BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN- khoa XDDD- DHXD

63
GVHD: Doãn Hiệu SVTH: Đặng Phúc Nghiêm Câu 1: Định nghĩa khối xây? Khối xây gạch đá (Brick or stone masonry) là tập hợp của những viên gạch đá riêng lẻ, được gắn chặt với nhau bằng vữa xây và được xếp thành hàng, thành lớp, nhưng toàn bộ tập hợp đó phải chịu lực (thường là các lực nén ép) như một thể thống nhất mà không có sự dịch chuyển của mọi viên thành phần. Câu 2: Cấu tạo của khối xây Thành phần khối xây bao gồm các lớp gạch đá nằm chồng lên nhau. Lớp vữa nằm giữa hai lớp gạch đá kề nhau, có bề mặt trải rộng song song với mặt lớp và vuông góc với phương của lực nén, gọi là mạch vữa nằm. Một lớp xây bao gồm một lớp gạch đá đi kèm với một mạch vữa đi kèm ở bên dưới. Lớp xây có bề mặt vuông góc với phương tác dụng của lực nén. Các mạch vữa giữa các viên gạch đá trong một lớp (chỉ nằm trong nội bộ một lớp), và chúng nằm dọc theo phương chịu nén gọi là các mạch vữa đứng. Lớp gạch hoặc đá là một phần của khối xây, là tập hợp những viên gạch, đá nằm trong cùng một mặt phẳng, mà mặt phẳng 1

description

Thầy giáo hướng dẫn Doãn Hiệu

Transcript of BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN- khoa XDDD- DHXD

Page 1: BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN- khoa XDDD- DHXD

GVHD: Doãn Hiệu SVTH: Đặng Phúc Nghiêm

Câu 1: Định nghĩa khối xây? Khối xây gạch đá (Brick or stone masonry) là tập hợp của những viên gạch đá riêng lẻ, được gắn chặt với nhau bằng vữa xây và được xếp thành hàng, thành lớp, nhưng toàn bộ tập hợp đó phải chịu lực (thường là các lực nén ép) như một thể thống nhất mà không có sự dịch chuyển của mọi viên thành phần.

Câu 2: Cấu tạo của khối xây

Thành phần khối xây bao gồm các lớp gạch đá nằm chồng lên nhau. Lớp vữa nằm giữa hai lớp gạch đá kề nhau, có bề mặt trải rộng song song với mặt lớp và vuông góc với phương của lực nén, gọi là mạch vữa nằm. Một lớp xây bao gồm một lớp gạch đá đi kèm với một mạch vữa đi kèm ở bên dưới. Lớp xây có bề mặt vuông góc với phương tác dụng của lực nén. Các mạch vữa giữa các viên gạch đá trong một lớp (chỉ nằm trong nội bộ một lớp), và chúng nằm dọc theo phương chịu nén gọi là các mạch vữa đứng.

Lớp gạch hoặc đá là một phần của khối xây, là tập hợp những viên gạch, đá nằm trong cùng một mặt phẳng, mà mặt phẳng này nằm vuông góc với phương ứng lực nén. Một lớp gạch đá gồm 1 hay nhiều hàng, mà mỗi hàng là một dãy các viên gạch đá (nằm trong một lớp) nối tiếp nhau theo một hướng. Viên gạch đá có bề dài được xếp dọc theo chiều dài của hàng, gọi là viên dọc. Hàng gồm toàn viên dọc, gọi là hàng dọc. Viên gạch, đá có bề dài được xếp dọc theo chiều dài của hàng, gọi là viên dọc. Hàng gồm toàn viên dọc, gọi là hàng dọc. Viên gạch đá có bề ngang được xếp dọc theo chiều dài của hàng, gọi là viên ngang. Hàng gồm toàn viên ngang, gọi là hàng ngang. Hàng nằm giáp mặt bên khối xây gọi là hàng ngoài. Hàng nằm bên trong lõi khối xây gọi là hàng trên.

1

Page 2: BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN- khoa XDDD- DHXD

GVHD: Doãn Hiệu SVTH: Đặng Phúc Nghiêm

Mạch vữa đứng, nằm giữa các hàng gạch, đá trong một lớp xây, gọi là mạch vữa đứng dọc (gọi tắt là mạch dọc). Mạch vữa đứng, nằm giữa các viên gạch trong mỗi một hàng của một lớp xây gọi là mạch đứng ngang (gọi tắt là mạch ngang). Các lớp xây có tồn tại một hay nhiều hàng gạch ngay có thể gọi là lớp ngang.

Câu 3: Các loại vật liệu tạo nên khối xây

Vật liệu tạo thành khối xây, đều là các dạng vật liệu ròn, chịu ứng suất nén rất tốt, nhưng chịu ứng suất kéo kém. Do đó khối xây là loại kết cấu công trình thích hợp cho việc chịu các tải trọng gây ra các ứng lực nén ép vuông góc với các lớp xây, và rất không thích hợp để chịu các tải trọng gây ra ứng lực kéo hay mô men.

Câu 4 : Khối xây nên làm việc với những loại nội lực gì là tốt nhất, những loại nội lực gì thì không tốt cho khối xây?

Do vật liệu tạo thành khối xây, đều là các dạng vật liệu ròn, chịu ứng suất nén rất tốt, nhưng chịu ứng suất kéo kém nên khối xây là loại kết cấu công trình thích hợp cho việc chịu các tải trọng gây ra các ứng lực nén ép vuông góc với các lớp xây, và rất không thích hợp để chịu các tải trọng gây ra ứng lực kéo hay mô men.

Câu 5 : Lớp xây là gì?

Lớp xây là lớp gạch (đá) gồm một hay nhiều hàng nằm song song với mặt đất . Một lớp xây bao gồm một lớp gạch đá đi kèm với một mạch vữa nằm bên dưới. Lớp xây có bề mặt vuông góc với phương tác dụng của lực nén.

Câu 6 : Lớp xây có cấu tạo như thế nào?

Lớp xây cấu tạo gồm một lớp gạch đá đi kèm với một lớp vữa xây mạch đứng và một lớp mạch nằm .

Câu 7 : Trong lớp xây có thể có mấy hàng gạch?

Trong mỗi lớp xây có thể có một hay nhiều hàng gạch, nhưng chỉ có 1 lớp gạch .

2

Page 3: BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN- khoa XDDD- DHXD

GVHD: Doãn Hiệu SVTH: Đặng Phúc Nghiêm

Câu 8 : Hàng gạch dọc là hàng như thế nào (vẽ hình)?

Hàng dọc là hàng gồm toàn viên gạch, đá có bề dài xếp dọc theo chiều dài của hàng (viên dọc).

Câu 9   : Hàng gạch ngang là hàng như thế nào (vẽ hình)   ?

Hàng ngang là hàng gồm toàn viên gạch đá có bề ngang được xếp dọc theo chiều dài của hàng (hay hàng một gạch, đối với gạch chỉ).

Câu 10 : Lớp xây dọc là lớp xây như thế nào?

Lớp xây dọc ( hay còn gọi là lớp dọc thuần túy ) là các lớp xây gồm chỉ toàn hàng gạch dọc sắp xếp theo cùng một hướng.

Câu 11 : Lớp xây ngang là lớp xây như thế nào?

Lớp xây ngang (hay còn gọi là lớp ngang) là các lớp xây gồm chỉ toàn các hàng gạch dọc sắp xếp theo cùng một hướng.

Câu 12 : Đặt trong lớp xây, hàng trèn là những hàng có vị trí ở đâu?

Hàng trèn là hàng có vị trí nằm ở bên trong lõi khối xây .

Câu 13 : Đặt trong lớp xây, hàng ngoài là những hàng có vị trí ở đâu?

Hàng ngoài là hàng có vị trí nằm giáp mặt bên khối xây.

3

Page 4: BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN- khoa XDDD- DHXD

GVHD: Doãn Hiệu SVTH: Đặng Phúc Nghiêm

Câu 14 : Có mấy loại mạch vữa trong khối xây?

Trong khối xây tồn tại hai loại mạch vữa là mạch vữa nằm và mạch vữa đứng . Trong đó mạch vữa đứng được phân thành hai loại là mạch vữa đứng dọc và mạch vữa đứng ngang.

Câu 15 : Mạch đứng là mạch thế nào và có mấy loại?

Mạch đứng là mạch vữa giữa các lớp gạch, đá trong một lớp và cùng nằm dọc theo phương chịu lực nén của khối xây. Mạch vữa đứng gồm có 2 loại đó là mạch vữa đứng dọc và mạch vữa đứng ngang.

+ Mạch vữa đứng dọc là mạch vữa đứng, nằm giữa các hàng gạch đá trong một lớp xây (hay còn được gọi là mạch dọc).

+ Mạch vữa đứng ngang là mạch vữa đứng, nằm giữa các viên gạch trong mỗi hàng của một lớp xây (hay còn được gọi là mạch ngang).

Câu 16 : Mạch nằm là mạch thế nào?

Mạch nằm (mạch vữa nằm) là lớp vữa nằm giữa hai lớp gạch đá kề nhau, có bề mặt trải rộng song song với mặt lớp và vuông góc với phương của lực nén .

Câu 17 : Mạch dọc là mạch thế nào?

Mạch vữa đứng dọc là mạch vữa đứng nằm, giữa các hàng gạch đá trong một lớp xây (hay còn được gọi là mạch dọc).

Câu 18: Mạch ngang là mạch thế nào?

Mạch vữa đứng ngang là mạch vữa đứng, nằm giữa các viên gạch trong mỗi hàng của một lớp xây ( hay còn được gọi là mạch ngang).

Câu 19 : Trong cấu tạo khối xây, các mạch vữa đứng của các lớp xây phải có vị trí như thế nào so với nhau? Để đảm bảo cho khối xây chịu lực nén ép tốt như một thể thống nhất mà không có sự dịch chuyển của các phần khối xây, thì các mạch vữa đứng của các lớp trong khối xây phải không được nối liên thông với nhau thành tuyến thẳng hàng hay gần thẳng hàng dọc theo phương chịu lực nén. Hiện tượng các mạch vữa đứng của các lớp trong khối xây nối liên thông liên tiếp với nhau thành tuyến dọc theo phương chịu lực nén gọi là sự trùng mạch.

4

Page 5: BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN- khoa XDDD- DHXD

GVHD: Doãn Hiệu SVTH: Đặng Phúc Nghiêm

Câu 20 : Lớp xây trong một loại khối xây đặc biệt là loại khối xây vòm có tư thế nằm như thế nào (vẽ hình) ?

Câu 21 : Khối xây vòm chịu lực như thế nào?

Khối xây vòm chịu tải trọng thẳng đứng thường chỉ xuất hiện ứng lực nén dọc theo phương trục vòm.

Câu 22 : Lớp xây trong một loại khối xây đặc biệt là loại khối xây tường chắn chịu áp lực (tường bể) có tư thế nằm như thế nào?

Lớp xây trong khối xây tường chắn chịu áp lực (tường bể) thường có bề dày nhỏ thì phải tạo thêm cho khối xây các gân gia cường (trụ liền tường) để phân bớt tải trọng hoặc tường có mặt bên cong lồi về phía chịu áp lực (tương tự hiệu ứng vòm), hay tạo các lớp xây thẳng đứng (trong trường hợp tường bể, tránh trùng mạch theo phương ngang).

5

Page 6: BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN- khoa XDDD- DHXD

GVHD: Doãn Hiệu SVTH: Đặng Phúc Nghiêm

Câu 23 : Khối xây tường chắn (tường bể) chịu lực như thế nào (vẽ hình)?

Khối xây tường chắn (tường bể) chịu lực tác động theo phương ngang. Hình ve:

Câu 24: Phân loại khối xây theo kết cấu xây (tức là công năng)?

Theo công năng, khối xây được chia làm 5 loại, gồm:

Khối xây móng Khối xây trụ gạch hay đá Khối xây tường Khối xây vòm cuốn Khối xây đê kè, đập, ...

Câu 26 : Phân loại khối xây theo vữa xây (tức là vật liệu kết dính)?

Phân loại theo loại vật liệu kết dính, khối xây được chia làm 3 loại, bao gồm:

+ Khối xây vữa xi măng cát: Loại này dùng vữa có thành phần gồm cát làm cốt liệu và xi măng là chất kết dính.

+ Khối xây vữa tam hợp (ba ta): Loại này sử dụng vữa xây có thành phần kết dính là hỗn hợp của hai hay nhiều chất kết dính (như: vôi kết hợp với xi măng, hay vôi với đường mật mía (vữa cổ truyền),...).

+ Khối xây vữa vôi: Thành phần vữa là cát (cốt liệu) và vôi (chất kết dính).

