết định trong

nhiều cộng đồng nông thôn. Nó có giá trị không chỉ đối với nền văn hóa mà ở đó nó phát

triển, mà còn đối với các nhà khoa học và các nhà hoạch định chính sách phấn đấu để cải

thiện điều kiện trong khu vực nông thôn. Kết hợp kiến thức bản địa vào các chính sách biến

đổi khí hậu có thể dẫn đến sự phát triển của các chiến lược thích ứng hiệu quả mà có hiệu quả

kinh tế, có sự tham gia và có tính bền vững (Robinson và Herbert, 2001)10

.

Trong nghiên cứu về “Những thách thức của sự thích ứng nông nghiệp đối với BĐKH

ở Nigeria: Tổng hợp từ nghiên cứu tài liệu”, tác giả Anselm A. Enete và Taofeeq A. Amusa

(2010)11

đã nhấn mạnh rằng, sự biến đổi khí hậu ở mức cao là đặc trưng của lục địa châu Phi

với giả định rằng mọi người đã phát triển các chiến lược thích ứng bản địa thành công. Do

đó, khuyến nghị được đưa ra là tri thức bản địa và thực hành bản địa nên được tích hợp một

cách chính thức vào các chiến lược giảm thiểu và các chiến lược thích ứng với BĐKH .

Một trong những kết luận và khuyến nghị được Báo cáo “Hội thảo quốc gia về tri thức

bản địa trong thích ứng với BĐKH” do Viện Nghiên cứu bền vững Monash thuộc Đại học

Monash tổ chức tháng 11/2012 cũng tiếp tục khẳng định: Tri thức bản địa có thể là một công

cụ hữu ích cho việc thích ứng với BĐKH, và có nhiều lợi ích khác cho cộng đồng. (Dave

Griggs et al., 2013)12

Tác giả Hanson Nyantakyi-Frimpong (2013)13

, trong nghiên cứu về “Tri thức bản địa

và thích ứng khí hậu ở miền Bắc Ghana” đã nhấn mạnh sự cần thiết phải kết hợp các nguồn

tri thức bản địa vào các Chính sách thích ứng với BĐKH ở cấp quốc gia của Ghana để đảm

bảo các chương trình mang lại hiệu quả về mặt chi phí, đảm bảo có sự tham gia và có tính

bền vững.

9 Africa Adapt – Climate change symposium (Hội nghị chuyên đề về Biến đổi khí hậu và thích ứng của Châu

Phi) 2011, Panel 10: Roles of local and indigenous knowledge in addressing climate change (Sponsored by

IDS knowledge services, http://www.africa-adapt.net/media/resources/560/Panel%2010.pdf 10

John B. Robinson, and Deborak Herbert. 2001. Integrating climate change and sustainable development.

International. Journal. Global Environment Issues, Vol.1, No.2, p.130-149.

http://www.researchgate.net/publication/5172137_Integrating_Climate_Change_and_Sustainable_Developme

nt/file/32bfe50eefb41847c8.pdf 11

Anselm A. Enete and Taofeeq A. Amusa, 2010, Challenges of Agricultural Adaptation to Climate Change in

Nigeria: a Synthesis from the Literature, Field Actions Science Reports, Vol. 4 (2010),

http://factsreports.revues.org/pdf/678 12

Dave Griggs, Lee Joachim & Tahl Kestin, 2013 (MSI Report 13/02, February 2013), National Workshop on

Indigenous Knowledge for Climate Change Adaptation, 14–15 November 2012, Echuca, Workshop Report,

Monash Sustainability Institute, Monash University, 14 pages, http://www.monash.edu/research/sustainability-

institute/assets/documents/msi-report-13-2_indigenous-adaptation-workshop.pdf 13

Hanson Nyantakyi-Frimpong, 2013, Indigenous Knowledge and Climate Adaptation in Northern Ghana, The

AfricPortal, Backgrounder, No.48, Jan. 2013,

http://www.africaportal.org/sites/default/files/Africa%20Portal%20Backgrounder%20No.%2048.pdf

Page 8: BÁO CÁO KHOA HỌC NĂM 2013 - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/Chuyen_De/WP2/WP2_2013_BC... · 2016-11-02 · CHƯƠNG TRÌNH THÍ ĐIỂM HỢP TÁC

8

Trong khi đó, nghiên cứu của E. N. Ajani và cộng sự (2013)14

về “Sử dụng tri thức

bản địa như là một Chiến lược để thích ứng với BĐKH của người nông dân ở Châu Phi cận

Sahara: Những ngụ ý chính sách”, bên cạnh việc phân tích, chỉ rõ vai trò tích cực của tri thức

bản địa trong việc thích ứng thành công với BĐKH cũng đã chỉ ra những điểm cần lưu ý khi

sử dụng loại tri thức này. Các tác giả đã kết luận rằng: thực hành tri thức bản địa được sử

dụng thành công trong việc thích nghi với những tác động của BĐKH của những người nông

dân vùng cận Sahara châu Phi. Tuy nhiên, cũng lưu ý rằng không phải tất cả các thực hành

mang tính bản địa đều có ảnh hưởng tốt đối với quá trình phát triển bền vững của một cộng

đồng địa phương, và không phải tất cả các tri thức bản địa đều có ưu thế, có thể cung cấp một

giải pháp đúng đắn để giải quyết vấn đề đặt ra. Do đó, trước khi chấp nhận tri thức bản địa,

việc kết hợp nó vào các chương trình phát triển hoặc truyền bá nó, thực tế cần được xem xét

kỹ lưỡng sự phù hợp của tri thức bản địa giống như bất kỳ một công nghệ nào khác. Thêm

vào đó, các bằng chứng khoa học, các minh chứng của địa phương và nền tảng văn hóa xã

hội trong đó các thực hành này diễn ra cũng cần được xem xét và đánh giá trong một quá

trình thực hiện.

Cũng theo nhóm tác giả này, tri thức bản địa có ý nghĩa lớn làm tăng giá trị cho các

nghiên cứu BĐKH theo những cách sau đây:

- Thứ nhất, hệ thống tri thức bản địa tạo ra một nền kinh tế đạo đức. Nó giúp nhận diện

một con người trong một bối cảnh văn hóa cụ thể, bởi vậy quá trình ban hành quyết

định hay quy tắc ngón tay cái được tuân theo dựa trên các chỉ số quan sát hoặc các mối

quan hệ giữa các sự kiện. Các thành viên của cộng đồng hành động theo những quy tắc

này để duy trì an ninh và bảo đảm tránh khỏi nguy cơ bị cô lập từ cộng đồng của họ;

- Thứ hai, tri thức bản địa ngày càng cho thấy có một sự tương đồng với các phương

pháp khoa học như nhiều ý tưởng trong tri thức bản địa trước kia đã từng được xem là

cổ xưa và sai lầm, nhưng hiện nay lại được coi là thích hợp và giàu kinh nghiệm;

- Thứ ba, hệ thống tri thức bản địa cung cấp cơ chế cho phương pháp tiếp cận có sự tham

gia. Một yêu cầu quan trọng đối với tính bền vững của bất kỳ một dự án nào đó là

người dân địa phương phải được xem là đối tác trong dự án với sở hữu chung. Điều này

sẽ mang lại thành tựu tốt nhất khi các cộng đồng tham gia một cách hiệu quả trong quá

trình thiết kế và thực hiện các dự án như vậy;

- Thứ tư, hệ thống tri thức bản địa chia sẻ các nguyên tắc hướng dẫn cùng với khuôn khổ

phát triển bền vững với mối quan tâm 3E - kinh tế (Economy), công bằng (Equality), và

môi trường (Environment). Bản chất của hầu hết các dự án BĐKH là xóa đói giảm

nghèo và đảm bảo phát triển bền vững. Điều này có thể được hỗ trợ bởi sự tích hợp của

tri thức bản địa trong chính sách biến đổi khí hậu;

14

E. N. Ajani, R. N. Mgbenka and M. N. Okeke, 2013, Use of Indigenous Knowledge as a Strategy for Climate

Change Adaptation among Farmers in sub-Saharan Africa: Implications for Policy, Asian Journal of

