BIỂU TƯỢNG TRONG TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN...

34
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------- PHẠM THỊ THÙY LINH BIỂU TƯỢNG TRONG TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 01 21 LUẬN VĂN THẠC SĨ Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Trần Nho Thìn Hà Nội – 2016 MC LC

Transcript of BIỂU TƯỢNG TRONG TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN...

Page 1: BIỂU TƯỢNG TRONG TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DUrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23555/1/02050004669.pdf · niệm về thế giới, về con người thì có thể

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-----------------------------------------

PHẠM THỊ THÙY LINH

BIỂU TƯỢNG TRONG TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Mã số: 60 22 01 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Trần Nho Thìn

Hà Nội – 2016

MỤC LỤC

Page 2: BIỂU TƯỢNG TRONG TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DUrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23555/1/02050004669.pdf · niệm về thế giới, về con người thì có thể

PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 4

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ................................................................ 11

1.1 Khái lược về biểu tượng .............................................................................. 11

1.1.1 Khái niệm biểu tượng .............................................................................................. 11

1.1.2 Một số quan niệm về biểu tượng ....................................................................... 13

1.1.3 Đặc trưng của biểu tượng ...................................................................................... 17

1.1.4 Biểu tượng trong văn học nghệ thuật - một loại hình đặc biệt ........... 19

1.2 Cuộc đời và thời đại Nguyễn Du ............... Error! Bookmark not defined.

1.2.1 Cuộc đời ............................................................. Error! Bookmark not defined.

1.2.2 Thời đại .............................................................. Error! Bookmark not defined.

1.3 Khái quát về Truyện Kiều .......................... Error! Bookmark not defined.

1.3.1 Nguồn gốc Truyện Kiều ............................. Error! Bookmark not defined.

1.3.2 Hoàn cảnh ra đời Truyện Kiều .............. Error! Bookmark not defined.

1.3.3 Đặc trưng thể loại ......................................... Error! Bookmark not defined.

1.3.4 Đặc trưng bút pháp trung đại ................. Error! Bookmark not defined.

Tiểu kết chương 1: ............................................. Error! Bookmark not defined.

Chương 2: CÁC LOẠI BIỂU TƯỢNG TRONG TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN

DU .......................................................................... Error! Bookmark not defined.

2.1 Biểu tượng diễn tả thân phận của con người trong xã hội phong kiến

................................................................................ Error! Bookmark not defined.

2.1.1 Biểu tượng “bèo”, “cánh bèo”, “bèo bọt”, “bèo mây” ....................... Error!

Bookmark not defined.

2.1.2 Biểu tượng dây cát, sắn bìm, cát đằng , đằng laError! Bookmark not

defined.

2.1.3 Biểu tượng con ong, cái kiến, thân lươnError! Bookmark not

defined.

Page 3: BIỂU TƯỢNG TRONG TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DUrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23555/1/02050004669.pdf · niệm về thế giới, về con người thì có thể

2.1.4 Biểu tượng “hoa” ........................................... Error! Bookmark not defined.

2.2 Các biểu tượng diễn tả xã hội .................... Error! Bookmark not defined.

2.2.1 Biểu tượng nắng mưa ................................. Error! Bookmark not defined.

2.2.2 Biểu tượng gió mưa ..................................... Error! Bookmark not defined.

2.2.3 Biểu tượng sông nước ............................... Error! Bookmark not defined.

2.2.4 Biểu tượng biển(bể) .................................... Error! Bookmark not defined.

2.2.5 Biểu tượng sóng ............................................ Error! Bookmark not defined.

2.2.6 Biểu tượng cát ................................................ Error! Bookmark not defined.

2.2.7 Biểu tượng tuyết sương ............................. Error! Bookmark not defined.

2.2.8 Biểu tượng nghệ thuật bụi, bụi hồng, bụi trần, hồng trần; phong trần

Error! Bookmark not defined.

2.2.9 Biểu tượng miệng hùm nọc rắn ............. Error! Bookmark not defined.

2.2.10 Biểu tượng địa ngục .................................. Error! Bookmark not defined.

Tiểu kết chương 2: ............................................. Error! Bookmark not defined.

Chương 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG BIỂU TƯỢNG NGHỆ THUẬT TRONG

TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU ...................... Error! Bookmark not defined.

3.1 Phân loại các nhóm chất liệu tạo biểu tượng trong Truyện Kiều của

Nguyễn Du............................................................ Error! Bookmark not defined.

3.2 Tính hệ thống của biểu tượng nghệ thuật trong Truyện Kiều của

Nguyễn Du............................................................ Error! Bookmark not defined.

3.2.1 Mối quan hệ trong quan sát thực tế và nghĩa biểu tượng và Mối quan

hệ giữa các biểu tượngtrong Truyện Kiều của Nguyễn Du ..................... Error!

Bookmark not defined.

3.3 Sự vận động của hệ thống biểu tượng nghệ thuật trong Truyện

Kiều của Nguyễn Du .............................................. Error! Bookmark not defined.

3.4 Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ ................... Error! Bookmark not defined.

Page 4: BIỂU TƯỢNG TRONG TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DUrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23555/1/02050004669.pdf · niệm về thế giới, về con người thì có thể

3.4.1 Biểu tượng nghệ thuật được xây dựng bằng hệ thống ngôn ngữ độc đáo

Error! Bookmark not defined.

3.4.2 Xây dựng các biểu tượng nghệ thuật trên cơ sở ẩn dụ .................. Error!

Bookmark not defined.

Tiểu kết chương 3: ............................................. Error! Bookmark not defined.

KẾT LUẬN ............................................................ Error! Bookmark not defined.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 24

PHỤ LỤC ............................................................... Error! Bookmark not defined.

Page 5: BIỂU TƯỢNG TRONG TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DUrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23555/1/02050004669.pdf · niệm về thế giới, về con người thì có thể

4

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Nghiên cứu biểu tượng ngày càng thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà

nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó nghiên cứu biểu tượng văn học

chiếm một phần quan trọng. Khi nghiên cứu thơ ca người ta không thể bỏ qua

nghiên cứu về hệ thống biểu tượng trong tác phẩm. Bởi các biểu tượng nghệ thuật

ấy có vị trí to lớn trong việc giúp người nghiên cứu dễ dàng tiếp cận với tác phẩm,

dễ dàng nắm bắt thế giới nghệ thuật của nhà văn, và tất nhiên cũng sẽ dễ dàng hiểu

một cách hoàn chỉnh nhất về thông điệp mà tác giả muốn gửi đến. Từ đó, người

nghiên cứu còn hiểu thêm về phong cách của tác giả, về nét văn hóa đặc trưng của

đất nước, của dân tộc. Chính vì vậy, để nhìn nhận đúng đắn và có cơ sở khoa học

về giá trị của tác phẩm và vai trò của nhà văn trong nền văn học dân tộc rất cần sự

khảo sát, đánh giá, phân tích cấu trúc biểu tượng trong các tác phẩm thơ ca. Và

trong những năm gần đây, vấn đề biểu tượng nghệ thuật, cấu trúc biểu tượng trong

tác phẩm văn chương đã được nhiều nhà nghiên cứu, nhiều học giả trong và ngoài

nước quan tâm. Với tư cách là một tín hiệu của thời gian, biểu tượng nghệ thuật

mang truyền thống văn hóa của dân tộc, nối kết nhân loại và gắn liền với phong

cách nhà văn. Trong văn học biểu tượng xuất hiện như một tất yếu của tư duy sáng

tạo, thủ pháp nghệ thuật và khơi gợi những ý nghĩa sâu xa. Tuy ở Việt Nam công

việc nghiên cứu biểu tượng trong thơ ca chỉ mới bắt đầu nhưng đã hứa hẹn nhiều

triển vọng.

1. Trong nền thơ ca Việt Nam thế kỉ XVIII, Nguyễn Du là nhà thơ tiêu biểu

và có nhiều đóng góp đáng kể. Khó mà mô tả đầy đủ những đóng góp của Nguyễn

Du trên phương diện nghệ thuật đối với nền văn học dân tộc. Vì ở mỗi góc nhìn lại

có thể chỉ ra điểm này điểm khác. Nếu ta coi yếu tố nghệ thuật gắn liền với quan

niệm về thế giới, về con người thì có thể tập trung vào hai vấn đề chính yếu: đó là

Page 6: BIỂU TƯỢNG TRONG TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DUrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23555/1/02050004669.pdf · niệm về thế giới, về con người thì có thể

5

yếu tố trữ tình, với những khám phá, biểu hiện nội tâm, cảm xúc mới mẻ trong thơ

chữ Hán, còn với Truyện Kiều, đó là mô hình tự sự của thơ Nôm nhấn mạnh chủ

nghĩa trữ tình, xu hướng khám phá phép biện chứng của tâm hồn. Trong Truyện

Kiều, chúng ta thấy có những hình ảnh xuất hiện nhiều lần, mang giá trị tượng

trưng và trở thành chìa khóa mã hóa thế giới nghệ thuật của nhà thơ. Những hình

ảnh thực đó của đời sống con người đã được hiện lên với tất cả các nét chân mộc

và “điêu huyền” của nó, phù hợp với cảm xúc, quan niệm thẩm mỹ, góp phần đem

lại nét riêng, độc đáo của phong cách nghệ thuật thơ Nguyễn Du.

2. Nguyễn Du là một nhà thơ lớn và có nhiều đóng góp cho văn học dân tộc.

Thơ của Nguyễn Du thu hút được sự quan tâm, đánh giá, phê bình của đông đảo

bạn đọc và giới nghiên cứu văn học trong và ngoài nước. Vì thế, từ trước đến nay

đã có nhiều bài trên các sách, báo, tạp chí, trang website điện tử... viết về sự nghiệp

sáng tác thơ văn của Nguyễn Du. Đa số các bài viết đều làm nổi bật nên những đặc

sắc, thành công cả về nội dung tư tưởng và nghệ thuật biểu hiện, đồng thời cũng

chỉ ra được vị trí mỗi thể loại thơ chữ Hán, chữ Nôm của Nguyễn Du. Nhìn chung,

các công trình nghiên cứu về sự nghiệp thơ văn của ông đã có rất nhiều và mang

tính chuyên sâu. Song việc nghiên cứu Biểu tượng trong Truyện Kiều của Nguyễn

Du thì vẫn còn là một đề tài mới, đáng được quan tâm. Chúng tôi, muốn giải mã

các hình ảnh biểu tượng để có được chìa khóa đi vào tác phẩm, khám phá được

những mạch ngầm tư tưởng, những cách tân nghệ thuật mới mẻ của Nguyễn Du.

Từ đó, khẳng định đóng góp quan trọng của ông đối với nền văn học nước nhà

trong lĩnh vực thơ ca.

3. Nguyễn Du là nhà thơ nhân đạo vĩ đại, là tác giả có tài năng nghệ thuật

xuất sắc. Có nhiều cách tiếp cận các giá trị này, trong đó có cách đọc từ góc nhìn

ký hiệu học, nghiên cứu biểu tượng. Mục đích của nghiên cứu biểu tượng là để

nhận chân giá trị nhân đạo và giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Tìm hiểu Biểu tượng

trong Truyện Kiều của Nguyễn Du với việc khảo sát, thống kê, giải mã những hình

Page 7: BIỂU TƯỢNG TRONG TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DUrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23555/1/02050004669.pdf · niệm về thế giới, về con người thì có thể

6

ảnh biểu tượng xuất hiện trong Truyện Kiều sẽ giúp chúng ta có cái nhìn bao quát

và toàn diện hơn về giá trị tư tưởng nhân văn, nhất là về cái nhìn về thân phận con

người nói chung và người phụ nữ nói riêng. Hy vọng, đây sẽ là một hướng đi mới,

có triển vọng, đem lại kết quả nghiên cứu khả quan và có giá trị.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu nghiên cứu

Qua việc thống kê, khảo sát, phân tích, giải mã biểu tượng nghệ thuật trong

Truyện Kiều của Nguyễn Du, luận văn hướng tới các mục đích sau:

- Nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện những biểu tượng trong

Truyện Kiều của Nguyễn Du, thấy được vai trò của các biểu tượng trong việc thể

hiện nội dung tư tưởng nghệ thuật của Truyện Kiều trong bối cảnh xã hội Việt Nam

trong thời kỳ phong kiến.

- Trên cơ sở đó, góp phần lí giải và phân tích các yếu tố tạo nên sự độc đáo,

sức hấp dẫn và phần đóng góp có giá trị trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Từ đó

khẳng định được tài năng, vị trí của nhà thơ đối với Văn học trung đại Việt Nam.

- Với đề tài Biểu tượng trong Truyện Kiều của Nguyễn Du chúng tôi hướng tới

khảo sát, khái quát một số biểu tượng diễn tả thân phận con người trong xã hội

phong kiến và biểu tượng diễn tả xã hội phong kiến được tác giả sử dụng trong

Truyện Kiều.

3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Nhìn chung, vấn đề lịch sử nghiên cứu, phê bình Truyện Kiều đã được nhiều

nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm. Càng ngày nó càng được sáng tỏ và

ngày càng có nhiều các khuynh hướng nghiên cứu khác nhau. Trong xu hướng

nghiên cứu về biểu tượng hiện nay, một số khóa luận và luận văn bắt đầu nghiên

cứu về biểu tượng trong truyện ngắn và thơ ca của các tác giả như: Nguyễn Minh

Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Chế Lan Viên, Tế Hanh, Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ.

Bàn về Biểu tượng trong Truyện Kiều của Nguyễn Du được coi là một vấn đề mới

Page 8: BIỂU TƯỢNG TRONG TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DUrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23555/1/02050004669.pdf · niệm về thế giới, về con người thì có thể

7

và hầu như chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu nào đã làm. Có chăng

chỉ có một số các bài báo, bài nghiên cứu có bàn luận về vấn đề này như:

Nhà nghiên cứu GS. TS Trần Nho Thìn là người mà cho đến nay có nhiều bài

viết nhất về Biểu tượng trong truyện Kiều của Nguyễn Du. Bài viết về Hoa trong

Truyện Kiều đăng trên website: vanhoanghean.com.vn, ông đã đưa ra những cách

hình dung và ý nghĩa biểu tượng của “hoa” như: biểu tượng cho quan hệ tình cảm

nam nữ mang tính chất dục tính (Nguyệt hoa hoa nguyệt não nùng/ Đêm xuân ai dễ

cầm lòng cho đang). Ông cũng có đề cập đến những biểu tượng diễn tả thân phận

nhỏ bé, mong manh của con người như con ong, cái kiến, thân lươn, dây leo, cánh

bèo,hạt cát… hay biểu tượng về xã hội thù địch với con người, con người bị ném

vào vòng xoáy cuộc đời mà mọi sợi dây liên hệ của con người bị đứt tung (chân

trời góc bể, mặt nước cánh bèo, đất khách quê người…) , biểu tượng về xã hội

phong kiến như miệng hùm, nọc rắn…trong cuốn Văn học Việt Nam từ thế kỷ thứ

X đến hết thế kỷ XIX. Những bài viết của ông đã có tính chất gợi mở để chúng tôi

thực hiện luận văn này. Bên cạnh đó phải kể đến cuốn Thi pháp truyện Kiều của

Trần Đình Sử. Trong cuốn sách này ông đã chỉ ra những biểu tượng, những mẫu

gốc mà Nguyễn Du dùng để diễn tả không gian lưu lạc và thân phận con người

trong không gian ấy. Ngoài ra, cũng bàn về “hoa” và các ý nghĩa biểu tượng của

nó, Thạc sĩ Ngôn ngữ học Phan Thị Huyền Trang trong bài viết Khả năng liên

tưởng nghĩa từ “hoa” trong Truyện Kiều được đăng tải trên website: ngonngu.net,

năm 2008. Tác giả bài viết đã thống kê thấy “hoa” trong Truyện Kiều xuất hiện tới

133 lần, với các ý nghĩa biểu tượng như: “hoa” - hiện thân cho sự sống, “hoa” -

thiên đường nơi mặt đất, “hoa” - phút giây thoáng chốc, “hoa” - thực thể thụ động,

“hoa” - bộ phận cơ thể con người. Như vậy, đứng từ quan điểm của nhà ngôn ngữ

tác giả đã có những phát hiện đầy lan tỏa của từ “hoa” dưới góc độ ngôn ngữ - văn

hóa.

Page 9: BIỂU TƯỢNG TRONG TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DUrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23555/1/02050004669.pdf · niệm về thế giới, về con người thì có thể

8

Trong luận văn Thạc sĩ Một số biểu tượng nghệ thuật trong Truyện Kiều dưới

góc nhìn văn hóa, tác giả Lê Thị Sâm có thống kê ra được một số biểu tượng dùng

hình tượng thiên nhiên như: trời, trăng, gió, nước, cây hoa; một số biểu tượng trong

đời sống như: đồng tiền, ngọn đèn, căn buồng, nước mắt. Đây được coi là đề tài

khá thú vị, tuy nhiên, do hạn chế về sự hiểu biết hay vì lí do gì đó mà tác giả của

luận văn chưa triển khai được hết giá trị của đề tài.

Như vậy, khai thác về biểu tượng trong Truyện Kiều đã ít nhiều nhận được sự

quan tâm và chia sẻ của các tác giả. Tuy nhiên, để nghiên cứu chi tiết và cụ thể

biểu tượng trong Truyện Kiều mang tính chất hệ thống và toàn diện thì chưa có

một công trình nghiên cứu nào. Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề, chúng tôi

cũng muốn góp phần mang đến một hướng nghiên cứu về biểu tượng trong Truyện

Kiều của Nguyễn Du.

4. Phương pháp nghiên cứu

Để làm sáng tỏ mục tiêu của luận văn, chúng tôi sử dụng kết hợp một số

phương pháp nghiên cứu cơ bản sau đây:

4.1 Phương pháp thống kê, phân loại

Đây là phương pháp đầu tiên và quan trong mà chúng tôi đề cập tới, được sử

dụng xuyên suốt trong luận văn. Sử dụng phương pháp này chúng tôi đã thống kê

số lần xuất hiện của biểu tượng trong tác phẩm.

4.2 Phương pháp nghiên cứu tác giả văn học

Với việc tìm hiểu về cuộc đời và thời đại Nguyễn Du, nguồn gốc và hoàn

cảnh ra đời Truyện Kiều, đặc trưng của bút pháp trung đại sẽ cho thấy ảnh hưởng

của những yếu tố đó đến việc ra đời kiệt tác Truyện Kiều, cụ thể là dẫn đến việc sử

dụng biểu tượng trong Truyện Kiều.

4.3 Phương pháp hệ thống

Sử dụng phương pháp này tức là đặt biểu tượng trong Truyện Kiều trong mối

quan hệ so sánh với các biểu tượng trong văn học dân gian và văn học bác học.

Page 10: BIỂU TƯỢNG TRONG TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DUrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23555/1/02050004669.pdf · niệm về thế giới, về con người thì có thể

9

4.4 Phương pháp ký hiệu học

Đây là phương pháp cơ bản, cũng là phương pháp chính yếu quan trọng nhất

của luận văn này. Thông qua các ký hiệu ngôn ngữ, tức là thông qua hình thức để

phát hiện, giải mã nội dung mà tác giả muốn biểu đạt.

5. Đóng góp của luận văn

Giải quyết vấn đề Biểu tượng trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, luận văn có

một số đóng góp như sau:

- Xác định vị trí của biểu tượng ngôn từ nghệ thuật trong hệ thống biểu tượng

văn hóa, biểu tượng nghệ thuật trong Truyện Kiều.

- Xác định được các phạm trù nghĩa biểu trưng đặc thù của các hệ biểu tượng

trong Truyện Kiều đồng thời thấy được sự luân chuyển, thay đổi nghĩa của các biểu

tượng do sự tác động của từng hoàn cảnh cụ thể. Chúng tôi, đưa ra lí giải biểu

tượng không phải là một yếu tố bất biến, một hằng thể, chứa đựng một hoặc một số

ý nghĩa đã quá quen thuộc mà như là một yếu tố khả biến trong quan hệ giữa

những hướng nghĩa biểu trưng mang tính khái quát và sự triển khai các biến thể ý

nghĩa của các biểu tượng.

-Về mặt lí luận, hướng nghiên cứu của luận văn tập trung nghiên cứu về Biểu

tượng trong Truyện Kiều của Nguyễn Du nhưng có thể vận dụng hướng nghiên cứu

này để tìm hiểu các hệ biểu tượng nghệ thuật và biểu tượng thơ ca nói chung.

Kết quả nghiên cứu của luận văn có giá trị thực tiễn trong việc giảng dạy, tìm

hiểu Truyện Kiều của Nguyễn Du trên phương diện tích hợp (nội dung, nghệ thuật,

văn hóa, ngôn ngữ, văn học).

6. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, luận văn bao gồm trang và được chia thành 3

chương chính:

Chương 1: Khái lược về biểu tượng và cuộc đời sự nghiệp Nguyễn Du

Page 11: BIỂU TƯỢNG TRONG TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DUrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23555/1/02050004669.pdf · niệm về thế giới, về con người thì có thể

10

Chương 2: Các loại biểu tượng trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Chương 3: Nghệ thuật xây dựng biểu tượng nghệ thuật trong Truyện Kiều của

Nguyễn Du

Page 12: BIỂU TƯỢNG TRONG TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DUrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23555/1/02050004669.pdf · niệm về thế giới, về con người thì có thể

11

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1.1 Khái lược về biểu tượng

1.1.1 Khái niệm biểu tượng

Khoa học nghiên cứu về biểu tượng đang ngày càng thu hút được sự quan

tâm của các nhà nghiên cứu ở các ngành, các lĩnh vực khác nhau. Theo Đinh Hồng

Hải trong bài viết về Cấu trúc luận trong nghiên cứu biểu tượng từ ký hiệu học đến

nhân học biểu tượng (phần 1): “Khoa học xã hội nói chung và khoa học nghiên

cứu biểu tượng nói riêng đã được du nhập vào Việt Nam từ hơn 100 năm qua theo

hướng tiếp cận hàn lâm của phương Tây. Cho đến nay các nhà nghiên cứu khoa

học xã hội trên bình diện văn bản học (như văn học, sử học, triết học, ngôn ngữ

học…) đã đạt được khá nhiều thành tựu, trong khi nghiên cứu biểu tượng như (ký

hiệu học, nhân học biểu tượng…) dường như vẫn đang là mảnh đất còn bỏ trống

với số lượng các công trình nghiên cứu đếm trên đầu ngón tay” [37, 1]. Để hiểu rõ

hơn về khái niệm biểu tượng chúng tôi xin mượn lời của thạc sĩ Đoàn thị Hồng

Sương :

“Biểu tượng là một phần quan trọng không thể thiếu trong đời sống tinh thần

nhân loại. Ngày nay, nghiên cứu biểu tượng đã và đang trở thành lĩnh vực được

nhiều nhà khoa học ở nhiều ngành khác nhau đặc biệt quan tâm. Thế giới biểu

tượng nói chung góp phần không nhỏ trong quá trình hình thành và phát triển của

một cộng đồng, một dân tộc. Biểu tượng mang lại những đặc sắc về văn hóa cho

mỗi quốc gia. Mỗi một nền văn hóa trên thế giới này đều là sự tổng hòa của các hệ

thống biểu tượng. Jean Chevalier, tác giả của Từ điển Biểu tượng văn hóa thế giới

từng nhận xét rằng: “Nói chúng ta sống trong một thế giới biểu tượng thì vẫn còn

chưa đủ, phải nói một thế giới biểu tượng sống trong chúng ta”. Như thế, vai trò

Page 13: BIỂU TƯỢNG TRONG TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DUrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23555/1/02050004669.pdf · niệm về thế giới, về con người thì có thể

12

của biểu tượng đã được đánh giá khá chính xác với những gì chúng đóng góp trong

đời sống của con người. Việc đi sâu vào thế giới biểu tượng và mối quan hệ của

biểu tượng với đời sống con người là một trong những phương thức giúp con

người nhận ra giá trị của chính mình trong vũ trụ. Thế giới biểu tượng vẫn còn là

một thế giới đầy kì ảo, mê hoặc và luôn có sức hấp dẫn đặc biệt. Tiếp cận và lý giải

nó là mong muốn của nhân loại trên con đường đi đến tương lai” [98, 12]

Vậy Biểu tượng là gì? “Biểu tượng, theo tiếng Hán, biểu là bày ra, trình bày;

tượng là hình ảnh, hình dạng. Biểu tượng là một hình ảnh cụ thể được bày ra, được

thể hiện để nhằm biểu thị một ý nghĩa trừu tượng. Thuật ngữ chỉ biểu tượng trong

tiếng Anh là symbol có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp là symbollon (có nghĩa là kí

hiệu, dấu hiệu để nhận ra nhau là một).

Biểu tượng (symbol) là một thuật ngữ được nhiều ngành khoa học sử dụng

với những nội hàm khác nhau. Từ xa xưa, biểu tượng đã được dùng để chỉ một vật

được cắt, tách ra làm đôi (thường là mảnh sứ, gỗ hoặc kim loại). Mỗi mảnh này

được giữ bởi hai người (chủ - tớ, người cho vay - người vay, tình nhân, chồng - vợ,

…). Sau này, khi hai mảnh vỡ ấy có cơ hội ráp lại với nhau thì họ sẽ nhận ra mối

quan hệ cũ. Như vậy biểu tượng chia ra và kết lại với nhau chứa đựng hai ý tưởng

phân li và tái hợp. Điều này cũng đồng nghĩa rằng mọi biểu tượng đều chứa đựng

dấu hiệu bị đập vỡ [98, 12]. Như vậy mọi biểu tượng luôn hàm chứa hai ý tưởng

phân ly và tái hợp, chính điều này tạo nên tính biến ảo trong ý nghĩa của biểu

tượng, khiến cho tư duy của ta luôn phải vận động truy tìm, liên tưởng để thấy

được ý nghĩa sâu xa tiềm ẩn trong lòng nó. Sau này, khi khoa học về biểu tượng

được hình thành và phát triển hơn thì có rất nhiều quan điểm khác nhau được đưa

ra nhằm lí giải về ý nghĩa của biểu tượng, mối quan hệ và vai trò của biểu tượng

trong đời sống của con người. Sau đây, xin dẫn một vài ý kiến, nhận định của các

nhà nghiên cứu:

Theo Từ điển Larousse cho rằng: “Biểu tượng là một dấu hiệu hình ảnh, bằng

Page 14: BIỂU TƯỢNG TRONG TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DUrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23555/1/02050004669.pdf · niệm về thế giới, về con người thì có thể

13

con vật sống động hay bằng đồ vật, nó biểu hiện một điều trừu tượng, nó là hình

ảnh cụ thể của một sự vật hay một điều gì đó”. Còn trong Dịch thuyết cương lĩnh

của Chu Hy, nhà triết học đời Tống thì giải thích về khái niệm biểu tượng như sau:

“Tượng là lấy hình này để tỏ nghĩa kia”, tức là dùng cái “có thể hiểu biết” để nói

lên điều “khó có thể hiểu biết”, hay dùng cái cụ thể để nói cái trừu tượng, dùng cái

tĩnh để nói cái động, dùng cái hữu hình để nói cái vô hình.

Theo phân tâm học Freud, biểu tượng diễn đạt một cách gián tiếp, bóng gió và

ít nhiều khó nhận ra, niềm ham muốn hay các xung đột. Biểu tượng là mối liên kết

thống nhất nội dung rõ rệt của một hành vi, một tư tưởng, một lời nói với ý nghĩa

tiềm ẩn của chúng …

Tóm lại, các ý kiến trên ít nhiều đều có sự khác nhau, song về cơ bản, tất cả

đều chỉ ra rằng, biểu tượng nằm ở lớp bên trong, đằng sau, bên ngoài đối tượng

mà ta nói đến. Hay là cách thức dùng hình ảnh này để bày tỏ ý nghĩa nọ, hay là

dùng một hình ảnh cụ thể để biểu đạt một ý niệm trừu tượng. Như vậy biểu tượng

phải có một ý nghĩa rộng lớn hơn, ý nghĩa tượng trưng, bên ngoài chính bản thân

nó. Nói cụ thể hơn biểu tượng là sự thống nhất của hai mặt: cái biểu đạt và cái

được biểu đạt. Cái biểu đạt có thể là một sự vật, một hiện tượng, một hình ảnh,…

cụ thể trong hiện thực khách quan hoặc trong tưởng tượng của con người. Cái biểu

đạt nhằm mục đích thể hiện cái được biểu đạt, tức là thể hiện những suy nghĩ, tâm

tư, tình cảm của con người về cuộc sống, xã hội, thế giới (có thể đang xảy ra hoặc

đã xảy ra nhưng còn ăn sâu trong đời sống tâm hồn con người).

1.1.2 Một số quan niệm về biểu tượng

1.1.2.1 Biểu tượng dưới góc độ triết học

Theo Từ điển triết học: “Biểu tượng là hình ảnh trực quan - cảm tính, khái

quát về các sự vật và hiện tượng của hiện thực, được giữ lại và tái tạo lại trong ý

Page 15: BIỂU TƯỢNG TRONG TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DUrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23555/1/02050004669.pdf · niệm về thế giới, về con người thì có thể

14

thức và không có sự tác động trực tiếp của bản thân các sự vật và các hiện tượng

đến giác quan” [113, 98].

Nhà triết học người Đức Friedch Hegel, khi bàn về biểu tượng đã cho rằng:

“Biểu tượng là sự vật bên ngoài, một dẫn liệu trực tiếp nói thẳng với trực giác

chúng ta. Tuy vậy, sự vật này không phải được lựa chọn và chấp nhận như nó tồn

tại trong thực tế, vì bản thân nó. Trái lại, nó được chấp nhận với một ý nghĩa rộng

lớn hơn và khái quát hơn nhiều. Do đó, phải phân biệt trong biểu tượng hai yếu tố:

“ý nghĩa và biểu hiện. Ý nghĩa là sự gắn liền với một biểu tượng hay một số sự vật

cho dù nội dung của biểu hiện này hay sự vật này là cái gì. Còn sự biểu hiện là

một tồn tại cảm quan hay một hình ảnh nào đó” [43, 46].

Như vậy, nhìn từ góc độ triết học, biểu tượng thuộc về giai đoạn tiền ý thức,

nó xuất phát từ hiện thực khách quan và được tái tạo lại trong đầu óc con người.

Với cách hiểu như vậy, tất cả các sự vật tồn tại trong thế giới khách quan sẽ trở

thành biểu tượng khi được con người tiếp nhận theo ý thức chủ quan của mình. Vì

thế, mỗi người sẽ có thế giới biểu tượng của riêng mình. Thế giới biểu tượng ấy có

phong phú hay không còn phụ thuộc vào môi trường sống, năng lực hoạt động cá

nhân trong việc chiếm lĩnh, thâm nhập vào thế giới xung quanh.

1.1.2.2 Biểu tượng từ góc độ tâm lí học

Theo Từ điển Tiếng Việt: “Biểu tượng là một hiện tượng tâm sinh lí do một số

sự việc ở ngoại giới tác động vào giác quan khiến ý thức nhận biết được sự vật,

kích thước hoặc nhìn thấy hình ảnh của nó trở lại trong trí tuệ hay ý thức” [90,

67]. Như vậy, nhìn từ góc độ tâm lí, biểu tượng chỉ có thể xuất hiện khi có những

sự vật, sự việc ở ngoại giới tác động vào giác quan của con người và nó là hình

thức cao nhất của giai đoạn nhận thức cảm tính trực quan: “Biểu tượng là hình

thức của nhận thức, cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật còn lưu giữ lại

trong đầu óc sau khi tác động của sự vật vào giác quan ta đã chấm dứt” [90, 64] .

Với đặc điểm như vậy, biểu tượng luôn gắn liền với trí tưởng tượng của con người:

Page 16: BIỂU TƯỢNG TRONG TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DUrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23555/1/02050004669.pdf · niệm về thế giới, về con người thì có thể

15

“Biểu tượng của tưởng tượng là một hình ảnh mới, được xây dựng từ những biểu

tượng của trí nhớ, nó là biểu tượng của biểu tượng” [43,12]; và nó có thể chuyển

hóa thành biểu tượng trong lĩnh vực nghệ thuật, đặc biệt là ở thể loại thơ ca.

1.1.2.3 Biểu tượng từ góc độ văn hóa

Mỗi một nền văn hóa được cấu thành bởi nhiều yếu tố khác nhau và một trong

những yếu tố đó chính là biểu tượng. Trong cuốn Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới,

nhiều tác giả cho rằng: “Mọi nền văn hóa đều có thể xem như một tập hợp các hệ

thống biểu tượng trong đó xếp hàng đầu là ngôn ngữ, quy tắc hôn nhân, các quan hệ

kinh tế, nghệ thuật, khoa học, tôn giáo... ”. Với cách hiểu như vậy, biểu tượng chính là

một trong những cơ sở để xác định đặc trưng của một nền văn hóa cũng như mối quan

hệ của các nền văn hóa với nhau.

Ngoài những đặc điểm trên đây, ta thấy mỗi nền văn hóa khác nhau thì hệ

thống biểu tượng cũng khác nhau, do đó biểu tượng dưới góc nhìn văn hóa còn

mang tính ổn định tương đối. Như ta đã biết, cấp độ đầu tiên của biểu tượng là

“mẫu gốc”. Khi đi vào đời sống văn hóa, mỗi mẫu gốc có thể sản sinh ra những

biểu tượng văn hóa khác nhau như trong thần thoại, truyền thuyết, lễ nghi, phong

tục tập quán. Vì vậy, biểu tượng dưới góc nhìn văn hóa luôn mang đậm hơi thở của

dân tộc, của thời đại.

1.1.2.4 Biểu tượng từ góc độ ngôn ngữ

Theo các nhà ngôn ngữ học thì “Biểu tượng là một kí hiệu tùy thuộc vào đối

tượng mà nó biểu hiện do một luật lệ thông thường là một sự liên tưởng chung”

(Theo S. X. Pocxo, Dẫn theo Trần Ngọc Thêm - Cơ sở văn hóa Việt Nam). F.

Saussure cho rằng: “Biểu tượng không hoàn toàn võ đoán, nó không phải cái trống

rỗng”, đồng thời ông cũng thừa nhận biểu tượng thuộc vào năng lực cá nhân nhưng

luôn luôn chứa đựng một nội dung nhất định được khái quát và chưng cất từ thực

tiễn. Do vậy, nhìn từ góc độ ngôn ngữ học, biểu tượng là một sự vật có hình ảnh

mang tính chất thông điệp được dùng để gợi ra một cái ở bên ngoài, theo một quan

Page 17: BIỂU TƯỢNG TRONG TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DUrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23555/1/02050004669.pdf · niệm về thế giới, về con người thì có thể

16

hệ ước lệ, quan hệ liên tưởng, tưởng tượng và tính ước lệ giữa cái biểu đạt và cái

được biểu đạt trong biểu tượng là cơ sở để tạo nên tính đa nghĩa cho biểu tượng.

1.1.2.5 Biểu tượng từ góc độ văn học

Nhìn từ góc độ văn học, có rất nhiều cách hiểu về biểu tượng, tựu chung lại có

những cách hiểu như sau:

Văn học là nghệ thuật ngôn từ mà đặc trưng của nghệ thuật ngôn từ phản ánh

hiện thực đời sống, thể hiện tư tưởng tình cảm của con người thông qua hình tượng

nghệ thuật. Muốn làm được như vậy, nhà văn phải mã hóa ngôn từ, tạo ra một hình

thức “lạ hóa” nhằm tạo ra một thế giới nghệ thuật in đậm dấu ấn của chủ thể sáng

tạo và xuất hiện những hình ảnh, hình tượng nghệ thuật có giá trị. Những hình ảnh,

hình tượng nghệ thuật này ra đời có sức sống sẽ vượt lên ý nghĩa biểu đạt và làm

thành biểu tượng nghệ thuật đa nghĩa trong văn học. Quan niệm này đề cập đến

vấn đề biểu tượng gắn với những hình ảnh, hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm

văn học. Tuy nhiên, ở đây chúng ta cần chú ý đến tính đa nghĩa của biểu tượng

trong văn học vì đối lập với tư duy suy lý đơn nghĩa là một đặc trưng của tư duy

nghệ thuật, nó còn phản ánh những mối quan hệ phong phú và sinh động của văn

học hiện thực.

Các nhà nghiên cứu lí luận văn học cho rằng: “Biểu tượng là phương tiện tạo

hình và biểu đạt” có tính đa nghĩa trong tác phẩm văn học. Trong lĩnh vực thơ ca,

biểu tượng chính là một trong những phương tiện biểu đạt có hiệu quả. M. Bakhin

đã coi biểu tượng chính là đặc trưng khu biệt quan trọng nhất của các tác phẩm trữ

tình với tiểu thuyết: “Chính sự vận động của biểu tượng thi ca sẽ giả định phải có

một ngôn ngữ thống nhất, tương hợp trực tiếp với đối tượng của mình” [81, 54].

Như vậy, trong văn học dù được xem xét ở nhiều khía cạnh khác nhau nhưng

hầu hết các nhà nghiên cứu đều nhấn mạnh đến vai trò, giá trị khái quát và tượng

trưng của biểu tượng, đồng thời nêu bật tính đa nghĩa của biểu tượng trong tác

phẩm văn học.

Page 18: BIỂU TƯỢNG TRONG TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DUrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23555/1/02050004669.pdf · niệm về thế giới, về con người thì có thể

17

1.1.3 Đặc trưng của biểu tượng

Ở trên, chúng ta đã tìm hiểu nhiều cách hiểu nhiều khía cạnh khác nhau về

biểu tượng. Trong giới hạn luận văn, chúng tôi tiếp thu cách hiểu của TS. Nguyễn

Thị Ngân Hoa: “Theo nghĩa rộng nhất, khái niệm biểu tượng dùng để chỉ một thực

thể gồm hai mặt: mặt tồn tại cảm tính trong hiện thực khách quan hoặc trong sự

tưởng tượng của con người (cái biểu trưng) và mặt ý nghĩa có mối quan hệ nội tại,

tất yếu với mặt tồn tại cảm tính đó nhưng không bị rút gọn những đặc điểm bản thể

của sự tồn tại này (cái được biểu trưng) [48, 15]. Căn cứ vào khái niệm này, chúng

ta có thể xác định được một số đặc trưng cơ bản về biểu tượng như sau:

Thứ nhất, là mối quan hệ giữa cái biểu trưng và cái được biểu trưng của biểu

tượng “mang tính lí do, tính tất yếu”. Chẳng hạn “dòng sông” là một biểu tượng

thuộc hệ biểu tượng nước trong văn hóa nhân loại bởi những đặc điểm bản thể mang

tính vật chất của thực thể này như nguồn nước, dòng chảy liên tục... Và các ý nghĩa

mà con người có thể liên tưởng từ thực thể thiên nhiên này như dòng chảy của thời

gian, dòng chảy của cuộc đời, nguồn sống, nguồn chết, sức mạnh thanh tẩy, khả

năng tái sinh... có một mối quan hệ nội tại, tất yếu. Như vậy, ở biểu tượng, giữa cái

biểu đạt và cái được biểu đạt luôn tồn tại mối quan hệ với bản chất. Chính mối quan

hệ mang tính có lí do, tính tất yếu giữa hai mặt của biểu tượng là điểm chú yếu để

phân biệt biểu tượng với các tín hiệu quy ước thuần túy đúng như J. Chevailler đã

chỉ ra rằng: “Biểu tượng cơ bản khác với dấu hiệu là một quy ước tùy tiện trong đó

cái biểu đạt và cái được biểu đạt theo nghĩa một năng lực năng động tổ chức” [62,

420].

Thứ hai là, khác với các dấu hiệu, kí hiệu thông thường luôn mang tính đơn trị

thì biểu tượng lại luôn mang tính đa trị bởi trong mối quan hệ giữa hai mặt của

biểu tượng, cái được biểu trưng “không bị rút gọn trong những đặc điểm bản thể

của sự tồn tại này” [62, 413]. Nếu như các kí hiệu, dấu hiệu thông thường, tỉ lệ

Page 19: BIỂU TƯỢNG TRONG TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DUrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23555/1/02050004669.pdf · niệm về thế giới, về con người thì có thể

18

giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt là 1:1 (một cái biểu đạt, một cái được biểu

đạt) thì dung lượng giữa cái biểu trưng và cái được biểu trưng trong biểu tượng

không phải là tỉ lệ 1:1, “chỉ một cái biểu đạt giúp ta nhận thức ra nhiều cái được

biểu đạt, hoặc giản đơn hơn......cái được biểu đạt dồi dào hơn cái biểu đạt” [62,

414], hay nói cách khác, trong biểu tượng có sự “không thích hợp giữa tồn tại và

hình thức... sự ứ tràn của nội dung ra ngoài hình thức biểu đạt của nó” [62, 417].

Thứ ba là, theo TS. Nguyễn Thị Ngân Hoa, biểu tượng còn có một đặc trưng

nữa là tính sản sinh: “Biểu tượng khác cơ bản với các dấu hiệu, kí hiệu khác (kể cả

ngôn ngữ tự nhiên) ở chỗ, ngoài chức năng thay thế, chức năng biểu hiện, chức

năng giao tiếp, chức năng quan trọng nhất của biểu tượng là chức năng thẩm mỹ:

sản sinh ra các hình tượng nghệ thuật” [48, 17]. Con đường sản sinh của biểu

tượng ngôn ngữ bắt đầu từ “mẫu gốc” hay còn gọi là “nguyên mẫu”, “nguyên hình

huyền thoại”, “nguyên sơ tượng” hay “siêu mẫu”. Trong thực tế cuộc sống “bản

tổng kết đã được công thức hóa của khối kinh nghiệm to lớn của các thế hệ tổ tiên”

có thể đi vào đời sống văn hóa và đời sống nghệ thuật. Khi đi vào đời sống văn

hóa, mỗi mẫu gốc có thể sản sinh ra nhiều biểu tượng văn hóa khác nhau mà “dấu

vết của nó có thể được tìm thấy trong các thần thoại, truyền thuyết, nghi lễ, phong

tục” [48, 20]. Còn khi đi vào nghệ thuật, từ một mẫu gốc, một biểu tượng gốc sẽ

sản sinh ra các biến thể loại hình. Văn học là nghệ thuật ngôn từ nên cũng không

nằm ngoài quy luật đó. Chẳng hạn như biểu tượng “nước” nhưng khi đi vào trong

các tác phẩm thơ nó sẽ sản sinh ra các biến thể loại hình như: dòng sông, biển,

suối, mưa, sương, sóng, thác... Trong các loại hình nghệ thuật ngôn từ, biểu tượng

bắt buộc phải rời xa đời sống, nguyên khởi của nó để khoác lấy cái vỏ âm thanh

ngôn ngữ. Để giải mã một biểu tượng nghệ thuật, hoặc cảm thụ một tác phẩm giàu

tính biểu tượng, chúng ta cần hiểu rõ: tư duy biểu tượng luôn đối nghịch với tư duy

khoa học, không vận hành “theo lối rút gọn từ cái bội đến cái đơn mà bằng lối

bùng nổ từ cái đơn đến cái bội” [48, 19]. Vì vậy, con đường giải mã biểu tượng

Page 20: BIỂU TƯỢNG TRONG TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DUrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23555/1/02050004669.pdf · niệm về thế giới, về con người thì có thể

19

trong tác phẩm văn học sẽ phải đi từ cái cụ thể như ngôn từ, các thủ pháp nghệ

thuật... để tìm ra những cái hàm ẩn đằng sau những biểu tượng ngôn từ.

Như vậy, từ những đặc trưng cơ bản của biểu tượng ta thấy giải mã biểu

tượng chính là con đường để tiếp cận những giá trị đích thực của một tác phẩm văn

học.

1.1.4 Biểu tượng trong văn học nghệ thuật - một loại hình đặc biệt

1.1.4.1 Tính thống nhất giữa các biểu tượng và hình tượng

Văn học là hình thức nghệ thuật bằng ngôn từ, nó phản ánh hiện thực cuộc

sống, thể hiện tư tưởng, tình cảm của con người thông qua các hình tượng nghệ

thuật. Bên cạnh đó, sức sống của tác phẩm văn học, tính đa nghĩa của một tác

phẩm văn học một phần là nhờ các biểu tượng nghệ thuật. Vậy hình tượng và biểu

tượng khác nhau và có mối quan hệ với nhau ra sao?

Hình tượng nghệ thuật là phương tiện đặc thù của nghệ thuật nhằm phản ánh

cuộc sống một cách sáng tạo, bằng những hình thức sinh động, cảm tính, cụ thể

như bản thân đời sống, thông qua đó nhằm lí giải, khái quát về đời sống, gắn liền

với một ý nghĩa tư tưởng, cảm xúc nhất định, xuất phát từ lí tưởng thẩm mỹ của

người nghệ sĩ. Mỗi hình tượng nghệ thuật là một tế bào làm nên tác phẩm nghệ

thuật, trong đó chứa đựng nội dung cuộc sống, những thông tin về đời sống, những

quan niệm, cảm xúc của tác giả. Còn biểu tượng, theo TS. Nguyễn Thị Ngân Hoa:

“Theo nghĩa rộng nhất, khái niệm biểu tượng dùng để chỉ một thực thể gồm hai

mặt: mặt tồn tại cảm tính trong hiện thực khách quan hoặc trong sự tưởng tượng

của con người (cái biểu trưng) và mặt ý nghĩa có mối quan hệ nội tại, tất yếu với

mặt tồn tại cảm tính đó nhưng không bị rút gọn trong những đặc điểm bản thể của

sự vật tồn tại này (cái được biểu trưng)” [48, 15].

Để hiểu rõ hơn mối quan hệ giữa hình tượng và biểu tượng chúng tôi xin đưa

ra ý kiến của Tiến sĩ Nguyễn Văn Hậu trong bài viết về Tính hình tượng và tính

Page 21: BIỂU TƯỢNG TRONG TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DUrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23555/1/02050004669.pdf · niệm về thế giới, về con người thì có thể

20

biểu tượng trong tác phẩm văn hóa- nghệ thuật: “Biểu tượng và hình tượng là hai

mặt biểu hiện tồn tại trong cùng một tác phẩm thuộc phạm trù nghệ thuật. Chúng

có mối tương quan và gắn bó chặt chẽ với nhau trong quá trình hình thành nên một

tác phẩm nghệ thuật. Dưới góc độ nghệ thuật thì biểu tượng được xem là một dạng

chuyển nghĩa trong ngôn từ nghệ thuật và là một phạm trù thẩm mỹ. Nó được xác

lập bởi hai yếu tố cơ bản: một bên là hình tượng nghệ thuật (kí hiệu biểu thị), một

bên thuộc về nghĩa bóng (kí hiệu ẩn dụ). Biểu tượng là hình tượng được hiểu ở

bình diện kí hiệu và phải là một kí hiệu hàm nghĩa (đa nghĩa). Như vậy, mọi biểu

tượng trước hết phải là hình tượng (kí hiệu biểu thị), và mọi hình tượng đều có thể

trở thành biểu tượng (kí hiệu hàm nghĩa). Phạm trù biểu tượng nhằm chỉ cái phần

mà hình tượng vượt khỏi chính bản thân nó (kí hiệu hiển ngôn) và luôn hàm chứa

những ý nghĩa mang giá trị trừu tượng (kí hiệu mật ngôn)” [42, 3]. Trong bài viết

này tác giả đã dẫn giải những ý kiến của các nhà nghiên cứu khác để làm rõ nhận

định của mình. Như C. G. Jung cho rằng: “Biểu tượng không phải là một phúng

dụ, cũng chẳng phải là một kí hiệu đơn giản, mà đúng hơn là một hình ảnh thích

hợp để chỉ ra đúng hơn cả cái bản chất, ta mơ hồ, nghi hoặc của tâm linh”. Henry

Corbin cũng nhận định như sau: “Biểu tượng báo hiệu một bình diện ý thức khác

nhau với cái hiển nhiên lí tính; nó là “mật mã” của một bí ẩn, là cách duy nhất để

nói ra được cái không thể nắm bắt bằng cách nào khác, nó không bao giờ có thể

cắt nghĩa được một lần là xong mà cứ phải “giải mã” lại mãi, cũng giống như một

bản nhạc không bao giờ chơi một lần là xong, mà đòi hỏi mỗi lần biểu diễn đều

phải phát hiện ra cái mới”. Theo TS. Nguyễn Thị Ngân Hoa: “Biểu tượng văn

hóa, biểu tượng nghệ thuật, biểu tượng nghệ thuật thơ ca trong những tác phẩm

nhất định, phải được tổ chức lại thành các hình tượng với chất liệu đặc trưng cho

từng ngành nghệ thuật” [48, 17]. Và cuối cùng, qua tất cả những phân tích và dẫn

giải trên,TS. Nguyễn Văn Hậu đã đưa ra những kết luận về mối liên hệ giữa tính

hình tượng và tính biểu tượng của một tác phẩm nghệ thuật như sau: “Tóm lại, sự

Page 22: BIỂU TƯỢNG TRONG TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DUrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23555/1/02050004669.pdf · niệm về thế giới, về con người thì có thể

21

thống nhất giữa hai bình diện của một tác phẩm nghệ thuật - hình tượng nghệ thuật

và hàm nghĩa của nó - có thể hoặc là đương nhiên, sẽ dẫn đến sự hình thành biểu

tượng (hoặc là ẩn kín, hoặc là bộc lộ). Ở mức giới hạn của quá trình sáng tạo nghệ

thuật, mỗi yếu tố của hệ thống nghệ thuật như: ẩn dụ, phóng dụ, tỉ dụ, ngụ ngôn,

các chi tiết nghệ thuật, hình tượng nhân vật, ngôn từ... đều trở thành biểu tượng.

Song, quá trình biểu tượng hóa có được thực hiện hay không là còn tùy thuộc vào

các điều kiện sau như: độ đậm đặc mang tính khái quát cao trong tác phẩm nghệ

thuật; ý đồ của tác giả có muốn hướng tới sự biểu tượng hóa trong tác phẩm hay

không; văn cảnh tác phẩm, khí nghĩa hàm của các hình tượng tự bộc lộ, không theo

ý định của tác giả mà điều này còn bị quy định bởi logic tâm lí của tuyến nhân vật

và sự phát triển về mặt tình huống trong tác phẩm; văn cảnh văn học - nghệ thuật

được quy định bởi thời đại và văn hóa, tức là lịch sử và tính nghệ thuật trong tác

phẩm.

Có thể nói, biểu tượng là hình ảnh tượng trưng mang tính chất thông điệp

được sử dụng trong tác phẩm nghệ thuật nhằm chỉ ra một ý nghĩa nào đó, theo một

quan hệ ước lệ giữa sự vật trong thông điệp và sự vật ngoài nó. Biểu tượng có hai

mặt: “cái biểu đạt” và “cái được biểu đạt”. Hai mặt này được kết hợp theo sự liên

tưởng và theo một quan hệ ước lệ nào đó. Biểu tượng bao giờ cũng có: tính chất

biểu hiện một cái gì bằng sự vật có hình ảnh; đại diện cho một cái gì đó, nhằm gợi

lên một cái gì theo liên tưởng; tính ước lệ; mã (kí hiệu) và biểu hiện những giá trị

mang tính nhân văn.

Về mặt chức năng, biểu tượng còn mang tính thay thế (vật môi giới). Biểu

tượng không những thay thế cho các đối tượng hiện thực, mà còn thay thế tất cả

quá trình, cả hình tượng, ý niệm của con người. Chức năng thay thế là một trong

những đặc điểm của biểu tượng. Bên cạnh đó, nó còn có những thuộc tính và chức

năng khác như: chức năng giáo dục, liên kết, dự báo, giao tiếp, thông tin... Quá

trình thay thế trong lĩnh vực nghệ thuật thường diễn ra một cách ước lệ và ẩn dụ,

Page 23: BIỂU TƯỢNG TRONG TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DUrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23555/1/02050004669.pdf · niệm về thế giới, về con người thì có thể

22

để nói lên một giá trị, một tư tưởng nào đó của con người. Cũng như hình tượng

nghệ thuật, biểu tượng cũng mang tính khái quát cao về các hiện tượng của đời

sống. Điều đó đã dẫn đến sự gần gũi với hình tượng nghệ thuật” [42, 3] . Dựa trên

tất cả những phân tích rất sâu sắc của TS. Nguyễn Văn Hậu ta đưa ra kết luận:

“Biểu tượng và hình tượng có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau trong quá

trình hình thành một tác phẩm nghệ thuật. mọi biểu tượng trước hết phải là hình

tượng (kí hiệu biểu thị), và mọi hình tượng đều có thể trở thành biểu tượng (kí hiệu

hàm nghĩa). Biểu tượng là hình tượng được hiểu ở bình diện kí hiệu và phải là một

kí hiệu hàm nghĩa (đa nghĩa)” [42, 3]

1.1.4.2 Những yếu tố khác biệt giữa hình tượng và biểu tượng

Ở trên ta đã xem xét tính hình tượng và tính biểu tượng trên phương diện có

mối quan hệ chặt chẽ với nhau thì sau đây ta sẽ đi xem xét tính hình tượng và biểu

ở những yếu tố khác biệt. TS. Nguyễn Văn Hậu trong bài viết như ta đã đề cập ở

phần trên cũng đã có những phân tích rất sâu sắc và rõ nét về sự khác biệt giữa

hình tượng và biểu tượng trong tác phẩm nghệ thuật : “Xét bên ngoài hình tượng

và biểu tượng ít có sự khác biệt. Biểu tượng tuy có sự tác động tương tác với hình

tượng nhưng không đồng nhất hoàn toàn với hình tượng và không phải mọi hình

tượng đều trở thành biểu tượng. Có thể nói hình tượng là một kí hiệu thông thường,

còn biểu tượng lại là một loại siêu kí hiệu. Nhìn chung, hình tượng và “nghĩa hàm”

(đa nghĩa) là hai cực không tách rời nhau của một biểu tượng. Bởi lẽ, tách khỏi

hình tượng thì ý nghĩa sẽ mất tính biểu hiện, mà tách khỏi ý nghĩa thì hình tượng sẽ

bị phân rã trở thành hình tượng thông thường, không còn là biểu tượng” [42, 5].

Do vậy, một hình tượng nghệ thuật chỉ dừng lại ở tính đơn nghĩa, chưa có sự

hàm nghĩa để trở thành một biểu tượng, thì đó chỉ là một hình tượng đơn thuần

nghèo nàn về nội dung, kém về tính thẩm mỹ. Nó có thể gây xúc động trong lòng

người cảm thụ và sẽ mai một, không tồn tại lâu dài mãi với thời gian. Chẳng hạn,

hình tượng Chí Phèo và Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao nếu thiếu

Page 24: BIỂU TƯỢNG TRONG TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DUrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23555/1/02050004669.pdf · niệm về thế giới, về con người thì có thể

23

“bát cháo hành” thì tác phẩm sẽ thiếu đi mất tính biểu tượng (giá trị nhân văn), mà

chỉ còn lại tính biểu tượng (giá trị nghệ thuật). Hai nhân vật nói trên là hai hình

tượng điển hình của tác phẩm, mang tính chất đơn nghĩa.

Biểu tượng khác với hình tượng, bởi hình tượng chỉ mang tính đơn nghĩa, nó

chỉ đại diện cho một đối tượng cụ thể, duy nhất, không thể nào khác được. Tính đa

nghĩa sẽ có hại cho hoạt động chức năng của hình tượng nghệ thuật (ký hiệu biểu

thị).

Ngược lại với hình tượng, biểu tượng luôn mang tính đa nghĩa và nó bao hàm

rộng hơn cái ý nghĩa mà người ta gán cho nó. Điều đó không thể có được ở dạng

thức kí hiệu biểu thị. Bởi lẽ, ở mỗi biểu tượng có một sức vang vọng cốt yếu và tự

sinh. Cái dư âm đó thúc giục ta liên tưởng tiếp theo để ta tìm ra chuỗi ý nghĩa mới.

Biểu tượng thực sự có tính cách tân. Nó không dừng lại ở chỗ tạo nên những dư

âm vang vọng đơn thuần, có sức liên tưởng mà còn thúc đẩy sự biến đổi về chiều

sâu của ý nghĩa. Thực chất của biểu tượng sẽ mất đi hoàn toàn nếu như khép lại sự

bất tận về tính đa nghĩa của nó bằng sự giải thích theo lối đơn nghĩa. Tức là bằng

sự giải thích cuối cùng cho một đối tượng” [42, 5 ]. Như vậy ở đây một đặc điểm

để phân biệt giữa biểu tượng và hình tượng là hình tượng chỉ mang tính đơn nghĩa,

nó đại diện cho một đối tượng cụ thể, còn biểu tượng luôn mang tính đa nghĩa và

nó bao hàm rộng hơn cái ý nghĩa người ta gán cho nó.

Khi xác định sự khác biệt về mối liên hệ giữa hình tượng nghệ thuật và biểu

tượng trong tác phẩm, cần nhấn mạnh bản chất hai mặt của biểu tượng. Một mặt nó

vẫn giữ mối liên hệ với việc thể hiện tính hiện thực (tính hình tượng); mặt khác nó

mang tính tượng trưng (tính biểu tượng) biểu đạt về một giá trị, mang tính trừu

tượng, phi hiện thực, khó cảm nhận được. Hai quá trình này luôn mâu thuẫn và

thống nhất với nhau. Tính hai mặt của biểu tượng nói lên vai trò của tượng trưng

trong nghệ thuật. Biểu tượng có thể đưa người đọc, người xem vào lĩnh vực phi lí

đồng thời lại là phương tiện để khái quát về một giá trị, một ý nghĩa nào đó của

Page 25: BIỂU TƯỢNG TRONG TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DUrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23555/1/02050004669.pdf · niệm về thế giới, về con người thì có thể

24

hiện thực. Điều đó nói lên biểu tượng khi thì tách xa, khi lại xích gần với hình

tượng nghệ thuật và nhiều khi nó lại có những nét, những thuộc tính của hình

tượng nghệ thuật. Và nếu lặp đi lặp lại nhiều lần, hình tượng nghệ thuật sẽ trở

thành biểu tượng.

Như vậy, một tác phẩm muốn có được vang vọng, sống mãi với thời gian thì

luôn có được sự trùng khớp gữa hình tượng nghệ thuật với biểu tượng. và nếu hình

tượng nghệ thuật mang lại giá trị thẩm mĩ thì biểu tượng mang lại giá trị nhân văn

cho tác phẩm.

1.1.4.3 Biểu tượng nghệ thuật trong thơ

Biểu tượng trong thơ là một loại biểu tượng nghệ thuật. Nó là dạng biểu

tượng được xây dựng bằng ngôn từ, bao gồm cả ngôn ngữ nói và ngôn

ngữ viết, được chấp nhận và qui ước bởi một cộng đồng. Chính vì vậy mà

nó vừa mang những đặc điểm chung của biểu tượng nói chung vừa mang

những nét riêng, đặc thù của ngôn từ và thơ ca qui định. Biểu tượng xuất

hiện trong văn DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ac – nôn, Phong cách học tiếng Anh hiện đại - Phong cách học giải mã, tài

liệu dịch thư viện ĐHSP HN.

2. A. Radugin (người dịch Vũ Đình Phòng) (2002), Từ điển bách khoa Văn

hóa học - Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật, HN.

3. Aristote (1999), Nghệ thuật thi ca, NXB Văn học, HN.

4. Đào Duy Anh (1984), Khảo luận về Kim Vân Kiều, Quan hải tùng thư, Huế,

Tái bản dưới tên Khảo luận về Kim Vân Kiều, In lại trong Nguyễn Du - về

tác gia và tác phẩm (1998), NXB Giáo dục, HN.

5. Đào Duy Anh (1984), Từ điển Truyện Kiều, NXB Khoa học xã hội, HN.

6. Đào Duy Anh (2009) (tái bản, Phan Ngọc hiệu đính), Từ điển Truyện Kiều,

NXB Giáo dục, HN.

Page 26: BIỂU TƯỢNG TRONG TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DUrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23555/1/02050004669.pdf · niệm về thế giới, về con người thì có thể

25

7. Nguyễn Ngọc Bích (2008), Tìm hiểu tín hiệu thẩm mỹ “hoa” trong Truyện

Kiều của Nguyễn Du trên ba bình diện: kết học, nghĩa học, dụng hoc, Luận

văn Thạc sĩ, ĐHSP HN, HN.

8. Nguyễn Phan Cảnh (2001), Ngôn ngữ thơ, NXB Văn hóa thông tin, HN.

9. Lê Nguyên Cẩn (2007), Tiếp cận Truyện Kiều từ góc độ văn hóa, NXB Giáo

dục, HN.

10. Nguyễn Tài Cẩn (2004), Ngữ pháp Tiếng Việt, NXB Giáo dục, HN.

11. Nguyễn Thị Phương Châm (2001), Biểu tượng hoa đào, Tạp chí văn hóa dân

gian, (số 5).

12. Nguyễn Thị Phương Châm (2003), “Một vài nhận thức về biểu tượng thực

vật trong ca dao người Việt, Tạp chí văn học nghệ thuật (số 4).

13. Nguyễn Văn Chiến (2002), Nước một biểu tượng của văn hóa đặc thù trong

tâm thức người Việt và từ nước trong tiếng Việt, Ngôn ngữ, (số 15).

14. W. Dilthey (2002), Sức mạnh của tưởng tượng thi ca. Những khởi nguyên

của thi pháp học, Tạp chí Văn học nước ngoài (số 2).

15. Nguyễn Đình Diệm dịch (1971), Kim Vân Kiều truyện, Phủ Quốc vụ khanh,

đặc trách văn hóa xuất bản, Sài Gòn.

16. Xuân Diệu (2012), Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, NXB Văn học, HN.

17. Nguyễn Du (1984), Truyện Kiều, soạn giả Vũ Ngọc Khánh, NXB Văn hóa

thông tin, HN.

18. http://www.nguyendu.com.vn/vi/truyen-kieu-cua-nguyen-du---nhin-tu-

goc-do-bieu-tuong-9593726BAEDA5EAAA059017412BCFF66.html

19. Đỗ Đức Dục (1966), Về cái chết của Từ Hải, Tạp chí Văn học, (số 1).

20. Đỗ Đức Dục (1984), Tuyên ngôn sáng tác của Nguyễn Du, Tạp chí Văn học,

(số 2).

21. Đỗ Đức Dục (1987), Từ Truyện Kiều đến thơ ca chữ Hán của Nguyễn Du,

Tạp chí Văn học, (số 6).

Page 27: BIỂU TƯỢNG TRONG TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DUrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23555/1/02050004669.pdf · niệm về thế giới, về con người thì có thể

26

22. Đỗ Đức Dục (1989), Về chủ nghĩa hiện thực thời đại Nguyễn Du, NXB Văn

học, HN.

23. Phạm Đức Dương (2002), Thế giới biểu tượng tiếp cận từ góc độ văn hóa

học, Tạp san Khoa học Xã hội, HN.

24. Nguyễn Thị Duyên (2016), Truyện Kiều của Nguyễn Du nhìn từ góc độ biểu

tượng

25. Nguyễn Thị Ngọc Điệp (2002), Vài nét về nhóm biểu tượng hoa trong ca

dao, Tạp chí Nguồn sáng Dân gian, (số 4)

26. Nguyễn Thị Ngọc Điệp (2002), Biểu tượng nghệ thuật trong ca dao truyền

thống người Việt, Luận án Tiến sĩ Ngữ Văn, ĐHSPTP HCM.

27. Cao Huy Đỉnh (1965), Triết lí phật học trong Truyện Kiều, Tạp chí văn học,

(số 12).

28. F. Angghen (1963), Phép biện chứng của tự nhiên, NXB Sự thật, HN.

29. S. Freud, G. Jung, G. Bachelard, G. Tucci, V. Dundes (2000), Phân tâm học

và văn hóa nghệ thuật, NXB Văn hóa thông tin, HN.

30. Trần Văn Giàu (1962), Thảo luận với ông Nguyễn Văn Trung về vấn đề

Truyện Kiều hay là phê bình bài “phê bình văn học, Nghiên cứu văn học, (số

11).

31. Nhiều tác giả (1960), Chân dung Nguyễn Du, Nam sơn xuất bản, Sài Gòn.

32. Nhiều tác giả (1995), Những bậc thầy văn chương thế giới. Tư tưởng và

quan niệm, NXB Văn học, HN.

33. Nhiều tác giả (1998), Nguyễn Du - về tác giả và tác phẩm, NXBGiáo dục,

HN.

34. Nhiều tác giả (2000), Truyện Kiều và những lời bình, NXBGiáo dục, HN.

35. Nguyễn Thị Bích Hà (2003), Nghiên cứu văn học dân gian từ mã văn hóa dân

gian - Tập bản thảo chuyên đề giảng dạy tại trường ĐHSP Hà Nội.

36. Mai Văn Hai (2000), Biểu tượng và văn hóa tư duy biểu tượng trong tư duy

Page 28: BIỂU TƯỢNG TRONG TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DUrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23555/1/02050004669.pdf · niệm về thế giới, về con người thì có thể

27

xã hội học, Tạp chí Xã hội học, (số 2).

37. Đinh Hồng Hải, Cấu trúc luận trong nghiên cứu biểu tượng từ ký hiệu học

đến nhân học biểu tượng (phần 1)

38. Đinh Hồng Hải (2007), Nghiên cứu biểu tượng và vấn đề tiếp cận nhân học

biểu tượng ở Việt Nam, Viện nghiên cứu Văn hóa, Viện Khoa học xã hội

Việt Nam.

39. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (1992), Từ

điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, HN.

40. Hoàng Văn Hành (1966), Từ nhiều nghĩa trong Truyện Kiều, một biểu hiện

phong phú về vốn từ vựng của Nguyễn Du, Tạp chí Văn học, (số 1).

41. Thích Nhất Hạnh (2007), Thả một bè lau, Truyện Kiều dưới cái nhìn thiền

quán, NXB Văn hóa Sài Gòn, SG.

42. Nguyễn Văn Hậu (2001), Tính hình tượng và tính biểu tượng trong tác phẩm

văn hóa nghệ thuật

43. Ph. Heghen (1999), Mỹ học, Tập 1 -2. NXB Văn học, HN.

44. Lê Anh Hiền (1995), Cách xưng gọi - sự phản ánh một phần tâm thế các

nhân vật trong Truyện Kiều, Tạp chí văn học, (số 4).

45. Đỗ Đức Hiểu (1978), Phê phán văn học hiện sinh chủ nghĩa, NXB Văn học,

HN.

46. Lê Như Hoa (2001) (chủ biên), Tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam, NXB Văn

hóa thông tin, HN.

47. Nguyễn Thị Ngân Hoa (2001), Biểu tượng chiếc áo trong đời sống tinh thần

người Việt qua thơ ca, Tạp chí Ngôn ngữ, (số 8).

48. Nguyễn Thị Ngân Hoa (2005), Sự phát triển ý nghĩa của hệ biểu tượng trang

phục trong ngôn ngữ thơ ca Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, HN.

49. Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp Truyện Kiều, NXB Giáo

dục, HN.

Page 29: BIỂU TƯỢNG TRONG TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DUrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23555/1/02050004669.pdf · niệm về thế giới, về con người thì có thể

28

50. Nguyễn Văn Hoàn (1960), Bước đầu kiểm điểm kết quả thảo luận về Truyện

Kiều, Nghiên cứu văn học, (số 11).

51. Nguyễn Văn Hoàn (1962), Sơ thảo cuộc trao đổi về vấn đề tranh luận

Truyện Kiều năm 1924, Tạp chí Nghiên cứu văn học, (số 6).

52. Nguyễn Văn Hoàn (1964), Chung quanh cuộc tranh luận Truyện Kiều về

Phạm Quỳnh - Ngô Đức Kế và Truyện Kiều ở miền Nam, Tạp chí Nghiên

cứu văn học, (số 7).

53. Nguyễn Văn Hoàn (1967), Những hoạt động kỉ niệm 200 năm ngày sinh của

Nguyễn Du ở nước ta, NXB Khoa học xã hội, HN.

54. Nguyễn Văn Hậu (2001), Tính hình tượng và tính biểu tượng trong tác phẩm

văn hóa nghệ thuật

55. Trần Phương Hồ (1996), Điển tích trong Truyện Kiều, NXB Đồng Nai.

56. Trần Đình Hượu (1990), Thực tại, cái thực và chủ nghĩa hiện thực trong văn

học trung đại, in trong Tuyển tập Trần Đình Hượu, NXB Giáo dục, HN.

57. Trần Đình Hượu (1998), Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại, NXB

Giáo dục, HN.

58. Trần Đình Hượu (2001), Các bài giảng về tư tưởng Phương Đông, NXB Đại

học Quốc gia, HN.

59. Vũ Thị Thu Hương (tuyển chọn và biên soạn) (2000), Ca dạo Việt Nam -

những lời bình, NXB Văn hóa thông tin, HN.

60. Đặng Thị Thu Hiền (2016), Chiếu vật thiên nhiên trong Truyện Kiều của

Nguyễn Du – Nhìn từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận (Luận văn Thạc sĩ).

61. http://nguvan.hnue.edu.vn/Nghiencuu/Ngonngu/tabid/100/newstab/384/

Default.aspx

62. Jean Chevalier và Alain Gheerbrant (2002), Từ điển biểu tượng văn hóa thế

giới, NXB Đà Nẵng, Trường viết văn Nguyễn Du, HN.