6

Page 7: BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN- khoa XDDD- DHXD

GVHD: Doãn Hiệu SVTH: Đặng Phúc Nghiêm

Câu 27 : Định nghĩa đợt xây?

Đợt xây là đơn vị thành phần của khối xây chia theo chiều cao.

Câu 28 : Kích thước tối đa của đợt xây là bao nhiêu?

Kích thước tối đa của đợt xây là 1,5m.

Câu 29 : Tại sao phải chia khối xây thành những đợt xây?

Phải phân chia khối xây thành những đợt xây là do: -Tầm vóc (chiều cao) của con người là có hạn. Cao độ công tác của mọi người thợ đứng xây tối đa là khoảng 1,5 m so với mặt sàn công tác (ngay dưới chân người thợ). Tầm cao công tác hiệu quả của người thợ là khoảng 0,2-1,2 m so với sàn công tác (0,2-0,7 m là thuận lợi với tư thế ngồi xổm, còn 0,8-1,2 m là thuận lợi với tư thế đứng). Nếu muốn xây các phần khối xây ở độ cao >1,5 m so với nền đất (hoặc sàn nhà) thì phải bắc giáo công tác để người thợ đứng lên đó thi công xây đợt xây cao (chuyển vị trí đứng của người thợ lên độ cao mới là mặt sàn công tác của giáo công tác).

-Khối xây là sự kết hợp giữa hai loại vật liệu là gạch đá, đã có khả năng chịu lực từ trước, với vữa xây - khi xây chưa có khả năng chịu lực mà se phát triển cường độ dần theo thời gian sau khi đông cứng. Cho nên nếu xây quá cao mà vữa chưa kịp đông cứng, khối xây se mất khả năng chịu lực, cần phải hạn chế chiều cao xây để chờ vữa đông cứng.

Câu 30 : Mỏ xây là gì?

Mỏ xây là gián đoạn kỹ thuật trong khối xây theo phương mặt bằng, giữa hai phân đoạn xây trước và sau, đồng thời là mối nối giữa hai phân đoạn đó. Mỏ xây nằm ở hai đầu mỗi phân đoạn, là nơi kết thúc một phân đoạn.

Câu 31 : Có mấy loại mỏ xây (vẽ cấu tạo các loại mỏ)?

Có 3 kiểu mỏ xây:

- Mỏ dật

7

Page 8: BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN- khoa XDDD- DHXD

GVHD: Doãn Hiệu SVTH: Đặng Phúc Nghiêm

- Mỏ nanh

- Mỏ hốc

Câu 32 : Đặc điểm của từng loại mỏ xây (vẽ hình khuyết tật khối xây tại vị trí mỏ nanh hay mỏ hốc)

8

Page 9: BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN- khoa XDDD- DHXD

GVHD: Doãn Hiệu SVTH: Đặng Phúc Nghiêm

Mỏ dật là loại mỏ xây chất lượng tốt nhất. Cách để mỏ dật là cách xây tự nhiên của các viên gạch khóa mạch đứng, tại đầu mỗi phân đoạn, của mỗi một lớp xây. Do vậy, không có sự khác biệt về chất lượng giữa phần khối xây tại vị trí mỏ với phần khối xây nằm trong ruột mỗi phân đoạn xây trước và xây sau. Tuy nhiên, nhược điểm của việc để mỏ dật là diện xây của mỗi phân đoạn giảm dần theo chiều cao khi để mỏ dật, (diện xây có dạng hình thang càng lên cao càng nhỏ dần), dẫn tới năng suất xây giảm dần theo chiều cao khi để mỏ dật.

Mỏ nanh và mỏ hốc thì ngược lại, chất lượng phần khối xây tại vị trí để các loại mỏ này không được tốt: khi để mỏ các viên gạch tạo thành các nanh chìa thường có dạng conson, mà lại chỉ được giữ bởi một lớp vữa mạch nằm còn tươi và ở dạng lỏng khi xây, nên thường bị gục xuống, không đảm bảo cho lớp xây ngang bằng tại vị trí mỏ; đồng thời các mạch vữa tại vị trí các mỏ này thường không thể no đầy, tạo ra các khe rỗng gây giảm yếu cho khối xây tại vị trí mỏ. Tuy nhiên, ưu điểm của hai loại mỏ này là diện xây không đổi theo chiều cao (tuy có hơi răng cưa tại vị trí mỏ), nên năng suất xây ổn định hơn so với việc để mỏ dật.

Câu 33 : Điều kiện áp dụng của từng loại mỏ xây (vẽ hình vị trí áp dụng để phân biệt

mỏ nanh với mỏ hốc)?

Dựa theo ưu nhược điểm của từng loại mỏ mà việc áp dụng chúng có khác nhau:

-Mỏ dật chất lượng tốt nên được khuyến khích dùng, đặc biệt là ở tầm trung bình hoặc thấp. Chỉ khi không thể xây được loại mỏ này mới dùng các loại còn lại kia.

-Khi phân đoạn xây mới nối tiếp thẳng hàng với phân đoạn trước thì sử dụng kết hợp mỏ dật với mỏ nanh, mỏ dật cho những lớp xây thấp bên dưới, các mỏ nanh cài vào nhau, cho những lớp xây bên trên. Khi phân đoạn xây mới nối vuông góc với phân đoạn cũ, trên tầm cao lớn, thì ở phân đoạn cũ để mỏ hốc còn phân đoạn mới được nối vào đó bằng mỏ nanh, tầm trung bình và thấp vẫn để mỏ dật liên kết với nhau.

Câu 34 : Cữ xây là gì?

Cữ xây là độ dày trung bình của một lớp xây, bao gồm một lớp gạch đá kèm với một mạch vữa nằm ở bên dưới lớp gạch đá.

Câu 35 : Độ lớn của một cữ xây đá hộc là khoảng bao nhiêu?

Trong khối xây đá hộc thường cữ xây bằng khoảng 250-400 mm (mạch vữa khoảng 15 mm).

Câu 36 : Độ lớn của một cữ xây gạch chỉ là khoảng bao nhiêu?

Trong khối xây gạch chỉ, cữ xây dầy khoảng 75-77 mm, ( gạch dầy 65 mm, mạch vữa nằm dày khoảng 10 mm).

Câu 37 : Để đảm bảo cữ cho lớp xây phải dùng dụng cụ gì? Để đảm bảo cữ cho lớp xây phải dùng dây lèo ngang

9

Page 10: BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN- khoa XDDD- DHXD

GVHD: Doãn Hiệu SVTH: Đặng Phúc Nghiêm

Câu 38 : Thế nào là hiện tượng trùng mạch (vẽ hình)?

Trùng mạch là hiện tượng các mạch vữa đứngtrong các lớp xây liên tiếp nối liền với nhau thành một tuyến thẳng hàng hoăc gần như thẳng hàng dọc theo tác dụng của tải trọng nén, mà phương này thường vuông góc với lớp xây.

Hiện tượng trùng mạch

Câu 39 : Tác hại của nó đối với khối xây (vẽ hình)?

Hiện tượng trùng mạch

Trùng mạch làm khối xây bị các mạch đứng chia tách thành các chồng gạch đá riêng lẻ, nằm kẹp hai bên mỗi dải mạch đứng, và có độ mảnh rất lớn theo phương chịu lực nén, mà không có sự liên kết giữa các chồng gạch đá đó với nhau trong khi xây. Khả năng chịu lực của khối xây trùng mạch bị yếu đi rất nhiều, kể cả khi vữa đã có cường độ, thậm chí bị sụp đổ do mất ổn định.

Câu 40 : Cách xử lý trùng mạch trong xây dựng:

Xử lý hiện tượng trùng mạch bằng cách ngắt sự nối liền các mạch vữa đứng bởi những viên gạch đá khóa mạch. Dọc theo phương tải trọng nén, thỉnh thoảng hay thường xuyên dùng những viên khóa mạch đặt vắt ngang qua bên trên mỗi mạch vữa đứng lớp dưới (chiều kích thước của viên khóa mạch, vuông góc với mạch đứng, được đặt vắt qua mỗi bên mạch đứng cần khóa một nửa), ngắt dòng mạch đứng ra. Các viên khóa mạch của một lớp ngay bên dưới tập hợp thành lớp trên, với tất cả các mạch vữa đứng lớp trong nó nằm so le với mạch vữa đứng lớp dưới.

10

Page 11: BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN- khoa XDDD- DHXD

GVHD: Doãn Hiệu SVTH: Đặng Phúc Nghiêm

Khi xây gạch, để khỏi trùng mạch, độ lệch mạch trong khối xây phải lớn hơn hay bằng một phần tư chiều dài viên gạch, ≥ L/4.

Cách xử lý trùng mạch

Đối với mạch vữa đứng dọc (mạch dọc) có thể cho phép trùng mạch tới năm lớp, tuy nhiên không trùng mạch dọc vẫn là tốt nhất. Còn đối với mạch vữa đứng ngang (mạch ngang) thì không cho phép trùng mạch (mỗi lớp trên phải khóa ngay mọi mạch ngang của lớp dưới liền kề).

Câu 41: Xử lý trùng mạch trong khối xây đá hộc (vẽ hình)?

Đối với xây đá hộc (đá tảng), do hình dạng các viên đá rất đa dạng không có một tiêu chuẩn thống nhất về độ lớn chiều khóa mạch cho các viên khóa mạch. Nên muốn tránh trùng mạch, chỉ có cách chọn những viên có một chiều kích thước lớn để làm viên khóa mạch.

Câu 42: Xử lý trùng mạch trong khối xây gạch:

Khi xây gạch, để khỏi trùng mạch, độ lệch mạch trong khối xây phải lớn hơn hay bằng (tức không nhỏ hơn) một phần tư chiều dài viên gạch, D/2 L/4... Đối với xây gạch, do gạch là vật liệu nhân tạo, để dễ ràng xử lý trùng mạch khi xây, con người thường sản xuất gạch theo một modul là: bề dài viên gạch L xấp sỉ bằng hai lần bề ngang viên gạch 2B, L 2B. Vậy nên trong khối xây gạch chỉ có 4 trường hợp sau xảy ra:- Trường hợp lớp dọc chồng lên lớp dọc (các lớp dọc thuần túy, chồng lên nhau), thì độ lệch mạch D/2 = L/2 , một nửa bề dài viên gạch.

11

Page 12: BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN- khoa XDDD- DHXD

GVHD: Doãn Hiệu SVTH: Đặng Phúc Nghiêm

- Trường hợp lớp ngang chồng lên lớp ngang, thì độ lệch mạch D/2 = B/2 = L/4, một phần tư bề dài viên gạch.

- Trường hợp lớp dọc chồng lên lớp ngang, thì độ lệch mạch D/2 = B/2 = L/4, một phần tư bề dài viên gạch.

- Trường hợp lớp ngang chồng lên lớp dọc, thì độ lệch mạch D/2 = B/2 = L/4, một phần tư bề dài viên gạch.

Câu 43 : Yêu cầu xử lý mạch trùng trong mạch dọc và mạch ngang khác nhau:

Mạch dọc: Đối với mạch vữa đứng dọc (mạch dọc) có thể cho phép trùng mạch tới năm lớp, tuy nhiên không trùng mạch dọc vẫn là tốt nhất.

Mạch ngang: đối với mạch vữa đứng ngang (mạch ngang) thì không cho phép trùng mạch (mỗi lớp trên phải khóa ngay mọi mạch ngang của lớp dưới liền kề).

Câu 44: Trong xử lý trùng mạch, ngoài đa số các viên gạch nguyên, có thể cho phép sử dụng tới mấy loại viên mẩu (gọi theo chiều dài viên mẩu so với chiều dài viên nguyên)?

Trong xử lý trùng mạch, ngoài đa số các viên gạch nguyên, có thể cho phép sử dụng tới các loại viên mẩu là 3/4 L hoặc L/2 để xử lý.Câu 45 : Có nên dùng toàn bộ các viên gạch mẩu ¾ và gạch nửa để xây hay là phải dùng đa số các viên gạch là viên nguyên để xây các khối xây gạch chỉ?

Không nên dùng toàn bộ các viên gạch mẩu ¾ và gạch nửa để xây mà ta phải dùng hầu hết là gạch nguyên vì như thế ta se ko mất công chặt gạch, đỡ việc vận chuyển, không tốn nhiều công, việc xây cũng dễ dàng hơn.

Câu 46: Định nghĩa phân đoạn xây (vẽ hình)?

12

Page 13: BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN- khoa XDDD- DHXD

GVHD: Doãn Hiệu SVTH: Đặng Phúc Nghiêm

Phân đoạn xây là đơn vị thành phần của khối xây được chia ra theo các phương mặt bằng, sao cho đủ khối lượng công tác cho mỗi tổ đội công nhân làm việc đạt năng suất ngày công 8 giờ đồng hồ, và độc lập về không gian làm việc với các tổ đội khác.

