báo cáo cuối cùng phân tích tác động của biến đổi khí hậu đến nông ...

74
BÁO CÁO CUỐI CÙNG PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM, ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP THÍCH ỨNG VÀ CHÍNH SÁCH GIẢM THIỂU Cơ quan báo cáo: Viện Môi trường Nông nghiệp (IAE) Các cán bộ tham gia: Th.S. Trần Văn Thể PGS.TS. Phạm Quang Hà TS. Mai Văn Trịnh, PGS.TS. Nguyễn Văn Viết Th.S. Vũ Dương Quỳnh Th.S. Vũ Văn Cần Th.S. Đỗ Phương Chi ThS. Đặng Thị Thu Hiền Hà Nội, 5/2010

Transcript of báo cáo cuối cùng phân tích tác động của biến đổi khí hậu đến nông ...

Page 1: báo cáo cuối cùng phân tích tác động của biến đổi khí hậu đến nông ...

BÁO CÁO CUỐI CÙNG

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾNNÔNG NGHIỆP VIỆT NAM, ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP

THÍCH ỨNG VÀ CHÍNH SÁCH GIẢM THIỂU

Cơ quan báo cáo:Viện Môi trường Nông nghiệp (IAE)

Các cán bộ tham gia:Th.S. Trần Văn Thể

PGS.TS. Phạm Quang HàTS. Mai Văn Trịnh,

PGS.TS. Nguyễn Văn ViếtTh.S. Vũ Dương Quỳnh

Th.S. Vũ Văn CầnTh.S. Đỗ Phương Chi

ThS. Đặng Thị Thu Hiền

Hà Nội, 5/2010

Page 2: báo cáo cuối cùng phân tích tác động của biến đổi khí hậu đến nông ...

Báo cáo cuối cùng

2

MỤC LỤC

LỜI CÁM ƠN……………. ................................................................................................... 4

CÁC TỪ VIẾT TẮT.............................................................................................................. 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU.................................................................................................... 6

DANH MỤC ĐỒ THỊ............................................................................................................ 7

DANH MỤC PHỤ LỤC ........................................................................................................ 8

PHẦN I. GIỚI THIỆU CHUNG ............................................................................................ 9

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................ 9

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.......................................................................................... 10

PHẦN II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................ 11

2.1. PHƯƠNG PHÁP TỔNG QUAN................................................................................... 11

2.2. PHƯƠNG PHÁT TÍNH TOÁN THỐNG KÊ................................................................ 11

2.2.1. Tính toán thiệt hại do thiên tai, hạn hán, lũ lụt ............................................................ 11

2.2.2. Tính toán thiệt hại do mất đất sản xuất dựa theo kịch bản nước biển dâng ................. 11

2.2.3. Tính toán thay đổi sản lượng do thay đổi tiềm năng năng suất dựa theo kịch bản vềBĐKH ................................................................................................................................. 12

2.2.4. Tính toán lợi ích từ ứng dụng các cây trồng mới thích ứng với BĐKH (Brt)................ 12

2.3. NGUỒN THU THẬP SỐ LIỆU: ................................................................................... 12

2.4. LỰA CHỌN VÙNG NGHIÊN CỨU ............................................................................ 13

2.5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................................ 13

2.5.1. Thời gian và kinh phí ................................................................................................. 13

2.5.2. Giới hạn về nội dung .................................................................................................. 13

PHẦN III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................................. 14

3.1. TỔNG QUAN CHUNG VỀ BĐKH .............................................................................. 14

3.1.1. Hiện trạng diễn biến khí hậu trên thế giới và Việt Nam .............................................. 14

3.1.2. Tổng quan nghiên cứu về tác động của BĐKH đến nông nghiệp................................. 21

3.2. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH ĐẾN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ................. 23

3.2.1. Đánh giá thiệt hại do tác động của BĐKH đến nông nghiệp Việt Nam ....................... 23

3.2.2. Đánh giá tác động tiềm ẩn đối với nông nghiệp Việt Nam do BĐKH.......................... 26

3.2.3. Dự báo tổng thể tác động của BĐKH đối với nông nghiệp.......................................... 30

3.3. ĐÁNH GIÁ LỢI MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG VỚI BĐKH .............................. 31

3.3.1. Nghiên cứu và phát triển các giống cây trồng mới ...................................................... 31

3.3.2. Hiệu quả từ các dịch vụ khuyến nông ......................................................................... 32

3.3.3. Hiệu quả chuyển giao giống cây trồng mới năng suất cao........................................... 33

Page 3: báo cáo cuối cùng phân tích tác động của biến đổi khí hậu đến nông ...

Báo cáo cuối cùng

3

3.4. ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP THÍCH ỨNG VỚI BĐKH TRONGNÔNG NGHIỆP .................................................................................................................. 34

3.4.1. Tổng quan và tổng kết các biện pháp thích ứng với BĐKH đã đ ược áp dụng cho nôngnghiệp tại các vùng .............................................................................................................. 34

3.4.2. Đánh giá hiệu quả một số biện pháp thích ứng với BĐKH.......................................... 41

3.4.3. Đề xuất các biện pháp thích ứng cho các loại đất và vùng sinh thái khác nhau: ........... 46

3.5. ĐỀ XUẤT CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH LỒNG GHÉP VÀ GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNGBĐKH TRONG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH..................................................... 57

3.5.1. Tổng quan và đánh giá chính sách liên quan đến BĐKH............................................. 57

3.5.3. Lồng ghép đề xuất các chính sách và thể chế phù hợp nhằm thích ứng với BĐKH tronglĩnh vực nông nghiệp Việt Nam ........................................................................................... 66

PHẦN IV. KẾ LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................... 68

4.1. KẾT LUẬN .................................................................................................................. 68

4.2. ĐỀ NGHỊ...................................................................................................................... 68

PHẦN V. PHỤ LỤC............................................................................................................ 70

PHÂN VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 72

6.1. Tài liệu Tiếng Việt ........................................................................................................ 72

6.2. Tài liệu Tiếng Anh ........................................................................................................ 74

Page 4: báo cáo cuối cùng phân tích tác động của biến đổi khí hậu đến nông ...

Báo cáo cuối cùng

4

LỜI CÁM ƠN

Để thực hiện tốt nội dung nghiên cứu này, nhóm thực hiện hợp đồng xin chânthành cám:

1. PGS.TS. Nguyễn Bỉnh Thìn – Phó Vụ trư ởng Vụ Khoa học Công nghệ vàMôi trường, Bộ Nông nghiệp và PTNT – Giám đốc Dự án tăng cường năng lực biếnđổi khí hậu đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, góp ý và phê duyệt các nội dung liên quan;

2. TS. Nguyễn Hồng Sơn – Viện trưởng Viện Môi trường Nông nghiệ p đã tạomọi điều kiện về nhân lực, nguồn lực, đóng góp về chuyên môn để nhóm thực hiện tốtnội dung nghiên cứu này;

3. Cán bộ Ban Quản lý dự án và Văn phòng Thích ứng với Biến đổi khí hậu(OCCA), Bộ Nông nghiệp và PTNT, Văn phòng UNDP đã tạo giúp đỡ, góp ý đểnhóm nghiên cứu hoàn thiện tốt nội dung theo hợp đồng đề ra;

4. Tập thể Phòng Khoa học và HTQT, đồng nghiệp tại Viện Môi trường Nôngnghiệp, các Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh đã lựa chọn đã cung cấp thông tin, gópý, động viên và khích lệ nhóm nghiên cứu hoàn thành tốt nội dung nghiên cứu theođúng tiến độ và nội dung đã cam kết trong hợp đồng.

Page 5: báo cáo cuối cùng phân tích tác động của biến đổi khí hậu đến nông ...

