BẢN TÓM T ẮT THÔNG TIN Ô TH VI T NAM April 1,...

4
BN TÓM TT THÔNG TIN ĐÔ THVIT NAM April 1, 2012 Ngân Hàng Thế Gii ti Vit Nam - S01 Page 1 Tm quan trng ca đô thhóa Phát biu ti Hi nghĐô thquc gia Vit Nam vào tháng 11 năm 2009, Ông Nguyn Sinh Hùng, khi đó là Phó ThTướng Chính phcho biết, "Vit Nam schcó mt cơ hi duy nht để đô thhóa đúng đắn. Nếu tht bi trong đô thhóa, chúng ta cũng stht bi trong công nghip hóa và hin đại hóa." Như vy Vit Nam đã nhn mnh vai trò ca đô thhóa trong quá trình phát trin. Đô thhoá không đảm bo tăng trưởng kinh tế và hin đại hóa mà là mt phn không tách ri ca quá trình Vit Nam chuyn đổi tmt quc gia thu nhp thp sang có thu nhp trung bình và tiến xa hơn na và phthuc vào vic qun lý các quá trình chuyn đổi tmt nn kinh tế nng vnông thôn sang nn kinh tế đô th- quá trình chuyn đổi này hin đang din ra thun li. Không có quc gia nào có thtrthành nước thu nhp cao và tăng trưởng kinh tế mnh mà không có đô thhóa đi trước và hu như tt ccác nước đạt đô thhóa ít nht 50% trước khi đạt đến mc thu nhp trung bình. Vit Nam dkiến sđạt đến đim đó vào năm 2025. Vit Nam scn phi thn trng qun lý các vn đề đi kèm vi đô thhóa nhanh chóng. Có rt nhiu khnăng vtăng chi phí do ùn tc, bt bình đẳng gia các vùng, tăng đói nghèo thành th, ô nhim đô thvà tăng giá nhà đất. Mt snhng ri ro này đã biu hin và gia tăng nhanh chóng: tăng ùn tc giao thông, nước ngày càng ô nhim và giá đất đô thcao đã trthành nhng vn đề ni cm. Đồng thi, Vit Nam phi sn sàng để sdng đô thhóa như mt công cđể duy trì tăng trưởng kinh tế. Điu này có nghĩa là đảm bo khnăng cnh tranh kinh tế ca các vùng kinh tế trng đim, các thành phđảm bo tính bn vng vxã hi và môi trường sao cho mi người mong mun nơi hsng và làm vic phù hp vi các tng lp xã hi và tăng năng sut kinh tế thông qua vic áp dng các tiến bcông nghđang phát trin nhanh chóng và lc lượng lao động được đào to tt hơn, năng động hơn. Vit Nam đang đô thhoá như thế nào? Báo cáo Đánh giá Đô thhóa Vit Nam (tháng 11 năm 2011), mt báo cáo htrphân tích kthut được xut bn gn đây ca Ngân hàng Thế gii, đã nghiên cu câu hi này theo mt squan đim khác nhau và cung cp mt cái nhìn tng quan vquá trình đô thhóa đang din ra ti Vit Nam. Nhng đim ni bt dưới đây là kết quca nghiên cu Đánh giá đô thhoá Vit Nam này. Hai khu vc đô thchính Vit Nam có mt hthng phân loi đô thphc hp, tcác thành phđặc bit như thành phHChí Minh và Hà Ni, tiếp theo đó là tloi I đến loi IV. Ngoài hai thành phđặc bit, Vit Nam có ít nht hai thành phcó dân svượt quá 1 triu người (Cn Thơ và Hi Phòng) và mt sthành phloi va như Đà Nng vi dân skhong 700.000 người. Mc dù có sđa dng này, hu hết tăng trưởng kinh tế và dân sca Vit Nam chyếu tp trung hai hthng đô thlõi-ngoi vi độc lp là Thành phHChí Minh và Hà Ni. Ưu thế ca hai khu vc kinh tế chính Đông Nam B(thành phHChí Minh) và đồng bng sông Hng (Hà Ni), cùng vi khu vc kinh tế mi ni là đồng bng sông Cu Long được kvng scng cnn kinh tế Vit nam giai đon phát trin này. 20 40 60 80 % 1960 1970 1980 1990 2000 2010 year Vietnam South Korea China Indonesia India urbanization rate, % ln(50) ln(400) ln(3,000) ln(22,000) constant 2000 US$ 1960 1970 1980 1990 2000 2010 year Vietnam South Korea China Indonesia India ln(GDP per capita) Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized

Transcript of BẢN TÓM T ẮT THÔNG TIN Ô TH VI T NAM April 1,...

