BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại - …•, XIN VUI LÒNG THAM...

99
BẢO ĐẢM NÔNG TRI TÍCH HP Cơ Sở Mi Nông Tri - Môđun Dành Cho Nông Trại ThuSn CÁC ĐIỂM KIM SOÁT VÀ CHUN MC TUÂN THPHIÊN BN TING VIT 5.0 PHIÊN BN 5.0-2_THÁNG 7 NĂM 2016 (TRONG TRƯỜNG HP KHÔNG RÕ, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BT BUC T: 1 THÁNG 7 2016

Transcript of BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại - …•, XIN VUI LÒNG THAM...

Page 1: BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại - …•, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BẮT BUỘC TỪ: 1 THÁNG 7 2016 . BẢO ĐẢM NÔNG

BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại - Môđun Dành Cho Nông Trại Thuỷ Sản

CÁC ĐIỂM KIỂM SOÁT VÀ CHUẨN MỰC TUÂN THỦ PHIÊN BẢN TIẾNG VIỆT 5.0 PHIÊN BẢN 5.0-2_THÁNG 7 NĂM 2016 (TRONG TRƯỜNG HỢP KHÔNG RÕ, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BẮT BUỘC TỪ: 1 THÁNG 7 2016

Page 2: BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại - …•, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BẮT BUỘC TỪ: 1 THÁNG 7 2016 . BẢO ĐẢM NÔNG

BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại Các Điểm kiểm soát và Chuẩn mực Tuân thủ PHIÊN BẢN TIẾNG VIỆT 5.0 PHIÊN BẢN 5.0-2_THÁNG 7 NĂM 2016 (TRONG TRƯỜNG HỢP KHÔNG RÕ, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BẮT BUỘC TỪ: 1 THÁNG 7 2016

Page 3: BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại - …•, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BẮT BUỘC TỪ: 1 THÁNG 7 2016 . BẢO ĐẢM NÔNG

Mã tham chiếu: IFA V5.0-2_tháng 07/2016; Phiên bản Tiếng Việt Điểm kiểm soát và Chuẩn mực Tuân thủ – Cơ sở Tất cả các nông trại Trang: 3 / 99

1701

11_G

G_I

FA_C

PC

C_A

F_V5

-0-2

_vn

MỤC LỤC

GIỚI THIỆU

MỤC AF MÔ ĐUN CƠ SỞ MỌI NÔNG TRẠI

AF.1 LỊCH SỬ VÙNG NUÔI THỦY SẢN VÀ QUẢN LÝ TRANG TRẠI

AF. 2 LƯU GIỮ HỒ SƠ VÀ TỰ ĐÁNH GIÁ NỘI BỘ/KIỂM TRA NỘI BỘ

AF. 3 VỆ SINH

AF.4 SỨC KHỎE, AN TOÀN VÀ PHÚC LỢI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG

AF. 5 NHÀ THẦU PHỤ

AF.6 QUẢN LÝ CHẤT THẢI VÀ Ô NHIỄM, TÁI CHẾ VÀ TÁI SỬ DỤNG

AF. 7 BẢO TỒN

AF. 8 KHIẾU NẠI

AF. 9 QUY TRÌNH THU HỒI / TRIỆU HỒI

AF. 10 BẢO VỆ THỰC PHẨM (không áp dụng cho Hoa và Cây cảnh)

AF. 11 TRẠNG THÁI GLOBALG.A.P.

AF. 12 SỬ DỤNG LOGO

AF. 13 TRUY XUẤT NGUỒN GỐC VÀ TÁCH BIỆT

AF. 14 CÂN BẰNG SINH KHỐI

AF. 15 CÔNG BỐ CHÍNH SÁCH AN TOÀN THỰC PHẨM

AF. 16 GIẢM THIỂU GIAN LẬN THỰC PHẨM

PHỤ LỤC AF. 1. HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ RỦI RO –TỔNG QUÁT

PHỤ LỤC AF. 2. HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ RỦI RO– QUẢN LÝ TRANG TRẠI

Page 4: BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại - …•, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BẮT BUỘC TỪ: 1 THÁNG 7 2016 . BẢO ĐẢM NÔNG

Mã tham chiếu: IFA V5.0-2_tháng 07/2016; Phiên bản Tiếng Việt Điểm kiểm soát và Chuẩn mực Tuân thủ – Cơ sở Tất cả các nông trại Trang: 4 / 99

1701

11_G

G_I

FA_C

PC

C_A

F_V5

-0-2

_vn

GIỚI THIỆU a) Tiêu chuẩn Đảm bảo Nông trại Tích hợp (IFA) GLOBALG.A.P. bao gồm việc chứng nhận toàn bộ quy trình sản xuất nông nghiệp của một sản phẩm từ trước khi cây được trồng

trên đất (các điểm kiểm soát vật liệu nhân giống và nguồn gốc) hoặc từ khi động vật được đưa vào trong quá trình sản xuất tới giai đoạn sản phẩm chưa qua chế biến (không chế biến, chỉ sản xuất hoặc giết mổ, trừ mức độ đầu tiên trong Nuôi trồng Thuỷ sản).

b) GLOBALG.A.P. cung tiêu chuẩn và khuôn khổ cho việc chứng nhận của một bên thứ ba độc lập và được công nhận đối với quy trình sản xuất ban đầu dựa trên Hướng dẫn 65 của ISO/IEC(ISO/IEC Guide 65).Chứng nhận về quá trình sản xuất – thu hoạch, trồng, ương nuôi hoặc sản xuất - của các sản phẩm đảm bảo rằng chỉ có những sản phẩm đạt tới một mức độ tuân thủ nhất định theo Thực hành Nông nghiệp Tốt (G.A.P.) được quy định trong các văn bản quy phạm của GLOBALG.A.P. mới được chứng nhận.

c) Tiêu chuẩn IFA mang lại nhiều lợi ích cho nhà sản xuất:

(i) Giảm thiểu các nguy cơ về an toàn thực phẩm ngay từ khâu sản xuất đầu tiên bằng cách khuyến khích xây dựng và áp dụng các chương trình đảm bảo nông trại quy mô khu vực và quốc gia và với tiêu chuẩn tham chiếu rõ ràng dựa trên cơ sở Phân tích Mối nguy và Điểm kiểm soát Tới hạn (HACCP) có đánh giá rủi ro để phục vụ cho người tiêu dùng và chuỗi cung thực phẩm. Tiêu chuẩn này cũng cung một nền tảng truyền thông kỹ thuật để liên tục cải tiến và minh bạch thông qua việc tư vấn cho toàn bộ chuỗi cung thực phẩm. (ii) Giảm chi phí tuân thủ bằng cách tránh việc phải kiểm tra một sản phẩm nhiều lần tại các doanh nghiệp sản xuất hỗn hợp với bằng một lần đánh giá duy nhất, áp lực về quy tắc một cách quá mức bằng cách chủ động áp dụng theo ngành và bằng cách đạt đến sự hài hoà toàn cầu, hướng tới một sân chơi ở độ cao hơn. (iii) Gia tăng tính tích hợp của các chương trình đảm bảo nông trại trên phạm vi toàn thế giới, bằng cách quy định và bắt buộc thực hiện một tiêu chuẩn chung về năng lực của chuyên gia đánh giá, tình trạng thẩm tra, báo cáo và hài hoà trong cách diễn giải về các chuẩn mực tuân thủ.

d) Tài liệu về các điểm kiểm soát và Chuẩn mực Tuân thủ IFA được tách ra thành nhiều môđun khác nhau, mỗi môđun đề cập tới các lĩnh vực hoặc mức độ hoạt động khác nhau ở mỗi khu vực sản xuất. Những phần này được gộp thành nhóm theo:

(i) “Phạm vi” – bao gồm những hạng mục sản xuất có tính chung hơn, được phân loại tương đối rộng hơn. Đó là:

Tất cả các nông trại (AF), Cơ sở trồng trọt (CB), Cơ sở chăn nuôi (LB) và Môđun dành cho Nông trại Thủy sản (AB).

(ii) “Các môđun” (hoặc “các tiểu mục”) – bao gồm các chi tiết sản xuất chuyên biệt, được phân loại theo từng loại sản phẩm.

Page 5: BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại - …•, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BẮT BUỘC TỪ: 1 THÁNG 7 2016 . BẢO ĐẢM NÔNG

Mã tham chiếu: IFA V5.0-2_tháng 07/2016; Phiên bản Tiếng Việt Điểm kiểm soát và Chuẩn mực Tuân thủ – Cơ sở Tất cả các nông trại Trang: 5 / 99

1701

11_G

G_I

FA_C

PC

C_A

F_V5

-0-2

_vn

PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN THEO MÔ ĐUN TỚI ĐẢM BẢO NÔNG TRẠI TÍCH HỢP (IFA)

RAU QUẢ

HOA VÀ CÂY CẢNH

CÂY TRỒNG TỔNG HỢP

TRÀ

NGUYÊN VẬT LIỆU DÙNG ĐỂ NHÂN GIỐNG

CƠ SỞ TRỒNG TRỌT

TIÊU CHUẨN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN CÁ, ĐỘNG VẬT GIÁP XÁC & ĐỘNG VẬT THÂN MỀM

GIA SÚC & CỪU

LỢN

GIA CẦM

GÀ TÂY

CƠ SỞ CHĂN NUÔI

BÒ SỮA

BÒ/BÊ TẤT

CẢ

CÁC

NG

TR

ẠI

Page 6: BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại - …•, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BẮT BUỘC TỪ: 1 THÁNG 7 2016 . BẢO ĐẢM NÔNG

Mã tham chiếu: IFA V5.0-2_tháng 07/2016; Phiên bản Tiếng Việt Điểm kiểm soát và Chuẩn mực Tuân thủ – Cơ sở Tất cả các nông trại Trang: 6 / 99

1701

11_G

G_I

FA_C

PC

C_A

F_V5

-0-2

_vn

e) Trong trường hợp văn bản pháp lý liên quan đến các Điểm Kiểm soát và Chuẩn mực Tuân thủ (CPCC) có tính yêu cầu cao hơn GLOBALG.A.P.thì các yêu cầu pháp lý đó sẽ có tính pháp lý cao hơnGLOBALG.A.P. Trong trường hợp không có quy định pháp lý (hoặc văn bản pháp lý quy định không quá nghiêm khắc), GLOBALG.A.P sẽ cung một mức tuân thủ tối thiểu có thể chấp nhận. Tuân thủ hợp pháp theo tất cả các quy định pháp lý hiện hành không phải là một điều kiện để được chứng nhận. Việc kiểm tra do cơ quan chứng nhận GLOBALG.A.P không thay thế trách nhiệm của các cơ quan pháp chế nhà nước thực thi các quy định pháp luật. Sự tồn tại của các quy định pháp luật có liên quan đến một CPCC cụ thể không thay đổi mức độ của Điểm Kiểm soát đó tới mức Chính yếu. Các mức CPCC phải được giữ như trong quy định tại các tài liệu về CPCC và danh sách các điểm kiểm soát đã được phê duyệt và công bố trên website của GLOBALG.A.P.

f) Các định nghĩa của thuật ngữ được sử dụng trong Các quy định chung của GLOBALG.A.P và Các điểm kiểm soát và Chuẩn mực Tuân thủ hiện có trong tài liệu Các Quy định Chung – Phần I, Phụ lục I.4 – các định nghĩa GLOBALG.A.P. (GLOBALG.A.P. Definitions).

g) Các phụ lục tham khảo trong CPCC đều là tài liệu hướng dẫn, trừ khi một CPCC quy định rằng Phụ lục hoặc một phần của Phụ lục là bắt buộc. Trong tên tiêu đề của những phụ lục này chỉ ra rằng nội dung của các phụ lục là bắt buộc. Hướng dẫn tham khảo trong tài liệu CPCC để hướng dẫn các nhà sản xuất tuân thủ theo các yêu cầu không phải là văn bản quy phạm.

h) Chỉ các sản phẩm được nêu trong danh sách các sản phẩm GLOBALG.A.P. và được công khai trên trang web của GLOBALG.A.P. mới được phép đăng ký chứng nhận. danh sách các sản phẩm GLOBALG.A.P. không bị hạn chế và có thể được mở rộng theo yêu cầu. Yêu cầu thêm sản phẩm mới vào danh sách sản phẩm phải được gửi tới địa chỉ email: [email protected] cùng với những thông tin sau:

(i) Sản phẩm

(ii) Tên khoa học

(iii) Bất kỳ thông tin bổ sung nào, ví dụ: cách trồng, sử dụng, tên thay thế, hình ảnh…Các thông tin này cũng có thể được cung qua một đường link đến một trang web.

i) Thuật ngữ “phải” được sử dụng trong các tài liệu tiêu chuẩn IFA của GLOBALG.A.P. để chỉ ra những quy định trong đó nêu rõ các yêu cầu của GLOBALG.A.P. là bắt buộc..

j) FoodPLUS GmbH và các tổ chức chứng nhận được GLOBALG.A.P. phê duyệt không chịu trách nhiệm về mặt pháp lý cho sự an toàn của các sản phẩm được chứng nhận theo tiêu chuẩn này và không chịu trách nhiệm về độ chính xác và đầy đủ của các dữ liệu trong cơ sở dữ liệu và GLOBALG.A.P. do các tổ chức chứng nhận GLOBALG.A.P. nhập vào. Trong mọi trường hợp hợp, FoodPLUS GmbH, nhân viên và các đại lý của FoodPLUS GmbH không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ tổn thất, thiệt hại và/hoặc chi phí phát sinh nào do bất cẩn nghiêm trọng cuối cùng và theo quyết định của toà án hoặc do cố ý của những người nói trên.

Bản quyền

© Bản quyền: GLOBALG.A.P. c/oFoodPLUS GmbH: Spichernstr. 55, 50672 Cologne; Đức. Việc sao chép và phân phối tài liệu chỉ được cho phép dưới dạng không thể làm thay đổi được nội dung gốc.

Page 7: BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại - …•, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BẮT BUỘC TỪ: 1 THÁNG 7 2016 . BẢO ĐẢM NÔNG

Mã tham chiếu: IFA V5.0-2_tháng 07/2016; Phiên bản Tiếng Việt Điểm kiểm soát và Chuẩn mực Tuân thủ – Cơ sở Tất cả các nông trại Trang: 7 / 99

1701

11_G

G_I

FA_C

PC

C_A

F_V5

-0-2

_vn

STT Điểm kiểm soát Chuẩn mực tuân thủ Level

AF TẤT CẢ CÁC NÔNG TRẠI

Các điểm kiểm soát trong mô-đun này đều có thể áp dụng cho tất cả các nhà sản xuất đang có nhu cầu được chứng nhận vì nó bao gồm tất cả các yêu cầu liên quan đến mọi loại hình doanh nghiệp nông trại.

AF. 1 LỊCH SỬ VÀ QUẢN LÝ VÙNG NUÔI

Một trong những đặc điểm chính của nông nghiệp nuôi trồng bền vững là tích hợp liên tục những kiến thức cụ thể về vùng nuôi và những kinh nghiệm thực tế vào công tác hoạch định và thực hành quản lý tương lai. Mục này được định hướng để đảm bảo rằng đất, các tòa nhà và những cơ sở vật chất khác tạo nên mạng lưới các nông trại được quản lý phù hợp, đảm bảo an toàn trong sản xuất thực phẩm, và bảo vệ môi trường.

AF. 1.1 Lịch sử vùng nuôi

AF. 1.1.1 Có hệ thống tham chiếu cho mỗi cánh đồng, vườn cây ăn quả, nhà kính, sân, mảnh đất, khu nhà/khu vực chăn nuôi, và/hoặc khu vực/địa điểm khác được sử dụng trong sản xuất không?

Việc tuân thủ phải bao gồm xác định bằng phương pháp quan sát dưới dạng:

- Một biển báo tại mỗi cánh đồng/vườn cây ăn quả, nhà kính/sân/mảnh đất/khu nhà/khu quây chăn nuôi, hoặckhu vực/địa điểm khác;

hoặc

- Một bản đồ của nông trại xác định địa điểm của các nguồn nước, nhà kho/phương tiện xử lý, ao, chuồng trại… và có thể được tham chiếu chéo tới hệ thống xác định.

Không chấp nhận việc Không Áp Dụng.

Chính yếu

AF. 1.1.2 Hệ thống ghi dữ liệu có được thiết lập cho mỗi đơn vị sản xuất hoặc khu vực/địa điểm khácđể cung hồ sơ ghi chép sản xuất thủy sản/chăn nuôi và/hoặccác hoạt động nông học được thực hiện tại những địa điểm đó không?

Các hồ sơ ghi chép hiện tại phải cho biết lịch sử sản xuất GLOBALG.A.P của các khu vực sản xuất. Không chấp nhận việc Không Áp Dụng.

Chính yếu

Page 8: BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại - …•, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BẮT BUỘC TỪ: 1 THÁNG 7 2016 . BẢO ĐẢM NÔNG

Mã tham chiếu: IFA V5.0-2_tháng 07/2016; Phiên bản Tiếng Việt Điểm kiểm soát và Chuẩn mực Tuân thủ – Cơ sở Tất cả các nông trại Trang: 8 / 99

1701

11_G

G_I

FA_C

PC

C_A

F_V5

-0-2

_vn

STT Điểm kiểm soát Chuẩn mực tuân thủ Level

AF. 1.2 Quản lý vùng nuôi

AF. 1.2.1 Có tiến hành đánh giá rủi ro cho tất cả các đơn vị đã được đăng ký cho việc chứng nhận không (bao gồm cả vùng đất thuê, cấu trúc và thiết bị) và công tác đánh giá rủi ro này có cho thấy vùng nuôi được nói tới phù hợp với việc sản xuất, xét về mặt an toàn thực phẩm, môi trường, sức khỏe và an sinh động vật trong phạm vi chứng nhận chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản, trong các trường hợp áp dụng không?

Cần phải tiến hành đánh giá rủi ro tại các nông trại để xác định xem vùng nuôi có phù hợp với việc sản xuất không. Đánh giá rủi ro phải được sẵn sàng ngay trong giai đoạn kiểm tra ban đầu và liên tục được cập nhật và rà soát khi có vùng nuôi mới được thêm vào và khi rủi ro đối với những vùng nuôi hiện có trong danh sách bị thay đổi, hoặc ít nhất theo định kỳ hàng năm, tuỳ theo thời hạn nào ngắn hơn. Việc đánh giá rủi ro phải xem xét tới:

- Những mối nguy tiềm ẩn về mặt vật lý, hoá học (bao gồm cả chất gây dị ứng) và sinh học.

- Lịch sử vùng nuôi (đối với những vùng nuôi mới trong sản xuất nông nghiệp, phải có thông tin về lịch sử của vùng nuôi trong vòng 05 năm và tối thiểu là trong 01 năm)

- và ảnh hưởng của các doanh nghiệp đề xuất lên vật nuôi/cây trồng/môi trường bên cạnh và sự an toàn và sức khoẻ của các động vật trong phạm vi chứng nhận chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản

(Xemthông tin trong AF Phụ lục 1 và AF Phụ lục 2 về hướng dẫn đánh giá Rủi ro. FV Phụ lục 1 cung thông tin hướng dẫn liên quan đến lũ lụt).

Chính yếu

AF. 1.2.2 Có xây dựng và thực hiện một kế hoạch quản lý nông trại để giảm thiểu tất cả các rủi ro đã được nhận diện trong phần đánh giá rủi ro không (AF.1.2.1)?

Một kế hoạch quản lý giải quyết những rủi ro được nhận diện trong AF.1.2.1 và miêu tả các quy trình kiểm soát mối nguy, trong đó chứng minh được rằng nông trại được nhắc tới phù hợp để sản xuất. Kế hoạch này phải phù hợp với các hoạt động trong nông trại, và phải có bằng chứng cho thấy nông trại có thực hiện kế hoạch và kế hoạch này có hiệu quả.

CHÚ Ý: Rủi ro về môi trường không nhất thiết phải là một phần của kế hoạch và được nêu trong mục AF 7.1.1.

Chính yếu

Page 9: BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại - …•, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BẮT BUỘC TỪ: 1 THÁNG 7 2016 . BẢO ĐẢM NÔNG

Mã tham chiếu: IFA V5.0-2_tháng 07/2016; Phiên bản Tiếng Việt Điểm kiểm soát và Chuẩn mực Tuân thủ – Cơ sở Tất cả các nông trại Trang: 9 / 99

1701

11_G

G_I

FA_C

PC

C_A

F_V5

-0-2

_vn

STT Điểm kiểm soát Chuẩn mực tuân thủ Level

AF. 2 LƯU GIỮ HỒ SƠ VÀ TỰ ĐÁNH GIÁ/ KIỂM TRA NỘI BỘ

Mọi chi tiết quan trọng của những hoạt động sản xuất tại nông trại phải có hồ sơ ghi chép và hồ sơ đó phải được lưu trữ.

AF. 2.1 Tất cả các hồ sơ ghi chép được yêu cầu trong quá trình kiểm tra từ bên ngoài có tiếp cận được không và thời gian lưu trữ có được tối thiểu là 2 năm, trừ những trường hợp có yêu cầu lưu trữ lâu hơn theo quy định trong những điểm kiểm soát nhất định hay không?

Nhà sản xuất phải cập nhật hồ sơ ghi chép và lưu giữ tối thiểu là 2 năm. Hồ sơ lưu dạng điện tử phải có hiệu lực và khi sử dụng loại hồ sơ này, nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm duy trì thông tin dự phòng. Đối với những lần kiểm tra ban đầu, nhà sản xuất phải giữ hồ sơ tối thiểu trong ba tháng trước khi tiến hành kiểm tra từ bên ngoài hoặc kể từ ngày đăng ký, tuỳ theo thời hạn nào lâu hơn. Những đơn vị đăng ký mới phải có đầy đủ hồ sơ ghi chép cho mỗi khu vực được nêu trong bản đăng ký với các hoạt động nông học liên quan tới các tài liệu GLOBALG.A.P được yêu cầu của khu vực đó. Đối với lĩnh vực chăn nuôi, những hồ sơ ghi chép này phải sẵn có cho chu kỳ chăn nuôi hiện tại trước khi tiến hành kiểm tra ban đầu. Quy định này tham khảo nguyên tắc lưu giữ hồ sơ. Nếu thiếu một hồ sơ lưu trữ đơn lẻ, điểm kiểm soát tương ứng cho hồ sơ đó được coi là không tuân thủ. Không chấp nhận việc Không Áp Dụng.

Chính yếu

AF. 2.2 Nhà sản xuất có chịu trách nhiệm thực hiện ít nhất một tự đánh giá nội bộ mỗi năm theo tiêu chuẩn GLOBALG.A.P không?

Phải có bằng chứng được lưu hồ sơ cho thấy trong Lựa chọn 1, việc tự đánh giá nội bộ phải thực hiện theo trách nhiệm của nhà sản xuất (đánh giá nội bộ có thể do một người không thuộc tổ chức của nhà sản xuất thực hiện). Đánh giá nội bộ phải bao gồm tất cả các điểm kiểm soát, kể cả trong trường hợp một công ty thuê ngoài thực hiện việc đánh giá. Danh sách các kiểm tra trong lần đánh giá nội bộ phải có thông tin nhận xét về các bằng chứng quan sát được đối với tất cả các điểm kiểm soát không áp dụng và không tuân thủ. Đánh giá nội bộ phải được thực hiện trước khi tổ chức chứng nhận tiến hành kiểm tra (Tham khảo Những Quy định Chung, Phần I, 5.). Không chấp nhận việc Không Áp Dụng, trừ các hoạt động sản xuất được thực hiện tại nhiều vùng nuôi có Hệ thống Quản lý Chất lượng QMS và trừ các tổ hợp sản xuất.

Chính yếu

AF. 2.3 Có thực hiện các hành động khắc phục hữu hiệu đối với những điểm chưa phù hợp đã được phát hiện trong quá trình tự đánh giá nội bộ hoặc quá trình tự kiểm tra trong tổ hợp sản xuất không?

Các hành động khắc phục hữu hiệu cần thiết phải được ghi chép thành văn bản và được thực thi. Chỉ áp dụng trong trường hợp không phát hiện thấy điểm không tuân thủ nào trong quá trình nhà sản xuất tự đánh giá nội bộ hoặc quá trình tự kiểm tra trong tổ hợp sản xuất.

Chính yếu

Page 10: BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại - …•, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BẮT BUỘC TỪ: 1 THÁNG 7 2016 . BẢO ĐẢM NÔNG

Mã tham chiếu: IFA V5.0-2_tháng 07/2016; Phiên bản Tiếng Việt Điểm kiểm soát và Chuẩn mực Tuân thủ – Cơ sở Tất cả các nông trại Trang: 10 / 99

1701

11_G

G_I

FA_C

PC

C_A

F_V5

-0-2

_vn

STT Điểm kiểm soát Chuẩn mực tuân thủ Level

AF. 3 VỆ SINH Con người đóng vai trò cốt lõi trong việc ngăn ngừa sản phẩm bị nhiễm bẩn. Người làm việc ở nông trại và những nhà thầu có liên quan, cũng như

bản thân các nhà sản xuất là những người chịu trách nhiệm về chất lượng và sự an toàn của sản phẩm. Việc giáo dục và đào tạo sẽ hỗ trợ tiến trình hướng đến sản xuất an toàn. Phần này hướng đến mục tiêu bảo đảm thực hành sản xuất tốt để giảm thiểu những rủi ro về vấn đề vệ sinh và đảm bảo rằng tất cả người lao động đều hiểu được các yêu cầu và đủ năng lực để thực hiện các nghĩa vụ của họ. Những yêu cầu về vệ sinh, cụ thể đối với từng hoạt động nhất định như thu hoạch và xử lý sản phẩm, được quy định trong mô đun Tiêu chuẩn áp dụng.

AF. 3.1 Nông trại sản xuất có văn bản ghi chép việc đánh giá rủi ro về vệ sinh không?

Việc đánh giá rủi ro được ghi chép lại bằng văn bản đối với những vấn đề vệ sinh trong môi trường sản xuất. Rủi ro tuỳ thuộc vào các sản phẩm được sản xuất và/hoặc được cung cấp. Bản đánh giá rủi ro có thể chỉ đưa ra các thông tin chung chung, nhưng phải phù hợp với điều kiện sản xuất tại từng nông trại và phải được xem xét hàng năm và cập nhật khi có thay đổi (ví dụ: các hoạt động khác). Không chấp nhận việc Không Áp Dụng.

Thứ yếu

Page 11: BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại - …•, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BẮT BUỘC TỪ: 1 THÁNG 7 2016 . BẢO ĐẢM NÔNG

Mã tham chiếu: IFA V5.0-2_tháng 07/2016; Phiên bản Tiếng Việt Điểm kiểm soát và Chuẩn mực Tuân thủ – Cơ sở Tất cả các nông trại Trang: 11 / 99

1701

11_G

G_I

FA_C

PC

C_A

F_V5

-0-2

_vn

STT Điểm kiểm soát Chuẩn mực tuân thủ Level

AF. 3.2 Nông trại sản xuất có văn bản ghi chép về quy trìnhvệ sinh và có hướng dẫn về vệ sinh được thể hiện một cách dễ nhìn cho tất cả người lao động và khách tham quan đến nông trại có thể có những hoạt động gây rủi ro đến an toàn thực phẩm không?

Nông trại phải có quy trình về vệ sinh xử lý những rủi ro đã được nhận diện trong đánh giá rủi ro trong mục AF 3.1. Nông trại cũng phải cócác hướng dẫn về vệ sinh được thể hiện một cách dễ nhìn cho tất cả người lao động (bao gồm cả nhà thầu phụ) và khách tham quan; có các ký hiệu rõ ràng (tranh ảnh) và/hoặc sử dụngngôn ngữ phổ thông của người lao động. Hướng dẫn phải dựa trên kết quả bản đánh giá rủi ro trong mục AF 3.1 và tối thiểu phải có thông tin:

- Việc cần thiết phải rửa tay

- Việc cần thiết phải che những vết cắt trên da

- Hạn chế hút thuốc, ăn uống ở một số khu vực nhất định

- Khai báo bất cứ tình huống hoặc trường hợp lây nhiễm có liên quan, bao gồm các dấu hiệu của bệnh (ví dụ: ói mửa, vàng da, tiêu chảy), mà theo đó người lao động sẽ bị hạn chế tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm và bề mặt tiếp xúc với thực phẩm.

- Khai báo làm nhiễm bẩn sản phẩm với chất dịch trên cơ thể.

- Sử dụng quần áo bảo hộ lao động thích hợp trong những trường hợp các hoạt động của cá nhân có thể gây rủi ro làm nhiễm bẩn sản phẩm.

Thứ yếu

AF. 3.3 Tất cả mọi người làm việc ở nông trại có được đào tạo cơ bản hàng năm về vệ sinh phù hợp với các hoạt động sản xuất và theo hướng dẫn về vệ sinh tại mục AF 3.2 không?

Phải tổ chức đào tạo giới thiệu về vệ sinh bằng tài liệu hoặc thuyết trình.Tất cả người lao động mới phải được tham dự lớp đào tạo này và ký tên xác nhận có tham gia.Tất cả các hướng dẫn nêu ở mục AF.3.2 phải được trình bày trong khóa đào tạo này. Hàng năm, tất cả người lao động, kể cả chủ và người quản lí, đều phải tham gia khóa đào tạo cơ bản về vệ sinh của nông trại.

Thứ yếu

AF. 3.4 Tất cả các quy trình vệ sinh trong nông trại có được thực hiện không?

Người lao động đã được phân công nhiệm vụ trong quy trình vệ sinh phải thể hiện được năng lực của mình trong buổi kiểm tra và phải có bằng chứng quan sát được cho thấy các quy trình vệ sinh đã được thực hiện. Không chấp nhận việc Không Áp Dụng.

Chính yếu

Page 12: BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại - …•, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BẮT BUỘC TỪ: 1 THÁNG 7 2016 . BẢO ĐẢM NÔNG

Mã tham chiếu: IFA V5.0-2_tháng 07/2016; Phiên bản Tiếng Việt Điểm kiểm soát và Chuẩn mực Tuân thủ – Cơ sở Tất cả các nông trại Trang: 12 / 99

1701

11_G

G_I

FA_C

PC

C_A

F_V5

-0-2

_vn

STT Điểm kiểm soát Chuẩn mực tuân thủ Level

AF. 4 SỨC KHOẺ, AN TOÀN VÀ PHÚC LỢI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG Con người đóng vai trò cốt lõi cho hoạt động an toàn và hiệu quả của bất kỳ trang trại nào. Người làm việc ở nông trại và những nhà thầu có liên

quan, cũng như bản thân các nhà sản xuất là những người chịu trách nhiệm về chất lượng sản xuất và bảo vệ môi trường. Việc giáo dục và đào tạo sẽ hỗ trợ tiến trình hướng đến tính bền vững và xây dựng dựa trên vốn xã hội. Phần này hướng đến mục tiêu bảo đảm sản xuất an toàn tại nơi làm việc, đảm bảo rằng tất cả công nhân hiểu và có năng lực để thực hiện nhiệm vụ của họ; được trang bị với những thiết bị thích hợp cho phép họ làm việc một cách an toàn; và trong tất cả các sự cố có thể xảy ra, họ nhận được sự trợ giúp thích hợp và đúng lúc.

AF. 4.1 Sức khoẻ và sự an toàn

AF. 4.1.1 Nông trại sản xuất có văn bản ghi chép việc đánh giá rủi ro về các mối nguy tới sức khỏe và sự an toàn của người lao động không?

Việc đánh giá rủi ro được ghi chép lại có thể có tính chất chung chung nhưng phải thích hợp với các điều kiện sản xuất tại từng nông trại. Việc đánh giá rủi ro phải được xem xét và cập nhật thường xuyên khi có sự thay đổi trong tổ chức (ví dụ: máy móc mới, khu nhà mới, sản phẩm bảo vệ cây trồng mới, thực hành canh tác được sửa đổi). Ví dụ về các mối nguy hiểm bao gồm, nhưng không giới hạn: vận chuyển các bộ phận máy móc, truyền năng lượng (PTO), điện, các phương iện và máy móc đi lại trong nông trại, lửa trong các toà nhà trong nông trại, sử dụng phân bón hữu cơ, tiếng ồn quá mức, bụi, rung động, nhiệt độ quá cao, thang, kho nhiên liệu, bể bùn, vv.. Không chấp nhận việc Không Áp Dụng.

Thứ yếu

AF. 4.1.2 Nông trại sản xuất có văn bản ghi chép về quy trìnhvề sức khỏe và an toàn của người lao động xử lý những vấn đề đề cập trong đánh giá rủi ro đã nêu tại mục AF 4.1.1 không?

Các quy trình về sức khỏe và an toàn của người lao động phải bao gồm các điểm đã được nhận diện trong khi tiến hành đánh giá rủi ro (AF 4.1.1) và phải phù hợp với các hoạt động tại nông trại. Các quy trình này phảibao gồm các thủ tục trong trường hợp cứu hoặc tai nạn, các kế hoạch dự phòng để xử lý bất kỳ rủi ro nào phát sinh trong các tình huống làm việc... Các quy trình phải luôn được xem xét lại hàng năm và được cập nhật khi đánh giá rủi ro thay đổi

Cơ sở hạ tầng, các phương tiện và thiết bị tại nông trại phải được xây dựng và duy trì theo cách thức sao cho giảm thiểu các mối nguy đến sức khoẻ và sự an toàn của người lao động trên thực tế.

Thứ yếu

Page 13: BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại - …•, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BẮT BUỘC TỪ: 1 THÁNG 7 2016 . BẢO ĐẢM NÔNG

Mã tham chiếu: IFA V5.0-2_tháng 07/2016; Phiên bản Tiếng Việt Điểm kiểm soát và Chuẩn mực Tuân thủ – Cơ sở Tất cả các nông trại Trang: 13 / 99

1701

11_G

G_I

FA_C

PC

C_A

F_V5

-0-2

_vn

STT Điểm kiểm soát Chuẩn mực tuân thủ Level

AF. 4.1.3 Tất cả người lao động có được đào tạo về sức khỏe và sự an toàn theo đánh giá rủi ro tại mục AF 4.1.1 không?

Qua quan sát phải thấy được rằng người lao động có khả năng thể hiện được năng lực của họ đối với nhiệm vụ và công việc được giao (vào ngày kiểm tra nếu có thể). Cần phải có bằng chứng về việc hướng dẫn cho người lao động bằng ngôn ngữ và tài liệu đào tạo phù hợp. Nhà sản xuất phải tự tiến hành đào tạo cho người lao động nếu có hướng dẫn hoặc những tài liệu đào tạokhác (nghĩa là không nhất thiết cần phải có một đơn vị ngoài thực hiện việc đào tạo). Không chấp nhận việc Không Áp Dụng.

Thứ yếu

AF. 4.2 Đào tạo

AF. 4.2.1 Có hồ sơ lưu trữ về các hoạt động đào tạo và những người tham gia khóa đào tạo không?

Phải lưu trữ hồ sơ ghi chép về các hoạt động đào tạo bao gồm chủ đề đào tạo, người đào tạo, ngày đào tạo và người tham dự. Yêu cầu phải có bằng chứng đã tham dự đào tạo.

Thứ yếu

AF. 4.2.2 Những công nhân xử lý hoặc quản lý các loại thuốc thú y, hóa chất, chất tẩy rửa, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt côn trùng và/hoặc các hóa chất độc hại khác và những công nhân vận hành các trang thiết bị nguy hiểm hoặc phức tạp, đã được xác định trong bản phân tích rủi ro tại mục AF.4.1.1, có giấy chứng nhận đủ năng lực và/hoặc thông tin chi tiết của các chứng nhận khác tương tự không?

Hồ sơ ghi chép phải xác nhận được những người lao động thực hiện các nhiệm vụ như thế và có thể chứng minh được năng lực thực hiện (ví dụ: giấy chứng nhận được đào tạovà/hoặchồ sơ đào tạo xác nhận có tham dự). Điều này bao gồm cả việc tuân thủ theo pháp luật hiện hành.Không chấp nhận việc Không Áp Dụng.

Đối với cơ sở nuôi trồng thuỷ sản, tham khảo chéo với mô đun Nuôi trồng Thuỷ sản AB 4.1.1.

Trong chăn nuôi, phải có bằng chứng cho thấy người lao động quản lý thuốc có kinh nghiệm phù hợp.

Chính yếu

Page 14: BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại - …•, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BẮT BUỘC TỪ: 1 THÁNG 7 2016 . BẢO ĐẢM NÔNG

Mã tham chiếu: IFA V5.0-2_tháng 07/2016; Phiên bản Tiếng Việt Điểm kiểm soát và Chuẩn mực Tuân thủ – Cơ sở Tất cả các nông trại Trang: 14 / 99

1701

11_G

G_I

FA_C

PC

C_A

F_V5

-0-2

_vn

STT Điểm kiểm soát Chuẩn mực tuân thủ Level

AF. 4.3 Mối nguy hiểm và Sơ cứu

AF. 4.3.1 Có thiết lập các quy trình liên quan đến tai nạn trường hợp khẩn không? Và quy trình này được trình bày dễ nhìn không, có được thông báo với tất cả những người liên quan đến hoạt động sản xuất của nông trại, bao gồm cả nhà thầu phụ và khách tham quan không?

Quy trình cố định liên quan tới tai nạn phải được trình bày rõ ràng ở những nơi có thể dễ quan sát và tiếp cận đối với người lao động, khách tham quan và nhà thầu phụ. Những hướng dẫn này phải được trình bày bằng ngôn ngữ phổ thông của người lao động và/hoặc chữ tượng hình.

Quy trình xác định được các nội dung như sau:

- Vị trí tham chiếu trên bản đồ hoặc địa chỉ nông trại

- (Những) người liên lạc.

- Danh sách cập nhật các số điện thoại liên quan (cảnh sát, cứu thương, bệnh viện, cứu hỏa, chỉ dẫn cứu tại nông trại hoặc bằng các phương tiên vận chuyển, nhà cung điện, nướcvà ga).

Các quy trình khác có thể bao gồm:

- Nơi gần nhất có phương tiện liên lạc (điện thoại, truyền thanh).

- Cách thức và nơi liên lạc với các dịch vụ y tế địa phương, bệnh viện và các dịch vụ cứu khác. (Tai nạn xảy ra Ở ĐÂU?, CHUYỆN GÌ đã xảy ra?, CÓ BAO NHIÊU NGƯỜI bị thương?, LOẠI THƯƠNG TÍCH là gì? AI đang gọi điện?).

- Nơi có trang thiết bị cứu hỏa.

- Lối thoát hiểm.

- Cầu dao cắt điện/ga/nước trong trường hợp khẩn cấp.

- Cách thức báo cáo tai nạn và các tình huống nguy hiểm.

Đối với cơ sở nuôi trồng thuỷ sản, tham khảo chéo với mô đun Nuôi trồng Thuỷ sản AB 3.1.4.

Thứ yếu

Page 15: BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại - …•, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BẮT BUỘC TỪ: 1 THÁNG 7 2016 . BẢO ĐẢM NÔNG

Mã tham chiếu: IFA V5.0-2_tháng 07/2016; Phiên bản Tiếng Việt Điểm kiểm soát và Chuẩn mực Tuân thủ – Cơ sở Tất cả các nông trại Trang: 15 / 99

1701

11_G

G_I

FA_C

PC

C_A

F_V5

-0-2

_vn

STT Điểm kiểm soát Chuẩn mực tuân thủ Level

AF. 4.3.2 Các mối nguy tiềm ẩn có được nhận biết một cách rõ ràng bằng những biển cảnh báo không?

Các biển cảnh báo dễ đọc và được đặt cố định phải chỉ ra những mối nguy tiềm ẩn. Trong các trường hợp áp dụng, những mối nguy hiểm có thể bao gồm hố nước thải, bể nhiên liệu, cơ xưởng, cửa đi vào khu vực kho trữ các loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hay bất kì hóa chất nào khác. Phải luôn có biển cảnh báo và những biển báo này phải được trình bày bằng ngôn ngữ phổ thông của người lao động và/hoặc chữ tượng hình. Không chấp nhận việc Không Áp Dụng.

Thứ yếu

AF. 4.3.3 Nội dung khuyến cáo về an toàn đối với các chất độc hại cho sức khỏe của người lao động có sẵn có/người lao động có tiếp cận được không?

Khi có yêu cầu, để đảm bảo đưa ra được một hành động thích hợp, các thông tin (ví dụ: website, số điện thoại, bản cơ sở dữ liệu an toàn nguyên liệu, v.v…) phải có thể tiếp cận được.

Đối với cơ sở nuôi trồng thuỷ sản, tham khảo chéo với mô đun Nuôi trồng Thuỷ sản AB 3.1.2.

