BẢN TIN KIẾN THỨC KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ NÔNG …

16
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH ĐỒNG NAI KIẾN THỨC KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ NÔNG THÔN MỚI 1597, Phạm Văn Thuận, Phường Thống Nhất, TP. Biên Hòa; Email: [email protected]; Website: www.dost-dongnai.gov.vn SỐ 06/2021 BẢN TIN 2 Tổng điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo 3 Bàn giao vốn từ Quỹ Hỗ trợ nông dân tại các địa phương 4 Một số biện pháp phòng bệnh hại cây bưởi 10 Trồng bắp “né” hạn: Hiệu quả vượt trội 12 TP.Long Khánh: Phấn đấu hoàn thành xã nông thôn mới kiểu mẫu trước năm 2025 14 Từng bước hình thành các chuỗi giá trị sản phẩm OCOP 15 Thơ: Tam An đẹp giàu!

Transcript of BẢN TIN KIẾN THỨC KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ NÔNG …

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH ĐỒNG NAI

KIẾN THỨC KHOA HỌC & CÔNG NGHỆPHỤC VỤ NÔNG THÔN MỚI

1597, Phạm Văn Thuận, Phường Thống Nhất, TP. Biên Hòa; Email: [email protected]; Website: www.dost-dongnai.gov.vn

SỐ 06/2021

BẢN TIN

2 Tổng điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo

3 Bàn giao vốn từ Quỹ Hỗ trợ nông dân tại các địa phương

4 Một số biện pháp phòng bệnh hại cây bưởi

10 Trồng bắp “né” hạn: Hiệu quả vượt trội

12 TP.Long Khánh: Phấn đấu hoàn thành xã nông thôn mới kiểu mẫu trước năm 2025

14 Từng bước hình thành các chuỗi giá trị sản phẩm OCOP

15 Thơ: Tam An đẹp giàu!

2

CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH MỚI

Nhờ các chính sách khuyến nông hỗ trợ về cây, con giống mà nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo có điều kiện vươn lên thoát nghèo bền vững

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ NÔNG THÔN MỚI

UBND tỉnh Đồng Nai đã triển khai kế hoạch tổng điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh Đồng Nai áp dụng cho giai đoạn 2022-2025 để triển khai thực hiện các chương trình, chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội và phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh.

Đối tượng được điều tra là người dân trên địa bàn tỉnh có mức thu nhập trung bình theo chuẩn nghèo quy định tại Nghị định số 07/2021/NĐ-CP như sau:

Chuẩn hộ nghèo- Khu vực nông thôn: Là hộ gia

đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo

Ngày 1/6/2021, UBND tỉnh Đồng Nai ban hành Quyết định số 22/2021/QĐ-UBND quy định về mật độ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2030.

Quyết định của UBND tỉnh quy định rõ: Mật độ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đến năm 2030 là 1,5

đơn vị vật nuôi trên 1 ha đất nông nghiệp (ĐVN/ha). Quy định áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước hoặc người nước ngoài có liên quan đến lĩnh vực chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Quyết định này có hiệu lực từ ngày 16/6/2021 và thay thế Quyết

định số 42/2020 ngày 30/9/2020 của UBND tỉnh Đồng Nai quy định về mật độ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2030.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường , hiện nay, diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh là gần 280,8 ngàn ha. T.Quế

TỔNG ĐIỀU TRA, RÀ SOÁTHỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈOlường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

- Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

Chuẩn hộ cận nghèo- Khu vực nông thôn: Là hộ gia

đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.

Quy định mật độ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2030

- Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.

Chuẩn hộ có mức sống trung bình

- Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.500.000 đồng đến 2.250.000 đồng.

- Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Kết hợp với việc xác định ngưỡng thiếu hụt 6 dịch vụ xã hội cơ bản: Việc làm, y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, thông tin).

Thời gian điều tra dự kiến từ tháng 6 đến tháng 11/2021. Phương pháp điều tra: Kết hợp các phương pháp nhận dạng nhanh, phỏng vấn trực tiếp, phương pháp đánh giá có sự tham gia của người dân.

Tỉnh Đồng Nai dự kiến điều tra khoảng 68.100 hộ (tương đương 7,5% số hộ dân trên tổng số hộ dân toàn tỉnh).

An Nhiên

3

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ NÔNG THÔN MỚI

CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH MỚI

Ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh trao vốn cho 10 hộnông dân tại xã Xuân Phú, H.Xuân Lộc

UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành kế hoạch tổ chức phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ) năm 2021.

Kế hoạch tập trung vào các nội dung chính: Hoạt động tuyên truyền giáo dục; công tác phát động phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ; công tác dân vận; tổ chức các hoạt động hưởng ứng và Lễ phát động phong trào Toàn dân bảo vệ ANTQ năm 2021 và các hoạt động thi đua khen thưởng.

Kế hoạch được ban hành nhằm tổ chức các hoạt động thiết thực chào mừng thành công Đại hội

Hội Nông dân tỉnh vừa tổ chức lễ giao vốn từ Quỹ Hỗ trợ nông dân cho 3 dự án tại huyện Xuân Lộc với tổng số tiền 1,9 tỷ đồng. Các dự án gồm: dự án chăn nuôi bò thịt tại xã Xuân Hòa có 20 hộ vay, số tiền là 1 tỷ đồng; dự án chăn nuôi heo sinh sản tại xã Xuân Phú có 10 hộ vay, số tiền là 500 triệu đồng và dự án thâm canh cây xoài có 10 hộ vay, số tiền là 400 triệu đồng.

Trước đó, Quỹ Hỗ trợ nông dân đã hỗ trợ cho 2 dự án thâm canh sầu riêng của 20 hộ nông dân tại các xã Bảo Bình, Xuân Bảo (huyện Cẩm Mỹ) với tổng số tiền 1 tỷ đồng. Thời gian cho vay các dự án trên là 24 tháng với mức phí cho vay là 0,55%/tháng. Mục tiêu của chương trình là nhằm kịp thời hỗ trợ hội viên nông dân xây dựng và nhân rộng các mô hình phát triển, nâng cao quy mô sản xuất, phát triển ngành nghề; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển các hình thức kinh tế tập thể ở nông thôn; tạo việc làm, thúc đẩy việc ứng dụng tiến bộ

kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp... Chương trình cũng nhằm mục đích giúp hội viên nông dân trên địa bàn tỉnh có thêm nguồn vốn, khắc phục khó khăn trong sản xuất do ảnh hưởng dịch bệnh Covid - 19.

Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Nguyễn Tuấn Anh đề nghị các hộ

nhận vốn phải sử dụng vốn đúng mục đích, cố gắng làm ăn có hiệu quả, thường xuyên trao đổi kinh nghiệm, tương trợ nhau trong nhóm hộ, tham gia tích cực các hoạt động, phong trào do Hội, địa phương phát động, nộp phí hàng quý và trả vốn gốc đúng hạn.

Thảo Quế

BÀN GIAO VỐN TỪ QUỸ HỖ TRỢ NÔNG DÂN TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG

Tổ chức phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốcĐảng toàn quốc lần thứ XIII, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, Cuộc Bầu cử Đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp, kỷ niệm 30 năm ngày thành lập huyện Xuân Lộc, 16 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ ANTQ, nhằm huy động sức mạnh toàn dân tham gia phong trào bảo vệ ANTQ, nêu cao tinh thần cảnh giác, tích cực tham gia phòng chống các loại tội phạm và tệ nạn xã hội, đảm bảo an ninh trật tự, (Xem tiếp trang 5)

góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh nhà và hướng đến mục tiêu “Huy động nguồn lực xây dựng huyện Xuân Lộc thành huyện Nông thôn mới kiểu mẫu đầu tiên của tỉnh”.

