BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI...

120
BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC THEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA Trong khuôn khổ Chương trình Quản trị Nhà nước và Cải cách Hành chính Giai đoạn II (GOPA II, 2012-2015) do Đan Mạch tài trợ Nhà xuất bản Lao Động Hà Nội -2015

Transcript of BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI...

Page 1: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC THEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA

Trong khuôn khổ Chương trình Quản trị Nhà nước và Cải cách Hành chính Giai đoạn II (GOPA II, 2012-2015) do Đan Mạch tài trợ

Nhà xuất bản Lao ĐộngHà Nội -2015

Page 2: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA2

LỜI NÓI ĐẦU

Giai đoạn I của Chương trình “Quản trị Nhà nước và Cải cách Hành chính” (GOPA I) do Đan Mạch tài trợ với ngân sách 70 triệu Cu ron được thực hiện từ năm 2008 đến 2011. GOPA I bao gồm (1) Trụ cột Cải cách hành chính (CCHC) hỗ trợ các sáng kiến CCHC tại 5 tỉnh vùng xa là Điện Biên, Lào Cai, Lai Châu, Đắk Lắk và Đắk Nông, và (2) Trụ cột Quản trị Nhà nước hỗ trợ tăng cường cho Quốc hội cũng như nghiên cứu và giáo dục về quyền con người tại các trường đại học ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Sau hơn bốn năm thực hiện chương trình (giai đoạn I), tất cả năm tỉnh đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong cải cách hành chính, bám sát chương trình tổng thể của Chính phủ (giai đoạn 2001-2010 trước đây, và giai đoạn 2011-2020 hiện nay), góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của địa bàn, qua đó có tác động tích cực đối với xóa đói, giảm nghèo, nhất là cho đồng bào dân tộc thiểu số. Bên cạnh những thành tựu này, các tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi tiếp tục hỗ trợ cải cách hành chính để phát triển hơn nữa.

Hợp phần CCHC giai đoạn này tập trung hỗ trợ năm tỉnh thực hiện kế hoạch CCHC hàng năm, bao gồm cả hỗ trợ kỹ thuật về xây dựng và triển khai kế hoạch. Các bài học kinh nghiệm thu được đăng trong cuốn sách “Kinh nghiệm xây dựng và triển khai kế hoạch CCHC ở cấp tỉnh” vào năm 2013. Giai đoạn II (GOPA II) thực hiện từ năm 2012 đến năm 2015 với ngân sách 60 triệu Cu ron. Ngoài các Hợp phần CCHC và Giáo dục về quyền con người tiếp nối từ Giai đoạn I, Giai đoạn II có thêm Hợp phần về Sự tham gia của người dân và Trách nhiệm giải trình.

Theo tài liệu chương trình Quản trị nhà nước và Cải cách hành chính, hợp phần CHCC có các mục tiêu phát triển sau:

• Hỗ trợ các tỉnh tham gia đặt mục tiêu phù hợp và sử dụng các nguồn lực hiệu quả hơn để đạt được kết quả CCHCC giúp tỉnh phát triển kinh tế xã hội bền vững và cân đối hơn.

Hợp phần CCHCC có các mục tiêu ngắn hạn sau:

• Các tỉnh thực hiện các quy trình lập kế hoạch, giám sát và đánh giá mở và có sự tham gia của người dân đối với CCHCC để thu hút người dân, các doanh nghiệp và tập đoàn phi quốc doanh.

• Các tỉnh có năng lực đảm bảo các kết quả CCHCC đóng góp tích cực vào công tác giảm nghèo, giới và phát triển dân tộc thiểu số cũng như môi trường bền vững;

• Các tỉnh thực hiện các sáng kiến CCHCC quan trọng trong Chương trình CCHCC quốc gia 2011 - 2020 mang lại các bài học và cách làm tốt.

Page 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA 3

Hợp phần CCHCC có mục tiêu nhằm tới 5 tỉnh nghèo vùng sâu ở miền Bắc, Trung và Nam của Việt Nam; cả 5 tỉnh này đều đã tham gia giai đoạn 1. Các kết quả đầu ra được trông đợi là quy trình CCHCC ở các tỉnh trở nên mở và thu hút nhiều đối tượng tham gia hơn, đồng thời các kết quả CCHCC đóng góp tích cực vào công tác giảm nghèo, bình đẳng giới và phát triển dân tộc thiểu số cũng như môi trường bền vững ở tỉnh nhà.

Qua hơn ba năm thực hiện chương trình giai đoạn II, cả năm tỉnh tiếp tục được hỗ trợ tăng cường năng lực quản lý, thực hiện và theo dõi, đánh giá cải cách hành chính; triển khai thí điểm Hệ thống quản lý thực thi công việc theo kết quả (PMS – HTQLTKQ); thực hiện một số chủ trương mới của nhà nước về công vụ (như xây dựng cơ cấu công chức theo vị trí việc làm); bước đầu xã hội hóa1 và cải tiến chất lượng cung ứng dịch vụ công trên địa bàn.

Hợp phần CCHC trong chương trình GOPA giai đoạn I và II nhằm hỗ trợ thực hiện CCHC ở cấp tỉnh. Trong quá trình này, Vụ Cải cách hành chính của Bộ Nội vụ có vai trò chỉ đạo qua các hội nghị chia sẻ kinh nghiệm hàng năm của các tỉnh. Trong giai đoạn II, vai trò của Bộ Nội vụ còn tăng cường hơn nữa qua các hội nghị chính sách hàng năm với sự tham dự của Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Đại sứ Đan Mạch và lãnh đạo của năm tỉnh để thảo luận về tiến trình và ưu tiên trong CCHC.

Tài liệu này giới thiệu các bài học kinh nghiệm về thí điểm triển khai Hệ thống quản lý thực thi công việc theo kết quả tại Hợp phần CCHC trong cả Giai đoạn I và II của Chương trình.

1 Tại Việt Nam, thuật ngữ “xã hội hóa” dùng để chỉ việc thu hút sự tham gia của các thành phần ngoài nhà nước vào cung ứng dịch vụ công. Nó còn bao hàm một số phương diện tư nhân hóa.

Page 4: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA4

Các quan điểm và ý kiến nêu trong cuốn sách là của các tác giả và không thể hiện ý kiến hay quan điểm chính thức của chính quyền 5 tỉnh tham gia Chương trình, của Chính phủ Việt Nam hay của Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam.

Page 5: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA 5

Danh mục các sơ đồ ......................................................................................... 6

Danh mục các bảng........................................................................................... 6

Danh mục từ viết tắt .......................................................................................... 7

Lời nói đầu ......................................................................................................... 2

1. GIỚI THIỆU VỀ QUẢN LÝ THEO KẾT QUẢ ................................................ 91.1 Quản lý theo kết quả và cải cách hành chính nhà nước ............................. 91.2 Khuôn khổ quản lý theo kết quả .................................................................111.3 Tổng quan về quản lý theo kết quả tại Việt Nam ....................................... 13

2. TỈNH ĐẮK LẮK ........................................................................................... 212.1 Áp dụng hệ thống quản lý theo kết quả tại Đắk Lắk .................................. 212.2 Sở Xây dựng ............................................................................................. 242.3 Trường Mầm non Hoa Mai, thị xã Buôn Hồ ............................................... 27

3. TỈNH ĐẮK NÔNG ........................................................................................ 473.1 Hệ thống quản lý theo kết quả tại Đắk Nông ............................................. 473.2 Trung tâm Xúc tiến Đầu tư ........................................................................ 48

4. TỈNH LÀO CAI ............................................................................................ 574.1 Hệ thống quản lý theo kết quả tại Lào Cai ................................................ 574.2 Sở xây dựng Lào Cai ................................................................................ 584.3 Sở Tài nguyên và Môi trường .................................................................. 65

5. TỈNH LAI CHÂU .......................................................................................... 755.1 Bối cảnh ................................................................................755.2 Trường tiểu học Kim Đồng, thành phố Lai Châu ....................................... 775.3 Huyện Tam Đường .................................................................................... 81

MỤC LỤC

Page 6: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA6

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1: 4 bộ phận chủ yếu của HTQLTKQ .....................................................11Sơ đồ 2: Quá trình lập kế hoạch căn cứ theo kết quả ......................................12Sơ đồ 3: Thay đổi về văn hóa qua thực hiện HTQLTKQ ..................................13Sơ đồ 4: Kế hoạch báo cáo về thí điểm HTQLTKQ tại SXD Lào Cai ...............62 Sơ đồ 5: Các bước để thể chế hóa HTQLTKQ ................................................99

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1: Thí điểm HTQLTKQ tại Thành phố Hồ Chí Minh ...............................14Bảng 2: Thí điểm HTQLTKQ tại tỉnh Đắk Lắk năm 2007 ................................16Bảng 3: Áp dụng HTQLTKQ tại các tỉnh GOPA ......................................................17Bảng 4: Năm đơn vị thí điểm HTQLTKQ tại Đắk Lắk trong năm 2007 ............21Bảng 5: Mục tiêu và các chỉ số thực thi HTQLTKQ tại SXD Đắk Lắk năm 2008 ..25Bảng 6: Kết quả thực hiện HTQLTKQ tại SXD ......................................................25Bảng 7: Kế hoạch ngân sách cho HTQLTKQ tại trường mầm non Hoa Mai ..30Bảng 8: Các kết quả đầu ra và chỉ số theo HTQLTKQ tại SXD tỉnh Lào Cai ..60Bảng 9: Các hoạt động thuộc kết quả đầu ra 5 ...............................................62Bảng 10: PCI của tỉnh Lào Cai và Chỉ số tiếp cận đất đai ................................66Bảng 11: Mục tiêu, các kết quả và chỉ số của HTQLTKQ tại STN-MT tỉnh Lào Cai .......67Bảng 12: Số lượng bài kiểm tra nhà trường đã xây dựng trong giai đoạn thí điểm

HTQLTKQ ..........................................................................................79Bảng 13: Mục tiêu cụ thể, kết quả đầu ra và chỉ số thực hiện HTQLTKQ tại huyện

Tam Đường ........................................................................................81Bảng 14: Tình trạng rừng tại xã Na Son năm 2013 ..........................................90

6. HTQLTKQ TẠI TỈNH ĐIỆN BIÊN ....................................................................... 896.1 Bối cảnh chung ................................................................................................. 896.2 Quản lý rừng tại huyện Điện Biên Đông ........................................................... 89

7. CÁC BÀI HỌC VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................... 977.1 Áp dụng thí điểm hệ thống quản lý theo kết quả .............................................. 977.2 Nhân rộng hệ thống quản lý theo kết quả ........................................................ 987.3 Kết luận .......................................................................................................... 100

Tài liệu tham khảo .............................................................................................. 101

Phụ lục ................................................................................................................ 103Phụ lục 1: Đánh giá thí điểm HTQLTKQ tại TP Hồ Chí Minh ............................... 103Phụ lục 2: Các bài học rút ra từ thí điểm HTQLTKQ tại tỉnh Đắk Lắk năm 2007..... 106

Page 7: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA 7

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BNV Bộ Nội vụCCHC Cải cách hành chínhCP Chính phủCT GOPA Chương trình Quản trị Nhà nước và Cải cách hành chínhDanida Cơ quan Phát triển Quốc tế của Đan MạchĐSQĐM Đại sứ quán Đan MạchHTCLQT Hệ thống Chất lượng Quốc tế (ISO)KHPT KT-XH Kế hoạch Phát triển Kinh tế - Xã hộiNNL Nguồn nhân lựcPAPI Chỉ số thực thi cải cách hành chínhPAR INDEX Chỉ số cải cách hành chínhPCI Chỉ số Cạnh tranh cấp tỉnhPTNNL Phát triển nguồn nhân lựcQLNNL Quản lý nguồn nhân lựcSNV Sở Nội vụSKH-CN Sở Khoa học – Công nghệSKH-ĐT Sở Kế hoạch và Đầu tưSTC Sở Tài chínhSTP Sở Tư phápSTN-MT Sở Tài nguyên và Môi trườngSXD Sở Xây dựngSYT Sở Y tếTD-ĐG Theo dõi, đánh giáTCTT Trường Chính trị tỉnhTP Thành phốTP BMT Thành phố Buôn Ma ThuậtTP HCM Thành phố Hồ Chí MinhTTXTĐT Trung tâm Xúc tiến Đầu tưUBND Ủy ban Nhân dânUNDP Chương trình Phát triển của Liên hợp quốcVP UBND Văn phòng Ủy ban Nhân dânVND Đồng Việt NamWB Ngân hàng Thế giới

Page 8: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA8

LỜI CẢM ƠN

Nhóm tác giả trân trọng cảm ơn Bộ Nội vụ Việt Nam và Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam đã chỉ đạo và hướng dẫn chặt chẽ trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình.

Chúng tôi rất biết ơn TS. Mel Blunt, chuyên gia cấp cao về cải cách hành chính, đã có những góp ý quý báu cho cuốn sách này.

Đặc biệt, cảm ơn lãnh đạo và các công chức thực hiện cải cách hành chính các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Đắk Lắk và Đắk Nông đã phối hợp và tham gia tích cực trong suốt chương trình, cũng như các thí điểm áp dụng hệ thống quản lý theo kết quả. Chúng tôi cũng cảm tạ lãnh đạo và cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan, đơn vị thực hiện thí điểm áp dụng hệ thống quản lý theo kết quả đã nỗ lực tham gia và đóng góp các bài học kinh nghiệm.

Page 9: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA 9

1.1 QUẢN LÝ THEO KẾT QUẢ VÀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Nói chung, cải cách hành chính (CCHC) chính là sự đáp ứng cho những yêu cầu cải thiện trách nhiệm của nhà nước và các dịch vụ công nhằm bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội bền vững và đáp ứng nhu cầu của tổ chức và công dân. Mặc dù các nước trên thế giới có phương thức tiếp cận khác nhau đối với CCHC, phần lớn nhằm nâng cao hiệu quả, giảm chi phí, tinh giản các quy định và thủ tục, tăng cường trách nhiệm giải trình của nhà nước và cải thiện việc cung ứng dịch vụ.

Một hệ thống công vụ hiện đại và chuyên nghiệp phải bảo đảm thực hiện thành công ba lĩnh vực cụ thể là: • �Thứ�nhất, xây dựng nên môi trường pháp quy tạo điều kiện hỗ trợ cho tăng

trưởng bền vững và công bằng; • Thứ�hai, cung cấp các dịch vụ tạo điều kiện cho tổ chức và công dân tham gia

và được thụ hưởng sự phát triển kinh tế - xã hội một cách công bằng; • Thứ�ba, thiết lập các cơ chế trách nhiệm giải trình để công dân biết, giám sát

và tham gia vào các quá trình quản trị nhà nước.

Trong nhiều năm qua, hàng loạt công cụ quản lý đã được xây dựng nên để tạo điều kiện cho các cơ quan hành chính nhà nước và các đơn vị sự nghiệp trở nên có hiệu lực và hiệu quả hơn. Từ đầu thập kỷ 1980, các công cụ như “quản lý theo mục tiêu” (MBO) đã được sử dụng để giúp các nhà quản lý tập trung hoạt động công vụ và dịch vụ công vào việc xác định và đạt được các mục tiêu đề ra. Theo thời gian, các công cụ này được cải tiến và trở thành phương pháp quản lý theo kết quả (QLTKQ) hay quản lý thực thi công việc (PMS). Công tác báo cáo gần đây chú trọng hơn vào các kết quả đạt được thay vì chỉ trình bày việc hoàn thành các hoạt động nào.

QLTKQ là quá trình tách mục đích chung thành các mục tiêu, các kết quả đầu ra và các chỉ số gắn với từng đơn vị công tác và cá nhân trong một tổ chức, tiếp theo là việc theo dõi triển khai nhằm đạt được các kết quả và điều chỉnh hoạt động khi cần. Một hệ thống quản lý thực thi công việc theo kết quả (HTQLTKQ) mô tả cấu

GIỚI THIỆU VỀ QUẢN LÝ THEO KẾT QUẢ

01

Page 10: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA10

trúc chính thức và các quá trình mà một tổ chức lên kế hoạch, thực hiện, theo dõi và đánh giá, quản lý thực thi công việc và báo cáo kết quả theo các chứng cứ. Ít nhất thì một HTQLTKQ cần có các đặc tính sau:

a) Thống nhất theo chiều dọc – các mục đích và mục tiêu của tổ chức được thông tin tới tất cả nhân viên của tổ chức và kết nối với các mục tiêu của cá nhân, đơn vị.

b) Phối hợp theo chiều ngang – nơi mục tiêu chiến lược được truyền tải tới mọi đơn vị trong tổ chức, các hệ thống và quy trình được chính thức hóa để kết nối các cơ quan lại với nhau để chúng làm việc nhất quán.

c) Kết nối ngân sách – phân bổ các nguồn tài chính theo các kết quả đầu ra và tác động.

d) Theo dõi và đánh giá (M&E) – có quy trình đánh giá chính thức và rút ra các bài học để cải tiến việc xây dựng chính sách và các kế hoạch chiến lược.

e) Cơ chế quản lý – có quá trình quản lý theo dõi công việc và tiến triển hàng ngày nhằm sớm xác định ra vấn đề ngay khi phát sinh và thực hiện hành động điều chỉnh.

f) Cải thiện nguồn nhân lực – bảo đảm là các đơn vị, nhóm và cá nhân công chức có năng lực cần thiết (mô tả công việc) và khả năng đạt được các mục tiêu của tổ chức.

g) Củng cố việc đánh giá cán bộ, công chức và viên chức – các đơn vị, nhóm và cá nhân thực hiện các chỉ số thực thi theo mục tiêu tổ chức đã định, và kết quả đánh giá công chức dùng để chỉ ra xem cần tiếp tục cải tiến việc thực thi của tổ chức như thế nào.

Một HTQLTKQ sẽ tạo điều kiện để các nhà quản lý và nhân viên biết được:

• Mục tiêu của họ là gì; • Họ cần làm gì để đạt được mục tiêu của mình;• Làm thế nào để đo lường được tiến triển nhằm đạt được mục tiêu; • Làm thế nào để phát hiện được vấn đề trong quá trình thực thi công việc và

chỉnh sửa chúng;• Cần có thay đổi gì để cải tiến hiệu quả làm việc;• Cần tiếp tục đào tạo và phát triển gì để cải thiện năng lực và việc thực thi công tác.

Mục đích của HTQLTKQ cũng bao hàm việc thiết lập nên một văn hóa theo định hướng kết quả trong đó cả các nhà quản lý và nhân viên đều có sự thấu hiểu chung về điều cần đạt được và đạt được như thế nào. Quan trọng hơn nữa là liên tục cải tiến năng lực cũng như các quy trình làm việc của họ như thế nào để tạo ra được kết quả cao hơn. Vì vậy, QLTKQ cũng chính là quá trình quản lý kết quả một cách tích cực và chủ động.

Page 11: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA 11

1.2 KHUÔN KHỔ QUẢN LÝ THEO KẾT QUẢ

Một hệ thống QLTKQ (PMS) thường bao gồm 4 bộ phận chủ yếu.

Sơ đồ 1: 4 bộ phận chủ yếu của HTQLTKQ

Thực thi công việc

Lập kế hoạch căncứ theo kết quả

Các cơ cấu tổ chức và hệ thống quản lý

Lập ngân sách theo định hướng đầu ra

Quản lý nguồn nhân lực

Thứ�nhất, là quá trình lập kế hoạch hai chiều căn cứ theo kết quả qua đó các mục tiêu được chuyển xuống cho các nhóm và cá nhân, và quá trình đo lường kết quả, góp ý phản hồi, và tham gia vào quá trình lập kế hoạch từ bên dưới lên. Quá trình lập kế hoạch căn cứ theo kết quả bao gồm các hoạt động sau:

• Thiết lập mục tiêu, xây dựng chỉ số và kết quả;• Kết nối các nguồn lực tổ chức và con người nhằm đạt được kết quả;• Theo dõi sự tiến triển so với kết quả và mục tiêu;• Chỉ ra các cơ hội cải tiến;• Thực hiện các hành động nhằm cải tiến việc thực thi.

Thứ�hai, vì QLTKQ chính là nhằm đạt được kết quả vì vậy cần phân bổ ngân sách cho các kết quả đầu ra. Nếu không làm như vậy thì các mục tiêu và kết quả đầu ra chỉ đơn thuần là danh mục những điều mong ước khó mà đạt được.

Thứ�ba, sau khi phân công trách nhiệm cho các nhóm và cá nhân, điều cần làm là bảo đảm có các quy trình quản lý nguồn nhân lực thỏa đáng để nhân viên có năng lực cần thiết và điều kiện làm việc tốt nhất nhằm thực thi công việc có hiệu quả cao.

Một mặt, QLTKQ là công cụ để các nhà lãnh đạo sử dụng. Ở cấp độ chiến lược, Ủy ban Nhân dân (UBND) các cấp có thể sử dụng các quá trình QLTKQ để làm rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, theo dõi tiến triển và đánh giá các kết quả mang tính phát triển của mục đích chính sách và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Ở cấp tác nghiệp, các nhà quản lý có thể theo dõi công việc hàng ngày và bảo đảm rằng công việc của các cơ quan hành chính đều hướng tới việc đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Page 12: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA12

Lập kế hoạch

Sứ mệnh và mục đích của tổ chức

Khung năng lực và mô tả công việc

Đánh giá công tác của nhân viên

Các hụt hẫng về năng lực. Nhu cầu

đào tạo

Các quá trình lập kế hoạch, lập

ngân sách và quản lý

Các mục tiêu, kết quả đầu ra, chỉ số và các

đích thực thi công việc phân bổ cho các đơn vị làm việc và cá nhân

Theo dõi và đánh giá

Quản lý và phát triển NNL

Thứ�tư,�cần tinh giản các cơ cấu tổ chức, các hệ thống quản lý và thể thức làm việc để hỗ trợ tốt nhất cho việc đạt được kết quả.

Một yếu tố quyết định thành công của QLTKQ là hệ thống đánh giá cán bộ, công chức, viên chức có hiệu lực. Hệ thống này cần hợp nhất với quá trình lập kế hoạch căn cứ theo kết quả như mô tả tại sơ đồ dưới đây.

Sơ đồ 2: Quá trình lập kế hoạch căn cứ theo kết quả

Hệ thống đánh giá thực thi công tác của cán bộ, công chức, viên chức phải có hai yếu tố.

• Thứ�nhất, từ quá trình lập kế hoạch căn cứ theo kết quả, phân công thực hiện đầu ra, chỉ số và tiêu chuẩn cho mỗi vị trí trong tổ chức;

• Thứ�hai, từ khung năng lực, xác định những năng lực cần thiết để làm ra được kết quả đầu ra và ghi vào bản mô tả công việc cho mỗi vị trí.

Trong HTQLTKQ, người quản lý trực tiếp có một vai trò quan trọng, không chỉ phân công nhiệm vụ, theo dõi quá trình thực hiện, mà còn đánh giá cán bộ, công chức, viên chức và phản hồi, góp ý cho việc thực thi công tác của người nhân viên. Để đánh giá cán bộ, công chức, viên chức, người quản lý trực tiếp cần trao đổi và thống nhất với người nhân viên những điều sau đây:

• Đánh giá kết quả đã đạt được và thống nhất những hành động điều chỉnh cần thiết.• Đánh giá các ưu, nhược điểm trong thực thi công tác của cán bộ, công chức, viên

chức và chỉ ra bất kỳ hẫng hụt nào về năng lực.• Thống nhất kế hoạch hành động về đào tạo và học tập để giúp cán bộ, công chức,

viên chức cải thiện thực thi công tác.

Page 13: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA 13

1.3 TỔNG QUAN VỀ ÁP DỤNG QLTKQ TẠI VIỆT NAM

HTQLTKQ là công cụ quản lý hướng tới kết quả đã triển khai tại nhiều nước trên thế giới vài thập kỷ qua, sáng kiến này vào Việt Nam chưa lâu. Cũng giống như nhiều nỗ lực cải cách khác, trong bối cảnh “dần chuyển đổi quản lý công2” tại Việt Nam, ban đầu, HTQLTKQ được thí điểm tại một thành phố, sau đó nhân rộng ra một số tỉnh.

1. Thành phố Hồ Chí Minh:

Là địa phương năng động nhất về CCHC tại Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) đã tiếp thu nhiều sáng kiến mới và vận dụng vào chính quyền thành phố (ví dụ mô hình “Một cửa, một dấu”, Chính phủ điện tử trong thập kỷ 1990, và Hệ thống tiêu chuẩn chất lượng ISO trong đầu thập kỳ 2000). Nhiều bài học kinh nghiệm thành công đã được Chính phủ chấp thuận, phê duyệt và nhân rộng trong cả nước.

Kiểm soát và tuân thủ:- Cai trị- Ít linh hoạt- Chú trọng vào nguồn lực đầu vào- Nhân viên đáp ứng yêu cầu của cấp trên- Tĩnh- Thụ động- Kiểm soát các cá nhân

Từ Đến

Căn cứ theo kết quả và trách nhiệm giải trình:- Theo định hướng sứ mệnh- Hướng tới khách hàng- Chú trọng vào kết quả- Nhân viên chịu trách nhiệm- Linh hoạt- Có tính tiên liệu trước- Chú trọng vào làm việc nhóm

• Đánh giá những đóng góp chung của người cán bộ, công chức, viên chức đối với tổ chức và thống nhất hình thức khen thưởng, kỷ luật, nâng bậc, cho nghỉ việc hay luôn chuyển.

Trọng tâm của quá trình đánh giá thực thi công tác của cán bộ, công chức, viên chức dựa trên cơ sở cùng xác định mục đích và phát triển năng lực của người nhân viên đó nhằm đáp ứng những yêu cầu của tương lai chứ không phải để khen thưởng hay kỷ luật. Vì vậy, hợp nhất QLTKQ và đánh giá cán bộ, công chức, viên chức trong một hệ thống cũng bao hàm sự thay đổi về văn hóa làm việc của cơ quan nhà nước.

Sơ đồ3: Thay đổi về văn hóa qua thực hiện HTQLTKQ

2 Nguyễn Khắc Hùng sử dụng khái niệm này trong luận án tiến sỹ năm 2002, Vương quốc Anh: Đại học tổng hợp Manchester.

Page 14: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA14

SKH-ĐT Tăng nguồn dự trữ đất để phục vụ các yêu cầu phát triển và đầu tư tại TP HCM

SKH-ĐT Tăng cường quản lý nhà nước sau cấp phép đối với doanh nghiệp thực hiện luật doanh nghiệp

SYT Nâng cao hiệu quả đầu tư của nhà nước về dịch vụ chăm sóc sức khỏe

Huyện Bình Chánh

Tăng nguồn dự trữ đất để phục vụ các yêu cầu dự án đầu tư và phát triển của thành phố

Quận 1 Quản lý có hiệu lực và sử dụng hiệu quả đất đai công cộng tại quận 1 trong năm 2006Nâng cao sự kiểm soát sau khi cấp phép kinh doanh của chính quyền đối với các doanh nghiệp tại quận 1

HTQLTKQ đầu tiên được thí điểm tại TP HCM vào thập kỷ đầu của Thiên niên kỷ mới, khi một đồng chí Phó Chủ tịch đặt ra câu hỏi làm thế nào để Ủy ban Nhân dân (UBND) TP có thể theo dõi và biết là đã đạt được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của TP. Một đợt rà soát đã xác định được nhiều thiếu sót trong hệ thống hành chính của TP như: (1) các cơ quan/đơn vị không phải lúc nào cũng biết cách phải làm gì để đạt được các chỉ tiêu được giao; (2) phối hợp liên ngành còn yếu và giao trách nhiệm chưa rõ ràng; và (iii) thực hiện mục tiêu còn chậm và manh mún, chưa có cơ chế đánh giá kết quả đã đạt được.

Vì vậy, từ năm 2003 TP đã cân nhắc kỹ, và triển khai thí điểm HTQLTKQ vào năm 2005 nhằm hỗ trợ thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006-2010. Mục tiêu chiến lược là lựa chọn 3 sở, ngành của TP (Sở Tài nguyên và Môi trường – STN-MT, Sở Kế hoạch và Đầu tư - SKH-ĐT, và Sở Y tế - SYT), và 2 đơn vị cấp huyện là huyện Bình Chánh và quận I. Tổng số đã chọn ra 7 nội dung đề án để thí điểm HTQLTKQ.

Bảng 1: Thí điểm HTQLTKQ tại TP HCM

Mỗi đề án HTQLTKQ gồm các tài liệu mô tả:

• Thực trạng vấn đề cần giải quyết.• Hệ thống mục tiêu, kết quả, chỉ số thực thi để giải quyết vấn đề.• Cơ chế theo dõi và đánh giá.

Nội dung tài liệu gồm: các dữ liệu cơ bản, mục đích phát triển, những trở ngại chủ yếu, các mục tiêu cụ thể, các kết quả đầu ra, các chỉ số thực thi, chi phí, các kế hoạch hành động và kế hoạch thu thập thông tin, dữ liệu phục vụ việc theo dõi và đánh giá.

Để triển khai các đề án thí điểm, UBND TP đã xây dựng nên một cơ cấu tổ chức để quản lý, điều phối và thực hiện. UBND TP xác định mục đích và mục tiêu chiến lược và thực hiện việc quản lý chiến lược. TP thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện HTQLTKQ do một Phó Chủ tịch UBND làm Trưởng ban, và giám đốc các sở, ngành liên quan là thành viên. Ban Chỉ đạo quản lý và giám sát chung quá trình

Page 15: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA 15

3 UNDP: Báo cáo Đánh giá thực hiện thí điểm HTQLTKQ và Xây dựng bản điều khoản tham chiếu nhằm tiếp tục triển khai hệ thống này, hỗ trợ quá trình CCHC tại TP HCM giai đoạn 2007-2011. UNDP: tháng 10 năm 2009.

thực hiện thí điểm HTQLTKQ. Tại cấp độ thực hiện, mỗi đề án có Tổ công tác triển khai HTQLTKQ tại mỗi sở, ngành, quận, huyện đã lựa chọn để biến kế hoạch và nguồn lực thành kết quả và báo cáo tình hình kết quả. Một nhóm chuyên gia hỗ trợ tập huấn ban đầu và hướng dẫn các tổ công tác.

Sau gần 2 năm triển khai thí điểm, đợt đánh giá vào năm 20093 cho thấy có cả những thành công và thách thức. Một số đề án thí điểm thành công và đạt mục tiêu đề ra, một số đề án khác thì thành công một phần và số còn lại thì gặp phải những thách thức lớn.

Thí điểm đã thành công phần nào tại huyện Bình Chánh, quận 1 và STN-MT. Huyện Bình Chánh đạt được một số thành tựu trong thí điểm hai mục tiêu thuộc thẩm quyền là tăng nguồn cung và giải phóng mặt bằng đất đai, và cải thiện y tế cơ sở. Quận 1 cũng đạt được một số kết quả đáng khích lệ qua việc tăng đáng kể số lượng đất đai công cộng và nguồn thu trong năm 2006, và sau đó thực hiện đăng ký kinh doanh qua mạng cho hộ kinh doanh cá thể. Tại Trung tâm Phát triển Đất đai của STN-MT, năm 2006 đã giải phóng mặt bằng được 30 ha đất công, phục vụ mục tiêu tăng nguồn đất dự trữ cho các nhu cầu đầu tư và phát triển.

Các đề án thí điểm tại SYT và SKH-ĐT thì vấp phải những thách thức lớn. Tại SYT, đề án thí điểm mang lại kết quả rất hạn chế do thiếu nguồn lực, phối hợp kém và khó xác định được chỉ số thực thi phù hợp. Mục tiêu cải thiện hiệu quả đầu tư y tế là quá rộng và khó đo lường. Đề án HTQLTKQ tại SKH-ĐT không hoàn thành do dự kiến xây dựng một hệ thống đăng ký kinh doanh mới gồm Phòng đăng ký kinh doanh của SKH-ĐT và 12 sở, ngành, quận, huyện của TP, đặt ra yêu cầu phải có rất nhiều thủ tục mới nằm ngoài thẩm quyền của cơ quan thực hiện.

Các đề án thí điểm HTQLTKQ tại TP HCM là theo đúng các yêu cầu đặt ra của UBND TP tại thời điểm đó, song các quyết định đưa ra lại không được thực hiện thỏa đáng và kết quả thì chưa bền vững. Khi đó, các đề án thí điểm này đã không chú trọng đầy đủ tới hai yếu tố thiết yếu là việc quản lý nguồn nhân lực và các hệ thống tổ chức/quản lý. Do vậy, cho dù các công chức tại các cơ quan/đơn vị thí điểm cho biết rằng việc phân công nhiệm vụ là rõ ràng, song các chỉ số thực thi công tác lại không gắn với hệ thống đánh giá cán bộ, công chức. Vì thế, không có công cụ chính thức để đánh giá và thống nhất về các biện pháp cải tiến thực thi công tác của cán bộ, công chức.

Ba bài học rút ra được từ kinh nghiệm áp dụng HTQLTKQ tại TP Hồ Chí Minh. Thứ nhất là việc chú trọng quá mức vào việc lựa chọn mục tiêu phát triển, trong khi ít chú ý tới các công việc hàng ngày. Thứ hai là dù đã cố gắng để lựa chọn các mục tiêu phát triển trực tiếp và các chỉ tiêu phù hợp, song các chỉ tiêu thường quá tham vọng và ngoài khả năng nguồn lực. Thứ ba là một số mục tiêu cần thời gian dài hơn một năm mới đạt được.

(Xem Phụ lục 1 về đánh giá chi tiết các thí điểm HTQLTKQ tại TP HCM).

Page 16: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA16

STN-MT Mở rộng diện tích đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Đắk Lắk

Sở Xây dựng (SXD)

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong quản lý xây dựng tại TP Buôn Ma Thuật (BMT)

Sở Tư pháp (STP) Tăng cường và nâng cao năng lực quản lý nhà nước về đăng ký dân sự tại các đơn vị cấp huyện lựa chọn (TP BMT, huyện Ea Sup và Krông Bông)

Sở Khoa học – Công nghệ (SKH-CN)

Tăng cường năng lực quản lý an toàn phóng xạ tại tỉnh Đắk Lắk

Trường Chính trị tỉnh (TCTT)

Cải tiến chất lượng giảng dạy và nâng cao hoạt động nghiên cứu khoa học của trường trong năm 2009 và các năm sau

2. 5 tỉnh thuộc Chương trình Quản trị công và Cải cách hành chính (GOPA)

Đắk Lắk là tỉnh đầu tiên trong số 5 tỉnh GOPA thí điểm HTQLTKQ với sự hỗ trợ của dự án do Danida tài trợ4 trước khi tỉnh này tham gia vào chương trình GOPA vào năm 2010. Thí điểm HTQLTKQ bắt đầu triển khai năm 2007 với mục đích là thay đổi cách thức một cơ quan nhà nước xây dựng và thực hiện kế hoạch từ lối căn cứ theo hoạt động sang phương thức tiếp cận căn cứ theo kết quả. Qua bài học kinh nghiệm của TP HCM, tỉnh quyết định chỉ nên chọn mục tiêu để thí điểm HTQLTKQ gắn với thẩm quyền của một sở, ngành, huyện, thị để giảm bớt yêu cầu về phối hợp với các cơ quan không tham gia thí điểm.

UBND tỉnh đã thống nhất với Danida lựa chọn các sở, ngành để thí điểm HTQLT-KQ với các lĩnh vực cụ thể sau:

Bảng 2: Thí điểm HTQLTKQ tại tỉnh Đắk Lắk năm 2007

Nhiều cơ quan/đơn vị cùng tham gia hỗ trợ thực hiện các đề án thí điểm HTQLT-KQ này. Các cơ quan này đều phải thông hiểu chung về các quy trình HTQLTKQ để hỗ trợ các cơ quan/đơn vị thực hiện, như quản lý và phát triển nguồn nhân lực (Sở Nội vụ), lập kế hoạch ngân sách theo kết quả (Sở Tài chính), văn bản pháp lý (Sở Tư pháp), và các phương diện báo cáo (Văn phòng UBND tỉnh). Các cơ quan thực hiện và cơ quan hỗ trợ cùng làm việc trong một Tổ Điều phối công tác do Ban Chỉ đạo CCHC thành lập.

Cùng như tại TP HCM, các thí điểm HTQLTKQ tại tỉnh Đắk Lắk đến cuối năm 2008 là vừa có thành công, vừa có thách thức. Hai sở, ngành đặc biệt thành công trong việc sử dụng phương thức tiếp cận QLTKQ để đạt được mục tiêu, 2 đơn vị khác thì ở mức độ trung bình, 1 đơn vị thì ít thành công. Đợt rà soát đánh giá vào năm 2010 cho thấy có nhiều ích lợi. Ví dụ, các sở, ngành đã có thể xác định mục tiêu

4 Danida: Dự án hỗ trợ CCHC tỉnh Đắk Lắk (Giai đoạn II) năm 2004-2009.

Page 17: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA 17

Đắk LắkSXD Nâng cao năng lực quản lý quy hoạch xây dựng đô thị tại tỉnh

Đắk Lắk Trường Mầm non Hoa Mai, Thị xã Buôn Hồ

Xây dựng Trường Mầm non Hoa Mai (phường Thống Nhất, thị xã Buôn Hồ) thành trường đạt chuẩn quốc gia vào năm 2013

Đắk NôngTrung tâm Xúc tiến Đầu tư5

Nâng cao lòng tin của nhà đầu tư vào môi trường đầu tư của tỉnh

5 Trung tâm này là đơn vị độc lập trực thuộc UBND tỉnh khi được chọn làm thí điểm HTQLTKQ năm 2011. Đến năm 2013, Trung tâm nhập vào Sở KH-ĐT tỉnh Đắk Nông.

thực tiễn gắn với mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh. Giữa các phòng, ban thuộc sở, ngành đã có sự phân công, phân nhiệm và phối hợp trong thực hiện công tác. Có thay đổi trong sự nhìn nhận và phương thức tiếp cận đối với công việc và các lãnh đạo có thể quản lý tốt hơn việc phân bổ nguồn lực, theo dõi tiến trình và giám sát việc thực thi công tác.

Thách thức lớn nhất trong quá trình thực hiện HTQLTKQ là việc tồn tại song hành hai phương pháp lập kế hoạch theo lối truyền thống (theo các thể thức hiện hành) và lập kế hoạch căn cứ theo kết quả trong cùng một đơn vị sở, ngành. Các cơ quan/đơn vị đều bận rộn với các hoạt động thí điểm và các nhiệm vụ thường xuyên của mình (thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao). Có hai loại báo cáo viết ra – một loại dành cho thí điểm HTQLTKQ, còn loại kia thì theo các quy định hiện hành của nhà nước. Mọi người cũng nhận thấy thời lượng 1 năm là quá ngắn để áp dụng HTQLTKQ, và các đề án này cần triển khai trong nhiều năm mới mang lại được các kết quả thực tế. Quy trình lập kế hoạch ngắn hạn thường kéo dài khoảng 3 năm để cho phép đặt mục tiêu hợp lý và chia nhỏ thành các hoạt động cho mỗi năm. Tóm lại, qua thí điểm đã rút ra kết luận là HTQLTKQ là một công cụ quản lý mới, có tác dụng tốt trong việc lập kế hoạch và quản lý của nhà lãnh đạo cũng như của nhân viên.