Thứ yếu

AF. 4.3.4 Bộ dụng cụ sơ cứu, cứu có được trang bị ở tất cả những nơi cố định và ở những vị trí gần nơi làm việc ngoài trời không?

Bộ dụng cụ sơ cứu, cứu phải đầy đủ và được thường xuyên bảo dưỡng (theo các khuyến cáo địa phương và phù hợp với các hoạt động sản xuất diễn ra tại nông trại) phải sẵn có và có thể tiếp cận được ở tất cả các vị trí cố định và có thể vận chuyển (bằng máy kéo, xe ô tô, vv…) đến nơi gần khu vực làm việc ngoài trờitheo yêu cầu trong bản đánh giá rủi ro trong mục AF 4.1.1.

Thứ yếu

AF. 4.3.5 Có luôn có một số lượng hợp lý những người (ít nhất là một người) được đào tạo về công tác sơ cứu có mặt tại mỗi nông trại bất cứ khi nào thực hiện hoạt động sản xuất tại nông trại không?

Luôn phải có ít nhất một người được đào tạo về công tác sơ cứu (trong vòng 5 năm gần nhất) có mặt tại nông trại khi thực hiện các hoạt động sản xuất tại nông trại. Tỷ lệ theo hướng dẫn: cứ 50 người thì phải có một người được đào tạo. Các hoạt động sản xuất tại nông trại bao gồm các hoạt động được nêu trong các mô đun của tiêu chuẩn này.

Thứ yếu

Page 16: BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại - …•, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BẮT BUỘC TỪ: 1 THÁNG 7 2016 . BẢO ĐẢM NÔNG

Mã tham chiếu: IFA V5.0-2_tháng 07/2016; Phiên bản Tiếng Việt Điểm kiểm soát và Chuẩn mực Tuân thủ – Cơ sở Tất cả các nông trại Trang: 16 / 99

1701

11_G

G_I

FA_C

PC

C_A

F_V5

-0-2

_vn

STT Điểm kiểm soát Chuẩn mực tuân thủ Level

AF. 4.4 Quần áo/Trang thiết bị bảo hộ lao động

AF. 4.4.1 Người lao động, khách tham quan, và nhà thầu phụ có được trang bị quần áo bảo hộ phù hợp theo yêu cầu pháp lý và/hoặc có hướng dẫn đính kèm trên nhãn mác hoặc hướng dẫn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền hay không?

Bộ quần áo bảo hộ đầy đủ theo yêu cầu pháp lý và/hoặc có hướng dẫn đính kèm trên nhãn mác hoặc hướng dẫn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền phải luôn trong tình trạng sẵn sàng để sử dụng tại nông trại, được sử dụng và được bảo quản trong điều kiện tốt. Để tuân thủ theo những yêu cầu ghi trên nhãn mác và/hoặc các hoạt động trong nông trại, trang thiết bị bảo hộ lao động có thể gồm những vật dụng sau: ủng cao su hoặc đồ đi ở chân phù hợp khác, quần áo không thấm nước, áo khoác bảo vệ, găng tay cao su, khẩu trang, các thiết bị thở thích hợp (bao gồm các thiết bị lọc thay thế), thiết bị bảo vệ tai và mắt, áo phao, vv… theo những yêu cầu bắt buộc ghi trên nhãn mác hoặc các hoạt động của nông trại.

Chính yếu

AF. 4.4.2 Quần áo bảo hộ có được giặt sạch sẽ sau khi dùng và được giữ tách biệt để tránh gây nhiễm bẩn của quần áo cá nhân hay không?

Áo quần bảo hộ phải được giữ sạch theo từng loại sử dụng và mức độ bẩn. Việc làm sạch dụng cụ và quần áo bảo hộ bao gồm cả việc phải tách riêng để không giặt cùng quần áo cá nhân. Găng tay sử dụng nhiều lần phải được giặt sạch trước khi tháo ra.Quần áo bảo hộ bẩn, rách, bị hư hỏng và nhữngbộ lọc hết hạn sử dụng cần được loại bỏ phù hợp. Các vật dụng dùng một lần (găng tay, áo khoác tiện dụng...) phải được loại bỏ ngay sau một lần sử dụng. Tất cả quần áo và trang thiết bị bảo hộ kể cả những thiết bị lọc thay thế đều phải được cất giữ bên ngoài kho thuốc bảo vệ thực vật và tách biệt hoàn toàn với bất kỳ hóa chất nào có thể gây nhiễm bẩn cho các loại quần áo và thiết bị này. Không chấp nhận việc Không Áp Dụng.

Chính yếu

AF. 4.5 Phúc lợi của người lao động

AF. 4.5.1 Có phải luôn có một thành viên ban quản lí chịu trách nhiệm về sức khỏe, an toàn lao động và phúc lợi của người lao động không?

Phải luôn sẵn có tài liệu chứng minh được rằng có thành viên ban quản lý được nêu tên và được xác định rõ ràng chịu trách nhiệm đảm bảo tuân thủ và thực hiện các các quy định địa phương và quốc gia hiện hành và có liên quanvề sức khỏe, an toàn và phúc lợi của người lao động.

Chính yếu

Page 17: BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại - …•, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BẮT BUỘC TỪ: 1 THÁNG 7 2016 . BẢO ĐẢM NÔNG

Mã tham chiếu: IFA V5.0-2_tháng 07/2016; Phiên bản Tiếng Việt Điểm kiểm soát và Chuẩn mực Tuân thủ – Cơ sở Tất cả các nông trại Trang: 17 / 99

1701

11_G

G_I

FA_C

PC

C_A

F_V5

-0-2

_vn

STT Điểm kiểm soát Chuẩn mực tuân thủ Level

AF. 4.5.2 Các buổi họp mang tính thảo luận 2 chiều có được diễn ra thường xuyên giữa ban quản lý và người lao động hay không? Có hồ sơ về những hành động thực hiện từ những buổi họp như thế hay không?

Hồ sơ ghi chép cho thấy những lo ngại về sức khỏe, an toàn và phúc lợi của người lao động luôn được ghi nhận trong các buổi thảo luận một cách cởi mở (tức là, không sợ bị đe doạ hay trù dập) và những buổi thảo luận như thế này phải được tổ chức ít nhất 1 lần trong năm. Không yêu cầu người đánh giá phải nhận xét về nội dung, sự chính xác hay kết quả của những buổi họp như thế. Phải có bằng chứng cho thấy những sức khoẻ, những lo ngại về sự an toàn và phúc lợi của người lao động đang được giải quyết.

Thứ yếu

AF. 4.5.3 Người lao động có được sử dụng các khu vực bảo quản thực phẩm sạch sẽ, khu nghỉ ngơi được chỉ định, có các trang thiết bị để rửa tay và nước uống hay không?

Người lao động phải được cung một khu vực để bảo quản thực phẩm và khu vực ăn uống nếu họ ăn uống tại nông trại. Phải luôn cung thiết bị rửa tay và nước uống cho người lao động.

Chính yếu

AF. 4.5.4 Có nơi nghỉ ngơi, sinh hoạt cho công nhân ngay tại nông trại không, và khu vực này có điều kiện cơ sở vật chất và dịch vụ cơ bản không?

Nơi sinh hoạt của công nhân tại nông trại phải đảm bảo có thể ở được, có mái chắc chắn, có cửa sổ và cửa chính, và có đủ các dịch vụ cơ bản như nước uống, nhà vệ sinh và đường thoát nước. Trong trường hợp không có đường thoát nước, có thể chấp nhận các hố tự hoại nếu tuân thủ theo các quy định địa phương

Chính yếu

AF. 4.5.5 Việc đưa đón người lao động (trong nông trại, tới và từ cánh đồng/vườn cây ăn quả) do nhà sản xuất cung có an toàn và tuân thủ theo các quy định quốc gia khi sử dụng để đưa đón người lao động trên các tuyến đường công cộng không?

Xe hoặc tàu thuyền phải an toàn cho người lao động, và khi sử dụng để đưa đón người lao động trên các tuyến đường công cộng phải tuân thủ theo những quy định về an toàn của quốc gia.

Thứ yếu

Page 18: BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại - …•, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BẮT BUỘC TỪ: 1 THÁNG 7 2016 . BẢO ĐẢM NÔNG

Mã tham chiếu: IFA V5.0-2_tháng 07/2016; Phiên bản Tiếng Việt Điểm kiểm soát và Chuẩn mực Tuân thủ – Cơ sở Tất cả các nông trại Trang: 18 / 99

1701

11_G

G_I

FA_C

PC

C_A

F_V5

-0-2

_vn

STT Điểm kiểm soát Chuẩn mực tuân thủ Level

AF. 5 NHÀ THẦU PHỤ Nhà thầu phụ là một tổ chức cung lao động, thiết bị và/hoặc nguyên vật liệu để thực hiện các hoạt động nông nghiệp cụ thể theo hợp đồng với nhà

sản xuất (ví dụ: thu hoạch ngũ cốc theo tập quán, phun và hái hoa quả).

AF. 5.1 Trường hợp nhà sản xuất thuê nhà thầu phụ để làm việc, nhà sản xuất có giám sát các hoạt động của nhà thầu phụ để đảm bảo rằng những hoạt động liên quan tới CPCC của GLOBALG.A.P. tuân thủ theo những quy định tương ứng không?

Nhà sản xuất có trách nhiệm quan sát các điểm kiểm soát áp dụng cho những nhiệm vụ do nhà thầu phụ thực hiện (nhà thầu phụ thực hiện các hoạt động nằm trong phạm vi quy định của Tiêu chuẩn GLOBALG.A.P.), bằng cách kiểm tra và ký vào bảnđánh giá nhà thầu phụ đối với mỗi nhiệm vụ và giai đoạn theo hợp đồng. Phải có bằng chứng cho thấy sự tuân thủ theo những điểm kiểm soát áp dụng tại nông trại trong thời gian tiến hành kiểm tra từ bên ngoài. i) Nhà sản xuất có thể thực hiện việc đánh giá và phải lưu giữ bằng chứng về việc tuân thủ những điểm kiểm soát được đánh giá. Nhà thầu phụ phải đồng ý rằng những tổ chức chứng nhận được GLOBALG.A.P. phê duyệt quyền xác minh những đánh giá này thông qua một cuộc thanh tra thực tế; hoặc ii) Một tổ chức chứng nhận thứ ba, được GLOBALG.A.P phê duyệt, có thể kiểm tra nhà thầu phụ. Nhà thầu phụ phải nhận được chứng nhận hợp chuẩn từ tổ chức chứng nhận, bao gồm những thông tin sau đây: 1) Ngày đánh giá, 2) Tên tổ chức chứng nhận, 3) Tên kiểm tra viên, 4) Chi tiết về nhà thầu phụ, và 5) Danh sách các điểm kiểm soát và chuẩn mực tuân thủ được kiểm tra. Giấy chứng nhận cho nhà thầu phụ theo các tiêu chuẩn không phải do GLOBALG.A.P. chính thức phê duyệt không phải là bằng chứng có giá trị về tuân thủ theo các tiêu chuẩn của GLOBALG.A.P.

Chính yếu

Page 19: BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại - …•, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BẮT BUỘC TỪ: 1 THÁNG 7 2016 . BẢO ĐẢM NÔNG

Mã tham chiếu: IFA V5.0-2_tháng 07/2016; Phiên bản Tiếng Việt Điểm kiểm soát và Chuẩn mực Tuân thủ – Cơ sở Tất cả các nông trại Trang: 19 / 99

1701

11_G

G_I

FA_C

PC

C_A

F_V5

-0-2

_vn

STT Điểm kiểm soát Chuẩn mực tuân thủ Level

AF. 6 QUẢN LÝ, TÁI CHẾ VÀ TÁI SỬ DỤNG CHẤT THẢI, CHẤT GÂY Ô NHIỄM Việc giảm thiểu chất thải phải bao gồm: soát xét lại những quy phạm thực hành sản xuất hiện hành, tránh tạo chất thải, làm giảm bớt chất thải, tái sử

dụng chất thải và tái chế chất thải.

AF. 6.1 Nhận biết chất thải và chất gây ô nhiễm

AF. 6.1.1 Trong tất cả các khu vực của nông trại, sản phẩm có thể là chất thải và nguồn gây ô nhiễm có được nhận biết hay không?

Phải liệt kê tất cả các sản phẩm có thể là chất thải (như: giấy, bìa, nhựa, dầu...) và các nguồn gây ô nhiễm (như: phân bón thừa, khói xả, dầu, nhiên liệu, tiếng ồn, chất phế thải, hóa chất, nước tắm cho cừu, thức ăn thừa, tảo được loại ra khi làm sạch ao nuôi...) sinh ra trong quá trình sản xuất tại nông trại.

Đối với cơ sở trồng trọt, nhà sản xuất phải cân nhắc việc trộn phần dư thừa và rửa bể.

Thứ yếu

AF. 6.2 Kế hoạch hành động về Chất thải và Chất gây ô nhiễm

AF. 6.2.1 Có kế hoạch quản lý chất thải tại nông trại bằng văn bản để tránh và/hoặclàm giảm chất thải và chất gây ô nhiễm ở mức có thể không, và kế hoạch quản lý chất thải có bao gồm các khoản mục tương ứng với xử lý chất thải không?

Phải luôn sẵn có một kế hoạch toàn diện, thông dụngdưới dạng văn bản về giảm thiểu chất thải, tái chế chất ô nhiễm và chất thải. Kế hoạch này phải xem xét tới những yếu tố gây ô nhiễm không khí, đấ và nước cùng với tất cả sản phẩm và các nguồn khác được quy định trong kế hoạch. Đối với cơ sở nuôi trồng thuỷ sản, tham khảo chéo với mô đun Nuôi trồng Thuỷ sản AB 9.1.1.

Thứ yếu

AF. 6.2.2 Nông trại có được giữ trong điều kiện gọn gàng và ngăn nắp không? Đánh giá bằng quan sát phải cho thấy rằng không bằng chứng nào về chất thải/rác trong khu vực lân cận gần nơi sản xuất hoặc kho chứa. Có thể chấp nhận một số lượng rác, chất thải phụ và không đáng kể được trữ tại những khu vực chỉ định, cũng như là các loại rác thải được loại ra trong ngày làm việc. Tất cả các loại rác và chất thải khác phải được dọn sạch sẽ, bao gồm cả những phần nhiên liệu tràn ra.

Chính yếu

Page 20: BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại - …•, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BẮT BUỘC TỪ: 1 THÁNG 7 2016 . BẢO ĐẢM NÔNG

Mã tham chiếu: IFA V5.0-2_tháng 07/2016; Phiên bản Tiếng Việt Điểm kiểm soát và Chuẩn mực Tuân thủ – Cơ sở Tất cả các nông trại Trang: 20 / 99

1701

11_G

G_I

FA_C

PC

C_A

F_V5

-0-2

_vn

STT Điểm kiểm soát Chuẩn mực tuân thủ Level

AF. 6.2.3 Khu vực chứa dầu diesel và các bể chứa nhiên liệu khác có an toàn với môi trường không?

Tất cả bể chứa nhiên liệu phải tuân thủ theo các quy định của địa phương. Trong trường hợp không có quy định của địa phương về lưu trữ nhiên liệu bị đổ hoặc tràn ra, tối thiểu phải có khu vực quây chứa, không thấm nước và có khả năng chứa được ít nhất 110% bể chứa lớn nhất trong khu vực này, trừ trường hợp đây là khu vực nhạy cảm với môi trường thì sức chứa của khu vực này phải là 165% dung tích của bể chứa lớn nhất. Phải có biển báo cấm hút thuốc được đặt trong khu vực và có các quy định về phòng cháy chữa cháy trong trường hợp khẩn gần đó.

Thứ yếu

AF. 6.2.4 Nếu không có nguy cơ lây truyền dịch hại, bệnh và cỏ dại, các chất thải hữu cơ có được ủ và sử dụng để điều hòa đất không?

Chất thải hữu cơ được ủ và sử dụng để điều hòa đất. Phương pháp trộn phải đảm bảo rằng không gây nguy cơ lây lan dịch hại, bệnh và cỏ dại. Đối với cơ sở nuôi trồng thuỷ sản, tham khảo chéo với mô đun Nuôi trồng Thuỷ sản AB 10.2.2.

Khuyến cáo

AF. 6.2.5 Nước có được sử dụng để rửa và làm sạch những vật/loài bị loại bỏ khỏi nông trại để đảm bảo rằng có ít tác động đến môi trường, rủi ro về sức khỏe và an toàn nhất không?

Nước thải từ quá trình rửa máy móc bị bẩn, ví dụ thiết bị phun, thiết bị bảo hộ cá nhân, thiết bị làm mát bằng nước, các khu nhà có động vật, phải được thu gom lại và thải ra sao cho đảm bảo rằng có ít tác động nhất tới môi trường, sức khỏe và sự an toàn của người lao động tại nông trại, khách tham quan và cộng động ở gần đó, cũng như tuân thủ pháp lý. Tham khảo quy định về rửa bể chứa trong mục CB 7.5.1.

Recom

AF. 7 BẢO TỒN Việc canh tác và môi trường có mối liên kết không thể tách rời đuợc. Quản lý động vật hoang dã và cảnh quan là vấn đề cực kỳ quan trọng. Sự

phong phú và đa dạng của thảm thực vật và động vật sẽ làm lợi cho sự phát triển của nhiều loài cũng như đa dạng cấu trúc đất đai và phong cảnh.

AF. 7.1 Ảnh hưởng của hoạt động nông nghiệp lênMôi trường và Đa dạng sinh học (tham khảo chéo với AB.9 Môđun dành cho Nuổi trồng Thủy sản)

AF. 7.1.1 Mỗi nhà sản xuất có lập kế hoạch quản lý động vật hoang dã và kế hoạch bảo tồn cho hoạt động sản xuất của nông trại, trong đó cho thấy nhà sản xuất đã nhận thức được tác động của hoạt động nuôi trồng đối với môi trường hay không?

Phải có kế hoạch hành động bằng văn bản với mục tiêu nâng cao chất lượng sinh cảnh của động thực vật và duy trì đa dạng sinh học tại nông trại. Kế hoạch này có thể là một kế hoạch riêng hoặc một hoạt động của khu vực mà nông trại tham gia vào hoặc nằm trong phạm vi áp dụng. Kế hoạch này bao gồm kiến thức về các biện pháp thực hành quản lý dịch hại tổng hợp, việc sử dụng dinh dưỡng cho cây trồng, các khu bảo tồn, cung nước, ảnh hưởng tới những người sử dụng khác v.v...

Thứ yếu

Page 21: BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại - …•, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BẮT BUỘC TỪ: 1 THÁNG 7 2016 . BẢO ĐẢM NÔNG

Mã tham chiếu: IFA V5.0-2_tháng 07/2016; Phiên bản Tiếng Việt Điểm kiểm soát và Chuẩn mực Tuân thủ – Cơ sở Tất cả các nông trại Trang: 21 / 99

1701

11_G

G_I

FA_C

PC

C_A

F_V5

-0-2

_vn

STT Điểm kiểm soát Chuẩn mực tuân thủ Level

AF. 7.1.2 Nhà sản xuất có quan tâm đến cách thức nâng cao điều kiện môi trường nhằm đem lại lợi ích cho cộng đồng địa phương và quần thể động thực vật hay không? Chính sách này có tương thích với hoạt động sản xuất nông nghiệp thương mại bền vững và có giảm thiểu tác động của hoạt động nông nghiệp đối với môi trường hay không?

Phải có những hoạt động và sáng kiến cụ thể được thực hiện bởi 1) nhà sản xuất ngay tại nông trại của mình hoặctrong phạm vi địa phương hoặc khu vực 2) tham gia vào một nhóm chủ động trong các kế hoạch bảo vệ môi trường hướng tới đảm bảo chất lượng của hệ sinh thái và các yếu tố trong đó.Trong kế hoạch bảo tồn cần có cam kết thực hiện một cuộc đánh giá cơ bản về những mức độ bảo tồn hiện tại, địa điểm, điều kiện... của quần thể động thực vật trong nông trại để có thể xây dựng được các hoạt động trong kế hoạch. Trong phạm vi kế hoạch bảo tồn, cần có một danh mục rõ ràng về những ưu tiên và hành động để nâng cao chất lượng sinh cảnh của quần thể động thực vật ở nơi có thể làm được và gia tăng tính đa dạng sinh học tại nông trại.

Khuyến cáo

AF. 7.2 Nâng hệ sinh thái của những vùng nuôi không thể sản xuất được

AF. 7.2.1 Những nơi không thể sản xuất được (vùng thấp ngập úng, đất rừng, các doi đất mới bồi hoặc những vùng đất bạc màu...) có được quan tâm để chuyển đối thành những khu sinh thái có trọng tâm nhằm khuyến khích sự phát triển của quần thể động thực vật tự nhiên hay không?

Nên có một kế hoạch nhằm chuyển đổi những vùng không thể sản xuất được và những khu vực đã được nhận diện là nơi ưu tiên về mặt sinh thái học để trở thành những khu vực bảo tồn, nếu có thể.

Khuyến cáo

AF. 7.3 Hiệu quả sử dụng năng lượng

Thiết bị sản xuất nông nghiệp phải được lựa chọn và bảo dưỡng để có hiệu suất năng lượng tối đa. Khuyến khích sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo.

AF. 7.3.1 Nhà sản xuất có thể chứng minh được việc giám sát sử dụng năng lượng trong nông trại hay không?

Phải có hồ sơ ghi chép việc sử dụng năng lượng (ví dụ: hóa đơn tiêu thụ năng lượng chi tiết). Nhà sản xuất/tổ hợp sản xuất phải biết được địa điểm và cách thức tiêu thụ năng lượng tại nông trại và thông qua các biện pháp thực hành nông nghiệp. Các thiết bị sử dụng trong nông trại phải được lựa chọn và bảo dưỡng sao cho tiêu thụ năng lượng tối ưu nhất.

Thứ yếu

AF. 7.3.2 Dựa vào kết quả giám sát, nông trại có kế hoạch cải thiện hiệu quả sử dụng năng lương tại nông trại không?

Phải có kế hoạch bằng văn bản xác định các cơ hội để cải thiện hiệu quả sử dụng năng lương tại nông trại.

Khuyến cáo

AF. 7.3.3 Kế hoạch cải thiện hiệu quả sử dụng năng lương tại nông trại có cân nhắc tới yếu tố giảm thiểu sử dụng những nguồn năng lượng không tái tạo được không?

Nhà sản xuất phải cân nhắc tới vấn đề giảm bớt việc sử dụng những nguồn năng lượng không tái tạo được tới mức ít nhất có thể và sử dụng những nguồn năng lượng có thể tái tạo được.

Khuyến cáo

Page 22: BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại - …•, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BẮT BUỘC TỪ: 1 THÁNG 7 2016 . BẢO ĐẢM NÔNG

Mã tham chiếu: IFA V5.0-2_tháng 07/2016; Phiên bản Tiếng Việt Điểm kiểm soát và Chuẩn mực Tuân thủ – Cơ sở Tất cả các nông trại Trang: 22 / 99

1701

11_G

G_I

FA_C

PC

C_A

F_V5

-0-2

_vn

STT Điểm kiểm soát Chuẩn mực tuân thủ Level

AF. 7.4 Thu gom/tái sử dụng nước

AF. 7.4.1 Nếu khả thi, các biện pháp thu gom nước, nếu phù hợp, để tái sử dụng, cân nhắc tới mọi vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm có được thực hiện không?

Nên thu gom nước trong trường hợp khả thi về cả mặt thương mại và thực tế, ví dụ: từ mái nhà, nhà kính… Thu gom các nguồn nước trong khu vực nông trại có thể cần giấy phép hợp pháp của chính quyền.

Khuyến cáo

AF. 8 KHIẾU NẠI Quản lý khiếu nại sẽ giúp toàn bộ hệ thống sản xuất tốt hơn.

AF. 8.1 Có sẵn thủ tục khiếu nại liên quan đến những vấn đề bên trong và bên ngoài tiêu chuẩn GLOBALGAP hay không, và thủ tục này có bảo đảm rằng các khiếu nại được ghi chép, nghiên cứu và theo dõi một cách đầy đủ, bao gồm cả ghi chép các hành động đã thực hiện hay không?

Thủ tục khiếu nại bằng văn bản phải luôn sẵn có để tạo điều kiện thuận lợi cho việc ghi chép và theo dõi tất cả khiếu nại nhận được liên quan tới những vấn đề được kiểm soát bởi các hoạt động GLOBALG.A.P được thực hiện tương ứng với mỗi khiếu nại. Đối với các tổ hợp sản xuất, các thành viên không cần phải có một thủ tục khiếu nại hoàn chỉnh, mà chỉ cần có một số phần liên quan đến mình. Thủ tục khiếu nại phải bao gồm việc thông báo tới Văn phòngGLOBALG.A.P. thông qua tổ chức chứng nhận trong trường hợp nhà sản xuất được một cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan chính quyền địa phương thông báo rằng nhà sản xuất bị điều tra và/hoặc đã chịu xử phạt trong phạm vi chứng nhận. Không chấp nhận việc Không Áp Dụng.

Chính yếu

AF. 9 QUY TRÌNH HỦY BỎ/ THU HỒI AF. 9.1 Nhà sản xuất có quy trình dưới dạng văn bản về cách thức quản

lý/thực hiện việc hủy /thu hồi các sản phẩm được chứng nhận hiện đang lưu hành trên thị trường và quy trình này có được kiểm tra hàng năm hay không?

Nhà sản xuất phải có các quy trình bằng văn bản trong đó xác định loại sự kiện có thể dẫn tới việc thu hồi/hủy bỏ sản phẩm, người chịu trách nhiệm ra quyết định đối với những trường hợp có thể thu hồi sản phẩm, cơ chế thông báo bước tiếp theo trong chuỗi cung ứng và tổ chức chứng nhận GLOBALG.A.P và phương pháp điều chỉnh tồn kho.

Các quy trình phải được kiểm tra hàng năm để đảm bảo luôn hiệu quả. Việc kiểm tra phải được lưu hồ sơ (ví dụ: lựa chọn một lô sản phẩm vừa bán gần nhất, xác định số lượng và nơi lưu giữ hiện tại của sản phẩm, và xác minh xem các bước tiếp theo bao gồm cả lô sản phẩm và tổ chức chứng nhận được liên hệ. Không cần liên hệ với khách hàng trong lần thu hồi thử nghiệm. Chỉ cần một danh sách số điện thoại và email là đủ). Không chấp nhận việc Không Áp Dụng.

Chính yếu

Page 23: BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại - …•, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BẮT BUỘC TỪ: 1 THÁNG 7 2016 . BẢO ĐẢM NÔNG

Mã tham chiếu: IFA V5.0-2_tháng 07/2016; Phiên bản Tiếng Việt Điểm kiểm soát và Chuẩn mực Tuân thủ – Cơ sở Tất cả các nông trại Trang: 23 / 99

1701

11_G

G_I

FA_C

PC

C_A

F_V5

-0-2

_vn

STT Điểm kiểm soát Chuẩn mực tuân thủ Level

AF. 10 BẢO VỆ THỰC PHẨM (không áp dụng cho Hoa, Cây cảnh và Vật liệu Nhân giống Cây trồng) AF. 10.1 Có thực hiện đánh giá rủi ro đối với việc bảo vệ thực phẩm và các

quy trình có luôn sẵn có để giải quyết những rủi ro liên quan tới bảo vệ thực phẩm đã được xác định hay không?

Những mối đe dọa tiềm ẩn đối với an toàn thực phẩm trong tất cả giai đoạn sản xuất phải được nhận diện và đánh giá. Việc xác định rủi ro bảo vệ thực phẩm phải đảm bảo rằng tất cả các nguồn đầu vào phải từ các nguồn an toàn và đảm bảo. Thông tin về tất cả người lao động và các nhà thầu phụ phải sẵn có. Các quy trình thực hiện các biện pháp khắc phục phải luôn sẵn sàng trong những trường hợp cố ý đe dọa.

Chính yếu

AF. 11 TRẠNG THÁI GLOBALG.A.P

AF. 11.1 Tất cả hồ sơ giao dịch có bao gồm việc tham chiếu tới trạng thái chứng nhận GLOBALG.A.P và số GGN không?

Hóa đơn bán hàng và, nếu phù hợp, các hồ sơ khác liên quan đến bán hàng/nguyên liệu được chứng nhận phải có số GGN của nhà sản xuất được chứng nhận VÀ tham chiếu tới trạng thái được chứng nhận GLOBALG.A.P. Quy định này không bắt buộc đối với những hồ sơ nội bộ.

Nếu nhà sản xuất có số GLN, phải sử dụng số này thay cho số GGN của GLOBALG.A.P. trong quá trình đăng ký.

Nhận diện tình trạng chứng nhận là đủ trên cáchồ sơ giao dịch (ví dụ: ‘‘<tên sản phẩm> được chứng nhận GLOBALG.A.P.’’). Những sản phẩm không được chứng nhận không cần phải xác định là “không được chứng nhận”.

Nhận diện tình trạng chứng nhận là bắt buộc dù cho sản phẩm được chứng nhận có được bán như là sản phẩm được chứng nhận hay không được chứng nhận. Quy định này có thể không cần kiểm tra trong lần kiểm tra ban đầu (lần đầu tiên), do nhà sản xuất vẫn chưa được chứng nhận vànhà sản xuất không thể tham chiếu tới trạng thái được chứng nhận GLOBALG.A.P. trước khi có quyết định được chứng nhận đầu tiên.

Không áp dụng nếu có văn bản thỏa thuận giữa nhà sản xuất và khách hàng về việc không xác nhận trạng thái GLOBALG.A.P. của sản phẩm và/hoặc số GGN trong các hồ sơ giao dịch.

Chính yếu

Page 24: BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại - …•, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BẮT BUỘC TỪ: 1 THÁNG 7 2016 . BẢO ĐẢM NÔNG

Mã tham chiếu: IFA V5.0-2_tháng 07/2016; Phiên bản Tiếng Việt Điểm kiểm soát và Chuẩn mực Tuân thủ – Cơ sở Tất cả các nông trại Trang: 24 / 99

1701

11_G

G_I

FA_C

PC

C_A

F_V5

-0-2

_vn

STT Điểm kiểm soát Chuẩn mực tuân thủ Level

AF. 12 SỬ DỤNG LOGO AF. 12.1 Từ ngữ, thương hiệu, mã QR hoặc logo của GLOBALG.A.Pvàsố

GGN (Số GLOBALG.A.P) có được sử dụng theo các quy định Chung của GLOBALG.A.P và theo Thỏa thuận Chứng nhận và phép bổ sung không?

Nhà sản xuất/tổ hợp sản xuất phải sử dụng từ ngữ, thương hiệu, mã QR hoặc logo GLOBALG.A.P và GGN (Số GLOBALG.A.P), số GLN và số GLN-phụ theo các Quy định chung, Phụ lục 1 và theo Thỏa thuận Chứng nhận và phép bổ sung. Từ ngữ, thương hiệu hoặc logo GLOBALG.A.P không được xuất hiện trên thành phẩm, trên bao bì người tiêu dùng, hoặc tại điểm bán hàng. Tuy nhiên, doanh nghiệp được chứng nhận có thể sử dụng bất kỳ một trong và/hoặc tất cả các hình thức này trong những giao dịch kinh doanh với kinh doanh.

Từ ngữ, thương hiệu và logo GLOBALG.A.P. không được sử dụng trong giai đoạn kiểm tra ban đầu (lần đầu tiên) do nhà sản xuất vẫn chưa được chứng nhận vànhà sản xuất không thể tham chiếu tới tình trạng được chứng nhận GLOBALG.A.P. trước khi có quyết định chứng nhận đầu tiên.

Không áp dụng đối với cơ sở Sản xuất thức ăn hỗn hợp (CFM), nguyên vật liệu dùng để nhân giống (PPM), trứng hoặc con giống trong cơ sở nuôi trồng thủy sản GLOBALG.A.P. và cơ sở chăn nuôi, nếu các sản phẩm được chứng nhận là các sản phẩm đầu vào, không có ý định sử dụng để bán cho người tiêu dùng cuối cùng và sẽ hoàn toàn không xuất hiện tại điểm bán hàng cho người tiêu dùng cuối cùng.

Chính yếu

AF. 13 TRUY XUẤT NGUỒN GỐC VÀ TÁCH BIỆT

Chương 13 được áp dụng cho tất cả các nhà sản xuất có nhu cầu đăng ký sản xuất/sở hữu song song và cho những nhà sản xuất thu mua từ những nhà sản xuất khác (được chứng nhận hoặc không được chứng nhận), cùng loại sản phẩm mà họ cũng chứng nhận. Không áp dụng đối với những nhà sản xuất chứng nhận 100% sản phẩm trong phạm vi GLOBALG.A.P. của họ và không mua những sản phẩm từ những nhà sản xuất khác (được chứng nhận hoặc không được chứng nhận)

AF. 13.1 Có một hệ thống hiệu quả để nhận diện và tách biệt tất cả các sản phẩm được chứng nhận và không được chứng nhận GLOBALG.A.P không?

Phải có một hệ thống để tránh lẫn lộn các sản phẩm được chứng nhận và không được chứng nhận với nhau. Hệ thống này có thể được thực hiện thông qua các quy trình nhận dạng vật lý hoặc các qui trình xử lý sản phẩm, bao gồm các hồ sơ có liên quan.

Chính yếu

Page 25: BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại - …•, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BẮT BUỘC TỪ: 1 THÁNG 7 2016 . BẢO ĐẢM NÔNG

Mã tham chiếu: IFA V5.0-2_tháng 07/2016; Phiên bản Tiếng Việt Điểm kiểm soát và Chuẩn mực Tuân thủ – Cơ sở Tất cả các nông trại Trang: 25 / 99

1701

11_G

G_I

FA_C

PC

C_A

F_V5

-0-2

_vn

STT Điểm kiểm soát Chuẩn mực tuân thủ Level

AF. 13.2 Trong trường hợp nhà sản xuất đăng ký sản xuất/sở hữu song song (trong đó các sản phẩm đã được chứng nhận và không được chứng nhận được sản xuất và/hoặc sở hữu bởi một thực thể pháp lý), có một hệ thống để đảm bảo rằng tất cả các thành phẩm có nguồn gốc từ một quy trình sản xuất được chứng nhận được nhận diện một cách chính xác không?

Trong trường hợp nhà sản xuất được đăng ký sản xuất/sở hữu song song, (trong đó các sản phẩm đã được chứng nhận và chưa được chứng nhận được sản xuất và/hoặc sở hữu bởi một thực thế pháp lý), tất cả các sản phẩm được đóng gói trong bao bì của người tiêu dùng cuối cùng (từ nông trại hoặc sau khi xử lý sản phẩm) phải được nhận diện với số GGN mà sản phẩm có nguồn gốc từ một quy trình được chứng nhận.

Có thể là số GGN của nhóm ( Lựa chọn 2), số GGN của nhà sản xuất thành viên, cả hai số GGN nói trên, hoặc số GGN của nhà sản xuất cá nhân ( Lựa chọn 1). Số GGN không được phép sử dụng để dán nhãn cho sản phẩm không được chứng nhận.

Không áp dụng nếu nhà sản xuất chỉ sở hữu các sản phẩm GLOBALG.A.P. (không PP/PO),hoặc nếu có một thỏa thuận bằng văn bản giữa nhà sản xuất và khách hàng về việc không sử dụng số GGN, GLN và số GLN-phụ trên các sản phẩm được bán. Đó cũng có thể là chỉ tiêu kỹ thuật dán nhãn riêng của khách hàng trong đó không có số GGN.

Chính yếu

AF. 13.3 Có thực hiện khâu kiểm tra cuối cùng để đảm bảo vận chuyển chính xác các sản phẩm được chứng nhận và không được chứng nhận không?

Khâu kiểm tra phải được lưu hồ sơ cho thấy các sản phẩm được chứng nhận và không được chứng nhận được vận chuyển đi chính xác.

Chính yếu

Page 26: BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại - …•, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BẮT BUỘC TỪ: 1 THÁNG 7 2016 . BẢO ĐẢM NÔNG

Mã tham chiếu: IFA V5.0-2_tháng 07/2016; Phiên bản Tiếng Việt Điểm kiểm soát và Chuẩn mực Tuân thủ – Cơ sở Tất cả các nông trại Trang: 26 / 99

1701

11_G

G_I

FA_C

PC

C_A

F_V5

-0-2

_vn

STT Điểm kiểm soát Chuẩn mực tuân thủ Level

AF. 13.4 Có các quy trình nhận biết phù hợp và hồ sơ nhận biết sản phẩm thu mua từ các nguồn khác nhau cho tất cả các sản phẩm được đăng ký không?

Các quy trình phải được thiết lập, lập hồ sơ và lưu giữ phù hợp với quy mô hoạt động, để nhận biết các sản phẩm được chứng nhận, và nếu phù hợp, số lượng sản phẩm không được chứng nhận được thu mua từ các nguồn khác nhau (các nhà sản xuất hoặc nhà buôn khác) đối với tất cả các sản phẩm được đăng ký.

Hồ sơ phải bao gồm:

Mô tả sản phẩm Trạng thái chứng nhận GLOBALG.A.P. Số lượng (các) sản phẩm thu muaChi tiết về nhà cung cấp Bản sao chứng nhận GLOBALG.A.P nếu cần thiết Dữ liệu/mã truy xuất nguồn gốc liên quan tới sản phẩm thu mua Yêu cầu/hóa đơn mua hàng mà tổ chức được đánh giá nhận được Danh sách các nhà cung được phê duyệt

Chính yếu

AF. 14 CÂN BẰNG SINH KHỐI

Chương 14 áp dụng cho tất cả các nhà sản xuấtGLOBALG.A.P. Đối với các nhà sản xuất thành viên trong tổ hợp sản xuất, thông tin này thỉnh thoảng có thể nằm trong Hệ thống Quản lý Chất lượng (QMS) của tổ hợp sản xuất.

AF. 14.1 Có hồ sơ bán hàng cho tất cả số lượng các sản phẩm được bán và tất cả các sản phẩm được đăng ký không?

Các thông tin chi tiết về việc báncác sản phẩm được chứng nhận và, nếu thích hợp, các sản phẩm không được chứng nhậnphải được ghi chép lại, đặc biệt chú ý tới số lượng bán ra và cung cấp các bản mô tả. Các tài liệu phải thể hiện được sự cân bằng thống nhất giữa đầu vào và đầu ra được chứng nhận và không được chứng nhận. Không chấp nhận việc Không Áp Dụng.

Chính yếu

Page 27: BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại - …•, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BẮT BUỘC TỪ: 1 THÁNG 7 2016 . BẢO ĐẢM NÔNG

Mã tham chiếu: IFA V5.0-2_tháng 07/2016; Phiên bản Tiếng Việt Điểm kiểm soát và Chuẩn mực Tuân thủ – Cơ sở Tất cả các nông trại Trang: 27 / 99

1701

11_G

G_I

FA_C

PC

C_A

F_V5

-0-2

_vn

STT Điểm kiểm soát Chuẩn mực tuân thủ Level

AF. 14.2 Số lượngsản phẩm (được sản xuất, lưu trữ và/hoặc thu mua) có được ghi chép và tóm tắt lại không?

Số lượng (bao gồm thông tin về số lượng hoặc trọng lượng) của các sản phẩm được chứng nhận, và, nếu áp dụng thì các sản phẩm không được chứng nhận, các sản phẩm đầu vào (bao gồm sản phẩm được thu mua), sản phẩm đầu ra, và sản phẩm được lưu kho phải được ghi chép lại và phải lưu bản tóm tắt đối với tất cả các sản phẩm được đăng ký để tạo thuận lợi cho quá trình xác minh cân bằng sinh khối

Tần suất xác minh cân bằng sinh khối phải được xác định và phải phù hợp với quy mô hoạt động, nhưng phải được thực hiện ít nhất hàng năm đối với mỗi sản phẩm. Hồ sơ chứng minh cân bằng sinh khối phải được xác định rõ ràng. Điểm kiểm soát này áp dụng đối với tất cả các nhà sản xuất GLOBALG.A.P.

Không chấp nhận việc Không Áp Dụng.

Chính yếu

AF. 14.3 Các tỷ lệ chuyển đổi và/hoặc hao hụt (tính toán khối lượng đầu vào -đầu ra của một quá trình sản xuất nhất định) trong quá trình xử lý có được tính toán và kiểm soát không?

Các tỷ lệ chuyển đổiphải được tính toán và sẵn có cho mỗi quy trình xử lý có liên uan. Tất cả số lượng chất thải từ các sản phẩm thu gom được phải được dự tính và/hoặcghi chép lại. Không chấp nhận việc Không Áp Dụng.

Chính yếu

AF. 15 TUYÊN BỐ CHÍNH SÁCH AN TOÀN THỰC PHẨM (không áp dụng cho Hoa và Cây cảnh)

Tuyên bố Chính sách An toàn Thực phẩm phản ánh phương thức rõ ràng mà nhà sản xuất cam kết đảm bảo rằng an toàn thực phẩm được thực hiện và duy trì xuyên suốt quá trình sản xuất.

Page 28: BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại - …•, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BẮT BUỘC TỪ: 1 THÁNG 7 2016 . BẢO ĐẢM NÔNG

Mã tham chiếu: IFA V5.0-2_tháng 07/2016; Phiên bản Tiếng Việt Điểm kiểm soát và Chuẩn mực Tuân thủ – Cơ sở Tất cả các nông trại Trang: 28 / 99

1701

11_G

G_I

FA_C

PC

C_A

F_V5

-0-2

_vn

STT Điểm kiểm soát Chuẩn mực tuân thủ Level

AF. 15.1 Nhà sản xuất đã hoàn thành và ký Tuyên bố Chính sách An toàn Thực phẩm, trong đó có danh sách các điểm kiểm tra IFA chưa?

Việc hoàn thành và ký kết Tuyên bố Chính sách An toàn Thực phẩmlà một cam kết được tái tục hàng năm đối với mỗi chu kỳ chứng nhận mới.

Đối với nhà sản xuất Lựa chọn 1, không thực hiện QMS, danh sách tự đánh giá sẽ chỉ hoàn thiện khi Tuyên bố Chính sách An toàn Thực phẩmđược hoàn thành và ký.

Tổ hợp sản xuất (Lựa chọn 2) và những nhà sản xuất Lựa chọn 1 có nhiều địa điểm sản xuất và thực hiện QMS, có thể thực hiện cam kết này đối với tổ hợp sản xuất và với nhà sản xuất thành viên theo hình thức quản lý tập trung bằng cách hoàn thành và ký một bản tuyên bố ở QMS. Trong trường hợp này, các thành viên của tổ hợp sản xuất và các địa điểm sản xuất cá thể không phải hoàn thành và ký các bản tuyên bố riêng lẻ. Không chấp nhận việc Không Áp Dụng, trường hợp chứng nhận Hoa và Cây cảnh hoặc Vật liệu Nhân giống Cây trồng.

Chính yếu

AF. 16 GIẢM THIỂU GIAN LẬN THỰC PHẨM (không áp dụng cho Hoa và Cây cảnh)

Gian lận thực phẩm có thể xảy ra ở giai đoạn sản xuất ban đầu khi nhà cung cung các sản phẩm/nguyên liệu đầu vào không phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật (ví dụ: nguyên liệu nhân giống hoặc PPP giả, nguyên liệu đóng gói phi thực phẩm). Điều này có thể gây khủng hoảng về y tế cộng đồng, và do đó, nhà sản xuất phải đưa ra những biện pháp để giảm thiểu rủi ro.

AF. 16.1 Nhà sản xuất có đánh giá rủi ro dễ bị tổn thất do gian lận thực phẩm không?

Việc đánh giá rủi ro để xác định những trường hợp có khả năng dễ bị tổn thương do gian lận thực phẩm (ví dụ: nguyên liệu nhân giống hoặc PPP giả, nguyên liệu đóng gói phi thực phẩm) phải được thực hiện và lưu văn bản. Văn bản về việc đánh giá rủi ro phải luôn sẵn có và đang lưu hành. Quy trình này phải dựa trên một quy trình chung, nhưng phải được điều chỉnh theo phạm vi sản xuất.

Khuyến cáo

AF. 16.2 Nhà sản xuất có kế hoạch giảm thiểu gian lận thực phẩm và kế hoạch này đã được thực hiện chưa?

Phải sẵn có và thực hiện kế hoạch giảm thiểu gian lận thực phẩm, trong đó chỉ rõ các biện pháp mà nhà sản xuất đã thực hiện để giải quyết các mối đe dọa được nhận diện về gian lận thực phẩm.

Khuyến cáo

Page 29: BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại - …•, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BẮT BUỘC TỪ: 1 THÁNG 7 2016 . BẢO ĐẢM NÔNG

Mã tham chiếu: IFA V5.0-2_tháng 07/2016; Phiên bản Tiếng Việt Điểm kiểm soát và Chuẩn mực Tuân thủ – Cơ sở Tất cả các nông trại Trang: 29 / 99

1701

11_G

G_I

FA_C

PC

C_A

F_V5

-0-2

_vn

PHỤ LỤC AF.1 HƯỚNG DẪN GLOBALG.A.P | ĐÁNH GIÁ RỦI RO– CÁC THÔNG TIN CHUNG

Giới thiệu về Đánh giá Rủi ro

Trong tiêu chuẩn GLOBALG.A.P IFA, một số đánh giá rủi ro được yêu cầu nhằm tạo thuận lợi cho an toàn thực phẩm, sức khỏe và an toàn cho người lao động, và bảo vệ môi trường. Hướng dẫn này cũng nhằm hỗ trợ cho các nhà sản xuất.

Năm Bước để Đánh giá Rủi ro

Đánh giá rủi ro là một bước quan tọng trong bảo vệ sản phẩm, người lao động và công việc kinh doanh cũng như tuân thủ theo các yêu cầu của GLOBALG.A.P và theo pháp luật. Đánh giá rủi ro giúp cho bạn tập trung vào những rủi ro thực sự quan trọng tại nơi làm việc – những rủi ro có khả năng gây ra thiệt hại thực sự và nghiêm trọng. Trong rất nhiều trường hợp, các biện pháp trung thực, đơn giản, hiệu quả, và không tốn kém có thể dễ dàng kiểm soát được rủi ro (ví dụ: đảm bảo những phần bị tràn/đổ ra phải được dọn dẹp sạch sẽ nhanh chóng sao cho sản phẩm không thể bị.nhiễm bẩn).

Không thể mong đợi là bạn có thể loại bỏ tất cả mọi rủi ro, nhưng bạn nên và cần phải bảo vệ sản phẩm và người lao động của mình càng “hợp lý so với thực tế” càng tốt.

Đây không phải là cách duy nhất để thực hiện đánh giá rủi ro. Có những phương pháp khác cũng có tác dụng rất tốt hiệu quả, đặc biệt đối với những rủi ro và/hoặc trường hợp phức tạp. Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng phương pháp này cung cấp một cách tiếp cận đơn giản trung thực cho hầu hết các nhà sản xuất. Người lao động và những người khác có quyền được bảo vệ khỏi những tác hại xuất phát từ việc không thực hiện được những biện pháp kiểm soát hợp lý. Tai nạn và bệnh tật có thể làm hủy hoại cuộc sống và ảnh hưởng đến công việc kinh doanh nếu như đầu ra bị hao hụt hoặc bạn phải ra hầu tòa. Yêu cầu các nhà sản xuất về pháp lý phải tiến hành đánh giá rủi ro tại nơi làm việc, từ đó đưa ra một kế hoạch kiểm soát rủi ro tại nông trại.

Đánh giá Rủi ro là gì?

Đánh giá rủi ro đơn giản là kiểm tra kỹ lưỡng những gì, trong công việc của bạn, có thể gây nguy hại cho sản phẩm, môi trường và/hoặcngười lao động, từ đó bạn có thể đánh giá được rằng bạn đã thực hiện các biện pháp phòng ngừa đầy đủ hay chưa hoặc có cần phải làm nhiều hơn nữa để ngăn ngừa tác hại hay không.

Đừng quá phức tạp hóa quá trình. Trong rất nhiều doanh nghiệp, rủi ro được biết đến và những biện pháp kiểm soát cần thiết được dễ dàng áp dụng. Hãy kiểm tra xem bạn đã tiến hành các biện pháp ngăn ngừa hợp lý để tránh ô nhiễmvà/hoặc chấn thương không.

Khi nghĩ tới đánh giá rủi ro, hãy nhớ:

• Một mối nguy hiểm là bất kỳ điều gì có thể gây ra tác hại như hóa chất, điện, làm việc trên thang, vv...;. • Rủi ro là nguy cơ, cao hoặc thấp, mà những mối nguy hiểm này hoặc những nguy hiểm khác, cùng với một dấu hiệu về mức độ nghiệm trọng của tổn hại, có thể

làm tổn hại ai đó.

Page 30: BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại - …•, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BẮT BUỘC TỪ: 1 THÁNG 7 2016 . BẢO ĐẢM NÔNG

Mã tham chiếu: IFA V5.0-2_tháng 07/2016; Phiên bản Tiếng Việt Điểm kiểm soát và Chuẩn mực Tuân thủ – Cơ sở Tất cả các nông trại Trang: 30 / 99

1701

11_G

G_I

FA_C

PC

C_A

F_V5

-0-2

_vn

Làm thế nào để Đánh giá Rủi ro trong Doanh nghiệp của bạn

Bước 1: Xác định các mối nguy hiểm. Bước 2: Quyết định xem ai/cái gì có thể bị tổn hại và bị tổn hại như thế nào. Bước 3: Đánh giá rủi ro và quyết định các biện pháp phòng ngừa. Bước 4: Ghi chép lại kế hoạch /kết quả làm việcvà thực hiện chúng. Bước 5: Xem xét các đánh giá và cập nhật nếu cần thiết.

Bước 1: Xác định các mối nguy hiểm

Đầu tiên, bạn cần phải xác định cách thức sản phẩm, môi trường, và/hoặcngười lao độngcó thể bị tổn hại. Sau đây là một số mẹo giúp nhận biết những mối nguy hiểm quan trọng:

• Đi xung quanh nơi làm việc và xem xét những gì có nguy cơ gây ra tổn hại (ví dụ: các tình huống, thiết bị, sản phẩm, thực hành sản xuất, vv...). • Hỏingười lao động (nếu có thể) hoặc đại diện của người lao động xem họ nghĩ gì. Họ có thể đã nhận thấy một số điều có thể bạn không nhận ra ngay lập tức. • Kiểm tra hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc bản dữ liệu của hóa chất và thiết bị vì chúng có thể rất hữu ích trong việc nhận diện những mối nguy hiểm và đặt chúng vào

những bối cảnh thực. • Xem xét hồ sơ tai nạn và sự kiện trước đó - vì động tác này thường giúp xác định được những mối nguy hiểm ít rõ ràng hơn. Nhớ phải cân nhắc tới những mối nguy

hiểm lâu dài tới sức khỏe (ví dụ: mức độ tiếng ồn cao hoặc việc tiếp xúc với những chất độc hại) cũng như những mối nguy hiểm về an toàn (thực phẩm).

Bước 2: Quyết định xem ai/cái gì có thể bị tổn hại và bị tổn hại như thế nào

Đối với mỗi mối nguy hiểm, bạn cần phải xác định rõ ràng ai hoặc cái gì có thể bị tổn hại; điều này sẽ giúp xác định cách tốt nhất để quản lý rủi ro. Hãy ghi nhớ:

• Một số hoạt động có những yêu cầu cụ thể (ví dụ: thu hoạch). • Phải suy xét nhiều hơn đối với một số mối nguy hiểm, đặc biệt trong những trường hợp trong đó những cá nhân (ví dụ:người dọn dẹp, khách tham quan, nhà

thầu phụ, công nhân bảo trì, vv...) có thể không phải lúc nào cũng có mặt tại nơi làm việc.

Bước 3: Đánh giá rủi ro và quyết định các biện pháp phòng ngừa

Sau khi đã xác định các mối nguy hiểm, bạn phải quyết định phải làm gì với chúng. Pháp luật quy định bạn phải làm mọi điều “phù hợp với thực tế” để bảo vệ mọi người khỏi bị tổn hại. Bạn có thể tự thực hiện được điều này, nhưng cách dễ nhất là so sánh những gì đã làm với những gì được định nghĩa là thực hành tốt. Vì vậy đầu tiên, hãy nhìn vào những gì bạn đã làm, hãy nghĩ về những gì có thể kiểm soát được mà bạn đang có và cách thức tổ chức thực hiện. Sau đó hãy so sánh với các thực hành tốt và xem nếu bạn nên làm nhiều hơn nữa để đưa mình đạt tới mức chuẩn. Trong quá trình đánh giá, bạn hãy cân nhắc những điều sau đây:

• Tôi có thể loại bỏ tất cả những mối nguy hiểm cùng một lúc không? • Nếu không, làm thế nào để tôi có thể quản lý rủi ro để không gây ra bất kỳ tổn hại nào?

Page 31: BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại - …•, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BẮT BUỘC TỪ: 1 THÁNG 7 2016 . BẢO ĐẢM NÔNG

Mã tham chiếu: IFA V5.0-2_tháng 07/2016; Phiên bản Tiếng Việt Điểm kiểm soát và Chuẩn mực Tuân thủ – Cơ sở Tất cả các nông trại Trang: 31 / 99

1701

11_G

G_I

FA_C

PC

C_A

F_V5

-0-2

_vn

Khi quản lý rủi ro, nếu có thể, áp dụng các nguyên tắc dưới đây, nếu có thể theo trình từ dưới đây:

• Hãy thử một lựa chọn ít rủi ro hơn (ví dụ: chuyển sang sử dụng một loại hóa chất ít độc hại hơn); • Tránh tiếp xúc với mối nguy hiểm (ví dụ: bằng cách canh gác); • Tổ chức công việc/nhiệm vụđể giảm tiếp xúc với mối nguy hiểm ; • Phân phát thiết bị bảo vệ cá nhân (ví dụ: quần áo, giầy dép, kính bảo hộ vv...); và • Cung cấp các công trình phúc lợi (ví dụ: hộp cứu thương và nơi rửa tay để loại bỏ các chất gây nhiễm bẩn).

Nâng cao sức khỏe và an toàn không cần phải mất nhiều chi phí. Ví dụ, đặt một chiếc gương tại những vị trí điểm mù nguy hiểm để giúp phòng ngừa tai nạn xe cộ là một biện pháp phòng ngừa rủi ro tốn rất ít chi phí. Không thực hiện được những biện pháp phòng ngừa đơn giản có thể làm cho bạn tốn nhiều chi phí hơn rất nhiều nếu có tai nạn xảy ra. Hãy để nhân viên tham gia (nếu có thể), để bạn có thể chắc chắn rằng điều bạn đề nghị thực hiện sẽ phát huy tác dụng trong thực tế và không tạo nên những mối nguy hiểm mới nào.

Bước 4: Ghi chép lại kế hoạch /kết quả làm việc và thực hiện chúng

Đưa các kết quả đánh giá rủi ro vào thực tế sẽ tạo nên sự khác biệt khi quan tâm tới vấn đề an toàn thực phẩm, sức khỏe và sự an toàn củangười lao động và công việc kinh doanh của bạn. Ghi lại kết quả đánh giá, và chia sẻ chúng với nhân viên của bạn, khuyến khích họ hoàn tất việc thực hiện. Khi ghi lại kết quả, hãy viết thật đơn giản, (ví dụ: ô nhiễm trong quá trình thu hoạch: nơi rửa tay tại cánh đồng). Không mong đợi rằng việc đánh giá rủi ro phải hoàn hảo, nhưng phải phù hợp và đầy đủ. Bạn cần phải có khả năng chỉ ra rằng:

• Đã tiến hành một cuộc kiểm tra phù hợp; • Bạn đã hỏi ai hoặc cái gì có thể bị ảnh hưởng; • Bạn xử lý tất cả các mối nguy hiểm quan trọng, • Các biện pháp phòng ngừa hợp lý và phần rủi ro còn lại thấp; và • Bạn làm cho nhân viên của mình hoặc đại diện của họ tham gia (nếu cần thiết) vào quá trình.

Một kế hoạch hành động tốt thường bao gồm một hỗn hợp các phản ứng khác nhau như:

• Giải pháp tạm thời cho tới khi các biện pháp kiểm soát đáng tin cậy hơn được thực hiện; • Giải pháp lâu dài cho những rủi ro có nguy cơ cao nhất gây ra tai nạn hoặc bệnh tật; • Giải pháp lâu dài cho những rủi ro có thể gây ra những hậu quả tồi tệ nhất; • Sắp xếp đào tạo cho nhân viên về những rủi ro chính vẫn còn và cách thức kiểm soát những rủi ro này; • Thường xuyên kiểm tra để đảm bảo rằng các biện pháp kiểm soát luôn được thực hiện; và • Quy định trách nhiệm rõ ràng – ai sẽ dẫn đầu thực hiện những hành động nào và vào thời điểm nào.

Page 32: BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại - …•, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BẮT BUỘC TỪ: 1 THÁNG 7 2016 . BẢO ĐẢM NÔNG

Mã tham chiếu: IFA V5.0-2_tháng 07/2016; Phiên bản Tiếng Việt Điểm kiểm soát và Chuẩn mực Tuân thủ – Cơ sở Tất cả các nông trại Trang: 32 / 99

1701

11_G

G_I

FA_C

PC

C_A

F_V5

-0-2

_vn

Hãy ghi nhớ, ưu tiên và giải quyết những điều quan trọng trước tiên. Khi bạn hoàn thành mỗi hoạt động, hãy đánh dấu nó trong kế hoạch làm việc của bạn.

Bước 5: Xem xét các đánh giá và cập nhật nếu cần thiết

Rất ít doanh nghiệp luôn duy trì một trạng thái. Sớm hay muộn, bạn sẽ mua sắm thiết bị, các chất và/hoặccác quy trình mớicó thể dẫn tới những mối nguy hiểm. Vì vậy, cần thiết phải liên tục xem xét những việc bạn đang làm. Hãy chính thức xem xét hàng năm xem bạn đang ở đâu so với những thực hành tốt được công nhận, để đảm bảo bạn vẫn đang cải thiện, hoặc ít nhất không thụt lùi lại phía sau. Hãy xem lại bản đánh giá rủi ro của bạn lần nữa:

• Đã có thay đổi nào chưa? • Bạn vẫn cần phải có thêm những cải tiến nào nữa không? • Nhân công của bạn đã phát hiện ra vấn đề hay chưa? • Bạn đã học được điều gì từ những sự việc hoặc thất thoát gần đây không? • Đảm bảo đánh giá rủi ro của bạn luôn được cập nhật.

Khi bạn đang điều hành một công việc kinh doanh, rất dễ quên xem xét lại việc đánh giá rủi ro – cho tới có một việc gì đó không ổn xảy ra và tất cả đã trở nên quá muộn. Vậy tại sao không lập ra một ngày xem xét bản đánh giá rủi ro ngay bây giờ? Hãy ghi ngày đó lại và ghi chú nó trong nhật ký của bạn như một sự kiện thường niên. Trong năm, nếu có thay đổi quan trọng diễn ra, đừng chờ đợi. Hãy kiểm tra lại bản đánh giá rủi ro và, nếu cần thiết, thay đổi nó. Nếu có thể, cách tốt nhất là hãy nghĩ tới đánh gái rủi ro khi bạn đang lên kế hoạch một sự thay đổi – bằng cách đó sẽ linh hoạt hơn rất nhiều. Nguồn: Năm Bước để Đánh giá Rủi ro, Quản lý Sức khỏe và An toàn; www.hse.gov.uk/pubns/indg163.pdf

Page 33: BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại - …•, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BẮT BUỘC TỪ: 1 THÁNG 7 2016 . BẢO ĐẢM NÔNG

Mã tham chiếu: IFA V5.0-2_tháng 07/2016; Phiên bản Tiếng Việt Điểm kiểm soát và Chuẩn mực Tuân thủ – Cơ sở Tất cả các nông trại Trang: 33 / 99

1701

11_G

G_I

FA_C

PC

C_A

F_V5

-0-2

_vn

PHỤ LỤC AF.2 HƯỚNG DẪN GLOBALG.A.P | ĐÁNH GIÁ RỦI RO – QUẢN LÝ VÙNG NUÔI

Điểm kiểm soát AF. 1.2.1 (M) và AF. 1.2.2 (M) yêu cầu nhà sản xuất thực hiện đánh giá rủi ro tại cơ sở sản xuất của mình và có những hành động phù hợp để giảm thiểu bất kỳ rủi ro nào phát hiện được.

Điểm Kiểm soát AF 1.2.1

Có tiến hành đánh giá rủi ro cho tất cả các vùng nuôi được đăng ký chứng nhận (bao gồm đất thuê, công trình xây dựng và trang thiêt bị) và đánh giá rủi ro có cho thấy vùng nuôi được nhắc tới phù hợp với việc sản xuất, về mặt an toàn thực phẩm, môi trường, và sức khỏe cũng như anh sinh động vật trong phạm vi chứng nhận chăn nuôi, nếu áp dụng, không?

Chuẩn mực tuân thủ AF. 1.2.1

Cần tiến hành đánh giá rủi ro bằng văn bản để xác định xem vùng nuôi có thích hợp để sản xuất không tại tất cả các vùng nuôi. Đánh giá rủi ro phải sẵn sàng phục vụ công tác kiểm tra ban đầu và phải được duy trì, cập nhật và xem xét khi có vùng nuôi mới tham gia vào sản xuất, và khi những rủi ro đối với những vùng nuôi hiện cóđã thay đổi, hoặc ít nhất hàng năm, tùy theo thời hạn nào ngắn hơn. Đánh giá rủi ro có thể dựa trên một quy trình chung, nhưng phải được điều chỉnh theo điều kiện sản xuất cụ thể.

Đánh giá rủi ro phải xem xét những vấn đề sau:

- Những mối nguy tiềm ẩn về mặt vật lý, hoá học (bao gồm cả chất gây dị ứng) và sinh học.

- Lịch sử vùng nuôi (đối với những vùng nuôi mới trong sản xuất nông nghiệp, phải có thông tin về lịch sử của vùng nuôi trong vòng 05 năm và tối thiểu là trong 01 năm).

- Ảnh hưởng của các doanh nghiệp đề xuất lên vật nuôi/cây trồng/môi trường xung quanh, và sự sức khoẻ và an toàn của các động vật trong phạm vi chứng nhận chăn nuôi.

(xem thông tin trong AF Phụ lục 1 và AF Phụ luc 2 về hướng dẫn đánh giá Rủi ro. FV Phụ lục 1 cung thông tin hướng dẫn liên quan đến lũ lụt)

Chuẩn mực Tuân thủ AF. 1.2.2

Kế hoạch quản lý thiết lập chiến lược để giảm thiểu rủi ro được nhận diện trong đánh giá rủi ro (AF. 1.2.1) đã được xây dựng và thực hiện chưa?

Chuẩn mực Tuân thủ 1.2.2

Kế hoạch quản lý giải quyết những rủi ro được nhận diện trong mục AF. 1.2.1 và mô tả các quy trình kiểm soát mối nguy cho thấy vùng nuôi được nhắc đến phù hợp để sản xuất. Kế hoạch này phải phù hợp với sản phẩm đang được sản xuất, và có bằng chứng cho thấy kế hoạch được thực hiện và có hiệu quả.

CHÚ Ý: rủi ro về môi trường không nhất thiết phải là một phần của kế hoạch này và được quy định trong mục AF. 7.1.1.

Đánh giá rủi ro phải cân nhắc đến những mối nguy hiểm vật chất, hóa học và vi sinh học có liên quan, và cân nhắc đến loại hình hoạt động sản xuất nông nghiệp và cách thức trong đó đầu ra của nông trại, cuối cùng, sẽ được sử dụng. Bảng dưới đây sẽ giúp nhận diện những nhân tố và mối nguy hiểm phổ biến nhất cần xem xét khi nào tiến hành đánh giá rủi ro trang trại. Đây không phải là một danh sách có đầy đủ các nhân tố. Nhà sản xuất phải xem đây là bản hướng dẫn được xây dựng để giúp nhà sản xuấtphân tích các điều kiện của nông trại nhằm chuẩn bị tiến hành đánh giá rủi ro tại nông trại. Nhà sản xuất không cần phải coi những ví dụ ở đây là một danh sách toàn diện.

Page 34: BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại - …•, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BẮT BUỘC TỪ: 1 THÁNG 7 2016 . BẢO ĐẢM NÔNG

Mã tham chiếu: IFA V5.0-2_tháng 07/2016; Phiên bản Tiếng Việt Điểm kiểm soát và Chuẩn mực Tuân thủ – Cơ sở Tất cả các nông trại Trang: 34 / 99

1701

11_G

G_I

FA_C

PC

C_A

F_V5

-0-2

_vn

1. Pháp lý:

Các quy định (cấp địa phương hoặc quốc gia) có thể hạn chế hoạt động sản xuất của nông trại. Các quy định địa phương phải được kiểm tra đầu tiên để xác minh sự tuân thủ pháp luật.

2. Trước khi sử dụng đất: Ví dụ về các nhân tố phải cân nhắc

Ví dụ về những rủi ro có thể xảy ra

Mùa vụ trước Một vài loại cây trồng (ví dụ: sản xuất bông) thường sử dụng nhiều thuốc diệt cỏ có dư lượng, có thể gây ảnh hưởng lâu dài tới mùa vụ trồng ngũ cốc và các loại thực vật khác.

Lần dùng trước Sử dụng cho mục đích công nghiệp hoặc quân sự có thể gây nhiễm bẩn đất do dư lượng, nhiễm bẩn do dầu, lưu trữ rác thải… Khu vực bãi rác hoặc khai thác mỏ có thể có rác thải không thể tựtiêu trong đất có thể làm nhiễm bẩn các vụ mùa tiếp theo hoặc gây hại cho vật nuôi. Các khu vực này có thể bị sụt lút bất ngờ gây nguy hiểm cho người làm việc trên khu vực đất đó. Hoạt động chăn nuôi có thể tạo ra các vùng có lượng vi sinh vật cao (phân gia súc…).

3. Đất:

Ví dụ về các nhân tố phải cân nhắc

Ví dụ về những rủi ro có thể xảy ra

Cấu trúc đất Kết cấu phù hợp với mục đích sử dụng (bao gồm cả tính nhạy cảm với xói mòn) và tính toàn vẹn về hóa học/vi sinh học.

Xói mòn Những điều kiện gây tổn thất về đất bề mặt do nước/gió có thể làm ảnh hưởng tới năng suất cây trồng và/hoặc ảnh hưởng tới đất và nước ở hạ nguồn.

Tính nhạy cảm với lũ lụt Tính nhạy cảm với lũ lụt và ô nhiễm đất có thể xảy ra do lũ lụt

Tiếp xúc với gió Tốc độ gió quá mức có thể gây thiệt hại cho cây trồng.

Page 35: BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại - …•, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BẮT BUỘC TỪ: 1 THÁNG 7 2016 . BẢO ĐẢM NÔNG

Mã tham chiếu: IFA V5.0-2_tháng 07/2016; Phiên bản Tiếng Việt Điểm kiểm soát và Chuẩn mực Tuân thủ – Cơ sở Tất cả các nông trại Trang: 35 / 99

1701

11_G

G_I

FA_C

PC

C_A

F_V5

-0-2

_vn

4. Nước:

Ví dụ về các nhân tố phải cân nhắc

Ví dụ về những rủi ro có thể xảy ra

Tính sẵn có của nước Đầy đủ trong cả năm, hoặc ít nhất trong mùa phát triển đề xuất. Lượng nước cung phải ít nhất phù hợp với lượng nước tiêu thụ cho mùa vụ cây trồng mục tiêu. Nước phải sẵn có trong điều kiện bền vững.

Chất lượng nước Đánh giá rủi ro phải xác định xem chất lượng nước “có phù hợp với mục đích sử dụng” không. Trong một số trường hợp, “có phù hợp với mục đích sử dụng” không có thể do chính quyền địa phương quyết định. Đánh giá xác suất gây nhiễm bẩn thượng nguồn (rác thải, nông trại chăn nuôi…) có thể cần phải có biện pháp xử lý tốn kém. Đối với một số trường hợp sử dụng nhất định, nhà sản xuất phải nhận thức được chất lượng nước vi sinh tối thiểu được chính quyền hoặc GLOBALG.A.P. quy định. Nếu cần thiết, những quy định phải được nêu rõ trong những mô đun tương ứng của GLOBALG.A.P. có liên quan (Hướng dẫn của WHO về Chất lượng Nước uống, 2008: Vi khuẩn E. coli và vi khuẩn coli chịu nhiệt không thể phát hiện được trong bất kỳ mẫu 100ml nào). Tham khảo Đánh giá Rủi ro trong FV 1.1.1.

Quyền sử dụng nước Quyền và giấy phép sử dụng nước: luật pháp hoặc thủ tục hải quan địa phương có thể nhận biết những người sử dụng khác có nhu cầu thỉnh thoảng có thể giành quyền ưu tiên trước việc sử dụng cho mục đích nông nghiệp. Tác động tới môi trường: trong khi tỷ lệ khai thác theo pháp luật có thể ảnh hưởng bất lợi đến hệ động thực vật liên quan hoặc phụ thuộc vào nguồn nước.

Page 36: BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại - …•, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BẮT BUỘC TỪ: 1 THÁNG 7 2016 . BẢO ĐẢM NÔNG

Mã tham chiếu: IFA V5.0-2_tháng 07/2016; Phiên bản Tiếng Việt Điểm kiểm soát và Chuẩn mực Tuân thủ – Cơ sở Tất cả các nông trại Trang: 36 / 99

1701

11_G

G_I

FA_C

PC

C_A

F_V5

-0-2

_vn

5. Chất gây dị ứng:

Trong vài năm vừa qua, dị ứng thực phẩm nhận được rất nhiều sự quan tâm với ước tính khoảng 2% ở người lớn và 5% ở trẻ em hiện đang đối mặt với vài loại dị ứng thực phẩm.

Tất cả thực phẩm đều có nguy cơ gây dị ứng thực phẩm. Tuy nhiên, có những nhóm thực phẩm thường gây ra phần lớn những vụ dị ứng thực phẩm. Ví dụ, ở Châu Âu, 14 chất gây dị ứng chính mà pháp luật quy định phải dán nhãn đã được xác định: cần tây, ngũ cốc có chứa gluten, trứng, cá, đậu lupin (một loại cây họ đậu của họ Fabaceae), sữa, động vật thân mềm, mù tạt, đậu, hạt mè, sò, đậu nành, sulfur dioxide (được sử dụng như là một chất chống oxy hóa và chất bảo quản, ví dụ như trong các loại trái cây sấy khô), và các loại hạt cây.

Trong khi việc kiểm soát chất gây dị ứng là rất quan trọng đối với bộ xử lý thực phẩm và cung thực phẩm, đây cũng là một vấn đề có liên quan phải được các nhà sản xuất ban đầu xem xét.

Các chất gây dị ứng trong hoa quả và rau không phức tạp như các loại thực phẩm khác. Khi nấu ăn đã phá hủy rất nhiều chất gây dị ứng trong hoa quả và rau, và do đó, hoa quả đã nấu lên thường an toàn đối với những người bị dị ứng hoa quả và họ có thể ăn được. Dị ứng lạc có thể nghiệm trọng đến nỗi mà chỉ cần một lượng nhỏ cũng có thể gây phản ứng. Hạt cây như hạt quả hạch Braxin, hạt phỉ quả óc chó và hồ đào có thể gây những triệu chứng nghiêm trọng.

Ví dụ về các nhân tố phải cân nhắc

Ví dụ về những rủi ro có thể xảy ra

Mùa vụ trước Thu hoạch loại cây trồng được trồng luân canh với cây lạc (cây họ đậu được trồng dưới đất) có thể bị lẫn những củ lạc còn sót lại. Vận chuyển các sản phẩm trong xe đã vận chuyển sản phẩm trong nhóm có chứa chất gây dị ứng chính có thể làm nhiễm bẩn chéo nếu xe không được làm sạch tốt.

Xử lý sản phẩm Nhiễm bẩn chéo khi đóng gói và/hoặc lưu trữ sản phẩm trong cùng một phương tiện/cơ sở lưu trữ với những sản phẩm được coi là một trong những thực phẩm chính có chứa chất gây dị ứng.

6. Các tác động khác:

Ví dụ về các nhân tố phải cân nhắc

Ví dụ về những rủi ro có thể xảy ra

Ảnh hưởng đến vùng lân cận

Bụi, khói, và tiếng ồn do vận hành những máy móc nông nghiệp gây ra. Nhiễm bẩn những cơ sở sản xuất ở hạ nguồn do bùn hoặc hóa chất chảy tràn ra. Hóa chất phun bị gió cuốn theo

Ảnh hưởng đến nông trại Loại hình hoạt động sản xuất nông nghiệp lân cận. Khói và/hoặc bụi từ việc lắp đặt phương tiện vận tải hoặc công nghiệp gần đó, bao gồm đường xá với lưu lượng giao thông qua lại nhiều. Côn trùng bị cây trồng thu hút đến, phế phẩm và/hoặc các hoạt động sử dụng phân động vật. Sự tàn phá của sâu bệnh từ những khu vực tự nhiên hoặc bảo tồn gần đó.

Page 37: BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại - …•, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BẮT BUỘC TỪ: 1 THÁNG 7 2016 . BẢO ĐẢM NÔNG

BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Môđun Dành Cho Nông Trại Thuỷ Sản

Các Điểm kiểm soát và Chuẩn mực Tuân thủ PHIÊN BẢN TIẾNG VIỆT 5.0 PHIÊN BẢN 5.0-2_THÁNG 7 NĂM 2016 (TRONG TRƯỜNG HỢP KHÔNG RÕ, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BẮT BUỘC TỪ: 1 THÁNG 7 2016

Page 38: BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại - …•, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BẮT BUỘC TỪ: 1 THÁNG 7 2016 . BẢO ĐẢM NÔNG

Mã tham chiếu: IFA V5.0-2_tháng 07/2016; Phiên bản Tiếng Việt Các điểm kiểm soát và Tiêu chí Tuân thủ – Môđun dành cho nông trại thủy sản Trang: 38 / 99

1701

11_G

G_I

FA_C

PC

C_A

B_V

5_0-

2_vn

MỤC LỤC

MỤC AB MÔĐUN DÀNH CHO NÔNG TRẠI THUỶ SẢN

AB. 1 QUẢN LÝ VÙNG NUÔI

AB. 2 SINH SẢN

AB. 3 HOÁ CHẤT

AB. 4 SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG

AB. 5 AN SINH, QUẢN LÝ VÀ CHĂN NUÔI THỦY SẢN (tại tất cả các điểm trong dây chuyền sản xuất)

AB. 6 LẤY MẪU VÀ KIỂM TRA

AB. 7 QUẢN LÝ THỨC ĂN

AB. 8 KIỂM SOÁT ĐỊCH HẠI

AB. 9 QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC

AB. 10 SỬ DỤNG NƯỚC VÀ NƯỚC THẢI

AB. 11 HOẠT ĐỘNG TRONG VÀ SAU KHI THU HOẠCH

AB. 12 PHƯƠNG TIỆN LƯU TRỮ VÀ DỒN CHỨA THUỶ SẢN

AB. 13 HOẠT ĐỘNG GIẾT MỔ

AB. 14 LỌC RỬA SẠCH

AB. 15 SAU THU HOẠCH–CÂN BẰNG SINH KHỐI VÀ TRUY XUẤT NGUỒN GỐC

AB. 16 CHUẨN MỰC XÃ HỘI

Page 39: BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại - …•, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BẮT BUỘC TỪ: 1 THÁNG 7 2016 . BẢO ĐẢM NÔNG

Mã tham chiếu: IFA V5.0-2_tháng 07/2016; Phiên bản Tiếng Việt Các điểm kiểm soát và Tiêu chí Tuân thủ – Môđun dành cho nông trại thủy sản Trang: 39 / 99

1701

11_G

G_I

FA_C

PC

C_A

B_V

5_0-

2_vn

GIỚI THIỆU MÔ ĐUN DÀNH CHO NÔNG TRẠI THỦY SẢN

Nguyên tắc

QUẢN LÝ VÙNG NUÔI Mục tiêu của phần này là đảm bảo đất đai, vùng nuôi thủy sản, nhà xưởng và các phương tiện khác hình thành trang trại nuôi được quản lý đúng cách để bảo đảm sản xuất thực phẩm an toàn và bền vững. HOÁ CHẤT Hóa chất được định nghĩa là, nhưng không giới hạn: dầu, các chất tẩy rửa, thuốc trừ sâu, chất diệt nấm, hóa chất xử lý, chất khử trùng, các loại thuốc (tất cả các loại dược phẩm ngoại trừ thức ăn có bổ sung thuốc) và các chất hóa học khác (sơn, chất bảo quản, chất chống gỉ, dầu nhớt, a-xít trong các loại pin/ắc-qui...) được sử dụng bên trong và xung quanh vùng nuôi. Hóa chất độc hại: Một hoặc kết hợp nhiều hóa chất có thể gây nguy hiểm về sức khỏe hoặc thể chất cho con người hoặc môi trường (ví dụ như: chất dễ cháy / chất không bền vững / chất kích thích / chất gây nổ / nước hoạt tính / chất ăn mòn / chất dễ cháy / chất độc) như đã nêu trong bảng dữ liệu sản phẩm và an toàn. AN SINH, QUẢN LÝ VÀ CHĂN NUÔI THỦY SẢN An sinh, quản lý và thực hành chăn nuôi thuỷ sản đều rất cần thiết đối với hiệu quả nông trồng thủy sản tốt. Đáp ứng được những yêu cầu về môi trường, dinh dưỡng và sức khỏe đối với thủy sản sẽ làm giảm tỷ lệ chết, nâng cao tăng trưởng và thủy sản nuôi khỏe mạnh. Hơn nữa, bảo vệ an sinh động vật cũng là một khía cạnh quan trọng trong chấp nhận xã hội của nuôi trồng thuỷ sản. THUỐC Là bất kỳ sản phẩm hoặc chất nào được sử dụng một cách có chủ đích để làm thay đổi chức năng sinh lý của thuỷ sản. Những mục tiêu chính là: • Đảm bảo việc sử dụng thuốc và vắc xin theo đúng quy định của pháp luật và có trách nhiệm • Bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng • Ngăn ngừa sự phát triển của các vi sinh vật kháng thuốc • Tuân thủ theo chuẩn mực đạo đức và nhu cầu về kinh tế cần thiết để đảm bảo vật nuôi khỏe mạnh

ĐIỀU TRỊ

Việc sử dụng thuốc hay bất kỳ chất nào để ngăn ngừa hoặc chữa trị một loại bệnh hoặc tình trạng sức khoẻ thuỷ sản. Bất kỳ chất nào tiếp xúc với thuỷ sản phải được coi là một biện pháp điều trị tiềm năng.

THỨC ĂN THUỶ SẢN Thức ăn, bao gồm cả thức ăn đóng gói, phải đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho loài thủy sản nuôi và đảm bảo lợi ích về sức khoẻ của người tiêu dùng sử dụng loài thủy sản nuôi đó. Nếu sử dụng nguồn thủy sản đánh bắt từ các ngư trường làm thức ăn thì phải tôn trọng Bộ Quy tắc Ứng xử Nghề cá có trách nhiệm của FAO - GLOBALG.A.P. hiện yêu cầu ghi chép phần trăm bột cá và dầu cá trong thức ăn được chứng nhận độc lập. Việc sử dụng hiệu quả bột cá/dầu cá từ các nguồn bền vững và có trách nhiệm cần phải được khai thác tối đa. Tham khảo Tiêu chuẩn Sản xuất Thức ăn Hỗn hợp của GLOBALG.A.P., Mục 15 – SỬ DỤNG CÓ TRÁCH NHIỆM CÁC NGUỒN THỨC ĂN TỰ NHIÊN.

