BÁO CÁO -CP ngày 07/7/2014xml18.quangtri.gov.vn/xml_snnnt/VBDI/296.pdflượng, thu nhập đời...

8
UBND TỈNH QUẢNG TRỊ SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: /BC-SNN Quảng Trị, ngày tháng năm 2020 BÁO CÁO Kết quả thực hiện Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản Thực hiện công văn số 4212/UBND-NN ngày 16/9/2020 của UBND tỉnh công văn số 6312/BNN-TCTS ngày 14/9/2020 về việc báo cáo tình hình thực hiện Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản, Sở Nông Nghiệp và PTNT báo cáo kết quả như sau: I. Kết quả thực hiện: 1. Chính sách đầu tư (tên các dự án đầu tư/ tổng mức đầu tư/ kinh phí bố trí và kinh phí giải ngân): Chưa có dự án đầu tư 2. Chính sách tín dụng: - Chính sách đóng mới: + Đóng mới: đã tiến hành đóng mới 25 tàu cá (chỉ tiêu 32 tàu) , trong đó 17 chiếc vỏ thép, 01 chiếc vỏ Composite và 07 chiếc vỏ gỗ. Trong 25 tàu được đóng mới có 01 chiếc đóng mới theo Quyết định số 47/2016/QĐ-TTg. + Nâng cấp: Đã tiến hành nâng cấp được 93 tàu. - Tình hình trả nợ: + Đối với tàu đóng mới: cho vay 339.335 tỷ đồng, đã trả nợ: 28.135 tỷ đồng, nợ quá hạn: 21.892 tỷ đồng và 154.478 tỷ nợ xấu. ( có phụ lục kèm theo) + Đối với tàu nâng cấp: Cho vay vốn 112.095 tỷ đồng đã trả nợ 37.445 tỷ đồng, các tàu cá trả nợ đúng hạn chưa có nợ xấu. 3. Ngân hàng tham gia cho vay vốn đóng mới, nâng cấp như sau: + Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Qung Trcho vay: 11 chiếc tàu đóng mới (08 tàu vthép, 01 tàu vComposite và 02 tàu vg) và 09 tàu nâng cp. + Ngân hàng Nông nghip và PTNT Chi nhánh Qung Trcho vay: 13 chiếc tàu đóng mới (09 tàu vthép và 05 tàu vg) và 71 tàu nâng cp + Ngân hàng Ngoại Thương cho vay: 08 tàu nâng cp. + Ngân hàng Công Thương cho vay: 05 tàu nâng cấp. Trong 25 tàu đóng mới, có 01 tàu vthép thc hin chính sách đóng mới htrtheo Quyết định 47/QĐ-TTg. 4. Các địa phương thực hiện đóng mới, nâng cấp như sau:

Transcript of BÁO CÁO -CP ngày 07/7/2014xml18.quangtri.gov.vn/xml_snnnt/VBDI/296.pdflượng, thu nhập đời...

Page 1: BÁO CÁO -CP ngày 07/7/2014xml18.quangtri.gov.vn/xml_snnnt/VBDI/296.pdflượng, thu nhập đời sống ngư dân và tăng cường bảo vệ vững chắc chủ quyền biển

UBND TỈNH QUẢNG TRỊ

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: /BC-SNN Quảng Trị, ngày tháng năm 2020

BÁO CÁO

Kết quả thực hiện Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính

phủ về một số chính sách phát triển thủy sản

Thực hiện công văn số 4212/UBND-NN ngày 16/9/2020 của UBND tỉnh

và công văn số 6312/BNN-TCTS ngày 14/9/2020 về việc báo cáo tình hình thực

hiện Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ về một số chính

sách phát triển thủy sản, Sở Nông Nghiệp và PTNT báo cáo kết quả như sau:

I. Kết quả thực hiện:

1. Chính sách đầu tư (tên các dự án đầu tư/ tổng mức đầu tư/ kinh phí bố

trí và kinh phí giải ngân): Chưa có dự án đầu tư

2. Chính sách tín dụng:

- Chính sách đóng mới:

+ Đóng mới: đã tiến hành đóng mới 25 tàu cá (chỉ tiêu 32 tàu) , trong đó

17 chiếc vỏ thép, 01 chiếc vỏ Composite và 07 chiếc vỏ gỗ. Trong 25 tàu được

đóng mới có 01 chiếc đóng mới theo Quyết định số 47/2016/QĐ-TTg.

