Bản tin Logistics · Trong vận tải container, giá cước, cách tính cước, thành...

19
SỐ 77 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 06 - 2020 1. Tđiển Logistics 2. Khách hàng Logistics 3. Quy định Pháp lut 4. Tiêu điểm tháng 06/2020 5. Hoạt động ca Gemadept 6. Gii pháp qun trLogistics 7. Xu hướng thtrường 8. Câu chuyn Logistics 9. Skin Logistics tháng ti

Transcript of Bản tin Logistics · Trong vận tải container, giá cước, cách tính cước, thành...

Page 1: Bản tin Logistics · Trong vận tải container, giá cước, cách tính cước, thành phần tiền cước cũng có những điểm khác so với vận chuyển hàng hóa

SỐ 77

BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 06 - 2020

1. Từ điển Logistics

2. Khách hàng Logistics

3. Quy định – Pháp luật

4. Tiêu điểm tháng 06/2020

5. Hoạt động của Gemadept

6. Giải pháp quản trị Logistics

7. Xu hướng thị trường

8. Câu chuyện Logistics

9. Sự kiện Logistics tháng tới

Page 2: Bản tin Logistics · Trong vận tải container, giá cước, cách tính cước, thành phần tiền cước cũng có những điểm khác so với vận chuyển hàng hóa

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 1

CƯỚC PHÍ VÀ PHỤ PHÍ TRONG VẬN TẢI CONTAINER

Định nghĩa

Trong vận tải container, giá cước, cách tính cước, thành phần tiền cước cũng có những điểm khác so với vận chuyển hàng hóa thông thường. Khoản chi phí phải bỏ ra trong vận tải Container gồm hai phần: cước phí và phụ phí.

- Cước phí trong vận tải container là khoản tiền mà chủ hàng phải trả cho người chuyên chở để vận chuyển Container từ nơi này đến một nơi khác.

- Phụ phí trong vận tải Container là một khoản tiền mà chủ hàng phải trả thêm cho người vận tải và các cơ quan hữu quan ngoài tiền cước.

Xác định cước phí trong vận chuyển Container

(1) Cước tính theo Container nhưng chỉ áp dụng cho một số mặt hàng nhất định (Container Box Rate - CBR): Các hãng tàu ngoài Công hội (Non-Conference Carriers) thường dùng loại giá cước này áp dụng cho một số mặt hàng nhất định. Đơn vị tính của loại cước này là Container, mà không phụ thuộc vào khối lượng hàng hóa xếp trong Container.

(2) Cước áp dụng cho tất cả loại hàng (Freight All Kinds - FAK): Theo giá cước này, tất cả hàng hóa khác nhau đóng trong một Container hay một lô đều được tính theo một mức cước như nhau mà không phân biệt giá trị cao hay giá trị thấp.

(3) Cước tính theo hợp đồng có khối lượng lớn (Time-Volume Contracts Rate - TVC): là một loại cước ưu đãi dành cho các chủ hàng có khối lượng lớn Container gửi trong một thời gian nhất định. Khối lượng Container gửi càng nhiều, giá cước càng thấp.

(4) Cước phí tính theo TEU: là giá cước cho một TEU trên một tuyến đường vận chuyển nào đó. Cước tính theo TEU còn phụ thuộc vào việc ai cung cấp Container. Nếu Container do người chuyên chở cấp (Carrier Owned Containor - COC) thì giá cước sẽ cao hơn là Container do người gửi hàng cấp (Shipper Owned Container - SOC).

(5) Cước tính theo Container: là tiền cước cho việc vận chuyển một Container 20' hoặc 40' trên một tuyến đường nào đó.

Ngoài ra, người ta còn phân biệt cước hàng nguyên (Full Container Load- FCL rate) với cước lẻ (Less than Container Load - LCL rate); cước chính (Basic Ocean Freight - BOF) với cước phụ hay cước Feeder.

Một số phụ phí thường gặp trong vận chuyển Container

(1) Chi phí bến bãi (Terminal Handling Charges - THC) là khoản tiền tính theo Container phải trả cho cảng khi Container xếp dỡ qua cảng.

(2) Chi phí dịch vụ hàng lẻ (LCL Service Charge): Đây là khoản phụ phí mà chủ hàng phải trả khi gửi hàng lẻ cho việc giao nhận, đóng gói, niêm phong, lưu kho, dỡ hàng ra khỏi Container, giao hàng...

(3) Chi phí vận chuyển nội địa (Inland Haulage Charges)

(4) Chi phí nâng lên, đặt xuống, di chuyển, sắp xếp Container trong kho bãi (Up and Down Removal)

(5) Tiền phạt đọng Container (Demurrage): là khoản tiền mà chủ hàng phải trả cho hãng tàu do việc không nhận, rút hàng và trả Container theo đúng thời gian giao hàng ghi trong Thông báo hàng đến.

(6) Phụ phí giá dầu tăng (BAF - Bunker Adjustment Factor) là một loại phụ phí mà hãng tàu sẽ thu thêm khi giá dầu (nhiên liệu) trên thị trường tăng quá cao.

(7) Phụ phí do sự biến động của tiền tệ (CAF - Currency Adjustment Factor): khi tỉ giá của các đồng tiền biến động làm cho chủ tàu bị thiệt, chủ tàu sẽ thu thêm phụ phí để bù vào.

Back

TỪ ĐIỂN LOGISTICS 1

Page 3: Bản tin Logistics · Trong vận tải container, giá cước, cách tính cước, thành phần tiền cước cũng có những điểm khác so với vận chuyển hàng hóa

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 2

ORION – ÔNG VUA BÁNH CHOCO PIE VIỆT NAM

Về Orion Vina

Orion Food Vina là doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư Hàn Quốc với các mặt hàng bánh ngọt nổi tiếng thế giới: Choco Pie, Custas, Snack... phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu khu vực Đông Nam Á.

Năm 1990, Tập đoàn bánh kẹo hàng đầu Hàn Quốc – Orion đã thành lập văn phòng đại diện tại TP. HCM và bắt đầu đưa các sản phẩm của mình vào thị trường Việt Nam

Năm 1995: Sản phẩm Choco-Pie bắt đầu được phân phối tại Việt Nam

Năm 2005: Orion chính thức mở chi nhánh tại Việt Nam, thành lập công ty TNHH Orion Food Vina với 100% vốn từ tập đoàn mẹ Orion.

Năm 2007: Công ty thành lập Chi nhánh công ty TNHH thực phẩm Orion Vina tại Bắc Ninh nhằm đẩy mạnh sản xuất và nâng cao doanh thu và lợi nhuận của công ty.

Năm 2018: tổng doanh thu của Orion Vina ước đạt 232 triệu USD, tăng 18,7% so với năm 2017. Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm giai đoạn 2014 -2018 là 11,8%.

Đến nay, Orion Vina đang sở hữu 2 nhà máy sản xuất bánh ngọt lớn tại Việt Nam tại KCN Mỹ Phước, TP. HCM và KCN Yên Phong, Bắc Ninh nhằm đáp ứng nhu cầu bánh kẹo, snack của thị trường Bắc, Trung, Nam và phục vụ xuất khẩu.

Khẳng định vị thế qua thương hiệu bánh Chocopie

Từng bước mở rộng thị trường, Việt Nam hiện là 1 trong 4 thị trường lớn nhất của Orion, cùng với Hàn Quốc, Trung Quốc và Nga.

Năm 2018, sản phẩm của Orion Vina chiếm khoảng 17% thị phần bánh kẹo trong nước. Riêng mảng bánh chế biến công nghiệp phủ sôcôla ChocoPie, Orion Vina độc tôn với 58% thị phần, bỏ xa những doanh nghiệp khác trong ngành.

Mục tiêu trong năm 2020, Orion chiếm khoảng 30% thị phần bánh kẹo trong nước, tổng doanh thu đạt 340 triệu USD, lợi nhuận 53 triệu USD (tăng trưởng 16%), thực hiện tốt trách nhiệm xã hội nhằm mục tiêu “đưa Orion trở thành doanh nghiệp của người Việt Nam”.

Đồng hành cùng phát triển

Orion Vina tuy là một trong những khách hàng mới và tiềm năng của CJ Gemadept Logistics tại miền Bắc trong vòng 2 năm trở lại đây nhưng với những bước chân đồng hành trên mọi nẻo đường phân phối, CJ Gemadept Logistics đã luôn được khách hàng lựa chọn, tiếp tục trở thành đối tác tin cậy mang các sản phẩm của Orion Vina đến khắp mọi miền trên cả nước và xuất khẩu sang các quốc gia trong khu vực như Đông Nam Á, bán đảo Đông Dương và Trung Đông.

Back

KHÁCH HÀNG LOGISTICS 2

0

50

100

150

200

250

2014 2015 2016 2017 2018

132 140

171

195

231

tỷ w

on

Doanh thu của Orion Vina giai đoạn 2014 - 2018

Page 4: Bản tin Logistics · Trong vận tải container, giá cước, cách tính cước, thành phần tiền cước cũng có những điểm khác so với vận chuyển hàng hóa

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 3

ĐƠN GIẢN HÓA QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA BỘ GTVT Ngày 27/05/2020, Bộ GTVT ban hành Quyết định số 1034/QĐ-BGTVT về kế hoạch cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh năm 2020. Theo đó, trong giai đoạn đến năm 2025 sẽ cắt giảm, đơn giản hóa ít nhất 20% số quy định và cắt giảm ít nhất 20% chi phí tuân thủ quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh; Giảm tối đa số lượng văn bản hiện hành có quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ; kiểm soát chặt chẽ việc ban hành văn bản có quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực GTVT trên cơ sở các quy định pháp luật, nhất là các văn bản hành chính; ngăn chặn việc phát sinh những quy định không cần thiết, không hợp lý, không hợp pháp và gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, người dân.

Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày ký.

CÔNG BỐ DANH MỤC CẢNG CẠN VIỆT NAM

Ngày 28/05/2020, Bộ GTVT ban hành Quyết định số 1041/QĐ-BGTVT công bố danh mục cảng cạn Việt Nam. Quyết định được công bố kèm theo danh mục 9 cảng cạn và có hiệu lực thay thế Quyết định số 954/QĐ-BGTVT ngày 16/05/2019 của Bộ GTVT.

Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày ký.

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI BẰNG XE Ô TÔ VÀ DỊCH VỤ HỖ TRỢ VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ

Ngày 29/05/2020, Bộ GTVT ban hành Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.

Theo đó, thông tư gồm 9 chương, 66 điều quy định chi tiết về:

- Xây dựng, thực hiện quy trình đảm bảo ATGT và nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về ATGT;

- Quản lý, sử dụng dữ liệu hình ảnh từ camera lắp trên xe ô tô kinh doanh vận tải;

- Kinh doanh vận tải hành khách và hàng hóa bằng xe ô tô;

- Cung cấp, quản lý và sử dụng thông tin của hợp đồng vận chuyển, giấy vận tải, lệnh vận chuyển;

- Quản lý và kinh doanh dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước.

Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 15/07/2020.

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN DO BỘ TÀI CHÍNH QUẢN LÝ

Ngày 03/06/2020, Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 814/QĐ-BTC về thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực hải quan với 5 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung bao gồm:

- Thủ tục lựa chọn Ngân hàng thương mại là đại lý hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT)

- Thủ tục thanh toán, hoàn trả số tiền thuế đã ứng trước, tiền phí dịch vụ hoàn thuế GTGT

- Thủ tục lựa chọn doanh nghiệp bán háng hoàn thuế GTGT

- Thủ tục đăng ký, điều chỉnh, chấm dứt việc bán hàng hoàn thuế GTGT

- Thủ tục kiểm tra hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế và hàng hóa

Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/06/2020.

2 DOANH NGHIỆP ĐƯỢC MỞ RỘNG ĐỊA ĐIỂM KIỂM TRA HÀNG HÓA VÀ KHO NGOẠI QUAN

Trong tuần đầu tháng 6/2020, Tổng cục Hải quan ban hành các quyết định cho phép 2 doanh nghiệp mở rộng địa điểm tập kết kiểm tra giám sát hàng hóa và kho ngoại quan phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn và Bình Dương.

PHÁP LUẬT – QUY ĐỊNH 3

Page 5: Bản tin Logistics · Trong vận tải container, giá cước, cách tính cước, thành phần tiền cước cũng có những điểm khác so với vận chuyển hàng hóa

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 4

QUY HOẠCH CẢNG HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ THỌ XUÂN 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

Ngày 12/06/2020, Thứ trưởng Bộ GTVT đã ban hành Quyết định số 1136/QĐ-BGTVT phê duyệt Quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Thọ Xuân thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, Cảng hàng không quốc tế Thọ Xuân sẽ có địa điểm tại Thị trấn Sao Vàng, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa với tính chất sử dụng là sân bay dùng chung dân dụng và quân sự.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

CHÍNH PHỦ ĐỀ XUẤT GIẢM 30% THUẾ CHO 740.000 DOANH NGHIỆP

Ngày 11/06/2020, Chính phủ đề xuất giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2020 đối với trường hợp doanh nghiệp có tổng doanh thu năm 2020 không quá 3 tỷ đồng và có số lao động tham gia BHXH bình quân năm 2020 không quá 10 người (thuộc doanh nghiệp siêu nhỏ). Ngoài ra, đề xuất giảm còn có đối tượng doanh nghiệp có tổng doanh thu năm 2020 không quá 50 tỷ đồng và có số lao động tham gia BHXH bình quân năm 2020 không quá 100 người (thuộc doanh nghiệp nhỏ).

HẢI PHÒNG NGHIÊN CỨU, ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH ĐẾN NĂM 2035, TẦM NHÌN ĐẾN 2050

Ngày 13/06/2020, HĐND Tp Hải Phòng đã họp lấy ý kiến về Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050.

Theo đó, định hướng Quy hoạch về tổ chức phát triển không gian đô thị, điều chỉnh từ mô hình Đô thị trung tâm và các đô thị vệ tinh sang mô hình Đô thị đa trung tâm và các đô thị vệ tinh, với động lực phát triển chủ đạo là hai vành đai kinh tế công nghiệp từ cảng Lạch Huyện đến phía Bắc (huyện Thủy Nguyên), phía Tây (dọc QL.10), phía Nam (dọc sông Văn Úc) và vành đai kinh tế ven biển thúc đẩy phát triển đô thị hướng ra “vịnh Hải Phòng”.

KHỞI CÔNG GÓI THẦU SỐ 8 DỰ ÁN NẠO VÉT LUỒNG HÀNG HẢI PHAN THIẾT

Ngày 17/06/2020, Cục Hàng hải Việt Nam đã khởi công gói thầu số 08 thuộc công trình nạo vét luồng hàng hải Phan Thiết với tổng mức đầu tư hơn 27 tỷ đồng. Dự án có bề rộng luồng 45m, cao độ nạo vét đáy luồng -4,1m. Dự án nạo vét luồng hàng hải Phan Thiết được triển khai, đảm bảo cho tàu khách và tàu hàng tải trọng đến 1.000 tấn hàng hải an toàn, tần suất khai thác 97%.

PHÊ DUYỆT CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ ĐƯỜNG CAO TỐC MỸ THUẬN - CẦN THƠ

Ngày 17/06/2020, Thủ tướng đã phê duyệt chủ trương đầu tư Tuyến đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ giai đoạn 1. Theo đó, tổng chiều dài tuyến khoảng 22,97 km; điểm đầu kết nối với cầu Mỹ Thuận 2; điểm cuối tại nút giao Chà Và, kết nối với Quốc lộ 1 thuộc địa phận thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, được đầu tư theo hình thức đầu tư công với tổng mức đầu tư 4.827 tỷ đồng từ Ngân sách Trung ương.

- Giai đoạn 1: vận tốc thiết kế 80km/h và 4 làn xe

- Dự án hoàn chỉnh: vận tốc thiết kế 100km/h và 6 làn xe

Dự kiến, dự án được khởi công năm 2020, cơ bản hoàn thành năm 2022, hoàn thành toàn bộ dự án (giai đoạn 1) trong năm 2023.

HÀNG HÓA KINH DOANH TẠM NHẬP TÁI XUẤT, CHUYỂN KHẨU, GỞI KHO NGOẠI QUAN

Ngày 14/05/2020, Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 09/2020/TT-BCT quy định về lộ trình áp dụng cửa khẩu nhập khẩu, xuất khẩu qua biên giới đất liền đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, kinh doanh chuyển khẩu, gửi kho ngoại quan. Theo đó Thông tư này áp dụng cho:

- Hàng hóa nước ngoài tạm nhập tái xuất gửi kho ngoại quan nếu hàng hóa đó được nhập khẩu vào hoặc tái xuất ra khỏi Việt Nam qua biên giới đất liền.

- Thương nhân, các tổ chức, cơ quan quản lý tham gia hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất, kinh doanh chuyển khẩu, gửi kho ngoại quan.

Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/06/2020.

Page 6: Bản tin Logistics · Trong vận tải container, giá cước, cách tính cước, thành phần tiền cước cũng có những điểm khác so với vận chuyển hàng hóa

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 5

HÀ NỘI TỔNG RÀ SOÁT HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI BẰNG XE Ô TÔ

Tháng 05/2020, Sở GTVT Hà Nội đã có văn bản đề nghị các đơn vị kinh doanh vận tải bằng ô tô gửi báo cáo việc thực hiện quy định của pháp luật bao gồm một số điểm chính như: giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, bộ phận quản lý; Số lượng hợp đồng vận chuyển hành khách, vận tải hàng hóa và giấy vận chuyển đã ký kết…

Báo cáo được yêu cầu gửi về Sở trước ngày 30/06/2020.

ĐIỀU KIỆN KINH DOANH KHO BÃI, ĐỊA ĐIỂM LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN

Ngày 15/06/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 67/2020/NĐ – CP về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan. Theo đó, để được công nhận, kho ngoại quan phải có đủ có 5 điều kiện sau:

1) Phải nằm trong khu vực quy định tại khoản 1 Điều 62 Luật Hải quan hoặc KKT cửa khẩu hoặc khu vực được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trong quy hoạch phát triển trung tâm logistics.

2) Được ngăn cách với khu vực xung quanh bằng tường rào, đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan, trừ kho nằm trong khu vực cửa khẩu, cảng đã có tường rào ngăn cách biệt lập với khu vực xung quanh.

3) Diện tích Kho ngoại quan nằm trong khu vực cảng biển, cảng thủy nội địa, cảng cạn, cảng hàng không quốc tế hoặc khu vực ga đường sắt liên vận quốc tế phải có diện tích kho chứa hàng tối thiểu 1.000 m2; hoặc thể tích kho chứa hàng tối thiểu 1.000 m3; kho ngoại quan nằm trong khu công nghiệp phải có diện tích khu đất tối thiểu 4.000 m2 (gồm kho, bãi, các công trình phụ trợ).

