Bản tin Logistics - gemadept.com.vn · Blockchain là gì? Blockchain là cơ chế một chuỗi...

22
SỐ 55 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 02 - 2018 1. Tđiển Logistics 2. Khách hàng Logistics 3. Quy định Pháp lut 4. Tiêu điểm tháng 01/2018 5. Công ty Gemadept 6. Gii pháp qun trLogistics 7. Xu hướng thtrường 8. Câu chuyn Logistics 9. Skin Logistics tháng ti

Transcript of Bản tin Logistics - gemadept.com.vn · Blockchain là gì? Blockchain là cơ chế một chuỗi...

SỐ 55

BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 02 - 2018

1. Từ điển Logistics

2. Khách hàng Logistics

3. Quy định – Pháp luật

4. Tiêu điểm tháng 01/2018

5. Công ty Gemadept

6. Giải pháp quản trị Logistics

7. Xu hướng thị trường

8. Câu chuyện Logistics

9. Sự kiện Logistics tháng tới

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 1

BLOCKCHAIN LÀ GÌ VÀ ĐANG DẦN HIỆN HỮU Ở VIỆT NAM NHƯ THẾ NÀO?

Blockchain là gì?

Blockchain là cơ chế một chuỗi phát triển tiếp nối các bản ghi (hay được gọi là khối - block) được kết nối với nhau và đảm bảo an toàn nhờ mã hoá. Mỗi khối bản ghi sẽ chứa một mã băm đối chiếu về dữ liệu của khối trước nó, từ đó blockchain trở thành công nghệ đảm bảo an toàn từ căn bản và cốt lõi.

Để hình dung blockchain giống như một cuốn sổ cái kế toán trong kỹ thuật số, có khả năng xác thực giao dịch giữa 2 đối tác một cách hiệu quả. Blockchain có tác dụng đề kháng với sự thay đổi của dữ liệu khi một chuỗi blockchain được quản lý bởi mạng lưới phi tập trung, và khi dữ liệu đã được ghi vào một khối thì không thể thay đổi được nếu không thực hiện thay đổi ở các khối liền kề. Hay nói cách khác, bất kỳ thay đổi dữ liệu nào cũng đều yêu cầu sự đồng thuận của đa số đầu mối trong mạng lưới.

Tính bảo mật và phi tập trung hóa đã khiến blockchain phù hợp để thực hiện các bản ghi dữ liệu sự kiện, hồ sơ y tế, quản lý hộ tịch, quản lý giao dịch, truy xuất nguồn gốc thực phẩm, hay trong các cuộc bầu cử bỏ phiếu.

Hệ thống blockchain đầu tiên được hiện thực hoá ý tưởng là vào năm 2008 và đến năm 2009 thì trở thành thành phần cốt lõi của đồng tiền ảo bitcoin với vai trò như sổ cái chung cho mọi giao dịch. Nhờ có blockchain mà bitcoin giải quyết được nguy cơ lặp mã chi tiêu của tiền ảo, tạo ra đà tăng trưởng giá trị của đồng tiền này nhất là như trong thời gian vừa qua.

Blockchain đang dần hiện hữu ở Việt Nam

Ở Việt Nam cũng đang có những bước tiếp cận đầu tiên đối với công nghệ blockchain. Trao đổi với ICTnews xung quanh câu chuyên xây dựng Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử tại Việt Nam hồi tháng 12/2017 vừa qua, ông Nguyễn Thế Trung, CEO Công ty DTT cho biết DTT đang ứng dụng các công nghệ như big data hay blockchain từ đó hiểu và bám sát tiến trình phát triển năng lực điều hành chính quyền tại các địa phương, các ngành.

Blockchain được DTT ứng dụng để chứng thực các giao dịch của chính quyền, đặc biệt trong lĩnh vực y tế, hồ sơ điện tử. "Tầm nhìn của chúng tôi là công dân không phải nộp lại hồ sơ đã nộp một lần trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Và ứng dụng blockchain vô cùng thích hợp để hiện thực hóa tầm nhìn này" - ông Nguyễn Thế Trung chia sẻ.

Một trường hợp khác là ngày 12/1/2018 mới đây, Tập đoàn CNTT HI-TEK Hoa Kỳ tổ chức khai trương hệ thống website du lịch One-Stop-Shopping trên toàn cầu thông qua các cổng travel.vn, hotels.vn, vietnamesevisa.com và website dành cho hội viên tại prebook.com. Ở đó HI-TEK đã áp dụng các công nghệ blockchain để xây dựng thành công công cụ đặt phòng, vé máy bay trực tuyến có khả năng kết nối với hơn 800.000 khách sạn, cung cấp 150.000 chuyến bay trên toàn thế giới và công cụ xin visa trực tuyến vào Việt nam với mức giá ưu đãi nhất tại thời điểm thực tại các hệ thống website công khai www.travel.vn và www.hotels.vn.

TỪ ĐIỂN LOGISTICS 1

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 2

Trước đó blockchain cũng là một trong các công nghệ mà FPT và Viện Nghiên cứu Daiwa (Daiwa Institute of Research - DIR, thành viên của Daiwa Security, Công ty Chứng khoán lớn thứ hai Nhật Bản ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược trong việc nghiên cứu, phát triển các giải pháp công nghệ mới. Theo đó, dựa trên thế mạnh riêng, hai bên sẽ cùng hợp tác nghiên cứu, phát triển và cung cấp các giải pháp, dịch vụ có giá trị gia tăng cao dựa trên 4 công nghệ gồm trí tuệ nhân tạo (AI), tự động hóa quy trình dựa trên trí tuệ nhân tạo (RPA), nhận diện hình ảnh và dữ liệu theo thời gian thực, và blockchain.

Tất nhiên một số hạn chế của blockchain cũng được điểm qua trong Hội thảo "Tiềm năng ứng dụng của Blockchain" trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam 2017 (TechFest 2017) ngày 15/11/2017. Anh Kendrick Nguyễn, Đồng sáng lập Republic nhận định dù tính bảo mật được đề cao nhưng blockchain vẫn có khả năng mắc lỗi nếu hơn một nửa số máy tính đầu mối (các nút) phục vụ mạng lưới "nói dối".

Hay như ông Long Vương, CEO Tomocoin.io bổ sung thêm thì hạn chế của blockchain còn là về tốc độ. Như với giao dịch của bitcoin hiện tại, chỉ có thể tiến hành đồng thời 7 giao dịch mỗi giây, giá mỗi giao dịch là khoảng 0,2 USD, một giao dịch chỉ chứa được 80 byte dữ liệu...

Dù vậy blockchain vẫn đang được đánh giá là có những đặc tính để trở thành nền tảng công nghệ tương lai của Internet.

Back

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 3

VINFAST- MỘT TỐC ĐỘ MÃNH LIỆT

Ngày 2/9/2017, Tập đoàn Vingroup khởi công dự án xây dựng Tổ hợp nhà máy sản xuất ô tô Vinfast tại Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải, Hải Phòng với tầm nhìn sản xuất xe cho Việt Nam và hướng tới xuất khẩu.

Ngày 07/9/2017, Tập đoàn Vingroup và Tập đoàn công nghệ của Đức - Siemens đã tiến hành lễ ký kết Biên bản Ghi nhớ nhằm đẩy mạnh hợp tác công nghệ trong nhiều lĩnh vực. Trong đó, hai bên sẽ xem xét các mô hình kinh doanh để hợp tác phát triển cơ sở hạ tầng và ngành công nghiệp bền vững ở Việt Nam, bao gồm công nghiệp ô tô. Theo đó, Siemens sẽ cùng Vingroup xây dựng doanh nghiệp số, đồng thời giới thiệu cho Vingroup các nhà tư vấn thiết kế phù hợp và các nhà thầu kỹ thuật, đấu thầu và xây dựng (EPC), sẽ hợp tác về hệ thống quản lý và vận hành nhà máy hiện đại theo hướng cách mạng công nghiệp 4.0.

Ngày 25/9/2017, Vingroup đã bổ nhiệm ông James B.DeLuca – cựu Phó Chủ tịch điều hành hoạt động sản xuất toàn cầu General Motors làm Tổng Giám đốc Nhà máy sản xuất ô tô Vinfast.

Ngày 12/10/2017, Vingroup và Bosch tại Việt Nam (nhà cung cấp công nghệ, dịch vụ hàng đầu thế giới) tiến hành lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác trong dự án sản xuất ôtô và xe máy điện Vinfast. Theo thỏa thuận này, Bosch sẽ cung cấp cho Vinfast các phụ tùng, thiết bị, đảm bảo chất lượng, độ chính xác và phù hợp với quy trình sản xuất. Về phần mềm, Bosch sẽ hỗ trợ, tư vấn để Vinfast triển khai phần mềm cho ô tô, xe máy và phần mềm quản lý doanh nghiệp, ví dụ như các giải pháp dịch vụ thiết kế và trải nghiệm người dùng, phát triển khách hàng…Đặc biệt, Bosch và Vingroup sẽ cùng nghiên cứu và đưa vào ứng dụng các công nghệ tiên tiến hàng đầu trên thế giới cho mẫu xe Vinfast, nhằm mục tiêu cho ra đời các dòng xe có tính năng hiện đại, mang lại trải nghiệm vượt trội cho người sử dụng. Bên cạnh đó, biên bản ghi nhớ cũng đề cập đến giải pháp khuôn viên thông minh cho dự án Tổ hợp Nhà máy sản xuất ô tô Vinfast, bao gồm: giải pháp an toàn, an ninh thông minh; di chuyển kết nối; vận hành thông minh và quản lý năng lượng; tư vấn và triển khai về công nghiệp kết nối.

Ngày 27/10/2017, Vinfast và Phòng thương mại và Công nghiệp Đức tại Việt Nam ký kết hợp đồng hợp tác đào tạo nghề trong hai lĩnh vực cơ điện tử và cơ khí công nghiệp. Sự kiện thể hiện cam kết của Vinfast hướng đến đào tạo nhân lực theo tiêu chuẩn Đức nhằm vận hành các dây chuyền sản xuất ô tô – xe máy điện hiện đại. Theo đó, Vinfast sẽ thành lập một Trung tâm Đào tạo kỹ thuật viên hàng đầu khu vực Đông Nam Á trong hai ngành cơ điện tử và cơ khí công nghiệp, đào tạo theo tiêu chuẩn khắt khe của Đức, quốc gia có ngành công nghiệp nặng hàng đầu thế giới và chương trình đào tạo Cơ khí – Điện tử đã đạt nhiều thành tựu.

