BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn tin thy sn 11-1-2018.pdf · 3 Nỗi đau nơi cửa...

39
BẢN TIN THỦY SẢN (Thứ Năm, ngày 11 tháng 1 năm 2018) VẤN ĐỀ TRỌNG TÂM, NỔI CỘM, BỨC XÚC ...................................................................... 2 Phó tổng thống Indonesia muốn dừng đánh chìm tàu cá .......................................................... 2 Bình Định: Công ty đóng tàu vỏ thép 'dỏm' đưa ra mức đền bù nhỏ giọt ................................ 2 Vụ tám ngư dân Thanh Hóa mất tích: Đớn đau chưa từng có! ................................................. 2 Phú Yên: Một ngư dân rơi xuống biển, mất tích ...................................................................... 4 Ngành tôm ĐBSCL: Còn nhiều “lỗ hổng” cần phải lấp ........................................................... 5 CHÍNH SÁCH - QUẢN LÝ......................................................................................................... 7 Phú Yên đầu tư hơn 2.100 tỷ đồng phát triển ngành thủy sản .................................................. 7 Thanh Hóa: Cấp bách khắc phục “thẻ vàng” IUU .................................................................... 8 Quảng Trị sẽ hoàn thành bồi thường sự cố môi trường biển trong tháng 1/2018 .................. 10 NUÔI TRỒNG THỦY SẢN ...................................................................................................... 11 'Nâng chất' chọn tạo tôm giống ............................................................................................... 11 Vấn đề lớn nhất là nguồn tôm giống!...................................................................................... 14 Hòa Bình: Cá lồng đặc sản sông Đà, xuân nào bán cũng chạy............................................... 14 Chống rét cho cá khi qua đông................................................................................................ 16 Khánh Hòa: 15 năm kinh nghiệm nuôi cá mú nghệ, thu trên dưới 4 tỷ đồng/năm ................ 18 KHAI THÁC THỦY SẢN ......................................................................................................... 21 Trở lại bãi ngang sau mùa 'biển chết': Kỳ 2: Làng biển hồi sinh ............................................ 21 Trở lại bãi ngang sau mùa “biển chết” Kỳ 3: Tỷ phú min chân sóng ................................... 25 Dốc sức cùng ngư dân vươn khơi ........................................................................................... 28 CỨU HỘ - CỨU NẠN ................................................................................................................ 30 Cấp cứu kịp thời ngư dân trên biển bằng ngân hàng máu sống .............................................. 30 Đồn biên phòng Cát Hải cứu 9 ngư dân bị đắm tàu ................................................................ 31 THỊ TRƯỜNG ............................................................................................................................ 32 Hà Tĩnh: Đổ xô đến xem cá tra dầu "khủng" 156 kg giá trăm triệu của nhà hàng ................. 32 Nghịch lý: Cua Hoàng đế ở nước ngoài bán chân càng, về Việt Nam bán cả con ................. 32 CHẾ BIẾN................................................................................................................................... 36 Đặc sản khô cá tất bật vào mùa tết .......................................................................................... 36 NHÌN RA THẾ GIỚI ................................................................................................................. 38 Gần 100 xác cá heo xám dạt vào bờ biển Brazil ..................................................................... 38 Các đại dương ấm lên có thể tác động nghiêm trọng đến nguồn cá ....................................... 38

Transcript of BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn tin thy sn 11-1-2018.pdf · 3 Nỗi đau nơi cửa...

Page 1: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn tin thy sn 11-1-2018.pdf · 3 Nỗi đau nơi cửa biển Lạch Bạng khi hàng trăm người theo dõi lễ chiêu hồn tiếc

BẢN TIN THỦY SẢN

(Thứ Năm, ngày 11 tháng 1 năm 2018)

VẤN ĐỀ TRỌNG TÂM, NỔI CỘM, BỨC XÚC ...................................................................... 2

Phó tổng thống Indonesia muốn dừng đánh chìm tàu cá .......................................................... 2

Bình Định: Công ty đóng tàu vỏ thép 'dỏm' đưa ra mức đền bù nhỏ giọt ................................ 2

Vụ tám ngư dân Thanh Hóa mất tích: Đớn đau chưa từng có! ................................................. 2

Phú Yên: Một ngư dân rơi xuống biển, mất tích ...................................................................... 4

Ngành tôm ĐBSCL: Còn nhiều “lỗ hổng” cần phải lấp ........................................................... 5

CHÍNH SÁCH - QUẢN LÝ ......................................................................................................... 7

Phú Yên đầu tư hơn 2.100 tỷ đồng phát triển ngành thủy sản .................................................. 7

Thanh Hóa: Cấp bách khắc phục “thẻ vàng” IUU .................................................................... 8

Quảng Trị sẽ hoàn thành bồi thường sự cố môi trường biển trong tháng 1/2018 .................. 10

NUÔI TRỒNG THỦY SẢN ...................................................................................................... 11

'Nâng chất' chọn tạo tôm giống ............................................................................................... 11

Vấn đề lớn nhất là nguồn tôm giống! ...................................................................................... 14

Hòa Bình: Cá lồng đặc sản sông Đà, xuân nào bán cũng chạy ............................................... 14

Chống rét cho cá khi qua đông ................................................................................................ 16

Khánh Hòa: 15 năm kinh nghiệm nuôi cá mú nghệ, thu trên dưới 4 tỷ đồng/năm ................ 18

KHAI THÁC THỦY SẢN ......................................................................................................... 21

Trở lại bãi ngang sau mùa 'biển chết': Kỳ 2: Làng biển hồi sinh ............................................ 21

Trở lại bãi ngang sau mùa “biển chết” Kỳ 3: Tỷ phú miền chân sóng ................................... 25

Dốc sức cùng ngư dân vươn khơi ........................................................................................... 28

CỨU HỘ - CỨU NẠN ................................................................................................................ 30

Cấp cứu kịp thời ngư dân trên biển bằng ngân hàng máu sống .............................................. 30

Đồn biên phòng Cát Hải cứu 9 ngư dân bị đắm tàu ................................................................ 31

THỊ TRƯỜNG ............................................................................................................................ 32

Hà Tĩnh: Đổ xô đến xem cá tra dầu "khủng" 156 kg giá trăm triệu của nhà hàng ................. 32

Nghịch lý: Cua Hoàng đế ở nước ngoài bán chân càng, về Việt Nam bán cả con ................. 32

CHẾ BIẾN ................................................................................................................................... 36

Đặc sản khô cá tất bật vào mùa tết .......................................................................................... 36

NHÌN RA THẾ GIỚI ................................................................................................................. 38

Gần 100 xác cá heo xám dạt vào bờ biển Brazil ..................................................................... 38

Các đại dương ấm lên có thể tác động nghiêm trọng đến nguồn cá ....................................... 38

Page 2: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn tin thy sn 11-1-2018.pdf · 3 Nỗi đau nơi cửa biển Lạch Bạng khi hàng trăm người theo dõi lễ chiêu hồn tiếc

2

VẤN ĐỀ TRỌNG TÂM, NỔI CỘM, BỨC XÚC

Phó tổng thống Indonesia muốn dừng đánh chìm tàu cá Từ năm 2014, Indonesia đã đánh chìm hàng trăm tàu cá của VN, Trung Quốc, Philippines..., gây nhiều quan

ngại cho các nước láng giềng. Ngày 10.1, Reuters dẫn lời Phó tổng thống Indonesia Jusuf Kalla kêu gọi Bộ trưởng Ngư nghiệp Susi Pudjiastuti ngừng chính sách dùng chất nổ để đánh chìm tàu cá nước ngoài bị bắt vì cáo buộc hoạt động trái phép trong vùng biển nước này. “Điều này gây quan ngại về quan hệ của chúng ta với các nước”, ông nói. Tương tự, Phòng Thương mại Indonesia cho rằng hành động cứng rắn nói trên cộng thêm tình trạng thiếu những chính sách mang tính xây dựng đã ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Từ năm 2014, Indonesia đã đánh chìm hàng trăm tàu cá của VN, Trung Quốc, Philippines..., gây nhiều quan ngại cho các nước láng giềng.

Đáp lại, Bộ trưởng Susi Pudjiastuti hôm qua tuyên bố bà “chỉ làm theo luật”. (Thanh Niên 11/1, H.G) đầu trang

Bình Định: Công ty đóng tàu vỏ thép 'dỏm' đưa ra mức đền bù nhỏ giọt Sở NN-PTNT tỉnh Bình Định cho biết trong buổi thảo luận vào chiều 9.1về việc bồi thường cho tàu cá vỏ thép

được đóng mới theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP bị hư hỏng phải nằm bờ sửa chữa, Công ty TNHH Đại

Nguyên Dương (Nam Định) và đại diện 5 chủ tàu vỏ thép ở Bình Định vẫn chưa đi đến thống nhất.

Đại diện Công ty Đại Nguyên Dương cho rằng các khoản mà ngư dân thống kê là “hơi quá” và chỉ đồng ý hỗ

trợ các khoản như: chi phí neo đậu (5 triệu đồng/tàu), chi phí đi lại sửa chữa (5 triệu đồng/tàu), phí thuê thuyền

viên (36 triệu đồng/tàu), phí thiết kế (25 triệu đồng/tàu), hỗ trợ 2 tháng lãi suất ngân hàng trong thời gian tàu

nằm bờ khắc phục (ngư dân đề nghị hỗ trợ 4 tháng).

Mức hỗ trợ mà Công ty Đại Nguyên Dương đưa ra quá thấp so với mức mà ngư dân đã kê khai nên không được

các chủ tàu và cơ quan chức năng đồng tình. Kết thúc buổi thảo luận, đại diện Công ty Đại Nguyên Dương xin được xem xét các khoản chi phí đền bù, hỗ trợ còn lại mà ngư dân đã yêu cầu và hẹn đến ngày 12.1 sẽ có câu trả lời chính thức về vấn đề này với Sở NN-PTNT tỉnh Bình Định.

Như Thanh Niên đã thông tin, ngày 5.12, Sở NN-PTNT tỉnh Bình Định đã có văn bản yêu cầu Công ty TNHH Đại Nguyên Dương đền bù và hỗ trợ cho 5 chủ tàu vỏ thép bị hư hỏng với tổng số tiền gần 9,1 tỉ đồng. (Thanh Niên

11/1, Hoàng Trọng) đầu trang

Vụ tám ngư dân Thanh Hóa mất tích: Đớn đau chưa từng có!

Nỗi đau, nước mắt và khăn tang phủ khắp dọc bờ biển Hải Thanh, Tĩnh Gia (Thanh Hóa) khi tám ngư dân mất tích trên biển suốt hai ngày qua được nhận định không còn cơ hội trở về.

Hai ngày qua hàng trăm người dân xã Hải Thanh nỗi hồi hộp, căng thẳng lớn khi 8 ngư dân mất tích vẫn chưa trở về. Những đôi mắt người vợ mòn mỏi ngóng chồng con nhìn về phía biển mong chờ điều kỳ diệu xảy đến nhưng càng đợi họ càng trở nên mong manh vô, vọng trước biển cả mênh mông.

Page 3: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn tin thy sn 11-1-2018.pdf · 3 Nỗi đau nơi cửa biển Lạch Bạng khi hàng trăm người theo dõi lễ chiêu hồn tiếc

3

Nỗi đau nơi cửa biển Lạch Bạng khi hàng trăm người theo dõi lễ chiêu hồn tiếc thương cho những phận

người vẫn còn ở lại với biển khơi.

Họ là những người thân của 8 ngư dân mất tích trên biển trong vụ việc 3 tàu cá ở xã Hải Thanh (huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa) bị chìm hôm 9-1 ở gần bờ biển Tĩnh Gia.

Khăn tang phủ khắp nơi cửa biển

Bất kể ai, những ngày này đến với xã Hải Thanh nơi 8 ngư dân mất tích trên biển đã không thể kìm nén được nỗi đau khi tám người mất tích vẫn chưa trở về. Những người dân nơi đây cho biết kinh nghiệm của người dân đi biển thì việc 8 ngư dân có thể đã chết, vì vậy gia đình các nạn nhân đã ngừng tìm kiếm mà tổ chức lễ chiêu hồn cho các nạn nhân đồng thời phát tang theo phong tục của người dân địa phương.

Chiều nay (10-1), hàng trăm người dân địa phương cùng người thân trong gia đình có người mất tích trên biển đã đến khu vực Đền Lạch Bạng để làm lễ chiêu hồn. Những di ảnh của ngư dân được làm vội mang ra đền hướng về phía biển để chiêu hồn cũng là lúc những người thân òa khóc khi mất đi người chồng, người cha, người con vĩnh viễn nằm lai với biển khơi.

Chị Hải, một người dân cho biết, chưa bao giờ người dân nơi đây phải đón nhận hung tin đớn đau đến thế, bởi vì suốt hơn 20 năm qua nơi đây chưa khi nào có nhiều ngư dân chết đến thế, dẫu biết rằng nghề “sinh ra ở biển khơi thì về với biển khơi”.

Qua những góc xóm quanh cờ phủ trắng khăn tang, chúng tôi tìm đến ngôi nhà của anh Lê Văn Thực (chủ tàu, cùng bị mất tích cùng với những ngư dân khác). Vợ anh Thục khuôn mặt rạm nắng gió biển khơi, chị nấc nghẹn, hụt hơi, nước mắt ngấn dài trên mặt chị, chị cũng không còn đủ sức để đến dự lễ chiêu hồn cho chồng chị mà chỉ có người con trai là Lê Văn Thiện cùng đi chung chuyến tàu với bố may mắm thoát chết chưa kịp hoàn hồn để ra dự lễ chiêu hồn bố trở về.

Giây phút kinh hoàng

Ngư dân Nguyễn Văn Mạnh, người may mắn thoát chết, khuôn mặt vẫn lộ rõ sự sợ hãi kể lại con tàu của anh cùng với hai con tàu còn lại bị sóng dữ nhấn chìm. Tàu của Mạnh có công suất 90 CV, trên tàu có 5 người ra khơi được 10 ngày.

Page 4: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn tin thy sn 11-1-2018.pdf · 3 Nỗi đau nơi cửa biển Lạch Bạng khi hàng trăm người theo dõi lễ chiêu hồn tiếc

4

Đến khoảng 18 giờ tối 8-1 trong lúc tàu đang chuẩn bị lên đèn thả câu thì bất ngờ có một cơn cao như tòa nhà 4 tầng bất ngờ đổ sập vào tàu của anh khiến tàu lật úp. Lúc này trên tàu có 5 người thì mỗi người bị văng ra mỗi nơi.

“Khi cơn sóng đi qua tôi ngoi lên mặt nước biển rồi túm được khúc luồng. Tại thời điểm tôi quan sát những ngư dân đi cùng thì chỉ thấy mỗi anh Phùng rồi tiếp tục chờ đợi nhưng không thấy ba ngư dân còn lại, lúc này tôi nói Phùng ngồi lên tấm ván tàu bị vỡ rồi hai anh em dìu nhau suốt 3 tiếng đồng hồ lênh đênh trên biển.

Ngư dân Nguyễn Văn Mạnh may mắn thoát chết kết lại giây phút giành giật giữa sự sống và cái chết.

