BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 10- 2015 · Bên cạnh lĩnh vực chính là thực phẩm, Kinh Đô...

18
SỐ 30 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 10- 2015 1. Tđiển Logistics 2. Khách hàng Logistics 3. Quy định Pháp lut 4. Tiêu điểm tháng 09/2015 5. Các công ty Logistics 6. Gii pháp qun trLogistics 7. Xu hướng thtrường 8. Skin Logistics tháng ti

Transcript of BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 10- 2015 · Bên cạnh lĩnh vực chính là thực phẩm, Kinh Đô...

SỐ 30

BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 10- 2015

1. Từ điển Logistics

2. Khách hàng Logistics

3. Quy định – Pháp luật

4. Tiêu điểm tháng 09/2015

5. Các công ty Logistics

6. Giải pháp quản trị Logistics

7. Xu hướng thị trường

8. Sự kiện Logistics tháng tới

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 1

M2M – MANG CÔNG NGHỆ KHÔNG DÂY ĐẾN VỚI CHUỖI CUNG ỨNG

M2M có gì khác biệt?

Về cơ bản, M2M (machine-to-machine) là hình thức kết nối tất cả các loại thiết bị và máy móc trên hệ thống mạng, từ đó chúng có thể giao tiếp với nhau thông qua máy chủ trung tâm hoặc dựa trên đám mây doanh nghiệp sử hữu. Kết cấu của giao tiếp này là các hệ thống hoặc trạng thái môi trường xung quanh có khả năng trao đổi, truyền tải dữ liệu đến cơ sở hạ tầng kết nối Internet, tạo ra hiệu quả về thu thập dữ liệu, thay đổi phương thức làm việc, từ đó có thể tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.

Trong dòng chảy của Internet of Things thì M2M được xem là hệ thống đường ống dẫn thông tin đi khắp mọi nơi. Trong mạng lưới M2M thì không có một tiêu chuẩn công nghệ kết nối cụ thể nào, tất cả thiết bị có thể sử dụng bất cứ công nghệ kết nối nào mà nó có. Các thiết bị trên M2M hoạt động và làm việc trong cùng một phương thức kết nối. Một số thiết bị M2M kết nối thông qua mạng di động, một số thông qua Wi–Fi hoặc thông qua công nghệ kết nối khác.

Truyền thông M2M sẽ liên kết và cho phép nhiều thiết bị từ máy tính trung tâm tiếp cận đến từng sản phẩm của đời sống thường ngày (ví dụ, thiết bị gia dụng, xe ôtô, các toà nhà), để tạo được các cấp độ "thiết bị thông minh" và thương mại kiểu mới.

Tích hợp M2M vào chuỗi cung ứng

Ngày nay, khi nhu cầu về theo dõi quá trình vận chuyển, giám sát tình trạng của hàng hóa hay đánh giá chính xác lượng hàng trong kho ngày càng cao thì việc tích hợp các giải pháp di động vào chuỗi cung ứng càng trở nên cần thiết. Kết nối M2M chính là chìa khóa để giải quyết những thách thức trong quản lý chuỗi cung ứng và từ đó gia tăng giá trị của doanh nghiệp.

Công nghệ M2M sẽ giúp thiết lập kết nối giữa các trung tâm phân phối với các phương tiện chuyên chở; giữa các nhà cung cấp và khách bán lẻ cũng như giữa cá đối tác, hệ thống và các quốc gia. M2M đưa ra nhiều giải pháp trọn gói cho doanh nghiệp bao gồm: theo dõi, giám sát phương tiện vận tải, quản lý nguồn lực, giá trị hàng tồn kho, bảo trì và nâng cấp kho bãi/chuỗi cung ứng thông minh,…Hơn nữa, các chi phí liên quan đến các hệ thống này thấp do không đòi hỏi phải giám sát liên tục hay cần sự can thiệp của con người.

Không quá khó để có thể hình dung một chuỗi cung ứng tích hợp kỹ thuật M2M có thể mang đến những giá trị cho doanh nghiệp trong việc cập nhật kịp thời những thông tin, số liệu, đảm bảo cho việc ra quyết định, tối ưu hóa các nguồn lực và cắt giảm chi phí một cách tối đa. Các nhà sản xuất, đơn vị vận chuyển và các công ty toàn cầu đang dần đẩy mạnh việc áp dụng M2M để tăng hiệu quả hoạt động, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp mình

Back

TỪ ĐIỂN LOGISTICS 1

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 2

KINH ĐÔ ĐANG LÀM GÌ?

Đến thời điểm hiện tại, tên gọi chính thức của công ty vẫn là Công ty cổ phần Kinh Đô, dù vậy, tên gọi Kido dần được sử dụng phổ biến để chỉ một "Kinh Đô không bánh kẹo". Ba nhóm sản phẩm chính của Kido: Kem, dầu ăn - gia vị và mì ăn liền.

Về cơ cấu tổ chức, Kinh Đô chỉ còn 3 công ty con trực tiếp là Công ty Tân An Phước, Công ty TNHH Một thành viên Kido và Công ty HTIC. Trong đó, Công ty TNHH MTV KiDo là công ty phụ trách hoạt động kinh doanh kem, sữa chua của Kinh Đô với các thương hiệu chính là Merino, Celano, Wel.

Với những sản phẩm mới như dầu ăn và mì ăn liền thì Kinh Đô không trực tiếp sản xuất. Dầu ăn của Kinh Đô được sản xuất bởi Vocarimex còn mì ăn liền được sản xuất bởi Saigon Ve Wong. Các sản phẩm dầu ăn và mì ăn liền của Kinh Đô đều được sử dụng chung thương hiệu Đại Gia Đình.

Việc nắm quyền kiểm soát đối với Vocarimex thì Kinh Đô sẽ gián tiếp sở hữu Dầu thực vật Tường An (TAC) – công ty đứng thứ 2 về thị phần dầu ăn.

Bên cạnh lĩnh vực chính là thực phẩm, Kinh Đô hiện còn đầu tư vào 2 công ty bất động sản Tân An Phước (sở hữu 80%) và Đầu tư Lavenue (sở hữu 50%) với tổng giá trị hơn 1.400 tỷ đồng.

Về chiến lược sắp tới, công ty cho biết sẽ tập trung vào ngành hàng thiết yếu. Doanh nghiệp cho rằng thực phẩm và gia vị vừa có độ phủ lớn vừa có tần suất sử dụng cao. Trong lĩnh vực tiêu dùng nhanh (FMCG), thực phẩm gia vị chiếm tỷ trọng 26%, trong đó sản phẩm đóng gói chiếm 24%, chỉ còn 2% cho lĩnh vực bánh kẹo. Do vậy, Kinh Đô tin rằng độ lớn của ngành thực phẩm gia vị sẽ gấp 12 lần bánh kẹo hiện nay.

TOÀN CẢNH HỆ SINH THÁI CÁC “ĐẠI GIA” BÁN LẺ Ở VIỆT NAM Back

KHÁCH HÀNG LOGISTICS 2

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 3

BAN HÀNH THÔNG TƢ QUY ĐỊNH VỀ TẢI TRỌNG, KHỔ GIỚI HẠN CỦA ĐƢỜNG BỘ

Ngày 07/9, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã ký ban hành Thông tư số 46/2015/TT-BGTVT quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ.

Thông tƣ này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến công bố tải trọng khổ giới hạn của đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ.

Thông tƣ quy định rõ trách nhiệm của Tổng cục Đường bộ Việt Nam: Tổ chức, kiểm tra và giám sát thực hiện các quy định tại Thông tư này; chủ trì, phối hợp với các cơ quan cấp Giấy phép lưu hành xe trong việc kết nối mạng truyền số liệu về Tổng cục Đường bộ Việt Nam; quản lý dữ liệu cấp Giấy phép lưu hành xe theo quy định. Tổ chức tập huấn thực hiện Thông tư; hướng dẫn sử dụng phần mềm cấp Giấy phép lưu hành xe cho các cơ quan cấp phép lưu hành xe. Kiểm tra, giám sát thường xuyên, định kỳ và đột xuất hoạt động cấp phép của các cơ quan cấp Giấy phép lưu hành xe; xử lý hoặc kiến nghị xử lý sai phạm của tổ chức, cá nhân cấp Giấy phép lưu hành xe theo quy định của pháp luật.