Báo cáo cuối cùng

5

CÁC TỪ VIẾT TẮT

ADB Ngân hàng phát triển Châu Á

BĐKH Biến đổi khí hậu

BTB Vùng Duyên hải Bắc Trung Bộ

ĐBSCL Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

ĐBSH Vùng Đồng bằng sông Hồng

ĐNB Vùng Đông Nam Bộ

GDP Tổng sản phẩm quốc nội

GEF Quỹ môi trường toàn cầu

GSO Tổng cục Thống kê

IAE Viện Môi trường Nông nghiệp

IPCC Ủy ban liên chính phù về biến đổi khí hậu

MARD Bộ Nông nghiệp và PTNT

MONRE Bộ Tài nguyên và Môi trường

MTNN Môi trường nông nghiệp

NMPB Vùng Miền núi phía Bắc

NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NTB Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

SRES Kịch bản về phát thải khí nhà kính

TN Vùng Tây nguyên

TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh

TTKTTVTW Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương

UNDP Chương trình phát triển của Liên hợp quốc

VAAS Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam

WB Ngân hàng Thế giới

Page 6: báo cáo cuối cùng phân tích tác động của biến đổi khí hậu đến nông ...

Báo cáo cuối cùng

6

DANH MỤC BẢNG BIỂUBảng 1: Kịch bản về phát thải khí nhà kính (SRES) và BĐKH ......................................... 17

Bảng 2: Kiểm kê phát thải khí nhà kính tại một số quốc gia Đông Nam Á, 2008 ............... 18

Bảng 3. Tác động của mực nước biển dâng khu vực Châu Á (%) ...................................... 22

Bảng 4. Thiệu hại do thiên tai đối với nông nghiệp tại Việt Nam (1995-2007) .................. 23

Bảng 5. Đầu tư của nhà nước cho ngành nông nghiệp giai đoạn 2000-2008 (1000 tỷ đồng)25

Bảng 6. Dự báo thiệt hại sản lượng lúa theo kịch bản về nước biển dâng 1m tại ĐBSCL... 27

Bảng 7. Dự báo suy giảm tiềm năng năng suất lúa xuân năm 2030-2050 dựa theo kịch bảnMONRE, 2009..................................................................................................... 28

Bảng 8. Dự báo suy giảm tiềm năng năng suất lúa hè thu năm 2030-2050 dựa theo kịch bảnMONRE, 2009..................................................................................................... 29

Bảng 9. Dự báo suy giảm tiềm năng năng suất ngô thu năm 2030-2050 dựa theo kịch bảnMONRE, 2009..................................................................................................... 29

Bảng 10. Dự báo suy giảm tiềm năng năng suất đậu tương năm 2030-2050 dựa theo kịch bảnMONRE, 2009..................................................................................................... 30

Bảng 11. Tổng hợp thiệt hại do tác động của BĐKH đối với một số cây trồng chính........... 31

Bảng 12. Hoạt động khuyến nông để thích ứng với BĐKH giai đoạn 2005-2008 ................ 32

Bảng 13. Tăng sản lượng do năng suất cây trồng tăng, giai đoạn 1995-2008 ....................... 33

Bảng 14. Sự thay đổi diện tích gieo trồng các trà lúa và năng suất tương ứng ở ĐBSH trong10 năm gần đây.................................................................................................... 37

Bảng 15. Ước tính sản lượng và doanh thu tăng thêm do chuyển dịch cơ cấu mùa vụ tạiĐBSCL, giai đoạn 2005-2008 .............................................................................. 42

Bảng 16. Sản lượng và doanh thu tăng thêm do chuyển đổi sang cây trồng cạn, 1995-2008 43

Bảng 18. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng/mùa vụ tại vùng núi Bắc Giang trước và sau 2004. 45

Bảng 19. Hiệu quả xen canh sắn và lạc tại Sơn La, 2007 ..................................................... 46

Bảng 20. Dự kiến cân đối cung cầu thóc gạo của Việt Nam đến năm 2020.......................... 47

Bảng 21. Đề xuất giải pháp thích ứng với BĐKH tại vùng Nam Trung Bộ .......................... 51

Bảng 22 Một số giải pháp thích ứng với BĐKH tại ĐBSCL............................................... 54

Bảng 23. Đề xuất danh mục chương trình thích ứng với BĐKH .......................................... 56

Page 7: báo cáo cuối cùng phân tích tác động của biến đổi khí hậu đến nông ...

Báo cáo cuối cùng

7

DANH MỤC ĐỒ THỊHình 1. Ảnh hưởng và ứng phó với BĐKH....................................................................... 14

Hình 2. Diễn biến của BĐKH toàn cầu từ năm 1800-2007................................................ 15

Hình 3. Diễn biến mực nước biển dâng 1850-2000 (IPCC, 2007) ..................................... 16

Hình 4. Diễn biến nhiệt độ tại Trạm Láng (1925-2000)..................................................... 19

Hình 5. Diễn biến mực nước nhiều năm tại Trạm Hòn Dấu............................................... 20

Hình 6. Diễn biến thiệt hại do thiên tai của ngành nông nghiệp giai đoạn 1993-2007 ........ 24

Hình 7. Diễn biến mức đầu tư cho nông nghiệp trong điều kiện BĐKH, 2001-2008.......... 25

Hình 8. Diện tích đất bị ngập theo kịch bản nước biển dang 1m tại vùng Đồng bằng sôngCửu Long (ĐBSCL), (MONRE, 2008) ................................................................. 26

Hình 9. Phát triển các giống cây trồng mới thích ứng tốt hơn với điều kiện khí hậu 1977-2007 (MARD, 2008) ............................................................................................ 32

Hình 10. Thay đổi năng suất một số cây trồng trọng điểm, 1995-2008 ................................ 33

Hình 11. Diện tích cây trồng cạn ngày càng tăng tại vùng DHNTB, 1995-2008.................. 43

Page 8: báo cáo cuối cùng phân tích tác động của biến đổi khí hậu đến nông ...

Báo cáo cuối cùng

8

DANH MỤC PHỤ LỤCPhụ lục 1, Số lượng cơn bão đổ bộ vào Việt Nam 1950-2000 ................................... 70

Phụ lục 2. Thiệt hại về diện tích một số cây trồng chính do thiên tai tại Việt Nam giaiđoạn 1989-2008 ................................................................................................................... 71

Page 9: báo cáo cuối cùng phân tích tác động của biến đổi khí hậu đến nông ...

Báo cáo cuối cùng

9

PHẦN I. GIỚI THIỆU CHUNG1.1. ĐẶT VẤN ĐỀỞ nước ta, sản xuất nông nghiệp là một trong những ngành sản xuất quan trọng

chiếm 73.41% dân số tham gia. Trong tổng số 329.242 km2 đất tự nhiên, diện tích đấtnông nghiệp chiếm 28.49%, tương đương với 9,382 triệu héc-ta và được phân thành 8vùng sinh thái đặc thù (GSO, 2008). Những năm qua, nông nghiệp Việt Nam đạt tốcđộ tăng trưởng bình quân 4.3% năm và đóng góp 22.99% tổng thu nhập quốc nội GDPtrong giai đoạn 2000-2008. Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 43,26 triệu tấn, trongđó lúa gạo đạt 35.53 triệu tấn. Với thành tựu đó, Việt Nam không những chỉ đủ lươngthực, mà trong những năm vừa qua còn là nước đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu gạovới hơn 5 triệu tấn vào năm 2008, trên 6 triệu tấn năm 2009 (GSO, 2009). Tuy nhiên,Việt Nam cũng như các nước khác trong khu vực và trên thế giới đang đứng trước mộtthách thức và chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu (BĐKH).