Lúc này có tàu đến ứng cứu, tôi phải bơi ra gọi tàu và để anh Phùng ngồi lại trên tấm gỗ. Khi tôi lên được tàu của anh Hồ Quang Dũng, quay ra tìm anh Phùng thì anh ấy bị sóng đánh trôi đi đâu mất, khoảng hơn 1 tiếng sau anh Phùng cũng được một tàu khác cứu được. Tuy nhiên đến nay ba ngư dân còn lại trên tàu vẫn mất tích”, anh kể lại giây phút thoát chết kinh hoàng.

Trước đó, đài thông tin duyên hải tỉnh Thanh Hóa thông tin ba tàu cá tại xã Hải Thanh bị sóng dữ đánh chìm trên biển cách Thanh Hóa khoảng 6 hải lý vào sáng 9-1. Các tàu cá bị chìm là tàu của anh Lê Văn Thiện, Nguyễn Văn Luân, Nguyễn Văn Mạnh đều ngụ ở xã Hải Thanh.

Trên ba tàu có 18 người và đến chiều 9-1, lực lượng chức năng đã cứu được 10 thuyền viên, trong đó có nhiều người sưc khỏe bị giảm sút do lênh đênh trên biển nhiều giờ cộng với các giá lạnh 10 độ C. 8 gười mất tích là Lê Văn Sơn (50 tuổi), Hoàng Văn Khâm (hơn 40 tuổi), Trần Văn Điệp (40 tuổi), Nguyễn Văn Nguyên (62 tuổi), Lê Văn Thực (53 tuổi), Bùi Văn Thắng (37 tuổi), Trần Văn Từ (51 tuổi), Lê Văn Đạt (21 tuổi).

Rời Hải Thanh chúng tôi hy vọng điều kỳ diệu sẽ đến với họ để những người thân gia đình

không mất đi một người cha, người anh trụ cột gia đình, để những người phụ nữ họ không trở

thành thiếu phụ. (Pháp Luật TP.HCM 11/1, Đặng Trung) đầu trang

Phú Yên: Một ngư dân rơi xuống biển, mất tích Đang hành nghề ở gần khu vực quần đảo Trường Sa, thuyền viên Ngô Tấn Quốc (trú khu phố 4, phường Phú Đông, TP Tuy Hòa, Phú Yên) bất ngờ rơi xuống biển, mất tích.

Mặc dù các ngư dân trên tàu cố gắng tìm kiếm nhưng đến 9h ngày 10.1 vẫn chưa tìm thấy nạn nhân. Theo Trạm Biên phòng Đà Rằng thuộc Đồn Biên phòng thành phố Tuy Hòa (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Phú Yên), sáng sớm ngày 9.1,

Page 5: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn tin thy sn 11-1-2018.pdf · 3 Nỗi đau nơi cửa biển Lạch Bạng khi hàng trăm người theo dõi lễ chiêu hồn tiếc

5

trong lúc hành nghề, ngư dân Ngô Tân Quốc làm việc trên tàu PY 90468 TS bị rơi xuống biển mất tích từ sau khi xuống thúng câu cá. Trước đó, tàu PY 90468 TS đã tổ chức tìm kiếm nhưng không thấy. Hiện tàu đang ở vị trí có tọa độ 14°10'00N 116°20'00E. Tàu cũng phát tín hiệu yêu cầu được hỗ trợ tìm kiếm ngư dân mất tích. Nhận được tin báo, Hệ thống Thông tin Duyên hải Việt Nam đã chuyển tiếp tới các cơ quan liên quan và triển khai phát thông báo tới các tàu hoạt động gần khu vực nói trên biết và trợ giúp người mất tích. Hiện Hệ thống thông tin duyên hải tiếp tục theo dõi, và phối hợp với Trạm Biên phòng Đà Rằng

thuộc Đồn Biên phòng thành phố Tuy Hòa (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Phú Yên) hỗ

trợ tìm kiếm người bị nạn. (Lao Động 10/1, Văn Định) đầu trang

Ngành tôm ĐBSCL: Còn nhiều “lỗ hổng” cần phải lấp

Để đưa con tôm tiến bước đạt 10 tỷ USD vào năm 2025, Thủ tướng cho rằng, ngành tôm ĐBSCL còn nhiều lỗ hổng cần phải lấp. Sau chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại “Hội nghị phát triển ngành tôm” được tổ chức tại Cà Mau trong năm ngoái, các địa phương vùng nguyên liệu tôm Bán đảo Cà Mau đã nhanh chóng lên kế hoạch tập trung phát triển để đưa con tôm tiến bước đạt 10 tỷ USD vào năm 2025.

Để ngành tôm phát triển như kỳ vọng của Thủ tướng vẫn còn đó nhiều khó khăn cần được

khắc phục

Qua gần một năm thực hiện, việc phát triển ngành tôm đã có bước tiến mới. Tuy nhiên, để đạt được kỳ vọng như lời Thủ tướng thì còn rất nhiều lỗ hổng cần phải lấp.

Bạc Liêu có diện tích nuôi nuôi tôm khoảng 127.000 ha, với khoảng 16.000 ha nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh, còn lại là các hình thức nuôi tôm quảng canh và tôm – lúa. Với lợi thế này, Bạc Liêu xác định con tôm là sản phẩm chủ lực trong phát triển kinh tế địa phương.

Năm 2017, được xem là một năm thành công của con tôm tỉnh này, với tổng sản lượng tôm đạt hơn 129.000 tấn, vượt kế hoach đặt ra và tăng 5,6% so với năm 2016.

Đặc biệt, tháng 5/2017, Bạc Liêu đã được Thủ tướng chính phủ đồng ý cho thành lập “Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu”. Đến nay, tỉnh này đã hoàn thành quy hoạch dự án này, với diện tích hơn 400 ha.

Page 6: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn tin thy sn 11-1-2018.pdf · 3 Nỗi đau nơi cửa biển Lạch Bạng khi hàng trăm người theo dõi lễ chiêu hồn tiếc

6

Hiện đã tiến hành giao cho Tập đoàn Việt- Úc khoảng 300 ha, còn lại hơn 100 ha vùng lõi khu công nghệ cao, tỉnh đã chấp thuận cho 6 doanh nghiệp hàng đầu về ngành tôm vào đầu tư.

Nỗ lực của Bạc Liêu đã thấy rõ, tuy nhiên, theo ý kiến nhiều chuyên gia, người dân địa phương, để đạt được thành quả lớn hơn cho con tôm trong thời gian tới, còn rất nhiều vấn đề cần giải quyết.

Ông Võ Hồng Ngoãn (người mệnh danh vua tôm Bạc Liêu) cho biết: Khó khăn lớn nhất của người nuôi tôm hiện nay là dịch bệnh. Trong đó, vấn đề chất lượng tôm giống và thuốc thú y thủy sản phục vụ cho phòng chống dịch bệnh giữ tầm quan trọng hàng đầu nhưng vẫn còn bỏ ngỏ.

Nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu thủy sản đang gặp khó khăn do thiếu vốn

Còn tại Cà Mau, tình hình phát triển ngành tôm năm vừa qua cũng đã có bước tiến mới. Sản lượng tôm nuôi đạt 159.000 tấn, tăng gần 10 % so với năm 2016.

Đặc biệt, mô hình nuôi tôm siêu thâm canh mới phát triển thời gian gần đây trên địa bàn tỉnh này đang hứa hẹn tạo đột phá trong tương lai. Hiện mô hình này đã được nhân rộng ra hơn 400 ha, với năng suất bình quân trên 22 tấn/vụ/ha góp phần lớn sản lượng tôm chung của tỉnh.

Chính những kết quả khả thi trong phát triển nuôi tôm năm qua đã giúp địa phương này từng bước tháo gỡ khó khăn trong vấn đề thiếu tôm nhiên liệu cho xuất khẩu.

Hội chế biến Xuất nhập khẩu thủy sản Cà Mau (Casep) cho biết: Vào giai đoạn đầu năm 2017, hầu hết hơn 30 nhà máy chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh đều thiếu tôm nguyên liệu sản xuất. Tuy nhiên, đến giai đoạn chính vụ xuất khẩu trong quý 3 và quý 4, nguồn nguyên liệu cơ bản đã đáp ứng đủ, giúp kim ngạch xuất khẩu tôm của tỉnh cán mốc hơn 1 tỷ USD trong năm qua.

Tuy nhiên, hiện nay đa số doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Cà Mau đang gặp khó khăn do nguồn vốn hạn chế. Ông Phan Thanh Sang, Trưởng Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu, Sở Công Thương Cà Mau cho biết, năm 2017, xuất khẩu tôm của tỉnh khả quan hơn, có nhiều tín hiệu tốt tại các thị trường như: Mỹ, Châu Âu, Hàn Quốc... Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu tôm của Cà Mau đang gặp một khó khăn rất cơ bản là không đủ nguồn lực tài chính để đảm bảo ký kết các hợp đồng với các đối tác.

Trong vùng Bán đảo Cà Mau nói riêng và cả nước nói chung, Cà Mau được xem là tỉnh có lợi thế hàng đầu về phát triển ngành tôm, với diện tích hơn 270.000 ha. Trong năm qua, địa phương này cũng đã hoàn thành Đề án "Nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả và phát triển bền vững nghề nuôi tôm giai đoạn từ 2017 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.

Cụ thể, địa phương này đặt mục tiêu đến năm 2020 phấn đấu đưa sản lượng tôm đạt 280.000 tấn và đến năm 2030 đạt 415.000 tấn. Giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 3 tỷ USD vào năm 2030.

Page 7: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn tin thy sn 11-1-2018.pdf · 3 Nỗi đau nơi cửa biển Lạch Bạng khi hàng trăm người theo dõi lễ chiêu hồn tiếc

7

Tuy nhiên, theo phân tích của ông Lê Văn Sử, Phó chủ tịch UBND tỉnh, bên cạnh những thuận lợi cơ bản về điều kiện tự nhiên, để phát triển ngành tôm như kế hoạch vẫn còn nhiều thách thức. Trong đó, vấn đề nan giải nhất cho phát triển nuôi tôm chính là hệ thống thủy lợi chưa hoàn thiện.

Thủy lợi phục vụ cho nuôi tôm chưa đáp ứng yêu cầu thực tế

Theo ông Sử, bắt đầu từ khi địa phương thực hiện chuyển đổi nuôi tôm vào năm 2000, Cà Mau đã quy hoạch hệ thống thủy lợi thành 23 tiểu vùng. Đến nay, mới thực hiện đầu tư cho 7 tiểu vùng.

Trong đó, ông Sử cho hay, chỉ có 1 tiểu vùng cơ bản khép kín được nhưng thủy lợi nội đồng vẫn chưa đáp ứng được hết nhu cầu sản xuất của người dân. Kế hoạch vốn trung hạn đến năm 2020, tỉnh Cà Mau cũng chỉ có thể đầu tư hoàn thiện tương đối thêm 2 tiểu vùng khác. Trong khi, sự sống còn của nghề nuôi tôm chính là nguồn nước nhưng vì hệ thống thủy lợi chưa hoàn chỉnh nên tạo sự thách thức rất lớn.

Sau chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các tỉnh vùng Bán đảo Cà Mau đã nỗ lực để đưa ngành tôm phát triển. Tuy nhiên, để đưa con tôm tiến bước đạt giá trị 10 tỷ USD vào năm 2025 như kỳ vọng thì vẫn còn đó nhiều bài toán phải giải.

Các tỉnh vùng Bán đảo Cà Mau nói chung và các tỉnh thành có lợi thế phát triển nuôi tôm nước lợ nói riêng cần tập trung

đồng thời nhiều giải pháp, nỗ lực hơn nữa mới có thể thành công. (Đài Tiếng Nói Việt Nam 10/1, Trần Hiếu) đầu

trang

CHÍNH SÁCH - QUẢN LÝ

Phú Yên đầu tư hơn 2.100 tỷ đồng phát triển ngành thủy sản

Tỉnh Phú Yên vừa phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 với tổng số vốn 2.118 tỷ đồng.

Theo đó, từ nay đến năm 2020, tỉnh ưu tiên đầu tư 1.458 tỷ đồng để thực hiện 13 dự án quan trọng, thúc đẩy ngành thủy sản phát triển bền vững, như: Xây dựng các nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh công suất 3.500 tấn/năm, nhà máy chế biến thức ăn công nghiệp cho tôm hùm, công suất 1.000 tấn/năm; xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nuôi thủy sản Long Thạnh, nâng cấp hạ tầng khu sản xuất giống Hòa An tại thị xã Sông Cầu; xây dựng cảng cá chuyên dụng, chợ đấu giá cá ngừ và nhà máy thu mua, chế biến, xuất khẩu cá ngừ đại dương (công suất 1.800 tấn/năm) tại khu vực Ðông Tác, TP Tuy Hòa. (Nhân Dân 11/1) đầu trang

Page 8: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn tin thy sn 11-1-2018.pdf · 3 Nỗi đau nơi cửa biển Lạch Bạng khi hàng trăm người theo dõi lễ chiêu hồn tiếc

8

Thanh Hóa: Cấp bách khắc phục “thẻ vàng” IUU

Thanh Hóa đang khẩn trương triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để khắc phục

cảnh báo của Ủy ban châu Âu về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và

không theo quy định (IUU).

Cấp bách khắc phục thẻ vàng IUU đối với khai thác hải sản. Ảnh minh hoạ: TTXVN

Trước quyết định "rút thẻ vàng" của Liên minh Châu Âu (EU) đối với ngành thủy sản

Việt Nam, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa đang khẩn trương triển

khai một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để khắc phục "thẻ vàng" IUU.

Theo đó, để ngăn chặn tối đa tình trạng tàu cá khai thác bất hợp pháp, xâm lấn vùng

biển nước ngoài, tỉnh Thanh Hóa tập trung công tác tuyên truyền, phổ biến các quy

định của Nhà nước như: Chỉ thị số 3727 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

về việc tăng cường công tác quản lý khai thác thủy sản, đảm bảo an toàn cho người

và phương tiện hoạt động; Chỉ thị số 45 của Thủ tướng Chính phủ về khắc phục cảnh

báo của Ủy ban Châu Âu về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và

không theo quy định...

Đáng lưu ý, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Thanh Hóa có nhiệm vụ

hướng dẫn các Ban quản lý cảng cá về thu nhật ký khai thác, báo cáo khai thác thủy

sản, xác nhận nguồn nguyên liệu thủy sản khai thác và cập nhật cơ sở dữ liệu nghề cá

tại cảng.

Ngoài ra, lực lượng thanh tra có nhiệm vụ phối hợp với các bên liên quan tăng cường

hoạt động tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và thanh tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm

Page 9: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn tin thy sn 11-1-2018.pdf · 3 Nỗi đau nơi cửa biển Lạch Bạng khi hàng trăm người theo dõi lễ chiêu hồn tiếc

9

khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định tại Nghị định

xử phạt vi phạm hành chính về thủy sản. Đồng thời, xử lý ở mức cao nhất đối với chủ

tàu, thuyền trưởng với hành vi đưa tàu cá đi khai thác trái phép ở vùng biển thuộc

quốc gia hoặc vùng lãnh thổ khác, trong đó tước quyền sử dụng giấy phép khai thác

thủy sản vĩnh viễn.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa cũng yêu cầu chủ tàu, thuyền

trưởng ghi nhật ký khai thác, báo cáo khai thác thủy sản cũng như lắp đặt, vận hành

thiết bị giám sát hành trình theo quy định, bật thiết bị 24/24 giờ và kết nối với trạm bờ

của Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Thanh Hóa.