Page 1: BẢN TÓM T ẮT THÔNG TIN Ô TH VI T NAM April 1, 2012documents.worldbank.org/.../pdf/681340BRI0Viet00Box367907B00PUBLIC0.pdf · BẢN TÓM T ẮT THÔNG TIN ĐÔ TH Ị VI ỆT

BẢN TÓM TẮT THÔNG TIN ĐÔ THỊ VIỆT NAM April 1, 2012

Ngân Hàng Thế Giới tại Việt Nam - Số 01 Page 1

Tầm quan trọng của đô thị hóa Phát biểu tại Hội nghị Đô thị quốc gia Việt Nam vào tháng 11 năm 2009, Ông Nguyễn Sinh Hùng, khi đó là Phó Thủ Tướng Chính phủ cho biết, "Việt Nam sẽ chỉ có một cơ hội duy nhất để đô thị hóa đúng đắn. Nếu thất bại trong đô thị hóa, chúng ta cũng sẽ thất bại trong công nghiệp hóa và hiện đại hóa."

Như vậy Việt Nam đã nhấn mạnh vai trò của đô thị hóa trong quá trình phát triển. Đô thị hoá không đảm bảo tăng trưởng kinh tế và hiện đại hóa mà là một phần không tách rời của quá trình Việt Nam chuyển đổi từ một quốc gia thu nhập thấp sang có thu nhập trung bình và tiến xa hơn nữa và phụ thuộc vào việc quản lý các quá trình chuyển đổi từ một nền kinh tế nặng về nông thôn sang nền kinh tế đô thị - quá trình chuyển đổi này hiện đang diễn ra thuận lợi. Không có quốc gia nào có thể trở thành nước thu nhập cao và tăng trưởng kinh tế mạnh mà không có đô thị hóa đi trước và hầu như tất cả các nước đạt đô thị hóa ít nhất 50% trước khi đạt đến mức thu nhập trung bình. Việt Nam dự kiến sẽ đạt đến điểm đó vào năm 2025.

Việt Nam sẽ cần phải thận trọng quản lý các vấn đề đi kèm với đô thị hóa nhanh chóng. Có rất nhiều khả năng về tăng chi phí do ùn tắc, bất bình đẳng giữa các vùng, tăng đói nghèo thành thị, ô nhiễm đô thị và tăng giá nhà đất. Một số những rủi ro này đã biểu hiện và gia tăng nhanh chóng: tăng ùn tắc giao thông, nước ngày càng ô nhiễm và giá đất đô thị cao đã trở thành những vấn đề nổi cộm. Đồng thời, Việt Nam phải sẵn sàng để sử dụng đô thị hóa như một công cụ để duy trì tăng trưởng kinh tế. Điều này có nghĩa là đảm bảo khả năng cạnh tranh kinh tế của các vùng kinh tế trọng điểm, các thành phố đảm bảo tính bền vững về xã hội và môi trường sao cho mọi người mong muốn nơi họ sống và làm việc phù hợp với các tầng lớp xã hội và tăng năng suất kinh tế thông qua việc áp dụng các tiến bộ công nghệ đang phát triển nhanh chóng và lực lượng lao động được đào tạo tốt hơn, năng động hơn.

Việt Nam đang đô thị hoá như thế nào? Báo cáo Đánh giá Đô thị hóa ở Việt Nam (tháng 11 năm 2011), một báo cáo hỗ trợ phân tích kỹ thuật được xuất bản gần đây của Ngân hàng Thế giới, đã nghiên cứu câu hỏi này theo một số quan điểm khác nhau và cung cấp một cái nhìn tổng quan về quá trình đô thị hóa đang diễn ra tại Việt Nam. Những điểm nổi bật dưới đây là kết quả của nghiên cứu Đánh giá đô thị hoá ở Việt Nam này.