Cục Quản lý đường bộ, Sở GTVT có trách nhiệm: Tuân thủ thực hiện các quy định tại Thông tư này; Công khai thủ tục, lệ phí và thời gian cấp Giấy phép lưu hành xe; Thực hiện chế độ lưu trữ, báo cáo theo quy định; kết nối, bảo quản mật khẩu và cập nhật số liệu từ mạng dữ liệu do Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp; Chấp hành và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động cấp Giấy phep lưu hành xe của cơ quan chức năng; Báo cáo định kỳ hàng quý, năm.

QUẢN CHẶT CHẤT THẢI CÓ DẦU TỪ TÀU BIỂN VÀO CẢNG VIỆT NAM

Bộ GTVT, Bộ Tài nguyên & Môi trường và Bộ Tài chính đang xây dựng Thông tư liên tịch quy định về quản lý tiếp nhận và xử lý chất thải lỏng có dầu từ tàu biển tại cảng biển VN. Thông tư mới sẽ điều chỉnh trách nhiệm xử lý chất thải có dầu từ tàu biển của cảng biển, tàu biển và cơ sở xử lý chất thải.

Theo quy định của Công ước quốc tế MARPOL, Việt Nam có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý chất thải phát sinh từ hoạt động vận tải tàu biển, khi tàu vào cảng biển Việt Nam. Hoạt động này bắt đầu thực hiện từ năm 2013 và mới ở các cảng khu vực Hải Phòng và khu vực TP HCM. Năm 2013 khu vực TP HCM tiếp nhận xử lý được gần 4 nghìn m3 chất thải lỏng có dầu từ tàu biển, khu vực Hải Phòng khối lượng lớn hơn.

Do đó, mục tiêu của Thông tư này là siết chặt quản lý chất thải có dầu từ tàu biển. Thông tư này không làm phát sinh bất cứ giấy phép nào.

BAN HÀNH THÔNG TƢ QUY ĐỊNH THỦ TỤC ĐIỆN TỬ CHO TÀU THUYÈN VIỆT NAM HOẠT ĐỘNG TUYẾN NỘI ĐỊA VÀO, RỜI CẢNG BIỂN VIỆT NAM

Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng vừa ký ban hành Thông tư số 54/2015/TT-BGTVT, ngày 24/9/2015 quy định thủ tục điện tử cho tàu thuyền Việt Nam hoạt động tuyến nội địa vào, rời cảng biển Việt Nam.

Theo đó, Thông tư áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài liên quan đến thực hiện thủ tục điện tử cho tàu thuyền Việt Nam hoạt động tuyến nội địa vào, rời cảng biển Việt Nam.

Thông tư có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2016; Thủ tục đối với phương tiện thủy nội địa theo quy định của Thông tư này được áp dụng từ ngày 01/03/2016.

Đối với tàu thuyền chưa đủ điều kiện thực hiện thủ tục điện tử theo quy định tại Thông tư này thì được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 21/2012/NĐ-CP ngày 21/3/2012 của Chính phủ về quản lý cảng biển và luồng hàng hải và Thông tư số 10/2013/TT-BGTVT ngày 8/5/2013 của Bộ trưởng Bộ GTVT hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 21/2012/NĐ-CP.

PHÁP LUẬT – QUY ĐỊNH 3

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 4

THÔNG QUA QUY HOẠCH CHI TIẾT CƠ SỞ PHÁ DỠ TÀU CŨ

Sáng ngày 30-9,Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Công chủ trì họp Hội đồng thẩm định Quy hoạch chi tiết cơ sở phá dỡ tàu cũ đến năm 2020 định hướng đến 2030.

Theo đó, khu vực phá dỡ được xác định tập trung tại Hải Phòng và một số vùng phụ cận. Hiện có 5 cơ sở nằm trong quy hoạch có khả năng tham gia vào phá dỡ tàu, trong đó có 4/13 nhà máy tại Hải Phòng, Quảng Ninh và 1/6 nhà máy ở miền Trung. Miền Nam có 15 nhà máy đóng tàu sửa chữa, tuy nhiên Quy hoạch không xác định phát triển phá dỡ tàu cũ ở khu vực này.

Ngành phá dỡ tàu đến 2020 có công suất 280.860 LTD, tương ứng 1,5 triệu DWT, đến năm 2030 có công suất 3 triệu DWT. Lượng thép phế thu hồi đạt 85% LDT tương ứng 15,8% DWT, tướng ứng gần 239.000 tấn thép, đáp ứng khoảng 8% lượng thép phế nhập khẩu hàng năm.

Công nghệ phá dỡ, được lựa chọn phù hợp với Luật Môi trường và năng lực của các nhà máy đóng tàu hiện nay. Tàu thuyền cũ đưa vào phá dỡ sẽ tận dụng CSHT sẵn có, được đưa vào neo đậu tại cầu cảng, cắt khối lớn, thực hiện phá dỡ trong bãi.

Doanh thu phá dỡ tàu cũ dự kiến đến 2020 đạt 4.100 tỷ đồng/năm, lợi nhuận 15% đạt khoảng trên 600 tỷ đồng, nhà nước thu các khoản thuế, lệ phí khoảng 450 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho khoảng 900 lao động trực tiếp, hàng nghìn lao động gián tiếp. Đây là Quy hoạch mở, không khống chế cỡ tàu được phá dỡ, chỉ khống chế mớn nước và tĩnh không.

ĐỀ XUẤT ĐẦU TƢ NGHIÊN CỨU TỔNG THỂ TUYẾN LUỒNG TÀU BIỂN CÁI MÉP – THỊ VẢI

Cục Hàng hải VN vừa đề xuất Bộ GTVT đầu tư dự án nghiên cứu tổng thể tuyến luồng tàu biển Cái Mép - Thị Vải với tổng mức đầu tư 6.378 tỷ đồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác.

Trước đây, trong Dự án nghiên cứu phát triển cảng phía Nam Việt Nam của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), tuyến luồng Cái Mép - Thị Vải đoạn từ phao số 0 vào đến bến cảng tổng hợp Thị Vải (vốn ODA) đã được nghiên cứu nâng cấp. Trong giai đoạn lập thiết kế chi tiết cảng quốc tế Cái Mép - Thị Vải, tuyến luồng được nghiên cứu thiết kế cho cỡ tàu lớn nhất là 75 nghìn DWT đầy tải và tàu 80 nghìn DWT giảm tải. Lượng hàng thông qua luồng được dự báo cho các giai đoạn 2010-2020 là 16,8 triệu tấn/năm và 26,8 triệu tấn/năm.

Tuy nhiên, trên thực tế, sản lượng hàng hóa qua cảng và quá cảnh năm 2010 của nhóm cảng biển số 5 (bao gồm tất cả các cảng của miền Đông Nam bộ) đã đạt 124,4 triệu tấn, cao hơn nhiều lần dự báo của JICA năm 2010 và vượt cả số dự báo năm 2020.

Vì vậy, Cục Hàng hải VN cho rằng việc sớm thực hiện nghiên cứu tổng thể để xem xét các biện pháp an toàn hàng hải, khai thác hiệu quả tiềm năng sẵn có của tuyến luồng là cấp thiết. Theo kế hoạch, nếu được Bộ GTVT chấp thuận chủ trương, thời gian thực hiện dự án sẽ từ trước năm 2018 và những giai đoạn sau vào các năm 2020, 2025, 2030.

KHÔNG GIẢM TỐC ĐỘ ĐƢỜNG CAO TỐC TP.HCM - TRUNG LƢƠNG

Trước đó, Ban An toàn giao thông tỉnh Long An đề xuất giảm tốc độ tối đa trên đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương từ 120km/giờ xuống 80 km/giờ để giảm tai nạn giao thông.

Tuy nhiên, Tổng cục đường bộ đã rà soát các vụ tai nạn giao thông cho thấy từ khi khai thác đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương đến nay chỉ ghi nhận khoảng 2,8% xe chạy tốc độ từ 120 km/giờ trở lên.

Vì vậy, Tổng cục đường bộ sẽ không giảm tốc độ tối đa trên tuyến cao tốc này do tuyến đường đảm bảo các yếu tố kỹ thuật để khai thác với tốc độ tối đa theo thiết kế là 120km/giờ.

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 5

SỬA ĐỔI NGHỊ ĐỊNH VỀ GIÁ CƢỚC VẬN TẢI BIỂN, DỊCH VỤ CẢNG

Chiều 25/9, một số vấn đề chưa hợp lý của dự thảo “Quyết định công bố biểu cước vận tải biển, biểu giá dịch vụ cảng” đã được thống nhất sửa đổi.