Bên cạnh đó, triển khai hệ thống cơ sở dữ liệu nghề các theo hướng tích hợp các thông tin về

tàu thuyền, hoạt động khai thác, lao động, đăng ký, cấp phép tàu cá tại địa phương.

Ông Nguyễn Đức Cường, Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Thanh Hóa cho biết, từ đầu năm đến nay, Chi cục đã phối hợp với, Tổng cục Thủy sản, Bộ chỉ

huy Bộ đội biên phòng tỉnh, UBND các huyện, thành phố ven biển tổ chức 15 lớp tập huấn

tuyên truyền về biển đảo, an toàn cho người và tàu cá, vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ

nguồn lợi thủy sản với hơn 2.000 lượt người tham gia.

Mặt khác, tổ chức phát 10.000 tờ rơi về bảo vệ nguồn lợi thủy sản, 3.000 tờ rơi về vệ sinh an

toàn thực phẩm tàu cá; treo 25 băng rôn tuyên truyền về tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy

sản và vệ sinh an toàn thực phẩm tàu cá. Nhờ đó, nhận thức của cán bộ và người dân về khai

thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản có sự chuyển biến tích cực, cơ bản dần đi vào nề

nếp.

Tuy nhiên, việc triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo của Ủy

ban châu Âu về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định ở

Thanh Hóa sẽ gặp không ít khó khăn do nhiều ngư dân còn chưa hiểu biết đầy đủ về Luật Thủy

sản và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủy sản, Luật Biển, Công ước quốc tế mà Việt

Nam đã tham gia ký kết.

Một số các chủ tàu đi khai thác ở ngư trường xa, hoạt động trên biển dài ngày, ít khi về đất liền

nên không có điều kiện để tham gia các hội thảo, lớp tập huấn. Bên cạnh đó, đời sống của ngư

dân ven biển còn nhiều khó khăn nên việc trang bị các trang thiết bị hàng hải như radar, máy

thông tin liên lạc tầm xa, máy định vị, hải đồ... còn hạn chế.

Page 10: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn tin thy sn 11-1-2018.pdf · 3 Nỗi đau nơi cửa biển Lạch Bạng khi hàng trăm người theo dõi lễ chiêu hồn tiếc

10

Đặc biệt, trình độ và tâm lý chủ quan của thuyền trưởng trong điều động tàu trong điều kiện

thời thiết sóng to, gió lớn vì vậy còn nhiều tai nạn đáng tiếc xảy ra. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng nghề

cá chưa đáp ứng được nhu cầu neo đậu, bốc dỡ hàng hóa của ngư dân, nhiều hạng mục công

trình xuống cấp chưa được duy tu, bảo dưỡng và nâng cấp...

Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa đang tích cực hướng dẫn các địa phương thực hiện củng cố và phát

triển các tổ đoàn kết trên biển, hiện toàn tỉnh có 340 tổ đoàn kết trên biển; các tổ đoàn kết trên

biển hoạt động hiệu quả đã phát huy được sức mạnh tập thể trong khai thác hải sản, cứu hộ, cứu

trợ lẫn nhau, giúp đỡ trong sản xuất, chủ tàu, thuyền trưởng, thuyền viên yên tâm vươn khơi

bám biển sản xuất. (Bnews 10/1, Hoa Mai) đầu trang

Quảng Trị sẽ hoàn thành bồi thường sự cố môi trường biển trong tháng 1/2018

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng vừa đề nghị các ban ngành và địa phương

trong tỉnh khẩn trương chi trả bồi thường sự cố môi trường biển dứt điểm trong tháng 1/2018.

Người dân thôn Vịnh Mốc, xã Vĩnh Thạch, huyện Vinh Linh, tỉnh

Quảng Trị làm thủ tục nhận tiền đền bù sự cố môi trường biển.

Ảnh Trần Tĩnh/TTXVN

Đến nay, tỉnh Quảng Trị đã cấp cho các địa phương trên 1.019 tỷ đồng để chỉ trả bồi thường cho người dân bị ảnh

hưởng bởi sự cố môi trường biển. Trong đó, các địa phương đã chi trả được hơn 913 tỷ đồng, còn lại khoảng 106

tỷ đồng.

Page 11: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn tin thy sn 11-1-2018.pdf · 3 Nỗi đau nơi cửa biển Lạch Bạng khi hàng trăm người theo dõi lễ chiêu hồn tiếc

11

Theo ông Hà Sỹ Đồng, thời gian qua việc chi trả bồi thường sự cố môi trường biển đảm bảo chặt chẽ nên không

xảy ra tình trạng khiếu kiện vượt cấp ra ngoài Trung ương, qua đó góp phần bảo đảm an ninh trật tự xã hội. Việc

chi trả bồi thường sự cố môi trường biển ở Quảng Trị chưa thực hiện xong là do nhiều nguyên nhân. Theo đó, đối

với ngư dân vừa là lao động trên tàu cá vừa là chủ tàu, chưa được chi trả bồi thường dứt điểm, do trước đây có

các quy định không rõ ràng.

Do đó, UBND tỉnh Quảng Trị đã xin ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính về việc chi trả

bồi thường cho đối tượng này. Ngày 3/1/2018, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đồng ý với đề xuất của tỉnh

Quảng Trị, về việc chi trả bồi thường cho đối tượng này. Hiện nay, các địa phương ở tỉnh Quảng Trị đang khẩn

trương rà soát để kịp thời chỉ trả bồi thường, nhằm đảm bảo quyền lợi cho người dân.

UBND tỉnh Quảng Trị cũng đã thành lập Đoàn liên ngành về các địa phương, khảo sát thủy sản tồn kho sau sự cố

môi trường biển. Qua đó, lực lượng chức năng đã ghi nhận kiến nghị của một số hộ ở thị trấn Cửa Tùng, huyện

Vĩnh Linh, đề nghị được xử lý hàng tồn kho. Lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Trị đã đề nghị, huyện Vĩnh Linh kiểm tra

và xử lý dứt điểm kiến nghị của người dân.

Sau sự cố môi trường biển xảy ra vào tháng 4 đầu tháng 5/2016, tỉnh Quảng Trị đã tập trung hỗ trợ chuyển đổi sinh

kế cho người dân, thông qua xây dựng các mô hình chăn nuôi, trồng trọt ở 16 xã, thị trấn ven biển. Cụ thể các

huyện Vĩnh Linh 18 mô hình, Gio Linh 27 mô hình, Triệu Phong 17 mô hình và Hải Lăng 15 mô hình.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Trị cho biết, các mô hình này đang mang lại

hiệu quả thiết thực, qua đó khuyến khích người dân vùng biển nhân rộng để ổn định sinh kế lâu

dài.

Nghề khai thác hải sản và nuôi trồng thủy sản ở Quảng Trị cũng đang hồi sinh mạnh mẽ. Năm

2017, sản lượng khai thác hải sản đạt gần 24.000 tấn, so với năm 2016 tăng trên 8.240 tấn.

Cũng năm 2017, sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt trên 7.800 tấn, tăng 10% so với năm 2016.

(Tin Tức 10/1, Nguyên Lý) đầu trang

NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

'Nâng chất' chọn tạo tôm giống

Việt Nam vẫn đang phải nhập tôm giống chiếm phần lớn. Bộ NN-PTNT đã lên một số

chương trình, cung cấp tôm giống bố mẹ cho các viện nghiên cứu, chọn tạo, bắt đầu hút

các doanh nghiệp, địa phương, người dân tìm đến đặt hàng.

Tôm giống nhập dễ dãi

PGS.TS Nguyễn Hữu Ninh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thủy sản 3 (Viện thủy sản 3, Bộ NN-

PTNT), cho rằng, đối với việc nhập tôm giống ngoại thì điều kiện cơ sở vật chất, nhiệt độ, môi trường

của chúng ta chưa đáp ứng tốt dẫn đến khả năng chịu đựng của tôm là rất thấp. Vì thế, sau chọn tạo,

Page 12: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn tin thy sn 11-1-2018.pdf · 3 Nỗi đau nơi cửa biển Lạch Bạng khi hàng trăm người theo dõi lễ chiêu hồn tiếc

12

tôm hay bị bệnh và chết nhiều. Đấy là yếu điểm chọn tôm thẻ chân trắng có nguồn giống từ nước

ngoài.

Kiểm tra cơ sở sản xuất tôm giống tại Viện thủy sản 3

Theo ông Ninh, việc quản lý chất lượng giống tôm (bố mẹ) tại Thông tư 26 chúng ta đang làm như cân,

đo kích cỡ và kiểm soát 56 loại bệnh vi rút thường gặp mà không đánh giá được thực chất chất lượng từ

nguồn gốc. Hầu như doanh nghiệp trong nước được nhập giống một cách dễ dàng và thông qua hồ sơ

của nước ngoài gửi về, thế rồi cơ quan chức năng Việt Nam cấp phép.

“Nhìn nhận hiện trạng và cách làm hiện nay cho thấy việc nhập giống tôm như thế là không ổn, mặc dù

có hẳn Thông tư 26 nhưng còn rất hời hợt trong quản lý”, ông Ninh thẳng thắn.

Theo PGS.TS Nguyễn Hữu Ninh, muốn đánh giá được chất lượng tôm giống, phải tiến hành khảo

nghiệm, kiểm nghiệm con giống bố mẹ một cách bài bản, khoa học, chứ không thực hiện kiểu mua bán

trên giấy tờ, gửi qua hồ sơ không rõ nguồn gốc xuất xứ con tôm đó từ đâu.

Tại sao chúng ta không đến trực tiếp nơi có nguồn giống tôm để kiểm tra rồi mới cấp phép, ông Ninh

nêu vấn đề và trả lời, điều đó không thể, ngoài vấn đề tài chính ra thì căn cốt nhất chính là mỗi năm

tôm ra đời một thế hệ khác nhau, thay thế nối tiếp nhau. Cụ thể một năm nó phải thay thế một lần. Vấn

đề này Viện đã nhiều lần có ý kiến đề nghị sửa đổi Thông tư 26 của Bộ NN-PTNT nhưng chưa được

điều chỉnh.

Năm 2017, thủy sản tiếp

Page 13: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn tin thy sn 11-1-2018.pdf · 3 Nỗi đau nơi cửa biển Lạch Bạng khi hàng trăm người theo dõi lễ chiêu hồn tiếc

13

Trong khi đó, giải pháp phía Viện thủy sản 3 triển khai thời gian gần đây

là nhập các vật liệu đàn tôm ở 6 quốc gia (Mehico, Colombia, Ecuador,

Mỹ, Thái Lan, Indonesia). Khi nhập về, Viện đánh giá đàn tôm, chọn tạo

từng thế hệ tôm. Một nửa trong số tôm sau chọn tạo sẽ đưa ra hồ nuôi,

nửa còn lại được lưu giữ tại bể nuôi. Làm như thế là để đánh giá sự thích

nghi môi trường, chống chịu bệnh của tôm.

Tín hiệu tốt

Theo Viện thủy sản 3 thì năm 2017, Viện đã cung ứng khoảng 40.000 con

tôm bố mẹ cho các cơ sở sản xuất tôm phía Nam. Ở Trà Vinh họ đặt hàng

mỗi tháng 300 cặp tôm giống bố mẹ tại Viện. Đã có nhiều doanh nghiệp

lúc đầu nghi ngờ nhưng qua một vài lần thử nghiệm đã quay lại mua rất

nhiều và có xu thế nghiêng về tôm giống nội địa. Đây là tín hiệu rất tốt

cho ngành tôm phát triển. Hiện các tỉnh Bình Thuận, Bến Tre đã thu mua

lượng lớn tôm giống bố mẹ tại Viện.

Để đáp ứng nhu cầu hiện nay của các cơ sở kinh doanh, phía Viện luôn

duy trì trong cơ sở sản xuất từ 40.000 – 50.000 con tôm bố mẹ dự bị để

cung ứng cho khách hàng khi có yêu cầu.

Về bài toán kinh tế, theo tính toán của Viện thủy sản 3 cũng như một số

doanh nghiệp sản xuất tôm thương phẩm, tôm bố mẹ ở nước ngoài thì

mua 120 USD/cặp, trong khi tại Viện đang bán với giá 300.000 đồng/cặp.

Lãnh đạo Viện thủy sản 3 cho hay, tới đây một số hạng mục được đầu tư

nâng cấp thêm và các chương trình hỗ trợ bị cắt giảm thì mức giá cũng chỉ có thể tăng lên đến dưới

600.000đ/cặp tôm giống bố mẹ mà thôi, không thể cao hơn. Hiện tôm giống trong nước mới đáp ứng

được khoảng 20% nhu cầu. Trong khi 80% lượng tôm giống vẫn phải nhập khẩu, đáng chú ý có những

Cty nước ngoài cung ứng tôm giống còn đưa ra điều kiện là phải mua luôn thức ăn của họ. Điều ràng

buộc này khiến người nuôi trong nước bị động, phần nào cảm thấy khó chịu.

Đầu năm 2017, đích thân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ

trì một hội nghị chỉ bàn duy nhất một vật nuôi của ngành nông

nghiệp đấy là tìm lời giải tăng kim ngạch xuất khẩu tôm với

quyết tâm Việt Nam phải có thương hiệu tôm nổi tiếng thế giới.

Thực tế điều kiện tự nhiên, thời tiết khí hậu ở các vùng biển

nước ta, đặc biệt là vùng ĐBSCL rất phù hợp để nuôi tôm. Dự

kiến xâm nhập mặn và nước biển dâng dẫn đến nhiều vùng đất

sẽ bị nhiễm mặn, từ đó chúng ta có khả năng mở rộng diện tích

nuôi tôm.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng, nhu

tục là lĩnh vực duy trì

được đà tăng trưởng ở

mức cao nhất của toàn

ngành nông nghiệp với

tốc độ tăng giá trị SX đạt

khoảng 5,89%, vượt mục

tiêu kế hoạch đề ra (5%).

Cụ thể, tổng sản lượng

thủy sản ước đạt 7,22

triệu tấn, tăng 5,2%;

trong đó khai thác đạt

3,4 triệu tấn, tăng 5,1%;

nuôi trồng đạt 3,8 triệu

tấn, tăng 5,3%. Sản

lượng tôm các loại đạt

khoảng 723,8 nghìn tấn

(tăng 10,3%), cá tra đạt

khoảng 1.251,3 nghìn tấn

(tăng 5,0% so với năm

2016), các đối tượng nuôi

khác vẫn tiếp tục tăng

mạnh.

Page 14: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn tin thy sn 11-1-2018.pdf · 3 Nỗi đau nơi cửa biển Lạch Bạng khi hàng trăm người theo dõi lễ chiêu hồn tiếc

14

cầu của thị trường trong nước và thế giới về tôm là rất lớn.

Thực tế chưa có đối tượng nuôi nào mang lại giá trị cao như

con tôm, trong khi thời gian nuôi ngắn. Ví như tôm thẻ chân

trắng, nếu nuôi tốt chỉ mất 60 - 65 ngày/lứa.

“Nền tảng chuẩn bị cho phát triển công nghiệp tôm đã có sẵn.

Tiềm năng phát triển con tôm rất lớn, không chỉ dừng lại 3 tỷ

USD xuất khẩu và diện tích nuôi 700.000ha, mà có thể tăng

lên nhiều, nhưng cần có sự quyết tâm từ Chính phủ đến người

nuôi”, ông Cường nói.