Hai khu vực đô thị chính Việt Nam có một hệ thống phân loại đô thị phức hợp, từ các thành phố đặc biệt như thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, tiếp theo đó là từ loại I đến loại IV. Ngoài hai thành phố đặc biệt, Việt Nam có ít nhất hai thành phố có dân số vượt quá 1 triệu người (Cần Thơ và Hải Phòng) và một số thành phố loại vừa như Đà Nẵng với dân số khoảng 700.000 người. Mặc dù có sự đa dạng này, hầu hết tăng trưởng kinh tế và dân số của Việt Nam chủ yếu tập trung ở hai hệ thống đô thị lõi-ngoại vi độc lập là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Ưu thế của hai khu vực kinh tế chính Đông Nam Bộ (thành phố Hồ Chí Minh) và đồng bằng sông Hồng (Hà Nội), cùng với khu vực kinh tế mới nổi là đồng bằng sông Cửu Long được kỳ vọng sẽ củng cố nền kinh tế Việt nam ở giai đoạn phát triển này.

2040

6080

%

1960 1970 1980 1990 2000 2010year

Vietnam South KoreaChina IndonesiaIndia

urbanization rate, %

ln(5

0)ln

(400

)ln

(3,0

00)

ln(2

2,00

0)co

nsta

nt 2

000

US

$

1960 1970 1980 1990 2000 2010year

Vietnam South KoreaChina IndonesiaIndia

ln(GDP per capita)

Pub

lic D

iscl

osur

e A

utho

rized

Pub

lic D

iscl

osur

e A

utho

rized

Pub

lic D

iscl

osur

e A

utho

rized

Pub

lic D

iscl

osur

e A

utho

rized

Pub

lic D

iscl

osur

e A

utho

rized

Pub

lic D

iscl

osur

e A

utho

rized

Pub

lic D

iscl

osur

e A

utho

rized

Pub

lic D

iscl

osur

e A

utho

rized

wb350881
Typewritten Text
68134
Page 2: BẢN TÓM T ẮT THÔNG TIN Ô TH VI T NAM April 1, 2012documents.worldbank.org/.../pdf/681340BRI0Viet00Box367907B00PUBLIC0.pdf · BẢN TÓM T ẮT THÔNG TIN ĐÔ TH Ị VI ỆT

BẢN TÓM TẮT THÔNG TIN ĐÔ THỊ VIỆT NAM April 1, 2012

Ngân Hàng Thế Giới tại Việt Nam - Số 01 Page 2

Tuy nhiên, các khu vực này hiện đang phát triển theo những cách khác nhau với bằng chứng là Hà Nội đang tiến nhanh hơn vào công nghiệp nặng và công nghệ cao, mặc dù thành phố Hồ Chí Minh và khu vực Đông Nam Bộ vẫn chiếm ưu thế về kinh tế và sản lượng sản xuất.

Tăng trưởng kinh tế và khả năng cạnh tranh của Việt Nam sẽ phụ thuộc phần lớn vào các khu vực này và duy trì đầu tư chiến lược ở các khu vực này là rất quan trọng cho phát triển kinh tế. Mặc dù có sự gia tăng của các trung tâm kinh tế đô thị quan trọng, nông nghiệp vẫn là nguồn sinh kế cho phần lớn dân số của Việt Nam và 93% trong số đó còn nghèo. Đối với các khu vực mà hiện tại không có tiềm năng kinh tế mạnh so với các thành phố lớn, nếu được đầu tư vào con người (giáo dục và y tế)