Ngày 18/1/2018, Vinfast đã hoàn tất hợp đồng sản xuất xe mẫu với nhà thiết kế hàng đầu Pininfarina; đồng thời công bố mua bản quyền sở hữu trí tuệ từ BMW nhằm phát triển sản xuất.

Tháng 10/2018, hai chiếc xe mẫu đầu tiên dự kiến sẽ ra mắt công chúng tại Triển lãm Paris Motorshow 2018

Tháng 12/2018, các chiếc xe mẫu dự kiến sẽ được ra mắt lần đầu tại Việt Nam.

Ngay khi sản phẩm ra đời, tỷ lệ nội địa hóa của xe ô tô VinFast sẽ đạt 40% và có thể đạt tới 60% vào năm 2025. Mục tiêu 500.000 xe vào năm 2025 của Vinfast là một tiền đề quan trọng để VinFast cùng nhà cung cấp Việt Nam xây dựng, để làm thế nào có nhiều chi tiết, linh kiện, bộ phận sản xuất tại Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng cho dòng xe VinFast và cùng với nhau phát triển.

Back

KHÁCH HÀNG LOGISTICS 2

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 4

THÚC ĐẨY VẬN TẢI VÀ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - CAMPUCHIA

Từ ngày 6 -7/02/2018, Bộ GTVT Việt Nam đã làm việc với Bộ Giao thông Công chính (GTCC) Campuchia. Tại Hội đàm, hai bên đã rà soát và chính thức ký tắt vào dự thảo cuối "Bản ghi nhớ giữa hai chính phủ về Chiến lược hợp tác trong lĩnh vực GTVT, giai đoạn 2018 - 2025, tầm nhìn đến 2030". Bản ghi nhớ sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để hai bên thống nhất quy hoạch kết nối giao thông, tăng cường dịch vụ vận tải qua lại hai nước và cam kết đầu tư và khai thác kết nối giao thông hiệu quả theo đúng quy hoạch đề ra. Trên cơ sở kết quả đạt được, Bộ GTVT hai nước sẽ sớm hoàn thành thủ tục trong nước để ký triển khai trong thời gian sớm nhất.

HỢP TÁC GTVT HÀ LAN – VIỆT NAM: THAM KHẢO MÔ HÌNH “SÔNG THÔNG MINH”

Ngày 7/2/2018, tại Diễn đàn thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực GTVT Hà Lan - Việt Nam, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam và tập đoàn STC, đơn vị Thành viên Hội cảng, đường thủy, ven biển của Hà Lan đã ký kết bản thỏa thuận hợp tác giữa 2 Nhóm hợp tác trong lĩnh vực vận tải thủy Việt Nam - Hà Lan. Một số nội dung hợp tác gồm: cung cấp mô hình quản lý đường thủy hiện đại, ứng dụng khoa học công nghệ mới trong điều hành vận tải, nạo vét luồng, phát triển vận tải thủy xanh, phát triển cảng thủy bền vững... Chương trình hợp tác trên được Chính phủ Hà Lan bảo trợ, giúp đỡ.

Đáng chú ý tại Diễn đàn, mô hình điều hướng vận tải thủy theo thời gian thực được gọi bằng khái niệm "sông thông minh" của Hà Lan khá mới mẻ, hiện đang được một số nước châu Âu áp dụng. Mô hình này có tác dụng giúp phương tiện vận tải thủy đi từ điểm đầu đến điểm cuối đúng giờ, an toàn và tiết kiệm nhiên liệu nhất. Theo đại diện phía Hà Lan, ngành đường thủy VN có thể thí điểm áp dụng trong phát triển vận tải thủy tuyến sông Hồng, Mê Kông...

Mô hình "sông thông minh" được vận hành bởi ứng dụng công nghệ Vacodem, hay có thể gọi là mạng internet dành riêng cho tàu thuyền. Cụ thể, trên các tàu được lắp thiết bị tự động đo độ sâu lòng sông, vận tốc dòng chảy, thiết bị định vị... và tự động gửi về trung tâm xử lý dữ liệu. Trung tâm xử lý dữ liệu, trên cơ sở "siêu dữ liệu" mà các phương tiện gửi về, sẽ kết hợp với dữ liệu về dự báo khí tượng thủy văn và mô hình thủy lực, dùng thuật toán để xây dựng và gửi lại cho tàu thuyền hướng đi, luồng di chuyển ngắn nhất theo thời gian thực tế, mức tiêu thụ nhiên liệu. Mô hình trên giúp giảm thiểu đầu tư hạ tầng (nạo vét luồng), điều hướng vận tải theo luồng tàu tự nhiên và tính toán đúng thời gian hành trình thực tế...

Theo đại diện phía Hà Lan, mô hình vận tải "sông thông minh" có tính thương mại cao, có thể phát triển tính phí sử dụng như việc sử dụng bản đồ số trong lĩnh vực giao thông đường bộ, bằng cách tính phí trên mỗi tấn hàng hóa hoặc gói dịch vụ. Chi phí sử dụng dịch vụ trên không cao, trong khi mang lại hiệu quả thiết thực. Ngoài mô hình "sông thông minh", hiện Hà Lan đang có xu hướng phát triển phương tiện thủy sử dụng năng lượng điện, thay cho nhiên liệu hóa thạch để giảm ô nhiễm môi trường và khí nhà kính.

Về phía Việt Nam, Cục Đường thủy nội địa VN cũng giới thiệu mô hình ứng dụng công nghệ trong hạ tầng (phao, báo hiệu), giám sát ATGT đường thủy, những thuận lợi, khó khăn và mục tiêu phát triển vận tải thủy đến năm 2030.

BAN HÀNH QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HÀNG HẢI

Ngày 11/12/2017, Thủ tướng đã ký Nghị định số 142/2017/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải. Theo đó, Chính phủ quy định các mức phạt đối với hành vi vi phạm quy định về công khai thông tin về giá, phụ thu ngoài giá dịch vụ vận chuyển hàng container bằng đường biển, giá dịch vụ tại cảng biển,… Mức phạt tiền của mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân; trường hợp có cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Nghị định có hiệu lực kể từ ngày 01/02/2018.

PHÁP LUẬT – QUY ĐỊNH 3

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 5

CÔNG BỐ TUYẾN HÀNG HẢI VÀ PHÂN LUỒNG GIAO THÔNG TRONG LÃNH HẢI VIỆT NAM

Ngày 02/02/2018, Thủ tướng đã ban hành Nghị định số 16/2018/NĐ-CP quy định về việc công bố tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam nhằm phục vụ cho việc tàu thuyền đi qua không gây hại, bảo đảm an toàn, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường biển.

Nghị định áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến công bố tuyến hàng hải, phân luồng giao thông và tàu thuyền tham gia giao thông trong lãnh hải Việt Nam. Cục Hàng hải Việt Nam thực hiện quản lý nhà nước chuyên ngành về công bố, quản lý tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 1/4/2018, thay thế Nghị định số 146/2013.

QUY ĐỊNH VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS SẮP CÓ HIỆU LỰC

Ngày 30/12/2017, Thủ tướng đã ban hành Nghị định số 163/2017/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ logistics. Về trách nhiệm bồi thường của doanh nghiệp logistics với khách hàng: trường hợp pháp luật liên quan có quy định về giới hạn trách nhiệm của doanh nghiệp logistics thì thực hiện theo quy định đó. Trường hợp pháp luật không quy định thì trách nhiệm bồi thường của doanh nghiệp Logistics với khách hàng do hai bên thỏa thuận. Trường hợp doanh nghiệp logistics và khách hàng không có thỏa thuận thì thực hiện như sau: Nếu khách hàng không có thông báo trước về trị giá hàng hóa thì doanh nghiệp logistics phải bồi thường tối đa 500 triệu đồng đối với mỗi yêu cầu bồi thường; Nếu khách hàng đã thông báo trước, mức bồi thường của doanh nghiệp logistics không vượt quá trị giá của hàng hóa đó.

Đáng chú ý, nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ logistics theo hình thức vận tải hàng hóa đường bộ thì có thể hợp tác kinh doanh hoặc thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, nhưng tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%. Tuy nhiên, 100% lái xe của doanh nghiệp phải là công dân Việt Nam.

Nghị định có hiệu lực kể từ ngày 20/02/2018.

BỔ SUNG CẢNG CẠN TẠI XÃ LONG AN (TỈNH ĐỒNG NAI) VÀO QUY HOẠCH

Ngày 02/02/2018, Phó Thủ tướng đã có ý kiến chỉ đạo về việc bổ sung cảng cạn tại xã Long An, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai vào Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2072/QĐ-TTg ngày 22/12/2017. Đồng thời, Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Đồng Nai và các cơ quan liên quan hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện việc đầu tư xây dựng, quản lý khai thác, sử dụng cảng cạn theo quy định của pháp luật.

CHỐT THỜI GIAN HỢP LONG CẦU BẠCH ĐĂNG NGÀY 01/05/2018

Ngày 18/1/2018, Đoàn công tác của Bộ GTVT do Thứ trưởng làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện dự án cầu Bạch Đằng, đường dẫn và nút giao cuối tuyến. Theo báo cáo của chủ đầu tư dự án là Công ty CP BOT cầu Bạch Đằng, sau hơn 3 năm thi công, đến nay dự án cầu Bạch Đằng, đường dẫn và nút giao cuối tuyến, một trong hai hợp phần của tuyến cao tốc Hạ Long - Hải Phòng đã hoàn thành trên 85% khối lượng công việc. Thứ trưởng Bộ GTVT yêu cầu Công ty hoàn thành vượt mức kế hoạch thi công, đảm bảo hợp long cầu Bạch Đằng vào ngày 1/5/2018.

CÁC QUY ĐỊNH MỚI ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU

Ngày 10/01/2018, Bộ GTVT đã ban hành Thông tư 03/2018/TT-BGTVT về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ô tô nhập khẩu thuộc đối tượng của Nghị định 116.

Thông tư 03 là văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định tại Nghị định 116 của Chính phủ. Về cơ bản, Thông tư 03 chỉ làm rõ hơn các khái niệm nêu trong Nghị định 116 và quy định chi tiết hơn các yêu cầu, thủ tục… đối với mặt hàng ôtô nhập khẩu.

Thông tư có hiệu lực từ ngày 1/3/2018.

