Bài 11 - hoinongdan.backan.gov.vnhoinongdan.backan.gov.vn/DocumentLibrary/347646fb32…  · Web...

40
Bài 11 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÓ LIÊN QUAN VỚI TỔ CHỨC HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG - Hoạt động tín dụng là việc tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động để cấp tín dụng. - Cho vay là một hình thức cấp tín dụng theo đó Ngân hàng Chính sách xã hội giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. - Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận vốn vay cho đến thời điểm trả hết nợ lãi và vốn vay đã được thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. - Gia hạn nợ vay là việc Ngân hàng Chính sách xã hội chấp thuận kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay, vượt quá thời hạn cho vay đã thoả thuận trước đó trong hợp đồng tín dụng. - Kỳ hạn trả nợ là các khoảng thời gian trong thời hạn cho vay đã được thoả thuận giữa Ngân hàng Chính sách xã hội và khách hàng mà tại cuối mỗi khoảng thời gian đó, khách hàng phải trả một phần hoặc toàn bộ vốn vay cho Ngân hàng Chính sách xã hội. - Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ là việc Ngân hàng Chính sách xã hội chấp thuận thay đổi kỳ hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay trong phạm vi thời hạn cho vay đã thoả thuận trước đó trong hợp đồng tín dụng, mà kỳ hạn trả nợ cuối cùng không thay đổi. - Dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ mà khách hàng gửi đến Ngân hàng Chính sách xã hội là một tập hợp những đề xuất; trong đó có nhu cầu, nhu vốn, vay vốn, cách thức sử dụng vốn và cách thức trả nợ vay trong một khoảng thời gian xác định. - Khả năng tài chính của khách hàng vay là khả năng về vốn, tài sản của khách hàng vay để đảm bảo hoạt động thường 1

Transcript of Bài 11 - hoinongdan.backan.gov.vnhoinongdan.backan.gov.vn/DocumentLibrary/347646fb32…  · Web...

Page 1: Bài 11 - hoinongdan.backan.gov.vnhoinongdan.backan.gov.vn/DocumentLibrary/347646fb32…  · Web view- Kỳ hạn trả nợ là các khoảng thời gian trong thời hạn cho

Bài 11MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÓ

LIÊN QUAN VỚI TỔ CHỨC HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM

I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

- Hoạt động tín dụng là việc tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động để cấp tín dụng.

- Cho vay là một hình thức cấp tín dụng theo đó Ngân hàng Chính sách xã hội giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.

- Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận vốn vay cho đến thời điểm trả hết nợ lãi và vốn vay đã được thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.

- Gia hạn nợ vay là việc Ngân hàng Chính sách xã hội chấp thuận kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay, vượt quá thời hạn cho vay đã thoả thuận trước đó trong hợp đồng tín dụng.

- Kỳ hạn trả nợ là các khoảng thời gian trong thời hạn cho vay đã được thoả thuận giữa Ngân hàng Chính sách xã hội và khách hàng mà tại cuối mỗi khoảng thời gian đó, khách hàng phải trả một phần hoặc toàn bộ vốn vay cho Ngân hàng Chính sách xã hội.

- Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ là việc Ngân hàng Chính sách xã hội chấp thuận thay đổi kỳ hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay trong phạm vi thời hạn cho vay đã thoả thuận trước đó trong hợp đồng tín dụng, mà kỳ hạn trả nợ cuối cùng không thay đổi.

- Dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ mà khách hàng gửi đến Ngân hàng Chính sách xã hội là một tập hợp những đề xuất; trong đó có nhu cầu, nhu vốn, vay vốn, cách thức sử dụng vốn và cách thức trả nợ vay trong một khoảng thời gian xác định.

- Khả năng tài chính của khách hàng vay là khả năng về vốn, tài sản của khách hàng vay để đảm bảo hoạt động thường xuyên và thực hiện các nghĩa vụ thanh toán.

- Vốn tự có tham gia vào phương án sản xuất, bao gồm: + Vật tư: nguyên vật liệu, phân bón, giống cây trồng, vật nuôi...+ Quyền sử dụng đất: giá trị quyền sử dụng đất mà hộ nắm giữ theo giá trị thị

trường. Trường hợp đi thuê là giá tiền thuê đã được thanh toán cho thời hạn thuê đất còn được sử dụng.

+ Giá trị tài sản trên đất: tính theo giá trị thị trường. Trường hợp đi thuê là giá tiền thuê đã được thanh toán cho thời hạn thuê tài sản còn được sử dụng.

+ Lao động: giá trị ngày công lao động mà người vay tham gia phương án sản xuất.

+ Vốn bằng tiền: tiền mặt, dư có các tài khoản tiền gửi tại các ngân hàng, giá trị các chứng chỉ, kỳ phiếu, trái phiếu, cổ phiếu...

+ Góp vốn thực hiện các dự án hoặc phương án hợp tác kinh doanh được hiểu là: do người vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội và các bên góp vốn tự nguyện sử dụng vốn vay góp vốn với các hộ, các tổ hợp, các chủ trang trại, các tổ chức kinh tế

1

Page 2: Bài 11 - hoinongdan.backan.gov.vnhoinongdan.backan.gov.vn/DocumentLibrary/347646fb32…  · Web view- Kỳ hạn trả nợ là các khoảng thời gian trong thời hạn cho

trên cùng địa bàn đang sinh sống có truyền thống làm ăn giỏi, trực tiếp thực hiện những phương án sản xuất. Ngân hàng Chính sách xã hội không cho vay góp vốn kinh doanh tiền tệ như mua bán chứng khoán, mua xổ số...

- Loại cho vay bao gồm: + Cho vay ngắn hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng.+ Cho vay trung hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến

60 tháng.+ Cho vay dài hạn: là các khoản vay có thời hạn từ trên 60 tháng.- Lãi suất cho vay: Là tỷ lệ phần trăm giữa số tiền lãi trên số tiền vốn, là giá của

quyền sử dụng một đơn vị vốn vay trong một đơn vị thời gian. II. MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH

SÁCH XÃ HỘI CÓ LIÊN QUAN TỔ CHỨC HỘI1. Phương thức cho vay ủy thác thông qua các tổ chức Hội1.1. Cơ sở pháp lýCăn cứ vào Điều 5 Nghị định số 78/2002/NĐ-TTg ngày 04/10/2002 của Chính

phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Ngay sau khi thành lập, Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách đã ký với 04 tổ chức chính trị - xã hội là Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh các Văn bản Liên tịch, Văn bản thỏa thuận về “Thực hiện ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác”- điều kiện để thực hiện uỷ thác cho vay.

1.2. Ý nghĩa của việc cho vay ủy thác thông qua tổ chức Hội- Thực hiện được phương châm xã hội hóa, công khai hóa hoạt động của Ngân

hàng Chính sách xã hội nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong đó có vai trò quan trọng của tổ chức Hội trong công cuộc xoá đói giảm nghèo, góp phần củng cố hoạt động của tổ chức Hội ở cơ sở. Thông qua hoạt động Tín dụng, Hội có điều kiện quan tâm hơn đến hội viên về phát triển kinh tế làm cho sinh hoạt Hội có nội dung phong phú hơn, qua vay vốn để lồng ghép việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ chính trị khác của tổ chức Hội.

- Góp phần tiết giảm chi phí xã hội; giúp cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận với dịch vụ tài chính, tiết kiệm của Ngân hàng Chính sách xã hội một cách nhanh chóng, thuận lợi, an toàn và hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí khi vay vốn. Thông qua việc bình xét hộ vay vốn công khai, dân chủ, phát huy vai trò của tổ chức Hội, đảm bảo đưa vốn đến đúng đối tượng thụ hưởng.

1.3. Điều kiện để cho vay ủy thác* Đối với hộ vay: - Phải là thành viên tổ tiết kiệm và vay vốn; - Chấp hành nghiêm chỉnh các quy ước hoạt động của tổ.* Đối với tổ tiết kiệm và vay vốn:- Được ký với Ngân hàng Chính sách xã hội cấp huyện “Hợp đồng uỷ nhiệm đối

với tổ tiết kiệm và vay vốn”.- Hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn theo đúng Quyết định số 783/QĐ-

HĐQT ngày 29/7/2003 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội.- Tổ phải tuân theo sự kiểm tra, giám sát của tổ chức Hội và tuân thủ nguyên tắc

2

Page 3: Bài 11 - hoinongdan.backan.gov.vnhoinongdan.backan.gov.vn/DocumentLibrary/347646fb32…  · Web view- Kỳ hạn trả nợ là các khoảng thời gian trong thời hạn cho

công khai dân chủ, công bằng.* Đối với các tổ chức Hội:- Tổ chức Hội có uy tín trong nhân dân, có tín nhiệm với Ngân hàng Chính sách

xã hội, được ký các văn bản có liên quan, cụ thể: + Tổ chức Hội cấp tỉnh, huyện: Ký với Ngân hàng Chính sách xã hội cấp huyện

Văn bản Liên tịch, Văn bản thỏa thuận về thực hiện uỷ thác cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

+ Tổ chức Hội cấp xã ký “Hợp đồng uỷ thác” với Ngân hàng Chính sách xã hội cấp huyện về nội dung uỷ thác cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

- Tổ chức Hội có khả năng tuyên truyền, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước và quy trình nghiệp vụ cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội.

