Bao Cao Ve Dien Luc

79
Điện năng là dạng năng lượng được sdng rng rãi nht hiện nay, nó được sdng trong tt ccác lĩnh vực của đời sống con người (sinh hot, các hoạt động kinh tế …). Nhu cu sdụng điện năng ngày càng cao, cùng với sphát trin công nghip hoá, hiện đại hoá của đất nước . Công nghiệp điện lc givai trò đặc bit quan trọng do điện năng là nguồn năng lượng được sdng rng rãi nht trong các nghành kinh tế quc dân. Ngày nay nn kinh tế nước ta đang trên đà phát triển mnh mẽ, đời sng không ngừng nâng cao, các khu đô thị, dân cư cũng như các khu công nghip xut hin ngày càng nhiều, do đó nhu cầu vđiện năng tăng trưởng không ngng..Vì vy, hàng lot các nhà máy ThuĐiện, Nhiệt Điện và nhiu Trm Biến Áp lớn ra đời như: nhà máy thủy điện TrAn, nhiệt điện Phú M, Trm Phú Lâm.v.v… để đáp ứng nhu cu sdụng điện ngày càng tăng trên địa bàn Huyn CChi thì ngoài trm trung gian CChi có công sut: 40MVA + 63MVA; trm trung gian Phú Hòa Đông có công suất 1x40 MVA; năm 2011 xây dng và đưa vào sdng thêm trm Tân Quy có công sut 2x63MVA. Qua hơn 8 tuần thc tp tại Công Ty Điện lc CChi, được squan tâm và tn tình hướng dn ca tt cCán Bcông nhân viên Điện lc CChi, Tôi xin được tng hp li nhng kiến thc cũng như kinh nghim thc tế trong sut thi gian thc tp tại Điện lc CChi qua Báo cáo thc tp. Ni dung báo cáo chc chn scòn nhiu thiếu sót do thi gian và kinh nghim còn hn chế. Vì vy, rt mong được sđóng góp quý báo của Quý cơ quan cùng các anh chị.

Transcript of Bao Cao Ve Dien Luc

Page 1: Bao Cao Ve Dien Luc

Điện năng là dạng năng lượng được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay, nó được

sử dụng trong tất cả các lĩnh vực của đời sống con người (sinh hoạt, các hoạt động kinh tế …). Nhu cầu sử dụng điện năng ngày càng cao, cùng với sự phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước . Công nghiệp điện lực giữ vai trò đặc biệt quan trọng do điện năng là nguồn năng lượng được sử dụng rộng rãi nhất trong các nghành kinh tế quốc dân. Ngày nay nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển mạnh mẽ, đời sống không ngừng nâng cao, các khu đô thị, dân cư cũng như các khu công nghiệp xuất hiện ngày càng nhiều, do đó nhu cầu về điện năng tăng trưởng không ngừng..Vì vậy, hàng loạt các nhà máy Thuỷ Điện, Nhiệt Điện và nhiều Trạm Biến Áp lớn ra đời như: nhà máy thủy điện Trị An, nhiệt điện Phú Mỹ, Trạm Phú Lâm.v.v… để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng trên địa bàn Huyện Củ Chi thì ngoài trạm trung gian Củ Chi có công suất: 40MVA + 63MVA; trạm trung gian Phú Hòa Đông có công suất 1x40 MVA; năm 2011 xây dựng và đưa vào sử dụng thêm trạm Tân Quy có công suất 2x63MVA. Qua hơn 8 tuần thực tập tại Công Ty Điện lực Củ Chi, được sự quan tâm và tận tình hướng dẫn của tất cả Cán Bộ công nhân viên Điện lực Củ Chi, Tôi xin được tổng hợp lại những kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế trong suốt thời gian thực tập tại Điện lực Củ Chi qua Báo cáo thực tập. Nội dung báo cáo chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót do thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế. Vì vậy, rất mong được sự đóng góp quý báo của Quý cơ quan cùng các anh chị.

Page 2: Bao Cao Ve Dien Luc

BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY ĐIỆN LỰC CỦ CHI

TRẦN NGỌC LONG - 10TH1D_17 Page 1

NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC CỦ CHI

…………..…………… ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... Củ Chi, Ngày Tháng Năm 2012

Page 3: Bao Cao Ve Dien Luc

BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY ĐIỆN LỰC CỦ CHI

TRẦN NGỌC LONG - 10TH1D_17 Page 2

NHẬN XÉT CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG ĐIỆN LỰC TP.HCM

…………..…………… ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... Tp.Hồ Chí Minh, Ngày Tháng Năm 2012

Page 4: Bao Cao Ve Dien Luc

BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY ĐIỆN LỰC CỦ CHI

TRẦN NGỌC LONG - 10TH1D_17 Page 3

TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG ĐIỆN LỰC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2012

ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TẠI CÁC ĐIỆN LỰC VÀ CHI NHÁNH ĐIỆN

1. Khái quát về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ sự phối hợp hoạt động giữa các tổ: kỹ thuật, điều độ, mắc điện, tổ quản lý đường dây và trạm ở Điện lực hoặc ở chi nhánh điện.

2. Nắm được nội dung công tác cụ thể của tổ kỹ thuật, tổ điều độ, quy trình phối hợp hoạt động giữa điều độ Công ty, điều độ Điện lực, điều độ chi nhánh.

3. Nắm được nội dung công tác thiết lập một đồ án thiết kế cho các công trình: Xây dựng mới, đại tu, cải tạo lưới điện hiện hữu (đường dây và trạm) bao gồm các khâu khảo sát, thiết kế, lập dự toán, trình duyệt tổ chức thi công, nghiệm thu. Tham gia từng phần hoặc toàn bộ các công đoạn trên. Viết báo cáo về các đồ án thiết kế cụ thể công suất trạm đến 560KVA, đường dây trung- hạ thế đến 5km.

4. Nắm được công tác quản lý, vận hành, đại tu, sửa chữa hệ thống đường dây trung hạ thế, máy biến áp, trạm phân phối thuộc chức năng quản lý của chi nhánh.

5. Tìm hiểu thực tế tổn thất điện năng và tổn thất điện áp của chi nhánh, các biện pháp giảm tổn thất điện năng, điện áp mà Điện lực và chi nhánh đang áp dụng.

6. Tìm hiểu và viết báo cáo nội dung công tác an toàn, sáng kiến của Điện lực, chi nhánh, báo cáo quy trình công tác của các tổ quản lý lưới điện khi công tác trên đường dây có điện (phiếu công tác, phiếu thao tác, công tác giám sát an toàn, làm tiếp địa, bàn giao hiện trường, tái lập hiện trường…)

7. Nắm được nội dung công tác của tổ quản lý đường dây và trạm của chi nhánh, các biện pháp an toàn khi thi công. Tham gia các công đoạn trong quá trình thi công xây lắp, sửa chữa hệ thống đường dây và trạm trong địa bàn chi nhánh quản lý.

8. Tìm hiểu một số công tác ở đội thí nghiệm a. Phương pháp đo điện trở đất. Các trị số quy định của điện trở đất đối với từng loại

nối đất và nếu các biện pháp làm giảm điện trở đất khi điện trở đất vượt quá trị số quy định.

b. Tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các loại chống sét (L.A) hiện có trên lưới 15KV, 22KV. Các biện pháp thí nghiệm kiểm tra L.A.

c. Tìm hiểu cấu tạo các loại máy biến thế phân phối 1 pha và 3 pha trên lưới 15KV. Phương pháp xác định cực tính máy biến thế 1 pha. Các cách đấu ghép máy biến thế 1 pha.

d. Xác định các thông số kỹ thuật của máy biến thế.

e. Xác định điện trở cách điện của máy biến thế. Các trị số điện trở đối với máy biến thế. Phương pháp lọc đầu máy biến thế.

Page 5: Bao Cao Ve Dien Luc

BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY ĐIỆN LỰC CỦ CHI

TRẦN NGỌC LONG - 10TH1D_17 Page 4

f. Tìm hiểu cấu tạo và sự hoạt động của FCO. Cách tính toán chọn cỡ dây chì bảo vệ.

9. Nội dung thực tập ở phòng KT và điều độ điện lực.

a. Tìm hiểu chức năng và sự phối hợp hoạt động của điều độ công ty, điều độ sở và điều độ chi nhánh.

b. Các biện pháp giảm tổn thất điện áp và tổn thất điện năng trong lưới phân phối. c. Tìm hiểu cấu tạo tụ bù 15KV. Tính toán chọn dung lượng bù và xác định vị trí đặt

tụ trên dưới 15KV. Tính toán chọn dung lượng bù và vị trí đặt tụ bù trên dưới 15KV.

d. Biện pháp xử lý các sự cố xảy ra trên lưới. e. Tìm hiểu nội dung công tác thiết kế lưới điện. Các bước thực hiện và nội dung chi

tiết. 10. Nội dung thực tập ở đội xây dựng.

a. Tìm hiểu và gọi tên các phụ kiện trên dưới 15KV. b. Tìm hiểu công tác tổ chức thi công.

c. Các biện pháp an toàn lao động khi thi công. d. Tập leo trụ và lắp đà, lắp thiết bị điện.

e. Đấu dây máy biến thế. f. Tham gia đội thi công để tìm hiểu quá trình xây dựng đường dây và trạm.

11. Nội dung thực tập ở các trạm trung gian 110KV( nếu điện lực có quản lý). a. Tìm hiểu trạm biến áp

b. Tìm hiểu các thiết bị trong trạm 12. Tìm hiểu về quy trình vận hành trạm trung gian 110KV( nếu điện lực có quản lý).

Page 6: Bao Cao Ve Dien Luc

BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY ĐIỆN LỰC CỦ CHI

TRẦN NGỌC LONG - 10TH1D_17 Page 5

KẾ HOẠCH THỰC TẬP TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC CỦ CHI

Thời gian thực tập từ ngày 28/05/2012 đến ngày 28/07/2012.

1. Phòng Tổ Chức và Nhân Sự: - Thời gian thực tập từ ngày 28/05/2012 đến buổi sáng ngày 11/06/2012.

- Phân công hướng dẫn:

Trưởng Phòng Tổ Chức và Nhân Sự hướng dẫn: + Chức năng nhiệm vụ, nội qui, qui định của Điện Lực Củ Chi + Tìm hiểu về sơ đồ tổ chức ở Điện Lực Củ Chi

+ Khái quát về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ sự phối hợp hoạt động giữa Phòng kỹ thuật, Đội Vận Hành lưới điện, Đội Quản lý điện kế và Đội Quản lý lưới điện.

Văn Phòng: Cán bộ y tế hướng dẫn:

+ Hướng dẫn thực hành các phương pháp sơ cấp cứu.

2. Đội Quản lý lưới điện: - Thời gian thực tập từ ngày 12/06/2012 đến ngày 24/06/2012

Đội trưởng hướng dẫn: + Nắm được công tác quản lý ,đại tu, sửa chữa hệ thống đường dây trung hạ thế ,MBA, Trạm phân phối thuộc chức năng quản lý của Công ty Điện Lực Củ Chi;

+ Tìm hiểu và viết báo cáo các quy trình công tác của Đội Quản lý lưới điện khi công tác trên đường dây (các qui định về phiếu công tác, phiếu thao tác, công tác giám sát, bàn giao hiện trường…); + Nắm được nội dung công tác của đội VHLĐ, các biện pháp an toàn khi thi công .Tham gia các công đoạn trong quá trình thi công xây lắp, sửa chữa hện thống đường dây và trạm trong địa bàn huyện Củ Chi;

+ Phương pháp đo điện trở đất. Các trị số qui định của điện trở đất với từng loại nối đất, các biện pháp làm giảm điện trở đất khi điện trở vượt quá trị số qui định.

+ Tìm hiểu và gọi tên các phụ kiện trên lưới điện 15 và 22 kV + Tìm hiểu công tác tổ chức thi công;

+ Các biện pháp an toàn lao động khi thi công; + Đấu dây máy biến thế;

+ Tham gia đội thi công để tìm hiểu quá trình xây dựng đường dây và trạm.

Page 7: Bao Cao Ve Dien Luc

BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY ĐIỆN LỰC CỦ CHI

TRẦN NGỌC LONG - 10TH1D_17 Page 6

3. Đội Vận hành lưới điện. - Thời gian thực tập từ ngày 25/06/2012 đến ngày 08/07/2012.

Đội trưởng hướng dẫn: + Nắm được nội dung công tác cụ thể của tổ Kỹ thuật, tổ Vận hành, qui trình phối hợp hoạt động giữa điều độ Tổng công ty và điều độ của Công ty Điện Lực Củ Chi; + Nắm được công tác vận hành sửa chữa hệ thống đường dây trung hạ thế, MBA Trạm phân phối thuộc chức năng quản lý của Công ty Điện Lực Củ Chi;

+ Tìm hiểu cấu tạo và sự hoạt động của FCO, cách tính toán chọn cỡ chì bảo vệ; + Biện pháp xử lý các sự cố xảy ra trên lưới điện.

+ Xác định điện trở cách điện của máy biến thế, các trị số điện trở đối với máy biến thế. Phương pháp lọc dầu máy biến thế.

+ Tìm hiểu cấu tạo các loại máy biến thế phân phối 1 pha và 3 pha trên lưới điện 15kV. Phương pháp xác định các thông số kỹ thuật máy biến thế 1 pha, các cánh đấu ghép máy biến thế 1 pha.

4. Phòng KT &ATBHLĐ: - Thời gian thực tập từ ngày 09/07/2012 đến ngày 28/07/2012.

Cán bộ BHLĐ hướng dẫn: + Quy chuẩn quốc gia về an toàn điện;

+ Các qui trình, qui định liên quan đến công tác an toàn; + Qui trình kỹ thuật an toàn điện;

+ Sơ đồ cung cấp điện của Điện Lực; + Tổ chức thi kiểm tra kiến thức về các nội dung đã được hướng dẫn và trắc nghiệm QTKTAT Điện.

Trưởng phòng hướng dẫn: + Nắm được nội dung công tác thiết lập một đồ án thiết kế cho công trình: Xây dựng mới, đại tu, cải tạo lưới điện hiện hữu. Viết báo cáo về đồ án thiết kế cụ thể công suất trạm 560kVA, đường dây trung hạ thế đến 5km.

Phó phòng hướng dẫn: + Tìm hiểu về các biện pháp giảm tổn thất điện áp, tổn thất công suất trên lưới điện phân phối. + Xác định các thông số kỹ thuật của MBT, tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của chống sét (LA), tụ bù 15kV, tính toán chọn dung lượng bù và xác định vị trí đặt tụ trên lưới 15kV. +Tìm hiểu nội dung công tác thiết kế lưới điện.Các bước thực hiện và nội dung chi tiết.

Page 8: Bao Cao Ve Dien Luc

BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY ĐIỆN LỰC CỦ CHI

TRẦN NGỌC LONG - 10TH1D_17 Page 7

Phần 1 TÌM HIỂU ĐƠN VỊ THỰC TẬP, CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CÁC

PHÒNG ĐỘI, HIỆN TRẠNG CỦA LƯỚI ĐIỆN

I. TÌM HIỂU VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP 1. Lịch sử điện lực Củ Chi:

- Sau ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, lưới điện thành phố Sài Gòn được Công ty Điện lực 2 tiếp quản và giao cho Sở điện lực TP Hồ Chí Minh quản lý vận hành, phân phối điện năng. Trong hệ thống tổ chức của Sở điện lực TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 1980 Chi nhánh điện Hóc Môn - Củ Chi thành lập được tách ra từ Chi nhánh điện Gia Định chịu trách nhiệm quản lý vận hành, phân phối điện năng ở địa bàn hai huyện Hóc Môn và Củ Chi.

- Đến năm 1990 tiếp tục tách thành lập Chi nhánh điện Củ Chi ra khỏi Chi nhánh điện Hóc Môn. Căn cứ quyết định số 152/NL/ĐL2.3 ngày 31/01/1990 của Giám đốc Công ty Điện lực 2 về việc tách Chi nhánh điện Hóc Môn - Củ Chi thành Chi nhánh điện Hóc Môn và Chi nhánh điện Củ Chi trực thuộc Sở điện lực TP. Hồ Chí Minh (kể từ ngày 01/02/1990 Chi nhánh điện Củ Chi được thành lập). Lúc đó Điện Lực Củ Chi gồm 67 cán bộ công nhân viên quản lý 1800 điện kế.

- Năm 1995 Tổng Công ty Điện lực Việt nam được thành lập, Công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập trực thuộc Công ty Điện Lực Việt Nam (nay là Tập Đoàn Điện lực Việt Nam). Chi nhánh điện Củ Chi được tổ chức lại thành Điện lực Củ Chi theo quyết định số 330/ĐVN/TCCB-LĐ ngày 13/5/1995 của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam.

- Đến nay Điện Lực Củ Chi gồm 415 cán bộ công nhân viên quản lý hơn 120,000 điện kế. - Trụ sở Điện lực Củ Chi đặt tại Số 396 QL 22, ấp Tân Lập xã Tân Thông Hội, huyện Củ

Chi.

2. Chức năng, các phòng Đội và nhiệm vụ của điện lực Củ Chi : Điện lực Củ Chi chịu sự quản lý trực tiếp của Công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh, quản lý

hệ thống điện trung hạ thế trên địa bàn Huyện Củ Chi từ cấp điện áp 22kV trở xuống (quản lý đến điện kế của khách hàng).Chức năng của Điện lực Củ Chi là cung cấp điện phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Củ Chi bao gồm:

- Kinh doanh điện năng, trực tiếp ký hợp đồng cung ứng sử dụng điện và tiến hành tổ chức bán điện với tất cả khách hàng dùng điện.

- Vận hành ổn định, an toàn, liên tục. - Sửa chữa, cải tạo, nâng cấp lưới điện phân phối và các dịch vụ khác liên quan.

- Tư vấn giám sát chất lượng xây dựng. - Xây lắp , quản lý vận hành hệ thống mạng lưới công nghệ thông tin.

Page 9: Bao Cao Ve Dien Luc

BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY ĐIỆN LỰC CỦ CHI

TRẦN NGỌC LONG - 10TH1D_17 Page 8

II. Sơ đồ tổ chức điện lực Củ Chi : a. Ban Giám đốc :

- Giám đốc.

- Phó Giám đốc kỹ thuật. - Phó Giám đốc kinh doanh.

b. Khối Phòng, Ban nghiệp vụ : - Phòng Tổ Chức Nhân Sự ;

- Phòng Kế Hoạch – Vật tư; - Phòng Công Nghệ Thông Tin;

- Phòng Kinh Doanh; - Văn Phòng ;

- Phòng Tài Chánh-Kế Toán; - Ban Quản Lý Dự Án;

- Phòng Quản Lý Đầu Tư; - Phòng Kỹ Thuật An Toàn và Bảo Hộ Lao Động;

c. Khối các Đội sản xuất trực tiếp: - Đội Vận Hành Lưới Điện;

- Đội Quản Lý Lưới Điện 1; - Đội Quản Lý Lưới Điện 2;

- Đội Quản Lý Điện Kế; - Đội Thu Ngân;

- Đội Quản Lý Khách Hàng.

4. Chức năng nhiệm vụ các Phòng, Ban: 4.1 Phòng Tổ Chức Nhân Sự: 1. Chức năng:

ham mưu Giám đốc Công ty Điện lực Củ Chi trong việc điều hành hoạt động các mặt công tác: Công tác cán bộ; Tổ chức nhân sự; Lao động tiền lương; Chế độ bảo hộ lao động; Bảo hiểm xã hội; Bảo hiểm y tế; Trợ cấp thất nghiệp; Công tác thi đua – khen thưởng; Công tác đào tạo; Công tác pháp chế, những vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động của Công ty; Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo, công tác bảo vệ và công tác quốc phòng an ninh của Công ty bảo vệ an toàn Công ty, bảo vệ nội bộ, bảo vệ và nâng cao uy tín, thương hiệu EVNHCMC;

2.Nhiệm vụ: - Quản lý nhân sự . - Quản lý hồ sơ CB-CNV; Quản lý phần mềm quản lý nhân sự. Công tác bảo vệ: bảo vệ trật tự cơ quan, phòng chống cháy nổ.

Page 10: Bao Cao Ve Dien Luc

BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY ĐIỆN LỰC CỦ CHI

TRẦN NGỌC LONG - 10TH1D_17 Page 9

- Tổ chức phổ biến, truyền đạt những chủ trương, chính sách, nghị quyết, các văn bản pháp luật, pháp quy của đơn vị, Công ty và Nhà nước.

- Kết hợp cùng Phòng Kỹ thuật và an toàn bảo hộ lao động, Phòng Kinh doanh tổ chức bồi huấn tay nghề cho công nhân kỹ thuật, bồi huấn thi nâng bậc, thi trưởng ca, trưởng phiên, thi quy trình kinh doanh…

- Lưu trữ hồ sơ tài liệu thuộc lĩnh vực công tác thi đua, khen thưởng theo qui định. - Tổng hợp, thống kê, báo cáo các danh hiệu thi đua trong Công ty Điện lực Củ Chi.

4.2 Phòng tài chính kế toán: 1.Chức năng: - Tham mưu cho Giám Đốc trong công tác quản lý tài chánh kế toán phục vụ quá trình sản

xuất kinh doanh theo đúng các qui định của nhà nước và các qui định của công ty.

- Quản lý sử dụng tiền vốn, tài sản Công ty cấp theo chế độ quản lý tài chính của nhà nước và các qui trình quy định của Công ty, định kỳ báo cáo hoạt động sản suất kinh doanh và tình hình thu chi tài chính phát sinh tại đơn vị.

- Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám Đốc Điện Lực, đồng thời chịu sự kiểm tra về mặt nghiệp vụ của phòng TC-KT Công ty.

2. Nhiệm vụ: - Tổ chức ghi chép, tính toán và phản ánh chính xác trung thực, kịp thời, đầy đủ toàn bộ tài

sản tiền vốn theo mức độ phân cấp của Công Ty. Xác định và phản ánh chính xác, kịp thời kết quả kiểm kê tài sản cố định hàng kỳ.

- Thực hiện công tác kế toán tiền lương. Tính thuế thu nhập theo qui định của nhà nước để công ty trích nộp.

- Quản lý hạch toán các khoản thanh toán về doanh thu bán điện và các khoản doanh thu khác. Quản lý việc thu nộp tiền bán điện và tiền chuyên thu khác giữa đơn vị và Công ty, phân tích tình hình thu ngân, tồn nợ, bán điện, số dư tiền chuyên thu gởi Ngân hàng. Kiểm tra đối chiếu số trưng thu, truy thu, hủy bỏ ...theo kỳ và tháng, quý, năm…

4.3 Phòng KT&ATBHLĐ: 1. Chức năng:

- Tham mưu cho BGĐ trong công tác quản lý và điều hành về kỹ thuật trong công tác vận hành, sửa chữa, xây dựng lưới điện, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật sản xuất trong đơn vị.

- Tham mưu cho BGĐ trong công tác kỹ thuật an toàn - bảo hộ lao động, phòng chống cháy nổ, phòng chống lụt bão, công tác môi trường, hành lang an toàn lưới điện cao áp trong Đơn vị và theo dõi, thực hiện các nội dung trong TT 14.

2/ Nhiệm vụ: a.Tổ Kỹ Thuật:

- Tham mưu cho BGĐ đề ra phương thức vận hành an toàn, liên tục, xác định các điểm dừng, sơ đồ vận hành lưới điện hợp lý đảm bảo chất lượng điện năng trong phạm vi quản lý.

Page 11: Bao Cao Ve Dien Luc

BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY ĐIỆN LỰC CỦ CHI

TRẦN NGỌC LONG - 10TH1D_17 Page 10

- Lập phương án giảm sự cố lưới điện, tổ chức thực hiện các biện pháp ngăn ngừa sự cố, khôi phục nhanh sự cố, tổ chức điều tra sự cố lưới điện và thiết bị điện. Thống kê, phân tích, đánh giá các nguyên nhân gây sự cố lưới điện và đề ra các giải pháp hiệu quả nhằm hoàn thành các chỉ tiêu kỹ thuật.

- Theo dõi tình hình vận hành vật tư thiết bị trên lưới, đánh giá phân tích chất lượng vật tư thiết bị.

- Thực hiện báo cáo QLKT hàng tháng và báo cáo đột xuất các diễn biến sự cố và các hiện tượng bất thường theo qui định của Công ty.

- Tổ chức thực hiện việc chấp hành các qui trình vận hành thiết bị, qui phạm kỹ thuật. Biên soạn qui trình kiểm tra phù hợp với phương thức vận hành.

- Tổ chức biên soạn và triển khai áp dụng các mạch chu lưu liên quan đến công tác cung cấp và vận hành lưới điện.

- Quản lý và cập nhật các tài liệu kỹ thuật, hồ sơ thiết kế, bản vẽ hoàn công, lý lịch thiết bị, biên bản đại tu sửa chữa, thử nghiệm định kỳ thiết bị, đảm bảo lưu trữ đầy đủ và kịp thời.

- Quản lý, kiểm kê tài sản lưới điện, MBT.

- Tổ chức thống kê cập nhật, khai thác hiệu quả các chương trình GIS, PSS/ADEPT. - Theo dõi, kiểm tra công tác lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các công tác sửa chữa

thường xuyên, phương án bảo trì mùa khô của các đội. Tổ chức giám sát, nghiệm thu và quyết toán đúng thời hạn.

- Khảo sát đề xuất thực hiện các công trình XDCB. - Tham gia Hội đồng Xét thầu tư vấn thiết kế, xây lắp, mua sắm vật tư …

- Tổ chức phối hợp nhu cầu công tác, đáp ứng kịp thời hợp lý nhu cầu công tác trong và ngoài Đơn vị.

- Kiểm tra phương án kỹ thuật các di dời lưới, trụ điện, trạm biến thế không làm ảnh hưởng cấu trúc lưới điện và phương thức vận hành.

- Tổ chức theo dõi, giám sát, nghiệm thu các công trình xây dựng mới, TCCS, di dời lưới điện, phân phối nguồn vốn khách hàng và các công trình SCL trên địa bàn quản lý.

- Kiểm tra và trình Ban Giám Đốc duyệt các tờ trình di dời, hoán chuyển MBT, TCCS TBT và tổ chức quản lý tài sản, vận hành MBT an toàn, hiệu quả.

- Cập nhật và báo cáo đầy đủ số liệu phụ tải, các biến động trạm, MBT hàng tháng. Tổng hợp số liệu từ các phòng đội báo cáo QLKT hàng tháng.

- Tính toán và lập phương án đề xuất các biện pháp thực hiện giảm tổn thất điện năng về mặt kỹ thuật.

- Giải quyết các đơn thư khiếu nại, phản ánh của báo đài liên quan đến lĩnh vực vận hành điện theo đúng tiến độ yêu cầu của chế độ 1 cửa.

- Tổ chức phúc tra gắn mới điện kế. - Nghiên cứu và triển khai áp dụng các đề tài khoa học, sáng kiến … thực hiện nhiệm vụ

của Ủy viên thường trực Hội đồng Sáng kiến của Đơn vị.

Page 12: Bao Cao Ve Dien Luc

BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY ĐIỆN LỰC CỦ CHI

TRẦN NGỌC LONG - 10TH1D_17 Page 11

- Sơ kết, tổng kết, báo cáo nhanh, định kỳ và đột xuất công tác quản lý kỹ thuật, vận hành, bảo trì, sửa chữa lớn lưới điện.