Phân đoạn xây

Câu 47 : Trong mỗi đợt xây có thể có mấy phân đoạn xây?

Trong một đợt xây có thể có một hay nhiều phân đoạn xây. Một ngày 24 giờ có thể chia tối đa làm 3 ca sản xuất (có thể 1 ca/ngày, 2 ca/ngày hay 3 ca/ngày).

Câu 48 : Tại sao phải chia khối xây theo phân đoạn?

Phải chia khối xây theo phân đoạn vì : Một tổ đội công nhân mỗi ngày chỉ làm việc trên một phân đoạn duy nhất và trong 8 tiếng đồng hồ. Nếu tổ chức làm nhiều ca trong ngày thì phải tổ chức số lượng tổ đội khác nhau bằng với số ca làm việc, và sắp xếp làm trên các phân đoạn xây độc lập, liên tiếp nhau.

Câu 49 : Theo độ quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng khối xây, có những yêu cầu kỹ thuật (hay còn gọi là những nguyên tắc xây) nào?

Các nguyên tắc xây: - Khối xây không được trùng mạch, mọi mạch vữ phải no đầy. - Khối xây phải thẳng đứng về tổng thể, mặt trên mỗi lớp xây phải phẳng và ngang bằng. - Mặt bên khối xây phải phẳng. - Góc của các khối xây tường và trụ phải vuông.

Câu 50 : Độ dầy tiêu chuẩn khi xây xong của các loại mạch vữa (nằm, dọc, ngang) trong khối xây gạch chỉ là khoảng bao nhiêu?

13

Page 14: BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN- khoa XDDD- DHXD

GVHD: Doãn Hiệu SVTH: Đặng Phúc Nghiêm

Độ dày tiêu chuẩn (khi xây xong) của các loại mạch vữa trong khối xây gạch chỉ khoảng 10mm đối với gạch dầy 65 mm

Câu 51 : Độ dầy tiêu chuẩn (khi xây xong) của các loại mạch vữa (nằm, dọc, ngang) trong khối xây đá hộc là khoảng bao nhiêu?

Độ dày tiêu chuẩn (khi xây xong) của các loại mạch vữa trong khối xây đá hộc là 15mm trong cữ xây khoảng 250- 400 mm.

Câu 52 : Độ đầy của mỗi lớp rải vữa mạch nằm khi tạo mạch trong khối xây gạch chỉ là khoảng bao nhiêu và tại sao phải dầy như thế?

Độ dầy của mỗi lớp rải vữa mạch nằm khi tạo mạch trong khối xây gạch chỉ khoảng dầy 0,8-1,2 cm..Tại vì tất cả các mạch vữa trong khối xây phải được trèn đầy và ép ngoài cho chặt, nhất là mạch đứng. Nếu không đầy mạch, se làm giảm yếu cục bộ khối xây. Tuy nhiên, cường độ vữa xây thường thấp hơn hay ngang bằng cường độ của gạch đá và lại phát triển dần theo thời gian (không có ngay được tại thời điểm thực hiện xây), nên mạch vữa quá dầy cũng làm yếu khối xây.

Câu 53 : Để làm đầy mạch nằm cần phải làm gì?

Để làm đầy mạch ta dùng bay gõ viên gạch xuống và dùng bay miết mạch vữa.

Câu 54 : Các thao tác thao tác cần thiết và vừa đủ để tạo các mạch vữa đứng (dọc và ngang) ? Khi rải vữa cần phải đủ lượng vữa, diện rải vữa ít nhất phải lớn hơn kích thước mặt dưới của viên gạch (chiều dài dải vữa phải lớn hơn chiều dài viên gạch), để đảm bảo cho mạch vữa nằm no vữa. Khi bắt đầu rải vữa, chiều dày của dải vữa tạo nên mạch nằm, thường khoảng 15mm. Dùng dao xây vét gọn 2 bên dải vữa, để nó có tiết diện hình thang, nhằm làm giảm vữa thừa phè sang hai bên tường, khi gõ chỉnh gạch. Để đảm bảo no mạch vữa đứng dọc và ngang, cần kết hợp các thao tác sau: + Sau khi rải vữa mạch nằm xong, thì dùng dao xây vét vữa từ mạch nằm này lên đầu viên gạch đã xây trước trong hàng, nhằm tạo một phần mạch ngang.+ Cầm viên gạch dúi mạnh vào di vữa vừa ri của mạch nằm theo hướng dọc theo hàng hạch, với mọt góc nghiêng 5 – 10o so với mặt bằng, để đẩy vữa từ mạch vữa nằm lên mạch vữa đứng ngang giữa viên đang xây và viên đã xây trước. + Sau khi đặt, gõ và chỉnh gạch xong vữa thừa từ mạch nằm phè sang hai bên tường phi vát gọn và đổ vào các mạch vữa ngang và dọc để làm đầy các mạch này.

Câu 55 : Tại sao khi rải vữa, cần vét gọn 2 bên mép dải vữa để dải vữa có tiết diện hình thang?

14

Page 15: BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN- khoa XDDD- DHXD

GVHD: Doãn Hiệu SVTH: Đặng Phúc Nghiêm

Khi rải vữa cần vét gọn hai bên dải vữa để dải vữa có tiết diện hình thang: là vì vét gọn vữa vừa giúp tiết kiệm vữa và tạo thành dải vữa co tiết diện hình thang trên nhỏ dưới đế to, để hợp lực của tải trọng nén có điểm đặt trùng với trọng tâm chân đế các kết cấu xây đó.

Câu 56 : Tại sao các khối xây thông thường cần phải thẳng đứng về tổng thể?

Các khối xây cần phải thẳng đứng về tổng thể vì: Khối xây chịu kéo và chịu uốn kém, nó chịu nén tốt nhất theo phương vuông góc với lớp xây của nó. Do chịu nén tốt, nên khối xây càng thẳng đứng thì nó chịu nén càng đúng tâm và càng đỡ mất ổn định hơn. Trường hợp các khối xây có mặt bên nằm nghiêng (không thẳng đứng) như các khối xây móng, khối xây đê, đập,... để các khối xây này làm việc trong trạng thái chịu nén đúng tâm, thì chúng cần được xây rật cấp theo bậc thang thành các tiết diện tổng thể dạng hình thang cân, trên nhỏ dưới đế to, để hợp lực của tải trọng nén có điểm đặt trùng với trọng tâm chân đế các kết cấu xây đó.

Câu 57 : Các khối xây có mặt bên yêu cầu thực sự thẳng đứng (như tường hay trụ) yêu cầu thẳng đứng tổng thể trên được đảm bảo bằng các dụng cụ gì? Và làm thế nào để đảm bảo nguyên tắc này trong xây tường hay trụ? Các khối xây có mặt bên yêu cầu thực sự thẳng đứng (như tường hay trụ) yêu cầu thẳng đứng tổng thể trên được đảm bảo bằng các dụng cụ là:

+ Dọi : để dựng thẳng đứng và kiểm tra độ thẳng đứng so với mặt đất đối với dây lèo đứng, cột lèo, kiểm tra độ thẳng đứng của mặt bên. + Thước tầm để kiểm tra độ phẳng của các mặt bên khối xây. + Thước vuông để kiểm tra và điều chỉnh các góc cạnh yêu cầu phải vuông trong các khối xây trên. Để đảm bảo nguyên tắc trong xây tường hay trụ, người thợ phải sử dụng ngay các dụng cụ từ khi bắt đầu xây các lớp, và kiểm tra sau khi xây mỗi lớp để chỉnh sửa, ngoài ra, còn phải lựa chọn kĩ gạch đều và vuông vắn, đạt yêu cầu.

Câu 58 : Sai số cho phép về việc thẳng đứng trong công việc xây các khối xây tường hay trụ là khoảng bao nhiêu ?

Độ nghiêng cho phép của các mặt bên và các góc khối xây, mà yêu cầu phải thẳng đứng, không được phép vượt quá 10mm cho mỗi tầng nhà (cao 3-4m), nhưng cho toàn tòa nhà thì không được quá 30mm.

Câu 59 : Các khối xây có mặt bên nằm nghiêng (móng, đê, đập,...) nguyên tắc thẳng đứng tổng thể được đảm bảo như thế nào (vẽ hình nguyên lý làm việc và cấu tạo của khối xây móng)?

Trường hợp các khối xây có mặt bên nằm nghiêng (không thẳng đứng) như các khối xây móng, khối xây đê, đập,..., để các khối xây này làm việc trong trạng thái chịu nén đúng tâm, thì chúng cần được xây rật cấp theo bậc thang thành các tiết diện tổng thể hình thang cân, trên nhỏ dưới đế to, để hợp lực của tải trọng nén có điểm đặt trùng với trọng tâm chân đế các kết cấu xây đó.

15

Page 16: BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN- khoa XDDD- DHXD

GVHD: Doãn Hiệu SVTH: Đặng Phúc Nghiêm

Câu 60 : Các khối xây đặc biệt như khối xây vòm, nguyên tắc thẳng đứng tổng thể được thay thế bằng yêu cầu gì (vẽ hình)?

Trong kết cấu vòm (khối xây vòm) nguyên tắc thẳng đứng tổng thể được thay bằng yêu cầu:

Lớp xây vòm phải vuông góc với phương tiếp tuyến với trục vòm tại mỗi vị trí (cũng tức là vuông góc với phương trục vòm).

Khối xây vòm

Câu 61 : Tại sao các lớp xây trong khối xây thông thường cần phải được ngang bằng (tức vuông

góc với phương của tải trọng nén) (vẽ hình giải thích)?

Nếu lớp xây nằm nghiêng, mỗi viên gạch trong lớp đó se chịu tác động bởi một tải trọng nén xiên so với mặt trên viên gạch. Tải trọng này, phân thành hai lực thành phần, một theo phương vuông góc với mặt trên viên gạch, tạo nén tốt lên mạch vữa nằm và các lớp dưới (phát huy hết ưu điểm của kết cấu xây gạch đá), nhưng thành phần còn lại, hướng dọc theo mạch vữa nằm, gây hiện tượng trượt tách giữa các lớp xây, ảnh hưởng xấu tới kết cấu thống nhất của khối xây. Nếu các lớp xây ngang bằng thì tải trọng nén chỉ còn thành phần thứ nhất, khi đó phát huy được ưu điểm của kết cấu xây gạch đá, mà không phát sinh lực trượt không tốt giữa các lớp xây.

Câu 62 : Các dụng cụ cần thiết để xây các lớp xây ngang bằng?

16

Page 17: BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN- khoa XDDD- DHXD

GVHD: Doãn Hiệu SVTH: Đặng Phúc Nghiêm

Các dụng cụ cần thiết để xây các lớp xây ngang bằng là: - Ni vô để kiểm tra độ ngang bằng và dựng ngang bằng dây xây, kiểm tra độ ngang

bằng của mỗi lớp xây sau khi xây. - Thước cữ để đo và điều chỉnh độ dầy đồng đều của từng lớp xây. - Dây xây (dây cữ), căng ở mép biên hàng ngoài của một lớp gạch, dùng để chỉnh

phẳng lớp gạch.Câu 63 : Để lớp xây dưới cùng ngang bằng cần phải làm gì?

Để lớp xây dưới cùng ngang bằng cần dùng dây xây để điều chỉnh cao độ. Sau khi đã căng ngang bằng dây xây vào hai mỏ góc hai đầu, thì phải chỉnh chính xác mép biên các viên mỏ góc trong cùng một lớp xây bắt mỏ cho song song với dây xây (bám dây xây). Nền nhà thường không bằng, ngay tại lớp xây đầu tiên ta dùng ni vô để kiểm tra độ thăng bằng nhau của cả hai mỏ góc hai đầu, và điều chỉnh chúng bằng độ dầy mỏng của lớp gạch và mạch vữa nằm dưới cùng (nếu độ chênh lệch giữa hai đầu lớn thì đối với tường dầy 220 có thể dựng bề ngang các viên gạch tại đầu thấp trong lớp này lên, gọi là xây vỉa).

Câu 64 : Để các lớp xây bên trên (không phải lớp dưới cùng) ngang bằng cần phải làm gì?