Quyết định dự thảo của Thủ tướng Chính phủ về việc “Công bố biểu cước vận tải biển, biểu giá dịch vụ cảng” này sẽ được thay đổi thành Nghị định. Bên cạnh đó, những khái niệm trong dự thảo về “giá”, “phụ giá”, “cước”, “niêm yết”… là những vấn đề cần nghiên cứu thêm.

Nghị định mới này sẽ quy định việc công bố biểu cước vận tải của doanh nghiệp vận tải biển cung cấp dịch vụ vận tải biển bằng container cho hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam và biểu giá dịch vụ cảng của doanh nghiệp cảng. Việc niêm yết biểu cước vận tải biển, biểu giá dịch vụ cảng được thực hiện theo cơ chế thị trường, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh, phát huy quyền tự chủ của doanh nghiệp, thúc đẩy hàng hóa xuất nhập khẩu, giảm tối thiểu sự can thiệp của Nhà nước.

Theo dự thảo Nghị định, biểu giá dịch vụ cảng, đồng tiền niêm yết cho dịch vụ vận tải biển trong tuyến hành trình quốc tế, dịch vụ cảng biển, cảng, bến thủy nội địa cung ứng cho hàng hóa xuất nhập khẩu đều được quy định bằng đồng Đô la Mỹ (USD). Trường hợp thanh toán bằng đồng tiền Việt Nam thì quy đổi theo quy định của pháp luật về ngoại hối.

SẮP CÔNG BỐ QUY HOẠCH KHU KINH TẾ CỬA KHẨU LỚN NHẤT CẢ NƢỚC

Ngày 8/10, tại TP Hạ Long (Quảng Ninh) đã diễn ra hội nghị tiếp xúc với các doanh nghiệp, nhà đầu tư nhằm quảng bá, giới thiệu, mời gọi, thu hút các nhà đầu tư trong nước và quốc tế đến đầu tư tại Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái.

Theo Quyết định 19/QĐ-TTg ngày 10/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ, Khu Kinh tế Cửa khẩu Móng Cái (KKTCK) nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh, với tổng diện tích khoảng 121.197 ha, chiếm 11,1% tổng diện tích của tỉnh Quảng Ninh.

Là khu kinh tế (KKT) cửa khẩu có diện tích lớn nhất cả nước 1.211 km2 (đất liền 661 km2, vùng biển 550 km2) có quỹ đất đủ lớn để bố trí và phát triển các phân khu chức năng; nơi duy nhất có cả đường biên giới trên đất liền và trên biển với Trung Quốc; có cả cửa khẩu trên bộ (cửa khẩu quốc tế Móng Cái) và cửa khẩu trên biển (cảng biển Vạn Gia,..). Cảng biển nước sâu Hải Hà có thể tiếp nhận tàu trọng tải đến 150.000 DWT, thuộc vùng ven biển gắn với đường hàng hải quốc tế - đây là “lợi thế mặt tiền”. Theo đánh giá đây sẽ là một trong những cầu nối trực tiếp và quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác với ASEAN và Đông Bắc Á; có nhiều tiềm năng về phát triển sản xuất, du lịch, thương mại, dịch vụ, Logistics.

Để kêu gọi đầu tư, ngày 1/11/2015, thành phố Móng Cái sẽ tổ chức "Hội nghị công bố các Quy hoạch Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh và xúc tiến đầu tư”.

VỚI TPP, HÀNG CHUYỂN PHÁT NHANH THÔNG QUAN TRONG 6 GIỜ

Trong bản tóm tắt về TPP, riêng về hàng hóa chuyển phát nhanh thì các điểm nổi bật được thống nhất là doanh nghiệp làm dịch vụ chuyển phát nhanh sẽ được khai, nộp tờ khai trước khi hàng hóa đến và cơ quan hải quan có thể thông quan ở thời điểm này. Thời gian thông quan được rút ngắn còn 6 giờ sau khi doanh nghiệp nộp các tài liệu liên quan và hàng đã về đến sân bay, trừ những trường hợp nghi vấn. Đặc biệt, trị giá hàng hóa được miễn thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng sẽ là 200 đô la Mỹ (trên 4 triệu đồng).

So với hiện hành, những quy định này có sự thay đổi khá lớn. Hiện tại, doanh nghiệp làm dịch vụ chuyển phát nhanh phải mất từ 2-3 ngày để thực hiện các công tác liên quan như kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm tra văn hóa… trước khi thông quan hàng hóa. Bên cạnh đó, giá trị hàng được miễn thuế chỉ là dưới 1 triệu đồng. Back

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 6

THÔNG TIN CHUNG

Hạ tầng GTVT Việt Nam tăng 9 bậc

Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) vừa công bố Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2015-2016 (Global Competitiveness Report 2015-2016). Theo đó, năng lực cạnh tranh quốc gia (GCI) của Việt Nam tăng 12 bậc. Riêng chỉ số về hạ tầng giao thông tăng 9 bậc (từ thứ hạng 76 trong báo cáo 2014 - 2015 tăng lên hạng 67 trong báo cáo 2015 - 2016).

Đồng thời, theo báo cáo về Xúc tiến thương mại toàn cầu (Global Enabling Trade Report 2014), cũng của Diễn đàn Kinh tế thế giới được công bố hai năm một lần, mức hữu dụng và chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông của Việt Nam năm 2014 tăng 29 bậc so với 2010 (từ vị trí 103 lên vị trí 74).

NGÀNH HÀNG KHÔNG

Điều chỉnh quy hoạch sân bay Điện Biên để đón máy bay lớn

Cơ sở hạ tầng hiện tại của Cảng Hàng không Điện Biên đạt cấp 3C, đáp ứng yêu cầu khai thác máy bay ATR72 và tương đương trở xuống. Do hạn chế về loại máy bay nên sân bay Điện Biên chỉ có thể khai thác các chặng bay ngắn như Hà Nội - Hải Phòng - Điện Biên và không thể mở các đường bay tầm trung trở lên như Đà Nẵng - Điện Biên hay Điện Biên - TP Hồ Chí Minh. Tần suất bay tại sân bay Điện Biên thấp, trung bình đạt 4 lượt cất hạ cánh/ngày.

Theo tờ trình của Cục Hàng không Việt Nam gửi Bộ Giao thông Vận tải, Cảng Hàng không Điện Biên được điều chỉnh quy hoạch nhằm nâng cấp, đầu tư cơ sở hạ tầng của cảng, đảm bảo mục tiêu như khai thác các loại tàu bay A320/321 và tương đương trở lên, phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển đội tàu bay của các hãng hàng không.

Dự kiến sẽ xây dựng đường cất hạ cánh mới theo hướng xoay trục so với đường cất hạ cánh hiện tại 15 độ về hướng Tây, xây dựng được phương thức tiếp cận hạ cánh và kéo dài đường cất hạ cánh khoảng 2.400mx45m.

NGÀNH ĐƢỜNG SẮT

Lotte muốn làm đƣờng sắt Yên Viên - Lào Cai

Thông tin từ Bộ Giao thông vận tải cho biết, Bộ đã nhận được đề nghị muốn được đầu tư theo hình thức BLT (xây dựng - cho thuê - chuyển giao) đối với Dự án nâng cấp tuyến đường sắt Yên Viên - Lào Cai giai đoạn II của Tập đoàn Lotte E&C (Hàn Quốc).

Nếu được chấp thuận, Lotte sẽ đệ trình phương án đầu tư sau 4 tháng nữa. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc cải tạo (khoảng 3 năm), Lotte cho Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thuê lại hệ thống hạ tầng. Mức giá và thời gian thuê sẽ được nhà đầu tư tính toán cụ thể trong phương án đầu tư.

Nghiên cứu nối đƣờng sắt từ Vũng Áng đến Viêng Chăn

Chiều ngày 6-10 tại Hà Nội, Bộ GTVT Việt Nam và Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) ký biên bản thảo luận dự án hỗ trợ kỹ thuật nghiên cứu khả thi cho đường sắt nối từ Vũng Áng (Việt Nam) đến Viêng – Chăn (Lào).

TIÊU ĐIỂM THÁNG 09/2015 4

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 7

Bên cạnh đầu tư phát triển hạ tầng, KOICA quan tâm cung cấp hỗ trợ kỹ thuật các dự án, như tăng cường bảo trì đường cao tốc Việt Nam, cũng như hỗ trợ nghiên cứu tuyến đường sắt nối Vũng Áng với Viêng - Chăn...

