BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

225
LƯU HÀNH NỘI BỘ HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN - TRUNG TÂM THÔNG TIN - KHOA HỌC 4 2014 BA Ù O CHÍ TRONG ÑÔ Ø I SO Á NG XA Õ HO Ä I HIE Ä N NAY THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀ SỐ 4-2014

Transcript of BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

Page 1: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

LƯU HÀNH NỘI BỘ

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN - TRUNG TÂM THÔNG TIN - KHOA HỌC

42014

BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

TH

ÔN

G T

IN C

HU

N Đ

Ề SỐ

4-2014

Page 2: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

BAN CHỈ ĐẠO PGS, TS Trương Ngọc Nam

PGS, TS Phạm Huy KỳPGS, TS Lương Khắc Hiếu

BAN BIÊN SOẠN

Ths Đỗ Thúy HằngThs Nguyễn Thanh ThảoThs Vũ Thị Hồng LuyếnThs Phạm Thị Thúy HằngThs Nguyễn Thị Hải YếnThs Nguyễn Thị Kim OanhCN Nguyễn Thị Lay Dơn

Địa chỉ: 36 Xuân Thủy - Cầu Giấy - Hà NộiĐT: 04.38340041

Ảnh bìa 1: Các phóng viên tác nghiệp tại Lễ Khai mạc Ngày hội những người làm báo 2010

PHẦN I: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ BÁO CHÍ

• ĐOÀNTRỌNGHUYHồ Chí Minh - Nhà báo lỗi lạc

• PHẠMXUÂNMỸTư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách của người

làm báo cách mạng

• NGUYỄNDUYHẠNH,NGUYỄNTÙNGLÂMTư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa báo chí

• HÀQUANGTRƯỜNGQuan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về báo chí

• NGUYỄNTHỊTHÚYMAIHọc tập kinh nghiệm của Hồ Chí Minh trong

việc viết tiểu phẩm báo chí

• NGUYỄNHUYNGỌCVận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách

mạng trong phát triển báo chí ở nước ta hiện nay

• HÀMINHHUỆTư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng

Việt Nam

• NGUYỄNLÊTHANHPHƯƠNGDi sản báo chí cách mạng của Bác Hồ và vai trò

của báo chí trong sứ mệnh bảo vệ chủ quyền

biển, đảo tổ quốc hiện nay

• NGUYỄNTHÙYVÂNANHTư tưởng Hồ Chí Minh về pháp luật báo chí và

đạo đức nhà báo hiện nay

• NGUYỄNTHỊHẢOBác Hồ với báo Nhân dân và những người làm

báo Đảng trong thời kỳ kháng chiến

PHẦN II: BÁO CHÍ – NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

• NGUYỄNTHẾKỶHọc tập và làm theo phong cách tuyên truyền

của Hồ Chí Minh

• ĐỖCHÍNGHĨANhững quan điểm chỉ đạo cơ bản của Đảng về

vai trò định hướng dư luận xã hội của báo chí

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN - TRUNG TÂM THÔNG TIN - KHOA HỌC

3

10

20

14

61

68

56

27

35

41

48

51

Page 3: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

• NGUYỄNBẮCSONNâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với

hoạt động báo chí đáp ứng yêu cầu nền báo

chí cách mạng Việt Nam trong tình hình mới

• TRƯƠNGMINHTUẤNNâng cao trách nhiệm của cơ quan chủ quản

trong chỉ đạo, quản lý hoạt động báo chí

• PHẠMHUYKỲSự phát triển của báo chí hiện đại trong xu

thế toàn cầu hóa truyền thông đại chúng

• LÊHỒNGANHBáo chí phải đảm bảo tính tư tưởng, tính

chân thật, tính nhân dân, tính chiến đấu

• HỮUTHỌNgòi bút trách nhiệm

• PHẠMVĂNLINHXử lý tốt mối quan hệ giữa thông tin đối nội và

thông tin đối ngoại: trách nhiệm của cơ quan báo

chí và người cầm bút

• ĐẶNGTHỊTHUHƯƠNGNâng cao tính chuyên nghiệp của nền báo

chí Việt Nam bằng đào tạo chuyên nghiệp và

nghiên cứu chuyên nghiệp

• NGUYỄNĐỨCHẠNHVề tính chuyên nghiệp đặc thù của hoạt

động báo chí

• TRƯƠNGTHỊKIÊNNâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý báo chí ở

Việt Nam hiện nay

• PHẠMMINHSƠNSức mạnh của báo chí trong quan hệ quốc

tế thời kỳ toàn cầu hóa

• PHẠMTHỊTHANHTỊNHTruyền thông hội tụ: xét từ góc độ báo chí

• VŨTHÙYDƯƠNGVài nét về hoạt động báo chí nước ta trong

cơ chế thị trường hiện nay

PHẦN III: VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ TRONG ĐỜI

SỐNG XÃ HỘI

• DƯƠNGXUÂNNGỌCTrách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân

của nhà báo

• NGÔVƯƠNGANHBáo chí - một “binh chủng” quan trọng trong sự

nghiệp bảo vệ chủ quyền hiện nay

• TRẦNHÙNGPHINâng cao vai trò của báo chí cách mạng trong

công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay

• HÀTHỊTHÙYDƯƠNGBáo chí với việc thực hiện dân chủ ở Việt

Nam hiện nay

• VŨTUẤNHÀVai trò định hướng của báo chí Việt Nam trong

nâng cao nhận thức về quyền trẻ em

• DOÃNTHỊTHUẬNBáo chí góp phần đấu tranh chống âm mưu

”diễn biến hoà bình” trên lĩnh vực tư tưởng -

văn hoá

• NGUYỄNVĂNHÙNGBáo chí trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng

• PHẠMQUÝTRỌNGĐể báo chí thực sự là cầu nối giữa Trường

Sa với đất liền

• ĐỖVĂNQUÂNVai trò của báo chí trong thực hiện phản biện

xã hội

• NGUYỄNVĂNDỮNGBáo chí với tính nhân văn và niềm tin của

công chúng

• DƯƠNGXUÂNSƠNVăn hóa phản biện trên báo chí Việt Nam thời

kỳ hội nhập và phát triển

• NGUYỄNTHỊTRƯỜNGGIANGĐưa giá trị của báo chí vào truyền thông xã hội

• DƯƠNGMINHHUỆVai trò của báo chí cách mạng trong nhà

tù, trại giam của đế quốc thời kỳ đấu tranh

giành chính quyền (1930-1945)

74

81

86

95

100

102

155

169

163

175

180

191

186

196

204

210

215

108

114

120

128

135

140

152

145

Page 4: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

lời giới thiệuBáo chí có một vai trò rất quan trọng trong đời sống chính trị - xã hội. Nó vừa là một

loại vũ khí sắc bén trong lĩnh vực văn hóa - tư tưởng, vừa là một thứ “quyền lực thứ tư”

trong xã hội hiện đại.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người Việt Nam đầu tiên sử dụng báo chí như một thứ vũ

khí chiến đấu hết sức mầu nhiệm trong suốt lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc; là người

mở đầu cho dòng báo chí cách mạng Việt Nam và giương cao ngọn cờ chiến đấu của

báo chí vô sản chống mọi kẻ thù dân tộc và giai cấp; là người Việt Nam cống hiến trí

tuệ, tài năng cho sự hình thành và phát triển của lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam.

Trong suốt chặng đường 89 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành, báo chí cách

mạng Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng trên nhiều mặt; phát triển nhanh chóng

và toàn diện, cả về số lượng và chất lượng, đội ngũ nhà báo, hệ thống kỹ thuật nghiệp

vụ... Từ Báo Thanh niên - tờ báo cách mạng được Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh sáng

lập và lãnh đạo năm 1925, đến nay, cả nước đã có hơn 800 cơ quan báo in với hơn 1000

ấn phẩm, 67 đài phát thanh, truyền hình, một hãng thông tấn quốc gia, hơn 90 báo điện

tử và hàng trăm trang thông tin điện tử...

Báo chí ngày càng thể hiện vai trò to lớn và thiết thực trong mọi lĩnh vực của đời sống

xã hội. Quần chúng nhân dân ngày một quan tâm, gần gũi và gắn bó mật thiết với báo

chí hơn. Báo chí của chúng ta vừa là tiếng nói của Đảng và Chính phủ, vừa là diễn đàn

rộng rãi của nhân dân; là công cụ, phương tiện và là phương thức đẩy nhanh tiến trình

dân chủ hóa đời sống xã hội phục vụ sự nghiệp đổi mới đất nước.

Nhìn chung, báo chí hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích, phản ánh kịp thời những sự

kiện chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa nổi bật, phản ánh đúng nguyện vọng, tâm tư, tình

cảm của nhân dân. Báo chí góp phần đắc lực trong việc xây dựng những điển hình tiên

tiến trong các phong trào thi đua yêu nước, đấu tranh để phòng, chống nạn tham ô, tham

nhũng, lãng phí, quan liêu. Cán bộ hoạt động trong lĩnh vực báo chí xứng đáng là những

chiến sĩ trên mặt trận văn hóa theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đáp ứng yêu cầu

đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay.

Song, bên cạnh những kết quả đạt được, báo chí Việt Nam hiện nay còn tồn tại nhiều

vấn đề cần khắc phục để xây dựng một nền báo chí Việt Nam hiện đại và phát triển như:

một số thông tin chưa chính xác, thông tin chưa được cập nhật kịp thời; một số cơ quan

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

1

Page 5: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

báo chí chưa nhạy bén về chính trị, có biểu hiện xa rời tôn chỉ, mục đích, bị ảnh hưởng

bởi tác động tiêu cực của kinh tế thị trường nên chưa làm tốt chức năng là cơ quan tuyên

truyền, giáo dục về tư tưởng, văn hóa; đội ngũ cán bộ, phóng viên làm việc trong các cơ

quan truyền thông, báo chí vẫn chưa đủ về số lượng và chất lượng, chưa đáp ứng yêu

cầu mới của xã hội và của thời đại, cơ sở vật chất còn thiếu; công tác chỉ đạo, quản lý

báo chí còn nhiều hạn chế, bất cập.

Nhằm cung cấp thêm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, nhà quản lý và bạn

đọc, đặc biệt là các nhà báo hoặc sinh viên báo chí, hiểu rõ hơn về vai trò của báo chí

trong đời sống xã hội, Ban Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã chỉ đạo Trung

tâm Thông tin - Khoa học tuyển chọn các bài viết đã công bố trên các tạp chí khoa học

chuyên ngành của các nhà nghiên cứu, biên soạn và giới thiệu ấn phẩm Thông tin chuyên

đề: “Báo chí trong đời sống xã hội hiện nay”

Kết cấu của Thông tin chuyên đề gồm 3 phần:

Phần I: Tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí

Phần II: Báo chí - những vấn đề lý luận

Phần III: Vai trò của báo chí trong đời sống xã hội

Mặc dù tập thể cán bộ trong ban biên tập tham gia sưu tầm, tuyển chọn đã hết sức cố

gắng, song không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Ban Biên tập xin trân trọng

giới thiệu cuốn Thông tin chuyên đề số 4/2014 và mong nhận được ý kiến đóng góp

của bạn đọc.

Xin trân trọng cảm ơn!

BAN BIÊN TẬP

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

2

Page 6: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

phần itư tưởng hồ Chí Minh

về báo Chí--------

HỒ CHÍ MINH – NHÀ BÁO LỖI LẠC

?PGS, TS ĐOÀN TRỌNG HUY

Đại học Sư phạm Hà Nội

1. Sự nghiệp báo chí đồ sộ Hồ Chí MinhSự nghiệp báo chí Hồ Chí Minh nằm

trong sự nghiệp văn học, sự nghiệp văn hóa

của một Danh nhân văn hóa thế giới – như

sự tôn vinh của UNESCO. Bạn bè thế giới

ca ngợi: “Đồng chí Hồ Chí Minh - nhà cách

mạng chân chính, nhà báo sâu sắc và nhà

thơ trữ tình tinh tế”.

Thật vậy trong những năm bôn ba ở

nước ngoài để tìm đường cứu nước,

Nguyễn Ái Quốc đã rèn luyện mình trở

thành một nhà báo cách mạng kiên cường

và đã dùng ngòi bút như một vũ khí cách

mạng để chiến đấu với kẻ thù.

Bằng sự nỗ lực quyết liệt, Người nhanh

chóng học và sử dụng nhiều ngoại ngữ như

một phương tiện hiệu qủa nhất, để giao lưu,

tìm hiểu những con người và xã hội mới lạ,

cũng là để phát ngôn chiến đấu một cách

trực tiếp.

Khởi đầu sự nghiệp báo chí của Nguyễn

Ái Quốc là ở Pháp. Sau thời gian khổ công

tập viết, được bạn bè, nhất là chủ bút tờ báo

Dân chúng (Le peuple) Charles Longuet

tận tình chỉ bảo, người phóng viên tập sự

đã viết được từ mẩu tin dăm dòng đến

phóng sự một cột báo và bài chính luận cả

trang báo. Cây bút trẻ đã được đăng bài trên

các báo danh tiếng của Đảng Cộng sản

Pháp như Nhân đạo (L’ Humanité) hoặc

tờ báo của Tổng công đoàn Lao động Pháp

như Đời sống thợ thuyền (La vie ou-

vrière).

Rất nhanh chóng, chỉ vài năm sau

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

3

Page 7: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

Nguyễn Ái Quốc đã lập ra báo Người cùng

khổ (Le Paria) đại diện cho Hội liên hiệp

thuộc địa. Ngày 1.4.1922, số báo đầu tiên

được xuất bản. Người làm chủ nhiệm, chủ

bút, trị sự kiêm phát hành.Tính ra, Người

đã viết được 38 bài trên tờ báo này.

Thời kỳ ở Liên Xô, Hồ Chí Minh đã đọc

trực tiếp sách của Lênin và đủ trình độ viết

một số bài báo bằng tiếng Nga cho các báo:

Sự thật (Pravda) của Đảng Cộng sản Liên

Xô, Phụ nữ - báo của hội Liên hiệp Phụ nữ

Liên Xô, Công nhân, Các vấn đề phương

Đông. Nguyễn Ái Quốc đã viết trên các tờ

báo có ảnh hưởng rộng khắp như Quốc tế

nông dân và Thư tín quốc tế về tình cảnh

nhân dân bị áp bức bóc lột ở thuộc địa,

nông dân Việt Nam, Bắc Phi, Tuynidi,

Palestin, Trung Quốc... Năm 1940, Người

tham gia hoạt động trong tổ chức quân sự

ở Trung Quốc. Với bút danh Bình Sơn,

Người còn viết cho Cứu vong nhật báo –

cơ quan của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Như vậy, với tư cách sáng lập, cộng tác

viên, nhà báo trẻ ở tầm vóc quốc tế, Người

đã dùng ngọn bút với tầm nhìn và chủ kiến

cách mạng về những vấn đề chính trị, xã

hội toàn cầu. Ngòi bút ấy thực sự đã gây

chấn động dư luận vì sức mạnh chiến đấu

cách mạng. Tích tụ ở đó là kho tri thức lý

luận và nhất là thực tiễn đồ sộ, hết sức

phong phú, sinh động về tình hình thế giới

khắp Âu, Á, Mỹ, Phi; là những khảo sát,

điều tra có giá trị qua lăn lộn với cực nhọc,

cần lao ở đại học “trường đời”; là những

thu hoạch từ các câu lạc bộ, các diễn đàn,

trong đó có tiếng nói của các anh em, bè

bạn bốn phương tại đại hội lần thứ 5 của

Quốc tế Cộng sản họp ở Mátxcơva tháng

6.1924 của 49 đoàn đại biểu đảng cộng sản

đến dự. Tiếng nói ngôn luận lại được trực

tiếp diễn đạt thông qua ngoại ngữ thông

dụng: Anh, Nga, Pháp, Đức, Hoa...

Nguyễn Ái Quốc chính là người sáng lập

8 tờ báo chủ lực của phong trào cách mạng.

Ngoài Người cùng khổ (Le Paria) ở Pháp,

còn có các tờ báo có tầm quan trọng đặc

biệt. Đó là tờ báo tiếng Việt Thanh Niên,

cơ quan ngôn luận của Việt Nam thanh niên

cách mạng đồng chí hội, ra số đầu ngày

21.6.1925. Thời gian này, Nguyễn Ái Quốc

được Bộ Phương Đông của Quốc tế Cộng

sản cử về hoạt động tại Quảng Châu, Trung

Quốc. Ngày 3.12.1926, tờ Công nông –

báo của giai cấp công nhân và nông dân

xuất hiện. Tiếp đó, Người cho ra đời báo

Lính Kách Mệnh - ngày 4.12.1927 - tiền

thân của báo Quân đội nhân dân ngày nay.

Năm 1928, Nguyễn Ái Quốc về hoạt động

tại Xiêm (Thái Lan), đổi tên tờ Đồng

Thanh thành Thân ái - tờ báo cách mạng

của Việt kiều.

Từ khi về nước lập Mặt trận Việt Minh,

Người cho thành lập báo Việt Nam độc lập

(1941) và Cứu quốc (1942). Tiếp đó là tờ

Cờ giải phóng do Trường Chinh làm Tổng

biên tập, hoạt động từ 10.10.1942 đến

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

4

Page 8: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

18.11.1945. Từ tháng 11.1945, tổ chức

Đảng hoạt động công khai dưới danh nghĩa

Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Đông

Dương và ra báo Sự thật (ngày 5.12. 1945).

Đó là tiền thân của báo Nhân dân – cơ

quan của Trung ương Đảng, hoạt động từ

tháng 3.1951 đến nay. Cần nói thêm rằng,

thời kỳ hoạt động cách mạng bí mật cho

đến trước năm 1945, với bút danh Lin,

Người còn tham gia viết cho một số báo

công khai và bí mật của tổ chức Đảng:

Tiếng nói chúng ta viết bằng tiếng Pháp

(Notrevoix), Búa liềm, Tranh đấu.

Từ ngày cách mạng thành công và trải

qua sự nghiệp xây dựng và kháng chiến bảo

vệ đất nước, suốt 24 năm với cương vị Chủ

tịch nước, Người vẫn viết báo, coi nghề

cũng là nghiệp, tự nhận là “người có duyên

nợ với báo chí”. Theo thống kê, trên 50

năm cầm bút, Người đã viết gần 2000 bài

với 174 bút danh khác nhau. Trước kia là

để bí mật, tránh hiểm nguy, sau này là để

tránh áp lực, uy thế, uy quyền cá nhân lãnh

tụ. Trước sau vẫn là ngòi bút mạnh mẽ để

vận động quần chúng, đấu tranh với kẻ thù

- kẻ thù nơi chiến tuyến và trên mặt trận tư

tưởng, chống cái xấu, cái ác, cũng là để

phát huy cái thiện, cái tốt, xây dựng con

người mới, xã hội mới. Chỉ tính riêng báo

Nhân Dân, Người đã viết 1025 bài; với bút

danh C.B là 706 bài. Bài viết cuối cùng dịp

kỷ niệm thành lập Đảng (3.2.1969): Nâng

cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ

nghĩa cá nhân.

2. Cái Tâm và cái Tầm của một nhàbáo lớn

Sở dĩ Hồ Chí Minh trở thành nhà báo tầm

quốc tế vì trước hết, Người có cái Tâm lớn.

Hành trình đi tìm đường cứu nước đã thể

hiện một ý chí cực kỳ lớn lao. Đó là đi tìm

một sách lược cách mạng để giải phóng dân

tộc, đồng thời cũng là giải thoát nhân loại

khỏi áp bức, bóc lột.

Người là hình mẫu tuyệt vời đầu tiên của

người trí thức vô sản hóa, dấn thân vào tầng

lớp lao động và lặn tới đáy sâu của cực

nhọc cần lao khổ ải. Thương cảm dân tộc

gắn bó tự nhiên với cảm thức nhân loại chất

chứa trong trái tim lớn. Trái tim quảng đại,

đại độ từ bi, trong đó có nét nhân từ của

Phật Thích ca, nét bác ái của chúa Jesus.

Có nhiều lời nói tốt đẹp về Hồ Chí Minh,

nhưng phát biểu của ngài Romesh Chandra

- Chủ tịch Hội đồng hòa bình thế giới tại lễ

kỷ niệm 90 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí

Minh có lẽ là rất chí lí và thật đặc sắc:

“Chúng ta tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí

Minh, Người lãnh tụ đó, Người tổ chức đó,

Người cộng sản đó và Người cách mạng

đó, con người yêu thương mọi người”

(Đoàn Trọng Huy- ĐTH)(l).

Chính vì lòng yêu thương lớn mà Người

cầm bút, làm tờ Người cùng khổ (Le

Paria). Khi trái tim nổi giận sẽ là những

tiếng thét phẫn nộ. Sự lên án chủ nghĩa thực

dân mới và cũ một cách gay gắt, quyết liệt

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

5

Page 9: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

cũng nhằm mục đích tối cao: bảo vệ độc lập

cho đất nước, tự do cho dân tộc và hạnh

phúc cho nhân dân. Ý chí kiên cường, quả

cảm trong đấu tranh đã tạo nên cái dũng khí

của ngòi bút cách mạng. Ở đây, chỉ xin nêu

ra vài ví dụ tiêu biểu về việc “đánh” Mỹ.

Hành hình kiểu Linsơ tố cáo cái “văn

minh” man rợ của Mỹ đăng ở nhật báo

Diễn đàn thế giới (Die Weltribiine) của

Đảng cộng sản Đức số ra ngày 9.10.1924

và trên tạp chí Thư tín quốc tế (Correspon-

dance Internationale) số 59 năm 1924(2)

“Bình đẳng, bác ái kiểu Mỹ” trích lời thú

nhận của Tổng thống Kennedy về “sự thực

hiện bình đẳng tiến hành… phi thường

chậm chạp” (T.L - Nhân Dân số 3190 ngày

10.10.1962). Một buộc tội đanh thép: Tổng

Giôn và vụ giết chết nghị sĩ R.Kennơđi

(Chiến sĩ - Nhân Dân số 5177-15.6.1968).

Hồ Chí Minh rất coi trọng nghề báo và

người viết báo. Những huấn từ của Người

qua các Đại hội nhà báo và các buổi nói

chuyện rất sâu sắc, rất thiết thực mà hết sức

giản dị, bởi đó là những trải nghiệm một

đời cần chia sẻ, truyền thụ. Người luôn

nhấn mạnh yếu tố hàng đầu cũng là phẩm

chất tiên quyết là lý tưởng, đạo đức nhà

báo. “Vì ai mình viết? Viết cho ai? Viết để

làm gì?” chính là điều tâm niệm của Người

trước khi đặt bút lên trang giấy. Tuy nhiên,

một vấn đề cần đặt ra ngay như Người từng

đề cập: “Viết như thế nào?”, tức vấn đề tài

năng. Hồ Chí Minh là tấm gương sáng tỏ

không chỉ về cái Tâm mà còn là cái Tầm

của người viết thông qua sự nghiệp báo chí

của Người. Tầm ở đây là sự thông tuệ, là

vốn sống, là trình độ viết.

Như đã nói ở trên, chủ bút Người cùng

khổ cực kỳ xứng danh vì Người đã hiểu

biết tường tận số phận, cuộc đời của những

kiếp người bị áp bức, bóc lột, bị đàn áp,

tước đoạt quyền sống, từ ruộng đồng Việt

Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Palestin, từ xóm

thợ nghèo Pari đến sa mạc hoang vắng châu

Phi. Rồi ngay ở Mỹ, dưới chân tượng Thần

tự do, Nguyễn Ái Quốc đã phải ghi lại

những lời xót xa, cay đắng về tình trạng

phản bội trái ngược của con người bị mất

tự do. Trên báo Người cùng khổ số 25

tháng 5.1924 có bài viết Đoàn kết giai cấp

là một phóng sự ngắn về phiên tòa xử

người Mỹ da đen đình công, chống lại bạo

lực, với kết luận: “Vậy là, dù màu da có

khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống

người: giống người bóc lột và giống người

bị bóc lột”(3). Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí

Minh là người viết báo bậc thầy. Bí quyết

văn phong báo chí được Người thâu tóm:

“giản đơn, dễ hiểu, phổ thông, hoạt bát”.

Văn chương báo chí - văn chương thông

tấn – hay văn chương nghệ thuật đều có

đặc thù riêng, nhưng có một hằng số không

thay đổi. Đó đều là văn chương. Hơn thế,

giữa chúng còn có sự giao thoa, bởi báo

cũng có nhiều thể loại: phóng sự, điều tra,

ghi chép, ký sự,… Một đời viết báo, Người

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

6

Page 10: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

đã thực hiện được tiêu chí đem lại hiệu quả

nghệ thuật tối đa: “Viết cho văn chương,

cho người đọc thấy hay, thấy văn chương

mới thích đọc”(4). Báo có văn, báo như văn

là vậy.

Tuy nhiên, cái tầm còn được phân biệt

và định giá dựa trên một nền rộng lớn. Vốn

sống cực kỳ quan trọng nhưng chưa phải là

tất cả, cho dù đó là sự trải nghiệm trên

phạm vi thế giới. Vốn ấy phải được thu

lượm, tích lũy theo một định hướng chính

trị: Vì ai? Cho ai? Rồi Từ đâu? Do đâu?

Tại sao?... Ta nói tới cái vốn tri thức chính

trị, xã hội, nhân văn,... nói rộng ra là cái

nền tảng văn hóa.

Thật vậy, Hồ Chí Minh là người viết -

viết báo, viết văn – có tầm văn hóa, một

tầm văn hóa cao được tích tụ trong khối óc

cực kỳ thông tuệ. Trong Những dấu ấn

của cuộc đời, Eremay Paranov, Liên Xô,

mở đầu cho giới thiệu Tập văn chọn lọc Hồ

Chí Minh của Nhà xuất bản Tiến bộ:

“Đồng chí Hồ Chí Minh – nhà cách mạng

chân chính, nhà báo sâu sắc và nhà thơ

tinh tế”(5). Vậy là tất cả trong một – đánh

giá tổng hợp về nhà văn hoá lớn - Danh

nhân văn hoá Hồ Chí Minh.

3. Học tập Hồ Chí Minh - nhà báo lỗi lạcSinh thời, Hồ Chí Minh đã nhiều lần nói

về mục đích, chức năng của báo chí và vai

trò, nhiệm vụ người viết báo. Chính Người

đã truyền thụ nhiều trải nghiệm quý báu về

đời làm báo, viết báo. Sự nghiệp báo chí đồ

sộ của Người là một kho tàng di sản rất giá

trị để tiếp tục khai thác. Đây là pho sách rất

lớn về cả lý luận và thực tiễn nghề nghiệp.

Hơn ai hết, giới báo chí ngày nay cần học

tập một cách thiết thực, sáng tạo sự nghiệp,

tấm gương và đạo đức báo chí Hồ Chí

Minh mà tựu trung là học tập đạo đức báo

chí của Người.

Trước hết, cần nhận rõ bức toàn cảnh

chính trị, xã hội thời nay với những đặc

điểm và yêu cầu cụ thể - lịch sử. Về mặt

đặc thù người làm báo, viết báo hôm nay

có những điều kiện, những phương tiện

hiện đại thuận lợi. Thông tấn xã có thời

phải in hàng tràng băng giấy để lọc lấy vài

tin mà nay, ta chỉ cần bấm vào từ khoá trên

máy tính. Với một máy ghi âm, máy ảnh

nhỏ, một laptop khi tác nghiệp, người

phóng viên như được chắp thêm tay, gắn

thêm mắt, cài thêm tai. Xã hội hiện đại có

phương tiện hiện đại nghe nhìn hỗ trợ đắc

lực trực tiếp cho truyền thông.

Mặt khác, đó cũng là những thách thức

lớn. Báo chí hôm nay phải đối mặt với

những thực tế nghiệt ngã của cơ chế thị

trường. “Báo cũng là một ngành kinh

tế”(Hồ Chí Minh). Báo phục vụ sự nghiệp

kinh tế nhưng bản thân phải làm kinh tế để

tự nuôi sống và phát triển. Lại phải chung

sống và “cạnh tranh” hoà bình, lành mạnh

giữa các loại hình. Mỗi báo có một đặc thù

và thế mạnh riêng. Phải tự xác định vị trí,

vai trò, tác dụng bản thân. Như báo in phải

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

7

Page 11: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

trụ vững trước sự xuất hiện ồ ạt của báo

điện tử và văn chương mạng, kể cả blog cá

nhân phi chính thống.

Trong mọi biến hóa của báo, vẫn có một

sự bất biến nằm trong lời căn dặn của lãnh

tụ. Báo chí phải là vũ khí của cách mạng,

“Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách

mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén

của họ”(6). Nhà báo cũng như bất kỳ một

chiến sĩ nào trên mặt trận văn hóa – tư

tưởng trước hết đều cần có dũng khí.

Không còn là để xông pha lửa đạn như thế

hệ phóng viên thời chiến trước đây, nhưng

nhà báo cũng cần phải dấn thân vào những

hiểm nguy bất thường, như tham gia vào

các cuộc chiến chống tiêu cực: họ có thể bị

ngăn chặn, cản trở, đe dọa, thậm chí bị

những phần tử xấu hành hung. Do đó, cần

phải dũng cảm để giữ mình trước mọi cạm

bẫy, mọi áp lực, giữ được sự trung thực,

trung thành với lý tưởng. Dám nói, dám

viết, dám chịu trận. Có đủ lương tâm và

trách nhiệm. Chỉ nói, chỉ viết theo sự thật,

theo chân lý.

Cuộc đấu tranh chống cái xấu, cái ác nơi

xã hội, nhân quần hiện nay trong tình trạng

đạo đức suy thoái, nhân cách xuống cấp,

mọi giá trị đảo lộn -biểu hiện mặt trái của

cơ chế thị trường - phải là cuộc chiến dài

lâu và quyết liệt. Đó cũng là nhiệm vụ vẻ

vang của người cầm bút nói chung “Ngòi

bút cũng là vũ khí sắc bén trong sự nghiệp

phò chính, trừ tà” (Hồ Chí Minh). Tất

nhiên, trong đạo đức nghề nghiệp rất cần ý

thức năng động, xông xáo: đến tận nơi,

xem tận việc, tìm tận người để thể hiện kịp

thời, chính xác nhất. Về mặt luyện tài cũng

là cả một công trình để có được cái tầm cao

như mong muốn.

Hồ Chí Minh là tấm gương lớn về nhà

báo thông tuệ, trí lực, uyên thâm, sắc sảo

và tài hoa. Bài viết của Người rất mẫu mực

về nhiều mặt, có sức mạnh đi sâu vào lòng

người để thức tỉnh, động viên, làm khiếp

vía kẻ thù. Học tập Người trước hết là tích

lũy thật phong phú tri thức toàn diện và

chuyên sâu về lý luận và vốn sống thực

tiễn. “Có bột mới gột nên hồ”, càng nhiều

bột thì hồ càng sánh! Khái quát nhất, “bảo

bối” là không ngừng nâng cao tay nghề,

tinh thông nghiệp vụ qua hành trình kiên

nhẫn, bền bỉ và hứng thú làm nghề.

Khi cầm bút viết báo, cũng như viết văn,

làm thơ - Hồ Chí Minh không hề quan tâm

đến tên tuổi và lợi ích riêng. Suốt đời,

Người chỉ hướng về cái đích thiêng liêng,

cao cả là đem trí tuệ qua ngòi bút của mình

để phục vụ sự nghiệp vì dân, vì nước.

Nhưng cũng chính vì vậy mà Người trở

thành nhà báo lỗi lạc tầm cỡ quốc tế “lưu

danh thiên cổ”.

Hồ Chí Minh là con người khiêm tốn,

chỉ nhận mình là một đồng chí “ít nhiều có

kinh nghiệm làm báo”, cũng như không bao

giờ tự nhận mình là nhà thơ, nhà văn.

Người cũng chỉ nhận là “người có duyên

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

8

Page 12: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

nợ với báo chí”. Cái duyên nợ ấy chính là

cái “nghiệp báo chí” một đời của Người để

tạo nên một sự nghiệp báo chí đồ sộ!

Trong Đọc văn Người, Chế Lan Viên

cảm nhận sâu xa: “Bác muốn nhân dân cầm

trên tay không nặng lắm tên tuổi của

Người/ Người ký X.Y.Z, C.B như dân ký

Lúa, Xoài/ Người không muốn trang sách

hóa thần, nhân dân quỳ để đọc/ Dẫu tuyệt

bút thi thư cũng là con đẻ của đời”.

Nhưng cũng chính vì vậy mà những bài

báo, bài văn của Người đã tôn Người lên

hàng nhà báo lỗi lạc, nhà văn, nhà thơ thiên

tài, nhà văn hóa danh tiếng trong thời đại.n

……………..(l), (5) Nhiều tác giả, Một giờ với đồng chí Hồ Chí

Minh - Thanh niên (3), 2007.

(2) Bản dịch trong Hồ Chí Minh toàn tập, Tập I -

Nxb Sự thật, Hà Nôi

(3) Hồ Chí Minh, Tuyển tập văn học, Tập I, Nxb Văn

học, H., 1995

(4) Xem Bác Hồ - tấm gương sáng về đạo đức báo

chí - trích trên facebook, Nguồn: Hà Nội mới

(6) Xem Bác Hồ với báo chí cách mạng Việt Nam -theo lamdong.org, 19.6.2012.

Nguồn: Tạp chí Lý luận chính trị &Truyền thông.- 2013.- Số tháng 11.- Tr.63 – 66.

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHONG CÁCH...(Tiếp theo trang 13)

Mỗi người làm báo cần sinh hoạt trongtổ chức của mình. “Hội nhà báo là một tổchức chính trị và nghiệp vụ. Nhiệm vụ củaHội là phải làm cho hội viên đoàn kết chặtchẽ, giúp đỡ lẫn nhau để nâng cao trình độchính trị và nghiệp vụ. Có như thế thì Hộinhà báo mới làm tròn nhiệm vụ của mìnhvà những người làm báo mới phục vụ tốtnhân dân, phục vụ tốt cách mạng”.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về người làmbáo chí là một bộ phận trong di sản tưtưởng Hồ Chí Minh về báo chí, xuất bản,góp phần là thế giới quan, phương phápluận cho tất cả những người làm báo chícách mạng. Nghiên cứu, học tập và làmtheo tư tưởng, tấm gương làm báo củaNgười là trách nhiệm và là động lực phát

triển bền vững của mỗi nhà báo chúng ta.n……………(1),(3) Hồ Chí Minh, Toàn tập, t9, Nxb CTQG,

H.,1995-1996, tr.414(2),(4) Sđd, t10, tr.616.(5),(7) Sđd, t7, tr.119,118.(6) Sđd, t5, tr.626(8)Sđd, t6, tr.429TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5, tập 6, tập 7, tập 9,

tập 10, Nxb CTQG, H.,1995-1996.2. Hồ Chí Minh, Biên niên tiểu sử, tập 1, tập 2, tập

3, Nxb CTQG, H.,1993.3.TS. Hồng Vinh, PGS, TS. Đào Duy Quát, Hồ Chí

Minh với công tác tư tưởng, Ban Tư tưởng văn hóaTrung ương.

4. Đảng CSVN, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ XI, Nxb CTQG, H., 2011.

Nguồn: Tạp chí Lý luận chínhtrị&Truyền thông.-2013.- Số tháng 8.-Tr.6 - 8.

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

9

Page 13: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890-1969),

lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam, nhà

văn hoá lớn của thế giới, người mở đầu,

người thầy của báo chí cách mạng Việt

Nam. Người để lại cho chúng ta hệ thống

quan điểm tư tưởng lý luận toàn diện và sâu

sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng

Việt Nam, trong đó có tư tưởng về báo chí

và người làm báo. Theo Người, tất cả

những người làm báo là người viết, người

in, người sửa bài, người phát hành v.v”(1).

Hồ Chí Minh quan niệm báo chí là mặt

trận chiến đấu của cách mạng nên “Cán bộ

báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây

bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ”(2)

Mỗi bài báo là “tờ hịch cách mạng”,

“Tất cả những người làm báo… phải có lập

trường chính trị vững chắc. Chính trị phải

làm chủ; chính trị đúng thì mọi việc mới

đúng. Nhà báo phải góp phần nâng cao chất

lượng báo chí để nó làm tròn nhiệm vụ cao

cả của nó là phục vụ nhân dân, phục vụ

cách mạng”(3).

Muốn được như vậy, người làm báo “Cố

gắng trau dồi tư tưởng, nghiệp vụ và văn

hóa; chú trọng học tập chính trị để nắm

vững chủ trương, chính sách của Đảng và

Chính phủ; đi sâu vào thực tế, đi sâu vào

quần chúng lao động”(4)

Ngay từ ngày đầu của chính quyền non

trẻ, Người ký lệnh ban hành Luật Báo chí,

chỉ rõ những phép tắc cơ bản đối với người

làm báo cách mạng. Để có bản lĩnh chính

trị, nhà báo phải học tập, tu dưỡng không

ngừng, cần mẫn tích luỹ kiến thức về nhiều

mặt, nhất là về lý luận, phương pháp luận,

về thực tiễn và về pháp luật…; phấn đấu

nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn,

nâng cao tinh thần phê bình và tự phê bình,

giữ gìn lương tâm và đạo đức nghề nghiệp

trong sáng.

Người nói: người làm báo cần nâng cao

nhận thức về tính chiến đấu của báo chí,

thông tin hay, chính xác, kịp thời, nhưng

không được để kẻ địch lợi dụng chống phá

phải biết giữ bí mật. “Báo của ta có một địa

vị quan trọng trong dư luận thế giới. Địch

rất chú ý, bạn rất quan tâm đến báo chí

nước ta. Cho nên, làm báo phải hết sức cẩn

thận về hình thức, về nội dung, về cách viết”.

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHONG CÁCHCỦA NGƯỜI LÀM BÁO CÁCH MẠNG

? PGS, TS PHẠM XUÂN MỸ

Học viện Báo chí và Tuyên truyền

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

10

Page 14: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Nhà báo

cách mạng là người cách mạng nên phải có

đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi

mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”.

Đạo đức của nhà báo là sống trung thực,

trong sáng; phải viết chân thực vì chân thực

là sức mạnh, là niềm tin. Mỗi bài viết phải

bắt nguồn từ thực tế cuộc sống với những

con số, những sự kiện đã được xem xét

kiểm tra, chọn lọc.

Về phong cách viết báo, Hồ Chủ tịch

thường dạy chúng ta: “Vì ai mình viết? Viết

cho ai? Viết để làm gì? Viết cái gì?. Người

yêu cầu viết và nói phải rõ đối tượng, có

mục đích, có nội dung. Viết mà không rõ

đối tượng, không rõ nội dung cần đề cập là

cái gì, không rõ ta, bạn, thù; không rõ mục

đích thì không thể tránh khỏi tình trạng báo

lạc đề, lạc điệu và lạc giọng. “Trước hết là

cần phải tránh cái lối viết “rau muống”

nghĩa là lằng nhằng “trường giang đại hải”,

làm cho người xem như là “chắt chắt vào

rừng xanh”. Mình viết ra cốt là để giáo dục

cổ động; nếu người xem mà không nhớ

được, không hiểu được, là viết không đúng,

nhằm không đúng mục đích. Mà muốn cho

người xem hiểu được, nhớ được, làm được

thì phải viết cho đúng trình độ của người

xem, viết rõ ràng, gọn gàng, chớ dùng chữ

nhiều”(5)

Người phê bình cái bệnh dùng chữ và

khuyên chúng ta, tiếng nói là thứ của cải vô

cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân

tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó,

làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp.

Của mình có mà không dùng, lại đi mượn

của nước ngoài, đó chẳng phải đầu óc quen

ỷ lại hay sao? Những chữ mà không biết rõ

thì chớ dùng. Trong thư gửi lớp viết báo

đầu tiên Huỳnh Thúc Kháng, Người viết:

“Muốn viết bài báo khá thì cần:

1.Gần gũi dân chúng, cứ ngồi trong phòng

giấy mà viết thì không thể viết thiết thực.

2. Ít nhất cũng phải biết một thứ tiếng

nước ngoài, để xem báo nước ngoài, và học

kinh nghiệm của người.

3. Khi viết xong một bài, tự mình phải

xem lại ba bốn lần, sửa chữa lại cho cẩn

thận. Tốt hơn nữa, là đưa nhờ một vài

người ít văn hoá xem và hỏi họ những câu

nào, chữ nào không hiểu, thì sửa lại cho dễ

hiểu.

4. Luôn luôn cố gắng học hỏi, luôn luôn

cần tiến bộ”(6).

Trả lời câu tự hỏi: “Nói và viết như thế

nào?”, Người khẳng định: “Viết thế nào

cho phổ thông, dễ hiểu”. “Viết và nói phải

có mục đích, có nội dung”. Đối với đông

đảo quần chúng thì tính phổ thông, dễ hiểu

là cách giao tiếp chủ yếu nhất, nói và viết

dù chỉ một câu cũng làm cho người dân

bình thường hiểu và làm theo được. Người

dạy ta cách viết cho hay, cho chân thật, cho

hùng hồn, “Phải viết gọn gàng, rõ ràng, vắn

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

11

Page 15: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

tắt. Nhưng vắn tắt không phải là cụt đầu,

cụt đuôi. Phải học cách nói, tiếng nói của

quần chúng. Viết phải thiết thực, nói có

sách, mách có chứng”, tức là nói cái việc

ấy ở đâu, thế nào, ngày nào, nó sinh ra thế

nào, phát triển thế nào, kết quả thế nào?”.

Viết cái hay, cái tốt thì phải có chừng

mực, chớ phóng đại, không được bịa đặt ra.

Không nên nói một chiều và thổi phồng các

thành tích, ít hoặc không nói đúng mức đến

khó khăn và khuyết điểm của ta. Viết để

nêu cái hay, cái tốt, đồng thời để phê bình

những khuyết điểm, hạn chế của dân ta, của

bộ đội, cán bộ ta. Không nên chỉ viết cái tốt

mà giấu cái xấu. Viết phê bình phải đúng

đắn, thật thà, chân thành, không để địch lợi

dụng để nó phản tuyên truyền.

Để viết tốt phải có tài liệu. “Muốn có tài

liệu thì phải tìm, tức là:

1. Nghe: lắng tai nghe các cán bộ, nghe

các chiến sĩ, nghe đồng bào để lấy tài liệu

mà viết.

2. Hỏi: hỏi những người đi xa về, hỏi

nhân dân, hỏi bộ đội những việc, những

tình hình ở các nơi.

3. Thấy: mình phải đi đến, xem xét mà thấy.

4. Xem: xem báo chí, xem sách vở. Xem

báo chí trong nước, xem báo chí nước ngoài.

5. Ghi: những cái gì đã nghe, đã thấy, đã

hỏi được, đã đọc được thì chép lấy để dùng

mà viết. Có khi xem mấy tờ báo mà chỉ

được một tài liệu thôi. Tìm tài liệu cũng

như những công tác khác, phải chịu khó.

Có khi xem tờ báo này có vấn đề này, xem

tờ báo khác có vấn đề khác, rồi góp 2,3 vấn

đề, 2,3 con số làm thành một tài liệu mà

viết. Muốn có nhiều tài liệu thì phải xem

cho rộng”(7)

“Viết rồi phải thế nào? Viết rồi thì phải

đọc đi, đọc lại. Thấy cái gì thừa, câu nào,

chữ nào thừa, thì bỏ bớt đi. Đọc đi đọc lại

4, 5 lần đã đủ chưa? Chưa đủ. Đọc đi đọc

lại, sửa đi sửa lại”.

Hồ Chí Minh còn chỉ cho chúng ta cách

đặt đầu đề của từng bài báo. Đầu đề bài báo

phải đạt được ba yếu tố: Thứ nhất là toát ra

được điểm chính, tinh thần chính ở trong

bài, nhưng phải ngắn gọn. Thứ hai là không

dùng câu bình thường đủ vị ngữ, chủ ngữ

mà nêu yếu tố chính thể hiện được cái linh

hoạt, sắc sảo. Thứ ba là hấp dẫn người đọc

bằng cách chơi chữ, âm thanh, hình tượng, tình

cảm... nhưng không cầu kỳ, lắt léo, lố bịch...

Cùng với lối viết ngắn gọn, ít chữ, ít

mệnh đề, đặt câu đơn giản không có ý thừa

trong câu, người đọc dễ hiểu, Người còn

vận dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao rất tài

tình, gây ấn tượng sâu sắc cho người đọc.

Người đệm thơ ca, hò vè, “lẩy Kiều” vào

bài báo, làm nổi tính dân tộc Việt Nam, làm

cho văn thêm sáng, hình tượng thêm hấp

dẫn. Người nói, làm báo cần học tập, tích

luỹ kiến thức dân gian với trí thức rộng, sâu;

ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu, đúng tiếng Việt.

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

12

Page 16: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

Về rèn luyện chuyên môn báo chí, Hồ

Chí Minh nói: “Có đồng chí hỏi kinh

nghiệm làm báo của Bác. Kinh nghiệm của

Bác là kinh nghiệm ngược, Bác học viết

báo Pháp trước rồi học viết báo Trung Quốc,

rồi sau mới học viết báo Việt Nam. Còn học

thì một là học trong đời sống của mình, hai

là học ở giai cấp công nhân…”(8).

Trong bài nói chuyện tại Đại hội lần thứ

III của Hội Nhà báo Việt Nam ngày

8.9.1962, Bác nói: kinh nghiệm của tôi là

thế này: Mỗi khi viết một bài báo, thì đặt

câu hỏi: Viết cho ai xem? Viết để làm gì?

Viết thế nào cho phổ thông dễ hiểu, ngắn

gọn dễ đọc? Khi viết xong, thì nhờ anh em

xem và sửa giùm”.

Nhà báo cần sử dụng ngôn ngữ chắt lọc.

Cần xác định:

“l- Viết cái gì? Viết những cái hay, cái

tốt của dân ta, của bộ đội ta. Đồng thời để

phê bình khuyết điểm của chúng ta, của cán

bộ, nhân dân, bộ đội.

2- Viết cho ai? Viết cho công nông binh,

viết cho mọi tầng lớp người Việt Nam,

không phân biệt già trẻ, nam nữ, tôn giáo,

đảng phái.

3- Viết để làm gì? Viết để tuyên truyền,

để giác ngộ, để đoàn kết, để thức tỉnh quần

chúng.

4- Viết thế nào? Viết phải gọn gàng, sáng

sủa, mạch lạc, có đầu, có đuôi, có nội

dung”.

Là người Việt Nam, tập viết báo lần đầu

tiên trên đất Pháp, bằng tiếng Pháp, cho nên

Người bắt đầu viết từ những việc rất nhỏ,

viết những mẩu tin ba dòng, năm dòng, rồi

mới dần viết dài. Người viết, chữa đi, sửa

lại nhiều lần, để trong thời gian mấy tháng

những tin vài ba dòng, sau mới đưa tới báo.

Lúc ở Pari, tuy biết nhiều tội ác của thực

dân Pháp, nhưng Người không biết làm thế

nào để viết ra được. Một đồng chí công

nhân ở toà báo Đời sống thợ thuyền (báo

La VieOuvrière) cho Người biết báo ấy có

mục “tin tức vắn” mỗi tin chỉ năm, ba dòng

thôi và bảo người có tin tức gì thì cứ viết,

đồng chí ấy sẽ sửa lại cho. Từ đó, ngoài

những giờ lao động, Người bắt đầu viết

những tin rất ngắn. Người hiểu làm báo để

làm chính trị, làm cách mạng nên dù khó

khăn vất vả mấy. Người cũng cố gắng học,

vận dụng từng bước chủ nghĩa Mác-Lênin

để đưa lên báo, truyền bá về nước.

Hồ Chí Minh dạy chúng ta, một tác

phẩm báo chí tốt là có nội dung và hình

thức thể hiện tốt. Nhà báo cần coi trọng

thông tin chân thực, chính xác, cẩn thận về

nội dung và hình thức. Ngày 8.1.1946,

Người nói: “Tuyên truyền, anh em nên chú

ý là bao giờ cũng tôn trọng sự thực. Có nói

sự thực thì việc tuyên truyền của mình mới

có nhiều người nghe. Ta đừng bắt chước

những nước tuyên truyền tin chiến tranh

quá sai lạc sự thực”. (Xem tiếp trang 9)

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

13

Page 17: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

Văn hóa báo chí là toàn bộ những

giá trị mà con người tạo ra được

biểu hiện và thẩm thấu trong hoạt

động báo chí. Nó biểu hiện trong nhận

thức, hành vi của các chủ thể tham gia hoạt

động báo chí và kết quả mà họ tạo ra trong

hoạt động đó. Có thể nói, văn hóa báo chí

trong tư tưởng Hồ Chí Minh chính là cái

hay, cái đẹp, và là các giá trị bền vững của

báo chí cách mạng đối với sự nghiệp giải

phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải

phóng con người và xây dựng xã hội mới.

Trong suốt quá trình lãnh đạo cách

mạng, Người luôn coi báo chí như là vũ khí

sắc bén của cách mạng, là đội quân xung

kích trong công tác tư tưởng, là một bộ

phận cơ bản, quan trọng không thể tách rời

trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Đó

là tư tưởng nhất quán trong hệ thống tư

tưởng của Người nói chung và về văn hoá

báo chí nói riêng. Có thể nêu những quan

điểm cơ bản về văn hóa báo chí trong tư

tưởng Hồ Chí Minh là:

Thứ nhất, mục tiêu cao cả của báo chí

cách mạng là phục vụ nhiệm vụ giải phóng

dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng

con người.

Điều này được khẳng định khi Hồ Chí

Minh coi báo chí là bộ phận khăng khít

trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân

tộc của nhân dân, của dân tộc và của Đảng.

Báo chí là bộ phận của công tác tư tưởng,

luôn gắn liền với hoạt động của Đảng, phục

vụ mục tiêu của cách mạng. Báo chí là diễn

đàn rộng rãi, dân chủ của nhân dân, phục

vụ lợi ích của nhân dân. Có mục đích chiến

đấu rõ ràng, báo chí cần thực hiện tốt nhất

những nhiệm vụ của báo chí vô sản. Hồ Chí

Minh chỉ rõ: mục đích của báo chí là “cốt

làm cho dân ta biết, biết các việc, biết đoàn

kết, đặng đánh Tây, đánh Nhật làm cho Việt

Nam độc lập, bình đẳng tự do”(1). Từ việc

nhận thức một cách sâu sắc vai trò to lớn

của báo chí cách mạng, Hồ Chí Minh đã

trực tiếp viết báo, sử dụng báo chí làm vũ

khí sắc bén, là diễn đàn tố cáo và tiến công

địch, tuyên truyền cách mạng. Trong cuộc

đời hoạt động cách mạng, Người đã sáng

lập ra nhiều báo. Le Paria là tờ báo cách

mạng đầu tiên do Người sáng lập. Ngày 21-

tư tưởng hồ Chí Minh về vĂn hÓA báo Chí

?TS NGUYỄN DUY HẠNH

Học viện Chính trị khu vực I

THS NGUYỄN TÙNG LÂM Đại học chính trị, Bộ Quốc phòng

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

14

Page 18: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

6-1925, tại Quảng Châu (Trung Quốc),

Người sáng lập và trực tiếp chỉ đạo xuất

bản báo Thanh niên, cơ quan của Hội Việt

Nam cách mạng thanh niên, chính thức đặt

nền móng cho báo chí cách mạng Việt

Nam. Báo Thanh niên trên thực tế, đã là tờ

báo tuyên truyền đường lối cách mạng,

chuẩn bị về tư tưởng và tổ chức cho sự ra

đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Hồ Chí Minh đã sử dụng báo chí làm vũ

khí sắc bén chĩa vào chủ nghĩa thực dân,

đế quốc và tay sai của chúng ở trong nước

và nước ngoài, làm “đòn xoay chế độ”, góp

vào thành công của Cách mạng Tháng Tám

1945, giành độc lập dân tộc. Sau khi nước

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, trên

cương vị Chủ tịch nước, Hồ Chí Minh nhấn

mạnh vai trò to lớn của báo chí trong sự

nghiệp xây dựng, chấn hưng đất nước. Báo

chí cách mạng được Đảng trao cho sứ

mệnh là người tiên phong trong việc tuyên

truyền, giáo dục về đường lối, chính sách

của Đảng và Nhà nước, phản ánh thực tiễn

xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nói chuyện

với các thế hệ nhà báo Việt Nam, Người

nói về đề tài của mình: “Tất cả những bài

Bác viết chỉ có một "đề tài" là: chống thực

dân đế quốc, chống phong kiến địa chủ,

tuyên truyền độc lập dân tộc và chủ nghĩa

xã hội. Duyên nợ của Bác đối với báo chí

là như vậy đó”(2 ).

Thứ hai, báo chí góp phần nâng cao

dân trí nhằm hướng tới phát triển con

người toàn diện.

Hồ Chí Minh cho rằng báo chí cách

mạng có chức năng giáo dục, giúp cho dân

chúng “mở mắt, mở tai” hiểu biết đúng, sai,

chính, tà…Báo chí cần đem chủ trương của

đoàn thể, của Chính phủ để giải thích cho

dân, để cho mọi người cùng hiểu, cùng

đồng tâm hiệp lực làm cho được, đem kinh

nghiệm hay việc làm tốt mà phổ biến cho

dân chúng noi theo. Hồ Chí Minh còn coi

báo chí như là một diễn đàn để huấn luyện

và giáo dục về chính trị, nghiệp vụ và đạo

đức. Người nói: “Tờ báo của Đảng có

nhiệm vụ làm cho tư tưởng và hành động

thông suốt và thống nhất”(3). Người yêu

cầu: "Trong báo Đảng có những mục giải

thích về: Lý luận Mác - Lênin. Tình hình

thế giới và trong nước. Đường lối, chính

sách đối nội và đối ngoại của Đảng và của

Chính phủ. Chương trình và kế hoạch của

những công tác cấp thiết. Đời sống và ý

nguyện của nhân dân. Những kinh nghiệm

tốt và xấu của các ngành, các địa phương.

Cách học tập, công tác, tự phê bình và phê

bình…"(4). Người chỉ ra phương hướng

của việc giáo dục lý luận trên báo, nêu rõ

các phương châm giáo dục lý luận chính

trị, học đi đôi với hành, lý luận liên hệ với

thực tiễn, học để làm việc, làm người.

Những tác phẩm báo chí của Hồ Chí Minh

đều là những tác phẩm mẫu mực về tính

15

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

Page 19: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

giáo dục của báo chí.

Theo Người, báo chí phải góp phần

nâng cao trình độ hiểu biết, giúp cho người

đọc bổ sung vốn kiến thức về lịch sử, văn

hóa của dân tộc Việt Nam và thế giới, giúp

cho người dân có kiến thức mới xây dựng

nếp sống mới để xây dựng đất nước thành

quốc gia có nền văn hóa cao và đời sống

tươi vui, hạnh phúc. Và như vậy, báo chí là

một nhân tố quan trọng để phát triển con

người toàn diện.

Thứ ba, xây dựng một nền báo chí cách

mạng mang tính nhân dân và tính quần chúng.

Theo Người, báo chí phải bảo đảm tính

nhân dân, phổ thông, đại chúng. Người căn

dặn: “Ta là cán bộ cách mạng, ta viết và nói

cho quần chúng nhân dân mà mọi người

không hiểu ta nói gì, sao có thể gọi là cán

bộ cách mạng được”(5).

Hồ Chí Minh thường nhắc nhở những

người làm báo, báo chí không phải để cho

một số ít người xem, mà để phục vụ nhân

dân, để tuyên truyền, giải thích đường lối

của Đảng và Chính phủ. Người dạy các nhà

báo phải chú ý đến đối tượng bạn đọc. Cần

viết sao cho phù hợp với trình độ của đại

đa số dân chúng Việt Nam, cho người ta

thích đọc, đọc rồi hiểu và dễ dàng vận

dụng, làm theo. Vì vậy, những người làm

báo phải biết lắng nghe quần chúng và phải

học cách nói của nhân dân: “Nhân dân ta

có truyền thống kể chuyện ngắn gọn mà lại

có duyên. Các chú phải học cách kể chuyện

của nhân dân…” (6).

Trên cương vị là Chủ tịch Đảng, Chủ

tịch nước, Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến

việc hoạt động và phát triển các tờ báo cách

mạng nhằm hướng đến phục vụ cách mạng,

phục vụ nhân dân một cách tốt nhất. Người

nhiều lần nhắc nhở những người làm báo:

“Mỗi khi viết một bài báo, thì tự đặt câu

hỏi: Viết cho ai xem? Viết để làm gì? Viết

thế nào cho phổ thông dễ hiểu, ngắn gọn

dễ đọc?”(7). Những câu hỏi Người đặt ra

chính là đòi hỏi báo chí phải xác định rõ

đối tượng tiếp nhận thông tin. Người chỉ

rõ: “Đối tượng của tờ báo là đại đa số dân

chúng”(8). Vì vậy, cách viết bài báo phải

đơn giản, dễ hiểu, ngôn ngữ phải trong

sáng, hạn chế dùng từ nước ngoài... Việc

xác định đúng đối tượng phục vụ của báo

chí cũng có nghĩa là nhà báo phải biết chọn

lựa những nội dung gì nên viết, cái gì

không nên viết. Viết phục vụ nhân dân thì

nhất định phải chọn cái gì có lợi cho dân

và phục vụ cách mạng. Báo chí phải phục

vụ nhân dân trên lĩnh vực chính trị, tư

tưởng làm cho đời sống tinh thần của nhân

dân ngày càng phong phú.

Tính nhân dân và tính quần chúng trong

tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa báo chí,

chính là biểu hiện mối quan hệ gắn bó giữa

báo chí với đông đảo các tầng lớp nhân

dân, nhất là nhân dân lao động - những

16

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

Page 20: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

người sáng tạo chân chính của lịch sử. Tính

nhân dân chính là sự tham gia tích cực,

thường xuyên của đông đảo nhân dân vào

các hoạt động của báo chí, đồng thời mọi

sản phẩm của báo chí phục vụ nhu cầu lành

mạnh của quần chúng. Sự tham gia của

đông đảo quần chúng nhân dân đã làm cho

báo chí thực sự trở thành diễn đàn dân chủ.

Bên cạnh đó báo chí cũng thu hút được trí

tuệ, tài năng, sáng tạo của toàn xã hội, để

nâng cao tính hấp dẫn, tính trí tuệ của báo chí.

Thứ tư, bảo đảm tính trung thực, khoa

học nhằm định hướng dư luận vì sự tiến bộ

của xã hội.

Người yêu cầu báo chí phải có sắc thái

riêng. Người luôn nhắc nhở: "Mục đích

chung của chúng ta là xây dựng chủ nghĩa

xã hội, đấu tranh thực hiện thống nhất nước

nhà, giữ gìn hoà bình thế giới. Nhưng mỗi

tờ báo như báo của nông dân, báo của công

nhân, báo của thanh niên, báo của phụ nữ,

v.v., nên có đặc điểm của nó, về hình thức

thì không rập khuôn; rập khuôn thì báo nào

cũng thành khô khan, làm cho người xem

dễ chán"(9). Người căn dặn những người

làm báo: "Tuyên truyền, anh em nên chú ý

một điều này nữa là bao giờ ta cũng tôn

trọng sự thực. Có nói sự thực thì việc tuyên

truyền của mình mới có nhiều người

nghe"(10). Theo Hồ Chí Minh, để lôi cuốn

được công chúng, báo chí đòi hỏi phải hấp

dẫn, đáp ứng nhu cầu của người đọc, vì

"sinh hoạt đã cao hơn, người ta thấy hay,

thấy lạ, thấy văn chương thì mới thích

đọc"(11).

Tính trung thực hấp dẫn của báo chí

nhằm hướng đến vấn đề định hướng dư

luận của báo chí vì sự phát triển của cách

mạng cũng như sự tiến bộ của xã hội. Hồ

Chí Minh đòi hỏi báo chí phải lãnh đạo dư

luận. Người nói: “không biết lãnh đạo dư

luận, không biết thúc đẩy và nâng cao tinh

thần đấu tranh của nhân dân”(12) là một

trong những khuyết điểm của báo chí. Dư

luận có vai trò to lớn trong đấu tranh chống

kẻ thù xâm lược, tố cáo bộ mặt xâm lược

và các tội ác chiến tranh của chúng, phát

động lòng căm thù trong nhân dân, thúc

đẩy họ đứng lên giết giặc lập công. Dư luận

cũng có vai trò to lớn trong đấu tranh

chống các hiện tượng tiêu cực trong xã hội,

chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí.

Theo Hồ Chí Minh, báo chí không chỉ lãnh

đạo dư luận mà cần phải lãnh đạo, tổ chức

các phong trào hành động cách mạng của

quần chúng. Phương pháp lấy gương tốt

trong quần chúng nhân dân và cán bộ, đảng

viên để giáo dục lẫn nhau, lấy quần chúng

giáo dục quần chúng là rất sinh động và có

sức thuyết phục lớn. Người trực tiếp viết

những bài báo biểu dương những người tốt,

cổ vũ các phong trào thi đua yêu nước,

khen thưởng các anh hùng chiến sĩ thi đua,

khen thưởng cho những người có thành tích.

17

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

Page 21: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

Thứ năm, quyền tự do báo chí như là

một bộ phận của quyền con người.

Ngay từ những năm 20 của thế kỷ XX,

với tư cách một nhà cách mạng, đồng thời

là một nhà báo, Hồ Chí Minh đã trực tiếp

tham gia vào cuộc đấu tranh chống sự vi

phạm tự do báo chí của chủ nghĩa thực dân

và xác lập vai trò, vị trí của báo chí cách

mạng trong cuộc đấu tranh giải phóng dân

tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con

người. Hồ Chí Minh không chỉ nhận thấy

vai trò của báo chí đối với sự nghiệp cách

mạng của dân tộc mà Người còn thấy

quyền tự do báo chí chính là một bộ phận

rất quan trọng của quyền con người. Trong

quá trình hoạt động cách mạng của mình

Người rất chú ý và quan tâm đến hoạt động

báo chí và quyền tự do báo chí, vừa coi đó

là một "vũ khí" và phương tiện trong quá

trình đấu tranh cách mạng, đồng thời

Người còn coi đó như là một cuộc đấu

tranh cho quyền con người. Hồ Chí Minh

đã mạnh mẽ tố cáo chế độ thực dân Pháp

ngăn cấm quyền tự do báo chí: "Chúng tôi

không có quyền tự do báo chí và tự do

ngôn luận…, chúng tôi phải sống trong

cảnh ngu dốt và tối tăm vì chúng tôi không

có quyền tự do học tập"(13). Trong tác

phẩm Đông Dương, Người viết: "Sự thật là

người Đông Dương không có một phương

tiện hành động và học tập nào hết. Báo chí,

hội họp, lập hội, đi lại đều bị cấm… Việc

có những báo hoặc tạp chí mang tư tưởng

tiến bộ một chút hoặc có một tờ báo của

giai cấp công nhân Pháp là một tội

nặng"(14). Trong một bài báo khác, bài

“Báo chí”, Người viết: “Giữa thế kỷ XX

này, ở một nước có đến 20 triệu dân mà

không có lấy một tờ báo. Các bạn có thể

tưởng tượng được như thế không? Không

có lấy một tờ báo bằng tiếng mẹ đẻ của

chúng tôi”(15). Hồ Chí Minh không chỉ

trực tiếp viết báo, dùng báo chí làm diễn

đàn tố cáo và tiến công kẻ thù, tuyên truyền

cho cách mạng mà còn tự mình tổ chức ra

những tờ báo cách mạng như: Le Paria

(Người cùng khổ) - tờ báo cách mạng đầu

tiên do Người sáng lập. Người sáng lập và

trực tiếp chỉ đạo xuất bản báo Thanh niên,

cơ quan của Hội Việt Nam cách mạng

thanh niên, chính thức đặt nền móng cho

báo chí cách mạng Việt Nam. Sau báo

Thanh niên, Người còn sáng lập ra các tờ

báo khác như tờ Công nông ở Trung Quốc,

Thân ái ở Thái Lan, Người trực tiếp chỉ đạo

tờ báo Đỏ, cơ quan của Chi bộ An Nam

Cộng sản Đảng tại Trung Quốc…

Thứ sáu, đề cao đạo đức người làm báo.

Theo Hồ Chí Minh, báo chí là một lĩnh

vực hoạt động đặc biệt, đòi hỏi năng lực

cao về trí tuệ, hiểu biết, kinh nghiệm cuộc

sống phong phú và nhiều năng lực nghề

nghiệp. Báo chí phải là sự tập hợp mọi tiềm

năng, mọi nguồn lực trí tuệ, có tầm hiểu

18

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

Page 22: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

19

biết rộng lớn, có lương tâm và đạo đức

nghề nghiệp trong sáng. Mỗi bài viết đều

phải chứa đựng hàm lượng cao chất xám

và nhiệt huyết cao của người viết. Hồ Chí

Minh nói, nhiệm vụ của người làm báo là

quan trọng và vẻ vang. Người làm báo phải

phấn đấu rèn luyện không mệt mỏi và phải

nghiên cứu và hoạt động thực tiễn. Hồ Chí

Minh khẳng định: "Cán bộ báo chí cũng là

chiến sĩ cách mạng. Cây bút, trang giấy là

vũ khí sắc bén của họ. Để làm tròn nhiệm

vụ vẻ vang của mình, cán bộ báo chí cần

phải tu dưỡng đạo đức cách mạng, “cố

gắng trau dồi tư tưởng, nghiệp vụ và văn

hóa; chú trọng học tập chính trị để nắm

vững chủ trương, chính sách của Đảng và

Chính phủ; đi sâu vào thực tế, đi sâu vào

quần chúng lao động”(16). Người nhấn

mạnh tính giai cấp, tính định hướng chính

trị của các phương tiện thông tin đại chúng.

Bất cứ một phương tiện thông tin đại chúng

nào khi xây dựng một chương trình, xuất

bản một tác phẩm, thể hiện một đề tài đáp

ứng nhu cầu của độc giả... đều hàm chứa

định hướng chính trị.

Theo Hồ Chí Minh, nhà báo làm ra sản

phẩm lao động là các giá trị tinh thần cụ thể

được xã hội hóa ở mức rất cao. Nếu nhà

báo không có trách nhiệm sâu sắc đối với

sản phẩm mà mình làm ra thì hậu quả sẽ

khôn lường. Vì thế hơn ai hết nhà báo phải

luôn trau dồi đạo đức cách mạng, đạo đức

nghề nghiệp thì mới đáp ứng được yêu cầu

của Đảng, của nhân dân, của xã hội.

Trong giai đoạn cách mạng hiện nay,

những quan điểm của Hồ Chí Minh về báo

chí là cơ sở lý luận để Đảng ta nhận thức

rõ vị trí và tầm quan trọng của việc xây

dựng nền báo chí cách mạng trong công

cuộc đổi mới đất nước theo định hướng

XHCN; một nền báo chí dân chủ, trung

thực, khoa học và hiện đại vì sự tiến bộ và

phát triển của xã hội; một nền báo chí

hướng tới các giá trị chân, thiện, mỹ,

hướng tới sự phát triển con người toàn

diện; một nền báo chí mà người làm báo

luôn có ý thức trách nhiệm chính trị xã hội.

Đó là ý thức về một lập trường chính trị

cách mạng, là thái độ bảo vệ chế độ, bảo

vệ dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, kiên quyết

chống lại sự phá hoại của kẻ thù. Đó là các

gốc rễ để mỗi nhà báo tự vượt lên trên

những tính toán vụ lợi, cống hiến toàn tâm,

toàn lực cho sự nghiệp cách mạng.r

…………….. (1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.3, Nxb Chính trị quốc

gia, Ha Nôi, 2011, tr.661.

(2), (9), (11) Sđd, t.12, Sđd, tr.117, 167, 170

(3), (4) Sđd, t. 8, tr.514.

(5), (8) Sđd, t.15, tr.666.

(6), (16) Sđd, t.13, tr.465, 466.

(7) Sđd, t.6, tr.102

(10) Sđd, t.4, tr.172.

(12) Sđd, t.5, tr.481.

(13), (14), (15) Sđd, t.1, tr.34-35, 39, 428

Nguồn: Tạp chí Lý luận chính trị.-2014.- Số 6.- Tr. 32 – 36.

Page 23: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINHVỀ BÁO CHÍ

?TS HÀ QUANG TRƯỜNG

Tạp chí Tổ chức nhà nước

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

20

Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890-

1969), vị lãnh tụ thiên tài và là

nhà báo kiệt xuất. Người đã để lại

cho chúng ta hệ thống quan điểm toàn diện

và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách

mạng Việt Nam, trong đó có quan điểm về

báo chí. Trong sự nghiệp cách mạng, Chủ

tịch Hồ Chí Minh đã sáng lập nhiều tờ báo,

viết trên dưới 2000 bài báo với phong cách

luôn rộng mở, bút pháp độc đáo, sáng tạo.

Các bài báo của Người thể hiện sự sắc sảo

về tư duy, chính xác, phong phú về cứ liệu,

sự kết hợp sắc bén lý luận với thực tiễn, từ

chiều sâu của tri thức, bề dày của văn hóa

dân tộc và thế giới, tạo nên tính chiến đấu,

sức thuyết phục cao, thấm đẫm hơi thở của

cuộc sống, đồng thời phản ánh nhất quán

các quan điểm về báo chí.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, trước hết

báo chí phải là tiếng nói của chính nghĩa,

“đối tượng của tờ báo là đại đa số dân

chúng”(1).

Hơn ai hết, Chủ tịch Hồ Chí Minh hiểu

rõ báo chí là hoạt động thông tin - giao tiếp

xã hội nhưng lại có sức mạnh rất lớn để

liên kết và can thiệp xã hội từ yếu tố chủ

quan của người viết, từ mục đích đăng tải

của các tòa báo. Do đó, với quan điểm báo

chí phải bảo vệ chính nghĩa, phục vụ nhân

dân, phục vụ cách mạng, ngay từ ngày đầu

Cách mạng tháng Tám năm 1945, Người

căn dặn các nhà báo: “Ngòi bút các bạn

cũng là những vũ khí sắc bén trong sự

nghiệp phò chính trừ tà”(2), "cán bộ báo

chí cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây bút,

trang giấy là vũ khí sắc bén của họ"(3).

Nhà báo viết “phải đúng sự thật” “không

được bịa ra”(4) “chưa điều tra, chưa nghiên

cứu, chưa biết rõ, chớ nói chớ viết”(5) và

coi đó là một trong những tiêu chuẩn đạo

đức số một của người làm báo. Người cũng

chỉ rõ “…tất cả những người làm báo là

người viết, người in, người sửa bài, người

phát hành.v.v…”(6) nên một tòa báo từ

người sáng tạo ra tác phẩm báo chí đến chủ

nhiệm, chủ bút phải có trách nhiệm nói lên

tiếng nói chính nghĩa, phục vụ nhân dân.

Người từng phê bình các tòa báo là

"thường nói một chiều và đôi khi thổi

phồng các thành tích, mà ít hoặc không nói

Page 24: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

đúng mức đến khó khăn và khuyết điểm",

tránh né những tiêu cực trong xã hội. Tin

tức thì có báo đưa “hấp tấp, nhiều khi thiếu

thận trọng”, “thiếu cân đối”(7), chỗ đáng khen

thì không khen, chỗ đáng chê lại đi khen.

Bảo vệ chính nghĩa, phục vụ nhân dân

cũng chính là đảm bảo tính chiến đấu của

báo chí, qua đó khẳng định “thương hiệu”

của tờ báo, danh dự, uy tín của nhà báo.

Người chỉ rõ, đối với bản thân báo chí, bản

thân người làm báo phải có tính chiến đấu

mới làm báo tốt được. Viết một bài báo mà

loại được những yếu tố cá nhân cũng là

một cuộc đấu tranh.

Như vậy, đội ngũ nhà báo, các báo trong

bất kỳ hoàn cảnh nào đều phải thực sự

khách quan, không chỉ trong việc phản ánh

thông tin mà ngay cả trong việc tiếp nhận

và xử lý thông tin đó. Đối với cái xấu, sự

dối trá, với kẻ thù, báo chí phải vận dụng

sức mạnh liên kết và năng lực can thiệp xã

hội của mình để "động viên quần chúng

đoàn kết đấu tranh", để "đánh thắng địch

về tuyên truyền, cũng như bộ đội đánh

thắng địch về mặt quân sự"(8). Cả cuộc đời

hoạt động báo chí của Người là sự khẳng

định về mục tiêu bảo vệ chính nghĩa của

báo chí là không giới hạn phạm vi, từ

những sự thật, lẽ phải trong đời sống

thường nhật, đến những công việc cần liên

kết tạo tiếng nói của cả dân tộc, mở rộng

ra là tiếng nói của các dân tộc trước công

lý, đạo đức và mục tiêu chung.

Thứ hai, tự do báo chí là nhu cầu tinh

thần quan trọng của mỗi quốc gia, dân tộc,

là đòi hỏi cơ bản của quyền con người.

Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt đầu cuộc đời

hoạt động cách mạng của mình bằng tiếng

nói đấu tranh của báo chí. Thực tiễn đó

giúp Người nhận thức rõ, tự do báo chí là

một nhu cầu quan trọng trong tiến trình tồn

tại và phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc;

là quyền được thông tin, trao đổi, giao tiếp,

thể hiện ý chí và nguyện vọng một cách

công khai thông qua các phương tiện

truyền thông đại chúng của mỗi con người.

Người nhận thấy rằng hoạt động báo chí

còn xuất phát từ nhu cầu phát triển nội tại

của một chế độ chính trị - xã hội, các giai

cấp, giai tầng xã hội sử dụng báo chí

chuyển tải ý chí và nguyện vọng của mình

trước những vấn đề mà cả xã hội quan tâm.

Thực tế cho thấy, trong giai đoạn đầu

của chủ nghĩa tư bản, giai cấp tư sản mới

ra đời chống lại giai cấp phong kiến, báo

chí tuyên truyền cho tư tưởng dân chủ tư

sản, pháp luật tư sản, có tác dụng tích cực,

cổ vũ việc xây dựng xã hội dân chủ tư sản.

Tuy nhiên, khi giai cấp tư sản đã thiết lập

được quyền thống trị đối với xã hội, báo

chí lại là công cụ đắc lực phục vụ quyền lợi

cho một thiểu số bóc lột. Để bảo vệ sự

thống trị của mình, giai cấp tư sản đã xếp

các loại báo bảo vệ chế độ tư bản là báo chí

21

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

Page 25: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

"tiến bộ"; các tờ báo nói lên tiếng nói phản

kháng của số đông nhân dân thì bị liệt vào

loại “phản động”. Các tờ báo của người

dân lao động, của giai cấp công nhân đấu

tranh cho một xã hội không có người bóc

lột người, cũng đều bị coi là phản động!

Người đã nêu lên một tình trạng khó mà tin

được: “Giữa thế kỷ XX này ở một nước có

đến 20 triệu dân mà không có lấy một tờ

báo…Không có lấy một tờ báo bằng tiếng

mẹ”(9) bởi sự cấm đoán của chủ nghĩa thực

dân. Do đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phê

phán kịch liệt tình trạng mất tự do báo chí

và kiên quyết đấu tranh để báo chí trở

thành một bộ phận hữu cơ, một mặt trận,

là vũ khí lợi hại trong cuộc đấu tranh giành

chính quyền và xây dựng cuộc sống mới

của đông đảo các tầng lớp nhân dân lao

động, của giai cấp công nhân. Từ quyền tự

do rộng khắp, báo chí sẽ có đối tượng phục

vụ chính là giai cấp công nhân, nhân dân

lao động - người không chỉ tiếp nhận các

thông tin do báo chí đem lại mà còn trực

tiếp tham gia sáng tạo nên các tác phẩm

báo chí, làm cho báo chí thực sự trở thành

diễn đàn để nhân dân bày tỏ nguyện vọng,

tâm tư của mình.

Tuy nhiên, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh,

tự do báo chí không phải là tự do tùy tiện,

vô hạn độ, mà báo chí được quyền tự do

trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp

luật. Ngày 14/12/1956, Chủ tịch Hồ Chí

Minh ký Sắc lệnh số 282/SL quy định chế

độ báo chí, một mặt khẳng định đảm bảo

quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận của

Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa; mặt

khác, quy định báo chí phải tuân thủ pháp

luật để đảm bảo quyền tự do ngôn luận

được sử dụng một cách đúng đắn. Nhà

nước đã thừa nhận các quyền tự do dân chủ

cho mọi công dân theo Hiến pháp nhưng

không cho phép lợi dụng các quyền đó để

xâm phạm lợi ích của Nhà nước và nhân

dân. Tự do báo chí gắn với pháp luật, với

trách nhiệm và nghĩa vụ của các công dân

trong xã hội. Thực tiễn cho thấy, ở nước ta,

tự do ngôn luận, tự do báo chí luôn được

Nhà nước tôn trọng và bảo vệ trên cơ sở

từng người dân, từng nhà báo thực hiện

đúng pháp luật, nêu cao trách nhiệm xã hội

và nghĩa vụ công dân trong sự nghiệp xây

dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bất kỳ ai cố tình

lợi dụng tự do ngôn luận, tự do báo chí đi

ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc đều bị

xử lý nghiêm minh.

Thứ ba, sức mạnh của báo chí là ở tính

định hướng và khả năng dự báo.

Báo chí là vũ khí đấu tranh trên mật trận

chính trị tư tưởng và có tác động nhiều mặt

tới đời sống xã hội. Bên cạnh việc đáp ứng

quyền được thông tin của người dân, báo

chí phải giữ vai trò tiên phong trong việc

định hướng, truyền bá những tư tưởng và

tri thức tiến bộ. Theo Chủ tịch Hồ Chí

22

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

Page 26: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

Minh, để đảm bảo tính định hướng, các sản

phẩm báo chí phải được ra đời, xuất bản

đúng thời điểm và có hình thức phù hợp.

Lênin đã chỉ ra rằng: “tờ báo không phải

chỉ là người tuyên truyền tập thể và cổ vũ

tập thể, mà lại còn là người tổ chức tập

thể”(10). Do đó, mỗi tờ báo do Người sáng

lập ra đều đảm bảo “nhiệm vụ là tuyên

truyền, cổ động, huấn luyện, giáo dục và tổ

chức dân chúng để đưa dân chúng đến mục

đích chung”(11). Mỗi bài báo do Người

viết ra đều có ích cho tổ chức, cho đời

sống, cho phong trào cách mạng. Nguyễn

Ái Quốc thành lập tờ báo Người cùng khổ

vào thời điểm phải thức tỉnh phong trào

đấu tranh chống chế độ thực dân ở các xứ

thuộc địa. Người đã viết 38 bài, bao gồm

cả những truyện ngắn, tiểu phẩm báo chí

bằng bút pháp độc đáo, có sức thuyết phục,

hấp dẫn, thâm thúy, trào lộng sâu cay, phê

phán gay gắt bộ mặt giả dối, tàn ác của bọn

người tự xưng là đi khai hóa, điển hình là

những tên đầu sỏ như Méclanh, Anbe

Xaro, Varen... Người sáng lập tờ Thanh

niên, với mục đích định hướng nhận thức

của lớp thanh niên ưu tú trước những trào

lưu cải cách, cải lương trong nửa đầu thế

kỷ XX, góp phần đưa phong trào cách

mạng sang một giai đoạn phát triển mới. 88

số báo đầu tiên đều do lãnh tụ Nguyễn Ái

Quốc trực tiếp biên tập, viết bài và vẽ nhiều

tranh minh họa phù hợp với tâm lý thanh

niên. Năm 1941, sau thời gian hoạt động ở

nước ngoài. Người về nước trực tiếp lãnh

đạo phong trào cách mạng Việt Nam.

Trong thời gian này Người lập ra tờ Việt

Nam độc lập nhằm định hướng phong trào

cách mạng chuẩn bị cho cao trào đấu tranh

thời kỳ Cách mạng tháng Tám với những

bài viết giản dị, dễ đi sâu vào lòng người

đọc. Báo Việt Nam độc lập là mẫu hình của

tờ báo phát triển từ phong trào cơ sở. Điều

vĩ đại là trong con người Chủ tịch Hồ Chí

Minh như có nhiều nhà báo khác nhau, ở

nhiều nơi khác nhau để viết được các đề tài

quốc tế để phản ánh sinh động những vấn

đề chính trị, văn hóa, đời sống xã hội của

dân tộc trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc,

xây dựng chủ nghĩa xã hội; cổ vũ kịp thời

cái tốt cái mới, phê phán quyết liệt cái hạn

chế, tiêu cực.

Cơ sở của tính định hướng cao trong

những bài báo của Chủ tịch Hồ Chí Minh

là ở các luận điểm khoa học chứa đựng

những dự báo, tiên đoán về nhiều vấn đề,

sự kiện quan trọng của thời đại. Đây là một

chức năng đặc thù của văn học nghệ thuật,

nhưng trước hết đó là sản phẩm sáng tạo

của một trí tuệ lớn trên nền tảng của chủ

nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy

vật lịch sử nên càng có phẩm chất dự liệu

đặc biệt. Chính bởi yếu tố này mà phần lớn

các tác phẩm báo chí của Chủ tịch Hồ Chí

Minh đến nay vẫn có sức sống, tác động tới

23

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

Page 27: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

hiện tại, là suối nguồn chưa bao giờ cạn

cho các nhà nghiên cứu về chính trị, xã hội,

lịch sử, triết học, văn học. Do vậy, Người

luôn yêu cầu các nhà báo phải không

ngừng học tập, nâng cao trình độ mọi mặt,

đặc biệt là trình độ chính trị, đồng thời phải

hòa mình vào đời sống của quần chúng

nhân dân để viết cho đúng với tâm tư, nhu

cầu và nguyện vọng của họ.

Thứ tư, báo chí phải có đặc điểm và sắc

thái của riêng mình.

Sự hấp dẫn của báo chí là bởi sự đa dạng

trong loại hình, nội dung, tôn chỉ, mục đích

và hình thức thể hiện. Nếu nhiều tờ báo

cùng sử dụng một tin tức, trùng lặp về hình

ảnh, không có phản ánh mang tính cá nhân

của người viết sẽ gây nhàm chán, không

thu hút được người đọc. Sau Cách mạng

tháng Tám, với việc hàng trăm tờ báo của

nhà nước, đoàn thể được phép xuất bản,

Người đã yêu cầu báo chí phải có đặc điểm

riêng, báo cho đối tượng nào phải phù hợp

với đối tượng đó từ nội dung đến hình thức.

Người nêu rõ: “Mục đích chung của chúng

ta là xây dựng chủ nghĩa xã hội đấu tranh

thực hiện thống nhất nước nhà, giữ gìn hòa

bình thế giới. Nhưng mỗi tờ báo như báo

của nông dân, báo của công nhân, báo của

thanh niên, báo phụ nữ .v.v… nên có đặc

điểm của nó, về hình thức thì không rập

khuôn; rập khuôn thì báo nào cũng khô

khan, làm cho người xem dễ chán”(12).

Bên cạnh đó, đặc điểm, sắc thái riêng

của báo chí còn thể hiện trong nghệ thuật

sử dụng ngôn từ. Trong Thư gửi báo Quân

du kích, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu các

nhà báo: "Viết sao cho giản đơn, dễ hiểu,

thiết thực. Sao cho mỗi đồng bào, mỗi

chiến sĩ đều đọc được, hiểu được, nhớ

được, làm được"(13). Theo Người, viết cho

đơn giản, dễ hiểu nghĩa là đòi hỏi ngôn ngữ

báo chí phải thích ứng với mọi tầng lớp

công chúng, phải ngắn gọn, súc tích, không

viết "tràng giang đại hải", "dây cà ra dây

muống", không làm loãng thông tin, ảnh

hưởng đến hiệu quả tiếp nhận của người

đọc, người nghe. Không viết kiểu "cầu kỳ".

Nhà báo viết khó hiểu có thể do dùng từ

ngữ cao xa, đối tượng đọc không hiểu,

cũng có thể do không gần dân, không nói

đúng suy nghĩ và yêu cầu của dân. Như thế

thì mục đích tuyên truyền không đạt cần

sửa lại.

Yếu tố thiết thực trong báo chí đòi hỏi

ngôn ngữ báo chí phải mang tính thông tin,

thời sự, nhà báo phải tường thuật, miêu tả

cặn kẽ tới từng chi tiết nhỏ của hiện thực

giúp người đọc, người nghe có cảm giác

mình là người trong cuộc, đang trực tiếp

chứng kiến những gì nhà báo nói tới trong

tác phẩm của mình. Cuối cùng để nhớ được

và thực hiện những hành động mà người

viết mong muốn (làm được) thì ngôn ngữ

báo chí cần mang tính biểu cảm với việc sử

24

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

Page 28: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

dụng các từ ngữ, lối nói mới lạ, giàu hình

ảnh, in đậm dấu ấn cá nhân, sinh động hấp

dẫn hoặc gây được ấn tượng đối với độc

giả. Tính biểu cảm là hiện thân của cái hay,

cái hấp dẫn và chính là nhân tố tác động

mạnh mẽ tới tâm hồn của người nghe,

người đọc làm cho họ đạt tới một trạng thái

tâm lý, cảm xúc nhất định, để từ đó có

những hành động mà bài báo muốn hướng

tới. Sự phong phú của những sắc điệu ngôn

ngữ cũng chính là một trong những yếu tố

quan trọng góp phần tạo nên phong cách

báo chí đặc sắc Hồ Chí Minh.

Thứ năm, người làm báo phải có ý thức

trách nhiệm trong việc nâng cao trình độ

chuyên môn nghiệp vụ, tôn trọng, lắng

nghe ý kiến của nhân dân.

Chủ tịch Hồ Chí Minh tự học viết báo

từ lúc còn bôn ba, lao động kiếm sống để

hoạt động cách mạng ở Pari (1917-1923).

Ban đầu, Người viết và gửi đăng những tin

ngắn, rất ngắn. Nếu được báo đăng, bao giờ

Người cũng đem so lại với bản lưu, xem

tòa báo sửa chữa ra sao, vì sao lại chữa.

Dần dần, Người viết dài thêm, thành tin

sâu, thành bài viết ngắn rồi lại viết lại lần

nữa để cũng những sự việc như vậy nhưng

được viết rõ, gọn hơn. Người tổng kết:

“Muốn tiến bộ, muốn viết hay thì phải cố

gắng học hỏi, ra công rèn luyện”(14); "Một

người phải biết học nhiều người. Hơn nữa,

cần phải làm cho món ăn tinh thần được

phong phú, không nên bắt mọi người chỉ

được ăn một món thôi. Cũng như vào vườn

hoa, cần cho mọi người; được thấy nhiều

loại hoa đẹp"(15). Người luôn căn dặn các

nhà báo phải có trách nhiệm đối với người

đọc khi viết bài, phải học cách nói của nhân

dân, phải trau dồi kiến thức, chịu khó học

hỏi, khiêm tốn, tự phê bình và thành khẩn

đón nhận sự phê bình của nhân dân để khi

viết ra, người dân dễ dàng tiếp nhận. Đặc

biệt, kể cả đối với những tác phẩm, bài viết

đã được công chúng đón nhận, người làm

báo vẫn phải tiếp tục lắng nghe quần

chúng. Người nhắc nhở: “Ngành nào cũng

phải làm công tác tuyên truyền, giới thiệu.

Và các chú nhớ ở trang đầu mỗi cuốn sách

đều phải ghi một câu “Hoan nghênh bạn

đọc phê bình”. Từ nay trở đi, trên sách hay

trên báo, các chú nên luôn luôn có câu đó.

Bác biết các chú văn hay chữ tốt, nhưng dù

sao, nhân dân trăm tay nghìn mắt vẫn có

nhiều ý kiến thông minh có thể giúp cho

các chú tiến bộ hơn. Không riêng gì viết

sách báo, mà công tác gì muốn làm tốt đều

phải coi trọng ý kiến của nhân dân”(16).

Đó chính là sự tôn trọng đối với nhân dân

và nâng cao tinh thần trách nhiệm trong

từng câu, từng chữ viết trước nhân dân.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề xuất các

quan điểm sâu sắc và toàn diện về hoạt

động báo chí. Thực hiện lời dạy của Người,

hơn 80 năm qua nền báo chí cách mạng

25

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

Page 29: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

Việt Nam đã góp phần quan trọng trong

công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trong những năm gần đây, báo chí nước ta

tiếp tục phát triển mạnh mẽ và toàn diện,

đóng góp thiết thực vào công cuộc đổi mới

đất nước. Tuy nhiên, trong hoạt động báo

chí cũng còn những yếu kém, khuyết điểm,

biểu hiện ở việc: một số cơ quan báo chỉ

còn coi nhẹ chức năng chính trị, xa rời tôn

chỉ, mục đích; bị ảnh hưởng bởi các yếu tố

thương mại, chạy theo thị hiếu tầm thường.

Một số tờ báo đăng những thông tin sai sự

thật, khai thác và sử dụng thông tin thiếu

chọn lọc trái với quan điểm, đường lối của

Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước,

truyền thống văn hóa của dân tộc... tác

động xấu tới hoạt động sản xuất, kinh

doanh, ảnh hưởng tới lợi ích kinh tế của

quốc gia dân tộc, làm giảm lòng tin của

nhân dân vào sự nghiệp đổi mới, tạo kẽ hở

để các thế lực thù địch lợi dụng bôi nhọ, đả

kích, chống phá, làm xấu hình ảnh đất

nước. Một số báo, tạp chí, đài phát thanh,

truyền hình ở trung ương và địa phương

chậm đổi mới, nội dung và hình thức chưa

đủ hấp dẫn, chưa thuyết phục, chất lượng

và hiệu quả tuyên truyền, giáo dục chưa

cao, chưa làm tốt vai trò định hướng thông

tin và dư luận xã hội.

Vì vậy, việc tìm hiểu sự nghiệp báo chí

của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nắm vững quan

điểm sâu sắc của Người về báo chí là một

yêu cầu cấp thiết giúp người làm báo vững

tâm hơn với nghề, không ngừng học tập,

rèn luyện bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề

nghiệp, nâng cao trình độ, kỹ năng làm báo

để xứng đáng là chiến sĩ xung kích trên mặt

trận tư tưởng - văn hóa của Đảng; thực hiện

tốt trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân;

đóng góp hiệu quả vào công cuộc đổi mới

và phát triển đất nướcr

………………

Ghi chú:

(1), (2), (11), (13) Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 5, Nxb

CTQG, H.2000, tr. 1094; tr.368; tr.625; tr.655.

(3), (7), (14) sđd, tập 10, Nxb CTQG, H.2000,

tr.616; tr.614; tr.615.

(4), (15), (16) sđd, tập 12, Nxb CTQG, H.2000,

tr.568; tr.559; tr.562.

(5) sđd, tập 15, Nxb CTQG, H.2000, tr.543.

(6), (12) sđd, tập 9, Nxb CTQG, H.2000, tr.422;

tr.414.

(8) sđd, tập 7, Nxb CTQG, H.2000, tr.284.

(9) sđd, tập 1, Nxb CTQG, H.2000, tr.404.

(10) V.I.Lênin, toàn tập, tập 6, Nxb Tiến bộ, M.1980,

tr.210.

Nguồn: Tạp chí Tổ chức Nhà nước.-

2014.- Số 6.- Tr. 25 – 28, 32.

26

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

Page 30: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

HỌC TẬP KINH NGHIỆM CỦA HỒ CHÍ MINHTRONG VIỆC VIẾT TIỂU PHẨM BÁO CHÍ

?NGUYỄN THỊ THÚY MAI

Học viện Báo chí và Tuyên truyền

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

27

Xích Điểu, một nhà báo viết tiểu phẩm

báo chí được đông đảo bạn đọc biết đến,

cho rằng: “tiểu phẩm báo chí là thể loại vừa

cho phép phát triển tính chất điển hình của

văn học, vừa mang tính chất chân thật,

khoa học và kịp thời của báo chí, tiểu phẩm

vốn mang một tính chiến đấu cao, có khả

năng vạch bản chất tàn bạo của kẻ thù một

cách trực tiếp sâu cay và châm biếm khiến

cho người đọc vừa căm thù vừa khinh ghét

cười vào mũi chúng”(1)

Với lối viết giàu chất văn trên nền của

sự kiện và thông tin mang tính thời sự của

báo chí, tiểu phẩm đóng góp một phần

không nhỏ trong công cuộc đấu tranh cách

mạng và gìn giữ hòa bình ngày nay. Trong

giai đoạn đấu tranh cách mạng, tiểu phẩm

là một thứ vũ khí hữu hiệu để đấu tranh,

vạch mặt kẻ thù. Ngày nay, xã hội đang

trong thời kỳ đổi mới, tiểu phẩm giữ một

vị trí quan trọng trong việc giáo dục công

chúng, lên án, tẩy rửa những thói hư tật

xấu, vạch trần bộ mặt của những kẻ quan

liêu, tham nhũng để làm lành mạnh hóa xã

hội.