Theo cảnh báo của Ủy ban liên chính phủ về BĐKH (IPCC, 2007), Việt Nam làmột trong năm nước trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do những tác động củaBĐKH. Kịch bản quốc gia về BĐKH do MONRE xây dựng cảnh báo rằng, đến năm2100, nhiệt độ nước ta sẽ tiếp tục tăng 2,90C vào mùa mưa và 2,10C vào mùa khô,lượng mưa hàng năm sẽ giảm 6.8% vào mùa khô và tăng 15.1% vào mùa mưa. Nướcbiển dâng sẽ tăng thêm 12cm vào năm 2020 và 100cm vào năm 21001. Như vậy, nguycơ ảnh hưởng của BĐKH đến các ngành kinh tế của Việt Nam là rõ rệt và nghiêmtrọng. Mức độ ảnh hưởng và gây thiệt hại đến đâu của BĐKH đối với nước ta cụ thểnhư thế nào thì còn là một ẩn số, có nhiều bất ngờ khó dự đoán trước và phụ thuộc rấtnhiều vào khả năng chống chịu của chúng ta cũng như tính sẵn sàng thích ứng của cácngành sản xuất.

Vì là một nước nông nghiệp với dân số tham gia đông và chủ yếu sống ở vùngnông thôn, đối tượng sản xuất nông nghiệp lại nhạy cảm với các vấn đề môi trường, dođó ngành nông nghiệp sẽ là ngành chịu tác động nặng nề nhất do tác động của BĐKH.Nhận thức được vấn đề trên, Việt Nam đã có chương trình mục tiêu quốc gia ứng phóvới BĐKH (Quyết định 158/2008/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướngChính phủ) và Khung chương trình hành động ứng phó với BĐKH của ngành NN vàPTNT (Quyết định số 2730/QĐ-BNN-KHCN ngày 5 tháng 9 năm 2008 của Bộ trưởngBộ Nông nghiệp và PTNT). Theo đó đối với nông nghiệp, mục tiêu là nâng cao khảnăng giảm thiểu và thích ứng với BĐKH nhằm giảm thiểu mức độ thiệt hại, đảm bảophát triển bển vững lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn trong bối cảnh bị tác động bởiBĐKH. Khung hành động ứng phó với BĐKH của ngành NN và PTNT đưa ra một sốmục tiêu cụ thể gồm:

o Xây dựng hệ thống chính sách, lồng ghép với chương trình của ngành và các nhiệmvụ cụ thể, xác định trách nhiệm của các cơ quan ban ngành liên quan và nguồn vốncơ chế quản lý các nhiệm vụ của Chương trình hành động giảm thiểu và thích ứngvới BĐKH của ngành;

o Xây dựng kế hoạch hành động và đề xuất chính sách hỗ trợ các vùng chịu ảnhhưởng bất lợi của BĐKH để sản xuất bền vững đối với các lĩnh vực trong ngànhnông nghiệp;

1 Kịch bản Biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam, MONRE, 2009

Page 10: báo cáo cuối cùng phân tích tác động của biến đổi khí hậu đến nông ...

Báo cáo cuối cùng

10

o Tăng cường năng lực trong các hoạt động nghiên cứu, dự báo ảnh hưởng củaBĐKH đối với các lĩnh vực nông nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủysản và phát triển nông thôn làm cơ sở khoa học để xây dựng chính sách, chiến lượcvà giải pháp giảm thiểu và thích ứng với BĐKH của ngành.

Tuy nhiên, nghiên cứu về BĐKH là một nội dung liên quan đến nhiều lĩnh vực,đòi hỏi nghiên cứu trong thời gian dài do vậy mà hầu hết các nước đang tiến hành tìmkiếm các giải pháp và hoàn thiện phương pháp nghiên cứu, đánh giá, đặc biệt là tronglĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Việt Nam có một bờ biển dài (trên 3000 km) và hầu hếtđất lúa đều nằm ở các vùng hạ lưu các con sông ven biển như châu thổ Đồng bằngsông Hồng (ĐBSH), Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) do đó được cảnh báo là cónguy cơ cao về các ảnh hưởng tiêu cực của BĐKH như ngập lụt, nhiễm mặn, xói mòn,rửa trôi, hạn hán và thiên tai. Ngoài ra, các biến đổi bất thường khó dự báo trước vềthời tiết, phân bố lượng mưa cũng có thể gây ra hạn hán, ngập úng cục bộ… Tất cảnhững hiện tượng cực đoan này đều ẩn chứa những mối đe dọa to lớn đối với sản xuấtnông nghiệp và đời sống hộ nông dân-nơi mà đa số nông dân nghèo và nguồn sốngchính là dựa vào nông nghiệp. Do vậy, đánh giá tác động, lồng ghép và đề xuất cácgiải pháp triển khai các nghiên cứu về BĐKH trong nông nghiệp đối với các chươngtrình mục tiêu quốc gia, chương trình và kế hoạch hành động của Bộ Nông nghiệp vàPTNT, các địa phương là rất quan trọng nhằm hỗ trợ ngành nông nghiệp tăng cườngkhả năng đối phó và thích ứng với BĐKH.

Trong khuôn khổ nội dung nghiên cứu “Phân tích tác động của BĐKH đếnnông nghiệp Việt Nam, đề xuất các biện pháp thích ứng và chính sách giảmthiểu” đề cập đến những tác động của BĐKH đối với lĩnh vực nông nghiệp, từ đó đềxuất các chương trình, kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH đặc biệt là lồng ghépBĐKH vào các kế hoạch phát triển của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨUNội dung nghiên cứu “Phân tích tác động của BĐKH đến nông nghiệp Việt

Nam, đề xuất các biện pháp thích ứng và chính sách giảm thiểu” nhằm mục tiêu:(i) Đánh giá được thực trạng, lượng hóa những tác động tiềm năng của BĐKH đến

nông nghiệp (chủ yếu là ngành trồng trọt) ở Việt Nam;

(ii) Đề xuất được các biện pháp thích ứng với các kịch bản BĐKH trong sản xuất nôngnghiệp;

(iii) Đề xuất được các chính sách, đầu tư nông nghiệp và kế hoạch hành động ứng phóvới BĐKH, nhất là lồng ghép BĐKH vào kế hoạch 5 năm 2011-2015 của Bộ Nông nghiệp vàPhát triển Nông thôn.

Page 11: báo cáo cuối cùng phân tích tác động của biến đổi khí hậu đến nông ...

Báo cáo cuối cùng

11

PHẦN II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. PHƯƠNG PHÁP TỔNG QUANPhương pháp tổng quan liên quan đến nội dung nghiên cứu trong hợp đồng này

sẽ dựa trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các nghiên cứu có liên quan trên thế giới và cácnghiên cứu đã triển khai tại Việt Nam. Các báo cáo sẽ được đánh giá để tìm ra nhữngkết quả ưu việt của các nghiên cứu trước đã đ ạt được cũng như các t ồn tại, hạn chế cácnghiên cứu này chưa đề cập đến.

Bên cạnh đó, cơ sở khoa học và các nghiên cứu về BĐKH, đặc biệt là cácnghiên cứu về thiệt hại kinh tế còn hại chế, các nước trên thế giới và Việt Nam hiệnđang hoàn thiện các phương pháp nghiên cứu. Do vậy, nội dung nghiên cứu trongkhuôn khổ hợp đồng này đã dựa nhiều vào ý kiến tư vấn của các chuyên gia có kinhnghiệm thuộc các lĩnh vực khác nhau và các cán bộ địa phương về triển khai các vấnđề nghiên cứu. Theo tư vấn của các chuyên gia, tác động của BĐKH sẽ bao gồm cảnhững tác động tiêu cực và tác động tích cực. Những tác động tiêu cực sẽ gây thiệt hạitrực tiếp về vật chất, xã hội,… trong khi những tác động tích cực của BĐKH sẽ lànhững động lực thúc đẩy nhanh quá trình tìm ra các giải pháp thích ứng hiệu quả. Dovậy, lợi ích của các giải pháp thích ứng hoặc giảm thiểu sẽ được đánh giá như lànhững lợi ích do tác động của BĐKH đối với sản xuất nông nghiệp.

2.2. PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN THỐNG KÊ

2.2.1. Tính toán thiệt hại do thiên tai, hạn hán, lũ lụtChi phí xã hội do thiên tai đối với lĩnh vực nông nghiệp được ước tính theo

công thức sau:

n

diiiid ZRfaD

1

(1)

Chi phí thiệt hại do thiên tai (Dd) sẽ bao gồm:ai: giá trị thiệt hại của cây trồng do thiên tai bao gồm các lúa, ngô, hoa màu,

mạ, mía, cây ăn quả, v.v.,..fi giá trị thiệt hại do thiên tai đến số lượng và chất lượng nông sản;Ri giá trị thiệt hại đến chăn nuôi như gia súc chết, gia cầm chết;Zi các giá thị thiệt hại khác đến nông nghiệp.Cơ sở dữ liệu để đánh giá thiệt hại do thiên tai dựa vào nguồn số liệu của Bộ

Nông nghiệp và PTNT, cơ cấu chi phí xã hội do thiên tai, hạn hán.

2.2.2. Tính toán thiệt hại do mất đất sản xuất dựa theo kịch bản nước biểndâng

Thiệt hại do mất đất sản xuất nông nghiệp (li) được ước tính dựa trên có sở diệntích đất bị mất và năng suất cây trồng tương đương tại vùng đất bị mất (áp dụng tínhtheo phương pháp thay thế), theo công thức:

PYSl ii .. (2)

Page 12: báo cáo cuối cùng phân tích tác động của biến đổi khí hậu đến nông ...

Báo cáo cuối cùng

12

Si diện tích đất bị mất do BĐKH dựa theo các kịch bản;Y là năng suất cây trồng tương đương (lúa được tính là cây trồng thay thế dựa

theo tính phổ biến và chiếm ưu thế của vùng) tại vùng đất bị mất do tác động củaBĐKH. Năng suất lúa bình quân năm 2008 được lấy làm chi phí thay thế.

P giá lúa hiện tại tại vùng nghiên cứu.

2.2.3. Tính toán thay đổi sản lượng do thay đổi tiềm năng năng suất dựatheo kịch bản về BĐKH

Thay đổi giá trị sản lượng cây trồng y (Vy) được tính dựa trên cơ sở thay đổinăng suất, diện tích và giá tại thời điểm hiện tại trong điều kiện có biến đổi khí hậutheo công thức sau:

PSYYV cBLpy .. (3)

Trong đó:Yp là tiềm năng năng suất cây trồng khi có sự tác động của BĐKH. Yp được

tính dựa trên cơ sở dự báo bằng mô hình hóa khi đưa các yếu tố khí hậu theo ngày, cácyếu tố về năng suất, giống cây trồng, điều kiện đất đai, xã hội, trình độ dân trí và điềukiện canh tác tại vùng lựa chọn. Yp được sử dụng trong báo cáo này dựa vào kết quảmô hình hóa của Bộ môn Mô hình hóa và Cơ sở dữ liệu, Viện Môi trường Nôngnghiệp và được ước lượng bằng phần mềm WOFOST. Yp được ước lượng cho giaiđoạn 2030 và 2050, dựa theo kịch bản trung bình (B1).

YBL năng suất cây trồng thực tế được ước tình dựa trên quan sát thực tế trongkhoảng thời gian xác định;

Sc diện tích gieo trồng từng loại cây trồng tại các vùng sinh thái khác nhau;P giá cây trồng tại thời điểm hiện tại;

2.2.4. Tính toán lợi ích từ ứng dụng các cây trồng mới thích ứng với BĐKH(Brt)

Lợi ích từ ứng dụng các cây trồng mới thích ứng với BĐKH, Brt, được tính toándựa trên gia tăng về năng suất một loại cây trồng t nào đó tại thời điểm xác định vàđược tính theo công thức sau:

PYYSSB iirt .. 00 (4)

Trong đó:(Si – S0) là sự thay đổi về diện tích của cây trồng trong khoảng thời gian xác

định,(Yi-Y0) là sự thay đổi về năng suất thu hoạch bình quân cây trồng trên diện tích

đó;P là giá bán của sản phẩm cây trồng đó tại thời điểm hiện tại;

2.3. NGUỒN THU THẬP SỐ LIỆU:Số liệu sẽ được thu thập từ n guồn số liệu sẽ được thu thập từ :o Các số liệu cơ bản liên quan đến sản xuất nông nghiệp được thu thâp từ Tổng cục

thống kê (GSO), các cuộc điều tra tổng thể;

Page 13: báo cáo cuối cùng phân tích tác động của biến đổi khí hậu đến nông ...

Báo cáo cuối cùng

13

o Số liệu về thời tiết khí hậu, kịch bản có liên quan được thu thập từ MONRE, BộNông nghiệp và PTNT và các nguồn khác;

Các chính sách có liên quan, chương trình, dự án quốc gia sẽ được thu thập từMONRE, MARD, GSO, Chính phủ, các báo cáo vùng và báo cáo các tỉnh;

o Điều tra thực địa tại các vùng miền khác nhau;

o Kinh nghiệm và quan điểm, đóng góp của các chuyên gia, các nhà khoa học;

o Các báo cáo, kết quả nghiên cứu khoa học của Viện Môi trường nông nghiệp.

2.4. LỰA CHỌN VÙNG NGHIÊN CỨUNghiên cứu được thực hiện đánh giá trên phạm vi tất cả các vùng sinh thái của

nước ta gồm Miền núi phía bắc (NMR), Đồng bằng Sông Hồng (ĐBSH), Bắc TrungBộ (BTB), Nam Trung Bộ (NTB), Đông Nam Bộ (ĐNB), Tây Nguyên (TN) và Đồngbằng Sông Cửu Long (ĐBSCL).

2.5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

2.5.1. Thời gian và kinh phíKết quả nghiên cứu này được thực hiện trong khoảng thời gian từ 22/12/2009

đến ngày 31/5/2010. Do thời gian ngắn, chắc chắn báo cáo không thể thể hiện được hếtcác khía cạnh, nội dung liên quan đến lĩnh vực. Vì vậy, báo cáo mới chỉ tập trung giảiquyết các vấn đề chính yếu, cơ bản dựa theo hợp đồng đã ký kết.

Hơn nữa, do lượng kinh phí eo hẹp, nhiều nội dung mặc dù nhóm nghiên cứu cóthể thực hiện được nhưng lượng kinh phí giới hạn vì vậy trong báo cáo này đã cố gắngthể hiện các nội dung cơ bản dựa theo lượng kinh phí đã được ký kết giữa các bên.

2.5.2. Giới hạn về nội dungBáo cáo này chủ yếu dựa vào kết quả tổng quan và khảo sát thực địa một số địa

điểm mang tính chất đại diện. Do thời gian và kinh phí hạn chế, các điểm lựa chọnđánh giá có thể chưa thể hiện được hết hoặc mang tính chất đại diện toàn diện chovùng nhưng nhóm nghiên cứu đã cố gắng để hài hòa các nội dung đặt ra với lượngkinh phí và thời gian thực hiện.

Đối với đánh giá tác động tiềm năng, nhóm nghiên cứu mới đánh giá khả năngmất đất tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long và chưa tập trung đánh giá cho các vùngkhác bởi dữ liệu không đầy đủ, trong khi kinh phí và thời gian không cho phép triểnkhai nội dung này đối với vùng khác.

Đối với đánh giá tiềm năng thay đổi về năng suất, nhóm nghiên cứu mới chỉ lựachọn lúa xuân, lúa mùa, ngô và đậu tương để đánh giá với 1 kịch bản duy nhất là kịchbản trung bình (B1) của MONRE. Đối với các loại cây trồng khác, kịch bản khác cóthể và các điều kiện giới hạn khác có thể dự báo được đổi tiềm năng năng suất, tuynhiên, việc này sẽ tiêu tốn nhiều thời gian và kinh phí hơn mà trong hợp đồng nàychưa thể đáp ứng được.

Page 14: báo cáo cuối cùng phân tích tác động của biến đổi khí hậu đến nông ...

Báo cáo cuối cùng

14

PHẦN III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU3.1. TỔNG QUAN CHUNG VỀ BĐKH

3.1.1. Hiện trạng diễn biến khí hậu trên thế giới và Việt Nam

3.1.1.1. Hiện trạng diễn biến khí hậu trên thế giớiBĐKH đang diễn ra ngày càng nhanh và nhanh hơn dự đoán của con người

(IPCC, 2009). BĐKH diễn ra theo một chu trình mà ở đó khí hậu chịu tác động mạnhmẽ của các hoạt động của trái đất, mối quan hệ giữa trái đất với hệ vũ trụ và đặc biệt làtác động của con người. Khi hoạt động của con người tăng, làm tăng phát thải khí nhàkính và làm cho quá trình diễn biến của khí hậu ngày càng nhanh hơn.

Hình 1. Ảnh hưởng và ứng phó với BĐKHQuan điểm thống nhất mang tính chất toàn cầu về BĐKH mang tính chu trình

tương tác. Phát triển kinh tế xã hội, hoạt động gia tăng của con người là nguyên nhângây nên phát thải khí nhà kính và tập trung cao độ mật độ bụi không gian, kết hợp vớisự vận động của trái đất dẫn đến sự thay đổi về khí hậu. BĐKH gây tổn thương và tác

Giảm thiểu Thích ứng

HOẠT ĐỘNGTRÁI ĐẤT,

CON NGƯỜI

Biến đổi khí hậu

Nhiệt độ thay đổiLượng mưa thay đổi

Nước biển dângThời tiết cực đoan

Tác động và tồn thươngHệ sinh tháiNguồn nước

An ninh lương thựcĐịnh cư và trật tự xã hội

Sức khỏe cộng đồng

Điều khiển khí hậu

Tập trung và phát thải:- Khí nhà kính

- Bụi (Aerosols)

Phát triển kinh tế xã hội- Quản lý vĩ mô- Xóa mù chữ

- Sức khỏe cộng đồng- Công bằng xã hội

- Công nghệ- Dân số

- Phát triển sản xuất và xây dựng- Hoạt động văn hóa xã hội

Page 15: báo cáo cuối cùng phân tích tác động của biến đổi khí hậu đến nông ...

Báo cáo cuối cùng

15

động lên hệ sinh thái, con người và làm ảnh hưởng đến hoạt động hoặc giá trị gia tăngtrong hoạt động kinh tế xã hội. Chu trình này không diễn ra theo một chiều mà biếnđổi càng trầm trọng bao nhiêu thì mức độ tác động và tổn thương càng nghiêm trọngvà thiệt hại về kinh tế, xã hội càng lớn (IPCC, 2007. UNDP, 2008). Tuy nhiên, thực tếcũng vẫn còn tồn tại những quan điểm còn gây tranh cãi. Các nhà khoa học Nga lại cóquan điểm là BĐKH đang diễn ra rất nhanh và sự vận động không ngừng của trái đấtlà nguyên nhân chính dẫn đến sự thay đổi về khí hậu. Các nhà khoa học Nga đang tiếnhành xác định cơ sở khoa học và tìm cách chứng minh cho quan điểm của mình(VTC14 – Thiên nhiên nổi giận, 2010).

BĐKH chủ yếu bao gồm biến đổi về các thành phần khí hậu trong đó có nhữngthành phần thay đổi sẽ kéo theo những thánh phần khác thay đổi theo. Theo quan điểmnày, các tác giả trên thế giới chủ yếu tập trung vào sự thay đổi nhiệt độ hay còn gọi làhiện tượng nóng lên của trái đất (IPCC, 2006, Báo cáo kỹ thuật lần 2). Do vậy, nhiệtđộ trái đất tăng làm cho thay đổi đột xuất về lượng mưa, làm cho băng ở Bắc Cực tannhanh dẫn đến nước biển dâng, các hiện tượng thời tiết cực đoan và bất thường (IPCC,2006, 2007). Do vậy, vấn đề mấu chốt nhằm ngăn ngừa giảm thiểu là nhằm hạn chếcác nguồn phát thải gây hiệu ứng nhà kính và đòi hỏi nỗ lực cao độ của mỗi quốc gianhằm cải thiện năng lực và đảm bảo sản xuất nông nghiệp bền vững của mỗi quốc giađó (Liana Goonesena, 2008, IPCC, 2007).

(i) Về nhiệt độ:Theo các kết quả đánh giá của IPCC trong các báo cáo kỹ thuật 3 và 4 cho thấy

nhiệt độ trái đất tăng mạnh ở hầu hết các khu vực trên thế giới. Theo ước tính nhiệt độtoàn cầu tăng 0.740C trong giai đoạn 1906-2005; 1.280C giai đoạn 1956-2005 và đượcdự báo quá trình này còn tăng mạnh hơn nữa. Cá biệt hơn lại thường tăng vào mùa nóngvà có xu hướng giảm vào mùa đông làm gia tăng tính khắc nghiệt của thời tiết đặc biệtlà tại các vùng khó khăn. Như vậy, chắc chắn những vùng dễ bị tổn thương và khắcnghiệt, BĐKH sẽ ngày càng trầm trọng hơn so với các vùng khác (Hình 2).

Hình 2. Diễn biến của BĐKH toàn cầu từ năm 1800-2007Nguồn: Báo cáo kỹ thuật của IPCC, 2007

(ii) Băng tan và nước biển dâng:

Nhiệt độ tăng lên làm cho băng ở vùng Bắc Cực tan nhanh. Kết quả nghiên cứuIPCC cho thấy lượng băng che phủ Bắc cực giảm mạnh, trung bình trên 2,7%/thập kỷ,riêng mùa hè giảm 7.4%. Nhiều vùng trước đây được che phủ bằng lớp băng dầy, nay

Page 16: báo cáo cuối cùng phân tích tác động của biến đổi khí hậu đến nông ...

Báo cáo cuối cùng

16

đã suy giảm và trở nên trơ trọi. Nhiều tảng băng lớn, thậm chí tương đương diện tíchcủa nước Bỉ đang trôi trên đại dương hướng về nước Úc và sẽ bị tan chảy và biến mất(IPCC, 2007).

Hình 3. Diễn biến mực nước biển dâng 1850-2000 (IPCC, 2007)Kết quả này cũng nhằm chỉ ra rằng, băng tan làm cho mực nước biển dâng ngày

càng cao. Kết quả thống kế của IPCC, 2007 và các cơ quan nghiên cứu của Mỹ, Úccho thấy nước biển toàn cầu dâng trung bình 1.8mm/năm giai đoạn 1961-2003 và 3,1mm/năm giai đoạn 1993-2003. Nước biển toàn cầu đã dâng 0,31 m trong một thế kỷgần đây. IPCC và các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam đều dự báo rằngmực nước biển tiếp tục tăng trong những thập kỷ tiếp theo. Những nước gần bờ biển sẽlà các quốc gia chịu tác động nặng nề do nước biển dâng, trong đó có nước ta.

3.1.1.2. Nguyên nhân gây BĐKHTrong một thời gian dài hàng chục vạn năm, những thay đổi tự nhiên của sự

phân bố năng lượng mặt trời và những thay đổi của khí nhà kính cũng như các b ụikhói trong khí quyển đã tạo ra những thời kỳ băng hà và những thời kỳ ấm lên của tráiđất. Đáng chú ý là chu kỳ băng hà và không băng hà xảy ra trong khoảng 100.000

Page 17: báo cáo cuối cùng phân tích tác động của biến đổi khí hậu đến nông ...

Báo cáo cuối cùng

17

năm, với khí hậu lạnh hơn hiện nay. Quá trình băng hà và không băng hà bắt đầu xảyra từ khoảng hai triệu năm trước công nguyên. Trong chu kỳ này, nhiệt độ bề mặt tráiđất thường biến động 5-70C (IPCC, 2007).

Nhiều nhà khoa học trên thế giới đưa ra các nguyên nhân khác nhau về sự thayđổi của BĐKH. Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến BĐKH là do sự vận động của trái đấtnhưng nguyên nhân cuối cùng và đang hiện hữu chính là do hoạt động của con người.

(i) Phát thải CO2, NOx, CH4:Hoạt động của con người nhằm đảm bảo cho các nhu cầu cơ bản là nguyên

nhân chính làm phát thải khí nhà kính và làm cho bầu khí quyển nóng lên (IPCC,2006, GEF, 2005). Cùng với khí CO2, còn có một số khí khác cũng được gọi chung làkhí nhà kính như NOx, CH4, CFCs... Trong số này, có những khí vốn có sẵn trong khíquyển, thí dụ hơi nước H2O, CO2 v.v…, trong khi một số khác, như CFCs(chlorofluorocarbon-CFC), là hoàn toàn do con người tạo ra. Các loại khí này chỉchiếm tỷ lệ ít ỏi trong khí quyển nói trên hấp thụ hồng ngoại bức xạ phát ra từ mặt đất,đồng thời phản xạ và phát xạ một phần trở lại mặt đất. Khi ấy, khí quyển được ví nhưlớp vỏ kính của các nhà kính trồng cây ở các xứ lạnh và làm cho bề mặt trái đất nónglên. Ở các nhà kính này, ánh sáng và các tia bức xạ sóng ngắn từ mặt trời có thể dễdàng xuyên qua kính làm ấm không khí bên trong nhà kính, nhưng các tia bức xạ sóngdài (bức xạ hồng ngoại) từ mặt đất trong nhà kính không xuyên qua kính ra ngoàiđược. Hiệu ứng nhà kính là một quá trình tự nhiên, có tác dụng điều chỉnh khí hậu tráiđất làm cho trái đất trở nên ấm áp ngày càng ấm áp hơn. Theo tính toán của các nhàkhoa học, nhờ có hiệu ứng nhà kính, trái đất có nhiệt độ trung bình là 15OC, còn trongtrường hợp không có hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ trung bình của bề mặt trái đất sẽ vàokhoảng -18OC (Lilani, 2008).

Bảng 1: Kịch bản về phát thải khí nhà kính (SRES) và BĐKH

NămDân số thế

giới (tỷngười)

GDP toàn cầu(1000 tỷ

US$/năm)

Hàm lượngôzôn tầng

thấp (ppm)

Hàm lượngCO2

(ppm)

Biến đổinhiệt độtoàn cầu

(OC)

Nước biểndâng toàncầu (cm)

1990 5,3 21 -- 354 0 02000 6,1-6,2 25-28 40 367 0,2 2.02050 8,4-11,3 59-187 ~60 463-623 0,8-2,6 5-322100 7,0-15,1 197-550 >70 478-1099 1,4-5,8 9-88

Nguồn: Nguyễn Đức Ngữ, 2008

Do đó, hoạt động của con người gia tăng, nhất là sức ép về dân số đòi hỏi lượngcung ứng hàng hóa lớn gây phát thải nhiều làm gia tăng hiệu ứng khí nhà kính. Trênthực tế, từ khi thế giới bước vào công nghiệp hóa, dân cư tăng lên, hoạt động nôngnghiệp phát triển, lượng khí carbonic tăng lên rõ rệt. Nồng độ khí carbonic tăng chủyếu do việc đốt các loại nhiên liệu hóa thạch như than, dầu, khí ga, đốt và chặt phárừng tăng mạnh (tăng từ 28% khí carbonic thời kỳ trước công nghiệp hóa lên 85% khícarbon trong bầu khí quyển trong những năm gần đây). Hậu quả của việc tiêu thụ nănglượng nhiên liệu hóa thạch đã làm tổng lượng CO2 trong bầu khí quyển tăng từ 0,5 đến1% mỗi năm, do đó, bầu khí quyền ngày càng bị đe dọa và bị phá vỡ.

Page 18: báo cáo cuối cùng phân tích tác động của biến đổi khí hậu đến nông ...

Báo cáo cuối cùng

18

(ii) Chlorofluorocarbons (CFCs):Chlorofluorocarbons, viết tắt là CFCs khác với các khí nhà kính khác có nguồn

gốc từ thiên nhiên, CFCs là sản phẩm do con người tạo ra. Các chất CFCs được tạo ratừ những năm 1930 và là loại hóa chất được sử dụng rộng rãi trong kỹ thuật làm lạnhnhư tủ lạnh, điều hòa không khí, các loại máy lạnh, các bình xịt mỹ phẩm, các chất tẩyrửa linh kiện điện tử… Do những đặc tính kỹ thuật tốt, nên việc sử dụng các hóa chấtnày đã tăng lên nhanh chóng kể từ khi được chế tạo lần đầu tiên cho tới những năm1970, khi người ta phát hiện ra nó có khả năng phá hoại tầng ôzôn. Nồng độ CFC đãtăng khá mạnh, thời gian tồn tại của chúng lại lâu nên có ảnh hưởng xấu đến khí hậu.

Bảng 2: Kiểm kê phát thải khí nhà kính tại một số quốc gia Đông Nam Á, 2008

Quốc giaPhát thải KNK

hiện tại(triệu tấn CO2)

Phát thải KNK/người

(tấn/người/năm)Chú giải

Băng-la-đét 51,38-88,05 0,46-0,78 Nông nghiệp chiếm khoảng 76%lượng khí thải

Ấn Độ 809,43 0,94 Đốt nhiên liệu hóa thạch chiếmkhoảng 76% lượng khí phát thải

Indonexia 708,68 0,70 Sử dụng đất chiếm khoảng 76% lượngphát thải

Malayxia 121,37 7,1 Chỉ phát thải từ đốt nhiên liệu hóathạch

Pakistan 114,56-128,64 0,95-1,10 Đốt nhiên liệu hóa thạch chiếmkhoảng 55% lượng khí phát thải

Philipines 75,19-88,64 1,30-1,50 Đốt nhiên liệu hóa thạch chiếmkhoảng 45% lượng khí phát thải

Srilanka 17,68 1,30-1,50 Nông nghiệp chiếm khoảng 38%lượng khí phát thải

Việt Nam 84,94-112,44 1,30-1,70 Nông nghiệp chiếm khoảng 44%lượng khí phát thải

Tổng số 1.941,83 –2.033,50 1,10 – 1,30 Đốt nhiên liệu hóa thạch chiếm

khoảng 65% lượng khí phát thải

Nguồn: Nguyễn Đức Ngữ, 2008Mặc dù lượng CFC không nhiều nhưng do đặc tính nguy hiểm phá hoại tầng

ôzôn nên CFCs là một trong những chất hàng đầu nằm trong danh sách các chất bịcấm. Từ năm 2010 trở đi sẽ ngừng sản xuất các chất CFC trên toàn thế giới theo Nghịđịnh thư Montrean (IPCC, 2007). Tuy nhiên, cần phải có sự cam kết và thực thi cáccam kết đó một cách quyết liệt hơn giữa các quốc gia.

Kết quả nghiên cứu cho thấy hiện tại mức độ phát thải khí nhà kính của cácnước đang phát triển trong đó có Việt Nam còn thấp hơn nhiều các nước phát triển. Vídụ, phát thải của Bangladesh chỉ tằng 1/20 của Malaysia và 1/50 của Mỹ. Tương tựnhư vậy, phát thải khí CO2 của các nước đang phát triển bình quân đầu người cũngthấp hơn nhiểu so với các nước phát triển. Ví dụ phát thải CO2 bình quân đầu ngườicủa Việt Nam chỉ tương đương 1/70 nước Mỹ và 1/30 của Nhật Bản (Nguyễn ĐứcNgữ, 2008). Kết quả này cho thấy nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính làm BĐKH chủ

Page 19: báo cáo cuối cùng phân tích tác động của biến đổi khí hậu đến nông ...

Báo cáo cuối cùng

19

yếu là do hậu quả hoạt động công nghiệp tại các nước phát triển. Các nước đang pháttriển mặc dù hiện tại lượng phát thải chưa bằng các nước phát triển, nhưng nếu khôngsớm có các biện pháp hoặc cam kết mang tính chất toàn cầu về phát thải sẽ làm chotrái đất ngày càng ấm lên, băng ngày càng tan nhanh và hậu quả là nước biển dâng caohơn, thời tiết cực đoan sẽ đe dọa đến tính bền vững và gây hậu quả khó lường đối vớicác quốc gia, nhất là đối với các nước nghèo, nước dễ bị tổn thương.

3.1.1.3. Hiện trạng diễn biến khí hậu tại Việt Nam

Việt Nam là một trong những nước sớm nhận thức được vấn đề và nguy cơ củaBĐKH do vậy sớm tham gia các cam kết và thực hiện nghĩa vụ của mình trong cuộcchiến với BĐKH. Trong Hội nghị COP15, vai trò của Việt Nam được đề cao khi là đạidiện cho các nước đang phát triển khu vực Á-Phi và có tiếng nói chính thức trong diễnđàn về BĐKH tại Copenhagen, Đan Mạch. Trên thực tế, các nghiên cứu về BĐKH đãđược triển khai rất chi tiết nhằm chỉ ra thực trạng và xây dựng kịch bản về BĐKH vànước biển dâng. Cụ thể:

(i) Biến đổi về nhiệt độTrong khoảng 50 năm qua (1951 - 2000), nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam

đã tăng lên 0,7oC. Nhiệt độ trung bình năm của 4 thập kỷ gần đây (1961 - 2000) caohơn nhiều so với 3 thập kỷ trước đó (1931-1960). Đối với các khu vực và vùng sinhthái đặc thù, nhiệt độ trung bình năm của thập kỷ 1991 – 2000 ở Hà Nội, Đà Nẵng, TP.Hồ Chí Minh đều cao hơn các thập kỷ trong giai đoạn 1931–1940 lần lượt là 0,8; 0,4và 0,6OC. Cá biệt, năm 2007, nhiệt độ trung bình năm ở cả 3 nơi trên đều cao hơn giaiđoạn 1931 – 1940 từ 0,8 đến 1,3OC và cao hơn thập kỷ 1991 – 2000 từ 0,4 đến 0,5OC.Điều này cho thấy xu thế tăng nhiệt độ cứ qua 10 năm lại mạnh hơn. Hơn thế nữa,nhiệt độ tăng lại tập trung nhiều vào mùa hè và có xu hưởng giảm vào một số thờiđiểm trong mùa đông lạnh tại các tỉnh miền Bắc (Hình 4). Hậu quả là làm cho thời tiếtkhí hậu càng trở nên khắc nghiệt hơn, khó dự đoán hơn, các hiện tượng thời tiết cựcđoan ở nước ta ngày càng xảy ra phổ biến hơn (MONRE, 2009).

20

21

22

23

24

25

26

27

28

Hình 4. Diễn biến nhiệt độ tại Trạm Láng (1925-2000)Nguồn: TTKTTV TƯ, 2002

Page 20: báo cáo cuối cùng phân tích tác động của biến đổi khí hậu đến nông ...

Báo cáo cuối cùng

20

(ii) Biến đổi về lượng mưa

Trên từng địa điểm, xu thế biến đổi của lượng mưa trung bình năm trong 9 thậpkỷ qua (1911 – 2000) không rõ rệt theo các thời kỳ và trên các vùng khác nhau, có giaiđoạn tăng lên và có giai đoạn giảm xuống. Trên lãnh thổ Việt Nam, xu thế biến đổi củalượng mưa cũng rất khác nhau giữa các khu vực. Tuy nhiên, một điều dễ nhận thấynhất là mưa phùn hầu như không còn xuất hiện tại các tỉnh miền bắc trong những nămgần đây (MONRE, 2008). Hiện tượng hạn hán kéo dài tại các tỉnh Nam Trung Bộ vàĐông Nam Bộ như Bình Thuận, Ninh Thuận ngày càng phổ biến và đã biến nơi đâythành vùng bán khô hạn rộng lớn nhất tại Việt Nam (Trịnh M.V và T.V. Thể, 2009).Bên cạnh đó cũng đáng nói thêm là hiện tượng mưa bất thường khó dự đoán cũngthường xuyên xảy ra tại các tỉnh miền núi phía Bắc, Đồng bằng Sông Hồng và các tỉnhmiền Trung. Điển hình là đợt mưa tới gần 800 mm ở Hà Nội và các tỉnh lân cận trongcác ngày 30/10 đến chiều 01/11/2008 đã gây ngập lụt trên diện rộng và kéo dài tại HàNội và một số tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng, gây thiệt hại lớn về cơ sở hạ tầng,giao thông và mùa màng.

(iii) Nước biển dângKết quả quan trắc 50 năm qua ở các trạm Cửa Ông, Hòn Dấu cho thấy mực

nước tại đây đã tăng thêm 20 cm, tăng trung bình 0.4cm/năm. Kết quả này cũng tươngtự như kết quả quan sát mực nước tại Vũng Tàu (0.3 -0.6cm/năm), Phú An (TP.HCM)(0.3-0.8cm/năm).

Hình 5. Diễn biến mực nước nhiều năm tại Trạm Hòn DấuNguồn: TTKTVTW, 2008

Nước biển dâng được dự báo tiếp tục dâng cao hơn, thậm chí các nhà khoa họcBỉ còn dự báo mực nước biến có thể dâng cao trên 3m. Khi đó nhiều vùng đô thị củanước ta sẽ bị ngập như Đồng bằng sông Cửu Long, TP. Hồ Chí Minh và một số vùngven biển miền trung và Đồng bằng sông Hồng. Có thể nước biển không dâng cao như

Page 21: báo cáo cuối cùng phân tích tác động của biến đổi khí hậu đến nông ...

Báo cáo cuối cùng

21

dự đoán, nhưng khi nước biển dâng chắc chắn sẽ gây những tác động xấu đến sản xuấtnông nghiệp tại Việt Nam.

3.1.2. Tổng quan nghiên cứu về tác động của BĐKH đến nông nghiệp3.1.2.1. Trên thế giớiBĐKH sẽ gây ảnh hưởng lớn đối với sản xuất nông nghiệp ở các vùng sinh thái.