Tuyến đường sắt Vũng Áng – Tân Ấp – Mụ Gia cùng với tuyến Mụ Gia – Viêng – Chăn là nhánh phía

Đông của tuyến đường sắt Singapore – Côn Minh, là tuyến kết nối quan trọng trong ASEAN cũng như tiểu vùng sông Mê Công mở rộng, và được Bộ Đất đai, cơ sở hạ tầng và giao thông Hàn Quốc đồng ý hỗ trợ kỹ thuật nghiên cứu khả thi.

Dự án có tổng chiều dài khoảng 550km, trên lãnh thổ Việt Nam đoạn từ Vũng Áng đến cửa khẩu Việt – Lào dài 119 km.

3 năm tới, KOICA dự kiến giải ngân khoảng 3 triệu USD nhằm hỗ trợ dự án nghiên cứu khảo sát khả thi tuyến đường sắt Việt – Lào. Bên cạnh đó hỗ trợ nâng cao năng lực mang tính hệ thống và nhân lực trong lĩnh vực đường sắt.

Doanh nghiệp Mỹ dự định đầu tƣ lớn vào hạ tầng đƣờng sắt VN

Tại buổi tiếp xúc với Tổng công ty Đường sắt VN diễn ra ngày 21-9, Công ty Tài chính tiêu chuẩn quốc gia – Hoa Kỳ (National Standard Finance – NFS) đã đề xuất các phương án đầu tư để tạo ra các tài sản hạ tầng quy mô lớn, với giá trị đầu tư lên tới 2 tỷ USD/giao dịch. Phương án đầu tư có thể theo mô hình PPP, DBFOT, DBOT hoặc BOT…

Hai nhiệm vụ quan trọng cần phải thực hiện của Tổng công ty Đường sắt VN từ nay đến năm 2020 là hiện đại hóa tuyến đường sắt hiện có, đồng thời đầu tư xây dựng tuyến đường sắt mới. Tổng công ty đang huy động mạnh mẽ các nguồn lực đầu tư vào đường sắt. Vì vậy, Tổng công ty đánh giá cao tiềm năng của Công ty NSF và hy vọng hai bên xúc tiến việc trao đổi thông tin cụ thể về các dự án để định hướng kế hoạch hợp tác và hình thức đầu tư hiện đại hóa và phát triển ngành Đường sắt VN.

Công ty NFS trụ sở chính tại Hoa Kỳ, chuyên về đầu tư và quản lý tài sản đa quốc gia, được cấp vốn thông qua liên danh các tổ chức tài chính lớn tại Bắc Mỹ và các ngân hàng đầu tư hàng đầu thế giới với tổng tài sản hơn 2.000 tỷ USD. NSF là công ty đi đầu trong các giải pháp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và cung cấp cơ cấu nợ tư nhân tại các thị trường phát triển, thị trường mới nổi như châu Phi, châu Á (Ấn Độ, Trung Đông), châu Mỹ Latinh trong các lĩnh vực giao thông, logistics, hợp tác và chuyển nhượng công nghệ.

NGÀNH VẬN TẢI BIỂN

Vinalines Container mở rộng các tuyến vận tải biển

Để mở rộng kinh doanh đồng thời đáp ứng tốt hơn yêu cầu của khách hàng, tháng 5 vừa qua Vinalines Container đã mở rộng thêm tuyến dịch vụ mới là Hải Phòng – Qui Nhơn – TP HCM, tuyến dịch vụ nối dài từ TP.HCM đi Cần Thơ và khu vực ĐBSCL…

NGÀNH CẢNG BIỂN

Khởi công xây dựng bến số 3 Cảng Vũng Áng với kinh phí gần 1.000 tỷ

Ngày 22-9, tại thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh, Tổng công ty khoáng sản Thương mại Hà Tĩnh – Công ty cổ phần Cảng Vũng Áng Việt - Lào khởi công dự án bến số 3 - cảng Vũng Áng.

Sau 15 năm hoạt động, khai thác, hai bến cảng hiện tại của cảng Vũng Áng đang đối mặt với sự quá tải. Trong năm 2014, lượng hàng hóa qua cảng Vũng Áng đã vượt gấp đôi công suất thiết kế (1.320.000 tấn/năm). Dự báo, trong năm 2015 lượng hàng qua cảng này sẽ đạt 3,25 triệu tấn và đến năm 2020 đạt 6 triệu tấn. Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế biển, cảng Vũng Áng đã khởi công xây dựng cầu cảng mới đón tàu 45.000 DWT.

Khởi công bến số 3, cảng Vũng Áng có tổng mức đầu tư 999,9 tỉ đồng, gồm các hạng mục: Bến cập tàu dài 225m, rộng 31m, cao độ đáy bến -13m; khu nước trước bến dài 250m, rộng 95m và sâu -13m; kè gầm bến dài 225m; bãi chứa hàng container diện tích 5.080m2; hệ thống đường trong cảng

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 8

và hạ tầng kỹ thuật, các công trình phụ trợ khác. Theo tiến độ, dự kiến đến cuối 2017, đầu 2018, dự án sẽ đưa vào sử dụng.

Bến hoàn thành sẽ đảm bảo khả năng tiếp nhận cỡ tàu có trọng tải đến 45.000 DWT, sử dụng cần trục đa năng, sức nâng 45-100 tấn tại tuyến mép bến, sử dụng cần cẩu di động sức nâng đến 120 tấn và hệ thống máy xúc, ôtô tải và xe nâng hàng tại bãi hàng tổng hợp, xe nâng reach stacker và đầu kéo rơ moóc tại bãi container...

Vinalines thoái vốn xuống còn 20% ở Cảng Hải PHòng và Cảng Sài Gòn

Thủ tướng cho phép Tổng công ty Hàng hải thoái đến 80% vốn tại hai cảng Hải Phòng và Sài Gòn.

Theo đó, việc Nhà nước vẫn nắm giữ cổ phần chi phối từ 65-75% tại hai cảng biển này như quyết định trước đây rất khó thu hút các nhà đầu tư lớn nên phải giảm tỷ lệ mà Vinalines nắm giữ tại các cảng này.

Hơn nữa, Chính phủ cũng nhận định, vai trò dẫn dắt của Cảng Hải Phòng và Cảng Sài Gòn cũng đã thay đổi (cả về quy mô, năng lực sản xuất, quốc phòng - an ninh không còn như trước đây. Bằng chứng là sản lượng thông qua tại Cảng Hải Phòng chỉ còn chiếm tỷ lệ 28,7% của khu vực Hải Phòng. Trong khi tỷ lệ này của Cảng Sài Gòn còn thấp hơn, chỉ đạt 10,5%.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan dự thảo quyết định về việc điều chỉnh tỷ lệ cổ phần của Vinalines nắm giữ tại các cảng biển trực thuộc sau cổ phần hóa, trình Thủ tướng xem xét, phê duyệt trong tháng 9/2015. Trong đó, với cảng Hải Phòng và Sài Gòn, phần vốn của Vinalines sẽ giảm còn 20%.

398,9 tỷ đồng đầu tƣ Dự án Cảng tổng hợp Vinalines Hậu Giang

Ngày 24-09, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) khởi công Dự án Cảng tổng hợp Vinalines Hậu Giang (giai đoạn 1) tại Khu công nghiệp Nam Sông Hậu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang. Đây là dự án nằm trong Dự án Khu dịch vụ hàng hải – cảng biển Hậu Giang.

Dự án Cảng tổng hợp Vinalines Hậu Giang được xây dựng với tổng diện tích 87.1 ha, tổng mức đầu tư khoảng 398.9 tỷ đồng. Khu cảng tổng hợp có 1 bến dài 150 m cầu cảng. Cảng tổng hợp Vinalines Hậu Giang xây dựng bước 1 của Giai đoạn 1 khoảng 1 năm, từ tháng 9-2015 đến đầu tháng 10-2016 sẽ đưa vào khai thác. Sau đó bước 2, sẽ được khởi công từ tháng 01-2019 đến đầu năm 2020 sẽ chính thức đưa vào khai thác.

Khu dịch vụ hàng hải được quy hoạch xây dựng gồm có các công trình nhà kho, xưởng, đường bãi, công trình hạ tầng kỹ thuật đồng bộ phục vụ cho khai thác cảng. Dự án Cảng tổng hợp Vinalines Hậu Giang khi đi vào hoạt động sẽ tiếp nhận tàu trọng tải đến 20.000 tấn (DWT), công suất khai thác cảng đạt khoảng 1 triệu tấn/năm, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển của nhóm 6, tạo nên một khu dịch vụ hàng hải - cảng biển hiện đại, năng động”.

