Basicguide nov 17 vietnamese (16 w x 24h)

56

Transcript of Basicguide nov 17 vietnamese (16 w x 24h)

Page 1: Basicguide nov 17 vietnamese (16 w x 24h)
Page 2: Basicguide nov 17 vietnamese (16 w x 24h)
Page 3: Basicguide nov 17 vietnamese (16 w x 24h)

Toàn bộ nội dung trong tài liệu này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Cơ quan Viện trợ Ai-len và Quỹ Châu Á

Page 4: Basicguide nov 17 vietnamese (16 w x 24h)

Cẩm nang này được xây dựng trong khuôn khổ dự án “Xây dựng các tổ chức xã hội dân sự (XHDS) bền vững ở Việt Nam” với sự tài trợ của sứ quán Ai-len (Irish Aid) thông qua Quỹ Châu Á (TAF) ở Việt Nam. Dự án, thực hiện từ tháng 3 năm 2014, hỗ trợ các hoạt động nhằm phát triển nguồn lực trong nước để hỗ trợ các chương trình từ thiện, chương trình phát triển và các tổ chức XHDS ở Việt Nam. Dự án có ba mục tiêu chính:

1. Tăng cường chiến lược huy động quỹ và năng lực của các tổ chức XHDS ở Việt Nam1;

2. Thúc đẩy sự hiểu biết và tham gia của doanh nghiệp vào hỗ trợ từ thiện một cách có chiến lược và bền vững hơn2;

3. Vận động cải thiện môi trường chính sách tạo thuận lợi cho các tổ chức XHDS gây quỹ và hợp tác với doanh nghiệp3.

Toàn bộ nội dung trong tài liệu do Trung tâm Giáo dục và Phát triển (CED) chịu trách nhiệm và không phản ánh quan điểm của Sứ quán Ai-len trong bất kỳ trường hợp nào.

1 Hợp phần này do Trung tâm Nâng cao Năng lực Cộng Đồng (CECEM) thực hiện 2 Hợp phần này do CED thực hiên 3 Hợp phần này do các hiệp hội doanh nghiệp thực hiện với sự hỗ trợ của CED

Page 5: Basicguide nov 17 vietnamese (16 w x 24h)

HỢP TÁC CHIẾN LƯỢC TRONG HỖ TRỢ TỪ THIỆN

HỖ TRỢ CỘNG ĐỒNG

HƯỚNG DẪN DÀNH CHO DOANH NGHIỆP

Page 6: Basicguide nov 17 vietnamese (16 w x 24h)

GIỚI THIỆU 9Giới thiệu về cuốn cẩm nang 10 PHẦN 1: TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP LÀ GÌ? 131.1. Khái niệm từ thiện doanh nghiệp 131.2. Các loại hình đầu tư và hỗ trợ từ thiện 131.3. Những lợi ích mà các chương trình từ thiện 16 mang lại cho doanh nghiệp

PHẦN 2: CÁC BƯỚC XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP 212.1. Xác định mục tiêu cho chương trình từ thiện của doanh nghiệp 222.2. Xây dựng chương trình hỗ trợ 222.3. Xác định ngân sách và nguồn lực đầu tư vào các chương trình từ thiện 222.4. Hoàn thiện chính sách - công bố rộng rãi 222.5. Đánh giá chương trình 23

PHẦN 3: XÁC ĐỊNH LĨNH VỰC DOANH NGHIỆP CÓ THỂ HỖ TRỢ 25 VÀ LỰA CHỌN ĐỐI TÁC THỰC HIỆN 3.1. Tiến hành nghiên cứu sơ bộ 253.2. Tại sao phải xác định lĩnh vực/hoạt động hỗ trợ phù hợp với 25

lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp? 3.3. Lựa chọn các tổ chức và đối tác chiến lược để thực hiện hiệu 32 quả các chương trình từ thiện doanh nghiệp

PHẦN 4: HỖ TRỢ TỪ THIỆN BẰNG NHỮNG NGUỒN LỰC NÀO? 354.1. Xác định nguồn lực đầu tư vào các chương trình từ thiện 354.2. Lập ngân sách cho hoạt động/chương trình từ thiện 38

PHẦN 5: XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TỪ THIỆN CỦA DOANH NGHIỆP 41PHẦN 6: ĐÁNH GIÁ CÁC HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ 43

PHỤ LỤC Phụ lục 1: Những câu hỏi đặt ra khi xác định mục tiêu 46 của chương trình từ thiện của doanh nghiệp Phụ lục 2: Những câu hỏi cần đặt ra khi xem xét yêu cầu 47 hợp tác hay tài trợ từ các tổ chức Phụ Lục 3: Một số kênh hợp tác hay các tổ chức mà doanh nghiệp 47 có thể xem xét và lựa chọn Phụ lục 4: Các câu hỏi và gợi ý để xây dựng chính sách thực 49 hiện các chương trình hỗ trợ từ thiện Phụ lục 5: Tài liệu tham khảo 50

MỤC LỤC

Page 7: Basicguide nov 17 vietnamese (16 w x 24h)

HÌNH VẼ

Hình 1: Xây dựng chương trình từ thiện với quy mô các cấp độ 15 khác nhau trong lĩnh vực quản lý rủi ro thiên tai

Hình 2: Tạo ra giá trị chia sẻ bằng cách đầu tư vào các chương trình 15 từ thiện, chương trình phát triển

Hình 3: Lợi ích mà các chương trình từ thiện mang lại cho 16 doanh nghiệp

Hình 4: Các bước xây dựng chương trình từ thiện doanh nghiệp 21

Hình 5: Tổng quan các bước xây dựng chương trình chiến lược 26

Hình 6: Các hoạt động có thể gắn với bất cứ giai đoạn nào 28 trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và hợp tác với các tổ chức XHDS

Hình 7: Ví dụ cách xác định hoạt động/chương trình cho 29 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch

Hình 8: Ví dụ cách xác định cho một công ty sản xuất và 30 kinh doanh vật liệu xây dựng

Hình 9: Ví dụ xác định lĩnh vực hỗ trợ đối với các 31 doanh nghiệp mà rừng và nước là nguồn tài nguyên đầu vào quan trọng

Hình 10: Tài sản doanh nghiệp có thể đầu tư vào xã hội 36 thông qua các chương trình từ thiện

Hình 11: Sơ đồ các bước đánh giá chương trình hỗ trợ từ thiện 43

BẢNG

Bảng 1: Bốn khía cạnh giá trị mà từ thiện mang lại cho doanh nghiệp 17

Bảng 2: Biểu mẫu ngân sách chương trình từ thiện doanh nghiệp 38

Page 8: Basicguide nov 17 vietnamese (16 w x 24h)
Page 9: Basicguide nov 17 vietnamese (16 w x 24h)

Trung tâm Giáo dục và Phát triển (CED) xin chân thành cảm ơn Cơ quan Viện trợ Ai-len đã hỗ trợ về tài chính để thực hiện các hoạt động nghiên cứu, hội thảo và xây dựng tài liệu, và Quỹ Châu Á đã hỗ trợ kỹ thuật thường xuyên và liên tục cho nhóm biên tập.

Đặc biệt, chúng tôi xin cảm ơn sự cộng tác và hỗ trợ nhiệt tình của Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, Câu lạc bộ Doanh nhân Khởi nghiệp (SIYB) thành phố Hồ Chí Minh, Câu lạc bộ Doanh nhân Sáng tạo (VCE club), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh miền Trung, đã hợp tác với CED tổ chức các diễn đàn thúc đẩy từ thiện doanh nghiệp ở Việt Nam. Các diễn đàn đã tạo điều kiện để trao đổi và thảo luận, thống nhất các khái niệm

Lời cảm ơn

sử dụng và các bước để tăng cường hiệu quả và quy mô các chương trình từ thiện doanh nghiệp ở Việt Nam. Kết quả của các thảo luận đó đã giúp CED hình thành và hoàn thiện nội dung trình bày trong cuốn cẩm nang này.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các tổ chức, các doanh nghiệp, và các cá nhân đã tham gia đóng góp ý kiến nhằm hoàn thiện cuốn cẩm nang này.

Hy vọng cẩm nang cung cấp các thông tin hữu ích cho các doanh nghiệp quan tâm đến các chương trình hỗ trợ từ thiện, hỗ trợ cộng đồng. Các thông tin và hướng dẫn chi tiết liên quan đến lĩnh vực này, doanh nghiệp có thể tham khảo thêm tại: http://tuthiendoanhnghiep.com/.

Trung tâm Giáo dục & Phát triển (CED)

HỢP TÁC CHIẾN LƯỢC TRONG HỖ TRỢ TỪ THIỆN - HỖ TRỢ CỘNG ĐỒNG 7

Page 10: Basicguide nov 17 vietnamese (16 w x 24h)

Doanh nghiệp chỉ có thể phát triển mạnh và bền vững với một môi trường kinh doanh lành mạnh, đi đôi với chất lượng cuộc sống của người dân ở đó.

Page 11: Basicguide nov 17 vietnamese (16 w x 24h)

Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, mặc dù rất quan tâm và tích cực tham gia hỗ trợ từ thiện, nhưng đa số họ đều chưa có kế hoạch cụ thể để tận dụng nguồn lực, hỗ trợ từ thiện và hỗ trợ cộng đồng hiệu quả hơn. Chính vì thế, cho đến nay, ngoài những hỗ trợ ngắn hạn và hỗ trợ khẩn cấp, và chủ yếu bằng tiền, vẫn còn ít doanh nghiệp tham gia vào những chương trình dài hạn và có chiến lược, góp phần giải quyết những vấn đề về môi trường và xã hội.

Để từ thiện doanh nghiệp trở thành văn hóa và một hoạt động thường xuyên của doanh nghiệp, chứ không chỉ hỗ trợ khi doanh nghiệp có nguồn tài chính dồi dào, công tác này cần gắn với những lĩnh vực liên quan đến mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Có như vậy, doanh nghiệp mới tận dụng được những

hỗ trợ từ thiện không chỉ mang lại lợi ích cho cộng đồng mà cho cả chính doanh nghiệp. khi cộng đồng gặp khó khăn thì các doanh nghiệp cũng sẽ gặp khó khăn, doanh nghiệp sẽ khó có thể phát triển, giữ chân người lao động, và mở rộng mạng lưới khách hàng của mình. chính vì vậy, doanh nghiệp cần chung tay với các tổ chức xã hội dân sự, tổ chức phi chính phủ và chính phủ để tạo lập giá trị chung cho cộng đồng trong đó có doanh nghiệp.

GiỚi THiỆU

hình thức hỗ trợ quan trọng khác như: kỹ năng, kỹ thuật, chất xám của các doanh nghiệp cho các chương trình từ thiện doanh nghiệp. Nếu gắn liền với những lĩnh vực và mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các chương trình từ thiện doanh nghiệp về lâu dài không chỉ mang lại lợi ích cho cộng đồng mà sẽ mang lại lợi ích cho chính doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp bất kể quy mô nào cũng đều có thể tham gia các chương trình từ thiện nếu có cách tiếp cận chiến lược, nhất là vào những thời điểm doanh nghiệp chịu áp lực do giảm thu nhập, trong khi nhu cầu hỗ trợ cộng đồng và giải quyết các vấn đề xã hội thì ngày càng tăng. Chính vì thế, xây dựng chiến lược từ thiện doanh nghiệp rõ ràng sẽ giúp doanh nghiệp chủ động nguồn lực đầu tư vào các hoạt động hoặc các tổ chức mang lại tác động lớn hơn cho cả cộng đồng và doanh nghiệp.

HỢP TÁC CHIẾN LƯỢC TRONG HỖ TRỢ TỪ THIỆN - HỖ TRỢ CỘNG ĐỒNG 9

Page 12: Basicguide nov 17 vietnamese (16 w x 24h)

GiỚi THiỆU về cUốn cẩm nanG

Cẩm nang này sẽ giúp các doanh nghiệp, các hiệp hội doanh nghiệp, hay các quỹ từ thiện của doanh nghiệp xây dựng và thực hiện các chương trình từ thiện, hỗ trợ cộng đồng thông qua những bước đơn giản và cơ bản, từ việc hiểu rõ khái niệm từ thiện doanh nghiệp mà các doanh nghiệp trên thế giới đang sử dụng, tại sao cần gắn từ thiện doanh nghiệp với mục tiêu sản

xuất kinh doanh, đến việc xác định mục tiêu, lĩnh vực hỗ trợ, đối tác có thể hợp tác, cách bố trí nguồn lực

trong nội bộ doanh nghiệp, lên ngân sách, chính sách hỗ trợ cụ thể, và cuối cùng là đánh giá kết quả và tác động của các chương trình, để làm căn cứ để lập kế

hoạch tiếp theo.

HỢP TÁC CHIẾN LƯỢC TRONG HỖ TRỢ TỪ THIỆN - HỖ TRỢ CỘNG ĐỒNG10

Page 13: Basicguide nov 17 vietnamese (16 w x 24h)

PHẦN 1: TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP LÀ GÌ?

Phần này nêu các khái niệm từ thiện doanh nghiệp, các hình thức và quy mô hỗ trợ từ thiện khác nhau mà các công ty và các tổ chức trên thế giới đang sử dụng; liên hệ với lý do tại sao các doanh nghiệp Việt Nam hỗ trợ từ thiện, những lợi ích mà họ đạt được từ các chương trình này.