(Nông Nghiệp Việt Nam 10/1, Văn Hùng) đầu trang

Vấn đề lớn nhất là nguồn tôm giống! Muốn đạt mục tiêu xuất khẩu tôm được 8 – 10 tỷ USD, theo Viện trưởng Viện thủy sản 3 Nguyễn Hữu

Ninh, Nhà nước phải có chính sách đầu tư cho ngành tôm.

“Cái này ở ta quản lý còn lỏng lẻo. Ở Úc tuyệt nhiên không ai có thể mang được một sinh vật sống nào

vào nước họ, trong khi xuất từ nước họ đi thì lại thoải mái. Ngay cả sản phẩm tôm của Việt Nam xuất

vào nước họ cũng bị yêu cầu phải qua hấp rồi mới cho đưa vào. Trong khi ở ta, sinh vật ngoại lai, lạ

vào rất nhiều, khó kiểm soát”, Viện trưởng Viện thủy sản 3 lên tiếng.

Muốn đạt mục tiêu xuất khẩu tôm được 8 – 10 tỷ USD, theo Viện trưởng Viện thủy sản 3 Nguyễn Hữu

Ninh, Nhà nước phải có chính sách đầu tư cho ngành tôm. Trước mắt là thay đổi cách quản lý, coi

trọng việc kiểm soát môi trường, quan trắc, cảnh báo tại các vùng nuôi. Ngành Thủy sản phải nâng chất

lượng. Hiện sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là sơ chế, chưa chế biến ra những sản phẩm như đầu tôm, vỏ

tôm (thứ có khi giá trị còn cao hơn cả con tôm thì gần như ta đang bỏ không). Thực tế tỷ lệ đầu, vỏ tôm

chiếm 30% sản lượng. (Nông Nghiệp Việt Nam 10/1, Thanh Hà) đầu trang

Hòa Bình: Cá lồng đặc sản sông Đà, xuân nào bán cũng chạy

Những năm gần đây, nghề nuôi cá lồng trên hồ thủy điện Hòa Bình đã và đang mở ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế cho cư dân sống ven khu vực lòng hồ.

Cá lồng đặc sản cũng là con nuôi bán Tết của nhiều hộ khi Tết, xuân năm nào bán cũng chạy vèo vèo...

Lênh đênh cùng con cá lòng hồ

Lòng hồ thủy điện Hòa Bình mùa này mênh mông nước. Các bè cá san sát đang mọc lên ngày một nhiều. Nhiều loài “thủy quái” như chiên, nheo, lăng, bỗng… đã được ngư dân thuần hóa, nuôi trên diện rộng, riêng con chạch chấu thì chưa ngư dân nào nuôi nổi. Mọi con chạch chấu trên lòng hồ đều bắt ngoài tự nhiên.

Page 15: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn tin thy sn 11-1-2018.pdf · 3 Nỗi đau nơi cửa biển Lạch Bạng khi hàng trăm người theo dõi lễ chiêu hồn tiếc

15

Chị Phương đã thành công khi nuôi cá chiên trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình. Ảnh: X.T

Do không nuôi được, nên giá chạch chấu luôn cao ngất ngưởng: Loại 1-2 lạng/con được bà con bán với giá vài trăm nghìn, loại đạt 1kg thì trên triệu đồng. Chạch chấu bán được giá, nhưng lại rất khó kiếm. “Cả năm em chỉ bắt được vài kg. Chạch chấu sống trong hang hốc sâu dưới lòng hồ nên rất khó bắt. Chưa tới Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 mà khách đã "đặt gạch” hết rồi. Tết chả phải đi chợ bán cá..."- anh Bùi Văn Tuấn, người nuôi cá trên lòng hồ thuộc xã Bình Thanh, TP.Hòa Bình, chia sẻ.

Niềm vui đến với anh Tuấn là trong năm vừa qua, anh đã nuôi thử nghiệm thành công giống cá đắt nhất lòng hồ này. Ở dưới mỗi bè cá, anh đều thả các ống tre đã đục lỗ, đám chạch chấu có nơi ở lý tưởng nên chúng phát triển rất tốt. Với đà này, anh Tuấn sẽ là người đầu tiên của cư dân lòng hồ thuần hóa được chạch chấu, mở ra nhiều cơ hội cho nghề nuôi cá lồng nơi đây.

Page 16: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn tin thy sn 11-1-2018.pdf · 3 Nỗi đau nơi cửa biển Lạch Bạng khi hàng trăm người theo dõi lễ chiêu hồn tiếc

16

Anh Tuấn ngăn bè cá của mình ra cả chục ô khác nhau. Chiếc bè bập bềnh sớm chiều lại là nơi mang lại thu nhập chính cho gia đình. Nhìn đám cá trắm đen, cá nheo quẫy ùm ùm trong bè, anh Tuấn vui mừng: “Cá trắm đen bán tết đắt như tôm tươi. Lồng cá cả trăm con này, năm nay cũng mang lại cho em khoản thu nhập kha khá”.

Gia đình Tuấn trước đây làm nương, làm rẫy, cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Thủy điện Hòa Bình đã đóng đập từ nhiều năm nay, vậy mà người Mường sống ven hồ chưa ai dám mạnh dạn đầu tư nuôi cá lồng. Biết tin Tuấn vay tiền đóng bè, gia đình lo lắm. Riêng Tuấn lại có suy nghĩ khác, nuôi cá sẽ tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên từ hồ, người nuôi chỉ mất công và ít tiền đầu tư bè. Mỗi năm trôi qua, Tuấn có thêm nhiều kinh nghiệm chăm bẵm đàn cá lồng.

Cách bè cá của Tuấn một tầm tiếng gọi là cơ ngơi của anh Bùi Văn Linh. Linh cũng nuôi cá cả chục năm nay. Hàng ngày Linh ở lì trên bè bắt cá con cho đám cá nuôi trong lồng ăn. So với các công việc khác, nuôi cá có vất vả hơn, nhưng được cái thu nhập cao. Cá nuôi trên lòng hồ rất dễ bán, có bao nhiêu đều được tư thương mua hết. Đứng từ trên cao nhìn xuống, lòng hồ thủy điện Hòa Bình đang có những điểm chấm nhỏ ngày càng lan rộng. Đó là các bè cá của cư dân nơi đây. Sau mỗi năm, số bè cá cứ lan rộng dần. Người dân cũng đã mạnh dạn chuyển sang nuôi cá đặc sản như chiên, lăng, bỗng... có giá trị hơn. Ông Nguyễn Công Chiến là người đầu tiên ở xóm Phúc Sạn (xã Phúc Sạn, huyện Mai Châu) mạnh dạn làm lồng nuôi cá chiên. Mấy năm đầu, ông Chiến chỉ nuôi vài chục con. Sau đó ông nâng dần lượng cá giống lên. Có năm ông Chiến nuôi vài nghìn con. Cá chiên nuôi trong lồng nhanh lớn, giá bán lại cao. Nhiều vụ tưởng như ông Chiến thành tỷ phú đến nơi, vậy mà đến giờ việc nuôi cá chiên để lại trong ông nhiều tiếc nuối. “3 năm liên tiếp, cá đạt trọng lượng gần 1kg thì tự nhiên chết nổi trắng lồng. Không cách gì cứu được chúng” - ông Chiến cho hay. Cá chiên là đặc sản của sông Đà được giới sành ăn săn tìm. Thịt của nó thơm ngon nổi tiếng nên luôn bị săn lùng ráo riết. Lượng cá tự nhiên trên lòng hồ vô cùng khó kiếm, trong khi đó nhu cầu luôn rất lớn. Theo ông Chiến, nuôi cá chiên rất nhàn, giá bán lại cao. Con nào đạt trọng lượng trên 1kg giá luôn trên 400.000 đồng. Nuôi được cá chiên, không bao giờ phải lo đầu ra vì tư thương đến tận bè mua hết. Gia đình chị Nguyễn Thị Phương cũng đã làm cả chục bè cá lồng trên lòng hồ, trong đó có 2 lồng nuôi cá chiên. Sau nhiều năm tìm tòi, chị Phương cũng rút ra được nhiều kinh nghiệm khi nuôi loài cá da trơn này. Cá chiên chỉ ăn cá nhỏ và tép sống. Cứ 2 ngày cho cá ăn một lần, nếu cho chúng ăn quá no rất dễ chết. Chúng thích sống ở vùng nước sạch. Giống này không sinh sản được trong môi trường nuôi nhốt. Do vậy, người nuôi cá chiên thường phải sang tận sông Mã (Thanh Hóa) mua cá giống. Năm nay chị Phương thả khoảng 400 con cá chiên. Sau gần một năm chăm bẵm, giờ nhiều con đã đạt trọng lượng trên 1kg. Nuôi cá chiên giàu nhanh, nhưng phá sản cũng dễ. “Nuôi cá chiên lợi nhuận rất cao, không loại cá nào bằng. Chỉ có điều cá chiên rất dị ứng với sự biến đổi của môi trường nước. Năm ngoái cả cái xóm Phúc Sạn này khóc ròng vì cá chiên chết sạch” - chị Phương chia sẻ.

Qua những lần thất bại, bà con ngư phủ xóm Phúc Sạn đã đúc rút ra được nhiều điều khi nuôi

giống cá đặc sản của miền Tây Bắc này. Ai cũng đầu tư một bình sục khí, khi thời tiết biến đổi

là phải bật thiết bị sục này lên cung cấp ôxy cho cá. (Dân Việt/ Kiến Thức 10/1, Xuân Tuấn) đầu

trang

Chống rét cho cá khi qua đông Rét đậm, rét hại dài ngày làm cho nhiều loại thủy sản nuôi bị chết, ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất,

sản lượng.

Để phòng hạn chế thiệt hại, người nuôi cần thực hiện tốt một số biện pháp chống rét cho thủy sản khi

qua đông.

Page 17: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn tin thy sn 11-1-2018.pdf · 3 Nỗi đau nơi cửa biển Lạch Bạng khi hàng trăm người theo dõi lễ chiêu hồn tiếc

17

Quây bạt xung quanh bờ ao để chắn gió, giữ nhiệt trong ao nuôi. Ảnh: Trần Tuấn

Theo ông Đặng Xuân Trường, Phó Trưởng phòng Khuyến ngư (Trung tâm Khuyến nông Quốc gia), để

chống rét cho cá vào đông, người nuôi cần thực hiện các biện pháp:

1. Chuẩn bị ao nuôi: Ao chống rét cho cá những tháng mùa đông cần chọn ao kín gió. Khi nạo vét đáy,

phải thiết kế phần đáy hướng gió đông bắc sâu hơn cả. Cũng hướng đông bắc, trên bờ phải xây nhà, lều

bạt để chắn gió. Bởi lẽ, khi gió mùa đông bắc tràn về nếu như bờ đông bắc sâu hơn, được chắn gió,

nước sẽ ấm hơn và cá sẽ tự dồn về phía đông bắc tránh rét, giảm thiểu thiệt hại. Tuyệt đối không được

đào sâu hướng nam, cá sẽ tập trung nhiều về hướng đó, khi gặp gió đông bắc, dễ khiến cá bị ngạt do

thiếu ô xi.

Ao nên có diện tích vừa phải từ 500 - 1.000m2, nằm ngang với hướng gió bắc, ao được cải tạo sạch sẽ,

độ sâu nước trên 2m, có nguồn nước sông ngòi sạch, cấp và thoát nước dễ dàng. Đặc biệt, tuyết đối

không được sử dụng quạt nước vào mùa đông khi nhiệt độ nước dưới 18 độ C.

2. Phòng chống rét và chăm sóc cá: Trước khi vào mùa rét, cần cho cá ăn nhiều hơn, phải cho ăn theo

nhu cầu, cá ăn no thì thôi. Vì khi trời lạnh, chúng ăn rất ít. Nếu không đủ sức đề kháng, thì khả năng

chống chịu lại độ lạnh rất kém.

Mặt ao được che bằng ni lông, bạt hoặc thả bèo tây 2/3 ao về phía đông bắc chắn gió. Làm các giá thể

cho cá trú rét ở một góc ao về phía bắc, dùng các bó rơm rạ, phun nước vôi vào sát trùng, phơi thật khô

sau đó cắm cọc dìm xuống đáy ao, lúc trời rét cá chui vào tránh rét.

Page 18: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn tin thy sn 11-1-2018.pdf · 3 Nỗi đau nơi cửa biển Lạch Bạng khi hàng trăm người theo dõi lễ chiêu hồn tiếc

18

Cá nuôi những ngày ấm hoặc buổi trưa trời nắng cần cho ăn, lượng cho ăn phải tùy thuộc vào sức ăn

mà tăng hoặc giảm để cá khỏe mạnh, có khả năng chống rét.

Thức ăn cho cá cần bổ sung các loại vitamin, men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa, tăng sức đề kháng. Định kỳ 7

- 10 ngày bổ sung các loại men vi sinh xử lý môi trường nước để nguồn nước luôn trong sạch giúp

cung cấp đủ ôxy cho cá.

Một số đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao, ao ương nuôi cá giống diện tích nhỏ có thể sử dụng bạt

chắn kín mặt ao, bên trong sử dụng các bóng đèn sưởi để nâng nhiệt cho ao nuôi giúp hạn chế rủi ro khi

thời tiết lạnh kéo dài. (Nông Nghiệp Việt Nam 10/1, Mai Chiến) đầu trang

Khánh Hòa: 15 năm kinh nghiệm nuôi cá mú nghệ, thu trên dưới 4 tỷ đồng/năm Mỗi năm gia đình ông Ngô Tùng Tân ở tổ dân phố Đá Bạc, TP Cam Ranh (Khánh Hòa) xuất bán

ra thị trường từ 12 – 14 tấn cá mú nghệ thương phẩm cho thu nhập hàng tỷ đồng.

Kiên trì bám trụ

Ông Tân là người đầu tiên đưa giống cá mú nghệ về đìa nuôi ở Cam Ranh. Những năm đầu nuôi, loài

cá đặc sản này đã mang lại cho gia đình ông nguồn thu ổn định. Thấy hiệu quả, nhiều người dân trong

vùng thậm chí cả các địa phương lân cận cũng mua giống thả nuôi. Tuy nhiên, những rủi ro lớn cũng

như thời gian thu hoạch quá lâu từ cá mú nghệ khiến cho nghề này không thể phát triển mạnh.

Mỗi năm, ông Tân thu vài tỷ đồng từ cá mú nghệ

Qua nhiều năm, các hộ gia đình không còn mặn mà với loài cá mú nghệ và chuyển sang nuôi trồng các

loại thủy, hải sản khác. Chỉ còn một mình ông Tân vẫn tâm huyết với loài cá này.

Page 19: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn tin thy sn 11-1-2018.pdf · 3 Nỗi đau nơi cửa biển Lạch Bạng khi hàng trăm người theo dõi lễ chiêu hồn tiếc

19

“Đến nay thì tôi đã có gần 15 năm nuôi cá mú nghệ. Tôi thích loài cá này ở đặc điểm khi trưởng thành

chúng có trọng lượng lớn nhìn thích mắt và giá bán cũng cao nên vẫn gắn bó đến giờ. Còn những người

trước đây nuôi rồi từ bỏ vì họ nhận thấy đây là loài cá có mức đầu tư lớn nhưng rủi ro tương đối cao lại

thu hồi vốn chậm”, ông Tân chia sẻ.