Để các lớp xây bên trên (không phải lớp dưới cùng) ngang bằng, ta cần phải điều chỉnh dây xây luôn nằm trong mặt phẳng dây lèo đứng và lèo ngang, vì luôn phải thay đổi vị trí theo từng lớp xây (lên dây), nên nó phải được căng vào bên trong lèo đứng, nằm cùng phía với tường và người xây so với hệ lèo, để tránh va chạm làm sai lệch dây lèo đứng trong khi lên dây. Nếu dùng thước cữ góc hay cột lèo, ta móc mỗi đầu dây xây vào vạch cữ trên thước cữ hay thước cữ di động trên cột lèo. Trường hợp chỉ dùng lèo đứng trong phân đoạn xây, thì tại hai mỏ góc hai đầu phân đoạn phải định vị trước và xây tạm trước một, hai lớp tường tại vị trí này gọi là xây bắt mỏ, để lấy chỗ cắm dây lèo đứng và dây xây. Khi xây tường dùng lèo đứng luôn phải xây bắt mỏ góc trước một đến hai lớp trên để lấy chỗ ghim dây xây. Sau khi đã căng ngang bằng dây xây vào hai mỏ góc hai đầu, thì phải chỉnh chính xác mép biên các viên mỏ góc trong cùng một lớp xây bắt mỏ cho song song với dây xây (bám dây xây). Các lớp xây bên trên thì có thể không cần đánh thăng bằng bằng nivô, nhưng được điều chỉnh bằng cách dùng dao xây gõ trên mặt trên viên gạch sao cho mặt trên lớp xây (cũng là mặt trên mỗi viên gạch trong lớp) độ ngang bằng, bởi chiều cao như nhau (75 77 mm) của vạch cữ hay thước cữ di động tại mỏ góc hai đầu phân đoạn xây, và bởi độ thăng bằng của lớp xây ngay bên dưới. Trong quá trình xây, sau khi đặt viên gạch và vị trí, được chỉnh ngang bằng độ cao dây xây. Các viên gạch ở hàng biên của mỗi lớp luôn được chỉnh mặt bên song song cách đều với dây xây một khoảng hở bằng bề ngang thân dây xây (1 mm).

Câu 65 : Để đảm bảo yêu cầu về kiến trúc, loại khối xây nổi như khối xây tường cần phải kiểm tra độ ngang bằng của các lớp xây nằm tại các mức cao độ nào?

17

Page 18: BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN- khoa XDDD- DHXD

GVHD: Doãn Hiệu SVTH: Đặng Phúc Nghiêm

Để đảm bảo yêu cầu về kiến trúc, loại khối xây nổi như khối xây tường, tại các mức độ cao đặc biệt như: bậu cửa sổ, lanh tô cửa, góc tường và trần phải đảm bảo độ ngang bằng chính xác, ta phải dùng ni vô để kiểm tra.

Câu 66 : Các góc của các khối xây tường hoặc khối xây trụ phải vuông vì sao, dụng cụ nào đảm bảo yêu cầu này?

Các loại khối xây thường có bề mặt nổi lên trên mặt đất, không bị khuất lấp, như khối xây tường, trụ,... cần được đảm bảo về mặt mỹ quan ngay trong khi thực hiện công tác xây. Các góc của các khối xây tường hay trụ cần phải vuông góc, để khi thực hiện các công tác hoàn thiện (lát, ốp,...), bề mặt lát nền hay ốp tường hoặc trụ được đẹp không méo tại vị trí các góc đó. Thước vuông để kiểm tra và điều chỉnh các góc cạnh yêu cầu phải vuông trong các khối xây tường hay trụ xây.

Câu 67 : Mặt bên của các khối xây nổi trên mặt đất phải phẳng để làm gì?

Mặt bên (mặt biên) khối xây phải phẳng không lồi lõm cục bộ làm khối xây chịu lực tốt hơn, đồng thời đẹp hơn và tiết kiệm vật liệu, nhân công hoàn thiện.

Câu 68 : Dụng cụ nào được dùng để kiểm tra độ phẳng của các mặt bên khối xây nổi?

Thước tầm để kiểm tra độ phẳng của các mặt bên khối xây nổi.

Câu 69 : Có mấy nhóm dụng cụ theo chức năng của các nhóm, tên gọi của các nhóm dụng cụ này là gì?

Theo chức năng, dụng cụ xây được chia thành các nhóm chính sau:-Nhóm dụng cụ dẫn hướng, gồm: Hệ thống lèo, dẫn hướng tổng thể: cột lèo, dây lèo:

đứng, ngang, xiên; hệ dẫn hướng cho từng lớp xây đó là dây xây.-Nhóm dụng cụ kiểm tra: dọi, ni vô, thước cữ, thước tầm, thước góc (còn gọi là thước

thợ).-Nhóm dụng cụ xây chính đó là dao xây khi xây gạch, có thể được thay thế bằng bay kết

hợp với búa khi xây đá hộc.-Nhóm dụng cụ phục vụ xây: dụng cụ đong đếm vật liệu khi trộn vữa, dụng cụ chứa

đựng vữa, dụng cụ vận chuyển vật liệu, giáo công tác khi làm việc xây trên cao,…

Câu 70 : Nhóm dụng cụ dẫn hướng gồm mấy phân nhóm, mỗi phân nhóm gồm những dụng cụ nào (vẽ hình minh họa mỗi dụng cụ)? Chức năng của từng dụng cụ dẫn hướng?

Dụng cụ dẫn hướng cho khối xây bao gồm: -Hệ dẫn hướng tổng thể khối xây trong suốt mỗi đợt xây : + Cột lèo: có chức năng cơ bản nhất là cái trụ để treo buộc và căng mắc các loại dây lèo. Nếu cột lèo làm từ những loại thanh trụ thẳng tương đối chuẩn (ví dụ dùng thước tầm làm cột lèo), thì khi được dọi đứng cột lèo loại này có thể thay thế cho dây lèo đứng ở vị trí bắt

18

Page 19: BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN- khoa XDDD- DHXD

GVHD: Doãn Hiệu SVTH: Đặng Phúc Nghiêm

mỏ tại hai đầu mỗi phân đoạn. Nếu dùng thước tầm làm cột lèo mà trên đó có vạch các vạch thước cữ xây, hoặc gắn mẩu thước cữ di động trên cột lèo thì cột lèo có thêm chức năng điều chỉnh cữ xây nữa. Cột lèo cải tiến này vừa là chỗ căng dây lèo và dây xây, vừa chỉnh thẳng đứng mặt bên khối xây nhờ dọi, lại vừa điều chỉnh độ đồng đều và độ ngang bằng của lớp xây

. + Dây lèo: tạo ra các mặt phẳng giới hạn biên của khối xây, gọi là các mặt phẳng lèo, để khi thi công mỗi đợt xây, các mặt biên của đợt xây được căn chỉnh trùng với các mặt phẳng lèo này. Có 3 loại dây lèo: lèo đứng, lèo ngang và lèo xiên. Trong mỗi khối xây, ta có thể tổ hợp 2 trong 3 loại dây lèo này lại tạo ra một mặt phẳng lèo, để định vị cho một mặt bên khối xây. Các mặt phẳng lèo của mỗi khối xây giao nhau tại một dây lèo, làm cho khối xây (cụ thể là mỗi đợt xây) được định hình trong không gian ngay trước khi bắt đầu tiến hành xây đợt xây đó. Do dùng làm hệ thống định hướng, nên các dây lèo cần phải được căng thật thẳng. Dây lèo đứng kết hợp với dây lèo ngang hoặc dây lèo xiên tạo ra mặt phẳng lèo đứng (qua vị trí biên khối xây và vuông góc với mặt đất), định hướng cho các mặt bên khối xây thẳng đứng.

19

Page 20: BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN- khoa XDDD- DHXD

GVHD: Doãn Hiệu SVTH: Đặng Phúc Nghiêm

* Dây lèo ngang là nơi căng giữ dây lèo đứng. Trên mỗi tuyến dây lèo ngang có thể có một hay nhiều phân đoạn xây cùng được xây.

* Dây lèo đứng đòi hỏi phải được dựng thật căng và thật thẳng đứng để đảm bảo độ thẳng đứng so với mặt đất của mặt phẳng lèo đứng cũng như mặt bên và góc của các khối xây đứng (như khối xây tường, khối xây trụ,…). Lèo đứng phải được dọi theo cả 2 phương (phương song song với mặt phẳng lèo đứng và phương vuông góc với mặt phẳng lèo đứng). Để đảm bảo độ căng của dây lèo đứng, đầu trên của lèo đứng được treo buộc vào lèo ngang,

đầu dưới phải được ghim chặt vào mạch vữa nằm dưới cùng của viên xây bắt mỏ lớp dưới cùng. * Dây lèo xiên được sử dụng cho những khối xây có những mặt phẳng biên nằm nghiêng (lèo xiên để định hướng cho những mặt nghiêng này của khối xây). Các loại khối xây như thế có thể kể đến: khối xây tường thu hồi của nhà mái dốc, khối xây tường đỡ bản thang bộ, khối xây bậc thang bộ, khối xây đê, kè, đập thủy lợi,…. - Hệ dẫn hướng cho từng lớp xây: + Dây xây: Dây xây là dụng cụ có chức năng dẫn hướng cho từng lớp xây. Dây xây làm hai nhiệm vụ vừa điều chỉnh mặt bên của các viên gạch đá hàng ngoài của lớp xây trùng với mặt phẳng lèo, vừa điều chỉnh cao độ toàn bộ lớp xây được ngang bằng đồng thời kết hợp cùng các dụng cụ khác điều chỉnh độ dầy (cữ xây) của lớp xây....Câu 71 : Dọi là dụng cụ kiểm tra đảm bảo yêu cầu gì của công việc xây (vẽ hình cấu tạo và cách sử dụng dọi)?

- Dọi dùng để xác định, điều chỉnh, dựng thẳng đứng và kiểm tra độ thẳng đứng so với mặt đất đối với dây lèo đứng, cột lèo; kiểm tra độ thẳng đứng của mặt bên yêu cầu thẳng đứng của các khối xây trụ hay tường ; kiểm tra độ thẳng đứng tổng thể của các khối xây.

- Cách sử dụng dọi: Treo dây dội vào lèo ngang, điều chỉnh để dây dọi thẳng đứng, cân bằng, đánh dấu vị trí cố định trên mặt đất, xác định biên tường xây (viên mỏ), dây dọi phải nằm trong mặt phẳng lèo đứng ( hình bên).

Câu 72 : Ni vô là loại dụng cụ kiểm tra yêu cầu kỹ thuật gì?

Ni vô để kiểm tra độ ngang bằng và dựng ngang bằng dây xây, kiểm tra độ ngang bằng của mỗi lớp xây sau khi xây.

20

Page 21: BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN- khoa XDDD- DHXD

GVHD: Doãn Hiệu SVTH: Đặng Phúc Nghiêm

Câu 73 : Có mấy loại ni vô đặc tính và cách sử dụng của từng loại ni vô (vẽ hình nguyên lý cấu tạo và cách sử dụng các loại ni vô)?

Có 2 loại ni vô:+ Thước: Có các cột ống thủy, đầu thước được làm bằng vật liệu chống sốc, dùng để

kiểm tra độ cân bằng của hai đầu dưới sự ổn định của bọt nước, chi phí cao hơn, đòi hỏi bảo quản cẩn thận.

Nivo 90cm Stanley

+ Ống: Sử dụng nguyên tắc bình thông nhau, điều chỉnh đến khi 2 mực nước ở 2 đầu ống phải ngang bằng nhau, dễ sử dụng, đơn giản , di chuyển nhanh, linh hoạt.

Câu 74 : Thước tầm, thước cữ, thước góc (tức e ke, hay thước thợ) thuộc nhóm dụng cụ nào? Đặc tính và cách sử dụng của chúng (vẽ hình)?

Thước tầm, thước cữ, thước góc thuộc nhóm dụng cụ kiểm tra khối xây.

- Thước tầm để kiểm tra độ phẳng của các mặt bên khối xây. - Thước cữ để đo và điều chỉnh độ dầy đồng đều của từng lớp xây. - Thước vuông để kiểm tra và điều chỉnh các góc cạnh yêu cầu phải vuông trong các khối xây tường hay trụ xây.

Câu 75 : Dao xây, bay, búa xây là những dụng cụ thuộc nhóm dụng cụ chức năng gì? Đặc tính và cách sử dụng chúng như thế nào (vẽ hình cấu tạo của mỗi loại dụng cụ này)?

Dao xây, bay, búa xây là những dụng cụ thuộc nhóm dụng cụ thực hiện xây chính.

21

Page 22: BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN- khoa XDDD- DHXD

GVHD: Doãn Hiệu SVTH: Đặng Phúc Nghiêm

-Dao xây dùng để tạo mạch vữa (xúc vữa, rải vữa trước khi đặt gạch, vét vữa thừa, trèn và miết mạch vữa khi đã đặt gạch xong), chặt gạch và đặt gạch (gõ và chỉnh gạch theo dây xây và dây lèo). Các chức năng này của dao xây cũng có ở bay nên có thể dùng bay thay cho dao xây và ngược lại. Dao xây thích hợp cho việc chặt chém các loại gạch nguyên khối thành các viên mẩu thích hợp, nên thường được dụng làm dụng cụ duy nhất thay cho bay và búa xây khi xây gạch.