4) Có phần mềm đáp ứng yêu cầu quản lý lưu trữ, kết xuất dữ liệu trực tuyến cho cơ quan hải quan theo tờ khai hải quan để quản lý theo Hệ thống quản lý, giám sát hàng hóa tự động.

5) Có hệ thống camera đáp ứng kết nối trực tuyến với cơ quan hải quan quản lý. Hình ảnh quan sát được mọi vị trí của kho ngoại quan, bãi ngoại quan (trừ kho ngoại quan chứa hàng đông lạnh) 24/24 giờ, dữ liệu về hình ảnh lưu giữ tối thiểu 6 tháng.

Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 10/08/2020.

BỘ GTVT ĐỀ XUẤT RÚT GỌN SỐ LƯỢNG CẢNG VỤ HÀNG HẢI

Bộ GTVT đang dự thảo Thông tư công bố Danh mục khu vực hàng hải thuộc phạm vi quản lý của Cảng vụ hàng hải (CVHH). Theo đó, số lượng CVHH trực thuộc Cục Hàng hải Việt Nam được rút gọn từ 25 cảng vụ xuống còn 22 cảng vụ.

Dự kiến, Thông tư này sẽ có hiệu lực từ ngày 01/10/2020.

TP.HCM XÂY DỰNG ĐỀ ÁN THU PHÍ HẠ TẦNG CẢNG BIỂN

Đầu tháng 06/2020, Sở GTVT TP.HCM đã báo cáo UBND Thành phố về tình hình xây dựng đề án thu phí sử dụng công trình, kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển TP.HCM. Về nguyên tắc, Sở GTVT cho biết sẽ sử dụng phương pháp so sánh mức phí các địa phương có điều kiện tương tự như Hải Phòng, Quảng Ninh... để lựa chọn mức phí phù hợp, ưu tiên xây dựng mức thu phí cho hàng xuất nhập khẩu. Sau khi thu phí, dự kiến sẽ trích lại tối đa 10% số thu để phục vụ công tác thu phí.

Đề án dự kiến được trình lên UBND TP. HCM vào tháng 08/2020.

HẠN CHẾ GIAO THÔNG THỦY TRÊN SÔNG SÀI GÒN ĐỂ LẤP HỐ XOÁY

Ngày 08/06/2020, Theo Chi cục Đường thủy nội địa phía Nam, từ đầu tháng 06 đến hết tháng 12/2020, đơn vị này sẽ hạn chế giao thông đường thủy trên sông Sài Gòn, đoạn từ Km54+400 - Km58+800 phía bờ trái (địa phận phường Phú Cường, TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương). Ngoài ra, hiện khu vực bờ trái cách hạ lưu cầu Sài Gòn 500m đang thi công công trình kè chống sạt lở bờ sông. Khu vực này cũng đang được bố trí 2 phao báo hiệu giới hạn vùng nước. Thời gian giới hạn vùng nước, hạn chế giao thông thủy kéo dài đến 5/11/2020.

Back

Page 7: Bản tin Logistics · Trong vận tải container, giá cước, cách tính cước, thành phần tiền cước cũng có những điểm khác so với vận chuyển hàng hóa

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 6

TIN KINH TẾ

Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô 5 tháng đầu năm 2020

- Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tăng 1% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn nhiều so với mức tăng 9,5% của cùng kỳ năm 2019.

- Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 196,84 tỷ USD, giảm 2,8% so với cùng kỳ, trong đó:

Kim ngạch xuất khẩu đạt 99,36 tỷ USD, giảm 1,7% so với cùng kỳ

Kim ngạch nhập khẩu đạt 97,48 tỷ USD, giảm 3,8% so với cùng kỳ

- Vốn FDI đạt 6,7 tỷ USD, giảm 8,2% so với cùng kỳ năm trước

- CPI bình quân tăng 4,39%

Quốc hội phê chuẩn Hiệp định EVFTA

Ngày 08/06/2020, Quốc hội đã biểu quyết thông qua phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA) với đa số phiếu tán thành.

Theo quy định, Hiệp định sẽ có hiệu lực vào ngày đầu tiên của tháng thứ hai sau tháng mà cả hai bên đã thông báo cho nhau về việc hoàn thành các thủ tục pháp lý nội bộ để Hiệp định này có hiệu lực, dự kiến vào ngày 01/08/2020 tới đây.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nếu các cam kết về cắt giảm thuế quan và phi thuế quan được thực thi triệt để, kết hợp với một số yếu tố từ chiến tranh thương mại, việc Anh rời khỏi EU (Brexit), sự thay đổi chính sách của các nước… tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ được cải thiện trong cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Dự kiến mức tăng thêm trung bình nếu so với không có EVFTA như sau:

NGÀNH HÀNG KHÔNG

Hàng không Việt Nam sẵn sàng khai thác đường bay quốc tế trong tháng 07/2020

Ngày 09/06/2020, Thủ tướng đã giao Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 công bố các vùng an toàn để mở lại các đường bay với các địa bàn mà trong 30 ngày qua không phát hiện trường hợp mắc Covid-19. Các hãng hàng không đã sẵn sàng mở lại đường bay quốc tế bất kể lúc nào khi được Chính phủ, Bộ GTVT và Cục Hàng không Việt Nam cấp phép. Trong đó, Vietnam Airlines và Bamboo Airways dự kiến sẽ khai thác đường bay quốc tế trong tháng 7/2020.

Qantas rút vốn khỏi Pacific Airlines

Tập đoàn Hàng không quốc gia Úc – Qantas Group (sở hữu thương hiệu Jetstar) đang đàm phán với Vietnam Airlines để rút khỏi liên danh trong hãng hàng không giá rẻ Jetstar Pacific Airlines. Hiện Qantas Group đang sở hữu 30% cổ phần của Hãng hàng không giá rẻ Jetstar Pacific Airlines, mặt khác Vietnam Airlines dự kiến sẽ sở hữu 98% cổ phần Jetstar Pacific sau khi Qantas thoái vốn.

Skytrax công bố những sân bay tốt nhất thế giới 2020

Đầu tháng 5/2020, Skytrax World Airport Awards – giải thưởng danh giá hàng năm dành cho các sân bay tốt nhất thế giới đã công bố danh sách 10 sân hàng đầu cho năm 2020. Theo đó, sân bay Changi của Singapore tiếp tục giữ ngôi vị số 1, nâng kỷ lục lên 8 năm liên tiếp nhận giải. Năm 2020, khu vực châu Á tiếp tục chiếm ưu thế giải thưởng với 7/10 cái tên được vinh danh.

Giai đoạn Xuất khẩu Nhập khẩu Tăng trưởng GDP

5 năm đầu tiên 5.21 – 8.17% 4.36 – 7.27% 2.18% - 3.25%

5 năm tiếp theo 11.12 – 15.27% 10.63 – 15.4% 4.57% - 5.30%

5 năm sau đó 17.98 – 21.95% 16.41 – 21.66% 7.07% - 7.72%

TIÊU ĐIỂM THÁNG 06/2020

/2017

/2017

4

Page 8: Bản tin Logistics · Trong vận tải container, giá cước, cách tính cước, thành phần tiền cước cũng có những điểm khác so với vận chuyển hàng hóa

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 7

Tình trạng thua lỗ của ngành hàng không toàn cầu sẽ kéo dài sang 2021

Ngày 12/06/2020, theo Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA), ngành hàng không toàn cầu được dự báo sẽ ghi nhận mức lỗ khoảng 84 tỷ USD trong năm nay, cao hơn 3,2 lần so với đợt khủng hoảng tài chính toàn cầu trước đây.

Nhìn sang 2021, khả năng phục hồi lợi nhuận vẫn sẽ khá khó khăn cho ngành này. Mặc dù các hoạt động kinh tế được kỳ vọng sẽ phục hồi mạnh mẽ vào năm 2021, nhưng khả năng phục hồi trở lại mức trước khủng hoảng đối với vận tải hàng không là không thể. Theo đó, ngành hàng không sẽ lỗ khoảng 16 tỷ USD trong 2021 và không thể trở lại mức trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát cho đến trước năm 2023.

Các nước hỗ trợ hơn 120 tỷ USD cho ngành hàng không

Theo IATA, tính đến giữa tháng 5/2020, các quốc gia đã cấp các khoản viện trợ lên đến 123 tỷ USD nhằm giúp các hãng hàng không có thể “sống sót” sau dịch bệnh. Các khoản hỗ trợ này được phân bổ dưới dạng cho vay 50,4 tỷ USD, hỗ trợ việc làm 34,8 tỷ USD, cho vay có bảo đảm 11,5 tỷ USD hoặc hình thức bơm vốn 11,2 tỷ USD. Trong tổng số 123 tỷ USD nói trên, 67 tỷ USD sẽ phải trả và tổng số tiền nợ của ngành này sẽ lên tới gần 550 tỷ USD, tăng 28%.

Những hướng đi mới của ngành hàng không trong và sau đại dịch Covid-19

Vận chuyển hàng hóa thay vì vận chuyển hành khách

Theo New York Times, trong lịch sử hàng không chưa bao giờ máy bay dùng chỉ để chở hàng như tình trạng xảy ra trong thời đại dịch Covid-19. Một trong 3 hãng hàng không lớn nhất của Mỹ bắt đầu chuyển sang chở hàng kể từ tháng 3/2020. Hãng hàng không Lufthansa của Đức cũng nắm bắt cơ hội và chuyển đổi dòng máy chở khách Airbus A330 sang chở hàng.