- Có cán bộ am hiểu nghiệp vụ cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội, được tập huấn nghiệp vụ để thực hiện các nội dung công việc được ủy thác.

1.4. Nội dung công việc uỷ thác - Thông báo và phổ biến các chương trình chính sách tín dụng có ưu đãi của

Chính phủ đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.- Hướng dẫn việc thành lập tổ tiết kiệm và vay vốn theo quy định, tổ chức họp

bình xét công khai các hộ có nhu cầu xin vay vốn; lập Danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội (mẫu số 03) theo từng chương trình, trình UBND cấp xã xác nhận và đề nghị ngân hàng cho vay.

- Nhận và thông báo kết quả phê duyệt danh sách hộ gia đình được vay vốn cho tổ tiết kiệm và vay vốn để tổ thông báo đến từng hộ gia đình được vay vốn.

- Kiểm tra, đôn đốc hoạt động của các tổ tiết kiệm và vay vốn thuộc phạm vi của tổ chức Hội quản lý. Phối hợp cùng Ngân hàng Chính sách xã hội và chính quyền địa phương xử lý các trường hợp nợ chây ỳ, nợ quá hạn và hướng dẫn hộ vay lập hồ sơ đề nghị xử lý nợ rủi ro (nếu có)

- Chỉ đạo và giám sát ban quản lý tổ tiết kiệm và vay vốn trong việc đôn đốc các tổ viên trả nợ gốc khi đến hạn

- Thực hiện việc thu lãi, thu tiền tiết kiệm hoặc chỉ đạo ban quản lý tổ tiết kiệm và vay vốn đôn đốc các tổ viên đem tiền đến điểm giao dịch của Ngân hàng Chính sách xã hội để trả lãi, gửi tiết kiệm (nếu có)

- Theo dõi hoạt động của tổ tiết kiệm và vay vốn, đôn đốc ban quản lý tổ tiết kiệm và vay vốn thực hiện hợp đồng uỷ nhiệm đã ký với Ngân hàng Chính sách xã hội.

2. Các chương trình tín dụng đang ủy thác cho vay thông qua tổ chức HộiHiện nay, Ngân hàng Chính sách xã hội đang ủy thác cho vay các chương trình

tín dụng sau:- Cho vay hộ nghèo - Cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn- Cho vay hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định số 167/2008/QĐ -TTg- Cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số di dân thực hiện định canh, định cư. - Cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn.

3

Page 4: Bài 11 - hoinongdan.backan.gov.vnhoinongdan.backan.gov.vn/DocumentLibrary/347646fb32…  · Web view- Kỳ hạn trả nợ là các khoảng thời gian trong thời hạn cho

- Cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài- Cho vay hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm

nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020- Cho vay học sinh sinh viên (HSSV) có hoàn cảnh khó khăn theo Quyết định số

157/Q2007/QĐ -TTg- Cho vay giải quyết việc làm (Đối với các dự án Hộ gia đình)- Cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn (Đối với mức cho vay đến

30 triệu đồng)- Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.- Cho vay trả chậm nhà ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.- Cho vay thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn (Đối với các thương nhân là cá nhân vay vốn với mức cho vay đến 100 triệu

đồng)* Ngoài ra, Ngân hàng Chính sách xã hội còn cho vay bằng nguồn vốn tài trợ

của các tổ chức Tài chính quốc tế như:- Dự án OPEC (Dự án phát triển lưới điện nông thôn) được thực hiện ở 16 tỉnh

miền núi phía bắc: Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Giang, Bắc Ninh, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình, Hà Giang, Tuyên Quang và 3 tỉnh Tây Nguyên: Gia Lai, Kon Tum và Đăk Lăk.

Mục tiêu của dự án là tạo cho người nghèo khả năng cải thiện vị thế kinh tế xã hội thông qua việc cấp vốn vay cho người nghèo phục vụ cho các hoạt động nông nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi, nuôi trồng đánh bắt thuỷ sản, chế biến nông sản lâm nghiệp, các dịch vụ và vật tư đầu vào cần thiết cho các hoạt động đó; tăng cường và phát triển các dịch vụ tài chính nông thôn bền vững đồng thời thành lập và phát triển các tổ nhóm hộ dân cư ở làng xã như là phương tiện để cung cấp trợ giúp tài chính cho người nghèo ở nông thôn.

- Dự án phát triển ngành lâm nghiệp ở 04 tỉnh miền trung là Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định. Mục tiêu của dự án là phát triển lâm nghiệp bền vững bằng việc giao đất rừng và hướng dẫn trồng rừng sản xuất cho hộ gia đình, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia: phủ xanh đất trống đồi trọc và trồng rừng đạt mục tiêu 6 triệu ha rừng.

- Dự án IFAD (Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế) và dự án RIDP (Dự án đa dạng hóa thu nhập nông thôn) ở tỉnh Tuyên Quang. Mục tiêu hỗ trợ vốn cho hộ gia đình nghèo thuộc vùng dự án để tăng cường thu nhập và phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo.

- Dự án rừng ngập mặn miền Nam Việt Nam thực hiện tại 4 tỉnh: Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau. Mục tiêu bảo vệ và phát triển những vùng đất ngập nước ven biển miền Nam Việt Nam.

3. Quy trình cho vay đối với các chương trình đang ủy thác3.1. Một số nội dung được hiểu và thực hiện thống nhất trong các văn bản

hướng dẫn nghiệp vụ của Ngân hàng Chính sách xã hội khi thực hiện cho vay ủy thác như sau:

- Hộ gia đìnhHộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để

4

Page 5: Bài 11 - hoinongdan.backan.gov.vnhoinongdan.backan.gov.vn/DocumentLibrary/347646fb32…  · Web view- Kỳ hạn trả nợ là các khoảng thời gian trong thời hạn cho

hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự thuộc các lĩnh vực này (theo Điều 106 Bộ Luật dân sự).

- Chủ hộ vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội là đại diện cho hộ gia đình chịu trách nhiệm giao dịch với Ngân hàng Chính sách xã hội, là cha hoặc mẹ hoặc người đại diện cho gia đình nhưng đã thành niên (đủ 18 tuổi) được Uỷ ban nhân dân (UBND) cấp xã sở tại xác nhận (sau đây gọi là người vay).

- Năng lực hành vi dân sự của người vay vốn- Năng lực hành vi dân sự của người vay vốn là khả năng của người đó bằng

hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội.

- Người mất năng lực hành vi dân sự: khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định (theo Điều 22 Bộ Luật dân sự).

- Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự: người nghiện ma tuý, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phát tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự (theo Điều 23 Bộ Luật dân sự).

- Nơi cư trú hợp pháp của người vay vốn là nơi người đó thường xuyên sinh sống. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của người vay vốn theo quy định thì nơi cư trú là nơi người đó đang sinh sống được UBND xã xác nhận trên giấy đề nghị vay vốn.

- Tổ tiết kiệm và vay vốn Tổ tiết kiệm và vay vốn (tiết kiệm và vay vốn) được hình thành từ một nhóm

người nghèo và các đối tượng chính sách khác, có cùng mục đích vươn lên làm giàu để thoát nghèo, nhưng họ không có khả năng vay vốn từ các Ngân hàng thương mại do thiếu các tài sản thế chấp, tự nguyện thành lập ra tổ để được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội.

Cùng với việc vay vốn hộ nghèo khi tham gia tổ tiết kiệm và vay vốn còn được rèn luyện thói quen tiết kiệm chi tiêu hàng ngày từ thu nhập từ vốn vay và các nguồn thu khác không những để cuối kỳ vay vốn họ có được số tiền nhất định để trả vốn vay Ngân hàng, không tạo ra gánh nặng trả nợ khi đến hạn mà còn tích luỹ vốn tự có để vươn lên thoát nghèo.

- Lãi suất cho vay: Do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho từng thời kỳ và thống nhất một mức trong phạm vi toàn quốc. Không có sự phân biệt mức lãi suất cho vay đối với từng loại (ngắn hạn, trung hạn và dài hạn)

- Nguyên tắc vay vốn:+ Người vay phải sử dụng vốn vay đúng mục đích xin vay.+ Người vay phải trả nợ đúng hạn cả gốc và lãi.Bất cứ một tổ chức tín dụng nào cũng phải yêu cầu người vay thực hiện đầy đủ

cả 02 nguyên tắc này.Người vay sử dụng vốn vay đúng mục đích chính là tạo tiền đề để thực hiện tốt

nguyên tắc hoàn trả đúng hạn. Và như vậy tổ chức tín dụng mới duy trì và phát triển

5

Page 6: Bài 11 - hoinongdan.backan.gov.vnhoinongdan.backan.gov.vn/DocumentLibrary/347646fb32…  · Web view- Kỳ hạn trả nợ là các khoảng thời gian trong thời hạn cho

được hoạt động cho vay.3.2. Quy trình cho vay

SƠ ĐỒ CHO VAY

Bước 1: Khi có nhu cầu vay vốn, người vay viết giấy đề nghị vay vốn (mẫu số 01/TD), gửi cho tổ tiết kiệm và vay vốn.