+ Nâng cấp: Đã tiến hành nâng cấp được 93 tàu.

- Tình hình trả nợ:

+ Đối với tàu đóng mới: cho vay 339.335 tỷ đồng, đã trả nợ: 28.135 tỷ

đồng, nợ quá hạn: 21.892 tỷ đồng và 154.478 tỷ nợ xấu.

( có phụ lục kèm theo)

+ Đối với tàu nâng cấp: Cho vay vốn 112.095 tỷ đồng đã trả nợ 37.445 tỷ

đồng, các tàu cá trả nợ đúng hạn chưa có nợ xấu.

3. Ngân hàng tham gia cho vay vốn đóng mới, nâng cấp như sau:

+ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Quảng Trị cho vay: 11 chiếc

tàu đóng mới (08 tàu vỏ thép, 01 tàu vỏ Composite và 02 tàu vỏ gỗ) và 09 tàu

nâng cấp.

+ Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Chi nhánh Quảng Trị cho vay: 13

chiếc tàu đóng mới (09 tàu vỏ thép và 05 tàu vỏ gỗ) và 71 tàu nâng cấp

+ Ngân hàng Ngoại Thương cho vay: 08 tàu nâng cấp.

+ Ngân hàng Công Thương cho vay: 05 tàu nâng cấp.

Trong 25 tàu đóng mới, có 01 tàu vỏ thép thực hiện chính sách đóng mới

hỗ trợ theo Quyết định 47/QĐ-TTg.

4. Các địa phương thực hiện đóng mới, nâng cấp như sau:

Page 2: BÁO CÁO -CP ngày 07/7/2014xml18.quangtri.gov.vn/xml_snnnt/VBDI/296.pdflượng, thu nhập đời sống ngư dân và tăng cường bảo vệ vững chắc chủ quyền biển

2

STT Huyện Đóng mới

( chiếc)

Ghi chú

Vỏ Thép Vỏ gỗ Composite

I Vĩnh Linh 03

1 TT Cửa Tùng 03

II Gio Linh 17 03 01

1 Xã Gio Việt 01 8

2 TT Cửa Việt 10 03 01 70

3 Xã Gio Hải 03 7

4 Xã Trung Giang 03 1

III Triệu Phong 01

1 Xã Triệu An 01 7

Tổng cộng 17 07 01 93

5. Chất lượng tàu cá đóng mới và nâng cấp

5.1. Đối với tàu đóng mới

- Tàu cá vỏ thép: Toàn tỉnh đã đóng mới được 17 tàu cá vỏ thép và đã

đưa vào hoạt động 17 tàu, về chất lượng vỏ tàu bảo đảm phù hợp với tiêu chuẩn.

- Tàu cá vỏ Composite: đã đóng mới 01 tàu cá vỏ Coppsite, nghề lưới vây.

Đến nay, đã đưa vào hoạt động, chất lượng đảm bảo phù hợp với tiêu chuẩn.

- Tàu cá vỏ gỗ: Toàn tỉnh đóng mới 07 tàu, chất lượng bảo đảm đúng thiết

kế và qui phạm yêu cầu.

5.2. Chất lượng và nội dung nâng cấp tàu cá

Thực hiện chính sách nâng cấp tàu cá, hầu hết 93 tàu cá thực hiện nội

dung nâng cấp; trang bị, đầu tư ngư lưới cụ để bảo đảm khai thác xa bờ hơn; cải

tiến lưới phù hợp với ngư trường và tàu thuyền nên hiệu quả khai thác cao hơn;

đầu tư, trang bị các thiết bị máy hàng hải phục vụ cho việc dò tìm đàn cá, thông

tin liên lạc, giám sát lưới...đã phát huy hiệu quả. Các nội dung nâng cấp được

trang bị đầu tư mới nên bảo đảm chất lượng, phục vụ có hiệu quả trong khai thác

thủy sản.

6. Đánh giá hiệu quả sản xuất:

- Tàu vỏ thép:

+ Đối với nghề lưới rê: đã đưa vào hoạt động 05 chiếc, thời gian hoạt

động từ 9 tháng đến 12 tháng, với kết quả: vụ cá Bắc là vụ mùa chính khai thác

cá thu, cho hiệu quả kinh tế cao; vụ cá Nam là mùa phụ, sản phẩm chủ yếu là cá

ngừ sọc dưa, ngư dân chủ yếu đi khai thác vùng biển xa dài ngày, chất lượng sản

phẩm không cao, giá sản phẩm thấp nên hiệu quả chưa cao.

Page 3: BÁO CÁO -CP ngày 07/7/2014xml18.quangtri.gov.vn/xml_snnnt/VBDI/296.pdflượng, thu nhập đời sống ngư dân và tăng cường bảo vệ vững chắc chủ quyền biển

3

+ Đối với nghề lưới vây: Đây là nghề khai thác thuỷ sản mang tính chủ

động, sử dụng kỹ thuật cao, số lượng lao động nhiều và chi phí chuyến biển cao.

Đến nay đã đưa vào hoạt động 07 chiếc, trong vụ cá Nam đã cho hiệu quả. Tuy

nhiên, vụ cá Bắc do ảnh hưởng thời tiết nên hiệu quả khai thác chưa cao.

+ Đối với nghề Lưới chụp: đến nay đã có 05 chiếc tàu cá vỏ thép lưới

chụp vẫn hoạt động sản xuất bình thường, vụ cá Nam các tàu cá hoạt động ở ngư

trường Hoàng sa có hiệu quả, tuy nhiên hoạt động ở các ngư trường Hoàng sa

thiết bị giám sát hành trình thông báo vi phạm vùng biển nên khó khăn trong

hoạt động.

- Tàu cá vỏ gỗ:

Hầu hết các tàu đã khai thác, sử dụng các trang thiết bị máy móc thành

thạo và bước đầu có hiệu quả.

- Tình hình hoạt động của tàu cá: thời gian qua Sở Nông nghiệp và PTNT

đã phối hợp với các ngành liên quan và chính quyền địa phương đã hướng dẫn

các chủ tàu về qui định khai thác, bảo quản ngư lưới cụ; bảo quản sản phẩm;

duy tu, sửa chữa định kỳ; công tác chuyển đổi nghề; hướng dẫn về ngư trường

hoạt động... cho đến nay toàn tỉnh có 25 tàu đưa vào hoạt động, chưa có hiện

tượng tàu hoạt động kém hiệu quả phải nằm bờ. Tuy nhiên, có tàu ông Đinh Văn

Trinh có số đăng ký QT-93377-TS, vỏ gỗ đang khai thác trên biển bị sự cố hàng

hải bốc cháy hoàn toàn.

(có phụ lục kèm theo)

8. Chính sách duy tu, sửa chữa định kỳ:

- Năm 2018 đã có 16 chiếc thực hiện chính sách duy tu, sửa chữa định kỳ,

với số tiền hỗ trợ: 1.401.312.000đ;

- Năm 2019, đã có 16 chiếc thực hiện chính sách duy tu, sửa chữa định

kỳ, với số tiền hỗ trợ: 1.692.448.000đ;

- Năm 2020, Sở Nông nghiệp và PTNT tiếp tục hướng dẫn các chủ tàu vỏ

thép thực hiện duy tu, sửa chữa đúng quy định.

9. Chính sách bảo hiểm tàu cá: Hàng năm đã hỗ trợ bảo hiểm thân tàu và

thuyền viên giúp ngư dân yên tâm bám biển hơn, với kết quả hỗ trợ như sau:

- Năm 2015: hỗ trợ bảo hiểm thân tàu: 90 chiếc; bảo hiểm tai nạn thuyền

viên: 766 người, với số tiền: 1.627.929.684đ.