Cụ thể công tác phát động phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ được thực hiện tại Trung tâm văn hóa, thông tin và thể thao huyện Xuân Lộc vào ngày 23/6/2021 với các

4

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ NÔNG THÔN MỚI

PHỔ BIẾN KIẾN THỨC

Bệnh vàng lá GreeningBệnh vàng lá Greening còn gọi

là bệnh vàng lá gân xanh, do vi khuẩn gây hại. Rầy chổng cánh là tác nhân lây truyền. Vi khuẩn gây xáo trộn sinh lý làm tắc nghẽn quá trình vận chuyển dinh dưỡng trong cây. Cây bị bệnh sinh trưởng kém làm giảm năng suất và phẩm chất quả. Bệnh này mang tính hủy diệt, gây hại trên diện rộng và khó phòng trừ.

Lá bị bệnh sẽ co hẹ phiến lá, nhọn như hình tai thỏ, khoảng cách giữa các lá ngắn lại, lá vàng nhưng gân lá vẫn xanh. Gân lá bị sưng lên sau đó trở nên cứng và uốn cong ra ngoài.

Cây bưởi bị bệnh vàng lá Greening trái thường méo mó, khi bổ tâm trái sẽ bị lệch qua một bên, quả chín ngược và hạt thường có màu nâu. Cây bị bệnh thường ra hoa nghịch mùa hoặc ra hoa nhiều đợt, trên cùng nhánh cây có thể vừa ra hoa vừa mang trái. Sự kết hợp các triệu chứng trên và rầy chổng cánh trong vườn là yếu tố xác định bệnh vàng lá Greening. Các triệu chứng trên có thể xuất hiện trên từng cành, từng cây hoặc cả vườn.

Để phòng trừ bệnh vàng lá Greening, bà con nông dân nên trồng các giống bưởi sạch bệnh, cách ly nguồn nhiễm bệnh. Ngoài ra, nên trồng bưởi thưa, có cây chắn gió bảo vệ bên ngoài. Khi phát hiện trong vườn bưởi có cây bị bệnh nên loại bỏ và trồng xen ổi

Một số biện pháp phòng bệnh hại cây bưởiĐồng Nai là tỉnh có diện tích bưởi khá lớn khoảng trên 8,2 ngàn ha, năng suất bình quân 10,77 tấn/ha, sản lượng 68,87 ngàn tấn/năm. Thời gian qua, diện tích cây bưởi trên địa bàn tỉnh tăng khá nhanh. Nhờ trồng bưởi mà nhiều hộ đã có thu nhập cao và vươn lên làm giàu. Tuy nhiên, để cây bưởi phát triển tốt, cho năng suất cao, nông dân nên chú ý phòng trừ một số bệnh hại bưởi.

để xua rầy chổng cánh.Bệnh loétBệnh loét là bệnh rất nguy

hiểm trên cây bưởi, khó phòng trừ triệt để. Bệnh do vi khuẩn Xanthomonas campestris pv.citri gây ra. Trên các phiến lá, bệnh phát sinh tự nhiên có hình tròn, nếu phát trên các vết bệnh khác thì hình dạng có thể biến đổi.

Trên vỏ quả bị bệnh loét cũng tương tự như trên phiến lá. Nét điển hình của bệnh loét là mô bệnh bị sần sùi màu xám, xung quanh có viền màu vàng nhạt. Khi bệnh phát triển mạnh, các vết bệnh có thể liên kết với nhau tạo thành mảng lớn. Tàn dư cây bệnh chính là nguồn lây lan bệnh từ nơi này đến nơi khác, từ vụ này sang vụ khác.

Để phòng trừ bệnh loét trên cây bưởi hiệu quả, bà con nên vệ sinh vườn, thu dọn những bộ phận cây bị bệnh để tiêu hủy nhằm hạn chế nguồn bệnh. Cắt tỉa các cành

bệnh để tránh lây lan, đồng thời thường xuyên tỉa cành tạo tán làm cho vườn cây thông thoáng. Bón chế phẩm nấm Trichoderma với xạ khuẩn Streptomyces.

Ngoài ra, phun thuốc đặc trị luân phiên như: Kasugamycin 2% với Copper Oxychloride 45%; phun thuốc Copper Hydrocide, Copper Oxychloride định kỳ để bảo vệ các đợt lá non, đọt non hoặc sử dụng thuốc Metalaxyl 8% và Mancozeb 64% quét lên vết bệnh.

Bệnh ghẻBệnh ghẻ trên cây bưởi do nấm

Elsinoe fawcetii gây hại.Triệu chứng của bệnh ghẻ trên

cây bưởi là lá non, quả non có vết bệnh nhô lên cao, có màu xám, nâu nhạt, sần sùi. Các vết bệnh thường nối thành mảng làm cho quả, cành bị biến dạng.

Cách phòng trừ, nên cắt tỉa, tiêu hủy các bộ phận bị bệnh của cây.

- Trồng các giống bưởi sạch

Bệnh ghẻ trên cây bưởi do nấm Elsinoe fawcetii gây hại

5

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ NÔNG THÔN MỚI

PHỔ BIẾN KIẾN THỨC

nội dung: Tổ chức tuyên truyền vận động toàn dân chấp hành nghiêm chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trên lĩnh vực an ninh thông tin, chủ quyền biển, đảo, chủ trương, biện pháp của Đảng, Nhà nước trong bảo vệ chủ quyền quốc gia, dân tộc và phát động xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ; Phổ biến giáo dục pháp luật cho đối tượng đặc thù: đối tượng hình sự, ma túy, thanh thiếu niên hư, chậm tiến, các đối tượng có nguy cơ phạm tội; Xây dựng, củng cố lực lượng nòng cốt ở cơ sở; Trao vốn quỹ doanh nhân với an ninh trật tự nhằm tạo điều kiện cho khoảng 15 đối tượng có quá khứ vi phạm pháp luật được vay vốn làm ăn phát triển sản xuất, tái hòa nhập cộng đồng, hạn chế nguy cơ phạm tội; xây dựng mô hình camera an ninh trên địa bàn huyện Xuân Lộc, trong đó chọn xã Suối Cát làm điểm lắp đặt hệ thống camera giám sát trên các tuyến đường tỉnh, đường huyện, đường xã và đường nhánh trên địa bàn xã.

Để đảm bảo công tác phòng chống dịch, UBND tỉnh cũng giao Công an tỉnh phối hợp cùng UBND huyện Xuân Lộc và các sở, ngành, đơn vị liên quan căn cứ vào tình hình diễn biến của dịch bệnh để chủ động thời gian, quy mô, hình thức, biện pháp tổ chức các hoạt động sao cho phù hợp, đảm bảo an toàn tuyệt đối về công tác phòng chống dịch theo tinh thần chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh.

Ngô An

Tổ chức phát độngphong trào toàn dânbảo vệ an ninh Tổ quốc

(tiếp theo trang 3)

bệnh.Phun thuốc phòng trừ bệnh

khi cây ra lá non, đọt non, hoa vừa rụng cánh, sau đậu quả bằng một trong các loại thuốc, như: Mancozeb, Carbendazim…

Bệnh chảy nhựaBệnh này do nấm Phytopthora

spp gây ra.Đây là một trong các loại bệnh

phổ biến ở các vườn bưởi. Giống bưởi bị nhiễm bệnh chảy nhựa nặng nhất hiện nay là bưởi đường núm. Bệnh thường xuất hiện ở gốc, thân và cành.