- Tổ chức lập phương án khai thác tải các tuyến dây mới đưa vào vận hành và các trạm trung gian mới đưa vào vận hành hoặc mới TCCS.

- Tổ chức biên soạn quy cách VTTB phục vụ công tác đấu thầu mua sắm tại đơn vị.

- Thẩm định, thẩm tra và lập quyết định phê duyệt TKKTTC (BCKTKT) các công trình điện.

- Tổ chức xét thầu thi công xây lắp các công trình có liên quan, xét thầu mua sắm VTTB ...

b/Tổ KTAT – BHLĐ - Xây dựng chương trình, kế hoạch trong công tác KTAT-BHLĐ, PCCN, PCLB, BVMT,

đề ra các biện pháp để đảm bảo sản xuất an toàn cho con người và thiết bị.

- Tổ chức sinh hoạt an toàn định kỳ hàng tháng, kiểm tra việc thực hiện công tác AT-BHLĐ ở các phòng đội. Tổ chức phân công và đôn đốc các phòng, đội thực hiện các chế độ báo cáo theo qui định Đơn vị, Công ty.

- Phổ biến hướng dẫn các qui trình, qui định về KTAT-BHLĐ-PCCN-PCLB-BVMT. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các tổ, đội trong việc thực hiện các qui trình qui định để kịp thời chấn chỉnh uốn nắn xử lý.

- Tổ chức biên soạn giáo trình và lập kế hoạch huấn luyện, bồi huấn về KTAT-BHLĐ, tổ chức thi sát hạch các qui trình, qui định về KTAT-BHLĐ cho CBKT và công nhân trực tiếp sản xuất định kỳ, đột xuất theo yêu cầu của Công ty.

- Tổ chức biên soạn các quy trình thực hiện công tác cho từng công việc cụ thể, trên cơ sở đó lập kế hoạch huấn luyện, đào tạo, bồi huấn lại cho công nhân trực tiếp sản xuất. Tổ chức thi sát hạch đánh giá tay nghề cũng như kiến thức chuyên môn.

- Định kỳ hàng tháng lập lịch phân công cho lãnh đạo các phòng, đội kiểm tra hiện trường sản xuất về việc chấp hành các qui trình, qui định về AT-BHLĐ-PCCN của các nhóm công tác ngoài hiện trường sản xuất.

- Tổ chức đoàn kiểm tra chấm điểm công tác BHLĐ trong Đơn vị và các đơn vị bạn theo lịch phân công hàng 6 tháng của Công ty. Phối hợp Công đoàn tổ chức đăng ký an toàn lao động, vệ sinh lao động cho cá nhân, phòng đội và đơn vị định kỳ hàng đầu năm.

- Thống kê, phân tích, báo cáo, phổ biến rút kinh nghiệm các trường hợp TNLĐ trong công ty, EVN. Phối hợp điều tra sự cố, TNLĐ xảy ra trong Đơn vị (nếu có). Phối hợp với công an xã, huyện điều tra tai nạn điện ngoài nhân dân.

- Tổ chức chủ trì việc xây dựng “Kế hoạch KTAT-BHLĐ-PCCN, dụng cụ đồ nghề” hàng năm của Đơn vị, phối hợp với Phòng KH-VT mua sắm, phân bổ cho các phòng đội, theo dõi báo cáo tiến độ thực hiện kế hoạch KTAT-BHLĐ-PCCN, dụng cụ đồ nghề định kỳ về Công ty.

- Lập hồ sơ quản lý, cấp phát dụng cụ đồ nghề, theo dõi thử nghiệm định kỳ các trang cụ an toàn bảo hộ lao động, kiểm định thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về AT.

- Khảo sát để giải quyết các đơn thư khiếu nại, phản ánh của khách hàng, báo đài liên quan đến lĩnh vực an toàn điện theo đúng tiến độ yêu cầu của chế độ 1 cửa.

Page 13: Bao Cao Ve Dien Luc

BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY ĐIỆN LỰC CỦ CHI

TRẦN NGỌC LONG - 10TH1D_17 Page 12

- Thực hiện nhiệm vụ của Ủy viên thường trực trong Hội đồng BHLĐ, Ban chỉ đạo phòng chống cháy nổ, phòng chống lụt bão của Đơn vị.

- Triển khai cụ thể toàn bộ các nội dung trong chương trình công tác AT-BHLĐ-PCCN hàng tháng của Công ty. Thực hiện công tác báo cáo KTAT-BHLĐ-PCCN-PCLB-BVMT định kỳ và đột xuất theo qui định.

- Nghiên cứu, biên soạn các qui trình, qui định, tiêu chuẩn về KTAT-BHLĐ, dụng cụ đồ nghề, trang cụ an toàn bảo hộ lao động.

- Thực hiện trách nhiệm của công tác bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao áp. Lập kế hoạch tiến độ để tổ chức thực hiện, kiểm tra phúc tra thường xuyên, đột xuất việc thực hiện công tác này tại 2 Đội Quản lý lưới điện. Chịu trách nhiệm các báo cáo định kỳ, đột xuất về Công ty cũng như báo cáo sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm trong công tác bảo vệ HLATLĐCA.

- Thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các biện pháp sử dụng điện an toàn, ngăn ngừa tai nạn điện trong nhân dân.

- Tổ chức thành lập Hội đồng nghiệm thu sáng kiến cải tiến kỹ thuật, triển khai áp dụng các đề tài này vào thực tế tại Đơn vị, thực hiện nhiệm vụ của Ủy viên thường trực Hội đồng Sáng kiến Đơn vị.

- Tham gia công tác đấu thầu, xét thầu trang bị BHLĐ và vật tư thiết bị của đơn vị.

4.4 Phòng Kế Hoạch – Vật Tư: 1. Chức năng :

Có chức năng tham mưu cho Giám Đốc trong việc triển khai và theo dõi việc thực hiện các mặt công tác như: công tác kế hoạch, công tác khai thác và quản lý vật tư, thiết bị.

2. Nhiệm vụ: - Tổ chức tiếp nhận và quản lý các thiết bị, vật tư dự phòng sự cố, sửa chữa thường xuyên,

mắc điện và các công trình đại tu – cải tạo được Công ty cấp .

- Lập và trình Giám đốc Đơn vị ký duyệt kế họach đấu thầu xây lắp, hồ sơ mời thầu, tiêu chuẩn xét thầu.

- Tổ chức cấp phát vật tư cho các phòng, đội đúng yêu cầu công tác, đúng qui định về quản lý vật tư.

- Tổ chức tốt các kho bãi chứa vật tư . - Tổ chức quản lý tốt việc thu hồi vật tư sau đại tu – cải tạo.

- Tổ chức mua sắm vật tư, thiết bị và chịu trách nhiệm về chất lượng vật tư thiết bị đó khi được Công Ty đồng ý .

- Quyết toán vật tư đúng hạn, đúng qui định.

4.5. Phòng Kinh Doanh: 1. Chức năng : - Tham mưu cho lãnh đạo điện lực đều hành công tác kinh doanh điện năng của đơn vị.

- Xây dựng kế hoạch và theo di thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh của đơn vị.

Page 14: Bao Cao Ve Dien Luc

BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY ĐIỆN LỰC CỦ CHI

TRẦN NGỌC LONG - 10TH1D_17 Page 13

- Kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các mặt trong công tác kinh doanh của các Đội Thu ngân, Đội Quản lý khách hàng và Đội Quản lý điện kế.

2. Nhiệm vụ: - Chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý nhu cầu sử dụng điện của khách hàng. - Xây dựng kế hoạch và thực hiện chăm sóc khách hàng lớn, khách hàng trọng điểm và

khách hàng tiềm năng. - Công tác quản lý tổn thất điện năng:

- Thực hiện công tác tổng hợp, báo cáo thống kê các mặt trong trong tác kinh doanh theo yêu cầu của Công ty và đơn vị.

- Vận động và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tiết kiệm điện của khách hàng. - Công tác chống câu trộm điện.

- Công tác quản lý giá điện. - Kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các mặt trong công tác kinh doanh của các Đội Thu

ngân, Đội Quản lý khách hàng và Đội Quản lý điện kế.

4.6 Phòng CNTT 1. Chức năng: Tham mưu cho Giám đốc trong công tác phát triển hệ thống ,quản lý điều hành việc ứng dụng

CNTT trong sản xuất kinh doanh của Điện lực. Đảm bảo hệ thống CNTT vận hành an toàn, thông suốt.

2. Nhiệm vụ cơ bản - Chịu trách nhiệm công tác quản lý và vận hành mạng máy tính điện lực.

- Viết các chương trình ứng dụng theo yêu cầu của các đơn vị. - Quản lý, sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ và đột xuất các máy vi tính, máy fax... đảm bảo nhu cầu công tác tại Điện lực. - Quản lý webside của Điện lực, cập nhật thường xuyên định kỳ.

4.7 Đội Quản Lý Khách Hàng: 1. Chức năng : - Trả lời và giải quyết các yêu cầu, khiếu nại của khách hàng. - Là nơi xử lý và giải quyết các nghiệp vụ liên quan hoặc theo yêu cầu của khách hàng.

- Thực hiện theo dõi và lưu trữ các hồ sơ biến động khách hàng trong công tác kinh doanh điện năng.

- Tổ Ghi điện thực hiện các công tác liên quan đến việc ghi chỉ số điện kế và các công tác phải giao tiếp với khách hàng bên ngoài theo yêu cầu của đơn vị.

2. Nhiệm vụ: - Tiếp nhận hồ sơ lắp đặt, tăng cường công suất cho khách hàng.

- Tiếp nhận xử lý vi phạm sử dụng điện, các đơn thư khiếu nại, tố cáo,…

Page 15: Bao Cao Ve Dien Luc

BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY ĐIỆN LỰC CỦ CHI

TRẦN NGỌC LONG - 10TH1D_17 Page 14

- Cập nhật và trả lời các thông tin khiếu nại, phản ánh của khách hàng.

- Kiểm tra, kiểm soát hồ sơ khách hàng trong công tác kinh doanh điện năng và thực hiện lưu trữ theo qui định.

- Thực hiện các công tác liên quan đến việc ghi chỉ số điện kế như ghi chỉ số điện kế cho khách hàng .

4.8. Đội Thu Ngân: 1. Chức năng: - Tổ chức quản lý công tác thu tiền điện và nộp tiền điện, theo dõi nợ,nhắc nợ, cắt điện khi

khách hàng vi phạm chậm trả tiền điện và tái lập điện khi đã thanh toán xong tiền điện, xử lý nợ khó đòi.

- Tổ chức thực hiện công tác thu tiền điện đảm bảo đạt và vượt chỉ tiêu Công ty giao, không gây phiền hà khách hàng.

2. Nhiệm vụ: - Tổ chức thu tiền tại quầy và nộp tiền vào ngân hàng, quản lý tiền mặt thu được theo đúng

qui trình kinh doanh

- Tổ chức công tác quản lý hóa đơn tốt từ khâu nhận ở Trung Tâm Máy Tính Thu Ngân Viên tại quầy thu tiền, bảo quản các hóa đơn chưa thu , hóa đơn trắng phục vụ cho công tác thu hộ, hành thu … đúng qui trình, qui định

- Tổ chức tốt công tác thu tiền qua ngân hàng (Ủy Nhiệm Thu, Ủy Nhiệm Chi, Chuyển Khoản …).

- Tổ chức thu tiền điện tại nhà khách hàng và nộp tiền đạt và vượt năng suất của Công ty giao và nộp tiền đạt và vượt năng suất của Công ty giao, quản lý tiền mặt thu được theo đúng qui trình kinh doanh của Công ty.

- Báo cáo các phản ánh của khách hàng, các trường hợp bất thường như: khách hàng có dấu hiệu vi phạm câu trộm điện, sai mã giá, sai số hộ, hóa đơn sai … cho các bộ phận khác có liên quan.

- Tổ chức theo dõi nợ, nhắc nợ, cắt điện đòi nợ khi khách hàng vi phạm chậm trả tiền điện và tái lập điện khi khách hàng đã thanh toán xong tiền điện.

4.9. Đội Quản Lý Điện Kế : 1.Chức năng : - Trực tiếp tổ chức thực hiện công tác quản lý, thi công gắn mới điện kế, thay thế, bảo trì và

chỉnh định các điện kế (1 pha, 3 pha, điện kế ranh giới). - Thay mặt điện lực Củ Chi trong việc quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực trong

đội.

2. Nhiệm vụ : - Tổ chức gắn mới điện kế, thay bảo trì điện kế hư, cháy… - Tổ chức công tác kiểm chứng điện kế.

- Lập kế hoạch thay bảo trì định kỳ điện kế.

Page 16: Bao Cao Ve Dien Luc

BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY ĐIỆN LỰC CỦ CHI

TRẦN NGỌC LONG - 10TH1D_17 Page 15

- Thực hiện các công tác khác do đơn vị phân công nhằm hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị.

4.10. Đội Vận Hành Lưới Điện: 1. Chức năng : - Quản lý vận hành lưới điện từ cấp điện áp 22kV trở xuống, đảm bảo cung cấp điện liên

tục, an toàn, ổn định cho khách hàng. Kịp thời phát hiện những sự cố bất thường, nhanh chóng loại trừ sự cố.

- Chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Đơn vị về sự hoạt động bình thường của thiết bị và cung cấp điện.

- Tham mưu cho lãnh đạo Đơn vị trong việc lựa chọn phương thức vận hành lưới, đề xuất thực hiện các biện pháp nhằm giảm sự cố có hiệu quả.

- Chỉ huy vận hành, thao tác đóng cắt đường dây, thiết bị trên lưới theo phân cấp thao tác của Điều độ Công ty và đề xuất với lãnh đạo Đơn vị tăng cường nhân sự để giải quyết nhanh chóng các sự cố lớn xảy ra nếu có.

2. Nhiệm vụ: + Xử lý sự cố :

- Phản ánh kịp thời tình trạng bất thường của thiết bị đến lãnh đạo đơn vị và trung tâm điều độ thông tin để có biện pháp xử lý và ngăn ngừa sự cố .

- Xử lý kịp thời các sự cố xảy ra, nhanh chóng tái lập điện cho khách hàng. + Vận hành lưới điện :

- Tổng hợp hàng ngày về tình hình vận hành thiết bị, thay đổi cấu trúc lưới và tình hình cung cấp điện để báo cáo cho lãnh đạo đơn vị và Trung Tâm Điều Độ Thông Tin Công ty .

- Thông báo kịp thời các khu vực cắt điện cho khách hàng. - Thực hiện thao tác đóng cắt thiết bị điện theo phân cấp của Công Ty để thay đổi phương

thức vận hành khi cần, chấp hành tốt việc thực hiện PCT, PTT và các qui trình, qui định của Công ty về công tác đóng cắt điện cho đơn vị ngoài thi công.

4.11. Đội Quản Lý Lưới Điện : 1. Chức năng : - Trực tiếp tổ chức thực hiện các công tác quản lý, thi công các công trình lưới điện phân

phối từ 22 kV trở xuống nhằm bảo đảm cung cấp điện an toàn liên tục, góp phần phục vụ các yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Củ Chi.

- Thay mặt Điện lực Củ Chi trong việc quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực trong Đội.

Page 17: Bao Cao Ve Dien Luc

BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY ĐIỆN LỰC CỦ CHI

TRẦN NGỌC LONG - 10TH1D_17 Page 16

2. Nhiệm vụ : - Trực tiếp tổ chức và thực hiện các biện pháp ngăn ngừa giảm sự cố gây mất điện. - Trực tiếp tổ chức thi công các công trình đại tu, cải tạo, xây dựng mới.

- Tổ chức và thực hiện các biện pháp giảm tổn thất điện năng trên lưới điện phân phối Củ Chi.

- Tổ chức kiểm tra lưới điện định kỳ và đột xuất tình trạng vận hành lưới điện và phối hợp với các Phòng.

- Đội xây dựng kế hoạch bảo trì lưới điện , SCTX LĐ hàng năm. - Trực tiếp tổ chức và triển khai thực hiện kế hoạch bảo trì lưới điện

- Thực hiện các biện pháp an toàn nhằm ngăn ngừa TNLĐ trong công nhân. - Kiểm tra phát hiện và kịp thời phối hợp các phòng, đội trong Đơn vị và chính quyền địa

phương tiến hành xử lý các công trình vi phạm hành lang an tồn lưới điện cao áp - Thực hiện các công tác khác do Đơn vị phân công nhằm hoàn thành kế hoạch sản xuất

kinh doanh của Đơn vị. - Triển khai áp dụng mô hình quản lý kỹ thuật của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam và

Công ty Điện lực TP.HCM .

4.13. Ban Quản Lý Dự Án: 1. Chức năng :

Ban QLDA Điện lực là một đơn vị trực thuộc Điện lực, tham mưu cho Ban Giám Đốc Điện lực trong việc quản lý, theo dỏi thực hiện các dự án công trình đầu tư xây dựng (ĐTXD) triển khai thực hiện trên địa bàn quản lý theo các qui định hiện hành.

2. Nhiệm vụ : - Kiểm tra các đề cương và dự toán chi phí lập báo cáo khảo sát; báo cáo kinh tế kỹ thuật

Dự án đầu tư xây dựng công trình do tư vấn lập và trình Điện lực thẩm định ký duyệt hoặc trình Công ty duyệt theo phân cấp.

- Tổ chức đấu thầu xây lắp và tham gia tổ chuyên gia xét thầu xây lắp. - Theo dõi việc thực hiện hợp đồng xây lắp, kiểm tra và đôn đốc thực hiện tất cả các hợp

đồng trừ hợp đồng mua sắm vật tư thiệt bị (VTTB). - Kiểm tra VTTB A cấp và thực hiện kiểm tra VTTB B cấp tại công trường trưóc khi thi

công lắp đặt. - Tổ chức phân công cán bộ theo dõi, giám sát tiến độ thực hiện của các nhà thầu tư vấn

thiết kế, tư vấn giám sát công trình xây dựng có tham gia nhận thầu các công trình ĐTXD thực hiện trên địa bàn quản lý.

- Tổ chức phân công cán bộ theo dõi, giám sát tiến độ, khối lượng, chất lượng tiến độ thi công của các nhà thầu có tham gia gia nhận thầu các công trình ĐTXD thực hiện trên địa bàn quản lý.

- Cập nhật kịp thời và lập báo cáo định kỳ hàng tuần, tháng, quí cho Ban Giám đốc về tình hình thực hiện các công trình ĐTXD trên địa bàn quản lý, đồng thời thực hiện cac báo cáo định kỳ theo phân công.

Page 18: Bao Cao Ve Dien Luc

BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY ĐIỆN LỰC CỦ CHI

TRẦN NGỌC LONG - 10TH1D_17 Page 17

Phòng QLĐT

Phòng CNTT

Đội Thu ngân

Đội QLĐK

Phòng Kinh doanh

Đội QLKH

P.GIÁM ĐỐC KINH DOANH

ĐỘI VHLĐ Phòng

KT & ATBHLĐ

ĐỘI QLLĐ

BAN QLDA

P.GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT

Phòng TCKT

Phòng KHVT

Văn Phòng

GIÁM ĐỐC CÔNG TY

Phòng TCNS

- Sơ đồ tổ chức :

III. Hiện trạng lưới điện của điện lực Củ Chi:

1/ Khối lượng lưới điện quản lý: Công ty Điện lực Củ Chi đang quản lý vận hành 26 tuyến dây trung thế 15/22kV xuất phát từ

4 trạm trung gian: trạm Củ Chi, trạm Phú Hoà Đông , trạm Tân Qui và trạm Tân Hiệp. Các tuyến dây này đang cung cấp điện trên toàn bộ địa bàn huyện Củ Chi và một phần huyện Hóc Môn.

Khối lượng quản lý lưới điện (tính đến tháng 09 năm 2011): * Đường dây trung thế: 835,842 km

+ Đường dây 22kV: 30,848 km (nổi: 22,898 km & ngầm: 3,950 km). + Đường dây 15kV: 804,994 km (nổi: 791,051 km & ngầm: 13,943 km).

* Đường dây hạ thế: 1.265,994 km (nổi: 1.264,819 km & ngầm: 1,175 km) * Nhánh mắc điện: 34.103,9 km.

* Thiết bị trên lưới: + LA trung thế : 4.854 cái.

+ TU trung thế : 1.215cái. + TI trung thế : 1.264cái.

+ LBS : 58 cái (loại kín 38, loại hở 20) + Recloser : 28 cái.

+ DS : 203 cái. + LBFCO : 660 cái.

Page 19: Bao Cao Ve Dien Luc

BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY ĐIỆN LỰC CỦ CHI

TRẦN NGỌC LONG - 10TH1D_17 Page 18

+ FCO : 5.233 cái.

+ Tụ bù trung thế: 42 bộ dung lượng 21.000 kVAr (cố định 38 bộ dung lượng 18.900 kVAr, ứng động 4 bộ dung lượng 2.100 kVAr).

+ Tụ bù hạ thế : 818 bộ (dung lượng 18.850 kVAr)

* Chức năng các thiết bị: 1. LBS (loại kín): thiết bị đóng cắt có tải và có buồng dập hồ quang bằng SF6;

2. LBS (loại hở): thiết bị đóng cắt có tải và có buồng dập hồ quang bằng cơ khí; 3. Recloser: thiết bị đóng cắt có tải, có bộ phận bảo vệ quá dòng, có chức năng tự đóng lại;

4. DS: Dao cách ly đóng cắt không tải dùng để gắn kèm với LBS, Recloser để tạo ra khe hở nhìn thấy được (đảm bảo an toàn khi cắt điện công tác);

5. FCO: thiết bị đóng cắt không tải MBT hoặc có tải nhỏ (Imax =100A), bảo vệ quá dòng bằng cầu chì tự rơi;

6. LBFCO: thiết bị đóng cắt có tải nhỏ (Imax 200A), bảo vệ quá dòng bằng cầu chì tự rơi, có cấu trúc cơ khí để dập hồ quang nhỏ;

7. Tụ bù: thiết bị bù công suất phản kháng trên lưới điện nhằm giảm tổn thất điện năng; 8. LA: thiết bị chống sét lan truyền trên đường dây, bảo vệ cho các thiết bị khác như LBS, Recloser, MBT.

Trạm Tân Hiệp: 110/15kV, (2x40)MVA: - Điện áp sơ cấp: 110kV lấy nguồn từ đường dây 110KV Hóc Môn - Phú Hòa Đông - Củ

Chi. - Điện áp thứ cấp: 2 thanh cái 15kV, 22kV - Các phát tuyến 15kV: gồm 2 phát tuyến đi song song cung cấp điện chuyên dùng cho

Trạm Bơm Nước Thô Hòa Phú. Hòa Phú 1 (MC871) : Mã đường dây H29C Hòa Phú 2 (MC873) : Mã đường dây H29D Cầu Xáng : Mã đường dây H29S

- Tuyến Hoà Phú 1: tiết diện VXAs150-24kV, ACV240-3kV, mang tải 280A bằng 70% định mức. - Tuyến Hoà Phú 2: tiết diện VXAs150-24kV, ACV240-3kV, mang tải 90A bằng 22.50% định mức. - Tuyến Cầu Xáng: tiết diện VXAs240-24kV, VXAs150-24kV, mang tải 290A bằng 47,93% định mức.

Trạm Phú Hoà Đông: 110/15kV, (1x40)MVA, đang vận hành với phụ tải max 995A đạt 65% so với định mức của trạm biến thế;

- Điện áp sơ cấp: 110kV lấy nguồn từ đường dây 110KV Gò Đậu - Phú Hòa Đông và đường dây 110kV Hóc Môn - Phú Hòa Đông - Củ Chi.

- Điện áp thứ cấp: 1 thanh cái 15kV

Page 20: Bao Cao Ve Dien Luc

BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY ĐIỆN LỰC CỦ CHI

TRẦN NGỌC LONG - 10TH1D_17 Page 19

- Các phát tuyến: 5 phát tuyến 15kV Bến Than : Mã đường dây K19A An Nhơn Tây : Mã đường dây K19B Củ Chi : Mã đường dây K19C SamYang : Mã đường dây K19D (cấp điện cho Cty SamHo) Trung An : Mã đường dây K19E

- Tuyến 15kV Bến Than: tiết diện VXAs240-24kV, ACV70, AC50, mang tải 320A bằng 52.89% định mức. - Tuyến 15kV Củ Chi: tiết diện VXAs240-24kV, ACV 240/95-3kV, mức mang tải 200A bằng 33,06% định mức. - Tuyến 15kV An Nhơn Tây: tiết diện VXAs240-24kV, VXAs150-24kV, VXAs70-24kV, ACV240-3kV, ACV150-3kV, ACV70, AC50, mang tải 110A bằng 18,18% định mức. - Tuyến 15kV SamYang: tiết diện ACV150, mang tải 130A bằng 24,30% định mức.

- Tuyến 15kV Trung An: tiết diện VXAs240-24kV, VXAs150-24kV, ACV240-3kV, mang tải 235A bằng 38,84% định mức.

Trạm Tân Qui: 110/22/15kV, 2x63 MVA: - Tuyến 15 KV Hòa Phú 3 tiết diện VXAs240-24kV (MC871) ; - Tuyến 15 KV Bình Mỹ tiết diện VXAs240-24Kv (MC874) ; - Tuyến 15 KV Tân Thạnh Tây tiết diện VXAs240-24kV (MC878) ; - Tuyến 22 KV Đông Nam 1 (MC477); - Tuyến 22 KV Đông Nam 2 (MC478).

Trạm Củ Chi: 110/22/15kV, (1x40 + 1x63)MVA, đang vận hành với phụ tải max 2.840A đạt 72% so với định mức của trạm biến thế, cung cấp điện cho 11 pháp tuyến trung thế (7 pháp tuyến 15kV và 3 pháp tuyến 22kV) ;

- Điện áp sơ cấp: 110kV lấy nguồn từ đường dây 110kV Hóc Môn - Phú Hòa Đông - Củ Chi và đường dây 110kV Trảng Bàng - Củ Chi.

- Điện áp thứ cấp: 2 thanh cái 15kV, 22kV. Trong đó:

+ MBT 1T (40MVA): cung cấp cho các phát tuyến sau:

Các tuyến 15kV: Tân Thông (MC873) : Mã đường dây V19J Cầu Bông (MC875) : Mã đường dây V19K đang lên 22KV

Ấp Đình (MC871) : Mã đường dây V19I Tuyến 22 kV:

KCN Tây Bắc (MC477) : Mã đường dây V19G + MBT 2T (63MVA): cung cấp cho các phát tuyến sau:

Các phát tuyến 15kV: An Hạ (MC872) : Mã đường dây V19A Tân Qui (MC874) : Mã đường dây V19B Phước Vĩnh An (MC876) : Mã đường dây V19H Vân Hàn (MC878) : Mã đường dây V19F

Page 21: Bao Cao Ve Dien Luc

BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY ĐIỆN LỰC CỦ CHI

TRẦN NGỌC LONG - 10TH1D_17 Page 20

Các tuyến 22kV: Trung Lập Hạ (MC478) : Mã đường dây V19E Cây Sộp (MC476) : Mã đường dây V19M

Bến Đò (MC474) : Mã đường dây V19L - Tuyến 15kV An Hạ: tiết diện ACV240-3kV, ACV70-3kV, mang tải 390A bằng 64,46% định mức. - Tuyến 15kV Tân Quy: tiết diện ACV240-24kV, ACV240-3kV, mang tải 280A bằng 46,28% định mức. - Tuyến 15kV Vân Hàn: tiết diện VXAs240-24kV, ACV240-3kV, ACV95-3kV, mang tải 170A bằng 28.10% định mức. - Tuyến 15kV Phước Vĩnh An: tiết diện VXAs240-24kV, ACV240-3kV, ACV70-3kV, AC95, mang tải 260A bằng 42,98% định mức. - Tuyến 15kV Ấp Đình: tiết diện ACV240-3kV, VXAs240-24kV, VXAs95, AC50, mang tải 290A bằng 47,93% định mức. - Tuyến 15kV Tân Thông: tiết diện ACV240-24kV, mang tải 260A bằng 42,98% định mức. - Tuyến 22kV Trung Lập Hạ: tiết diện ACV240-3kV, mang tải 279A bằng 46,06% định mức. - Tuyến 22kV KCN Tây Bắc: tiết diện VXAs240-24kV, ACV240-3kV, mang tải 235A bằng 38,79% định mức. - Tuyến 22kV Cây Sộp: tiết diện ACV240-3kV, mang tải 396A bằng 65,45% định mức.

- Tuyến 15kV Thầy Cai: tiết diện VXAs240-24kV, VXAs150-24kV, ACV240-3kV, AC95, mang tải 200A bằng 33,06% định mức.

- Tuyến 15kV Phước Thạnh: tiết diện VXAs240-24kV, ACV240-3kV, ACV70-3kV, VXAs150-24kV, ACV150-3kV, mức mang tải 180A bằng 29,75% định mức.

2/ Vị trí giao đầu các tuyến dây:

Trạm Tân Hiệp:

Tuyến Cầu Xáng: - LBS Láng Chà : giao đầu nối tiếng Tân Thạnh Đông. giao đầu tuyến Bình Mỹ.

- LBS Bà Đề : giao đầu tuyến Trung An. - LBS(hở) :giao đầu nối tuyến Nhà Máy Nước

- LBFCO UB Bình Mỹ : giao đầu tuyến Trung An.

Tuyến Hòa Phú 1,2: - LBS Láng Chà : - DS TTĐ – Hòa Phú : giao đầu tuyến Trung An; - DS Thạnh Đông : giao đầu tuyến PVA; - DS BETH/153C : giao đầu tuyến Bến Than;

Page 22: Bao Cao Ve Dien Luc

BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY ĐIỆN LỰC CỦ CHI

TRẦN NGỌC LONG - 10TH1D_17 Page 21

Trạm Phú Hòa Đông: Tuyến Củ Chi:

- LBS Bến Mương : giao đầu tuyến PVA;

- DS Bà Thiên : giao đầu tuyến An Nhơn Tây; - LBS Đức Hiệp : giao đầu tuyến PVA;

- DS Ấp Tây : giao đầu tuyến Vân Hàn; - LBS Cổ Cò : giao đầu tuyến Vân Hàn;

- LBS Cầu Ô Qui : giao đầu tuyến An Nhơn Tây; - DS Phú Lợi : giao đầu tuyến An Nhơn Tây;

Tuyến An Nhơn Tây: - LBS Bà Thiên : giao đầu tuyến Củ Chi;

- DS Phú Lợi : giao đầu tuyến Củ Chi; - LBS Cầu Ô Qui : giao đầu tuyến Củ Chi;

Tuyến Bến Than: - DS Đông Mỹ Hiệp : giao đầu tuyến PVA;

- DS Thạnh An 6S : giao đầu tuyến Trung An; - DS Trung An : giao đầu tuyến Trung An;

- DS Trang Long : giao đẩu tuyến PVA; - DS Tân Qui – Đồng Dù : giao đầu tuyến PVA;

- DS BT/99/28 : giao đầu tuyến Trung An; - DS BETH/152 : giao đầu tuyến Hòa Phú 1,2;

Tuyến Trung An: - LBS Trung An : giao đầu tuyến Bến Than;

- LBS Thạnh An 6S : giao đầu tuyến Bến Than; - LBS TTĐ – Hòa Phú : giao đầu tuyến Hòa Phú 1,2; - DS Bà Đề : giao đầu tuyến Cầu Xáng;

- DS BT/99/28 : giao đầu tuyến Bến Than; - LBFCO UB Bình Mỹ : giao đầu tuyến Cầu Xáng;

Tuyến SamYang:

Page 23: Bao Cao Ve Dien Luc

BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY ĐIỆN LỰC CỦ CHI

TRẦN NGỌC LONG - 10TH1D_17 Page 22

Trạm Củ Chi: Tuyến An Hạ:

- DS Ngân Hàng : giao đầu tuyến Tân Quy; - DS Bàu Tre : giao đầu tuyến Phước Thạnh;

- DS Đoàn 646 : giao đầu tuyến Thầy Cai; - DS AH/184 : giao đầu tuyến Tân Thông;

- DS Ấp Tiền : giao đầu tuyến Thầy Cai; - DS Tân Phú Trung : giao đầu tuyến Tân Quy;

- DS Kênh Thầy Cai : giao đầu tuyến Thầy Cai; - DS Trạm Bơm : giao đầu tuyến Tân Quy;

Tuyến Tân Quy: - LBS Ngân Hàng : giao đầu tuyến An Hạ;

- LBFCO 3 T.Lập 2 : giao đầu tuyến Tân Thông; - DS Mũi Tàu : giao đầu tuyến Ấp Đình;

- LBS T.P.Trung : giao đầu tuyến An Hạ; - DS An Hạ : giao đầu tuyến dây địa phận Hóc Môn;

- LBS Bắc Đoàn : giao đầu tuyến Tân Thông; Tuyến Trung Lập Hạ:

- DS 5T/1 : giao đầu tuyến KCNTB; - DS Thế Kỷ : giao đầu tuyến Cây Sộp;

- LBFCO CS/19/1/13 : giao đầu tuyến Cây Sộp; Tuyến Vân Hàn:

- DS Củ Chi – Đồng Dù : giao đầu tuyến PVA; - DS Trung Viết : giao đầu tuyến Phước Thạnh;

- DS Ấp Tây : giao đầu tuyến Củ Chi; - DS Cổ Cò : giao đầu tuyến An Nhơn Tây;

- LBS An Lộc : giao đầu tuyến Phước Thạnh; Tuyến KCNTB:

- DS 5T/1 : giao đầu tuyến Trung Lập Hạ; - LBS D3 : giao đầu tuyến Cây Sộp;

Tuyến PVA: - LBS Củ Chi – Đồng Dù : giao đầu tuyến Vân Hàn;

- DS Đức Hiệp : giao đầu tuyến Củ Chi;

Page 24: Bao Cao Ve Dien Luc

BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY ĐIỆN LỰC CỦ CHI

TRẦN NGỌC LONG - 10TH1D_17 Page 23

- DS Bến Mương : giao đầu tuyến Củ Chi;

- LBS Đông Mỹ Hiệp : giao đầu tuyến Bến Than; - DS Vĩnh An : giao đầu tuyến Ấp Đình;

- LBS Trang Long : giao đầu tuyến Bến Than; - LBS Tân Qui-Đồng Dù : giao đầu tuyến Bến Than;

- DS Thạnh Đông : giao đầu tuyến Hòa Phú 1,2; - DS Thạnh Tây : giao đầu tuyến Ấp Đình;

Tuyến Ấp Đình: - DS Vĩnh An : giao đầu tuyến PVA;

- LBS Mũi Tàu : giao đầu tuyến Tân Quy; - LBS hở TPT : giao đầu tuyến An Hạ;

- LBS Thạnh Tây : giao đầu tuyến PVA; Tuyến Tân Thông:

- LBFCO 3 Tân Lập 2 : giao đầu tuyến Tân Quy; - DS BĐTT/154 : giao đầu tuyến An Hạ;

- DS Bắc Đoàn : giao đầu tuyến Tân Qui;

Tuyến Cầu Bông: - DS : giao đầu tuyến Bến Đò

Tuyến Bến Đò: - DS Bắc Đoàn1 : giao đầu tuyến Cầu Bông

Tuyến Cây Sộp: - DS D3 : giao đầu tuyến KCNTB; - LBS Thế Kỷ : giao đầu tuyến Trung Lập Hạ;

- LBFCO CS/19P/1/13 : giao đầu tuyến Trung Lập Hạ;

Tuyến Thầy Cai: - LBS Đoàn 646 : giao đầu tuyến An Hạ; - LBS Ấp Tiền : giao đầu tuyến An Hạ;

- LBS Tân An Hội : giao đầu tuyến Phước Thạnh; - LBS Kênh Thầy Cai : giao đầu tuyến An Hạ;

Tuyến Phước Thạnh: - LBS Trung Viết : giao đầu tuyến Vân Hàn; - LBS Bàu Tre : giao đầu tuyến An Hạ; - DS Tân An Hội : giao đầu tuyến Thầy Cai; - DS Phước Hòa : - DS An Lộc : giao đầu tuyến Vân Hàn.

Page 25: Bao Cao Ve Dien Luc

BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY ĐIỆN LỰC CỦ CHI

TRẦN NGỌC LONG - 10TH1D_17 Page 24

Trạm Tân Qui. Đông Nam 1

Đông Nam 2

Tân Thạnh Tây: - DS Tân Thạnh Đông trụ BETH /158C tuyến Cầu Xáng.

- LBS Tân Qui trụ PVAN /257 tuyến Phước Vĩnh An.

- LBS Ngã Tư Tân Qui trụ BETH /102 tuyến Bến Than.

-LBS Láng The trụ 253-254 tuyến Phước Vĩnh An.

Hòa Phú 3.

Bình Mỹ Trạm Tân Hiệp: Hòa Phú 1:

-DS Nhà Máy Nước: giao đầu tuyến Hòa Phú 3.

Hòa Phú 2:

Cầu Xáng: -DS T1 Bình Mỹ: giao đầu tuyến Hòa Phú 3.

3.Lưới cao thế: Trên địa bàn huyện Củ Chi có các đường dây cao thế sau:

- Đường dây: 110kV Gò Đậu - Phú Hòa Đông

: 110 kV Hóc Môn - Củ Chi do XN Điện Cao Thế quản lý. - Đường dây 500 kV Bắc Nam, đường dây 220 kV Bình Hòa-Tân Định-Trảng Bàng, đường

dây 110 kV Phú Hòa Đông -Trảng Bàng do XN Truyền Tải Điện 4 quản lý.

Page 26: Bao Cao Ve Dien Luc

BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY ĐIỆN LỰC CỦ CHI

TRẦN NGỌC LONG - 10TH1D_17 Page 25

PHẦN 2

THỰC TẬP TẠI ĐỘI QUẢN LÝ LƯỚI ĐIỆN Tìm hiểu các nội dung sau:

I. Chức năng và nhiệm vụ của đội quản lý lưới điện. II. Công tác quản lý, vận hành, sửa chữa đường dây trung hạ thế. III. Công tác quản lý, kiểm tra, vận hành, sửa chữa máy biến áp. IV. Tìm hiểu công tác bảo trì sửa chữa thường xuyên trên lưới điện.

V. Những biện pháp an toàn khi làm việc. VI. Tìm hiểu và gọi tên các phụ kiện trên lưới 15-22kv

VII.Những biện pháp an toàn khi công tác trên đường dây cao áp đang vận hành và gần đường dây đang có điện.

VIII. Phương pháp đo điện trở đất. IX. Tổ chức thi công một công trình đường dây và trạm.

I. Chức năng và nhiệm vụ của đội quản lý lưới điện :

1. Chức năng : - Trực tiếp tổ chức thực hiện các công tác quản lý, thi công các công trình lưới điện phân

phối từ 22 kV trở xuống nhằm bảo đảm cung cấp điện an toàn liên tục, góp phần thực hiện các yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trên đia bàn huỵện Củ Chi.

- Thay mặt Điện lực Củ Chi trong việc quản lý, sử dụng có hiệu quả trong Đội.

2. Nhiệm vụ: - Trực tiếp tổ chức và thực hiện các bịên pháp ngăn ngừa giảm sự cố mất điện ở lưới điện

trung hạ áp trên địa bàn được phân công quản lý trong huyện Củ Chi. - Trực tiếp tổ chức thi công các công trình đại tu, đầu tư xây dựng, xây dựng mới theo sự

phân công của đơn vị đúng tiến độ và đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật theo qui định. - Tổ chức và thực hiện các biện pháp giảm tổn thất điện năng trên lưới điện phân phối

huyện Củ Chi. - Tổ chức kiểm tra lưới điện định kỳ và đột xuất trình trạng vận hành lưới điện và phối hợp

với các phòng-đội xây dựng thiết kế bảo trì lưới điện, SCLD hàng năm. - Trực tiếp tổ chức và triển khai thực hiện kế hoạch bảo trì lưới điện khi đã được cấp tư vật

liệu đồng bộ cho từng hạn mục công việc. - Tổ chức thực hiện các biện pháp an toàn nhằm ngăn ngừa TNLĐ trong ngành điện và

ngoài nhân dân. Thực hiện đúng và đầy đủ các chế độ thử nghiệm định kỳ các trang cụ an toàn và DCDN, kiên quyết không để xảy ra TNLĐ.

- Kiểm tra phát hiện và kịp thời phối hợp các phòng đội trong đơn vị và chính quyền địa phương tiến hành xử lý các công trình vi phạm hành lang ATLĐ cao áp.

Page 27: Bao Cao Ve Dien Luc

BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY ĐIỆN LỰC CỦ CHI

TRẦN NGỌC LONG - 10TH1D_17 Page 26

- Thực hiện các công tác khác do đơn vị phân công nhằm hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị.

- Triển khai áp dụng mô hình quản lý kỹ thuật của Tập đoàn điện lực Việt Nam và Công ty điện lực TP.HCM.

II. Công tác quản lý, vận hành, sửa chữa đường dây trung hạ thế: 1. Công tác quản lý, vận hành:

- Quản lý hồ sơ đường dây nổi trung thế.

- Điều tra, phân tích nguyên nhân, thống kê tình hình mất điện và hiện tượng bất thường của đường dây theo đúng quy định điều tra sự cố.

- Trong quá trình vận hành đường dây phải tiến hành bảo trì, đại tu nhằm đảm bảo cho đường dây vận hành an toàn.

- Tiến hành kiểm tra đường dây, phát hiện hư hỏng của thiết bị trên lưới và kịp thời sửa chữa.

2. Kiểm tra đường dây: 2.1. Kiểm tra định kỳ: Nhằm mục đích nắm vững tình hình lưới, thiết bị trên đường dây.

- Kiểm tra ngày: 1 tháng 1 lần.

- Kiểm tra đêm: 3 tháng 1 lần. 2.2. Kiểm tra kỹ thuật: do cán bộ lãnh đạo và cán bộ kỹ thuật kiểm tra để hiểu tình hình dọc tuyến dây và chất lượng kiểm tra đường dây của công nhân.

- Kiểm tra trước mùa mưa sét 1 năm 1 lần.

2.3. Kiểm tra đặc biệt: - Kiểm tra sau khi có mưa bão và thời tiết bất thường.

2.4. Kiểm tra sự cố: Nhằm mục đích phát hiện sự cố trên đường dây. - Kiểm tra khi đường dây xảy ra sự cố.

3. Sửa chữa đường dây: 3.1. Bảo trì:

- Tuỳ theo tình hình kiểm tra đường dây mà tiến hành bảo trì nhưng ít nhất 1 năm 1 lần.

3.2. Đại tu: - Đường dây cột bê tông: 6 năm 1 lần. - Thời hạn trên thay đổi tuỳ theo tình trạng cụ thể của đường dây, căn cứ kết quả kiểm tra

mà tiến hành đại tu.

3.3. Cải tạo: - Tuỳ theo tình hình vận hành của đường dây, tình hình phát triển của lưới điện mà tiến

hành cải tạo đường dây để đáp ứng nhu cầu phân phối điện năng của LĐ.

Page 28: Bao Cao Ve Dien Luc

BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY ĐIỆN LỰC CỦ CHI

TRẦN NGỌC LONG - 10TH1D_17 Page 27

III. Công tác quản lý, kiểm tra, vận hành, sửa chữa máy biến áp: 1. Công tác quản lý, vận hành:

- Nắm được thông số kỹ thuật và thông số vận hành máy biến áp.

- Tổ chức kiểm tra đo tải máy biến áp…., nếu phát hiện bất thường lên kế hoạch sửa chữa.

2. Kiểm tra máy biến áp: 2.1. Kiểm tra định kỳ:

- Đối với MBA phân phối dung lượng 1000 kVA: 1 tháng 1 lần.

- Đối với MBA phân phối dung lượng < 1000 kVA: 3 tháng 1 lần đối với MBA đặt trên nền, trên giàn và trong phòng.

6 tháng 1 lần đối với MBA trạm treo. - Đối với MBA quá tải, nóng hay có hiện tượng bất thường, thời hạn kiểm tra phải thường

xuyên hơn, tuỳ theo mức độ nghiêm trọng.

2.2. Kiểm tra kỹ thuật: - Kiểm tra kỹ thuật mỗi năm một lần theo kế hoạch bảo trì hàng năm.

2.3. Kiểm tra đặc biệt: - Những lúc MBA bị sự cố hoặc vận hành bất thường.

3. Sửa chữa MBA: - Tiểu tu: 1 năm 1 lần.

- Đại tu: ít nhất 10 năm 1 lần. - Những trường hợp đại tu bất thường phải tùy theo kết quả thử nghiệm và tình trạng của

máy biến áp mà quyết định.

IV. Tìm hiểu công tác bảo trì sửa chữa thường xuyên trên lưới điện: 1. Lưới trung thế, hạ thế: Dọc theo đường dây:

- Tổ chức khai quang mé nhánh triệt để dọc tuyến đường dây.

1.1. Cột điện: - Đắp lại các móng trụ. - Tu bổ lại các trụ bê tông bị nứt nẻ, hư hại nhẹ.

- Sơn cột thép bị rỉ. - Đánh lại số cột điện từ trạm xuất phát tới cuối đường dây, sơn biển báo AT.

- Thu hồi các trụ không còn sử dụng, thu hồi bớt trụ tại các vị trí có quá nhiều trụ không đảm bảo mỹ quan.

Page 29: Bao Cao Ve Dien Luc

BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY ĐIỆN LỰC CỦ CHI

TRẦN NGỌC LONG - 10TH1D_17 Page 28

1.2. Đà: - Điều chỉnh lại đà cho ngay ngắn, siết chặt các boulon bắt đà hoặc thay boulon bắt đà. - Sơn lại đà sắt bị rỉ sét.

- Thu hồi các đà hư cũ không còn sử dụng còn trên đầu trụ.

1.3. Sứ cách điện: - Thay các sứ xấu, bị nứt, có dấu hiệu phóng điện. - Vặn lại ty sứ, thay boulon ty sứ.

- Buộc lại dây trên cổ sứ. - Kéo lại các chuổi sứ bị lệch.

- Vệ sinh sứ. - Thu hồi các sứ hư cũ không còn sử dụng còn trên đầu trụ.

1.4. Dây dẫn điện và dây chống sét: - Căng dây chùng đảm bảo độ võng cho phép.

- Xử lý dây tưa, dây câu tạp, điểm mất an toàn… - Kéo dây trung hòa cho đầy đủ.

- Sửa chữa tạ chống rung không đúng vị trí. - Siết chặt các khóa đở dây tránh bị lỏng, tuộc ra khỏi vị trí.

- Thay dây có tiết diện nhỏ hoặc nhiều mối nối

1.5. Các mối nối tiếp địa: - Xử lý tất cả các mối nối không đúng kỹ thuật, tiếp xúc xấu trên đường dây, phát nhiệt. - Hàn lại, nối lại dây tiếp địa bị đứt, hỏng.

- Xử lý chỗ nối có tiếp xúc xấu. - Cũng cố tăng cường tiếp địa đảm bảo trị số nối đất đúng quy định.

1.6. Dây chằng và chống sét: - Xử lý dây chằng bị đứt, bị hỏng.

- Điều chỉnh dây chằng quá căng hay quá chùng. - Đắp đất móng dây chằng.

- Chống sét được thực hiện theo quy trình quản lý vận hành và bảo trì chống sét van số 406/ĐVN/HCM.IV ngày 07/05/97 của Công ty.

1.7. Cầu dao, LBFCO, FCO: - Theo quy trình quản lý vận hành và sửa chữa dao cách ly trung thế số 404/ĐVN/HCM.IV

ngày 07/5/97 và theo quy trình quản lý vận hành và sửa chữa LBFCO và FCO số 405/ĐVN/HCM.IV ngày 07/05/97 của Công ty.

Page 30: Bao Cao Ve Dien Luc

BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY ĐIỆN LỰC CỦ CHI

TRẦN NGỌC LONG - 10TH1D_17 Page 29

1.8. Máy biến điện áp, biến dòng, Recloser, LBS: - Theo quy trình quản lý vận hành và sửa chữa máy biến điện áp, máy biến dòng điện, máy

cắt tự đóng lại, LBS do Công ty ban hành.

2. Bảo trì máy biến áp trung gian và máy biến áp phân phối: - Sửa chữa tất cả các thiếu sót có thể sửa chữa được.

- Kiểm tra cò đầu cosse hạ thế, trung thế, cao thế của máy biến thế, - Boulon các chổ rỉ dầu, xử lý các van, các joint hỏng.

- Quét dọn sạch bên ngoài máy, lau sứ cách điện. - Xã cặn nước trong bình dầu phụ, bổ sung dầu.

- Thay silicagen trong các bình xi-phong nhiệt và hô hấp. - Kiểm tra và vệ sinh hệ thống làm mát

- Kiểm tra thiết bị bảo vệ và chống sét. - Kiểm tra sứ đầu vào. Đối với các sứ đầu vào có kiểu hở thì thay dầu trong các vách ngăn

dầu. - Kiểm tra thiết bị đo lường, rơle bảo vệ, kính phòng nổ, tiếp địa công tác.

- Kiểm tra cách điện giữa các cuộn dây và vỏ máy. - Thử nghiệm mẫu dầu, hạt hút ẩm.

V. Những biện pháp an toàn khi làm việc : Để chuẩn bị nơi làm việc khi cắt điện một phần hay cắt điện hoàn toàn phải thực hiện lần lượt các biện pháp kỹ thuật sau đây:

- Cắt điện và thực hiện các biện pháp để ngăn ngừa việc đóng điện nhầm đến nơi làm việc như: dùng khóa để khóa bộ truyền độ dao cách ly, tháo cầu chảy mạch thao tác, khóa van khí nén…

- Treo biển " Cấm đóng điện! Có người đang làm việc " ở bộ phận truyền động của dao cách ly.Biển " Cấm mở van! Có người đang làm việc" ở van khí nén và nếu cần thì đặt rào chắn.

- Đấu sẵn dây tiếp đất lưu động xuống đất. Kiểm tra không còn điện ở phần thiết bị sẽ tiến hành công việc và tiến hành làm tiếp đất.

- Đặt rào chắn ngăn cách nơi làm việc và treo biển báo an toàn về điện theo tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành. Nếu cắt điện hoàn toàn thì không phải đặt rào chắn.

1./ Cắt điện: * Tại nơi làm việc phải cắt điện những phần sau:

- Những phần có điện, trên đó sẽ tiến hành công việc.

- Những phần có điện mà trong khi làm việc không thể tránh được va chạm hoặc đến gần với khoảng cách sau đây:

0,70m đối với cấp điện áp từ 1kV đến cấp điện áp 1

1,00 m đối với cấp điện áp đến 35 kV

Page 31: Bao Cao Ve Dien Luc

BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY ĐIỆN LỰC CỦ CHI

TRẦN NGỌC LONG - 10TH1D_17 Page 30

1,50 m đối với cấp điện áp đến 110 kV

2,50 m đối với cấp điện áp đến 220 kV - Khi không thể cắt điện được mà người làm việc có khả năng vi phạm khoảng cách quy định trên thì phải làm rào chắn. Khoảng cách từ rào chắn tới phần có điện là: 0,35m đối với cấp điện áp đến 15kV

0,60 m đối với cấp điện áp đến 35 kV 1,50 m đối với cấp điện áp đến 110 kV

2,50 m đối với cấp điện áp đến 220 kV Yêu cầu đặt rào chắn, cách thức đặt rào chắn được xác định tùy theo điều kiện cụ thể và tính chất công việc, do người chuẩn bị nơi làm việc và người chỉ huy trực tiếp công việc chịu trách nhiệm.

Cắt điện để làm việc phải thực hiện sao cho nhìn thấy rõ là phần thiết bị dự định tiến hành công việc đã được cách ly khỏi các phần có điện từ mọi phía bằng cách cắt cầu dao cách ly, tháo cầu chảy, tháo đầu cáp, tháo thanh cái ( trừ trạm GIS ). Cấm cắt điện chỉ bằng máy ngắt, dao cách ly tự động, cầu dao phụ tải có bộ truyền động tự động.

Cắt điện để làm việc cần ngăn ngừa những nguồn điện hạ áp qua các thiết bị như máy biến áp lực, máy biến áp đo lường, nguồn dự phòng, máy phát diesel có điện bất ngờ gây nguy hiểm cho người làm việc. Cực của cầu dao đảo chiều phải đủ để đấu cả dây trung tính, đảm bảo tách được dây trung tính chung của hệ thống.

Sau khi ngắt điện ở máy ngắt, cầu dao cách ly cần phải khóa mạch điều khiển lại như: cắt áptomát, gỡ cầu chì, khóa van nén khí đến máy ngắt…

Đối với cầu dao cách ly điều khiển trực tiếp sau khi cắt điện phải khóa tay điều khiển và kiểm tra đã ở vị trí cắt.

Cắt điện do nhân viên vận hành đảm nhiệm. Cấm ủy nhiệm việc thao tác cho công nhân sửa chữa tiến hành.

Cắt điện từng phần để làm việc phải giao cho công nhân vận hành có kinh nghiệm và nắm vững lưới điện, nhằm ngăn ngừa khả năng nhầm lẫn gây nguy hiểm cho công nhân sửa chữa.

Trường hợp cắt điện do điều độ Quốc gia, điều độ Miền hoặc điều độ Điện lực ra lệnh bằng điện thoại thì đơn vị quản lý vận hành phải đảm nhiệm việc bàn giao đường dây cho đơn vị sửa chữa tại hiện trường (kể cả việc đặt tiếp đất).

2./ Treo biển báo và đặt rào chắn: Người tiến hành cắt điện phải treo biển báo: “Cấm đóng điện! Có người đang làm việc” ở các bộ phận truyền động của máy ngắt, dao cách ly mà từ đó có thể đóng điện đến nơi làm việc. Với các dao cách ly một pha, biển báo treo ở từng pha, việc treo này do nhân viên thao tác thực hiện. Chỉ có người treo biển hoặc người được chỉ định thay thế mới được tháo các biển báo này. Khi làm việc trên đường dây thì ở dao cách ly đường dây treo biển “ Cấm đóng điện ! Có người làm việc trên đường dây “.

Rào chắn tạm thời có thể làm bằng gỗ, tấm vật liệu cách điện…rào chắn phải khô và chắc chắn. Khoảng cách từ rào chắn tạm thời đến các phần có điện không được nhỏ hơn khoảng cách nêu ở mục 1 phần IV. Trên rào chắn tạm thời phải treo biển báo: “ Dừng lại! Có điện nguy hiểm chết người”.

Page 32: Bao Cao Ve Dien Luc

BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY ĐIỆN LỰC CỦ CHI

TRẦN NGỌC LONG - 10TH1D_17 Page 31

Ở thiết bị điện điện áp đến 35kV, trong các trường hợp đặc biệt, tùy theo điều kiện làm việc, rào chắn có thể chạm vào phần có điện. Rào chắn này (tấm chắn, mũ chụp) phải đáp ứng các yêu cầu của quy phạm sử dụng và thử nghiệm các dụng cụ kỹ thuật an toàn điện dùng ở thiết bị điện. Khi đặt rào chắn phải hết sức cẩn trọng, phải đeo găng cách điện, đi ủng cách điện hoặc đứng trên thảm cách điện và phải có hai người. Nếu cần, phải dùng kìm hoặc sào cách điện, trước khi đặt phải dùng giẻ khô lau sạch bụi của rào chắn. Ở thiết bị điện phân phối trong nhà, trên rào lưới hoặc cửa sắt của các ngăn bên cạnh và đối diện với chỗ làm việc phải treo biển: “Dừng lại! Có điện nguy hiểm chết người “. Nếu ở các ngăn bên cạnh và đối diện không có rào lưới hoặc cửa cũng như ở các lối đi người làm việc không cần đi qua, phải dùng rào chắn tạm thời ngăn lại và treo biển nói trên. Tại nơi làm việc, sau khi đặt tiếp đất di động phải treo biển “ Làm việc tại đây! “.

Rào chắn tạm thời phải đặt sao cho khi có nguy hiểm, người làm việc có thể thoát ra khỏi vùng nguy hiểm dễ dàng.

Trong thời gian làm việc, cấm di chuyển hoặc cất các rào chắn tạm thời và biển báo.

3./ Kiểm tra không còn điện: Kiểm tra còn điện hay không phải dùng bút thử điện phù hợp với điện áp cần thử. Khi đó phải thử cả 03 pha vào và ra của thiết bị.

Không được căn cứ vào tín hiệu đèn, rơle, đồng hồ để xác minh thiết bị còn điện hay không, nhưng nếu đồng hồ, rơle v.v… báo có tín hiệu điện thì coi như thiết bị vẫn còn điện.

Khi thử phải kiểm tra bằng bút thử điện ở nơi có điện trước rồi mới thử ở những nơi cần bàn giao, nếu ở nơi công tác không có điện thì cho phép đem thử ở nơi khác trước lúc thử ở nơi công tác và phải bảo quản tốt bút thử điện khi chuyên chở. Cấm áp dụng phương pháp dùng sào thao tác gõ nhẹ vào đường dây xem còn điện hay không để làm cơ sở bàn giao đường dây cho đội công tác.

4./ Đặt tiếp đất lưu động: a./ Đặt tiếp đất lưu động:

Sau khi kiểm tra không còn điện, phải đặt tiếp đất và làm ngắn mạch tất cả các pha ngay, đặt tiếp đất ở vị trí nào phải thử hết điện ở vị trí ấy.

Tiếp đất phải đặt về phía có khả năng dẫn điện đến. Dây tiếp đất phải là dây chuyên dùng, bằng dây đồng trần ( hoặc bọc vỏ nhựa trong ), mềm, nhiều sợi, tiết diện nhỏ nhất là 25mm2. Nơi đặt nối đất phải chọn sao cho đảm bảo khoảng cách an toàn đến các phần dẫn điện đang có

Một số loại bút thử điện

Page 33: Bao Cao Ve Dien Luc

BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY ĐIỆN LỰC CỦ CHI

TRẦN NGỌC LONG - 10TH1D_17 Page 32

điện. Số lượng và vị trí đặt tiếp đất phải chọn sao cho những người công tác nằm trọn vẹn trong khu vực được bảo vệ bằng những tiếp đất đó.

Khi làm các công việc có cắt điện hoàn toàn ở trạm phân phối hoặc tủ phân phối, để giảm bớt số lượng dây tiếp đất lưu động, cho phép đặt tiếp đất ở thanh cái và chỉ ở hai mạch đấu trên đó sẽ tiến hành công việc và khi chuyển sang làm việc ở mạch đấu khác thì đồng thời chuyển dây tiếp đất. Trong trường hợp đó chỉ cho phép làm việc trên mạch đấu có đặt tiếp đất. Khi sửa chữa thanh cái có phân đoạn, trên mỗi phân đoạn phải đặt một dây tiếp đất

Trên đường trục cao áp không có nhánh phải đặt tiếp đất ở hai đầu. Nếu khu vực sửa chữa dài quá 2 km phải đặt thêm một tiếp đất ở giữa.

Đối với đường trục có nhánh mà nhánh không cắt được cầu dao cách ly thì mỗi nhánh ( nằm trong khu vực sửa chữa ) phải có thêm bộ tiếp đất ở đầu nhánh.

Đối với hai đường trục đi chung cột, nếu sửa chữa một đường ( đường kia vẫn vận hành ) thì hai bộ tiếp đất không đặt xa nhau quá 500m. Riêng đối với các khoảng vượt sông thì ngoài hai bộ tiếp đất đặt tại hai cột hãm cần phải có thêm tiếp đất phụ đặt ngay tại các cột vượt. Đối với các nhánh rẽ vào trạm nếu dài không quá 200m cho phép đặt một tiếp đất để ngăn nguồn điện đến và đầu kia nhất thiết phải cắt cầu dao cách ly của máy biến áp. Đối với các đường cáp ngầm nhất thiết phải đặt tiếp đất hai đầu đầu của đoạn cáp.

Đối với đường dây hạ áp, khi cắt điện để sửa chữa cũng phải đặt tiếp đất bằng cách chập 03 pha với dây trung tính và đấu xuống đất. Cần chú ý kiểm tra các nhánh có máy phát của khách hàng để cắt ra, không cho phát lên lưới. Đặt và tháo tiếp đất đều phải có hai người thực hiện, trong đó một người phải có trình độ an toàn ít nhất bậc IV, người còn lại phải có trình độ an toàn ít nhất bậc III.

Khi đặt tiếp đất phải đấu một đầu với đất trước, sau đó mới lắp đầu kia với dây dẫn, khi thực hiện phải mang găng tay cách điện và phải dùng sào cách điện để lắp vào đường dây. Khi tháo tiếp đất thì làm ngược lại.

Đầu đấu xuống đất không được bắt kiểu vặn xoắn, phải bắt bằng bulông. Nếu đấu vào tiếp đất của cột hoặc hệ thống nối đất chung thì trước khi đấu phải cạo sạch rỉ ở chỗ đấu tiếp đất. Trường hợp tiếp đất cột bị hỏng hoặc khó bắt bulông thì phải đóng cọc sắt sâu 1m để làm tiếp đất.

Đấu đầu dây tiếp đất với cọc tiếp đất trước Đấu các đầu còn lại với dây pha

Page 34: Bao Cao Ve Dien Luc

BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY ĐIỆN LỰC CỦ CHI

TRẦN NGỌC LONG - 10TH1D_17 Page 33

b./ Những công việc cho phép không tiếp đất lưu động: Những việc làm có cắt điện nhưng không tiếp đất được chia làm hai loại chính:

Công việc tạm thời gỡ dây tiếp địa như: kiểm tra điện trở của hệ thống trạm, củng cố lại tiếp đất của thiết bị hoặc của cả hệ thống trạm.

Công việc cho phép không cần đặt dây tiếp đất di động nhưng phải treo biển “Cấm đóng điện” tại những cầu dao phải cắt điện để làm việc. Đồng thời những thiết bị cắt điện để công tác nhưng cho phép không cần tiếp đất phải có điện áp từ 35kV trở xuống và thõa mãn những yêu cầu sau:

- Thiết bị có cấu trúc hình khối gọn, quan sát toàn bộ dễ dàng.

- Có thể cách ly hoàn toàn khỏi hệ thống bằng cầu dao mà đứng tại chỗ có thể thấy rõ.

- Chắn chắn không có hiện tượng cảm ứng xuất hiện trên thiết bị đó.

VI. Các Thủ Tục Trong Quá Trình Làm Việc: 1. Cho phép vào làm việc: Mọi công việc làm theo phiếu công tác ở thiết bị điện (hoặc ở gần phải tiến hành biện pháp kỹ thuật chuẩn bị chổ làm việc) đều phải do nhân viên vận hành tiến hành cho phép trực tiếp tại hiện trường như sau:

a./ Tiến hành cho phép trực tiếp tại hiện trường: - Chỉ cho toàn đơn vị thấy nơi làm việc, dùng bút thử điện có cấp điện áp tương ứng

chứng minh là không còn điện ở các phần đã được cắt điện và nối đất. - Kiểm tra số lượng và bậc an toàn của nhân viên đơn vị công tác như đã ghi trong phiếu.

- Chỉ dẫn cho toàn đơn vị biết những phần còn mang điện ở xung quanh nơi làm việc.

b./ Đối tượng thực hiện cho phép: - Đối với công việc tại trạm biến áp có người trực: Người cho phép là nhân viên vận hành đương ca. - Đối với công việc ở lưới điện (các trạm biến áp không có người trực, đường dây điện cao áp, hạ áp trên không và các đường cáp ngầm), thực hiện như sau:

- Trường hợp đơn vị công tác là đơn vị quản lý vận hành trực tiếp (Đội, Tổ quản lý điện khu vực…). Người lãnh đạo công việc hoặc người chỉ huy trực tiếp đơn vị công tác được quyền kiêm nhiệm chức danh người cho phép.

- Trường hợp đơn vị công tác không phải là đơn vị quản lý vận hành trực tiếp: Người cho phép là nhân viên vận hành. Trong mọi trường hợp, đơn vị quản lý vận hành thiết bị phải cử nhân viên vận hành đến làm thủ tục cho phép trực tiếp tại hiện trường. Người này phải có trách nhiệm thực hiện các biện pháp kỹ thuật chuẩn bị chổ làm việc.

- Đối với đơn vị công tác (kể cả đơn vị xây lắp) khi làm việc ở đường dây hiện hành và ở chổ giao chéo, đi gần với đường dây hiện hành có liên quan đến nhiều đơn vị quản lý vận hành: Người cho phép là một đại diện của các đơn vị quản lý vận hành. Nguyên tắc cử người đại diện cho phép được thực hiện như sau:

Page 35: Bao Cao Ve Dien Luc

BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY ĐIỆN LỰC CỦ CHI

TRẦN NGỌC LONG - 10TH1D_17 Page 34

- Nếu đơn vị công tác làm việc trực tiếp trên thiết bị của một đơn vị nhưng nơi làm việc có liên quan đến nhiều đơn vị quản lý vận hành thì đơn vị quản lý vận hành thiết bị này cử nhân viên vận hành làm người đại diện cho phép vào phiếu công tác.

- Nếu đơn vị công tác làm việc trên các thiết bị của nhiều đơn vị quản lý vận hành, hoặc làm việc trên thiết bị mới (chưa đưa vào quản lý vận hành), thì đơn vị quản lý vận hành thiết bị có cấp điện áp cao nhất và ở gần nơi làm việc nhất cử nhân viên vận hành làm người đại diện cho phép.

Khi người cho phép là đại diện của các đơn vị quản lý vận hành thì các đơn vị này phải có thủ tục bàn giao về các biện pháp an toàn đã thực hiện để bảo đảm an toàn điện cho đơn vị công tác (mẫu phiếu bàn giao tại phụ lục 2). Việc tổ chức cắt điện, làm tiếp đất các thiết bị, đường dây do nhân viên của đơn vị quản lý vận hành từng thiết bị, đường dây đó thực hiện tại hiện trường.

2./ Thủ tục nghỉ giải lao: Khi tạm ngừng công việc trong ngày làm việc (ví dụ: để ăn trưa), đối với các công việc có cắt điện từng phần hoặc không cắt điện, phải rút đơn vị ra khỏi nơi làm việc. Các biện pháp an toàn vẫn để nguyên. Sau khi nghỉ xong, không ai được vào nơi làm việc nếu chưa có mặt người chỉ huy trực tiếp (hoặc người giám sát) để cho phép đơn vị trở lại nơi làm việc. Người chỉ huy trực tiếp (hoặc người giám sát) chỉ được cho nhân viên vào làm việc khi đã kiểm tra còn đầy đủ các biện pháp an toàn.

Khi người chỉ huy trực tiếp chưa giao phiếu lại và ghi rõ là đã kết thúc công việc thì nhân viên vận hành không được đóng, cắt trên thiết bị, thay đổi sơ đồ làm ảnh hưởng đến điều kiện làm việc. Trong trường hợp cần thiết phải dừng ngay công tác để đóng điện thiết bị, cấp điện cho phụ tải, nếu được sự đồng ý của phó giám đốc kỹ thuật đơn vị, điều độ trực ca có thể yêu cầu đơn vị công tác dừng công việc, rút toàn bộ đơn vị ra khỏi vị trí công tác, làm các thủ tục trao trả nơi làm việc. Sau khi khóa phiếu công tác xong mới được tiến hành khôi phục đóng điện thiết bị. Trong trường hợp cần khôi phục điện do yêu cầu đặc biệt vào thời điểm đơn vị công tác đang nghỉ giải lao, không có mặt tại vị trí công tác ( ví dụ: ăn trưa ), điều độ trực ca không thể liên lạc với ngời chỉ huy trực tiếp để làm thủ tục khóa phiếu công tác, nếu được sự đồng ý của Phó giám đốc kỹ thuật đơn vị, điều độ trực ca có thể đóng điện nếu biết chắc chắn trên thiết bị không có người làm việc và thiết bị đủ điều kiện kỹ thuật mang điện, không cần chờ khóa phiếu, nhưng phải tiến hành các biện pháp sau đây:

- Tháo gỡ các biển báo, nối đất, rào chắn tạm thời. Đặt lại rào chắn cố định và treo biển: "Dừng lại! có điện nguy hiểm chết người", thay cho biển: "Làm việc tại đây!".

- Trước khi người chỉ huy trực tiếp trở lại và trao trả phiếu, phải cử người thường trực tại chỗ để báo cho người chỉ huy trực tiếp và cho nhân viên trong đơn vị công tác biết là thiết bị đã được đóng điện và không được phép làm việc trên đó nữa.

3./ Thủ tục nghỉ hết ngày làm việc và bắt đầu ngày tiếp theo: Nếu công việc phải kéo dài nhiều ngày thì sau mỗi ngày làm việc phải thu dọn nơi làm việc, các lối đi, còn biển báo, rào chắn, tiếp đất để nguyên tại chỗ. Phiếu công tác và chìa khoá giao lại cho nhân viên vận hành và hai bên đều phải ký vào phiếu.

Page 36: Bao Cao Ve Dien Luc

BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY ĐIỆN LỰC CỦ CHI

TRẦN NGỌC LONG - 10TH1D_17 Page 35

Để bắt đầu công việc ngày tiếp theo, người cho phép và người chỉ huy trực tiếp phải kiểm tra lại các biện pháp an toàn và ký vào phiếu cho phép đơn vị công tác vào làm việc. Khi đó không nhất thiết phải có mặt người lãnh đạo công việc.

4./ Di chuyển nơi làm việc: Cho phép làm việc ở nhiều nơi trên cùng một lộ theo một phiếu công tác với các điều kiện sau đây:

- Mọi nơi làm việc đều phải do nhân viên vận hành chuẩn bị và bàn giao cho người lãnh đạo công việc, người chỉ huy trực tiếp khi bắt đầu công việc.

- Người chỉ huy trực tiếp và toàn đơn vị chỉ được phép làm việc ở một nơi xác định trong số các nơi trên lộ.

- Ở trên thiết bị có người trực thường xuyên thì việc di chuyển nơi làm việc do nhân viên vận hành cho phép.

- Ở thiết bị phân phối không có người trực thì do người lãnh đạo công việc cho phép.

- Khi di chuyển nơi làm việc phải ghi vào phiếu công tác, người chỉ huy trực tiếp và ng-ười cho phép cùng ký vào phiếu.

5./ Kết thúc công việc, khóa phiếu trao trả nơi làm việc và đóng điện: Khi kết thúc toàn bộ công việc phải thu dọn, vệ sinh chỗ làm việc và người lãnh đạo công việc phải xem xét lại. Sau khi rút hết người ra khỏi nơi làm việc, tháo hết tiếp đất và các biện pháp an toàn do đơn vị công tác làm thêm mới đợc khoá phiếu công tác.

Nếu trong quá trình kiểm tra chất lượng, phát hiện thấy có thiếu sót cần chữa lại ngay thì người lãnh đạo công việc phải thực hiện theo quy định "Thủ tục cho phép vào làm việc" như đối với một công việc mới. Việc làm bổ sung này không cần phát thêm phiếu công tác mới nh-ưng phải ghi vào phiếu công tác thời gian bắt đầu, kết thúc việc làm thêm.

Khi đã có lệnh tháo tiếp đất di động thì mọi người phải hiểu rằng công việc đã làm xong, cấm tự ý vào và tiếp xúc với thiết bị để làm bất cứ việc gì.

Bàn giao phải tiến hành trực tiếp giữa đơn vị công tác và đơn vị quản lý thiết bị. Người lãnh đạo công việc, người chỉ huy trực tiếp (hoặc người giám sát) và người cho phép ký vào phần kết thúc công tác và khoá phiếu. Chỉ cho phép bàn giao bằng điện thoại khi có sự thống nhất giữa hai bên từ lúc cấp phát phiếu, đồng thời phải có mật hiệu quy định trước.

Việc thao tác đóng điện vào thiết bị được thực hiện sau khi đã khoá phiếu, cất biển báo, rào chắn tạm thời, đặt lại rào chắn cố định. Nếu trên thiết bị đóng điện có nhiều đơn vị công tác thì chỉ sau khi đã khoá tất cả các phiếu công tác mới được đóng điện.

VII. TÌM HIỂU VÀ GỌI TÊN CÁC PHỤ KIỆN TRÊN LƯỚI 15-22KV a. Thiết bị chống sét LA (LIGHTNING ARRESTER) : Chống sét gián tiếp (LA) : là 1 loại thiết bị dùng để bảo vệ các TBA, các thiết bị quan trọng trên lưới và đầu các đường cáp ngầm tránh khỏi sự cố khi có quá điện áp cảm ứng do sét đánh, cũng như quá điện áp nội bộ. LA được đặt trước và song song với thiết bị được bảo vệ. Có 2 loại LA

thường sử dụng là:

Page 37: Bao Cao Ve Dien Luc

BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY ĐIỆN LỰC CỦ CHI

TRẦN NGỌC LONG - 10TH1D_17 Page 36

Chống sét van (CSV) kiểu khe hở và chống sét van Polymer.

Nguyên lý hoạt đông : Khi có quá điện áp , các khe hở sẽ phóng điện và trị số của điện trở phi tuyến lúc này cũng rất nhỏ cho dòng điện đi qua. Sau khi quá điện áp đã được đưa xuống đất thì điện áp dư đặt lên chống sét van nhỏ dưới mức đã định làm điện trở phi tuyến trở lên rất lớn, ngăn không cho dòng điện đi qua.

b. FCO (Fuse Cut Out): Là một loại cầu chì dùng để bảo vệ các thiết bị trên lưới trung thế khi quá tải và khi ngắn mạch. Tính chất tự rơi của nó là tạo một khoảng hở trông thấy được, giúp dễ dàng kiểm tra sự đóng cắt của đường dây và tạo tâm lý an toàn cho người vận hành.

Cấu tạo:

Cầu chì dùng để bảo vệ thiết bị điện chống ngắn mạch và quá tải.Phần chính của cầu chì là dây chảy. Dây chảy làm bằng chất dẫn điện tốt (đồng, bạc) hay dễ chảy (chì, thiếc, kẽm). Khi dòng điện tăng đến mức độ nguy hiểm cho thiết bị điện, thì dây chảy sẽ đứt và mạch cần bảo vệ sẽ được cắt khỏi nguồn. Hồ quang xuất hiện lúc dây chảy đứt được dập bằng cơ cấu dập hồ quang (đối với LBFCO thì dùng khí thổi và đẩy chèn hồ quang vào các khe hẹp giữa các chất đệm đặc biệt).

Nguyên lý làm việc: Khi cầu chì khởi động, dây chảy bị đứt, ống nhựa PVC ngã mạnh ra phía sau (là lò xo bị

khi dây chảy chưa đứt ). Lúc dây chảy đứt, lò xo có lực đủ thắng chốt giữ, làm ống nhựa bật ra, nhưng vẫn được móc vào khớp nối nhờ chỗ cong nối giữa ống nhựa và sứ.

Công nhân kiểm tra phát hiện thấy ống nhựa nằm chúc xuống phía dưới, dùng sào thao tác có ngàm móc vào lỗ của nắp đưa xuống để thay dây chảy và lắp lại.

Hiện nay thường dùng loại chảy nhanh được kí hiệu bằng chữ K. thí dụ : 3K, 6K, 8K, 10K, 12K, 15K, 20K, …

Ý nghĩa của kí hiệu : dây chảy chịu đựng liên tục với cường độ dòng điện gấp 1,5 lần trị số ghi trước chữ K của cỡ dây chảy và sẽ chảy đứt trong vòng 5 phút khi dòng điện lên đến gấp 2 lần ghi trước chữ K. ví dụ : dây chảy 10K, chịu đựng được dòng điện định mức 15A và đứt ở 20A sau 5 phút. Nếu dòng điện càng lớn thì thời gian chảy càng giảm.

Page 38: Bao Cao Ve Dien Luc

BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY ĐIỆN LỰC CỦ CHI

TRẦN NGỌC LONG - 10TH1D_17 Page 37

Giới thiệu cách lắp đặt FCO hiện nay :

- Nối đầu của cầu ngắt chì với phía nguồn của đường dây và đáy với phía tiêu thụ. - Chỉ dùng dây đồng nối vào cầu ngắt chì.

- Không bao giờ mắc song song cầu ngắt chì. - Không gắn cầu chì cho máy tăng giảm thế, máy điều thế hay máy biến áp tự ngẫu.

- Tại những điểm đoạn mạch, dùng một cầu ngắt chì trên mỗi dây pha, không gắn chì trên dây trung hòa.

- Khi chưa dùng cầu ngắt chì loại hở, treo ống mang chì trên trục với đầu kín hướng lên trên để mưa khỏi làm hư ống.

c. LBFCO

LBFCO (Load break Fuse Cut Out):

Là thiết bị 1 pha có công dụng và cấu tạo tương tự như FCO, chỉ khác là LBFCO có thể cắt được khi có tải nhờ có cơ cấu dập hồ quang.

d. DAO CÁCH LY (DS): Dao cách ly dùng để đóng cắt mạch điện cao áp lúc không có dòng

điện hay với dòng điện bé hơn nhiều so với dòng điện làm việc của mạch điện.

Kết cấu dao cách ly tương đối đơn giản. Mạch điện được cắt trực tiếp ngay trong không khí mà không cần cơ cấu dập tắt hồ quang. Để diều khiển dao cách ly thường dùng bộ truyền động và không đòi hỏi phải tác động nhanh. Nhiệm vụ chính của dao cách ly :

Tách riêng một bộ phận lúc sửa chữa bằng cách tạo một khoảng hở không khí nhìn thấy được. Vì dao cách ly không thể cắt được dòng điện phụ tải nên lúc đưa thiết bị vào sửa chữa, trước tiên phải cắt mạch điện bằng máy cắt.

Phần mạch điện đưa vào sửa chữa không những phải cách ly với các bộ phận mang điện áp mà còn phải được nối đất. Muốn vậy, dao cách ly, ngoài lưỡi dao làm việc, cần có thêm lưỡi dao phụ để nối tắt và nối đất các pha.

Page 39: Bao Cao Ve Dien Luc

BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY ĐIỆN LỰC CỦ CHI

TRẦN NGỌC LONG - 10TH1D_17 Page 38

Mặc dù dao cách ly không có cơ cấu dập hồ quang nhưng vẫn có khả năng cắt nào đó. Do nguy cơ bị phóng điện và dao cách ly bị phá hoại bởi hồ quang tồn tại lâu, cho nên khả năng cắt của dao cách ly không lớn lắm. Theo qui trình, dao cách ly 3 cực có thể đóng cắt :

- Dòng điện nạp thanh góp và thiết bị điện, dòng điện nạp của đường dây trên không. - Dòng điện không tải của máy biến áp điện lực.

- Dòng điện phụ tải tới 15A với điện áp 15 KV. - Dòng điện cân bằng dưới 70A của đường dây trên không và dây cáp với điện áp 10

KV và thấp hơn.

- Dòng điện chạm đất 1 pha 5A với điện áp 20 35 KV và 30A với điện áp 10 KV và thấp hơn.

- Máy biến áp đo lường.

Phân loại dao cách ly : - Theo cấu tạo pha : loại 1 pha và loại 3 pha.

- Theo vị trí đặt : dao cách ly đặt trong nhà và đặt ngoài trời. - Theo chuyển động của lưỡi dao :

Loại chặt : lưỡi dao quay trong mặt phẳng của sứ. Loại quay : lưỡi dao quay trong mặt phẳng thẳng góc với sứ.

Loại lắc lư : lưỡi dao gắn trên sứ lắc lư.

e. Máy Biến Áp - Máy biến áp là 1 thiết bị điện ứng dụng luật cảm ứng điện từ, dùng biến đổi từ cấp điện áp nà y sang cấp điện áp khác, nhưng tần số vẫn không đổi.

_ Công suất định mức:

Là công suất biểu kiến S = U.I tính bằng (VA, KVA, MVA)

Điện áp sơ cấp định mức: là điện áp làm việc quy định của bộ dây sơ cấp không được quá.

Page 40: Bao Cao Ve Dien Luc

BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY ĐIỆN LỰC CỦ CHI

TRẦN NGỌC LONG - 10TH1D_17 Page 39

Điện áp thứ cấp định mức: là điện áp trên các cực của bộ dây thứ cấp khi không tải ứng với khi đặt điện áp định mức vào bộ dây sơ cấp.

Dòng điện sơ cấp và dòng điện thứ cấp định mức: là những dòng điện ghi trên nhãn máy và tính theo các giá trị số tương ứng của công suất định mức và điện áp định mức.

- Do hiệu suất của MBA rất cao nên có thể xem bằng các công suất bộ dây bằng nhau: Sđm = S2đm = S1đm *Xác định điện trở của MBA, các trị số điện trở đối với MBA.

Điện trở cách điện của MBT được đo bằng dụng cụ Mêgômet. Cụ thể phải đo cách điện giữa Cao – Vỏ, Hạ – Vỏ, Cao – Hạ.

Các trị số điện trở được quy định riêng cho từng loại MBT với loại công suất khác nhau. Cực tính của MBA và phương pháp lọc dầu MBA:

Xác định cực tính MBA 1 pha: - Cực tính MBA 1 pha thể hiện góc lệch pha hay chiều quấn giữa phần sơ và thứ cấp (chiều vectơ sức điện động cảm ứng). - Qui ước dùng kim giờ chỉ vectơ điện áp sơ cấp, kim phút chỉ vectơ điện áp thứ cấp, và như thế số giờ sẽ thể hiện góc lệch pha giữa vectơ điện áp sơ và thứ cấp. - Để xác định cực tính MBA 1 pha trước tiên cần xác định chỉ danh các đầu nối dây trên MBA (ký hiệu điểm đầu, cuối, trung tính), nếu chưa có cần quy định chỉ danh làm cơ sở cho việc xác định cực tính MBA.

- Đấu nối thiết bị theo sơ đồ bên dưới (tùy theo từng loại MBA mà có cách đấu phù hợp) nối điểm cuối cuộn cao và hạ lại nếu có hơn một cuộn hạ thì nối tiếp các cuộn hạ lại.

- Cấp vào cuộn cao một hiệu điện thế xoay chiều khoảng 220VAC, đo điện áp giữa điểm đầu cuộn sơ và thứ, có các trường hợp sau : + Trường hợp V1 > V2: Cực tính trừ (SP) - 0 giờ.

+ Trường hợp V1 < V2: Cực tính cộng (AP) - 6 giò. + Trường hợp V1 = V2: Kiểm tra lại cực tính giữa các cuộn dây bên thứ, các chuyển nấc, chuyển cấp.

A

X

X1

x2

2

1

Trường hợp MBA cuộn cao có 1 đầu nối vỏ .

Page 41: Bao Cao Ve Dien Luc

BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY ĐIỆN LỰC CỦ CHI

TRẦN NGỌC LONG - 10TH1D_17 Page 40

f. MÁY CẮT PHỤ TẢI (LBS): Được viết tắt từ chữ Load Break Swich là một thiết bị đóng cắt đơn giản và rẻ tiền hơn máy cắt điện. LBS gồm 2 bộ phận hợp thành: bộ phận đóng cắt điều khiển bằng tay và cầu chì.

Vì bộ phận dập tắt hồ quang của LBS có cấu tạo đơn giản nên nó chỉ đóng cắt được dòng

điện phụ tải chứ không cắt được dòng điện ngắn mạch. Để cắt dòng điện ngắn mạch trong máy cắt phụ tải người ta dùng cầu chì. Dây chảy của cầu chì được chọn phù hợp với dòng điện phụ tải.

g. LTD( Line Tension Disconnect): Công dụng như DS, nhưng khác về cấu tạo và vị trí lắp đặt. Đây là loại Dao cách ly lắp trực tiếp trên dây dẫn và chịu lực căng của dây chịu lực căng của dây. Ưu điểm là quá trình thi công nhanh gọn, tốn ít công sức. +Phân loại: LTD chỉ có loại 1 pha, lắp đặt ngoài trời.

h. Máy Biến Dòng Điện (TI): Dùng biến đổi dòng điện I1 (dòng điện sơ cấp) trong mạch điện có điện áp cao về dòng

điện I2 (dòng điện thứ cấp) tương ứng với thiết bị đo lường, tự động bảo vệ rơle, qua một tỷ số biến đổi Ki nhằm giữ an toàn cho người và thiết bị đồng thời giúp cho việc tiêu chuẩn hoá việc chế tạo thiết bị đo lường và tự động.

Về cấu tạo, máy biến dòng cấu tạo như máy biến áp, tuy nhiên cuộn dây sơ cấp chỉ có rất ít vòng dây với tiết diện rất lớn, và được nối nối tiếp với mạch cần đo cường độ. Phần cuộn dây thứ cấp được nối với Ampere kế, watt kế, hay dụng cụ điều khiển tự động và có tổng trở rất nhỏ nên máy biến dòng xem như hoạt động ở trạng thái ngắn mạch.

i. MÁY BIẾN ĐIỆN ÁP (VT) :

* Công dụng và nhiệm vụ:

Có nhiệm vụ biến đổi điện áp cao 1U (điện áp sơ cấp) về điện áp thấp 2U (điện áp thứ cấp) tương ứng với thiết bị đo lường, tự động ....qua một tỷ số biến đổi uk , nhằm giữ an toàn cho người và thiết bị đồng thời giúp cho việc tiêu chuẩn hoá việc chế tạo thiết bị đo lường và tự động.

Các máy biến điện áp thực chất hoạt động

Page 42: Bao Cao Ve Dien Luc

BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY ĐIỆN LỰC CỦ CHI

TRẦN NGỌC LONG - 10TH1D_17 Page 41

với cuộn sơ cấp luôn ở điện áp định mức, trong khi đó cuộn thứ cấp nối vào các dụng cụ đo có tổng trở cao. Do đo, dòng chạy trong dây thứ cấp rất nhỏ nên có thể xem như một máy biến áp hoạt động không tải.

j. Thiết Bị Tụ Bù Phần lớn trong công nghiệp, các thiết bị dùng điện tiêu thụ công suất tác dụng P lẫn công

suất phản kháng Q,. Sự tiêu thụ công suất phản kháng đó được phản ảnh qua hệ số công suất COSÞ. Những thiết bị tiêu thụ nhiều công suất phản kháng gồm: động cơ không đồng bộ, máy biến áp, đường dây trên không. Công suất tác dụng P là công suất biến thành cơ năng hoặc nhiệt năng trong các máy dùng điện. Còn công suất phản kháng Q là công suất từ hóa trong các máy điện xoay chiều nó không sinh ra công. Để tránh phải truyền tải một lượng Q khá lớn trên đường dây, người ta đặt gần các hộ tiêu thụ những bộ tụ bù, cung cấp trực tiếp cho phụ tải. Khi có bù công suất phản kháng thì góc lệch pha giữa điện áp và dòng điện trong mạng sẽ nhỏ đi, do đó hệ số công suất cosþ được nâng lên. Việc bù công suất phản kháng ở mạng 35 – 110 KV được thực hiện bằng máy bù đồng bộ.

q. MỘT SỐ PHỤ KIỆN ĐƯỜNG DÂY

Clamp Sứ thường Sứ Polime

Page 43: Bao Cao Ve Dien Luc

BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY ĐIỆN LỰC CỦ CHI

TRẦN NGỌC LONG - 10TH1D_17 Page 42

VIII. Những biện pháp an toàn khi công tác trên đường dây cao áp đang vận hành và gần đường dây đang có điện :

1. Công tác trên đường dây đang vận hành. - Những người được cử công tác phải được đào tạo đặc biệt, qua thao diễn thực hành thông

thạo.

- Người làm việc không được tiếp xúc với sứ cách điện, ở trong khoảng cách cho phép. - Cấm tiến hành công việc khi có gió cấp 4 trở lên, trời am u, có sương mù…

- Gỡ tổ chim đường dây đang vận hành chỉ tiến hành vào ban ngày khi trời nắng khô ráo. - Khi sơn xà và phần trên của cột thì ngươì chỉ huy trực tiếp đơn vị phải có mặt trong suốt

thời gian để giám sát an toàn.

2. Công tác trong vùng ảnh hưởng của đường dây cao áp đang vận hành. - Trước khi tiến hành công việc, đơn vị công tác phải thực hiện các biện pháp an toàn đúng

quy trình kỹ thuật an toàn điện.

3. Những biện pháp an toàn khi công tác trên các đường dây hạ áp có điện. - Làm việc trên đường dây hạ áp có điện phải có phiếu công tác. người chỉ huy trực tiếp có

trình độ an toàn bậc IV trở lên. - Trên cột có nhiều đường dây điện áp khác nhau, phải có biển chỉ rõ điện áp từng đường

dây. Người làm việc phải xác định rõ trước khi vào làm việc. - Khi làm việc trên đường dây hạ áp có điện hoặc tiếp xúc với phần điện hạ áp trong trạm

phải có dụng cụ cách điện tốt, bảo hộ lao động nghiêm túc. - Làm việc cách phần có điện dưới 30 cm thì phải có rào chắn bằng bìa cách điện mica,

nilông hoặc bakêlit thay chì phải có hai người và chỉ tiến hành khi trời khô ráo.

IX.PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐIỆN TRỞ DẤT: Dùng máy đo điện trở đất ( teromet ) :

- Trước khi đo cần kiểm tra nguồn của máy đo và sự đấu nối, sự tiếp xúc của các kẹp.

- Đấu dây khi đo: cách đấu dây và đóng cọc đất theo sơ đồ hướng dẫn, cọc C và P phải ở nơi ẩm ướt.

- Đo điện trở đất: Đầu tiên nhấn nút OFF để bật máy, sau đó nhấn nút …và xoay theo chiều kim đồng hồ, đọc giá trị điện trở trên mặt đồng hồ điện tử.

- Nếu muốn tắt ta làm ngược lại, nhấn nút … và xoay ngược chiều kim đồng hồ và nhấn nút OFF. Để chính xác, ta đo từ 3-5 lần rồi lấy trung bình.

- Việc nối các dây dẫn phải tách rời nhau, khi xoắn lại hoặc dính vào nhau sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả đo.

- Khi đo điện trở tiếp xúc của các cọc đất lớn hơn 20 có thể đưa đến kết quả đo sai, do đó phải làm ẩm nơi đóng cọc và các tiếp xúc đầu dây dẫn phải được bắt chắc chắn.

Page 44: Bao Cao Ve Dien Luc

BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY ĐIỆN LỰC CỦ CHI

TRẦN NGỌC LONG - 10TH1D_17 Page 43

Các trị số qui định của điện trở đất đối với từng loại nối đất. - Điện trở nối đất tại từng điểm tiếp đất trên lưới trung thế nổi có trị số không vượt quá giá

trị sau :

1. Ở vùng có điện trở suất đến 100 m : 10

2. Ở vùng có điện trở suất trên 100 m đến 500 m : 15

3. Ở vùng có điện trở suất trên 100 m đến 1000 m : 20

4. Ở vùng có điện trở suất trên 1000 m: 30

- Tiếp địa lặp lại trên dường dây nổi hạ thế phải có điện trở bé hơn bằng 30.

+ Biện pháp làm giảm đện trở đất: - Khi điện trở đất vượt quá cao không thể đạt được điện trở tiêu chuẩn, có thể dùng một số

biện pháp sau đây để làm gảim bớt điện trở : - Đổ vào nơi nối đất 1 số chất dẫn điện làm giảm điện trở của đất như muối, than, sỉ kim

loại, dung dịch keo dẫn điện. Khi dùng hoá chất dẫn điện như muối phải chú ý kiểm tra định kỳ sự ăn mòn của muối đối với cọc tiếp đất bằng kim loại.

- Tăng cường thêm 1 số cọc nối đất . - Tăng cường 1 số điểm nối đất và nối chúng lại với nhau . - Áp dụng các phương pháp để làm tăng khả năng tản dòng sét của hệ thống tiếp đất kéo

dài. - Trên thực tế, các điểm nối đất trên hệ thống nối là nơi ít được quan tâm nhưng có ảnh

hưởng rất lớn đến hệ thống nối đất. Cần dùng hàn điện hoặc mối hàn Cadweld để bảo đảm điện trở tiếp tốt.

10-20m

X10

X100

OFF BAT CHECK

ACV

MEAS

SIMPLIAED MEAS

X1

ĐỎ VÀNG XANH

GOOD

E P OK C

Page 45: Bao Cao Ve Dien Luc

BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY ĐIỆN LỰC CỦ CHI

TRẦN NGỌC LONG - 10TH1D_17 Page 44

X. TỔ CHỨC THI CÔNG MỘT CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG DÂY VÀ TRẠM: 1. Giai đoạn chuẩn bị:

Tổ trưởng, nhóm trưởng khi thi công công trình cần có:

- Các hồ sơ dự toán thiết kế về công trình sắp thi công , các bản vẽ tổng quát, bản vẽ kỹ thuật chi tiết, tài liệu về vật tư thiết bị, địa hình nơi thi công.

- Kiểm tra hiện trường, lên kế hoạch thi công: thời gian, nhân lực, phương tiện vật tư, dụng cụ để thi công, thi hành các biện pháp an toàn.

2. Giai đoạn thi công: - Người tổ chức thi công phải luôn xem xét, theo dõi tiến độ thi công, nếu có gì trở ngại thì

nghiên cứu giải quyết kịp thời. - Người trực tiếp thi công phải nắm rõ kế hoạch thi công để phân công việc phù hợp với

các nhóm kèm theo. Phải nhắc nhở các biện pháp an toàn, thường xuyên đôn đốc nhắc nhở mọi người. Khi gặp khó khăn, trở ngại thì tìm cách giải quyết, xử lý. Nếu ngoài khả năng của mình thì kịp thời báo về cấp trên để giải quyết nhằm đảm bảo tiến độ thi công.

3. Các biện pháp an toàn lao động khi thi công: - Trước khi ra hiện trường phải kiểm tra trang bị an toàn, BHLĐ, dụng cụ thi công (quần áo

bảo hộ lao động, giầy, mũ, găng tay, dây an toàn...) .

- Tổ chức phân công, giám sát an toàn cho từng nhóm và từng đơn vị theo phân công.

4. Quá trình xây dựng đường dây và trạm: - Phóng tuyến đường dây và vị trí đặt trạm . - Tập kết vật tư về kho của đội.

- Dùng xe tải trụ đến nơi thi công. - Tập trung lực lượng đào lỗ trụ, lỗ neo, dùng phương tiện rải trụ đà cản.

- Dựng trụ: có 2 cách:

Cơ giới.

Thủ công: dùng tó 3 chân để dựng . - Sau khi lắp trụ xong thì trang bị lắp tất cả các phụ kiện của lưới đỡ dâyvà lắp bộ dây

chằng để giữ trụ (nếu có). Sau đó tiến hành rải dây và căng dây. - Hoàn chỉnh công trình, kiểm tra, thí nghiệm và chuẩn bị bàn giao.

- Giai đoạn bàn giao : cho tiến hành công tác nghiệm thu, lập hồ sơ nghiệm thu, cho đóng điện nghiệm thu không tải đối với trạm là 72 giờ, đường dây là 24 giờ. Với sự chứng kiến của các bên co liên quan (đội xây dựng, đội quản lý đường dây, phòng kỹ thuật, chủ đầu tư). Sau khi thực hiện xong thủ tục nghiệm thu thì bàn giao công trình .

Page 46: Bao Cao Ve Dien Luc

BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY ĐIỆN LỰC CỦ CHI

TRẦN NGỌC LONG - 10TH1D_17 Page 45

PHẦN 3

THỰC TẬP TẠI ĐỘI VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN Tìm hiểu các nội dung sau:

I. Chức năng nhiệm vụ Đội Vận hành lưới điện. II. Phân cấp điều độ vận hành hệ thống điện. III. Qui trình vận hành MBT phân phối. IV. Cấu tạo và sự hoạt động của FCO ( fuse cut out ). Cách tính toán chọn cở dây chì

bảo vệ. V. Qui trình xử lý sự cố. VI. Điện trở cách điện của MBT phân phối. VII. Phương pháp lọc dầu máy biến thế. VIII. Tìm hiểu mba 1 pha, 3 pha trên lưới 15-22 kv.

I. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ ĐỘI VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN:

A. Chức năng: - Quản lý vận hành lưới điện từ cấp điện áp 22kV trở xuống, đảm bảo cung cấp điện liên

tục, an toàn, ổn định cho khách hàng. Kịp thời phát hiện những sự cố bất thường, nhanh chóng loại trừ sự cố.

- Chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo Đơn vị về sự hoạt động bình thường của thiết bị và cung cấp điện.

- Tham mưu cho Lãnh đạo Đơn vị trong việc lựa chọn phương thức vận hành lưới, đề xuất thực hiện các biện pháp nhằm giãm sự cố có hiệu quả.

- Chỉ huy vận hành, thao tác đóng cắt đường dây, thiết bị trên lưới theo phân cấp thao tác của Điều độ Công ty và đề xuất với Lãnh đạo Đơn vị tăng cường nhân sự để giải quyết nhanh chóng các sự cố lớn xãy ra nếu có

B. Nhiệm Vụ: 1/ Nhiệm vụ xử lý sự cố: - Phản ánh kịp thời tình trạng bất thường của thiết bị cho Lãnh đạo Đơn vị và Trung tâm

Điều độ - Thông tin để có biện pháp xử lý và ngăn ngừa sự cố.

- Thực hiện thao tác các thiết bị điện trung thế được phân cấp theo mệnh lệnh của Điều độ Công ty để giải quyết sự cố lưới điện.

- Xử lý kịp thời các sự cố xãy ra, nhanh chóng tái lập điện cho khách hàng theo đúng tinh thần NĐ 45/CP.

- Thực hiện nghiêm túc mạch chu lưu phiếu công tác, phiếu thao tác, các biện pháp an toàn và trình tự thao tác ghi trong phiếu.

Page 47: Bao Cao Ve Dien Luc

BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY ĐIỆN LỰC CỦ CHI

TRẦN NGỌC LONG - 10TH1D_17 Page 46

2/ Nhiệm vụ vận hành: - Tổng hợp hàng ngày về tình hình vận hành thiết bị, thay đổi cấu trúc lưới và tình hình

cung cấp điện báo cáo cho Lãnh đạo Đơn vị và Trung tâm Điều độ - Thông tin Công ty. Lập phương thức vận hành của lưới điện thuộc quyền điều khiển.

- Phối hợp với Phòng Kỹ Thuật, các Phòng Đội xem xét lịch đăng ký cắt điện, tiến độ thi công của các đơn vị ngoài và lập phương án cắt điện trình Lãnh đạo Đơn vị xét duyệt.

- Thông báo kịp thời các khu vực cắt điện cho khách hàng theo tinh thần ND 45/CP và Thông tư 52 hướng dẫn trình tự và thủ tục ngưng cung cấp điện.

- Thực hiện thao tác đóng cắt thiết bị điện theo phân cấp của Công ty để thay đổi phương thức vận hành khi cần.

- Cập nhật sơ đồ lưới điện thuộc phạm vi quản lý.

- Theo dõi tình hình vận hành các thiết bị trên lưới điện thuộc phạm vi quản lý. Tính toán chỉnh định và cài đặt trị số cho các thiết bị bảo vệ và tự động trên lưới điện phân phối, các thiết bị mới, công trình mới thuộc quyền điều khiển theo phân cấp.

3/. Công tác An toàn - Bảo hộ lao động: - Bảo quản tốt các trang bị bảo hộ lao động, chấp hành tốt qui trình, qui phạm kỹ thuật an

toàn điện, pháp lệnh BHLĐ, PCCC, nội qui cơ quan NĐ 70CP và TT 08 LB đảm bảo không để xảy ra tai nạn lao động.

- Chấp hành tốt chế độ PCT, PTT và các qui trình, qui định của Công ty về công tác đóng cắt điện cho đơn vị ngoài thi công

4/. Công tác tiếp xúc với khách hàng: - Không gây phiền hà khách hàng, tiếp xúc với khách hàng văn minh, lịch sự, hướng dẫn

giải thích các trường hợp mất điện và sửa chữa điện cho khách hàng.

5/ Quản lý dụng cụ đồ nghề: - Bảo quản tốt thiết bị, dụng cụ đồ nghề được cấp phát và vật tư trên lưới điện.

II. PHÂN CẤP ĐIỀU ĐỘ VẬN HÀNH HỆ THỐNG ĐIỆN : Nhiệm vụ trọng tâm của công tác điều độ là vận hành hệ thống theo phương thức hợp lý nhất

nhằm mục đích: - Cung cấp điện an toàn liên tục .

- Đảm bảo sự ổn định của toàn hệ thống. - Đảm bảo chất lượng điện năng: tần số, điện áp… trong phạm vi cho phép.

- Đảm bảo biểu đồ phụ tải đã vạch ra với phương thức vận hành kinh tế nhất. Toàn bộ hệ thống điện Việt Nam được phân cấp điều độ, vận hành như sau:

Cấp cao nhất là Trung Tâm Điều Độ Quốc Gia (A0): Điều khiển điều độ các miền, các NMĐ lớn, HTĐ 500KV, tần số hệ thống, điện áp các nút chính.

Cấp Điều Độ các miền: Điều khiển các NMĐ đã được phân cấp theo qui định riêng, lưới điện truyền tải 220-110-66kV, các NMĐ nhỏ, các trạm diesel, trạm bù trong miền.

Page 48: Bao Cao Ve Dien Luc

BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY ĐIỆN LỰC CỦ CHI

TRẦN NGỌC LONG - 10TH1D_17 Page 47

- Trung Tâm Điều Độ Miền Bắc (A1).

- Trung Tâm Điều Độ Miền Trung (A3). - Trung Tâm Điều Độ Miền Nam (A2).

* SƠ ĐỒ TỔ CHỨC:

Cấp dưới kế tiếp của Trung Tâm Điều Độ HTĐ Miền Nam là Trung Tâm Điều Độ Cty Điện lực TP.HCM.

Cấp dưới kế tiếp của Trung Tâm Điều Độ Cty Điện lực TP.HCM là các trạm trung gian trên địa bàn TP.HCM, Đội VHLĐ các Điện lực khu vực.

Đội VHLĐ Điện lực Củ Chi chịu trách nhiệm vận hành HTĐ phân phối do Điện lực Củ Chi quản lý.

Nguyên tắc ra lệnh và chấp hành mệnh lệnh của công tác điều độ HTĐ: Công tác điều độ HTĐ tuân thủ theo nguyên tắc: Điều độ cấp trên ra lệnh cho điều độ cấp dưới kế tiếp và điều độ cấp dưới phải chấp hành mệnh lệnh của cấp trên kế tiếp. Cụ thể như sau:

- Điều Độ Quốc Gia ra lệnh cho Trung Tâm Điều Độ HTĐ Miền Nam.

- Trung Tâm Điều Độ HTĐ Miền Nam ra lệnh cho Trung Tâm Điều Độ Cty Điện lực TP.HCM.

- Trung Tâm Điều Độ Cty Điện lực TP.HCM ra lệnh cho Đội VHLĐ Điện lực Củ Chi.

Page 49: Bao Cao Ve Dien Luc

BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY ĐIỆN LỰC CỦ CHI

TRẦN NGỌC LONG - 10TH1D_17 Page 48

Đối với thao tác đóng cắt các thiết bị trong trạm trung gian, tuân thủ nguyên tắc:

- Đối với các công tác đóng cắt, dẫn nguồn vào MBT trung gian hoặc thao tác đóng cắt dẫn nguồn vào thanh cái phân phối 15-22kV, các trạm trung gian nhận mệnh lệnh từ Trung Tâm Điều Độ HTĐ Miền Nam (Phối Trí).

- Đối với các công tác đóng, cắt nguồn dẫn vào các phát tuyến 15-22kV, các trạm trung gian trên địa bàn TP.HCM nhận mệnh lệnh từ Trung Tâm Điều Độ Cty Điện lực TP.HCM

Quy trình phối hợp trung tâm điều độ công ty và đội vận hành: - Đối với trường hợp cần cắt điện lưới trung thế để sửa chữa, lắp đặt thiết bị mới, cho các

đơn vị bên ngoài vào thi công cần phải lên lịch báo cho trung tâm điều độ công ty

- Khi xảy ra sự cố nghiêm trọng như hỏa hoạn, thiên tai…trong các trường hợp khẩn cấp trên các điện lực khu vực có quyền cắt điện trước sau đó mới làm văn bản báo về trung tâm điều độ công ty.

- Trường hợp các trạm trung gian cung cấp điện cho địa bàn củ chi bị quá tải, nhân viên vận hành trạm cần phải báo cho điện lực khu vực sa thải một phần lưới khu vực và trung tâm điều độ công ty để đảm bảo cung cấp điện an toàn.

- Trường hợp quá tải nguồn cung cấp cho trạm trung gian. Điều hành trạm có quyền sa thải lưới điện khu vực sau đó mới báo cho trung tâm điều độ công ty và điện lực khu vực.

- Nhìn chung trung tâm điều độ công ty có chức năng điều phối vận hành mạng lưới điện cho các điện lược khu vực và điện lực khu vực phối hợp cùng trung tâm điều độ để vận hành lưới an toàn, chính xác đảm bảo cung cấp diện được liên tục.

III. QUI TRÌNH VẬN HÀNH MBT PHÂN PHỐI: 1. Các chế độ làm việc cho phép của máy biến thế :

- Trong điều kiện làm mát quy định, MBT có thể vận hành với những tham số ghi trên nhãn hiệu.

- Đối với những MBT có dầu làm mát tự nhiên thì nhiệt độ cho pháp cao nhất của lớp dầu trên cùng không quá 9000C, thường xuyên không quá 8000C.

- Có thể vận hành MBT với điện thế sơ cấp không quá 5% điện thế ứng với nấc đang vận hành. Trường hợp đặc biệt có thể vận hành với điện thế cao hơn nhưng không được vượt quá 10% điện thế ứng với nấc đang vận hành và phải được công ty thuận.

- MBT có thể làm việc quá tải (quá tải bình thường và quá tải sự cố). Thời gian và mức độ quá tải phải tuân theo hướng dẫn của nhà chế tạo.

- Trong trường hợp không có tài liệu của nhà chế tạo cố thể tham khảo những số liệu và lưu ý đến chế độ vận hành, tình trạng và chổ đặt máy.

- Các MBT phải có khả năng chụi được dòng điện ngắn mạch của lưới tại điểm đấu nối vào lưới.

- Đối với MBT khô, có các cuộn dây đấu theo sơ đồ Y/y0 phía điện thế thứ cấp có điểm trung tính kéo ra ngoài, dòng điện qua điểm trung tính không được vượt quá 25% dòng điện pha định mức.

- Những cuộn dây trong các MBT phía điểm trung tính có cách điện không hoàn toàn đều phải làm việc với điểm trung tính trực tiếp nối đất.

Page 50: Bao Cao Ve Dien Luc

BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY ĐIỆN LỰC CỦ CHI

TRẦN NGỌC LONG - 10TH1D_17 Page 49

- Kiểm tra định kỳ ngày đối với MBT có tải từ 80% hoặc từ 250kVA trở lên: 1tháng/lần. Đối với các MBT còn lại: 2 tháng/lần. Khi kiểm tra định kỳ ngày phải kết hợp với vệ sinh công nghiệp MBT

2. MBT phải được đưa ra khỏi vận hành trong các trường hợp sau : - Có tiếng kêu mạnh, không đều hoặc tiếng phóng điện.

- Sự phát nóng của máy tăng lên bất thường và liên tục trong điều kiện làm mát bình thường, phụ tải định mức.

- Dầu tràn ra ngoài máy qua bình dầu phụ, vỡ kính phòng nổ hoặc dầu phun ra qua van an toàn.

- Mức dầu hạ thấp dưới mức quy định và còn tiếp tục hạ thấp. - Màu sắc của dầu thay đổi đột ngột.

- Các sứ bị rạn, vỡ, bị phóng điện bề mặt, đầu cốt bị nóng đỏ.

IV. CẤU TẠO V SỰ HOẠT ĐỘNG CỦA FCO (FUSE CUT OUT). CCH TÍNH TỐN CHỌN CỞ DY CHÌ BẢO VỆ:

1. Cấu Tạo :

- Bộ phận chính là dây chảy bằng kim loại dẫn điện tốt và nhiệt độ nóng chảy tương đối thấp để khi có dòng điện đi qua vượt quá mức quy định thì dây chảy sẽ chảy để bảo vệ thiết bị . Sợi dây chảy được đặt trong ống cách điện chịu áp lực. Ống được gắn trên giá đở bằng sứ cách điện.

- FCO có khả năng dập hồ quang khi cầu chì nổ.

2. Nguyên Lý - Khi có hiện tượng ngắn mạch hay quá tải thì có dòng điện lớn đi qua dây chảy , đốt nóng

dây chảy và làm đứt dây chảy . Khi dây chảy đứt đo cách bố trí lò xo phía dưới và trên ngàm làm cho ống cách điện mang dây chảy bật ra khỏi ngàm và rớt xuống, tạo khoảng hở trơng thấy từ xa giúp dễ dng kiểm tra sự đóng cắt của đường dây tạo tâm lý an toàn cho nhân viên vận hành.

Page 51: Bao Cao Ve Dien Luc

BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY ĐIỆN LỰC CỦ CHI

TRẦN NGỌC LONG - 10TH1D_17 Page 50

- FCO dùng để bảo vệ đường dây có công suất không lớn lắm, các nhánh rẽ hoặc các trạm giảm áp.

Dây chảy thường dùng là loại chảy nhanh biểu thị bằng chữ K như: 3K, 6K, 8K ,10K , 15K , 20K , 30 ,40K , 50K ,65K , 85K , 100K , 140K, 200K .

3/ Cách tính cỡ chì như sau: Đối với MBT 3 pha dựa trên công thức cơ bản:

Dòng sơ cấp: I1đm= đmU

S

13.mđ dòng thứ cấp I2đm=

đmUS

2

đ

3.m

Tương ứng với dòng định mức, tra chì bảo vệ trung thế có dòng định mức I1bv=1,5Iđm, tra chì hạ thế có I2bv Iđm (tham khảo thêm danh mục cỡ chì của nhà sản xuất).

DÒNG ĐIỆN ĐỊNH MỨC VÀ CỠ CHÌ TỪNG PHA CỦA MBT 3 PHA Điện thế 15kV 22kV 220/380V

C.suất MBT 3 pha

Idm(A) Cỡ chì Idm (A)

Cỡ chì Idm(A) Cỡ chì

30 KVA 1.15 3 K 0.8 3K 45.58 50A

63KVA 2.42 6K 1.7 3K 95.72 100A

75KVA 2.89 6K 2.0 6K 113.95 100A

100KVA 3.85 6K 2.6 6K 151.93 150A

125KVA 4.81 8K 3.3 6K 189.92 200A

160KVA 6.16 10K 4.2 8K 243.09 200A

180KVA 6.93 10K 4.7 8K 273.48 250A

200KVA 7.70 15K 5.2 10K 303.87 300A

225KVA 8.66 15 K 5.9 10K 341.85 300A

250KVA 9.62 15K 6.6 12K 379.84 350A

300KVA 11.55 20K 7.9 15K 455.80 450A

315KVA 12.12 20 K 8.3 15K 478.59 450A

375KVA 14.43 20K 9.8 15K 569.75 500A

400KVA 15.40 20K 10.5 20K 607.74 600A

450KVA 17.32 30K 11.8 20K 683.70 700A

500KVA 19.25 30K 13.1 20K 759.67 700A

560KVA 21.55 30K 14.7 20K 850.83 800A

630KVA 24.25 45K 16.5 30K 957.19 1000A

750KVA 28.87 45K 19.7 30K 1139.51 1000A

1000 KVA 38.49 64K 26.2 45K 1519.34 1200A

2000 KVA 76.98 100K 52.5 80K 3038.69 3000A

Page 52: Bao Cao Ve Dien Luc

BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY ĐIỆN LỰC CỦ CHI

TRẦN NGỌC LONG - 10TH1D_17 Page 51

DÒNG ĐIỆN ĐỊNH MỨC VÀ CỠ CHÌ CHO TỪNG PHA CỦA MBT 1 PHA

Đối với MBT 1 pha dựa trên công thức cơ bản:

I1đm = Sđm /U1đm và I2đm = Sđm /U2đm Tương ứng với dòng định mức, tra chì bảo vệ trung thế có dòng định mức I1bv=1.4Iđm, tra chì hạ thế có I2bv Iđm ( tham khảo thêm danh mục cỡ chì của nhà sản xuất ).

Điện thế 8.66kV 12.7kV MBT đấu 1 pha 2 dây (220V)

MBT đấu 3 pha 4 dây (220V-440V)

C.suất MBT 1

pha Idm (A) Cỡ chì Idm

(A) Cỡ chì Idm (A) Cỡ chì Idm(A) Cỡ chì

10kVA 1.15 3K 0.79 3K 45.45 50A 22.73

15kVA 1.73 3K 1.18 3K 68.18 75A 34.09

25kVA 2.89 6K 1.97 6K 113.64 100A 56.82 50A

37.5kVA 4.33 8K 2.95 6K 170.45 150A 85.23 75A

50kVA 5.77 10K 3.94 6K 227.27 200A 113.64 100A

75kVA 8.66 15K 5.9 10K 340.91 300A 170.45 150A

100kVA 11.55 20K 7.87 15K 454.55 450A 227.27 200A

V. QUI TRÌNH XỬ LÝ SỰ CỐ:

1/Trình tự XLSC: Trường hợp 1: Sự cố đứt chì LBCO, FCO nhánh rẽ cáp ngầm Cô lập hạ thế và MBT cáp ngầm bị sự cố, kiểm tra cách điện cáp ngầm (đo 6 trị số: pha – pha, pha – ter). Nếu tốt cho thay chì đóng không tải đoạn cáp trên. Tiếp tục kiểm tra cách điện MBT, nếu tốt đóng lại vận hành, nếu xấu cô lập, báo Trung tâm Điều độ và Ban Giám đốc. Nếu cách điện đoạn cáp ngầm xấu chuyển phụ tải qua nguồn khác nếu có.

Trường hợp 2: Sự cố bật máy cắt đầu nguồn Trình tự XLSC từng tuyến cụ thể theo phụ lục quy trình XLSC cáp ngầm trung thế. Khi chuyển tải phải xem xét khả năng mang tải của tuyến cáp hoặc tuyến dây phải gánh thêm tải, phụ tải trạm trung gian, và thống nhất trước Trung tâm Điều độ Thông tin.

Page 53: Bao Cao Ve Dien Luc

BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY ĐIỆN LỰC CỦ CHI

TRẦN NGỌC LONG - 10TH1D_17 Page 52

2/ Quy trình XLSC đường dây trung thế nổi - Nhân viên điều độ phải nắm vững các yêu cầu sau :

Tất cả các điểm dừng của lưới trung thế thuộc phạm vi mình quản lý hoặc đơn vị bạn quản lý nhưng có liên quan đến tuyến dây của mình. Các điểm dừng này phải được cập nhật đầy đủ trên sơ đồ điều hành lưới điện sống treo tại phòng trực điều độ.

Đặc điểm của từng tuyến dây như: điện áp; trạm xuất phát; loại dây, tiết diện dây; khả năng mang tải cho phép, dòng điện bình thường; vị trí, tình trạng của các dao cách ly, LBS, DS, LBCO, LBFCO, BCO, FCO phân đoạn, nhánh rẽ; những vị trí thường xảy ra sự cố như : phóng sứ, cây quẹt, nhà cửa xây cất dưới đường dây, trạm biến thế thường bị sự cố, FCO thường bị sự cố . . .

- Trước khi xử lý sự cố nhân viên điều độ phải :

Yêu cầu điều độ Công ty cho biết tuyến dây bị sự cố, loại rơ le tác động, thời gian xảy ra sự cố, người báo.

Cho số phiếu cắt và yêu cầu điều độ Công ty cho mở cầu dao cách ly (DS line) phát tuyến bị sự cố.

Báo cáo cho Trưởng hoặc Phó đơn vị biết để có sự chỉ đạo. - Trước khi xử lý sự cố, các nhân viên sửa chữa phải :

Trang bị đầy đủ BHLĐ cá nhân và dụng cụ đồ nghề như : kềm, búa, mỏ lếch, tuốt vít, cưa, dũa, giấy nhám, dây thừng, dụng cụ nối dây, ép dây, căng dây, thang, mê gôm mét . . .

Sào thử điện trung thế, sào thao tác, sào tiếp địa, 3 bộ tiếp địa lưu động. Máy bộ đàm vô tuyến.

Đèn pin hoặc đèn pha. Đầy đủ vật tư dự phòng xử lý sự cố như : các loại dây dẫn, kẹp ép, sứ cách điện, FCO, dây chì trung, hạ thế. Chìa khóa máy cắt, DS, LBS và phòng biến điện được cung cấp điện từ đường dây bị sự cố.

Trình tự XLSC: -Thực hiện theo nguyên tắc kiểm tra, xử lý, tái lập từng phân đoạn trục một và các nhánh rẽ ưu tiên, sau đó mới kiểm tra, xử lý, tái lập các nhánh rẽ đã cô lập trước đó. -Trong từng phân đoạn, trước tiên kiểm tra đường trục, các FCO, máy cắt đầu nhánh rẽ, FCO trạm biến thế trên trục. Nếu phát hiện máy cắt nào báo sự cố, hoặc FCO nhánh rẽ, trạm nào bị nổ chì trung thế thì ta mở máy cắt hoặc FCO các pha còn lại để cắt cả 3 pha. Sau đó báo về tổ trưởng vận hành để cho số phiếu đóng xin đóng lại đường dây nếu không phát hiện thêm sự cố nào trên trục hoặc đã khắc phục xong điểm sự cố trên trục. Khi xử lý sự cố trên các nhánh rẽ có tác động xong thì đóng lại máy cắt, LBFCO, FCO đầu nhánh đó. -Trường hợp kiểm tra đường trục, các máy cắt, LBFCO, FCO đầu nhánh rẽ mà không phát hiện sự cố thì cô lập các máy cắt, LBFCO, FCO nhánh rẽ để xin tái lập điện lại trục chính. Sau đó tiếp tục kiểm tra nhánh rẽ để tìm điểm sự cố và sửa chữa.

Page 54: Bao Cao Ve Dien Luc

BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY ĐIỆN LỰC CỦ CHI

TRẦN NGỌC LONG - 10TH1D_17 Page 53

-Khi xử lý sự cố phải lưu ý đến những trạm ưu tiên cung cấp điện cho những nơi quan trọng (hộ loại 1). Nhánh dây có nhiều trạm ưu tiên cần được kiểm tra, xử lý và tái lập điện sớm như cô lập các nhánh dây khác để kiểm tra, xử lý đóng điện lại nhánh dây ưu tiên hoặc chuyển tải nhánh dây ưu tiên qua đường dây khác trước khi xử lý đường dây bị sự cố. Khi chuyển tải phải xem xét khả năng mang tải của đường dây sẽ gánh thêm phụ tải.

- Khi đi kiểm tra, tìm điểm sự cố đường dây phải : Phán đoán nguyên nhân sự cố và pha bị sự cố căn cứ vào loại rơ le tác động để dể dàng tìm ra sự cố. Lắng nghe ý kiến mách nước của nhân dân qua điện thoại hoặc khi đang đi tìm điểm sự cố.

Lưu ý những nơi hay xảy ra sự cố như: chổ có mối nối không tốt; chổ có nhiều cây cối; nhánh rẽ, trạm biến thế thường hay bị sự cố ; chổ có nhiều nhà cửa, công trình vi phạm nghiêm trọng nghị định 54/2001/NĐ-CP; chổ có sứ cách điện hay bị phóng . . .

- Khi tiến hành xử lý các điểm sự cố phải : Quan sát kỹ hiện trường. Chuẩn bị đầy đủ ánh sáng để làm việc ( nếu là ban đêm ).

Thử điện tiếp địa 2 đầu xung quanh nơi công tác. Lưu ý dây câu tạp, dây điện thoại, cáp treo dây điện thoại, dây đèn đường, nôm sắt …ở trên cột. Phải cắt điện, tiếp địa lưới hạ thế đi chung cột hoặc đi dưới dây trung thế bị sự cố khi lưới hạ thế này được cung cấp từ một nguồn trung thế khác. Cô lập và treo biển cấm đóng điện các máy phát có trong khu vực xử lý sự cố.

Lập rào chắn xung quanh nơi công tác. - Khi tiến hành xử lý sự cố, nếu gặp trở ngại hoặc không bảo đảm an toàn phải báo ngay

cho Giám Đốc hoặc Phó Giám Đốc đơn vị biết để xin ý kiến chỉ đạo. - Khi xử lý sự cố xong phải kiểm tra kỹ lại hiện trường trước khi cho số phiếu đóng yêu cầu

điều độ Công ty cho đóng điện lại đường dây.

2. Cách xử lý sự cố trạm biến thế: - Khi trạm biến thế bị sự cố, nhân viên vận hành kiểm tra xem trạm bị đứt chì trung thế hay

đứt chì cầu dao hạ thế. - Nếu trạm bị đứt chì CDHT hay bật CB tổng mà cần FCO không bị rơi, tiến hành kiểm tra

lưới hạ thế để tìm nguyên nhân gây sự cố và xử lý trong thời gian ngắn nhất. Nếu nhận thấy thời gian xử lý dài (đứt dây, ngã trụ) thì tiến hành cô lập vị trí sự cố ra khỏi lưới điện và tiến hành tái lập điện cho khách hàng để giảm khu vực bị mất điện, sau đó mới tiến hành xử lý điểm bị sự cố, sau khi xử lý xong mới tái lập điện phần bị sự cố.

- Nếu trạm bị sự cố rơi cần FCO MBT mà chì CDHT không đứt, Áptomat không bật thì kiểm tra trị số chì trung thế, chì CDHT, FCO, LA, Áptomat… có lắp đúng kỹ thuật và hoạt động tốt hay không, nếu không phát hiện các hiện tượng cháy, phát nóng hay hiện tượng bất thường nào khác thì thao tác đưa máy vào vận hành.

Page 55: Bao Cao Ve Dien Luc

BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY ĐIỆN LỰC CỦ CHI

TRẦN NGỌC LONG - 10TH1D_17 Page 54

- Trường hợp kiểm tra phát hiện các thiết bị bảo vệ cao áp và hạ áp đều tác động thì phải kiểm tra lưới hạ thế và tất cả các thiết bị của trạm như: Áptomat, LA, FCO, quay cách điện MBT… nếu không phát hiện thì tiến hành thao tác đưa MBT vào vận hành. Trường hợp quay cách điện mà xác định MBT không đạt tiêu chuẩn vận hành thì tiến hành thay MBT bị sự cố bằng MBT dự phòng.

VI. ĐIỆN TRỞ CÁCH ĐIỆN CỦA MBT PHÂN PHỐI : Dùng MÊ-GÔM-MET đo điện trở cách điện giữa các cuộn dây và điện trở cách điện giữa cuộn dây và vỏ . + Công dụng: Mêgômmét là thiết bị dùng để đo điện trở cách điện của các thiết bị điện.

+ Các thông số kỹ thuật: có nhiều loại khác nhau nhưng quy cách và tính năng chủ yếu như sau :

- Điện áp định mức: có các loại 100V, 500V, 1000V, 2500V, 5000V.

- Phạm vi đo : cỡ k ( 0 – 500- 1000 k ) và cỡ M ( 0 – 1000 - 1.000.000 M )

- Trên Mêgômmét thường có 3 cọc đấu dây (L – Line, G- Guard, E- Earth), khi đấu dây phải lưu ý không được đấu nhầm.

+ Các quy tắc an tòan và cách sử dụng: - Trước khi sử dụng phải kiểm tra mêgômmét còn làm việc tốt.

- Trước khi đo phải kiểm tra thiết bị cần đo đã hoàn tất việc cắt điện, cho phóng điện, ngắn mạch đối với đất để đảm bảo an tòan và đo được chính xác.

- Điện áp định mức của mêgômmét phải phù hợp với cấp điện áp của thiết bị điện ( nếu dùng mêgômmét có điện áp cao để đo thiết bị điện áp thấp thì có thể đánh thủng cách điện của thiết bị ).

- Cắt toàn bộ thiết bị điện, đồng hồ có liên quan không chịu được điện áp của mêgômmét. - Trước khi đo phải thử hở mạch và ngắn mạch để đảm bảo mêgômmét làm việc chính xác.

* Thử hở mạch: cho 2 đầu dây hở mạch, quay tay quay (hoặc ấn nút đối với mêgômmét điện tử ) kim phải chỉ ở vị trí “vô cùng”.

* Thử ngắn mạch: cho ngắn mạch hai đầu, quay tay quay (hoặc ấn nút đối với mêgômmét điện tử ) kim phải chhỉ thị ở vị trí số 0.

- Khi đo phải đặt mêgômmét ở vị trí bằng phẳng, ổn định. - Kiểm tra kỹ cách đấu dây trước khi tiến hành đo.

- Trước khi quay ma-nhê-tô (hoặc ấn nút đối với mêgômmét điện tử ) phải hô to, khi quay phải quay từ chậm tăng nhanh dần rồi giữ tốc độ ổn định, thường khoảng 120 vòng/phút (hoặc khi đèn led màu xanh chỉ thị, trên mêgômmét điện tử)

- Khi đo không được chạm tay vào mạch đo.

- Khi đo, nếu thấy kim về 0 thì phải dừng ngay. - Khi đo xong phải phóng điện tích trên thiết bị xuống đất.

Page 56: Bao Cao Ve Dien Luc

BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY ĐIỆN LỰC CỦ CHI

TRẦN NGỌC LONG - 10TH1D_17 Page 55

Bộ lọc ly tâm

Bộ giải nhiệt

Bơm

Đầu

Đầu vào

Sơ đồ nguyên lý phương pháp lọc dầu ly tâm

- Khi đo điện trở cách điện của các thiết bị có điện dung lớn (như tụ điện, cáp điện …) thì sau khi đo xong cần phải cắt dây ở cọc “đường dây” ra ngay, giảm tốc độ quay và thả tay quay thả tay quay ra ngay để tranh hiện tượng nạp điện ngược trở lại mêgômmét làm hư mêgômmét.

- Nghiêm cấm việc đùa giỡn trong khi quay mêgômmét. + Sau khi sử dụng xong phải cất mêgômmét vào hộp, để nơi khô ráo, tránh va chạm mạnh.

Gi trị điện trở cách điện : - Giữa cc cuộn dy :

Điện trở cách điện ( MΩ ) ở nhiệt độ ( 0C )

toc 10 20 30 40 50 60 70 80

Rcđ 1200 600 300 150 83 50 27 25

- Giữa cuộn dy v vỏ ( khi cuộn dy khơng nối vỏ ):

Điện trở cách điện ( MΩ ) ở nhiệt độ ( 0C )

toc 10 20 30 40 50 60 70 80

Rcđ 800 400 200 105 55 33 18 10

VII. Phương pháp lọc dầu máy biến thế:

Dầu máy biến thế có thể lọc tại trạm lọc dầu hoặc lọc tại nơi sử dụng. Thông thường với lượng dầu dưới 10 tấn thì nên lọc tại xưỡng rồi chở trong các xtec kim loại đến nơi cần sử dụng có các phương pháp lọc dầu như sau : Lọc dầu bằng máy Li Tâm , lọc dầu bằng Phin Lọc Ép , lọc bằng Hấp Thụ lọc dầu bằng Các Thiết Bị Chân không. Do điều kiện phân xưỡng còn hạn chế nên chỉ có thể đi vào tìm hiểu phương pháp lọc dầu bằng máy Ly Tâm . * Nguyên lý : máy lọc dầu ly tâm dùng để tách nước và tạp chất ra khỏi dầu dựa trên nguyên tắc sau :

ra

Page 57: Bao Cao Ve Dien Luc

BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY ĐIỆN LỰC CỦ CHI

TRẦN NGỌC LONG - 10TH1D_17 Page 56

- Dầu có lẩn nước và tạp chất được đưa vào ống lọc .ống lọc gồm một số đĩa hình nón xếp chồng lên nhau để phân dầu thành từng lớp mỏng . Khi ống lọc quay do lực li tâm tạp chất và nước sẽ được tách riêng ra vì có trọng lượng khác nhau dầu sạch thoát ra một đường khác.

- Dầu vào qua bộ lược để loại các tạp chất cơ học lớn và được bơm vào bộ gia nhiệt để hâm nóng dầu với nhiệt độ là 50 0C , sau đó được đưa vào bộ lọc ly tâm , nước và dầu được tách ra dầu sạch được thoát ra theo đường ống.

VIII. MBA 1 PHA, 3 PHA TRÊN LƯỚI 15-22 KV:

1. Cấu tạo máy biến áp 1 pha và 3 pha gồm: - Mạch từ :gồm có nhiều lá thép kỹ thuật điện cách điên ghép lại với nhau.

- Cuộn dây: gồm có cuộn dây sơ cấp và thứ cấp. Cuộn dây sơ gồm có nhiều vòng dây có tiết diện nhỏ và chịu điện áp cao. Cuộn dây thứ cấp (đối với MBA 1 pha có 4 đầu dây ra và MBA 3 pha có 3 cuộn dây đấu Y, có 4 đầu dây ra) có tiết diện lớn chịu dòng lớn

Máy biến áp 1 pha Máy biến áp 3 pha 2. Phương pháp xác định cực tính MBA 1 pha:

Dùng vạn năng kế Vôn –Ôm - Ampe xác định rõ ràng các cuộn hạ áp 1,3 và 2,4. Dùng

nguồn điện một chiều mắc như hình (b) và mắc vôn kế như hình (a) và phương pháp làm như sau:

Page 58: Bao Cao Ve Dien Luc

BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY ĐIỆN LỰC CỦ CHI

TRẦN NGỌC LONG - 10TH1D_17 Page 57

- Quẹt hai đầu nguồn một chiều vào hai dây của cuộn hạ áp 1,3 (hoặc 2,4) như hình (b) và quan sát chiều quay của kim trên vôn kế.

- Nếu kim quay theo chiều thuận của kim đồng hồ thì đấu nối với cực dương của nguồn một chiều là đầu đầu của cuộn và phải đánh dấu (*), đầu còn lại là đầu cuối (1 là đầu đầu, 3 là đầu cuối).

Thông số kỹ thuật của MBA:Uñm, Sñm, Iñm , cosφñm , PN% , Po%, UN%… 3. Đấu nối máy biến thế:

A. Trạm biến thế 1 pha : - Điện áp sơ cấp: 8660V loại máy có 1 busing hoặc15000V loại máy có 2 busing

- Điện áp thứ cấp: 110/220V loại máy có 3 busing hạ thế hoặc 220/440V loại máy có 4 busing hạ thế.

Đấu dây phần trung thế: 1/ Loại máy có 1 busing cao thế: cuộn dây cao thế 1 đầu đấu vào busing cao thế, 1 đầu nối vào vỏ MBT. Cách đấu dây như sau:

- Dùng dây đồng bọc tiết diện tối thiểu 25mm2 đấu từ lưới trung thế xuống ngàm trên FCO và từ ngàm dưới FCO xuống sứ cao MBT.

- Dùng dây đồng trần tiết diện tối thiểu 25mm2 đấu dây trung tính vào vỏ MBT.

2/ Loại máy có 2 busing cao thế: cuộn dây cao thế 1 đầu đấu vào busing cao thế, 1 đầu nối vào vỏ MBT. Cách đấu dây như sau:

- Dùng dây đồng bọc tiết diện tối thiểu 25mm2 đấu từ lưới trung thế xuống ngàm trên FCO và từ ngàm dưới FCO xuống sứ cao MBT.

- Dùng dây đồng trần tiết diện tối thiểu 25mm2 đấu từ busing còn lại xuống vỏ MBT và nối vào dây trung tính.

Đấu nối phần hạ thế: 1/ Đối với lưới hạ thế 1 pha 2 dây:

- MBT có hai sứ hạ thế thì đấu một sứ vào dây pha, sứ còn lại vào dây trung hòa.

- MBT có 3 sứ hạ thế: loại máy này có hai cuộn hạ thế bên trong đấu nối tiếp, điện áp mỗi cuộn là 220V, khi đó phải đấu lại thành 2 dây mắc song song đấu vào 2 sứ bìa, sứ giữa không sử dụng.

- MBT có 4 sứ hạ thế: loại máy này có 2 cuộn dây thường được ký hiệu đầu cuối là X1-X3 (cuộn 1) X2-X4 (cuộn 2), khi đó đấu cầu 2 sứ X1-X3 và đấu vào dây pha, đấu cầu 2 đầu X2-X4 và đấu vào dây trung hòa (đấu song song 2 cuộn dây)

2/ Đối với lưới hạ thế 1 pha 3 dây: Phải dùng loại MBT có 2 cuộn dây hạ thế điện áp 220V. - Đối với MBT có 3 sứ hạ thế thì thường nhà sản xuất đã đấu nối tiếp sẵn tại sứ pha giữa,

khi đó đấu sứ giữa vào dây trung hoà, 2 sứ còn lại vào 2 pha lưới hạ thế. - Đối với MBT có 4 sứ hạ thế, khi đó đấu cầu 2 sứ giữa X2-X3 và đấu vào dây trung hòa,

hai sứ bìa X1, X4 đấu vào 2 dây pha.

Page 59: Bao Cao Ve Dien Luc

BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY ĐIỆN LỰC CỦ CHI

TRẦN NGỌC LONG - 10TH1D_17 Page 58

Lưới hạ thế 1 pha 3 dây và I pha 2 dây

B. Trạm biến thế 3 pha: - Trạm biến thế 3 pha dùng 1 MBT 3 pha: 3 cuộn cao thế thường đấu hình tam giác và đấu

vào 3 sứ cao thế và được ký hiệu là A, B, C hoặc X, Y, Z. Ba cuộn hạ thế thường đấu hình Y0, 3 đầu ra nối vào 3 sứ hạ thế ký hiệu là a, b, c hoặc x, y, z. 3 đầu còn lại nối với dây trung tính được ký hiệu là n.

- Cách đấu dây: đấu 3 dây trung thế vào 3 sứ cao MBT, đấu 3 dây pha hạ thế vào 3 sứ hạ thế ký hiệu a, b, c; đấu dây trung hòa vào sứ hạ thế (ký hiệu n) và đấu vào vỏ MBT. Thông thường khi xuất xưởng MBT, nhà sản xuất đã kiểm tra cực tính của các MBT, khi đó điện áp dây giữa các pha từ 380V-400V, điện áp giữa dây pha và dây trung tính từ 220V-230V.

Trạm biến thế gồm 3 MBT 1 pha ghép thành trạm 3 pha : Phương pháp đấu nối phần trung thế cho mỗi máy tương tự như đấu cho MBT 1 pha.

Phương pháp đấu nối phần hạ thế: - Trường hợp 3 MBT giống nhau có 1 cuộn dây hạ thế (máy có 2 sứ hạ): đấu busing hạ thế

của mỗi MBT ra 1 dây pha hạ thế (thứ tự giống nhau: busing bên trái máy 1 đấu với busing bên trái máy 2, 3) các sứ còn lại đấu cầu với nhau và đấu với dây trung tính của lưới trung-hạ thế.

- Trường hợp 3 MBT giống nhau có 2 cuộn dây hạ thế (máy có 3, 4 sứ hạ): phải đấu song song 2 cuộn dây của mỗi máy biến thế trước thành MBT có 1 cuộn dây hạ thế, sau đó tiến hành đấu tương tự như MBT có 2 busing hạ thế.

Page 60: Bao Cao Ve Dien Luc

BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY ĐIỆN LỰC CỦ CHI

TRẦN NGỌC LONG - 10TH1D_17 Page 59

- Sau khi đấu nối xong, phải kiểm tra lại cực tính của các cuộn dây bằng cách đóng điện

cho MBT vận hành, sau đó đo điện áp pha và điện áp dây giữa các pha hạ thế. Nếu điện áp pha của 3 pha là 220V, khi đó nếu điện áp dây giữa các pha từ 380V-400V thì các cuộn dây cùng cực tính, ngược lại nếu điện áp dây giữa 2 pha khoảng 220V-230V thì 2 cuộn dây đó ngược cực tính cần phải đảo cách đấu dây của MBT bị ngược cực tính.

.Các tổ đấu dây thường thấy là: Y/Δ, Yn/Δ 11giờ (Thông dụng nhất trên biến áp máy phát, mạng Cao thế / trung thế.) Y/Δ, Yn/Δ 1 giờ. (ít gặp hơn) Δ/Yn 11 giờ. (Thông dụng trong mạng phân phối, như các biến áp 15/0,4). Δ/Yn 1 giờ. (tương tự như trên, nhưng ít thấy hơn) Y/Y 12 giờ. Dùng trong trường hợp 3 biến áp 1 pha. Y/Y/Δ 12/11 giờ. Các trạm biến áp 3 cấp điện áp. Δ/Δ 12 giờ. Hệ thống điện tự dùng. Các bộ nguồn cho hệ thống chỉnh lưu công suất lớn...

Page 61: Bao Cao Ve Dien Luc

BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY ĐIỆN LỰC CỦ CHI

TRẦN NGỌC LONG - 10TH1D_17 Page 60

PHẦN 4

THỰC TẬP TẠI PHÒNG KỸ THUẬT Tìm hiểu các nội dung sau:

I. Tìm hiểu về chức năng và nhiệm vụ. II. Tìm hiểu, học tập các qui trình KTAT. III. Cấu tạo nguyên lý hoạt động LA. IV. Tìm hiểu về tụ bù 15kV. V. Các biện pháp làm giảm tổn thất điện áp và điện năng trong lưới điện phân phối. VI. Các công tác trong quá trình thực hiện đại tu, cải tạo lưới điện hiện hữu VII. Tìm hiểu nội dung thực hiện thiết kế một công trình XDM lưới điện, TBA công suất

560kVA.

I. Tìm hiểu về chức năng và nhiệm vụ: A. Chức năng Phòng Kỹ Thuật: - Tham mưu cho Ban Giám đốc trong công tác quản lý và điều hành về kỹ thuật trong công

tác vận hành, sửa chữa, xây dựng lưới điện, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật sản xuất trong Đơn vị.

- Tham mưu cho Ban Giám đốc trong công tác kỹ thuật an toàn - bảo hộ lao động, phòng chống cháy nổ, phòng chống lụt bão, công tác môi trường trong Đơn vị và theo dõi, thực hiện các nội dung trong TT14.

B. Nhiệm vụ: 1. Tổ Kỹ Thuật:

- Tham mưu cho Ban Giám đốc đề ra phương thức vận hành an toàn, liên tục, xác định các điểm dừng, sơ đồ vận hành lưới điện hợp lý đảm bảo chất lượng điện năng trong phạm vi quản lý.

- Lập phương án giảm sự cố lưới điện, tổ chức thực hiện các biện pháp ngăn ngừa sự cố, khôi phục nhanh sự cố, tổ chức điều tra sự cố lưới điện và thiết bị điện. Thống kê, phân tích, đánh giá các nguyên nhân gây sự cố lưới điện và đề ra các giải pháp hiệu quả nhằm hoàn thành các chỉ tiêu kỹ thuật.

- Theo dõi tình hình vận hành vật tư thiết bị trên lưới, đánh giá phân tích chất lượng vật tư thiết bị.

- Thực hiện báo cáo QLKT hàng tháng và báo cáo đột xuất các diễn biến sự cố và các hiện tượng bất thường theo qui định của Công ty.

- Tổ chức thực hiện việc chấp hành các qui trình vận hành thiết bị, QPKT. Biên soạn qui trình kiểm tra, xử lý sự cố phù hợp với phương thức vận hành.

- Tổ chức biên soạn và triển khai áp dụng các mạch chu lưu liên quan đến công tác cung cấp và vận hành lưới điện.

Page 62: Bao Cao Ve Dien Luc

BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY ĐIỆN LỰC CỦ CHI

TRẦN NGỌC LONG - 10TH1D_17 Page 61

- Quản lý và cập nhật các tài liệu kỹ thuật, hồ sơ thiết kế, bản vẽ hoàn công, lý lịch thiết bị, biên bản đại tu sửa chữa, thử nghiệm định kỳ thiết bị, đảm bảo lưu trữ đầy đủ và kịp thời.

- Quản lý, kiểm kê tài sản lưới điện, MBT.

- Theo dõi, kiểm tra công tác lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các công tác sửa chữa thường xuyên, phương án bảo trì mùa khô của các đội.

- Khảo sát đề xuất thực hiện các công trình XDCB theo phân cấp. - Tham gia Hội đồng xét thầu tư vấn thiết kế, xây lắp, mua sắm vật tư …

- Tổ chức phối hợp nhu cầu công tác, đăng ký lịch cắt điện với TTĐĐTT hàng tuần, tháng, quí, năm, đáp ứng kịp thời hợp lý nhu cầu công tác trong, ngoài Đơn vị.

- Kiểm tra, lập phương án kỹ thuật các di dời lưới, trụ điện, TBT không làm ảnh hưởng cấu trúc lưới điện và phương thức vận hành theo đúng phân cấp.

- Tổ chức theo dõi, giám sát, nghiệm thu các công trình xây dựng mới. - Cập nhật và báo cáo đầy đủ số liệu phụ tải, các biến động trạm, MBT hàng tháng. Tổng

hợp số liệu từ các phòng đội báo cáo QLKT hàng tháng. - Tính toán và lập phương án đề xuất các biện pháp thực hiện giảm tổn thất điện năng về

mặt kỹ thuật. - Giải quyết các đơn thư khiếu nại, phản ánh của báo đài liên quan đến lĩnh vực vận hành

điện theo đúng tiến độ yêu cầu của chế độ 1 cửa. - Tổ chức nghiệm thu thi công mắc điện, gắn mới, di dời, TCCS điện kế.

- Sơ kết, tổng kết, báo cáo nhanh, định kỳ và đột xuất công tác quản lý kỹ thuật, vận hành, bảo trì, sửa chữa lớn lưới điện.

2. Tổ KTAT-BHLĐ: - Xây dựng chương trình, kế hoạch trong công tác KTAT-BHLĐ, PCCN, PCLB, BVMT,

đề ra các biện pháp để đảm bảo sản xuất an toàn cho con người và thiết bị. - Tổ chức sinh hoạt an toàn định kỳ hàng tháng, kiểm tra việc thực hiện công tác AT-

BHLĐ ở các phòng đội. Tổ chức phân công và đôn đốc các phòng, đội thực hiện các chế độ báo cáo theo qui định Đơn vị, Công ty.

- Phổ biến hướng dẫn các qui trình, qui định về KTAT-BHLĐ-PCCN-PCLB-BVMT. Tổ chức biên soạn qui trình sử dụng, bảo quản dụng cụ đồ nghề hiện có ở Đơn vị.

- Tổ chức biên soạn các quy trình thực hiện công tác cho từng công việc cụ thể, trên cơ sở đó lập kế hoạch huấn luyện, đào tạo, bồi huấn lại cho công nhân trực tiếp sản xuất. Tổ chức thi sát hạch đánh giá tay nghề cũng như kiến thức chuyên môn.

- Định kỳ hàng tháng lập lịch phân công cho lãnh đạo các phòng, đội kiểm tra hiện trường sản xuất về việc chấp hành các qui trình, qui định về AT-BHLĐ-PCCN của các nhóm công tác ngoài hiện trường sản xuất.

- Tổ chức đoàn kiểm tra chấm điểm công tác BHLĐ trong Đơn vị và các đơn vị bạn theo lịch phân công hàng 6 tháng của Công ty. Phối hợp Công đoàn tổ chức đăng ký an toàn lao động, vệ sinh lao động cho cá nhân, phòng đội và đơn vị định kỳ hàng đầu năm.

Page 63: Bao Cao Ve Dien Luc

BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY ĐIỆN LỰC CỦ CHI

TRẦN NGỌC LONG - 10TH1D_17 Page 62

- Thống kê, phân tích, báo cáo, phổ biến rút kinh nghiệm các trường hợp TNLĐ trong công ty, EVN. Phối hợp điều tra sự cố, TNLĐ xảy ra trong Đơn vị (nếu có). Phối hợp với công an xã, huyện điều tra tai nạn điện ngoài nhân dân.

- Lập hồ sơ quản lý, cấp phát DCDN , theo dõi thử nghiệm định kỳ các trang cụ AT bảo hộ lao động, kiểm định thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về AT.

- Khảo sát để giải quyết các đơn thư khiếu nại, phản ánh của khách hàng, báo đài liên quan đến an toàn điện theo đúng tiến độ yêu cầu của chế độ 1 cửa.

- Thực hiện nhiệm vụ của Ủy viên thường trực trong Hội đồng BHLĐ, Ban chỉ đạo phòng chống cháy nổ, phòng chống lụt bão của Đơn vị.

- Nghiên cứu, biên soạn các qui trình, qui định, tiêu chuẩn về KTAT-BHLĐ, dụng cụ đồ nghề, trang cụ an toàn bảo hộ lao động.

- Thực hiện trách nhiệm của công tác bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao áp. Lập kế hoạch tiến độ để tổ chức thực hiện, kiểm tra phúc tra thường xuyên, đột xuất việc thực hiện công tác này tại 2 Đội Quản lý lưới điện

- Tổ chức thành lập Hội đồng nghiệm thu sáng kiến cải tiến kỹ thuật, triển khai áp dụng các đề tài này vào thực tế tại Đơn vị, thực hiện nhiệm vụ của Ủy viên thường trực Hội đồng Sáng kiến Đơn vị.

- Tổ chức biên soạn tiêu chuẩn kỹ thuật các trang cụ KTAT-BHLĐ-PCCN, dụng cụ đồ nghề. Tham gia công tác đấu thầu, xét thầu trang bị BHLĐ và vật tư thiết bị của đơn vị.

II.Tìm hiểu, học tập các qui trình KTAT: - Qui trình kỹ thuật an toàn điện, yêu cầu phải nắm vững được các biện pháp an toàn khi

công tác về điện. - Các qui trình, cẩm nang an toàn điện đối với công nhân trực tiếp sản xuất tại Điện lực Củ

Chi. Qua đó tôi được cũng cố thêm kiến thức về an toàn điện đối với công nhân trực tiếp sản xuất.

- Học qui trình “ Những biện pháp an toàn khi làm việc trên cao ”. - Phương pháp leo trụ BTLT dùng nhiều ti leo và dây da 2 dây quàng.

- Các phương pháp hô hấp nhân tạo, cứu người bị điện giật.

III. Cấu tạo nguyên lý hoạt động LA: - Phần chính của thiết bị chống sét van là chuỗi khe hở phóng điện ghép nối tiếp với các

tấm điện trở không đường thẳng (điện trở làm việc). Điện trở không đường thẳng chế tạo bằng vật liệu Vilit, có đặc điểm là có thể duy trì điện áp dư tương đối ổn định khi dòng điện tăng.

- Tất cả đặt kín trong một ống vỏ sứ bảo vệ.

- Khi sóng quá điện áp truyền đến chổ đặt chống sét van có biên độ vượt quá trị số điện áp xuyên thủng xung của chuỗi khe hở, thì tại đây sẽ xảy ra phóng điện và dòng điện xung chạy qua điện trở không đường thẳng R, qua bộ phận nối đất tản vào đất. Dòng điện xung này gây nên trên điện trở không đường thẳng một điện áp giáng gọi là điện áp dư của chống sét van.

Page 64: Bao Cao Ve Dien Luc

BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY ĐIỆN LỰC CỦ CHI

TRẦN NGỌC LONG - 10TH1D_17 Page 63

- Khi dòng điện xung đã kết thúc tức là khi quá điện áp đã chấm dứt thì chạy qua chống sét van là dòng điện kèm theo gây nên bởi điện áp làm việc tần số công nghiệp, bản thân là dòng điện ngắn mạch chạm đất một pha. Hồ quang của dòng điện này phải được dập tắt khi nó đi qua trị số không đầu tiên. Điện trở không đường thẳng, lúc này có trị số tăng rất cao do điện áp tác dụng lên chống sét van đã giảm nhỏ, nhờ đó giảm dòng điện kèm theo đến giới hạn mà khe hở có thể dập tắt hồ quang dễ dàng.

- Mặt khác, khe hở được tạo nên bởi nhiều khe hở nhỏ nối tiếp nhau, nhờ đó hồ quang của dòng điện kèm theo bị chia thành nhiều đoạn ngắn tiếp xúc với nhiều điện cực, nguội nhanh nên khi dòng điện kèm theo qua trị số 0, tại các điện cực của khe hở nhỏ quá trình khử ion được thuận lợi làm cho khả năng cách điện của khe hở được phục hồi nhanh chóng, tạo điều kiện dễ dàng cho việc dập tắt hồ quang.

- Thông số LA:

Stt Hạng mục Đơn vị Yêu cầu

1 Nhà sản xuất/xuất xứ

2 Mã hiệu

3 Nhiệt độ môi trường làm việc 0C 5-45

4 Điện áp lớn nhất của hệ thống kV 24.2

5 Điện áp định mức hệ thống kV 22

6 Điện áp làm việc (Ur) kVrms 18

7 Tần số định mức Hz 50

8 Dòng điện phóng định mức kA 10

9 Điện áp làm việc liên tục cực đại kV 15.3

10 Hệ số qúa áp tạm thời 1.4

11 Yêu cầu với vỏ chống sét

Page 65: Bao Cao Ve Dien Luc

BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY ĐIỆN LỰC CỦ CHI

TRẦN NGỌC LONG - 10TH1D_17 Page 64

11 Điện áp chịu đựng xung sét (BIL) kVp 125

11 Điện áp chịu đựng tần số công nghiệp

*Ướt(10s) kV 50

*Khô(1 phút) kV 60

11 Chiều dài đường rò mm/kV 25

11 Vật liệu làm vỏ Polymer

12 Chế độ làm việc của trung tính Nối đất trực tiếp

13 Phụ kiện đi kèm Giá đỡ cách điện

14 Tiêu chuẩn chế tạo IEC99-4 Ansi

IEEE C62.11

IV. Tìm hiểu về tụ bù 15kV: 1. Cấu tạo: Các bộ phận chính: - Thân sứ - Vỏ thùng.

- Lõi thép. - Dây quấn.

- Chất điện môi.

2. Công dụng chính: Tụ điện được lắp đặt trên các đường dây phân phối nhằm mục đích nâng cao hệ số công

suất. Nhờ đó đạt được những hiệu quả sau:

- Chống được sụt áp. - Giảm bớt tổn thất trong mạng.

- Làm cho khả năng truyền tải của đường dây được tốt hơn hay nói cách khác công suất thực được truyền trên đường dây nhiều hơn.

Phân loại tụ bù: Tuỳ theo chế độ vận hành, tụ bù chia làm hai loại :

a. Tụ cố định: Được đóng mạch thường xuyên vào lưới điện và hoạt động liên tục theo lưới. b. Tụ ứng động: Chỉ được đóng mạch vào lưới điện khi cần thiết và hoạt động theo thời

điểm. Các loại tụ này thường được điều khiển bằng các máy cắt qua các bộ relay thời gian, relay điện áp hay nhu cầu công suất kháng của LĐ khi cần thiết.

Page 66: Bao Cao Ve Dien Luc

BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY ĐIỆN LỰC CỦ CHI

TRẦN NGỌC LONG - 10TH1D_17 Page 65

3. Vị Trí Lắp Đặt: - Tụ bù thường được lắp đặt trên các đường dây trung thế và nơi thích hợp nhất là nơi tập

trung nhiều phụ tải nhất.

- Nếu phụ tải tập trung (có thể là nhà máy, xí nghiệp tiêu thụ công suất lớn nhất và riêng biệt) thì tụ bù đặt nơi phụ tải.

- Nếu phụ tải phân bố đều (các hộ tiêu thụ bình thường sử dụng một công suất tương đối nhỏ, khoảng cách giữa các hộ không xa lắm, nhưng tổng công suất của các hộ lại rất lớn và chiếm một chiều dài đường dây tương đối lớn nên nhìn tổng quát ta có thể xem như là phân bố đều) vị trí đặt tụ thích hợp nhất là trong khoảng từ 1/2 đến 2/3 đường dây tính theo chiều công suất.

4. Tính toán chọn dung lượng bù: - Căn cứ vào đồ thị phụ tải của các tuyến dây và nhánh rẽ xác định dung lượng tụ bù, dạng bù ứng động hoặc cố định. - Chế độ bù nền (bù cố định) được tính theo công thức:

Qbù nền[KVAr] = Ptb.thđ . tg 95 - tg tbtđ ; Trong đó:

Ptb.thđ : Công suất trung bình trên đường dây trong giờ thấp điểm, tính từ các thông số U, I, Cos tbtđ : trung bình của đường dây trong giờ thấp điểm.

tg tbtđ : Tính từ hệ số cos tbtđ trung bình ở giờ thấp điểm của lưới trung thế.

tg 95 : Tính từ hệ số cos 95 = 0.95 là hệ số công suất cần đạt tới (tg 95 = 0.328).

- Chế độ bù ứng động được tính theo công thức:

Qbù ứng động[KVAr] = Ptb.thđ . (tg 95 – tg tbcđ) – Qbù nền

Trong đó:

Ptb.tcđ : Công suất trên đường dây trong giờ cao điểm, tính từ các thông số U, I, Cos tbtđ : trung bình của đường dây trong giờ cao điểm.

tg tbtđ : Tính từ hệ số cos tbtđ trung bình ở giờ cao điểm của lưới trung thế.

tg 95 : Tính từ hệ số cos 95 = 0.95 là hệ số công suất cần đạt tới.

Trong trường hợp lưới đã bù nền và hệ số công suất cos đã đạt yêu cầu trong giờ thấp điểm chế độ bù ứng động được tính theo công thức :

Qbù ứng động[KVAr] = Ptbcđ . (tg 95 – tg tbcđ)

Ptb.tcđ : Công suất trên đường dây trong giờ cao điểm, tính từ các thông số U, I, Cos tbtđ : trung bình của đường dây trong giờ cao điểm.

tg tbcđ : Tính từ hệ số cos tbcđ trung bình ở giờ cao điểm của lưới trung thế.

tg 95 : Tính từ hệ số cos 95 = 0.95 là hệ số công suất cần đạt tới.

Page 67: Bao Cao Ve Dien Luc

BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY ĐIỆN LỰC CỦ CHI

TRẦN NGỌC LONG - 10TH1D_17 Page 66

V. Các biện pháp làm giảm tổn thất điện áp và điện năng trong lưới điện phân phối : 1/ Biện pháp kỹ thuật.

- Thay dây dẫn có tiết diện nhỏ bằng dây dẫn có tiết diện lớn hơn.

- Tiếp tục tăng cường dung lượng bù ứng động, cố định trên lưới trung và hạ thế. - Thường xuyên kiểm tra, phát quang đường dây.

- Cân bằng phụ tải các trạm phân phối hạ thế. Cân pha lưới trung thế. - Lắp đặt các thiết bị đo đếm ranh giới, đầu tuyến để phát hiện tổn thất cho từng khu vực.

- Kiểm tra lưới điện định kỳ :đường dây và trạm (kiểm tra ngày , kiểm tra đêm). - Thường xuyên theo dõi phụ tải :đường dây cao thế , trung thế và hạ thế .

- Theo dõi điện áp đầu và cuối nguồn : đường dây cao thế , trung thế và hạ thế - Thay dây cũ , bọc khóa hoặc tăng tiết diện dây dẫn

- Nâng cấp điện áp từ 15KV lên 22 KV - Dần thay thế đường dây 1 pha lên 3 pha

- Thay thế các máy biến áp bị non tải - Cấy trạm biến áp để rút ngắn bán kính cung cấp điện

- Tiến hành phát quang theo định kì

2/ Biện pháp kinh doanh. -Thay điện kế định kỳ theo kế hoạch và kiểm tra điện kế khách hàng. -Thay điện kế trực tiếp cho khách hàng sử dụng công suất nhỏ và sử dụng điện kế có TI.

-Phúc tra việc ghi điện. -Phân loại các hộ sử dụng điện để định giá cho từng mục đích sử dụng.

-Tổ chức kiểm tra các khách hàng sử dụng điện với số lượng lớn, theo dõi khách hàng có sản lượng tiêu thụ biến động để có biện pháp thích hợp.

-Phòng kinh doanh thường xuyên kiểm tra các điện kế khu vực có tổn thất lớn. -Kiểm tra định kỳ điện kế ranh giới hàng tháng theo qui định.

-Theo dõi hàng tháng các điện kế ranh giới đầu nguồn qua thiết bị đọc dữ liệu từ xa. -Lắp đặt điện kế hiệu Vision có lấp Modern đọc dữ liệu từ xa tại các trạm 110kV, 35kV.

-Lắp công tơ điện tử đầu phát tuyến trung thế và cho từng khu vực của lưới hạ thế để theo dõi tình hình điện nhận và điện thương phẩm để có biện pháp xử lí phù hợp.

-Định kỳ phòng KD phối hợp với các đơn vị kiểm tra ghi chỉ số qua đó tính toán được điện năng giao nhận và điện năng tổn thất của thiết bị.

- Lắp đặt các điện kế nhận tại các trạm 35kV để tính tổn thất đường dây và trạm 35kV. -Thiết kế gắn điện kế đến từng phát tuyến 15, 22kV để từng bước xác định tổn thất điện năng từng phát tuyến, khu vực. -Đơn vị trực tiếp quản lý theo dõi ghi chỉ số, tính tổn thất và báo cáo hàng tháng.

Page 68: Bao Cao Ve Dien Luc

BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY ĐIỆN LỰC CỦ CHI

TRẦN NGỌC LONG - 10TH1D_17 Page 67

-Tổ kiểm tra Điện lực định kỳ kiểm tra (01 lần/quí).

-Công tác kiểm tra khách hàng lớn : Lập lý lịch theo dõi khách hàng lớn, phân công cán bộ quản lý từng khu vực

kiểm tra và cập nhật các số liệu. Báo cáo kịp thời các trường hợp cần sửa chữa cải tạo, các trường hợp quá tải,

non tải TI, TU của hệ thống đo đếm. Chu kỳ kiểm định, định kỳ công tơ TU, TI thực hiện theo qui định của Bộ Khoa học Công

nghệ Môi trường kèm theo quyết định số 65/2002/QĐ – BKHCNMT ngày 19/08/2002 về việc ban hành “Danh mục phương tiện đo phải kiểm định và việc đăng ký kiểm định”, cụ thể:

Công tơ 1 pha kiểm định định kỳ 05 năm 1 lần. Công tơ 3 pha kiểm định định kỳ 02 năm 1 lần.

TU, TI kiểm định định kỳ 05 năm 1 lần.

3/ Các biện pháp khác. - Ban chỉ đạo tổn thất điện năng luôn kiểm tra và theo dõi sâu sắc các đơn vị trong việc thực

hiện công tác chống tổn thất điện năng hàng tháng, để kịp thời xử lý những thiếu xót nhằm gớp phần thực hiện tốt các công tác được giao.

- Tuyên truyền cán bộ công nhân và nhân dân thực hiện nghiêm túc chống câu điện bất hợp pháp. Thường xuyên hợp tác với đài phát thanh, truyền hình, báo chí nhằm tuyên truyền các biện pháp trên.

- Số liệu được cập nhật hàng ngày để báo cáo được chính xác, hạn chế việc cập nhật gián đoạn, thiếu sót.

Các biện pháp cụ thể mà chi nhánh đã thực hiện: - Nâng cấp điện áp lưới từ 15kV lên 22kV. - Thay dây dẫn có tiết diện nhỏ bằng dây dẫn có tiết diện lớn hơn, thay dây bị lão hóa có

các thông số không đạt tiêu chuẩn vận hành: Công trình Sửa chữa lớn hàng năm. - Lắp bộ điều áp dưới tải AVR. Tuy nhiên, biện pháp này không kinh tế do giá thiết bị

còn rất cao. - Lắp thêm các tụ bù ứng động trên lưới để bù tại chổ cho các phụ tải. - Kiểm tra ngày, đêm đường dây. Phát quang triệt để. - Đo nhiệt độ mối nối. - Ép mối nối trung, hạ thế bằng tép ép, ống ép: đúng loại tép ép, ống ép và thiết bị ép

(kềm ép thủy lực) đúng tiêu chuẩn. - Chất lượng các trạm biến áp phải nằm trong giới hạn Quy định của Công ty. Các thông

số kỹ thuật: tổn hao không tải P0, dòng điện không tải I0%, tổn hao ngắn mạch PK, điện áp ngắn mạch UK%, … phải đúng Quy định.

- Thay thế các trạm hạ thế của một số khu vực nâng cấp điện áp lưới trung thế15kV lên 22kV.

- Đấu ghép máy biến thế phân phối 1 pha:1 pha 2 dây thành 1 pha 3 dây, giảm chi phí đầu tư xây dựng, giảm tổn thất (điện khí hóa nông thôn).

- Cân pha đường dây trung thế, hạ thế. Đối với trung thế 5-10% và hạ thế 20-30% theo Thông tư 14.

- Thay điện kế định kỳ.

Page 69: Bao Cao Ve Dien Luc

BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY ĐIỆN LỰC CỦ CHI

TRẦN NGỌC LONG - 10TH1D_17 Page 68

VI/ Các công tác trong quá trình thực hiện đại tu, cải tạo lưới điện hiện hữu : a) Thời gian và chu kỳ: Thời điểm SCL phụ thuộc vào kết quả vận hành, sử dụng, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất

nhưng đảm bảo thời gian từ lúc đưa vào vận hành đến lúc SCL và chu kỳ SCL như sau:

Đường dây tải điện (kể cả trụ điện) trong điều kiện bình thường: 6 năm/lần.

Cáp ngầm và các thiết bị khác: thực hiện theo quy định của nhà chế tạo thiết bị và các VB hướng dẫn có liên quan của EVN HCMC và EVN.

b) Căn cứ lập kế hoạch SCL Nhu cầu sửa chữa của đơn vị.

Chi phí SCL trong kế hoạch giá thành sản phẩm của đơn vị và hạn mức chi phí SCL của năm tương ứng.

c) Kế hoạch thực hiện SCL Bước chuẩn bị: được triển khai từ năm N-1

Khảo sát thực trạng hư hỏng, lập và trình danh mục SCL.

Lập và trình phê duyệt PAKT-DT công trình.

Lập và trình duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu cung cấp VTTB và thi công xây lắp.

Tổ chức đấu thầu xây lắp, đấu thầu cung cấp VTTB, ký kết hợp đồng xây lắp, hợp đồng cung cấp VTTB.

Bước thực hiện: được triển khai trong năm N

Thực hiện cung cấp VTTB và thi công xây lắp.

Tổ chức thi công và nghiệm thu công trình.

Quyết toán công trình.

Cập nhật lý lịch tài sản.

d) Chi tiết thực hiện công tác SCL Đội QLLĐ tiến hành khảo sát, lập biên bản khảo sát thực trạng hư hỏng. Sau khi Biên bản khảo sát thực trạng hư hỏng được Giám Đốc duyệt thì sẽ được trình lên

Tổng Công Ty. Tồng Công Ty duyệt thông qua danh mục các công trình.

Đội QLLĐ lập Phương án kỹ thuật (PAKT) gồm 3 tập: Thuyết minh, Bản Vẽ, Dự Toán.

Tập 1 & Tập 2 trình Phòng Kỹ Thuật (P.KT) thẩm định. Sau khi thẩm định, gởi báo cáo thẩm định cho Phòng Kế Hoạch Vật Tư (P.KHVT).

Sau khi có báo cáo thẩm định của P.KT, P.KHVT tiến hành thẩm định tập 3 (Dự Toán).

P.KH-VT trình Giám Đốc phê duyệt PAKT (3 tập).

Page 70: Bao Cao Ve Dien Luc

BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY ĐIỆN LỰC CỦ CHI

TRẦN NGỌC LONG - 10TH1D_17 Page 69

Giám đốc ký Quyết định phê duyệt PAKT.

P.KHVT lập Kế Hoạch Đấu Thầu: VTTB, Bảo hiểm, Xây Dựng,… Tổ thẩm định tiến hành thẩm định Kế hoạch đấu thầu và lập Báo cáo thẩm định.

Giám Đốc phê duyệt kế hoạch đấu thầu. P.KHVT lập HS mời thầu.

Tổ thẩm định thẩm định HS mời thầu. Giám Đốc phê duyệt HS mời thầu.

P.KHVT tổ chức đấu thầu, gởi HS mời thầu đến các nhà thầu chỉ định hoặc bán HS mời thầu (đấu thầu rộng rãi đăng trên phương tiện đại chúng), mở thầu,…

Tổ chuyên gia tiến hành xét thầu và lập các báo cáo xét thầu. P.KHVT lập Báo cáo xét thầu (tổng hợp).

P.KHVT lập tờ trình Kết quả đấu thầu (KQĐT). Tổ thẩm định thẩm định KQĐT và lập B/C KQĐT.

Giám Đốc duyệt KQĐT.. P.KHVT gởi Thông báo kết quả trúng thầu đến các nhà thầu tham gia đấu thầu.

P.KHVT gởi thư mời thương thảo HĐ. Tiến hành thương thảo HĐ và lập BB thương thảo HĐ.

P.KHVT lập Hợp đồng thi công. Thẩm định HĐ và lập B/C thẩm định.

Tiến hành ký kết HĐ giữa chủ đầu tư và đơn vị thi công. Giám đốc ký quyết định phê duyệt đề cử cán bộ giám sát công trình.

Phòng Kỹ Thuật lập kế hoạch công tác bàn giao các tuyến công trình giữa cán bộ giám sát với đơn vị thi công.

Tập kết đầy đủ VTTB. Đơn vị thi công lập Kế hoạch (P/A) thi công cho toàn bộ công trình.

Chủ đầu tư lập Thông báo khởi công gởi Đơn vị thi công. Đơn vị thi công tiến hành thi công công trình, trong quá trình thi công phải cập nhật Nhật ký

thi công. Đơn vị thi công lập HS hoàn công.

Chủ đầu tư kiểm tra HSHC. Chủ đầu tư gởi thư mời nghiệm thu, và tiến hành công tác nghiệm thu các hạng mục công

trình, lập Biên bản các tồn tại (nếu có). Thực hiện công tác thanh quyết toán công trình.

Page 71: Bao Cao Ve Dien Luc

BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY ĐIỆN LỰC CỦ CHI

TRẦN NGỌC LONG - 10TH1D_17 Page 70

3/ Quy trình SCTX, BTLĐ Bước 1: Khảo sát, lập phương án (Đội QLLĐ, QLKH, VHLĐ, QLĐK,) Bước 2: Phòng Kỹ Thuật, KH-VT nhận phương án từ các phòng đội và kiểm tra phần kỹ

thuật và vật tư. Thời gian thực hiện hoàn tất bước này là 2 ngày. Bước 3: Đơn vị lập phương án nhận phương án kiểm tra xong từ Phòng Kỹ Thuật để trình ký

Ban Giám đốc, photo gởi theo nơi nhận đã được ghi trong phương án. Thời gian thực hiện hoàn tất bước này là 2 ngày.

Bước 4: Phòng KH-VT nhận phương án từ đơn vị lập phương án chuẩn bị đầy đủ vật tư theo phương án đã được duyệt .Thời gian thực hiện hoàn tất bước này từ 10 đến 15 ngày.

Bước 5: Các Phòng, đội khi nhận được phương án từ Văn Phòng, lên kế hoạch thực hiện, đăng ký cắt điện (nếu có) và đề nghị Phòng Kỹ Thuật ra mã số hồ sơ, Phòng KH-VT cấp vật tư. Thời gian thực hiện hoàn tất bước này là 1 ngày.

Bước 6: Căn cứ vào Memo của các Phòng, Đội đề nghị ra mã số, Phòng Kỹ Thuật ra mã số hồ sơ cho các phương án đã yêu cầu và trình ký Ban Giám Đốc, sau đó photo gởi Phòng KH-VT, TC-KT, Đơn vị thi công (mẫu số 1). Thời gian thực hiện hoàn tất bước này là 1 ngày.

Bước 7: Sau khi nhận giấy mã số hồ sơ từ Phòng Kỹ Thuật, Phòng KH-VT ra phiếu xuất kho theo phương án được duyệt, trình ký Ban Giám Đốc và gởi cho Đơn vị thi công. Thời gian thực hiện hoàn tất bước này là 1 ngày.

Bước 8: Đơn vị thi công nhận phiếu xuất kho từ phòng KH-VT, đến kho vật tư của Phòng KH-VT nhận đầy đủ vật tư theo phiếu xuất kho. Thời gian thực hiện hoàn tất bước này là 1 ngày.

Bước 9: Sau khi nhận đầy đủ vật tư, Đơn vị thi công tiến hành thi công theo lịch cắt điện đã đăng ký trước. Thời gian thực hiện hoàn tất bước này là thi công theo lịch cắt điện đã được duyệt.

Bước 10: Sau 1 ngày thi công xong phương án, Đơn vị thi công lập báo cáo hoàn tất gởi cùng với phương án + phiếu xuất kho về Phòng Kỹ Thuật. Thời gian thực hiện hoàn tất bước này là 2 ngày.

Bước 11: Phòng Kỹ Thuật nhận HS thi công hoàn tất, tiến hành kiểm tra HS. Nếu HS đạt yêu cầu thì kết hợp Đơn vị thi công tiến hành nghiệm thu, nếu không đạt yêu cầu thì gởi lại HS cho Đơn vị thi công bổ sung sửa chữa. Thời gian hoàn tất bước này là 2 ngày.

Bước 12: Phòng Kỹ Thuật và Đơn vị thi công nghiệm thu phương án đã thi công xong. Trường hợp thi công đạt yêu cầu kỹ thuật, Phòng Kỹ Thuật tiến hành lập biên bản nghiệm thu (mẫu số 5). Trường hợp thi công không đạt yêu cầu kỹ thuật, Phòng Kỹ Thuật gởi hồ sơ hoàn tất lại cho đơn vị thi công bằng Memo yêu cầu thực hiện cho đạt yêu cầu kỹ thuật, thời gian chỉnh sửa theo yêu cầu trên không quá 5 ngày từ khi nhận được memo của Phòng Kỹ Thuật. Thời gian thực hiện hoàn tất bước này là 1 ngày.

Bước 13: đơn vị thi công nhận HSNT từ phòng Kỹ Thuật, sau khi nhận HSNT từ Phòng Kỹ Thuật đơn vị thi công chuyển BBNT cho các Phòng, Đội có liên quan ký và chuyển toàn bộ HSNT về Phòng HC-TH để trình ký Ban Giám Đốc, sau đó photo chuyển cho các Phòng, Đội liên quan. Thời gian thực hiện hoàn tất bước này là 3 ngày.

Bước 14: Phòng KH-VT nhận bộ HS từ Đơn vị thi công, căn cứ vào bảng quyết toán vật tư - thiết bị trong bộ HSNT Phòng KH-VT ra phiếu xuất kho khi có vật tư phát sinh và ra phiếu

Page 72: Bao Cao Ve Dien Luc

BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY ĐIỆN LỰC CỦ CHI

TRẦN NGỌC LONG - 10TH1D_17 Page 71

nhập kho khi có vật tư thu hồi và gởi cho đơn vị thi công. Thời gian thực hiện hoàn tất bước này là 1 ngày.

Bước 15: đơn vị thi công nhận phiếu xuất, nhập kho phát sinh từ phòng KH-VT, Đơn vị thi công tiến hành nhận hoặc nhập vật tư về kho điện lực theo phiếu đã được duyệt, lưu tại đơn vị thi công 1 bản và 3 bản gởi lại cho Phòng KH-VT, sau đó photo phiếu xuất, nhập kho trên gởi về Phòng Kỹ Thuật lưu hồ sơ nghiệm thu. Thời gian thực hiện hoàn tất bước này là 1 ngày.

Bước 16: phòng KH-VT nhận phiếu xuất, nhập kho từ đơn vị thi công, Phòng KH-VT tiến hành tách ra làm 3 bộ : 01 bộ lưu tại kho vật tư, 01 bộ lưu tại tổ vật tư và 01 bộ chuyển Phòng TC-KT. Thời gian thực hiện hoàn tất bước này là 1 ngày.

Bước 17: Sau khi nhận được phiếu xuất, nhập kho phát sinh từ Phòng KH-VT, Phòng TC-KT kết hợp với HSNT quyết toán chi phí SCTX với Tổng Công Ty. Thời gian thực hiện hoàn tất bước này là 3 ngày.

VII. Nội dung công tác thiết lập một đồ án thiết kế cho các công trình: xây dựng mới, đại tu, cải tạo lưới điện hiện hữu (đường dây và trạm) bao gồm các khâu khảo sát, thiết kế, lập dự toán, trình duyệt tổ chức thi công, nghiệm thu.

1/ Cơ sở thiết kế: Căn cứ vào các cơ sở sau:

- Bản Đề Nghị của Khách hàng. - Quyết định duyệt Phụ tải của Giám đốc Điện lực. - Hợp đồng khảo sát, thiết kế Công trình.

2/ Khảo sát thiết kế: - Đến địa phương làm công tác khảo sát thiết kế theo yêu cầu. - Phụ tải tiêu thụ tại địa phương, nắm sơ bộ để chọn công suất cho trạm. - Khảo sát nắm vững địa hình mà đường dây đi qua để chọn hướng tuyến đường dây đi. - Đo khoảng cách để phân bố số trụ, ghi các vị trí bẻ góc, vượt sông và các vị trí đặc biệt để

bố trí tiêu chuẩn trụ. - Tùy địa hình xử lý các hình thức: trụ chằng, neo thích hợp. - Chọn bãi đỗ trụ, chọn đường vận chuyển vật tư cho công trình. - Chọn nơi đóng quân cho đội thi công.

Kết quả của công tác khảo sát là phải đưa ra được các loại bản vẽ, sơ đồ như sau: Sơ đồ vị trí địa lý của công trình.

Bản vẽ mặt bằng: - Bản vẽ phân bố trụ hoặc mặt bằng cáp ngầm. - Phải vẽ rõ từng vị trí trụ so với điểm mốc cố định, so với lòng đường hoặc lộ giới. - Phải vẽ đầy đủ các công trình nhà cửa , cây cối, chướng ngại nằm trong hành lang bảo vệ an

toàn của công trình, ghi chú khối lượng cần thiết phải giải tỏa, san dọn mặt bằng. - Tại các vị trí đặc biệt như nơi giao chéo dây thông tin hoặc đường dây điện khác, nơi vượt

đường, vượt sông… phải vẽ thêm mặt cắt ngang, mặt cắt dọc. - Đối với công trình cáp ngầm còn phải thể hiện rõ các công trình hạ tầng khác có liên quan

như cống thoát nước, cấp nước, cáp thông tin, hố ga …v…v

Page 73: Bao Cao Ve Dien Luc

BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY ĐIỆN LỰC CỦ CHI

TRẦN NGỌC LONG - 10TH1D_17 Page 72

3/ Lập dự toán cho công trình: Bảng dự toán gồm 3 phần chính: thuyết minh , liệt kê thiết bị và các bản .

Thuyết minh : Phần thuyết minh thực chất là mô tả tóm tắt về mặt kỹ thuật, thông thường gồm có các

phần: cơ sở lập thiết kế, cơ sở lập dự toán, điều kiện địa lý và mục đích của công trình, giải pháp kỹ thuật công trình, biện pháp thi công và phát quang giải tỏa.

Lập dự toán trên cơ sở sau : - Đơn giá xây dựng cơ bản lắp đặt đường dây tải điện ban hành kèm theo QĐ số

67/1999/QĐ-BCN ngày 11/10/1999 của Bộ công nghiệp.

- Hệ số điều chỉnh nhân công theo TT05/2003/TT-BXD ngày 11/3/2003 của BXD và hướng dẫn số 1370/CP-KHĐT ngày 10/4/2003 của BCN.

- Chi phí ngày thi công theo quyết định số 1260 BXD-VKT ngày 28/8/1998 của BXD. Hệ số điều chỉnh nhân công theo TT05/2003/TT-BXD ngày 14/3/2003 của BXD và hướng dẫn số 1372/CP-KHĐT ngày 10/4/2003 của BCN.

- Cước vận chuyển hàng hóa theo quyết định số 89/2000/QĐ-BVGCP ngày 13/11/2000 của Ban vật giá chính phủ.

- Định mức chi phí chung, TNCTTT, chi phí BQLDA theo thông tư 09/2000/TT-BXD của Bộ xây dựng.

- Chí phí lập BNCKT, hồ sơ mời thầu, giám sát Điện lực, thẩm định TKKT-DT theo quyết định số 15/2001/QĐ-BXD ngày 20/7/2001 của Bộ xây dựng.

- Chi phí khảo sát theo quyết định số 36/1998/QĐ-BCN ngày 02/6/1998 và QĐ số 62/1999/QĐ-BCN ngày 11/9/1999 của BCN.

- Hệ số điều chỉnh theo TT05/2003/TT-BXD ngày 4/3/2003 của BXD và hướng dẫn số 1370/CV-KHĐT ngày 10/4/2003 của BCN (KKS=1,18).

- Chi phí thiết kế theo QĐ số 12/2001/QĐ-BXD ngày 27/3/2000 của BXD. - Thuế VAT theo TT 01/1999/TT-BXD ngày 16/1/1999 của BXD.

- Chi phí kiểm tra quyết toán theo v/b 70/2000/QĐ-BTC của Bộ tài chánh. - Ghi chú: trong quá trình thi công, quyết toán, nếu có phát sinh hoặc Nhà nước có thay đổi

chế độ XDCB, thì các bên sẽ căn cứ theo quy định hiện hành.

Liệt kê thiết bị: - Phần liệt kê thiết bị gồm có bảng liệt kê chi tiết các thiết bị, vật tư tại từng vị trí địa lý của

công trình và bảng tổng hợp vật tư theo từng loại thiết bị vật tư.

Bản vẽ : - Bản vẽ sơ đồ mặt bằng. - Bản vẽ sơ đồ móng trụ, trạm, lắp đặt chằng, móng néo.

- Bảng phân bố trụ trên tuyến.

Page 74: Bao Cao Ve Dien Luc

BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY ĐIỆN LỰC CỦ CHI

TRẦN NGỌC LONG - 10TH1D_17 Page 73

- Bảng kê thiết bị vật liệu.

- Bảng kê vật tư công trình. - Chi phí vận chuyển, bốc dở, di chuyển.

- Bảng tổng hợp thiết bị, vật tư thi công. - Lên bảng tổng chiếc tính, kinh phí toàn bộ cho công trình.

- Từ các số liệu trên thuyết minh tổng quát về công trình đưa ra giải pháp kỹ thuật thi công, biện pháp tổ chức thi công, phạm vi và khối lượng công việc.

Ngoài ra 3 phần trên còn có bảng tổng hợp kinh phí , bảng chiết tính chi phí của công trình.

4/ Trình duyệt: - Đơn vị thiết kế chịu trách nhiệm trình bày và bảo vệ thiết kế trong quá trình thẩm định,

xét duyệt.

- Phòng kỹ thuật của Công ty chịu trách nhiệm thẩm định thiết kế kỹ thuật và lập văn bản phê duyệt kỹ thuật, trình ban Giám đốc Công ty ký duyệt hồ sơ thiết kế kỹ thuật.

5/Tổ chức thi công: Đơn vị trúng thầu sau khi được phê duyệt về kỹ thuật và dự toán sẽ thi công theo các yêu

cầu kỹ thuật của thiết kế. Trong quá trình thi công phải thực hiện các biện pháp an toàn theo qui định trong qui trình kỹ thuật an toàn điện.

Qua quá trình khảo sát ta có thể tiến hành thi công theo các phương pháp sau: Cơ giới (chủ yếu gần đường giao thông );

Thủ công (chủ yếu xa đường giao thông ); Cơ giới kết hợp thủ công.

6/ Nghiệm thu: Các bên tham gia nghiệm thu bao gồm:

- Đại diện bên giao thầu; - Đại diện bên quản lý lưới điện và thiết bị;

- Đại diện đơn vị thiết kế; - Đại diện chính quyền địa phương.

Nội dung công tác nghiệm thu: nghiệm thu số lượng và khối lượng công trình, tài liệu thiết kế theo quy định và theo thực tế hiện trường đã hoàn thành.

Cơ sở để nghiệm thu công trình: - Tài liệu thiết kế đã được duyệt: kiểm tra công trình có xây dựng đúng theo

thiết kế không; - Các quy trình, quy phạm hiện hành của Nhà nước, các quy tắc, quy định

hiện hành của ngành điện địa phương: kiểm tra xem việc lắp đặt công trình có bảo đảm đủ tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy trình, quy phạm để vận hành an toàn hay không;

- Các biên bản thí nghiệm các thiết bị.

Page 75: Bao Cao Ve Dien Luc

BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY ĐIỆN LỰC CỦ CHI

TRẦN NGỌC LONG - 10TH1D_17 Page 74

Thiết kế trạm 560 kVA .

Thiết kế trạm 560kVA để đáp ứng nhu cầu phụ tải :

Thiết bị cần lắp đặt cho trạm 560 kVA như sau : a) Máy biến áp : lọai 3 pha , công suất 560kVA, dòng sơ cấp 14,7 (A), dòng thứ cấp 850,83 (A) ; 22/0,4 kV, dây dẫn MBA CLXLPE / PVC 24kV – 35mm2; b) FCO lọai 100 A;

c) LA lọai 10kA , 18 kV ; d) MCCB : 3 x 1000; e) TI trung thế . TI : 15 (30) / 5A vận hành cấp 15 / 15 (A);

f) TU lọai 12 (8,4) / 0,12 (kV); g) Hệ thống nối đất : dây đồng trần 50 mm2 , rtd qui định = 4Ω;

h) Cáp lực trung thế : 35 mm2;

i) Cáp lực hạ thế trạm biến áp tính từ MBA CB tổng hạ thế , từ trung tính MBA dây trung

hòa lứơi phân phối ;

- Pha : 2CV300 mm2; - Dây trung tính CV 300 mm2;

- Icp hiệu chỉnh = 991,8 (A); j) Trục hạ thế 1 lộ ra :

- Pha : 3AV 185 mm2; - Trung tính 2AV 180 mm2 , Icp hiệu chỉnh = 856,08 (A);

k) Trục hạ thế hai lộ ra : - Pha : AV 300 mm2;

- Trung tính AV 185 mm2 , Icp hiệu chỉnh = 483 (A); l)Tụ bù : lọai 3 pha 210 (kVAr)

- MCCB : 3 x 630 ; - Dây dẫn lọai CV185 mm2 .Icp hiệu chỉnh = 405 (A);

*Thiết bị cần lắp đặt cho đừơng dây trung hạ thế 5 km : Phần đường dây trung thế :

-Dây dẫn : - Dùng cáp đồng bọc 24 kV / 35 mm2 để đấu nối xuống phần nhất thứ của hệ đo đếm ; - Dùng cáp nhôm trần lõi thép AC-25 mm2 cho dây pha & AC-16 mm2 cho dây trung hòa .

-Bảo vệ đường dây : sử dụng LBFCO27kV / 100 A , chì 40k. -Trụ : sử dụng trụ BTLT 12m - 350kg;

Page 76: Bao Cao Ve Dien Luc

BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY ĐIỆN LỰC CỦ CHI

TRẦN NGỌC LONG - 10TH1D_17 Page 75

-Móng trụ : 2 đà cản BTCT

- Sử dụng móng 1,2m , (M’ 12-2a) - Móng trụ đơn 1 đà cản 1,2 m , & móng trụ đơn 2 đà cản 1,2 m

-Xà : - Sử dụng xà L75 x 75 x 8 , dài 2,4 m 4ốp cho vị trí trụ đầu nối & trụ trạm

- Sử dụng xà L75 x 75 x8, dài 2m 2 ốp + chân sứ đỉnh thẳng 870 mm -Sứ : sử dụng sứ đứng 24kg để đở dây pha , sứ treo polyme 24kg để dùng dây pha , & sứ ống chỉ để dùng đỡ dây trung hòa . -Phần đường dây hạ thế & tụ bù :

Lưu ý : trang bị hệ thống tụ bù sao cho hệ số công suất >=0,85 ; nếu hệ số công suất < 0,85 thì khách hàng phải trả tiền mua công suất phản kháng cho ngành điện theo qui định .

- Tụ bù : lọai 3 pha 210 kVAr ; - MCCB : 3x 630 ;

- Dây dẫn lọai : CV185 mm2: Ihiệuchỉnh = 405 (A). -Khi thực hiện các mối nối phải tuân theo qui định từ điều 135 – 145qui trình tạm thời về thi công lưới điện cao thế trên không điện thế đến 100kV của bộ điện và than năm 1971 . -Trục hạ thế được tính từ đầu CB tổng trạm biến áp , đến lưới điện hạ thế .

-Giá trị điện trở của hệ thống nối đất trạm :

Đối với khu vực thành thị thì giá trị điện trở nối đất phải tuân theo qui phạm trang bị điện của bộ Điện Lực ban hành số 507 DL/CT ngày 22/12/1984

Đối với khu vực nông thôn thì giá trị điện trở nối đất có thể áp dụng theo qui định lưới điện nông thôn của bộ công nghiệp ban hành theo quyết định số 57/ 2000/ Qb / BCN ngày 25 /9 / 2000.

Khảo sát trạm 560 kVA : 1) Giai đọan khảo sát thiết kế : - Sau khi nhận được yêu cầu cung cấp điện của khách hàng cán bộ kỹ thuật được phân công tiến hành khảo sát.

- Lập phương án cấp điện - dùng chương trình PSS/ Adept tính tóan sụt áp trình lãnh đạo phê duyệt .

- Ra quyết định cấp điện về việc duyệt phát triển phụ tải mới . 2) Giai đọan lập báo cáo kinh tế KT: a) Biên chế hồ sơ báo cáo KT – KT:

- Tổng quát về công trình : + Mục đích đầu tư của công trình ; + Các căn cứ lập dự án đầu tư xây dựng ; + Đặc điểm qui mô công trình ; + Phạm vi đề án .

Page 77: Bao Cao Ve Dien Luc

BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY ĐIỆN LỰC CỦ CHI

TRẦN NGỌC LONG - 10TH1D_17 Page 76

- Sự cần thiết đầu tư công trình : + Giới thiệu chung ; + Sự cần thiết đầu tư công trình .

- Lựa chọn tuyến đường dây & địa điểm trạm : + Phân tích các yêu cầu đối với vị trí xây lắp trạm & các tuyến đường dây ;

+ Phương án xây dựng đường dây . - Các giải pháp công nghệ chính :

+ Giải pháp công nghệ đường dây ; + Giải pháp công nghệ trạm biến áp .

- Các giải pháp xây dựng chính : + Giới thiệu chung về đầu nối ;

+ Giải pháp đầu nối . - Phòng chống ảnh hưởng của công trình đến môi trường . - Cơ sở đánh giá tác động môi trừơng :

+ Tác động đến môi trường dự án ;

+ Các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ; + Kết luận .

- Tổng mức đầu tư : + Cơ sở lập tổng mức đầu tư ;

+ Tổng mức đầu tư ; + Vốn đầu tư .

- Tổ chức xây dựng và tiến độ thực hiện : + Cơ sở và tổ chức xây dựng ;

+ Khối lượng xây lắp chính ; + Tổ chức công trường ;

+ Các phương án xây lắp chính ; + Tiến độ thực hiện ;

+ An tòan lao động . - Phương thức quản lý dự án & kế họach đấu thầu :

+ Phương thức quản lý dự án ; + Kế họach đấu thầu .

- Kết luận và kiến nghị : + Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của công trình ;

+ Các kết luận và kiến nghị .

Page 78: Bao Cao Ve Dien Luc

BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY ĐIỆN LỰC CỦ CHI

TRẦN NGỌC LONG - 10TH1D_17 Page 77

b) Lập dự tóan :

- Đơn giá vật tư thiết bị (VTTB) áp dụng theo đơn giá hiện hành ; - Đơn giá nhân công :

+ Xây lắp đừơng dây trung hạ thế : quyết định số 285 QĐ – BCN ngày 23 /2 /2004 của bộ công nghiệp

+ Xây lắp trạm biến áp : áp dụng theo quyết định số 286 / QĐ – ĐCN ngày 23 /2 /2004 của bộ công nghiệp

- Đơn giá được hiệu chỉnh : + Thông tư số 03 /2008 /TT – BXD ngày 25 /01 / 2008 của bộ xây dựng về việc hướng dẫn điều chỉnh dự tóan xây dựng công trình theo lương tối thiểu 540.000 đ / tháng + Thông tư 05 /2009 /TT – BXD của bộ xây dựng về việc hướng dẫn điều chỉnh dự tóan xây dựng công trình theo lương tối thiểu 650.000 đ / tháng Chi phí trực tiếp , chi phí chung , thu nhập chụi tính trứơc thực hiện theo hướng dẫn tại TT 05 / 2007 / TT BXD của bộ xây dựng :

- Chi phí trực tiếp ký hiệu là T :

T = VL + NC + MTC + V + TT VL : chi phí vật tư ; NC : chi phí nhân công

MTC : máy thi công ; V : vận chuyển TT : chi phí trực tiếp khác . TT = 1,5% x ( VL + NC + MTC + V)

- Chi phí chung : ký hiệu là C :

- Thu nhập chịu thuế tính trước ký hiệu là TL ; TL = (T + C ) x 6 %

- Chi phí quản lý dự án , lập báo cáo kiễm tra KT – KT , chi phí giám sát , chi phí lập hồ sơ mời thầu và xét chọn : thực hiện theo văn bản số 1751 / BXD – VP ngày 14 / 8 / 2007 của bộ xây dựng về việc công bố định mức chi phí QLDA và chi phí ĐTXD công trình

Ngày 12 / 4 / 2004 của bộ tài chính quyết định ban hành quy tắc biểu khí bảo hiểm xây dựng lắp đặt :

- Chi phí bảo hiểm , thực hiện theo quyết định số 33 / 2004 / QĐ – BTC

- Chi phí tính tóan QT – KT : ( quyết toán , kiểm toán ) : thực hiện theo thông tư số 33 / 2007/ TT – BTC

- Ngày 9 / 4 / 2007 của bộ tài chính hướng dẫn quyết tóan dự án hòan thành thuộc nguồn vốn nhà nước

- Chi phí vận chuyển : thực hiện theo quyết định 747 / QĐ – UBND ngày 17 / 8 /2006 của UBND Huyện Củ Chi theo nghị định số 747 / QĐ – UBND về việc ban hành giá cứơc vận chuyển , trung chuyển , bốc đỡ hàng hóa áp dụng trên địa bàn.

c) Bản vẽ chi tiết các thiết bị trong trạm : (Đính kèm).

Page 79: Bao Cao Ve Dien Luc

BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY ĐIỆN LỰC CỦ CHI

TRẦN NGỌC LONG - 10TH1D_17 Page 78

3) Giai đọan tổ chức thi công:

- Sau khi xác định được nhà thầu , từng thầu thi công xây dựng công trình . - Ban QLDA yêu cầu nhà thầu lập bảng đăng ký tiến độ thi công trình P.KH / KT phê duyệt

. - Thường xuyên kiểm tra hiện trường , thi công xây dựng công trình.

- Giám sát theo dõi tiến độ thi công các công trình, giám sát chất lượng thi công trình,thường xuyên kiểm tra nhật ký thi công, nhật ký giám sát để chấn chỉnh kịp thời các thiếu sót nếu có.

4) Giai đọan nghiệm thu :

- Công tác nghiệm thu thực hiện theo nghị định số 200 / 2004 / NĐ – CB của chính phủ về quản lý chất lượng .