Sân bay không chạm

Mở cửa trở lại, các sân bay quốc tế đang ráo riết xây dựng quy trình công nghệ mới như: công nghệ nhận dạng khuôn mặt (Face ID), trí tuệ nhân tạo (AI), tự động hóa và máy quét sinh trắc học để hình thành một quy trình “không tiếp xúc” cho cả hành khách lẫn hành lý của họ.

NGÀNH CẢNG BIỂN

Ngành cảng biển Việt Nam 5 tháng đầu năm và dự báo năm 2020

Theo Cục Hàng hải Việt Nam, khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển tháng 05/2020 đạt 54,63 triệu tấn và 1,64 triệu Teu, giảm 5% và không thay đổi so với cùng kỳ 2019. Tính chung 5TĐN 2020, tổng sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển đạt 273,15 triệu tấn và 8,341 triệu Teu, tăng 6% và 9% so với cùng kỳ 2019. Đây là mức tăng thấp nhất trong nhiều năm gần đây.

Cục Hàng hải Việt Nam cũng dự báo, trong năm 2020, kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cảng biển sẽ sụt giảm khoảng 40% so với năm 2019. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do nhu cầu chuyên chở các mặt hàng xuất khẩu đi châu Âu, châu Mỹ giảm mạnh, các mặt hàng chủ lực như: may mặc, giày da giảm hơn 50% đơn hàng. Thậm chí, một số chủ hàng nước ngoài còn hủy những đơn hàng đã ký hợp đồng trước đó và chưa có thông báo về kế hoạch ký lại.

99%

122%

99%109%

91%

0%

20%

40%

60%

80%

100%

120%

140%

-

500

1,000

1,500

2,000

2,500

3,000

3,500

Miền Bắc Miền Trung

HCM BR-VT ĐB SCL

Sản lượng container qua hệ thống cảng Việt Nam 5 tháng đầu năm 2020 (Ngàn Teu)

5T đầu 2019 5T đầu 2020 So cùng kỳ

Page 9: Bản tin Logistics · Trong vận tải container, giá cước, cách tính cước, thành phần tiền cước cũng có những điểm khác so với vận chuyển hàng hóa

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 8

Đà Nẵng: Đề xuất cho Nhật Bản nghiên cứu phát triển cảng biển

Ngày 03/06/2020, Sở KH&ĐT TP Đà Nẵng đã có công văn gửi UBND thành phố, đề xuất thống nhất chủ trương cho phép tiếp nhận dự án khảo sát thu thập số liệu nghiên cứu phát triển cảng tại Đà Nẵng do Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ. Cụ thể, phạm vi của dự án là rà soát, thu thập các số liệu về dự án cảng Liên Chiểu và quy hoạch phát triển cảng.

Khu kinh tế Vân Phong có thêm cảng biển

Ngày 21/05/2020, Cảng tổng hợp Nam Vân Phong (Thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) đã được đưa vào hoạt động, đáp ứng thêm nhu cầu dịch vụ vận tải biển và kỳ vọng tạo cú hích cho KKT Vân Phong.

Cảng tổng hợp Nam Vân Phong có quy mô lớn nhất khu vực Nam Vân Phong với độ sâu mực nước 15m, cập tàu đến 70.000 DWT, tương lai đến 100.000 DWT gắn với KCN Ninh Thủy (207,9 ha); kết nối với Quốc lộ 26B đi Đắk Lắk 120km, kết nối với Quốc lộ 1A 8km, đi Sân bay Cam Ranh 75km.

Sản lượng container qua các cảng tại Singapore giảm mạnh trong tháng 05

Theo cơ quan Hàng hải và Cảng (MPA) Singapore, các cảng tại quốc gia này trong tháng 05/2020 xử lý 44,44 triệu tấn hàng hóa và 2,81 triệu Teu, giảm 20,4% và 10,6% so với cùng kỳ. Đây là khối lượng hàng hóa xử lý thấp nhất tính từ đầu năm 2020 của các cảng tại Singapore. Tính chung 5TĐN 2020, khối lượng hàng hóa qua các cảng biển Singapore đạt 244,1 triệu tấn, trong đó hàng container đạt 14,9 triệu Teu, lần lượt giảm 6,84% và 0,7% so với cùng kỳ.

Để hỗ trợ các đơn vị do Covid-19, MPA Singapore đã có gói hỗ trợ ngành trị giá 19 triệu USD.

NGÀNH VẬN TẢI BIỂN

Số lượng tàu không hoạt động có dấu hiệu giảm sau khi đạt đỉnh

Tổng công suất tàu container không hoạt động đạt đỉnh vào cuối tháng 05 vừa qua và xu hướng này đã bắt đầu đảo ngược. Trong giai đoạn 25/05 – 08/06, số lượng tàu không hoạt động đã giảm còn 521 tàu với tổng công suất 2,61 Mteu và con số này có thể sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới khi các hãng tàu dần hồi phục các dịch vụ đã bị tạm ngưng.

Số lượng tàu phải ngưng hoạt động để lắp đặt bộ lọc lưu huỳnh cũng giảm xuống còn 61 chiếc với tổng công suất 614,000 Teu, chiếm 24% tổng công suất tàu không hoạt động.

Thị trường cho thuê tàu: nhu cầu đối với các thiết bị tàu cỡ lớn tăng mạnh

Thị trường cho thuê tàu trong tuần đầu tháng 06 khá sôi động với nhiều thỏa thuận được ký kết, đặc biệt đối với các tàu cỡ lớn và ở phân khúc panamax classic.

Nhu cầu đối với các thiết bị tàu VLCS (Very large container ships) sức chở từ 7.500 Teu trở lên đã phục hồi rất mạnh với số lượng thỏa thuận đạt mức kỷ lục trong 2 tuần đầu tháng 06, dù nhu cầu đối với cỡ tàu này gần như biến mất trong khủng hoảng Covid-19 trước đó. Cỡ tàu panamax classic tải trọng 4.000 – 5.299 Teu cũng được thuê khá nhiều. Mặc dù nhu cầu đối với cỡ tàu lớn ở mức cao nhưng vẫn không đủ để kéo giá cước charter, hiện đang ở mức thấp hơn từ 40% - 50% so với trước khi xảy ra dịch Covid-19. Nhìn chung, thị trường charter đang khá bận rộn, dù nhu cầu có sự khác biệt đối với các cỡ tàu khác nhau. Trong đó, cỡ tàu 1500 – 1900 Teu vẫn duy trì được nhu cầu ở mức cao

Page 10: Bản tin Logistics · Trong vận tải container, giá cước, cách tính cước, thành phần tiền cước cũng có những điểm khác so với vận chuyển hàng hóa

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 9

Các hãng vận tải biển công bố kết quả khả quan trong quý 1

Hầu hết các hãng vận tải biển đều công bố kết quả tích cực và biên lợi nhuận từ hoạt động chính của top 10 hãng vận tải đạt 2,6% - cao hơn so với tỷ lệ 1,7% ghi nhận vào cùng kỳ năm trước.

COSCO Shipping (bao gồm OOCL) là hãng bị ảnh hưởng nặng nhất khi tổng sản lượng vận tải giảm 4,7% khi Trung Quốc là thị trường đầu tiên bị phong tỏa do dịch Covid-19. Ở chiều ngược lại, Hapag-Lloyd là hãng duy nhất có sản lượng tăng trưởng trong quý 1 ở mức 4,2%. Giá cước vận tải trung bình tăng 5% và các hãng vận tải đã thành công trong việc áp dụng phụ phí nhiên liệu. Mặc dù vậy, dự báo các hãng sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực trong quý 2 khi sản lượng bị cắt giảm đáng kể trên hầu hết các tuyến vận tải

PIL cấu trúc các khoản nợ

Giữa tháng 05 vừa qua, hãng vận tải biển PIL xác nhận đã bắt đầu một thỏa thuận đầu tư đặc biệt với Helicona Capital Management – công ty đầu tư do Temasek Holdings sở hữu 100%. Thỏa thuận với Heliconia có thời hạn 06 tháng tính từ 26/05/2020, PIL cho biết việc đàm phán mới chỉ ở bước đầu. Ngoài ra, PIL đã nhận được sự chấp thuận từ 13 chủ nợ - chiếm 97,6% dư nợ hiện tại của hãng, cho phép hoãn thời gian trả nợ gốc và lãi, cũng như hoãn thời gian thực thi các điều khoản trả nợ đến 31/12/2020.

Cập nhật thông tin về các tuyến dịch vụ

Sealand Asia rút gọn kết nối Hàn Quốc – Trung Quốc – Việt Nam

Sealand Asia đầu tháng 06 đã giới thiệu tuyến dịch vụ tuần kết nối Hàn Quốc – Trung Quốc và Việt Nam, kết nối Hàn Quốc – Trung Quốc – Việt Nam sau khi điều chỉnh sẽ đi qua Kwangyang, Dalian, Qingdao, Shanghai, Ningbo, Hồ Chí Minh (Cát Lái), Đà Nẵng, Hong Kong, Kwangyang khai thác 3 thiết bị tàu tải trọng 1700 Teu.

Sealand Asia mở rộng dịch vụ Nhật Bản đến the Straits

Từ ngày 24/06/2020, Sealand Asia sẽ mở rộng dịch vụ IA-2 hiện tại kết nối Nhật Bản – Trung Quốc – Việt Nam – Thái Lan đến the Straits với việc thêm Tanjung Pelepas va Singapore vào hải trình. Việc mở rộng tuyến này đồng nghĩa với loại bỏ Taichung và Yantain khỏi hải trình.