Đầu tƣ 846 tỉ đồng xây bến số 3 cảng Chân Mây

Ngày 26-9, tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức khởi công xây dựng bến cảng tổng hợp và các dịch vụ hậu cần cho cảng Chân Mây, bảo đảm cho tàu và các phương tiện vận tải thủy trọng tải đến 50.000 DWT ra vào.

Dự án có quy mô hơn 13 ha, trong đó diện tích bến bãi hơn 10 ha, gần 3 ha khu mặt nước nước trước bến và bến số 3 có chiều dài là 270 m. Tổng mức đầu tư là 846 tỉ đồng, thời gian thực hiện bắt đầu từ quý IV/2015 và hoàn thành dự án vào đầu năm 2018.

Việc đầu tư xây dựng thêm bến số 3 sẽ giải quyết nhu cầu lưu thông hàng hóa và hành khách qua cảng Chân Mây, góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật thiết yếu và đẩy nhanh sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế cũng như khu vực miền Trung.

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 9

Hoành Sơn đầu tƣ 1.500 tỷ đồng xây cảng nƣớc sâu tại Vũng Áng

Ngày 4-10, Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoành Sơn đã long trọng tổ chức lễ khởi công xây dựng công trình Cảng tổng hợp Quốc tế Hoành Sơn. Đây là một trong những cảng nước sâu nằm trong quy hoạch cụm cảng nước sâu khu vực đã được Bộ GTVT phê duyệt.

Theo báo cáo của chủ đầu tư dự án, Cảng Hoành Sơn nằm trong Quy hoạch chi tiết thuộc khu bến cảng biển Sơn Dương - Vũng Áng giai đoạn đến năm 2020 đã được Bộ GTVT phê duyệt. Dự án được xây dựng trên diện tích 16,1 ha bao gồm: Xây dựng cầu cảng số 4 nằm trong hệ thống Cảng Vũng Áng, có khả năng tiếp nhận tàu chở hàng có trọng tải 50 nghìn tấn, xây dựng hệ thống kho bãi và khu dịch vụ hậu cảng. Công suất khai thác dự kiến 2.300.000 tấn/năm. Tổng vốn đầu tư của dự án là 1.500 tỷ đồng. Dự kiến Cảng tổng hợp Quốc tế Hoành Sơn hoàn thành vào tháng 6/2017.

Xây dựng Cảng tổng hợp Vân Phong công suất 2 triệu tấn/năm

Công ty cổ phần Cảng Nha Trang đề xuất đầu tư 417 tỉ đồng để thực hiện Dự án đầu tư xây dựng cảng tổng hợp Vân Phong tại thôn Đầm Môn, xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Nhà đầu tư này có kế hoạch xây dựng 2 bến tổng hợp giai đoạn đầu (đến năm 2020) với quy mô kho bãi đáp ứng lượng hàng thông qua từ 1,5 đến 2 triệu tấn/năm, có thể tiếp nhận tàu 50.000 DWT. Giai đoạn hoàn thiện sẽ xây dựng 2 bến container cho tàu đến 15.000 TEU với lượng hàng thông qua từ 1-1,5 triệu TEU/năm khi có nhu cầu hình thành cảng trung chuyển.

Địa điểm thực hiện dự án đầu tư xây dựng cảng tổng hợp Vân Phong vốn là nơi trước đây được giao cho Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) thực hiện dự án cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong. Tuy nhiên, dự án đã dừng thực hiện và UBND tỉnh Khánh Hòa đã thu hồi đất giao cho Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong quản lý. Do vậy, khu đất thực hiện dự án là đất sạch, do nhà nước quản lý, không phải giải phóng mặt bằng.

9 tháng, 381 lƣợt tàu cập các cảng Hà Tĩnh

Lượng hàng hóa thông qua các cảng trong 9 tháng đầu năm đạt 2.146.700 tấn (bằng 87,68% so với cùng kỳ năm 2014), hàng hóa xếp dỡ đạt 3.293.822 tấn (bằng 85,27% so với cùng thời điểm năm 2014).

Dự kiến, trong tháng 10/2015 sẽ có 20 lượt tàu cập các cảng biển Hà Tĩnh với 230.000 tấn hàng hóa thông quan và 280.000 tấn hàng hóa xếp dỡ. Doanh thu ước đạt 18 tỷ đồng.

Khẩn trƣơng mở rộng cầu cảng PTSC Đình Vũ

Để kịp thời phục vụ hoạt động khảo sát, thăm dò và khai thác dầu khí đang thực hiện tại Vịnh Bắc Bộ, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và giữ vững chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc, Thủ tướng Chính phủ vừa đồng ý cho Công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật dầu khí-PTSC Đình Vũ tiếp tục thực hiện đầu tư Dự án mở rộng cầu cảng PTSC Đình Vũ.

Cảng biển PTSC Đình Vũ được xây dựng tại Khu công nghiệp Đình Vũ, phường Đông Hải II, quận Hải An, thành phố Hải Phòng với diện tích sử dụng đất 138.269 m2. Công trình Cảng biển PTSC Đình Vũ gồm 250m bến tiếp nhận tàu đến 20.000DWT đủ tải, các cỡ tàu lớn hơn giảm tải và các tàu dịch vụ dầu khí khác cùng hệ thống kho 3.240 m2 , 64.965 m2 khu bãi hàng tổng hợp và hậu phương cảng, đường giao thông, kè bảo vệ bờ, các công trình kỹ thuật, phụ trợ, cấp điện, thoát nước, thông tin liên lạc đồng bộ.

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 10

Cảng Tiên Sa – Đà Nẵng đƣợc mở rộng lên 86,6 ha giai đoạn 2

Theo Quyết định, Đà Nẵng phê duyệt nâng cấp, mở rộng cảng Tiên Sa giai đoạn 2 (phường Thọ Quang, quận Sơn Trà) từ 86.000m2 lên 86.674m2. Cảng Tiên Sa mở rộng giai đoạn 2 sẽ có vị trí phía Bắc giáp núi Sơn Trà, kè chắn sóng và khu Hải quan; phía Nam giáp cảng Tiên Sa hiện trạng và vịnh Đà Nẵng; phía Tây giáp vịnh Đà Nẵng; phía Đông giáp núi Sơn Trà và đường giao thông 6,5m. Sau khi điều chỉnh, diện tích đất bến container 50.000 DWT là 10.230m2, đất bến 20.000 DWT là 4.672m2, đất bãi container bốc xếp bằng RTG là 19.775m2 (tỉ lệ 23,08%), đất bãi chứa hàng 16.732m2 (tỉ lệ 19,53%)...

NGÀNH LOGISTICS

Đầu tƣ 950 tỷ đồng xây 2 nút giao nối cao tốc TPHCM - Trung Lƣơng

Bộ Giao thông Vận tải ban hành quyết định cho phép đầu tư dự án xây dựng 2 nút giao giữa tuyến nối Tân Tạo - Chợ Đệm với Tỉnh lộ 10B và đường Trần Đại Nghĩa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh theo hình thức Hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao (BOT).

Dự án có tổng chiều dài khoảng 2,0km. Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến là 948,78 tỷ đồng (gồm lãi vay, kinh phí GPMB do địa phương chi trả, vốn nhà nước hỗ trợ 474 tỷ từ nguồn thu Hợp đồng bán quyền thu phí dự án cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương và phần vốn BOT khoảng 356 tỷ do nhà đàu tư tự thu xếp). Tiến độ triển khai dự kiến từ năm 2015-2016.

Phương án hoàn vốn của dự án trích từ nguồn thu phí tại trạm thu phí đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương từ thời gian bắt đầu thu phí đến hết năm 2018 (quyền thu phí tại trạm này đang được nhà nước nhượng cho Công ty TNHH SX TMDV Yên Khánh).

Mục tiêu của Dự án nhằm phát huy tính hiệu quả của đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương và các tuyến đường nối. Dự án cũng góp phần thúc đẩy kế hoạch cùa UBND TPHCM về việc mở rộng toàn bộ tuyến đường Trần Đại Nghĩa trước năm 2020.

TPHCM sẽ chi 930 tỷ đồng mở rộng đƣờng vào cảng biển

UBND TP vừa giao cho Sở nghiên cứu về đề xuất nâng cấp mở rộng đường Nguyễn Duy Trinh (Q.9) của Công ty cổ phần vận tải và thương mại quốc tế ITC dưới hình thức hợp đồng BT.