Bước 2: Tổ chức Hội chỉ đạo các tổ tiết kiệm và vay vốn tổ chức họp để bình xét những hộ nghèo đủ điều kiện vay vốn, lập danh sách mẫu số 03/TD trình uỷ ban nhân dân cấp xã để xác nhận là đối tượng được vay và cư trú hợp pháp tại xã.

Bước 3: Tổ tiết kiệm và vay vốn gửi hồ sơ đề nghị vay vốn tới Ngân hàng (Hồ sơ bao gồm: Sổ vay vốn, mẫu 01/TD và mẫu số 03/TD đã được UBND xác nhận).

Bước 4: Cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của bộ hồ sơ; trình giám đốc phê duyệt cho vay, sau đó lập thông báo gửi UBND cấp xã để UBND biết được kế hoạch giải ngân của Ngân hàng Chính sách xã hội và phối hợp để bảo đảm an toàn vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội (mẫu số 04/TD).

Bước 5: UBND cấp xã thông báo cho tổ chức Hội cấp xã.Bước 6: Tổ chức Hội cấp xã thông báo cho tổ tiết kiệm và vay vốn. Bước 7: Tổ tiết kiệm và vay vốn thông báo cho tổ viên/hộ gia đình vay vốn

biết danh sách hộ được vay, thời gian và địa điểm giải ngân. Bước 8: Ngân hàng tiến hành giải ngân trực tiếp cho người vay.Trong các bước cho vay nêu trên, tổ chức Hội và các tổ tiết kiệm và vay vốn

thực hiện bước 1,2,3,5,6,7. Đây là các bước hết sức quan trọng, đặc biệt là “Xác định đối tượng được vay vốn”. Vì vậy, các tổ chức Hội phải chỉ đạo sát sao các tổ tiết kiệm và vay vốn để việc bình xét đạt được yêu cầu “Công bằng, dân chủ và khách quan”. Để làm tốt nội dung này, khi họp bình xét cần lưu ý:

- Các hộ được vay vốn phải đúng đối tượng theo quy định ở mỗi chương trình- Không được cào bằng về số tiền cũng như thời hạn cho vay- Mục đích cho vay của mỗi hộ phải cụ thể, đúng với nhu cầu cần thiết và được

các thành viên trong tổ nhất trí cao- Việc bình xét tránh tình trạng nể nang, dẫn đến cho vay sai đối tượng, vốn

vay không phát huy được hiệu quả

6

Hộ nghèo Tổ

UBND cấp xãNHCSXH

Tổ chứcCTXH cấp xã

(7)

(2)

(3)

(4)

(8)

(5)

(6)

(1)

Page 7: Bài 11 - hoinongdan.backan.gov.vnhoinongdan.backan.gov.vn/DocumentLibrary/347646fb32…  · Web view- Kỳ hạn trả nợ là các khoảng thời gian trong thời hạn cho

- Các thành viên trong tổ phải có trách nhiệm tham gia thẳng thắn với từng trường hợp hộ vay để các đối tượng được vay cũng như chưa được vay thoải mái và tin tưởng vào sự chỉ đạo của các cấp.

4. Mô hình tiết kiệm mà Ngân hàng Chính sách xã hội đang thực hiện đối với tổ chức Hội

Ngân hàng Chính sách xã hội có nhiệm vụ cung cấp dịch vụ tín dụng và các dịch vụ tài chính khác cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác nhằm góp phần thực hiện mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo. Vì vậy, ngoài nhiệm vụ cung cấp tín dụng đối với các đối tượng tín dụng chính sách ưu đãi như hiện nay, Ngân hàng Chính sách xã hội còn phải thực hiện các dịch vụ tài chính khác như tiết kiệm, bảo hiểm...

Để tạo điều kiện cho hộ nghèo tích lũy vốn, tài sản và vươn lên thoát nghèo bền vững, Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội đã ban hành văn bản hướng dẫn nghiệp vụ.

“Huy động tiền gửi tiết kiệm của người nghèo thông qua tổ TK&VV”4.1. Mục đích huy độngNgân hàng Chính sách xã hội tổ chức huy động tiền gửi tiết kiệm của người

nghèo nhằm từng bước tạo cho người nghèo có ý thức dành tiền tiết kiệm để tạo vốn tự có và quen dần với hoạt động tín dụng và tài chính; đồng thời bổ sung thêm nguồn vốn để mở rộng cho vay trên địa bàn, góp phần giảm nghèo tại địa phương.

4.2. Đối tượng huy động: là các thành viên của tổ tiết kiệm và vay vốn. 4.3. Nguyên tắc gửi tiền tiết kiệm- Gửi tiền tự nguyện theo quy ước mà các tổ viên đã cam kết ghi trong biên

bản thành lập tổ (mẫu số 10/TD). - Huy động tiền gửi tiết kiệm bằng tiền đồng Việt Nam, số tiền gửi chẵn theo

đơn vị ngàn đồng.- Người gửi tiền được gửi và rút tiền tiết kiệm khi cần sử dụng.4.4. Hình thức gửi tiết kiệmÁp dụng hình thức gửi tiền không kỳ hạn, bao gồm 2 loại sau:- Tiết kiệm ban đầu: là số tiền tiết kiệm mà mỗi tổ viên gửi lần đầu khi gia

nhập tổ. - Tiết kiệm định kỳ: là số tiền mà mỗi tổ viên gửi vào tổ định kỳ hàng tháng

theo quy định. Ngân hàng Chính sách xã hội tổ chức thu trực tiếp của các tổ tiết kiệm và vay

vốn tại các ngày giao dịch ở xã.4.5. Phương thức huy động: Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện huy động

tiền gửi tiết kiệm của người nghèo thông qua ủy nhiệm cho tổ tiết kiệm và vay vốn.Điều kiện để tiết kiệm và vay vốn được Ngân hàng Chính sách xã hội ủy nhiệm

huy động tiền gửi tiết kiệm:- Tổ tiết kiệm và vay vốn phải được thành lập và hoạt động theo Quyết định số

783/QĐ-HĐQT ngày 29/7/2003 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội về ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của tổ tiết kiệm và vay vốn.

- Tổ tiết kiệm và vay vốn có quy ước về việc gửi tiền tiết kiệm của các tổ viên đã ghi trong biên bản họp tổ (mẫu số 10/TD). Mức gửi thực hiện theo quy ước của

7

Page 8: Bài 11 - hoinongdan.backan.gov.vnhoinongdan.backan.gov.vn/DocumentLibrary/347646fb32…  · Web view- Kỳ hạn trả nợ là các khoảng thời gian trong thời hạn cho

các tổ viên trong tổ phù hợp với khả năng kinh tế của các tổ viên, điều kiện kinh tế của mỗi vùng.

Ví dụ: Tại khu vực miền núi khó khăn, tổ viên có thể thống nhất mức gửi hàng tháng là 10.000đ; nhưng tại khu vực đồng bằng, điều kiện kinh tế khá giả hơn các tổ viên có thể thống nhất hàng tháng mức gửi là 30.000đ hoặc vùng thị trấn có thể 40.000, 50.000đ tùy theo khả năng của các tổ viên.

- Ban quản lý tổ tiết kiệm và vay vốn được ngân hàng đào tạo, tập huấn nghiệp vụ huy động tiền gửi tiết kiệm, có kỹ năng ghi chép sổ sách, được ngân hàng tín nhiệm ủy nhiệm thu lãi tiền vay.

4.6. Lãi suất tiền gửi tiết kiệm áp dụng một loại lãi suất tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn. Mức lãi suất cụ thể tại các địa phương tối đa bằng mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn của các ngân hàng thương mại trên địa bàn.

4.7. Thủ tục và quy trình gửi, rút tiền tiết kiệm 4.7.1. Tại tổ tiết kiệm và vay vốn* Nhận tiền gửi tiết kiệm của tổ viênHàng tháng, căn cứ quy ước gửi tiền tiết kiệm của các thành viên trong tổ, tổ

trưởng thực hiện nhận tiền gửi tiết kiệm của tổ viên. Khi thu tiền tiết kiệm của tổ viên, tổ trưởng hoặc người đại diện ban quản lý tổ

được tổ trưởng ủy quyền kiểm đếm và ghi số tiền tổ viên gửi vào: - Cột 5 “số tiền gửi vào” trên bảng kê thu, chi tiền gửi tiết kiệm (mẫu số

01/TK), đồng thời yêu cầu tổ viên gửi tiền ký vào bảng kê mẫu số 01/TK.- Cột 2 “số tiền gửi vào” và ký xác nhận vào cột 5 “chữ ký người nhận tiền”

trên phiếu theo dõi tiền gửi tiết kiệm của tổ viên, sau đó giao lại phiếu cho tổ viên giữ.

Phiếu theo dõi tiền gửi tiết kiệm của tổ viên do ngân hàng nơi nhận tiền gửi in theo mẫu thống nhất do tổng giám đốc quy định cấp cho tổ tiết kiệm và vay vốn để phát cho tổ viên.

Phiếu theo dõi tiền gửi tiết kiệm được sử dụng lâu dài dùng để theo dõi số tiền tiết kiệm của tổ viên cho đến khi tổ viên rút hết tiền tiết kiệm.

* Chi trả tiền tiết kiệmKhi tổ viên có nhu cầu rút tiền tiết kiệm hoặc sử dụng tiền gửi tiết kiệm để trả

nợ, trả lãi Ngân hàng Chính sách xã hội, tổ viên báo cho tổ trưởng số tiền cần rút. Tổ trưởng căn cứ số dư tiền gửi tiết kiệm của tổ viên để làm căn cứ chi trả cho người lĩnh.

Tổ tiết kiệm và vay vốn được ngân hàng ủy nhiệm thu lãi tiền vay, thu tiền gửi tiết kiệm được sử dụng số tiền thu được trong kỳ để chi trả tiền tiết kiệm của tổ viên. Cụ thể là:

- Trường hợp tổng số tiền thu được trong kỳ (bao gồm cả thu tiền gửi tiết kiệm và thu lãi tiền vay) đủ để chi trả thì tổ trưởng thực hiện chi trả cho tổ viên và điền số tiền đã chi vào cột 6 “số tiền rút ra bằng tiền mặt” trên bảng kê số 01/TK.

- Trường hợp tổng số tiền thu được trong kỳ không đủ để chi trả thì tổ trưởng thực hiện chi trong phạm vi số tiền hiện có, số còn thiếu tổ trưởng phải lập danh sách người đề nghị rút tiền, số tiền phải chi trả. Đến ngày giao dịch cố định của ngân hàng, tổ trưởng làm thủ tục rút tiền từ ngân hàng để chi trả số tiền còn thiếu cho người gửi.

8

Page 9: Bài 11 - hoinongdan.backan.gov.vnhoinongdan.backan.gov.vn/DocumentLibrary/347646fb32…  · Web view- Kỳ hạn trả nợ là các khoảng thời gian trong thời hạn cho

- Trường hợp tổ viên đề nghị sử dụng tiền gửi tiết kiệm để trả lãi Ngân hàng Chính sách xã hội, tổ trưởng ghi số tiền trả vào:

+ Cột 7 “số tiền rút ra trả lãi từ tiền gửi tiết kiệm” trên bảng kê số 01/TK;+ Cột 11 “số lãi thực thu bằng chuyển khoản” trên bảng kê lãi phải thu và lãi

thực thu (mẫu số 13/TD tại công văn số 243/NHCS-TD ngày 18/02/2009 của Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội về hướng dẫn quy trình phát hành sổ vay vốn và phát hành biên lai thu lãi tiền vay);

+ Cột 3 “số tiền rút ra” trên phiếu theo dõi tiền gửi tiết kiệm của tổ viên;Đồng thời giao biên lai thu lãi cho tổ viên, yêu cầu tổ viên ký xác nhận vào cột

12 “ký nộp tiền” trên bảng kê số 13/TD. - Trường hợp tổ viên đề nghị sử dụng tiền gửi tiết kiệm để trả nợ gốc Ngân

hàng Chính sách xã hội, thì tổ viên và tổ trưởng đến điểm giao dịch cố định của ngân hàng để làm thủ tục rút tiền để trả nợ.

Khi tổ trưởng chi trả tiền tiết kiệm cho tổ viên, tổ viên ký xác nhận vào cột 8 “ký xác nhận của tổ viên” trên bảng kê số 01/TK. Tổ trưởng rút số dư ghi vào cột 4 “số dư” và ký xác nhận trên phiếu theo dõi tiền gửi tiết kiệm của tổ viên.

4.7.2. Tại điểm giao dịch của Ngân hàng Chính sách xã hội- Vào ngày Ngân hàng Chính sách xã hội trực giao dịch cố định tại xã hoặc tại

trụ sở Ngân hàng Chính sách xã hội, tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn nộp cho cán bộ ngân hàng: bảng kê số 01/TK, sổ tiết kiệm của tổ (theo mẫu đính kèm), bảng kê số 13/TD. Trường hợp rút tiền để chi trả cho tổ viên thì tổ trưởng nộp danh sách tổ viên đề nghị rút tiền, số tiền cần rút nộp cho ngân hàng.

- Kế toán ngân hàng có trách nhiệm thanh toán, gửi, rút và hạch toán số tiền tiết kiệm được theo dõi đến từng thành viên trong tổ.

- Thủ quỹ ngân hàng thực hiện thu, chi tiền cho tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn, ký xác nhận và trả lại sổ tiết kiệm cho tổ trưởng.

Tổ trưởng là người đại diện cho tổ tiết kiệm và vay vốn đứng tên trên sổ tiết kiệm của tổ phải đăng ký mẫu chữ ký trên phiếu lưu tiết kiệm không kỳ hạn (theo mẫu đính kèm) khi gửi tiền tiết kiệm lần đầu. Trường hợp có sự thay đổi người đại diện thì tổ trưởng mới phải đăng ký lại mẫu chữ ký trên phiếu lưu tiết kiệm không kỳ hạn sau khi đã hoàn tất việc nhận bàn giao từ người đại diện trước.

Trường hợp tổ trưởng không đến giao dịch với ngân hàng được thì có thể ủy quyền (từng lần) cho một thành viên ban quản lý tổ. Người được ủy quyền phải có giấy CMND, giấy ủy quyền có xác nhận của UBND cấp xã.

Ngân hàng nơi giao dịch tổ chức hạch toán, theo dõi tổng số tiền gửi tiết kiệm của cả tổ tiết kiệm và vay vốn, đồng thời cập nhật các thông tin chi tiết số tiền gửi tiết kiệm của từng tổ viên, công khai số dư tiền gửi tiết kiệm của từng tổ viên tổ tiết kiệm và vay vốn tại các điểm giao dịch của Ngân hàng Chính sách xã hội.

4.8. Chi trả lãi tiền gửi tiết kiệm và hoa hồng cho tổ4.8.1. Chi trả lãi tiền gửi tiết kiệm- Ngân hàng thực hiện chi trả lãi theo định kỳ vào các ngày 30/6 và 31/12 hàng

năm hoặc khi tổ tất toán tiền gửi tiết kiệm theo phương thức nhập lãi vào gốc trên sổ tiết kiệm của tổ. Số tiền lãi được làm tròn đến 1.000 đồng, từ 500 đồng trở lên được làm tròn lên 1.000 đồng, dưới 500 đồng không tính lãi.

- Thời gian tính lãi: Kể từ ngày tổ trưởng nộp tiền vào Ngân hàng Chính sách

9

Page 10: Bài 11 - hoinongdan.backan.gov.vnhoinongdan.backan.gov.vn/DocumentLibrary/347646fb32…  · Web view- Kỳ hạn trả nợ là các khoảng thời gian trong thời hạn cho

xã hội.- Phương pháp tính lãi: theo tích số hàng tháng.Vào kỳ giao dịch trong tháng 1 và 7 hàng năm, khi tổ trưởng tổ tiết kiệm và

vay vốn đến giao dịch, ngân hàng căn cứ số tiền nhập lãi ghi trên thẻ lưu (tại ngân hàng) để ghi số tiền lãi nhập gốc vào sổ tiết kiệm của tổ, đồng thời gửi cho tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn bảng kê tính lãi nhập gốc định kỳ (mẫu số 02/TK đính kèm) để tổ trưởng làm căn cứ nhập lãi vào phiếu theo dõi tiền gửi tiết kiệm của tổ viên.

4.8.2. Chi trả hoa hồng ủy nhiệm thu tiết kiệm cho tổ tiết kiệm và vay vốn- Ngân hàng thực hiện chi trả hoa hồng cho các tổ tiết kiệm và vay vốn được

ngân hàng ủy nhiệm thu tiết kiệm của tổ viên theo mức phí 0,1%/tháng tính trên tích số số dư hàng tháng tiền gửi tiết kiệm của tổ.

- Định kỳ trả hoa hồng thu tiết kiệm: ngân hàng thực hiện chi trả hoa hồng cho ban quản lý tổ tiết kiệm và vay vốn theo định kỳ vào các ngày 30/6 và 31/12 hàng năm hoặc khi tổ tất toán tiền gửi tiết kiệm.

4.9. Xử lý các trường hợp sổ tiết kiệm của tổ bị mất, bị hỏng- Khi bị mất sổ tiết kiệm: tổ trưởng hoặc ban quản lý tổ tiết kiệm và vay vốn

viết giấy khai báo mất sổ tiết kiệm gửi cho ngân hàng nơi gửi tiền tiết kiệm để ngân hàng xem xét tìm biện pháp giải quyết bảo đảm quyền lợi cho khách hàng.

Sau 30 ngày kể từ ngày khai báo, ngân hàng cấp lại sổ tiết kiệm mới cho tổ tiết kiệm và vay vốn. Sổ mới và thẻ lưu tiết kiệm tại ngân hàng, được đóng dấu và ghi dòng chữ “sổ cấp lần 2 hoặc lần 3...”. Kể từ ngày cấp sổ mới, sổ cũ hết giá trị.

Khi tổ trưởng làm hỏng sổ tiết kiệm (bị cháy, mối xông, rách nát...):+ Nếu không xác định được đầy đủ yếu tố pháp lý ghi trên sổ tiết kiệm thì tổ

trưởng hoặc ban quản lý tổ làm giấy đề nghị ngân hàng cấp sổ mới thay thế. Thủ tục và thời gian xem xét cấp sổ mới như trường hợp sổ tiết kiệm bị mất nêu trên.