(Xem bài học rút ra tại Phụ lục 2).

Qua bài học kinh nghiệm các thí điểm tại TP HCM và tỉnh Đắk Lắk, 4 tỉnh còn lại của chương trình cũng quyết định áp dụng thí điểm HTQLTKQ cho một số lĩnh vực lựa chọn, trong khi tỉnh Đắk Lắk tiếp tục triển khai thí điểm tại các sở, ngành đã chọn trước đó và nhân rộng ra các lĩnh vực khác. Các đề án thí điểm áp dụng HTQLTKQ tại 5 tỉnh thuộc chương trình GOPA trình bày tại bảng dưới đây

Bảng 3: Áp dụng HTQLTKQ tại các tỉnh GOPA

Page 18: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA18

Lào CaiSở Xây dựng Cải thiện hiệu quả dịch vụ cấp phép xây dựng và quản lý xây

dựng tỉnh Lào Cai trong năm 2013-2014Sở Tài nguyên và Môi trường

Duy trì và nâng cao tính minh bạch và tiếp cận đối với thông tin về đất đai

Lai ChâuTrường tiểu học Kim Đồng, thành phố Lai Châu

Quản lý chất lượng đầu ra các khối lớp thuộc Trường tiểu học Kim Đồng, thành phố Lai Châu, góp phần đổi mới phương pháp quản lý dạy học đáp ứng các nhu cầu của học sinh và người dân sở tại.

Huyện Tam Đường

Nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị “Một cửa” huyện Tam Đường

Điện BiênHuyện Điện Biên Đông

Nâng cao độ che phủ rừng tại xã Na Son

Tại cả 5 tỉnh đều vận dụng phương pháp luận cơ bản trong việc xây dựng và thực hiện các đề án thí điểm HTQLTKQ gồm các bước sau:

1) Xác định lĩnh vực áp dụng QLTKQ căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành hay địa phương. Mục tiêu lựa chọn phải là một phần kế hoạch công tác và ngân sách năm của cơ quan thí điểm trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của cơ quan này. Như vậy sẽ giúp cho cơ quan thí điểm dễ ra quyết định và thực hiện việc áp dụng mà không phải lệ thuộc nhiều vào các thủ tục khác.

2) Tiến hành phân tích cây vấn đề nhằm chỉ ra các nguyên nhân và hệ quả của

vấn đề gắn với mục tiêu đã chọn. Đây là bước cực kỳ quan trọng do xác định sai nguyên nhân sẽ dẫn đến các giải pháp sai để giải quyết vấn đề.

3) Các nguyên nhân chủ yếu của vấn đề sẽ được nêu lại thành các mục tiêu trước mắt và các giải pháp hay kết quả đầu ra cho từng nguyên nhân, xác định thành một sơ đồ kết quả để thực hiện trong vòng một năm hay lâu hơn nữa. Sau đó xây dựng các chỉ số cho từng kết quả đầu ra, mục tiêu thành phần hay mục tiêu chung.

4) Xác định những nhiệm vụ phải làm để ra được kết quả đầu ra và đưa thành kế hoạch làm việc căn cứ theo kết quả. Bản kế hoạch này bao gồm các mục tiêu thành phần, kết quả đầu ra, các chỉ số thực thi, phương tiện xác minh, các nguy cơ và giả định có thể, cũng như các nhiệm vụ, ngân sách, cá nhân hay đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện và thời lượng.

Page 19: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA 19

Để thực hiện các bước nêu trên, nói chung, các lãnh đạo và cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh nhất thiết phải có sự thông hiểu chung về bản chất, mục đích và tầm quan trọng của HTQLTKQ, và nói riêng, có các kỹ năng kỹ thuật cần thiết để triển khai hệ thống này. Vì vậy, tỉnh thường tổ chức hội nghị trao đổi làm rõ và nâng cao nhận thức về các khái niệm và ý tưởng về HTQLTKQ và lựa chọn lĩnh vưc để áp dụng hệ thống này. Các chuyên gia quốc tế và trong nước của Danida có vai trò quan trọng trong các hội nghị này và duy trì sự quan tâm với các đơn vị được lựa chọn làm thí điểm. Sự tự tin của cán bộ, công chức, viên chức tăng lên trong tiến trình thí điểm và tác động thấy được qua thực hiện và kết quả đạt được.

Năm bước mô tả trên đây sẽ được trình bày kỹ hơn trong các chương sau của cuốn sách này về áp dụng thí điểm HTQLTKQ tại các tỉnh thuộc chương trình GOPA.

5) Bước cuối cùng là xây dựng kế hoạch theo dõi đánh giá, bao gồm kế hoạch thu thập thông tin, dữ liệu cần có, khi nào phải thu thập, cá nhân hay đơn vị chịu trách nhiệm và ngân sách (nếu cần).

Ảnh: Chia sẻ kinh nghiệm triển khai HTQLTKQ giữa các tỉnh thuộc chương trình GOPA

Page 20: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA20

Page 21: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA 21

Cơ quan Mục tiêu thực hiệnSở TN-MT Mở rộng phạm vi đất được cấp giấy chứng nhận quyền

sử dụng đất tại tỉnh Đắk Lắk.SXD Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong quản lý xây dựng đô

thị tại Đắk Lắk năm 2008SYT Tăng cường và nâng cao năng lực quản lý nhà nước về

đăng ký dân sự tại các huyện được chọn (TP Buôn Ma Thuật, huyện Easup, huyện Krông Bông)

Sở KH-CN Tăng cường năng lực quản lý an toàn phóng xã tại tỉnh Đắk Lắk.

Trường Chính trị tỉnh Cải tiến chất lượng giảng dạy và nâng cao hoạt động nghiên cứu khóa học trong năm 2009 và những năm sau.

TỈNH ĐẮK LẮK02

2.1 ÁP DỤNG HTQLTKQ TẠI ĐẮK LẮK

1. Lĩnh vực thí điểm HTQLTKQ

Tỉnh Đắk Lắk bắt đầu thí điểm áp dụng HTQLTKQ vào tháng 3 năm 2007 với việc tổ chức hội nghị giới thiệu chung về hệ thống này và tác động tiềm năng của nó đối với việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, cũng như chất lượng cung ứng dịch vụ công trên địa bàn. Sau hội nghị, có 4 đơn vị sở, ngành đăng ký thí điểm, và 1 đơn vị tham gia sau.

Các lĩnh vực thí điểm thuộc 5 đơn vị ghi tại bảng dưới đây.

Bảng 4: Năm đơn vị thí điểm HTQLTKQ tại Đắk Lắk trong năm 2007

Page 22: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA22

2. Những lợi ích mong đợi của HTQLTKQ

Thí điểm HTQLTKQ được xem là sáng kiến cải cách quan trọng, thu hút được sự quan tâm sâu sắc của lãnh đạo và cán bộ, công chức, viên chức trong tỉnh do hệ thống này có tiềm năng mang lại cơ sở trong những lĩnh vực sau:

• Đổi mới phương pháp quản lý (từ quản lý hoạt động trước kia) sang quản lý theo hướng kết quả và tác động.

• Tạo cơ chế điều phối hiệu quả hơn trong quản lý công việc và các dịch vụ công.

• Đặt nền móng cho những thay đổi về cơ cấu tổ chức và hệ thống quản lý đáp ứng cho các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập.

Cụ thể, HTQLTKQ được kỳ vọng mang lại những lợi ích sau đây cho các cơ quan, đơn vị trong tỉnh:

• Cung cấp mô hình quản lý có hiệu quả hơn.• Giúp xác định các mục tiêu và kết quả đầu ra rõ ràng trong thực tiễn lập kế

hoạch công việc.• Tạo cơ sở tốt hơn để lập kế hoạch và quản lý nguồn lực bằng cách gắn kết

giữa lập kế hoạch công tác với lập kế hoạch về ngân sách. • Tạo cơ sở tốt hơn để quản lý việc thực thi công tác của cán bộ, công chức,

viên chức.

Về dịch vụ công, áp dụng HTQLTKQ được kỳ vọng là tạo điều kiện để các cơ quan hành chính trong tỉnh có định hướng khách hàng hơn, nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ công và mở rộng phạm vi dịch vụ.

3. Quản lý các đề án thí điểm HTQLTKQ

Để quản lý sáng kiến thí điểm này, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 817/ QĐ-UB ngày 19/4/2007 thành lập Ban quản lý các tiểu dự án HTQLTKQ do Sở Xây dựng làm tổ trưởng để điều phối các đề án này. Quyết định cũng quy định về phối hợp giữa các cơ quan hữu quan trong việc xây dựng và quản lý các đề án thí điểm.

Ban đầu các đề án thí điểm HTQLTKQ được tổ chức thành các tiểu dự án. Mỗi tiểu dự án tập trung vào việc cải cách lập kế hoạch và quy hoạch, nghĩa là vận dụng lập ngân sách theo kết quả, tổ chức thực hiện và báo cáo, đánh giá. Các phương diện khác của HTQLTKQ như kết nối các mục tiêu của tổ chức với hệ thống đánh giá thực thi công tác của nhân viên và việc cải tiến cơ cấu tổ chức và các quy trình thì không thử nghiệm. Lý do là vì các đề án thí điểm HTQLTKQ được coi là sự bắt đầu trong thực thi công việc và dịch vụ. Dự kiến là sau một thời gian khi có kinh nghiệm thực tiễn và sự tự tin qua các bài học rút ra thì hệ thống này có thể được nhân rộng thích đáng vào bối cảnh hệ thống hành chính Việt Nam.

4. Thể chế hóa HTQLTKQ

Thí điểm HTQLTKQ trong lĩnh vực quản lý xây dựng của Sở Xây dựng kéo dài suốt năm 2009. Tiếp theo đề án thí điểm đầu tiên, Sở nhân rộng mô hình này ra

Page 23: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA 23

các lĩnh vực khác gắn với thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk, bao gồm6 :

• Tăng cường lập kế hoạch quản lý xây dựng đô thị tại tỉnh Đắk Lắk năm 2009; • Nâng tỷ lệ cung cấp nước đô thị (2011 - 2015); • Nâng tỷ lệ thu gom và xử lý rác thải đô thị (2012 - 2015);• Giảm tỷ lệ thất thoát nước tại đô thị (2012 - 2015).

Trong quá trình triển khai và nhân rộng các đề án thí điểm thì Ban Điều phối HTQLTKQ của SXD do Giám đốc Sở làm trưởng Ban có vai trò đặc biệt quan trọng trong quản lý về phương diện tổ chức và kỹ thuật.

Vào cuối năm 2013 – đầu năm 2014, SXD tiến hành đánh giá chung các đề án thí điểm này, với sự tham gia của lãnh đạo và cán bộ, công chức các đơn vị thí điểm7.

Kết quả đánh giá cho thấy 4 trong số 6 cơ quan đã triển khai thí điểm HTQLTKQ qua công việc lập kế hoạch và thực hiện công tác thường xuyên tại các đơn vị. 2 trong số 6 cơ quan (SXD và STP) đã nhân rộng hệ thống này ra các lĩnh vực khác thuộc ngành. Kết quả đánh giá cho thấy có những lợi ích sau:

• Mục tiêu đặt ra rõ ràng để đạt được; • Kế hoạch công tác rõ ràng và lô gich hơn; • Nguồn lực phân bổ theo các đầu ra và kết quả mong muốn; • Tuyến trách nhiệm và hợp tác rõ ràng; • Phối hợp giữa các cơ quan/đơn vị tốt hơn; • Theo dõi và đánh giá thường xuyên hơn; • Chất lượng báo cáo tốt hơn; • Theo dõi, quản lý hiệu quả hơn; • Chủ động hơn trong thực hiện các nhiệm vụ được giao; • Hợp tác tốt hơn với nhân viên các cơ quan khác.

Qua đợt đánh giá rút ra là phương pháp QLTKQ có ảnh hướng lớn đối với việc nâng cao chất lượng công tác và cung ứng dịch vụ cho tổ chức và công dân, góp phần cải cách và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Phần lớn (90%) các nhà quản lý và cán bộ, công chức, viên chức các đơn vị thí điểm HTQLTKQ đều thấy cần nhân rộng phương thức quản lý này ra các cơ quan, đơn vị khác trong tỉnh. Sau kỳ đánh giá, tỉnh đã quyết định nhân rộng việc lập kế hoạch và quản lý theo kết quả trong quy hoạch và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Hiện nay đang soạn thảo văn bản của UBND tỉnh về việc áp dụng hệ thống này cho tất cả các cơ quan hành chính trong tỉnh.

Phần mục sau đây mô tả việc áp dụng HTQLTKQ tại Sở Xây dựng và Trường Mầm non Hoa Mai, thị xã Buôn Hồ.

6 Tỉnh Đắk Lắk cũng nhân rộng HTQLTKQ sang lĩnh vực giáo dục tại thị xã Buôn Hồ. Kinh nghiệm cụ thể sẽ trình bày ở phần nội dung sau.

7 Báo cáo số 401-BC/TG ngày 24/12/2013 về khảo sát, đánh giá kết quả thực hiện thí điểm HTQLTKQ tại các đơn vị (giai đoạn 2007-2009).

Page 24: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA24

2.2 SỞ XÂY DỰNG

1. Phân tích tình hình

Sau hội thảo giới thiệu về HTQLTKQ năm 2007, SXD chọn mục tiêu “Nâng�cao�năng�lực�quản�lý�quy�hoạch�xây�dựng�đô�thị� tỉnh�Đắk�Lắk�năm�2009” thuộc kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (giai đoạn 2006 - 2010) để áp dụng hệ thống này. Qua phân tích “Cây vấn đề”, sở đã xác định đầy đủ và có hệ thống các nguyên nhân của vấn đề trong quy hoạch xây dựng đô thị sau:

Những�vấn�đề�về�nhân�sự:�

• 30% số khách hàng ở đô thị biết về các quy định, song hiểu chưa đầy đủ hay chính xác; hơn 50% khách hàng ở đô thị không tiếp cận được các quy định về xây dựng.

• 60% công chức phụ trách mảng xây dựng ở cấp xã không hiểu rõ về quy hoạch xây dựng thuộc lĩnh vực trách nhiệm của họ.

• Các trường hợp vi phạm về xây dựng không phép gia tăng (khoảng 6% mỗi năm) trong khi việc thanh tra xử lý không kịp thời.

Những�vấn�đề�về�chính�sách�và�thủ�tục:�

• Chậm phát triển quy hoạch đô thị; tỷ lệ quy hoạch đô thị tại TP Buôn Ma Thuật năm 2006 chỉ đạt 13.2% và chưa đáp ứng được các yêu cầu về quản lý và phát triển quy hoạch đô thị.

• Chưa có cải tiến về thủ tục cấp phép xây dựng; tỷ lệ các trường hợp chậm trễ là trên 20% tổng số các trường hợp và người dân không hài lòng với dịch vụ xây dựng.

Những�vấn�đề�về�cơ�cấu�tổ�chức:�

• Phối hợp giữa cơ quan thanh tra tỉnh với các cơ quan quản lý ở cấp huyện và xã còn yếu, có hơn 20% số vụ vi phạm không do các cơ quan chuyên trách phát hiện.

• Thiếu nhân lực và đội ngũ công chức chuyên môn chưa đáp ứng được yêu cầu về quản lý xây dựng.

Hệ quả những thiếu sót này trong quản lý xây dựng đã ảnh hưởng tới trật tự xã hội, cảnh quan đô thị và môi trường, cũng như lợi ích chính đáng của người dân tỉnh Đắk Lắk. Chúng cũng ảnh hưởng tới hiệu lực quản lý xây dựng và phát triển đô thị, kìm hãm đầu tư cho đô thị, đặc biệt là các chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng đã lên kế hoạch, lãng phí tiền của nhân dân và chính quyền.

2. Đề án thí điểm:

Qua phân tích vấn đề, SXD đã xác định mục tiêu chính và các chỉ số thành công cho năm 2008, xem bảng dưới đây.

Page 25: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA 25

Ban Điều phối HTQLTKQ đã xây dựng cơ chế theo dõi, đánh giá và phân công trách nhiệm giữa các thành viên. Kế hoạch triển khai hoạt động được chuẩn bị và phân công tới các đơn vị công tác với các mốc thời hạn hoàn thành. Kế hoạch thực hiện hoạt động này được sử dụng làm công cụ để giám sát tiến triển và báo cáo về việc hoàn thành hoạt động hay kết quả.

3. Kết quả thực hiện

A. Kết quả thực hiện thí điểm

Bảng dưới đây cho biết tổng hợp kết quả ở cấp độ mục tiêu. Một số chỉ tiêu chưa đạt song tạo thành cơ sở để đạt được kết quả trong năm sau (2009).

Bảng 6: Kết quả thực hiện HTQLTKQ tại SXD

Bảng 5: Mục tiêu và các chỉ số thực thi HTQLTKQ tại SXD Đắk Lắk năm 2008

Mục tiêu Chỉ sốTăng cường trật tự và kỷ cương trong quản lý xây dựng đô thị tại tỉnh Đắk Lắk trong năm 2008

1. Ít nhất 80% tổng số hộ dân có giấy phép xây dựng

2. Ít nhất 60% hộ dân xây dựng theo các điều kiện ghi trong giấy phép xây dựng

3. Ít nhất 10% công tình xây trái phép bị quyết định xử phạt

4. Ít nhất 80% tổ chức và công dân hài lòng với dịch vụ cấp phép xây dựng

Mục tiêu Chỉ số thành công Dữ liệu cơ bản

Chỉ tiêu kế hoạch

Kết quả đạt được

Tăng cường trật tự và kỷ cương trong quản lý xây dựng đô thị tại tỉnh Đắk Lắk trong năm 2008

Tỷ lệ hộ xây dựng có giấy phép xây dựng 6% ≥80% 18%

Tỷ lệ hộ xây dựng theo các điều kiện của giấy phép được cấp

48% ≥60% 70%

Tỷ lệ các vụ vi phạm được giải quyết triệt để qua quyết định xử phạt

1% ≥10%. 5%

Tỷ lệ tổ chức và công dân hài lòng với dịch vụ cấp giấy phép xây dựng

≥80%.

Page 26: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA26

Sau một năm thí điểm, kết quả này cho thấy HTQLTKQ có nhiều lợi ích trong việc lập kế hoạch công tác và theo dõi, đánh giá thực hiện. So với hệ thống và thực tiễn lập kế hoạch truyền thống, rõ ràng chuyển đổi từ phương pháp tổ chức và quản lý công việc theo hoạt động sang quản lý theo kết quả đã góp phần vào việc thực hiện tốt hơn chương trình CCHC của tỉnh (2006-2010).

Các kết quả đạt được gồm:

a) Cải�tiến�phương�pháp�lập�kế�hoạch�công�tác: HTQLTKQ giúp SXD xác định mục tiêu, gắn chức năng, nhiệm vụ của sở với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Hệ thống này cũng giúp hình thành nên các phương pháp lập kế hoạch và thực hiện qua việc chỉ ra những ưu và nhược điểm trong hành động đề xuất, cũng như các điều kiện cần thiết để giải quyết vấn đề.

b) Cải�tiến�phương�pháp�quản�lý: HTQLTKQ cung cấp cho lãnh đạo SXD và các cơ quan quản lý xây dựng cơ chế theo dõi thực thi nhiệm vụ, phân bổ nguồn lực và triển khai công việc hướng tới việc đạt được các mục tiêu đã đề ra. Các cơ chế này cũng giúp các nhà quản lý và nhân viên các cơ quan hữu quan thực hiện nhiệm vụ một cách hợp lý và có sự điều phối, thông qua trách nhiệm, kết quả, mục tiêu được giao và nguồn lực đã cam kết.

c) Cải�tiến�hệ�thống�theo�dõi: HTQLTKQ có nhiều ưu điểm hơn so với hệ thống theo dõi đánh giá truyền thống vốn mang tính chủ quan và ít có chứng cứ. Hệ thống theo dõi đánh giá trong QLTKQ quan tâm nhiều hơn tới việc đo lường được kết quả và tác động của kế hoạch làm việc thay vì chỉ chú trọng tới đánh giá quá trình thực hiện vốn gắn với các nguồn lực đầu vào (ví dụ đã sử dụng hết bao nhiêu kinh phí) và các hoạt động (đã làm được gì).

d) �Thay�đổi�sự�điều�phối�trong�thực�thi�nhiệm�vụ: Đề án thí điểm HTQLTKQ giúp nâng cao sự điều phối giữa SXD với các cơ quan hữu quan khác trong toàn bộ hệ thống quản lý ngành dọc, và tại mọi cấp. Những cải tiến này cũng mang lại sự cải tiến trong mối quan hệ công tác theo chiều dọc giữa các cấp tỉnh – huyện – xã về quản lý công tác xây dựng. Những cải tiến này đã được nêu rõ trong việc phân công, phân nhiệm và quy chế về giao việc, ủy quyền.

B. Các khó khăn và thách thức

Mặc dù đã có nhiều nỗ lực đưa ra để điều phối trong quá trình thực hiện, song một số mục tiêu và kết quả đề ra đã không đạt được. Những khó khăn và thách thức gặp phải gồm:

• Các cơ quan chưa quan tâm đầy đủ tới việc điều phối liên ngành trong quá trình thí điểm. Các cơ quan chủ yếu là liên lạc và điều phối giữa các đơn vị trong ngành, phần nào gây ảnh hướng tới kết quả thực hiện đề án thí điểm.

• Do thiếu nguồn lực và những khó khăn khác về mặt thể chế, đề án thí điểm không bao hàm các phương diện cải các khác trong HTQLTKQ (như phân bổ ngân sách căn cứ theo kết quả đầu ra, quản lý nguồn nhân lực và cải cách cơ cấu tổ chức).

Page 27: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA 27

• Chưa đánh giá đầy đủ tình hình hiện tại trước khi lập kế hoạch hoạt động. Vì vậy, các chỉ số thành công đưa ra chưa phản ánh đầy đủ các mục tiêu cần đạt được.

• Thậm chí ngay cả khi đã có cam kết về tài chính thì ngân sách phân bổ cũng không kịp thời theo lịch thực hiện hoạt động.

C. Bài học rút ra

Sau một năm triển khai thực hiện đề án thí điểm, dù khoảng thời gian không dài, song có thể rút ra một số bài học sau:

• Để bảo đảm tính khả thi trong thực hiện thì lĩnh vực lựa chọn để thí điểm phải căn cứ vào các kế hoạch chiến lược đã thông qua hoặc là những vấn đề nóng trong đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh.

• Đánh giá đầy đủ và toàn diện tình hình thực tế là đặc biệt quan trọng do đó là tiền đề để xác định chính xác các hoạt động và kết quả, cũng như các chỉ số thành công của chúng.

• Sự quan tâm, chú ý của các lãnh đạo thông qua việc thấu hiểu tầm quan trọng và lợi ích của HTQLTKQ là thiết yếu để bảo đảm thành công của đề án thí điểm.

• Cần đặc biệt chú ý tới hệ thống theo dõi đánh giá, cụ thể là phải xây dựng được các công cụ để thu thập và phân tích thông tin cũng như kết quả thực hiện nhiệm vụ.

• Cần chú ý thiết kế hệ thống báo cáo toàn diện, có hệ thống chỉ số thực thi chính xác, thực tiễn và khả thi.

Xem phân tích cây vấn đề và sơ đồ kết quả đầu ra trong phụ lục 2A và 2B, và ví dụ về kế hoạch và nhiệm vụ thực hiện theo dõi và đánh giá trong phụ lục 2C và 2D ở phần cuối mục này. Xem đánh giá đầy đủ trong phụ lục 2E ở cuối mục nội dung này.

2.3 TRƯỜNG MẦM NON HOA MAI, THỊ XÃ BUÔN HỒ

1. Phân tích thực trạng

Vào cuối năm 2010, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức hội nghị đánh giá kết quả các đề án thí điểm HTQLTKQ với sự tham gia của toàn bộ các sở, ngành ở tỉnh và một số đơn vị cấp huyện. Lãnh đạo nhiều cơ quan, đơn vị, trong đó có lãnh đạo thị xã Buôn Hồ8 nhận thức rằng áp dụng HTQLTKQ sẽ giúp cải tiến công tác quản lý tại địa bàn, và kiến nghị tiếp tục triển khai thí điểm tại thị xã.

Trong năm 2011, sau khi được tập huấn, UBND thị xã đã hiểu được khái niệm và phương pháp luận về HTQLTKQ cũng như các công cụ kỹ thuật khác nhau (phân

8 Thị xã Buôn Hồ tách ra khỏi huyện Buôn Hồ cũ từ năm 2008 theo Nghị định số 07/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ.

Page 28: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA28

tích vấn đề, xác định mục tiêu và kết quả đầu ra, lập kế hoạch công tác và xây dựng các chỉ số thực hiện). Cùng phối hợp với các cơ quan hữu quan khác, thị xã Buôn Hồ chọn lĩnh vực giáo dục là một trong những lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội có tầm quan trọng đặc biệt đối với địa bàn để thí điểm hệ thống quản lý này.

Năm 2011, thị xã Buôn Hồ có 52 trường tiểu học và dưới bậc tiểu học, trong đó có 16 trường mầm non. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song đến cuối kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2005 – 2010, chưa có trường nào đạt chuẩn giáo dục quốc gia do Chính phủ quy định. Dù hàng năm đều có đầu tư cho bậc học trước tiểu học, trường mầm non Hoa Mai và các trường khác vẫn có những khó khăn đáng kể như:

• Tỷ lệ trẻ em đi học thấp, nhất là ở độ tuổi 5 tuổi (dưới 40%). Phòng Giáo dục của thị xã chưa hiểu hết các nguyên nhân của vấn đề (về quản lý, văn hóa v.v.).

• Đội ngũ giáo viên và quản lý vừa thiếu về số lượng, vừa ít có cơ hội cải tiến phương pháp quản lý và giáo dục.

• Cơ sở vật chất và phương tiện giảng dạy chưa đáp ứng theo chuẩn giáo dục quốc gia.

• Mối quan hệ ba bên (giữa nhà trường – gia đình – chính quyền) chưa được cải thiện để thu hút được sự tham gia và đóng góp của gia đình cũng như các đối tác khác trong cộng đồng (bao gồm cả Nhà thờ Công giáo9 ) đối với sự nghiệp giáo dục trẻ em.

Do yêu cầu xây dựng các trường mầm non đạt chuẩn quốc gia là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn tiếp theo (2011-2015) của tỉnh10 , đề án thí điểm HTQLTKQ tại trường mầm non Hoa Mai nhằm giải quyết những thiết sót nêu trên qua việc tạo điều kiện để thị xã Buôn Hồ:

• Áp dụng đào tạo và bồi dưỡng quản lý cho giáo viên và cán bộ các trường nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.

• Quản lý trường mầm non Hoa Mai tốt hơn với việc gắn mục tiêu và các kết quả đầu ra với trách nhiệm của các nhà quản lý và nhân viên, phân công, phân nhiệm rõ ràng, cụ thể hơn.

• Cải tiến năng lực của các nhà quản lý, giáo viên, cán bộ thông qua việc củng cố công tác tuyển dụng, điều chuyển, luân chuyển, và sử dụng.

• Đánh giá chính xác năng lực và tinh thần trách nhiệm của các nhà quản lý, giáo viên và cán bộ.

• Cung cấp thực tiễn để mở rộng mô hình quản lý này sang các trường khác nhằm đạt được chuẩn quốc gia trong những năm sau.

Mọi người cũng kỳ vọng là áp dụng HTQLTKQ tại trường mầm non cũng tạo điều kiện để học sinh được vui chơi trong môi trường giáo dục tốt hơn theo chuẩn quốc gia, cũng như nâng cao nhận thức của phụ huynh về giáo dục và chăm sóc trẻ em tại nhà trường và gia đình.

9 Tại thị xã Buôn Hồ có khoảng 70 – 80% dân số là tín đồ Công giáo.10 Đến năm 2015 trên 40% các trường sẽ đạt chuẩn quốc gia.

Page 29: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA 29

2. Đề án thí điểm:

A. Tổ thực hiện HTQLTKQ

UBND tỉnh đã quyết định triển khai thí điểm HTQLTKQ tại thị xã Buôn Hồ và đề án này được ghi trong kế hoạch CCHC năm 2012 của tỉnh. UBND thị xã đã thành lập tổ công tác thực hiện đề án HTQLTKQ gồm 10 người để điều phối đề án mang tính đa ngành này. Tổ này do một Phó Chủ tịch UBND thị xã làm tổ trưởng.

Tổ phó là Trưởng Phòng Giáo dục thị xã. Các thành viên khác trong tổ gồm các cán bộ Văn phòng UBND thị xã, Phòng Nội vụ, Phòng Kế hoạch – Tài chính, Phòng Giáo dục và Phòng Y tế, và cô Hiệu trưởng trường mầm non Hoa Mai.

B. Phân tích vấn đề

Cho đến cuối năm 2012, tổ công tác này đã phân tích toàn diện về tình hình (qua kỹ thuật cây vấn đề), qua đó đưa ra được bức tranh tổng thể về vấn đề và xác định ra các hệ quả của nó. Nhiều nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp đã xác định có thể nhóm thành 3 nhóm chính:

• Giáo viên và tổ chức dạy học;• Chất lượng dạy học;• Cơ sở vật chất và trang thiết bị.

Các hệ quả của vấn đề cũng xác định là thuộc 3 lĩnh vực: chất lượng giáo dục bao gồm cả giáo dục thể chất cho học sinh, thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng vào việc phát triển giáo dục, và đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa bàn.

C. Mục tiêu, kết quả và kế hoạch công tác

Trên cơ sở phân tích tình hình, Tổ thực hiện đề án HTQLTKQ đã đề xuất mục tiêu là: “Xây dựng trường mầm non Hoa Mai (Phường Thống Nhất, thị xã Buôn Hồ thành trường đạt chuẩn quốc gia vào năm 2013”.

Đã xác định bảy kết quả đầu ra là các giải pháp triển khai nhằm đạt được mục tiêu của đề án trong năm quý (quý 4 năm 2012 đến quý 4 năm 2013). Các kết quả đầu ra này bao gồm:

1. Áp dụng HTQLTKQ vào việc xây dựng nhà trường đạt chuẩn quốc gia.2. Năng lực quản lý nhà trường được cải thiện, sử dụng đội ngũ giáo viên và

nhân viên theo yêu cầu chuẩn (về số lượng và chất lượng).3. Giáo viên mầm non được bổ nhiệm và nâng cao kỹ năng chuyên môn để có

thể vận dụng các phương pháp giảng dạy mới.4. Thiết bị tại bộ phận dịch vụ được cải tiến đáp ứng các yêu cầu chuẩn về vệ sinh. 5. Nâng cao tỷ lệ học sinh dưới 5 tuổi nhập học; Tăng số trẻ em đi học. 6. Cải thiện chất lượng chăm sóc dinh dưỡng.7. Phương tiện, trang thiết bị dạy học được sửa chữa và cải tiến để đáp ứng

chuẩn quốc gia.

Page 30: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA30

Sử dụng kỹ thuật khung Lô gich11 , Tổ thực hiện đề án HTQLTKQ đã xây dựng kế hoạch làm việc đầy đủ, trong đó bao gồm các bộ phận khác nhau (các hoạt động, các kết quả đầu ra, các chỉ số và phương tiện xác minh, ngân sách, thời gian thực hiện và phân công trách nhiệm) theo bản kế hoạch chuẩn căn cứ theo kết quả. Bảng dưới đây là tổng hợp kế hoạch ngân sách của đề án.

Bảng 7: Kế hoạch ngân sách cho HTQLTKQ tại trường mầm non Hoa Mai

D. Kế hoạch theo dõi và đánh giá:

Tổ công tác đã xây dựng một kế hoạch theo dõi và đánh giá để bám sát tiến độ các hoạt động và đánh giá việc đạt được các kết quả đầu ra. Kế hoạch này bao gồm các nhiệm vụ theo dõi và đánh giá phải thực hiện, thời lượng thực hiện, phương pháp thu thập thông tin, loại báo cáo và gửi báo cáo tới đâu.

3. Kết quả thực hiện

A. Đánh giá kết quả đề án HTQLTKQ:Theo báo cáo đánh giá đề án vào cuối năm 2013, đã hoàn thành được 28 trong tổng số 31 hoạt động. Các hoạt động thuộc Đầu ra 7 về đầu tư cơ sở hạ tầng chuyển sang kế hoạch năm 2014 do ngân sách của thị xã cấp chậm. Sau 5 quý đạt được 6/7 kết quả đầu ra theo các chỉ số đánh giá, trường mầm non Hoa Mai đã đáp ứng được tất cả 5 chuẩn quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra12 .

11 Xem thêm cuốn Bài học kinh nghiệm lập và triển khai kế hoạch CCHC tại cấp tỉnh. Hà Nội: Danida. 2013.

12 5 tiêu chuẩn do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định tại Quyết định số 36/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/7/2008 là: (1) Đổi mới tổ chức và nâng cao chất lượng quản lý, (2) Cải tiến chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ, (3) Cải tiến giáo dục và chăm sóc sức khỏe học sinh, (4) Bảo đảm điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị tại lớp học và nhà trường, và (5) Thực hiện thành công xã hội hóa giáo dục học sinh.

Đầu ra

Ngân sách (1.000 đồng Việt Nam)

Tổng2012 2013

Kế hoạch CCHC của tỉnh

Ngân sách của thị xã

Kế hoạch CCHC của tỉnh

Ngân sách của thị xã

Đầu ra 1 20.000 5.000 25.000Đầu ra 2 95.000 45.000 140.000Đầu ra 3 10.000 95.000 105.000Đầu ra 4 0 65.000 65.000Đầu ra 5 40.000 35.000 75.000Đầu ra 6 0 80.000 200.000 80.000Đầu ra 7 10.000 200.000 0 200.000 2.210.000Tổng 175.000 200.000 325.000 2.700.000

Page 31: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA 31

B. Thay đổi về phương pháp quản lý:

Lần đầu tiên thị xã Buôn hồ có cơ hội giới thiệu phương pháp QLTKQ vào việc lập kế hoạch và thực hiện các mục tiêu phát triển của địa phương. Các cán bộ, công chức quản lý giáo dục và Ban điều phối HTQLTKQ của tỉnh Đắk Lắk nhận thấy các lợi ích nhiều chiều của đề án thí điểm này.

• Thứ�nhất, nó tạo sự thay đổi mạnh mẽ về phương thức tiếp cận lập kế hoạch và thực hiện phát triển kinh tế - xã hội đa lĩnh vực. Các cán bộ, công chức, viên chức tham gia vào đề án thí điểm này học được cách sử dụng các công cụ kỹ thuật để phân tích toàn diện tình hình trước khi xác định các mục tiêu, kết quả. Điều quan trọng là lần đầu tiên đề án thí điểm đã huy động được sự tham gia và các nỗ lực phối hợp của các cơ quan và đối tượng tham gia vào cả giai đoạn lập kế hoạch và thực hiện.

• �Thứ�hai, việc thí điểm hệ thống này cho phép đánh giá chính xác việc thực thi công tác của từng cá nhân cán bộ, công chức, viên chức và chất lượng dịch vụ của các cơ quan tham gia. Nó cũng là cơ sở để xây dựng nên một phong cách làm việc mới trong công vụ gắn với trách nhiệm công tác và trách nhiệm giải trình về tài chính được giao cho từng cá nhân và cơ quan. Sự thay đổi này về phương thức tiếp cận trong quản lý sẽ hỗ trợ tốt hơn cho hệ thống hành chính khi chuyển đổi sang hệ thống vị trí việc làm.

• Thứ�ba,�áp dụng hệ thống này là cơ hội để thay đổi văn hóa quản lý, trước hết là tại chính cơ quan thí điểm. Hệ thống này cũng có tiềm năng nhân rộng tới các trường khác trước khi phổ biến tới các lĩnh vực hành chính và sự nghiệp khác tại thị xã.

C. Bài học rút ra

Qua hơn một năm thí điểm HTQLTKQ ở phạm vi hẹp trong lĩnh vực liên ngành thuộc kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại thị xã Buôn Hồ rút ra được một số bài học kinh nghiệm sau.

a) Sựquantâmvàcamkếtcủalãnhđạolàyếutốcơbản để thực hiện thành công do HTQLTKQ bao hàm sự thay đổi về nhận thức và thực tiễn lãnh đạo qua: • Phân tích tình hình, lập kế hoạch theo kết quả, hệ thống theo dõi, đánh giá và

báo cáo khác so với thực tiễn truyền thống. • Huy động sự tham gia và phối hợp các đối tác khác nhau vào quá trình lập kế

hoạch và thực hiện công việc;• Đánh giá đề án thí điểm và ủng hộ việc nhân rộng cũng như thể chế hóa hệ

thống này.

Bên cạnh những nỗ lực nhằm thuyết phục các lãnh đạo về tầm quan trọng của phương pháp quản lý mới và xây dựng niềm tin trong quá trình thí điểm, việc lựa chọn lĩnh vực được cộng đồng quan tâm sâu sắc cũng là cơ hội để được lãnh đạo ủng hộ.

Page 32: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA32

b) Sựvậndụngthànhthạocáccôngcụvàkỹthuậtcủađộingũcánbộ,côngchứckỹthuật là yếu tố quyết định để xây dựng và triển khai HTQLTKQ. Kinh nghiệm của thị xã Buôn Hồ cho thấy đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật hiểu và sử dụng các công cụ và kỹ thuật khác nhau của hệ thống này là mất nhiều thời gian. Trong đó, phân tích tình hình (dùng kỹ thuật cây vấn đề) là rất quan trọng để xác định mục tiêu, kết quả, hoạt động, cũng như các chỉ số đánh giá thành công.

c) Sắpxếptổchứcđểthựchiệnthíđiểmvàduytrìkếtquả là yêu cầu quan trọng khác. Việc xây dựng và duy trì đề án thí điểm đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ có các kỹ năng kỹ thuật thường xuyên cập nhật. Ngoài ra, lĩnh vực cải cách này mang tính đa ngành, nên tổ chức nhóm thực hiện HTQLTKQ gồm các nhà quản lý và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan thực hiện liên quan. Trong đề án này, thị xã Buôn Hồ đã thành lập Tổ điều phối HTQLTKQ gồm các đơn vị hữu quan (giáo dục, nội vụ, tài chính – kế hoạch, xây dựng và y tế). Điều không kém phần quan trọng là phải có đủ số lượng thành viên trong tổ điều phối để duy trì được các kỹ năng và kỹ thuật.