Cũng theo ông Tân, thay vì chọn cá mú nghệ như ông, những hộ gia đình có đìa nuôi lân cận lại chọn

loài cá mú đen. Lý do của điều này chính là chi phí đầu tư cho loài cá mú đen thấp hơn rất nhiều so với

cá mú nghệ. Nếu như cá mú đen có giá khoảng 20.000 đồng/con giống thì cá mú nghệ giống lại có giá

khoảng 125.000 đồng/con.

Cá mú nghệ xuất bán thường đạt trọng lượng từ 10kg trở lên

“Thường thì cá mú nghệ có mức độ hao hụt khá cao, trung bình khoảng 50%. Trong khi giá mua giống

lớn nên khi cá chết ai cũng tiếc lắm. Một vấn đề nữa là, để cá đạt đủ trọng lượng thu hoạch thì giống cá

mú đen mất khoảng 1 năm nuôi còn cá mú nghệ lại mất tới 2 năm mới có thể xuất bán. Nếu trong

khoảng thời gian 1 năm đó mà gặp phải rủi ro gì thì thiệt hại rất lớn. Có lúc một đêm tôi mất mấy trăm

triệu vì đột nhiên vài tấn cá bị chết”, ông Tân tâm sự.

Thu nhập cao nhưng không dễ

Ông Tân đang có 2 đìa nuôi cá mú nghệ trên diện tích gần 9.000m2 với khoảng 3.000 – 4.000 con

giống. Cá giống được ông thả nuôi xen kẽ cộng với phân đàn thường xuyên nên hầu như thời điểm nào

trong năm đìa nuôi của ông cũng có cá xuất bán. Ông Tân nhẩm tính tổng cộng mỗi năm 2 đìa nuôi của

mình cung cấp ra thị trường từ 12 – 14 tấn cá giống, thu trên dưới 4 tỷ đồng.

Page 20: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn tin thy sn 11-1-2018.pdf · 3 Nỗi đau nơi cửa biển Lạch Bạng khi hàng trăm người theo dõi lễ chiêu hồn tiếc

20

“Cá mú nghệ thường phải đạt trọng lượng từ 10kg trở lên thì thương lái mới mua. Cá tôi nuôi 2 năm

những con lớn nhất đạt từ 15 – 19kg. Những con này thường có giá khoảng 300.000 đồng/kg. Con nhỏ

hơn thì giá khoảng 260.000 – 270.000 đồng/kg. Con càng lớn thì giá càng cao. Thương lái có thể mua

với giá 500.000 đồng/kg đối với cá trọng lượng 25kg trở lên. Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ cá mú nghệ

còn ít nên mỗi lần chỉ xuất được vài tạ. Cứ mỗi tuần tôi lại xuất 1 – 2 lần do đó có thể nói là thời điểm

nào trong năm cũng có cá bán”, ông Tân bộc bạch.

Cá càng lớn thì giá thu mua càng cao

Chỉ cần nghe qua như thế, nhiều người có thể nhận được giá trị kinh tế mà giống cá mú nghệ mang lại.

Tuy nhiên, điều quan trọng là phải có được những kinh nghiệm, kỹ thuật chăm sóc để cá mú có thể đạt

đủ trọng lượng mà giảm thiểu tối đa sự hao hụt. Theo ông Tân, điều quan trọng là phải làm sao có thể

giữ ổn định được đàn trong khoảng 2 tháng đầu tiên. Đây là thời điểm cá dễ nhiễm bệnh và có tỷ lệ

chết cao nhất.

“Cá mú nghệ thường mắc phải 2 căn bệnh chủ yếu là bệnh ghẻ

trên da và bệnh về đường ruột. Do vậy, trong 2 tháng đầu tiên

thả nuôi cho cá ăn thực phẩm công nghiệp để ổn định đường

ruột và thường xuyên thay nước, xử lý vệ sinh đáy đìa để hạn

chế vi khuẩn gây bệnh.

Trải qua 2 tháng đầu tiên mà đàn cá ổn định thì coi như đã

thành công bước đầu. Lúc này bắt đầu chuyển thức ăn từ thực

Page 21: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn tin thy sn 11-1-2018.pdf · 3 Nỗi đau nơi cửa biển Lạch Bạng khi hàng trăm người theo dõi lễ chiêu hồn tiếc

21

phẩm công nghiệp sang cá tươi. Ngoài ra, vào giai đoạn cá

lớn cần lượng oxy nhiều nên người nuôi phải lấy nước mới liên

tục và mở guồng chạy oxy thường xuyên. Một điểm nữa là chú

ý phân đàn để tránh việc cá lớn ăn thịt cá nhỏ”, ông Tân bật

mí thêm.

(Nông Nghiệp Việt Nam 11/10, Lê Khánh) đầu trang

KHAI THÁC THỦY SẢN

Trở lại bãi ngang sau mùa 'biển chết': Kỳ 2: Làng biển hồi sinh Không còn hình ảnh nhiều làng biển bãi ngang im lìm, vắng lặng với những chiếc thuyền nan, thuyền thúng nằm sấp ngửa trên bãi cát nhấp nhô, ảo mờ dưới cơn mưa chiều liêu xiêu… trong những ngày ô nhiễm môi trường biển.

Cá biển vào Cảng cá Cửa Việt. Thay vào đó là không khí hối hả, khẩn trương của bà con ngư dân tranh thủ những ngày “trời yên, biển lặng” để đạp sóng vươn khơi, nhanh tay ướp cá, lọc mắm cho kịp phiên chợ sớm mai.

Đất của trăm nghề

Ngay sau khi nhận tiền bồi thường do ảnh hưởng sự cố ô nhiễm môi trường biển, nhiều người dân vùng bãi ngang đã đầu tư mua sắm ngư lưới cụ, đóng mới thuyền nan, thuyền thúng để tiếp tục ra biển đánh bắt thủy hải sản vùng lộng. Nhiều làng biển đang thực sự hồi sinh với “trăm nghề biển”.

Page 22: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn tin thy sn 11-1-2018.pdf · 3 Nỗi đau nơi cửa biển Lạch Bạng khi hàng trăm người theo dõi lễ chiêu hồn tiếc

22

Dẫu khá bận rộn cùng cánh thợ dựng lô, cạp be cả chục chiếc thuyền nan cho bà con ngư dân vùng biển bãi ngang xã Triệu Lăng (huyện Triệu Phong), Hải An, Hải Khê (huyện Hải Lăng) đặt đóng mới, ông Mai Văn Bảo (53 tuổi), chủ cơ sở đóng thuyền nan thôn Đông Tân An (xã Hải An, huyện Hải Lăng) dành chút thời gian để tiếp chúng tôi. Ông Bảo nói, trong sự cố ô nhiễm môi trường biển thì người dân vùng biển bãi ngang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

Sở dĩ nói vậy là bởi các tàu đánh bắt xa bờ có thể đánh bắt ở vùng biển xa nên thủy hải sản còn bán được. Riêng ngư dân vùng bãi ngang đánh bắt cá, tôm, mực... cách bờ dăm ba hải lý hầu như không bán được. Khi thủy hải sản không bán được thì ngư dân ra biển chẳng để làm gì cả. Cuối năm 2016, về vùng biển bãi ngang mới thấy sự hiu hắt, ảm đạm nhưng nhức nỗi buồn của nhiều làng biển.

Chả nói đâu xa, như gia đình ông Bảo đây, làm nghề đóng thuyền nan từ 6 đến 24 mã lực cũng bị ảnh hưởng. Trước lúc sự cố môi trường biển xảy ra, mỗi năm gia đình ông đóng trên 30 chiếc thuyền nan. Riêng năm 2016, cơ sở của gia đình ông chỉ đóng được 8 chiếc. Các tháng đầu năm 2017, khi biển đang dần hồi sinh và nhiều ngư dân nhận được tiền đền bù họ dùng số tiền ấy để đóng thuyền nan tiếp tục ra biển. Hiện cơ sở đóng thuyền nan của gia đình ông đang nhận đóng 20 chiếc thuyền nan gắn máy 10 đến 24 mã lực với giá bình quân 20 tới 30 triệu đồng mỗi chiếc. “Cứ tưởng “mất nghề” đến nơi, giờ nhận đóng số lượng thuyền nan tăng “đột biến” như vậy, tôi vui mừng cho nghề đóng thuyền nan của gia đình và đó cũng là niềm vui chung của bà con ngư dân”, ông Bảo phấn khởi.

Những mẻ cá đánh bắt về từ biển.

Theo ông Bảo, do đặc thù các làng biển của xã Hải An như Đông Tân An, Tây Tân An, Thuận Đầu, Mỹ Thủy cũng như nhiều làng biển dọc vùng biển bãi ngang là không có cửa lạch nên bà con ngư dân không thể vay vốn ngân hàng để đóng mới tàu đánh bắt xa bờ có công suất lớn. Phương tiện để ngư dân ra biển là thuyền nan.

Xã Hải An hiện có 3 cơ sở đóng thuyền nan như gia đình ông. Đóng một chiếc thuyền nan nếu có đầy đủ nguyên liệu chỉ mất khoảng mươi ngày tới nửa tháng. Nguyên liệu chính để đóng thuyền nan thường là gỗ mít, mù u, chò, kiền kiền... có thể chịu được mưa nắng, sự ăn mòn của nước biển. Các công đoạn để dựng chiếc thuyền nan cũng đơn giản gồm dựng lô thuyền, cạp be, ép nan, “ấp khẩu”, “công giang đà”… là xong.

Page 23: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn tin thy sn 11-1-2018.pdf · 3 Nỗi đau nơi cửa biển Lạch Bạng khi hàng trăm người theo dõi lễ chiêu hồn tiếc

23

Phó Chủ tịch UBND xã Hải An Nguyễn Công Tuấn cho hay, Hải An hiện có 200 thuyền nan có động cơ với tổng công suất 2.402 CV; 135 thuyền không có động cơ với 445 lao động thường xuyên tham gia khai thác thủy hải sản ven bờ. Sau sự cố Formosa đã làm giảm sản lượng khai thác thủy hải sản của xã Hải An.

Trong thời gian qua, để giảm bớt khó khăn cho bà con ngư dân trên địa bàn, ngoài việc làm tốt công tác chi trả tiền bồi thường thiệt hại, xã Hải An luôn chú trọng việc chuyển đổi nghề cho bà con ngư dân. Đến nay, xã Hải An có 271 hộ ngư dân tham gia chuyển đổi với 37 mô hình trại nuôi lợn từ 20 con trở lên; 15 mô hình trồng cỏ nuôi bò lai từ 2 con trở lên; 4 mô hình nuôi cá nước ngọt; 215 mô hình trồng ném (hành tăm) trên cát… Nhiều mô hình đã thực sự mang lại hiệu quả kinh tế, tạo thu nhập ổn định cho bà con ngư dân. “Điều đáng mừng là từ đầu năm 2017 đến nay, nhiều ngư dân của các thôn Đông Tân An, Tây Tân An, Thuận Đầu, Mỹ Thủy tiếp tục bám biển để đánh bắt hải sản. Trong một thời gian ngắn sau sự cố môi trường biển, cụ thể lấy thí dụ như chỉ trong 3 tháng đầu năm 2017, tổng sản lượng khai thác thủy hải sản của Hải An đạt 105,8 tấn (tăng 28,1 tấn so với cùng kỳ năm 2016)”, ông Tuấn nói.

Biến nguy thành an

Trưởng thôn 6 (xã Triệu Lăng, huyện Triệu Phong) Trần Luân bảo: “Không có tàu to, thuyền lớn để vươn khơi xa, nhưng bà con ngư dân thôn 6 (xã Triệu Lăng, huyện Triệu Phong) trong những năm gần đây tìm cách biến khó khăn, hạn chế của vùng biển bãi ngang thành lợi thế trong đánh bắt thủy hải sản. Bằng chứng là ngư dân thôn 6 đã du nhập nhiều loại hình ngành nghề đánh bắt thủy hải sản gần bờ mang lại sản lượng cũng như hiệu quả kinh tế cao như lưới tôm, lưới mực, lưới ba, lưới hai, lưới cá trích, lưới cá chim, lưới lội, mức kéo ruốc, dã tôm, lừ mực lá, câu cá nghéo... Cứ tùy theo từng mùa trong năm mà chọn nghề phù hợp để đánh bắt thủy hải sản.

Thế rồi, sự cố môi trường biển xảy ra, nhiều ngư dân thôn 6 kéo thuyền, cất lưới và cứ tưởng sẽ triệt tiêu nghề biển. Đầu năm 2017, ngư dân thôn 6 bắt đầu những chuyến ra khơi đánh bắt những mẻ cá khoai, mực nang, ghẹ… mang lại tiền triệu. Cách đây chưa lâu, nhiều hộ ngư dân thôn 6 trúng cá khoai với thu nhập vài triệu đồng/ngày là chuyện thường. Điển hình như hộ ngư dân Trần Duyến, Trần Phương… Và đó cũng là dấu hiệu cho thấy thôn 6 cũng như nhiều làng biển bãi ngang khác đang hồi sinh từng ngày.

Page 24: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn tin thy sn 11-1-2018.pdf · 3 Nỗi đau nơi cửa biển Lạch Bạng khi hàng trăm người theo dõi lễ chiêu hồn tiếc

24

Anh Phan Thanh Minh đang đóng thuyền tại cơ sở của mình.

Và như để minh chứng cho việc làng biển hồi sinh, Trưởng thôn Luân nhiệt tình dẫn chúng tôi xuống bãi biển để “mục sở thị” những ngư dân thôn 6 trở về từ biển với lòng thuyền đầy ắp cá, mực nang, ghẹ... Chỉ mới quá trưa mà bãi biển thôn 6 đã sôi động, lao xao bởi tiếng nói cười của ngư dân cũng như những thương lái tìm đến thu mua thủy hải sản. Trưởng thôn Luân cho biết thêm, xã Triệu Lăng có 265 thuyền máy với tổng công suất 3.445 CV. Sản lượng khai thác thủy hải sản của xã Triệu Lăng riêng trong quý 4/2017 đạt 55,5 tấn “đột biến” so với mùa “biển chết”.

Thoăn thoắt gỡ từng con ghẹ ra khỏi vàng lưới để cho vào thùng, lão ngư Trần Quang Mua (60 tuổi) hồ hởi: “Làm nghề biển cả đời như tôi nhưng vừa rồi phải “nghỉ biển” buồn lắm. Giờ lại được ra biển và cứ mỗi lần cầm nắm từng con cá, mực nang, ghẹ… tươi rói trên tay vui đến trào nước mắt. Vừa rồi, gia đình tôi nhận được số tiền đền bù thiệt hại khoảng 64 triệu đồng. Với số tiền đó, tôi quyết định đầu tư toàn bộ để mua sắm ngư lưới cụ như lưới ghẹ, lưới rê nổi, lưới hai đánh bắt cá trích, khoai… Để bám trụ dài lâu với biển thì phải làm cả “trăm nghề biển” mới sống được. Hiện tại, như thuyền của gia đình tôi cứ “trời yên, biển lặng” ra biển là có thu nhập 300 - 400 nghìn đồng/ngày”.