Agricultural Extension, Economics & Sociology, 2(1): 23-40, 2013; Article no. AJAEES.2013.003,

http://www.sciencedomain.org/download.php?f=1363690406-Ajani212012AJAEES1856.pdf

Page 9: BÁO CÁO KHOA HỌC NĂM 2013 - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/Chuyen_De/WP2/WP2_2013_BC... · 2016-11-02 · CHƯƠNG TRÌNH THÍ ĐIỂM HỢP TÁC

9

- Thứ năm, hệ thống tri thức bản địa có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự hiểu biết và

giao tiếp hiệu quả, đồng thời tăng tỷ lệ phổ biến và sử dụng các giải pháp thích ứng với

BĐKH. Quản lý đất đai và nguồn nước bền vững kết hợp với công nghệ nông nghiệp

tiên tiến có thể giúp nông dân thích ứng với tác động của BĐKH. (E. N. Ajani et al.,

2013)

Tóm lại, tri thức bản địa đóng một vai trò quan trọng trong quá trình thích ứng của các

cộng đồng dân cư địa phương đối với BĐKH. Điều này đã được nhiều nhà khoa học trên thế

giới khẳng định. Tuy nhiên, các tác giả cũng nhấn mạnh việc cần thiết phải có những nghiên

cứu, đánh giá để có một cái nhìn toàn diện về tri thức bản địa, những điểm mạnh và hạn chế

của loại tri thức này, để vận dụng cho phù hợp với thực tiễn nhằm đưa ra được những giải

pháp tối ưu trong các chiến lược ứng phó với BĐKH của các cộng đồng, các quốc gia. Nói

theo ngôn ngữ dân gian Việt Nam là chúng ta cần phải biết “gạn đục, khơi trong” khi sử dụng

tri thức bản địa trong thích ứng với BĐKH.

2.2. Kết hợp tri thức bản địa và tri thức khoa học là một biện pháp thích ứng với BĐKH

Nghiên cứu của Mirjam Macchi và cộng sự (2008)15

về “Cư dân bản địa truyền thống

và biến đổi khí hậu” đã chỉ ra BĐKH có những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sinh kế và

văn hóa của các cộng đồng dân cư truyền thống và dân cư bản địa (indigenous and traditional

people). Một trong những khuyến nghị được tác giả này đưa ra nhằm giúp cộng đồng tăng

cường khả năng thích ứng với những rủi ro của BĐKH là việc kết hợp giữa kiến thức khoa

học và kiến thức bản địa. Nhóm tác giả này đã viết, người dân bản địa và truyền thống có

biện pháp thích nghi dựa trên cơ sở những tri thức truyền thống của họ, những tri thức đã

được phát triển dựa trên những quan sát và cách giải thích của chính bản thân họ về tính

biến thiên và sự thay đổi của thời tiết. Tuy nhiên, những quan sát riêng của họ và các hệ

thống dự báo thời tiết trong tương lai có thể trở nên ít có ý nghĩa hoặc thậm chí chỉ dẫn sai

trong các quyết định của họ, bởi vì BĐKH toàn cầu diễn ra nhanh hơn và phức tạp hơn. Do

đó, cần tạo điều kiện để người dân bản địa tiếp cận với những công nghệ và thông tin khoa

học như là hệ thống cảnh báo sớm (early warning systems), chiến lược di tản (evacuation

strategies) hoặc nâng cấp kỹ thuật xây dựng có thể giúp giảm tính dễ bị tổn thương của những

người dân bản địa và truyền thống trước các mối nguy hiểm. Trong nghiên cứu này, các tác

giả đã phân tích ví dụ minh họa liên quan đến kỹ thuật xây dựng và chất lượng nhà ở có liên

quan đến vị trí của nơi cư trú, sự sẵn có của các nguồn tài nguyên địa phương và văn hóa địa

phương. Trong cách xây dựng nhà dựa trên những tri thức truyền thống, việc tiếp cận với các

vận liệu xây dựng ở địa phương khác thường bị hạn chế vì những khó khăn về kinh tế hoặc

hậu cần; do đó, các ngôi nhà thường được xây dựng từ những vật liệu có sẵn ở địa phương

như là gạch sống, gỗ, tre, sợi, lá cây hoặc vỏ cây. Những ngôi nhà đó thường thích nghi với

điều kiện địa phương, nhưng ít có khả năng chống chịu với các mối nguy hiểm mới hơn so

với những nguôi nhà được xây dựng bằng những vật liệu mới có khả năng chống chịu cao

15

Mirjam Macchi et al., 2008, Indigenous and traditional peoples and climate change, Issue paper, IUCN, 64

pages, http://cmsdata.iucn.org/downloads/indigenous_peoples_climate_change.pdf truy cập ngày 14/01/2013

Page 10: BÁO CÁO KHOA HỌC NĂM 2013 - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/Chuyen_De/WP2/WP2_2013_BC... · 2016-11-02 · CHƯƠNG TRÌNH THÍ ĐIỂM HỢP TÁC

10

hơn và có thể những ngôi nhà xây dựng dựa trên tri thức truyền thống sẽ không chịu đựng

được sức mạnh của các mối nguy hiểm dự kiến trong tương lai.

Tích hợp tri thức bản địa và tri thức hiện đại trong thích ứng với BĐKH cũng là một

trong những khuyến nghị quan trọng được hai tác giả Anselm A. Enete and Taofeeq A.

Amusa16

đưa ra trong nghiên cứu về “Những thách thức của sự thích ứng nông nghiệp đối

với BĐKH ở Nigeria: Tổng hợp từ nghiên cứu tài liệu” năm 2010.

Tác giả Hanson Nyantakyi-Frimpong (2013)17

lại đi vào lý giải sự cần thiết phải kết

hợp tri thức bản địa, truyền thống và tri thức khoa học, hiện đại trong các chính sách thích

ứng với BĐKH, coi đó như là giải pháp để dung hòa lợi ích, mối quan tâm giữa các nhà

hoạch định chính sách và cộng đồng cư dân bản địa ở miền Bắc Ghana. Tác giả này đã viết:

Hiệu quả của các hệ thống tri thức truyền thống ở miền Bắc Ghana cho thấy rằng những kinh

nghiệm đầu tay của cộng đồng nông nghiệp rất cần thiết cho các chính phủ và các nhà tài trợ

trong việc xây dựng các chính sách thích ứng liên quan đến nông nghiệp ở các vùng dễ bị hạn

hán của Châu Phi. Tuy nhiên, thông tin thu được từ các cuộc thảo luận nhóm tập trung lại cho

thấy nhiều nhà hoạch định chính sách vẫn còn hoài nghi về độ tin cậy của tri thức bản địa, coi

đây là cơ sở không đầy đủ để khai thác bền vững. Những nhà hoạch định chính sách và các

nhà phát triển khác nhấn mạnh rằng, trong khi tri thức bản địa mang tính địa phương cụ thể

và được bao bọc bởi các chuẩn mực truyền thống, khả năng mở rộng và học tập chia sẻ tri

thức này là điều khó khăn, giống như những thực hành và niềm tin là đặc trưng của nhóm. Do

đó, sự quan tâm chú ý của họ đã được đặt vào khoa học công nghệ cao, với chi phí cao và sản

xuất nông nghiệp biến đổi gen, mặc dù họ biết rằng ở những nơi như miền Bắc Ghana, việc

chấp nhận của hộ nông dân sở hữu nhỏ đối với những kỹ thuật này vẫn còn rất hạn chế.

Phỏng vấn sâu hộ gia đình và việc quan sát trực tiếp đã chỉ ra rằng việc thâm canh nông

nghiệp sử dụng các phương pháp truyền thống là tương đối rẻ tiền đối với nông dân sản xuất

nhỏ, và do đó họ ít áp dụng một phương pháp tiếp cận khoa học chậm hơn. Tình trạng căng

thẳng này giữa các hệ thống tri thức cho thấy sự cần thiết của chính sách thích ứng khí hậu để

tìm ra một sự cân bằng tốt hơn giữa truyền thống và hiện đại, cả hai đều có những hạn chế

riêng của mình. Với khoa học và công nghệ hàng đầu trong quy định chính sách hiện nay, có

một cơ hội để tiếp tục nghiên cứu và tích hợp các biện pháp thích ứng bản địa vào các chính

sách khí hậu quốc gia.