- Năm 2016: hỗ trợ bảo hiểm thân tàu: 114 chiếc; bảo hiểm tai nạn thuyền

viên: 934 người, với số tiền: 5.573.524.867đ.

- Năm 2017: hỗ trợ bảo hiểm thân tàu: 135 chiếc; bảo hiểm tai nạn thuyền

viên: 1306 người, với số tiền: 6.944.276.680đ.

- Năm 2018: hỗ trợ bảo hiểm thân tàu: 59 chiếc; bảo hiểm tai nạn thuyền

viên: 563 người , với số tiền: 872.810.875.000đ.

- Năm 2019: đã hỗ trợ bảo hiểm thân tàu cho 56 chiếc; bảo hiểm tai nạn

thuyền viên: 595 người, với số tiền: 978.266.440đ

- Năm 2020: đã hỗ trợ bảo hiểm thân tàu cho 18 chiếc; bảo hiểm tai nạn

thuyền viên: 191 người, với số tiền: 374.119.813đ

Page 4: BÁO CÁO -CP ngày 07/7/2014xml18.quangtri.gov.vn/xml_snnnt/VBDI/296.pdflượng, thu nhập đời sống ngư dân và tăng cường bảo vệ vững chắc chủ quyền biển

4

10. Kết quả triển khai thực hiện hỗ trợ một lần sau đầu tư theo Quyết định

số 47/2016/QĐ-TTg:

+ Số lượng tàu: 01 chiếc;

+ Tổng kinh phí hỗ trợ: 6.401,36 triệu đồng.

11. Tình hình triển khai thực hiện Nghị định số 17/2018/NĐ-CP ngày

02/2/2018 của Chính phủ:

Sau khi có Nghị định 17/2018/NĐ-CP, Sở Nông nghiệp và PTNT đã tổ

chức triển khai thực hiện đến với chính quyền địa phương và ngư dân, tuy nhiên

đến nay vẫn chưa có ngư dân đăng ký thực hiện theo chính sách hỗ trợ một lần

sau đầu tư đóng mới tàu cá.

II. Đánh giá chung về kết quả

1. Mặt được:

Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ về một số

chính sách phát triển thủy sản là chính sách lớn phù hợp với nguyện vọng của

ngư dân, tạo động lực phát triển thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại

hóa. Thúc đẩy mạnh hoạt động khai thác hải sản xa bờ, nâng cao năng suất, sản

lượng, thu nhập đời sống ngư dân và tăng cường bảo vệ vững chắc chủ quyền

biển đảo của Tổ quốc.

Đây là chính sách phát triển thủy sản mang tính đột phá và khá toàn diện

được triển khai một cách đồng bộ, chặt chẽ, hiệu quả nhằm khai thác tốt tiền

năng thế mạnh về kinh tế biển của địa phương. Nhất là đẩy mạnh phát triển khai

thác hải sản xa bờ và từng bước hoàn thiện các cơ sở hạ tầng nghề cá của tỉnh

như cảng cá và Khu neo đậu tránh trú bão Cửa Tùng, Cửa Việt, cảng cá và khu

dịch vụ hậu cần nghề cá đảo Cồn Cỏ. Đồng thời đã hình thành và phát triển các

cơ sở đóng sửa chữa tàu thuyền để kịp thời triển khai đóng mới, nâng cấp tàu cá

cho bà con ngư dân trong tỉnh, nhất là đóng tàu vỏ thép công suất lớn 400CV và

tàu vỏ gỗ được trang bị đồng bộ đưa vào khai thác thủy hải sản góp phần nâng

cao hiệu quả và phát triển theo hướng bền vũng.