+ Nếu sổ tiết kiệm xác định được đầy đủ nội dung ghi trên sổ tiết kiệm bị hỏng thì được ngân hàng xem xét cấp sổ mới và thu lại sổ cũ. Sổ mới và thẻ lưu tại ngân hàng cũng được đóng dấu và ghi dòng chữ “sổ cấp lần 2 hoặc lần 3...” như trường hợp sổ tiết kiệm báo mất.

5. Quyền lợi của tổ chức Hội trong hoạt động tín dụngĐược hưởng mức phí dịch vụ ủy thác do Ngân hàng Chính sách xã hội chi trả

theo quy định hiện hành, công thức tính như sau:

Tiền phí uỷ thác =

Mức phí uỷ thácLãi suất cho vay x Số tiền lãi

thực thu xTỷ lệ phí uỷ

thác theo chất lượng dư nợ

- Mức phí dịch vụ ủy thác: Hiện nay, mức phí dịch vụ uỷ thác trả cho tổ chức Hội (04 cấp) là 0,045% tính trên dư nợ có thu được lãi (mức phí này không cố định, được thay đổi theo từng thời kỳ cho phù hợp. Coi số phí này là 100%, được phân bổ cho các cấp Hội như sau: cấp TW: 3%, cấp tỉnh: 5%, cấp huyện 8% và cấp xã 84%.

- Lãi suất cho vay: Lãi suất trong hạn ghi trên sổ khi cho vay.- Số tiền lãi thực thu: số tiền lãi do người vay hoặc do tổ tiết kiệm và vay vốn

nộp vào ngân hàng.

10

Page 11: Bài 11 - hoinongdan.backan.gov.vnhoinongdan.backan.gov.vn/DocumentLibrary/347646fb32…  · Web view- Kỳ hạn trả nợ là các khoảng thời gian trong thời hạn cho

- Tỷ lệ phí uỷ thác theo chất lượng dư nợ, được quy định như sau:Trường hợp 1: dư nợ tổ chức Hội nhận uỷ thác có tỷ lệ nợ quá hạn đến 5% thì

tổ chức Hội được hưởng 100% mức phí dịch vụ uỷ thác;Trường hợp 2: dư nợ tổ chức Hội nhận uỷ thác có tỷ lệ nợ quá hạn từ trên 5%

đến 7% thì tổ chức Hội được hưởng 80% mức phí dịch vụ uỷ thác; Trường hợp 3: dư nợ tổ chức Hội nhận uỷ thác có tỷ lệ nợ quá hạn từ trên 7%

đến 10% thì tổ chức Hội được hưởng 50% mức phí dịch vụ uỷ thác;Trường hợp 4: dư nợ tổ chức Hội nhận uỷ thác có tỷ lệ nợ quá hạn trên 10%

thì tổ chức Hội không được hưởng phí dịch vụ uỷ thác.Riêng số dư nợ nhận bàn giao từ các chương trình tín dụng chính sách được

thực hiện bằng mức phí hiện hành (không tính đến nợ quá hạn) III. MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT

TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CÓ LIÊN QUAN TỔ CHỨC HỘIHội Nông dân Việt Nam và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Việt Nam ký Văn bản thỏa thuận liên ngành số 799 /TTLN ngày 19 tháng 10 năm 2010 về việc tổ chức thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

1. Mục đích- Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ gia đình là hội viên Hội Nông dân

được vay vốn tại các Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NHNo) Việt Nam để phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tiêu dùng nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện mức sống.

- Giúp hội viên Hội Nông dân Việt Nam nêu cao tinh thần đoàn kết, hợp tác, giúp đỡ nhau trong việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả, hoàn trả nợ vay (gốc, lãi) đầy đủ, đúng kỳ hạn đã cam kết với NHNo nơi cho vay.

- NHNo Việt Nam tiếp tục mở rộng đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao năng lực tài chính và thương hiệu; Hội Nông dân Việt Nam đẩy mạnh công tác vận động, tập hợp nông dân, xây dựng, củng cố tổ chức Hội ngày càng vững mạnh, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

2. Trách nhiệm, quyền hạn của Hội Nông dân các cấp2.1. Trách nhiệm, quyền hạn chung của Hội Nông dân các cấp- Phối hợp với NHNo&PTNT Việt Nam tổ chức tuyên truyền, phổ biến những

nội dung cơ bản của Nghị định số 41/2010/NĐ - CP của Chính phủ, Thông tư hướng dẫn số 14/2010/TT - NHNN của Ngân hàng Nhà nước, Quy định về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Quyết định số 881/QĐ- HĐQT-TDHo của NHNo Việt Nam và các cơ chế tín dụng hiện hành đến cán bộ, hội viên và nông dân cả nước để tiếp cận với NHNo vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh.

- Phối hợp cùng NHNo Việt Nam tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện của Hội cấp trên đối với Hội cấp dưới, tổ vay vốn và hộ vay.

- Phối hợp cùng NHNo Việt Nam và các ngành tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ Hội, cán bộ tổ vay vốn; tổ chức các hoạt động nâng cao kiến thức, phổ biến kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh, đào tạo nghề cho hội viên nông dân; hướng dẫn hội viên nông dân sử dụng vốn đúng mục đích đem lại hiệu quả kinh tế, nâng cao

11

Page 12: Bài 11 - hoinongdan.backan.gov.vnhoinongdan.backan.gov.vn/DocumentLibrary/347646fb32…  · Web view- Kỳ hạn trả nợ là các khoảng thời gian trong thời hạn cho

thu nhập cải thiện cuộc sống.- Đại diện cho hộ nông dân bảo vệ quyền lợi của người vay vốn theo đúng quy

định của pháp luật.- Cung cấp cho NHNo Việt Nam về ý kiến của hội viên liên quan đến việc vay

vốn của NHNo Việt Nam và các thông tin liên quan khác trong quá trình tổ chức thực hiện Nghị định số 41/2010/NĐ - CP của Chính phủ.

- Được hưởng hoa hồng dịch vụ do NHNo Việt Nam chi trả theo chất lượng tín dụng mà hai bên đã thỏa thuận. Việc phân bổ tỷ lệ hưởng hoa hồng dịch vụ cho các cấp Hội và hướng dẫn sử dụng hoa hồng do Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam quyết định.

2.2. Trách nhiệm của Hội Nông dân cấp cơ sởNgoài trách nhiệm chung của Hội Nông dân các cấp, Hội Nông dân cấp cơ sở

đồng thời thực hiện các nhiệm vụ sau:* Phối hợp với chính quyền địa phương thành lập các tổ vay vốn trên cơ sở các

chi, tổ hội nông dân theo đúng hướng dẫn về việc thành lập tổ vay vốn của NHNo Việt Nam và Hội Nông dân Việt Nam để tham gia thực hiện một số khâu của nghiệp vụ tín dụng do NHNo Việt Nam ủy nhiệm là:

- Nhận giấy đề nghị vay vốn của tổ viên - Căn cứ các nhu cầu vay vốn của tổ viên, lập danh sách tổ viên đề nghị ngân

hàng cho vay- Phối hợp với cán bộ ngân hàng giải ngân vốn vay, kiểm tra, giám sát, đôn

đốc tổ viên sử dụng vốn đúng mục đích, trả nợ (gốc và lãi) đầy đủ, đúng hạn.* Kiểm tra, đôn đốc hoạt động của các tổ vay vốn thuộc phạm vi quản lý của

Hội Nông dân. Giám sát quá trình sử dụng vốn vay của các tổ viên. Phối hợp với tổ vay vốn đôn đốc người vay trả nợ (gốc, lãi) đầy đủ, đúng kỳ hạn đã thỏa thuận.

* Thông báo kịp thời cho NHNo nơi cho vay các trường hợp sử dụng vốn vay bị rủi ro (do nguyên nhân khách quan và chủ quan) để có biện pháp xử lý thích hợp, kịp thời. Phối hợp với Chi nhánh NHNo nơi cho vay và chính quyền địa phương xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm quy định của NHNo Việt Nam trong quá trình vay, trả nợ ngân hàng của các thành viên trong tổ vay vốn.

3. Trách nhiệm, quyền hạn của Chi nhánh NHNo- Tạo mọi điều kiện để hội viên nông dân được vay vốn để sản xuất, kinh

doanh, dịch vụ, tiêu dùng nếu đủ điều kiện tín dụng theo quy định hiện hành. Phát tiền vay đến tận hội viên vay vốn.

- Phối hợp với Hội Nông dân các cấp để tập huấn cho cán bộ tổ vay vốn, cán bộ phụ trách, theo dõi chương trình của Hội Nông dân về quy trình, nghiệp vụ của Ngân hàng trong việc cho hộ nông dân vay vốn.

- Ký hợp đồng dịch vụ với các tổ vay vốn do Hội Nông dân thành lập.- Chi trả hoa hồng dịch vụ cho tổ vay vốn và các cấp Hội Nông dân Việt Nam

theo thỏa thuận và hướng dẫn của NHNo Việt Nam. Mức chi hoa hồng được căn cứ vào chất lượng tín dụng của tổ vay vốn và các phần việc đã hoàn thành theo hợp đồng dịch vụ đã ký.

- Phối hợp với Hội Nông dân kiểm tra hoạt động và việc thực hiện hợp đồng dịch vụ của tổ vay vốn với chi nhánh NHNo nơi cho vay.