Đi dọc vùng biển bãi ngang trong những ngày này mới thấy được sự hồi sinh thực sự của nhiều làng biển. Sự hồi sinh ấy chúng tôi bắt gặp trong nụ cười rạng rỡ trên những khuôn mặt sạm đen vì nắng gió của ngư dân trở về từ biển. Trong mớ cá, mực, tôm, ghẹ… đánh bắt được dù giá bán còn khiêm tốn nhưng đã đem lại nguồn thu nhập đáng kể để bà con ngư tiếp tục yên tâm bám biển. Và hơn hết là để làng biển “sống lại” sau những ngày giông tố Formosa.

Đào tạo nghề cho lao động vùng biển

Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Linh Trần Hữu Hùng cho hay, huyện vừa khai giảng mở 3 lớp đào tạo nghề cho lao động vùng biển tại xã Vĩnh Giang. Ba lớp này gồm lớp nghề kỹ thuật trồng hoa, lớp nghề kỹ thuật nuôi gà thả vườn, lớp chế biến món ăn với 113 học viên tham gia. Các lớp học nằm trong chương trình đào tạo nghề cho lao động vùng biển được huyện Vĩnh Linh triển khai. (Tiền Phong 10/1, Hữu Thành – Sỹ

Việt) đầu trang

Page 25: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn tin thy sn 11-1-2018.pdf · 3 Nỗi đau nơi cửa biển Lạch Bạng khi hàng trăm người theo dõi lễ chiêu hồn tiếc

25

Trở lại bãi ngang sau mùa “biển chết” Kỳ 3: Tỷ phú miền chân sóng Vượt qua những thăng trầm cuộc đời, vợ chồng anh chị Phạm Phước Phi (45 tuổi) và Văn Thị Mười (42 tuổi) ở đội 1, thôn Thâm Khê, xã Hải Khê, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) đã khẳng định được bản lĩnh can trường để trụ vững và vươn lên trở thành “đại gia” nơi miền biển bãi ngang chang chang nắng gió.

Khu ao tôm đang thả nuôi của vợ chồng anh Mười Phi. GIAN NAN LẬP NGHIỆP

Giờ thì người dân ở miệt biển Hải Khê đều gọi anh chị là “đại gia” Mười Phi. Song ít ai biết để có được thành công như bây giờ, họ đã trải qua nhiều lận đận xen lẫn sự táo bạo mang tính tiên phong với lối suy nghĩ khác người. Lúc chúng tôi ghé thăm, anh Phi đang tự tay bơm xăng cho khách tại cây xăng của vợ chồng anh đặt ở đầu thôn. Người đàn ông đen nhẻm, rắn rỏi với nụ cười hiền luôn thường trực trên môi tranh thủ nghỉ tay tiếp chuyện. Anh kể lại câu chuyện đời lắm thăng trầm, sóng gió của mình. Tuổi thanh niên mới lớn, như nhiều chàng trai biển khác, anh cũng theo thuyền ra biển đánh bắt cá tôm để mưu sinh.

Sau đó, anh bất ngờ theo nhiều người làng vượt biên đi Hồng Kông với ước vọng được quá cảnh sang Mỹ tìm kiếm một cơ hội đổi đời. Tuy nhiên, anh lại “mắc kẹt” tại trại tị nạn ở Hồng Kông. Trại tị nạn này do Liên Hợp Quốc bảo trợ, mỗi người tị nạn được nhận hỗ trợ 1 USD/ngày. Cơ hội đổi đời tan biến, anh và nhiều người trong trại bị trục xuất về nước vào năm 1993. Dù ở trại tị nạn, với số vốn mang theo cùng chắt chiu, dành dụm nên khi trở lại quê nhà anh vẫn mua được 7 chỉ vàng. Năm 1995, anh nên duyên với chị Mười và lần lượt họ có với nhau 5 mặt con. Từ số tiền sau “tị nạn”, anh mua chiếc thuyền có gắn máy để rong ruổi ra biển kiếm tiền nuôi vợ con. Anh kể, những năm 1996-1997, vợ chồng anh túng quẫn đến nỗi trong nhà chẳng còn hạt gạo để ăn.

Page 26: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn tin thy sn 11-1-2018.pdf · 3 Nỗi đau nơi cửa biển Lạch Bạng khi hàng trăm người theo dõi lễ chiêu hồn tiếc

26

Anh Phi đang đổ xăng cho khách.

Vào khoảng năm 1998, xã Hải Khê bắt đầu có điện lưới kéo về. Nhận thấy nghề đi biển vất vả, lại nhiều bất trắc, anh quyết định nghỉ biển. Hai vợ chồng đánh bạo vay mượn anh em, bạn bè đang định cư ở nước ngoài một số vốn mở cơ sở làm nước đá để cung cấp cho các thuyền cá, cơ sở thu mua hải sản, quán tạp hóa quanh vùng. “Thời điểm ấy, cả vùng biển Hải Lăng và một số xã lân cận ở Triệu Phong, Thừa Thiên - Huế cũng chỉ có tôi làm nước đá. Giá đá hồi ấy đã 7 nghìn đồng một cây mà cũng chẳng có bán. Có những ngày hai vợ chồng thu được 5 phân vàng. Nói chung làm đá thời điểm ấy kiếm được rất nhiều tiền”, anh Phi kể.

Sau nhiều năm, một số nơi lân cận bắt đầu xuất hiện các cơ sở làm đá, công việc của vợ chồng anh không còn tất bật như trước. Năm 2007, vợ chồng anh chính thức đóng cơ sở làm đá để chuyển hướng làm ăn mới. Tích góp được 31 cây vàng từ những ngày làm nước đá, cộng với tiền vay mượn thêm khoảng 25.000 USD của anh em, bạn bè ở Thụy Sĩ, áng chừng 1 tỷ đồng, vợ chồng anh quyết định xin phép mở cây xăng. Và từ đó đến nay, cây xăng dầu mang tên Mười Phi ngày càng ăn nên làm ra. Đây cũng là cây xăng duy nhất ở vùng biển Hải Lăng cũng như một số xã lân cận… cung cấp hầu như toàn bộ xăng dầu cho tàu thuyền, các cơ sở sản xuất trong vùng. Hiện nay vợ chồng anh đã đăng ký thành lập doanh nghiệp Mười Phi, chuyên kinh doanh mặt hàng xăng dầu tại địa phương… Riêng cây xăng, thu nhập mỗi năm của vợ chồng anh cũng có tiền tỷ! Nhưng với đôi vợ chồng này, việc làm ăn như thế vẫn là chưa đủ…

BẢN LĨNH MƯỜI PHI

Đận 2007, lúc phong trào nuôi tôm đang rộ lên ở vùng cát ven biển, nghề được xem là “chỉ một canh bạc là đổi đời”, anh quyết định đổ tiền bạc đầu tư vào con tôm thẻ chân trắng trên diện tích 1 hecta. Năm đầu mọi thứ thuận lợi, vợ chồng anh thu bạc tỷ chỉ sau một vụ. Những tưởng với đà này vợ chồng anh chẳng có sức mà đếm tiền từ tôm.

Song con tôm đâu có dễ, nó cũng đỏng đảnh, bất thường như thời tiết vậy. Kể từ năm thứ 2 trở đi, một mạch cho đến 5 năm tiếp theo… liên tù tì vợ chồng anh thất bát, ôm nợ theo con tôm. Nguyên nhân chủ yếu là do: Khi thì gần kề thu hoạch, tôm đổ bệnh chết đỏ hồ; khi thì mưa bão ập đến chẳng kịp trở tay, tôm trôi hết; khi thì phải xuất bán non vì bị nhiễm bệnh…

Page 27: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn tin thy sn 11-1-2018.pdf · 3 Nỗi đau nơi cửa biển Lạch Bạng khi hàng trăm người theo dõi lễ chiêu hồn tiếc

27

“Hồi ấy vợ chồng tôi cũng gọi là khá mạnh về tiền bạc mới trụ lâu đến thế, chứ nhiều gia đình chỉ qua vài ba vụ là tán gia bại sản, ôm một đống nợ ngân hàng rồi tha phương. Nuôi tôm như đánh bạc là thế, chỉ cần một vụ trúng lớn là lo được nợ nần cho khoảng 3 vụ thất bại. Nhưng khi thất bát liên miên thì chỉ có… mạt vận. Sau đợt thất bại liên tiếp đó, từ trong tay có sẵn hàng tỷ đồng tiền mặt, vợ chồng tôi trở thành con nợ với số tiền 3-4 tỷ đồng, duyên do mình nuôi tôm thiếu hiểu biết”, anh Phi nhớ lại.

Những đầm nuôi tôm vùng biển bãi ngang Hải Lăng. Ảnh: S.V

Anh vẫn quyết gắn bó với con tôm bởi anh ngẫm chỉ có con tôm là nhanh chóng vực lại nợ nần và sẽ có lãi. Nhưng để chắc chắn hơn trong nuôi tôm, anh bắt đầu lại, phải học thật kỹ lưỡng những bài học thất bại đắt giá đã nếm trải. Anh bắt đầu chấp nhận treo hồ một thời gian để cải tạo, khử trùng toàn bộ 3 ao (diện tích 1 ha), rồi tìm hiểu thật cặn kẽ các khâu kỹ thuật, phòng trị từng loại bệnh, tự tay chọn giống nuôi… Năm 2013, anh bắt đầu thả nuôi tôm trở lại trong tâm trạng xen lẫn hồi hộp, lo âu và hy vọng.

Hầu như suốt những ngày tháng đó, anh ăn ngủ luôn tại chòi canh tôm của mình. Anh giám sát chặt chẽ mọi di biến động của con tôm từ lúc nó tí ti bằng đầu kim cho đến khi chuẩn bị xuất bán. “Lo lắng dữ lắm! Dân nuôi tôm đến lúc hoàn tất bán cho thương lái, tay cầm tiền mới dám nói là mình thắng lợi. Tôi cũng đã trải qua nhiều lo âu đến bạc đầu sau vụ làm lại ấy. May thay trời thương, sau gần nửa năm nuôi, vụ đó tôi lãi hơn 2 tỷ đồng.

Rồi những vụ tiếp theo cũng trúng lớn, vừa được mùa vừa được giá. Đến cuối năm 2016, tức trong khoảng 3 năm từ 3 ao nuôi gia đình tôi thu lãi trắng hơn 6 tỷ đồng từ tôm. Đợt hè năm 2016 do sự cố môi trường biển, 2 trong số 3 ao bị ảnh hưởng, nhưng ao còn lại cũng thu cũng được trên 1 tỷ đồng, xem như bù đủ chi phí. Hiện tại, tôi đang thả 3 hồ gần đến thời điểm thu hoạch và mọi thứ rất khả quan. Dự kiến mỗi hồ thu được ít nhất cũng được khoảng 7-8 tấn tôm, quy ra cũng được 500 triệu đồng/hồ sau khi trừ chi phí”, anh Phi vui vẻ chia sẻ.

Ở Hải Khê, giới nuôi tôm vẫn nể phục và xem anh Phi như một “vua tôm” thật sự có bản lĩnh. Bởi anh nuôi tôm không chỉ gặp thời, mà anh cũng đã từng nếm trải thất bại cay đắng và đạt được thành công như hiện tại sau nhiều năm “ăn ngủ cùng tôm”. Ở vợ chồng anh Phi luôn có một ý chí, khát vọng mãnh liệt với cách tính toán, lối suy nghĩ, cách làm đột phá để làm giàu chính đáng. Không chỉ làm giàu cho gia

Page 28: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn tin thy sn 11-1-2018.pdf · 3 Nỗi đau nơi cửa biển Lạch Bạng khi hàng trăm người theo dõi lễ chiêu hồn tiếc

28

đình, hiện vợ chồng anh đang tạo việc làm thường xuyên cho 3 lao động với thu nhập 5 triệu đồng/người/tháng, bao ăn ở.

Không chỉ có thu nhập cao từ nuôi tôm, cây xăng, mà chỉ riêng chị Mười vào mỗi vụ thu tôm, chị chạy quanh cùng buôn tôm bán lại cũng có thêm khoản lãi khoảng 10 triệu đồng/tháng. Nhờ vậy, anh chị trang trải hết mọi nợ nần và có điều kiện chăm lo tốt nhất việc ăn học cho con. Lần chúng tôi ghé thăm, anh chị đang khởi công căn nhà khá bề thế ngay gần cây xăng. Chị Mười cười: “Lâu ni bươn chải làm ăn vẫn ở nhà lụp xụp. Nay có dư dả nên làm căn nhà khang trang rộng rãi hơn để có chỗ cho cả gia đình ăn ở,

sinh hoạt đàng hoàng, con cái có điều kiện học tập tốt hơn”. (Tiền Phong 11/1, Hữu Thành – Sỹ Việt) đầu

trang

Dốc sức cùng ngư dân vươn khơi

Khi được hỏi, làm gì để chấm dứt tình trạng ngư dân đánh bắt xâm phạm chủ quyền nước khác, đa số câu trả lời của các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương là giúp ngư dân “có lãi’ sau mỗi chuyến đi biển. Từ thực tế đó, nhiều tỉnh, thành đã cho ra đời các mô hình liên kết giữa ngư dân - chính quyền - doanh nghiệp với phương châm “tất cả cùng có lợi”… Bài 2: Giải pháp để ngư dân không xâm phạm vùng biển nước ngoài

Tiếng nói người trong cuộc

Lý giải cho việc ngư dân Việt Nam vẫn xâm phạm chủ quyền vùng biển nước khác khi khai thác thủy sản, ông Nguyễn Trọng Chánh, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Khánh Hòa cho rằng: Áp lực chi phí của một chuyến biển bình quân từ 100 đến 200 triệu đồng nên ngư dân bất chấp pháp luật, xâm phạm lãnh hải nước khác. Bên cạnh đó, đội tàu đánh bắt xa bờ ngày càng nhiều, thiết bị hiện đại nên ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa bị thu hẹp, sản lượng giảm, buộc ngư dân phải lấn sang nước khác để đánh bắt mới có lời.

Thượng tá Phạm Mạnh Hùng, Phó Chủ nhiệm Chính trị BĐBP Khánh Hòa thì cho rằng, do đến nay, còn một số vùng biển nước ta chưa hoàn thành việc phân định với các nước nên việc tuần tra, kiểm soát, nhắc nhở và bảo vệ ngư dân ở khu vực biển này gặp rất nhiều khó khăn. Cùng với đó, ta chưa ký quy chế phối hợp giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động nghề cá với các nước, trong đó có Malaysia và Indonesia. Vì thế, khi ngư dân Việt Nam bị lực lượng chức năng phía bạn bắt giữ, ta phải tiến hành nhiều biện pháp, nhiều kênh mới giải quyết được.

Cán bộ BĐBP Phú Yên tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho ngư dân. Ảnh: Trúc Hà

Page 29: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn tin thy sn 11-1-2018.pdf · 3 Nỗi đau nơi cửa biển Lạch Bạng khi hàng trăm người theo dõi lễ chiêu hồn tiếc

29

Phó Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã Tam Quan Bắc (huyện Hoài Nhơn, Bình Định) Bùi Thanh Ninh thì cho rằng, cần chú ý làm tốt công tác tuyên truyền với đội ngũ lái tàu, thuyền trưởng, máy trưởng, bởi đây là những người giữ vai trò “Tư lệnh” của toàn tàu khi quyết định sẽ đánh bắt ngư trường nào. Không chỉ vậy, các cấp chính quyền cũng nên có những hình thức động viên, khen thưởng kịp thời những ngư dân, tổ đội đánh bắt thực hiện nghiêm túc các quy định của Nhà nước; lồng ghép các chính sách hỗ trợ đóng mới tàu thuyền cũng như thu mua sản phẩm đánh bắt cho ngư dân với giá ưu đãi để động viên ngư dân.