Phân tích cây vấn đề và sơ đồ kết quả đầu ra tại Phụ lục 2F và 2G, kế hoạch công tác và kế hoạch theo dõi, đánh giá tại Phụ lục 2H và 2J ở cuối mục nội dung này.

Page 33: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA 33

TĂN

G C

ƯỜ

NG

TR

ẬT

TỰ K

Ỷ C

ƯƠ

NG

TR

ON

G Q

UẢ

N L

Ý X

ÂY

DỰ

NG

ĐÔ

TH

Ị NĂ

M 2

008

HỆ

QU

Ả NG

UYÊ

N N

N

Ảnh

ởng

đến

trật t

ựX

H v

à m

ôi tr

ườn

g, k

hông

đáp

ứng

nh

u cầ

u nh

ân d

ân

Hiể

u bi

ết c

ủa m

ọi n

gười

về

luật

xây

dự

ng c

hưa

tốt

Việc

côn

g kh

ai &

huớ

ng

dẫn

các

thủ

tục

HC

về

xây

dựng

tại đ

ịa

phư

ơng

chư

a th

ực

hiện

tốt

Thời

gia

n ho

ạch

định

ch

ậm

Thiế

u ng

ân

sách

hàn

g nă

m c

ho

quy

hoạc

h xâ

y dự

ng

Thiế

u ch

ươn

g trì

nh p

hát

triển

nhà

hội

Thiế

u đầ

u từ

cho

ng tá

c xâ

y dự

ng

nhà

xã h

ội

Năn

g lự

c qu

ản lý

xây

dự

ng c

ủa

cán

bộ c

ấp

xã c

òn y

ếu

Thiế

u cơ

ch

ế ph

ối

hợp

giữ

a 3

cấp

Mứ

c độ

xử

ph

ạt h

ành

chín

h th

ấp

Quy

địn

h về

xử

lý v

i ph

ạm x

ây

dựng

chư

a ph

ù hợ

p

Côn

g tá

c ph

ố bi

ến q

uy

hoạc

h X

D đ

ã đư

ợc p

duyệ

t tại

địa

ph

ươn

g ch

ưa

thự

c hi

ện tố

t

Côn

g tá

c tu

yên

truyề

n lu

ật x

ây d

ựng

th

ực

hiện

ch

ưa

tốt ở

c cấ

p ch

ính

quyề

n

Việc

phâ

n cô

ng v

à ph

ân

cấp

trình

tự

xây

dựng

ch

ưa

rõ rà

ng

Quy

chế

giả

i qu

yết c

ác v

i ph

ạm x

ây

dựng

chư

a ph

ù hợ

p

Bộ

máy

than

h tra

xây

dự

ng

chư

a ph

ù hợ

p

Chí

nh s

ách

nhà

ở xã

hội

ch

ưa

phù

hợp

Thiế

u qu

y ho

ạch

xây

dựng

đô

thị

chi t

iết

Bộ

máy

tổ c

hức

quản

lý đ

ô th

ị chư

a đá

p ứ

ng c

ác y

êu c

ầu v

ề ph

át tr

iển

đô th

Quy

hoạ

ch đ

ô th

ị và

chín

h sá

ch n

hà ở

chư

a đá

p ứ

ng

nhu

cầu

về n

hà ở

Xã h

ộiC

hính

sác

hB

ộ m

áy

Hiệ

u qu

ả qu

ản lý

nhà

ớc

về x

ây d

ựng

đô

thi t

hấp

Cản

trở

đầu

tư v

à ph

át tr

iển

đô th

ị dự

a trê

n qu

y ho

ạch

đã

được

phê

duy

ệt

Thiệ

t hại

về

kinh

tế đ

ối v

ới

ngư

ời d

ân v

à C

hính

quy

ền

Phụ

lục

2A: P

hân

tích

cây

vấn

đề c

ủa S

ở X

ây d

ựng

Page 34: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA34

1. Q

uy đ

ịnh

và tr

ình

tự

cấp

phép

xây

dự

ng đ

ược

ph

ổ bi

ến v

à cô

ng b

ố đế

n cô

ng d

ân

Đầu

Q

1/08

Q2/

08K

Q Đ

ầu

Q3/

08Q

4/08

M

ỤC

TIÊ

U

4. C

ác th

ủ tụ

c cấ

p ph

ép

xây

dựng

ngà

y cà

ng

được

đơn

giả

n

6. K

iểm

tra

và g

iám

t chặ

t chẽ

hơn

các

dự

án

xây

dựng

7. C

hủ đ

ầu tư

(Uỷ

ban

Nhâ

n dâ

n cá

c cấ

p xâ

y dự

ng q

uy

hoạc

h xâ

y dự

ng c

hi ti

ết tỉ

lệ

1:20

00 tạ

i nơi

mục

tiêu

đư

ợc

Uỷ

ban

Nhâ

n

2. P

hối h

ợp tố

t hơn

giữ

a tổ

than

h tra

xây

dự

ng

của

Sở

Xây

dự

ng v

à Th

ành

phố

Buô

n M

a Th

uột

3. Đ

ề án

quy

hoạ

ch x

ây

dựng

chi

tiết

đã

được

ph

ê du

yệt v

à đầ

u tư

ng

ân s

ách

5. N

ăng

lực

cán

bộ c

ấp

phép

xây

dự

ng c

ủa S

ở X

ây d

ựng

Thàn

h ph

ố B

uôn

Ma

Thuộ

t

9. B

ộ m

áy q

uản

xây

dựng

từng

ớc

được

cải

thiệ

n ở

tất

cả c

ác c

ấp

10.

Các

thủ

tục

xử lý

vi

phạ

m x

ây d

ựng

đư

ợc c

ải th

iện

8.

Chấ

t lư

ợng

cấp

phép

xây

dự

ng

được

nân

g ca

o

1. Í

t nhấ

t 80%

tổ

ng s

ố hộ

xây

dự

ng c

ó gi

ấy

phép

xây

dự

ng.

2. Í

t nhấ

t 60%

tu

ân th

ủ đú

ng

các

thủ

tục

xây

dựng

đã

cấp

phép

.

3. Í

t nhấ

t 10%

ng tr

ình

xây

dựng

trái

phé

p th

ực

hiện

đầy

đủ

quy

ết đ

ịnh

đình

chỉ

. 4.

Ít n

hất 8

0%

ngư

ời s

ử d

ụng

hài l

ong

với

dịch

vụ

cấp

phép

xây

dự

ng

Nguồn nhân lực và Nhân sách

Phụ

lục

2B: S

ơ đ

ồ kế

t quả

của

Sở

Xây

dự

ng

Page 35: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA 35

Phụ lục 2C: Mẫu thu thập thông tin, dữ liệu và phân công của Sở Xây dựng

Chỉ số 1. Ít nhất 80% hộ xây dựng nhà có giấy phép trong tổng số hộ xây dựng

Tần suất 2 lần/nămMục đích Đo lường - Đánh giá mức độ cải thiện thủ tục CCHC trong

cấp phép xây dựng;- Đánh giá sự tiến bộ trong cung cấp các địch vụ công của cơ quan cấp phép xây dựng;- Đánh giá sự cải thiện đáng kể trong lập quy hoạch xây dựng đô thị là cho diện tích đô thị được phủ QHXD được tăng so với năm trước;- Gián tiếp đánh giá mức độ giảm tỷ lệ xây dựng nhà không phép;

Phương pháp đo lường

- Phát mẫu thống kê đến cơ quan cấp phép xây dựng và hướng dẫn- Tổng hợp số liệu, phân tích, thống kế;

Nguồn Dữ liệu - Báo cáo của phòng Quản lý đô thị thành phố, phòng Công thương các huyện- Báo cáo tổng hợp của UBND huyện, thành phố;- Báo cáo của bộ phận một cửa Sở Xây dựng.

Cán bộ chủ trì Ông Nguyễn Thành Nhựt; trưởng phòng Quy hoạch - sở xây dựng Phone: 0500 852354; Mob: 0913 453 617 email: [email protected]

Cán bộ nhập liệu Bà Nguyễn thị Cẩm Vân, chuyên viên phòng Quy hoạch – SXD

Cán bộ phối hợp Ông Lê Thanh Tân; Trưởng phòng kinh tế - Sở Xây dựng Ông Lê văn Tĩnh; phó phòng phụ trách phòng Quản lý Nhà, SXD

Page 36: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA36

Phụ

lục

2D: B

ảng

phân

côn

g nh

iệm

vụ

cho

các

đơn

vị th

ực

hiện

của

Sở

Xây

dự

ng

sốĐ

ầu ra

(Out

puts

)H

oạt đ

ộng

(Act

iviti

es)

Thờ

i gia

ơn

vị

thự

c hi

ện

Tài c

hính

(VN

Đ)

Bắt

đầu

kết t

húc

Tổng

số

Chi

a ra

NS

tỉnh

NS

bổ

sung

Dan

ida

KẾ

T Q

UẢ

1Q

uy đ

ịnh

và th

ủ tụ

c về

xây

dự

ng đ

ượ

c tu

yên

truy

ền p

hổ b

iến

công

kha

i đến

tậ

n ng

ườ

i dân

(Q1)

1.1

Tổ c

hức

điều

tra

khảo

sát

thự

c trạ

ng tì

nh

hình

côn

g kh

ai th

ủ tụ

c hà

nh c

hính

về

XD

tạ

i xã

phư

ờng

Thán

g 5

Thán

g 5

Phò

ng

Quy

hoạ

ch

1.2

Hổ

trợ c

ông

khai

thủ

tục

hành

chí

nh v

ề qu

ản lý

XD

tại c

ác x

ã ph

ườn

gTh

áng

5Th

áng

5P

hòng

Q

uy h

oạch

1.3

Tập

huấn

nân

g ca

o nă

ng lự

c cá

n bộ

quả

n lý

XD

các

phư

ờng,

thàn

h ph

ố (5

ngày

, 50

ngư

ời)

Thán

g 5

Thán

g 6

Văn

ph

òng

1.4

Tổ c

hức

tuyê

n tru

yền

phổ

biến

văn

bản

ph

áp lu

ật v

ề X

D đ

ến k

hối p

hố, t

hôn

buôn

Thán

g 5

Thán

g 5

Than

h tra

y dự

ngH

Đ 1

.5Th

u th

ập s

ố liệ

u đo

lườn

g ch

ỉ số

đánh

giá

kế

t quả

đầu

raTh

áng

9Th

áng

9V

ăn

phòn

gK

ẾT

QU

Ả 2

Page 37: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA 37

Phụ lục 2E: Các kết quả đạt được tại Sở Xây dựng

Đầu ra Chỉ số Dữ liệu cơ bản Đạt được

Phương tiện xác minh

1. Thủ tục và quy định về cấp phép xây dựng được truyền bá tới người dân

1. Ít nhất 80% cán bộ xây dựng ở cấp xã đáp ứng được yêu cầu tập huấn.

0% 100% Chứng chỉ tập huấn; Bảng đánh giá; Báo cáo độc lập với dữ liệu thu thập được

2. Ít nhất 70% khách hàng dịch vụ xây dựng hiểu biết về các quy định và thủ tục xây dựng

6% 18%

2. Phối hợp tốt hơn giữa các tổ thanh tra xây dựng của SXD và TP Buôn Ma Thuật

3.Ít nhất 80% công trình xây dựng vi phạm được các cơ quan chuyên trách phát hiện

12% 47% Báo cáo độc lập với dữ liệu thu thập được

3. Kế hoạch xây dựng xhi tiết được phê duyệt và cấp ngân sách

4. Quyết định phê duyệt ngân sách

Đã đạt được

Quyết định phê duyệt ngân sách

4. Thủ tục hành chính về cấp phép xây dựng được đơn giản hóa

5. Ít nhất 80% giấy phép xây dựng được cấp trong vòng 13 ngày (giảm 10% so với quy định hiện hành)6. Thủ tục cấp phép được cấp chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO

68% Báo cáo thanh tra tại hiện trường

5. Năng lực cán bộ, công chức SXD và TO Buôn Ma Thuật chịu trách nhiệm về cấp phép xây dựng được tăng cường

7. Lỗi kỹ thuật khi cấp phép xây dựng dưới 5% tổng số giấy phép đã cấp

5% 0% Báo cáo thanh tra tại hiện trường

6. Thanh kiểm tra chặt chẽ hơn các công trình xây dựng

8. Ít nhất 80% công trình xây dựng được cấp phép được thanh kiểm tra ngay từ khi bắt đầu dự án

71% 76% Báo cáo độc lập với dữ liệu thu thập được Báo cáo thanh tra tại hiện trường9.Ít nhất 50% vụ vi phạm

được phát hiện12% 47%

10. Ít nhất 70% công trình xây dựng được thanh tra từ 1 lần trở lên

18% 32%

Page 38: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA38

Đầu ra Chỉ số Dữ liệu cơ bản Đạt được

Phương tiện xác minh

7. Thanh tra viên (thuộc UBND các cấp) xây dựng quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ 1:2000 tại các khu cực trọng điểm do UBND phê duyệt

11. Ít nhất 65% khu đô thị tại Buôn Ma Thuật thuộc quy hoạch xây dựng tỷ lệ 1:200012. 90% thông tin quy hoạch được công khai tại các địa điểm công cộng

Do quy hoạch chung của TP Buôn Ma Thuật mới được phê duyệt cuối năm 2008, đầu ra này sẽ đánh giá trong năm 2009

Báo cáo thanh tra tại hiện trường

8. Nâng cao chất lượng cấp phép xây dựng

13. Ít nhất 90% đăng ký xin cấp phép xây dựng đủ hồ sơ được giải quyết đúng hạn

80% 98% Báo cáo độc lập với dữ liệu thu thập được Báo cáo thanh tra tại hiện trường

14. Giảm 90% trường hợp đăng ký song chưa đủ hồ sơ ngay lần 1 15. Ít nhất 90% các trường hợp đăng ký phức tập cần phối hợp liên ngành được giải quyết trong vòng 10 ngày

9. Bộ máy quản lý xây dựng tại các cấp dần được cải thiện

16. Ít nhất lập được 2 tổ thanh tra khu vực và 1 tổ thanh tra độc lập

Quyết định thành lập

17. 90% trong số 21 phường và 14 xã thuộc TO Buôn Ma Thuật có ít nhất 1 cán bộ chuyên trách

100% 100% Quyết định phân công

10. Thủ tục xử lý vi phạm về xây dựng được cải tiến

18. Ít nhất 70% vụ vi phạm có quyết định xử lý trong vòng 7 ngày

100% 63% Báo cáo thanh tra tại hiện trường

Page 39: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA 39

Phụ

lục

2F: P

hân

tích

cây

vấn

đề tr

ườ

ng m

ầm n

on H

oa M

ai

Ảnh

ởng

đến

trật t

ự X

H v

à m

ôi tr

ườn

g, k

hông

đáp

ứng

nh

u cầ

u nh

ân d

ân

Việc

côn

g kh

ai &

huớ

ng

dẫn

các

thủ

tục

HC

về

xây

dựng

tại đ

ịa

phư

ơng

chư

a th

ực

hiện

tốt

Côn

g tá

c ph

ố bi

ến q

uy

hoạc

h X

D đ

ã đư

ợc p

duyệ

t tại

địa

ph

ươn

g ch

ưa

thự

c hi

ện tố

t

Côn

g tá

c tu

yên

truyề

n lu

ật x

ây

dựng

thự

c hi

ện

chư

a tố

t ở c

ác

cấp

chín

h qu

yền

Thiế

u qu

y ho

ạch

xây

dựng

đô

thị

chi t

iết

Chí

nh s

ách

nhà

ở xã

hội

ch

ưa

phù

hợp

Bộ

máy

than

h tra

xây

dự

ng

chư

a ph

ù hợ

p

Việc

phâ

n cô

ng v

à ph

ân

cấp

trình

tự

xây

dựng

ch

ưa

rõ rà

ng

Quy

chế

gi

ải q

uyết

c vi

ph

ạm x

ây

dựng

chư

a ph

ù hợ

p

Hiể

u bi

ết c

ủa m

ọi

ngư

ời v

ề lu

ật x

ây

dựng

chư

a tố

t

Quy

hoạ

ch đ

ô th

ị và

chín

h sá

ch n

hà ở

chư

a đá

p ứ

ng

nhu

cầu

về n

hà ở

Bộ

máy

tổ c

hức

quản

đô th

ị chư

a đá

p ứ

ng

các

yêu

cầu

về p

hát

triển

đô

thị

Hiệ

u qu

ả qu

ản lý

nhà

ớc v

ề xâ

y dự

ng đ

ô th

i thấ

p

Hiệ

u qu

ả qu

ản lý

nhà

ớc

về x

ây d

ựng

đô

thi t

hấp

HỆ

QU

NG

UY

ÊN

NH

ÂNTĂ

NG

ỜN

G T

RẬ

T TỰ

KỶ

ƠN

G T

RO

NG

QU

ẢN

XÂY

DỰ

NG

ĐÔ

TH

Ị NĂ

M 2

008

Thiế

u ng

ân

sách

hàn

g nă

m c

ho q

uy

hoạc

h xâ

y dự

ng

Thời

gi

an

hoạc

h đị

nh

chậm

Thiế

u đầ

u từ

cho

côn

g tá

c xâ

y dự

ng n

xã h

ội

Năn

g lự

c qu

ản lý

xây

dự

ng c

ủa

cán

bộ c

ấp

xã c

òn y

ếu

Thiế

u cơ

ch

ế ph

ối

hợp

giữ

a 3

cấp

Quy

địn

h về

xử

vi p

hạm

y dự

ng

chư

a ph

ù hợ

p

Thiế

u ch

ươn

g trì

nh p

hát

triển

nhà

hội

Thiệ

t hại

về

kinh

tế đ

ối v

ới

ngư

ời d

ân v

à C

hính

quy

ền

XÃ H

ỘI

CH

ÍNH

CH

BỘ

Y

Mứ

c độ

xử

phạ

t hà

nh

chín

h th

ấp

Page 40: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA40

ĐẦ

U V

ÀO

SẢN

PH

ẨM

ĐẦ

U R

AK

ẾT

QU

ẢĐ

ẦU

RA

- Kin

h ph

í C

CH

C

2012

-201

3 đư

ợc

duyệ

t;- K

inh

phí đ

ầu

tư X

D đ

ượ

c U

BN

D th

ị xã

Buô

n H

ồ ph

ê du

yệt;

- Kin

h ph

í U

BN

D

phư

ờng

hỗ

trợ c

ộng

đồng

1. H

ệ th

ống

PM

S đ

ược

áp

dùng

nhân

rộng

tron

g lĩn

h vự

c X

D tr

ườn

g C

QG

.

2. B

ộ m

áy q

uản

lý đ

ược

nân

g ca

o nă

ng lự

c qu

ản lý

bố tr

í nhâ

n sự

đạ

t số

lượn

g th

eo ti

êu c

huẩn

về

Trư

ờng

chuẩ

n Q

G

4. B

ộ ph

ận p

hục

vụ đ

ược

bổ

sung

cải

thiệ

n đả

m b

ảo c

ác ti

êu c

huẩn

vệ

sin

h họ

c đư

ờng

- 100

% C

án b

ộ qu

ản lý

, giá

o vi

ên, n

hân

viên

trìn

h độ

ch

uyên

môn

, đư

ợc b

ồi d

ưỡn

g ng

hiệp

vụ

chuy

ên m

ôn

Ít nh

ất 8

5% tr

ẻ đạ

t ph

ục h

ồi d

inh

dưỡn

g (k

ênh

A).

Trên

90%

các

đi

ều k

iện

cơ s

ở vậ

t chấ

t, tra

ng

thiế

t bị đ

ầu tư

th

eo T

CQ

G

Trên

90%

trẻ

đi

học

chuy

ên c

ần.

3. G

iáo

viên

nhà

trẻ

mầm

non

đư

ợc

bổ s

ung

và n

âng

cao

nghi

ệp v

ụ ch

uyên

môn

, áp

dụng

phư

ơng

pháp

m

ới tr

ong

giản

g dạ

y.

5. T

ỷ lệ

trẻ

mầm

non

(dư

ới 5

tuổi

) đế

n trư

ờng

tăng

cao

; Tỷ

lệ tr

ẻ m

ẫu

giáo

đi h

ọc c

huyê

n cầ

n tă

ng.

Y IV

/201

2Q

ÚY

I/201

3Q

ÚY

II/20

13Q

ÚY

III/2

013

Y IV

/201

3

7. C

ơ sở

vật

chấ

t và

trang

thiế

t bị

dạy

học

được

sử

a ch

ữa,

chỉ

nh tr

ang

và tr

ang

bị đ

ủ đi

ều k

iện

TCQ

G

6. C

hất l

ượn

g ch

ăm s

óc s

ức

khỏe

di

nh d

ưỡn

g đư

ợc c

ải th

iện

- 100

% s

ố nh

ân

viên

phụ

c vụ

đư

ợc b

ổ su

ng;

- Đảm

bảo

tiêu

ch

uẩn

VS

AT

thự

c ph

ẩm.

Phụ

lục

2G: S

ơ đ

ồ kế

t quả

trư

ờng

mầm

non

Hoa

Mai

Page 41: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA 41

Phụ lục 2H: Kế hoạch thực hiện HTQLTKQ tại trường mầm non Hoa Mai

Đầu ra/Hoạt động Chỉ số

Phương tiện minh

chứngThời gian

Ngân sách

(1.000 Vnd)

Chịu trách nhiệm

1: Hệ thống quản lý theo kết quả (PMS) được áp dụng và nhân rộng trong lĩnh vực xây dựng trường chuẩn quốc gia

- 90% nhà quản lý và cán bộ tham dự hội nghị và tập huấn về HTQLTKQ;- Kế hoạch ngân sách được phê duyệt và phân bổ vốn kịp thời

Các nhà quản lý và cán bộ tham dự tập huấn và am hiểu về HTQLTKQ;- Kế hoạch ngân sách do nhóm thực thi HTQLTKQ xây dựng

Q. 3/2012 25.000 - Lãnh đạo UBND thị xã- Lãnh đạo Văn phòng UBND- Phòng Giáo dục- Nhóm thực hiện HTQLTKQ

HĐ 1.1 Hội thảo xây dựng mục tiêu, cây vấn đề, sơ đồ kết quả, kế hoạch công tác do Tổ công tác PMS thị xã Buôn Hồ tổ chức (gồm 3 đợt; 01 buổi/đợt, 20 người

tham dự)HĐ 1.2 Kế hoạch ngân sách áp dụng PMS năm 2012-2013 của thị xã Buôn Hồ được lập và hoàn thiện, đủ điều kiện trình duyệt.HĐ 1.3 Hội nghị công bố kết quả phê duyệt kế hoạch ngân sách và phân công tổ chức thực hiện PMS 2012-2013.HĐ 1.4 Xây dựng và ban hành quy chế hoạt động của tổ công tác. Thực hiện các cuộc họp giao ban giữa tổ công tác TX (1lần/tháng) với tổ điều phối (quý/lần).HĐ 1.5 Tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về thực hiện trường chuẩn Quốc gia theo phương pháp PMS (sau khi đề án kết thúc).2: Bộ máy quản lý được nâng cao năng lực quản lý và bố trí nhân sự đạt số lượng theo tiêu chuẩn về trường chuẩn quốc gia

- 100% nhà quản lý được bổ nhiệm;- 80% nhà quản lý được tập huấn nâng cao kiến thức/kỹ năng quản lý

- Có kế hoạch bổ nhiệm hay tái bổ nhiệm các nhà quản lý.- Kế hoạch tập huấn và hỗ trợ chính sách cho các nhà quản lý tham gia vào tập huấn.

Q. 4/2012 –

Q. 1/2013

140.000 - Văn phòng UBND thị xã- Phòng Nội vụ- Ban Giám hiệu nhà trường

Page 42: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA42

Đầu ra/Hoạt động Chỉ số

Phương tiện minh

chứngThời gian

Ngân sách

(1.000 Vnd)

Chịu trách nhiệm

HĐ 2.1 Tổ chức đoàn tham quan học tập mô hình trường mẫu giáo mầm non đạt chuẩn quốc gia tại Huế, Quảng Nam, 5 ngày, 12 người dự.

HĐ 2.2 Đánh giá thực trạng cán bộ quản lý hệ mầm non trên toàn thị xã nhằm xây dựng phương án bổ sung, điều chuyển đủ số lượng đúng tiêu chuẩn theo tiêu chuẩn quốc gia. Được UBND thị xã phê duyệt

HĐ 2.3 Xây dựng kế hoạch đào tạo và chính sách hỗ trợ cho cán bộ quản lý học tập nâng cao năng lực quản lý. Được Phòng Giáo dục phê duyệt.

HĐ 2.4 Tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ quản lý hệ nhà trẻ- mầm non mầm non trên địa bàn toàn thị xã. (2 lớp; mổi lớp 3 ngày; 20 người/lớp)

HĐ 2.5 Khảo sát, khảo sát đánh giá cán bộ quản lý hệ mầm non xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho giai đoạn 5 năm tiếp theo.

3: Giáo viên nhà trẻ mầm non được bổ sung và nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, áp dụng phương pháp mới trong giảng dạy.

- 100% giáo viên được bổ nhiệm;- 70% giáo viên áp dụng được công nghệ thông tin trong dạy học.

- Có kế hoạch bổ nhiệm giáo viên.- Cải tiến phương pháp giảng dạy.

Q. 1+2/2013

105.000 - Phòng Giáo dục- Phòng Nội vụ- Phòng Kế hoạch – Tài chính - Ban Giám hiệu nhà trường

HĐ 3.1 Phòng Giáo dục xây dựng phương án bổ sung giáo viên mẫu giáo, mầm non, đủ số lượng theo tiêu chuẩn về trường chuẩn quốc gia.

HĐ 3.2 Xây dựng kế hoạch đào tạo và chính sách hổ trợ cho giáo viên tham gia học tập nâng cao nghiệp vụ chuyên môn. Được Phòng Giáo dục phê duyệt.

HĐ 3.3 Giáo viên được hổ trợ đào tạo để ứng dụng được công nghệ thông tin trong giảng dạy.

HĐ 3.4 Trang bị 01 laptop và 01 tivi LCD 42’ sử dụng chung trong biên soạn tài liệu và phục vụ trong giảng dạy cho trẻ.

HĐ 3.5 Đánh giá hiệu quả giảng dạy theo phương pháp mới có đề xuất với Phòng Giáo dục thị xã hoàn thiện bổ sung sau 01 năm thực hiện.

4: Bộ phận phục vụ được bổ sung và cải thiện đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh học đường.

- 100% cán bộ hỗ trợ được bổ nhiệm;- Các tiêu chuẩn vệ sinh học đường bảo đảm.

- Thành lập đơn vị hỗ trợ có đủ nhân viên.- Cải thiện trang, thiết bị.

Q. 2+3/2013

65.000 - Ban Giám hiệu nhà trường.- Phòng Giáo dục- Phòng Kế hoạch – Tài chính- Trạm y tế xã- Trung tâm y tế thị xã

Page 43: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA 43

Đầu ra/Hoạt động Chỉ số

Phương tiện minh

chứngThời gian

Ngân sách

(1.000 Vnd)

Chịu trách nhiệm

HĐ 4.1 Ban Giám hiệu xây dựng kế hoạch cải thiện bộ phận phục vụ (nhân sự, trang thiết bị) nhà bếp và bộ phận y tế.

HĐ 4.2 Trang thiết bị nhà ăn + bếp được trang bị; hệ thống cung cấp nước sạch được sửa chữa. Trung tâm y tế xác nhận an toàn vệ sinh.

HĐ 4.3 Nhân viên bộ phận nhà bếp được kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần đảm bảo tiêu chuẩn y tế về an toàn vệ sinh.

5: Tỷ lệ trẻ mầm non (dưới 5 tuổi) đến trường tăng cao; Tỷ lệ trẻ mẫu giáo đi học chuyên cần tăng.

- 90% trẻ đi học chuyên cần (dự 2/3 chương trình của trường);- Hơn 90% phụ huynh hài lòng với chất lượng chăm sóc trẻ của nhà trường.

- Nhà trường thấu hiểu yêu cầu của phụ huynh và có giải pháp thích hợp;- Cải tiến thủ tục nhập học, có đông trẻ đến trường

Q. 1+2/2013

75.000 - Ban Giám hiệu nhà trường- Giáo viên- Cán bộ trường- Phòng Giáo dục - UBND xã- Hội phụ huynh học sinh

HĐ 5.1 Tổ chức điều tra xã hội học đối với các gia đình có con em trong độ tuổi mầm non trên địa bàn phường Thống Nhất (in ấn 500 phiếu điều tra).

HĐ 5.2 Tổng hợp, đánh giá đề xuất các giải pháp vận động phụ huynh đưa trẻ đến trường (mời chuyên gia tư vấn giáo dục).

HĐ 5.3 Ban Giám hiệu+giáo viên+ nhân viên phục vụ tổ chức tham quan một số trường mần non đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn thành phố BMT (2 ngày với 15 người tham dự)

HĐ 5.4 In ấn tài liệu và tổ chức tuyên truyền vận động phụ huynh đưa trẻ đến trường trong địa bàn phục vụ.

HĐ 5.5 Thủ tục nhập học được cải thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho phụ huynh đưa trẻ đến trường.

6: Chất lượng chăm sóc sức khỏe dinh dưỡng được cải thiện.

- 100% trẻ em cải thiện về dinh dưỡng

- Kiểm tra dinh dưỡng 2 tháng một lần.- Dinh dưỡng cho trẻ em được thống nhất giữa nhà trường và gia đình.

Q2+3/2013 80.000 - Sở Y tế tình- Trung tâm y tế thị xã- Phòng Giáo dục- UBND xã- Hội cha mẹ học sinh

Page 44: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA44

Đầu ra/Hoạt động Chỉ số

Phương tiện minh

chứngThời gian

Ngân sách

(1.000 Vnd)

Chịu trách nhiệm

HĐ 6.1 Phối hợp với TTYT thị xã lập sổ Y bạ từng trẻ và tổ chức kiểm tra sức khỏe dinh dưỡng cho trẻ 2 tháng/lần.

HĐ 6.2 Tổ chức lớp tập huấn cho giáo viên và nhân viên kiến thức chăm sóc sức khỏe dinh dưỡng trẻ em (2 ngày với 20 người tham gia).

HĐ 6.3 Tổ chức thăm dò ý kiến phụ huynh, hội cha mẹ học sinh về chăm sóc, giáo dục của trường. Cải thiện khẩu phần ăn cho trẻ tại trường.

HĐ 6.4 Tổ chức buổi tọa đàm tuyên truyền sức khỏe dinh dưỡng trẻ em cho phụ huynh có con em học tại trường (01 buổi, mời chuyên gia y tế của Sở Y tế tỉnh)

7: Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học được sửa chữa, chỉnh trang và trang bị đủ điều kiện tiêu chuẩn quốc gia

- Ngân sách đầu tư được phê duyệt;- 90% trang thiết bị đầu tư đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc gia

- Nhu cầu đầu tư và nguồn lực đầu tư được xác định;- Danh sách đầu tư được phê duyệt từ danh mục đầu tư;- Sự tham gia của cộng đồng vào phát triển cơ sở hạ tầng nhà trường được nâng cao.- Các khoản xây dựng đã xác định được đưa vào thực hiện.

Q. 3+4/2013

2.210.000 - Văn phòng UBND thị xã- UBND xã- Phòng Kế hoạch – Tài chính - Phòng Giáo dục- Ban Giám hiệu nhà trường- Hội cha mẹ học sinh

HĐ 7.1 Phòng Giáo dục chủ trì cùng BGH trường và Hội phụ huynh đánh giá thực trạng, xác định nhu cầu cần đầu tư. Xác định nguồn đầu tư (ngân sách và xã hội hóa có sự đóng góp cộng đồng).HĐ 7.2 Danh mục đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách được UBND thị xã Buôn Hồ phê duyệt và phân công đơn vị chủ đầu tư.HĐ 7.3 Danh mục đầu tư bằng nguồn vốn đóng góp cộng đồng được Hội phụ huynh học sinh thống nhấtHĐ 7.4 Chủ đầu tư thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư và đầu tư theo kế hoạch được UBND thị xã phê duyệt.TỔNG 2.700.000

Page 45: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA 45

Sản

phẩm

Hạn

thờ

i gia

nPh

ươ

ng p

háp/

nguồ

n th

u th

ập th

ông

tin

Trác

h nh

iệm

viế

t báo

cáo

/tr

ình

Hìn

h th

ức

báo

cáo

i gử

iC

huẩn

bị

Trìn

h

1. B

áo c

áo ti

ến

độ h

àng

quý

Từ n

gày

15 th

áng

cuối

quý

Trư

ớc

ngày

25

thán

g cu

ối q

- Kết

quả

thự

c hi

ện h

oạt

động

- T

ổ th

ực

thi H

TQLT

KQ

ch

uẩn

- Do

Trư

ởng

Phò

ng G

iáo

dục

phân

côn

g - T

ổ trư

ởng

thự

c th

i H

TQLT

KQ

kiể

m tr

a;- T

rưởn

g P

hòng

Giá

o dụ

c ph

ê du

yệt.

F-01

- Ban

Quả

n lý

CC

HC

tỉnh

;- B

an Đ

iều

phối

H

TQLT

KQ

;- V

ăn p

hòng

UB

ND

thị x

ã B

uôn

Hồ;

- Chủ

tịch

, Phó

Chủ

tịch

U

BN

D th

ị xã.

2. B

áo c

áo s

ơ kế

t 6

thán

g/tổ

ng k

ết

cuối

năm

10/6

10/1

2

Trư

ớc

ngày

25

/6 v

à 25

/12

- Báo

cáo

tiến

độ

hàng

qu

ý và

các

tài l

iệu

khác

liê

n qu

an- C

ác b

áo c

áo d

o cá

c ph

òng,

ban

thuộ

c U

BN

D

soạn

thảo

- C

ác b

áo c

áo c

huyê

n đề

- Do

Trư

ởng

Phò

ng G

iáo

dục

phân

côn

g - T

ổ trư

ởng

thự

c th

i H

TQLT

KQ

kiể

m tr

a;- T

rưởn

g P

hòng

Giá

o dụ

c ph

ê du

yệt.

F- 0

2

- Ban

Quả

n lý

CC

HC

tỉnh

;- B

an Đ

iều

phối

H

TQLT

KQ

;- V

ăn p

hòng

UB

ND

thị x

ã B

uôn

Hồ;

- Chủ

tịch

, Phó

Chủ

tịch

U

BN

D th

ị xã.

3. B

áo c

áo v

ề ch

uyến

khả

o sá

t ng

hiên

cứ

u (H

Đ

2.1)

5 n

gày

sau

khi

kết t

húc

chuy

ến

khảo

sát

- Báo

cáo

của

các

thàn

h vi

ên th

am g

ia k

hảo

sát

- Do

Trư

ởng

đoàn

khả

o sá

t ph

ân c

ông

và p

hê d

uyệt

- Trư

ởng

Phò

ng G

iáo

dục

thị x

ã;- V

ăn p

hòng

UB

ND

thị x

ã B

uôn

Hồ.

Phụ

lục

2J: K

ế ho

ạch

theo

dõi

, đán

h gi

á tạ

i trư

ờng

mầm

non

Hoa

Mai

(Hoạ

t độn

g nă

m 2

013)

Page 46: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA46

Sản

phẩm

Hạn

thờ

i gia

nPh

ươ

ng p

háp/

nguồ

n th

u th

ập th

ông

tin

Trác

h nh

iệm

viế

t báo

cáo

/tr

ình

Hìn

h th

ức

báo

cáo

i gử

i

Chu

ẩn b

ịTr

ình

4. B

áo c

áo k

hảo

sát c

ác g

ia đ

ình

có tr

ẻ em

trư

ớc

tuổi

đến

trư

ờng

tại P

hườn

g Th

ống

Nhấ

t

Theo

kế

hoạc

h (H

Đ.

5.1)

- Phi

ếu k

hảo

sát

- Các

tài l

iệu

thu

thập

đư

ợc q

ua k

hảo

sát

- Tổ

trưởn

g kh

ảo s

át p

hân

công

biê

n so

ạn;

- Trư

ởng

Phò

ng G

iáo

dục

phê

duyệ

t

- Văn

phò

ng U

BN

D th

ị xã

Buô

n H

ồ;- C

hủ tị

ch, P

hó C

hủ tị

ch

UB

ND

thị x

ã.

5. B

áo c

áo k

ết

thúc

(Kế

hoạc

h –

ngân

sác

h)

30 n

gày

sau

khi

hoàn

th

ành

kế

hoạc

h

- Các

báo

cáo

6 th

áng/

hàng

năm

- Các

tài l

iệu

và b

áo c

áo

chuy

ên đ

- Các

thàn

h vi

ên T

ổ đi

ều p

hối

HTQ

LTK

Q d

o Tr

ưởn

g P

hòng

G

iáo

dục

thị x

ã ph

ân c

ông

kiểm

tra;

- Do

Chủ

tịch

hoặ

c P

hó C

hủ

tịch

UB

ND

thị x

ã ph

ê du

yệt.

F-03

- Chủ

tịch

UBN

D th

ị xã;

- Ban

Quả

n lý

CC

HC

tỉnh

;- B

an Đ

iều

phối

HTQ

LTKQ

.

Page 47: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA 47

TỈNH ĐẮK NÔNG 03

3.1 HTQLTKQ TẠI TỈNH ĐẮK NÔNG

1. Bối cảnh của tỉnh

Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm (2011-2015) của tỉnh Đắk Nông đặt các chỉ tiêu tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp từ 27% lên 40%, tỷ trọng khu vực dịch vụ từ 23% lên 27% và giảm tỷ trọng khu vực nông nghiệp từ 50% xuống còn 40%. Đến năm 2015, thu nhập bình quân đầu người trong tỉnh sẽ tăng 80% (so với năm 2010), đạt 27 triệu đồng Việt Nam/đầu người.

Tuy vậy, trong nhiều năm, tỉnh Đắk Nông xếp thứ hạng rất thấp trong Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Nhằm nâng cao chỉ số này, một trong những biện pháp là nâng cao niềm tin của các nhà đầu tư trong nước và quốc tế về môi trường đầu tư của tỉnh. Vì vậy, UBND tỉnh quyết định chọn Trung tâm Xúc tiến Đầu tư (TTXTĐT) để thí điểm HTQLTKQ13 .

Các tiêu chí lựa chọn lĩnh vực áp dụng HTQLTKQ tại TTXTĐT là:

• Phải phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; • Là một phần trong chức năng, nhiệm vụ TTXTĐT đang làm, với quyền quyết

định và trong kế hoạch công tác cũng như ngân sách của trung tâm; • Bố trí nhân sự để thực hiện HTQLTKQ.

