BÀI 6: PHÂN TÍCH CƠ CẤU TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP

14
Bài 6: Phân tích cơ cu tài chính ca doanh nghip ACC508_Bai 6_v1.1012111211 73 BÀI 6: PHÂN TÍCH CƠ CU TÀI CHÍNH CA DOANH NGHIP Gii thiu Cơ cu tài chính được xem như chính sách tài chính ca doanh nghip, nó có vtrí quan trng trong vic điu hành các khon nvay để khuếch đại li nhun cho chshu. Phân tích cơ cu tài chính và tình hình đầu tư cho phép đánh giá ri ro ca vic đầu tư dài hn ca doanh nghip. Mc tiêu Ni dung Sau khi hc xong bài này, hc viên s: Hiu được các tsliên quan ti cu trúc vn ca doanh nghip; Hiu được các tsphn ánh khnăng trnca doanh nghip; Phân tích tình hung thc tế; Nhn xét vcu trúc vn ca doanh nghip. Thi lượng 6 tiết Tsntrên tài sn; Tsntrên vn chshu; Khnăng trlãi; Đòn by.

Transcript of BÀI 6: PHÂN TÍCH CƠ CẤU TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP

Page 1: BÀI 6: PHÂN TÍCH CƠ CẤU TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP

Bài 6: Phân tích cơ cấu tài chính của doanh nghiệp

ACC508_Bai 6_v1.1012111211 73

BÀI 6: PHÂN TÍCH CƠ CẤU TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP

Giới thiệu

Cơ cấu tài chính được xem như chính sách tài chính của doanh nghiệp, nó có vị trí quan trọng trong việc điều hành các khoản nợ vay để khuếch đại lợi nhuận cho chủ sở hữu. Phân tích cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư cho phép đánh giá rủi ro của việc đầu tư dài hạn của doanh nghiệp.

Mục tiêu Nội dung

Sau khi học xong bài này, học viên sẽ:

Hiểu được các tỷ số liên quan tới cấu trúc vốn của doanh nghiệp;

Hiểu được các tỷ số phản ánh khả năng trả nợ của doanh nghiệp;

Phân tích tình huống thực tế;

Nhận xét về cấu trúc vốn của doanh nghiệp.

Thời lượng

6 tiết

Tỷ số nợ trên tài sản;

Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu;

Khả năng trả lãi;

Đòn bẩy.

Page 2: BÀI 6: PHÂN TÍCH CƠ CẤU TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP

Bài 6: Phân tích cơ cấu tài chính của doanh nghiệp

74 ACC508_Bai 6_v1.1012111211

TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP

Tình huống:

Vào đầu năm 2011, để tài trợ cho một dự án mới, Giám đốc tài chính của doanh nghiệp KB đã liên hệ với ngân hàng A để tiến hành thủ tục vay. Trưởng phòng tín dụng của ngân hàng A muốn biết tình hình cơ cấu vốn và khả năng trả nợ của doanh nghiệp KB hiện nay như thế nào?

Bạn là cán bộ tín dụng của ngân hàng A, bạn phải chuẩn bị báo cáo này để nộp cho trưởng phòng.

Câu hỏi

1. Bạn sẽ tập trung vào vấn đề gì của doanh nghiệp để báo cáo trưởng phòng?

2. Bạn sẽ chọn các tỷ số nào để có thể phản ánh cơ cấu tài chính của doanh nghiệp?

3. Làm sao biết được tình hình cơ cấu tài chính của doanh nghiệp tốt hay không tốt?

Page 3: BÀI 6: PHÂN TÍCH CƠ CẤU TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP

Bài 6: Phân tích cơ cấu tài chính của doanh nghiệp

ACC508_Bai 6_v1.1012111211 75

Khác với nhóm tỷ số thanh toán liên qua tới xem xét các khoản mục trong tài sản ngắn hạn so với nợ ngắn hạn, các tỷ số trong nhóm cơ cấu tài chính phản ánh khả năng thực hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với các khoản nợ dài hạn. Việc tiếp cận các khoản nợ dài hạn chính là việc xem xét cụ thể cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Nhóm tỷ số này liên quan tới các khoản nợ trong cấu trúc vốn của công ty với các thu nhập, dòng tiền mà công ty tạo ra được để có thể trả chi phí lãi vay và các khoản chi phí cố định khác như chi phí thuê tài chính (chú ý không xem xét chi phí quản lý).