Tóm lại, những tri thức và kinh nghiệm bản địa được hình thành và trải qua lịch sử phát

triển của cộng đồng phù hợp với điều kiện khí hậu của một khu vực địa lý nhất định mà ở đó

cộng đồng dân cư sinh sống. Tuy nhiên, trong bối cảnh các điều kiện khí hậu toàn cầu hiện

nay đã có nhiều thay đổi đang đặt ra những thách thức rất lớn đối với vốn tri thức và vốn kinh

nghiệm dân gian lâu đời của cộng đồng. Do đó, việc tích hợp giữa tri thức bản địa và tri thức

16

Anselm A. Enete and Taofeeq A. Amusa, 2010, Challenges of Agricultural Adaptation to Climate Change in

Nigeria: a Synthesis from the Literature, Field Actions Science Reports, Vol. 4 (2010),

http://factsreports.revues.org/pdf/678 17

Hanson Nyantakyi-Frimpong, 2013, Indigenous Knowledge and Climate Adaptation in Northern Ghana, The

AfricPortal, Backgrounder, No.48, Jan. 2013,

http://www.africaportal.org/sites/default/files/Africa%20Portal%20Backgrounder%20No.%2048.pdf

Page 11: BÁO CÁO KHOA HỌC NĂM 2013 - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/Chuyen_De/WP2/WP2_2013_BC... · 2016-11-02 · CHƯƠNG TRÌNH THÍ ĐIỂM HỢP TÁC

11

khoa học hiện đại là một yêu cầu cấp thiết, một giải pháp hiệu quả để các cộng đồng bản địa

thích ứng được với BĐKH. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới được giới

thiệu ở trên đã cho thấy rõ điều này.

2.3. Phát triển hệ thống cảnh báo sớm để thích ứng với BĐKH

Khí hậu là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến đời sống của con người, đến

các hoạt động sản xuất và môi trường sinh thái. Nó đặc biệt đóng vai trò quan trọng trong

hoạt động sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ở những quốc gia kém và đang phát triển khi mà

hoạt động canh tác của người nông dân hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên. Việc có khả năng

dự đoán những bất thường của khí hậu là điều rất quan trọng, đặc biệt đối với những người

sản xuất ở khu vực nông thôn dễ bị tổn thương. Tác giả Susan Materer và cộng sự (2001)

đã từng khẳng định các quốc gia phụ thuộc nhiều hơn vào hệ thống tri thức địa phương có thể

dễ bị tổn thương hơn và ít được chuẩn bị cho những điều kiện thời tiết này. (Susan Materer et

al., 2001)18

.

Tác giả Jan Salick và Anja Byg (2007)19

đã viết người dân bản địa và các người dân

địa phương là bộ phận quan trọng và tích cực của các hệ sinh thái và có thể giúp tăng cường

khả năng phục hồi của hệ sinh thái. Họ tìm cách giải thích và phản ứng với các tác động của

BĐKH theo những cách sáng tạo, dựa trên kiến thức truyền thống cũng như các công nghệ

mới để tìm giải pháp có thể giúp cộng đồng nói chung đối phó với những thay đổi sắp xảy ra.

Trên thực tế, người dân bản địa đã có những cách thức riêng của mình để quan sát các hiện

tượng của BĐKH như: (1) Những thay đổi nhiệt độ; (2) Những thay đổi về mưa và tuyết (dựa

trên những thay đổi về sự đều đặn, độ dài, cường độ và thời gian kết tủa); (3) Những thay đổi

về mùa và hiện tượng học; (4) Những thay đổi về gió, sóng và các cơn bão hung dữ; (5) Sự

thay đổi giữa các năm; (6) Những thay đổi của các dòng sông băng, sự che phủ của tuyết,

băng, các dòng sông và hồ (Jan Salick và Anja Byg, 2007:13-14). Cũng theo nhóm tác giả

này, người dân bản địa không chỉ là người quan sát tinh tường các hiện tượng BĐKH nhưng

cũng đang tích cực cố gắng để thích nghi với các điều kiện thay đổi. Trong một số trường

hợp, người ta có thể sử dụng những cơ chế đã tồn tại để đối phó với điều kiện khí hậu bất lợi

trong ngắn hạn như hạn hán hoặc lũ lụt (Jan Salick và Anja Byg, 2007:15). Như vây, có thể

thấy người dân bản địa đã biết sử dụng những tri thức truyền thống để nhận biết các hiện

tượng BĐKH từ đó đưa ra được những chiến lược thích ứng hiệu quả.

Nghiên cứu của E. N. Ajani và cộng sự (2013)20

đã chỉ ra rằng, những người nông dân

bản địa ở châu Phi cận Sahara đã phát triển một số các biện pháp thích ứng nhằm giúp họ

giảm thiểu tính dễ bị tổn thương bởi BĐKH và các hiện tượng thời tiết cực đoan. Một bước

18

Susan Materer, Corinne Valdivia and Jere Gilles, 2001, Indigenous knowledge systems: Characteristics and

Importance to climatic Uncertainty, AEWP-2001-03, http://clima.missouri.edu/Articles/AEWP-3-2001.pdf 19

Jan Salick and Anja Byg, University of Oxford and Missouri Botanical Gadern, May 2007, Indigenous People

and Climate change, A Tyndall Centre Publication, Tyndall Centre for Climate Change Rearch, Oxford, 32

pages, http://www.ecdgroup.com/docs/lib_004630823.pdf truy cap ngay 14/01/2013 20

E. N. Ajani, R. N. Mgbenka and M. N. Okeke, 2013, Use of Indigenous Knowledge as a Strategy for Climate

Change Adaptation among Farmers in sub-Saharan Africa: Implications for Policy, Asian Journal of

Agricultural Extension, Economics & Sociology, 2(1): 23-40, 2013; Article no. AJAEES.2013.003,

http://www.sciencedomain.org/download.php?f=1363690406-Ajani212012AJAEES1856.pdf

Page 12: BÁO CÁO KHOA HỌC NĂM 2013 - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/Chuyen_De/WP2/WP2_2013_BC... · 2016-11-02 · CHƯƠNG TRÌNH THÍ ĐIỂM HỢP TÁC

12

quan trọng trong việc làm giảm các tổn thương từ rủi ro của khí hậu là việc phát triển của một

hệ thống cảnh báo sớm để dự đoán hoặc dự báo các sự kiện thời tiết. Theo nhóm tác giả này,

tại các vùng khác nhau của châu Phi cận Sahara, những người nông dân sở hữu rất nhiều tri

thức địa phương liên quan đến việc dự báo thời tiết và khí hậu. Những người nông dân này đã

phát triển những hệ thống phức tạp về thu thập, dự báo, giải thích và đưa ra quyết định liên

quan đến thời tiết. Các hệ thống dự báo khí hậu này rất hữu ích đối với người nông dân trong

việc giảm thiểu tính dễ bị tổn thương của họ. Việc dự báo sớm được các hiện tượng thời tiết

cực đoan tại địa phương sẽ giúp cho người nông dân đưa ra được các quyết định phù hợp liên

quan đến các khuôn mẫu thu hoạch và quyết định lịch trồng trọt dựa trên các mô hình văn

hóa phức tạp về thời tiết. (E. N. Ajani và cộng sự, 2013)21

Từ những kết quả nghiên cứu ở trên có thể thấy việc xây dựng hệ thống cảnh báo sớm

về các hiện tượng thời tiết có thể xảy ra trong tương lai (cả ngắn hạn và dài hạn) có ý nghĩa

rất lớn đối với cư dân bản địa trong việc đưa ra các biện pháp phù hợp để ứng phó với

BĐKH. Tri thức bản địa là một trong những cơ sở quan trọng giúp cảnh báo sớm các hiện

tượng thời tiết sắp xảy ra.