cũng như cơ sở hạ tầng và tiếp cận phổ cập với các dịch vụ cơ bản sẽ giúp tạo một môi trường và thị trường thuận lợi cho các doanh nghiệp và hộ gia đình lựa chọn địa điểm tốt nhất cho hoạt động kinh tế và tối đa hóa sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Kết nối đóng vai trò quan trọng Kết nối danh mục đầu tư đô thị nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp tục đầu tư vào phát triển các vùng tăng trưởng kinh tế của đất nước. Thành phố Hồ Chí Minh / khu vực Đông Nam Bộ cùng với khu vực đồng bằng sông Cửu Long chiếm 62% hoạt động công nghiệp của Việt Nam và Thành phố Hồ Chí Minh / khu vực Đông Nam Bộ chiếm 71% năng lực vận tải cảng biển của cả nước. Số lượng lớn nhân công và tốc độ tăng trưởng cao nhất từ 1999-2009 tập trung ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh và các khu vực ngoại ô lân cận trong phạm vi 70km từ trung tâm thành phố. Ngay ở giai đoạn đầu hoạt động sản xuất đô thị hóa đã không có giới hạn địa giới hành chính và trong nhiều trường hợp ở Việt Nam có hoạt động sản xuất trong vòng bán kính 50km của hai thành phố lớn. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng hậu cần sẽ rất quan trọng để phát triển các vùng kinh tế trọng điểm của đất nước. Một cuộc khảo sát vận tải đường bộ liên tỉnh thuộc nghiên cứu đánh giá đô thị hoá chỉ ra rằng chi phí vận chuyển cao nhất là ở hai khu vực kinh tế trọng điểm. Những người lái xe tải cho biết tình trạng đường bộ kém chất lượng và các khoản chi không chính thức là những cản trở lớn. Điều này cho thấy kết nối không chỉ được cải thiện thông qua hoàn thiện chiến lược về vận tải và hậu cần, mà còn có thể thông qua cải cách quản lý để tăng cường chất lượng dịch vụ vận tải đường bộ và dịch vụ hậu cần. Phân tích cho thấy chi phí vận chuyển hàng hóa ở khu vực kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội có thể giảm được 57% và 67% tương ứng bằng cách giảm những cản trở này.

Quy hoạch Tốt hơn có thể làm nên sự khác biệt Quy hoạch và quản lý đô thị tại Việt Nam, ngoài việc tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của thị trường đất đai và nhà ở, vẫn còn quá tập trung vào các nguyên tắc thiết kế đô thị tĩnh. Việc tuân thủ nghiêm ngặt quy hoạch tổng thể tĩnh kết hợp với hệ thống phân loại thành phố dẫn đến những thành phố thôn tính cả vùng nông thôn, cùng với mô hình cho thuê đất tạo nguồn tài chính đầu tư hạ tầng dẫn đến nhiều trường hợp đô thị mở rộng không kiểm soát và xuất hiện các đô thị mới, nơi có ít nhu cầu thị trường. Cải thiện quá trình lập quy hoạch thông qua

Phân bố dân cư đô thị

Tổng sản lượng GDP

Tổng sản lượng sản xuất

Tăng trưởng sản lượng sản xuất

Page 3: BẢN TÓM T ẮT THÔNG TIN Ô TH VI T NAM April 1, 2012documents.worldbank.org/.../pdf/681340BRI0Viet00Box367907B00PUBLIC0.pdf · BẢN TÓM T ẮT THÔNG TIN ĐÔ TH Ị VI ỆT

BẢN TÓM TẮT THÔNG TIN ĐÔ THỊ VIỆT NAM April 1, 2012

Ngân Hàng Thế Giới tại Việt Nam - Số 01 Page 3

phối hợp tốt hơn các chức năng về quy hoạch, chuyển từ quy hoạch hoạch tĩnh sang động và sử dụng các công cụ sắc bén hơn để theo dõi những thay đổi thực sự diễn ra trên thị trường nhà đất có thể cải thiện quá trình lập quy hoạch đáng kể và dẫn đến phân bổ sử dụng đất hiệu quả hơn. Các hình ảnh dưới đây chỉ ra vấn đề trong quá trình quy hoạch ở Việt Nam. Quy hoạch tổng thể mới được phê duyệt nhằm mục đích để giảm mật độ dân cư thành phố bằng cách đề xuất một hệ thống các thành phố vệ tinh cho dân số khoảng 6,5 triệu người trong tương lai. Việc này có thể sẽ dẫn đến việc đầu tư nhiều tỷ đô la vào các lĩnh vực hiện không có nhu cầu. Dưới đây là so sánh với thành phố Xê-un ở Hàn Quốc - một thành phố tốt, nhỏ gọn và hiệu quả với dân số hơn 10 triệu người.

