Báo cao thực tập tông hợp

33
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU.............................................4 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY HƯNG SPICES...5 1.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY HƯNG SPICES..................5 1.1.1 Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của công ty............................................5 1.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty.......................6 1.2 LĨNH VỰC KINH DOANH VÀ MẶT HÀNG CHỦ YẾU............6 1.2.1 Quế chẻ..........................................6 1.2.2 Hoa hồi..........................................7 1.3 TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY....................8 CHƯƠNG 2 HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY HƯNG SPICES.. .9 2.2 KHÁI QUÁT QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY.......................................9 2.2.1 Thỏa thuận ký kết hợp đồng.......................9 2.2.2 Chuẩn bị hàng xuất khẩu..........................9 2.2.3 Thuê phương tiện vận tải........................10 2.2.4 Làm thủ tục hải quan............................12 2.2.5 Giao hàng và nhận vận đơn.......................12 2.2.6 Xin giấy chứng nhận xuất xứ.....................13 2.2.7 Mua bảo hiểm cho hàng hóa.......................13 2.2.8 Thanh toán......................................14 2.2.9 Giải quyết khiếu nại và tranh chấp..............14 2.3 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH......................14 1

description

bao cao thuc tap tong hop ve cong ty hung spices

Transcript of Báo cao thực tập tông hợp

Page 1: Báo cao thực tập tông hợp

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................4

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY HƯNG SPICES.......5

1.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY HƯNG SPICES.....................................................5

1.1.1 Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của công ty..............................5

1.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty................................................................................6

1.2 LĨNH VỰC KINH DOANH VÀ MẶT HÀNG CHỦ YẾU.................................6

1.2.1 Quế chẻ..............................................................................................................6

1.2.2 Hoa hồi...............................................................................................................7

1.3 TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY.........................................................8

CHƯƠNG 2 HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY HƯNG SPICES...9

2.2 KHÁI QUÁT QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT

KHẨU TẠI CÔNG TY...............................................................................................9

2.2.1 Thỏa thuận ký kết hợp đồng...............................................................................9

2.2.2 Chuẩn bị hàng xuất khẩu....................................................................................9

2.2.3 Thuê phương tiện vận tải.................................................................................10

2.2.4 Làm thủ tục hải quan........................................................................................12

2.2.5 Giao hàng và nhận vận đơn..............................................................................12

2.2.6 Xin giấy chứng nhận xuất xứ...........................................................................13

2.2.7 Mua bảo hiểm cho hàng hóa............................................................................13

2.2.8 Thanh toán........................................................................................................14

2.2.9 Giải quyết khiếu nại và tranh chấp...................................................................14

2.3 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH........................................................14

CHƯƠNG 3 NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT

NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY HƯNG

SPICES.....................................................................................................................15

3.1 NHẬN XÉT VỀ NHỮNG THÀNH CÔNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN

TẠI CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY HƯNG

SPICES......................................................................................................................15

3.1.1 Những thành công đã đạt được........................................................................15

1

Page 2: Báo cao thực tập tông hợp

3.1.2 Những vấn đề còn tồn tại.................................................................................16

3.2 ĐỀ XUẤT NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KINH

DOANH XUẤT KHẨU............................................................................................17

3.2.1 Nâng cao chất lượng sản phẩm........................................................................17

3.2.2 Phòng ngừa, hạn chế những rủi ro khi thanh toán bằng phương thức D/P......18

3.2.3 Hoàn thiện kênh phân phối..............................................................................18

KẾT LUẬN..............................................................................................................19

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................20

PHỤ LỤC.................................................................................................................21

2

Page 3: Báo cao thực tập tông hợp

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1: Logo công ty TNHH Hưng Spices

Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức công ty TNHH Hưng Spices

Hình 1.3: Quế chẻ

Hình 1.4 : Hoa hồi

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Tóm tắt tình hình tài chính của công ty TNHH Hưng Spices trong năm 2009 và 2010.

Bảng 2.1: Doanh thu xuất khẩu của công ty qua các năm (2009 - 2012)

3

Page 4: Báo cao thực tập tông hợp

LỜI MỞ ĐẦU

Trong thời buổi kinh tế hội nhập ngày nay, mỗi quốc gia đều chọn cho mình một

con đường để vươn ra tầm châu lục và lớn hơn nữa là tầm thế giới. Con đường của

Việt Nam đã chọn để bắt đầu cuộc hành trình đó là xuất nhập khẩu. Việc Việt Nam

gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là một bước đi chiến lược, giúp hoạt

động ngoại thương nói chung và xuất nhập khẩu nói riêng của Việt Nam có cơ hội

phát triển mạnh mẽ và từ đó sẽ giúp nền kinh tế nước ta hội nhập sâu hơn, rộng hơn

vào nền kinh tế thế giới.

Thế mạnh về xuất khẩu của Việt Nam hiện nay là ngành hàng nông nghiệp. Bên

cạnh các mặt hàng thế mạnh truyền thống như: gạo, cà phê và hồ tiêu thì hoa hồi và

quế cũng là sản phẩm có tiềm năng phát triển rất cao nếu được phát triển đúng

hướng. Việt Nam là một trong hai quốc gia hiếm hoi có đủ điều kiện về thổ nhưỡng

và khí hậu khắt khe để trồng được hoa hồi và quế. Vì số lượng nhà cung cấp có hạn

mà thị trường tiêu thụ lại lớn nên đây chắc chắn là một trong những mặt hàng mà

chúng ta có lợi thế thương lượng trên bàn đàm phán.