Back

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 6

NGÀNH HÀNG KHÔNG

Đề nghị xây trung tâm logistics hàng không tại Cần Thơ

Ngày 19/01/2018, đại diện TCT Hàng không Việt Nam (Vietnam airlines JSC) đã làm việc với UBND TP Cần Thơ để bàn về kế hoạch xây dựng trung tâm logistics hàng không gần sân bay Cần Thơ. Vietnam airlines JSC bày tỏ mong muốn được lãnh đạo TP Cần Thơ giúp tìm hiểu thông tin đầu tư xây dựng trung tâm logistics hàng không gần khu vực sân bay Cần Thơ. Trung tâm này phải gắn chặt với sân bay, có quy mô dự kiến giai đoạn đầu khoảng 5 ha, dài hạn thì có thể từ 15 đến 20 ha. Tham vọng của dự án này không chỉ đầu tư cho hiện tại mà còn cả tương lai cho toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long – vùng nguyên liệu thủy sản và nông sản mạnh nhất cả nước.

TP rất quan tâm và ủng hộ dự án này và cho biết xung quanh khu vực sân bay Cần Thơ còn quỹ đất và đa phần là đất nông nghiệp. Ngoài ra, khu vực này có ba tuyến giao thông dọc là QL91, 91B và đường Võ Văn Kiệt. Trong năm 2018, TP đã bố trí vốn làm tuyến đường trục ngang nối từ QL91 sang 91B (đã làm được một đoạn phía đường QL91). Gần sân bay là cảng đường thủy Hoàng Diệu. Nói chung, xung quanh khu vực sân bay rất thuận tiện các tuyến giao thông.

Cũng theo lãnh đạo TP, Cần Thơ đã được trung ương quy hoạch hơn 200 ha làm trung tâm logistics cho cả vùng tại khu vực cảng Cái Cui nhưng lại chưa có trung tâm logistics hàng không. Vì vậy, nếu trung tâm logistics hàng không được xây dựng sẽ kết nối tạo nên sự đa dạng, thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ logistics toàn vùng.

TP sẵn sàng hỗ trợ thông tin về các khu công nghiệp, khu chế xuất, vùng hàng hóa, vùng nguyên liệu thủy hải sản, nông sản trong khả năng của mình để giúp dự án được triển khai tốt nhất. Bên cạnh đó, TP cũng mong phía công ty kết việc đầu tư sớm để TP điều chỉnh quy hoạch quận Bình Thủy (đang làm) cho phù hợp.

NGÀNH VẬN TẢI BIỂN

Hạ thủy thành công tàu hàng 56.200 tấn

Sáng 31/1/2018, tại Hải Phòng, Công ty TNHH MTV Đóng tàu Nam Triệu đã hạ thủy thành công tàu hàng 56.200 tấn NT04 mang tên Trường Minh Sea.

Đây là con tàu lớn đầu tiên được hạ thủy trong năm 2018. Tàu dài 190m, rộng 32,2m, cao mạn 18,1m, mớn nước tối đa 12,7m, trọng tải toàn phần 56.200 tấn. Tàu có 5 hầm hàng với tổng dung tích 71.800m3, nắp hầm hàng vận hành bằng thủy lực và bốn cẩu có sức nâng 30 tấn.

Tàu được đóng mới cho Công ty CP Công nghiệp tàu thủy Đông Bắc theo thiết kế của IHI Marine United INC (Nhật Bản), do đăng kiểm VR (Việt Nam) và NK (Nhật Bản) giám sát thi công và phân cấp hoạt động. Dự kiến, sau khi hạ thủy, tàu Trường Minh Sea tiếp tục được hoàn thiện và bàn giao cho khách hàng đưa vào khai thác sau ba tháng nữa.

TIÊU ĐIỂM THÁNG 12/2017

/2017

/2017

4

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 7

Vinalines: Giảm nợ hơn 10.000 tỷ đồng sau tái cơ cấu

Theo báo cáo của Vinalines, tính chung tổng kết quả xử lý nợ giai đoạn 2014-2017, Công ty mẹ giảm được 10.647 tỷ đồng nợ. Các doanh nghiệp thành viên ước giảm được 2.345,5 tỷ đồng nợ. Dư nợ toàn Tổng công ty tính đến thời điểm 31/12/2017 là 14.743,16 tỷ đồng (nợ gốc 11.375 tỷ đồng, nợ lãi 3.368 tỷ đồng), dư nợ còn lại tại Công ty mẹ bằng 23% so với thời điểm tái cơ cấu.

Về phương án cổ phần hoá Vinalines, Bộ GTVT đã xây dựng xong tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chiến lược cho doanh nghiệp này. Cụ thể, trên cơ sở đề nghị của Vinalines, Bộ GTVT đã phê duyệt giá trị thực tế doanh nghiệp để cổ phần hóa Công ty mẹ-Vinalines tại thời điểm 31/12/2016 là 18.094,9 tỷ đồng, trong đó giá trị thực tế phần vốn Nhà nước là 11.946 tỷ đồng.

Theo kết quả định giá này, giá trị thực tế doanh nghiệp Công ty mẹ -Vinalines đã tăng thêm 1.353 tỷ đồng, giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp tăng 1.801 tỷ đồng nếu so sánh với báo cáo vào giữa tháng 7/2016 khi đơn vị này báo cáo giá trị thực tế chỉ là 16.741 tỷ đồng, phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp là 10.144 tỷ đồng.

Top 15 hãng tàu trên thế giới năm 2017

Tổng công suất tàu do Top 15 hãng vận tải container khai thác tăng 12,6% trong năm qua. Trong năm 2017, tổng công suất của 15 hãng tàu này tăng từ 78.6% lên 85.1% trong công suất tàu container toàn cầu do các hãng này tiếp tục tăng cường thâu tóm thị trường vận chuyển container thế giới. 15 hãng tàu này đã tăng công suất vận hành từ 16,27 triệu TEU trong năm 2017 lên 18,32 triệu TEU vào ngày 1/1/2018, theo số liệu của Alphaliner. Con số này đã bao gồm năng lực vận hành của các công ty đã được mua lại trong kỳ.

Trong cùng thời kỳ, năng lực vận chuyển toàn cầu tăng 3,9% từ 20,69 triệu TEU lên 21,51 triệu TEU. Tuy nhiên, không phải tất cả các hãng tàu đều có lợi nhuận, hai hãng đã phải cắt giảm công suất hoạt động. Thiệt hại nhiều nhất là Hyundai Merchant Marine (HMM), công suất giảm 23,9% từ 456,000 TEU vào năm 2017 xuống còn 347,000 TEU vào đầu năm 2018.

Trái lại công suất của Maersk đã tăng trưởng 26,8% năm ngoái, đạt 1,80 triệu TEU vào ngày 1/1/2018, tăng so với 1,62 triệu TEU của 12 tháng trước đó. Trong trường hợp của Maersk, việc tiếp quản hãng Hamburg Süd của Đức gần đây đã đóng góp đáng kể giúp tăng công suất. Tuy nhiên, nếu không kể việc tiếp quản này thì Maersk vẫn tăng trưởng khoảng 10%.

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 8

CMA CGM nhìn lại năm 2017 và kế hoạch năm 2018

Công suất vận hành của CMA CGM đã tăng từ 2,13 triệu TEU vào tháng 1/2017 lên 2,51 triệu TEU. CMA CGM đã giành lại được phần lớn năng lực mà hãng này đã bị thất thoát trong quá trình cơ cấu lại chuyến tuyến sau khi mua lại hãng tàu APL, thương vụ hoàn thành vào tháng 6/2016.

Công suất tăng trong năm 2017 chủ yếu đến từ các tàu mới đóng, với 119.000 TEU được bổ sung vào năm ngoái, bao gồm 5 tàu cỡ 14.400 TEU, 4 tàu 10.900 TEU và 2 tàu 1.750 TEU. CMA CGM cũng tiếp tục tác động đến thị trường thuê tàu khiến tăng trọng tải, trong đó có việc Maersk trả thuê 2 chiếc 13.092 TEU vào tháng 6 năm ngoái sau khi hết thời hạn thuê 6 năm.

Vào năm 2018, CMA CGM dự kiến sẽ tiếp nhận thêm 119.000 TEU công suất tàu đóng mới. bao gồm 3 tàu megamax 20.656 TEU và một số tàu thuê cỡ 10.000 TEU.

Wan Hai bổ sung tuyến dịch vụ Nhật Bản – Trung Quốc – Vùng Eo biển

Wan Hai đã công bố tuyến dịch vụ hàng tuần mới vào tháng 4/2018 kết nối trực tiếp các cảng chính của Nhật Bản tại cả 2 vùng Kanto và Kansai với Nam Trung Quốc và tại Eo biển, sau đó chuyển tải tại Cái Mép trên đường trở về Nhật Bản.

Dịch vụ mới giúp Wan Hai kết nối trực tiếp giữa các cảng chính của Nhật Bản và Nansha ở miền Nam Trung Quốc. Điều này sẽ giúp tăng cường độ bao phủ của Wan Hai trên khu vực giữa Nhật Bản và vùng Eo biển và kết nối đến các vùng Đông Nam Á, Ấn Độ, Trung Đông thông qua việc chuyển tải tại Singapore và Port Kelang.

IAL tham gia cùng Wan Hai trên tuyến Nhật Bản-Trung Quốc-Vùng Eo biển

Interasia Lines (IAL) đã thông báo sẽ tham gia cùng với Wan Hai trên tuyến khai thác mới Nhật Bản-Nam Trung Quốc-Vùng eo biển được công bố vào ngày 16 tháng 1. Dịch vụ này sẽ kết nối các cảng chính của Nhật Bản tại cả hai vùng Kanto và Kansai với Nam Trung Quốc và vùng eo biển sau đó chuyển tải tại Cái Mép thuộc phía Nam Việt Nam trên đường trở về Nhật Bản.

Cả Wan Hai và IAL sẽ lấy lại tên tuyến 'Super Express 1' (NS1) để tiếp thị dịch vụ mới này, vốn đã từng được sử dụng để tiếp thị một dịch vụ chung tương tự kết nối Nhật Bản, Nam Trung Quốc và vùng eo biển, cùng với MOL, tuyến này đã bị tạm dừng vào cuối năm 2012. Tuyến mới sẽ giúp Wan Hai và IAL cung cấp dịch vụ kết nối trực tiếp giữa các cảng chính của Nhật Bản và Nansha ở miền Nam Trung Quốc. Nó cũng sẽ giúp tăng độ bao phủ, kết nối giữa Nhật Bản và vùng eo biển.