Tuyến dịch vụ kết nối xuyên Thái Bình Dương thứ 3 cập cảng trực tiếp vào Hải Phòng

Giữa tháng 05, liên minh THE đã thêm Hải Phòng vào hải trình của dịch vụ PS3 kết nối Ấn Độ - Đông Nam Á – USWC và loại Laem Chabang khỏi hải trình.

Các hãng vận tải gia tăng công suất kết nối USWC

Nhu cầu chỗ cho hàng hóa trên các tuyến từ Châu Á đến USWC tăng đột biến đã buộc các hãng vận tải xem xét về kế hoạch gia tăng công suất. Việc xem xét này xảy ra sau khi các hãng đã cơ cấu các tuyến dẫn đến việc hủy bỏ lịch trình của các tuyến Xuyên Thái Bình Dương cao kỷ lục trong tháng 05 vừa qua.

CNC và ONE hoán đổi slot trên các tuyến Nội Á

Giữa tháng 05 vừa qua, APL giới thiệu tuyến dịch vụ tuần kết nối Nhật Bản – Hàn Quốc – phía Bắc Việt Nam thông qua các slot trên tuyến dịch vụ JVH của ONE. Sự thay đổi này được cho là một phần của thỏa thuận hoán đổi slot giữa CNC và ONE, theo đó ONE cũng sẽ bắt đầu khai thác các slot trên dịch vụ China 1 của CNC từ đầu tháng 06 và quảng bá dưới tên China Indonesia Service CID.

Page 11: Bản tin Logistics · Trong vận tải container, giá cước, cách tính cước, thành phần tiền cước cũng có những điểm khác so với vận chuyển hàng hóa

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 10

NGÀNH LOGISTICS

Vận tải hàng hóa 5 tháng đầu năm 2020

Loại hình vận tải ĐVT T5 2020 5TĐN 2020

Sản lượng +/- yoy Sản lượng +/- yoy

Tổng sản lượng Triệu tấn 145,0 -4% 684,0 -5,9%

Đường bộ Triệu tấn 113,6 -2,7% 533,0 -5,7%

Đường thủy nội địa Triệu tấn 24,4 -9,5% 117,4 -6,6%

Đường biển Triệu tấn 6,6 -3,2% 31,3 -6,5%

Đường hàng không Nghìn tấn 19,1 -52,3% 118,0 -30%

Đường sắt Triệu tấn 0,5 -3% 2,05 -6,6%

Hà Tĩnh lập quy hoạch Trung tâm logistics và dịch vụ hậu cảng Sơn Dương

Ngày 12/06/2020, Hà Tĩnh đã ban hành Quyết định 1805/QĐ-UBND về việc phê duyệt nhiệm vụ, dự toán khảo sát địa hình, lập đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng Trung tâm logistics và dịch vụ hậu cảng Sơn Dương, khu kinh tế Vũng Áng, tỷ lệ 1/500.

Theo quyết định, diện tích quy hoạch có quy mô 159,84 ha, thuộc thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Mục tiêu của tỉnh Hà Tĩnh là hình thành một Trung tâm logistics phía sau cảng Sơn Dương, tạo thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng kết nối cụm cảng Sơn Dương - Vũng Áng với vùng hậu phương.

Bà Rịa-Vũng Tàu sẽ dành 20.000 tỷ đồng để kết nối cảng, liên vùng

Ngày 18/06/2020, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu phối hợp với Bộ GTVT tổ chức hội thảo về các giải pháp phát triển cảng biển và dịch vụ hậu cần cảng tỉnh BR-VT. Trong nhiệm kỳ 2020-2025, tỉnh sẽ tập trung nguồn lực để đầu tư, phát triển hệ thống cảng biển và các dịch vụ hậu cần cảng, ưu tiên dành 20.000 tỷ đồng để đầu tư hạ tầng kết nối giao thông liên cảng, liên vùng; dành 2.000 ha để quy hoạch không gian phát triển hệ thống logistics, trung tâm kiểm hóa hiện đại, chọn nhà đầu tư có đủ năng lực, kinh nghiệm để phát triển hệ thống hậu cần cảng; thành lập BQL cụm cảng Cái Mép - Thị Vải, tạo sự điều hành thống nhất, tạo thuận lợi tối đa cho các doanh nghiệp và các hãng tàu ra vào hệ thống cảng …

Tập đoàn Bến Thành đề xuất 2 dự án 65.000 tỷ ở đảo Cái Chiên và huyện Hải Hà, Quảng Ninh

Đầu tháng 06/2020, CTCP Tập đoàn Bến Thành đã trình bày ý tưởng đầu tư: Dự án Khu phức hợp thương mại, dịch vụ, du lịch nghỉ dưỡng đa năng tại đảo Cái Chiên và Dự án KCN dịch vụ Logistics, công nghệ cao và cảng biển Hải Hà tại huyện Hải Hà. Dự án KCN dịch vụ Logistics, công nghệ cao và cảng biển Hải Hà có quy mô 4.988ha với nhiều khu chức năng khác nhau, tổng vốn đầu tư dự kiến trên 58.200 tỷ đồng, triển khai trong 2,5 năm.

Thông qua phương án áp nhập 2 công ty đường sắt lớn nhất Việt Nam

Ngày 15/06/2020, tại Đại hội cổ đông thường niên, CTCP Vận tải đường sắt Hà Nội đã thông qua phương án sáp nhập với CTCP Vận tải đường sắt Sài Gòn. Hiện tại, hai đơn vị này đều là công ty con của Tổng công ty đường sắt Việt Nam. Phương án sáp nhập hai công ty này nhằm tái cơ cấu hai doanh nghiệp. Sau khi sáp nhập, hai công ty sẽ chia theo mảng để kinh doanh, một đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa, một công ty vận tải hành khách.

Back

Page 12: Bản tin Logistics · Trong vận tải container, giá cước, cách tính cước, thành phần tiền cước cũng có những điểm khác so với vận chuyển hàng hóa

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 11

NAM HẢI ĐÌNH VŨ TRỞ THÀNH CẢNG ĐẦU TIÊN TẠI KHU VỰC ĐÌNH VŨ ĐÓN TÀU 48.000 DWT

Ngày 15/5/2020 vừa qua, Cảng Nam Hải Đình Vũ - cảng chiến lược thuộc chuỗi 8 cảng biển dọc chiều dài đất nước của Công ty Cổ phần Gemadept (GMD), đã chính thức nhận quyết định của Cục Hàng Hải Việt Nam cho phép Cảng tiếp nhận tàu có trọng tải lên đến 48.000 DWT.

Với việc nâng cấp tải trọng tàu tiếp nhận từ 30.000DWT lên 48.000 DWT giảm tải, Cảng Nam Hải Đình Vũ đã trở thành cảng đầu tiên tại khu vực Đình Vũ có thể tiếp nhận tàu trọng tải lớn gần 50.000DWT vào làm hàng. Điều này thực sự ý nghĩa, đánh dấu một chương phát triển mới của Cảng trong xu thế gia tăng cỡ tàu trên thế giới cũng như kịp thời đón lượng lớn dòng dịch chuyển luồng hàng từ khu vực thượng lưu đổ về.

Với việc đầu tư mạnh để tăng năng lực xếp dỡ và tải trọng tàu tiếp nhận, Cảng Nam Hải Đình Vũ luôn sẵn sàng tâm thế để đón đầu cơ hội tăng trưởng của thị trường được dự báo sẽ phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19. Theo đó, cùng với Nam Hải tại thượng nguồn, Nam Đình Vũ tại hạ nguồn và hậu phương vững chắc Nam Hải ICD, Cảng Nam Hải Đình Vũ sẽ không ngừng nỗ lực phát triển mạnh mẽ trong hệ sinh thái của chuỗi Logistics và khai thác cảng của Tập đoàn Gemadept.

CJ GEMADEPT LOGISTICS VẬN HÀNH TRUNG TÂM PHÂN PHỐI ĐẦU TIÊN TẠI ĐÀ NẴNG

Là một trong 5 tỉnh thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Đà Nẵng sở hữu những ưu điểm vượt trội để trở thành trung tâm logistics của vùng, bao gồm hệ thống cảng biển, sân bay, các trục giao thông Bắc – Nam và hành lang kinh tế Đông - Tây. Bên cạnh là một trong những địa điểm du lịch lớn, Đà Nẵng còn là trung tâm thu hút vốn đầu tư của cả nước. Với những lợi thế đặc biệt trên, Đà Nẵng trở thành mảnh đất màu mỡ thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp phân phối và bán lẻ trong và ngoài nước.

Nhận thấy tiềm năng phát triển của thị trường, ngày 15/05/2020 vừa qua, CJ Gemadept Logistics đã chính thức vận hành trung tâm phân phối có diện tích 6.300 m2 tại đường số 5, khu công nghiệp Hòa Khánh, Đà Nẵng, đặt dấu chân đầu tiên của liên doanh tại thành phố biển miền Trung này.