Dao xây - Bay cũng có các chức năng tương tự như dao xây là: để tạo mạch vữa và đặt gạch. Chức năng chặt chém gạch đá nguyên khối thành các viên mẩu thích hợp, của bay là kém hơn.

BAY

- Búa xây là loại dụng cụ chuyên dùng để xây đá, công dụng là để pha nhỏ dựa theo thớ đá, các khối đá nguyên khối với hình dạng bất kỳ thành các viên đá có hình dạng (khối vuông vức, phiến, nêm hay trứng) và kích thước phù hợp với yêu cầu đặc thù của từng vị trí mỗi viên đá xây trong khối xây.

BÚA

Câu 76 : Các dụng cụ trong nhóm dụng cụ phụ nề được phân vào mấy phân nhóm, mỗi phân nhóm gồm những dụng cụ nào (vẽ hình cấu tạo từng dụng cụ)?

Các dụng cụ trong nhóm dụng cụ phụ nề được phân vào mấy phân nhóm: - Dụng cụ đong đếm vật liệu khi trộn vữa. - Dụng cụ nhào trộn vữa: xẻng, cuốc,... - Dụng cụ chứa đựng vữa. - Dụng cụ vận chuyển vật liệu.

22

Page 23: BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN- khoa XDDD- DHXD

GVHD: Doãn Hiệu SVTH: Đặng Phúc Nghiêm

- Giáo công tác khi làm việc xây trên cao.

Một số dụng cụ nhóm phụ nề

Câu 77 : Các cách dùng dọi để dựng các dây lèo đứng được thực hiện như thế nào?

Cách dùng dọi để dựng các dây lèo đứng được thực hiện như sau:Tại hai điểm góc biên của trục tường, được xác định sẵn (giác) trên mặt nền, ta dựng hai

cột lèo, góc cột lèo trùng với hai điểm trên. Dùng dọi chỉnh cho hai cột lèo này đứng thật thẳng đứng theo cả hai phương: phương trục tường và phương vuông góc với tường. Khi trục tường được chia thành nhiều phân đoạn tường, để các phân đoạn xây nối nhau thẳng hàng trên cùng một trục, qua hai đầu trên của hai cột lèo, dọc theo mép biên tường định xây, ta buộc một dây lèo ngang bằng thép. Trên dây lèo ngang có treo các lèo đứng trung gian, được dọi đứng theo cả hai phương giống như với cột lèo và ghim đầu dưới vào mạch vữa nằm dưới cùng. Đầu trên của các dây lèo đứng hay thước cữ góc được treo buộc vào lèo ngang và được điều chỉnh bằng dọi cho thẳng đứng với đầu dưới theo cả hai mặt: mặt tường và mặt vuông góc.

Câu 78 : Có mấy loại dây lèo?

Có 3 loại dây lèo: - Lèo đứng - Lèo ngang - Lèo xiên

Câu 79 : Dây lèo xiên thường được sử dụng ở trong công việc xây các khối xây nào (vẽ hình minh họa từng trường hợp sử dụng dây lèo xiên)?

Lèo xiên được sử dụng cho những khối xây có những mặt phẳng biên nằm nghiêng (lèo xiên để định hướng cho những mặt nghiêng này của khối xây). Các loại khối xây như thế có thể kể đến: khối xây tường thu hồi của nhà mái dốc, khối xây tường đỡ bản thang bộ, khối xây bậc thang bộ, khối xây đê, kè, đập thủy lợi,.

23

Page 24: BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN- khoa XDDD- DHXD

GVHD: Doãn Hiệu SVTH: Đặng Phúc Nghiêm

Lèo xiên

Câu 80 : Mặt phẳng lèo là các mặt gì trong công việc xây?

Mỗi khối xây, ta có thể tổ hợp 2 trong 3 loại dây lèo này lại tạo ra một mặt phẳng lèo, để định vị cho một mặt bên khối xây. Các mặt phẳng lèo của mỗi khối xây giao nhau tại một dây lèo, làm cho khối xây cụ thể là mỗi đợt xây) được định hình trong không gian ngay trước khi bắt đầu tiến hành xây đợt xây đó.

Câu 81 : Các mặt phẳng lèo được tạo từ các loại dụng cụ gì?

Các mặt phẳng lèo được tạo ra từ các dây lèo.

Câu 82 : Các mặt phẳng lèo để làm gì?

Các mặt phẳng lèo dùng để khi thi công mỗi đợt xây, các mặt biên của đợt xây được căn chỉnh trùng với các mặt phẳng lèo này.

Câu 83 : Dây xây là loại dụng cụ định hướng gì, đặc tính của nó thế nào?

Dây xây là dụng cụ có chức năng dẫn hướng cho từng lớp xâyDây xây làm hai nhiệm vụ vừa điều chỉnh của các viên gạch đá hàng ngoài của lớp xây trùng với mặt phẳng lèo, vừa điều chỉnh cao độ toàn bộ lớp xây được ngang bằng đồng thời kết hợp cùng các dụng cụ khác điều chỉnh độ dầy (cữ xây) của lớp xây.

Câu 84 : Vị trí của dây xây như thế nào đối với mặt phẳng lèo và các dây lèo?

Dây xây luôn nằm trong mặt phẳng dây lèo đứng và lèo ngang, nhưng do luôn phải thay đổi vị trí theo từng lớp xây (lên dây), nên nó phải được căng vào bên trong lèo đứng, nằm cùng phía với tường và người xây so với hệ lèo, để tránh va chạm làm sai lệch dây lèo đứng trong khi lên dây.

Câu 85 : Dây xây định hướng cái gì cho mỗi lớp xây?

24

Page 25: BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN- khoa XDDD- DHXD

GVHD: Doãn Hiệu SVTH: Đặng Phúc Nghiêm

Dây xây điều chỉnh cao độ toàn bộ lớp xây được ngang bằng đồng thời kết hợp cùng các dụng cụ khác điều chỉnh độ dầy (cữ xây) của lớp xây.

Câu 86 : Dây lèo ngang thường được ghim vào đâu?

Dây lèo ngang thường được căng qua 2 cột lèo, ở cao độ khoảng 1,8-2,0 m so với mặt sàn công tác.

Câu 87 : Chức năng của dây lèo ngang để là gì, trong công việc xây khối xây tường?

Trong công việc, dây lèo ngang là nơi căng giữ dây lèo đứng. Trên mỗi tuyến dây lèo ngang có thể có một hay nhiều phân đoạn xây cùng được xây, nhưng chiều dài mỗi phân đoạn không nên quá 12 m để cho dây xây trong mỗi phân đoạn không bị võng. Ngoài ra, dây lèo đứng kết hợp với dây lèo ngang hoặc dây lèo xiên tạo ra mặt phẳng lèo đứng (qua vị trí biên khối xây và vuông góc với mặt đất), định hướng cho các mặt bên khối xây thẳng đứng.

Câu 88 : Để đảm bảo độ chính xác của hệ lèo khi dẫn hướng tổng thể và để thuận tiện khi dựng hệ lèo, thì dây lèo ngang thường được căng ở khoảng độ cao nào?

Trong các khối xây thẳng đứng, dây lèo ngang thường được căng, qua 2 cột lèo, ở cao độ khoảng 1,8-2,0 m so với mặt sàn công tác (cao hơn chiều cao của một đợt xây, nhưng trong tầm với của người thợ). Câu 89 : Tại sao khi dùng dây lèo đứng xây các khối xây thẳng đứng (như tường, trụ) lại cần phải xây tạm các viên bắt mỏ góc tại vị trí các đầu góc phân đoạn của mỗi lớp xây?

Khi dùng dây lèo đứng xây các khối xây thẳng đứng (như tường, trụ), dây lèo đòi hỏi phải được dựng thật căng và thật thẳng đứng để đảm bảo độ thẳng đứng so với mặt đất của mặt phẳng lèo đứng cũng như mặt bên và góc của các khối xây đứng . Để đảm bảo độ căng của dây lèo đứng, đầu trên của lèo đứng được treo buộc vào lèo ngang, đầu dưới phải được ghim chặt vào mạch vữa nằm dưới cùng của viên xây tạm bắt mỏ.

Câu 90 : Cột lèo cải tiến có mấy chức năng (vẽ hình cấu tạo của cột lèo cải tiến)?

Cột lèo cải tiến có các chức năng: -Là chỗ căng dây lèo và dây xây. -Chỉnh thẳng đứng mặt bên khối xây nhờ dọi. -Điều chỉnh độ đồng đều và độ ngang bằng của lớp xây.

Câu 91 : Tại sao khi dùng cột lèo cải tiến thay cho dây lèo đứng thì không cần phải xây tạm các viên bắt mỏ góc ở 2 đầu mỗi phân đoạn?

Khi dùng cột lèo cải tiến thay cho dây lèo đứng thì không cần phải xây tạm các viên bắt mỏ ở mỗi phân đoạn vì cột lèo cải tiến có gắn thước cữ di động lên xuống,và có thể điều chỉnh được theo 2 phương vuông góc ở dưới đất đồng thời kiểm tra được độ thẳng đứng của cột nhờ có dọi.

25

Page 26: BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN- khoa XDDD- DHXD

GVHD: Doãn Hiệu SVTH: Đặng Phúc Nghiêm

Câu 92 : Tại vị trí góc tường hay trụ, người thợ xây phải chú ý xây bám dây theo mấy loại dây dẫn hướng?

Tại vị trí góc tường hay trụ,người thợ phải xây bám theo hai loại dây dẫn hướng : - Dây lèo đứng dọc theo dây dọi. - Dây lèo ngang theo mỗi lớp xây.

Câu 93 : Xây bám dây xây nghĩa là thế nào?

Xây bám theo dây xây là ta xây sao cho mép ngoài viên gạch song song với dây xây và cách dây xây khoảng 1mm. Hết 1 lớp xây ta điều chỉnh đưa dây lên và tiếp tục xây.

Câu 94 : Làm thế nào để điều chỉnh các hàng trèn, của một lớp xây nhiều hàng gạch, theo dây xây?

Ta xây dựa theo 2 hàng ngoài vì 2 hàng ngoài đã được xây theo dây.

Câu 95 : Để dây xây được căng và ngang bằng thì nó phải được ghim 2 đầu vào đâu, và chiều dài căng dây xây (cũng là chiều dài của phân đoạn) tối đa khoảng bao nhiêu để dây xây không bị võng?

Để dây xây được căng và ngang bằng thì nó phải được ghim 2 đầu vào lỗ viên gạch hoặc vào mạch vữa. Chiều dài căng dây xây tối đa khoảng 12m để dây xây không bị võng.

Câu 96 : Góc tường và trụ phải xây bám dây lèo đứng có nghĩa là như thế nào?

Góc tường và trụ phải xây bám dây lèo đứng có nghĩa là ta phải điều chỉnh 2 viên gạch ở góc vuông góc nhau và tạo thành 1 đường thẳng đứng song song với dây lèo đứng và cách 1mm.

Câu 97 : Gạch chỉ tiêu chuẩn là loại gạch như thế nào?

Gạch chỉ là loại gạch đất nung, có kích thước tiêu chuẩn 220x105x65 (mm) . Cường độ

chịu nén của gạch chỉ tiêu chuẩn 75 kg/cm2 . Chất lượng gạch chỉ, trên thực tế phân làm 3 loại: A (chính phẩm), B và C (thứ phẩm). Loại A là loại gạch chỉ đúng kích thước và cường độ tiêu chuẩn, có màu đỏ nâu. Loại B là loại gạch chỉ non, đúng kích thước nhưng không đạt cường độ tiêu chuẩn, có màu đỏ nhạt, thường chỉ để xây tường ngăn không chịu lực. Loại C là loại gạch chỉ quá già, không đúng kích thước (bị phồng) nhưng cường độ đạt 75 kg/ cm, có màu nâu sành, dùng để xây móng.

Câu 98 : Có mấy loại phẩm cấp gạch có thể cho phép dùng được trong khối xây gạch chỉ?

Có 3 loại phẩm cấp gạch có thể cho phép dùng được trong khối xây gạch chỉ: A (chính phẩm), B và C (thứ phẩm).

Câu 99 : Gạch chỉ loại B là gạch như thế nào?