Ở Việt Nam, đã có nhiều cây bút thành

danh và gắn tên tuổi của mình với thể loại

này như Ngô Tất Tố, Tản Đà, Nguyễn

Tuân, Vũ Bằng... trong đó không thể

không nhắc đến Hồ Chí Minh, một bậc

thầy về thể loại tiểu phẩm.

Tiểu phẩm Hồ Chí Minh rất phong phú

và đặc sắc. Nó phản ánh nhiều chiều, nhiều

khía cạnh về bản chất xấu xa, vô nhân đạo

của kẻ thù-những kẻ dưới vỏ bọc là “nước

mẹ” đi “khai hóa văn minh” cho các nước

khác, được thể hiện thông qua mối quan hệ

nhân dân ta và kẻ thù, các quan hệ giữa nội

bộ chúng, giữa chúng với nhân dân lao

động thế giới và phe xã hội chủ nghĩa...

Trong những mối quan hệ đó, tiểu phẩm

Hồ Chí Minh lại đề cập nhiều mặt như kinh

tế, chính trị, quân sự, văn hóa, xã hội... để

từ đó lên án bản chất phản động của kẻ thù,

cổ vũ, động viên nhân dân ta trong công

cuộc đấu tranh giành độc lập tự do cho tổ

quốc. Bên cạnh việc vạch trần bản chất xấu

xa của kẻ thù, Người cũng không quên phê

phán, nhắc nhở những mặt còn yếu kém,

những khuyết điểm còn tồn tại trong nội bộ

Page 31: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

28

cán bộ và nhân dân. Đó là sự thiếu lòng tin

của một số cá nhân đối với công cuộc giải

phóng đất nước, là sự lãng phí trong điều

kiện nước ta còn nghèo nàn. Song trong

các tác phẩm này, cũng là những tiếng cười

châm biếm nhưng sự phê bình của Người

lại nhẹ nhàng, bao dung, mang tính xây

dựng, khuyến khích sửa chữa, khắc phục.

Cái tài của người làm báo là phải biết

nêu và giải quyết những vấn đề thời đại

mình. Nên có thể nói cái tài của Bác cũng

chính là điều đó. Tiểu phẩm của Người hay,

dễ đi vào lòng người, có sức thuyết phục

cao cũng bởi Bác biết nêu những vấn đề

phù hợp với thời đại, phù hợp với trình độ

và nắm trúng nhu cầu tâm lý người đọc.

Bác làm báo để làm tuyên truyền, tuyên

truyền trên mặt trận “không đánh mà

thắng” nên những mảng đề tài Người chọn

luôn mang tính thời sự nóng bỏng, phù hợp

với thời đại. Tiểu phẩm của Người phong

phú và độc đáo về phong cách thể hiện

cũng như nghệ thuật ngôn từ, đã tạo nên

một nét rất riêng biệt trong phong cách tiểu

phẩm Hồ Chí Minh.

Ngày nay xã hội đã có nhiều đổi thay,

song mỗi lần đọc lại tiểu phẩm của Người,

mỗi chúng ta - những người cầm bút chiến

đấu trên mặt trận văn hoá-tư tưởng vẫn

cảm nhận thấm thía những bài học tư

tưởng-nghệ thuật toát ra từ các trang viết

của Người. Quán triệt những bài học từ

việc viết tiểu phẩm của Hồ Chí Minh đối

với các nhà báo hôm nay, thiết nghĩ là một

công việc bổ ích và thiết thực. Với ý nghĩ

đó, bài viết này bước đầu xin khái quát hoá

một số bài học kinh nghiệm rút ra từ việc

viết tiểu phẩm của Bác như sau:

1. Kiên định lập trường tư tưởng và

bản lĩnh chính trị

Bản lĩnh chính trị, lập trường tư tưởng

là một yếu tố quan trọng chi phối toàn bộ

hoạt động nghề nghiệp của nhà báo. Một

nhà báo cần phải có lập trường tư tưởng

vững vàng, ý chí kiên định, bởi nhà báo

chính là chiến sĩ tiên phong trên mặt trận

báo chí. Trong tác phẩm báo chí của mình,

nhà báo bày tỏ quan điểm, thái độ với các

sự kiện xảy ra; đấu tranh với các quan điểm

sai trái và các tư tưởng thù địch; lên án, phê

phán các hiện tượng tiêu cực, thói hư tật

xấu; bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp

của nhân dân. Vì thế Hồ Chí Minh luôn

quan tâm, nhấn mạnh đến nhận thức chính

trị của nhà báo, Bác cho rằng: Chính trị

phải làm chủ, chính trị đúng thì việc khác

mới đúng.

Thực vậy, trong các tiểu phẩm báo chí

của Hồ Chí Minh, Người đọc có thể nhận

ra ngay con người Hồ Chí Minh - một bản

lĩnh chính trị vững vàng trên từng trang

viết. Với mục đích viết để phục vụ nhân

dân, phục vụ chủ nghĩa xã hội, Bác tập

trung vào đề tài chống thực dân, phong

Page 32: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

kiến: “Về nội dung viết, mà các cô các chú

gọi là đề tài thì tất cả những bài Bác viết

chỉ có một đề tài là chống thực dân, đế

quốc, chống phong kiến, địa chủ, tuyên

truyền độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Duyên nợ của Bác đối với báo chí là như

vậy đó”(2).

Xác định rõ hướng đi của người cầm

bút, luôn đứng về lẽ phải, đứng về phía

người dân, bảo vệ công lý, ngòi bút của Hồ

Chí Minh không bao giờ nao núng trước kẻ

thù, ngược lại nó còn trở nên đanh thép, và

sắc bén hơn khi lên án, tố cáo những tội ác

của chúng. Với những dẫn chứng rõ ràng,

logic, kẻ thù không thể chối cãi được, bộ

mặt giả dối, đạo đức giả của thực dân và đế

quốc bị vạch trần, bóc mẽ trước nhân dân

ta và thế giới: Chúng luôn miệng nói trước

thế giới là hòa bình, tự do và chính nghĩa,

chúng thành lập các đội “hòa bình” để giúp

các nước đạt được tự do và tiến bộ nhưng

thực tế thì đó chính là những đội “họa

binh”; chúng đi do thám các nước để tiến

quân xâm lược, rồi can thiệp vào nội bộ các

nước, kích động chiến tranh, chia rẽ dân

tộc và tình hữu nghị giữa các quốc gia. Còn

tự do của chúng là “... tự do tham ô, tự do

hủ hóa, tự do làm đĩ, tự do giết người, cướp

của...” (Tiểu phẩm Tự do kiểu Mỹ). Người

chỉ cho nhân dân biết những hành động

hủy hoại loài người của kẻ thù: “Hôm 30-

1, chúng rót 3 vạn 6 nghìn lít bom dầu

xuống vùng Vu-ôn ở Triều Tiên....” khiến

cho vùng này “giống một vùng sa mạc” rồi

“Ngoài bom đạn, chúng còn dùng thuốc

độc”, chúng tiêm thuốc độc vào tù binh

Trung Quốc để làm thí nghiệm, “khi rút lui

khỏi vùng nào chúng tiêm bệnh đậu mùa

vào nhân dân vùng ấy”, “máy bay Mỹ từ

Tây Đức sang rải côn trùng sâu bọ xuống

đồng ruộng Tiệp Khắc”, .... (Tiểu phẩm

Quỷ sứ Mỹ)

Ngay cả tổng thống Mỹ cũng bị Người

trực tiếp vạch trần, bóc mẽ, thông qua một

loạt tiểu phẩm dưới dạng viết thư gửi đích

thân cho chính tổng thống hay phó tổng

thống: Gửi Mr. Nixon, phó Tổng thống Mỹ;

Thư gửi tổng thống; Thư không dán; Thư

không dán gửi Tổng thống Mỹ; Thư gửi

ông Ke-nơ-đi, Tổng thống mới của Mỹ...

Tổng thống Mỹ nói: “Mỹ là nước dân chủ

tự do, và không hề can thiệp vào nội bộ

chính trị nước khác...” nhưng “mỗi năm

Mỹ chỉ tiêu hàng trăm triệu đô la để thả

bom đặc vụ vào các nước ngoài, giúp hơn

hai nghìn triệu đô la vũ trang cho các nước

thân Mỹ để chuẩn bị chiến tranh. Mỹ đặt

250 căn cứ quân sự ở các nước. Đó không

phải can thiệp là gì?”.

Bản lĩnh chính trị vững vàng của nhà

báo cách mạng Hồ Chí Minh rõ ràng ở chỗ:

ngòi bút ấy rất công tâm khi phân biệt đối

tượng kẻ thù. Kẻ thù ở đây là chính quyền

thực dân và đế quốc, còn những người dân

29

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

Page 33: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

vô tội trên đất nước bản địa thì Người luôn

đồng cảm, bảo vệ và đứng về phía họ. Bên

cạnh việc lên án, tố cáo tội ác của kẻ thù,

Người đồng cảm sâu sắc với những người

dân trên chính đất kẻ thù, những người phải

ăn đói, mặc rét, sống lay lắt trên đường phố

hay trong những khu nhà ổ chuột. Đối với

nội bộ nhân dân, Người tích cực phê bình

những thói xấu nhưng sự phê bình của Người

lại nhẹ nhàng, bao dung, mang tính xây dựng,

khuyến khích sửa chữa, khắc phục.

Có thể nói, đọc tiểu phẩm của Người,

ta nhận thấy Hồ Chí Minh không những

luôn vững vàng trước những bom đạn, đòn

roi của kẻ thù mà còn sẵn sàng xông pha,

chiến đấu, chĩa ngòi bút vào phía quân thù

để lên án, vạch trần những xấu xa của

chúng. Đó là tinh thần “thép” xuyên suốt

trong các tiểu phẩm của Người. Tiểu phẩm

của Người tiếp thêm nhiệt huyết, tiếp thêm

sức chiến đấu cho những ngòi bút hôm nay

trước thời cuộc đổi mới của đất nước. Sự

đổi mới ấy đòi hỏi bản lĩnh chính trị của

nhà báo là phải luôn đặt lợi ích của giai

cấp, của dân tộc lên hàng đầu, tuy nhiên

cần phải thể hiện chúng một cách linh hoạt,

mềm dẻo. Báo chí phải là công cụ tư tưởng,

công cụ thông tin góp phần củng cố hệ

thống chính trị, nâng cao vị thế dân tộc trên

trường quốc tế, phát hiện, đấu tranh với cái

xấu, cái ác, những hiện tượng tham ô, lãng

phí, tiêu cực; biểu dương, cổ vũ, động viên

những điển hình tiên tiến, cái tốt, cái đẹp

trong đời sống xã hội, đề đạt những tâm tư,

nguyện vọng của nhân dân với Đảng; đồng

thời, báo chí là diễn đàn, tập hợp ý kiến của

mọi tầng lớp nhân dân. Muốn vậy nhà báo

cần phải học tập trau dồi để có bản lĩnh

chính trị vững vàng, một ngòi bút tinh

thông trong mọi tình huống, diễn biến của

thời đại.

2. Cách viết đại chúng, dễ hiểu

Một đặc trưng nổi bật trong phong cách

báo chí của Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là

sự phù hợp với trình độ nhận thức và cách

suy nghĩ của từng đối tượng người đọc,

người nghe. Nhờ đó, bài nói, bài viết của

Người luôn đạt được sự thấm thía và có sức

thuyết phục mạnh mẽ.

Trong cuộc đời hoạt động của mình,

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi báo chí là

công cụ đắc lực không thể thiếu để tuyên

truyền, giác ngộ ý thức cách mạng, củng cố

và nâng cao nhận thức xã hội trong cán bộ,

đảng viên và quần chúng nhân dân. Đối với

Chủ tịch Hồ Chí Minh, nói và viết không

phải đơn thuần chỉ là một hành động thông

tin mà chủ yếu là một quá trình tác động

lên người nghe, người đọc, nhằm thuyết

phục họ, cảm hóa họ, làm họ thay đổi nhận

thức, thay đổi quan niệm, tình cảm thẩm

mỹ và hành vi, hướng họ vào các hoạt động

thực tiễn phù hợp xu hướng tiến bộ của xã

hội, của thời đại. Như vậy, mục đích nói và

30

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

Page 34: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

viết trong quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí

Minh không dừng lại ở chỗ làm cho người

nghe, người đọc hiểu về điều được nói,

được viết, mà cái cốt yếu là tác động lên

người nghe, người đọc, làm họ thay đổi

nhận thức, ý nghĩ, tình cảm, trên cơ sở đó,

làm thay đổi hành vi của họ, hướng họ vào

hành động theo nhận thức mới. Vì vậy,

Người luôn tìm cách nói, cách viết sao cho

đơn giản, dễ hiểu nhất.

Để quần chúng nắm bắt được, hiểu

được, Bác Hồ rất hay vận dụng ngôn ngữ

và cách nói của quần chúng. Theo Bác,

muốn tuyên truyền quần chúng, phải học

cách nói của quần chúng, mới lọt tai quần

chúng. Nên những lời ăn tiếng nói, thành

ngữ, tục ngữ ca dao… được Người ưa dùng

trong các bài nói, bài viết đặc biệt trong các

tiểu phẩm của mình.

Đọc tiểu phẩm Hồ Chí Minh, người đọc

cảm giác như đã gặp đâu đó những lời ăn

tiếng nói của chính mình trong cuộc sống

đời thường. Những thành ngữ, tục ngữ, ca

dao, hay những thói quen lẩy Kiều... của

quần chúng thường ngày được Người sử

dụng rất linh hoạt trong tiểu phẩm, khiến

chúng vừa gần gũi, dễ hiểu lại tạo được

những giá trị thẩm mỹ riêng, có sức lay

động trực tiếp và mạnh mẽ đến người đọc.

Ví dụ các từ như: cút, nặn, láo, tát, vố, nòi,

tợn, lừa, uỵch, to, vu, mồm, cừ, bịp, tỏng,

cóc (sợ), rặt, bợm, xỏ lá, cũ rích, rùm beng,

lu bù, hục hặc, cắn cấu, hôi thối, lừa bịp,

rêu rao, bà con… ; các cụm từ như: khua

mồm, luôn mồm, la hét om sòm, thốt ra, láo

toét, chối đây đẩy, thét vào mặt, luôn mồm

chửi rủa, cuốn gói chuồn, chết nhăn răng,

nhăn răng cười, trò hề trơ trẽn, chuyện gì

hay hay, bà con nghe đây… Bác viết: “Thế

là Tátxinhi bị bạn nó tát vào mồm” (tiểu

phẩm Tátxinhi bị tát ), hay tiểu phẩm Đại

bợm Giôn xơn miệng nói hòa bình tay vung

binh hỏa: “Tổng Giôn nói: “Mỹ không

muốn gì hơn là trở lại Hiệp định Giơnevơ

năm 1954”. Y ba hoa vậy thôi. Thực tế thì

Mỹ đã trắng trợn phá hoại hiệp định đó...

Thật là một trò xỏ lá bỉ ổi”. Các từ “nó”,

“tát”, “mồm” “ba hoa”, “trắng trợn”, “xỏ

lá”, “bỉ ổi” là những từ xuất hiện trong lời

ăn tiếng nói hàng ngày của quần chúng,

những từ ngữ này được Hồ Chí Minh sử

dụng rất nhiều trong các tiểu phẩm đúng

lúc, đúng chỗ, đúng đối tượng có tác dụng

nêu rõ bản chất sự việc, có tác động trực

tiếp và mạnh mẽ đến người đọc.

Trong nhiều trường hợp, Người mạnh

dạn dùng những từ địa phương, từ thông

tục. Trong tiểu phẩm của Người, các từ

rảnh (nhàn rỗi), rặt (toàn là), đập (đánh),

choa (chúng tôi), trụt (tụt), mồm (miệng),

mi (mày), bầy tui (chúng tôi), đít, liếm…

xuất hiện hết sức tự nhiên, có vị trí và sức

sống mới trong câu văn:

“Dân Nghệ nhà choa

31

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

Page 35: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

Mỗi năm ăn quà

Hết chín ngàn bảy (9.750) tấn gang”

(Tiểu phẩm Làm thế nào cho lạc thêm

vui)

Ngoài việc sử dụng khẩu ngữ, trong các

tiểu phẩm Người còn sử dụng rộng rãi các

thành ngữ, tục ngữ phù hợp với nội dung

và hoàn cảnh nói năng. Có đến hàng trăm

thành ngữ, tục ngữ được sử dụng một cách

sinh động và sáng tạo. Có trường hợp

Người dùng nguyên vẹn các thành ngữ, tục

ngữ như: giả câm giả điếc, giấu đầu hở

đuôi, vỏ quýt dày có móng tay nhọn, lửa

thử vàng gian nan thử sức, treo đầu dê bán

thịt chó, nói thật mất lòng, nói toạc móng

heo, vơ đũa cả nắm, chớ để nước đến chân

mới nhảy, cõng rắn cắn gà nhà, rước voi

dày mả tổ, mồm loa mép giải… Tuy giữ

nguyên cách diễn đạt của dân gian nhưng

Hồ Chí Minh dùng chính xác cho từng đối

tượng, vấn đề, tạo được những ngữ cảnh

phù hợp có hàm ý sâu xa làm cho các thành

ngữ, tục ngữ có sự cộng hưởng về ngữ

nghĩa. Chẳng hạn, để làm nổi bật bản chất

ngoan cố của đế quốc Mỹ, Người viết: “Đế

quốc Mỹ lại bị mấy cái tát nữa. Trong mười

năm nay chúng bị nhiều vố đau. Nhưng

chết mà nết không chừa, chúng không chịu

rút kinh nghiệm” (tiểu phẩm Đốp!Đốp!).

Cũng có nhiều trường hợp Người cải biến

hình thức diễn đạt dân gian hết sức độc

đáo, thể hiện một sự sáng tạo mà chỉ có

Người mới làm được. Trong cách dùng của

Người, một số thành ngữ, tục ngữ được

thay thế một vài yếu tố nào đó trong cấu

trúc. Chẳng hạn, thành ngữ “nhát như cáy”

là sự sợ sệt quá mức, rất nhát. Sử dụng lối

nói so sánh dân gian nhưng Người thay yếu

tố “nhát” bằng cụm từ “to gan” trong tiểu

phẩm Đế quốc Mỹ rúc xuống hầm: “Các

ngài quân nhân Mỹ “to” gan như cáy,

chưa tối đã rúc xuống hầm”. Với việc chỉ

thay thế một yếu tố của thành ngữ, qua

cách xử lí của Người, nghĩa gốc của thành

ngữ không những vẫn giữ nguyên mà còn

được chồng lên một tầng nghĩa mới, gia

tăng sắc thái biểu cảm, có thêm hàm ý

châm biếm, mỉa mai.

Ngoài ra hình thức lẩy Kiểu trong các

tiểu phẩm của Người cũng rất linh hoạt độc

đáo. Nếu như trong cuộc sống hàng ngày,

quần chúng lẩy Kiều là để bộc lộ lòng

mình, để trao đổi với nhau bằng một hình

thức diễn đạt quen thuộc thì Hồ Chí Minh

lẩy Kiều trong tiểu phẩm báo chí là học tập

cách nói của quần chúng. Người tìm trong

những câu lục bát Truyện Kiều một cách

nói, một hình thức diễn đạt quen thuộc như

cách nói, cách diễn đạt của quần chúng làm

cho quần chúng dễ hiểu, nhớ lâu và quyết

tâm làm theo lời kêu gọi của mình. Dựa

vào câu Kiều: Có tài mà cậy chi tài, Hồ Chí

Minh đã chỉ ra tình thế của kẻ mạnh một

cách hài hước:

32

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

Page 36: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

Có tiền mà cậy chi tiền

Có tiền như Mỹ cũng phiền lắm thay

(Tiểu phẩm Không chắc “có tiền mua

tiên cũng được”).

Như vậy, hiểu được thị hiếu của người

đọc, Hồ Chí Minh luôn tìm tòi vận dụng

những hình thức diễn đạt của quần chúng

vào trong các tiểu phẩm của mình khiến

cho tiểu phẩm của Người luôn mang lại sức

sống mãnh liệt đối với người đọc. Vì vậy,

các nhà báo ngày nay, khi viết tiểu phẩm

cần am hiểu tiếng nói dân tộc, trau dồi

ngôn ngữ quần chúng để có thể viết được

những tác phẩm hay phục vụ cho công

cuộc đổi mới và xây dựng xã hội.

3. Xử lý thông tin nhanh nhạy, chính xácQuá trình hình thành các bài báo là quá

trình xử lý thông tin và công bố thông tin.

Nhưng muốn xử lý thông tin chính xác,

đúng đắn, trước hết lại phải có nguồn thông

tin qua quá trình thu thập thông tin của một

nhà báo. Nhiều nhà báo có uy tín trong

nước và thế giới đều cho rằng, một nhà báo

giỏi bao giờ cũng rất giỏi thu thập thông

tin, thậm chí cho rằng cả cuộc đời làm báo

là cuộc đời thu thập thông tin. Ít nguồn

thông tin và bản lĩnh chưa vững của nhà

báo thường được coi là một trong những

nguyên nhân quan trọng nhất làm cho bài

báo kém chất lượng, thậm chí sai lạc. Cho

nên quá trình thu thập và xử lý thông tin

mang tính quyết định đối với một bài báo.

Hồ Chí Minh luôn coi trọng đến việc xử lý

thông tin sao cho phải chính xác, khách

quan khi công bố tác phẩm. Người căn dặn:

“Chưa điều tra, chưa nghiên cứu, chưa biết

rõ, chớ nói, chớ viết”. “Biết” theo từ điển

tiếng Việt, là “nhận rõ thực chất”, tức là

phải hiểu đến bản chất sự việc mới nói và

viết, nghĩa là thông tin tuy luôn luôn cần

nhanh, kịp thời nhưng phải được tìm hiểu,

phân tích sâu sắc trước khi công bố; không

thể làm việc vội vàng, hời hợt hoặc vì một

động cơ không chính đáng nào khác. Muốn

xử lý thông tin cho chính xác và đúng đắn

thì cùng với động cơ trong sáng, bản lĩnh

vững vàng còn cần có nhiều nguồn thông

tin nhiều chiều qua hoạt động thu thập

thông tin. Nhà báo Hồ Chí Minh cũng đưa

ra những lời khuyên về hoạt động thu thập

thông tin mà Người gọi là “Tìm tài liệu” để

nói và viết. Người nêu lên năm hoạt động:

Nghe, Hỏi, Thấy, Xem, Ghi. Năm phương

pháp đó là hoạt động thường xuyên của nhà

báo cũng như hoạt động chuẩn bị cho một

bài báo cụ thể, bao gồm thu thập thông tin

trực tiếp (qua thấy) và gián tiếp (qua nghe,

hỏi, xem). Nguồn thông tin cũng phải được

lấy và kiểm chứng nhiều chiều.

Luôn chú trọng tới việc xử lý thông tin

nên những bài báo của Người bao giờ cũng

khách quan, chính xác và trung thực. Đọc

các tiểu phẩm của Người chúng ta thấy rõ

ràng, quá trình thu thập và xử lý thông tin

của Người không những nhanh nhạy mà

còn chính xác và khách quan. Bất cứ vấn

33

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

Page 37: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

đề, sự kiện nào đưa ra, Người đều “nói có

sách, mách có chứng” bằng những dẫn

chứng, những con số cụ thể, ngắn gọn, dẫn

chứng có trọng tâm, dễ hiểu... tạo được sự

liên tưởng trực tiếp cho người đọc. Điều

đặc biệt là, do mục đích căn bản của tiểu

phẩm Hồ Chí Minh là tố cáo, vạch trần kẻ

thù, nên Người luôn sử dụng chính những

lời nói của chúng để vạch trần chính bản

thân kẻ thù, bằng cách khai thác thông tin

trực tiếp từ báo chí của kẻ thù, từ đó tạo độ

tin cậy và tính khách quan hơn khi thông

tin. Đây cũng là cách thể hiện rất ấn tượng

phong cách báo chí Hồ Chí Minh. “… Tạp

chí Mỹ Người báo cáo viết: Công việc số

1 của Cục thanh tra Mỹ là khủng bố những

người tiến bộ. Còn việc chống tội phạm thì

họ chỉ nhằm vào bọn tôm tép, những công

ty tội phạm thì tha hồ hoành hành. Những

công ty này là thứ xí nghiệp phát triển nhất

và nhiều lãi nhất ở Mỹ…”

Còn tiểu phẩm Tự do và hòa bình kiểu

Mỹ, Bác viết: Chính phủ Mỹ luôn mồm nói

“tự do và hòa bình” nhưng sự thật thì thế

nào? Vài ví dụ: Nhân viên chính quyền, ai

mà tỏ ý tán thành hòa bình, thì liền bị cách

chức; có khi bị bỏ tù. Hơn 100 vị giáo sư

các trường đại học và nhiều văn nghệ sỹ

nổi tiếng vì tán thành hòa bình mà bị bỏ tù.

Có thể nói quá trình thu thập và xử lý

thông tin là khâu quan trọng, quyết định

đối với chất lượng bài báo. Ở tiểu phẩm Hồ

Chí Minh chúng ta dễ dàng nhận thấy kỹ

năng xử lý thông tin cuả một nhà báo dày

dạn và nhiều kinh nghiệm. Với nguồn tư

liệu phong phú và vốn tri thức dồi dào

nhưng cao hơn cả là kỹ năng bố trí, sắp

xếp, lựa chọn, kiểm chứng và cách đưa tin

tài tình, những tiểu phẩm của Người luôn

rõ ràng, dễ hiểu, có tính chính xác, trung

thực và độ tin cậy cao.

Tóm lại, những gì tiểu phẩm của Hồ Chí

Minh mang lại là những điều mà các nhà

làm báo luôn phải không ngừng học hỏi và

nghiên cứu nhằm không ngừng nâng cao

hiệu quả phản ánh và tác động của thể loại

báo chí đặc biệt nàyr……………

1,2. Theo Tạ Ngọc Tấn, Hồ Chí Minh về vấn đề báo

chí, Nxb CTQG, H.1995, tr.176.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Anh (2008), Những kỹ năng về sử dụng

ngôn ngữ trong truyền thông đại chúng, Nxb Đại học

Quốc gia, Hà Nội

2. Hà Minh Đức (2000), Sự nghiệp báo chí và văn

học của Hồ Chí Minh, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

3. Vũ Thị Ngọc Mai (2003), Ngôn ngữ tiểu phẩm

trên báo tuổi trẻ, Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Báo

chí học, Phân viện Báo chí và Tuyên truyển, Hà Nội.

4. Đỗ Chí Nghĩa (2002), Tư tưởng Hồ Chí Minh về

nhà báo và phương pháp sáng tạo báo chí, Luận văn

thạc sỹ KHXHNV, chuyên ngành báo chí, Hà Nội.

5. Tạ Ngọc Tấn (2009), Tiểu phẩm báo chí Hồ Chí

Minh, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

6. Tạ Ngọc Tấn (1995), Hồ Chí Minh về vần đề báo

chí, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Phân

viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội.

Nguồn: Tạp chí Lý luận chính trị &Truyền thông.- 2012.- Số tháng 4.-Tr.44-48.

34

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

Page 38: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

VỀ BÁO CHÍ CÁCH MẠNG TRONG

PHÁT TRIỂN BÁO CHÍ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

?NGUYỄN HUY NGỌC

Ban Tuyên giáo Trung ương

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

35

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người sáng

lập nền báo chí cách mạng Việt

Nam, đồng thời là một nhà báo

xuất sắc, người đã chăm lo gây dựng, dìu

dắt và rèn luyện đội ngũ những người làm

báo nước ta. Người đã để lại cho chúng ta

một di sản báo chí vô cùng quý báu với một

hệ thống tư tưởng và quan điểm chỉ đạo sâu

sắc về lý luận và nghiệp vụ báo chí cách

mạng cùng hàng nghìn tác phẩm báo chí

mẫu mực.

Cuộc đời hoạt động cách mạng của

Người không tách rời hoạt động báo chí.

Người làm báo là để làm cách mạng và đã

trở thành một nhà báo. Các tác phẩm báo

chí của Người có nội dung vô cùng sâu sắc

và hết sức mẫu mực về hình thức thể hiện,

tạo nên một phong cách độc đáo - phong

cách báo chí Hồ Chí Minh. Theo Người,

báo chí chúng ta chỉ có một đề tài xuyên

suốt là: "Chống thực dân đế quốc, chống

phong kiến địa chủ, tuyên truyền độc lập

dân tộc và chủ nghĩa xã hội"(1). Để thực

hiện được nội dung đó, báo chí cách mạng

phải có tính chiến đấu với tính cách là biểu

hiện cao nhất của tính đảng, là bản chất, là

tiêu chí cao nhất của báo chí cách mạng.

Điều đó trước hết thể hiện ở đường lối

chính trị của tờ báo. Báo chí thực chất là

hoạt động chính trị, thông tin trên báo chí

quan trọng nhất là thông tin chính trị. Theo

Người, báo chí là công cụ đấu tranh giai

cấp là vũ khí đấu tranh cách mạng.

Trong điều kiện cụ thể cách mạng nước

ta những năm đấu tranh giải phóng dân tộc,

thống nhất đất nước, Hồ Chí Minh chỉ rõ:

Báo chí của ta cần phải phục vụ nhân dân

lao động, phục vụ chủ nghĩa xã hội, phục

vụ cho đấu tranh thực hiện thống nhất nước

nhà, cho hòa bình thế giới. Người khẳng

định: “Đối với những người viết báo chúng

ta, cái bút là vũ khí sắc bén, bài báo là tờ

hịch cách mạng để động viên quần chúng

đoàn kết đấu tranh, chống chủ nghĩa thực

dân cũ và mới, chống chủ nghĩa đế quốc

đứng đầu là đế quốc Mỹ, vì độc lập dân tộc,

tiến bộ xã hội và hòa bình thế giới”(2). Do

đó, báo chí của ta phải có đường lối chính

Page 39: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

36

trị đúng, vì có đường lối chính trị đúng thì

các nội dung và hình thức thể hiện của báo

chí mới đúng được. Trên cơ sở đường lối

chính trị đúng, báo chí phải đi tiên phong

trong đấu tranh không khoan nhượng với

những gì đi ngược lại quy luật của lịch sử,

vạch trần tính chất phản động, giả dối, bịp

bợm của kẻ thù của dân tộc. Tính chiến đấu

không chỉ nhằm tiến công vào kẻ thù của

cách mạng, mà còn biểu dương những tấm

gương tiêu biểu trong chiến đấu và lao

động để cổ vũ mọi người hăng hái tham gia

cách mạng. Tính tư tưởng cách mạng của

báo chí quyết định chất lượng, tác dụng của

báo chí. Để bảo đảm tính tư tưởng, tính

đảng của báo chí thì trong đó phải thể hiện

được tính chiến đấu, tính giáo dục và tính

quần chúng của báo chí.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần nhắc

nhở những người làm báo: "Mỗi khi viết

một bài báo, thì tự đặt câu hỏi:

Viết cho ai xem?

Viết để làm gì?"(3).

Những câu hỏi Người đặt ra chính là đòi

hỏi báo chí phải xác định rõ đối tượng tiếp

nhận thông tin. Việc xác định đó nhằm hình

thành phương pháp sáng tạo phù hợp cho

nhà báo. Người chỉ rõ: "Đối tượng của tờ

báo là đại đa số dân chúng"(4). Vì vậy,

cách viết bài báo phải đơn giản, dễ hiểu,

ngôn ngữ phải trong sáng, tránh dùng từ

nước ngoài… Việc xác định đúng đối

tượng phục vụ của báo chí cũng có nghĩa

là nhà báo phải biết chọn lựa những nội

dung gì nên viết, cái gì không nên viết. Viết

phục vụ nhân dân thì nhất định phải chọn

cái gì có lợi cho dân và phục vụ cách mạng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Cán bộ

báo chí cũng là chiến sỹ cách mạng. Cây

bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ”(5).

Để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của mình,

cán bộ báo chí cần phải tu dưỡng đạo đức

cách mạng, cố gắng trau dồi tư tưởng,

nghiệp vụ và văn hóa; chú trọng học tập

chính trị để nắm vững chủ trương, chính

sách của Đảng, Chính phủ, đi sâu vào thực

tế, đi sâu vào quần chúng lao động. Ở đây,

Người muốn nhấn mạnh đến tính giai cấp,

tính định hướng chi phối bởi ý thức hệ của

các phương tiện thông tin đại chúng. Bất

cứ một phương tiện thông tin đại chúng

nào khi xây dựng một chương trình, xuất

bản một tác phẩm, thể hiện một đề tài đáp

ứng nhu cầu của độc giả… đều chịu sự chi

phối của định hướng chính trị. Chủ tịch Hồ

Chí Minh cũng nhận định: Báo chí của ta

đã có một địa vị quan trọng trong dư luận

thế giới. Địch rất chú ý, bạn rất quan tâm

đến báo chí ta. Cho nên làm báo phải hết

sức cẩn thận về hình thức, về nội dung và

cách viết. Đến nay nhận định này của Chủ

tịch Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị,

mặc dù hiện nay các phương tiện thông tin

đại chúng đã được phát triển mạnh mẽ về

cả loại hình lẫn số lượng xuất bản. Tư

tưởng này được các đại hội Đảng trước đây

Page 40: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

đề cập và đặc biệt là Nghị quyết Trung

ương 5 khóa VIII: “Xây dựng và từng bước

thực hiện chiến lược truyền thông quốc gia

phù hợp đặc điểm nước ta và xu thế phát

triển thông tin đại chúng của thế giới. Đẩy

mạnh thông tin đối ngoại. Tận dụng thành

tựu của mạng internet để giới thiệu công

cuộc đổi mới và văn hóa Việt Nam với thế

giới, đồng thời có biện pháp hiệu quả ngăn

chặn, hạn chế tác dụng tiêu cực qua mạng

internet cũng như qua các phương tiện

thông tin khác”.

Thực hiện lời dạy của Người, dưới sự

lãnh đạo của Đảng, báo chí đã tích cực

tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, tư

tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối

của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà

nước đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp

nhân dân, đồng thời phản ánh kịp thời tâm

tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân

với Đảng, Nhà nước; góp phần tổng kết

thực tiễn, nghiên cứu lý luận, cổ vũ, động

viên phong trào thi đua yêu nước, phát

hiện, biểu dương các nhân tố mới, điển

hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt;

tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh chống

tham nhũng, lãng phí, chống "diễn biến hòa

bình", góp phần giữ vững ổn định chính trị,

phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, nâng cao

lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà

nước. Báo chí cũng đã góp phần tích cực

làm cho cộng đồng người Việt Nam ở nước

ngoài và nhân dân thế giới ngày càng hiểu

rõ hơn đường lối, chính sách đúng đắn của

Đảng, Nhà nước, thành tựu đổi mới của

nước ta. Báo chí cách mạng nước ta cũng

đã thể hiện là công cụ sắc bén của Đảng và

Nhà nước trong công tác tuyên truyền, giáo

dục, cổ vũ, động viên toàn Đảng, toàn

quân, toàn dân đoàn kết, vượt qua mọi khó

khăn, thử thách, đưa sự nghiệp cách mạng

nước ta không ngừng tiến lên và giành

được những thành tựu to lớn. Nhiều nhà

báo đã không quản gian nguy đến những

nơi đầu sóng, ngọn gió để phản ánh cuộc

chiến đấu anh dũng và sáng tạo của chiến

sĩ, đồng bào. Hàng nghìn nhà báo đã ngã

xuống nơi chiến trường hay trong ngục tù

của thực dân, đế quốc, hiến dâng cả cuộc

đời mình cho sự nghiệp cách mạng của dân

tộc. Trong suốt các chặng đường lịch sử,

báo chí cách mạng Việt Nam đã trở thành

một bộ phận cấu thành của mọi biến cố,

mọi sự kiện trong tiến trình vận động của

cách mạng.

Lớp lớp đội ngũ nhà báo Việt Nam luôn

trung thành với lý tưởng của Đảng, kiên

định vững vàng trong những biến động của

lịch sử; có những đóng góp xứng đáng vào

sự nghiệp giành độc lập dân tộc, đấu tranh

thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ

Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Không

ngừng ra sức phấn đấu rèn luyện “trí sáng,

tâm trong, bút sắc”, thực hiện sứ mệnh cao

quý của người cầm bút, sáng tạo nhiều tác

phẩm báo chí có chất lượng cao hơn. Báo

37

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

Page 41: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

chí đã có những đóng góp vào việc giáo

dục lòng yêu nước, niềm tự hào, ý chí tụ

cường dân tộc, truyền bá văn hoá, nâng cao

dân trí, nâng cao nhận thức chính trị và

trách nhiệm xã hội, củng cố niềm tin của

nhân dân vào Đảng, vào chế độ.

Trong những năm qua, dưới ánh sáng

của đường lối đổi mới của Đảng, nền báo

chí cách mạng Việt Nam đã có sự phát triển

mạnh mẽ và toàn diện. Báo chí nước ta đã

phát triển nhanh về số lượng ấn phẩm, các

loại hình báo chí (báo viết, báo nói, báo

hình, báo điện tử), về đội ngũ phóng viên,

biên tập viên; về cơ sở vật chất, tiềm lực tài

chính và từng bước nâng cao về chất lượng.

Tính đến nay, cả nước có hơn 700 tờ báo

và tạp chí với hơn 850 ấn phẩm; 1 hãng

thông tấn Nhà nước; 67 đài phát thanh -

truyền hình Trung ương và các tỉnh, thành

phố; trên 600 đài phát thanh cấp huyện và

hàng nghìn đài truyền thanh cấp phường,

xã, thị trấn...; 45 báo mạng điện tử (được

cấp phép), gần 100 tờ báo in đưa lên mạng

internet bằng các thứ tiếng, và hàng nghìn

trang điện tử, với hơn 17 nghìn người làm

báo chuyên nghiệp được cấp thẻ nhà báo.

Nội dung thông tin của các báo có nhiều

đổi mới, hấp dẫn, sinh động, phong phú,

kịp thời hơn. Bức tranh hiện thực khách

quan, chân thật của đất nước và thế giới

được báo chí phản ánh khá đầy đủ và toàn

diện. Nhờ vậy mà người dân Việt Nam có

hiểu biết nhiều hơn về tình hình thế giới để

tiếp tục giao lưu, hội nhập; bạn bè quốc tế

cũng hiểu nhiều và đúng hơn đất nước và

con người Việt Nam để thúc đẩy hợp tác,

đầu tư.

Việt Nam là một trong những thị trường

có số lượng công chúng báo chí lớn, hấp

dẫn và nhiều tiềm năng. Đây là điều kiện

tốt cho báo chí truyền thông phát triển,

đồng thời cũng khó khăn, phức tạp và

thách thức lớn đối với báo chí, truyền

thông. Công chúng hiện nay có trình độ,

bản lĩnh, chính kiến, đòi hỏi cao về chất

lượng thông tin từ các báo. Đồng thời, họ

còn tích cực tham gia trao đổi, thảo luận,

phản biện những vấn đề của đất nước và

báo chí, tạo không khí dân chủ, công khai,

minh bạch trong thông tin hai chiều, góp

phần thúc đẩy xã hội phát triển.

Có thể nói, những năm qua, báo chí,

truyền thông Việt Nam đã có bước phát

triển mới và đang tiếp tục phát triển mạnh

mẽ, sôi động, đáp ứng ngày càng tốt hơn

nhu cầu thông tin, giải trí…của người dân

trong nước và giới thiệu Việt Nam với cộng

đồng quốc tế.

Tuy nhiên, hoạt động báo chí của ta

cũng còn những yếu kém, khuyết điểm.

Một số cơ quan báo chí có biểu hiện coi

nhẹ chức năng chính trị, tư tưởng, xa rời

tôn chỉ, mục đích; thiếu nhạy bén chính trị,

bị ảnh hưởng của khuynh hướng "thương

mại hóa", chạy theo thị hiếu tầm thường,

nặng thông tin về những hiện tượng tiêu

38

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

Page 42: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

39

cực, yếu kém, mặt trái của xã hội, thổi

phồng, khoét sâu vào các thiếu sót, khuyết

điểm, làm "nóng" lên một số vấn đề chính

trị, kinh tế, xã hội của đất nước, của các

ngành, địa phương một cách thiếu ý thức;

ít chú ý việc phát hiện, cổ vũ, biểu dương

những tấm gương người tốt, việc tốt,

những nhân tố mới, điển hình tiên tiến

trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo

vệ Tổ quốc. Một số tờ báo đăng những

thông tin sai sự thật, suy diễn chủ quan, khi

biết sai không cải chính hoặc cải chính

không nghiêm túc; khai thác và sử dụng

thông tin thiếu chọn lọc, trái với quan

điểm, đường lối của Đảng, chính sách,

pháp luật của Nhà nước, truyền thống văn

hóa của dân tộc...

Những yếu kém, khuyết điểm này tuy

chỉ xuất hiện ở một số báo, nhưng đã gây

tác động xấu cho sản xuất, kinh doanh của

doanh nghiệp, lợi ích kinh tế của đất nước,

gây lo lắng, làm giảm lòng tin của nhân dân

vào sự nghiệp đổi mới; để các thế lực thù

địch lợi dụng bôi nhọ, đả kích, chống phá

Đảng ta, chế độ ta; làm xấu đi hình ảnh đất

nước ta trong con mắt bạn bè quốc tế.

Những yếu kém này nếu không được khắc

phục kịp thời sẽ là những nguy cơ tiềm ẩn

gây mất ổn định chính trị - xã hội của đất

nước. Trong khi đó, một số tờ báo, tạp chí,

đài phát thanh, truyền hình ở trung ương và

địa phương chậm đổi mới, nội dung và

hình thức chưa đủ hấp dẫn, chưa thuyết

phục, do đó, chất lượng và hiệu quả tuyên

truyền, giáo dục chưa cao, chưa làm tốt vai

trò là lực lượng chủ lực, định hướng thông

tin và dư luận xã hội.

Vấn đề đặt ra cho đội ngũ các nhà báo

là sự ý thức tự giác về vai trò trách nhiệm

của mình trên cơ sở nhận thức rõ ràng về

bản chất chế độ, bản chất nền báo chí cách

mạng. Chỉ có một niềm tin vững chắc mới

giúp các nhà báo ra sức phụng sự Tổ quốc,

phục vụ nhân dân.

Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về báo

chí cũng chính là quán triệt ý thức trách

nhiệm chính trị xã hội của báo chí. Làm

báo thực chất là làm chính trị. Ý thức nghề

nghiệp của người làm báo trước hết là ý

thức chính trị. Đó là ý thức về một lập

trường chính trị cách mạng, là thái độ bảo

vệ chế độ, bảo vệ dân tộc, bảo vệ Tổ quốc,

kiên quyết chống lại sự phá hoại của kẻ

thù. Đó là các cơ sở gốc rễ để mỗi nhà báo

tự vượt lên trên những tính toán vụ lợi,

cống hiến toàn tâm, toàn lực cho sự nghiệp

cách mạng. Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh

về báo chí cách mạng, mỗi nhà báo cần

nắm vững, thấm nhuần tư tưởng báo chí

cách mạng của Người, vận dụng sáng tạo

vào hoạt động tác nghiệp của mình. Trong

điều kiện hiện nay, để xứng đáng là chiến

sỹ xung kích trên mặt trận tư tưởng - văn

hóa của Đảng, thực hiện tốt trách nhiệm xã

hội và nghĩa vụ công dân, những người làm

báo phải xây dựng lập trường chính trị

Page 43: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

DI SẢN BÁO CHÍ CÁCH MẠNG CỦA BÁC HỒ...(Tiếp theo trang 50)

ảnh hưởng tiêu cực đến hòa bình, ổn

định và phồn vinh trong khu vực và thế

giới; vi phạm Thỏa thuận những nguyên tắc

cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển

giữa nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt

Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Trung

Hoa được ký ngày 11/10/2011 tại Bắc Kinh

với sự chứng kiến của Tổng Bí thư Nguyễn

Phú Trọng và Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào

cùng hai Đoàn đại biểu cấp cao hai nước

Việt Nam và Trung Quốc.

Chủ đề và nhiệm vụ tuyên truyền về

biển đảo là rất rộng lớn. Điều quan trọng

nhất là các nhà báo tiếp tục góp phần làm

cho dư luận hiểu đúng và đứng về phía

chúng ta trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ

quyền, mà nhiều khía cạnh ngày càng phức

tạp, đặc biệt trong bối cảnh đấu tranh thông

tin quốc tế hiện nay. Một trong những

nhiệm vụ trọng tâm là tập trung tuyên

truyền về chủ trương lớn của Việt Nam

phấn đấu đến năm 2020, “đưa nước ta trở

thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ

biển, bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền

chủ quyền quốc gia trên biển, đảo mà Nghị

quyết Hội nghị lần thứ tư BCH Trung ương

Đảng (khóa X) đã đề rar

Nguồn: Tạp chí Dân vận.- 2014.- Số

6.- Tr.8-10.

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

40

vững vàng, không ngừng học tập, rèn luyện

để nâng cao trình độ, kỹ năng làm báo, giữ

vững sự trong sáng của đạo đức nghề nghiệp.

Với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của

Đảng, Nhà nước; với ý thức thực hiện kiên

quyết, đồng bộ những biện pháp đã đề ra

của cơ quan báo chí và cơ quan chủ quản

báo chí, nhất là việc vận dụng sáng tạo tư

tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng,

nhất định hoạt động báo chí sẽ có bước

chuyển mạnh mẽ, tích cực, vững chắc,

khắc phục nhanh và có hiệu quả các yếu

kém, khuyết điểm để báo chí cách mạng

nước ta luôn làm tròn chức năng và sứ

mệnh cao cả của mình trên mặt trận chính

trị, tư tưởng có những đóng góp tích cực

hơn nữa vào sự nghiệp đổi mới, xây dựng

và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ

nghĩa thực hiện mục tiêu dân giàu, nước

mạnh, dân chủ, công bằng, văn minhr

……………….(l) Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.9. Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội, 2000, tr.419.

(2) Sđd, t.11, tr.441.

(3), (5) Sđd, t.l0, tr.615, 616.

(4) Sđd, t.5, tr.625.

Nguồn: Tạp chí Lý luận chính trị.-

2012.- Số 10.- Tr. 27 – 31.

Page 44: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM

?HÀ MINH HUệ

Hội Nhà báo Việt Nam

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

41

Lãnh tụ thiên tài Hồ Chí Minh là

người đặt nền móng, lãnh đạo

thành công cuộc đấu tranh giải

phóng dân tộc, đánh đuổi các thế lực thực

dân, đế quốc, khai sinh nước Việt Nam

mới, làm rạng rỡ non sông, đất nước, con

người Việt Nam. Người đã bôn ba khắp

năm châu, bốn biển để học tập, tiếp thu,

phát triển và xây dựng chủ thuyết cho cách

mạng Việt Nam. Cuộc đời hoạt động cách

mạng của Người đã để lại một hệ tư tưởng

tổng hòa các quan điểm về cách mạng, về

thời đại, về các lĩnh vực của đời sống xã

hội, trong đó có tư tưởng về báo chí cách

mạng Việt Nam. Người không chỉ để lại

một sự nghiệp báo chí đồ sộ, mà cao hơn

cả là một nền báo chí cách mạng Việt Nam.

1. Hồ Chí Minh - người sáng lập nềnbáo chí cách mạng Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ vĩ đại

của dân tộc ta, là anh hùng giải phóng dân

tộc, danh nhân văn hóa thế giới, đồng thời

là nhà báo lớn, người sáng lập và rèn luyện

báo chí cách mạng Việt Nam. Qua thực tiễn

hoạt động chính trị, Người nhận thấy sức

mạnh, phạm vi ảnh hưởng của báo chí và

luôn coi báo chí là vũ khí tư tưởng trong

cuộc đấu tranh cách mạng giành độc lập,

mang lại hạnh phúc cho nhân dân, xây

dựng một chế độ xã hội tiến bộ theo con

đường chủ nghĩa xã hội. Nền báo chí đó

mang đậm dấu ấn của lãnh tụ Hồ Chí Minh.

Trong những năm đầu hoạt động, Bác

Hồ đã đến nhiều nơi, làm nhiều nghề khác

nhau, trong đó có nghề báo. Người làm mọi

việc của nghề này, từ viết bài, sửa bài, biên

tập, tổ chức in ấn, phát hành, đến tổ chức,

lãnh đạo và chỉ đạo một tờ báo. Người

quan niệm: công việc viết báo, làm báo là

“công tác cách mạng” để “phụng sự Tổ

quốc”, “phụng sự nhân dân”, “phụng sự

giai cấp và nhân loại”. Qua các bài báo,

Người đã thu hút sự chú ý của phong trào

cộng sản yêu chuộng hòa bình trên thế giới

về một đất nước thuộc địa nhỏ bé nhưng

kiên cường đấu tranh giành độc lập; khởi

đầu cuộc cách mạng tư tưởng cho dân tộc

Việt Nam, truyền bá lý luận chủ nghĩa Mác

- Lênin vào Việt Nam. Người sử dụng báo

chí như một vũ khí chính trị, tư tưởng sắc

Page 45: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

42

bén để giáo dục, thức tỉnh nhân dân hướng

theo con đường cách mạng và làm cách

mạng thành công. Đó là điều khác biệt so

với các bậc tiền bối trong việc tìm con

đường cứu nước, cứu dân, mang lại độc lập

tự do cho dân tộc.

Sinh thời, Người sáng lập ra 9 tờ báo.

Đó là các tờ báo: Người cùng khổ (Le Pa

ria, năm 1922), Quốc tế Nông dân (1924),

Thanh niên (1925), Công nông (1925).

Lính Kách mệnh (1925), Thân Ái (1928),

Tạp chí Đỏ (1929), Việt Nam độc lập

(1941), Cứu quốc (1942). Người đã viết

hơn 2.000 bài báo, sử dụng 150 bút danh,

viết bằng nhiều thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga,

Trung Quốc, Việt... đăng trên 50 báo, tạp

chí ở trong và ngoài nước. Bài báo đầu tiên

Người viết là bài “Vấn đề bản xứ” đăng

trên tờ báo Pháp L'Humanite ngày

02/8/1969 và bài báo cuối cùng là “Nâng

cao trách nhiệm chăm sóc và giáo dục thiếu

niên, nhi đồng”, đăng trên báo Nhân dân

ngày 01/6/1969.

Sau 11 năm bôn ba ở nước ngoài, năm

1922 tại Pari, thủ đô nước Pháp, Người

cùng một số nhà cách mạng thuộc địa châu

Á, châu Phi lập ra báo Người cùng khổ (Le

Paria). Tờ báo tố cáo chính sách đàn áp,

bóc lột của chủ nghĩa đế quốc nói chung và

thực dân Pháp nói riêng. Tờ báo đã gây

tiếng vang, báo động về ách thực dân đè

nặng nhân dân các xứ thuộc địa. Cuối năm

1924, Người về Quảng Châu, Trung Quốc.

Tại đây, Người thành lập “Việt Nam thanh

niên cách mạng đồng chí hội”, tổ chức tiền

thân của Đảng cộng sản Việt Nam và sáng

lập ra báo Thanh niên, là cơ quan ngôn luận

của Hội. Báo ra số đầu tiên vào ngày

21/6/1925. Lúc đó Người làm Tổng biên

tập, viết những bài quan trọng. Báo ra được

88 số. Tháng 4/1927, Tưởng Giới Thạch

khủng bố cách mạng Trung Quốc và những

người cách mạng Việt Nam trên đất Quảng

Châu. Người bí mật sang Liên Xô. Cơ quan

báo Thanh niên chuyển đến Hồng Kông,

tiếp tục xuất bản cho đến cuối năm 1929.

Đây là tờ báo cách mạng tiếng Việt đầu tiên

của nước ta, góp phần quan trọng chuẩn bị

về mặt tư tưởng, lý luận chính trị và tổ

chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt

Nam vào ngày 03/02/1930.

Đầu năm 1941, Người về nước chỉ đạo

Hội nghị Trung ương VIII, thành lập Mặt

trận Việt Minh và lập ra báo Việt Nam độc

lập với tư cách là cơ quan ngôn luận của

Mặt trận Việt Minh. Số đầu tiên Việt Nam

độc lập ra ngày 01/8/1941 tại Pắc Bó do

Người trực tiếp biên tập. Trên trang nhất số

báo này in bức tranh tuyên truyền do

Người vẽ với 4 câu thơ “Việt Nam độc lập

thổi kèn loa/ Kêu gọi dân ta trẻ lẫn già/

Đoàn kết vững bền như khối sắt/ Để cùng

nhau cứu nước Nam ta”. Đấy là lời hiệu

triệu kêu gọi nhân dân Việt Nam khởi

nghĩa dưới lá cờ Việt Minh. Đây là tờ báo

bằng tiếng Việt đầu tiên được Người sáng

Page 46: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

lập ở trong nước; đến ngày 30/9/1945 báo

ra được 120 số.

Sau khi đọc Tuyên ngôn độc lập ngày

2/9/1945, khai sinh ra nước Việt Nam dân

chủ cộng hòa, ngày 07/9/1945, Người chỉ

thị thành lập Đài phát thanh quốc gia (nay

là Đài Tiếng nói Việt Nam) và sau đó thành

lập hãng Thông tấn quốc gia “Việt Nam

thông tấn xã” (nay là Thông tấn xã Việt

Nam) ngày 15/9/1945. Các phương tiện

thông tin đó của một nước Việt Nam mới

giành được độc lập đã làm tốt nhiệm vụ

tuyên truyền đường lối, chính sách của

Đảng và Nhà nước công nông đầu tiên ở

Đông Nam Á, vận động toàn dân xây dựng

cuộc sống sau khi giành được độc lập trong

muôn vàn khó khăn. Người tiếp tục chỉ

đạo, cho ra đời một số tờ báo mới khi đất

nước bước vào thời kỳ 9 năm kháng chiến.

Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II,

tháng 02/1951, báo Sự thật ngừng xuất bản,

Người chỉ đạo ra báo Nhân dân - cơ quan

ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam,

số đầu tiên ra ngày 11/3/1951. Ngoài việc

sáng lập chỉ đạo hoạt động báo chí. Người

còn là cộng tác viên xuất sắc, đã viết và

đăng 1.205 bài trên báo Nhân dân với 23

bút danh khác nhau.

Ngày 14/12/1956, Chủ tịch Hồ Chí

Minh ký ban hành Sắc lệnh về chế độ báo

chí, quy định về tự do ngôn luận, làm tiền

đề cho các văn bản pháp luật về báo chí

Việt Nam ra đời sau này.

Để ghi nhớ công ơn của Chủ tịch Hồ Chí

Minh đối với nền báo chí cách mạng Việt

Nam, theo đề nghị của Hội Nhà báo Việt

Nam, ngày 05/02/1985, Ban Bí thư Trung

ương Đảng đã quyết định lấy ngày ra số

báo Thanh niên đầu tiên - ngày 21/6/1925

làm Ngày báo chí cách mạng Việt Nam.

2. Tư tưởng báo chí cách mạng về độingũ báo chí cách mạng hiện nay

Cách mạng Việt Nam đã sản sinh ra

nhiều nhà lãnh đạo xuất sắc xuất thân từ

nghề báo. Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ

thiên tài và là nhà báo kiệt xuất. Cuộc đời

hoạt động của Người không tách rời hoạt

động báo chí. Người coi làm báo chính là

làm cách mạng. Các tác phẩm báo chí của

Người có nội dung cách mạng sâu sắc,

mang tính giáo dục rõ rệt, thấm đậm tư

tưởng cách mạng, nhân văn, mẫu mực về

hình thức thể hiện, tạo nên một phong cách

độc đáo - phong cách làm báo Hồ Chí

Minh. Cả cuộc đời sự nghiệp phục vụ cách

mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi báo

chí và những người làm báo là một bộ phận

của sự nghiệp cách mạng, là vũ khí văn hóa

- tư tưởng sắc bén trong công cuộc đấu

tranh giành độc lập cho dân tộc và xây

dựng đất nước giàu mạnh, mang lại cuộc

sống ấm no cho nhân dân.

Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là

cái gì lợi cho dân thì hết sức làm, cái gì hại

cho dân thì hết sức tránh. Chính vì vậy, với

báo chí cách mạng, Người đặt rõ mục đích

43

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

Page 47: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

hoạt động là vì nước, vì dân. Người nhắc

nhở những người làm báo: Không biết rõ,

hiểu rõ, chớ nói, chớ viết. Khi không có gì

cần nói, không có gì cần viết, chớ nói, chớ

viết càn. Để báo chí luôn là diễn đàn của

nhân dân, Người khẳng định: Một tờ báo

không được đại đa số (dân chúng) ham

muốn thì không xứng đáng là một tờ báo;

không riêng gì viết sách, viết báo, mà công

tác gì muốn làm tốt đều phải coi trọng ý

kiến của nhân dân, nhiệm vụ của báo chí là

phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng và

nhấn mạnh, báo chí không chỉ là người

tuyên truyền tập thể, cổ động tập thể, tổ

chức tập thể; mà còn là vũ khí sắc bén

chống lại mọi biểu hiện phản động, tiêu

cực đi ngược lại quyền lợi của nhân dân, của

đất nước: báo chí là công cụ đấu tranh xã

hội, đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp.

Về kỹ năng làm báo, Người nhắc nhở:

Làm báo phải hết sức cẩn thận về hình

thức, nội dung, cách viết. Cần xác định rõ:

Viết cái gì? Viết cho ai? Viết để làm gì?

Viết thế nào? Và Người không quên nhắc

các nhà báo phải viết chân thực trung thực,

mỗi bài viết của phóng viên phải bắt nguồn

từ thực tế cuộc sống với những con số,

những sự kiện đã được xem xét kiểm tra,

chọn lọc. Bài viết phải đem lại lượng thông

tin cao và chính xác. Viết phải đúng sự thật,

không được bịa ra, không nên nói ẩu, chưa

điều tra, chưa nghiên cứu, chưa biết rõ, chớ

nói, chớ viết. Người còn dạy nhà báo phải

viết ngắn gọn, dễ hiểu, không nên viết “dây

cà ra dây muống”, khi viết xong phải đọc

cho người khác nghe góp ý .v.v… Tất cả

những điều đó cũng chính là kỹ năng viết

báo hiện đại, ngày nay giới báo chí đang

tiếp tục thực hiện. Người khuyên các nhà

báo chú ý giữ gìn sự trong sáng của tiếng

Việt, vì “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng

lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc.

Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó,

làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp”.

Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí

Minh, báo chí cách mạng nước ta 88 năm

qua đã trở thành công cụ tư tưởng sắc bén

của Đảng và Nhà nước trong tuyên truyền,

cổ vũ toàn Đảng, toàn quân, toàn dân triển

khai thực hiện chủ trương, đường lối của

Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà

nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân

chủ, công bằng, văn minh. Đội ngũ nhà báo

cách mạng luôn trung thành với lý tưởng

của Đảng, kiên định con đường đấu tranh

vì độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội, có

những đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp

giành độc lập dân tộc, đấu tranh thống nhất

đất nước trước đây, xây dựng và bảo vệ Tổ

quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai

đoạn hiện nay.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản

Việt Nam, được Chủ tịch Hồ Chí Minh

sáng lập và rèn luyện, trong 88 năm qua

báo chí cách mạng Việt Nam đã trưởng

thành vượt bậc cả về số lượng và chất

44

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

Page 48: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

lượng; trở nên phong phú cả về nội dung

lẫn hình thức; đội ngũ những người làm

báo và các thể loại báo chí không ngừng

lớn mạnh với đầy đủ các loại hình báo viết,

báo nói, báo hình, báo điện tử, hội tụ công

nghệ thông tin hiện đại. Đặc biệt, sau

những năm đổi mới, báo chí nước ta cũng

đã tự đổi mới, khởi sắc, sắc bén, nhanh

nhạy, thông tin toàn diện, đi đầu trong việc

định hướng tư tưởng, đấu tranh chống tham

nhũng, tiêu cực, chống các luận điệu phản

động, thù địch góp phần làm lành mạnh xã

hội, giữ vững ổn định chính trị, củng cố

niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo các

Đảng; tham gia trực tiếp vào công cuộc

công nghiệp hóa, hiện đại hóa để xây dựng

và phát triển đất nước.

Trong những năm qua, báo chí đã làm

tốt chức năng vừa là cơ quan ngôn luận của

Đảng, Nhà nước, vừa là diễn đàn của nhân

dân; góp phần tích cực giữ vững ổn định

chính trị, tăng cường an ninh, quốc phòng,

thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của

đất nước. Hầu hết các cơ quan báo chí đã

bám sát thực tiễn đời sống xã hội thực hiện

đúng sự lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng

thông tin của Đảng, Nhà nước; thông tin

nhanh nhạy, kịp thời, đầy đủ, toàn diện về

mọi diễn biến của đời sống chính trị, kinh

tế - xã hội trong nước và quốc tế, đặc biệt

là các sự kiện lớn, đáp ứng tốt quyền được

thông tin của nhân dân. Đồng thời, thực

hiện tốt chức năng là diễn đàn của nhân

dân, góp phần quan trọng thực hiện dân

chủ hóa đời sống xã hội, kịp thời phát hiện

và biểu dương gương người tốt, việc tốt,

những điển hình tiên tiến. Phần lớn các cơ

quan báo chí hoạt động đúng tôn chỉ mục

đích và định hướng chính trị, hoàn thành

tốt nhiệm vụ được giao, có bước phát triển

về số lượng, trình độ, tham gia ngày càng

tích cực vào quá trình truyền thông, đồng

thời có những đóng góp tích cực, quan

trọng vào những thành quả mang ý nghĩa

lịch sử của quá trình đổi mới ở nước ta.

Công tác báo chí thời gian qua đã đáp

ứng được những yêu cầu đặt ra, trong đó,

nổi bật nhất là công tác thông tin, tuyên

truyền đưa Nghị quyết Đại hội XI, các nghị

quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ vào

cuộc sống; tiếp tục đẩy mạnh “Học tập, làm

theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”:

tuyên truyền thực hiện nhiệm vụ phát triển

kinh tế - xã hội (giải pháp kiềm chế lạm

phát, duy trì tăng trưởng hợp lý, cơ cấu lại

nền kinh tế…); tuyên truyền về bảo vệ chủ

quyền lãnh thổ vùng trời, vùng biển thiêng

liêng của Tổ quốc; giữ gìn môi trường hoà

bình, ổn định để đất nước phát triển nhanh

và bền vững.

Đảng, Nhà nước và nhân dân mong

những người làm báo cả nước tiếp tục phát

huy truyền thống vẻ vang của nền báo chí

cách mạng; không ngừng học tập, tu

dưỡng, nâng cao bản lĩnh chính trị, trình

độ, chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp; đề

45

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

Page 49: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

cao trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công

dân, vượt qua khó khăn, khắc phục hạn

chế, khuyết điểm để thông tin tuyên truyền

một cách toàn diện, sâu sắc, trung thực, kịp

thời công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo

vệ Tổ quốc.

3. Trách nhiệm của người làm báotrong tình hình mới

Nghị quyết Trung ương 5 khóa X “Về

công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước

yêu cầu mới” chỉ rõ: Báo chí phải nắm

vững và tuyên truyền sâu rộng, kịp thời, có

hiệu quả đường lối, chủ trương của Đảng,

chính sách, pháp luật của Nhà nước, bám

sát nhiệm vụ công tác tư tưởng, tích cực

tuyên truyền, cổ vũ thành tựu của công

cuộc đổi mới. Coi trọng đúng mức việc

phát hiện, biểu dương các nhân tố mới,

điển hình tiên tiến; tích cực đấu tranh, góp

phần ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tham

nhũng, lãng phí, quan liêu, các tiêu cực và

tệ nạn xã hội; phản bác có hiệu quả những

thông tin, quan điểm sai trái, phản động,

thù địch, bảo vệ vững chắc trận địa tư

tưởng của Đảng; tiếp tục phát huy tiềm lực

và ưu điểm, khắc phục những yếu kém,

khuyết điểm, nâng cao chất lượng tư tưởng,

tính hấp dẫn, mở rộng đối tượng độc giả, vươn

lên hiện đại về mô hình tổ chức hoạt động, về

cơ sở vật chất, kỹ thuật và công nghệ.

Báo cáo chính trị tại Đại hội toàn quốc

lần thứ XI của Đảng, khi nói về nhiệm vụ

phát triển hệ thống thông tin đại chúng,

nhấn mạnh: “Chú trọng nâng cao tính tư

tưởng, phát huy mạnh mẽ chức năng thông

tin, giáo dục, tổ chức và phản biện xã hội

của các phương tiện thông tin đại chúng vì

lợi ích của nhân dân và đất nước; khắc

phục xu hướng thương mại hoá, xa rời tôn

chỉ, mục đích trong hoạt động báo chí, xuất

bản. Tập trung đào tạo, bồi dưỡng, xây

dựng đội ngũ hoạt động báo chí, xuất bản

vững vàng về chính trị, tư tưởng nghiệp vụ

và có năng lực đáp ứng tốt yêu cầu của thời

kỳ mới. Rà soát sắp xếp hợp lý mạng lưới

báo chí, xuất bản trong cả nước theo hướng

tăng cường hiệu quả hoạt động, đồng thời

đổi mới mô hình, cơ cấu tổ chức, cơ sở vật

chất - kỹ thuật theo hướng hiện đai. Phát

triển và mở rộng việc sử dụng internet,

đồng thời có biện pháp quản lý, hạn chế

mặt tiêu cực, ngăn chặn có hiệu quả các hoạt

động lợi dụng internet để truyền bá tư tưởng

phản động, lối sống không lành mạnh”.

Đây là những nhiệm vụ của báo chí

trong giai đoạn hiện nay, vừa mang tính

chủ trương, vừa mang tính thực tiễn, hướng

dẫn các cơ quan quản lý, chỉ đạo báo chí,

các cơ quan báo chí, các nhà báo thực hiện

trong quá trình tác nghiệp. Có thực hiện tốt

những quan điểm này báo chí mới làm tốt

các chức năng thông tin, định hướng dư

luận xã hội, phản biện xã hội, nâng cao sức

chiến đấu.

Quán triệt, triển khai Nghị quyết Trung

ương 5 khóa X và Nghị quyết Đại hội

46

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

Page 50: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

47

Đảng lần thứ XI gắn với việc thực hiện Chỉ

thị 03 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh cuộc

vận động “Học tập và làm theo tấm gương

đạo đức Hồ Chí Minh”, học phong cách

làm báo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mỗi

nhà báo cần tiếp tục phấn đấu tu dưỡng, rèn

luyện về chính trị tư tưởng, vững về lập

trường, quan điểm chính trị, học tập nâng

cao trình độ nghiệp vụ, giỏi về chuyên

môn, ngoại ngữ, nắm vững công nghệ

thông tin hiện đại để đạt tới hiệu quả thông

tin cao nhất chuyển tải tới độc giả. Bên

cạnh đó, các cơ quan báo chí, các nhà báo

cần sớm khắc phục những khuyết điểm,

hạn chế, những ảnh hưởng tiêu cực của nền

kinh tế thị trường trong công tác thông tin,

không chạy theo xu hướng giật gân câu

khách, không “tầm thường hóa” nội dung

thông tin bằng những “tin tức lá cải”. Tiêu

chí chung nhất, cao nhất để đánh giá nhà

báo là nhà báo đó có thực hiện tốt trách

nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân không.

Hoạt động báo chí đã có Luật Báo chí

điều chỉnh, các nhà báo phải thực hiện

nghiêm, đồng thời thực hiện thật tốt 9 điều

Quy định về đạo đức nghề nghiệp của

người làm báo cách mạng Việt Nam, gồm

9 điều được thông qua tại Đại hội VIII Hội

Nhà báo Việt Nam tháng 8/2005, như sau:

1. Người làm báo phải tuyệt đối trung

thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ

quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa dưới sự

lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

2. Luôn gắn bó với nhân dân, hết lòng

phục vụ nhân dân

3. Hành nghề trung thực, khách quan,

tôn trọng sự thật.

4. Sống lành mạnh, trong sáng, không

lợi dụng nghề nghiệp để vụ lợi và làm trái

pháp luật.

5. Gương mẫu chấp hành pháp luật, làm

tròn nghĩa vụ công dân, làm tốt trách nhiệm

xã hội.

6. Bảo vệ bí mật quốc gia, nguồn tin và

giữ bí mật cho người cung cấp thông tin.

7. Tôn trọng, đoàn kết, hợp tác giúp đỡ

đồng nghiệp trong hoạt động nghề nghiệp.

8. Thường xuyên học tập, nâng cao trình

độ chính trị, văn hóa, nghiệp vụ, khiêm tốn

cầu tiến bộ.

9. Giữ gìn và phát huy văn hóa dân tộc,

đồng thời tiếp thu có chọn lọc các nền văn

hóa khác.

Những người làm báo thực hiện tốt

những điều này là thiết thực học tập và làm

theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo

tinh thần Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về tiếp

tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm

gương đạo đức Hồ Chí Minhr

Nguồn: Tạp chí Tổ chức nhà nước .-

2013.- Số 6.- Tr.28-32.

Page 51: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

DI SẢN BÁO CHÍ CÁCH MẠNG CỦA BÁC HỒ

VÀ VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ TRONG SỨ MỆNH

BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO

TỔ QUỐC HIỆN NAY

?NGUYỄN LÊ THANH PHƯƠNG

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

48

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách

mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí

Minh luôn coi báo chí là một bộ

phận quan trọng trong sự nghiệp cách

mạng của Đảng và dân tộc, là vũ khí sắc

bén, lợi hại nhất trên mặt trận tư tưởng.

Thời gian ở Pháp, năm 1921, Người

sáng lập Báo “Người cùng khổ” - cơ quan

ngôn luận của Hội Liên hiệp thuộc địa.

Bằng một loạt bài báo đầu tiên của mình

như Tâm địa thực dân, Đông Dương, Nền

văn minh thượng đẳng, Tội ác của chủ

nghĩa thực dân, Sự quái đản của công cuộc

khai hóa, Vực thẳm thuộc địa..., Nguyễn

Ái Quốc đã căn cứ vào những tài liệu và sự

việc cụ thể để tố cáo bản chất ăn cướp và

giết người của chủ nghĩa thực dân, đế quốc,

vạch trần cái gọi là “khai hóa văn minh”

của chúng. Người viết: “Để che đậy sự xấu

xa của chế độ bóc lột, giết người, chủ nghĩa

tư bản thực dân luôn luôn điểm trang cho

cái huy chương mục nát của nó bằng những

châm ngôn lý tưởng Bác ái, Bình đẳng”.

Người lên án mạnh mẽ chế độ cai trị hà

khắc, sự bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp

ở Đông Dương, đồng thời bóc trần bộ mặt

phản dân, hại nước của bọn vua chúa, quan

lại đã vì quyền lợi và danh vọng cá nhân

mà chống lại đồng bào. Tác phẩm Bản án

chế độ thực dân Pháp - một tập hợp các bài

báo Người đã viết trước đó - thực sự vừa

là cáo trạng, vừa là bản án tử hình đối với

chế độ thực dân Pháp ở Đông Dương. Tố

cáo và lên án kẻ thù của cách mạng, qua đó

thức tỉnh các dân tộc bị áp bức đứng lên

làm cách mạng giải phóng dân tộc, giải

phóng giai cấp và xã hội; thôi thúc các tổ

chức cách mạng đứng ra nhận sứ mệnh

lãnh đạo cuộc đấu tranh cách mạng.

Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc hoạt động

ở Quảng Châu (Trung Quốc). Để tuyên

truyền những tư tưởng cách mạng vào

trong nước. Người sáng lập tờ báo Thanh

niên; số đầu tiên xuất bản ngày 21/6/1925

đánh dấu sự ra đời của báo chí cách mạng

nước ta.

Page 52: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

Ngày 3/2/1930, sự ra đời của Đảng

Cộng sản Việt Nam là một mốc son chói

lọi trong lịch sử cách mạng Việt Nam và

lịch sử báo chí cách mạng. Dưới sự lãnh

đạo của Đảng và Bác Hồ, những nhà trí

thức yêu nước và cách mạng dùng bút làm

đòn xoay chế độ đã dùng báo chí đấu tranh

kiên cường, dũng cảm chống chế độ áp bức

thuộc địa trong suốt thời kỳ tiền khởi

nghĩa. Trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ, dựa

vào sức đấu tranh của quần chúng, báo chí

cách mạng xuất bản ở khắp ba kỳ (Bắc -

Trung -Nam), tạo thành một mặt trận dân

chủ rộng rãi, đấu tranh chống phát xít,

chống phản động thuộc địa, chống chiến

tranh, đòi hoà bình, dân sinh và dân chủ.

Sau nhiều năm hoạt động ở nước ngoài,

năm 1941, Bác về nước chỉ đạo cách mạng.

Tại Cao Bằng, Bác sáng lập tờ báo Việt

Nam độc lập, trực tiếp chỉ đạo xuất bản 36

số. Ngay số đầu, xã luận của báo rất ngắn

gọn, thể hiện mục đích rất rõ ràng: “Tây cốt

làm cho dân ta ngu, làm cho dân ta hèn. Ta

ngu hèn thì nó dễ trị, dễ ăn hiếp, dễ bóc

lột... Báo Việt Nam độc lập cốt làm cho dân

ta hết ngu hèn, biết các việc, biết đoàn kết

đánh Tây, đánh Nhật, làm cho Việt Nam

độc lập, bình đẳng, tự do!”.

Cách mạng Tháng Tám thắng lợi, tạo

điều kiện cho báo chí cách mạng Việt Nam

chuyển ra công khai và trở thành báo chí

chính thống của Nhà nước Việt Nam Dân

chủ cộng hòa. Ở miền Bắc, báo chí lần lượt

được in và phát hành tại Hà Nội. Ở miền

Trung và miền Nam, trong hoàn cảnh

kháng chiến ác liệt, các nhà báo đã vượt

qua mọi khó khăn, xuất bản được nhiều tờ

báo để tuyên truyền cho đường lối kháng

chiến của Đảng, cổ vũ đồng bào dũng cảm

đánh giặc, cứu nước. Trên cương vị Chủ

tịch Nước, Hồ Chí Minh thành lập Bộ

Tuyên truyền, Đài Tiếng nói Việt Nam

(7/9/1945), Thông tấn xã Việt Nam

(15/9/1945) và cho phép hàng loạt tờ báo

hoạt động công khai, phát hành rộng rãi

như Cờ giải phóng (cơ quan ngôn luận của

Đảng), Cứu quốc, Lao động, Tiếng gọi phụ

nữ, Hồn nước của các tổ chức chính trị

quần chúng. Khi Đảng tạm thời rút vào

hoạt động bí mật, Hồ Chí Minh thường

xuyên chỉ đạo công tác của Báo Sự thật và

Tập san Sinh hoạt nội bộ, tiền thân của Báo

Nhân dân và Tạp chí Cộng sản hiện nay.

Trong kháng chiến chống Pháp và chống

Mỹ, điều kiện thông tin và phát hành khó

khăn, Bác đã chỉ đạo cho phép nhiều

ngành, địa phương, đơn vị quân đội xuất

bản báo, thành lập đài phát thanh, cơ quan

xuất bản. Hệ thống báo chí xuất bản dưới

sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã

góp công lao to lớn trong hai cuộc kháng

chiến chống xâm lược và phát huy truyền

thống vẻ vang đó trong sự nghiệp đổi mới

đất nước hiện nay.

49

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

Page 53: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

Với 50 năm gắn bó và hoạt động trong

lĩnh vực báo chí, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã

để lại cho chúng ta một di sản báo chí vô

cùng đồ sộ, đồng thời cũng để lại một tấm

gương cao đẹp về đạo đức nghề nghiệp.

89 năm trôi qua kể từ ngày tờ báo cách

mạng đầu tiên do Bác Hồ sáng lập ra đời,

báo chí nước nhà đã không ngừng phát

triển và có những tiến bộ vượt bậc về mọi

mặt. Một thế hệ nhà báo mới, trẻ, năng

động, có học vấn và sức sáng tạo đang

được rèn luyện, thử thách, vững mạnh cùng

đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp

hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Thời gian qua, tình hình Biển Đông diễn

biến phức tạp do những hành động sai trái,

ngang ngược, bất chấp đạo lý và luật pháp

quốc tế của Trung Quốc, ngang nhiên đưa

giàn khoan Hải Dương - 981 cùng lực

lượng hộ tống bảo vệ, có cả máy bay, tàu

chiến xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và

thềm lục địa của Việt Nam. Trung Quốc

liên tục có những hành động khiêu khích,

gây hấn, tấn công tàu thực thi pháp luật và

đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam

đang hoạt động trong vùng biển nước ta.

Hành động đó của Trung Quốc đã vi phạm

nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt

Nam, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc

tế, trước hết là Công ước của Liên hợp

quốc về Luật Biển năm 1982, vi phạm

Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển

Đông (DOC) mà Trung Quốc là một bên

tham gia ký kết.

Báo chí cả nước đã đồng lòng lên án

hành động trên của Trung Quốc với một

thái độ kiên quyết, mạnh mẽ; kịp thời

truyền tải lòng yêu nước, tiếng nói ủng hộ

của mọi người dân trên khắp các vùng

miền của Tổ quốc, của người Việt Nam ở

ngoài nước đối với Đảng và Chính phủ.

Báo chí đưa tin bằng tình yêu đất nước và

sự can trường của hàng vạn phóng viên

đang ngày đêm bám sát hiện trường và sự

kiện. Qua phản ánh của báo chí trong nước,

nhân dân ta đã nắm bắt đầy đủ thông tin,

một lòng ủng hộ và động viên các lực

lượng đang kiên cường đấu tranh bảo vệ

chủ quyền quốc gia, thể hiện niềm tin vững

chắc vào Đảng, Chính phủ. Hoạt động

thông tin đối ngoại của ta cũng đã phát huy

tốt hiệu quả; cộng đồng quốc tế đã kịp thời

bày tỏ quan điểm, lên án hành động vi

phạm luật pháp quốc tế và làm mất ổn định

tình hình trong khu vực của Trung Quốc.

Trong thời gian tới, báo chí tiếp tục đẩy

mạnh hơn nữa các biện pháp đấu tranh

ngoại giao, chính trị và truyền thông để

nhân dân thế giới, trong đó có nhân dân

Trung Quốc, hiểu rõ sự thật và thấy rõ

những hành động này của Trung Quốc là

vi phạm luật pháp quốc tế;

(Xem tiếp trang 40)

50

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

Page 54: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHÁP LUẬT BÁO CHÍ

VÀ ĐẠO ĐỨC NHÀ BÁO HIỆN NAY

?THS NGUYỄN THUỳ VÂN ANH

Học viện Báo chí và Tuyên truyền

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

51

Hồ Chí Minh - Anh hùng giảiphóng dân tộc Việt Nam, danhnhân văn hoá thế giới, Người

sáng lập, lãnh đạo, rèn luyện Đảng Cộngsản Việt Nam, nhà nước Việt Nam Dân chủcộng hoà và khai sinh ra nền báo chí cáchmạng Việt Nam. Tư tưởng của Người là hệthống quan điểm toàn diện về những vấnđề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kếtquả của sự vận dụng và phát triển sáng tạochủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thểcủa nước ta, kế thừa và phát triển các giátrị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thutinh hoa văn hoá nhân loại; là tài sản tinhthần vô cùng to lớn và quý giá của Đảngvà dân tộc ta. Trong di sản tư tưởng củaNgười có nội dung quan trọng về pháp luậtvà đạo đức báo chí.

Là một nhà báo lớn, Hồ Chí Minh luônđề cao quyền tự do báo chí và sử dụng luậtbáo chí phục vụ cách mạng. Trong nhữngnăm ở nước Pháp (1917-1923), Người viếtbáo, dựa vào luật pháp báo chí Pháp đểvạch trần cái gọi là “tự do báo chí tư sản”Pháp. Trong bài Đông Dương, đăng Tạpchí La Revue Communiste, số 14, tháng 4

năm 1921 Người tố cáo tội ác của thực dânPháp: “Sự thật là người dân Đông Dươngkhông có một phương tiện hành động vàhọc tập nào hết. Báo chí, hội họp, lập hội,đi lại đều bị cấm… Việc có những báo hoặctạp chí mang tư tưởng tiến bộ một chúthoặc có một tờ báo của giai cấp công nhânPháp là một tội nặng. Rượu cồn và thuốcphiện cùng báo chí phản động của bọn cầmquyền bổ sung cho cái công cụ ngu dân củachính phủ. Máy chém. Và nhà tù làm nốtphần còn lại”(1).

Trong bài “Báo chí” viết năm 1924,Người viết: “Những điều tôi sẽ kể về báochí An Nam nó kỳ dị quá đến nỗi khó màtin được. Giữa thế kỷ XX này ở một đấtnước có đến 20 triệu dân mà không có lấymột tờ báo mẹ đẻ của chúng tôi… Ký giảngười bản xứ chỉ được xin phép bằngnhững biện pháp quanh co. Anh ta phảithuê tiền một người Pháp có địa vị và đượckính nể… Vì ông ta vẫn sẽ là sáng lập viêncủa tờ báo… Chỉ việc cho mượn tên mình,người Pháp kia hàng tháng nhận một sốtiền rất hậu mà người ký giả bản xứ phảitrả cho ông lâu dài, báo còn ra là còn phải

Page 55: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

52

trả”(2).Tại Pari, thủ đô nước Pháp, Người sử

dụng quyền tự do báo chí cổ động mua báocách mạng. Người nói báo Le Paria kêugọi đoàn kết, đấu tranh cho tiến bộ về vậtchất và tinh thần của các dân tộc thuộc địa;giải phóng những người bị áp bức khỏi cáclực lượng thống trị, thực hiện tình yêuthương bác ái. “Tờ báo này là tờ báo củabạn, giúp bạn thoát khỏi cảnh nô lệ và sẽphát hành rộng rãi tại các thuộc địa, nhằmdẫn dắt mọi người bị bóc lột thuộc mọimàu da đoàn kết lại dưới lá cờ đỏ búa liềmđể trong một phong trào cách mạng quốctế rộng lớn quét sạch mọi kẻ bóc lột màchúng ta là những người cùng khổ”(3).

Khẳng định báo chí mang tính giai cấp,phục vụ nhân dân và cách mạng nên khithành lập Đảng, Người nói “phải xuất bảnngay một tạp chí lý luận và ba tờ báo tuyêntruyền” để giúp nhân dân hiểu rõ tình cảnhmất nước, thức tỉnh quần chúng tham giacách mạng. Năm 1941, xã luận báo ViệtNam độc lập, Người viết: “Tây nó làm chota ngu hèn. Báo Việt Nam độc lập cốt làmcho dân ta biết các việc, biết đoàn kết đặngđánh Tây, đánh Nhật, làm cho Việt Namđộc lập, bình đẳng, tự do”(4).

Hồ Chí Minh coi tờ báo Đảng nhưnhững lớp huấn luyện giản đơn, thiết thựcvà rộng khắp; thông tin về những điều cầnbiết, cần làm về tuyên truyền, tổ chức, lãnhđạo và giúp cán bộ nâng cao trình độ chínhtrị và năng suất công tác. Nếu ai cắm đầu

làm việc mà không xem, không nghiên cứubáo Đảng thì khác nào nhắm mắt đi đêm,nhất định sẽ lúng túng, vấp váp, hỏng việc.

Từ ngày đầu của chính quyền non trẻ,Người ký lệnh ban hành Luật báo chí, chỉrõ những luật lệ cơ bản đối báo chí cáchmạng. Báo chí hoạt động đúng pháp luật làphải đưa thông tin trung thực về mọi mặt.Người dạy nhà báo cách viết, đặc biệt làcách viết ngắn. Khi viết, luôn tự hỏi mình:Vì ai mà mình viết? Mục đích viết làm gì?Viết cho ai? Viết như thế nào? “Viết để nêunhững cái hay, cái tốt của dân ta, của bộ độita, của cán bộ ta, của bạn ta. Đồng thời đểphê bình những khuyết điểm của chúng ta,của cán bộ, của nhân dân, của bộ đội.Không nên chỉ viết cái tốt mà giấu cái xấu.Nhưng phê bình phải phải đúng đắn. Nêucái hay, cái tốt, thì phải có chừng mực, chớphóng đại. Có thế nào, nói thế ấy”(5).

Nhà báo viết bài phải từ thực tế cuộcsống với những con số, những sự kiện đãđược xem xét kiểm tra, chọn lọc. Ngườilàm báo cần có trách nhiệm với công việcvà sản phẩm của mình. Thước đo của tự dobáo chí chính là nhận thức của công chúng.Phải học cách nói, tiếng nói của quầnchúng. Quần chúng là người cung cấpthông tin, tự do nêu nhận xét, người xâydựng, ủng hộ, phát hành báo chí, tự do phêbình, đánh giá sự trung thực của báo chí.Bởi vậy, làm báo phải rất cẩn thận về hìnhthức, về nội dung, về cách viết. Muốn cótài liệu thì phải tìm, bằng cách: nghe, hỏi,

Page 56: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

thấy, xem và ghi chép. Người nhấn mạnh, báo chí phải chấp

hành pháp luật vì kẻ thù luôn thu thậpthông tin phá hoại cách mạng. Báo chí khiphê bình thì phải thật thà, chân thành, đúngđắn, không phải để địch lợi dụng để phảntuyên truyền. Nói chuyện tại Đại hội lầnthứ III của Hội Nhà báo Việt Nam, Ngườinói “Báo của ta đã có một địa vị quan trọngtrong dư luận thế giới. Địch rất chú ý, bạnrất quan tâm đến báo chí ta. Cho nên, làmbáo phải hết sức cẩn thận về hình thức, vềnội dung, về cách viết”(6). Giữ bí mật thểhiện trách nhiệm và bản lĩnh chính trị củangười làm báo. Thông tin hay, chính xác,kịp thời, nhưng không được để kẻ địch lợidụng chống phá ta. Báo chí chấp hành phápluật là phản ánh, hướng dẫn dư luận xã hội,thực hiện quyền tự do ngôn luận của nhân dân.

Người nói, theo Lênin, trách nhiệm báochí là người tuyên truyền, người cổ động,người tổ chức chung, người lãnh đạochung. Vì vậy, nhiệm vụ của người làm báolà quan trọng và vẻ vang. “Cán bộ báo chícũng là chiến sĩ cách mạng. Cây bút, tranggiấy là vũ khí sắc bén của họ. Để làm trònnhiệm vụ vẻ vang của mình thì cán bộ báochí phải tu dưỡng đạo đức cách mạng. Cốgắng trau dồi tư tưởng, nghiệp vụ và vănhóa, chú trọng học tập chính trị để nắmvững chủ trương chính sách của Đảng vàChính phủ, đi sâu vào thực tế, đi sâu vàoquần chúng lao động”(7).

Tư tưởng của Người về phẩm chất đạo

đức của người cách mạng gồm 4 tiêu chícơ bản là: Trung với nước, hiếu với dân;Yêu thương con người; Cần kiệm liêmchính, chí công vô tư; Có tinh thần quốc tếtrong sáng. Nhà báo cách mạng là ngườicách mạng nên cần có các phẩm chất đó.Không có đạo đức cách mạng, người tàigiỏi mấy cũng không lãnh đạo, hướng dẫnđược nhân dân.

Hồ Chí Minh nêu tấm gương mẫu mựcvề đạo đức báo chí cách mạng. Người coimỗi bài báo là “tờ hịch cách mạng” nhằmlàm tốt sự nghiệp “phò chính, trừ tà”. Bởivậy, “tất cả những người làm báo (ngườiviết, người in, người sửa bài, người pháthành v.v.) phải có lập trường chính trị vữngchắc. Chính trị phải làm chủ. Đường lốichính trị đúng thì những việc khác mớiđúng được. Cho nên báo chí của ta đềuphải có đường lối chính trị đúng”(8).

Tấm gương đạo đức báo chí mẫu mựccủa Hồ Chí Minh nổi bật lên trước hết ở tácphong quần chúng, dân chủ, nêu gương.Báo chí của ta không phải để một số ítngười xem, mà để phục vụ nhân dân, đểtuyên truyền, giải thích đường lối, chínhsách của Đảng và chính phủ, cho nên phảicó tính chất quần chúng và tính chiến đấu.Một tờ báo không được đại đa số hamchuộng thì không xứng đáng là một tờ báo.

Người thường yêu cầu báo chí thực hiệntrách nhiệm phát hiện, biểu dương gươngcán bộ tốt, trong sạch, cần kiệm liêm chính,chí công vô tư, tận tuỵ với công việc;

53

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

Page 57: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

gương người tốt, việc tốt ở các cấp, cácngành, các giới, nhất là những sáng kiếnnâng cao năng suất lao động. Người nói,một tấm gương sống còn có giá trị hơn mộttrăm bài diễn văn tuyên truyền. Những tácphẩm báo chí của Người đều là những mẫumực về giáo dục đạo đức học đi đôi vớihành, lý luận liên hệ với thực tiễn, học đểlàm việc, làm người, làm cán bộ, phụng sựđoàn thể, nhân dân, Tổ quốc và nhân loại.Năm 1968, nói về việc xuất bản sách“Người tốt, việc tốt” nhằm tuyên truyền,nêu gương những nhân tố tích cực, Ngườinói: “Hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin là phảisống với nhau có tình, có nghĩa. Nếu thuộcbao nhiêu sách mà sống không có tình, cónghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác -Lênin được”(9).

Hồ Chí Minh nói báo chí phải kết hợpxây và chống, xây tích cực, chống quyếtliệt, nhưng xây là chính. Người làm báocần tin tưởng sâu sắc vào bản chất tốt đẹpcủa con người. Mỗi con người có thiện vàác ở trong lòng; cần phải biết làm cho phầntốt trong mỗi con người nẩy nở như hoamùa xuân, và phần xấu bị mất dần đi.“Người đời không phải thánh thần, khôngai tránh khỏi khuyết điểm. Chúng ta khôngsợ có khuyết điểm, nhưng chỉ sợ không biếtkiên quyết sửa nó đi”(10). Thang thuốc haynhất để chữa khuyết điểm là thiết thực phêbình và tự phê bình. Đây là vũ khí rất cầnthiết và rất sắc bén, nó giúp chúng ta sửachữa sai lầm và phát triển ưu điểm. Đối với

báo chí cũng vậy. Phê bình phải nghiêmchỉnh, chắc chắn, phụ trách, nói có sách,mách có chứng. Phải phê bình với tinh thầnthành khẩn, xây dựng, “trị bệnh cứungười”. Chớ phê bình lung tung. “Phê bìnhđúng thì phải đăng báo nhận khuyết điểmvà quyết tâm sửa chữa. Nếu phê bình saithì đăng báo giải thích. Quyết không được“phớt” lời phê bình và “trù” người phêbình”(11).

Người thường nói, một dân tộc, mộtđảng và mỗi con người, ngày hôm qua làvĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất địnhhôm nay và ngày mai vẫn được mọi ngườiyêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ khôngtrong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cánhân ... “Mỗi con người đều có thiện và ácở trong lòng. Ta phải biết làm cho phần tốtở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùaxuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là tháiđộ của người cách mạng ...”(12). Ngườiphê bình các báo: “Bài báo thường quá dài,“dây cà ra dây muống”, không hợp với thờigiờ và trình độ của quần chúng. Thườngnói một chiều và thổi phồng các thànhtích… Đưa tin hấp tấp, nhiều khi thiếu thậntrọng. Thiếu cân đối… Khuyết điểm nặngnhất là dùng tiếng nước ngoài quá nhiều vànhiều khi dùng không đúng”(13).

Người dạy nhà báo cần nắm vững chứcnăng, pháp luật báo chí; hiểu rõ tôn chỉ,nhiệm vụ của tờ báo; cần thường xuyên rènluyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất cáchmạng, cần mẫn tích luỹ kiến thức nhiều

54

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

Page 58: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

55

mặt, nhất là về lý luận, phương pháp luận,về thực tiễn và về pháp luật..., phấn đấunâng cao nghiệp vụ chuyên môn; nâng caotinh thần phê bình và tự phê bình, giữ gìnlương tâm và đạo đức nghề nghiệp trongsáng. Mình viết ra cốt là để giáo dục cổđộng; nếu người xem mà không nhớ được,không hiểu được, là viết không đúng, nhằmkhông đúng mục đích. Muốn cho ngườixem hiểu được, nhớ được, làm được, thìphải viết cho đúng trình độ của người xem,viết rõ ràng, gọn gàng, chớ dùng chữ nhiều.Những chữ mà không biết rõ thì chớ dùng.“Nói tóm lại viết cũng như mọi việc khác,phải có chí, chớ dấu dốt, tự phê bình màtiến bộ. Quyết tâm thì việc gì khó mấycũng làm được” (14).