Có rất nhiều lý do khiến các nhà phân tích thường xuyên muốn biết việc sử dụng nợ của doanh nghiệp. Một trong những lý do đó là tổng số nợ trong cấu trúc vốn rất quan trọng trong việc tiếp cận rủi ro và lãi suất hoàn vốn của doanh nghiệp.

6.1. Mục tiêu, quy trình phân tích cơ cấu tài chính doanh nghiệp

Mục tiêu phân tích cơ cấu tài chính của doanh nghiệp

o Hiểu được các tỷ số liên quan tới cấu trúc vốn của doanh nghiệp;

o Hiểu được các tỷ số phản ánh khả năng trả nợ của doanh nghiệp;

o Phân tích tình huống thực tế;

o Nhận xét về cấu trúc vốn của doanh nghiệp;

o Hiểu được mục đích doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy;

o Phân biệt được đòn bẩy tài chính, đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tổng hợp.

Quy trình phân tích

o Xác định các khoản nợ, vốn chủ sở hữu, tổng tài sản (tổng nguồn vốn của doanh nghiệp) trong bảng cân đối kế toán;

o Tính các tỷ số, xem xét số liệu trung bình ngành;

o Nhận xét với tình huống thực tế.

6.2. Hệ số nợ

Khái niệm

Hệ số nợ là tỷ số đo lường phần trăm tổng tài sản của doanh nghiệp được tài trợ bằng nợ.

Ví dụ: Hệ số nợ /tổng tài sản = 0,4 hay 40% ngụ ý trong 100 đồng đầu tư vào tài sản thì có 40 đồng doanh nghiệp đi vay nợ.

Công thức

Tổng nợ Hệ số nợ =

Tổng tài sản × 100%

Giải thích ý nghĩa

Tỷ số này đo lường mức độ sử dụng nợ của công ty so với tài sản. Nếu tỷ số này quá nhỏ, chứng tỏ doanh nghiệp vay ít. Điều này có thể hàm ý doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính cao.

Page 4: BÀI 6: PHÂN TÍCH CƠ CẤU TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP

Bài 6: Phân tích cơ cấu tài chính của doanh nghiệp

76 ACC508_Bai 6_v1.1012111211

Chủ nợ thường thích công ty có tỷ số nợ thấp vì như vậy công ty có khả năng trả

nợ cao hơn. Ngược lại, cổ đông muốn có tỷ số nợ cao vì như vậy làm gia tăng khả

năng sinh lợi cho cổ đông. Tuy nhiên muốn biết tỷ số này cao hay thấp cần phải so

sánh với tỷ số nợ của bình quân ngành.

Tỷ số nợ càng thấp thì mức độ bảo vệ dành cho các chủ nợ càng cao trong trường

hợp doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản và phải thanh lý tài sản.

Tỷ số này cao phản ánh doanh nghiệp không có thực lực tài chính mà chủ yếu đi

vay để có vốn kinh doanh. Điều này cũng hàm ý là mức độ rủi ro của doanh

nghiệp cao hơn.

Nợ càng cao, rủi ro tài chính càng cao, dễ dẫn tới khả năng phá sản (trong trường

hợp doanh nghiệp không tạo ra lợi nhuận để trả tiền lãi).

Nên sử dụng số liệu trung bình ngành hoặc doanh nghiệp cạnh tranh để đánh giá.

Tình huống nghiên cứu

Số liệu sử dụng từ Bảng cân đối kế toán của Doanh nghiệp nhựa Tiền Phong, chú

ý tổng nợ bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm

Chỉ tiêu

2007 2008 2009 TB ngành

Tổng nợ 205.429 324.544 408.801

Tổng tài sản 543.536 734.346 999.851

Hệ số nợ 37,79% 44,19% 40,85% 35,2%

Nhận xét

Hệ số nợ của công ty nhựa Tiền Phong tăng vào năm 2008, tuy nhiên lại giảm vào

năm 2009. Nhìn bảng trên, có thể dễ dàng nhận ra cả tổng nợ và tổng tài sản đều

tăng trong năm 2008, 2009, tỷ số này giảm chứng tỏ tốc độ tăng của khoản nợ

nhiều hơn tốc độ tăng của tổng tài sản.

Hệ số nợ của doanh nghiệp cao hơn trung bình ngành cho thấy doanh nghiệp đã

tận dụng được lợi ích thuế từ nợ, tuy nhiên doanh nghiệp cần phải quan tâm đến

khả năng thanh toán nợ của mình.

6.3. Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu

Khái niệm

Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu là tỷ số đo lường tổng nợ liên quan tới vốn chủ sở hữu.

Tỷ lệ này càng cao, bình luận giống như hệ số nợ, rủi ro tài chính càng cao.

Công thức

Tổng nợ Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu =

Vốn chủ sở hữu × 100%

Page 5: BÀI 6: PHÂN TÍCH CƠ CẤU TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP

Bài 6: Phân tích cơ cấu tài chính của doanh nghiệp

ACC508_Bai 6_v1.1012111211 77

Giải thích ý nghĩa

Tỷ số này cho biết quan hệ giữa vốn huy động nợ và vốn chủ sở hữu.

Tỷ số này cao chứng tỏ doanh nghiệp phụ thuộc vào hình thức huy động vốn bằng

vay nợ, tức là rủi ro tài chính của doanh nghiệp cao.

Tỷ số này thấp chứng tỏ doanh nghiệp chưa biết cách vay nợ để kinh doanh và

khai thác lợi ích hiệu quả từ việc tiết kiệm thuế.

Tình huống nghiên cứu

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm

Chỉ tiêu

2007 2008 2009 TB ngành

Tổng nợ 205.429 324.544 408.801

Tổng VCSH 338.403 407.906 543.004

Tỷ số nợ/VSCH 60,76% 79,56% 75,50% 38,4%

Nhận xét

Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu tăng hơn 19% vào năm 2008 (79,56%), tuy nhiên giảm vào năm 2009 (75,5%). Các tỷ số đều nhỏ hơn 1 cho thấy doanh nghiệp sử dụng nhiều vốn chủ sở hữu hơn đi vay, tức là khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp cao.

Tỷ số này cao hơn trung bình ngành cho thấy doanh nghiệp có độ rủi ro không trả được nợ cao hơn trung bình ngành.

Chú ý: Ngoài ra người ta có thể sử dụng định nghĩa khác đó là hệ số nợ/giá trị thị trường của công ty, hệ số này rất có ý nghĩa đối với nhà đầu tư vì nó cập nhật được giá trị thực tế hơn.

6.4. Khả năng trả lãi

Khái niệm

Tỷ số này còn có tên gọi khác là khả năng chi trả lãi vay (interest coverage - time earned ratio).

Tỷ số này cho biết khả năng đáp ứng trả lãi vay bằng lợi nhuận hoạt động của công ty.

Công thức

EBIT Khả năng trả lãi =

Chi phí trả lãi vay

Trong đó : EBIT (earnings before interest and tax ): Lợi nhuận trước thuế và lãi vay.

Giải thích ý nghĩa

Tỷ số này càng cao doanh nghiệp càng ổn định về hoạt động, khả năng đáp ứng chi trả lãi vay càng cao.

Tỷ số này nhỏ hơn 1 phản ánh doanh nghiệp không đủ lợi nhuận để chi trả lãi vay, doanh nghiệp không trả được lãi vay, do đó: Doanh nghiệp làm ăn thua lỗ vì chi phí lãi vay.

Page 6: BÀI 6: PHÂN TÍCH CƠ CẤU TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP

Bài 6: Phân tích cơ cấu tài chính của doanh nghiệp

78 ACC508_Bai 6_v1.1012111211

Tình huống nghiên cứu

Để xác định lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) ta lấy lợi nhuận trước thuế cộng với lãi vay.

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm

Chỉ tiêu

2007 2008 2009 TB ngành

EBIT 130.524 176.447 365.042

Chi phí lãi vay 5.084 22.037 13.708

Khả năng trả lãi 25,67 lần 8,01 lần 26,63 lần 15 lần

Nhận xét

Tỷ số khả năng chi trả lãi vay qua các năm đều lớn hơn 1 hàm ý doanh nghiệp đủ

khả năng thanh toán các khoản lãi vay bằng lợi nhuận của mình.

Tỷ số này của doanh nghiệp khá cao, mặc dù có giảm mạnh vào năm 2008, chi phí

lãi vay tăng, lợi nhuận trước thuế và lãi vay tăng, tuy nhiên tốc độ tăng của lợi

nhuận trước thuế và lãi vay thấp hơn tốc độ tăng của chi phí lãi vay, do đó tỷ số

này giảm vào năm 2008. Vào năm 2009, lợi nhuận trước thuế và lãi vay tăng hơn 2

lần trong khi chi phí trả lãi vay giảm từ khoảng 22 tỷ xuống còn khoảng 13,7 tỷ.

Đặc biệt so sánh với trung bình ngành vào năm 2009, tỷ số này cao hơn rất nhiều.

Vì vậy kết luận doanh nghiệp có khả năng trả lãi tốt.

6.5. Khả năng trả nợ (Hệ số trả nợ vay, Hệ số năng lực trả nợ)

Khái niệm

Khả năng trả nợ là một tỷ số tài chính đánh giá khả năng thanh toán nợ nói chung

của doanh nghiệp.

Tỷ số này cho biết khả năng trả chi phí lãi cố định từ dòng tiền tạo ra của doanh

nghiệp, biểu hiện thu nhập của doanh nghiệp (trước thuế, lãi vay và chi phí thuê tài

sản) đáp ứng được bao nhiêu lần thanh toán lãi và tiền thuê. Tương tự như khả

năng chi trả lãi vay, tỷ số này càng cao, doanh nghiệp càng ổn định về hoạt động.

Công thức

Giá vốn bán hàng + Khấu hao + EBIT Tỷ số khả năng trả nợ =

Nợ gốc + Chi phí lãi vay

Chú ý: Thông thường khấu hao được phản ánh trong giá vốn hàng bán và các loại

chi phí khác. Để xác định khấu hao trong công thức trên, độc giả nên tìm giá trị

khấu hao trong thuyết minh báo cáo tài chính của các năm, từ đó có thể xác định

được tỷ số khả năng trả nợ.

Giải thích ý nghĩa

Tỷ số này cho biết để chuẩn bị cho mỗi đồng trả nợ gốc và lãi, doanh nghiệp có

bao nhiêu đồng có thể sử dụng được.

Page 7: BÀI 6: PHÂN TÍCH CƠ CẤU TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP

Bài 6: Phân tích cơ cấu tài chính của doanh nghiệp

ACC508_Bai 6_v1.1012111211 79

Số liệu sử dụng

Số liệu sử dụng để tính khả năng trả nợ của doanh nghiệp dựa vào thông tin từ báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán và thuyết minh báo cáo tài chính (trên trang web của Công ty nhựa Tiền Phong).

Khấu hao năm 2007 được lấy từ số liệu khấu hao ở mục số 6 (chỉ tiêu trích khấu hao trong năm) trong thuyết minh báo cáo tài chính năm 2007 của công ty nhựa Tiền Phong.

Khấu hao năm 2008 trong mục số 7 (trích khấu hao trong năm) trong thuyết minh báo cáo tài chính năm 2008.

Riêng năm 2009, kết hợp khấu hao tài sản hữu hình trong mục số 8 và khấu hao tài sản vô hình trong mục số 9 trong thuyết minh báo cáo tài chính năm 2009.

Các khoản nợ gốc là các khoản thanh toán nợ đến hạn phải trả của công ty, các khoản thanh toán gốc hàng năm của công ty (đối với các khoản vay dài hạn, bên cạnh doanh nghiệp vẫn phải trả lãi theo thời kỳ, theo năm, doanh nghiệp phải trả thêm các khoản trả gốc). Đối với trường hợp Công ty nhựa Tiền Phong, các khoản nợ gốc năm 2007, 2008 dựa vào khoản vay và nợ ngắn hạn của công ty, riêng năm 2009 có phát sinh nợ dài hạn, xem trong mục số 17, thuyết minh báo cáo tài chính năm 2009, các khoản vay dài hạn được hoàn trả trong năm 2009 là 3.818.881.212 đồng.

Khoản vay và nợ ngắn hạn năm 2006 (vay ngân hàng) được thanh toán vào năm 2007 là 33.012.961.767 đồng.

Các khoản vay và nợ ngắn hạn năm 2007, 2008 được thanh toán tương ứng vào năm 2008, 2009.

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm

Chỉ tiêu

2007 2008 2009 TB ngành

Giá vốn hàng bán 687.848 794.304 989.556

Khấu hao hữu hình 21.801 22.089 33.406

Khấu hao vô hình 396

EBIT 130.524 176.447 365.042

Chi phí lãi vay 5.084 22.037 13.708

Thanh toán nợ dài hạn 3.818

Thanh toán vay và nợ ngắn hạn 33.012 108.074 187.475

Khả năng trả nợ 22,05 7,63 6,77 5,33

Nhận xét

Khả năng trả nợ của công ty từ năm 2007 đến năm 2009 có xu hướng giảm, đặc biệt giảm mạnh vào năm 2008. Năm 2009 giảm nhẹ xuống còn 6,77 lần.

Tuy nhiên tỷ số này lớn hơn 1, cho thấy doanh nghiệp đủ khả năng trả nợ từ dòng tiền hoạt động của mình, bên cạnh đó tỷ số này vẫn tốt hơn trung bình ngành, điều này cho thấy khả năng trả nợ của doanh nghiệp là tốt.

Page 8: BÀI 6: PHÂN TÍCH CƠ CẤU TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP

Bài 6: Phân tích cơ cấu tài chính của doanh nghiệp

80 ACC508_Bai 6_v1.1012111211

6.6. Đòn bẩy

Trong kinh doanh người ta mượn thuật ngữ “đòn bẩy” ám chỉ việc sử dụng chi phí cố định (fixed costs) để gia tăng khả năng sinh lợi của công ty. Trong phần này chúng ta sẽ xem xét ba loại đòn bẩy thường ứng dụng trong doanh nghiệp đó là : đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính và đòn bẩy tổng hợp.

6.6.1. Đòn bẩy hoạt động (operating leverage)

Khái niệm

Đòn bẩy hoạt động là việc sử dụng tiềm năng của chi phí hoạt động cố định để mở rộng hiệu ứng thay đổi trong doanh thu đối với EBIT của doanh nghiệp.

Công thức

Để đo lường mức độ đòn bẩy hoạt động người ta sử dụng khái niệm độ lớn đòn bẩy hoạt động.

Phần trăm thay đổi của EBIT %EBIT Độ lớn đòn bẩy hoạt động =

Phần trăm thay đổi của doanh số =

%Doanh thu

Muốn xem xét tác động của chi phí hoạt động cố định, chúng ta có thể tiếp cận EBIT theo 1 khái niệm đã từng học trong kinh tế vi mô :

EBIT = Doanh thu – Chi phí cố định – Chi phí biến đổi Chú ý: Chi phí cố định là các chi phí không thay đổi khi số lượng thay đổi, ví dụ như khấu hao theo đường thẳng, chi phí quảng cáo, chi phí điện nước…

Chi phí biến đổi là chi phí thay đổi khi số lượng thay đổi, ví dụ chi phí nhân công trực tiếp, chi phí nguyên vật liệu… Độ lớn đòn bẩy tại một mức chi phí (Q) là:

Q

Q(P VC)DOL

Q(P VC) FC

Trong đó: VC (variable cost): chi phí biến đổi từng đơn vị FC: chi phí cố định từng đơn vị Q.P = Doanh thu Q.VC = Tổng chi phí biến đổi Q.FC = Tổng chi phí cố định

EBIT = PQ – (VQ + F) = PQ – VQ – F = Q(P – V) – F

∆EBIT = ∆Q(P – V) vì P và F cố định nên EBIT Q(P V)

EBIT Q(P V) F

Q

Q(P V)Q(P V) QQ(P V) F

DOLQ Q(P V) F Q

Q

Đòn bẩy kinh doanh cao khi công ty có tỷ lệ chi phí hoạt động cố định so với chi phí hoạt động biến đổi cao. Điều này có nghĩa là công ty đang sử dụng nhiều tài sản cố định hơn trong hoạt động của mình. Ngược lại, đòn bẩy kinh doanh thấp nhất khi công ty có tỷ lệ chi phí hoạt động cố định so với chi phí hoạt động biến đổi là thấp.

Page 9: BÀI 6: PHÂN TÍCH CƠ CẤU TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP

Bài 6: Phân tích cơ cấu tài chính của doanh nghiệp

ACC508_Bai 6_v1.1012111211 81

Một tỷ lệ đòn bẩy kinh doanh cao có thể tạo ra được một lợi ích rất lớn cho các công ty. Tỷ lệ đòn bẩy kinh doanh cao có thể giúp doanh nghiệp tạo ra nhiều tiền hơn từ mỗi doanh số tăng thêm (doanh số biên) nếu việc bán 1 sản phẩm tăng thêm đó không làm gia tăng chi phí sản xuất. Doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng làm được điều này nếu như nó có thể lựa chọn tài sản cố định như tài sản, nhà xưởng và trang thiết bị cũng như số công nhân hiện hữu. Tức là nó có thể tạo ra được tất cả sự tăng thêm này mà không cần sử dụng bất cứ một chi phí tăng thêm nào. Vì hầu hết các chi phí đã là chi phí cố định. Do vậy, lợi nhuận biên được tăng lên và thu nhập cũng tăng nhanh hơn.

6.6.2. Đòn bẩy tài chính

Khái niệm: Phản ánh ảnh hưởng của nợ tới quy mô của doanh nghiệp. Doanh nghiệp càng sử dụng nợ nhiều, đòn bẩy tài chính càng cao.

Xem xét ví dụ sau (bỏ qua thuế thu nhập doanh nghiệp):

Giả định công ty HPB hiện tại không có nợ trong cấu trúc vốn, vốn chủ sở hữu chỉ có vốn cổ phần thường. Tổng tài sản hiện tại của công ty là 12 tỷ, giá đang được giao dịch trên thị trường là 20.000 đồng/cổ phiếu. Số lượng cổ phiếu hiện tại của công ty là 600.000 cổ phiếu (=12 tỷ/ 20.000).

Chỉ tiêu Hiện tại

Tổng tài sản 12 tỷ

Nợ 0

Vốn chủ sở hữu 12 tỷ

Tỷ lệ Nợ/ Vốn chủ sở hữu 0

Giá thị trường của cổ phiếu 20.000 đồng

Số lượng cổ phiếu 600.000

Giám đốc tài chính của công ty đang cân nhắc tái cấu trúc công ty thông qua vay ngân hàng và sử dụng số tiền này để mua lại một phần vốn chủ sở hữu. Giả sử dự định mua là 50%, tức là doanh nghiệp sẽ vay ngân hàng 6 tỷ, với lãi suất giả định là 10%, tỷ lệ nợ đối với vốn chủ sở hữu là 1. Trong trường hợp này số lượng cổ phiếu sẽ thay đổi do vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp thay đổi.

Chỉ tiêu Dự kiến

Tổng tài sản 12 tỷ

Nợ 6 tỷ

Vốn chủ sở hữu 6 tỷ

Tỷ lệ Nợ/ Vốn chủ sở hữu 1

Giá thị trường của cổ phiếu 20.000 đồng

Số lượng cổ phiếu 300.000

Tỷ lệ lãi suất 10 %

Page 10: BÀI 6: PHÂN TÍCH CƠ CẤU TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP

Bài 6: Phân tích cơ cấu tài chính của doanh nghiệp

82 ACC508_Bai 6_v1.1012111211

Để nhận xét sự tác động của tái cấu trúc này, giám đốc tài chính công ty đã yêu cầu

phòng tài chính công ty điều tra 3 tình huống có thể xảy ra : suy thoái, bình thường và

bùng nổ. Sau một thời gian nghiên cứu, phòng tài chính nộp cho giám đốc tài chính

của công ty báo cáo tóm tắt như sau :

Chỉ tiêu Suy thoái Bình thường Bùng nổ

Tình huống hiện tại (không nợ)

EBIT 1 tỷ 1,5 tỷ 2 tỷ

Lợi nhuận trước thuế 1 tỷ 1,5 tỷ 2 tỷ

ROE 1/12= 8,33% 1,5/12= 12,5% 2/12 = 16,67%

EPS 1,66 đồng 3 đồng 3,33 đồng

Dự kiến (Nợ 50%)

EBIT 1 tỷ 1,5 tỷ 2 tỷ

Lãi vay 0,6 tỷ 0,6 tỷ 0,6 tỷ

Lợi nhuận trước thuế 0,4 tỷ 0,9 tỷ 1,4 tỷ

ROE 6,67 % 15 % 23,33 %

EPS 1,33 đồng 3 đồng 4,67 đồng

Giải thích bảng:

Ba tình huống dự báo được nêu ra với lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) trong hai

trường hợp hiện tại (không nợ) và dự kiến (nợ 50%) lần lượt là 1 tỷ, 1,5 tỷ và 2 tỷ.

Trong trường hợp công ty không nợ : EBIT = lợi nhuận trước thuế.

Giả định ở đây không xem xét thuế thu nhập doanh nghiệp, do đó chúng ta xác định

ROE = Lợi nhuận trước thuế / vốn chủ sở hữu = EBIT / vốn chủ sở hữu

EPS = Lợi nhuận trước thuế / số lượng cổ phiếu = EBIT / số lượng cổ phiếu.