Theo Sở GTVT, trước đó, Công ty ITC đề nghị đầu tư dự án nâng cấp một đoạn khoảng 1,6 km, mở rộng ra 30m đường Nguyễn Duy Trinh (quận 9) với tổng mức đầu tư khoảng 930 tỷ đồng, trong đó chi cho giải phóng mặt bằng hơn 700 tỷ đồng.

Đây là đoạn đường hẹp lại nhiều xe tải lưu thông, hơn nữa đường Nguyễn Duy Trinh là tuyến đường quan trọng kết nối giao thông qua các cảng Phú Hữu, Cát Lái cần sớm được đầu tư để phát huy khả năng khai thác khu vực cụm cảng biển phía Đông TPHCM.

Back

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 11

LỄ KHÁNH THÀNH TRUNG TÂM LOGISTICS TRANSIMEX ĐÀ NẴNG

Sáng ngày 09-9, Công ty Cổ phần Transimex-Saigon đã tổ chức Lễ Khánh thành Trung tâm Logistics Transimex Đà Nẵng tại Khu Công nghiệp Hòa Cầm, thành phố Đà Nẵng.

Dự án Trung tâm logistics Transimex Đà Nẵng do Công ty Cổ phần Transimex-Saigon đầu tư 100% vốn, tổng vốn đầu tư gần 50 tỷ đồng.

Dự án với tổng diện tích hơn 16.000m2 bao gồm hệ thống kho hàng bách hóa 9,300m2, bãi đậu xe tải, xe đầu kéo,…. với thiết kế thân thiện môi trường, an toàn, hệ thống mái tôn sóng seam lock có khả năng chịu gió bão. Kho được trang bị phần mềm quản lý hiện đại, hệ thống camera và bảo vệ 24/7, hệ thống sàn nâng tự động, thiết bị đóng rút hàng hiện đại, thưc hiên cac dich vu như lưu giư hang hoa xuât nhâp khâu , hàng nội địa, hàng tiêu dùng, kho ngoai quan, trung tâm điêu phôi hang hoa tai khu vưc miên Trung , hàng hóa trung chuyển từ Lào về Đà Nẵng ; thưc hiên cac dich vu gia tri gia tăng như kê khai hai quan, thông quan hang hoa, vân chuyên hang hoa, đong goi, phân loai….

HOẠT ĐỘNG CỦA TÂN CẢNG SÀI GÒN

Lễ khai trƣơng công ty CP TM&DV Cotainer lạnh Tân Cảng

Ngày 01-10, tại cảng Tân Cảng Cát Lái, Công ty Cổ phần Dịch vụ kỹ thuật Tân Cảng (DVKT TC) vui mừng tổ chức Lễ Khai trương Công ty Cổ phần Thương mại và dịch vụ container lạnh Tân Cảng.

Tiền đề cho sự ra đời của Công ty cổ phần Thương mại và dịch vụ container lạnh chính là nhờ nắm bắt được yêu cầu và đòi hỏi của thực tiễn sản xuất; thực hiện yêu cầu chỉ đạo của Ban Tổng Giám đốc Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn về việc kiện toàn nâng cao chất lượng dịch vụ M&R container lạnh do TCSG cung cấp cho các Hãng tàu; Công ty cổ phần Thương mại và dịch vụ container lạnh sẽ đem đến cho các Hãng tàu và Đối tác sản phẩm và dịch vụ Container lạnh có chất lượng chuyên môn cao với thái độ phục vụ chuyên nghiệp.

Tân cảng Sài Gòn hợp tác với TCT Khí Việt Nam

Ngày 30-9, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn (SNP) và Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) đã long trọng ký kết thoả thuận hợp tác tại văn phòng PV Gas - thành phố Hồ Chí Minh.

Thỏa thuận hợp tác được ký kết tạo tiền đề để PV GAS và SNP sẽ cùng phối hợp nghiên cứu, lựa chọn và tối đa hóa việc tham gia cung cấp, sử dụng sản phẩm, dịch vụ thuộc năng lực, thế mạnh của nhau và của các đơn vị thành viên hai bên, trên nguyên tắc tuân thủ các quy định của pháp luật, đảm bảo chất lượng kỹ thuật, tiến độ, giá cạnh tranh.

Trước mắt PV GAS sẽ tạo điều kiện, ưu tiên sử dụng các dịch vụ (dịch vụ cảng, logistics, dịch vụ vận tải, dịch vụ biển để hô trơ cho ngan h dâu khi bao gôm : tàu trực an ninh , tàu bảo vệ khảo sát ngầm bằng ROV, tàu khảo sát địa vật lý , tàu dịch vụ đa năng, tàu lai dắt Azimuth, sà lan biển, dịch vụ khảo sát các công trình ngầm , dịch vụ cứu hộ , ứng cưu sư cô , dịch vu cung ưng hâu cân ,…) do SNP cung cấp cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, các dự án đầu tư xây dựng của mình.

Về phía SNP cũng sẽ tạo điều kiện, ưu tiên sử dụng sản phẩm, dịch vụ (khí, sản phẩm khí, ống

HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY LOGISTICS 5

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 12

thép, bọc ống,…) do PV GAS cung cấp cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng, sinh hoạt dân dụng ở cơ sở, vùng mà SNP khai thác, quản lý.

GEMADEPT LOGISTICS

GMD Dung Quất cung cấp dịch vụ xếp dỡ, vận chuyển cho Dự án nhà máy bột giấy VNT 19

Qua quá trình tham gia chào thầu, Gemadept Dung Quất đã được Công ty Cổ phần Bột giấy VNT 19 tin tưởng lựa chọn là đơn vị cung cấp dịch vụ xếp dỡ và vận chuyển hàng thiết bị cho dự án nhà máy bột giấy. Ngày 15-09-2015, tại trụ sở Gemadept Dung Quất, hai bên đã có buổi đàm phán và đi đến ký hết hợp đồng hợp tác.

Công ty Cổ phần Bột giấy VNT 19 được xây dựng tại Khu công nghiệp nhẹ Bình Hòa – Bình Phước, Khu kinh tế Dung Quất, Quảng Ngãi với tổng vốn đầu tư 7,900 tỷ đồng. Dự án được chia làm hai giai đoạn. Công suất giai đoạn I dự kiến khoảng 250.000 tấn bột giấy tẩy trắng/năm.

Ngày 16-09-2015 vừa qua, chuyến tàu Mv. Szymanowski thuộc quốc tịch Cộng hòa Síp với trọng tải 18.000 tấn, vận chuyển 139 kiện hàng đầu tiên của dự án VNT 19 đã cập cảng Gemadept Dung Quất. Sau hai ngày xếp dỡ 24/24 với phương châm an toàn – khẩn trương – chuyên nghiệp, đội ngũ công nhân viên Gemadept Dung Quất đã xếp dỡ và trung chuyển thành công 139 kiện hàng thiết bị siêu trường, siêu trọng.

Song hành cùng nền tảng vững chắc và tốc độ phát triển nhanh của Tập Đoàn, Gemadept Dung Quất đã từng bước thiết lập mạng lưới hạ tầng kết nối chặt chẽ các dịch vụ Cảng tạo nên chuỗi liên hoàn gồm Dịch vụ Cảng - Vận tải hàng dự án – Dịch vụ Logistics. Nhờ đó, Gemadept Dung Quất là một trong số ít doanh nghiệp có khả năng cung cấp cho khách hàng các giải pháp xếp dỡ và vận chuyển hàng dự án tại khu KKT Dung Quất.

Cảng Nam Hải Đình Vũ thí điểm phối hợp giám sát hàng hóa XNK với cơ quan Hải quan

Trong tháng 9 vừa qua, Cảng Nam Hải Đình Vũ vinh hạnh là đơn vị đầu tiên thí điểm thực hiện giám sát hải quan đối với hàng hóa XNK tại khu vực Hải Phòng cũng như cả nước.

Ngay từ cuối tháng 7-2015, với sự hỗ trợ tích cực của Cục CNTT và Thống kê Hải quan (Tổng cục Hải quan), Cảng Nam Hải Đình Vũ đã thực hiện kết nối thành công hệ thống CNTT với Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực III. Sau khi chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt CNTT, cán bộ nhân viên tại Cảng còn được tham gia tập huấn để phối hợp tốt nhất với cơ quan Hải quan.