12

Page 13: Bài 11 - hoinongdan.backan.gov.vnhoinongdan.backan.gov.vn/DocumentLibrary/347646fb32…  · Web view- Kỳ hạn trả nợ là các khoảng thời gian trong thời hạn cho

- Được quyền từ chối cho vay nếu tổ vay vốn hoặc hộ vay vốn không đủ điều kiện theo quy định sau khi đã trao đổi, thống nhất với Hội Nông dân cơ sở.

- Thường xuyên cung cấp số liệu và phản ảnh tình hình liên quan đến hoạt động của tổ vay vốn cho Hội Nông dân nhằm đôn đốc các tổ vay vốn, hội viên vay vốn thực hiện tốt trách nhiệm của mình./.

DANH MỤC CÁC MẪU BIỂU(Áp dụng cho các chương trình tín dụng ủy thác cho vay qua Tổ chức Hội)

STT MẪU SỐ TÊN MẪU BIỂU1 01/TD Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay2 03/TD Danh sách hộ hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH3 04/TD Thông báo phê duyệt cho vay4 06/TD Phiếu kiểm tra sử dụng vốn vay 5 07/TD Giấy đề nghị cho vay lưu vụ6 09/TD Giấy đề nghị gia hạn nợ7 10/TD Biên bản họp tổ tiết kiệm và vay vốn V/v:…………….. ............8 11/TD Hợp đồng uỷ nhiệm giữa NHCSXH với Tổ TK&VV V/v……...9 12/TD Bảng kê các khoản thu10 13/TD Bảng kê lãi phải thu và lãi thực thu11 14/TD Thông báo danh sách chuyển nợ quá hạn12 15/TD Danh sách đối chiếu dư nợ vay

13

Page 14: Bài 11 - hoinongdan.backan.gov.vnhoinongdan.backan.gov.vn/DocumentLibrary/347646fb32…  · Web view- Kỳ hạn trả nợ là các khoảng thời gian trong thời hạn cho

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

Mẫu số 01/TD

GIẤY ĐỀ NGHỊ VAY VỐN KIÊM PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG VỐN VAYChương trình cho vay:.....................................

Kính gửi: Ngân hàng Chính sách xã hội ……………………...........

1. Họ tên người vay:.…………….……………… Năm sinh:…………………....- Số CMND:…….…………, ngày cấp:….../…../….…., nơi cấp:….……….- Địa chỉ cư trú: thôn…..…………..; xã.………….........huyện………….…- Là thành viên Tổ TK&VV do ông (bà) ……………………làm tổ trưởng.- Thuộc tổ chức Hội:……………………………………………quản lý.

2. Họ tên người thừa kế:………………Năm sinh ……Quan hệ với người vay.....Chúng tôi đề nghị NHCSXH cho vay số tiền:…………………...........đồng (Bằng chữ.......................................................................................................)Để thực hiện phương án:.................................................................................Tổng nhu cầu vốn:...................................đồng. Trong đó:

+ Vốn tự có tham gia:............................đồng.+ Vốn vay NHCSXH:...........................đồng để dùng vào việc:

Đối tượng........................................................................................................................

Số lượng......................................................................................................

Thành tiền........................................................................................................................

- Thời hạn xin vay: ….. tháng; Kỳ hạn trả nợ: ….. tháng/lần. Số tiền trả nợ:....................đồng/lần. Hạn trả nợ cuối cùng: Ngày…./...../.......- Lãi suất cho vay: ..%/tháng, lãi suất nợ quá hạn:......% lãi suất khi cho vay. - Lãi tiền vay được trả định kỳ hàng tháng, vào ngày …… ……………….Chúng tôi cam kết: sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ gốc và lãi đầy đủ,

đúng hạn. Nếu sai trái, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Ngày….. tháng …. năm …..

Tổ trưởngTổ TK&VV

(Ký, ghi rõ họ tên)

Người thừa kế(Ký, ghi rõ họ tên

hoặc điểm chỉ)

Người vay(Ký, ghi rõ họ tên

hoặc điểm chỉ)PHÊ DUYỆT CỦA NGÂN HÀNG

1. Số tiền cho vay: ……………đồng (Bằng chữ:……………………………...)2. Lãi suất: ……%/tháng. Lãi suất nợ quá hạn: ………% lãi suất khi cho vay.3. Thời hạn cho vay: …… tháng. Hạn trả nợ cuối cùng: Ngày…../….../………

Ngày.......tháng……năm....…Cán bộ tín dụng(Ký, ghi rõ họ tên)

Trưởng phòng (Tổ trưởng) TD

Giám đốc(Ký tên, đóng dấu)

14

Page 15: Bài 11 - hoinongdan.backan.gov.vnhoinongdan.backan.gov.vn/DocumentLibrary/347646fb32…  · Web view- Kỳ hạn trả nợ là các khoảng thời gian trong thời hạn cho

(Ký, ghi rõ họ tên)

15

Page 16: Bài 11 - hoinongdan.backan.gov.vnhoinongdan.backan.gov.vn/DocumentLibrary/347646fb32…  · Web view- Kỳ hạn trả nợ là các khoảng thời gian trong thời hạn cho

Tên tổ TK&VV: ......................................................................Thôn: ......................................Xã: ..........................................Huyện: ....................................

DANH SÁCH HỘ GIA ĐÌNHĐỀ NGHỊ VAY VỐN NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

Chương trình cho vay…………………………………….

Mẫu số: 03/TDLập 04 liên: - 02 liên

lưu NH(01 liên đóng chứng từ,

01 liên lưu hồ sơ cho vay) - 01 liên lưu tổ TK&VV

- 01 liên lưu TCHội

Tại cuộc họp các thành viên trong tổ ngày ....... / ....... / ......... đã bình xét các hộ thành viên xin vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội. Toàn tổ nhất trí đề xuất những người có tên dưới đây được vay vốn đợt này:

Đơn vị: nghìn đồng

Họ và tên Địa chỉĐề nghị của Tổ TK&VV Phê duyệt của Ngân hàng

Số tiền Đối tượng Thời hạn Số tiền Thời hạn1 2 3 4 5 6 7 81      2      3      

.....      Cộng:      

159

Page 17: Bài 11 - hoinongdan.backan.gov.vnhoinongdan.backan.gov.vn/DocumentLibrary/347646fb32…  · Web view- Kỳ hạn trả nợ là các khoảng thời gian trong thời hạn cho

Cam kết của tổToàn tổ cam kết giúp đỡ

nhau trong sản xuất và đời sống, sử dụng vốn vay đúng mục đích và đôn đốc nhau trả nợ gốc và lãi theo kỳ hạn đã cam kết.

Tổ trưởng(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày ... tháng ... năm ......Phần xác nhận của UBND xã

Các hộ có tên trên đang cư trú hợp pháp tại xã, thuộc diện hộ ........................................………………..………………………….………………..……..…………………..………………..……..…………………................

UBND xã(Ký tên, đóng dấu)

Ngày ..... tháng ..... năm .......Phê duyệt của Ngân hàng

Số hộ được vay vốn đợt này: ....................................... hộ.Tổng số tiền cho vay: ............................................... đồng.Số hộ chưa được vay đợt này:..........hộ, có số thứ tự trong danh sách là:...................................................................................................................................................................

Cán bộ tín dụng(Ký, ghi rõ họ tên)

Trưởng phòng(Tổ trưởng) TD

(Ký, ghi rõ họ tên)

Giám đốc(Ký tên, đóng

dấu)

160

Page 18: Bài 11 - hoinongdan.backan.gov.vnhoinongdan.backan.gov.vn/DocumentLibrary/347646fb32…  · Web view- Kỳ hạn trả nợ là các khoảng thời gian trong thời hạn cho

NHCSXH tỉnh…….......PGD:………….

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt NamĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------***------------

......,ngày.......tháng.....năm......

THÔNG BÁO KẾT QUẢ PHÊ DUYỆT CHO VAY

Kính gửi: ......................................................................................................Căn cứ hồ sơ cho vay đã được phê duyệt, NHCSXH .....................thông báo kết quả phê duyệt cho vay như sau:1. Tổng số hộ được vay đợt này (kèm danh sách mẫu số 03/TD nếu có): ..... hộ.Số tiền:……………..đồng. Bằng chữ: ...........................................................

………………………………………………………………………………….....2. Số hộ chưa được vay đợt này: ............ hộ.- Có số thứ tự trong danh sách là: ...................................................................- Số tiền:………………...đồng.3. Lịch phát tiền vay vào ....... giờ ...... phút, ngày .........tháng ........ năm ........... tại

địa điểm .................................................................................................Đề nghị ……………………. thông báo cho những người được vay đến địa điểm

và thời gian nêu trên để nhận tiền vay.

Người lập (Ký, ghi rõ họ tên)

Giám đốc (Ký tên, đóng dấu)

161

Mẫu số 04/TD

Lập 02 liên:- 01 liên lưu Tổ, - 01 liên lưu NH

Page 19: Bài 11 - hoinongdan.backan.gov.vnhoinongdan.backan.gov.vn/DocumentLibrary/347646fb32…  · Web view- Kỳ hạn trả nợ là các khoảng thời gian trong thời hạn cho

CN NHCSXH TỈNH..............................................PGD:.....................