PHẦN 2: CÁC BƯỚC XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP

Phần này nêu tóm tắt các bước doanh nghiệp cần tiến hành để xây dựng chương trình hỗ trợ từ thiện. Bất cứ doanh nghiệp nào với quy mô lớn hay nhỏ cũng có thể tham khảo và áp dụng, để thực hiện các chương trình từ thiện doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp, hiệu quả và bền vững hơn.

PHẦN 3: XÁC ĐỊNH LĨNH VỰC ĐẦU TƯ VÀ LỰA CHỌN ĐỐI TÁC THỰC HIỆN

Phần này sẽ hướng dẫn doanh nghiệp cách xác định mục tiêu, lĩnh vực và hoạt động cho các chương trình hỗ trợ từ thiện, gắn với lĩnh vực hoạt động sản xuất

kinh doanh của doanh nghiệp, cách lựa chọn đối tác để thực hiện hiệu quả các chương trình này.

PHẦN 4: ĐẦU TƯ BẰNG NHỮNG NGUỒN LỰC GÌ?

Doanh nghiệp có rất nhiều nguồn lực quan trọng và có ý nghĩa với sự phát triển của cộng đồng và xã hội nhưng chưa được tận dụng và phát huy. Phần này sẽ hướng dẫn các doanh nghiệp cách xác định và thu xếp nguồn lực sẵn có để thực hiện các chương trình từ thiện.

PHẦN 5: HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TỪ THIỆN CỦA DOANH NGHIỆP VÀ CôNG BỐ RỘNG RãI

Phần này giúp doanh nghiệp hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ từ thiện trong nội bộ doanh nghiệp, giúp cho công tác hỗ trợ từ thiện của doanh nghiệp chuyên nghiệp và minh bạch hơn.

PHẦN 6: ĐÁNH GIÁ CÁC HOẠT ĐỘNG TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP

Phần này giới thiệu các bước cơ bản và đơn giản để doanh nghiệp có thể đánh giá được hiệu quả các nguồn hỗ trợ của doanh nghiệp.

HỢP TÁC CHIẾN LƯỢC TRONG HỖ TRỢ TỪ THIỆN - HỖ TRỢ CỘNG ĐỒNG 11

Page 14: Basicguide nov 17 vietnamese (16 w x 24h)

Phần này nêu các khái niệm từ thiện doanh nghiệp, các hình thức và quy mô hỗ trợ từ thiện khác nhau mà các công ty và các tổ chức trên thế giới đang sử dụng, liên hệ với lý do tại sao các doanh nghiệp Việt Nam cần hỗ trợ từ thiện, những lợi ích mà họ đạt được từ các chương trình này.

Page 15: Basicguide nov 17 vietnamese (16 w x 24h)

4 Các chương trình từ thiện truyền thống thường là các chương trình hỗ trợ khẩn cấp, giúp cộng đồng và những nhóm đối tượng thiệt thòi vượt qua được khó khăn trước mắt hoặc giải quyết các nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày…

5 Theo Investopedia (http://www.investopedia.com/)6 Theo Truit (http://truist.com/)7 Theo Causecast (http://causecast.com/)8 Khái niệm tổng hợp từ các tài liệu hướng dẫn về từ thiện doanh nghiệp (corporate philanthropy) của các tổ chức phi chính phủ, các quỹ tư nhân, các

tổ chức từ thiện trong khu vực và trên thế giới và được các doanh nghiệp, hiệp hội và các tổ chức tham gia diễn đàn ủng hộ và thống nhất sử dụng.9 Tăng cường ảnh hưởng, nâng cao giá trị, Hướng dẫn thực tế cho các nhà từ thiện doanh nghiệp hàng đầu – trang 22 (Increasing Impacts, Enhancing

value, A Pratitioner Guide to Leading Coprate Philanthopy)

1.1. KHÁI NIỆm TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP

Theo quan điểm của các doanh nghiệp trên thế giới, ngày nay, hoạt động từ thiện doanh nghiệp (corporate philanthropy) khác với hoạt động từ thiện truyền thống (charity4) cả về quy mô và cách giải quyết gốc rễ của vấn đề5.

Ngày nay nhiều doanh nghiệp cho rằng, hoạt động từ thiện của doanh nghiệp cần có mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống cho tất cả mọi người6. Hoạt động từ thiện doanh nghiệp không đồng nghĩa với trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) mà là một phần của CSR7 và cũng có thể coi đó là những cam kết của doanh nghiệp đối với xã hội.

Tóm lại, theo quan điểm của hầu hết doanh nghiệp, công ty, tập đoàn trên thế giới: “Từ thiện doanh nghiệp là công tác từ thiện do các doanh nghiệp thực hiện. Thông thường đó là những hoạt động do doanh nghiệp tài trợ hoặc hỗ trợ thực hiện nhằm giải quyết tận gốc một vấn đề xã hội nào đó. Từ thiện doanh nghiệp không mang lại lợi ích trực tiếp trong kinh doanh, nhưng nó mang lại lợi ích gián tiếp. Doanh nghiệp có thể đóng góp bằng tiền mặt hoặc hiện vật, thời gian của người lao động, chuyên môn, kỹ thuật, hay tài sản nào đó của doanh nghiệp.” 8 Đây cũng chính là khái niệm sử dụng trong cẩm nang này.

1.2. CÁC LOẠI HÌNH ĐẦU TƯ VÀ HỖ TRỢ TỪ THIỆN

Ngày nay, các doanh nghiệp trên thế giới coi các chương trình hỗ trợ từ thiện là những khoản doanh nghiệp đầu tư cho xã hội, vì các chương trình này phục vụ lợi ích xã hội và cộng đồng, nhưng cũng mang lại lợi ích cho doanh nghiệp (có thể không phải lợi ích trực tiếp mà gián tiếp), và về lâu dài có thể mang lại lợi ích về đầu tư. Chính vì vậy, các hoạt động này cần gắn với các hoạt động sản xuất kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp, và có thể chia thành ba loại: chương trình hỗ trợ khẩn cấp, các chương trình chiến lược, và các chương trình đóng vai trò như tác nhân mang lại sự thay đổi9.

Hỗ trợ từ thiện khẩn cấp

Những khoản hỗ trợ từ thiện này giúp giải quyết những nhu cầu khẩn cấp hay cấp thiết, giúp các cộng đồng, hay nhóm

PHẦN 1: TỪ THiỆn DOanH nGHiỆP LÀ GÌ?

Thay vì cho rằng từ thiện doanh nghiệp là các khoản tài trợ, hỗ trợ cộng đồng, hay là các khoản mà doanh nghiệp phải cho đi, các doanh nghiệp trên thế giới ngày nay coi đó là các khoản đầu tư của doanh nghiệp cho xã hội vì về lâu dài những khoản đầu tư này sẽ mang lại lợi ích cho chính doanh nghiệp.

HỢP TÁC CHIẾN LƯỢC TRONG HỖ TRỢ TỪ THIỆN - HỖ TRỢ CỘNG ĐỒNG 13

Page 16: Basicguide nov 17 vietnamese (16 w x 24h)

đối tượng cụ thể vượt qua khó khăn trước mắt, hay hỗ trợ họ vượt qua khủng hoảng. Đó thường là những khoản hỗ trợ cho các hoàn cảnh khó khăn, cứu trợ thiên tai, hỗ trợ người nghèo, người bệnh…

Ở Việt Nam, đây là loại hình hỗ trợ từ thiện thu hút sự quan tâm và ủng hộ mạnh mẽ từ doanh nghiệp từ trước đến nay. Các khoản tài trợ thường là tiền mặt, hàng hóa, dịch vụ sẵn có của doanh nghiệp, và sự tham gia tình nguyện của người lao động.

Hỗ trợ từ thiện mang tính chiến lược

Các chương trình hỗ trợ từ thiện mang tính chiến lược là những chương trình mà doanh nghiệp cam kết đầu tư dài hạn hơn và mang lại kết quả tích cực lâu dài cho xã hội. Những khoản đầu tư chiến lược này có thể bao gồm cả vật chất và tài sản mà doanh nghiệp có thể hỗ trợ chứ không nhất thiết chỉ bằng tiền. Nói một cách khác, doanh nghiệp có thể sử dụng đa dạng khả năng chuyên môn, kỹ thuật và nguồn lực của doanh nghiệp để đầu tư vào các chương trình từ thiện, chương trình hỗ trợ cộng đồng dài hạn hơn để mang lại ảnh hưởng và tác động lớn hơn về mặt xã hội và tạo ra uy tín và lợi ích cho chính doanh nghiệp.

Ở Việt Nam, hiện nay, các doanh nghiệp đã có những dự án từ thiện chiến lược vừa phục vụ lợi ích của doanh nghiệp vừa phục vụ các lợi ích của cộng đồng và xã hội. Một số doanh nghiệp cũng có những chương trình hợp tác chiến lược dài hạn với các tổ chức phi lợi nhuận để cùng thực hiện những chương trình của doanh nghiệp, ví dụ như ký hợp đồng cung cấp nguyên liệu đầu vào cho doanh nghiệp (tạo công ăn việc làm cho cộng đồng địa phương).

Hỗ trợ từ thiện là tác nhân mang lại sự thay đổi

Là những chương trình hỗ trợ các sáng kiến hay những ý tưởng, chương trình có tiềm năng mở rộng và mang lại sự thay đổi tích cực về xã hội và môi trường trên diện rộng. Những sáng kiến và ý tưởng đó có thể đóng góp vào giải quyết những vấn đề lớn của xã hội hay cộng đồng. Những chương trình này đóng vai trò như những tác nhân thúc đẩy mang lại sự thay đổi tích cực cho cả xã hội và cho chính doanh nghiệp. Mặc dù ranh giới giữa loại hình hỗ trợ từ thiện này và hỗ trợ từ thiện chiến lược nêu trên có thể không rõ ràng, nhưng điểm khác nhau mấu chốt giữa hai loại hình này là quy mô và ảnh hưởng cũng như tác động của chương trình mang lại cho cộng đồng và chính doanh nghiệp. Nếu thành công, những chương trình hỗ trợ từ thiện này sẽ tạo ra lợi ích lâu dài cho xã hội và mang lại sự thay đổi sáng tạo trong chính các doanh nghiệp (về quản trị, công nghệ, phát triển sản phẩm mới).

Các doanh nghiệp có thể tham gia từ các chương trình hỗ trợ khẩn cấp, sau đó phát triển lên thành các chương trình hỗ trợ chiến lược, hay những chương trình đóng vai trò là tác nhân mang lại sự thay đổi lớn về xã hội, môi trường.

Ví dụ: Một công ty hiện đang hỗ trợ hoạt động từ thiện đơn thuần là cứu trợ thiên tai, có thể chuyển sang hỗ trợ những chương trình dài hạn hơn (hỗ trợ cộng đồng phòng ngừa và ứng phó để giảm thiểu thiệt hại do thiên tai thay vì cứu trợ). Nếu công ty có những dịch vụ, sản phẩm hay công nghệ liên quan, có thể hỗ trợ những dự án hay chương trình lớn hơn nhằm tăng khả năng phòng ngừa, ứng phó (áp dụng công nghệ trong cảnh báo sớm, áp dụng công nghệ trong ứng phó và tăng cường hiệu quả cứu trợ…), (xem hình 1).

HỢP TÁC CHIẾN LƯỢC TRONG HỖ TRỢ TỪ THIỆN - HỖ TRỢ CỘNG ĐỒNG14

Page 17: Basicguide nov 17 vietnamese (16 w x 24h)

Hình 1: Xây dựng chương trình từ thiện với quy mô các cấp độ khác nhau trong lĩnh vực quản lý rủi ro thiên tai

Hình 2: Tạo ra giá trị chia sẻ bằng cách đầu tư vào các chương trình từ thiện, chương trình phát triển10

TÁC NHÂN

03

CHIẾN LƯỢC

02

KHẨN CẤP

01Cứu trợ thiên taiHỗ trợ khẩn cấp bằng hàng hóaCung cấp dịch vụ miễn phí trong thiên tai

Hỗ trợ cộng đồng phòng ngừa ứng phó với thiên tai, thông qua các dự án

Hỗ trợ cộng phát triển công nghệ nhằm tăng cường hiệu quả trong phòng ngừa, ứng phó và cứu trợ thiên tai (cảnh báo sớm, công nghệ thông tin, thiết bị).

Thực hiện các chương trình hỗ trợ từ thiện doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp và chiến lược là góp phần mang lại các mối quan hệ hợp tác, những ý tưởng sáng tạo và những sáng kiến để có thể giải quyết những khó khăn và thử thách của xã hội. Bằng cách đó, doanh nghiệp sẽ có được lòng tin và sự ủng hộ của các nhóm có liên quan tới doanh nghiệp và khi đó những hỗ trợ của doanh nghiệp sẽ có sức lan tỏa mạnh mẽ.

Một doanh nghiệp có chương trình từ thiện tập hợp được các thế mạnh của doanh nghiệp, tổng hợp các hình thức đa dạng có thể tạo ra giá trị to lớn cho xã hội và mang lại lợi ích cho chính doanh nghiệp.