2.4. Thay đổi các chiến lược sinh kế để ứng phó với BĐKH

Các xã hội đã có thời gian dài thích ứng với các tác động của thời tiết và khí hậu thông

qua một loạt các hoạt động bao gồm đa dạng hóa cây trồng, thủy lợi, quản lý nước, quản lý

rủi ro thiên tai và bảo hiểm. Tuy nhiên, sự thay đổi khí hậu đặt ra những nguy cơ và rủi ro

mới mà những nguy cơ và rủi ro này thường nằm ngoài phạm vi của kinh nghiệm mà cộng

đồng đã có, như là các tác động liên quan đến hạn hán, sóng nhiệt, cường độ bão,… Có khả

năng là BĐKH sẽ làm thay đổi hệ sinh thái của việc lây truyền bệnh và khi đó những thực

hành bản địa như quản lý dịch hại sẽ là chiến lược thích ứng hữu ích (IPCC, 2007)22

. Trong

thời gian qua, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu đi sâu vào tìm hiểu sự thay đổi trong các

chiến lược sinh kế của các cộng đồng bản địa nhằm ứng phó với BĐKH.

Các chiến lược sinh kế toàn diện ứng phó với BĐKH

Tổng Thư ký Liên Hợp quốc Ban Ki-moon (2007)23

trong bài viết về “Biến đổi khí

hậu và người dân bản địa” đã đưa ra nhiều ví dụ sinh động về hành động nhằm thính ứng với

BĐKH của người dân bản địa ở một số khu vực trên thế giới, cụ thể là:

- Thay đổi hình thức canh tác: Tại Bangladesh, người dân đã sáng tạo ra khu vườn trồng

rau nổi để bảo vệ cuộc sống của họ khỏi lũ lụt;

21

E. N. Ajani, R. N. Mgbenka and M. N. Okeke, 2013, Use of Indigenous Knowledge as a Strategy for Climate

Change Adaptation among Farmers in sub-Saharan Africa: Implications for Policy, Asian Journal of

Agricultural Extension, Economics & Sociology, 2(1): 23-40, 2013; Article no. AJAEES.2013.003

http://www.sciencedomain.org/download.php?f=1363690406-Ajani212012AJAEES1856.pdf 22

IPCC, 2007. Climate Change 2007: Impacts, Adaptation and Vulnerability. The Working Group II

Contribution to the Intergovernmental Panel on Climate Change Fourth Assessment Report. Cambridge

University Press, Cambridge, http://www.ipcc.ch/pdf/assessment-report/ar4/wg2/ar4_wg2_full_report.pdf 23

Secretary-General Ban Ki-moon, 2007, Climate change and indigenous peoples,

http://www.un.org/esa/socdev/unpfii/documents/backgrounder%20climate%20change_FINAL.pdf

Page 13: BÁO CÁO KHOA HỌC NĂM 2013 - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/Chuyen_De/WP2/WP2_2013_BC... · 2016-11-02 · CHƯƠNG TRÌNH THÍ ĐIỂM HỢP TÁC

13

- Xây dựng hệ thống bảo vệ ven biển: tại Việt Nam, các cộng đồng được giúp đỡ để trồng

rừng ngập mặn (cây đước) dày đặc dọc theo bờ biển nhằm khuếch tán sóng của bão

nhiệt đới, từ đó giảm thiệt hại gây ra bởi bão.

- Chiến lược di cư – chuyển từ khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của BĐKH sang khu vực ít

hoặc không chịu ảnh hưởng: Người dân bản địa trong khu vực miền Trung, Nam Mỹ và

Caribbean đang di chuyển các hoạt động nông nghiệp và các khu định cư của họ đến

các địa điểm mới ít bị ảnh hưởng bởi các điều kiện khí hậu bất lợi hơn. Ví dụ, người

dân bản địa ở Guyana đang chuyển từ các ngôi nhà trên thảo nguyên của họ đến các

khu vực có rừng trong suốt thời gian hạn hán và đã bắt đầu trồng sắn, loại cây lương

thực chính của họ, nằm trên những vùng đồng bằng ẩm ướt hình thành do nước lũ mà

nó thường quá ướt cho các cây trồng khác.

- Tận dụng các cơ hội kinh tế nhờ vào BĐKH: Tại Bắc Mỹ, một số nhóm người bản địa

đang cố gắng để đối phó với BĐKH bằng cách tập trung vào các cơ hội kinh tế mà nó

có thể tạo ra. Ví dụ, nhu cầu tăng lên đối với năng lượng tái tạo được sử dụng như gió

và năng lượng mặt trời có thể làm cho các vùng đất thuộc về bộ lạc trở thành một

nguồn tài nguyên quan trọng đối với năng lượng như vậy, thay thế nguồn năng lượng

hóa thạch và hạn chế phát thải khí nhà kính. Vùng Đồng bằng lớn (Great Plains) có thể

cung cấp một nguồn tài nguyên gió lớn và sự phát triển này có thể giúp giảm phát thải

khí nhà kính cũng như giảm bớt những vấn đề quản lý thủy điện ở sông Missouri, giúp

duy trì mực nước để cho các thể hệ sau, giao thông đường thủy, và giải trí. Ngoài ra, có

thể có cơ hội hấp thụ các bon.

Tác giả Jan Salick và Anja Byg (2007)24

đã tổng kết một số biện pháp thích ứng sáng

tạo của người dân bản địa từ các địa điểm khác nhau trên thế giới:

(1) Đa dạng các nguồn tài nguyên: một chiến lược thường được sử dụng để giảm thiểu

rủi ro từ việc không thu hoạch, người dân truyền thống thường phát triển nhiều loại

cây trồng khác nhau và giống vật nuôi khác nhau, thêm vào đó là việc bổ sung bằng

những hoạt động săn bắn, câu cá và thu thập cây lương thực hoang dã.

(2) Thay đổi về giống và loài: Trong khi kỹ thuật nông nghiệp bản địa thường bao gồm

các giống cây trồng và nhiều loài ngay cả trong điều kiện không khủng hoảng. Khi

có một cuộc khủng hoảng xảy ra thì sẽ gây ra một sự thay đổi, trong đó các giống

cây trồng mới hoặc loài mới được trồng, và các nguồn tài nguyên khác được sử

dụng.

(3) Thay đổi về thời gian hoạt động sản xuất/canh tác: Thời gian thu hoạch mùa vụ, hái

lượm từ cây trồng hoang dã, săn bắn và đánh bắt cá đang được điều chỉnh để thay

đổi phù hợp với mùa sinh trưởng và thời gian di cư và sinh sản của động vật. Việc

có thể điều chỉnh thời gian khi các nguồn lực khác nhau được khai thác, tuy nhiên

24

Jan Salick and Anja Byg, University of Oxford and Missouri Botanical Gadern, May 2007, Indigenous People

and Climate change, A Tyndall Centre Publication, Tyndall Centre for Climate Change Rearch, Oxford, 32

pages, http://www.ecdgroup.com/docs/lib_004630823.pdf truy cap ngay 14/01/2013

Page 14: BÁO CÁO KHOA HỌC NĂM 2013 - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/Chuyen_De/WP2/WP2_2013_BC... · 2016-11-02 · CHƯƠNG TRÌNH THÍ ĐIỂM HỢP TÁC

14

sẽ là không dễ dàng nếu các khoảng thời gian cho các hoạt động này bị xung đột

với các hoạt động khác, hoặc nếu con người phụ thuộc vào điều kiện khí hậu cụ thể.

(4) Thay đổi kỹ thuật: nơi điều kiện khí hậu thay đổi đang làm cho việc sử dụng các kỹ

thuật truyền thống chẳng hạn như phơi khô các loại thực phẩm là điều không thể…,

hệ thống thủy lợi giúp thay thế nền sản xuất nông nghiệp chỉ dựa hoàn toàn vào

lượng mưa.

(5) Thay đổi địa điểm: các cuộc khủng hoảng về khí hậu cũng như thay đổi khí hậu

trong dài hạn có thể làm cho con người thay đổi các hoạt động nông nghiệp của họ

và / hoặc thay đổi các khu định cư của họ đến các địa điểm mới ít chịu ảnh hưởng

bởi những điều kiện khí hậu bất lợi hơn.

(6) Thay đổi về tài nguyên và / hoặc lối sống: rất nhiều người dân nông nghiệp phải sử

dụng đến các loại thực phẩm tự nhiên nhiều hơn trong những trường hợp, tình

huống khẩn cấp như hạn hán và lũ lụt.

(7) Trao đổi với bên ngoài: Ngoài việc sử dụng các nguồn tài nguyên tự nhiên có sẵn

tại địa phương trong thời gian khủng hoảng, nhiều người cũng có được thực phẩm

và nhu yếu phẩm khác từ các nguồn bên ngoài. Những nguồn lực này có thể thu

được thông qua các hoạt động trao đổi, có đi có lại, hoặc qua thị trường. Mọi người

cũng có thể phát triển các hoạt động phụ thuộc vào viện trợ khẩn cấp từ nhà nước

hay tổ chức NGO.

(8) Quản lý tài nguyên: Nguồn tài nguyên khan hiếm và dễ bị tổn thương khí hậu có thể

được tăng cường nhờ vào các kỹ thuật quản lý truyền thống. (Jan Salick và Anja

Byg, 2007:15-17)

Còn theo tác giả Mirjam Macchi và cộng sự (2008)25

, việc thay đổi môi trường ảnh

hưởng đến các sinh kế vốn đã được hình thành trong quá khứ của người dân bản địa, trong

nhiều trường hợp, những người dân bản địa phải phát triển những chiến lược cụ thể để ứng

phó với sự thay đổi khắc nghiệt của thời tiết (extreme variations of weather). Các chiến lược

thích ứng với BĐKH của các cộng đồng bản địa bao gồm:

(1) Đa dạng hóa cây trồng/mùa vụ;

(2) Thay đổi nơi cư trú và một loạt các mô hình di chuyển;

(3) Thay đổi thời gian săn bắn và hái lượm;

(4) Thay đổi về giống và loài;

(5) Thay đổi phương pháp bảo quản thực phẩm;

(6) Thay đổi thói quen, tập quán ăn uống;

(7) Rừng như là nguồn cung cấp lương thực khan hiếm trong trường hợp khẩn cấp;

25

Mirjam Macchi et al., 2008, Indigenous and traditional peoples and climate change, Issue paper, IUCN, 64

pages, http://cmsdata.iucn.org/downloads/indigenous_peoples_climate_change.pdf truy cập ngày 14/01/2013

Page 15: BÁO CÁO KHOA HỌC NĂM 2013 - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/Chuyen_De/WP2/WP2_2013_BC... · 2016-11-02 · CHƯƠNG TRÌNH THÍ ĐIỂM HỢP TÁC

15

(8) Những thay đổi trong môi trường (các thói quen/tập quán về trồng cây có thể không

còn liên quan đến tuần trăng hoặc thủy triều cao/thấp…);

(9) Nguyên vật liệu mới.

Như vậy, từ những nghiên cứu nêu trên, có thể thấy các chiến lược sinh kế nhằm thích

ứng với BĐKH của các cư dân và cộng đồng bản địa được triển khai một cách khá toàn diện

trên nhiều lĩnh vực của đời sống, liên quan đến hoạt động trồng trọt và chăn nuôi (giống, kỹ

thuật canh tác, lịch thời vụ,…), thay đổi nơi cư trú, phương pháp và kỹ thuật bảo quản lương

thực, quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên (nguồn nước, năng lượng,…), thay đổi

về thói quen, phong tục tập quán… Những chiến lược này được các cộng đồng bản địa xây

dựng dựa trên các kinh nghiệm và hệ thống tri thức đúc kết từ thực tiễn cuộc sống trước

những thay đổi của điều kiện khí hậu tại địa phương.

Sản xuất nông nghiệp thích ứng với BĐKH

Sản xuất nông nghiệp là hoạt động sản xuất phổ biến ở các cộng đồng dân cư bản địa,

nó phụ thuộc nhiều vào các điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng và khí hậu của một khu vực địa lý

cụ thể. BĐKH, do đó, có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động này và ảnh hưởng đến an ninh

lương thực của nhiều cộng đồng dân cư. Trong thời gian qua đã có nhiều nghiên cứu ở khu

vực châu Phi liên quan đến việc sử dụng tri thức bản địa trong các hoạt động sản xuất, canh

tác nông nghiệp để ứng phó với BĐKH. Những người nông dân châu Phi được thừa nhận là

có khả năng thích ứng rất cao với BĐKH trong cả ngắn hạn và dài hạn, đồng thời có khả

năng để phát triển các phương tiện hiệu quả trong việc vận dụng những thay đổi khí hậu thời

tiết (K. Adebayo et al., 2011:7)26

.

Trong cuốn sách về “Công nghệ bản địa và mới nổi nhằm thích ứng với BĐKH ở miền

Tây Nam Nigeria”, K. Adebayo và cộng sự (2011) đã viết rằng: Theo truyền thống, nông

dân châu Phi đã sử dụng tri thức bản địa để tìm hiểu về các hình thái thời tiết và khí hậu để

đưa ra quyết định về loại cây trồng và chu kỳ tưới tiêu. Những điều này đã giúp họ phát triển

các kỹ thuật và công nghệ truyền thống và bản địa để đối phó với những thay đổi của khí hậu

bằng các chiến lược cụ thể bao gồm:

- Chiến lược thích ứng chính của người nông dân là sử dụng các giống cây trồng có khả

năng chịu hạn. Một trường hợp kinh điển ở đây, đó là việc người nông dân ở Nigeria đã

chuyển từ giống ngô dễ bị ảnh hưởng bởi hạn hán sang giống ngô có khẳ năng chịu hạn

tốt.

- Ngoài ra còn có sự xuất hiện của các chiến lược bản địa khác, đó là: việc thay đổi thời

gian trồng trọt (lịch thời vụ), tăng cường độ và mở rộng hoạt động tưới tiêu trong nông

nghiệp, thay đổi sử dụng và quản lý đất đai. Nông nghiệp sinh thái dựa trên các nguyên

26

K. Adebayo, T . O. Dauda, L. S. Rikko, F . O. A. George, O. S. Fashola, J. J. Atungwu, S. O. Iposu, A. O.

Shobowale, O. B. Osuntade, 2011, Emerging and Indigenous Technology for Climate Change Adaptation in

Southwest Nigeria, Published by the African Technology Policy Studies Network, 54 pages,

http://www.atpsnet.org/Files/rps10.pdf

Page 16: BÁO CÁO KHOA HỌC NĂM 2013 - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/Chuyen_De/WP2/WP2_2013_BC... · 2016-11-02 · CHƯƠNG TRÌNH THÍ ĐIỂM HỢP TÁC

16

tắc và thực tiễn của việc bảo tồn đa dạng sinh học và đất đai đã tăng cường sự thích

ứng đối với BĐKH.

Tuy nhiên, các tác giả này cũng lưu ý rằng, không có biện pháp nào có thể áp dụng phổ

biến, rộng rãi được cho việc thích ứng của sản xuất nông nghiệp đối với BĐKH, do đó các

nhà quản lý trong ngành công nghiệp nông nghiệp cần phải sự linh hoạt trong triển khai các

biện pháp thích ứng phù hợp nhất với tình hình địa phương của họ. (K. Adebayo et al.,

2011:7)

Nghiên cứu của Hanson Nyantakyi-Frimpong (2013)27

về “Tri thức bản địa và thích

ứng với khí hậu ở miền Bắc Ghana” đã chỉ rõ, việc cường độ ngày càng tăng của hạn hán, sự

thay đổi lượng mưa và các hiện tượng lũ lụt quan sát được trong suốt những năm gần đây ở

tiểu vùng Sahara châu Phi, người ta dự đoán rằng những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu sẽ

tiếp tục có tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ trên khắp lục địa. Tuy

nhiên, nhiều bằng chứng thực nghiệm cho rằng thích ứng với tác động khí hậu không phải là

hoàn toàn ngoài tầm kiểm soát của người nông dân. Các nguồn tài liệu cho thấy người nông

dân trong lĩnh vực nông nghiệp giống như những người cải cách với một hệ thống phức tạp

của “kiến thức bản địa” bao gồm các hoạt động đã được tích lũy thông qua kinh nghiệm và

được truyền bá thông qua các thành viên của cộng đồng (Hanson Nyantakyi-Frimpong,

2013)28

. Tác giả Hanson Nyantakyi-Frimpong (2013) cũng đã nghiên cứu và thấy rằng, trên

thực tế, có một số lượng lớn các tài liệu chứng minh việc các hộ nông dân sản xuất nhỏ sử

dụng hệ thống tri thức để thích ứng với các xu hướng khí hậu ở châu Phi như thế nào. Ông

cũng đã đưa ra một vài ví dụ như: một nghiên cứu về hệ thống canh tác Mende ở Sierra

Leone đã chứng minh việc người nông dân sử dụng thực hành nông học phức tạp để đối phó

với lượng mưa ít như thế nào; Trong khi ở miền bắc Nigeria, người nông dân lại sử dụng

nhiều loại giống cây trồng và thử nghiệm giống tốt để giảm thiểu thiệt hại do lượng mưa

không ổn định và mức độ bốc hơi nước cao; Ngoài ra, cộng đồng Nganyi ở miền Tây của

Kenya sử dụng các phương pháp truyền thống trong dự báo thời tiết – dựa vào hành vi của

kiến, tiếng hót của chim và thời gian ra hoa cây - để quyết định khi nào để chuẩn bị đất và

gieo mầm hạt giống. Kết quả nghiên cứu của Hanson Nyantakyi-Frimpong (2013) ở miền

Bắc Ghana cho thấy, trong vòng 40 năm qua, ở vùng đất này, hạn hán đã xuất hiện ngày càng

phổ biến, và lượng mưa hàng năm là ngày càng thay đổi, do đó những người nông dân ở miền

Bắc Ghana đã phát triển các chiến lược phức tạp để thích ứng. Tác giả này đã đưa ra những

dẫn chứng hết sức cụ thể như sau:

- Mặc dù thời gian gần đây, sự biến đổi của thời tiết, khí hậu có xu hướng tăng lên, song

người nông dân ở miền Bắc Ghana vẫn có thể dựa vào kinh nghiệm dân gian được tích

lũy lâu đời để xác định chính xác thời điểm bắt đầu của mùa mưa và thời điểm để

27

Hanson Nyantakyi-Frimpong, 2013, Indigenous Knowledge and Climate Adaptation in Northern Ghana, The

AfricPortal, Backgrounder, No.48, Jan. 2013,

http://www.africaportal.org/sites/default/files/Africa%20Portal%20Backgrounder%20No.%2048.pdf 28

Hanson Nyantakyi-Frimpong, 2013, Indigenous Knowledge and Climate Adaptation in Northern Ghana, The

AfricPortal, Backgrounder, No.48, Jan. 2013,

http://www.africaportal.org/sites/default/files/Africa%20Portal%20Backgrounder%20No.%2048.pdf

Page 17: BÁO CÁO KHOA HỌC NĂM 2013 - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/Chuyen_De/WP2/WP2_2013_BC... · 2016-11-02 · CHƯƠNG TRÌNH THÍ ĐIỂM HỢP TÁC

17

chuẩn bị đất ruộng cho trồng trọt. Cụ thể là người nông dân ở miền Bắc Ghana đã dựa

vào sự ra hoa của cây hạt mỡ (shea nut trees), và mô hình di cư của các loài chim và vị

trí của các chòm sao Pleiadesall để giúp xác định khi nào mùa mưa đến. Và khi mưa

đến, những người nông dân lại sử dụng sự phát triển của một số loại cỏ nào đó để xác

định độ ẩm của đất và sự phù hợp đối với cho những loại cây trồng cụ thể.

- Người nông dân sản xuất nhỏ cũng lựa chọn chiến lược trồng xen canh khác nhau dựa

trên sự thay đổi độ ẩm của đất và bắt đầu, đặc tính và thời khoảng mưa. Những sự kết

hợp loại cây trồng điển hình bao gồm: đậu đũa, đậu đũa - lúa miến và kê – lạc trong

năm trong điều kiện lượng mưa ít, và những sự kết hợp ngô-đậu, ngô-lạc và ngô-kê

trong nhiều năm qua trong điều kiện lượng mưa trung bình.

- Trong các khu vực ở miền Bắc Ghana nơi hạn hán kéo dài đã làm thoái hóa đất, việc sử

dụng các kỹ thuật cải thiện và duy trì độ ẩm của đất như phương pháp trồng "zai" là

phổ biến. Kỹ thuật này bao gồm nông dân đào hố trong mảnh đất cằn cỗi mà ở đó nước

khác không thể xâm nhập, và dùng phân hữu cơ đổ đầy vào các hố này. Khi trời mưa,

nước chảy thấm vào các hố này và các hố phân hữu cơ này sẽ thấm hút nước, lưu giữ

độ ẩm và tạo ra một môi trường có lợi cho sự phát triển của cây trồng. Phân hữu cơ

cũng thu hút loài mối đào các đường nhỏ ở dưới cùng của các hố này, cho phép nước

tiếp tục xâm nhập và tạo ra các túi ẩm sâu thuận lợi cho sự sinh trưởng của cây trồng.

- Cuối cùng, người nông dân ở miền Bắc Ghana vẫn thích trồng các giống cây trồng

truyền thống - trái ngược với những giống lai hoặc giống nhân tạo - vì chúng phù hợp

hơn với các điều kiện địa phương. Trong những phát hiện từ một cuộc điều tra thực địa

gần đây cho thấy, 85% số hộ gia đình vẫn sử dụng các loại giống ngô địa phương bởi vì

chúng có vị ngon hơn, không cần phân bón, dễ thu hoạch và bảo quản hơn.

Tác giả E. N. Ajani và cộng sự (2013)29

đề cập đến tri thức bản địa trong thực hành

sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Nhóm tác giả coi đây là một

trong những biện pháp quan trọng và toàn diện để thích ứng với BĐKH của nông dân. Theo

nhóm tác giả này, nông nghiệp hữu cơ là một hệ thống quản lý sản xuất toàn diện, trong đó

tăng cường sự lành mạnh của hệ sinh thái nông nghiệp bằng cách sử dụng kết hợp cả tri thức

truyền thống và tri thức khoa học. Các tác giả cũng khẳng định, quá trình sản xuất nông

nghiệp hữu cơ là một cách tiếp cận toàn diện trong việc thích ứng BĐKH. Nó có thể được

phân thành hai loại thay đổi chính trong hệ thống sản xuất: (a) tăng tính đa dạng hóa và (b)

bảo vệ giai đoạn phát triển nhạy cảm bằng cách quản lý các loại cây trồng để đảm bảo rằng

những giai đoạn phát triển quan trọng không trùng với những thời điểm điều kiện khí hậu rất

khắc nghiệt như hạn hán. Một ví dụ được nhóm tác giả đưa ra là tại Nigeria, các chiến lược

thích ứng với BĐKH được người nông dân nhận biết, đánh giá là thích hợp bao gồm: (1) đa

dạng hóa cây trồng sử dụng giống cây trồng khác nhau; (2) thay đổi thời gian trồng trọt và

29

E. N. Ajani, R. N. Mgbenka and M. N. Okeke, 2013, Use of Indigenous Knowledge as a Strategy for Climate

Change Adaptation among Farmers in sub-Saharan Africa: Implications for Policy, Asian Journal of

Agricultural Extension, Economics & Sociology, 2(1): 23-40, 2013; Article no. AJAEES.2013.003,

http://www.sciencedomain.org/download.php?f=1363690406-Ajani212012AJAEES1856.pdf

Page 18: BÁO CÁO KHOA HỌC NĂM 2013 - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/Chuyen_De/WP2/WP2_2013_BC... · 2016-11-02 · CHƯƠNG TRÌNH THÍ ĐIỂM HỢP TÁC

18

thu hoạch (lịch thời vụ); (3) tăng cường sử dụng hệ thống tưới tiêu, nâng cấp các công trình

thủy lợi; (4) tăng cường sử dụng các kỹ thuật bảo vệ đất và nước, che nắng cho chuồng trại

chăn nuôi; (5) rút ngắn độ dài của thời gian sinh trưởng và (6) đa dạng hóa từ các hoạt động

nông nghiệp đến các hoạt động phi nông nghiệp. (E. N. Ajani và cộng sự, 2013)

Bên cạnh đó, E. N. Ajani và cộng sự (2013) cũng tiến hành nhóm và phân chia các

chiến lược thích ứng với BĐKH của người nông dân theo thời gian, đó là các chiến lược

trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Cụ thể như sau:

- Các hoạt động nhằm thích ứng với BĐKH trong ngắn hạn và trung hạn của người

nông dân bao gồm: (i) điều chỉnh thời gian của các hoạt động sản xuất nông nghiệp như thời

gian trồng hoặc gieo hạt và cách thức chăm sóc; (ii) các giải pháp kỹ thuật như bảo vệ chi phí

sản xuất khỏi thiệt từ hại sương giá hoặc cải thiện hệ thống thông gió và hệ thống làm mát

trong chuồng trại chăn nuôi; (iii) việc lựa chọn giống cây trồng và giống vật nuôi thích nghi

tốt hơn với độ dài dự kiến của mùa sinh trưởng, sự sẵn có của nguồn nước và tăng sức đề

kháng với các điều kiện mới của nhiệt độ và độ ẩm; (iv) việc thích nghi của các loại cây trồng

đa dạng dưới sự giúp đỡ của công nghệ di truyền học (gen) hiện đại và khả năng mới được

cung cấp bởi công nghệ sinh học; (v) nâng cao hiệu quả của việc kiểm soát dịch hại và dịch

bệnh thông qua các hoạt động như: giám sát tốt hơn, luân canh cây trồng đa dạng, hoặc các

phương pháp quản lý tổng hợp dịch hại; (vi) sử dụng nước tưới hiệu quả hơn bằng cách giảm

thất thoát nước, cải thiện hoạt động của hệ thống thủy lợi và tái sử dụng hoặc lưu trữ nước;

(vii) cải thiện quản lý đất bằng cách tăng khả năng giữ/sử dụng nước để bảo tồn độ ẩm của

đất và quản lý cảnh quan như duy trì các điểm đặc trưng của cảnh quan nhằm cung cấp nơi

trú ẩn cho gia súc; (viii) giới thiệu nhiều giống vật nuôi có khả năng chịu được nhiệt và thích

ứng với mô hình, chế độ ăn uống của động vật trong điều kiện có sự căng thẳng về nhiệt.

- Về dài hạn cần lưu ý, các tác giả đã khẳng định rằng lựa chọn thích ứng tốt nhất cho

BĐKH là: (i) phát triển kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi để thích ứng với những căng thẳng

của BĐKH; (ii) phát triển hiệu quả thị trường tiêu thụ, xúc tiến thương mại quốc tế; (iii) mở

rộng việc tích trữ nguồn nước và hệ thống tưới tiêu, sử dụng nước hiệu quả; (iv) cải thiện cơ

chế dự báo; (v) củng cố tổ chức và cấu trúc ra quyết định. (E. N. Ajani và cộng sự, 2013)

Ngoài ra, đối với hoạt động chăn nuôi, chiến lược thích ứng trong thời gian hạn hán

được người chăn gia súc áp dụng bao gồm: (i) việc sử dụng thức ăn gia súc khẩn cấp, (ii) loại

bỏ những gia súc yếu để làm thực phẩm, và (iii) đa dạng hóa thành phần loài gia súc để tồn

tại được trong những điều kiện khí hậu khắc nghiệt. (IPCC, 2007)30

Về kỹ thuật cải thiện và duy trì độ màu mỡ của đất canh tác

Trong sản xuất nông nghiệp, đất canh tác đóng một vai trò hết sức quan trọng. Do đó,

việc bảo vệ và duy trì độ màu mỡ của đất đai là vô cùng cần thiết đối với các cộng đồng cư

dân nông nghiệp.

30

IPCC, 2007. Climate Change 2007: Impacts, Adaptation and Vulnerability. The Working Group II

Contribution to the Intergovernmental Panel on Climate Change Fourth Assessment Report. Cambridge

University Press, Cambridge, http://www.ipcc.ch/pdf/assessment-report/ar4/wg2/ar4_wg2_full_report.pdf

Page 19: BÁO CÁO KHOA HỌC NĂM 2013 - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/Chuyen_De/WP2/WP2_2013_BC... · 2016-11-02 · CHƯƠNG TRÌNH THÍ ĐIỂM HỢP TÁC

19

Cuốn sách “Biến đổi khí hậu năm 2007: Tác động, sự thích ứng và tính dễ bị tổn

thương” của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu - IPCC (2007)31

, có đề cập đến việc

người nông dân sử dụng một loại cỏ cao như Andropogon gayanus để tái tạo các chất dinh

dưỡng bề mặt đất cuốn trôi bởi dòng chảy, kiểm soát làm giảm đáng kể những tác động của

dòng chảy; khôi phục các vùng đất bằng cách sử dụng phân xanh, xây dựng đê đá, quản lý

các vùng đất thấp, vùng bảo vệ bờ sông. Đây là một thực hành bản địa có ý nghĩa đối với việc

bảo tồn đất canh tác, chống lại việc bị xói mòn và bị rửa trôi do ảnh hưởng của mưa lũ.

Nhóm tác giả E. N. Ajani và cộng sự (2013) cũng khẳng định tri thức bản địa với các

tri thức canh tác truyền thống sẽ giúp bảo tồn chất lượng đất canh tác, cụ thể là nó ngăn ngừa

việc mất chất dinh dưỡng và mất nước thông qua việc duy trì hàm lượng chất hữu cơ cao và

độ che phủ đất, do đó làm cho đất có khả năng đàn hồi tốt hơn, tăng khả năng chống chọi

trong quá trình suy thoái đất, hạn hán và lũ lụt. Trong nông nghiệp hữu cơ, độ màu mỡ của

đất được duy trì chủ yếu là thông qua các yếu tố đầu vào ở bên trong nông trại (phân hữu cơ,

việc trồng các loại cây họ đậu, sự luân canh cây trồng), đòi hỏi khắt khe về năng lượng, việc

loại bỏ phân bón tổng hợp và thuốc bảo vệ thực vật, kết hợp với việc ít hoặc không sử dụng

nhiên liệu hóa thạch. Các biện pháp để bảo vệ đất được người dân bản địa sử dụng bao gồm:

- Việc sử dụng phân hữu cơ trộn từ chất thải động vật và chất thải sinh hoạt để bón cho

đất đã giúp duy trì các hoạt động của vi sinh vật đất và thúc đẩy sự hấp thụ các chất

dinh dưỡng của cây trồng. Người nông dân sử dụng hoạt động này để cải thiện độ phì,

màu mỡ của đất.

- Xen canh là thực hành canh tác nhiều loại cây trồng trên một mảnh đất cùng một thời

điểm. Điều này thực tế loại bỏ các nguy cơ mất mùa toàn bộ cũng như giúp che phủ đất

tốt mà giảm thiểu xói mòn đất.