..........................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

PHIẾU KIỂM TRA SỬ DỤNG VỐN VAY(Định kỳ hoặc đột xuất)

Mẫu số 06/TD Lập 02 liên: - 01 liên lưu NH;- 01 liên lưu Tổ

Họ và tên cán bộ kiểm tra:1. Ông (bà): ..............................................................., chức vụ ..............................................................................................................................................................2. Ông (bà): ...................................................................., chức vụ .........................................................................................................................................................Thời điểm kiểm tra: ..................................................................., địa bàn kiểm tra: .................................................................................................................................

PHẦN GHI THEO HỒ SƠ CHO VAY PHẦN KIỂM TRA THỰC TẾ TẠI HỘ VAY VỐN

TT

Số vay vốn

(Khế ước)

Họ và tênngười vay

Số tiền vay

Mục đích sửdụng

vốn vay

Số tiềnthực nhận

Dư nợ đến ngày kiểm tra

Đã trả lãi đến ngày …./.

…..../.….

Thực tế sử dụng

Số tiền sử

dụng sai

mục đích

Kýxác

nhậncủa

người vay

Vào việc

Số tiền

12

….Tổng cộng

Nhận xét:1. Tình hình thực hiện phương án sản xuất:

…………………………………………………………………………......…........2. Tài sản bảo đảm nợ vay (nếu có):

……………………………………………………………..…………....................3. Kiểm tra, đối chiếu thực tế được ........... hộ, số tiền............... đồng. Trong đó:- Số hộ sử dụng đúng mục đích: .......hộ, số tiền:........ đồng, tỷ trọng: ...... %.- Số hộ sử dụng sai mục đích: ........hộ, số tiền:......... đồng, tỷ trọng: ........ %.Biện pháp xử

lý: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ..................................................................................................................................

162

Page 20: Bài 11 - hoinongdan.backan.gov.vnhoinongdan.backan.gov.vn/DocumentLibrary/347646fb32…  · Web view- Kỳ hạn trả nợ là các khoảng thời gian trong thời hạn cho

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

------------******------------

Mẫu số: 07/TDLập 01 liên lưu NHNgày .... tháng. ...năm......Cán bộ kiểm tra

GIẤY ĐỀ NGHỊ CHO VAY LƯU VỤKính gửi: Ngân hàng Chính sách xã hội ......................................

Họ và tên người vay................................................. Năm sinh:......................Địa chỉ cư trú tại: ..........................xã (phường, thị trấn).................................Huyện (quận, thị xã).............................tỉnh (thành phố).................................Là thành viên tổ TK&VV do ông (bà) ................................... làm tổ trưởng.Thuộc tổ chức Hội……………………………………….........….….quản lý.Sổ TK&VV hoặc Khế ước nhận nợ số: ....................; lập ngày ... / .... /.........Nay tôi đã trả hết lãi tiền vay Ngân hàng nhưng còn nợ số tiền gốc

là: ..........................................đồng.Theo thỏa thuận tôi phải trả nợ vào ngày ........ / ....... / ........Hiện nay phương án sản xuất, kinh doanh của tôi đang có hiệu quả và gia đình tôi

có nhu cầu tiếp tục sử dụng vốn vay. Tôi viết giấy này đề nghị Ngân hàng xem xét cho tôi vay lưu vụ số tiền gốc: ............................đồng.

(Bằng chữ: ....................................................................................................).- Thời hạn xin vay: ...... tháng. Hạn trả nợ cuối cùng: Ngày ...... / ..... / .............- Lãi suất: ......%/tháng. Lãi tiền vay xin trả theo định kỳ tháng/quý, vào ngày………………………Tôi xin cam kết sử dụng vốn vay đúng mục đích; trả nợ, trả lãi đầy đủ và

đúng hạn. Nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật.Tổ TK&VV

(Ký, ghi rõ họ tên) Ngày……tháng…….năm………Người vay

(Ký, ghi rõ họ tên hoặc điểm chỉ)PHÊ DUYỆT CỦA NHCSXH

1. Số tiền cho vay lưu vụ:………………đồng. (Bằng chữ……………………………………………………………………………………………………………)2. Thời hạn cho vay:..........tháng. Hạn trả nợ cuối cùng: Ngày ...... / ........... / .............3. Lãi suất cho vay:…....%/tháng, lãi suất nợ quá hạn: .….% lãi suất khi cho vay.Lãi tiền vay trả theo định kỳ tháng/quý., vào ngày…………………………….

Ngày ....tháng .... năm.....Cán bộ tín dụng(Ký, ghi rõ họ tên)

Trưởng phòng(Tổ trưởng) TD

(Ký, ghi rõ họ tên)

Giám đốc(Ký tên, đóng dấu)

163

Page 21: Bài 11 - hoinongdan.backan.gov.vnhoinongdan.backan.gov.vn/DocumentLibrary/347646fb32…  · Web view- Kỳ hạn trả nợ là các khoảng thời gian trong thời hạn cho

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

----------******----------

Mẫu số: 09/TDLập 01 liên lưu NH

GIẤY ĐỀ NGHỊ GIA HẠN NỢ

Kính gửi: Ngân hàng Chính sách xã hội...............................................Họ và tên người vay: .........................................................Năm sinh:..................Địa chỉ cư trú tại: ...................................................................................................Là thành viên tổ TK&VV:......................do ông (bà).......................làm tổ trưởng.Thuộc tổ chức Hội…………………………………………………….….quản lý.Sổ TK&VV hoặc Khế ước nhận nợ số: ...........................; lập ngày ... / .... /.........Hiện nay tôi còn nợ Ngân hàng số tiền gốc:...............................................đồng; số tiền lãi: ......................................................................................................đồng.

Theo thỏa thuận tôi phải trả vào ngày ........ tháng ....... năm ......., nhưng đến nay tôi chưa trả được nợ vì lý do sau đây:........................................................................................................................... ................................................................................................................................

Đề nghị Ngân hàng xem xét cho gia hạn khoản nợ gốc nêu trên đến ngày........ tháng....... năm.......

Tôi xin cam kết sử dụng vốn vay đúng mục đích; trả nợ, trả lãi đầy đủ và đúng hạn. Nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Tổ TK&VV(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày…..tháng….năm…..Người vay

(Ký, ghi rõ họ tên hoặc điểm chỉ)

PHÊ DUYỆT CỦA NHCSXH1. Cho gia hạn nợ số tiền:………………đồng. (Bằng chữ………………

…………………………………………………………………………………….2. Thời gian cho gia hạn nợ:...........tháng. Hạn trả nợ cuối cùng: Ngày ........... / ........... / .............

Cán bộ tín dụng(Ký, ghi rõ họ tên)

Trưởng phòng(tổ trưởng) TD

(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày ....tháng .... năm...........Giám đốc

(Ký tên, đóng dấu)

164

Page 22: Bài 11 - hoinongdan.backan.gov.vnhoinongdan.backan.gov.vn/DocumentLibrary/347646fb32…  · Web view- Kỳ hạn trả nợ là các khoảng thời gian trong thời hạn cho

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------***-------

Mẫu số: 10/TDLập 02 liên:- 01 liên lưu NH- 01 liên lưu tổ K&VV

BIÊN BẢN HỌP TỔ TIẾT KIỆM VÀ VAY VỐN

V/v: (thành lập, bổ sung, thay đổi):……………………………………….

Hôm nay, ngày......... tháng .......... năm.........

Tại thôn ...............................xã...............................huyện ..............................

Chúng tôi gồm có:.......thành viên là chủ hộ gia đình cùng cư trú tại địa bàn, tự nguyện họp để …………………………………………………………. .... theo quy định về tổ chức hoạt động của tổ tiết kiệm và vay vốn. Tất cả thành viên dự họp đã nhất trí thông qua các nội dung sau:

I- Danh sách thành viên được kết nạp vào tổ gồm........thành viên có tên dưới đây:

1..................................... 17....................................... 33.....................................

2..................................... 18....................................... 34.....................................

3..................................... 19....................................... 35.....................................

4..................................... 20....................................... 36.....................................

5..................................... 21....................................... 37.....................................

6..................................... 22....................................... 38.....................................

7..................................... 23....................................... 39.....................................

8..................................... 24....................................... 40.....................................

9..................................... 25....................................... 41.....................................

10................................... 26....................................... 42.....................................

11……………………... 27………………………... 43………………………

12…………………...... 28……………………...... 44……………………….

13…………………… 29……………………… 45………………………

14…………………… 30……………………… 46……………………….

15…………………… 31……………………… 47………………………

16…………………… 32………………………... 48………………………

165

Page 23: Bài 11 - hoinongdan.backan.gov.vnhoinongdan.backan.gov.vn/DocumentLibrary/347646fb32…  · Web view- Kỳ hạn trả nợ là các khoảng thời gian trong thời hạn cho

Tổng số thành viên trong Tổ:…………..thành viên.II- Bầu Ban quản lý (bổ sung, thay đổi) của Tổ TK&VV: gồm các ông (bà)

có tên dưới đây:1. Ông (bà)........................ ……………. chức vụ:………………………2. Ông (bà)........................ ……………. chức vụ:………………………3. Ông (bà)........................ ……………. chức vụ:………………………III- Các thành viên trong Tổ cùng nhau thông qua Quy ước hoạt động như

sau: 1. Tổ trưởng là người đại diện cho Tổ tham gia giải quyết các vấn đề phát sinh

trong suốt qua trình hoạt động của Tổ.2. Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt định kỳ hoặc đột xuất và các hoạt động

khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư….để nâng cao trình độ sản xuất, kinh doanh.3. Gửi tiền tiết kiệm định kỳ hàng tháng (quý) với mức tối thiểu là .............