Thân cây bị bệnh, lúc đầu vết bệnh làm vỏ cây ở gốc bị sũng nước có màu nâu, sau đó khô và vỏ bị nứt theo chiều dọc của thân cây, đồng thời có nhựa đặc chảy ra và đọng lại màu nâu. Cây bưởi bị bệnh chảy nhựa có ít rễ, vỏ rễ

bị thối, nhất là rễ non. Còn lá bị bệnh chuyển sang màu vàng và rụng.

Trái bị bệnh, bề mặt vỏ trái xuất hiện các vết thâm hơi lõm, khi bổ quả thấy có mùi hôi, trái rất dễ rụng.

Cách phòng trừ bệnh chảy nhựa là đào mương thoát nước xung quanh vườn bưởi và ngăn chặn nguồn nước từ các nơi khác đến.

Khi trồng bưởi, trồng với mật độ thưa để giảm độ ẩm trong vườn cây. Sau khi thu hoạch bưởi, tiến hành tỉa cành, tạo tán, chăm sóc vệ sinh vườn thật kỹ, xử lý triệt để các vết bệnh cũ. Ngoài ra, có thể dùng thuốc Fosetyl Aluminium phun lên tán lá và phun luân phiên với Phosphorous acid.

Lê Văn (tổng hợp)

Để cây bưởi phát triển tốt, cho năng suất cao, nông dân nên chú ýphòng trừ một số bệnh hại bưởi

6

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ NÔNG THÔN MỚI

PHỔ BIẾN KIẾN THỨC

Theo Cục Bảo vệ thực vật, sâu đầu đen hại dừa được phát hiện lần đầu tiên vào ngày 19/7/2020 tại ấp Giồng Tre (xã Phú Long, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre) trên diện tích khoảng trên 2 ha, gây hại nặng trên cây dừa 15-20 năm tuổi. Sau đó, loài sâu này lan rộng ra các địa phương khác.

Thống kế cho thấy, đến nay, diện tích dừa nhiễm sâu đầu đen trong vùng là 148 ha, trong đó Bến Tre bị nhiễm 146,8 ha và Sóc Trăng mới nhiễm 1,2 ha và có khuynh hướng lây lan sang các tỉnh khác có trồng dừa ở khu vực miền Nam.

Theo kết quả giám định của Trung tâm Giám định Kiểm dịch thực vật, sâu đầu đen hại dừa giống với loài gây hại ở Thái Lan có tên gọi là bướm sâu đầu đen (Black Headed Caterpillar), tên khoa học là Opisina arenosella Walker (họ Oecophoridae, bộ: Lepidoptera).

Ban đầu sâu ăn bề mặt và phần mặt dưới của lá dừa. Sau đó chúng sẽ làm các mạng tơ ở mặt dưới của lá, sâu nhỏ sẽ ẩn mình ở đây để ăn lá, lá bị hại nhìn như bị cháy sém. Sâu này thậm chí còn tấn công cả phần bề mặt màu xanh của trái dừa.

Khi sâu đầu đen mới xuất hiện, ngành nông nghiệp tỉnh Bến Tre đã phun xịt thuốc hóa học bằng thiết bị bay không người lái. Tuy nhiên, phương pháp này không hiệu quả bởi sâu đầu đen núp dưới lá, ẩn sâu trong bẹ dừa nên rất khó để tiêu diệt. Hơn nữa, những vườn dừa có

tuổi đời cao, thân cây cao nên việc phun xịt không hiệu quả.

Theo Cục Bảo vệ thực vật, do đây là loài sâu hại mới xuất hiện ở Việt Nam, nên chưa có hướng dẫn phương pháp điều tra. Để phòng trừ, Cục Bảo vệ thực vật đề nghị các tỉnh có trồng dừa thực hiện một số biện pháp như sau:

Thông tin kịp thời trên các phương tiện thông tin đại chúng

Cận cảnh sâu đầu đen gây hại trên cây dừa

THÔNG TIN KỊP THỜI VỀ SÂU ĐẦU ĐEN GÂY HẠI TRÊN CÂY DỪAVÀ KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

Trung tâm Bảo vệ thực vật (BVTV) phía Nam (thuộc Cục Bảo vệ thực vật) vừa có văn bản số 02/BVTV-TV gửi Chi cục trồng trọt và Bảo vệ thực vật các tỉnh phía Nam về việc thông tin kịp thời về sâu đầu đen gây hại trên cây dừa và khuyến cáo các biện pháp phòng trừ.

về sự xuất hiện và gây hại của sâu đầu đen trên cây dừa; Xây dựng mô hình và tập huấn hướng dẫn nông dân cách nhận dạng cũng như biện pháp quản lý sâu đầu đen; Tổ chức điều tra, phát hiện kịp thời những diện tích bị nhiễm sâu đầu đen để đề ra những biện pháp xử lý, không để lây lan ra diện rộng.

Bên cạnh đó, tiến hành biện pháp phòng trừ như bắt thủ công, thử nghiệm và xử lý bằng thuốc BVTV phun trừ sâu non tuổi từ 1-2 để xác định biện pháp phòng trừ hiệu quả.

Ngoài ra, Cục Bảo vệ thực vật cũng đề nghị, các địa phương cần khuyến cáo người dân tăng cường kiểm tra dừa, nếu phát hiện sâu đầu đen hay nhộng thì chặt cành đem ngâm nước hoặc đốt. Các địa phương cần điều tra, khoanh vùng diện tích nhiễm sâu để áp dụng các biện pháp phòng trừ sớm khi còn diện hẹp.

Thanh Cảnh

Dừa bị khô héo khi sâu đầu đen tấn công, gây hại

7

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ NÔNG THÔN MỚI

NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG

Những câu chuyện nhâm nhi quanh ly trà nóng với bạn bè, đồng nghiệp, đồng hương đã khiến cho chàng trai 8X Nguyễn Đăng Ánh (Chủ doanh nghiệp Tư nhân Trà Anh Trần, P.Long Bình, TP. Biên Hòa) từ bỏ một công việc làm công ăn lương ổn định tại một công ty hóa chất để tiến một bước đi mạnh dạn hơn: Bỏ những đồng vốn ít ỏi tích góp được để kinh doanh trà. Anh Nguyễn Đăng Ánh nhớ lại “Đến với trà, đầu tiên mình chỉ có vỏn vẹn 15 triệu đồng. Số tiền ít ỏi đấy chỉ đủ mua một lô hàng trà đắng (loại dùng để pha trà đá) để bỏ mối cho một số quán nước tại Biên Hòa”. Số tiền lời ít ỏi anh lại nhập gốc để nhập lô hàng to thêm một chút. Tuy vậy với việc lấy hàng bỏ sỉ, ngoài việc thu được tiền lời, công việc khó phát triển thêm. Chưa kể, các mối hàng ngày càng nhiều, việc cạnh tranh ngày càng khó, nhất là đối với các loại hàng hóa không có thương hiệu.

Khởi nghiệp với trà xanhTrên thế giới, có rất nhiều nước trồng chè, tuy vậy, cách thưởng thức của mỗi quốc gia một khác nhau. Trong đời sống thường nhật, trà được người Việt dùng quanh năm, kể từ quán nước bên hè phố đến ấm trà trong gia đình, hay những nhà hàng sang trọng. Mời nhau tách trà đã trở thành thông lệ của những cuộc gặp gỡ hàn huyên bạn bè tri kỷ, những cuộc giao lưu bất chợt để từ không quen biết trở thành bạn.

Chính vì vậy, anh nghĩ đến việc phải nghiên cứu để gây dựng cho mình riêng một thương hiệu trà. Và Trà Anh Trần ra đời từ đó. Đến nay, sau gần 3 năm có mặt trên thị trường, Trà Anh Trần trở thành thức uống quen thuộc của nhiều người dân tại Đồng Nai.