Với hệ thống CNTT này đơn vị có thể dễ dàng truy vấn để kiểm tra chính xác thông tin về container được phép ra hay không được ra khỏi cảng; tra cứu thông tin ngày, giờ container ra khỏi cảng; gửi danh sách container hàng tồn và danh sách container phát sinh cho cơ quan Hải quan…

Tổng cục Hải quan đánh giá cao những nỗ lực và cố gắng trong việc phối hợp thực hiện giữa Cảng Nam Hải Đình Vũ với các doanh nghiệp trong việc thực hiện nhiệm vụ mới này. Dù mới bước đầu triển khai nhưng cơ chế đã vận hành tương đối thông suốt, không gây ách tắc ở khu vực cổng cảng, phát huy được hiệu quả tích cực. Các doanh nghiệp là khách hàng của Công ty đánh giá cao việc phối hợp giám sát này khi rút ngắn thời gian thông quan và đơn giản hóa quá trình làm thủ tục.

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 13

Dưới sự tin tưởng của các cơ quan chức năng và sự ủng hộ của các khách hàng, Cảng Nam Hải Đình Vũ từng bước khẳng định năng lực của mình cũng như góp phần nâng cao vị thế của Gemadept trong hoạt động khai thác cảng tại Việt Nam.

Hoạt động của Gemadept Logistics

Ở miền Bắc, sau hơn một tháng triển khai, hoạt động vận hành kho trung chuyển hàng hóa (X-docking) của Gemadept Logistics cho hệ thống siêu thị Vinmart và chuỗi cửa hàng tiện lợi Vinmart+ đã đi vào ổn định, đáp ứng được yêu cầu và tốc độ phát triển mạng lưới bán lẻ. Với đặc trưng nhập xuất nhanh, số lượng mã hàng rất lớn, mạng lưới phân phối rộng, hoạt động liên tục trong giai đoạn Lễ/Tết, vận hành kho trung chuyển là thách thức không nhỏ cho bất kỳ nhà cung ứng dịch vụ logistics nào. Bằng nhiều giải pháp linh hoạt, sáng tạo và điều chỉnh hợp lý, Gemadept Logistics đã cùng khách hàng hoàn thiện quy trình vận hành. Tính đến nay, Gemadept Logistics đã tham gia phân phối hàng hóa cho từ 28 cửa hàng Vinmart+ tăng lên đến 70 cửa hàng Vinmart+ và dự kiến đến cuối năm sẽ là 100 cửa hàng Vinmart+ đáp ứng sự phát triển tăng trưởng nhanh của tập đoàn VinGroup.

Ở Miền Nam, Gemadept Logistics đã tiếp nhận và vận hành Trung tâm phân phối Tân Bình với quy mô 7,700 m2 của khách hàng Masan từ tháng 8/2015. Trung Tâm Phân Phối này nằm ngay trong nội thành thành phố tiếp nhận hàng từ nhà máy và phân phối đi các đại lý siêu thị tại TP HCM. Đến tháng 9 hoạt động của trung tâm đã đạt sản lượng cao lên đến 2,000 Pallet/ngày. Trung tân này đã giúp khách hàng giảm thời gian giao hàng cho khách hàng và giảm chi phí vận tải do tăng được vòng quay của đội xe vận tải phân phối. Với kinh nghiệm vận hành nhiều năm cho Masan và nhiều khách hàng trong lĩnh vực hàng tiêu dùng nhanh, Gemadept Logistics đã triển khai tốt dự án, đáp ứng yêu cầu khách hàng.

Bên cạnh đó, Gemadept Logisics đã chủ động chuẩn bị nguồn lực, phương tiện thiết bị để sẵn sang đáp ứng nhu cầu hàng hóa tăng cao vào dịp cuối năm của các khách hàng.

Một số hình ảnh về kho X-docking cho hệ thống Vinmart và Vinmart+ đã vận hành ổn định

Back

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 14

ESEAL - GIẢI PHÁP HƢƠNG TỚI ASEAN MỘT CỬA

Cuối năm 2015, khối kinh tế ASEAN sẽ được kết nối về địa lý, con người, kinh tế nhằm xây dựng hành lang kinh tế chung giữa các nước và đặt ra một yêu cầu có phương pháp quản lý chung có thể cùng áp dụng tại bất kỳ quốc gia nào trong cộng đồng. Và niêm phong hải quan điện tử (eSeal) là một trong những giải pháp đó.

Khi có eSeal, mọi thứ được quản lý từ xa một cách chuyên nghiệp và an toàn. Ưu điểm chính của giải pháp kỹ thuật eSeal là tích hợp các chức năng như: Niêm phong lô hàng, theo dõi hàng hóa bằng sóng vô tuyến, sử dụng công nghệ định vị vệ tinh GPS/GPRS để theo dõi hàng hóa vận chuyển.

ESEAL - Tiện lợi trong sử dụng

Do vậy, khác với giải pháp seal định vị sử dụng sóng vô tuyến (RFID), eSeal không tốn chi phí đầu tư ban đầu (như đặt trạm thu sóng, lắp server, lắp đường cáp nối trạm thu sóng với server…) mà chỉ phải trả phí cho mỗi lượt sử dụng thiết bị eSeal. Tại Thái Lan – quốc gia đang sử dụng thiết bị quản lý hiện đại này, các DN muốn sử dụng eSeal chỉ phải trả khoảng 350 Bath/lượt sử dụng (tương đương khoảng 10 USD) cho một chuyến hành trình từ 15 – 45 ngày, không phụ thuộc vào khoảng cách. Sau khi cài vào container, eSeal sẽ truyền tất cả các dữ liệu về quá trình vận chuyển từ khi khởi hành đến điểm kết thúc bao gồm các thông tin như: danh mục hàng hóa, tình trạng niêm phong eSeal, kiểm soát lộ trình, thời gian vận chuyển…

Vì eSeal là giải pháp áp dụng công nghệ không dây thông qua kết nối với hệ thống định vị vệ tinh GPS/GPRS nên người sử dụng có khả năng tiếp cận thông tin thuận tiện ở mọi nơi, mọi lúc. Chỉ cần có Internet là có thể truy cập được nhờ máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng hay điện thoại thông minh . Mặt khác, kích thước của nó chỉ nhỏ gọn bằng một chiếc iPad mini nên nó có thể được niêm phong tại bất kỳ vị trí nào trên các phương tiện vận tải như cửa container, móc xe tải, nắp xe bồn…

Đại diện Cty TIFFA (Thái Lan) cho biết: Việc sử dụng eSeal theo dõi phương tiện vận tải từ cơ sở sản xuất và phân phối vào khu vực tự do Hải quan đã giúp DN giảm 45% quy trình xử lý chứng từ và khai báo hải quan thủ công, giảm 20% tổng chi phí hành chính để xử lý tờ khai hải quan, đồng thời, giảm thời gian khai hải quan từ 45 phút xuống còn 5-10 phút, giảm 60% chi phí giao dịch và tăng độ chính xác của thông tin lô hàng từ 70-80% lên 95-100%.

ESEAL - Dễ dàng trong quản lý

Với các tính năng ưu việt của mình, eSeal đang được kỳ vọng là giải pháp tối ưu trong quản lý và đảm bảo an toàn, an ninh cho chuỗi cung ứng hàng hóa vận chuyển xuyên biên giới khi cộng đồng ASEAN được hình thành.

Đại diện Hiệp hội Giao nhận Vận tải Thái Lan chia sẻ: Khi hình thành cộng đồng Kinh tế ASEAN, và các nước trong cộng đồng chấp nhận eSeal thì khi vận chuyển hàng hóa quá cảnh sang các nước trong cộng đồng sẽ được các nước trong cộng đồng chấp nhân thông tin ủy quyền tờ khai xuất khẩu và eSeal được gửi tới hệ thống một cửa của các nước này để khai báo trước. Bên cạnh đó, eSeal giúp giảm số lượng cán bộ hải quan tại các trạm và cho phép giám sát các xe tải đến muộn, phát hiện các lô hàng giả và theo dõi các hoạt động của khu “tự do Hải quan”, xác định được các lô hàng có rủi ro cao, xác định được hành vi gian lận có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển, làm cơ sở cho việc phân luồng hàng hóa khi thông quan.

eSeal đang là giải pháp hỗ trợ kỹ thuật tối ưu dành cho khai báo hải quan điện tử và các hệ thống giao nhận vận tải của các nhà cung cấp dịch vụ Logistics trong quá trình hội nhập khu vực và thế giới.

Back

GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ LOGISTICS 6

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 15

XU HƢỚNG KINH DOANH NÀO SẼ CHI PHỐI THỊ TRƢỜNG LOGISTICS?

Sự bùng nổ của kênh bán hàng tiện lợi, thương mại điện tử (TMĐT), thị trường nông thông và vùng sâu, vùng xa sẽ là những xu hướng kinh doanh chi phối đến sự phát triển của thị trường logistics Việt Nam trong thời gian tới.

Giao hàng hiệu quả cho kênh bán hàng tiện lợi

Trong 5 năm vừa qua, mô hình kinh doanh của hàng tiện lợi và thương mại điện tử đang dần xâm nhập vào thị trường Việt Nam. Một loạt các chuỗi cửa hàng tiện lợi đã và đang tiếp tục được mở ra tại các điểm dân cư đông đúc tại các thành phố lớn.

Với hơn 90 triệu người, Việt Nam đang có khoảng 400 cửa hàng tiện lợi trong cả nước. Nếu so với Thái Lan, một nước láng giềng với 60 triệu dân và 10.000 cửa hàng tiện lợi, hay so với Nhật Bản 50.000 cửa hàng tiện lợi cho 130 triệu dân, thì có thể nhận định rằng xu hướng kinh doanh cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam là điều tất yếu.

Theo báo cáo của Nielsen, trong năm 2014, số lượng người tiêu dùng mua hàng tại kênh chợ truyến thống giảm 5%, giảm 17% đối với của hàng tạp hóa truyền thống và 22% người tiêu dùng có thói quen mua hàng ở kênh bán hàng tiện lợi.

Sự phát triển của kênh bán hàng tiện lợi yêu cầu hoạt động logistics có khả năng giao hàng nhỏ lẻ, thường xuyên và đúng hẹn cho phép loại bỏ tồn kho tại cửa hàng và tối ưu hóa diên tích bán hàng nhưng không để xảy ra trường hợp mất doanh số cho hết hàng.

Ngoài việc tối ưu hóa năng lực giao nhận, việc đầu tư trang thiết bị và phát triển quy trình cho kho bãi dành riêng cho việc đáp ứng kênh bán hàng tiện lợi vẫn chưa được quan tâm thực hiện tại nhiều doanh nghiệp bán lẻ và logistics.

Giao hàng hiệu quả cho kênh TMĐT

Song song với kênh bán hàng tiện lợi, mô hình thương mại điện tử cũng đang phát triển rất nhanh tại Việt Nam, hiện Việt Nam là nước đứng thứ 4 về tốc độ phát triển TMĐT tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Theo Cục Thương Mại Điện Tử và Công Nghệ Thông Tin, trong năm vừa qua, doanh số bán hàng của kênh TMĐT đạt 2.97 tỷ USD, tương đương 2.12% tổng doanh thu bán lẻ. Đặc thù của kênh TMĐT là khả năng bán hàng phủ rộng khắp từ thành thị đến nông thôn thông qua mạng internet.

Tuy nhiên, cũng chính vì độ phủ lớn mà gánh nặng về chi phí logistics cũng là một bài toán nhức nhối cho các doanh

XU HƢỚNG LOGISTICS 7

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 16

nghiệp TMĐT. Tần suất giao hàng nhỏ lẻ lớn, độ phủ của dịch vụ rộng khắp các tỉnh thành là đặc điểm quan trọng của logistics phục vụ cho kênh TMĐT.

Phần lớn các giao dịch TMĐT hiện nay vẫn là ở hình thức thanh toán khi nhận hàng (COD), và hiện nay các đại lý giao nhận cung cấp dịch vụ giao hàng và thu tiền COD cho kênh TMĐT vẫn là những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Một số các doanh nghiệp lớn cũng đang có ý định mở rộng qua lĩnh vực này như Vietnam Post, Viettel Post, và Kerry TTC.

Ngoài ra khả năng linh hoạt trong giao nhận cũng là một yếu tố quan trọng đối với khách hàng của kênh TMĐT (ví dụ: thay đổi địa điểm giao hàng, giao hàng qua địa điểm tập kết trung gian, và quy trình trả hàng nhanh và tiện lợi).

Giao hàng hiệu quả đến nông thôn và vùng sâu vùng xa

Logistics đóng một vai trò quan trọng trong phân phối hàng hóa, đặt biệt là hàng tiêu dùng nhanh (FMCG). Đi cùng với vai trò quan trọng ấy là rất nhiều bài toán nan giải được đặt ra, đòi hỏi từ phía logistics những phương án giải quyết thực sự phù hợp. Việc vận chuyển và giao hàng ở nông thôn Việt Nam là một bài toán khó như thế.

Với đặc thù địa bàn rộng lớn, dân cư thưa thớt, hệ thống đường giao thông không thuận tiện, muốn mang được hàng đi sâu hơn, xa hơn với chi phí hợp lý nhất thì phải tập kết hàng ở đâu, tổ chức bán và giao hàng ra sao, dùng phương tiện gì để chuyên chở, tự làm hay thuê ngoài? Đó là hàng loạt các câu hỏi mà các DN là đại lý phân phối hàng thực phẩm, tiêu dùng ở nông thôn đang gặp phải.

DN nào có được câu trả lời đúng nhất, sớm nhất sẽ có được lợi thế cạnh tranh trong cuộc đua chiếm lĩnh thị trường ở nông thôn trong tương lai, nơi mà hơn 70% dân số Việt Nam đang sinh sống.

Back

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 17

TRIỂN LÃM QUỐC TẾ QUỐC TẾ NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG HIỆU & NGÀNH BÁN LẺ VIỆT NAM (VIETRF) 2015

Thời gian: 05 - 07/11/2015

Địa điểm: Trung tâm triển lãm và hội chợ Sài Gòn (SECC), 799 Nguyễn Văn Linh, Q.7, TP. Hồ Chí Minh

Đơn vị tổ chức: Tập đoàn Coex Hàn Quốc

Thông tin về triển lãm: Đây là triển lãm duy nhất về Nhượng quyền Thương hiệu tại thị trường Việt Nam. Là nơi tập trung nhiều đơn vị quốc tế tham gia triển lãm với các sản phẩm dịch vụ chất lượng cao, những giải pháp tiên tiến nhất cho từng lĩnh vực đưa ra thị trường, VIETRF được quan tâm rộng rãi như là nhân tố quan trọng trong việc kích thích phát triển Ngành Bán lẻ và Nhượng quyền Thương hiệu tại thị trường mới nổi như Việt Nam hay các nước Đông Dương. Bên cạnh đó là các chương trình kết nối giao thương, hội nghị chuyên nghiệp tạo dấu ấn đặt biệt trong các chương trình triển lãm VIETRF đã qua. Năm 2015, VIETRF sẽ là nơi duy nhất những công ty bán nhượng quyền gặp gỡ các đối tác nhận nhượng quyền, các công ty sản xuất tìm gặp nhà phân phối, bán sỉ, bán lẻ, những người mua hàng…, và các đơn vị bán lẻ có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng mục tiêu…

450 đơn vị triển lãm đến từ 16 quốc gia/vùng lãnh thổ

8 nhóm gian hàng quốc tế

40,000 khách tham quan chuyên ngành trong và ngoài nước

HỘI CHỢ THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ VIỆT NAM (VIETNAM EXPO) LẦN THỨ 13

Thời gian: 02 - 05/12/2015

Địa điểm: Trung tâm triển lãm và hội chợ hội chợ Sài Gòn (SECC), 799 Nguyễn Văn Linh, Q.7, TP. Hồ Chí Minh

Gian hàng trƣng bày: Gian hàng quốc gia, máy móc & điện tử, Phương tiện giao thông & linh kiện, trang trí thiết bị nội ngoại thất gia dụng

Đơn vị tổ chức: Công ty CP Quảng cáo & Hội chợ Thương mại – VINEXAD

CHƢƠNG TRÌNH TRÊN VTV9: VIETNAM LOGISTICS

Thời gian phát sóng: phát sóng lần đầu vào lúc 10g00 sáng Chủ nhật, phát lại vào lúc 11h10’ thứ Hai 8h00 và sáng thứ Tư tuần kế tiếp;

Kênh phát sóng: VTV9

Nhà sản xuất: Đài truyền hình Việt Nam

CHƢƠNG TRÌNH VỀ LOGISTICS TRÊN INFOTV- LOGISTICS VIỆT NAM

Thời gian phát sóng: 20h30 - 20h45 tối thứ Sáu và phát lại lúc 10h30 thứ Bảy hàng tuần

Kênh phát sóng: kênh InfoTV

Nhà sản xuất: VietNam Logistics Media phối hợp InfoTV

Back

SỰ KIỆN LOGISTICS TRONG CÁC THÁNG TỚI 8

" Knowledge is a treasure, but practice is the key to it.”

- Thomas Fuller (1608 – 1661) -