Đồng thời, việc thực hiện chính sách phát triển thủy sản đã tạo động lực

khuyến khích bà con ngư dân và các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát

triển thủy sản, nhất là tăng nhanh năng lực đội tàu cá khai thác hải sản xa bờ,

nhiều tàu công suất lớn, vỏ thép và có trang bị hiện đại được ngư dân mạnh dạn

đầu tư và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng, giá trị sản

phẩm sau thu hoạch, nhất là sản lượng hải sản xuất khẩu ngày càng tăng.

Nhiều hộ ngư dân đã tích cực tham gia đóng mới, nâng cấp tàu cá để hoạt

động xa bờ, giảm dần tàu cá có công suất nhỏ hoạt động ven bờ đã góp phần

giảm áp lực khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản vùng biển ven bờ. Từng bước

thực hiện tái cơ cấu lại đội tàu theo hướng tăng phát triển khai thác xa bờ, tổ

chức lại hoạt động khai thác hải sản theo mô hình tổ, đội sản xuất trên biển và

góp phần nâng cao đời sống của bà con ngư dân vùng biển.

Hiện nay, đã có 93 tàu nâng cấp có công suất trên 400cv, trang bị thiết bị

khai thác hiện đại như: máy dò ngang...nâng cấp cải tiến ngư cụ, gia cố vỏ tàu để

tham gia vươn khơi bám biển nâng cao hiệu quả kinh tế hơn, đảm bảo an toàn

Page 5: BÁO CÁO -CP ngày 07/7/2014xml18.quangtri.gov.vn/xml_snnnt/VBDI/296.pdflượng, thu nhập đời sống ngư dân và tăng cường bảo vệ vững chắc chủ quyền biển

5

cho tàu cá và người lao động khi bám biển trên các vùng biển xa; tạo thuận lợi

tìm kiếm các ngư trường mới, tham gia bám biển dài ngày hơn, tạo được tin thần

vươn khơi bám biển, bảo vệ được biển đảo quê hương.

2. Những khó khăn, vướng mắc

- Về cơ sở hạ tầng nghề cá vùng biển: Vùng Cửa Việt, Cửa Tùng là

những trung tâm nghề cá lớn của tỉnh, số lượng tàu cá tăng nhanh, nhất là tàu cá

xa bờ có công suất và kích thước lớn, trước tình hình tình hình bồi lấp của sông

ở cửa biển rất nghiêm trọng, nhất là vùng cửa Tùng tàu thuyền đi lại khó khăn

nguy hiểm, nhiều tàu công suất lớn, tàu vỏ thép không ra vào được và cảng cá

đã xây dựng trước đây chưa đáp ứng với sự phát triển tàu cá nên ảnh hưởng đến

quá trình cập cảng cá bốc dỡ sản phẩm, lấy nhiên liệu, đá lạnh…

- Ngày 02/2/2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 17/2018/NĐ-CP sửa

đổi Nghị định số 67/2014/NĐ-CP, có chính sách hỗ trợ một lần sau đầu tư, tuy

nhiên qua quá trình triển khai đến nay vẫn chưa có chủ tàu đăng ký thực hiện, do

số lượng vốn bỏ ra cao, nhà nước hỗ trợ gần 1/3 tuy nhiên người dân vẫn không

có đủ khả năng để thực hiện.

- Thời hạn cho vay vốn đối với tàu đóng mới và nâng cấp được điều chỉnh

thời gian cho vay tối đa là 11 năm đối với tàu đóng mới vỏ gỗ hoặc nâng cấp và

tối đa là 16 năm đối với tàu đóng mới bằng vỏ thép hoặc vật liệu mới như vậy đã

giảm áp lực thời gian trả nợ cho khối tàu vỏ thép và vật liệu mới, phù hợp với

nguyện vọng của ngư dân, tuy nhiên thời gian qua ngư dân vẫn khó trả nợ đúng

hạn kính đề nghị Chính phủ xem xét.

- Thời gian qua các tàu đưa vào hoạt động nhưng do thiết kế đơn nghề nên

chỉ hoạt động có hiệu quả được trong mùa chính, mùa phụ chưa có hiệu quả.