Chiến lược Tác nhânKhẩn cấp

Giá trịKinh tế

Giá trịXã hội

Giá trịMôi trường

_1_Khẩn cấp

_2_Chiến lược

_3_Tác nhân

10 Tăng cường ảnh hưởng, nâng cao giá trị, Hướng dẫn thực tế cho các nhà từ thiện doanh nghiệp hàng đầu – trang 22 (Increasing Impacts, Enhancing value, A Pratitioner Guide to Leading Coprate Philanthopy)

HỢP TÁC CHIẾN LƯỢC TRONG HỖ TRỢ TỪ THIỆN - HỖ TRỢ CỘNG ĐỒNG 15

Page 18: Basicguide nov 17 vietnamese (16 w x 24h)

1.3. Những lợi ích mà các chương trình từ thiện mang lại cho doanh nghiệp

Những cộng đồng phát triển bền vững và có môi trường lành mạnh là những cộng đồng có mạng lưới các tổ chức từ thiện, tổ chức hỗ trợ giáo dục, tình nguyện viên, và đóng góp tài chính từ cá nhân và các doanh nghiệp để cùng giải quyết các vấn đề về kinh tế, xã hội và môi trường. Khi cộng đồng gặp khó khăn thì các doanh nghiệp cũng sẽ gặp khó khăn, doanh nghiệp sẽ khó có thể phát triển, giữ chân người lao động, và mở rộng mạng lưới khách hàng của mình. Doanh nghiệp chỉ có thể phát triển mạnh và bền vững với một môi trường kinh doanh lành mạnh, đi đôi với chất lượng cuộc sống của người dân ở đó. Chính vì vậy, hỗ trợ từ thiện không chỉ mang lại lợi ích cho cộng đồng mà cho cả chính doanh nghiệp.

Từ thiện doanh nghiệp mang lại lợi ích cho doanh nghiệp 11

Theo đánh giá nhanh của CED tiến hành với 74 doanh nghiệp Việt Nam tham gia các diễn đàn tại thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Hồ Chí Minh về thúc đẩy từ thiện của doanh nghiệp, 87% các doanh nghiệp cho rằng các chương trình từ thiện mang lại lợi ích cho chính doanh nghiệp. Theo các doanh nghiệp này, hỗ trợ các chương trình từ thiện sẽ giúp họ xây dựng hình ảnh tích cực, củng cố mối quan hệ với khách hàng và tạo cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận với lãnh đạo cộng đồng và chính quyền địa phương nơi doanh nghiệp hoạt động hay cung cấp dịch vụ và hàng hóa (xem hình 3). Rất ít doanh nghiệp cho rằng các chương trình này tạo ra giá trị về mặt kinh doanh.

Hình 3: Lợi ích mà các chương trình từ thiện mang lại cho doanh nghiệp 12

11 Tổng hợp từ các cuộc phỏng vấn, khảo sát của Trung tâm Giáo dục và Phát triển thực hiện.12 Theo kết quả đánh giá nhanh của CED với 74 doanh nghiệp tham gia diễn đàn tổ chức trong khuôn khổ dự án trong thời gian qua

Nâng cao đạo đức cũng như cam kết của người lao động với doanh nghiệp

Thúc đẩy môi trường làm việc, niềm tự hào &tăng cường vai trò của DN với cộng đồng

Thu hút hay giữ chân người lao độngcủa doanh nghiệp

Nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp

Tăng cường mối quan hệ với khách hàng

Cơ hội hợp tác với các lãnh đạo địa phương

0 10 20 30 40 50 60 70

34%

37%

37%

53%

58%

58%

HỢP TÁC CHIẾN LƯỢC TRONG HỖ TRỢ TỪ THIỆN - HỖ TRỢ CỘNG ĐỒNG16

Page 19: Basicguide nov 17 vietnamese (16 w x 24h)

13 Điều chỉnh từ “Đánh giá các chương trình trách nhiệm xã hội” McKinsey & Co., July 200914 Theo Luật Thu nhập doanh nghiệp, thông tư 128/2011/TT-BTC

Tạo ra giá trị về mặt kinh doanh

Khi doanh nghiệp hỗ trợ cộng đồng giải quyết tận gốc những vấn đề mà cộng đồng đang gặp phải, chính các kết quả đạt được cũng sẽ góp phần tạo nên môi trường kinh doanh lành mạnh, đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống nơi doanh nghiệp hoạt động. Chính vì thế, ngoài những lợi ích mang lại cho cộng đồng, các chương trình hỗ trợ từ thiện của doanh nghiệp cần tạo ra giá trị theo bốn khía cạnh sau của doanh nghiệp(xem bảng 1)13.

Lợi ích về thuế

Hiện nay, những khoản hỗ trợ từ thiện nói chung không được tính vào chi phí hợp lý . Vì thế, nếu doanh nghiệp không có quỹ phúc lợi để chi cho những khoản này, doanh nghiệp sẽ phải trích lợi nhuận sau thuế để chi. Chính vì lý do này mà cho đến nay nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm đến lợi ích thuế. Tuy vậy, điều 9, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật thuế thu nhập

doanh nghiệp có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2014, quy định các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế trong doanh nghiệp, theo đó, những khoản chi có thể được trừ thuế bao gồm:

Chi tài trợ cho giáo dục đúng đối tượng quy định hoặc và có hồ sơ xác định khoản tài trợ theo quy định của Bộ Tài chính (bao gồm cả giáo dục nghề nghiệp).

Chi tài trợ cho y tế, đúng đối tượng quy định và có hồ sơ xác định khoản

tài trợ theo quy định của Bộ Tài chính.

Chi tài trợ cho việc khắc phục hậu quả thiên tai, đúng đối tượng quy định và có hồ sơ xác định khoản tài trợ theo quy định của Bộ Tài chính (TT số 130/2008).

Chi tài trợ làm nhà tình nghĩa cho người nghèo đúng đối tượng quy định và có hồ sơ xác định khoản tài trợ theo quy định của Bộ Tài chính (TT số 130/2008).

Bảng 1: Bốn khía cạnh giá trị mà từ thiện mang lại cho doanh nghiệp

Tăng Trưởng Lợi nhuận về vốn Quản Lý rủi ro ChấT Lượng Quản Lý

thị trường mớisản phẩm mớingười tiêu dùng/ khách hàng mớisáng tạodanh tiếng/sự khác biệt

lợi về giá/ thị phầnhiệu quả về vốn đầu tưhiệu quả về nguồn nhân lực

những rủi ro về chính sáchrủi ro về danh tiếnggiấy phép hoạt độngchuỗi cung ứng/an toàn chuỗi cung

phát triển lãnh đạo, người lao độngthích ứngQuan điểm tầm nhìn chiến lược, dài hạn

HỢP TÁC CHIẾN LƯỢC TRONG HỖ TRỢ TỪ THIỆN - HỖ TRỢ CỘNG ĐỒNG 17

Page 20: Basicguide nov 17 vietnamese (16 w x 24h)

Chi tài trợ cho các chương trình của nhà nước thực hiện trên địa bàn khó khăn (bao gồm cả cầu dân sinh).

Chi tài trợ cho các đối tượng chính sách.

Chi tài trợ cho nghiên cứu khoa học.

Các doanh nghiệp cũng cần tham vấn với kế toán hoặc tư vấn chuyên gia về thuế để tìm hiểu xem các khoản đóng góp của doanh nghiệp, có được khấu trừ thuế, hay hạch toán vào chi phí doanh nghiệp, theo quy định hiện hành không. Các thông tin cập nhật và chi tiết hơn, doanh nghiệp có thể tìm hiểu tại trang thông tin: http://tuthiendoanhnghiep.com/.

HỢP TÁC CHIẾN LƯỢC TRONG HỖ TRỢ TỪ THIỆN - HỖ TRỢ CỘNG ĐỒNG18

Page 21: Basicguide nov 17 vietnamese (16 w x 24h)

HỢP TÁC CHIẾN LƯỢC TRONG HỖ TRỢ TỪ THIỆN - HỖ TRỢ CỘNG ĐỒNG 19

Page 22: Basicguide nov 17 vietnamese (16 w x 24h)

Phần này nêu tóm tắt các bước doanh nghiệp cần tiến hành để xây dựng

chương trình hỗ trợ từ thiện. Bất cứ doanh nghiệp nào với quy mô lớn hay

nhỏ cũng có thể tham khảo và áp dụng, để thực hiện các chương trình từ thiện

doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp, hiệu quả và bên vững hơn.

Page 23: Basicguide nov 17 vietnamese (16 w x 24h)

PHẦN 2: cÁc BƯỚc XÂY DỰnG cHƯơnG TRÌnH TỪ THiỆn DOanH nGHiỆP

Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, mặc dù rất quan tâm và tích cực tham gia hỗ trợ từ thiện, nhưng đa số họ đều chưa có kế hoạch cụ thể để tận dụng nguồn lực, hỗ trợ từ thiện và hỗ trợ cộng đồng hiệu quả hơn. Chính vì thế, cho đến nay, ngoài những hỗ trợ ngắn hạn và hỗ trợ khẩn cấp, và chủ yếu bằng tiền, vẫn còn ít doanh nghiệp tham gia vào những chương trình dài hạn và có chiến lược, góp phần giải quyết những vấn đề về môi trường và xã hội. Chính vì thế, dù với quy mô hay hình thức nào, doanh nghiệp cũng cần lên kế hoạch trước để có thể đưa ra quyết định đúng đắn, khi nào cần hỗ trợ, cách hỗ trợ thế nào, quy

mô hỗ trợ ra sao, giúp cho việc hỗ trợ từ thiện của doanh nghiệp hiệu quả và chuyên nghiệp hơn, và mang lại lợi ích cho chính doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp bất kể quy mô nào cũng có thể tham gia các chương trình từ thiện nếu có cách tiếp cận chiến lược, nhất là vào những thời điểm doanh nghiệp chịu áp lực do giảm thu nhập, trong khi nhu cầu hỗ trợ cộng đồng và giải quyết các vấn đề xã hội thì ngày càng tăng. Chính vì thế, xây dựng chiến lược từ thiện doanh nghiệp rõ ràng sẽ giúp doanh nghiệp chủ động nguồn lực đầu tư vào các hoạt động hoặc các tổ chức mang lại tác động lớn hơn cho cả cộng đồng và doanh nghiệp.

Hình 4: Các bước xây dựng chương trình từ thiện doanh nghiệp

12345

Xác định mục tiêu

Xây dựng chương trình hỗ trợ

Xác định ngân sách và nguồn lực

Hoàn thiện chính sáchcông bố rộng rãi

Đánh giá

HỢP TÁC CHIẾN LƯỢC TRONG HỖ TRỢ TỪ THIỆN - HỖ TRỢ CỘNG ĐỒNG 21

Page 24: Basicguide nov 17 vietnamese (16 w x 24h)

Bất cứ một doanh nghiệp nào cũng có thể xây dựng các chương trình từ thiện, chương trình hỗ trợ cộng đồng theo trình tự các bước nêu trong hình 4.

2.1. Xác định mục tiêu cho chương trình từ thiện của doanh nghiệp

Bước đầu tiên trong việc xây dựng một chương trình từ thiện doanh nghiệp là tiến hành nghiên cứu để hiểu được những vấn đề và thách thức mà cộng đồng đang phải đối mặt và những gì mà doanh nghiệp mong muốn thực hiện trong các chương trình từ thiện. Tiến hành nghiên cứu ở giai đoạn này sẽ giúp doanh nghiệp xác định rõ những tổ chức đang làm và nguồn kinh phí cho các lĩnh vực mà các doanh nghiệp quan tâm, những tổ chức hay hoạt động đang có tác động lớn nhất và những chương trình không thành công. Dựa trên các nghiên cứu đó, các doanh nghiệp có thể xác định mục tiêu của chương trình từ thiện doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu của cộng đồng và mục tiêu kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp.Các doanh nghiệp có thể xem thêm trong phần 3 của hướng dẫn này.

2.2. Xây dựng chương trình hỗ trợ

Sau khi xác định và thống nhất được mục tiêu, doanh nghiệp có thể xác định chiến lược, hoạt động và địa bàn để thực hiện các chương trình từ thiện. Trong quá trình này, doanh nghiệp cần lưu ý các điểm sau:

Chọn cách thực hiện phù hợp và mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp (doanh nghiệp trực tiếp thực hiện hay thông qua tổ chức nào);

Cử cán bộ phụ trách/chịu trách nhiệm điều phối các hoạt động từ thiện trong doanh nghiệp;

Xác định tiêu chí chọn các dự án hay các tổ chức mà doanh nghiệp sẽ hợp tác;

Ai là người ra quyết định quy mô và hoạt động hay chương trình từ thiện.

2.3. Xác định ngân sách và nguồn lực đầu tư vào các chương trình từ thiện

Dựa trên mục tiêu, chiến lược, hoạt động, địa bàn đã xác định, doanh nghiệp sẽ xác định nguồn lực hiện tại của doanh nghiệp để xem những hoạt động nào doanh nghiệp có thể thực hiện được, có cần huy động thêm nguồn lực cần thiết (từ người lao động, khách hàng, …) không? Có doanh nghiệp hay tổ chức nào quan tâm tham gia thực hiện những chương trình này không?

Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp sử dụng một trong hai phương pháp để xác định ngân sách cho các hoạt động từ thiện của doanh nghiệp:

Các hoạt động có thể hạch toán vào chi phí trước khi tính thu nhập trước thuế;

Tỷ lệ phần trăm lợi nhuận sau thuế.

Để xác định ngân sách hoạt động từ thiện, hỗ trợ cộng đồng của doanh nghiệp, cần xem xét và cân đối ngân sách và các nguồn lực với sự tham gia của các phòng kế toán, tiếp thị, quảng cáo, nhân sự v.v.. Doanh nghiệp có thể xem thêm hướng dẫn cụ thể ở phần 4.

2.4. Hoàn thiện chính sách - công bố rộng rãi

Sau khi hoàn thành các bước 1-2-3, doanh nghiệp cần tổng hợp các nội dung đó thành chính sách từ thiện với các tiêu chí và yêu cầu rõ ràng. Chính sách này cần

HỢP TÁC CHIẾN LƯỢC TRONG HỖ TRỢ TỪ THIỆN - HỖ TRỢ CỘNG ĐỒNG22

Page 25: Basicguide nov 17 vietnamese (16 w x 24h)

nêu rõ mục đích, mục tiêu, chương trình, hoạt động, ngân sách, và các nguồn lực mà doanh nghiệp có thể sử dụng, với các tiêu chí rõ ràng. Chính sách này cần được công bố rộng rãi cho người lao động, khách hàng … để huy động sự ủng hộ cũng như sự tham gia tích cực của họ vào quá trình thực hiện. Khi doanh nghiệp có những chương trình cụ thể, doanh nghiệp cũng có thể huy động sự tham gia và nguồn lực từ các doanh nghiệp hay các bên liên quan khác, để có thể thực hiện được các chương trình có quy mô rộng hơn, có tác động và ý nghĩa lớn hơn với cộng đồng và xã hội. Chính sách cụ thể và rõ ràng cũng giúp doanh nghiệp có thể huy động thêm nguồn lực từ người lao động hay gia đình họ.

Hiện nay, tại Việt Nam, có nhiều tổ chức (Ví dụ như: Mặt trận Tổ quốc; cơ quan và

đoàn thể, Quỹ vì người nghèo, các dự án kinh phí xã hội hóa của Nhà nước, v.v.) thường kêu gọi hỗ trợ và đóng góp từ các tổ chức và doanh nghiệp đóng trên địa bàn địa phương. Chính vì vậy, khi lên kế hoạch, các doanh nghiệp cũng cần tính đến các tình huống này và nêu rõ trong chính sách từ thiện của doanh nghiệp. Khi các doanh nghiệp đã có các chính sách rõ ràng và minh bạch, doanh nghiệp cũng có thể dễ dàng trả lời với những yêu cầu tài trợ không phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp.

2.5. Đánh giá chương trình

Khi đã xây dựng và thực hiện chương trình từ thiện, hàng năm doanh nghiệp nên bố trí thời gian, ít nhất là 1 lần để đánh giá chương trình tài trợ và điều chỉnh nếu thấy cần thiết. Xin xem thêm hướng dẫn về đánh giá ở phần 6.

HỢP TÁC CHIẾN LƯỢC TRONG HỖ TRỢ TỪ THIỆN - HỖ TRỢ CỘNG ĐỒNG 23

Page 26: Basicguide nov 17 vietnamese (16 w x 24h)

Phần này sẽ hướng dẫn doanh nghiệp cách xác định mục tiêu, chiến lược và hoạt động cho các chương trình hỗ trợ từ thiện, gắn với lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cách lựa chọn đối tác để thực hiện hiệu quả các chương trình này.

Page 27: Basicguide nov 17 vietnamese (16 w x 24h)

PHẦN 3: XÁc ĐỊnH LĨnH vỰc DOanH nGHiỆP cÓ THỂ HỖ TRỢ vÀ LỰa cHỌn Đối TÁc THỰc HiỆn

3.1. Tiến hành nghiên cứu sơ bộ

Bước đầu tiên trong việc xây dựng một chương trình từ thiện doanh nghiệp là thực hiện các nghiên cứu để tìm hiểu các vấn đề và thách thức mà cộng đồng đang phải đối mặt liên quan đến những mục tiêu hay lĩnh vực mà doanh nghiệp quan tâm và muốn thực hiện thông qua các chương trình từ thiện. Tiến hành nghiên cứu ở giai đoạn này sẽ giúp bạn xác định rõ những tổ chức đang làm và nguồn kinh phí cho các lĩnh vực mà các doanh nghiệp quan tâm, những tổ chức hay hoạt động đang có tác động lớn nhất và những chương trình hay chiến lược không thành công.

Một số câu hỏi giúp các doanh nghiệp bắt đầu nghiên cứu và tìm hiểu các lĩnh vực mà họ nên đầu tư:

Làm thế nào để xác định các vấn đề doanh nghiệp nên tham gia hay đầu tư?

Những thay đổi cần thiết trong lĩnh vực đó?

Ai hay tổ chức nào đang hoạt động để giải quyết các vấn đề này?

Có các tổ chức khác tài trợ trong lĩnh vực này không?

Doanh nghiệp làm thế nào để tạo ra sự khác biệt?

Tiến hành nghiên cứu sẽ giúp doanh nghiệp xác định mục tiêu cho chương trình từ thiện và có cách tiếp cận phù hợp để đạt được mục tiêu đã đặt ra. Doanh nghiệp có thể cần hợp tác với đối tác hay thuê cơ quan chuyên môn tiến hành các nghiên cứu này để có thêm thông tin hay tư vấn doanh nghiệp xác định mục tiêu, xây dựng chiến lược.

3.2. Tại sao phải xác định lĩnh vực/hoạt động hỗ trợ phù hợp với lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp?

Một trong những yếu tố giúp các chương trình từ thiện doanh nghiệp hiệu quả và thành công là xác định được những hoạt động và chương trình phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp để hỗ trợ, và biết rõ lý do tại sao doanh nghiệp lại hỗ trợ các chương trình đó.

Xác định các lĩnh vực hỗ trợ đáp ứng nhu cầu cộng đồng, gắn với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và có sự tham gia của người lao động sẽ giúp doanh nghiệp:

Dễ dàng xác định được các tổ chức để hợp tác và thực hiện;

Đáp ứng hiệu quả các yêu cầu hỗ trợ hay tài trợ từ các cá nhân, tổ chức hay nhóm cộng đồng;

HỢP TÁC CHIẾN LƯỢC TRONG HỖ TRỢ TỪ THIỆN - HỖ TRỢ CỘNG ĐỒNG 25

Page 28: Basicguide nov 17 vietnamese (16 w x 24h)

Hạn chế các yêu cầu tài trợ không phù hợp với mục đích yêu cầu của doanh nghiệp;

Đảm bảo những đóng góp của doanh nghiệp phục vụ cho những lĩnh vực mà doanh nghiệp quan tâm và theo cách mà doanh nghiệp mong muốn;

Doanh nghiệp có thể duy trì hỗ trợ thường xuyên liên tục vì có thể tận dụng những nguồn lực khác của doanh nghiệp (tình nguyện của người lao động, kỹ thuật, chất xám),

Hình 5: Tổng quan các bước xây dựng chương trình chiến lược

chứ không chỉ hỗ trợ khi có nguồn tài chính dồi dào;

Làm cho những khoản hỗ trợ, tài trợ của doanh nghiệp có ý nghĩa hơn và hiệu quả hơn, mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và xã hội.

Xây dựng kế hoạch chiến lược nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội, mang lại cơ hội cho doanh nghiệp, tận dụng được nguồn lực của doanh nghiệp. Tổng quan các bước được thể hiện trong hình 5.

Nhu cầuxã hội

Tài sảncủa

doanh nghiệp

Cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp

Bước 1Xác định mục tiêu

CÔNG BỐ RỘNG RÃI

XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH

ĐÁNH GIÁ

XÁC ĐỊNH NGÂN SÁCH

BƯỚC

05

BƯỚC

04BƯỚC

03

BƯỚC

02

- Mở rộng thị trường: Sản phẩm mới, thị trường mới...- Nâng cao uy tín- Tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh hơn- Nâng cao hiệu quả (quản lý, chi phí,...)

- Nhân lực: chuyên môn, kỹ năng...- Sản phẩm- Cơ sở vật chất- Tài chính: (tài trợ, quà tặng, hiện vật...)- Mạng lưới nhà cung cấp khách hàng- Uy tín

- Bảo vệ môi trường: Biến đổi khí hậu, quản lý rủi ro thiên tai

- Giáo dục: Hỗ trợ trẻ em...- Phát triển cộng đồng: Xóa đói giảm nghèo,

nông nghiệp, lâm nghiệp...

Hiệphội

doanhnghiệp

Doanhnghiệp

TỔ CHỨCXHDS

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VỀ MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI

ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH VỀ MẶT KINH DOANH

KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC ĐẦU TƯ, QUY MÔ DỰ ÁN

HỢP TÁC CHIẾN LƯỢC TRONG HỖ TRỢ TỪ THIỆN - HỖ TRỢ CỘNG ĐỒNG26

Page 29: Basicguide nov 17 vietnamese (16 w x 24h)

Để xác định lĩnh vực doanh nghiệp đầu tư lâu dài, cần đặt câu hỏi: Liệu các chương trình doanh nghiệp thực hiện, ngoài những mục đích tốt đẹp cho xã hội, môi trường, và cộng đồng, có giúp doanh nghiệp đạt được một hay nhiều mục tiêu dưới đây không?

Mở rộng thị trường: tiếp cận thị trường mới hay nhóm khách hàng mới, sản phẩm mới.

Mở rộng mạng lưới bán hàng: tăng số lượng đại lý, nhà phân phối tại những địa bàn mới hoặc trong “nhóm khách hàng” tiềm năng.

Củng cố hoặc tăng cường uy tín của doanh nghiệp, thương hiệu, sản phẩm thông qua việc gắn kết tên tuổi của doanh nghiệp với một giá trị tốt đẹp nào đó của xã hội và cộng đồng. Các giá trị này có thể thể hiện trong toàn bộ chuỗi giá trị (nguồn nguyên liệu đầu vào, quy trình sản xuất, cũng như ở sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp, ví dụ: thân thiện với môi trường).

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp: cải thiện sức khỏe, tăng cường động lực làm việc, nâng cao kỹ năng, nhờ đó tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.

Đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào có chất lượng, ổn định, và giá cả hợp lý, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Nâng cao chất lượng hay tạo ra công nghệ sản xuất và công nghệ

phụ trợ, ví dụ công nghệ thân thiện với môi trường.

Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.

Tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh hơn cho doanh nghiệp.

Nâng cao hiệu quả hệ thống quản lý, vận hành của doanh nghiệp, tiết kiệm chi phí và vì thế có thể cung cấp dịch vụ tốt với giá cả hợp lý hơn cho cộng đồng.

Với cách tiếp cận trên, dựa vào năng lực và hoạt động kinh doanh cốt lõi của mình, doanh nghiệp hoàn toàn có thể xây dựng được một chương trình hỗ trợ từ thiện hiệu quả và chiến lược đáp ứng nhu cầu cộng đồng, xã hội, đồng thời phục vụ lợi ích phát triển bền vững của doanh nghiệp (xem ví dụ ở hình 7, 8).

Tương tự cách xác định trên, bất cứ doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nào cũng có thể xác định được những lĩnh vực hay hoạt động mà mình có thể tham gia hỗ trợ chiến lược và dài hạn hơn. Quá trình hỗ trợ và thực hiện những dự án này có thể giúp doanh nghiệp và các tổ chức xây dựng được mạng lưới đối tác, tìm ra những ý tưởng và cơ hội mới cho cả các bên liên quan, và vì thế, khi xác định cũng cần phân tích kỹ hơn những tác động, ảnh hưởng với các bên liên quan cụ thể hơn (Hình 9).

HỢP TÁC CHIẾN LƯỢC TRONG HỖ TRỢ TỪ THIỆN - HỖ TRỢ CỘNG ĐỒNG 27

Page 30: Basicguide nov 17 vietnamese (16 w x 24h)

SẢN

XU

ẤTCH

Ế BI

ẾNKI

NH

DO

AN

HBÁ

N B

NPH

ÂN

PH

ỐI

BÁN

LẺ

NG

ƯỜ

I TIÊ

UD

ÙN

G

Hiệ

p H

ộiD

oanh

Ngh

iệp

Chia

sẻ

giá

trị:

- Kin

h tế

- Môi

trườ

ng- X

ã hộ

i

Các

tổ c

hức

xã h

ội d

ân s

ự/Tổ

chứ

c ph

ich

ính

phủ

Vốn,

Nhâ

n lự

c

Công

Ngh

Ngu

yên

vật l

iệu

/ đầu

vào

DO

AN

H N

GH

IỆP

Hợp tác

- Hợp

tác

xã- D

oanh

ngh

iệp

nhỏ

- Hộ

gia

đình

- Nhó

m y

ếu th

ế

CÁC

ĐỐ

I TƯ

ỢN

G T

HIỆ

T TH

ÒI

- Giá

o dụ

c- M

ôi tr

ường

- Xã

hội

NH

U C

ẦU C

ỘN

G Đ

ỒN

G

ĐỔ

I MỚ

I CÔ

NG

NG

HỆ

- HIỆ

U Q

UẢ

ĐẦU

+ L

IÊN

KẾT

+ H

ỢP

TÁC

SẢN

XU

ẤT

KIN

H D

OA

NH

Hìn

h th

ành

sản

phẩm

& th

ị tr

ường

đáp

ứng

nh

u cầ

u củ

a kh

ách

hàng

, xã

hội v

à m

ôi

trườ

ng

Sáng

kiế

n nâ

ng

cao

hiệu

quả

tr

ong

các

khâu

củ

a to

àn b

ộ ch

uỗi g

iá tr

ị của

do

anh

nghi

ệp

Đầu

tư p

hát t

riển

cụm

hoặ

c ng

ành

công

ngh

iệp

của

doan

h ng

hiệp

Hìn

h 6:

Các

hoạ

t độn

g có

thể

gắn

với b

ất c

ứ gi

ai đ

oạn

nào

tron

g qu

á tr

ình

sản

xuất

kin

h do

anh

của

doan

h ng

hiệp

hợp

tác

với c

ác tổ

chứ

c XH

DS

HỢP TÁC CHIẾN LƯỢC TRONG HỖ TRỢ TỪ THIỆN - HỖ TRỢ CỘNG ĐỒNG28

Page 31: Basicguide nov 17 vietnamese (16 w x 24h)

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG

ỔN ĐỊNH

Cải thiện chất lượng môi trường

Tạo công ăn việc làm cho lao động địa

phương

Xóa đói giảm nghèo

Tạo thu nhập, công ăn việc làm ổn địnhcho

cộng đồng địa phương

Tăng cường kỹ năng cho người lao động giúp họ có khả năng tiếp cận thị

trường lao động dễ dàng hơn

Cải thiện môi trường, chất lượng cuộc sống,

sức khỏe cộng đồng địa phương

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

Tăng cường kỹ năng cho sinh viên, học sinh các trường đại học, trường

nghề

Nâng cao chất lượng cuộc sống người dân địa

phương

Hỗ trợ các chương trình tạo sinh kế, công ăn việc

làm cho người dân địa phương

Dạy nghề (nấu ăn, du lịch, nhà hàng)

Cải thiện môi trường tại các điểm du lịch (giáo

dục ý thức, hỗ trợ thùng rác, hạn chế túi nilon, xử

lý rác thải...)

Hỗ trợ thực tập sinh trong ngành quản lý

kinh doanh, tài chính, du lịch, văn hóa...

Cải thiện cơ sở hạ tầng

Có thêm sản phẩm du lịch phong phú, đáp ứng

nhu cầu du khách, khách hàng của doanh

nghiệp

Dịch vụ du lịch chuyên nghiệp, hài lòng du

khách

Cải thiện & giữ gìn cảnh quan hài lòng du khách, thu hút họ quay trở lại

Cải thiện chất lượng nguồn nhân lực tương lai cho ngành du lịch

Tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh

doanh du lịch

Cải thiện chất lượng dịch vụ du lịch

Phát triển bền vững ngành

Xóa đói giảm nghèo

CÁC TỔ CHỨC, CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG

Chuyên môn, hỗ trợ thực hiện các chương trình hiệu quả ở cộng

đồng

Kiến thức & chuyên môn (nhu cầu cộng đồng,

thực tiễn địa phương...)

Theo dõi, đánh giá

Huy động các nguồn lực hỗ trợ khác

DOANH NGHIỆP

Kinh phí

Nhân lực (chuyên môn người lao động, hướng dẫn viên,

thời gian của người lao động)

Ý tưởng, sáng kiến (nhu cầu du khách, thị hiếu du khách)

Tài sản khác: cơ sở vật chất, dịch vụ sẵn có

Huy động thêm nguồn lực (khách hàng)

Lợi ích cho cộng đồng

Hỗ trợ

Hợp tác

Lợi ích cho doanh nghiệp

Hình 7: Ví dụ cách xác định hoạt động/chương trình cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch

HỢP TÁC CHIẾN LƯỢC TRONG HỖ TRỢ TỪ THIỆN - HỖ TRỢ CỘNG ĐỒNG 29

Page 32: Basicguide nov 17 vietnamese (16 w x 24h)

PHÁT TRIỂN KINH TẾ BỀN VỮNG,

BẢO VỆMÔI TRƯỜNG

Giảm thiểu thiệt hại do thiên tai & biến đổi khí hậu

với cộng đồng

Tăng cường chất lượng nguồn nhân lực trong

nghành xây dựng, kiến trúc

Bảo vệ môi trường, phát triển cộng đồng

Bảo tồn giá trị văn hóa

Mở rộng thị trường

Quảng bá sản phẩm

Phát triển sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu thị trường (sản phẩm giúp tăng cường

ứng phó thiên tai & thích ứng với biến đổi khí hậu)

(BĐKH)

Cải thiện môi trường

Bảo tồn di tích

Tăng cường kiến thức, kỹ năng thực tế, hiểu

biết cho sinh viên

Tăng cường khả năng tiếp cận việc làm

Tăng cường khả năng phòng ngừa & ứng phó của cộng đồng, hạn chế thiệt hại về tài sản của

cộng đồng & doanh nghiệp

Hỗ trợ các hoạt động liên quan đến bảo vệ

môi trường, bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa

Hỗ trợ tăng cường chất lượng nguồn nhân lực

(các chương trình hỗ trợ các trường kiến trúc ,

xây dựng, nhận thực tập sinh...)

Hỗ trợ các sản phẩm & hướng dẫn gia cố cho

các doanh nghiệp nhỏ, trường học, các hộ gia

đình để có thể ứng phó với thiên tai và BĐKH

Quảng bá hình ảnh doanh nghiệp

Thực hiện tầm nhìn, sứ mệnh doanh nghiệp

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tương

lai cho ngành & cho chính doanh nghiệp

Quảng bá sản phẩm, hình ảnh doanh nghiệp

Khả năng mở rộng thị trường mới

CÁC TỔ CHỨC, CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG

Chuyên môn, hỗ trợ thực hiện các chương trình hiệu quả ở cộng

đồng

Kiến thức & chuyên môn (nhu cầu cộng đồng,

thực tiễn địa phương...)

Theo dõi, đánh giá

Huy động các nguồn lực hỗ trợ khác

DOANH NGHIỆP

Kinh phí

Nhân lực (chuyên môn, kỹ thuật, thời gian tình nguyện

người lao động, thời gian của người lao động)

Ý tưởng, sáng kiến (kỹ thuật gia cố)

Sản phẩm dịch vụ kỹ thuật

Huy động thêm nguồn lực (khách hàng)

Lợi ích cho cộng đồng

Hợp tác

Hỗ trợ

Lợi ích cho doanh nghiệp

Hình 8: Ví dụ cách xác định cho một công ty sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng

HỢP TÁC CHIẾN LƯỢC TRONG HỖ TRỢ TỪ THIỆN - HỖ TRỢ CỘNG ĐỒNG30

Page 33: Basicguide nov 17 vietnamese (16 w x 24h)

Mục tiêu xã hội, môi trường

Lợi ích mang lại

Kết quả

Chương trình/ Hoạt động DN hỗ trợ

Nguồn lực/ đầu vào

GÓP PHẦN GIẢM NHẸ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC

CỦA BĐKH, GIẢM TẦN SUẤT CỦA THIÊN TAI

LỢI ÍCH CHO CỘNG ĐỒNG

Sinh kế bền vững

Nâng cao nhận thức cộng đồng về tác động BĐKH,

phòng ngừa thiên tai

LỢI ÍCH CHO DOANH NGHIỆP

Đảm bảo nguồn nguyên vật liệu đầu vào ổn định (DN chế biến gỗ)

Giúp có hệ thống quản lý, vận hành tốt hơn (tiết kiệm chi phí,

tiêu thụ điện năng)

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (đào tạo)

Giảm hiện tượng thời tiết cực đoan

Nâng cao chất lượng

nguồn nước

Giảm thiểu thiệt hại do

thiên tai gây ra

Giảm nắng nóng

Quản lý rừng bền vững

Trồng rừng

Hỗ trợ sinh kế

cộng đồng

sống gần rừng

Hỗ trợ xử lý chất thải

Hỗ trợ cộng đồng phân loại, xử lý rác thải tại

nguồn

Chính phủ

Chính sách ưu đãi DN

Hỗ trợ thêm nguồn lực, tạo điều kiện thuận lợi

để DN đầu tư

Các tổ chức/NGOs

Tư vấn xây dựng, thực hiện, quản lý, theo dõi,

đánh giá dự án

Vận động nguồn lực

Doanh nghiệp

Kinh phí

Nhận sự/kỹ thuật/giải pháp/tình nguyện viên

Sản phẩm, dịch vụ

Phòng ngừa &ứng phó với thiên tai

Hỗ trợ DN trong chuỗi cung ứng, cộng đồng

phòng ngừa

Đào tạo sinh viên

Cử chuyên gia nói chuyện

Nhận thực tập sinh

Hình 9: Ví dụ xác định lĩnh vực hỗ trợ đối với các doanh nghiệp mà rừng và nước là nguồn tài nguyên đầu vào quan trọng

HỢP TÁC CHIẾN LƯỢC TRONG HỖ TRỢ TỪ THIỆN - HỖ TRỢ CỘNG ĐỒNG 31

Page 34: Basicguide nov 17 vietnamese (16 w x 24h)

Với các cách xác định như trên, các doanh nghiệp hoàn toàn có thể lựa chọn rất nhiều hoạt động để hợp tác hỗ trợ trong các lĩnh vực khác nhau, như: giáo dục, chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ trẻ em. Xin xem thêm hướng dẫn và các ví dụ cụ thể ở trang thông tin: http://tuthiendoanhnghiep.com/.

Các doanh nghiệp xác định được càng rõ ràng và cụ thể về lĩnh vực cũng như cách thức hỗ trợ thì doanh nghiệp càng có khả năng đánh giá được kết quả, tác động và ý nghĩa của các hoạt động mà mình hỗ trợ đối với cộng đồng cũng như lợi ích mang lại cho doanh nghiệp.

3.2. Lựa chọn các tổ chức và đối tác chiến lược để thực hiện hiệu quả các chương trình từ thiện doanh nghiệp

Kinh nghiệm cho thấy rằng một chương trình từ thiện hiệu quả là khi các nhà lãnh đạo của doanh nghiệp hiểu rõ những gì họ muốn đạt được và đánh giá quá trình thực hiện như thế nào. Để đảm bảo rằng chương trình hoạt động từ thiện của doanh nghiệp đạt hiệu quả, doanh nghiệp nên hợp tác với các tổ chức khác, ví dụ như các hội nghề nghiệp, các tổ chức NGO, các nhóm xã hội dân sự, các nhà cung cấp dịch vụ, các quỹ tư nhân và / hoặc các tổ chức và các nhóm dựa vào cộng đồng. Đặc biệt là khi các doanh nghiệp muốn đầu tư vào chương trình dài hạn và có chiến lược, hợp tác và quan hệ đối tác với các tổ chức chuyên nghiệp là cần thiết cho việc xây dựng và cung cấp các hoạt động hiệu quả.

Tại sao doanh nghiệp cần hợp tác chiến lược với các tổ chức khác?

Để hoạt động từ thiện chuyên nghiệp và những hỗ trợ của doanh nghiệp có tác động tốt với xã hội và cộng đồng, doanh

nghiệp nên cộng tác với các tổ chức có uy tín, hoặc chuyên môn, đáng tin cậy. Dưới đây là một số lý do tại sao doanh nghiệp nên hợp tác với các đối tác khác.

Tạo ra giá trị kinh doanh và lợi ích về môi trường và xã hội. Doanh nghiệp hợp tác với các tổ chức khác có thể tạo ra giá trị cho chính doanh nghiệp ví dụ như giảm chi phí, giảm rủi ro, phát triển thị trường mới, xây dựng thương hiệu, cùng với các mục đích bảo vệ môi trường, giải quyết các vấn đề xã hội trong chuỗi giá trị, cung ứng hay quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Nâng cao chất lượng môi trường và xã hội: Hợp tác giữa doanh nghiệp và các tổ chức xã hội và cộng đồng có thể tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp đồng thời có thể đưa ra các sáng kiến, ý tưởng sáng tạo để giải quyết các vấn đề về xã hội và môi trường.

Tận dụng nguồn lực, kỹ năng, và mối quan hệ của các tổ chức: Hợp tác chiến lược có thể huy động thêm được nguồn lực, kiến thức, kỹ năng, chuyên môn mà một tổ chức không thể có hết được.

Xây dựng uy tín, hình ảnh của các bên liên quan: Những quan hệ đối tác thành công và thực hiện những chương trình hiệu quả và có tác động tốt với môi trường và xã hội sẽ giúp xây dựng lòng tin, uy tín cho các tổ chức liên quan.

Đảm bảo tính độc lập, khách quan: Hợp tác chiến lược trong các chương trình từ thiện, với sự tham gia của các tổ chức NGO, tổ chức xã hội dân sự sẽ giúp đánh giá các mục tiêu đạt được một cách khách quan hơn về mặt môi trường và xã hội, chứ không chỉ là đánh giá chủ quan từ doanh nghiệp.

HỢP TÁC CHIẾN LƯỢC TRONG HỖ TRỢ TỪ THIỆN - HỖ TRỢ CỘNG ĐỒNG32

Page 35: Basicguide nov 17 vietnamese (16 w x 24h)

Giúp đạt được tầm nhìn dài hạn: Hầu hết các doanh nghiệp và các tổ chức đều có tầm nhìn dài hạn, nhưng họ đều quá bận với việc thực hiện các ưu tiên ngắn hạn và các công việc thường ngày. Chính vì thế những mối quan hệ đối tác chiến lược, với tầm nhìn dài hạn giúp các bên liên quan có thêm động lực để thực hiện được những mục tiêu dài hạn của mình.

Dưới đây là một số gợi ý để doanh nghiệp xác định các đối tác tiềm năng:

A. Hợp tác với các tổ chức có mục tiêu, tầm nhìn và sứ mệnh phù hợp với mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.

B. Hợp tác với các tổ chức đang giải quyết các vấn đề mà doanh nghiệp và người lao động của doanh nghiệp quan tâm hay những vấn đề đang ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

C. Hợp tác với các tổ chức mà người lao động có thể tham gia tình nguyện.

D. Hợp tác với các tổ chức quan trọng đối với các nhóm khách hàng của doanh nghiệp.

E. Hợp tác với các tổ chức tại địa phương, các tổ chức tình nguyện hay các tổ chức dựa vào cộng đồng.

Tùy vào nguồn lực của mình, doanh nghiệp có thể chọn một hay nhiều phương án trên (thông thường nên chọn 2-3). Ngoài ra, doanh nghiệp có thể xem xét thêm các yếu tố dưới đây:

A. Tập trung nguồn lực hỗ trợ vào một hay hai tổ chức để nguồn lực có thể nhiều hơn và tập trung hơn?

B. Hỗ trợ nhỏ hơn nhưng có thể hỗ trợ nhiều dự án và chương trình?

C. Hợp tác với một tổ chức (ví dụ tổ chức phi lợi nhuận, tổ chức xã hội) để hợp tác thực hiện một trong những chương trình/hoạt động trong kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp (cung cấp nguyên liệu đầu vào, công nghệ phụ trợ, v.v)

Một số kênh và tổ chức mà doanh nghiệp có thể lựa chọn hợp tác hiện nay, có thể xem thêm ở phụ lục 3.

HỢP TÁC CHIẾN LƯỢC TRONG HỖ TRỢ TỪ THIỆN - HỖ TRỢ CỘNG ĐỒNG 33

Page 36: Basicguide nov 17 vietnamese (16 w x 24h)

Doanh nghiệp có rất nhiều nguồn lực quan trọng và có ý nghĩa với sự phát triển

của cộng đồng và xã hội nhưng chưa được tận dụng và phát huy. Phần này sẽ

hướng dẫn các doanh nghiệp cách xác định và thu xếp nguồn lực sẵn có để thực

hiện các chương trình từ thiện.

Page 37: Basicguide nov 17 vietnamese (16 w x 24h)

PHẦN 4: HỖ TRỢ TỪ THiỆn BẰnG nHỮnG nGUỒn LỰc nÀO?

4.1. Xác định nguồn lực đầu tư vào các chương trình từ thiện

Ngày nay, các doanh nghiệp trên thế giới coi các chương trình hỗ trợ từ thiện là những khoản doanh nghiệp đầu tư cho xã hội, vì vậy cần tận dụng và bố trí tài sản khác nhau của doanh nghiệp để đầu tư.

Để thuận lợi cho việc lên kế hoạch ngân sách, các nguồn lực của doanh nghiệp có thể xếp thành các hạng mục cụ thể mà doanh nghiệp có thể bố trí và đầu tư các chương trình từ thiện, như sau:

Tiền mặt

Các khoản tài trợ (tài trợ theo dự án hay bảo trợ hoạt động)

Hiện vật (hàng hóa, dịch vụ, sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị)

Hợp tác hay sử dụng dịch vụ của các tổ chức phi lợi nhuận, (nghiên cứu, tư vấn, cung cấp nguyên liệu đầu vào, có thể hạch toán vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp)

Thời gian tình nguyện của người lao động

Dưới đây là một số gợi ý để doanh nghiệp tính toán và thu xếp nguồn lực để đầu tư vào các chương trình từ thiện, hỗ trợ cộng đồng.

Tiền mặt

Tiền mặt thường là những khoản vận động quyên góp trong doanh nghiệp để

thực hiện các chương trình từ thiện mà doanh nghiệp đã xác định. Những khoản này có thể huy động từ quỹ tiền mặt của doanh nghiệp, đóng góp từ người lao động, khách hàng.

Thông qua các khoản tài trợ

Nếu doanh nghiệp có khả năng tài chính dồi dào, hàng năm doanh nghiệp có thể dành ra một khoản ngân sách cho các chương trình từ thiện mà doanh nghiệp đã xác định. Nếu không, doanh nghiệp cũng có thể xem xét hỗ trợ các chương trình hay hỗ trợ thực hiện một khâu trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp và hạch toán các kinh phí hỗ trợ đó vào các khoản chi phí hợp lý của doanh nghiệp (ví dụ, chi phí quảng cáo, chi phí phát triển nguồn nhân lực, cung cấp nguyên liệu đầu vào…). Doanh nghiệp nên xem xét kỹ và cần tham vấn chi tiết từ phòng kế toán và các phòng ban liên quan khác trong doanh nghiệp để xác định những khoản tài trợ nào có thể được hạch toán vào chi phí hợp lý và những khoản nào phải lấy từ lợi nhuận sau thuế.

Bằng cách này, hàng năm, doanh nghiệp có thể xác định được các khoản ngân sách cho các chương trình từ thiện của doanh nghiệp. Khi đã quyết định về việc sử dụng các nguồn ngân sách cho hoạt động từ thiện, doanh nghiệp cần làm rõ với đơn vị đối tác về nguồn kinh phí để tránh hiểu lầm. Ví dụ khi doanh nghiệp tài trợ cho một sự kiện của cộng đồng hay một tổ chức phi chính phủ. Doanh nghiệp

HỢP TÁC CHIẾN LƯỢC TRONG HỖ TRỢ TỪ THIỆN - HỖ TRỢ CỘNG ĐỒNG 35

Page 38: Basicguide nov 17 vietnamese (16 w x 24h)

Hình 10: Tài sản doanh nghiệp có thể đầu tư vào xã hội thông qua các chương trình từ thiện 15

ĐẦU TƯ XÃ HỘI

KINH DOANH

Sản phẩm/dịch vụ

Cơ sở vật chất

Mạng lưới, các công cụ,

Kỹ thuật, kinh nghiệm

và thực tiễn bền vững

NHÂN LỰC

Tham gia tình nguyện

Chuyên môn và kỹ năng (dịch vụ miễn phí)

An toàn cho người lao động

Đa dạng văn hóa

Những thực tiễn có thể thu hút đa dạng thành phần

UY TÍN/ TIẾNG TĂM

Quảng bá hình ảnh

Được phép sử dụng

MỐI QUAN HỆ

Tiếp cận với nhà cung cấp, cơ quan chính phủ và hoạch định chính sách

TÀI CHÍNH

Các khoản tài trợ

Quà tặng, hiện vật

Đầu tư vào DNXH

Đầu tư thí điểm thực hiện các chương trình từ thiện

01

02

03

05

04

sử dụng nguồn ngân sách dành cho tiếp thị, thúc đẩy thương hiệu và những chi phí này có thể hạch toán vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp. Khi sử dụng kinh phí thúc đẩy thương hiệu hay tiếp thị, doanh nghiệp cần có những yêu cầu cụ thể, ví dụ như qui định về sử dụng logo, và nhóm đối tượng (có thể là các nhóm khách hàng tiềm năng). Những yêu cầu này doanh nghiệp cần thảo luận rõ và thống nhất với đối tác hay cộng đồng. Còn nếu sử dụng kinh phí dành riêng cho tài trợ cho cộng đồng hoặc một dự án giải quyết các vấn đề của cộng đồng,

không liên quan đến các mục chi phí của doanh nghiệp, lúc này doanh nghiệp phải trích từ lợi nhuận sau thuế để chi.

Tăng cường mối liên hệ và sự tham gia giữa người lao động và cộng đồng

Từ thiện doanh nghiệp không chỉ là cung cấp tài chính mà cần tận dụng chuyên môn của doanh nghiệp để giúp các tổ chức phi lợi nhuận và các tổ chức cộng đồng nhằm thực thi sứ mệnh và mục tiêu của doanh nghiệp đồng thời hỗ trợ được những người hay cộng đồng

15 Tăng cường ảnh hưởng, nâng cao giá trị, Hướng dẫn thực tế cho các nhà từ thiện doanh nghiệp hàng đầu – trang 27 (Increasing Impacts, Enhancing value, A Pratitioner Guide to Leading Coprate Philanthopy)

HỢP TÁC CHIẾN LƯỢC TRONG HỖ TRỢ TỪ THIỆN - HỖ TRỢ CỘNG ĐỒNG36

Page 39: Basicguide nov 17 vietnamese (16 w x 24h)

cần trợ giúp. Ví dụ: các hoạt động tình nguyện của nhân viên công ty tạo cơ hội cho người lao động của doanh nghiệp chia sẻ những kỹ năng họ có trong kinh doanh với các tổ chức mà các doanh nghiệp đang hợp tác, đồng thời đó cũng là cơ hội để người lao động phát triển và bồi dưỡng các kỹ năng quản lý và kỹ năng lãnh đạo, đồng thời xây dựng được năng lực cho các tổ chức đối tác của doanh nghiệp.

Tham gia vào các chương trình từ thiện cũng giúp người lao động có thêm kinh nghiệm để đóng góp cho chính doanh nghiệp. Ngoài ra, quan hệ đối tác từ các chương trình từ thiện và các sáng kiến cũng có thể giúp các doanh nghiệp giữ chân được người lao động có năng lực giúp họ có những trải nghiệm mới và đam mê yêu thích công việc hơn. Cho phép người lao động tham gia các hoạt động cộng đồng và từ thiện giúp họ xác định được điểm mạnh, những tiềm năng mới và giúp họ có thể phát triển sự nghiệp trong chính doanh nghiệp. Như vậy, tận dụng các giá trị mà nhân lực trong các doanh nghiệp, mang lại lợi ích cho cộng đồng và cho chính doanh nghiệp đang ngày càng trở nên quan trọng hơn.

Một trong những nguồn ngân sách doanh nghiệp có thể sử dụng hỗ trợ hoạt động cộng đồng và có thể hạch toán vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp, đó là chi dành cho nhân sự hay người lao động của doanh nghiệp. Ví dụ doanh nghiệp có thể hỗ trợ cho các sự kiện kết nối doanh nghiệp và/hoặc người lao động với cộng đồng thông qua các chương trình đào tạo, bồi dưỡng có người lao động tham gia. Doanh nghiệp có thể coi đây là các chi phí đầu tư, bồi dưỡng nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Ví dụ, nếu một tổ

chức cộng đồng hay tổ chức địa phương đề xuất doanh nghiệp tài trợ chi phí tổ chức một sự kiện văn hóa hoặc thể thao, hay chương trình giáo dục cộng đồng mà người lao động hay các thành viên trong gia đình họ có thể tham gia. Doanh nghiệp có thể hỗ trợ những hoạt động này và coi đó là chi cho phúc lợi của người lao động hay chi cho tăng cường năng lực, nâng cao nhận thức cho người lao động. Tuy nhiên, những hoạt động này cần được thảo luận, thống nhất và có sự ủng hộ của người lao động.

Tăng cường tham gia tình nguyện của người lao động cũng là một cách làm rất có ý nghĩa để thúc đẩy các hoạt động từ thiện của doanh nghiệp. Có nhiều cách để thu hút người lao động tại nơi làm việc tham gia làm từ thiện thông qua các hoạt động hay chiến dịch tình nguyện do chính doanh nghiệp hay các tổ chức hay địa phương tổ chức. Doanh nghiệp cũng có thể cấp kinh phí, hay bố trí thời gian cho người lao động của doanh nghiệp tham gia tình nguyện hoặc tổ chức các sự kiện để quyên góp tiền cho một chương trình/dự án cụ thể nào đó.

Hợp tác hay sử dụng dịch vụ của các tổ chức phi lợi nhuận

Doanh nghiệp cũng có thể có những hợp đồng hợp tác chiến lược với các tổ chức phi lợi nhuận, các tổ chức chuyên môn, để thực hiện những nghiên cứu, tư vấn phát triển sản phẩm, công nghệ, cung ứng nguyên liệu đầu vào, v.v. và những kinh phí này có thể hạch toán vào các chi phí hợp lý của doanh nghiệp.

Cung cấp sản phẩm hay dịch vụ

Doanh nghiệp có thể sử dụng hàng hóa

HỢP TÁC CHIẾN LƯỢC TRONG HỖ TRỢ TỪ THIỆN - HỖ TRỢ CỘNG ĐỒNG 37

Page 40: Basicguide nov 17 vietnamese (16 w x 24h)

hoặc dịch vụ thay vì tiền để đầu tư vào các chương trình từ thiện hay chương trình cho cộng đồng. Hình thức này có thể giúp doanh nghiệp đạt được mục đích đề ra cho hoạt động từ thiện, và có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu của cộng đồng, nhất là với những nhu cầu mà hỗ trợ bằng tiền không đáp ứng được. Hiện vật có thể bao gồm sản phẩm, vật tư, tài sản hoặc hàng tồn kho. Các dịch vụ như in ấn, xây dựng trang web, hỗ trợ truyền thông, và sử dụng phòng họp hay cơ sở vật chất của doanh nghiệp cũng rất có ích với cộng đồng hay với các tổ chức phi lợi nhuận hay các tổ chức phục vụ cộng đồng. Những sản phẩm hay dịch vụ này đều có thể quy đổi ra số tiền tương đương và tính vào kế hoạch ngân sách từ thiện mà doanh nghiệp dự kiến thực hiện.

4.2. Lập ngân sách cho hoạt động/chương trình từ thiện

Trên cơ sở các nguồn lực đã được xác định, doanh nghiệp có thể tổng hợp được ngân sách cho chương trình từ thiện hàng năm của doanh nghiệp. Tất nhiên, ngân sách này sẽ phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, định hướng loại hình hỗ trợ từ thiện hay kế hoạch/chương trình hỗ trợ từ thiện của doanh nghiệp đã xác định ở các phần trên.

Một số câu hỏi cụ thể doanh nghiệp cần quan tâm khi lập kế hoạch ngân sách:

Trong những khoản đóng góp từ thiện của doanh nghiệp, khoản nào được tính vào chi phí, khoản nào có thể được khấu trừ thuế và khấu trừ bao nhiêu?

Kinh phí đóng góp từ thiện của doanh nghiệp năm trước là bao nhiêu?

Trên cơ sở mục tiêu, lĩnh vực và các nguồn lực đã được xác định, liệu năm nay doanh nghiệp có khả năng tài trợ nhiều hơn không?

Doanh nghiệp có khả năng thu hút đóng góp từ các nhóm liên quan đến doanh nghiệp không (người lao động, khách hàng, nhà cung cấp, bạn hàng)?

Kế hoạch ngân sách này cần rõ ràng, cụ thể để làm căn cứ cho doanh nghiệp hay các cơ quan liên quan huy động nguồn lực, thực hiện, theo dõi, quản lý và đánh giá được.

Ví dụ bảng ngân sách dự kiến cho chương trình từ thiện doanh nghiệp

Bảng 2: Biểu mẫu ngân sách chương trình từ thiện doanh nghiệp

Nội dung/ Diễn giải Ngân sách (thành tiền) Ghi chú

Tài trợ

Chi phí tiếp thị, thương hiệu

Chi phí nhân sự

Sản phẩm và dịch vụ

Thời gian của người lao động

Tổng ngân sách

HỢP TÁC CHIẾN LƯỢC TRONG HỖ TRỢ TỪ THIỆN - HỖ TRỢ CỘNG ĐỒNG38

Page 41: Basicguide nov 17 vietnamese (16 w x 24h)

HỢP TÁC CHIẾN LƯỢC TRONG HỖ TRỢ TỪ THIỆN - HỖ TRỢ CỘNG ĐỒNG 39

Page 42: Basicguide nov 17 vietnamese (16 w x 24h)

Phần này giúp doanh nghiệp tổng hợp và đưa các nội dung đã thống nhất vào các văn bản hướng dẫn nội bộ để ra quyết định. Bằng cách này, công tác từ thiện của doanh nghiệp sẽ chuyên nghiệp hơn, và minh bạch hơn, giảm thời gian, công sức, chi phí của doanh nghiệp.

Page 43: Basicguide nov 17 vietnamese (16 w x 24h)

PHẦN 5: HOÀn THiỆn cHínH sÁcH HỖ TRỢ TỪ THiỆn của DOanH nGHiỆP vÀ cônG Bố RộnG Rãi.

Những hoạt động hay những chương trình mà doanh nghiệp sẽ đầu tư

Dựa vào những chương trình, hoạt động, hay dự án mà doanh nghiệp đã xác định (theo hướng dẫn ở phần 3), doanh nghiệp sẽ đưa ra danh sách những hoạt động, chương trình hay lĩnh vực mà doanh nghiệp sẽ đầu tư hay hỗ trợ và cần nêu rõ trong chính sách của doanh nghiệp. Các hoạt động có thể sắp xếp theo loại hình đầu tư và hỗ trợ từ thiện nêu ở phần 1.2 của cẩm nang. Những hoạt động mà doanh nghiệp sẽ không hỗ trợ cũng có thể nêu ở đây.

Những nguyên tắc và thẩm quyền của chính sách

Tiêu chí lựa chọn: Doanh nghiệp cần xây dựng những tiêu chí cơ bản nhất để lựa chọn các dự án đầu tư. Đây cũng sẽ là những tiêu chí quan trọng để sau này doanh nghiệp có thể đánh giá được mức độ thành công của các dự án hay các khoản đầu tư. Những tiêu chí này có thể bao gồm:

Tác động về môi trường và xã hội: Những dự án này có tác động gì đối với môi trường nơi chính doanh nghiệp hoạt động hay cung cấp dịch vụ không? Đối với một doanh nghiệp thì những lợi ích này không chỉ trong chính doanh nghiệp mà trong toàn bộ chuỗi giá trị từ cung ứng đến tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ.

Lợi ích về mặt kinh doanh: Dự án có giá trị về mặt kinh doanh không? Trả lời các câu hỏi ở phần 3.1. của cẩm nang

này sẽ giúp xác định nội dung của phần này.

Quy mô dự án: Dự án hỗ trợ sẽ ở quy mô nào để có thể có tác động lớn mà vẫn ở mức mà doanh nghiệp có khả năng đầu tư và quản lý được? Nội dung đã xây dựng ở phần 3 và 4 sẽ cung cấp thông tin cho phần này.

Nguồn lực mở rộng đầu tư dự án: Dự án có thể nhân rộng ra ở các bộ phận hay chi nhánh khác của doanh nghiệp không? có doanh nghiệp khác cùng ngành nghề cũng quan tâm không? Có tổ chức chính phủ, phi chính phủ, xã hội dân sự hay tổ chức cộng đồng nào cũng quan tâm và có thể hợp tác? Một số câu trả lời của phần 3.2. sẽ cung cấp thông tin cho phần này.

Nguồn lực hỗ trợ: Nội dung và kết quả theo hướng dẫn ở phần 4 sẽ được tổng hợp ở đây.

Ngoài ra, có thêm một số điểm mà doanh nghiệp có thể cần lưu ý bổ sung, ví dụ, huy động đóng góp từ người lao động. Khi nào thì cần huy động người lao động, và theo hình thức nào (ví dụ đóp góp tiền mặt, trích lương, thưởng, hay phúc lợi).

Quá trình tiếp nhận, xem xét, và đánh giá các dự án, đề xuất, dùng biểu mẫu nào … cũng cần nêu trong chính sách này (xin tham khảo thêm những câu hỏi gợi ý ở phụ lục 4).

Các yêu cầu đề xuất được tiếp nhận, xem xét, quyết định như thế nào sẽ được nêu ở đây (tham khảo thêm các câu hỏi trong phụ lục 4).

HỢP TÁC CHIẾN LƯỢC TRONG HỖ TRỢ TỪ THIỆN - HỖ TRỢ CỘNG ĐỒNG 41

Page 44: Basicguide nov 17 vietnamese (16 w x 24h)

Phần này giới thiệu các bước đơn giản giúp doanh nghiệp đánh giá được hiệu quả các chương trình và hoạt động của doanh nghiệp.

Page 45: Basicguide nov 17 vietnamese (16 w x 24h)

PHẦN 6: ĐÁnH GiÁ cÁc HOẠT ĐộnG TÀi TRỢ

Khi doanh nghiệp có chương trình và hoạt động từ thiện cụ thể, có mục đích và mục tiêu rõ ràng, đó cũng chính là những căn cứ để doanh nghiệp đánh giá chương trình hỗ trợ từ thiện của mình.

Dựa vào những câu hỏi cụ thể, các đối tác của doanh nghiệp hay cán bộ phụ trách chương trình từ thiện trong doanh nghiệp có thể đánh giá được các hoạt động hỗ trợ của doanh nghiệp và qua đó, điều chỉnh và lên kế hoạch cho năm tiếp theo.

Hàng năm, doanh nghiệp cần đánh giá chương trình từ thiện ít nhất 1 lần, giúp cho doanh nghiệp biết được liệu mình có đi đúng hướng để đạt được mục tiêu đã đặt ra, và đảm bảo rằng các khoản hỗ trợ của doanh nghiệp có tác động

và ảnh hưởng như mong muốn không.

Đôi khi các tổ chức từ thiện hay các chương trình từ thiện khó có thể chứng minh được các khoản đầu tư của họ đã tạo ra một sự thay đổi hoặc kết quả đặc biệt, nhưng họ có thể tìm kiếm bằng chứng thuyết phục về tác động mang lại, bao gồm:

Các lợi ích chính cho công chúng,

Sản phẩm và lợi ích được tạo ra,

Mở rộng kiến thức,

Giúp xây dựng & phát triển ý tưởng mới,

Giúp một tổ chức hiện có thay đổi cách tiếp cận của mình,

Là tác nhân thay đổi một vấn đề xã hội cấp bách nào đó,

Hình 11: Sơ đồ các bước đánh giá chương trình hỗ trợ từ thiện

NGUỒN LỰCĐẦU VÀO

HOẠT ĐỘNG ĐẦU RA KẾT QUẢ TÁC ĐỘNG

1 2 3 4 5

THEO KẾ HOẠCH XÂY DỰNG NHỮNG KẾT QUẢ DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC

HỢP TÁC CHIẾN LƯỢC TRONG HỖ TRỢ TỪ THIỆN - HỖ TRỢ CỘNG ĐỒNG 43

Page 46: Basicguide nov 17 vietnamese (16 w x 24h)

Kết quả đạt được, tác động và ảnh hưởng phải được đánh giá cho cả hai khía cạnh: Tác động về xã hội hoặc môi trường, và đối với doanh nghiệp thể hiện ở lợi ích mang lại trong kinh doanh, và lợi ích mang lại về mặt đầu tư. Chính vì thế, trong quá trình đánh giá, cần xem xét ngoài những mục tiêu về xã hội và môi trường, những chương trình mà doanh nghiệp đầu tư hay hỗ trợ, có đạt được những mục tiêu mà doanh nghiệp đã xác định trong phần 3.1. không?

Ngoài ra những câu hỏi dưới đây cũng giúp doanh nghiệp biết mình có đi đúng hướng không:

Doanh nghiệp có hài lòng với khoản tiền mà doanh nghiệp hỗ trợ không? Có phù hợp với ngân sách của doanh nghiệp không?

Doanh nghiệp có thấy các chương trình hỗ trợ đạt mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra không?

Người lao động của doanh nghiệp có phản hồi gì không?

Sau khi hỗ trợ làm thế nào doanh nghiệp có thể giám sát được các khoản hỗ trợ của mình?

Doanh nghiệp có nhìn thấy và đo lường được kết quả từ các chương trình hỗ trợ không?

Những hỗ trợ của doanh nghiệp có được các tổ chức liên quan đánh giá và công nhận đầy đủ không?

Cơ quan hay tổ chức mà doanh nghiệp hỗ trợ có liên hệ thường xuyên và hiệu quả với doanh nghiệp không?

Doanh nghiệp có muốn tham gia nhiều hơn với hoạt động của tổ chức nào không?

Những hoạt động hay loại hình hỗ trợ nào doanh nghiệp muốn tiếp tục duy trì?

Có những hoạt động hay chương trình nào mà doanh nghiệp không muốn tiếp tục và vì sao?

Có vấn đề gì hay lĩnh vực gì mới mà doanh nghiệp muốn hỗ trợ?

Có tổ chức phi lợi nhuận nào mà doanh nghiệp muốn tiếp tục hỗ trợ?

Lưu ý: đối với các dự án dài hạn và mang tính chiến lược, quy mô lớn hơn, cần áp dụng các phương pháp đánh giá, theo dõi hệ thống và bài bản hơn để có thể đánh giá được tác động của dự án mang lại cho cộng đồng, xã hội cũng như lợi ích về mặt đầu tư cho doanh nghiệp. Các thông tin và hướng dẫn chi tiết hơn, xin tham khảo thêm tại trang thông tin: http://tuthiendoanhnghiep.com/.

HỢP TÁC CHIẾN LƯỢC TRONG HỖ TRỢ TỪ THIỆN - HỖ TRỢ CỘNG ĐỒNG44

Page 47: Basicguide nov 17 vietnamese (16 w x 24h)

HỢP TÁC CHIẾN LƯỢC TRONG HỖ TRỢ TỪ THIỆN - HỖ TRỢ CỘNG ĐỒNG 45

Page 48: Basicguide nov 17 vietnamese (16 w x 24h)

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: NHỮNG CÂU HỏI ĐặT RA KHI XÁC ĐỊNH mỤC TIêU CỦA CHƯƠNG TRÌNH TỪ THIỆN CỦA DOANH NGHIỆP

Những vấn đề xã hội nào mà những cơ quan liên quan hay người từ bên ngoài có thể liên tưởng tới khi thấy các tác động mà chương trình từ thiện của doanh nghiệp mang lại đối với cuộc sống cũng như cộng đồng của họ?

Những vấn đề gì mà xã hội cần doanh nghiệp lãnh đạo và khởi xướng (nhà nước không thể giải quyết được)?

Những vấn đề nào trong kinh doanh mà doanh nghiệp hiện đang lo lắng? Chương trình từ thiện của doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ với các bên liên quan và với những thị trường mà doanh nghiệp quan tâm như thế nào? Và để xây dựng được mối quan hệ đó thì doanh nghiệp cần quan tâm đến những ai hay cơ quan nào?

Những tài sản và nguồn lực chính của doanh nghiệp là gì? Những năng lực và nguồn lực mà doanh nghiệp có thể cung cấp cho xã hội?

Làm thế nào doanh nghiệp có thể chứng tỏ vai trò và vị thế của mình trong giải quyết các vấn đề về xã hội và môi trường?

Làm thế nào để xã hội cũng quan tâm đến những vấn đề mà doanh nghiệp quan tâm?

Làm thế nào để doanh nghiệp có

thể tận dụng được các kỹ năng, kinh nghiệm và kiến thức của nhân viên của doanh nghiệp cho các hoạt động hỗ trợ từ thiện?

Làm thế nào để doanh nghiệp có thể đánh giá và đo lường được kết quả và lợi ích mang lại cho doanh nghiệp và cho xã hội từ các hoạt động từ thiện mà doanh nghiệp tham gia? Dựa trên cơ sở dữ liệu nào để đo lường và đánh giá những lợi ích đó?

Một mục tiêu rõ ràng sẽ bao gồm những tiêu chí sau đây:

Tìm kiếm sự thay đổi (một tình huống, một điều kiện, mức độ kiến thức, thái độ, hành vi)

Phải tạo ra các mức thay đổi (tại các tổ chức, đối tác/bên được tài trợ, hoặc đối tượng thụ hưởng, nếu ở cấp độ người thụ hưởng, mô tả này bao gồm: cá nhân, gia đình, cộng đồng hoặc khu vực bị ảnh hưởng)

Cho dù những mong muốn thay đổi là tuyệt đối, tương đối hay ổn định (bảo vệ và bảo quản mọi thứ thuận lợi)

Chi tiết mô tả của các nhóm đối tượng bao gồm:

Khu vực địa lý

Nhóm mục tiêu (theo độ tuổi, giới tính, mức thu nhập, vv)

Các loại hình dịch vụ cung cấp cụ thể

Hạn chế của các dịch vụ truy cập

Chất lượng dịch vụ đạt tiêu chuẩn

Hiểu biết / nhận thức được nâng cao

HỢP TÁC CHIẾN LƯỢC TRONG HỖ TRỢ TỪ THIỆN - HỖ TRỢ CỘNG ĐỒNG46

Page 49: Basicguide nov 17 vietnamese (16 w x 24h)

PHỤ LỤC 2: NHỮNG CÂU HỏI CẦN ĐặT RA KHI Xem XéT YêU CẦU HỢP TÁC HAY TÀI TRỢ TỪ CÁC Tổ CHứC

Đánh giá các yêu cầu hỗ trợ từ các cá nhân hay tổ chức gửi đến cũng tương tự như đánh giá các cơ hội kinh doanh khác. Quá trình này cũng có những yêu cầu chung và phải trả lời được một số câu hỏi cơ bản.

Đảm bảo cơ quan hay đơn vị yêu cầu hỗ trợ phải là một tổ chức hoạt động phi lợi nhuận, có đăng ký theo pháp luật và có uy tín về những vấn đề mà họ thực hiện.

Số tiền yêu cầu là bao nhiêu và sẽ được sử dụng như thế nào? Bao nhiêu người sẽ hưởng lợi từ khoản hỗ trợ đó?

Tài khoản của tổ chức có được kiểm toán (nếu có yêu cầu) và có sẵn không?

Tổ chức có báo cáo hàng năm không?

Tầm nhìn và sứ mệnh của tổ chức có phù hợp với doanh nghiệp không?

Tổ chức có thể thể hiện rằng chiến lược của tổ chức phù hợp với mục tiêu của mình không?

Tổ chức có thể chỉ ra bằng chứng về tác động của chương trình không?

Tổ chức có danh tiếng tốt trong số các nhà tài trợ khác không?

Xác định xem đó có phải là tổ chức hiệu quả và có uy tín không? Hãy đánh giá thêm những điểm sau:

Tổ chức có ban giám đốc năng động không?

Có sự hỗ trợ hay ủng hộ từ cộng đồng không?

Có bản yêu cầu tài chính rõ ràng và có thuyết minh cụ thể hay không?

Có chi phí hành chính và chi phí gây quỹ hợp lý hay không?

Có kinh nghiệm thực hiện các chương trình hiệu quả và có uy tín trong cộng đồng không?

Những tổ chức hay những chương trình, dự án xin hỗ trợ có phù hợp với mục đích của doanh nghiệp không?

Người lao động hay khách hàng có phải là người ủng hộ hay hưởng lợi từ các hoạt động này không?

Tổ chức này sẽ đề cập đến nhà tài trợ như thế nào (logo, truyền thông…)?

Cộng đồng có biết đến các tổ chức này không?

PHỤ LỤC 3: mỘT SỐ KêNH HỢP TÁC HAY CÁC Tổ CHứC mÀ DOANH NGHIỆP CÓ THỂ Xem XéT VÀ LỰA CHỌN

Dưới đây là một số câu hỏi và các phương án gợi ý có thể giúp doanh nghiệp xây dựng một chính sách hỗ trợ từ thiện rõ ràng, được ban lãnh đạo cũng như người lao động ủng hộ, và vì thế cũng sẽ dễ dàng huy động thêm được sự tham gia và đóng góp của người lao động hay của các bên liên quan khác (khách hàng, cổ đông…).

HỢP TÁC CHIẾN LƯỢC TRONG HỖ TRỢ TỪ THIỆN - HỖ TRỢ CỘNG ĐỒNG 47

Page 50: Basicguide nov 17 vietnamese (16 w x 24h)

Cách kênh hợp tác/ hỗ trợ Điểm mạnh/ thuận lợi Điểm cần lưu ý

Doanh nghiệp hỗ trực tiếp

Hỗ trợ thông qua các tổ chức xã hội dân sự, các tổ chức phi chính phủ:

Hỗ trợ thông qua các hiệp hội doanh nghiệp, các quỹ của doanh nghiệp, quỹ cá nhân

Hỗ trợ các dự án đã và đang thực hiện liên quan đến các vấn đề xã hội và môi trường

Các hình thức hay kênhhỗ trợ khác

Có thể hỗ trợ trực tiếp đối tượng mà mình muốn hỗ trợ; doanh nghiệp có thể yên tâm là nguồn lực không thất thoát

Các tổ chức này nắm rõ nhu cầu cộng đồng, hiểu rõ nhóm đối tượng hay các vấn đề mà doanh nghiệp quan tâm (ví dụ: môi trường, giáo dục)

Hỗ trợ thực hiện hiệu quả các hoạt động, dự án phát triển

Thực hiện đánh giá và giám sát theo yêu cầu của cộng đồng và doanh nghiệp

Các tổ chức này có thể vận động thêm nguồn lực từ các doanh nghiệp là hội viên hay thành viên

Các sáng kiến đưa ra từ doanh nghiệp vừa có ý nghĩa đối với cộng đồng và đối với doanh nghiệp

Tiết kiệm được nguồn lực

Tân dụng được các nguồn lực, ý tưởng đã có

Tăng cường nguồn lực đóng góp vào những chương trình có ảnh hưởng và tác động lâu dài

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có rất nhiều kênh phi chính thức khác để hỗ trợ, nhất là trong những tình huống khẩn cấp, hay những hoàn cảnh khó khăn

Nếu doanh nghiệp không có chuyên môn về các lĩnh vực mà mình hỗ trợ thì các hoạt động không hiệu quả, do không hiểu rõ nhóm đối tượng mình hỗ trợ (tâm lý, hoàn cảnh, nguyện vọng, khả năng của người được hỗ trợ). Vì thế những hỗ trợ của doanh nghiệp, nhiều khi không mang lại kết quả như mong muốn

Chi phí quản lý phí cho việc điều phối và thực hiện các hoạt động của chương trình

Cách tiếp cận có thể khác với cách tiếp cận của doanh nghiệp nên cần thảo luận và thống nhất rõ ràng ngay từ khi bắt đầu hợp tác

Hợp tác với các tổ chức có uy tín, có tầm nhìn sứ mệnh phù hợp với mục đích của doanh nghiệp

Khả năng xây dựng, thực hiện và quản lý dự án có thể hạn chế do ít tiếp cận với cộng đồng hay chưa hiểu biết đầy đủ về lĩnh vực hỗ trợ

Khả năng vận động kinh phí từ hội viên còn hạn chế (khả năng thuyết phục, vận động nguồn lực chưa tốt)

Khả năng kết nối với cộng đồng và với các tổ chức ở động đồng cũng có thể hạn chế

Hình ảnh doanh nghiệp và đóng góp của doanh nghiệp có thể không rõ ràng trong các dự án

Cần có bản kế hoạch cụ thể rõ ràng để doanh nghiệp nắm rõ các hoạt động doanh nghiệp hỗ trợ có đóng góp mức độ nào vào việc đạt được những mục tiêu chung của dự án

Những hoạt động này cũng cần dự kiến trong kế hoạch hỗ trợ chung của doanh nghiệp

Page 51: Basicguide nov 17 vietnamese (16 w x 24h)

1. Ai sẽ là người ra quyết định?

2. Ra quyết định vào những khi nào?

3. Nếu doanh nghiệp tiếp nhận yêu cầu, đề xuất hỗ trợ từ cộng đồng, ai sẽ là người đề xuất?

4. Ai sẽ chịu trách nhiệm thu thập và điều phối việc xem xét các yêu cầu/ đề xuất?

5. Doanh nghiệp có muốn đưa ra các tiêu chí để mô tả các dự án hay chương trình mà doanh nghiệp hỗ trợ hay không?

6. Doanh nghiệp sẽ chấp nhận những yêu cầu như thế nào?

7. Có loại hình tổ chức nào hay chi phí nào mà doanh nghiệp sẽ không hỗ trợ không?

Chủ doanh nghiệp Người điều hành hay quản lý phòng, ban, bộ phận nào? Một ban hay hội đồng gồm các thành viên dưới đây:

Chủ doanh nghiệp 1 hay nhiều các nhà quản lý 1 hay nhiều đại diện người lao động Cán bộ phụ trách về tiếp thị, quảng cáo,

đối ngoại , nhân sự, v.v.

1 năm 1 lần 2 lần 1 năm Hàng quý Theo yêu cầu và nhu cầu của cộng đồng

mà doanh nghiệp đã xác định hay kêu gọi từ địa phương (các cơ quan mặt trận, quỹ vì người nghèo , các tổ chức khác)

Người lao động Khách hàng Bất cứ ai từ cộng đồng, cá nhân Các tổ chức có đăng ký

Tất cả các yêu cầu/đề xuất nộp cho chủ doanh nghiệp?

Tất cả các yêu cầu/đề xuất sẽ nộp cho người quản lý hay phụ trách bộ phận nào?

Tất cả các yêu cầu nộp cho ai đại diện nào?

Qua điện thoại Trực tiếp qua trao đổi Qua email Thông qua trang web online Tất cả các hình thức trên

PHỤ LỤC 4: CÁC CÂU HỏI VÀ GỢI ý ĐỂ XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ TỪ THIỆN

HỢP TÁC CHIẾN LƯỢC TRONG HỖ TRỢ TỪ THIỆN - HỖ TRỢ CỘNG ĐỒNG 49

Page 52: Basicguide nov 17 vietnamese (16 w x 24h)

PHỤ LỤC 5: TÀI LIỆU THAm KHẢO

1. Hội đồng Quỹ, Tăng cường ảnh hưởng, nâng cao giá trị: Cẩm nang cho các chương trình từ thiện doanh nghiệp hàng đầu, 2012

2. Quỹ kết nối tuổi trẻ và cộng đồng, Hướng dẫn doanh nghiệp hỗ trợ từ thiện; Trung tâm Tứ vấn hỗ trợ từ thiện Gateway, năm 2014;

3. McKinsey & Company, Hợp đồng xã hội của doanh nghiệp: Nắm bắt cơ hội làm từ thiện cho doanh nghiệp, Ủy ban Khuyến khích Từ thiện Doanh nghiệp, New York, NY 10005;

4. Deloitte, Cẩm nang hướng dẫn toàn cầu: Thời điểm xác định để làm từ thiện doanh nghiệp, Ủy ban Khuyến khích Từ thiện Doanh nghiệp, New York, 2012;

5. Leslie R. Crutchfield, John V. Kania, Mark R. Kramer, Làm nhiều hơn cho: Sáu thực tiễn của các nhà tài trợ, những người thay đổi thế giới, Foundation Strategy Group (FSG);

6. Deloitte, Cẩm nang hướng dẫn toàn cầu: Mở rộng giới hạn của từ thiện doanh nghiệp, Ủy ban Khuyến khích Từ thiện Doanh nghiệp, New York, 2012;

7. Daniel Island Drive, Charleston, Xây dựng kế hoạch hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ, http://www.businessdoinggood.com/wp-content/uploads/01-14.CORP_.BizGood.CreatingPlan.pdf, tham khảo, tháng 7 năm 2015.

HỢP TÁC CHIẾN LƯỢC TRONG HỖ TRỢ TỪ THIỆN - HỖ TRỢ CỘNG ĐỒNG50

Page 53: Basicguide nov 17 vietnamese (16 w x 24h)

HỢP TÁC CHIẾN LƯỢC TRONG HỖ TRỢ TỪ THIỆN - HỖ TRỢ CỘNG ĐỒNG 51

Page 54: Basicguide nov 17 vietnamese (16 w x 24h)
Page 55: Basicguide nov 17 vietnamese (16 w x 24h)
Page 56: Basicguide nov 17 vietnamese (16 w x 24h)