- Những người nông dân cũng sử dụng hình thức canh tác bảo toàn (nghĩa là làm đất rất

ít hoặc thậm chí không làm đất) để đối phó với suy thoái đất nhanh chóng và suy thoái

do canh tác theo tập quán trong môi trường khí hậu khắc nghiệt và những mảnh đất ở

những vị trí dễ bị ảnh hưởng bởi khí hậu. Hệ thống này có lợi thế là bảo tồn đất bởi vì

sự xáo trộn tối thiểu. Do đó, nó trở nên thích hợp cho phương pháp tiếp cận tích hợp

được phát triển để đảm bảo sản xuất lương thực đầy đủ, đồng thời bảo tồn đất khi đối

mặt với những thách thức của BĐKH. (E. N. Ajani và cộng sự, 2013)

Tóm lại, trên cơ sở các nghiên cứu đã tiến hành ở các quốc gia châu Phi thời gian qua

có thể thấy tri thức bản địa được người nông dân sử dụng để ứng phó với BĐKH một cách

toàn diện trên nhiều lĩnh vực của hoạt động sinh kế, chủ yếu là hoạt động sản xuất nông

nghiệp và chăn nuôi. Có thể thống kê các chiến lược thích ứng được người dân bản địa sử

dụng để ứng phó với BĐKH bao gồm: sử dụng các giống cây trồng có khả năng chịu được

khí hậu khắc nghiệt (hạn hán, nhiệt độ cao,…); đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi (xen canh);

thay đổi lịch thời vụ; bảo vệ và sử dụng hiệu quả nguồn nước tưới; thay đổi biện pháp quản

31

IPCC, 2007. Climate Change 2007: Impacts, Adaptation and Vulnerability. The Working Group II

Contribution to the Intergovernmental Panel on Climate Change Fourth Assessment Report. Cambridge

University Press, Cambridge, http://www.ipcc.ch/pdf/assessment-report/ar4/wg2/ar4_wg2_full_report.pdf

Page 20: BÁO CÁO KHOA HỌC NĂM 2013 - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/Chuyen_De/WP2/WP2_2013_BC... · 2016-11-02 · CHƯƠNG TRÌNH THÍ ĐIỂM HỢP TÁC

20

lý, sử dụng và bảo tồn đất canh tác;… Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng đưa ra khuyến cáo các

nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách rằng, những chiến lược ứng phó dựa trên tri thức

bản địa của các cộng đồng chỉ có thể phát huy được hiệu quả khi nó gắn với những đặc điểm

cụ thể của khu vực, của địa phương mà những cộng đồng này cư trú, không thể thể nhân rộng

hoặc phổ biến cho những khu vực khác.

2.5. Sự tham gia của phụ nữ trong thực hành tri thức bản địa để ứng phó với BĐKH

Bên cạnh việc chỉ ra các chiến lược sinh kế cụ thể ứng phó với BĐKH dựa trên các

thực hành tri thức bản địa của người nông dân, một số nghiên cứu cũng đã đề cập đến vai trò,

sự tham gia của người phụ nữ trong việc sử dụng các tri thức bản địa để ứng phó với BĐKH.

Chẳng hạn như: phụ nữ châu Phi được được biết đến trong việc sử dụng tri thức bản địa để

giúp duy trì an ninh lương thực hộ gia đình, đặc biệt là trong thời gian hạn hán và nạn đói. Họ

thường dựa vào những cây trồng bản địa có có thể chống chịu nhiều hơn với hạn hán và sâu

bệnh, cung cấp một dự trữ trong thời gian dài của khó khăn kinh tế. Ở miền nam Sudan, phụ

nữ chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc lựa chọn của tất cả các hạt giống lúa miến trồng mỗi

năm. Họ duy trì sự phát tán của loại hạt giống sẽ đảm bảo sức đề kháng với một loạt các điều

kiện, có thể nảy sinh ra trong bất cứ mùa nào phát triển được. (IPCC, 2007:457) 32

E. N. Ajani và cộng sự (2013) cũng quan tâm đề cập đến yếu tố giới trong chiến lược

ứng phó với BĐKH của các hộ gia đình. Đó là vai trò của phụ nữ nông thôn trong sản xuất

nông nghiệp và phi nông nghiệp để đối phó với những thách thức của BĐKH. Đối với hiện

tượng biến đổi lượng mưa, nghiên cứu này cũng chỉ ra một số chiến lược quan trọng của

người nông dân như: tăng cường đa dạng hóa bằng cách trồng loại cây trồng có khả năng

chịu hạn và / hoặc khả năng chịu được áp lực nhiệt độ, tận dụng triệt để nguồn nước có sẵn

và sử dụng hiệu quả, và ngày càng nhiều các loại cây trồng được canh tác trên cùng một thửa

đất hoặc ở thửa đất khác nhau, do đó làm giảm nguy cơ mất mùa hoàn toàn bởi vì các loại

cây trồng khác nhau bị ảnh hưởng khác nhau bởi biến đổi khí hậu. Sự thích nghi ở cấp độ hộ

gia đình nông dân như vậy nhằm mục đích tăng năng suất và đối phó với các điều kiện khí

hậu hiện tại và rút ra tri thức của người nông dân và kinh nghiệm nghề nông. (E. N. Ajani và

cộng sự, 2013)

Như vậy, các nghiên cứu về tri thức bản địa trong ứng phó với BĐKH trên thế giới đã

nhấn mạnh tầm quan trọng, vai trò của người phụ nữ trong việc lưu giữ và thực hành các tri

thức bản địa.

3. Kết luận

Từ kết quả rà soát các nghiên cứu có trước về vai trò và việc sử dụng tri thức bản địa

trong ứng phó với BĐKH của các cư dân bản địa trên thế giới, có thể rút ra một số kết luận

sau:

32

IPCC, 2007. Climate Change 2007: Impacts, Adaptation and Vulnerability. The Working Group II

Contribution to the Intergovernmental Panel on Climate Change Fourth Assessment Report. Cambridge

University Press, Cambridge, 976 pages, http://www.ipcc.ch/pdf/assessment-

report/ar4/wg2/ar4_wg2_full_report.pdf

Page 21: BÁO CÁO KHOA HỌC NĂM 2013 - Đại Học Quốc Gia Hà Nộidanida.vnu.edu.vn/cpis/files/Chuyen_De/WP2/WP2_2013_BC... · 2016-11-02 · CHƯƠNG TRÌNH THÍ ĐIỂM HỢP TÁC

21

Tri thức bản địa có ý nghĩa lớn đóng góp vào quá trình phát triển, đặc biệt là phát triển

bền vững của các cộng đồng bản địa bởi vì việc sử dụng tri thức bản địa ngoài việc sẽ nhanh

hơn và rẻ hơn nó còn có tính khoa học đáng tin cậy.

Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã khẳng định tri thức bản địa đóng một vai trò quan

trọng trong quá trình thích ứng của các cộng đồng dân cư địa phương đối với BĐKH. Tuy

nhiên, các nhà nghiên cứu cũng khuyến cáo sự cần thiết phải tiến hành những nghiên cứu để

đánh giá một cách toàn diện những điểm mạnh và hạn chế của tri thức bản địa để vận dụng

cho phù hợp với thực tiễn nhằm đưa ra được những giải pháp tối ưu trong các chiến lược ứng

phó với BĐKH của các cộng đồng, các quốc gia.

Một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra việc tích hợp giữa tri thức bản địa và tri thức khoa

học hiện đại là một yêu cầu cấp thiết, một giải pháp hiệu quả để các cộng đồng bản địa thích

ứng được với BĐKH. Bởi vì trong bối cảnh các điều kiện khí hậu toàn cầu hiện nay đã có

nhiều thay đổi đang đặt ra những thách thức rất lớn đối với vốn tri thức và vốn kinh nghiệm

dân gian lâu đời của cộng đồng.

Tri thức bản địa là một trong những cơ sở quan trọng giúp cảnh báo sớm các hiện tượng

thời tiết sắp xảy ra để các cộng đồng bản địa có thể đưa ra các quyết định, các giải pháp phù

hợp nhằm giảm thiểu tính dễ bị tổn thương và hạn chế tác động tiêu cực gây ra bởi BĐKH.

Nhiều kết quả nghiên cứu ở châu Phi đã cho thấy tri thức bản địa được người nông dân

sử dụng để ứng phó với BĐKH một cách toàn diện trên nhiều lĩnh vực của hoạt động sinh kế,

chủ yếu là hoạt động sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi gắn với việc điều chỉnh lịch thời vị,

kỹ thuật nuôi trồng, tối ưu hóa việc sử dụng các tài nguyên thiên nhiên (đất, nước).

Các nhà nghiên cứu trên thế giới cũng khuyến cáo rằng những chiến lược ứng phó dựa

trên tri thức bản địa của các cộng đồng chỉ có thể phát huy được hiệu quả khi nó gắn với

những đặc điểm cụ thể của khu vực, của địa phương mà những cộng đồng này cư trú, không

thể thể nhân rộng hoặc phổ biến cho những khu vực khác.

Khía cạnh giới với sự tham gia tích cực của phụ nữ trong các thực hành tri thức bản địa

nhằm ứng phó với BĐKH cũng đã được đề cập trong một số nghiên cứu.