Thực hiện hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Sở Nông nghiệp và PTNT

đã tham mưu UBD tỉnh hướng dẫn thực hiện chuyển đổi nghề, kiêm nghề cho

ngư dân nhưng trong quá trình triển khai gặp một số khó khăn như vốn đầu tư.

- Đối với tàu khai thác nghề lưới rê: vụ cá Nam chủ yếu khai thác cá ngừ,

ngư trường khai thác chính là vùng biển Hoàng Sa cho hiệu quả kinh tế chưa cao

do một số nguyên nhân sau: (1) Nguồn lợi cá thu trong vụ cá Nam xuất hiện ít

(không phải chính vụ); (2) vụ cá Nam chủ yếu đánh bắt cá ngừ sọc dưa nên giá

cá thấp; (3) vụ cá Nam ngư dân chủ yếu đi khai thác ở vùng biển xa thời gian

dài dẫn đến chất lượng thấp. (4) Tình hình an ninh ngư trường phức tạp, nhất là

vùng biển xa; (5) chi phí chuyến biển khai thác trên vùng biển xa rất cao; (6)

trong vụ cá Nam nghề lưới rê thường dành thời gian 01 tháng để sửa chữa, duy

tu ngư lưới cụ và tàu thuyền nên trong thời gian này tàu thuyền ở nhà.

- Đối với tàu khai thác nghề lưới vây: gặp một số khó khăn như: (1)

những năm gần đây nguồn lợi cá nỗi xuất hiện muộn và chưa nhiều; (2) Chi phí

cho một chuyến biển quá cao; (3) Nghề lưới vây sản phẩm thu được là cá nục là

chủ yếu, tuy nhiên thời gian qua Trung Quốc thực hiện thay đổi một số chính

sách nhập khẩu nên ảnh hưởng đến các cơ sở thu mua, chế biến của Việt Nam,

trong đó có tỉnh Quảng Trị dẫn đến giá cá sau khi khai thác thấp; (4) Vụ khai

thác chính chủ yếu vụ cá Nam, trong khi từ tháng 10 đến tháng 12 ảnh hưởng

thời tiết gió mùa đông bắc, không khí lạnh nên các tàu chủ yếu ở nhà thực hiện

Page 6: BÁO CÁO -CP ngày 07/7/2014xml18.quangtri.gov.vn/xml_snnnt/VBDI/296.pdflượng, thu nhập đời sống ngư dân và tăng cường bảo vệ vững chắc chủ quyền biển

6

công tác duy tu, sửa chữa không đi sản xuất; (5) thực hiện Luật Thủy sản năm

2017, đồng thời thực hiện các biện pháp chống khai thác bất hợp pháp nên ngư

trường khai thác ở các vùng biển xa, một số ngư trường khai thác có hiệu quả

trước đây bị thu hẹp.

- Hiện nay, Hiệp định Hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ giữa Chính phủ

nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân

dân Trung Hoa (Hiệp định) được ký kết ngày 25/12/2000, Hiệp định đã hết hiệu

lực, Giấy phép đánh bắt trong Vùng đánh cá Chung vịnh Bắc Bộ được cấp năm

2019-2020 cũng đã hết hiệu lực vào ngày 30/6/2020, theo đó Vùng đánh cá

chung và vùng đệm cho tàu cá nhỏ được thiết lập theo quy định của Hiệp định

cũng hết hiệu lực, Trong khi đó tàu cá tỉnh tra lâu nay ngư trường khai thác ở

Vịnh Bắc Bộ là ngư trường truyền thống, trọng điểm, sang hoạt động đánh cá ở

phía Đông đường kinh tuyến là vi phạm phạm vùng biển Trung Quốc nên bà con

gặp không ít khó khăn.

- Sau khi các tàu lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, qua hệ thống giám

sát tàu cá này, ngư trường khai thác truyền thống của ngư dân Quảng Trị bị hạn

chế lại, tàu ra khai thác ở ngư trường khai thác ở vùng biển xa hệ thống giám

sát báo tàu bị vượt ranh giới, khai thác bất hợp pháp.