“Bắt tay vào xây dựng thương hiệu, mình phải tìm hiểu tất tần tật mọi thứ. Từ việc đăng ký nhãn hiệu, môi trường cạnh tranh, nghiên cứu đối thủ và các cơ hội trên thị trường; Nghiên cứu khách

hàng và công chúng mục tiêu; xây dựng sứ mệnh và tầm nhìn thương hiệu; Xây dựng hệ thống giá trị cốt lõi; Văn hóa thương hiệu…và cái mình quan tâm nhiều hơn nữa là giá trị sản phẩm đối với sức khỏe con người.”- anh Ánh cho biết.

Qua tìm hiểu các tài liệu, anh biết được, hiện nay, các nhà khoa học đã chứng minh được chè xanh là kho tàng của các hoạt chất sinh học. Điển hình như các polyphenol, các alkaloid, các aminoaxít, vitamin, flavonid, flour,

Công nhân làm việc tại xưởng trà Anh Trần

8

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ NÔNG THÔN MỚI

NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG

Theo Quy trình quản lý cây trồng tổng hợp sản xuất trái thanh long cho các vùng trồng chính do Cục Trồng trọt ban hành, để cải thiện chất lượng trái, sức khỏe cây và hạn chế bệnh vàng bẹ rám cành cây thanh long, người trồng thanh long cần thực hiện các biện pháp sau:

- Cải thiện màu sắc quả, tai quả xanh dày cứng, vỏ quả dày, màu sắc quả đẹp và độ chắc thịt quả thì phun bổ sung: GA3 40 mg/l+ NAA 20 mg/l + Canxi clorua 10g/l vào giai đoạn 3 ngày sau hoa nở (rút râu), 9 ngày sau hoa nở và 15 ngày sau hoa nở.

- Bệnh vàng bẹ rám cành: do nhiều tác nhân gây ra như: tác nhân phi sinh học: nắng nóng – nhiệt độ cao; tác nhân sinh học (thứ cấp): do nấm Bipolaris crustacea, Fusariumequiseti gây ra. Trường hợp do nắng nóng và nhiệt độ cao, trên bề mặt cành/ bẹ già sẽ xuất hiện từng mảng màu vàng và xảy ra chủ yếu ở phần đầu trụ. Trên cùng một vườn, những cành nằm vị trí hướng Tây (mặt trời lặn) trên cùng trụ thường bị gây hại nặng

tanin, saponin... Tất cả có 12 nhóm hoạt chất trong cây chè. Trà có khả năng kích thích lao động và đem lại niềm vui, trà có lợi ích cho hô hấp và tim mạch, trà có khả năng ức chế, ngằn ngừa sự phát triển tế bào ung thư vì trà có chứa một loại dược tính gọi là ECGC (Epi gallocatechine gallate), loại chất có khả năng chống ung thư (từ ngăn cản tế bào ung thư đến chặng đứng sự di căn của các khối u). ECGC có sức sống chất ôxy hóa mạnh gấp 100 lần so với vitamin C và gấp 25 lần so với vitamin E.

Cách thức thưởng trà được nâng lên thành nghệ thuật có ở Trung Hoa và Nhật Bản - nơi đã từng coi trà như một tôn giáo (như cách gọi Trà Kinh, Trà đạo). Còn ở Việt Nam có Phong trà (phong cách uống trà), thể hiện phong phú những khía cạnh văn hoá ứng xử của người dân Việt. Chén trà là nơi khởi đầu cho những cuộc gặp gỡ hàn huyên của bạn bè tri kỷ, của những cuộc giao lưu bất chợt để từ không quen biết trở thành bạn. Cây chè Việt vì thế đã trở thành một thứ cây khởi nguồn cho sự giao tiếp tình cảm trong đời sống thường nhật, một thứ nước uống khó thiếu của người Việt.

Hiểu được giá trị của trà đối với sức khỏe cũng như văn hóa Việt, anh Ánh càng cố gắng tạo dựng thương hiệu của riêng mình bằng chữ tâm: chọn sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, nắm rõ quy trình sản xuất của từng dòng sản phẩm, ứng dụng công nghệ trong đóng gói, thiết kế và sản xuất bao bì (ứng dụng công nghệ CNC) với mẫu mã giành riêng cho thương hiệu Trà Anh Trần. Ngoài ra, để phục vụ thị hiếu của khách hàng, anh đa dạng hóa các dòng sản phẩm từ bình dân đến cao cấp. Đến nay, Anh Trần có khoảng 6-7 loại trà với giá dao động từ 300 đến 2 triệu đồng/1 ký. Do chất lượng được kiểm soát, đầy đủ các chứng nhận theo quy định, giá cả cạnh tranh nên các loại trà của anh đều trở thành mối hàng quen thuộc, lâu năm của các cửa hàng quanh vùng. Anh Trần Đăng Ánh cho biết, mỗi tháng, anh xuất đi khoảng trên dưới 2 tấn trà các loại.

Thu Hà

Anh Trần Đăng Ánh tại cửa hàng giới thiệu sản phẩm ở phường Long Bình

9

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ NÔNG THÔN MỚI

NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG

hơn so với những vị trí khác. Triệu chứng ban đầu trên cành xuất hiện các vết chấm li ti hình dạng không nhất định, có màu nâu đỏ, xung quanh vết bệnh có viền màu vàng, vết bệnh sau đó lan dần ra, liên kết lại với nhau làm vàng cả bẹ. Ngoài ra, liên quan đến bệnh vàng bẹ còn có triệu chứng khác đó là ở phía mặt trên bẹ lúc đầu xuất hiện những vệt có màu xanh, xuất hiện lốm đốm trên bẹ, xung quanh các vệt này có màu vàng. Sau đó, các vết này gồ lên trên bề mặt bẹ thanh long và có màu nâu xám. Các vết bệnh lan rộng ra, liên kết lại với nhau sẽ tạo thành những mảng lớn và khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ gây thối bẹ.

Do đó, để phòng bệnh vàng bẹ rám cành, trong mùa nắng, nên

tiến hành che lưới giảm nắng (nhiệt độ cao), hạn chế bệnh vàng bẹ rám cành và các tác nhân thứ cấp (Bipolaris crutacea, Fusarium equiseti, vi khuẩn) gây rám cành, thối cành.

Lưới che: sử dụng lưới giảm sáng từ 40% (lưới xanh nhạt) đến 43% (lưới đen). Đối với kiểu giàn chữ T: bố trí lưới che cùng thời điểm trồng thanh long. Trụ chính để cố định và căng lưới có kích thước 15 x 15cm, chiều cao trụ 3m từ mặt đất (chưa bao gồm phần trụ chôn trong đất 0,5 -0,7m), khoảng cách 2 trụ chính là 10 m. Băng lưới che mát theo hàng có chiều rộng 1,5 -1,8 m và được cố định bởi những sợi thép chính (phi 4 mm) liên kết với sợi kẽm phụ (phi 2,5 mm). Độ cao từ mặt lưới che là

150 -170 cm tính từ mặt đầu giàn chữ T.

Đối với kiểu trồng trụ truyền thống: Trụ chính để cố định và căng lưới được dùng là trụ tre hoặc tầm vông (đường kính 4 -5cm), cao 2,5m (chưa bao gồm phần trụ chôn sâu 0,4 -0,5 m), khoảng cách trụ 7,5 m. Giữa các trụ được liên kết với nhau bằng hệ thống dây thép (phi 2,5 -4,0 mm) chằng giữ cân bằng trên đầu trụ và chằng phần gốc trụ. Bề ngang băng lưới che 6,0 m (tương ứng với 3 hàng cây thanh long) dọc theo chiều dài của vườn. Lưới che được cố định trên các đầu trụ bằng dây cước nhựa. Độ cao từ mặt lưới che là 100 -120 cm tính từ mặt đầu trụ.