2. Ý nghĩa áp dụng HTQLTKQ trong CCHC của tỉnh Mục đích áp dụng HTQLTKQ tại TTXTĐT nhằm giúp tỉnh Đắk Nông:

• Có được kinh nghiệm về cải cách thủ tục hành chính nhằm đơn giản hóa và hiệu lực cao, và nâng cao sự hài lòng của tổ chức và công dân đối với các dịch vụ hành chính.

13 Công tác này ghi trong Kế hoạch CCHC năm 2012 của tỉnh theo Quyết định số 257/QĐ-UB-ND ngày 27/02/2012.

Page 48: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA48

• Thay đổi thái độ của cán bộ, công chức, viên chức từ “cai trị” sang phục vụ công dân và xây dựng nguồn nhân lực thích ứng thông qua việc học tập qua công việc.

• Thu nhận các bài học về lập kế hoạch có sự tham gia và căn cứ theo kết quả, theo dõi, đánh giá CCHC, chống tham nhũng và giảm lãng phí trong quản lý tài chính công.

Đặc biệt, áp dụng HTQLTKQ sẽ tạo điều kiện để tỉnh học hỏi về đề cao văn hóa làm việc trên cơ sở minh bạch, hợp tác và làm việc theo nhóm, đồng thời nâng cao chất lượng báo cáo, kiểm soát công việc và ra quyết định của các nhà lãnh đạo. Tỉnh cũng kỳ vọng là qua thí điểm HTQLTKQ sẽ đóng góp những bài học về đánh giá kết quả thực thi công tác và xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức và viên chức.

3.2 TRUNG TÂM XÚC TIẾN ĐẦU TƯ

1. Đề án HTQLTKQ

A. Công tác chuẩn bị

TTXTĐT là đơn vị sự nghiệp của tỉnh Đắk Nông với chức năng chủ yếu là xúc tiến đầu tư của các doanh nghiệp trong nước và quốc tế vào tỉnh nhờ truyền bá chính sách khuyến khích đầu tư và bối cảnh kinh tế - xã hội, tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo và tiếp xúc. TTXTĐT cũng gặp phải những thách thức về nâng cao chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh và đạt chỉ tiêu về đầu tư.

Năm 2011, sau kỳ tập huấn giới thiệu về HTQLTKQ, TTXTĐT đã thành lập Nhóm thực hiện đề án thí điểm (PPIU) có 5 thành viên thuộc các phòng của trung tâm (Xúc tiến đầu tư, Thông tin tuyên truyền, Nhân sự hành chính).

Ảnh:Tập�huấn�áp�dụng�HTQLTKQ�cho�Nhóm�thực�hiện�đề�án�thí�điểm�tại�TTXTĐT

Page 49: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA 49

Nhóm thực hiện đề án thí điểm chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch áp dụng HTQLTKQ, thực hiện kế hoạch và báo cáo kết quả áp dụng hệ thống này cho lãnh đạo trung tâm. Sau một loạt các đợt tập huấn, TTXTĐT nhận thức được tầm quan trọng của việc thí điểm áp dung HTQLTKQ nhằm nâng cao công tác lập kế hoạch và quản lý trong nội bộ trung tâm. Các chủ đề tập huấn bao gồm động não mang tính tham gia, cây vấn đề / phân tích đối tượng, lập kế hoạch căn cứ theo kết quả và xác định các chỉ số theo dõi.

B. Phân tích vấn đề

Phân tích cây vấn đề về nguyên nhân và hệ quả của niềm tin thấp của nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư tại tỉnh Đắk Nông cho thấy có những nội dung sau đây:

a) Nhà đầu tư ít hài lòng với chất lượng thông tin về môi trường đầu tư tại tỉnh Đắk Nông do:

• Thiếu kiến thức và phương pháp thu thập thông tin đầu tư (ví dụ chính sách đầu tư của tỉnh, quy hoạch phát triển và kế hoạch sử dụng đất đai).

• Thiếu sự điều phối giữa các cơ quan/tổ chức trong tỉnh về chia sẻ thông tin đầu tư.

• Thiếu nhân lực để thu thập và xử lý thông tin thu thập được. b) Hiệu quả của các đợt xúc tiến đầu tư thấp do:• Thiếu nguồn tài chính;• Không có thông tin về nhu cầu của nhà đầu tư;• Thiếu kinh nghiệm về xúc tiến đầu tư;• Thiếu kiến thức và kỹ năng về marketing xúc tiến đầu tư.

c) Thiếu năng lực nhân sự để tư vấn cho nhà đầu tư và xử lý đăng ký đầu tư do: • Môi trường làm việc không linh hoạt;• Thiếu thái độ hợp tác;• Thiếu kinh nghiệm làm việc.

Bước tiếp theo trong phân tích này đã chỉ ra những hệ quả của việc đầu tư thấp là có rất ít dự án đầu tư tại tỉnh Đắk Nông, dẫn tới nguồn thu của tỉnh thấp và tỷ lệ không có việc làm cao. Hơn nữa, năng lực cạnh tranh còn yếu của tỉnh cũng không phù hợp để thu hút đầu tư nội tại và phát triển ngành công nghiệp phụ trợ cho đầu tư.

C. Mục tiêu:

Trên cơ sở phân tích vấn đề, Nhóm thực hiện đề án thí điểm đã xây dựng sơ đồ kết quả và xác định mục tiêu chính là:

“Nâng�cao�niềm�tin�của�nhà�đầu�tư�về�môi�trường�đầu�tư�trong�tỉnh”.�

Nhóm đã xác định trật tự mỗi đầu ra cho từng lĩnh vực kết quả trong vòng 2 năm (2013-2013). Xem phân tích cây vấn đề và sơ đồ kết quả đầu ra tại Phụ lục 3A và 3B ở cuối mục này.

Page 50: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA50

D. Kế hoạch làm việc

Nhóm thực hiện đề án thí điểm đã vận dụng Khung lô gich để xây dựng kế hoạch cải thiện công tác xúc tiến đầu tư tại tỉnh Đắk Nông trong năm 2012 và 2013. Kế hoạch làm việc ban đầu còn chưa thật tốt và được xem là đầu tiên thực hiện các nhiệm vụ căn cứ theo kết quả. Với kinh nghiệm dần thu nhận được và được các chuyên gia của chương trình GOPA tập huấn thêm, TTXTĐT tỉnh đã xây dựng kế hoạch hành động năm 2013 tốt hơn nhiều. Bản kế hoạch hành động với các chỉ số và phương tiện xác minh giúp lãnh đạo TTXTĐT giám sát tiến độ và chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ một cách hiệu quả.

2. Kết quả triển khai HTQLTKQ

A. Mục tiêu đạt được

Sau gần 2 năm áp dụng HTQLTKQ vào lập kế hoạch xúc tiến đầu tư, TTXTĐT Đắk Nông đã thu được kinh nghiệm tích cực và đạt được kết quả đáng khích lệ về hoạt động và dịch vụ xác tiến đầu tư. Mục tiêu chính “Nâng cao niềm tin của nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư trong tỉnh” được chia nhỏ thành 2 mục tiêu thành phần:

• Mục tiêu 1: Nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin dữ liệu về đầu tư. • Mục tiêu 2: Nâng cao hoạt động xúc tiến đầu tư.

Công tác tăng cường xúc tiến đầu tư được đa dạng hóa qua đài phát thanh, vô tuyến truyền hình, báo và trang tin điện tử của tỉnh. Chất lượng thông tin trong trang tin điện tử đã được cải thiện và đã có hơn 3 triệu lượt truy cập trong năm 2012-2013, trung bình mỗi ngày có khoảng 4000 lượt truy cập. Năng lực của đội ngũ cán bộ, viên chức về thu thập, xử lý, biên tập và thiết kế trang tin cũng nâng lên. Trong năm, các cán bộ, viên chức đã xử lý, biên tập và đăng tải hơn 3000 mục mới. Những kết quả này góp phần làm cho thông tin minh bạch hơn. Nhờ đó, chỉ số thành phần về minh bạch thông tin trong Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh của Đắk Nông đã cải thiện từ 6,09 năm 2012 lên 6,53 năm 2013. Các cán bộ, viên chức của trung tâm cũng được tập huấn cải tiến kỹ năng về công tác bổ trợ như quản lý ngân sách, quản lý nguy cơ, marketing, tổ chức các diễn đàn cho doanh nghiệp và nhà đầu tư và tìm giải pháp giúp các nhà đầu tư giải quyết vấn đề. Niềm tin giữa doanh nghiệp và giới đầu tư với các cơ quan hành chính trong tỉnh tăng lên. Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh về hỗ trợ dịch vụ công cho cộng đồng doanh nghiệp tăng từ 3,74 năm 2012 lên 4,97 năm 2013.

B. Các kỹ năng kỹ thuật

Về kỹ năng kỹ thuật, lãnh đạo và nhóm thực hiện đề án thí điểm dần nắm bắt và vận dụng được các công cụ kỹ thuật vào xây dựng và quản lý triển khai công tác, cụ thể là:

Page 51: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA 51

• Nắm bắt và vận dụng một số kỹ thuật quan trọng vào lập kế hoạch như: phân tích vấn đề, xác định nguyên nhân và hệ quả; xác định mục tiêu và kết quả.

• Biết cách xây dựng kế hoạch làm việc theo Khung Lô gich và xác định kết quả, hoạt động, chỉ số thực hiện, nguồn thẩm tra, thời hạn thực hiện, trách nhiệm và các nguồn lực cần thiết.

• Biết cách vận dụng các công cụ và kỹ thuật vào thực hiện công việc, phân công nhiệm vụ, thu thập thông tin, theo dõi và đánh giá việc triển khai kế hoạch và chuẩn bị báo cáo căn cứ theo kết quả.

Các báo cáo về thực hiện đề án HTQLTKQ chia thành ba loại sau: • Báo cáo theo dõi tiến độ thực hiện công tác hàng tháng. • Báo cáo rà soát thực hiện kế hoạch hàng quý. • Báo cáo rà soát/đánh giá thực hiện kế hoạch 6 tháng/cả năm.

Theo lãnh đạo và nhóm thực hiện đề án thí điểm HTQLTKQ của TTXTĐT thì các báo cáo này có những lợi ích là:

• Biết tiến độ công việc của từng cá nhân và đơn vị.• Chỉ ra được những khó khăn trước mắt và cơ quan hay/và cá nhân ra quyết

định và điều chỉnh kịp thời giải quyết vấn đề. • Biết khả năng đạt được kết quả theo hệ chỉ số và xác định được những hụt hẫng

về nhân sự phân công với nhiệm vụ để có kế hoạch bồi dưỡng hay hỗ trợ.

C. Tổ chức và quản lý:

Quá trình xây dựng và thực hiện đề án thí điểm HTQLTKQ bước đầu mang lại những thay đổi sau đây tại TTXTĐT:

• Vận dụng phương pháp làm việc theo nhóm (teamwork) khi xây dựng và tổ chức công việc chung, trong đó các đơn vị và cá nhân cùng tham gia và chia sẻ ý kiến.

• Thay đổi phương pháp quản lý công việc nhằm nâng cao vai trò và trách nhiệm của các cá nhân và đơn vị.

• Nâng cao sự phối hợp trong quá trình triển khai công tác và có tinh thần thái độ trách nhiệm đối với việc hoàn thành nhiệm vụ do các cán bộ, viên chức và các đơn vị được tham gia ngay từ giai đoạn lập kế hoạch.

• Bước đầu xây dựng được phong cách quản lý công việc theo định hướng kết quả theo đó tất cả kế hoạch và công việc đều cần xác định mục tiêu và giải pháp triển khai ngay từ ban đầu.

• Bước đầu gắn với cam kết về nguồn lực (nhất là nguồn nhân lực và tài chính) để đạt được các kết quả dự kiến theo kế hoạch.

3. Các bài học rút ra

Mặc dù nhóm thực hiện đề án thí điểm HTQLTKQ được thành lập với tư cách là một nhóm làm việc tại TTXTĐT, thì nhóm này vẫn không phải là một đơn vị mang tính chính thức. Vì vậy các thành viên của nhóm gặp một số khó khăn vướng mắc

Page 52: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA52

khi liên hệ và làm việc với các đơn vị khác của trung tâm để thu thập và chia sẻ thông tin và nhận ý kiến góp ý cho các dự thảo kế hoạch. Tất cả các thành viên của nhóm đều còn trẻ và ít kinh nghiệm làm việc, do vậy, cần có thời gian để họ học hỏi và xây dựng kế hoạch nhằm cải thiện niềm tin của nhà đầu tư. Tuy nhiên, họ đều đã được đào tạo bài bản và nhiệt tình học hỏi cách tiếp cận cũng như kỹ năng mới.

Trong quá trình áp dụng HTQLTKQ tại TTXTĐT, nhiều bài học rút ra để cải tiến quản lý theo kết quả.

a) Để thực hiện thí điểm có hiệu quả cao, việc lựa chọn lĩnh vực thí điểm là hết sức quan trọng. Áp dụng HTQLTKQ phải trong thẩm quyền của cơ quan thực hiện, ít phải phụ thuộc vào các cơ quan khác, là một phần trong kế hoạch hoạt động thường xuyên của cơ quan, và bố trí đủ nguồn lực con người cũng như tài chính để thực hiện.

b) Cam kết và sự quan tâm của lãnh đạo cơ quan xuất phát từ việc thấu hiểu ý nghĩa và tác động của HTQLTKQ giữ vai trò tiên quyết. Sự cam kết và quan tâm này thể hiện qua chỉ đạo, định hướng các hoạt động thí điểm, huy động các cá nhân và đơn vị vào công tác thí điểm, tổng hợp và rút kinh nghiệm từ quá trình thí điểm.

c) Sự tham gia và hợp tác của các bên liên quan trong toàn bộ tiến trình thí điểm (từ bước xác định vấn đề, lên kế hoạch, tổ chức và phân công thực hiện, theo dõi, đánh giá v.v.) góp phần ý nghĩa cho thành công của đề án thí điểm.

d) Khi áp dụng QLTKQ, ngoài các yêu cầu về khả năng tư duy lô gich và phê phán, cũng như tính trách nhiệm cao, thì các kỹ năng học hỏi và vận dụng công cụ, phương pháp kỹ thuật, nhất là duy trì được chúng thành năng lực tự thân là rất quan trọng.

Ảnh:Làm�việc�nhóm�theo�HTQLTKQ�tại�Đắk�Nông�(11/2011).

Page 53: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA 53

Ở mức độ rộng hơn, kinh nghiệm áp dụng HTQLTKQ cho thấy để đạt được mục tiêu chiến lược của tỉnh cần có sự hợp tác của nhiều ngành, nhiều cấp. Để thí điểm, tốt nhất là lựa chọn một nội dung nhỏ. Kết quả áp dụng HTQLT-KQ vào lập kế hoạch xúc tiến đầu tư đã mang lại những kết quả tích cực, là chứng cứ cho thấy hệ thống này là khả thi và quan trọng để nâng cao hiệu quả của CCHC, và được thực hiện như một bộ phận trong kế hoạch phát triển dài hạn (kế hoạch 5 năm).

Phân tích cây vấn đề và sơ đồ kết quả đầu ra về cải thiện niềm tin của nhà đầu tư tại Phụ lục 3A và 3B ở phần cuối mục nội dung này.

Page 54: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA54

Phụ

lục

3A: P

hân

tích

cây

vấn

đề v

ề ni

ềm ti

n ch

ưa

cao

của

nhà

đầu

tư đ

ối v

ới m

ôi tr

ườ

ng đ

ầu tư

tại t

ỉnh

Đắk

Nôn

g

NIỀ

M T

IN C

ỦA

NH

À Đ

ẦU

ĐỐ

I VỚ

I MÔ

I TR

ƯỜ

NG

ĐẦ

U T

Ư C

A C

AO

Thu

nhậ

p ng

ườ

i dân

thấp

Lãng

phí

tiề

m n

ăng

Chư

a tạ

o th

êm v

iệc

làm

Ngu

ồn th

u ng

ân

sách

thấp

Thi

ếu tí

nh

năng

độn

gT

hiếu

tính

m

inh

bạch

Năn

g lự

c cạ

nh

tran

h ké

m

Dịc

h vụ

hỗ

trợ

kém

Số

lượ

ng D

ự á

n Đ

ầu tư

hạn

chế

Ngu

ồn th

ông

tin từ

c do

anh

nghi

ệp

chư

a th

ống

nhất

Truy

ền th

ông

trên

c ph

ươ

ng ti

ện T

T

chư

a ph

ổ bi

ến

Kế

hoạc

h ch

ưa

tốt

Phư

ơng

phá

p ch

ưa

phù

hợp

Thi

ếu c

huyê

n ng

hiệp

Còn

bị đ

ộng

Thi

ếu s

ự p

hối h

ợp

giữ

a cá

c ph

òng

ban

Thi

ếu tí

nh

thư

ờng

xuy

ên

Thi

ếu k

inh

phí

Năn

g lự

c nh

ân s

còn

hạn

chế

Hệ

thốn

g th

ông

tin

chư

a th

uyết

phụ

c

Thô

ng ti

n cậ

p nh

ật

chư

a kị

p th

ời

Thô

ng ti

n th

iếu

chín

h xá

c

Thi

ếu q

uy c

hế p

hối

hợp

và c

ung

cấp

thôn

g tin

Chi

ến lư

ợc

Mar

ketin

g ch

ưa

hiệu

quả

Hệ

qu

ả:

Ng

uyê

n n

hân

:

Thi

ếu k

inh

nghi

ệp

chư

a đư

ợc

đào

tạo

về c

huyê

n m

ôn

Chư

a nă

ng đ

ộng

Chư

a đồ

ng đ

ều

Còn

thiế

u

Page 55: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA 55

Phụ

lục

3B: S

ơ đ

ồ kế

t quả

đầu

ra c

ủa T

TXTĐ

T tỉn

h Đ

ắk N

ông

về n

âng

cao

niềm

tin

của

nhà

đầu

Quy

chế

phố

i hợp

cung

cấp

thôn

g tin

đã

được

UB

ND

tỉnh

phê

du

yệt

Năn

g lự

c củ

a độ

i ngũ

cán

bộ

của

Trun

g tâ

m v

ề th

u nh

ập x

ử lý

, biê

n tậ

p th

ông

tin v

à kỹ

năn

g th

iết k

ế, q

uản

lý W

ebsi

te

được

nân

g ca

o

Ngh

iên

cứu

nhu

cầu

của

nhà

đầu

tư đ

ược

hoà

n th

ành

Quy

trìn

h th

am g

ia, t

ổ ch

ức

các

Hội

chợ

, hội

ng

hị, h

ội th

ảo đ

ược

ba

n hà

nh

soát

, đán

h gi

á nh

u cầ

u về

đào

tạ

o nh

ân lự

c đư

ợc

tiến

hành

Các

khó

a bồ

i dư

ỡng

được

tổ

chứ

c

Côn

g tá

c đá

nh g

iá s

au

đào

tạo

được

tiến

nh

Năn

g lự

c ch

uyên

môn

của

n bộ

TT

về

xúc

tiến

hỗ tr

ợ đầ

u tư

đư

ợc

nâng

cao

Các

khó

a bồ

i dư

ỡng

tiếp

tục

được

tổ c

hức

Năn

g lự

c ch

uyên

môn

của

n bộ

xúc

tiến

hỗ

trợ

đầu

được

nân

g ca

o

Kế

hoạc

h M

arke

ting

được

XD

Tran

g th

ông

tin đ

iện

tử

được

cải

tiến

Quả

ng b

á trê

n cá

c ph

ươn

g tiệ

n TT

TT

được

đa

dạng

hóa

Điề

u tra

sự

i lòn

g củ

a nh

à Đ

T đư

ợc

thự

c hi

ện

Tran

g TT

ĐT

được

nân

g cấ

p, p

hát t

riển

tăng

tiện

íc

h ch

o N

ĐT

Thôn

g tin

đư

ợc

rà s

oát,

cập

nhật

biê

n tậ

p lạ

i

Thôn

g tin

đư

ợc

đăng

tải k

ịp th

ời

trên

Web

site

của

Tr

ung

tâm

Việc

quả

ng b

á trê

n cá

c ph

ươn

g tiệ

n TT

TT

được

đa

dạng

hóa

Quy

trìn

h th

am g

ia, t

ổ ch

ức

các

Hội

chợ

, hội

ng

hị đ

ược

rà s

oát l

ại

Điề

u tra

sự

hài

ng c

ủa N

ĐT

được

thự

c hi

ện

70%

nhà

đầ

u tư

hài

ng v

ới

chất

lượn

g th

ông

tin

được

cun

g cấ

p

Côn

g tá

c xú

c tiế

n đầ

u tư

đư

ợc

hiệu

quả

n

80%

nhà

đầ

u tư

hài

ng v

ới s

hỗ tr

ợ củ

a cá

n bộ

Tr

ung

tâm

Tỷ lệ

dự

án

được

cấp

ch

ủ trư

ơng

đầu

tư tă

ng

lên

20%

Côn

g tá

c th

am g

ia c

ác

hội n

ghị,

hội

chợ

hiệu

quả

n

Côn

g tá

c th

am g

ia

các

hội n

ghị,

hội c

hợ

hiệu

quả

hơn

Thôn

g tin

đư

ợc th

u th

ập, k

iểm

tra

biên

tập

và b

iên

dịch

Hồ

sơ, t

ài li

ệu p

hục

vụ

cho

quản

g bá

, kêu

gọi

đầ

u tư

đư

ợc h

oàn

thiệ

n và

phá

t hàn

h

3/20

1212

/201

212

/201

3

Page 56: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA56

Page 57: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA 57

TỈNH LÀO CAI04

4.1 HTQLTKQ tại tỉnh Lào Cai

Trong quá trình lập kế hoạch CCHC cho năm 2011, cuộc họp Chỉ đạo do Chủ tịch UBND tỉnh và Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam đồng chủ trì đã cân nhắc tới công cụ quản lý mới để cải thiện CCHC. Khi đó đã bàn thảo việc vận dụng QLTKQ và đưa vào thành một hoạt động trong kế hoạch CCHC năm 2011 của tỉnh Lào Cai.

Tháng 10 năm 2011, tỉnh Lào Cai tổ chức hội nghị tập huấn nhằm giới thiệu HTQLTKQ cho các lãnh đạo và cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại các sở, ngành của tỉnh và UBND các huyện. Sau một thời gian trao đổi, các đại biểu hội nghị đều thống nhất là HTQLTKQ phù hợp và cần thiết để thực hiện CCHC tại tỉnh. Kế hoạch áp dụng HTQLTKQ đã dự thảo tập trung vào các nội dung:

• Tổ chức tập huấn về kiến thức và kỹ năng HTQLTKQ cho đội ngũ cán bộ, công chức chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch và CCHC tại các cơ quan/đơn vị trong tỉnh Lào Cai.

• Xác định vấn đề quan trọng nhất để áp dụng HTQLTKQ nhằm mang lại tác động nhiều nhất cho quan hệ tương tác hàng ngày giữa người dân và các cơ quan hành chính về các dịch vụ công quan trọng như cấp phép xây dựng hay đăng ký đất đai.

• Xác định các tiêu chí lựa chọn cơ quan để thí điểm HTQLTKQ theo nguyên tắc SMART – đơn giản, đo lường được, có khả năng đạt được, thực tiễn và có thời lượng thực hiện.

Nhìn chung, phần lớn các cơ quan/đơn vị đều ngại vận dụng HTQLTKQ do họ cảm thấy là không đủ kỹ năng, nguồn lực hay nhân sự. Tuy vậy, có hai sở đã đề nghị được thí điểm và đề xuất mục đích, đó là: • Sở Xây dựng nhằm ‘Cải thiện hiệu quả dịch vụ công trong lĩnh vực cấp phép

xây dựng và quản lý xây dựng tại tỉnh Lào Cai trong năm 2013-2014’• Sở Tài nguyên và Môi trường nhằm ‘Duy trì và nâng cao sự minh bạch và tiếp

cận với thông tin đất đai’

Page 58: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA58

Ảnh:�Hội�nghị�giới�thiệu�HTQLTKQ�tại�Lào�Cai�(tháng�10/2011).

4.2 SỞ XÂY DỰNG

1. Đề án HTQLTKQ:

A. Lý do thí điểm HTQLTKQ tại SXD

Dịch vụ cấp phép xây dựng và quản lý xây dựng theo thẩm quyền của SXD được chọn để áp dụng thí điểm HTQLTKQ vì cộng đồng doanh nghiệp và người dân tỉnh Lào Cai có nhu cầu lớn về xây dựng nhà ở và công trình doanh nghiệp theo chính sách cải cách kinh tế. Tuy nhiên, chương trình nhà ở tại tỉnh Lào Cai chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân, đặc biệt là của dân nghèo đô thị, các gia đình có thu nhập thấp và công nhân.

Những khó khăn gặp phải trong dịch vụ này gồm:

• Thủ tục hành chính và hướng dẫn xây dựng tại tỉnh Lào Cai chưa được công khai. Kế hoạch sử dụng đất đai chưa công bố đúng lúc và chi tiết cho người dân.

• Thủ tục cấp phép xây dựng chậm trễ, làm cho doanh nghiệp và người dân không hài lòng.

• Chưa theo dõi chặt chẽ việc xây dựng được cấp phép và chưa được cấp phép; xử lý còn chậm trễ và không minh bạch, sai phạm không được kịp thời giải quyết và mức phạt quá thấp.

• Còn xảy ra tình trạng xây dựng không phép hay không theo đúng giấy phép được cấp, không theo quy hoạch xây dựng theo tỷ lệ 1/500. Điều đó làm ảnh hưởng tới môi trường đô thị, điều kiện sống và người dân bất an.

Page 59: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA 59

SXD có thẩm quyền chung đối với việc cấp phép xây dựng và quản lý xây dựng trên địa bàn mà ít có trao đổi với các sở, ngành khác, lãnh đạo sở thể hiện quyết tâm cải tiến các dịch vụ này và cam kết phân bổ đủ nguồn lực để thực hiện.

UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành Quyết định số 2014/UBND-NC ngày 3/8/2011 về thí điểm áp dụng HTQLTKQ tại SXD. Tỉnh cũng phân bổ nguồn lực để thục hiện thí điểm này tại Quyết định số 612/QĐ-UBND ngày 26/3/2012 về giao hoạt động và bố trí ngân sách thực hiện CCHC của tỉnh.

B. Mục tiêu thí điểm HTQLTKQ tại SXD

Đề án thí điểm HTQLTKQ tại SXD tập trung vào hai mục tiêu; một thuộc về SXD và một về chương trình CCHC của tỉnh Lào Cai. a) Mục tiêu của SXD: Cải thiện hiệu quả cấp phép xây dựng và quản lý xây dựng

tại tỉnh Lào Cai trong năm 2013-2014 bằng cách:• Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân và các cơ quan trong tỉnh

về chính sách và tăng cường quản lý xây dựng. • Nâng cao tính minh bạch về quy hoạch xây dựng, đơn giản hóa thủ tục hành

chính và công khai cho người dân thực hiện. • Tạo điều kiện để cưỡng chế xây dựng, bảo vệ môi trường và vì lợi ích của

cộng đồng.• Nâng cao trách nhiệm báo cáo và thực thi tại SXD và tạo cơ chế hiệu lực cao

hơn trong quản lý theo ngành dọc của các cơ quan hành chính và điều phối liên ngành giữa các cơ quan với nhau.

b) Mục tiêu chương trình CCHC ghi tại Quyết định số 612/QĐ-UBND của UBND tỉnh Lào Cai ngày 26/3/2012 là:

• Tạo nên thay đổi đáng kể trong công tác kế hoạch từ căn cứ theo hoạt động sang căn cứ theo kết quả tại một trong số các cơ quan hành chính của tỉnh; kinh nghiệm từ đợt thí điểm này sẽ giúp tỉnh Lào Cai nhân rộng HTQLTKQ ra các lĩnh vực dịch vụ công khác.

• Nâng cao đạo đức nghề nghiệp và năng lực chuyên môn của công chức trong lĩnh vực quản lý xây dựng.

• Cải thiện sự điều phối giữa các cơ quan hành chính tại cấp tỉnh, huyện, xã về quản lý xây dựng bằng việc phân công, phân cấp và trách nhiệm rõ ràng, chi tiết.

2. Quá trình chuẩn bị:

A. Thành lập Ban Điều phối thực hiện thí điểm HTQLTKQ tại SXD

Ban Điều phối thực hiện thí điểm HTQLTKQ tại SXD do một Phó Giám đốc sở làm Trưởng ban, Phó ban là Trưởng phòng quản lý thị trường bất động sản của sở. Ban Điều phối có 4 tổ thực hiện theo các hoạt động vận dụng HTQLTKQ là:

• Tổ 1 có 3 thành viên thuộc Văn phòng và Kế toán của sở chịu trách nhiệm về việc chuẩn bị trang bị hậu cần cho việc khảo sát tại địa bàn.

• Tổ 2, 3 và 4, mỗi tổ có 3 thành viên thuộc Phòng quản lý thị trường bất động sản của sở chịu trách nhiệm khảo sát về quản lý xây dựng tại các huyện sau:

Page 60: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA60

o Bảo Yên, Văn Bàn và Bát Xát. o Mường Khương, Bắc Hà, Si Ma Cai. o Sa Pa, Bảo Thắng và thành phố Lào Cai.

B. Xác định cơ chế điều phốiNhằm hỗ trợ cho công tác của Ban Điều phối, tỉnh Lào Cai đã chỉ định các cơ quan sau đây tham gia vào việc thí điểm HTQLTKQ:• Phòng quản lý thị trường nhà ở và tài sản của SXD chuẩn bị tất cả các văn bản và thể thức, soạn thảo hướng dẫn và tập huấn về thủ tục cấp phép xây dựng và tổ chức tập huấn năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý xây dựng cấp xã. • Thanh tra SXD báo cáo và soạn thảo quy chế phối hợp giữa thanh tra sở và cấp huyện và soạn thảo quy định xử lý vi phạm trong xây dựng. • Phòng xây dựng đô thị SXD hỗ trợ các huyện trong công tác quy hoạch của địa phương đến năm 2015, đề xuất ngân sách cho các công trình xây dựng đến năm 2015 và báo cáo tiến độ xây dựng.

3. Thiết kế đề án thí điểm HTQLTKQ:

A. Phân tích cây vấn đề và sơ đồ kết quả

Phân tích cây vấn đề tập trung vào những nhược điểm trong công tác cấp phép và quản lý xây dựng tại tỉnh Lào Cai, và xác định nguyên nhân cũng như hệ quả. Từ phân tích cây vấn đề, đã đề xuất các giải pháp dưới dạng các mục tiêu và chỉ số kết quả, cũng như các bước để thực hiện được các chỉ số từ năm 2013 đến năm 2014. Sau đó, các bước được sắp xếp theo trình tự thành bản sơ đồ kết quả.

Tổng số có 10 kết quả đầu ra và 22 chỉ số theo lĩnh vực được ghi tại bảng dưới đây.

Bảng 8: Các kết quả đầu ra và chỉ số theo HTQLTKQ tại SXD tỉnh Lào Cai

Kết quả đầu ra Chỉ số1. Người dân được thông tin về quy định và thủ tục xây dựng

1. Ít nhất có 80% cán bộ quản lý xây dựng ở cấp xã được tập huấn về các thủ tục xây dựng.

2. Ít nhất 90% người dân có nhu cầu xây dựng có thông tin về chính sách và thủ tục xây dựng.

3. Ít nhất có 80% giấy phép xây dựng được cấp trong vòng 14 ngày (giảm 20% so với quy định hiện hành).

4. Phòng cấp phép xây dựng có chứng chỉ ISO.5. Ít nhất có 80% đơn vị tư vấn xây dựng được tập huấn

về chính sách, quy định và thủ tục xây dựng.6. Ít nhất 80% hồ sơ xin cấp phép xây dựng đáp ứng

được yêu cầu.7. Ít nhất có 90% cán bộ, công chức giải quyết cấp phép

xây dựng tại các sở ngành của tỉnh được tập huấn về các thủ tục và kỹ năng cấp phép xây dựng.

8. Ít nhất có 80% cán bộ, công chức giải quyết cấp phép xây dựng tại các huyện được tập huấn về các thủ tục và kỹ năng cấp phép xây dựng.

2. Đơn giản hóa thủ tục cấp phép xây dựng3.Nâng cao năng lực các đơn vị tư vấn xây dựng tại tỉnh lào cai4. Nâng cao năng lực về cấp phép xây dựng cho đội ngũ cán bộ, công chức SXD, ở cấp huyện và xã

Page 61: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA 61

B. Hoạt động và lập ngân sách căn cứ theo kết quả đầu ra

10 kết quả đầu ra này sau đó được chi tiết hóa thành các hoạt động nhằm đạt được các tiêu chí và mục tiêu đề ra. SXD cũng rà soát các chính sách và quy định hiện có về cấp phép xây dựng và quản lý xây dựng nhằm bảo đảm là các hoạt động này phù hợp với quy định. Việc rà soát các quy định về xây dựng cũng giúp cán bộ, công chức SXD cập nhật thông tin về chính sách quản lý xây dựng và đưa vào thực tiễn.

Dưới đây là ví dụ về các hoạt động để thực hiện kết quả đầu ra 5:

Kết quả đầu ra Chỉ số5. Xây dựng quy chế phối hợp giữa thanh tra xây dựng với chính quyền cấp huyện và thành phố Lào Cai

9. Ít nhất có 80% cán bộ, công chức giải quyết cấp phép xây dựng tại các xã được tập huấn về các thủ tục và kỹ năng cấp phép xây dựng.

10. Sai sót trong cấp phép xây dựng dưới 5% số giấy phép được cấp.

11. Xây dựng Quy chế phối hợp thanh tra xây dựng trong tháng 6/2013.

12. Ít nhất 80% vi phạm về xây dựng được phát hiện và xử lý thỏa đáng.

13. Ít nhất 80% dự án xây dựng đã được cấp phép được giám sát ngay từ đầu.

14. Ít nhất 70% dự án xây dựng được thanh tra trên một lần kể từ khi khởi công tới khi hoàn thành.

15. Ít nhất 70% vi phạm về xây dựng được phát hiện. 16. Quy định và thủ tục xả lý vi phạm về xây dựng được

soạn thảo trong tháng 7/2013.17. Ít nhất 70% vụ vi phạm về xây dựng được xử phạt

trong vòng 7 ngày.

6. Duy trì và nâng cao hiệu lực kiểm tra, giám sát xây dựng7. Cải tiến các thủ tục và quy định về xử phạt vi phạm trong xây dựng

8. Dự thảo quy hoạch xây dựng tỉnh Lào cai đến năm 2015

18. Dự thảo quy hoạch xây dựng với các nhiệm vụ và ngân sách được thông qua vào tháng 3/2013

9. Nâng cao tính minh bạch trong việc thực hiện theo thiết kế xây dựng tại các công trình phát triển

19. Ít nhất 80% thiết kế chi tiết công trình xây dựng được hoàn thành trong quý IV/2013.

20. Thông tin về thiết kế chi tiết công trình xây dựng được trình bày công khai tại trung tâm xã từ tháng 11/2013

10. Nâng cao hiệu lực theo dõi, đánh giá dịch vụ cấp phép xây dựng tại thành phố Lào Cai và huyện Bắc Hà

21. Hoàn thành 2 báo cáo đánh giá trong quý IV năm 2013 và 2014.

22. Cơ sở dữ liệu về cấp phép xây dựng được phát triển và cập nhật.

Page 62: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA62

Bảng 9: Các hoạt động thuộc kết quả đầu ra 5

Kết quả đầu ra 5 Xây dựng quy chế phối hợp giữa thanh tra xây dựng và chính quyền các huyện và thành phố Lào Cai

Hoạt động 5.1 Khảo sát về sự phối hợp trong thanh tra xây dựng giữa các thanh tra viên xây dựng và chính quyền các huyện và thành phố Lào Cai

Hoạt động 5.2 Dự thảo Quy chế phối hợp giữa thanh tra xây dựng và chính quyền các huyện và thành phố Lào Cai

Hoạt động 5.3 Tổ chức họp lấy ý kiến về dự thảo Quy chế phối hợp trong thanh tra xây dựng

Hoạt động 5.4 Tổ chức hội thảo (40 đại biểu) về thực hiện quy trình phối hợp trong thanh tra xây dựng giữa các thanh tra viên xây dựng và chính quyền các huyện và thành phố Lào Cai

Hoạt động 5.5 Hoàn chỉnh và thông qua Quy chế phối hợp trong thanh tra xây dựng giữa các thanh tra viên xây dựng và chính quyền các huyện và thành phố Lào Cai

Bước tiếp theo trong áp dụng HTQLTKQ về cấp phép và quản lý xây dựng là dự toán ngân sách cho từng hoạt động theo các quy định về chi tiêu hiện hành. Bản kế hoạch cuối cùng cũng chỉ rõ thời gian thực hiện hoạt động, cơ quan/đơn vị chịu trách nhiệm và kèm theo ngân sách. Kế hoạch báo cáo cũng trình bày trong sơ đồ dưới đây.

Sơ đồ 4: Kế hoạch báo cáo về thí điểm HTQLTKQ tại SXD Lào Cai

UBND tỉnh Lào Cai

Thanh tra xây dựng

Thanh tra huyện

Phòng đầu tư, kinh tế và quản lý cơ sở hạ tầng

Phòng quản lý nhà ở và thị trường bất động sản

Sở Xây dựng

UBND cấp huyện

UBND cấp xã

Page 63: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA 63

4. Kết quả đầu ra khi áp dụng HTQLTKQ:

A. Các kết quả

Thí điểm áp dụng HTQLTKQ trong lĩnh vực cấp phép và quản lý xây dựng thực hiện từ năm 2012 tới năm 2014, bao gồm cả việc thiết kế, lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá. Năm 2013, sau một năm áp dụng HTQLTKQ, các hoạt động đã triển khai đáp ứng tới 80% - 90% mục tiêu. Đến tháng 6 năm 2014, các kết quả đạt được rõ ràng là đã vượt mức yêu cầu.

Các kết quả như sau:

a) Việc áp dụng HTQLTKQ đã hỗ trợ cho sự thay đổi về thái độ và nhận thức của lãnh đạo đối với công tác lập kế hoạch và quản lý công tác. Lãnh đạo SXD nhận thấy rằng lập kế hoạch căn cứ theo kết quả theo phương thức HTQLTKQ giúp họ theo dõi tiến trình lập kế hoạch dễ dàng hơn và chỉ ra được những nhược điểm và trách nhiệm trong thực hiện cấp phép và quản lý xây dựng. Một khi phát hiện được bất kỳ nhược điểm nào trong quá trình thực hiện, họ có thể liên lạc trực tiếp với người chịu trách nhiệm để xác định vấn đề và bàn bạc cách xử lý.

b) Sự tham gia vào lập kế hoạch căn cứ theo kết quả tạo điều kiện cho các bên tham gia hiểu rõ vai trò và trách nhiệm của mình ngay từ đầu khi thực hiện kế hoạch. Vì vậy, họ chủ động làm việc cùng với những người khác và trao đổi thông tin về dịch vụ cấp phép xây dựng.

c) Áp dụng HTQLTKQ trong thực hiện cấp phép và quản lý xây dựng đã cải thiện chương trình CCHC tại tỉnh Lào Cai theo những cách thức sau:

• Tạo cơ hội tiếp cận các dịch vụ công giúp người dân nâng cao nhận thức về thi hành pháp luật về xây dựng và giảm bớt được việc xây dựng không phép hay vi phạm trong xây dựng14 .