- Về phía Ngân hàng thương mại hiện nay cũng chưa có công cụ quản lý

doanh thu khai thác của các chủ tàu nên không thể xác định được tính chính xác

của việc khai báo doanh thu khai thác được nên chưa chủ động được công tác

thu nợ.

III. Đề xuất những giải pháp tháo gỡ.

- Về cơ sở hạ tầng: Do đó cần phải tăng cường đầu tư nâng cấp hoàn thiện

hệ thống cơ sở hạ tầng nghề cá nhất là cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão, cơ sở

đóng sửa tàu thuyền. Đề nghị bổ sung vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai

đoạn 2016-2020 Khu neo đậu tránh trú bão kết hợp cảng cá Bắc Cửa Việt, nâng

cấp mở rộng Khu neo đậu tránh trú bão Cồn Cỏ từ cấp tỉnh lên cấp vùng để đáp

ứng với tình hình nhiệm vụ mới. Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng vùng biển,

nạo vét luồng lạch, bố trí các công trình phù hợp, tăng cường điện sản xuất,

đường giao thông để phục vụ tốt công tác phát triển thủy sản.

- Để khai thác được quanh năm, tăng thu nhập, kính đề nghị Bộ Nông

nghiệp và PTNT có chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề, kiêm nghề.

- Đề nghị Ngân hàng thương mại xem xét điều chỉnh cơ cấu lịch trả nợ

hợp lý, cơ cấu khoản vay để tránh nợ xấu, nhất là tàu cá vỏ thép.

- Quan tâm đến tình hình an ninh trên biển Đông để ngư dân yên tâm bám

biển khai thác và kết hợp bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc Việt Nam.

- Thực hiện tốt Luật Thủy sản năm 2017 và các văn bản hướng dẫn Luật,

nhất là các biện pháp nhằm thảo gỡ “thẻ vàng” của EC đối với thủy sản Việt

Nam; đồng thời thực hiện tốt truy suất nguồn gốc thủy sản khai thác để tạo thuận

lợi cho các doanh nghiệp nhập khẩu thủy sản vào các nước trong liên minh Châu

Âu và các nước có yêu cầu.

Page 7: BÁO CÁO -CP ngày 07/7/2014xml18.quangtri.gov.vn/xml_snnnt/VBDI/296.pdflượng, thu nhập đời sống ngư dân và tăng cường bảo vệ vững chắc chủ quyền biển

7

- Đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT cung cấp cho địa phương bản đồ

phân định ranh giới vùng biển Việt Nam và các nước để thông tin cho ngư dân

biết không vi phạm vùng biển nước ngoài khai thác thủy sản trái phép và giám

sát phát hiện xử lý kịp thời các tàu cá vi phạm. Đồng thời, có cơ sở khuyến

khích tàu thuyền tham gia khai thác trên các ngư trường có nguồn lợi cao, ngư

dân khai thác truyền thống lâu nay, tuy nhiên các ngư trường nay chưa phân

định rõ ràng.

- Đề nghị các Ngân hàng thương mại chủ động hơn trong công tác thu nợ

theo hợp đồng và phân bổ lịch trả nợ theo mùa vụ, ví dụ như trong mùa chính vụ

cơ cấu trả nợ cao hơn nhưng trong mùa phụ trả nợ giảm xuống để phù hợp với

tình hình sản xuất của ngư dân.

Vậy, Sở Nông nghiệp và PTNT kính báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT./.

Nơi nhận:

- Bộ Nông nghiệp và PTNT ( b/c);

- Tổng cục Thủy sản (b/c); - UBND tỉnh (để b/c);

- Chi cục Thuỷ sản;

- Lưu: VT.

KT. GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

Nguyễn Văn Huân

Page 8: BÁO CÁO -CP ngày 07/7/2014xml18.quangtri.gov.vn/xml_snnnt/VBDI/296.pdflượng, thu nhập đời sống ngư dân và tăng cường bảo vệ vững chắc chủ quyền biển