Với sức chứa khoảng 8.400 pallets, 8 cửa xuất nhập (1 dock leveler) cùng với hệ thống WMS Infor 11 chuyên dụng, hiện đại, trung tâm phân phối có khả năng đáp ứng nhu cầu lưu kho và phân phối cho đa dạng nhiều loại mặt hàng khác nhau như hàng nội thất, hàng thực phẩm, điện máy…

Tọa lạc ngay tại vị trí đắc địa, với bán kính trên dưới 20km đến khu trung tâm Thành phố Đà Nẵng, sân bay và cảng biển, trung tâm phân phối mới đã nhanh chóng trở thành tâm điểm thu hút được sự quan tâm từ nhiều khách hàng, đối tác. Trung tâm phân phối tại Đà Nẵng là một trong nhiều dự án nằm trong chiến lược mở rộng mạng lưới và quy mô của CJ Gemadept Logistics trong năm 2020, nâng tổng diện tích khai thác của liên doanh lên gần 250.000 m2. Với việc chuẩn hóa các quy trình vận hành, tăng cường ứng dụng công nghệ và đội ngũ nhân sự trẻ năng động, có kiến thức chuyên sâu trong ngành, CJ Gemadept Logistics đang thực sự đạt được những bước tiến đáng kể trong việc nâng cao hiệu quả vận hành, mở rộng phạm vi và chất lượng dịch vụ, hướng đến hiện thực hóa mục tiêu trở thành số 1 tại thị trường Đông Dương.

HOẠT ĐỘNG CỦA GEMADEPT 5

Page 13: Bản tin Logistics · Trong vận tải container, giá cước, cách tính cước, thành phần tiền cước cũng có những điểm khác so với vận chuyển hàng hóa

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 12

CẢNG NƯỚC SÂU LỚN NHẤT VIỆT NAM SẴN SÀNG ĐÓN VẬN HỘI MỚI TỪ ĐẦU NĂM 2021

Khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) được Quốc hội thông qua, cửa ngõ giao thương hàng hóa của Việt Nam với thế giới càng được mở rộng hơn bao giờ hết. Trong bối cảnh đó, GMD đang khẩn trương hoàn thành những công đoạn cuối cùng để đưa cảng nước sâu lớn nhất Việt Nam - Gemalink đi vào vận hành chạy thử vào cuối năm 2020 và bắt đầu khai thác từ đầu năm 2021.

Gemalink - Ðáp án cho cơn khát cảng nước sâu

Nhằm đưa ra đáp án cho cơn khát cảng nước sâu, đáp ứng nhu cầu và phục vụ tăng trưởng kinh tế Việt Nam, giảm thiểu chi phí trung chuyển qua nước thứ ba, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thương trường quốc tế, đồng thời hiện thực hóa tầm nhìn quốc gia về việc kiến tạo khu đô thị cảng trung chuyển tầm cỡ khu vực tại Việt Nam, GMD và đối tác là CMA-CGM (hãng tàu hàng đầu thế giới) sẽ cho ra mắt siêu cảng nước sâu lớn nhất cả nước - Gemalink - vào đầu năm 2021.

Gemalink là dự án cảng nước sâu có quy mô lớn nhất trong cụm cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải với tổng diện tích lên đến 72 ha. Cảng sở hữu những lợi thế cạnh tranh quan trọng và vượt trội với vị trí đắc địa, ngay cửa sông với mớn nước sâu nhất, thuận tiện cho việc quay trở tàu; tổng chiều dài cầu bến là 1.500 m, có thể tiếp nhận đồng thời 3 tàu mẹ ra vào làm hàng; đồng thời, đây là cảng nước sâu duy nhất khu vực Cái Mép có bến chuyên dụng cho tàu feeder kết nối khu vực TP.HCM và ÐB SCL. Gemalink được trang bị công nghệ tối tân với năng lực tiếp nhận tàu có trọng tải lớn nhất thế giới lên đến 200.000 DWT. Năng lực xếp dỡ của cảng trong giai đoạn 1 là 1,5 triệu TEU/năm và toàn dự án là 2,4 triệu TEU/năm. Tổng vốn đầu tư của Gemalink cho giai đoạn 1 ước tính là 330 triệu USD.

Cảng nước sâu Gemalink sẽ đánh dấu một bước ngoặt phát triển mới của GMD trong vị thế nhà khai thác cảng - logistics hàng đầu Việt Nam và tạo nên một mốc son trong tiến trình phát triển ngành cảng biển đất nước, sánh vai cùng các cường quốc cảng biển lớn trong khu vực.(tinnhanhchungkhoan.vn/)

GEMADEPT TĂNG CƯỜNG KỸ NĂNG COACHING CHO CÁC CẤP CÁN BỘ QUẢN LÝ

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của cán bộ quản lý là đào tạo và huấn luyện (coaching) nhân viên, xây dựng và củng cố đội ngũ kế thừa có năng lực, phẩm chất, sẵn sàng đảm nhiệm các vị trí chủ chốt nhằm đáp ứng kế hoạch mở rộng mạng lưới của Tập đoàn trong giai đoạn tới.

Tiếp nối các khóa đào tạo thay đổi tư duy Quản lý cho các cấp cán bộ quản lý của GMD, ngày 21 và 22/05/2020, phòng Nhân sự Tập đoàn đã phối hợp cùng với Trung tâm Đào tạo Quản trị Doanh nghiệp Việt Nam (CTS) tổ chức khóa đào tạo Kỹ năng huấn luyện (Coaching) trực tiếp cho 21 thành viên là cán bộ quản lý các cấp tại Trụ sở chính, kết hợp đào tạo trực tuyến mở rộng cho hơn 100 trưởng phó các phòng ban HO và cán bộ quản lý tại các đơn vị Cảng Phước Long, Cảng Dung Quất và khối cảng Hải Phòng. Hoạt động coaching có hiệu quả là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Dự án xây dựng văn hóa năm 2020, là KPI của Tập đoàn và các đơn vị, phòng ban. Thực hiện tốt công việc này là một trong những yếu tố để xây dựng nên một môi trường làm việc chuyên nghiệp, hạnh phúc.

Hình ảnh đào tạo tại trụ sở chính và các đơn vị trong Tập đoàn Gemadept

Hệ thống cầu cảng nước sâu quy mô lớn nhất Việt Nam đang được khẩn trương hoàn thành.

Page 14: Bản tin Logistics · Trong vận tải container, giá cước, cách tính cước, thành phần tiền cước cũng có những điểm khác so với vận chuyển hàng hóa

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 13

ĐẠI DIỆN NGÀNH LOGISTICS GEMADEPT ĐƯỢC FORBES VINH DANH TRONG TOP “50 CÔNG TY NIÊM YẾT TỐT NHẤT NĂM 2020”

Ngày 01/06/2020 vừa qua, Tạp chí Forbes Việt Nam đã chính thức công bố “Danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất” năm 2020. Đây là lần thứ 8 Forbes Việt Nam thực hiện danh sách này trong bối cảnh kinh tế Việt Nam và thế giới chịu tác động mạnh của đại dịch COVID-19. Công ty Cổ phần Gemadept (GMD) vinh dự lần thứ 4 được Forbes vinh danh trong danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam, càng đặc biệt ý nghĩa hơn khi năm nay GMD kỷ niệm 30 năm thành lập và phát triển (1990-2020). Việc Forbes Việt Nam vinh danh GMD như là doanh nghiệp duy nhất đại diện ngành Logistics trong danh sách này đã một lần nữa ghi nhận những đóng góp tích cực của GMD cho nền kinh tế, xã hội nước nhà, đồng thời khẳng định tiềm năng và sự phát triển bền vững của Công ty.

30 năm khởi nghiệp, phấn đấu cùng Việt Nam vươn lên, ngày nay GMD đã ghi tên mình lên bản đồ dọc chiều dài đất nước và vươn ra tầm khu vực mạng lưới Cảng biển và Logistics hiện đại, quy mô ngày càng lớn, đảm nhiệm sứ mạng góp phần thúc đẩy dòng chảy kinh tế, tạo ra giá trị gia tăng cho đất nước, doanh nghiệp và đối tác đồng hành thông qua chuỗi dịch vụ, giải pháp vượt trội.

Với truyền thống 30 năm phát triển, GMD tiếp tục phát huy thế mạnh của một thương hiệu Việt hàng đầu, nỗ lực vượt qua khủng hoảng, sánh vai với bạn bè quốc tế trong quá trình hội nhập kinh tế sâu rộng. GMD luôn tôn trọng và dung hòa các lợi ích của xã hội, cổ đông và cộng đồng, góp phần cùng dân tộc chiến thắng đại dịch, kiến tạo tương lai bền vững.

GEMADEPT THUỘC TOP 45 DOANH NGHIỆP VÀO VÒNG BÌNH CHỌN IR AWARDS 2020

Dù có đến 329 Doanh nghiệp niêm yết đạt Chuẩn Công bố thông tin nhưng chỉ 45 doanh nghiệp xuất sắc nhất sẽ đi tiếp vào vòng Bình chọn IR 2020. Gemadept vinh dự khi là 1 trong 45 doanh nghiệp được đi tiếp vào vòng bình chọn ở phân khúc nhóm Mid Cap 2020.

Được vinh doanh trong top 45 doanh nghiệp, Gemadept đã khẳng định được sự lớn mạnh của hoạt động quan hệ nhà đầu tư, đưa hoạt động này trở thành cầu nối quan trọng giữa doanh nghiệp và cộng đồng đầu tư, xây dựng niềm tin và mối quan hệ giữa các bên ngày một lớn mạnh và vững chắc hơn.