Cho rằng mức phạt của một trường hợp vi phạm khi đánh bắt trái phép trên vùng biển nước khác từ 50 đến 70 triệu đồng là quá thấp, không đủ sức răn đe, ông Từ Văn Minh, Phó Chủ tịch UBND xã Tam Quan Bắc đề xuất, cùng với tuyên truyền, vận động, nên có chế tài xử phạt tàu cá vi phạm nặng hơn, có biện pháp ngăn chặn tàu cá bị xử phạt, sau đó tìm cách sang tên đổi chủ. Có vậy mới góp phần ngăn chặn, giảm bớt sự liều lĩnh của một số ngư dân sẵn sàng xâm phạm vùng biển nước ngoài để đánh bắt.

Gắn lợi ích kinh tế với trách nhiệm

Thực tế, bên cạnh việc tuyên truyền thì nhiều mô hình thu hút ngư dân tham gia, đoàn kết làm ăn trên biển đem lại hiệu quả kinh tế, nhưng tuân theo pháp luật quốc tế đã ra đời. Phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà là một trong hai địa phương có số lượng tàu thuyền đánh bắt xa bờ nhiều nhất của thành phố Đà Nẵng. Hiện, toàn phường có 360 tàu các loại, riêng tàu công suất từ 400CV trở lên là 170 chiếc, chiếm ¼ số lượng tàu thuyền cùng công suất của thành phố. Điều đáng nói là, nhiều năm qua, đội tàu thuyền đánh bắt xa bờ của phường Nại Hiên Đông nói riêng và thành phố Đà Nẵng nói chung chưa hề có tàu thuyền nào bị bắt vì đánh bắt trái phép trên vùng biển nước khác.

Ông Mai Văn Đãi, Phó Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá phường Nại Hiên Đông cho biết: Mô hình “3 trong 1” ở phường Nại Hiên Đông (nghĩa là ngư dân là đoàn viên Nghiệp đoàn nghề cá, đồng thời là thành viên của Trung đội Dân quân biển hoạt động tập trung khi tham gia đánh bắt xa bờ) đã góp phần đưa đến việc ngư dân không vi phạm vùng biển nước ngoài. Là đoàn viên của Nghiệp đoàn nghề cá, họ có trách nhiệm cao hơn với nghiệp đoàn, tổ đội đánh bắt của mình; là thành viên của Trung đội Dân quân biển thì phải giữ ý thức trách nhiệm về thực hiện các chủ trương, chính sách, quy định của pháp luật.

Thực tế, sau gần 3 năm ra đời, Trung đội Dân quân biển hoạt động tập trung tại phường Nại Hiên Đông đã đóng góp rất lớn và trở thành hạt nhân, nòng cốt làm lan tỏa ý thức trách nhiệm trước pháp luật đến đông đảo ngư dân trên địa bàn. Chính trong những chuyến biển xa bờ, ngư dân, nghiệp đoàn viên và thành viên của Trung đội Dân quân biển luôn sát cách bên nhau, khuyên nhủ nhau không vi phạm vùng biển các nước khác.

Page 30: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn tin thy sn 11-1-2018.pdf · 3 Nỗi đau nơi cửa biển Lạch Bạng khi hàng trăm người theo dõi lễ chiêu hồn tiếc

30

Nhờ có sự liên kết hỗ trợ từ doanh nghiệp, chính quyền, ngư dân Đà Nẵng vẫn “sống khỏe” từ biển. Ảnh: Đình Tăng

Nếu mô hình “3 trong 1” ở thành phố Đà Nẵng là sự gắn kết giữa chính quyền với ngư dân, thì mô hình chuỗi đánh bắt, thu mua và tiêu thụ cá ngừ đại dương sọc dưa và cá ngừ đại dương vây vàng mắt to lại có sự tham gia của cả các doanh nghiệp theo phương châm “các bên cùng có lợi”. Để đáp ứng các yêu cầu của đối tác Nhật Bản, châu Âu, Hoa Kỳ (trong đó có yêu cầu không tiêu thụ sản phẩm đánh bắt trái phép trên vùng biển nước khác), Đề án chuỗi đánh bắt, thu mua và tiêu thụ cá ngừ đại dương được Chi cục Thủy sản Khánh Hòa phối hợp với một số doanh nghiệp triển khai. Đến nay, đã có gần 90 chủ tàu cá trên địa bàn tỉnh tham gia. Các chủ tàu phải cam kết với doanh nghiệp không đánh bắt vi phạm lãnh hải nước khác. Cá ngừ đảm bảo yêu cầu trên sẽ được thu mua với giá cao hơn giá chung của thị trường.

Rõ ràng, nhân rộng mô hình chuỗi đánh bắt, thu mua và tiêu thụ cá ngừ đại dương như ở Khánh Hòa hay mô hình “3 trong 1” của Đà Nẵng là những mô hình thiết thực, gắn lợi ích kinh tế với trách nhiệm của ngư dân đang góp phần đáng kể, vừa cải thiện đời sống, mức thu nhập cho ngư dân, đồng thời giúp ngư dân không vi phạm lãnh hải nước ngoài khi tham gia đánh bắt xa bờ. Vấn đề còn lại là phải huy động sự vào cuộc, đồng hành của các doanh

nghiệp và ý thức trách nhiệm tự giác của ngư dân. (Biên Phòng 11/1, Trúc Hà – Đình Tăng) đầu trang

CỨU HỘ - CỨU NẠN

Cấp cứu kịp thời ngư dân trên biển bằng ngân hàng máu sống

Bằng ngân hàng máu sống trên đảo Bạch Long Vĩ (TP Hải Phòng), Trung tâm Y tế quân dân y huyện đảo Bạch Long Vĩ đã kịp thời cứu sống ngư dân bị tai nạn khi đang đánh bắt cá trên biển. Hồi 1 giờ 30 phút rạng sáng 10-1, Trung tâm Y tế quân dân y huyện đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) đã tiếp nhận ngư dân Lê Văn Quyền, 28 tuổi, ở xã Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa bị tai nạn nặng khi đang đánh bắt thủy sản tại vùng biển Bạch Long Vĩ.

Khi đó, anh Quyền đang làm việc trên tàu TH 0141 do ông Lê Văn Thắm là tàu trưởng. Anh Quyền đã trượt ngã xuống hầm tàu và bị sắt đâm xuyên thấu đùi phải, máu chảy nhiều. Sau khi băng bó tạm

Page 31: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn tin thy sn 11-1-2018.pdf · 3 Nỗi đau nơi cửa biển Lạch Bạng khi hàng trăm người theo dõi lễ chiêu hồn tiếc

31

thời trên tàu, gần 2,5 giờ đồng hồ sau tàu mới cập bờ để đưa anh Quyền vào Trung tâm y tế cấp cứu do sóng to, gió lớn cấp 9, cấp 10, kèm mưa giông…

Anh Quyền nhập viện trong tình trạng sốc do đau, mất máu kéo dài, huyết áp nhỏ, mạch nhanh, thở dốc, da tím tái, vết thương tại đùi sâu khoảng 10 cm vẫn đang chảy máu ồ ạt phun thành tia....

Các y, bác sĩ đã tiến hành hồi sức chống sốc tích cực, đồng thời huy động ngân hàng máu sống trên đảo ngay trong đêm để truyền máu cấp cứu cho bệnh nhân. Bệnh nhân được khẩn trương truyền máu và kíp trực tiến hành mổ cấp cứu, xử trí kẹp thắt nhánh động mạch đứt, khâu nối phục hồi cơ, thần kinh…

Đến 4 giờ 30 phút sáng 10-1, ca mổ kết thúc và bệnh nhân thoát mê an toàn, đang tiếp tục được theo dõi và điều trị tích cực tại Trung tâm Y tế quân dân y Bạch Long Vĩ trong điều kiện thời tiết

huyện đảo đang có gió mùa cấp 8, cấp 9. (Nhân Dân 10/1, Ngô Quang Dũng) đầu trang

Đồn biên phòng Cát Hải cứu 9 ngư dân bị đắm tàu Nhận được tin Tàu NĐ-1816 gặp nạn, Đồn Biên phòng Cát Hải cử phương tiện nhanh chóng tiếp cận, cứu nạn thành công 9 thuyền viên và đưa về đất liền an toàn.

Vào 5h45 ngày 10-1 tại khu vực phao số 15 luồng Lạch Huyện, huyện Cát Hải (cách đất liền khoảng 5 km), phương tiện mang biển kiểm soát NĐ-1816 trọng tải 1000 tấn trên tàu có 9 thuyền viên, do Trần Văn Hùng, 39 tuổi, địa chỉ xã An Lư (huyện Thủy Nguyên) làm thuyền trưởng, đang hành trình từ biển vào thì va chạm với tàu nước ngoài LAN TAU BEE quốc tịch Antigua Barbuda hành trình từ Cảng Hải Phòng ra biển. Hậu quả Tàu NĐ-1816 bị chìm tại chỗ.

Kiểm tra sức khỏe với ngư dân gặp nạn trên tàu NĐ-1816

Sau khi nhận được tin báo Đồn Biên phòng Cát Hải cử 2 phương tiện cùng 5 cán bộ chiến sĩ nhanh chóng tiếp cận khu vực tàu gặp nạn. Mặc dù, ngoài trời nhiều sươn mù, giá rét nhưng với tinh thần “cứu người bị nạn như cứu người thân”, các cán bộ, chiến sĩ trong tổ công tác cứu nạn thành công 9 thuyền viên và đưa về Đồn Biên phòng Cát Hải an toàn và tiến hành đánh dấu vị trí tàu đắm để các phương tiện qua lại phòng tránh bảo đảm an toàn.

Page 32: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn tin thy sn 11-1-2018.pdf · 3 Nỗi đau nơi cửa biển Lạch Bạng khi hàng trăm người theo dõi lễ chiêu hồn tiếc

32

9 thuyền viên gặp nạn sau khi đưa về Đồn được quân y kiểm tra, chăm sóc sức khỏe và tiến hành điều tra, xác minh làm rõ vụ việc.

(Công An Nhân Dân 10/1, Văn Thịnh) đầu trang

THỊ TRƯỜNG

Hà Tĩnh: Đổ xô đến xem cá tra dầu "khủng" 156 kg giá trăm triệu của nhà hàng Một chủ nhà hàng tại TP Hà Tĩnh (Hà Tĩnh), vừa mua một con cá tra dầu "khủng" nặng 156Kg, dài 2,3

m có nguồn gốc từ Campuchia về phục vụ thực khách. Theo đó, vào chiều 10/1, một nhà hàng đóng tại đường Vũ Quang, thành phố Hà Tĩnh đã mua về một con cá tra dầu dài 2,3 m, nặng 156 kg.

Con cá tra dầu "khủng" được chủ nhà hàng tại Hà Tĩnh mua với giá 100 triệu để về phục vụ thực khách.

Theo chủ nhà hàng này cho biết, đây là con cá được một ngư dân Campuchia thả lưới bắt trên sông Mê Kông. Khi nghe tin, chủ nhà hàng này đã nhờ một người bạn tìm đến mua với giá hơn 100 triệu đồng.

Sau 3 ngày vận chuyển, đến đầu giờ chiều nay (10/1) thì về tới TP Hà Tĩnh.

Con cá quá to và nặng, phải 6 đầu bếp và phụ bếp khỏe mạnh xúm lại mới khiêng nổi cá.

Khi nghe tin, rất đông người dân hiếu kỳ đã đến nhà hàng này "mục sở thị" con cá tra dầu "khủng". Chủ nhà hàng đã phải kê một chiếc kệ lớn, rãi đá lạnh xung quanh để đặt con cá lên cho người dân xem.

Theo tài liệu, cá tra là loài sống ở vùng hạ lưu sông Mê Kông, sinh trưởng nhờ ăn thực vật, thủy

sinh. Đây là loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới. Khi trưởng thành, loại cá này có thể đạt chiều

dài 3m và nặng trên 300kg. (Infonet 11/1, Hà Vũ) đầu trang

Nghịch lý: Cua Hoàng đế ở nước ngoài bán chân càng, về Việt Nam bán cả con

Cua Alaska - loại hải sản đắt đỏ sang trọng chỉ dành cho giới nhà giàu này - hóa ra chưa chắc đến từ Alaska và lạ lùng thay, ở nước ngoài, người ta chỉ bán chân và càng, nhưng khi về Việt Nam lại được rao bán cả con.

Giá cua Hoàng đế ở Việt Nam: Vẫn rẻ vì bán... cả con!

Nhắc đến Cua Hoàng đế Alaska, người ta thường nghĩ ngay đến các bàn tiệc tại nhà hàng sang

trọng, hoặc bàn ăn của giới nhà giàu chịu chi. Bởi lẽ, giá cả của loại cua này rất đắt đỏ, không chỉ

trên thị trường quốc tế mà còn ngay tại chính quê hương của nó: Alaska.

Page 33: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn tin thy sn 11-1-2018.pdf · 3 Nỗi đau nơi cửa biển Lạch Bạng khi hàng trăm người theo dõi lễ chiêu hồn tiếc

33

Dạo qua 10 cửa hàng hải sản tươi được đánh giá cao nhất tại quận Anchorage, bang Alaska, Mỹ,

không khó để tìm thấy mặt hàng Cua Hoàng đế Alaska.

Tại đây, một pound Cua Hoàng đế Alaska được rao bán với giá từ 24 USD (khoảng 550.000

đồng/nửa kg) trở lên (1 pound tương đương khoảng 0,45kg).

Tại các cửa hàng hải sản ở bang Alaska, Mỹ, cua Hoàng đế được bán theo chân, bởi vì thân cua

chẳng có thịt, vậy nên chúng thường bị bỏ đi trong lúc chế biến (Ảnh: Internet)

Điều đặc biệt là ở chỗ, cua bán ra theo đơn vị chân và càng. Tùy theo kích thước của chân cua và

càng cua mà giá cả có sự chênh lệch khác nhau: chân cua, càng cua càng lớn, thì giá cua càng đắt,

và ngược lại.

Không chỉ các cửa hàng hải sản tại Alaska, mà ngay cả trên trang Amazon – kênh thương mại điện

tử hàng đầu nước Mỹ, cua hoàng đế Alaska cũng được bán theo hình thức và giá cả như vậy.

Điều này, theo tờ The New York Times lý giải, là bởi thịt cua Hoàng đế Alaska ngon nhất nằm ở chân

của chúng. Không giống như những loại cua khác, cua Hoàng đế chỉ có 6 cái chân, và hai càng – mà

Page 34: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn tin thy sn 11-1-2018.pdf · 3 Nỗi đau nơi cửa biển Lạch Bạng khi hàng trăm người theo dõi lễ chiêu hồn tiếc

34

thịt càng cua có chất lượng kém hơn thịt ở chân cua. Phần thân cua trái lại có rất ít thịt, chỉ có một

phần nhỏ nằm ở các khớp nối giữa chân và thân.