• Tăng số lượng nhà ở xây dựng theo phép, phù hợp với quy hoạch xây dựng đã phê duyệt giúp người dân bảo vệ được tài sản của mình.

• Tăng cường xây dựng kệ thống an ninh xã hội trong nhà, bảo vệ môi trường và điều kiện sống.

• Cải tiến năng lực và hiệu quả dịch vụ công về cấp phép và quản lý xây dựng. • Thay đổi thái độ về lập kế hoạch căn cứ theo kết quả; giảm thiểu các nhược

điểm về quản lý thực hiện trong hành chính; ngăn ngừa tham nhũng trong cung ứng dịch vụ công.

14 Trang website của tỉnh có thông tin và hướng dẫn chi tiết về tiếp cận dịch vụ công không chỉ về lĩnh vực cấp phép và quản lý xây dựng, mà còn về các dịch vụ khác như cấp phép về chất lượng dịch vụ xây dựng, cấp phép về xây dựng cơ sở hạ tầng v.v. (http://laocai.gov.vn:9000/soxaydung/Trang/default.aspx)

Page 64: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA64

d) Kinh nghiệm thí điểm HTQLTKQ tạo cơ hội để SXD ban hành hai quy chế về quản lý xây dựng. Một là Hướng dẫn về cấp phép xây dựng và quản lý xây dựng theo giấy phép đã cấp (Văn bản số 03/HD-SXD ngày 01/11/20130, và Hướng dẫn về phối hợp giữa SXD và chính quyền xã, huyện về kiểm tra, thanh tra xây dựng và xử lý vi phạm trong xây dựng (Văn bản số 04/HD-SXD ngày 07/11/2013).

SXD đang lên kế hoạch nhân rộng việc áp dụng HTQLTKQ ra các dịch vụ khác thuộc chức năng của sở.

B. Bài học rút ra

1. Sự lãnh đạo

HTQLTKQ nhằm cải tiến các dịch vụ hành chính công tại tỉnh Lào Cai. Thí điểm áp dụng HTQLTKQ cung cấp một phương thức tiếp cận và công cụ mới để thay đổi việc thực hiện thể chế của hệ thống hành chính hiện tại ở cấp tỉnh, huyện và xã. Tuy nhiên, đây vẫn là một vấn đề nhạy cảm khi phải đương diện lợi ích của nhiều cơ quan hành chính khác nhau. Vì vậy, thành công của việc thí điểm HTQLTKQ lệ thuộc vào sự hỗ trợ mạnh mẽ của UBND tỉnh và lãnh đạo các sở ngành liên quan như Sở Xây dựng, Sở Nội vụ là những đơn vị mong muốn đẩy mạnh chương trình CCHC, hiểu rõ về phương thức tiếp cận theo HTQLTKQ và tin tưởng vào những lợi ích mà hệ thống này đem lại cho chương trình CCHC.

2. Sự quyết tâm của cơ quan thực hiện

Lãnh đạo SXD cam kết rất cao với việc thử nghiệm công cụ mới này nhằm cải tiến dịch vụ cấp phép xây dựng và phân bổ đủ nguồn lực hỗ trợ (thời gian,

Ảnh:Nhân�rộng�HTQLTKQ�tại�SXD�Lào�Cai�(2012).

Page 65: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA 65

nhân lực, ngân sách) để thực hiên HTQLTKQ. Sự hợp tác giữa các huyện, xã và thành phố Lào Cai với SXD trong quá trình thực hiện thí điểm HTQLTKQ là rất chặt chẽ.

3. Lĩnh vực lựa chọn

Ngay từ đầu, dịch vụ công về cấp phép và quản lý xây dựng được lựa chọn để thí điểm thực hiện HTQLTKQ bởi vì dịch vụ này thuộc chức năng, nhiệm vụ của SXD và ít cần lệ thuộc vào các cơ quan khác. SXD có thẩm quyền quyết định hoàn toàn đối với việc quản lý và tuân thủ việc áp dụng này. Chính điều đó giúp thí điểm HTQLTKQ tiết kiệm được thời gian phải trao đổi với các sở, ngành khác và dễ được các cấp hành chính tại huyện và xã chấp thuận.

Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng HTQLTKQ cũng có những thách thức đặt ra: • Phần lớn các xã tại tỉnh Lào Cai chưa có Quy hoạch xây dựng theo tỷ lệ 1/500

và không có ngân sách để thực hiện quy hoạch xây dựng đã phê duyệt. Không thể cấp giấy phép xây dựng nếu không có quy hoạch đã phê duyệt.

• Nhận thức và hiểu biết về các quy định liên quan tới cấp phép xây dựng còn yếu và chưa đủ đối với một số người dân và nhà đầu tư.

• Năng lực chuyên môn của cán bộ, công chức chịu trách nhiệm về giấy phép xây dựng tại cấp xã còn thấp và họ còn gặp khó khăn khi xử lý hồ sơ để cấp phép xây dựng.

• Sự phối hợp giữa thanh tra xây dựng của SXD với các huyện và xã chưa chặt chẽ do thiếu nhân lực và còn có thái độ ngại va chạm.

Tại một số nơi, chính quyền xã chưa quan tâm đầy đủ tới việc theo dõi, phát hiện vi phạm về xây dựng, thực hiện việc xử phạt cũng như thông tin cho nhân dân về các thủ tục xây dựng. Điều đó dẫn tới việc có sự thiếu nhất quán trong cung ứng dịch vụ công về xây dựng và quá trình thực hiện.

Cây vấn đề và sơ đồ kết quả ghi tại Phụ lục 4A và 4B tại cuối mục nội dung này.

4.3 SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

1. Lý do lựa chọn lĩnh vực thí điểm:

Qua nghiên cứu điểm số PCI của tỉnh Lào Cai, lãnh đạo STN-MT nhận thấy là những cải thiện về chỉ số tiếp cận đất đai không tương thích với sự gia tăng về thứ hạng PCI nói chung (như thể hiện tại bảng dưới đây).

Page 66: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA66

Bảng 10: PCI của tỉnh Lào Cai và Chỉ số tiếp cận đất đai

2008 2009 2010 2011 2012Chỉ số PCI 61.22 70.47 67.95 73.53 63.08Chỉ số tiếp cận đất đai 7.14 7.18 7.46 7.54 7.4Thứ hạng chung 8 3 2 1 3

Vì vậy, UBND tỉnh đã giao nhiệm vụ cho STN-MT thí điểm HTQLTKQ trong lĩnh vực quản lý và cung cấp thông tin về đất đai nhằm duy trì và cải thiện chỉ số tiếp cận đất đai trong PCI15 . Tiếp sau hội nghị tập huấn về HTQLTKQ vào tháng 10/2011, lãnh đạo và cán bộ, công chức STN-MT Lào Cai đã đi nghiên cứu tại tỉnh Đắk Lắk để tỉm hiểu kinh nghiệm thí điểm HTQLTKQ từ năm 2008. Vào đầu năm 2012, STN-MT Lào Cai đã hoàn thành việc xây dựng đề án áp dụng thí điểm HTQLTKQ.

Nếu thực hiện thành công, đề án áp dụng thí điểm HTQLTKQ se mang lại hai lợi ích chính trong CCHC:

a) Một�là, với các cơ quan hành chính, áp dụng thí điểm HTQLTKQ sẽ trang bị cho lãnh đạo và cán bộ, công chức kiến thức và kỹ năng về phân tích vấn đề, xác định mục tiêu, lập kế hoạch và quản lý nguồn lực, theo dõi, đánh giá và báo cáo. Việc áp dụng thí điểm cũng sẽ giúp tạo nên sự thay đổi về tư duy của lãnh đạo đối với việc xây dựng và quản lý công tác căn cứ theo kết quả, tăng cường sự chỉ đạo và phối hợp thực thi nhiệm vụ, cải thiện công tác quản lý nguồn nhân lực theo công tích và nâng cao việc quản lý tài chính hướng tới đạt được mục tiêu.

b) Hai�là, đối với người dân và các doanh nghiệp, đề án áp dụng thí điểm HTQLT-KQ sẽ tạo cơ hội cho các cơ quan ở sở tại cải thiện chất lượng cung ứng dịch vụ công. Thí điểm áp dụng hệ thống này cũng tạo cơ hội để người dân và các đối tác xã hội tham gia vào việc theo dõi và đánh giá công tác của các cơ quan hành chính địa phương.

15 Quyết định số 612/QĐ-UBND ngày 26/3/2012 của UBND tỉnh về việc điều chỉnh hoạt động và ngân sách trong Kế hoạch CCHC năm 2012 của tỉnh Lào Cai.

Page 67: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA 67

2. Nội dung đề án thí điểm:

Tổ thực hiện đề án HTQLTKQ tại STN-MT đã tiến hành phân tích thực trạng và xác định ra bốn lĩnh vực có vấn đề:

• Cơ sở hạ tầng và hệ thống trang thiết bị thông tin thiếu hoặc không nhất quán.• Thông tin về đất đai không đồng bộ và kịp thời. • Chất lượng thông tin về đất đai hạn chế. • Nhận thức và sự hiểu biết của người dân về trách nhiệm và quyền hạn trong

sử dụng đất còn yếu.

Các nguyên nhân và hệ quả đã được phân tích một cách toàn diện và xây dựng trong sơ đồ “cây vấn đề”. Đồng thời đã xây dựng sơ đồ mục tiêu và 10 kết quả đầu ra.

Mục tiêu, các kết quả và chỉ số thể hiện trong bảng dưới đây.

Bảng 11: Mục tiêu, các kết quả và chỉ số của HTQLTKQ tại STN-MT tỉnh Lào Cai

Ảnh:�Thiết�kế�đề�án�thí�điểm�HTQLTKQ�tại�Sở�Tài�nguyên�và�Môi�trường�tỉnh�Lào�Cai�(tháng�11/2012).

Nội dung Chỉ sốMục tiêu chính

Duy�trì�và�nâng�cao�sự�minh�bạch�và�tiếp�cận�thông�tin�về�đất�đai

90% người sử dụng đất đai hài lòng với chất lượng thông tin.Chỉ số tiếp cận thông tin đất đai trong PCI năm 2013 đạt 8.00

Lĩnh vực 1 Trang thiết bị thông tin được cung cấp đầy đủ và đồng bộ

100% người sử dụng đất được tiếp cận với thông tin về đất đai

Page 68: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA68

Nội dung Chỉ sốKết quả 1.1 Hệ thống quản lý đất đai được

trang bị đầy đủHệ thống quản lý đất đai vận hành trước tháng 4/2013

Kết quả 1.2 Phần mềm về quản lý đất đai được lựa chọn, cung cấp và hệ thống hóa (có bản quyền)

Phần mềm về quản lý đất đai vận hành trong tháng 12/2013

Lĩnh vực 2 Thông tin về đất đai được cập nhật và cung cấp kịp thời cho các địa phương

100% thông tin về đất đai được cập nhật và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh 80% thay đổi trong thông tin về đất đai được cập nhật

Kết quả 2.1 Xây dựng và ban hành quy chế về dịch vụ thông tin đất đai

Quy chế ban hành vào tháng 3/2013

Kết quả 2.2 Nâng cao kỹ năng của cán bộ, công chức về thu thập và xử lý thông tin đất đai

Thời gian trung bình cung cấp dịch vụ thông tin đất đai cho công dân và doanh nghiệp giảm 50%

Kết quả 2.3 Cán bộ, công chức có kỹ năng tốt trong sử dụng hệ thống phần mềm thông tin đất đai

Kết quả 2.4 Cập nhật và cung cấp kịp thời thông tin về đất đai cho những người sử dụng

100% thông tin về đất đai được cập nhật và đăng tải trên cổng thông tin điện tử của tỉnh

Lĩnh vực 3 Nâng cao chất lượng thông tin đất đai tại cơ sở

80% biến động về thông tin được cập nhật

Kết quả 3.1 Nghiệp vụ về đăng ký biến động đất đai và cung cấp thông tin đất đai tại huyện Văn Bàn được tăng cường

90% đối tượng sử dụng đất huyện Văn Bàn hài lòng về thông tin đất đai Kết quả 3.2 Thông tin về đất đai tại huyện

Văn Bàn được cung cấp đầy đủ, có chất lượng

Lĩnh vực 4 Nâng cao nhận thức của người sử dụng đất

Tỷ lệ vi phạm sử dụng đất giảm 70%

Kết quả 4.1 Tài liệu tuyên truyền về đất đai được cập nhật, bổ sung

100% người sử dụng đất được nâng cao nhận thức về quy định về đất đai

Kết quả 4.2 Kỹ năng tuyên truyền về đất đai của cán bộ huyện, xã, tuyên truyền viên huyện Văn Bàn được nâng cao

90% đối tượng sử dụng đất huyện Văn bàn hài lòng về thông tin đất đai

STN-MT đã xây dựng bản kế hoạch làm việc chi tiết cho giai đoạn từ giữa năm 2012 đến giữa năm 2014 với ngân sách gần 4.487.000.000 đồng phân bổ theo các kết quả.

Cây vấn đề, sơ đồ giải pháp và một phần kế hoạch làm việc kèm theo ở phần cuối mục nội dung này.

Page 69: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA 69

3. Quản lý đề án:

Cùng với Quyết định của UBND tỉnh phê duyệt đề án thí điểm này (Quyết định số 753/QĐ-UBND ngày 29/3/2013), đã thành lập Ban Điều phối thí điểm HTQLTKQ gồm 14 thành viên. Trưởng ban điều phối là Giám đốc STN-MT và các thành viên khác là đại diện cho các phòng liên quan. Ban này có hai thành viên từ huyện Văn Bàn nơi triển khai một số hoạt động của đề án thí điểm.

Các hoạt động của đề án được chi tiết hóa trong kế hoạch triển khai hàng quý và hàng năm. Các thành viên Ban Điều phối thực hiện việc theo dõi và giám sát nhiệm vụ theo lĩnh vực được phân công. Hàng quý, Ban tổ chức họp đánh giá tiến độ và kết quả đạt được, và xác định phương hướng nhiệm vụ tiếp theo nhằm thực hiện đề án. Ban Điều phối cũng báo cáo hàng quý, nửa năm và hàng năm cho Sở Nội vụ.

4. Kết quả thực hiện đề án thí điểm

A. Kết quả đầu ra

Mặc dù đề án thí điểm này chưa hoàn thành mục tiêu16, sau một năm rưỡi thực hiện, đến tháng 12/2013, phần lớn các kết quả thuộc mọi lĩnh vực đều đạt được theo các chỉ số, cụ thể là:

Lĩnh vực 1: Trang thiết bị thông tin đất đai được cung cấp đầy đủ và đồng bộ • Trang thiết bị với số lượng và tiêu chuẩn kỹ thuật đầy đủ cung cấp cho các cơ

quan/đơn vị thí điểm để lưu trữ thông tin đất đai, quản lý văn bản, xử lý công việc và dịch vụ đất đai.

Lĩnh vực 2: Thông tin đất đai được cập nhật và cung cấp kịp thời cho các địa phương • Đã ban hành Quy định về cơ chế trách nhiệm và phối hợp cung cấp thông tin

đất đai trong ngành và cho các công dân, doanh nghiệp (Quyết định số 42/QĐ-STNMT ngày 26/4/2013).

• Hơn 50 cán bộ, công chức cấp huyện và xã được tập huấn về thu thập và xử lý thông tin về đất đai.

• Hơn 500 bản cẩm nang về sử dụng dịch vụ trực tuyến đã được phát cho 9 huyện và 165 xã, và khách hàng tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả; 300 bản hướng dẫn Luật Đất đai phát cho cán bộ, công chức quản lý và dịch vụ đất đai ở cấp tỉnh và huyện, và các công dân.

Lĩnh vực 3: Nâng cao chất lượng thông tin đất đai ở cơ sở • Đã tiến hành khảo sát 900 người tại 9 huyện và 165 xã về nhận thức thông tin

về đất đai. Một khảo sát khác với 100 doanh nghiệp và người dân về sự minh bạch và sự thuận tiện trong dịch vụ về đất đai cũng được tổ chức. Kết quả các đợt khảo sát này được dùng để cập nhật thông tin trực tuyến về đất đai, làm tài liệu tập huấn và cẩm nang về sử dụng đất.

16 Năm 2013, chỉ số PCI và chỉ số tiếp cận đất đai của tỉnh giảm (cụ thể là từ 63,08 xuống 59,43 và từ 7,4 xuống 5,93). Chí số PCI nói chung xếp thứ 17, thấp hơn so với năm 2012

Page 70: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA70

• Cơ sở dữ liệu về đất đai và hệ thống thông tin của huyện Văn Bàn đã được cập nhật và đăng tải trên trang điện tử của huyện; 33 cán bộ, công chức quản lý địa chính của huyện và các xã tại huyện Văn Bàn được tập huấn về quản lý thông tin đất đai và dịch vụ thông tin về đất đai.

Lĩnh vực 4: Nâng cao nhận thức của người sử dụng đất đai • Cùng với việc in ấn các tài liệu thông tin, tuyên truyền về đất đai, nhiều hoạt

động quảng bá cũng được tổ chức và phát ấn phẩm tới công dân và doanh nghiệp trên địa bàn huyện Văn Bàn.

B. Kết quả

Vào cuối năm 2013, STN-MT đã tổ chức đánh giá kết quả và rút ra các bài học. Đây là lần đầu tiên STN-MT có cơ hội làm quen với một phương pháp lập kế hoạch và triển khai thực hiện công việc với nhiều ưu điểm so với phương pháp hiện hành. Từ kinh nghiệm áp dụng hệ thống quản lý chất lượng (ISO - 9001-2008) những năm trước đó, STN-MT có một số thuận lợi khi thí điểm HTQLTKQ. Mặc dù hệ thống này mới chỉ áp dụng thí điểm trong một lĩnh vực hoạt động hẹp, song những kết quả ban đầu đã cho thấy có những cải thiện về năng lực quản lý của các cơ quan hành chính và nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ cho công dân, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

a) Thứ�nhất,�thông qua đề án thí điểm này, lãnh đạo STN-MT và các đơn vị thuộc các cấp tham gia biết được cách xác định và phân tích toàn diện vấn đề, dẫn tới năng lực xác định đầy đủ và chi tiết các mục tiêu và lĩnh vực cần thay đổi.

b) Thứ�hai, áp dụng phương pháp khung lô gich với các kỹ năng kỹ thuật xác định nội dung cho các thành phần cho phép STN-MT xây dựng bản kế hoạch công tác mang tính khả thi với các hoạt động phải triển khai cũng như các chỉ số thành công cho từng nội dung công việc, trách nhiệm và phương pháp theo dõi, đánh giá.

c) Thứ�ba, phương pháp lập kế hoạch này đã thực sự giúp lãnh đạo và các đơn vị thuộc STN-MT quản lý dễ dàng hơn kế hoạch làm việc so với phương pháp hiện tại, đặc biệt trong việc theo dõi và huy động, phân bổ nguồn lực, tiến độ công việc và phát hiện cũng như xử lý kịp thời những khó khăn, vướng mắc.

d) Thứ�tư, hệ thống lập kế hoạch này tạo điều kiện tăng cường sự điều phối và trách nhiệm của các bên tham gia.

e) Thứ�năm, đây là đề án có cam kết ngân sách ngay từ giai đoạn lập kế hoạch. Nguồn lực quan trọng này được bố trí và phân bổ đầy đủ, kịp thời theo các yêu cầu triển khai.

Cuối cùng, một ưu điểm nổi bật trong việc áp dụng HTQLTKQ chính là việc đây là một hệ thống mở cho mọi đối tượng tham gia, kể cả các công dân và doanh nghiệp là những người hưởng lợi từ đề án, được tham gia vào việc quản lý đề án này trong mọi giai đoạn (xây dựng và thực hiện đề án).

Page 71: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA 71

C. Bài học kinh nghiệm

Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả tích cực thì do khoảng thời gian thí điểm ngắn, chưa thấy được nhiều tiến bộ về kỹ năng, kỹ thuật theo dõi, giám sát và báo cáo của đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện HTQLTKQ. Qua phản hồi của các lãnh đạo và cán bộ, công chức, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau đây:

• HTQLTKQ là mới mẻ. Nhất thiết cần lựa chọn lĩnh vực áp dụng hệ thống này gắn với phát triển - kinh tế xã hội để triển khai mang tính khả thi cao.

• Phần lớn các công cụ và kỹ thuật giới thiệu qua đợt thí điểm là mới mẻ, mang tính hợp lý và lô gich, vì vậy đội ngũ lãnh đạo và cán bộ, công chức, cũng như các đối tượng tham gia khác cần sẵn sàng thay đổi tư duy, có cam kết cao với tiến trình thí điểm và tích cực tham gia thực hiện nhiệm vụ.

• Cần có các phương pháp, công vụ và kỹ thuật về phân tích vấn đề, đưa ra giải pháp để xây dựng kế hoạch căn cứ theo kết quả.

• Việc xây dựng các chỉ số thực thi, các mốc thời gian và phân công trách nhiệm trong kế hoạch giúp tăng cường tính trách nhiệm của cá nhân, đồng thời, phục vụ việc theo dõi và đánh giá chặt chẽ thực thi công tác.

Là một công cụ quản lý hữu hiệu giúp quá trình cải cách công vụ, STN-MT mong muốn nhân rộng HTQLTKQ ra toàn ngành tài nguyên và môi trường. Trước mắt, có thể mở rộng hệ thống này ra một số dịch vụ khác thuộc kế hoạch công tác năm của Sở. Đặc biệt, cần cân nhắc đưa các cải cách theo hệ thống kết quả vào sáng kiến chung.

Xem cây vấn đề và sơ đồ kết quả tại các phụ lục 4C và 4D phần cuối mục nội dung này.

Page 72: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA72

Phụ

lục

4A:

Phân

tích

cây

vấn

đề

của

Sở X

ây d

ựng

NG

C C

ẤP

PH

ÉP

Y D

ỰN

G V

À Q

UẢ

N L

Ý C

ÔN

G T

RÌN

H T

HE

O G

IẤY

PH

ÉP

Y D

ỰN

G K

ÉM

HIỆ

U Q

UẢ

NG

UYÊ

N N

N

Ảnh

ởng

đến

trật t

ự X

H,..

. là

m c

ho n

gười

dân

khô

ng

hài l

òng

Hiể

u bi

ết v

ề xâ

y dự

ng v

à qu

y ho

ạch

của

ngư

ời d

ân

chư

a tố

t

Côn

g kh

ai,H

D

thủ

tục

hành

ch

ính

về X

D

tại đ

ịa

phư

ơng

ch

ưa

tốt

Thời

gia

n lậ

p qu

y ho

ạch

chậm

Vốn

lập

QH

XD

hàn

g nă

m c

hưa

đáp

ứng

đư

ợc n

hu

cầu

Thiế

u ch

ươn

g trì

nh p

hát

triển

nhà

Thiế

u ki

nh

phí đ

ầu tư

y dự

ng

nhà

ở xã

hội

Năn

g lự

c cá

n bộ

cấp

chư

a đá

p ứ

ng đ

ược

nh

u cầ

u

Năn

g lự

c củ

a cá

n bộ

thự

c hi

ện c

ấp p

hép

chư

a đá

p ứ

ng

được

nhu

cầu

Mứ

c xử

ph

ạt h

ành

chín

h th

ấp

Quy

địn

h cư

ỡng

chế

vi p

hạm

XD

ch

ưa

phù

hợp

Phổ

biế

n Q

HX

D đ

ược

du

yệt t

ại đ

ịa

phư

ơng

chư

a kị

p th

ời, c

ụ th

Năn

g lự

c củ

a cá

c tổ

chứ

c tư

vấn

(thi

ết

kế, t

hẩm

tra,

G

S) t

hấp

Thiế

u qu

y ch

ế ph

ối h

ợp g

iữa

than

h tra

xây

dự

ng v

à cấ

p hu

yện

Quy

địn

h xử

vi p

hạm

tro

ng x

ây

dựng

chư

a ph

ù hợ

p

Năn

g lự

c cá

n bộ

cấp

phé

p và

quả

n lý

ng tr

ình

chư

a đá

p ứ

ng

được

nhu

cầu

Chí

nh s

ách

phát

triể

n nh

à ở

chư

a đá

p ứ

ng đ

ược

nhu

cầ

u

Thiế

u qu

y ho

ạch

chi t

iết

xây

dựng

đô

thị

Năn

g lự

c cá

n bộ

thự

c hi

ện c

ấp

phép

, tổ

chứ

c bộ

máy

quả

n lý

th

eo g

iấy

phép

chư

a đá

pứng

yêu

cầ

u

QH

XD đ

ô th

ị và

Chí

nh s

ách

phát

triể

n nh

àở c

hưa

đápứ

ngđư

ợc

nhu

cầu

Xã h

ộiC

hính

sác

hB

ộ m

áy

Hiệ

u qu

ả qu

ản lý

nhà

ớc

về x

ây d

ựng

thấp

Cản

trở

đầu

tư p

hát t

riển

đô th

ị th

eo q

uy h

oạch

đư

ợc d

uyệt

Thiệ

t hại

về

kinh

tế c

ho

ngư

ời d

ân v

à ch

o nh

à nư

ớc

Page 73: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA 73

Phụ

lục

4B: S

ơ đ

ồ kế

t quả

của

Sở

Xây

dự

ng

Nân

g ca

o nh

ận

thứ

c

của

ngư

ời

dân

các

đối

tác

về

xây

dựng

cấ

p ph

ép x

ây

dựng

1. Q

uy đ

ịnh

và th

ủ tụ

c về

xây

dự

ng đ

ược

tuyê

n tru

yền

phổ

biến

đến

ngư

ời d

ân

2. T

hủ tụ

c hà

nh c

hính

cấp

phé

p xâ

y dự

ng

được

đơn

giả

n ho

á

10. N

âng

cao

hiệu

quả

côn

g tá

c ki

ểm tr

a, đ

ánh

giá

chất

lượn

g cấ

p ph

ép x

ây d

ựng

tại t

hành

phố

Lào

Cai

thị t

rấn

Sa

Pa,

Bắc

6. H

iệu

quả

công

tác

kiểm

tra,

kiể

m s

oát c

ác c

ông

trình

xây

dự

ng đ

ược

duy

trì v

à nâ

ng c

ao

7. C

ải th

iện

các

quy

trình

thủ

tục

xử lý

vi p

hạm

xây

dự

ng

4. N

âng

cao

năng

lực

thự

c hi

ện c

ấp g

iấy

phép

xây

dự

ng c

ho c

án b

ộ S

ở X

ây d

ựng

các

cơ q

uan

đơn

vị c

ấp h

uyện

cấp

8. K

ế ho

ạch

lập

quy

hoạc

h xâ

y dự

ng đ

ến

2015

trên

địa

bàn

tỉnh

Lào

Cai

đư

ợc x

ây

dựng

ban

hành

5. Q

uy c

hế p

hối h

ợp

giữ

a th

anh

tra x

ây

dựng

UB

ND

các

hu

yện,

thàn

h ph

ố Là

o C

ai đ

ược

xây

dự

ng v

à ba

n hà

nh

9. N

âng

cao

tính

min

h bạ

ch

trong

thự

c hi

ện Q

uy

hoạc

h ch

i tiế

t tạ

i các

khu

vự

c đã

đư

ợc

phê

duyệ

t

3. N

âng

cao

năng

lực

tư v

ấn c

ho c

ác tổ

chứ

c tư

vấn

xây

dự

ng tr

ên

địa

bàn

tỉnh

Lào

Cai

Nân

g ca

o nă

ng lự

c

quản

các

công

trì

nh th

eo

giấy

phé

p xâ

y dự

ng

được

cấp

Nân

g ca

o ch

ất

lượn

g cô

ng tá

c qu

y ho

ạch

xây

dựng

1/20

132/

2013

3/20

134/

2013

5/20

136/

2013

7/20

138/

2013

9/20

1310

/201

311

/201

312

/201

31/

2014

2/20

143/

2014

4/20

145/

2014

6/20

147/

2014

8/20

149/

2014

10/2

014

11/2

014

12/2

014

MỤ

C T

IÊU

KẾT

QU

ẢC

hỉ s

ố kế

t quả

Chỉ

số

Mục

tiêu

1. Ít

nhấ

t 80%

cán

bộ

quản

lý x

ây d

ựng

ở xã

, ph

ường

tham

gia

tập

huấn

quy

trìn

h th

ủ tụ

c về

xây

dựn

g.2.

Ít n

hất 9

0% n

gười

dân

nhu

cầu

về x

ây

dựng

nắm

đượ

c cá

c qu

y đị

nh c

ủa p

háp

luật

, th

ủ tụ

c về

xây

dựn

g.3.

Ít n

hất 8

0% g

iấy

phép

xây

dựn

g đư

ợc c

ấp

trong

phạ

m v

i 14

ngày

(giả

m 2

0% s

o vớ

i quy

đị

nh h

iện

hành

).4.

Quy

trìn

h cấ

p ph

ép x

ây d

ựng

được

cấp

ch

ứng

nhận

theo

tiêu

chu

ẩn IS

O.

5. Í

t nh

ất 8

0% s

ố đơ

n vị

vấn

xây

dựng

đư

ợc tậ

p hu

ấn c

ác q

uy đ

ịnh

của

pháp

luật

, th

ủ tụ

c về

xây

dựn

g.6.

Ít n

hất 8

0% h

ồ sơ

xin

cấp

phé

p đạ

t tiê

u ch

uẩn.

7. Ít

nhấ

t 90%

Cán

bộ

quản

lý c

ấp p

hép

xây

dựng

cấp

Sở

được

tập

huấn

về

quy

trình

&

các

kỹ n

ăng

cấp

phép

xây

dựn

g.8.

Ít n

hất 8

0% C

án b

ộ qu

ản lý

cấp

phé

p xâ

y dự

ng c

ấp H

uyện

đượ

c tậ

p hu

ấn v

ề qu

y trì

nh

& cá

c kỹ

năn

g cấ

p ph

ép x

ây d

ựng.

9.

Ít n

hất 8

0% C

án b

ộ qu

ản lý

cấp

phé

p xâ

y dự

ng c

ấp X

ã đư

ợc tậ

p hu

ấn v

ề qu

y trì

nh &

c kỹ

năn

g cấ

p ph

ép x

ây d

ựng.

10. S

ai s

ót k

ỹ th

uật t

rong

cấp

phé

p xâ

y dự

ng

thấp

hơn

5%

so

với t

ổng

số g

iấy

phép

cấp

.11

. Q

uy c

hế p

hối

hợp

than

h tra

xây

dựn

g đư

ợc b

an h

ành

vào

thán

g 6

năm

201

3.12

. Ít n

hất

80%

côn

g trì

nh c

ó sa

i sót

đượ

c ph

ân đ

ịnh

rõ tr

ách

nhiệ

m v

à đư

ợc g

iải q

uyết

.13

. Ít n

hất 8

0% c

ông

trình

giấy

phé

p xâ

y dự

ng đ

ược

kiểm

soá

t từ

lúc

khởi

côn

g.14

. Ít n

hất 7

0% cô

ng tr

ình

được

kiểm

tra

từ 1

lần

trở lê

n kể

từ k

hi k

hởi c

ông

đến

khi h

oàn

thàn

h.15

. Ít n

hất 7

0% s

ố trư

ờng

hợp

vi p

hạm

tron

g xâ

y dự

ng đ

ược

phát

hiệ

n.16

. Quy

trìn

h và

thủ

tục

cập

nhật

về

xử lý

vi

phạm

đượ

c bà

n hà

nh th

áng

7 nă

m 2

013.

17.

Ít nh

ất 7

0% s

ố vụ

vi p

hạm

đượ

c qu

yết

định

xử

phạt

tron

g vò

ng 7

ngà

y.18

. Kế

hoạc

h lậ

p qu

y ho

ạch

xây

dựng

cùn

g nh

iệm

vụ

và n

gân

sách

đượ

c ph

ê du

yệt t

háng

3

năm

201

3.19

. Ít n

hất 8

0% Q

uy h

oạch

chi

tiết

tại c

ác k

hu

vực

đã đ

ược

phê

duyệ

t sẽ

hoàn

thàn

h và

o Q

uý 4

/201

3.20

. Thô

ng ti

n qu

y ho

ạch

chi t

iết x

ây d

ựng

tại

các

khu

vực

đã p

hê d

uyệt

đượ

c cô

ng k

hai t

ại

địa

điểm

quy

hoạ

ch v

à tạ

i U

BND

các

xã,

ph

ường

, thị

trấn

từ th

áng

11 n

ăm 2

013.

21. B

áo c

áo đ

ánh

giá

được

hoà

n th

ành

vào

02 lầ

n: Q

uý 4

/201

3 và

Quý

4/2

014.

22.

sở d

ữ liệ

u về

cấp

phé

p xâ

y dự

ng

được

hìn

h th

ành

để th

ực h

iện

cho

các

giai

đo

ạn ti

ếp th

eo.

1. Ít

nhấ

t 90%

N

gười

dân

trên

địa

n tỉn

h Là

o C

ai

hài lò

ng v

ới c

hất

lượn

g cấ

p gi

ấy

phép

xây

dựn

g.2.

Ít n

hất 9

0% C

hủ

đầu

tư h

ài lò

ng v

ới

chất

lượn

g dị

ch v

ụ cấ

p ph

ép x

ây d

ựng.

3. 1

00%

côn

g trì

nh

được

cấp

phé

p trư

ớc th

ời h

ạn.

4. Ít

nhấ

t 85%

côn

g trì

nh đ

ược

xây

dựng

theo

quy

ho

ạch

được

duy

ệt.

Page 74: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA74

Phụ

lục

4C: P

hân

tích

cây

vấn

đề c

ủa S

ở T

ài n

guyê

n và

Môi

trư

ờng

Mứ

c độ

hài

lòng

tiếp

cận

đất đ

ai th

ấp

Quả

n lý

đất

đai

khô

ng

chặt

chẽ

Tran

g th

iết b

ị còn

thiế

u,

chư

a đồ

ng b

Vốn

đầu

tư c

ho

trang

thiế

t bị

còn

thấp

Chư

a đư

ợc tậ

p hu

ấn

kỹ n

ăng

về th

u th

ập,

xử lý

cung

cấp

th

ông

tin v

ề đấ

t đai

Đào

tạo

chư

a th

ườn

g xu

yên

Tran

g th

iết b

ị ch

ưa

đủN

gười

sử

dụn

gđất

kh

ông

thự

c hi

ện

Kiê

m n

hiệm

nhi

ều

nhiệ

m v

ụC

án b

ộ hu

yện

và x

ã ch

ưa

đáp

ứng

yêu

u ch

uyên

môn

Cán

khôn

g ổn

địn

h, k

iêm

nh

iệm

Kin

h ph

í cấp

kh

ông

đủ v

à kị

p th

ời

Phầ

n m

ềm

chuy

ên n

gành

ch

ưa

thốn

g nh

ất

Nhi

ều c

án b

ộ ch

ưa

quan

tâm

đế

n vi

ệc c

ung

cấp

thôn

g tin

Chư

a có

quy

địn

h cụ

thể

về tr

ách

nhiệ

m c

ủa C

B

trong

việ

c cu

ng c

ấp T

T

Cập

nhậ

t chỉ

nh lý

bi

ến đ

ộng

đất đ

ai

chư

a kị

p th

ời

Đo

đạc

địa

chín

h ch

ậm

Tuyê

n tru

yền

pháp

luật

về

đất đ

ai

chư

a tố

t

Tổng

hợp

, cập

nhậ

t th

ông

tin c

hưa

kịp

thời

Chấ

t lư

ợng

thôn

g tin

còn

hạ

n ch

ế

Ngu

yên

nhân

Tính

min

h bạ

ch th

ông

tin tr

ong

quản

nhà

nướ

c về

đất

đai

chư

a ca

o

Kin

h tế

hội p

hát

triển

chậ

mC

hỉ s

ố P

CI t

ụt h

ạng

Thu

hút đ

ầu tư

chậ

mS

inh

ra n

hiều

“cò

đất”

Nhậ

n th

ức

của

ngư

ời s

dụng

đất

Page 75: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA 75

TỈNH LAI CHÂU 05

5.1 BỐI CẢNH

1. Bối cảnh của tỉnh và mục tiêu CCHC:

Tỉnh Lai Châu thành lập năm 2004 (tỉnh Lai Châu cũ được tách ra thành hai tỉnh Điện Biên và Lai Châu hiện nay). Đây là một trong những tỉnh khó khăn nhất thuộc vùng Tây – Bắc, với 20 dân tộc thiểu số chiếm khoảng 90% dân số của tỉnh. Sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh gặp nhiều khó khăn, không chỉ do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, mà còn do hệ thống công vụ hoạt động chưa hiệu quả. Trong những năm qua, CCHC của tỉnh chú trọng vào tăng cường hiệu quả hoạt động của hệ thống hành chính và của các công chức nhằm cải thiện chất lượng cung ứng dịch vụ công cho công dân.

Từ khi tham gia vào chương trình GOPA, tỉnh Lai Châu đã xây dựng kế hoạch CCHC theo khung lô gich và tập trung vào đầu ra và kết quả với hệ chỉ số đánh giá thực thi để đo lường và một hệ thống theo dõi, đánh giá rõ ràng. Phương thức tiếp cận này dựa vào phương pháp quản lý theo kết quả dần làm thay đổi tư duy của chính quyền tỉnh trong tiến trình cải cách. Đã có thời điểm người ta đặt ra câu hỏi sau đây trong CCHC “Đã có bao nhiêu kinh phí phân bổ để thực hiện cải cách?”. Ngày nay câu hỏi thường đưa ra là “Cải cách sẽ mang lại gì cho tỉnh và các công dân?”.

Tỉnh Lai Châu đã lựa chọn quản lý theo kết quả là công cụ dành cho các lãnh đạo để theo dõi, giám sát và cho cán bộ, công chức, viên chức thực hiện điều được yêu cầu và báo cáo kết quả có chứng cứ. Rõ ràng, sự thay đổi về nhận thức là không phải một sớm một chiều đã có được Kể từ khi ý tưởng về HTQLTKQ được giới thiệu, phải qua rất nhiều cuộc tranh luận, phương pháp này mới được đưa vào áp dụng. Nguyên nhân không khó hiểu. Mỗi khi cái mới phát sinh, luôn có những người ủng hộ và những người cản lại, nhất là trong lĩnh vực nhạy cảm như CCHC. Vì vậy, lãnh đạo tỉnh có vai trò then chốt và quyết định, nếu thiếu sự ủng hộ và chỉ đạo này thì không thể triển khai thành công thí điểm HTQLTKQ được.

