BÁO CÁO TỔNG KẾT - wvi.org Vietnam AR 2015_VNM.pdf · 2015-2017 với định hướng...

16
Mọi thông tin trong Báo Cáo Tổng Kết 2015 thuộc bản quyền của World Vision Việt Nam Trụ sở: Tầng 4 Tòa nhà HEAC, 14-16 Hàm Long, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam Tel: (84-4) 3943 9920 | Fax: (84-4) 3943 9921 | www.wvi.org/vietnam SÁCH KHÔNG BÁN BÁO CÁO TỔNG KẾT 2015

Transcript of BÁO CÁO TỔNG KẾT - wvi.org Vietnam AR 2015_VNM.pdf · 2015-2017 với định hướng...

Page 1: BÁO CÁO TỔNG KẾT - wvi.org Vietnam AR 2015_VNM.pdf · 2015-2017 với định hướng chuyển đổi mô hình hoạt động, nâng cao tính hệ thống và hiệu quả

Mọi thông tin trong Báo Cáo Tổng Kết 2015 thuộc bản quyền của World Vision Việt NamTrụ sở: Tầng 4 Tòa nhà HEAC, 14-16 Hàm Long, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamTel: (84-4) 3943 9920 | Fax: (84-4) 3943 9921 | www.wvi.org/vietnam

SÁCH KHÔNG BÁN

BÁO CÁO TỔNG KẾT

2015

Page 2: BÁO CÁO TỔNG KẾT - wvi.org Vietnam AR 2015_VNM.pdf · 2015-2017 với định hướng chuyển đổi mô hình hoạt động, nâng cao tính hệ thống và hiệu quả

3

GIÁ TRỊ CỐT LÕIWorld Vision được thôi thúc và khích lệ bởi tình yêu, sự thương cảm và quan tâm đặc biệt của Đức Chúa Trời đối với người nghèo, người thiệt thòi và trẻ em. World Vision là một tổ chức Cơ đốc;Chúng ta quý trọng con người;Chúng ta cam kết phục vụ người nghèo; Chúng ta có trách nhiệm với nguồn lực được giao phó; Chúng ta là đối tác bình đẳng;Chúng ta sẵn sàng trợ giúp.

TẦM NHÌN“Vì một cuộc sống trọn vẹn ý nghĩa cho mọi trẻ em, Và những tấm lòng thiện chí biến mong ước đó thành hiện thực.”

Quý vị thân mến,

Năm tài chính 2015 đánh dấu nhiều nỗ lực của World Vision Việt Nam nhằm gia tăng đóng góp vào an sinh bền vững cho trẻ em. Chiến lược Quốc gia giai đoạn 2015-2017 với định hướng chuyển đổi mô hình hoạt động, nâng cao tính hệ thống và hiệu quả chi phí hứa hẹn sẽ mang lại nhiều tác động hơn nữa đến cuộc sống của trẻ em trên cả nước.

Năm 2015, World Vision Việt Nam tiếp tục được đánh giá cao giữa các văn phòng World Vision khu vực Châu Á Thái Bình Dương, xếp hạng “Uy tín” ba năm liên tiếp theo kết quả Đánh giá năng lực và hiệu quả chương trình. Báo cáo An sinh trẻ em về những thành tựu trong công tác cải thiện đời sống của trẻ em Việt Nam đã nhận được những nhận xét tích cực. Chúng tôi cũng vinh dự được Chủ tịch nước Việt Nam trao tặng Huân chương Hữu nghị, ghi nhận những đóng góp của World Vision trong công cuộc xóa đói giảm nghèo của đất nước.

Trong năm qua, World Vision đã trang bị kiến thức cho 41.167 bà mẹ và người chăm sóc trẻ tại 895 câu lạc bộ dinh dưỡng thuộc 37 huyện, thông qua họ góp phần cải thiện sức khỏe cho hơn 125.000 trẻ em dưới 5 tuổi và giảm tỷ lệ thấp còi ở các huyện dự án từ 33,4% xuống còn 29,2%. Tỷ lệ đọc hiểu ở trẻ 11 tuổi tại 40 huyện cũng được cải thiện đáng kể, tăng từ 74,9% lên 79% nhờ việc nhân rộng các mô hình như câu lạc bộ đọc sách trẻ em, phương pháp học tập tích cực và thư viện thân thiện. Sự tham gia của trẻ được đẩy mạnh thông qua 243 dự án nhỏ do chính trẻ thiết kế, thực hiện và giám sát. 14.245 hộ nghèo được tiếp cận vay vốn và trang bị kiến thức tài chính để cải thiện kinh tế và điều kiện sống của gia đình. Năm triệu viên thuốc tẩy giun đã được phân phát cho phụ nữ trong độ tuổi sinh sản tại 16 tỉnh nghèo nhằm hỗ trợ Chính phủ bảo vệ sức khỏe bà mẹ-trẻ em.

Công tác vận động chính sách cũng được đẩy mạnh từ cấp xã đến cấp quốc gia, tập trung vào vấn đề bảo vệ trẻ em và sự tham gia của trẻ. World Vision Việt Nam tiếp tục tích cực tham gia thúc đẩy tiếng nói của trẻ về các vấn đề liên quan đến trẻ và cộng đồng của trẻ thông qua Diễn đàn trẻ em các cấp được phối hợp tổ chức với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Cục Bảo vệ Chăm sóc Trẻ em và nhiều tổ chức quốc tế khác. Chúng tôi cũng hỗ trợ Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội trong việc thực hiện Báo cáo đánh giá tác động dự thảo Luật Trẻ em, đồng thời đóng góp những kinh nghiệm thực tế tại cộng đồng trong quá trình xây dựng Chương trình Hành động Quốc gia về Thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em.Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tất cả các nhà bảo trợ trẻ, nhà tài trợ, 13 văn phòng hỗ trợ, đối tác Chính phủ các cấp, các tổ chức Phi chính phủ trong nước và quốc tế, đội ngũ nhân viên, cộng đồng và trẻ em. Nếu không có sự cam kết và ủng hộ của Quý vị, World Vision Việt Nam sẽ không thể đạt đượng những thành tựu kể trên. Chúng tôi mong muốn được tiếp tục đồng hành cùng Quý vị trên hành trình phía trước để giúp đỡ thêm nhiều trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được kinh nghiệm cuộc sống trọn vẹn ý nghĩa.

Trần Thu HuyềnTrưởng đại diện

Ảnh: Lê Thiêm Xuân/World Vision

Page 3: BÁO CÁO TỔNG KẾT - wvi.org Vietnam AR 2015_VNM.pdf · 2015-2017 với định hướng chuyển đổi mô hình hoạt động, nâng cao tính hệ thống và hiệu quả

4 5Báo cáo tổng kết 2015

MỤC LỤCHoạt động tại Việt Nam 4-5Chiến lược quốc gia giai đoạn 2015-2017 4Giảm suy dinh dưỡng 6-9Nâng cao chất lượng giáo dục 10-13Bảo vệ trẻ em 14-17Tăng cường khả năng chống chịu và phục hồi 18-21Các chủ đề xuyên suốt 22-23Lồng ghép về chương trình 24Tính bền vững của chương trình 25Đánh giá năng lực và hiệu quả chương trình 25Nhà tài trợ 26-27Nhân viên 28Đối tác 29Tiến độ an sinh trẻ em 30Trách nhiệm giải trình 31

HOẠT ĐỘNG TẠI VIỆT NAM STT Chương trình Phát triển vùng (CTPTV)

Tỉnh/ Thành phố

1 CTPTV Na Hang Tuyên Quang

2 CTPTV Điện Biên Đông Điện Biên

3 CTPTV Mường Chà Điện Biên

4 CTPTV Tủa Chùa Điện Biên

5 CTPTV Tuần Giáo Điện Biên

6 CTPTV Lục Yên Yên Bái

7 CTPTV Trạm Tấu Yên Bái

8 CTPTV Trấn Yên Yên Bái

9 CTPTV Văn Chấn Yên Bái

10 CTPTV Văn Yên Yên Bái

11 CTPTV Yên Bình Yên Bái

12 CTPTV Đô thị Ngô Quyền Hải Phòng

13 CTPTV Tiên Lữ Hưng Yên

14 CTPTV Lạc Sơn Hòa Bình

15 CTPTV Mai Châu Hòa Bình

16 CTPTV Yên Thủy Hòa Bình

17 CTPTV Bá Thước Thanh Hóa

18 CTPTV Cẩm Thủy Thanh Hóa

19 CTPTV Lang Chánh Thanh Hóa

20 CTPTV Như Thanh Thanh Hóa

21 CTPTV Như Xuân Thanh Hóa

22 CTPTV Quan Hóa Thanh Hóa

23 CTPTV Quan Sơn Thanh Hóa

24 CTPTV Thường Xuân Thanh Hóa

25 CTPTV Đăkrông Quảng Trị

26 CTPTV Hải Lăng Quảng Trị

27 CTPTV Hướng Hóa Quảng Trị

28 CTPTV Triệu Phong Quảng Trị

29 CTPTV Vĩnh Linh Quảng Trị

30 CTPTV Hòa Vang Đà Nẵng

31 CTPTV Đô thị Sơn Trà Đà Nẵng

32 CTPTV Hiên Quảng Nam

33 CTPTV Nam Giang Quảng Nam

34 CTPTV Nông Sơn Quảng Nam

35 CTPTV Phước Sơn Quảng Nam

36 CTPTV Tiên Phước Quảng Nam

37 CTPTV Trà My Quảng Nam

38 CTPTV Minh Long Quảng Ngãi

39 CTPTV Sơn Tây Quảng Ngãi

40 CTPTV Trà Bồng Quảng Ngãi

41 CTPTV Đắk R’lấp Đắk Nông

42 CTPTV Bắc Bình Bình Thuận

43 CTPTV Hàm Thuận Bắc Bình Thuận

44 CTPTV Đô thị Bình Chánh TP. Hồ Chí Minh

45 CTPTV Đô thị Quận 4 TP. Hồ Chí Minh

STT Dự án đặc biệt Tỉnh/Thành phố

1 Dự án Thoát khỏi sự lạm dụng Điện Biên, Hà Nội

2 Nhật Bản viện trợ bằng hàng hóa cho huyện Tủa Chùa Điện Biên

3 Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh Điện Biên

4 Bảo vệ trẻ em và Vận động chính sách Yên Bái, Hòa Bình

5 Chương chình Chấm dứt mua bán người Yên Bái, Quảng Trị, Quảng Nam

6 Tăng cường năng lực chống chịu với biến đổi khí hậu và rủi ro thiên tai tại thành phố Hải Phòng Hải Phòng

7 Sức khỏe trẻ em toàn cầu Điện Biên, Yên Bái, Hòa Bình, Quảng Trị

8 Sáng kiến hỗ trợ trong chăn nuôi Hòa Bình, Quảng Trị

9Tăng cường năng lực phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro thiên tai cho các vùng ven biển tại tỉnh Thanh Hóa

Thanh Hóa

10 Nước sạch, Vệ Sinh, Môi trường huyện Hải Lăng Quảng Trị

11 Phát triển sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số Quảng Trị

12 Các sáng kiến bảo vệ môi trường Quảng Trị

13Tăng cường năng lực lập kế hoạch và thực hiện đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng

Bình Thuận

14 Rà sát phương pháp tiếp cận giáo dục Thanh Hóa, Quảng Trị, Quảng Ngãi

STTChương trình Tài chính Vi mô

Tỉnh/ Thành phố

1 Huyện Kim Động Hưng Yên

2 Huyện Phù Cừ Hưng Yên

3 Huyện Lang Chánh Thanh Hóa

4 Huyện Triệu Phong Quảng Trị

5 Huyện Vĩnh Linh Quảng Trị

6 Huyện Hải Lăng Quảng Trị

7 Huyện Hòa Vang Đà Nẵng

8 Huyện Hiệp Đức Quảng Nam

9 Huyện Tiên Phước Quảng Nam

CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2015-2017

Page 4: BÁO CÁO TỔNG KẾT - wvi.org Vietnam AR 2015_VNM.pdf · 2015-2017 với định hướng chuyển đổi mô hình hoạt động, nâng cao tính hệ thống và hiệu quả

6 7Báo cáo tổng kết 2015

GIẢM SUY DINH DƯỠNG Ở TRẺ DƯỚI 5 TUỔI

BỐI CẢNH

Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi vẫn còn ở mức cao, với tỷ lệ nhẹ cân là 15,3% và thấp còi là 25,9% (2014). Bên cạnh đó, tình trạng suy dinh dưỡng còn có sự chênh lệch lớn giữa các vùng, miền. Đặc biệt ở các tỉnh nơi World Vision Việt Nam hoạt động, tỷ lệ này cao hơn nhiều so với mức trung bình cả nước; ví dụ, tỷ lệ thấp còi ở tỉnh Điện Biên, Yên Bái, Thanh Hóa và Đắc Nông trong năm 2014 lần lượt là 49%, 43,5%, 33,9% và 33,3%.

Chiến lược Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác giảm suy dinh dưỡng ở trẻ em để cải thiện thể chất và vóc dáng người Việt Nam, trong đó ưu tiên giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là tỷ lệ thấp còi. Tuy nhiên, ở vùng sâu vùng xa, việc thiếu lương thực, kiến thức và thực hành dinh dưỡng bên cạnh các bệnh truyền nhiễm, điều kiện vệ sinh yếu kém và thiếu sự ưu tiên của chính quyền địa phương đối với vấn đề dinh dưỡng vẫn còn là những rào cản lớn trong việc thực hiện mục tiêu quốc gia.

CÁC MÔ HÌNH/THỰC HÀNH TỐT

Câu lạc bộ (CLB) dinh dưỡng là một sáng kiến thay đổi hành vi dựa vào cộng đồng nhằm cải thiện các thực hành dinh dưỡng và chăm sóc trẻ em thông qua các buổi họp mặt hàng tháng giữa các bà mẹ và người chăm sóc có trẻ dưới 5 tuổi. CLB dinh dưỡng cũng là nơi lồng ghép các can thiệp khác về dinh dưỡng.

Trung tâm phục hồi dinh dưỡng cho trẻ (PD/Hearth) giải quyết vấn đề suy dinh dưỡng thông qua can thiệp phục hồi cho trẻ suy dinh dưỡng, hướng dẫn các gia đình duy trì việc phục hồi cho trẻ tại nhà và phòng chống suy dinh dưỡng ở những trẻ khác trong cộng đồng.

Lồng ghép với can thiệp về Nông nghiệp và Phát triển kinh tế giới thiệu và tập huấn cho các hộ gia đình có trẻ em về những kỹ thuật canh tác thích ứng với biến đổi khí hậu và tiết kiệm chi phí, hỗ trợ một phần đầu vào sản xuất và nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng và tiết kiệm vi mô để mở rộng kinh doanh, qua đó đảm bảo nguồn thực phẩm và thu nhập ổn định, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cả gia đình, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Lồng ghép với can thiệp về Nước sạch, Vệ sinh, Môi trường huy động toàn bộ cộng đồng tham gia vào việc xác định và giải quyết nguyên nhân gốc rễ của bệnh tiêu chảy và các bệnh lây nhiễm qua đường nước nhằm cải thiện sức khỏe của trẻ em.

Lồng ghép với can thiệp về Chăm sóc và Phát triển trẻ mầm non xây dựng năng lực cho cha mẹ và người chăm sóc trẻ thông qua các hoạt động của CLB dinh dưỡng và Ban phụ huynh - giáo viên, giúp họ có thể chăm sóc trẻ một cách tốt hơn cả về mặt dinh dưỡng và giáo dục.

CAN THIỆP CỦA WORLD VISION VIỆT NAM

⋅ Chế độ ăn uống đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em

⋅ Bà mẹ và trẻ em được bảo vệ khỏi các bệnh truyền nhiễm

⋅ Chính sách và thực hành tốt về dinh dưỡng được áp dụng trong cộng đồng

Ảnh: Lê Thiêm Xuân/World Vision

Page 5: BÁO CÁO TỔNG KẾT - wvi.org Vietnam AR 2015_VNM.pdf · 2015-2017 với định hướng chuyển đổi mô hình hoạt động, nâng cao tính hệ thống và hiệu quả

8 9Báo cáo tổng kết 2015

Trước đây, bố mẹ của Phòng vẫn cho cháu nội ăn thức ăn có sẵn tại nhà. Từ khi tham gia CLB dinh dưỡng do World Vision Việt Nam thành lập, vợ chồng anh cũng như những ông bố, bà mẹ khác đã học được kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho con.

“Ai cũng nghĩ cứ cho nhiều xương, thịt vào cháo là bổ. Thì ra nấu phải có quy trình và các thành phần hợp lý,” chị Thanh, vợ anh chia sẻ.

Không chỉ tham gia vào CLB dinh dưỡng, anh Phòng còn là thành viên của nhóm phát triển sinh kế dưới sự hỗ trợ của World Vision Việt Nam. Được trang bị tốt về kỹ thuật, đàn gà anh nuôi từ đầu tháng 4 nay đã lớn, một phần anh giữ lại để lấy thịt và trứng, cải thiện bữa ăn cho con, một phần đem bán.

“Những hoạt động hỗ trợ của World Vision tại thôn bản chúng tôi thật thiết thực, nhìn những đứa trẻ khôn lớn, khỏe mạnh mỗi ngày, chúng tôi hạnh phúc lắm,” anh Phòng vui mừng chia sẻ.

Anh Phòng bón cho con ăn món cháo vừa nấu

THÀNH TỰU NỔI BẬT

⋅ 70.914 trẻ dưới 5 tuổi tại 37 huyện trực tiếp hưởng lợi từ hoạt động của 895 CLB dinh dưỡng giúp trang bị cho cha mẹ các em kiến thức dinh dưỡng và thực hành chăm sóc trẻ.

⋅ Mô hình PD/Hearth đang được triển khai tại 89 thôn thuộc 10 huyện, hỗ trợ phục hồi dinh dưỡng cho 413 trẻ bị suy dinh dưỡng.

⋅ Mô hình Vệ sinh tổng thể do cộng đồng làm chủ (CLTS) được mở rộng tới 204 thôn thuộc 20 huyện, giúp loại bỏ thói quen phóng uế nơi công cộng và hỗ trợ các gia đình xây mới 4.275 nhà tiêu hợp vệ sinh, qua đó cải thiện đáng kể điều kiện vệ sinh cho các hộ gia đình có trẻ nhỏ.

⋅ Tỷ lệ suy dinh dưỡng các thể thấp còi, nhẹ cân và gày còm tại các huyện dự án đều giảm so với năm 2014, trong đó tỷ lệ thấp còi giảm đáng kể từ 33,4% xuống còn 29,2% trong năm 2015.

“Trước đây, tôi không để con dâu cho đứa cháu đầu bú sữa mẹ vì theo quan niệm xưa,

sữa non rất hôi và không tốt cho trẻ. Nhờ có CLB dinh dưỡng, tôi đã thay đổi suy nghĩ.

Bây giờ, tôi giúp làm việc nhà khi con dâu tôi cho cháu thứ hai bú. Cháu trai của tôi

mới được 9 tháng nhưng đã nặng 8kg rồi.”

Bà Thảo, thành viên CLB dinh dưỡng huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên

“Nhờ có kiến thức được học ở CLB dinh dưỡng mà con tôi giờ đã hết suy dinh

dưỡng. Tôi sẽ tiếp tục tham gia CLB để học hỏi thêm và chia sẻ kinh nghiệm của tôi cho

các bà mẹ khác nữa.”

Chị Vươn, thành viên CLB dinh dưỡng ở huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam

CÂU CHUYỆN THAY ĐỔI NGƯỜI BỐ ĐẢM ĐANG

Vừa làm đồng về, anh Phòng quẳng vội chiếc nón xuống hè rồi chạy ra vườn hái một nắm rau ngót, tuốt, rửa sạch, cho vào cối giã nhỏ. Rồi anh vòng qua chuồng gà nhặt một quả trứng còn nóng hổi trên ổ, khéo léo tách riêng lòng đỏ cho vào bát. Trên bếp là nồi cháo ninh từ sáng trước khi đi làm.

Liếc nhìn đồng hồ, 11 giờ 20 phút, anh vẫn kịp giờ cho con ăn bữa thứ ba trong ngày.

“Chỉ với một quả trứng và một nắm rau, tôi có thể nấu cho con bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng mà không mất đồng nào,” anh Phòng vừa cho con ăn vừa tự hào nói.

Các nguyên liệu sẵn có tại gia đình cho một bữa ăn dinh dưỡng

Hình ảnh người đàn ông đảm đang như anh Phòng đã không còn xa lạ với người dân thôn Nà Bó, xã Khánh Thiện, huyện Lục Yên. “Các cụ dạy rằng, đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm. Tôi thì đi truyền thông trong CLB để các ông chồng có thể vừa xây nhà vừa giúp đàn bà chăm con,” chị Yến, cán bộ y tế thôn phấn khởi chia sẻ.

Truyện và ảnh: Phạm Thị Kiều Lê/World VisionẢnh: Lê Thiêm Xuân/World Vision

Page 6: BÁO CÁO TỔNG KẾT - wvi.org Vietnam AR 2015_VNM.pdf · 2015-2017 với định hướng chuyển đổi mô hình hoạt động, nâng cao tính hệ thống và hiệu quả

10 11Báo cáo tổng kết 2015

mỹ), và giáo dục kỹ năng sống (đặc biệt là kỹ năng quản lý cảm xúc, giao tiếp, tư duy phản biện, xây dựng quan hệ và trách nhiệm xã hội)

⋅ Đảm bảo môi trường học tập thuận lợi cho trẻ với đầy đủ dụng cụ hỗ trợ giảng dạy

⋅ Tăng cường sự tham gia của cha mẹ học sinh trong việc nâng cao kết quả học tập và khả năng phát triển ở trẻ

⋅ Giáo dục kỹ năng sống và cơ hội thực hành kỹ năng sống cho trẻ thông qua CLB trẻ em, các hoạt động ngoại khóa và các sáng kiến do trẻ khởi xướng

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

BỐI CẢNH

Nền giáo dục của Việt Nam đã có nhiều bước tiến lớn trong những năm qua. Theo báo cáo năm học 2014-2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), tỷ lệ nhập học ở tất cả các cấp học đều đạt mức cao, đặc biệt là ở trẻ 5 tuổi (99%), và không có sự chênh lệch giữa trẻ em trai và trẻ em gái. Tỷ lệ dân số trên 15 tuổi biết chữ đạt hơn 94%. Từ năm 2005 đến nay không còn học sinh bỏ học ở cấp tiểu học. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều thách thức như phương pháp giảng dạy một chiều, rào cản ngôn ngữ đối với trẻ em dân tộc thiểu số (DTTS), điều kiện giảng dạy và học tập thiếu thốn, thiếu chương trình giáo dục kỹ năng sống và cơ hội thực hành kỹ năng sống cho học sinh.

Để khắc phục những thiếu sót này, Nghị quyết 29-NQ/TW của Chính phủ được ban hành năm 2014 nhằm đổi mới toàn diện giáo dục phổ thông và Thông tư 463 của Bộ GD&ĐT ban hành năm 2015 hướng dẫn thực hiện giáo dục kỹ năng sống tại các trường học. Những chính sách trên là cơ sở pháp lý để World Vision Việt Nam triển khai các dự án nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ em dễ bị tổn thương nhất trong độ tuổi 3-14 tại các vùng khó khăn, giúp các em cải thiện kết quả học tập và trau dồi thêm kỹ năng sống.

CÁC MÔ HÌNH/THỰC HÀNH TỐT

Bà mẹ trợ giảng người dân tộc ở các trường mẫu giáo được tập huấn để hỗ trợ giáo viên trong việc dạy tiếng Việt như ngôn ngữ thứ hai, sử dụng tiếng dân tộc để hỗ trợ trẻ trong quá trình chuyển đổi ngôn ngữ tại lớp học.

CLB đọc sách thôn bản giúp cải thiện khả năng đọc hiểu của học sinh tiểu học và tăng cường sự tham gia của cha mẹ vào việc giáo dục trẻ. Các cha mẹ là tình nguyện viên được trang bị kỹ năng hỗ trợ thúc đẩy khi làm việc với trẻ, tổ chức các hoạt động giúp trẻ nâng cao kỹ năng đọc hiểu, kỹ năng sống và các giá trị sống.

Thư viện thân thiện giúp trẻ được tiếp cận với nguồn sách đa dạng, đồng thời trang bị cho các cán bộ thủ thư kỹ năng trang trí không gian đọc sách, phân loại và sắp xếp sách theo từng trình độ học, lập thời gian biểu phù hợp và tổ chức các hoạt động đọc sách để thu hút sự tham gia của trẻ.

Ban phụ huynh - giáo viên phối hợp chặt chẽ với nhà trường cải thiện điều kiện học tập cho con em thông qua các hoạt động đa dạng, từ làm dụng cụ dạy học đến nâng cấp hàng rào đảm bảo môi trường học tập an toàn cho trẻ.

CAN THIỆP CỦA WORLD VISION VIỆT NAM

⋅ Xây dựng năng lực cho giáo viên về phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm, phương pháp học tập tích cực, chương trình giáo dục mầm non (tập trung vào các lĩnh vực phát triển của trẻ bao gồm: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm - kỹ năng xã hội và thẩm

Ảnh: Lê Thiêm Xuân/World Vision

Page 7: BÁO CÁO TỔNG KẾT - wvi.org Vietnam AR 2015_VNM.pdf · 2015-2017 với định hướng chuyển đổi mô hình hoạt động, nâng cao tính hệ thống và hiệu quả

12 13Báo cáo tổng kết 2015

THÀNH TỰU NỔI BẬT

⋅ 2.456 giáo viên mầm non và 2.878 giáo viên tiểu học được tập huấn phương pháp giảng dạy giúp trẻ DTTS học tiếng Việt tốt hơn, cải thiện khả năng đọc hiểu và khuyến khích trẻ tham gia tích cực trên lớp.

⋅ 26 bà mẹ trợ giảng người dân tộc tại 10 trường mầm non được tập huấn kỹ năng soạn giáo án cùng với giáo viên và tiếp tục được trau dồi kỹ năng dạy tiếng Việt như ngôn ngữ thứ hai. Năm học 2014-2015, 774 trẻ DTTS tại các lớp mầm non có bà mẹ trợ giảng đã được hỗ trợ để hiểu và sử dụng tiếng Việt tốt hơn, nhờ đó trẻ tham gia một cách tích cực hơn vào các hoạt động trên lớp.

“Bằng cách trả lời các câu hỏi, trẻ tự khám phá nội dung câu chuyện và thể hiện cách hiểu của mình về bài học đạo đức trong các câu chuyện được đọc. Trẻ cũng được khuyến khích kể chuyện thông qua hình thức viết văn hoặc vẽ tranh. Nhiều trẻ đã cải thiện đáng kể kỹ năng đọc, viết và giao tiếp. Đây là những kỹ năng quan trọng cho việc học tập suốt đời của trẻ trong tương lai.”

Chị Nguyễn Thị Bích, tư vấn độc lập, kết luận trong Báo cáo đánh giá CLB đọc sách thôn bản năm 2015

CÂU CHUYỆN THAY ĐỔI CON SẼ PHẤN ĐẤU HẾT SỨC ĐỂ TRỞ THÀNH NHÀ VĂN

Việc trẻ em chơi cả ngày tại các quán điện tử từ lâu đã không còn lạ lẫm đối với người dân huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Trước khi tham gia CLB đọc sách, Hoàng Văn Thắng, học sinh lớp 5, cũng thường xuyên lấy trò chơi điện tử làm thú vui tiêu khiển vì cả bố và mẹ của em đều bận việc đồng áng cả ngày.

“Tôi thấy phấn khởi vô cùng khi chứng kiến Thắng đọc sách cho các bạn nghe và chủ động đưa ra các trò chơi để cùng nhau tìm hiểu nội dung câu chuyện,” cô giáo của Thắng cho biết.

Cách đây một năm, Thắng tình cờ nghe thông báo trên loa phát thanh của thôn và tìm đến câu lạc bộ đọc sách do World Vision hỗ trợ thành lập. Ngay lập tức, các hoạt động của CLB lôi cuốn em và em nhanh chóng tham gia cùng các bạn khác trong CLB.

Dần dần, em trở thành một thành viên hết sức tích cực, tham dự đầy đủ các buổi sinh hoạt nhóm và nhiệt tình tham gia vào các hoạt động tập thể. Thắng còn nhờ bố mượn thêm sách để em đọc ở nhà.

“Con được đọc nhiều truyện rất hay! Con thích nhất nhân vật Tào Xung – một cậu bé rất thông minh và luôn khao khát tri thức. Con còn phải học nhiều nữa mới thông minh được như cậu ấy. Con sẽ phấn đấu hết sức để mai sau trở thành nhà văn,” Thắng chia sẻ một cách hồ hởi.

“Kỹ năng ngôn ngữ của Thắng đã được cải thiện đáng kể từ khi con tham gia vào CLB đọc sách. Điều này giúp con năng nổ hơn trong các tiết học trên lớp,” một giáo viên khác của Thắng nhận xét.

Truyện và ảnh: Giáo viên tại huyện Vĩnh Linh

⋅ 3.264 trẻ sinh hoạt tại 128 CLB đọc sách thôn bản được học về giá trị sống qua các câu chuyện, qua đó trẻ không chỉ nâng cao kỹ năng đọc hiểu mà còn được trau dồi cảm xúc và các kỹ năng xã hội.

⋅ 40 thư viện thân thiện tiếp tục được vận hành một cách hiệu quả, mang lại cho trẻ cơ hội đọc sách sau giờ học.

⋅ Kết quả khảo sát khả năng đọc hiểu của World Vision Việt Nam trong năm 2015 ở 3.370 học sinh dân tộc Kinh và 5.120 học sinh DTTS cho thấy tỷ lệ đọc hiểu thành thạo ở hai nhóm này lần lượt là 79% và 72,5%, tăng lần lượt 4,1% và 4,7% so với kết quả trong năm 2014.

⋅ Gần 7.000 trẻ được học và thực hành kỹ năng sống thông qua CLB trẻ em và các hoạt động ngoại khóa đa dạng, qua đó trẻ tự tin hơn, chủ động hơn và được trang bị các kiến thức và kỹ năng cần thiết để bảo vệ bản thân khi đối mặt với tình trạng bị lạm dụng, bóc lột, chấn thương hay thiên tai.

Một hoạt động điển hình của CLB đọc sách thôn bản huyện Vĩnh Linh

“Tôi rất vui khi thấy các con trẻ được vui chơi trong một sân chơi an toàn.”

Anh Vàng A Chia ở xã Sa Dung, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên

Page 8: BÁO CÁO TỔNG KẾT - wvi.org Vietnam AR 2015_VNM.pdf · 2015-2017 với định hướng chuyển đổi mô hình hoạt động, nâng cao tính hệ thống và hiệu quả

14 15Báo cáo tổng kết 2015

BẢO VỆ TRẺ EM

BỐI CẢNH

Ở Việt Nam, số trẻ dễ bị tổn thương nhất là gần 1,5 triệu và số trẻ có nguy cơ bị tổn thương là 2,17 triệu. Theo báo cáo năm 2014 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH), các vấn đề cấp bách liên quan đến trẻ em bao gồm lao động trẻ em, trẻ làm việc xa gia đình và lạm dụng tình dục trẻ em. Từ năm 2013 đến tháng 6/2014, số trường hợp được khai báo liên quan đến ba vấn đề trên tăng lần lượt từ 15.436 đến 20.739, từ 6.032 đến 10.868 và từ 210 đến 602. Mức độ dễ bị tổn thương của trẻ càng trở nên trầm trọng hơn khi trẻ em nghèo thường bị gạt ra ngoài lề, cả ở nông thôn lẫn đô thị. Thương tích và tử vong ở trẻ em cũng đang là mối quan tâm lớn, với các nguyên nhân chính bao gồm tai nạn giao thông, đuối nước, tự tử, và ngộ độc.

Trong khuôn khổ Chương trình Bảo vệ Trẻ em giai đoạn 2011-2015, Ủy ban Bảo vệ Trẻ em các cấp đã được thành lập tại 59 tỉnh với tổng số 11.201 cán bộ bảo vệ và chăm sóc trẻ em ở cấp xã. Tuy nhiên, chất lượng dịch vụ, cơ chế khai báo, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan và khả năng tiếp cận dịch vụ của người dân và trẻ em vẫn còn nhiều hạn chế. World Vision Việt Nam đã và đang hỗ trợ Bộ LĐ-TB-XH trong việc soạn thảo Chương trình Quốc gia cho giai đoạn 5 năm tiếp theo, đồng thời củng cố những nỗ lực bảo vệ trẻ em ở cấp cơ sở để trẻ em được an toàn trước nguy cơ bị lạm dụng, bóc lột hay tai nạn thương tích.

CAN THIỆP CỦA WORLD VISION VIỆT NAM

⋅ Trang bị cho trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân và các bạn đồng trang lứa

⋅ Trang bị cho cộng đồng và gia đình kỹ năng bảo vệ con em

⋅ Trang bị cho các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em kỹ năng phối hợp giải quyết các vấn đề liên quan đến bảo vệ trẻ em

⋅ Củng cố việc thi hành các chính sách liên quan đến bảo vệ trẻ em

CÁC MÔ HÌNH/THỰC HÀNH TỐT

Dự án bảo vệ trẻ em và vận động chính sách nâng cao nhận thức của cộng đồng, thúc đẩy kỹ năng sống và sự tham gia của trẻ, đồng thời tăng cường các dịch vụ và hỗ trợ dựa vào cộng đồng để bảo vệ trẻ khỏi lạm dụng, bóc lột và mọi hình thức bạo lực khác.

Dự án nhỏ do trẻ khởi xướng khuyến khích trẻ xác định và giải quyết các vấn đề mà trẻ hay các bạn đang gặp phải, qua đó nâng cao nhận thức của người lớn và các thành viên khác trong cộng đồng về năng lực cũng như vai trò của trẻ em trong việc thực hiện quyền của mình.

CLB trẻ em cung cấp cho trẻ những kiến thức về quyền trẻ em và các kỹ năng sống cần thiết để trẻ có thể tự bảo vệ bản thân, rèn luyện sự tự tin và thực hiện quyền tham gia của mình.

“Ban Bảo vệ trẻ em ở xã tôi đã được thành lập từ trước nhưng đến nay mới thực sự đi vào hoạt động.

Nhờ có các khóa tập huấn, chúng tôi đã biết cách giải quyết các vụ việc liên quan đến bảo vệ trẻ em,

nhất là các vụ trẻ bị lạm dụng.”

Chị Nguyễn Thị Tình, thành viên Ban Bảo vệ trẻ em xã Quy Mông, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái

Ảnh: Lê Thiêm Xuân/World Vision

Page 9: BÁO CÁO TỔNG KẾT - wvi.org Vietnam AR 2015_VNM.pdf · 2015-2017 với định hướng chuyển đổi mô hình hoạt động, nâng cao tính hệ thống và hiệu quả

16 17Báo cáo tổng kết 2015

THÀNH TỰU NỔI BẬT

⋅ 288 sự kiện truyền thông được tổ chức nhằm trang bị cho người lớn và trẻ em những kiến thức cơ bản về quyền trẻ em, các hành vi vi phạm quyền trẻ em và quy trình khai báo các trường hợp trẻ bị lạm dụng, bóc lột hay tai nạn thương thích tới Ban bảo vệ trẻ em cấp địa phương.

⋅ 244 dự án nhỏ nhằm nâng cao an sinh cho trẻ em được chính trẻ em khởi xướng, thiết kế, thực hiện và giám sát.

⋅ 23.241 trẻ được tham gia CLB trẻ em, dự án nhỏ, diễn đàn trẻ em và các hoạt động truyền thông thay đổi hành vi ở tất cả các cấp để trẻ được đưa ra tiếng nói của mình về các vấn đề ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ cũng như đề xuất kiến nghị tới các cấp lãnh đạo và các nhà xây dựng chính sách.

⋅ World Vision Việt Nam hỗ trợ chính quyền địa phương củng cố hệ thống bảo vệ trẻ em dựa vào cộng đồng ở 5 tỉnh, 29 huyện và 168 xã. Các hệ thống này hiện đang hoạt động hiệu quả, tuân thủ phương pháp tiếp cận hệ thống.

⋅ Truyền thông thay đổi thái độ của cộng đồng và trẻ em về nạn tảo hôn tiếp tục được đẩy mạnh tại các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Điện Biên và Yên Bái nhằm đảm bảo cơ hội có một tương lai tốt hơn cho trẻ em gái. Thông điệp được chia sẻ tới 9.482 trẻ. Kết quả bước đầu cho thấy những dấu hiệu khả quan đối với trẻ trong chương trình bảo trợ của World Vision Việt Nam: so với năm 2014, độ tuổi kết hôn trung bình ở trẻ tăng từ 14,8 lên 16 tuổi và số trường hợp tảo hôn được khai báo tăng gấp ba lần, từ 44 lên 144.

CÂU CHUYỆN THAY ĐỔI NGĂN CHẶN TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC

Theo điều tra của Tổ chức Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNICEF), trung bình mỗi năm ở Việt Nam có trên 7.000 trẻ em bị chết do đuối nước. Tỷ lệ tử vong do đuối nước ở trẻ em chiếm 22,6% tổng số ca tử vong (trong đó, trẻ dưới 15 tuổi chiếm 70%), chỉ đứng sau tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông. Hơn một nửa các trường hợp chết đuối xảy ra ngoài trời khi trẻ tắm sông, hồ và biển.

Xã Tân Mai và xã Tân Dân, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình nằm trong khu vực hồ thủy điện sông Đà. Hai xã có diện tích sông, hồ rất lớn, mực nước sâu và hầu hết bãi ven bờ rất dốc. Học sinh tiểu học và trung học cơ sở học nội trú cả tuần ở trường thường hay theo bạn xuống sông tắm lội dù nhiều em không biết bơi.

“Nguy cơ trẻ em bị đuối nước là rất cao,” ông Đinh Văn Mạnh, chủ tịch xã Tân Mai chia sẻ. Theo thống kê của trạm y tế xã, năm nào cũng phải cấp cứu ít nhất năm trẻ do tai nạn đuối nước.

Trước thực tế đáng lo ngại trên, World Vision Việt Nam đã phối hợp với Ban quản lý Dự án huyện Mai Châu, Ban phát triển thôn và các trường học tổ chức hai CLB bơi lội cho gần 160 em trong đợt nghỉ hè.

CLB tập trung vào kỹ năng an toàn sông nước và kỹ năng bơi an toàn. Cụ thể, các em được học các kiến thức và kỹ năng cần thiết như: không xuống sông từ 11h đến 15h hay khi chưa khởi động, không qua sông khi sóng to, mặc áo phao khi đi thuyền qua sông, kỹ năng cơ bản để nổi trên mặt nước, kỹ năng và kiến thức xử lý tình huống khi gặp trường hợp bị đuối nước.

Quan trọng hơn, Ban tổ chức còn mời phụ huynh cùng tham gia để nâng cao nhận thức của họ về an toàn sông nước.

“Khoảng 90 lượt phụ huynh đã tham gia cùng con. Họ chắc chắn sẽ thay đổi việc để con cái tự do chơi trên sông nước,” Bùi Văn Thảo, trưởng một ban phát triển thôn ở xã Tân Dân, chia sẻ.

Truyện và ảnh: Nguyễn Văn Tiến/World Vision

Trẻ thực hiện các bài tập khởi động trước khi xuống nước.

Một buổi học bơi cho trẻ em

Ảnh: Lê Thiêm Xuân/World Vision

Page 10: BÁO CÁO TỔNG KẾT - wvi.org Vietnam AR 2015_VNM.pdf · 2015-2017 với định hướng chuyển đổi mô hình hoạt động, nâng cao tính hệ thống và hiệu quả

18 19Báo cáo tổng kết 2015

TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU CỦA CỘNG ĐỒNG VÀ HỘ GIA ĐÌNH

BỐI CẢNH

Từ khi trở thành nước có thu nhập trung bình thấp vào năm 2010, Việt Nam đã đạt được những bước tăng trưởng đáng kể về kinh tế và xã hội. Tuy nhiên, tốc độ giảm nghèo đang ngày càng chậm lại, trong khi tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao ở miền núi và vùng sâu vùng xa, nơi sinh kế của hộ gia đình không ổn định và khó phát triển do liên kết thị trường yếu kém, thiếu các dịch vụ tài chính, công cụ và công nghệ để cải tiến sản xuất. Tỷ lệ thanh, thiếu niên thất nghiệp ngày một gia tăng do hạn chế về cơ hội việc làm. Bên cạnh đó, rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh kế của các hộ nghèo, đặt ra trở lực lớn cho các cộng đồng dễ bị tổn thương trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế và duy trì các tiến bộ xã hội.

Chiến lược của World Vision Việt Nam nhấn mạnh rằng khả năng chống chịu và phục hồi của cộng đồng và hộ gia đình trước các cú sốc kinh tế và thiên tai đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì an sinh cho trẻ em. Dựa trên Chương trình Phát triển Nông thôn mới giai đoạn 2010-2020, Chiến lược Phát triển bền vững giai đoạn 2010-2020 và Luật Phòng chống Thiên tai, World Vision Việt Nam đẩy mạnh áp dụng phương pháp tiếp cận toàn diện, bao trùm các khía cạnh về nông nghiệp và phát triển kinh tế, tài chính vi mô giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm tạo ra những thay đổi tích cực.

CAN THIỆP CỦA WORLD VISION VIỆT NAM

⋅ Hỗ trợ các hộ nghèo nâng cao sản lượng nông sản, cải thiện tiếp cận thị trường và các dịch vụ tài chính vi mô, thực hành tiết kiệm, qua đó cải thiện thu nhập của gia đình

⋅ Nâng cao khả năng tiếp cận các cơ hội việc làm cho thanh, thiếu niên thông qua giáo dục dạy nghề và kỹ năng sống

⋅ Cải thiện khả năng chống chịu với thiên tai cho cộng đồng và hộ gia đình

⋅ Trang bị cho trẻ em và giáo viên các kỹ năng tự bảo vệ mình khi thiên tai xảy ra

⋅ Thúc đẩy hợp tác công - tư trong giảm thiểu rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu

CÁC MÔ HÌNH/THỰC HÀNH TỐT

Hệ thống thâm canh lúa cải tiến giúp người dân sản xuất lúa gạo một cách bền vững bằng cách áp dụng và thực hành các kỹ thuật thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu như dùng phân hữu cơ vi sinh và luân canh cây trồng để cải thiện độ phì nhiêu của đất và tăng sản lượng lúa trong khi vẫn tiết kiệm được nước và giống. Hướng tiếp cận sáng kiến hỗ trợ trong chăn nuôi hướng dẫn các hộ nghèo triển khai các mô hình chăn nuôi theo định hướng thị trường, đồng thời hỗ trợ các hộ một phần giống vật nuôi giúp họ tạo ra thu nhập và tài sản để cải thiện kinh tế gia đình. Phát triển chuỗi giá trị tại địa phương tạo điều kiện cho người nông dân tiếp cận thị trường thông qua quá trình phân tích chuỗi giá trị có sự tham gia, xây dựng mối quan hệ giữa các bên, nghiên cứu thị trường và lập kế hoạch đáp ứng các nhu cầu của thị trường.Dịch vụ tài chính vi mô cung cấp vốn và kiến thức quản lý tài chính cho các hộ nghèo thông qua các khoản tín dụng nhỏ và các khóa tập huấn giúp họ đầu tư hiệu quả vào các hoạt động phát triển sinh kế.Phát triển sinh kế cho thanh niên hỗ trợ thanh, thiếu niên trong độ tuổi 15-24 có hoàn cảnh tìm được việc làm hoặc tự mở cơ sở kinh doanh tư nhân thông qua các lớp dạy nghề và tập huấn kiến thức khởi nghiệp cơ bản.

Ảnh: Lê Thiêm Xuân/World Vision

Page 11: BÁO CÁO TỔNG KẾT - wvi.org Vietnam AR 2015_VNM.pdf · 2015-2017 với định hướng chuyển đổi mô hình hoạt động, nâng cao tính hệ thống và hiệu quả

20 21Báo cáo tổng kết 2015

THÀNH TỰU NỔI BẬT

⋅ Nhờ các can thiệp về nông nghiệp, năng suất lúa của hơn 7.300 hộ nông dân tăng trung bình 0,4 tấn/hecta trong khi chi phí sản xuất giảm 10-15% và gần 6.000 hộ có thu nhập tăng từ 440 ngàn tới 2,2 triệu đồng nhờ áp dụng kỹ thuật mới trong chăn nuôi. Các can thiệp về nông nghiệp cũng đóng góp vào việc đảm bảo thực phẩm an toàn và bảo vệ môi trường thông qua việc giới thiệu chế phẩm sinh học EMIC cho 20.000 hộ, khuyến khích họ sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ chất thải chăn nuôi và phế phụ phẩm từ cây trồng.

⋅ Gần 4.500 hộ được hướng dẫn lập kế hoạch kinh doanh và được tư vấn, hướng dẫn trong quá trình triển khai hoạt động. Chuỗi giá trị địa phương được thiết lập tại 17 huyện giúp năng cao khả năng tiếp cận thị trường cũng như cơ hội kinh doanh cho 3.981 hộ. Bên cạnh đó, chương trình tài chính vi mô đã mở các lớp tài chính cơ bản và giải ngân hơn 151 tỷ đồng, hỗ trợ 14.245 hộ thu nhập thấp tiếp cận vốn vay, phát triển sản xuất/kinh doanh, qua đó đáp ứng nhu cầu về giáo dục, y tế, sinh hoạt và điều kiện vệ sinh môi trường cho 18.477 trẻ.

⋅ 211 trong tổng số 459 thanh, thiếu niên được hỗ trợ đào tạo nghề trong năm 2015 đã tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp.

⋅ 236 xã và 1.133 thôn, bản đã xây dựng các kế hoạch phòng chống thiên tai dựa vào cộng đồng, 507 đội xung kích phòng chống thiên tai ở cấp địa phương hoạt động hiệu quả và 389 trường học tiến hành các hoạt động phòng chống thiên tai - thích ứng biến đổi khí hậu lấy trẻ em làm trọng tâm.

Kế hoạch giảm thiểu rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng tổng hợp sức lực của cả cộng đồng trong quá trình chuẩn bị, ứng phó và phục hồi sau thiên tai ở cấp xã và cấp thôn. Mô hình này nằm trong ưu tiên hoạt động của Ban phát triển thôn bản nhằm cải thiện và duy trì sức chống chịu của cộng đồng.Nhóm cứu trợ khẩn cấp đứng tuyến đầu trên mặt trận ứng phó với thiên tai ở cấp cơ sở. Nhóm được trang bị kiến thức và kỹ năng thông qua các khóa tập huấn, mô phỏng hiện trường, được trang bị các thiết bị cần thiết để thực hiện hiệu quả công tác cảnh báo sớm, sơ tán, tìm kiếm cứu nạn, sơ cứu, cứu trợ khẩn cấp và các công tác khác trong quản lý rủi ro thiên tai.Giảm nhẹ rủi ro thiên tai - Thích ứng với biến đổi khí hậu (DRR-CCA) lấy trẻ em làm trung tâm giúp học sinh và giáo viên có kiến thức, kỹ năng về DRR-CCA thông qua các lớp học bơi lội, sơ cứu bên cạnh các hoạt động lập kế hoạch phòng ngừa thiên tai tại trường học và diễn tập.

“Trước đây, tôi thường phải đi kiếm việc ở nơi khác giữa các vụ mùa, còn vợ tôi ở nhà trông các con. Giờ gia đình tôi được World Vision hỗ trợ thêm đàn lợn để tăng thu nhập. Lứa đầu đẻ được tám con, một con tôi đưa lại cho hộ khác trong nhóm sinh kế, bảy con còn lại tôi đem bán, thu về 5 triệu đồng để mua sữa và cải thiện bữa ăn cho các con tôi.”

Anh Ngần Văn Lục, xã Thành Sơn, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa

“Trước đây, cháu rất sợ nước, sợ bị thầy giáo quát. Nhưng giờ cháu không sợ

nữa rồi. Cháu đã có thể lặn dưới nước mà vẫn mở mắt, như một con cá vậy.”

Em Hồ Xuân Đại, học sinh cấp hai tại huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa

CÂU CHUYỆN THAY ĐỔI NGƯỜI THỢ CẮT TÓC YÊU NGHỀ

Năm năm trước, Bùi Văn Long nhận kết quả chẩn đoán anh bị u xương. Thời gian chữa trị đã lấy đi của anh toàn bộ sức khỏe và tiền tích góp. Nhưng chân trái của anh vẫn teo dần khiến anh đi lại khó khăn. Sức khỏe ngày một sa sút, anh trở thành người sống phụ thuộc. Vai trò trụ cột gia đình chuyển sang vai người vợ.

“Vợ tôi không có công việc ổn định mà ai thuê gì làm nấy, thu nhập rất bấp bênh. Cuộc sống quá khó khăn nên cô ấy phải vào Nam làm việc để có tiền gửi về cho tôi và con nhỏ, trong khi bản thân tôi lúc đó muốn kiếm dù chỉ vài nghìn đồng trong ngày cũng không thể,” Long nhớ lại.

Tháng 6/2014, World Vision Việt Nam phối hợp với Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa mở lớp đào tạo nghề cho trẻ đã bỏ học và người khu-yết tật. Long được chọn tham gia lớp học cắt tóc nam.

Sau ba tháng, Long tốt nghiệp khóa học và được nhận hỗ trợ trang thiết bị hành nghề. Anh về mở tiệm cắt tóc tại quê nhà.

“Mấy tháng đầu mở tiệm, khách rất ít vì họ chưa tin tưởng vào tay nghề của tôi. Đến nay số lượng khách ngày càng đông, tôi đã có tiền để đầu tư thêm thiết bị và các sản phẩm tốt hơn phục vụ khách hàng.”

“Có hôm tôi phải làm suốt từ sáng sớm cho đến 11 giờ đêm mới được nghỉ tay. Vào dịp Tết, khách phải gọi điện đặt trước năm ngày mới đến lượt. Tuy mệt nhưng vui lắm!” Long phấn khởi kể.

Câu chuyện của chúng tôi bị gián đoạn khi có khách vào cắt tóc. Vừa nhanh tay đưa những đường kéo thành thạo, chuẩn xác, anh vừa chia sẻ: “Với thu nhập bình quân hàng

tháng từ 5 đến 6 triệu đồng, tôi đã có thể cho con đi học trong điều kiện tốt hơn rất nhiều. Con gái tôi đang học lớp một. Tôi dự định khi vợ hết hạn hợp đồng lao động ở Thành phố Hồ Chí Minh, tôi sẽ cho cô ấy đi học làm tóc nữ để hai vợ chồng được gần nhau, cùng hỗ trợ nhau trong công việc. Cô ấy sẽ có nhiều thời gian chăm sóc con hơn.”

Vượt lên mặc cảm bệnh tật, Long đã học nghề cắt tóc và mở một tiệm cắt tóc tại quê nhà.

Truyện và ảnh: Hoàng Thị Thắm/Giáo viên trường tiểu học Điền Quang 1

Page 12: BÁO CÁO TỔNG KẾT - wvi.org Vietnam AR 2015_VNM.pdf · 2015-2017 với định hướng chuyển đổi mô hình hoạt động, nâng cao tính hệ thống và hiệu quả

22 23Báo cáo tổng kết 2015

CÁC CHỦ ĐỀ XUYÊN SUỐTTĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA CỦA TRẺ DỄ BỊ TỔN THƯƠNG NHẤTLà tổ chức tập trung vào trẻ em, World Vision Việt Nam luôn quan tâm đặc biệt tới nhu cầu của trẻ em, đặc biệt là trẻ dễ bị tổn thương nhất ở khu vực miền núi và các huyện khó khăn trên cả nước. Trẻ khuyết tật, trẻ mồ côi, nạn nhân của tai nạn thương tích, chất độc hoá học và tảo hôn chiếm một phần lớn trong số trẻ dễ bị tổn thương nhất tại cộng đồng. World Vision Việt Nam hỗ trợ củng cố các dịch vụ của địa phương để đảm bảo nhóm trẻ này được tham gia vào các hoạt động nâng cao nhận thức và xây dựng năng lực, CLB trẻ em, giáo dục kỹ năng sống và giáo dục dạy nghề. Bên cạnh đó, World Vision Việt Nam còn hỗ trợ các em về mặt tâm lý-xã hội thông qua dịch vụ tư vấn và các buổi thăm hỏi, động viên tinh thần đến trẻ và gia đình. Nhằm cải thiện đời sống của trẻ dễ bị tổn thương nhất một cách toàn diện hơn, World Vision Việt Nam tạo điều kiện đặc biệt cho gia đình trẻ tham gia vào các can thiệp hỗ trợ sinh kế, giúp họ vượt qua khó khăn về kinh tế, qua đó đảm bảo con em mình có sức khỏe tốt và được tiếp tục đi học.

BẢO TRỢ TRẺ EMChương trình bảo trợ hướng đến thực hiện khát vọng an sinh trẻ em của World Vision Việt Nam: trẻ được yêu thương, biết yêu thương mọi người, được quan tâm, bảo vệ và được tham gia. Chương trình đã tổ chức nhiều hoạt động vui chơi có ý nghĩa cho trẻ em, bao gồm lễ kỷ niệm sinh nhật, lễ hội trung thu, ngày Quốc tế thiếu nhi, các buổi truyền thông, hội thi và trại hè, qua đó tạo cho các em sân chơi bổ ích để tăng cường sự tham gia và kỹ năng sống như tư duy sáng tạo và giao tiếp hiệu quả. Người dân địa phương được trực tiếp tham gia vào quá trình lập kế hoạch và thực hiện các sáng kiến trong chương trình để họ hiểu rõ hơn mục đích của chương trình bảo trợ trẻ em và chủ động đảm nhiệm vai trò trong việc thắt chặt mối quan hệ giữa nhà bảo trợ, trẻ em và cộng đồng. Tính đến tháng 12/2015, tổng số trẻ được bảo trợ ở Việt Nam là 70.725 em.

GIỚIVai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội đang ngày càng được khẳng định và công nhận ở Việt Nam. Cùng với xu thế đó, World Vision Việt Nam luôn khuyến khích và ưu tiên phụ nữ tham gia vào toàn bộ chu kỳ quản lý dự án, từ khâu khảo sát, thiết kế cho đến triển khai, giám sát và đánh giá. Bên cạnh đó, để sự tham gia của phụ nữ có ý nghĩa hơn nữa, World Vision Việt Nam thường xuyên thực hiện các hoạt động nâng cao năng lực như họp mặt

câu lạc bộ, tập huấn và thảo luận cộng đồng, giúp phụ nữ trau dồi thêm kiến thức và kỹ năng để tham gia một cách hiệu quả vào công tác quản lý dự án và vận động chính sách. Theo kết quả đánh giá các chương trình, dự án trong năm 2015, nhu cầu và lợi ích của cả trẻ em gái và trẻ em trai, phụ nữ và nam giới đều được xem xét thỏa đáng trong mọi hoạt động; đồng thời, phụ nữ và trẻ em gái được coi là đối tượng hưởng lợi chính.

KHUYẾT TẬTNgười khuyết tật, đặc biệt là trẻ em, được coi là nhóm dễ bị tổn thương nhất trong cộng đồng, vì vậy, World Vision Việt Nam luôn đảm bảo lồng ghép các hỗ trợ dành cho người khuyết tật bằng cách tăng cường sự tham gia của họ trong các chương trình, dự án. Các chương trình phục hồi dựa vào cộng đồng, đào tạo nghề và các can thiệp sinh kế được thiết kế phù hợp với nhu cầu cụ thể của người khuyết tật, đồng thời, nỗ lực nâng cao khả năng tiếp cận của người khuyết tật đối với các cơ sở như trường học, bệnh viện hay nhà văn hóa tiếp tục được đẩy mạnh thông qua các công trình xây dựng do World Vision Việt Nam hỗ trợ và các hoạt động vận động chính sách ở các cấp. Truyền thông về tăng cường sự tham gia của người khuyết tật được đẩy mạnh để vận động sự quan tâm cao hơn từ chính quyền địa phương và để người khuyết tật có đầy đủ thông tin về quyền của họ và những hỗ trợ dành cho họ. Ngoài ra, World Vision Việt Nam cũng tiếp tục cung cấp các thiết bị trợ giúp, dịch vụ tư vấn, hỗ trợ đầu vào sản xuất và dịch vụ tín dụng vi mô cho những cá nhân cần được hỗ trợ. Tính đến năm 2015, tổng số trẻ khuyết tật được bảo trợ là 1.041.

PHÒNG CHỐNG MUA BÁN NGƯỜIHiện tượng di cư không khai báo giữa các nước trong tiểu vùng sông Mê Kông có liên quan mật thiết tới vấn đề mua bán người đang ngày một gia tăng. Thủ phạm mua bán sử dụng cơ hội việc làm với mức lương cao làm mồi nhử để đưa các nạn nhân, trong đó có thanh, thiếu niên, rời khỏi quê hương mà không hay biết về những rủi ro đang rình rập. Chương trình chấm dứt mua bán người (ETIP) của World Vision Việt Nam đã bước sang năm thứ 5, cũng là năm cuối cùng, tại các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Quảng Nam nhằm hỗ trợ cho trẻ dễ bị tổn thương nhất được tiếp tục đi học và tiếp cận các cơ hội việc làm. Dự án cũng trang bị cho thanh, thiếu niên những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho việc di cư an toàn và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho các nạn nhân đã được trở về quê hương. Hỗ trợ việc thực thi chính sách hiệu quả và tham gia đóng góp sửa đổi chính sách về công tác phòng chống cũng như dịch vụ hỗ trợ nạn nhân cũng là một hợp phần chính của dự án này.

VẬN ĐỘNG CHÍNH SÁCHNhằm duy trì an sinh bền vững ở tất cả các cấp cho trẻ em, World Vision Việt Nam hợp tác cùng các cơ quan Chính phủ củng cố việc thực thi các chính sách hiện hành về bảo vệ và thúc đẩy sự tham gia của trẻ bên cạnh công tác xây dựng luật và chính sách mới về các vấn đề này. Mô hình Dự án nhỏ do trẻ khởi xướng của World Vision Việt Nam đã được ghi nhận và đưa vào Chương trình hành động Quốc Gia Thúc đẩy sự tham gia của trẻ giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. World Vision Việt Nam cũng đóng góp các kinh nghiệm thực tế tại cộng đồng cho Chương trình Phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em. Báo cáo đánh giá tác động dự thảo Luật trẻ em của Cục Bảo vệ Chăm sóc Trẻ em thuộc Bộ LĐ-TB-XH có sự đóng góp của World Vision Việt Nam hiện đang được rà soát và dự định sẽ được Quốc Hội thông qua trong năm 2016. Nỗ lực vận động chính sách của World Vi-sion Việt Nam cũng được thể hiện qua chuỗi sự kiện Diễn đàn trẻ em từ cấp xã tới cấp Trung ương nhằm thúc đẩy tiếng nói của trẻ về những vấn đề trẻ quan tâm. Diễn đàn Trẻ em Quốc gia lần thứ tư được tổ chức với sự tham gia của 192 em trong độ tuổi 10-16 đến từ 30 tỉnh, thành phố. Các em đã đại diện cho hơn 26 triệu trẻ em cả nước đề xuất 13 kiến nghị tới các vị lãnh đạo của các Bộ, ban ngành Trung ương. Tại các huyện dự án của World Vision

Việt Nam, khoảng 4.800 em đã có cơ hội nói lên ý kiến của mình về quyền được hưởng giáo dục chất lượng của trẻ em, đặc biệt là trẻ khuyết tật, thông qua các buổi tọa đàm và các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Toàn cầu hành động vì giáo dục năm 2015.

VIỆN TRỢ BẰNG HÀNG HÓATrẻ em nghèo ở các huyện miền núi khó khăn phải đối mặt với thời thiết khắc nghiệt trong tình trạng không có đủ quần áo ấm. Không những thế, phần lớn các em đều bị suy dinh dưỡng mãn tính, do đó, tình trạng sức khỏe của các em càng trở nên xấu đi vào mùa đông khiến cho các em thường xuyên nghỉ học, thậm chí bỏ học. Để giúp trẻ em nghèo có sức khỏe tốt hơn, World Vision Việt Nam phối hợp chặt chẽ với World Vision tại các nước và các nhà tài trợ doanh nghiệp để phân phát cho trẻ những nhu yếu phẩm như áo len, áo khoác, chăn ấm và giày. Trong năm 2015, khoảng 46.000 trẻ em và người lớn có hoàn cảnh khó khăn đã được nhận 28.798 chăn len, 4.058 khăn và áo len cùng 630 chiếc đèn sử dụng năng lượng mặt trời do World Vision Hàn Quốc, World Vision Nhật Bản và Tập đoàn Panasonic trao tặng. Ngoài ra, hơn 5 triệu viên thuốc tẩy giun do World Vision Australia tài trợ đã góp phần nâng cao sức khỏe cho phụ nữ trong độ tuổi sinh con tại 16 huyện nghèo trên cả nước.

Ảnh: Nguyễn Xuân An/World Vision

22 23Annual Review 2015

Page 13: BÁO CÁO TỔNG KẾT - wvi.org Vietnam AR 2015_VNM.pdf · 2015-2017 với định hướng chuyển đổi mô hình hoạt động, nâng cao tính hệ thống và hiệu quả

24 25Báo cáo tổng kết 2015

LỒNG GHÉP VỀ CHƯƠNG TRÌNHWorld Vision Việt Nam luôn tìm hướng lồng ghép các mô hình và cách tiếp cận thuộc các lĩnh vực kỹ thuật khác nhau để nâng cao tác động của chương trình đối với cộng đồng. Việc lồng ghép đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các hoạt động và sự thống nhất giữa các kết quả mong đợi trong khuôn khổ từng chương trình, qua đó tăng cường hiệu quả sử dụng thời gian và các nguồn lực. Quan trọng hơn, việc lồng ghép tạo điều kiện cho người dân cộng đồng được cùng lúc tham gia và hưởng lợi từ nhiều can thiệp khác nhau, đáp ứng một cách toàn diện các nhu cầu của họ.

Dự án “Tăng cường năng lực phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro thiên tai cho các vùng ven biển tại tỉnh Thanh Hóa” là một ví dụ điển hình cho việc lồng ghép các can thiệp của World Vision Việt Nam trong năm 2015. Không chỉ dừng lại ở việc nâng cao sức chống chịu trước thiên tai và các tác động của biến đổi khí hậu cho cộng đồng người dân ở 8 xã thuộc 2 huyện, dự án còn giúp người dân tăng cường hiểu biết về quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em. Trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương khi thiên tai xảy ra và nhiều nghiên cứu đã chứng minh quyền trẻ em thường bị xâm phạm trong những hoàn cảnh này. Bằng việc lồng ghép nội dung bảo vệ trẻ em vào các hoạt động dự án, cha mẹ, người chăm sóc trẻ và thành viên các nhóm cứu trợ khẩn cấp sẽ được trang bị kỹ năng ứng phó với thiên tai trong khi vẫn đảm bảo trẻ em được bảo vệ trước nguy cơ bị tổn hại, lạm dụng hay bóc lột trong thiên tai cũng như trong cuộc sống hàng ngày.

Sự lồng ghép tương tự cũng được áp dụng trong nhiều dự án khác, ví dụ như dự án “Tăng cường năng lực chống chịu với biến đổi khí hậu và rủi ro thiên tai tại thành phố Hải Phòng” (HRCD), “Tăng cường năng lực lập kế hoạch và thực hiện đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng” (BRICK II) và “Tăng cường năng lực giảm nhẹ rủi ro thiên tai và khả năng ứng phó biến đổi khí hậu quận Sơn Trà”.

Việc lồng ghép cũng được đẩy mạnh giữa các chương trình Y tế, Giáo dục và Phát triển sinh kế, tạo điều kiện cho thành viên các CLB dinh dưỡng thực hành và duy trì chế

độ ăn đầy đủ dinh dưỡng cho con em. Ở nhiều huyện, CLB dinh dưỡng và nhóm sản xuất cũng đồng thời là cơ sở để tổ chức các nhóm tiết kiệm giúp thiết lập và nâng cao khả năng tài chính cho người dân địa phương. Năm 2015 có 33 huyện lồng ghép các nội dung Chăm sóc, phát triển trẻ mầm non và Phát triển sinh kế vào các CLB dinh dưỡng và có 351 nhóm tiết kiệm được hình thành trên cơ sở các CLB dinh dưỡng hoặc các hội, nhóm trong cộng đồng do World Vision Việt Nam hỗ trợ thành lập.

TÍNH BỀN VỮNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH

ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC VÀ HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH

Về khía cạnh hoạt động, World Vision Việt Nam luôn hướng đến mục tiêu đảm bảo tính bền vững của các chương trình can thiệp. Trong năm 2015, 34 trong số 45 huyện dự án đã áp dụng phương pháp tiếp cận Chương trình phát triển, trong đó tập trung thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng và đối tác địa phương trong toàn bộ chu kỳ của chương trình. Đào tạo giảng viên nguồn (TOT) là phương pháp phổ biến nhằm xây dựng năng lực cho đối tác địa phương và trang bị cho họ kỹ năng để áp dụng kiến thức mới trong công việc cũng như tổ chức tập huấn lại cho cán bộ và người dân địa phương. Các hộ gia đình nghèo được hỗ trợ giống vật nuôi và tập huấn kỹ thuật chăn nuôi sẽ chuyển giao lại kiến thức và lứa vật nuôi mới cho các hộ khác trong thôn để nhân giống vật nuôi và giảm nghèo bền vững. Chương trình cũng tích cực huy động đóng góp từ cộng đồng để tăng cường tính làm chủ và trách nhiệm của từng cá nhân trong các hoạt động của World Vision Việt Nam – tổng giá trị đóng góp của người dân bằng tiền mặt, nguyên vật liệu và sức lao động vào các sáng kiến phát triển cộng đồng trong năm 2015 đạt khoảng 4,5 tỷ đồng. Việc tăng cường hợp tác với Chính phủ, các tổ chức trong nước và quốc tế cũng đóng vai trò không kém quan trọng trong việc huy động tổng lực tạo ra những thay đổi bền vững ở các cộng đồng nghèo.

Chương trình tài chính vi mô là một minh chứng cho tính bền vững của các can thiệp do World Vision thực hiện, được đánh giá dựa trên ba tiêu chí: tính cần thiết và mức độ phù hợp với khả năng chi trả của người dân, tác động mang lại, khả năng duy trì hoạt động sau khi kết thúc tài trợ. Tính đến tháng 9/2015, sau khi World Vision Việt Nam kết thúc chương trình phát triển tại 6 huyện bao gồm Kim Động, Phù Cừ (tỉnh Hưng Yên), Hiệp Đức, Tiên Phước (tỉnh Quảng Nam) và Triệu Phong, Vĩnh Linh (tỉnh Quảng Trị), chương trình tài chính vi mô vẫn tiếp tục phối hợp chặt chẽ với đối tác địa phương để cung cấp dịch vụ cho người dân theo nguyện vọng của họ. Có thể nói, chương trình tài chính vi mô ngày càng nâng cao kết quả bền vững, đủ khả năng tạo ra thu nhập để bù đắp các khoản chi phí phát sinh. Việc chương trình có thể duy trì khi không còn sự hỗ trợ của World Vision Việt Nam là một yếu tố quan trọng, góp phần đảm bảo an sinh bền vững cho trẻ em nghèo và gia đình.

Đánh giá năng lực và hiệu quả chương trình là sáng kiến nội bộ của World Vision International, được thực hiện hàng năm tại các quốc gia có triển khai chương trình phát triển nhằm kiểm định chất lượng chương trình và hiệu quả vận hành dựa trên 7 phạm trù:

⋅ Khả năng quản lý chương trình bảo trợ trẻ em ⋅ Chất lượng chương trình ⋅ Tiến độ an sinh trẻ em ⋅ Khả năng quản lý tài chính ⋅ Tính đa dạng trong nguồn tài trợ ⋅ Khả năng quản lý rủi ro thiên tai ⋅ Hiệu quả vận động chính sách

Kết quả đánh giá do văn phòng cấp vùng quyết định sau khi cân nhắc song song kết quả tự đánh giá của các văn phòng quốc gia và kết quả đánh giá của các văn phòng tài trợ.

Trong ba năm liền, World Vision Việt Nam đều được xếp hạng “Uy tín”. Điều này đồng nghĩa với việc phần lớn các chương trình, dự án tại Việt Nam đang được triển khai một cách hiệu quả và mang lại những đóng góp thực sự cho an sinh của trẻ em Việt Nam. Đặc biệt trong năm 2015, World Vision đạt mức đánh giá cao nhất ở cả 7 phạm trù nêu trên.

Ảnh: Lê Thiêm Xuân/World Vision

Ảnh: Lê Thiêm Xuân/World Vision

Page 14: BÁO CÁO TỔNG KẾT - wvi.org Vietnam AR 2015_VNM.pdf · 2015-2017 với định hướng chuyển đổi mô hình hoạt động, nâng cao tính hệ thống và hiệu quả

26 27Báo cáo tổng kết 2015

NHÀ TÀI TRỢCác chương trình phát triển của World Vision Việt Nam đạt được những thành công nhất định là nhờ sự đóng góp quý báu của nhiều cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức và chính phủ.

Các nhà tài trợ cá nhânWorld Vision Việt Nam đánh giá cao sự đóng góp nhiệt tâm của hơn 56,000 nhà bảo trợ dành cho trẻ bảo trợ và cộng đồng. Bên cạnh những hỗ trợ về tài chính là những là thư, tấm thiệp và những món quà chứa đựng tình cảm chân thành gửi đến trẻ, mang lại hy vọng và động viên các em vươn lên.

Các nhà tài trợ là doanh nghiệp và tổ chứcWorld Vision Việt Nam cũng tri ân những đóng góp bằng tài chính và hiện vật từ các công ty, tập đoàn và các tổ chức khác đã giúp giải quyết nhiều nhu cầu cấp thiết của trẻ em và cộng đồng. Trong năm 2015, World Vision Việt Nam vui mừng nhận được hỗ trợ từ Tập đoàn Sam Sung (Hàn Quốc), Tập đoàn Young One (Hàn Quốc), Ngân hàng Ngoại hối Hàn Quốc, Tập đoàn Panasonic, Công ty Bảo

Nhà bảo trợ Đức thăm trẻ em tại huyện Hàm Thuận BắcẢnh: Ngô Thị Hồng Thắm/World Vision

Công ty MSIG tặng quần áo len cho trẻ em ở huyện vùng cao Mường Chà

CÂU CHUYỆN THAY ĐỔI MỘT TƯƠNG LAI TƯƠI SÁNG

Đây là lần đầu tiên từ khi trở về quê nhà ở một huyện miền núi nghèo của tỉnh Yên Bái vào tháng 5/2015, Liễu (27 tuổi) không còn nức nở khi kể câu chuyện chị trở thành nạn nhân của buôn người.

Sáu năm trước, cô gái thôn quê Nguyễn Thị Liễu được một người đàn ông Việt Nam hứa hẹn sẽ tìm cho một công việc tốt tại thành phố. Liễu theo hắn và bị lừa bán sang Trung Quốc cho một quán bia - nơi cô bị ép làm việc với đồng lương rẻ mạt và thường xuyên bị đánh đập. Sau hai năm, Liễu được một người đàn ông Trung Quốc chuộc ra khỏi quán. Hai người chung sống không hôn thú và có con với nhau. Không lâu sau, Liễu bị cảnh sát Trung Quốc trả về Việt Nam sau khi phát hiện việc cô định cư bất hợp pháp.

Với sự hỗ trợ từ Chương trình Chấm dứt mua bán người của World Vision Việt Nam, người phụ nữ bé nhỏ luôn cúi gằm gương mặt xanh xao để che dấu vết sẹo lớn trên mặt – kết quả từ một trận đòn dã man khi cô còn ở Trung Quốc – đang học cách bắt đầu lại cuộc sống tại huyện Trấn Yên.

Cô được tham gia một sự kiện gặp mặt nạn nhân bị mua bán tại địa phương, nơi các nạn nhân chia sẻ câu chuyện của bản thân, học cách cải thiện cuộc sống tại quê nhà, đồng thời đưa ra các thông điệp về di cư an toàn và vận động chính sách.

“Tôi đã viết bốn trang giấy về câu chuyện của tôi ở Trung Quốc và chia sẻ tại diễn đàn,” Liễu nói. “Tôi như được thoát khỏi những ám ảnh của ký ức, dù nỗi nhớ con chưa bao giờ nguôi ngoai.” Trong bốn trang viết, Liễu miêu tả chi tiết cô bị người chủ tra tấn bằng chích điện như thế nào khi cô xin nghỉ làm tại quán bia. Cuối cùng, cô bày tỏ mong mỏi nhận được sự trợ giúp của cộng đồng để xây dựng cuộc sống mới tại quê nhà.

“Tôi cũng được nhận 4 con lợn giống và thức ăn cho lợn,” Liễu nói. “Sau ba tháng nuôi đàn lợn, tôi cho xuất chuồng, thu về 16 triệu đồng. Tôi dùng số tiền này mua tiếp 4 con lợn giống và giữ lại một ít để tiết kiệm,” Liễu cho biết.

Phó Đại sứ Australia tại Việt Nam, ông Layton Brice Pike, tới thăm gia đình chị Liễu.

hiểm MSIG và Tổ chức từ thiện Aktion Deutschland Hilft của Đức. World Vision cũng trân trọng những đóng góp quý báu của các trường học, nhà thờ và các tập đoàn khác trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Tây Âu và Hoa Kỳ.

Các nhà tài trợ Chính phủVới vai trò là đối tác phát triển, World Vision Việt Nam nhận tài trợ từ các cơ quan Chính phủ như Phòng Thương mại và Ngoại giao Australia, Bộ Ngoại giao và Thương mại New Zealand, Bộ Ngoại giao Nhật Bản và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc.

Liễu cũng chia sẻ về dự định nuôi gà và trồng rau để bán ở chợ.

Từ khi trở về, Liễu nhận được rất nhiều lời động viên từ những người xung quanh, gần đây nhất là từ một người khách đặc biệt – ông Layton Bryce Pike, Phó Đại sứ Australia tại Việt Nam.

Cảm thông trước những khó khăn mà Liễu phải trải qua trên hành trình tái hòa nhập cộng đồng, ông Layton động viên cô tiếp tục nỗ lực phấn đấu. “Chị rất dũng cảm khi chia sẻ câu truyện của mình bởi nâng cao nhận thức là cách duy nhất để phòng ngừa nạn mua bán người. Nếu chị kiên trì với những gì chị đang làm, cùng với sự hỗ trợ của cộng đồng và World Vision, tôi tin chị sẽ có một tương lai tươi sáng.”

Tới nay, 51 nạn nhân được cơ quan chức năng Việt Nam giải cứu đã được World Vision hỗ trợ tái hòa nhập với xã hội thông qua Chương trình Chấm dứt Mua bán người với ngân sách 1,7 triệu USD do Bộ Ngoại giao và Thương mại Austrailia tài trợ.

* Tên đã được thay đổi để bảo vệ danh tính của nạn nhân.

Truyện và ảnh: Trần Mỹ Hằng/World VisioinẢnh: Cao Đức Việt/World Vision

Page 15: BÁO CÁO TỔNG KẾT - wvi.org Vietnam AR 2015_VNM.pdf · 2015-2017 với định hướng chuyển đổi mô hình hoạt động, nâng cao tính hệ thống và hiệu quả

28 29Báo cáo tổng kết 2015

ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN ĐỐI TÁCĐội ngũ nhân viên có năng lực và tận tâm là tài sản quý báu của World Vision Việt Nam. Trong năm 2015, World Vision Việt Nam có tổng cộng 477 nhân viên, hầu hết trong số họ đang công tác tại địa bàn dự án để trực tiếp phục vụ cộng đồng và trẻ em còn đang gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là những trẻ em dễ bị tổn thương nhất.

Để chuẩn bị cho việc chuyển đổi mô hình hoạt động của tổ chức nhằm nâng cao tính hệ thống và hiệu quả tác động, Chương trình phát triển nhân viên kỹ thuật do World Vision Malaysia tài trợ trong thời gian 18 tháng tính đến nay đã nâng cao năng lực cho tổng cộng 124 nhân viên. Ngoài ra, dự án “Nâng cao năng lực thiết kế chương trình phát triển đô thị” do World Vision Hàn Quốc tài trợ đã tổ chức hai hội thảo tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh nhằm chia sẻ kinh nghiệm cho nhân viên và các bên liên quan về thực hành tốt và các bài học kinh nghiệm cho việc thiết kế dự án trong bối cảnh đô thị.

Phát triển “đội ngũ lãnh đạo được đào tạo nội bộ” [Home-grown leaders] là sáng kiến của World Vision Việt Nam nhằm trang bị kỹ năng lãnh đạo cho những nhân viên có năng lực và tận tâm nhất để tận dụng kiến thức chuyên môn và phát huy tối đa tiềm năng của họ. Trong năm 2015, các khóa tập huấn về Lãnh đạo sự Thay đổi, Lãnh đạo nhân cách và Lãnh đạo theo Tình huống đã được tổ chức cho ban lãnh đạo vào đội ngũ nhân viên kế cận.

World Vision Việt Nam coi trọng sự tham gia và đóng góp của nhân viên bởi đây là yếu tố quyết định sự thành công trong việc thực hiện sứ mệnh của tổ chức – đảm bảo an sinh bền vững cho mọi trẻ em. Khảo sát Our Voice được thực hiện đều đặn hàng năm để thu thập và tổng hợp tiếng nói của nhân viên nhằm mục đích xây dựng một môi trường làm việc thuận lợi, nâng cao sự tham gia và hiệu quả công tác của đội ngũ nhân viên trong tổ chức. Kết quả khảo sát trong năm 2015 cho thấy 96% số nhân viên đồng tình rằng cách thức tổ chức và hoạt động của World Vision Việt Nam đảm bảo phục vụ trẻ em và cộng đồng một cách hiệu quả, 90% đánh giá World Vision Việt Nam thể hiện trách nhiệm cao trong việc sử dụng mọi nguồn lực được giao phó và 96% sẵn sàng đóng góp nhiều công sức hơn nữa để đạt được mục tiêu chung của tổ chức.

Một trong những thành tựu nổi bật của World Vision Việt Nam trong nỗ lực đào tạo nhân tài và phát triển đội ngũ kế cận là sự bổ nhiệm bà Trần Thu Huyền – Nguyên Giám đốc Ban Con người và Văn hóa – vào vị trí Trưởng đại diện của World Vision Internation tại Việt Nam. Bà là người Việt Nam đầu tiên được giao phó chức vụ này trong toàn bộ lịch sử phát triển của World Vision Việt Nam.

39% 61%

Theo giới tính

Nam Nữ

12%

45% 43%

Theo thời gian công tác

Dưới 1 năm 1-5 năm Trên 5 năm

41%

47%

11%

1% Theo độ tuổi

Dưới 31 30-41 41-55 56 trở lên

Ở cấp quốc gia, World Vision Việt Nam phối hợp với các Bộ, ban ngành Chính phủ, các nhóm làm việc chung, các tổ chức Phi chính phủ trong nước và quốc tế để giải quyết các vấn đề liên quan tới sức khỏe trẻ em, dinh dưỡng, giáo dục, bảo vệ trẻ em, thúc đẩy sự tham gia của trẻ, phòng chống tai nạn thương tích ở trẻ, giảm nhẹ rủi ro thiên tai, biến đổi khí hậu và tài chính vi mô.Các đối tác Chính phủ: Bộ Y tế, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương, Vụ Sức khỏe Bà mẹ-Trẻ em, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công an;Các nhóm làm việc chung: Nhóm làm việc Quyền trẻ em, Ban điều phối Tuần lễ Toàn cầu hành động vì Giáo dục, Nhóm làm việc Dinh dưỡng, Nhóm Đối tác Y tế, Nhóm làm việc về Biến đổi khí hậu, Nhóm công tác Tài chính vi mô Việt Nam;Các đối tác Phi chính phủ quốc tế: Plan International, ChildFund Việt Nam, Save the Children, Oxfam, Care International và SNV;Đối tác Phi chính phủ trong nước: Hội Bảo vệ Quyền trẻ em Việt Nam.

Ảnh: Phạm Thu Trang/World Vision

Ảnh: Nguyễn Kim Ngân/World Vision

Ở cấp tỉnh và huyện, World Vision Việt Nam hợp tác với Ủy ban nhân dân các tỉnh, Sở Ngoại vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Y tế, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Hội Chữ thập đỏ.

Theo giới tính

Theo thời gian công tác

Theo độ tuổi

Page 16: BÁO CÁO TỔNG KẾT - wvi.org Vietnam AR 2015_VNM.pdf · 2015-2017 với định hướng chuyển đổi mô hình hoạt động, nâng cao tính hệ thống và hiệu quả

30 31Báo cáo tổng kết 2015

TIẾN ĐỘ AN SINH TRẺ EM TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNHKhảo sát khả năng đọc hiểu của trẻ trong độ tuổi 11 được thực hiện sử dụng công cụ chuẩn quốc tế FLAT tại 38 huyện trong năm 2013, 37 huyện trong năm 2014 và 40 huyện trong năm 2015 để đánh giá tác động của các dự án giáo dục.

Chi tiết các khoản thu Số tiền (USD)

Chương trình bảo trợ 13.306.858

Tư nhân 3.588.939

Chính phủ 1.671.165

Viện trợ bằng hàng hóa 7.689.678

TỔNG 26.256.639

Nguồn thu từ văn phòng tài trợ Số tiền (USD)

World Vision Australia 12.155.094

World Vision Áo 250.770

World Vision Pháp 241.556

World Vision Đức 2.024.330

World Vision Hồng Kông 824.443

World Vision Nhật Bản 1.649.026

World Vision Hàn Quốc 3.583.800

World Vision Malaysia 1.204.282

World Vision New Zealand 74.123

World Vision Nam Á Thái Bình Dương 8.457

World Vision Singapore 558.152

World Vision Thụy Sĩ 1.035.052

World Vision Đài Loan 863.958

World Vision Mỹ 1.423.906

Việt Nam 359.691

TỔNG 26.256.639

Chi tiết các khoản chi Số tiền (USD)

Chi phí chương trình 24.064.529

Chi phí hỗ trợ chương trình 962.021

Chi phí quản lý 332.613

Chi phí hỗ trợ chương trình bảo trợ 180.031

Chi phí hỗ trợ kỹ thuật 717.446

TỔNG 26.256.639

Chi phí theo lĩnh vực hoạt động Số tiền (USD)

Vận động chính sách 204.135

Nông nghiệp 1.515.708

Hỗ trợ trẻ bị khủng hoảng 151.354

Khuyết tật 11.734

Giảm nhẹ thiên tai 1.654.527

Phát triển kinh tế 686.753

Giáo dục 3.486.376

Cứu trợ khẩn cấp 15.593

Môi trường 218.370

An ninh lương thực 101.317

Bình đẳng giới 18.705

Y tế và Dinh dưỡng 9.401.976

HIV/AIDS 27.257

Phát triển năng lực lãnh đạo 1.945.393

Quản lý chương trình/dự án 3.875.928

Bảo vệ trẻ em 695.367

Quản lý Chương trình bảo trợ 1.731.309

Nước sạch và vệ sinh môi trường 514.839

TỔNG 26.256.639

78

79,9

58

79,2

72,6

88,8

74

84

79

0 20 40 60 80 100

Kết quả FLAT (%)

Tỷ lệ trẻ có khả năng đọc hiểu thành thạo ở các huyện dự án

(năm 2013, 2014, 2015)

2015 2014 2013

Tất cả

Nữ

Nam

Trẻ người Kinh

Trẻ bị khuyết tật

Trẻ được bảo trợ

Trẻ dân tộc thiểu số

Trẻ không bị khuyết tật

Trẻ ngoài chương trình bảo trợ

34,0

19,4

8,5

33,4

18,1

7,7

29,2

16,8

7,1

0

5

10

15

20

25

30

35

40

Thấp còi Nhẹ cân Gầy còm Tỷ

lệ s

uy d

inh

dưỡn

g (%

)

Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi tại các huyện dự án

(năm 2013, 2014, 2015)

2013 2014 2015

144 244

122 108

0 100 200 300

2014 2015

Số sáng kiến do trẻ khởi xướng (năm 2014, 2015)

Tổng số

Sáng kiến liên quan đến bảo vệ trẻ em và phòng tránh thương tích

Khảo sát tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng các thể thấp còi, nhẹ cân, gầy còm được thực hiện tại 34 huyện trong năm 2013 và 36 huyện trong năm 2014 và 2015.

Khảo sát số sáng kiến do trẻ khởi xướng được thực hiện tại 19 huyện trong năm 2014 và 21 huyện trong năm 2015.

In 1000 quyển, khổ 20.5 x 20.5 cm tại Công ty TNHH LUCK HOUSE, địa chỉ văn phòng: 276 đường Láng, Thịnh Quang, Đống Đa, Hà NộiQuyết định xuất bản số: 569/QĐ-NXBHĐ Giấy xác nhận đăng ký kế hoạch xuất bản số: 783 - 2016/CXBIPH/42 - 15/HĐMã số sách tiêu chuẩn quốc tế (ISBN): 978-604-86-9362-6 In xong và nộp lưu chiểu Quý 1 năm 2016