26

Page 27: BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN- khoa XDDD- DHXD

GVHD: Doãn Hiệu SVTH: Đặng Phúc Nghiêm

Gạch chỉ loại B là loại gạch chỉ non, đúng kích thước nhưng không đạt cường độ tiêu chuẩn, có màu đỏ nhạt.

Câu 100 : Có thể cho phép dùng gạch loại B cho những khối xây nào?

Gạch loại B thường chỉ để xây tường ngăn không chịu lực.

Câu 101 : Gạch chỉ loại C là gạch như thế nào?

Gạch chỉ loại C là loại gạch chỉ quá già, không đúng kích thước (bị phồng) nhưng cường độ đạt

75 kg/ cm 2 , có màu nâu sành.

Câu 102 : Có thể cho phép dùng gạch loại C cho những khối xây nào?

Gạch loại C dùng để xây móng.

Câu 103 : Tại sao phải xếp kiểu gạch tại vị trí bãi tập kết,còn tại phân đoạn xây thì lại không được xếp kiểu mà để rải gạch ra theo tuyến vừa đủ lượng xây theo nhịp độ xây?

Ở vị trí tập kết ta phải xếp kiêu để cho đỡ diện tích và khối gạch se chắc chắn hơn không bị đổ. Ở phân đoạn xây ta lại rải gạch ra để người xây dễ dàng lấy gạch một cách nhanh nhất mà không mất nhiều thời gian và có thể lựa chọn được các loại gạch xây một cách dễ dàng.

Câu 104 : Xếp kiểu gạch 10 như thế nào (vẽ hình các loại lớp kiểu 10)? Vẽ hình?

Câu 105 : Độ cao của mỗi kiêu khoảng bao nhiêu, mỗi kiêu có khoảng bao nhiêu lớp, và tương ứng khoảng bao nhiêu gạch/kiêu?

27

Page 28: BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN- khoa XDDD- DHXD

GVHD: Doãn Hiệu SVTH: Đặng Phúc Nghiêm

Gạch chỉ được xếp thành kiêu, cao 20 25 lớp, khoảng 1,5 m, lớp trên so le (khoá mạch) lớp dưới. Số lượng viên gạch trong một lớp có thể là 8, 10, 12, hay 20 viên, nhưng thường là 10 viên (cho dễ đếm).

Câu 106 : Vữa vôi là loại vữa như thế nào?

Vữa vôi có thành phần là cát và vôi hòa trộn với nước.

Câu 107 : Cách trộn thủ công vữa vôi từ vôi bột như thế nào?

Khi trộn vữa vôi bằng vôi bột, thì phải quây cát hay xi măng cát thành khay tròn trước, đổ nước vào giữa trước, rồi mới cho vôi bột vào, vì vôi cần phản ứng trương nở với nước (tôi), tăng thể tích rất nhiều. Sau khi vôi đã thành dung dịch vôi nước, mới nạo dần bờ be cát và trộn đều với vôi nước thành vữa.

Câu 108 : Cách trộn thủ công vữa vôi từ vôi nước như thế nào?

Nếu vữa dùng vôi tôi (nước), thì cũng làm tương tự như vôi bột, chỉ khác là vôi tôi được đổ đồng thời với nước vào giữa vòng cát hay xi măng cát, và được hoà nhuyễn với nước, trước khi trộn đều thành vữa.

Câu 109 : Vữa tam hợp (ba ta) là loại vữa như thế nào?

Vữa tam hợp có thành phần là cát, xi măng và vôi hòa trộn với nước.

Câu 110 : Cách trộn thủ công vữa tam hợp như thế nào?

Cách trộn vữa tam hợp là quây cát xi măng thành khay tròn trước sau đó đổ nước vào rồi mới cho vôi bột vào còn nếu vôi là vôi tôi thì ta đổ đồng thời với nước.

Câu 111 : Vữa xi măng cát là loại vữa như thế nào?

Vữa xi măng cát có thành phần là cát và xi măng hòa trộn với nước.

Câu 112 : Cách trộn thủ công vữa xi măng cát như thế nào?

Trộn vữa xi măng, để giảm bụi, đổ cát ẩm chùm lên xi măng rời, trộn đều theo đúng cấp phối, rồi bới rộng thành khay tròn, tiếp theo đổ lượng nước, được đong chính xác đảm bảo độ sụt của vữa, vào giữa và đảo đều.

Câu 113 : Mác vữa là gì?

Mác vữa là cường độ nén trung bình các mẫu vữa lập phương 70,7x 70,7x 70,7 mm, ở tuổi 28 ngày, theo TCVN 3121: 1979.

Câu 114 : Có các loại cấp mác vữa nào?

28

Page 29: BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN- khoa XDDD- DHXD

GVHD: Doãn Hiệu SVTH: Đặng Phúc Nghiêm

Mác vữa có những loại sau: mác 2, 4 (vữa vôi), 10, 25, 50, 75, 100, 125, 150 (vữa tam hợp và vữa xi măng cát).

Câu 115 : Trong dải phân bố mác vữa, thì vữa vôi có thể đạt tới những mác nào?

Vữa vôi có thể đạt đến mác từ 2 – 4.

Câu 116 : Trong dải phân bố mác vữa,thì vữa tam hợp và vữa xi măng cát có thể đạt tới những mác nào?

Vữa tam hợp và vữa xi măng có thể đạt đến mác từ 10, 25, 50, 100, 125, 150.

Câu 117: Cấp phối vữa là gì?

Cấp phối vữa là hàm lượng (tính theo thể tích hay khối lượng) các vật liệu thành phần hòa

trộn ra một m 3 vữa.

Câu 118 : Để tìm ra được cấp phối vữa đối với các vật liệu tại công trường cho ra được đúng mác vữa thiết kế, thì việc thí nghiệm cấp phối phải làm gì?

Để tìm đúng cấp phối vữa đối với các vật liệu tại công trường cho ra đúng mác vữa thiết kế thì ta sàng một số mẫu vữa bằng bộ sàng tiêu chuẩn. Sau đó, cân khối lượng thành phần trong từng sàng, từ đó tính được cấp phối của vữa.

Câu 119 : Tổ chức mặt bằng phân đoạn xây một cách khoa học là như thế nào?

Tổ chức mặt bằng phân đoạn xây một cách khoa học là cách bố trí, sắp xếp phân đoạn xây một cách hợp lí để người xây đạt kết quả cao nhất và đẩy nhanh tiến độ của công việc. Người ta thường chia mặt bằng thi công phân đoạn xây thành 3 dải song song liền kề nhau:

- Dải thứ nhất, là dải sản phẩm, là vị trí mà phân đoạn tường sau khi xây xong se nằm ở đó. Hệ thống dây lèo, cột lèo và dây xây được căng ở đây, về phía mặt tường bên kia, đối xứng với mặt tường gần người thợ xây. Như vậy, để khi xây người thợ không chạm vào làm lệch hệ định hướng gồm: cột lèo, các dây lèo và dây xây, để tường không bị khuyết tật.

- Dải ở giữa, là dải công tác, là nơi người thợ đứng để thao tác xây, nơi để vật liệu gạch và vữa xây ngay. Thường thì gạch và vữa, mỗi thứ để ở một bên người xây (vữa đặt ở phía tay cầm dao xây), nhằm giản tiện các thao tác xây. Không gian thao tác tối thiểu cho mỗi người thợ xây là . Khi xây những đợt xây trên cao, hệ thống giáo công tác được lắp dựng trong dải không gian này để người thợ đứng lên trên xây.

- Dải ngoài cùng, là dải vận chuyển, tạo thành tuyến đường vận chuyển gạch từ nơi tập kết và vữa từ chỗ trộn, về để xây.

Câu 120 : Tuyến không gian sản phẩm nằm ở đâu trong mặt bằng phân đoạn xây, vị trí của nó được xác định bởi gì?

29

Page 30: BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN- khoa XDDD- DHXD

GVHD: Doãn Hiệu SVTH: Đặng Phúc Nghiêm

Tuyến không gian sản phẩm là vị trí mà phân đoạn tường sau khi xây xong se nằm ở đó. Hệ thống dây lèo, cột lèo và dây xây được căng ở đây, về phía mặt tường bên kia, đối xứng với mặt tường gần người thợ xây. Như vậy, để khi xây người thợ không chạm vào làm lệch hệ định hướng gồm: cột lèo, các dây lèo và dây xây, để tường không bị khuyết tật.

Câu 121 : Trong tuyến sản phẩm chứa những thứ gì?

Tuyến sản phẩm chứa phân đoạn tường sau khi xây xong, hệ thống dây lèo cột lèo và dây xây.

Câu 122 : Hệ lèo thường được dựng ở vị trí nào của tuyến sản phẩm?

Hệ thống dây lèo, cột lèo và dây xây được căng ở đoạn tường, về phía mặt tường bên kia, đối xứng với mặt tường gần người thợ xây.

Câu 123   : Vị trí tuyến không gian công tác nằm ở đâu ở mặt bằng phân đoạn xây   ?

Tuyến không gian công tác nằm ở dải giữa mặt bằng phân đoạn xây.

Câu 124 : Tuyến công tác chứa những thứ gì? Vị trí người xây trong tuyến công tác so với khối xây,so với vật liệu xây ngay,so với hệ thống dẫn hướng tổng thể (hệ lèo) như thế nào?

Tuyến công tác là nơi để người thợ đứng để thao tác xây, nơi để vật liệu gạch và vữa xây ngay. Thường thì gạch và vữa, mỗi thứ để ở một bên người xây (vữa đặt ở phía tay cầm dao xây), nhằm giảm tiện các thao tác xây.

Câu 125 : Không gian cần thiết để một người thợ xây thao tác công việc xây đạt năng s uất là khoảng bao nhiêu m 2 ?

Khoảng 5 m2 (5 mét vuông)

Câu 126 : Mỗi người công nhân phải đảm nhiệm một đoạn chiều dài tuyến sản phẩm là bao nhiêu khi chỉ đứng tại một vị trí?

Chiều dài tuyến sản phẩm của mỗi người công nhân là khoảng 1- 1,5 m.

Câu 127 : Biên chế tổ đội công nhân tối thiểu cho công tác xây (công việc xây tại mỗi phân đoạn) là bao nhiêu, thường mấy thợ cả, mấy thợ chính, mấy thợ phụ?

Biên chế tổ đội công nhân tối thiểu cho công tác xây (công việc xây tại mỗi phân đoạn) là 5 người: 1 thợ cả ,2 thợ chính, 2 thợ phụ.

Câu 128 : Trong công việc xây, giáo công tác dùng để làm gì?

Trong công việc xây, giáo công tác dùng để thợ đứng lên xây vì chiều cao của người thợ là có hạn nên muốn xây ở độ cao trên 1,5m thì phải bắc giáo công tác.

30

Page 31: BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN- khoa XDDD- DHXD

GVHD: Doãn Hiệu SVTH: Đặng Phúc Nghiêm

Câu 129 : Vị trí của giáo công tác ở đâu trong mặt bằng phân đoạn xây?

Giáo công tác nằm ở dải giữa của mặt bằng phân đoạn xây (giải công tác).

Câu 130 : Có nên sắp xếp ùn ứ một lần, kiểu gạch thành chồng cao tại phân đoạn xây không? Tại sao?

Không nên xếp vật liệu 1 lần ùn ú như vậy vì làm như thế se làm mất diện tích, người thợ se khó chọn được vật liệu, giảm tốc độ và hiệu quả xây. Câu 131 : Để cấp vật liệu vào tuyến công tác trong phân đoạn xây phù hợp với nhịp độ xây,thì tuyến không gian vận chuyển phải nằm ở đâu?

Để cấp vật liệu dần vào tuyến công tác trong phân đoạn xây phù hợp với nhịp độ xây, thì tuyến không gian vận chuyển phải nằm ở gần đấy, phía sau người công tác, không được va chạm vào tường mới xây.

Câu 132 : Cách dựng hệ lèo và dây xây như thế nào?

Tại hai điểm góc biên của trục tường, được xác định sẵn (giác) trên mặt nền, ta dựng hai cột lèo, góc cột lèo trùng với hai điểm trên. Dùng dọi chỉnh cho hai cột lèo này đứng thật thẳng đứng theo cả hai phương: phương trục tường và phương vuông góc với tường. Khi trục tường được chia thành nhiều phân đoạn tường, để các phân đoạn xây nối nhau thẳng hàng trên cùng một trục, qua hai đầu trên của hai cột lèo, dọc theo mép biên tường định xây, ta buộc một dây lèo ngang bằng thép. Đầu trên của các dây lèo đứng hay thước cữ góc này được treo buộc vào lèo ngang và được điều chỉnh bằng dọi cho thẳng đứng với đầu dưới theo cả hai mặt: mặt tường và mặt vuông góc. Sau khi xây xong những viên góc hoặc mỏ của một, hai lớp dưới cùng, đầu dưới của tất cả các dây lèo đứng được ghim vào mạch vữa ngang dưới cùng và được kiểm tra lại bằng dọi. Dây xây luôn nằm trong mặt phẳng dây lèo đứng và lèo ngang, nhưng do luôn phải thay đổi vị trí theo từng lớp xây (lên dây), nên nó phải được căng vào bên trong lèo đứng, nằm cùng phía với tường và người xây so với hệ lèo, để tránh va chạm làm sai lệch dây lèo đứng trong khi lên dây.

Câu 133 : Tại sao lại có thể nói rằng dây xây có tính chất động trong khi hệ lèo có tính chất tĩnh?

Bởi vì hệ lèo để xác định các bề mặt tường. Hệ thống lèo định hướng cho cả một đợt xây cho nên sau khi dựng xong phải giữ ổn định không xê dịch hệ này cho đến khi xây đợt mới; cùng dây xây định hướng cho từng lớp xây, được dựng và thay đổi cho từng lớp xây và được điều chỉnh theo hệ thống lèo, thước cữ và nivô.

Câu 134 : Quy trình xây cơ bản, gồm mấy bước, và là những bước nào?

Quy trình xây cơ bản, gồm 2 bước: rải vữa và đặt gạch.

31

Page 32: BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN- khoa XDDD- DHXD

GVHD: Doãn Hiệu SVTH: Đặng Phúc Nghiêm

Khi rải vữa cần phải đủ lượng vữa, diện rải ít nhất là phải lớn hơn chiều dài viên gạch để đảm bảo cho mạch vữa nằm no vữa. Khi rải vữa, chiều dầy của dải vữa tạo nên mạch nằm, thường khoảng 15 mm. Dùng dao vét gọn hai bên dải vữa để nó có tiết diện hình thang, nhằm làm giảm vữa thừa phè sang hai bên tường, khi gõ chỉnh gạch. Để đảm bảo no mạch vữa đứng dọc và ngang, cần kết hợp các thao tác sau:

- Sau khi rải vữa mạch nằm xong, thì dùng dao vét vữa từ mạch này lên đầu viên gạch đã xây trước trong hàng, nhằm tạo một phần mạch ngang.

- Cầm viên gạch dúi mạnh vào dải vữa vừa rải của mạch nằm theo hướng dọc theo hàng gạch, với một góc nghiêng 5 10 độ so với mặt bằng, để đẩy vữa từ mạch vữa nằm lên mạch vữa đứng ngang giữa viên đang xây và viên đã xây trước.

- Sau khi đặt, gõ và chỉnh gạch xong vữa thừa từ mạch nằm phè sang hai bên tường phải vét gọn và đổ vào các mạch vữa ngang và dọc để làm đầy các mạch này.

Câu 135 : Nêu cấu tạo của khối xây tường 110 (vẽ hình)? Tính năng chịu lực của tường đơn?

Tường 110, còn cách gọi khác theo bề dầy là tường 1/2 gạch, hay tường con kiến. Loại tường này khả năng chịu lực thấp nên thường được sử dụng làm vách ngăn chia phòng bên trong công trình hay tường bao của các công trình tạm.

32

Page 33: BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN- khoa XDDD- DHXD

GVHD: Doãn Hiệu SVTH: Đặng Phúc Nghiêm

Câu 136 : Cách xây tường đơn (tường 110) (vẽ hình)?

Cách xây tương đơn:

Đầu tiên, ta rải vữa mạch nằm sau đó cầm viên gạch dúi mạnh vào dải vữa của mạch nằm theo hương dọc theo hàng gạch với một góc nghiêng 5-7 độ so với măt bằng. Sau khi đặt gõ và chỉnh gạch xong vữa thừa từ mạch nằm bè sang 2 bên tường phải vét gọn và đổ vào các mạch vữa ngang và dọc để đầy các mạch vữa này.Lớp xây chỉ có 1 hàng gạch. Trong tường 110 đa số các mạch vữa đứng ngang lệch nhau 1/2 viên gạch, trừ trường hợp khoảng cách giữa hai góc tường không chẵn với chiều dài viên gạch kèm một mạch ngang, khi đó co dãn nhỏ bề ngang mạch ngang để có thể trèn các mẩu 1/2, 1/4, 3/4 vào hàng nhưng vẫn phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu của mọi mạch ngang là 1/4 viên gạch.

Câu 137 : Nêu cấu tạo của khối xây tường 110 bổ trụ (vẽ hình)? Tính năng chịu lực của tường đơn bổ trụ?

Để tăng khẳ năng chịu lực của tường 110 biến tường này thành tường chịu lực, người ta thường xây kèm vào tường 110 các trụ cách nhau 3 m (2,5 3,0 m).

Câu 138: Cách xây tường tường 110 bổ trụ (vẽ hình)?

33

Page 34: BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN- khoa XDDD- DHXD

GVHD: Doãn Hiệu SVTH: Đặng Phúc Nghiêm

Cách xây loại tường này tuân thủ hoàn toàn các yêu cầu kỹ thuật chung, kĩ thuật xây tường này tuân thủ hoàn toàn các yêu cầu kĩ thuật chung, nhưng chú ý một số điểm sau:

- Trụ phải xây đồng thời với tường theo từng lớp một - Trụ phải thẳng đứng - Chú ý hiện tượng trùng mạch ở trụ

Câu 139: Cách xử lý hiện tượng trùng mạch tại trụ xây liền tường (vẽ hình)?

Tại vị trí trụ dễ xẩy ra hiện tượng trùng mạch trụ, nên ta phải xử lý hiện tượng này bằng cách xây trèn vào đó các mẩu gạch 3/4 để khoảng cách giữa các mạch đứng là 1/4 viên. Trường hợp tường 110 bổ trụ 220x220 có cách xây tại vị trí:

Câu 140 : Cách đảm bảo cho trụ liền tường được thẳng đứng (vẽ hình) ?

Tại vị trí trụ, để đảm bảo trụ được thẳng đứng để chịu lực tốt và mỹ quan, phải cắm thêm ít nhất một dây lèo đứng ở góc trụ, để định hướng trụ.

34

Page 35: BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN- khoa XDDD- DHXD

GVHD: Doãn Hiệu SVTH: Đặng Phúc Nghiêm

Câu 141 : Nêu cấu tạo của khối xây tường 220 (vẽ hình)?

Tường 220 bao gồm 2 tường 110 đăt song song liền kề và được liên kết lại với nhau. Giữa chúng có mạch vữa dọc liên kết chúng. Tuy nhiên để tránh trùng mạch đứng dọc này, cần phải có các lớp ngang chỉ gồm một hàng ngang để khoá mạch này và liên kết hai phần tường 110 với nhau.

Câu 142 : Các kiểu cấu tạo lớp ngang khóa mạch dọc (vẽ hình)?

Các kiểu cấu tạo lớp ngang khóa mạch dọc : - 1 lớp dọc/ 1 lớp ngang. - 3 lớp dọc/ 1 lớp ngang. - 5 lớp dọc/ 1 lớp ngang.

Câu 143: So sánh về năng xuất và về cường độ giữa các kiểu cấu tạo lớp ngang khóa mạch dọc trong khối xây tường đôi (tường 220)

So sánh về năng suất và về cường độ giữa các kiểu cấu tạo lớp ngang khóa mạch dọc trong khối xây tường đôi :

- Tường một dọc một ngang có cường độ chịu lực tốt nhất (coi là 100%) nhưng khó xây hơn và năng suất thấp hơn(coi là 100%)

35

Page 36: BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN- khoa XDDD- DHXD

GVHD: Doãn Hiệu SVTH: Đặng Phúc Nghiêm

- Tường ba dọc mụt ngang dễ xây hơn có cường độ xấp xỉ bằng 95% và năng suất cao hơn đạt khoảng 110%

- Tường năm dọc một ngang cho năng suất cao hơn đat 115-120% nhưng cường độ chỉ đạt khoảng 90%.

Câu 145: Cách xây tường tường 220 (vẽ hình)?

Cách xây tường tường 220 :1.Chuẩn bị vật liệu tại bãi tập kết, chuẩn bị tổ chức mặt bằng phân đoạn xây

- Xếp gạch :

- Chuẩn bị vữa: + Vữa bata.

36

Page 37: BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN- khoa XDDD- DHXD

GVHD: Doãn Hiệu SVTH: Đặng Phúc Nghiêm

+ Xi măng cát:

2. Thiết kế hệ thống định hướng: -Hệ dẫn hướng tổng thể

- Hệ dẫn hướng cho lớp xây: + Dây xây ngược bên so với dây lèo + Độ cao dây xây ngang bằng lớp xây + Trùng với mặt phẳng lèo

3. Rải vữa và đặt gạch - Dải vữa:khi rải vữa cần phải đủ lượng vữa ,độ lớn dải ít nhất là phải lớn hơn chiều

dài viên gạch đảm bảo cho mạch vữa nằm được no vữa.khi rải vữa ,chiều dày của dải vữa tạo nên mạch nằm, thường khoảng 15mm, dùng dao vét gọn hai bên dải vữa để nó có tiết diện

37

Page 38: BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN- khoa XDDD- DHXD

GVHD: Doãn Hiệu SVTH: Đặng Phúc Nghiêm

hình thang, nhằm làm giảm vữa thừa phè sang hai bên tường.Cần lưu ý sau khi rải vữa mạch nằm xong,thì dùng dao vét từ mạch này lên đầu viên gạch đã xây trước trong hàng, nhằm tạo một phân mạch ngang.

- Đặt gạch: + Mặt bên viên gạch bằng vói dây xây + Rúi viên gạch nghiêng 5-10˚

4. Các kĩ thuật xây bổ sung : - Đối với lớp dọc phải bổ sung dây xây trong - Xử lý trùng mạch dọc.

Câu 146: Cách xử lý hiện tượng trùng mạch tại góc tường 220 (vẽ hình)?

Câu 147: Cấu tạo góc tường chắn chịu áp lực ngang dầy 220 (tường bể) (vẽ hình), khác gì so với cấu tạo tường 220 chịu tải thẳng đứng?

38

Page 39: BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN- khoa XDDD- DHXD

GVHD: Doãn Hiệu SVTH: Đặng Phúc Nghiêm

Tường 220 xây năm hàng dọc, bốn hàng ngang, có khả năng chịu lực tốt, cách xây này thường áp dụng đối với các tường chịu tải trọng thẳng đứng.

Tường 220 được bắt góc bằng các viên gạch đặt sole, khả năng chịu lực kém hơn tường nhưng mạch tốt, nước khó ngấm qua, áp dụng để xây bể bơi.

Câu 148. Cách đảm bảo cho cả 2 mặt bên tường tại vị trí các lớp xây dọc được phẳng và cách đều nhau 220 (vẽ hình)?

Cách đảm bảo cho cả 2 mặt bên tường tại vị trí các lớp xây dọc được phẳng và cách đều

nhau 220: ta đặt cả hai dây xây bên trong, bên ngoài lớp xây và cách nhau 220mm.

Câu 149: Đối với các lớp xây ngang trong tường 220, có cần thiết phải dùng thêm dây xây trong không? Tại sao?

Đối với các lớp xây ngang trong tường 220, không cần thiết phải dựng thêm dây xây trong vì chiều dài viên gạch là 220 bằng chiều dày lớp xây, vì khi ta dựng dây xây ngoài thì mép ngoài lớp xây thẳng và mép trong cũng thẳng theo.

Câu 150: Định nghĩa về giáo công tác? Giáo công tác là các loại thiết bị sử dụng trong xây dựng (và trong các lĩnh vực dân

dụng khác), dùng để nâng đỡ con người cùng các trang bị cụng cụ cầm tay, để thực thi các công việc làm trong không gian có độ cao lớn (vượt hơn tầm vóc con người) so với các mặt nền cơ sở thông thường (như là mặt đất, sàn cỏc tầng nhà,...). Dàn giáo công tác là thiết bị giúp con người có thể làm việc trên cao một cách an toàn.

39

Page 40: BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN- khoa XDDD- DHXD

GVHD: Doãn Hiệu SVTH: Đặng Phúc Nghiêm

Câu 151: So sánh (sự giống và khác nhau) về chức năng, yêu cầu cần có, và cấu tạo của giàn giáo công tác với giáo chống cốp pha?