Trong trường hợp doanh nghiệp đi vay : lợi nhuận trước thuế = EBIT – Chi phí lãi vay

EBIT – Chi phí lãi vay %EBIT ROE =

Vốn chủ sở hữu =

%Doanh thu

EPS = EBIT – Chi phí lãi vay/số lượng cổ phiếu

Xem xét hai tình huống: suy thoái và tăng trưởng

Tình huống suy thoái: trong trường hợp không nợ công ty có lợi nhuận trước thuế và

lãi vay (EBIT) = lợi nhuận trước thuế = 1 tỷ, với vốn chủ sở hữu là 12 tỷ và số lượng

cổ phiếu là 600.000, từ đó có thể tính được ROE = 8,33% và EPS = 1,66 đồng (chú ý

bỏ qua thuế thu nhập doanh nghiệp). Như vậy, ROE và EPS trong trường hợp công ty

không sử dụng nợ lớn hơn ROE (6,67%) và EPS (1,33) trong trường hợp doanh

nghiệp sử dụng nợ.

Tình huống tăng trưởng: Lợi nhuận trước thuế và lãi vay là 2 tỷ đối với cả 2 trường

hợp. Trường hợp doanh nghiệp không đi vay, lợi nhuận trước thuế = lợi nhuận trước

thuế và lãi vay = 2 tỷ, vốn chủ sở hữu của công ty là 12 tỷ và số lượng cổ phiếu là

600.000, ROE = 16,67% và EPS = 3,33 đồng thấp hơn đối với ROE (23,33%) và EPS

(4,67 đồng) trong trường hợp công ty sử dụng nợ.

Page 11: BÀI 6: PHÂN TÍCH CƠ CẤU TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP

Bài 6: Phân tích cơ cấu tài chính của doanh nghiệp

ACC508_Bai 6_v1.1012111211 83

Nhận xét: Từ hai tình huống trên có thể thấy rằng khi doanh nghiệp sử dụng nợ có thể tạo ra sự gia tăng của ROE và EPS (trường hợp tăng trưởng). Tuy vậy cũng có thể dẫn tới hiệu ứng giảm của ROE và EPS nếu công ty rơi vào suy thoái.

Mức độ đòn bẩy tài chính (Degree of financial leverage – DFL):

% thay đổi trong EPS Mức độ đòn bẩy tài chính =

% thay đổi EBIT

Đòn bẩy tài chính:

Ph n tr m thay i EPS % EPS EPS/EPSDFL

Ph n tr m thay i EBIT % EBIT EBIT/EBIT

Ç ¨ ®æ

Ç ¨ ®æ

Do: EPS = (EBIT I)(1 t) PD / NS

( EBIT I)(1 t) PD EBIT(1 t)

EPS = NS NS

Trong đó:

I: Chi phí trả lãi vay.

t: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.

PD: Trả cổ tức cho cổ phiếu ưu đãi.

NS: Số lượng cổ phiếu lưu hành.

Do I, PD cố định:

EPS EBIT(1 t)

EPS (EBIT I)(1 t) PD

EBIT(1 t) EBIT EBIT(1 t)

DFL = (EBIT I)(1 t) PD EBIT (EBIT I)(1 t) PD

Sử dụng công thức áp dụng cho trường hợp trên :

Tình huống tăng trưởng trong trường hợp công ty không sử dụng nợ:

(3,33 3) / 3 1DFL

(2 1,5) /1,5 3

Tình huống tăng trưởng với cấu trúc vốn thay đổi (công ty sử dụng nợ):

(4,67 3) / 3DFL 1,61

(2 1,5) /1,5

Tình huống bình thường không sử dụng nợ:

(3 - 1,66 )/1,66DFL = 1,61

(1,5 - 1)/1

Tình huống bình thường sử dụng nợ:

(3 - 1,33)/1,33DFL = 2,5

(1,5 - 1)/1

Kết luận: Công ty sử dụng nợ sẽ có DFL cao hơn trường hợp công ty không sử

dụng nợ.

Page 12: BÀI 6: PHÂN TÍCH CƠ CẤU TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP

Bài 6: Phân tích cơ cấu tài chính của doanh nghiệp

84 ACC508_Bai 6_v1.1012111211

6.6.3. Đòn bẩy tổng hợp

Đòn bẩy tổng hợp là việc sử dụng kết hợp hai đòn bẩy kinh doanh và tài chính để xem

xét mức độ ảnh hưởng của việc sử dụng chi phí cố định và chi phí tài trợ cố định như

lãi vay và cổ phiếu ưu đãi. Khi sử dụng kết hợp, đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài

chính sẽ có tác động đến EPS khi số lượng tiêu thụ thay đổi qua hai bước. Bước thứ

nhất, số lượng tiêu thụ thay đổi làm thay đổi EBIT (tác động của đòn bẩy hoạt động).

Bước thứ hai, EBIT thay đổi làm thay đổi EPS (tác động của đòn bẩy tài chính). Để đo

lường mức độ biến động của EPS khi số lượng tiêu thụ thay đổi người ta dùng chỉ tiêu

độ bẩy tổng hợp (degree of total leverage – DTL).

Phần trăm thay đổi của EPS Độ bẩy tổng hợp ở mức sản lượng

Q đơn vị (hoặc S đồng) =

Phần trăm thay đổi của sản lượng

Q

Q(P V)Q(P V) Q Q(P V)Q(P V) F

DOLQ Q(P V) F Q Q(P V) F

Q

Ngoài ra:

EBIT(1 t) EBITDFL

(EBIT I)(1 t) PD PDEBIT I (1 t)

Do: DTL = DOL × DFL

Nên: Q

Q(P V)DTL

Q(P V) F I [PD /(1 t)]

Ví dụ: Cho biết thông tin về một doanh nghiệp như sau:

Giá = 50$, sản lượng 8000.

Chi phí biến đổi từng sản phẩm = 25$.

Chi phí cố định = 100.000.

Nợ vay = 200.000.

Lãi suất = 8%.

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp = 40%.

Hãy tính và đưa ra ý nghĩa của việc sử dụng đòn bẩy tổng hợp.

8000

8000(50 25)DTL 2,38

8000(50 25) 100.000 16.000

Kết luận: Khi sử dụng đòn bẩy tổng hợp (kết hợp cả đòn bẩy kinh doanh và đòn bẩy

tài chính), sản lượng (hay doanh thu) thay đổi 1% thì EPS thay đổi 2,38%.

Page 13: BÀI 6: PHÂN TÍCH CƠ CẤU TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP

Bài 6: Phân tích cơ cấu tài chính của doanh nghiệp

ACC508_Bai 6_v1.1012111211 85

TÓM LƯỢC CUỐI BÀI

Nội dung của bài 6 được chia làm hai phần: phân tích cơ cấu vốn của doanh nghiệp và đòn bẩy.

1. Phân tích cơ cấu vốn

Nội dung phân tích cơ cấu vốn của doanh nghiệp liên quan tới hệ số nợ, tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu, khả năng trả lãi và khả năng trả nợ.

Hệ số nợ: Là tỷ số đo lường phần trăm tổng tài sản của doanh nghiệp được tài trợ bằng nợ.

Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu: Là tỷ số đo lường tổng nợ liên quan tới vốn chủ sở hữu.

Khả năng trả lãi: Tỷ số này cho biết khả năng đáp ứng trả lãi vay bằng lợi nhuận hoạt động của công ty.

Khả năng trả nợ: Là một tỷ số tài chính đánh giá khả năng thanh toán nợ nói chung của doanh nghiệp.

2. Đòn bẩy

Có ba loại đòn bẩy: Đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính, đòn bẩy tổng hợp.

Đòn bẩy hoạt động là việc sử dụng tiềm năng của chi phí hoạt động cố định để mở rộng hiệu ứng thay đổi trong doanh thu đối với EBIT của doanh nghiệp.

Q

Q(P V)Q(P V) QQ(P V) F

DOLQ Q(P V) F Q

Q

Đòn bẩy tài chính: Phản ánh ảnh hưởng của nợ tới quy mô của doanh nghiệp. Doanh nghiệp càng sử dụng nợ nhiều, đòn bẩy tài chính càng cao.

EBIT(1 t)DFL

(EBIT I)(1 t) PD

Đòn bẩy tổng hợp: Kết hợp hai đòn bẩy hoạt động và tài chính.

Q

Q(P V)DTL

Q(P V) F I [PD /(1 t)]

Page 14: BÀI 6: PHÂN TÍCH CƠ CẤU TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP

Bài 6: Phân tích cơ cấu tài chính của doanh nghiệp

86 ACC508_Bai 6_v1.1012111211

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Trong trường hợp khả năng trả lãi nhỏ hơn 1, doanh nghiệp có vấn đề gì không ?

2. Hãy bình luận nhận định: “Doanh nghiệp càng nợ nhiều càng tốt”.

3. Hãy bình luận nhận định: “Doanh nghiệp càng sử dụng vốn chủ sở hữu càng tốt”.

4. Nêu sự khác nhau giữa hai đòn bẩy hoạt động và tài chính.

5. Nêu ý nghĩa của độ lớn đòn bẩy hoạt động, tài chính và tổng hợp.