- Phun hỗ trợ phân bón qua cành: Trong trường hợp không che lưới giảm sáng, phun acid humic (42%), hoặc các loại phân bón lá giàu hàm lượng P, K (P 52%; K 34%), hoặc hỗn hợp canxibo (CaO 6%; B 2%) qua cành để tăng tính chống chịu với điều kiện bất lợi của môi trường (nắng nóng và nhiệt độ cao) và tăng khả năng kháng bệnh vàng bẹ rám cành. Có thể phun Nicotinic acid, oxalic acid, KH2PO4 giúp làm chậm xuất hiện của bệnh vàng bẹ rám cành.

Số lần và thời điểm phun: Lần 1: đọt non nhú 20-30 cm; Lần 2: đọt non dài 30 - 40 cm; Lần 3: đọt non dài 80 -100 cm (cành mọc cong một góc 450 so với bề mặt trụ); Lần 4: bẹ thành thục hoàn toàn (bẹ nằm ngang bề mặt trụ).

LH (tổng hợp)

Thiết kế che lưới giảm nắng đối với thanh long

Kỹ thuật cải thiện chất lượng trái,sức khỏe cây và hạn chế bệnh vàng bẹ rám cành

đối với cây thanh long

10

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ NÔNG THÔN MỚI

NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG

Thành công nhờ chuyển đổi cây trồngNhững ngày này, bà con nông

dân xã Lang Minh đang bước vào vụ thu hoạch đông - xuân. Đây là vụ bắp lớn nhất trong năm với diện tích lên đến hơn 700ha. Năm nay, bắp trúng mùa, trúng giá nên ai nấy đều phấn khởi.

Ông Nông Văn Quý, ấp Đông Minh, người gắn bó với cánh đồng này hơn 30 năm cho biết, trung bình 1ha bắp cho 10-12 tấn hạt/vụ. Nếu trồng được 2 vụ bắp, thu nhập bình quân khoảng 160-180 triệu đồng, cộng thêm 1 vụ lúa khoảng 30 triệu đồng nữa, trừ công và các chi phí đầu vào còn lời khoảng 160 triệu đồng. Trong khi trước đây trồng lúa đơn thuần, năng suất tối đa chỉ đạt khoảng 6 tấn/vụ/ha. Nếu trồng được 2 vụ thuận lợi, thu nhập khoảng 80 triệu đồng/năm. Có

Nông dân xã Lang Minh, H.Xuân Lộc thu hoạch bắp vụ đông - xuân

Trồng bắp “né” hạn:

Hiệu quả vượt trộiCánh đồng xã Lang Minh là vùng trũng của H.Xuân Lộc. Trước đây, người dân thường trồng 2-3 vụ lúa/năm, nhưng năng suất vụ đông - xuân không cao do thường xuyên thiếu nước. Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng để ứng phó với biến đổi khí hậu, mô hình trồng lúa bắp kết hợp được hình thành và đem lại hiệu quả vượt trội với thu nhập lên đến 200 triệu đồng/ha/năm.

năm, nông dân không thể xuống giống hoặc có xuống giống nhưng không được thu hoạch lúa vì thiếu nước.

“Trồng bắp có lợi hơn nhiều so với trồng lúa, không chỉ tiết kiệm được công chăm bón, chi phí thuốc trừ sâu mà còn né được tình trạng khô hạn vụ đông - xuân. Tuy

nhiên, tôi không trồng bắp hoàn toàn mà duy trì 2 vụ bắp 1 vụ lúa vì mùa mưa ngập nước, trồng bắp không hiệu quả. Việc luân phiên cây trồng cũng góp phần cải tạo đất, tăng năng suất cho vụ sau” - ông Quý nói.

Ông Nguyễn Văn Thái, ấp Tân Bình nhớ lại, lúc mới thực hiện

11

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ NÔNG THÔN MỚI

NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG

Vụ đông - xuân 2021, xã Lang Minh trồng hơn 700ha bắp. Nhờ thời tiết thuận lợi, hệ thống thủy lợi đảm bảo, năng suất bắp đạt 60-70 tấn/ha (loại trồng lấy cây) và 10-12 tấn/ha (đối với bắp lấy hạt). Sản phẩm đang được bán cho các trang trại chăn nuôi, thương lái với giá bán bình quân 950 ngàn đồng/tấn bắp cây và 7,5 triệu đồng/tấn bắp, sau khi trừ chi phí nông dân thu lời 40-60 triệu đồng/vụ, gấp 2-2,5 lần so với trồng lúa.

chuyển đổi từ cây lúa sang cây bắp để tránh hạn, ai cũng lo lắng. Vụ đầu tiên, cả xã trồng được khoảng 100ha bắp nhưng không liền ruộng, chủ yếu đất ruộng của đảng viên, những người làm công tác xã hội ở xã, ấp. Đến kỳ thu hoạch, năng suất bắp bình quân đạt 9-10 tạ/sào, tính ra lợi hơn lúa. Thế là mô hình 2 vụ lúa 1 vụ bắp/năm, rồi 2 vụ bắp 1 vụ lúa/năm ra đời, kinh tế gia đình ông dần dần khá lên.

Ông Lại Quốc Tặng, Phó chủ tịch UBND xã Lang Minh cho biết, vụ đông - xuân năm nay, nhờ lượng nước từ đập dâng Lang Minh và đập dâng hồ Gia Măng mới đi vào hoạt động năm 2020 nên không xảy ra tình trạng thiếu nước sản xuất như những năm trước. Diện tích gieo trồng cây ngắn ngày toàn xã đạt 730/730ha, trong đó cây bắp chiếm hơn 710ha. Khoảng 50% diện tích trồng bắp bán cây cho các trang trại, HTX làm thức ăn cho gia súc, 50% còn lại trồng bắp lấy hạt bán cho Công ty TNHH TMDV Sản xuất chăn nuôi Thanh Đức, một số doanh nghiệp chăn nuôi gia cầm trên địa bàn, các thương lái trong và ngoài huyện.

Cũng theo ông Tặng, trước đây khi còn sản xuất 2-3 vụ lúa/năm nông dân chủ yếu lấy công làm lời, lợi nhuận không đáng kể. Thực

hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng để phòng và chống hạn, mô hình 2 vụ lúa 1 vụ bắp, 2 vụ bắp 1 vụ lúa, thậm chí 3-4 vụ bắp được hình thành và đem lại hiệu quả kinh tế vượt trội. Xã đã thành lập CLB Năng suất bắp cao, Tổ Điều phối thủy lợi. Hằng năm, xã đều có kế hoạch gieo trồng, kế hoạch lấy nước và thông tin cụ thể đến bà con nông dân lịch xuống giống đồng loạt.

Giữ vùng chuyên canh lúa, bắpMặc dù cây bắp đã và đang đem

lại hiệu quả thấy rõ, tuy nhiên, tại cánh đồng Lang Minh mỗi năm vẫn có hàng ngàn ha lúa được trồng ở vụ hè - thu (khoảng 400ha) và xen bắp ở các vụ khác trong năm.