Page 15: Bản tin Logistics · Trong vận tải container, giá cước, cách tính cước, thành phần tiền cước cũng có những điểm khác so với vận chuyển hàng hóa

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 14

GEMADEPT TỔ CHỨC THÀNH CÔNG ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG NĂM 2020

Sáng ngày 22/06/2020, CTCP Gemadept (Gemadept) đã tiến hành tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 tại khách sạn Rex, 141 Nguyễn Huệ, Quận I, Tp.HCM với sự tham dự của 148 cổ đông đại diện cho 75,74% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết đang lưu hành của Công ty.

Năm 2019, cùng với sự phát triển của đất nước và sự nỗ lực không ngừng nghỉ của HĐQT, Ban Tổng Giám đốc cùng toàn thể CBCNV, Gemadept đã cán đích thành công với việc hoàn thành hầu hết các chỉ tiêu do ĐHĐCĐ giao, đặc biệt vượt kế hoạch chỉ tiêu về lợi nhuận. Song song với hoạt động kinh doanh, các hoạt động đầu tư đã được Gemadept đặc biệt chú trọng với việc triển khai đúng tiến độ các dự án như Dự án Logistics ô tô của KGL, dự án mở rộng Cảng Bình Dương, nâng cấp hệ thống cảng tại Hải Phòng, và đặc biệt là dự án cảng nước sâu lớn nhất Việt Nam – Gemalink.

Sang năm 2020, thế giới và Việt Nam phải đối mặt với những khó khăn chưa từng thấy từ cuộc khủng hoảng do đại dịch Covid-19. Gemadept thuộc một trong các ngành nghề bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ cuộc khủng hoảng này. Tuy vậy, với sự chủ động, nghiêm túc thực hiện các biện pháp tập trung phát triển sản xuất kinh doanh, cắt giảm chi phí và duy trì dòng tiền ổn định ngay từ những ngày đầu dịch bùng phát, các kịch bản chỉ tiêu tài chính cho năm 2020 đều được HĐQT và Ban Tổng Giám đốc phân tích và cân nhắc kỹ lưỡng, đưa ra trên tinh thần “Làm tốt nhất”. Theo đó, những nỗ lực của Ban Lãnh đạo Công ty đã nhận được sự đồng thuận và ủng hộ cao từ phía các cổ đông ngay tại Đại hội.

Một số hình ảnh trong Đại hội đồng cổ đông Gemadept năm 2020

ĐHĐCĐ thường niên 2020 của Gemadept đã kết thúc thành công tốt đẹp với việc tất cả các tờ trình đều được Đại hội thông qua với tỷ lệ gần như tuyệt đối. Cùng với đó, háo hức với dự án cảng nước sâu lớn nhất Việt Nam và xa hơn là triển vọng tích cực của Gemadept, khi các hiệp định thương mại tự do như CPTPP, EVFTA chính thức có hiệu lực, các cổ đông càng vững tin hơn vào tiềm năng và chiến lược phát triển dài hạn của Công ty, là tiền đề vững chắc để Gemadept tiến nhanh, tiến xa và bền vững hơn trong thời gian tới.

NGÀY THỨ 7 TRÀN NGẬP SẮC XANH TRÊN BẾN CẢNG NAM HẢI ICD

Nằm trong chiến dịch 5S – HSSE và tiến tới xây dựng ISO 45001- 14001, CTCP Nam Hải ICD – một trong 4 thành viên thuộc hệ thống cảng của Tập đoàn Gemadept tại khu vực Hải Phòng đã thực hiện ra quân ‘’Ngày thứ 7 xanh” vào ngày 20/06/2020 vừa qua.

Buổi ra quân thật tươi vui và tràn đầy hứng khởi, đã thu hút sự quan tâm và tham gia sôi nổi nhiệt tình từ không chỉ tập thể CBCNV Nam Hải ICD mà còn đến từ các đơn vị đối tác của cảng. Thông qua các phương tiện hiện có, xe tải thùng, xe rùa và các dụng cụ đơn sơ như cuốc, xẻng, dao rựa, găng tay vải… với sự tập trung hăng hái từ tất cả thành viên tham gia, buổi ra quân đã diễn ra khẩn trương và rộn rã tiếng cười. Bến cảng Nam Hải ICD như được khoác lên mình chiếc áo mới, đẹp - sáng – tươm tất đến lạ, mỹ quan xanh - sạch - đẹp của toàn bộ khu bãi đã sẵn sàng cho những ngày nắng hạ tấp nập container sắp đến.

Back

Page 16: Bản tin Logistics · Trong vận tải container, giá cước, cách tính cước, thành phần tiền cước cũng có những điểm khác so với vận chuyển hàng hóa

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 15

LẤP ĐẦY KHOẢNG TRỐNG TRONG LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG NGÀNH LOGISTICS

Đại dịch toàn cầu bùng nổ và nhanh chóng thay đổi kịch bản, đẩy tỷ lệ thất nghiệp chung lên đến mức cao trong lịch sử và buộc nhiều công ty phải sa thải nhân viên. Trong khi đó, ở lĩnh vực logistics, các nhà kho và DC vẫn phải tiếp tục hoàn thành vai trò quan trọng của mình trong việc đưa hàng hóa thiết yếu và không thiết yếu đến người dùng xuyên suốt mùa dịch.

Tình trạng thiếu hụt lực lượng lao động trong ngành logistics tăng cao, các tổ chức hậu cần và chuỗi cung ứng tập trung vào các nhu cầu lao động quan trọng nhất của họ và tập trung vào các vị trí khó lấp đầy trước COVID, đặc biệt là hoạt động tuyển dụng trong các ngành công nghiệp thiết yếu (ví dụ: sản xuất và / hoặc phân phối thiết bị bảo vệ cá nhân, chất khử trùng tay, sản phẩm làm sạch và cửa hàng tạp hóa). Dưới đây là một số cách thức giúp doanh nghiệp có thể thu hút, chuyển đổi lao động nhằm lấp đầy nguồn lao động thiếu hụt đảm bảo trong tình trạng khẩn cấp như dịch Covid19 vừa qua, cùng như là bài học cho các sự kiện tương tự trong tương lai:

1. Tuyển dụng người lao động từ các ngành khác

Sự tăng đột biến trong cung và cầu do đại dịch gây ra đã gây khó khăn cho các nhà khai thác kho và DC trong việc dự báo nhu cầu lao động của họ. Nhằm cải thiện tình hình này, các doanh nghiệp ngành logistics đã làm việc với các hiệp hội lao động quốc gia, liên đoàn các ngành nghề để có thể tuyển các nhân viên trong các lĩnh vực đó được chuyển sang công việc trong ngành Logistics. Điều này còn nhằm mục đích giúp những người lao động thoát khỏi thất nghiệp.

2. Tăng cường sử dụng tự động hóa

Tăng cường lực lượng lao động có chuyên môn cao đối với ro-bot, hệ thống lưu trữ và truy xuất tự động (AS / RS) và các công cụ tiên tiến khác, hầu hết các công ty đều lao vào cuộc đua tự động hóa với mong muốn giảm thiểu lao động con người.

3. Tăng cường sử dụng nguồn lao động địa phương

Trong tương lai gần, sự thay đổi đối với thương mại nội địa sẽ có xu hướng được chú trọng đáng kể hơn xu hướng toàn cầu hóa. Một số nhà cung cấp dịch vụ Logistics đã bắt đầu tăng cường tuyển dụng để đáp ứng xu hướng này, các công ty tăng cường hoạt động tuyển dụng lao động trong nước thay vì làm việc với các chuỗi cung ứng ở nước ngoài.

Kết luận:

Khi thế giới không còn những tác động của COVID-19 và thực hiện tiếp các kế hoạch trong tương lai, ngành hậu cần đang tạo cơ hội mới cho những người lao động di dời khỏi các ngành công nghiệp khác. Đối với các nhà quản lý logistics, giờ là lúc để tìm kiếm những tài năng có thể tiếp cận được trong thị trường lao động ngành logistics.

Back

QUẢN TRỊ LOGISTICS 6

Page 17: Bản tin Logistics · Trong vận tải container, giá cước, cách tính cước, thành phần tiền cước cũng có những điểm khác so với vận chuyển hàng hóa

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 16

TƯƠNG LAI CỦA CHUỖI CUNG ỨNG ĐẾN NĂM 2025

Tập trung vào các lực lượng thay đổi sẽ định hình lại chuỗi cung ứng đến năm 2025, chúng tôi xác định năm lực lượng thay đổi chính có thể có tác động đáng kể đến chuỗi cung ứng của bạn. Mặc dù chúng tôi và các chuyên gia khác tin tưởng rằng các xu hướng này sẽ có liên quan vào năm 2025, về cách mà chúng sẽ phát triển, chính xác là cách chúng sẽ tác động đến chuỗi cung ứng trong các ngành và các khu vực địa lý khác nhau, và cách chúng sẽ tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau.

1. Áp dụng rộng rãi công nghệ trên toàn chuỗi giá trị hàng hóa

Những tiến bộ công nghệ đang là chất xúc tác cho việc số hóa quản lý chuỗi cung ứng, thay đổi cách sản xuất và cung cấp sản phẩm và dịch vụ, đồng thời cho phép tạo và chia sẻ thông tin chuỗi cung ứng theo những cách mới và đa dạng hơn. Các công ty đang chuyển đổi kỹ thuật số việc quản lý chuỗi cung ứng của họ bằng cách thí điểm và áp dụng các công nghệ như AI, blockchain…cho các hoạt động quản lý chuỗi cung ứng truyền thống. Những thay đổi này có thể có một số tác động đối với hoạt động mua sắm: thay đổi cơ sở nhà cung cấp, tạo ra những thách thức mới liên quan đến dịch chuyển lực lượng lao động và tạo điều kiện truy cập vào một khối lượng lớn thông tin chuỗi cung ứng thời gian thực được sản xuất và xác nhận bởi nhiều yếu tố trong chuỗi cung ứng

2. Biến đổi khí hậu toàn cầu và sự khan hiếm tài nguyên

Mặc dù tác động của biến đổi khí hậu trong chuỗi cung ứng không thể dự đoán chính xác, chuỗi cung ứng đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi tác động của biến đổi khí hậu do sự phụ thuộc vào nguyên liệu thô và sự tập trung ở các quốc gia có khả năng bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu. Việc xác định được các tác động khí hậu đối với chuỗi cung ứng, bao gồm cả những thay đổi về chất lượng và nguồn nguyên liệu, biến động giá cả hàng hóa, gián đoạn nghiêm trọng do thiên tai và ảnh hưởng sức khỏe của người lao động. Ví dụ, theo WHO, ILO và UNDP, vào năm 2030, tổn thất năng suất liên quan đến sự gián đoạn và tổn thương tại nơi làm việc có thể tăng lên trên 2 nghìn tỷ USD.

3. Di cư lao động trên quy mô lớn

Di cư lao động xuyên quốc gia là một xu hướng đã được thiết lập trong nhiều thập kỷ qua. Phong trào này của người dân và hoàn cảnh di cư của họ đã làm thay đổi tiềm năng kinh tế trong và ngoài các quốc gia; đã đưa ra những thách thức và cơ hội mới cho các công ty đang tìm cách tôn trọng và hỗ trợ nhân quyền trong chuỗi cung ứng toàn cầu của họ. Ví dụ, người di cư đặc biệt dễ bị lạm dụng lao động do rào cản ngôn ngữ, thiếu mạng lưới chính thức và bảo vệ pháp lý hạn chế.

4. Thay đổi nhu cầu của người tiêu dùng và thay đổi nhân khẩu học thị trường

Những tiến bộ trong công nghệ kỹ thuật số đã cho phép mức độ cá nhân hóa cao trong tiếp thị, thiết kế sản phẩm và thúc đẩy nền kinh tế theo yêu cầu ngày càng tăng. Khi các công ty tìm cách đáp ứng nhu cầu về hàng hóa theo yêu cầu và thời gian giao hàng nhanh hơn ở một số nơi trên thế giới, họ cũng đang tìm kiếm cơ hội tăng trưởng ở các thị trường mới và mở rộng các nhóm khách hàng mới. Đến năm 2025, nhiều chuỗi cung ứng có thể chuyển từ các luồng hàng hóa và dịch vụ toàn cầu sang các mạng lưới người mua và nhà cung cấp quốc gia, khu vực và địa phương.

5. Tín hiệu về các hiệp định thương mại

Trong những năm tới, các mô hình kinh doanh làm phát sinh chuỗi cung ứng toàn cầu có thể không còn hợp xu hướng bởi những thách thức trực tiếp, hoặc đơn giản là sự không chắc chắn về độ bền vững của các hiệp định và quy tắc thương mại toàn cầu, đặc biệt là trong giai đoạn dịch bệnh Covid19 phức tạp như hiện tại và có thể kéo dài hơn nữa trong tương lai.

Back

XU HƯỚNG LOGISTICS 7

Page 18: Bản tin Logistics · Trong vận tải container, giá cước, cách tính cước, thành phần tiền cước cũng có những điểm khác so với vận chuyển hàng hóa

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 17

THỊ TRƯỜNG HÀNG TẠP HÓA TRỰC TUYẾN TẠI MỸ TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19

Doanh số bán hàng tạp hóa trực tuyến, với cả hình thức giao hàng tận nhà và giao tại cửa hàng vào tháng 4 năm 2020 đã đạt kỷ lục mới 5,3 tỷ đô la Mỹ, tăng 37% so với doanh số tháng 3/2020, theo khảo sát mới nhất của Brick Meets Click / Symphony RetailAI 22-25.

Đây là một phần của hoạt động theo dõi hàng tháng của Brick Meets Click về tác động của COVID-19 đối với hàng tạp hóa trực tuyến. Sự tăng trưởng doanh số đáng kể trong tháng 4/2020 được thúc đẩy bởi sự kết hợp của các yếu tố sau đây:

Thứ nhất, tổng số đơn đặt hàng trực tuyến được thực hiện mỗi tháng tăng 33%.

Thứ hai, quy mô đơn hàng tăng 3% từ $ 82 đến $ 85/đơn khi các hộ gia đình tiếp tục dự trữ các sản phẩm thiết yếu.

Số lượng người mua hàng tạp hóa trực tuyến nhận được hàng giao tận nhà hoặc nhận tại cửa hàng tăng nhẹ hơn 1% so với tháng trước, nâng tổng số hộ gia đình Mỹ mua sắm trực tuyến cho cửa hàng tạp hóa lên khoảng 40 triệu trong tháng 4/2020. Những người mua hàng trực tuyến này đã đặt trung bình 1,6 đơn hàng trong 30 ngày qua so với mức trung bình 1,2 đơn hàng trong tháng 3/2020. Sự hài lòng của người mua hàng chỉ được cải thiện đôi chút trong tháng dựa trên khả năng mua sắm từ cùng một nhà cung cấp dịch vụ.

Vào tháng 4/2020, 50% hộ gia đình cho biết họ tiếp tục mua hàng của cùng một nhà cung cấp so với tỷ lệ 47% vào tháng 3/2020. Điều này phản ánh thực tế rằng các trải nghiệm mua sắm hiện tại vẫn bị thách thức bởi tình trạng hết hàng và hạn chế về thời gian nhận và giao hàng khi nhu cầu tiếp tục vượt quá khả năng. Kết quả khảo sát tháng 4/2020 cung cấp những hiểu biết mới về các yếu tố thúc đẩy những thay đổi quan sát được trong hành vi mua sắm liên quan đến giao hàng tận nhà hoặc nhận hàng tại cửa hàng tạp hóa, cả trong hiện tại và có thể trong tương lai gần.

• Sợ lây nhiễm coronavirus - 47% trong số tất cả các hộ gia đình được khảo sát thể hiện mức độ lo ngại cao về việc nhiễm virus

• Mất thu nhập gần đây - 39% số người được hỏi cho biết thu nhập hàng tháng của họ giảm 25% hoặc nhiều hơn (tỷ lệ này cao hơn so với 2 tháng đầu năm 2020).

Ước tính khoảng 49 triệu hộ gia đình bị suy giảm thu nhập, vượt xa con số thất nghiệp vì nhiều người trong số họ vẫn còn làm việc, nhưng chỉ kiếm được ít tiền hơn.

Một tin tốt đối với các nhà bán hàng trực tuyến là kết quả khảo sát cũng cho thấy 26% hộ gia đình không mua đồ tạp hóa trực tuyến trong 30 ngày có thể sẽ thử mua sắm trực tuyến trong 3 tháng tới.

Trước những thay đổi liên tục về tiêu dùng, các nhà bán lẻ cần phải làm việc cẩn thận trong việc sử dụng dữ liệu lịch sử để dự báo doanh số trong tương lai, do đó, cần liên kết chính xác với người mua hàng, Kevin Sterneckert, Giám đốc Tiếp thị của Symphony RetailAI cho biết. Nhu cầu thực sự, sẽ thể hiện doanh số bị mất và các đặc điểm khác ngoài giao dịch tại sổ đăng ký, rất quan trọng. Rõ ràng, những người bán hàng thành công trong bối cảnh đầy biến động và khó dự báo này, là người hiểu rõ nhất về khách hàng của họ và có thể đáp ứng và vượt quá mong đợi của họ nhanh nhất.

Back

CÂU CHUYỆN LOGISTICS 8

Page 19: Bản tin Logistics · Trong vận tải container, giá cước, cách tính cước, thành phần tiền cước cũng có những điểm khác so với vận chuyển hàng hóa

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 18

CHƯƠNG TRÌNH TRÊN VTV9: VIETNAM LOGISTICS

Thời gian phát sóng:

- Phát sóng lần đầu vào lúc 10g00 sáng Chủ nhật

- Phát lại vào lúc 11h10’ thứ Hai 8h00 và sáng thứ Tư tuần kế tiếp

Kênh phát sóng: VTV9

Nhà sản xuất: Đài truyền hình Việt Nam

CHƯƠNG TRÌNH VỀ LOGISTICS TRÊN INFOTV- LOGISTICS VIỆT NAM

Thời gian phát sóng: 20h30 - 20h45 tối thứ Sáu và phát lại lúc 10h30 thứ Bảy hàng tuần

Kênh phát sóng: kênh InfoTV

Nhà sản xuất: VietNam Logistics Media phối hợp InfoTV

HỘI NGHỊ HẠ TẦNG VÀ GIAO THÔNG THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ IV

Đơn vị tổ chức: Brisca Consulting

Thời gian: 29 – 30/06/2020

Địa điểm: Hilton Hanoi Opera

HỘI NGHỊ WORLD CARGO SYMPOSIUM WCS LẦN THỨ 14

Đơn vị tổ chức: Turkish Cargo

Thời gian: 09 – 11/03/2021

Địa điểm: Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ

Back

SỰ KIỆN LOGISTICS TRONG CÁC THÁNG TỚI 9

“If you can dream it, you can do it.”

- Walt Disney -