HASCO phát triển tuyến kết nối Trung Quốc-Nhật Bản-Việt Nam

Shanghai Hai Hua (HASCO) sẽ triển khai tuyến tàu mới chạy hàng tuần kết nối miền Trung Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam (CJV), bao gồm dịch vụ Shanghai-Japan (Kansai) hiện có.

Tuyến này kéo dài trong ba tuần với ba tàu của HASCO kích cỡ 1.020 TEU ghé qua Osaka, Kobe, Liên Vân Cảng, Thượng Hải, Taicang, Naha, Keelung, TPHCM, Taicang, Shanghai, Osaka.

Dịch vụ sửa chữa thay thế dịch vụ Shanghai-Japan (Kansai) hiện đang ghé cảng Taicang, Shanghai, Osaka, Kobe, Naha, Taicang sử dụng hai tàu 600-1,000 TEU.

CNC triển khai thêm tuyến Intra-Asia

Cheng Lie Navigation Co (CNC-Intra-Asia một nhánh của CMA CGM Group) đã công bố giới thiệu vào tuần thứ hai của tháng hai tuyến dịch vụ hàng tuần kết nối Trung Quốc, Nam Việt Nam, Thái Lan và Philippines, tuyến 'CSE'. Tuyến này ghé Thanh Đảo, Thượng Hải, TP.HCM, Bangkok, Laem Chabang, Manila (Bắc), Thanh Đảo và quay lại trong ba tuần.

Dịch vụ này dự kiến sẽ sử dụng ba tàu 1,400 TEU 'Bangkokmax' ghé trực tiếp cảng Bangkok. APL (CMA CGM Group) cũng có thể tham gia nhưng điều này vẫn chưa được xác nhận.

Dịch vụ "CSE" sẽ cho phép CNC cung cấp thời gian vận chuyển cạnh tranh từ miền Trung Trung Quốc đến TPHCM và nó cũng giúp CNC kết nối trực tiếp giữa Nam Việt Nam, Thái Lan với Philippines.

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 9

Thương vụ sáp nhập của Nhật: Liên minh ONE

NYK, MOL và K Line đã thông báo trong một tuyên bố chung vào ngày 18/01/2018 là liên doanh mới "Ocean Network Express" (ONE), đã nhận được tất cả các phê duyệt sáp nhập cần thiết từ các cơ quan chức năng sở tại, sau khi vượt qua các rào cản quy định cuối cùng, với việc Tòa án cạnh tranh Nam Phi đồng ý cấp cho liên minh này chấp thuận có điều kiện.

Toà án Cạnh tranh Nam Phi đã bác bỏ việc từ chối chấp nhận sáp nhập trước đó bởi Ủy ban Cạnh tranh Nam Phi được tuyên bố vào ngày 21/06/2017 rằng nó đang ngăn cản hợp đồng với lý do là giao dịch được đề xuất có khả năng tăng phạm vi phối hợp trong tàu vận chuyển container trên thị trường, trong khi tạo ra một nền tảng cho sự phối hợp trong thị trường vận tải xe ô tô.

Ủy ban Cạnh tranh đã rút lại những phản đối sau nhiều điều kiện được đề xuất để giải quyết các mối quan tâm của họ đã được chấp nhận bởi NYK, MOL và K Line. Các điều kiện quy định rằng các đối tác trong liên minh ONE sẽ không chia sẻ thông tin nhạy cảm về cạnh tranh. Nam Phi là nước cuối cùng phê duyệt việc sáp nhập vì tất cả các cơ quan tư pháp khác đã chấp thuận động thái này vào cuối tháng 6 năm 2017. Việc sáp nhập lần đầu tiên được công bố vào ngày 31/10/2016 và công ty mới sẽ bắt đầu hoạt động vào ngày 1/4/2018 theo như kế hoạch ban đầu.

Blockchain và ngành vận tải container

Một số sáng kiến Blockchain liên quan đến vận chuyển container đã được đưa ra từ năm 2017, nhưng việc ứng dụng thực tế của công nghệ mới này vẫn còn hạn chế. Mặc dù một số ứng dụng blockchain tiềm năng đã được xác định, nhưng không có sản phẩm nào đã được phát hành cho đến nay.

300cubits, một công ty mới thành lập vào tháng 7/2017, là công ty đầu tiên đưa ra ứng dụng blockchain cho ngành vận tải container với hệ thống đặt chỗ dự kiến sẽ được tung ra vào ngày 15/6/2018.

Hệ thống này nhằm mục đích sử dụng công nghệ blockchain và một loại tiền tệ số dành riêng để giải quyết vấn đề hủy booking hoặc đảo booking mà là những thách thức chính trong ngành vận tải container.

Công ty dự định phân phối đồng tiền số riêng, mang tên 'TEU tokens', cho những người tham gia ngành công nghiệp này như là bước đầu tiên để các bên liên quan áp dụng hệ thống mới này. 'TEU tokens' sẽ được cấp cho các thành viên trong ngành miễn phí bắt đầu từ ngày 01/02/2018.

Ngành công nghiệp vận tải container đã chậm ứng dụng công nghệ mới và người ta còn hoài nghi về khả năng tồn tại của những sáng kiến đó. Chúng tôi đã có cơ hội thảo luận với người đồng sáng lập của 300cubit, Ông Johnson Leung (JL), về những thách thức mà ngành này phải đối mặt và làm thế nào để vượt qua được sự phản đối đối với việc áp dụng hệ thống mới.

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 10

Giá cước sẽ ổn định đến Tết Âm lịch nhưng dự đoán sẽ giảm từ tháng 3/2018

Theo dự báo của các nhà phân tích “Giá cước vận chuyển container sẽ ổn định cho đến Tết Âm lịch, nhưng sau đó sẽ giảm từ tháng 3/2018 do áp lực thừa tàu.

Drewry cho biết “World Container Index”, chỉ số tổng hợp về giá cước container trên tám tuyến chính của thế giới đi/đến Mỹ, Châu Âu và Châu Á tuần này đã giảm 0,2%, chỉ số này đã giảm tới 21,5% so với cùng kỳ năm 2017 và giảm USD 175 cho một container 40’ so với giá bình quân 5 năm vừa qua là USD 1,584/40’.

Theo báo cáo của Flexport, do một số hãng tàu bỏ chuyến vào dịp cuối năm nên dẫn đến tình trạng thiếu chỗ trên cả hai tuyến chính Asia/Europe và Asia/USA, vì vậy các hãng tàu đã quyết định tăng giá cước từ 15/01/2018 với mức USD 300/40’. Tuy nhiên giá cước mới này có lẽ sẽ chỉ tồn tại đến Tết Âm lịch vì các nhà máy ở Trung Quốc sẽ nghỉ ít nhất 4 tuần nên từ giữa tháng 2/2018 đến hết tháng 3/2018 nhu cầu sẽ giảm.

Thêm vào đó theo Mr. Neil Deckker chuyên gia tư vấn của Clipper Maritime, trong quí I/2018 sẽ có tới 12 tàu container đóng mới cỡ lớn (từ 18.000TEU) tham gia thị trường nên sẽ ảnh hưởng lớn đến sự cân bằng cung/cầu.

Trong khi đó BIMCO cũng cảnh báo rằng “Việc các hãng tàu lớn đóng nhiều tàu container siêu lớn sẽ gây nên tình trạng thừa tàu và làm giá cước suy giảm trong 2 đến 3 năm tới”.

Năm 2017 đã có 944.000 TEU tàu đóng mới đưa vào khai thác, tăng 26,6% so với năm 2016, năm 2018 tổng số đơn đặt đóng mới đã lên tới 1.700.000 TEU, trong đó riêng loại tàu container siêu lớn (ULCV) trọng tải 22.000 TEU đã đạt gần 30 chiếc, ngoài ra rất nhiều hãng cũng đặt đóng các tàu loại 11.000 đến 14.000 TEU tất cả các tàu nói trên đều được giao trong năm 2018 - 2019 đưa tốc độ tăng trọng tải đội tàu container thế giới lên gần 5%/năm trong khi lượng hàng trên một số tuyến chỉ tăng 4% - 5% (Asia/Europe: 4%, Transpacific 5%, Transatlantic: 6%) nên nguy cơ thừa trọng tải có thể thấy khá rõ trong vài năm tới và vì thế giá cước cũng giảm theo…

Evergreen thông báo kế hoạch phát triển đội tàu

Evergreen vừa thông báo sẽ dặt đóng mới và thuê thêm tổng cộng 20 tàu container loại 11.000 TEU để tăng khả năng cạnh tranh của hãng. Evergreen công bố hai công ty con của hãng sẽ thực hiện chương trình này gồm:

- Greencompass Marine sẽ thuê 6 tàu và đặt đóng mới 4 tàu với giá từ 93 đến 100 triệu US$/chiếc, tổng vốn đầu tư khoảng 400 triệu US$.

- Evergreen Marine Hongkong cũng sẽ thuê 6 tàu và đặt đóng mới 4 tàu cùng loại với giá từ 93 đến 100 triệu US$/chiếc.

Như vậy ngay trong năm 2018 hãng sẽ đầu tư từ 744 đến 800 triệu US$ để phát triển đội tàu.

Hiện hãng đã lập “Danh sách ngắn” (Shortlist) các xưởng đóng tàu có thể tham gia dự án này bao gồm CSBC Corp. (Taiwan), Samsung, Hyundai (Hàn Quốc) và Imabari, Japan Marine United Corp. (Nhật Bản).

NGÀNH CẢNG BIỂN

Thẩm định chủ trương đầu tư Bến cảng Liên Chiểu

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đồng ý giao Bộ GTVT tải chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ liên quan thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng Bến cảng Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn theo quy định.

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 11

Bà Rịa - Vũng Tàu gia hạn dự án Cảng Quốc tế Sao Biển hơn 4.500 tỷ

UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu vừa quyết định gia hạn sử dụng đất 24 tháng để CTCP Cảng Quốc tế Sao Biển tiếp tục triển khai đầu tư dự án Cảng Quốc tế Sao Biển tại xã Mỹ Xuân, huyện Tân Thành.

Được biết, Phần đất được gia hạn có diện tích 680.174,5 m2, đã được UBND tỉnh cho thuê tại Quyết định số 209/QĐ-UBND ngày 07/02/2012. Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường, dự án Cảng Quốc tế Sao Biển có vốn đầu tư 4.551 tỷ đồng với tiến độ thực hiện là 04 năm đã được bàn giao đất trên thực địa ngày 23/02/2012 và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngày 03/01/2013. Công ty đã hoàn tất các thủ tục pháp lý về đất đai và chấp hành tốt nghĩa vụ tài chính.