Ông Trần Sơn Kim, Chủ tịch UBND xã Lang Minh cho rằng, cây bắp vừa có hiệu quả kinh tế vừa góp phần tiết kiệm nước tưới lại có đầu ra ổn định, tuy nhiên, vì cánh đồng Lang Minh nằm trong vùng quy hoạch trồng lúa nước (bảo vệ nghiêm ngặt, hạn chế chuyển đổi) của tỉnh nên khoảng 400ha vẫn được luân phiên trồng lúa. Xã khuyến cáo người dân trồng các giống lúa có năng suất vào vụ hè - thu vì mùa này mưa nhiều, nước từ các nơi dồn về cánh đồng, không thích hợp trồng các

loại cây khác. Một số vùng trũng nông dân vẫn duy trì trồng 2-3 vụ lúa/năm để giữ đất lúa và góp phần đảm bảo an ninh lương thực.

Theo ông Kim, hiện hệ thống tưới, tiêu nước trên cánh đồng Lang Minh cơ bản ổn định. Để giữ vùng quy hoạch đất lúa, xã chỉ cho phép chuyển đổi sang trồng 3-4 vụ bắp/năm hoặc hoa màu (cây ngắn ngày) đối với diện tích đất nền cao, nguồn nước thủy lợi chưa phủ đến và diện tích trồng lúa không hiệu quả. Không cho trồng cây ăn quả, cây lâu năm trên đất lúa.

Chia sẻ thêm về mô hình lúa bắp, ông Kim cho rằng, cây lúa hiệu quả kinh tế thấp hơn nhưng phù hợp với đặc điểm cánh đồng của xã. Cây bắp tuy có hiệu quả kinh tế hơn, nhưng đầu ra chưa bền. “Hiện tại, bắp thu hoạch đến đâu HTX và thương lái địa phương mua đến đó, tuy nhiên giữa người mua và người bán không có bất kỳ hợp đồng, cam kết nào. Giá cả bấp bênh và phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái. Tới đây, xã sẽ thành lập chuỗi liên kết cây bắp để người nông dân yên tâm sản xuất. Điều này cũng phù hợp với xu hướng sản xuất hàng hóa lớn, gắn sản xuất với tiêu thụ” - ông Kim cho hay.

Ông Nông Văn Quý, ấp Đông Minh chia sẻ, trăn trở lớn nhất của nông dân hiện nay là đầu ra cho nông sản. “Lúc trước tôi bán bắp cho một thương lái địa phương. Họ tự thu hoạch, tự chở bắp đi cân và đưa biên lai về. Một lần, tôi đề nghị đi theo xe đến điểm cân để kiểm tra, họ ngưng không mua bắp nữa. Nếu có đơn vị đứng ra bao tiêu đầu ra với mức giá ổn định, mua bán minh bạch thì quá tốt” - ông Quý cho hay.

Ban Mai

12

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ NÔNG THÔN MỚI

MÔ HÌNH HAY, GƯƠNG SẢN XUẤT GIỎI

Những kết quả đạt đượcTrong giai đoạn 2016-2020,

theo đánh giá của Thành ủy, UBND thành phố, Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Long Khánh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng; năm 2016, thị xã Long Khánh (nay là thành phố Long Khánh) được Thủ tướng Chính phủ công nhận đơn vị cấp huyện đầu tiên trong cả nước đạt chuẩn nông thôn mới (9/9 xã đạt chuẩn nông thôn mới); năm 2019 có 4/4 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và thành phố Long Khánh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới nâng cao.

Năm 2020, thực hiện Quyết định số 931/QĐ-UBND ngày 29/3/2019 của UBND tỉnh Đồng Nai ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu tỉnh Đồng Nai và Quyết định số 1963/QĐ-UBND ngày 26/6/2019 của UBND tỉnh Đồng Nai ban hành Bộ tiêu chí khu dân cư kiểu mẫu tạm thời tỉnh Đồng Nai, thành phố Long Khánh đã phấn đấu và nỗ lực, kết quả cuối năm 2020 UBND tỉnh công nhận xã Bình Lộc đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Từ những kết quả đạt được, kinh tế nông thôn đã có bước chuyển dịch khá tích cực; đời sống đại bộ phận nông dân được cải thiện, rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, thu

TP.Long Khánh:

Phấn đấu hoàn thành xã nông thôn mớikiểu mẫu trước năm 2025

Đến năm 2024, Long Khánh có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Đó là mục tiêu và nhiệm vụ Long Khánh đặt ra trong Kế hoạch xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025.

nhập bình quân đầu người tăng qua từng năm; giao thông đi lại thuận tiện; an ninh trật tự ngày càng ổn định.

Công tác huy động nguồn lực đầu tư xây dựng cơ bản phục vụ cho việc xây dựng và phát triển nông thôn mới được triển khai thực hiện đúng kế hoạch, phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế-xã hội của thành phố. Các công trình, dự án đầu tư đều phát huy hiệu quả và thực hiện đúng theo phân cấp, ủy quyền trong quản lý đầu tư xây dựng. Trong giai đoạn 2016-2020, nguồn vốn đầu tư cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Long

Khánh là 4.487 tỷ 739 triệu đồng. Trong đó vốn ngân sách 660 tỷ 104 triệu đồng (chiếm 14,7%), vốn doanh nghiệp 29 tỷ 200 triệu đồng (chiếm 0,7%), vốn tín dụng 3.753 tỷ 475 triệu đồng (chiếm 83,6%), vốn huy động xã hội hóa 45 tỷ 014 triệu đồng (chiếm 1%).

Tuy nhiên, kết quả thực hiện chương trình vẫn chưa tương xứng với tiềm lực và khả năng của thành phố. Nhu cầu về vốn đầu tư thực hiện xây dựng và phát triển nông thôn mới lớn nhưng số vốn ngân sách cân đối, bố trí còn thấp. Mặt khác, đời sống vùng đồng bào dân tộc còn thấp nên việc vận động, huy động nguồn vốn xã hội hóa để

Tuyến đường nông thôn mới khang trang, sạch đẹp tại xã Bảo Quang

13

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ NÔNG THÔN MỚI

MÔ HÌNH HAY, GƯƠNG SẢN XUẤT GIỎI

thực hiện chương trình gặp nhiều khó khăn. Thực trạng sản xuất nông nghiệp, nông thôn còn khó khăn; trên một diện tích đất sản xuất có nhiều loại cây trồng nên khó trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất; diện tích sản xuất nhỏ, không tập trung khó thực hiện cánh đồng lớn; chất lượng sản phẩm nông nghiệp chưa cao, khả năng cạnh tranh còn hạn chế; việc tiếp thu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất chưa sâu, chủ yếu là sơ chế, chế biến; đối với các doanh nghiệp, mặc dù chính sách hỗ trợ đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp đã có, nhưng các doanh nghiệp chưa thật sự mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực này...

Nỗ lực hoàn thành xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu trước năm 2025Cụ thể hóa Nghị quyết của

Thành ủy Long Khánh về tiếp tục thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, UBND thành phố đã ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu và

khu dân cư kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn với mục tiêu, giải pháp thực hiện cụ thể theo từng năm, từng địa phương. Theo đó, thành phố đặt ra mục tiêu phấn đấu năm 2021 thực hiện hoàn thành 01 xã nông thôn mới kiểu mẫu (xã Bảo Quang) và 02 khu dân cư kiểu mẫu (Khu dân cư Bàu Cối, ấp Bàu Cối, xã Bảo Quang; Khu dân cư Cù Bị, ấp Hàng Gòn, xã Hàng Gòn; năm 2022 đạt 01 khu dân cư kiểu mẫu (Khu dân cư Bàu Trâm, ấp Bàu Trâm, xã Bàu Trâm); năm 2023, Xã Bàu Trâm và Khu dân cư Thọ An, ấp Thọ An, xã Bảo Quang; năm 2024, Xã Hàng Gòn; năm 2024, 2025: UBND thành phố tiếp tục rà soát, đầu tư, hình thành các khu dân cư tập trung để tổ chức thực hiện nhân rộng mô hình khu dân cư kiểu mẫu.