Page 76: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA76

Tại cấp độ thực hiện, các nhà quản lý và cán bộ, công chức, viên chức cũng dần dần nhận thức được tầm quan trọng trong thí điểm áp dụng HTQLTKQ vì hệ thống này giúp cải tiến công tác lập kế hoạch, đưa ra được các mục tiêu lượng hóa được, phân công phân nhiệm và giao chức trách nhiệm vụ chính xác hơn cho các cá nhân và đơn vị thực hiện, triển khai các tiêu chí xác định từ trước dễ dàng hơn, qua đó tạo điều kiện giam sát và báo cáo có thông tin, số liệu làm chứng cứ. Khi thí điểm HTQLTKQ diễn ra, các cán bộ, công chức, viên chức trở thành động lực thiết yếu để thay đổi tại tỉnh như trình bày dưới đây.

2. Chuẩn bị áp dụng HTQLTKQ:

Những bài học kinh nghiệm rút ra từ thí điểm áp dụng HTQLTKQ ở một số địa phương khác trong cả nước cho thấy rằng nâng cao nhận thức của các bên tham gia là đặc biệt quan trọng. Trong khi quản lý theo kết quả tại tỉnh Lai Châu đã được thử nghiệm qua lập kế hoạch và thực hiện CCHC thì HTQLTKQ có những hàm ý về thay đổi tử phương thức tiếp cận quản lý và thực thi công việc theo lối truyền thống sang phương thức hiện đại hơn, mang lại thay đổi trong quy chế và quan hệ làm việc hiện nay. Để bắt đầu thí điểm, cần rà soát các khuôn khổ pháp lý và thể chế hiện tại để có được sự hiểu biết toàn diện về cải cách trong bối cảnh các sáng kiến phân cấp quản lý của Chính phủ. Đợt rà soát này cũng bao hàm các bài học và kinh nghiệm rút ra từ thí điểm HTQLTKQ tại thành phố Hồ Chí Minh (năm 2005) và tỉnh Đắk Lắk (năm 2007).

Áp dụng HTQLTKQ đòi hỏi trách nhiệm nâng cao của cả những nhà hoạch định chính sách và những người thực hiện, cần điều phối cả theo chiều ngang và chiều dọc. Để vượt qua những e ngại của những người tham gia, tỉnh đã tổ chức một số hội thảo với lãnh đạo các sở, ngành cấp tỉnh và cấp huyện. Qua các hội thảo này đã bàn luận sôi nổi về khái niệm, ý nghĩa của HTQLTKQ cũng như các kỹ thuật cần thiết để triển khai.

Khi đã có sự đồng thuận về HTQLTKQ tại tỉnh Lai Châu, lãnh đạo các sở, ngành và đơn vị được giao quyền quyết định xem là họ có muốn thí điểm hệ thống này tại cơ quan, đơn vị mình không. Sự trao quyền chủ động này là cần thiết để bảo đảm tính cam kết và lâu bền của việc áp dụng thí điểm HTQLTKQ. Sau đó tổ chức nhiều khóa tập huấn với các cơ quan, đơn vị được lựa chọn nhằm trang bị cho cán bộ, công chức, viên chức kiến thức và kỹ năng phù hợp về HTQLTKQ. Sự kết hợp giữa cam kết của lãnh đạo với tư cách là lực đẩy và năng lực được nâng cao của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tham gia vào quá trình thí điểm được xem là điều kiện tiên quyết để thí điểm hệ thống này tại tỉnh.

Page 77: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA 77

17 Thị xã Lai Châu trở thành thành phố Lai Châu vào cuối năm 2013.

5.2 TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM ĐỒNG, THÀNH PHỐ LAI CHÂU17

1. Đề án thí điểm

A. Lựa chọn lĩnh vực giáo dục:

Việc lựa chọn lĩnh vực để áp dụng HTQLTKQ căn cứ theo một số nguyên tắc: (1) lĩnh vực này phải gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; (2) có mối quan hệ ngang và dọc trong tuyến quản lý của chính quyền tỉnh; và (3) thuộc thẩm quyền của chính quyền địa phương để bảo đảm cơ hội thành công cao.

Vì vậy, Trường tiểu học Kim Đồng, một trường mới được thành lập tại thành phố Lai Châu được Sở Giáo dục và Đào tạo (SGD-ĐT) lựa chọn để thí điểm áp dụng HTQLTKQ.

Ảnh:Trao đổi các nội dung liên quan tới triển khai thí điểm HTQLTKQ tại tỉnh Lai Châu (tháng 6/2012).

B. Mục tiêu HTQLTKQ:

Mục tiêu chung của đợt thí điểm này là: “Quản lý chất lượng đầu ra các khối lớp của trường tiểu học Kim Đồng, góp phần đổi mới công tác quản lý và phương pháp giảng dạy nhằm đáp ứng yêu cầu của học sinh và nhân dân sở tại”.

Page 78: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA78

Các mục tiêu cụ thể áp dụng HTQLTKQ tại nhà trường là:

• 100% cán bộ quản lý giảng dạy hiểu rõ quá trình quản lý chất lượng đầu ra học sinh. • 100% giáo viên nhà trường hiểu được vai trò và tầm quan trọng trong công tác

quản lý chất lượng đầu ra học sinh, qua đó nâng cao chất lượng dạy học.• 100% học sinh được đánh giá kết quả.

C. Các nội dung chính của HTQLTKQ:

Đã xác định các biện pháp chủ yếu sau đây nhằm cải tiến việc quản lý chất lượng đầu ra học sinh:

• Nâng cao nhận thức về vai trò và ý nghĩa của quản lý chất lượng đầu ra học sinh.• Tăng cường năng lực quản lý.• Đổi mới việc kiểm tra và đánh giá kết quả của học sinh.• Quản lý quá trình kiểm tra, đánh giá học sinh.• Quản lý chất lượng kết quả học tập.• Quản lý sự chuyển đổi. • Quản lý kế hoạch căn cứ theo kết quả.

2. Kết quả thực hiện HTQLTKQ:

A. Kết quả đầu ra đạt được

Qua triển khai thí điểm HTQLTKQ, công tác quản lý nhà trường đã đạt được những cải tiến sau đây:

a) Với sự tham gia của toàn thể 18 giáo viên và cán bộ, nhà trường đã soạn thảo và ban hành các quy chế về đánh giá chất lượng học sinh. Sau đó đã có một số điều chỉnh để quy chế thêm phù hợp với các đối tượng học sinh trong trường.

b) Công tác lập kế hoạch của trường đã được cải tiến, bao gồm mục đích chung, các mục tiêu cụ thể, các hoạt động và phân công nhiệm vụ cho các cán bộ, giáo viên. Nội dung kế hoạch bao gồm các ưu tiên và giải pháp thực hiện hoạt động nhằm tạo nên kết quả. Kế hoạch xây dựng theo từng học kỳ, tháng và tuần.

c) Đã tổ chức 5 cuộc họp của toàn trường và 10 cuộc họp giáo viên để đánh giá học sinh. Kết quả là 12/16 giáo viên (75,0%) có kỹ năng đánh giá học sinh, 4 giáo viên còn lại cần tiếp tục cải tiến thêm. Ngoài ra, trường cũng tổ chức các cuội hội ý nhằm chia sẻ các tỉnh huống trong dạy học để giáo viên có điều kiện học hỏi lẫn nhau18 .

18 Báo cáo kết quản thực hiện HTQLTKQ của trường vào tháng 4/2014 có kèm theo 3 tình huống dạy học đã được chia sẻ tại các buổi hội ý giáo viên.

Page 79: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA 79

d) Các thủ tục kiểm tra học sinh được thiết kế theo các yêu cầu chuẩn về chương trình và các hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền nhằm bảo đảm độ chính xác và bí mật. Tổng số đã xây dựng và thực hiện được 165 bài kiểm tra theo định kỳ và hàng tháng trong giai đoạn thí điểm HTQLTKQ (xem bảng dưới đây). Ban Giám hiệu nhà trường chấm một tỷ lệ bài nhất định (để kiểm tra chéo kết quả). Nếu phát hiện sai sót bất thường thì tổ chức kiểm tra lại để bảo đảm kết quả kiểm tra chính xác học sinh. Sau đó, báo cáo kết quả kiểm tra được gửi tới Phòng Giáo dục thành phố đúng thời hạn quy định.

Bảng 12: Số lượng bài kiểm tra nhà trường đã xây dựng trong giai đoạn thí điểm HTQLTKQ

e) Thủ tục quản lý chất lượng thực hiện trên lớp theo hàng quý và hàng tháng (gồm giáo viên đánh giá học sinh, học sinh đãnh giá lần nhau và cả tổ đánh giá từng học sinh). Ngoài ra, phụ huynh học sinh cũng tham gia (khối lớp 1 và 5 thì qua số liên lạc giữa nhà trường và phụ huynh, khối lớp 2, 3 và 4 thì dùng phiếu hỏi do phụ huynh học sinh điền).

f) Hệ thống quản lý chất lượng cũng gồm dữ liệu đánh giá học sinh chuyển từ khối này lên khối khác. Với học sinh khối lớp 5, nhà trường phối hợp với giáo viên khối lớp 6 của trường trung học cơ sở để đánh giá chất lượng môn toán và tiếng Việt của học sinh khối 5 cũ.

Thời gianSố lượng

NoteKhối 1 Khối 2 Khối 3 Khối 4 Khối 5

Tháng 8/2013

4 4 4 4 4

Tháng 9 4 4 4 4 4Tháng 10 4 4 4 4 4Tháng 11 4 4 4 4 4Tháng 12 0 0 1 (Tiếng

Anh)4 (Khoa học +

Lịch sử + Địa lý + Tiếng

Anh)

4 (Khoa học +

Lịch sử + Địa lý + Tiếng

Anh)

Phòng Giáo dục thành phố soạn bài kiểm tra toán và tiếng Việt, các môn khác do nhà trường soạn)

Tháng 1/2014

4 4 4 4 4

Tháng 2 4 4 4 4 4Tháng 3 4 4 4 4 4Tổng số 28 28 29 32 32

Nguồn: Báo cáo của trường Kim Đồng (tháng 6/2014).

Page 80: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA80

Nhà trường có 10 lớp học và 219 học sinh trong giai đoạn thí điểm áp dụng HTQLTKQ. 100% học sinh đạt tiêu chuẩn đạo đức, 54% đạt xuất sắc, 31% loại giỏi và 15% loại trung bình. 4 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp thành phố và 1 giáo viên đạt loại giỏi cấp tỉnh.

B. Bài học kinh nghiệm

Là trường mới thành lập, trường tiểu học Kim Đồng phấn đấu xây dựng từ nền tảng rất thấp. Việc lựa chọn trường này để thí điểm áp dụng HTQLTKQ không mang theo nhiều hàm ý chính trị và chính quyền sở tại có quyền tự quyết và trách nhiệm cao. Chỉ đạo và hỗ trợ của các cơ quan giám sát là rất rõ, nhất là của SGD-ĐT và Phòng Giáo dục và Đào tạo của thành phố.

Hơn nữa, Ban Giám hiệu nhà trường, nhất là Hiệu trưởng, rất cam kết trong việc áp dụng HTQLTKQ vào hoạt động của trường. Khi các cán bộ, giáo viên đã thấu hiểu về tầm quan trọng của việc áp dụng HTQLTKQ thì họ tích cực và chủ động tham gia vào quá trình lập kế hoạch và triển khai thực hiện, cũng như theo dõi, đánh giá và báo cáo theo yêu cầu. Ngoài ra, sự thấu hiểu và ủng hộ của phụ huynh học sinh và sự cố gắng của học sinh cũng hỗ trợ nhiều cho quá trình dạy và học.

Các bài học rút ra là:

a) Việc lựa chọn lĩnh vực giáo dục để thí điểm áp dụng HTQLTKQ là phù hợp trong bối cảnh của tỉnh do các trường học là các đơn vị sự nghiệp công nên dễ dàng thực hiện. Hơn nữa, áp dụng trong một nhà trường nhỏ thì có tính khả thi hơn trước khi nhân rộng ra các cơ quan, đơn vị lớn. Điều này cũng phần nào thể hiện phương thức tiếp cận dần dần mà UBND tỉnh đã lựa chọn trong tiến trình CCHC những năm qua.

b) Thời điểm và độ dài thí điểm cũng được cân nhắc kỹ càng. Đợt thí điểm áp dụng HTQLTKQ chỉ được quyết định sau một thời gian dài thực hiện chương trình GOPA qua đó việc lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động CCHC căn cứ theo kết quả đã mang lại những cách nhìn nhận mới trong hoạt động của chính quyền địa phương. Kinh nghiệm của các tỉnh khác tham gia trong chương trình (như của Đắk Lắk và Đắk Nông) cũng khẳng định sự hữu dụng của hệ thống này. Đợt thí điểm diễn ra trong suốt một năm học là khoảng thời gian đủ để quản lý chất lượng đầu ra của học sinh, giúp đánh giá được cả đợt thí điểm.

Với hiệu quả thu được từ đợt áp dụng thí điểm HTQLTKQ tại trường tiểu học Kim Đồng, lãnh đạo SGD-ĐT và Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Lai Châu đã thể hiện mong muốn nhân rộng mô hình này ra các trường khác trong thành phố. Điều cần làm hiện nay là thể chế hóa hệ thống này vào hoạt động của các cơ quan, đơn vị liên quan. Cần tăng cường vai trò của Sở Nội vụ tham mưu cho UBND tỉnh có các hướng dẫn phù hợp để nhân rộng mô hình này, và kết nối các cơ quan liên quan với nhau.

Page 81: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA 81

Trong khi sự cam kết chính trị và khung pháp lý là thiết yếu để thực hiện HTQLTKQ thì cũng không được bỏ qua các phương diện khác nếu nhân rộng hệ thống này tại thành phố Lai Châu. Đó là: (1) năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhất là kỹ năng lập kế hoạch và triển khai thực hiện căn cứ theo kết quả; (2) có đủ ngân sách và nguồn lực; và (3) thực hiện theo dõi và đánh giá thích hợp.

Phân tích cây vấn đề và sơ đồ kết quả ghi tại phụ lục 5A và 5B ở cuối mục nội dung này.

5.3 HUYỆN TAM ĐƯỜNG

Trong những năm gần đây, huyện Tam Đường đã đạt được một số thành tựu nhất định về CCHC bao gồm cải cách thủ tục hành chính, bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả vận hành ở cả cấp huyện và xã, chức năng và nhiệm vụ của các phòng, ban thuộc UBND huyện được củng cố, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được cải thiện, các đơn vị được giao quyền tự chủ nhiều hơn về tài chính và đầu tư nhiều hơn cho cơ sở vật chất làm việc.

Mặc dù vậy, vẫn có những trở ngại làm cản trở phát triển kinh tế - xã hội tại huyện. Nhất là năng lực chưa đồng đều của đội ngũ cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả (hay gọi tắt là bộ phận “Một cửa”). Một số văn bản quy phạm do Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân huyện ban hành không được thực hiện đúng yêu cầu. Việc phân công, phân nhiệm và quyền hạn hãy còn mang tính quan liêu và vai trò đội ngũ lãnh đạo cũng như cán bộ, công chức tham gia vào CCHC chưa được xác định rõ ràng.

Vì vậy, UBND huyện đã lựa chọn việc cải cách bộ phận một cửa tại trung tâm huyện để thí điểm áp dụng HTQLTKQ trong giai đoạn 2013-2014.

1. Mục tiêu HTQLTKQ:

HTQLTKQ tại huyện Tam Đường nhằm “Nâng�cao�hiệu�quả�hoạt�động�của�bộ�phận�một�cửa�tại�huyện�Tam�Đường”.�Các đầu ra và chỉ số đo lường thành công khái quát trong bảng dưới đây.

Bảng 13: Mục tiêu cụ thể, kết quả đầu ra và chỉ số thực hiện HTQLTKQ tại huyện Tam Đường

Mục tiêu cụ thể Đầu ra Chỉ số thực hiệnMục tiêu 1: Nâng cao trình độ chuyên môn

Năng lực chuyên môn được nâng cao

- Sự hài lòng của tổ chức, công dân được nâng cao;- Niềm tin của cán bộ, công chức được củng cố.

Page 82: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA82

Mục tiêu cụ thể Đầu ra Chỉ số thực hiệnMục tiêu 2: Cơ sở vật chất trang thiết bị được đầu tư bổ sung

- Sự hài lòng của tổ chức, công dân đối với cơ sở vật chất của đơn vị một cửa tăng lên.- Cán bộ công chức hài lòng hơn với điều kiện làm việc tại bộ phận một cửa

Hạn chế số lần đi lại của tổ chức và công dân

Mục tiêu 3: Các bộ phận có liên quan phối hợp chặt chẽ

Tiết kiệm thời gian, chi phí của tổ chức, công dân

Nâng cao niềm tin của tổ chức và công dân

Mục tiêu 4: Tăng cường thông tin tuyên truyền

Nhận thức của tổ chức và công dân được nâng cao

Bảo đảm thời hạn trả kết quả xử lý hồ sơ

Mục tiêu 5: Tổ chức và công dân tuân thủ thủ tục

Tổ chức và công dân hài lòng với việc thực hiện thủ tục tại bộ phận một cửa

Tạo tâm lý tốt và công chức hài lòng đối với công việc

2. Kết quả:

Đến ngày 30/4/2014, gần 80% các hoạt động thí điểm đã hoàn thành. Bộ phận “Một cửa” này đã được nâng cấp thành “Một cửa điện tử” dùng công nghệ thông tin và phần mềm cung ứng dịch vụ. Năng lực của cán bộ, công chức được cải thiện qua các khóa tập huấn về nghiệp vụ chuyên môn. Hơn nữa, các phòng ban chuyên môn cũng rõ hơn về chức năng, nhiệm vụ, và nâng cao sự phối hợp cũng như chất lượng dịch vụ.

Tuy vậy vẫn còn một số tồn tại. Trong một số tình huống thì sự phối hợp giữa các đơn vị chưa đồng bộ. Mặt bằng làm việc chưa đủ và số cán bộ, công chức sử dụng công nghệ thông tin còn ít. Ngoài ra, việc bố trí cán bộ, công chức không phải lúc nào cũng đáp ứng được yêu cầu xử lý các thủ tục hành chính liên quan tới nhiều dịch vụ.

Các bài học chủ yếu rút ra là:

• Điều quan trọng là nếu phân công nhiệm vụ càng cụ thể cho cán bộ, công chức thì việc thực hiện nhiệm vụ và đánh giá kết quả càng dễ dàng, mỗi khi phát sinh khó khăn vướng mắc thì càng dễ phát hiện và có giải pháp xử lý.

• Cần thường xuyên đổi mới và cải tiến nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ tại chính quyền huyện, xã và thị trấn.

• Yêu cầu cán bộ, công chức và các đơn vị liên quan phối hợp chặt chẽ trong cung ứng dịch vụ công.

Các điều kiện cần thiết để áp dụng HTQLTKQ gồm khuôn khổ pháp lý phù hợp, sẵn có đủ nguồn lực và có hệ thống khuyến khích cán bộ, công chức thực hiện tốt nhiệm vụ. Áp dụng hệ thống này cũng dễ dàng hơn nếu trong phạm vi quyền hạn và nguồn lực của huyện.

Page 83: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA 83

Ảnh:Thiết kế sơ đồ kết quả đầu ra của HTQLTKQ tại huyện Tam Đường (tháng 4/2013).

Phân tích cây vấn đề, cây mục tiêu và sơ đồ kết quả về cải thiện hiệu quả hoạt động của bộ phận “Một cửa” tại huyện Tam Đường trình bày tại Phụ lục 5C, 5D và 5E cuối mục nội dung này.

Page 84: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA84

Phụ

lục

5A: P

hân

tích

Cây

vấn

đề

của

trư

ờng

tiểu

học

Kim

Đồn

g

sở v

ật c

hất c

òn th

iếu

(Ngo

ài p

hạm

vi)

Trư

ờng

mới

thàn

h lậ

pN

ghiệ

p vụ

quả

n lí

còn

hạn

chế

Chư

a ki

ểm s

oát t

ốt c

hất l

ượn

g họ

c si

nh c

uối n

ăm

sở v

ật

chất

còn

hạ

n ch

ế

Kin

h ng

hiệm

ch

ưa

nhiề

u

Côn

g tá

c lậ

p kế

hoạ

ch

và th

ực

hiện

kế

hoạc

h ch

ưa

sát t

hực

tếĐ

ánh

giá

chấ

t lư

ợng

học

sinh

chư

a sá

t thự

c Vi

ệc ra

đề

kiểm

tra

chư

a ph

ù hợ

p vớ

i đối

ợng

học

sinh

Coi

, chấ

m k

iểm

tra

chư

a ch

ặt c

hẽ

Một

số

giáo

viê

n ch

ưa

nhận

thứ

c hế

t về

ý ng

hĩa,

tầm

qua

n trọ

ng c

ủa

công

tác

kiểm

tra

đánh

giá

chấ

t lư

ợng

học

sinh

Kiế

n th

ức

kỹ n

ăng

ra đ

ề, đ

ánh

giá

ở 1

bộ p

hận

giáo

viê

n cò

n th

ấp

học

sinh

Báo

cáo

số

liệu

chư

a sá

t chấ

t lư

ợng

thự

c tế

của

học

sin

h

Đán

h gi

á th

eo

bài k

iểm

tra

Kết

qua

bài

kiể

m tr

a cu

ối n

ăm đ

ánh

giá

toàn

bộ

quá

trình

họ

c tậ

p tro

ng 1

năm

Chư

a tổ

chứ

c K

T lạ

i kh

i thấ

y kế

t quả

bất

th

ườn

g

Đán

h gi

á m

ột s

ố đố

i tư

ợng

học

sinh

khô

ng

khác

h qu

an

Đán

h gi

á th

eo

định

tính

Thu

thập

thôn

g tin

về

chất

ợng

học

sinh

chư

a ch

ính

xác

Đán

h gi

á ch

ất lư

ợng

năm

học

trư

ớc th

iếu

khác

h qu

an

Chư

a có

quy

chế

cụ

thể

đánh

giá

chấ

t lư

ợng

học

sinh

Chư

a đư

ợc

trải

nghi

ệm

thự

c tiễ

n

Mới

làm

qu

ản lí

Dân

ch

ưa

tập

trung

2 đi

ểm

trườn

g

Thiế

u cá

c ph

òng

học

chứ

c nă

ng

Ngo

ài p

hạm

vi

Côn

g tá

c qu

ản lý

chấ

t lư

ợng

chư

a đạ

t yêu

cầu

Côn

g tá

c bá

o cá

o, th

ống

kê c

hưa

sát đ

ối tư

ợng

Quả

n lí

chất

lượ

ng đ

ầu ra

các

khố

i lớ

p tr

ườ

ng ti

ểu h

ọc

Kim

Đồn

g th

ị xã

Lai C

hâu

còn

hạn

chế

Phụ

lục

5A: P

hân

tích

Cây

vấn

đề

của

trư

ờng

tiểu

học

Kim

Đồn

g

Page 85: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA 85

Phụ

lục

5B:

Sơ đ

ồ ho

ạt đ

ộng

và k

ết q

uả đ

ầu ra

của

trư

ờng

tiểu

học

Kim

Đồn

g

1.1

Tham

qua

n m

ột s

ố trư

ờng.

giải

phá

p th

u th

ập th

ông

tin1.

3. C

hỉ đ

ạo k

iểm

tra

đánh

gi

á ch

ất lư

ợng

học

sinh

theo

đú

ng q

uy c

hế

2.1

đề k

iểm

tra

chất

lượn

g sá

t vớ

i đối

tượn

g họ

c si

nh

2.4

Thự

c hi

ện tố

t qu

y ch

ế ki

ểm tr

a2.

5 B

áo c

áo k

ết q

uả

học

tập

của

học

sinh

tới h

iệu

trưởn

g

2.6

Tổng

hợ

p bá

o cá

o ch

ất

lượn

g họ

c si

nh c

uối

năm

tới

Phò

ng G

D

và S

GD

. Tổ

ng k

ết

đánh

giá

qu

á trì

nh

thự

c hi

ện

100

% C

BQ

L và

gi

áo v

iên

nhận

th

ức

được

tầm

qu

an tr

ọng.

Thự

c hi

ện đ

úng

quy

chế

Báo

cáo

đá

nh g

chất

ợng

học

si

nh c

hính

c 10

0%

Quả

n lí

chín

h xá

c ch

ất

lượ

ng

đầu

ra

các

khối

lớ

p tr

ong

trư

ờng

tiể

u họ

c K

im

Đồn

g th

ị xã

Lai

C

hâu

Ngh

iệp

vụ q

uản

lí hi

ệu q

uả c

ao. Q

uản

lí đư

ợc

100%

chấ

t lư

ợng

đầu

ra c

ác

khối

lớp

2.2

Tổ c

hức

coi k

iểm

tra

chéo

, ch

ấm c

héo

giữ

a cá

c kh

ối lớ

p tro

ng

trườn

g

2.3

Tổ c

hức

coi k

iểm

tra

lại n

ếu c

ó kế

t quả

bất

thư

ờng

1.2

Xây

dự

ng q

uy c

hế c

hỉ đ

ạo v

à qu

y ch

ế đá

nh g

- Kin

h ph

í BD

TX

năm

20

12 –

20

13 c

ủa

Sở g

iáo

dục.

- Mục

tiê

u ph

át

triể

n gi

áo

dục.

- Chấ

t lư

ơng

đầ

u và

o

1. B

ồi

dưỡ

ng

nâng

cao

ng

hiệp

vụ

QL

công

tác

lập

kế

hoạc

h,

thự

c hi

ện k

ế ho

ạch

Thán

g: 7

Thán

g: 8

, 9, 1

0Th

áng:

12,

5Từ

thán

g:

8/20

13 –

5/2

014

Thán

g 12

,5Th

áng:

6,7

2. B

ồi d

ưỡ

ng

công

tác

kiểm

tra

đánh

giá

ch

ất lư

ợng

họ

c si

nh

đượ

c đá

nh

giá

theo

bài

ki

ểm tr

a kh

ảo s

át đ

ầu

năm

ĐẦ

U V

ÀO

SẢN

PH

ẨM

ĐẦ

U R

AK

ẾT Q

UA

ĐẦ

U R

A

Page 86: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA86

Phụ

lục

5C: C

ây v

ấn đ

ề về

bộ

phận

“M

ột c

ửa”

huy

ện T

am Đ

ườ

ng

MỨ

C Đ

Ộ H

ÀI L

ÒN

G C

ỦA

C T

Ổ C

HỨ

C C

ÔN

G D

ÂN

C

HỨ

CA

O

HIỆ

U Q

UẢ

HO

ẠT

ĐỘ

NG

CỦ

A B

Ộ P

HẬ

N M

ỘT

CỬ

A C

A C

AO

LÃN

G P

HÍ T

IỀN

CỦ

A,

THỜ

I GIA

N C

ỦA

TC,

NG

N

Y VẤ

N Đ

TRÌN

H Đ

Ộ C

HU

N

N C

ÁN

BỘ

N

HẠ

N C

HẾ

SỰ

PH

ỐI H

ỢP

C

BỘ

PH

ẬN

LIÊ

N

QU

AN

CH

ƯA

CA

O

SỞ

VẬ

T C

HẤ

T TR

AN

G T

HIẾ

T B

Ị C

ÒN

TH

IẾU

MỘ

T S

Ố T

HỦ

TỤ

C

NH

CH

ÍNH

N

ỜM

, CH

ƯA

NG

KH

AI Đ

ẦY

ĐỦ

TỔ C

HỨ

C, C

ÔN

G D

ÂN

C

A TH

ỰC

HIỆ

N

ĐÚ

NG

QU

Y TR

ÌNH

TỔ C

HỨ

C C

ÔN

G

N Đ

I LẠ

I NH

IỀU

LẦ

N

GIẢ

M N

IỀM

TIN

C

ỦA

TỔ C

HỨ

C

NG

N

THỜ

I GIA

N T

RẢ

K

ẾT

QU

Ả C

A Đ

ẢM

BẢ

O T

HE

O

QU

Y Đ

ỊNH

TÂM

C

MỨ

C Đ

Ộ H

ÀI L

ÒN

G

CỦ

A C

ÔN

G C

HỨ

C

BỊ Ả

NH

ỞN

G

Cán

bộ

thư

ờng

xuyê

n đư

ợc đ

ào

tạo

tập

huấn

Chế

độ

đãi n

gộ

chư

a đả

m b

ảo

Còn

sự q

uan

liêu

Lãnh

đạo

bậ

n qu

á nh

iều

việc

Kiể

m tr

a gi

ám s

át

chư

a th

ườn

g xu

yên

Ngâ

n sá

ch

chư

a đả

m b

ảo

Năn

g lự

c xâ

y dự

ng

văn

bản

còn

hạn

chế

Sự

phâ

n cô

ng

phân

cấp

ch

ưa

roc

ràng

Cán

bộ

kiêm

nh

iệm

Thiế

u ki

nh

nghi

ệm

công

tác

Lãnh

đạo

, ch

ỉ đạo

ch

ưa

sát

sao

Chư

a đư

ợc đ

ầu

tư đ

úng

mứ

c

Văn

bản

ph

áp lu

ật

chư

a đồ

ng b

Trìn

h độ

n trí

n hạ

n ch

ế

Tuyê

n tru

yền

chư

a th

ườn

g xu

yên

Ý th

ức

của

tổ

chứ

c cô

ng d

ân

chư

a ca

o

Page 87: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA 87

Phụ

lục

5D: C

ây M

ục ti

êu v

ề bộ

phậ

n “M

ột c

ửa”

huy

ện T

am Đ

ườ

ng

NG

CA

O M

ỨC

ĐỘ

H

ÀI L

ÒN

G C

ỦA

C

TỔ C

HỨ

C C

ÔN

G D

ÂN

TĂN

G H

IỆU

QU

NG

VIỆ

CTẠ

O T

ÂM

TỐ

T V

À

MỨ

C Đ

Ộ H

ÀI L

ÒN

G

CỦ

A C

ÔN

G C

HỨ

C

TIẾ

T K

IỆM

TIỀ

N C

ỦA

, TH

ỜI G

IAN

CỦ

A TC

, C

ÔN

G D

ÂN

NG

CA

O H

IỆU

QU

Ả H

OẠ

T Đ

ỘN

G C

ỦA

BỘ

PH

ẬN

MỘ

T C

ỬA

HẠ

N C

HẾ

VIỆ

C Đ

I LẠ

I N

HIỀ

U L

ẦN

CỦ

A TỔ

C

HỨ

C, C

ÔN

G D

ÂN

NG

CA

O N

IỀM

TI

N C

ỦA

TỔ C

HỨ

C

NG

N

ĐẢ

M B

ẢO

TH

ỜI G

IAN

TR

Ả K

ẾT

QU

Ả T

HE

O

QU

Y Đ

ỊNH

NG

CA

O N

ĂN

G

LỰC

CỦ

A C

ÁN

BỘ

C

HU

N M

ÔN

Thư

ờng

xuyê

n đư

ợc

đào

tạo

tập

huấn

chế

độ

phụ

cấp

hợp

Bố

trí c

án

bộ c

huyê

n trá

ch

Xây

dự

ng

kế h

oạch

hợ

p lý

Nân

g ca

o tin

h th

ần

trách

nhi

ệm

phục

vụ

Xây

dự

ng

quy

chế

phối

hợp

m v

iệc

Tăng

ờng

Lãnh

đạo

, ch

ỉ đạo

sát

sa

o

Thư

ờng

xuyê

n K

iểm

tra

giá

m s

át

Chư

a đư

ợc

đầu

đúng

mứ

c

Bố

trí

nguồ

n ki

nh

phí

Trao

đổi

trự

c tiế

pP

hát p

hiếu

đi

ều tr

a

Năn

g lự

c xâ

y dự

ng

văn

bản

còn

hạn

chế

Sự

phâ

n cô

ng p

hân

cấp

chư

a rõ

ng

Đa

dạng

a cá

c hì

nh th

ức

tuyê

n tru

yền

Kiế

n ng

hị

sửa

đổi,

bổ

sung

các

n bả

n cò

n ch

ồng

chéo

Thư

ờng

xuyê

n cậ

p nh

ật b

ổ su

ng, c

ông

khai

đầy

đủ

các

PH

ỐI H

ỢP

CH

ẶT

CH

GIỮ

A C

ÁC

BỘ

PH

ẬN

LI

ÊN

QU

AN

TĂN

G C

ƯỜ

NG

ĐẦ

U

TƯ C

Ơ S

Ở V

ẬT

CH

ẤT

TRA

NG

TH

IẾT

BỊ

ĐẨ

Y M

ẠN

H C

ÔN

G T

ÁC

TU

N T

RU

YỀ

N

HỖ

TR

Ợ T

Ổ C

HỨ

C,

NG

N T

HỰ

C

HIỆ

N Đ

ÚN

G Q

UY

TRÌN

H

Page 88: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA88

Phụ

lục

5E: S

ơ đ

ồ kế

t quả

của

bộ

phận

“M

ột c

ửa”

huy

ện T

am Đ

ườ

ng

Xây

dự

ng q

uy tr

ình

làm

việ

c M

ột c

ửa

Xây

dự

ng q

uy c

hế

phối

hợp

làm

việ

c

Cập

nhậ

t thô

ng ti

n vế

c th

ủ tụ

c h/

c m

ới

2. T

rang

thiế

t bị đ

ược

đầ

u tư

bổ

sung

Mua

sắm

, lắp

đặt

, ch

ạy th

ử p

hần

mềm

QU

Ý I

ĐẦ

U V

ÀO

ĐẦ

U R

AK

ẾT Q

UẢ

NGUỒN LỰC VÀ NGÂN SÁCH

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT BỘ PHẬN MỘT CỬA

KHẢO SÁT VỀ MỘT CỬA

QU

Ý II

QU

Ý II

IQ

IV

Kiể

m tr

a, g

iám

sát

kế

t quả

thự

c hi

ện

Tập

huấn

cho

Lãn

h đạ

o qu

ản lý

Xây

dự

ng k

ế ho

ạch

tuyê

n tru

yền

Lãn

h đạ

o ch

ỉ đạo

đư

ợc tă

ng c

ườn

g

Tổ c

hức

thự

c hi

ện4.

Côn

g tá

c tu

yên

truyề

n đư

ợc đ

ẩy m

ạnh

5. T

ổ ch

ức,

côn

g dâ

n th

ực

hiện

đún

g th

eo q

uy tr

ình

3. C

ác b

ộ ph

ận

liên

quan

phố

i hợp

ch

ặt c

hẽ

Mở

lớp

tập

huấn

Tổ c

hức

khảo

sát

đá

nh g

iá c

hất

lượn

g M

ột c

ửa

1. N

ăng

lực

chuy

ên

môn

của

côn

g ch

ức

được

nân

g ca

o

Page 89: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA 89

HTQLTKQ TẠI TỈNH ĐIỆN BIÊN06

6.1 BỐI CẢNH CHUNG

Trong những năm qua, tỉnh Điện Biên thực hiện CCHC theo chương trình tổng thể của Chính phủ. Điện Biên Đông là huyện miền núi được thành lập theo Nghị định số 59/CP ngày 7/10/1995 của Chính phủ. Huyện Điện Biên Đông từng là một phần của huyện Điện Biên, sau tách ra vào tháng 10/1995. Trong huyện có 13 xã và thị trấn Điện Biên Đông. Diện tích của huyện là 1.200 km vuông và dân số khoảng 50.000 người.

Xã Na Son nằm ở phía bắc huyện Điện Biên Đông. Diện tích của xã khoảng 7.200 ha. Dân số gồm 3.682 người, phần lớn là đồng bào dân tộc Thái và Mông; người Kinh chỉ chiếm 1% dân số của xã. Xã Na Son là một trong những xã nghèo nhất và thường được ngân sách nhà nước hỗ trợ với một số trợ giúp từ cộng đồng quốc tế (như Ngân hàng Thế giới - WB, Cơ quan Phát triển Quốc tế của Nhật Bản - JICA v.v.).

6.2 QUẢN LÝ RỪNG TẠI HUYỆN ĐIỆN BIÊN ĐÔNG

1. Bối cảnh:

Trong những năm qua, tốc độ phá rừng tại Việt Nam nói chung và tại tỉnh Điện Biên nói riêng gia tăng chóng mặt, ngoài tầm kiểm soát. Việc tàn phá rừng đã gây tổn hại nghiêm trọng tới môi trường sinh thái, mang lại những hệ quả tiêu cực tới sinh kế của người dân sở tại. Tính đến năm 2013, độ che phủ rừng tại huyện Điện Biên Đông còn rất ít (25,4%) và tính riêng xã Na Son là 32%19.

19 Theo báo cáo của huyện Điện Biên Đông tháng 6/2013.

Page 90: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA90

Rõ ràng là với độ che phủ rừng như vậy không đủ để đáp ứng những đòi hỏi về bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế - xã hội, an ninh và quốc phòng trên địa bàn. Về phương diện quản lý, bảo vệ và phát triển rừng còn nhiều bất cập. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật để quản lý rừng lạc hậu, hiệu quả sản xuất của rừng không tương thích với tiềm năng, thế mạnh và việc phân giao quản lý và sản xuất từ rừng là chưa thỏa đáng. Vì vậy, rừng vừa bị phá hoại ngoài vòng pháp luật, chất lượng rừng cũng suy giảm đáng kể.

Tình hình thực tế về rằng tại xã Na Son năm 201320 trình bày tại bảng dưới đây.

Bảng 14: Tình trạng rừng tại xã Na Son năm 2013

2. Đề án thí điểm HTQLTKQ:

Đứng trước yêu cầu thực hiện quyết định về CCHC số 707/2013/QĐ-UBND ngày 22/3/2013 của UBND tỉnh Điện Biên, Sở Nội vụ và UBND huyện Điện Biên Đông đã lựa chọn lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng để thí điểm áp dụng HTQLTKQ.

Nguồn: Báo cáo của UBND huyện Điện Biên Đông (tháng 6/2013)

Stt. Nội dung Diện tích (ha)I Diện tích1 Tổng diện tích rừng 1.929,781.1 Rừng tư nhiên (tái tạo và phòng hộ) 1.919,281.2 Rừng trồng phòng hộ (từ năm 2007-2012) 10,52 Phân loại rừng2.1 Rừng sản xuất 48,492.2 Rừng phòng hộ 1.870,793 Đất rừng3.1 Đất rừng nguyên sinh phòng hộ 803,353.2 Đất khoanh nuôi tái tạo và bảo hộ rừng 1.014,233.3 Đất trồng rừng phòng hộ 53,21II Tình trạng rừng1 Không có cây tái tạo (1a, 1b) 1.079,792 Có rừng tái tạo thưa thớt (1c) 791III Rừng do tổ chức JICA hỗ trợ

61 ha rừng phòng hộ và tái tạo tự nhiên 30IV Độ che phủ rừng hiện tại 32%

20 Quyết định số 1826/QĐ-UB ngày 26/8/2012 của UBND huyện Điện Biên Đông phê duyệt đề án nâng cao bảo vệ và phát triển rừng tại xã Na Son giai đoạn 2013-2015.