Tuy nhiên đến thời điểm thanh tra vào quý 4/2016, Công ty chỉ mới thi công bờ bao bảo vệ toàn bộ diện tích đất được cho thuê, chưa triển khai đúng tiến độ được phê duyệt tại giấy chứng nhận đầu tư. Tình hình có liên quan đến Dự án là đường Liên cảng Cái Mép - Thị Vải tại khu vực đất cho Công ty Cảng Sao Biển thuê hiện nay chưa được đầu tư thi công nên ảnh hưởng đến việc triển khai thiết bị thi công cũng như khả năng vận hành cảng sau khi đầu tư.

Bà Rịa-Vũng Tàu đưa vào hoạt động cảng quốc tế Thị Vải

Ngày 22/1/2018, Công ty TNHH Cảng quốc tế Thị Vải đã tổ chức khánh thành cảng quốc tế Thị Vải tại huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Cảng quốc tế Thị Vải có tổng diện tích hơn 42.000 m2 có khả năng tiếp nhận tàu chở hàng tổng hợp, tàu container có tải trọng lên đến 50.000 DWT và sà lan có tải trọng lên đến 5.000 DWT ra, vào làm hàng. Cảng có cầu cảng chính dài 300 m, rộng 27 m và 2 bến sà lan dài 155 m và 130 m. Cảng có 2 cẩu trục xoay sức nâng 40 tấn và 4 cẩu ngoạm, mỗi ngày có khả năng bốc xếp 20.000 tấn hàng hóa, vật liệu. Công suất cảng đạt 3,5 triệu tấn/năm.

Dự án Cảng Quốc tế Thị Vải được Bộ KH-ĐT cấp phép đầu tư từ tháng 5/1997 nhưng do nhiều lý do, đến nay mới hoàn thành và đi vào hoạt động. Dự án cảng quốc tế Thị Vải là liên doanh của 5 nhà đầu tư giữa Việt Nam và Nhật Bản; trong đó, phía Việt Nam có 2 đầu tư góp vốn là Tổng Công ty Thép Việt Nam và Công ty cổ phần dịch vụ Vận tải biển Vũng Tàu.

NGÀNH ĐƯỜNG SẮT

Đường sắt Nga và Việt Nam tổ chức vận chuyển hàng hoá trực tiếp giữa hai nước

Ngày 23/01/2018, Công ty Nga RZD Logistics và công ty Việt Nam Ratraco (chiếm 35% cổ phần của Đường sắt Việt Nam) đã tổ chức một chuyến hàng thử nghiệm vận chuyển trực tiếp từ Nga sang Việt Nam, đánh dấu việc khai trương hành lang vận tải quốc tế Việt Nam-Nga-Việt Nam.

Container chứa các sản phẩm mỹ phẩm của nhà sản xuất Nga "Red Line" đã được gửi đi trong chuyến tàu container từ nhà ga "Freight Village Vorsino" ở tỉnh Kaluga và đến Hà Nội. Hàng hóa đã vận chuyển trong 20 ngày. Vận tải đường biển tiêu chuẩn sẽ lâu hơn gấp 2 lần.

"RZD Logistics" được thành lập năm 2010, là nhà cung cấp logistics lớn nhất trên lãnh thổ Nga và các nước SNG. Ngoài ở Nga và các nước SNG, công ty còn hoạt động tại 13 nước, trong đó có Trung Quốc, Mông Cổ, Đức, Cộng hòa Séc, Áo, Ba Lan, vận chuyển khối lượng hơn 30 triệu tấn hàng.

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 12

NGÀNH LOGISTICS

Triển khai dự án Trung tâm thương mại – dịch vụ Logistics tại KCNC Đà Nẵng

Ngày 9/02/2018, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao (CNC) Đà Nẵng đã trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án Trung tâm Thương mại - Dịch vụ Logistics Khu công nghệ cao Đà Nẵng. Dự án do Công ty Cổ phần Logistics Công nghệ cao Đông Nam Á thực hiện, sẽ được triển khai tại Lô H1, Khu hậu cần, logistics và dịch vụ CNC,diện tích 9,151ha, tổng vốn đầu tư hơn 1.230 tỷ đồng, tương đương 54,2 triệu USD, được phân kỳ thành 3 giai đoạn:

- Giai đoạn 1 của dự án sẽ đầu tư xây dựng văn phòng cho thuê, kho logistics, bãi chứa container.

- Giai đoạn 2 đầu tư xây dựng Khu thương mại - siêu thị, Khu nhà hàng - trưng bày, Khu giải trí kết hợp thể thao đa năng và trạm nhiên liệu.

- Giai đoạn 3 đầu tư xây dựng Trung tâm Hội nghị - Tổ hợp khách sạn.

Theo kế hoạch, Dự án sẽ bắt đầu khởi công xây dựng công trình giai đoạn 1 vào quý 2/2018 và đi vào hoạt động vào đầu năm 2021.

Thông xe hầm chui Mỹ Thủy, giảm ùn tắc cửa ngõ phía đông HCM

Khởi công từ tháng 11-2016, sau hơn một năm thi công, hầm chui Mỹ Thủy (quận 2, TP HCM) đã thông xe từ 16h chiều ngày 31/1/2018. Hầm chui này là một phần trong dự án phức hợp nhiều công trình giao thông tại khu vực vòng xoay giao thông Mỹ Thủy.

Hầm chui Mỹ Thủy được thiết kế dạng uốn cong để cho xe chạy một chiều theo hướng từ đường Vành Đai 2 (hướng từ quận 9 về quận 2) xuống hầm rồi rẽ trái lên đường Nguyễn Thị Định vào cảng Cát Lái. Hầm chui Mỹ Thủy chỉ cho phép xe bốn bánh chạy qua và cấm các loại xe hai, ba bánh, người đi bộ. Tốc độ tối đa qua hầm chui là 40 km/h.

Dự án nút giao thông Mỹ Thủy chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn 2 sẽ được triển khai từ năm 2018 đến 2020, bao gồm cầu vượt trên đường Vành đai 2, cầu vượt rẽ trái từ Cát Lái đi cầu Phú Mỹ, cầu Mỹ Thủy 3, cầu Kỳ Hà 4 trên nhánh rẽ phải từ cầu Phú Mỹ về Cát Lái.

Hiện cầu vượt nối đường Vành đai 2 bắc qua vòng xoay Mỹ Thủy đang được thi công, dự kiến tháng 4 sẽ thông xe.

Back

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 13

CẢNG NAM ĐÌNH VŨ ĐÓN CHUYẾN TÀU ĐẦU TIÊN, HIỆN THỰC HÓA CHIẾN LƯỢC MỞ RỘNG PHÁT TRIỂN CẢNG TẠI KHU VỰC PHÍA BẮC CỦA GEMADEPT

Với thời gian triển khai xây dựng kỷ lục, chỉ trong vòng 1 năm, Cảng Nam Đình Vũ (giai đoạn 1) với quy mô hơn 20ha và 2 cầu tàu dài gần 450m của Tập đoàn Gemadept tại KCN Nam Đình Vũ, Hải Phòng đã được hoàn thành và chính thức đón chuyến tàu đầu tiên trong ngày 04/02/2018 vừa qua.

Trong không khí hân hoan đón chào mùa Xuân mới 2018, đại diện Ban Lãnh đạo Tập đoàn Gemadept, đối tác cùng các cơ quan chức năng Biên phòng, Hải quan,… và cán bộ nhân viên Gemadept Khối Hải Phòng đã phấn khởi đón tàu Warnow Carp của hãng tàu Hasco lần đầu tiên vào cập cảng Nam Đình Vũ. Thông qua các nghi lễ chào mừng đón tàu, thuyền trưởng và thuyền viên, đại diện cảng đã bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến Hãng tàu đã tin tưởng và ủng hộ ngay từ những ngày đầu tiên cảng đi vào khai thác.

Và ngay sau nghi thức đón tàu, Cảng đã nhanh chóng triển khai tổ chức làm hàng theo đúng kế hoạch. Tàu Warnow Carp của hãng tàu Hasco đã được khai thác bằng 2 QC và 5RTG trong tổng số 4QC và 6RTG mới và hiện đại của cảng, toàn bộ 388 Teus sản lượng nhập và 337 Teus hàng xuất đã được giải phóng an toàn, suôn sẻ và tiến độ vượt dự kiến. Theo đó, năng suất khai thác của cẩu trong ngày đầu ra quân đã đạt được khá cao, trên 41 moves/giờ.

Như vậy, sau khi chính thức đi vào hoạt động giai đoạn 1, Cảng Nam Đình Vũ đã trở thành cảng thứ 3 tại Hải Phòng và là cảng thứ 6 của Tập đoàn Gemadept trên khắp dải đất hình chữ S. Với 3 cảng quy mô khác nhau ở các vị trí thuận lợi tại Hải Phòng là cảng Nam Hải, cảng Nam Hải Đình Vũ và cảng Nam Đình Vũ, khối cảng của Gemadept tin tưởng sẽ tiếp tục mang đến nhiều sự lựa chọn cho các hãng tàu với dịch vụ đa dạng và chất lượng tốt nhất.

Có thể nói, sự kiện đón chuyến tàu đầu tiên của hãng tàu Hasco tại cảng Nam Đình Vũ đã trở thành một mốc son nổi bật khép lại năm Đinh Dậu 2017 thành công của khối cảng Gemadept tại Hải Phòng và mở ra một năm mới, một giai đoạn phát triển mới là tiền đề để Gemadept tiếp tục triển khai xây dựng giai đoạn 2 với 2 cầu tàu dự kiến ngay trong quý 2/2018 để hoàn thành đưa cảng vào khai thác vào năm 2019, góp phần tạo nên thay đổi quan trọng về vị thế của Gemadept không chỉ tại Hải Phòng mà còn trên toàn bản đồ khai thác cảng Việt Nam.

HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY LOGISTICS HOẠT ĐỘNG CỦA GEMADEPT 5

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 14

GEMADEPT VÀ HÀNH TRÌNH XUÂN YÊU THƯƠNG

Khi những nụ mai vàng bắt đầu e ấp trên nhành lá xanh mơn mởn và vươn lên đón gió xuân mơn man cũng là lúc anh chị em cán bộ nhân viên Gemadept, dù bộn bề với công việc trong mùa cao điểm, vẫn không quên dành thời gian cho những hành trình đong đầy yêu thương, mang nụ cười và sự sẻ chia thiết thực đến với những phận đời kém may mắn, những hành trình đã thành truyền thống tương thân tương ái luôn được Gemadept gìn giữ và phát huy.