Page 40: BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại - …•, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BẮT BUỘC TỪ: 1 THÁNG 7 2016 . BẢO ĐẢM NÔNG

Mã tham chiếu: IFA V5.0-2_tháng 07/2016; Phiên bản Tiếng Việt Các điểm kiểm soát và Tiêu chí Tuân thủ – Môđun dành cho nông trại thủy sản Trang: 40 / 99

1701

11_G

G_I

FA_C

PC

C_A

B_V

5_0-

2_vn

QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC Phần này nhằm mục tiêu đảm bảo thực hành tốt công tác quản lý và bảo vệ môi trường trực tiếp và các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Các trang trại phải được xây dựng và quản lý theo cách thức sao cho các vấn đề về môi trường lẫn sinh thái đều được giải quyết một cách có trách nhiệm nhằm bảo tồn đa dạng sinh học và duy trì được các chức năng hiện tại của hệ sinh thái, và nhận thức được những vấn đề khác về sử dụng đất, con người và các loài sinh vật đang phụ thuộc vào hệ sinh thái này. Khía cạnh môi trường là các tác động ảnh hưởng đến môi trường có thể đo đếm được bằng "các thông số không sống", tức là các yếu tố vật lý hoặc hoá học như: các chất thải hóa học, nước thải và chất thải khác, tiếng ồn, các chất khí và nhiệt tỏa ra; việc sử dụng năng lượng và các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Khía cạnh đa dạng sinh học là những tác động đến môi trường có thể đo đếm được bằng "các thông số sống"; bao gồm sinh khối và tính đa dạng sinh học. Những yếu tố này có thể gây ra sự thay đổi và tạo ra các loài đột biến, sự tuyệt chủng của một số loài bản địa do các tác nhân gây bệnh, hay do các tác động của môi trường. KỸ THUẬT LẤY MẪU VÀ THỬ NGHIỆM Thủy sản phải được lấy mẫu và thử nghiệm nhằm giám sát về an toàn thực phẩm và tính hợp pháp của các loài được sản xuất tại trang trại. Đây là công cụ để nhà sản xuất chứng minh rằng họ đang thực hiện Quy phạm thực hành Nuôi thủy sản Tốt và đang sản xuất các loại thủy sản đảm bảo an toàn và hợp pháp. TRẠI GIỐNG VÀ TRẠI ƯƠNG Những sản phẩm được chứng nhận GLOBALG.A.P. bao gồm cá, động vật giáp xác, động vật thân mềm cũng như tất cả các giai đoạn phát triển của các loài cụ thể được nhà sản xuất đăng ký, miễn là con giống có nguồn gốc từ nhà cung cấp được chứng nhận. Trại giống phải có khả năng chứng minh được tất cả con bố mẹ được lấy từ một chương trình nhân giống. Nếu con bố mẹ được lấy từ nguồn đánh bắt, phải chứng minh được chúng có nguồn gốc từ khu vực đánh bắt tự nhiên được quản lý về mặt sinh thái. Nguồn con giống thu gom thụ động trong giai đoạn phiêu sinh được phép sử dụng. VÙNG NGẬP MẶN, VÙNG ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ VÙNG CÓ GIÁ TRỊ BẢO TỒN CAO KHÁC Những ao nuôi mới, những vùng nông trại hay các vùng liên quan khác phải được xây dựng theo quy hoạch của quốc gia và trong khuôn khổ pháp lý về địa điểm phù hợp với môi trường, sử dụng hiệu quả tài nguyên đất, tài nguyên nước và theo cách thức sao cho bảo tồn đa dạng sinh học (bao gồm các Vùng được bảo vệ và những khu vực thuộc quy định trong Công ước RAMSAR - "Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt như là nơi cư trú của các loài chim nước"), những sinh cảnh nhạy cảm về mặt sinh thái (Các khu vực có giá trị bảo tồn cao) và các chức năng sinh thái, có tính đến những mục đích sử dụng đất khác, con người và các loài khác cùng phụ thuộc vào các hệ sinh thái này.

Page 41: BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại - …•, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BẮT BUỘC TỪ: 1 THÁNG 7 2016 . BẢO ĐẢM NÔNG

Mã tham chiếu: IFA V5.0-2_tháng 07/2016; Phiên bản Tiếng Việt Các điểm kiểm soát và Tiêu chí Tuân thủ – Môđun dành cho nông trại thủy sản Trang: 41 / 99

1701

11_G

G_I

FA_C

PC

C_A

B_V

5_0-

2_vn

STT Điểm kiểm soát Chuẩn mực Tuân thủ Mức bắt buộc

AB MÔ ĐUN DÀNH CHO TRANG TRẠI THỦY SẢN

Hiện tại, từ "cá" trong mô-đun này đề cập đến tất cả những loài được nêu trong Danh mục Sản phẩm GLOBALG.A.P được phát hành trên website của GLOBALG.A.P. Danh mục sản phẩm này sẽ được mở rộng thêm cho các loài theo nhu cầu và nguồn gốc của con bố mẹ.

AB. 1 QUẢN LÝ VÙNG NUÔI

AB. 1.1 Khung pháp lý

AB. 1.1.1 Các nông trại có hoạt động theo quy định pháp lý hiện hành liên quan tới Tiêu chuẩn GLOBALG.A.P không?

Nông trại phải có khả năng đưa ra một bản tổng quan bằng văn bản về tất cả các hoạt động tuân thủ theo các quy định pháp luật hiện hành có liên quan tới Tiêu chuẩn GLOBALG.A.P. 'Các hoạt động' bao gồm nhưng không giới hạn quyền sở hữu đất và sử dụng đất, lao động, môi trường, các vấn đề về thú y, an ninh sinh học, những vấn đề về sức khỏe và sư an toàn của người lao động, công thức thức ăn và phân bón. Không chấp nhận việc không áp dụng.

Chính yếu

AB. 1.1.2 Ban quản lý nông trại có thể trình bày cách thức họ hoàn thành các nghĩa vụ pháp lý về An toàn thực phẩm, An sinh Động vật, Môi trường và Sức khỏe và Sự an toàn của người lao động đang áp dụng cho doanh nghiệp của họ không?

Ban quản lý nông trại phải có khả năng thể hiện được nhận thức của mình trong buổi phỏng vấn về sự tuân thủ các quy định pháp luật được nêu trong mục AB 1.1.1. Không chấp nhận việc không áp dụng.

Chính yếu

AB. 1.1.3 Tất cả các nông trại thủy sản có được đăng ký với cơ quan chức năng có thẩm quyền như theo yêu cầu của pháp luật nước sở tại không?

Phải sẵn có hồ sơ đăng ký và giấy phép. Ví dụ: hợp đồng thuê đáy biển và sự đồng ý xả chất thải và giấy phép/ quyền đặc nhượng từ chính quyền để phát triển sinh khối các sản phẩm thủy sản hoặc phân bổ hạn ngạch thức ăn. Không chấp nhận việc không áp dụng.

Chính yếu

AB. 1.2 Hồ sơ

AB. 1.2.1

Trong giai đoạn đầu tiên (lần đánh giá đầu tiên) của quá trình áp dụng tiêu chuẩn này, hồ sơ ghi chép của vùng nuôi thủy sản có cho thấy sự tuân thủ theo các tiêu chuẩn GLOBALG.A.P trong ba tháng gấn nhất không?

Phải có hồ sơ ghi chép trong vòng 3 tháng gần nhất cho thấy có sự tuân thủ đầy đủ để đạt được chứng nhận GLOBALG.A.P. Không chấp nhận việc không áp dụng.

Chính yếu

Page 42: BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại - …•, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BẮT BUỘC TỪ: 1 THÁNG 7 2016 . BẢO ĐẢM NÔNG

Mã tham chiếu: IFA V5.0-2_tháng 07/2016; Phiên bản Tiếng Việt Các điểm kiểm soát và Tiêu chí Tuân thủ – Môđun dành cho nông trại thủy sản Trang: 42 / 99

1701

11_G

G_I

FA_C

PC

C_A

B_V

5_0-

2_vn

STT Điểm kiểm soát Chuẩn mực Tuân thủ Mức bắt buộc

AB. 1.2.2 Nông trại có hệ thống tư liệu sẵn có về tất cả các quy trình quan trọng về an toàn thực phẩm, tính hợp pháp và các yêu cầu của tiêu chuẩn này không?

Các quy trình chỉ dẫn công việc dưới dạng văn bản phải luôn sẵn có tại nông trại, thể hiện được sự tuân thủ theo những quy tắc về an toàn thực phẩm, tính hợp pháp và những yêu cầu của tiêu chuẩn này. Không chấp nhận việc không áp dụng.

Chính yếu

AB. 1.2.3 Nông trại và cơ sở sản xuất có cơ cấu tổ chức có quy định trách nhiệm không?

Phải có tài liệu về cơ cấu tổ chức của nông trại để tại nông trại. Không chấp nhận việc không áp dụng.

Chính yếu

AB. 1.2.4 Có thể xác định nông trại theo toạ độ địa lý không? Phải xác định được tất cả các vùng nuôi nơi diễn ra các hoạt động nuôi trồng thuỷ sản theo toạ độ địa lý. Toạ độ địa lý phải chỉ ra điểm trung tâm của vùng nuôi (đối với những vùng nuôi bé hơn 1 ha) hoặc các góc của các đường bao quanh những vùng nuôi lớn hơn (> 1 ha.). Toạ độ (độ và phút của vĩ độ và kinh độ) phải chính xác đến hai chữ số thập phân của phút (Ví dụ: 15º 22, 65' Bắc; 22º 43, 78’ Đông) và sử dụng hệ toạ độ WGS-84. Không chấp nhận việc không áp dụng.

Chính yếu

AB. 2 SINH SẢN

AB. 2.1 Nguồn con bố mẹ và nguồn con giống (Các loài cụ thể: trứng, cá hồi non, cá bột, cá giống, ấu trùng, cá bột, trứng (sò, trai..), ấu trùng loài giáp xác và hậu ấu trùng, và các loài khác)

AB. 2.1.1 Tất cả con bố mẹ có được lấy từ một chương trình nhân giống hoặc nếu sử dụng con bố mẹ từ nguồn đánh bắt tự nhiên thì chúng có nguồn gốc từ khu vực đánh bắt cá tự nhiên được quản lý về mặt sinh thái không?

Trại giống phải có khả năng chứng minh được rằng tất cả các con bố mẹ có được thông qua một chương trình nhân giống. Nếu sử dụng con bố mẹ từ nguồn đánh bắt tự nhiên thì những con bố mẹ này phải:

1. Được đánh bắt hợp pháp; 2. Có bằng chứng khoa học cho thấy việc bổ sung con bố mẹ từ nguồn đánh

bắt tự nhiên có lợi cho việc cải thiện đàn thả nuôi; 3. Phải có kế hoạch giảm việc sử dụng con bố mẹ từ nguồn đánh bắt tự nhiên

trong chương trình con bố mẹ; 4. Có bằng chứng đáng tin cậy cho thấy việc phân bổ thuỷ sản ngẫu nhiên

trong các hoạt động nuôi trồng thuỷ sản không làm gia tăng ảnh hưởng đến các quần thể tự nhiên và hệ sinh thái.

Nguồn con giống thu gom thụ động (ví dụ: trứng (sò, trai…) tự nhiên cho các loài động vật có vỏ, ấu trùng loài giáp xác xâm nhập vào qua đường nước vào) trong giai đoạn phiêu sinh có thể chấp nhận được. Các phương pháp thu gom chủ động (ví dụ: sử dụng lưới) không được phép áp dụng. Không chấp nhận việc không áp dụng.

Chính yếu

Page 43: BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại - …•, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BẮT BUỘC TỪ: 1 THÁNG 7 2016 . BẢO ĐẢM NÔNG

Mã tham chiếu: IFA V5.0-2_tháng 07/2016; Phiên bản Tiếng Việt Các điểm kiểm soát và Tiêu chí Tuân thủ – Môđun dành cho nông trại thủy sản Trang: 43 / 99

1701

11_G

G_I

FA_C

PC

C_A

B_V

5_0-

2_vn

STT Điểm kiểm soát Chuẩn mực Tuân thủ Mức bắt buộc

AB. 2.1.2 Có chương trình nhân giống nhằm cải thiện nguồn thủy sản nuôi thả không?

Phải luôn sẵn có hồ sơ kiểm soát. Thứ yếu

AB. 2.1.3

Con bố mẹ được sử dụng có được đánh giá rủi ro trước khi được đưa vào chuỗi thực phẩm của con người không?

Phải có bằng chứng bằng văn bản cho thấy đã thực hiện việc xác định, đánh giá rủi ro và, nếu cần thiết, loại bỏ con bố mẹ cho những mục đích khác ngoài việc sử dụng làm thực phẩm cho con người.

Chính yếu

AB. 2.1.4 Việc nuôi trồng thuỷ sản Biến đổi Gen (BĐG) có bị cấm không? Chủ nông trại phải có khả năng chỉ ra được con bố mẹ không có nguồn gốc biến đổi gen (chuyển gen).

Chính yếu

AB. 2.1.5 Nếu sử dụng phương pháp xâm nhập để đánh dấu thủy sản, thủy sản có được gây mê trước khi tiến hành quy trình này không?

Hồ sơ lưu phải cho thấy có sử dụng biện pháp gây mê (nếu áp dụng). Biện pháp gây mê phải sử dụng đối với:

• Các quy trình, trong đó một phần cơ thể thuỷ sản bị xâm nhập, bằng cách đâm, rạch hoặc đánh dấu.

Thứ yếu

AB. 2.2 Quản lý trại giống

AB. 2.2.1 Có các quy trình bằng văn bản để tránh nhiễm chéo trong suốt các giai đoạn sản xuất, bao gồm việc sử dụng thiết bị riêng biệt không?

Các quy trình khử trùng sạch sẽ / an ninh sinh học phải được lưu dưới dạng văn bản và luôn sẵn có, đặc biệt là giữa khu vực con bố mẹ và khu vực lưu giữ thủy sản trong những giai đoạn đầu đời. Hồ sơ và cơ sở hạ tầng phải luôn sẵn có tại nông trại.

Chính yếu

AB. 2.3 Lấy trứng cá và tinh dịch từ con bố mẹ (Nếu thực hiện vuốt trứng hoặc tinh dịch từ con bố mẹ, phải xem xét tới vấn đề an sinh động vật.)

AB. 2.3.1 Thủy sản có được gây mê trong quá trình vuốt trứng và vuốt tinh dịch để tránh gây căng thẳng cho thủy sản không?

Hồ sơ lưu quá trình sử dụng thuốc gây mê luôn phải sẵn có cho công tác kiểm tra.

Chính yếu

AB. 2.3.2 Thuốc gây mê được sử dụng có được cơ quan có thẩm quyền liên quan phê duyệt để sử dụng trong nuôi trồng thủy sản và cho các loài nêu tên hay không?

Phải có hồ sơ về thuốc gây mê được sử dụng. Trong trường hợp không có quy định pháp luật nào được áp dụng, phải có thông tin tham chiếu tới những quy định thực hành trong nghề.

Thứ yếu

AB. 2.3.3 Nếu khi lấy trứng phải mổ con mẹ, việc đó có được thực hiện chỉ khi con mẹ chết không?

Hồ sơ lưu quy trình lấy trứng phải sẵn có để phục vụ công tác kiểm tra. Chính yếu

Page 44: BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại - …•, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BẮT BUỘC TỪ: 1 THÁNG 7 2016 . BẢO ĐẢM NÔNG

Mã tham chiếu: IFA V5.0-2_tháng 07/2016; Phiên bản Tiếng Việt Các điểm kiểm soát và Tiêu chí Tuân thủ – Môđun dành cho nông trại thủy sản Trang: 44 / 99

1701

11_G

G_I

FA_C

PC

C_A

B_V

5_0-

2_vn

STT Điểm kiểm soát Chuẩn mực Tuân thủ Mức bắt buộc

AB. 2.3.4 Mật độ vận chuyển cá bột và hàm lượng ôxy trong nước có được kiểm soát ở mức độ phù hợp để giảm số lượng thủy sản chết và giảm căng thẳng cho thủy sản không?

Mật độ thủy sản trong quá trình vận chuyển sẽ do pháp luật quy định và/hoặc tùy theo tính chất của quá trình vận chuyển. Hồ sơ lưu trữ về mật độ vận chuyển phải phải sẵn có. Hàm lượng ôxy trong nước phải được kiểm soát trong quá trình vận chuyển.

Thứ yếu

AB. 3 HÓA CHẤT

AB. 3.1 Bảo quản hóa chất

AB. 3.1.1 Có hồ sơ lưu danh sách kiểm kê các loại hoá chất còn trong kho và các hồ sơ này có sẵn có không?

Tất cả hóa chất trong kho lưu trữ phải được lưu hồ sơ và cập nhật thông tin, bao gồm cả hồ sơ về quá trình vận chuyển (sử dụng và cung cấp). Không chấp nhận việc không áp dụng.

Chính yếu

AB. 3.1.2 Có tài liệu Đặc tính Kỹ thuật Sản phẩm của Nhà sản xuất và Bảng Chỉ dẫn An toàn Hoá chất (MSDS) cho tất cả các loại hoá chất không?

Đối với tất cả các loại hoá chất, phải có tài liệu Đặc tính Kỹ thuật Sản phẩm của Nhà sản xuất và Bảng Chỉ dẫn An toàn Hoá chất (MSDS), trong đó tối thiểu phải có các thông tin về ứng dụng, thành phần hoá chất/thành phần hoạt chất, thông tin độc tính, phương pháp định lượng và cách sử dụng, quần áo bảo hộ cần thiết khi tiếp xúc với hoá chất, thông tin trong trường hợp khẩn cấp, và hành động trong trường hợp người vận hành bị nhiễm độc. Không chấp nhận việc không áp dụng.

Chính yếu

AB. 3.1.3 Các hóa chất có được bảo quản theo hướng dẫn trên nhãn của nhà sản xuất và theo các quy định theo pháp luật không?

Hóa chất phải được bảo quản trong kho an toàn, được khóa lại và theo hướng dẫn của nhà sản xuất, theo quy định của pháp luật; và nếu cần, phải được để tách biệt về mặt vật lý. Việc tuân thủ bao gồm công tác đánh giá bằng phương pháp quan sát kho hóa chất. Không chấp nhận việc không áp dụng.

Chính yếu

AB. 3.1.4 Có thông tin trong trường hợp khẩn cấp và các phương tiện để người lao động sử dụng để xử lý các tai nạn trong quá trình tiếp xúc với hóa chất (ví dụ, rửa mắt, rất nhiều nước sạch) khi cần thiết không?

Các thông tin trong trường hợp khẩn cấp và phương tiện để xử lý tại nạn trong quá trình tiếp xúc hóa chất phải có sẵn khi cần thiết. Tham khảo chéo mục AF 4.3.1.

Chính yếu

AB. 3.1.5 Nơi bảo quản hóa chất có được khóa và chỉ hạn chế quyền ra vào cho những người lao động đã được đào tạo (theo AF 4.2.2 và AB 4.1.1)?

Khi không sử dụng, kho hóa chất phải luôn được khóa lại. Người lao động được quyền ra vào kho hoá chất phải có bằng chứng đã qua đào tạo. Không chấp nhận việc không áp dụng.

Chính yếu

Page 45: BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại - …•, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BẮT BUỘC TỪ: 1 THÁNG 7 2016 . BẢO ĐẢM NÔNG

Mã tham chiếu: IFA V5.0-2_tháng 07/2016; Phiên bản Tiếng Việt Các điểm kiểm soát và Tiêu chí Tuân thủ – Môđun dành cho nông trại thủy sản Trang: 45 / 99

1701

11_G

G_I

FA_C

PC

C_A

B_V

5_0-

2_vn

STT Điểm kiểm soát Chuẩn mực Tuân thủ Mức bắt buộc

AB. 3.1.6 Tất cả hóa chất có được bảo quản trong bao bì gốc, được giữ trong điều kiện phù hợp, cho phép xác định được rõ ràng những hướng dẫn ghi trên nhãn không?

Tất cả hóa chất phải được bảo quản trong bao bì gốc, được giữ trong điều kiện tốt với nhãn mác rõ ràng, có thể đọc được. Những lượng hóa chất nhỏ để sử dụng hàng ngày phải được giữ trong thùng chứa phù hợp, được dán nhãn với tên hóa chất.

Chính yếu

AB. 3.1.7 Kho hóa chất có thể giữ lại phần hóa chất bị đổ ra ngoài và có phương tiện nào sử dụng trong trường hợp khẩn cấp để xử lý số hóa chất đổ ra ngoài không?

Các phương tiện lưu trữ hóa chất phải được đánh giá bằng phương pháp quan sát, cho thấy tại các cơ sở này có các bể chứa hoặc khu vực tồn chứa có kích thước bằng ít nhất 110% thùng đựng hoá chất to nhất, để đảm bảo không thể xảy ra rò rỉ hoặc nhiễm độc tới các vật thể bên ngoài kho hóa chất. Cơ sở bảo quản hóa chất và khu vực pha hóa chất phải được trang bị với các thùng chứa có vật liệu trơ dễ thấm hút như cát, bàn chải cọ sàn, dụng cụ hót rác, và túi nhựa đặt tại vị trí cố định, có biển hiệu chỉ dẫn trong những trường hợp xảy ra đổ hóa chất tập trung ngoài dự kiến đậm đặc. Không chấp nhận việc không áp dụng.

Chính yếu

AB. 3.1.8 Có phương tiện và thiết bị phù hợp để đo và/hoặc pha hóa chất để đảm bảo liều lượng sử dụng chính xác và an toàn không?

Các khu vực đo/pha hóa chất phải có thiết bị phù hợp để đo và định lượng chính xác tất cả các hóa chất trong kho, bao gồm cốc đo, lọ đựng, cân. Nếu cần thiết, phải có bằng chứng bằng văn bản cho thấy thiết bị định lượng được hiệu chuẩn ít nhất trong vòng sáu tháng gần nhất. Các thiết bị không được sử dụng cho các mục đích khác. Không chấp nhận việc không áp dụng.

Thứ yếu

AB. 3.1.9 Có thiết bị phù hợp để ngăn ngừa và xử lý trường hợp người vận hành bị nhiễm độc không?

Phương tiện bảo quản hóa chất và khu vực pha hóa chất phải được đánh giá và cho thấy rằng các khu vực này đã được trang bị đầy đủ thiết bị để ngăn ngừa và xử lý trường hợp người vận hành bị nhiễm độc bất kỳ loại hoá chất nào trong kho, bao gồm găng tay bảo vệ, thiết bị bảo vệ mắt, mạng che mặt (khi cần thiết), khả năng rửa mắt, nước máy, hộp dụng cụ sơ cứu, và một quy trình rõ ràng về xử lý trường hợp tai nạn khẩn cấp. Không chấp nhận việc không áp dụng.

Chính yếu

Page 46: BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại - …•, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BẮT BUỘC TỪ: 1 THÁNG 7 2016 . BẢO ĐẢM NÔNG

Mã tham chiếu: IFA V5.0-2_tháng 07/2016; Phiên bản Tiếng Việt Các điểm kiểm soát và Tiêu chí Tuân thủ – Môđun dành cho nông trại thủy sản Trang: 46 / 99

1701

11_G

G_I

FA_C

PC

C_A

B_V

5_0-

2_vn

STT Điểm kiểm soát Chuẩn mực Tuân thủ Mức bắt buộc

AB. 3.2 Thùng chứa rỗng và hóa chất không sử dụng

AB. 3.2.1 Có phải các thùng chứa hoá chất rỗng không được tái sử dụng trừ khi đã được một chuyên gia có năng lực kỹ thuật đánh giá rủi ro? Các thùng chứa hoá chất có được một nhà thầu xử lý chất thải hoá học có giấy phép hoạt động hợp pháp xử lý hay được trả lại công ty cung cấp để tái chế?

Phải có bằng chứng cho thấy các thùng chứa hoá chất rỗng KHÔNG được tái sử dụng dưới bất kỳ hình thức nào trừ khi chúng đã được đánh giá là an toàn. Phải có hồ sơ lưu cho thấy các thùng chứa hoá chất đã được những nhà vận hành được cấp phép chính thức xử lý hoặc đã được trả lại nhà sản xuất. Không chấp nhận việc không áp dụng.

Chính yếu

AB. 3.2.2 Việc bảo quản và xử lý thùng chứa rỗng và hóa chất không sử dụng có được thực hiện sao cho tránh làm đổ hóa chất và tránh để hóa chất tiếp xúc với sản phẩm, con người và động vật không?

Hệ thống được sử dụng để lưu trữ và xử lý các thùng chứa hóa chất rỗng phải đảm bảo rằng các sản phẩm, con người, và động vật không thể tiếp xúc trực tiếp với các thùng chứa rỗng hoặc hóa chất và rằng không xảy ra rủi ro đổ hóa chất. Không chấp nhận việc không áp dụng.

Chính yếu

AB. 3.2.3 Các hóa chất không sử dụng có được một nhà thầu về chất thải hóa học có giấy phép hoạt động hợp pháp xử lý hay được đưa trả lại công ty cung cấp?

Phải có hồ sơ lưu cho thấy hóa chất đã được các kênh đã được ủy quyền chính thức xử lý.

Chính yếu

AB. 3.3 Vận chuyển hóa chất (tham khảo thông tin trong phần Nguyên tắc – Hóa chất)

AB. 3.3.1 Hóa chất có được vận chuyển theo quy trình đã được lưu hồ sơ không? Phải có quy trình được lưu hồ sơ về công tác vận chuyển hóa chất và quy trình này phải cân nhắc tới các vấn đề an toàn thực phẩm, sức khỏe và sự an toàn của người lao động, và những rủi ro về môi trường.

Chính yếu

Page 47: BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại - …•, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BẮT BUỘC TỪ: 1 THÁNG 7 2016 . BẢO ĐẢM NÔNG

Mã tham chiếu: IFA V5.0-2_tháng 07/2016; Phiên bản Tiếng Việt Các điểm kiểm soát và Tiêu chí Tuân thủ – Môđun dành cho nông trại thủy sản Trang: 47 / 99

1701

11_G

G_I

FA_C

PC

C_A

B_V

5_0-

2_vn

STT Điểm kiểm soát Chuẩn mực Tuân thủ Mức bắt buộc

AB. 4 SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN NGHỀ NGHIỆP

AB. 4.1 Đào tạo

AB. 4.1.1 Tất cả người lao động có được đào tạo về an toàn và sức khoẻ? Người lao động phải thể hiện được năng lực trong trách nhiệm và công việc thông qua quan sát trực quan. Phải có bằng chứng về hồ sơ lưu của hoạt động hướng dẫn và đào tạo. Nếu có hồ sơ lưu về công tác đào tạo và/hoặc có tài liệu đào tạo, phải có một người có trình độ phù hợp thực hiện công tác đào tạo về an toàn và sức khoẻ (người thực hiện hoạt động đào tạo không nhất thiết phải là người ngoài nông trại). Nội dung đào tạo bao gồm, nhưng không giới hạn:

• Xử lý hoá chất; • Vận hành máy móc; • Xử lý thuyền; • Sơ cứu; • Quy trình khẩn cấp; • Vệ sinh cá nhân; • Bơi và lặn; • Không gian hạn chế, khu vực kín yêu cầu người lao động phải ra vào

nhưng không khí lưu thông tự nhiên lại bị hạn chế và/hoặc lối ra vào bị hạn chế.

Tham khảo chéo mục AF 4.1.3 & AF 4.2.2. Không chấp nhận việc không áp dụng.

Chính yếu

AB. 4.1.2 Công tác đào tạo có chỉ ra các tiêu chuẩn vệ sinh (dựa trên phân tích rủi ro về vệ sinh – AF 3.1) mà người lao động và khách tham quan cần phải biết và có chỉ ra những vấn đề được nêu trong tiêu chuẩn nuôi trồng thủy sản của GLOBALG.A.P không?

Tất cả người lao động phải đọc, cân nhắc và ký vào bản Tiêu chuẩn Vệ sinh của nông trại (dựa vào phân tích rủi ro về vệ sinh – AF 3.1) bao gồm các vấn đề đã được nêu Tiêu chuẩn Nuôi trồng Thủy sản GLOBALG.A.P. Người lao động phải có khả năng thể hiện nhận thức của mình trong buối phỏng vấn. Nội dung đào tạo phải bao gồm: sự cần thiết phải rửa sạch tay, che các vết xước trên da với các dụng cụ băng bó không thấm nước, quy định các khu vực hút thuốc, ăn uống phù hợp; thông báo bất kỳ trường hợp nhiễm độc hóa chất nào có liên quan; sử dụng quần áo bảo hộ phù hợp. Tham khảo chéo mục AF 3.1 & AF 3.3. Không chấp nhận việc không áp dụng.

Chính yếu

Page 48: BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại - …•, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BẮT BUỘC TỪ: 1 THÁNG 7 2016 . BẢO ĐẢM NÔNG

Mã tham chiếu: IFA V5.0-2_tháng 07/2016; Phiên bản Tiếng Việt Các điểm kiểm soát và Tiêu chí Tuân thủ – Môđun dành cho nông trại thủy sản Trang: 48 / 99

1701

11_G

G_I

FA_C

PC

C_A

B_V

5_0-

2_vn

STT Điểm kiểm soát Chuẩn mực Tuân thủ Mức bắt buộc

AB. 4.2 Sức khoẻ và an toàn

AB. 4.2.1 Có nhà vệ sinh, khu lưu trữ thực phẩm sạch sẽ, khu nhà ăn và nghỉ ngơi riêng, phương tiện rửa tay và nước uống được dành cho người lao động không?

Phải có khu vệ sinh, phương tiện rửa tay, nước uống, khu lưu trữ thực phẩm và khu nhà ăn và nghỉ ngơi riêng cho người lao động. Không chấp nhận việc không áp dụng.

Chính yếu

AB. 4.2.2 Các chất thải của con người từ các nhà vệ sinh có được thu gom và xử lý thông qua hệ thống xử lý nước thải vệ sinh, để ngăn ngừa việc gây ô nhiễm cho khu vực hoạt động của nông trại và thải trực tiếp vào hệ thống nước mở khi chưa được qua xử lý không?

Phải có phương pháp xử lý những chất thải này và lưu hồ sơ về việc thu gom và xử lý nước thải (tham khảo chéo mục AF 6.1.1).

Chính yếu

AB. 4.2.3 Các hoạt động lặn được tiến hành theo quy định pháp lý có liên quan hoặc tối thiểu theo đánh giá rủi ro an toàn và sức khỏe không?

Nhà sản xuất phải có khả năng chứng minh được rằng các hoạt động lặn tuân thủ theo các quy định của pháp luật hoặc tối thiểu theo đánh giá rủi ro về an toàn và sức khỏe. Phải có hồ sơ lưu về tất cả các thợ lặn (theo tên) và các lần lặn.

Chính yếu

AB. 5 AN SINH, QUẢN LÝ VÀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN (tại tất cả các điểm trong chuỗi sản xuất)

AB. 5.1 Truy xuất nguồn gốc và Nguồn gốc Con giống Nuôi thả

AB. 5.1.1 Thuỷ sản có thể truy xuất nguồn gốc về (các) nông trại trước và nguồn gốc của chúng, bao gồm việc xác định (các) lứa trứng và con bố mẹ tương ứng không?

Phải truy xuất được nguồn gốc thủy sản về (các) nông trại trước và nguồn gốc của chúng, bao gồm việc xác định (các) lứa trứng và con bố mẹ tương ứng. Hồ sơ truy xuất nguồn gốc phải được để tại nông trại. Không chấp nhận việc không áp dụng.

Chính yếu

AB. 5.1.2 Tất cả các lần vận chuyển thủy sản tại bất cứ giai đoạn phát triển nào trong, tới và từ nông trại có được lưu hồ sơ và có thể truy xuất nguồn gốc được không?

Hồ sơ truy xuất nguồn gốc phải được để sẵn tại nông trại. Hồ sơ về các lần vận chuyển thủy sản trong tất cả các giai đoạn của vòng đời phải chứa các thông tin, khi cần thiết, về: nguồn gốc con giống/thuỷ sản nuôi thả, loài, số lượng, sinh khối, và mã nhận dạng của đơn vị sản xuất.

Chính yếu

AB. 5.1.3 Tất cả thuỷ sản có được xác định (trong cùng một lứa) tới một lứa hoặc một lần thả nuôi cụ thể trong suốt quá trình phát triển không?

Trong mỗi giai đoạn của chu kỳ phát triển, phải có thể nhận diện được thành phần của một lứa thuỷ sản từ những lần thả nuôi. Không chấp nhận việc không áp dụng.

Chính yếu

AB. 5.1.4 Các con bố mẹ thuần chủng có được mua từ cơ sở được cấp chứng nhận GLOBALG.A.P không?

Các hồ sơ và giấy chứng nhận phải luôn sẵn có phục vụ công tác kiểm tra. Ban quản lý phải có khả năng thể hiện hiểu biết của họ tại buổi phỏng vấn.

Khuyến cáo

Page 49: BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại - …•, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BẮT BUỘC TỪ: 1 THÁNG 7 2016 . BẢO ĐẢM NÔNG

Mã tham chiếu: IFA V5.0-2_tháng 07/2016; Phiên bản Tiếng Việt Các điểm kiểm soát và Tiêu chí Tuân thủ – Môđun dành cho nông trại thủy sản Trang: 49 / 99

1701

11_G

G_I

FA_C

PC

C_A

B_V

5_0-

2_vn

STT Điểm kiểm soát Chuẩn mực Tuân thủ Mức bắt buộc

AB. 5.1.5 Các con giống có được mua từ trại giống được chứng nhận GLOBALG.A.P không?

Các hồ sơ và giấy chứng nhận phải luôn sẵn có phục vụ công tác kiểm tra. Ban quản lý phải có khả năng thể hiện hiểu biết của họ tại buổi phỏng vấn. • Đánh giá chứng nhận: Đối với mục đích tuân thủ ban đầu, yêu cầu đối với các nhà cung cấp con giống là phải được đăng ký theo một số GGN trên cơ sở dữ liệu GLOBALG.A.P (theo mục con giống được chứng nhận GLOBALG.A.P) tại thời điểm đánh giá GLOBALG.A.P đầu tiên của chủ nông trại thủy sản. Nhà cung cấp này phải có khả năng chứng minh đã thực hiện Tự đánh giá và phải cung cấp được thư cam kết theo chứng nhận trong lần đánh giá tiếp theo. • Lần đánh giá tiếp theo (lần đánh giá thứ hai): Nhà cung cấp phải được chứng nhận GLOBALG.A.P hoặc được chứng nhận chương trình đối chuẩn GLOBALG.A.P. Những nhà cung cấp này phải đạt mức tuân thủ hoàn toàn trong những lần kiểm tra (nội bộ hay từ bên ngoài) tiếp theo về con giống. • Sau năm đầu tiên này, bất kỳ nhà cung cấp con giống bổ sung nào bắt đầu cung cấp cho trại thủy sản đã được chứng nhận GLOBALG.A.P, đều phải được đăng ký trong cơ sở dữ liệu của GLOBALG.A.P kể từ thời điểm các con giống được mua, và phải thể hiện được Trạng thái đã được chứng nhận GLOBALG.A.P. hoàn toàn trong lần Kiểm tra từ Bên ngoài đầu tiên sau khi họ bắt đầu cung cấp con giống. Không chấp nhận việc không áp dụng.

Chính yếu

AB. 5.1.6 Sau khi (các) nông trại được cấp chứng nhận GLOBALG.A.P, có phải tất cả thuỷ sản nuôi thả sinh sống trọn đời tại các nông trại này không?

Phải có hồ sơ truy xuất các lần vận chuyển thủy sản cho thấy sau khi được cấp chứng nhận, tất cả thủy sản nuôi thả đều có nguồn gốc từ những nông trại đã được đăng ký hoặc được cấp chứng nhận GLOBALG.A.P..

Chính yếu

Page 50: BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại - …•, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BẮT BUỘC TỪ: 1 THÁNG 7 2016 . BẢO ĐẢM NÔNG

Mã tham chiếu: IFA V5.0-2_tháng 07/2016; Phiên bản Tiếng Việt Các điểm kiểm soát và Tiêu chí Tuân thủ – Môđun dành cho nông trại thủy sản Trang: 50 / 99

1701

11_G

G_I

FA_C

PC

C_A

B_V

5_0-

2_vn

STT Điểm kiểm soát Chuẩn mực Tuân thủ Mức bắt buộc

AB. 5.2 Sức khoẻ và an sinh thuỷ sản

AB. 5.2.1 Có hay không một Kế hoạch Chăm sóc Sức khỏe Thú y sẵn có trong nông trại, được cập nhật trong 12 tháng gần nhất hoặc trong chu kỳ sản xuất cuối hoặc trong những trường hợp cần dùng những loại thuốc hoặc phương pháp chữa trị mới chưa được sử dụng trước đó. Kế hoạch này có được một bác sĩ thú y được cơ quan chức năng có thẩm quyền công nhận ký duyệt không?

Phải sẵn có một Kế hoạch Chăm sóc Sức khỏe Thú y (VHP) ở nông trại. VHP phải được một bác sỹ thú y được cơ quan chức năng có thẩm quyền công nhận phê duyệt (phải có thông tin về tên, chức danh và ngày ký duyệt). VHP phải được cập nhật hàng năm hoặc theo từng chu kỳ sản xuất nếu thời gian nuôi thả một lứa thủy sản ngắn hơn một năm hoặc khi có nhu cầu cập nhật bất kỳ nội dung nào của VHP (ví dụ: những loại thuốc mới hoặc phương pháp chữa trị mới, chưa được sử dụng trước đó). Kế hoạch này phải bao gồm, nhưng không giới hạn những vấn đề như sau: 1. Tên và vị trí của nông trại; 2. Các bệnh tiềm ẩn, bao gồm các biện pháp phòng ngừa, điều trị bệnh và

mức độ lây lan của bệnh; 3. Thuốc và các biện pháp chữa trị có thể được sử dụng tại nông trại, bao

gồm tên thuốc, hoạt chất, dấu hiệu, nhà cung cấp, lộ trình quản lý, liều lượng sử dụng và thời gian ngừng sử dụng thuốc trước khi thu hoạch;

4. Thời gian ngừng sử dụng trước khi thu hoạch: chỉ bắt đầu khi những thức ăn sử dụng thuốc được xối nước sạch khỏi hệ thống cho ăn của nông trại; Thức ăn được xối nước sạch (thức ăn nhằm loại bỏ phần bã còn thừa của hệ thống cho ăn) đã được sử dụng.

5. Quy trình tiêm phòng (nếu áp dụng); 6. Kiểm soát ký sinh trùng; 7. Các quy trình về an ninh sinh học; 8. Chương trình sàng lọc với từng loại mầm bệnh có liên quan;; 9. Đánh giá rủi ro về dư lượng thuốc liên quan đến các vấn đề an toàn

thực phẩmvà những ảnh hưởng có thể gây ra đối với nguồn thuỷ sản tự nhiên trong nông trại.;

Chính yếu

Page 51: BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại - …•, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BẮT BUỘC TỪ: 1 THÁNG 7 2016 . BẢO ĐẢM NÔNG

Mã tham chiếu: IFA V5.0-2_tháng 07/2016; Phiên bản Tiếng Việt Các điểm kiểm soát và Tiêu chí Tuân thủ – Môđun dành cho nông trại thủy sản Trang: 51 / 99

1701

11_G

G_I

FA_C

PC

C_A

B_V

5_0-

2_vn

STT Điểm kiểm soát Chuẩn mực Tuân thủ Mức bắt buộc

10. Kế hoạch hành động khi vượt quá hoặc có nguy cơ vượt quá Giới hạn Dư lượng Tối đa (MRL) theo quy định của nước sản xuất và/hoặc nước nhập khẩu;

11. Nếu áp dụng, phải sẵn có hồ sơ ghi chép về các lần đến thăm bệnh định kỳ của bác sĩ thú y;

12. Phương pháp và tần suất chọn lọc, loại bỏ thuỷ sản bị bệnh và và xử lý thuỷ sản chết;

13. Cơ chế thông báo dịch bệnh bùng phát và thông báo đến ai; 14. Đối với những trường hợp sử dụng các chất kháng sinh có ảnh hưởng

nghiêm trọng đến sức khoẻ con người (www.who.int), bác sỹ thú ý phải đưa ra được những giải thích thoả đáng bằng văn bản cho từng trường hợp. Không được phép sử dụng những loại kháng sinh này ngay từ lần lựa chọn đầu tiên;

15. Bất kỳ lần thử nghiệm hoặc thí nghiệm biện pháp điều trị bệnh không được đăng ký.

Bác sỹ thú y là người chịu trách nhiệm chuyên môn về quản lý chăm sóc sức khoẻ tại nông trại và có thẩm quyền chẩn đoán bệnh và kê toa thuốc Định nghĩa này áp dụng cho tất cả các phần tham khảo về bác sỹ thú y trong tài liệu tiêu chuẩn. Không chấp nhận việc không áp dụng.

AB. 5.2.2 Tất cả máy bơm, bề mặt và các thiết bị tiếp xúc với thuỷ sản, bao gồm cả các phương tiện sử dụng trong quá trình tiêm vắc xin, được thiết kế và vận hành phù hợp để tránh làm thuỷ sản bị thương và đảm bảo thủy sản chịu ít căng thẳng nhất không?

Các thiết bị phải được thiết kế phù hợp và vận hành phù hợp để tránh làm thuỷ sản bị thương và đảm bảo thủy sản chịu ít căng thẳng nhất.

Thứ yếu

AB. 5.2.3 Trong trường hợp có yêu cầu pháp lý đối với chứng nhận tình trạng sức khoẻ, thủy sản hoặc các con giống được giới thiệu tới nông trại có được chứng nhận không mắc các bệnh đã biết không?

Thủy sản hoặc các con giống được giới thiệu tới nông trại phải được chứng nhận không mắc các bệnh đã biết. Phải có hồ sơ lưu tại nông trại.

Chính yếu

AB. 5.2.4 Trước khi nhân giống, con bố mẹ có được sàng lọc và xác minh sạch bệnh (mầm bệnh) có khả năng lây truyền dọc không?

Phải có hồ sơ lưu và giấy chứng nhận tại nông trại. Chính yếu

Page 52: BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại - …•, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BẮT BUỘC TỪ: 1 THÁNG 7 2016 . BẢO ĐẢM NÔNG

Mã tham chiếu: IFA V5.0-2_tháng 07/2016; Phiên bản Tiếng Việt Các điểm kiểm soát và Tiêu chí Tuân thủ – Môđun dành cho nông trại thủy sản Trang: 52 / 99

1701

11_G

G_I

FA_C

PC

C_A

B_V

5_0-

2_vn

STT Điểm kiểm soát Chuẩn mực Tuân thủ Mức bắt buộc

AB. 5.2.5 Các nhà cung cấp con giống có cung cấp chứng nhận kiểm tra phân tích kiểm soát dịch bệnh có giám sát thường xuyên, ít nhất là đối với các bệnh đã biết của các loài cụ thể theo quy định trong Kế hoạch Chăm sóc Sức khỏe Thú y – VHP không?

Hồ sơ phải có thông tin về các quy trình lấy mẫu, phương pháp kiểm tra và thuốc thử, tần suất và kết quả. Phòng thí nghiệm được sử dụng để theo dõi bệnh phải khai báo phải được cơ quan chức năng có thẩm quyền công nhận.

Chính yếu

AB. 5.2.6 Thủy sản dự định chuyển sang thả nuôi nơi khác có “tình trạng sức khỏe tốt” theo các thông số đã thiết lập sẵn không?

Tất cả thủy sản dự định chuyển sang thả nuôi nơi khác phải có “tình trạng sức khỏe tốt” theo các thông số đã được thiết lập sẵn. Phải có phân tích rủi ro về các bệnh thông thường của các loài/địa điểm nuôi thả trước khi chuyển đến khu vực nuôi thủy sản. Không chấp nhận việc không áp dụng.

Chính yếu

AB. 5.2.7 Các nông trại có quy trình thông báo tới cơ quan có thẩm quyền liên quan về bất kỳ bệnh dịch nào nếu pháp luật có quy định về việc thông báo không và tối thiểu cũng theo các quy định của O.I.E (Tổ chức Sức khỏe Động vật Thế giới) không?

Nông trại phải có hướng dẫn bằng văn bản về việc thông báo tới các cơ quan có thẩm quyền liên quan về các vấn đề về bệnh dịch nếu có quy định của pháp luật hoặc của Tổ chức Sức khỏe Động vật Thế giới – OIE. Các nhà sản xuất phải chứng minh được mình có hiểu biết về việc phải báo cáo lên cơ quan chức năng có thẩm quyền hoặc OIE vềnhững bệnh phải khai báo hoặchình thức tử vong của thuỷ sản. Tối thiểu, bất kỳ loại bệnh nào được OIE quy định phải khai báo đều phải được khai báo (www.oie.int). Không chấp nhận việc không áp dụng.

Chính yếu

AB. 5.2.8 Các trại giống/nông trại có hệ thống đăng ký tất cả các lần xuất hiện bệnh không?

Phải có hệ thống đăng ký tất cả các lần xuất hiện bệnh tại nông trại. Không chấp nhận việc không áp dụng.

Chính yếu

AB. 5.2.9 Các nhà sản xuất có thể chứng minh được họ hiểu biết về thực hành vệ sinh và các quy trình đã thực hiện có phù hợp với nông trại hay không?

Phải có Kế hoạch Vệ sinh bằng văn bản, ghi chi tiết những yếu tố quan trọng nhất về sức khỏe thủy sản:

• Chất lượng nước; • Các phương pháp vệ sinh; • Chất làm vệ sinh; • Chất khử trùng; • Thời gian sử dụng; • Tần suất sử dụng;

Kế hoạch được thực hiện và lưu hồ sơ. Người lao động phải có khả năng thể hiện được hiểu biết của mình tại buổi phỏng vấn. Tham khảo chéo mục AF 3.4. Không chấp nhận việc không áp dụng.

Chính yếu

Page 53: BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại - …•, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BẮT BUỘC TỪ: 1 THÁNG 7 2016 . BẢO ĐẢM NÔNG

Mã tham chiếu: IFA V5.0-2_tháng 07/2016; Phiên bản Tiếng Việt Các điểm kiểm soát và Tiêu chí Tuân thủ – Môđun dành cho nông trại thủy sản Trang: 53 / 99

1701

11_G

G_I

FA_C

PC

C_A

B_V

5_0-

2_vn

STT Điểm kiểm soát Chuẩn mực Tuân thủ Mức bắt buộc

AB. 5.2.10 Số lượng, trọng lượng trung bình và tổng sinh khối thủy sản nuôi thả có được kiểm soát ở cấp độ đơn vị sản xuất không?

Số lượng, trọng lượng trung bình và tổng sinh khối thủy sản nuôi thả phải được kiểm soát ở cấp độ đơn vị sản xuất. Phải có hồ sơ ghi chép về công tác thực hiện kiểm soát và lưu tài liệu.

Chính yếu

AB. 5.2.11 Sự phân đàn của thuỷ sản nuôi thả có được kiểm soát không? Sự phân đàn trong một đơn vị nuôi thả (bể, ao, chuồng lưới, dây thừng) phải được kiểm soát. Phải thiết lập các cấp độ phân đàn cần thiết, có thuyết minh thoả đáng. Phải có các quy trình để đánh giá và làm giảm thiểu các nhân tố làm ảnh hưởng tới sự phân đàn.

Thứ yếu

AB. 5.2.12 Thuỷ sản có được giám sát về các chỉ số sức khoẻ và các vấn đề về phúc lợi ảnh hưởng đến từng cá thể không?

Cần phải có các cơ chế kiểm tra phù hợp“tại chỗ” và lưu hồ sơ xác định các chỉ số sức khoẻ và những vấn đề về phúc lợi, bao gồm giám sát trực quan (trực tiếp hoặc thông qua video) đối với những loài thuỷ sản vùng nước trong. Phải có bằng chứng cho thấy việc kiểm tra được sử dụng như một hệ thống cảnh báo sớm về phúc lợi thuỷ sản, trong đó bất kỳ trường hợp bất thường nào cũng được chăm sóc thêm. Không chấp nhận việc không áp dụng.

Thứ yếu

AB. 5.2.13 Nông trại có hệ thống đảm bảo khối lượng thức ăn sử dụng phù hợp và có hồ sơ sử dụng thức ăn không?

Nông trại phải có hệ thống đảm bảo rằng khối lượng thức ăn sử dụng phụ hợp với nhu cầu của thuỷ sản dựa trên, ví dụ: hướng dẫn của nhà sản xuất thức ăn hoặc kinh nghiệm nuôi thả thuỷ sản. Hệ thống phải có cơ chế điều chỉnh khối lượng thức ăn theo nhu cầu của thuỷ sản và sinh khối dự kiến và để giảm thiểu chất thải từ thức ăn chăn nuôi. Phải có hồ sơ ghi chép về việc cho ănvà cho thấy có sự kiểm soát về hiệu quả sử dụng thức ăn.

Thứ yếu

AB. 5.2.14 Nông trại/trại giống/quá trình vận chuyển thuỷ sản có vận hành theo mật độ quy định không?

Phải xác định mật độ liên quan đến kích thước của thủy sản nuôi thả, giai đoạn sản xuất, môi trường và hệ thống sản xuất. Trong trường hợp không có yêu cầu pháp lý nào được áp dụng, nông trại phải chứng minh được rằng các giới hạn được thiết lập dựa trên các tài liệu khoa họchoặc thực hành tốt nhất trong ngành liên quan đến vấn đề sức khỏe và an sinh thủy sản. Không được thiết lập các mức giới hạn về mật độ làm mức trung bình cho cả hệ thống, hoặc mức trung bình cho chu kỳ sản xuất. Không được vượt quá những mật độ đã quy định. Mật độ nuôi thả thủy sản phải được tính toán và phải có hồ sơ lưu tại trong nông trại.

Chính yếu

Page 54: BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại - …•, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BẮT BUỘC TỪ: 1 THÁNG 7 2016 . BẢO ĐẢM NÔNG

Mã tham chiếu: IFA V5.0-2_tháng 07/2016; Phiên bản Tiếng Việt Các điểm kiểm soát và Tiêu chí Tuân thủ – Môđun dành cho nông trại thủy sản Trang: 54 / 99

1701

11_G

G_I

FA_C

PC

C_A

B_V

5_0-

2_vn

STT Điểm kiểm soát Chuẩn mực Tuân thủ Mức bắt buộc

AB. 5.2.15 Có thực hiện đánh giá rủi ro đối với an sinh thuỷ sản không? Phải có một bản Đánh giá Rủi ro cập nhật về an sinh thuỷ sản, trong đó bao gồm nhưng không nhất thiết giới hạn các thông tin về:

• Động vật ăn thịt; • Các loài ngoại lai có mặt tại nông trại; • Cường độ và thay đổi về ánh sáng mặt trời/ánh sáng nhân tạo;

nhịp độ ngày đêm; • Rối loạn thính giác và dao độngâm thanh do động cơ, máy bơm,

thiết bị sục khí, những thiết bị khác; • Rối loạn thị giác; (ví dụ: người/đồ vật di chuyển, bóng); • Thiết kế và phương pháp của hệ thống phân loại và đếm thuỷ sản; • Rò rỉ điện vào các phương tiện lưu trữ thuỷ sản; • Yếu tố hữu sinh (ví dụ: sự bùng nổ của tảo); • Tạp chất (kế hoạch dự phòng trong trường hợp bất ngờ); • Quy trình xâm nhập – đánh dấu thuỷ sản; • Tốc độ dòng nước.

Tham khảo chéo mục AF 1.2.1 (Cơ sở mọi nông trại). Không chấp nhận việc không áp dụng.

Chính yếu

AB. 5.2.16 Nông trại/trại giống/quá trình vận chuyển thuỷ sản có chương trình giám sátvà kiểm soát chất lượng nướcthường xuyên dựa trên đánh giá rủi ro, có xem xét đến nguy cơ bị nhiễm bẩn, sức khỏe và an sinh thủy sản và hệ thống sản xuất không?

Nông trại phải có hệ thống kiểm soát và giám sát dựa trên rủi ro về chất lượng nước để đảm bảo sức khoẻ và an sinh thuỷ sản không bị tổn hại. Bản đánh giá rủi ro (tham khảo mục AB 10.1.5) phải chứa các thông số chất lượng nước có liên quan, dao động mức nước và các điểm lấy mẫu (tại nông trại hoặc đơn vị sản xuất) như nhiệt độ, ôxy hòa tan, cácbonic, nitơ hòa tan (quá bão hòa), pH, amonia, nitrat, nitrit và chất rắn lơ lửng. Hồ sơ của mỗi vùng nuôi phải sẵn có tại chỗ. Tần suất phải được thiết lập thông qua đánh giá rủi ro. Không chấp nhận việc không áp dụng.

Chính yếu

AB. 5.2.17 Trại giống có lưu giữ hồ sơ về điều kiện đẻ trứng và ấp nở, cho đến thời điểm vận chuyển sang nông trại nuôi thả thuỷ sản thương phẩm không?

Các trại giống phải có khả năng đưa ra được những hồ sơ lưu giữ về điều kiện, ví dụ: nhiệt độ, thành phần nước, ánh sáng và điều chỉnh).

Thứ yếu

Page 55: BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại - …•, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BẮT BUỘC TỪ: 1 THÁNG 7 2016 . BẢO ĐẢM NÔNG

Mã tham chiếu: IFA V5.0-2_tháng 07/2016; Phiên bản Tiếng Việt Các điểm kiểm soát và Tiêu chí Tuân thủ – Môđun dành cho nông trại thủy sản Trang: 55 / 99

1701

11_G

G_I

FA_C

PC

C_A

B_V

5_0-

2_vn

STT Điểm kiểm soát Chuẩn mực Tuân thủ Mức bắt buộc

AB. 5.2.18 Thủy sản có luôn được chữa trị và xử lý bằng phương pháp phù hợp để tránh cho thủy sản khỏi bị đau, bị căng thẳng, bị thương, và mắc bệnh không?

Thủy sản phải luôn được chữa trị và xử lý theo cách phù hợp để bảo vệ chúng khỏi bị đau, căng thẳng, bị thương, và bị bệnh. Người lao động phải có khả năng thể hiện được hiểu biết của mình tại buổi phỏng vấn. Không chấp nhận việc không áp dụng.

Thứ yếu

AB. 5.2.19 Các giai đoạn dồn chứa thuỷ sản, thời gian ra khỏi nước, phân loại, vận chuyển và giữ thuỷ sản đói trước khi giết mổ có được giải trình thoả đáng không?

Đối với những loài cụ thể, số lượng và thời gian những lần dồn chứa, phân loại, thời gian ra khỏi nước, vận chuyển và bị giữ đói trước khi giết mổ phải được xem xét và giới hạn về thời gian và số lượng. Phải có hồ sơ lưu giữ thể hiện việc tuân thủ theo quy định này. Khi dồn chứa thuỷ sản, phải cân nhắc thiết bị sử dụng và chất lượng nước. Dồn chứa thuỷ sản có thể xảy ra khi cho thuỷ sản ăn hoặc trong những quy trình thường ngày khác.

Chính yếu

AB. 5.2.20 Có phản hồi cho nông trại về vấn đề an sinh thuỷ sản từ quá trình giết mổ/sơ chế không?

Các chỉ số sức khoẻ bên ngoài thuỷ sản như bị thương (ví dụ: tróc vảy, mòn vây, bị động vật ăn thịt cắn, bị sẹo, bị thương do bị tấn công, bị thương do ký sinh trùng) và dị tật phải được ghi lại khi giết mổ thuỷ sản hoặc khi thuỷ sản được đưa đến nhà máy chế biến. Phải có một hệ thống phản hồi cho những thông tin liên quan đến sức khỏe và an sinh thủy sản tại nông trại.

Thứ yếu

AB. 5.2.21

Chọn lọc thủy sản có được thực hiện theo các biện pháp quy định tôn trọng an sinh thủy sản và Kế hoạch Chăm sóc Sức khỏe Thú y - VHP (AB 5.2.1) không?

Chọn lọc thủy sản (loại bỏ, giết mổ, và tiêu hủy, bao gồm các loài ngoại lai, các loài bị bệnh hoặc bị dị tật) phải được thực hiện theo các biện pháp quy định, bao gồm cả việc tiêu hủy một cách an toàn. Bắt buộc phải gây choáng thủy sản trước khi giết mổ. Phải có các quy trình tiêu hủy. Tham khảo Kế hoạch Chăm sóc Sức khỏe Thú y - VHP (AB 5.2.1).

Chính yếu

AB. 5.2.22 Có kế hoạch quản lý các loài sống chung khác không phải để cho con người tiêu thụ nhưng lại được hưởng những nguyên tắc an sinh thủy sản và an ninh sinh học tương tự như những thủy sản được nuôi trồng với mục đích thương mại không?

Có một kế hoạch quản lý các loài sống chung không phải để cho con người tiêu thụ (ví dụ: cá sạch trong nông trại nuôi cá hồi) nhưng lại được hưởng những nguyên tắc an sinh thủy sản và an ninh sinh học tương tự như thủy sản được nuôi với mục đích thương mại. Phải có bằng chứng về việc kiểm soát hoạt động quản lý các loài này.

Chính yếu

Page 56: BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại - …•, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BẮT BUỘC TỪ: 1 THÁNG 7 2016 . BẢO ĐẢM NÔNG

Mã tham chiếu: IFA V5.0-2_tháng 07/2016; Phiên bản Tiếng Việt Các điểm kiểm soát và Tiêu chí Tuân thủ – Môđun dành cho nông trại thủy sản Trang: 56 / 99

1701

11_G

G_I

FA_C

PC

C_A

B_V

5_0-

2_vn

STT Điểm kiểm soát Chuẩn mực Tuân thủ Mức bắt buộc

AB. 5.2.23 Các yếu tố Đánh giá Rủi ro về An sinh Thủy sản có được áp dụng để vận chuyển thủy sản còn sống, trứng và con non không?

Những yếu tố được đề cập đến trong Đánh giá Rủi ro về An sinh Thủy sản phải được áp dụng để vận chuyển thủy sản, trứng và con non.

Nguồn nước nuôi thả thủy sản phải có thành phần tương tự về các chỉ số liên quan đến an sinh thủy sản, ví dụ (nhưng không nhất thiết bị giới hạn) độ mặn và nhiệt độ. Phải có hồ sơ lưu về việc đo lường các chỉ số này.

Chính yếu

AB. 5.3 Điều trị bệnh

AB. 5.3.1 Có phải các nhà sản xuất chỉ sử dụng thuốc và các biện pháp chữa trị được cơ quan chức năng có thẩm quyền liên quan cho phép để sử dụng trong nuôi trồng thủy sản và cho các loài được nêu tên không? Có danh sách các loại thuốc được phép sử dụng không?

Các nhà sản xuất chỉ có thể sử dụng thuốc và phương pháp chữa trị đã được cơ quan chức năng có thẩm quyền phê duyệt để sử dụng trong nuôi trồng thủy sản và cho các loài đã được nêu tên. Danh sách thuốc được phép sử dụng trong nông trại phải luôn sẵn có như một phần của VHP. Tham khảo chéo với mục AB 5.4.1 – Mua các loại thuốc hợp pháp có liên quan.

Chính yếu

AB. 5.3.2 Các loại thuốc và biện pháp chữa trị được áp dụng không bao gồm những chất bị cấm theo Tiêu chuẩn Thực phẩm Quốc tế của FAO/WHO, bao gồm những thành phần sau đây không? Nitrofurans (hoặc các chất dẫn xuất của nó), thuốc nhuộm Triarymethane (bao gồm, nhưng không giới hạn Malachite free, Crystal tím và Brilliant xanh), Stilbenes (bao gồm, nhưng không giới hạn Stilbene, Dienestrol, Diethylstilbestrol, Hexoestrol), Chloramphenicol, Nitromidazoles (bao gồm, nhưng không giới hạn Dimetridazole, Ipronidazole, Metronidazole) hoặc ß/ agonists (bao gồm, nhưng không giới hạn Clenbuterol).

Các loại thuốc được sử dụng không được chứa các chất sau đây: Nitrofurans (hoặc các chất dẫn xuất của nó), thuốc nhuộm Triarymethane (bao gồm, nhưng không giới hạn xanh lá cây Malachite, tím Crystal và xanh lá cây Brilliant), Stilbenes (bao gồm, nhưng không giới hạn Stilbene, Dienestrol, Diethylstilbestrol, Hexoestrol), Chloramphenicol, Nitromidazoles (bao gồm, nhưng không giới hạn Dimetridazole, Ipronidazole, Metronidazole) hoặc ß/ agonists (bao gồm, nhưng không giới hạn Clenbuterol).

Phải có danh sách các loại thuốc được sử dụng tại trại giống và/hoặc nông trại nuôi trồng thủy sản. WEBSITE: www.codexalimentarius.org

Chính yếu

AB. 5.3.3 Tất cả các loại thuốc và biện pháp chữa bệnh được sử dụng tại nông trại có được cho phép sử dụng và do một bác sĩ thú y kê đơn không? Việc áp dụng có tuân thủ theo hướng dẫn trong VHP không?

Các loại thuốc và biện pháp chữa bệnh được áp dụng tại nông trại phải là những loại thuốc và biện pháp chữa bệnh được cho phép sử dụng và/hoặc được một bác sĩ thú y kê đơn. Việc áp dụng phải được thực hiện theo hướng dẫn trên nhãn và theo đơn thuốc kê của bác sỹ thú y, và tuân thủ theo hướng dẫn được nêu trong VHP. Trong trường hợp đơn thuốc theo nguyên tắc nhiều tầng, phải có hồ sơ lưu rõ ràng với những giải trình thỏa đáng cho mỗi biện pháp điều trị.

Chính yếu

Page 57: BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại - …•, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BẮT BUỘC TỪ: 1 THÁNG 7 2016 . BẢO ĐẢM NÔNG

Mã tham chiếu: IFA V5.0-2_tháng 07/2016; Phiên bản Tiếng Việt Các điểm kiểm soát và Tiêu chí Tuân thủ – Môđun dành cho nông trại thủy sản Trang: 57 / 99

1701

11_G

G_I

FA_C

PC

C_A

B_V

5_0-

2_vn

STT Điểm kiểm soát Chuẩn mực Tuân thủ Mức bắt buộc

AB. 5.3.4 Nếu áo thức ăn được yêu cầu thực hiện ở nông trại, thì tất cả các quy trình và biện pháp chữa trị được sử dụng có được liệt kê trong VHP và lưu hồ sơ lại không?

Phải tránh các hoạt động áo thức ăn ở nông trại. Chỉ khi nào được chứng minh là đúng đắn, việc thực hiện phải tuân thủ theo đơn thuốc và biện pháp chữa trị được nêu trong VHP. Hồ sơ lưu về việc thực hiện phải bao gồm các thông tin về:

• Mục tiêu có diễn giải, theo khuyến cáo trong VHP; • Người chịu trách nhiệm kê đơn thuốc; • Người chịu trách nhiệm về quy trình áo thức ăn; • Thành phần hoạt chất chính và tên sản phẩm; • Nồng độ sử dụng và quy trình pha trộn theo hướng dẫn ghi trên

nhãn; • Quy trình quản lý cho ăn; • Xác nhận nồng độ hoạt chất chính; • Thời gian ngừng sử dụng.

Chính yếu

AB. 5.3.5 Nhà sản xuất có thể chứng minh sự tuân thủ theo Giới hạn về Dư lượng Tối đa (MRL) trên thị trường mà các sản phẩm nuôi được định hướng giao dịch (trong nước hoặc quốc tế) không?

Nhà sản xuất phải có sẵn danh sách các Giới hạn về Dư lượng Tối đa đang áp dụng hiện hành cho (những) thị trường mà sản phẩm thủy sản nuôi được giao thương (dù là thị trường nội địa hay quốc tế). các Giới hạn về Dư lượng Tối đa hải được xác định thông qua các giao dịch với khách hàng xác nhận (các) thị trường định hướng, hoặc bằng cách lựa chọn (các) quốc gia cụ thể (hoặc nhóm các quốc gia) mà các sản phẩm thủy sản được định hướng để bán tại ở đây, và đưa ra các bằng chứng về việc tuân thủ đáp ứng các Giới hạn về Dư lượng Tối đa hiện đang được áp dụng tại các quốc gia này. Trong trường hợp định hướng bán sản phẩm tại một nhóm quốc gia, nhà sản xuất phải tuân thủ theo những Giới hạn về Dư lượng Tối đa hiện hành nghiêm ngặt nhất.

Chính yếu

AB. 5.3.6 Có phải các hoocmon tự nhiên hoặc tổng hợp hoặc các chất kháng sinh KHÔNG được sử dụng với mục đích thúc đẩy tăng trưởng không??

Nhà sản xuất phải chứng minh được việc sử dụng đúng các hoocmôn và các chất kháng sinh. Không chấp nhận việc không áp dụng.

Chính yếu

AB. 5.3.7 Thủy sản nuôi thả có được tiêm vắc xin theo VHP trong AB 5.2.1 không? Phải có hồ sơ lưu về sử dụng vắc xin để phục vụ công tác đánh giá. Chính yếu

Page 58: BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại - …•, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BẮT BUỘC TỪ: 1 THÁNG 7 2016 . BẢO ĐẢM NÔNG

Mã tham chiếu: IFA V5.0-2_tháng 07/2016; Phiên bản Tiếng Việt Các điểm kiểm soát và Tiêu chí Tuân thủ – Môđun dành cho nông trại thủy sản Trang: 58 / 99

1701

11_G

G_I

FA_C

PC

C_A

B_V

5_0-

2_vn

STT Điểm kiểm soát Chuẩn mực Tuân thủ Mức bắt buộc

AB. 5.3.8 Có phải các chất kháng sinh chỉ được sử dụng khi có chẩn đoán về bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn không?

Các chất kháng sinh không được sử dụng để phòng bệnh và chỉ được sử dụng liều điều trị khi chẩn đoán có bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Tham khảo VHP.

Chính yếu

AB. 5.3.9 Các phân tích dư lượng trong thịt thủy sản có được thực hiện dựa trên đánh giá rủi ro an toàn thực phẩm để xác minh sự tuân thủ theo các MRL cho các loại thuốc được phê duyệt và để xác minh không có dư lượng các chất không được phê duyệt không? Các bản phân tích có được thực hiện bởi một phòng thí nghiệm được công nhận đạt ISO 17025 (hoặc tiêu chuẩn tương đương) không? Chương trình kiểm soát và giám sát quốc gia được thực hiện bởi một cơ quan có thẩm quyền liên quan có thể được sử dụng làm tài liệu.

Các phân tích dư lượng trong thịt thủy sản cần phải được tiến hành dựa vào đánh giá rủi ro an toàn thực phẩm để xác định sự tuân thủ với các Giới hạn về Dư lượng Tối đa (MRL) của những loại thuốc đã được phê duyệt và để xác định không có dư lượng các chất không được phê duyệt. Các bản phân tích phải được thực hiện bởi một phòng thí nghiệm độc lập được công nhận đạt ISO 17025 (hoặc tiêu chuẩn tương đương) (tham khảo quy trình lấy mẫu mục 7, AB 7.2). Trong trường hợp chương trình kiểm soát và giám sát quốc gia được thực hiện nhưng các hành động khắc phục không được tiến hành, phải cung cấp được bằng chứng về thí nghiệm thường xuyên độc lập được công nhận, hoặc phải sẵn có tờ khai “không sử dụng” đã được xác nhận. Phải có hồ sơ về thí nghiệm thường xuyên độc lập được công nhận để dự phòng cho tờ khai “không sử dụng”.

Chính yếu

AB. 5.3.10 Những loại thuốc không được sử dụng hoặc thức ăn có chứa thuốc quá thời hạn sử dụng hoặc hộp đựng thuốc rỗng hoặc túi rỗng để đựng thức ăn có chứa thuốc có được xử lý theo phương pháp có kiểm soát không và không dẫn tới việc sử dụng nhầm sau này hay không?

Phải có quy trình được lưu hồ sơ tại chỗ ghi chi tiết các phương pháp xử lý (theo chỉ dẫn của nhà sản xuất và yêu cầu pháp luật, nếu áp dụng) và phải có có dẫn chứng phù hợp.

Chính yếu

Page 59: BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại - …•, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BẮT BUỘC TỪ: 1 THÁNG 7 2016 . BẢO ĐẢM NÔNG

Mã tham chiếu: IFA V5.0-2_tháng 07/2016; Phiên bản Tiếng Việt Các điểm kiểm soát và Tiêu chí Tuân thủ – Môđun dành cho nông trại thủy sản Trang: 59 / 99

1701

11_G

G_I

FA_C

PC

C_A

B_V

5_0-

2_vn

STT Điểm kiểm soát Chuẩn mực Tuân thủ Mức bắt buộc

AB. 5.4 Hồ sơ điều trị

AB. 5.4.1 Tất cả các nông trại có lưu giữ hồ sơ cập nhật những lần mua thuốc và điều trị bệnh hoặc giao nhận thuốc và hồ sơ quản lý có được ghi chép chính xác và cập nhật không? Quy định này áp dụng cho cả thức ăn có chứa thuốc.

Sản phẩm đang sử dụng/ trong kho phải được lưu hồ sơ theo các yêu cầu tiêu chuẩn và các hồ sơ này phải được để tại nông trại. Đối với Hồ sơ Thu mua: Ngày thu mua, Tên sản phẩm, Số lượng thu mua; Số lô sản xuất, Ngày hết hạn sử dụng, Tên nhà cung cấp. Đối với Hồ sơ Quản lý: Số lô sản xuất; Ngày quản lý; Mã nhận dạng của thủy sản/nhóm được điều trị; Số lượng sinh khối của thủy sản được điều trị; Liều lượng và tổng khối lượng thuốc được sử dụng; Ngày kết thúc chữa trị; Ngày Giai đoạn ngừng sử dụng thuốc kết thúc; Ngày sớm nhất thủy sản có thể đưa đi tiêu thụ; Tên (những) người quản lý thuốc theo ngày.

Chính yếu

AB. 5.4.2 Nhà sản xuất có khả năng cung cấp lược sử đầy đủ, và tổng quan hiện tại, và phân tích xu hướng điều trị cho thủy sản và các phương pháp ứng dụng không và có chứng minh được rằng các phương pháp này được tiến hành tuân thủ theo quy định của VHP không?

Tất cả các biện pháp điều trị bệnh cho thủy sản phải được lưu hồ sơ và phân tích xu hướng. Một phân tích xu hướng điển hình bao gồm: Trong trường hợp sử dụng kháng sinh, phải tính toán được xu hướng liên quan đến khối lượng hoạt chất và sinh khối thu hoạch cho từng lô thủy sản cụ thể. Trong trường hợp sử dụng hóa chất để điều trị bệnh, phải tính toán được xu hướng khối lượng sử dụng với số thủy sản được sản xuất cho từng lô thủy sản cụ thể. Số lần điều trị và tần suất của những lần điều trị bệnh cụ thể.

Chính yếu

AB. 5.4.3 Có một hệ thống để xác định lứa thủy sản được chữa trị, trong đó cần phải có một giai đoạn ngừng sử dụng thuốc trước khi thu hoạch không?

Phải có một hệ thống tại nông trại để xác định và phòng ngừa việc thu hoạch phải lứa thủy sản đang được chữa trị và trong giai đoạn ngừng sử dụng thuốc trước khi thu hoạch. Người lao động phải có khả năng thể hiện được hiểu biết của mình tại buổi phỏng vấn.

Chính yếu

Page 60: BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại - …•, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BẮT BUỘC TỪ: 1 THÁNG 7 2016 . BẢO ĐẢM NÔNG

Mã tham chiếu: IFA V5.0-2_tháng 07/2016; Phiên bản Tiếng Việt Các điểm kiểm soát và Tiêu chí Tuân thủ – Môđun dành cho nông trại thủy sản Trang: 60 / 99

1701

11_G

G_I

FA_C

PC

C_A

B_V

5_0-

2_vn

STT Điểm kiểm soát Chuẩn mực Tuân thủ Mức bắt buộc

AB. 5.4.4 Các giai đoạn ngừng sử dụng thuốc trước khi thu hoạch của các phương pháp điều trị và đơn vị sản xuất có liên quan, có được nắm bắt và tuân thủ nghiêm ngặt không?

Phải có văn bản xác nhận về nội dung điều trị, ngày điều trị và ngày kết thúc giai đoạn ngừng sử dụng thuốc trước khi thu hoạch. Bất kỳ thủy sản nào sau đó được bán sang một nông trại khác trước khi giai đoạn trước thu hoạch kết thúc, phải được xác định với những thông tin như vậy. Các giai đoạn ngừng sử dụng thuốc trước khi thu hoạch cần thiết cho các đơn vị sản xuất này có thể bị ảnh hưởng gián tiếp bởi việc chữa trị của một đơn vị sản xuất khác (ví dụ do tràn thức ăn hoặc do sử dụng nguồn nước) phải căn cứ theo bản đánh giá rủi ro (tham khảo mục AB 5.2.1 – VHP). Người lao động phải có khả năng thể hiện được hiểu biết của mình tại buổi phỏng vấn về các vấn đề nêu trên.

Chính yếu

AB. 5.5 Tỷ lệ thủy sản chết

AB. 5.5.1 Việc kiểm tra tỷ lệ thủy sản chết và đưa thủy sản chết ra khỏi đơn vị sản xuất có được thực hiện theo quy định trong VHP không?

Phải có hồ sơ tỷ lệ thủy sản chết để phục vụ công tác kiểm tra. Thủy sản sắp chết phải được đưa ra khỏi vùng nuôi ngay khi xuất hiện. Không chấp nhận việc không áp dụng.

Chính yếu

AB. 5.5.2 Tất cả số lượng thủy sản chết và nguyên nhân tử vong có được ghi lại ở cấp độ đơn vị sản xuất không? Kết quả có được theo dõi xu hướng không?

Phải có hồ sơ ghi tỷ lệ thủy lệ thủy sản chết hàng ngày và nguyên nhân tử vong, ngay khi biết thông tin, đối với mỗi đơn vị sản xuất. Người lao động phải thể hiện được hiểu biết của mình về tình trạng sức khỏe của thủy sản/nguyên nhân thủy sản chết trong buổi phỏng vấn. Phải có hành động ứng phó ngay khi xác định được xu hướng. Không chấp nhận việc không áp dụng.

Chính yếu

AB. 5.5.3 Nông trại có hệ thống loại bỏ, lưu trữ và tiêu hủy thủy sản chết, đảm bảo không gây ảnh hưởng tới các vấn đề môi trường, nguy cơ mầm bệnh và lây lan dịch bệnh sang số thủy sản nuôi thả còn lại và các loài thủy sản tự nhiên không?

Thủy sản chết phải được loại bỏ, lưu trữ ngay lập tức và xử lý theo phương pháp phù hợp để đảm bảo không gây ảnh hưởng tới các vấn đề môi trường, nguy cơ mầm bệnh và lây lan dịch bệnh sang số thủy sản nuôi thả còn lại và các loài thủy sản tự nhiên. Các hồ sơ lưu của nông trại phải có sẵn, thể hiện quy trình loại bỏ, lưu trữ và xử lý thủy sản chết. Không chấp nhận việc không áp dụng.

Chính yếu

AB. 5.5.4 Nông trại có kế hoạch dự phòng để đối phó với tình huống thủy sản chết hàng loạt không?

Nông trại phải có kế hoạch dự phòng để có thể xử lý trường hợp thủy sản chết hàng loạt. Người lao động phải có khả năng thể hiện hiểu biết của mình tại buổi phỏng vấn. Không chấp nhận việc không áp dụng.

Chính yếu

Page 61: BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại - …•, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BẮT BUỘC TỪ: 1 THÁNG 7 2016 . BẢO ĐẢM NÔNG

Mã tham chiếu: IFA V5.0-2_tháng 07/2016; Phiên bản Tiếng Việt Các điểm kiểm soát và Tiêu chí Tuân thủ – Môđun dành cho nông trại thủy sản Trang: 61 / 99

1701

11_G

G_I

FA_C

PC

C_A

B_V

5_0-

2_vn

STT Điểm kiểm soát Chuẩn mực Tuân thủ Mức bắt buộc

AB. 5.6 Tất cả các khu quây thủy sản trong các thủy vực

AB. 5.6.1 Các lưới quây thủy sản được treo lơ lửng có chạm đáy thủy vực không? Hồ sơ đo độ sâu phải phải thể hiện rằng lưới quây thủy sản được treo lơ lửng không bao giờ chạm tới đáy thủy vực.

Chính yếu

AB. 5.6.2 Tất cả lưới quây thủy sản được sử dụng có thể được nhận dạng riêng và có được giữ trong những điều kiện tốt không? Các đoạn nối lưới có được kiểm tra bằng phương pháp quan sát thường xuyên và sau những trường hợp đặc biệt xảy ra (ví dụ: bão) để đảm bảo bất kỳ thiệt hại nào có thể gây ra nguy cơ thủy sản xổng thoát đều được phát hiện và khắc phục không? Độ bền của lưới quây có được kiểm tra theo hướng dẫn của nhà sản xuất không?

Phải lưu hồ sơ bảo dưỡng đối với mỗi lưới quây thủy sản, ghi rõ các thông tin về độ tuổi, điều kiện, sửa chữa, loại và ngày xử lý/làm sạch, địa điểm, hồ sơ kiểm tra lưới, quan sát của thợ lặn (khi cần thiết) và hồ sơ các biện pháp khắc phục được thực hiện theo kết quả của các hoạt động giám sát.

Chính yếu

AB. 5.6.3 Kích thước mắt lưới được thiết kế phù hợp với kích thước thủy sản (bao gồm cả những loài sống chung khác) để đề phòng thủy sản xổng thoát và nguy cơ gây thương tích cho thủy sản không?

Phải có hồ sơ đo kích thước mắt lưới trong nông trại. Kích thước mắt lưới phải phù hợp với kích thước thủy sản (bao gồm cả những loài sống chung khác) để đề phòng nguy cơ thủy sản xổng thoát và nguy cơ gây thương tích cho thủy sản không?

Chính yếu

AB. 5.6.4 Các khu quây thủy sản và hệ thống neo có được thiết kế phù hợp với địa điểm và điều kiện thời tiết theo đánh giá rủi ro không và có được lắp đặt một cách chính xác không? Các khu quây thủy sản và hệ thống neo có được bảo dưỡng định kỳ bởi những người đã qua đào tạo hoặc có kinh nghiệm phù hợp và theo một kế hoạch bảo dưỡng bằng văn bản không?

Phải sẵn có đánh giá rủi ro xem xét đến sự phù hợp của lồng nuôi và thiết kế neo để phục vụ công tác kiểm tra. Phải có chỉ tiêu kỹ thuật đối với lồng nuôi và hệ thống neo, bao gồm tên người hoặc công ty thực hiện việc lắp đặt. Phải có bằng chứng cho thấy người chịu trách nhiệm lắp đặt và bảo dưỡng đã được đào tạo hoặc có kinh nghiệm phù hợp. Phải có kế hoạch bảo dưỡng bằng văn bản đối với mỏ neo, thiết bị neo và lồng nuôi, bao gồm chi tiết những bộ phận thay mới.

Chính yếu

AB. 5.6.5 Các khu quây thủy sản có được đánh dấu rõ ràng với báo hiệu hàng hải không?

Các khu quây thủy sản phải được đánh dấu phù hợp nếu cần thiết. Chính yếu

Page 62: BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại - …•, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BẮT BUỘC TỪ: 1 THÁNG 7 2016 . BẢO ĐẢM NÔNG

Mã tham chiếu: IFA V5.0-2_tháng 07/2016; Phiên bản Tiếng Việt Các điểm kiểm soát và Tiêu chí Tuân thủ – Môđun dành cho nông trại thủy sản Trang: 62 / 99

1701

11_G

G_I

FA_C

PC

C_A

B_V

5_0-

2_vn

STT Điểm kiểm soát Chuẩn mực Tuân thủ Mức bắt buộc

AB. 5.7 Ao nuôi

AB. 5.7.1 Các giai đoạn cải tạo ao có được xác định không? Khi không cải tạo ao thì có thực hiện đánh giá rủi ro sức khỏe thủy sản không?

Phải xác định và lưu hồ sơ ngày bắt đầu cải tạo ao và ngày nuôi thả thủy sản cho các nông trại/ao nuôi (trong trường hợp nông trại/ao nuôi này được coi là “những đơn vị sản xuất độc lập”). Trong trường hợp ao nuôi không được tháo hết nước, phải kiểm tra để đảm bảo tất cả thủy sản đã được đưa hết ra khỏi các đơn vị sản xuất và đặc biệt là trước khi tiến hành xử lý phần nước còn lại trong ao. Người lao động phải thể hiện được hiểu biết của mình về vấn đề này trong buổi phỏng vấn. Khi không cải tạo ao thì có thực hiện đánh giá rủi ro sức khỏe thủy sản

Thứ yếu

AB. 5.7.2 Các vùng đệm thực vật và khu vực vành đai sinh cảnh xung quanh hệ thống ao nuôi có được duy trì trong điều kiện tốt và được cải thiện, nếu phù hợp với thực tế không?

Các vùng đệm thực vật và khu vực vành đai sinh cảnh được duy trì để giảm thiểu ảnh hưởng của hoạt động nuôi trồng thủy sản lên môi trường. Phải cân nhắc tới việc tạo ra vùng đệm thực vật và vành đai sinh cảnh nếu chúng không sẵn có.

Thứ yếu

AB. 5.7.3 Nước thải hoặc phân có được sử dụng làm phân bón không? Nhà sản xuất phải chứng minh được rằng nước thải đã qua xử lý hoặc chưa được xử lý và phân động vật không được sử dụng làm phân bón trong các nông trại nuôi thủy sản. Người lao động phải thể hiện được nhận thức của mình về vấn đề này trong buổi phỏng vấn.

Chính yếu

AB. 5.7.4 Khi việc nuôi thủy sản trong ao dựa trên, hoặc được hỗ trợ với phân bón vô cơ, có quy trình quy định nào về vấn đề này không? Có lưu hồ sơ về các loại phân bón được sử dụng trong ao và số lượng sử dụng không?

Phải có quy trình bằng văn bản và hồ sơ lưu về các loại phân bón và số lượng phân bón được sử dụng trong ao.

Chính yếu

AB. 5.7.5 Thải bùn lắng nạo vét có được xử lý theo EMP không (tham khảo mục AB 9.1.4)?

Phải có hồ sơ lưu tại nông trại về xử lý thải bùn lắng nạo vét. Chính yếu

Page 63: BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại - …•, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BẮT BUỘC TỪ: 1 THÁNG 7 2016 . BẢO ĐẢM NÔNG

Mã tham chiếu: IFA V5.0-2_tháng 07/2016; Phiên bản Tiếng Việt Các điểm kiểm soát và Tiêu chí Tuân thủ – Môđun dành cho nông trại thủy sản Trang: 63 / 99

1701

11_G

G_I

FA_C

PC

C_A

B_V

5_0-

2_vn

STT Điểm kiểm soát Chuẩn mực Tuân thủ Mức bắt buộc

AB. 5.8 An ninh sinh học (Bổ sung vào các yêu cầu Bảo vệ thực phẩm trong Môđun dành cho Mọi Nông trại)

AB. 5.8.1 Nông trại có kế hoạch an ninh sinh học được lưu hồ sơ không? Phải có quy trình an ninh sinh học, bao gồm tối thiểu các thông tin sau: • Đánh giá rủi ro; • Đào tạo; • Vệ sinh nông trại; • Rủi ro mang các mầm bệnh và bệnh vào vùng nuôi; • Hệ thống ngăn chặn và phòng ngừa; • Các chính sách cải tạo ao nuôi; • Kế hoạch quản lý vùng nuôi.

Không chấp nhận việc không áp dụng.

Chính yếu

AB. 5.8.2 Nếu có kế hoạch quản lý vùng nuôi, nông trại có chủ động tham gia và có thể chứng minh được việc tuân thủ theo những yêu cầu của kế hoạch không?

Kế hoạch quản lý vùng nuôi liên quan đến một thỏa thuận giữa các nhà sản xuất, thông thường có sử dụng chung thủy vực bao gồm các biện pháp ngăn chặn sự gia nhập và lây lan các tác nhân gây bệnh và bệnh dịch. Nhà sản xuất phải đưa ra được những bằng chứng bằng văn bản về việc tham gia kế hoạch quản lý vùng nuôi.

Chính yếu

AB. 5.8.3 Trong trường hợp được sử dụng, các thùng chứa thu hoạch có được khử trùng trước khi được tái sử dụng và chuyển đến các cơ sở nuôi thủy sản thương phẩm không?

Hồ sơ về công tác làm sạch và khử trùng phải sẵn có trong trường hợp áp dụng.

Chính yếu

Page 64: BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại - …•, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BẮT BUỘC TỪ: 1 THÁNG 7 2016 . BẢO ĐẢM NÔNG

Mã tham chiếu: IFA V5.0-2_tháng 07/2016; Phiên bản Tiếng Việt Các điểm kiểm soát và Tiêu chí Tuân thủ – Môđun dành cho nông trại thủy sản Trang: 64 / 99

1701

11_G

G_I

FA_C

PC

C_A

B_V

5_0-

2_vn

STT Điểm kiểm soát Chuẩn mực Tuân thủ Mức bắt buộc

AB. 5.8.4 Nông trại có Kế hoạch Khử trùng và Làm sạch Thiết bị bằng văn bản không? Nhà sản xuất có thể chứng minh được họ hiểu biết về các biện pháp thực hành an ninh sinh học và các quy trình làm sạch và khử trùng phù hợp với nông trại hay không?

Phải có Kế hoạch Làm sạch và Khử trùng dưới dạng văn bản, ghi chi tiết những yếu tố quan trọng nhất về sức khỏe thủy sản, đặc biệt là: • Chất lượng nước sạch; • Phương pháp làm sạch; • Chất làm sạch; • Chất khử trùng; • Thời gian sử dụng; • Tần suất sử dụng; • Kiểm soát bệnh dịch. Phải có kế hoạch, thực hiện kế hoạch và lưu hồ sơ quá trình thực hiện. Thiết bị tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với thủy sản phải được làm từ những chất liệu dễ làm sạch và khử trùng. Người lao động phải thể hiện được hiểu biết của mình về vấn đề này trong buổi phỏng vấn. Không chấp nhận việc không áp dụng.

Chính yếu

AB. 5.8.5 Đối với tất cả máy móc và thiết bị (bao gồm cả thiết bị lọc), có hồ sơ lưu chi tiết công tác bảo dưỡng, làm sạch và khử trùng không?

Hồ sơ về công tác bảo dưỡng, làm sạch và khử trùng hàng ngày phải sẵn có trong trường hợp áp dụng.

Chính yếu

AB. 5.8.6 Các phương tiện vận tải và thuyền (bao gồm các hệ thống vận tải và những thiết bị có liên quan) có được sử dụng để vận chuyển thủy sản hoặc thức ăn thủy sản, thuộc sơ hữu của nhà sản xuất hay nhà thầu, có được kiểm tra về mức độ sạch sẽ và khử trùng theo quy trình đánh giá rủi ro bằng văn bản và có bất kỳ hành động khắc phục cần thiết nào được thực hiện không?

Đánh giá rủi ro phải xác định được mức độ sạch sẽ và khử trùng theo yêu cầu và phải có hồ sơ lưu về công tác kiểm tra và hành động khắc phục. Không chấp nhận việc không áp dụng.

Chính yếu

AB. 5.8.7 Có thực hiện tách hoặc khử trùng các thiết bị, nhân công và phương tiện vận tải giữa các vùng nông trại nuôi thủy sản để giảm nguy cơ truyền nhiễm bệnh không?

Phải có quy trình bằng văn bản và hồ sơ về công tác khử trùng nếu được yêu cầu. Không chấp nhận việc không áp dụng.

Chính yếu

AB. 5.8.8 Cơ sở hạ tầng có hỗ trợ các thủ tục kiểm dịch cho vùng nuôi hoặc nông trại trong trường hợp bùng phát dịch bệnh truyền nhiễm không?

Khi xảy ra bùng phát dịch bệnh truyền nhiễm, cơ sở hạ tầng phải hỗ trợ các quy trình kiểm dịch đã được lập thành văn bản.

Chính yếu

AB. 5.8.9 Con bố mẹ/con giống có được giữ trong khu vực kiểm dịch cho đến khi tình trạng bệnh của chúng được xác minh trước khi chuyển chúng tới những khu vực khác không, trừ trường hợp tình trạng sức khỏe của thủy sản đã được xác định từ trước?

Phải có hồ sơ lưu về tình trạng sức khỏe của thủy sản hoặc hồ sơ kiểm dịch.

Chính yếu

Page 65: BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại - …•, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BẮT BUỘC TỪ: 1 THÁNG 7 2016 . BẢO ĐẢM NÔNG

Mã tham chiếu: IFA V5.0-2_tháng 07/2016; Phiên bản Tiếng Việt Các điểm kiểm soát và Tiêu chí Tuân thủ – Môđun dành cho nông trại thủy sản Trang: 65 / 99

1701

11_G

G_I

FA_C

PC

C_A

B_V

5_0-

2_vn

STT Điểm kiểm soát Chuẩn mực Tuân thủ Mức bắt buộc

AB. 5.8.10 Các nông trại có được duy trì trong điều kiện sạch sẽ và vệ sinh không? Các nông trại phải được giữ trong điều kiện sạch sẽ và vệ sinh để làm giảm nguy cơ lây lan bệnh dịch và mầm bệnh giữa các khu vực và/hoặc đơn vị sản xuất. Không chấp nhận việc không áp dụng.

Chính yếu

AB. 5.8.11 Nếu có thời gian cải tạo ao, có thực hiện khử trùng giữa giai đoạn thu hoạch và nuôi thả thủy sản trở lại không?

Phải có quy trình được lưu thành văn bản và hồ sơ về công tác khử trùng. Thứ yếu

AB. 5.8.12 Đánh giá rủi ro bao gồm việc cần thiết phải khử trùng nguồn nước vào các trại giống hoặc ảnh hưởng của nước thải có được thực hiện không?

Phải thực hiện đánh giá rủi ro, trong đó xem xét tới việc cần thiết phải khử trùng nguồn nước vào trong các trại giống. Nếu cần thiết phải tiến hành khử trùng, phải thực hiện việc khử trùng một cách hiệu quả. Tham khảo EIA/EMP (AB 9.1.3) liên quan đến việc lây lan mầm bệnh và/hoặc các chất diệt khuẩn.

Chính yếu

AB. 5.9 Máy móc và thiết bị

AB. 5.9.1 Có phải tất cả thiết bị và máy móc được thiết kế, lắp đặt và vận hành để giảm thiểu nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe thủy sản hoặc nguy cơ thủy sản xổng thoát không?

Tất cả thiết bị và máy móc phải được thiết kế, lắp đặt và vận hành để giảm thiểu nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe thủy sản và nguy cơ thủy sản xổng thoát.

Chính yếu

AB. 5.9.2 Có các biện pháp để ngăn ngừa xổng thoát thủy sản nuôi ra khu vực sông nước kênh rạch ở địa phương, hoặc các loài bản địa có thể xâm nhập vào khu vực nuôi thủy sản hay không?

Tại tất cả vùng nuôi, phải có Kế hoạch đối phó với tình huống khẩn cấp và hồ sơ lưu về tất cả số lượng thủy sản bị xổng thoát trong vòng 12 tháng trước đó và có xác nhận đã báo cáo vấn đề này cho các cơ quan thẩm quyền đối với tất cả vùng nuôi. Trại giống/nông trại phải có quy trình hiệu quả và lưu thành văn bản để ngăn ngừa trường hợp bất ngờ thất thoát thủy sản ra môi trường. Trong trường hợp thích hợp, cấu trúc khu quây thủy sản và bỏ neo phải được kiểm tra theo lịch trình đã được lập thành văn bản dựa vào đánh giá rủi ro. Quy trình bảo dưỡng và sửa chữa hoặc thay thế phải được thực hiện và lưu hồ sơ.

Chính yếu

AB. 5.9.3 Đối với tất cả máy móc và thiết bị (bao gồm các thiết bị lọc) quan trọng để đảm bảo sức khỏe và an sinh thủy sản tốt, hồ sơ có được lưu lại với các thông tin sau không: Chi tiết về công tác bảo trì và hiệu chuẩn; chi tiết thử nghiệm hiệu chuẩn và thiết bị kiểm soát (ví dụ: máy thăm dò ôxy)?

Đối với tất cả máy móc và thiết bị quan trọng để đảm bảo sức khỏe và an sinh thủy sản tốt, phải lưu hồ sơ cho thấy có thực hiện công tác bảo trì và hiệu chuẩn phù hợp.

Chính yếu

Page 66: BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại - …•, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BẮT BUỘC TỪ: 1 THÁNG 7 2016 . BẢO ĐẢM NÔNG

Mã tham chiếu: IFA V5.0-2_tháng 07/2016; Phiên bản Tiếng Việt Các điểm kiểm soát và Tiêu chí Tuân thủ – Môđun dành cho nông trại thủy sản Trang: 66 / 99

1701

11_G

G_I

FA_C

PC

C_A

B_V

5_0-

2_vn

STT Điểm kiểm soát Chuẩn mực Tuân thủ Mức bắt buộc

AB. 5.9.4 Trong trường hợp an sinh thủy sản phụ thuộc vào hệ thống/thiết bị tự động (ví dụ: mức độ ôxy, áp lực bơm), các hệ thống này có được trang bị thiết bị báo động trong trường hợp xảy ra sự cố và các hệ thống này có được kiểm tra thường xuyên không?

Trong trường hợp sức khỏe và an sinh thủy sản có thể bị ảnh hưởng nếu xảy ra sự cố hệ thống/thiết bị, những thiết bị/hệ thống này phải được trang bị thiết bị báo động. Phải có hồ sơ về công tác kiểm tra thiết bị báo động.

Chính yếu

AB. 5.9.5 Trong trường hợp đánh giá rủi ro cho thấy mức ôxy có thể giảm xuống dưới mức tối thiểu cho an sinh các loài, có hệ thống bổ sung ôxy không và hệ thống này có được bảo dưỡng tốt hay không?

Phải có đủ ôxy cho những điểm có mật độ nuôi thả thủy sản cao ở mức ôxy dự kiến thấp nhất. Phải có sẵn một hệ thống bổ sung ôxy dự phòng trong trường hợp xảy ra sự cố với hệ thống chính. Đối với các hệ thống tuần hoàn khép kín, cần thiết phải có thiết bị bão hòa nước trong O2do mật độ nuôi thả thủy sản cao. Tham khảo thông tin đánh giá rủi ro về an sinh thủy sản trong mục AB 5.2.15.

Thứ yếu

AB. 5.9.6 Có phải tất cả các tàu đều được các cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp giấy phép nếu đây là quy định bắt buộc và có thiết bị an toàn thích hợp trên tàu đáp ứng các yêu cầu pháp lý tại nước sở tại không?

Phải có hồ sơ lưu về giấy phép hợp lệ và các thiết bị an toàn phù hợp. Chính yếu

AB. 6 LẤY MẪU VÀ KIỂM NGHIỆM

AB. 6.1 Chương trình lấy mẫu bao gồm tần suất kiểm nghiệm, dựa vào các chất có khả năng gây ô nhiễm, dư lượng và các chất tùy theo loài và vị trí của hoạt động nuôi trồng thủy sản và có xem xét đến các thành phần trong thức ăn thủy sản không?

Danh sách các chất được phân tích dựa trên: 1. Quy định pháp luật quốc gia /địa phương; 2. Yêu cầu của khách hàng; 3. Các chất được liệt kê trong Kế hoạch Chăm sóc Sức khỏe Thú y.

Tần suất được quyết định dựa trên những rủi ro đã được xác định trong chương trình lấy mẫu. Kết quả phân tích phải sẵn có để phục vụ công tác kiểm tra. Không chấp nhận việc không áp dụng.

Chính yếu

Page 67: BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại - …•, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BẮT BUỘC TỪ: 1 THÁNG 7 2016 . BẢO ĐẢM NÔNG

Mã tham chiếu: IFA V5.0-2_tháng 07/2016; Phiên bản Tiếng Việt Các điểm kiểm soát và Tiêu chí Tuân thủ – Môđun dành cho nông trại thủy sản Trang: 67 / 99

1701

11_G

G_I

FA_C

PC

C_A

B_V

5_0-

2_vn

STT Điểm kiểm soát Chuẩn mực Tuân thủ Mức bắt buộc

AB. 6.2 Phòng thí nghiệm được sử dụng cho kiểm nghiệm có được công nhận đạt tiêu chuẩn ISO 17025 hoặc có bằng chứng đã tham gia thành công kiểm nghiệm vòng thành thạo không?

Kiểm nghiệm theo yêu cầu nêu trong điểm AB 6.1 phải được thực hiện trong một phòng thí nghiệm được công nhận đạt tiêu chuẩn ISO17025 hoặc có bằng chứng đã tham gia thành công kiểm nghiệm vòng thành thạo. Giấy phép chứng nhận của phòng thí nghiệm phải là văn bản in trên giấy tiêu đề hoặc phụ lục chứng nhận. Văn bản chứng minh phòng thí nghiệm đang trong giai đoạn được một cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp quốc gia cấp phép đối với phạm vị áp dụng cũng được chấp nhận. Những phòng thí nghiệm không được công nhận sẽ phải có bằng chứng bằng văn bản chứng minh đã tham gia thành công thí nghiệm vòng thành thạo đối với phạm vi áp dụng.

Chính yếu

AB. 6.3 Kết quả kiểm nghiệm trong phòng thí nghiệm có thể truy xuất được tới một lứa thủy sản cụ thể không?

Kết quả kiểm nghiệm trong phòng thí nghiệm phải truy xuất nguồn gốc được tới các lứa thủy sản cụ thể. Không chấp nhận việc không áp dụng thể.

Chính yếu

AB. 7 QUẢN LÝ THỨC ĂN

AB. 7.1 Tổng quan

AB. 7.1.1 Thủy sản nuôi có được áp dụng một chế độ cho ăn hợp lý, phù hợp với các loài thủy sản được nuôi không?

Hồ sơ và chỉ tiêu kỹ thuật của các loại thức ăn được sử dụng phải chỉ rõ được cách sử dụng thức ăn.

Chính yếu

Page 68: BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại - …•, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BẮT BUỘC TỪ: 1 THÁNG 7 2016 . BẢO ĐẢM NÔNG

Mã tham chiếu: IFA V5.0-2_tháng 07/2016; Phiên bản Tiếng Việt Các điểm kiểm soát và Tiêu chí Tuân thủ – Môđun dành cho nông trại thủy sản Trang: 68 / 99

1701

11_G

G_I

FA_C

PC

C_A

B_V

5_0-

2_vn

STT Điểm kiểm soát Chuẩn mực Tuân thủ Mức bắt buộc

AB. 7.1.2 Thức ăn hỗn hợp có được sản xuất bởi và thu mua từ một nguồn được công nhận không?

Các địa điểm Sản xuất Thức ăn hỗn hợp – CFM cung cấp nguồn thức ăn cho thủy (cho dù là nguồn nội bộ hay từ bên ngoài) phải được công nhận theo:

i) Tiêu chuẩn GLOBALG.A.P. CFM hoặc

ii) Tiêu chuẩn đã được đặt làm chuẩn so với tiêu chuẩn GLOBALG.A.P CFM hoặc

iii) Chương trình an toàn thức ăn được công nhận ISO/IEC 170 65 hoặc ISO/EC 17021 (*) Trong vòng 12 tháng kể từ khi nhà sản xuất đăng ký với GLOBALG.A.P. Yêu cầu này cũng áp dụng cho các trại giống. Đối với thức ăn hỗn hợp được công nhận qua lựa chọn iii), phải có một bức thư từ nhà cung cấp thức ăn chỉ rõ đã tuân thủ theo mục 15 trong Tiêu chuẩn Sản xuất Thức ăn Hỗn hợp GLOBALG.A.P., trong mục SỬ DỤNG CÁC NGUỒN TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN CÓ TRÁCH NHIỆM. Đối với lựa chọn 1, các địa điểm sản xuất CFM phải được đăng ký trong cơ sở dữ liệu của GLOBALG.A.P (trong lần kiểm tra nhà sản xuất đầu tiên) với Số đăng ký GLOBALG.A.P liên kết với nhà sản xuất thủy sản. Đối với lựa chọn ii) và iii) đăng ký tên nhà cung cấp và chương trình chứng nhận được sử dụng sẽ thay thế số GGN trong cơ sở dữ liệu của GLOBALG.A.P.. (*)ISO/IEC 17065 (cũng như EN 45011): Các yêu cầu chung đối với các cơ quan (chứng nhận) vận hành hệ thống chứng nhận SẢN PHẨM. ISO/IEC 17021 (trước đây là EN 45012): Đánh giá sự phù hợp – Yêu cầu đối với các cơ quan kiểm tra và chứng nhận HỆ THỐNG QUẢN LÝ

Chính yếu

AB. 7.1.3 Nếu trại giống sử dụng các thức ăn sống hoặc thức ăn thô chưa được tiệt trùng, rủi ro này có được đánh giá và kiểm soát không?

Phải sẵn có bản đánh giá rủi ro cho thấy thức ăn sống hoặc thức ăn thô chưa được tiệt trùngsẽ không làm ảnh hưởng tới an toàn thực phẩm và không gây rủi ro cho nguồn thủy sản nuôi thả. Phải có bằng chứng cho thấy có thực hiện kiểm soát dịch bệnh có giám sát thường xuyên đối với các mầm bệnh và là một phần trong đánh giá rủi ro.

Chính yếu

Page 69: BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại - …•, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BẮT BUỘC TỪ: 1 THÁNG 7 2016 . BẢO ĐẢM NÔNG

Mã tham chiếu: IFA V5.0-2_tháng 07/2016; Phiên bản Tiếng Việt Các điểm kiểm soát và Tiêu chí Tuân thủ – Môđun dành cho nông trại thủy sản Trang: 69 / 99

1701

11_G

G_I

FA_C

PC

C_A

B_V

5_0-

2_vn

STT Điểm kiểm soát Chuẩn mực Tuân thủ Mức bắt buộc

AB. 7.1.4 Có phải các thành phần có chứa protein KHÔNG được lấy từ cùng một loại thủy sản không?

Chỉ tiêu kỹ thuật và hồ sơ về thức ăn phải có sẵn tại nông trại và phải chỉ ra được nguồn gốc từ các loài khác nhau.

Chính yếu

AB. 7.2 Hồ sơ thức ăn

AB. 7.2.1 Các lô thức ăn có thể truy xuất nguồn gốc từ nhà sản xuất thức ăn tới lứa thủy sản nuôi không?

Các lô thức ăn từ nhà sản xuất thức ăn phải có thể truy xuất tới các lứa thủy sản nuôi. Phải có sẵn hệ thống hoặc tài liệu lưu hồ sơ.

Chính yếu

AB. 7.2.2 Hồ sơ lưu (ví dụ, hóa đơn) của các nhà cung cấp các loại thức ăn hỗn hợp và nguyên liệu thức ăn cho thủy sản khác có được giữ trong vòng hai năm hoặc một năm lâu hơn vòng đời của thủy sản được nuôi, tùy theo mức nào lâu hơn không? Những hồ sơ lưu này có thông tin về loại thức ăn, số lượng, nguồn gốc, và ngày giao hàng không?

Phải có hồ sơ lưu đối với những thức ăn cho thủy sản được mua trong vòng hai năm hoặc một năm lâu hơn vòng đời của loài thủy sản được nuôi, tùy theo thời hạn nào lâu hơn.

Chính yếu

AB. 7.2.3 Các nông trại có nhận được từ nhà cung cấp thức ăn bản kê khai các thành phần của các loại thức ăn hỗn hợp tuân thủ theo các chỉ tiêu kỹ thuật của GLOBALG.A.P. không?

Phải có văn bản xác nhận chỉ rõ đã tuân thủ theo các chỉ tiêu kỹ thuật của GLOBALG.A.P.

Chính yếu

AB. 7.2.4 Có phải tất cả nguồn thức ăn được sử dụng, được tiêu thụ hết trước khi hết hạn sử dụng không?

Không được sử dụng thức ăn đã hết hạn dùng và phải tiêu hủy theo cách có trách nhiệm với môi trường theo những quy trình đã được lập thành văn bản. Thức ăn trong kho phải được xem xét để xác định ngày hết hạn sử dụng ghi trên nhãn.

Chính yếu

AB. 7.2.5 Có biện pháp nào được thực hiện để tránh hiện tượng cho ăn nhiều quá mức không?

Hồ sơ về tỷ lệ chuyển đổi thức ăn và sử dụng hiệu quả các hệ thống kiểm soát thức ăn phải luôn để sẵn trong nông trại.

Chính yếu

AB. 7.2.6 Có quy trình đảm bảo các mẫu thức ăn được công ty nuôi trồng thủy sản hoặc nhà sản xuất thức ăn lấy từ lô thức ăn bắt đầu ít nhất bốn tháng trước khi thu hoạch không? Các mẫu thức ăn có được dán nhãn và lưu trữ trong thời gian tối thiểu là sáu tuần sau khi bán thủy sản không?

Nhà sản xuất phải cung cấp được bằng chứng cho thấy có quy trình thu thập và lưu trữ mẫu thức ăn trong giai đoạn nuôi thủy sản trưởng thành, và mẫu phải được lưu giữ ít nhất trong vòng sáu tuần sau khi bán thủy sản. Người lao động phải có khả năng thể hiện được hiểu biết của mình về vấn đề này tại buổi phỏng vấn.

Chính yếu

AB. 7.3 Bảo quản thức ăn thủy sản

AB. 7.3.1 Các loại thức ăn cụ thể cho các loài khác nhau có được xác định rõ không?

Vùng nuôi và hồ sơ lưu phải được đánh giá để xác nhận các loại thức ăn cho các loài khác nhau.

Chính yếu

Page 70: BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại - …•, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BẮT BUỘC TỪ: 1 THÁNG 7 2016 . BẢO ĐẢM NÔNG

Mã tham chiếu: IFA V5.0-2_tháng 07/2016; Phiên bản Tiếng Việt Các điểm kiểm soát và Tiêu chí Tuân thủ – Môđun dành cho nông trại thủy sản Trang: 70 / 99

1701

11_G

G_I

FA_C

PC

C_A

B_V

5_0-

2_vn

STT Điểm kiểm soát Chuẩn mực Tuân thủ Mức bắt buộc

AB. 7.3.2 Tất cả các loại thức ăn, bao gồm thức ăn có chứa thuốc có được bảo quản và xử lý theo thực hành tốt và hướng dẫn của nhà sản xuất để hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm bẩn không?

Phải tiến hành đào tạo và có hướng dẫn phù hợp đối với việc bảo quản và xử lý thức ăn thủy sản. Phải thực hiện đối với thức ăn thông thường và thức ăn có chứa thuốc (được tách riêng cho các loài khác nhau và cho sản xuất song song, nếu áp dụng).

Chính yếu

AB. 7.3.3 Có văn bản hướng dẫn cách xử lý thức ăn dư thừa có chứa thuốc và thức ăn bị thấm nước không? Những hướng dẫn này có được tuân thủ không?

Phải có hướng dẫn bằng văn bản, bao gồm bằng chứng cho thấy đã xem xét có giai đoạn ngừng sử dụng trước khi thu hoạch sau khi sử dụng thức ăn bị thấm nước. Người lao động phải thể hiện được hiểu biết của mình về vấn đề này trong buổi phỏng vấn.

Chính yếu

AB. 7.3.4 Thức ăn chứa thuốc có được cất giữ riêng, dán nhãn rõ ràng, và được bảo quản riêng biệt hoặc trong các túi dễ nhận dạng không?

Các cơ sở nuôi trồng thủy sản và hồ sơ lưu trữ phải được đánh giá và cho thấy không có hiện tượng lây nhiễm giữa thức ăn chứa thuốc và thức ăn không chứa thuốc. Phải dán nhãn hoặc có đặc điểm nhận dạng rõ ràng

Chính yếu

AB. 8 KIỂM SOÁT CÁC LOÀI GÂY HẠI

AB. 8.1 Nhà sản xuất hoặc nhà thầu phụ có kiểm soát nguy cơ các loài gây hại gây nhiễm bệnh trong nhà xưởng và các cơ sở vật chất khác để ngăn ngừa nhiễm ký sinh không?

Phải có hồ sơ theo dõi các địa điểm đã xác định có nguy cơ rủi ro và có biện pháp phòng ngừa. Phải xác định địa điểm của các biện pháp kiểm soát loài gây hại trên sơ đồ/kế hoạch của vùng nuôi và bao gồm tất cả các hoạt động tại nông trại. Không chấp nhận việc không áp dụng.

Chính yếu

AB. 9 QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC

AB. 9.1 Quản lý môi trường

AB. 9.1.1 Có hệ thống quản lý chất thải nào tại trại thủy sản theo Đánh giá Rủi ro Môi trường (ERA), để đảm bảo việc thu thập và tiêu hủy hợp pháp tất cả các loại chất thải, nghiêm cấm đốt chất thải bằng giấy và nhựa, sử dụng tối đa vật liệu tái chế và tránh tạo thành các bãi rác không?

Xử lý chất thải phải được lưu hồ sơ theo Đánh giá Rủi ro Môi trường (ERA) Chất thải phải được thu gom và lưu trữ tại một địa điểm riêng. Phải có hồ sơ lưu về việc thu gom và tái chế rác thải (hoặc tiêu hủy một cách hợp pháp tránh tạo thành các bãi rác thải nếu có thể).Tham khảo chéo với mục AF 6.2.1 (Cơ sở mọi Nông trại). Không chấp nhận việc không áp dụng.

Chính yếu

Page 71: BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại - …•, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BẮT BUỘC TỪ: 1 THÁNG 7 2016 . BẢO ĐẢM NÔNG

Mã tham chiếu: IFA V5.0-2_tháng 07/2016; Phiên bản Tiếng Việt Các điểm kiểm soát và Tiêu chí Tuân thủ – Môđun dành cho nông trại thủy sản Trang: 71 / 99

1701

11_G

G_I

FA_C

PC

C_A

B_V

5_0-

2_vn

STT Điểm kiểm soát Chuẩn mực Tuân thủ Mức bắt buộc

AB. 9.1.2 Nhà sản xuất có cam kết với một Chính sách Đa dạng Sinh học và Môi trường chính thức, bao gồm yếu tố rà soát và liên tục cải thiện và nếu được áp dụng, được hỗ trợ bởi các quy phạm thực hành, giao thức quản lý, thực hành quản lý, lưu giữ tài liệu và chứng nhận tuân thủ theo quy định không?

Phải có hồ sơ và tài liệu về Chính sách Đa dạng Sinh học và Môi trường. Ban Quản lý phải có khả năng thể hiện hiểu biết của mình về vấn đề này tại buổi phỏng vấn và xác định được những người có trách nhiệm rà soát (nội bộ hoặc từ bên ngoài).

Thứ yếu

Page 72: BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại - …•, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BẮT BUỘC TỪ: 1 THÁNG 7 2016 . BẢO ĐẢM NÔNG

Mã tham chiếu: IFA V5.0-2_tháng 07/2016; Phiên bản Tiếng Việt Các điểm kiểm soát và Tiêu chí Tuân thủ – Môđun dành cho nông trại thủy sản Trang: 72 / 99

1701

11_G

G_I

FA_C

PC

C_A

B_V

5_0-

2_vn

STT Điểm kiểm soát Chuẩn mực Tuân thủ Mức bắt buộc

AB. 9.1.3 Tại nông trại có liên tục cập nhật đánh giá tác động tới môi trường (EIA) và Đánh giá Rủi ro Môi trường (ERA) đến tính đa dạng sinh học hay không?

Phải tiến hành đánh giá tác động tới môi trường (EIA) và Đánh giá rủi ro môi trường (ERA) đến tính đa dạng sinh học, và phải liên tục cập nhật theo những thay đổi có liên quan trong hoạt động của nông trại đối với những mối đe dọa về thú y và môi trường. Phải thể hiện được sự tuân thủ hợp pháp trong tất cả các vấn đề. Vui lòng tham khảo mục AB Phụ lục I – Ví dụ EIA-ERA và các kế hoạch quản lý môi trường tương ứng (EMP) và AB Phụ lục 2 - Đánh giá Tác động Môi trường đến Sự Đa dạng Sinh học. Việc chuẩn bị ERA phải được thực hiện bởi những người có đủ trình độ chuyên môn, và phải có dẫn chứng bằng văn bản về năng lực của những người này. Các yêu cầu tối thiểu đối với EIA là, nhưng không giới hạn, các quy trình vốn gắn liền với các phương pháp nuôi trồng thủy sản sau thông thường sau: • Lượng BOD/COD trong nước thải; • Lượng nitrit và nitrat Kjeldahl trong nước thải; • Lượng phosphorus trong nước thải; • Lượng chất rắn lơ lửng trong nước thải; • Xử lý chất thải rắn và rác thải; • Sử dụng và loại bỏ theo pháp luật tất cả hợp chất hóa học (xem phần định nghĩa); • Phát xạ ánh sáng, âm thanh và xung động; • Phát thải khí thải (ví dụ: bộ máy phát điện); • Lấy và thải nước ngầm về khối lượng và phân tích; • Sử dụng năng lượng có nguồn gốc từ năng lượng hóa thạch (ví dụ: dầu diesel) hoặc năng lượng gián tiếp (điện từ lưới điện đô thị); • Những cản trở có thể thấy được từ các hoạt động nuôi trồng thủy sản; Những yêu cầu tối thiểu đối với Đánh giá Rủi ro Môi trường (ERA) là, nhưng không giới hạn, các quy trình sau thường không xảy ra, nhưng có thể xảy ra trong quá trình hoạt động: – Sự cố tràn hóa chất và nhiên liệu trong quá trình cất giữ và xử lý. – Phát thải từ hỏa hoạn và công tác chữa cháy – Thả động vật nuôi, bao gồm cả các con giống (trứng, ấu trùng, các con giống khác) và những loài kí sinh trên con vật này • Mặn hóa nước ngầm và các khối nước ngọt • Tạm thời vượt quá mức giới hạn nước thải Không chấp nhận việc không áp dụng.

Chính yếu

Page 73: BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại - …•, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BẮT BUỘC TỪ: 1 THÁNG 7 2016 . BẢO ĐẢM NÔNG

Mã tham chiếu: IFA V5.0-2_tháng 07/2016; Phiên bản Tiếng Việt Các điểm kiểm soát và Tiêu chí Tuân thủ – Môđun dành cho nông trại thủy sản Trang: 73 / 99

1701

11_G

G_I

FA_C

PC

C_A

B_V

5_0-

2_vn

STT Điểm kiểm soát Chuẩn mực Tuân thủ Mức bắt buộc

AB. 9.1.4 Chương trình Quản lý Môi trường và Đa dạng Sinh học – EMP (dựa vào Đánh giá Ảnh hưởng Môi trường và đa dạng sinh học trong mục AB 9.1.3 và Đánh giá Rủi ro trong mục AF1.2.1) có được phát triển, thiết lập những chiến lược để giảm thiểu những tác động tới môi trường không?

Phải thực hiện chương trình Quản lý Môi trường và đa dạng sinh học - EMP hiệu quả. Phải kết hợp với một chương trình kiểm soát môi trường thường xuyên. Hồ sơ xử lý chất thải và phát thải phải tuân thủ theo quy định pháp luật và quy định của EMP. Không chấp nhận việc không áp dụng.

Chính yếu

AB. 9.1.5 Chương trình lấy mẫu có được thực hiện để kiểm soát ảnh hưởng của hoạt động nuôi trồng thủy sản lên các loài động vật sống tầng đáy và cặn lắng không?

Trong tất cả các hệ thống nuôi trồng thủy sản, phải tiến hành kiểm soát đa dạng sinh học tầng đáy, chỉ số hóa học và khả năng tích lũy tiềm ẩn dư lượng hóa chất trong lớp cặn lắng. Hình thức phân tích và tần suất kiểm soát được quyết định dựa trên những rủi ro đã được xác định trong (tham khảo mục AB 9.1.3). Kết quả phân tích phải sẵn có để phục vụ công tác kiểm tra.

Chính yếu

AB. 9.1.6 Công tác thiết kế và xây dựng vùng nuôi có hỗ trợ kế hoạch đa dạng sinh học không?

Chương trình hoặc kế hoạch đa dạng sinh học phải được nêu trong Đánh giá Rủi ro Đa dạng Sinh học trong mụcAB 9.1.3. Không chấp nhận việc không áp dụng.

Chính yếu

AB. 9.1.7 Các cơ quan có thẩm quyền và chính quyền địa phương có được thông báo khi xảy ra hiện tượng hóa mặn lớp nước ngầm không?

Phải có bằng chứng bằng văn bản cho thấy chính quyền địa phương và cơ quan có thẩm quyền đã được thông báo khi hiện tượng hóa mặn xảy ra.

Thứ yếu

AB. 9.2 Kế hoạch loại trừ địch hại

AB. 9.2.1 Theo kết quả đánh giá rủi ro, cần phải có lưới chặn địch hại. Lưới sử dụng có kích thước phù hợp để hạn chế việc tiếp cận với nguồn thủy sản nuôi thả và không gây thương tích cho thủy sản không?

Lưới chặn địch hại không được gây thương tích cho thủy sảnTham khảo Đánh giá rủi ro về An sinh Thủy sản trong mục AB 5.2.15.

Thứ yếu

AB. 9.2.2 Theo kết quả Đánh giá Rủi ro, có sử dụng hệ thống kiểm tra lưới chặn địch hại và lưới thường để làm giảm tương tác tiêu cực với các loài động vật hoang dã không?

Phải có hồ sơ và hệ thống quản lý lưới quây để xác minh đã thực hiện quây lưới, và hệ thống này đã hoạt động để giảm các tương tác tiêu cực với các loài động vật hoang dã.

Thứ yếu

AB. 9.2.3 Việc kiểm soát địch hại có được thực hiện nhằm ngăn chặn việc giết hại các loài động vật hoang dã một cách không cần thiết bằng cách sử dụng các biện pháp loại trừ hoặc các thiết bị đe dọa không?

Phải có một kế hoạch kiểm soát địch hại một cách hiệu quả. Phải có hồ sơ kiểm soát địch hại (tỷ lệ chết, các loài, ngày). Các phương pháp chống địch hại dưới dạng văn bản phải được thực hiện theo quy định pháp luật và quy phạm thực hành có liên quan.

Chính yếu

Page 74: BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại - …•, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BẮT BUỘC TỪ: 1 THÁNG 7 2016 . BẢO ĐẢM NÔNG

Mã tham chiếu: IFA V5.0-2_tháng 07/2016; Phiên bản Tiếng Việt Các điểm kiểm soát và Tiêu chí Tuân thủ – Môđun dành cho nông trại thủy sản Trang: 74 / 99

1701

11_G

G_I

FA_C

PC

C_A

B_V

5_0-

2_vn

STT Điểm kiểm soát Chuẩn mực Tuân thủ Mức bắt buộc

AB. 9.2.4 Trong trường hợp việc giết hại địch hại là không tránh được, việc này có nằm trong khuôn khổ các quy định của pháp luật không?

Phải có giấy phép hợp pháp cho phép giết địch hại (chỉ rõ số lượng và loài). Các nhà sản xuất phải lưu hồ sơ tỷ lệ tất cả các động vật ăn thịt bị chết.

Chính yếu

AB. 9.3 Xổng Thoát Thủy sản

AB. 9.3.1 EMP (xem mục AB 9.1.4) có bao gồm Kế hoạch Dự phòng và quy trình hoạt động tiêu chuẩn để tránh xổng thoát thủy sản nuôi thả ra biển hoặc các nguồn nước ngọt tại địa phương không?

EMP phải có Kế hoạch Dự phòng. Phải có các quy trình để tránh hiện tượng thủy sản thất thoát ra ngoài nông trại. Phải có Kế hoạch Dự phòng và ghi chép hồ sơ về tất cả số lượng thủy sản bị thất thoát ra khỏi vùng nuôi trong vòng 12 tháng và có xác nhận đã báo cáo vấn đề này cho các cơ quan thẩm quyền đối với tất cả vùng nuôi. Trại giống/nông trại có quy trình hiệu quả và được lưu hồ sơ để phòng ngừa trường hợp bất ngờ thất thoát thủy sản ra môi trường. Trong trường hợp thích hợp, cấu trúc khu quây thủy sản và bỏ neo phải được kiểm tra theo lịch trình đã được lưu hồ sơ dựa vào đánh giá rủi ro. Quy trình bảo dưỡng và sửa chữa thường xuyên nếu cần thiết phải được thực hiện và lưu hồ sơ lại. Không chấp nhận việc không áp dụng.

Chính yếu

AB. 9.3.2 Có biện pháp phòng ngừa để tránh gây xói mòn các đập hoặc kênh rạch có thể dẫn tới xảy ra xổng thoát thủy sản không?

Phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa và kế hoạch hành động để ngăn chặn hiện tượng sói mòn gây xổng thoát thủy sản.

Chính yếu

AB. 9.3.3 Các kênh mương, kè đá, và tấm chắn có được xây dựng theo cách làm hạn chế những tác động bất lợi của các mực nước lũ cao không?

Cơ sở hạ tầng phải được tính toán để đối phó với những mức nước lũ cao. Cơ sở hạ tầng bổ sung để ngăn ngừa xổng thoát thủy sản là một trong những biện pháp phòng ngừa. Phải có bằng chứng về các mực nước lũ cao.

Chính yếu

Page 75: BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại - …•, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BẮT BUỘC TỪ: 1 THÁNG 7 2016 . BẢO ĐẢM NÔNG

Mã tham chiếu: IFA V5.0-2_tháng 07/2016; Phiên bản Tiếng Việt Các điểm kiểm soát và Tiêu chí Tuân thủ – Môđun dành cho nông trại thủy sản Trang: 75 / 99

1701

11_G

G_I

FA_C

PC

C_A

B_V

5_0-

2_vn

STT Điểm kiểm soát Chuẩn mực Tuân thủ Mức bắt buộc

AB. 9.4 Khu vực có Giá trị Bảo tồn Cao

AB. 9.4.1 Có phải nông trại hoặc các cơ sở tiện ích có liên quan không nằm trong một Khu vực Bảo vệ Quốc gia (PA) được chỉ định, PA trong các hạng mục IUCN, từ Ia đến IV, hoặc các khu vực được quy định trong các công ước quốc tế (như RAMSAR hoặc Di sản Thế giới) không? Nếu trong khuôn khổ các hạng mục PA IUCN từ V đến VI, cần phải có sự đồng ý của ban quản lý PA.

Phải có bằng chứng cho thấy nông trại hoặc các cơ sở có liên quan không nằm trong Khu vực được Bảo vệ (PA). PHỤ LỤC III: Cơ sở dữ liệu Thế giới về các Khu vực được Bảo vệ (WDPA) là tài liệu hoàn chỉnh nhất trong số dữ liệu hiện có về các khu vực được bảo vệ. Phần “côngxoocxiom WDPA2006 tải xuống từ trang web”, có phiên bản năm 2006 của Cơ sở dữ liệu Thế giới về các Khu vực được Bảo vệ (WDPA). Phần tải xuống từ trang web này có tất cả GIS và dữ liệu thuộc tính dành cho các khu vực được bảo vệ cấp quốc gia được chỉ định với các hạng mục của IUCN từ I đến IV, các khu vực được bảo vệ cấp quốc gia được chỉ định không có hạng mục IUCN, và các khu vực được quy định trong các thỏa thuận và công ước quốc tế. Các bộ dữ liệu sẵn có có thể tải xuống miễn phí tại trang web: http://www.protectedplanet.net. Các bằng chứng bao gồm: Địa điểm Địa lý cung cấp khi đăng ký. Nếu nằm trong hạng mục V hoặc VI của PA, nhân viên kiểm tra phải liên hệ với cơ quan chức năng của PA để thiết lập nếu nông trại tuân thủ theo các mục tiêu quản lý của PA. Các thông tin phải được công khai. Xem mục AB Phụ lục 3 Các bên kết ước để gia nhập – Công ước Ramsar về các vùng đất ngập nước.

Chính yếu

AB. 9.4.2 Có phải Ao nuôi, nông trại thủy sản hoặc các cơ sở tiện ích mới có liên quan có phải KHÔNG nằm (trước tháng 04/2008) trong các khu vực mà trước đó nằm trong hệ sinh thái rừng ngập mặn, trong vùng liên triều tự nhiên, hoặc một Khu vực có Giá trị Bảo Tồn Cao không?

Nếu được xây dựng sau tháng 04/2008, phải có bằng chứng cho thấy khu vực trước đây KHÔNG PHẢI là một phần của hệ sinh thái rừng ngập mặn, trong khu vực liên triều tự nhiên, hoặc Khu vực có Giá trị Bảo Tồn Cao (Giá trị 1-4) trướctháng 04/2008. Bằng chứng phải được kiểm tra trong EIA đến đa dạng sinh học, và phải bao gồm: Hồ sơ sử dụng/tình trạng đất và kiểu môi trường sống trước khi xây dựng nông trại, sự có mặt cùa các loài nằm trong danh sách Đỏ của IUCN, hình ảnh viễn thám/vệ tinh. Các thông tin này phải được công khai.

Chính yếu

Page 76: BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại - …•, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BẮT BUỘC TỪ: 1 THÁNG 7 2016 . BẢO ĐẢM NÔNG

Mã tham chiếu: IFA V5.0-2_tháng 07/2016; Phiên bản Tiếng Việt Các điểm kiểm soát và Tiêu chí Tuân thủ – Môđun dành cho nông trại thủy sản Trang: 76 / 99

1701

11_G

G_I

FA_C

PC

C_A

B_V

5_0-

2_vn

STT Điểm kiểm soát Chuẩn mực Tuân thủ Mức bắt buộc

AB. 9.4.3 Các nông trại được thành lập từ giữa tháng 05/1999 và tháng 04/2008 trong khu vực rừng ngập mặn, khu vực liên triều tự nhiên hoặc Khu vực có Giá trị Bảo tồn Cao phải chỉ ra được bằng chứng rằng các nông trại này đang trong quá trình tiến tới ngừng hoạt động, khôi phục lại khu vực và nếu cần thiết bồi thường các cộng đồng dân cư xung quanh. Kể từ ngày được cấp chứng nhận lần đầu, quá trình tiến tới ngừng hoạt động và khôi phục lại khu vực phải được hoàn thành tối đa trong vòng ba năm, sau đó các địa điểm mới (nếu có, bên ngoài các khu vực) sẽ được xem xét để cấp chứng nhận.

Phải có Kế hoạch Cải tạo bằng văn bản, ít nhất chứa các thông tin về mục tiêu, khung thời gian, phương tiện, hoạt động, sản lượng dự kiến và các điều khoản tài chính và bồi thường trong thỏa thuận với các cộng đồng dân cư địa phương. Phải có bằng chứng cho thấy đang thực hiện cấp kinh phí cho (các kế hoạch) khôi phục lại. Các thông tin này phải được công khai. Cơ sở: Công ước về các vùng đất ngập nước (Ramsar) –Nghị quyết VII.21 có tiêu đề “Tăng cường bảo tồn và sử dụng hiệu quả các vùng đất ngập nước liên triều”, được thông qua tại Kỳ họp thứ 7 của Hội nghị các Bên kết ước về công ước vùng đất ngập nước, San José, Costa Rica, từ ngày 10 đến ngày 18 tháng 05 năm 1999. Điều 15: “Các bên kết ước đình chỉ việc xúc tiến, tạo các cơ sở mới, và mở rộng các hoạt động nuôi trồng thủy sản không bền vững có hại cho các vùng đất ngập nướcven biển...“

Chính yếu

AB. 9.4.4 Các nông trại trong các khu vực liên triều, rừng ngập mặn và Khu vực có Giá trị Bảo tồn Cao có cải thiện môi trường thông qua công tác quản lý và phục hồi, dừng hoạt động của các ao không tuân thủ theo quy định và tăng sản lượng của các khu vực nông trại còn lại trên vùng liên triều không

Phải có một Kế hoạch Phục hồi dưới dạng văn bản có chứa ít nhất các thông tin về mục tiêu, phương tiện, các hoạt động, sản lượng dự kiến, và các điều khoản tài chính và bồi thường trong thỏa thuận với các cộng đồng dân cư địa phương. Phải có bằng chứng cho thấy đang thực hiện cấp kinh phí cho (các kế hoạch) khôi phục lại khi hoạt động trong các vùng rừng ngập mặn hoặc khu vực liên triều

Chính yếu

AB. 9.4.5 Có phải rừng ngập mặn đã được loại bỏ vì những mục đích được cho phép không?

Việc loại bỏ thảm thực vật rừng ngập mặn chỉ được phép thực hiện đối với những kênh rạch hoặc ống dẫn cho các nông trại dịch vụ phía trên các khu vực liên thủy triều, và khi có giấy phép chính thức của cơ quan chính quyền và khi kế hoạch khôi phục lại là một phần của giấy phép này.

Chính yếu

AB. 9.4.6 Có Kế hoạch Khôi phục cho trường hợp hoạt động tại nông trại trong khu vực rừng ngập mặn hoặc các hệ sinh thái nhạy cảm khác kết thúc không?

Phải có Kế hoạch Khôi phục dưới dạng văn bản cho trường hợp hoạt động tại nông trại trong khu vực rừng ngập mặn hoặc các hệ sinh thái nhạy cảm khác kết thúc, có chứa ít nhất các thông tin về về mục tiêu, phương tiện, các hoạt động, sản lượng dự kiến và các điều khoản tài chính.

Chính yếu

AB. 10 SỬ DỤNG NƯỚC VÀ THẢI NƯỚC (Tham khảo Kế hoạch Quản lý Môi trường - AB 9.1.4)

AB. 10.1 Tổng quan

AB. 10.1.1 Việc lấy và thải nước có đúng với các yêu cầu được đặt ra bởi cơ quan có thẩm quyền không?

Phải có hồ sơ ghi chép về giấy phép và quyền khai thác nước, cùng lượng nước được khai thác trong 12 tháng cho từng vùng nuôi.

Chính yếu

Page 77: BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại - …•, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BẮT BUỘC TỪ: 1 THÁNG 7 2016 . BẢO ĐẢM NÔNG

Mã tham chiếu: IFA V5.0-2_tháng 07/2016; Phiên bản Tiếng Việt Các điểm kiểm soát và Tiêu chí Tuân thủ – Môđun dành cho nông trại thủy sản Trang: 77 / 99

1701

11_G

G_I

FA_C

PC

C_A

B_V

5_0-

2_vn

STT Điểm kiểm soát Chuẩn mực Tuân thủ Mức bắt buộc

AB. 10.1.2 Các hoạt động nuôi trồng thủy sản có ngăn không cho cộng đồng địa phương tiếp cận tới nguồn nước uống không?

Nhà sản xuất phải cung cấp được bằng chứng cho thấy các hoạt động nuôi trồng thủy sản không ngăn cộng đồng địa phương tiếp cận nguồn nước uống. Không chấp nhận việc không áp dụng.

Chính yếu

AB. 10.1.3 Các cộng đồng ven biển vẫn tiếp cận được những khu vực đánh bắt thủy/hải sản không?

Đánh giá viên phải xác định được, thông qua các bằng chứng bằng văn bản (ví dụ: bản đồ, giấy phép chính thức, quy định) và tại nông trại, rằng các cộng đồng ven biển được phép đánh bắt thủy/hải sản trong một khu vực đã được xác định rõ xung quanh hạ tầng cơ sở nuôi trồng thủy sản (lồng nuôi, nuôi trồng thủy sản với dây thừng, trạm bơm nước vào) và tại đây các vùng nuôi trồng thủy sản không ngăn các tàu đánh bắt thủy/hải sản tiếp cận khu vực đánh bắt thủy/hải sản phía trước khu vực nuôi trồng thủy sản đã được chỉ định.

Chính yếu

AB. 10.1.4 Chất lượng nguồn nước vào/thải ra có tuân thủ theo các quy định cấp địa phương hiện hành và theo quy định của EIA/EMP không?

Kết quả lấy mẫu, kế hoạch lấy mẫu và hồ sơ lưu thông tin hành động khắc phục phù hợp sau khi đánh giá phải sẵn có phục vụ công tác kiểm tra. Phải tiến hành đánh giá các cơ sở tiện ích trong nông trại

Chính yếu

AB. 10.1.5 Đánh giá rủi ro đã được thực hiện để chứng minh chất lượng nước không ảnh hưởng tới an toàn thực phẩm và sức khỏe & an sinh động vật chưa?

Phải có một bản đánh giá rủi ro được lưu hồ sơ tại chỗ về tất cả các nguồn có khả năng gây ô nhiễm nước làm ảnh hưởng tới an toàn thực phẩm, sức khỏe & an sinh động vật. Nếu phát hiện được rủi ro, các biện pháp như xử lý nước, lọc nước, khử trùng nước… phải được tiến hành. Không chấp nhận việc không áp dụng.

Chính yếu

AB. 10.1.6 Cơ sở hạ tầng của vùng nuôi thủy sản có đảm bảo không có nhiễm chéo trong nguồn nước đưa vào không?

Nguồn nước đưa vào và thải ra phải được kiểm soát và độc lập với nhau nhằm tránh sự ô nhiễm không mong muốn đối với nguồn nước đưa vào. Vấn đề này phải được nêu trong bản đánh giá rủi ro được đề cập trong mục AF 1.2.1.

Chính yếu

AB. 10.1.7 Có phải trại nuôi không hề sử dụng nguồn nước ngầm hoặc nước uống để pha loãng độ mặn của nước ao nuôi hay không?

Không được dùng nước giếng hay nước uống được để làm giảm nồng độ muối của nước ao nuôi.

Khuyến cáo

Page 78: BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại - …•, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BẮT BUỘC TỪ: 1 THÁNG 7 2016 . BẢO ĐẢM NÔNG

Mã tham chiếu: IFA V5.0-2_tháng 07/2016; Phiên bản Tiếng Việt Các điểm kiểm soát và Tiêu chí Tuân thủ – Môđun dành cho nông trại thủy sản Trang: 78 / 99

1701

11_G

G_I

FA_C

PC

C_A

B_V

5_0-

2_vn

STT Điểm kiểm soát Chuẩn mực Tuân thủ Mức bắt buộc

AB. 10.2 Nước thải

AB. 10.2.1 Các tác động được đo lường có tuân thủ theo quy định pháp luật và theo kết quả của EIA/EMP không?

Các nhà sản xuất hoặc các tổ chức sản xuất phải có trách nhiệm phải đảm bảo không có bất kỳ quy trình nào làm ảnh hưởng tới nguồn nước vào vượt quá mục tiêu nêu trong EMP. Ban quản lý nông trại phải chứng minh được việc tuân thủ và kiến thức pháp luật của mình trong buổi phỏng vấn. Phải có hồ sơ và văn bản cho phép xả nước thải còn hiệu lực và vận hành trong các mức giới hạn cho phép tại mỗi nông trại.

Chính yếu

AB. 10.2.2 Theo đánh giá rủi ro, chất thải hữu cơ có được lưu trữ bằng phương pháp thích hợp để giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trường không?

Phải có các quy trình bằng văn bản để đảm bảo việc lưu trữ chất thải hữu cơ chỉ được ở những khu vực đã chỉ định và không gây nguy hại cho môi trường nước bề mặt. Tham khảo EIA, AB 9.1.3.

Chính yếu

AB. 11 HOẠT ĐỘNG TRONG VÀ SAU KHI THU HOẠCH

AB. 11.1 THU HOẠCH- Phương pháp Thu hoạch/Vận chuyển

AB. 11.1.1 Trong trường hợp chủ nông trại chịu trách nhiệm thu hoạch và vận chuyển thủy sản, các công việc này có được thực hiện theo cách thức phù hợp không làm ảnh hưởng tới an toàn thực phẩm không?

Phải có hồ sơ dưới dạng văn bản về vệ sinh thu hoạch và vận chuyển (và nhiệt độ nếu áp dụng).

Chính yếu

AB. 11.1.2 Trong quá trình vận chuyển tới Đơn vị Xử lý Sản phẩm – PHU/ trạm chế biến, thủy sản có được vận chuyển trong điều kiện sạch sẽ (thùng chứa hoặc ống dẫn), phòng ngừa bị nhiễm bẩn trong quá trình xử lý không? Các phương tiện vận chuyển có nắp đậy để phòng ngừa thất thoát thủy sản hay hiện tượng rò rỉ trong quá trình xử lý không?

Tất cả các phương tiện vận chuyển và hồ sơ về công tác làm sạch các phương tiện phải luôn sẵn sàng cho công tác kiểm tra. Người lao động phải có khả năng thể hiện được hiểu biết của mình về vấn đề này tại buổi phỏng vấn. Không chấp nhận việc không áp dụng.

Chính yếu

AB. 11.1.3 Sau khi giết mổ, nhiệt độ của sản phẩm có được giảm xuống càng nhanh càng tốt tới mức nhiệt độ băng tan không?

Chỉ dẫn công việc phải đảm bảo công tác làm lạnh phù hợp. Hồ sơ lưu về nhiệt độ phải sẵn có để phục vụ công tác kiểm tra.

Chính yếu

AB. 11.1.4 Trong trường hợp nước đá tiếp xúc với sản phẩm, nước đá này có được làm từ nguồn nước uống được theo các quy định pháp luật hiện hành và được vận chuyển trong các thùng chứa vệ sinh không?

Phải có hồ sơ về cung cấp nước đá, xác định chất lượng nước sử dụng để sản xuất nước đá và điều kiện vận chuyển nước đá.

Chính yếu

Page 79: BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại - …•, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BẮT BUỘC TỪ: 1 THÁNG 7 2016 . BẢO ĐẢM NÔNG

Mã tham chiếu: IFA V5.0-2_tháng 07/2016; Phiên bản Tiếng Việt Các điểm kiểm soát và Tiêu chí Tuân thủ – Môđun dành cho nông trại thủy sản Trang: 79 / 99

1701

11_G

G_I

FA_C

PC

C_A

B_V

5_0-

2_vn

STT Điểm kiểm soát Chuẩn mực Tuân thủ Mức bắt buộc

AB. 11.2 Dán nhãn/ Truy xuất nguồn gốc thủy sản thu hoạch

AB. 11.2.1 Việc truy xuất nguồn gốc thủy sản thu hoạch có được duy trì cho đến khâu đóng gói/chế biến không?

Các hồ sơ của nông trại về tất cả thủy sản thả nuôi phải sẵn có để phục vụ công tác kiểm tra. Không chấp nhận việc không áp dụng.

Chính yếu

AB. 11.2.2 Việc truy xuất nguồn gốc của lứa thủy sản có thể thực hiện được từ một sản phẩm đã được đóng gói ngược trở lại con bố mẹ không?

Hồ sơ truy xuất nguồn gốc trong suốt vòng đời phải thể hiện được rằng tất cả nguồn gốc và những lần vận chuyển thủy sản phải có thể truy xuất nguồn gốc được, và phải sẵn có để phục vụ công tác kiểm tra.

Chính yếu

AB. 12 PHƯƠNG TIỆN DỒN CHỨA VÀ LƯU TRỮ THỦY SẢN

AB. 12.1 An sinh thủy sản tại các phương tiện lưu trữ và dồn chứa, bao gồm vận chuyển sống bằng thuyền, và/hoặc trước khi giết mổ

Giảm thiểu căng thẳng cho thủy sản ngay lập tức trước khi giết mổ là rất cần thiết để ngăn ngừa các vấn đề an sinh và duy trì chất lượng sản phẩm.

AB. 12.1.1 Tất cả nhân viên chịu trách nhiệm thu hoạch thủy sản có được đào tạo thích hợp về an sinh thủy sản và kỹ thuật xử lý không?

Nhân viên phải có khả năng thể hiện được hiểu biết của mình về vấn đề này tại buổi phỏng vấn. Hồ sơ và chứng nhận của từng nhân viên với chức năng và công việc được giao tương ứng phải được đánh giá.

Chính yếu

AB. 12.1.2 Các điều kiện của thủy sản trước khi chuyển đến điểm thu hoạch có được giám sát đều đặn hay không? Có tránh được những căng thẳng không cần thiết cho thủy sản hay không?

Phải đánh giá hồ sơ giám sát. Chính yếu

AB. 12.1.3 Có kiểm soát và ghi chép về mức Ô-xy trong khu vực lưu giữ thủy sản hay không?

Phải có tài liệu và hồ sơ ghi chép về kiểm soát mức Ô-xy tại vùng nuôi. Thứ yếu

AB. 12.1.4 Có bảo đảm rằng các phương tiện lưu trữ thủy sản, kể cả vận chuyển thủy sản còn sống bằng thuyền, KHÔNG nhiễm bẩn bởi nước có máu hoặc nước thải từ nhà máy và/hoặc tràn dầu hoặc chất thải từ các phương tiện giao thông hàng hải không?

Các phương tiện lưu trữ thủy sản, kể cả vận chuyển thủy sản còn sống bằng thuyền, KHÔNG ĐƯỢC nhiễm bẩn. Hồ sơ ghi chép về xử lý nước thải và nước có máu phải luôn sẵn có, và các phương tiện thu gom phải được đánh giá. Đánh giá rủi ro môi trường (xem mục AB 9.1.3) phải có các thông tin về rủi ro tràn nhiên liệu tại các phương tiện lưu trữ thủy sản.

Chính yếu

Page 80: BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại - …•, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BẮT BUỘC TỪ: 1 THÁNG 7 2016 . BẢO ĐẢM NÔNG

Mã tham chiếu: IFA V5.0-2_tháng 07/2016; Phiên bản Tiếng Việt Các điểm kiểm soát và Tiêu chí Tuân thủ – Môđun dành cho nông trại thủy sản Trang: 80 / 99

1701

11_G

G_I

FA_C

PC

C_A

B_V

5_0-

2_vn

STT Điểm kiểm soát Chuẩn mực Tuân thủ Mức bắt buộc

AB. 12.2 Tỷ lệ thủy sản chết trong các phương tiện lưu trữ, bao gồm thuyền, và/hoặc trước khi đưa vào giết mổ

AB. 12.2.1 Tổ chức có kế hoạch giám sát và ghi chép xu hướng xảy ra tình trạng thủy sản chết hay không?

Kế hoạch và hồ sơ lưu của vùng nuôi phải được đánh giá. Thứ yếu

AB. 12.2.2 Theo quy định pháp lý về xử lý số lượng lớn thủy sản bị chết, có sẵn một bản kế hoạch dự phòng/hành động trong trường hợp có khả năng xảy ra bệnh nghiêm trọng hoặc lượng thủy sản chết quá lớn hay không?

Phải đánh giá Kế hoạch Dự phòng/Hành động và kế hoạch này phải tuân thủ các yêu cầu pháp lý, nếu có. Người lao động phải có khả năng thể hiện hiểu biết của mình về vấn đề này tại buổi phỏng vấn.

Thứ yếu

AB. 12.2.3 Có ghi chép tất cả lượng thủy sản chết cần được chuyển khỏi khu vực lưu giữ và ghi chép lý do làm thủy sản chết, nếu biết, hay không?

Phải đánh giá hồ sơ ghi chép nguyên nhân gây chết thủy sản. Thứ yếu

AB. 12.3 Thất thoát thủy sản nuôi và các loài bản địa

AB. 12.3.1 Có các biện pháp đảm bảo không cho phép thủy sản nuôi thất thoát ra khu vực sông nước kênh rạch ở địa phương, hoặc ngăn các loài bản địa có thể xâm nhập vào khu vực nuôi thả thủy sản hay không?

Nhà sản xuất phải có khả năng chứng minh được các biện pháp ngăn chặn thủy sản xổng thoát và ngăn các loài bản địa xâm nhập vào khu vực nuôi thả thủy sản. Phải đánh giá về Kế hoạch Dự phòng và ghi chép hồ sơ về tất cả số lượng thủy sản xổng thoát trong vòng 12 tháng trước đó và có sự xác nhận đã báo cáo vấn đề này cho các cơ quan thẩm quyền ở những vùng nuôi.

Chính yếu

AB. 13 HOẠT ĐỘNG GIẾT MỔ

AB. 13.1 Gây choáng và cắt tiết

AB 13.1.1 Có phản hồi cho nông trại về vấn đề an sinh thuỷ sản từ quá trình giết mổ/sơ chế không?

Các chỉ số sức khoẻ bên ngoài thuỷ sản như bị thương (ví dụ: tróc vảy, mòn vây, bị động vật ăn thịt cắn, bị sẹo, bị thương do bị tấn công, bị thương do ký sinh trùng) và dị tật phải được ghi lại khi giết mổ thuỷ sản hoặc khi thuỷ sản được đưa đến nhà máy chế biến. Phải có một hệ thống phản hồi cho những thông tin liên quan đến sức khỏe và an sinh thủy sản tại nông trại.

Thứ yếu

AB. 13.1.2 Phương pháp giết mổ sử dụng có được nêu trong VHP không và phương pháp này có xem xét tới vấn đề an sinh thủy sản không?

Phương pháp giết mổ sử dụng phải được nêu trong VHP và phương pháp này phải xem xét tới vấn đề an sinh thủy sản.

Chính yếu

Page 81: BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại - …•, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BẮT BUỘC TỪ: 1 THÁNG 7 2016 . BẢO ĐẢM NÔNG

Mã tham chiếu: IFA V5.0-2_tháng 07/2016; Phiên bản Tiếng Việt Các điểm kiểm soát và Tiêu chí Tuân thủ – Môđun dành cho nông trại thủy sản Trang: 81 / 99

1701

11_G

G_I

FA_C

PC

C_A

B_V

5_0-

2_vn

STT Điểm kiểm soát Chuẩn mực Tuân thủ Mức bắt buộc

AB. 13.1.3 Tất cả nhân viên thu hoạch có được đào tạo về an sinh thủy sản liên quan tới quy trình giết mổ, bao gồm đào tạo cụ thể về các kỹ thuật gây choáng và cắt tiết (nếu áp dụng) không?

Hồ sơ đào tạo về an sinh thủy sản liên quan tới quy trình giết mổ bao gồm đào tạo cụ thể về các kỹ thuật gây choáng và cắt tiết phải luôn sẵn có.

Chính yếu

AB. 13.1.4 Thủy sản có được gây choáng hiệu quả trước khi thực hiện cắt tiết không?

Phải gây choáng thủy sản, sử dụng phương pháp gây choáng hiệu quả và làm thủy sản bất tỉnh ngay lập tức. Phải thực hiện quy trình giám sát tại nông trại. Nếu sử dụng công nghệ tự động hiệu quả thì phải thực hiện gây choáng bằng phương pháp đập hoặc bằng điện.

Chính yếu

AB. 13.1.5 Thủy sản có được cắt tiết ngay sau khi được gây choáng không? Việc cắt tiết có hiệu quả với một quy trình kiểm soát không?

Thủy sản phải được cắt tiết ngay sau khi được gây choángvà được giữ trong trạng thái bất tỉnh cho tới chỉ máu chảy hết ra ngoài. Các quy trình giám sát phải được thực hiện để xác nhận không có dấu hiệu nào cho thấy thủy sản đã hồi phục.

Chính yếu

AB. 13.2 Nước có máu thủy sản

AB. 13.2.1 Nước thải có chứa máu thủy sản có được thu gom và xử lý trước khi thải ra, và không gây ra đe dọa tới môi trường hoặc vật nuôi không?

Nước thải có chứa máu thủy sản phải được thu gom lại để thực hiện công tác xử lý tiếp theo. Việc xử lý phải đảm bảo không đe dọa tới môi trường hoặc vật nuôi. Phải kiểm tra hồ sơ ghi chép về việc thu gom và xử lý.

Chính yếu

AB. 14 LỌC RỬA SẠCH

AB. 14.1 Đối với động vật thân mềm hai mảnh vỏ được cung cấp trực tiếp cho người tiêu dùng, chúng có được lọc rửa sạch không?

Các nông trại sản xuất động vật thân mềm hai mảnh vỏ cung cấp trực tiếp cho con người tiêu thụ phải tiến hành lọc rửa sạch theo các quy định của pháp luật hoặc các tiêu chuẩn của ngành và phù hợp với các yêu cầu của Tiêu chuẩn Thực phẩm Quốc tế (Codex Alimentarius). Phải luôn sẵn có tại nông trại hồ sơ ghi chép về thời gian lọc rửa sạch và các thông số lọc rửa sạch thành công.

Chính yếu

Page 82: BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại - …•, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BẮT BUỘC TỪ: 1 THÁNG 7 2016 . BẢO ĐẢM NÔNG

Mã tham chiếu: IFA V5.0-2_tháng 07/2016; Phiên bản Tiếng Việt Các điểm kiểm soát và Tiêu chí Tuân thủ – Môđun dành cho nông trại thủy sản Trang: 82 / 99

1701

11_G

G_I

FA_C

PC

C_A

B_V

5_0-

2_vn

STT Điểm kiểm soát Chuẩn mực Tuân thủ Mức bắt buộc

AB. 15 SAU THU HOẠCH – CÂN BẰNG SINH KHỐI VÀ TRUY XUẤT NGUỒN GỐC

AB. 15.1 XÁC NHẬN ĐẦU VÀO

Công ty phải đảm bảo rằng tất cả các sản phẩm thu mua được chứng nhận GLOBALG.A.P phải xuất xứ từ các nguồn được chứng nhận GLOBALG.A.P. Trong trường hợp công ty đăng ký chương trình bổ sung Bạn của Biển GLOBALG.A.P. FoS Add-On hoặc muốn sử dụng logo FoS cùng với số GGN trong các giao dịch kinh doanh với người tiêu dùng và hoặc để dán nhãn sản phẩm, tất cả các tiêu chuẩn trong mục 15 được áp dụng khi sử dụng logo FoS + GGN. Trong trường hợp này, logo FoS và GGN phải được kiểm soát và quản lý chính xác.

Danh sách các nhà sản xuất tuân thủ theo các quy định của FoS Add-On đối với Nuôi trồng thủy sản được công bố trên Cơ sở dữ liệu của GLOBALG.A.P.

AB. 15.1.1 Có quy trình bằng văn bản và hồ sơ lưu nào phê duyệt và quản lý nhà cung cấp những sản phẩm được chứng nhận không?

Công ty phải duy trì một danh sách cập nhật những nhà cung cấp đã được phê duyệt (nhà cung cấp được phê duyệt để cung cấp các sản phẩm được cấp chứng nhận GLOBALG.A.P.). Không chấp nhận việc không áp dụng.

Chính yếu

AB. 15.1.2 Có phải tất cả những nhà cung cấp sản phẩm được cấp chứng nhận GLOBALG.A.P. được chứng nhận khi sản phẩm được giao đến nơi không?

Công ty phải xác nhận số GGN và/hoặc số CoC của tất cả nhà cung cấp các sản phẩm được chứng nhận GLOBALGAP cho công ty bằng cách sử dụng cơ sở dữ liệu của GLOBALG.A.P. (www.globalgap.org/search ). Có thể là số GGN của nhà sản xuất/tổ hợp sản xuất hoặc số CoC của một công ty được chứng nhận CoC. Việc xác nhận phải cho thấy nhà cung cấp được cấp chứng nhận GLOBALG.A.P. cho những sản phẩm tương ứng khi bán những sản phẩm này. Không chấp nhận việc không áp dụng.

Chính yếu

Page 83: BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại - …•, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BẮT BUỘC TỪ: 1 THÁNG 7 2016 . BẢO ĐẢM NÔNG

Mã tham chiếu: IFA V5.0-2_tháng 07/2016; Phiên bản Tiếng Việt Các điểm kiểm soát và Tiêu chí Tuân thủ – Môđun dành cho nông trại thủy sản Trang: 83 / 99

1701

11_G

G_I

FA_C

PC

C_A

B_V

5_0-

2_vn

STT Điểm kiểm soát Chuẩn mực Tuân thủ Mức bắt buộc

AB. 15.1.3 Có quy trình xác nhận cho mỗi lô sản phẩm được cấp chứng nhận khi giao tới nơi nhận không?

Công ty phải kiểm tra nhà cung cấp của mình có tuyên bố về tình trạng được chứng nhận GLOBALG.A.P. đối với mỗi lô sản phẩm và xác nhận các sản phẩm được cấp chứng nhận GLOBALG.A.P. Hồ sơ lưu về các giao dịch của sản phẩm (ví dụ: hóa đơn bán hàng) và những tài liệu có liên quan khác phải có các thông tin về tình trạng GLOBALG.A.P. của sản phẩm và số CoC của sản phẩm nếu sản phẩm được một công ty được cấp chứng nhận Chuỗi Giám sát – CoC cung cấp. Xác nhận đã được cấp chứng nhận là đủ trên các tài liệu giao dịch (ví dụ: “<sản phẩm> đã được cấp chứng nhận ‘‘GLOBALG.A.P.”). Những sản phẩm không được chứng không cần phải xác định là “không được cấp chứng nhận”. Không chấp nhận việc không áp dụng.

Chính yếu

AB. 15.1.4 Quốc gia Nhập khẩu ghi trên chứng nhận của nhà sản xuất có được kiểm tra và có đúng với tên quốc gia nhập khẩu nơi sản phẩm thực sự được tiếp thị hoặc bán không?

Nếu Quốc gia Nhập khẩu ghi trên chứng nhận của nhà sản xuất không giống với tên quốc gia mà sản phẩm được tiếp thị và bán, công ty phải thông báo cho khách hàng liên quan và phải thực hiện các biện pháp bổ sung. Các biện pháp bổ sung phải bao gồm lấy mẫu sản phẩm và phân tích trong phòng thí nghiệm để xác định xem sản phẩm có đáp ứng được những giới hạn theo quy định pháp luật của Quốc gia Nhập khẩu. Quốc gia Nhập khẩu trên chứng nhận của nhà sản xuất có thể kiểm tra được trên trang web www.globalgap.org/search, sử dụng số GGN của nhà sản xuất.

Chính yếu

AB. 15.2 TÁCH BIỆT

Tổ chức phải xác định và kiểm soát tất cả các hoạt động nếu có rủi ro trộn lẫn giữa các sản phẩm được chứng nhận GLOBALG.A.P. và các sản phẩm không được chứng nhận GLOBALG.A.P.

AB. 15.2.1 Có quy trình và chỉ dẫn công việc cho tất cả các địa điểm và hoạt động sản xuất được lập thành văn bản và lưu giữ không?

Quy trình và chỉ dẫn công việc phải phù hợp với quy mô sản xuất. Tài liệu lưu giữ phải xác nhận, liệt kê và kiểm soát tất cả các địa điểm và hoạt động sản xuất. Không chấp nhận việc không áp dụng.

Chính yếu

Page 84: BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại - …•, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BẮT BUỘC TỪ: 1 THÁNG 7 2016 . BẢO ĐẢM NÔNG

Mã tham chiếu: IFA V5.0-2_tháng 07/2016; Phiên bản Tiếng Việt Các điểm kiểm soát và Tiêu chí Tuân thủ – Môđun dành cho nông trại thủy sản Trang: 84 / 99

1701

11_G

G_I

FA_C

PC

C_A

B_V

5_0-

2_vn

STT Điểm kiểm soát Chuẩn mực Tuân thủ Mức bắt buộc

AB. 15.2.2 Nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp của các nguồn được chứng nhận có được xác định rõ ràng và truy xuất nguồn gốc trong bất kỳ giai đoạn hoạt động nào không?

Công ty phải có khả năng nhận diện nhà sản xuất (nguồn gốc) hoặc nhà cung cấp được chứng nhận CoC cung cấp các sản phẩm được chứng nhận trong bất kỳ giai đoạn hoạt động (ví dụ: nhận hàng, xử lý, đóng gói, chế biến, lưu trữ hoặc vận chuyển). Không chấp nhận việc không áp dụng.

Chính yếu

AB. 15.2.3 Các hoạt động sản xuất và bảo quản sản phẩm được chứng nhận và không được chứng nhận có được tách biệt không?

Các hoạt động sản xuất và bảo quản sản phẩm được cấp chứng nhận và không được cấp chứng nhận phải được tách riêng.

Chính yếu

AB. 15.3 HỒ SƠ VÀ DỮ LIỆU / TÀI LIỆU VỀ QUY TRÌNH

Công ty phải có bằng chứng bằng văn bản về sự tuân thủ theo tất cả các điểm kiểm soát. Bằng chứng này bao gồm các quy trình bằng văn bản. Công ty phải đảm bảo rằng tất cả các hồ sơ lưu có liên quan được lập, sử dụng và lưu trữ đầy đủ.

AB. 15.3.1 Những hồ sơ sẵn có có cho thấy đã thực hiện hiệu quả tất cả các quy trình liên quan đến cân bằng sinh khối và truy xuất nguồn gốc?

Công ty phải có hồ sơ lưu với chi tiết đầy đủ, thống nhất, chính thống và dễ hiểu, cho thấy việc thực hiện các quy trình cân bằng sinh khối và truy xuất nguồn gốc. Không chấp nhận việc không áp dụng.

Chính yếu

AB. 15.3.2 Có phải tất cả hồ sơ được lưu tối thiểu hai năm hoặc trong một thời gian là một năm sau khi hết vòng đời của sản phẩm, tùy theo thời hạn nào lâu hơn?

Tất cả hồ sơ phải được lưu trong vòng ít nhất là hai năm hoặc trong một thời gian là một năm sau khi hết vòng đời của sản phẩm, tùy theo thời hạn nào lâu hơn. Không chấp nhận việc không áp dụng.

Chính yếu

Page 85: BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại - …•, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BẮT BUỘC TỪ: 1 THÁNG 7 2016 . BẢO ĐẢM NÔNG

Mã tham chiếu: IFA V5.0-2_tháng 07/2016; Phiên bản Tiếng Việt Các điểm kiểm soát và Tiêu chí Tuân thủ – Môđun dành cho nông trại thủy sản Trang: 85 / 99

1701

11_G

G_I

FA_C

PC

C_A

B_V

5_0-

2_vn

STT Điểm kiểm soát Chuẩn mực Tuân thủ Mức bắt buộc

AB. 15.3.3 Hồ sơ có cho phép xác nhận nguồn gốc của một lô sản phẩm và cung cấp được tính toán chính xác về cân bằng sinh khối không?

Hồ sơ ghi chi tiết số lượng, ngày v.v.. phải có chứa ít nhất: • Một danh sách nhà cung cấp được phê duyệt và số GGN hoặc CoC của họ; • Hồ sơ lưu về sản phẩm thu mua bao gồm giấy yêu cầu mua sản phẩm, hợp đồng, hóa đơn, giấy biên nhận giao hàng, số lượng thu mua, và hồ sơ những lần kiểm tra hàng hóa đến; • Hồ sơ thả nuôi về nguyên liệu, sản phẩm được lưu trữ và thành phẩm, và số lượng tương ứng; • Hệ số chuyển đổi và lượng chất thải từ sản phẩm; • Hồ sơ về quá trình sản xuất và chế biến; • Đơn hàng, hóa đơn bán hàng do công ty xuất ra, thông tin vận chuyển bao gồm ngày, khách hàng mà lô sản phẩm được bán hoặc vận chuyển tới, số lượng và hồ sơ giao nhận hàng hóa; • Chi tiết về người/công ty vận chuyển. Không chấp nhận việc không áp dụng.

Chính yếu

AB. 15.4 SẢN PHẨM ĐƯỢC CHỨNG NHẬN & DÁN NHÃN / KHIẾU NẠI

Công ty phải đảm bảo rằng tất cả các sản phẩm được chứng nhận đã bán có thể được xác nhận rõ ràng. Đối với những sản phẩm định để logo – Nuôi trồng thủy sản được chứng nhận GGN – trên bao bì cho người dùng cuối, vui lòng tham khảo trang web: www.ggn.org. Đối với những sản phẩm định để logo của FOS và GGN trên bao bì, vui lòng tham khảo các tiêu chí Add-on bên dưới

AB. 15.4.1 Có các quy trình và chỉ dẫn công việc để đảm bảo rằng những sản phẩm được cấp chứng nhận được vận chuyển cho những đơn yêu cầu mua hàng được cấp chứng nhận?

Phải có các quy trình và chỉ dẫn công việc để đảm bảo rằng những sản phẩm được cấp chứng nhận được vận chuyển cho những đơn yêu cầu mua hàng được cấp chứng nhận. Không chấp nhận việc không áp dụng.

Chính yếu

Page 86: BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại - …•, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BẮT BUỘC TỪ: 1 THÁNG 7 2016 . BẢO ĐẢM NÔNG

Mã tham chiếu: IFA V5.0-2_tháng 07/2016; Phiên bản Tiếng Việt Các điểm kiểm soát và Tiêu chí Tuân thủ – Môđun dành cho nông trại thủy sản Trang: 86 / 99

1701

11_G

G_I

FA_C

PC

C_A

B_V

5_0-

2_vn

STT Điểm kiểm soát Chuẩn mực Tuân thủ Mức bắt buộc

AB. 15.4.2 Có hệ thống kiểm tra hiệu lực của nhà sản xuất/chứng nhận nguồn khi số GGN của nhà sản xuất được ghi vào trên nhãn/bao bì đóng gói của sản phẩm?

Tình trạng được chứng nhận của nhà sản xuất có thể được kiểm tra thông qua số GGN trong cơ sở dữ liệu của GLOBALG.A.P. (www.globalgap.org/search ). Chứng nhận của nhà sản xuất phải đang còn hiệu lực khi sản phẩm được dán nhãn với số GGN và được bán như là những sản phẩm được cấp chứng nhận GLOBALG.A.P. Số GGN phải liên kết được với số lô sản phẩm. Không áp dụng khi công ty không dán nhãn sản phẩm với số GGN (nguồn gốc) của nhà sản xuất.

Chính yếu

AB. 15.4.3 Việc sử dụng số GGN trên bao bì đóng gói/dán nhãn của sản phẩm có tuân thủ theo các quy định tiêu chuẩn không?

Dán nhãn sản phẩm phải xác định rõ ràng hình thức hoạt động. Cụm từ bao gồm “GGN” theo sau là 13 chữ số được sử dụng cho các nhà sản xuất và tổ hợp sản xuất. Không chấp nhận việc không áp dụng trừ khi công ty không dán nhãn sản phẩm với số GGN, ví dụ: khi thành phẩm không được bán như là sản phẩm được chứng nhận GLOBALG.A.P. và bất kỳ khiếu nại nào về tình trạng cấp chứng nhận của sản phẩm thành phẩm đều bị dừng lại.

Chính yếu

AB. 15.4.4 Có phải tất cả thành phẩm được bán như là sản phẩm được chứng nhận GLOBALG.A.P., được dán nhãn với mã truy xuất nguồn gốc và số GGN của công ty không?

Số GGN và mã truy xuất nguồn gốc của công ty (cùng với AB 15.4.3) phải được in trên đơn vị đóng gói nhỏ nhất được dán nhãn độc lập. Các trường hợp ngoại lệ được xem xét theo từng trường hợp cụ thể khi có phê duyệt trước bằng văn bản của GLOBALG.A.P. Quy định này cũng áp dụng cho cả những phụ phẩm của sản phẩm được cấp chứng nhận. Công ty phải có khả năng liên kết được mã truy xuất nguồn gốc trên nhãn sản phẩm với nguồn được cấp chứng nhận của sản phẩm. Không áp dụng khi thành phẩm không được bán như là sản phẩm được cấp chứng nhận GLOBALG.A.P. và bất kỳ khiếu nại nào về tình trạng cấp chứng nhận của thành phẩm đều bị dừng lại.

Chính yếu

Page 87: BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại - …•, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BẮT BUỘC TỪ: 1 THÁNG 7 2016 . BẢO ĐẢM NÔNG

Mã tham chiếu: IFA V5.0-2_tháng 07/2016; Phiên bản Tiếng Việt Các điểm kiểm soát và Tiêu chí Tuân thủ – Môđun dành cho nông trại thủy sản Trang: 87 / 99

1701

11_G

G_I

FA_C

PC

C_A

B_V

5_0-

2_vn

STT Điểm kiểm soát Chuẩn mực Tuân thủ Mức bắt buộc

AB. 15.4.5 Có phải tất cả sản phẩm của một sản phẩm có nhiều thành phần được dán nhãn với đúng số GGN không?

Trong trường hợp tất cả (100%) các thành phần được chứng nhận GLOBALG.A.P., sản phẩm có nhiều thành phần phải được dán nhãn với một mã truy xuất nguồn gốc và với số GGN theo sau là 13 chữ số của công ty được chứng nhận dán nhãn cho sản phẩm có nhiều thành phần. Từ mã truy xuất nguồn gốc, phải có khả năng truy xuất sản phẩm (thành phần) tới nguồn gốc được chứng nhận GLOBALG.A.P., có thể là một nhà cung cấp được chứng nhận GLOBALG.A.P. hoặc một nhà sản xuất/tổ hợp sản xuất được chứng nhận GLOBALG.A.P. Trong trường hợp không phải tất cả (100%) các thành phần có thể cấp chứng nhận được chứng nhận GLOBALG.A.P., phải xác định rõ số GGN của nhà sản xuất hoặc của nhà cung cấp của các sản phẩm (thành phần) khác nhau. Các nguồn khác nhau của các sản phẩm (thành phần) khác nhau phải được xác định một cách riêng biệt, ví dụ: nhà sản xuất cá tra #1 GGN; nhà sản xuất cá rô phi #2 GGN) và kê khai. Chỉ có các sản phẩm (thành phần) có nguồn gốc từ các nguồn được cấp chứng nhận GLOBALG.A.P. mới phải xác nhận theo số GGN. Các thành phần có thể cấp chứng nhận là những sản phẩm có đủ điều kiện được liệt kê trong danh sách các sản phẩm được cấp chứng nhận GLOBALG.A.P. chính thức. Không áp dụng khi không có sản phẩm có nhiều thành phần nào được dán nhãn là sản phẩm được cấp chứng nhận GLOBALG.A.P.

Chính yếu

AB. 15.5 CÂN BẰNG SINH KHỐI

Công ty phải có khả năng giải thích được cân bằng sinh khối nhất quán.

AB. 15.5.1 Số lượng các sản phẩm đầu vào có được ghi chép chính xác và thường xuyên được tóm tắt để hỗ trợ công tác kiểm tra cân bằng sinh khối không?

Tất cả số lượng đầu vào của các sản phẩm được chứng nhận và không được chứng nhận phải được ghi chép lại và phải tính toán một bản tóm tắt cập nhật. Không chấp nhận việc không áp dụng.

Chính yếu

AB. 15.5.2 Các hệ số chuyển đổi có được sử dụng để tính toán cân bằng sinh khối đã được tính toán, xác nhận và ghi chép lại trước đó không?

Các hệ số chuyển đổi phải được tính toán và sẵn có cho mỗi quy trình và loại hình sản phẩm có liên quan. Lượng chất thải và thất thoát sản phẩm phát sinh được phải được xác nhận. Không áp dụng nếu không có tổn thất chuyển đổi.

Chính yếu

Page 88: BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại - …•, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BẮT BUỘC TỪ: 1 THÁNG 7 2016 . BẢO ĐẢM NÔNG

Mã tham chiếu: IFA V5.0-2_tháng 07/2016; Phiên bản Tiếng Việt Các điểm kiểm soát và Tiêu chí Tuân thủ – Môđun dành cho nông trại thủy sản Trang: 88 / 99

1701

11_G

G_I

FA_C

PC

C_A

B_V

5_0-

2_vn

STT Điểm kiểm soát Chuẩn mực Tuân thủ Mức bắt buộc

AB. 15.5.3 Số lượng bán hàng của những sản phẩm được chứng nhận có được ghi chép và tóm tắt lại để tính toán cân bằng sinh khối cho thấy sự nhất quán giữa sản phẩm được chứng nhận đầu ra và đầu vào không?

Số lượng bán những sản phẩm được chứng nhận GLOBALG.A.P phải được ghi chép và tóm tắt lại để so sánh đầu vào các sản phẩm được chứng nhận trong cùng một giai đoạn. Việc tính toán cân bằng sinh khối cho thấy sự nhất quán giữa việc thu mua và bán các sản phẩm được chứng nhận sau khi tính đến sản lượng chế biến. Số lượng (bao gồm thông tin về thể tích hoặc trọng lượng) của sản phẩm được chứng nhận, sản phẩm không được cấp chứng nhận, sản phẩm đầu vào, sản phẩm đầu ra, và sản phẩm lưu trữ phải được ghi chép lại và có lưu bản tóm tắt để hỗ trợ quá trình xác định cân bằng sinh khối. Những nhân tố ảnh hưởng, ví dụ như chất thải, độ co ngót, các sản phẩm bị từ chối/trả lại… phải được xem xét. Tần suất xác nhận cân bằng sinh khối phải được quyết định phù hợp với quy mô sản xuất, nhưng phải được thực hiện ít nhất hàng năm đối với từng sản phẩm. Tài liệu và/hoặc hồ sơ lưu cho biết cân bằng sinh khối phải được xác định rõ ràng. Đầu ra được chứng nhận đã bán ≤ đầu vào được chứng nhận – hệ số chuyển đổi – cân bằng trong đàn nuôi. Không chấp nhận việc không áp dụng.

Chính yếu

AB. 15.6 HỆ THỐNG AN TOÀN THỰC PHẨM

AB. 15.6.1 Tổ chức có hệ thống an toàn thực phẩm tại thời điểm thực hiện kiểm tra không?

Cơ sở/địa điểm chế biến của công ty phải được chứng nhận theo hệ thống an toàn thực phẩm được GFSI công nhận tại thời điểm thực hiện kiểm tra. CHÚ Ý: Trên giấy chứng nhận, để đảm bảo mục đích minh bạch, phải thể hiện được nếu một chứng nhận (sau thu hoạch) được GFSI công nhận có hiệu lực tại thời điểm kiểm tra xử lý sau thu hoạch bằng cách xác nhận Có/Không.

Khuyến cáo

AB. 16 CHUẨN MỰC XÃ HỘI

AB. 16.1 Mô đun Đánh giá Rủi ro về Thực tiễn Xã hội (GRASP) có được đánh giá và có thể tiếp cận được trên cơ sở dữ liệu của GLOBALG.A.P. không?

Mô đun GRASP được đánh giá và có thể tiếp cận đến khách hàng thông qua cơ sở dữ liệu GLOBALG.A.P. Tất cả các điểm kiểm soát về chuẩn mực xã hội phải được đánh giá và nhận xét trước khi đưa danh sách các điểm kiểm tra lên cơ sở dữ liệu. Không chấp nhận việc không áp dụng. CHÚ Ý: Nếu có ý định dán nhãn các sản phẩm thủy sản tại bất kỳ thời điểm nào trong chuỗi cung cấp với logo Friend of the Sea (FoS) cùng với số GGN trong các giao dịch với khách hàng, tham khảo các yêu cầu bổ sung trong mục FoS Add-on Phiên bản 2, điều 2.1,

Chính yếu

Page 89: BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại - …•, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BẮT BUỘC TỪ: 1 THÁNG 7 2016 . BẢO ĐẢM NÔNG

Mã tham chiếu: IFA V5.0-2_tháng 07/2016; Phiên bản Tiếng Việt Các điểm kiểm soát và Tiêu chí Tuân thủ – Môđun dành cho nông trại thủy sản Trang: 89 / 99

1701

11_G

G_I

FA_C

PC

C_A

B_V

5_0-

2_vn

STT Điểm kiểm soát Chuẩn mực Tuân thủ Có Khôn

g Không áp dụng

FOS PHIÊN BẢN 2 BỔ SUNG CỦA FRIEND OF THE SEA (FoS) – DÀNH CHO NUÔI TRỒNG THỦY SẢN PHIÊN BẢN 5 (ÁP DỤNG ĐỐI VỚI TẤT CẢ CÁC LOÀI ĐƯỢC LIỆT KÊ TRONG DANH SÁCH SẢN PHẨM GLOBALG.A.P.). Chỉ áp dụng khi có yêu cầu tuân thủ thêm với FoS, hoặc để dán nhãn các sản phẩm thủy sản tại bất kỳ thời điểm nào với logo của FoS cùng với số GGN trong các liên hệ giao dịch với khách hàng.

FOS 1. ĐĂNG KÝ

FOS 1.1 Nhà sản xuất đã đăng ký mô đung bổ sung của FoS chưa? Các nhà sản xuất phải đăng ký chính thức với cơ quan chứng nhận tương ứng để được kiểm tra mô đun bổ sung FoS. Không chấp nhận việc không áp dụng

FOS 2. CHUẨN MỰC XÃ HỘI

FOS 2.1 Đánh giá Rủi ro về Thực tiễn Xã hội GRASP - GLOBALG.A.P. đã được đánh giá thành công chưa?

Kết quả đánh giá GLOBALG.A.P. GRASP phải là: “Có, tuân thủ hoàn toàn” hoặc “Có, cần cải thiện một số điểm” đối với những chuẩn mực áp dụng. (Để biết thông tin về tiêu chuẩn đối với nhân viên kiểm tra/thanh tra: tham khảo mục Các Quy định chung của GRASP.)

Không chấp nhận việc không áp dụng.

Để biết thông tin về Hướng dẫn Diễn giải Quốc gia GRASP, tham khảo:

http://www.globalgap.org/uk_en/documents/?fq=gg.document.type:%28%22guidelines%22%29&fq=gg.standard.ga:%28%22grasp%22%29

Page 90: BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại - …•, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BẮT BUỘC TỪ: 1 THÁNG 7 2016 . BẢO ĐẢM NÔNG

Mã tham chiếu: IFA V5.0-2_tháng 07/2016; Phiên bản Tiếng Việt Các điểm kiểm soát và Tiêu chí Tuân thủ – Môđun dành cho nông trại thủy sản Trang: 90 / 99

1701

11_G

G_I

FA_C

PC

C_A

B_V

5_0-

2_vn

FOS 3. THỎA THUẬN CẤP PHÉP

FOS 3.1 Nếu nhà sản xuất có ý định sử dụng logo FoS cùng với số GGN trong các liên hệ giao dịch với khách hàng, nhà sản xuất đã ký thỏa thuận cấp phép với Friend of The Sea chưa?

Các nhà sản xuất có ý định sử dụng logo FoS cùng với số GGN trong các liên hệ giao dịch với khách hàng phải ký thỏa thuận cấp phép với Friend of The Sea. Không áp dụng nếu nhà sản xuất không dán nhãn sản phẩm tại điểm bán hàng.

FOS 4. SỬ DỤNG LOGO

FOS 4.1 Nếu nhà sản xuất có ý định sử dụng logo của FoS cùng với số GGN trong những liên hệ giao dịch với khách hàng, nhà sản xuất có thể chứng minh được hiểu biết của mình về các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật trong sử dụng logo không?

Việc sử dụng logo Friend of The Sea (FoS) cùng với số GGN phải tuân thủ theo những quy định trong sử dụng logo tại mọi thời điểm. Nhà sản xuất phải có khả năng thể hiện được hiểu biết của mình về các quy định sử dụng logo. Quy tắc sử dụng logo và các thông số kỹ thuật cập nhật nhất được đăng tải trên website của GLOBALG.A.P.

Tải hướng dẫn quy cách tại: http://www.globalgap.org/export/sites/default/.content/.galleries/Documents_for_Mailings/160509_Styleguide_GGN-FOS.pdf.

Không áp dụng nếu nhà sản xuất không dán nhãn sản phẩm tại điểm bán hàng.

Page 91: BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại - …•, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BẮT BUỘC TỪ: 1 THÁNG 7 2016 . BẢO ĐẢM NÔNG

Mã tham chiếu: IFA V5.0-2_tháng 07/2016; Phiên bản Tiếng Việt Các điểm kiểm soát và Tiêu chí Tuân thủ – Môđun dành cho nông trại thủy sản Trang: 91 / 99

1701

11_G

G_I

FA_C

PC

C_A

B_V

5_0-

2_vn

Cơ sở Nuôi thủy sản PHỤ LỤC I:

Các ví dụ về Đánh giá Tác động Môi trường (EIA), Đánh giá Rủi ro về Môi trường (ERA) và Các Kế hoạch Quản lý Môi trường tương ứng (EMPs)

Bảng A Ví dụ về Đánh giá Tác động Môi trường (EIA) kết hợp với Kế hoạch Quản lý Môi trường (EMP) (Các tác động tất yếu từ những hoạt động nuôi thủy sản) (Các mức từ 4-7 nằm trong Giai đoạn Đánh giá Tác động)

Tác động Luật áp dụng Chỉ dẫn công việc

1 Thải các túi chứa thức ăn đã hết Địa phương cho phép Thải bỏ hàng tuần tại bãi rác công cộng của địa phương.

2 Thải bùn Quy định của cấp tỉnh về bảo vệ vùng đất ven biển, năm 2003

Sử dụng ao lắng; làm sạch hai tháng một lần

3 Thải bùn lắng Địa phương cho phép; Chỉ thị về việc Sử dụng Phân bón cho Nông nghiệp

Mỗi năm có 200 tấn bùn thải ra có thể được đưa đến các trang trại trồng cây cao su; trường hợp nếu có quá nhiều phải được mang đến các bãi rác công cộng của địa phương.

4 Sử dụng điện Không Chỉ sử dụng để chạy guồng quạt nước theo hướng dẫn về cung cấp oxy cho ao nuôi. .

5 Khí thải từ các máy phát Ví dụ: Quy định số 23/568 của chính phủ về các khí thải

Hàng năm, người vận hành kiểm tra hiệu chỉnh máy.

6 Dùng thuốc trừ sâu diệt cỏ để kiểm soát cỏ dại Chỉ sử dụng các sản phẩm đã được công nhận và thực hiện theo hướng dẫn sử dụng.

Ví dụ: Theo chỉ dẫn làm việc, chỉ dùng „Herbclean“ làm sạch cỏ mỗi tháng 1 lần.

7 Sử dụng nhiên liệu diesel Không Dầu diesel chỉ được sử dụng cho các máy phát điện. Xem mục 3 và 4.

8 Tiếng ồn của máy phát điện đối với hàng xóm xung quanh

Địa phương cho phép; Thỏa thuận với hàng xóm Luôn đóng kín cửa nhà chứa máy phát điện. Sử dụng máy thông gió khi nhiệt độ trong phòng tăng cao.

Page 92: BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại - …•, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BẮT BUỘC TỪ: 1 THÁNG 7 2016 . BẢO ĐẢM NÔNG

Mã tham chiếu: IFA V5.0-2_tháng 07/2016; Phiên bản Tiếng Việt Các điểm kiểm soát và Tiêu chí Tuân thủ – Môđun dành cho nông trại thủy sản Trang: 92 / 99

1701

11_G

G_I

FA_C

PC

C_A

B_V

5_0-

2_vn

Bảng B Ví dụ về Đánh giá Rủi ro về Môi trường (ERA) kết hợp với Kế hoạch Quản lý Môi trường (EMP) (các rủi ro thực tế liên quan đến hoạt động nuôi thủy sản)

Rủi ro Luật áp dụng Hành động phòng ngừa

1 Các túi chứa thức ăn đã dùng hết sẽ bay theo gió

Địa phương cho phép Luôn đậy kín thùng chứa

2 Thải bùn thay vì để lắng; thải vào tự nhiên. Quy định của cấp tỉnh về việc bảo vệ vùng đất ven

biển năm 2003 Ngừng thải và làm sạch ao lắng.

3 Tạo ra quá nhiều bùn Không Đánh giá sinh khối trong ao; tính toán lại chế độ cho ăn.

4 Rò rỉ các dung dịch hoá học từ kho chứa.

Địa phương cho phép Tất cả các dung dịch phải được bảo quản trong thiết bị chuyên dụng.

5 Dầu diessel bị tràn ra đất Địa phương cho phép Bảo quản dầu diesel trong các thùng chuyên dụng để trên nền xi măng; chỉ rót khi có giám sát.

Bảng C

Ví dụ về Đánh giáTác động Đa dạng sinh học (Các tác động tất yếu từ hoạt động nuôi thủy sản)

Tác động Hậu quả về mặt sinh thái Biện pháp giảm thiểu

1 Sự chuyển đổi của môi trường sống tự nhiên Bị mất : vùng đất dành cho việc sinh sản của thủy sản; sinh thái của các loài bị đe dọa; Xem xét nghiên cứu các vùng có thể thay thế khác

2 Sự giải phóng các chất dinh dưỡng/chất hữu cơ/bùn thải vào hệ sinh thái xung quanh.

Sự phát triển thêm của cỏ dại và tảo; giảm lượng ô-xy ở tầng đáy (nơi chịu sự tác động dòng chảy của thủy triều để tránh sự gia tăng nồng độ các chất)

Sử dụng các ao lắng; hạn chế thay nước.

3 Sự xâm nhập của nước biển vào đất. Mặn hoá nguồn nước ngầm; thay đổi thảm thực vật tại chỗ và các dòng nước chảy ra biển Không sử dụng nguồn nước ngầm cho các ao; hàng

năm giám sát về nguồn nước ngầm xung quanh.

4 Phóng thích các tác nhân gây bệnh Gây nguy hiểm cho các loài tự nhiên Ngăn ngừa thất thoát thủy sản; xử lý các nhánh kênh trong trại nuôi

Page 93: BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại - …•, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BẮT BUỘC TỪ: 1 THÁNG 7 2016 . BẢO ĐẢM NÔNG

Mã tham chiếu: IFA V5.0-2_tháng 07/2016; Phiên bản Tiếng Việt Các điểm kiểm soát và Tiêu chí Tuân thủ – Môđun dành cho nông trại thủy sản Trang: 93 / 99

1701

11_G

G_I

FA_C

PC

C_A

B_V

5_0-

2_vn

Bảng D Ví dụ Đánh giá Rủi ro về Đa dạng sinh học và Kế hoạch Quản lý (rủi ro thực tế đối với đa dạng sinh học có liên quan đến các hoạt động nuôi thủy sản)

Tác động Hậu quả về mặt sinh thái Biện pháp để giảm thiểu

1 Cá hoặc tôm có thể thoát ra Đưa các loài hay tác nhân gây bệnh không mong muốn ra tự nhiên làm đe dọa các loài bản địa.

Các loài bản địa thích hợp hơn. Thực hiện cảnh báo đến mức tối đa để ngăn ngừa sự xổng thoát.

2 Chất bùn lắng ở đáy ao bị cuốn đi do bão lụt hay nước thủy triều.

Có những thay đổi đáng kể trong môi trường sống của nguồn nước nhận. Có đê bao cao hơn độ cao trung bình.

3 Giải phóng ra một số lượng lớn các hoá chất. Gây nguy hại cho các động vật thủy sinh trong nước nhận. Bảo quản phù hợp; tránh tồn kho hoá chất quá mức.

Page 94: BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại - …•, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BẮT BUỘC TỪ: 1 THÁNG 7 2016 . BẢO ĐẢM NÔNG

Mã tham chiếu: IFA V5.0-2_tháng 07/2016; Phiên bản Tiếng Việt Các điểm kiểm soát và Tiêu chí Tuân thủ – Môđun dành cho nông trại thủy sản Trang: 94 / 99

1701

11_G

G_I

FA_C

PC

C_A

B_V

5_0-

2_vn

Cơ sở nuôi thủy sản Phụ lục II - Đánh giá tác động môi trường đến đa dạng sinh học1

Giới thiệu Công ước về Đa dạng sinh học đã định nghĩa Đa dạng sinh học là "tính khác biệt giữa các sinh vật sống từ tất cả mọi nguồn, bao gồm: các hệ sinh thái tiếp giáp, trên cạn, trong đại dương và các hệ sinh thái thuỷ vực khác, cũng như là các phức hệ sinh thái mà các sinh vật là một thành phần, thuật ngữ này bao hàm sự đa dạng trong bản thân các loài, giữa các loài và giữa các hệ sinh thái". Trong các thuật ngữ đơn giản hơn, Đa dạng sinh học được hiểu là sự khác nhau về cuộc sống trên trái đất ở tất cả các cấp độ, từ đa dạng nguồn gen đến số lượng quần thể phân bố rộng rãi trên khắp thế giới của các loài tương tự; từ những quần xã các loài cùng sống chung trong khu vực sinh cảnh nhỏ đến các hệ sinh thái rộng khắp thế giới. Đánh giá Tác động Môi trường cho những cơ hội để đảm bảo rằng các giá trị đa dạng sinh học được thừa nhận và được người ta lưu ý khi đưa ra một quyết định. Vấn đề quan trọng là điều này kéo theo một cách tiếp cận với sự tham gia đề xuất của những con người (sống trong hay xung quanh vùng nuôi) có thể bị tác động mà sự đề xuất đó chính là một chỉ điểm quan trọng về chất lượng và độ tin cậy của sự đánh giá đó. 1Tài liệu tham khảo chính xem tại trang web của Tổ chức Quốc tế về Đánh giá tác động (IAIA): http://www.iaia.org

Page 95: BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại - …•, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BẮT BUỘC TỪ: 1 THÁNG 7 2016 . BẢO ĐẢM NÔNG

Mã tham chiếu: IFA V5.0-2_tháng 07/2016; Phiên bản Tiếng Việt Các điểm kiểm soát và Tiêu chí Tuân thủ – Môđun dành cho nông trại thủy sản Trang: 95 / 99

1701

11_G

G_I

FA_C

PC

C_A

B_V

5_0-

2_vn

Hình A: Tổng quan về các giai đoạn có tính nguyên tắc của một Đánh giá Tác động Môi trường (EIA) về đa dạng sinh học

1. Theo dõi

2. Xác định Phạm vi

3. Những nghiên cứu cơ bản

4. Dự báo và ước lượng những tác động

5. Hoạt động làm giảm thiểu tác động

6. Cân nhắc những sự thay đổi

7. Kế hoạch Quản lý Môi trường (EMP)

8. Thông báo về Tác động Môi trường

Tư vấn cộng đồng

Hỏi ý kiến tư vấn

Tư vấn cộng đồng

Công bố Đánh giá Tác động Môi trường (EIA)

Đánh giá

Không có tác động đáng kể

Có dấu hiệu cho thấy có các tác động

Không cần đánh giá cụ thể về đa dạng sinh học

Page 96: BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại - …•, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BẮT BUỘC TỪ: 1 THÁNG 7 2016 . BẢO ĐẢM NÔNG

Mã tham chiếu: IFA V5.0-2_tháng 07/2016; Phiên bản Tiếng Việt Các điểm kiểm soát và Tiêu chí Tuân thủ – Môđun dành cho nông trại thủy sản Trang: 96 / 99

1701

11_G

G_I

FA_C

PC

C_A

B_V

5_0-

2_vn

Các nguyên tắc hoạt động

1. Theo dõi - nhằm xác định là có cần đề xuất một vấn đề nào đó để Đánh giá Tác động Môi trường hay không; và nếu thực hiện đánh giá thì mức độ chi tiết như thế nào. Sử dụng các chuẩn mực phục vụ cho việc theo dõi về tính đa dạng sinh học để xác định mức độ gây ảnh hưởng đến các nguồn đa dạng sinh học như thế nào. Những tiêu chí thực hiện việc theo dõi liên quan đến tính đa dạng sinh học có tính "phát động" cho nhiệm vụ phải Đánh giá Tác động (IA) cần bao gồm các nội dung sau:

• Các tác động tiểm ẩn đối với những vùng được bảo vệ và những vùng hỗ trợ cho các loài phải được bảo vệ, • Các tác động đối với những vùng khác không được bảo vệ nhưng quan trọng đối với sự đa dạng sinh học (xem các Vùng có Giá trị Bảo tồn Cao trong ô bên

dưới), • Các hoạt động đặc biệt đe dọa đến đa dạng sinh học (dạng hoạt động, cường độ, nơi tác động, thời gian, thời điểm, khả năng phục hồi), • Các vùng cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái quan trọng bao gồm khu vực sống của người dân bản địa, khu vực đầm lầy, khu vực đẻ của cá, độ nghiêng của

đất đối với độ xói mòn hoặc chua hóa vùng đất đó, sinh cảnh đặc trưng hoặc tương đối ít xáo trộn, khu vực ngập úng, vùng để tái tạo nước ngầm, vv... Khuyến khích xây dựng một bản đồ theo dõi về đa dạng sinh học trên đó có biểu thị các giá trị đa dạng sinh học và những dịch vụ sinh thái quan trọng. Nếu có thể thì gắn kết hoạt động này với việc xây dựng một Kế hoạch Hành động và Chiến lược Quốc gia về Đa dạng sinh học (NBSAP) và/hoặc một kế hoạch bảo vệ đa dạng sinh học ở quy mô thấp hơn quy mô cấp Quốc gia (VD: các Kế hoạch Quản lý vùng Ven biển của các vùng, chính quyền địa phương, thị xã...) để xác định mức độ ưu tiên và các mục tiêu bảo tồn. Các vùng có giá trị bảo tồn cao là các vùng mà:

• Hỗ trợ các loài đặc hữu, quý hiếm hoặc các kiểu gen/các loài/những sinh cảnh đang thoái hóa, • Hỗ trợ các kiểu gen và các loài mà sự có mặt của chúng là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại của các loài khác; • Hoạt động như là vùng đệm, sinh cảnh giáp ranh hay hành lang sinh thái, hoặc đóng vai trò quan trọng trong duy trì chất lượng môi trường; • Có vai trò quan trọng cho các hoạt động sống theo mùa, hoặc là nơi trú ngụ cấp thiết cho các loài di trú; • Hỗ trợ cho các khu vực sinh cảnh, quần thể các loài, các hệ sinh thái có thể bị tổn thương, bị đe dọa trong quá trình tồn tại và khả năng phục hồi chậm; • Hỗ trợ cho các vùng nối tiếp hay vùng đặc biệt rộng lớn mà trước đó chưa bị tàn phá; • Hoạt động như là nơi trú ẩn cho các động vật trong thời gian mà khí hậu thay đổi, có thể tiếp tục tồn tại và mở rộng các quá trình phát triển; • Hỗ trợ đa dạng sinh học mà hoạt động làm giảm hậu quả tác động là rất khó khăn hoặc không có hiệu quả bảo vệ bao gồm cả những vùng sinh cảnh mà

người ta phải mất một khoảng thời gian dài mới xây dựng được tính đa dạng sinh học đặc trưng; • Những vùng có hiện đa dạng sinh học nghèo nàn nhưng có tiềm năng phát triển đa dạng sinh học cao bằng những biện pháp can thiệp thích hợp.

2. Xác định phạm vi và 3. Nghiên cứu cơ bản - để xác định các vấn đề và những tác động có vẻ quan trọng và thiết lập các điều khoản tham chiếu đối với việc Đánh giá Tác động Môi trường (EIA). Sử dụng việc xác định phạm vi như là một cơ hội để gia tăng nhận thức về các mối quan tâm liên quan đến tính đa dạng sinh học và thảo luận về những hoạt động xen kẻ để tránh hoặc hạn chế tối đa những tác động tiêu cực đến tính đa dạng sinh học. Lập một báo cáo về phạm vi cần đánh giá để gửi xin ý kiến tư vấn là một biện pháp thực hành tốt. Báo cáo này cần đề cập đến các vấn đề sau đây (trên cơ sở các thông tin đã có và các khảo sát sơ bộ hoặc những vấn đề được thảo luận): 1. Loại hình dự án, chương trình, kế hoạch hay chính sách, các phương án có thể và tóm tắt các hoạt động có thể ảnh hưởng đến tính đa dạng sinh học

Page 97: BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại - …•, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BẮT BUỘC TỪ: 1 THÁNG 7 2016 . BẢO ĐẢM NÔNG

Mã tham chiếu: IFA V5.0-2_tháng 07/2016; Phiên bản Tiếng Việt Các điểm kiểm soát và Tiêu chí Tuân thủ – Môđun dành cho nông trại thủy sản Trang: 97 / 99

1701

11_G

G_I

FA_C

PC

C_A

B_V

5_0-

2_vn

2. Phân tích các cơ hội và trở ngại đối với sự đa dạng sinh học (bao gồm các phương án như "không gây tổn hại cho đa dạng sinh học" hay "phục hồi đa dạng sinh học"). 3. Những thay đổi sinh lý dự kiến (trong đất, nước, không khí, hệ thực vật, hệ động vật) có từ kết quả hoạt động đã đề ra hay tạo ra từ những thay đổi kinh tế xã hội 4. Thông tin có giá trị trong những điều kiện cơ bản 5. Các tác động của đa dạng sinh học liên quan đến đề xuất về các nội dung như: thành phần, cấu trúc và chức năng 6. Những dịch vụ và giá trị của đa dạng sinh học được xác định qua ý kiến tư vấn của các bên có liên quan và các thay đổi được dự liệu trước trong số những lợi ích và giá trị đó (đánh dấu lưu ý các tác động không thể phục hồi) 7. Các biện pháp có thể sử dụng để tránh, giảm thiểu hay bồi thường cho các sự tổn hại hay mất mát về sự đa dạng sinh học, chiếu theo các yêu cầu pháp lý 8. Đề xuất phương pháp và lịch trình đánh giá tác động

4. Dự báo và đánh giá tác động. Xác định tính đa dạng sinh học ở tất cả các cấp độ thích hợp và cho phép thời gian khảo sát đủ để ghi nhận các đặc điểm theo mùa. Tập trung vào các quá trình và dịch vụ quan trọng đối với sức khoẻ con người và tính toàn vẹn của hệ sinh thái.Giải thích các rủi ro chính và cơ hội cho sự da dạng sinh học. Những câu hỏi sử dụng: Ở cấp độ di truyền, nội dung đề xuất sẽ có ảnh hưởng đáng kể ở mức nào đến:

• Cơ hội cho những quần thể loài để chúng tương tác với nhau, VD: gia tăng sự cách ly và phân mảnh đối với môi trường sống? • Nguy cơ về tuyệt chủng?

Ở cấp độ loài, đề xuất sẽ, ở mức nào:

• Ảnh hưởng đến các loài được xác định là loài ưu tiên trong Kế hoạch Hành động và Chiến lược Quốc gia về Đa dạng sinh học (NBSAPs) và/hoặc những kế hoạch về Đa dạng sinh học có tầm cỡ thấp hơn quy mô cấp quốc gia (VD: các loài có trong Sách Đỏ)?

• Gia tăng rủi ro xâm lấn của các loài ngoại lai?

Ở cấp độ hệ sinh thái, đề xuất sẽ, ở mức nào: • Thay đổi số lượng, chất lượng hay sự sắp xếp không gian của môi trường sống? • Gây tổn hại đến các quá trình và dịch vụ hệ sinh thái, đặc biệt là các quá trình và dịch vụ chi phối các cộng đồng tại địa phương?

Cuối cùng: • Nếu như môi trường sống bị mất đi hay bị thay đổi thì môi trường sống thay đổi đó có hỗ trợ cho các quần thể của các loài liên quan không? • Có các cơ hội để hợp nhất hoặc kết nối các các môi trương sống với nhau không?

Thực hiện cách tiếp cận theo hệ sinh thái và có sự tham gia của các bên có liên quan (kể cả các cộng đồng địa phương). Xem xét một cách đầy đủ các nhân tố tác động đến tính đa dạng sinh học. Các tác động này bao gồm các nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự thay đổi kèm theo một đề xuất nào đó (VD: cải tạo đất và loại bỏ cây cối làm mất môi trường sống - là nguyên nhân chính dẫn đến mất đa dạng sinh học, những thất thoát, sự nhiễu loạn, tạo ra những chủng lạ và các loài bị biến đổi mã di truyền...); và các nguyên nhân gián tiếp tạo ra sự thay đổi mà người ta khó có thể định lượng được như các vấn đề thuộc về nhân khẩu học, kinh tế học, chính trị-xã hội học, văn hoá và các quy trình hoặc can thiệp công nghệ. Đánh giá tác động của phương án thay thế, đối chiếu với tình trạng cơ bản ban đầu. So sánh các ngưỡng và mục tiêu đa dạng sinh học. Sử dụng các Kế hoạch Hành động và Chiến lược Quốc gia về Đa dạng sinh học (NBSAPs), kế hoạch về Đa dạng sinh học có tầm cỡ thấp

Page 98: BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại - …•, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BẮT BUỘC TỪ: 1 THÁNG 7 2016 . BẢO ĐẢM NÔNG

Mã tham chiếu: IFA V5.0-2_tháng 07/2016; Phiên bản Tiếng Việt Các điểm kiểm soát và Tiêu chí Tuân thủ – Môđun dành cho nông trại thủy sản Trang: 98 / 99

1701

11_G

G_I

FA_C

PC

C_A

B_V

5_0-

2_vn

hơn quy mô cấp quốc gia, và các báo cáo đích bảo tồn khác để biết thêm thông tin và mục tiêu. Xem xét nghiên cứu đe dọa và tác động tích lũy gây ra từ các ảnh hưởng lặp lại của dự án có cùng hoặc khác bản chất về mặt không gian và thời gian và/hoặc từ các kế hoạch, chương trình và chính sách được đề xuất. 5. Hoạt động làm giảm thiểu tác động Hoạt động khắc phục có thể thực hiện theo một số dạng như: tránh (hoặc phòng ngừa), làm giảm thiểu tác động (bao gồm sự khôi phục và tái tạo các vùng sinh cảnh) và sự đền bù. Áp dụng "tiếp cận có kế hoạch tích cực" là cách thức mà ở đó việc tránh tác động là ưu tiên còn việc đền bù là biện pháp cuối cùng. Phải tránh đền bù theo kiểu “xin lỗi”. Tìm kiếm những cơ hội tích cực để nâng cao tính đa dạng sinh học. Phải ghi nhận rằng việc đền bù không phải luôn luôn là cách tích cực; vẫn có những trường hợp sẽ là đúng nếu biết nói "không" với những đề xuất phát triển trên những vùng đất có tổn hại không hồi phục đối với sự đa dạng sinh học. 6. Xem xét và ra quyết định Trong trường hợp mà các tác động đến sự đa dạng sinh học là đáng kể, cần sử dụng các chuyên gia có kinh nghiệm chuyên sâu thích hợp để cùng xem xét các báo cáo về môi trường. Tùy theo mức độ bảo mật của các quyết định có tính cộng đồng mà cần phải tranh thủ sự tham gia của các nhóm chịu ảnh hưởng và cộng đồng dân cư. Tránh các tiểu tiết ẩn trong mục tiêu bảo tồn tạo ra xung đột với mục tiêu phát triển; đảm bảo sự bảo tồn được cân bằng với sử dụng bền vững trong để đạt được các giải pháp vừa bảo đảm bền vững về mặt sinh thái và xã hội, vừa đảm bảo khả năng tồn tại về mặt kinh tế. Đối với những vấn đề đa dạng sinh học quan trọng, trong nội dung đề xuất cần áp dụng nguyên tắc phòng ngừa từ xa đối với trường hợp thiếu thông tin và áp dụng nguyên tắc không để mất đi sự đa dạng sinh học đối với những sự thất thoát không thể phục hồi. 7. Kế hoạch Quản lý Môi trường (bao gồm: các kế hoạch giám sát, đánh giá và kiểm tra) Điều quan trọng là phải nhận ra rằng mọi tiên đoán về sự đáp ứng của đa dạng sinh học đối với những xáo trộn là không chắc chắn, đặc biệt là trong khoảng thời gian dài. Các hệ thống và chương trình quản lý, bao gồm các mục tiêu quản lý rõ ràng (hay những Giới hạn về Sự thay đổi có thể Chấp nhận được (LC)) và sự giám sát thích hợp phải được xác lập để chắc chắn rằng việc làm giảm thiểu các tác động được thực hiện có hiệu quả, rằng các tác động tiêu cực không dự đoán trước được phải được phát hiện và giải quyết, và những xu tiêu cực phải được xác định. Phải có điều khoản quy định về việc định kỳ đánh giá về tác động đối với tính đa dạng sinh học. Cũng phải có điều khoản về các biện pháp ứng phó trong trường hợp khẩn cấp và/hoặc các kế hoạch đối phó dự phòng khi xảy ra sự xáo trộn hay các điều kiện bất thường đe dọa đến sự đa dạng sinh học. 8. Thông báo Tác động môi trường Một trong những cách có hiệu quả nhất để đảm bảo rằng quy trình Đánh giá tác động Môi trường (EIA) trung thực và đáng tin cậy là phải có sự tham gia đầy đủ của các bên có liên quan thuộc khu vực công, tất cả các bên chịu ảnh hưởng và có lợi ích, và có Thông báo Tác động Môi trường được công bố rộng rãi cho cộng đồng.

Page 99: BẢO ĐẢM NÔNG TRẠI TÍCH HỢP Cơ Sở Mọi Nông Trại - …•, XIN VUI LÒNG THAM CHIẾU VỚI BẢN TIẾNG ANH.) BẮT BUỘC TỪ: 1 THÁNG 7 2016 . BẢO ĐẢM NÔNG

Mã tham chiếu: IFA V5.0-2_tháng 07/2016; Phiên bản Tiếng Việt Các điểm kiểm soát và Tiêu chí Tuân thủ – Môđun dành cho nông trại thủy sản Trang: 99 / 99

1701

11_G

G_I

FA_C

PC

C_A

B_V

5_0-

2_vn

Cơ sở nuôi thủy sản Phụ lục III - Công ước về các vùng đất ngập nước Các bên tham gia Công ước trong quá trình gia nhập:

Công ước về các vùng Đất ngập nước có tầm quan trọng Quốc tế, còn gọi là Công ước Ramsar, là một hiệp ước liên chính phủ cung cấp khuôn khổ cho việc bảo tồn và sử dụng khôn khéo đất ngập nước và các nguồn tài nguyên trong vùng đất ngập nước. Công ước đã được thông qua tại thành phố Ramsar của Iran vào năm 1971 và có hiệu lực vào năm 1975. Kể từ đó, gần 90% các nước thành viên của Liên Hợp Quốc, từ tất cả các khu vực địa lý trên thế giới, đã tham gia để trở thành “các bên kết ước”.

Nhiệm vụ của Công ước là “bảo tồn và sử dụng khôn khéo các vùng đất ngập nước thông qua các hành động của địa phương, của khu vực, của quốc gia và hợp tác quốc tế, góp phần đạt được mục tiêu phát triển bền vững trên toàn thế giới”. Các vùng đất ngập mặn là một trong những hệ sinh thái đa dạng và hiệu quả nhất. Chúng cung cấp các dịch vụ thiết yếu và tất cả nước ngọt mà chúng ta sử dụng. Tuy nhiên, các vùng đất ngập nước đang tiếp tục bị xuống cấp và bị chuyển đổi mục đích sử dụng.

Công ước sử dụng một định nghĩa rộng về các vùng đất ngập nước. Công ước bao gồm tất cả hồ và sông ngòi, nước ngầm dưới đất, đầm lầy, đồng cỏ ướt, đất than bùn, ốc đảo, vùng cửa sông và vùng đồng bằng và bãi triều, rừng ngập mặn và các vùng ven biển khác, các rạn san hô và những vùng nuôi do cong người tạo ra như ao nuôi thả thuỷ sản, ruộng lúa, hồ và ruộng muối.

Tại trang web: www.ramsar.org/country-profiles có thể tìm thấy các thông tin chính về Các bên tham gia Công ước Ramsar (các quốc gia thành viên)

Tại trang web: www.ramsar.org/sites/default/files/documents/library/contracting_parties_list_20150312_e.pdf có thể tìm thấy danh sách các quốc gia tham gia Công ước Ramsar và ngày tham gia Công ước của từng quốc gia.

(Nguồn: trang web chính thức của RAMSAR, www.ramsar.org, tháng 6 năm 2015)

Bản quyền © Bản quyền: GLOBALG.A.P. c/oFoodPLUS GmbH: Spichernstr. 55, 50672 Cologne; Đức. Việc sao chép và phân phối tài liệu chỉ được cho phép dưới dạng không thể làm thay đổi được nội dung gốc.