Page 91: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA 91

Mục tiêu thí điểm áp dụng HTQLTKQ có hai mặt:

I. Với xã Na Son, nhằm tái tạo, chăm sóc và bảo vệ rừng, nhờ đó góp phần phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo và bảo đảm anh ninh quốc phòng.

Đến năm 2015, tỷ lệ che phủ rừng sẽ đạt 35%, đến năm 2020 là 40% (hàng năm tăng thêm 1%).

II. Với chương trình CCHC của tỉnh, tạo nên một phương thức quản lý nhà nước mới, qua đó lãnh đạo các cơ quan, đơn vị làm quen với việc lập kế hoạch căn cứ theo kết quả, phân bổ nguồn lực và theo dõi, đánh giá việc thực hiện kế hoạch nhằm đạt được các mục tiêu đề ra từ trước. Điều này sẽ nâng cao hiệu lực và hiệu quả của bộ máy nhà nước.

Đê thực hiện thí điểm, UBND huyện Điện Biên Đông đã thành lập Tổ thực hiện thí điểm áp dụng HTQLTKQ gồm 14 thành viên, do một Phó Chủ tịch UBND huyện làm Tổ trưởng. Các thành viên khác là cán bộ chủ chốt của các phòng liên quan thuộc huyện và xã Na Son.

Với sự hỗ trợ của các chuyên gia Danida và chỉ đạo của Sở Nội vụ tỉnh, thông qua các đợt tập huấn trong năm 2012-2013, Tổ thực hiện thí điểm áp dụng HTQLTKQ đã tích cực trao đổi nhằm phân tích thực trạng quản lý rừng, xây dựng sơ đồ kết quả và kế hoạch triển khai đề án, bao gồm cả kế hoạch theo dõi, đánh giá thực hiện.

Phân tích cây vấn đề, sơ đồ kết quả và ví dụ về kế hoạch triển khai căn cứ theo kết quả ghi tại các phụ lục sau phần nội dung này.

Ảnh:Tổ thực hiện vận dụng kỹ thuật phân tích vấn đề trong triển khai HTQLTKQ tại huyện Điện Biên Đông (tháng 3/2013).

Page 92: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA92

3. Đánh giá kết quả

A. Kết quả đầu ra đạt được

Theo đánh giá của huyện, đến tháng 6/2014 đã đạt được mức độ che phủ rừng 35% tại xã Na Son (so với độ che phủ 32% năm 2013), nhờ nỗ lực của các cấp chính quyền cũng như các chương trình do quốc tế hỗ trợ trên địa bàn. Khả năng cao là đến năm 2020 xã sẽ đạt được mục tiêu về độ che phủ rừng là 40%.

B. Bài học rút raThí điểm lần này đã có sự chỉ đạo chặt chẽ của Sở Nội vụ tỉnh và UBND huyện Điện Biên Đông. UBND huyện cũng tạo điều kiện để các phòng ban liên quan hỗ trợ xã Na Son triển khai thí điểm (như Phòng Nội vụ và Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn). Chính quyền xã Na Son cam kết thực hiện đề án thí điểm. Mặc dù còn nhiều khó khăn, song các cán bộ, công chức tham gia đề án đã nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Mặc dù cần nghiên cứu kỹ lưỡng hơn nữa để chỉ ra được những vấn đề liên quan, có thể rút ra một số bài học sơ bộ sau:

a) Việc lựa chọn thí điểm áp dụng HTQLTKQ tại xã Na Son là kết quả trao đổi khá lâu giữa cấp tỉnh, huyện và xã. Ở cấp tỉnh, Sở Nội vụ tỉnh chỉ đạo và hỗ trợ về mặt chính sách. UBND huyện, nhất là Phó Chủ tịch, kiêm Tổ trưởng thực hiện HTQLTKQ đã giám sát chặt chẽ các thành viên là cán bộ, công chức tham gia trong tiến trình thực hiện đề án. Chính quyền xã Na Son đã chủ động phân công cán bộ và phối hợp các trưởng thôn, bản cũng như đại diện các đoàn thể.

b) Thí điểm áp dụng HTQLTKQ lần này đã mang lại thay đổi21 về nhận thức của lãnh đạo về công tác lập kế hoạch và triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ tại địa phương, hiện giờ các lãnh đạo đã phân tích kỳ càng vấn đề, xác định các nội dung nhiệm vụ rõ ràng hơn và hợp lý hơn, cân nhắc trách nhiệm, thời gian và ngân sách để bảo đảm thành công.

c) Điều quan trọng nữa là công tác phối hợp, quản lý và theo dõi, đánh giá có sự thay đổi so với cách thức trước đây. Phương pháp HTQLTKQ đã đem lại hiệu quả cao hơn, giúp lãnh đạo theo dõi được việc thực hiện của nhân viên dễ dàng hơn mà không tốn nhiều thời gian.

d) HTQLTKQ là một hệ thống mới và phần lớn cán bộ, công chức tham gia chưa quen ngay với các kỹ thuật áp dụng, vì vậy mất khá nhiều thời gian để họ có thể triển khai được. Việc phối hợp giữa các đơn vị và cá nhân liên quan đối khi còn chưa chặt chẽ.

e) Ngân sách phân bổ cho đề án này là rất ít, xem như là tiền hạt giống, chưa đủ để đáp ứng mọi yêu cầu.

f) Việc điều phối tốt hơn nữa giữa các dự án quốc gia và các chương trình do quốc tế hỗ trợ sẽ mang lại kết quả cao hơn trong bảo vệ và phát triển rừng tại xã.

21 Báo cáo của UBND huyện Điện Biên Đông về tình hình triển khai thực hiện thí điểm HTQLT-KQ tại xã Na Son, tháng 6/2014.

Page 93: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA 93

HTQLTKQ là mới mẻ ở tỉnh, đòi hỏi thay đổi trên nhiều phương diện của chính quyền, kể cả khung chính sách và pháp quy, hệ thống định mức giá, năng lực làm việc và hành vi, thái độ của cán bộ, công chức. Rõ ràng là cần có thêm thời gian để mang lại được các kết quả hữu hình và mở rộng sang các lĩnh vực công tác khác trong tỉnh nói chung và ở huyện nói riêng.

Phân tích cây vấn đề, sơ đồ kết quả và ví dụ kế hoạch công tác ghi trong các phụ lục 6A, 6B và 6C ở cuối mục nội dung này.

Ảnh:Hội ý đánh giá kết quả thực hiện đề án thí điểm HTQLTKQ tại xã Na Son (tháng 6/2014).

Page 94: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA94

Phụ

lục

6A:

Phân

tích

cây

vấn

đề

Năn

g s

uất &

sản

lượ

ng

NN

giả

m

Nhâ

n dâ

n ph

á rừ

ng

Kh.

Nuô

i, bả

o vệ

ch

ưa

hiệu

quả

Chư

a th

ực

hiện

đư

ợc G

ĐG

RTỷ

lệ tr

ồng

rừng

kh

g đạ

t H q

uả

Địn

h m

ức

công

tác

trồng

rừng

chư

a th

oả đ

áng

QH

rừng

kh

g th

. Tế

Côn

g tá

c ph

ố hợ

p ch

ưa

chặt

chẽ

QH

rừng

chư

a sá

t thự

c tế

t.hiệ

n hư

ơng

ước

kém

Xử phạt khg nghiêm

Quản lý cán bộ không nghiêm

Chưa có HD quy trình

Chưa XDĐề án

Vườn ươm chưa cung cây

giống

Định mức nhà nước thấp

Chưa lồng ghép với các chương trình khuyến nông khác

Chưa thực hiện được quy chủ

Chưa có quy định mức phí cho c.tác rùng

Chưa t.hiện dôn điềm đổi thửa

Ph.hợp liên ngành chưa tốt

Tuyên .truyền nghèo nàn

Kinh phí thấp

Chưa có MH sinh kế

Năng lực kiểm tra, giám sát QH kém

Chưa có sự tham gia cửa người dân và CQ cơ sở vào

công tác QH

Dân trí thấp

Truyên truyền BVPTR thấp

SC hỗ trợ khg t.đáng

Ý thức BV ràng thấp

ĐỘ

CH

E PH

RỪ

NG

TH

ẤP

Mất

CB

sin

h th

áiD

DT

canh

tác

thu

hẹp

DT

rừng

bị

thu

hẹp

Page 95: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA 95

Phụ lục 6B: Sơ đồ kết quả

NGUỒN LỰC ĐẦU VÀO

1. Giảm thiểu mức độ chặt phá rừng…..0%

2. Nâng cao hiệu quả khoanh nuôi, BVR

3. Mở rộng diện tích rừng trồng

Q1.13 Q

2 Q3 2013 Q

1 Q2 Q

3 2014 Q1 Q

2 Q3 2015

ĐẦU RA ĐẦU RA ĐẦU RA ĐẦU RA

Chỉ số: tăng ... %

1. Quy định của nhà nước: Luật Đất đai, Luật Bảo vệ và phát triển

rừng, các Nghị định, thông tư

Rà soát thực trạng rừng và quy hoạch

rừng 2.1 Kiến nghị tỉnh có hướng dẫn quy trình

1.1. Họp dân để bàn về hương ước BVR

1.2. Đề án thí điểm về xây dựng và thực hiện hương

ước BVR (xã Na Son)

2.2 Đề án nâng cao năng lực kiểm tra, giám sát tổ chức thực hiện QHBVR

Bản đồ điều chỉnhquy hoạch rừng

Lồng ghép với các chương trình khuyến

nông khác

Tập huấn cán bộ về quy hoạch mới và

KTGS

Rà soát lại thực trạng PT&BVR

Tìm kiếm thêm các nguồn vốn cho

PT&BVR

Đề án về

dồn điền đổi

thửa

Đề xuất định mức mới

2.3 Quy chế phối hợp trong tổ chức

quy hoạch và BVR có sự tham gia của

người dân

Tập huấn nâng cao ý thức

người dân

Hỗ trợ thỏa đáng cho

người dân

Chế tài xử

phạt nghiêm

MỤC TIÊU

THÀNH PHẦN

MỤC TIÊU PMS

Tăng cường tuyên truyền

về PT&B

VR

1.2. Mô hình sinh

kế(Thí

điểm tại xã Na Son)

Tăng cường

năng lực KTGS

2.4 Đề án mở rộng thí

điểm về quy

chế dân chủ

Đề án phát triểnvườn ươm

2. Các hướng dẫn của tỉnh: Các Quyết định của UBND tỉnh về

rừng và CCHC

3. Các nguồn vốn về PT& BVR và ngân sách GOPA đã duyệt

Chỉ số: ...

Chỉ số: đến cuối năm 2015 tăng độ che phủ rừng lên 35 %

TĂNG ĐỘ CHE PHỦ RỪNG

Chỉ số: mức độ phá rừng còn ... %

Page 96: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA96

sốH

oạt đ

ộng

Chỉ

số

Phư

ơng

tiện

xác

min

h

Ngâ

n sá

ch

(VN

Đ)

quan

/cá

nhân

chủ

trì

Phố

i hợp

Th

ời g

ian

Ghi

chú

Lĩnh

vự

c 4:

Trồ

ng m

ới r

ừng

Chỉ

số:

- N

âng

cao

diện

tích

trồn

g rừ

ng

- Tỷ

lệ c

ây s

ống

tăng

từ ..

.% lê

n….%

Hoạ

t độ

ng4.

1

Xây

dự

ng k

ế ho

ạch

trồng

rừ

ng tr

ình

UB

ND

hu

yện

Dan

h sá

ch

khu

vực

trồng

rừ

ng

xây

dựng

kế

hoạc

h trì

nh

huyệ

n

0C

án b

ộ nô

ng

nghi

ệp x

ã

Trư

ởng

thôn

, bả

n, c

án b

ộ đị

a ch

ính,

n bộ

nôn

g ng

hiệp

, các

đơ

n vị

liên

qu

an

Trư

ớc 3

0/6

hàng

năm

Hàn

g nă

m

cung

cấp

gi

ống

để

trồng

mới

Hoạ

t độ

ng4.

2

Tổ c

hức

thự

c hi

ện th

eo p

hân

giao

của

huy

ện

(hội

ngh

ị gia

o ch

ỉ tiê

u ch

o cá

c th

ôn, b

ản)

Kế

hoạc

h ph

ân c

ông

chi t

iết (

diện

tíc

h, n

gân

sách

, thờ

i gi

an) c

ho c

ác

thôn

, bản

Kế

hoạc

h ch

i tiế

t do

xã N

a S

on

ban

hành

3.00

0.00

0U

BN

D x

ã N

a S

on

Phò

ng n

ông

nghi

ệp h

uyện

, C

hi c

ục k

iểm

m, t

rưởn

g th

ôn, b

ản, c

ác

đơn

vị

Cả

năm

Hoạ

t độ

ng4.

3

Thự

c hi

ện th

eo

dõi,

đánh

giá

kế

hoạ

ch tr

ồng

rừng

hàn

g nă

m

Họp

hàn

g th

áng;

kiể

m

tra h

àng

quý;

đá

nh g

iá c

uối

năm

Biê

n bả

n họ

p hà

ng

thán

g; b

áo

cáo

kiểm

tra

hàn

g qu

ý, đ

ánh

giá

hàng

m

UB

ND

Na

Son

Trư

ởng

thôn

, bả

n, c

án b

ộ kh

uyến

lâm

, cá

c đơ

n vị

Trư

ớc 3

1/12

ng n

ăm

Phụ

lục

6C:

Ví d

ụ về

kế

hoạc

h cô

ng tá

c

Page 97: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA 97

sốH

oạt đ

ộng

Chỉ

số

Phư

ơng

tiện

xác

min

h

Ngâ

n sá

ch

(VN

Đ)

quan

/cá

nhân

chủ

trì

Phố

i hợp

Th

ời g

ian

Ghi

chú

Lĩnh

vự

c 4:

Trồ

ng m

ới r

ừng

Chỉ

số:

- N

âng

cao

diện

tích

trồn

g rừ

ng

- Tỷ

lệ c

ây s

ống

tăng

từ ..

.% lê

n….%

Hoạ

t độ

ng4.

1

Xây

dự

ng k

ế ho

ạch

trồng

rừ

ng tr

ình

UB

ND

hu

yện

Dan

h sá

ch

khu

vực

trồng

rừ

ng

xây

dựng

kế

hoạc

h trì

nh

huyệ

n

0C

án b

ộ nô

ng

nghi

ệp x

ã

Trư

ởng

thôn

, bả

n, c

án b

ộ đị

a ch

ính,

n bộ

nôn

g ng

hiệp

, các

đơ

n vị

liên

qu

an

Trư

ớc 3

0/6

hàng

năm

Hàn

g nă

m

cung

cấp

gi

ống

để

trồng

mới

Hoạ

t độ

ng4.

2

Tổ c

hức

thự

c hi

ện th

eo p

hân

giao

của

huy

ện

(hội

ngh

ị gia

o ch

ỉ tiê

u ch

o cá

c th

ôn, b

ản)

Kế

hoạc

h ph

ân c

ông

chi t

iết (

diện

tíc

h, n

gân

sách

, thờ

i gi

an) c

ho c

ác

thôn

, bản

Kế

hoạc

h ch

i tiế

t do

xã N

a S

on

ban

hành

3.00

0.00

0U

BN

D x

ã N

a S

on

Phò

ng n

ông

nghi

ệp h

uyện

, C

hi c

ục k

iểm

m, t

rưởn

g th

ôn, b

ản, c

ác

đơn

vị

Cả

năm

Hoạ

t độ

ng4.

3

Thự

c hi

ện th

eo

dõi,

đánh

giá

kế

hoạ

ch tr

ồng

rừng

hàn

g nă

m

Họp

hàn

g th

áng;

kiể

m

tra h

àng

quý;

đá

nh g

iá c

uối

năm

Biê

n bả

n họ

p hà

ng

thán

g; b

áo

cáo

kiểm

tra

hàn

g qu

ý, đ

ánh

giá

hàng

m

UB

ND

Na

Son

Trư

ởng

thôn

, bả

n, c

án b

ộ kh

uyến

lâm

, cá

c đơ

n vị

Trư

ớc 3

1/12

ng n

ăm

CÁC BÀI HỌC VÀ KIẾN NGHỊ07

Nhìn chung, có thể đánh giá là thí điểm áp dụng HTQLTKQ tại cả 5 tỉnh thuộc chương trình GOPA là tích cực. Quản lý theo kết quả giúp các nhà quản lý và nhân viên rõ ràng hơn trong những việc họ làm, họ phải hoàn thành cái gì, theo dõi tiến trình và đánh giá kết quả thế nào và báo cáo kết quả đạt được căn cứ theo những chứng cứ gì. Trong một số trường hợp việc thí điểm áp dụng HTQLTKQ giúp các cơ quan đạt được kết quả theo kế hoạch đề ra. Trong một số trường hợp khác thì mục tiêu là quá tham vọng và chưa thể đạt được trong khoảng thời gian hạn định.

Các bài học rút ra và thách thức gặp phải trình bày tại hai phần nội dung dưới đây.

7.1 ÁP DỤNG HTQLTKQ NHƯ LÀ CUỘC THÍ ĐIỂM

Phần này nhấn mạnh những bài học và thách thức mà các cơ quan hành chính cần chú ý khi lần đầu áp dụng HTQLTKQ:

a) Các tình huống và phân tích trên đây cho thấy HTQLTKQ có thể áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi, độ lớn khác nhau – phạm vi rộng (như cấp quốc gia, tỉnh), phạm vi trung bình (sở, huyện, xã), phạm vi nhỏ (trường tiểu học, trường mầm non v.v.).

b) Nhất thiết phải có sự cam kết của các nhà lãnh đạo và quản lý sử dụng HTQLT-KQ để lập kế hoạch, thực hiện và báo cáo. Không chỉ là cam kết hỗ trợ chung chung, mà cần giám sát tích cực và giải quyết vấn đề phát sinh, nhất là những vấn đề về phối hợp khi quy trình làm việc liên quan tới nhiều đơn vị trong một cơ quan hay giữa các cơ quan thuộc lĩnh vực khác nhau. Do HTQLTKQ là hệ thống mới mẻ đòi hỏi có những thay đổi về phong cách quản lý và là thực tiễn làm việc mở, minh bạch hơn nên các nhân viên cần quan sát được việc các lãnh đạo nghiêm túc trong việc cải tiến thực thi công tác và chấp thuận HTQLTKQ như là một công cụ quản lý.

Page 98: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA98

c) Không nên coi HTQLTKQ như là một đề án riêng rẽ và song song với công tác thường xuyên mà nhân viên được giao thêm nhiệm vụ bổ sung của đề án. Đó là vì HTQLTKQ là quy trình quản lý nhằm cải tiến hiệu quả công tác hàng ngày nhằm mang lại kết quả cao. Vì vậy, nên áp dụng HTQLTKQ vào chức năng và kế hoạch làm việc hàng năm của cơ quan hành chính.

d) Do HTQLTKQ là tương đối mới mẻ với cơ quan hành chính, cần tập huấn cả lãnh đạo và nhân viên về các kỹ thuật lập kế hoạch căn cứ theo kết quả, theo dõi, đánh giá và báo cáo căn cứ theo kết quả. Sử dụng kỹ thuật phân tích cây vấn đề và sơ đồ kết quả, đặt mục tiêu và chỉ số và thiết kế hệ thống theo dõi, đánh giá như đã phản ánh rõ qua các tình huống của các tỉnh thuộc chương trình GOPA.

Ở đây cũng cần lưu ý là chỉ tập huấn một lần là chưa đủ, bởi vì phân tích vấn

đề, xây dựng sơ đồ kết quả và xác định các chỉ số là kỹ năng, đòi hỏi phải thực hành và kinh nghiệm. Vì vậy, nhất thiết cần kèm cặp, hướng dẫn qua môi trường vừa làm vừa học. Một điều nữa là các nhà quản lý và nhân viên cơ quan thí điểm phải có năng lực học hỏi và triển khai các kỹ thuật của HTQLT-KQ. Tại 5 tỉnh thuộc chương trình, một số cơ quan được lựa chon sau đó bỏ dở nửa chừng do năng lực yếu.

e) Cũng cần cân nhắc là trong lần thí điểm HTQLTKQ đầu tiên thì mục tiêu được chọn nên thuộc về chức năng và thẩm quyền của một cơ quan. Cách làm như vậy sẽ giảm thiểu những khó khăn phải điều phối với các cơ quan hay lĩnh vực khác. Cũng cần thành lập ra hai tổ để giám sát và học hỏi từ việc áp dụng thí điểm HTQLTKQ.

Tổ thứ nhất mang tính thừa hành hoạt động bao gồm các thành viên thực thi do trưởng đơn vị làm tổ trưởng. Tổ thứ hai mang tính chiến lược (Ban Điều phối) do một lãnh đạo (Chủ tịch hay Phó Chủ tịch UBND) làm trưởng ban. Thành viên của nhóm thứ hai này gồm lãnh đạo các cơ quan với vai trò quyết định thực hiện áp dụng HTQLTKQ như Văn phòng UBND, Sở Nội vụ, Sở Tư pháp, và Sở Kế hoạch và Đầu tư.

7.2 NHÂN RỘNG HTQLTKQ

Chỉ có thể đạt được sự lâu bền nếu như HTQLTKQ được thể chế hóa thành công cụ quản lý công tác dành cho lãnh đạo các cơ quan và là công cụ quản lý chiến lược của UBND. Ngoài tỉnh Đắk Lắk thì bốn tỉnh còn lại chỉ mới hoàn thành vòng một thí điểm áp dụng HTQLTKQ. Vì vậy, số cán bộ, công chức, viên chức có kỹ năng cần thiết để triển khai HTQLTKQ còn rất ít. Các cơ quan này cần tiếp tục việc áp dụng HTQLTKQ hiện tại, đồng thời nhân rộng HTQLTKQ này ra các đơn vị khác trong cơ quan, hay nhân ra các cơ quan thuộc lĩnh vực hoạt động khác.

Tại tỉnh Đắk Lắk, do đã triển khai thí điểm từ năm 2007, nên kiến thức chuyên sâu và năng lực về HTQLTKQ đã được phát triển đáng kể. Hai trong số năm cơ quan không chỉ tiếp tục sử dụng HTQLTKQ mà còn mở rộng việc áp dụng này sang các đơn vị khác trong cơ quan. Tỉnh Đắk Lắl còn tiếp tục thử nghiệm việc nhân

Page 99: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA 99

rộng HTQLTKQ sang lĩnh vực giáo dục ở cấp thị xã Buôn Hồ. Hiện nay tỉnh đang soạn thảo và sớm ban hành các chính sách và quy định để tiếp tục thể chế hóa HTQLTKQ trong hệ thống hành chính của tỉnh.

Sơ đồ dưới đây khái lược các bước cần thiết để thể chế hóa hoàn toàn việc áp dụng HTQLTKQ.

Sơ đồ 5: Các bước để thể chế hóa HTQLTKQ

Cùng với bài học rút ra từ thí điểm áp dụng HTQLTKQ tại TP Hồ Chí Minh trước đây, các kinh nghiệm triển khai tại các tỉnh thuộc chương trình GOPA hiện nay cho thấy phương thức quản lý theo hệ thống này có nhiều điểm tích cực, có thể nhân rộng sang các lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước, hoặc cung ứng dịch vụ công cho tổ chức và công dân trong tiến trình CCHC ở nước ta. Các bài học này nên được cơ quan chủ trì CCHC (Bộ Nội vụ) xem xét và cân nhắc kỹ để thể chế hóa thành một trong những sáng kiến tiếp theo cho các cơ quan, đơn vị ở cả trung ương và địa phương áp dụng. Một khi năng lực thể chế và kỹ năng của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được nâng cao, phát huy ưu điểm, hạn chế những nhược điểm, vận dụng phù hợp các công cụ, kỹ thuật của hệ thống này, chắc chắn hiệu lực và hiệu quả quản lý của bộ máy sẽ tăng cường, góp phần bảo đảm thành công trong cải cách hành chính.

Năng lực là với cá nhân công chức, chứ không chỉ với cơ quan

Thiết lập và nhân rộng các quy trình; ít lệ thuộc vào các cá nhân

Chính thức hóa các chính sách, quy trình và tiêu chuẩn

HTQLTKQ là bộ phận của quy trình lập kế hoạch 5 năm và hàng năm và được sử dụng để quản lý hàng ngày

Các cơ quan chú trọng vào học tập không ngừng và cải tiến thực thi công tác

Xây dựng và cải tiến có hệ thống năng lực về HTQLTKQ

1. Khởi xướng 2. Nhân rộng 3. Xác định 4. Quản lý 5. Tối ưu hóa

Page 100: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA100

7.3 KẾT LUẬN

“Quản lý theo kết quả” không hoàn toàn là một khái niệm mới đối với các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp Việt Nam. Nhìn chung, các cấp hành chính cả ở trung ương và địa phương đều rất nỗ lực để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và đạt kết quả về phát triển kinh tế. Các cơ quan nhà nước cũng thu nhận được nhiều điều từ CCHC, cụ thể là phân cấp quản lý, đơn giản hóa thủ tục hành chính, và cải tiến chất lượng dịch vụ công.

Tuy vậy, với sự phát triển kinh tế và quá trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế thì hệ thống hành chính cũng dần trở nên phức tạp hơn. Đã đến lúc không chỉ quản lý và báo cáo về các nguồn lực đầu vào và các hoạt động đã hoàn thành. Cần phải có các hệ thống lập kế hoạch, quản lý tổ chức và nguồn nhân lực để bảo đảm rằng các đầu vào và hoạt động tạo nên được kết quả như dự kiến và các quá trình vận hành là minh bạch. Quản lý theo kết quả (thực thi công việc) là một cơ chế như vậy.

Có thể sử dụng các chỉ số thực thi để giao tiếp với các nhà quản lý và cán bộ, công chức về mục tiêu của họ và họ phải làm gì. Một số chỉ số có thể là các tiêu chuẩn dịch vụ công đối với các cơ quan chính quyền nhằm cải tiến trách nhiệm giải trình và chất lượng dịch vụ công, thúc đẩy giao tiếp với công chúng và khuyến khích sự tham gia của công dân. Lựa chọn HTQLTKQ có những lợi ích giúp các cơ quan hành chính:

• Đo lường được kết quả thực thi công việc bằng cách xác định ra những kết quả mong đợi thực tiễn.

• Nâng cao thực thi công việc bằng quá trình theo dõi hướng tới các kết quả mong đợi và hợp nhất các bài học rút ra được vào các quyết định quản lý và chính sách.

• Bảo đảm trách nhiệm giải trình qua việc báo cáo thực thi công việc. • Xây dựng nên tổ chức học tập và phát triển không ngừng.

Tuy nhiên, thực hiện thành công HTQLTKQ đầy đủ đòi hỏi phải có thay đổi song hành về các quá trình tổ chức, quản lý và nguồn nhân lực, cùng các thay đổi về lập kế hoạch, quy chế và quy trình làm việc. Vì vậy, phần lớn các tổ chức sẽ bắt đầu với một đôi phương diện của HTQLTKQ. Tại Việt Nam, mô hình HTQLTKQ lựa chọn và các thí điểm triển khai tại TP Hồ Chí Minh cũng như tại năm tỉnh thuộc chương trình GOPA tập trung vào việc lập kế hoạch căn cứ theo kết quả và lập ngân sách căn cứ theo đầu ra.

Việc hợp nhất với hệ thống quản lý nguồn nhân lực là mới một phần nào. Mặc dù các kết quả đầu ra và chỉ số được giao cho nhân viên, hiện tại vẫn chưa gắn với hệ thống đánh giá nhân sự hiện hành. Vì vậy, hợp nhất HTQLTKQ như đang thí điểm tại các cơ quan hành chính Việt Nam với hệ thống đánh giá cán bộ, công chức, viên chức sẽ là bước tiếp theo nhất thiết cần làm nhằm tăng cường chất lượng và tính chuyên nghiệp của bộ máy.

Page 101: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA 101

TÀI LIỆU THAM KHẢO08

Văn bản và ấn phẩm:

Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quyết định số 36/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/7/2008 quy định tiêu chuẩn trường quốc gia. Hà Nội: 2008.

Danida (Nguyễn Khắc Hùng and Yeow Hua Poon - Đồng chủ biên). Bài học kinh nghiệm thực tiễn từ lập kế hoạch và triển khai kế hoạch CCHC tại cấp tỉnh. Hà Nội: 2013.

David Odley (1999). Quản lý thực thi công tác: Một khuôn khổ để nghiên cứu hệ thống kiểm soát quản lý erformance, đăng trong tạp chí Nghiên cứu kế toán quản lý, tập 10, số 4, 1999.

Chính phủ. Nghị định số 36/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 quy định về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức. Hà Nội: 2013.

Chính phủ. Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 8/5/2012 quy định về vị trí việc làm tại các đơn vị sự nghiệp công lập. Hà Nội: 2012.

Chính phủ. Nghị quyết 30c ngày 8/11/2011 của Chính phủ về ban hành Chương trình tổng thể CCHC cho giai đoạn 2011-2020. Hà Nội: 2011.

Bộ Nội vụ. Tài liệu bồi dưỡng công chức chuyên trách làm CCHC. Hà Nội: 12/2013.

Bộ Nội vụ. Thông tư số 05/2013/TT-BNV ngày 25/6/2013 về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 36/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức. Hà Nội: 2013.

Bộ Nội vụ. Thông tư số 14/2012/TT-BNV ngày 22/12/2012 về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 8/5/2053 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm tại các đơn vị sự nghiệp công lập. Hà Nội: 2012.

Học viện Hành chính Quốc gia. Hành chính công. Hà Nội: Nxb. Khoa học – Kỹ thuật, 2003.

Page 102: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA102

Nguyễn Khắc Hùng. Luận án TS: Vai trò của CCHC trong chuyển đổi kinh tế: Tình huống Việt Nam. Vương quốc Anh: ĐHTH Manchester, 2002.

Tỉnh Đắk Lắk. Quyết định số 817/QĐ-UB của UBND tỉnh ngày 19/4/2007 về việc thành lập Ban quản lý các tiểu dự án HTQLTKQ. TP Buôn Ma Thuật: 2007.

Báo cáo và nghiên cứu:

Danida. Tài liệu Chương trình Quản trị Nhà nước và CCHC (giai đoạn 2012-2015, không phát hành).

Danida. Văn kiện Dự án hỗ trợ tiến trình CCHC tỉnh Đắk Lắk (giai đoạn 2004-2009, không phát hành).

Sở Nội vụ các tỉnh Lào Cai. Lai Châu, Điện Biên, Đắk Lắk, Đắk Nông. Báo cáo tình hình thực hiện CCHC các năm 2012, 2013 và 2014 (không phát hành).

Tỉnh Đắk Lắk. Báo cáo số 401-BC/TG ngày 24/12/2013 về khảo sát, đánh giá kết quả áp dụng HTQLTKQ tại các đơn vị thí điểm (giai đoạn 2007-2009). Buôn Ma Thuật: 2013 (không phát hành).

Tỉnh Lào Cai. Quyết định số 612/QĐ-UBND ngày 26/3/2012 về điều chỉnh hoạt động và ngân sách Kế hoạch CCHC tỉnh Lào Cai năm 2012.

Trường tiểu học Kim Đồng, TP Lai Châu. Báo cáo kết quả triển khai thí điểm HTQLTKQ. Lai Châu: 4/2014 (không phát hành).

UBND huyện Điện Biên Đông tỉnh Điện Biên. Quyết định số 1826/QĐ-UB ngày 26/8/2012 của UBND huyện phê duyệt đề án nâng cao bảo vệ và phát triển rừng tại xã Na Son giai đoạn 2013-2015.

UNDP. Báo cáo đánh giá thí điểm HTQLTKQ và xây dựng Điều khoản tham chiếu tiếp tục triển kha HTQLTKQ, Hỗ trợ CCHC tại TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2007-2011. Hà Nội: 2009 (không phát hành).

Các websites:

http://www.chinhphu.vn

http://www.caicachhanhchinh.gov.vn

http://www.dienbien.gov.vn

http://www.laichau.gov.vn

http://www.sonoivudaklak.gov.vn

http://www.snvdaknong.gov.vn

http://www.undp.org.vn

http://www.worldbank.org

Page 103: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA 103

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: ĐÁNH GIÁ THÍ ĐIỂM HTQLTKQ TẠI TP HỒ CHÍ MINH

Nguồn: Báo cáo đánh giá thí điểm HTQLTKQ và xây dựng điều khoản tham chiếu để tiếp tục triển khai HTQLTKQ, hỗ trợ CCHC tại TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2007-2011. UNDP: tháng 10/2009.

Chương này trình bày các đề án thí điểm PMS tại 5 đơn vị thí điểm và phân tích kết quả thu được từ khảo sát bằng phiếu hỏivà các cuộc phỏng vấn thực hiện trong khuôn khổ đánh giá này. Đánh giá sẽ được tiến hành theo 2 khía cạnh: thứ nhất là các đơn vị thí điểm có đạt được các mục tiêu đề ra hay không và thứ 2 và cũng quan trọng hơn là đánh giá những tác động của PMS đối với hệ thống quản lý nội bộ. Trích dẫn trực tiếp từ các cuộc phỏng vấn sẽ được in nghiêng.

Sở Tài nguyên và Môi trường

Đề án thí điểm PMS

Đề án thí điểm PMS tại Sở TN-MT do Trung tâm phát triển quỹ đất của sở thực hiện với mục tiêu tạo quỹ đất làm nguồn cho các nhu cầu đầu tư và phát triển theo như quy định trong Luật đất đai năm 2003. Do vậy đề án thí điểm có các mục tiêu và chỉ tiêu kết quả như sau:

Trong giai đoạn lập kế hoạch, Sở KH-ĐT đi đầu trong việc thiết kế đề án PMS. Trong giai đoạn thực hiện Sở KH-ĐT đạt được một số kết quả đặc biệt là cập nhật sổ đỏ, lập kế hoạch, quy hoạch cho tạo quỹ đất. Sở ít thành công hơn với việc xây dựng các quy định pháp quy mới. Quy trình xây dựng văn bản pháp quy mới

Mục tiêu chiến lược Chỉ tiêu kết quả Tạo�quỹ�đất�phục�vụ�các�nhu�cầu�đầu�tư�và�phát�triển�của�thành�phố�trong�năm�2006�

• Góp 2000 tỷ VND vào ngân sách năm 2006• Tạo được 491 héc-ta đất sạch• Tạo nguồn được 1.567 héc-ta cho đầu tư• Giảm 20% dự án phát triển tự phát

Mục tiêu cụ thể1. Ban hành cơ chế, chính sách để nhanh chóng thu hồi các khu đất2. Chủ động phát triển quỹ đất đáp ứng kịp thời nhu cầu đầu tư và tăng nguồn

thu ngân sách3. Đáp ứng các yêu cầu về dịch vụ của nhà đầu tư

4. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành phải kiên quyết và nâng cao năng lực chuyên môn cho những người làm công tác phát triển quỹ đất.

Page 104: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA104

tốn thời gian và một số quy định chưa được ban hành. Sở cũng nhận ra trong giai đoạn thực hiện là một số chỉ tiêu đề ra quá cao, chưa tính đến điều kiện thực tế và nguồn lực hiện có. Không chỉ có bất cập trong ban hành các văn bản pháp quy mới mà còn và phê chuẩn ngân sách mà còn là khó khăn trong hợp tác với các đơn vị khác và thiếu ngân sách. Do vậy Trung tâm phát triển quỹ đất chỉ tạo ra được 30 héc-ta đất.

Mặc dù báo cáo nội bộ của Sở KH-ĐT22 về PMS khuyến nghị tiếp tục đề án thí điểm nhưng đề án này đã dừng khi dự án VIE/02/010 kết thúc năm 2007. Lý do là UBND tỉnh không còn yêu cầu thực hiện PMS và cán bộ mới không nắm về PMS. Mặc dù tất cả cán bộ tham gia đều thấy những lợi ích của PMS nhưng không phải tất cả họ đều nhiệt tình tham gia. Chia sẻ thông tin và tuyên truyền về PMS trong nội bộ sở còn yếu.

Tác động và các vấn đề đặt ra

Cán bộ tham gia đề án thí điểm nắm vững về hệ thống PMS. Có sự cam kết mạnh của những người tham gia, có sự phối hợp tốt giữa Trung tâm phát triển quỹ đất và các bộ phận khác trong sở cũng như với Sở tài chính. Nói chung Ban điều phối và nhóm triển khai hoạt động đạt yêu cầu và có sự trao đổi thông tin đầy đủ giữa 2 nhóm. Đề án PMS tạo ra một số tác động tích cực, đặc biệt trong quy trình công việc và cấp độ cá nhân như trong kết quả khảo sát bằng phiếu hỏi sau đây:

22 Báo cáo đánh giá việc thực hiện đề án PMS tại Sở KH-ĐT, Sở KH-ĐT 5810/BC-TN-MT-KH, tháng 7 năm 2008.

10. Kế hoạch công việc rõ ràng và logic hơn. 3.311. Phân bổ nguồn lực tương xứng với đầu ra và kết quả. 3

12. Trách nhiệm chính và trách nhiệm phối hợp rõ ràng. 2.9

13. Phối hợp trong nội bộ đơn vị tốt hơn. 314. Theo dõi và đánh giá được thực hiện thường xuyên hơn. 3.115. Chất lượng báo cáo tốt hơn. 2.716. Giám sát của cán bộ quản lý tốt hơn. 317. Phối hợp với các đơn vị khác hiệu quả hơn. 2.618. Hệ thống PMS có lợi và nên được tiếp tục thí điểm. 2.919. Tôi hiểu rõ hơn về công việc phải làm của mình. 2.720. Tôi thấy rõ hơn về các mục tiêu tôi cần đạt được. 321. Tôi nắm chắc hơn làm thế nào để đóng góp vào mục tiêu chung của cơ quan mình.

3

22. Tôi thấy rõ hơn tiến độ công việc của mình. 3.123. Tôi thấy có động lực làm việc hơn. 2.4

Page 105: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA 105

Mức độ: 1 – Không đúng; 2 – gần đúng; 3 – đúng; 4 – rất đúng.

Ở cấp độ cá nhân cũng có một số tiến bộ trong lập kế hoạch, phân tích nguyên nhân, lựa chọn giải pháp và làm việc nhóm cũng như nhận thức rõ ràng hơn về nhiệm vụ và nguồn lực cần thiết. Cũng có sự nhận thức PMS có thể là một công cụ hữu ích cho lãnh đạo lập kế hoạch, giao việc, đôn đốc và đánh giá công việc của nhân viên. Tuy nhiên PMS chưa tạo ra được một cách làm việc mới vì các quy trình công việc của Trung tâm phát triển quy đất không thay đổi.