Từ những cành đào hồng tươi thắm đất Bắc

Một ngày Chủ Nhật trong trẻo se sắt lạnh của tiết trời miền Bắc, Công Đoàn khối công ty GMD đã cùng nhau dành thời gian đến thăm hỏi, tặng quà trong dịp tết Nguyên Đán cho Làng trẻ em mồ côi, khuyết tật Hoa Phượng và cùng “Hội chạy lệnh Hải Phòng” tham gia chương trình thiện nguyện cuối năm tại Phường Tràng An, Kiến An, Hải Phòng với những phần quà trị giá hơn 500 ngàn đồng/suất dành cho những hộ nghèo trong khu vực Quận.

Ấm áp và chan chứa tình yêu thương, trái tim đã đến gần với những trái tim, những cái rét buốt xương lạnh tê người dường như đã vẫy chào tạm biệt, nhường lại nơi đây một bầu không khí tràn ngập tình yêu thương được sưởi ấm và thắp sáng bởi những trái tim gần gụi và chân thành.

Đến những nhánh mai vàng rực rỡ miền Nam

Tại khu vực phía Nam, vượt đường xa gần 200 cây số để đến với Trung tâm Bảo trợ xã hội Thôn

Bình Đức, Xã Đức Hạnh, Huyện Bù Gia Mập, Tỉnh Bình Phước vào một ngày cận Tết âm lịch, bao mệt nhọc của anh chị em dường như tan biến khi ra chào đón đoàn là cán bộ quản lý và rất đông bệnh nhân, học viên nơi đây trong tình cảm thân thương, ấm áp.

Đây là lần thứ ba Gemadept trở lại với Trung tâm Bình Đức với mong muốn đóng góp thiết thực hỗ trợ cho trung tâm và xoa dịu những đau khổ, mất mát của các học viên nơi đây. Năm nay, số lượng học viên tại trung tâm tăng cao và do địa điểm nằm ở vùng sâu vùng xa nên là một trở ngại cho các đoàn thăm viếng. Đời sống vật chất và tinh thần ở đây còn nhiều hạn chế.

Bữa cơm nghĩa tình và những phần quà Tết trao đến tận tay hơn 500 bệnh nhân tâm thần và người lang thang, cơ nhỡ tại trung tâm đã được đón nhận trong niềm hân hoan và những nụ cười thật rạng rỡ. Dẫu những giá trị vật chất đoàn mang đến là hữu hạn nhưng có thể cảm nhận giá trị tinh thần trao gởi là vô hạn và được trân quý hơn cả. Tiếng cười, những tiếng vỗ tay và những câu chúc nhau năm mới an lành đã biến trung tâm bảo trợ trở thành một mái nhà tràn ngập yêu thương cho mọi người.

Mùa xuân sẽ càng thêm rộn ràng và cuộc sống sẽ thêm phần tươi đẹp cùng với tình người lan tỏa. Với tinh thần trách nhiệm, chung tay chia sẻ vì cộng đồng, xã hội, Gemadept sẽ tiếp tục nối dài những hành trình trao gởi yêu thương và thắp sáng niềm tin vào những điều tốt đẹp.

Một số hình ảnh trong hành trình Xuân Yêu thương của Tập đoàn Gemadept

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 15

GEMADEPT: ĐI CÙNG NHỮNG MÙA XUÂN RỰC RỠ

Một năm bắt đầu bằng mùa xuân và cũng là mùa khởi đầu cho sự tươi sáng và những niềm hy vọng mới. Và đối với Gemadept (GMD), mỗi mùa xuân đều mang một ý nghĩa đặc biệt, khởi đầu cho một hành trình mới với những thành quả mới.

Những mùa Xuân đã qua

Là doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực Khai thác cảng và dịch vụ logistics, mỗi chặng đường Gemadept đi qua đều gắn với mùa xuân. Khởi nghiệp từ những mùa xuân cùng đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, với việc lấy miền Nam làm cái nôi phát triển, đến nay, sau gần 30 năm, GMD đã kiến tạo và không ngừng mở rộng mạng lưới cảng và logistics.

Thành công ở miền Nam chính là cơ sở vững chắc cho GMD tiến xa hơn với chiến lược Bắc tiến. Mùa xuân năm 2009, Cảng Nam Hải tại Hải Phòng đã đón con tàu đầu tiên vào khai thác (29/2/2009), đánh dấu sự có mặt chính thức của GMD tại thị trường khai thác cảng sôi động này. Chỉ sau 1 năm hoạt động, cảng đã đạt 95% công suất thiết kế và năm 2017 vẫn tiếp tục tăng trưởng vượt 43% công suất khi khu vực thượng lưu bị sụt giảm sản lượng.

Tới năm 2014, khi mùa xuân đến, Cảng Nam Hải Đình Vũ, cảng thứ 2 của GMD tại Hải Phòng, đã đón chuyến tàu đầu tiên. Với định hướng phát triển đúng đắn của GMD khi nhận định nguồn hàng có sự dịch chuyển mạnh về khu vực hạ lưu, cảng đã đạt gần 95% công suất chỉ sau 2 năm đi vào hoạt động và duy trì mức tăng trưởng ấn tượng, vượt hơn 30% công suất trong năm 2017.

Đón chào những mùa xuân mới

Năm 2017, với nhiều chuyển động mạnh mẽ tích cực của Gemadept trong các dự án tiềm năng, niềm vui đón chào một mùa xuân mới của Gemadept càng trở nên trọn vẹn hơn.

Một trong những điểm nhấn của GMD trong năm vừa qua là việc đưa DC Nam Hải với quy mô 9.660m2, cung cấp dịch vụ liên hoàn cảng - logistics hiện đại bậc nhất khu vực Hải Phòng vào khai thác. Song song đó là việc hoàn tất đưa vào khai thác 8/9 kho lạnh lớn và hiện đại nhất Khu vực Đông Nam Á thuộc dự án Mekong Logistics, cũng như hoàn tất cả 3 giai đoạn Trung tâm Logistics phục vụ xe ô tô nhập khẩu của KGL, đưa KGL trở thành doanh nghiệp tiên phong và lớn nhất trong dịch vụ này tại Việt Nam. Đồng thời, GMD tiếp tục nâng cao năng lực đội tàu biển và tàu sông với việc đầu tư những con tàu thuộc hàng lớn và tốt nhất cả nước.

Bên cạnh đó, điểm nhấn ấn tượng nhất năm 2017 của GMD chính là việc tiến hành xây dựng cảng Nam Đình Vũ giai đoạn 1 có công suất 600.000 TEU, vốn đầu tư 75 triệu USD với 2 cầu tàu cùng nhiều trang thiết bị hiện đại ngay tại cửa sông Cấm. Cảng Nam Đình Vũ đã đón chuyến tàu đầu tiên cập cảng vào ngày 4/2/2018, đánh dấu bước ngoặt quan trọng của GMD trên thị trường khai thác cảng tại khu vực Hải Phòng.

Như vậy, mùa xuân 2018 của GMD đã được bắt đầu bằng những mầm hoa xuân rực rỡ, từ hạt giống được gieo trồng trong những mùa xuân trước. Không dừng lại với những gì đã đạt được, năm 2018, GMD tiếp tục chặng đường chinh phục bằng việc tái khởi động dự án Gemalink – Dự án cảng nước sâu lớn nhất Việt Nam, với tổng vốn đầu tư khoảng 345 triệu USD giai đoạn 1. Bên cạnh đó, 2018 sẽ là năm GMD bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ trong hoạt động logistics thông qua việc hợp tác với đối tác CJ Logistics mạnh về tài chính, kinh nghiệm, công nghệ và mạng lưới toàn cầu.

Thật vậy, một năm khởi đầu từ mùa xuân và mùa xuân của Gemadept luôn gắn liền với sự khởi đầu của những hành trình phát triển mới với nhiều động lực và niềm tin vào một năm 2018 luôn luôn tràn đầy năng lượng và thành công.

Nguồn: http://m.tinnhanhchungkhoan.vn/chuyen-dong-doanh-nghiep/gemadept-di-cung-nhung-mua-

xuan-ruc-ro-218245.html

Back

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 16

NHỮNG LƯU Ý CHO NHÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG TRONG DỊP TẾT MẬU TUẤT 2018

Vậy là một cái Tết nữa lại đến … bạn đã sẵn sàng cho sự bề bộn của năm mới Mậu Tuất chưa? Lễ hội năm mới thực sự kéo dài trong hai tuần và bắt đầu tăng tốc trước những ngày giáp Tết. Sẽ không có thời gian để lãng phí nếu bạn chưa bắt đầu lên kế hoạch cho năm nay.

Dưới đây là danh sách những điều cần thiết để đảm bảo bạn chuẩn bị cho chuỗi cung ứng của mình:

1. Đặt hàng đủ sản phẩm để trang trải các nhà máy 2-4 tuần đóng cửa. Đừng đợi đến phút cuối để đặt hàng. Đây là kỳ nghỉ duy nhất mỗi năm khi người lao động về nhà, thường là để gặp bố mẹ và con cái. Một khi ở nhà, họ muốn ở lại một thời gian. Nhà máy sẽ đóng cửa trong thời gian này.

2. Sản xuất đợt cuối chạy trước khi khi đóng cửa luôn luôn vội vã và kết quả là hầu như luôn có vấn đề về chất lượng. Hãy xác minh lịch sản xuất của bạn và luôn theo dõi tiến độ. Hãy chuẩn bị kiểm tra kỹ lưỡng các vấn đề chất lượng với đơn hàng của bạn.

3. Hãy nhớ rằng 30% công nhân, kể cả những người có kinh nghiệm sản xuất cho bạn sẽ KHÔNG trở lại sau năm mới. Bạn sẽ phải lên kế hoạch cho các đường cong học tập mới cho người lao động mới và các vấn đề chất lượng do thiếu kinh nghiệm. Hãy cẩn trọng!

4. Lập kế hoạch để giám sát chặt chẽ sản xuất cho đến tháng 2, tháng 3 và tháng 4, cho đến khi sản xuất trở lại đầy đủ và chất lượng trở lại mức mong đợi. Không có gì thay thế cho sự giám sát chặt chẽ chuỗi cung ứng của bạn.