Cũng theo tờ báo này, những con cua cần phải qua sơ chế và để đông lạnh bởi điều kiện sinh sống

của chúng rất khắc nghiệt. Vì vậy, hiện nay, chỉ có một số ít các cửa hàng cung cấp nguồn loại cua

này còn tươi sống. Và bởi vì những con Cua Hoàng đế có kích thước và trọng lượng lớn nên người

dân hiếm khi mua cả một con Cua Hoàng đế về nhà để chế biến.

Tại Việt Nam, Cua Hoàng đế Alaska được xếp vào những món ăn có giá đắt đỏ bậc nhất. Một số đại

gia sẵn sàng chi trả tới hàng chục triệu cho một con cua hoàng đế Alaska.

Tuy nhiên, loài cua đắt đỏ này lại được rao bán khá nhiều trên các trang mạng, với mức giá chỉ

tương đương cua hoàng đế được bán tại thị trường Mỹ, chưa tính thêm các chi phí khác như bao

gói, vận chuyển, thuế xuất, nhập khẩu,...

Đặc biệt, một số cửa hàng còn đưa ra đảm bảo, Cua Hoàng Đế tại cửa hàng vẫn sống nguyên và

đang bơi, giá cả chỉ từ 1.940.000đ/kg.

Nhân viên của cửa hàng hải sản Hùng Cường (Hà Nội) cho biết, cửa hàng chào bán Cua Hoàng đế

với mức giá còn rẻ hơn: Chỉ từ 1.700.000 đồng /kg. Theo lời cam kết của các nhân viên bán hàng, tất

cả đều là những con cua còn tươi nguyên, đảm bảo cua được nhập khẩu "chính hãng" từ Alaska,

Canada, Nga,...

Cũng theo các nhân viên bán hàng, người mua được lựa chọn mua cua đông lạnh hoặc cua vẫn còn

tươi nguyên, nhưng chỉ có thể mua theo đơn vị con với giá cả từ 4 đến 8 triệu đồng. Cửa hàng không

cung cấp lựa chọn bán lẻ theo chân cua, hay các tùy chọn khác phải xé lẻ con cua thành nhiều phần.

Chưa chắc đã là cua Hoàng đế Alaska

Theo các chuyên gia về hải dương học, trên thế giới có hơn 40 loài Cua Hoàng đế, phân bố rải rác từ

Nga đến Nhật, cho tới cả Nam Mỹ.

“Cua Hoàng đế chỉ mang thương hiệu Alaska khi chúng đến từ khu vực Alaska mà thôi” – ông Jim

Donahue đến từ UniSea – một trong những công ty chế biến và xuất khẩu cua lớn nhất Alaska cho

biết khi trả lời Fox News.

“Những loài cua tương tự được tìm thấy ở Nga hay là Thụy Điển, và chúng cũng được gọi là Cua

Hoàng đế. Và tương tự, chỉ có loài cua Hoàng đế đánh bắt tại Nga mới được gọi là Cua Hoàng đế

Nga” - ông Jim Donahue cũng cho hay.

Nhưng, bởi vì nhu cầu về Cua Hoàng đế gia tăng một cách chóng mặt trong những năm gần đây tại

các nước như Hoa Kỳ, Nhật Bản, do đó, Cua Hoàng đế bị khai thác gần như cạn kiệt.

Page 35: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn tin thy sn 11-1-2018.pdf · 3 Nỗi đau nơi cửa biển Lạch Bạng khi hàng trăm người theo dõi lễ chiêu hồn tiếc

35

Cua Hoàng đế được bán với giá đắt đỏ, nhưng có thể chúng chẳng phải xuất xứ từ Alaska (Ảnh:

Internet)

Điều này dẫn tới việc Chính quyền Alaska áp dụng những đạo luật khắt khe trong hoạt động đánh

bắt loại cua này. Ngư dân phải tuân thủ các giới hạn nghiêm ngặt, ví dụ như phải phóng thích những

con cua không đạt tiêu chuẩn hoặc bị đánh bắt quá sớm, không được đánh bắt cua cái, v.v…

Vì vậy, giá Cua Hoàng đế Alaska đã tăng lên chóng mặt. Hiện nay, cua Alaska chỉ dành cho giới nhà

giàu và những người muốn thưởng thức mỹ vị một lần trong đời.

Tương tự đối với loài cua Hoàng đế tại Nga. Vì sự lỏng lẻo trong quản lý khai thác hải sản của nước

này, mà loài cua hoàng đế tại Nga cũng đang đứng trên bờ vực cạn kiệt.

Viện Nghiên cứu khoa học Thái Bình Dương về Thủy sản và Hải dương học (Hoa Kỳ) cho biết do

săn bắt, đàn cua cái ở Nga đã giảm tới 84%.

Bởi vì những số liệu này và những quy định trong việc xuất khẩu những con cua Hoàng đế, các

chuyên gia tại đây cho rằng, con cua được bày bán trong các siêu thị của người dân Mỹ và một số thị

trường trên thế giới có thể không phải là cua Hoàng đế Alaska.

Do đó, các chuyên gia cho hay, người dân cần chắc chắn về nhãn, thương hiệu khi mua cua Hoàng

đế. Đó có thể không phải là cua Alaska, cũng chẳng phải cua Hoàng đế Nga. “Và nếu nhãn hàng ghi

rằng đó là cua Hoàng đế Alaska, hãy hỏi thật kĩ người bán hàng để chắc chắn về con cua của mình”,

một chuyên gia nói. (VietQ 10/1, Lệ Chi) đầu trang

Page 36: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn tin thy sn 11-1-2018.pdf · 3 Nỗi đau nơi cửa biển Lạch Bạng khi hàng trăm người theo dõi lễ chiêu hồn tiếc

36

CHẾ BIẾN

Đặc sản khô cá tất bật vào mùa tết Thời điểm này, làng nghề làm khô cá lóc ở xã Phú Thọ, huyện Tam Nông, Đồng Tháp đang hối hả SX để

cung cấp cho thị trường tết.

Làng đã thành lập “Phú Nông hội quán” để các hội viên liên kết SX. Bình quân mỗi ngày, một cơ sở

tiêu thụ trên dưới 250kg cá khô các loại, tăng gấp 2 lần so cùng kỳ năm 2017.

Chế biến cá lóc khô

Bà Hồ Thị Kim Hằng, chủ cơ sở chế biến khô cá lóc Kim Hằng cho biết: “Để có miếng khô ngon, phải

qua rất nhiều công đoạn như làm sạch, loại bỏ xương, ướp gia vị và phơi nắng. Trong đó, ướp gia vị rất

quan trọng để tạo ra hương vị riêng… Đặc biệt, trong quá trình chế biến sản phẩm cá khô, cơ sở chúng

tôi rất chú trọng tới chất lượng và an toàn thực phẩm”.

Còn chị Nguyễn Ngọc Xê, chủ cơ sở chế biến khô cá lóc Ngọc Xê tại huyện Tam Nông cho biết: Hai

năm nay, chị mở thêm 2 điểm bán khô cá lóc trên địa bàn xã. Hầu hết sản phẩm đều được làm thủ công

nên rất hút hàng…

Còn ông Bình, chủ cơ sở SX chia sẻ, năm nay giá cá lóc nguyên liệu dao động mức 30.000 - 35.000

đồng/kg không tăng so cùng kỳ năm trước, nên nguồn nguyên liệu dồi dào. Với 4kg cá lóc tươi sẽ làm

ra 1kg cá lóc khô và phải phơi từ 3 - 4 nắng mới xuất bán. 1kg khô cá lóc dao động từ 120.000 -

150.000 đồng. “Dịp tết này, cơ sở của tôi sẽ sản xuất và bán khoảng 10 tấn khô cá lóc, khô cá sặc rằn

các loại”, ông Bình bộc bạch.

Page 37: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn tin thy sn 11-1-2018.pdf · 3 Nỗi đau nơi cửa biển Lạch Bạng khi hàng trăm người theo dõi lễ chiêu hồn tiếc

37

Xã Phú Thọ hiện có 15 cơ sở chế biến và trên 30 điểm bán cá khô các loại. Mỗi cơ sở chế biến thu hút

từ 10 - 15 lao động làm việc ngày đêm. Trung bình, mỗi cơ sở làm ra hằng ngày trên 250kg khô cá lóc,

cá sặc rằn thành phẩm.

TP Cần Thơ có làng bán cá khô trên QL 91B, thuộc quận Bình Thủy. Trong những ngày cận tết, lượng

cá khô bán cho khách đi đường tăng gấp 4 - 6 lần so với ngày thường. Hai bên đường là những liếp

phơi cá khô bắt mắt du khách.

Bà Trần Kim Lệ, người bán cá khô trên QL 91B cho biết, giữa tháng 10 âm lịch là thời điểm nhộn nhịp

nhất của nghề làm khô cá. Trước đây vài năm, chỉ có một vài hộ làm khô cá lóc bán lẻ ven QL 91B,

nay có hơn 50 hộ tự làm khô bán cho khách đi đường. Bình quân một tuần bà bán cho khách khoảng

100kg khô cá lóc, 40 khô sặc rằn.

Làm khô cá lóc phục vụ thị trường tết

“Cứ 2,5kg cá sặc tươi cho ra 1kg khô, bán với giá 160.000 - 180.000 đ/kg, những ngày sát tết giá có thể

tăng lên 200.000 đ/kg. Còn đối với cá lóc thường thì 4kg cá lóc tươi được 1kg cá lóc khô và phải phơi

trong 4 nắng mới xuất bán được, giá năm nay dao động từ 220.000 - 250.000 đồng/kg”, bà Lệ nói.

(Nông Nghiệp Việt Nam 11/1, Trọng Trung – Hoàng Vũ) đầu trang

Page 38: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn tin thy sn 11-1-2018.pdf · 3 Nỗi đau nơi cửa biển Lạch Bạng khi hàng trăm người theo dõi lễ chiêu hồn tiếc

38

NHÌN RA THẾ GIỚI

Gần 100 xác cá heo xám dạt vào bờ biển Brazil

Các nhà khoa học đang tìm hiểu nguyên nhân khiến hàng loạt cá heo xám chết trong vùng

vịnh Sepetiba. Các nhà khoa học phát hiện ít nhất 88 xác cá heo xám dạt vào vịnh Sepetiba ở phía tây Rio de Janeiro, Brazil, kể

từ hôm 16/12, National Geographic hôm 8/1 đưa tin. Trung bình mỗi ngày có khoảng 4 - 5 xác cá heo mới.

Số cá voi chết chiếm tới hơn 10% số lượng cá heo xám trong quần thể cá heo sống tại đây. Quần thể cá heo này

gồm khoảng 800 con, có thể là nơi tập trung nhiều cá heo xám nhất trên thế giới.

Một số tổ chức bảo tồn địa phương như Viện Boto Cinza và SOS Botos đang phân tích mẫu da, máu và xương của

xác cá heo để tìm hiểu nguyên nhân. Các nhà khoa học cho rằng có khả năng một loại vi khuẩn hoặc virus đã dẫn

đến tình trạng này. Nếu vậy, có thể khoảng 70 - 80% số cá heo sẽ chết, theo Leonardo Flach, điều phối viên trưởng

tại Viện Boto Cinza.

Cá heo xám thường sống thành đàn lớn đến 200 con và có quan hệ gần gũi với nhau. Do đó, việc phát sinh bệnh

truyền nhiễm sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng. Các nhà khoa học hy vọng sẽ thu được các kết quả nghiên cứu vào

cuối tháng 1.

"Một hôm chúng tôi phát hiện xác những con cá voi đực trưởng thành, hôm sau đến lượt các con cái và con non.

Hầu hết chúng đều rất gầy và có những thương tổn sâu trên da", Flach cho biết.

Thông tin về cá heo xám hiện nay vẫn còn tương đối ít. Tuy nhiên, Flach cho rằng chúng nên được đưa vào danh

sách loài vật đang bị đe dọa. Trước đây, tỷ lệ tử vong của cá voi xám trong vùng là khoảng 5 con mỗi tháng do tình

trạng đánh bắt quá mức và ô nhiễm hóa chất. Năm 2016, số lượng cá voi chết là 69 con, trong khi năm 2010 chỉ là

32 con.

Khu vực xung quanh Rio de Janeiro rất ô nhiễm và tình trạng đánh bắt cá heo trái phép diễn ra phổ biến, Flach cho

biết. Vịnh Sepetiba được bao quanh bởi các khu chung cư, xưởng đóng tàu, bến cảng. Tuy nhiên, các nhà khoa

học chưa rõ sự phát triển này ảnh hưởng như thế nào đến cá heo.

"Cá heo xám là những sinh vật đang bị đe dọa. Nhưng hiện nay, với căn bệnh chưa xác định

này, chúng tôi hy vọng có thể gây nhiều áp lực hơn lên các nhà chức trách để giúp chúng tôi

bảo vệ cá heo", Flach nói. (Dân Trí 11/1, Thu Thảo) đầu trang

Các đại dương ấm lên có thể tác động nghiêm trọng đến nguồn cá

Các nhà khoa học cảnh báo, nếu không kiềm chế được hiện tượng ấm lên trên toàn cầu,

chuỗi thức ăn ở các đại dương có thể bị phá vỡ, đe dọa đến sinh kế của hàng chục triệu

người sống nhờ vào đó.

Theo nghiên cứu đăng trên tờ PLOS Biology Warming ngày 9/1, các đại dương ấm lên hạn chế các

dòng năng lượng giữa các loài trong hệ sinh thái biển, giảm lượng thức ăn có sẵn cho các loài lớn

mà hầu hết là cá, loài ở trên cùng của chuỗi thức ăn.

Theo Giáo sư về hệ sinh thái biển tại Đại học Adelaide ở Australia, Ivan Nagelkerken, và là một trong

những tác giả của nghiên cứu, điều này có thể tác động nghiêm trọng đến nguồn cá.

Page 39: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn tin thy sn 11-1-2018.pdf · 3 Nỗi đau nơi cửa biển Lạch Bạng khi hàng trăm người theo dõi lễ chiêu hồn tiếc

39

Theo số liệu mới nhất của Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO), trên toàn cầu, khoảng 56,5

triệu người sinh sống bằng nghề đánh bắt cá và nuôi trồng thủy sản trong năm 2015 và gần 1/5

lượng đạm động vật mà 3,2 tỷ người tiêu thụ trong năm này là từ cá.

Các nghiên cứu cho thấy rằng Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu 2015 phải được thực hiện

để các đại dương không bị hủy hoại, mất đa dạng sinh học và suy giảm lượng cá. Theo thỏa thuận

lịch sử này, các nhà lãnh đạo trên thế giới nhất trí hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức 1,5-2

độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Tuy nhiên, Liên hợp quốc cảnh báo nhiệt độ Trái Đất có thể tăng 3 độ C vào năm 2100.

Các nghiên cứu gần đây đã rung hồi chuông cảnh báo về các đại dương và hệ sinh thái biển khi Trái

Đất tiếp tục trải qua thời tiết nóng kỷ lục.

Một nghiên cứu ngày 4/1 trên tờ Science cho biết các "vùng chết", nơi lượng ôxy quá thấp để duy trì

sự sống ở hầu hết các loài ở đại dương đã tăng hơn bốn lần trong 50 năm qua do các hoạt động của

con người.

Một nghiên cứu khác nói rằng nhiệt độ đại dương đang gây nguy hiểm cho các rạn san hô nhiệt đới,

là nguồn thức ăn của cá, gấp gần năm lần so với những năm 1980. (Bnews 10/1, Lê Minh) đầu

trang./.