Để chương trình xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn thành phố bảo đảm đúng lộ trình, bên cạnh công tác chỉ đạo, điều hành, giám sát của các cấp ủy đảng, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội, thành phố chú trọng công tác truyền thông nhằm nâng cao vai trò của người dân và chủ động tham gia tích cực vào Chương trình xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu và khu dân cư kiểu mẫu; tiếp tục thực hiện phong trào thi đua: “Toàn thành phố chung sức xây dựng nông thôn mới”. Ưu tiên triển khai công tác lồng ghép tốt các nguồn vốn từ các chương trình, dự án khác trên địa bàn với nguồn vốn thuộc Chương trình nông thôn mới để phát huy hiệu quả đầu tư. Đối với nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ Chương trình xây dựng nông thôn mới cần ưu tiên đầu tư tập trung cho các xã đăng ký đạt chuẩn. Song song đó, cần huy động có

hiệu quả nguồn lực từ nhân dân, ngân sách thành phố, bố trí lồng ghép, huy động mọi nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện các nhiệm vụ, nội dung xây dựng nông thôn mới. Ưu tiên hỗ trợ thực hiện các tiêu chí có thể tạo nên sự phát triển đột phá, có tính chất lan toả đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Đồng thời, thành phố tiếp tục chú trọng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn gắn với phát triển đô thị, tạo kết nối đồng bộ, nhất là kết nối liên xã; đẩy mạnh thực hiện chính sách thu hút, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, liên kết với các xã nông thôn mới.. Thành phố sẽ triển khai cho các xã thực hiện sâu rộng Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) theo hướng gia tăng giá trị; thường xuyên cập nhật thông tin về các mô hình, điển hình tiên tiến, sáng kiến và kinh nghiệm hay để phổ biến và nhân rộng, góp phần nâng cao mức thu nhập bình quân cho người dân,…

Theo lãnh đạo thành phố, giai đoạn 2021 - 2025, thành phố cần nguồn vốn rất lớn để hoàn thành các mục tiêu xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu. Do đó, thành phố sẽ tranh thủ các nguồn lực như: Lồng ghép vốn của các chương trình mục tiêu của Trung ương, các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu đang triển khai trên địa bàn thành phố phù hợp với Bộ tiêu chí quốc gia của Trung ương và của tỉnh; huy động sự tự nguyện đóng góp của nhân dân và cộng đồng để xây dựng nông thôn mới kiễu mẫu theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, huy động vốn đầu tư của các tổ chức kinh tế và doanh nghiệp vào chương trình,…

Lam TrầnPhòng Kinh tế TP.Long Khánh

Long Khánh đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng và phát triển dịch vụ du lịch xanh

14

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ NÔNG THÔN MỚI

MÔ HÌNH HAY, GƯƠNG SẢN XUẤT GIỎI

Theo Đề án “Chương trình Quốc gia mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, giai đoạn 2019-2025, định hướng đến năm 2035”, Đồng Nai đặt mục tiêu đến năm 2020: phấn đấu từ 12 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên và có 3 sản phẩm đạt 5 sao. Đến nay đã có 11/11 địa phương đã tổ chức đánh giá phân hạng sản phẩm, trong đó có 9/11 địa phương có sản phẩm OCOP cấp tỉnh đánh giá đạt từ 3 sao trở lên. Kết quả có 46 sản phẩm đạt từ 3 sao trở lên, đạt 283% mục tiêu giai đoạn 2018 - 2020, một số huyện có nhiều sản phẩm như Long Thành (12 sản phẩm - 26%), Định Quán (8 sản phẩm - 17,3%). Trong đó, 27 sản phẩm (58,69%) đạt 3 sao; 18 sản phẩm (39,13%) đạt 4 sao và 1 sản phẩm 5 sao.

Trong giai đoạn 2018-2020, toàn tỉnh đã tổ chức 05 lớp tập huấn dành cho 820 cán bộ quản lý, thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn toàn tỉnh. Tổ chức 12 lớp tập huấn cho 680 lượt học viên là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, tổ hợp tác và hộ sản xuất có nhu cầu tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn toàn tỉnh. Bên cạnh đó, các hoạt động xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm cũng được quan tâm thực hiện, đã xây dựng được 17 video clip cho 17 sản phẩm đạt chuẩn OCOP cấp tỉnh năm 2019 để quảng bá thương hiệu sản phẩm; hỗ trợ 31 doanh nghiệp trưng bày, quảng bá sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp nông thôn tiêu biểu...; tổ chức 3 hội nghị kết nối giao thương giữa Tổ hợp tác, HTX trên địa bàn với Chợ đầu mối nông sản thực phẩm Dầu Giây tại Xuân Lộc, Tân Phú, Cẩm Mỹ; Sở Công

thương phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị kết nối các sản phẩm OCOP với hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại và các điểm bán hàng Việt trên địa bàn tỉnh…

Về thực hiện các giải pháp hỗ trợ chủ thể tham gia chương trình OCOP, Đồng Nai đã hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu cho 1 đơn vị, hướng dẫn ghi hàng hóa cho 2 đơn vị. Hỗ trợ 3 doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký quyền sử dụng mã số, mã vạch. Hỗ trợ 14 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh mua máy móc thiết bị. Hỗ trợ 5 chủ thể, tổ chức tập huấn công tác quản trị, duy

trì hoạt động, cập nhật hình ảnh, thông tin sản phẩm lên website và hỗ trợ 14 chủ thể xây dựng website và tên miền.

Bà Hoàng Thị Kim Anh, Giám đốc Công ty TNHH Calm, người sáng lập HTX Nông nghiệp An Hòa Hưng (phường An Hòa, thành phố Biên Hòa) cho biết, sản phẩm của HTX là một trong 17 sản phẩm đầu tiên của Đồng Nai được công nhận OCOP trong năm 2019. Đây thật sự là chương trình hiệu quả và mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, HTX tham gia. Điều quan trọng nhất là chương trình tổ chức rất nhiều hoạt động xúc tiến

Một số sản phẩm OCOP của HTX Dịch vụ nông nghiệp Trường Phát(huyện Nhơn Trạch)

Từng bước hình thành các chuỗigiá trị sản phẩm OCOP

Sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ trong từng cấp, từng ngành, giữa các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể, cùng với sự ý thức, phát huy vai trò người đứng đầu trong các cấp ủy, chính quyền địa phương, cơ quan đơn vị trong chỉ đạo thực hiện nên trong giai đoạn 2018-2020, chương trình Quốc gia mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (OCOP) đã đạt được những kết quả tích cực.

15

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ NÔNG THÔN MỚI

MÔ HÌNH HAY, GƯƠNG SẢN XUẤT GIỎI

Tam An đẹp giàu!Tam An mảnh đất đẹp giàuAn lành hạnh phúc tràn đầy yêu thương An tâm xây dựng quê hương An bình, êm ấm đời đời sáng tươiKhu công nghiệp đẹp đây thôiAmata đó nước ngoài đầu tưLại còn So-na-deziDoanh nghiệp tỉnh nhà thu nhập rất caoFPT công nghệ caoGiày da, may mặc quyết vào không raCơ khí, đô thị vươn xaĐẹp xanh ấp, xóm tràn trề tình thươngRạch Bà Chèo đó còn vươngSông Đồng Nai uốn lượn quanh tâm hồnLúa xanh, xanh khắp xóm thôn Mặt người rạng rỡ ấm no muôn nhàTam An chẳng chỉ ba làMà là hạnh phúc triệu triệu niềm tinNgày hội lớn của toàn dân Chọn người tài, đức xứng danh hiền tàiTam An mãi mãi muôn đờiRạng ngời hạnh phúc nụ cười trên môi!