5. Thêm nhân viên để kiểm tra. Bạn sẽ cần phải kiểm tra lại các lô hàng cuối cùng được sản xuất ngay trước Tết, khi công nhân bị mất tập trung và mong đợi cho kỳ nghỉ. Bạn cũng cần phải kiểm tra kỹ lưỡng chất lượng các lô hàng được sản xuất trong 4-6 tuần sau Tết khi những nhân viên mới tìm hiểu quy trình của bạn.

6. Các nhà sản xuất Châu Á có nhiều đơn đặt hàng ngay trước kì nghỉ, có thể đưa một số sản phẩm của họ cho các nhà thầu phụ. Hãy đảm bảo kiểm tra nhà máy để đảm bảo đây không phải là trường hợp với sản phẩm của bạn. Nếu bạn không thể tự mình đi đến các nhà sản xuất này, hãy thuê một người đến từ Hồng Kông để thăm nhà máy.

7. Hãy chắc chắn kiểm tra nguyên liệu thô đầu vào từ các nhà máy. Tại thời điểm này của năm, các nhà máy có thể nhận phụ tùng dưới mức tiêu chuẩn từ các nhà cung cấp nguyên phụ liệu và bộ phận của họ và không thông báo, hoặc họ chỉ đơn thuần là quyết định sử dụng các bộ phận luôn.

8. Hãy chuẩn bị tinh thần trả phí cao cho các container, vận tải và xúc tiến. Các nhà cung cấp dịch vụ Logistics thường thu phí cao ngay trước Tết do rất nhiều công ty vội vã lấy hàng tồn kho trên máy bay và tàu. Hãy đặt chỗ trước để đảm bảo hàng của bạn sẽ được vận chuyển.

Chìa khóa để xử lý sự hỗn loạn của năm mới là lên kế hoạch trước và chuẩn bị.

Back

GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ LOGISTICS QUẢN TRỊ LOGISTICS 6

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 17

XU HƯỚNG LOGISTICS THỜI ĐẠI CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

Cách mạng Công nghiệp 4.0 với những bứt phá trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo tích hợp trí tuệ nhân tạo với mạng lưới kết nối Internet vạn vật (IoT) và các công cụ hiện đại hóa đang bắt đầu thay đổi toàn bộ viễn cảnh của dịch vụ kho bãi và phân phối hàng hóa trên toàn thế giới, với ước tính khoảng 5,5 triệu thiết bị mới được kết nối mỗi ngày. Đối với lĩnh vực logistics, cuộc cách mạng này sẽ ngày càng mở rộng việc kết nối những thiết bị phi truyền thống như pallet, xe cần cẩu, thậm chí xe rơ-mooc chở hàng với mạng Internet.

Hiện tại, tất cả các công ty logistics quốc tế lớn dự kiến sẽ sử dụng công nghệ IoT. Trong vòng 3 năm tới, IoT sẽ trở nên phổ biến trong lĩnh vực logistics. Các công ty logistics trên thế giới đang nhanh chóng cải tiến công nghệ để bắt kịp xu hướng này và cải thiện tỷ suất lợi nhuận trong thời gian tới, thông qua việc trang bị các công cụ tự động, hiện đại.

Xu hướng Logistics Thời Đại Cách Mạng Công Nghiệp 4.0 sẽ diễn ra như sau:

– Robot giúp tiết kiệm năng lượng, chi phí lao động phổ thông đáng kể. Các dự án robot mới sẽ sớm được giới thiệu vào các kho bãi hiện đại.

– Xe chuyển hàng tự động (Autonomated Guided Vehicles – AGV) có thể thực hiện đơn hàng, tự bổ sung hàng trong kho bãi và đáp ứng hiệu quả những nhu cầu cần thiết tại đây.

– Xe nâng thông minh có thể truyền tải thông tin từng hoạt động của xe cho người sử dụng để tối đa hóa độ an toàn và huấn luyện người sử dụng mới.

Trang bị cảm biến cho phép xe tự phát hiện sắp va chạm vật thể, hoặc các hỏng hóc trong động cơ, quá tải và tự động lập báo cáo hư hỏng nếu cần thiết.

– Thiết bị theo dõi, định vị, dẫn đường và quan sát bằng các thiết bị sử dụng WiFi, Bluetooth. Ứng dụng Co-pilot trên Android của điện thoại di động được sử dụng trong hoạt động logistics quốc tế. Ứng dụng cung cấp định tuyến (mapping) và định hướng (direction routing), tạo điều kiện cho chuyển hướng thông qua việc theo dõi trực tuyến phương tiện vận tải. Ứng dụng có các thuật toán bổ sung giúp các lái xe.

– Ứng dụng quét mã vạch trực tuyến trong quản lý kho: Ví dụ phần mềm logistics Scandit là một trong những công cụ logistics trực tuyến hàng đầu trên điện thoại di động được sử dụng trong hoạt động logistics quốc tế và trong quản lý chuỗi cung ứng.

Đây là một máy quét mã vạch tiên tiến có khả năng mở rộng việc quét mã vạch để quản lý kho một cách thông minh. Không giống các máy quét khác, máy quét trong Scandit không cần phải hoàn hảo trong việc xử lý dữ liệu vì hệ thống quét nghiêm ngặt này có thể tiếp cận mã vạch dễ dàng. Scandit cũng là nền tảng cho phép dễ dàng chia sẻ dữ liệu qua các mạng trực tuyến khác.

– Tối ưu hóa hàng tồn kho dựa trên điện toán đám mây. Công cụ có hệ thống hạn chế truy cập từ các địa điểm kho để giảm thiểu chi phí trong khi tối đa hóa sự sẵn có của các mặt hàng có lợi nhuận cao. Đây là một trong những công cụ logistics trực tuyến cần thiết có thể giúp các nhà quản lý dự báo, lập kế hoạch kiểm kê và ngân sách cho các nguồn lực sẵn có. Hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ logistics ưa thích tích hợp việc sử dụng ứng dụng này để tự động hóa việc mua sắm và bổ sung các quy trình khác để nâng cao lợi nhuận.

– Ứng dụng kiểm soát lao động hàng ngày trong logistics: Ứng dụng Web fleet của Android: Ứng dụng Web fleet của Android là một ứng dụng di động trong việc kiểm soát hoạt động hàng ngày của lực lượng lao động.

XU HƯỚNG LOGISTICS 7

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 18

Ứng dụng này có thể được truy cập thông qua trình duyệt web, các chuyên gia logistics có thể quản lý hoạt động kinh doanh trong thời gian thực từ điện thoại hoặc máy tính xách tay của họ ở bất kỳ nơi đâu, giúp theo dõi các hoạt động hàng ngày 24/24 giờ để đảm bảo độ tin cậy của lực lượng lao động và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh.

– Tích hợp hợp đồng dịch vụ, quản lý đơn hàng, quan hệ khách hàng trong logistics trực tuyến: Ứng dụng kết hợp việc tích hợp các hợp đồng dịch vụ, quản lý đơn đặt hàng, tối ưu hóa lực lượng lao động và giám sát các khách hàng truyền thông xã hội.

Ứng dụng xây dựng hoạt động tổ chức dịch vụ và quan hệ từ đầu đến cuối giữa bạn và khách hàng, giúp bạn phân tích chất lượng dịch vụ và phản ứng của khách hàng đối với các dịch vụ được cung cấp.

Các phản hồi được chia sẻ qua các phương tiện truyền thông xã hội như Twitter của những người sử dụng dịch vụ, giúp bạn đo lường hiệu suất hoạt động của công ty mình và chỉ ra được những lĩnh vực cần cải thiện.

– Hệ thống Quản lý Giao thông dựa trên Web với ứng dụng di động đi kèm Cerasis Rater cho phép xử lý các lô hàng theo phương thức vận tải đường bộ như sau: Less Than Truckload (LTL), Small Packages, Parcel (bưu kiện nhỏ), Intermodal (liên phương thức), Full Truckload (FTL). Cerasis Rater loại bỏ quá trình booking thủ công, cung cấp nhiều lợi ích về tự động hóa và hiệu quả.

– Xử lý lô hàng 24/7 qua cổng thông tin dựa trên website.

Back

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 19

APPLE: “BẬC THẦY” VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG

Apple là một trong những công ty dẫn đầu về đổi mới trong thiết kế, phát triển sản phẩm, thương hiệu, marketing và hệ sinh thái phần mềm. Thành công của Apple được thể hiện qua doanh thu và lợi nhuận liên tục tăng trong nhiều năm. Vậy điều gì đã giúp Apple thành công đến vậy?

Sự thành công trong ngành điện tử tiêu dùng

Apple Inc., tên trước đây là Tập đoàn máy tính Apple, được sáng lập bởi Steve Jobs, Steve Wozniak và Ronald Wayne vào ngày 01/4/1976. Dù trải qua một giai đoạn kém thành công và có thời điểm gần như phá sản vào giữa thập niên 1990, Apple đã được tái thiết với sự quay trở lại của Steve Jobs vào năm 1997. Ngày nay, Apple được xem là một trong những công ty dẫn đầu về đổi mới, thiết kế và phát triển sản phẩm, thương hiệu, marketing và hệ sinh thái phần mềm.

Thành công của Apple là rõ ràng với doanh thu và lợi nhuận liên tục tăng trong nhiều năm qua. Tuy vậy, những nhân tố chủ yếu đưa đến thành công này cũng là một đề tài có nhiều tranh luận khác nhau: vị trí tài chính của Apple, chiến lược khác biệt hóa sản phẩm, trình độ xây dựng thương thiệu và marketing, chiến lược bán lẻ với các cửa hàng bán lẻ Apple Store, quyền nắm giữ và kiểm soát cả phần cứng và phần mềm, trình độ quản trị chuỗi cung ứng.

Trong các nhân tố trên, nhiều chuyên gia tin rằng, năng lực vượt trội về quản trị chuỗi cung ứng là nhân tố quan trọng hàng đầu giúp Apple vượt lên nhiều công ty trong ngành để trở thành công ty có giá trị nhất trên thế giới vào năm 2012 và là công ty đầu tiên trên thế giới đạt giá trị 700 tỷ USD (Theo Kopytoff, 2015). Một năng lực cốt lõi của Apple là khả năng sáng tạo và đổi mới liên tục, yếu tố này đã mang lại lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Tuy vậy, những sản phẩm mang tính cách mạng cùng thiết kế hấp dẫn, được nhiều khách hàng yêu thích như: iPod, iPhone hay iPad sẽ không mang lại nhiều thành công đến vậy nếu như doanh nghiệp này không thể đáp ứng được yêu cầu của khách hàng về số lượng, chất lượng và thời gian. Điều này nhấn mạnh vai trò cốt lỗi của quản trị chuỗi cung ứng đối với sự thành bại của doanh nghiệp trên thương trường.