Tuy đạt được những thành tựu nổi bật về xuất khẩu, nhưng kim ngạch xuất khẩu

của Việt Nam những năm vừa qua vẫn khá khiêm tốn. Thị phần hàng hoá xuất khẩu

của Việt Nam trên thị trường thế giới còn quá nhỏ bé. Là một nước nông nghiệp,

hàng nông lâm sản luôn là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Tuy nhiên,

sau khi gia nhập WTO, hàng của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường nước ngoài sẽ

phải đối mặt với nhiều vấn đề về cạnh tranh, chất lượng sản phẩm… Do vậy, để duy

trì và phát triển được thị phần, một trong số những việc làm là: hoàn thiện hơn quy

trình xuất khẩu hàng nông lâm sản của Việt Nam ra thị trường thế giới.

4

Page 5: Báo cao thực tập tông hợp

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY HƯNG SPICES

1.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY HƯNG SPICES.

1.1.1 Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của công ty.

CÔNG TY TNHH HƯNG SPICES

Tên viết tắt: HUNG SPICES CO., LTD

Địa chỉ: Số 9, ngõ 234 Thụy Khuê, Hà Nội

Điện thoại: +84-4 3.8231664

Email: [email protected]

Số đăng ký: 0102039070

Giám đốc: Trần Thế Lân

Hình 1.1: Logo công ty TNHH Hưng Spices

Nguồn: Phòng giám đốc – công ty TNHH Hưng Spices

Cty TNHH Hưng Spices thành lập năm 2009 đã đi vào hoạt động được 5 năm. Cty

kinh doanh chủ yếu là xuất khẩu các mặt hàng nông lâm sản, tập trung vào 2 mặt

hàng chính là Quế và Hoa hồi. Là công ty mới thành lập, Hưng Spices còn khá non

trẻ so với các công ty xuất nhập khẩu trong nước khác. Tuy vậy trong suốt những

năm qua, công ty đã ngày một lớn mạnh, phát triển và trở thành doanh nghiệp có

doanh thu xuất khẩu lớn nhất quận Tây Hồ, Hà Nội theo thống kê của Chi cục thuế

Quận Tây Hồ và cục thuế Hà Nội. Trải qua quá trình xây dựng trưởng thành, mọi

hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Hưng Spices luôn đạt hiệu quả kinh tế và

mức tăng trưởng hàng năm đều tăng. Tiềm lực công ty được khai thác hiệu quả, địa

bàn hoạt động ngày càng được mở rộng trong nước và quốc tế, tạo được

nhiều uy tín với đối tác và khách hàng.

Quá trình phát triển của công ty :

5/2009 Cty TNHH Hưng Spices được thành lập và đi vào kinh doanh, xuất

khẩu với mức doanh thu là 25.974.078.384 đồng.

2010 theo thống kê tại chi cục Thuế Quận Tây Hồ, Hà Nội nơi cty đóng trụ

sở, Cty TNHH Hưng Spices là công ty có doanh thu xuất khẩu hàng nông sản

đứng đầu toàn Quận là 63.915.376.030 đồng.

5

Page 6: Báo cao thực tập tông hợp

2011 Cty TNHH Hưng Spices tiếp tục vươn rộng thị phần tại Ấn Độ, tăng

doanh thu xuất khẩu không ngừng đạt 87.731.417.876 đồng.

2012 với tình hình kinh tế thế giới chung và VN nói riêng gặp nhiều khó

khăn, giá bán giảm sút khiến mức doanh thu bị giảm còn 80.361.772.277 đồng.

1.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty.

Công ty có 50 nhân viên, gồm 8 nhân viên văn phòng làm việc tại Trụ sở sô 9 ngõ

234 Thụy Khuê, Q.Tây Hồ, Hà Nội, và 42 nhân viên làm việc trực tiếp ở cơ sở sản

xuất tại Đồng Nguyên, Từ Sơn, Bắc Ninh.

Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức công ty TNHH Hưng Spices

Nguồn: Phòng giám đốc – công ty TNHH Hưng Spices

1.2 LĨNH VỰC KINH DOANH VÀ MẶT HÀNG CHỦ YẾU.

Công ty kinh doanh chủ yếu là xuất khẩu các mặt hàng nông lâm sản, tập trung vào

2 mặt hàng chính là Quế chẻ (Split cassia) và Hoa hồi (Star aniseeds) sang thị

trường Ấn Độ và Singapore. Trong đó thị trường chính chiếm 90% doanh số của cty

là Ấn Độ, 10% là Singapore.

1.2.1 Quế chẻ.

Vỏ thân cây quế, sau khi công ty thu mua thì được đem về kho cất trữ để làm hàng hóa

xuất khẩu khi có hợp đồng. Trong các hợp đồng xuất khẩu, quế chẻ thường được yêu

cầu các đặc điểm chất lượng như:

6

Page 7: Báo cao thực tập tông hợp

- Chiều dài : 35 cm.

- Vết cắt gọn.

- Độ dày : 1,2 – 1,5 mm.

- Độ dầu bình quân : 2,5%.

- Màu sắc tự nhiên.

Hình 1.3: Quế chẻ

Nguồn: Phòng kinh doanh – công ty TNHH Hưng Spices

1.2.2 Hoa hồi.

Hoa hồi cũng là một mặt hàng được ưa chuộng. Nắm bắt được nhu cầu này, Hưng

Spices đã tích cực đẩy mạnh việc thu mua nội địa và xuất khẩu ra các thị trường

nước ngoài.

Các đặc điểm của hoa hồi được yêu cầu trong hợp đồng thường là:

- Vụ thu mua hoa hồi.

- Độ khô, không mốc.

- Màu sắc tự nhiên.

- Đã vặt cuộng hoặc chưa vặt

cuộng.

- Đường kính trên 2.5 cm .

Hình 1.4 : Hoa hồi

Nguồn : Phòng kinh doanh – công ty TNHH Hưng Spices

7

Page 8: Báo cao thực tập tông hợp

1.3 TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY.

Bảng 1.1: Tóm tắt tình hình tài chính của công ty TNHH Hưng Spices trong năm 2009 và

2010.

DANH MỤC NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012

A. Tổng tài sản 9.346.420.557 15.451.017.845 17.829.193.072

1. Tiền và các

khoản tương

đương tiền

4.726.831.620 5.849.402.061

1.134.710.106

2. Hàng tồn kho 4.587.380.176 6.193.255.580 2.913.676.133

3. Tài sản ngắn

hạn khác32.208.761 2.916.970

28.466.735

B. Tổng nguồn

vốn9.346.420.557 15.451.017.845

17.829.193.072

1. Nợ phải trả 6.660.686.197 10.296.890.695 12.006.958.632

2.Vốn chủ sở

hữu 

- Vốn đầu

- Lợi nhuận

sau thuế

chưa phân

phối

2.685.734.360

1.900.000.000

785.734.360

5.154.127.150

1.900.000.000

3.254.127.150

5.822.234.440

1.600.000.000

4.222.234.440

Nguồn: Báo cáo tài chính 2010, 2011 và 2012, Phòng tài chính – kế toán, công ty

TNHH Hưng Spices

8

Page 9: Báo cao thực tập tông hợp

CHƯƠNG 2 HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY HƯNG SPICES.

2.1 KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DO ANH

NGHIỆP.

Cty kinh doanh chủ yếu là xuất khẩu các mặt hàng nông lâm sản, tập trung vào 2

mặt hàng chính là Quế và Hoa hồi.

2.2 KHÁI QUÁT QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT

KHẨU TẠI CÔNG TY.

2.2.1 Thỏa thuận ký kết hợp đồng.

Sau khi gửi chào hàng và được đối tác chấp nhận chào hàng với những điều khoản

kèm theo, hai bên tiến hành giao kết hợp đồng mua bán ngoại thương. Hợp đồng sẽ

được soạn thảo bằng tiếng Anh, quy định rõ ràng các điều khoản cần thiết và được

chuyển qua phía đối tác. Bên công ty xuất khẩu Hưng Spices và đối tác sẽ trao đổi

lại một lần nữa các điều khoản, nến cả hai bên đã hoàn toàn đồng ý với các điều

khoản trong hợp đồng thì sẽ tiến hành ký kết hợp đồng. Hợp đồng mua bán giữa hai

bên sẽ quy định rõ những điều khoản sau:

- Quy định về bên bán, bên mua: Tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ, số Fax…

- Quy định về hàng hóa : Tên hàng, số lượng, giá tính trên một đơn vị

(USD/MT – giá CIF tại cảng đến), và tổng số tiền hàng phải thanh toán. Ngoài ra,

tổng số tiền thanh toán còn được ghi rõ bằng chữ.

- Quy định cụ thể về phẩm chất hàng hóa (Specification) : Các đặc điểm cần

thiết như chiều dài, chiều dày tiêu chuẩn, độ dầu bình quân tính bằng %, màu sắc…

- Quy định về cách đóng gói (Packing) và ký mã hiệu (Marking).

- Quy định về điều kiện cơ sở giao hàng (Shipment).

- Quy định về thanh toán (Payment).

- Quy định về bộ chứng từ giao hàng (Shipping document).

2.2.2 Chuẩn bị hàng xuất khẩu.

Căn cứ vào quy định về hàng hóa trong hợp đồng ngoại thương đã ký kết với

đối tác, nếu hàng hóa trong kho đã đủ, công nhân ở xưởng sẽ tiến hành sơ chế. Nếu

chưa đủ, công ty sẽ tiến hành ký hợp đồng mua hàng của các cá nhân hoặc đơn vị

cung ứng trong nước. Hợp đồng mua bán và hợp đồng ngoại thương diễn ra đồng

9

Page 10: Báo cao thực tập tông hợp

thời. Điều này sẽ giúp cho hoạt động xuất khẩu diễn ra nhanh chóng, chi phí sử

dụng vốn thấp, không mất chi phí bảo quản, lưu kho hàng hoá.

Các hoạt động chuẩn bị và sơ chế hàng hóa được tiến hành khá cẩn thận để

đảm bảo rằng sau khi sơ chế, hàng hóa đảm bảo chất lượng đúng như đã cam kết

trong hợp đồng. Công nhân tại xưởng sơ chế sẽ tiến hành vặt cuộng hoa hồi và chẻ

quế theo đúng chiều dài đã quy định trong hợp đồng, sau đó đem sấy khô và bắn

sinh (SO2) lại một lần nữa để tránh nấm mốc. Sau khi đã sơ chế xong, hàng hóa

được đóng vào thùng carton, thường sẽ là 10kg/thùng đối với cả hoa hồi và quế chẻ

(một lô hàng 17MTs hoa hồi đóng được 1700 thùng, một lô hàng 30MTs quế chẻ

đóng được 3000 thùng). Ngoài ra, đối với mặt hàng nông lâm sản khi xuất khẩu còn

yêu cầu phải được hun trùng. Sau khi được liên hệ, Công ty Hun trùng cử người đến

phun thuốc diệt mầm mống sâu bọ trong lô hàng và cấp giấy xác nhận hun trùng.

Mặt hàng nông lâm sản của công ty được xuất khẩu sang các thị trường là Ấn Độ và

Singapore, do đó yêu cầu về chất lượng rất được công ty chú trọng. Công ty luôn

kiểm tra chặt chẽ, nghiêm ngặt hàng hóa trước khi đóng hàng vào thùng để giao

hàng. Nội dung kiểm tra như : kiểm tra về phẩm chất, trọng lượng, phần trăm

hỏng… dựa theo hợp đồng đã ký kết với đối tác.

2.2.3 Thuê phương tiện vận tải.

Vì có kinh nghiệm và uy tín trên thị trường nên công ty chỉ thực hiện việc

xuất hàng theo giá CIF thay vì 90% các công ty xuất khẩu tại Việt Nam luôn chọn

xuất theo giá FOB vì sợ và thiếu kinh nghiệm về nghiệp vụ xuất khẩu. Khi xuất

khẩu theo điều kiện CIF, công ty sẽ phải chịu trách nhiệm về các công việc như

thuê phương tiện vận tải và mua bảo hiểm cho hàng hóa. Lượng hàng hóa mỗi lần

xuất đi không lớn và thích hợp đóng trong container, do đó công ty chọn phương

tiện vận chuyển là container.

Để có container chứa hàng, công ty sẽ tiến hành thuê container từ hãng tàu

vận chuyển. Sau khi xác nhận đồng ý giá vận chuyển, hãng tàu sẽ fax Booking

confirmation để xác nhận và đồng ý cấp vỏ container vận chuyển. Sau khi đã thuê

được container từ hãng tàu, công ty sẽ thuê xe chuyên chở container vận chuyển

bằng đường bộ, và công ty sẽ Fax Booking confirmation cho hãng xe container vận

chuyển đường bộ để họ đánh xe ra bến cảng chở vỏ container về nhà máy sản xuất

10

Page 11: Báo cao thực tập tông hợp

của Hưng Spices phục vụ cho việc đưa hàng vào trong container. Container mà

công ty thuê sử dụng là container chở hàng rời. Tiện lợi của kiểu container này là

tiết kiệm sức lao động khi xếp hàng vào và dỡ hàng ra, nhưng nó cũng có điểm bất

lợi là trọng lượng vỏ nặng, số cửa và nắp có thể gây khó khăn trong việc giữ an toàn

và kín nước cho container vì nếu nắp nhồi hàng vào nhỏ quá thì sẽ gây khó khăn

trong việc xếp hàng có thứ tự.

Xác định và kiểm tra container trước khi sử dụng

Trước khi đưa hàng vào container, việc xác định và kiểm tra container là hết sức

cần thiết. Nếu kiểm tra thiếu chu đáo, tiếp nhận container không đạt yêu cầu kỹ

thuật, trong quá trình chuyên chở có tổn thất xảy ra do khiếm khuyết của container,

công ty sẽ phải tự gánh chịu mọi hậu quả phát sinh. Nội dung kiểm tra bao gồm:

- Kiểm tra bên ngoài container : Quan sát và phát hiện các dấu vết cào xước,

hư hỏng, khe nứt, lỗ thủng, biến dạng méo mó do va đập…

- Kiểm tra bên trong container : Kiểm tra độ kín nước bằng cách khép kín

cửa từ bên trong quan sát các tia sáng lọt qua để phát hiện lỗ thủng hoặc khe nứt.

Kiểm tra các đinh tán, rivê xem có bị hư hỏng hay nhô lên không. Kiểm tra tấm bọc

phủ hoặc các trang thiết bị khác như lỗ thông gió, ống dẫn hơi lạnh…

- Kiểm tra cửa container : Tình hình hoạt động khi đóng mở cánh cửa và chốt

đệm cửa…bảo đảm cửa đóng mở an toàn, niêm phong chắc chắn và kín không để

nước xâm nhập vào.

- Kiểm tra tình trạng vệ sinh container : Container phải được dọn vệ sinh tốt,

khô ráo, không bị mùi hôi hay dây bẩn, đóng hàng vào container không đạt tiêu

chuẩn vệ sinh sẽ gây tổn thất cho hàng hóa đồng thời dễ bị từ chối khi cơ quan y tế

nước gửi hàng kiểm tra phát hiện.

- Kiểm tra các thông số kỹ thuật của container : Trọng tải toàn phần, trọng tải

tịnh, trọng lượng vỏ container, dung tích đăng ký…

Chất xếp, chèn lót hàng hóa trong container

Khi tiến hành chất xếp hàng hóa vào container, những yêu cầu kỹ thuật được công

ty chú trọng như :

- Phân bổ đều hàng hóa trên mặt sàn container.

- Chèn đệm và độn lót hàng hóa trong container.

11

Page 12: Báo cao thực tập tông hợp

- Gia cố hàng hóa trong container.

- Hạn chế và giảm bớt áp lực hoặc chấn động.

- Chống hiện tượng hàng hoá bị nóng, hấp hơi.

Sau khi đưa hàng vào trong container, người vận chuyển sẽ tiến hành kẹp chì

với mã số riêng nhằm giữ đảm bảo cho hàng hóa bên trong và theo tập quán quốc tế

vận chuyển hàng hóa bằng container, công ty sẽ chịu trách nhiệm về việc đóng hàng

vào container đồng thời chịu tất cả các chi phí đó cũng như các chi phí có liên quan.

2.2.4 Làm thủ tục hải quan.

Sau khi có được mã số container và số kẹp chì do người chuyên chở xe

container cấp, công ty tiến hành mở tờ khai hải quan tại Chi cục Hải quan Gia Lâm,

Hà Nội. Tờ khai hải quan sẽ được chuyển xuống cảng Hải Phòng để chủ tàu cho

phép bốc container lên tàu. Quy trình làm thủ tục hải quan như sau: Nếu hàng thuộc

diện cho phép kiểm đại diện, hải quan kiểm hoá phải lấy mẫu đại diện theo đúng

quy định (trong cùng, ngoài cùng, hai bên mép, trên đỉnh và dưới đáy). Khi khai báo

hải quan, công ty tự kê khai đầy đủ các nội dung theo mẫu của tờ khai hải quan. Sau

khi đã hoàn thành việc kê khai thì phải nộp lại tờ khai cho hải quan kèm theo các

chứng từ theo yêu cầu của tờ khai hải quan. Sau khi hàng được khai báo xong, Cơ

quan hải quan tiến hành xác nhận vào tờ khai hải quan, sau đó khi hàng tới bãi

container hải quan giám sát kho bãi phải kiểm tra lại.

2.2.5 Giao hàng và nhận vận đơn.

Hàng hóa của công ty được đóng trong các container, do đó phương thức

giao nhận container mà công ty thường áp dụng là FCL (Full container Load). Theo

đó, container đóng đầy hàng sẽ được giao nguyên cho người chuyên chở.

Sau khi tàu khởi hành, bên hãng tàu sẽ làm vận đơn Bill of Lading cho công

ty. B/L mà công ty nhận được là B/L do hãng tàu hoặc đại diện của họ ký phát cho

người gửi hàng sau khi đã nhận container chứa hàng đã được niêm phong kẹp chì.

Vận đơn mà công ty nhận từ hãng tàu là vận đơn đã xếp hàng có ghi rõ ngày tháng

hàng hóa được xếp lên tàu và được ký xác nhận (Shipped on board on…). Hàng hóa

do công ty cung cấp đều đảm bảo các điều kiên, do đó công ty thường lấy được vận

đơn sạch (Clean B/L). Các B/L là sạch và đã xếp hàng, do đó bộ hồ sơ thanh toán

12

Page 13: Báo cao thực tập tông hợp

của Hưng Spices được ngân hàng của người mua chấp nhận thanh toán. Sau khi đã

có được vận đơn của hãng tàu, công ty sẽ fax bản copy cho các bên như:

- Kiểm dịch thực vật kèm theo mẫu hàng (trụ sở tại Hồ Đắc Di, Hà Nội) để

họ kiểm định và cấp giấy chứng nhận. Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật sẽ là

một chứng từ cần thiết trong bộ chứng từ giao hàng.

- Tiến hành xin chứng nhận xuất xứ (C/O – Certificate of Origin) tại Phòng

Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) – Bộ Công thương theo form AI

hoặc form D nhằm giúp người nhập được giảm thuế nhập khẩu nhờ hiệp định

thương mại.

- Mua bảo hiểm hàng hóa đường biển tại Bảo Việt, trụ sở Hai Bà Trưng, Hà

Nội.

2.2.6 Xin giấy chứng nhận xuất xứ.

Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin) : Là chứng từ do nhà sản

xuất hoặc do cơ quan có thẩm quyền, thường là Phòng Thương mại và Công nghiệp

Việt nam (VCCI) cấp để xác nhận nơi sản xuất hoặc khai thác ra hàng hóa. Tổ chức

hoặc cá nhân nhập khẩu hàng hóa nếu có nhu cầu hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi,

phải có Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin) do tổ chức có thẩm quyền

cấp, xác nhận hàng hoá có xuất xứ từ nước đã có thoả thuận về đối xử tối huệ quốc

trong quan hệ thương mại với Việt Nam. Công ty sẽ tiến hành xin giấy chứng nhận

xuất xứ form AI hoặc form D, gửi theo bộ chứng từ giao hàng để người nhập khẩu

được hưởng ưu đãi về thuế quan theo hiệp định thương mại song phương hoặc khu

vực giữa các nước nhập khẩu với Việt Nam. Nội dung của giấy này bao gồm tên và

địa chỉ người mua, tên và địa chỉ người bán, tên hàng, số lượng, ký mã hiệu, lời

khai của chủ hàng về nơi sản xuất hoặc khai thác hàng, xác nhận của cơ quan có

thẩm quyền.

2.2.7 Mua bảo hiểm cho hàng hóa.

Hàng hoá chuyên chở trên biển thường gặp nhiều rủi ro, tổn thất. Vì thế bảo

hiểm hàng hoá đường biển là loại bảo hiểm phổ biến nhất trong ngoại thương. Khi

mua bảo hiểm cho hàng hóa theo điều kiện CIF, công ty thường mua bảo hiểm hàng

hóa đường biển của Bảo Việt tại trụ sở Hai Bà Trưng, Hà Nội. Hợp đồng bảo hiểm

có thể là hợp đồng bảo hiểm bao (Open policy). Khi mua bảo hiểm bao, công ty

thường sẽ ký hợp đồng với công ty bảo hiểm từ đầu năm, còn đến khi giao hàng

13

Page 14: Báo cao thực tập tông hợp

xuống tàu xong, công ty chỉ gửi đến công ty bảo hiểm một thông báo bằng văn bản

gọi là: "Giấy báo bắt đầu vận chuyển" thay vì khi mua bảo hiểm chuyến, công ty

phải gửi đến công ty bảo hiểm một văn bản gọi là: "Giấy yêu cầu bảo hiểm".

2.2.8 Thanh toán.

Thanh toán có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì đó là kết quả cuối cùng của một

chuỗi công việc: giao dịch, đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng. Do vậy, công

ty luôn tiến hành kiểm tra cẩn thận, chu đáo từng công việc trong khâu thanh toán.

Công ty chủ yếu sử dụng phương thức thanh toán D/P at sight (Nhờ thu trả ngay) và

tùy theo uy tín của từng doanh nghiệp, Ngân hàng sẽ hỗ trợ thông qua việc đồng ý

cho vay chiết khấu 90% trị giá bộ chứng từ trên ngay lập tức hoặc không. Cho dù

đồng ý hay không ngân hàng sẽ gửi toàn bộ bộ chứng từ gồm có Bill of Lading

(Vận đơn), Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại), Packing list (Phiếu đóng

gói), Phyto Certificate (Kiểm dịch thực vật), Insurance Certificate (Bảo hiểm),

Fumigation Certificate (Xác nhận Hun Trùng),... theo thỏa thuận về các chứng từ

kèm theo giữa bên bán và bên mua sang cho ngân hàng bên mua. Sau khi nhận được

bộ chứng từ kèm điện nhờ thu, ngân hàng bên mua sẽ thông báo cho người mua

hàng đến thanh toán và rút bộ chứng từ gốc ra. Bên mua có được bộ chứng từ gốc sẽ

tiến hành các thủ tục nhập khẩu, lấy hàng về.

2.2.9 Giải quyết khiếu nại và tranh chấp.

Khi xảy ra trường hợp bị khiếu nại, công ty thường đặt vấn đề hoà giải lên

hàng đầu, thương lượng để đi đến kết quả tốt đẹp cho cả hai bên nhằm tạo dựng

quan hệ làm ăn lâu dài, củng cố uy tín của doanh nghiệp với bạn hàng. Khi không

giải quyết bằng thương lượng, hoà giải thì công ty sẽ nhờ đến sự can thiệp của

Trung tâm trọng tài quốc tế, bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt

Nam.

2.3 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH.

Bảng 2.1: Doanh thu xuất khẩu của công ty qua các năm (2009 - 2012)

(Đơn vị tính: triệu VNĐ)

Năm 2009 2010 2011 2012

Doanh thu 25.974 63.915 87.731 80.361

Nguồn : Phòng kinh doanh – công ty TNHH Hưng Spices

14

Page 15: Báo cao thực tập tông hợp

Là công ty mới thành lập, Hưng Spices còn khá non trẻ so với các công ty xuất nhập

khẩu trong nước khác. Tuy vậy trong suốt những năm qua, công ty đã ngày một lớn

mạnh, phát triển và trở thành doanh nghiệp có doanh thu xuất khẩu lớn nhất quận

Tây Hồ, Hà Nội theo thống kê của Chi cục thuế Quận Tây Hồ và cục thuế Hà Nội.

CHƯƠNG 3 NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT

NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY HƯNG

SPICES.

3.1 NHẬN XÉT VỀ NHỮNG THÀNH CÔNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN

TỒN TẠI CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY

HƯNG SPICES.

3.1.1 Những thành công đã đạt được.

Hầu hết 100% các hợp đồng xuất khẩu ký kết với các đối tác nước ngoài đều

được thực hiện. Các chỉ tiêu kinh tế tài chính đặt ra đều hoàn thành khá tốt và vượt

mức kế hoạch: kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng, quy mô xuất khẩu ngày càng

lớn.

Hưng Spices là công ty được biết đến như là một doanh nghiệp trẻ, nhưng đã đạt

được nhiều thành tựu và kết quả đáng nể. Điểm mạnh của Hưng Spices là dám

đương đầu với thử thách. Trong khi 90% các công ty xuất nhập khẩu của Việt Nam

đều xuất theo điều kiện FOB, nhập theo CIF một phần do chưa có kinh nghiệm

trong việc thuê phương tiện vận tải và mua bảo hiểm cho hàng hóa, một phần do

tâm lý e ngại thì các hợp đồng xuất khẩu của Hưng Spices lại chỉ sử dụng điều kiện

CIF. Điều này cho thấy năng lực và uy tín của công ty trên thị trường.

Sự hiểu biết thị trường Ấn Độ một cách sâu sắc cũng đã mang lại thành công

cho công ty. Nắm bắt được nhu cầu của thị trường Ấn Độ đối với sản phẩm hoa hồi

và quế, công ty đã có những sự đầu tư vào dây chuyền tái chế sản phẩm hợp lý. Một

trong số đó là hiểu rõ mong muốn về màu sắc của sản phẩm. Người Ấn Độ coi gia

vị là một yếu tố tâm linh có ảnh hưởng tới tinh thần và tâm lý của con người; do đó

họ rất coi trọng màu sắc của các loại gia vị trong đó hoa hồi và quế. Bởi màu sắc có

đẹp thì sản phẩm mới tốt. Đối với người Ấn Độ thì màu nâu sậm của hoa hồi và

màu vàng tươi của quế chứng tỏ cánh hoa hồi và miếng quế đó đạt độ chín tốt nhất.

15

Page 16: Báo cao thực tập tông hợp

Thị trường xuất khẩu không chỉ dừng lại ở thị trường truyền thống là Ấn Độ

mà còn luôn tìm cơ hội mở rộng hơn sang các thị trường mới. Công ty luôn tăng

cường hợp tác kinh doanh với các bạn hàng trong nước cũng như ngoài nước nhằm

nâng cao uy tín của mình .Công ty có sự liên kết chặt chẽ với các cơ sở sản xuất,

chế biến, cung cấp nguồn đầu vào.Từ đó, công ty đã thiết lập một hệ thống các chân

hàng, đại lý thu mua hàng ở nhiều tỉnh thành. Nguồn hàng của công ty ổn định và

chất lượng ngày càng tăng cao.

Ngoài ra, công ty luôn tích cực tham gia các hội chợ, triển lãm nhằm phát huy tốt

hơn năng lực kinh doanh của mình, tạo điều kiện quảng bá cho các mặt hàng.

3.1.2 Những vấn đề còn tồn tại.

Trong khâu soạn thảo hợp đồng: các điều khoản của hợp đồng còn chưa chặt

chẽ, còn nhiều kẽ hở nếu có tranh chấp xảy ra sẽ bất lợi.

Trong quá trình chuẩn bị hàng xuất khẩu: khan hiếm nguồn hàng cung ứng

cho xuất khẩu do ảnh hưởng của thời tiết dịch bệnh . Những biến đổi phẩm chất

hàng hóa xuất khẩu do giai đoạn chuẩn bị hàng kéo dài hàng tháng trong điều kiện

thời tiết khắc nghiệt. Ý thức của nhà cung cấp cũng là một yếu tố rất quan trọng

trong việc quyết định đến chất lượng hàng hoa hồi và quế xuất khẩu. Đa số các nhà

cung cấp không đảm bảo chất lượng của sản phẩm theo yêu cầu từ phía công ty.

Đơn cử đối với độ ẩm của quế hoặc hoa hồi, độ ẩm theo yêu cầu là từ 15% trở

xuống nhưng các nhà cung cấp thường không phơi đủ độ khiến cho độ ẩm của hàng

thường từ 16% - 20%. Họ làm vậy vì muốn giảm bớt thời gian chế biến, đồng thời

làm tăng trọng lượng của lô hàng.

Trong quá trình thanh toán: công ty lựa chọn phương thức thanh toán bằng

phương thức nhờ thu trả tiền ngay (Document against Payment) phương thức này

chỉ có lợi cho người mua. Mặc dù phương thức này khá đơn giản chỉ có bên mua và

bên bán tham gia thanh toán, ngân hàng không tham gia với chức năng mở tài

khoản để thực thi thanh toán, chỉ mở tài khoản đơn biên , không mở tài khoản song

biên. Nhưng phương thức này chứa nhiều rủi ro cho công ty do sau khi hoàn thanh

nghĩa vụ giao hàng có thể người mua trả tiền không đúng thời hạn, trả thiếu, thậm

chí là không trả tiền.

16

Page 17: Báo cao thực tập tông hợp

Trong hoạt động xúc tiến thương mại : Đây là điểm thiếu sót của Hưng

Spices cần phải khắc phục. Chính vì chưa quan tâm và đầu tư cho hoạt động xúc

tiến thương mại, quảng bá hình ảnh nên thương hiệu của công ty chưa được biết đến

nhiều trên thị trường, đối tác và bạn hàng còn hạn chế.

3.2 ĐỀ XUẤT NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG

KINH DOANH XUẤT KHẨU.

3.2.1 Nâng cao chất lượng sản phẩm.

Chất lượng hàng hóa xuất khẩu giữ vai trò quan trọng trong việc củng cố mở

rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu. Mặt

khác thị trường nông lâm sản thế giới hiện nay cạnh tranh ngày càng gay gắt, tiêu

chuẩn kỹ thuật của thị trường nhập khẩu ngày càng khắt khe, yêu cầu ngày càng cao

về chất lượng của người tiêu dùng đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng nâng cao

chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm . Do vậy công ty cần thực hiện một số công

việc như sau:

- Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm ngay từ khâu thu mua,

tuyệt đối không nhập hàng không đủ tiêu chuẩn, chất lượng không đồng đều.

- Công ty cần có thêm nhân sự trong việc quản lý chất lượng các mặt hang

xuất khẩu. Chính vì là người môi giới xuất khẩu nên công ty không phải là người

đứng ra trực tiếp thu mua, chuẩn bị hàng hóa; tất cả các công việc đó đều là do nhà

cung cấp nội địa thực hiện. Nhưng khi thực hiện hợp đồng, nếu hàng hóa bị khiếu

nại thì người mua chỉ biết tới môi giới, mọi trách nhiệm sẽ thuộc về môi giới. Do

đó, nếu không đảm bảo được quy trình chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu của các nhà

cung cấp diễn ra đúng như quy định chất lượng thì việc mất uy tín của bản thân

công ty là điều chắc chắn sẽ xảy ra.

- Cần chú trọng vào bảo quản, công nghệ mới, máy móc thiết bị hiện đại

nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, xây dựng bổ sung hoàn chỉnh quy trình

công nghệ sơ chế Hoa hồi và Quế chẻ để gia tăng chất lượng và đa dạng hoá sản

phẩm.

- Công ty cần đầu tư xây dựng các kho chứa bảo quản đạt tiêu chuẩn về nhiệt

độ, độ ẩm, ánh sáng, tạo lập những kho hàng đặc chủng để chống nhiễm khuẩn,

nấm mốc, mối mọt… Thiết lập hệ thống máy móc tự động hỗ trợ con người trong

17

Page 18: Báo cao thực tập tông hợp

công tác bảo quản hàng hóa xuất khẩu để phát hiện kịp thời những biến động xấu

trong quá trình bảo quản làm ảnh hưởng đến chất lượng.

3.2.2 Phòng ngừa, hạn chế những rủi ro khi thanh toán bằng phương thức D/P.

Cty chủ yếu sử dụng phương thức thanh toán D/P at sight (Nhờ thu trả ngay)

và tùy theo uy tín của từng doanh nghiệp, Ngân hàng sẽ hỗ trợ thông qua việc đồng

ý cho vay chiết khấu 90% trị giá bộ chứng từ trên ngay lập tức hoặc không. Cho dù

đồng ý hay không ngân hàng sẽ gửi toàn bộ bộ chứng từ gồm có Bill of Lading,

Commercial Invoice, Packing list (Phiếu đóng gói), Phyto Certificate(Kiểm dịch

thực vật), Insurance Certificate( Bảo hiểm), Fumigation Certificate (Xác nhận Hun

Trùng),... theo thỏa thuận về các chứng từ kèm theo giữa bên bán và bên mua sang

cho ngân hàng bên mua. Không giống như phương thức thư tín dụng, với phương

thức nhờ thu, ngân hàng sẽ không phải chịu trách nhiệm ràng buộc nếu người mua

không thanh toán hoặc không có khả năng thanh toán tiền hàng. Cho nên mức độ an

toàn của phương thức D/P là thấp hơn so với phương thức thư tín dụng. Công ty nên

có những biện pháp phòng ngừa rủi ro khi thanh toán với các đối tác không tin cậy.

3.2.3 Hoàn thiện kênh phân phối.

Từng bước xây dựng kênh phân phối trực tiếp của doanh nghiệp bằng cách tổ chức

các đại diện bán hàng xuất khẩu (có nhiệm vụ bán hàng và thu thập các đơn đặt

hàng của khách hàng trực tiếp); các chi nhánh (để giao dịch với khách hàng, tiếp

nhận lưu kho, vẫn chuyển hàng hoá tới khách hàng); tổ chức trợ giúp nước ngoài

(có thể góp vốn kinh doanh, thành lập công ty và đăng ký hoạt động, liên kết với

các nhà nhập khẩu nông lâm sản để trở thành đầu mối phân phối xuất khẩu).

18

Page 19: Báo cao thực tập tông hợp

KẾT LUẬN

Việt Nam ta đang tiếp tục thực hiện chính sách đổi mới, công nghiệp hóa,

hiện đại hóa đất nước. Trong chiến lược phát triển của mình, hàng nông sản đã và

đang là một thế mạnh giúp đưa nước ta gây dựng nền tảng để vun đắp cho những

mục tiêu trong tương lai. Trong số các mặt hàng nông sản thì quế và hoa hồi cũng là

một trong những mặt hàng có tiềm năng phát triển. Thị trường tiêu thụ chủ yếu đó

là một quốc gia có nét văn hóa đặc trưng tại khu vực châu Á - Ấn Độ.

Thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp xuất khẩu quế, hồi của Việt Nam tại

thị trường Ấn Độ chính là sự cạnh tranh gay gắt của những công ty xuất khẩu từ

Trung Quốc. Công ty TNHH HƯNG SPICES với tư cách là doanh nghiệp xuất

khẩu quế, hồi lớn ở Việt Nam cũng có những tham vọng trở thành doanh nghiệp

dẫn đạo trên thị trường quế, hồi của Ấn Độ. Hy vọng rằng rằng trong thời gian

không xa, Hưng Spices sẽ trở thành một công ty lớn mạnh, là đối tác tin cậy của

nhiều công ty xuất nhập khẩu lớn trên thị trường thế giới.

Trên đây là toàn bộ những kiến thức em tích lũy được qua quá trình thực tập tại

công ty TNHH Hưng Spices. Để có được bài báo cáo hoàn chỉnh này, em đã nhận

được sự giúp đỡ nhiệt tình từ anh Trần Thế Lân – giám đốc công ty TNHH Hưng

Spices cùng các anh chị trong công ty. Đồng thời, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến

giảng viên Phan Thu Giang đã hướng dẫn em thực hiện kỳ thực tập giữa khóa này.

Do kinh nghiệm của bản thân còn hạn hẹp và thời gian thực tập tương đối ngắn nên

bài báo cáo của em chắc chắn còn nhiều điều thiếu sót. Em rất mong muốn có được

sự đóng góp bổ sung ý kiến của thầy cô để em có thể hoàn thiện bài báo cáo này.

19

Page 20: Báo cao thực tập tông hợp

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS Doãn Kế Bôn (2006), Giáo trình quản trị tác nghiệp thương mại

quốc tế, nhà xuất bản chính trị - hành chính.

2. Vũ Hữu Tửu (1998), Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương, nhà xuất bản giáo

dục.

3. TS. Ngô Ngọc Huyền và các tác giả (2001), Rủi ro trong kinh doanh, nhà

xuất bản thống kê.

4. Phòng kế toán Công ty TNHH Hưng Spices, “Báo cáo kết quả kinh

doanh năm 2010, 2011 và 2012”.

20

Page 21: Báo cao thực tập tông hợp

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC : HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU QUẾ CHẺ

SANG THỊ TRƯỜNG ẤN ĐỘ

HUNG SPICES CO., LTD

Purchase order No: HSP10105 - IND

DATE: 19/11/2010

THE SELLER: HUNG SPICES CO., LTD. ADD: 9/234 THUY KHUE

STREET, TAY HO DISTRICT, HANOI, S.R.VIETNAM

THE BUYER: G.T.JAYANTI, 41 STROTTEN MUTHIYA MUDALI

STREET, CHENNAI – 600079, TAMILNADU, INDIA. PH. NO: +91 44

25369366, FAX NO: +91 44 42627432

The two parties have agreed to sell and to buy the under commodities with the terms

and conditions as follows:

A/ COMMODITY - QUANTITY - PRICE - AMOUNT

Commodity Quantity Price USD/MT

CIF CHENNAI, India

Amount

USD

SPLIT CASSIA 30MTS 1,670 50,100.00

TOTAL 30MTS 50,100.00

SAY: U.S. Dollars fifty thousand one hundred Only.

B/ SPECIFICATIONS : Split Cassia (Cinnamomum Cassia), length: 35 cm,

uniform cut, thickness: 1.2mm –1.5mm, Avarage oil content: 2.5pct, natural colour,

without other barks.

C/ PACKING : In carton box of 10 kgs net each.

D / MARKING : As per the buyer’s requirements.

E/ SHIPMENT : Shipments shall be effected by containers vessel from

Haiphong, Vietnam to Chennai, India not later than 31/12/2010

21

Page 22: Báo cao thực tập tông hợp

F/ PAYMENT : By D/P at sight in favour of Hung Spices Co. Ltd. Add: 9/234

Thuy Khue, Tay Ho District, Hanoi, S.R. Vietnam. Account No: 100114581034162

in Viet Nam export import commercial joint stock Bank, Hanoi branch, address: 19

Tran Hung Dao street – Hanoi – Vietnam. Swift code: EBVIVN2X. The buyer has

to deposit in advance of USD 18,000.00 to seller’s account which sent by KKM

Genral Trading F.Z.E

The buyer’s bank: Standard chartered bank trade service, 1ST floor, No: 19 Rajaji

Salai, Chennai – 600 001. Phone: 91 44 25349145, Fax: +91 44 25349139. Swift:

SCBLINBBXXX.

SHIPPING DOCUMENTS REQUIRED :

- Commercial invoice: 03 Sets.

- Packing list: 03 Sets.

- Full sets of original B/L (03 Set) Plus 02 copies.

- Phytosanitary certificate , Certificate of origin, Insurance certificate.

The contract is signed by scanning and in effect from the signing date.

THE SELLER THE BUYER

22