đồng/thành viên.4. Tất cả các thành viên cam kết sử dụng vốn vay đúng mục đích xin vay; trả nợ,

trả lãi đầy đủ, đúng kỳ hạn đã thoả thuận.5. Mỗi thành viên của Tổ cam kết cùng cộng đồng trách nhiệm, nếu trong Tổ có

thành viên gặp khó khăn, rủi ro trong quá trình sử dụng vốn vay, khi đến hạn không trả được nợ, các thành viên khác có trách nhiệm giúp đỡ để trả nợ gốc và lãi tiền vay kịp thời như đã cam kết với Ngân hàng.

6. Nếu Tổ được Ngân hàng tín nhiệm ủy nhiệm thu lãi, thu tiết kiệm của các thành viên, thì toàn bộ thành viên trong Tổ hoàn toàn nhất trí để Tổ trưởng thu lãi, thu tiết kiệm nộp Ngân hàng.

7. Các thành viên tương trợ giúp đỡ nhau trong cuộc sống, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh; cùng nhau cam kết thực hiện đúng quy ước này và chấp hành các quy định cho vay của Ngân hàng.

Biên bản này được lập thành 02 bản, được các thành viên trong tổ hoàn toàn nhất trí thông qua. Đề nghị UBND xã công nhận và cho phép tổ tiết kiệm và vay vốn của chúng tôi được hoạt động tại địa phương.

HỘI, ĐOÀN THỂ(Ký tên, đóng dấu)

CHỦ TRÌ CUỘC HỌP(Ký, ghi rõ họ tên)

THƯ KÝ CUỘC HỌP(Ký, ghi rõ họ tên)

PHÊ DUYỆT CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ(Áp dụng cho trường hợp thành lập Tổ hoặc thay đổi Tổ trưởng)

Công nhận Tổ tiết kiệm và vay vốn do ông (bà)…………………………làm Tổ trưởng được hoạt động theo Quy ước của Tổ đề ra.

Ngày......tháng........năm.....UBND XÃ

(Ký tên, đóng dấu)

166

Page 24: Bài 11 - hoinongdan.backan.gov.vnhoinongdan.backan.gov.vn/DocumentLibrary/347646fb32…  · Web view- Kỳ hạn trả nợ là các khoảng thời gian trong thời hạn cho

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập-Tự do-hạnh phúc

-------***-------

Mẫu số: 11/TD Lập 03 liên: - 01 liên lưu NH - 01 liên lưu tổ TK&VV - 01 liên lưu Hội cấp xã

HỢP ĐỒNG UỶ NHIỆM GIỮA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VỚI TỔ TIẾT KIỆM VÀ VAY VỐN

V/v:………………………………………………………………………………..Căn cứ Biên bản họp Tổ tiết kiệm và vay vốn V/v: thành lập Tổ và thông qua

quy ước hoạt động của Tổ đã được Uỷ ban nhân dân xã công nhận và cho phép hoạt động.

Hôm nay, ngày……/……/……., tại………………………………………Chúng tôi gồm có:1. Bên uỷ nhiệm (bên A)

- Ngân hàng Chính sách xã hội …………….……………. ………………- Đại diện ông (bà):……………………………….Chức vụ:………………- Địa chỉ:……………………………………………..số điện thoại………2. Bên nhận uỷ nhiệm (bên B)- Tên Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV): ………………………………Địa chỉ:…………………………………………………………………- Đại diện ông (bà): …………………………… …….Chức vụ: Tổ trưởng.CMND số:………….. ngày cấp…../……/……nơi cấp:……………………Địa chỉ:…………………………………………………………………......Hai bên nhất trí thoả thuận các nội dung sau:Điều 1. Bên A uỷ nhiệm cho bên B thực hiện các công việc sau đây:1. Nhận giấy đề nghị vay vốn của thành viên. Tổ chức họp các thành viên trong

Tổ để thực hiện bình xét công khai, dân chủ. Lựa chọn thành viên đủ điều kiện vay vốn. Lập Danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH (mẫu số 03/TD) trình UBND cấp xã xác nhận và đề nghị ngân hàng cho vay. Thông báo kết quả phê duyệt cho vay, lịch giải ngân đến từng thành viên. Chứng kiến việc giải ngân, thu nợ, thu lãi của bên A tại điểm giao dịch.

2. Bên B phải đôn đốc người vay sử dụng tiền vay đúng mục đích; trả nợ, trả lãi đầy đủ, đúng hạn cả gốc và lãi theo kế hoạch đã thoả thuận .

3. Trong phạm vi 30 ngày kể từ ngày nhận tiền vay, bên B thực hiện kiểm tra việc sử dụng vốn vay của 100% các thành viên trong Tổ (mẫu số 06/TD) để gửi cán bộ NHCSXH nơi cho vay. Trường hợp hộ vay sử dụng vốn vay sai mục đích thì lập biên bản và yêu cầu hộ vay trả nợ trước hạn.

4. Bên B (được/không được)………………….. thu lãi, thu tiền tiết kiệm của thành viên trong Tổ.

5. Phối hợp cán bộ tổ chức Hội, chính quyền địa phương xử lý các trường hợp

167

Page 25: Bài 11 - hoinongdan.backan.gov.vnhoinongdan.backan.gov.vn/DocumentLibrary/347646fb32…  · Web view- Kỳ hạn trả nợ là các khoảng thời gian trong thời hạn cho

nợ quá hạn, nợ bị rủi ro (nếu có), các trường hợp sử dụng vốn vay sai mục đích, trốn, chết, mất tích, rủi ro do nguyên nhân khách quan và thông báo kịp thời cho bên A.

6. Mở sổ theo dõi cho vay - thu nợ - thu lãi của thành viên theo mẫu số 13/TD; lưu giữ hồ sơ của tổ TK&VV và các giấy tờ khác liên quan đến hoạt động vay vốn.

Điều 2. Trách nhiệm và quyền hạn của các bên1. Trách nhiệm và quyền hạn của bên A- Phối hợp với tổ chức Hội để tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho vay cho bên B,

cung cấp đầy đủ các mẫu biểu có liên quan đến hoạt động vay vốn.- Thanh toán tiền hoa hồng đầy đủ cho bên B theo định kỳ đã thoả thuận theo

công thức:

Tiền hoa hồng =Tỷ lệ hoa hồng được hưởng……..%

xSố tiền lãithực thuLãi suất cho vay ……%

Trường hợp, bên B có thu tiền gửi tiết kiệm của các thành viên, thì được bên A trả hoa hồng là…….% trên số tiền gửi tiết kiệm từng lần.

- Thực hiện kiểm tra theo định kỳ hoặc đột xuất về các nội dung công việc mà bên B được uỷ nhiệm. Trường hợp phát hiện bên B vi phạm các điều khoản đã thoả thuận thì bên A đơn phương chấm dứt Hợp đồng và đề nghị xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Trách nhiệm và quyền lợi của bên B- Thực hiện đầy đủ các nội dung đã thoả thuận tại Hợp đồng này.

- Nộp đầy đủ, kịp thời tiền lãi và tiền tiết kiệm thu được của các tổ viên vào bên A (nếu được bên A uỷ nhiệm thu). Tuyệt đối không được lợi dụng nhiệm vụ quyền hạn để tham ô, chiếm dụng vốn; nếu xảy ra mất mát, thiếu hụt bên B phải bồi hoàn và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

- Duy trì hoạt động theo quy ước hoạt động của Tổ TK&VV.- Từ chối yêu cầu của bên A trái với nội dung đã thoả thuận.- Bên B được hưởng hoa hồng do bên A trả theo kết quả thu lãi, thu tiết kiệm.Điều 3. Điều khoản thi hành 1. Mỗi bên có trách nhiệm chỉ đạo và thực hiện tốt các nội dung đã thoả thuận

trong Hợp đồng này. 2. Trường hợp người đại diện Tổ ký hợp đồng này có sự thay đổi do chuyển chỗ

ở hoặc buộc nghỉ việc hoặc thay đổi thành viên đại diện Tổ thì người kế nhiệm có trách nhiệm tiếp tục chỉ đạo thực hiện.

3. Trong quá trình thực hiện, hai bên không được tự ý thay đổi nội dung thoả thuận; nếu có vấn đề phát sinh cần bổ sung, sửa đổi các bên phải kịp thời thông báo cho nhau biết để bàn bạc giải quyết; nếu có tranh chấp xảy ra thì hai bên thống nhất giải quyết trên tinh thần hợp tác; trong trường hợp không hoà giải được, thì yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết hoặc khởi kiện trước pháp luật.

Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký và được lập thành 03 bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 01 bản để tổ chức thực hiện và gửi Hội cấp xã trực tiếp quản lý 01 bản.

168

Page 26: Bài 11 - hoinongdan.backan.gov.vnhoinongdan.backan.gov.vn/DocumentLibrary/347646fb32…  · Web view- Kỳ hạn trả nợ là các khoảng thời gian trong thời hạn cho

Đại diện bên B(ký, ghi rõ họ tên)

Đại diện bên A(ký tên, đóng dấu)

169