�‘PMS�chỉ�mới�dừng�lại�mà�một�công�cụ�hữu�ích�được�nghiên�cứu�chứ�chưa�được�áp�dụng.’

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Đề án thí điểm PMS

Phòng đăng ký kinh doanh của Sở KH-ĐT có thẩm quyền cấp phép và thu hồi giấy phép đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên chức năng kiểm tra, theo dõi và xử phạt vi phạm do cấp quận, huyện thực hiện. Do vậy mục tiêu của đề án thí điểm tại Sở KH-ĐT có mục tiêu “tăng cường quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau cấp phép kinh doanh theo Luật doanh nghiệp” bằng cách kết nối cấp thành phố và cấp quận, huyện. Đề án thí điểm này có mục tiêu cao là tạo ra một hệ thống mới cho Phòng đăng ký kinh doanh và 12 quận, huyện. Các chỉ số kết quả bao bồm cả kết quả đầu ra và tác động.

Mục tiêu chiến lược Chỉ tiêu kết quả Tăng cường quản lý nhà nước sau cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp

• Ít nhất 2 quyết định quản lý nhà nước liên quan đến đăng ký kinh doanh được ban hành và 2 Tờ trình kiến nghị cơ quan Trung ương.

• Đề tài nghiên cứu “Hình thành một cơ quan được giao trách nhiệm làm đầu mối quản lý doanh nghiệp một cách toàn diện” được nghiệm thu.

• Ít nhất 10 cơ quan quản lý nhà nước thực hiện cung cấp thông tin cho cơ sở dữ liệu doanh nghiệp TPHCM.

• Tỷ lệ doanh nghiệp vi phạm Luật Doanh nghiệp giảm thấp hơn 5% so với tỷ lệ của năm 2005.

Mục tiêu cụ thể1. Tăng cường quy hoạch ngành, cụ thể hóa một số quy phạm pháp luật liên

quan đến đăng ký kinh doanh và điều chỉnh quy phạm pháp luật phù hợp với thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh.

2. Tăng số cơ quan quản lý nhà nước cung cấp thông tin xây dựng cơ sở dữ liệu doanh nghiệp thành phố Hồ Chí Minh

3. Giảm tỷ lệ doanh nghiệp vi phạm Luật Doanh nghiệp so với năm 2005

Page 106: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA106

Mục tiêu chiến lược Chỉ tiêu kết quả Mục tiêu cụ thể4. Tăng tỷ lệ doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ nộp báo cáo tài chính đúng thời

hạn quy định so với năm 2005.5. Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến doanh nghiệp đúng thời hạn quy định.

6. Tăng số doanh nghiệp được tuyên truyền thông tin pháp luật so với năm 2005.

7. Đội ngũ cán bộ, công chức công tác trong lĩnh vực đang ký kinh doanh và hậu kiểm được đào tạo nghiệp vụ bài bản.

Tạo ra một hệ thống mới cho Phòng đăng ký kinh doanh và 12 quận, huyện đòi hỏi phải có các quy trình mới, tạo ra một sơ sở dữ liệu tích hợp và các phòng đăng ký kinh doanh ở 12 quận, huyện. Mặc dù hệ thống quản lý sau cấp phép kinh doanh kết nối giữa cấp thành phố và cấp quận, huyện là rất cần thiết nhưng hệ thống này không được thiết lập thành công. Các thay đổi về quy định pháp lý không thể thực hiện trong thời gian 1 năm của đề án thí điểm. Một website được tạo ra để chia sẻ thông tin và sau khi rà soát bản đề xuất để tiếp tục nâng cấp không được phê duyệt. Do vậy Sở KH-ĐT không thực hiện được hầu hết các kết quả đầu ra theo kế hoạch.

Bên cạnh các chỉ tiêu quá cao còn có nhiều nguyên nhân dẫn đến đề án không đạt được nhiều thành công. Một trong số đó là nhóm triển khai có ít người và chỉ có một số người trong nhóm này thực thi công việc. Nhóm này bị ảnh hưởng do thay đổi nhân sự và những người mới lẽ ra phải được đào tạo. “không phải tất cả các thành viên PMS của sở có cùng mức độ nhận thức vì không phải tất cả đều tham gia từ đầu”. Việc hợp tác với 12 quận, huyện cũng gặp khó khăn vì cán bộ ở đó không nắm được và không được đào tạo về PMS. Một hạn chế nữa là thiếu nguồn lực tài chính, chậm chễ trong phê duyệt kinh phí và thiếu các quy định pháp quy đảm bảo sự hợp tác và thực thi công việc giữa các cấp. Đề án thí điểm dừng năm 2007 vì kế hoạch thực hiện thí điểm chỉ có 1 năm. Ngoài ra không có kinh phí để thực hiện cho 12 bộ phận tại các quận, huyện.

Tác động và các vấn đề đặt raMức độ hiểu biết nói chung của cán bộ về PMS là tốt mặc dù như đã đề cập ở phần trên thay đổi nhân sự dẫn đến mất kiến thức và kinh nghiệm trong nhóm triển khai. Lãnh đạo cũng được nhìn nhận là quan tâm đến PMS. Hoạt động của Ban chỉ đạo và Nhóm triển khai nói cung là tốt mặc dù còn có vấn đề về thông tin. Mặc dù cán bộ trong sở nhiệt tình với PMS nhưng cũng có nhận thức chung rằng họ cần có hiểu biết tốt hơn về PMS.

Ở cấp độ bộ phận và cá nhân, PMS có một số tác động tích cực như kết quả khảo sát bằng phiếu hỏi sau chỉ ra:

Page 107: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA 107

Mức độ: 1 – Không đúng; 2 – gần đúng; 3 – đúng; 4 – rất đúng.

Đề án thí điểm PMS không có tác động đến hệ thống quản lý của sở. Nó giúp cán bộ nắm được vững hơn các nhiệm vụ và yêu cầu phối hợp công việc về theo dõi sau cấp phép. Cũng đã có nỗ lực áp dụng PMS vào xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH nhưng nỗ lực này không được tiếp tục vì phạm vi quá rộng.

Sở Y tế

Đề án thí điểm PMS

TP HCM có một Kế hoạch Phát triển Cơ sở vật chất cho ngành Y tế làm khuôn khổ cho các hoạt động đầu tư cho đến năm 2920. Một vấn đề đặt ra là mức đầu tư cho cơ sở vật chất ở tế ở cấp cơ sở thấp, chỉ chiếm 15% tổng đầu tư cho y tế. Vì việc thiết kế và thực hiện một dự án y tế khá lâu nên cần thiết phải tăng cường quản lý là hiệu quả đầu tư của các dự án y tế.

Đề án thí điểm PMS tại Sở Y tế có các mục tiêu và chỉ tiêu kết quả như sau:

10. Kế hoạch công việc rõ ràng và logic hơn. 3.211. Phân bổ nguồn lực tương xứng với đầu ra và kết quả. 2.9

12. Trách nhiệm chính và trách nhiệm phối hợp rõ ràng. 3.2

13. Phối hợp trong nội bộ đơn vị tốt hơn. 3.214. Theo dõi và đánh giá được thực hiện thường xuyên hơn. 3.215. Chất lượng báo cáo tốt hơn. 316. Giám sát của cán bộ quản lý tốt hơn. 3.217. Phối hợp với các đơn vị khác hiệu quả hơn. 2.818. Hệ thống PMS có lợi và nên được tiếp tục thí điểm. 3.319. Tôi hiểu rõ hơn về công việc phải làm của mình. 2.820. Tôi thấy rõ hơn về các mục tiêu tôi cần đạt được. 2.721. Tôi nắm chắc hơn làm thế nào để đóng góp vào mục tiêu chung của cơ quan mình.

2.8

22. Tôi thấy rõ hơn tiến độ công việc của mình. 2.823. Tôi thấy có động lực làm việc hơn. 2.5

Page 108: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA108

Mục tiêu chiến lược Chỉ tiêu kết quả Nâng�cao�hiệu�quả�đầu�tư�từ�ngân�sách�trong�lĩnh�vực�y�tế�

• Cơ cấu đầu tư từ ngân sách cho y tế gồm có: 20% cho y tế cơ sở, 20% đầu tư cho chuyên khoa sâu, 20% đầu tư cho kỹ thuật cao, 20% đầu tư cho y tế dự phòng, 20% cho các nội dung đầu tư khác.

• Số vốn đầu tư được giải ngân đạt 80% nguồn vốn được giao trong năm.

• Số lần khám/người dân đạt 3,17 lần/người.• Số ngày điều trị trung bình đạt 7 ngày/lần

điều trị.• Tổng số lượt bệnh nhân nội trú/100 dân đạt

10,37lượt.Mục tiêu cụ thểCải tiến công tác quản lý đầu tư của Sở Y tếBổ sung, sửa đổi các quy định của pháp luật có liên quan đến đầu tư trong linh vực y tếNâng cao năng lực cho cán bộ quản lý dự án tại các đơn vị

Xây dựng kế hoạch chi tiết phát triển ngành y tế thành phố.

Đề án thí điểm PMS tại Sở y tế không đạt được kết quả gì. Lý do chính là mục tiêu đưa ra quá rộng và cao. Chỉ tiêu về hoàn vốn đầu tư cho y tế nâng cao chất lượng phục vụ là các mục tiêu dài hạn đòi hỏi sự thay đổi nhiều khía cạnh trong quản lý dịch vụ y tế và cần nhiều năm mới có thể đạt được. Việc đưa ra các tiêu chí đánh giá mức độ nâng cao chất lượng y tế cũng gpo khó khăn. Đào tạo về PMS chưa đầy đủ vì cán bộ tham gia chỉ được đào tạo nửa ngày và đào tạo cần được thiết kế theo từng chuyên môn đặc thù của đối tượng. Ngoài ra còn có nhiều khó khăn trong việc huy động sự hợp tác của các cơ quan hành chính không tham gia dự án thí điểm PMS của Thành phố.

Đề án chấm dứt năm 2007 vì nếu tiếp tục phải cần sự tham gia và phối hợp của các sở, ngành khác.

Tác động và các vấn đề đặt ra

Những người tham gia đề án thí điểm đều có hiểu biết tốt về PMS như là một công cụ quản lý hiệu quả. Mức độ quan tâm của Giám đốc sở rất cao. Mức độ cam kết của cán bộ, nhân viên ban đầu cũng cao nhưng sau đó giảm dần khi không đạt được các kết quả đầu ra. Ban điều phối và Nhóm triển khai không hoạt động tốt và trao đổi thông tin giữa 2 nhóm cũng không tốt. Các bộ của các bộ phận có liên quan không được thông tin về đề án nên không nhiệt tình với PMS. Việc phê duyệt ngân sách chậm chễ đã góp phần làm giảm động lực. Tuy nhiên ở cấp độ cá nhân đề án PMS có những tác động tích cực theo kết quả khảo sát bằng phiếu hỏi như dưới đây:

Page 109: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA 109

Mức độ: 1 – Không đúng; 2 – gần đúng; 3 – đúng; 4 – rất đúng.

Đề án PMS giúp cá nhân cán bộ nâng cao kỹ năng lập kế hoạch và làm việc theo nhóm. Những người tham gia cũng có những thay đổi trong thái độ, phân tích kỹ hơn khi ra quyết định và có khả năng phân tích định lượng hơn. Nhiều người áp dụng các kỹ thuật học được từ PMS vào công việc. Cán bộ lãnh đạo cũng quan tâm hơn đến phân tích nguyên nhân, rà soát các tiêu chí đánh giá kết quả đầu tư và đưa ra các biện pháp để hoàn thiện trong nội bộ Sở cũng như nhận thức được rằng phối hợp đòi hỏi phải lập kế hoạch tốt.

Đề án PMS không tạo ra được thay đổi gì trong hệ thống quản lý của Sở y tế. Tuy nhiên các kỹ thuật của PMS đã được án dụng. Ví dụ kỹ thuật cây vấn đề được sử dụng cho một dự án đầu tư và các khía cạnh khác của PMS được dùng để xây dựng phần mềm quản lý trang thiết bị.

Huyện Bình Chánh

Đề án thí điểm PMS

Đề án thí điểm PMS của huyện Bình Chánh có 2 mục tiêu, một mục tiêu liên quan đến Sở Y tế và một mục tiêu liên quan đến Sở TN-MT.

Mục tiêu thứ nhất là phát triển quỹ đất vì huyện đang có nhiều dự án phải giải phóng mặt bằng, thu hồi đất.

10. Kế hoạch công việc rõ ràng và logic hơn. 3.311. Phân bổ nguồn lực tương xứng với đầu ra và kết quả. 2.7

12. Trách nhiệm chính và trách nhiệm phối hợp rõ ràng. 3

13. Phối hợp trong nội bộ đơn vị tốt hơn. 2.614. Theo dõi và đánh giá được thực hiện thường xuyên hơn. 315. Chất lượng báo cáo tốt hơn. 2.916. Giám sát của cán bộ quản lý tốt hơn. 2.817. Phối hợp với các đơn vị khác hiệu quả hơn. 2.718. Hệ thống PMS có lợi và nên được tiếp tục thí điểm. 3.119. Tôi hiểu rõ hơn về công việc phải làm của mình. 2.720. Tôi thấy rõ hơn về các mục tiêu tôi cần đạt được. 2.721. Tôi nắm chắc hơn làm thế nào để đóng góp vào mục tiêu chung của cơ quan mình.

2.6

22. Tôi thấy rõ hơn tiến độ công việc của mình. 2.923. Tôi thấy có động lực làm việc hơn. 2.5

Page 110: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA110

Mục tiêu chiến lược Chỉ tiêu kết quả Phát�triển�quỹ�đất�phục�vụ�nhu�cầu�đầu�tư�và�phát�triển�cho�Thành�Phố

• Cuối năm 2006, hoàn thành công tác bồi thường, tái định cư, giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất tại huyện Bình Chánh 15ha khu Vĩnh Lộc B.

• 90% người sử dụng đất có đất bị thu hồi đồng ý với phương án bồi thường, tái định cư.

Mục tiêu cụ thể1. Điều chỉnh chính sách, phương án bồi thường, tái định cư và giải phóng mặt

bằng phù hợp với địa phương.2. Tăng cường công tác quản lý và hoàn thiện bộ máy tổ chức thực hiện bồi

thường giải phóng mặt bằng.3. Tăng cường sự hợp tác người có đất bị thu hồi để đẩy nhanh tiến độ giải phóng

mặt bằng .

Mục tiêu chiến lược Chỉ tiêu kết quả Nâng�cao�hiệu�quả�đầu�tư�y�tế�cơ�sở��

• Số lần tiếp cận dịch vụ y tế cơ sở tăng 0,5 lần /người dân/năm

• Tối thiểu 60% người dân và 80% cán bộ y tế hài lòng với dịch vụ y tế cơ sở

• Hiệu quả hoạt động của trạm y tế tăng 5%/tháng(tăng 5% trên tổng số người dân tiếp cận dịch vụ y tế địa phương/tháng)

Mục tiêu cụ thể1. Phân bổ nhân sự đầy đủ và nâng cao năng lực nhân sự2. Vị trí xây dựng trạm y tế thuận tiện cho người dân

3. Trang thiết bị, cơ sở hạ tầng trang bị đầy đủ theo nhu cầu

4. Xây dựng cơ chế phối hợp chính quyền địa phương, nâng cao chất lượng họat động trạm y tế

Kết quả đầu ra của đề án PMS của huyện góp phần vào kết quả đầu ra của Sở TN-MT. Tuy nhiên cũng như Sở TN-MT Huyện phục thuộc vào việc ban hành các quy định mới về việc thu hồi đất và cũng phụ thuộc vào sự ủng hộ của các cơ quan không tham gia vào các đề án PMS. Vì thế thành công đạt được ít. Mặc dù các khía cạnh về lập kế hoạch và theo dõi của PMS được áp dụng Huyện chỉ đạt mục tiêu thu hồi 9 trong số mục tiêu 16 héc-ta đề ra.

Mục tiêu thứ hai là nâng cao hiệu quả đầu tư cho y tế do Trung tâm y tế huyện Bình Chánh thực hiện.

Đề án PMS về y tế cơ sở đạt được một số kết quả và chỉ tiêu đề ra. Cơ sở vật chất được nâng cấp, kỹ năng chuyên môn của cán bộ được tăng cường và chất lượng phục vụ người dân được nâng cao. Huyện đã xây thêm được 3 trạm xá mới, sử dụng các tiêu chí về kết quả hoạt động (như thuận lợi cho người dân, người tàn tật có thể đến được, tăng số vị trí phục vụ, và trang thiết bị đạt tiêu chuẩn quốc gia.

Page 111: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA 111

Một nguyên nhân quan trọng cho sự thành công là PMS được áp dụng vào một đơn vị đang hoạt động là các trạm y tế cơ sở. Mục đích của PMS là nâng cao chất lượng phục vụ y tế và sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước. Các mục tiêu và chỉ tiêu đặt ra là khả thi và có thể đạt được. Một điểm dễ nhận thấy nữa là đề án này không cần có các quy định pháp quy mới. Bình Chánh báo cáo khối lượng dịch vụ y tế cho người dân cao hơn (ví dụ tăng từ 180,454 lượt năm 2005 lên 216,089 lượt phục vụ năm 2006). Bình Chánh cũng tiến hành một cuộc khảo sát trong đó chỉ ra 54% dân cư hài lòng với các trạm y tế.23

Đề án thí điểm PMS ở Bình Chánh không kết thúc năm 2007 mà tiếp tục được thực hiện cho mục tiêu y tế. Kế hoạch nhân rộng PMS cho khoa nhi của bệnh viện huyện và cho khối lớp 9 của phòng giáo dục đã được đưa ra. Tác động và các vấn đề đặt ra

Mức độ hiểu biết và cam kết của lãnh đạo và nhân viên đối với PMS ở Bình Chánh rất cao. Ban điều phối và Nhóm triển khai hoạt động cũng như thông tin lẫn nhau tốt. Các thành viên Ban điều phối (Hoặc trong trường hợp Bình Chánh là Ban chỉ đạo) đã tích cực tham gia triển khai, đôn đốc theo các mục tiêu đề ra và xem xét các khó khăn, trở ngại để giải quyết. Các cuộc họp với Phó chủ tịch chủ trì PMS được tổ chức hàng quý để đánh giá tiến độ và điều chỉnh nếu cần. Không có hoặc có ít chậm chễ trong phê duyệt ngân sách.

Cán bộ ủng hộ PMS:

‘Họ�thích�phương�pháp�lập�kế�hoạch�dựa�trên�các�yêu�cầu�thực�tế�và�lựa�chọn�ưu�tiên�trong�giải�quyết�vấn�đề;�lập�kế�hoạch�ngân�sách�và�đánh�giá�kịp�thời�dựa�trên�các�tiêu�chí�đánh�giá�kết�quả’.

Tác động tích cực trong bộ phận và với cá nhân đối tượng tham gia của Bình Chánh ở mức cao nhất trong số 5 đơn vị thí điểm theo như kết quả khảo sát bằng phiếu hỏi dưới đây:

23 Báo cáo đánh giá về PMS của Huyện Bình Chánh năm 2006, tháng 5 năm 2008.

10. Kế hoạch công việc rõ ràng và logic hơn. 3.511. Phân bổ nguồn lực tương xứng với đầu ra và kết quả. 3.5

12. Trách nhiệm chính và trách nhiệm phối hợp rõ ràng. 3.5

13. Phối hợp trong nội bộ đơn vị tốt hơn. 3.514. Theo dõi và đánh giá được thực hiện thường xuyên hơn. 3.515. Chất lượng báo cáo tốt hơn. 3.416. Giám sát của cán bộ quản lý tốt hơn. 3.417. Phối hợp với các đơn vị khác hiệu quả hơn. 3.4

Page 112: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA112

18. Hệ thống PMS có lợi và nên được tiếp tục thí điểm. 3.619. Tôi hiểu rõ hơn về công việc phải làm của mình. 3.620. Tôi thấy rõ hơn về các mục tiêu tôi cần đạt được. 3.821. Tôi nắm chắc hơn làm thế nào để đóng góp vào mục tiêu chung của cơ quan mình.

3.7

22. Tôi thấy rõ hơn tiến độ công việc của mình. 3.623. Tôi thấy có động lực làm việc hơn.

Mức độ: 1 – Không đúng; 2 – gần đúng; 3 – đúng; 4 – rất đúng.

Đề án thí điểm đã có ảnh hưởng đến cán bộ, nhân viên trong lập kế hoạch trong đó có các tiêu chí đo lường và điều chỉnh. Nói chung cán bộ nắm vững hơn nội dung công việc của họ cũng như thời gian, lịch trình và cách thức để thực hiện công việc. Ở cấp huyện, lãnh đạo cho rằng PMS giúp họ xác định các bất cập gây khó khăn cho triển khai công việc để giải quyết các bất cập này. Do vậy Bình Chánh đã áp dụng nhiều khía cạnh của PMS vào hệ thống quản lý đặc biệt là lập kế hoạch, báo cáo tiến độ, thực hiện và điều chỉnh kế hoạch.

Quận 1

Đề án thí điểm PMS

Đề án thí điểm PMS tại Quận 1 có 2 mục tiêu, một mục tiêu liên quan đến Sở TN-MT và một mục tiêu liên quan đến Sở KH-ĐT.

Mục tiêu thứ nhất về quản lý đất công và tăng nguồn thu ngân sách có các tiêu chí đánh giá trong năm 2006 như bảng sau.

Mục tiêu chiến lược Chỉ tiêu kết quả Quản�lý�và�khai�thác�có�kết�quả�quỹ�đất�do�Nhà�nước�trực�tiếp�quản�lý�trên�địa�bàn�Quận�1

• Trong năm 2006, 100% nguồn đất trống, đất chợ, đất hẻm, đất lòng lề đường được cập nhật đầy đủ vào sổ theo dõi quỹ đất .

• Trong năm 2006, 80% nguồn đất là thông hành địa dịch khác được cập nhật vào sổ theo dõi quỹ đất.

• Trong năm 2006, 70% nguồn đất do các cơ quan khác đang quản lý được khảo sát và đề xuất quy hoạch sử dụng đúng công năng sử dụng đất.

• Tăng nguồn thu ngân sách 10 tỷ đồng trong năm 2006.

• Không để xảy ra việc chiếm dụng thông hành địa dịch trái phép và giảm 20% việc lấn chiếm đất công sử dụng vào các mục đích khác trái phép.

Page 113: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA 113

Đề án PMS giúp UBND Quận 1 rà soát lại đất công và nguồn thu trong năm 2006 tăng lên 58.9 tỷ VND (gấp 6 lần chỉ tiêu đề ra). Việc đăng ký đất công được cập nhật và một số diện tích đất công “được sử dụng cho các mục đích công cộng như bãi để xe, tạo ra nguồn thu đáng kể cho Quận’.

Cấu phần quản lý đất công có kết quả nhưng chưa có sự kết nối với đề án thí điểm về quản lý đất đai của Sở TN-MT.

Mục tiêu thứ hai là quản lý sau cấp phép kinh doanh và được kết nối với đề án PMS của Sở KH-ĐT.

Mục tiêu chiến lược Chỉ tiêu kết quả Tăng�cường�công�tác�quản�lý�nhà�nước�sau�cấp�đăng�ký�kinh�doanh�đối�với�doanh�nghiệp�hoạt�động�theo��Luật�Doanh�nghiệp�trên�địa�bàn�Quận�1�năm�2006.

• Giảm 10% doanh nghiệp vi phạm hành chính so với năm 2005 (ở các lĩnh vực thương mại, thuế, dịch vụ văn hoá).

• Tăng 10% doanh nghiệp nộp báo cáo tài chính và hoạt động đúng hạn.

• 80% doanh nghiệp được tuyên truyền về Luật Doanh nghiệp bằng nhiều hình thức.

• Tăng thu ngân sách 15% so với kế hoạch 2005 ở khu vực doanh nghiệp thuộc Quận quản lý theo phân cấp.

• Xây dựng, hoàn thành và đưa vào sử dụng phần mềm dùng chung về quản lý doanh nghiệp giữa Quận với Phường và chia xẻ thông tin quản lý với các Ngành liên quan của Thành phố.

Mục tiêu cụ thể1. Rà soát và tham mưu cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh hoặc ban

hành các văn bản pháp luật phù hợp với yêu cầu quản lý và điều kiện phát triển hiện nay.

2. Tăng cường các biện pháp nhằm nâng cao tinh thần, trách nhiệm trong tác phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước.

Mục tiêu cụ thể1. Rà soát, tham mưu cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh hoặc ban

hành các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với điều kiện quản lý hiện nay.2. Tăng cường các biện pháp nhằm nâng cao trách nhiệm trong công tác phối

hợp giữa các ngành, các cấp.3. Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý nhà nước đối với yêu

cầu quản lý quỹ đất công.4. Kiện toàn bộ máy và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức.

51. Lập sổ theo dõi quỹ đất công để quản lý và cập nhật di biến động.

Page 114: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA114

Mục tiêu chiến lược Chỉ tiêu kết quả Mục tiêu cụ thể3. Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ tốt công tác quản lý nhà nước đối với

doanh nghiệp sau cấp đăng ký kinh doanh.4. Thông tin tuyên truyền pháp luật, chính sách nhà nước cho doanh nghiệp và

tăng cường công tác kiểm tra xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với những hành vi vi phạm pháp luật của doanh nghiệp .

5. Tập trung kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức trực tiếp làm công tác quản lý doanh nghiệp .

Cấu phần về quản lý doanh nghiệp ít thành công hơn nhưng cũng có một số kết quả đáng khích lệ. Việc áp dụng hệ thống đăng ký kinh doanh trực tuyến cho các hộ kinh doanh cá thể là thành công và mặc dù việc kết nối giữa cấp quận và cấp phường bị chậm nhưng cũng đã tạo ra một số doanh thu. Tuy nhiên kế hoạch cấp nối giữa cấp quận và Sở KH-ĐT đã không được thực hiện.

Cả 2 mục tiêu đều không đạt được tất cả các kết quả đầu ra do nhiều nguyên nhân. Thứ nhất là hợp tác giữa các bộ phận không tham gia thí điểm PMS gặp khó khăn. Thu thập số liệu gặp khó khăn, “chúng tôi cần thu thập số liệu thuộc nhiều bộ phận khác”. Đào tạo chưa đủ vì chỉ có một số ít người được đào tạo và khi họ chuyển đi những người mới không nắm được PMS. Tất cả cán bộ tham gia đều ít nhiều nắm được PMS nhưng không sâu. Thêm nữa chỉ có một vài người trong nhóm triển khai là tích cực. Các lý do khác bao gồm chậm chễ trong phê duyệt ngân sách và các mục tiêu đặt ra quá cao.

Đề án PMS chấm dứt khi không còn hỗ trợ tài chính. Đề án được thiết kế như một dự án nên đã kết thúc khi dự án kết thúc.

Tác động và các vấn đề đặt ra

Những người tham gia đề án PMS có hiểu biết tốt về hệ thống này nhưng như đã chỉ ra ở phần trước, cần đào tạo cho nhiều người và đào tạo sâu hơn về PMS. Nhìn chung lãnh đạo ủng hộ nhưng mức độ quan tâm không cao. Ban điều phối không hoạt động tốt như mong muốn mặc dù nhóm triển khai hoạt động tốt. Các thành viên nhóm triển khai họp hàng tuần để rà soát tiến độ và có biện pháp điều chỉnh. Thông tin giữa Ban điều phối và Nhóm triển khai chưa được tốt như mong đợi. Cán bộ tham gia của các bộ phận không được thông tin về PMS nên do vậy nói chung không nhiệt tình với PMS.

Mặc dù vậy có một số tác động tích cực đối với các bộ phận và cá nhân những người tham gia như kết quả khảo sát bằng phiếu hỏi dưới đây.

Page 115: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA 115

Mức độ: 1 – Không đúng; 2 – gần đúng; 3 – đúng; 4 – rất đúng.

Đề án thí điểm đã giúp cá nhân cán bộ, công chức lập kế hoạch cá nhân tốt hơn, sử dụng các chỉ số đánh giá kết quả và chú ý hơn tới các công cụ để đạt mục tiêu. Các bộ phận có nhiều thành viên tham gia có một số thay đổi nhất định trong cách làm việc. Tuy nhiên PMS không có tác động nào đến hệ thống quản lý của Quận.

�‘Mặc�dù�rất�thích�hệ�thống�theo�dõi�kiểu�“đèn�giao�thông”�nhưng�chúng�tôi�chưa�áp�dụng’.

10. Kế hoạch công việc rõ ràng và logic hơn. 2.711. Phân bổ nguồn lực tương xứng với đầu ra và kết quả. 2.8

12. Trách nhiệm chính và trách nhiệm phối hợp rõ ràng. 3

13. Phối hợp trong nội bộ đơn vị tốt hơn. 2.814. Theo dõi và đánh giá được thực hiện thường xuyên hơn. 3.215. Chất lượng báo cáo tốt hơn. 2.716. Giám sát của cán bộ quản lý tốt hơn. 3.317. Phối hợp với các đơn vị khác hiệu quả hơn. 318. Hệ thống PMS có lợi và nên được tiếp tục thí điểm. 3.119. Tôi hiểu rõ hơn về công việc phải làm của mình. 2.920. Tôi thấy rõ hơn về các mục tiêu tôi cần đạt được. 3.121. Tôi nắm chắc hơn làm thế nào để đóng góp vào mục tiêu chung của cơ quan mình.

2.7

22. Tôi thấy rõ hơn tiến độ công việc của mình. 323. Tôi thấy có động lực làm việc hơn. 3.1

Page 116: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA116

PHỤ LỤC 2: CÁC BÀI HỌC RÚT RA TỪ THÍ ĐIỂM HTQLTKQ TẠI TỈNH ĐẮK LẮK NĂM 2007

Nguồn: : Danida: Báo cáo đánh giá thí điểm HTQLTKQ tại tỉnh Đắk Lắk năm 2007.

Cả 5 đơn vị thí điểm PMS đã hoàn thành hầu hết các hoạt động và đầu ra đề ra và đạt được hầu hết các chỉ tiêu thực hiện. Các bài học kinh nghiệm tóm lược dưới đây được rút ra từ báo cáo cuối cùng do 5 đơn vị thí điểm đưa ra.

Lợi ích

Theo báo cáo của các đơn vị thực hiện, các lợi ích đạt được như sau:

• PMS cung cấp cho lãnh đạo một cơ chế giám sát việc thực hiện, phân bổ và giám sát các nguồn lực của quá trình đối với mục tiêu đề ra.

�“….�Các�phương�pháp�phát�triển�dựa�trên�mục�tiêu�và�đầu�ra�giúp��lãnh�đạo�xác�định�mục�tiêu�của�mỗi�hoạt�động�từ�đầu�và�cải�thiện�hiệu�quả�thực�hiện,�đặc�biệt�là�về�vấn�đề�an�toàn�phóng�xạ,�tập�trung�vào�chất�lượng�cải�thiện�của�các�nguồn�lực,�giảm�máy�móc,�trình�độ�công�chức�được�nâng�cao.”�Sở Tư pháp.

��“Phát�triển�các�đầu�ra�và�các�chỉ�số�đánh�giá�thực�hiện�khoa�học�và�hệ�thống�giúp�lãnh�đạo�các�đơn�vị�thuộc�sở�và�những�người�tham�gia�dự�án�đánh�giá�quá�trình�thực�hiện�các�nhiệm�vụ�được�giao.” Sở Tài Nguyên và Môi trường.

“Các�kết�quả�được�đánh�giá�theo�các�tiêu�chí�thành�công�(thay�vì�khối�lượng�công�việc).” Sở Xây dựng.

• Giúp các sở đề ra các mục tiêu thực tế gắn các chức năng và nhiệm vụ của sở với các mục tiêu của tỉnh về phát triển kinh tế-xã hội cũng như phương pháp hoạch định và thực hiện các kế hoạch bằng cách xác định những thuận lợi và khó khăn cũng như các điều kiện cần thiết để hoàn thành các mục tiêu đề ra.

“PMS mang lại các phương thức làm việc khoa học nhờ việc kiểm soát các quá trình, xoá bỏ các thủ tục chồng chéo, rút ngắn thời gian và giảm chi phí. Đồng thời, hệ thống cũng nâng cao đáng kể năng lực và trách nhiệm của các công nhân viên chức và thái độ phục vụ đối với công chúng.” Sở Tư pháp.

• Phối hợp tốt hơn và phân công trách nhiệm rõ ràng hơn đối với việc thực hiện giữa các đơn vị.

“Xác định trách nhiệm rõ và phối hợp giữa các sở và chính quyền các cấp (Tỉnh - huyện – xã); do vậy, cải thiện mối quan hệ theo chiều dọc và phân quyền trách nhiệm giữa các cấp chính quyền trong việc quy hoạch quản lý xây dựng.” Sở Xây dựng.

• Thay đổi về triển vọng nhân lực và các phương pháp làm việc.

�“Công�tác�đào�tạo�và�thực�hiện�PMS�từng�bước�thay�đổi�tâm�thế�công�chức�của�Sở�từ�phương�pháp�quản�lý�truyền�thống�sang�một�phương�pháp�mới”. Sở Tài nguyên và Môi trường

Page 117: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA 117

Thách thức

Các đơn vị thí điểm đã chỉ ra các thách thức sau:

• Thách thức lớn nhất trong quá trình thực hiện PMS là cùng một sở thực hiện song song cả phương pháp lập kế hoạch truyền thống và phương pháp dựa trên PMS. Các đơn vị thí điểm bị quá tải trong việc thực hiện các hoạt động thí điểm và các chức năng và nhiệm vụ chung của mình.

�“Môi�trường�pháp�lý/điều�tiết�còn�bất�cập�trong�quá�trình�vận�hành�hệ�thống�thí�điểm�song�song�với�hệ�thống�hiện�tại�trong�các�giai�đoạn�đầu�không�tạo�ra�môi�trường�thuận�lợi�cho�phép�thực�hiện�thí�điểm.” Sở Xây dựng.

• Thời gian thí điểm PMS quá ngắn.

“Do�thời�gian�thực�hiện�dự�án�quá�ngắn�(hai�quý�của�năm�2009),�thời�gian�áp�dụng,�nhận�xét�và�đánh�giá�quá�ngắn.�Do�vậy,�một�số�kết�quả�không�thể�hiện�đầy�đủ�hiệu�quả�thực�tiễn�trong�thời�gian�quá�ngắn�như�vậy.” Sở Tư pháp.

• Đề ra các mục tiêu thiếu thực tế.

“Việc�lựa�chọn�các�mục�tiêu�và�phát�triển�các�chỉ�số�kết�quả�thiếu�thực�tế�và�do�vậy�đã�được�điều�chỉnh�trong�quá�trình�thực�hiện.” Sở Tài nguyên và Môi trường.

• Trì hoãn trong quá trình phê duyệt các kế hoạch thí điểm của Uỷ ban Nhân dân và các trì hoãn ngoài dự kiến khác.

�“Thiết�bị�phóng�xạ�không�sản�xuất�được�trong�nước�mà�phải�đặt�hàng�từ�nước�ngoài�và�do�vậy�ảnh�hưởng�đến�tiến�trình�hoạt�động.” Sở Khoa học và Công nghệ.

• Là một công cụ quản lý mới được áp dụng, PMS phải chứng minh những ưu điểm về các phương pháp quản lý và hoạch định truyền thống đối với cả lãnh đạo và nhân viên. Ngoài ra, vì PMS vẫn chưa là một phần trong công tác đào tạo và đào tạo lại công chức nên không dễ thuyết phục các nhà lãnh đạo áp dụng PMS.

Các yếu tố thành công

Những thành công sau có được từ kinh nghiệm của các đơn vị thí điểm:

• Cam kết của các cấp lãnh đạo thể hiện qua việc quán triệt vai trò và lợi ích của PMS và quan tâm đến việc cung cấp các nguồn lực, chỉ đạo công tác lập kế hoạch và xác định các chỉ tiêu đầu ra và sử dụng các báo cáo tiến độ thực hiện PMS.

Page 118: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁCTHEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA118

�“Đảng�uỷ,�Ban�Giám�hiệu,�các�giáo�viên�giảng�dạy�và�các�cán�bộ�nhân�viên�khác�luôn�tạo�điều�kiện�thuận�lợi�cho�việc�thực�hiện�các�hoạt�động�của�tiểu�dự�án.�Nhà�trường�quyết�tâm�đổi�mới�phương�pháp�giảng�dạy�của�mình�và�tạo�điều�kiện�thuận�lợi�cho�các�giáo�viên�giảng�dạy�nâng�cao�trình�độ�và�kỹ�năng�nhằm�cải�thiện�chất�lượng�đào�tạo�cho�cán�bộ�đào�tạo�công�chức�cấp�cơ�sở.” Trường Chính trị tỉnh.

• Xác định các mục tiêu rõ ràng và minh bạch và các chỉ tiêu thực hiện như các công cụ cho các nhà lãnh đạo và quản lý điều hành và quản lý việc thực hiện các mục tiêu đề ra.

• Cán bộ, nhân viên phải được đào tạo đầy đủ các kiến thức về PMS và các phương pháp thực hiện PMS cũng như làm việc theo nhóm để thực hiện các hoạt động và giải quyết các vấn đề.

Page 119: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC

NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG Địa chỉ: Số 175 Giảng Võ - Hà NộiĐiện thoại: 04 38515380; Fax: 04 38515381Email: [email protected]: www.nxblaodong.com.vn

Chi nhánh phía NamSố 85 Cách mạng Tháng Tám, Quận 1, Tp Hồ Chí MinhĐT: 08 38390970; Fax: 08 39257205

Chịu trách nhiệm xuất bản: Võ Thị Kim ThanhBiên tập: Mai Thị Thanh HằngTrình bày: Công ty Golden SkyBìa: Công ty Golden SkySửa bản in: Ts. Nguyễn Khắc Hùng

LIÊN KẾT XUẤT BẢNPhòng Thương Mại và Công Ngiệp Việt NamĐịa chỉ: Số 9 Đào Duy Anh, Hà Nội, Việt Nam

In 1000 cuốn, khổ 16x24cm, tại Cty TNHH in & quảng cáo truyền thông Viễn Đông. Địa chỉ: Số 2, ngõ 11, phố An Trạch, phố Tôn Đức Thắng, P.Quốc Tử Giám, HN. Số xác nhận ĐKXB: 830-2015/CXBIPH/07-61/LĐ và Quyết định xuất bản số: 350/QĐ-NXBLĐ ngày 23/4/2015.In xong và nộp lưu chiểu Quý 2 năm 2015

Page 120: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ … PMS 2015.compressed.p…BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC