bia 1-4.cdr

36
SÔÛ KHOA HOÏC VAØ COÂNG NGHEÄ TÆNH ÑOÀNG THAÙP Số 01 Số 01 2015 2015 Số 01 2015

Transcript of bia 1-4.cdr

Page 1: bia 1-4.cdr

Phöôøng 1 - Thaønh phoá Cao Laõnh - Tænh Ñoàng Thaùp

Ñieän thoaïi: 067.3853431 * Fax: 067.3870778

TRUNG TÂM KỸ THUẬT TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNGTỈNH ĐỒNG THÁP

Tư vấn và đào tạo về Tiêu chuẩn Đo lường và

Chất lượng

Kiểm định - Công tơ điện- Đồng hồ nước lạnh- Quả cân

- Cột đo xăng dầu- Ca đong- Bình đong

Kiểm định

- Áp kế kiểu lò xo- Huyết áp kế- Cân đồng hồ

Kiểm định

- Cân phân tích- Cân kỹ thuật- Cân bàn

Kiểm định

SÔÛ KHOA HOÏC VAØ COÂNG NGHEÄ TÆNH ÑOÀNG THAÙP

Số 01Số 01

20152015

Số 01

2015

Page 2: bia 1-4.cdr
Page 3: bia 1-4.cdr

Thö Chuùc TeátNhaân dòp Naêm môùi vaø ñoùn Teát Nguyeân ñaùn AÁt Muøi 2015,

Ban bieân taäp Thoâng tin Khoa hoïc vaø Coâng ngheä xin göûi ñeán caùc ñoàng chí

laõnh ñaïo caùc caáp, caùc ngaønh, caùc ñoäc giaû, ñoäi nguõ coäng taùc vieân vaø gia ñình lôøi chuùc:

Haïnh phuùc - An khang - Thònh vöôïngBan bieân taäp Thoâng tin Khoa hoïc vaø Coâng ngheä xin chaân thaønh caûm

ôn söï quan taâm cuûa laõnh ñaïo caùc caáp, caùc ngaønh, ñoäi nguõ coäng taùc vieân ñaõ goùp söùc

cuøng Thoâng tin Khoa hoïc vaø Coâng ngheä hoaøn thaønh nhieäm vuï cuûa naêm 2014,

truyeàn taûi caùc chính saùch, phaùp luaät , caùc chuû tröông cuûa Ñaûng vaø Nhaø nöôùc, caùc

kieán thöùc, thaønh töïu khoa hoïc coâng ngheä, caùc moâ hình öùng duïng khoa hoïc coâng ngheä

coù hieäu quaû ñeán vôùi ñoäc giaû gaàn xa, goùp phaàn thöïc hieän muïc tieâu coâng nghieäp hoùa,

hieän ñaïi hoùa cuûa tænh.

Ban bieân taäp raát mong ñoùn nhaän söï quan taâm, goùp söùc cuûa caùc ñoàng chí

laõnh ñaïo, caùc coäng taùc vieân ñeå Thoâng tin Khoa hoïc vaø Coâng ngheä tieáp tuïc

hoaøn thaønh nhieäm vuï cuûa naêm 2015 vôùi chaát löôïng ngaøy caøng cao hôn, phuïc vuï

ñoäc giaû toát hôn.

Chuùc naêm môùi thaéng lôïi môùi!

Page 4: bia 1-4.cdr

2

Trồng hoa kiểng là một nghệ thuật độc đáo mang tính văn hóa cao, tái tạo lại thiên nhiên đã bị xã hội tàn phá. Sau năm 1930

hễ nhắc đến khái niệm “văn minh miệt vườn” là người ta đề cập ngay đến nghệ thuật trồng hoa kiểng của miệt Tân Quy Đông, thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Nhìn từ xa, làng Tân Quy Đông nằm cạnh vành đai tuyến Tỉnh lộ của thành phố Sa Đéc, 4 mùa luôn được phủ những thảm hoa rực rỡ. Hoa ở đây nở quanh năm với muôn hồng, nghìn tía được chuyển đi khắp nơi trên toàn quốc và còn xuất khẩu ra nước ngoài... Điều này chứng tỏ nghệ thuật hoa kiểng ở Tân Quy Đông có bề dày truyền thống và có cơ sở xã hội sâu rộng được đông đảo khách hàng ưa chuộng. Hiện nay, làng hoa xã Tân Quy Đông đã nâng lên thành Phường. Thị xã Sa Đéc cổ kính đã nâng lên là Thành phố trực thuộc Tỉnh với trên 2.200 hộ tham gia canh tác hơn 400ha hoa kiểng. Trung bình mỗi năm, làng hoa Sa Đéc xuất bán hơn 20 triệu giỏ hoa các loại và nhiều chậu cây kiểng… mang lại tổng doanh thu hơn 170 tỷ đồng. Và hoa kiểng cũng là một trong năm mặt hàng chủ lực được UBND tỉnh Đồng Tháp chọn trong Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đưa làng hoa phát triển thành Thành phố hoa trong tương lai. Thành phố Sa Đéc đã quy hoạch 5,7ha đất để tập trung các nhà vườn

trồng hoa, hoàn thiện công viên hoa rộng 27ha với giỏ hoa kỷ lục từng thu hút hàng chục ngàn du khách tham quan dịp Tết 2014; thành lập Công ty cổ phần Hoa Sa Đéc, Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học Lan Anh giúp nông dân tham gia thị trường bằng công nghệ cấy mô; hợp tác với Hà Lan đưa nông dân sang học cách lai tạo, chọn ghép, quản lý, sản xuất giống, bảo quản, thu hoạch, tiếp thị hoa, kiểng. Các đối tác Hà Lan cũng cam kết hỗ trợ Đồng Tháp nhập khẩu các giống hoa, kiểng mới, phục tráng giống hoa bản địa tạo dòng hoa lưu chuyển hai chiều giữa Đồng Tháp và Châu Âu… Dịp tết Nguyên đán 2015 này, UBND thành phố Sa Đéc tiếp tục tổ chức Lễ Hội Hoa Xuân Sa Đéc và đăng ký xác lập 4 kỷ lục quốc gia mới. Đồng thời thực hiện nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật phong phú và các hội thi như: trang trí nhà hoa, vườn hoa đẹp, nông dân trồng hoa đẹp, diễu hành xe hoa, hội thi trang trí hoa lan, nhiếp ảnh nghệ thuật, thi chọi chim, chọi gà cùng với hội chợ triển lãm và biểu diễn văn nghệ, ảo thuật, đờn ca tài tử, múa hiện đại, vẽ tranh cát, viết thư pháp, bắn pháo hoa…

Chủng loại hoa kiểng Tân Quy Đông rất đa dạng và phong phú với hàng trăm loại khác nhau được các hộ sản xuất quanh năm để phục vụ nhu cầu cho đời sống con người và xã hội. Chắc du khách nhiều nơi đã từng nghe đồn nhiều chuyện ly kỳ khó tin, nhưng có thật tại xã Tân Quy Đông có người trồng hoa kiểng chỉ tốn một công đất mà cứ vài ngày lại thu nhập cả chỉ vàng, nhờ vào trồng Tùng Hổ Phách! Từ đó, nhà vườn thường ví von một cách dí dỏm: “cây Tùng” là Đại đế của các loài kiểng đất phương Nam! Bởi, nó cho thu nhập cao so với các loài hoa kiểng khác, với cả trăm triệu đồng/năm/1.000m2. Nhiều người đã nhờ cây Tùng mà cuộc sống đổi thay rõ nét, kinh

Trần Trọng Trung

Một thành phố ven sông Tiềncó 4 mùa xuân

Page 5: bia 1-4.cdr

3

tế gia đình sung túc hẳn lên... Tuy nhiên, không thể tính được cụ thể bằng con số. Bởi, các loại cây cảnh này phải bỏ thời gian và công sức chăm sóc khá lâu. Các loại cây như: Sơn Tùng, Ngoạ Tùng, Tùng Nhật Bản, Sứ Thái Lan, Cau đỏ, Cau vàng, Xương Rồng... phải nuôi trồng từ hơn 6 tháng đến 3 năm mới cho thu nhập cao. Bên cạnh đó, còn cần nhiều tre, trúc, tràm, phân bón, rơm rạ... Để bón cho cây nên cách trồng hoa kiểng phải tính toán thật chi li, kỹ lưỡng. Thời điểm cho thu nhập cao nhất là vào dịp Tết Nguyên đán. Cứ mỗi dịp sắp đến Tết, người dân Tân Quy Đông lại tất bật lo chăm sóc để có những vườn hoa đẹp, nở đúng thời vụ. Vì vậy, đòi hỏi người dân phải có kinh nghiệm trên từng chủng loại từ nhân giống, gieo hạt đến ngâm, chiết, lai tạo... Điển hình như: cây Tùng đắc giá phải mất 2 - 3 năm chăm sóc mới ra vóc dáng. Điều quan trọng là trồng, chăm bón những cây được nhiều người yêu thích, giá cả phải chăng như: Nguyệt quế, Ngâu, Bông giấy, Dạ lý hương, Nhài lá liễu... phải tạo cây giống đẹp và khỏe!

Hoa cho ngày Tết thông thường là những loại: Hồng, Dạ yến thảo, Cát tường, Cúc, Mai, Trang, Lan, Vạn Thọ, Thược dược, Kim phát tài, Bông giấy... Cứ vào tháng Chạp hằng năm, các chủ nhà vườn lại nhộn nhịp lo việc mua bán. Đây là cơ hội thu nhập cao trong năm. Hoa kiểng được chuyển đi đến các chợ hoa ở khắp các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai... Vài năm gần đây, có một số tỉnh miền Bắc và các nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc... Mỗi khi Tết sắp đến tại đường hoa Nguyễn Huệ - thành phố Hồ Chí Minh, hoa kiểng Tân Quy Đông được bày bán rất nhiều, thu hút được sự quan tâm của đông đảo mọi người... Vào thời điểm này, làng hoa Sa Đéc đang chuẩn bị nhiều loại hoa phục vụ Tết Nguyên đán như: Cúc Tai-gơ, Cúc Mâm Xôi, Cúc Đài Loan, Cúc Đồng Tiền, Hồng Tam Muội, Hồng Nhung, Hồng Gờ-rơ-da (màu tím sen), Hồng Cô-kết (màu gạch tôm), Hồng Cơ-lê-ô-bát (màu hồng phấn), Vạn Thọ, Dạ Yến Thảo, Cát tường… Cùng với các loại kiểng: mai vàng, thược dược, vạn lộc, phú quý, kim phát tài, thịnh vượng, hòn ngọc viễn đông… Năm nay, chính quyền địa phương có kế

hoạch tổ chức lễ hội hoa xuân Ất Mùi hoành tráng nên nhiều nhà Vườn đã chuẩn bị các loại hoa - kiểng phong phú và đa dạng. Nổi bật, nhà vườn Tân Quy Đông còn trồng các loại kiểng lá, bonsai, kiểng thú, kiểng trái… Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng! Trên Tỉnh lộ 848, ven dòng sông Sa Giang, tàu - xe tấp nập, dập dìu cảnh lên - xuống hoa, kiểng rất nhộn nhịp. Bên cạnh các loại hoa kiểng truyền thống hằng năm thì năm nay còn xuất hiện nhiều loại hoa kiểng mới “lạ” và “độc” như: cây hương thảo, cây không khí…

Nghề trồng hoa kiểng ở Tân Quy Đông đã có từ những năm 1930, mà có lẽ lâu đời nhất là Tân Quy Đông, Vườn Hồng Tư Tôn, nhưng khởi sắc và phát triển mạnh từ hơn hai thập niên gần đây. Mỗi ngày, có trên 5.000 giỏ hoa các loại được lên xe, xuống tàu chuyển đi khắp các nơi. Bởi, Sa Đéc là đầu mối giao lưu đường bộ và đường thủy rất thuận tiện lên thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai và khắp các tỉnh châu thổ sông Cửu Long. Tại vựa hoa kiểng ở các Tỉnh - Thành phố có tới 65% hoa kiểng Sa Đéc và 35% hoa dành cho xuất khẩu. Hiện nay, nhiều cơ sở ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thường đến tận nơi đặt mua hoa Hường về chế biến thành nước hoa và dầu gội đầu, mỗi chuyến có hơn 10.000 bó... Còn các cơ quan thì tìm đến làng hoa Tân Quy Đông đặt mua nhiều chủng loại hoa kiểng về trồng trong khuôn viên trụ sở cơ quan làm việc... Vào những dịp Tết, lễ hội... Hoa kiểng Sa Đéc có dịp đua nở trên các chợ, trong các hộ gia đình... Góp phần tô điểm hương sắc cho ngày Tết, lễ hội, cưới hỏi... Tô điểm cho quê hương tươi đẹp, ngát hương./.

Page 6: bia 1-4.cdr

4

Thảo dượcmang tên Deâ

1. Cây Răng dê (lá thông)

Tên khoa học: Psilotum nudum (L.) Griseb, họ Psilotaceae. Tên Việt Nam là Khuyết lá thông (cây Răng dê lá thông), các tên khác: Lá thông, Nụ thông, Dương xỉ trần, Tóc tiên. Đó là một nguồn gen quý và rất độc đáo. Toàn cây ngâm rượu, uống chữa vết thương do đòn đánh, nôn ra máu. Ở Vân Nam (Trung Quốc) cây được dùng để chữa vết thương do bị đánh đập hay ngã, chảy máu bên trong, đau do tê thấp, viêm dây thần kinh toạ, mất kinh nguyệt.

Tại Việt Nam, người ta có thể gặp cây này tại Lào Cai, Cao Bằng, Phú Thọ, Vĩnh Phúc…

2. Cây Mép dê

Còn gọi là Hoa mõm sói. Tên Mép dê bắt nguồn từ phiên âm muflier lại giống như mõm con sói nên ta phiên âm kết hợp với hình dạng của hoa. Tên khoa học: Antirhinum majus L., Họ Hoa mõm sói Scrophulariaceae. Hoa có tràng chia thành 2 môi như mõm sói, bóp 2 bên, hoa há ra như mép con dê đang kêu “be, be”. Hoa có nhiều mầu sắc như trắng, đỏ, vàng, hồng, tím. Trồng bằng hạt để làm cây cảnh.

Hoa mõm sói là loài hoa đa dạng, cao 0,6 – 1m. Cho đến nay nguồn gốc và xuất xứ hoa mõm sói vẫn là một ẩn số chưa được biết đến. Hoa mõm sói tượng trưng cho tương lai tươi sáng. Gửi hoa mõm sói vào những dịp mà người nhận có những sự kiện mới, tân gia, khai trương, lên chức, có em bé.

3. Cây Sừng dê

Strophantus divaricatus (Lour) Hook Họ Trúc đào Apocynaceae. Là dây leo, hoa mầu

vàng dễ nhận vì cánh hoa hình sợi hẹp dài 7- 8cm. Hai quả đại dính vào nhau ở gốc, nhọn đầu, đen thui thủi như sừng con dê. Quả có nhiều hạt mầu nâu, có cán, mang chùm lông mịn để gió đưa bay đi khắp nơi. Hạt chứa glucozit: Divaricozit, Sinozit, D-Strophantin có tác dụng trợ tim rõ rệt, làm chậm nhịp tim, tăng bài niệu, giảm các đặc hiệu xung huyết nội tạng và ngoại vi, có tác dụng nhanh dùng trong cấp cứu, có thể tiêm tĩnh mạch.

Cây sừng dê mọc phổ biến ở các tỉnh Bình Trị Thiên, Nghệ Tĩnh, Thanh Hóa, Hà Nam Ninh... Ở Việt Nam và ở một số tỉnh thuộc miền Nam Trung Quốc.

4. Dương Đề

Có sách cho tên khoa học là Rumex wallichii Meisn = Rumex chinensis Campd. Họ Rau răm Polygonaceae. Đó là Dương đề Trung Quốc. Một loài khác cũng được gọi là Dương đề, đó là Rumex crispus L. Dương đề nhăn.

Dương là dê, đề là gót (móng guốc) vì rễ cây trông giống móng guốc của con dê nên thành tên. Trẻ con thường cọ 2 lá vào nhau làm phát ra tiếng kêu “chút chít” nên còn gọi là Chút chít. Lá trông giống lưỡi bò hay trâu nên còn được gọi là Ngưu thiệt. Nó chứa tanin và các dẫn xuất anthracenic (1-2%) (rumicin, emodin, axit chrysophanic, crizarobin). Rễ Chút chít nhăn hay Dương đề nhăn có vị đăng đắng, hăng hăng có tác dụng lọc máu, thu liễm. Lá chứa crisophanol chống vi khuẩn, nepodin chống nấm. Nó còn có chứa nhiều sắt (đến 3% trong tro) nên dùng để chữa người xanh xao vì thiếu sắt, ho lao, viêm gan, thấp khớp mạn tính, vàng da, đái đường, hắc lào, eczema, nấm tóc, trị nhọt, bạch đới, sâu quảng.

Dương đề Wallich: lá chữa hắc lào, ghẻ, lở ngứa, mụn nhọt (nấu nước rửa). Đọt ăn như rau; cây, lá có tác dụng nhuận tràng.

Dương đề Trung Quốc: Rễ và lá chứa Anthraglucozit (3,0 - 3,4%) và tanin, nhựa. Hạt

Nguyễn Văn Thanh

Page 7: bia 1-4.cdr

5

chứa tới 5,1% tanin. Cây có vị se. Hạt kích dục. Rễ nhuận tràng dùng chữa táo bón và ứ huyết sưng đau, trứng cá, hắc lào, lở ngứa, chốc đầu, ngứa âm hộ...

Cây mọc hoang ở khắp các bãi, dọc bờ ruộng hàng rào. Dùng toàn cây thu hái quanh năm, hái về sao khô hoặc sao vàng.

5. Cây Tiết dê

Tên khoa học Cissampelos pareira L. Họ dây mối họ tiết dê Menispermaceae. Rễ trị đau bụng, đi tiểu khó, sỏi thận, trị sốt, có tác dụng bổ, tráng dương.

Có sách gọi loài Pericampylus glaucus (Lam.) Merr. là tiết dê. Cây chứa ancaloit gây say. Lá có tác dụng cầm máu, chữa đau mắt, sốt, đau bụng, khó tiêu.

Ngoài ra, lá tiết dê tươi , rửa sạch, vò nát với nước lọc rồi để đông đặc như thạch, ăn rất mát lại còn có thể giải nhiệt, chữa sốt nóng, kiết lỵ, tiêu chảy, bệnh đường tiểu, chữa rắn cắn..

Cây mọc hoang ở khắp các miền đồng bằng và miền núi nước ta, ngoài ra chỉ có ở Ấn Độ, Madagatocca và Xâysen, người dân thường dùng lá tươi hầu như có quanh năm giã nát hay vò, lọc lấy nước, bỏ mươi hạt muối khuấy cho tan, để một lúc đông thành thạch uống cho mát, giải nhiệt./.

Nguyễn Tấn Tuấn

Deâ Trong đời sống CON NGƯỜI

“Dê” là một loại gia súc quen thuộc với con người. Tuy nhiên, trong tất cả các giống động vật thì “dê” là loài vật chịu nhiều “tai tiếng” nhất. Con dê luôn bị loài người xem như một biểu tượng của sự “dâm dục”, “xấu máu”. Tại một số nước Trung Đông, mỗi năm người ta chọn ra một con dê đực béo tốt để “gánh vác tội lỗi cho đàn ông”, bằng cách đuổi một con dê đực chạy vào sa mạc và buộc nó phải chết vì đói khát. Câu nói dân gian của người bản xứ “Con dê tế thần” là câu thành ngữ ám chỉ người này “gánh tội” cho kẻ khác là vậy ...

● CON DÊ VÙNG CHÂU Á

Ở nước ta hiện có 3 giống dê chính là dê bản địa, dê lai Ấn Độ và dê lai Mông Cổ. Dê Ấn Độ có thân dài, cao gần 1 mét, tai to và rũ xuống, không có sừng, hoặc sừng rất ngắn. Dê Mông Cổ mình ngắn hơn dê Ấn Độ, vành tai thẳng, sừng dài và cong về phía trước. Còn dê Việt Nam, giống thuần chủng có thân hình nhỏ nhắn, chỉ cao 0,50m, tai dựng đứng, sừng hơi cong về phía sau. Đặc biệt dê đực có râu cằm rậm rạp, tướng vạm vỡ và to con hơn dê cái cùng giống.

Theo các nhà nghiên cứu, dê Việt Nam có gốc dê núi (sơn dương) lai tạo với một số giống dê khác mà tạo thành. Dê cái là một trong những gia súc cho nhiều sữa nhất, mỗi năm bình quân cung cấp một lượng sữa vượt xa kỷ lục của bất kỳ loài bò sữa nào trên thế giới. Một con dê cái tốt có thể cho trên 1.000 lít sữa mỗi năm.

Hiện nay giống dê quý nhất trên thế giới là loài Angora ở vùng Trung Á, từ Tây Tạng qua các vùng Tataria, Acmênia cho đến Thổ Nhĩ Kỳ. Lông dê Angora được dệt thành vải

Page 8: bia 1-4.cdr

6

bổ khí, dương nhục bổ hình” cho thấy người xưa rất quý thịt dê.

Nước ta từ thế kỷ 12, trong cuốn “Nam dược thần hiệu” do danh y Tuệ Tĩnh biên soạn đã xác nhận rằng: Thịt dê vị đắng, ngọt, rất nóng nhưng không độc. Có tác dụng trợ dương, bổ huyết, trừ kinh giản, ích tâm tỳ, trị đau lưng, chóng mặt. Riêng phụ nữ đang thai nghén và người bị sốt rét vừa khỏi không nên ăn thịt dê.

Các tài liệu cổ còn cho rằng thịt loại dê mình đen đầu trắng hoặc loại dê mình trắng đầu đen đều “rất nóng”, dễ gây ung nhọt, chỉ có thịt dê toàn trắng mới tốt. Phụ nữ vừa sinh xong còn yếu mệt, lạnh tay, chân... nên dùng thịt dê trắng kho với nước mắm và tỏi. Đối với nam giới, thịt dê trắng nấu tỏi và củ kiệu là môn thuốc tráng dương, bổ thận rất tốt. Nó giống như những vị thuốc “Viagra phương Đông” mà lâu nay báo chí đã thông tin.

Da của dê cạo sạch lông rồi nấu canh hoặc làm gỏi có thể chủ trị phòng độc. Mỡ dê có vị ngọt và nóng nhưng không độc; ngược lại tác dụng nhuận da, sát trùng, có thể dùng để bôi vào các vết ghẻ lở, mụn nhọt rất hiệu nghiệm.

Người xưa còn cho rằng, nếu dùng mỡ dê xắt lát mỏng rồi đắp thường xuyên vào các vết chàm, tổ đỉa, lở loét... cũng sẽ rất mau lành

Môharơ nổi tiếng khắp thế giới. Đặc tính của loại lông này là rất dài, mịn và óng ả nhưng rất bền. Nếu được tẩm một loại dầu bóng có tác dụng ngăn chặn bụi bặm thì vải dệt bằng lông dê Môharơ có khả năng cản quang đối với chất phóng xạ.

Thịt dê là một món ăn ưa thích của loài người từ rất lâu. Để làm cho thịt dê mất mùi hôi, người ta tìm cách buộc con dê phải xuất nhiều mồ hôi như: cho dê uống rượu rồi kéo nó chạy theo xe, hoặc bỏ sỏi vào tai dê, rồi lấy băng keo dính lại. Biện pháp này buộc con dê phải lắc đầu vì khó chịu và đổ nhiều mồ hôi...

● DÊ VÀ Y HỌC ĐÔNG - TÂY

Ở Việt Nam, ngay từ năm 1952 huyết thanh dê đã được dùng làm loại vắc xin ngừa bệnh dại cho người. Riêng Viện Pastuer Nha Trang đã có một thí nghiệm nhằm sản xuất loại thuốc chủng bệnh dại rất hiệu nghiệm cho những người bị chó dại cắn.

Ngày trước, y học cổ truyền đã biết sử dụng các sản phẩm từ dê để làm thuốc chữa bệnh, thuốc giải độc “vạn năng” từ con dê người ta gọi là Bezard ở vùng Trung Cận Đông. Thực chất đó chỉ là những viên sỏi đường ruột của loài dê Caprahircus, người ta nhặt được trong quá trình xẻ thịt.

Tại các nước Tây Âu, giống dê núi Capraibex luôn luôn bị săn đuổi, không phải chỉ vì thịt của chúng thơm ngon, mà còn dùng để làm thuốc trị bệnh cho người. Theo kinh nghiệm dân gian tại vùng núi Anpơ, sừng dê mài với nước có thể trị nhiều bệnh như đau bụng, tê thấp và nhiều chứng bệnh thông thường khác. Tim và tủy sống dê làm tăng thể lực, còn huyết dê được xem là chất dược liệu có khả năng làm tan sỏi thận, sỏi đường tiết niệu...

Ở Nga và một số nước Đông Âu, sữa dê có thế chế biến thành một loại thức uống len men có vị chua và nhiều hơi ga, gọi là Kefir, dùng để trị các chứng về đường tiêu hóa. Còn ở phương Đông vẫn truyền miệng câu nói: “Nhân sâm

Page 9: bia 1-4.cdr

7

bệnh. Kinh nghiệm này đã được y học hiện đại chứng minh là đúng, vì trong mỡ dê có Vitamin F (Fat) công dụng chữa một số bệnh ngoài da.

Huyết dê có thể trị các chứng bệnh phụ nữ như bệnh sản hậu, xanh xao, khí hư và cả bệnh trúng phòng... Lấy huyết dê nấu chín, pha thêm một chút dấm, ăn vài lần sẽ có tác dụng trị bệnh rất tốt. “Dương huyết tử” là loại thuốc bổ máu. Người ta dùng 3 phần rượu pha với một phần tiết dê vừa làm thịt xong còn nóng, rồi trộn chung, lắc đều, mỗi ngày uống một ngụm nhỏ. Sữa dê ngọt và ấm, không độc có tác dụng bổ thận, sinh khí, lợi tiểu.

Người xưa cho rằng dân Mông Cổ sở dĩ được khỏe mạnh và dai sức là nhờ uống thường xuyên sữa dê. Não và tủy dê nấu cùng với một ít rượu có tác dụng bổ huyết, làm mượt da, dài tóc. Tim dê luộc ăn hằng ngày sẽ bổ tim và làm tan biến các ưu tư phiền muộn. Ăn phổi dê có thể chữa bệnh ho, thông phế khí và giải độc.

Trẻ em bị đái dầm có thể dùng một lá phổi dê thái nhỏ nấu cháo với đỗ đen, ăn vài lần sẽ hết bệnh. Tinh hoàn dê đực “Dương Ngọc Tử” là thứ thuốc có tác dụng trị thận yếu, tinh hoạt. Tinh hoàn dê ngâm với rượu, hoặc hầm với thuốc Bắc là một món ăn đã đi vào huyền thoại của “thế giới mày râu” trong thiên hạ từ xưa đến nay. Còn gan dê có thể trị bệnh mắt mờ, mắt yếu. Nếu bị bệnh mờ mắt sau cơn bệnh nặng, ta có thể ăn món cháo gan dê vài lần sẽ thấy tác dụng...

● SẢN PHẨM TỪ DA DÊ

Da dê so với da bò, da lợn, có nhiều ưu điểm hơn. Da dê có độ co dãn 65 - 75% trong khi da trâu bò có độ co dãn chỉ 50 - 60%, da lợn 60 - 65%. Co dãn nhiều nhưng da dê lại mỏng mịn và nhẹ hơn da trâu, da bò. Da dê dày trung bình 2mm, da lợn 3mm, da bò 5mm, và da trâu 7mm. Da dê thuộc cả lông có thể làm tấm áo choàng cho phụ nữ, làm áo ấm, mũ ấm. Những mặt hàng này rất được ưa chuộng ở các nước ôn đới.

Cách thuộc da dê thủ công: Nguyên liệu cần có để

thuộc một tấm da dê lớn: Phèn chua hay vỏ sả 1kg; muối 200g; nước sôi để nguội 4 lít; lòng đỏ trứng gà 3 quả; Sunphat sắt (phèn đen) 10 gam; bột mỳ (hay bột sắn, bột dong) 10 gam.

Cách làm như sau: Da dê lột khéo cho khỏi rách, cạo hết bạc nhạc, rửa sạch. Nếu muốn thuộc một tấm da cả lông để may áo, làm tấm choàng hay mũ thì để nguyên cả lông dê ngâm 4 - 5 ngày vào dung dịch, gồm phèn chua, muối, nước đun sôi để nguội cho thêm lòng đỏ trứng, phèn đen và bột (các thứ này cho vào khi nước đã nguội). Sau đó lấy da ra, giặt sạch trong nước lã và căng phơi ở chỗ bóng râm. Nếu muốn có tấm da không có lông để làm cặp, giày, túi xách, găng tay ... thì trước tiên đem da ngâm vào nước vôi vài ba ngày, sau đó giặt sạch vôi rồi ngâm vào dung dịch kể trên. Còn muốn mang da đi thuộc ở nơi khác hoặc bán cho cơ sở thuộc da thì phải ướp muối, xát khoảng 1/2kg muối vào mặt trong da xong gấp lại, buộc kỹ rồi vận chuyển, có thể để được 2 - 3 ngày.

Có thể nói, với những đặc tính nổi trội, loài dê ngoài các lợi ích về ẩm thực, và những lợi ích khác, con dê còn là một “cẩm nang y học sống” khá sinh động, giúp ích rất nhiều cho sức khỏe của con người./.

Page 10: bia 1-4.cdr

NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÂI

8

Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau đến sinh trưởng và tỷ lệ sốngCỦA ỐC BƯƠU ĐỒNG (Pila polita)nuôi trong giai

TÓM TẮT

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của ốc bươu đồng (Pila polita). Mỗi nghiệm thức có 3 lặp lại và các loại thức ăn sử dụng bao gồm: 1).Thức ăn công nghiệp (TACN); 2).Thức ăn kết hợp (50% TACN + 50% TA.X); 3).Thức ăn xanh (TA.X). Ốc được nuôi trong giai với mật độ 150 con/m2 (khối lượng, chiều cao và chiều rộng ban đầu là 1,34g; 17,49 mm và 12,76mm). Sau 120 ngày nuôi, tỷ lệ sống khi cho ăn xanh (88,3%) cao hơn và khác biệt (P<0,05) so với thức thức ăn công nghiệp (81,2%), tuy nhiên khác biệt không có ý nghĩa (P>0,05) so với thức ăn kết hợp (85,2%). Khối lượng, chiều cao và chiều rộng trung bình lần lượt của ốc cho ăn bằng thức ăn công nghiệp (26,98g, 40,34mm và 31,87mm) cao hơn và khác biệt không có ý nghĩa (P>0,05) so với cho ăn bằng thức ăn kết hợp (25,03g, 39,97mm và 30,98mm), tuy nhiên khác biệt có ý nghĩa so với thức ăn xanh (18,24g, 37,26mm và 28,16mm). Hệ số thức ăn thấp nhất khi cho ăn thức ăn công nghiệp (1,23) và khác biệt (P<0,05) so với thức ăn kết hợp (2,97) và thức ăn xanh (4,88). Nuôi ốc bươu đồng bằng thức ăn công nghiệp và thức ăn kết hợp có năng suất tương đương nhau (3.529 g/m2 và 3.353 g/m2)và khác biệt (P<0,05) so với cho ăn bằng thức ăn xanh (2.656 g/m2). Kết quả thí nghiệm cho thấy nuôi ốc bươu đồng bằng thức ăn kết hợp đã làm tăng sinh trưởng và hiệu quả kinh tế so với sử dụng đơn thuần thức ăn công nghiệp hay thức ăn xanh.

I- ĐẶT VẤN ĐỀ

Việt Nam là nước nằm trong khu vực nhiệt đới, có nhiều ao hồ, sông suối, nhiều ruộng trũng là tiềm năng lớn để nuôi các đối tượng nước ngọt trong đó có ốc bươu đồng. Tuy nhiên, tập đoàn các đối tượng nuôi nước ngọt, còn nghèo nàn chưa tương xứng với tiềm năng đa dạng sinh học và sự đa dạng về điều kiện sinh thái của đất nước cũng như nhu cầu của sản xuất. Nguồn lợi ốc bươu đồng trong tự nhiên đang ngày một giảm sút do nhiều nguyên nhân: Khai thác quá mức, môi trường ngày càng ô nhiễm do chưa quản lý chất thải, sử dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ, hoá chất trong nông nghiệp. Các nghiên cứu về động vật thân mềm trong nước mới chỉ tập trung vào các đối tượng nước lợ, nước mặn như bào ngư, tu hài, ốc hương, hàu, vẹm, ốc len....

Huyện Cao Lãnh có tổng diện tích đất nông nghiệp 41.203ha, trong đó diện tích nuôi trồng thủy sản 1.700ha (nuôi cá tra 305ha, tôm càng xanh 215ha và các loại cá khác 1.180ha). Bên cạnh đó, huyện còn có các diện tích ao hầm trong mương rất đa dạng, thích hợp cho việc nuôi ốc bươu đồng, góp phần phát triển kinh tế hộ. Nuôi trồng thủy sản là một trong những thế mạnh của huyện, tuy nhiên việc nuôi trồng các đối tượng nước ngọt như tôm càng xanh, cá tra… chủ yếu phục vụ cho mục tiêu xuất khẩu. Các loài ít có giá trị xuất khẩu nhưng có vai trò quan trọng góp phần ổn định tính bền vững của các hệ sinh thái dường như ít được quan tâm. Thêm vào đó việc du nhập các loài ngoại lai đã gây ra những thiệt hại cho sản xuất, gây ra những bất lợi cho sự ổn định và phát triển của các loài bản địa trong đó điển hình nhất là việc du nhập ốc bươu vàng. Việc nghiên

Th.S Lê Văn Bình

Page 11: bia 1-4.cdr

9

NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÂI

cứu nuôi ốc bươu đồng thương phẩm là vấn đề cần thiết để đáp ứng nhu cầu của thị trường, giảm áp lực khai thác, bảo vệ và khôi phục nguồn lợi ốc tự nhiên, đa dạng hoá đối tượng nuôi trong nghề nuôi trồng thủy sản. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm ra loại thức ăn thích hợp cho quá trình nuôi ốc bươu đồng trong giai.

II- VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Tổng cộng có 9 giai mỗi giai có kích thước dài x rộng x cao (2m x 1,5m x 1m), giai được vệ sinh sạch trước khi sử dụng. Chiều cao nước trong giai nuôi được duy trì 0,8 - 1m, mật độ ương 150 con/m2 (khối lượng, chiều cao và chiều rộng ban đầu là 1,34g và 17,49mm và 12,76mm).

Ốc bươu đồng được cho ăn các nguồn thức ăn khác nhau là thức ăn công nghiệp (18% đạm) và thức ăn xanh (lá rau muống), thí nghiệm gồm có 3 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần. Hàng ngày ốc được cho ăn 2 - 3% khối lượng thân và lượng thức ăn thay đổi theo khối lựơng cơ thể ốc nuôi. Mỗi ngày cho ăn 2 lần vào lúc 7 giờ sáng và 17 giờ chiều.

Hình 1. Hệ thống thí nghiệmCác chỉ tiêu theo dõi

Các yếu tố môi trường: Nhiệt độ (đo bằng nhiệt kế thủy ngân lúc 7 giờ và 14 giờ hàng ngày); Tổng đạm (TAN), NO2

-, NO3-, PO4

3-, kiềm, DO và pH được xác định 15 ngày/lần bằng bộ test SERA (Germany). Kích thước, khối lượng và tỷ lệ sống ốc con trong bể được xác định 15 ngày/lần để tính tốc độ tăng trưởng tương đối và tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài và khối lượng.

Theo dõi sự sinh trưởng

Tốc độ tăng trưởng khối lượng tương đối SGRW

Page 12: bia 1-4.cdr

NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÂI

10

Trong đó:

W1, L1: Khối lượng và chiều cao tại thời điểm bố trí thí nghiệm

W2, L2: Khối lượng và chiều cao tại thời điểm thu mẫu

t: Thời gian ương (ngày)

Tỷ lệ sống: SR (%) = (N2×100)/N1

Trong đó: N1 là số cá thể thả nuôi ban đầu; N2 là số cá thể tại thời điểm thu mẫu

Năng suất: P(g/m2) = Ptb × S

Trong đó: Ptb là khối lượng trung bình (g/bể); S là diện tích bể ương (m2)

Hệ số chuyển hóa thức ăn cũng được tính theo các công thức: FCR = m/P

Trong đó: m là tổng lượng thức ăn đã cho ăn (g); P là trọng lượng ốc gia tăng (g)

Sử dụng phần mềm Excel để tính các giá trị trung bình, độ lệch chuẩn và SPSS 16 để so sánh thống kê các giá trị trung bình giữa các nghiệm thức ở mức P<0,05 bằng phép so sánh Duncan.

III- KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

1. Biến động các yếu tố môi trường

Nhiệt độ buổi sáng trong ao thí nghiệm dao động từ 23,3 - 28,5oC, trung bình 26,8oC và buổi chiều từ 27,0 - 32,0oC, trung bình 30,5oC (Bảng 1 và Hình 2), nhiệt độ giữa buổi sáng và buổi chiều biến động từ 1,0 - 5,5oC (3,5oC). Nhìn chung trong quá trình thí nghiệm chênh lệch nhiệt độ sáng và chiều ở mức khá cao, nhưng có lẽ không ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của ốc bươu đồng. Theo nghiên cứu Nguyễn Thị Bình và Nguyễn Kim Đường (2011) cho rằng ốc bươu đồng giống sống tốt khi nhiệt độ 24,0 - 29,5oC vào buổi sáng và 26,0 - 31,5oC vào buổi chiều. Nguyễn Thị Bình và ctv. (2012) cho rằng ốc bươu đồng phát triển trong môi trường có nhiệt độ 18 - 31oC, khi nhiệt độ tăng lên 37 - 39oC ốc sinh trưởng chậm và tỷ lệ chết rất cao.

Hình 2. Biến động nhiệt độ sáng và chiều trong quá trình nuôi

Page 13: bia 1-4.cdr

11

NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÂI

Giá trị pH và độ kiềm trung bình của ao thí nghiệm lần lượt là 7,63 và 87,0 mg CaCO3/L, dao động từ (7,30 - 8,0; 71 - 89 mg CaCO3/L). Theo nghiên cứu Lê Văn Bình và Ngô Thị Thu Thảo (2013) và Ngô Thị Thu Thảo và ctv. (2013) nghiên cứu trên ốc giống cho rằng giá trị pH dao động 7,5 - 8,7 và độ kiềm dao động 71 - 92 mgCaCO3/L và các tác giả đều cho rằng độ kiềm thấp có thể do tốc độ tăng trưởng của ốc nhanh, ốc cần một lượng canxi lớn để hình thành vỏ cho quá trình phát triển. Phan Nhật Long (1991) và Dư Quan Tuấn (2001) cho rằng ốc bươu vàng có khả năng sống trong điều kiện pH từ 5 - 7,5, tuy nhiên khi pH xuống <5 thì ốc tiết ra nhiều nhớt và tỷ lệ chết cao.

Kết quả kiểm tra môi trường cho thấy hàm lượng TAN, NO2- và NO3

- (Bảng 1) không ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của ốc bươu đồng nuôi thịt. Kết quả nghiên cứu Amber et al. (2011) ương nuôi ốc bươu vàng Pomacea paludosa trong hệ thống tuần hoàn với các loại thức ăn khác nhau, trong thời gian 3 tháng thì hàm lượng nitrite từ 0,5 - 0,9 mg/L và TAN (0,30 - 0,60 mg/L). Nguyễn Thị Đạt (2010) nuôi ốc bươu đồng trong giai với thời gian 4 tháng cho rằng hàm lượng NO2

- (0,3 - 1,0 mg/L) và NO3 (5 - 25 mg/L) ốc bươu đồng vẫn phát triển bình thường.

Bảng 1. Biến động một số yếu tố môi trường trong ao thí nghiệm

Chỉ tiêu Dao động Trung bìnhNhiệt độ (oC) Sáng ChiềuDO (mg/L)NH4

+/NH3 (mg/L)NO2

- (mg/L)NO3

- (mg/L)KH (mgCaCO3/L)pHPO4

3- (mg/L)

23,30 - 28,527,0 - 32,0 4,0 - 5,5

0,25 - 0,55 0,25 - 0,80 5,0 - 12,0 71 - 89 7,3 - 8,0

0,25 - 0,55

26,8 3± 1,1030,49 ± 1,044,66 ± 0,480,42 ± 0,080,45 ± 0,179,22 ± 2,0487,00 ± 5,667,63 ± 0,230,33 ±0,08

Từ kết quả trên, trong quá trình thí nghiệm các yếu tố môi trường như nhiệt độ, TAN, NO2-, độ kiềm và pH là ổn định và không ảnh hưởng đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của ốc bươu đồng.

2. Tăng trưởng của ốc bươu đồng

2.1. Tăng trưởng về khối lượng

Khối lượng ốc thả ban đầu ở các nghiệm thức là tương đương nhau (1,34 g/con). Sau 120 ngày nuôi khối lượng ốc ở nghiệm thức cho ăn thức ăn công nghiệp (TACN) là 26,98 g/con, thức ăn xanh kết hợp với TACN (25,03 g/con) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05) so với ốc ăn thức ăn xanh đơn thuần (18,24 g/con). Khối lượng trung bình của ốc ở các nghiệm thức trong quá trình thí nghiệm tăng liên tục, tuy nhiên trong 45 ngày đầu thí nghiệm tăng trưởng chưa được ghi nhận và từ

Hình 3. Khối lượng ốc bươu đồng theo thời gian thí nghiệm

Page 14: bia 1-4.cdr

NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÂI

12

ngày thứ 60 đến kết thúc thí nghiệm tăng trưởng nhanh ở nghiệm thức TĂCN và TACN kết hợp với thức ăn xanh (Hình 3).

Thức ăn dùng trong thí nghiệm có các thành phần sinh hóa khác nhau, thức ăn có ảnh hưởng rất lớn đến tăng trưởng của ốc bươu đồng giống, đặc biệt là tăng trưởng về khối lượng. Ngô Thị Thu Thảo và ctv. (2013) nghiên cứu ương ốc bươu đồng giống có khối lượng 0,03 g/con, sau 35 ngày ương tốc độ tăng trưởng 0,83 g/con khi sử dụng thức ăn công nghiệp và cao hơn khi cho ăn thức ăn kết hợp (0,69 g/con) hay ốc ăn hoàn toàn là thức ăn xanh (0,29 g/con). Jahan et al. (2001) nghiên cứu nuôi ốc Pila globosa sau 120 ngày tuổi tốc độ tăng trưởng 2,65 g/con về khối lượng khi sử dụng thức ăn là thực vật tự nhiên và cao hơn khi ốc ăn thức ăn là cây mồng tơi tím (2,25 g/con). Nguyễn Thị Bình và ctv. (2012) nuôi ốc bươu đồng trong ao với thời gian 120 ngày cũng thu được về kết quả 21,3 g/con khi ốc ăn thức ăn là bèo; 26,9 g/con khi ốc ăn thức ăn là bèo kết hợp 95% cám mịn và 5% bột cá; 27,6 g/con khi ốc ăn thức ăn là bèo kết hợp 92,5% cám mịn và 7,5% bột cá; 24,5 g/con khi ốc ăn thức ăn là bèo kết hợp 90% cám mịn và 10% bột cá. Từ kết quả trên cho thấy ốc bươu đồng khi sử dụng nguồn thức ăn công nghiệp có khối lượng tương đương và cao hơn so với kết quả nghiên cứu trước đó.

Bảng 2. Tốc độ tăng trưởng khối lượng tuyệt đối (g/ngày) và tương đối (%/ngày) của ốc bươu đồng theo thời gian

Ngày nuôi

Tuyệt đối (g/ngày) Tương đối (%/ngày)TACN TACN + TA.X TA.X TACN TACN + TA.X TA.X

1-1516-3031-4546-6061-7576-9091-105106-120

0,08±0,01a

0,11±0,00b

0,13±0,01c

0,15±0,01c

0,17±0,00b

0,20±0,00c

0,20±0,00c

0,21±0,00b

0,08±0,00a

0,09±0,01ab

0,11±0,00b

0,13±0,00c

0,16±0,00b

0,18±0,00b

0,19±0,00b

0,20±0,00b

0,07±0,00a

0,08±0,00a

0,08±0,01a

0,09±0,01a

0,11±0,00a

0,13±0,01a

0,14±0,00a

0,14±0,01a

4,46±0,32a

4,08±0,12b

3,79±0,09c

3,37±0,07c

3,14±0,05b

2,95±0,04b

2,69±0,02b

2,51±0,01c

4,21±0,13a

3,70±0,25ab

3,40±0,06b

3,23±0,05b

3,08±0,09b

2,85±0,04b

2,64±0,03b

2,44±0,02b

4,04±0,15a

3,32±0,05a

2,88±0,06a

2,66±0,04a

2,66±0,03a

2,56±0,08a

2,37±0,03a

2,18±0,04a

TB 0,16±0,07b 0,14±0,05b 0,11±0,03a 3,37±0,07b 3,19±0,05b 2,83±0,04a

Các giá trị trong cùng một hàng có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

Tốc độ tăng trưởng khối lượng tương đối ổn định và giảm dần đến cuối thời gian nuôi ở 3 nghiệm thức, trong khi đó tốc độ tăng trưởng tuyệt đối ổn định hơn và tăng liên tục trong suốt quá trình nuôi (Bảng 2). Trung bình tăng trưởng tuyệt đối và tương đối của ốc ở nghiệm thức TACN là lớn nhất (0,16 g/ngày; 3,37 %/ngày) kế đến là TACN kết hợp với thức ăn xanh (0,14 g/ngày; 3,19 %/ngày) và khác biệt có ý nghĩa (P<0,05) so với TĂCN (0,11 g/ngày; 2,83 %/ngày).

2.2. Tăng trưởng về chiều cao

Trung bình chiều cao ốc ban đầu 17,49 mm/con. Sau 120 ngày thí nghiệm, ốc tăng trưởng về chiều cao nhanh nhất khi cho ăn TACN (40,34 mm/con), thức ăn xanh kết hợp với TACN (39,97 mm/con) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05) so với ốc ăn thức ăn xanh đơn thuần (37,26

Page 15: bia 1-4.cdr

13

NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÂI

mm/con). Chiều cao trung bình của ốc ở các nghiệm thức trong quá trình thí nghiệm tăng liên tục, tuy nhiên trong 45 ngày đầu thí nghiệm tăng trưởng chưa được ghi nhận và từ ngày thứ 60 đến kết thúc thí nghiệm tăng trưởng nhanh ở nghiệm thức TĂCN và TĂCN kết hợp với thức ăn xanh (Hình 4). Theo Lê Văn Bình và Ngô Thị Thu Thảo (2013) nghiên cứu trên giai đoạn ốc giống cho rằng, trung bình chiều cao ốc ban đầu 4,40 mm/con, sau 35 ngày ương ốc tăng trưởng về chiều cao nhanh nhất khi cho ăn thức ăn công nghiệp (14,8 mm/con), kế đến là khi cho ăn bột khoai mì (11,7 mm/con) hay thức ăn là cám mịn (10,6 mm/con). Ngô Thị Thu Thảo và ctv (2013) với thời gian 35 ngày ương, mật độ 300 con/m2 thì ốc có tăng trưởng chiều cao đạt 15,69 mm/con khi cho ăn TĂCN, 14,66 mm/con khi ốc cho ăn thức ăn kết hợp (rau xanh và TĂCN) và thấp nhất khi cho ăn thức ăn xanh 11,08 mm/con. Kết quả còn cho thấy ốc bươu đồng giống có tốc độ tăng trưởng về khối lượng nhanh hơn tăng trưởng về chiều cao.

Tốc độ tăng trưởng chiều cao tuyệt đối (mm/ngày) và tương đối (%/ngày) của ốc tương đối ổn định và giảm dần trong suốt thời gian thí nghiệm khi cho ăn cả ba loại thức ăn (Bảng 3). Trung bình tốc độ tăng trưởng chiều cao tương đối và tuyệt đối của ốc đạt cao ở nghiệm thức TĂCN (1,14 %/ngày; 0,27 mm/ngày), kế đến là nghiệm thức thức ăn kết hợp (1,04 %/ngày; 0,25 mm/ngày) khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05) so với nghiệm thức thức ăn xanh (0,87 %/ngày; 0,20 mm/ngày).

Bảng 3. Tốc độ tăng trưởng chiều cao tuyệt đối (mm/ngày) và tương đối (%/ngày) của ốc bươu đồng theo thời gian

Ngày nuôi

Tuyệt đối (g/ngày) Tương đối (%/ngày)TACN TACN + TA.X TA.X TACN TACN + TA.X TA.X

1-1516-3031-4546-6061-7576-9091-105106-120

0,39±0,03b

0,30±0,01b

0,29±0,01c

0,29±0,01b

0,26±0,01b

0,24±0,01b

0,21±0,00b

0,19±0,01b

0,29±0,02ab

0,27±0,01ab

0,27±0,01b

0,27±0,01ab

0,24±0,01ab

0,22±0,01ab

0,20±0,01ab

0,19±0,00ab

0,22±0,08a

0,21±0,02a

0,22±0,01a

0,22±0,01a

0,20±0,01a

0,18±0,01a

0,18±0,01a

0,16±0,01a

1,93±0,11b

1,39±0,04b

1,27±0,02b

1,15±0,02b

1,00±0,03b

0,89±0,02b

0,79±0,01b

0,71±0,01b

1,49±0,14ab

1,28±0,03ab

1,17±0,06ab

1,11±0,05ab

0,95±0,05ab

0,85±0,04ab

0,76±0,02ab

0,69±0,02b

1,14±0,40a

1,01±0,08a

1,00±0,04a

0,94±0,03a

0,81±0,03a

0,73±0,02a

0,68±0,02a

0,62±0,02a

TB 0,27±0,06b 0,25±0,04b 0,20±0,03a 1,14±0,38b 1,04±0,27ab 0,87±0,21a

Các giá trị trong cùng một hàng có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

Kết quả nghiên cứu ương ốc bươu đồng của Nguyễn Thị Đạt (2010) khi nuôi ốc bươu đồng trong giai với mật độ thả nuôi 150 con/m2 và ốc có chiều cao trung bình 4 mm/con, sau 4 tháng nuôi ốc bươu đồng có tốc độ tăng trưởng chiều cao tuyệt đối và tương đối cao nhất khi cho ăn thức

Hình 4. Chiều cao của ốc ở các loại thức ăn theo thời gian thí nghiệm

Page 16: bia 1-4.cdr

NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÂI

14

ăn cám kết hợp với thức ăn xanh lần lượt là (0,41 mm/ngày; 2,15 %/ngày), kế đến là thức ăn xanh (0,39 mm/ngày; 2,12 %/ngày) và thấp nhất là thức ăn cám (0,33 mm/ngày; 1,99 %/ngày).

2.3. Tăng trưởng về chiều rộng

Tương tự như tăng trưởng về khối lượng hay chiều cao, sau 120 ngày thí nghiệm ốc có tốc độ tăng trưởng về chiều rộng nhanh nhất khi cho ăn TACN (31,87 mm/con), thức ăn xanh kết hợp với TACN (30,98 mm/con) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05) so với ốc ăn thức ăn xanh đơn thuần (28,16 mm/con). Chiều rộng trung bình của ốc ở các nghiệm thức trong quá trình thí nghiệm tăng liên tục, tuy nhiên từ ngày thứ 90 đến kết thúc thí nghiệm tăng trưởng chận lại khi cho ăn ở 3 loại thức ăn khác nhau (Hình 5).

Tốc độ tăng trưởng chiều rộng tuyệt đối (mm/ngày) và tương đối (%/ngày) của ốc nuôi biến động phức tạp và có xu hướng giảm dần đến cuối thời gian nuôi ở các loại thức ăn (Bảng 4). Trung bình tốc độ tăng trưởng chiều cao tương đối và tuyệt đối của ốc đạt cao ở nghiệm thức TĂCN (1,10 %/ngày; 0,19 mm/ngày), kế đến là nghiệm thức thức ăn kết hợp (0,97 %/ngày; 0,17 mm/ngày) khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05) so với nghiệm thức thức ăn xanh (0,78 %/ngày; 0,13 mm/ngày).

Bảng 4. Tốc độ tăng trưởng chiều rộng tuyệt đối (mm/ngày) và tương đối (%/ngày) của ốc bươu đồng theo thời gian

Ngày nuôi

Tuyệt đối (g/ngày) Tương đối (%/ngày)TACN TACN + TA.X TA.X TACN TACN + TA.X TA.X

1-1516-3031-4546-6061-7576-9091-105106-120

0,23±0,04b

0,19±0,01b

0,22±0,02b

0,21±0,01b

0,18±0,01b

0,18±0,01b

0,17±0,01b

0,16±0,00b

0,16±0,01ab

0,16±0,01b

0,19±0,01b

0,19±0,00b

0,17±0,01b

0,16±0,00b

0,17±0,01b

0,15±0,00b

0,10±0,04a

0,11±0,01a

0,14±0,02a

0,15±0,01a

0,14±0,01a

0,14±0,00a

0,14±0,00a

0,13±0,01a

1,59±0,24b

1,27±0,07b

1,27±0,09b

1,16±0,06b

0,98±0,04b

0,91±0,03b

0,85±0,02b

0,77±0,01b

1,16±0,11b

1,11±0,06b

1,12±0,06b

1,07±0,02b

0,91±0,03b

0,85±0,02b

0,83±0,03b

0,74±0,02b

0,74±0,27a

0,79±0,07a

0,90±0,10a

0,87±0,07a

0,79±0,03a

0,76±0,02a

0,73±0,02a

0,65±0,02a

TB 0,19±0,03b 0,17±0,01b 0,13±0,02a 1,10±0,27b 0,97±0,16b 0,78±0,12a

Các giá trị trong cùng một hàng có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

Từ kết quả trên cho thấy ốc bươu đồng khi sử dụng nguồn thức ăn công nghiệp có khối lượng tương đương và cao hơn so với kết quả nghiên cứu trước đó. Kết quả còn cho thấy ốc bươu đồng giống có tốc độ tăng trưởng về khối lượng nhanh hơn tăng trưởng về chiều cao.

Hình 5. Chiều rộng của ốc ở các loại thức ăn theo thời gian thí nghiệm

Page 17: bia 1-4.cdr

15

NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÂI

3. Tỷ lệ sống, tỷ lệ tăng sinh khối, năng suất và hệ số thức ăn của ốc bươu đồng

Sau 120 ngày nuôi, tỷ lệ sống đạt cao nhất khi cho ăn thức ăn xanh (88,3%) kế đến là thức ăn kết hợp (85,2%) và TĂCN (81,2%). Kết quả phân tích thống kê khác biệt ý nghĩa (P<0,05) giữa thức ăn xanh với TACN, tuy nhiên khác biệt không có ý nghĩa (P>0,05) khi cho ốc bươu đồng ăn bằng thức ăn kết hợp hay TACN. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Bình (2010) khi sử dụng thức ăn khác nhau để nuôi ốc bươu đồng thương phẩm thì tỷ lệ sống đạt cao khi cho ăn thức ăn xanh kết hợp với thức ăn chế biến 74,7%, kế đến là thức ăn xanh 66,3% và thấp nhất khi sử dụng thức ăn chế biến đơn thuần 60,7%. Tạ Thị Bình (2011) nuôi ốc bươu đồng trong ao đất cũng đạt tỷ lệ sống cao nhất khi cho ăn kết hợp giũa thức ăn xanh và thức ăn chế biến (74,7%) và tỷ lệ sống chỉ còn (60,7%) khi ốc ăn thức ăn chế biến. So sánh với các kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sống của ốc bươu đồng trong thí nghiệm này khá cao và cao hơn các kết quả nghiên cứu trước.

Hệ số thức ăn của ốc ở nghiệm thức TACN (1,23) thấp hơn thức ăn kết hợp (2,82) và thức ăn xanh (4,88), giữa các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Kết quả cho thấy sử dụng thức ăn công nghiệp ương ốc bươu đồng thì hệ số thức ăn thấp hơn so với thức ăn kết hợp hay thức ăn xanh đơn thuần. Ốc được ăn thức ăn chế biến có FCR thấp nhất (1,85) và FCR cao khi cho ăn thức ăn kết hợp là 2,49 hay thức ăn xanh đơn thuần là 4,93 (Tạ Thị Bình, 2011).

Ốc được cho ăn TĂCN có năng suất cao nhất (3.529 g/m2), kế đến là thức ăn kết hợp (3.353 g/m2) và thấp nhất là thức ăn xanh (2.656 g/m2), giữa các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Nghiên cứu Nguyễn Thị Bình và ctv. (2012) nuôi ốc bươu đồng trong ao với thời gian 5 tháng thu được kết quả về năng suất 2.484 g/m2 và năng suất tăng lên khi cho ăn thức ăn chế biến 3.441 g/m2.

Bảng 5. Trung bình tỷ lệ sống, năng suất và hệ số thức ăn của ốc bươu đồng ở các loại thức ăn

Chỉ tiêu theo dõiNghiệm thức

TACN TACN + TA.X TA.XTỷ lệ sống (%)Năng suất (g/m2)FCR

81,2±2,1a

3.529±58b

1,23±0,01a

85,2±1,3ab

3.353±63b

2,97±0,06b

88,3±1,3b

2.656±75a

4,88±0,27c

Các giá trị trong cùng một hàng có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

IV- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Hàm lượng các yếu tố môi trường như nhiệt độ, oxy hòa tan, kiềm, pH, NO2-, NO3

-, TAN, PO4

3- không ảnh hưởng đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của ốc bươu đồng.

Tỷ lệ sống của ốc bươu đồng khi cho ăn thức ăn xanh (88,3%) cao hơn so với thức ăn kết hợp (85,2%) và thức ăn công nghiệp (81,2%).

Page 18: bia 1-4.cdr

NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÂI

16

Sau 120 ngày thí nghiệm ốc được cho ăn bằng thức ăn công nghiệp tăng trưởng (khối lượng, chiều cao và chiều rộng) nhanh hơn hai loại thức ăn còn lại.

2. Kiến nghị

Có thể sử dụng thức ăn công nghiệp hay thức ăn kết hợp (thức ăn công nghiệp với thức ăn xanh) cho ốc bươu đồng ăn trong giai đoạn nuôi thương phẩm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Amber, G.L, L. Helen, D. Rachael and D. Megan, 2011. The effect of stocking density and diet on the growth and survival of cultured Florida apple snails, Pomacea paludosa. Aquaculture, 311: 139-145. www.elsevier. com/locate/aqua-online, accessed on 07/9/2014.

Dư Quan Tuấn, 2001. Tình hình phân bố, lây lan và gây hại của ốc bươu vàng Pomacea canaliculata và một số biện pháp phòng trừ tại một số tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long. Luận án thạc sĩ khoa học. Khoa nông nghiệp. Trường Đại học Cần Thơ. 114 trang.

Jahan S.M., M.S. Akter, M.M. Sarker, M.R. Rahman and M.N. Pramanik, 2001. Growth ecology of Pila globosa (Gastropoda: Pilidae) in simulated habitat. Pakistan Journal of Biological Sciences, 4 (5): 581-584.

Lê Văn Bình và Ngô Thị Thu Thảo, 2013. Ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của ốc bươu đồng (Pila polita Deshayes, 1830). Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn. ISSN 1859-4581, Kỳ 2-Tháng 9/2013, Trang 84-90.

Ngô Thị Thu Thảo, Lê Ngọc Việt và Lê Văn Bình, 2013. Ảnh hưởng của rau xanh và thức ăn công nghiệp đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của ốc bươu đồng giống. Tạp chí khoa học, Trường đại Cần Thơ, Số 28b: 151-156.

Nguyễn Thị Bình và Nguyễn Kim Đường, 2011. Nghiên cứu sản xuất con giống ốc bươu đồng (Pila polita) trong điều kiệm thực nghiệm. Tạp chí khoa học, Trường đại học Vinh. Tập 40, số 4A: 14-25.

Nguyễn Thị Bình, Tạ Thị Bình và Mai Duy Minh, 2012. Ảnh hưởng thức ăn và mật độ nuôi đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của ốc bươu đồng (Pila polita). Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Kỳ 1/12. 57-61.

Nguyễn Thị Đạt, 2010. Ảnh hưởng của mật độ và một số loài thức ăn lên tốc độ trăng trưởng và tỷ lệ sống của ốc bươu đồng Pila polita trong nuôi thương phẩm. Luận văn thạc sĩ nông nghiệp. Trường đại học nông nghiệp Hà Nội. 77 trang.

Phan Nhật Long, 1991. Điều tra ảnh hưởng của pH và độ mặn của nước đối với sự sống và phát triển ốc bươu vàng ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí nông nghiệp, 163-178.

Tạ Thị Bình, 2011. Thử nghiệm nuôi thương phẩm ốc bươu đồng trong ao đất. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nghệ An, số 8. Trang 11-13.

Page 19: bia 1-4.cdr

17

NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÂI

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:

Ngày nay nền kinh tế phát triển càng ngày càng năng động hơn, đây là tính tất yếu của xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá và hiện đang phát triển mạnh mẽ tác động đến toàn bộ lĩnh vực của đời sống xã hội. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh ở các lĩnh vực sản xuất sản phẩm hay kinh doanh dịch vụ đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải hiểu biết các phương thức tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh sao cho có hiệu quả, giúp doanh nghiệp có thể tự tin, đứng vững trên thị trường trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Do đó, việc tìm hiểu để có kiến thức về các loại hình sở hữu doanh nghiệp là rất cần thiết giúp cho người kinh doanh hiểu rõ tính pháp lý của doanh nghiệp mình và là cơ sở để bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp trước pháp luật.

II. CÁC LOẠI HÌNH SỞ HỮU DOANH NGHIỆP

Mặc dù có nhiều các hình thức công ty khác nhau nhưng chỉ có 3 loại hình căn bản về cấu trúc vốn sở hữu: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh và Công ty cổ phần.

Doanh nghiệp tư nhân:

Doanh nghiệp tư nhân là một pháp nhân độc lập do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào, mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.

Phần lớn các người chủ doanh nghiệp tư nhân cũng thường kiêm luôn người quản lý. Do đó, doanh nghiệp tư nhân thường là các cơ sở bán lẻ, cơ sở sản xuất nhỏ, và những người hoạt

động chuyên môn nghề nghiệp cá nhân như nha sĩ, bác sĩ, luật sư,... Theo quan điểm kế toán, mỗi doanh nghiệp tư nhân là một pháp nhân độc lập tách rời với người sở hữu vốn, do đó tiền trong tài khoản kinh doanh là một tài sản của cơ sở kinh doanh, trong khi tiền trong tài khoản của cá nhân người chủ doanh nghiệp thì không phải.

Công ty hợp danh:

Công ty hợp danh là một doanh nghiệp, trong đó phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung gọi là thành viên hợp danh. Ngoài các thành viên hợp danh còn có thể có thành viên góp vốn.

Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân và không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

Hiện nay, nhiều cơ sở kinh doanh bán lẻ là công ty hợp danh, các nha sĩ, các bác sĩ, luật sư, kế toán viên cũng thường hoạt động dưới hình thức công ty hợp danh. Công ty hợp danh có thể là các doanh nghiệp rất lớn, các công ty kiểm toán quốc tế thường có hàng ngàn thành viên hợp danh và theo quan điểm của kế toán công ty hợp danh là một pháp nhân độc lập không liên hệ gì với các hoạt động cá nhân của các thành viên góp vốn.

Công ty cổ phần:

Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng

Ths. Trần Thị Bích LiênTrưởng Bộ môn Tài chính-Kế toán-Khoa Kinh tế&QTKD-ĐHĐT

TÌM HIEÅU CAÙC LOAÏI HÌNH SÔÛ HÖÕU DOANH NGHIEÄP KINH DOANH PHOÅ BIEÁN HIEÄN NAY

Page 20: bia 1-4.cdr

NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÂI

18

nhau gọi là cổ phần. Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân. Số lượng cổ đông được quy định tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa.

Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân và có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn.

Công ty cổ phần là doanh nghiệp hoạt động theo luật của mỗi quốc gia. Một đặc điểm đối với công ty cổ phần là các chủ nợ của công ty chỉ có quyền đòi nợ trên số tài sản của công ty. Tài sản cá nhân của những người chủ công ty không thuộc quyền đòi nợ của các chủ nợ.

Đặc điểm đáng chú ý nhất của công ty cổ phần là trách nhiệm nợ hữu hạn của những người chủ, có nghĩa là các chủ nợ của công ty như ngân hàng, các nhà cung cấp thường chỉ có quyền đòi nợ trên số tài sản của công ty. Các cá nhân thành lập công ty nộp đơn cho Nhà nước đề nghị chấp thuận điều lệ hoạt động công ty, trong đó bao gồm cả thông tin về cổ phiếu của những người sở hữu. Phần lớn các công ty cổ phần là công ty đại chúng nghĩa là quyền sở hữu các cổ phiếu của công ty được bán rộng rãi ra công chúng. Do đó, những người sở hữu công ty được gọi là các cổ đông. Phần lớn các công ty đại chúng có hàng ngàn cổ đông, một vài công ty cổ phần lại là công ty cá nhân, được sở hữu bởi nhóm người thân tộc hay một nhóm nhỏ các cổ đông hoặc thậm chí chỉ có một người, quyền sở hữu các cổ phiếu không được bán rộng rãi ra công chúng.

Ở Việt Nam, các công ty cổ phần được hình thành từ việc cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước.

Cổ phần hoá là gì? Đó là việc chuyển thể một doanh nghiệp từ dạng chưa là công ty cổ phần trở thành công ty cổ phần.

Ví dụ như chuyển doanh nghiệp Nhà nước

(DNNN) thành công ty cổ phần; Chuyển công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần; Chuyển doanh nghiệp tư nhân thành công ty cổ phần; Chuyển công ty liên doanh thành công ty cổ phần.

Hiện nay, chế độ sở hữu hỗn hợp thông qua loại hình công ty cổ phần cho phép xã hội hoá đồng vốn rộng rãi vẫn chưa được chú ý đến. Loại hình công ty cổ phần có khả năng tập hợp nhiều nguồn vốn từ nhiều thành phần kinh tế, từ nhiều nhà đầu tư trực tiếp lẫn gián tiếp nên dễ tăng trưởng lên thành quy mô lớn so với các loại hình doanh nghiệp khác. Muốn thu hút vốn trong dân, thu hút vốn của công chúng nước ngoài, gia tăng tiềm lực tài chính doanh nghiệp để đầu tư, nâng cao khả năng cạnh tranh doanh nghiệp trên thị trường trong và ngoài nước thì một trong những giải pháp không thể thiếu được là phải khuyến khích ngày càng có nhiều công ty cổ phần bằng cả hai con đường: thành lập mới hoặc tiến hành cổ phần hoá các doanh nghiệp hiện hữu chưa là công ty cổ phần để trở thành công ty cổ phần.

Khi đề cập đến cổ phần hoá nhiều người đã nghĩ đến cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), chúng ta cần cổ phần hoá cả các loại hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh như các công ty liên doanh, công ty 100% vốn nước ngoài, công ty trách nhiệm hữu hạn và các doanh nghiệp tư nhân.

Tóm lại, chúng ta cần thúc đẩy ra đời nhiều công ty cổ phần mà trong đó bao gồm nhiều thành phần kinh tế khác nhau song song với thành phần kinh tế Nhà nước cùng đối tác với nước ngoài cùng tham gia đồng sở hữu doanh nghiệp.

Chính giải pháp này sẽ tạo khả năng nâng cao tỷ lệ góp vốn, tăng cường khả năng kiểm soát hoạt động của các chủ sở hữu, nâng cao năng lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập kinh tế hiện nay của Việt Nam, tạo sự thúc đẩy mạnh mẽ phát triển kinh tế trong hiện tại và tương lai ./.

Page 21: bia 1-4.cdr

19

KINH NGHIEÄM KYÕ THUAÄT

I- ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay ở đồng bằng sông Cửu Long có một vai trò to lớn và chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của cả nước. Hàng năm đã sản xuất ra các nguồn phụ phế phẩm công nông nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi, đặc biệt là gia cầm như gà, vịt...

Mặc khác, trong chăn nuôi thức ăn chiếm 60-70% giá thành sản phẩm. Do đó các nguồn thức ăn sẵn có và rẻ tiền dùng làm thức ăn trong chăn nuôi để giảm giá thành, tăng thu nhập cho người chăn nuôi là rất cần thiết và có ý nghĩa kinh tế cao. Trong khi đó bã đậu nành là những phụ phẩm từ các nhà máy chế biến với số lượng lớn và có giá trị dinh dưỡng cao (bã đậu nành có vật chất khô là 8,38%, protein là 26,5%), các phụ phẩm này đã sử dụng như nguồn thức ăn thay thế các thức ăn truyền thống trong khẩu phần nuôi vịt thịt mang lại hiệu quả. Do đó, tôi tiến hành “theo dõi khả năng tận dụng bã đậu nành của vịt thịt”, nhằm mục đích đánh giá khả năng tận dụng dưỡng chất của các phụ phẩm ở các mức độ khác nhau trong khẩu phần nuôi vịt thịt, để đưa ra một số biện pháp cải thiện khẩu phần nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi.

II- NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1. Vật liệu

Chuồng trại là chuồng lồng nền, vách bằng lưới chì, chuồng chia thành 12 ngăn, mỗi ngăn gồm một con trống và một con mái và được hứng bởi mỗi khay, máng ăn và máng uống, một số hóa chất ở phòng thí nghiệm. Chúng tôi tiến hành trên 24 vịt Siêu thịt trưởng thành từ 10-15 tuần tuổi.

Thức ăn sử dụng cho thí nghiệm gồm: tấm, bột đậu nành, bã đậu nành (nén chặt để nơi mát và đậy kín lại).

2. Phương pháp tiến hành

Thí nghiệm khảo sát 4 mức độ thức ăn gồm: 0, 50, 75 và 100% bã đậu nành thay thế (BĐNTT) cho bột đậu nành trong khẩu phần và 3 lần lặp lại.

Thí nghiệm gồm hai giai đoạn: giai đoạn 1 tập ăn 7 ngày để vịt làm quen với khẩu phần thức ăn thí nghiệm nhằm xác định lượng thức ăn/ngày. Giai đoạn 2 gồm 7 ngày lấy mẫu thức ăn và chất thải của vịt.

Thành phần hóa học của các thực liệu dùng trong thí nghiệm thể hiện qua bảng 1.

ThS. Trần Thị Kim Thúy

Theo doõi khaû naêng TAÄN DUÏNG BAÕ ÑAÄU NAØNH CUÛA VÒT THÒT

Page 22: bia 1-4.cdr

KINH NGHIEÄM KYÕ THUAÄT

20

Bảng 1. Thành phần hóa học của các thực liệu dùng trong thí nghiệm

Thực liệuChỉ tiêu (%) Tấm Bột đậu nành Bã đậu nành

Vật chất khô (VCK) 86,8 93,1 8,38Đạm thô (CP) 9,6 32,1 26,5Béo (EE) 1,77 14,8 4,85Khoáng tổng số 2,8 7,2 4,29Vật chất hữu cơ 97,2 92,8 95,7Xơ trung tính (NDF) 15,4 25,3 32,2Xơ acid (ADF) 4,78 12,5 27,1

Xử lý số liệu: số liệu của thí nghiệm được xử lý bằng chương trình Excel và mô hình One-Way của chương trình Minitab 13.0.

3. Các chỉ tiêu theo dõi

- Theo dõi lượng thức ăn ăn vào: tuần đầu tập cho vịt quen dần với các khẩu phần thức ăn thí nghiệm. Tuần thứ 2 cho ăn 80% của mức ăn trong tuần tập ăn. Giai đoạn này thức ăn được cân chính xác để tính lượng thức ăn/ngày.

- Theo dõi số lượng chất thải/ngày: tuần thứ 2 bắt đầu lấy chất thải và cân số lượng phân cả ngày của mỗi đơn vị thí nghiệm, sau đó trộn lại và tách phần lỏng và phần đặc.

- Phân tích các chỉ tiêu: DM, OM, ADF, NDF, Nitơ của thức ăn cũng như chất thải.

- Tỷ lệ tiêu hóa: (dưỡng chất) = [(Dưỡng chất ăn vào-Dưỡng chất trong chất thải)/Dưỡng chất ăn vào]*100 (MV Donald, 1995).

- Nitơ tích lũy; g Nitơ tích lũy/kg tăng trọng.

II- KẾT QUẢ THẢO LUẬN

1. Trọng lượng vịt và thức ăn tiêu thụ (g, VCK/ngày) trong mỗi đơn vị thí nghiệm của các nghiệm thức thể hiện qua bảng 2.

Bảng 2. Trọng lượng vịt và thức ăn tiêu thụ (g VCK/ngày) trong mỗi đơn vị thí nghiệm của các nghiệm thức.

Mức độChỉ tiêu

BĐNTT 0%

BĐNTT 50%

BĐNTT 75%

BĐNTT 100%

P(Mức ý nghĩa)

TL vịt/ĐVNT (kg) 4,27 4,28 4,45 4,32 NSTấm (g/ngày) 119 127 156 161 0,093Bột đậu nành (g/ngày) 46,0a 25,3b 14,8b 0 0,001Bã đậu nành (g/ngày) 0 48,3a 58,6a 66,5a 0,001

Ghi chú: BĐNTT: bã đậu nành thay thế; TL: trọng lượng; ĐVNT: đơn vị nghiệm thức. Giá trị trong cùng hàng mang ký tự khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê ở mức p<=0,05.

Page 23: bia 1-4.cdr

21

KINH NGHIEÄM KYÕ THUAÄT

- Qua bảng 2 chúng tôi nhận thấy trọng lượng vịt/ĐVNT ở mỗi đơn vị thí nghiệm tương đương nhau.

- Tiêu tốn tấm: chúng tôi nhận thấy vịt tiêu thụ tấm cao nhất là ở nghiệm thức BĐNTT 100% (161g/ĐVNT/ngày), kế đến lần lượt là ở nghiệm thức BĐNTT 75% (156g/ĐVNT/ngày), 50% (127g/ĐVNT/ngày) và thấp ở nghiệm thức BĐNTT 0% (119 g/ĐVNT/ngày), điều này có thể giải thích là do trong khẩu phần vừa có BĐNTT có mùi thơm nên khẩu phần này kích thích tính ngon miệng hơn.

- Tiêu tốn bột đậu nành giảm dần một cách có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức. Vịt tiêu tốn bột đậu nành cao nhất ở nghiệm thức BĐNTT 0% (46 g/ĐVNT/ngày), kế đến lần lượt là ở nghiệm thức BĐNTT 50% (25,3 g/ĐVNT/ngày), 75% (14,8 g/ĐVNT/ngày), 100% (0 g/ĐVNT/ngày). Điều này có thể giải thích là do bột đậu nành giảm dần ở từng nghiệm thức (từ 100%-0%).

- Tương tự, tiêu tốn bã đậu nành tăng dần theo các nghiệm thức. Vịt tiêu thụ bã đậu nành cao nhất là ở nghiệm thức BĐNTT 100% (66,5 g/ĐVNT/ngày), kế đến lần lượt là ở nghiệm thức BĐNTT 75% (58,6 g/ĐVNT/ngày) và thấp nhất là ở nghiệm thức BĐNTT 50% (48,3 g/ĐVNT/ngày), điều này phù hợp lượng tiêu tốn bột đậu nành giảm dần theo các mức độ thay thế bã đậu nành tăng dần. Và sự khác biệt giữa nghiệm thức BĐNTT 0% và nghiệm thức BĐNTT 100% có ý nghĩa thống kê.

2. Tỷ lệ tiêu hóa thức ăn và đạm tích lũy của vịt trong mỗi đơn vị thí nghiệm thể hiện qua bảng 3.

Bảng 3. Tỷ lệ tiêu hóa thức ăn và đạm tích lũy của vịt trong mỗi đơn vị thí nghiệm

Nghiệm thứcChỉ tiêu

BĐNTT 0%

BĐNTT 50%

BĐNTT 75%

BĐNTT 100%

P(Mức ý nghĩa)

Tiêu tốn VCK/kg thể trọng 37,7a 46,4ab 51,5ab 52,8b 0,05

% Tiêu hóa VCK 90,6a 83,6b 79,4c 73,9d 0,001

Nitơ tích lũy (g/ngày) 2,93 3,43 2,99 2,09 0,062

% Nitơ tích lũy (g) 73,0a 66,3ab 53,6b 33,2c 0,001

g Nitơ tích lũy/kg thể trọng 0,68ab 0,80a 0,67ab 0,48b 0,05

Ghi chú: BĐNTT: Bã đậu nành thay thế; VCK: vật chất khô; ĐVNT: đơn vị nghiệm thức

Qua bảng 3 chúng tôi nhận thấy tiêu tốn VCK/kg thể trọng cao nhất ở nghiệm thức BĐNTT 100% (52,8 g VCK), và BĐNTT 75% (51,5 gVCK/kg thể trọng), và thấp nhất là ở nghiệm thức BĐNTT 0% (37,7 gVCK/kg thể trọng). Vịt ở nghiệm thức BĐNTT 0% có tổng VCK ăn vào thấp hơn và có ý nghĩa so với nghiệm thức BĐNTT 100%. Điều này có thể giải thích là do ở nghiệm thức BĐNTT 100% bột đậu nành, vịt tiêu thụ tấm cũng như bã đậu nành cao hơn ở nghiệm thức BĐNTT 0%.

Page 24: bia 1-4.cdr

KINH NGHIEÄM KYÕ THUAÄT

22

Tỷ lệ tiêu hóa VCK cao nhất ở nghiệm thức BĐNTT 0% (90,6%), kế đến ở nghiệm thức BĐNTT 50% (83,6%), và thấp nhất là ở nghiệm thức BĐNTT 100% (73,9%) bột đậu nành. Điều này cho thấy tỷ lệ tiêu hóa giảm dần khi tăng lượng bã đậu nành trong khẩu phần. Do bã đậu nành có chứa hàm lượng xơ cao, VCK thấp, và sự khác nhau giữa các nghiệm thức này có ý nghĩa thống kê.

Nitơ tích lũy (g/ngày) cao nhất ở nghiệm thức BĐNTT 50% (3,43 g/ngày), và thấp nhất ở nghiệm thức BĐNTT 100% 2,09 g/ngày). Điều này có thể giải thích là do vịt vừa tiêu thụ lượng đạm từ bột đậu nành và từ bã đậu nành, đưa đến lượng Nitơ tích lũy cao. Mặc dù sự khác biệt về lượng Nitơ giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm không có ý nghĩa thống kê nhưng gần tiến đến có ý nghĩa.

Phần trăm Nitơ tích lũy có khuynh hướng giảm dần theo các mức độ tỷ lệ bã đậu nành thay thế bột đậu nành tăng dần trong khẩu phần. Tuy nhiên ở nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức BĐNTT 50% bột đậu nành thì phần trăm Nitơ tích lũy tương đương nhau và thấp nhất là ở nghiệm thức BĐNTT 100% và có ý nghĩa thống kê với các nghiệm thức còn lại.

Gram Nitơ tích lũy/kg thể trọng ở nghiệm thức BĐNTT 50% (0,8 g/kg thể trọng) là cao nhất, và thấp nhất ở nghiệm thức BĐNTT 100% (0,48 g/kg thể trọng). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê.

IV- KẾT LUẬN

Dựa vào kết quả đạt được chúng tôi kết luận là vịt có khả năng tận dụng bã đậu nành trong khẩu phần. Tuy nhiên ở mức độ sử dụng BĐNTT 50% bột đậu nành thì có Nitơ tích lũy, % Nitơ tích lũy, gram Nitơ tích lũy/kg thể trọng cao nhất. Điều này phù hợp kết quả nghiên cứu sử dụng BĐNTT 50% trong khẩu phần nuôi vịt đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất (Lâm Văn Quang, 2001). Tuy nhiên ở mức độ tăng bã đậu nành dẫn đến tỷ lệ tiêu hóa giảm dần.

V- TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Xuân Mến, 1999. Giáo trình giảng dạy chăn nuôi vịt. Khoa Nông nghiệp-Đại học Cần Thơ.

2. Lâm Văn Quang, 2001. Nuôi vịt thịt bằng bã đậu nành. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Chăn nuôi Thú y. Khoa Nông nghiệp-Đại học Cần Thơ.

3. Ashild Krogdahl and Brita Dalsgard, 1981. Estimtion of Nitrogen Digestibility in poultry: Content and Ditribution of Major Urinary Nitrogen compounds on Excreta, 1981. Poutry Science: 2480-2485.

4. S.Perttil và ctv, 2001. Effects of preseivation method and glucanase supplementation on ileal Amino acid Digestibility and feeding Value of baley for poultry. British poultry (2000) 218-229).

Page 25: bia 1-4.cdr

23

KINH NGHIEÄM KYÕ THUAÄT

Đồng Tháp là một trong những tỉnh xuất khẩu lúa gạo chủ lực ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, do đó để đảm bảo sản

lượng cho xuất khẩu bà con nông dân đã áp dụng nhiều biện pháp để thâm canh tăng vụ, từ đó đã kéo theo nhiều hệ lụy như đất đai bạc màu do không được phù sa bồi đắp hằng năm, áp lực sâu bệnh hại nhiều,… Mặt khác, trong thời gian gần đây sản xuất và tiêu thụ lúa gạo gặp nhiều khó khăn, giá cả bấp bênh, lợi nhuận của nông dân bị giảm sút. Từ đó, chủ trương đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở những vùng đất sản xuất lúa kém hiệu quả sang trồng màu như bắp, ớt, khoai cao, … là rất cần thiết. Trong đó, cây bắp được xem là một trong những cây trồng chủ lực để chuyển đổi trên đất lúa kém hiệu quả.

Vụ Thu đông 2014, từ nguồn kinh phí của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Đồng Tháp (TTKN) thực hiện Dự án “Xây dựng mô hình chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng ngô lai nhằm nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp". Dự án gồm 2 phần: Mô hình chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng ngô lai và 4 lớp đào tạo ngoài mô hình.

Mô hình chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng ngô lai được triển khai thực hiện tại HTX Nông nghiệp Hòa Tiến, xã Tân Hòa, huyện Thanh Bình với quy mô 40 ha/90 hộ tham gia, sử dụng hai giống bắp: DK 6919 và DK 9955. Nông dân tham gia mô hình được hỗ trợ, 100% giống và 30% vật tư theo quy trình kỹ thuật của mô hình, Hợp tác xã được hỗ trợ

50% chi phí vốn đầu tư hệ thống máy làm đất Để nông dân nắm vững qui trình canh tác, đầu vụ cán bộ kỹ thuật TTKN tổ chức tập huấn quy trình kỹ thuật canh tác bắp lai trên nền đất lúa và hướng dẫn ghi chép nhật ký sản xuất cho nông dân tham gia mô hình.

Kết quả thực hiện mô hình cho thấy hiệu quả kinh tế của các hộ chuyển đổi từ lúa sang bắp cao hơn so với các hộ trồng lúa lân cận. Trong đó, năng suất bắp tươi trung bình trong mô hình đạt 11,3 tấn/ha, giá thành sản xuất 01 kg bắp là 2.684 đồng với giá bán 3.700 đồng/kg và thu được lợi nhuận trung bình 11,49 triệu đồng/ha. Ngoài ra, những phụ phẩm từ cây bắp đã giúp cho việc chăn nuôi của địa phương phát triển mạnh hơn. Theo đánh giá, với diện tích chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng bắp lai đã nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, người dân đã tăng lợi nhuận hơn so với sản xuất lúa 4,8 triệu đồng/ha. Góp

Mô hình chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng ngô lai xã Tân Hòa, huyện Thanh

Bình, tỉnh Đồng Tháp

Kết quả thực hiện dự ánCHUYỂN ĐỔI ĐẤT LÚA kém hiệu quả

SANG TRỒNG NGÔ LAI Lê Thị Kim Thúy - Nguyễn Thị Bích Trâm

Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Đồng Tháp

Page 26: bia 1-4.cdr

KINH NGHIEÄM KYÕ THUAÄT

24

phần phá thế độc canh cây lúa, giảm áp lực sâu bệnh, tạo nên vùng sản xuất màu phù hợp với chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Bên cạnh đó, khi thực hiện mô hình, nông dân có điều kiện trao đổi kinh nghiệm và nâng cao kỹ năng quản lý đồng ruộng.

Đây là mô hình chuyển đổi đạt hiệu quả cao (sản xuất bắp lai lãi cao gấp 1,7 lần so với lúa trên cùng chân đất), góp phần cải thiện khả năng sử dụng đất ở một số diện tích đất lúa kém hiệu quả. Nâng cao thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo, phù hợp với chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh.

Các lớp đào tạo ngoài mô hình được tổ chức ở các huyện: Hồng Ngự, Lấp Vò và Thanh Bình. Phương pháp đào tạo: “Học đi đôi với hành” có tham quan thực tế đồng ruộng nông dân có điều kiện học tập theo nhóm, chia sẻ kinh nghiệm và nhận diện sâu bệnh bằng mẫu vật thu thập.

Trong thời gian tới, Trung tâm KNKN Đồng Tháp sẽ tiếp tục xây dựng mô hình trình diễn trên diện rộng, đẩy mạnh thông tin tuyên truyền để bà con nông dân có điều kiện tiếp cận với các biện pháp kỹ thuật mới, giống ngô mới,… Đây là cơ sở cho các địa phương trong tỉnh lựa chọn cây trồng phù hợp và mạnh dạn trong công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng./.

Hội nghị thăm quan mô hình chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng bắp lai tại xã Tân Hòa, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp

Kinh nghiệm quốc tếvề khuyến khích ứng dụngkhoa học công nghệtrong sản xuất nông nghiệp

ĐẶT VẤN ĐỀ

Với khoảng 70% dân cư sống ở vùng nông thôn, Việt Nam đã xác định nông nghiệp chính là nền tảng phát triển, là trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế nước nhà. Sự tăng trưởng ổn định của ngành nông nghiệp trong thời gian vừa qua là thành tựu vô cùng quan trọng. Các sản phẩm nông nghiệp đã có bước phát triển vượt bậc, cả về năng suất và chất lượng, đóng góp lớn cho sản xuất và xuất khẩu của cả nước, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và cải thiện đời sống của người dân. Chính vì thế, Đảng và Nhà nước luôn xem vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn là một nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa quyết định quá trình phát triển. Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa như hiện nay, việc không ngừng sáng tạo và đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ (KHCN) vào sản xuất nông nghiệp chính là “đòn bẩy” hiệu quả, tạo sức bật mạnh mẽ để nước ta hoàn thành nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Trong thời gian qua, hoạt động nghiên cứu và chuyển giao KHCN trong nông nghiệp ở nước ta đã gặt hái được không ít thành tựu. Nhiều giống cây trồng, vật nuôi được lai tạo cho sản lượng và năng suất cao, các mô hình, phương pháp canh tác mới được phát minh đã mang lại “làn gió mới” cho khu vực nông nghiệp. Nếu như chúng ta ví von thương mại là “đôi chân” đưa nông sản

ThS. Nguyễn Quốc NghiTrường Đại học Cần Thơ

Page 27: bia 1-4.cdr

25

KINH NGHIEÄM KYÕ THUAÄT

Việt Nam tiến xa trên thị trường thì KHCN có thể được xem là “xương sống” để ngành nông nghiệp nâng cao giá trị cho nông sản. Tuy nhiên, cùng với những thành tựu, hoạt động chuyển giao và ứng dụng KHCN trong nông nghiệp vẫn gặp không ít khó khăn. Công tác tổ chức nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng KHCN còn phân tán, chồng chéo nhiệm vụ. Nguồn nhân lực phục vụ công tác thiếu các chuyên gia đầu ngành, vẫn tồn tại tình trạng “thừa thầy thiếu thợ”. Cơ chế tuyển chọn, thực hiện và đánh giá các đề tài KHCN còn bất cập. Vì vậy, các kết quả nghiên cứu không mang tính chất đột phá, xa rời thực tiễn sản xuất, thiếu sự gắn kết giữa các lĩnh vực khoa học khác nhau, vì vậy sản phẩm của các đề tài chỉ dừng ở mức kỹ thuật đơn lẻ, chưa trở thành công nghệ hoàn chỉnh. Bên cạnh đó, bộ phận khuyến nông hoạt động chưa hiệu quả, trình độ của một số cán bộ chưa sâu, không diễn đạt được tầm quan trọng của việc áp dụng tiến bộ KHCN. Người nông dân chưa thể tiếp cận toàn diện và ứng dụng triệt để các thành tựu KHCN khi được chuyển giao. Làm thế nào để KHCN thật sự đi vào hoạt động sản xuất nông nghiệp và người nông dân có thể ứng dụng những thành tựu ấy một cách hiệu quả là một câu hỏi không dễ dàng đi tìm lời đáp. Đó vẫn sẽ còn là một “câu chuyện dài hơi” và cần có một “chiến lược đột phá” trong cơ chế chính sách triển khai và ứng dụng KHCN vào sản xuất nông nghiệp.

Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả trình bày một số điểm nổi bật trong chính sách triển khai, ứng dụng KHCN trong sản xuất nông nghiệp của ba quốc gia Trung Quốc, Sudan và Nam Phi. Đây có thể được xem là những bài học kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam trên con đường đi tìm lời giải đáp cho câu chuyện về đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KHCN trong sản xuất nông nghiệp.

TRUNG QUỐC – MỞ RỘNG NGHIÊN CỨU, TRIỂN KHAI VÀ ỨNG DỤNG KHCN TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

Tương đồng với Việt Nam, khoảng 60% dân số sống ở nông thôn, thiết nghĩ Trung Quốc sẽ không thể giàu mạnh nếu nông dân ở đất nước họ không giàu. Đồng thời với tham vọng trở thành một cường quốc nông nghiệp, Trung Quốc cũng đặc biệt quan tâm và nỗ lực trong vấn đề ứng dụng tiến bộ KHCN trong sản xuất. Tuy nhiên, với một nền nông nghiệp lớn, Trung Quốc cũng đối mặt với không ít thử thách trong việc mở rộng ứng dụng KHCN trong sản xuất nông nghiệp. Thứ nhất, công tác tổ chức KHCN thiếu sự giám sát chặt chẽ đã dẫn đến những hiện tượng như: kinh phí hoạt động được phân bổ hạn chế, cơ chế khuyến khích, kiểm tra và đánh giá hoạt động của cơ quan khuyến nông hạn chế. Đồng thời, cán bộ khuyến nông với “sự lão hóa” về kiến thức đã gây không ít khó khăn trong quá trình tiếp nhận và chuyển giao thành tựu KHCN cho nông dân. Bên cạnh đó, vấn đề còn xuất phát từ phía nhận chuyển giao KHCN, đa phần những hộ dân có quy mô sản xuất nhỏ lẻ, hiệu quả thấp, thiếu lực lượng lao động tri thức. Phần lớn người nông dân ở khu vực nông thôn có trình độ học vấn thấp, thiếu nhiệt tình cũng như không chủ động áp dụng KHCN. Hầu hết nông dân không muốn đầu tư quá nhiều tiền để áp dụng công nghệ mới, dẫn đến sự chậm trễ của việc phổ biến và ứng dụng KHCN. Trong bối cảnh tích cực thúc đẩy xây dựng nông thôn mới, Trung Quốc đã nhấn mạnh vai trò của KHCN và tích cực thực hiện các biện pháp để đẩy mạnh ứng dụng KHCN trong sản xuất nông nghiệp.

Tăng cường cải cách cơ cấu của các cơ quan khuyến nông trong công tác mở rộng áp dụng KHCN

Trước hết, Trung Quốc tiến hành xác định

Page 28: bia 1-4.cdr

KINH NGHIEÄM KYÕ THUAÄT

26

vị trí, chức năng và cơ chế hoạt động của từng cơ quan liên quan trong công tác tổ chức và triển khai ứng dụng KHCN để tránh chồng chéo nhiệm vụ. Các cơ quan này được tái cấu trúc dựa trên các nền tảng hiện có hoặc liên kết với các trường đai học nông nghiệp, viện nghiên cứu và các doanh nghiệp có nguồn tài chính mạnh nhằm tạo nên một cơ cấu hoạt động với việc phân định chức năng rõ ràng từ việc nghiên cứu đến tổ chức ứng dụng. Mỗi tác nhân sẽ có những nhiệm vụ riêng trong hoạt động của mình. Tiếp đến việc tăng cường cải cách cơ cấu là công tác tăng cường xây dựng đội ngũ nhân lực có chất lượng; thiết lập các cơ chế hỗ trợ và đào tạo nguồn nhân lực. Công tác cải cách của Trung Quốc rất chú trọng đến việc hoàn thiện đội ngũ cán bộ khuyến nông. Các chế độ chính sách liên quan đến cải thiện thu nhập của cán bộ khuyến nông được thiết lập, họ sẽ được hưởng lương thông qua trách nhiệm và hiệu suất công việc. Ngoài ra, việc thu hút sinh viên tốt nghiệp các trường đại học nông nghiệp để tham gia vào các dịch vụ khuyến nông và tăng tỷ lệ cán bộ có chuyên môn và kỹ thuật thông qua việc thực hiện chính sách trả lương phù hợp và chế độ ưu đãi cũng được chú trọng. Bên cạnh đó, các cơ quan ban ngành nông nghiệp thường xuyên mở những khóa đào tạo chuyên môn, khuyến khích cán bộ khuyến nông học hỏi thêm các kinh nghiệm qua các kênh phát thanh truyền hình, hội thảo. Từ đó, năng lực chuyên môn của cán bộ khuyến nông được nâng cao, góp phần thực hiện tốt công tác chuyển giao công nghệ mới, giúp nông dân thích ứng với thị trường và thay đổi công nghệ.

Phát triển các lợi thế sẵn có của các đơn vị chuyển giao KHCN trong nông nghiệp

Trong những năm qua, Trung Quốc tăng cường khuyến khích thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học ở các trường đại học nông nghiệp

nhằm thức đẩy sự tham gia của các tổ chức này trong lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp. Trường đại học là nơi có lợi thế về nghiên cứu và phát minh những tiến bộ KHCN. Dù là trường công lập hay tư nhân, mỗi tổ chức đều cần có tài trợ kinh phí và sự công nhận trong hoạt động nghiên cứu. Mục đích cuối cùng của bất kỳ tổ chức nào cũng không nằm ngoài lợi nhuận. Chính vì thế, để thúc đẩy sự cộng tác triển khai ứng dụng KHCN, cơ chế khuyến khích đã tập trung nâng cao bảo vệ sở hữu trí tuệ và lợi ích hợp pháp của các sản phẩm nghiên cứu KHCN trong nông nghiệp. Để công tác triển khai và ứng dụng phát huy hiệu quả, chính sách kêu gọi sự “vào cuộc” của các doanh nghiệp nông nghiệp hàng đầu là cần thiết. Chính phủ Trung Quốc khuyến khích các doanh nghiệp KHCN và những nhà nghiên cứu từ các viện, trường tạo lợi ích kinh tế cộng đồng thông qua hình thức chấp nhận các phát minh sáng chế đã được công nhận sỡ hữu trí tuệ như là “cổ phần” trong doanh nghiệp. Các phát minh KHCN như vậy sẽ rút ngắn được thời gian chuyển giao và ứng dụng. Các doanh nghiệp sẽ là “đầu mối” triển khai KHCN đến người dân thông qua các cam kết thực hiện yêu cầu sản xuất giữa doanh nghiệp và nông dân.

Mở rộng ứng dụng KHCN trong nông nghiệp trên cơ sở đề cao quyền tự do chọn lựa công nghệ của nông dân.

Người nông dân đóng vai trò nền tảng trong nông nghiệp, chi phối nhiều yếu tố cũng như bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác. Việc áp dụng các KHCN trong nông nghiệp không những phải phù hợp với nhu cầu thị trường mà quan trọng hơn là nó phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất cũng như kiến thức về KHCN của nông dân. Một cơ chế mới được thành lập trong đó nông dân có thể tham gia trong việc lựa chọn công nghệ phổ biến để thay đổi phương pháp

Page 29: bia 1-4.cdr

27

KINH NGHIEÄM KYÕ THUAÄT

khuyến nông truyền thống. Ý tưởng mới được thiết lập với tiêu chí “nông dân làm trung tâm”, nhằm đề cao vai trò của nông dân trong hoạt động sản xuất. Cơ quan khuyến nông thực hiện chuyển giao thông tin về nhu cầu thị trường xác và công nghệ tiên tiến cho nông dân và để nông dân có quyền lựa chọn phương pháp ứng dụng phù hợp cho riêng họ. Các cơ quan khuyến nông để người dân tự do “chấp nhận” giống mới, công nghệ mới và những thành tựu mới mà không có bất kỳ điều kiện nào kèm theo. Sự tự do này không gây áp lực trong quá trình gia tăng năng suất và sản lượng, mà hơn thế “vô tình” giúp nông dân áp dụng sáng kiến công nghệ nông nghiệp từ những cơ sở khoa học kỹ thuật cũng như kinh nghiệm sẵn có.

Thúc đẩy sự liên kết, hợp tác giữa các tổ chức có liên quan trong hoạt động chuyển giao và ứng dụng KHCN trong nông nghiệp

Chương trình mở rộng ứng dụng KHCN trong nông nghiệp ở Trung Quốc được dựa trên các cơ quan khuyến nông của Chính phủ, các viện nghiên cứu khoa học, trường đại học nông nghiệp, cơ sở ứng dụng KHCN nông nghiệp, sự hợp tác của các doanh nghiệp và hộ gia đình như một mô hình có tính chất hệ thống. Sự liên kết chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức và cá nhân có chung “động cơ” là nhằm phát triển các dịch vụ khuyến nông cho hoạt động nông nghiệp. Cải thiện chất lượng KHCN, cung cấp thông tin nông nghiệp thông qua thiết lập và cải thiện hệ thống mạng lưới thông tin nông nghiệp. Việc ứng dụng và mở rộng KHCN đóng một vai trò tích cực trong đổi mới kinh doanh của các doanh nghiệp, hoạt động của các viện, trường nông nghiệp đã tích hợp các nguồn lực khoa học và công nghệ, thúc đẩy việc gắn kết chặt chẽ giữa nghiên cứu và sản xuất. Các cơ quan nồng cốt phát huy thế mạnh của mình trong quá trình mở rộng KHCN trong

nông nghiệp bằng cách tăng cường liên kết hợp tác giữa các bên, phá vỡ sự phân tán nguồn lực, giảm thiểu những rủi ro trong hợp tác, phát triển cùng có lợi, thúc đẩy sự đa dạng của hệ thống khuyến nông. Vì vậy, xây dựng một cơ chế dịch vụ khuyến nông dựa trên sự hợp tác và điều phối của các cơ quan, tổ chức là một sự lựa chọn hợp lý, đóng vai trò quan trọng trong việc áp dụng KHCN trong nông nghiệp của Trung Quốc.

SUDAN - TỐI ƯU HÓA TIẾN BỘ KHCN TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

Sudan là một trong những quốc gia có nền kinh tế nông nghiệp kém phát triển ở Châu Phi. Tuy có diện tích lớn, đứng vị trí thứ 3 ở Châu Phi, nhưng phần lớn lại là lãnh thổ sa mạc Sahara. Không được thiên nhiên ưu đãi điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp như Việt Nam nhưng Sudan đã có những “chiến lược” thích ứng để phát triển ngành nông nghiệp. Nhận thấy KHCN là một trong những giải pháp đột phá để xây dựng nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao giá trị nông sản và tăng thu nhập cho nông dân, thời gian qua Sudan đã tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác nông nghiệp (trong đó có Việt Nam) với các nước cũng như tập trung “tối ưu hóa” những thành tựu KHCN của đất nước.

Hình thành và thắt chặt các mối liên kết trong nghiên cứu và chuyển giao KHCN trong nông nghiệp.

Đặt nền móng cho việc hình thành những “sợi dây liên kết” các tác nhân trong công tác nghiên cứu và ứng dụng KHCN trong sản xuất nông nghiệp, Sudan ban hành các chính sách liên kết các đối tượng, trong đó chỉ rõ yêu cầu, nhiệm vụ và quyền lợi của các bên liên quan từ các tổ chức nghiên cứu, cơ quan khuyến nông,

Page 30: bia 1-4.cdr

KINH NGHIEÄM KYÕ THUAÄT

28

các trường đại học đến người nông dân. Các chính sách này được ủng hộ bởi nó liên kết và tận dụng hợp lý các nguồn lực tài lực, vật lực và nhân lực sẵn có của từng đối tượng. Tuy nhiên, những người thiết lập chính sách cho rằng các mối liên kết dù có chặt chẽ đến mấy cũng sẽ kém hiệu quả nếu chúng đơn thuần được áp đặt bởi nghị định hoặc thông tư hành chính. Do đó, điều quan trọng là sự đồng thuận thực hiện cam kết giữa các nhà quản lý ở mọi cấp của tất cả các tổ chức tham gia. Nội dung này được nhấn mạnh và chú trọng thực hiện trong cơ chế chính sách nông nghiệp của Sudan.

Thử nghiệm KHCN là bước quan trọng để tiến hành thực nghiệm

Khi đã có được sự đồng thuận và cam kết thực hiện của các nhà quản lý, Sudan tăng cường khả năng áp dụng KHCN thông qua các kế hoạch xây dựng hệ thống tổ chức và quản lý. Trọng tâm của kế hoạch là tăng cường ứng dụng KHCN vào thực tiễn sản xuất. Những hộ nông dân sản xuất nông nghiệp với quy mô nhỏ là đối tượng “thử nghiệm” đầu tiên. Nông dân được cung cấp giống cây trồng miễn phí và canh tác theo phương pháp cải tiến. Các cơ quan khuyến nông tại địa phương thường xuyên ghi nhận các thông tin phản hồi của nông dân, xem xét khả năng tiếp thu của họ trong quá trình ứng dụng KHCN để từ đó xây dựng chương trình triển khai KHCN với những nội dung dễ hiểu và phù hợp với nhu cầu và trình độ của nông dân. Trong quá trình này, vai trò của các cơ quan khuyến nông ở Sudan được đề cao bởi các cơ quan chuyển giao KHCN chỉ là một nguồn thông tin bên lề cho nông dân, các dịch vụ khuyến nông thiên về tính chất hành chính và không thể làm được gì nhiều để giúp các hộ nông dân với quy mô nhỏ. Chính vì thế, các cơ quan khuyến nông tại địa phương được

trao nhiệm vụ “sát cánh” với người nông dân trong quá trình triển khai và ứng dụng KHCN. Các cơ quan khuyến nông còn thực hiện bồi dưỡng trình độ học vấn cho nông dân nhằm nâng cao khả năng tiếp cận tiến bộ KHCN và nâng cao trình độ trong nông nghiệp.

NAM PHI - TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO ĐỂ NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP THU VÀ ỨNG DỤNG KHCN HIỆU QUẢ

Tương đồng với Sudan, nền kinh tế của Nam Phi cũng chủ yếu dựa trên sự phát triển của nông nghiệp. Tuy nhiên, so với các quốc gia khác ở khu vực, Nam Phi là nước có nền kinh tế khá phát triển, với nền nông nghiệp trang trại rộng lớn, nhiều nông sản xuất khẩu với qui mô lớn. Ứng dụng KHCN trong sản xuất nông nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng để Nam Phi phát triển nền nông nghiệp. Trong đó, Nam Phi luôn đặt trọng tâm và chú trọng đến nguồn lực con người trong cải tiến và nâng cao chất lượng nền nông nghiệp nước nhà. Theo đó, công tác đào tạo nguồn nhân lực cho nghiên cứu và triển khai ứng dụng KHCN trong sản xuất nông nghiệp được Nam Phi thực hiện mạnh mẽ.

Chọn lọc đối tượng đào tạo phục vụ chuyển giao KHCN trong nông nghiệp

Công tác đào tạo tập trung chủ yếu vào hai đối tượng là nhân viên công tác nông nghiệp của các cơ quan nhà nước và nông dân. Tuy nhiên, Nam Phi không chủ trương đào tạo một cách “đại trà” để có được số lượng lớn cán bộ, nhân viên chỉ có kiến thức về nông nghiệp. Ngược lại, chỉ những nhân viên nào có động cơ và có năng lực để truyền cảm hứng cho người nông dân, biết lắng nghe các vấn đề của nông dân và có khả năng đề xuất giải pháp thực tiễn.

Page 31: bia 1-4.cdr

29

KINH NGHIEÄM KYÕ THUAÄT

Thậm chí, Nam Phi mạnh dạn cắt giảm một số nhân viên ở các lĩnh vực không cần thiết để có thêm nguồn kinh phí hỗ trợ cho các nhân viên có nhiệt huyết với ngành nông nghiệp.

Nội dung đào tạo và hình thức đào tạo mang tính thực tiễn.

Bên cạnh kiến thức chuyên môn, các nhân viên ngành nông nghiệp ở Nam Phi còn được tập trung đào tạo về kỹ năng giao tiếp xã hội và kinh doanh. Mục đích của chủ trương đào tạo này của Nam Phi nhằm đáp ứng nhu cầu từ nông dân. Nhân viên, cán bộ khuyến nông từ các phòng ban địa phương vừa có kiến thức chuyên môn sâu vừa có thể giao tiếp với những người nông dân, có kỹ năng truyền đạt thông tin và kiến thức một cách rõ ràng, dễ hiểu. Có như vậy thì những kiến thức KHCN, phương pháp canh tác tiên tiến mới được truyền dẫn thông suốt từ lý thuyết vào thực tiễn.

Đối với nông dân, những người trực tiếp ứng dụng KHCN trong sản xuất, do đặc thù về điều kiện sống và học tập của họ, Nam Phi không chủ trương đào tạo trực tiếp cho những người nông dân thông qua những cơ sở đào tạo chính thức vì vô cùng tốn kém mà lại không mang lại hiệu quả cao. Vì thế, những chuyến thăm dò và đào tạo chuyên sâu trên một số địa điểm nghiên cứu được thực hiện bởi những cơ quan chuyên ngành nhằm trực tiếp hỗ trợ người dân một cách thiết thực nhất. Bên cạnh đó, Nam Phi còn xây dựng một chương trình đào tạo riêng cho cán bộ khuyến nông và nông dân về những kiến thức cơ bản nhất để có thể nắm bắt những vấn đề trọng tâm của chủ trương triển khai và ứng dụng KHCN của Chính phủ.

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh hội nhập và phát triển kinh

tế như hiện nay, đối với một quốc gia đi lên từ nền nông nghiệp truyền thống như Việt Nam, tất yếu cần có một chiến lược nghiên cứu, ứng dụng KHCN trong nông nghiệp và phát triển nông thôn một cách bền vững, hiệu quả, trong đó quan tâm đến vai trò của người nông dân. Kinh nghiệm từ Trung Quốc, Sudan và Nam Phi cho thấy rằng, để phát huy được sức mạnh và vai trò “đòn bẩy” của KHCN trong nông nghiệp, chúng ta cần phải có cơ chế chính sách cụ thể và toàn diện. Nội dung chính sách cần chú trọng và quy định rõ ràng quyền lợi, nghĩa vụ và lợi ích của các tác nhân. Phát triển và ứng dụng KHCN với mục đích cuối cùng là nâng cao sản xuất và tăng thu nhập cho người nông dân và họ cũng chính là lực lượng nòng cốt quyết định hiệu quả của ứng dụng KHCN. Vì thế việc chuyển giao cần đáp ứng đúng nhu cầu, nguyện vọng và phù hợp với khả năng thực thế của họ. Mặt khác, công tác đào tạo là cần thiết để nông dân và cả những người mang nhiệm vụ chuyển giao KHCN nâng cao trình độ về kiến thức và kỹ năng, song nó phải mang tính thực tế, đi sâu vào thực tiễn hoạt động sản xuất nông nghiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Dan Wang, 2010. On the Subject of China's Agricultural Science and Technology Optimization. Asian Social Science, Vol 6 (2), pp.1911-2017.

2. Allam Ahmed, 2003. Technology management in the Sudan: Strategic and policy challenges. Management Decision. Volume 41 (3), pp.267-273

3. Derek Hanekom, 1998. Agricultural policy in South Africa. Ministry for Agriculture and Land Affairs. http://www.nda.agric.za/docs/Policy/policy98.htm.

Page 32: bia 1-4.cdr

HOAÏT ÑOÄNG KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ

30

Hà Lan là nước có diện tích nhỏ khoảng 41.528km2 thuộc Tây Âu, nhưng có gần 26% diện tích thấp dưới mực

nước biển. Hà Lan có mật độ dân số trên lục địa 475 người/km2, là một trong những nước có mật độ dân số cao nhất Châu Âu. Hà Lan không có nhiều tài nguyên thiên nhiên, nhưng người Hà Lan biết sử dụng thế mạnh của mình là một quốc gia ven biển, cửa khẩu của 3 con sông lớn ở Tây Âu và giữa các cường quốc kinh tế Anh, Pháp, Đức để phát triển các ngành dịch vụ hàng hải, cảng, vận tải sông, công nghiệp chế biến, hoá dầu... Hà Lan cũng đã tận dụng đất đai mầu mỡ để phát triển nông nghiệp và ngành công nghiệp thực phẩm.

Tổng sản phẩm nội địa Hà Lan có giá trị đạt 709,5 tỷ USD (năm 2012). Trong đó, nông nghiệp chiếm 2,8%, công nghiệp: 24,1%, dịch vụ: 73,2%. Mặc dù, nông nghiệp chiếm tỷ trọng thấp nhưng Hà Lan lại có hiệu suất xuất khẩu nông sản, hiệu suất sử

dụng đất và nền nông nghiệp được đầu tư kết cấu hạ tầng đứng hàng đầu thế giới. Các kết quả trên đạt được nhờ Hà Lan có đội ngũ công ty chuyên về hậu cần chuyên chở, dịch vụ phân phối nông sản. Lợi thế lớn nhất mà Hà Lan có được là giá cả và hệ thống vận chuyển phân phối đến khắp các châu lục trên thế giới. Trung tâm bảo quản, phân phối và xuất khẩu hoa FloraHolland và Aalseer là hai sàn giao dịch hoa lớn nhất ở Hà Lan. Lượng hoa giao dịch trên các bảng thanh toán điện tử ở đây chiếm khoảng 60% tổng sản lượng hoa trên thị trường thế giới. Trung tâm bảo quản, phân phối và xuất khẩu hoa FloraHolland có lịch sử hơn 100 năm, với 3.000 nhân viên, hệ thống kho có diện tích khoảng 100ha, trong đó, kho lạnh bảo quản hoa với diện tích 10ha. FloraHolland hợp tác với 25.000 nông dân trồng hoa và nhà phân phối trên toàn thế giới. FloraHolland

Ñoàng Thaùp vaø Trung taâm thöông maïi Quoác teá Vieät Nam taïi Haø LanHôïp taùc trong lónh vöïc xaây döïng vöôøn hoa Sa Ñeùc

(theo moâ hì nh vöôøn hoa Keukenhof) Ths. Nguyễn Thị Việt Anh

Trung tâm Ứng dụng Nông nghiệp Công nghệ cao

Hệ thống đấu giá hoa của FloraHolland

Trung tâm bảo quản, phân phối và xuất khẩu hoa FloraHolland

Page 33: bia 1-4.cdr

31

HOAÏT ÑOÄNG KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ

phân phối hoa theo 02 hình thức: đấu giá trực tiếp và nhập khẩu từ các khách hàng quen biết. Các sản phẩm hoa từ nhà vườn nhập vào kho đều được mã hoá, tất cả các thông tin được đưa lên mạng từ ngày hôm trước ngày đấu giá. Có 02 khu vực đấu giá: khu vực dành cho khách hàng thường xuyên và khách hàng không thường xuyên. Mỗi năm, Floraholland thu lợi nhuận khoảng 4 tỉ Euro, trong đó, đấu giá khoảng 45 triệu hoa cắt cành, 2,5 triệu cây trồng trong chậu. Việc vận chuyển trong kho hàng đa phần là dùng hệ thống tự động hoá.

Hà Lan có khoảng 2 triệu ha đất nông nghiệp, trong đó 109.000ha trồng hoa, quả, làm vườn, 12.200ha trồng hoa và rau trong nhà kính; 108.000 trang trại hoa với khoảng 135.000 công nhân làm việc thường xuyên. Nông nghiệp Hà Lan được cơ giới hóa và ứng dụng khoa học công nghệ cao, chủ yếu sản xuất trong nhà kính, sản xuất ngoài trời rất ít, chỉ chiếm 6% diện tích đất nông nghiệp. Thiết bị trong nhà kính đều được điều hành bằng hệ thống tin học, sản xuất được tự động hoá, gồm các khâu làm ấm, thông gió, hạ nhiệt, tưới nước, bón phân, phun thuốc, thanh trùng.v.v...Có những nhà kính sử dụng công nghệ thủy canh, không dùng đất. Hiện nay, Hà Lan xuất khẩu chiếm gần 50% sản lượng hoa cắt cành và 33% sản lượng cây cảnh trong chậu trên toàn thế giới. Với công nghệ lai tạo và sản xuất giống nổi bật, hàng năm sản xuất khoảng 7 tỉ củ hoa các loại, giá trị 750 triệu USD. Trong đó, diện tích sản xuất củ hoa khá lớn, riêng hoa Tulip có 8.500ha, sản xuất 3 tỷ củ hoa Tulip/năm và đã đưa ra thị trường hơn 200 giống tulip. Hà Lan nổi tiếng Vườn hoa tulip lớn nhất thế giới Keukenhof được mệnh danh “Vườn châu Âu”. Keukenhof

với diện tích 32ha, trồng gần 7 triệu hoa tulip, với trên 100 giống khác nhau của các công ty sản xuất giống tại Hà Lan. Thông thường vườn hoa Keukenhof mở cửa cho khách tham quan trong 6 tuần từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 5 hàng năm. Với ý tưởng tạo một triển lãm hoa thu hút các nhà vườn tại Hà Lan, các nước Châu Âu và người yêu thích hoa đến tham gia.

Trong chuyến khảo sát về hợp tác nông nghiệp công nghệ cao tại Vương quốc Hà Lan vào tháng 5 năm 2014, UBND tỉnh Đồng Tháp đã ký thoả thuận hợp tác với Trung tâm Demokwekerij Westland, Kenlog và Trung tâm thương mại Quốc tế Việt Nam tại Hà Lan cùng thực hiện Dự án khả thi về xây dựng Trung tâm ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao tại Đồng Tháp. Việc ký kết này có ý nghĩa trong việc tạo mối quan hệ hữu nghị và tăng cường mở rộng quan hệ quốc tế trên lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, từ đó tìm hướng phát triển các kỹ thuật khoa học công nghệ mới trong nông nghiệp phù hợp với tình hình khí hậu thổ nhưỡng địa phương Đồng Tháp. Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp cũng đã gửi 05 cán bộ công chức và viên chức tham gia khóa đào tạo 03 tuần về công nghệ cao trên hoa kiểng tại Trung tâm Demokwekerij Westland ở Hà Lan. Các cán bộ công chức

Vườn hoa Keukenhof

Page 34: bia 1-4.cdr

HOAÏT ÑOÄNG KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ

32

và viên chức này sẽ chịu trách nhiệm trong công tác chuyển giao công nghệ cho các cán bộ kỹ thuật trong ngành hoạt động trong lĩnh vực hoa kiểng và người nông dân trong thời gian tới.

Vào ngày 18 tháng 6 năm 2014, UBND TP. Sa Đéc (Đồng Tháp) và Trung tâm thương mại Quốc tế Việt Nam tại Hà Lan đã ký kết hợp tác trong lĩnh vực xây dựng vườn hoa Sa Đéc (theo mô hình vườn hoa Keukenhof), xúc tiến thương mại, du lịch và đầu tư của các doanh nghiệp Hà Lan vào thành phố Sa Đéc trước sự chứng kiến của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Hà Lan, bà Sharon Dijksma, Tổng lãnh sự Hà Lan tại TPHCM và lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp. Theo đó, TP. Sa Đéc đang triển khai 6 công trình với vốn đầu tư trên 100 tỷ đồng để phát triển thành phố hoa. Trong số 100 tỷ đồng, doanh nghiệp và nhân dân đóng góp khoảng 60 tỷ đồng. Theo kế hoạch đến năm 2015, TP.Sa Đéc sẽ hoàn thành xây dựng nâng cấp hạ tầng giao thông, bến bãi, trạm dừng chân, xây dựng, sắp xếp, trang trí đường

hoa, vườn hoa, làng hoa, chợ hoa và phố hoa phục vụ tham quan du lịch; phát triển thương mại dịch vụ, hậu cần vận chuyển. Bên cạnh đó, công viên hoa Sa Đéc sẽ được đầu tư, xây dựng trên hiện trạng Công viên Sa Đéc với diện tích gần 23ha, gồm các hạng mục công trình: hồ nước hình hoa mai, siêu thị hình hoa sen, ao sen, shop hoa, nhà đón khách, quảng trường hoa, quán cà phê, bến tàu v.v... Khi hoàn thành, đưa vào phục vụ, Công viên hoa Sa Đéc sẽ là công viên hoa đầu tiên của Việt Nam.

Hiện nay, Đồng Tháp đang thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao là bước đột phá trong tiến trình thực hiện này. Trong đó, nhà nước đóng vai trò nòng cốt để đưa tiến bộ đến bà con nông dân tỉnh nhà. Việc Hà Lan hỗ trợ tỉnh Đồng Tháp phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên hoa kiểng là bước khởi đầu quan trọng góp phần giúp thành công cho tái cơ cấu ngành hoa kiểng tỉnh Đồng Tháp trong thời gian tới./.Hình ký kết thỏa thuận hợp tác tại Hà Lan

Hình ký kết hợp tác giữa UBND TP. Sa Đéc (Đồng Tháp) và Trung tâm thương mại Quốc

tế Việt Nam tại Hà Lan.

Page 35: bia 1-4.cdr
Page 36: bia 1-4.cdr

Phöôøng 1 - Thaønh phoá Cao Laõnh - Tænh Ñoàng Thaùp

Ñieän thoaïi: 067.3853431 * Fax: 067.3870778

TRUNG TÂM KỸ THUẬT TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNGTỈNH ĐỒNG THÁP

Tư vấn và đào tạo về Tiêu chuẩn Đo lường và

Chất lượng

Kiểm định - Công tơ điện- Đồng hồ nước lạnh- Quả cân

- Cột đo xăng dầu- Ca đong- Bình đong

Kiểm định

- Áp kế kiểu lò xo- Huyết áp kế- Cân đồng hồ

Kiểm định

- Cân phân tích- Cân kỹ thuật- Cân bàn

Kiểm định

SÔÛ KHOA HOÏC VAØ COÂNG NGHEÄ TÆNH ÑOÀNG THAÙP

Số 01Số 01

20152015

Số 01

2015