Quy hoạch tổng thể mới so với đô thị nén

Lưu thông đô thị tốt, nhưng đang xấu đi

Các thành phố ở Việt Nam, bao gồm cả các thành phố lớn, có tính lưu thông tương đối tốt, một phần do ưu thế của xe máy được coi là phương tiện giao thông chủ yếu. Nhưng điều này đang thay đổi nhanh chóng. Thu nhập tăng đồng thời với việc sở hữu xe ô-tô tăng. Hệ thống mạng lưới đường bộ hiện nay tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đơn giản là sẽ không tương thích với nhu cầu về không gian đường bộ với sự thay đổi là xe ô tô cá nhân tham gia giao thông thay cho xe máy, thường là cho những đoạn đường ngắn. Do đó sẽ ưu tiên cho phát triển mạng lưới đường xá và hệ thống giao thông công cộng tương thích với mật độ dân số

đô thị đang tăng và xu hướng sử dụng đất (chẳng hạn như chính sách phát triển đa trung tâm đang nổi lên ở các thành phố lớn) và điều đó sẽ phản ánh nhu cầu của người dân về vị trí nhà ở và các cơ sở thương mại. Điều này đòi hỏi sẽ phải có một sự chuyển đổi trong việc phát triển và quy hoạch lồng ghép giữa sử dụng đất thực hiện song song với phát triển giao thông đô thị. Việc hạn chế tối đa quá trình chuyển đổi từ xe máy sang xe ô-tô trong khi các thành phố lớn của Việt Nam đang phát triển mạng lưới giao thông công cộng sẽ là một thách thức lớn và là ưu tiên để đảm bảo tính lưu thông lớn ở các thành phố của Việt Nam.

Thị trường đất đô thị và nhà ở

Thị trường đất đai ở Việt Nam phản ánh một số vấn đề sâu sắc hơn liên quan đến quản lý và quản trị đất đai. Về mặt tích cực, các thành phố lớn của Việt Nam đã đảm bảo được nguồn cung về nhà ở đa dạng để đáp ứng nhu cầu của các phân khúc thị trường khác nhau, thông qua các nhà thầu nhỏ xây dựng nhà phố, phát triển các khu vực ven đô thông qua việc mở rộng mạng lưới đường xá, cơ sở hạ tầng và tăng nguồn cung về nhà. Mặt khác, giá đất được đánh giá là cao về mọi tiêu chí, có lẽ một phần do hệ thống định giá đất hai cấp của Việt Nam và thiếu thông tin thị trường tốt. Tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có lẽ chỉ khoảng 5% dân số có đủ điều kiện chi trả giá nhà đất do các nhà phát triển chính thức định ra. Giám sát thị trường nhà đất là rất quan trọng vì đây là những yếu tố chính giúp nền kinh tế đô thị hoạt động hiệu quả và công bằng.

Page 4: BẢN TÓM T ẮT THÔNG TIN Ô TH VI T NAM April 1, 2012documents.worldbank.org/.../pdf/681340BRI0Viet00Box367907B00PUBLIC0.pdf · BẢN TÓM T ẮT THÔNG TIN ĐÔ TH Ị VI ỆT