Chức năng, yêu cầu cần có, và cấu tạo của giàn giáo công tác với giáo chống cốp pha : Giàn giáo công tác Giáo chống cốp pha

Chức năng Giáo để công nhân đứng lên thi công

Dể đỡ cốp pha,bê tông,phương tiện

Yêu cầu Khả năng chịu lưc lớnNặng,khó thaSo lắpHệ bất biến hình

Khả năng chịu lực thấp hơnGọn,nhẹ, dễ lắp rắpHệ bất biến hình

Cấu tạo Có mặt sàn cụng tỏcKhông có kích đầuCó thêm các thành phần bổ

sung

Khụng cú mặt san cụng tỏcCó kích đầu

Đều có các thành phần cơ bản là khung giáo, giằng giáo,kích chân.

Câu 152: Có bao nhiêu kiểu giáo công tác, và chúng là những kiểu gì (vẽ hình từng kiểu)? Có 5 loại giáo công tác :

-Giáo công tác kiểu thanh : +giáo gỗ +giáo thép

40

Page 41: BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN- khoa XDDD- DHXD

GVHD: Doãn Hiệu SVTH: Đặng Phúc Nghiêm

- Giáo công tác kiểu khung :

- Giáo công tác kiểu dây treo

- Giáo công tác kiểu dầm công sôn

41

Page 42: BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN- khoa XDDD- DHXD

GVHD: Doãn Hiệu SVTH: Đặng Phúc Nghiêm

- Giáo công tác kiểu thang

42

Page 43: BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN- khoa XDDD- DHXD

GVHD: Doãn Hiệu SVTH: Đặng Phúc Nghiêm

- Giáo công tác kiểu xe tự hành: (hình bên)

Câu 154: Trong xây dựng, theo đặc điểm công việc, thường có mấy hình thức sử dụng giáo công tác (kéo theo cách lắp giáo tương ứng), những cách lắp dựng và sử dụng này là những hình thức nào?

Những hình thức bao gồm:-Bắc giáo công tác trong từng tầng nhà-Bắc giáo công tác ngoài nhà (Quanh chu vi nhà)

Câu 155.Lắp giáo công tác ngoài nhà (lắp liên hoàn) khác biệt gì so với lắp giáo công tác thi công trong từng tầng? - Khoảng không gian giáo công tác ngoài nhà lớn hơn so với giáo công tác thi công trong từng tầng. - Công năng sử dụng giàn ngoài nhà cho phép một mặt bên tường và xây cao, còn giàn trong từng tầng, thì thi công được diện tích lớp và cho phép làm việc với trần.

Câu 156: Nêu cấu tạo của các thành phần giáo công tác kiểu khung cơ bản (vẽ hình), nêu chức năng của các thành phần cấu tạo này?

Các thành phần cơ bản: - Khung giáo, là thành phần chịu lực chính. Khung giáo được hàn thành khung hình chữ , từ thép ống. Bề rộng khung là 1,25 m. Có hai loại cỡ giáo với chiều cao khác nhau là: 1,53 m và 1,73 m. Trên khung giáo có các gióng thang lên xuống, có cọc chốt liên kết các tầng khung với nhau, cao 0,1 m, có các tai thép tròn để liên kết khung với các cặp giằng. Các khung giáo được lồng với nhau, bằng cọc chốt, thành chồng khung.

- Giằng giáo dùng để liên kết các khung giáo thành hê không gian. Chúng thường làm bằng thép ống nhỏ, thép tròn, hoặc thép góc nhỏ. Chúng được liên kết với nhau bằng chốt khớp ở giữa thành từng cặp đôi để chịu kéo. Chiều dài mỗi thanh khoảng 2,0 m. Trong mỗi

43

Page 44: BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN- khoa XDDD- DHXD

GVHD: Doãn Hiệu SVTH: Đặng Phúc Nghiêm

tầng của một khoang giáo, nằm giữa hai chồng khung giáo, phải có hai cặp giằng liên kết hai khung giáo trong tầng giáo với nhau. - Sàn công tác, nơi công nhân làm việc và để vật liệu, thường được lắp ở trên thanh ngang của khung giáo. Ngoài ra, sàn công tác còn có tác dụng làm cứng hoá hệ giáo trong mặt phẳng sàn công tác. Để tiện vận chuyển và lắp đặt, sàn công tác làm bằng các mảng nhỏ kích thước 0,4 x 1,6 m. Các tấm nhỏ này đều có móc để liên kết. Mỗi khoang giáo có 2 sàn công tác. - Kích chân dùng để điều chỉnh độ cao và độ thăng bằng của hệ thống giáo. Có cấu tạo tương tự như kích chân của giáo chống tổ hợp, nhưng nhỏ hơn. Chúng được lồng vào chân các khung giáo tầng dưới cùng, chịu toàn bộ tải trọng từ hệ giáo chuyền xuống. Mỗi chồng khung cần 2 chân kích.

Ống nèi KÝch ch©n cét KÝch ch©n Thanh gi»ng

Câu 157: Nêu cấu tạo của các thành phần giáo công tác kiểu khung bổ sung (vẽ hình), nêu chức năng của các thành phần cấu tạo này?

- Lan can: thường cấu tạo từ giáo ống, cọc đứng lồng vào cọc giáo khung. Chiều cao lan can phải là 1 m và tối thiểu phải có hai gióng ngang. Có thể chồng thêm một tầng khung giáo thiếu giằng giáo mặt trong, thay cho các cọc đứng lan can, tại tầng công tác. Trường hợp này khung giáo làm lan can vẫn liên kết với hai gióng ngang bằng khoá ống xoay như lan can giáo ống thông thường. - Neo giáo theo phương ngang vào công trình, đảo bảo ổn định giáo theo phương vuông góc với mặt công trình (phương ngoài mặt phẳng giáo), chống lật giáo theo phương này. Các vị trí trên công trình để neo giáo phải cứng vững đảm bảo an toàn, thường phải neo vào kết cấu bê tông cốt thép, có độ cứng theo phương ngang lớn (đặc biệt như dầm và sàn). Không nên neo giáo vào tường hay trụ xây. Tùy theo điều kiện thực tế công trường, thường có 3 cách neo dàn giáo công tác sau:

+ Neo giáo bằng bu lông chôn sẵn trong dầm và sàn bê tông cốt thép + Neo giáo bằng gông thép ôm vào cột bê tông cốt thép + Neo giáo bằng giằng ngang trên mặt sàn, móc vào các móc neo chôn sẵn trên mặt

sàn bê tông cốt thép.

Các hình thức neo giáo công tác vào công trình: + Thang bộ lên xuống. + Hệ lưới bảo hiểm, gồm hai loại lưới: lưới ngang chắn người và vật rơi thẳng, lưới đứng chắn vật bắn ngang.

44

Page 45: BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN- khoa XDDD- DHXD

GVHD: Doãn Hiệu SVTH: Đặng Phúc Nghiêm

+ Bạt chắn bụi. + Dầm con-son dỡ hệ giáo khi bắc giáo từ tầng nhà lưng chừng. + Hệ bánh xe di động.

Câu 158: Trong việc dùng giáo khung, tại sao khi lắp giáo công tác liên hoàn ngoài nhà, ngoài các thành phần cơ bản, còn phải lắp đầy đủ các thành phần giáo công tác bổ sung như: Lan can, hệ liên kết giáo vào công trình, lưới chắn vật rơi, lưới chắn bụi. Khi thi công trong từng tầng có cần phải lắp hết các thành phần giáo công tác bổ sung không? Trong việc dựng giáo khung, khi lắp giáo công tác liên hoàn ngoài nhà, ngoài các thành phần cơ bản, cũng phải lắp đầy đủ các thành phần giáo công tác bổ sung như: Lan can, hệ liên kết giáo vào công trình, lưới chắn vật rơi, lưới chắn bụi tại vỡ khi lắp giáo công tác liên hoàn ngoài nhà thường làm ở độ cao lớn nên yêu cầu phải an toàn cao vì vậy cần hệ thống lan can bảo vệ và hệ thống liên kết vào công trình để cho khung giáo ổn định và chắc chắn và ở độ cao đó khi có vật rơi se gây nguy hiểm đối với người ở dưới, khi có bụi rơi nhiều se gây ảnh hưởng trong phạm vi rộng do đó cần đến lưới chắn vật rơi, lưới chắn bụi và các thành phần này không gây trở ngại cho việc thi công.

Câu 159: Nêu cấu tạo các kiểu liên kết giáo công tác ngoài vào công trình (vẽ hình). Mật độ liên kết giáo vào công trình để đảm bảo an toàn phải là khoảng bao nhiêu?

Cấu tạo các kiểu liên kết giáo công tác ngoài vào công trình : - Neo giáo bằng bu lông chọn sẵn trong dầm và sàn bờ tông cốt thép - Neo bằng gông thép ôm vào cột bờ tông cốt thép - Neo giáo bằng giằng ngang trên mặt sàn, móc vào các móc neo chôn sẵn trên mặt sàn

bê tông cốt thép

45

Page 46: BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN- khoa XDDD- DHXD

GVHD: Doãn Hiệu SVTH: Đặng Phúc Nghiêm

Câu 160: Số lượng thành phần của một bộ giáo công tác kiểu khung tiêu chuẩn do nhà sản xuất giáo sản xuất định hình sẵn?

Thành phần một bộ giáo công tác cơ bản (tương ứng với 100m² mặt đứng quy ước,cho loại khung 1.53m hoặc 120m² mặt đứng quy ước, cho loại khung 1.73m) gồm : (6 tầng x 6 khoang)

- 42 khung giáo- 72 cặp giằng giáo - 14 kích chân- 12 sàn công tác- Ngoài ra có thể có thêm : 04 bánh xe di động, 06 thang bộ đi xuống.

Câu 161: Những thành phần cấu tạo nào của giáo công tác thường không được sản xuất định hình trước theo bộ giáo, mà cần phải cấu tạo thêm theo điều kiện thực tế ở công trường, các thành phần cấu tạo này thuộc nhóm các thành phần cơ bản hay bổ sung?

Những thành phần cấu tạo của giáo công tác thường không được sản xuất định hình trước theo bộ giáo, mà cần phải cấu tạo thêm theo điều kiện thực tế ở công trường là làm lưới chắn vật rơi và lưới chắn bụi. Đây chỉ là những thành phần bổ sung khi làm việc ở chiều cao lớn.

Câu 162.Nêu các bước lắp dựng giáo công tác kiểu khung làm việc đơn lẻ trong từng tầng nhà?

Các bước lắp dựng giáo công tác kiểu khung làm việc đơn lẻ trong từng tầng nhà:- Đặt kích chân- Lắp khung giằng tầng 1, cân bằng tầng 1, điều chỉnh độ cao của chân kích- Đứng lên tầng 1 đã lắp xong, lắp tầng khung giằng kế tiếp bên trên (nếu cần thiết)- Đến tầng công tác chuyển toàn bộ số bộ sàn công tác ở mỗi khoang lên lắp ở tầng này

46

Page 47: BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN- khoa XDDD- DHXD

GVHD: Doãn Hiệu SVTH: Đặng Phúc Nghiêm

Câu163. Nêu các bước lắp dựng giáo công tác kiểu khung làm việc ngoài nhà?

Các bước lắp dựng giáo công tác kiểu khung làm việc ngoài nhà: - Đặt chân kích - Lắp khung giằng tầng một - Lắp nửa số sàn giáo công tác, của mỗi khoang giáo,vào tầng một - Cân bằng tầng một, điều chỉnh độ cao của chân kích - Đứng lên tầng dưới đó lắp xong, lắp tầng khung giằng kế tiếp bên trên - Chuyển nửa số sàn công tác, của mỗi khoang giáo,từ ngoài hoặc tầng giáo cách một

tầng về phía dưới ,lên lắp ở tầng vừa mới lắp khung giằng - Cứ một tầng nhà (tương đương 2-3 tầng khung giáo), khi thi công xong các kết cấu

chính, phải lắp đặt một lớp neo giáo vào công trình, thao phương ngang. Mật độ neo giáo khoảng 10m² mặt đứng/01 neo. Như vậy trong một lớp neo, khoảng cách các neo là khoảng hai khoang giáo.

- Đến tầng công tác, chuyển toàn bộ số bộ sàn công tác ở mỗi khoang , lên lắp ở tầng này.

- Lắp lan can bảo vệ. - Lắp hệ thống lưới bảo hiểm, gồm hai loại lưới: lưới ngang chắn người và vật rơi

thẳng, lưới đứng chắn bắn ngang. - Lắp bạt chống bụi, ra ngoài lưới bảo vệ đứng, múc vào thành lan can và hệ khung

giằng giáo phía ngoài.Còn khi thi công từng tầng ở độ cao thấp có thể không cần đến , hệ liên kết giáo vào công trình, lưới chắn vật rơi, lưới chắn bụi va các thành phần này gây trở ngại cho việc thi công.

Hết

Hà Nội, ngày 20/ 10/ 2013

47