Chuỗi cung ứng dẫn đầu của Apple

Ngày nay, Apple là một trong những công ty giỏi nhất trên thế giới về quản trị chuỗi cung ứng, đã giành nhiều giải thưởng về chiến lược chuỗi cung ứng. Gartner (một công ty chuyên về nghiên cứu và tư vấn có trụ sở tại Hoa Kỳ) đã liên tục xếp Apple vị trí đầu bảng trong danh sách 25 công ty dẫn đầu về quản trị chuỗi cung ứng trên toàn cầu từ 2010 – 2014.

Đặc biệt, trong năm 2015, Gartner đã xếp Apple cùng với P&G vào một danh sách mới – “Bậc thầy” về chuỗi cung ứng thay vì xếp trong danh sách 25 công ty đứng đầu như trước đây. Sự đổi mới này là ghi nhận của Gartner về sự dẫn đầu liên tục trong lĩnh vực quản trị chuỗi cung ứng trong nhiều năm của Apple. Vậy đâu là những nhân tố thành công chủ chốt trong chiến lược quản trị chuỗi cung ứng của Apple? Theo Mark và Johnson, về cơ bản, Apple quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu với phần phát triển sáng tạo ở Hoa Kỳ và thuê ngoài các công đoạn sản xuất ở các quốc gia châu Á và mua linh kiện từ các nguồn khác nhau trên khắp thế giới. Linh kiện được chuyển đến các nhà máy lắp ráp ở Trung Quốc bằng đường hàng không để tiết kiệm thời gian và chi phí. Từ đây, thành phẩm được chuyển trực tiếp đến tay người tiêu dùng thông qua dịch vụ chuyển phát (UPS hoặc FedEx) đối với những người đặt mua sản phẩm Apple qua website của công ty.

Đối với những kênh phân phối còn lại (cửa hàng bán lẻ và nhà phân phối), Apple trữ hàng tại kho trung tâm tại Elk Grove, California và giao sản phẩm từ các kho này. Cuối chuỗi này, Apple có dịch vụ bảo hành và thu hồi các sản phẩm hư hỏng, không còn sử dụng được nữa để tái chế.

Các yếu tố thành công của chuỗi cung ứng Apple

Thuê ngoài hiệu quả

Apple giữ lại tất cả các khâu thuộc về sáng tạo đổi mới tại Hoa Kỳ và thuê ngoài những khâu còn lại. Có thể tìm thấy dòng chữ “designed by Apple in California” (thiết kế bởi Apple tại California) ở mặt sau của những chiếc iPhone. Các hoạt động nghiên cứu, thiết kế và phát triển sản phẩm là

CÂU CHUYỆN LOGISTICS 8

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 20

những hoạt động tốn nhiều trí lực nhất và cũng mang lại giá trị cao nhất trong chuỗi giá trị sẽ được giữ lại, còn các hoạt động sản xuất, vận chuyển, lưu kho… sẽ được thuê ngoài.

Apple có hợp đồng với rất nhiều nhà cung ứng cho các linh kiện của một sản phẩm. Không những thế, theo Australian Institute of Company Directors (2015), Apple còn làm việc với những nhà cung cấp khác nhau cho cùng một loại linh kiện giống nhau. Ưu điểm của phương thức này là giảm thiểu sự tác động khi có một sự cố bất thường xảy đến với một nhà cung ứng cụ thể. Thêm vào đó, từ năm 1998, Apple đã cắt giảm số lượng nhà cung ứng linh kiện từ 100 xuống còn 24 và nhờ có sức mạnh thương lượng, Apple có thể khiến các nhà cung ứng cạnh tranh lẫn nhau để giành được hợp đồng cung ứng linh kiện.

Theo Kraemer và cộng sự (2011), các nhà cung cấp ở Nhật Bản giành được hợp đồng cung ứng linh kiện cho các mẫu máy nghe nhạc iPod đầu tiên; tuy vậy, đến các mẫu iPod sau đó cùng với iPhone và iPad, phần lớn những nhà cung cấp linh kiện là các công ty Hàn Quốc (LG, Samsung). Dĩ nhiên sự thay đổi này một phần do Apple chuyển sang dùng bộ nhớ flash thay vì đĩa cứng trong các sản phẩm của mình. Apple cũng đã thay nhà sản xuất chip xử lý PortalPlayer ở Thung lũng Silicon bằng hợp đồng với Samsung và gần đây là TSMC ở Đài Loan.

Khả năng linh động trong thuê ngoài đã giúp Apple tập trung vào năng lực cốt lõi của mình là nghiên cứu, đổi mới, sáng tạo để liên tục tung ra những sản phẩm mới thuyết phục người tiêu dùng. Apple là một công ty sản xuất không thực sự sở hữu dây chuyền sản xuất nào.

Quản lý tồn kho độc đáo

Người đứng sau chuỗi cung ứng hùng mạnh của Apple chính là giám đốc điều hành hiện tại của hãng – Tim Cook. Khi gia nhập và tiếp quản chuỗi cung ứng Apple năm 1998, ông đã cho đóng cửa 10 trong số 19 nhà kho của Apple để giới hạn số lượng tồn kho và trước tháng 9.1998, tồn kho giảm từ một tháng xuống chỉ còn 6 ngày, đến năm 2012, con số này giảm xuống còn 5 ngày.

Thực tế vào tháng 7/2011, Apple bán hết mọi chiếc iPad 2 được sản xuất và không gây ra bất kỳ lãng phí nào do phải lưu kho vì không bán được. Để làm được điều này, Apple cắt giảm số lượng SKU (đơn vị lưu kho) xuống còn xấp xỉ 26 ngàn (Amazon có đến 135 triệu SKUs). Việc cắt giảm số lượng nhà cung ứng chính, nhà kho trung tâm, SKU cùng với việc đồng bộ hóa dữ liệu trên toàn hệ thống đã giúp việc dự báo nhu cầu chính xác hơn.

Sở hữu người tiêu dùng

Theo Montgomerie và Roscoe, yếu tố hoàn hảo nhất trong mô hình kinh doanh của Apple nằm ở khả năng “sở hữu người tiêu dùng” của hãng. Mô hình kinh doanh của Apple được thiết kế để lôi kéo người tiêu dùng tham gia vào hệ sinh thái phần cứng – phần mềm – dịch vụ. Vì các vấn đề liên quan đến chi phí chuyển đổi, người tiêu dùng sẽ ít có khuynh hướng chuyển sang các hệ sinh thái của đối thủ cạnh tranh. Điều này mang lại cho Apple sức mạnh to lớn trong một chuỗi cung ứng mà Apple nắm ở cả hai phía (nhà cung cấp và người tiêu dùng).

Việc sở hữu người tiêu dùng không chỉ giúp Apple quản trị thành công chuỗi cung ứng vật chất mà còn giúp hãng thâm nhập một thị trường mới là cung cấp nội dung trực tiếp đến người tiêu dùng. Trong thị trường đó, Apple bán các sản phẩm đến người tiêu dùng không phải qua bất kỳ kênh trung gian nào. Apple đã và đang kiếm được những nguồn lợi nhuận khổng lồ từ việc cung cấp nhạc trên iTunes Music Store, ứng dụng trên kho ứng dụng App Store và gần đây là kho phim và nhạc cho thuê (iTunes đã tạo ra doanh thu 16 tỷ USD cho Apple trong năm 2013).

Lý do quan trọng cho sự thành công từ chuỗi cung ứng điện tử sáng tạo của Apple là những nhà sở hữu nội dung có thể tiếp cận dễ dàng với khối lượng người tiêu dùng đông đảo và có mức độ sẵn sàng chi trả cao mà Apple sở hữu. Người tiêu dùng thì lại dễ dàng mua hoặc thuê được nội dung yêu thích thông qua những thiết bị thông minh. Bài học ở đây chính là việc xây dựng lợi thế “sở hữu người tiêu dùng” đồng thời tạo ra phương thức giao dịch thuận tiện nhất, và trải nghiệm mua hàng tốt nhất cho khách hàng để tận dụng tối đa lợi thế đó.

Back

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 21

CHƯƠNG TRÌNH TRÊN VTV9: VIETNAM LOGISTICS

Thời gian phát sóng: phát sóng lần đầu vào lúc 10g00 sáng Chủ nhật, phát lại vào lúc 11h10’ thứ Hai 8h00 và sáng thứ Tư tuần kế tiếp;

Kênh phát sóng: VTV9

Nhà sản xuất: Đài truyền hình Việt Nam

CHƯƠNG TRÌNH VỀ LOGISTICS TRÊN INFOTV- LOGISTICS VIỆT NAM

Thời gian phát sóng: 20h30 - 20h45 tối thứ Sáu và phát lại lúc 10h30 thứ Bảy hàng tuần

Kênh phát sóng: kênh InfoTV

Nhà sản xuất: VietNam Logistics Media phối hợp InfoTV

CUỘC THI ẢNH: LOGISTICS VIỆT NAM – NHỮNG GÓC NHÌN – LẦN 1 – NĂM 2018

Ý nghĩa: Khám phá nét đẹp Logistics/ Chuỗi cung ứng Xuất nhập khẩu Việt Nam nhằm phát hiện và khắc họa hình ảnh về con người, cơ sở vật chất, công cụ - công nghệ, nguồn nhân lực... đang hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ logistics, chuỗi cung ứng – xuất nhập khẩu hàng hóa, để từ đó tìm ra những nét đẹp của ngành, nhằm tôn vinh những đóng góp của ngành logistics đối với nền kinh tế đất nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu.

Bảo trợ: Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam (VAPA) - Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA)

Tổ chức: Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) - Tạp chí Vietnam Logistics Review (VLR)

Đối tượng dự thi: Là những người yêu thích nhiếp ảnh, các nghệ sĩ nhiếp ảnh chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp, không phân biệt giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, người Việt Nam hay người nước ngoài đang làm việc và cư trú tại Việt Nam.

Thời gian gửi ảnh: đến hết ngày 25/7/2018

Back

SỰ KIỆN LOGISTICS TRONG CÁC THÁNG TỚI 9

“What you get by achieving your goals, is not as important as, what you become by achieving your goals.”

- ZIG ZIGLAR -