BẢN TÓM TẮT THÔNG TIN ĐÔ THỊ VIỆT NAM April 1, 2012

Ngân Hàng Thế Giới tại Việt Nam - Số 01 Page 4

Dịch vụ đô thị cơ bản

Việt Nam đã làm được một công việc đáng kể là gần như đạt được mức độ bao phủ về tiếp cận điện (96% dân số có điện). Mức độ tiếp cận các dịch vụ quan trọng cơ bản khác như nước sạch và vệ sinh môi trường vẫn còn ở mức thấp hơn mặc dù đã được cải thiện đáng kể: tính đến năm 2007 có khoảng 70% các hộ gia đình thành thị có nước cấp. Nhưng ngược lại, mức độ thu gom và xử lý nước thải vẫn còn rất thấp. Và có vẻ như khả năng tiếp cận và chất lượng dịch vụ đô thị giảm theo quy mô của thành phố. Khi Việt Nam chuyển sang mức thu nhập cao hơn và đạt được tiếp cận phổ cập với các dịch vụ khác, mục tiêu tiếp theo sẽ tập trung vào chất lượng và tính bền vững của các dịch vụ đô thị. Mức phí cấp nước đô thị nói chung chỉ đủ cho chi phí vận hành và bảo dưỡng, và lượng nước thất thu (thất thoát) cao tới 40% tại các thành phố lớn. Một thách thức lớn cho chính quyền địa phương là tài chính cho các dịch vụ cơ sở hạ tầng. Khi chất lượng dịch vụ được cải thiện, mức thu phí sẽ cần phải tăng để bù đắp chi phí đầu tư cũng như chi phí cho vận hành và bảo dưỡng trong phạm vi có thể. Chính quyền địa phương có ít lựa chọn để nâng cao doanh thu từ nguồn tự có cho đầu tư và ngày càng phụ thuộc vào việc bán đất (hoặc cho thuê đất) chiếm một phần lớn ngân sách của địa phương (ví dụ như 20% ngân sách năm 2008 của thành phố Hồ Chí Minh). Duy trì đầu tư mạnh ở các thành phố sẽ phụ thuộc nhiều vào nguồn tài chính bền vững.

Lời Cuối Việt Nam được công nhận là một nước phát triển thành công. Kể từ năm 1986 bắt đầu thời kỳ cải cách Đổi mới, Việt Nam đã nhanh chóng phát triển từ một trong những nước nghèo nhất trên thế giới trở thành một quốc gia mới đạt mức thu nhập trung bình. Trong khoảng 25 năm, tổng thu nhập quốc dân trên đầu người đã tăng từ ít hơn 100 US$ đến hơn 1.000 US$, mức sống đã tăng gấp ba lần và số người nghèo đã giảm 80%. Báo cáo Chiến lược Đối tác Quốc gia của Ngân hàng Thế giới với Việt Nam khuyến nghị là triển vọng phát triển dài hạn của quốc gia là đúng hướng, nhưng tính bền vững của tăng trưởng sẽ đòi hỏi phải có sự thay đổi từ việc dựa trên chi phí lao động thấp và khai thác tài nguyên thiên nhiên chuyển sang tập trung nhiều hơn vào tăng năng suất sản lượng và tiến bộ công nghệ trong khi vẫn đảm bảo phát triển kinh tế vĩ mô một cách bền vững. Sự thay đổi này sẽ xảy ra song song với quá trình đô thị hóa.

Ngân hàng Thế giới ủng hộ mạnh mẽ quá trình phát triển đô thị ở Việt Nam. Cùng với quá trình Việt Nam đô thị hóa và phát triển, chương trình hỗ trợ phát triển đô thị của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam sẽ đóng một vai trò ngày càng quan trọng hơn. Chương trình hỗ trợ sẽ tập trung nhiều hơn vào lĩnh vực nâng cao kiến thức để hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách. Một trong những mục tiêu chính của Báo cáo Đánh giá Đô thị hoá là để xác định những thách thức và các lựa chọn cho một quá trình chuyển đổi đô thị hóa thuận lợi. Nếu quý vị quan tâm muốn đọc báo cáo Đánh giá Đô thị hoá ở Việt Nam, xin vui lòng truy cập trang web của Ngân hàng Thế giới tại: http://www.worldbank.org/vi/country/vietnam

Về bản Tóm tắt thông tin Đô thị Việt Nam Đây là bản tin tóm tắt về đô thị Việt Nam đầu tiên được công bố. Bản tóm tắt này sẽ phát hành thường xuyên hàng tháng điểm tin về các hoạt động, chính sách và phân tích nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến đô thị tại Việt Nam. Những phát hiện, quan điểm, giải thích và kết luận thể hiện ở đây không nhất thiết phản ánh quan điểm của Hội đồng quản trị Ngân hàng Thế giới hoặc các chính phủ mà Ngân hàng Thế giới đại diện.

Tiêu điểm Phê duyệt Dự án Nâng cấp Đô thị Đồng bằng Sông Cửu Long: Ngày 22 tháng 3, Hội đồng quản trị Ngân hàng Thế giới đã phê duyệt một khoản tín dụng trị giá tương đương 292 triệu USD tài trợ cho Dự án Nâng cấp đô thị Đồng bằng Sông Cửu Long. Dự án nhằm cải thiện điều kiện sống và cơ sở hạ tầng đô thị ở sáu thành phố trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam.