Bản tin Logistics - GEMADEPT · doanh nghiệp về nơi lưu trữ, luân chuyển hàng hóa,...

17
SỐ 62 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 10 - 2018 1. Tđiển Logistics 2. Khách hàng Logistics 3. Quy định Pháp lut 4. Tiêu điểm tháng 09/2018 5. Công ty Gemadept 6. Gii pháp qun trLogistics 7. Xu hướng thtrường 8. Câu chuyn Logistics 9. Skin Logistics tháng ti

Transcript of Bản tin Logistics - GEMADEPT · doanh nghiệp về nơi lưu trữ, luân chuyển hàng hóa,...

SỐ 62

BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 10 - 2018

1. Từ điển Logistics

2. Khách hàng Logistics

3. Quy định – Pháp luật

4. Tiêu điểm tháng 09/2018

5. Công ty Gemadept

6. Giải pháp quản trị Logistics

7. Xu hướng thị trường

8. Câu chuyện Logistics

9. Sự kiện Logistics tháng tới

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 1

MÔ HÌNH AIRBnB- CHIA SẺ KHO BÃI NGÀNH LOGISTICS

AirBnB là gì?

Xuất phát từ ngành du lịch và khách sạn, Airbnb là viết tắt của cụm từ AirBed and Breakfast, là mô hình kết nối người cần thuê nhà, thuê phòng nghỉ với những người có phòng cho thuê trên khắp thế giới thông qua ứng dụng di động.

Dịch vụ chia sẻ đã lan ra nhanh chóng, từ căn hộ, văn phòng và giờ là với ngành Logistics. Với sự phát triển mạnh của mô hình giao hàng nhanh, việc bố trí các kho hàng gần thành phố, có khả năng sử dụng linh hoạt với các ngành mang tính thời vụ, mô hình “AirBnB” – chia sẻ kho bãi trong ngành Logistics đang bước đầu được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Và rất có thể, nó sẽ trở thành xu hướng trong tương lai gần, như câu chuyện đã xảy ra với văn phòng chia sẻ.

Linh hoạt là "tiền"

Khách hàng trực tuyến ngày nay muốn nhận được sản phẩm nhanh hơn. Theo lý thuyết, các công ty cần nhiều nhà kho nhỏ ở nhiều vị trí khác nhau hơn là một kho hàng lớn. Tuy nhiên, thực tế thì không có nhiều hệ thống kho bãi có thể làm được điều này.

Mô hình "Airbnb nhà kho" cho phép các công ty linh hoạt đáp ứng những thay đổi theo mùa và tăng khả năng cạnh tranh trong thời đại thương mại điện tử.

Các công ty thương mại điện tử đã nhận ra sự vô lý của việc thuê cả một nhà kho lớn trong khi nhu cầu mua sắm thay đổi lên xuống theo mùa, vì vậy, mô hình linh hoạt là một lựa chọn tuyệt vời.

Đây được đánh giá là thị trường ngách tiềm năng vì doanh nghiệp có thể tối ưu không gian kho bãi, mang lại sự linh hoạt và hiệu quả cao hơn cho chuỗi cung ứng của mình.

Việc sử dụng linh hoạt diện tích kho bãi không chỉ giúp giải bài toán tổng thể cùng lúc cho nhiều doanh nghiệp về nơi lưu trữ, luân chuyển hàng hóa, mà còn giúp tiết kiệm những khoản tiền lớn.

Sẽ thành xu hướng

FLEXE, có trụ sở tại Seattle (Mỹ), là nhà khởi nghiệp đầu tiên ra mắt dịch vụ kết nối khách hàng với mạng lưới các nhà xưởng sẵn sàng cho thuê lại không gian trống.

Theo các khảo sát do FLEXE thực hiện ở Mỹ, chỉ có 30% không gian kho bãi được sử dụng đúng công suất tại bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Hầu hết các hợp đồng không cho phép người thuê cho thuê lại những không gian chưa sử dụng.

Với mô hình mới linh hoạt hơn sẽ giúp các nhà kho chỉ cần sử dụng nhiều không gian trong một mùa cao điểm nhất định, để rồi những mùa thấp điểm họ có thể kiếm lợi nhuận bằng việc cho thuê. Ví dụ, công ty bán cây thông Giáng sinh chỉ nhập hàng vào mùa Đông, nên nhà kho sẽ trống nhiều vào những tháng nóng. Trong khi đó, đơn vị sản xuất phụ kiện hồ bơi sẽ cần dùng khoảng diện tích trống đó cho nhu cầu mua hàng trong mùa hè.

Trường hợp khác, một công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 20% trong 4 năm và họ ký hợp đồng thuê nhà kho năm năm, thì năm đầu tiên sẽ có rất nhiều không gian bị bỏ trống. Mô hình nhà kho linh hoạt này sẽ giúp công ty này giảm sự lãng phí đó.

Cho đến nay, thị trường không gian công nghiệp linh hoạt vẫn đang là một dịch vụ tương đối mới và đa số các công ty đang nghiên cứu nhiều hơn.

Tại Việt Nam, giải pháp không gian kho linh hoạt có thể là đáp án cho một số khó khăn còn đang tồn tại trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp. Không gian công nghiệp trong nước có tỷ lệ lấp đầy và giá thuê cao, nếu mô hình kho bãi linh hoạt gia nhập thị trường, chắc chắn dịch vụ này sẽ có được sự ưu ái từ nhiều doanh nghiệp.

Back

TỪ ĐIỂN LOGISTICS 1

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 2

CUỘC CHẠY ĐUA VỚI THỜI GIAN TRÊN THỊ TRƯỜNG GIAO NHẬN

Với sự phát triển của công nghệ, thị trường giao nhận, phân khúc giao nhận hàng hóa, thức ăn tại Việt Nam hiện đang chứng kiến cuộc đua ngày càng gay cấn về tốc độ và chất lượng dịch vụ.

Theo dự báo của Ngân hàng Phát triển Châu Á, giao nhận vận tải Việt Nam tăng 6,2% vào năm 2017 và kỳ vọng đạt doanh thu 1,4 tỷ USD vào năm 2019. Cũng theo các chuyên gia dự báo, quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam có thể đạt 10 tỷ USD trong 5 năm tới với tốc độ tăng trưởng 30 - 40%/năm, tạo đà cho các "ông lớn" Logistics mở cuộc đua đầu tư vào thị trường trọng điểm này.

Đồng thời, sự phát triển của công nghệ, thị trường giao nhận, đặc biệt ở phân khúc giao nhận hàng hóa, thức ăn hiện không còn là độc tôn của VNPost, Viettel Post, Kerry, Giao hàng nhanh, Giao hàng tiết kiệm,... mà có sự tham gia của các công ty công nghệ, doanh nghiệp khởi nghiệp, quỹ đầu tư.

Ở phân khúc giao nhận hàng hóa, mới đây, Lazada E-Logistics công bố sẽ đầu tư khoảng 10 triệu USD trong năm tới để cung cấp các dịch vụ giao nhận không chỉ cho công ty mẹ mà còn cho nhiều công ty khác. Đặc biệt "ông lớn" trong Logistics là DHL ra mắt Công ty DHL eCommerce Việt Nam với cam kết giao hàng chỉ 1 - 2 ngày, kèm theo dịch vụ thu tiền hộ.

Trung tuần tháng 9 vừa qua, DHL eCommerce Việt Nam bắt tay với Công ty CP Công nghệ Sen Đỏ - chủ quản sàn thương mại điện tử Sendo.vn (với hơn 300.000 shop kinh doanh) thực hiện dịch vụ giao hàng ngay trong ngày hoặc hôm sau cùng nhiều chương trình hỗ trợ như thu tiền hộ, chuyển tiền cho người bán ngay ngày hôm sau.

Trong lĩnh vực giao nhận thức ăn, theo Euromonitor, tốc độ tăng trưởng trung bình của thị trường đặt món trực tuyến là 11% mỗi năm, hiện có giá trị khoảng 33 triệu USD và dự báo sẽ đạt hơn 38 triệu USD vào năm 2020. Không bỏ lỡ mảnh đất màu mỡ này, mới đây, Now.vn, tiền thân của Foody.vn vừa được Sea (Singapore) mua lại với giá hơn 60 triệu USD để giao nhận thức ăn, vốn được xem có tốc độ tăng trưởng hấp dẫn và còn nhiều dư địa phát triển.

Một cái tên khác đó là Zalo (VNG) cũng bắt đầu bước chân vào dịch vụ giao nhận thức ăn Zalo Food thông qua ứng dụng thử nghiệm cho khách hàng sử dụng Zalo, Lalamove - dịch vụ giao hàng nhanh đang chiếm hơn 60% đơn hàng giao nhận đồ ăn bằng xe máy.

Grab cũng nhanh chóng mở rộng dịch vụ sang GrabFood. Tại TP.HCM, đến tháng 9/2018, số đơn hàng GrabFood đã tăng gấp 2,3 lần so với tháng trước đó và tại Hà Nội, đối tác GrabFood đã tăng gấp 8 lần sau gần một tháng. Thành công của Grab đã tạo cú hích cho các hãng gọi xe công nghệ Aber, Go-Viet nhắm đến việc mở rộng dịch vụ giao thức ăn, hàng hóa.

Trong lĩnh vực giao nhận hàng trong ngày vẫn còn nhiều khoảng trống. Tham gia vào cuộc đua tốc độ này, mới đây Ship60 - một startup mới nổi "chớp" ngay cơ hội và tuyên bố chỉ trong vòng 2 giờ, món hàng sẽ được chuyển đến người mua.

Chạy đua với Ship 60, Grab đang chuẩn bị tung ra dịch vụ giao hàng tạp hóa GrabFresh. Đại diện của Grab cho biết, thời gian giao một đơn hàng GrabFood tại TP.HCM và Hà Nội trung bình 25 phút và Grab Fresh chắc chắn cũng không lâu hơn.

Trong khi đó, Lalamove chỉ cần 10 giây để xác định tài xế phù hợp và chỉ mất 5 phút để sắp xếp chuyến giao hàng. Tại TP.HCM, thời gian giao hàng của doanh nghiệp này trung bình dưới 40 phút cho các đơn hàng có khoảng cách dưới 5km và dưới 1 giờ cho đơn hàng dưới 8km.

Tóm lại, hiện nay, bên cạnh cuộc đua về tốc độ, để chiếm ưu thế, các doanh nghiệp còn chạy đua về dịch vụ mà điển hình là dịch vụ giao hàng thu hộ tiền, hoàn tiền nhanh cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào dịch vụ giao hàng thu hộ tiền thì các doanh nghiệp giao nhận vẫn chưa chứng tỏ lợi thế khác biệt cũng như thế mạnh cạnh tranh. Vấn đề là làm thế nào để cùng lúc giải được nhiều bài toán trong hệ sinh thái thương mại điện tử như kho bãi, hậu cần, bán hàng, bảo hành mới là hướng đi lâu dài mà các doanh nghiệp cần làm.

Back

KHÁCH HÀNG LOGISTICS 2

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 3

QUY ĐỊNH MỚI VỀ KINH DOANH VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC QUỐC TẾ

Ngày 16/10/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 144/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung các Nghị định (87/2009 và 89/2011) về vận tải đa phương thức.

Cụ thể, về điều kiện kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế, doanh nghiệp, hợp tác xã Việt Nam, doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam chỉ được kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế sau khi có Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế trên cơ sở đáp ứng đủ các điều kiện:

- Duy trì tài sản tối thiểu tương đương 80.000 SDR (đơn vị tiền tệ quy ước của một số nước thành viên của Quỹ Tiền tệ quốc tế) hoặc

- Có bảo lãnh tương đương hoặc

- Có phương án tài chính thay thế theo quy định của pháp luật;

- Có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức hoặc có bảo lãnh tương đương.

Doanh nghiệp của các quốc gia là thành viên Hiệp định khung ASEAN về vận tải đa phương thức hoặc là Doanh nghiệp của quốc gia đã ký điều ước quốc tế với Việt Nam về vận tải đa phương thức chỉ được kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế sau khi có Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế của Việt Nam trên cơ sở đáp ứng đủ các điều kiện sau:

- Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế hoặc

- Có giấy tờ tương đương do cơ quan có thẩm quyền nước đó cấp;

- Có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức hoặc

- Có bảo lãnh tương đương.

Bộ GTVT tổ chức quản lý và cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế.

Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ban hành.

NĂM 2030, VIỆT NAM SẼ TRỞ THÀNH QUỐC GIA BIỂN MẠNH

Ngày 22/10/2018, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương, Tổng Bí thư đã ký ban hành Nghị quyết Hội nghị T.Ư 8 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến 2030, tầm nhìn 2045, đặt ra mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh vào năm 2030.

Nghị quyết đặt mục tiêu: tới 2030, đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh; đạt cơ bản các tiêu chí về phát triển bền vững kinh tế biển; hình thành văn hóa sinh thái biển; chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; ngăn chặn xu thế ô nhiễm, suy thoái môi trường biển, tình trạng sạt lở bờ biển và biển xâm thực; phục hồi và bảo tồn các hệ sinh thái biển quan trọng; thành tựu khoa học mới, tiên tiến, hiện đại trở thành nhân tố trực tiếp thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển.

TOÀN BỘ 75 THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA BỘ GTVT SẼ THAM GIA NSW TRONG THÁNG 11

Trong giai đoạn 2018-2020, Bộ GTVT dự kiến cung cấp 75 thủ tục hành chính (TTHC) tham gia Cơ chế một cửa quốc gia (NSW), giảm 14 thủ tục so với số TTHC quy định tại Quyết định số 2185/QĐ-TTg ngày 14/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

Theo Trung tâm Công nghệ thông tin (Bộ GTVT), Bộ GTVT có tổng cộng 87 TTHC tham gia NSW, Cơ chế một cửa ASEAN bao gồm: 12 thủ tục đã triển khai trong giai đoạn thí điểm (từ 2014 đến nay) và 75 thủ tục triển khai trong giai đoạn 2018-2020. Theo các kế hoạch đã thống nhất, trong tháng 11/2018, Bộ GTVT sẽ phối hợp với các bộ, ngành hoàn thành xây dựng và triển khai 75/75 TTHC của Bộ tham gia NSW.

PHÁP LUẬT – QUY ĐỊNH 3

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 4

QUY ĐỊNH MỚI VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH LĨNH VỰC HÀNG HẢI

Ngày 24/10/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 147/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực hàng hải.

Một trong những nội dung Nghị định sửa đổi, bổ sung là về điều kiện của cơ sở đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải. Cụ thể

Về cơ sở vật chất, yêu cầu cơ sở đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải phải có:

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành.

- Có Giấy chứng nhận phù hợp hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn ISO do tổ chức chứng nhận có thẩm quyền cấp chậm nhất sau 18 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải.

- Có cơ sở dữ liệu điện tử quản lý chứng chỉ nghiệp vụ của thuyền viên hàng hải để tra cứu theo quy định của Công ước STCW chậm nhất sau 12 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải.

Về điều kiện về giảng viên và huấn luyện viên, Nghị định nêu rõ:

- Giảng viên dạy lý thuyết phải tốt nghiệp đại học trở lên thuộc các chuyên ngành phù hợp với môn học hoặc chuyên ngành được phân công giảng dạy.

- Giảng viên và huấn luyện viên dạy thực hành phải có Giấy chứng nhận Huấn luyện viên chính hoặc chứng chỉ tương đương do Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) hoặc đơn vị được IMO công nhận cấp theo quy định của Công ước STCW; đã đảm nhiệm chức danh trên tàu biển với mức trách nhiệm sỹ quan quản lý theo yêu cầu của từng chương trình đào tạo, huấn luyện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

Ngoài các điều kiện quy định, các cơ sở đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải còn phải tuân theo các quy định có liên quan của pháp luật về giáo dục, giáo dục nghề nghiệp.

Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ban hành.

QUY ĐỊNH MỚI VỀ XỬ LÝ TRUNG TÂM ĐĂNG KIỂM VI PHẠM

Ngày 08/10/2018, Chính Phủ đã ban hành Nghị định 139/2018/NĐ-CP về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới, quy định chi tiết hơn về xử lý đối với trung tâm đăng kiểm vi phạm. Cụ thể:

Đơn vị đăng kiểm bị tạm đình chỉ hoạt động từng dây chuyền kiểm định 1-3 tháng nếu rơi vào một trong các trường hợp: không đảm bảo một trong các điều kiện, yêu cầu, quy định tại Nghị định 139 và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đơn vị đăng kiểm; có 2 lượt đăng kiểm viên (ĐKV) bị tạm đình chỉ trong thời gian 12 tháng liên tục; phân công ĐKV kiểm định không phù hợp với nội dung giấy chứng nhận.

Đơn vị đăng kiểm bị tạm đình chỉ toàn bộ hoạt động kiểm định 1-3 tháng nếu rơi vào một trong các trường hợp: thực hiện kiểm định và cấp giấy chứng nhận kiểm định cho xe cơ giới không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định, thẩm quyền; có từ 3 lượt ĐKV trở lên bị tạm đình chỉ hoặc từ 2 ĐKV trở lên bị thu hồi giấy chứng nhận ĐKV trong thời gian 12 tháng liên tục; có từ 2 lượt dây chuyền kiểm định bị tạm đình chỉ trong 12 tháng liên tục; thực hiện kiểm định khi tình trạng thiết bị kiểm tra đã bị hư hỏng, không đảm bảo tính chính xác, chưa được kiểm tra, đánh giá theo quy định.

Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019

BỘ GTVT GIAO VINALINES THU HỒI 75% CỔ PHẦN CẢNG QUY NHƠN

Tại buổi họp báo quý III ngày 28/09/2018, Bộ trưởng Bộ GTVT đã có văn bản chỉ đạo các cơ quan liên quan của Bộ triển khai kết luận của Thanh tra Chính phủ liên quan đến việc cổ phần hóa cảng Quy Nhơn, thu hồi 75% cổ phần vốn Nhà nước tại cảng này. Theo đó, Bộ giao TCT Hàng hải Việt Nam (Vinalines) phối hợp cùng các cơ quan thực hiện việc thu hồi 75% cổ phần cảng Quy Nhơn.

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 5

DỪNG XÂY DỰNG TUYẾN LUỒNG VÀO KHU BẾN CẢNG THỌ QUANG

Thủ tướng Chính phủ vừa đồng ý dừng thực hiện Dự án đầu tư xây dựng tuyến luồng vào Khu bến cảng Thọ Quang, Cảng biển Đà Nẵng (Dự án). Để đảm bảo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của tàu thuyền vào, rời Khu bến cảng Thọ Quang, Cảng biển Đà Nẵng, phục vụ cho hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa của TP Đà Nẵng và khu vực miền Trung, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ GTVT chủ động phối hợp với Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính, UBND TP Đà Nẵng và các cơ quan nghiên cứu, cân đối và bố trí nguồn vốn để tiếp tục triển khai thực hiện dự án theo quy định của pháp luật.

TP.HCM ĐÌNH CHỈ HOẠT ĐỘNG 8 BẾN THỦY NỘI ĐỊA

Ngày 10/10/2018, Sở GTVT TP.HCM đã đình chỉ hoạt động hàng loạt bến thủy nội địa trên địa bàn TP. Lý do, các bến này đã hết hạn giấy phép, không còn nhu cầu hoạt động. Sở GTVT yêu cầu trong thời gian 10 ngày kề từ ngày có Quyết định, chủ các bến phải có trách nhiệm thanh thải biển báo hiệu, bích neo, chướng ngại vật (nếu có) trong phạm vì sử dụng vùng nước trước bến.

Cụ thể, chấm dứt hoạt động đối với 8 bến thủy nội địa như sau:

- Các bến thủy nội địa thuộc phường Hiệp Bình Phước, Thủ Đức: Bến thủy nội địa Sông Đà, Bến thủy nội địa Chí Hiếu, Bến thủy nội địa Đại Hưng Phát;

- Các bến thủy nội địa thuộc huyện Nhà Bè: Bến thủy nội địa Hiệp Thành Công; Bến thủy nội địa Lê Thị Ánh; Bến thủy nội địa Tân Phú Thịnh; Bến thủy nội địa Phú Thạnh

- Bến thủy nội địa thuộc quận 7: Bến thủy nội địa tiếp nhận nhiên liệu tại bờ trái sông Phú Xuân

Theo Sở GTVT, tất cả các bến trên bị xóa tên bến trong danh mục cảng, bến thủy nội địa lưu giữ tại bộ phận quản lý cảng, bến thủy nội địa của Sở GTVT TP.HCM.

TP.HCM CHI HƠN 96.000 TỶ ĐỒNG GIẢM ÙN TẮC GIAO THÔNG

Ngày 14/10/2018, UBND TP.HCM đã ban hành kế hoạch “Chương trình giảm ùn tắc và tai nạn giao thông trên địa bàn giai đoạn 2018 – 2020”, tổng nguồn vốn tập trung thực hiện 96.159 tỷ đồng.

Theo đó, thành phố nhanh chóng xây dựng mới các công trình cầu, đường để đến năm 2020, thành phố phấn đấu mật độ đường giao thông đạt 2,2 km/km2; tỷ lệ đất dành cho giao thông đạt 12,2% đất xây dựng đô thị; khối lượng vận tải hành khách công cộng đô thị đáp ứng được từ 15% nhu cầu giao thông đô thị; giảm 5% số vụ, số người chết và số người bị thương do tai nạn giao thông hàng năm so với năm liền kề trước đó,…

Back

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 6

TIN KINH TẾ

Kinh tế Việt Nam 10 tháng đầu năm 2018 so với cùng kỳ

- Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) ước tính tăng 10,4%

- CPI bình quân tăng 3,60%

- Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 200,27 tỷ USD, tăng 14,2%, trong đó Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam (tăng 12,8%), đến EU (tăng 9,9%), Trung Quốc (tăng 21,3%), ASEAN (tăng 14,5%), Nhật Bản (tăng 10,6%), Hàn Quốc (tăng 23,5%

- Kim ngạch hàng hoá nhập khẩu ước tính đạt 193,84 tỷ USD, tăng 11,8%, trong đó Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam tăng 12,4%), đến Hàn Quốc (tăng 2,1%), ASEAN (tăng 13,1%), Nhật Bản (tăng 14,6%), EU (tăng 12,1%), Hoa Kỳ (tăng 37,5%)

- FDI thực hiện ước tính đạt 15,1 tỷ USD, tăng 6,3%:

NGÀNH VẬN TẢI BIỂN

CMA CGM bỏ thầu mua lại CEVA Logistics

CMA CGM sẽ chào mua cổ phần của CEVA Logistics với giá CHF30 trên mỗi cổ phiếu nhằm giành quyền kiểm soát nhà cung cấp dịch vụ Logistics này. CMA CGM hiện đang sở hữu 33% cổ phần của CEVA Logistics, với các lựa chọn tăng thêm 4,6% cổ phần. Tỷ lệ này tăng từ 24,99% trong tháng 5.

Ngày 25/10/2018, HĐQT của CEVA đã thông báo hãng đồng ý mở rộng quan hệ đối tác chiến lược với CMA CGM, liên quan đến việc mua lại của công ty quản lý vận chuyển hàng hóa của CMA CGM. Giao dịch này tùy thuộc vào việc các bên đạt được thỏa thuận về giá.

CMA CGM sẽ đưa ra một đề nghị đấu thầu cho cổ phiếu của CEVA trong một thông báo sẽ được công bố chậm nhất vào ngày 30/11/2018.

LIÊN MINH OCEAN sẽ nâng cấp tuyến NEU6 / CEM vào tháng 12

Liên minh OCEAN sẽ nâng cấp tuyến Viễn Đông - Bắc Âu 'NEU6 / CEM' với việc đưa tàu trọng tải 20.000 TEU vào khai thác. Tính đến tháng 12, các tàu 'megamax' sẽ thay thế tàu trọng tải 13.800-14.000 TEU hiện tại.

Tuyến cũng sẽ được mở rộng để ghé cảng Qingdao ở Bắc Trung Quốc, theo đó tuyến sẽ kéo dài thêm 1 tuần, từ 10 tuần lên 11 tuần. Tuyến mới sẽ ghé tại Kaohsiung, Qingdao, Ningbo, Thượng Hải, Đài Bắc, Yantian, Colombo, Rotterdam, Felixstowe, Hamburg, Rotterdam, Colombo, Kaohsiung.

Tàu Ever Golden trọng tải 20.388 TEU sẽ thực hiện chuyến đi đầu tiên trên tuyến dịch vụ mới này từ ngày 7/12/2018 và tuyến sẽ được tiếp tục bởi các tàu “G’ Evergreen khi tuyến này được nâng cấp dần lên quy mô cho tàu 20.000 TEU. Evergreen dự kiến sẽ nhận 11 tàu thế hệ 'G' mới vào Q3/2019.

46%

34%

20%

THEO NGÀNH

CN chế biến, chế tạo

Kinh doanh BĐS

Còn lại

33%

12%

5% 5%

5% 4%

3% 3%

3%

28%

THEO TỈNH, THÀNH

Hà Nội

BR-VT

Đồng Nai

Bình Dương

HCM

Hải Phòng

Tây Ninh

Ninh Thuận

Bắc Ninh

Còn lại

39%

22%

7%

6%

5%

5% 3%

13%

THEO QUỐC GIA, LÃNH THỔ

Nhật Bản

Hàn Quốc

Singapore

Thái Lan

Trung Quốc

Hongkong

Pháp

Khác

TIÊU ĐIỂM THÁNG 09/2018

/2017

/2017

4

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 7

lCTSI xây dựng bến thứ 8 tại MICT Manila, Philippine

Chính quyền cảng Philippine (PPA) đã phê duyệt kế hoạch nâng cấp năng lực Cảng container quốc tế Manila (MICT), là cảng của ICTSI.

Bước đầu, ICTSI sẽ triển khai ngay việc mở rộng bến số 7 hiện tại. Bến tàu đầu tiên của MICT hiện có chiều dài 455m và nó sẽ được mở rộng đến khoảng 700m để hình thành bến mới số 8.

Năm 2019, 2 cần cẩu mới sẽ được bổ sung vào đội cẩu hiện tại gồm 3 chiếc, sau đó sẽ tiếp tục tăng cường thêm 2 cẩu nữa để đáp ứng cho việc tăng trưởng sản lượng. ICTSI cho biết bến mới sẽ có độ sâu từ 13,5-14,5m.

Giai đoạn 2 của việc mở rộng MICT, bắt đầu vào tháng 2/2019 đang chờ phê duyệt cuối cùng, sẽ bổ sung thêm khu vực dự phòng cho các bến tương lai số 9 và 10.

MICT hiện đang nằm trên hai bán đảo nhân tạo, trong đó đảo mới hơn được tạo ra vào năm 2012 để xây dựng bến số 7 sẽ được mở rộng chiều dài khoảng một cây số, thêm khoảng 30 ha cho diện tích của cảng. Với những cải tiến nâng cao năng lực này, cảng Manila của ICTSI sẽ tiếp nhận 16 RTG mới trong năm 2019.

CNC bổ sung tuyến Nhật-Bắc Việt Nam

Công ty Cheng Lie Navigation (thuộc CNC - CMA CGM Group) vừa công bố đưa vào khai thác tuyến Intra Asia kết nối Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và miền Bắc Việt Nam vào đầu tháng 11. Tuyến sẽ được đảm bảo thông qua việc trao đổi chỗ trên tuyến Wan Hai và tuyến Interasia ‘Japan Korea Haiphong’ (JKH). CNC sẽ duy trì tên tuyến 'JKH' để tiếp thị dịch vụ này và dự kiến bắt đầu vào ngày 2/11/2018.

Tuyến 'JKH' nối Hakata, Busan, Ulsan, Kwangyang, Kee-lung, Kaohsiung, HongKong, Hải Phòng, Zhanjiang, Shekou, Hong Kong, Xiamen, Hakata, quay vòng trong 3 tuần, sử dụng 3 tàu 1.200-1.400 TEU. 'JKH' sẽ cho phép CNC cung cấp dịch vụ kết nối trực tiếp giữa Hàn Quốc và Hakata ở miền Nam Nhật Bản với miền Bắc Việt Nam thông qua Hải Phòng. Nó cũng sẽ cung cấp cho CNC một chuyến tàu hàng tuần khác đi Đài Loan và Hải Phòng, bổ sung vào tuyến 'TVS' hiện có được đảm bảo thông qua các tuyến trên tuyến Đài Loan - Hồng Kông - Việt Nam của dịch vụ 'Đài Loan Đông Nam Á' của Yang Ming (TSE). Đáng chú ý, Wan Hai cũng sẽ bắt đầu đồng thời để lấy chỗ trên Nhật Bản (Kansai) đến phân khúc Đài Loan của Cheng Lie 'Japan Thailand Ex-press' (JTX).

Giá thuê tàu vẫn ở mức thấp mặc dù thị trường đã sôi động hơn

Thị trường cho thuê tàu đã ấm lên trong 2 tuần qua, với hầu hết các kích cỡ tàu đều được hưởng lợi từ sự phục hồi của nhu cầu, bao gồm cỡ VLCS (7.500-11.000 TEU) và trọng tải LCS (5.300-7.499 TEU). Thị trường tiếp tục sôi động tuy nhiên vẫn chưa đủ để giảm bớt tình trạng dư thừa trọng tải, đặc biệt là cỡ tàu LCS, cỡ tàu panamax, 1.500-1.900 TEU và cỡ tàu 1.000-1.250 Teu.

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 8

NGÀNH CẢNG BIỂN

Nam Phi có nguy cơ thế chấp cảng biển cho nước ngoài

Trái ngược với sự thịnh vượng 25 năm trước đây, hiện nay, hoạt động của SAA và các hãng vận tải nội địa thuộc sở hữu nhà nước, cũng như ngành đường bộ và đường sắt của nước này, đang cần hỗ trợ tài chính ở quy mô rất lớn từ Chính phủ Nam Phi.

Tổng thống Nam Phi Ramaphosa đã hướng tới Trung Quốc nhằm tìm kiếm đầu tư giúp phát triển bộ phận của nền kinh tế trong thập kỷ qua vốn đã bị thua lỗ khoảng 10 tỷ USD và rất đáng để chuyển sang phát triển dưới dạng tư nhân hóa. Một số doanh nghiệp ngành vận tải quốc doanh của Nam Phi đang bị phá sản về mặt kỹ thuật.

Trong khi Chính phủ Nam Phi có thể phải miễn cưỡng bán đi những những doanh nghiệp quốc doanh này, thì một vài trong số các doanh nghiệp này có thể chỉ là tài sản đảm bảo duy nhất mà Nam Phi sử dụng để đổi lấy các khoản vay nước ngoài. Sự kết hợp của ba cảng biển, hai hệ thống đường sắt chính kết nối với các cảng nước sâu và hãng hàng không quốc gia là những vật thế mạng có nguy cơ sẽ thuộc sở hữu nước ngoài trong tương lai.

Hơn 430 triệu tấn hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam

Theo Cục Hàng hải Việt Nam, 10 tháng đầu năm 2018, khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển đạt khoảng 431 triệu tấn, trong đó, lượng hàng hóa container đạt gần 14,8 triệu TEUs, tăng lần lượt 19% và 26% so với cùng kỳ năm 2017. Riêng tháng 10/2018, khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển đạt hơn 43 triệu tấn tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo đó, các cảng biển tại khu vực Quảng Nam có sản lượng hàng hóa thông qua cao nhất so với cả nước (tăng 109,93%) chủ yếu là lượng hàng khô và hàng tổng hợp; Tiếp đến là các cảng: Hà Tĩnh (tăng 98,3%), Nghệ An (tăng 64%). Ngược lại, vẫn còn một số cảng biển tại Kiên Giang, Nha Trang có lượng hàng thông qua giảm mạnh từ 28 - 64% so với cùng kỳ năm trước do năm 2018, khu vực Kiên Giang không có khối lượng cát được nạo vét luồng ở Quân cảng như năm 2017”, ông Thu nói.

Công bố mở cảng cạn Quảng Bình - Đình Vũ

Ngày 11/10/2018, Thứ trưởng Bộ GTVT đã ký ban hành Quyết định số 2200/QĐ-BGTVT công bố mở cảng cạn Quảng Bình - Đình Vũ. Theo đó, Quyết định công bố cảng cạn Đình Vũ - Quảng Bình có vị trí đặt tại KCN Đình Vũ, phường Đông Hải 2, quận Hải An, thuộc KKT Đình Vũ, Hải Phòng. Chủ đầu tư là CTCP Xuất nhập khẩu Quảng Bình.

Mục tiêu của cảng cạn nhằm khai thác, kinh doanh dịch vụ và thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa tại cảng cạn phù hợp với quy định Nghị định số 38/2017/NĐ-CP ngày 04/4/2017 của Chính phủ và Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được cơ quan có thẩm quyền cấp.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Đấu giá thành công gần 1,6 triệu cổ phần Cảng Nha Trang

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa công bố thông tin kết quả bán đấu giá thành công gần 1,6 triệu cổ phần của CTCP Cảng Nha Trang (Mã: CNH). Số lượng cổ phần này tương ứng 6,4% vốn điều lệ của công ty.

Theo đó, có 2 tổ chức và 2 cá nhân tham gia đấu giá với số lượng đăng ký mua là 4,7 triệu cp, gấp gần 3 lần số chào bán. Kết quả, 1 tổ chức và 1 cá nhân trúng giá với giá đấu thành công thấp nhất và cao nhất là 12.100 đồng và 18.600 đồng/cp. Giá đấu thành công bình quân là 12.112 đồng/cp, cao hơn gần 2% so với giá khởi điểm.

Trước đó, CTCP Vinpearl đã mua 13,5 triệu cổ phiếu của CNH từ UBND tỉnh Khánh Hòa bằng hình thức thỏa thuận với giá cổ phiếu là 11.000 đồng/cp, tổng giá trị giao dịch này là 148,5 tỷ đồng. Từ đây, Vinpearl sở hữu 20,99 triệu cổ phiếu CNH và nâng tỷ lệ sở hữu tại doanh nghiệp này từ 30,53% lên 85,55%. Ngược lại, UBND tỉnh Khánh Hòa đã giảm tỷ lệ sở hữu từ 61,42% xuống chỉ còn 6,4%, tương đương với 1,57 triệu cổ phiếu.

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 9

Bà Rịa- Vũng Tàu: 49,5 triệu tấn hàng hóa qua cảng 9TĐN 2018

Theo Sở GTVT Bà Rịa- Vũng Tàu, 9 tháng đầu năm 2018, tổng khối lượng hàng hóa thông qua cảng đạt 49,9 triệu tấn, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2017, trong đó hàng container đạt 18,6 triệu tấn (tương đương 2,07 triệu Teus), tăng 19%. Lượng tàu vào cụm cảng Cái Mép – Thị Vải (CM-TV) tăng 40% so với cùng kỳ năm 2017, trong đó hơn 50% tàu trọng tải lớn (trên 80.000 tấn).

Trong 5 năm trở lại đây, cụm cảng nước sâu Cái Mép- Thị Vải liên tục nằm trong danh sách các cảng có mức tăng trưởng tốt nhất thế giới, với mức tăng đạt 22,7%, cao thứ 6 trên thế giới, cao nhất khu vực Đông Nam Á.

Cảng CMIT - Tiếp tục cho tàu container 160.000DWT ra vào

Bộ GTVT vừa có văn bản chấp thuận chủ trương tiếp tục thí điểm cho phép Bến cảng Container Quốc tế Cái Mép (TCTT) tiếp nhận tàu 160.000DWT giảm tải. Theo công văn số 11788/BGTVT – KCHT ngày 16/10/2018, Bộ GTVT cho phép áp dụng thời gian thí điểm kể từ ngày văn bản này có hiệu lực đến ngày 31/3/2019; kết thúc thời gian thí điểm, Cục Hàng hải Việt Nam chủ trì, tổng kết, báo cáo Bộ GTVT.

NGÀNH LOGISTICS

Hiệp hội Logistics tỉnh Bình Dương được thành lập

Ngày 05/10/2018, thực hiện Quyết định số 2603/ QĐ-UBND ngày 20-9-2018, Sở Công thương tỉnh Bình Dương chủ trì Đại hội thành lập Hiệp hội Logistics tỉnh Bình Dương. Đại hội sẽ thông qua điều lệ hiệp hội và danh sách hội viên, quy chế làm việc của hiệp hội, bầu ban chấp hành, ban kiểm soát.

Theo quyết định của UBND tỉnh, Hiệp hội logistics tỉnh Bình Dương là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực dịch vụ logistics, thương mại, kho vận, vận tải hàng hóa... Hiệp hội có con dấu, tài khoản riêng và chịu sự quản lý nhà nước và báo cáo trực tiếp, định kỳ về tình hình hoạt động với Sở Công thương theo quy định pháp luật.

Vận chuyển hàng hóa 10 tháng 2018

Tính chung 10 tháng, vận tải hàng hóa đạt 1.350,3 triệu tấn, tăng 9,6% so với cùng kỳ 2017, trong đó:

- Đường bộ đạt 1.042 triệu tấn, tăng 10,4%

- Đường thủy nội địa đạt 238,9 triệu tấn, tăng 7,2%

- Đường biển đạt 64,4triệu tấn, tăng 6,2%

- Đường sắt đạt 4,7 triệu tấn, tăng 1,8%

- Đường hàng không đạt 330,5 nghìn tấn, tăng 21,1%

Back

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 10

GEMADEPT THAM GIA HỘI THAO DO TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM TỔ CHỨC

Từ ngày 03 đến ngày 05/10/2018, Hội thao lần thứ IX năm 2018 do Tổng công ty và Công đoàn Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đồng tổ chức tại thành phố Đà Nẵng đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của các doanh nghiệp ngành Hàng hải và Gemadept là một thành viên tích cực và nhiệt tình.

Sau 3 ngày thi đấu liên tục, với sự tham gia hào hứng, sôi nổi và đầy trách nhiệm trong cả 5 môn thi đấu, Khối công ty Gemadept đã mang về được những thành tích đáng khen ngợi bao gồm: 01 giải nhất đơn Nam môn Quần vợt cùng 01 giải nhì đôi Nam môn Bóng bàn.

Tham gia Hội thao, Gemadept đã thể hiện sự giao lưu, tinh thần đoàn kết cùng với các doanh nghiệp trong ngành Hàng hải, và cũng thông qua Hội thao, cán bộ nhân viên được rèn luyện thể chất, phát huy tinh thần fair-play trong thi đấu vào trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của từng đơn vị trong tập đoàn Gemadept.

CẢNG GEMADEPT DUNG QUẤT ĐẠT DANH HIỆU DOANH NGHIỆP TIÊU BIỂU LẦN THỨ 2

Vừa qua UBND tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức gặp mặt và trao giải Doanh nhân, Doanh nghiệp tiêu biểu tỉnh Quảng Ngãi lần thứ VI năm 2018 nhân ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10) để tôn vinh, ghi nhận những đóng góp của hơn 400 doanh nhân, doanh nghiệp tiêu biểu đại diện cho hơn 7.400 doanh nghiệp trong toàn tỉnh.

Tại buổi Lễ, Lãnh đạo tỉnh đã trao tặng bằng khen, giải thưởng nhằm ghi nhận thành quả đóng góp tích cực của các doanh nhân, doanh nghiệp tiêu biểu vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ngãi nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung. Cảng quốc tế Gemadept Dung Quất tiếp tục vinh dự là doanh nghiệp tiêu biểu nhận giải thưởng này.

Là một mắt xích trong chuỗi cảng của Gemadept từ Bắc vào Nam, Cảng quốc tế Gemadept Dung Quất đảm đương vai trò là đầu mối quan trọng để hàng hóa tại Khu kinh tế Dung Quất và các vùng lân cận được vận chuyển đến và đi tới các miền trong cả nước đồng thời kết nối vào mạng lưới vận tải toàn cầu. Tận dụng lợi thế về cảng biển, có thể tiếp nhận tàu chở hàng dăm gỗ có trọng tải lên tới 70,000 DWT và tàu tổng hợp 50,000 DWT, Gemadept Dung Quất đã trở thành đơn vị cảng biển có khả năng đón thế hệ tàu lớn nhất tại khu vực miền Trung. Bên cạnh đó, băng tải số 3 cũng đã hoàn thành và đi vào hoạt động từ tháng 10/2017, góp phần nâng cao khả năng xếp dỡ mặt hàng chủ lực, hàng dăm gỗ (khoảng 20.000 tấn/ngày) và là đơn vị có khả năng xếp dỡ đứng đầu khu vực.

Ngoài hàng dăm gỗ, Cảng còn tiếp nhận các tàu thiết bị và loại hình hàng hóa khác nhằm đa dạng hóa các mặt hàng với các dự án lớn đang đầu tư tại khu vực. Hoạt động Logistics của Gemadept Dung Quất cũng đạt được kết quả bước đầu khả quan. Để đạt được kết quả nêu trên, Gemadept Dung Quất không những đã nâng cao chất lượng dịch vụ mà còn cung cấp dịch vụ mới, vận chuyển hàng thiết bị cho các dự án tại khu vực, cung cấp dịch vụ hải quan, v.v…

Hướng đến tương lai, Gemadept Dung Quất tiếp tục đầu tư trang thiết bị hiện đại, cải tiến quy trình, công nghệ, phát huy tối đa hiệu quả hoạt động nhằm đem đến cho khách hàng những dịch vụ cảng tốt nhất, phát huy vai trò là cửa ngõ vào miền Trung Việt Nam và là một trong những mắc xích chiến lược trong chuỗi cảng của Gemadept.

Back

HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY LOGISTICS HOẠT ĐỘNG CỦA GEMADEPT 5

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 11

QUẢN LÝ ĐƠN HÀNG TRONG CHUỖI CUNG ỨNG

Trong hoạt động phân phối, giao nhận việc quản lý đơn hàng rất quan trọng. Để cạnh tranh được trên thị trường giao nhận đang có nhiều biến đổi, các doanh nghiệp cần lưu ý những vấn đề sau:

Trong chuỗi cung ứng, quản lý đơn hàng là quá trình duyệt thông tin của khách hàng từ nhà bán lẻ đến nhà phân phối nhằm mục đích phục vụ cho nhà cung cấp và nhà sản xuất. Quá trình này cũng đồng thời duyệt thông tin về ngày giao hàng, sản phẩm thay thế và những đơn hàng thực hiện trước đó của khách hàng. Quá trình này dựa vào điện thọai và các chứng từ có liên quan như đơn hàng, đơn hàng thay đổi, bảng báo giá, hóa đơn bán hàng. . .

Quá trình quản lý đơn hàng theo truyền thống tốn nhiều thời gian và hoạt động chồng chéo. Đó là do sự di chuyển dòng dữ liệu trong chuỗi cung ứng diễn ra chậm. Sự di chuyển chậm này có thể đảm bảo tốt cho chuỗi cung ứng đơn giản, nhưng với chuỗi cung ứng phức tạp thì cần phải yêu cầu mục tiêu hiệu quả và nhanh chóng. Quản lý đơn hàng hiện đại tập trung vào những kỹ thuật có thể giúp dòng dữ liệu liên quan đến đơn hàng diễn ra nhanh hơn và hiệu quả hơn.

Nhập dữ liệu cho một đơn hàng: nhập một và chỉ một lần

Sao chép dữ liệu bằng các ứng dụng công nghệ có liên quan đến nguồn dữ liệu nếu có thể, và tránh nhập lại dữ liệu bằng tay vì dữ liệu này cần chuẩn xác để lưu thông suốt kênh phân phối. Thông thường, cách hữu ích nhất là để nhân viên bán hàng tự nhập các đơn hàng vào hệ thống quản lý của công ty ngay tại điểm bán, sau đó hệ thống này sẽ truyền dữ liệu đến các thành viên khác có liên quan trong kênh phân phối như kế toán, nhân viên kho hàng, nhà cung cấp,…

Tự động hóa bán hàng

Thực tế cho thấy, quá trình đặt và quản lý đơn hàng diễn ra mỗi ngày tại doanh nghiệp cần được tự động hóa để trở nên tối ưu nhưng vẫn phải đảm bảo tính linh hoạt để đối phó với các trường hợp xảy ra lỗi đơn hàng, tránh chồng chéo chức năng và trách nhiệm giữa các bộ phận có vai trò tiếp thị và bán hàng khi xử lý sự cố bất ngờ.

Quá trình xử lý bằng tay nên được tối thiểu hóa nhằm giảm tối đa độ trễ đơn hàng và những sai sót, nhầm lẫn thường gặp khi lên đơn, tiếp nhận và xử lý đơn thủ công.

Bên cạnh đó hệ thống phải có khả năng gửi dữ liệu cần thiết cho các thành viên thuộc những bộ phận liên quan nhằm thuận tiện hơn trong việc kịp thời hỗ trợ xử lý các trường hợp ngoại lệ (lỗi đơn hàng, khách hàng hủy đơn đặt hàng, các yêu cầu đặc thù…)

Theo dõi trạng thái xử lý đơn hàng

Khi lượng đơn hàng phát sinh mỗi ngày lớn hoặc đơn hàng có quá trình hoàn thành đơn hàng kéo dài, việc theo dõi trạng thái xử lý từng đơn hàng là vô cùng quan trọng. Điều đó giúp kế toán phân loại được trạng thái đơn hàng, phía kho hàng nằm được các đơn đã hoàn thành, các đơn hàng thực hiện, nhằm rút ngắn quy trình bán hàng, tránh tình trạng bỏ xót đơn hàng.

Khi một đơn hàng gặp vấn đề thì doanh nghiệp có thể lấy thông tin đơn hàng đó để làm việc trực tiếp với các thành viên liên quan.

Tích hợp hệ thống đặt hàng với các hệ thống liên quan để duy trì tính toàn vẹn của dữ liệu

Hệ thống tiếp nhận đơn đặt hàng phải có dữ liệu mô tả về sản phẩm, giá cả và các chương trình khuyến mại để hỗ trợ khách hàng ra quyết định mùa hàng nhanh chóng. Hệ thống này cần đảm bảo các thông tin trên về sản phẩm được tích hợp và đồng nhất với các hệ thống đặt hàng, qua đó hỗ trợ doanh nghiệp cập nhật và kiểm soát được dữ liệu đặt hàng trong hệ thống, doanh thu, thông tin trạng thái tồn kho, kế hoạch phân phối,… Khi khách hàng tiến hành đặt hàng, dữ liệu này phải được tự động cập nhật vào hệ thống kịp thời và chính xác. Đồng thời hệ thống đặt hàng cũng cần tích hợp đầy đủ thông tin khách hàng bao gồm lịch sử đặt hàng, các giao dịch đã diễn ra...

Back

GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ LOGISTICS QUẢN TRỊ LOGISTICS 6

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 12

LOGISTICS... TRONG LÒNG ĐẤT

Không gian lý tưởng cho hệ thống vận tải lớn

Do đặc tính không bị chia cắt như không gian trên mặt đất, không gian ngầm rất phù hợp để bố trí các hệ thống vận tải khối lượng lớn, nhanh và không bị ách tắc lại thân thiện với môi trường. Theo các chuyên gia về công trình ngầm, lớp đất phủ có tác dụng chống lại sự truyền tiếng ồn trong không khí, vỏ trái đất có thể hấp thụ chấn động và năng lượng dao động của một vụ nổ. Do đó, nếu xảy ra nổ, phóng xạ nguyên tử hoặc các tai nạn công nghiệp,… thì công trình ngầm vẫn an toàn. Một lợi ích nữa là không gian ngầm có thể cách ly với mọi dạng khí hậu, nhiệt độ trong lòng đất tạo ra một môi trường nhiệt vừa phải và đồng đều, giúp tiết kiệm năng lượng và bảo quản nhiều loại sản phẩm. Chính vì vậy, các nước trên thế giới đã và đang tìm mọi cách tiến sâu vào lòng đất.

Canada hiện là đất nước dẫn đầu về việc khai thác không gian ngầm trên thế giới với những thành phố ngầm hoành tráng. Đơn cử là hệ thống thành phố ngầm PATH tại Toronto được bao quanh bởi 2 tuyến metro, 1 bến xe buýt quốc gia kết nối hơn 50 tòa tháp và mạng lưới đường bộ, bên cạnh đó là 6 khách sạn lớn, 20 bãi đậu xe và trung tâm thương mại với 1.200 cửa hàng phục vụ cho hơn 100.000 người,… Trong khi đó, Montreal có thành phố ngầm RESTO với 32km đường hầm kết nối 41 khối nhà với đầy đủ các tiện ích xã hội như trung tâm mua sắm với 2.000 cửa hàng, trung tâm thể thao, 40 rạp chiếu phim, bảo tàng… phục vụ hơn nửa triệu khách du lịch tham quan mỗi ngày.

Khác với các thành phố ngầm ở Canada nằm dưới các tòa nhà thì Nhật Bản lại chú trọng phát triển không gian ở dưới các tuyến đường. Ngoài hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng giao thông thì các cửa hàng thực phẩm, nhu yếu phẩm được ưu tiên xây dựng trong lòng đất để tránh ánh sáng mặt trời làm thay đổi chất lượng sản phẩm. Hơn 60% hoạt động giao thông của thành phố Tokyo được tiến hành dưới đất bằng hệ thống metro khổng lồ.

Tại Singapore, không gian ngầm được sử dụng như các nhà kho khổng lồ, chẳng hạn như khu dự trữ dầu Jurong Rock Cavern rộng 60ha đang xây dựng, các vùng tiềm năng xây hồ chứa nước đang được nghiên cứu… Tất nhiên, không gian ngầm cũng được khai thác cho giao thông với 12km đường cao tốc và 80km tuyến metro.

Từ giấc mơ đến thực tế

TP. Hồ Chí Minh được quy hoạch để trở thành trung tâm dịch vụ Logistics tầm cỡ quốc tế. Thế nhưng tình trạng các khu đô thị “mọc” lên vùn vụt vừa tăng thêm gánh nặng cho hạ tầng giao thông, vừa làm thu hẹp diện tích đất dành cho lĩnh vực giao thông vận tải vốn đã khiêm tốn, lại vừa gây gián đoạn quá trình lưu thông.

Cho đến nay, không gian ngầm vẫn được xem là sân chơi của “nhà giàu” vì đầu tư công trình trong lòng đất cực kỳ khó khăn và tốn kém, có khi chi phí cao gấp 4 - 5 lần so với công trình tương tự trên mặt đất. Bởi lẽ, không như các công trình trên mặt đất có thể điều chỉnh, các công trình ngầm mang tính vĩnh cửu “sai một ly đi một dặm”, từ khâu định hướng, khảo sát, thiết kế, thi công,… đều phải được tính thật tỉ mỉ, chính xác. Mà TP.HCM hay cả nước nói chung vẫn thiếu kinh tế để “chơi lớn”. Thế nên, dù đã để mắt đến không gian dưới đất hơn cả chục năm nhưng đại đô thị hiện đại nhất nước vẫn chỉ dám “rón rén” khai thác, sử dụng. Vì thế, chính quyền Thành phố đang nghiên cứu việc phát triển lòng đất như một trong những chìa khóa quan trọng để giải “bài toán khó” này.

Back

XU HƯỚNG LOGISTICS 7

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 13

CHUYỆN NGHỀ XE ÔM CHIẾN LƯỢC

Hôm nay, tôi đi xe buýt lên Hà Nội học một khoá ngắn hạn, học được thêm một bài học rất hay. Không phải từ chuyên gia mà từ một anh xe ôm! Khi tôi đến Bến xe Lương Yên, chuẩn bị xuống xe thì một đoàn xe ôm xếp hàng ở dưới nhận chỗ: Áo đen nhớ, đội mũ đội mũ... Đeo kính... Đeo kính...

Tôi đi xuống có mấy anh trông khá "cứng" lao ra hỏi "đi không, đi không"... "Xe ôm không?"

Tôi nói không rồi đi thẳng ra ngoài cổng Bến xe. Có một anh thanh niên trông rất lịch sự ra hỏi: Em ơi, em có đi xe không? Anh ra rất lịch sự và mời tôi ra xe, tôi thấy anh này có vẻ tử tế nên đồng ý đi.

Tôi đã thấy sự khác biệt thứ nhất: anh ta biết cách tạo ấn tượng ban đầu tốt, tươi cười và hỏi rất lịch sự, hướng về phía khách hàng, không hỏi một cách cộc lốc.

Anh ta có 2 cái mũ, một cái xấu và một cái đẹp, anh ta đưa cho tôi chiếc mũ đẹp và nói: "Mũ đẹp để dành cho khách đội, còn anh đội mũ xấu"

Anh ta đã biết chăm sóc khách hàng, ưu tiên khách hàng, các anh xe ôm khác thường đội mũ tốt nhường cho khách hàng mũ xấu.

Khi bắt đầu đi anh ta hỏi kĩ nơi tôi muốn đến, trò chuyện hỏi thăm rất vui vẻ. Anh ta nói sẽ chọn đường thoáng nhất và dễ đi nhất, tránh tắc đường cho tôi yên tâm.

Trong cuộc trò chuyện với anh ta tôi phát hiện ta nhiều điều thú vị.

- Thu nhập của anh chạy xe mỗi tháng được bao nhiêu?

- Trừ hết chi phí đi thì còn khoảng 10 triệu. Hồi trước anh cũng học đại học ra trường, đi làm văn phòng một thời gian thì ra ngoài làm xe ôm. Anh ta phân tích với tôi thế này:

Lúc trước anh làm văn phòng lương chỉ được 5 triệu mà thời gian không thực sự linh hoạt. Anh nghỉ ra làm xe ôm thấy thoải mái hơn, thu nhập cũng tốt hơn, mình còn làm chủ được thời gian.

Chiến lược của anh là làm xe ôm nhưng làm thế nào để kiếm được nhiều tiền nhất mà mất ít công sức nhất. Anh không đóng tiền vào bến 800.000đồng/tháng để được xếp hàng vì khách hàng vừa từ trên xe xuống, họ còn chưa định thần được thì đã lao ra "đi đâu, đi đâu" thì ai cũng khó chịu không muốn đi. Họ xuống xe cần phải nghỉ ngơi cho thoáng đãng, rồi mới tính đi đâu mới đi. Chính vì thế anh chọn vòng 2 là đứng ở cửa Bến, mỗi tháng chỉ phải nộp có 400.000đồng/tháng. Khi có khách đi ra ngoài anh sẽ hỏi rất lịch sự "Anh (Chị) ơi, anh chị muốn đi xe không?" thay vì hỏi "Đi không? Đi không?" Nên khách hàng sẽ tin tưởng anh hơn.

Thứ 3, khi đi xe, anh sẽ tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, cam kết sẽ đi cẩn thận, tìm đường thông thoáng, sẽ chờ đợi nếu khách có việc cần làm mà đi ngay. Đặc biệt nếu khách đi mua sắm, anh sẽ tư vấn cho khách mua cái gì, ở đâu rẻ và tốt nhất. Anh mang lại cho khách hàng nhiều giá trị khác chứ không đơn thuần là xe ôm.

Cuối cùng khi tạm biệt khách, anh cho khách hàng số điện thoại và sẵn sàng phục vụ khách hàng từ việc chở người, đưa hàng,... Và giờ anh có một lượng khách quen thường xuyên gọi.

Tôi lấy số của anh, anh hẹn nếu lần sau lên, tôi báo trước, anh ta sẽ đón ở bến xe và đưa tôi đi.

Tôi nghe câu chuyện của anh thấy rút được ra một bài học:

- Làm nghề gì cũng được, quan trọng là mình yêu thích công việc đó và kiếm được số tiền mình muốn.

- Công việc nào mà mình đầu tư trí tuệ, suy nghĩ và có chiến lược sẽ có kết quả tốt hơn.

- Luôn khác biệt để thành công hơn những người khác trong cùng lĩnh vực.

CÂU CHUYỆN LOGISTICS 8

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 14

CHUỖI CUNG ỨNG HÌNH MẪU CỦA 7-ELEVEN

Khắp 10.700 cửa tiệm 7-Eleven đang hoạt động tại Bắc Mỹ, chỉ một vài địa điểm sở hữu kho hàng. Nhân viên 7-Eleven thường không phải lo lắng kiểm tra kho mỗi khi gần “cháy hàng” vì tất cả sản phẩm sẽ được bổ sung trong ngày bằng mạng lưới Chuỗi cung ứng phức tạp nhưng hiệu quả.

Phức tạp nhưng hiệu quả

7-Eleven bắt đầu đưa quy trình bổ sung sản phẩm tươi sống hằng ngày, bao gồm thực phẩm, bánh ngọt và rau củ,… trên phạm vi cả nước từ những năm 1994. Ngay khi triển khai, 7-Eleven đã chú tâm xây dựng một quá trình lên đơn hàng phức tạp và một mạng lưới phân phối cực kỳ chi tiết có khả năng giảm thiểu số thời gian và số lần di chuyển giữa nhà phân phối và điểm bán lẻ cuối cùng.

Một trong những điểm nổi bật của mô hình này là các nhà kho phân phối tập trung. Chịu sự phản đối kịch liệt bởi các nhà cung cấp trong thời gian đầu vì không ai muốn hàng hóa mình bị “đè” bởi những thương hiệu khác, nhưng 7-Eleven với cam kết về tính chuyên nghiệp đã dần thuyết phục được những đối tác “cứng đầu” này.

Để cung cấp những thông tin chuẩn xác nhất, mỗi quản lý cửa tiệm 7-Eleven đều sở hữu một hệ thống đặt hàng và báo cáo tồn kho, tất cả sẽ được cập nhật lên máy chủ tập đoàn vào 10h sáng mỗi ngày và ngay lập tức hàng hóa bổ sung sẽ được chở đến ngay trong ngày.

Đằng sau “hậu trường”, hệ thống quản lý tập trung của 7-Eleven luôn tập hợp tất cả đơn hàng trong một khu vực, chuyển thông tin về kho hàng cũng như các đơn vị cung cấp thực phẩm tươi sống và sẽ nhanh chóng nhận được hàng hóa cần thiết trong vòng vài tiếng sau đó. Để làm được điều này, mỗi khi máy tính tiền quét một mã sản phẩm có hạn sử dụng ngắn như bánh sandwich, salad hay bánh ngọt, tất cả thông tin sẽ được chuyển về các nhà cung cấp để chuẩn bị. Đa phần sản phẩm sẽ được sản xuất và giao ngay trong ngày thông qua hệ thống xe tải của 7-Eleven.

Nhưng việc tập trung phân phối cũng đem lại không ít rủi ro, nhất là khi hàng hóa rất dễ bị hư hỏng nếu được bảo quản không tốt. Để loại bỏ rủi ro này, nhà kho tập trung của 7-Eleven luôn yêu cầu nhân viên tuân thủ một loạt quy định khắt khe khi tiếp xúc với sản phẩm, ngoài ra thì nhiệt độ cũng được quản lý sát sao trong suốt quá trình chuẩn bị, phân loại, vận chuyển. Đối với những thực phẩm nhạy cảm với nhiệt độ, xe chở hàng trang bị điều hòa được sử dụng để đảm bảo chất lượng tốt nhất.

7-Eleven vượt qua nhiều đối thủ khác trên thị trường khi cung cấp sản phẩm ăn liền và bánh mì được sản xuất ngay trong ngày. Nhưng sản phẩm tươi lúc nào cũng đi kèm với hạn sử dụng, chẳng hạn như tất cả bánh donut sẽ được làm chỉ vài giờ trước khi được đưa lên kệ, nhưng đến cuối ngày, những sản phẩm không bán được sẽ bị vứt bỏ thẳng tay. Hệ thống cửa hàng tiện lợi luôn cần một chuỗi cung ứng nhanh nhạy để đáp ứng nhu cầu thực phẩm tươi sống của khách hàng. Chẳng hạn như sữa tươi, 7-Eleven tự tin có tốc độ từ nơi vắt sữa đến kệ trưng bày ngắn nhất, nếu như khách hàng chỉ còn 7 ngày sử dụng nếu mua sữa tươi tại các nhà bán lẻ khác, 7-Eleven với chuỗi cung ứng của mình có thể cung cấp khách hàng 14 ngày trước khi hết hạn sử dụng.

Hệ thống phân phối này được phát triển bởi niềm tin vào triết lý “quản lý là người phục vụ” của CEO Joe DePinto, khi ông luôn quan niệm rằng quản lý phải là người hỗ trợ công cuộc bán hàng của nhân viên, quản lý phải đảm bảo từng chuyến xe luôn đầy ắp những sản phẩm cần thiết nhất, đến đúng nơi cần đến và vào đúng thời gian cần thiết.

Hệ thống đặt hàng

Một trong những điểm khác biệt của chuỗi cung ứng 7-Eleven là hệ thống đặt hàng của mỗi cửa tiệm. Nhiệm vụ của quản lý cửa tiệm mỗi ngày là đếm số lượng hàng đang có, kiểm tra hạn sử dụng và đánh dấu những sản phẩm đang dưới mức an toàn. Tất cả đều theo một bộ quy chuẩn chung cho toàn bộ hệ thống nhằm đảm bảo thông tin mà quản lý cửa hàng cung cấp hoàn toàn không mang tính chủ quan. Hệ thống đặt hàng còn dựa vào doanh thu trong quá khứ để cung cấp dự báo bán hàng cho từng cửa tiệm riêng biệt.

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 15

Được thiết kế để dễ dàng sử dụng, giảm thiểu tối đa tình trạng “cháy hàng” và cung cấp cho nhân viên nhiều thời gian để làm việc khác. Chỉ cần nghiêm túc tuân thủ quy trình mà 7-Eleven đặt ra, hệ thống này sẽ đảm bảo hiệu quả hoạt động tối ưu nhất cho mỗi cửa tiệm.

Loại bỏ sai sót

Chuỗi cung ứng phức tạp cũng đồng nghĩa với việc sai sót con người sẽ có khả năng xảy ra. Các trung tâm phân phối đã được đầu tư tự động hóa nhưng nhiều công đoạn vẫn cần làm thủ công. Nhân viên bốc xếp phải phân loại hàng hóa từ nhà cung cấp vào những thùng hàng và những lộ trình khác nhau, với số lượng và sản phẩm cũng khác nhau.

Chính vì thế, 7-Eleven cung cấp cho những nhân viên phân loại hàng một hệ thống cung cấp chỉ dẫn bằng âm thanh, mỗi người nhân viên sẽ đeo hệ thống này vào tai và làm theo hướng dẫn, không còn phải vừa nhìn vào giấy, vừa xếp bằng tay dẫn đến sai sót. Sản phẩm nào cần được bỏ vào thùng hàng cụ thể nào luôn được đọc trực tiếp vào tai nhân viên.

7-Eleven còn đầu tư một khoản tiền lớn vào hệ thống Chuỗi cung ứng khi cập nhật hệ thống phân tích và dự báo thu mua vào từng kho hàng. Những kho hàng giờ đây có thể dự đoán được số lượng hàng mà từng cửa tiệm 7-Eleven có thể cần trong từng ngày cụ thể, để từ đó sắp xếp nhân sự và lên đơn hàng cho phù hợp.

7-Eleven còn nghiêm túc nhìn nhận tầm quan trọng của những chủ sở hữu, là người trực tiếp ảnh hưởng tới kết quả chuỗi cung ứng, 7-Eleven luôn giúp những đối tác này hiểu được sự ảnh hưởng to lớn của họ đến toàn hệ thống.

Ngay khi trở thành quản lý một cửa tiệm, 7-Eleven sẽ đích thân huấn luyện từng chủ cửa hàng về những công việc hằng ngày, hướng dẫn đặt hàng sao cho tuân thủ với quy định của công ty và giới thiệu sơ lược về bộ máy vận hành của cả tập đoàn.

7-Eleven còn đưa việc huấn luyện đối tác lên một tầm cao mới khi khuyến khích họ chơi một trò mô phỏng công việc đặt hàng của chuỗi cung ứng và những ảnh hưởng của nó. Thông qua trò chơi này, tất cả đối tác 7-Eleven không chỉ nhận ra được vị trí của mình trong tập đoàn mà còn thấu hiểu được trách nhiệm của những bên còn lại để cùng xây dựng một thương hiệu thống nhất.

Back

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 16

CHƯƠNG TRÌNH TRÊN VTV9: VIETNAM LOGISTICS

Thời gian phát sóng: phát sóng lần đầu vào lúc 10g00 sáng Chủ nhật, phát lại vào lúc 11h10’ thứ Hai 8h00 và sáng thứ Tư tuần kế tiếp;

Kênh phát sóng: VTV9

Nhà sản xuất: Đài truyền hình Việt Nam

CHƯƠNG TRÌNH VỀ LOGISTICS TRÊN INFOTV- LOGISTICS VIỆT NAM

Thời gian phát sóng: 20h30 - 20h45 tối thứ Sáu và phát lại lúc 10h30 thứ Bảy hàng tuần

Kênh phát sóng: kênh InfoTV

Nhà sản xuất: VietNam Logistics Media phối hợp InfoTV

VIETNAM YOUNG LOGISTICS TALENTS 2018- SÂN CHƠI CỦA GIỚI TRẺ LOGISTICS

Đơn vị tổ chức: Cục Xuất nhập khẩu phối hợp cùng Mạng lưới Đào tạo Logistics Việt Nam

Địa điểm tổ chức: tại 3 điểm Hà Nội, Đà Nẵng và Tp. HCM

Thời gian: từ tháng 8 đến tháng 11 năm 2018

Nội dung kiến thức: Từ tổng quan đến chuyên sâu về Logistics.

Đối tượng dự thi: Sinh viên trên phạm vi cả nước.

DIỄN ĐÀN LOGISTICS VIỆT NAM 2018 – LOGISTICS KẾT NỐI CÁC VÙNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

Đơn vị tổ chức: Bộ Công Thương phối hợp với Thời báo Kinh tế Việt Nam, do Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì, với sự tham gia của Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, Lãnh đạo nhiều Bộ ngành, tỉnh thành và các doanh nghiệp dịch vụ logistics, doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước và quốc tế

Địa điểm: Tp. Hạ Long, Quảng Ninh

Thời gian: ngày 6-7/12/2018

Nội dung: Đây là sự kiện lớn nhất về Logistics tổ chức hàng năm, quy tụ sự tham gia của tất cả các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp có hoạt động liên quan đến Logistics nhằm kết nối các vùng tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực hạ tầng cũng như mở rộng thị trường dịch vụ Logistics.

Back

SỰ KIỆN LOGISTICS TRONG CÁC THÁNG TỚI 9

“Change your thoughts and you change your world.”

- Norman Vincent Peale (1898 - 1993)-