Tám mươi tám năm qua, báo chí cáchmạng Việt Nam đã trưởng thành mạnh mẽ,đóng góp xứng đáng vào thắng lợi của dântộc. Tuy nhiên báo chí ta hiện nay vẫn cònnhiều hạn chế, yếu kém. Đại hội đại biểutoàn quốc lần thứ XI đã chỉ rõ: Quản lý vănhoá, văn nghệ, báo chí, xuất bản còn thiếuchặt chẽ. Môi trường văn hoá bị xâm hại,lai căng, thiếu lành mạnh, trái với thuầnphong mỹ tục, các tệ nạn xã hội, tội phạmvà sự xâm nhập của các sản phẩm và dịchvụ độc hại làm suy đồi đạo đức, nhất làtrong thanh, thiếu niên, rất đáng lo ngại.Phương hướng của Đảng là “Chú trọngnâng cao tính tư tưởng, phát huy mạnh mẽchức năng thông tin, giáo dục, tổ chức vàphản biện xã hội của các phương tiện thông

tin đại chúng vì lợi ích của nhân dân và đấtnước; khắc phục xu hướng thương mạihoá, xa rời tôn chỉ, mục đích trong hoạtđộng báo chí, xuất bản. Tập trung đào tạo,bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ hoạt độngbáo chí, xuất bản vững vàng về chính trị,tư tưởng, nghiệp vụ và có năng lực đáp ứngtốt yêu cầu của thời kỳ mới. Rà soát, sắpxếp hợp lý mạng lưới báo chí, xuất bảntrong cả nước theo hướng tăng cường hiệuquả hoạt động, đồng thời đổi mới mô hình,cơ cấu tổ chức, cơ sở vật chất - kỹ thuậttheo hướng hiện đại. Phát triển và mở rộngviệc sử dụng internet, đồng thời có biệnpháp quản lý, hạn chế mặt tiêu cực, ngănchặn có hiệu quả các hoạt động lợi dụng in-ternet để truyền bá tư tưởng phản động, lốisống không lành mạnh”(15)r

………………..(1), (2), (3) Hồ Chí Minh, Toàn tập, t1, Nxb CTQG,

H.,1995, tr 27-28, 403 - 404, 461.

(4) Báo Việt Nam độc lập, Số 101 ngày 1.8.1941.

(5), (14) Sđd, t7. tr.118, 124.

(6), (7), (11), (13) Sđd, t10, tr.615, 616, 614, 614.

(8) Sđd, t9. tr.414.

(9), (12) Sđd, t12. tr.554, 558.

(10) Sđd, t4. tr.166.

(15) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu

toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, H.,2011, tr.225-226.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 1, 4, 7,9, 10, 12, Nxb

CTQG, H.,1996.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại

biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, H.,2011.

Nguồn: Tạp chí Lý luận chính trị &Truyền thông.- 2013.- Số tháng 6.- Tr.8 –11.

Page 59: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

BÁC HỒ VỚI BÁO NHâN DâN VÀ NHữNG NGƯỜI

LÀM BÁO ĐẢNG TRONG THỜI kỳ kHÁNG CHIếN

?THS NGUYỄN THỊ HảO

Học viện Báo chí và Tuyên truyền

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

56

Báo Nhân Dân là tiếng nói chính

thức của Đảng, Nhà nước và của

nhân dân Việt Nam, là ngọn cờ

chính trị, tư tưởng của Đảng trên mặt trận

đấu tranh với kẻ thù. Báo không chỉ thực

hiện chức năng tuyên truyền, cổ động tập

thể, định hướng dư luận, bảo vệ chủ nghĩa

Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,

đường lối, chủ trương của Đảng, chính

sách pháp luật của Nhà nước, mà còn có

chức năng tổ chức tập thể, tập hợp quần

chúng dưới ngọn cờ cách mạng, kiên quyết

đấu tranh chống lại những luận điệu và

hành động sai trái của các thế lực thù địch.

Chính vì vậy, báo Nhân Dân luôn được

Trung ương Đảng quan tâm, chỉ đạo sát

sao. Ngay từ khi báo mới ra đời, Đảng và

Nhà nước ta đã ra nhiều Nghị quyết, trong

đó, chỉ rõ nhiệm vụ chính trị cũng như

phương châm công tác của báo Nhân Dân,

đánh giá những mặt đã làm được và những

mặt còn hạn chế, đồng thời, chỉ ra phương

hướng khắc phục.

Không chỉ có sự quan tâm chỉ đạo của

Đảng và Nhà nước, báo Nhân Dân còn đặc

biệt nhận được sự quan tâm, dìu dắt của

Bác Hồ. Với Bác, tờ báo Nhân Dân - tờ báo

đảng, có vai trò đặc biệt quan trọng trong

sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Bác nói:

“Tờ báo Đảng là như những lớp huấn luyện

giản đơn, thiết thực và rộng khắp. Nó dạy

bảo chúng ta những điều cần biết, cần làm

về tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo và công

tác. Hằng ngày, nó giúp nâng cao trình độ

chính trị và năng suất công tác của chúng

ta. Nếu ai cắm đầu làm việc, mà không

xem, không nghiên cứu báo Đảng, thì khác

nào nhắm mắt đi đêm, nhất định sẽ lúng

túng, vấp váp, hỏng việc. Vì vậy, cán bộ

trong Đảng và ngoài Đảng, toàn thể Đảng

viên và cốt cán, cần phải xem báo Đảng”.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường

xuyên viết bài cho báo Nhân Dân. Từ số

báo đầu tiên (11.3.1951) đến số 5526

(1.6.1969), Bác viết nhiều xã luận đăng

trong mục “Nói mà nghe”. Tổng cộng trong

vòng 18 năm, Bác Hồ đã viết cho báo Nhân

Dân 1.205 bài báo dưới nhiều bút danh

khác nhau: CB, Chiến Đấu, Chiến Sĩ, CS,

K.C, La Lập, Lê, Lê Ba, Lê Nông, Lê

Page 60: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

Thanh Long, L.T., Luật sư Th.Lam, Nói

Thật, Ph.K.A, T., T.L, T.Lan, Thanh Lan,

Trần Lam, Trần Lực, Tuyết Lan, V.K., Việt

Hồng. Trong đó, bút danh CB được dùng

nhiều nhất (ở 706 bài), tiếp theo là bút danh

TL với 240 bài(2).

Không chỉ thường xuyên viết bài cho

báo, Người còn thường xuyên thăm hỏi,

khen ngợi báo, đồng thời cũng nghiêm túc

nhắc nhở, phê bình những thiếu sót của cán

bộ, phóng viên tòa soạn. Về điều này, nhà

báo Ngô Thi (báo Nhân Dân) đã kể lại: “...

Một hạnh phúc lớn lao đã đến với tập thể

báo Nhân Dân: Sáng ngày 18.7.1957, Bác

Hồ chính thức thăm báo. Hai lần trước,

nhân đi thị sát tình hình, Bác có ghé qua

khu nhà 71 Hàng Trống. Anh chị em chúng

tôi tề chỉnh đón Bác nhưng Bác lại đi thẳng

xuống nhà ăn. Bác vui lòng thấy gian bếp

sạch sẽ, gọn gàng. Bác gặp mặt toàn thể

cán bộ nhân viên tòa soạn. Mọi người đứng

quanh, ai cũng muốn được gần Bác. Bác

khuyên mọi người đoàn kết, cố gắng học

tập và công tác, hết lòng phụng sự Tổ quốc,

phục vụ nhân dân. Bác nói đại ý: Công việc

cách mạng, ở vị trí nào cũng quan trọng.

Việc nhỏ, việc lớn, đều cần phải làm tốt.

Bác giơ chiếc đồng hồ quả quýt và giảng

giải thêm: “Đồng hồ chạy được là nhờ các

chi tiết hợp thành. Nếu thiếu một đinh ốc,

đồng hồ không còn chạy được”. Im phăng

phắc, anh chị em nghe rõ lời Người”(3).

Còn nhà báo Trần Quang Huy (báo

Nhân Dân) thì ghi nhớ mãi lời dặn của Bác

về trách nhiệm của người cầm bút viết báo

và biên tập báo: “Đăng lên báo là chú phải

chịu trách nhiệm. Không phải là Bác. Cho

nên chú phải xem kỹ. Chỗ nào cần chữa,

chú phải chịu trách nhiệm chữa”. Nhà báo

còn nhớ lại: “... Có lần chúng tôi dọn chỗ

nhà sàn của dân đã bỏ trống. Chúng tôi

trồng rau cải ở chỗ chuồng trâu cũ. Được

mấy luống cải lớn lắm. Anh em lấy mấy

cây cải to đưa sang biếu Bác. ở rừng thiếu

rau lắm. Bác hỏi tại sao cây rau to. Anh em

trình bày. Bác nói: “Các chú làm báo cũng

như trồng rau. Phải chọn chỗ đất nào tốt

nhất trồng rau cho cây rau to. Các chú làm

báo cũng phải chọn đề tài, chọn vấn đề, tức

là chọn chỗ, chọn việc, làm sao phát triển

như cây rau, mới thành công. Bác cám ơn

các chú ở báo Nhân Dân đã biếu bác hai

cây rau to”(4).

Như vậy, không chỉ dành thời gian thăm

hỏi, động viên cán bộ, phóng viên, Người

còn tận tình hướng dẫn hoạt động của báo

Nhân Dân, từ nội dung tuyên truyền, hình

thức trình bày, ngôn ngữ, văn phong, đến

việc đào tạo, rèn luyện năng lực chuyên

môn cho cán bộ... Tại Đại hội lần thứ ba

Hội nhà báo Việt Nam ngày 8.9.1962, Chủ

tịch Hồ Chí Minh đã phát biểu rằng: “...

Báo chí của ta đã có một địa vị quan trọng

trong dư luận thế giới. Địch rất chú ý, bạn

57

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

Page 61: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

rất quan tâm đến báo chí ta. Cho nên làm

báo phải hết sức cẩn thận về hình thức, về

nội dung, về cách viết. Ngoài những đồng

chí đã làm báo trong những năm cách

mạng và kháng chiến, số đông cán bộ báo

chí ta đều mới vào nghề, vì thế mà kinh

nghiệm còn ít, trình độ chưa cao. Muốn

tiến bộ, muốn viết hay thì phải cố gắng học

hỏi, ra công rèn luyện. Kinh nghiệm của tôi

là thế này: mỗi khi viết một bài báo, thì tự

đặt câu hỏi: Viết cho ai xem? Viết để làm

gì? Viết thế nào cho phổ thông dễ hiểu,

ngắn gọn dễ đọc? Khi viết xong thì nhờ anh

em xem và sửa giùm. Chớ có tự ái cho bài

của mình là “tuyệt” rồi. Tự ái tức là tự phụ,

mà tự phụ là kẻ địch ngăn chặn con đường

tiến bộ của chúng ta... Hiện nay, các báo

thường có ảnh và tranh vẽ. Đó là một tiến

bộ nhưng ảnh thì thường lèm nhèm, vẽ thì

chưa khéo lắm. Cần phải cố gắng nhiều

hơn nữa...”(5).

Nhà báo Lê Tiến Dũng (báo Nhân Dân)

trong bài : “Bác Hồ nói về việc phê bình

trên báo chí” đăng trên Nội san Nhân Dân

đã viết rằng: “Bác không những là một nhà

báo vĩ đại mà Bác còn có nhiều ý kiến quan

trọng đối với sự phát triển của báo chí. Bác

rất quan tâm đến việc phê bình trên báo,

xem đó là một trong những nhiệm vụ trọng

yếu của báo chí cách mạng (...). Bác cũng

chỉ ra là phải phê bình như thế nào cho tốt,

cho có hiệu quả. Bác nói: “Phê bình phải

nghiêm chỉnh, chắc chắn, phụ trách, nói có

sách, mách có chứng. Phải phê bình với

tinh thần thành khẩn, xây dựng, trị bệnh

cứu người. Chớ phê bình lung tung, không

chịu trách nhiệm’’(6).

Bác đặc biệt quan tâm đến việc dùng từ

ngữ tiếng Việt của nhà báo. Thời kháng

chiến chống Mỹ, Hội Liên hiệp Phụ nữ

Việt Nam phát động phong trào “Ba đảm

nhiệm”, nhưng Bác Hồ muốn dùng “Ba

đảm đang” cho Việt Nam hơn. Ban Biên

tập báo Nhân Dân cũng như các đồng chí

lãnh đạo và cán bộ Trung ương Hội Liên

hiệp Phụ nữ rất tâm đắc và hoan nghênh ý

kiến của Bác Hồ(7). Như vậy, chỉ một việc

làm theo Bác Hồ, cố gắng dùng tiếng mẹ

đẻ để giữ gìn và làm phong phú thêm tiếng

Việt để bảo đảm tính khoa học, dân tộc, đại

chúng của nền báo chí Việt Nam cũng là sự

phấn đấu gian khổ không những đối với

mỗi nhà báo mà còn đối với cả xã hội. Nhà

báo Hà Đăng (báo Nhân Dân) đã kể lại có

lần, đồng chí Trường Chinh đã hỏi: “Tôi

muốn hỏi đồng chí có chú ý là trong bài

viết của mình, Bác rất ít trích dẫn không?

Quả có như vậy, ngay cả những bài Bác

viết về chủ nghĩa cộng sản, về Lênin, về

cách mạng tháng Mười, cũng chẳng thấy

Bác mấy trích dẫn. Đồng chí Trường Chinh

nói tiếp: Lúc đầu tôi tưởng đó là ngẫu

nhiên. Đọc nhiều mới thấy Bác có dụng ý.

Tôi có thắc mắc và hỏi thẳng Bác về điều

58

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

Page 62: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

đó. Bác nói: Mác và Lênin là những bậc

thầy của cách mạng. Mác, Lênin nói rất

đúng và chúng ta phải học tập. Nhưng dù

đúng đến đâu, những việc, những điều mà

Mác, Lênin nói lúc bấy giờ cũng là ở trong

một hoàn cảnh khác, không hoàn toàn là

những việc, những điều mà chúng ta đang

nói và làm trong hoàn cảnh của ta. Vì vậy,

phải học tập, nắm vững tinh thần những lời

chỉ dẫn để vận dụng vào hoàn cảnh cụ thể,

nói cho sát thực tế, không nên lấy trích dẫn

để thay cho điều mình phải nghĩ tới”(8).

Được sự chỉ bảo, nhắc nhở thường xuyên

của Bác, báo Nhân Dân đã có những đóng

góp đáng kể vào việc bảo vệ sự trong sáng

của tiếng Việt nói chung và việc dùng tiếng

ta thay những từ Hán Việt nói riêng. Nhà

báo Việt Phương (báo Nhân Dân) và nhiều

đồng chí làm báo nổi tiếng đã kể về những

lần Bác duyệt bài, chữa bài cho báo. Chữa

bài, Bác thường nói: “Để Bác giúp các chú

chặt câu dài thành câu ngắn”. Bác bảo:

“Viết câu dài vì ưa giảng giải, biện hộ,

tham lam muốn khai thác hết mọi khía

cạnh”. Bác ví: “Các chú cứ ham trói voi bỏ

rọ. Chính vì quá nhiều chi tiết, nhiều ý cho

nên cái chính dễ bị lẫn trong cái phụ. Viết

câu ngắn, văn sẽ mạnh hơn”. Bác kỵ nhất

những gì dễ đưa đến văn hoa, sáo rỗng.

Người cho rằng, khi chữa, nên bỏ bớt các

tính từ, nhất là những tính từ thậm xưng.

Bác thường bảo: “Bỏ những chữ to, đẹp

này đi. Hãy dùng những chữ “nhỏ” để cho

cái lớn của người và sự việc tự nó hiện lên”

(...). Bác dặn, khi viết phải chọn những

cách diễn đạt chuẩn xác, không đại khái.

Sao cho người đọc chỉ hiểu theo một nghĩa

duy nhất. Diễn đạt ý và tình đúng mức

nhất, “không cao hơn cũng không thấp

hơn”. Có hình ảnh thì càng hay. Đọc một

câu nhàn nhạt, đều đều, Bác thường nói:

“Thế này cũng được, nhưng có cách nào tốt

hơn không ?”. Và sau khi Người sửa chữa

một vài chỗ tưởng chừng đơn giản thì câu

văn sáng rõ hẳn lên”(9).

Các bài Bác viết cho báo Nhân Dân

được anh chị em tòa soạn vui mừng đón

nhận và qua đó, rút ra được những bài học,

những kinh nghiệm quý báu về nghề báo.

“Bài Bác viết đi thẳng vào vấn đề. Văn của

Người có nét đặc trưng riêng, đa dạng,

phong phú, dí dỏm, sâu sắc, ngắn gọn mà

không khô khan, khúc chiết, rõ ràng mà

không mắc bệnh hô khẩu hiệu. Người

thường dùng lối so sánh, ví von hoặc ca

dao, tục ngữ, thành ngữ. Có khi là một vần

thơ lục bát hoặc lẩy Kiều, một từ tượng

thanh, tượng hình, hay lối chơi chữ được

Người dùng hợp lý, gây bất ngờ. Trong một

số bài viết cho báo Nhân Dân, Bác đặt đầu

đề thật sắc sảo. Về việc Mỹ xâm lược mà

vẫn khoe “văn minh, tốt đẹp”, Bác viết một

loạt bài: “Mỹ mà không đẹp”, “Mỹ mà

phong không thuần, tục không mỹ”, “Quân

59

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

Page 63: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

Mỹ chết nhăn răng, tướng Mỹ nhăn răng

cười”, “Taylo rồi chân cũng lo”, “Tướng

Vét mỡ lợn”, “Bỗng dưng mua não, rước

sầu làm chi”, “Phong trần ai cũng ghét

ai”... Lối chơi chữ của Người cũng rất gây

ấn tượng. Thời kỳ chúng ta hô hào tiết

kiệm để xuất khẩu, nhiều người đưa ra

khẩu hiệu “ăn lạc rang như ăn gang thép”,

Người viết nhẹ nhàng hơn “Làm thế nào để

cho Lạc thêm vui”(10).

Ngay trong các chi tiết bài báo, đầu đề,

Bác cũng thường xuyên góp ý với Bộ Biên

tập của báo. Nhà báo Hồ Dưỡng (báo Nhân

Dân) kể lại: “Lúc mới về thủ đô (1954), cơ

quan báo còn đóng ở Đồn Thủy. Một buổi

tối, Bác Hồ đi dạo, đến chỗ chúng tôi. Bác

nói chuyện vui về cái hay và cái buồn cười

còn thấy ở Hà Nội, rồi Bác nói về viết báo,

đại ý: “Có phải các chú ăn cơm, có tí ớt

mới thấy mặn mà không? Mỗi bài báo cũng

vậy, phải có ớt, tránh khô khan, nhạt nhẽo”.

Chất ớt đúng là không thể thiếu trong báo,

vừa cay, có khi chảy nước mắt, vừa thấm

sâu vào lòng. Tôi suy nghĩ mãi về bài học

sâu sắc mà lý thú đó”(11).

Như vậy, báo Nhân Dân - cơ quan ngôn

luận của Đảng Cộng sản Việt Nam, luôn

nhận được sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của

không những Trung ương Đảng, mà còn

của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong suốt quá

trình phát triển của mình, các thế hệ cán bộ,

phóng viên Báo Nhân Dân luôn nắm vững

đường lối chính trị, tuân thủ sự chỉ đạo

sáng suốt của Trung ương Đảng và đặc

biệt, luôn ghi nhớ sự chăm sóc ân cần và

những lời dạy sâu sắc của Bác Hồ đối với

những người làm báo Đảng. Những lời

nhắc nhở ân cần, sâu sắc của Chủ tịch Hồ

Chí Minh đã thấm sâu vào tâm trí những

cán bộ, biên tập viên, phóng viên báo Nhân

Dân, trở thành kim chỉ nam cho hành động.

Từ khi ra đời đến nay, trong quá trình hoạt

động của mình, tờ báo Nhân Dân, những

người làm báo Nhân Dân luôn ghi nhớ và

thực hiện những lời dạy bảo của Bác, phấn

đấu trở thành những chiến sĩ trên mặt trận

tư tưởng và văn hóa của Đảng, được nhân

dân yêu quý và tin cậyr

………………..

(1) “Nội san Nhân Dân” (1985,1986,1987), Lưu

hành nội bộ, tr.102.

(2), (5), (6), (7), (8) Hồi ký “Nhớ một thời làm báo

Nhân Dân”, Nxb CTQG, H., 1996. tr.1, 1, 8-11, 8, 3.

(3), (4), (9), (10), (11) Hồ Chí Minh, Về công tác

tư tưởng, Nxb Sự Thật, H.,1985, tr. 105, 55, 31, 33, 38.

Nguồn: Tạp chí Lý luận chính trị &

Truyền thông.- 2013.- Số tháng 5.- Tr.52

– 54.

60

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

Page 64: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

61

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

1. Đảng lãnh đạo báo chí - mộtnguyên tắc, đòi hỏi khách quan

Báo chí là một bộ phận cấu thành quan

trọng trong toàn bộ công tác tư tưởng, văn

hóa của Đảng; là một trong những công cụ

sắc bén, hiệu quả để xây dựng nền tảng tư

tưởng chính trị của Đảng; tuyên truyền chủ

nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,

đường lối, chủ trương của Đảng, chính

sách, pháp luật của Nhà nước, động viên,

cổ vũ, tổ chức nhân dân thực hiện hai

nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ

Tổ quốc; đồng thời là chiếc cầu hữu nghị,

là cánh cửa để Việt Nam mở rộng giao lưu,

hội nhập với thế giới.

Xuất phát từ vai trò to lớn, quan trọng

của báo chí đối với đời sống xã hội, các nhà

sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng

định: báo chí có tính giai cấp, tính đảng,

tính nhân dân, tính văn hóa. Đảng cách

mạng phải lãnh đạo báo chí cách mạng, đó

là nguyên tắc bất di bất dịch. Thực tiễn hoạt

động báo chí ở nước ta 89 năm qua đã thể

hiện một cách sinh động báo chí là mũi

nhọn trên mặt trận chính trị, tư tưởng, văn

hóa của Đảng. Cuộc đấu tranh về chính trị,

tư tưởng thể hiện trên trận tuyến báo chí,

dù thời chiến hay thời bình thì tính chất,

cường độ về cơ bản là không khác nhau và

ngày càng cam go, quyết liệt. Vì vậy, trong

những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã

dành cho báo chí sự lãnh đạo sát sao, sự

quan tâm sâu sắc, coi báo chí thực sự là vũ

khí sắc bén trên mặt trận tư tưởng, văn hóa.

Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại

hóa, hội nhập quốc tế của nước ta ngày

càng sâu rộng. Cuộc cách mạng khoa học

công nghệ, nhất là công nghệ thông tin và

phần ii

báo Chí - những vấn Đề lý luận

--------

ĐỔi Mới, nÂng CAo nĂng lỰC lÃnh ĐẠo

CỦA ĐẢng ĐỐi với báo Chí tRướC YÊu Cầu Mới

?PGS, TS NGUYỄN THẾ KỶ

Ban Tuyên giáo Trung ương

Page 65: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

62

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

xu hướng toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ,

sâu sắc, tạo ra nhiều cơ hội và cả những

thách thức. Cách thức thu nhận, trao đổi

thông tin (mạng internet toàn cầu, các trang

thông tin điện tử, các blog cá nhân, sự

tương tác nhiều chiều trong thông tin); các

trào lưu, các khuynh hướng tư tưởng xâm

nhập, tác động vào nước ta ngày càng

mạnh mẽ, nhiều chiều. Các thế lực thù địch

tăng cường chống phá ta trên nhiều mặt,

nhất là trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng, văn

hóa, báo chí, thực hiện âm mưu "diễn biến

hòa bình" ngày càng thâm độc, nham hiểm

hơn. Trong những năm tới, tình hình thế

giới, khu vực vừa đi theo xu thế lớn là hoà

bình, hợp tác và phát triển, vừa tiềm ẩn,

phát sinh những yếu tố bất trắc, khó lường.

Bên cạnh những ưu điểm, thành tích đạt

được, công tác tư tưởng nói chung, công

tác báo chí nói riêng đang bộc lộ một số

hạn chế cần khắc phục và đổi mới mạnh

mẽ trên nhiều mặt. Hiện nay đang xuất hiện

nhiều vấn đề rất mới về lý luận và thực

tiễn, đòi hỏi những người làm công tác tư

tưởng nói chung, báo chí nói riêng phải tích

cực, chủ động nghiên cứu, giải quyết; đòi

hỏi Đảng ta phải đổi mới tư duy, nâng cao

năng lực lãnh đạo đối với lĩnh vực trọng

yếu này.

2. Đổi mới tư duy, phương thức lãnhđạo của Đảng đối với công tác báo chí

Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ

Chí Minh và quan điểm của Đảng ta khẳng

định: sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của

Nhà nước đối với báo chí là đòi hỏi khách

quan, khoa học. Trước hết, đòi hỏi này xuất

phát từ yêu cầu của sự nghiệp cách mạng

do Đảng lãnh đạo. Đảng lãnh đạo đất nước

bằng đường lối, nghị quyết và thể chế hóa

đường lối, nghị quyết đó bằng pháp luật,

chính sách của Nhà nước; vận động, tổ

chức, lãnh đạo các tầng lớp nhân dân hăng

hái thực hiện bằng các phong trào hành

động cách mạng. Theo đó, Đảng lãnh đạo

báo chí là đề ra nghị quyết, chỉ thị về công

tác báo chí; là định hướng quy hoạch, kế

hoạch phát triển hệ thống báo chí, là định

hướng nội dung thông tin, tuyên truyền của

báo chí; lãnh đạo công tác tổ chức, cán bộ,

công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đối

với tổ chức đảng và đảng viên trong cơ

quan báo chí; lãnh đạo các đoàn thể chính

trị - xã hội trong cơ quan báo chí; thể chế

hóa đường lối, quan điểm của Đảng về báo

chí bằng pháp luật, chính sách của Nhà

nước trong hoạt động báo chí.

Trong quá trình lãnh đạo nhân dân ta

tiến hành công cuộc đổi mới đất nước,

Đảng ta đã có bước chuyển quan trọng

trong việc đổi mới tư duy, phong cách và

phương thức lãnh đạo đối với công tác báo

chí. Để cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội VI

của Đảng, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra

Chỉ thị số 63-CT/TW ngày 25/7/1990 về

tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với

công tác báo chí, xuất bản.

Page 66: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

Đại hội VII của Đảng thông qua Cương

lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá

độ lên chủ nghĩa xã hội (Cương lĩnh 1991).

Đối với công tác báo chí, Đảng ta khẳng

định: “Bảo đảm quyền được thông tin,

quyền tự do sáng tạo của công dân. Phát

triển các phương tiện thông tin đại chúng,

thông tin đa dạng, nhiều chiều, kịp thời,

chân thực và bổ ích”(1).

Sau 10 năm tiến hành công cuộc đổi mới

đất nước, báo chí nước ta đã có những khởi

sắc đáng mừng. Tuy nhiên, hoạt động trong

cơ chế thị trường, một số cơ quan báo chí

và nhà báo còn bộc lộ những non kém, lệch

lạc. Trước yêu cầu mới, ngày 17/10/1997,

Bộ Chính trị (khoá VIII) ban hành Chỉ thị

số 22- CT/TW về tiếp tục đổi mới và tăng

cường sự lãnh đạo, quản lý công tác báo chí.

Nghị quyết Trung ương năm (khóa VIII)

xác định quyết tâm hiện đại hóa hệ thống

thông tin đại chúng; sắp xếp hợp lý nhằm

tăng hiệu quả thông tin; xây dựng và từng

bước thực hiện chiến lược truyền thông

quốc gia phù hợp với đặc điểm nước ta và

xu thế phát triển của truyền thông thế giới;

ngăn chặn, hạn chế thông tin độc hại, tiêu

cực qua mạng internet; không ngừng nâng

cao trình độ chính trị và nghiệp vụ, chất

lượng tư tưởng, văn hóa của hệ thống

thông tin đại chúng; khắc phục khuynh

hướng thương mại hoá trong hoạt động báo

chí, chăm lo đặc biệt về định hướng chính

trị, tư tưởng, văn hóa cũng như kỹ thuật đối

với báo chí.

Trong Nghị quyết Đại hội IX, khi đề cập

đến công tác lãnh đạo báo chí, Đảng ta tiếp

tục khẳng định quan điểm mang tính khoa

học: "phát triển đi đôi với quản lý tốt...;

khắc phục khuynh hướng “thương mại

hóa” trong hoạt động báo chí; nâng cao bản

lĩnh chính trị, trình độ văn hóa và nghề

nghiệp, phẩm chất đạo đức của đội ngũ nhà

báo”(2).

Sau Đại hội IX, Hội nghị Trung ương

năm (khoá IX) ra Nghị quyết về công tác

tư tưởng, lý luận. Đối với báo chí, Nghị

quyết khẳng định: "Báo chí nước ta là báo

chí cách mạng, đặt dưới sự lãnh đạo của

Đảng, sự quản lý của Nhà nước, sự giám

sát và xây dựng của nhân dân"(3). Bộ

Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành một số

chỉ thị, thông báo nhằm tăng cường sự lãnh

đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối

với công tác báo chí, trong đó có một số

văn bản quan trọng như: Thông báo kết

luận số 162-TB/TW ngày 01/12/2004 của

Bộ Chính trị “Về một số biện pháp tăng

cường quản lý báo chí trong tình hình

mới”.

Sau gần 3 năm lãnh đạo thực hiện

Thông báo kết luận số 162-TB/TW, ngày

11/10/2006 Bộ Chính trị (khoá X) ra Thông

báo kết luận số 41-TB/TW. Trong văn bản

này, Bộ Chính trị nêu nhiệm vụ chủ yếu

của các cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí,

các cơ quan chủ quản và cơ quan báo chí

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

63

Page 67: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

phải “chấn chỉnh ngay tình trạng một số cơ

quan chủ quản buông lỏng sự lãnh đạo,

quản lý công tác báo chí; một số báo, đài,

tạp chí xa rời tôn chỉ, mục đích, đối tượng

phục vụ, vi phạm Luật Báo chí, có sai

phạm về quan điểm, đường lối, coi nhẹ

chức năng chính trị, tư tưởng của báo chí

cách mạng. Xử lý nghiêm minh sai phạm

của cán bộ lãnh đạo, phóng viên, nhân viên

các cơ quan báo chí, nhất là những đơn vị,

cá nhân sai phạm nghiêm trọng, lặp đi lặp

lại, kéo dài”.

Ngày 30/3/2007, Bộ Chính trị ban hành

Thông báo kết luận số 68-TB/TW về tiếp

tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự

quản lý của Nhà nước đối với báo chí.

Ngày 09/5/2007, Ban Bí thư ban hành Kế

hoạch số 03-KH/TW đề ra một số biện

pháp cụ thể nhằm thực hiện Thông báo kết

luận số 68-TB/TW của Bộ Chính trị. Để cụ

thể hóa, hiện thực hóa sự lãnh đạo của

Đảng đối với báo chí trên các mặt: nội

dung chính trị, tư tưởng; công tác tổ chức

và cán bộ; sự phối hợp giữa các cơ quan

Đảng và Nhà nước trong lãnh đạo, quản lý

báo chí, cuối năm 2007, Ban Bí thư ban

hành ba quyết định quan trọng là Quyết

định số 75- QĐ/TW, Quyết định số 155-

QĐ/TW và Quyết định 157-QĐ/TW.

Hội nghị lần thứ năm, Ban Chấp hành

Trung ương (khóa X) đã thảo luận và ra

Nghị quyết “Về công tác tư tưởng, lý luận,

báo chí trước yêu cầu mới”. Nghị quyết

nhấn mạnh: “Báo chí là tiếng nói của Đảng,

Nhà nước, của tổ chức chính trị - xã hội và

là diễn đàn của nhân dân, đặt dưới sự lãnh

đạo trực tiếp của Đảng, sự quản lý của Nhà

nước, hoạt động trong khuôn khổ pháp

luật; đảm bảo tính tư tưởng, tính chân thật,

tính nhân dân, tính chiến đấu và tính đa

dạng”.

3. Tăng cường thể chế hóa đường lối,nghị quyết của Đảng thành chính sách,pháp luật của Nhà nước về công tác báo chí

Trong điều kiện Đảng cầm quyền, sự

lãnh đạo của Đảng đối với các lĩnh vực đời

sống xã hội chủ yếu được thông qua Nhà

nước. Ở lĩnh vực báo chí, đó là việc thể chế

hóa, cụ thể hóa đường lối, quan điểm của

Đảng thành luật pháp, kế hoạch, chính sách

về báo chí; kiểm tra hoạt động của tổ chức

đảng và đảng viên trong các cơ quan quản

lý nhà nước về báo chí. Nội dung quản lý

nhà nước đối với hoạt động báo chí được

đặt ra ngay từ khi nước Việt Nam dân chủ

cộng hòa vừa ra đời. Nội dung quản lý

được thể hiện qua một số văn bản như: Sắc

lệnh số 282 ngày 24/12/1956 do Chủ tịch

Hồ Chí Minh ký, quy định chế độ hoạt

động của báo chí; quy định về những điều

báo chí không được thông tin; quy định thủ

tục cấp giấy phép và điều kiện hoạt động

của báo chí và lưu chiểu; quy định hình

thức kỷ luật nếu báo chí vi phạm. Ngày

20/5/1957, Quốc hội đã thông qua quyết

định lấy Sắc lệnh này làm Luật Báo chí đầu

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

64

Page 68: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

tiên của Nhà nước ta. Từ đó đến nay, cùng

với sự phát triển của cách mạng Việt Nam,

hệ thống văn bản pháp luật về báo chí được

sửa đổi, bổ sung và từng bước hoàn thiện.

Năm 1989 Quốc hội ban hành Luật Báo

chí. Năm 1999, tại Kỳ họp thứ 5 Quốc hội

khóa X đã thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung

một số điều của Luật Báo chí (sau đây gọi

tắt là Luật Báo chí năm 1999).

Thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, thông

báo kết luận của Ban Chấp hành Trung

ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư (khóa X),

các cơ quan liên quan đã tham gia xây

dựng nhiều đề án, quy chế quan trọng. Đó

là Đề án Luật Sửa đổi bổ sung một số điều

của Luật Báo chí (năm 1989, năm 1999);

xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ ban

hành Quyết định số 77/2007/QĐ-TTg ngày

28/5/2007 về Quy chế phát ngôn và cung

cấp thông tin cho báo chí; Thông tư số

07/2007/TT-VHTT của Bộ Văn hóa -

Thông tin hướng dẫn cấp, đổi và thu hồi

Thẻ nhà báo; Quyết định số 52/2008/QĐ-

BTTTT ngày 02/12/2008 của Bộ Thông tin

và Truyền thông về việc ban hành Quy chế

xác định nguồn tin trên báo chí; Thông tư

số 13/2008/TT-BTTTT ngày 31/12/2008

của Bộ Thông tin và Truyền thông hướng

dẫn việc thành lập và hoạt động của cơ

quan đại diện, phóng viên thường trú trong

nước của các cơ quan báo chí; Nghị định

số 97/2008/NĐ-CP ngày 28/8/2008 của

Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng

dịch vụ internet và thông tin điện tử trên

internet; Nghị định số 28/2009/NĐ-CP

ngày 20/03/2009 của Chính phủ quy định

xử phạt hành chính trong quản lý, cung

cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin

điện tử trên internet; Quy hoạch truyền

dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình đến

năm 2020; Quy hoạch hệ thống báo in, tạp

chí in đến năm 2020; Thông tư số

18/2009/TT-BTTTT ngày 28/5/2009 của

Bộ Thông tin và Truyền thông quy định

một số yêu cầu về quản lý hoạt động cung

cấp dịch vụ truyền hình cáp tương tự tại

đầu cuối của người sử dụng dịch vụ; Thông

tư số 19/2009/TT-BTTTT ngày 28/5/2009

của Bộ Thông tin và Truyền thông quy

định về việc liên kết trong hoạt động sản

xuất chương trình phát thanh, truyền

hình;...

4. Một số bài học kinh nghiệm- Về đổi mới nội dung lãnh đạo: Đảng,

mà trực tiếp là các cơ quan tham mưu cho

Đảng về công tác báo chí phải tích cực, chủ

động, sắc bén, kịp thời trong việc định

hướng chính trị tư tưởng, nhất là đối với

những vấn đề quan trọng, phức tạp, nhạy

cảm trong nội dung thông tin của báo chí;

đưa đường lối, quan điểm của Đảng, chính

sách, pháp luật của Nhà nước đến với

người dân và tâm tư, nguyện vọng người

dân đến với Đảng và Nhà nước.

- Về mặt phương châm: công tác lãnh

đạo, chỉ đạo, quản lý báo chí cần kịp thời

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

65

Page 69: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

nhưng phải đảm bảo tính khoa học, tính

thuyết phục, có lý có tình, tránh áp đặt,

mệnh lệnh, phải đạt tới sự tuân thủ một

cách tự giác, triệt để của các cơ quan báo

chí và đội ngũ những người làm báo.

- Về phương thức: bên cạnh những nghị

quyết, chỉ thị, quy định quan trọng mà Ban

Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban

Bí thư đã ban hành, đặc biệt là Nghị quyết

Trung ương năm (khóa X), cần tiếp tục xây

dựng, bổ sung thêm các quy định, quy chế

tạo cơ sở chính trị cho công tác lãnh đạo,

chỉ đạo báo chí. Tiếp tục thể chế hóa đường

lối, quan điểm của Đảng bằng việc bổ

sung, sửa đổi Luật Báo chí. Chiến lược

thông tin quốc gia tầm nhìn đến năm 2020,

xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy

phạm pháp luật; xây dựng chế tài đủ mạnh

để vừa tạo điều kiện cho báo chí phát triển

đúng hướng, vững chắc vừa xử lý kịp thời,

dứt điểm các sai phạm, nhất là các sai

phạm lớn, lặp đi lặp lại, kéo dài.

- Trên cơ sở rà soát chức năng, nhiệm vụ

từng cơ quan chủ quản, cơ quan báo chí,

khẩn trương lập đề án đổi mới, sắp xếp lại

hệ thống các cơ quan báo chí cả nước, của

từng bộ, ngành, đoàn thể, địa phương, đơn

vị theo hướng hợp lý, tinh gọn, thiết thực,

hiệu quả. Kiên quyết xử lý, thu gọn các

báo, tạp chí xét thấy không cần thiết, nội

dung trùng lặp, hoạt động không đúng tôn

chỉ, mục đích hoặc để sai phạm kéo dài.

- Coi trọng việc xây dựng tổ chức đảng

trong cơ quan báo chí vững mạnh về mọi

mặt; đề cao vai trò đảng viên của đội ngũ

làm báo, nhất là người giữ cương vị lãnh

đạo; trên cơ sở đó nâng cao năng lực lãnh

đạo, chỉ đạo, định hướng hoạt động theo

đúng tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm

vụ của cơ quan báo chí và nhà báo. Nâng

cao chất lượng tư tưởng, chính trị, văn hoá,

khoa học của từng cơ quan báo chí, để báo

chí thực sự là tiếng nói của Đảng, Nhà

nước; các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội

- nghề nghiệp và là diễn đàn tin cậy của

nhân dân.

- Không ngừng nâng cao chất lượng đào

tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo,

quản lý báo chí; đào tạo phóng viên, biên

tập viên các cơ quan báo chí. Mở rộng

nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm quản lý,

đào tạo báo chí với các nước trong khu vực

và trên thế giới.

- Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ

quan chỉ đạo, quản lý báo chí và cơ quan

chủ quản của báo chí; sự lãnh đạo, chỉ đạo,

quản lý của các ban cán sự đảng, đảng

đoàn, lãnh đạo cơ quan chủ quản với cơ

quan báo chí. Nâng cao chất lượng nội

dung, hình thức, khả năng chi phối thông

tin của các báo, đài chủ lực. Đầu tư thỏa

đáng cho hoạt động thông tin đối ngoại.

Tiếp tục mở rộng sóng phát thanh, truyền

hình ra các nước, các khu vực bằng công

nghệ thông tin hiện đại; đưa được sách, báo

có nội dung tốt trong nước phục vụ đồng

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

66

Page 70: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

bào ta ở nước ngoài; tăng cường giới thiệu,

quảng bá hình ảnh về đất nước và con người

Việt Nam đến nhiều nước trên thế giới.

- Kiên quyết đấu tranh chống thông tin,

quan điểm sai trái, thù địch bằng đội ngũ

nhà báo và chuyên gia giàu tâm huyết, có

kiến thức và kinh nghiệm, sử dụng các lực

lượng, hình thức, phương tiện phù hợp.

Ngăn chặn có hiệu quả hoạt động xâm

nhập báo chí nước ta của các thế lực thù

địch, phản động từ bên ngoài.

- Tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật,

điều kiện hoạt động cho các cơ quan báo

chí. Nghiên cứu, đổi mới công nghệ, máy

móc, thiết bị theo hướng hiện đại; ưu tiên

phủ song phát thanh, truyền hình, phát

hành các ấn phẩm báo chí cho giới trẻ,

đồng bào dân tộc thiểu số, tôn giáo, vùng

sâu, vùng xa, biên giới, hải đảor

……………….Ghi chú:

(1)Đảng Cộng sản Việt Nam (31/3/1992), Chỉ thị số

08/CT- TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo

và quản lý nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công

tác báo chí, xuất bản. tr.15.

(2) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại

biểu lần thứ IX, Nxb CTQG, H.2001, tr.116.

(3) Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Hội nghị lần

thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX (lưu

hành nội bộ), Nxb CTQG, H.2002, tr.124.

Tài liệu tham khảo:

1. Hồ Chí Minh, toàn tập, Nxb CTQG.

2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng,

Nxb CTQG. H.2004

3. 80 năm báo chí cách mạng Việt Nam - Những bài

học lịch sử và định hướng phát triển (kỷ yếu hội thảo

khoa học), Nxb CTQG, H .2005.

4 . Báo chí - những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb

Đại học Quốc gia Hà Nội, 6 tập.

5. Luật Báo chí và các văn bản hướng dẫn thi hành,

Nxb CTQG, H.2004.

6. Một số văn bản của Đảng về lãnh đạo công tác

báo chí: Chỉ thị số 08-CT/TW của Ban Bí thư (khoá

VII) về tăng cường sự lãnh đạo và quản lý nhằm nâng

cao chất lượng, hiệu quả công tác báo chí, xuất bản. Chỉ

thị 22-CT/TW ngày 17/10/1997 của Bộ Chính trị về tiếp

tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý công tác

báo chí, xuất bản; Thông báo kết luận số 162-TB/TW

ngày 01/12/2004 của Bộ Chính trị (khoá IX); Thông báo

kết luận số 41-TB/TW ngày 11/10/2006 và Thông báo

kết luận số 68-TB/TW ngày 30/3/2007 của Bộ Chính trị

(khoá X) về một số biện pháp tăng cường lãnh đạo, quản

lý báo chí và một số quy định của Đảng đối với hoạt

động báo chí, xuất bản.

7. Tăng cường lãnh đạo, quản lý tạo điều kiện để

báo chí nước ta phát triển mạnh mẽ, vững chắc trong

thời gian tới, (Nguyễn Hồng Vinh, Nguyễn Thế Kỷ chủ

biên). Nxb Lý luận chính trị, H.2007.

8. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lãnh đạo,

quản lý báo chí trong giai đoạn hiện nay (chủ nhiệm đề

tài: Nguyễn Thế Kỷ); Đề tài khoa học cấp bộ, Ban

Tuyên giáo Trung ương, 2008.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam, Cương lĩnh xây dựng

đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb

Sự thật, H. 1991.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần

thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb

CTQG, H.1998.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại

biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, H.2001.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần

thứ năm Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa IX (lưu

hành nội bộ), Nxb CTQG, H.2002.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần

thứ năm Ban Chấp hình Trung ương Đảng khóa X, Nxb

CTQG, H.2007.

Nguồn: Tạp chí Tổ chức Nhà nước.-

2014.- Số 6.- Tr. 3 – 7.

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

67

Page 71: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

Dư luận xã hội (DLXH) là một vấn

đề phức tạp, luôn có sức hấp dẫn

và tạo ra sự tranh luận giữa các

luồng quan điểm khác nhau. B.K.Paderin -

nhà nghiên cứu DLXH thời Liên Xô (cũ)

đưa ra định nghĩa:

DLXH là tổng thể các ý kiến trong đó

chủ yếu là các ý kiến thể hiện sự phán xét,

đánh giá sự nhận định (bằng lời hoặc

không bằng lời), phản ánh ý nghĩa của các

thực tế, quá trình, hiện tượng, sự kiện đối

với các tập thể giai cấp, xã hội nói chung

và thái độ công khai của các nhóm xã hội

lớn nhỏ đối với các vấn đề của cuộc sống

xã hội có động chạm đến các lợi ích chung

của họ(1).

Nhiều nhà nghiên cứu Mỹ cũng nêu ra

định nghĩa tương tự. Ví dụ: “Công luận là

sự phán xét, đánh giá của các cộng đồng

xã hội đối với các vấn đề có tầm quan

trọng, được hình thành sau khi có sự tranh

luận công khai” (Young, 1923); “Công

luận là kết quả tổng hợp các ý kiến trả lời

của mọi người đối với các câu hỏi nhất

định, dưới điều kiện của cuộc phỏng vấn”

(Warner, 1939). Có những định nghĩa rất

đơn giản, nhưng rất phổ biến trong giới

nghiên cứu Mỹ: “Công luận là các tập hợp

ý kiến cá nhân ở bất kỳ nơi đâu mà chúng

ta có thể tìm được” (Childs, 1956) (2).

Theo PGS, TS. Lương Khắc Hiếu,

“DLXH là biểu hiện trạng thái ý thức xã

hội của cộng đồng người, là phương thức

tồn tại đặc biệt của ý thức xã hội, đồng thời

DLXH cũng là trạng thái tổng hợp và toàn

vẹn của ý thức xã hội”(3). Như vậy, chủ thể

của DLXH là một nhóm người, một cộng

đồng người, và DLXH thực chất “là sự

phán xét, đánh giá của cộng đồng người

đối với các sự kiện, hiện tượng mà họ quan

tâm”. Phán xét trước hết, đó là cách nhìn

nhận chủ quan của con người về các sự

kiện, hiện tượng, sự vật của thế giới khách

quan. Song, sâu xa trong đó chứa đựng

những giá trị lý tính bởi sự phán xét đó ít

nhiều đều dựa trên thực tế khách quan.

Nhận thức của con người luôn xuất phát từ

cái đã có, cái tồn tại trong hiện thực, gắn

nó với những suy luận cá nhân, theo lợi ích

cụ thể và thời điểm nhận thức cụ thể.

NHữNG QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO CƠ BẢN CỦA ĐẢNG

VỀ VAI TRÒ ĐỊNH HƯỚNG DƯ LUẬN XÃ HỘI CỦA BÁO CHÍ

?TS ĐỖ CHÍ NGHĨA

Học viện Báo chí và Tuyên truyền

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

68

Page 72: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

Nhưng suy luận ấy có thể đúng, có thể sai,

có thể bị “chế tác” đi vì những định kiến

thiên lệch, thậm chí những vụ án oan kiểu

“Thị Kính” chỉ vì nhận thức và tâm lý hạn

hẹp, không đặt vào hoàn cảnh cụ thể mà

phán xét. Không thể đồng nhất DLXH với

chân lý bởi con đường tạo ra DLXH rất

khác nhau và “hàm lượng” định kiến, cảm

tính cũng không hề giống nhau.

Đảng ta, với đường lối của chủ nghĩa

Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, có một

cách nhìn sâu sắc về DLXH, cũng như ảnh

hưởng của báo tác động lên nó, nhằm

hướng tới mục tiêu rõ ràng. Bằng thực tiễn

đấu tranh cách mạng trong những năm

tháng giành và giữ chính quyền, cũng như

kinh nghiệm của thời kỳ hội nhập, đổi mới,

hướng nền kinh tế ra bên ngoài trong khi

vẫn giữ vững thể chế và quan điểm chính

trị XHCN, Đảng và Nhà nước đã dần hình

thành nên hệ thống quan điểm khá nhất

quán và sâu sắc về vai trò của báo chí trên

mặt trận công tác tư tưởng, trong đó, nổi

bật là vai trò của báo chí trong định hướng

DLXH.

Bài viết này không đi sâu phân tích lịch

sử vấn đề mà chỉ trình bày những nội dung

mới mẻ nhất, nổi bật nhất trong quan điểm

chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về tác động

của báo chí đến DLXH. Đây là cơ sở trực

tiếp, cụ thể sát thực để phân tích việc vận

dụng những quan điểm đó vào hoạt động

của đời sống báo chí, thể hiện trong nhận

thức và hành động của các cơ quan báo chí

và cá nhân một nhà báo. Có thể khái quát

những quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà

nước về tác động của báo chí đến DLXH

trên hai nội dung chính sau đây:

Thứ nhất, báo chí có vai trò to lớn và

đã thực sự đóng góp tích cực vào việc

định hướng đúng đắn DLXH

DLXH là phần nổi, là biểu hiện phản

ứng của dư luận trước những vấn đề, sự

kiện thời sự có ý nghĩa. Nó có thể biến

động tùy theo sự kiện, hay từng tình huống,

góc độ thông tin, cách thức đưa tin và bình

luận. Việc hình thành DLXH có thể diễn ra

rất nhanh chóng, tác động sâu sắc tức thời

vào đời sống xã hội, vào hoạt động của các

nhóm dân cư. Để “hình thành bản lĩnh, trí

tuệ, tâm hồn, khí phách con người Việt

Nam trong thời kỳ mới” là công việc lâu

dài, bền bỉ, song, định hướng DLXH lại là

việc cấp thiết, đòi hỏi ở báo chí sự nhạy

cảm, ý thức trách nhiệm sâu sắc và bản lĩnh

chính trị vững vàng. Ở khía cạnh đó, rõ

ràng, báo chí đã có những đóng góp xứng

đáng, góp phần ổn định trật tự an toàn xã

hội, xây dựng niềm tin vào chế độ và con

đường phát triển của đất nước.

Tại Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ

thị 22 của Bộ Chính trị được tổ chức vào

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

69

Page 73: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

đầu năm 2007, PGS,TS. Tô Huy Rứa

nguyên Trưởng Ban Tư tưởng –Văn hoá

Trung ương (nay là ban Tuyên giáo Trung

ương) đã có một bài phát biểu quan trọng,

tổng kết thành tựu, hạn chế của báo chí

trong sự nghiệp đổi mới đất nước, trong đó

có khía cạnh quan trọng là định hướng

DLXH. Đi sâu phân tích những đóng góp

cụ thể của báo chí với công tác định hướng

DLXH, PGS,TS.Tô Huy Rứa nhận định:

Phần lớn các cơ quan báo chí hoạt động

đúng tôn chỉ, mục đích, đúng định hướng

chính trị, góp phần tuyên truyền chủ nghĩa

Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan

điểm, đường lối của Đảng, chính sách,

pháp luật của Nhà nước; thông tin, cổ vũ

phong trào hành động cách mạng, phản ánh

tâm tư nguyện vọng của các tầng lớp nhân

dân, phát hiện, cổ vũ các nhân tố mới, điển

hình tiên tiến, tham gia tích cực trong cuộc

đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng

phí, quan liêu, chống âm mưu “diễn biến

hòa bình” của các thế lực thù địch, đồng

thời, báo chí là một tiếng nói góp phần vào

quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội. (...).

Báo chí phải đóng vai trò quan trọng trong

việc bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác-

Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm,

đường lối của Đảng, làm cho hệ tư tưởng

của Đảng, của giai cấp công nhân, lý tưởng

xã hội chủ nghĩa, những giá trị tốt đẹp

trong truyền thống văn hóa dân tộc, những

tinh hoa văn hóa thế giới chiếm vị trí chủ

đạo trong đời sống tinh thần xã hội(4).

Đằng sau những luận điểm có vẻ quen

thuộc ấy là sự ghi nhận sâu sắc về vai trò,

vị trí và những đóng góp lớn lao của đội

ngũ cán bộ báo chí với việc ổn định

DLXH, hướng DLXH đến những mục tiêu

tích cực và có trách nhiệm. Điều này cũng

phù hợp với quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí

Minh về “xây” và “chống” khi Người nêu

bật vai trò của việc biểu dương gương

“người tốt, việc tốt” để cái tốt đẩy lùi cái xấu:

Các cô các chú có thấy cháu bé nhặt

được của rơi, nửa đêm bắt mẹ dẫn đến đồn

công an trả người đánh mất có ý nghĩa như

thế nào không? Ở nước Mỹ và các nước tư

bản người ta giết nhau chỉ vì đồng bạc giấy

mà ở ta các cháu bé đã biết làm như vậy.

Văn minh chiến thắng bạo tàn. Xã hội ta

văn minh hơn xã hội Mỹ từ việc làm của

các cháu bé đó(5).

“Chiến lược thông tin quốc gia ban hành

kèm Quyết định số 219/2005/QĐ-TTg

ngày 10.9.2005 về phê duyệt chiến lược

phát triển thông tin đến năm 2010 cũng

khẳng định: “Trong những năm qua, hoạt

động thông tin ở nước ta có bước phát triển

mạnh mẽ, toàn diện cả về tính chất, nội

dung, hình thức và loại hình. (...) Thông tin

ngày càng khẳng định là phương tiện thiết

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

70

Page 74: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

yếu của đời sống xã hội, không chỉ là công

cụ phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng,

Nhà nước mà còn thực sự là diễn đàn của

các tầng lớp nhân dân. Hoạt động thông tin

ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của

nhân dân trong việc nắm bắt tình hình thời

sự chính trị trong nước và quốc tế, những

vấn đề liên quan đến các lĩnh vực kinh tế,

văn hóa, khoa học, công nghệ và mọi mặt

của cuộc sống. Tính hai chiều, tính công

khai, minh bạch, dân chủ trong hoạt động

thông tin ngày càng được coi trọng. Các

loại hình thông tin phát triển phong phú, đa

dạng. Hoạt động thông tin nước ta có khả

năng và điều kiện để đáp ứng yêu cầu hội

nhập và giao lưu hợp tác quốc tế, đấu tranh

có hiệu quả với các thông tin sai trái, các

quan điểm xuyên tạc của các thế lực thù

địch(6).

Thứ hai, một số cơ quan báo chí xa

rời tôn chỉ, mục đích, thiếu tính định

hướng, ảnh hưởng không tốt đến uy tín

của giới báo chí

Đánh giá cao thành tựu, nhưng Đảng,

Nhà nước cũng thể hiện rõ thái độ nghiêm

khắc trước những bất cập, yếu kém của

hoạt động báo chí, đặc biệt trong đó có

những yếu kém, khuyết điểm đã được chỉ

ra từ nhiều năm qua nhưng chậm được

khắc phục.

Phát biểu tại Hội nghị sơ kết thực hiện

Chỉ thị 62 của Bộ Chính trị, PGS, TS. Tô

Huy Rứa nêu rõ:

Một số cơ quan báo chí thiếu nhạy bén

chính trị, có biểu hiện xa rời sự lãnh đạo

của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, xa rời

tôn chỉ, mục đích, thông tin không trung

thực, sa đà vào việc đưa tin tiêu cực và tệ

nạn xã hội. Khuynh hướng tư nhân hóa,

thương mại hóa báo chí, tư nhân núp bóng

để kinh doanh báo chí ngày càng tăng(7).

Tuy nhiên, hoạt động báo chí của ta

cũng còn những yếu kém, khuyết điểm,

chậm được khắc phục. Một số cơ quan báo

chí chưa tự giác chấp hành sự lãnh đạo của

Đảng, sự quản lý của Nhà nước, có biểu

hiện coi nhẹ chức năng chính trị, tư tưởng

của báo chí cách mạng, xa rời tôn chỉ, mục

đích; thiếu nhạy bén chính trị, bị khuynh

hướng “thương mại hóa” chi phối, chạy

theo thị hiếu tầm thường, nặng thông tin về

những hiện tượng tiêu cực, yếu kém, mặt

trái của xã hội thổi phồng, khoét sâu vào

các thiếu sót, khuyết điểm, làm “nóng” lên

một số vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội của

đất nước, của các ngành, địa phương một

cách thiếu ý thức; đăng cả những thông tin

mật của Nhà nước; những bí mật kinh tế

liên quan đến hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp, khai thác đời tư cá nhân, vi

phạm luật báo chí; ít chú ý việc phát hiện,

cổ vũ, biểu dương những tấm gương người

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

71

Page 75: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

tốt, việc tốt, những nhân tố mới, điển hình

tiên tiến trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng

và bảo vệ Tổ quốc. Một số tờ báo đăng

những thông tin sai sự thật, suy diễn chủ

quan, khi biết sai không cải chính hoặc cải

chính không nghiêm túc; khai thác và sử

dụng thông tin của báo chí bên ngoài thiếu

chọn lọc trái với quan điểm, đường lối của

Đảng và Nhà nước, truyền thống văn hóa

của dân tộc… Những yếu kém, khuyết

điểm này tuy chỉ diễn ra ở một số báo, đài,

nhưng tác hại và hậu quả thì lớn, gây thiệt

hại cho sản xuất, kinh doanh của doanh

nghiệp, lợi ích kinh tế của đất nước, gây

khó khăn cho sự chỉ đạo, điều hành của

Nhà nước, gây lo lắng, làm giảm lòng tin

của nhân dân vào sự nghiệp đổi mới; để các

thế lực thù địch lợi dụng bôi nhọ, đả kích,

chống phá Đảng ta, chế độ ta; làm xấu đi

hình ảnh đất nước ta trong mắt bạn bè quốc

tế. Những yếu kém này nếu không được

khắc phục kịp thời sẽ là những nguy cơ

tiềm ẩn gây mất ổn định chính trị - xã hội

của đất nước, không thể xem thường.

Trong khi đó, một số tờ báo, tạp chí, đài

phát thanh, truyền hình ở trung ương và địa

phương chậm đổi mới, nội dung và hình

thức chưa đủ hấp dẫn, chưa thuyết phục, do

đó, chất lượng và hiệu quả tuyên truyền,

giáo dục chưa cao, chưa làm tốt vai trò là

lực lượng chủ lực, định hướng thông tin và

DLXH.

Sự “thiếu nhạy bén chính trị” có thể có

nhiều nguyên nhân, song bên cạnh vấn đề

trình độ, nhận thức thì tính chất “thương

mại hoá”, chạy theo thị trường, giành giật

công chúng bằng mọi giá chính là một trở

ngại lớn cho việc làm tốt định hướng

DLXH. Thực tế đời sống báo chí phát triển

sôi động, nở rộ nhiều ấn phẩm, song tình

trạng báo có nội dung na ná nhau, thiếu bản

sắc, đối tượng phục vụ không xác định rõ

ràng, tôn chỉ, mục đích cũng nhàn nhạt đã

khiến sự cạnh tranh càng gay gắt, và tính

chính trị càng bị coi nhẹ.

Phân tích sâu thực trạng này, đồng chí

Trương Tấn Sang chỉ rõ nguyên nhân từ sự

buông lỏng quản lý, chỉ đạo của cơ quan

chủ quản, đến việc phó mặc cho các báo tự

xoay xở về tài chính, dẫn đến thương mại

hoá và tư nhân thao túng:

Cơ quan quản lý báo chí và cơ quan chủ

quản của nhiều tờ báo còn buông lỏng chỉ

đạo, quản lý cả về định hướng thông tin,

nội dung tư tưởng chính của báo chí, để

một tờ báo cho tư nhân núp bóng hoạt

động; né tránh, ngại va chạm, khen ngợi

một chiều, ít phê bình, nhắc nhở, không

chủ động kiên quyết xử lý các vi phạm của

các cơ quan báo chí và người đứng đầu cơ

quan báo chí thuộc quyền(8).

Đồng chí cũng nhấn mạnh đến “yếu tố

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

72

Page 76: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

con người” khi chỉ rõ nguyên nhân xa rời

định hướng còn xuất phát từ nhận thức và

trình độ cá nhân mỗi nhà báo: “Một số cán

bộ, phóng viên bản lĩnh chính trị yếu, còn

mơ hồ trong nhận thức về quan điểm chính

trị, tư tưởng, đường lối, quan điểm của

Đảng; thiếu tu dưỡng, rèn luyện về đạo

đức, phẩm chất, có những hành động tiêu

cực, vi phạm pháp luật…”(9).

Tuy vậy, bên cạnh tình trạng thương mại

hóa, thì việc báo chí chưa làm tốt chức

năng của mình, chưa tạo sức hấp dẫn và thu

hút cần thiết với công chúng. PSG,TS.Tô

Huy Rứa chỉ rõ: “Các cơ quan báo chí chủ

lực của Đảng, Nhà nước chậm đổi mới, nội

dung và hình thức thiếu hấp dẫn, chất

lượng tuyên truyền không cao, chưa có khả

năng làm chủ, chi phối thông tin và định

hướng DLXH”(10).

Từ những trình bày trên đây cho thấy,

tác động của báo chí vào DLXH là một nội

dung đáng quan tâm khi nghiên cứu vai trò

của báo chí trong xã hội hiện đại. Sự phát

triển của báo chí gắn liền với ý thức hệ, với

lợi ích của các tầng lớp dân cư, các tổ chức

chính trị mà nó là đại diện. Việc định

hướng đúng đắn DLXH của báo chí được

Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm. Bên

cạnh việc đánh giá cao vai trò của báo chí

trong việc giữ vững trận địa thông tin, là

cầu nối giữa Đảng với dân, giữa cơ quan

quản lý với các thành tố khác trong xã hội,

các văn kiện của Đảng cũng thể hiện rõ sự

quan tâm, chỉ đạo, chấn chỉnh những yếu

kém, sai sót, nâng cao khả năng định

hướng DLXH của báo chí. Đây là một

nhiệm vụ quan trọng, để báo chí thể hiện

vai trò xứng đáng của phương tiện truyền

thông xung kích trên mặt trận công tác tư

tưởng rất quan trọng và cũng đầy thử thách

hiện nayr

....................(1),(2),(3) TS. Lương Khắc Hiếu (chủ biên) (1999).

Dư luận xã hội trong sự nghiệp đổi mới, Nxb CTQG,

H., tr.6,8.

(4),(7),(10) Tô Huy Rứa (2007), “Phấn đấu để báo

chí nước ta phát triển đúng hướng, mạnh mẽ, vững chắc

trong thời gian tới”, Tạp chí Cộng sản điện tử ngày

15.01.2007.

(5) Thủ tướng Chính phủ (2005), Chiến lược thông

tin quốc gia (ban hành kèm Quyết định số

219/2005/QĐ-TTg ngày 10.9.2005), Hà Nội.

(6) Tạ Ngọc Tấn (2004) Hồ Chí Minh về vấn đề báo

chí, Nxb CTQG, H., tr.134.

(8),(9) Trương Tấn Sang (2007), “Tăng cường sự

lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, nâng cao

hơn nữa chất lượng, tính tư tưởng, tính hấp dẫn, tính

thuyết phục của báo chí”, Tạp chí Cộng sản điện tử ngày

15.01.2007.

Nguồn: Tạp chí Lý luận chính

trị&Truyền thông.- 2013.- Số tháng 11.-

Tr.17-20.

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

73

Page 77: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

Trong suốt tiến trình cách mạng Việt

Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng

và Chủ tịch Hồ Chí Minh, báo chí

cách mạng Việt Nam luôn phấn đấu hoàn

thành sứ mạng của mình. Đảng ta luôn coi

báo chí là phương tiện hữu hiệu để tiến

hành giáo dục chính trị, lãnh đạo công tác

tư tưởng, vũ khí sắc bén trong đấu tranh

giai cấp, đấu tranh giải phóng dân tộc, là

cầu nối giữa Đảng với nhân dân, phục vụ

sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa X

đã nêu rõ công tác tư tưởng, lý luận và báo

chí là một bộ phận cấu thành đặc biệt quan

trọng trong toàn bộ hoạt động của Đảng.

Trong bối cảnh đất nước ta bước vào

giai đoạn phát triển mới, với những nhiệm

vụ cách mạng mới, báo chí phải làm tốt

nhiệm vụ chính trị của mình trên lĩnh vực

tư tưởng, bảo vệ đường lối, quan điểm của

Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa,

đóng góp vào sự phát triển chung của toàn

xã hội. Thực tiễn đó đòi hỏi báo chí cần giữ

vững và phát huy hơn nữa bản chất cách

mạng, là công cụ công tác tư tưởng của

Đảng, là một bộ phận của sự nghiệp cách

mạng do Đảng lãnh đạo. Báo chí phải

hướng vào mục tiêu giữ vững ổn định

chính trị, tiếp tục sự nghiệp đổi mới, làm

cho những nguyên lý cách mạng và khoa

NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU

NỀN BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM

TRONG TÌNH HÌNH MỚI

?TS NGUYỄN BẮC SON

Bộ Thông tin và Truyền thông

Báo chí nước ta đang có vai trò rất quan trọng trong đời sống chính trị xã hội, đồngthời cũng ở vào giai đoạn nhạy cảm, vừa có những cơ hội lớn, vừa đứng trước nhiềuthách thức lớn, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới vàđang tiếp tục hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới. Sự nghiệp báo chí Việt Namthời gian qua phát triển nhanh chóng và đa dạng. Xuất phát từ thực hiện mục tiêu“dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” mà Đảng và nhân dân ta đãxác định, cần nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với hoạt động báo chí đápứng yêu cầu nền báo chí cách mạng trong tình hình mới.

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

74

Page 78: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

học của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng,

đạo đức Hồ Chí Minh giữ vị trí chủ đạo

trong đời sống tinh thần xã hội. Trong điều

kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội

chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, tăng cường

sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí cần

được thực hiện thông qua hệ thống pháp

luật về báo chí và công tác quản lý nhà

nước về báo chí. Đó cũng chính là đòi hỏi

khách quan của việc nâng cao hiệu quả

quản lý nhà nước về báo chí để đáp ứng

yêu cầu phát huy bản chất cách mạng của

báo chí nước ta trong tình hình mới.

Tình hình hoạt động báo chí trong

thời gian qua

Hiện nay, nước ta có 838 cơ quan báo

chí in, với 1.111 ấn phẩm, 67 đài phát

thanh, truyền hình, 92 báo, tạp chí điện tử

và 01 hãng thông tấn quốc gia. Báo chí đã

thông tin nhanh nhạy, toàn diện về mọi

diễn biến của đời sống chính trị, kinh tế -

xã hội ở trong nước và quốc tế; là diễn đàn

thực sự tin cậy của nhân dân; góp phần tích

cực tuyên truyền tư tưởng Hồ Chí Minh và

đường lối, quan điểm của Đảng, chính

sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực xây

dựng lý tưởng xã hội vì mục tiêu “dân giàu,

nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn

minh”, góp phần ổn định chính trị tư tưởng,

làm phong phú đời sống tinh thần, huy

động nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội,

nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân

dân. Báo chí của chúng ta phát triển theo

nguyên tắc “Báo chí, xuất bản nước ta đặt

dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của

Nhà nước và hoạt động trong khuôn khổ

pháp luật”. Trong thời gian qua báo chí của

chúng ta đã kiên trì tính đảng, kiên trì bảo

vệ vị trí chủ đạo về lý luận của chủ nghĩa

Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong

ý thức tư tưởng, bảo đảm tính định hướng

chính xác, phục vụ nhân dân, phục vụ chủ

nghĩa xã hội, đặt hiệu quả xã hội lên vị trí

hàng đầu, bám sát thực tế, bám sát cuộc

sống, bám sát quần chúng nhân dân. Để tác

phẩm báo chí có hơi thở của cuộc sống, báo

chí đã thực hiện tốt một số công tác trọng

tâm: tiếp tục quán triệt sâu sắc Nghị quyết

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nghị

quyết Hội nghị Trung ương khóa X “Về

công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước

yêu cầu mới”, các quan điểm chỉ đạo của

Đảng, Nhà nước ta về tăng cường công tác

quản lý báo chí được thể hiện qua các chỉ

thị, như Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 17-10-

1997 của Bộ chính trị khóa VIII, Thông

báo số 162-TB/TW ngày 1-12-2004 của Bộ

Chính trị khóa IX, Thông báo số 41-

TB/TW ngày ll-12-2006 của Bộ Chính trị

khóa X. Có như thế báo chí mới hoàn thành

tốt nhiệm vụ của mình, góp phần quan trọng

trong việc bảo đảm tốt công tác tuyên truyền.

Trong giai đoạn hiện nay, cuộc cách

mạng về công nghệ thông tin đã tác động

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

75

Page 79: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

làm thay đổi cách thức thụ hưởng thông tin

của người dân. Số lượng độc giả của báo

chí in có xu hướng ngày càng giảm, trong

khi đó lượng độc giả truy cập báo mạng

ngày càng tăng. Trong lĩnh vực phát thanh,

truyền hình, số lượng độc giả vẫn giữ ở

mức ổn định và có xu hướng tăng. Nguồn

nhân lực báo chí có mức tăng trung bình

hàng năm khoảng 6,5%. Nếu như năm

2009 chỉ có 31.000 người làm việc trong

lĩnh vực báo chí, thì đến nay số người làm

việc trong lĩnh vực báo chí khoảng 35.000

người, trong đó có gần 17.000 nhà báo

đang công tác tại các cơ quan báo chí được

cấp thẻ hành nghề. Về trình độ chuyên

môn, phần lớn số người làm việc trong lĩnh

vực báo chí đều có trình độ cao đẳng, đại

học trở lên; số người làm báo có trình độ

dưới đại học đã giảm trung bình khoảng1%

năm. Năm 2009, tỷ lệ nhân lực có trình độ

đại học là 85% và trên đại học là 4%. Đến

năm 2013, tỷ lệ nhân lực có trình độ đại

học là khoảng 91% và trên đại học là 4.9%.

Mặc dù đội ngũ những người làm báo có

sự phát triển cả về số lượng và chất lượng,

nhưng trước những tác động bởi mặt trái

của cơ chế thị trường, một bộ phận những

người làm báo còn non kém về nhận thức

chính trị đã bộc lộ những khuyết điểm, yếu

kém, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, trong

số đó không ít người vi phạm pháp luật, bị

kỷ luật và bị thu hồi thẻ hành nghề. Người

đứng đầu một số cơ quan báo chí đã buông

lỏng quản lý nội dung thông tin và đội ngũ

phóng viên, biên tập viên dưới quyền, coi

trọng yếu tố lợi nhuận, xem nhẹ các chức

năng của báo chí, khai thác nhiều đề tài về

mặt trái của xã hội, với mức độ thông tin

có thời điểm dày đặc. Một số cơ quan báo

chí chưa coi trọng biểu dương, nhân rộng

những điển hình tiên tiến, những nhân tố

tích cực trong học tập, lao động và chiến

đấu. Một số ấn phẩm phụ thực hiện sai tôn

chỉ, mục đích, làm cho nội dung báo chí xa

rời chức năng định hướng, chức năng giáo

dục, chức năng thẩm mỹ, thiếu tính chuyên

nghiệp, tác động tiêu cực đến một bộ phận

công chúng. Cùng với những thông tin giật

gân, câu khách, vi phạm thuần phong mỹ

tục là xu hướng xem nhẹ quy trình thẩm

định nguồn tin, thông tin sai sự thật, xúc

phạm danh dự, nhân phẩm cá nhân, làm

ảnh hưởng xấu tới uy tín của tổ chức.

Những hạn chế trên là do cơ quan, tổ

chức chưa làm tốt việc cung cấp thông tin

cho báo chí; công tác xử lý vi phạm trong

hoạt động báo chí còn thiếu kiên quyết,

hình thức xử lý chưa nghiêm. Một số lãnh

đạo cơ quan báo chí chưa chấp hành

nghiêm kỷ luật thông tin, có trường hợp

tìm cách né tránh việc thực hiện các quy

định. Không ít cơ quan chủ quản chưa phát

huy hết vai trò, trách nhiệm, buông lỏng

việc quản lý, nể nang, thiếu kiên quyết

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

76

Page 80: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

trong xử lý vi phạm của cơ quan báo chí

thuộc quyền. Những hạn chế, khuyết điểm

của báo chí như nêu ở trên là một trong

những nguyên nhân làm giảm đi tính định

hướng, tính văn hóa, tính giáo dục của báo

chí cách mạng Việt Nam.

Những vấn đề đặt ra trong công tác

quản lý nhà nước về báo chí

Giai đoạn hiện nay, tình hình thế giới

đang có những diễn biến phức tạp, tiềm ẩn

những bất ổn khó lường. Nền kinh tế thế

giới phục hồi chậm. Ở trong nước, nền

kinh tế tiếp tục có nhiều khó khăn, thách

thức. Tình hình thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh

tiếp tục ảnh hưởng tới cuộc sống của người

dân và sản xuất, kinh doanh. Các thế lực

thù địch tiếp tục đẩy mạnh thực hiện “diễn

biến hòa bình” trên nhiều lĩnh vực của đời

sống xã hội, đặc biệt là lĩnh vực tư tưởng,

văn hóa.

Những thuận lợi, khó khăn của tình hình

trong nước cùng xu thế toàn cầu hóa thông

tin và sự bùng nổ của truyền thông xã hội

tác động trực tiếp đến hoạt động báo chí và

công tác quản lý báo chí. Dưới sự lãnh đạo

của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, sự chỉ

đạo trực tiếp của các cơ quan chủ quản, nỗ

lực của các cơ quan báo chí và đội ngũ nhà

báo, báo chí nước ta đã thực hiện tốt vai

trò, sứ mệnh của mình, góp phần xứng

đáng vào công cuộc đổi mới đất nước. Bên

cạnh những ưu điểm, thành tích, hoạt động

báo chí cũng còn nhiều hạn chế, khuyết

điểm, từ đó đặt ra những vấn đề trong công

tác quản lý nhà nước về báo chí, cụ thể là:

Thứ nhất, quản lý báo chí trong điều

kiện phát triển mạnh mẽ của truyền thông

xã hội đòi hỏi phải có phương pháp tiếp

cận mới. Trên bình diện quốc tế, cuộc cách

mạng công nghệ thông tin đã làm thay đổi

cách thức truyền tải và tiếp nhận thông tin

trên toàn cầu. Toàn cầu hóa thông tin đang

đặt ra cho chúng ta nhiều vấn đề trong công

tác chỉ đạo, quản lý thông tin. Thông tin ở

khắp mọi nơi trên thế giới được truyền tải

liên tục, nhiều chiều và dễ dàng tới công

chúng thông qua in-tơ-nét, với những dạng

thức truyền thông mới, trong đó mạng xã

hội đang chiếm ưu thế. Do vậy, quản lý báo

chí trong bối cảnh truyền thông xã hội phát

triển đòi hỏi phải hoàn thiện cơ chế, chính

sách, pháp luật để tạo điều kiện cho các cơ

quan báo chí nhà nước tiếp tục giữ vai trò

chủ đạo trong việc chi phối, định hướng dư

luận xã hội; là việc làm chủ thông tin thông

qua gia tăng cung cấp thông tin chính

thống cho báo chí, là làm rõ cơ chế mở

rộng tiếp cận thông tin và phát huy dân chủ

trong thông tin.

Thứ hai, đã có nhiều giải pháp được đưa

ra để hạn chế tình trạng thương mại hóa

báo chí, nhưng cho đến nay xu hướng này

vẫn chậm được khắc phục. Trong điều kiện

kinh tế thị trường, thương mại hóa báo chí

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

77

Page 81: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

vừa là vấn đề thực tiễn đồng thời lại mang

tính lý luận. Một mặt, báo chí phải bảo đảm

nhiệm vụ chính trị; mặt khác, phải cạnh

tranh thông tin, lo tăng số lượng phát hành

để phát triển, duy trì sự ổn định của cơ

quan báo chí. Thực tiễn cho thấy, hoạt động

báo chí vừa chịu sự tác động của hệ thống

các quy luật phát triển văn hóa - tư tưởng,

vừa chịu tác động của hệ thống các quy luật

kinh tế. Nếu chỉ chú trọng tới lợi ích kinh

tế sẽ dẫn tới thương mại hóa hoạt động báo

chí, làm báo chí xa rời nhiệm vụ chính trị.

Do vậy, trong công tác quản lý nhà nước

về báo chí cần chú trọng hơn các quy định,

biện pháp ngăn ngừa tác hại từ mặt trái của

kinh tế thị trường, làm ảnh hưởng đến định

hướng tư tưởng - văn hóa. Tuy nhiên, nếu

chỉ đề cao vai trò báo chí ở phương diện tư

tưởng - văn hóa thì báo chí sẽ không phát

huy hết khả năng đóng góp của mình với

xã hội.

Thứ ba, vấn đề thực hiện quy hoạch hệ

thống báo chí toàn quốc. Hiện nay, vẫn còn

sự chênh lệch lớn về sự hưởng thụ thông

tin báo chí giữa các khu vực, địa bàn, vùng,

miền. Mặc dù hầu hết các cơ quan, ban,

ngành trong hệ thống chính trị đều có cơ

quan báo chí, nhưng chất lượng chưa tương

xứng, còn trùng chéo về tôn chỉ, mục đích,

nội dung, đối tượng phục vụ. Ngoài ra,

chưa có nghiên cứu, phân loại, xác định

tính chất, nhiệm vụ của báo chí để có cơ

chế, chính sách phù hợp.

Thứ tư, vấn đề nâng cao chất lượng đội

ngũ cán bộ của các cơ quan báo chí và cơ

quan quản lý để làm tốt hơn nữa chức năng

quản lý nhà nước về báo chí, kịp thời chấn

chỉnh, xử lý những thiếu sót, khuyết điểm,

tạo điều kiện để báo chí phát triển.

Thứ năm, vấn đề phát huy sức mạnh của

báo chí trong định hướng dư luận xã hội,

tập hợp, đoàn kết, cổ vũ các giai tầng trong

xã hội tích cực tiến hành thắng lợi công

cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất

nước. Yêu cầu khách quan đó đòi hỏi hoạt

động báo chí phải nâng cao hơn nữa chất

lượng chính trị, chất lượng văn hóa, chất

lượng giáo dục của báo chí, hướng báo chí

vào mục tiêu giữ vững ổn định chính trị,

tiếp tục sự nghiệp đổi mới, từng bước xây

dựng con người mới, lối sống mới, làm cho

những nguyên lý cách mạng và khoa học

của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng, đạo

đức Hồ Chí Minh giữ vị trí chủ đạo trong

đời sống tinh thần xã hội.

Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý

nhà nước về báo chí trong tình hình mới

Để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước

đối với hoạt động báo chí đáp ứng yêu cầu

nền báo chí cách mạng Việt Nam trong giai

đoạn hiện nay, cần thực hiện tốt các nhóm

giải pháp dưới đây:

1 - Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng

công tác xây dựng pháp luật, chính sách

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

78

Page 82: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

Thứ nhất, nâng cao chất lượng công tác

tham mưu xây dựng chủ trương, đường lối,

chính sách của Đảng về báo chí, bảo đảm

bảo nguyên tắc báo chí phải đặt dưới sự

lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà

nước, phù hợp với xu thế phát triển chung

của xã hội. Cần có cơ chế giám sát chặt chẽ

và có ý kiến kịp thời về các nội dung thể

chế hóa chủ trương đường lối, chính sách

của Đảng về báo chí trong các văn bản

pháp luật của Nhà nước; đồng thời tăng

cường đôn đốc để công tác thể chế hóa này

bảo đảm tiến độ thời gian và chất lượng.

Thứ hai, xây dựng các văn bản quy

phạm pháp luật về báo chí để điều chỉnh

kịp thời những vướng mắc, phát sinh từ

thực tiễn phát triển của báo chí trong xu thế

truyền thông đa phương tiện.

Thứ ba, xây dựng cơ chế, chính sách

tăng cường vai trò, trách nhiệm của cơ

quan chủ quản đối với cơ quan báo chí

thuộc quyền.

Thứ tư, xây dựng cơ chế, chính sách huy

động nguồn lực xã hội tham gia phát triển

hệ thống báo chí theo quy định của pháp

luật.

Thứ năm, quy hoạch, sắp xếp hệ thống

báo chí, tạo cơ chế và nguồn lực để báo chí

phát triển. Hoàn chỉnh cơ chế, chính sách

đặt hàng, hỗ trợ tài chính đối với báo chí

làm nhiệm vụ chính trị, thông tin, tuyên

truyền thiết yếu; cơ chế, chính sách đối với

báo chí có tính chất giải trí thuần túy.

2- Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực

Thứ nhất, cùng với sự phát triển của báo

chí và đội ngũ những người làm báo, cần

tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội

ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước

về báo chí, bảo đảm các yêu cầu về kiến

thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý, tri

thức về khoa học công nghệ thông tin, kiến

thức và tri thức pháp luật, trình độ chính trị

vững vàng. Cần quy định hệ thống tiêu

chuẩn chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ phù

hợp với thực tiễn, bảo đảm công tác chuyên

môn của từng bộ phận công việc. Bên cạnh

đó hoàn thiện chính sách đào tạo và đào tạo

lại đội ngũ cán bộ quản lý báo chí để theo

kịp tốc độ phát triển chung của xã hội.

Thứ hai, các cơ quan chủ quản báo chí

cần bố trí cán bộ bảo đảm các tiêu chuẩn

về chuyên môn, nghiệp vụ, có kiến thức

pháp luật về báo chí để quản lý tốt báo chí

thuộc ngành mình.

Thứ ba, xây dựng chương trình đào tạo

cán bộ giảng dạy môn học quản lý nhà

nước về báo chí.

Thứ tư, xây dựng tiêu chuẩn các chức

danh lãnh đạo chủ chốt của cơ quan báo

chí. Tăng cường công tác đào tạo, bồi

dưỡng về chính trị, chuyên môn nghiệp vụ

cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên;

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

79

Page 83: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

hoàn chỉnh chương trình giáo trình, kế

hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ những

người làm báo về phẩm chất chính trị, đạo

đức, kỹ năng nghề nghiệp.

3- Nhóm giải pháp tăng cường công tác

thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong

hoạt động báo chí

Thứ nhất, tăng cường lực lượng thanh

tra chuyên ngành báo chí, nâng cao năng

lực của cơ quan quản lý chuyên ngành báo

chí ở Trung ương và địa phương, đầu tư

trang thiết bị kỹ thuật hiện đại và điều kiện

làm việc bảo đảm thực thi công tác quản lý

nhà nước đạt hiệu quả.

Thứ hai, tăng cường công tác chỉ đạo,

định hướng, cung cấp thông tin cho báo

chí, đồng thời tiếp thu ý kiến phản ánh của

các tổ chức, cá nhân và thông tin báo chí

để chấn chỉnh, xử lý kịp thời các sai phạm.

Thứ ba, rà soát, xem xét rút giấy phép

đối với cơ quan báo chí không đủ điều kiệt

hoạt động, thường xuyên vi phạm các quy

định của pháp luật về báo chí

Thứ tư, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia

về báo chí, đầu tư nâng cấp hệ thống thông

tin hiện đại, đáp ứng yêu cầu công tác quản

lý nhà nước về báo chí trong giai đoạn mới.

4- Nhóm giải pháp về tăng cường hợp

tác quốc tế và ứng dụng khoa học công

nghệ trong công tác quản lý báo chí

Thứ nhất, mở rộng hợp tác quốc tế, tạo

điều kiện cho báo chí tiếp cận nhanh với

những thay đổi của công nghệ ứng dụng

trong lĩnh vực truyền thông, báo chí, đồng

thời, học tập kinh nghiệm quản lý và phát

triển báo chí trong xu thế truyền thông đa

phương tiện.

Thứ hai, thực hiện tin học hóa công tác

quản lý, xây dựng các chương trình quản

lý dữ liệu, xử lý thông tin điều hành, quản

lý, thủ tục hành chính.

Thứ ba, bên cạnh việc hợp tác khai thác

thông tin quốc tế có chọn lọc, phù hợp với

lợi ích của đất nước, của nhân dân, cần chủ

động đưa phóng viên đến nơi diễn ra các

sự kiện quốc tế lớn, phức tạp để có thông

tin trực tiếp, khách quan, tránh phụ thuộc

vào thông tin, quan điểm đánh giá của

truyền thông nước ngoài.

Thứ tư, chủ động tạo điều kiện để phóng

viên nước ngoài đến Việt Nam đưa thông

tin trung thực, khách quan, qua đó quảng

bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài, góp

phần bác bỏ sự xuyên tạc thông tin của các

thế lực thù địch về tình hình đất nước, con

người Việt Namr

Nguồn: Tạp chí Cộng sản.- 2014.- Số

860.- Tr.39 - 43.

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

80

Page 84: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

Trong những năm qua, nền báo chínước ta đã có những bước pháttriển nhanh chóng, mạnh mẽ về

nhiều mặt: số lượng và phạm vi phát hànhcác báo, tạp chí, đài truyền hình, ấn phẩm,chương trình ngày càng tăng; chất lượngnội dung, hình thức, công nghệ in ấn,truyền tải thông tin được cải thiện; đội ngũnhà báo và những người làm việc trong cáccơ quan báo chí phát triển cả về số lượngvà trình độ chuyên môn nghề nghiệp,…Đến nay, có thể nói, hầu như tất cả các cơquan bộ, ban, ngành Trung ương; các đoànthể chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổchức nghề nghiệp từ Trung ương đến địaphương, mỗi cơ quan đều ít nhất có một tờbáo, tạp chí hoặc trang thông tin, báo điệntử; có đơn vị ở Trung ương hoặc địaphương có đến hàng chục cơ quan báo chívới rất nhiều các loại ấn bản khác nhau.

Báo chí đã tích cực thông tin, tuyêntruyền đường lối, chủ trương của Đảng,chính sách, pháp luật của Nhà nước; phảnánh tâm tư, nguyện vọng chính đáng của

các tầng lớp nhân dân; tuyên truyền bảo vệmôi trường… thông tin cảnh báo, phòngchống lũ lụt thiên tai; phát hiện, cổ vũnhững nhân tố mới, điển hình tiên tiến,những thành tựu phát triển đất nước và hộinhập quốc tế; tham gia tích cực vào cuộcđấu tranh phòng, phòng chống tham nhũng,lãng phí, quan liêu và các tệ nạn xã hội; đấutranh chống âm mưu, thủ đoạn “diễn biếnhòa bình” của các thế lực thù địch trên lĩnhvực, lý luận, tư tưởng, văn hóa; báo chícũng góp phần quan trọng trong việc tuyêntruyền đấu tranh bảo vệ chủ quyền biêngiới, lãnh thổ, bảo vệ các vùng biển đảothiêng liêng của Tổ quốc; góp phần quantrọng vào quá trình dân chủ hóa đời sốngxã hội, củng cố lòng tin của nhân dân đốivới Đảng và chế độ, tạo sự đồng thuậntrong xã hội. Trong công tác thông tin đốingoại, báo chí đã góp phần làm cho ngườinước ngoài và người Việt Nam đang sinhsống, làm việc ở nước ngoài hiểu biết ngàycàng rõ nét và đúng đắn hơn về con ngườivà đất nước, con người Việt Nam, về

NâNG CAO TRÁCH NHIỆM CỦA

CƠ QUAN CHỦ QUẢN TRONG CHỈ ĐẠO,

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ

?TS TRƯƠNG MINH TUẤN

Bộ Thông tin và Truyền thông

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

81

Page 85: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

đường lối, chủ trương của Đảng, chínhsách, pháp luật của nhà nước ta, trên cơ sởđó tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ củanhân dân thế giới, sự đóng góp của cộngđồng người Việt Nam ở nước ngoài trongsự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đasố các cơ quan báo chí đều hoạt động đúngtôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ theoquy định trong giấy phép thành lập, bảođảm thông tin trung thực, phù hợp với lợiích đất nước và nhân dân, góp phần ổn địnhchính trị, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầuvăn hóa lành mạnh của nhân dân.

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm,thành tựu, hoạt động báo chí thời gian quacòn bộc lộ không ít hạn chế, khuyết điểm.Một số cơ quan còn thiếu nhạy bén chínhtrị, chưa làm tốt chức năng tư tưởng, vănhóa, thậm chí có biểu hiện xa rời tôn chỉ,mục đích, xa rời đối tượng phục vụ, thiênvề phản ánh các tiêu cực và tệ nạn xã hội,ít thông tin, tuyên truyền về các điển hìnhtiên tiến, gương người tốt, việc tốt, cổ vũcác phong trào thi đua yêu nước; khuynhhướng thương mại hóa báo chí theo kiểugiật gân câu khách, thiếu trách nhiệm vớiđạo đức xã hội ngày càng tăng. Một số cơquan báo chí chưa chú ý xây dựng và tuânthủ đúng quy trình tác nghiệp, thiếu nhạybén trong xử lý các tình huống; thông tinsai sự thật, thậm chí, có thông tin sai sót ởmức độ nghiêm trọng…

Những ưu điểm, thành tựu cũng nhưnhững hạn chế, khuyết điểm của hoạt động

báo chí trong thời gian qua bắt nguồn từnhiều nguyên nhân khách quan và chủquan, trong đó nguyên nhân trước hết là dosự hạn chế, bất cập trong công tác chỉ đạo,quản lý của cơ quan chủ quản.

Thực tế thời gian qua cho thấy, có tìnhtrạng buông lỏng quản lý, thiếu sâu sát,kiểm tra của cơ quan chủ quản và tự chorằng “vô can” trước những sai phạm của cơquan báo chí thuộc quyền. Không ít cơquan chủ quản, nhất là một số tổ chức xãhội, tổ chức nghề nghiệp buông lỏng vaitrò, trách nhiệm chỉ đạo, quản lý theo quyđịnh đối với cơ quan báo chí thuộc quyền;có nơi, cơ quan chủ quản sau khi xin giấyphép thành lập cơ quan báo chí đã “khoántrắng” cho cơ quan báo chí toàn quyềnquyết định mọi hoạt động; dẫn đến tìnhtrạng có những cơ quan báo chí không chịusự chỉ đạo, quản lý của cơ quan chủ quản.Một số cơ quan chủ quản thiếu quan tâm,hỗ trợ cơ quan báo chí tháo gỡ khó khăn,thậm chí còn yêu cầu cơ quan báo chí thuộcquyền đóng góp kinh phí hoạt động, lệthuộc vào kinh phí của cơ quan báo chí; cótrường hợp chưa tìm được cách tháo gỡkhó khăn, phải giải thể cơ quan báo chíthuộc quyền. Nhiều trường hợp xử lý saiphạm của cơ quan báo chí không nghiêmhoặc giải quyết không dứt điểm, kịp thờicác vụ tiêu cực trong cơ quan báo chí, cóbiểu hiện bao che cho người đứng đầu cơquan báo chí, dẫn đến khiếu nại, tố cáovượt cấp, tác động tiêu cực tới tư tưởng cán

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

82

Page 86: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

bộ, phóng viên, biên tập viên.Một số trường hợp cơ quan chủ quản bổ

nhiệm cán bộ lãnh đạo cơ quan báo chíkhông đúng quy định, hoặc khi người đứngđầu cơ quan báo chí mất uy tín nhưng cơquan chủ quản vẫn không có phương ánthay thế, khiến nội bộ cơ quan báo chí mấtđoàn kết kéo dài; chưa quan tâm đúng mứctới công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyênmôn, nghiệp vụ, nâng cao trách nhiệmchính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý vàphóng viên, biên tập viên của cơ quan báochí thuộc quyền. Có thể nói, vai trò tráchnhiệm chỉ đạo, quản lý của các cơ quan chủquản báo chí hiện nay chưa được thực hiệnđầy đủ. Trong lúc đó, tại Khoản 6, điều 12của Luật Báo chí phải: “Chịu trách nhiệmtrước pháp luật trong phạm vi nhiệm vụ,quyền hạn của mình đối với các sai phạmcủa cơ quan báo chí trực thuộc”.

Tại Hội nghị báo chí toàn quốc triểnkhai nhiệm vụ trọng tâm năm 2014, tổ chứcngày 14/01/2014 tại Hà Nội, đồng chí ĐinhThế Huynh, Ủy viên Bộ chính trị, Bí thưTrung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáoTrung ương phát biểu kết luận, đã nhấnmạnh cần phải: “quyết liệt chấn chỉnh,khắc phục tình trạng xa rời tôn chỉ, mụcđích, thông tin giật gân, câu khách. Các cơquan chỉ đạo, nhất là cơ quan quản lý, cơquan chủ quản cần thực sự vào cuộc, kiểmtra, xử lý nghiêm, kể cả việc có thể rút giấyphép hoạt động đối với những cơ quan báochí, sản phẩm báo chí, nhất là các sản phẩm

phụ, số chuyên đề, chương trình giải trí,trang thông tin điện tử không thực hiệnnghiêm túc tôn chỉ, mục đích, hạ thấp chấtlượng văn hóa của báo chí, chạy theo lợiích kinh tế một cách phi văn hóa, vô tráchnhiệm với xã hội… Ở đây, vai trò cơ quanchủ quản là rất lớn, trực tiếp, có ý nghĩaquyết định”.

Để hoạt động của cơ quan báo chí đúngtôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ, cáccơ quan chủ quản báo chí cần nâng cao hơnnữa trách nhiệm trong công tác chỉ đạo, quảnlý đối với các cơ quan báo chí thuộc quyền.

Trước hết, trên cơ sở những định hướngchỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban bí thư vềcông tác báo chí, các cơ quan chủ quản cầntiến hành rà soát chức năng, nhiệm vụ củatừng cơ quan báo chí, sản phẩm báo chí, từđó khẩn trương xây dựng đề án đổi mới,sắp xếp lại các cơ quan báo chí, sản phẩmbáo chí của cơ quan, đơn vị, ngành mìnhtheo hướng tinh gọn, thiết thực và hiệu quả,để báo chí thực sự là tiếng nói của Đảng,Nhà nước, của các đoàn thể chính trị - xãhội, tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp, làdiễn đàn tin cậy của nhân dân. Kiên quyếtxử lý, thu gọn các báo, tạp chí, ấn phẩmphụ, chương trình giải trí, trang thông tinđiện tử xét thấy không cần thiết, hoạt độngkhông đúng tôn chỉ, mục đích, đối tượngphục vụ hoặc để sai phạm kéo dài.

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao,thường xuyên của ban cán sự đảng, đảngđoàn và lãnh đạo cơ quan chủ quản đối với

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

83

Page 87: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

hoạt động của cơ quan báo chí thuộcquyền; coi trọng việc xây dựng tổ chứcĐảng trong cơ quan báo chí vững mạnh vềmọi mặt, đề cao vai trò, trách nhiệm đảngviên của người làm báo, nhất là nhữngngười giữ cương vị lãnh đạo, quản lý trongcơ quan báo chí; đồng thời nâng cao nănglực lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và địnhhướng hoạt động theo đúng tôn chỉ, mụcđích của cơ quan báo chí, và chức năng,nhiệm vụ của người làm báo. Điều đó đảmbảo sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổchức đảng và lãnh đạo cơ quan chủ quảnthông qua các chủ trương, định hướng,nhưng không dùng mệnh lệnh áp đặt hoặc“cầm tay chỉ việc” đối với cơ quan báo chíthuộc quyền.

Chú trọng việc thực hiện đầy đủ và cóhiệu quả các nhiệm vụ, quyền hạn của cơquan chủ quản báo chí theo quy định tạiĐiều 12 của Luật sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Luật Báo chí và Nghị định số51/2002/NĐ-CP của Chính phủ quy địnhchi tiết thi hành Luật Báo chí, Luật sửa đổi,bổ sung một số điều của Luật Báo chí.

Để bảo đảm thực hiện có hiệu quảnhiệm vụ chỉ đạo, theo dõi hoạt động củacơ quan báo chí, chịu trách nhiệm trướcpháp luật trong phạm vi nhiệm vụ, quyềnhạn của mình đối với các sai phạm của cơquan báo chí trực thuộc, người đứng đầucơ quan chủ quản cần phân công cán bộlãnh đạo am hiểu Luật Báo chí và các quyđịnh pháp lý về cơ quan báo chí và nghề

làm báo trực tiếp phụ trách công tác báo chíđể chỉ đạo, quản lý toàn diện mọi hoạt độngvà thông tin trên báo chí thuộc quyền.Đồng thời bổ nhiệm những người có phẩmchất chính trị, đạo đức, năng lực chuyênmôn, nghiệp vụ và am hiểu báo chí để giữcác vị trí lãnh đạo, quản lý trong cơ quanbáo chí thuộc quyền. Kiên quyết không bổnhiệm, luân chuyển những người chưađược đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ báochí; chưa thực sự làm báo và qua công táclãnh đạo, quản lý báo chí tham gia lãnh đạocơ quan báo chí. Khi cơ quan báo chí thuộcquyền có sai phạm, lãnh đạo cơ quan chủquản phải chủ động phát hiện và nhận tráchnhiệm, đồng thời kịp thời và kiên quyết xử lýsai phạm theo đúng quy định của pháp luật.

Xây dựng quy chế chỉ đạo, quản lý cơquan báo chí phù hợp với đặc điểm, tínhchất của cơ quan, tổ chức; quy định chế độkiểm tra hoạt động của các cơ quan báo chívà thường xuyên tiến hành kiểm tra, giámsát các hoạt động báo chí một cách chặt chẽvà linh hoạt; định kỳ báo cáo về hoạt độngcủa cơ quan báo chí với Bộ Thông tin vàTruyền thông. Công tác kiểm tra, giám sátthường xuyên của cơ quan chủ quản gópphần giúp cơ quan báo chí phòng tránh tìnhtrạng xa rời tôn chỉ, mục đích, đối tượngphục vụ.

Quan tâm tạo điều kiện đào tạo, bồidưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụquản lý báo chí, nâng cao trách nhiệmchính trị nghề nghiệp cho cán bộ lãnh đạo,

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

84

Page 88: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

quản lý trong cơ quan báo chí và các phóngviên, biên tập viên; quan tâm đầu tư cơ sởvật chất, phương tiện kỹ thuật, tạo điều kiệngiúp đỡ cho cơ quan báo chí ổn định về nhânsự, tài chính, thông tin đúng tôn chỉ, mục đích,đóng góp chung vào sự phát triển của cơ quan,đơn vị, ngành và của địa phương.

Trong công tác chỉ đạo, định hướng báochí, nhất là đối với các vụ việc, sự kiện lớn,quan trọng, phức tạp, nhạy cảm, cơ quanchủ quản cần chủ động phối hợp chặt chẽvới cơ quan chỉ đạo, cơ quan quản lý Nhànước về báo chí. Lãnh đạo cơ quan chủquản trực tiếp phụ trách công tác báo chícó trách nhiệm phải tham gia đầy đủ cáccuộc giao ban định kỳ giữa lãnh đạo BanTuyên giáo Trung ương, Bộ thông tin vàTruyền thông, Hội nhà báo Việt Nam đểkịp thời chỉ đạo, định hướng thông tin trênbáo chí; có biện pháp giải quyết những khókhăn, vướng mắc, chấn chỉnh kịp thờinhững hạn chế, khuyết điểm của cơ quanbáo chí; đồng thời, biểu dương, khenthưởng những cơ quan báo chí thực hiệntốt công tác thông tin, tuyên truyền.

Cuối cùng, cần nhắc đến một số yếu tốquan trọng là đạo đức báo chí. Sinh thời,Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đếnviệc tu dưỡng đạo đức cách mạng chongười làm báo. Người chỉ rõ: “Cán bộ báochí cũng là chiến sỹ cách mạng. Cây bút,trang viết là vũ khí sắc bén của họ. Để làmtròn nhiệm vụ vẻ vang của mình, cán bộbáo chí cần phải tu dưỡng đạo đức cách

mạng” (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chínhtrị quốc gia, H.2005 tập 10, tr.616 ) và “Tấtcả những người làm báo (người viết, ngườiin, người sửa bài, người phát hành…) phảicó lập trường chính trị vững chắc. Chínhtrị phải làm chủ, đường lối chính trị đúngthì công việc khác mới đúng được. Cho nêncác báo chí của ta phải có đường lối chínhtrị đúng” (Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxbchính trị quốc gia, H.2005, tập 9, tr.415).Để thực hiện tốt lời chỉ huấn đó của người,thiết nghĩ cơ quan chủ quản báo chí cầnđóng vai trò quan trọng trong việc chỉ đạoxây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý ởcác cơ quan báo chí thuộc quyền, trong đóviệc xây dựng bộ quy tắc đạo đức nghềnghiệp báo chí của cơ quan báo chí. Cơquan chủ quản phối hợp với hội Nhà báo,quan tâm đến cơ chế quản lý, cổ vũ thúc đẩyđạo đức báo chí trong quá trình xây dựng cơquan báo chí và tác nghiệp báo chí.

Cùng với cơ quan quản lý Nhà nước vềbáo chí, các cơ quan chủ quản báo chí cầnthực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn củamình theo định hướng của Đảng và quyđịnh của pháp luật nhằm góp phần quantrọng của mình vào việc phấn đấu xâydựng một nền báo chí Việt Nam chuyênnghiệp và hiện đại, phục vụ đắc lực cho sựnghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đấtnước, đáp ứng nhu cầu thông tin của cáctầng lớp nhân dânr

Nguồn: Tạp chí Toàn cảnh – Sự kiện– Dư luận.- 2014.- Số 287.- Tr. 6 – 7, 19.

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

85

Page 89: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

Xu thế toàn cầu hóa truyền thông

đại chúng đã và đang làm thay

đổi cơ bản diện mạo và phương

thức truyền thông, đặc biệt là sự phát triển

mạnh mẽ của các loại hình truyền thông

mới trong kỷ nguyên kỹ thuật số và môi

trường phát triển truyền thông đa phương

tiện hiện nay. Đây là cơ hội, nhưng cũng là

những thách thức cho sự phát triển của các

loại hình báo chí hiện đại.

Báo chí hiện đại được nhìn nhận trong

bối cảnh thế giới đang phát triển vượt bậc

về tất cả mọi mặt, trong đó đặc biệt phải kể

đến việc thay đổi những kỹ năng, phương

thức làm báo so với cách làm các loại báo

truyền thống.

Vấn đề đặt ra đối với sự phát triển của

báo chí trong môi trường phát triển truyền

thông đa phương tiện hiện nay cần được

luận bàn một cách sâu sắc trên các diễn đàn

lý luận và nghiệp vụ về báo chí truyền

thông. Trong khuôn khổ bài báo, tác giả xin

được đề cập đến một số khía cạnh của vấn

đề này.

Một là, sự phát triển của báo chí hiện

đại tất yếu chịu tác động của tiến trình

toàn cầu hóa truyền thông đại chúng...

Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu

tả các thay đổi trong xã hội và trong nền

kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và

trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia,

các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ chính

trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, môi trường...

trên quy mô toàn cầu.

Truyền thông đại chúng là quá trình trao

đổi thông tin từ chủ thể truyền thông đến

đối tượng tiếp nhận thông qua các phương

tiện truyền thông đại chúng đông đảo, phổ

biến trong đời sống xã hội như: sách, báo

chí, điện ảnh, quảng cáo, các dịch vụ

truyền thông trên Internet…

Toàn cầu hóa truyền thông đại chúng là

một hiện tượng tất yếu khách quan. Toàn

cầu hóa truyền thông đại chúng thực chất

là sự quy chuẩn về phương thức hoạt động,

quy mô và phạm vi ảnh hưởng của truyền

thông đại chúng. Nó là hệ quả tất yếu của

xu thế toàn cầu hóa trong tất cả các lĩnh

vực khác của đời sống xã hội. Thực chất,

truyền thông là nhân tố quan trọng đáp ứng

giải quyết các nhu cầu khác trong đời sống

xã hội, do đó, nó là yếu tố được quan tâm

Sự PHÁT TRIỂN CỦA BÁO CHÍ HIỆN ĐẠI TRONG XU THế

TOÀN CầU HóA TRUYỀN THôNG ĐẠI CHúNG

?PGS, TS PHẠM HUY Kỳ

Học viện Báo chí và Tuyên truyền

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

86

Page 90: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

hơn cả trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay.

Kỹ thuật và công nghệ hiện đại cho phép

ra đời và phát triển mạnh mẽ các hình thức

truyền thông mới, tạo nên sự đa dạng,

phong phú các kênh và phương tiện giao

tiếp của con người trong xã hội hiện đại.

Tuy nhiên, nó cũng đã tạo nên sự thay đổi

về môi trường truyền thông, tạo ra sự cạnh

tranh khốc liệt giữa các phương tiện truyền

thông mới với các phương tiện truyền

thông truyền thống.

Báo chí hiện đại tất yếu phải chịu sự tác

động của tiến trình toàn cầu hóa nói chung,

trong đó có vấn đề toàn cầu hóa truyền

thông đại chúng. Đó là sự hưởng lợi từ

những mặt tích cực của tiến trình này; đồng

thời phải chấp nhận chịu sự tác động của

những mặt trái từ toàn cầu hóa truyền

thông đại chúng.

Hai là, báo chí hiện đại có cơ hội mở

rộng quy mô, phạm vi ảnh hưởng và

phương thức phát triển trong điều kiện

toàn cầu hóa của truyền thông đại chúng

Những năm 80 của thế kỷ XX, việc một

hãng thông tấn, đài phát thanh, truyền hình

hoặc một tòa soạn báo in của quốc gia này

mở rộng quy mô phát tán thông tin ra khỏi

biên giới quốc gia diễn ra rất ít, chủ yếu tập

trung ở các nước tư bản phương Tây. Đến

nay, xu hướng quốc tế hóa báo chí không

chỉ còn là hiện tượng nhỏ lẻ nữa mà nó đã

diễn ra phổ biến với quy mô toàn cầu. Điều

này thể hiện ở tất cả các loại hình báo chí

như báo in, phát thanh, truyền hình và đặc

biệt là báo mạng điện tử.

Xu hướng quốc tế hóa báo chí đã và

đang tạo điều kiện để báo chí của các quốc

gia khu vực phát triển, khẳng định thương

hiệu của mình trong thị trường truyền

thông. Mặt khác, nó thể hiện được tính dân

chủ, bình đẳng giữa chủ thể truyền thông

và đối tượng tiếp nhận thông tin trong một

xã hội mở. Điều này cũng có nghĩa là thông

tin không chỉ là di sản của một cá nhân,

vùng, quốc gia, mà nó là tài sản chung của

nhân loại. Những quốc gia, khu vực có nền

báo chí phát triển mạnh sẽ càng có thêm cơ

hội để chi phối thông tin, truyền bá kỹ năng

và phương thức tác nghiệp, nhất là những

vấn đề về quy chuẩn thể hiện tính chuyên

nghiệp trong hoạt động báo chí.

Ba là, vấn đề kinh tế báo chí ngày càng giữ

vai trò quyết định sự sống còn của các sản

phẩm báo chí trong nền kinh tế thị trường

Các quốc gia phương Tây đã có một bề

dày lịch sử phát triển nền kinh tế thị

trường, do đó, nền báo chí của các nước ở

khu vực này là nền báo chí thương mại và

sản phẩm báo chí truyền thông đó là những

sản phẩm hàng hóa, đem lại giá trị sử dụng

và lợi nhuận kinh tế rõ ràng. Hoạt động

kinh tế - dịch vụ là thực hiện một trong các

chức năng xã hội tất yếu của báo chí hiện

đại. Kinh tế báo chí truyền thông là bộ

phận quan trọng góp phần duy trì và phát

triển bền vững báo chí trong các lĩnh vực

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

87

Page 91: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

xã hội.

Hiện nay, nguồn thu lớn nhất của các

đơn vị sản xuất sản phẩm báo chí thị

trường đó là từ quảng cáo và các dịch vụ

phía sau mặt báo khác. Các khoản doanh

thu từ việc bán sản phẩm báo chí truyền

thông và các hoạt động tài trợ cũng đã đem

lại một phần lợi nhuận phục vụ cho tái sản

xuất của các cơ quan báo chí.

Sản phẩm báo chí thị trường phải là sản

phẩm hàng hóa và nó phải chịu sự tác động

khách quan của luật cung – cầu cũng như

quy luật giá trị và lợi nhuận. Khi nền kinh

tế của mỗi quốc gia, khu vực và trên thế

giới bị suy giảm, thì tất yếu, nền kinh tế

báo chí truyền thông đó cũng bị ảnh hưởng.

Khoa học, công nghệ phát triển kéo theo sự

bùng nổ các phương tiện truyền thông và

nhu cầu thông tin giao tiếp của công chúng

ngày càng cao đã và đang tạo ra những làn

sóng cạnh tranh mạnh mẽ, khốc liệt giữa

các loại hình báo chí truyền thông truyền

thống với các loại hình báo chí và hình

thức truyền thông mới. Doanh thu từ việc

bán báo, quảng cáo, dịch vụ, tài trợ ở các

khu vực báo chí truyền thông trên thế giới

đã và đang sụt giảm nghiêm trọng, đe dọa

sự sống còn của các cơ quan báo chí. Điều

này đã và đang biểu hiện rõ nét ở các quốc

gia vốn được coi là dẫn đầu về sự phát

triển báo chí truyền thông thương mại như:

Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Áo, Tây Ban Nha, Bỉ,

Úc, Nhật Bản…

Với các nước chậm phát triển hoặc chưa

thực sự có nền kinh tế báo chí truyền thông

độc lập thì đây chưa phải là vấn đề cấp

bách được lưu tâm. Việt Nam là quốc gia

đang phát triển, mới bước vào nền kinh tế

thị trường hơn 20 năm qua. Mặc dù hoạt

động trong nền kinh tế thị trường theo định

hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng sản phẩm

báo chí truyền thông vẫn chưa được coi là

những sản phẩm thương mại và kinh tế báo

chí truyền thông chưa phải là vấn đề mấu

chốt trong hoạt động báo chí của các nhà

báo. Một số đơn vị báo chí truyền thông

đang cố gắng tìm cách tăng nguồn thu từ

các dịch vụ quảng cáo, tài trợ và bán sản

phẩm báo chí với mục đích nhằm tăng

thêm nguồn thu để duy trì phát triển. Đã

đến lúc Chính phủ và các đơn vị báo chí

cần xem xét, coi trọng vấn đề kinh tế báo

chí truyền thông một cách nghiêm túc, vì

đây là vấn đề sống còn để các cơ quan báo

chí tạo ra những sản phẩm hàng hóa

chuyên nghiệp, có giá trị cao, đồng thời

tránh được những lãng phí về đầu tư tài

chính cho các hoạt động báo chí.

Bốn là, tái cấu trúc mô hình hoạt động

cơ quan báo chí để đảm bảo cho sự phát

triển bền vững của báo chí trong tương lai

Mô hình tổ chức cơ quan báo chí sản

xuất sản phẩm đơn phương tiện đã được áp

dụng từ hàng trăm năm nay và đã trở nên

lạc hậu. Sự tác động mạnh mẽ của tiến

trình toàn cầu hóa truyền thông đại chúng

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

88

Page 92: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

đã làm thay đổi rõ rệt về tính chất, quy mô

cùng những yêu cầu về hoạt động sản xuất

sản phẩm báo chí truyền thông. Điều này

đã buộc các cơ quan báo chí phải tìm cho

mình một mô hình tổ chức hoạt động mới,

phù hợp, nhằm duy trì, phát triển bền vững

trong hiện tại và tương lai.

Những năm 80 của thế kỷ XX, nhiều

đơn vị báo chí có thương hiệu ở các nước

phương Tây như: Đức, Pháp, Tây Ban Nha,

Anh, Mỹ đã bắt đầu cải tiến mô hình tổ

chức hoạt động tòa soạn báo in truyền

thống theo phương thức tạo ra một tổ hợp

khép kín, sản xuất sản phẩm báo chí mang

tính chất công nghiệp. Đây cũng chính là

điều kiện để hình thành các tập đoàn truyền

thông hoạt động kinh doanh và mang lại lợi

nhuận kếch xù cho các ông chủ tư sản.

Trong khi thế giới còn đang tranh cãi về

mô hình tập đoàn truyền thông với tính

chất, quy mô và hiệu quả của nó thì đã diễn

ra hàng loạt cuộc thôn tính, phá sản hoặc

chuyển đổi mô hình kinh doanh mới nhằm

tăng lợi nhuận từ việc kinh doanh các sản

phẩm truyền thông cũng như đáp ứng nhu

cầu thông tin của công chúng xã hội.

Đưa ra mô hình tổ chức hoạt động nào

cho phù hợp, mang lại những giá trị là một

bài toán khó đối với các đơn vị báo chí

truyền thông hiện nay. Ở nhiều quốc gia,

trong đó có Việt Nam, các đơn vị báo chí

truyền thống đã bắt đầu chú trọng tìm mô

hình tổ chức hoạt động mới, trong đó chú

trọng phương thức xây dựng tòa soạn theo

mô hình tòa soạn hội tụ, tích hợp truyền

thông đa phương tiện, sản xuất sản phẩm

báo chí đa loại hình. Mô hình hoạt động

này đã và đang mang lại những hiệu quả

nhất định, tạo nên sức mạnh, thương hiệu

cho đơn vị báo chí. Tuy nhiên, cũng có

không ít những cơ quan báo chí “đẻ ra” mô

hình phức tạp, hoạt động kém hiệu quả,

gây lãng phí về tài chính và nhân lực, thậm

chí còn dẫn tới sự thua lỗ, phá sản.

Internet đang là công cụ truyền thông

tiện ích, thậm chí là miễn phí đã và đang

gây ra khó khăn cho việc tổ chức hoạt động

của các loại hình báo chí truyền thống. Một

số đơn vị báo chí đã cắt giảm chi phí sản

xuất các sản phẩm truyền thống để chuyển

sang đầu tư thực hiện những sản phẩm

truyền thông mới; đồng thời tái cấu trúc lại

mô hình hoạt động theo hướng tổ chức mô

hình tòa soạn hội tụ, tích hợp truyền thông

đa phương tiện.

Cốt lõi của cuộc cạnh tranh sinh tồn này

không phải hoàn toàn ở vấn đề phát triển

về kỹ thuật, công nghệ truyền thông mà

còn do thế hệ công chúng mới đòi hỏi các

đơn vị báo chí truyền thông cần phải nỗ lực

sáng tạo hơn để tạo ra các sản phẩm mới,

chất lượng cao.

Những hệ quả tất yếu của việc tái cấu

trúc mô hình tổ chức hoạt động sẽ diễn ra.

Các sản phẩm báo chí được tạo ra theo mô

hình tổ chức sản xuất mới có thể sẽ không

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

89

Page 93: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

được công chúng đón nhận như những

mong muốn của các nhà báo, nhưng chắc

chắn nó sẽ mang lại hiệu quả tiếp nhận đa

chiều cho công chúng. Công nghệ và các

hình thức truyền thông mới buộc các nhà

báo phải hoạt động chuyên nghiệp và cần

phải nỗ lực hơn nữa để đảm bảo tính xác

thực của thông tin.

Năm là, xử lý thông tin theo hướng

chuyên biệt sẽ thể hiện được sức mạnh của

báo chí truyền thông trong sự cạnh tranh

phát triển với báo chí đa phương tiện

Trước đây, các sản phẩm báo chí truyền

thống thường được tổ chức thông tin theo

lối tổng hợp, bao quát tất cả các sự kiện xảy

ra trong đời sống xã hội. Lý do lớn nhất mà

các đơn vị báo chí truyền thống áp dụng

cách làm này là hình thức các sản phẩm

còn đơn giản, tính phi định kỳ của báo chí

truyền thống với các sản phẩm báo in diện

tích trang ít ỏi hoặc thời lượng phát sóng

của các sản phẩm phát thanh, truyền hình

còn ít, nếu chú trọng chuyển tải thông tin

chuyên biệt khó có thể đáp ứng nhu cầu

tiếp nhận thông tin đa dạng của công

chúng.

Internet và báo mạng điện tử phát triển

được ví là một "kho" thông tin vô tận, một

cái “thùng không đáy”. Tính định kỳ của

báo chí truyền thống bị phá vỡ bởi tính phi

định kỳ, phi tuyến tính của Internet và báo

mạng điện tử. Báo mạng điện tử được ví

như là một "nồi lẩu thông tin" với đủ loại

tin tức từ phức tạp đến đơn giản, từ tin

chính trị đến tin tức giải trí… Do đó, thông

tin tổng hợp, đa dạng là thế mạnh của báo

mạng điện tử và truyền thông đa phương tiện.

Để cạnh tranh tồn tại và phát triển, các

loại hình báo chí truyền thống buộc phải đi

theo hướng thông tin chuyên biệt, chuyên

sâu về các vấn đề xã hội. Cuối thế kỷ XX,

xu hướng báo chí chuyên biệt đã phát triển

mạnh ở châu Âu và Mỹ. Biểu hiện rõ nét

nhất là sự ra đời và phát triển các tờ báo

chuyên biệt thông tin về các lĩnh vực kinh

tế, giới tính, môi trường, pháp luật… Hàng

loạt tờ báo về kinh tế ở phố Uôn (Wall-

stresst) của Mỹ đã có vị thế và thực sự trở

thành phương tiện kinh doanh hữu hiệu của

các nhà tài phiệt. Những tờ báo chuyên biệt

về lĩnh vực môi trường ở các nước châu Âu

đã được công chúng chú ý hơn, bởi nó

phục vụ những lợi ích thiết thực trong đời

sống của người dân. Các đài phát thanh,

truyền hình cũng đã chú trọng xây dựng

các kênh, chương trình chuyên biệt, nhất là

các kênh, chương trình, chuyên mục giải

trí, chỉ dẫn, do đó, đã thu hút số lượng lớn

công chúng chuyên biệt và nguồn quảng

cáo, tài trợ.

Ở Việt Nam, báo chí chuyên biệt cũng

phát triển mạnh vào những năm cuối của

thế kỷ XX. Trong lĩnh vực báo in, phát

triển nhiều nhất vẫn là các tờ báo thông tin

về pháp luật hoặc cho các nhóm đối tượng

cụ thể như về lứa tuổi, giới tính. Ở Việt

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

90

Page 94: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

Nam cũng đã xuất hiện những tờ báo thông

tin chuyên biệt về kinh tế, môi trường, giáo

dục, văn hóa. Trong lĩnh vực phát thanh và

truyền hình, các đài lớn cùng đã hình thành

các kênh, chương trình, chuyên mục

chuyên biệt, thu hút công chúng tiếp nhận.

Ví dụ, Đài truyền hình Việt Nam (VTV)

ban đầu từ một kênh với thời lượng phát

sóng ít ỏi, nay đã tổ chức thành nhiều kênh

với thời lượng phát sóng 24/24 giờ. Các

kênh chuyên biệt của VTV như: Kênh

VTVl chuyên về thời sự chính trị tổng hợp;

Kênh VTV2 chuyên về khoa giáo; Kênh

VTV3 chuyên về giải trí và thông tin kinh

tế. Kênh VTV4 chuyên về thông tin đối

ngoại; Kênh VTV5 chuyên về các vấn đề

dân tộc; Kênh VTV6 chuyên về các vấn đề

của thanh thiếu niên… Việc phát triển báo

chí chuyên biệt là xu hướng tất yếu của báo

chí hiện đại. Tuy nhiên, các sản phẩm báo

chí chuyên biệt ở Việt Nam vẫn chưa thực

sự trở thành món ăn hấp dẫn thu hút sự

quan tâm của công chúng cũng như các

doanh nghiệp quảng cáo, tài trợ

Các loại hình báo chí truyền thông muốn

thể hiện được sức mạnh thông tin chuyên

biệt để tồn tại và phát triển bền vững trong

sự cạnh tranh với các hình thức thông tin

mới, mang tính tổng hợp như Internet, báo

mạng điện tử thì vấn đề đầu tiên cần phải

chú trọng đó là tính chuyên nghiệp của đội

ngũ nhà báo. Các nhà báo chuyên nghiệp

trong các đơn vị sản xuất sản phẩm báo chí

chuyên biệt được đánh giá như là những

chuyên gia về các lĩnh vực khác nhau trong

đời sống xã hội. Bởi, để viết về một vấn đề

chuyên sâu, các nhà báo phải có kiến thức

sâu rộng về các lĩnh vực và phải đặt chúng

trong mối liên hệ với nhiều kiến thức khác

nhau. Không chỉ là chuyên gia trong lĩnh

vực chuyên biệt, các nhà báo chuyên

nghiệp còn đóng vai trò là cầu nối thông tin

giữa các chuyên gia của các lĩnh vực khác

nhau với công chúng xã hội.

Sáu là, tích hợp các kỹ năng đa

phương tiện là phương thức làm báo

chuyên nghiệp của nhà báo hiện đại

Xu hướng phát triển truyền thông đa

phương tiện (multime-dia) đã diễn ra mạnh

mẽ, tác động đến tất cả các lĩnh vực của đời

sống xã hội. Ý tưởng về truyền thông đa

phương tiện ra đời ở Mỹ vào những năm

1950, nhưng phải sang đến thế kỷ XXI nó

mới trở thành hiện thực, nhất là từ khi

ngành công nghiệp công nghệ thông tin

phát triển mạnh mà đỉnh điểm là khả năng

số hoá, tích hợp và xử lý dữ liệu đa phương

tiện trong các lĩnh vực truyền thông.

Đối với lĩnh vực báo chí, ứng dụng các

tính năng đa phương tiện trong hoạt động

nghề nghiệp của nhà báo là xu hướng tất

yếu khách quan. Đa phương tiện trong lĩnh

vực báo chí thực chất là tổ chức một đơn

vị báo chí hội tụ, tích hợp sản xuất sản

phẩm báo chí đa loại hình. Từ yêu cầu của

sản xuất sản phẩm đa loại hình, đòi hỏi nhà

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

91

Page 95: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

báo phải có khả năng tích hợp các kỹ năng

đa phương tiện để sáng tạo tác phẩm và tổ

chức sản xuất sản phẩm báo chí. Yêu cầu

lớn nhất đối với một nhà báo hiện đại về

khả năng tích hợp các kỹ năng đa phương

tiện, đó là làm chủ việc xử lý mã ngôn ngữ

đa phương tiện như văn bản (text), hình

ảnh tĩnh và động (images still, video clips),

âm thanh (audio clips) và các chương trình

tương tác (interactiv programs). Bên cạnh

đó, các nhà báo đa phương tiện phải có khả

năng làm chủ các vấn đề về kỹ thuật biểu

đạt, đăng tải, truyền dẫn, phát song các sản

phẩm báo chí đa phương tiện.

Với ưu thế nổi trội của công nghệ tích

hợp và đa ngôn ngữ, báo chí đa phương

tiện cho phép công chúng được tiếp nhận

thông tin bằng cách thỏa mãn các giác quan

khác nhau, tạo nên hiệu ứng tương tác

mạnh mẽ nhất so với các loại hình truyền

thông truyền thống. Chỉ trong một thời

gian hình thành và phát triển ngắn, báo chí

đa phương tiện đã có một vị trí khá vững

chắc và khẳng định sẽ là xu hướng phát

triển về mặt phương thức truyền thông cả

trong hiện tại và tương lai. Phát triển báo

chí đa phương tiện sẽ là một hoạt động

kinh doanh trong tương lai của các công ty

truyền thông.

Làm thế nào để đào tạo đội ngũ nhà báo

đáp ứng yêu cầu này đang là một câu hỏi

lớn. Đội ngũ nhà báo ở Việt Nam hiện nay

có thể đáp ứng được phần nào các yêu cầu

của tác nghiệp báo chí đa phương tiện, tuy

nhiên, sẽ khó có thể đạt chuẩn ngay được.

Các nhà báo cần phải được bồi dưỡng các

kỹ năng làm báo đa phương tiện, trong đó

có việc sử dụng thành thạo các thiết bị làm

báo hiện đại. Đây là khoản đầu tư không

hề nhỏ vì các thiết bị đạt yêu cầu còn khá

đắt đỏ, nhất là đối với việc sản xuất các sản

phẩm truyền hình.

Bảy là, "báo chí công dân " là đối thủ tạo

động lực cho các loại hình báo chí truyền

thống đổi mới và tạo dựng thương hiệu

Internet phát triển mạnh trên thế giới

vào đầu những năm 1990, từ thế hệ web

1.0 đến thế hệ web 2.0 đã cho ra đời các

trang mạng xã hội, tạo ra cuộc cạnh tranh

thông tin khổng lồ với các loại hình báo

chí, kể cả những loại hình báo chí tiên tiến

nhất như truyền hình và báo mạng điện tử.

Các mạng xã hội nổi tiếng như: Twitter,

Facebook, My Space, Flickr và thậm chí

những chiếc điện thoại thông minh cũng

đang trở thành phương tiện truyền tải thông

tin nhanh chóng và tiện lợi. Internet và điện

thoại di động đang thay đổi nhiều nghề

nghiệp cũng như cách thức thu thập, chia

sẻ thông tin, từ đó, nó cũng thay đổi cách

sống của con người.

“Báo chí công dân” (citizen journalism)

xuất hiện ở Mỹ vào đầu những năm 1990.

Đó là hình thức đăng tải trên các trang

mạng xã hội những luận điểm, chính kiến

của một cá nhân hoặc nhóm công dân với

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

92

Page 96: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

các chuyên gia, người dân về một vấn đề

liên quan đến lợi ích cụ thể cần phải giải

quyết. Phương thức này thể hiện tính dân

chủ hóa cao trong truyền thông, điều mà

các sản phẩm báo chí tập thể khó có thể đạt

được vì những lý do chủ quan, khách quan

chi phối.

Những sự kiện chấn động trên thế giới

thời gian vừa qua phần lớn đều được

“châm ngòi” từ các trang mạng xã hội.

Điều này đã minh chứng cho sức mạnh của

cái gọi là “báo chí công dân”. Những sự

kiện diễn ra với quy mô lớn, ảnh hưởng

đến nhiều người, sẽ không một đơn vị báo

chí nào đủ sức để theo dõi kịp thời cùng

một lúc mọi diễn biến từ nhiều góc nhìn

khác nhau. Nhưng với “báo chí công dân”,

không có gì là không thể làm được. “Báo

chí công dân” đang lấn lướt sức mạnh của

báo chí công cộng. Điều này đã buộc các

loại hình báo chí truyền thống và cả những

loại hình báo chí tiên tiến nhất cũng phải

nhanh chóng đổi mới phương thức, kỹ

năng hoạt động để thu hút công chúng và

lợi nhuận cũng như khẳng định thương

hiệu của mình trong hệ thống các phương

tiện truyền thông đại chúng.

Ở Việt Nam, sự tham gia của nhân dân

vào công việc truyền thông báo chí đã có

truyền thống từ lâu. Người dân có thể bày

tỏ tâm tư, nguyện vọng trên các diễn đàn

báo chí thông qua các hình thức như: ý kiến

bạn đọc, bạn đọc viết, hộp thư bạn đọc.

Một số đơn vị báo chí còn lập “đường dây

nóng” để công chúng phản ánh trên báo chí

về những vấn đề liên quan đến lợi ích của

họ. Các trang mạng xã hội cũng bắt đầu

phát triển mạnh ở Việt Nam và nó là nguồn

tin bổ ích để các nhà báo tìm kiếm, phát

hiện những đề tài thông tin hữu ích. Điển

hình, thời gian vừa qua, từ nguồn tin trên

Facebook, báo Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí

Minh và các cơ quan báo chí khác đã có

loạt bài vạch trần bảo mẫu bạo hành trẻ em

ở Đồng Nai, Ở Thành phố Hồ Chí Minh;

phản ánh người dân, học sinh vùng cao

Điện Biên hàng ngày phải qua suối bằng

túi nilon; phản ánh dịch sởi bùng phát ở Hà

Nội và Thành phố Hồ Chí Minh,…

Tám là, làm chủ kỹ thuật và công nghệ

mới là nhiệm vụ quan trọng của các nhà

báo hiện đại

Thế kỷ XXI, nhà báo được ví là nhà kỹ

thuật, bởi các nhà báo phải làm chủ các

phương tiện kỹ thuật để tác nghiệp trong

các môi trường khác nhau, giúp cho các tác

phẩm, sản phẩm của nhà báo đến với công

chúng một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Hai vấn đề chính về kỹ thuật và công

nghệ mà các nhà báo hiện nay quan tâm,

đó là khả năng sử dụng các thiết bị sáng tạo

tác phẩm và tổ chức sản xuất sản phẩm báo

chí. Các nhà báo truyền thống chỉ cần chiếc

bút, cuốn sổ là có thể hoàn thành việc sáng

tạo tác phẩm. Ngay cả công đoạn tổ chức

sản xuất sản phẩm họ cũng ít bận tâm, bởi

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

93

Page 97: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

đó là phần việc của các kỹ thuật viên in ấn,

dàn dựng, phát sóng. Đối với các sản phẩm

báo chí hiện đại, nhất là báo chí đa phương

tiện, nếu không làm chủ được các thiết bị

kỹ thuật hiện đại, các nhà báo khó lòng có

thể hành nghề được toàn vẹn. Ví như,

muốn sáng tạo tác phẩm cho báo mạng

hoặc truyền hình, để thể hiện được đầy đủ

sự tích hợp truyền thông đa phương tiện,

các nhà báo phải thành thực sử dụng các

thiết bị như máy ghi âm, máy ảnh, camera

kỹ thuật số, máy vi tính, mạng Internet và

các dịch vụ truyền tin; các phần mềm vi

tính xử lý văn bản, hình ảnh, âm thanh, tổ chức

sản xuất; các kỹ thuật in ấn, dàn dựng, đăng

tải, truyền dẫn và phát sóng sản phẩm báo chí;

các kỹ thuật xử lý thông tin tương tác…

Ngày nay, các tờ báo lớn và nhỏ đều có

một lịch sử lâu dài tự thích nghi với những

thay đổi của công nghệ cho phép đưa tin về

các sự kiện một cách chi tiết và với tốc độ

mà trước đây chúng không có được. Công

nghệ mới đã đặt ra những thách thức đối

với ngành kinh doanh báo chí truyền thống,

đó là những mô hình kinh doanh chưa được

kiểm nghiệm, song những công nghệ này

cũng mang đến những khả năng và cơ hội

mới cho các đơn vị báo chí.

Nhìn chung, công nghệ mới giúp cho

các đơn vị báo chí cải thiện dịch vụ khách

hàng và kiểm soát chi phí. Một trong

những ích lợi mà công nghệ mang lại cho

các nhà báo, đó là việc thay đổi phương

thức tác nghiệp lỗi thời, nhất là đối với các

phóng viên thường trú. Các tờ báo nhỏ luôn

phải đối mặt với thách thức là có quá ít

phóng viên để có mặt ở mọi nơi cùng lúc

để xử lý thông tin. Công nghệ là một thứ

tinh xảo, và những người sớm áp dụng nó

đều hướng phần lớn đến tăng trưởng kinh

tế. Tuy nhiên, đôi khi, công nghệ chỉ là một

công cụ giúp con người và cộng đồng làm cái

việc mà họ vẫn luôn làm là kết nối với nhau.

Tóm lại, trong xu thế toàn cầu hóa mạnh

mẽ hiện nay, các loại hình báo chí tất yếu

phải đi theo những xu hướng phát triển

mới. Sự tồn tại và cạnh tranh vẫn là vấn đề

mấu chốt tạo ra những sản phẩm báo chí

truyền thông mới, chất lượng cao, đảm bảo

phục vụ hiệu quả nhu cầu truyền thông của

công chúng trong xã hội hiện đạir

……………TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Nguyễn Văn Dững, Báo chí truyền thống hiện đại

- Từ hàn lâm đến đời thường, Nxb. Đại học quốc gia,

H.,2011.

2. Đinh Thị Thúy Hằng, Xu hướng phát triển của

báo chí thế giới, Nxb Thông tấn, H.,2007.

3 . Loic Hervouet, Viết cho đọc giả, Hội Nhà báo

Việt Nam, H., 1999.

4. Tạ Ngọc Tấn, Truyền thông đại chúng, Nxb.

Chính trị quốc gia, H., 2001.

5. Thomas Mayer và Nicole Breyer, Tương lai của

nền dân chủ xã hội, Nxb Lý luận chính trị, H.,2007.

6. Thomas L Friedman, Chiếc Lexus và cây ô liu, Lê

Minh dịch, Nxb. Khoa học xã hội, H ,2005.

Nguồn: Tạp chí Lý luận chính trị &Truyền thông.- 2014.- Số tháng 6.- Tr. 9– 14.

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

94

Page 98: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

Thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư

Trung ương Đảng, tôi xin gửi tới

các đồng chí đại biểu dự Hội nghị

cán bộ báo chí toàn quốc lời chào mừng

nồng nhiệt; qua các đồng chí, gửi tới anh

chị em làm báo cả nước những tình cảm

quý trọng, thân thiết nhất.

Tôi cơ bản nhất trí với nội dung Báo cáo

của Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông

tin và Truyền thông và Hội Nhà báo Việt

Nam về đánh giá kết quả công tác năm

2011, triển khai nhiệm vụ năm 2012. Sau

đây, tôi phát biểu một số ý kiến.

Năm 2011, nước ta diễn ra nhiều sự kiện

chính trị trọng đại. Chúng ta đã tổ chức

thành công Đại hội XI, bầu cử đại biểu

Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng

nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016, đây

cũng là năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại

hội XI của Đảng, Cương lĩnh xây dựng đất

nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa

xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011),

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011

– 2020. Trong bối cảnh nước ta cũng phải

đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức

như: suy thoái kinh tế toàn cầu; khủng

hoảng nợ công ở Tây Âu; biến động chính

trị ở Bắc Phi - Trung Đông; biến đổi khí

hậu toàn cầu, thiên tai, dịch bệnh diễn biến

phức tạp; các thế lực thù địch ráo riết thực

hiện âm mưu “diễn biến hoà bình” nhằm

xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và chế độ

xã hội chủ nghĩa ở nước ta; những vấn đề

liên quan đến chủ quyền, lãnh thổ đất nước...

Vượt lên những khó khăn, thách thức,

Đảng, Nhà nước ta đã kịp thời đề ra các

chủ trương, giải pháp phù hợp; tập trung

chỉ đạo điều hành quyết liệt, linh hoạt. Các

cấp ủy đảng, chính quyền, các đoàn thể

chính trị - xã hội, các doanh nghiệp…

quyết tâm cao, phấn đấu thực hiện có hiệu

quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về

phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an

ninh, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống

chính trị… Nhờ đó, sự nghiệp đổi mới đất

nước ta tiếp tục đạt được những thành tựu

quan trọng: kinh tế, chính trị - xã hội ổn

định và phát triển, tăng trưởng kinh tế liên

báo Chí phẢi ĐẢM bẢo tính tư tưởng, tính ChÂn thật, tính nhÂn dÂn, tính Chiến Đấu

?LÊ HồNG ANH

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

95

Page 99: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

tục nhiều năm liền đạt trên dưới 7%; an

sinh xã hội bảo đảm; quốc phòng, an ninh

được tăng cường và củng cố; quan hệ đối

ngoại mở rộng và đi vào chiều sâu, vị thế

đất nước ta tiếp tục nâng cao trên trường

quốc tế.

Trong những thành tích mà đất nước ta

đạt được, có đóng góp rất quan trọng của

các cơ quan báo chí và những người làm

báo. Năm 2011, những ưu điểm nổi bật là:

1. Đã chủ động tuyên truyền thành công

Đại hội XI của Đảng, cuộc bầu cử đại biểu

Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng

Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016;

tuyên truyền đưa Nghị quyết của Đảng vào

cuộc sống, gắn với đẩy mạnh học tập, làm

theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Kịp

thời phát hiện, biểu dương các phong trào

thi đua yêu nước; đấu tranh phòng, chống

tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, bảo vệ lợi

ích chính đáng của nhân dân; chủ động đấu

tranh chống thông tin, quan điểm sai trái,

thù địch; làm tốt công tác tuyên truyền để

nhân dân thấy rõ âm mưu chống phá của

các thế lực thù địch góp phần bảo vệ Chủ

nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,

khối đại đoàn kết toàn dân tộc; chủ quyền, lãnh

thổ của Tổ quốc; giữ vững môi trường hoà

bình, ổn định, hợp tác để xây dựng đất nước.

2. Báo chí đã cơ bản đảm bảo đúng định

hướng của các cơ quan chỉ đạo, quản lý.

Tuyên truyền kịp thời việc triển khai thực

hiện các nghị quyết, chỉ thị, chủ trương,

chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước,

nhất là nghị quyết Hội nghị Trung ương lần

thứ ba, lần thứ tư (khoá XI). Chủ động xây

dựng, triển khai kế hoạch tuyên truyền góp

phần củng cố, tăng cường sự đồng thuận,

niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân

dân, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến

đấu của Đảng nhằm đáp ứng yêu cầu

nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới.

3. Các cơ quan báo chí đã có nhiều cố

gắng xây dựng đơn vị vững mạnh; chăm lo

công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội

ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên; coi

trọng công tác xây dựng Đảng; đổi mới mô

hình và phương thức hoạt động, bảo đảm

điều kiện tài chính, cơ sở vật chất, kỹ thuật

cho hoạt động báo chí.

Thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư, tôi

biểu dương những thành tích của các cơ

quan chỉ đạo, quản lý báo chí, các cơ quan

chủ quản, các cơ quan báo chí cùng toàn

thể anh chị em làm báo cả nước.

Bên cạnh kết quả đạt được, chúng ta cần

nhận thức rõ những hạn chế, thiếu sót của

công tác báo chí:

- Trong công tác lãnh đạo, điều hành,

việc thực hiện quy hoạch và quản lý hệ

thống báo chí còn bất cập, nhiều tờ báo và

cơ quan báo chí trùng lặp, chồng chéo chức

năng, nội dung; việc quản lý kênh, sóng

truyền hình chưa chặt chẽ, cho ra nhiều kênh,

chiếu nhiều phim nước ngoài; xuất bản nhiều

chuyên san, chuyên đề, ấn phẩm phụ.

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

96

Page 100: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

- Một số cơ quan báo chí chưa chú ý

biểu dương nhân tố tích cực, điển hình tiên

tiến, mà còn thiên về phản ánh mặt trái, tiêu

cực của xã hội; phản ánh đậm nét, miêu tả

chi tiết những hành vi tội ác trong các vụ

án hình sự, những việc làm trái luân thường

đạo lý, giật gân, câu khách, chạy theo thị

hiếu tầm thường, xâm phạm đời tư cá nhân,

vi phạm các quy định về quảng cáo, trái với

truyền thống văn hóa dân tộc… ; một số tờ

báo thiếu thận trọng khi thông tin, bình

luận, làm lộ bí mật Nhà nước; đề cập

những vấn đề phức tạp trong quan hệ đối

ngoại, những vấn đề kinh tế - xã hội nhạy

cảm của nước ta hoặc đưa lại thông tin không

chính xác, có hại từ báo chí nước ngoài… bị

các thế lực phản động, thù địch lợi dụng,

xuyên tạc chống phá Đảng, Nhà nước.

- Một số phóng viên thiếu ý thức tu

dưỡng, rèn luyện, suy thoái về tư tưởng

chính trị, đạo đức lối sống, viết bài phản

biện thiếu tính xây dựng đối với một số chủ

trương, chính sách của Đảng và Nhà nước,

thậm chí, đòi “tự do báo chí”, tách báo chí

ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước;

có trường hợp vi phạm đạo đức nghề

nghiệp của người làm báo, lợi dụng hoạt

động báo chí sách nhiễu tổ chức, cá nhân,

doanh nghiệp, thậm chí vi phạm pháp luật

phải xử lý hình sự…

- Lãnh đạo một số cơ quan báo chí

buông lỏng công tác quản lý, giáo dục chính

trị tư tưởng cán bộ, phóng viên cũng như

trong khâu biên tập, duyệt bài, khi có sai

phạm chưa chấn chỉnh nghiêm túc, kịp thời.

Những hạn chế, thiếu sót, bất cập nêu

trên không chỉ tác động tiêu cực đến xã hội,

đến chủ quyền lãnh thổ quốc gia và công

cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc mà còn ảnh

hưởng đến uy tín nền báo chí cách mạng.

Tôi đề nghị, chúng ta cần tập trung phân

tích, đánh giá, tự kiểm điểm thật nghiêm

túc, làm rõ nguyên nhân, nhất là nguyên

nhân chủ quan: đâu là hạn chế, bất cập của

cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí; đâu là

khuyết điểm, trách nhiệm của cơ quan chủ

quản, của Ban biên tập, đặc biệt là của tổng

biên tập; đâu là trách nhiệm của biên tập

viên, phóng viên… Trên tinh thần tự phê

bình và phê bình theo Nghị quyết Trung

ương lần thứ tư (khoá XI) “Một số vấn đề

cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” để

kiểm điểm với thái độ cầu thị và quyết tâm

khắc phục… Đó là cách làm tốt để xây

dựng nền báo chí nước ta ngày càng vững

mạnh, tiến bộ, chuyên nghiệp.

Năm 2012, cùng với những thuận lợi cơ

bản, đất nước ta tiếp tục phải đối mặt và

vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, gay

gắt, phức tạp hơn. Để hoàn thành tốt nhiệm

vụ trọng tâm của công tác báo chí, tôi nhấn

mạnh một số nội dung cần chú ý sau đây:

1- Lãnh đạo các cơ quan báo chí, phóng

viên cần nhận thức rõ, báo chí phải luôn đặt

dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của

Đảng, sự quản lý của Nhà nước và hoạt

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

97

Page 101: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

động trong khuôn khổ pháp luật; phải đảm

bảo tính tư tưởng, tính chân thật, tính nhân

dân, tính chiến đấu và tính đa dạng của

hoạt động báo chí.

Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông

tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt

Nam cần phối hợp tốt hơn với các ngành,

các cấp, các cơ quan liên quan để chỉ đạo,

định hướng nội dung thông tin trên báo chí

chính xác, sắc bén, kịp thời, nhất là đối với

các vấn đề quan trọng, phức tạp, nhạy cảm.

Công tác lãnh đạo, quản lý báo chí phải

dựa trên cơ sở chính trị, pháp lý đầy đủ.

Cần tiến hành đánh giá kết quả thực hiện

các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung

ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư: Nghị

quyết Hội nghị Trung ương lần thứ năm

(khoá X) về “Công tác tư tưởng, lý luận,

báo chí trước yêu cầu mới”, Chỉ thị 52 -

CT/TW của Ban Bí thư (khóa IX) về “Phát

triển và quản lý báo điện tử ở nước ta hiện

nay”...; xây dựng, bổ sung, hoàn thiện hệ

thống văn bản của Đảng và Nhà nước về

công tác báo chí.

Cơ quan quản lý nhà nước về báo chí

cần tham mưu Chính phủ sớm ban hành đề

án quy hoạch báo chí; nghiên cứu hoàn

thiện hệ thống văn bản pháp quy về báo

chí, kịp thời điều chỉnh những bất cập, nảy

sinh trong hoạt động quản lý báo chí hiện

nay. Việc bổ nhiệm lãnh đạo các cơ quan

báo chí cần tuân thủ nghiêm chỉnh các quy

định về tiêu chuẩn tại Quyết định số

75/QĐ-TW của Ban Bí thư. Tổ chức tốt

công tác giao ban báo chí hàng tuần, cung

cấp thông tin báo chí, nâng cao chất lượng,

nội dung thông tin trên báo chí.

2- Các cơ quan chủ quản báo chí phải

chịu trách nhiệm về tổ chức, bộ máy, cán

bộ và hoạt động của cơ quan báo chí do

mình quản lý. Tập trung xây dựng và phát

triển toàn diện cơ quan báo chí, chú trọng

công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán

bộ, nhất là đội ngũ cốt cán; chỉ đạo cơ quan

báo chí hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích,

đối tượng phục vụ; có chế độ khen thưởng,

kỷ luật nghiêm minh, kịp thời.

3- Tăng cường vai trò, trách nhiệm chỉ

đạo quản lý của đảng uỷ, chi uỷ, Ban biên

tập, nhất là Tổng biên tập các cơ quan báo

chí. Xây dựng đảng bộ, chi bộ cơ sở trong

các cơ quan báo chí vững mạnh, thực sự là

hạt nhân chính trị lãnh đạo, tổ chức cho cán

bộ, đảng viên, biên tập viên, phóng viên

thực hiện đúng và nghiêm túc các quan

điểm, chủ trương, đường lối, Điều lệ, các

quy chế, quy định của Đảng, chính sách,

pháp luật của nhà nước và tôn chỉ, mục

đích của báo chí; lãnh đạo thực hiện hiệu

quả nhiệm vụ chính trị của cơ quan, xây

dựng, rèn luyện đội ngũ những người làm

báo có bản lĩnh chính trị vững vàng, giỏi

về chuyên môn nghiệp vụ, có đạo đức

trong sáng. Chú trọng công tác giáo dục

chính trị tư tưởng, nâng cao đạo đức nghề

nghiệp, đạo đức lối sống cho biên tập viên,

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

98

Page 102: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

phóng viên các cơ quan báo chí, nhất là đối

với đội ngũ phóng viên trẻ. Khi báo chí có

sai phạm cần nghiêm túc kiểm điểm, chấn

chỉnh kịp thời. Khi nhận đơn thư phản ánh

của bạn đọc cần nhanh chóng xử lý, trả lời,

tránh để tình trạng khiếu kiện kéo dài, gây

phức tạp tình hình.

4- Về thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền:

Cần tập trung tuyên truyền việc thực hiện

Nghị quyết Đại hội XI của Đảng; các nghị

quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương, Bộ

Chính trị, Ban Bí thư, đặc biệt là cần tập

trung tuyên truyền tốt việc quán triệt, triển

khai Nghị quyết Trung ương lần thứ tư

(khoá XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây

dựng Đảng hiện nay”, gắn với đẩy mạnh

việc học tập và làm theo tấm gương đạo

đức Hồ Chí Minh, đây là nhiệm vụ trọng

tâm, xuyên suốt trong năm 2012 và các

năm tới. Tiếp tục tuyên truyền việc thực

hiện các giải pháp thực hiện kiềm chế lạm

phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an

sinh xã hội, đổi mới mô hình tăng trưởng,

tái cơ cấu nền kinh tế; tuyên truyền các sự

kiện chính trị - xã hội quan trọng, các ngày

lễ lớn của đất nước; công tác đảm bảo quốc

phòng, an ninh trong tình hình mới; các

hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước

và đối ngoại nhân dân, Năm Đoàn kết Hữu

nghị Việt Nam-Lào, Việt Nam-Campuchia;

biểu dương, cổ vũ các phong trào thi đua

yêu nước, điển hình tiên tiến, gương người

tốt, việc tốt.

Tiếp tục phát huy vai trò, tính tiên

phong, tính chiến đấu của báo chí trong

công tác đấu tranh phòng chống tham

nhũng, lãng phí, các hiện tượng tiêu cực xã

hội, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng

suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức lối

sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên

và nhân dân; làm tốt nhiệm vụ của một

trong những lực lượng nòng cốt đấu tranh

chống lại âm mưu “diễn biến hòa bình”,

phản bác các quan điểm, thông tin sai trái

của các thế lực thù địch, chống phá cách

mạng nước ta.

Hàng năm chúng ta tổ chức Hội nghị

cán bộ báo chí toàn quốc vào đầu năm. Đây

là dịp để Ban Cán sự Đảng, Đảng đoàn,

Đảng uỷ các cấp, các cơ quan làm công tác

chỉ đạo, quản lý báo chí, các cơ quan chủ

quản, các cơ quan báo chí và toàn thể

những người làm báo nước ta nhìn lại

chặng đường đã qua, thấy rõ ưu điểm,

thành tích để phát huy; hạn chế, yếu kém

để khắc phục, sửa chữa. Tôi mong rằng,

sau Hội nghị quan trọng này, các đồng chí

trên cương vị và lĩnh vực công tác của

mình nỗ lực, phấn đấu hoàn thành tốt

nhiệm vụ chính trị năm 2012 và những

năm tiếp theor

Nguồn: Tạp chí Tuyên giáo .- 2012.-

Số 4.-Tr.3 - 6.

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

99

Page 103: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

Báo chí nước ta phát triển nhanh,

đặc biệt rất nhanh trong thời kỳ

đổi mới. Đến tháng 3-2012 đã có

786 cơ quan báo chí in với 1.016 ấn phẩm,

có 67 đài phát thanh và truyền hình trung

ương và địa phương. Thông tin điện tử ra

đời muộn cũng phát triển rất nhanh, đã có

61 báo, tạp chí, 287 trang tin điện tử của

các cơ quan báo chí và hàng ngàn trang tin

điện tử với sức phổ biến rất rộng. Đội ngũ

những người làm báo chuyên nghiệp cũng

ngày càng đông đảo, đã có hơn 17.000 nhà

báo được cấp thẻ hành nghề.

Trong hoàn cảnh tình hình thế giới,

trong nước sôi động và phức tạp, nhìn

chung các cơ quan truyền thông nước ta

được các cơ quan có thẩm quyền đánh giá

là đã thông tin nhanh nhạy, đầy đủ, toàn

diện, đúng định hướng những diễn biến của

đời sống chính trị, kinh tế-xã hội trong

nước và quốc tế. Nhiều cơ quan đã có

những sáng kiến thông tin giới thiệu những

nhân tố tích cực học tập và làm theo tấm

gương đạo đức Hồ Chí Minh, tích cực đấu

tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia cũng như

đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và

các tiêu cực xã hội.

Song bên cạnh đó cũng có những khuyết

điểm, trong một số trường hợp tỏ ra thiếu

bản lĩnh và trách nhiệm khi thông tin

những vấn đề nhạy cảm về chính trị, kinh

tế... vì lợi ích đất nước và nhân dân. Đặc

biệt, có những thông tin sai sự thật, thậm

chí bịa đặt, vi phạm nghiêm trọng đạo đức

nghề nghiệp.

Có tờ báo đã công phu ngồi đếm những

dòng trong báo cáo tổng kết báo chí năm

ngoái để thấy phần viết về khuyết điểm dài

hơn phần viết về ưu điểm hơn một trăm từ!

Đánh giá đúng đắn công việc không thể

căn cứ vào độ dài ngắn của bản kiểm điểm

mà nên nhìn vào tính chất và hiệu quả mà

đánh giá. Vì nhớ lại, có những năm, khi

còn đương chức, đồng chí nguyên Thủ

tướng đánh giá những thông tin về các vụ

tham nhũng trên báo chí thì 80% là đúng,

10% có đúng, có sai và 10% là sai. Thực ra

với số liệu đó, người làm báo đã có thể

rung đùi thỏa mãn về “ưu điểm cơ bản” của

mình, nhưng ngay trong lúc đó tôi đã nhắc

nhở chớ vội chủ quan vì tính chất của các

sai sót trên các cơ quan truyền thông đại

chúng. Vì những sai sót trong thông tin,

bình luận dễ động tới uy tín, số phận một

NGÒI BúT TRÁCH NHIỆM

?HữU THỌ

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

100

Page 104: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

con người, một gia đình, một tập thể, có khi

làm phá sản một doanh nghiệp, làm lao đao

một mặt hàng, thậm chí góp phần gây bất

ổn xã hội... Thông thường khi có khuyết

điểm thì chân thành nhận lỗi và sửa chữa,

nhưng đặc điểm những sai sót của báo chí

có khi không bao giờ sửa được, vì dù nhận

ra thiếu sót đăng cải chính nhưng không

phải người được đọc tin nêu khuyết điểm

cũng có điều kiện đọc tin cải chính, đó là

chưa kể ấn tượng sâu sắc của thông tin ban

đầu không dễ gì xóa bỏ nhanh. Làm nghề

gì thì cũng có thể có khuyết điểm, nhưng

làm nghề báo thì cố gắng không để xảy ra

sai sót hoặc hạn chế đến mức thấp nhất sự

sai sót. Nghe tôi nói và viết thế, có bạn

đồng nghiệp nói "sao ông yêu cầu cao

thế?", tôi trả lời vì cái nghề nó thế cho nên

phải rất cẩn trọng khi hạ bút, gõ máy. Để

tránh sai sót cần có bản lĩnh khi xử lý, công

bố thông tin và tính cẩn trọng nghề nghiệp

theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh:

"Chưa điều tra, chưa nghiên cứu, chưa hiểu

rõ, chớ nói, chớ viết”.

Đại hội lần thứ XI của Đảng xác định

chức năng của báo chí nước ta là thông tin,

giáo dục, tổ chức, phản biện vì lợi ích nhân

dân và đất nước. Cho nên thông tin, bình

luận, gây dựng và tổ chức phong trào quần

chúng cũng như thực hiện phản biện xã hội

đều cần nhớ mục tiêu vì nhân dân và đất

nước, lúc này là góp xây dựng và bảo vệ

Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa vì dân

giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn

minh. Thông tin nào hướng tới mục tiêu đó

thì thông tin, cổ vũ, nhân rộng, ngược lại

thông tin nào trái và có thể làm cản trở mục

tiêu cao cả đó thì không nên, chưa nên

thông tin.

Kỷ niệm lần thứ 87 Ngày Báo chí cách

mạng Việt Nam, trong quá trình triển khai

Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI) "Một

số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện

nay", giới báo chí được trao trách nhiệm

thúc đẩy và giám sát việc triển khai, thực

hiện Nghị quyết cần nêu cao tinh thần tự

phê bình và phê bình, khẳng định những

việc làm được, nhận ra những thiếu sót,

khuyết điểm, kiên quyết khắc phục để xứng

đáng là chiến sĩ trên tuyến đầu đấu tranh

bảo vệ cái đúng, cái tốt, diệt trừ cái ác, cái

xấu, hết lòng vì nhân dân với Ngòi bút

trách nhiệm của nhà báo công dân trong

tình hình mớir

Nguồn: Tạp chí Tuyên giáo.- 2012.- Số

6.- Tr.3.

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

101

Page 105: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

1. Về quan hệ giữa thông tin đối nội

và thông tin đối ngoại thông qua hệ

thống các cơ quan thông tấn, báo chíTrong thời đại ngày nay, mỗi quốc gia,

dân tộc tạo dựng hình ảnh của mình bằngnhiều phương thức khác nhau, trong đó hệthống các cơ quan thông tấn, báo chí là mộtkênh quan trọng. Với sự phát triển nhanhchóng của khoa học, công nghệ, loại hìnhthông tin này không ngừng mở rộng vềphạm vi, tốc độ, hình thức và phương tiệntruyền tải thông tin. Hình thức báo viết, báonói truyền thống được bổ sung nhiều loạihình mới như báo hình, báo điện tử…vớicông nghệ ngày càng hiện đại. Mỗi ngườidân, mỗi đối tượng tiếp nhận thông tin cóthể tìm kiếm những vấn đề mình quan tâm,trên các phương tiện thông tin đại chúngvới nhiều sự lựa chọn khác nhau. Nhờ đó,giúp họ nâng cao nhận thức, điều chỉnhhành vi, bày tỏ quan điểm, chính kiến đốivới các vấn đề, sự kiện đang diễn ra ở trongnước và thế giới, đây cũng là phương thứcgiải trí hiệu quả đối với mỗi người dân. Cáccơ quan thông tấn, báo chí khi làm tốt chức

năng, tôn chỉ của mình, chính là cầu nốithông tin của mỗi cá nhân, tập thể, Nhànước và các quốc gia, là kênh quan trọngquảng bá hình ảnh, thúc đẩy sự phát triểnkinh tế, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, gìngiữ truyền thống và phát huy bản sắc vănhóa dân tộc, đồng thời tiếp thu những tinhhoa văn hóa của nhân loại…

Về nguyên tắc, mỗi cơ quan thông tấn,báo chí đều có tôn chỉ, mục đích và đốitượng độc giả chính, song do sự khác nhauvề lịch sử, chất lượng và các điều kiện khácmà quy mô, phạm vi ảnh hưởng, đối tượngquan tâm lại rất khác nhau. Trên thực tế,không ít những cơ quan truyền thông, báochí có quy mô, phạm vi mở rộng không chỉtrong một nước mà nhiều quốc gia, vùnglãnh thổ, nhiều đối tượng độc giả quan tâm.Xét về nội dung, có loại hình báo chíchuyên sâu từng mảng, từng lĩnh vực nhưchính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng, anninh, đối ngoại, thể thao, giải trí… hoặctheo lứa tuổi, giới tính, thành phần, nhưthanh thiếu niên, phụ nữ, người cao tuổi,công nhân, nông dân, trí thức, thông tin

Xử LÝ TỐT MỐI QUAN HỆ GIữA THôNG TIN

ĐỐI NỘI VÀ THôNG TIN ĐỐI NGOẠI: TRÁCH NHIỆM

CỦA CƠ QUAN BÁO CHÍ VÀ NGƯỜI CầM BúT

?PGS, TS PHẠM VăN LINH

Ban Tuyên giáo Trung ương

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

102

Page 106: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

trong nước, thông tin quốc tế… tạo nên bứctranh đa sắc mầu của hệ thống các cơ quanthông tấn, báo chí trong cả nước. Tuynhiên, có loại hình báo chí, đặc biệt là cáccơ quan thông tấn lại thông tin tất cả cáclĩnh vực của đời sống xã hội. Mặt khác, xéttheo thời gian, có loại báo chí phát hànhtheo ngày, theo tuần, theo tháng, thậm chítheo quý, xong có loại thì cập nhật thườngxuyên từng giờ, từng phút nhất là các loạibáo điện tử, blog, báo nói, báo hình…Hiệntượng đưa tin lại những thông tin đã sửdụng cũng diễn ra khá phổ biến. Có nhữngthông tin các báo trong nước lấy lại củanhau, hoặc lấy lại của các hãng thông tấn,báo chí lớn của các quốc gia khác. Cónhững thông tin, các cơ quan báo chí bênngoài đưa lại thông tin đã được sử dụng từcác cơ quan thông tấn, báo chí trong nước.Vì thế trong điều kiện khoa học, công nghệphát triển mạnh mẽ như hiện nay, ranh giớigiữa thông tin đối nội và thông tin đốingoại (TTĐN) chỉ là tương đối.

Đối với mỗi quốc gia, TTĐN là việc giớithiệu, quảng bá hình ảnh của một quốc giara bên ngoài, qua đó làm cho bạn bè quốctế hiểu rõ hơn về trong nước nhằm tranhthủ sự đồng tình, ủng hộ từ bên ngoài, gópphần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, bảovệ vững chắc độc lập, chủ quyền của đấtnước. Do đó, TTĐN là những thông tinkhách quan, trung thực, có chọn lọc, phùhợp từng đối tượng để giúp bạn bè quốc tếhiểu đúng, đầy đủ về tình hình đất nước,

những hướng ưu tiên, những vấn đề cầnquan tâm để tránh bị xuyên tạc, lợi dụng…

Thông tin đối nội là thông tin cho nhândân mình, trong quốc gia, lãnh thổ mỗinước, đó là bức tranh toàn cảnh về mọi mặtcủa đời sống xã hội hàng ngày, hàng giờđang diễn ra. Thông tin đối nội tốt cũngtrực tiếp bổ sung cho TTĐN. Trên thực tế,do tính chất thương mại hóa, một số ngườicầm bút, một số tờ báo chỉ thấy lợi íchtrước mắt, “lợi ích nhóm” nên chỉ chútrọng khai thác những thông tin giật gân,câu khách, thông tin thỏa mãn sự hiếu kỳcủa một nhóm đối tượng, v.v.. miễn sao gâyđược chú ý để nhiều người quan tâm, bánđược nhiều báo, nhiều quảng cáo, thu đượcnhiều lợi nhuận, trong khi đó nhiều thôngtin gương người tốt, việc tốt, thông tinchính luận, khách quan về sự phát triển mọimặt của đất nước lại ít được khai thác.Cách tuyên truyền như vậy sẽ làm méo móhiện thực, không có lợi cho việc giới thiệu,quảng bá hình ảnh đất nước, nhất là TTĐN.

2. Một số đánh giá về kết quả công tácTTĐN thời gian qua

Việt Nam là một đất nước đi lên từ sauhàng chục năm kháng chiến giành độc lập.Vết thương chiến tranh, sự chống phá từmột số lực lượng thù địch, cơ hội cùng vớiđiểm xuất phát thấp là những khó khăntrong quá trình phát triển, điều đó đòi hỏiphải tăng cường hơn nữa công tác TTĐN.Từ khi đất nước thực hiện công cuộc đổimới sâu sắc và toàn diện đến nay đã hơn

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

103

Page 107: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

25 năm. Nhờ phát huy được sức mạnh tổnghợp của cả dân tộc và được sự đồng tình,ủng hộ to lớn từ quốc tế, nền kinh tế ViệtNam liên tục giữ được mức tăng trưởngkhá, đất nước đã ra khỏi tình trạng nướcnghèo và kém phát triển, xã hội ổn định, anninh, quốc phòng được giữ vững, vị thếquốc tế không ngừng được nâng lên. Trongthành tựu chung này có một phần đóng góptích cực của công tác TTĐN, trong đó cáccơ quan thông tấn, báo chí giữ vị trí quantrọng. Nội dung cơ bản của TTĐN nước tanhững năm vừa qua là: Thông tin về nhữngchủ trương, đường lối đối mới của Đảng,chính sách pháp luật của Nhà nước trên cáclĩnh vực; thông tin về những thành tựu đãđạt được, những tiềm năng, thế mạnh củađất nước; về đất nước, con người, truyềnthống lịch sử, văn hóa Việt Nam; thông tincho cộng đồng người Việt Nam ở nướcngoài và thông tin phản bác các quan điểmsai trái, thù địch.

Thực tiễn công cuộc đổi mới, phát triểnkinh tế- xã hội ở nước ta từ Đại hội X đếnĐại hội XI cho thấy, công tác TTĐN đãgóp phần to lớn vào việc xây dựng hìnhảnh Việt Nam ở các quốc gia, vùng lãnhthổ trên thế giới, đặc biệt là các địa bàntrọng điểm, nhờ đó đẩy mạnh quá trình hộinhập quốc tế của đất nước. Tại cuộc điềutra dư luận xã hội do Viện nghiên cứu dưluận xã hội, thuộc Ban Tuyên giáo Trungương tiến hành trong năm 2009, tập trungvào các nhóm đối tượng làm công tác

TTĐN ở Trung ương và một số địa phươngtrọng điểm, cho thấy: Nhóm vấn đề về sựnhìn nhận, đánh giá của dư luận quốc tế vềtình hình Việt Nam, được tiếp cận ở 20 lĩnhvực, trong đó có 3 lĩnh vực được báo chívà dư luận quốc tế đánh giá tốt, đó là “Sựổn định chính trị của Việt Nam”. Có 75%số ý kiến được hỏi đồng tình; “Về đườnglối đổi mới và kết quả thực hiện” (61%);“Về quan hệ đối ngoại của Việt Nam”(56%).

Đánh giá về những nỗ lực của công tácTTĐN trong việc thông tin, tuyên truyềnvề một số chủ trương, đường lối đổi mớicủa Đảng, Nhà nước, qua các số liệu điềutra cho thấy, có 59% số ý kiến đồng tình vàđánh giá cao, cho rằng: “Đường lối đốingoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đaphương hóa, sẵn sàng là bạn, là đối tác tincậy, là thành viên có trách nhiệm với cộngđồng quốc tế”, chủ trương “Chủ động, tíchcực hội nhập quốc tế và mở rộng hợp tácquốc tế trên các lĩnh vực”; chủ trương“Khép lại quá khứ, hướng tới tương lai”;chủ trương “Đại đoàn kết toàn dân tộc”, đãđược thông tin nhiều với bạn bè quốc tế.

Đánh giá về nỗ lực của công tác TTĐNtrong việc thông tin về lập trường kiênquyết bảo vệ sự toàn vẹn chủ quyền lãnhthổ, không phận, biển, đảo của Đảng, Nhànước ta, có 58% số người được hỏi chorằng, TTĐN đã làm tốt vấn đề này. Bêncạnh đó, khi đánh giá về việc phát huy lợithế của các lực lượng, nhân tố để chuyển

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

104

Page 108: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

tải, cung cấp cho thế giới những thông tintrung thực, chính thống về tình hình ViệtNam, trong số 15 loại hình thông tin chủ yếu,thì các cơ quan thông tấn, báo chí chủ lựcđược 45% số người được hỏi xếp loại tốt, tứclà đứng thứ 2 trong số các loại hình này.

Những thành tựu chủ yếu của công tácTTĐN có thể khái quát ở những điểmchính như sau:

Nội dung thông tin phong phú hơn,phương thức hoạt động đã có sự đổi mới,linh hoạt hơn, bước đầu áp dụng các côngnghệ hiện đại trong công tác TTĐN; cáclực lượng tham gia công tác TTĐN đượctăng cường, ngày càng đông đảo, đa dạng,hoạt động hiệu quả hơn; đối tượng, địa bànhoạt động TTĐN được mở rộng. Thông tinchính thống từ Việt Nam đến với bạn bèquốc tế và cộng đồng người Việt Nam ởnước ngoài phát triển nhanh chóng, đadạng hơn về nội dung và hình thức. Kếtquả nói trên đã góp phần quan trọng vàoviệc đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tếcủa đất nước, nâng cao vị thế và uy tín củaViệt Nam trên thế giới; từng bước làm thấtbại những âm mưu phá hoại của các thế lựccơ hội, thù địch, giữ vững ổn định chính trị,bảo vệ vững chắc chủ quyền, biên giới lãnhthổ; củng cố và mở rộng quan hệ hợp tácvới các nước và tổ chức quốc tế, đẩy mạnhquan hệ kinh tế-thương mại, thu hút đầu tưnước ngoài, khách du lịch quốc tế, khuyếnkhích, động viên đồng bào ta ở nước ngoàigắn bó với quê hương; đóng góp tích cực

vào những thành tựu chung của công cuộc đổimới đất nước. Những kết quả này có sự đónggóp không nhỏ của các cơ quan thống tấn, báochí và những người làm báo ở Việt Nam.

3. Những vấn đề đặt ra và yêu cầumới đối với các cơ quan thông tấn, báochí hiện nay trong xử lý mối quan hệgiữa thông tin đối nội và TTĐN

Về những vấn đề đặt ra:Một là, thách thức của quá trình hội

nhập quốc tế đối với hoạt động TTĐN củacác cơ quan thông tấn, báo chí. Đại hội XIcủa Đảng đã đề ra chủ trương chủ động vàtích cực hội nhập quốc tế, đây là yêu cầu,là vấn đề đặt ra đối với các cơ quan thôngtấn, báo chí trước tình hình mới. Hội nhậpđòi hỏi thông tin phải đa dạng về nội dungvà phong phú về hình thức, thể loại; đốitượng tiếp nhận mở rộng hơn, các vấn đềđược dư luận trong và ngoài nước quan tâmvề hình ảnh Việt Nam cũng nhiều hơn, dovậy, từ tình hình hiện nay của các cơ quanthông tấn, báo chí trong hoạt động TTĐN,chắc chắn sẽ đặt ra nhiều vấn đề cần giảiquyết. Tính đa dạng của thông tin cũng làyếu tố thuận lợi, nhưng cũng là môi trườngphức tạp, khó kiểm soát trong việc khaithác thông tin, dễ bị lợi dụng, bị xuyên tạc,nhất là với những phần tử cơ hội, thù địch.

Hai là, mối quan hệ giữa cơ quan thôngtấn, báo chí hiện có với yêu cầu xây dựng,phát triển một số cơ quan chuyên tráchTTĐN trong thời gian tới. Cho đến nay, căncứ vào Chỉ thị 11 của Ban Bí thư (khóa

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

105

Page 109: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

VII) và Chỉ thị 26 của Ban Bí thư (khóa X),Kết luận số 16- KL/TW ngày 14-2-2012của Bộ Chính trị (khóa XI) về “Chiến lượcphát triển thông tin đối ngoại giai đoạn2011-2020”, lực lượng chủ yếu làm côngtác TTĐN hiện nay vẫn là một số cơ quanthông tấn, báo chí hiện có. So với quy mô,phạm vi trong nước thì đây là các cơ quanbáo chí lớn, nhưng so với khu vực và thếgiới, nhất là về TTĐN, về mức độ chuyênsâu, số lượng ngôn ngữ sử dụng thì còn quánhỏ. Bởi vậy, vấn đề đặt ra là xây dựng,phát triển mới chuyên sâu hay sử dụng cáccơ quan báo chí hiện có, cả thông tin đốinội và đối ngoại. Cần có cơ chế chỉ đạothông tin như thế nào để đảm bảo địnhhướng, hiệu quả, xử lý tốt mối quan hệgiữa thông tin đối nội và TTĐN, đề caotrách nhiệm của mỗi người cầm bút trongvấn đề này?

Ba là, hiện nay và những năm tiếp theo,tình hình kinh tế - xã hội nước ta vẫn cònnhiều khó khăn. Những hạn chế, yếu kémnội tại của nền kinh tế trong phát triển tiếptục bộc lộ, tệ quan liêu, tham nhũng, hối lộ,sự suy thoái về đạo đức, lối sống; vấn đềgiao thông và ô nhiễm môi trường chưađược khắc phục, đẩy lùi như mong muốn.Một số bức xúc trong đời sống xã hội củangười dân vẫn diễn biến phức tạp, điều nàylà những hạn chế trong việc quảng bá hìnhảnh của Việt Nam ra bên ngoài. Thực tếcho thấy, đây là vấn đề rất dễ bị lợi dụng.Ở nước ta hiện nay, những yếu kém trên là

có thật, là những hạn chế, thiếu sót trongquá trình phát triển, song Đảng, Nhà nướcViệt Nam luôn cố gắng, nỗ lực để từngbước khắc phục. Điều đó thể hiện rõ nét sựquyết tâm của Đảng ta trong Nghị quyếtTrung ương 4, khóa XI “Một số vấn đề cấpbách về xây dựng Đảng hiện nay”. Song,bên cạnh đó, để có được sự phát triển hômnay, những kết quả đạt được, những gươngngười tốt, việc tốt cũng rất nhiều. Ngườicầm bút, và cơ quan báo chí cần nêu caotrách nhiệm, cần khách quan, vì lợi ích củađất nước, dân tộc, cần thông tin trung thực,tránh bị lợi dụng, ảnh hưởng đến TTĐN.

Bốn là, sự chống phá quyết liệt của cácthế lực cơ hội, thù địch vẫn diễn biến phứctạp, tinh vi, thâm độc hơn. Bên cạnh đó,những diễn biến mới về tình hình an ninhtruyền thống, an ninh phi truyền thống, cácxung đột trong khu vực và một số nơi trênthế giới, đặc biệt là vấn đề Biển Đông…đòi hỏi TTĐN và thông tin đối nội phảithực sự linh hoạt, xử lý đúng đắn vấn đềđối tượng, đối tác; vấn đề lợi ích, chủquyền dân tộc với tạo dựng hình ảnh trongtuyên truyền…

Những yêu cầu mới đối với cơ quanthông tấn, báo chí trong xử lý giữa thôngtin đối nội và TTĐN thời gian tới là:

Thứ nhất, phải phục vụ đắc lực và hiệuquả cho việc triển khai chính sách đốingoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạnghóa các quan hệ quốc tế trên tinh thần ViệtNam là bạn, đối tác tin cậy, là thành viên

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

106

Page 110: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

có trách nhiệm của các nước trong cộngđồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiếntrình hợp tác quốc tế và khu vực. Thông tinđối nội và TTĐN phải chủ động ứng phóvới những tình huống phức tạp nảy sinh,xử lý thỏa đáng mối quan hệ giữa hợp tácvà đấu tranh, tạo được sự đồng thuận trongnước và tranh thủ được sự ủng hộ của quốctế, giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹnlãnh thổ của đất nước và môi trường hòabình, ổn định cho phát triển đất nước.

Thứ hai, phải tham gia tích cực và hiệuquả nhất vào việc nâng cao vị thế của ViệtNam trên trường quốc tế, phải làm cho bạnbè thế giới hiểu sâu, hiểu đúng về các chủtrương, đường lối của Đảng, chính sách củaNhà nước, về đất nước, lịch sử, con ngườivà văn hóa Việt Nam nhằm tranh thủ sựđồng tình, ủng hộ của dư luận trong nướcvà quốc tế đối với công cuộc đổi mới củađất nước ta, tạo mọi điều kiện thuận lợinhất cho công cuộc công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước. Đây là vấn đề đòi hỏithông tin đối nội phải luôn bám sát địnhhướng, vì lợi ích to lớn, lâu dài của đấtnước, tạo sự thống nhất cao ở trong nước,là cở sở để TTĐN được thuận lợi hơn.

Thứ ba, tập trung xây dựng và tiếp tụcquảng bá hình ảnh một Việt Nam hòa bình,hữu nghị, đổi mới và hội nhập thành công.Trong bối cảnh mới, hình ảnh của ViệtNam cần được xây dựng từ thành tựu củahơn 25 năm đổi mới; trên nền tảng văn hóađậm đà bản sắc dân tộc; tinh thần độc lập

tự chủ, ý chí quật cường vươn lên, sự hòahiếu, thủy chung của con người Việt Nam;gắn với những đóng góp tích cực, có tráchnhiệm của Việt Nam ở khu vực và trên thếgiới vào cuộc đấu tranh chung vì hòa bình,độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội; gắn vớisức sống năng động, tiềm năng hợp tác củađất nước, là mục tiêu và yêu cầu thông tinđối nội và TTĐN cần hướng tới, giới thiệuhình ảnh một Việt Nam “ổn định, năngđộng, nhiều tiềm năng và có trách nhiệmvới cộng đồng quốc tế”.

Thứ tư, là lực lượng nòng cốt trong xây

dựng nội dung, lập luận để kiên quyết đấu

tranh, phản bác các thông tin sai trái, làm

thất bại mọi âm mưu của các thế lực thù

địch sử dụng mặt trận thông tin để chống

phá Việt Nam. Đây cũng là yêu cầu và

trách nhiệm với mỗi cơ quan báo chí và

người cầm bút ở nước ta. Làm tốt vấn đề

này đòi hỏi thông tin phải trung thực, cách

tiếp cận sự kiện, cách nêu vấn đề phải đứng

trên lợi ích lâu dài của đất nước, dân tộc;

thông tin mang tính chất xây dựng, nói cái

xấu để khắc phục, nêu cái tốt để khuyến

khích phát triểnr

Nguồn: Tạp chí Tuyên giáo.- 2012.- Số

6.- Tr.10-13.

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

107

Page 111: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

Trong bài viết này, chúng tôi xin đềcập đến tính chuyên nghiệp trongviệc đào tạo và nghiên cứu báo chí

- hai yếu tố quan trọng trong việc xây dựngnền báo chí chuyên nghiệp, cách mạng ởViệt Nam hiện nay.

1. Bốn yếu tố để đào tạo chuyênnghiệp các nhà báo chuyên nghiệp

Đào tạo và nghiên cứu báo chí truyềnthông là một lĩnh vực đặc biệt, không chỉthu hút sự quan tâm của giới học thuật màcòn của cả ngành truyền thông đại chúngvới nhiều ý kiến đan xen, trái ngược nhau.Trong khi nhiều ý kiến cho rằng báo chí làmột nghề đòi hỏi kỹ năng tác nghiệp vàmang tính thực hành cao, thì việc đào tạobáo chí truyền thông tại các cơ sở đào tạoở Việt Nam vẫn phần lớn được thực hiệnmột cách “tầng bậc” trên giảng đường, từcử nhân, đến thạc sỹ, tiến sỹ, nặng về lýthuyết. Đồng thời, trong khi đào tạo báo chítruyền thông ở Việt Nam bị phê phán lànặng về lý thuyết, thì nhiều ý kiến lại chorằng việc nghiên cứu lý luận báo chí truyềnthông ở Việt Nam bị xem nhẹ và chưa thực

sự hữu ích đối với ngành công nghiệptruyền thông.

Lịch sử đào tạo báo chí truyền thông ởnhiều quốc gia trên thế giới cho thấy, việcđào tạo phóng viên ban đầu chỉ được thựchiện ở các tòa soạn. Nhiều người còn chorằng báo chí là một nghề chỉ có thể trau dồiqua cách học trên đầu việc (learning onjob) và “một nhà báo xuất chúng có thểchẳng cần qua trường lớp nào cả” (HughStephenson 1996, tr.23). Bởi vậy, ngay ởAnh, một trong những chiếc nôi của báochí thế giới, nơi tờ báo đầu tiên bằng tiếngAnh xuất hiện ở London từ năm 1665, vàđài phát thanh đầu tiên ra đời từ năm 1922,thì đào tạo báo chí với tư cách là một ngànhhọc ở bậc đại học chỉ xuất hiện từ năm 1971.

Ở các nước phát triển trên thế giới, ngaycả khi ngành báo chí truyền thông đượckhẳng định là một ngành khoa học xã hội,có phương pháp và đối tượng nghiên cứuđặc thù, thì việc đào tạo báo chí truyềnthông vẫn không giống như đào tạo cửnhân của bất kỳ ngành khoa học xã hội nàokhác. Điểm cơ bản nhất trong việc đào tạo

NÂNG CAO TÍNH CHUYÊN NGHIỆP CỦA NỀN

BÁO CHÍ VIỆT NAM BẰNG ĐÀO TẠO CHUYÊN

NGHIỆP VÀ NGHIÊN CỨU CHUYÊN NGHIỆP

?TS ĐẶNG THI THU HƯƠNG

Đại học khoa học xã hội và Nhân văn

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

108

Page 112: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

báo chí truyền thông là phải “cho ra lò”những người “thạo việc”, có kỹ năng săntin, viết bài, biết cách ghi âm, sử dụng máyquay, biết thực hiện các chương trình phátthanh, truyền hình, biết cách tổ chức sựkiện, biết làm truyền thông hợp tác và tiếpthị quảng cáo. Cũng chính bởi vậy, rènluyện kỹ năng làm báo luôn là ưu tiên sốmột trong các trường đào tạo báo chítruyền thông nước ngoài.

Trong khi đó, ở Việt Nam, các chươngtrình đào tạo báo chí còn nặng về lý thuyết,kỹ năng thực hành chỉ bao gồm các thaotác đơn giản. Bên cạnh sự thiếu hụt nghiêmtrọng về máy móc, trang thiết bị là sự thiếuhụt đội ngũ giáo viên thực hành để hướngdẫn sinh viên. Việc hướng dẫn sinh viênsáng tạo tác phẩm báo chí cũng rất khóthực hiện vì nhiều giảng viên báo chí chưabao giờ làm báo thực sự. Chính vì vậy,nhiều sinh viên tốt nghiệp loại khá, nhưngvẫn không có đầy đủ các kỹ năng về nghềđể viết báo hay sản xuất chương trình phátthanh - truyền hình.

Tuy nhiên, việc rèn luyện kỹ năngkhông phải là điểm mấu chốt nhất trongviệc đào tạo một nhà báo chuyên nghiệp.Bởi lẽ, đào tạo báo chí không giống nhưđào tạo kỹ sư điện hay chế tạo máy. Hoạtđộng báo chí là hoạt động thông tin chínhtrị - xã hội. Nhiều nhà nghiên cứu đã khẳngđịnh, không một lực lượng cách mạng nàokhông dùng báo chí làm phương tiện tuyêntruyền cho mục đích, tôn chỉ và tập hợp lực

lượng quần chúng; không một giai cấpthống trị nào không nắm lấy bộ máy thôngtin tuyên truyền báo chí để góp phần củngcố và điều hành xã hội. Có nghĩa là, mộttrong những nhiệm vụ hàng đầu của việcđào tạo báo chí truyền thông không chỉ làkỹ năng, nghiệp vụ, mà phải đào tạo mộtcách toàn diện kiến thức chung về văn hóa,xã hội, nhưng quan trọng và đặc biệt nhấtlà đào luyện về chính trị tư tưởng và đạođức nghề nghiệp cho người làm báo.

Bên cạnh đó, hiệu quả của ngành báochí truyền thông chỉ đạt được khi ngườihọc nắm vững kiến thức lý luận về truyềnthông và truyền thông đại chúng, hiểu rõquy luật phát triển của truyền thông đạichúng trong xã hội, cũng như mô hình hoạtđộng kinh tế của ngành công nghiệp báochí truyền thông phát triển, đặc biệt tronggiai đoạn hiện nay, khi Việt Nam áp dụngchính sách mở cửa, đổi mới, phát triển theomô hình kinh tế thị trường có định hướngxã hội chủ nghĩa; khi mô hình cho sự pháttriển của ngành công nghiệp báo chí truyềnthông ở Việt Nam hiện nay chưa từng cótiền lệ trên thế giới.

Nói cách khác, bốn yếu tố then chốt củaviệc đào tạo có tính chuyên nghiệp về báochí truyền thông là phải có sự kết hợp hàihòa giữa nền tảng chính trị của chủ nghĩaMác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiếnthức chung về văn hóa xã hội; kiến thứcchuyên sâu về lý luận báo chí truyền thôngvà kỹ năng nghiệp vụ tác nghiệp báo chí.

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

109

Page 113: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

Hạn chế và bất cập của việc đào tạo báo chítruyền thông trong thời gian qua là minhchứng cho sự nhận thức chưa đầy đủ vềlĩnh vực đào tạo đặc thù này.

2.Nghiên cứu chuyên nghiệp để xâydựng nền tảng và định hướng cho hoạtđộng báo chí trong nền kinh tế thịtrường theo định hướng XHCN

Hơn hai thập niên trước đây, Đảng Cộngsản Việt Nam đã đánh dấu một bướcchuyển biến quan trọng trong sự phát triểncủa quốc gia bằng cách chuyển đổi từ nềnkinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tếthị trường theo định hướng XHCN. Kinhtế thị trường (KTTT) là một kiểu tổ chứckinh tế - xã hội; trong đó, quá trình sảnxuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng đềuđược thực hiện thông qua thị trường. Vì thếKTTT không chỉ là “công nghệ”, là“phương tiện” để phát triển kinh tế - xã hội,mà còn là những quan hệ kinh tế - xã hội.Nó không chỉ gồm lực lượng sản xuất màcòn cả một hệ thống quan hệ sản xuất.KTTT định hướng XHCN là nền kinh tếvẫn tuân theo quy luật của KTTT, vừa chịusự chi phối của các nhân tố định hướngXHCN. Vì thế, KTTT ở nước ta vừa cónhững đặc trưng chung, phổ biến của mọinền KTTT, vừa có những đặc trưng mangtính đặc thù-định hướng XHCN.

Sự đổi mới về kinh tế không chỉ đưaViệt Nam từ một trong những quốc gianghèo nhất trên thế giới thành một trongnhững đất nước thành công nhất trong việc

phát triển kinh tế, mà còn có tác động mạnhmẽ đến nền báo chí truyền thông ở ViệtNam. Trong khoảng thời gian từ đầu nhữngnăm 1990 đến 2010, ngành công nghiệptruyền thông ở Việt Nam đã có những bướcphát triển vượt bậc với sự gia tăng mạnhmẽ về số lượng các sản phẩm truyền thông,quy mô của ngành công nghiệp báo chí, lợinhuận từ quảng cáo, cùng với đó là “độnóng” trong cạnh tranh giữa các cơ quanbáo chí truyền thông.

Không chỉ gia tăng về số lượng, màquan trọng hơn là sự thay đổi trong tư duylàm báo ở Việt Nam sau Đổi mới. Thựchiện chủ trương “phê bình, tự phê bình” và“nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật” doĐảng phát động, thay vì tuyên truyền mộtchiều như giai đoạn trước đây, báo chítruyền thông ở Việt Nam đã trở thành kênhthông tin quan trọng, phản ánh khá toàndiện cuộc sống, và thể hiện tiếng nói củađông đảo các tầng lớp nhân dân Việt Nam.

Sau Đổi mới, báo chí Việt Nam là môhình truyền thông kết hợp giữa nguyên tắcbất di bất dịch – “báo chí đặt dưới sự lãnhđạo của Đảng và Nhà nước” - với nhữngnguyên tắc của nền cơ chế thị trường cóđịnh hướng XHCN. Trong mô hình này, cơquan báo chí tự hạch toán kinh tế, khôngchỉ phát hành sản phẩm truyền thông, thuhút quảng cáo, mà còn triển khai các hoạtđộng kinh doanh đa dạng với xu hướngphát triển thành tập đoàn báo chí, nhưng tấtcả đều không tách rời sự lãnh đạo toàn diện

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

110

Page 114: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

của Đảng.Nền báo chí truyền thông Việt Nam sau

Đổi mới là hình mẫu hòa trộn giữa nền báochí Nhà nước với nền báo chí có yếu tốkinh tế thị trường theo định hướng XHCN.Theo mô hình này, có sự cạnh tranh giữacác cơ quan báo chí, có sự đa dạng hoạtđộng của các công ty truyền thông, trongbối cảnh nguồn tài chính bao cấp của Nhànước ngày càng thu hẹp lại, dẫn tới sự pháttriển mạnh mẽ của ngành công nghiệpquảng cáo.

Từ nền báo chí “đơn chức năng” (theocách gọi của Schramm), báo chí Việt Namđã trở thành nền báo chí “đa chức năng”,không chỉ tập trung tuyên truyền đường lốichính sách của Đảng, mà cung cấp thôngtin, tạo ra dòng chảy liền mạch, tạo nênchất kết dính về thông tin chặt chẽ giữaĐảng, Chính phủ và nhân dân. Báo chí ViệtNam không chỉ dừng lại ở chức năng phảnánh đời sống xã hội mà còn có thêm chứcnăng phản biện xã hội. Báo chí Việt Namtừ chỗ là cơ quan ngôn luận của Đảng vàNhà nước, đã và đang trở thành diễn đàncủa đông đảo quần chúng nhân dân.

Đảng và Chính phủ Việt Nam khônglãnh đạo báo chí theo cách “cầm tay chỉviệc”, mà bằng định hướng tư tưởng, vàbằng cách tạo lập hành lang pháp lý chobáo chí hoạt động. Việt Nam đã điều chỉnhLuật báo chí và hệ thống văn bản pháp luậtnăm 1989 và 1999, đồng thời ban bố nhiềuvăn bản pháp luật trong thời gian qua. Từ

năm 1990 đến nay, có 47 văn bản pháp luậtliên quan đến báo chí được ban hành, trongđó, chỉ trong hơn 2 năm sau khi Việt Namra nhập WTO (tính riêng từ 2006-2009), đãcó 24 văn bản, nghị định, chỉ thị, quyếtđịnh của Thủ tướng Chính phủ và BộThông tin và Truyền thông về hoạt độngbáo chí. Đây có thể được coi là giai đoạnmà Chính phủ Việt Nam ban hành nhiềuvăn bản pháp luật liên quan đến báo chítruyền thông nhiều nhất kể từ nước ViệtNam Dân chủ Cộng hòa ra đời.

Như vậy, sự chuyển đổi từ nền báo chíđơn chức năng sang đa chức năng khônglàm suy yếu, giảm sút sự lãnh đạo, chỉ đạocủa Đảng đối với báo chí, mà ngược lại, làđộng lực để báo chí phát triển. Xu hướngphát triển mới đang đặt ra những đòi hỏimới, phức tạp hơn và ở tầm cao hơn chocông tác quản lý nhà nước về báo chí, đặcbiệt là ở khả năng dự báo chiến lược nhằmtạo điều kiện để báo chí phát triển nhưngvẫn đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của côngtác quản lý nhà nước ở lĩnh vực này. Vấnđề của giai đoạn hiện nay là chuyển đổi tưduy quản lý báo chí, từ tư duy “ Quản lýđược đến đâu thì mở đến đó” đến tư duy“Quản lý phải theo kịp với yêu cầu củaphát triển”, và hiện nay là “Quản lý phảithúc đẩy phát triển”.

Do sự khác biệt với các nước phươngTây về thể chế chính trị, hoàn cảnh địaphương, yếu tố lịch sử và các giá trị vănhóa, xã hội – những yếu tố được coi là cơ

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

111

Page 115: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

bản để tạo nên những mô hình và chế địnhchức năng, nhiệm vụ của các nền báo chítruyền thông khác nhau trên toàn thế giới(Zelizer 2004, tr.154-157; Halin và Macini2004; Gunaratne 1999) - báo chí Việt Namcó mô hình phát triển và những chức năng,nhiệm vụ khác hẳn với báo chí ở các nướctư bản. Và nghiên cứu báo chí chuyênnghiệp là phải chỉ ra những giá trị cốt lõi,định hướng cho sự phát triển của nền báochí Việt Nam trong tương lai.

Báo chí Việt Nam có vai trò quan trọnglà bộ phận tiên phong trong công tác tưtưởng của Đảng, có nhiệm vụ quan trọnglà tích cực tuyên truyền đường lối, chủtrương của Đảng, pháp luật của Nhà nước,đóng góp hữu ích vào công cuộc đổi mớicủa đất nước, đồng thời là diễn đàn củaquần chúng nhân dân. Và do vậy, quanniệm “báo chí là cơ quan quyền lực thứ tư”- bên cạnh cơ quan lập pháp, hành pháp, tưpháp - xuất hiện từ thế kỷ 18 và hiện rấtphổ biến ở các nước phương Tây hiện nay(Moy và Scheufele 2000, tr.744; Zelizer2004, tr.147), không phù hợp với điều kiệnở Việt Nam.

Việt Nam là một quốc gia ở phươngĐông, nơi triết lý Nho giáo vẫn còn có ảnhhưởng sâu sắc tới đời sống xã hội, thậmchí, triết lý này đã góp phần quan trọnggiúp nhiều quốc gia trong khu vực nhưNhật Bản và “bốn con rồng châu Á” xáclập vị trí kinh tế khiến thế giới vì nể. Triếtlý của đạo Khổng luôn đạt quyền lợi của

xã hội lên trên quyền lợi của gia đình, đặtquyền lợi gia đình lên trên quyền lợi cá nhân,trong khi nhận thức giá trị bản thân (self-re-alisation) lại được coi là một trong những giátrị cao nhất của xã hội phương Tây.

Một điểm thú vị là báo chí ở các nướcđang phát triển, đặc biệt là ở châu Á và khuvực Đông Nam Á có nhiều điểm chungtrong một hình mẫu báo chí trên cơ sở ýthức quốc gia dân tộc (Đặng Thị ThuHương 2001b). Báo chí ở châu Á gắn liềnnhững giá trị phương Đông, trong đó, nổibật lên sự song hành giữa tự do báo chí vàtrách nhiệm xã hội: đặt quyền lợi tráchnhiệm xã hội: đạt quyền lợi của quốc gialên trên quyền lợi của cá nhân, báo chíđồng hành cùng với sự phát triển của quốcgia dân tộc (Mehra 1989 trích theo Gu-naratne 1999, tr.207). Đây chính là lí do cơbản cho sự đồng thuận giữa báo chí và chínhquyền ở các quốc gia châu Á, mà tiêu biểulà Trung Quốc, Việt Nam, Singapore…

Tuy Việt Nam và nhiều quốc giaASEAN có một số điểm chung trong hìnhmẫu báo chí mang đậm ý thức quốc gia dântộc, theo nghĩa là báo chí cùng với chínhquyền xây dựng sự đồng thuận trong xã hộiđể cùng phát triển bền vững (Đặng Thị ThuHương 2001b), thì hình mẫu của báo chíViệt Nam vẫn có những sắc thái rất khácbiệt so với các quốc gia khác trong khuvực. Trong khi Thái Lan và Philippineschịu ảnh hưởng khá sâu sắc báo chíphương Tây; Singapore, Malaysia, Indone-

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

112

Page 116: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

sia đang áp dụng cơ chế nửa quản lý báochí (semi-controlledpress) (Guanarate1999, p.208; Busch 2004, p.9), thì ở ViệtNam, báo chí đặt hoàn toàn dưới sự lãnhđạo của đảng và sự quản lý của Nhà nước.

Tất cả những thay đổi này đang tạo ramột diện mạo mới cho báo chí Việt Nam,tạo ra những chức năng, nhiệm vụ mới, vànguyên tắc hoạt động mới mẻ cho nền báochí cách mạng của nước ta. Với tính Đảngxuyên suốt, báo chí Việt Nam cần chủ độngtạo dựng, xây dựng và phát triển ngànhcông nghiệp truyền thông vừa đáp ứng yêucầu về chính trị, vừa tạo nên thành quả kinhtế của một ngành công nghiệp quan trọngphục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước,và trên hết, phải là đại diện cho tiếng nóicủa đông đảo công chúng Việt Nam.

Tuy nhiên, việc nghiên cứu báo chítruyền thông ở Việt Nam vẫn chưa đượcđánh giá và quan tâm đúng mức. Cácnghiên cứu về báo chí truyền thông cònthiếu về số lượng và yếu về chất lượng,chưa đóng góp hiệu quả cho việc đàonguồn nhân lực cho ngành công nghiệptruyền thông, cũng chưa tạo nên địnhhướng cho sự phát triển chuyên nghiệp củangành công nghiệp này trong xu thế pháttriển của nền KTTT theo định hướngXHCN.

Và bởi vậy, đẩy mạnh nghiên cứu báochí truyền thông với tư cách là một ngànhkhoa học, có nền tảng lý luận, có đối tượngnghiên cứu, phương pháp nghiên cứu đặc

thù là yếu tố quan trọng, là động lực nângcao chất lượng đào tạo về báo chí truyềnthông một cách bài bản và chuyên nghiệp;đồng thời, quan trọng hơn là tạo lập nềntảng lý luận vững chắc, tạo tiền đề, địnhhướng cho sự phát triển đúng đắn của nềnbáo chí cách mạng và chuyên nghiệp ở ViệtNam hiện nayr

……………..Tài liệu tham khảo

1. Busch, W.(ed.),2004, The Asia Media Directory,

Konrad Adenauer Foundation (Singapore).

2. Đặng Thị Thu Hương, 2009, Đào tạo báo chí tại

Vương quốc Anh, Tạp chí Người làm báo, số 10.2009

3. Đặng Thị Thu Hương, 2001a, Quản lý báo chí

trong nền kinh tế thị trường, Tạp chí Người làm báo, số

1 (2001), tr.5-8.

4. Đặng Thị Thu Hương, 2001b, Ý thức quốc gia dân

tộc của báo chí ASEAN, trong cuốn: Báo chí – những

vấn đề lí luận và thực tiễn, Nxb Đại học Quốc gia Hà

Nội.

5. ESTERLINE, J.H., 1988, Vietnam in 1987: Steps

towards Rejuvenation. Asian Survey, 28 (1), 86-94, Pub-

lished by University of California Press.

6. Hữu Thọ, 1997, Tình hình và nhiệm vụ báo chí

xuất bản trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa

đất nước. Trong cuốn: Tiếp tục đổi mới và tăng cường

quản lí công tác báo chí xuất bản, Ban Tư tưởng Văn

hóa Trung ương – Bộ Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

7. Lê Đình Đạo, 2003, Định hướng nghiên cứu phát

triển phát thanh thương mại, Đề án khoa học năm 2003

của VOV.

8. Trần Hữu Quang, 2001, Diện mạo của công chúng

truyền thông, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.

Nguồn: Tạp chí Lý luận chính

trị&Truyền thông.- 2011.- Số 7.- Tr.7-11.

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

113

Page 117: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

1. Về khái niệm tính chuyên nghiệp

nói chungTừ điển tiếng Việt do Nxb. Đà Nẵng và

Trung tâm Từ điển học xuất bản năm 2010giải thích tính từ chuyên nghiệp nghĩa là:chuyên về một nghề, phân biệt với nghiệpdư hay cũng có nghĩa là có tính chấtchuyên môn hóa cao, đáp ứng yêu cầu vềchất lượng(l). Theo Từ điển Oxford Dic-tionary, tính từ chuyên nghiệp - profes-sional được sử dụng để biểu thị một số khíacạnh, nhưng trước hết, nó cho phép liêntưởng đến một khái niệm về nghề nghiệpcần có được sự huấn luyện, kỹ năng đặcbiệt, hay cần được đào tạo ở một mức độcao (connected with a job that needs spe-cial training or skill, especially one thatneeds a high level of education)(2).

Ở đây, chúng ta thử xem xét vấn đề tínhchuyên nghiệp như là tác phong, như là yêucầu về khả năng đáp ứng công việc có tínhthời đại trong tất cả các lĩnh vực hoạt động.Nói đến tính chuyên nghiệp là nói đến đòihỏi cao về khả năng lao động, đem lại hiệuquả về cả năng suất và chất lượng; là khảnăng giải quyết một khối lượng công việc

khổng lồ trong khoảng thời gian ngắn nhấtvà đáp ứng những đòi hỏi cao nhất. Nghĩalà, vấn đề tính chuyên nghiệp đề cập tớinhững yêu cầu của đời sống hiện đại: Tốcđộ nhanh, hiệu suất cao, sản phẩm đa dạngnhưng được tiêu chuẩn hóa.

Người ta quan niệm rằng, một người cótác phong làm việc chuyên nghiệp luôn cónhu cầu học hỏi để sẵn sàng đáp ứng mọiđòi hỏi của công việc. Quan niệm học thuậthiện đại đề cao những người có kiến thứcrộng và phong phú. Chính điều này sẽ tạonhững điều kiện tốt nhất để có kiến thứcchuyên ngành sâu. Những người làm việcchuyên nghiệp không những đáp ứng đượcnhững đòi hỏi phức tạp của công việc, màcòn tạo ra được hiệu suất và chất lượngcao. Đối với đời sống hiện đại, chỉ cónhững người làm việc chuyên nghiệp mớiđáp ứng được những đòi hỏi cao về năngsuất và chất lượng. Một chuyên gia giỏi làngười biết tường tận về tất cả các khía cạnhcủa công việc và có thể giải quyết côngviệc tốt nhất. Tính chuyên nghiệp đối lậpvới sự tùy tiện. Tính chuyên nghiệp đòi hỏiphải tuân thủ những nguyên tắc nghiêm

VỀ TÍNH CHUYÊN NGHIỆP ĐẶC THÙ CỦA HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ

?TS NGUYỄN ĐỨC HẠNH

Học viện Báo chí và Tuyên truyền

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

114

Page 118: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

ngặt. Người ta thường nói đến sự đối lậpcủa tác phong chuyên nghiệp với nhữngngười làm việc không chuyên nghiệp,không có nguyên tắc. Đó là kiểu làm việcđược gọi là tài tử (amateur), những ngườimuốn đốt cháy giai đoạn để đạt được kếtquả trước mắt nhưng không bền vững.

Người ta cũng thường coi khái niệm vềtính chuyên nghiệp gắn liền với đức tính vàphẩm chất của những người sống có tráchnhiệm với bản thân, với công việc và vớicộng đồng xã hội. Người làm việc chuyênnghiệp có mục đích rõ ràng, có kế hoạch,có nề nếp và luôn biết tiết kiệm thời gian,công sức, của cải của xã hội. Làm việcchuyên nghiệp cũng có nghĩa là luôn cảmthấy niềm hạnh phúc khi được cống hiếnđiều tốt đẹp nhất cho mọi người. Người cótác phong làm việc chuyên nghiệp cũng lànhững người không từ nan mà sẵn sàng đốimặt với mọi thử thách, khó khăn, coi thửthách, khó khăn là cơ hội để nâng cao bảnlĩnh nghề nghiệp và khả năng lao độngsáng tạo. Chính tác phong làm việc chuyênnghiệp sẽ tạo cho một người biết tìm cáchthích hợp với mọi hoàn cảnh,vượt qua hoàncảnh để đạt được mục tiêu công việc. Tácphong làm việc chuyên nghiệp cũng đượccoi là một quá trình liên tục hoàn thiện bảnthân của con người hiện đại.

Song, nói đến tính chuyên nghiệp cũngcòn là nói đến một môi trường làm việchoàn thiện mà ở đó, công việc của mỗi

nhân sẽ trở thành một phần không tách rờicủa hệ thống. Không thể có những ngườilàm việc chuyên nghiệp trong một môitrường làm việc thiếu chuyên nghiệp, vàcũng không thể xây dựng môi trường làmviệc chuyên nghiệp trên cơ sở những conngười làm việc thiếu chuyên nghiệp.

2. Về tính chuyên nghiệp đặc thù củacác hoạt động báo chí

“Nghề làm báo, nói cho đúng hơn lànghề của những ai được trả lương hay trảnhuận bút để làm chức năng thông tin, tứclà tìm tòi hay chuyển tải tin tức cho một ấnphẩm định kỳ, một phương tiện nghe –nhìn hay cho một cơ quan thông tấn”(3).Trong hoạt động báo chí, không chỉ có hoạtđộng của phóng viên - người viết báo. Đócòn là hoạt động của các quy trình biên tậpvà xử lý thông tin, của nhân viên kỹ thuật,của phát hành, quảng cáo và hàng loạt hoạtđộng liên quan đến các quy trình khác nhaucủa một cơ quan báo chí.

Không phải ngay từ khi xuất hiện nhưmột lĩnh vực hoạt động đặc thù, báo chí đãmang đầy đủ tính chuyên nghiệp. Nhưngrõ ràng, hoạt động báo chí đòi hỏi một quátrình tự hoàn thiện rất mau chóng. Ngay từthế hệ báo chí đầu tiên trên thế giới, quátrình hoạt động của các cơ quan báo chí đãtạo nên áp lực về sự hoàn thiện nghềnghiệp rất cao. Người ta từng nói tới mẫuhình nhà báo vừa là nhà chính trị, nhà vănhóa, nhà khoa học, nhà giáo dục… Nhà báo

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

115

Page 119: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

thường được coi là đại diện cho các chuẩnmực giá trị của xã hội, có khả năng thuyếtphục và dẫn dắt mọi người.

Trong hoạt động báo chí, có những khíacạnh rất cần tác phong công nghiệp: Kỹnăng khai thác và xử lý thông tin; khả năngứng dụng công nghệ và liên kết tri thức;tính nghiêm cẩn về quy tắc đạo đức nghềnghiệp; tinh thần say mê, gắn bó nghềnghiệp; làm việc khoa học, ngăn nắp, có kếhoạch; thái độ ứng xử văn minh… Mặc dùvậy, giữa những cái đó cũng vẫn có nhữngkhu vực cần phải phát triển them mộthướng suy nghĩ linh hoạt hơn. Hoạt độngbáo chí, truyền thông gắn với những yếu tốcó tính chất nguyên thủy của nghề nghiệp,gắn với cuộc đời và số phận con người, gắnvới những biến động chính trị, kinh tế, xãhội mà rất nhiều trong số đó là vượt khỏimọi kinh nghiệm, nằm ngoài mọi dự đoán.Có những thứ không thể giải quyết bằngcác công thức, không thể dùng kỹ thuậthiện đại, chúng nằm ngoài mọi kinhnghiệm và kỹ năng. Có những thứ thuộc vềbản năng và cảm giác, là những giá trịthuộc về thế giới tinh thần. Trong cuộcsống, chúng ta không loại trừ có nhữngtrường hợp mà cách làm việc tài tử, khôngđịnh trước, tính bất thần không theo quy tắccó khi vẫn đạt được hiệu quả… Tuy nhiên,điều đó chỉ càng khẳng định rằng, hơn ởđâu hết, hoạt động báo chí càng gắn vớinhịp sống hiện đại thì càng phải tăng cường

tính chuyên nghiệp của nhà báo, của độingũ những người làm báo. Cần phải khẳngđịnh tầm quan trọng của kiến thức chuyênmôn, những kiến thức liên ngành tối thiểuđể làm cho đội ngũ ký giả và ngành báo chínói chung trở nên chuyên nghiệp hơn, giúpnâng cao vai trò của báo chí đối với xã hội.

Nhưng nói đến tính chuyên nghiệp cũnglà nói đến một mô hình hoạt động đồng bộvà có tính hệ thống. Tính chuyên nghiệpđòi hỏi được áp dụng ở tất cả các khâu.Không thể có một nhà báo chuyên nghiệphoạt động ở một tòa soạn không chuyênnghiệp, hay cũng không thể có một cơ quanbáo chí truyền thông chuyên nghiệp trongmột môi trường kinh tế - xã hội lạc hậu,thiếu tác phong công nghiệp. Hơn nữa, mộtnhà báo chuyên nghiệp sẽ không thể pháttriển đầy đủ nếu thiếu một môi trường làmviệc chuyên nghiệp.

Hệ thống báo chí, truyền thông hiện đạithường đòi hỏi một đội ngũ nhà báo chuyênnghiệp có khả năng lao động với cường độcao và giải quyết một khối lượng công việclớn. Nói đến tính chuyên nghiệp là nói tớinăng lực sản xuất cao, tới sự tiêu chuẩn hóacác sản phẩm… Dường như ở đây chúngta đang tiến gần đến điều gì đó tương tựnhư những cỗ máy lạnh lùng và đơn điệu.Nhưng tính chuyên nghiệp trong báo chíphải gắn với tài năng và sự nhạy cảm tâmhồn. Trong một cuốn sách có tiêu đề phụ làNhững gì người ta không dạy bạn ở các

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

116

Page 120: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

Trường Báo chí, nhà báo Tom Plate đã viết:“Theo cảm nhận của riêng tôi, cơ quantruyền thông càng lớn thì sự thú vị ở đócàng giảm”(4). Nếu như cảm nhận củaTom là đúng thì không thể chối cãi rằng,gắn với khái niệm về tính chuyên nghiệptrong hoạt động báo chí hiện đại còn có cảnguy cơ về sự tẻ nhạt nữa, mà điều này thìđối nghịch hoàn toàn với đòi hỏi đích thựccủa nghề làm báo: luôn luôn mới mẻ, luônluôn hấp dẫn!

Có người sẽ hỏi, dường như những quanđiểm nay đòi hỏi một nhà báo phải trởthành một nhà văn chăng? Thực ra, vấn đềkhông nằm ở khía cạnh này mà nằm ở tínhhợp lý giữa nội dung và hình thức củathông tin. Ngôn ngữ báo chí và hình thứcthể loại báo chí làm thành cơ sở của nhauvà phục vụ mục tiêu của việc truyền đạtthông tin. Trong quan niệm của chúng tôi,một nhà báo cũng phải thấu cảm nhân tình,cũng có thể có những trang văn đẹp khôngthua kém gì những trang tiểu thuyết.Nhưng nhà báo không tưởng tượng ra sựkiện mà tư duy trên nền sự kiện và đánhthức tư duy của cộng đồng qua việc phảnánh nó. Những thứ này không thể sản xuấthàng loạt được, cũng không thể nói có thểlàm ra bằng một thái độ tài tử, nghiệp dư.Trong sự sáng tạo của nhà báo, có cái phầncó thể đào tạo được thành kỹ năng, thànhquy tắc, nhưng cũng còn có phần không thểđào tạo được, đó là cái hồn cốt của mỗi tác

phẩm. Mỗi tác phẩm báo chí sẽ cần phải làmột trường hợp dường như duy nhất khônglặp lại. Nhà báo có thể viết về hai sự kiệntương tự nhau, nhưng chắc chắn sẽ cónhững phần không bao giờ lặp lại bởi cuộcsống là một dòng chảy và luôn luôn biếnvận trong vô cùng. Đấu tranh cho một xãhội tốt đẹp và nhân văn hơn là đặc điểm, làsứ mạng tiên phong của báo chí.

3. Quan niệm về tính chuyên nghiệpcủa người làm báo hiện đại ở Việt Nam

Một quan niệm về tính chuyên nghiệpcủa người làm báo hiện đại ở Việt Namchắc chắn phải là một quan niệm phù hợpvới đặc điểm phát triển của xã hội ViệtNam hiện đại. Nhưng xã hội Việt Nam hiệnđại không phải tự nhiên mà có, nó đượchình thành bởi hàng loạt yếu tố cấu thànhkhác nhau theo đồng đại và lịch đại. Hiệnnay, Việt Nam đang trong giai đoạn tiếnhành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước. Chủ thể cho quá trình công nghiệphóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện naychính là những con người mà phần lớnđược coi là có liên hệ chặt chẽ với mô hìnhxã hội nông nghiệp cổ truyền, với đặc điểmnhân cách nổi bật gắn với cái gọi là tâm lýtiểu nông. Có nhiều ý kiến cho rằng về cơbản, toàn bộ lý thuyết phát triển của xã hộiViệt Nam hiện nay xoay quanh việc giảiquyết về nguyên tắc mối quan hệ giữa conngười truyền thống với con người hiện đại.Đặt vấn đề như vậy, cũng có nghĩa là cần

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

117

Page 121: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

xem xét và giải quyết việc xây dựng môhình người làm báo chuyên nghiệp và hiệnđại của Việt Nam trên nguyên tắc giảiquyết về mối quan hệ giữa con ngườitruyền thống và con người hiện đại.

Báo chí là một lĩnh vực hoạt động xã hộixuất phát từ con người và gắn liền với conngười. Một cái nhìn đơn giản hóa thực tạisẽ không thể giải thích được những khảnăng sáng tạo trong khái niệm hoàn chỉnhvề tính chuyên nghiệp của hoạt động báochí. Lối nhìn đơn giản hóa thực tại khônggiải quyết được một cách rốt ráo quan niệmvà đòi hỏi đích thực của chúng ta về tínhchuyên nghiệp đối với sự phát triển báo chínói chung và hoạt động của đội ngũ nhàbáo hiện nay. Chúng ta sẽ không thể nàogiải thích được những hình mẫu nhà báokinh điển trong lịch sử phát triển báo chíViệt Nam và thế giới khi mà có những nhàbáo đạt được đỉnh cao giá trị trong hoạtđộng báo chí nhưng lại sống và làm việctrong những điều kiện không thể gọi là môitrường công nghiệp hiện đại.

Trong nhiều công trình nghiên cứuthuộc lĩnh vực khoa học xã hội ở Việt Namtrước đây, người ta có xu hướng theo đuổinhững hằng số chung mang tính phổ quátđể nêu lên nhận thức về con người và xãhội Việt Nam trong các mối tương quangiữa truyền thống và hiện đại. Chúng tathường được biết đến những quan điểm lýthuyết áp dụng chung cho mọi nhóm

người, mọi tầng lớp xã hội, mọi địa phươngtrong cả nước. Người ta hay nói đến mộtsố ưu điểm trong đặc điểm tính cách conngười Việt Nam như: có tinh thần đoàn kết,yêu lao động, có tính cộng đồng…; và bêncạnh đó là một số nhược điểm như: đầu óctiểu nông hạn hẹp, thói quen làm việc tùytiện… Rất dễ nhận thấy là những luậnđiểm khái quát như vậy có rất ít giá trị thựctiễn. Với những công cụ nhận thức này,chúng ta không thể giải thích được cónhững nhóm người trong xã hội Việt Namhoàn toàn không nằm trong bất kỳ kháiniệm phổ quát nào từng được nêu ra. Thựctế là bên cạnh những nhóm người mangđậm đặc tính chất tiểu nông thì cũng cónhững nhóm người do những đặc trưngriêng về hoàn cảnh gia đình, địa phương,điều kiện giáo dục, cuộc sống cá nhân… đãvượt lên rất xa trong môi trường hiện đại.Đó là những nhà văn hóa, nhà khoa học,nhà chính trị, nhà doanh nghiệp Việt Namvới những thành công lớn, trở thành hìnhmẫu cho rất nhiều thế hệ người Việt Namnoi theo.

Cũng như bất cứ lĩnh vực hoạt động nàokhác của con người, hoạt động báo chítrước hết phải phù hợp với môi trường vàhoàn cảnh đã sản sinh ra nó. Nhà báo ViệtNam phải gắn hoạt động của mình với đốitượng công chúng ở Việt Nam. Bản thânmỗi cá nhân nhà báo hay cơ quan báo chíphải xác định được mục tiêu hướng tới và

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

118

Page 122: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

xác định rõ ràng đối tượng công chúng củamình. Chúng ta biết rằng, đời sống xã hộilà một thực thể đa dạng bao gồm nhiềutầng lớp có những đặc điểm tâm lý nhậnthức và nhu cầu khác biệt nhau. Không thểcó một sản phẩm báo chí chung chung trừutượng cho những đối tượng công chúngcũng chung chung và trừu tượng. Muốn rènluyện và đào tạo nhà báo chuyên nghiệp,trước hết, phải xây dựng cho họ nền tảngtri thức và khả năng nắm bắt thực tiễn. Nhàbáo chỉ có thể trở nên chuyên nghiệp khihọ đáp ứng được những đòi hỏi ngày càngcao về chất lượng sản phẩm đa dạng,phong phú và hấp dẫn, thích ứng với môitrường hiện đại phát triển năng động vàphức tạp. Nhà báo chỉ có thể được đánh giálà hoạt động chuyên nghiệp khi mà hoạtđộng đó gắn liền với những tác dụng thựctế đối với những nhóm người cụ thể, giúpcho những nhóm người này có được thôngtin và nhận thức đúng đắn, phù hợp với tâmlý, thị hiếu, tình cảm, nhận thức và khảnăng lao động sáng tạo của bản thân họ,góp phần làm cho họ có thể phát huy caonhất khả năng lao động của bản thân để xáclập được chỗ đứng và vị trí xứng đángtrong cộng đồng xã hội đang ngày càngphát triển.

Nói đến hoạt động của đội ngũ nhà báo,không thể không nói đến hệ thống các cơquan báo chí với tất cả các bộ phận và yếutố cấu thành của nó. Ở Việt Nam, chúng ta

thấy rằng, chỉ có xuất phát từ thực tiễn vớitất cả sự phong phú, phức tạp của nó mớiđem lại cho nhà báo khả năng nhận thứcphù hợp. Như bất cứ nơi nào, hoạt độngbáo chí ở Việt Nam hiện nay rất cần có độingũ nhà báo chuyên nghiệp và một hệthống cơ quan báo chí chuyên nghiệp, hiệnđại. Song, một lần nữa chúng tôi muốnnhắc lại rằng, không có một khái niệmchung chung về tính chuyên nghiệp vàcũng không có một mô hình nhà báochuyên nghiệp chung cho tất cả mọi hoạtđộng báo chí. Đối với sự phát triển của xãhội Việt Nam hiện đại, chúng ta cần cónhững nhà báo Việt Nam chuyên nghiệpphù hợp với nhu cầu phát triển cụ thể củaxã hội Việt Nam. Đây là những nhà báochuyên nghiệp có thể đáp ứng đòi hỏi củanhững đối tượng công chúng cụ thể vànhững điều kiện, hoàn cảnh kinh tế - xã hộicụ thể. Có lẽ đó chính là đòi hỏi về tínhchuyên nghiệp của hoạt động báo chí vànhà báo Việt Nam hiện nayr

……………(l) Trung tâm Từ điển học. Từ điển tiếng Việt, Nxb

Đà Nẵng, 2010.

(2) http://www.oxfordadvancedlearn-ersdic-

tionary.com/dictionary/professional

(3) Philippe Gaillard, Nghề làm báo (bản dịch của

Nguyễn Văn Đóa), Nxb Thông tấn, H.,2007, tr.31.

(4) Tom Plate, Lời tự thú của một nhà báo Mỹ (bản

dịch của Đan Linh), Nxb Trẻ, Tp.HCM. 2010, tr.298.

Nguồn: Tạp chí Lý luận chính trị &Truyền thông.- 2013.- Số tháng 12.- Tr. 32 –35.

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

119

Page 123: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

1. Quản lý báo chí có thể được xem là

quá trình xây dựng chiến lược, kế hoạch,

chính sách phát triển báo chí; ban hành, chỉ

đạo, kiểm soát việc thực hiện pháp luật về

báo chí nhằm tăng cường chất lượng, hiệu

quả hoạt động trong lĩnh vực này.

Ở Việt Nam, Đảng lãnh đạo, Nhà nước

quản lý báo chí; Ban Tuyên giáo Trung

ương chịu trách nhiệm chỉ đạo, lãnh đạo

hoạt động này; Bộ Thông tin và Truyền

thông chịu trách nhiệm trước Chính phủ

thực hiện quản lý nhà nước về báo chí; ủy

ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc

Trung ương là cơ quan quản lý nhà nước

về báo chí ở địa phương.

Đối tượng quản lý nhà nước về báo chí

bao gồm: Các cơ quan báo chí và tất cả các

yếu tố để đảm bảo sự ra đời, hoạt động của

cơ quan đó, như: người đứng đầu cơ quan;

đội ngũ cán bộ, phóng viên; tên gọi, tôn

chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ, phạm vi

phát hành chủ yếu, công suất, thời gian, tần

số, phạm vi toả sóng và ngôn ngữ thể hiện

của cơ quan báo chí; trụ sở chính, tài chính,

nhân sự, nội quy hoạt động của toà soạn,

sản phẩm báo chí với các yếu tố nội dung

thông tin và kỹ thuật in ấn/ truyền dẫn/phát

sóng/phát hành…

Về nội dung quản lý nhà nước về báo

chí, Điều 17 Luật Báo chí quy định rõ, các

cơ quan quản lý nhà nước về báo chí chịu

trách nhiệm: 1. Xây dựng và chỉ đạo thực

hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát

triển sự nghiệp báo chí; 2. Ban hành và tổ

chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp

luật về báo chí; xây dựng chế độ, chính

sách về báo chí; 3. Tổ chức thông tin cho

báo chí và quản lý thông tin của báo chí; 4.

Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính

trị, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho đội

ngũ cán bộ báo chí; 5. Tổ chức, quản lý

hoạt động khoa học, công nghệ trong lĩnh

vực báo chí; 6. Cấp, thu hồi giấy phép hoạt

động báo chí, thẻ nhà báo; 7. Quản lý hợp

tác quốc tế về báo chí, quản lý hoạt động

của báo chí Việt Nam liên quan đến nước

ngoài và hoạt động báo chí nước ngoài tại

Việt Nam; 8. Kiểm tra báo chí lưu chiểu;

120

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

NÂNG CAO HơN NữA HIỆU QUẢ QUẢN LÝ BÁO CHÍ

ở VIỆT NAM HIỆN NAY

?TS TRƯƠNG THỊ KIÊN

Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Page 124: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

quản lý kho lưu chiểu báo chí; 9. Tổ chức,

chỉ đạo công tác khen thưởng trong hoạt

động báo chí; 10. Hướng dẫn, thanh tra,

kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách,

quy hoạch, kế hoạch phát triển báo chí và

việc chấp hành pháp luật về báo chí; thi

hành các biện pháp ngăn chặn hoạt động báo

chí trái pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố

cáo, xử lý vi phạm trong hoạt động báo chí.

2. Trong những năm qua, công tác quản

lý báo chí ở nước ta đạt được nhiều thành

tựu to lớn. Báo chí phát triển mạnh mẽ cả

về số lượng và chất lượng. Trong Nghị

quyết TW 5, khóa X, Đảng ta nhận định:

“Báo chí tiếp tục phát triển nhanh về số

lượng, loại hình, ấn phẩm, đội ngũ người

làm báo và số lượng người đọc; cơ sở vật

chất kĩ thuật, công nghệ, năng lực tài chính

được tăng cường; tác động, ảnh hưởng của

báo chí được mở rộng. Phần lớn báo chí

hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích, phản

ánh kịp thời tâm tư, nguyện vọng của nhân

dân, biểu dương phong trào thi đua yêu

nước, đấu tranh phòng, chống tham nhũng,

lãng phí, quan liêu và các tệ nạn xã hội,

chống “diễn biến hoà bình”... góp phần tích

cực vào thành tựu chung của đất nước”.

Hội nghị cán bộ báo chí toàn quốc triển

khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2013 cũng

nêu rõ những thành tựu của báo chí: “Báo

chí tiếp tục phát huy vai trò tích cực góp

phần vào việc đấu tranh phòng, chống

tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và các tệ

nạn xã hội. Báo chí tích cực đấu tranh phản

bác thông tin và luận điệu sai trái của các

thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị lợi

dụng dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn

giáo để xuyên tạc chống phá Đảng, Nhà

nước và nhân dân ta, chia rẽ khối đại đoàn

kết toàn dân tộc. Các cơ quan báo chí tăng

cường triển khai công tác thông tin, tuyên

truyền bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, biển đảo

thiêng liêng của Tổ quốc, giữ gìn môi

trường hòa bình, ổn định, hợp tác để phát

triển đất nước”.

Theo số liệu được báo cáo trong Hội

nghị nêu trên, tính đến tháng 2.2013, cả

nước có 954 cơ quan phát thanh, truyền

hình, báo in, báo mạng điện tử, 336 mạng

xã hội, 1.174 trang thông tin điện tử tổng

hợp. Cả nước có gần 17.000 nhà báo được

cấp thẻ hành nghề; hơn 19.000 hội viên

Hội Nhà báo. Việc phát triển mạnh về số

lượng nhà báo và cơ quan báo chí là một

minh chứng cho sự quan tâm của Đảng,

Nhà nước tới sự nghiệp báo chí, đồng thời

cũng khẳng định nền báo chí cách mạng

Việt Nam tiếp tục thực hiện đúng chức

năng, nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và

nhân dân giao phó.

Đạt được những thành tựu trên là bởi,

trong những năm qua, Ban Tuyên giáo

Trung ương - thay mặt Bộ Chính trị và Ban

Bí thư, lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc toàn diện

121

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

Page 125: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

hoạt động báo chí. Bộ Thông tin và Truyền

thông – trực tiếp là Cục Báo chí, Cục Phát

thanh-Truyền hình và Thông tin điện tử

quản lý hoạt động báo chí theo đúng Luật

và đúng định hướng của Đảng. Bộ cũng

thực hiện nghiêm túc các nội dung quản lý

nhà nước về báo chí theo luật định. Ngoài

ra, không thể không nói đến vai trò quản lý

trực tiếp của các cơ quan chủ quản, các cấp

ủy đảng. Thông qua việc xây dựng tôn chỉ,

mục đích hoạt động, cử và quản lý, giám

sát các chức danh lãnh đạo, quản lý; chỉ

đạo, quản lý trực tiếp nội dung, hình thức

truyền thông…, nhiều cơ quan chủ quản,

cấp ủy đảng đã thể hiện được vai trò là bộ

máy quản lý trực tiếp quan trọng.

3. Tuy nhiên, bên cạnh những thành

công đáng ghi nhận, hoạt động báo chí còn

thể hiện một số bất cập, hạn chế. Trong

Nghị quyết TW 5, khóa X, Đảng ta nhận

định về những yếu kém, khuyết điểm của

báo chí: “Một số cơ quan báo chí thiếu

nhạy bén chính trị, chưa làm tốt chức năng

tư tưởng, văn hoá, có biểu hiện xa rời sự

lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà

nước, xa rời tôn chỉ, mục đích, thông tin

không trung thực, thiếu chính xác, phản

ánh nhiều về tiêu cực và tệ nạn xã hội, ít

tuyên truyền các điển hình tiên tiến, gương

người tốt, việc tốt, cổ vũ phong trào thi đua

yêu nước; khuynh hướng tư nhân hoá,

thương mại hoá báo chí, tư nhân núp bóng

để ra báo, kinh doanh báo chí ngày càng

tăng. Các cơ quan báo chí quan trọng của

Đảng, Nhà nước chậm đổi mới, nội dung

và hình thức chưa hấp dẫn, chất lượng và

hiệu quả tuyên truyền không cao, chưa chi

phối, làm chủ thông tin và định hướng

được dư luận xã hội. Công tác chỉ đạo,

quản lý báo chí còn nhiều hạn chế. Hệ thống

đài phát thanh, truyền hình phát triển thiếu

quy hoạch, gây lãng phí, tốn kém lớn”.

Mới đây nhất, tại Hội nghị giao ban

công tác quản lý Nhà nước tháng 7.2013,

Thông báo Kết luận của Bộ trưởng Nguyễn

Bắc Son nêu rõ một số hạn chế nổi cộm

trong lĩnh vực báo chí truyền thông: “Một

số đơn vị truyền hình trả tiền chưa thực

hiện đúng quy định về truyền dẫn, phát

sóng các kênh truyền hình thiết yếu của

quốc gia; Việc cạnh tranh không lành mạnh

trong lĩnh vực truyền hình trả tiền chưa

được giải quyết dứt điểm. Nhiều trang web,

trang tin tổng hợp hiện nay cũng “làm báo”

chạy theo công nghệ, “sống ký sinh”,

“copy” tin bài từ những tờ báo chính thống

thêm bớt đôi chỗ rồi cho đăng, thậm chí

làm sai lệch nội dung để câu khách, gây bất

bình trong dư luận”.

Bên cạnh đó, thương mại hóa báo chí,

đề cao mục đích lợi nhuận khiến nhiều tờ

báo xa rời tôn chỉ mục đích, nhiệm vụ

chính trị, thiên về phản ánh tin giật gân, câu

khách, chạy theo nhu cầu, thị hiếu tầm

122

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

Page 126: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

123

thường của một bộ phận công chúng.

Nhiều nhà báo vì đồng tiền mà bẻ cong

ngòi bút, tô hồng hoặc bôi đen sự thật, xúc

phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm và hoạt

động của một số cá nhân, tổ chức, từ đó,

ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển xã hội

nói chung.

Từ thực tiễn hoạt động báo chí, có thể

thấy, hoạt động quản lý báo chí cũng còn

một số hạn chế:

+ Chưa xây dựng được hệ thống pháp

luật về báo chí hoàn thiện, đồng bộ. Luật

Báo chí có nhiều điểm lạc hậu, như: quy

định về vai trò, nhiệm vụ của cơ quan chủ

quản chưa cụ thể; hành lang pháp lý điều

chỉnh các vấn đề của báo mạng điện tử yếu

và thiếu; chưa quy định rõ trách nhiệm

pháp lý của một loạt chủ thể như cơ quan

quản lý nhà nước, cơ quan chủ quản, cơ

quan báo chí, tổng biên tập, nhà báo; chưa

có quy định về quyền ra báo của các tập

đoàn lớn, nhưng thực tiễn, nhiều tập đoàn

lớn đã có báo; quy định về các điều kiện

thành lập cơ quan báo chí còn lỏng lẻo;

chưa quy định rõ trách nhiệm của cơ quan

báo chí, cơ quan, tổ chức đối với quyền tự

do báo chí, quyền tự do ngôn luận…

+ Chưa có các chiến lược phát triển báo

chí mang tính ổn định lâu dài. Chiến lược

thông tin quốc gia, công tác quy hoạch báo

chí còn chưa tương xứng với sự phát triển

của ngành. Lý luận chưa theo kịp thực tiễn,

gây lúng túng cho công tác quản lý. Việc

cấp giấy phép hoạt động báo chí còn thiếu

chặt chẽ, gây ra tình trạng nhiều tờ báo ra

đời có chức năng, nhiệm vụ, đối tượng

phục vụ chồng chéo, gây lãng phí, tốn kém.

+ Nhiều người làm công tác quản lý báo

chí chưa được đào tạo chuyên sâu về

nghiệp vụ quản lý báo chí; vì trên thực tế,

tại các cơ sở đào tạo báo chí cả nước chưa

có loại hình đào tạo này.

+ Một số cơ quan chủ quản chưa nhận

thức đầy đủ, đúng mức về vai trò, chức

năng của hoạt động báo chí, chưa làm tốt

nhiệm vụ chỉ đạo công tác tổ chức, cán bộ,

định hướng nội dung, cung cấp thông tin

và uốn nắn các sai phạm kịp thời; chưa

quan tâm đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất kỹ

thuật, trang thiết bị cho báo chí, v.v..

Như vậy, muốn hoạt động báo chí đạt

hiệu quả cao hơn, cần phải có những giải

pháp phù hợp trên phương diện quản lý báo

chí.

4. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản

lý báo chí ở Việt Nam hiện nay

- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng

đối với công tác quản lý truyền thông ở

Việt Nam

Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi báo

chí là vũ khí sắc bén trên mặt trận tư tưởng,

văn hóa. Đảng thường xuyên quan tâm

Page 127: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

124

phát triển sự nghiệp truyền thông, thể hiện

bằng hệ thống các Chỉ thị, Nghị quyết đã

được ban hành, ở hầu hết các Văn kiện Đại

hội của Đảng. Tuy nhiên, trong giai đoạn

hiện nay, Đảng phải hoàn thiện hơn những

chủ trương, đường lối phát triển báo chí.

Phải xây dựng, hoàn thiện các quy chế hoạt

động báo chí; sửa đổi, bổ sung Luật Báo

chí và các văn bản quy phạm pháp luật có

liên quan; thực hiện tốt các quy định của

Đảng về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen

thưởng, kỷ luật cán bộ lãnh đạo các cơ

quan truyền thông…

Đảng cần chú trọng xây dựng đội ngũ

cán bộ quản lý vừa hồng vừa chuyên; kiểm

tra chặt chẽ việc thực hiện những chủ

trương, đường lối về hoạt động truyền

thông trong thực tiễn, từ đó, phát hiện

những điểm bất cập, hạn chế, kịp thời điều

chỉnh cho phù hợp. Đảng cần đặc biệt chú

ý chăm lo công tác phát triển Đảng tại các

cơ quan báo chí, làm cho đội ngũ đảng viên

ngày càng đông và vững mạnh, đề cao

trách nhiệm đảng viên của người làm công

tác quản lý báo chí, nhất là người giữ

cương vị lãnh đạo. Chăm lo phát triển khoa

học công nghệ ứng dụng trong lĩnh vực báo

chí, sắp xếp và quy hoạch hợp lý hệ thống

truyền thông từ cơ sở đến trung ương, đảm

bảo các cơ quan truyền thông phát triển

hợp lý về số lượng và chất lượng. Đảng cần

chú trọng hơn nữa giải quyết các chế độ,

chính sách tiền lương, tiền thù lao tương

xứng với sức lao động của đội ngũ báo chí,

có chính sách khen thưởng, xử phạt kịp

thời, nghiêm minh, hợp lý.

- Kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy

các cơ quan quản lý truyền thông

Ở nước ta, Cục Báo chí, Cục Phát thanh

Truyền hình và Thông tin điện tử được Bộ

Thông tin và Truyền thông giao trách

nhiệm trực tiếp quản lý các cơ quan báo

chí. ở cấp địa phương, các phòng quản lý

báo chí được Sở Thông tin và Truyền thông

giao trực tiếp quản lý hoạt động của các cơ

quan báo chí địa phương. Hiện nay, tại

nhiều cơ quan, tổ chức bộ máy chưa ổn

định. Chẳng hạn, Cục Báo chí của Bộ

Thông tin và Truyền thông mới được thành

lập trên cơ sở kiện toàn Vụ báo chí năm

2002; Cục Phát thanh Truyền hình và

Thông tin điện tử được thành lập năm

2008, số lượng cán bộ còn ít nên rất vất vả

trong việc quản lý hàng trăm cơ quan phát

thanh, truyền hình, báo mạng điện tử, trang

tin điện tử các cấp.

Nhiều địa phương còn chưa có bộ phận

chuyên trách quản lý báo chí. Dưới góc độ

quản lý theo ngành dọc, Bộ Thông tin và

Truyền thông, Ban Tuyên giáo Trung ương

cũng cần có những quy định phân cấp quản

lý nhiều hơn cho các cơ quan lãnh đạo,

Page 128: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

quản lý truyền thông ở cấp địa phương.

Đồng thời, cần xây dựng các quy định cụ thể,

rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, cơ chế phối

hợp của bộ máy quản lý, tránh chồng chéo.- Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý báo

chí đủ phẩm chất và năng lực

Việc chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ

quản lý báo chí có đủ phẩm chất, năng lực

là nhiệm vụ cấp thiết để đảm bảo hoạt động

quản lý báo chí đạt được hiệu quả. Đối với

đội ngũ cán bộ quản lý tại các cơ quan quản

lý truyền thông, trình độ năng lực của đội

ngũ này vẫn còn những hạn chế, bất cập

nhất định. Các địa phương gặp khó khăn

trong việc tuyển dụng cán bộ quản lý nhà

nước về báo chí. Chẳng hạn, nhiều cán bộ

quản lý “bắc ngang” công tác, ít hoặc

không am hiểu quy trình tác nghiệp báo chí

nên phóng viên không nể phục, dẫn đến

không tạo được uy thế của cơ quan quản lý

nhà nước tại địa phương… Hay, đối với

quản lý hoạt động phát thanh, truyền hình,

internet, xuất bản, người cán bộ quản lý

phải vừa nắm bắt được kiến thức chuyên

môn, vừa hiểu biết về công nghệ, kỹ thuật

mới, nhưng trên thực tế, trình độ, năng lực

của cán bộ quản lý ở một số địa phương

chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn, dẫn đến

tình trạng hoặc là lúng túng, buông lỏng

quản lý, làm lu mờ vai trò chỉ đạo, định

hướng, hoặc là đùn đẩy, né tránh trách

nhiệm trong việc xử lý sai phạm, ảnh

hưởng tiêu cực đến hoạt động truyền thông.

Quản lý báo chí là quản lý những người

làm công tác thông tin, tuyên truyền, người

làm chính trị, vì vậy, đội ngũ cán bộ quản

lý phải tận tụy với công việc, sáng tạo và

tinh thông nghiệp vụ, nhạy bén về chính trị,

trong sạch và liêm khiết, có tinh thần trách

nhiệm cao, tìm ra được biện pháp quản lý

phù hợp. Để góp phần xây dựng đội ngũ

cán bộ quản lý truyền thông đủ phẩm chất

và năng lực quản lý, trong thời điểm hiện

nay, tăng cường công tác đào tạo, bồi

dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý truyền thông

cần được xem là nhiệm vụ ưu tiên. Bộ

Thông tin và Truyền thông, Ban Tuyên

giáo Trung ương chịu trách nhiệm chính

trong công tác này, đồng thời, có thể phối

hợp với Học viện Chính trị Hành chính

quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Báo chí

và Tuyên truyền tổ chức các khóa đào tạo,

bồi dưỡng cán bộ quản lý báo chí.

- Xây dựng hoàn thiện hệ thống chính

sách và pháp luật báo chí

Hiện nay, hệ thống các văn bản luật và

dưới luật về quản lý báo chí còn thiếu đồng

bộ, chưa theo kịp thực tiễn, làm cho các cơ

quan quản lý gặp không ít khó khăn. Ví dụ:

có tỉnh, thành phố tổ chức kiểm tra hoạt

động báo chí trên địa bàn, một số cơ quan

báo chí hoạt động sai phạm như văn phòng

125

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

Page 129: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

hoạt động không có giấy phép, nhiều

trưởng đại diện không đạt chuẩn... nhưng

không có chế tài nào để xử phạt những sai

phạm trên; hiện nay, các đài PT-TH địa

phương vẫn do đài PT-TH Trung ương

quản lý về nghiệp vụ chuyên môn, nhưng

cơ quan chủ quản lại là UBND tỉnh, thành

phố chứ không phải Sở Thông tin và

Truyền thông, do vậy, việc bổ nhiệm, miễn

nhiệm giám đốc các đài địa phương không

cần qua Sở Thông tin và Truyền thông.

Đây là những bất cập, gây khó khăn cho

công tác quản lý.

Trong thời gian tới, cần thực hiện tốt

công tác quy hoạch truyền thông, quy

hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý. Ban

Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và

Truyền thông cần gấp rút hoàn thiện trình

Quốc hội thông qua 2 luật: Luật Tiếp cận

thông tin và Luật Báo chí sửa đổi, ban hành

các văn bản dưới luật để phục vụ công tác

quản lý. Luật Báo chí cần hoàn thiện, chi

tiết hóa quy định về phát ngôn và cung cấp

thông tin, cải chính thông tin báo chí; quy

định cụ thể hơn về vai trò, nhiệm vụ, trách

nhiệm của người đứng đầu cơ quan báo và

cơ quan chủ quản; bổ sung các quy định

điều chỉnh các vấn đề của báo mạng điện

tử; có quy định về quyền ra báo của các tập

đoàn lớn; chặt chẽ hơn trong quy định về

các điều kiện thành lập cơ quan báo chí…

Đồng thời, cần nhanh chóng xây dựng các

chiến lược phát triển báo chí mang tính ổn

định, tương xứng với sự phát triển của

ngành trong giai đoạn mới.

- Đồng bộ và hiện đại hóa các phương

tiện truyền thông và phương tiện quản lý

truyền thông

Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả

hoạt động báo chí, Chính phủ đã ban hành

nhiều Đề án hiện đại hóa các phương tiện

truyền thông. Chẳng hạn, năm 2005, Thủ

tướng Chính phủ ban hành Quyết định số

219/2005/QĐ-TTg ngày 09.9.2005 phê

duyệt Chiến lược phát triển thông tin đến

năm 2010; năm 2009, Thủ tướng Chính

phủ ban hành Quyết định số 22/2009/QĐ-

TTg Phê duyệt Quy hoạch truyền dẫn, phát

sóng phát thanh, truyền hình đến năm

2020; năm 2012, Chính phủ ban hành Dự

thảo cho Đề án số hóa truyền dẫn, phát

sóng truyền hình tương tự mặt đất đến năm

2020…

Việc hiện đại hóa các phương tiện

truyền thông cũng đồng thời đặt ra yêu cầu

về hiện đại hóa các phương tiện, phương

thức quản lý truyền thông, nếu không, quản

lý sẽ tiếp tục không theo kịp thực tiễn. Để

làm được điều này, trước hết, quản lý loại

hình báo chí nào, cần am hiểu công nghệ

hiện đang được áp dụng ở loại hình đó, cơ

quan đó, và vận dụng hiệu quả vào công

126

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

Page 130: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

tác quản lý. Chẳng hạn, ở lĩnh vực quản lý

phát sóng phát thanh, truyền hình, cán bộ

phải nắm được các vấn đề thuộc lĩnh vực

tần số vô tuyến điện, cách thức phân chia

băng tần, phương thức quản lý nhà nước về

tần số vô tuyến điện, cấp phép tần số vô

tuyến điện nói chung và truyền thanh

không dây nói riêng… Việc này giúp kiểm

soát việc phát sóng vô tuyến điện của các

đài phát trong nước, các đài nước ngoài

phát sóng đến Việt Nam thuộc các nghiệp

vụ vô tuyến điện theo quy định của pháp

luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt

Nam đã ký kết hoặc gia nhập... Với báo

mạng điện tử, công tác quản trị hệ thống

mạng, bảo vệ, chống các tấn công và tăng

cường an ninh cho hệ thống mạng máy tính

là một yêu cầu cần thiết mà những nhà

quản lý cần nắm vững.

Thứ hai, các cơ quan quản lý truyền

thông phải được tiếp cận các phương tiện

quản lý hiện đại, đồng bộ. Cần xây dựng

các phần mềm quản lý hiện đại hơn, chẳng

hạn: phần mềm quản lý thẻ nhà báo, thẻ

biên tập viên; thẻ báo cáo viên và các phần

mềm quản lý khác như phần mềm biên tập

quản lý phát hành báo chí nhằm tăng khả

năng kết nối giữa các tòa soạn báo, giữa tòa

soạn báo và cơ quan quản lý báo chí; phần

mềm quản lý tòa soạn để hỗ trợ đổi mới

quy trình quản lý; phần mềm quản lý tác

phẩm báo chí…

Tóm lại, trong thời gian tới, công nghệ

quản lý truyền thông cần được quan tâm

đầu tư đúng mức, để đủ sức đáp ứng yêu

cầu ngày càng đa dạng và phức tạp của

công tác quản lýr

…………….

Tài liệu tham khảo:

1. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương - Bộ Văn

hóa - Thông tin, Tiếp tục đổi mới và tăng cường lãnh

đạo quản lý công tác báo chí - xuất bản, tập 1, H.,1997.

2. TS. Hoàng Quốc Bảo (chủ biên), Lãnh đạo và

quản lý hoạt động báo chí ở Việt Nam hiện nay, Nxb.

Chính trị- Hành chính, H.2010.

3. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị

Trung ương 5, Khóa X về Công tác tư tưởng, lý luận và

báo chí trước yêu cầu mới, H.,2007.

4. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt

Nam, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo

chí, năm 1999.

5. Hội nghị cán bộ báo chí toàn quốc triển khai

nhiệm vụ trọng tâm năm 2013,

http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/tin-tuc-su-

kien/item/19851602-.html.

6. Nguyễn Thế Kỷ, Công tác lãnh đạo, quản lý báo

chí trong 25 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới, Nxb.

Chính trị quốc gia, H.,2012.

Nguồn: Tạp chí Lý luận chính trị &

Truyền thông.- 2014.- Số tháng 1.- Tr. 29

– 33.

127

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

Page 131: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

Trong một thế giới đang thay đổi

mạnh mẽ dưới tác động của toàn

cầu hóa, nhiều nhân tố mới, nhiều

mối quan hệ mới đang nảy sinh và phát

triển. Báo chí với sức mạnh to lớn của

mình cũng đang tham gia tích cực vào quan

hệ quốc tế, tác động cả tích cực lẫn tiêu cực

và làm nảy sinh nhiều vấn đề mới cần phải

sớm được giải quyết. Bài viết này sẽ đề cập

đến những thay đổi trong quan hệ quốc tế

thời kỳ toàn cầu hóa, sức mạnh của báo chí

trong quan hệ quốc tế và một số vấn đề đặt

ra hiện nay.

1. Quan hệ quốc tế thời kỳ toàn cầu hóaToàn cầu hóa thường được hiểu là sự gia

tăng hội nhập của các nền kinh tế trên thế

giới, đặc biệt là thông qua thương mại và

các nguồn tài chính nhờ sự tiến bộ của

khoa học và công nghệ. Trong quan hệ

quốc tế, toàn cầu hóa chủ yếu được xem

xét, phân tích từ góc độ các chủ thể quan

hệ quốc tế, biểu hiện qua việc gia tăng, đan

xen các mối quan hệ, trao đổi giữa các

quốc gia, tổ chức hay các cá nhân trong tất

cả các lĩnh vực trên quy mô toàn cầu.

Toàn cầu hóa, một mặt, làm tăng khả

năng liên kết các quốc gia, các tổ chức và

cá nhân trên thế giới, mặt khác, đang thách

thức vai trò, chức năng của quốc gia trong

quan hệ quốc tế. Trong thời kỳ toàn cầu

hóa, ranh giới giữa các quốc gia, giữa các

nền văn hóa trở nên mờ nhạt. Toàn cầu hóa

đang làm thay đổi vị trí, vai trò của từng

con người, tổ chức, của quốc gia và toàn

bộ hệ thống thế giới. Thế giới đang trở nên

thống nhất, cùng phụ thuộc nhau hơn.

Nhưng bên cạnh đó, thế giới cũng ngày

càng trở nên kém đa dạng, phong phú và

ngày càng “phẳng” hơn.

Quan hệ quốc tế đang chịu sự tác động

mạnh mẽ của toàn cầu hóa và được biểu

hiện rõ nét qua hai sự vận động mang tính

quy luật là mức độ cùng phụ thuộc giữa

các quốc gia ngày càng gia tăng và sự đa

dạng hóa các chủ thể quan hệ chính trị

quốc tế.

Trước hết, trong thời kỳ toàn cầu hóa,

mức độ cùng phụ thuộc giữa các quốc gia

ngày càng gia tăng. Sự cùng phụ thuộc

trước hết được hiểu là sự cùng chung số

128

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

SỨC MẠNH CỦA BÁO CHÍ TRONG QUAN HỆ QUỐC Tế

THỜI kỳ TOÀN CầU HóA

?PGS, TS PHẠM MINH SƠN

Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Page 132: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

phận. Trong kỷ nguyên hạt nhân hiện nay,

không có chỗ đứng riêng cho các quốc gia,

ngay cả quốc gia rất hùng mạnh về quân

sự, tất cả các quốc gia đều chung một số

phận khi có chiến tranh hạt nhân xảy ra.

Điều này chứng tỏ rằng các quốc gia đang

có chỗ đứng giống nhau và có một tương

lai chung. Việc bảo vệ cho hiện tại và

tương lai chỉ có thể thực hiện được nhờ sự

cùng chung hợp tác chống sản xuất, tàng

trữ, phổ biến vũ khí hạt nhân, ngăn chặn

thảm họa hạt nhân.

Các quốc gia ngày càng có nhiều lợi ích

chung, bên cạnh lợi ích riêng, lợi ích đặc

thù của mỗi quốc gia. Sự đan xen lợi ích

giữa các quốc gia thể hiện ngày càng rõ

ràng và số lượng, phạm vi những lợi ích

chung được mở rộng không ngừng. Để

thực hiện những lợi ích chung này, vai trò

của các thiết chế quốc tế được nâng cao,

mở rộng, tăng cường. Nhiều tổ chức quốc

tế mới được thành lập và tập hợp ngày càng

nhiều thành viên. Sự hoạt động của các tổ

chức quốc tế sẽ góp phần củng cố mối liên

hệ, thúc đẩy mức độ quan hệ, mở rộng

phạm vi, lĩnh vực quan hệ giữa các quốc

gia. Sự hiện diện và phát triển của các tổ

chức quốc tế làm tăng thêm sự cùng phụ

thuộc giữa các quốc gia.

Bên cạnh đó, thế giới đang đứng trước

nhiều vấn đề toàn cầu đòi hỏi cần có sự

phối hợp giữa các quốc gia, các tổ chức

quốc tế để khắc phục và giải quyết. Bên

cạnh những vấn đề toàn cầu truyền thống

như bảo vệ hòa bình, giải quyết xung đột,

bảo vệ môi trường, chữa trị bệnh tật hiểm

nghèo, duy trì mức tăng dân số hợp lý, đã

xuất hiện và ngày càng trở nên bức xúc

nhiều vấn đề toàn cầu mới như an ninh phi

truyền thống, chống khủng bố, tội phạm

quốc tế, sử dụng, quản lý hiệu quả mạng

Internet… Đó là những vấn đề mà không

một quốc gia riêng lẻ nào có thể tự giải

quyết một cách triệt để, và do vậy cần có

sự hợp tác chặt chẽ của các quốc gia và khu

vực trên thế giới.

Sự phát triển của kinh tế, tài chính,

thương mại quốc tế nhờ sự phát triển của

khoa học và công nghệ đang làm cho các

quốc gia cùng phụ thuộc vào nhau hơn bất

cứ lúc nào khác. Sự phát triển của mỗi

quốc gia đang phụ thuộc và chịu ảnh

hưởng trực tiếp vào tình hình, diễn biến

các sự kiện trên thế giới, và trước hết là vào

tình hình của nền kinh tế toàn cầu. Nền

kinh tế của mỗi quốc gia đang dần trở

thành một bộ phận của nền kinh tế toàn cầu

và những biến động trong nền kinh tế toàn

cầu lập tức tác động, ảnh hưởng đến kinh

tế của các quốc gia.

Cùng với quá trình toàn cầu hóa về kinh

tế, các giá trị chung về văn hóa, xã hội và

chính trị đang được phổ biến ngày càng

rộng rãi. Điều này đòi hỏi quá trình dân chủ

hoá đời sống quốc tế phải được thúc đẩy,

làm cơ sở cho sự hợp tác bình đẳng, cùng

129

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

Page 133: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

có lợi giữa các quốc gia.

Thứ hai, trong thời kỳ toàn cầu hóa, các

chủ thể quan hệ quốc tế ngày càng trở nên

đa dạng. Đó là những thực thể chính trị - xã

hội có các hoạt động có tác động, ảnh

hưởng xuyên quốc gia, làm nảy sinh và phát

triển các mối quan hệ chính trị quốc tế.

Quốc gia có chủ quyền là chủ thể chính,

đầy đủ nhất của quan hệ quốc tế, là những

thực thể chính trị cao nhất có khả năng và

trách nhiệm trực tiếp thừa nhận nghĩa vụ

và quyền lợi của mình trong hệ thống luật

pháp quốc tế. Quốc gia có vai trò chủ đạo

và không thể phủ định được trong quan hệ

chính trị quốc tế. Bản chất của nền chính

trị thế giới là mối quan hệ giữa các quốc

gia, là cuộc đấu tranh không khoan nhượng

vì lợi ích giữa các quốc gia.

Trong thời kỳ toàn cầu hóa, xuất hiện

ngày càng nhiều các chủ thể quan hệ quốc

tế mới, phi truyền thống, chủ thể ngoài

quốc gia, “ngoài chủ quyền” tham gia vào

đời sống thế giới. Đó là các tổ chức quốc

tế phi chính phủ, các tập đoàn kinh tế, tài

chính, các công ty xuyên quốc gia, các tập

đoàn truyền thông, các cộng đồng dân tộc,

các tổ chức tôn giáo, các tổ chức không

chính thức, bất hợp pháp (kể cả các tổ chức

tội phạm, maphia, khủng bố...), các nhóm

lợi ích, nhóm cá nhân, các thủ lĩnh, cá

nhân... Quốc gia - nhà nước đang mất dần

quyền kiểm soát hoạt động xuyên quốc gia

của các chủ thể này. Nhiều khi, hoạt động

của các chủ thể ngoài quốc gia vi phạm

nguyên tắc chủ quyền quốc gia và đi ngược

lại lợi ích quốc gia - một điều mang tính

nguyên tắc trong quan hệ quốc tế từ trước

đến nay. Do vậy, sự độc quyền của quốc gia

trong quan hệ quốc tế đang dần bị phá vỡ

bất chấp các nỗ lực và cố gắng của các

chính phủ. Quốc gia không còn là chủ thể

duy nhất trong quan hệ quốc tế, mặc dù nó

vẫn chiếm vai trò chủ đạo. Vai trò của các

chủ thể khác, chủ thể ngoài quốc gia, đang

ngày càng lớn mạnh. Điều này làm đa dạng

hóa nhưng cũng phức tạp hóa quan hệ

quốc tế.

Tuy nhiên, quốc gia và cùng với nó là

các đặc điểm, xu hướng vận động vẫn là

khái niệm cơ bản khi phân tích các quá

trình chính trị thế giới. Chính phủ các quốc

gia, bằng việc thông qua các quyết định,

các điều luật, vẫn duy trì sự kiểm soát và

điều hoà hoạt động của mình và các chủ thể

khác ngoài quốc gia trong quan hệ quốc tế.

Nói khác đi, sự cùng phụ thuộc giữa các

quốc gia, sự đa dạng hoá các chủ thể quan

hệ quốc tế, sự chuyển biến trong quan niệm

an ninh không đẩy quốc gia ra khỏi đời

sống quốc tế mà chỉ làm thay đổi và phức

tạp hoá vai trò của nó trong gìn giữ ổn định

và an ninh quốc tế.

Sự tham gia ngày càng tích cực của các

chủ thể ngoài quốc gia vào đời sống quốc

tế, một mặt, làm nảy sinh nhiều mối quan

hệ quốc tế mới, làm cho nội dung, hình

130

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

Page 134: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

thức quan hệ ngày càng đa dạng, phong

phú, mặt khác, làm phức tạp hóa các mối

quan hệ vốn dĩ đã không đơn giản, làm cho

quan hệ quốc tế ngày càng trở nên khó dự

báo, khó lường trước được.

Vai trò của các chủ thể ngoài quốc gia

đang ngày càng lớn mạnh và chính sách

đối với các chủ thể này không thể xây dựng

trên cơ sở cách suy nghĩ truyền thống về

chính sách đối ngoại, về ngoại giao nhà

nước. Các khái niệm cơ bản gắn với quốc

gia như chủ quyền, an ninh, sức mạnh, lực

lượng, cân bằng lực lượng… cần phải được

điều chỉnh và áp dụng một cách linh hoạt

trong quan hệ với các chủ thể ngoài quốc gia.

2. Sức mạnh của báo chí trong quanhệ quốc tế hiện nay

Báo chí thường được nhìn nhận như một

trong những công cụ quan trọng để thực

hiện toàn cầu hóa. Tuy nhiên, dưới góc độ

quan hệ quốc tế, báo chí là một trong những

chủ thể ngoài quốc gia đang tích cực tham

gia quá trình toàn cầu hóa, tác động cả tích

cực lẫn tiêu cực đến quan hệ quốc tế.

Trước hết, báo chí thúc đẩy và củng cố

sự cùng phụ thuộc trong quan hệ quốc tế.

Với sự hỗ trợ của kỹ thuật và công nghệ,

đặc biệt là truyền hình kỹ thuật số, truyền

hình vệ tinh và mạng Internet toàn cầu, báo

chí hiện đại có tác động và tầm ảnh hưởng

hơn hẳn trước đây. Các kênh truyền hình

quốc tế như CNN, BBC World, DW, RT,

KBS, CCTV… đang được hàng triệu

người xem trên toàn thế giới. Báo chí điện

tử với dung lượng thông tin rất lớn, tốc độ

cung cấp thông tin nhanh, không bị giới

hạn về không gian lãnh thổ, đường biên

giới quốc gia…, do vậy, những thông tin

về các sự kiện nóng hổi trên thế giới lập tức

được phổ biến trên phạm vi toàn cầu một

cách nhanh chóng và rộng rãi nhất.

Báo chí, một mặt, vẫn tiếp tục đảm nhận

thực hiện các chức năng của mình trong

nước, mặt khác, đang thực hiện ngày càng

nhiều chức năng trong quan hệ quốc tế.

Báo chí cung cấp thông tin nhanh chóng,

kịp thời về các sự kiện, diễn biến, giúp cho

các quốc gia phổ biến thông tin về đất nước

mình ở khắp nơi trên thế giới, góp phần

làm rõ quan điểm, chính sách của các quốc

gia. Báo chí cũng cung cấp thông tin quốc

tế vào trong nước, giúp công chúng trong

nước hiểu rõ hơn về các sự kiện, diễn biến

trên thế giới, góp phần giúp các quốc gia,

các dân tộc và mọi người dân trên thế giới

hiểu nhau hơn. Báo chí cũng đấu tranh

chống các luận điệu xuyên tạc, thù địch gây

chia rẽ hay làm tổn hại các quan hệ quốc

tế. Nhờ sự hoạt động tích cực của báo chí,

chưa bao giờ mọi người trên thế giới lại

hiểu nhau và gần gũi với nhau như hiện

nay. Sức mạnh của báo chí, do vậy, cũng

chưa bao giờ lớn mạnh như ngày hôm nay.

Thứ hai, báo chí với sức mạnh to lớn

của mình đang trở thành một chủ thể ngoài

quốc gia quan trọng, có tính độc lập tương

131

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

Page 135: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

đối trong quan hệ quốc tế. Trong phạm vi

một quốc gia, nhiều nhà nghiên cứu so

sánh sức mạnh của báo chí với sức mạnh

của các nhánh quyền lực khác trong hệ

thống chính trị quốc gia, biểu hiện qua

những ngôn từ nói về báo chí như: “nhánh

quyền lực thứ tư”, “thiết chế chính trị”, “bộ

phận không thể thiếu của hệ thống chính

trị”, “công cụ của chính quyền”… Trong

thời kỳ toàn cầu hóa hiện nay, báo chí đang

dần trở thành một lực lượng có tính độc lập

tương đối, có hoạt động xuyên quốc gia, có

tác động ảnh hưởng xuyên quốc gia, làm

nảy sinh nhiều mối quan hệ quốc tế mới.

Sức mạnh của báo chí đã vượt qua biên giới

của quốc gia và tác động, ảnh hưởng đến

nhiều nước, thậm chí mang tính toàn cầu.

Những sự kiện gần đây trong đời sống

báo chí quốc tế đang thách thức cách nhìn

nhận truyền thống về vai trò, chức năng

của báo chí trong đời sống của quốc gia và

trong quan hệ quốc tế. Đó là sự kiện năm

2005 báo Jyllands-Posten của Đan Mạch

và sau đó là một số tờ báo của châu Âu cho

đăng tải 12 bức biếm họa Đấng tiên tri Mô-

ha-mét của đạo Hồi. Việc đăng tải này đã

gây ra làn sóng phản đối dữ đội trong thế

giới Hồi giáo. Ở khắp nơi, từ Đông Nam Á

đến Trung Đông, Trung Á, Bắc Phi, những

nơi có người Hồi giáo sinh sống, người dân

đã kéo đi biểu tình, đốt cờ Đan Mạch, tấn

công đại sứ quán các nước châu Âu. Điều

này dẫn đến căng thẳng trong quan hệ giữa

các nước Hồi giáo và các nước châu Âu.

Một sự kiện khác liên quan đến trang tin

WikiLeaks và nhà báo Julian Assange.

Năm 2009 và 2010, các báo nổi tiếng thế

giới như New York Times (Mỹ), Der

Spiegel (Đức), Le Monde (Pháp), Guardian

(Anh), El Pais (Tây Ban Nha), Aftenposten

(Oslo, Na Uy) đã đăng tải hơn 92.000 báo

cáo mật về cuộc chiến Afghanistan và hơn

250.000 tài liệu mật của Bộ Ngoại giao Mỹ

từ nguồn tin của WikiLeaks và nhà báo Ju-

lian Assange, bất chấp sức ép lớn từ chính

phủ Mỹ. Đây được ví như một vụ “tấn

công 11.9” vào nền ngoại giao Mỹ, gây ảnh

hưởng mạnh mẽ đến quan hệ ngoại giao

của Mỹ với các nước.

Trong những ngày qua, sự kiện các tờ

báo nổi tiếng như Guardian (Anh), Le

Monde (Pháp), Der Spiegel (Đức) đăng tải

những thông tin do Edward Snowden cung

cấp đang làm dấy lên dư luận phản đối

chính phủ Mỹ ở khắp nơi thế giới. Báo chí

đã tiết lộ việc cơ quan an ninh quốc gia

(NSA) Mỹ đã tiến hành xâm nhập hệ thống

máy chủ của các tập đoàn truyền thông lớn

như Verizon, Microsoft, Google, Face-

book, Apple, Yahoo, PalTalk, Skype,

YouTube nhằm kiểm tra các đoạn phim,

ảnh, tư liệu của người sử dụng, kể cả công

dân Mỹ và công dân các nước trên thế giới.

Ngoài ra, NSA còn tiến hành theo dõi điện

thoại, tin nhắn, email của công dân và lãnh

đạo của nhiều nước trên thế giới, kể cả của

132

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

Page 136: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

lãnh đạo đồng minh rất thân cận của Mỹ ở

châu Âu là bà Merkel, Thủ tướng Đức.

Điều này làm cho chính phủ nhiều nước

phản ứng gay gắt và yêu cầu Mỹ giải thích

rõ về các vụ việc đó.

Những vụ việc nêu trên đã thể hiện sức

mạnh của báo chí, đồng thời cho thấy vị trí,

vai trò ngày càng lớn của báo chí trong quan

hệ quốc tế thời kỳ toàn cầu hóa hiện nay.

3. Một số vấn đề đặt ra đối với báo chítrong thời kỳ toàn cầu hóa

Trong thời kỳ toàn cầu hóa, cùng với sự

gia tăng sức mạnh, báo chí cũng đang đứng

trước nhiều vấn đề lớn, đòi hỏi cần có câu

trả lời sớm.

Trước hết, phải xác định vị trí, vai trò

của báo chí như thế nào trong thế giới toàn

cầu hóa. Sức mạnh của báo chí trong thế

giới toàn cầu hóa có tác động và ảnh hưởng

xuyên quốc gia, vậy liệu báo chí chỉ cần

tuân thủ theo các quy định của luật pháp

quốc gia, hay cần phải nhìn nhận cả dưới

góc độ ảnh hưởng, tác động đến quan hệ

quốc tế?

Báo chí với sức mạnh của mình đã trở

thành một chủ thể quan trọng của quan hệ

quốc tế, vừa phải tuân thủ theo những quy

định luật pháp quốc gia, đồng thời cũng

phải tuân theo những quy định của luật

pháp quốc tế. Tuy nhiên, khác với chủ thể

quốc gia, đối với báo chí cần có cách tiếp

cận riêng, cần có những công cụ, biện pháp

điều chỉnh riêng.

Thứ hai, sức mạnh của báo chí sẽ thuộc

về ai và phục vụ cho ai? Toàn cầu hóa tạo

ra khả năng và cơ hội lớn để báo chí đến

với mỗi con người và mỗi con người đều

có cơ hội trở thành những nhà báo, có thể

là nhà báo chuyên nghiệp hay nhà báo công

dân. Mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân, lợi

ích nhóm, lợi ích quốc gia và lợi ích nhân

loại sẽ được điều hòa ra sao một khi hiện

nay sức mạnh của báo chí đang nằm chủ

yếu trong tay các tập đoàn truyền thông lớn

và họ có ảnh hưởng lớn nhất đến quá trình

thông tin toàn cầu.

Những yêu cầu báo chí phải phục vụ cho

lợi ích cộng đồng, lợi ích xã hội hiện nay

cần phải được nhìn nhận trên phạm vi thế

giới, phạm vi nhân loại, chứ không chỉ giới

hạn trong phạm vi một quốc gia. Cơ hội để

đóng góp cho sự phát triển của xã hội của

nhà báo trong bối cảnh toàn cầu hóa do vậy

cũng sẽ lớn hơn rất nhiều so với trước đây.

Thứ ba, kiểm soát và điều khiển sức

mạnh của báo chí như thế nào trong thế

giới toàn cầu hóa? Sức mạnh này tạo ra

cho người sở hữu chúng một quyền lực to

lớn. Tuy nhiên, quyền lực cũng làm nảy

sinh một vấn đề khác là lạm dụng quyền

lực - một việc sẽ gây hậu quả khôn lường

trong thế giới thời kỳ toàn cầu hóa. Do vậy,

để đảm bảo báo chí luôn phát huy sức

mạnh của mình vì lợi ích chung, vì lợi ích

của người dân, cần phải có biện pháp, cơ

chế điều khiển sức mạnh của báo chí.

133

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

Page 137: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

Vấn đề kiểm soát và điều khiển sức

mạnh của báo chí cũng sẽ trở thành vấn đề

quốc tế chứ không còn là vấn đề nội bộ của

một quốc gia, nhất là khi nó ảnh hưởng đến

hòa bình, an ninh quốc tế. Những vấn đề

báo chí trong một nước sẽ dễ trở thành vấn

đề quan tâm của nhiều nước. Việc hợp tác

giữa các quốc gia trong phát triển cũng như

quản lý báo chí sẽ ngày càng được mở

rộng, chặt chẽ với nhau hơn.

Thứ tư, trách nhiệm, đạo đức nhà báo

hiện nay cần được nhìn nhận ra sao một

khi tác động của báo chí đã vượt qua biên

giới của một địa phương, một đất nước?

Một bài báo, bài phân tích của một tờ báo

quốc gia, thậm chí của địa phương, không

chỉ có công chúng của đất nước hay địa

phương đó tiếp cận đọc, mà hiện nay, với

sự hỗ trợ của các phương tiện như truyền

hình, Internet, nó có thể được phổ biến trên

phạm vi thế giới. Điều đó đòi hỏi người

làm báo cần phải có trách nhiệm không chỉ

đối với công chúng của đất nước, của địa

phương mình, mà cần nâng trách nhiệm lên

tầm quốc tế, có trách nhiệm với công

chúng thế giới. Trách nhiệm này trước tiên

phải được quy định rõ ràng trong các quy

tắc đạo đức của nhà báo. Trong các quy tắc

đạo đức báo chí sẽ ngày càng chú trọng đến

những quy tắc liên quan đến những vấn đề

quan hệ quốc tế, những vấn đề trên phạm

vi nhân loại, phạm vi thế giới. Nhưng quan

trọng hơn cả là bản thân mỗi người làm báo

phải ý thức và tự giác tuân thủ về trách

nhiệm quốc tế của mình đối với mỗi sản

phẩm báo chí của mình.

Có thể khẳng định, toàn cầu hóa đang

ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ đến mọi

mặt của đời sống quốc tế. Báo chí đang trở

thành một chủ thể ngoài quốc gia có sức

mạnh to lớn, tác động trực tiếp đến quan hệ

quốc tế. Vị trí, vai trò của báo chí càng

được nâng cao thì trách nhiệm, đạo đức của

người làm báo cũng cần phải được nâng

lên một cách tương xứng. Có như vậy sức

mạnh của báo chí mới thực sự phục vụ cho

lợi ích chung của xã hội và nhân loạir

………………..Tài liệu tham khảo:

1. International Monetary Fund. Globalization:

Threat or Opportunity? https://www.internationalmon-

etaryfund.com/external/np/exr/ib/2000/041200.htm#II

2. Naomi Klein. No Logo. Publisher Flamingo,

2001.

3. Phạm Minh Sơn, “Tìm hiểu các quy luật cơ bản

trong quan hệ chính trị quốc tế”, Thông tin nghiên cứu

quốc tế, Số 4 (10/2005)

4. Phạm Minh Sơn, “Toàn cầu hoá và sự vận động

của quan hệ chính trị quốc tế hiện nay”, Lý luận chính

trị và Truyền thông, số 10/2007

5. Thomas Friedman, Chiếc Lexus và cây Ô liu -

Toàn cầu hóa là gì? Nxb Khoa học xã hội, 2005;

6. Thomas Friedman, Thế giới phẳng - Tóm lược lịch

sử thế giới thế kỷ 2, Nxb. Trẻ, Tp.Hồ Chí Minh, 2006.

7. Viện quan hệ quốc tế, Học viện Chính trị quốc gia

Hồ chí Minh, Tập bài giảng Quan hệ quốc tế, Nxb Lý

luận chính trị, H.,2004.

Nguồn: Tạp chí Lý luận chính trị &Truyền thông.- 2013.- Số tháng 11.- Tr.12-16.

134

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

Page 138: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

Truyền thông hội tụ là vấn đề không

mới hiện nay. Tuy nhiên, đang có

nhiều ý kiến khác nhau về khái

niệm này. Truyền thông hội tụ được nhiều

người đề cập, nhưng chưa có sự thống nhất

về nội dung.

Trong bài viết “Xu thế hội tụ trong lĩnh

vực truyền thông, tác giả Nguyễn Trung

Kiên (Học viện Bưu chính - Viễn thông)

cho rằng: “Truyền thông bao gồm viễn

thông, Internet, phát thanh, truyền hình.

Mặc dù hiện tại các giải pháp kỹ thuật thực

hiện các mảng này vẫn phát triển độc lập

tương đối với nhau nhưng nét chủ đạo đang

được kỳ vọng và cũng đang diễn ra trong

thực tế là sự hình thành của một môi

trường tích hợp chung, môi trường này làm

nền tảng cho các dịch vụ truyền thông hợp

nhất (UC- Unify Communication). Sự

chuyển đổi theo xu hướng này diễn ra trong

các khía cạnh khác nhau: từ phía thiết bị

người dùng cuối, phương thức truy nhập,

mạng chuyển tải và giải pháp cung cấp

dịch vụ”...

Truyền thông đại chúng là khái niệm

bao gồm nhiều lĩnh vực: sách; báo chí gồm

báo in, phát thanh, truyền hình, báo mạng

Internet; viễn thông; quảng cáo; điện ảnh;

hãng tin tức… Như vậy, cần phải làm rõ

hội tụ trong truyền thông cụ thể ở lĩnh vực

nào, hay hội tụ tất cả các sản phẩm của

truyền thông đại chúng. Bài viết này sẽ đề

cập đến vấn đề hội tụ truyền thông trong

lĩnh vực báo chí, bao gồm các loại hình báo

chí cụ thể như báo in, phát thanh, truyền

hình và báo mạng Internet.

Hội tụ truyền thông trong lĩnh vực báo

chí chính là sự hợp nhất của các loại hình

báo chí truyền thống trong cùng một cơ

quan báo chí về cấu trúc tòa soạn, sản xuất

tin bài, phản hồi thông tin… Để thực hiện

được quá trình này, cần khẳng định rằng,

nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật,

trong đó có mạng Internet là cơ sở hạt nhân

cho xu hướng này.

Thời đại Internet cho phép thông tin

135

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

tRuYền thÔng hỘi tỤ: XÉt tỪ gÓC ĐỘ báo Chí

?TS PHẠM THỊ THANH TỊNH

Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Page 139: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

được truyền tải trên một môi trường khác,

không phải chỉ là sản phẩm giấy in, radio

hay trên một chiếc tivi truyền thống, mà

thông tin được chủ động phân phối theo

cách mà công chúng cần tiếp nhận nó

nhanh nhất, chất lượng nhất, đầy đủ nhất.

Như vậy, cơ quan báo chí phải tổ chức lại

để trở thành một cơ sở sản xuất chương trình,

phân phối thông tin phục vụ theo nhu cầu

của công chúng về nội dung lẫn hình thức,

phù hợp thời điểm mà họ muốn tiếp nhận.

1. Tổ chức tòa soạn

Tòa soạn báo phải là một “tổ chức

phẳng” với chỉ một vài cấp lãnh đạo.

Những người lãnh đạo cấp cao cũng tham

gia vào mọi công việc hằng ngày. Việc thu

gọn bộ máy các cấp lãnh đạo cũng sẽ khiến

nhân viên làm việc năng suất và sáng tạo

hơn khi họ được tham gia nhiều hơn vào

quá trình đưa ra quyết định. Các nhà quản

lý và nhân viên cùng làm việc trên một mặt

phẳng, tạo ra hệ thống giao tiếp mở. Ở đây,

phóng viên có thể thu thập, xử lý thông tin

ngay tại chỗ và thể hiện các bản tin qua các

phương tiện truyền thông khác nhau trong

tòa soạn.

Không gian làm việc của tòa soạn được

thiết kế mở, hầu hết các lãnh đạo đều ngồi

làm việc trong không gian chung để gần

gũi và lãnh đạo sâu sát hơn hoạt động của

nhân viên. Không gian mở cũng giúp mọi

người giao lưu với nhau nhiều hơn và tạo

điều kiện cho các cuộc tranh luận cởi mở.

Các ban khác nhau trong tòa soạn được

thuận lợi trao đổi ý tưởng và thông tin dễ

dàng hơn.

Tòa soạn cần có phương pháp để phát

triển cân bằng và phối hợp chặt chẽ giữa

các loại hình báo chí đang có. Có thể bố trí

bàn làm việc của những người làm báo

mạng ngay bên cạnh bàn làm việc của

những người làm báo in, hoặc phát thanh,

truyền hình. Ngoài ra, một nhóm phóng

viên chuyên biệt cũng được hình thành

nhằm đảm bảo sự kết hợp trơn tru giữa các

loại hình báo chí trong tòa soạn.

2. Hoạt động của phóng viên sản xuất

tin bài

Đối với hoạt động của cơ quan báo chí

trước đây, phóng viên chỉ quan tâm sản

xuất nội dung cho báo của mình. Trong

truyền thông hội tụ, các phóng viên hỗ trợ

nhau trong công việc, cùng thu thập tin tức,

chia sẻ và thống nhất cách đưa tin.

Phóng viên có thể sử dụng dữ liệu thông

tin của ban khác để sáng tạo tác phẩm.

Phóng viên báo in có thể sử dụng tư liệu,

ảnh trong bài viết. Phóng viên truyền hình

có thể sử dụng thông tin trên báo in làm lời

dẫn cho mình. Bản tin truyền hình có thể

sử dụng đồ họa hay số liệu của báo in và

báo mạng đã đăng tải. Báo mạng sử dụng

136

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

Page 140: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

sản phẩm của truyền hình và file studio

trong phát thanh.

Trong tòa soạn hội tụ, phóng viên phải

là người đa năng. Phóng viên báo in biết

dẫn, thuật lại sự kiện trên truyền hình.

Phóng viên ảnh biết viết bài và thực hiện

phỏng vấn. Phóng viên phát thanh biết

quay phim, sử dụng hình ảnh… Nhà báo

phải biết sử dụng các thiết bị kỹ thuật cho

cơ quan báo chí đa phương tiện. Nhà báo

phải chuẩn bị bản tin đa dạng để có thể

đăng tải trên nhiều phương tiện truyền

thông khác nhau.

Trong quá trình sáng tạo tác phẩm,

không chỉ phóng viên mà cả biên tập viên,

họa sĩ trình bày, phóng viên ảnh sẽ đều

tham gia vào quá trình lên ý tưởng và kế

hoạch thực hiện bài viết ngay từ đầu. Đồng

thời, trong quá trình lên kế hoạch, các cá

nhân sẽ bàn bạc với nhau để đảm bảo công

việc diễn ra trôi chảy. Các cá nhân cũng sẽ

phải đặt mình vào vị trí độc giả để xây

dựng một sản phẩm báo chí gần gũi và hấp

dẫn nhất với người đọc. Đây là điểm khác

biệt với cách làm việc trong các tòa soạn

báo truyền thống. Ở các tòa soạn báo

truyền thống, quy trình sáng tạo một tác

phẩm báo chí thông thường là: phóng viên

viết bài, chụp ảnh rồi gửi về cho biên tập

viên và sau đó họa sĩ trình bày sẽ tự biết

cách trình bày bài viết lên trang báo. Cách

làm này có nhược điểm là: người sáng tạo

tác phẩm báo chí - người am hiểu đứa con

tinh thần của mình nhất lại không phải là

người biên tập và trình bày bài báo của

mình. Chính vì vậy, những ý đồ của người

phóng viên có thể sẽ bị biên tập viên vô tình

cắt đi, hoặc những bức ảnh sẽ bị người trình

bày bỏ bớt vì thiếu trang, v.v. Như vậy, chất

lượng bài báo sẽ giảm đi rất nhiều.

Khi cần thiết kế tin bài theo các chủ đề đặc

biệt hoặc cho ra đời các ấn phẩm mới, tòa

soạn cần thành lập các nhóm dự án bao gồm

tổng thư ký tòa soạn, một họa sỹ thiết kế và

một vài nhân viên từ các ban khác nhau.

SVENSKA DAGBLADET (SvD) là

một trong những tòa soạn thiết kế theo

hướng hội tụ ở Bắc Âu, hoạt động trong

lĩnh vực báo in và báo mạng điện tử.

SvD trực tuyến được cập nhật hàng trăm

lần mỗi ngày, 7 ngày mỗi tuần (24/7). SvD

thực hiện chính sách đưa tin trên mạng

trước, mỗi phóng viên hoàn thành một bài

viết thì một tin ngắn gọn luôn được chuyển

để đẩy ngay lên SvD.se. Tiếp tục suốt cả

ngày và đêm, SvD.se sẽ liên tục cập nhật

và bổ sung thông tin cho bài viết đó. Khi

có một tin nóng từ khu vực đang xảy ra sự

kiện, bên cạnh các thông tin mới nóng, các

thông tin sâu, các bài phân tích cũng được

đăng tải qua các đường link để người đọc

tìm hiểu thêm. Các thông tin đã đăng trên

137

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

Page 141: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

SvD.se sau đó có thể lại được in trên báo

giấy sáng ngày hôm sau, kèm theo ý kiến

của độc giả từ trên trang mạng viết về sự

kiện đó.

Tòa soạn đã liệt kê 4 câu hỏi mà mỗi

phóng viên cần trả lời khi viết báo:

Độc giả muốn biết những gì?

Phóng viên cần thể hiện bài viết như thế

nào cho thật hiệu quả và hấp dẫn?

Những gì là phù hợp nhất với báo mạng

và phù hợp nhất với báo in?

Cần làm gì để độc gia tham giả đóng

góp ý kiến nhiều hơn?

SVENSKA DAGBLADET có hơn 40

phóng viên chuyên viết bình luận về các

lĩnh vực khác nhau như thời sự, thể thao,

phim ảnh, văn học… Các bài bình luận

phản ánh quan điểm riêng của người viết

chứ không phải là quan điểm của tờ báo.

Độc giả đánh giá rất cao các ý kiến mạnh

mẽ, sắc sảo của những cây viết bình luận.

Các tác giả thường xuất hiện trên báo in và

báo mạng với một bức chân dung bên cạnh

một câu nói “đinh” trong bài.

Tác phẩm báo chí trong tòa soạn hội tụ

được trình bày dưới dạng kết hợp chữ viết,

hình ảnh, âm thanh, video, blog, liên kết

đến các trang web, audio trực tuyến. Tòa

soạn có thể sử dụng thế mạnh và khả năng

của các kênh, tiếp cận đối tượng bất cứ ở

đâu, lúc nào thông qua phương tiện truyền

thông thích hợp nhất sẵn có trong tòa soạn.

Xây dựng theo cách này, tin tức rõ ràng,

nhất quán trên các thiết bị và các loại hình

báo chí. Điều này sẽ góp phần củng cố

thương hiệu cho cơ quan báo chí.

3. Công chúng tương tác

Tòa soạn tiếp nhận một cách nghiêm túc

các ý kiến đóng góp của công chúng, từ đó,

tiến hành những thay đổi thực sự theo

mong muốn của họ. Tuy nhiên, tiếp thu ý

kiến công chúng không đồng nghĩa với

việc chạy theo thị hiếu và doanh số lợi

nhuận, những thay đổi mà họ tiến hành đều

được nghiên cứu rất kĩ nhằm đảm bảo mục

tiêu và tính bền vững cao nhất.

Các ý kiến của độc giả luôn được đăng

tải trên các mặt báo, chương trình. Họ cũng

được đề nghị gửi thông tin, video và ảnh

về các sự kiện thông qua số điện thoại miễn

phí, qua email hoặc tin nhắn. Tòa soạn có

phương pháp khuyến khích công chúng

giúp kiểm soát chất lượng các sản phẩm

báo chí như thông báo về những lỗi sai,

những thông tin chưa chính xác. Để đảm

bảo an toàn, tòa soạn cần chú trọng việc

bảo vệ bí mật nguồn tin.

Khả năng tương tác của công chúng

được phát huy tối đa trên báo mạng điện

tử. Một số phương pháp tương tác với công

chúng cụ thể sau:

Tương tác có định hướng: trên các

138

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

Page 142: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

chuyên mục luôn có sự định vị như các nút

“xem tiếp”, “trang sau”. Đi đến cuối, ta có

thể nhìn thấy Upp (lên đầu trang)… Điều

này giúp cho công chúng chủ động và dễ

dàng di chuyển trong một trang.

Tương tác chức năng: Là sự linh hoạt

của các đường dẫn cho phép người đọc khả

năng tham chiếu tới các nội dung khác.

Nhiều liên kết (link) tạo thành các siêu liên

kết (hyperlink), tạo mối quan hệ giữa thông

tin mới nhất với các thông tin tham chiếu,

bổ sung trong cùng một chủ đề. Sự xuất hiện

của nhiều siêu liên kết làm tăng sự lựa chọn,

định vị nội dung thông tin cho người đọc.

Tương tác tùy biến: Là sự thông minh

của các công cụ cá nhân cho phép tờ báo

có thể nhận sự phản hồi về tin bài, về tác

giả bài báo, về hình thức… và nhanh chóng

trả lời công chúng. Xây dựng các trang để

hoan nghênh thư của độc giả gửi về với các

ý kiến đóng góp cho chính tờ báo cũng như

các vấn đề thời sự. Trang web cũng có chức

năng phản hồi dễ sử dụng, cho phép độc

giả có thể gửi ý kiến và đưa quan điểm của

họ về tất cả các bài viết đã đăng. Thông qua

một mẫu khai có sẵn trên trang web, độc

giả có thể thông báo lỗi để sau đó các lỗi

này được sửa sai ngay trên trang web.

Tòa soạn cũng có thể lập riêng một blog,

một trang mạng xã hội như Facebook làm

nơi thu thập ý kiến độc giả. Cuối mỗi bài

báo, bên cạnh họ tên, bút danh, địa chỉ

email của tác giả cũng được cung cấp, tạo

điều kiện cho độc giả gửi ý kiến phản hồi.

Xu thế hội tụ truyền thông bắt nguồn từ

công chúng báo chí, khi nhu cầu được

tương tác thông tin, được quyền thông tin

nhiều chiều ngày càng mở rộng. Cùng với

vai trò cá nhân trong đời sống truyền

thông, hội tụ công nghệ, tích hợp đa

phương tiện trong truyền thông đại chúng

đang là một xu thế tất yếu. Hiện nay, ở Việt

Nam, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của

số lượng thuê bao Internet băng thông

rộng, sự phát triển của công nghệ mới đã

thực sự trở thành một xu thế mở ra thuận

lợi và thách thức mới. Xu thế này đã và

đang có những tác động mạnh mẽ vào hoạt

động báo chí nước ta. Những người làm

báo chí - truyền thông phải nhanh chóng

nhận thức được xu hướng và đón bắt, tận

dụng nó như một cơ hội để tồn tại và phát

triểnr

Nguồn: Tạp chí Lý luận chính trị &

Truyền thông.- 2014.- Số tháng 4.- Tr. 26

– 28.

139

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

Page 143: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

Hiện nay, nước ta có 706 cơ quanbáo chí in, trong đó có 178 tờ báoin xuất bản hàng ngày, cách ngày,

hàng tuần, 528 tờ tạp chí; 1 đài phát thanhquốc gia; 2 đài truyền hình quốc gia; 64 đàiphát thanh - truyền hình tỉnh, thành phố;606 đài truyền thanh cấp huyện. Lĩnh vựcthông tin điện tử có 21 báo điện tử (inter-net), 160 trang điện tử của các cơ quan báoin, và hàng ngàn bản tin điện tử của các cơquan Đảng, Nhà nước, các đoàn thể, hội,hiệp hội và doanh nghiệp. Hiện có khoảng17.000 người đang công tác trong các cơquan báo chí hoặc liên quan đến báo chíđược cấp thẻ nhà báo.

Để tồn tại trong cơ chế thị trường, mỗicơ quan báo chí phải tự hạch toán kinhdoanh, phải đối mặt với vấn đề lỗ - lãi bởilẽ, Nhà nước không còn bao cấp như trướcnữa. Điều đó cũng có nghĩa là giữa các báosẽ xuất hiện sự cạnh tranh: cạnh tranh vềthông tin, về số lượng phát hành… tất cảcũng nhằm thu hút lượng độc giả. Trong cơchế thị trường, độc giả chính là người nuôisống tờ báo.

Có thể nói, cơ chế thị trường đã làm thayđổi cả diện mạo đất nước trên nhiều

phương diện. Trong bối cảnh này, các cơquan báo chí phải đối mặt với hai sự lựachọn: hoặc là đổi mới để thích ứng với cơchế thị trường, với xã hội, hoặc là giữnguyên sự yếu kém của mình, tiếp tụcthông tin kiểu bao cấp. Tất nhiên, những cơquan báo chí yếu kém sẽ không có cơ hộitồn tại trong môi trường báo chí mới.Hướng đi tất yếu khách quan phù hợp vớixu thế chung là phải chuyển từ một nền báochí bao cấp sang tự hạch toán kinh doanh.Sự lựa chọn này đem đến những vận hộiphát triển mới cũng như những thách thứcđối với các cơ quan báo chí.

1. Những thành tựu đã đạt đượcNhững năm đầu của thời kỳ đổi mới,

đương đầu với sóng gió của nền kinh tế thịtrường, báo chí đã gặp rất nhiều khó khăn.Nhiều tờ báo chao đảo, lắt lay trong thờigian đầu và bị đặt giữa hai sự lựa chọn “tồntại hay không tồn tại”. Trải qua một chặngđường dài, hoạt động báo chí của nước tanói chung đã thoát khỏi tình trạng bỡ ngỡ,khó khăn thủa ban đầu, vượt qua nhiều thửthách, có những tiến bộ và phát triển mớivề số lượng cũng như chất lượng, về nộidung và hình thức. Hoạt động báo chí đã

140

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

VÀI NéT VỀ HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ NƯỚC TA

TRONG CƠ CHế THỊ TRƯỜNG HIỆN NAY

?THS Vũ THÙY DƯƠNG

Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Page 144: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

có những đóng góp tích cực vào việc giữgìn ổn định về chính trị, thúc đẩy côngcuộc đổi mới về kinh tế và dân chủ hoá xãhội, góp phần đấu tranh chống tiêu cực,tham nhũng và các tệ nạn xã hội…

Cũng chính báo chí là lực lượng đi đầu,phản ánh một cách toàn diện đời sống kinhtế - chính trị - xã hội của đất nước và đi đếntận cùng những vấn đề nóng, bức xúc củanhân dân. Ví dụ như trên báo Tuổi trẻ đãthông tin về: Công ty Tung Kuang xả nướcthải ra sông Ghẽ, thành phố Hải Dương…Khi Nhà nước có chủ trương tăng giá điệnsinh hoạt vào tháng 3.2010, trên báo Tuổitrẻ đã liên tục xuất hiện những tin bài xoayquanh vấn đề này. Không chỉ đưa tin, Tuổitrẻ còn tìm hiểu nguyên nhân tại sao lại cóchủ trương tăng giá điện sinh hoạt, nếu giáđiện sinh hoạt tăng sẽ có tác động gì tới xãhội? ai là người thiệt thòi nhất khi điện tănggiá? Bên cạnh những bài phỏng vấn ngườiđứng đầu các cơ quan ban ngành có liênquan, báo còn đăng tải những ý kiến bứcxúc của người dân xung quanh vấn đề này.Chỉ xin nêu một tờ báo nhỏ là Tuổi trẻ,không thể nêu hết những công sức củanhiều tờ báo khác trong cả nước, đã trởthành nơi tin cậy của nhân dân, phản ánhnhững vấn đề được dân quan tâm.

Trong những năm qua, báo chí thườngxuyên đóng vai trò là kênh thông tin quantrọng, cung cấp thông tin nhiều chiều củađời sống xã hội, phản ánh được tâm tư,nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân,giúp các cơ quan lãnh đạo của Đảng và

Nhà nước nắm bắt tình hình kịp thời, cụ thểđể điều chỉnh lại chính sách. Một sự việc,sự kiện được báo chí thông tin nhanh giúpcông chúng cập nhật thông tin trong nướcvà thế giới. Ví dụ: phỏng vấn, giao lưu trựctuyến về biển đảo Hoàng Sa đăng trên báođiện tử Vietnamnet tháng 4.2010 đã giúpngười đọc hình dung cuộc sống trên biểncủa các “chiến binh” (ngư dân QuảngNgãi) đang ngày đêm bất chấp hiểm nguyđể mưu sinh, là hành động dũng cảm củahọ nhằm khẳng định chủ quyền thiêngliêng của Việt Nam bằng cách cắm nhữngcột mốc chủ quyền “sống” tại vùng biểnnày. Báo điện tử Vietnamnet đã tổ chứccuộc giao lưu trực tuyến với thuyền trưởngTiêu Viết Hồng, Nguyễn Thanh Tuấn vàphóng viên Vũ Trung, tạo cầu nối trực tiếpđể độc giả thể hiện những tình cảm với ngưdân Quảng Ngãi…

Bên cạnh việc thực hiện tốt nhiệm vụđối nội, báo chí của chúng ta cũng đãthường xuyên chuyển thông tin ra nướcngoài, giúp cho nhân dân thế giới, cộngđồng người Việt Nam ở nước ngoài cóđược hiểu biết về tình hình đất nước, tranhthủ ngày càng rộng rãi sự đồng tình, ủnghộ của họ đối với công cuộc đổi mới và sựnghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc của nhândân ta.

2. Những hạn chế của hoạt động báochí trong cơ chế thị trường

- Báo chí phong phú về số lượngnhưng chưa đảm bảo về chất lượng

Nếu xét về số lượng thì báo chí nước ta

141

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

Page 145: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

đã có một bước tiến đáng kể. Điều này thểhiện nền dân chủ, quyền tự do ngôn luậnmà Hiến pháp nước ta đã cho phép. Tuyvậy, cũng giống như thông tin trên báo chí,ấn phẩm báo chí hiện nay vừa thừa lại vừathiếu. Những tờ báo nghiêm túc mà vẫnhấp dẫn người đọc không nhiều trong khinhững tờ giật gân, câu khách có xu hướnggia tăng. Các tạp chí đua nhau xuất hiệntrong làng báo nhưng lại tồn tại tình trạngnội dung các tờ na ná giống nhau mặc dùtên gọi khác nhau. Các kênh thông tin đadạng hơn nhưng chất lượng thông tinkhông nhiều tờ có sắc thái riêng. Ngườiđọc bị nhiễu thông tin còn người quản lýbáo chí rất khó xác định thông tin này đãcó ở bao nhiêu tờ báo. Số ấn phẩm báo chícàng nhiều, sự cạnh tranh chiếm lĩnh độcgiả càng khốc liệt, dễ nảy sinh cạnh tranhkhông lành mạnh. Và người chịu hậu quảchính là độc giả.

Ngày càng có nhiều tờ báo ra ấn phẩmphụ, khá nhiều những ấn phẩm này tư vấnmua sắm, thị trường giá cả, cách làm đẹpnhư: Mốt, Thời trang trẻ, Cẩm nang muasắm, Tiếp thị và gia đình, Văn hoá thôngtin, Đẹp, Thế giới phụ nữ… Hiện trạng nàythể hiện quá trình đa dạng hoá thông tincũng như sự nhạy bén trong việc đáp ứngnhu cầu độc giả. Tuy vậy, không phải tờnào ra các ấn phẩm phụ cũng đúng theo tônchỉ, mục đích, đảm bảo định hướng chínhtrị. Vì vậy, thực hiện Chỉ thị 22/ CT - TWchúng ta đã giảm 2 báo, 37 tạp chí, 15 ấnphẩm phụ. Trong đó có chuyên đề Kinh

doanh và pháp luật của Tạp chí Pháp lý,chuyên đề Tuổi trẻ sống đẹp, Tuổi trẻ hạnhphúc, Tuổi xanh của Trung ương Đoàn,chuyên đề Gia đình văn hoá - Hạnh phúc -Tình yêu của tạp chí Toàn cảnh sự kiện,chuyên đề Gia đình và trẻ em của tạp chíVì trẻ em, chuyên đề Người bảo vệ công lýcủa tạp chí Toà án nhân dân… Thêm vàođó, theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước,Bộ Văn hoá - Thông tin đã đình bản 64 bảntin ngân hàng ở 64 tỉnh, thành trong cảnước; đình bản 2 tạp chí, 2 bản tin theo đềnghị của Bộ Công an… Theo quy hoạch,từ năm 2011 tạp chí không được ra ấnphẩm phụ.

Việc tăng nhanh số ấn phẩm báo chí làmột trong những nguyên nhân khiến độingũ nhà báo hiện nay đông đảo hơn trước.Nhưng có một bộ phận nhà báo ngại “lănxả” vào cuộc sống, ngại va chạm cho nênbài viết của họ không phục vụ lợi ích chođộc giả. Vì thế báo chí tuy phản ánh đờisống đa dạng hơn, toàn diện hơn nhưng vẫnchưa thực sự đi sâu, đi sát, phản ánh đúngtâm tư, nguyện vọng của nhân dân.

- Khuynh hướng thương mại hoá báochí vẫn chưa được khắc phục

Có thể nói, vấn đề nổi cộm hiện naytrong hoạt động báo chí là khuynh hướngthương mại hoá báo chí. Đây là một xuhướng có nguy cơ “lây lan” cao trong môitrường báo chí và có những biểu hiện khólường, trở thành hiểm hoạ đưa báo chíxuống cấp.

Thương mại hoá báo chí xuất phát từ

142

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

Page 146: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

một số tờ báo tìm cách thu hút độc giả,chạy theo những thị hiếu tầm thường củamột bộ phận công chúng, cạnh tranh độcgiả, cạnh tranh về thị phần của các tờ báo.Bất cứ tờ báo nào cũng mong muốn cóđược lượng độc giả lớn. Đặc biệt trong nềnkinh tế thị trường, độc giả không chỉ là đốitượng mà báo chí cung cấp thông tin, họcòn là người nuôi sống chủ yếu các tờ báomột cách trực tiếp hay gián tiếp. Đó là lýdo hầu hết các cơ quan báo chí hiện nay đặtra phương châm: độc giả là mục tiêu sốmột. Có thể số lượng báo bán ra của cácbáo này sẽ tăng lên (đồng nghĩa với việcthu được nhiều lợi nhuận) nhưng nó khôngcó tính ổn định và không giữ được độc giảlâu dài. Nếu không có sự kiện, sự việc gìgiật gân, lạ đời, chuyện riêng của các ngôisao…thì các báo này sẽ ít người mua. Tìnhtrạng đó bắt buộc các báo phải săn tìmbằng được những câu chuyện thu hút đượcđộc giả. Vô hình chung cách thức “ăn xổi”của các tờ báo này đã dẫn đến việc vi phạmđạo đức nghề báo.

Sự chậm nhận thức của người làm báođể hoà nhập trong cơ chế thị trường lànguyên nhân dẫn đến xu hướng thương mạihoá báo chí. Ngày càng có nhiều nhà báorơi vào “mê hồn trận” của đồng tiền, quyềnlực, của lợi ích cá nhân, đi ngược đạo đứcnghề nghiệp của mình.

Về mặt nội dung, thương mại hoá biểuhiện ở xu hướng phi chính trị, phi địnhhướng trong thông tin, chỉ chú ý đến lợi íchkinh tế, hay phục vụ lợi ích cá nhân của

người làm báo và tờ báo. Điều này dẫn tớitình trạng “vừa thừa, vừa thiếu” trongthông tin báo chí. Những thông tin thiếtthực và có ích cho người dân không nhiềutrong khi những thông tin mang tính giảitrí đơn thuần, những tin tức xa xôi, vô bổlại tràn lan trên các báo. Cũng không ít tờbáo sa đà vào việc miêu tả, tường thuật cácchuyện dung tục, kỳ lạ, chuyện tình yêu,tình dục, bới móc đời tư của các ngôi sao(chuyện nghệ sĩ hài Hiệp “gà” cưới vợ lầnhai, ca sĩ Hồ Ngọc Hà mang thai...). Đặcbiệt, các vụ án giật gân, man rợ khôngnhững được tường thuật chi tiết, tỉ mỉ màcòn được đăng liên tục nhiều kỳ. Do trongthời kỳ đổi mới, lượng thông tin bùng nổnhư hiện nay, tờ báo muốn thu hút độc giảthì cách thức thông tin phải độc đáo, sắcsảo, nóng hổi. Việc tìm những thông tin ấy,đôi khi vượt quá khả năng một tờ báo nênhọ tìm cách khuyếch trương tầm quantrọng của vấn đề bằng đặt tít, dùng từ tạocảm giác mạnh… kích thích trí tò mò củacông chúng. Nhà báo bị cuốn vào đó màquên đi trách nhiệm của mình: “ viết choai”, “ viết để làm gì”, “ viết như thế nào”.Đó còn là một thực trạng tồn tại trong đờisống báo chí hiện nay.

Nghiêm trọng hơn, thương mại hoá cònlen lỏi vào mặt tổ chức hoạt động của cáccơ quan báo chí. Một số báo không thựchiện đúng tôn chỉ, mục đích của tờ báo,chạy theo kinh doanh, bán giấy phép chođầu nậu. Báo không cần ra chuyên san, phụsan vẫn xin phép ra phụ san, chuyên san,

143

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

Page 147: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

sau đó bán giấy phép cho đầu nậu, chỉkhoán trắng một khoản thu nhất định.Những cơ quan báo chí này (mà thực chấtlà một vài cá nhân đứng đầu) đã khôngnhững coi thường pháp luật mà còn đingược lại những qui ước đạo đức. Công tácquản lý báo chí gặp nhiều khó khăn vìnhững “đầu nậu” được các cơ quan báo chínày bán lại giấy phép, ấn phẩm báo chíthường không có chuyên môn, bản sắc phatạp. Những tờ báo được làm ra dưới bàn taycủa giới đầu nậu sẽ tiềm tàng những ẩn hoạkhó lường, dễ tác động tiêu cực đến nhậnthức của xã hội

Công tác phát hành báo chí cũng chịuảnh hưởng của thương mại hoá. Để bánđược nhiều, bán nhanh, đa số các báo đềuphát hành ở những thành phố lớn, đặc biệtlà Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh hoặcnhững nơi người dân có mức sống cao.Năm 1997, có tới 93% báo chí được tiêuthụ ở các thành thị. Trong khi đó, nôngthôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa là nhữngnơi luôn thiếu thốn thông tin thì số đầu báolại hiếm hoi, chỉ có 7% tổng số lượng báophát hành trong cả nước. Đến nay, tuy sốlượng báo chí cho nông thôn, vùng sâu,vùng xa đã tăng lên 20% nhưng vẫn cònquá chênh lệch so với số lượng báo chíphân bố ở thành thị (80%).

Tóm lại, “tính lợi nhuận thuần túy”chính là nguyên nhân sâu xa, cốt lõi của xuhướng thương mại hoá báo chí trong nềnkinh tế thị trường. Loại bỏ xu hướng này,trả lại sự trong sạch cho nền báo chí không

phải là việc dễ làm và có thể thực hiệntrong một thời gian ngắn. Báo chí trong cơchế thị trường muốn phát huy được thếmạnh cần có một cơ chế hợp lý, một hànhlang pháp lý cho người làm báo nhưngcũng cần có hệ thống quản lý việc thựchiện pháp luật cụ thể và nghiêm minh.

Qua hơn hai mươi năm trong cơ chế thịtrường, báo chí nước ta đã giữ vững đượctính định hướng của Đảng và sự quản lýcủa Nhà nước, thể hiện rõ là tiếng nói củaĐảng, của Nhà nước và các đoàn thể quầnchúng, đồng thời ngày càng trở thành diễnđàn của nhân dân, thoả mãn ngày càng tốthơn nhu cầu thông tin của công chúng; nộidung, chất lượng thông tin phong phú vàsinh động, tính kịp thời, hấp dẫn cũng ngàycàng được nâng lên… Những ưu điểm vàtiến bộ này càng trở nên nổi bật trong bốicảnh phức tạp với nhiều thách thức của tìnhhình thế giới và trong nước hiện nay. Bêncạnh đó, hoạt động báo chí nước ta còn bộclộ nhiều hạn chế như chất lượng chưa cao,chưa tương ứng với sự phát triển về lượngvà chủng loại; hiện tượng thương mại hoábáo chí tồn tại dai dẳng đang đe doạnghiêm trọng đến sự phát triển của nền báochí Việt Nam. Tất cả những hạn chế nàyđòi hỏi phải có những giải pháp khắc phụcđồng bộ và hữu hiệu từ phía cơ quan quảnlý báo chí cho đến chính nội bộ các tờ báo.

Nguồn: Tạp chí Lý luận chính trị &Truyền thông.- 2010.- Số tháng 5.-Tr.33-36.

144

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

Page 148: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

145

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

1. Trong xã hội ta hiện nay, làm báo là

một nghề, nhưng là một nghề đặc biệt,

mang tính chất một hoạt động chính trị –

xã hội rộng lớn và sâu sắc. Mỗi tác phẩm

báo chí, dù với thể loại nào, đều trực tiếp

hoặc gián tiếp tác động đến tâm tư, tỉnh

cảm công chúng, lay động tâm hồn, góp

phần hướng dẫn dư luận xã hội, định

hướng tư tưởng, xác lập thái độ và hành vi

của mỗi người. Đặc biệt, trong bối cảnh

trong nước và thế giới đang thay đổi nhanh

chóng, khó lường, thời cơ và thứch thức

đan xen; cuộc cách mạng khoa học và công

nghệ có những bước phảt triển đột phá với

sự bùng nổ và hội tụ của công nghệ thông

tin, để thích ứng với thời cuộc, tiếp tục

được xã hội thừa nhận và tôn vinh, báo chí

nói chung, người làm báo nói riêng cần nêu

cao trách nhiệm xã hội và đạo đức nghề

nghiệp.

phần iiivAi tRò CỦA báo Chí

tRong Đời sỐng XÃ hỘi--------

TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VÀ NGHĨA VỤCôNG DâN CỦA NHÀ BÁO

?GS, TS DƯƠNG XUÂN NGỌC

Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Năm nay, báo giới nước nhà cùng nhân dân cả nước kỷ niệm 87 năm ngày báo chícách mạng Việt Nam (21-6-1925- 21-6-2012). Kỷ niệm ngày truyền thống báo chí cáchmạng, cũng là dịp để báo giới cả nước ngẫm suy về trách nhiệm xã hội của nhà báo,về sự gắn bó chặt chẽ giữa báo chí với công chúng; là dịp để cấp uỷ Đảng, chínhquyền các cấp nêu cao trách nhiệm, tạo điều kiện tốt hơn cho báo chí hoạt động vì lợiích của cộng đồng, xã hội…

Page 149: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

146

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

Ở nước ta, tới nay có trên 720 cơ quan

báo chí với trên 800 ấn phẩm, kênh sóng,

chương trình; trên 470 tạp chí; 2 đài phát

thanh, truyền hình quốc gia, 1 đài truyền

hình ngành và 63 đài phát thanh truyền

hình tỉnh, thành phố với trên 16.000 nhà

báo chuyên nghiệp. Với lực lượng hùng

hậu này, báo chí nước ta - tiếng nói của

Đảng, Nhà nước, của tổ chức chính trị - xã

hội và là diễn đàn của nhân dân, thực sự

đóng vai trò ngày càng to lớn đối với sự

nghiệp đổi mới và phát triển đất nước.

Sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước đã

trải qua chặng đường hơn 25 năm, như

Đảng ta đã khẳng định, đã thu được những

thành tựu to lớn và rất quan trọng: Chúng

ta đã tranh thủ thời cơ, thuận lợi, vượt qua

nhiều khó khăn, thách thức, nhất là những

tác động tiêu cực của hai cuộc khủng

hoảng tài chính - kinh tế khu vực và toàn

cầu, đạt được những thành tựu to lớn và rất

quan trọng, đất nước đã ra khỏi tình trạng

kém phát triển, bước vào nhóm nước đang

phát triển có thu nhập trung bình... Diện

mạo của đất nước có nhiều thay đổi. Thế

và lực của nước ta vững mạnh thêm nhiều;

vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế

được nâng lên, tạo ra những tiền đề quan

trọng để đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện

đại hóa và nâng cao chất lượng cuộc sống

của nhân dân(1). Tuy nhiên, bên cạnh

những thành tựu, vẫn còn nhiều hạn chế,

bất cập: mặt trái của nền kinh tế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng bộc

lộ và tác động tiêu cực vào mọi mặt của đời

sống xã hội; tình trạng suy thoái về tư

tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, bệnh cơ

hội, chủ nghĩa cá nhân và tệ quan liêu,

tham nhũng, lãng phí trong một bộ phận

cán bộ, công chức diễn ra nghiêm trọng;

hiện tượng "thương mại hoá" phát triển

tràn lan kể cả ở các lĩnh vực xã hội, giáo

dục, văn hoá và báo chí. Đối với lĩnh vực

báo chí còn một số báo chưa làm tốt chức

năng tư tưởng - văn hóa còn chạy theo lợi

nhuận đơn thuần và thị hiếu tầm thường

của một số ít công chúng; nặng về thông

tin những mặt tiêu cực, mặt trái của xã hội

và những thông tin giật gân, câu khách,

thiếu tính giáo dục, định hướng tư tưởng và

hành động. Một số ít người làm báo động

cơ không trong sáng, thiếu thái độ xây

dựng và trách nhiệm với xã hội. Cá biệt còn

có trường hợp lợi dụng chống tiêu cực để

làm việc tiêu cực, tiếp tay cho tiêu cực,

tham nhũng, buôn lậu. “Một số cơ quan

báo chí thiếu nhạy bén chính trị, chưa làm

tốt chức năng tư tưởng, văn hoá, có biểu

hiện xa rời sự lãnh đạo của Đảng, sự quản

lí của Nhà nước, xa rời tôn chỉ, mục đích,

thông tin không trung thực, thiếu chính

xác, phản ánh nhiều về tiêu cực và tệ nạn

xã hội, ít tuyên truyền các điển hình tiên

tiến, gương người tốt, việc tốt, cổ vũ phong

trào thi đua yêu nước; khuynh hướng tư

nhân hoá, thương mại hoá báo chí, tư nhân

Page 150: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

núp bóng để ra báo, kinh doanh báo chí

ngày càng tăng”(2). Trước tình hình như

vậy, báo chí và mỗi người làm báo cần làm

gì và làm như thế nào để góp phần cùng

toàn Đảng, toàn dân giữ vững ổn định

chính trị, tiếp tục đổi mới và phát triển đất

nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa vì

mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ,

công bằng, văn minh? Điều đó chỉ có thể

trả lời một cách rõ ràng và dứt khoát là:

phải nâng cao trách nhiệm xã hội của báo

chí Việt Nam nói chung, trách nhiệm xã hội

và nghĩa vụ công dân của nhà báo nói riêng.

2. Từ năm 1983, Tổ chức quốc tế các

nhà báo (IOJ) đã nêu lên mười nguyên tắc

quốc tế của đạo đức nghề nghiệp làm báo

chuyên nghiệp mà bất kỳ tổ chức và nhà

báo chuyên nghiệp nào cũng phải tuân

theo(3), trong đó trách nhiệm xã hội của

nhà báo được đặc biệt nhấn mạnh: 1)

Quyền của con người được biết thông tin

thực sự; 2) Thái độ tận tâm của nhà báo đối

với sự thực khách quan; 3) Trách nhiệm xã

hội của nhà báo; 4) Tính liêm chính nghề

nghiệp của nhà báo; 5) Sự tiếp cận và tham

gia của công chúng; 6) Tôn trọng sự riêng

tư và phẩm giá con người; 7) Tôn trọng lợi

ích công: cộng đồng các dân tộc, các thể

chế dân chủ và nhân cách công chúng; 8)

Tôn trọng những giá trị toàn cầu và sự đa

dạng của các nền văn hoá; 9) Loại trừ chiến

tranh và những tai họa lớn khác mà nhân

loại đang phải đối mặt; 10) Phát triển thông

tin thế giới mới và nội quy truyền thông.

Mặc dù cho tới nay còn có ý kiến khác

nhau về khái niệm trách nhiệm xã hội, song

giữa những điểm khác biệt vẫn có điểm

tương đồng, thống nhất khi quan niệm

rằng: trách nhiệm xã hội là một hệ chuẩn

mực giá trị về đạo đức, theo đó, một thực

thể, có thể là một tổ chức hoặc cá nhân có

nghĩa vụ phải hành động để mang lại lợi

ích cộng đồng, xã hội.

Từ đó có thể hiểu rằng, khi nói trách

nhiệm xã hội của báo chí là nói đến hiệu

quả xã hội của hoạt động báo chí nói

chung, còn khi nói đến trách nhiệm xã hội

của nhà báo là chủ yếu nói về phẩm chất

và đạo đức nghề nghiệp của nhà báo. Với

chức năng cung cấp thông tin, báo chí, nhà

báo có trách nhiệm đem đến cho công

chúng những thông tin nhanh chóng, chân

thực và chính xác như bản chất vốn có của

nó. Thông tin báo chí không chỉ góp phần

định hướng dư luận xã hội mà còn tác động

trực tiếp, sâu sắc đến quyền lợi kinh tế,

chính trị và nhân phẩm của cá nhân, tập thể

hoặc cộng đồng. Hơn thế nữa, tác phẩm

báo chí, tiếng nói của nhà báo còn có giá

trị như một căn cứ pháp lý đồng thời là

tiếng nói phản biện xã hội.

Bởi thế, người làm báo phải nêu cao

trách nhiệm xã hội, nêu cao phẩm chất đạo

đức nghề nghiệp, không được cẩu thả trong

khai thác, xử lý và cung cấp thông tin, càng

không cho phép việc cung cấp thông tin sai

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

147

Page 151: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

sự thật. Điều này quả thật không dễ chút

nào, thậm chí còn vô cùng gian khó, không

ít rủi ro, nguy hiểm, nhưng cũng thật hứng

thú của nghề báo thời nay.

Trách nhiệm xã hội của báo chí đòi hỏi

nhà báo phải không ngừng trui rèn phẩm

chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, năng

lực nghiệp vụ và phải nêu cao ý thức công

dân, chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và

pháp luật trong hoạt động nghề nghiệp.

Một khi gương mẫu và thực hiện tốt nghĩa

vụ công dân thì cũng có nghĩa là nhà báo

đã làm tốt trách nhiệm xã hội của mình.

Mặt khác, một khi thực hiện tốt trách

nhiệm xã hội thì cũng có nghĩa là nhà báo

đã tôn trọng và thực hiện tốt nghĩa vụ công

dân. Hơn nữa, để hoàn thành tốt nghĩa vụ

công dân và trách nhiệm xã hội đòi hỏi nhà

báo phải ra sức học tập, rèn luyện để không

ngững nâng cao năng lực và phẩm chất đạo

đức nghề nghiệp, đồng thời phải am hiểu

và thực hiện tốt hiến pháp và pháp luật

trong hoạt động nghề nghiệp của mình.

3. Để nêu cao trách nhiệm xã hội và

nghĩa vụ công dân của nhà báo trong thời

kỳ phát triển mới của đất nước đòi hỏi nhà

báo phải hội đủ các phẩm chất cơ bản sau:

Một là, nhà báo phải có tư duy mới, giỏi

về chuyên môn, tinh thông về nghề nghiệp.

Ông cha ta đã dạy “Nhất nghệ tinh, nhất

thân vinh”; “một nghề cho chín hơn chín,

mười nghề”. Những lời chỉ dạy đó vẫn giữ

nguyên giá trị trong thời đại toàn cầu hoá.

Tư duy, tầm nhìn toàn cầu và sự tinh thông

nghề nghiệp vẫn sẽ là phẩm chất của công

dân toàn cầu.

Thực tế trong bổi cảnh toàn cầu hoá, sự

cạnh tranh nghề nghiệp sẽ diễn ra ngày

càng gay gắt và quyết liệt hơn, đặc biệt

trong lĩnh vực hoạt động báo chí, truyền

thông. Bởi vậy, trách nhiệm xã hội của nhà

báo, trước hết phải được thể hiện ở nhận

thức mới, tư duy mới phản ánh sự am

tường, tinh thông về nghề nghiệp. Có như

vậy nhà báo mới vững vàng về “bút pháp’

khi tác nghiệp.

Hơn nữa, trong điều kiện hiện nay, khi

mà các loại hình báo chí đang có xu hướng

đan xen, lồng ghép vào nhau, thì sự tinh

thông nghề nghiệp không chỉ được thể hiện

ở chỗ, nhà báo phải “giỏi ” về chuyên môn,

nghiệp vụ, năng động, sáng tạo trong việc

“săn” tin, tạo nguồn tin, nuôi tin, phát triển

tin, mà hơn nữa, phải “thuần thục”, “sáng

tạo” thao tác các công cụ truyền thông đa

phương tiện trong hoạt động nghiệp vụ để

xây dựng những tác phẩm báo chí có chất

lượng, giá trị cao đáp ứng nhu cầu phong

phú đa dạng của công chúng thời mở cửa,

hội nhập.

Hai là, nhà báo phải là người nắm vững

pháp luật và gương mẫu tác nghiệp theo

pháp luật.

Công cuộc đổi mới trong 25 qua đã thu

nhiều thành tựu to lớn, trong đó, đặc biệt

quan trọng là đã tạo ra được những tiền đề,

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

148

Page 152: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

điều kiện và môi trường văn hoá chính trị

cho việc giải phóng những tiềm năng sáng

tạo của mỗi người, trong đó có các nhà báo.

Một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ

nghĩa Việt Nam của dân, do dân và vì dân

ngày càng được xác lập, củng cố và tảng

cường; quyền dân chủ của nhân dân ngày

càng được đề cao và phát huy. Thực tế này

cho phép và đòi hỏi rất cao người làm báo

phải nắm vững pháp luật và gương mẫu tác

nghiệp trong khuôn khổ pháp luật.

Thời gian qua đã có những trường hợp

đáng tiếc xảy ra, có trường hợp nhà báo

thành tâm, đam mê với nghề nghiệp, song

đã vướng phải “vòng lao lý”, thậm chí có

nhà báo phải chấm dứt nghề báo mà suốt

đời muốn theo đuổi không phải do năng lực

kém, cũng không phải do phẩm chất đạo

đức kém, mà do chính sự kém hiểu biết về

pháp luật dẫn đến việc vi phạm pháp luật

trong hoạt động nghiệp nghiệp. Đã đến lúc,

cần cảnh báo: nhà báo ngoài phẩm chất

"mắt sáng, lòng trong, tinh thông nghề

nghiệp", cần phải hiểu biết sâu về pháp

luật, trước hết là Luật Báo chí để định

hướng cho hoạt động nghề nghiệp của

minh, tránh mắc phải những sai lầm không

đáng có những “rủi ro” nghề nghiệp.

Ba là, nhà báo phải có bản lĩnh trong

thực hành tôn chỉ, mục tiêu của mỗi tờ báo

và trong xử lý những tình huống có vấn đề.

Trách nhiệm xã hội cũng đòi hỏi nhà báo

phải có bản lĩnh để phân biệt cái gì đúng

để ủng hộ, cái gì sai để chống lại.Bản lĩnh

trong thực hành tôn chỉ mục tiêu của tờ báo

cũng chính là trách nhiệm xã hội của nhà

báo. Đặc biệt, trước những tình huống có

vấn đề hay đấu tranh chống tiêu cực, chống

tham nhũng, các nhà báo (nhất là các nhà

báo thực hiện phóng sự điều tra) thường bị

nhiều áp lực và bị các thế lực chống đối

bằng mọi thủ đoạn “vây ép” từ mọi hướng.

Làm báo thời nay, nhà báo thường phải đối

mặt với sự thật là: ranh giới giữa cái đúng

và cái sai hết sức mong manh, có khi thay

đổi hôm nay là sai nhưng ngày mai lại

đúng hoặc hiện tại là đúng nhưng thời gian

sau lại sai... Nghiệt ngã hơn là, trong quá

trình làm rõ đúng sai, nhà báo thường vấp

phải sự chống trả, sự phản công quyết liệt

từ các thế lực xấu muốn che giấu, bảo vệ

cái sai, cái xấu. Bằng những thủ đoạn xảo

quyệt, tinh vi: gây áp lực “từ bên trên”,

hăm dọa, “khủng bố bằng tin nhắn”, thậm

chí bằng tiền, tài, cho ăn chơi sa đọa để đưa

những nhà báo thiếu bản lĩnh “sập bẫy” với

vô số những tài liệu, chứng cứ, lời lẽ xấu

xa. Trong trường hợp như thế đã không

hiếm những bài báo, những ngòi bút bị “bẻ

cong, lương tâm, đạo đức nhà báo bị hoen

ố... Trước những cái xấu, cái ác, trước

những hiện tượng tiêu cực, mới cần bản

lĩnh và sự dũng cảm đấu tranh của các nhà

báo để góp phần củng cố niềm tin của nhân

dân với Đảng, chính quyền và chế độ. Làm

được như vậy, báo chí mới thật sự là kênh

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

149

Page 153: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

thông tin quan trọng trong quá trình lãnh

đạo, chỉ đạo, quản lý và điều hành của các

cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp.Bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức

nghề nghiệp trong sáng và năng lực nghềnghiệp của nhà báo sẽ quyết định việc giảiquyết mối quan hệ giữa việc cung cấpthông tin nhanh chóng, chính xác với việcbảo đảm đúng định hướng chính trị. Sựnhạy bén chính trị sẽ giúp cho nhà báo pháthiện và nắm bắt được bản chất của vấn đề,tìm kiếm hình thức phản ánh phù hợp vàchọn thời điểm thích hợp để công bố thôngtin bảo đảm hiệu quả nhất mà vẫn giữ vữngổn định chính trị- xã hội, không làm lộ bímật quốc gia, không gây hoang mang trongdư luận.

Muốn đáp ứng được yêu cầu đó, nhàbáo cần phải có năng lực, có bản lĩnh chínhtrị vững vàng và đạo đức nghề nghiệp trongsáng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Cánbộ báo chí cũng là chiến sỹ cách mạng. Câybút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ. Đểlàm tròn nhiệm vụ vẻ vang của mình, cánbộ báo chí cần tu dưỡng đạo đức cáchmạng”(4). Hơn nữa, đã là nhà báo chuyênnghiệp, không bao giờ được quên lời dạycủa Nhà báo Hồ Chí Minh: “Trước khi viếtphải tự đặt câu hỏi: Viết cho ai? Viết để làmgì? Viết thế nào cho phổ thông dễ hiểu,ngắn gọn dễ đọc?”(5).

Đó chính là sự thể hiện rõ ràng nhất, sâusắc nhất trách nhiệm xã hội và nghĩa vụcông dân cao cả của nhà báo.

Bốn là, nhà báo phải là một công dânkiểu mẫu, trung thực, sáng tạo và tinh tếtrong hoạt động tác nghiệp.

Trong xã hội văn minh, nhà báo, cũngnhư mọi công dân, muốn thực hành tốtchức năng của mình, trước hết phải là mộtcông dân tốt. Đó là con người có tinh thầnyêu nước, tự hào dân tộc, phấn đấu vì độclập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có ý chívươn lên đưa đất nước phát triển sánh vaicùng các dân tộc tiến bộ trên thế giới; có ýthức tập thể, đoàn kết, phấn đấu vì lợi íchchung.; có lối sống lành mạnh, nếp sốngvǎn minh, cần kiệm, trung thực, nhânnghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước, quyước của cộng đồng; có ý thức bảo vệ và cảithiện môi trường sinh thái; lao động chǎmchỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật,sáng tạo, nǎng suất cao vì lợi ích của bảnthân, gia đình, tập thể và xã hội...Hơn thếnữa, với một nghề đặc thù, để xây dựngmột tác phẩm báo chí có chất lượng và cógiá trị cao, một công trình khoa học có ýnghĩa, đòi hỏi nhà báo phải là một côngdân kiểu mẫu, trung thực, sáng tạo và tinhtế, khôn khéo trong hoạt động tác nghiệp.Trong hoạt động nghiệp vụ, nhà báo phảigiỏi và thành thạo kỹ năng tác nghiệp từkhâu xác định ý tưởng, đến khâu thu thậpthông tin, xử lý thông tin, xây dựng “kịchbản” cho tác phẩm báo chí và cuối cùng làbồi đắp cho tác phẩm báo chí đạt được cáctiêu chí của một tác phẩm báo chí hay, hấpdẫn, có tính định hướng xã hội. Làm báovừa là khoa học vừa là nghệ thuật. Nhà

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

150

Page 154: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

báo, do đó, cũng cần phẩm chất của nhàkhoa học và hoạt động nghề nghiệp phảiđạt trình độ nghệ thuật. Đương thời, HồChí Minh dạy những người làm công tácdân vận: “Dân vận khéo thì việc gì cũngthành công”. Trong hoạt động tác nghiệp,nhất là khâu tìm tin, để có được tin đáp ứngyêu cầu của tác phẩm báo chí, nhà báocũng phải biết dân vận, phải giỏi về chuyênmôn, nghiệp vụ và phải tinh tế, “khônkhéo” trong hành sử...r

....................(1) ĐCSVN: Văn kiện Đai hội Đảng toàn quốc lần

thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr…

(2) ĐCSVN: Văn kiện Hội nghị Trung ương 5 khóa

XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007, tr.37.

(3) Tổ chức quốc tế các nhà báo (IOJ) được thành

lập ngày 09-6-1946 tại Copenhagen, Đan Mạch.

Nguyên tắc quốc tế của đạo đức nghề làm báo đã được

soạn thảo trong các cuộc họp tư vấn của tổ chức quốc

tế và khu vực các nhà báo chuyên nghiệp từ năm 1978

đến năm 1983 với sự tham dự của Tổ chức quốc tế các

nhà báo (IOJ), Liên đoàn các nhà báo quốc tế (IFJ),

Hiệp hội Công giáo báo chí quốc tế (UCIP), Liên đoàn

các nhà báo châu Mỹ Latinh (FELAP), Liên đoàn báo

chí người lao động châu Mỹ Latinh (FELATRAP), Hiệp

hội các nhà báo châu Phi (UJA), Liên minh các nhà báo

các nước Đông Nam Á (CAJ).

(4),(5) Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.10, Nxb CTQG, Hà

Nội, 2002, tr. 616, 615.

Nguồn: Tạp chí Lý luận chính trị.-2012.- Số 6.- Tr. 3 – 7.

NâNG CAO VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ...(Tiếp theo trang 162)

Công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nayđang đặt ra cho những người làm báo tráchnhiệm to lớn, nặng nề. Để hoàn thành tốtnhiệm vụ của mình, báo chí nước ta phảiphát triển mạnh mẽ hơn nữa về cả lựclượng, trình độ kĩ thuật - công nghệ, quymô, uy tín xã hội. Trước mắt, báo chí nướcta phải nỗ lực cùng đất nước vượt quanhững khó khăn, kịp thời phản ánh sinhđộng tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa,xã hội trong và ngoài nước, góp phần thựchiện thắng lợi đường lối phát triển đất nướccủa Đảng, đưa nước ta phát triển nhanh vàbền vững. Trong giai đoạn phát triển mới,những người làm báo vẫn phải luôn học tậpvà làm theo tấm gương đạo đức Hồ ChíMinh, mà cụ thể là tấm gương và đạo đứcnghề nghiệp của nhà báo vĩ đại Hồ Chí

Minh. Học tập và làm theo tư tưởng củaNgười là phải không ngừng và nỗ lực phấnđấu nâng cao tính tư tưởng, trình độ, tínhchuyên nghiệp trong hoạt động báo chí. Đólà một yêu cầu khách quan của báo chí hiệnđại, đồng thời cũng là bài học sâu sắc từ thựctiễn báo chí nước ta trong thời gian quan

…………….(1) ĐCSVN, Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban

Chấp hành Trung ương khóa X, Nxb CTQG, HN.2007,

tr.35-36.

(2) ĐCSVN, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ X, Nxb CTQG, HN.2006, tr.107.

(3) ĐCSVN, Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban

Chấp hành Trung ương khóa X, Nxb CTQG, HN.2007,

tr.49.

Nguồn: Tạp chí Khoa học chính trị.-2010.- Số 3.- Tr.65-71.

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

151

Page 155: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

Thông tin – truyền thông không tạo

ra những vụ nổ thật trên chiến

trường nhưng những “vụ nổ” nó

tạo ra trong dư luận, trong tâm thức mọi

người hoàn toàn có thể thay đổi cả thế giới.

Ở Việt Nam, từ buổi đầu cách mạng giải

phóng các dân tộc, báo chí đã được lãnh tụ

Nguyễn Ái Quốc và các học trò của Người

sử dụng như một vũ khí sắc bén chống lại

chế độ cai trị thực dân đế quốc.

Trong sự nghiệp xây dựng đất nước, báo

chí – truyền thông cũng là lực lượng đi đầu,

nêu gương cổ vũ cái tốt, đấu tranh bài trừ

cái xấu.

Khi tổ quốc lâm nguy, báo chí – truyền

thông gióng lên hồi chuông cảnh báo, nêu

những tư liệu chứng minh, truyền những

thông điệp kêu gọi và giương cao ngọn cờ

chính nghĩa.

Từ ngày 2-5-2014 đến nay, Biển Đông

lại dậy sóng vì những hành động ngang

ngược của Trung Quốc hạ đặt trái phép

giàn khoan Hải Dương – 981 trên vùng

biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Báo

chí – truyền thông Việt Nam lại một lần

nữa đi tiên phong trong cuộc đấu tranh bảo

vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Tổ

quốc. Chủ đề “Đấu tranh, đẩy đuổi giàn

khoan 981” luôn thường trực trên các trang

nhất báo giấy, trên “top” các báo mạng,

trên “giờ vàng” các kênh truyền hình trong

những ngày qua… Các tầng lớp nhân dân

cũng dõi theo từng diễn biến nhỏ của sự

biến (cả trên biển và đất liền) được báo chí

– truyền thông phản ánh. Câu chuyện Biển

Đông cũng đã được đưa lên nhiều diễn đàn

(cả ảo và thật), thu hút được sự quan tâm

rộng lớn trong xã hội.

Chưa có số thống kê đầy đủ về số lượng

các bài viết, bài nói, trả lời phỏng vấn về

sự gây hấn của Trung Quốc trên các báo,

đài đã phát trong thời gian qua, nhưng có

thể thấy nổi lên những nét lớn sau:

Bám sát diễn biến, kịp thời phản ánh

Yếu tố quan trọng nhất để làm nên chiến

thắng trong lĩnh vực thông tin chính là tốc

độ - sự kịp thời. Trong sự kiện giàn khoan

Hải Dương – 981, các phương tiện truyền

thông đã kịp thời bám sát các diễn biến mới

nhất để đưa thông tin đến với độc - khán –

báo Chí MỘt “binh ChỦng” QuAn tRỌng

tRong sỰ nghiệp bẢo vệ ChỦ QuYền hiện nAY

?TS NGÔ VƯƠNG ANH

Báo Nhân dân

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

152

Page 156: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

thính giả. Để có được điều đó đã có sự

“hợp đồng binh chủng” chặt chẽ và nhịp

nhàng giữa báo chí – truyền thông và các

cơ quan hữu trách (Bộ ngoại giao, Tổng

cục Cảnh sát biển, Tổng cục nghề cá...).

Các phóng viên của nhiều báo, đài trong

nước, phóng viên của người Việt ở nước

ngoài và nhiều phóng viên quốc tế đã được

tạo điều kiện đi theo tàu của các lực lượng

chấp pháp trên biển của Việt Nam để trực

tiếp chứng kiến và phản ánh sự việc.

Những hình ảnh, bài viết sống động từ

chân giàn khoan trái phép đã có sức thuyết

phục công luận về sự ngang ngược của

Trung Quốc. Điều đó cũng đưa ra lời cảnh

báo với những nước láng giềng có quyền

lợi liên quan trực tiếp và cho cả thế giới về

những nguy cơ tiềm ẩn về một lối ứng xử

thô bạo, bất chấp luật pháp quốc tế của

những kẻ vẫn đang lòe bịp thế giới về thiện

chí của mình.

Công bố nhiều tư liệu lịch sử quan trọng

Đây cũng là lĩnh vực được nhiều báo,

đài chú trọng để nêu bật những căn cứ lịch

sử và pháp lý về chủ quyền không thể tranh

cãi của Việt Nam đang bị Trung Quốc cố

tình biến thành “vùng tranh chấp”. Các

báo, đài khi tìm và công bố hệ thống tư liệu

phong phú về chủ quyền biển đảo của Việt

Nam đã chứng minh những sự: Đầu tiên –

Lâu dài – Liên tục – Xác thực và Đúng

công pháp quốc tế trong việc thực thi chủ

quyền của Việt Nam. Đây là những căn cứ

để chúng ta nêu cao chính nghĩa và phản

bác những luận điểm phi lý nhằm “tung

hỏa mù” cho dư luận của những kẻ bồi bút.

Kho tư liệu được các phương tiện thông

tin – truyền thông công bố không chỉ nằm

ở Việt Nam mà còn ở nhiều cơ quan lưu trữ

tại các quốc gia trên thế giới cũng thừa

nhận về nhiều mặt qua thời gian lâu dài của

quốc tế với những vấn đề thuộc chủ quyền

biển đảo Việt Nam. Gần đây nhất (ngày 13-

5, tại Hà Nội) là việc công bố tập Atlas của

nhà địa lý nổi danh Phillipppe Vandermae-

len xuất bản năm 1827 ở Hà Lan càng làm

dày thêm cơ sở lịch sử và pháp lý về chủ

quyền của Việt Nam đối với quần đảo

Hoàng Sa, Trường Sa và cả trên Biển

Đông.

Bình luận kịp thời và sâu sắc

Trong khi sự việc hạ đặt giàn khoan trái

phép còn đang diễn tiến, nhiều báo, đài đã

kịp thời đăng tải ý kiến của các chuyên gia,

những nhà nghiên cứu có tên tuổi và đã có

quá trình theo dõi tình hình địa - chính trị -

kinh tế khu vực Đông Nam Á và Châu Á

lâu năm cả trong và ngoài nước. Nhiều ý

kiến sắc sảo chứng tỏ tầm nhìn và logic

chặt chẽ của những chuyên gia hàng đầu về

Việt Nam trên thế giới đã cho công luận cái

nhìn toàn diện hơn về những biến động gần

nhất ở Biển Đông và mưu đồ lâu dài của

nhà cầm quyền Trung Quốc. Những bình

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

153

Page 157: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

luận này có tính định hướng quan trọng với

dư luận thế giới nói chung và trong nước

nói riêng, góp phần tham khảo cho những

ứng xử ở tầm vĩ mô cũng như với mỗi cá

nhân.

Nêu những thông điệp hòa bình, đoàn

kết, tránh kích động

Trong lúc tình hình đang diễn biến căng

thẳng, đã có những sự kích động, lợi dụng

sự kiện giàn khoan Hải Dương - 981 hạ đặt

trái phép trên vùng biển Việt Nam để gây

rối trên đất liền, chống phá sự nghiệp xây

dựng đất nước trong hòa bình của chúng ta.

Việc thể hiện lòng yêu nước là rất đáng

quý, nhưng những hành động lợi dụng lòng

yêu nước để kích động gây rối là điều cần

nhìn nhận rõ ràng và loại trừ. Các phương

tiện thông tin – truyền thông đã làm tốt

công tác này, góp sức cùng với các cơ quan

thực thi pháp luật ổn định tình hình. Dù

rằng “kẻ thù buộc ta ôm cây súng” như một

lời bài hát cách đây 35 năm nhưng khát

vọng hòa bình, ổn định và phát triển của

nhân dân Việt Nam không hề thay đổi.

Những tiếng nói của nhân dân đồng lòng

với Chính phủ bảo vệ chủ quyền đất nước

đã được các phương tiện thông tin – truyền

thông nêu khá đậm trong thời gian qua

càng làm sáng rõ điều đó.

Qua việc tuyên truyền đa diện, với tần

suất và dung lượng lớn về chủ quyền biển

đảo của Việt Nam, các báo, đài cùng góp

phần đoàn kết dân tộc, tăng sức mạnh để

bảo vệ chủ quyền. Đặc biệt, các báo, đài

của người Việt ở nước ngoài, sau chuyến

đi thực tế trên quần đảo Trường Sa được

Ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài tổ

chức từ ngày 19 đến ngày 27-4-2014, đã có

nhiều bài nhấn mạnh tinh thần đoàn kết,

hòa hợp dân tộc để chung tay bảo vệ Tổ

quốc thiêng liêng.

Nền báo chí, thông tin – truyền thông

không xa rời mục tiêu phục vụ đất nước,

phục vụ nhân dân. Với “ đề tài nóng” hôm

nay là cuộc đấu tranh để bảo vệ vững chắc

chủ quyền biển đảo, báo chí – truyền thông

đang không ngừng góp sức. Con đường

đấu tranh của chúng ta chưa thể kết thúc

mà còn kéo dài do những mưu đồ đen tối

của nhà cầm quyền Trung Quốc. Cuộc đấu

tranh chính nghĩa của chúng ta vẫn đang

tiếp tục và báo chí – truyền thông vẫn cập

nhật tình hình từng giờ. Việc tuyên truyền

nêu cao chính nghĩa của chúng ta đòi hỏi

cả nền báo chí – truyền thông đến từng

phóng viên kiên trì, tỉnh táo và cương

quyết. Những “điểm nhấn” thành công đã

có trong thời gian qua cần được làm đậm

thêm, mở rộng hơnr

Nguồn: Tạp chí Nhịp cầu tri thức.-

2014.- Số 6.- Tr. 4 – 6.

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

154

Page 158: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

Cách đây 85 năm (21/06/1925-

21/06/2010), báo Thanh niên do

Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập đã

ra số đầu tiên, trở thành ngọn cờ tiên

phong, khởi đầu cho lịch sử phát triển hào

hùng và vẻ vang của nền báo chí cách

mạng Việt Nam.

Từ đó cho đến nay, báo chí cách mạng

đã song hành cùng những bước tiến của sự

nghiệp cách mạng, góp phần quan trọng

vào công cuộc đấu tranh giành, giữ và xây

dựng đất nước. Kể từ khi đất nước tiến

hành công cuộc đổi mới toàn diện, xây

dựng nền kinh tế thị trường định hướng

XHCN, mở cửa hội nhập quốc tế, báo chí

cách mạng Việt Nam đã không ngừng lớn

mạnh cả về chất và lượng (hiện cả nước có

706 cơ quan báo chí, gồm 4 loại hình: báo

in, báo hình, báo nói và báo điện tử), đáp

ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thông tin

của nhân dân, giữ vững vai trò là cầu nối

giữa Đảng và nhân dân.

1.Vai trò của báo chí trong xã hội hiện đại

Báo chí là một hiện tượng xã hội đặc

biệt, một biểu trưng của văn hóa. Cùng với

tiến trình lịch sử phát triển của xã hội loài

người, báo chí đã nhanh chóng khẳng định

vai trò to lớn của mình đối với đời sống xã

hội. Sự phát triển ngày càng cao của xã hội

loài người đã kéo theo sự phát triển của báo

chí và ngược lại, báo chí phát triển đã góp

phần thúc đẩy xã hội loài người tiến lên. Vì

vậy, có thể khẳng định, khả năng hưởng thụ

báo chí là một chỉ số quan trọng của xã hội

văn minh.

Trong thời đại ngày nay (toàn cầu hóa

và bùng nổ thông tin), việc xây dựng một

nền báo chí phát triển, đáp ứng nhu cầu của

công chúng, đóng góp xứng đáng vào sự

nghiệp phát triển đất nước là một điều kiện

quan trọng để mỗi quốc gia - dân tộc hội

nhập và phát triển.

Trong xã hội hiện đại, vai trò của báo

chí được biểu hiện:

- Trên lĩnh vực chính trị - tư tưởng: Báo

chí luôn giữ một vai trò hết sức quan trọng,

là lực lượng xung kích trên mặt trận này.

Bất kỳ một lực lượng cầm quyền nào trong

NâNG CAO VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ CÁCH MẠNG

TRONG CôNG CUỘC ĐỔI MỚI

Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

?THS TRầN HÙNG PHI

Học viện Chính trị-Hành chính khu vực II

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

155

Page 159: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

các quốc gia trên thế giới đều sử dụng báo

chí như một công cụ để tuyên truyền, tác

động vào tư tưởng, tình cảm của công

chúng nhằm tạo ra ở họ những nhận thức

mới, những định hướng có giá trị cho cuộc

sống. Vai trò của báo chí trên lĩnh vực

chính trị - tư tưởng là hướng dẫn nhận thức

và hành động cho công chúng. Bên cạnh

đó, báo chí còn là công cụ tham gia quản lí

xã hội, giám sát quần chúng, phản ánh tâm

tư nguyện vọng của quần chúng đối với lực

lượng cầm quyền...

Vì vậy, trong xã hội hiện đại, lực lượng

nào nắm được các phương tiện thông tin

đại chúng thì có thể hướng mọi người đi

theo đường hướng do chính họ đặt ra, có

nghĩa là dùng các phương tiện thông tin đại

chúng để liên tục phát đi những thông điệp

nhằm giáo dục ý thức, tư tưởng, thuyết phục

quần chúng làm theo ý muốn của mình.

- Trên lĩnh vực kinh tế: Xã hội hiện đại

gắn liền với sự phát triển mạnh mẽ của nền

kinh tế thị trường mà ở đó các quan hệ kinh

tế liên tục diễn ra. Trong nền kinh tế thị

trường, thông tin mà có thể là thông tin về

kinh tế chính xác, kịp thời là sức mạnh tạo

nên thắng lợi trong cạnh tranh.

Với khả năng phản ánh rộng khắp, đa

chiều, nhanh chóng, báo chí cung cấp cho

bạn đọc các thông tin kinh tế như: thông tin

thị trường, hàng hóa (bao gồm thông tin giá

cả, sức tiêu thụ, thị hiếu và xu hướng biến

đổi thị hiếu tiêu dùng…); thông tin thị

trường tài chính - tiền tệ (vốn, giá cả, cổ

phiếu, sự vận động của các dòng tài chính);

thị trường lao động, vật tư thiết bị, đặc biệt

là thị trường công nghệ (công nghệ mới, sự

chuyển giao công nghệ)... Báo chí không

chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin

thuần túy mà còn có thể hướng dẫn thị

trường, hướng dẫn việc áp dụng khoa học

- kĩ thuật và công nghệ mới, giới thiệu

những mô hình, điển hình tiên tiến trong

sản xuất kinh doanh, phổ biến những kinh

nghiệm thành công hay thất bại trong quản

lí, kinh doanh và áp dụng công nghệ mới,

tiết kiệm chi phí trong sản xuất…

Như vậy, với hoạt động thông tin kinh

tế đa chiều, nhanh nhạy, báo chí góp phần

tạo nên hiệu quả kinh tế to lớn cho xã hội.

- Trên lĩnh vực văn hóa - xã hội: Vai trò của

báo chí thể hiện trên những mặt cơ bản sau:

+ Báo chí làm giàu, làm đẹp cho vốn

ngôn ngữ, báo chí vừa là nơi giữ gìn vừa là

nơi sáng tạo ra nhiều từ mới, thuật ngữ mới

cả trong cách viết và trong cách thể hiện,

trong việc chuẩn hóa ngôn ngữ nói và viết;

+ Báo chí đăng tải các tác phẩm văn học

nghệ thuật khoa học, âm nhạc và các lĩnh

vực khác;

+ Báo chí góp phần quan trọng trong

việc nâng cao dân trí. Thông qua báo chí,

công chúng có thể tiếp nhận được nhiều tri thức

ở những lĩnh vực khác nhau của nhân loại;

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

156

Page 160: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

+ Báo chí góp phần nâng cao đời sống

văn hóa, giải trí, làm cho mọi người ngày

càng hiểu nhau, xích lại gần nhau hơn, chia

sẻ tâm tư, tình cảm, đồng thời cùng học tập,

tiếp thu được nền văn hóa đa dạng của các

dân tộc trên thế giới;

+ Báo chí có vai trò to lớn đối với việc

hình thành và phát triển lối sống trong xã hội,

bởi vì thông tin trên báo chí có sức tác động

rất mạnh và nhanh, phạm vi tác động rộng.

2. Báo chí cách mạng với công cuộc

đổi mới của đất nước

Sau gần 25 năm thực hiện đường lối đổi

mới toàn diện của Đảng, đất nước ta đã đạt

được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả

các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tốc độ

tăng trưởng kinh tế của nước ta trong thời

gian qua luôn duy trì ở mức độ cao; ngay

cả trong thời kì kinh tế thế giới suy thoái,

nền kinh tế nước ta vẫn tăng trưởng dương.

Đất nước sau gần một phần tư thế kỉ đổi

mới đã có những chuyển biến mạnh mẽ;

đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân

đã được nâng lên rõ rệt; vị thế của đất nước

trên trường quốc tế ngày càng được nâng

cao. Trong tất cả những thành tựu đã đạt

được đó có sự đóng góp không nhỏ của báo

chí cách mạng.

Trong những năm qua, báo chí nước ta

tiếp tục phát huy vai trò to lớn trong việc

tuyên truyền, cổ động, đã bám sát nhiệm

vụ chính trị của Đảng và Nhà nước, tập

trung tuyên truyền nâng cao nhận thức của

các tầng lớp nhân dân về các nghị quyết,

chủ trương, đường lối của Đảng, chính

sách, pháp luật của Nhà nước trong giai

đoạn mới, góp phần phục vụ nhiệm vụ

chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, nâng

cao đời sống tinh thần cho nhân dân.

Các cơ quan báo chí đã kịp thời phản

ánh sâu rộng những thành tựu kinh tế - xã

hội của đất nước, tập trung tuyên truyền về

tình hình sản xuất - kinh doanh, giới thiệu

những điển hình tiên tiến, gương người tốt,

việc tốt. Đồng thời, phản ánh những khó

khăn, vướng mắc mà người sản xuất - kinh

doanh gặp phải do tác động của thời tiết,

giá cả thị trường lên xuống, tác động của

tình hình kinh tế trong và ngoài nước, của

cơ chế, chính sách…; Tuyên truyền, cổ vũ

các hoạt động văn hóa, phong trào xây

dựng đời sống văn hóa mới, định hướng lối

sống mới, phê phán lối sống thực dụng “coi

đồng tiền là trên hết” hay lối sống gấp đang

xuất hiện trong một bộ phận thanh thiếu

niên; góp phần giữ gìn và phát huy truyền

thống dân tộc thông qua việc tuyên truyền,

tổ chức, cổ động cho các phong trào đền ơn

đáp nghĩa, xóa đói giảm nghèo…; Báo chí

góp phần quan trọng trong việc giữ gìn và

phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu

tinh văn hóa nhân loại nhằm làm giàu cho

nền văn hóa Việt Nam.

Báo chí ngày càng tích cực tham gia vào

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

157

Page 161: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

công tác đấu tranh phòng, chống tiêu cực

tham nhũng, lãng phí trong cán bộ, đảng

viên. Trong thời gian qua, báo chí đã đi sâu

tìm hiểu, điều tra, phát hiện, cung cấp

thông tin ban đầu; phối hợp, hỗ trợ các cơ

quan chức năng điều tra, phát hiện tham

nhũng, với tinh thần trung thực, công

tâm… qua đó đã đưa ra ánh sáng nhiều vụ

việc tham nhũng lớn, được nhân dân hết

sức hoan nghênh. Bên cạnh đó, báo chí

cũng đẩy mạnh việc tuyên truyền phòng,

chống các tệ nạn xã hội, tình trạng ô nhiễm

môi trường.

Đặc biệt, các cơ quan báo chí đồng loạt

mở thêm nhiều chuyên trang, chuyên mục,

tăng thời lượng phát sóng, nhằm tuyên

truyền cho cuộc vận động “Học tập và làm

theo tấm gương đạo đức Hồ Cho Minh”,

trong đó có nhiều bài viết nêu bật phẩm

chất đạo đức cách mạng của Bác Hồ, các

tấm gương tiêu biểu về học tập và làm theo

tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã góp

phần nâng cao ý thức của các ngành, các

cấp và người dân trong rèn luyện đạo đức,

lối sống.

Bên cạnh những vấn đề nêu trên, báo chí

nước ta đã góp phần nâng cao chất lượng

thông tin đối ngoại, quảng bá và giới thiệu

đất nước, văn hóa, con người Việt Nam với

bè bạn quốc tế, góp phần nâng cao vị thế

và uy tín của nước ta trên trường quốc tế.

Hoạt động của các cơ quan báo chí đã

có những cải tiến rõ rệt, chất lượng không

ngừng nâng cao, nội dung đảm bảo tính

Đảng, tính đại chúng, đáp ứng được thông

tin, thu hút sự quan tâm của người đọc,

người nghe. Phương tiện kĩ thuật chế bản,

in ấn ngày càng hiện đại; hạ tầng kỹ thuật

phục vụ cho việc truyền dẫn thông tin, khai

thác và thu nhận thông tin được hiện đại

hóa; giao lưu quốc tế được rộng mở tạo

điều kiện cho báo chí nước ta phát triển,

tiếp thu tinh hoa của nền báo chí thế giới.

Có thể nói, trong thời gian qua, báo chí

nước ta “tiếp tục phát triển nhanh về số

lượng, loại hình, ấn phẩm, đội ngũ những

người làm báo và số lượng người đọc; cơ

sở vật chất kĩ thuật, công nghệ, ảnh hưởng

của báo chí được mở rộng…”(1); đã làm

tốt chức năng vừa là cơ quan ngôn luận của

Đảng, Nhà nước vừa là diễn đàn của nhân

dân; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế -

xã hội của đất nước mở rộng giao lưu và

hội nhập quốc tế. Báo chí nước ta đã tham

gia phản ánh nhiều vấn đề có ý nghĩa quan

trọng, những sự kiện nóng bỏng của đất

nước, được đông đảo các tầng lớp nhân dân

quan tâm. Nhiều tác phẩm đã gây xúc động

trong dư luận xã hội, tạo ra những ảnh

hưởng lớn, đề xuất để hoàn thiện cơ chế,

chính sách trong một số lĩnh vực, góp phần

phát hiện và giải quyết những vấn đề bức

xúc, có ý nghĩa trong đời sống xã hội nước

ta. Nhiều cơ quan báo chí đã thực sự đi

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

158

Page 162: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

trước, định hướng tư tưởng, tạo sự đồng

thuận xã hội đối với các chủ trương, chính

sách của Đảng và Nhà nước, xứng đáng là

đội quân tiên phong trên mặt trận tư tưởng;

thể hiện sự nhạy bén, tỉnh táo, trách nhiệm

trước nhiều vấn đề quan trọng của đất

nước. Điều đó chứng tỏ, báo chí là một

kênh thông tin quan trọng trong đời sống

hàng ngày của người dân, món ăn tinh thần

không thể thiếu của nhân dân; báo chí đã

luôn có mặt ở những mũi nhọn của cuộc

sống, thể hiện ý thức trách nhiệm xã hội

cao với sự nghiệp đổi mới đất nước.

Tuy nhiên, bên cạnh ưu điểm nổi bật và

thành tích to lớn nêu trên, hoạt động báo

chí và công tác lãnh đạo, quản lý báo chí

trong những năm qua cũng bộc lộ một số

thiếu sót, khuyết điểm cần nhìn nhận đúng,

rõ để tập trung sức khắc phục:

- Một số cơ quan báo chí có biểu hiện

coi nhẹ chức năng chính trị - tư tưởng, giáo

dục của báo chí cách mạng, xa rời sự lãnh

đạo của Đảng, sự quản lí của Nhà nước;

- Xu hướng thương mại hóa phát triển

dẫn đến xa rời tôn chỉ, mục đích, đối tượng

phục vụ, sa đà khi phản ánh các vụ án, mặt

tiêu cực, mặt trái của xã hội; một số tờ báo

và đài truyền hình quảng cáo quá nhiều đã

gây ra phản cảm đối với người đọc và xem;

tư nhân núp bóng để ra báo, kinh doanh

báo chí ngày càng tăng;

- Chưa coi trọng phát hiện, biểu dương

các nhân tố mới, điển hình tiên tiến, gương

người tốt, việc tốt, cổ vũ phong trào thi đua

yêu nước;

- Các cơ quan báo chí quan trọng của

Đảng, Nhà nước chậm đổi mới, nội dung

và hình thức chưa hấp dẫn, chất lượng và

hiệu quả tuyên truyền không cao, chưa đủ

sức chi phối, làm chủ thông tin và định

hướng được dư luận xã hội;

- Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các

cơ quan báo chí trong thông tin đối với

những vấn đề nhạy cảm, bức thiết;

- Chưa tham gia có hiệu quả vào việc

xây dựng chủ trương, chính sách, pháp luật

của Đảng và Nhà nước;

- Công tác giáo dục, bồi dưỡng chính trị,

nghiệp vụ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp

cho đội ngũ những người làm báo chưa được

tiến hành thường xuyên và hiệu quả.

3. Nâng cao vai trò của báo chí cách

mạng trong công cuộc đổi mới của nước

ta hiện nay

Trong điều kiện tình hình trong nước và

quốc tế hiện nay diễn biến mau lẹ, thời cơ

và thách thức, thuận lợi và khó khăn đan

xen, vai trò của báo chí đối với xã hội càng

trở nên quan trọng hơn, trách nhiệm của

báo chí đối với đất nước, với nhân dân

càng nặng nề hơn. Báo chí không chỉ là cầu

nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân mà

còn phải phản ánh kịp thời, phân tích, đánh

giá đúng mức tình hình phát triển kinh tế,

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

159

Page 163: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

chính trị, xã hội, góp phần nâng cao nhận

thức của nhân dân và định hướng dư luận

xã hội về các sự kiện, vấn đề thời sự trong

nước và trên thế giới. Báo chí không chỉ

phục vụ nhu cầu thông tin, góp phần nâng

cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và các

tầng lớp nhân dân trong nước mà còn phải

trở thành nhịp cầu thông tin, văn hóa, góp

phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau cũng

như tinh thần hữu nghị giữa nhân dân ta và

các dân tộc trên thế giới.

Sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh CNH,

HĐH của nước ta được tiến hành trong

điều kiện tồn tại nhiều hình thức sở hữu,

nhiều thành phần kinh tế, vận hành theo cơ

chế thị trường định hướng XHCN. Do vậy,

nhu cầu của các đối tượng trong xã hội về

tiếp nhận thông tin và cung cấp thông tin

ngày càng cao và đa dạng. Xu hướng hội

tụ thông tin ngày càng diễn ra mạnh mẽ là

yếu tố tích cực tác động đến sự phát triển

thông tin ở nước ta. Thông tin trên báo chí

ngày càng khẳng định là nhu cầu thiết yếu

trong đời sống xã hội, chi phối sâu sắc toàn

diện mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng

đã chỉ rõ: “Tạo điều kiện cho các lĩnh vực

xuất bản, thông tin đại chúng phát triển,

nâng cao chất lượng tư tưởng và văn hóa,

vươn lên hiện đại về mô hình, cơ cấu tổ

chức và cơ sở vật chất kỹ thuật; đồng thời

xây dựng cơ chế quản lý phù hợp, chủ

động, khoa học” (2).

Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành

Trung ương Đảng khóa X đã xác định

nhiệm vụ chủ yếu của báo chí như sau:

“Báo chí phải nắm vững và tuyên truyền

sâu rộng, kịp thời, có hiệu quả đường lối,

chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật

của Nhà nước, bám sát nhiệm vụ công tác

tư tưởng, tích cực tuyên truyền, cổ vũ thành

tựu của công cuộc đổi mới. Coi trọng đúng

mức việc phát hiện, biểu dương các nhân

tố mới, điển hình tiên tiến; tích cực đấu

tranh, góp phần ngăn chặn và từng bước

đẩy lùi tham nhũng, lãng phí, quan liêu, các

tiêu cực và tệ nạn xã hội; phản bác có hiệu

quả những thông tin, quan điểm sai trái,

phản động, thù địch, bảo vệ vững chắc trận

địa tư tưởng của Đảng; tiếp tục phát huy

tiềm lực và ưu điểm, khắc phục các yếu

kém, khuyết điểm, nâng cao chất lượng tư

tưởng, tính hấp dẫn, mở rộng đối tượng độc

giả, vươn lên hiện đại về mô hình tổ chức

hoạt động, về cơ sở vật chất, kỹ thuật và

công nghệ” (3).

Có thể nói, vai trò của báo chí đối với

sự phát triển xã hội đã được khẳng định.

Trong công cuộc đổi mới hiện nay ở nước

ta, bên cạnh việc quán triệt và làm tốt các

vấn đề nêu trên, báo chí nước ta trong thời

gian tới cần chú trọng đến hai nhiệm vụ

chưa thật sự được phát huy đầy đủ, đó là:

- Nâng cao vai trò phản biện xã hội của

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

160

Page 164: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

báo chí

Thời gian qua, báo chí nước ta đã và

đang từng bước phát huy vai trò phản biện

xã hội, tổ chức và điều hành tốt những diễn

đàn và nhịp cầu phản biện. Bằng cách nêu

“gợi ý” về một vấn đề kinh tế - xã hội nào

đấy, nhiều tờ báo đã tạo được diễn đàn

công khai, rộng rãi, thu hút được nhiều ý

kiến bàn luận của đông đảo các tầng lớp xã

hội. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, mức độ

tham gia và hiệu quả đạt được vẫn còn hạn

chế. Vì vậy, nâng cao vai trò phản biện xã

hội của báo chí là một trong những yêu cầu

cơ bản để nâng cao vai trò của báo chí đối

với công cuộc đổi mới ở nước ta.

Báo chí là một trong những phương tiện,

công cụ quan trọng để đưa những chủ

trương, chính sách của Đảng, Nhà nước

đến với các giai tầng xã hội, cổ vũ, động

viên, góp phần làm cho chủ trương, chính

sách đi vào cuộc sống, thành những phong

trào hành động cách mạng sôi động. Đồng

thời, chính từ thực tiễn cuộc sống, báo chí

đã kịp thời cho ra những khiếm khuyết, tồn

tại của các quyết sách đã ban hành; đề xuất,

kiến nghị với Đảng và Nhà nước cần sửa

đổi, bổ sung để đáp ứng nhu cầu cuộc sống,

nguyện vọng của nhân dân. Thông qua báo

chí, nhân dân có thể đề đạt những tâm tư,

nguyện vọng của mình với Đảng và Nhà

nước. Tất cả đã giúp cho Đảng và Nhà

nước ta, các cơ quan chuyên môn, các nhà

quản lý có sự điều chỉnh kịp thời, hợp lý

trong việc hoạch định chính sách, triển khai

các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của

đất nước.

Để báo chí làm tốt vai trò phản biện xã

hội thì Đảng và Nhà nước cần tạo ra cơ chế

cho báo chí tham gia thật sự sâu rộng vào

quá trình hoạch định chủ trương, đường lối,

xây dựng chính sách, pháp luật; cần có cơ

chế cung cấp thông tin chính xác, kịp thời

cho các cơ quan báo chí. Đồng thời, báo

chí một mặt phải bám sát cơ sở, gần dân để

nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của quần

chúng nhân dân, mặt khác, cần tạo ra

những diễn đàn trao đổi, phản ánh đầy đủ

các hoạt động của đời sống xã hội; báo chí

cũng phải thể hiện chính kiến của mình

trên tất cả các lĩnh vực. Nghĩa là báo chí

cần đẩy mạnh đổi mới, nâng cao chất lượng

để thực sự trở thành chiếc cầu nối hữu hiệu

giữa Đảng, Nhà nước với quần chúng nhân

dân, là diễn đàn quan trọng, tập hợp mọi

lực lượng trong xã hội trao đổi thông tin.

Bên cạnh đó, báo chí cũng phải coi trọng

việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ những

người làm báo. Công tác này phải được

tiến hành một cách bài bản, có hệ thống và

chính trị tư tưởng, kinh tế, văn hóa - xã hội,

chuyên môn nghiệp vụ, coi đây là đòi hỏi

bắt buộc đối với mỗi nhà báo. Chỉ có làm

như vậy mới tạo ra được đội ngũ những

người làm báo có nhân sinh quan, thế giới

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

161

Page 165: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

quan một cách khoa học, biện chứng, tư

duy phân tích và đánh giá vấn đề nhanh

nhạy, sâu sắc. Nhà báo không am hiểu

đường lối chủ trương, chính sách của Đảng

và Nhà nước cặn kẽ, có kiến thức sâu rộng

về các lĩnh vực của đời sống xã hội thì nhất

định báo chí sẽ không làm tốt vai trò phản

biện xã hội.

- Nâng cao vai trò của báo chí trong

phòng, chống tham nhũng, lãng phí

Điếu 86 Luật Phòng, chống tham nhũng

quy định: Nhà nước khuyến khích cơ quan

báo chí, phóng viên đưa tin phản ánh về vụ

việc tham nhũng và hoạt động phòng,

chống tham nhũng; cơ quan báo chí có

trách nhiệm biểu dương tinh thần và những

việc làm tích cực trong công tác phòng,

chống tham nhũng; lên án, đấu tranh với

những người có hành vi tham nhũng; tham

gia tuyên truyền, phổ biến pháp luật về

phòng chống tham nhũng, cơ quan báo chí,

phóng viên có quyền yêu cầu cơ quan, tổ

chức, cá nhân có thẩm quyền cung cấp

thông tin, tài liệu liên quan đến hành vi

tham nhũng; cơ quan báo chí, phóng viên

phải đưa tin trung thực, khách quan.

Một trong những giải pháp quan trọng

để phòng ngừa tham nhũng, đó là công

khai, minh bạch. Có thể nói, hơn lúc nào

hết báo chí có lợi thế trong giải pháp này.

Càng công khai, càng minh bạch thì càng

khó tham nhũng. Mọi hoạt động đều bị

kiểm soát, trong đó có sự giám sát của công

chúng, của giới truyền thông, thì ít bị lợi

dụng, lạm dụng để vụ lợi. Về khía cạnh

phẩm chất, đạo đức thì hành vi vụ lợi phải

bị mọi người lên án, phê phán, tẩy chay,

ghét bỏ. Làm được điều này chắc chắn

tham nhũng sẽ ít đi. Báo chí đã, đang và

cần tăng cường phát huy lợi thế của mình

để góp phần loại trừ tham nhũng.

Báo chí là một trong những kênh thông

tin quan trọng trong công tác phòng, chống

tham nhũng, là công cụ hữu hiệu trong việc

thúc đẩy hoạt động xem xét, xử lý hành vi

tham nhũng nhanh nhạy, chính xác, khách

quan và đúng pháp luật, là phương tiện góp

phần bảo đảm hiệu quả trong hoạt động

phòng ngừa tham nhũng. Trên thực tế, báo

chí đã phát hiện nhiều vụ việc có dấu hiệu

tham nhũng. Với những tài liệu, hồ sơ mà

các phóng viên thu thập được, với những

bình luận sắc sảo của những cây viết

chuyên nghiệp thì các cơ quan có thẩm

quyền thường vào cuộc nhanh hơn và sớm

đưa ra kết luận. Ngoài ra, thông qua việc

cung cấp thông tin sớm, báo chí đã góp

phần thúc đẩy hoàn thiện cơ chế quản lý,

chấn chỉnh sai phạm, tăng cường hiệu lực,

hiệu quả quản lý nhà nước.

Vì vậy, để làm tốt nhiệm vụ này báo chí

phải được tiếp cận thông tin nhanh và

chính xác cần có sự hỗ trợ của các cơ quan

có thẩm quyền nhằm tiếp cận thông tin và

xử lí thông tin khó đưa lên trang báo.

(Xem tiếp trang 151)

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

162

Page 166: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

Dân chủ được Đảng ta xác định

vừa là động lực, vừa là mục tiêu

của công cuộc xây dựng chủ

nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay. Thực hiện

đầy đủ những nội dung của dân chủ XHCN

vừa thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ ta,

vừa phát huy được trí tuệ, sức sáng tạo của

đông đảo quần chúng vào sự nghiệp cách

mạng vĩ đai của dân tộc. Trong đó, nền báo

chí cách mang mà Chủ tịch Hồ Chí Minh

sáng lập có vai trò đặc biệt quan trọng

trong tiến trình dân chủ hoá đời sống xã hội

ở nước ta hiện nay.

Có thể nói, báo chí là phương tiện góp

phần vào việc thực hiện dân chủ nên nó trở

thành yếu tố không thể thiếu và ngày càng

có vai trò quan trọng trong xã hội hiện đại.

Không chỉ ở Việt Nam mà tất cả các nước

khác nói chung, thì báo chí đều góp phần

vào cuộc đâu tranh đòi quyền dân chủ cho

nhân dân, là trường học đào luyện khả

năng làm chủ xã hội của nhân dân. Ở Việt

Nam, báo chí chính là công cụ quan trọng

của Đảng và Nhà nước ta, là phương tiện,

diễn đàn của nhân dân trong việc thực hiện

nền dân chủ XHCN.

1. Vai trò của báo chí với việc thựchiện dân chủ ở nước ta hiện nay

Những quyền của người dân được quy

định trong Hiến pháp, pháp luật chỉ trở

thành hiện thực khi có những điều kiện

nhất định. Báo chí góp phần vào việc chuẩn

bị những điều kiện cần thiết để biến quyền

về pháp lý trở thành hiện thực. Về mặt lý

luân, báo chí đóng vai trò quan trọng trong

xây dựng nền dân chủ XHCN ở nước ta

trên những khía cạnh chính sau:

Thứ nhất, báo chí thông tin nhanh, đa

dạng cho các tổ chức cá nhân và xã hội các

định hướng của Đảng về dân chủ hóa; các

chính sách, pháp luật của Nhà nước về

quyền và nghĩa vụ thực hiện dân chủ của

nhân dân. Qua đó, người dân biết được

những gì mình được làm và không được

làm, được biết và không được biết… Để

người dân không chỉ là người chủ của xã

hội về măt pháp lý mà còn là người làm

chủ trên thực tế thì trước tiên họ phải hiểu

biết một cách sâu sắc những quyền của

mình. Do đó, báo chí có nhiệm vụ giải

thích cho người dân hiểu họ chính là chủ

nhân thực sự của đất nước này, chế độ này;

BAO CHI VƠI VIÊC THƯC HIÊN DâN CHU

Ơ VIÊT NAM HIÊN NAY

?THS HÀ THI THUỳ DƯƠNG

Hoc viện Chính tri - Hành chính khu vực IV

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

163

Page 167: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

cổ vũ, khích lệ tinh thần trách nhiệm, thái

độ tích cực cua họ trong việc thực hiện

quyền làm chủ của mình. Có thể nói, sự

thiếu hiểu biết cơ bản về quyền của người

dân hay hiểu biết những thờ ơ không muốn

tham gia đều dân đến việc người dân không

trở thành người chủ thực sự của đất nước

trên thực tế. Đồng thời, báo chí góp phần

giải thích, làm rõ nền dân chủ mà chúng ta

đang xây dựng là nền dân chủ XHCN, nền

dân chủ vì đại đa số nhân dân dựa trên sự

tôn trọng kỷ cương, trật tự; tích cực phê

phán những quan điểm sai trái, chống

những luận điệu thù địch về dân chủ.

Thứ hai, Lênin đã từng nói, những

người mù chữ đứng ngoài chính trị. Khi

dân trí thấp thì người dân không có nhu cầu

và năng lực để làm chủ đất nước, xã hội.

Chính vì lẽ đó, bọn thực dân, đê quốc khi

xâm chiếm đất nước ta luôn thực hiện

chính sách ngu dân. Nâng cao trình độ dân

trí chính là một trong những điều kiện thiết

yếu, điều kiện cần đê nhân dân thực hiện

được quyền làm chủ của mình. Thông qua

việc đáp ứng nhu cầu, hiểu biết đa dạng của

các tâng lớp nhân dân trên các lĩnh vực

chính trị, kinh tế, khoa học công nghệ, văn

hóa, xã hội..., báo chí góp phần nâng cao

trình độ dân trí nói chung.

Thứ ba, báo chí đảm bảo quyền được

cung cấp thông tin của nhân dân. Chỉ trên

cơ sở nắm vững thông tin thì người dân

mới có thể thực hiện quyền làm chu của

mình. Thông tin chính là một trong những

điều kiện cần thiết cho viêc biến địa vị làm

chủ pháp lý của người dân trở thành người

làm chu thực sự. Chăng hạn, nếu người dân

không có thông tin một cách cặn kẽ, sâu

rộng về người được bầu cử thì họ sẽ không

thể chọn đúng người đại diện quyền lực

cho mình. Hoặc người dân có quyền tham

gia xây dựng, đóng góp ý kiến cho đường

lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà

nước nhưng lại không hiểu biết về những

đường lối, chính sách đó thì khó có thể

đóng góp, bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện

những chính sách, pháp luật đó.

Thứ tư, báo chí không chỉ là công cụ

thực hiện sự lãnh đạo của Đảng, mà còn là

phương tiện để quần chúng thực hiện

quyền làm chủ của mình, thực hiện khâu

hiệu “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm

tra” thông qua báo chí. Bằng sức mạnh dư

luận mạnh mẽ của báo chí, người dân buộc

các nhà lãnh đao, quản lý phải sớm thay

đổi những chính sách, chủ trương, hay

những dự thảo, đề án chủ trương, chính

sách không phù hợp với lợi ích của nhân

dân và đất nước. Đồng thời, báo chí là

phương tiện, là điều kiện để nhân dân đóng

góp tài năng, trí tuệ của mình đối với sự

phát triển đất nước, như tham gia xây dựng

đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng.

Báo chí cũng tạo điều kiện để nhân dân

thực hiện quyền giám sát, kiểm soát đối với

hoạt động cua các cơ quan Đảng, Nhà

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

164

Page 168: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

nước, đoàn thể và toàn xã hội, góp phần

đăc lực vào cuộc đấu tranh chống tham

nhũng và tệ nạn xã hôi, góp phần làm trong

sạch Đang và bộ máy công quyền, khôi

phục lòng tin của nhân dân đối với Đảng

và chế độ XHCN. Sự giám sát của nhân

dân qua báo chí là sự giám sát bằng dư luận

xã hội, là một sự răn đe, cảnh tỉnh đôi với

các cơ quan nhà nước, cán bộ công chức

phải thực hiện nghiêm phận sự và chức

trách của mình. Bởi lẽ, những sai phạm của

họ nếu bị báo chí phanh phui sẽ là một

“hình phạt” đối với danh dự, uy tín của bản

thân và tổ chức.

Thứ năm, báo chí thông qua việc nêu

những tâm gương người tốt, việc tốt, giới

thiệu những kinh nghiệm tốt của cơ sở

trong việc vừa đảm bảo quyền làm chủ của

nhân dân, vừa giữ vững được kỷ cương xã

hội, sẽ góp phần nhân rộng ra trong quần

chúng nhân dân. Đồng thời, báo chí tích

cực tham gia đấu tranh chống những biểu

hiện tiêu cực, những biểu hiện dân chủ

hình thức, những hành vi ức hiếp, vi phạm

quyền làm chu của nhân dân để ngăn chặn,

đẩy lùi những hành vi gây cản trở cho việc

thực hiên dân chủ. Không chỉ vây, báo chí

còn phê phán những hành động lợi dụng

dân chủ để chống phá cách mạng, chống

phá Đảng và Nhà nước, răn đe những kẻ

muốn núp dưới chiêu bài dân chủ đê thực

hiện những ý đồ xấu. Thông qua việc nêu

gương tốt và xấu trong việc thực hiện dân

chủ, báo chí đã góp phần nhân rộng những

gương tốt và hạn chế, ngăn chặn những

gương xấu, qua đó thúc đẩy việc thực hiện

dân chủ ở nước ta.

Thứ sáu, báo chí còn có trách nhiệm tiếp

nhận, điều tra, trả lời các đơn thư khiếu nại,

tố cáo của công dân, theo dõi và giải quyết

đơn thư. Báo chí bằng sức mạnh của mình

đưa những khiếu nại, tô cáo của người dân

đến được với các cơ quan có thẩm quyền

với yêu cầu phải giải quyết những khiếu

nại, tố cáo đó một cách nhanh chóng,

nghiêm túc, công bằng… Qua đó, báo chí

trở thành một lực lượng quan trọng trong

việc bảo vệ quyền lợi của người dân, ngăn

chặn những hành vi xâm phạm lợi ích của

nhân dân.

Trên thưc tê, những kết quả đạt được của

quá trình dân chủ hoá đời sống xã hội ở

nước ta trong thời gian qua có sự tham gia

đắc lực của các cơ quan báo chí. Vai trò của

báo chí trong việc thực hiện dân chủ ở

nước ta thời gian qua thể hiện ở những nét

chính sau:

Nội dung thông tin của báo chí ngày

càng phong phú, đa dạng, nhiều chiều và

hấp dân, bước đầu đáp ứng được nhu cầu

thông tin của đại đa số nhân dân. Thông tin

trên báo chí không chỉ chủ yếu là thông tin

chính trị như trước đây mà bao gồm tất cả

các thông tin từ tình hình chính trị đến kinh

tế, khoa học – công nghệ, văn nghệ, môi

trường… Qua đó, báo chí không chỉ đáp

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

165

Page 169: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

ứng nhu cầu văn hoá, tri thức rất đa dạng

của quân chúng, góp phần nâng cao tri

thức, trình độ của quần chúng nhân dân mà

còn đáp ứng ngày càng tốt hơn quyền được

thông tin của nhân dân. Như vậy, báo chí

đã tích cực tham gia chuẩn bị những điều

kiện cần thiết để người dân thực hiên

quyền dân chủ của mình.

Đặc biêt, báo chí đã nêu được tiếng nói

của đông đảo quân chúng nhân dân lao

động về các vấn đề xây dựng đất nước, xây

dựng Đảng, quản lý xã hội. Nhiều thông

tin, kiến nghị của báo chí giúp Đảng, Nhà

nước bổ sung, hoàn thiện các chủ trương,

chính sách quan trọng và kịp thời uốn năn

những sai sót, lệch lạc trong quá trình thực

hiện chủ trương, chính sách đó.

Báo chí đã tích cực giám sát và theo dõi

việc giải quyết đơn thư khiếu nại của các

cơ quan chức năng có thẩm quyền. Báo chí

đã tạo áp lực công luận buộc các cơ quan

phải giải quyết nhanh chóng, nghiêm túc

theo pháp luật những đơn thư, khiếu nại đó

của công dân. Theo số liệu thống kê, 82,9%

người được hỏi khẳng định báo chí và

truyền thông có khả năng tác động vào các

việc giải quyết khiếu nại, tranh chấp. Hơn

90% cho rằng báo chí và truyền thông có

vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ

quyền lợi người dân.

Không ít nhà báo đã có công phát hiện,

kiên trì, dũng cảm đâu tranh chống các hiện

tượng tiêu cực, quan liêu, tham nhũng,

buôn lậu lãng phí; tình trạng suy thoái đao

đức lối sống trong xã hội và các tệ nạn xã

hội nhức nhối khác. Qua đó, báo chí đã thể

hiện tốt hơn vai trò phương tiện quan trọng

đê nhân dân giám sát, kiểm soát quyền lực

nhà nước.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu rất

đáng kể của báo chí trong việc góp phần

vào tiến trình dân chủ hoá đời sống xã hội

nước ta thời gian vừa qua thì báo chí cũng

còn những hạn chế gây cản trở cho việc

thực hiện dân chủ ở nước ta, cụ thể là:

Báo chí chưa thực sự đảm bảo đầy đủ

quyền được thông tin của công dân. Có

những vụ việc báo chí thông tin thiếu chính

xác, thiếu khách quan, gây nhiễu thông tin,

vi phạm đạo đức nghề nghiệp, đưa tin sai

không cải chính hoặc cải chính chiếu lệ

làm ảnh hưởng tới uy tín đội ngũ làm báo.

Một số báo đài chỉ nhấn mạnh một chiều

quyền thông tin báo chí mà chưa đề cao

trách nhiêm của báo chí trong thông tin và

tác hại của thông tin sai sự thật. Khi có sai

sót, khuyết điểm của thông tin thường chưa

nghiêm túc tự phê bình và phê bình, còn có

biểu hiện cửa quyền, coi thường dư luận.

Theo báo cáo của Cục Báo chí Việt Nam,

trong năm 2009. Cục Báo chí đã tiếp nhận

và xử lý 293 đơn thư khiếu nai, tố cáo liên

quan đên 132 vụ việc được đăng, phát trên

các cơ quan báo chí, trong đó có nhiều đơn

khiếu nại về nội dung thông tin sai sự thật,

xuyên tac, vu khống hoặc xúc phạm đến

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

166

Page 170: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

danh dư, nhân phẩm của cá nhân, tổ chức.

Báo chí là trường học, là diên đàn để

nhân dân thực hiện quyền làm chủ của

mình. Tuy nhiên, ý thức trách nhiệm làm

chủ của người dân vẫn chưa cao. Điều này

có nhiều nguyên nhân trong đó có một

phần thuộc về các cơ quan báo chí. Chẳng

hạn, trong những đợt bầu cử Hội đồng

nhân dân và Quốc hội, báo chí cổ động,

tuyên truyền khá rầm rộ nhưng tình trạng

nông dân đi bầu thay còn khá phổ biến.

Bên cạnh đó, vẫn có những tờ báo vì lợi

nhuận chạy theo thị hiếu tầm thường của

công chúng, không chú ý đúng mức đến

các lĩnh vực chính trị, xã hôi…, do đó cũng

không làm tốt vai trò là phương tiện để nhân

dân thực hiện quyền làm chủ của mình.

Về việc chống tiêu cực của báo chí thì

bên cạnh những thành tựu kể trên, báo chí

có lúc còn có những biểu hiện quá sa đà,

quá chú trọng vào việc nêu những vụ việc

tiêu cực một cách tràn lan, thiếu trọng điểm

mà chưa đảm bảo điều tra kỹ lưỡng, chính

xác. Vì vậy, nhiều tờ báo cùng đăng về một

vụ việc nhưng thông tin lại khác nhau, có

khi ngược chiều nhau, thậm chí, nêu những

vụ việc tiêu cực lại làm lộ thông tin quốc

gia. Sự quá chú trọng việc phản ánh các

biểu hiện thiếu dân chủ hoăc dân chủ hình

thức của các cơ quan chức năng và không

chú ý đúng mức đên việc nêu gương tốt vê

những cá nhân, tổ thức thực hiện nghiêm

túc quy đinh về dân chủ dê tạo cảm giác

xã hội ta dường như mất dân chu. Từ đó,

báo chí dê khiến người dân suy giảm ý chí,

tinh thân làm chủ của họ.

2. Một số phương hướng để báo chíphát huy tôt hơn vai trò của mình trongviệc thực hiện dân chủ ở nước ta hiện nay

Để báo chí tham gia đắc lực và có hiệu

quả vào việc thực hiện dân chủ, góp phân

quan trọng vào sự nghiệp xây dựng nền

dân chủ XHCN ở nước ta thì báo chí cân

chú ý thực hiện tốt những vấn đề sau:

Thứ nhât, báo chí phải thực hiện nghiêm

túc quyền thông tin của nhân dân. Nhà báo

phải khách quan, trung thực, tôn trọng sự

thật. Mọi thông tin đưa ra công luận phải

phản ánh đúng bản chất, sự thật khách quan

gắn với bối cảnh xã hội của nó, tuyệt đối

không xuyên tạc, cường điệu sự việc, sự

kiện. Nhà báo có trách nhiệm cung cấp cho

công chúng hình ảnh chân thật, đúng bản

chất và quá trình của sự kiện, tình huống

được thông tin. Báo chí phải thực hiện

trách nhiệm trả lời và cải chính trên báo chí

như là một nguyên tắc cấu thành tự do dân

chủ báo chí. Nhà báo có quyền kiên trì

quan điểm và thông tin đúng đăn của mình

nhưng phải tôn trọng quyền được trả lời và

quyền được cải chính của công dân theo

đúng pháp luật. Ngày 31.3.1992, Ban Bí

thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 08 –

CT/TW về phương hướng hoạt động của

báo chí, đó là phát triển sự nghiệp thông

tin, báo chí xuất bản theo hướng nâng cao

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

167

Page 171: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

chất lượng, đáp ứng nhu cầu thông tin và

nâng cao kiến thức mọi mặt cho nhân dân.

Thông tin trên báo chi phải đa dạng, nhiều

chiều, phong phú, cả về nội dung cũng như

hình thức thông tin; nói, viết, truyền hình

sao cho đúng, hay, đẹp.

Thứ hai, báo chí phải trở thành phương

tiện để các tầng lớp nhân dân, nhât la người

lao động thực hiện quyền va năng lực làm

chủ đất nước. Báo chí cần phải làm tốt hơn

nữa chức năng là diên đàn để nhân dân bày

tỏ ý chí và nguyện vong, phát biểu ý kiến

góp phần giai quyết những vấn đê đặt ra

cho đất nước, hình thành dư luận xa hội

lành mạnh, tạo ra sự nhất trí cao trong suy

nghĩ và hành động của toàn xã hội. Đồng

thời, báo chí cung cân quan tâm hơn nữa

đến viêc thu hút trí tuệ, tài năng của các

tầng lớp nhân dân, có đồng bào trong nước

hoặc định cư ở nước ngoai, thông qua báo

chí mà đóng góp vào sự nghiệp cua đất

nước. Nâng cao tính nhân dân cua báo chí

- tức là tăng cường quyền kiểm tra, giam

sat của nguời dân đối với hoạt động của cơ

quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể và toàn xã

hội, góp phần đắc lực vào cuộc đâu tranh

chống quan liêu, tham nhung, lãng phí và

các tệ nan xã hội khác. Muốn vậy, cách

tuyên truyền của báo chi phải thực sự có

chiều sâu để khích lệ tinh thần làm chủ cua

người dân để người dân hăng hái thực hiện

quyền làm chủ cua mình qua báo chi. Cung

vơi đo, cac cơ quan báo chi phải đặc biệt

quan tâm mở rộng diên đàn của nhân dân,

đăng tai những ý kiến của nhân dân, có

những chuyên trang, chuyên mục về mọi

lĩnh vực của xã hội để người dân đóng góp

ý kiến, thực hiện việc giám sát đối vơi hoạt

động của các cơ quan nhà nước và cán bộ

công chức.

Thứ ba, các cơ quan báo chí cũng đăc

biệt chú ý đến viêc tiêp nhân, điều tra, tra

lơi các đơn thư, khiếu nai, tô cao của công

dân, theo doi va giai quyêt đơn thư. Đây là

công việc đòi hỏi sự cố găng rất nhiều, cả

về thời gian, công sức và nhât la trach

nhiêm, bản linh, lương tâm của các cơ quan

báo chí. Nếu không có y thức trách nhiệm,

cơ quan bao chi rât dê buông trôi những sự

việc bưc xúc. Măt khac, nếu không nắm

vững pháp luật, chính sách, không tinh

thông nghiệp vụ, nhà báo co thể phạm sai

lâm, thậm chí măc mưu của những phần tử

xấu, bât mãn, lợi dụng dân chủ để gây rôi.

Xây dựng nền dân chu XHCN hiện nay

quả là một công việc vô cùng khó khăn

phức tạp. Báo chi với vai trò công cụ,

phương tiện và là trường học dân chu cho

ca người dân và những nhà lãnh đạo cần

tích cực hơn nữa để làm tốt nhiệm vụ đór

Nguồn: Tạp chí Lý luận chính trị &

Truyền thông.- 2012.- Số tháng 5.- Tr.35

– 38.

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

168

Page 172: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

1. Thực trạng vê trẻ em và quyên trẻ

em ở Việt NamVới những thành tựu của hơn 20 năm

đôi mới, kinh tê – xã hội nước ta đã có

những phát triên tích cực, đời sông người

dân đã được cải thiện đáng kê; năm 2010,

Việt Nam bước vào hàng ngũ các nước có

thu nhập trung bình. Cùng với sự phát triên

vê kinh tê – xã hội, với đường lôi của Đảng

coi con người vừa là mục tiêu vừa là động

lực phát triên, coi trọng vân đê bảo vệ và

chăm sóc trẻ em, các quyên cơ bản của trẻ

em Việt Nam đã được quan tâm thực hiện

tôt hơn.

Việc thực hiện Quyêt định sô

23/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính

Phủ vê việc phê duyêt Chương trình hành

động quôc gia vì trẻ em Việt Nam giai đoan

2001 – 2010 đã đạt được những kêt quả

đáng khích lệ, các mục tiêu vê y tê, giáo

dục cơ bản đêu đạt so với mục tiêu đê ra.

Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em

đã phát huy tác dụng, tạo cơ sở pháp lý

cũng như góp phần nâng cao đời sống vật

chất và tinh thần của trẻ em. Việc thành lập

Cục, các chi cục Bảo vệ và Chăm sóc trẻ

em cũng như có cán bộ phụ trách công tác

bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở cấp huyện, xã đã

thể hiện rõ chủ trương của Đảng và Nhà nước

ta trong chiến lược phát triển con người.

Ngày 31.5.2012, Việt Nam đã bảo vệ

thành công Báo cáo thực hiện Công ước

của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em giai

đoạn 2007-2011 tại Uy ban Quyền trẻ em

Liên hợp quốc. Uy ban của Liên hợp quốc

đã đánh giá: hệ thống pháp luật Việt Nam

đến nay đã tương đối đầy đủ và toàn diện,

phù hợp với các nguyên tắc và quy định

của Công ước; Nhà nước đã ban hành

nhiều văn bản quy phạm pháp luật, phê

duyệt nhiều chiến lược, chương trình, dự

án liên quan đến bảo vệ chăm sóc và giáo

dục trẻ em; trẻ em Việt Nam ngày càng

được bảo vệ và chăm sóc tốt hơn; trẻ em

đã được phát huy quyền tham gia và bày

tỏ ý kiến của mình trong các chương trình,

kế hoạch quôc gia có liên quan đến mình.

Tuy nhiên, kinh tế phát triển cũng đặt ra

những bất cập trong thực hiện quyền trẻ

em: khoảng cách giàu nghèo càng gia tăng

cũng tạo nên sự bât bình đăng về cơ hội

được sống, được bảo vệ và phát triển giữa

VAI TRÒ ĐỊNH HƯỚNG CỦA BÁO CHÍ VIỆT NAM

TRONG NâNG CAO NHẬN THỨC VỀ QUYỀN TRẻ eM

?THS VU TUÂN HA

Học viện Báo chí và Tuyên truyền

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

169

Page 173: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

các nhóm trẻ em hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em

nghèo với các nhóm trẻ em khác. Các mục

tiêu y tế giáo dục trong Chương trình hành

động quôc gia cơ bản đạt được nhưng mục

tiêu bảo vệ trẻ em, vui chơi giải trí lại

không đạt vào năm 2010. Tính đến năm

2009, cả nước vân còn 4,28 triệu trẻ em

thuộc các nhóm nghèo, bị bạo lực, bị buôn

bán, bị tai nạn thương tích (chiếm 18,2%

so với tổng trẻ em va 5% dân số cả nước).

Đa phân các nhóm trẻ này vẫn găp nhiều

rào cản trong việc tiếp cận với các dịch vụ

và phúc lơi xã hội.

Việc phô biến Công ước quôc tế Quyền

trẻ em từ Trung ương đến địa phương được

triên khai theo ngành dọc từ bộ - cục - chi

cục/sở - phòng LĐTBXH/cán bộ chuyên

trách công tác trẻ em huyện - cán bộ

chuyên trách tại xã. Bên cạnh đó việc phổ

biến còn diễn ra thông qua sự phôi, kết hợp

với các ban ngành đoàn thể khác như Bộ

Giáo dục và Đào tạo, Hội Liên hiệp phụ

nữ, Đoàn Thanh niên và diễn ra từ cấp

trung ương đến cấp cơ sở.

Việc phổ biến quyền trẻ em trong những

năm qua chưa được phổ biến thành chương

trình riêng. Các nội dung của quyền chỉ

được tuyên truyền lông ghép với các hoạt

động khác. Bên cạnh những hoạt động

ngành dọc của Bộ Lao động, Thương binh

và Xã hội, từ năm 2004 Bộ Giáo dục - Đào

tạo cũng đưa nội dung cơ bản của Công

ước QT QTE vào giảng dạy trong chương

trình môn Giáo dục công dân ở các lớp 6

và 7.

2. Báo chí với quyền trẻ emCông tác thực hiện quyền trẻ em vẫn

chưa thực sự ngang tầm thực tế, theo đúng

quan điểm của Đảng. Có nhiều lý do khác

nhau trong đó có trách nhiệm của bộ máy

tuyên truyên nhất là báo chí. Thậm chí,

nhìn vào hoạt động bảo vệ quyền trẻ em

những năm qua thì thấy vai trò của báo chí

mờ nhạt hơn rất nhiều sự đóng góp của nó

trong các hoạt động liên quan tới kinh tế,

chính trị, văn hóa - thể thao - giải trí…

Nghị quyết Trung ương 5, khóa X về

Công tác tư tưởng, lý luận và báo chí chỉ

rõ: Trong hoạt động báo chí, một số yếu

kém, khuyết điểm được nhăc nhở nhiều lần

nhưng chậm khăc phục, có mặt, có lúc, có

nơi còn trầm trọng hơn. Một số cơ quan

báo chí thiếu nhạy bén chính trị, chưa làm

tốt chức năng tư tưởng, văn hoá, có biểu

hiện xa rời sự lãnh đạo của Đảng, sự quản

lí của Nhà nước, xa rời tôn chỉ, mục đích,

thông tin không trung thực, thiếu chính

xác, phản ánh nhiều về tiêu cực và tệ nạn

xã hội, ít tuyên truyền các điển hình tiên

tiến, gương người tốt, việc tốt, cổ vũ phong

trào thi đua yêu nước; khuynh hướng tư

nhân hoá, thương mại hoá báo chí, tư nhân

núp bóng để ra báo, kinh doanh báo chí

ngày càng tăng. Các cơ quan báo chí quan

trọng của Đảng, Nhà nước châm đổi mới,

nội dung và hình thức chưa hấp dẫn, chất

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

170

Page 174: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

lượng và hiệu quả tuyên truyền không cao,

chưa chi phối, làm chủ thông tin và định

hướng được dư luận xã hội. Công tác chỉ

đạo, quản li báo chí còn nhiều hạn chế. Hệ

thống đài phát thanh, truyền hình phát triển

thiếu quy hoạch, gây lãng phí, tốn kém lơn.

Báo chí Việt Nam hiện nay đang có hiện

tượng chạy theo những thông tin giật gân

câu khách và xa rời dân nhiệm vụ định

hướng tư tưởng chính trị. Điều này thể hiện

cả trong việc báo chí bảo vệ quyên trẻ em.

Quan sát lượng tin, bài và chất lượng tác

phẩm báo chí về trẻ em có thê nhận thấy

chủ yếu là phản ánh những sự vụ đơn lẻ,

nghiêng về những tin tức mang tính giật

gân. Báo chí chủ yếu nêu các sự việc đáng

tiếc đã xảy ra chứ không có những chuyên

mục thường xuyên về bảo vệ quyền trẻ em.

Nguyên nhân cơ bản của tình trạng trên

là do chưa có sự phối hợp hiệu quả giữa các

cấp ủy đảng cơ quan bảo vệ trẻ em, báo chí,

các tổ chức xã hội liên quan…; báo chí

chạy theo các thông tin giật gân với mục

đích làm kinh tế hơn là nhiệm vụ chính trị.

Báo chí chưa thực sự thể hiện vai trò là vũ

khí hữu hiệu của cách mạng trong lĩnh vực

bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Trong khi các cơ quan báo chí chuyên

biệt cho trẻ em chủ yếu làm chức năng giải

trí, giáo dục cho trẻ thì các cơ quan báo chí

khác chủ yếu khai thác các sự vụ liên quan

vi phạm nghiêm trọng quyền trẻ em; thiếu

vắng những chuyên mục mang tính giáo

dục, định hướng thường xuyên về quyên

trẻ em. Tình trạng này cũng đặt ra vấn đề

là các nhà báo có ít kiến thức về trẻ em thì

lại thường giải quyết những vụ việc liên

quan tới quyền của nhóm đối tượng này.

Giữa các cơ quan bảo vệ quyền trẻ em,

các chương trình truyền thông về trẻ em

với báo chí chưa có sự phối hợp hiệu quả.

Trong khi đó, với nhiều người dân, việc

tiếp nhận thông tin từ báo chí tỏ ra gần gũi

hiệu quả hơn so với các chương trình tuyên

truyền; hoặc được xem là đáng tin cậy hơn

với các chương trình truyền thông của các

tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ.

Điều này cũng không khó giải đáp, xuất

phát từ lý luận chức năng báo chí và bối

cảnh chính trị - xã hội ở nước ta.

3. Kiến nghị và giải phápNgày nay, lý luận báo chí đang có những

bước tiên mới, phù hợp, đáp ứng thực tiễn,

nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế

trong điều kiện cuộc cách mạng khoa học

– công nghệ diên ra mạnh mẽ. Báo chí nói

chung và báo chí về trẻ em nói riêng cần

có những phát triển ngang tầm đòi hỏi.

Thực tiên ở Việt Nam cũng cho thấy, dù

kinh tế là điều kiện quan trọng cơ bản, là

nguồn lực cho phát triển các vấn đề về an

sinh xã hội, nhưng chúng ta có thể khắc

phục được những khó khăn kinh tế khi hệ

thống chính trị và nhân dân chung sức

đồng lòng thực hiện các mục tiêu xã hội.

Chẳng hạn, chúng ta đã có chỉ số phát triển

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

171

Page 175: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

con người HDI, chỉ số quốc gia hòa bình,

việc thực hiện các mục tiêu bình đẳng giới,

dân số kế hoạch hóa… tốt hơn nhiều nước

có điều kiện kinh tế cao hơn. Đó là do sự

ưu việt về quan điểm, đường lối phát triển

đất nước; đồng thời trong quá trình thực

thi, bộ máy tổ chức, tuyên truyền - có phần

đóng góp to lớn của báo chí.

Từ quan điểm của Đảng, Nhà nước về

bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, có thể

khẳng định đây là một trong những nhiệm

vụ cơ bản, thường xuyên, lâu dài của công

cuộc cách mạng mà Đảng đang lãnh đạo

dân tộc thực hiện. Báo chí, với tư cách là

một vũ khí, công cụ cách mạng quan trọng,

với nhiệm vụ định hướng dư luận xã hội,

cần đặt nhiệm vụ bảo vệ quyền trẻ em là

một trong những nhiệm vụ trọng tâm,

xuyên suốt. Đồng thời, với tư cách là một

bộ phận quan trọng trong bộ máy tuyên

truyền cách mạng, báo chí cần gắn bó chăt

chẽ với các cơ quan khác có chức năng bảo

vệ quyền trẻ em. Theo chúng tôi, báo chí

Việt Nam cần nhận thức rõ các vấn đề sau:

Trước hêt, báo chí là công cụ vũ khí

tuyên truyền sắc bén cua Đảng ta trong mọi

lĩnh vực của đời sống, trong đó có bảo vệ

quyền trẻ em. Vi thế, báo chí cần thể hiện

vai trò của mình trong lĩnh vực này ngang

yêu cầu nhiệm vụ mà cách mạng đặt ra –

con người đươc coi là mục tiêu và động lực

cua phát triển, trẻ em là tương lai của đất

nước, đối tượng cần thụ hưởng tôt nhất

thành quả phát triển. Báo chí cần quán triệt

nhiệm vụ bảo vệ quyền trẻ em là một

nhiệm vụ quan trọng đối với bất cứ nền báo

chí chân chính nào, nhất là báo chí cách

mạng xã hội chủ nghĩa. Báo chí nước ta là

cơ quan ngôn luận của các tô chức chính

trị, xã hội, là tiếng nói của các giai tầng,

nhóm xã hội trong vấn đề bảo vệ quyên trẻ

em. Vi vậy, các cơ quan báo chí xét tổng

thể, chính là tiêng nói của toàn xã hội bảo

vệ quyền trẻ em.

Mặt khác, chức năng cơ bản, quan trọng

nhất của báo chí là định hướng dư luận xã

hội. Đó là “quyền lực” cũng là trách nhiệm

mà xã hội trao cho báo chí. Bởi vậy báo chí

cũng là kênh quan trọng để định hướng

người dân về thực hiện quyền trẻ em. Nếu

báo chí không làm tốt trách nhiệm này thì

rất khó để bộ máy các cơ quan quản lý,

tuyên truyền vê quyền trẻ em Việt Nam

thực hiện tốt nhiệm vụ, nhất là trong điều

kiện kinh tế còn khó khăn.

Đó là những cơ sở để cho thấy, nếu báo

chí làm tốt vai trò định hướng cho nhân dân

về quyền trẻ em thì ở lĩnh vực này Việt

Nam sẽ có những bước tiến đáng kể, trẻ em

được bảo vệ tốt hơn, đúng theo quan điểm

của Đảng trong lãnh đạo cách mạng đất

nước. Đê nâng cao hiệu quả vai trò của báo

chí trong đinh hướng nhân dân về quyền

trẻ em, xin đề xuất một số giải pháp:

- Tăng số lượng, chất lượng tác phẩm

báo chí về bảo vệ quyền trẻ em. Bảo vệ

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

172

Page 176: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

quyền trẻ em là trách nhiệm của tất cả các

cơ quan báo chí chứ không của riêng các

cơ quan chuyên vê trẻ em. Tiêu chí các bài

viết là cung cấp kiến thức cho nhân dân về

quyền trẻ em; quan điểm của Đảng, Nhà

nước ta về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ

em, trách nhiệm xã hội và cá nhân với

quyền trẻ em. Đây là nguồn tác phẩm chính

chứ không phải là các tác phẩm khai thác các

sự việc đau lòng về vi phạm quyền trẻ em.- Trong lĩnh vực bảo vệ quyền trẻ em,

báo chí tiếp tục thể hiện là diễn đàn củanhân dân trong các lĩnh vực của đời sốngxã hội; là nơi gần dân nhất, cơ quan phảnbiên xã hội quan trọng nhất. Thực tế ở ViệtNam, nhân dân vẫn đang chọn báo chí làcơ quan bảo vệ quyền trẻ em gần gũi nhất,hầu hết các vụ việc vi phạm quyền trẻ emlà do báo chí phản ánh. Báo chí cần đáp lạihiệu quả sự tin tưởng này.

- Các cơ quan quản lý tuyên truyềnquyền trẻ em phối hợp chặt chẽ với báo chítrong tuyên truyền cho nhân dân về quyêntrẻ em. Thực tế cho thấy, rất nhiều mụctiêu, nhiệm vụ an sinh xã hội đa được ViệtNam hoàn thành nhờ tập trung được ýĐang với lòng dân, thông qua bộ máytuyên truyền, trong đó có báo chí. Thờigian qua, sự phối hợp này chưa tốt nên đãảnh hưởng tới việc thực thi quyền trẻ emnước ta.

- Các chiến dịch tuyên truyền, truyềnthông, nhất là của các tổ chức quốc tế và tổchức phi chính phủ tại Việt Nam chỉ thành

công tốt đẹp khi phối hợp được với hệthống tuyên truyền, trong đó có báo chí.Kết hợp hiệu quả giữa mô hình truyềnthông và những điểm mạnh của hệ thốngtuyên truyền sẽ giúp các chiến dịch đạthiệu quả mong muốn, tác động mạnh vàonhận thức nhân dân.

- Đội ngũ nhà báo cần được trang bị đầyđủ kiến thức về quyền trẻ em. Thực tế thờigian qua cho thấy, nhiều tác phẩm báo chíkhi đưa ra các viêc vi phạm quyền trẻ emcòn chưa chỉ ra được đó là vi phạm quyềngì, mức độ nào. Điều đó khiến chất lượngtác phẩm bị hạn chế và mới chỉ khơi đượcdư luận về việc ngược đãi trẻ em, vi phạmLuật Hình sự…chứ chưa trang bị, địnhhướng được cho nhân dân về quyền trẻ em.Đối với các cơ quan báo chí chuyên biệtcho trẻ em, cần đóng cả vai người hỗ trợpháp lý, là đại diện cho tiếng nói trẻ em.

- Tăng tiếng nói của trẻ em trên các tác

phẩm báo chí. Phần lớn các tác phâm báo

chí vẫn đang là người lớn viết về trẻ em và

đối tượng tiêp nhận cũng mới chỉ là người

lớn. Trẻ em cần được biết mình có quyền gì

để có thể tự bảo vệ mình; đồng thời, định

hướng cho nhân dân đủ kiến thức để về quyền

trẻ em và nhiệm vụ bảo vệ quyền trẻ em.n

……………TÀI LIÊU THAM KHẢO

1. Báo cáo quốc gia lần thứ ba và thứ tư Việt Nam

thực hiên Công ước quốc tế Quyền trẻ em giai đoan

2002-2007.

2. Báo cáo bổ sung của NGO cho báo cáo đinh kỳ

lần thứ ba, thứ tư cua Chinh phủ về kết quả thực hiện

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

173

Page 177: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em tại Việt Nam

giai đoạn 2002-2007.

3. Báo cáo phân tích tình hinh trẻ em tai Viêt Nam

2010 có tổ chức UNICEF.

4. Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Chi thị 55-CT-

/TW cua Bô Chinh tri khóa VII về tăng cường sư lãnh

đao của các cấp ủy đảng ở cơ sở đôi với công tác bảo

vê chăm sóc và giáo duc trẻ em.

5. Chỉ thi 13/2001/CT-TTg về viêc tổng kết 10 năm

thi hành Luât Bảo vê Chăm sóc và Giao duc tre em giai

đoan 1991-2000.

6. Chương trinh hành động quốc gia bảo vệ trẻ em

2011-2015.

7. Công ước Liên hợp quốc về quyền tre em.

8. Hoàng Văn Nghĩa, 2011. Môt sô thành tưu vê bảo

đảm quyên trẻ em trong thời kỳ đôi mới ở nước ta, truy

cập tại:

http://molisa. Gov.vn/detail2/ tabid/ 371/ newsid/

53772/seo/Mot-so-thanh-tuu-ve-bao-dam-quyen-tre-

em-trong-thoi-ky-doi-moi-o-nuoc-ta/language/vi-

VN/Default.aspx.

9. Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em của

Quốc hội.

Nguồn: Tạp chí Lý luận chính trị &Truyền thông.- 2012.- Số tháng 7.- Tr. 62– 65.

báo Chí tRong CuỘC Đấu tRAnh...(Tiếp theo trang 185)

Và hơn thế, trong tương lai, Luật tiếp

cận thông tin ra đời tạo thêm điều kiện

thuận lợi để các nhà báo hành nghề. Sự

tham gia có tính trực tiếp của luật pháp hiện

hành, trong đó có bộ luật hình sự, hình

thành cơ chế thống nhất, hành lang pháp lý

sẽ bảo vệ hữu hiệu quyền, lợi ích hợp pháp,

chính đáng của nhà báo trong quá trình tác

nghiệp. Bảo vệ sự nghiệp báo chí cách

mạng, cụ thể hơn là bảo vệ nhà báo trong

quá trình tác nghiệp (nhất là các hoạt động

điều tra chống tiêu cực, tham nhũng) phụ

thuộc trước hết vào các quy định của luật

pháp đối với họ - với hai tư cách: công dân

và nhà báo. Tiếp đó, phụ thuộc vào ý thức

chủ quan của nhà báo, phải biết tự bảo vệ

mình bằng sự dũng cảm, khôn khéo, nắm

vững pháp luật. Một yếu tố khác tưởng như

vô hình, đó là cái tâm của những người

thực thi nhiệm vụ bảo vệ pháp luật. Bảo vệ

nhà báo chân chính, bảo vệ công cụ của

Đảng và Nhà nước vì mục tiêu cao cả xây

dựng cái chân, thiện, mỹ là bảo vệ, cái đẹp,

đẩy lui cái xấu ra khỏi đời sống xã hội, vì

sự phát triển của đất nước, dân tộcn

Nguồn: Tạp chí Tuyên giáo.- 2011.- Số

1.- Tr.48 - 52.

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

174

Page 178: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

Chiến lược “diễn biến hòa bình”chống phá Việt Nam của các thếlực phản động được tiến hành

đồng thời trên nhiều lĩnh vực khác nhaunhưng tấn công trên mặt trận tư tưởng đượccoi là “mũi đột phá”, nhằm làm mất niềmtin, gây hỗn loạn về lý luận và tư tưởng, tạora “những khoảng trống” để dần đưa hệ tưtưởng tư sản thâm nhập vào cán bộ, đảngviên và nhân dân, từng bước chuyển hoá,xoá bỏ hệ tư tưởng XHCN. Đáng lưu ý,trong những năm gần đây, lợi dụng xu thếtoàn cầu hoá kinh tế thế giới và cuộc cáchmạng khoa học – công nghệ, nhất là mạnginternet, chúng triệt để lợi dụng cácphương tiện thông tin hiện đại như sách,báo, báo điện tử, trang tin điện tử, blog đểchuyển tải thông tin, quan điểm sai trái, thùđịch chống đối chế độ ta. Chúng lợi dụngnhững khó khăn, thách thức nảy sinh do tácđộng tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinhtế, tài chính toàn cầu và những diễn biếnphức tạp mới trong tranh chấp chủ quyềnBiển Đông, ráo riết đẩy mạnh chiến lược

“diễn biến hoà bình” chống phá cách mạngnước ta. Những phần tử cơ hội chính trịtrong nước hùa theo những luận điểm saitrái của địch, ra sức công kích Đảng và chếđộ xã hội chủ nghĩa.

Chúng tiếp tục tiến công xuyên tạc, phủđịnh, xoá bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh với một thang bậc vàluận điệu mới; khoét sâu sự suy thoái vềđạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ,đảng viên, sự xuống cấp về văn hóa trongmột bộ phận xã hội để hủy hoại các giá trịvăn hóa dân tộc; gieo rắc văn hóa, lối sốngtư sản, văn hóa phương tây, văn hóa đồitrụy, bạo lực; kích thích tư tưởng thựcdụng, lối sống hưởng lạc chạy theo đồngtiền, hành vi phi nhân tính… từ đó làm phainhạt dần mục tiêu, lý tưởng làm tha hóa độingũ cán bộ, đảng viên tiến tới tha hóa toànxã hội; kích động văn nghệ sĩ đòi tự dosáng tác, tự do công bố các tác phẩm vănhọc nghệ thuật, phản đối sự kiểm duyệt củacơ quan nhà nước, đòi được công khai,đánh giá lại các sự kiện, nhân vật lịch sử

BÁO CHÍ GóP PHầN ĐấU TRANH CHỐNG âM MƯU ”DIễN BIếN HOÀ BìNH”TRÊN LĨNH VựC TƯ TƯỞNG - VăN HOÁ

?THS DOãN THỊ THUẬN

Ban Tuyên giáo Trung ương

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

175

Page 179: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

theo quan điểm của phương Tây, từng bướcthoát ly sự lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vựcvăn hoá, văn nghệ. Tăng cường tán phátbăng đĩa , các bộ phim có nội dung bạo lực,đồi truỵ gây tác động xấu đến một bộ phậngiới trẻ.

Đấu tranh chống âm mưu diễn biến hoàbình của các thế lực thù địch trên mặt trậntư tưởng văn hoá là trách nhiệm chung củatoàn Đảng, của nhiều cơ quan, bộ, ngành,trong đó báo chí luôn được coi là lực lượngxung kích, có vai trò và ảnh hưởng lớn tớiđời sống chính trị tư tưởng của toàn xã hội.

Nhìn tổng thể, các cơ quan báo chí thờigian qua đã có nhiều đóng góp vào cuộcđấu tranh chống “Diễn biến hoà bình”,chống các luận điệu xuyên tạc của các thếlực thù địch. Số lượng, chất lượng tin, bàivề chủ đề này trên các loại hình báo chí tuykhác nhau trong mỗi thời điểm, nhưng đãphát huy tác dụng, góp phần nâng cao nhậnthức cho nhân dân về bản chất các luậnđiệu, quan điểm sai trái; đồng thời, vạch rõnhững hành động xấu, gây phương hại đếnlợi ích quốc gia, dân tộc qua từng vụ việccụ thể.

Các cơ quan báo chí đã tăng cườngtuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác –Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm,đường lối của Đảng, chính sách, pháp luậtcủa Nhà nước có bước tiến bộ mới, cả vềnội dung, hình thức, phương pháp, đem lạihiệu quả, tạo được sự thống nhất trongĐảng, sự đồng thuận trong xã hội, giữ được

ổn định chính trị - xã hội. Các báo Nhândân, Quân đội nhân dân, Sài Gòn giảiphóng, Hà Nội Mới, Công an Nhân dân,Tuổi trẻ TPHCM, báo điện tử Đảng Cộngsản, các tạp chí Cộng sản, Xây dựng Đảng,Quốc phòng toàn dân, Tuyên giáo, Công annhân dân… Đài Truyền hình Việt Nam,Đài Tiếng nói Việt Nam… có nhiều bài viếtvà chương trình tọa đàm với sự tham giacủa các học giả, nhà nghiên cứu, phân tíchmột cách khoa học và có sức thuyết phụcvề con đường đi lên chủ nghĩa xã hiện nayở nước ta, về sức sống của chủ nghĩa xã hộivà học thuyết Mác- Lênin , tư tưởng HồChí Minh; chủ động tiến công phản bácnhững quan điểm sai trái, phản động, gópphần bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối,quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam;xây dựng vững chắc nền tảng chính trị-tưtưởng của xã hội; bảo vệ và phát huynhững giá trị truyền thống văn hoá tốt đẹpcủa dân tộc ta; khẳng định vai trò lãnh đạocủa Đảng trong suốt quá trình cách mạng;tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa;truyền bá hệ tư tưởng Mác - Lê-nin, tưtưởng Hồ Chí Minh sâu rộng, có tínhthuyết phục cao trong toàn xã hội.

Báo chí đã chủ động, kịp thời phản báclại thông tin xuyên tạc, bôi nhọ cán bộ cấpcao của Đảng, Nhà nước, xuyên tạc truyềnthống cách mạng và các sự kiện lịch sử, rasức gây chia rẽ nội bộ, làm giảm lòng tincủa nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng,

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

176

Page 180: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

tung tin thất thiệt, lan truyền các tài liệu tráiphép, tán phát tài liệu gây rối nội bộ và sựquản lý của Nhà nước ... Báo chí một mặtvạch rõ những luận điệu xuyên tạc lịch sử,mưu toan phủ nhận thành quả cách mạng.Mặt khác tăng cường thông tin thành tựucủa đất nước sau 25 năm đổi mới do Đảnglãnh đạo; chủ trương và kết quả công tácphân giới cắm mốc biên giới trên bộ, vềbảo vệ chủ quyền biển đảo; kết quả thựchiện Cuộc vận động “Học tập và làm theotấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và Cuộcvận động Xây dựng chỉnh đốn Đảng, làmtrong sạch đội ngũ, đẩy mạnh cuộc đấutranh chống tham nhũng, quan liêu mất dânchủ và hiện tượng suy thoái về chính trị,đạo đức, lối sống.

Trong thời gian qua, nhiều cơ quan báochí Việt Nam đã phát huy vai trò xung kíchtrên mặt trận đấu tranh dư luận... Đãä cóhàng ngàn bài viết được đăng tải trên cácphương tiện thông tin đại chúng và mạnginternet về vấn đề dân chủ, nhân quyền,biên giới lãnh thổ với những lập luận chặtchẽ có sức thuyết phục, với những dẫnchứng xác đáng, phản bác lại những luậnđiệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thùđịch và cơ hội chính trị. Mặt khác báo chícũng tăng cường tuyên truyền, phổ biếncác quan điểm, chủ trương, chính sách củaĐảng và Nhà nước về tôn giáo, dân tộctrong cán bộ, đảng viên, nhân dân, nhất làtrong chức sắc, chức việc, nhà tu hành vàtín đồ các tôn giáo. Giáo dục truyền thống

yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập và thốngnhất của Tổ quốc, làm cho các tôn giáo gắnbó với dân tộc, với đất nước và chủ nghĩaxã hội, hăng hái thi đua xây dựng và bảovệ Tổ quốc. Giữ gìn và phát huy truyềnthống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh và nhớ ơnnhững người có công với Tổ quốc, dân tộcvà nhân dân; tôn trọng tín ngưỡng truyềnthống của đồng bào các dân tộc và đồngbào có đạo, thông qua đó tăng cường sựđồng thuận giữa những người có tínngưỡng, tôn giáo và những người không tínngưỡng, tôn giáo; giữa những người có cáctín ngưỡng, tôn giáo khác nhau; đồng thời,tạo cơ sở để đấu tranh chống những tà đạo,những hoạt động mê tín dị đoan, lợi dụngtôn giáo làm hại đến lợi ích của Tổ quốc,dân tộc và nhân dân. Tuyên truyền cổ vũxây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc làgián tiếp góp phần đấu tranh chống cácluận điệu sai trái trên các lĩnh vực nhânquyền, tự do tôn giáo, tín ngưỡng.

Các cơ quan báo chí đã tăng cường côngtác thông tin đối ngoại, một mặt đấu tranhtrực diện chống lại các luận điệu sai trái,thù địch; mặt khác kịp thời tuyên truyền vềcác sự kiện chính trị lớn của đất nước, cáchoạt động hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực;giới thiệu, quảng bá hình ảnh đất nước, lịchsử, văn hoá, con người Việt Nam ra nướcngoài. Cung cấp thông tin chân thực về tìnhhình Việt Nam, tranh thủ sự tuyên truyềnủng hộ của bạn bè quốc tế.

Nhìn chung báo chí đã có những đóng

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

177

Page 181: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

góp tích cực trong đấu tranh chống “diễnbiến hòa bình”, đấu tranh với các luận điệusai trái, phản động của các thế lực thù địch,làm sáng tỏ đường lối, chủ trương, chínhsách của Đảng, Nhà nước, giữ vững địnhhướng tư tưởng của Đảng.

Tuy nhiên bên cạnh những mặt đã làmtốt nêu trên, việc thực hiện nhiệm vụ đấutranh chống “diễn biến hòa bình” của mộtsố cơ quan báo chí thời gian qua còn bộclộ một số hạn chế sau:

Trên mặt trận đấu tranh chống “diễnbiến hòa bình” một số cơ quan báo chí “vàocuộc” chưa kịp thời, thậm chí lúng túng, bịđộng. Điều này có lý do từ cả hai phía. Ởcấp chỉ đạo có lúc định hướng chậm. Phíacác cơ quan báo chí chưa chủ động, có kếhoạch đấu tranh với âm mưu, hoạt động“diễn biến hòa bình” của các thế lực thùđịch. Việc rèn luyện, đào tạo các nhà báoviết chính luận còn bị coi nhẹ, số đông cáccơ quan báo chí không có phóng viênchuyên trách hoặc kinh nghiệm tác chiếntrong lĩnh vực này. Đây là điểm hạn chếcủa báo chí chúng ta.

Còn ít bài viết kịp thời mang tính địnhhướng dư luận xã hội về các sự kiện và vấnđề nhạy cảm liên quan đến dân chủ, nhânquyền, tự do báo chí, tôn giáo, biên giới,lãnh thổ. Bên cạnh đó một số bài viết vềcác vấn đề trên còn đơn điệu, thiếu tínhlogíc, khoa học, thiếu thuyết phục, lập luậnchưa sắc bén, do đó hiệu quả đấu tranh cònhạn chế.

Nhận thức chính trị của một số phóngviên, thậm chí cả một số lãnh đạo cơ quanbáo chí còn hạn chế, vì vậy vẫn còn tìnhtrạng đề cao mục đích thương mại, xaonhãng việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, cólúc đưa tin không chính xác, thiếu thậntrọng, thậm chí sai trái, lệch lạc về quanđiểm chính trị, tư tưởng để các thế lực thùđịch lợi dụng suy diễn, xuyên tạc, bất lợivề chính trị. Khi thông tin liên quan đếnmặt trái xã hội và đấu tranh chống tiêu cực,một số báo và nhà báo vẫn bộc lộ nhữngnon kém, lệch lạc khi phê phán, làm“nóng” vấn đề bằng cách giật “tít” gây bứcxúc trong dư luận xã hội, dễ bị các thế lựclợi dụng nói xấu chế độ.

Để nâng cao chất lượng thông tin trênbáo chí, góp phần làm thất bại âm mưu“diễn biến hòa bình”, các cơ quan báo chícần tiếp tục thực hiện trí và sáng tạo nhữnggiải pháp đã được tổng kết, trong đó nổi lênmột số vấn đề sau:

- Tuyên truyền, giáo dục trong toànĐảng, toàn quân, toàn dân chủ trương,đường lối, chính sách của Đảng và Nhànước, tạo sự thống nhất cao trong Đảng, sựđồng thuận trong xã hội đối với Cươnglĩnh, đường lối của Đảng, chính sách, phápluật của Nhà nước.

Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục theochiều sâu nhằm nâng cao nhận thức chocán bộ, đảng viên và nhân dân về âm mưu,thủ đoạn “diễn biến hoà bình” của các thếlực thù địch. Làm cho mọi người thấu suốt

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

178

Page 182: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

quan điểm phòng chống “diễn biến hoàbình” giúp cán bộ, đảng viên và nhân dântự đề kháng, không mắc mưu những thủđoạn của kẻ thù và chủ động đấu tranhchống lại các quan điểm sai trái, thù địch.

- Cần có sự phối hợp chặt chẽ và nhịpnhàng hơn giữa các cơ quan chỉ đạo, quảnlý báo chí và cơ quan báo chí trong côngtác đấu tranh chống “diễn biến hòa bình”.Các cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí cầnphân vai, phân nhiệm cụ thể cho các cơquan báo chí trong từng thời điểm, vụ việc,vấn đề cụ thể, tránh tình trạng đồng loạt“lên tiếng” như một chiến dịch, sau đó lại“im lặng” cả thời gian dài.

- Lãnh đạo các cơ quan báo chí và cácnhà báo cần nhận diện kỹ hơn hoạt động“diễn biến hòa bình” của các thế lực thùđịch; đổi mới nội dung, phương thức tuyêntruyền cho phù hợp, kết hợp đấu tranh trựcdiện và đấu tranh gián tiếp giữa “xây” và“chống”, thể hiện sự sắc bén, linh hoạt.Đặc biệt, cần quan tâm tới công tác đào tạo,bồi dưỡng, nâng cao trình độ, bản lĩnhchính trị cho đội ngũ những người làmcông tác lý luận phê bình.

- Tăng cường công tác lãnh đạo và quảnlý báo chí. Bảo đảm an ninh thông tin, nhấtlà trên mạng. Chủ động kịp thời cung cấpthông tin, định hướng thông tin cho cán bộ,đảng viên, nhân dân. Sớm phát hiện và giảiquyết khẩn trương các vấn đề bức xúc, cácđiểm “nóng” về khiếu kiện, đình công, giữvững ổn định chính trị - xã hội.

Phản bác kịp thời có hiệu quả các quanđiểm sai trái, thù địch; đấu tranh chống cácluận điệu phủ định, bóp méo chủ nghĩaMác – Lênin, xuyên tạc đường lối quanđiểm của Đảng, chính sách, pháp luật củaNhà nước; vạch trần thủ đoạn thổi phồngnhững sơ hở, yếu kém của Đảng, Nhà nướcta nhằm kích động tâm lý bất mãn, chốngđối chia rẽ nội bộ Đảng, chia rẽ khối đạiđoàn kết toàn dân tộc.

- Tăng cường thông tin đối ngoại giúpcộng đồng người Việt Nam ở nước ngoàivà bạn bè quốc tế có nhận thức đúng đắnvề tình hình Việt Nam. Giới thiệu quảng báhình ảnh đất nước, con người, văn hoá ViệtNam ra nước ngoài theo các kênh: tác độngvào chính giới; tác động qua giới doanhnghiệp, doanh nhân; tác động qua cácphương tiện thông tin đại chúng trong nướcvà nước ngoài, qua con đường du lịch…

- Coi trọng đầu tư cơ sở vật chất kỹthuật, từng bước hiện đại hoá các phươngtiện phục vụ cuộc đấu tranh chống âmmưu, hoạt động “diễn biến hoà bình”. Cócác giải pháp kỹ thuật kiểm soát chặt chẽhệ thống Internet, hạn chế tối đa việctruyền phát những thông tin xấu; tích cựcngăn chặn các tài liệu phản động từ bênngoài đưa vào; có biện pháp hữu hiệu phásóng các đài phát thanh phản độngr

Nguồn: Tạp chí Tuyên giáo.- 2011.- Số

5.- Tr.50 -53.

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

179

Page 183: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

Để cuộc đấu tranh chống tham

nhũng có hiệu quả hơn

Xây dựng mối quan hệ giữa báo chí và

những người chống tham nhũng

Tham nhũng là căn bệnh trầm kha, và

cuộc đấu tranh chống tham nhũng không

thể đi tới đích thắng lợi nếu thiếu đi những

con người dũng cảm, dám dấn thân đương

đầu với cái tiêu cực, cái xấu, cái ác. Những

người tố cáo tham nhũng vừa là người cung

cấp nguồn thông tin chính thống, vô cùng

quý giá cho các cơ quan chức năng, cho

báo chí và hơn thế họ còn là nhân chứng

sống để phản biện, đối chất khi cần thiết.

Đã từ lâu, mối quan hệ báo chí và người tố

cáo tham nhũng đã hình thành một cách tự

nhiên, hữu cơ, nhân quả. Ngoài hình thức

đơn thư tố cáo tham nhũng được gửi đến

các cơ quan có trách nhiệm từng cấp, rất

nhiều đơn thư tố cáo vượt cấp đã xuất hiện

khi không được giải quyết thỏa đáng ở cơ

sở. Người tố cáo tham nhũng dưới nhiều

phương cách khác nhau đã có sự kết nối

bền chắc với các nhà báo trong cuộc đấu

tranh này.

Khi nào người tố cáo tham nhũng muốn

báo chí vào cuộc? Có hai tình huống

thường xảy ra: Một là, ngay từ khi phát

hiện cá nhân (hay tổ chức) có dấu hiệu

tham nhũng hoặc thu thập được các chứng

cớ tham nhũng, người chống tham nhũng

sẽ liên hệ với một (hay vài) cơ quan báo chí

để cùng hợp tác đấu tranh. Hai là, sau một

thời gian tự mình phanh phui tham nhũng,

người phát hiện, tố cáo tham nhũng gặp

khó khăn, bị cản trở, đe dọa, uy hiếp đến

tính mạng; bị đối tượng bị tố cáo gây cản

trở trong công việc, họ mới nhờ cậy đến cơ

các cơ quan báo chí bảo vệ mình trước dư

luận và pháp luật. Trong cả hai trường hợp

này báo chí đều có thể can dự một cách

chính đáng và có trách nhiệm. Ngược lại,

muốn có thông tin để triển khai đấu tranh

báo Chí tRong CuỘC Đấu tRAnhChỐng thAM nhũng

?NGUYỄN VăN HÙNG

Ban Tuyên giáo Trung ương

Các nhà báo, những cơ quan báo chí tích cực tham gia cuộc đấu tranh chống thamnhũng sẽ không bao giờ đơn độc. Đảng, Nhà nước và nhân dân luôn là chỗ dựa tincậy, vững chắc để họ vững tin khi tác nghiệp gặp khó khăn, hiểm nguy.

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

180

Page 184: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

chống tham nhũng, báo chí phải có nguồn

tin thật sự tin cậy, bằng các nghiệp vụ báo

chí của mình, nhà báo có thể xây dựng các

“cộng tác viên đặc biệt” của mình, “nuôi”

họ bằng cơ chế riêng của mình. Song, thực

tế cho thấy, những người trực tiếp hay gián

tiếp tham gia đấu tranh chống tham nhũng

nên lựa chọn phương án kết hợp ngay từ

đầu với các cơ quan báo chí. Xây dựng mối

quan hệ chặt chẽ với báo chí sẽ mang lại

kết quả khả thi hơn.

Từ trước đến nay, dường như chưa có cơ

chế phối hợp giữa những người chống

tham nhũng với các cơ quan báo chí, mà

mới chỉ hình thành “cơ chế tự phát”, sáng

tạo. Tuy nhiên, việc hình thành “đường dây

nóng” của các cơ quan báo chí, các cơ quan

chức năng cũng phần nào giúp cho cá nhân

chống tham nhũng có thêm sự tự tin vào

những quyết định không dễ dàng của mình.

Báo chí không tự mình có được tất cả các

tư liệu, chứng cứ về hành vi tham nhũng

mà nhất định phải dựa vào những “cộng tác

viên” của mình. Xét cho cùng họ cũng là

những người bạn đồng hành trong cuộc đấu

tranh này, nhưng có thể ẩn phía sau cuộc

chiến. Xây dựng mối quan hệ chiến lược

giữa báo chí và người tố cáo tham nhũng

thông qua cơ chế cụ thể; thể hiện bằng các

văn bản pháp quy cần sớm được xây dựng

và ban hành. Cá nhân chống tham nhũng

phải “tựa” lưng vào báo chí cũng, như báo

chí phải khơi dậy, nuôi dưỡng tinh thần

chống tham nhũng của mọi tầng lớp nhân

dân, coi những người dám đương đầu với

tham nhũng, dũng cảm tố cáo tham nhũng

là những hạt nhân tích cực, cộng tác viên

“ruột” của mình. Và đương nhiên, bằng

mọi cách phải bảo vệ họ trước sự tấn công

của kẻ tham nhũng. Mối quan hệ hữu cơ,

nhân quả ấy đã bắt đầu hình thành nhưng

chưa thật sự có cơ sở pháp lý bền chặt,

vững chắc. Sức lan tỏa mạnh mẽ của cuộc

đấu tranh còn khiêm tốn bởi không phải cá

nhân, hay bất cứ cơ quan báo chí nào cũng

dám dấn thân vào cái việc mà người đời

thường khuyên “được vạ má sưng”, “đám

ăn tìm đến, đám đòn tìm đi” là thế.

Những biện pháp để báo chí bảo vệ

người tố cáo tham nhũng

Những năm qua, nhất là từ khi Chính

phủ ban hành Nghị quyết số 21/NQ-CP về

Chiến lược quốc gia phòng, chống tham

nhũng đến 2010, khi nhận được sự hợp tác

từ phía những người chống tham nhũng, đa

phần các cơ quan báo chí đều sốt sắng tham

gia. Trong rất nhiều vụ việc, khi thấy tính

chất nghiêm trọng (vụ việc lớn, có ảnh

hưởng xấu đến uy tín Đảng, Nhà nước, để

lại hậu quả nghiêm trọng về mặt kinh tế,

chính trị, xã hội) gây bức xúc trong xã hội,

báo chí đều tỏ thái độ bênh vực đến cùng,

sẵn sàng bảo vệ người tố cáo tham nhũng

đúng pháp luật. Có thể hình dung đấu tranh

chống tham nhũng cũng khó khăn như

đánh giặc. Kẻ thù luôn lắm mưu, nhiều kế,

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

181

Page 185: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

thủ đoạn tinh vi và liều lĩnh, sẵn sàng trả

đũa khi bị tấn công, cản bước tiến của

chúng. “Giặc” tham nhũng (giặc nội xâm)

thường biết dựa vào các thế lực “bợ đỡ”

chúng. Kẻ tham nhũng nếu có thế (ô dù),

có lực (chức tước, địa vị, tiền của) lại càng

không dễ tiêu diệt. Vì thế, tổ chức chống

tham nhũng, đôi khi, trong một số trường

hợp cụ thể được xem như là tổ chức một

trận đánh trong quân sự, cũng yêu cầu phải

có lớp lang, bài bản: trinh sát nắm tình

hình, đánh giá phân tích, dự báo các tình

huống có thể diễn ra, xây dựng quyết tâm

trên cơ sở chuẩn bị lực lượng, vạch kế

hoạch tác chiến, chọn thời điểm tiến hành

trận đánh.

Nhiều cơ quan báo chí đã chủ động phát

hiện vấn đề tiêu cực, tổ chức khai thác

thông tin, xây dựng mạng lưới “cộng tác

viên” theo kiểu đặc tình. Khi đã chín mùi,

họ sẽ đưa thông tin lên báo chí. Những

cộng sự của báo chí xét cho cùng cũng là

những người chống tham nhũng. Vụ phanh

phui tiêu cực về đất đai ở thị xã Đồ Sơn

(Hải Phòng) cách đây vài năm do ông Đinh

Đình Phú, đại tá công an (đã nghỉ hưu) kết

hợp chặt chẽ với một nữ phóng viên, có sự

hỗ trợ tiếp sức, chia lửa, bảo vệ đến cùng

của các phương tiện truyền thông, đã mang

lại kết quả đúng như mong đợi. Cuộc đấu

tranh chống tham nhũng này để lại nhiều

bài học quý về việc bảo vệ người tố cáo

tham nhũng. Ở đây, chủ thể tố cáo vốn là

một cán bộ công an có nghiệp vụ, nắm

vững pháp luật, được hậu thuẫn, đồng tình

rất lớn từ phía cán bộ, nhân dân địa

phương. Nhiều vụ tham nhũng lớn liên tiếp

được báo chí và một số cá nhân tố cáo ở

Tổng công ty Dầu khí, tổng công ty Hàng

không, tổng công ty Thủy sản… rồi vụ

PMU18 cũng được xem là “trận đánh” lớn,

có sự tham gia đắc lực của báo chí. Chưa

khi nào, chưa bao giờ, chống tham nhũng

nhận được sự dõi theo, ủng hộ từ báo chí

và được sự chia sẻ của nhân dân lớn đến

như vậy. Các vụ án này đã cung cấp bài học

quý về công tác bảo vệ những người tố cáo

tham nhũng. Thiết lập mối quan hệ chặt

chẽ trên cơ sở nguyên tắc đấu tranh theo

luật pháp, có tổ chức, có bài bản mới giúp

cho việc hợp đồng tác chiến nhịp nhàng,

đạt hiệu quả như mong muốn.

Báo chí chống tham nhũng thông qua

việc bênh vực lẽ phải cho người chống

tham nhũng, đã trở thành công việc thường

nhật của không ít cơ quan báo chí. Nói đến

việc này cần ghi nhận, nêu gương các cơ

quan báo chí đi đầu, trong đó nổi bật lên là

báo Pháp luật TpHCM (Sở Tư pháp

TpHCM). Trước khi Quốc hội ban hành

Luật Phòng chống tham nhũng (PCTN),

Ban Chấp hành Trung ương ban hành Nghị

quyết về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng

về đấu tranh PCTN, báo đã có nhiều bài

viết điều tra về các vụ việc có dấu hiệu

tham nhũng. Từ năm 2002 khi Quốc hội

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

182

Page 186: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

sửa đổi Bộ Luật Tố tụng Hình sự, sửa đổi

Luật Báo chí, báo chí đã có nhiều bài viết

bàn về cơ chế bảo vệ người tố giác, bảo vệ

nguồn tin. Một số báo đài cũng đã có nhiều

đóng góp trong cuộc đấu tranh và bảo vệ

người tố cáo tham nhũng, tiêu biểu như

Nhân dân, Quân đội nhân dân, Sài gòn giải

phóng, Tuổi trẻ, Tiền phong, Thanh niên,

Đại đoàn kết, Cựu chiến binh, Người cao

tuổi, Đài truyền hình VN, Đài Tiếng nói

VN, Văn nghệ Trẻ, Công an nhân dân,

Công an TpHCM… thậm chí có cả những

tờ tạp chí, báo chí điện tử cũng tích cực

phát hiện và góp tiếng nói bảo vệ người

chống tham nhũng. Trong bối cảnh chung

là các cơ quan chức năng chưa thực sự

quan tâm tới công tác PCTN, đâu đó vẫn

chưa thiện cảm, hay soi xét động cơ của

những người tố giác tham nhũng, các báo

vẫn tìm đến gương sáng, kinh nghiệm tốt

trong công tác PCTN. Tôn vinh, biểu

dương khen thưởng kịp thời các cá nhân có

thành tích trong cuộc đấu tranh này cũng

là một cách bảo vệ họ. Tuy vậy, trên thực

tế, số các cơ quan báo chí tham gia đến

cùng vụ việc tiêu cực, tham nhũng và bảo

vệ người tố cáo chống tham nhũng chưa

nhiều. Việc khen thưởng thích đáng cho

những lực lượng có thành tích trong cuộc

đấu tranh chống tham nhũng là rất cần thiết

nhưng phải được xem xét kỹ, thận trọng để

khen cho đúng và trúng đối tượng, tránh để sai

sót, thiếu công bằng hay khen thưởng không

tương xứng với thành tích mà họ đạt được.

Xây dựng lực lượng “nòng cột” chống

tham nhũng ở các bộ, ngành trung ương

Mặc dù đã có những chuyển biến bước

đầu tích cực nhưng năm 2010, tội phạm

tham nhũng vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong số

các vụ án tham nhũng bị khởi tố; cả nước

mới chỉ có 25 cơ quan, tổ chức, đơn vị tự

phát hiện được tham nhũng. Điều này càng

cho thấy, nếu không có những người dám

đương đầu tố cáo và chống tham nhũng,

nếu không có báo chí đồng hành, giám sát,

kiểm tra, phát hiện tiêu cực, tham nhũng thì

khó có thể phát hiện và từng bước đẩy lui

quốc nạn này. Đây được coi là hai lực

lượng chủ công, rường cột của cuộc đấu

tranh này. Báo chí đã đề cao trách nhiệm

hỗ trợ, sẻ chia những khó khăn của các cá

nhân chống tham nhũng; nhân rộng các

tấm gương sáng giữa đời thường; phổ biến

giáo dục cho xã hội một triết lý tưởng như

quá quen thuộc: mình vì mọi người, sống

vì lý tưởng cao đẹp. Báo chí phát hiện và

phản ánh những kinh nghiệm quý được đúc

rút từ các cuộc đấu tranh chống tham

nhũng thành công và chưa thành công. Qua

giám sát cho thấy, các vụ tham nhũng được

phát hiện và xử lý chủ yếu ở cấp cơ sở; số

người bị phát hiện được và bị khởi tố ở cấp

trung ương là rất ít, nhưng số tiền bị chiếm

đoạt lại rất lớn. Bởi vậy, trong hoạt động

phòng chống tham những các cơ quan chức

năng như Bộ Công an, Bộ Nội vụ, lãnh đạo

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

183

Page 187: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

các bộ, ngành ở trung ương cũng phải đồng

hành, “vào cuộc” mới có thể giành thắng lợi.

Xây dựng và hoàn thiện thể chế về

PCTN

Trong các năm 2004-2006 báo chí (nhất

là báo chí khối chính trị, nội chính, trong

đó đi tốp đầu là báo Pháp luật Tp. HCM)

đã bám sát thông tin, tuyên truyền về quá

trình xây dựng Luật PCTN, có nhiều kỳ

báo giới thiệu, phân tích các nội dung mới,

có tính chiến đấu cao của nghị quyết Trung

ương 3 về “Tăng cường sự lãnh đạo của

Đảng trong công tác PCTN và thực hành

tiết kiệm, chống lãng phí”. Nghị quyết này

với nhiều nội dung lớn đến nay vẫn còn

nguyên giá trị thời sự trong công cuộc

PCTN. Sau khi có Luật PCTN và Nghị

quyết Trung ương 3, báo chí đã có nhiều

bài viết bám sát quá trình triển khai luật,

nghị quyết. Báo chí đã phản ánh những khó

khăn, bỡ ngỡ ban đầu, như việc Văn phòng

Ban chỉ đạo trung ương về PCTN vừa ra

mắt đã “ngập đầu” trong đơn thư khiếu tố.

Hay như nhiều khó khăn, lúng túng trong

thực hiện kê khai tài sản của cán bộ, công

chức, người có chức vụ quyền hạn theo

Luật PCTN và Nghị định của Chính phủ về

minh bạch tài sản, thu nhập. Báo chí cũng

đi sâu phân tích những vướng mắc, bất cập

trong thực tiễn thi hành Quy chế về tặng

quà, nhận quà tặng của Chính phủ…

Báo chí bám sát kết quả thực hiện Luật

PCTN hàng năm của Chính phủ, kết quả

giám sát của Quốc hội về thực hiện Luật

PCTN, cũng như việc sơ kết thực hiện

Nghị quyết Trung ương 3. Qua đó có nhiều

bài viết phân tích sâu về hiện tượng số

lượng vụ án được phát hiện, khởi tố mới

giảm liên tục từ 2008 đến nay…Báo chí

cũng phản ánh những vướng mắc của các

cơ quan tố tụng trong việc phát hiện, xử lý

án tham nhũng, trong đó có cả những

vướng mắc trong thực hiện cơ chế báo cáo

cấp ủy trước khi khởi tố cán bộ thuộc diện

cấp ủy quản lý. Việc hoàn thiện thể chế về

PCTN xét ở góc độ nào đó cũng góp phần

gián tiếp tạo điều kiện, hỗ trợ công tác

PCTN nói chung và người tố cáo tham

nhũng có những cơ sở pháp lý để đấu tranh

PCTN có hiệu quả hơn.

Đây là một nội dung rất quan trọng cần

phải được quan tâm nghiên cứu, đề xuất,

kiến nghị với Chính phủ sớm ban hành cơ

chế này nhằm bảo vệ có hiệu quả, dễ thực

thi đối với người tố cáo tham nhũng.

Thực tế cuộc đấu tranh chống tham

nhũng thời gian qua cho thấy, nếu thế giới

đã có quy định rõ việc nhà báo có quyền từ

chối cung cấp nguồn tin, được phép bảo vệ

đến cùng nguồn tin, thì ở ta chuyện này,

trong một số vụ việc cụ thể lại buộc phải

chứng minh rõ nguồn gốc tư liệu, thông tin

có được. Ví như, ở ta có quy định: khi để

xử lý tội phạm nghiêm trọng (dự kiến mức

án 5 năm trở lên), chánh án tòa án, viện

trưởng viện kiểm sát tỉnh mới được hỏi

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

184

Page 188: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

nguồn tin của báo chí sử dụng; song lại có

những trường hợp có những lực lượng

được hỏi nhà báo nguồn tin như công an,

ủy ban nhân dân, chính quyền… Điều này

cho thấy, người làm báo, khi chưa có Luật

tiếp cận thông tin thì việc tìm kiếm, khai

thác, xử lý và công khai thông tin trên báo

chí đang gặp không ít trở ngại; nay lại càng

khó khăn hơn khi phải trung thực khai ra

người cung cấp thông tin cho mình.

Để tạo điều kiện tốt nhất cho nhà báo

hoạt động, song hành với Luật Báo chí,

Đảng đã ban hành một hệ thống các văn

bản về công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý

báo chí. Nó được coi là cơ sở pháp lý quan

trọng cho quá trình tác nghiệp, hành nghề

của các nhà báo. Ban Bí thư Trung ương

Đảng đã ra Quy định về việc chỉ đạo, định

hướng chính trị, tư tưởng, nhất là đối với

các vấn đề quan trọng, phức tạp, nhạy cảm

trong nội dung thông tin của báo chí (Ban

hành kèm theo Quyết định số 157-QĐ/TƯ

ngày 29/4/2008) nhằm định hướng báo chí

thông tin đúng đắn, chính xác, kịp thời các

vấn đề chính trị, tư tưởng theo quy định của

pháp luật và quy định của Đảng, phù hợp

với lợi ích của đất nước, của Đảng. Các

Văn bản đó giải thích rõ các khái niệm, như

“vấn đề quan trọng”, “phức tạp, nhạy cảm”

theo cách định tính, định lượng để những

người làm báo dễ hiểu hơn khi tiếp cận

thông tin và xử lý thông tin đăng, phát trên

báo chí.

Bên cạnh những thuận lợi, những năm

gần đây, hoạt động tác nghiệp của các nhà

báo còn gặp những khó khăn như tiếp cận

thông tin, bị cản trở ở nhiều mức khác

nhau: từ chối hợp tác, đe dọa tính mạng,

hành hung gây thương tích, uy hiếp tinh

thần, trả thù… Nhất là trên lĩnh vực đấu

tranh chống tham nhũng, tiêu cực xã hội,

nhà báo phải đối mặt với hiểm nguy, trong

những hoàn cảnh ấy, đôi khi người làm báo

cảm thấy lo lắng, đơn thương, độc mã, mặc

cảm, tủi thân khi bị chèn ép, thậm chí tấn

công vô cớ. Điều này cho thấy người làm

báo và người tố cáo tham nhũng, tiêu cực

dễ có sự đồng cảm với nhau khi họ cùng

hướng đến cái đích cao cả phục vụ cho xã

hội, đất nước bằng những việc làm tốt đẹp -

đẩy lui cái xấu, cái ác ra khỏi đời sống xã hội.

Sát cánh cùng nhà báo chống tham

nhũng tiêu cực, các cơ quan quản lý nhà

nước- Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội

Nhà báo VN, Ban Tuyên giáo Trung ương

đều có ý kiến đồng thuận, kiên quyết làm

sáng tỏ các vụ việc đã được công khai

trong dư luận và nhất là trên các phương

tiện truyền thông. Cho dù chưa có kết quả

điều tra cuối cùng nhưng các nhà báo,

những cơ quan báo chí tích cực tham gia

cuộc đấu tranh chống tham nhũng sẽ không

bao giờ đơn độc. Đảng, Nhà nước và nhân

dân luôn là chỗ dựa tin cậy, vững chắc để

họ vững tin khi tác nghiệp gặp khó khăn,

hiểm nguy. (Xem tiếp trang 174)

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

185

Page 189: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

1. Nghị quyết Trung ương 4 (khóa X) về“Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”đã đặt ra mục tiêu đưa nước ta trở thànhquốc gia mạnh về biển, hướng ra biển vàlàm giàu từ biển. Nghị quyết Trung ương 4cũng đã khẳng định công tác tuyên truyền,giáo dục nhận thức về chủ quyền biển, đảolà một trong những giải pháp quan trọngcần phải đẩy mạnh trong hệ thống các giảipháp nhằm thực hiện thành công Chiếnlược. Công tác tuyên truyền về biển, đảogóp phần làm cho người dân Việt Namnhận thức được vị trí, tầm quan trọng vàchủ quyền của biển, đảo Việt Nam, để từđó thấy được nghĩa vụ và trách nhiệm củamình trong việc bảo vệ chủ quyền thiêngliêng của Tổ quốc trên biển.

Những năm qua, Đảng, Nhà nước vànhân dân ta đã không ngừng hướng về nơibiển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc; quantâm, đầu tư xây dựng để quần đảo TrườngSa ngày càng hiện đại, phát triển. Diện mạocủa huyện đảo Trường Sa đang đổi mớitừng ngày. Các công trình kinh tế kết hợpvới quốc phòng phục vụ dân sinh được chútrọng đầu tư như: sân bay, âu tàu, cầu cảng,trạm hải đăng, đài khí tượng thuỷ văn, trạm

thu phát truyền hình vệ tinh, trạm thu pháttín hiệu viễn thông, hệ thống năng lượngsạch, máy phát điện gió… Cùng với đó,các công trình như nhà tưởng niệm Chủtịch Hồ Chí Minh, đài tưởng niệm liệt sĩ,nhà khách Thủ đô, chùa Trường Sa, chùaSong Tử, Sinh Tồn… đã trở thành nơi giaolưu, sinh hoạt văn hoá tinh thần, giáo dụctruyền thống văn hoá dân tộc cho quân vàdân huyện đảo.

Ngư trường quần đảo Trường Sa hômnay thu hút một lượng lớn ngư dân của cácđịa phương như Đà Nẵng, Quảng Nam,Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, KhánhHòa, Ninh Thuận, Bình Thuận… thườngxuyên đánh bắt. Ngoài việc có thể ghé vàoTrường Sa mua xăng dầu, nước ngọt, ngưcụ cần thiết, ngư dân còn yên tâm hơn khitrên quần đảo đã có cả trạm sửa chữa tàuthuyền; cũng như có đội ngũ y, bác sỹ sẵnsàng khám, chữa bệnh cho người dân. Cánbộ, chiến sỹ và nhân dân huyện đảo cònthường xuyên tuyên truyền, phổ biến chongư dân những kiến thức về tìm kiếm, cứuhộ, cứu nạn, thông tin dự báo thời tiết; đấutranh chống các hành vi vi phạm các quyđịnh về trật tự, an toàn giao thông trên biển,

ĐỂ BÁO CHÍ THựC Sự LÀ CầU NỐI

GIữA TRƯỜNG SA VỚI ĐấT LIỀN

?PHẠM QUý TRỌNG

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

186

Page 190: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

phá hoại môi trường sinh thái biển…Đại tá Nguyễn Công Sơn, Chủ nhiệm

Chính trị Vùng 4 Hai quân, chia sẻ: “Đảolà nhà, biển cả là quê hương”, gạt đi nhữnggiọt mồ hôi mặn mòi hơi biển, quân và dânhuyện đảo Trường Sa hôm nay bằng trí tuệvà sự hy sinh quên mình, luôn sẵn sàng vàquyết tâm bảo vệ vững chắc chủ quyềnbiển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc; xâydựng, đưa đời sống của quân, dân huyệnđảo ngày một nâng cao, đưa “huyện đảoTrường Sa gần hơn với đất liền”. Ở thị trấnTrường Sa lớn đời sống tinh thần của quân,dân trên đảo từng bước nâng lên đáng kểtừ khi có Nhà văn hóa, Bưu điện, phònghọc... Trụ sở làm việc của UBND các xãđảo Song Tử Tây, Sinh Tồn, thị trấn đảoTrường Sa được xây dựng khang trang vớicác trang thiết bị cần thiết. Đường nội bộ,khu xử lý nước thải, trạm phát điện, hệthống điện hạ thế, bể nước trên các xã đảo…đều được quy hoạch, xây dựng hoàn chỉnh.

Khoảng cách về không gian, địa lý giữahải đảo và đất liền đã gần hơn nhờ côngnghệ thông tin. Sóng truyền hình, sóngviễn thông được phủ trên phần lớn các đảothuộc Trường Sa, “nhà nhà”, “ngườingười” đều có thể xem được ti vi, nghe đài,đọc báo cũng như trò chuyện với ngườithân trong đất liền thường xuyên. Người đi“bám đảo, bám biển mưu sinh” cũng khôngcòn nỗi lo canh cánh về “hậu phương” đấtliền, người ở nhà cũng vơi đi những khắckhoải chờ đợi ngóng tin từ phía biển xa.

Trường Sa hôm nay không còn xa nữa.Ngày càng có nhiều chuyến tàu đến đâykhông chỉ đánh bắt thủy hải sản xa bờ haythăm hỏi quân và dân huyện đảo mà trongtương lai sẽ phát triển cả tham quan, dulịch, trao đổi, học tập. Thiếu tá Phạm SĩHoài, đảo Song Tử Tây cho biết: “Mỗichuyến tàu ra đảo, ngoài những món quàvật chất, các chiến sỹ còn chờ đợi nhữngmón quà tinh thần, đó là những cuốn tiểuthuyết, tập truyện ngắn, các ấn phẩm báovà tạp chí để chiến sỹ thư giãn ngoài giờluyện tập, trực chiến”.

Không chỉ vậy, mỗi cuốn sách, cẩmnang cuộc sống, sổ tay chăm sóc sức khỏecòn là “chỗ dựa kiến thức” cho mỗi ngườidân trên đảo Trường Sa. Những công dânnhỏ được chào đời trên đảo được chăm sóctừ chính những kiến thức trong sách ấy.“Có những vấn đề phát sinh từ thực tế liênquan đến chăm sóc sức khỏe trẻ em trênđảo, chúng tôi phải vào thư viện, tìm kiếmtrong các ấn phẩm, tài liệu khoa học mớicó được cách giải quyết, xử lý hiệu quả”.Anh Đoàn Anh Kiệt, ngư dân trên đảoSong Tử Tây tâm sự.

Nắm bắt được những nhu cầu về thôngtin, kiến thức khoa học kỹ thuật đối vớiquân, dân vùng hải đảo trong những nămqua, trên những con tàu đến với Trường Sacùng với những món quà vật chất của nhândân cả nước gửi tặng quân, dân trên đảocòn rất nhiều sách báo, tài liệu của đại diệncác bộ, ban, ngành Trung ương và địa

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

187

Page 191: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

phương mang tặng. Những món quà tinhthần ấy là nguồn tư liệu, tri thức cực kỳ hữuích đối với cán bộ, chiến sỹ, người dânhuyện đảo Trường Sa. Đại tá Ngô HoàBình, Phó Chủ nhiệm Chính trị Vùng 4 Hảiquân bộc bạch: “Nhu cầu tìm hiểu thôngtin, kiến thức khoa học cũng như thông tinthời sự là nhu cầu thiết yếu đối với đờisống của cán bộ, chiến sỹ và nhân dânhuyện đảo Trường Sa. Từ chỗ có thông tinvà chủ động về mặt kiến thức, quân và dânhuyện đảo đẩy mạnh tăng gia sản xuất,nâng cao hiệu quả khai thác đánh bắt, nuôitrồng hải sản góp phần nâng cao đời sốngkinh tế của quân và dân huyện đảo”. Thờigian qua, cán bộ, chiến sỹ và người dâncùng nhau xây dựng khu tăng gia tập trungđể thường xuyên cung cấp, bổ sung thựcphẩm cho các đảo như: chăn nuôi bò, heo,đào ao nuôi cá, trồng rau, củ, quả. Do điềukiện khí hậu đặc thù, việc trồng rau xanhcần những kỹ thuật khác với ở đất liền; việcchăn nuôi gia súc cũng cần có những“phương thức chăm sóc đặc biệt” để vậtnuôi trưởng thành, ít bệnh tật.

Trao đổi với một số chiến sỹ và ngườidân, những thông tin về các điển hình, nhântố mới trong phát triển kinh tế biển, đảo;ứng dụng, chuyển giao những thành tựukhoa học tiên tiến trong nuôi trồng, đánhbắt, khai thác nguồn lợi thủy sản, hải sảntrên báo chí luôn được người dân các xãđảo đón nhận. Báo chí bước đầu đã làm tốtvai trò cung cấp thông tin cho người dân

các xã đảo và đang thực sự là cầu nối giữaTrường Sa với đất liền.

2. Báo chí đến với Trường Sa, viết vềTrường Sa nói riêng và biển, đảo nói chungthật sự là cánh tay nối dài đưa biển đảo đếnvới đất liền khi và chỉ khi mỗi người làmbáo cần ý thức đầy đủ nghĩa vụ công dânvà trách nhiệm xã hội trong hoạt động nghềnghiệp của mình. Không phải ngẫu nhiên,mỗi chuyến thăm Trường Sa, ngoài đạidiện của các bộ, ban, ngành Trung ương vàđịa phương luôn có đoàn nhà báo đại diệncho nhiều cơ quan truyền thông đại chúngkhác nhau. Đảng, Nhà nước và Quân độiluôn quan tâm, đánh giá cao vai trò của báochí trong các hoạt động tuyên truyền về hảiđảo, biên cương.

Viết về Trường Sa, về biển, đảo thế nàocho đúng, cho đủ, cho hay và hấp dẫn? Câuhỏi này luôn trăn trở thường trực trong mỗinhà báo khi bước chân lên tàu đến vớiTrường Sa. Viết chủ đề gì, lựa chọn gócnhìn, đề tài ra sao trong khi đã có rất nhiềuphóng viên đi trước đã phản ánh. Cuộcsống ở huyện đảo Trường Sa đa dạng, làchủ đề phong phú để nhà báo khai thác.Phóng viên mảng nông nghiệp sẽ khai thácvấn đề trồng rau sạch, nuôi thủy hải sản;phóng viên mảng y tế khai thác chủ đềchăm sóc sức khỏe ngư dân, người dân trênđảo; phóng viên nội chính sẽ tập trung vàolĩnh vực rèn luyện, kỷ luật chiến đấu củacán bộ, chiến sỹ, phóng viên mảng giáodục sẽ tìm hiểu về việc dạy và học trên các

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

188

Page 192: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

xã đảo hôm nay… Mỗi tờ báo là một gócnhìn, là một cách phản ánh, nhưng tựuchung lại các chủ đề phản ánh luôn toát lênsức sống mãnh liệt, sự can trường của cánbộ, chiến sỹ và nhân dân đang ngày đêmbám biển, bám đảo giữ gìn sự bình yên choTổ quốc. Cũng chính từ những chuyến đithăm, tìm hiểu và tuyên truyền về cuộcsống sinh hoạt, học tập, công tác của quânvà dân trên huyện đảo Trường Sa, nhà dànDK1 và các đảo ven bờ mà các nhà báo đãcó được những tác phẩm báo chí xuất sắc,đạt giải cao trong Giải báo chí quốc gia.

Có thể kể đến một số tờ báo lớn luôn cónhững chuyên mục, chuyên trang dành chobiển, đảo và quần đảo Trường Sa như báoNhân dân, Đài Truyền hình Việt Nam, ĐàiTiếng nói Việt Nam, báo Quân đội Nhândân, Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Tuyên giáo,báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam…Thông tấn xã Việt Nam phối hợp với Vănphòng Thường trực Ủy ban Chỉ đạo Nhànước về Biển Đông – Hải đảo xây dựng vàphát sóng chương trình “Biên giới – biển,đảo – quê hương”, chuyển tải kịp thời tớicán bộ, đảng viên và nhân dân những chủtrương, quan điểm của Đảng, chính sáchcủa Nhà nước, thông tin về các vấn đề liênquan đến biển, đảo. Tạp chí Tuyên giáo,báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam mởchuyên trang “Biển và Hải đảo Việt Nam”phản ánh những tình cảm, tinh thần tráchnhiệm của các tầng lớp nhân dân hướng vềbiển đảo cũng như tinh thần quyết tâm bảo

vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổquốc. Nhiều báo điện tử đã tổ chức tốtchuyên trang, chuyên mục về biển, đảoViệt Nam (bằng tiếng Việt, tiếng Anh vàtiếng Trung) giúp nhân dân ở trong vàngoài nước có những thông tin chính xác,đầy đủ về biển, đảo Việt Nam…

Tuy nhiên, theo nhà báo Hoàng TrườngGiang – báo Quân đội Nhân dân, việc tổchức các đoàn nhà báo ra Trường Sa rất tốt,nhưng do thời gian lưu trú trên đảo còn hạnchế, nên một số nhà báo chưa thật sự cảmnhận, thấu hiểu nỗi vất vả, gian truân củaquân và dân huyện đảo để thể hiện trongbài viết. Nếu như được Quân chủng HảiQuân bố trí thêm thời gian, được cung cấpđầy đủ thông tin về đặc thù từng đảo, chắcchắn các nhà báo sẽ có thời gian xây dựngchủ đề, tìm hiểu, đào sâu từng vấn đề giúpcho bài viết sâu sắc hơn. Mỗi tin, bài khôngchỉ là phản ánh các hoạt động tri ân, tặngquà, thăm hỏi mà còn là những sẻ chia,lắng đọng những phút giây tình cảm, khắckhoải thấm đẫm tình người, tình quân dân.Đến với Trường Sa, dù là nhà báo hayngười dân bình thường, không chỉ đểkhẳng định mình đã từng đặt chân đến với“đầu sóng ngọn gió”, tiền tiêu Tổ quốc màcòn để được sống với đảo, “cảm nhận đảo”,cảm thông, sẻ chia những gian khó, và cảtự hào về những con người đang ngày đêmbảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Là những độc giả đọc báo thườngxuyên, cán bộ, chiến sỹ và người dân cũng

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

189

Page 193: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

mong muốn, báo chí cần có sự kết nối giữahậu phương và tiền tuyến. Ví như, bêncạnh các bài viết tuyên truyền về TrườngSa, cũng nên có những bài viết về “hậuphương” của các chiến sỹ, làm nổi bật vịtrí, trách nhiệm người đang ngày đêm vữngtay súng bảo vệ chủ quyền, nhưng cũng cầncó thông tin bên lề để động viên người hậuphương nơi đất liền. Người chiến sỹ, ngưdân sẽ thấy vui hơn khi “hậu phương” củahọ cùng xuất hiện trên trang báo, giúp họvững tin hơn để yên tâm gắn bó lâu dài vớicác xã đảo Trường Sa.

Qua chuyến đi thực tế tại huyện đảoTrường Sa, chúng tôi có thể cảm nhận cánbộ, chiến sỹ và nhân dân trên đảo vẫn cònthiếu thốn rất nhiều chủng loại sách, báo,tạp chí, tài liệu, phương tiện thông tin… Vàmong muốn chung của cán bộ, chiến sỹ lànội dung tuyên truyền trên báo chí viết vềbiển, đảo cần phong phú, đa dạng hơn…Để báo chí thực sự là cầu nối giữa TrườngSa với đất liền, theo chúng tôi cần tập trunglàm tốt một số nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, tập trung tuyên truyền về ứngdụng, chuyển giao những thành tựu khoahọc tiên tiến trong nuôi trồng, đánh bắt,khai thác nguồn lợi thủy sản, hải sản; vấnđề tài nguyên, môi trường biển, phát triểnkhoa học – công nghệ biển, bảo vệ môitrường biển cho ngư dân, người dân sốngở huyện đảo Trường Sa.

Thứ hai, tuyên truyền về các chính sáchcủa Nhà nước khuyến khích nhân dân ra

định cư trên đảo, làm ăn dài ngày trên biển;tuyên truyền nâng cao tinh thần tráchnhiệm, tình cảm của mọi tầng lớp nhân dânđối với cán bộ, chiến sỹ và nhân dân đangngày đêm làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyềnbiển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc; Tậptrung tuyên truyền các gương điển hình tậpthể, cá nhân dũng cảm, quên mình bảo vệchủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc; tậptrung tuyên truyền, phản ánh các hoạt độngtri ân, tặng quà, hỗ trợ đời sống của vợ con,gia đình, người thân của các cán bộ, chiếnsỹ đang ở đất liền.

Thứ ba, báo chí phải tạo cầu nối để các

nhà khoa học, các nhà kinh tế đưa các ứng

dụng, nghiên cứu khoa học ra ngoài đảo.

Thứ tư, các cơ quan báo chí quan tâm hỗ

trợ kinh phí phát hành để các ấn phẩm đến

với cán bộ, chiến sỹ, nhân dân trên đảo

được thường xuyên hơn. Đặc biệt, cần xây

dựng đội ngũ cộng tác viên là cây bút sắc

sảo, các chuyên gia, các nhà khoa học về

biển, đảo để viết những bài chuyên sâu về

Trường Sa; tăng cường việc tổ chức, bồi

dưỡng, tập huấn, thâm nhập thực tế cho đội

ngũ phóng viên tuyên truyền biển, đảor

Nguồn: Tạp chí Tuyên giáo 2014.- Số

4.- 66 - 69.

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

190

Page 194: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

Cách đây hơn 160 năm C.Mác chorằng: báo chí tự do - đó là con mắtsáng suốt của tinh thần nhân dân;

là hiện thân sự tin cậy của nhân dân đối vớibản thân mình, là những dây liên hệ biếtnói, gắn liền các cá nhân với nhà nước vàvới toàn thế giới, nó là hiện thân nền vănhóa đang biến cuộc đấu tranh vật chấtthành cuộc đấu tranh tinh thần và lý tưởnghóa hình thức vật chất thô bạo của cuộc đấutranh đó... báo chí tự do là toàn diện, nơinào cũng có mặt, cái gì cũng biết(1).

Ngày nay, báo chí là hiện tượng xã hộiđặc biệt, một loại hình truyền thông đạichúng đa chức năng. Trong xã hội hiện tạibáo chí đang có những chuyển biến rấtmạnh mẽ từ loại hình, phương thức đến nộidung. Theo nhận thức chung của xã hội,báo chí có 4 chức năng chính: Là công cụchính trị - tư tưởng của Đảng và Nhà nước;phương tiện cung cấp thông tin và nâng caonhận thức cho người dân; cung cấp thôngtin kịp thời, đa dạng và toàn diện; kênh chủyếu để hình thành dư luận xã hội(2). Còntác giả Michael Schudson đã xác định 7

mục tiêu mà báo chí cần đạt tới: 1) Báo chícung cấp cho công dân những thông tin đầyđủ và công bằng; 2) Báo chí cung cấp mộtkhuôn khổ chặt chẽ để giúp công dân có cáinhìn tổng thể về thế giới chính trị phức tạp;3) Báo chí nên đóng vai trò làm ngườichuyển tải chung cho các quan điểm củanhóm người khác nhau trong xã hội; 4) Báochí cung cấp thông tin đáp ứng nhu cầu củathị trường; 5) Báo chí đại diện cho lợi íchvà tiếng nói của công chúng; 6) Báo chíkhơi dậy sự cảm thông và hiểu biết sâu sắccủa con người; 7) Báo chí nên cung cấpdiễn đàn đối thoại giữa những công dân(3).

Tại Điều 6, Luật Báo chí Việt Nam sửađổi năm 1999 khẳng định báo chí có 6nhiệm vụ và quyền hạn, bao gồm: 1) Thôngtin trung thực; 2) Tuyên truyền, phổ biến,góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối,chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luậtcủa Nhà nước; 3) Phản ánh và hướng dẫndư luận xã hội; 4) Phát hiện, nêu gương tốt;đấu tranh phòng, chống các hành vi viphạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cựcxã hội khác; 5) Góp phần giữ gìn sự trong

VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ TRONG

THựC HIỆN PHẢN BIỆN XÃ HỘI

?THS ĐỖ VăN QUÂN

Viện Xã hội học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

191

Page 195: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

sáng của tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểusố Việt Nam; 6) Mở rộng sự hiểu biết lẫnnhau giữa các nước và các dân tộc. Trên cơsở những quan điểm nêu trên, chúng tôicho rằng, báo chí ở Việt Nam đang thựchiện 5 chức năng chính: thông tin; giáo dụcvà định hướng chính trị tư tưởng; văn hoá,giải trí; giám sát, phản biện xã hội, quản lýxã hội; kinh doanh - dịch vụ.

Vai trò của báo chí đối với hoạt độngphản biện xã hội trong điều kiện ở ViệtNam hiện nay được thể hiện trên các khíacạnh sau:

Một là, báo chí - chủ thể khơi nguồn chophản biện xã hội. Báo chí là một sản phẩmcủa xã hội văn minh, có khả năng kết nốicộng đồng nhờ sự ứng dụng các thành tựukhoa học công nghệ vào đời sống. Với bảnchất hoạt động là truyền tải thông tin, nhậnđịnh, bàn luận về các sự kiện, hiện tượngmới xảy ra có ý nghĩa với đời sống xã hội,báo chí và phản biện xã hội có những mốiquan hệ rất mật thiết và sâu sắc. Những sựkiện, vấn đề mang tính chất bất cập củachính sách trong đời sống xã hội. Nhữngsự kiện, vấn đề ấy lại là đối tượng phản ánhcủa báo chí. Cho nên, trong xã hội hiện đại,phần lớn các sự kiện phản biện xã hộiđược châm ngòi hay “khởi động, khơinguồn” từ báo chí. Phản biện xã hội cũnglà khởi nguồn cho việc điều tra, tìm kiếmthông tin và phản ánh sự kiện của báo chí.Trong trường hợp này, từ một nguồn tin, từmột hoặc nhiều ý kiến phản ánh đến toà

soạn báo hay thông qua các kênh truyềnthông khác, nhà báo và cơ quan báo chí tìmthấy vấn đề mà xã hội đang quan tâm đểtiếp tục khai thác đến cùng sự kiện đó.Thực tế cho thấy báo chí đang là kênhthông tin quan trọng, là tiếng nói đại diệncho tâm tư, nguyện vọng chính đáng củacác giai tầng xã hội; là phương tiện cổ vũtập thể, tuyên truyền mang tính định hướngvới quy mô lớn. Do vậy, phản biện xã hộilà một sản phẩm cơ bản, quan trọng củabáo chí khi tác động vào các thiết chế vànhận thức xã hội. Tại Việt Nam trongnhững năm vừa qua, sức mạnh của báo chíđược thể hiện qua việc khơi nguồn, tạo ramôi trường, điều kiện cho phản biện xã hội.Chính vì vậy, báo chí đang dần trở thànhmột trong những “dòng chảy chủ đạo” củahoạt động phản biện xã hội.

Hai là, phản biện xã hội là đối tượngphản ánh của báo chí. Tại sao báo chí phảiphản ánh hoạt động phản biện xã hội? Theochúng tôi báo chí luôn phản ánh mọi mặtcủa đời sống xã hội, mà phản biện là mộthiện tượng có ý nghĩa trong đời sống xãhội, nhất là trong các xã hội dân chủ, vănminh và phát triển, do đó nó cũng là mộtđối tượng quan trọng để báo chí phản ánh.Không những vậy, báo chí luôn gắn bó chặtchẽ với dòng thông tin thời sự, gắn bó vớinhững sự kiện nóng bỏng của đời sống xãhội, trong khi đó phản biện xã hội biểu lộthái độ, tình cảm, nhận thức, tính tự nguyệnvà trí tuệ của công chúng trong xã hội về

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

192

Page 196: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

những vấn đề cụ thể. Báo chí chính là kênhthông tin có thẩm quyền, có khả năng vànhận trách nhiệm chuyển tải thái độ, nhậnthức, tình cảm, trí tuệ của các chủ thể phảnbiện xã hội đến bộ máy công quyền nhằmphát ra các thông điệp cần thiết, giúp bộmáy ấy điều chỉnh, xử lý những vấn đề liênquan đến quốc kế dân sinh.

Về bản chất, bộ máy công quyền phảituân theo pháp luật, lấy pháp luật làm căncứ xử lý mọi quan hệ xã hội. Trong xã hộihiện đại và nhà nước pháp quyền thì việc“thượng tôn pháp luật” càng được đề cao.Do vậy, các cơ quan công quyền không thểra quyết định, xử lý công việc chỉ duy nhấtvì áp lực của phản biện xã hội, tuy nhiêntrên thực tế, phản biện xã hội lại có sứcmạnh to lớn. Nó thể hiện lý trí, tình cảm,thái độ, trí tuệ và quyết tâm của cá nhân, tổchức và cộng đồng trước những sự kiện,chính sách liên quan đến quốc kế dân sinh.Nếu như cơ quan công quyền làm ngơtrước sức mạnh như vậy có thể dẫn đếnnhững sai lầm mà hệ quả có thể rất khókhắc phục. Báo chí khi chuyển tải các sựkiện này cũng không bỏ qua cơ hội đặt vấnđề lên đúng tầm vóc của nó bằng cách nhấnmạnh vào sự quan tâm của hoạt động phảnbiện xã hội, coi đó như một tiêu chí, mộtnguyên nhân chính đáng để báo chí phảnánh sâu, kỹ và thực hiện tốt hơn tráchnhiệm xã hội. Trong phương diện này, phảnbiện xã hội được phản ánh như một phầnhoặc toàn bộ nội dung thông tin về sự kiện

trong tác phẩm báo chí (nhiều trường hợpphản biện xã hội là đối tượng phản ánh duynhất trong tác phẩm báo chí). Trong nhữngtrường đặc biệt quan trọng báo chí có thểdành hẳn một hoặc một số trang, mục, bàiviết, diễn đàn để bạn đọc, công chúng bàytỏ quan điểm, thái độ của mình.

Ba là, báo chí định hướng tạo ra sức lantỏa của phản biện xã hội. Báo chí phản ánhphản biện xã hội, nhưng sự phản ánh ấykhông thụ động mà có ý thức rõ ràng,hướng tới mục tiêu cụ thể. Tuy nhiên thựctế cho thấy, vẫn còn tồn tại một số cáchnhìn nhận chưa đầy đủ về vai trò này củabáo chí. Có người cho rằng, báo chí đơnthuần có nhiệm vụ đưa tin, còn nhận thứclà vấn đề của cá nhân không ai áp đặt được.Đặc biệt, hoạt động phản biện xã hội làhành vi mang tính lý trí và trách nhiệm, chonên không cần phải định hướng. Còn nếugiả sử họ lầm lạc, nhận thức sai, hành độnglệch lạc thì đã có sự điều chỉnh của các quyphạm pháp luật, chứ không phải thuộcphạm trù trách nhiệm định hướng của báochí. Theo chúng tôi quan điểm này xem racũng có cơ sở nhất định, đặc biệt đặt trongbối cảnh các nước phương Tây phát triển.Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, trên thựctế, báo chí không thể chỉ phản ánh đơnthuần hoạt động phản biện xã hội, mà sựphản ánh đó luôn có mục đích cụ thể. Bởivì, mục đích của thông tin báo chí trước hếtvà chung nhất là nhằm để công chúng“biết” đến sự thật đang diễn ra xung quanh

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

193

Page 197: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

mình, nhưng sâu xa hơn là phải hướng đếnviệc tích cực hoá đời sống chính trị- xã hội,được phản ánh bằng sự hiểu biết và kiểmsoát bởi lý trí của công chúng. Đặc biệt,trong điều kiện mặt bằng dân trí còn chưacao và không đồng đều, pháp luật cònnhiều bất cập thì việc báo chí thực hiệnchức năng định hướng của hoạt động phảnbiện xã hội còn là điều cần thiết.

Bốn là, báo chí làm gia tăng sức mạnhcủa các kênh và các chủ thể phản biện xãhội khác.

Phản biện xã hội qua báo chí có nhữngđặc điểm khác biệt so với các kênh phảnbiện xã hội khác như: 1) Phản biện xã hộiqua báo chí thể hiện tính minh bạch côngkhai, thể hiện ý chí chung của nhiều người,nhiều giai tầng xã hội, nhiều chủ thể xã hộikhác nhau, cho nên có xu hướng đảm bảotính khách quan trong các nhận xét đánhgiá cho phép khắc phục tình trạng “vừa đábóng vừa thổi còi”; 2) Phản biện xã hội quabáo chí cho phép tập hợp rộng rãi trí tuệ,phát huy sáng kiến của mọi giai tầng xã hội(nhà báo, nhà khoa học, nhân sĩ, doanhnhân, cán bộ công chức về hưu, sinhviên...), đảm bảo sự tham gia của nhiềuthành phần xã hội khác nhau một cáchcông bằng, bình đẳng; 3) phản biện xã hộiqua báo chí là diễn đàn, môi trường chophép các kết quả của các loại hình phảnbiện xã hội do các chủ thể khác thực hiệnnhư (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cácđoàn thể chính trị - xã hội; các tổ chức và

cá nhân nhà khoa học; các tổ chức xã hộidân sự...) được gia tăng sức mạnh. Thôngqua đó đảm bảo tính công khai, minh bạch,chất lượng, hiệu quả hoạt động phản biệnxã hội.

Theo xu hướng đổi mới và hội nhập, báochí Việt Nam hiện nay được phát huyquyền dân chủ hơn để chủ động tham giaphản biện xã hội. Thực tế cho thấy, có khánhiều vấn đề, nhất là những vấn đề phứctạp, nhạy cảm, mới mẻ nảy sinh, các cơquan chức năng và nhà quản lý không tiênlượng, dự báo, bao quát đầy đủ. Nhưng nhờphản biện xã hội qua báo chí đúng lúc, kịpthời, thấu lý, đạt tình mà các cơ quan côngquyền đã có những điều chỉnh, bổ sungnhằm không ngừng hoàn thiện cơ chế,chính sách, đáp ứng nhu cầu, lợi ích củatuyệt đại đa số nhân dân. Mặt khác, nhằmkhơi gợi vấn đề, khuyến khích động viênđông đảo công chúng tham gia ý kiến. Mộtsố cơ quan báo chí đã mở diễn đàn tập hợpcác ý kiến phản biện xã hội của các nhàkhoa học, chuyên gia và các tầng lớp nhândân đối với các quyết sách, dự án của cơquan công quyền. Thực tế cho thấy, nhiềuvấn đề đã được các cơ quan công quyềncân nhắc, sửa đổi, điều chỉnh, thậm chí hủybỏ nhằm đáp ứng lợi ích bền vững củaquốc gia, dân tộc. Do có khả năng bám sátsự kiện, thông tin nhanh nhạy, nắm đúngbản chất sự kiện, phân tích trúng vấn đềcho nên không ít cơ quan báo chí trở thànhdiễn đàn đáng tin cậy cho hoạt động phản

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

194

Page 198: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

biện xã hội. Bởi thế, vai trò, chức năngphản biện xã hội của báo chí ngày càngđược khẳng định, niềm tin của công chúngđối với báo chí được nâng lên. Có thể nói,báo chí đã đi từ đưa tin đến tạo ra diễn đàn, môitrường cho hoạt động phản biện xã hội diễn raphong phú, đa chiều, kịp thời và sâu sắc.

Một vấn đề cần khẳng định, trong bốicảnh hiện nay nếu thiếu hoạt động phảnbiện xã hội thì báo chí thiếu lý do để tồn tạivà phát triển. Việc hình thành phản biện xãhội qua báo chí, nhất là báo điện tử chínhlà tạo ra một “không gian” rộng cần thiếtđể công chúng, mà trước hết là nhà báo, tríthức, nhân sĩ, lão thành cách mạng, cán bộvề hưu... có thể thực hiện trách nhiệm côngdân của mình trước xã hội. Từ thực tếnghiên cứu có thể thấy: nhà báo, trí thức,nhân sĩ, lão thành cách mạng, cán bộ vềhưu... là những chủ thể tiên phong trongviệc chấp nhận phản biện xã hội, tìm đếnphản biện xã hội qua báo chí để xác nhậnchân giá trị của chính mình. Muốn vậy,trong điều kiện hiện nay rất cần những diễnđàn do báo chí tổ chức, đặc biệt là báo điệntử. Để tổ chức thành công phản biện xãhội, nhất thiết phải có sự tham gia cùng lúccủa nhiều chủ thể với những vai trò phảnbiện xã hội khác nhau. Chính đặc trưng nàysẽ làm cho các chủ thể tham gia phản biệnxã hội qua báo chí có được góc nhìn đầyđủ và toàn diện hơn về chủ đề phản biện.

Như vậy, báo chí chính là một kênh,diễn đàn phản biện xã hội lớn, chứa đựng

nhiều hy vọng của xã hội và đất nước, đốivới quá trình phát triển xã hội. Vai trò phảnbiện xã hội của báo chí đã và đang đồnghành với sự nghiệp xây dựng và phát triểnđất nước. Từ những phân tích trên, có thểnhận thấy việc tạo ra diễn đàn cho hoạtđộng phản biện xã hội là một chức năngcủa báo chí. Phản biện xã hội là thước đochính kiến xã hội ở những thời điểm khácnhau, trước những sự kiện khác nhau. Báochí phản ánh đời sống xã hội, phản ánh cácsự kiện nóng bỏng vừa đáp ứng nhu cầuthông tin đa dạng của xã hội, đồng thờicũng cung cấp thông tin phục vụ hoạt độngphản biện xã hội. Việc tạo ra môi trườngthuận lợi cho hoạt động phản biện xã hộiqua báo chí sẽ góp phần giúp các cơ quancông quyền hoạch định chính sách phù hợpvới nhu cầu, nguyện vọng của công chúngtrong xã hội. Hơn nữa, khi phản biện xã hộiđược thể hiện công khai trên mặt báo, nócó xu hướng trở thành một loại hình“quyền lực thực sự”, có khả năng gây áplực lên cơ quan công quyền trong điềuchỉnh, thay đổi các quyết sáchr

......................(1) Xem C.Mác và F.Ănghen: Toàn tập, t.1, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.99.

(2) Trương Xuân Trường: Vai trò của truyền thông

đại chúng trong thời kỳ hội nhập ở nước ta hiện nay,

Tạp chí Xã hội học, số 4, năm 2008

(3) Michael Schudson: Sức mạnh của tin tức truyền

thông, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003, tr.55-56.

Nguồn: Tạp chí Lý luận chính trị.-2012.- Số 6.- Tr. 8 - 11.

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

195

Page 199: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

1. Ngay bây giờ đây, với từ khóa “xác

chết không đầu” làm công cụ tìm kiếm trên

Goolge, bạn sẽ tìm thấy 27.200.000 kết quả

trên các sản phẩm báo chí truyền thông

tiếng Việt. Có tờ báo mạng điện tử không

ngần ngại “treo lủng lẳng” tít của cụm bài

“xác chết không đầu” dưới măng-séc vài

tháng liền. Không những thế, hàng trăm bài

viết (mà phần lớn là trùng lặp nhau) trên

các báo miêu tả cận cảnh tất cả các chi tiết

của vụ án mạng này làm cho công chúng

sởn gai ốc và cảm thấy mình như bị tra tấn.

“Làm đậm” vụ án mạng ghê rợn này với

những chi tiết rùng rợn dã man như thế,

liệu báo chí có gia tăng được hàm lượng

văn hóa trong sản phẩm của mình, có tôn

trọng tính nhân văn, có gieo vào công

chúng xã hội niềm tin yêu cuộc sống? Với

cách thức tiếp cận và kiểu cách thông tin

sự kiện này, liệu có khoét sâu thêm nỗi bất

hạnh của người thân nạn nhân, có tra tấn

công chúng của mình?

Thứ nữa, cứ mỗi lần có vụ tự tử của

thiếu nữ thất tình do thiếu kỹ năng xử lý

khủng hoảng cá nhân, hoặc cứ mỗi lần do

sơ suất mà ca sĩ, diễn viên để “lộ hàng” trên

sân khấu… là hàng chục sản phẩm truyền

thông lại dấy lên làn sóng tin tức, dồn dập

khai thác. Liệu đó có phải là “chiêu” thu

hút công chúng có đẳng cấp của báo chí

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

196

BÁO CHÍ VỚI TÍNH NHâN VăN VÀ NIỀM TIN CỦA CôNG CHúNG

?PGS, TS NGUYỄN VăN DữNG

Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Mươi năm trở lại đây, cùng với những đóng góp to lớn của báo chí vào sự nghiệpđổi mới và phát triển đất nước, công chúng xã hội cũng đã nhìn nhận ngày càngnghiêm túc hơn về những gì báo chí đã và đang thông tin, suy ngẫm lại những điềucăn cốt trong cuộc sống và sự phát triển của cộng đồng; từ đó, công chúng lựa chọnsản phẩm báo chí nào nên đọc và gửi gắm được niềm tin, cao hơn là có thể tin cậyđược; tức là có thể tin và cậy nhờ khi mà cuộc sống thường xuyên diễn ra với ngổnngang những điều tốt và xấu, hay và dở, tàn bạo và nhân văn, chân thành và dối trá,lừa lọc, bản lĩnh và sự hèn nhát… Một trong những vấn đề mà bài viết này tham góp,bàn thảo là tính nhân văn của báo chí và niềm tin của công chúng đối với báo chíhiện nay.

Page 200: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

chuyên nghiệp? Nếu quan tâm quá mức

theo kiểu như thế, thì những đất nước cùng

châu lục này, mỗi ngày có hàng chục vụ tự

tử, ắt báo chí không còn điều kiện thông tin

về những vấn đề quan trọng khác. Và mỗi

người làm báo chúng ta thử tự hỏi liệu đấy

có phải là cách thức tốt đẹp để lôi kéo sự

quan tâm của công chúng vào tầm ảnh

hưởng của mình? Hoặc, khi mới triển khai

Nghị định Chính phủ về lập lại trật tự trong

lĩnh vực văn hóa, đã có đài truyền hình đưa

hình ảnh một phụ nữ cùng đứa con gái 13

tuổi của cô lên màn ảnh nhỏ, chỉ trích rằng

người phụ nữ này tham gia hoạt động bán

dâm. Sáng hôm sau đi học, các bạn của

cháu bé xúm lại bảo rằng, hôm qua truyền

hình nói mẹ cháu thế này thế kia…Vậy là,

do xấu hổ về mẹ, cháu bé đã bỏ học và bỏ

nhà đi bụi. Như vậy, báo chí chỉ trích một

người, nhưng lại đẩy một người khác (cháu

bé) vào con đường bất hạnh, liệu báo chí

có nhân văn?

Đầu tháng 5 năm nay, ở Khánh Hòa có

việc một cô giáo do không làm chủ được

hành vi, đã đánh một học sinh; sau đó cũng

do bức xúc, bố của học sinh bị đánh đã tát

và chửi bới cô giáo này trước mặt hàng

chục học sinh trong lớp học. Đó là những

sự kiện có thật xảy ra. Ngay sau đó, gần

chục tờ báo giấy và báo mạng điện tử đã

đưa tin giống nhau về sự kiện này, trong

đó, nhiều báo không hề phân tích, bình

luận và phê phán ở các bình diện khác

nhau, phù hợp với góc độ quan tâm của

công chúng để có thể hình thành và định

hướng dư luận. Một trường hợp khác; vụ

án mạng trong xe Lexus. Vụ án này, người

bị hại đã không còn cơ hội nói về những gì

đã xảy ra; trong khi báo chí chủ yếu thông

tin theo lời kể của kẻ sát nhân (cứ cho là

như vậy) nhằm biện hộ cho mình. Thử hỏi,

nếu báo chí thông tin như vậy, khi bình tĩnh

nhìn lại toàn cảnh thông tin về sự kiện này,

từ trong đáy lòng mình, liệu người viết có

gì day dứt?

Có thể dẫn ra rất nhiều sự kiện tương tự

để nhìn rõ thêm một góc khuất của thông

tin khi trao đổi về tính nhân văn của báo

chí và niềm tin của công chúng hôm nay.

Có lẽ không ai cấm báo chí thông tin về

những sự kiện tương tự nêu trên, hay

những sự kiện thuộc loại “tiền, tình, tù, tội,

đâm chém, hãm hiếp”, vấn đề là thông tin

và giải thích, phân tích như thế nào để vừa

phản ánh được mặt trái và những đốm đen

của cuộc sống đang diễn ra, lại vừa bảo

đảm được chất lượng văn hóa của sản

phẩm truyền thông; hơn thế nữa - gây dựng

và củng cố được niềm tin của công chúng

và thu phục được họ vào tầm ảnh hưởng

của mình. Đó mới chính là thông điệp đích

và mục tiêu chiến lược của mỗi tòa soạn

báo chí cách mạng và chuyên nghiệp. Thực

tế cho thấy, các “chiêu” thông tin theo kiểu

“yêu thì thật lâm li, chết thì thật bi thảm”

đã và đang góp phần làm cho công chúng

197

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

Page 201: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

198

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

mất dần niềm tin vào báo chí. Và do đó, vai

trò, vị thế xã hội của không ít tờ báo có thể

bị giảm sút, công chúng dần rời xa.

2. Có lẽ bất kỳ ai bước vào nghề báo

cũng đều tâm niệm lời thề nghề nghiệp là

tôn trọng sự thật, bảo đảm tính khách quan

chân thật của thông tin báo chí. Tính khách

quan chân thật của báo chí đòi hỏi báo chí

không phải và không thể thông tin tất cả

những gì có thật xảy ra, mà cần chọn lựa

những gì có ích cho công chúng và đất

nước mình. Như Balzac đã từng đưa ra “ba

bộ lọc” khi chọn sự kiện thông tin: Sự kiện

có thật không? Thật, nhưng có thú vị

không? Thú vị nhưng thông tin có lợi ích

gì không? Tức là nếu không thông tin thì

thôi, nhưng khi đã thông tin là phải đúng -

cái đúng mang tính bản chất, đồng thời cái

đúng ấy lại cần đòi hỏi bảo đảm lợi ích cho

ai khi thông tin và hàm lượng văn hóa của

thông tin, đặc biệt là đề cao tính nhân đạo

và nhân văn của thông tin báo chí. Bởi xét

cho cùng, tính nhân văn của báo chí như

sợi chỉ đỏ xuyên suốt, liên kết cộng đồng,

cùng hướng tới giá trị cao cả nhất - vì con

người và những giá trị nhân bản, vì sự tiến

bộ bền vững của cộng đồng xã hội. Tính

nhân văn chính là sợi dây vô hình kết nối

con người trên khắp hành tinh lại với nhau.

Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu

nước của dân tộc ta, nhiều người trên khắp

hành tinh, dù chưa một lần đến Việt Nam,

nhưng thông qua báo chí, biết đất nước ấy

đang hứng chịu hàng triệu tấn bom đạn của

quân xâm lược dội xuống, giết chết hàng

loạt người vô tội, hàng triệu người đã đứng

dậy hô vang khẩu hiệu “đả đảo đế quốc

Mỹ” và quyên góp tiền của ủng hộ nhân

dân ta. Hoặc, khi nghe tin động đất và sóng

thần ở Nhật Bản đã cuốn phăng mạng sống

hàng chục ngàn người, lòng mỗi chúng ta

se lại, quặn đau. Cái gì đã khơi thức giá trị

nhân loại trong mỗi con người và tạo nên

sức mạnh cảm xúc ấy, nếu không phải tính

nhân văn của thông tin báo chí? Mỗi buổi

sáng thức dậy, khi chúng ta nhận được tin

vui từ bạn bè, người thân và đồng loại (đặc

biệt là qua thông tin báo chí), chắc hẳn

ngày làm việc sẽ hứng khởi, hiệu quả hơn

bởi lòng chúng ta phấn chấn; ngược lại, khi

mỗi sáng đón nhận những thông tin buồn,

liệu có ai vui trên nỗi đau của đồng loại?

Thông tin báo chí không nên là tiếng kèn

đám ma, cũng không nên lúc nào cũng là

tiếng kèn đám cưới; thông tin báo chí nên

là tiếng kèn xung trận, luôn thổi vào trí tuệ

và cảm xúc của lòng người sức mạnh của

niềm tin. Niềm tin là sức mạnh mềm của

cộng đồng không bao giờ cạn kiệt, ngược

lại, nó là nguồn sức mạnh vô biên, nếu báo

chí biết khơi dậy, củng cố và nhân lên trong

mỗi con người thông qua giá trị của tin tức

hằng ngày cung cấp cho công chúng. Báo

chí thông tin về tiêu cực, nhưng cố gắng

luôn nhằm đạt được hiệu ứng tác động xã

hội tích cực; viết về cái ác, nhưng làm thế

Page 202: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

nào khơi dậy và đề cao cái thiện; viết về

khoảng tối hay đốm đen nhưng với mục

đích là giúp công chúng tìm ra và đi tới

khoảng sáng;…

Tính nhân văn của báo chí vừa là vấn đề

có tính chất trừu tượng, nhưng lại rất cụ thể

và hiện hữu trong mỗi tác phẩm hay sản

phẩm báo chí. Tựu trung lại, có thể nêu các

cấp độ khác nhau của tính nhân văn như sau:

Thứ nhất, mảng đề tài mà báo chí quan

tâm. Báo chí chú trọng, ưu tiên cho những

sự kiện và vấn đề thời sự - mối quan tâm

trong sản xuất và đời sống hằng ngày của

cộng đồng, mà nếu giải quyết được những

vấn đề ấy sẽ giúp ích cho sự phát triển bền

vững, nâng cao chất lượng cuộc sống, hay

là chú tâm quá mức vào những góc tù nước

đọng để góp phần làm mờ, làm đen tấm

gương phản chiếu cuộc sống hôm nay. Nói

khác đi, hướng ưu tiên đề tài của thông tin

báo chí là nhìn ra chân trời, góc biển để nới

rộng tầm mắt, nối dài tầm tay của công

chúng mình, hay ngoái nhìn về góc tù nước

đọng bằng việc đáp ứng nhu cầu thị hiếu

của nhóm nhỏ thông qua các sự kiện giật

gân câu khách - mà việc giật gân này dần

dần hạ thấp vai trò, vị thế xã hội của báo

chí và làm suy giảm niềm tin của công

chúng? Công chúng chỉ cần nhìn lướt qua

giao diện của báo mạng điện tử, nhìn qua

những tin tức bài vở của các trang báo hay

nghe qua các đầu đề tác phẩm trong

chương trình phát thanh, truyền hình cũng

có thể biết được hướng đề tài ưu tiên của

tòa soạn.

Thứ hai, khi tiếp cận sự kiện và vấn đề

thông tin, nhà báo chọn lựa góc nhìn nào

để làm ánh lên những giá trị nhân bản? Sự

kiện ba thanh niên ở Hà Tây (cũ) bị án tù

oan ức mười năm, được một phụ nữ dày

công tìm cách lôi ra ánh sáng công lý, được

báo chí phân tích dưới góc nhìn văn hóa và

nhân văn, như vậy vừa soi rọi vào mảng tối

của xã hội, vừa chỉ ra luồng sáng, khơi dậy

niềm tin cho công chúng vào chân lý cuộc

đời, dù còn nhiều gian truân và uẩn khúc.

Thứ ba, tính nhân văn của báo chí thể

hiện ở cách thức lựa chọn chi tiết thông tin

về sự kiện và vấn đề trong tác phẩm. Nhà

báo tập trung lựa chọn chi tiết để khoét sâu

nỗi bất hạnh của con người và tra tấn công

chúng mình bởi những thông tin giật gân

câu khách, hay là ngay trong thông tin sự

kiện về những vụ án mạng dã man, vẫn có

thể tìm lựa những gì không làm đau thêm

nỗi đau của người trong cuộc, không làm

cho công chúng và cộng đồng bi lụy và

cuộc sống đen tối thêm, đó cũng chính là

cách thể hiện tính nhân văn. Báo chí Hoa

Kỳ thông tin về sự kiện ngày 11 tháng 9

năm 2001 ở nước Mỹ là một ví dụ. Ngay

sau chương trình truyền hình CNN phát đi

phóng sự với nhiều chi tiết cận cảnh những

nạn nhân bị dập nát chân tay mặt mũi, máu

chảy be bét được khiêng ra từ tòa nhà đổ

nát, Tổng thống Mỹ đã thông qua trợ lý báo

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

199

Page 203: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

200

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

chí của mình gửi tới giới truyền thông Hoa

Kỳ một thông điệp: không nên thông tin

những gì làm cho người Mỹ bi lụy hơn.

Ngay lập tức, chương trình hôm sau phát

lại, các chi tiết cận cảnh trong phóng sự đã

bị cắt bỏ. Bởi vì, những chi tiết cụ thể, sinh

động và đang cựa quậy trong tác phẩm có

sức tác động ghê gớm tới lý trí và cảm xúc

con người. Hàm lượng văn hóa và giá trị

nhân văn của tác phẩm báo chí ẩn chứa sức

mạnh dồi dào đằng sau những chi tiết do

nhà báo cung cấp.

Thứ tư, ngôn từ và giọng điệu trong tác

phẩm cũng là công cụ quan trọng, trực tiếp

biểu hiện tính nhân văn của thông tin báo

chí; đồng thời đó cũng là thang đo đẳng cấp

văn hóa và tính chuyên nghiệp của nhà báo.

Cũng là giọng điệu chỉ trích phê phán,

nhưng nhà báo dùng từ chỉ trích phê phán

thế nào cho “lọt tai” để công chúng dễ chấp

nhận, bài viết thể hiện sự thiện chí và cái

tâm sáng của người viết. Ông cha ta có câu:

“Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà

nói cho vừa lòng nhau”. “Vừa lòng nhau”

ở đây không phải chiều lòng nhau, bợ đỡ

hay nịnh nọt nhau, mà là tính chất và cấp

độ của từ ngữ sử dụng cần tương thích với

bản chất của sự kiện giao tiếp, tính chất,

mục đích và bối cảnh thông tin. Gần đây,

trên một số sản phẩm báo chí xuất hiện

ngày càng dày những từ nóng, “hót” mang

tính sáo rỗng như “kinh hoàng”, “khủng

khiếp”, “rùng mình”,… chủ yếu do người

viết tạo ra, chứ bản chất sự kiện không tới

mức như thế. Cho dù bản chất sự kiện có

đúng là vậy, nhà báo nên dùng những từ

“mềm” hơn, thật hơn, gần gũi hơn. Chọn

lựa chi tiết và cách dùng từ ngữ giọng điệu

liên quan mật thiết với nhau. Ngôn ngữ báo

chí chủ yếu là ngôn ngữ sự kiện. Tác giả

nên để cho sự kiện và chi tiết giao tiếp trực

tiếp với công chúng, để cho sự kiện và chi

tiết nói lên bản chất sự kiện, vấn đề thông

tin và ý đồ, ý định của nhà báo. Nhà báo

không cần và không nên dùng từ ngữ khoa

trương, sáo rỗng, làm cho thông tin sự kiện

trong bài viết nhẹ tênh, nhạt nhẽo, thậm chí

sự kiện thông tin bị sai lệch. Hoặc mới đây,

trong trận chung kết Champions League

giữa câu lạc bộ Barcelona và Manchester

United, rạng sáng ngày 29.5.2011, spost

quảng cáo trên kênh VTV3 của Đài THVN

đã gây phản cảm và bức xúc đối với khán

giả truyền hình. “Việc quảng cáo một sản

phẩm vào giờ vàng trong trận chung kết

bóng đá được khán giả cả nước quan tâm,

nhưng không hiểu sao VTV lại có sơ suất

đáng tiếc như vậy. Không những khán giả

môn túc cầu bực tức mà đoạn quảng cáo

như những tiếng nổ chát chúa lặp đi lặp lại

liên tục khiến những người đang ngủ cũng

phát hoảng”(1). Rất đáng mừng là không

như những lần trước chần chừ và biện hộ,

lần này VTV đã kịp thời xin lỗi công chúng

truyền hình. Nhưng thử hỏi, lần nào cũng

là “lần đầu tiên và đáng tiếc”, liệu niềm tin

Page 204: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

201

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

của công chúng đối với đài truyền hình

quốc gia có suy giảm, trong khi nhiều đài

truyền hình khác đang trở thành đối thủ

cạnh tranh nặng ký?

Thứ năm, thời điểm đăng tải bài viết -

xã hội hóa sự kiện và vấn đề thông tin đúng

lúc và đúng liều lượng, có chừng mực để

có thể tạo ra hiệu ứng xã hội tốt nhất, phù

hợp với tâm lý và tâm trạng xã hội. Mấy

năm trước, đoạn phim quảng cáo sản phẩm

Kotex trên VTV1 phát sóng ngay trước

chương trình thời sự 19 giờ, đúng vào thời

điểm công chúng truyền hình đang ăn cơm

tối đã gây phản cảm trong tâm lý tiếp nhận.

Vấn đề cần chú ý là, nhà báo viết về sự

kiện và con người cụ thể với tư cách là đối

tượng phản ánh bằng thái độ và quan điểm

tiếp cận của mình - dù chỉ trích, phê phán

hay ngợi ca, nhưng thông qua tác phẩm,

công chúng và dư luận xã hội nhìn vào nhà

báo và phán xét anh ta về mọi phương diện.

Nhà báo có thể phê phán, chỉ trích một vấn

đề, một con người, nhưng công chúng và

dư luận xã hội sẽ nhìn vào nhà báo và tòa

soạn báo chí để thẩm định, phán xét nhân

cách nhà báo và lập trường xã hội của tòa

soạn. Thiết nghĩ, nêu ra vấn đề này để các

nhà báo chúng ta cùng suy nghĩ, hướng tới

hạn chế thông tin theo kiểu “dậu đổ bìm

leo”, “đục nước béo cò”. Bởi vì, trong quá

trình xây dựng, nâng cao tính chuyên

nghiệp và cách mạng của báo chí Việt

Nam, một trong những vấn đề quan trọng

là, xây dựng và củng cố lập trường chính

trị, bản lĩnh nghề nghiệp và tính nhân văn

của báo chí, để có thể gia tăng niềm tin của

công chúng xã hội vào báo chí. Báo chí của

nước ta là cơ quan ngôn luận của tổ chức

Đảng, Nhà nước và là diễn đàn của nhân

dân vì sự phồn thịnh và phát triển bền vững

của đất nước.

3. Có thể nhận thấy rằng, nhờ năng lực

nghề nghiệp của nhà báo, sự hỗ trợ của kỹ

thuật và công nghệ truyền thông số, thông

tin sự kiện trên báo chí hiện nay rất nhanh

nhạy. Nhưng trên thực tế, có những người

làm báo vội vàng đưa tin về tất cả những

gì họ biết, họ mắt thấy tai nghe mà chưa

cân nhắc cẩn thận đến hiệu quả tác động

của thông tin đó. Trong nghệ thuật làm báo,

nhà báo không phải chỉ có nghe, nhìn mà

còn phải suy nghĩ, cân nhắc, xem xét vấn

đề một cách kỹ lưỡng để thấy rõ ý nghĩa

tác động của thông tin mà nhà báo cung

cấp cho công chúng. Nhà báo phải có óc

phân tích tốt, biết phân tích bản chất sự

kiện, vấn đề cũng như năng lực tác động

của nó trong các mối quan hệ đang đặt ra.

Bởi nếu thông tin nhanh mà thiếu chọn lọc,

cân nhắc và nhất là thiếu phân tích kỹ

lưỡng thì khả năng đem lại niềm tin cho

công chúng sẽ bị suy giảm. Mà khi công

chúng mất niềm tin vào thông tin báo chí,

thì sức mạnh xã hội của báo chí sẽ không

còn. Báo chí đánh mất niềm tin nơi công

chúng là mất tất cả.

Page 205: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

202

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

Trong cuộc cạnh tranh giữa các loại hình

báo chí hiện nay, báo in sẽ mất dần lợi thế

về tính nhanh nhạy của thông tin,

“nhường” ưu thế này cho báo mạng điện tử

và báo hình, báo nói. Nhưng thế mạnh cố

hữu của báo in sẽ không bao giờ mất đi vì

nó gắn với văn hóa đọc, gắn với thuộc tính

“văn bia” đã “xe duyên” với công chúng

qua hàng mấy thế kỷ. Báo in biết chọn lọc

và phân tích thông tin theo chiều sâu trí tuệ

và cảm xúc nhân văn sâu lắng trong mỗi

con người, trong sự phù hợp với đối tượng

tiếp nhận.

Hiện nay, báo in Mỹ đang giai đoạn

khủng hoảng khá trầm trọng. Nhân cuộc

khủng hoảng này, người ta nói báo in sẽ

chết. Nhưng cũng vài năm nay, báo in Mỹ

đã và đang tìm được phương thức tồn tại,

con đường phát triển của mình thông qua

đọc báo trả tiền trên mạng internet và sự

kết hợp linh hoạt giữa nó với các dạng thức

truyền thông trên mạng toàn cầu. Báo in

châu Á (như ở Nhật Bản và Ấn độ) lại vẫn

như “chưa có chuyện gì lớn” xảy ra. Nhưng

thực tế cho thấy một số ấn phẩm báo in

Việt Nam đã suy giảm lượng phát hành

trông thấy. Nguyên nhân suy giảm, một

phần do báo mạng điện tử phát triển trong

môi trường công nghệ số, nhưng phần lớn

do chính cách làm báo in của chúng ta. Đó

là có thể do nhiều tờ báo in “sức yếu” lại

“ra gió” trong cuộc chạy đua thông tin về

các sự kiện “nóng” với các loại hình báo

chí điện tử, trong khi lại ít chú ý đến vấn

đề chọn lọc thông tin, phân tích sự kiện,

vấn đề theo chiều sâu để tạo ra sự khác

biệt. Hoặc, đó cũng có thể là do một số tòa

soạn “lực bất tòng tâm” bởi đội ngũ nhà

báo chậm đổi mới phong cách làm nghề;...

Mặt khác, lý do nằm “ngoài nghề” cũng

khó vượt qua. Ví như vấn đề công chúng

quan tâm như chống tiêu cực - tham nhũng

lại “khó nói”, đôi khi “buộc” phải săn tìm

những sự kiện bên lề cuộc sống, hoặc thậm

chí giật gân câu khách, hoặc “đào bới” lại

những sự kiện mà đáng lẽ cần giúp công

chúng lướt qua, quên càng nhanh càng tốt.

Tối hôm trước đọc báo mạng điện tử, sáng

hôm sau mua tờ báo lại thấy nguyên xi như

những gì đã đọc được hôm qua, không hề

có sự khác biệt, không thấy chiều sâu của

sự phân tích thú vị và góc nhìn mới lạ về

những gì đã diễn ra.

Như vậy, trong nhiều nguyên nhân đánh

mất công chúng, quan trọng nhất là làm suy

giảm niềm tin vào thông tin báo chí. Do đó,

“phẩm chất quan trọng nhất của nhà báo

nằm ở khả năng phân tích vấn đề, khả năng

hoài nghi, biết hoài nghi và biết cách thoát

ra khỏi hoài nghi. Chúng tôi luôn giáo dục

sinh viên phải biết hoài nghi và sau đó biết

cách thoát khỏi hoài nghi. Chính sự hoài

nghi giúp người ta nhận ra con đường đúng

đắn của nhận thức. Nhà báo đã tụt hậu so

với kiến thức chung của nhân loại trên

nhiều lĩnh vực và đó là điều rất đáng lo

Page 206: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

203

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

ngại”(2).

Những vấn đề trên đây, đã và đang đặt

ra cho hoạt động đào tạo báo chí (kể cả đào

tạo cơ bản ban đầu và đào tạo lại) những

vấn đề vừa cơ bản, vừa bức thiết cần quan

tâm. Muốn gia tăng hàm lượng văn hóa và

tính nhân văn của thông tin báo chí, cần

chú trọng tạo lập những yếu tố nền tảng để

có thể hình thành nhân cách văn hóa cho

sinh viên báo chí ngay trên ghế nhà trường.

Đây là vấn đề không dễ dàng, bởi phần

đông sinh viên hiện nay nhanh nhạy và dễ

nắm bắt kỹ thuật và công nghệ truyền

thông số nhưng lại ngại đọc sách; ngại đọc

sách thì khó có thể có nhân cách văn hóa

vững để phát triển bền lâu trong nghề, nhất

là với nghề báo in vốn mang tính đẳng cấp

và lịch lãm. Mặt khác, muốn giúp sinh viên

biết hoài nghi và biết cách thoát khỏi hoài

nghi để có năng lực phân tích sự kiện, vấn

đề thời sự trên các bình diện pháp lý, chính

trị, văn hóa, xã hội và đạo đức, thì cùng với

việc bản thân sinh viên biết cách và có ý

thức tự “xây” kiến thức nền tảng của mình,

người thầy cần chú trọng hơn nữa tới việc

trang bị phương pháp tiếp cận, khả năng

phân tích sự kiện và vấn đề thời sự cho

người học. Với tốc độ phát triển mạng in-

ternet và công nghệ số như hiện nay, người

thầy nên hướng dẫn sinh viên các phương

pháp như: truy cập, tìm tòi, tiếp cận thông

tin, phương pháp và kỹ năng phân tích vấn

đề một cách thuyết phục. Bởi rèn nghề, xét

cho cùng, chủ yếu là rèn cách tư duy, rèn

kỹ năng và cách thức thông tin, rèn cách

phân tích lập luận thuyết phục và tạo sự

khác biệt thú vị có được trong sản phẩm

báo chí; thông qua đó, lôi kéo và thuyết

phục công chúng xã hội vào tầm ảnh

hưởng của mình. Nghề báo, thực chất là

nghề thuyết phục công chúng và dư luận xã

hội. Chỉ có thuyết phục, thuyết phục bằng

sự kiện và phân tích sự kiện, báo chí mới

có thể thu hút sự quan tâm và gây dựng

niềm tin cho công chúng xã hội. Báo chí

hiện đại ngày càng cần phải có hàm lượng

văn hóa trong nội dung và phương thức

thông tin giao tiếp; đồng thời phải đặc biệt

chú trọng tính nhân văn để thu phục lòng

ngườir

………………..

1. Nguồn: //vietnamnet.vn/vn/vn/xahoi/23647/vtv-

cao-loi-ve-may-loc-nuoc-hang-dau-vn-.html.

2. Giáo sư Yaxen N.Zaxurơxki, trong bài nói chuyện

với cán bộ và sinh viên báo chí Học viện Báo chí và

Tuyên truyền, tháng 1.2010.

Nguồn: Tạp chí Lý luận chính trị &

Truyền thông.- 2011.- Số tháng 6.- Tr.8 -

13.

Page 207: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

204

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

1. Đặt vấn đề

Trong xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra

mạnh mẽ trên toàn thế giới như hiện nay,

hoạt động thông tin nói chung và báo chí

truyền thông nói riêng ngày càng đóng vai

trò quan trọng trong đời sống xã hội.

Không chỉ thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền

quan điểm, đường lối, chủ trương của

Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước,

phản ánh tâm tư, nguyện vọng của quần

chúng nhân dân, kiên quyết đấu tranh

chống tiêu cực, tham nhũng..., báo chí

truyền thông còn góp phần giáo dục truyền

thống tốt đẹp của dân tộc, lưu giữ bản sắc

văn hóa Việt, đồng thời tiếp thu những tinh

hoa văn hóa của thế giới.

Mặt khác, khi xã hội ngày càng phát

triển, nhu cầu tranh biện trên báo chí càng

trở nên cần thiết. Từ đó, vấn đề phản biện,

văn hóa phản biện (văn hóa tranh luận) của

báo chí ngày càng được nhiều người quan

tâm. Đặc biệt, từ Đại hội X của Đảng, vấn

đề nâng cao tính phản biện của báo chí, văn

hóa phản biện trên báo chí truyền thông

càng trở nên quan trọng hơn.

Thực tế hiện nay, thuật ngữ văn hóa

phản biện trên báo chí vẫn chưa được định

nghĩa một cách chính xác và đầy đủ. Thông

thường, các công trình nghiên cứu đều tập

trung xem xét có phản biện xã hội của báo

chí về các vấn đề dân chủ, tự do ngôn luận,

giám sát và quản lý xã hội, nhất là trong

cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu

cực, diễn biến hòa bình...

Nghiên cứu và hiểu rõ bản chất của văn

hóa phản biện trên báo chí trong thời kì hội

nhập và phát triển giúp chúng ta có một cái

nhìn thấu đáo về phản biện, vai trò và giá

trị của phản biện trên báo chí truyền thông.

Bởi vì, mọi sự vật, hiện tượng cần được

xem xét dưới góc độ biện chứng. Vai trò

của văn hóa phản biện trên báo chí chính

là việc phát hiện và phản ánh các mâu

thuẫn ấy, đưa ra ánh sáng, tìm cách tháo gỡ

để xã hội ngày càng phát triển tốt hơn.

2. Quan niệm về văn hóa phản biện

Về quan niệm “Văn hóa”, như chúng ta

đã biết, văn hóa là tổng thể các giá trị tình

VăN HóA PHẢN BIỆN TRÊN BÁO CHÍ VIỆT NAM

THỜI kỳ HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN

?PGS, TS DƯƠNG XUÂN SƠN

Đại học khoa học xã hội và nhân văn

Page 208: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

205

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

cảm và tri thức, vật chất và tinh thần, là hệ

thống giá trị gắn liền với con người, với

dân tộc, với lịch sử; những giá trị vật chất

có thể nắm bắt được như đền đài, miếu

mạo, cảnh quan...; những giá trị phi vật

chất như nếp sống, lối ứng xử, giao tiếp,

hành vi đạo đức... Văn hóa là sự đúc kết

qua cuộc sống của nhiều thế hệ trong một

xã hội nhất định. Nó vừa là nền tảng xã hội

mới, vừa là động lực giải quyết các vấn đề

xã hội. Mỗi nền văn hóa khác nhau đều có

những giá trị riêng và những đặc trưng

riêng trong quá trình phát triển của mình.

Theo quan niệm chung, văn hóa được

nhìn nhận bằng hai cách:

- Biểu thị trình độ hiểu biết của con

người về đối tượng

- Trở thành một giá trị được con người

tiếp nhận, biến thành nhu cầu và lối sống

của cá nhân.

Có thể coi đây là những cấp độ phổ biến

dễ nhận thấy của sự phát triển văn hóa.

Ở trình độ hiểu biết, văn hóa được biểu

hiện bởi học vấn, học thức, kinh nghiệm

sống thực tiễn mà cá nhân tích lũy được

qua học tập và hoạt động thực tiễn. Tuy

nhiên, văn hóa không đồng nhất với học

vấn. Người có kiến thức, có kinh nghiệm

(về một lĩnh vực nào đó) chưa hẳn đã trở

thành người có văn hóa. Do đó, học vấn ở

trình độ cao mới có thể là một trong những

cơ sở để hình thành văn hóa, nhất là văn

hóa phản biện trên báo chí truyền thông.

Để hiểu và phân tích được chính xác,

đầy đủ về văn hóa phản biện trên báo chí

truyền thông, cũng cần phải hiểu thế nào là

“phản biện”. Theo Từ điển tiếng Việt của

Viện Ngôn ngữ học do Nhà xuất bản Đà

Nẵng và Trung tâm Từ điển học phát hành

năm 2000 thì phản biện là một động từ với

nội hàm: “Đánh giá chất lượng một công

trình khoa học khi công trình được đưa ra

bảo vệ để lấy học vị trước hội đồng chấm

thi”.

Theo Từ điển Hán - Việt của tác giả

Thiều Chiểu thì phản biện là tranh luận

ngược lại, tranh luận theo cái nhìn ngược

lại. Như vậy, theo nghĩa Hán - Việt thì phản

biện là tranh luận với những ý kiến có

trước bằng lập luận theo chiều hướng

ngược lại.

Trong cuốn Tìm hiểu một số thuật ngữ

trong Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc

lần thứ XI của Đảng, phản biện được hiểu

là “nhận xét, đánh giá, bình luận, thẩm định

công trình khoa học, dự án, đề án trong các

lĩnh vực khác nhau” .

Những khái niệm trên phản ánh khá rõ

nét ý nghĩa xã hội của khái niệm phản biện.

Thực hành tự phản biện và phản biện,

chính là hoạt động của nhận thức lý luận,

của nhận thức khoa học. Mục đích của sự

phản biện mà con người tiến hành là nhằm

đi đến một kết quả mới cả về nhận thức lẫn

Page 209: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

206

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

hoạt động thực tiễn. Kết quả đó cũng là nhằm

phục vụ lợi ích của con người, lợi ích của xã

hội. Như vậy, phản biện là một hoạt động tất

yếu của con người, của xã hội loài người.

Từ đó, theo chúng tôi, có thể hiểu: Phản

biện là một hoạt động khoa học, đồng thời

còn là phương pháp khoa học cần thiết để

con người sử dụng nhằm thể hiện vai trò

làm chủ của mình đối với bản thân, tự

nhiên và xã hội. Trình độ làm chủ đó được

biểu hiện qua nội dung vấn đề được nêu,

phương pháp tranh luận vấn đề và cách

thức tổ chức tranh luận để đi đến quyết nghị

về nhận thức vấn đề đó trong thực tiễn.

Khi xem xét văn hóa như một tập hợp

các giá trị được con người tiếp nhận, lựa

chọn, biến nó thành nhu cầu, lối sống cá

nhân, chúng ta nói tới sự chuyển hóa của

tri thức thành tư tưởng, tình cảm, niềm tin

và động lực của hành vi, của hành động.

Bước chuyển biến này có sự thâm nhập sâu

sắc giữa tri thức lý luận và hoạt động thực

tiễn, đặc biệt là kinh nghiệm sống trực tiếp

của cá nhân. Những tri thức và kinh

nghiệm giữa các thế hệ có vai trò to lớn,

góp phần làm phong phú và sâu sắc thêm

các giá trị văn hóa cá nhân và cộng đồng.

Từ đó có thể thấy, văn hóa phản biện là

văn hóa bảo vệ các giá trị. Tranh luận là

một phương thức phản biện, nhưng tranh

luận phải dựa trên hiểu biết, kiến thức, kinh

nghiệm thực tiễn.

Như vậy, nếu xét văn hóa như là thước

đo về trình độ hiểu biết thì văn hóa phản

biện trên báo chí trước hết phải được nhận

dạng như là trình độ hiểu biết về khoa học

và hoạt động thực tiễn của nhà báo. Tức là

sự nắm vững các tri thức, tạo thành cơ sở

giúp nhà báo nhận thức đúng bản chất của

lợi ích đất nước, dân tộc, biết phân biệt sự

khác nhau về động cơ, thái độ và hành vi

trong một đất nước, một thế giới trong thời

kỳ biến đổi và hội nhập phát triển. Sự phân

biệt này đương nhiên không chỉ dựa vào

trình độ học vấn, mà còn dựa trên kinh

nghiệm sống và hoạt động thực tiễn.

3. Văn hóa phản biện trên báo chí

trong thời kỳ hội nhập và phát triển

Văn hóa phản biện trên báo chí trong

thời kỳ hội nhập và phát triển được xác

định bởi cách thức và biểu hiện của tính

văn hóa trong giao tiếp, ứng xử, giải quyết

các mối quan hệ giữa cá nhân và tổ chức,

giữa cá nhân và cộng đồng, giữa dân tộc và

thế giới. Hình thức trực tiếp của văn hóa

phản biện biểu hiện trên phương diện này

là văn hóa đố thoại, văn hóa tranh luận, văn

hóa nói và văn hóa viết.

Văn hóa phản biện của báo chí ở đây

chính là tư duy phản biện và năng lực phản

biện của người làm báo. Văn hóa phản biện

đòi hỏi người làm báo phải có nhận thức

khoa học về các vấn đề xã hội, đặc biệt là

phải hết sức nhạy cảm với lợi ích của đất

Page 210: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

nước, dân tộc, thông qua sự tác động của

các chính sách; phải có năng lực tổ chức

các tranh luận khoa học, có năng lực phản

ánh những tranh luận khoa học đó bằng

những tác phẩm báo chí có giá trị. Người

làm báo phải biết phát hiện được những ý

kiến xã hội mang tính phản biện.

Khi xảy ra một vấn đề ảnh hưởng đến

lợi ích của dân tộc, đất nước, thường phát

sinh nhiều ý kiến xã hội. Dư luận xã hội là

một trong số các dạng ý kiến xã hội đó,

biểu hiện định lượng của vấn đề, là tổng

hợp ý kiến bộc lộ thái độ, tâm trạng xã hội.

Văn hóa phản biện qui định nhận thức khoa

học về vấn đề đó, cả nguyên nhân và tương

lai của vấn đề, là chiều sâu suy nghĩ của xã

hội, là thể hiện kiến thức và trình độ làm

chủ của nhân dân. Nếu xem dư luận xã hội

là “hàn thử biểu” của xã hội, thì trách

nhiệm tìm ra nguyên nhân của tình trạng

đó chính là vai trò của phản biện xã hội.

Thông qua thái độ, năng lực và phong cách

của người tham gia vào các cuộc đối thoại,

tranh luận trên báo chí truyền thông, có thể

nhận xét, đánh giá mức độ hiểu biết và kỹ

năng thực hành văn hóa đối thoại và văn

hóa tranh luận của người đó. Để đạt tới tính

văn hóa trong đối thoại, tranh luận, ứng xử

mỗi nhà báo rất cần tới những hiểu biết về

dân chủ và rèn luyện về văn hóa dân chủ.

Văn hóa phản biện trên báo chí có

những đặc điểm sau:

- Thấm nhuần thế giới quan khoa học

duy vật biện chứng. Trong thời kỳ đổi mới,

hội nhập và phát triển như hiện nay, báo chí

còn phải thấm nhuần và vận dụng sáng tạo

tư tưởng Hồ Chí Minh mà nền tảng là chủ

nghĩa Mác - Lênin.

- Thể hiện tính cách mạng triệt để dựa

trên lập trường chính trị của giai cấp công

nhân hiện đại, phấn đấu theo mục tiêu

XHCN, tiến tới một xã hội thực sự nhân

đạo, dân chủ, công bằng, vì sự nghiệp giải

phóng cá nhân và giải phóng xã hội.

- Ngày nay, nhà báo cách mạng là người

thể hiện tính chủ động, tích cực tham gia

vào công cuộc đổi mới vì dân giàu, nước

mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

- Đảm bảo tính khách quan, trung thực

trong việc xem xét, đánh giá các sự kiện,

hiện tượng, các diễn biến chính trị, các xu

hướng phát triển.

- Có tư duy phê phán, phản biện khoa

học, sáng tạo, có quan điểm thực tiễn, quan

điểm phát triển, quan điểm lịch sử.

- Sự thống nhất giữa tính nguyên tắc và

tinh thần cởi mở, năng động, sáng tạo; biết

thâu tóm những thành tựu văn hóa, những

di sản tinh thần của thời đại, của truyền

thống; biết kết hợp thực tiễn và kinh

nghiệm làm phong phú tri thức và vốn sống

thực tiễn; không ngừng học tập và rèn

luyện theo phong cách của nhà báo, nhà

truyền thông thời hiện đại.

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

207

Page 211: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

208

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

Văn hóa phản biện trên báo chí truyền

thông phải thỏa mãn những yêu cầu sau:

- Nói thẳng, nói thật, nhìn thẳng vào sự

thật, nói đúng sự thật.

- Dựa trên nền tảng lấy dân làm gốc, dựa

trên hiến pháp, pháp luật về quyền tự do

ngôn luận, tự do báo chí.

- Chủ động cung cấp thông tin cho công

chúng và tham gia tích cực vào việc hoàn

thiện chủ trương, chính sách của Đảng và

Nhà nước; phản ánh, phân tích kịp thời tình

hình quốc tế diễn ra trong nước và thế giới;

đề xuất sáng kiến, đưa ra các kiến nghị, giải

pháp cho hoạt động quản lý hiệu quả hơn;

tham gia kiểm tra, giám sát việc thực hiện

đường lối, chính sách của Đảng và Nhà

nước trong thực tiễn của các cấp, các ngành

và toàn thể nhân dân.

Để tăng cường hiệu quả của văn hóa

phản biện trên báo chí trong kỷ nguyên

toàn cầu hóa chúng ta cần thực hiện các

biện pháp sau:

Thứ nhất, tăng cường giáo dục nhận

thức khoa học về chủ nghĩa Mác - Lênin,

tư tưởng Hồ Chí Minh cho các nhà báo,

nhà truyền thông; đẩy mạnh học tập, nâng

cao trình độ hiểu biết về nghiệp vụ chuyên

môn, pháp luật, đạo đức, lối sống... cho họ

khuyến khích tìm tòi, tranh luận trên một

định hướng đúng.

Thứ hai, các phương tiện truyền thông

đại chúng bao gồm báo in, phát thanh,

truyền hình, báo mạng điện tử cần phải đẩy

mạnh thông tin, tuyên truyền tới đông đảo

công chúng trong nước và quốc tế về

những thành tựu và triển vọng của sự đổi

mới đất nước thời kỳ hội nhập và phát

triển. Đặc biệt, chú trọng tổng kết thực tiễn

đổi mới và tạo ra sự nhất trí xã hội rộng rãi

đối với chủ trương, chính sách của Đảng

và Nhà nước.

Thứ ba, báo chí truyền thông cần thấm

nhuần ý thức dân tộc, góp phần đắc lực vào

việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa

dân tộc cũng như tiếp thu tinh hoa văn hóa

nhân loại.

Thứ tư, tăng cường các hình thức giao

tiếp, văn hóa phản biện theo tinh thần dân

chủ hóa, mở rộng đối thoại, trau dồi kỹ năng

và phương pháp văn hóa tranh luận văn hóa

phản biện trên báo chí truyền thông.

Thứ năm, mở rộng các hoạt động trao

đổi và giao lưu quốc tế của nhà báo dưới

nhiều hình thức: gửi nhà báo đi công tác

nước ngoài nhằm đưa tin về những sự kiện

lớn, cử các đoàn nhà báo đi tham quan,

nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm nghề

nghiệp, trao đổi các sản phẩm định kỳ,

thông tin tư liệu...

Cuối cùng, cần tập hợp lực lượng các

chuyên gia, các nhà báo giỏi, các nhà khoa

học, các nhà hoạt động chính trị xã hội trên

các lĩnh vực để viết và nói (truyền thông

trực tiếp) về các vấn đề chính trị xã hội,

Page 212: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

209

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

trong đó có văn hóa phản biện. Đặc biệt,

coi trọng nghiên cứu và khai thác di sản Hồ

Chí Minh về văn hóa phản biện trong hoạt

động báo chí như: nghệ thuật tuyên truyền

nói và viết, nghệ thuật ứng xử, nghệ thuật

tranh luận.

Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến

động phức tạp, thời cơ và thách thức đan

xen, đất nước ta lại chịu ảnh hưởng của vấn

đề toàn cầu hóa, những thách thức khắc

nghiệt của môi trường, mặt trái của kinh tế

thị trường..., nhưng dù trong hoàn cảnh

nào, Đảng ta vẫn kiên trì định hướng

XHCN và đặc biệt quan tâm đến vấn đề

văn hóa, coi đây là nền tảng tinh thần, là

động lực của phát triển xã hội. Cùng với

những thành tích đáng tự hào của đất nước,

báo chí truyền thông thời gian qua đã có

những đóng góp hết sức quan trọng trong

quá trình hội nhập và phát triển. Báo chí

truyền thông đã góp phần giáo dục truyền

thống tự lực, tự cường, mở rộng thông tin

đối ngoại, góp phần giới thiệu đất nước, con

người Việt Nam với bạn bè quốc tế, thực

hiện đường lối tự chủ, đa dạng, đa phương

hóa các mối quan hệ quốc tế, góp phần

nâng cao uy tín và vị thế của Việt Nam.

Như đã biết, báo chí vừa là sản phẩm

của một nền văn hóa, vừa là diễn đàn của

nền văn hóa, bởi lẽ văn hóa là một lĩnh vực

quan trọng trong đời sống tinh thần của

mỗi dân tộc. Mối quan hệ giữa văn hóa và

báo chí là mối quan hệ cộng sinh, trong đó,

văn hóa quyết định và thúc đẩy sự phát

triển của báo chí, còn báo chí là phương

tiện để phát ngôn và truyền bá văn hóa, góp

phần vào công cuộc chấn hưng văn hóa dân

tộc. Vì thế, hơn lúc nào hết, văn hóa phản

biện trên báo chí trong giai đoạn hiện nay

là thực sự quan trọng và cần thiếtr

..................... TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Mạnh Bình, Vai trò của báo chí trong

phản biện, giám sát trong thực thi quyền lực nhà nước

ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Lý luận chính trị và

Truyền thông, số tháng 7/2009.

2. Bộ Thông tin và Truyền thông, Một số văn bản

chỉ đạo và quản lý của Đảng, Nhà nước về hoạt động

báo chí, Nxb Thông tin, H., 2010.

3. Nguyễn Văn Dững, Nâng cao năng lực giám sát

xã hội của báo chí, Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền

thông, số Xuân Đinh Hợi năm 2007.

4. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại

biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, H., 2011.

5. Văn Hoài, Không nên có vùng cấm trong phản

biện, báo Nông thôn ngày nay, số ra ngày 21/6/2011.

6. Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang,

Cơ sở lý luận báo chí truyền thông, tái bản lần thứ 4,

Nxb Đại học Quốc gia, H., 2011.

7. Dương Xuân Sơn (2011), Chủ trì đề tài, Báo chí

Việt Nam thời kỳ đổi mới: Tiếp cận dưới góc độ báo chí

học và khoa học chính trị, nghiệm thu tháng 9/2011.

8. Hồ Bá Thâm, Nguyễn Tôn Thị Tường Vân, Phản

biện xã hội và phát huy dân chủ pháp quyền, Nxb

CTQG, H.,2009.

9. GS,VS. Hoàng Trinh, Vấn đề văn hóa và phát

triển, Nxb CTQG, H.,1996.

Nguồn: Tạp chí Lý luận chính trị &Truyền thông.- 2013.- Số tháng 4.- Tr. 17– 20.

Page 213: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

210

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

Mỗi sáng thức dậy, thay vì bật tivi,

mở đài, cầm tờ báo và vào các trang báo

mạng điện tử để xem tin tức, rất nhiều

người lại bắt đầu một ngày mới bằng

những dòng thông tin rất ngắn trên các

trang mạng xã hội. Điều này đã tạo ra sự

chuyển biến lớn trong cách sử dụng các

phương tiện truyền thông hiện nay của

công chúng, ảnh hưởng rất lớn đến lưu

lượng, giá trị thông tin được truyền tải.

Công chúng đã thay đổi

Những năm gần đây, thế giới chứng kiến

sự bùng nổ mạnh mẽ của các trang mạng

xã hội như Facebook, MySpace, Twitter,

CyWorld, trang web chia sẻ hình ảnh You

Tube hay Zing Me, VietSpace… bởi chúng

đáp ứng được khát khao cập nhật và chia

sẻ tin tức của nhiều người. Rất khó để có

những số liệu chính xác về sự gia tăng chia

sẻ thông tin trên các trang mạng xã hội. Chỉ

biết rằng, đó là sự biến đổi hàng ngày.

Với các tính năng tiện lợi như trò

chuyện (qua Messenger chat), chia sẻ tập

tin (Send files), gửi thư điện tử (Email),

xem phim, ảnh, điện thoại (Voice chat),

nhật ký điện tử (Blog), trò chơi (Games)…

mạng xã hội đã thu hút sự tham gia, sử

dụng và trở thành một phần tất yếu trong

đời sống xã hội của hàng trăm triệu người

trên khắp thế giới.

Sự lớn mạnh của các mạng xã hội cùng

ưu điểm vượt trội đã và đang làm thay đổi

thói quen tìm kiếm, chia sẻ và sử dụng các

phương tiện truyền thông của công chúng.

Tuy không phải là các kênh chính thống

đối với các vấn đề kinh tế, chính trị nhưng

nó lại là kênh thu hút nhiều người, dễ tạo

ra trào lưu và hiệu ứng tức thời.

Ngày nay, công chúng không còn muốn

chỉ là người thụ động tiếp nhận thông tin

từ một phía. Họ mong muốn được nghe,

được đặt câu hỏi. Họ có thể đào sâu hơn

vấn đề, tìm kiếm thông tin theo sở thích,

bám sát các mối quan tâm và chia sẻ những

kiến thức, niềm đam mê với những người

có chung sở thích. Họ cũng muốn nhận lại

những thông tin liên quan đến cuộc sống,

mối quan tâm của họ và muốn kiểm soát

ĐưA giá tRị CỦA báo Chí vào tRuYền thÔng XÃ hỘi

?TS NGUYỄN THỊ TRƯỜNG GIANG

Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Page 214: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

211

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

những nguồn thông tin đó. Họ muốn kết

nối và duy trì mối quan hệ với những người

họ trò chuyện. Và cứ thế, sự tin tưởng được

thiết lập. Khi cần thông tin, họ chỉ việc kết

nối với mạng lưới những người họ đặt

niềm tin. Những sự kiện quan trọng hoặc

thú vị xảy ra sẽ được thông báo.

Dường như mạng xã hội có thể cung cấp

mọi thông tin, từ những thông tin ảnh

hưởng đến đời sống của nhiều người như

động đất, sóng thần, bão lũ, hoả hoạn,

chiến tranh, đâm xe, bạo lực, tội phạm…

đến những điều nhỏ nhặt, bình thường

trong cuộc sống riêng tư, sinh hoạt của mỗi

người. Và dù là chủ đề gì thì thông tin luôn

phong phú.

Không chỉ vậy, những tiện ích chia sẻ

của mạng xã hội giúp người dùng được tuỳ

chọn để tạo ra một không gian riêng, khiến

ai cũng có cơ hội trở thành trung tâm của

đám đông. Một chính trị gia nổi tiếng, một

cô ca sĩ thành danh hay một chị bán hàng

tạp hoá, một bác xe ôm… dường như đều

có cơ hội ngang nhau để thể hiện mình.

Các mạng xã hội đem đến cho những người

tham gia nhận thức rằng họ đang là một

phần trong câu chuyện.

Tại Mỹ, Anh… trong các cuộc bầu cử,

các ứng viên đều khai thác và tận dụng

mạng xã hội, đặc biệt là Facebook, Twitter,

để quảng bá hình ảnh cá nhân, thu hút cử

tri và gây quỹ tranh cử. Nhiều ngôi sao

điện ảnh, ca nhạc cũng sử dụng mạng xã

hội để kết nối với người hâm mộ.

Đối với kinh doanh, mạng xã hội được

xem là hình thức marketing mới. Nhờ

những tiện ích của mình mà các mạng xã

hội trở thành những phương tiện quảng cáo

rất hiệu quả. Quảng cáo trên các phương

tiện truyền thông truyền thống đang có xu

hướng dần chuyển sang mạng xã hội.

Những hiểm hoạ từ cộng đồng ảo

Tính chất ảo trên các mạng xã hội tạo

điều kiện cho các thành viên giấu tung tích

và dựng lên một con người ảo. Chỉ cần một

tài khoản cá nhân, người tham gia có thể tự

do phát tán thông tin theo ý thích. Tính chính

xác, khách quan của thông tin dường như

chẳng bao giờ là mối quan tâm của ai cả.

Một thực tế dễ nhận thấy là trên các

mạng xã hội đang tồn tại rất nhiều những

hội cuồng tín, phản động, tội phạm…

Chúng sử dụng mạng xã hội để phục vụ

cho mục đích xấu xa, có thể là bôi xấu hình

ảnh của cá nhân, tổ chức nào đó hoặc lợi

dụng để can thiệp công việc nội bộ các

nước khác. Cuộc nghiên cứu của Công ty

tư vấn quản lý Digital Daya cho thấy, các

quốc gia thường hay xảy ra bất ổn về chính

trị đều có khuynh hướng xem truyền thông

xã hội là một mối đe doạ.

Trên mạng xã hội, người ta thoải mái

chê bai, thậm chí là sỉ nhục danh dự cá

nhân, tổ chức mà không chịu sự kiểm soát

Page 215: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

212

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

hoặc phán xét của bất kỳ ai. Hàng ngày,

diễn ra hàng nghìn các cuộc đôi co, tranh

cãi cùng với vô số các lời lẽ nhận xét chủ

quan, gay gắt, thoá mạ, mạt sát nhau. Rất

nhiều người, tổ chức, doanh nghiệp… trở

thành nạn nhân của những dụng tâm ác ý,

có chủ đích. Chỉ trong tích tắc, danh dự,

nhân phẩm, thương hiệu… bị phá hoại mà

không cách nào khắc phục. Khá nhiều vụ

tự tử xảy ra do bị lừa đảo hoặc lôi kéo trên

mạng. Những trào lưu sống không lành

mạnh cũng nhờ đó mà lây lan rất nhanh.

Các thông tin cá nhân cũng dễ dàng bị

công bố mà không cần quan tâm tới bản

quyền hay ý kiến của chủ nhân. Việc bị ăn

cắp thông tin cá nhân là một mối nguy

hiểm thực sự qua hình thức phát tán thông

tin không hạn chế trên mạng xã hội.

Cả thế giới giờ đây đã bắt đầu cảm nhận

được những sự nguy hiểm từ sự quá tự do

trên mạng xã hội và đang cùng nhau tìm

cách khắc phục.

Giá trị của truyền thông có bị thay đổi?

Khách quan, chính xác luôn là nguyên

tắc quan trọng của tin tức. Nguồn gốc, quy

trình, con đường đi… hay câu trả lời cho

câu hỏi ai cung cấp, tin tức đến từ đâu vẫn

là mong muốn được biết của nhiều người

nhưng dường như ít quan trọng bằng tính

khẩn cấp, sự tức thời của tin tức. Có một

tâm lý chung của những người dùng mạng

xã hội là thích hướng về những thông tin

nóng, mới hơn là biết chúng đến từ đâu, có

chính xác hay không. Các mạng xã hội

dường như cũng không quan tâm đến điều

này. Vì vậy, nhiều người lo lắng rằng

những giá trị cốt lõi của truyền thông đang

đứng trước nguy cơ mất dần.

Đối với rất nhiều người, mạng xã hội

đem lại cho họ nhiều thông tin hơn là

những cuốn sách kiểu bách khoa toàn thư.

Những thông tin cực ngắn hấp dẫn hơn là

những cuốn tiểu thuyết nhiều tập. Vì vậy,

những mẩu ghi chép, đoạn video, âm thanh,

bản nhạc ngắn… được người ta nhanh

chóng truyền đi và “gọi” nhau cùng đọc.

Tuy nhiên, những thông tin mà người

dùng có được mỗi khi truy cập vào các

mạng xã hội là vô số. Làm thế nào để chọn

lựa, đánh giá, phân tích hay giải thích? Rất

khó để có thể xử lý những thông tin quá tải

này. Đó chính là sự khác biệt giữa báo chí

và truyền thông xã hội. Và đó cũng chính

là lý do để những giá trị của truyền thông

luôn tồn tại.

Rất nhiều người vẫn tìm đến những

thông tin từ báo chí và tin tưởng vào báo

chí. Đơn giản đó là vì họ cảm thấy báo chí

vẫn còn đáp ứng những nhu cầu của họ.

Trách nhiệm của báo chí không chỉ là có

mặt đúng lúc và đưa ra những thông tin

chính xác một cách kịp thời đến độc giả.

Báo chí giúp công chúng chọn lựa, phân

loại đúng đắn nhất những thông tin phục

Page 216: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

213

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

vụ cho mục đích lâu dài của họ từ những

nguồn tin riêng biệt, giúp họ trở thành

những công dân tốt, có trách nhiệm.

Cộng sinh giữa báo chí và truyền

thông xã hội

Báo chí không còn vai trò độc quyền sở

hữu tin tức nữa. Bây giờ, công chúng có rất

nhiều lựa chọn. Nếu như báo chí không là

nguồn tin hữu ích và nhà báo lại tách mình

ra khỏi những vấn đề thực sự quan trọng

đối với công chúng thì ngay lập tức họ có

thể tìm được những thông tin họ cần thông

qua các kênh thông tin khác.

Cũng đã qua rồi cái thời công chúng

phải tự đi tìm thông tin bởi vì thông tin tự

tìm đến với họ. Đơn giản, họ chỉ cần kết

nối với mạng lưới những người bạn mà họ

tin tưởng. Với tư cách là người tiêu thụ và

định hướng cách thức đưa tin, công chúng

ngày nay có nhiều sức mạnh hơn.

Giờ đây, thay vì ngồi chờ công chúng

đến, báo chí phải năng động hơn, chủ động

tiếp cận xem họ thích gì, đang đề cập đến

gì để hướng sự chú ý của họ vào những

thông tin do mình cung cấp. Nhà báo thay

vì là người đưa tin, gác cổng thông tin trở

thành thành viên cùng tham gia chia sẻ

thông tin trong một không gian công cộng.

Đối với báo chí nói chung, truyền thông

xã hội đang giúp họ nối dài cánh tay, nếu

họ biết tận dụng. Truyền thông xã hội có

thể được sử dụng như là một cách thức để

báo chí thiết lập những mối quan hệ và lắng

nghe ý kiến của công chúng. Rất nhiều các

cơ quan báo chí đang thực hiện những

chiến lược nhằm khai thác truyền thông xã

hội để thu hút, gia tăng lượng người truy

cập. Họ chủ động sử dụng các công cụ trên

mạng xã hội để truyền tải nội dung thông

tin, truyền tải những giá trị của văn hoá báo

chí đến nhiều đối tượng hơn nữa.

Các tờ báo mạng điện tử hiện nay dường

như đều thấy cần thiết phải trang bị những

ứng dụng để tự động cho phép cập nhật

những bài báo của mình lên các mạng xã

hội. Trên Facebook, Twitter, Zing me... số

lượng các liên kết được chia sẻ liên tục

thay đổi theo xu hướng lớn lên hàng ngày.

Đồng nghĩa với đó là số lượt người truy

cập vào các tài khoản của các tờ báo cũng

tăng lên.

Các cơ quan truyền thông lớn trên thế

giới như CNN, BBC, Washington Post,

New York Times, Daily Telegraph … đều

có những bước đi quyết liệt, chủ động để

quảng bá nội dung của mình trên các mạng

xã hội. Họ yêu cầu các phóng viên của

mình phải hội nhập và lắng nghe để có sự

hiểu biết hơn về công chúng - những người

đang có liên quan trực tiếp đến thương hiệu

của họ.

Ở Việt Nam, điều này cũng đang được

Page 217: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

214

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

quan tâm đặc biệt. Các tờ báo như Viet-

NamNet, VnExpress, Tuổi trẻ Online…

đều xây dựng các trang giới thiệu trên các

mạng xã hội nhằm thu hút, đáp ứng nhu

cầu thông tin nhanh, cập nhật của cộng

đồng mạng xã hội.

Dưới mỗi bài viết của VietNamNet đều

có sử dụng các công cụ chia sẻ thông tin

của Facebook, Zing Me… Không chỉ trên

trang chính, các chuyên trang như Tuan-

vietnam, Diễn đàn kinh tế Việt Nam, Bảo

vệ người tiêu dùng… đều đưa thêm phần

Bookmarks để giúp công chúng có thể chia

sẻ và cùng bình luận với bạn bè về các bài

viết. Điều này đã giúp cho tên tuổi của

VietNamNet trở nên phổ biến đối với cư

dân của các trang mạng xã hội.

Báo chí cũng sử dụng mạng xã hội như

công cụ để thu thập những thông tin gắn

bó, gần gũi với cuộc sống hàng ngày, với

địa phương của công chúng. Bởi nhà báo

không thể có mặt ở mọi nơi khi sự kiện

diễn ra, nhưng công chúng thì có. Ngay lập

tức, khi có những thông tin xảy ra xung

quanh mình, mọi người cùng kết nối và

chia sẻ với người khác trên mạng xã hội.

Việc sử dụng các mạng xã hội đã giúp

báo chí quảng bá hình ảnh, tên tuổi, chất

lượng thông tin đến với hàng tỷ người

trong cộng đồng mạng. Không chỉ vậy, nó

còn tạo thêm sự phong phú, nhiều lựa chọn

về thông tin cho các thành viên. Sự hội

nhập sâu vào các phương tiện truyền thông

xã hội là một bước đi quan trọng đánh dấu

sự cải thiện tin, bài và gần gũi hơn với các

nguồn tin. Ngược lại, các trang mạng xã

hội cũng được lợi. Rất nhiều người khi truy

cập vào tờ báo đã biết đến và tham gia vào

Facebook, Twitter hay Zing Me.

Tuy nhiên, có quan điểm cho rằng, nếu

báo chí chỉ sử dụng truyền thông xã hội

như một công cụ để phục vụ cho mình thôi

thì chưa đủ. Điều quan trọng hơn là làm thế

nào để mang những giá trị báo chí vào

được thế giới truyền thông xã hội rộng lớn

ấy. Quan niệm này đang được nhiều người

ủng hộ.

Vấn đề ở đây là lợi ích của cộng đồng.

Những giá trị tốt đẹp từ bao đời nay của

báo chí là công bằng, khách quan, tôn trọng

sự thật cần được đưa rộng rãi vào truyền

thông xã hội làm cho nó lành mạnh hơn,

mang tính trách nhiệm hơn, thu hút được

trí tuệ, khả năng sáng tạo của hàng triệu

người nhằm phục vụ lợi ích chung của

cộng đồngr

Nguồn: Tạp chí Lý luận chính trị &

Truyền thông.- 2012.- Số tháng 8.- Tr. 63

– 65.

Page 218: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

215

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

Trong lịch sử lãnh đạo cách mạng

Việt Nam hơn 80 năm qua, Đảng

và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ

Chí Minh cùng các thế hệ lãnh đạo của

Đảng rất quan tâm và sử dụng có hiệu quả

báo chí. Đặc biệt, vào thời kỳ đấu tranh

giành chính quyền (1930-1945), báo chí

cách mạng đã xuất hiện trong các nhà tù đế

quốc và là một lợi khí đấu tranh của các

chiến sĩ yêu nước và cách mạng bị tù đày.

Dưới sự lãnh đạo của các chi bộ Đảng, từ

địa ngục trần gian Côn Đảo giữa trùng

khơi, đến nhà đày Buôn Mê Thuột ở Tây

Nguyên hay nhà ngục Sơn La ở miền Tây

Bắc, báo chí cách mạng trở thành nguồn

dẫn đưa ánh sáng của Đảng soi rọi và làm

bật dậy sức đấu tranh mãnh liệt của các

chiến sĩ yêu nước nơi ngục tối. Cũng từ quá

trình đó, một thế hệ nhà báo cách mạng

được đào tạo và rèn luyện ngay trong song

sắt nhà tù, góp phần làm nên những nét đặc

sắc của dòng báo chí cách mạng Việt Nam

thời kỳ đấu tranh giành chính quyền.

1. Quan điểm của Đảng Cộng sản

Đông Dương và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc

về báo chí

Đầu năm 1930, Đảng Cộng sản Việt

Nam thành lập, đánh dấu một bước ngoặt

trọng đại của cách mạng Việt Nam; đồng

thời, mở ra một thời kỳ phát triển rất mạnh

mẽ của nền báo chí cách mạng Việt Nam.

Hội nghị hợp nhất quyết định: Bỏ những tờ

báo do Đông Dương Cộng sản Đảng và An

Nam Cộng sản Đảng xuất bản trước đây;

Ban Trung Ương có thể xuất bản một tạp

chí lý luận và ba tờ báo tuyên truyền; Bỏ

những tờ báo của các hội quần chúng do

Đảng chỉ đạo; Duy trì tất cả những tờ báo

do quần chúng chủ trương.

Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam được

thành lập, quan điểm về báo chí cũng như

sự chỉ đạo công tác báo chí của Đảng và

lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc ngày càng phát

triển và hoàn thiện.

VAI TRò CỦA BÁO CHÍ CÁCH MẠNG TRONG NHÀ Tù,

TRẠI GIAM CỦA ĐẾ QUỐC THờI Kỳ ĐấU TRANH

GIÀNH CHÍNH QUYỀN (1930-1945)

?TS DƯƠNG MINH HUệ

Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh

Page 219: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

216

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

Trong những năm 1936-1939, tranh thủ

tình hình thuận lợi, Đảng Cộng sản Đông

Dương chủ trương đẩy mạnh xuất bản báo

chí công khai để tuyên truyền đường lối

của Đảng, tập hợp quần chúng rộng rãi,

chống lại các quan điểm sai trái, vạch trần

bộ mặt cơ hội, lừa bịp của các phần tử

Tờrốtkít. Nghị quyết hội nghị toàn thể Ban

Trung ương của Đảng Cộng sản Đông

Dương (9.1937) cho rằng: Sách báo công

khai là những lợi khí tuyên truyền rất mạnh

và dễ phổ cập… để giải thích và giác ngộ,

để huấn luyện cho quần chúng(1).

Là người sáng lập nền báo chí cách

mạng Việt Nam, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc

đã có nhiều chỉ đạo quí báu về công tác báo

chí. Năm 1939, Người chỉ thị Ban Chấp

hành Trung ương phải kiểm soát các báo

chí của Đảng để tránh những khuyết điểm

về kỹ thuật và chính trị. Trong báo cáo tại

Đại hội các đoàn thể cách mạng Việt Nam

ở nước ngoài họp tại Liễu Châu (Quảng

Tây - Trung Quốc) tháng 3.1944, Người

viết: “Làm báo bí mật là công việc rất (…

) có thể gặp nguy hiểm. Song nếu biết dựa

vào sự sốt sắng của các hội viên, dẫu có

khó khăn gì cuối cùng vẫn tìm được cách

giải quyết. (…). Báo chí là thứ vũ khí của

ta mà địch căm ghét nhất”(2).

Tuy không có chỉ thị cụ thể về công tác

báo chí trong tù, nhưng với quan điểm

“mỗi một tổ chức Đảng cần ra một tờ báo”

cùng những quan điểm báo chí phục vụ

nhiệm vụ cách mạng, đã thôi thúc các tổ

chức đảng, các đảng viên trong nhà tù tạo

nên sự độc đáo của báo chí cách mạng Việt

Nam: tiến hành công tác báo chí ngay trong

song sắt nhà tù đế quốc.

2. Vai trò của báo chí cách mạng

trong các nhà tù, trại giam đế quốc thời

kỳ 1930-1945

- Công tác báo chí trong tù đã góp phần

tuyên truyền đường lối cách mạng của

Đảng, giữ vững tinh thần bất khuất cho các

chiến sĩ bị giam giữ, góp phần xây dựng

lực lượng cách mạng, xây dựng tổ chức

Đảng trong tù và đào tạo đội ngũ cán bộ

Tại nhà tù Hoả Lò, báo Lao tù tạp chí và

Tạp chí Cộng sản thường xuyên đăng các

bài viết tuyên truyền cách mạng, giác ngộ

quần chúng, vạch trần tội ác của đế quốc,

phê phán những quan điểm sai trái của

Quốc dân Đảng về quan điểm, lập trường,

ý thức sinh hoạt… Nhân dịp kỷ niệm

Quảng Châu Công xã, ngày 12.12.1934, tờ

Lao tù Tạp chí ra số đặc biệt nêu cao tinh

thần đấu tranh dũng cảm của các chiến sỹ

Quảng Châu công xã và liên hệ với phong

trào cách mạng Đông Dương sau Cao trào

1930-1931. Vừa tố cáo tội ác của đế quốc,

phong kiến ở Đông Dương, bài báo vừa

kêu gọi anh em tù nhân dũng cảm đấu

Page 220: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

217

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

tranh: “Hỡi anh chị em tù nhân, hãy tỉnh

ngộ! Chớ nên nản lòng thoái chí. Sau thất

bại Quảng Châu công xã, các đồng chí

Trung Quốc đã lấy lại sức mạnh và nghị

lực để gây dựng lại Đảng. Nhờ tinh thần

dũng cảm ấy mà cách mạng lại trở nên

sung sức hơn bao giờ hết. Giờ đây, nhân

dân Đông Dương đã bị áp bức, bóc lột

thậm tệ bởi đế quốc Pháp, lại thêm khổ cực

nữa về khủng hoảng kinh tế. Tình hình

quần chúng rất bi thảm. Chả lẽ chúng ta có

thể thờ ơ trước bao thảm cảnh như vậy

?”(3). Tờ Lao tù tạp chí còn đăng nhiều bài

vận động tù nhân vào Lao tù hội.

Tại nhà tù Sơn La, báo Suối reo đăng

khá nhiều bài viết và thơ ca cách mạng

phản ánh niềm tin và ý chí chiến đấu của

người chiến sĩ cách mạng. Những bài viết

đó được chuyền tay từ người này sang

người khác, từ trại này sang trại khác, từ

đảng viên tới quần chúng, tiếp thêm sức

mạnh, ý chí lạc quan cho các chiến sĩ cách

mạng, giúp họ vượt qua khó khăn, gian khổ

trong những ngày tù ngục. Tết Quý Mùi

(1943), khi nhân dân cả nước đang lâm vào

cảnh “một cổ hai tròng”, cả Pháp và Nhật

ra tay đàn áp chính trị, bóc lột kinh tế phục

vụ chiến tranh, và cũng là dịp kỷ niệm 13

năm Đảng ra đời, Ban biên tập báo Suối

Reo đồng tâm nhất trí phải có báo ra mắt

“bạn đọc” trong dịp này, với nội dung thật

phong phú, khác với báo ra ngày thường.

Hưởng ứng chủ trương này, các cộng tác

viên, trại viên gửi về “tòa soạn” nhiều bài

viết và bài thơ được đồng chí Xuân Thuỷ

và Ban biên tập đăng tải, trong đó có những

bài thơ, câu thơ mang đầy ý nghĩa chính trị:

“Tiếng Đảng ta nghe gọi/ Cờ Đảng ta đi

theo/ Chúc mừng ngày sinh Đảng/ Lòng ta

như Suối Reo”…

Tại nhà tù Côn Đảo, trong những năm

1930-1935, sự ra đời của báo chí cách

mạng đã góp phần quan trọng trong công

tác giáo dục lý luận tại nhà tù. Nhiều đồng

chí bị giam cầm đã trưởng thành về lý luận

Mác - Lênin ngay trong nhà tù đế quốc.

Sau này, họ đã trở thành những người lãnh

đạo xuất sắc của Đảng. Đồng chí Trần Huy

Liệu viết: “Nhờ ở việc xây dựng tập thể

dưới sự lãnh đạo của Đảng đã chiến thắng

hoàn cảnh ác liệt, biến nhà tù thành trường

học lớn, thành lò đào tạo cán bộ”(4).

Có thể thấy, hầu hết các tờ báo trong các

nhà tù, trại giam đế quốc đều truyên truyền

về đường lối đấu tranh cách mạng của

Đảng, động viên các chiến sĩ bị đày ải giữ

vững khí tiết và lòng tin vào thắng lợi của

cách mạng. Cũng từ đó, báo chí cách mạng

trong tù, một mặt là sản phẩm của các tổ

chức Đảng trong tù, một mặt là nhân tố góp

phần xây dựng Đảng, tập hợp lực lượng,

hình thành một mặt trận đấu tranh chung

Page 221: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

218

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

của người tù. Chính sự ra đời của báo chí

cách mạng đã góp phần gây dựng, củng cố

các chi bộ Đảng trong các nhà tù của thực

dân Pháp. Hầu như ở nhà tù nào của thực

dân Pháp có giam cầm các chiến sĩ cộng

sản thì ở đó, họ đều tìm cách thiết lập tổ

chức đảng dưới nhiều hình thức khác nhau.

Sự hoạt động của báo chí đã góp phần

làm cho công tác tuyên truyền cách mạng,

rèn luyện cán bộ tiến triển, làm cho chính

quyền thuộc địa rất lo sợ. Báo cáo định kỳ

về các hoạt động chống Pháp ở Đông

Dương của Mật thám Pháp (quý I-1933)

viết: “Việc cải tạo các chính trị phạm hãy

còn là chuyện xa vời. Sự giam giữ dường

như là để ca ngợi tinh thần cách mạng của

họ, mỗi chính trị phạm đều tận dụng

khoảng thời gian trong tù để trau dồi kiến

thức hoặc để giáo dục những tù nhân khác,

kể cả tù thường phạm”(5).

- Vai trò của báo chí chí cách mạng trong

lãnh đạo các cuộc đấu tranh ở các nhà tù,

trại giam của đế quốc thời kỳ 1930-1945

Báo chí cách mạng trong tù đã góp phần

cổ vũ, động viên tù nhân đấu tranh đòi cải

thiện chế độ lao tù khắc nghiệt, chống đánh

đập, hạn chế khổ sai, bảo vệ nhân cách

người cộng sản, đòi ân xá chính trị... với

nhiều hình thức phong phú: từ lãn công, bãi

công, hô khẩu hiệu, hò la, đưa yêu sách đến

tuyệt thực diễn ra thường xuyên trong các

nhà tù đế quốc.

Tại nhà tù Hỏa Lò, Lao tù Tạp chí đăng

nhiều bài nêu lên các cuộc đấu tranh phản

đối việc ngược đãi tù thường; kêu gọi tù

nhân đoàn kết đấu tranh đòi thực dân Pháp

cải thiện đời sống; hỏi và đáp về chủ nghĩa

cộng sản; vận động, tuyên truyền lính

người Việt, lính người Pháp và một số cai

đội…(6). Cùng với Lao tù tạp chí, báo Đời

tù của Lao tù hội tại nhà tù Hỏa Lò đã đăng

nhiều bài tuyên truyền các tù nhân, hướng

dẫn, giáo dục phương pháp công tác,

phương pháp đấu tranh; trao đổi ý kiến,

kinh nghiệm chống bọn phản bội. Tại nhà

tù Sơn La, báo Suối Reo đăng những bài

thơ nói lên nỗi cực nhục của người lính bản

xứ, tha thiết kêu gọi người lính hãy tỉnh

ngộ cùng toàn dân đứng lên chống kẻ thù

chung. Tại nhà tù Côn Đảo, hai tờ báo Ý

kiến chung, Tiến lên đóng vai trò tuyên

truyền, vận động, cổ vũ cho cuộc đấu tranh

chống chế độ nhà tù dã man, đòi cải thiện

đời sống cho tù nhân, đòi ân xá tù chính trị,

đòi không được đánh đập, ngược đãi tù

thường phạm. Giữa năm 1935, báo Người

tù đỏ ở Banh II được chuyển về Banh I và

đổi tên là báo Tiến lên. Ngay sau khi đổi

tên, báo Tiến lên liên tục đăng bài phản ánh

chế độ cai trị tù nhân khắc nghiệt và các

cuộc đấu tranh dũng cảm của tù nhân nhà

tù Côn Đảo.

Page 222: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

219

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

- Báo chí cách mạng trong các nhà tù đế

quốc là vũ khí sắc bén trên mặt trận đấu

tranh tư tưởng, chống những luận điệu

phản động, bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin,

bảo vệ Đảng

Ngoài cuộc đấu tranh đối với địch, các

chi bộ trong tù còn sử dụng báo chí đấu

tranh trong nội bộ tù chính trị. Đó là cuộc

đấu tranh về tư tưởng, lý luận với những

đối tượng tù chính trị khác, nhất là cuộc

đấu tranh tù chính trị Quốc dân Đảng, bọn

Tờrốtxkít và tù nhân thuộc các đảng phái

phản động để bảo vệ chủ nghĩa Mác, bảo

vệ quan điểm, đường lối đúng đắn của

Đảng. Cuộc đấu tranh trên phương diện tư

tưởng diễn ra chủ yếu ở hai nhà tù Côn Đảo

và Hoả Lò.

Tại Côn Đảo, trong những năm ba mươi

của thế kỷ XX, các cuộc đấu tranh giữa

những tù cộng sản với tù nhân Quốc dân

Đảng diễn ra khá quyết liệt. Bên cạnh việc

tranh luận trực tiếp những vấn đề về tình

hình thế giới, về chủ nghĩa Mác - Lênin,

chủ nghĩa Tam dân, tù nhân cộng sản - dưới

sự lãnh đạo của chi bộ Đảng, đã sử dụng

một số tờ báo như Ý kiến chung, Người tù

đỏ để đấu tranh quyết liệt với tù nhân Quốc

Dân Đảng và tuyên truyền, phổ biến đường

lối của Đảng. Qua cuộc tranh luận, tù nhân

cộng sản dần gây được ảnh hưởng trong tù

Quốc Dân Đảng. Âm mưu của một số phần

tử Quốc Dân Đảng cực đoan giết hại các

đồng chí đứng đầu trong nhóm tù cộng sản

cũng bị đập tan.

Tờ báo DELFRAG (viết gọn lại của câu

Dessus les flots rageux: Cưỡi làn sóng dữ)

do Nguyễn Đức Chính làm chủ nhiệm đã

khéo léo hướng dẫn, thảo luận, nghiên cứu

các vấn đề của chủ nghĩa Mác - Lênin, phê

phán những xu hướng tư tưởng trước Mác,

phê phán các quan điểm duy tâm, các quan

điểm nghệ thuật vị nghệ thuật lúc đó. Các

cuộc thảo luận còn hướng tới chỗ khẳng

định niềm tin vào con người với những học

thuyết khoa học có khả năng cải tạo được

xã hội. Qua thảo luận và qua tác động của

báo, nhiều người vốn là đảng viên Quốc

dân Đảng dần hiểu rõ hơn về chủ nghĩa

Mác - Lênin, nhiều người đã dứt khoát

đứng về phía những người cộng sản.

Tại nhà tù Hỏa Lò, cuộc đấu tranh tư

tưởng của các chiến sỹ cộng sản diễn ra rất

quyết liệt. Đó là cuộc đấu tranh về quan

điểm chính trị với tù nhân Quốc dân Đảng

(1932-1935) do các đồng chí Trường

Chinh, Lê Duẩn... trực tiếp thực hiện. Các

đồng chí đã sử dụng hữu hiệu các báo do

tù nhân cộng sản phụ trách như Lao tù tạp

chí, Tạp chí cộng sản, Đuốc đưa đường,

Con đường chính, Đuốc Việt Nam, Thế giới

để đấu tranh với tờ báo Bút tiêu sầu của tù

Quốc dân Đảng. Các đồng chí chỉ rõ: muốn

Page 223: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

220

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

thoát khỏi cảnh áp bức, bóc lột của đế

quốc, phong kiến, giai cấp công nhân và

nhân dân lao động phải đi theo con đường

cách mạng vô sản do Đảng Cộng sản lãnh

đạo. Chỉ có Đảng Cộng sản mới có đủ năng

lực và trình độ lãnh đạo thắng lợi cuộc đấu

tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt

Nam. Qua đấu tranh, các đồng chí đã thu

phục được một số tù thân Nhật lầm đường

trở về với con đường chính nghĩa; cô lập

bọn cầm đầu phản động; xây dựng lòng tin

trong tù nhân về tương lai của cách mạng.

Các cuộc đấu tranh quyết liệt về tư

tưởng, lý luận của các chiến sỹ cộng sản

trong nhà tù đế quốc đã góp phần nâng cao

trình độ lý luận, chính trị cho cán bộ, đảng

viên, cảm hóa và đánh bại tư tưởng phản

động, phi vô sản trong các nhà tù, góp phần

vào cuộc đấu tranh tư tưởng của Đảng thời

kỳ 1930-1945.

- Báo chí cách mạng trong các nhà tù,

trại giam thời kỳ 1930-1945 góp phần phát

triển phong trào cách mạng bên ngoài nhà

tù, nhất là các vùng phụ cận

Tờ Dòng sông Công đã vượt ra ngoài

trại giam, lưu hành trong quần chúng, xúc

tiến việc tổ chức cách mạng ở ngoài. Tờ

Bình minh trên sông Đà không chỉ làm

công cụ tuyên truyền, phổ biến đường lối,

chủ trương cách mạng của Đảng, hướng

dẫn phong trào đấu tranh của tù nhân, mà

còn có tác dụng chỉ đạo các cơ sở cách

mạng bên ngoài nhà tù Hòa Bình. Tờ báo

Người tù đỏ cùng với các tài liệu khác của

chi bộ nhà tù Hỏa Lò năm 1933 đã được

Tỉnh uỷ Thái Bình tiếp nhận, nghiên cứu

và trên cơ sở đó, quyết định xuất bản Tạp

chí Đỏ để tuyên truyền phong trào cách

mạng trong tỉnh(7). Sau khi tù chính trị làm

chủ Côn Đảo vào tháng 8.1945, báo Độc

lập của chi bộ đặc biệt nhà tù Côn Đảo đã

đóng vai trò quan trọng trong việc kêu gọi

tổ chức các đoàn thể quần chúng như

Thanh niên cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc

nhằm giáo dục, vận động một số công

chức, gác ngục, con em và gia đình họ theo

đường lối của Mặt trận Việt Minh, có thái

độ đúng đắn với tù chính trị. Đặc biệt, báo

Suối reo có vai trò quan trọng trong phát

triển phong trào cách mạng và mở đầu cho

báo chí cách mạng ở Sơn La. Sau khi thoát

ngục trở về, tháng 4.1945, đồng chí Lê

Trung Toản - một trong những người tham

gia làm báo Suối reo được Xứ ủy Bắc Kỳ

điều quay trở lại Sơn La tham gia củng cố,

phát triển phong trào, chuẩn bị khởi nghĩa

giành chính quyền. Trở lại Sơn La, theo sự

bố trí của đồng chí Chu Văn Thịnh, đồng

chí Lê Trung Toản được đưa về Mường

Chanh, cùng cán bộ địa phương trực tiếp

lãnh đạo phong trào cách mạng trong tỉnh.

Các tổ chức cứu quốc được gấp rút củng cố

Page 224: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

221

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

và phát triển. Trên cơ sở đó, Ban lãnh đạo

khu căn cứ Mường Chanh quyết định thành

lập Hội người Thái cứu quốc (Côn tay chất

mương), mà nòng cốt là các tổ Thanh niên

cứu quốc, để tập hợp quần chúng nhân dân

tham gia Mặt trận Việt Minh, tham gia

phong trào kháng Nhật cứu nước. Hội

người Thái cứu quốc đã xuất bản tờ báo

Lắc Mương (Trụ cột của đất nước) bằng

chữ Thái và chữ Quốc ngữ do đồng chí Lê

Trung Toản và Cầm Minh chỉ đạo kiêm chủ

bút. Tuy hình thức thô sơ: viết tay, in thạch,

mỗi số ra được khoảng chục tờ, nhưng báo

Lắc Mương đã nêu cao tính chiến đấu, vạch

rõ tội ác của đế quốc và bọn tay sai bán

nước, kêu gọi đoàn kết dân tộc, tập hợp

dưới lá cờ của Mặt trận Việt Minh để

kháng Nhật cứu nước. Đây là tờ báo có cả

chữ Thái đầu tiên ở vùng Tây Bắc, gây

được tác dụng, ảnh hưởng sâu rộng trong

quần chúng, góp phần thúc đẩy phong trào

đấu tranh tiến tới khởi nghĩa giành chính

quyền về tay nhân dân ở Sơn La.

- Công tác báo chí trong tù đã đào luyện

và hình thành cho Đảng, cho cách mạng

một đội ngũ nhà báo ưu tú, góp phần phát

triển và làm phong phú thêm loại hình báo

chí cách mạng Việt Nam

Năm 1935, đồng chí Tạ Uyên, người

từng tham gia làm báo ở Côn Đảo, sau khi

vượt ngục, đã về tham gia lãnh đạo phong

trào cách mạng ở tỉnh Vĩnh Long thông

qua tờ Lao khổ.

Đầu năm 1936, một số lượng lớn tù

chính trị tại các nhà tù lần lượt được trả tự

do. Đồng chí Phạm Văn Đồng (mãn hạn tù

Côn Đảo về quản thúc ở Mộ Đức) đã chỉ

đạo và tham gia viết nhiều bài trên Tạp chí

Đỏ - cơ quan tuyên truyền của Đảng bộ

Quảng Ngãi, như: Tình hình quốc tế và sự

chỉ đạo chiến lược của Đảng Cộng sản

Đông Dương; Những đảng viên cộng sản

và những người dân chủ phải làm gì; Bộ

mặt của Tờrốtxkít…(8).

Các đồng chí Lê Duẩn, Nguyễn Chí

Diểu, Bùi San, Phan Đăng Lưu trở về Huế

hoạt động. Bằng vốn lý luận và kinh

nghiệm hoạt động dày dạn trong tù, những

người cộng sản đã thể nghiệm thành công

trên nhiều lĩnh vực hoạt động như: củng cố,

xây dựng cơ sở đảng; tổ chức quần chúng

mít tinh, biểu tình, diễn thuyết... và là

những người lãnh đạo chủ chốt của phong

trào cách mạng ở Trung Kỳ cũng như trên

mặt trận báo chí.

Qua thực tiễn đấu tranh, nhiều đồng chí

đã trở thành những cán bộ lãnh đạo xuất

sắc của Đảng trong cao trào Mặt trận dân

chủ Đông Dương (1936-1939) như

Nguyễn Văn Cừ, Hoàng Quốc Việt, Lê

Duẩn, Nguyễn Chí Diểu, Ung Văn Khiêm,

Lê Thanh Nghị, Nguyễn Văn Linh, Hà Huy

Page 225: BAÙO CHÍ TRONG ÑÔØI SOÁNG XAÕ HOÄI HIEÄN NAY

222

th«ng tin chuyªn ®Ò sè 4/2014

Giáp, Trần Huy Liệu... Đồng chí Nguyễn

Văn Cừ được cử vào Ban Thường vụ Trung

ương Đảng (tháng 3.1938) và sau đó giữ

chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông

Dương.

Nói tóm lại, lập ra hệ thống nhà tù, chính

quyền thuộc địa muốn đày ải, giam cầm và

vô hiệu hóa những người cộng sản, những

người yêu nước và cách mạng, làm tàn lụi

ý chí đấu tranh của nhân dân ta. Song, chế

độ nhà tù dã man, khắc nghiệt đã không

tiêu diệt được ý chí tự do, độc lập của

những chiến sĩ cách mạng bị tù đầy. Các

chiến sĩ cộng sản trong các nhà tù đế quốc

đã không nản chí, mà biến nhà tù thành

trường học rèn luyện ý chí và quyết tâm

cách mạng, đồng thời cũng biến nhà tù

thành nơi tuyên truyền, giác ngộ các đối

tượng khác đi theo cách mạng, đi theo con

đường của chủ nghĩa cộng sản.

Dưới sự tổ chức, lãnh đạo của các chi bộ

Đảng, báo chí cách mạng trong các nhà tù,

trại giam đế quốc đã đóng vai trò quan

trọng trong cuộc đấu tranh của những

người cộng sản. Báo chí trong tù góp phần

tuyên truyền đường lối cách mạng của

Đảng, giữ vững tinh thần cho các chiến sĩ

bị giam giữ, góp phần xây dựng lực lượng

cách mạng, xây dựng tổ chức Đảng trong

tù và đào tạo đội ngũ cán bộ; là phương

tiện để tổ chức Đảng lãnh đạo các cuộc

đấu tranh với những mục tiêu và phương

pháp khác nhau trong các nhà tù, trại giam

của đế quốc; là vũ khí sắc bén trên mặt trận

đấu tranh tư tưởng, chống những luận điệu

phản động, bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin,

bảo vệ Đảng; là nhân tố góp phần phát triển

phong trào cách mạng bên ngoài nhà tù,

nhất là các vùng phụ cậnr

……………….(1) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng, Toàn

tập, t6, Nxb CTQG, H.,2000, tr.274.

(2) Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, H.,1995,

t3, tr.455-456.

(3), (6) Sở Văn hoá Thông tin Hà Nội - Viện Lịch

sử Đảng: Đấu tranh của các chiến sỹ yêu nước và cách

mạng tại nhà tù Hoả Lò (1899-1954), Nxb CTQG,

H.,1994, tr.86.

(4) Hồi ký Trần Huy Liệu, Nxb KHXH, H.,1991,

tr.754.

(5) N.P.M.Ier trimestre - 1933. SLOTFOM. III.

C.52. Tài liệu lưu tại Viện Lịch sử Đảng.

(7), (8) Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương, Lịch

sử Báo Đảng bộ các tỉnh và thành phố (Sơ thảo), Nxb

CTQG, H.,2000, tr.610, 529.

Nguồn: Tạp chí Lý luận chính trị &

Truyền thông.- 2013.- Số tháng 12.- Tr.

27 – 31.