63. Vũ Ngọc Khánh, Phạm Minh Thảo, Nguyễn Vũ (2002), Từ điển văn hóa dân

Page 30: BIỂU TƯỢNG TRONG TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DUrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23555/1/02050004669.pdf · niệm về thế giới, về con người thì có thể

29

gian, NXB Văn hóa – thông tin, HN.

64. Nguyễn Bách Khoa (1946), Nguyễn Du và Truyện Kiều, Hàn Thuyên xuất

bản, in lần hai.

65. Nguyễn Bách Khoa (2005), Văn chương Truyện Kiều, NXB Giáo dục, HN.

66. Nguyễn Xuân Kính (2003), Con người, môi trường và văn hóa, NXB Khoa

học xã hội, HN.

67. Nguyễn Xuân Kính (2004), Thi pháp ca dao, NXB Đại học Quốc gia, HN.

68. Lê Đình Kỵ (1967), Tính khách quan của sự thể hiện nhân vật trong Truyện

Kiều, Tạp chí Văn học, (số 14).

69. Lê Đình Kỵ (1970), Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du,

NXB Khoa học xã hội, HN.

70. Lê Đình Kỵ (1998), Nguyễn Du đạo và đời, NXB Giáo dục, HN.

71. Lê Đình Kỵ (1998), Truyện Kiều, xã hội phong kiến và thân phận con

người”, sách Phê bình nghiên cứu văn học, NXB Giáo dục, HN.

72. Lê Đình Kỵ (1999), Truyện Kiều và dấu ấn thi pháp trung đại, Phê bình và

nghiên cứu văn học, NXB Giáo dục, HN.

73. Nguyễn Lai (2010), Thực thể trời tâm linh trong thế giới nhân quả Truyện

Kiều qua bút pháp Nguyễn Du.

74. Nguyễn Xuân Lam (2009), Nghiên cứu Truyện Kiều những năm đầu thế kỷ

XXI, NXB Giáo dục, HN.

75. Đặng Thanh Lê (1965), Nguyễn Du với nhân vật Từ Hải, Tạp chí Văn học,

(số 11).

76. Lao Tử, Thịnh Lê (2001), Từ điển Nho, Phật, Đạo, NXB Văn học, HN.

77. Đặng Thanh Lê (1978), Truyện Kiều và thể loại truyện Nôm, NXB Khoa học

xã hội, HN.

78. Đặng Thanh Lê (1997), Giảng văn Truyện Kiều, NXBGiáo dục, HN.

79. IU. M. Lotman (2007), Cấu trúc văn bản nghệ thuật, NXB Đại học Quốc

Page 31: BIỂU TƯỢNG TRONG TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DUrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23555/1/02050004669.pdf · niệm về thế giới, về con người thì có thể

30

gia, HN.

80. Nguyễn Thị Thanh Lưu (2009), Biểu tượng nước trong thơ ca dân gian và

thơ ca hiện đại các dân tộc ít người, Phòng Văn học dân tộc ít người, Viện

Văn học.

81. M. Bakhin (1992), Lí luận và thi pháp tiểu thuyết, Trường viết văn Nguyễn

Du, HN.

82. Nguyễn Đăng Na (1999), Đoạn trường tân thanh, một mã khóa đi vào thế

giới nghệ thuật của Nguyễn Du, Tạp chí văn học, (số 5).

83. Nguyễn Đăng Na (2006), Bàn về Độc tiểu thanh kí của Nguyễn Du, Tạp chí

văn học, (số 6).

84. Hà Quang Năng (2001), Đặc trưng của phép ẩn dụ trong ca dao Việt Nam,

Tạp chí ngôn ngữ, (số 15).

85. Nguyễn Thị Kim Ngân (2011), Hoa trong ca dao, Tạp chí Văn hóa dân gian,

(số 2).

86. Nguyễn Thị Kim Ngân (2011), Vị trí của thiên nhiên trong ca dao trữ tình,

Tạp chí Văn hóa dân gian, (số 4).

87. Phan Ngọc (1985), Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều,

NXB Khoa học xã hội, HN.

88. Phan Ngọc (2000), Thử xét văn hóa, văn học bằng ngôn ngữ học, NXB

Thanh niên, HN.

89. Vũ Ngọc Phan (2010), Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam, NXB Thời đại,

HN.

90. Hoàng Phê (chủ biên), Bùi Khắc Việt, Chu Bích Thu, Đào Thản, Hoàng Tuệ,

Hoàng Văn Hành, Lê Kim Chi, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Ngọc Trâm,

Nguyễn Thanh Nga, Nguyễn Thúy Khánh, Nguyễn Văn Khang, Phạm Việt

Hùng, Trần Cẩm Vân, Trần Nghĩa Phương, Vũ Ngọc Bảo, Vương Lộc, Từ

điển Tiếng Việt (2002), In lần thứ 8, NXB Đà Nẵng.

Page 32: BIỂU TƯỢNG TRONG TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DUrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23555/1/02050004669.pdf · niệm về thế giới, về con người thì có thể

31

91. R. Barthes (2000), Sự tưởng tượng của kí hiệu học, Văn học nước ngoài

(số1).

92. R. Barthes (2002), Cơ sở kí hiệu học – Chủ nghĩa cấu trúc và văn học, NXB

Văn học, HN.

93. Nguyễn Hữu Sơn (20000, Tiếp nhận Truyện Kiều của Nguyễn Du trong sự

so sánh với Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân, sách Điểm tựa

phê bình văn học, NXB Lao động, HN.

94. Trần Đình Sử (1995), Mấy chặng đường nghiên cứu thi pháp Truyện Kiều,

NXB Giáo dục, HN.

95. Trần Đình Sử (1998), Truyện Kiều và văn hóa Trung Quốc, Tạp chí Hán

Nôm, (số 3).

96. Trần Đình Sử (1998), Mấy vấn đề thi pháp Truyện Kiều, NXB Giáo dục,

HN.

97. Trần Đình Sử (2002), Thi pháp Truyện Kiều, NXB Giáo dục, HN.

98. Đoàn Thị Hồng Sương, LV Th.s Biểu tượng nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu

99. Hoài Thanh (1949), Quyền sống của con người trong Truyện Kiều của

Nguyễn Du, in trong bản Hai trăm năm nghiên cứu Truyện Kiều, NXB Giáo

dục, HN.

100. Hoài Thanh (1959), Nguyễn Du – Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam, quyển

IV, NXB Văn sử địa, HN.

101. Hoài Thanh - Hoài Chân (2005), Một thời đại trong thi ca, NXB Văn học,

HN.

102. Nguyễn Bá Thành (1996), Tư duy và tư duy thơ hiện đại Việt Nam, NXB

Văn học, HN.

103. Trần Đức Thảo (1956), Nội dung xã hội Truyện Kiều, Tạp san ĐHSP, số 5.

104. Vũ Thị Thảo (2004), Biểu tượng máu - hoa - lửa trong sử thi Ramayana, báo

cáo khoa học - Trường ĐHSP Hà Nội, HN.

Page 33: BIỂU TƯỢNG TRONG TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DUrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23555/1/02050004669.pdf · niệm về thế giới, về con người thì có thể

32

105. Trần Ngọc Thêm (2013), Những vấn đề văn hóa lí luận và ứng dụng, NXB

Văn hóa - Văn nghệ, TP. HCM.

106. Trần Nho Thìn (chủ biên), Nguyễn Tuấn Cường (2007), Nguyễn Du -

Truyện Kiều, NXB Giáo dục, HN.

107. Trần Nho Thìn (2007), Hành trình Truyện Kiều từ thế kỉ XIX đến thế kỷ XXI,

in trong Nguyễn Du - Truyện Kiều, NXB Giáo dục, HN.

108. Trần Nho Thìn (2009), Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa,

NXB Giáo dục, HN.

109. Đoàn Quang Thiện (1965), Ý niệm bạc mệnh trong đời Thúy Kiều, Nam chi

tùng thư, Sài Gòn.

110. Nguyễn Quảng Tuân (2000), Tìm hiểu Nguyễn Du và Truyện Kiều, NXB

NXB Khoa học xã hội - Trung tâm Quốc học, TP. HCM.

111. Nguyễn Quang Tuân (2004), Chữ nghĩa Truyện Kiều, NXB Văn học, TP.

HCM.

112. Trương Xuân Tiếu (2001), Bình giảng mười đoạn trích “Truyện Kiều”,

NXB Giáo dục, HN.

113. Từ điển Triết học (1986), NXB Tiến bộ và NXB Sự thật.

114. Trương Tửu (1955), Lịch sử vấn đề Truyện Kiều, Tạp san ĐHSP, (số 3).

115. Trương Tửu (1956), Truyện Kiều và thời đại Nguyễn Du, NXB Xây dựng,

HN.

116. Lê Ngọc Trà (1990), Đôi điều về quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Du - Lí

luận văn học, NXB Trẻ, TP. HCM.

117. Phan Thị Huyền Trang (2016), Khả năng liên tưởng của từ “hoa” trong

Truyện Kiều:

118. http://ngonngu.net/?m=print&p=345

119. Vương Trọng (2016), Hệ thống sinh vật và ý nghĩa biểu tượng trong Truyện

Kiều của Nguyễn Du:

Page 34: BIỂU TƯỢNG TRONG TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DUrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23555/1/02050004669.pdf · niệm về thế giới, về con người thì có thể

33

120. http://vanhoanghean.com.vn/chuyen-muc-goc-nhin-van-hoa/nhung-goc-

nhin-van-hoa/sinh-vat-trong-truyen-kieu

121. Trần Quốc Vượng (chủ biên) (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo

dục, HN.

122. Huyễn Ý (2007), Truyện Kiều qua khía cạnh tâm linh, NXB Tôn giáo, HN.

123. Phạm Thu Yến (1988), Những thế giới nghệ thuật ca dao, NXB Giáo dục,

HN.

124. Trần Thanh Xuân (1987), Một vài đặc điểm của phong cảnh thiên nhiên

trong Truyện Kiều, Tạp chí văn học, (số 6).