Quản Minh Cường (Tam An, Long Thành, 18 giờ ngày 22/5/2021)

thương mại, kết nối tiêu thụ từ trực tiếp đến thương mại điện tử, đặc biệt là tiếp cận được nhiều kênh truyền thông, báo chí.

Theo ông Trần Lâm Sinh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai thì sự đón nhận của thị trường, hệ thống các doanh nghiệp, đơn vị phân phối, đặc biệt sự ủng hộ và đón nhận của người tiêu dùng đối với sản phẩm OCOP, tạo điều kiện hỗ trợ và thúc đẩy tiềm năng phát triển của sản phẩm. Các sản phẩm tham gia chương trình OCOP đạt từ 3 sao trở lên đã được siêu thị BigC, LotteMart, Bách hóa xanh ký kết bản ghi nhớ đưa sản phẩm vào hệ thống siêu thị. Chương trình đã góp phần tạo việc làm, thúc đẩy phát triển kinh tế của hộ gia đình nông thôn, đặc biệt là phát huy vai trò của phụ nữ nông thôn (nữ chiếm 38,9% chủ thể tham gia). Tạo cơ hội, điều kiện để chủ thể chăm lo và thực hiện trách nhiệm đối với gia đình và cộng đồng địa phương. Nhiều sản phẩm đã phát huy được chuỗi giá trị, chất lượng sản phẩm, từng bước hình thành các chuỗi giá trị sản phẩm OCOP, đặc biệt là sự tham gia của các Hợp tác xã chiếm 27,8% chủ thể tham gia trong chương trình OCOP.

Ông Trần Lâm Sinh cũng cho biết thêm, mục tiêu giai đoạn 2021 - 2025 mà Đồng Nai đặt ra là phát triển từ 100 sản phẩm đạt 3 sao trở lên; từ 15 sản phẩm đạt 5 sao cấp tỉnh; từ 08 sản phẩm đạt 5 sao cấp Quốc gia; Phát triển sản phẩm mới khoảng 60 sản phẩm đạt từ 3 sao trở lên. Thực hiện đào tạo tập huấn kiến thức chuyên môn quản lý, sản xuất, kinh doanh cho 100% cán bộ quản lý nhà nước thực hiện chương trình OCOP. Phấn đấu phát triển mới ít nhất 50 tổ chức kinh tế tham gia chương trình OCOP. Đào tạo, tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho 100% đội ngũ lãnh đạo các doanh nghiệp, HTX tham gia OCOP. Xây dựng và triển khai thực hiện 09 dự án khởi nghiệp thanh niên, phụ nữ cấp tỉnh. Xây dựng 10 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, sản phẩm khác cấp huyện. Xây dựng và triển khai 20 dự án phát triển sản phẩm trọng điểm theo chuỗi giá trị và theo hướng khai thác thế mạnh sản phẩm của huyện.

T.LiênMột tuyến đường “Sáng, xanh, sạch, đẹp” ở xã Tam An (H.Long Thành)

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ NÔNG THÔN MỚI

NHÌN RA THẾ GIỚI

Tổng biên tập: ThS. Huỳnh Minh Hậu - PGĐ phụ trách Sở KH&CNPhó Tổng biên tập: ThS. Nguyễn Văn Viện - Giám đốc Trung tâm Khoa học và Công nghệ

Biên tập: ThS. Nguyễn Phú Tình - ThS. Trần Thị Dung - CN. Phạm Thị Hương SenĐiện thoại: (0251) 8820085/3822297 - Fax: (0251) 3949938/3825585

Email: [email protected]ấy phép xuất bản số 124/GP.XBBT do Sở Thông tin và Truyền thông Đồng Nai cấp ngày 18/11/2020

In 7.150 cuốn khổ: 19x27 cm tại Công ty TNHH MTV In Công nghiệp

Cuộc điều tra mới đây về enzyme Rubisco có ý nghĩa rất quan trọng đối với quá trình quang hợp ở thực vật vì nó có thể tìm ra phương pháp giúp nâng cao năng suất và sự phát triển của cây trồng.

Nghiên cứu này do các nhà khoa học đến từ Đại học Quốc gia Úc (ANU) thực hiện. Nghiên cứu cho thấy Rubisco là một loại protein quan trọng nhất trên hành tinh, chúng rất cần thiết cho quá trình quang hợp, giúp tăng cường sự tiếp nhận khí CO2, và quá trình này có thể giúp gia tăng năng lượng cho cây trồng cũng như được sử dụng để gia tăng năng suất.

Chức năng của Rubisco là thu giữ và chuyển CO2 thành đường dinh dưỡng để cung cấp năng lượng cho cây trồng. Tuy nhiên, quá trình này có thể diễn ra ở tốc độ chậm đáng kể, làm giảm hiệu quả của quá trình quang hợp. Điều này xảy ra là do Rubisco cố định các phân tử ôxy thay vì CO2 trong khoảng 20% thời gian, có nghĩa là nguồn năng lượng quan trọng bị mất đi trong quá trình này được gọi là hô hấp ánh sáng, tại đây các enzym di chuyển qua ba ngăn khác nhau trong tế bào của cây.

Ben Long, trưởng nhóm nghiên cứu đến từ Đại học ANU cho biết: “Nhiều sinh vật quang hợp đã phát triển các cơ chế giúp khắc phục một số hạn chế của Rubisco. Trong số các sinh vật này có vi tảo và vi khuẩn lam sống trong môi trường nước có chứa các enzym Rubisco hoạt động hiệu quả bên trong các

Nghiên cứu enzyme Rubisco có thể giúp cải thiện năng suất cây trồng

giọt protein lỏng và các ngăn chứa protein được gọi là ngăn pyrenoid và carboxysome.”

Hiện vẫn chưa rõ các ngăn này hoạt động như thế nào và điều này đã thôi thúc các nhà điều tra xây dựng một mô hình toán học để phân tích phản ứng hóa học được thực hiện bởi Rubisco, giải phóng các proton tích điện dương khi nó tích tụ CO2 từ bầu khí quyển.

Long nói: “Bên trong các ngăn Rubisco, những proton này có thể làm tăng tốc độ cho Rubisco bằng cách gia tăng lượng CO2 có sẵn. Các proton thực hiện điều này bằng cách chuyển đổi bicarbonate thành CO2. Bicarbonate là nguồn CO2 chính trong môi trường nước và các sinh vật quang hợp sử dụng bicarbonate có thể cho chúng ta biết thêm nhiều điều về cách cải

thiện cây trồng.”Mô hình sáng tạo này giúp nhóm

nghiên cứu hiểu biết toàn diện hơn về lý do tại sao các ngăn Rubisco có khả năng cải thiện chức năng của enzym với giả thuyết cho rằng điều kiện khí CO2 thấp của Trái đất cổ đại đã thúc đẩy vi khuẩn lam và vi tảo tiến hóa các ngăn. Nhóm nghiên cứu hiện đang hướng đến việc tạo ra những ngăn Rubisco chuyên biệt trên cây trồng để nâng cao năng suất của chúng.

Long cho biết: “Kết quả của nghiên cứu này giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về chức năng chính xác của các ngăn Rubisco chuyên biệt cũng như cách chúng tôi mong muốn chúng hoạt động ở những loài thực vật.”

Duy Minh (Innovation News Network)

Nghiên cứu enzyme Rubisco có thể giúp cải thiện năng suất cây trồng