Nhiều nghiên cứu đã bắt đầu từ các thành phần khí hậu và chủ yếu xuất phát từ sự ấmlên của trái đất (IPCC, 2007, Stern, 2009). Các nghiên cứu này thể hiện ở các khíacạnh sau:

o Khi nhiệt độ tăng sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát sinh, phát triển của câytrồng, vật nuôi làm cho thay đổi về năng suất và sản lượng;

o Khi nhiệt độ tăng làm cho suy giảm tài nguyên nước, nhiều vùng không cónước và không thể tiếp tục canh tác làm cho diện tích canh tác bị suy giảm;

o Khi nhiệt độ tăng làm cho băng tan, dẫn đến nhiều vùng đất bị xâm lấn vàngập mặn và không tiếp tục canh tác các loại cây trồng hoặc làm giảm năngsuất;

o Thay đổi về các điều kiện khí hậu sẽ làm suy giảm đa dạng sinh học, làm mấtcân bằng sinh thái, đặc biệt là thiên địch và ảnh hưởng đến sinh trưởng pháttriển cây trồng và phát sinh dịch bệnh;

o Các hiện tượng thời tiết cực đoan, không theo quy luật như bão sớm, muộn,mưa không đúng mùa sẽ gây khó khăn cho bố trí cơ cấu mùa vụ và gây thiệthại,..

Từ các kết quả nghiên cứu được tổng hợp ở trên cho thấy, tác động của BĐKHđến nông nghiệp là tương đối rõ ràng và đều xuất phát từ các thành phần khí hậu. Việcgiảm thiểu tác động trên sẽ khó khăn hơn nhiều so với việc thích ứng và lựa chọn, cảitiến các công nghệ phù hợp nhằm thích ứng với BĐKH.

3.1.2.2. Những nghiên cứu, đánh giá về tác động của BĐKH đến nôngnghiệp tại Việt Nam

Cũng giống như các nước trên thế giới, các nhà khoa học Việt Nam cũng đã ti ếnhành nghiên cứu và chỉ ra những tác động của BĐKH đối với nông nghiệp bao gồm:(i) Vấn đề an ninh lương thực không được đảm bảo do suy giảm năng suất cây trồng(Đ.X. Học, 2009); (ii) thay đổi nguồn nước do nhiều vùng bị cạn kiệt nhưng nhiềuvùng lại bị ngập lụt, nước biển dâng (H.L.Thuần, 2008); (iii) Ảnh hưởng đến hệ sinhthái như mất cân bằng, suy giảm đa dạng sinh học; (iv) hiện tượng thời tiết cực đoankhó dự báo; và (v) rủi ro và các thay đổi khác như thiệt hại đến cơ sở hạ tầng,...(MONRE, 2009, Trần Thục, 2008).

Đối với nông nghiệp, theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và PTNT tại Hội nghị“Việt Nam thích ứng với BĐKH” được tổ chức ngày 31/7/2009, tác động của BĐKHđối với nông nghiệp và tổng hợp nhiều đánh giá khác của các nhà khoa học, tác độngcủa BĐKH tập trung vào các khía cạnh sau:

Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là sinh học do vậy chịu chi phối và nhạycảm với sự thay đổi về điều kiện thời tiết khí hậu (MARD, 2009, Sơn N.H, 2009). Dovậy thay đổi về điều kiện thời tiết khí hậu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ cấu mùa

Page 22: báo cáo cuối cùng phân tích tác động của biến đổi khí hậu đến nông ...

Báo cáo cuối cùng

22

vụ, khả năng tích lũy quang hợp và vì thế sẽ làm thay đổi năng suất cây trồng theohướng bất lợi và làm gia tăng chi phí đầu tư (Thể, T.V,. 2009).

Hơn thế nữa, nước biển dâng, mưa bất thường sẽ gây nên tình trạng ngập lụt cụbộ và xâm lấn mặn là nguyên nhân có gây mất tới 2 triệu ha trong tổng số 4 triệu hađất trồng lúa, an ninh lương thực sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng (Đào Xuân Học,2009). BĐKH làm thay đổi điều kiện sinh sống của các loài thiên địch do vậy sẽ làmgia tăng dịch bệnh như vàng lùn, rầy nâu, lùn xoắn lá,… gây thiệt hại lớn cho năngsuất và chi phí sản xuất (MARD, 2008, Thể, T.V., 2009).

3.1.2.3. Lượng hóa tác động BĐKH trong phát triển kinh tế quốc dân(i) Các nước, khu vực trên thế giớiĐánh giá chi tiết thiệt hại do BĐKH đã đư ợc nhiều nước và nhà khoa học đánh

giá và dự báo. Tuy nhiên các nghiên cứu này mới chỉ dựa theo các kịch bản để dự báokhả năng cao nhất có thể xảy ra đối với mỗi quốc gia trong điều kiện khí hậu biến đổitheo chiều hướng bất lợi. Cụ thể, các nghiên cứu của WB, 2007 đã nghiên cứu và dựbáo sâu về tác động của nước biển dâng đối với nông nghiệp.

Theo đó, nếu nước biển dâng 1m, vùng Nam Á sẽ mất đi 0,29% diện tích đất tựnhiên, 0,11% diện tích đất nông nghiệp và 0,55% GDP. Trên thực tế, chắc chắn thiệthại sẽ lớn hơn nhiều nếu bao gồm cả các hiện tượng thới tiết cực đoan, lũ lụt và hạnhán.

Bảng 3. Tác động của mực nước biển dâng khu vực Châu Á (%)

Đối tượng1m 2m 3m 5m

NamÁ

ĐôngÁ

NamÁ

ĐôngÁ

NamÁ

ĐôngÁ

NamÁ

ĐôngÁ

Diện tích tựnhiên 0,29 0,52 0,52 0,84 0,85 1,26 1,24 2,30

Đất nông nghiệp 0,11 0,83 0,23 1,43 0,45 2,22 1,16 4,19Dân số bị ảnhhưởng 0,45 1,97 0,78 3,19 1,36 4,78 3,02 8,63

GDP bị ảnhhưởng 0,55 2,09 0,94 3,37 1,58 5,20 2,20 10,20

Nguồn: WB, 2007

(ii) Việt NamTheo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (2007), Việt Nam là một trong số các

nước sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng của BĐKH và nước biển dâng, trong đó vùngđồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long bị ngập chìm nhiều nhất. Nếumực nước biển dâng 1m sẽ có 10% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp, tổn thất khoảng 10%GDP, nếu nước biển dâng 3m sẽ có khoảng 25% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp và tổnthất khoảng 25% GDP. Như vậy, nếu so với khu vực và trên thế giới, mức độ ảnh củaBĐKH đối với nước ta nghiêm trọng hơn nhiều, cao gấp nhiều lần các nước trong khuvực. Năng suất và sản lượng có thể bị giảm do biên độ giao động của nhiệt độ, độ ẩmvà các yếu tố ngoại cảnh khác tăng lên. Nguồn cung cấp thức ăn chăn nuôi giảm hạnchế phát triển chăn nuôi. Khi đó nước ta sẽ phải đối mặt với vấn đề lớn về an ninhlượng thực và ổn định kinh tế nhất là các vùng nông thôn bị tổn thương cao.

Page 23: báo cáo cuối cùng phân tích tác động của biến đổi khí hậu đến nông ...

Báo cáo cuối cùng

23

3.2. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH ĐẾN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

3.2.1. Đánh giá thiệt hại do tác động của BĐKH đến nông nghiệp Việt Nam3.2.2.1. Thiệt hại do thiên tai, hạn hán, lũ lụtThiên tai, hạn hán và lũ lụt là một trong những hậu quả của BĐKH. Việt Nam

được đánh giá là nước nằm tại trung tâm của vùng bão nhiệt đới. Theo thống kê, trungbình mỗi năm Việt Nam có tới 6.96 cơn bão giai đoạn 1950-2008. Mặc dù số lượngcơn bão tăng qua các năm, nhưng điều đáng chú ý hơn là bão giai đoạn 1990-2008thường đến muộn hơn. Nếu như giai đoạn 1950-1960, bão thường đổ bộ vào Việt namvào tháng 8 thì giai đoạn 1990-2000 bão lại thường xuất hiện tháng 10, 11 (Phụ lục 1).Kết quả thống kê cũng cho thấy, cường độ bão ngày càng mạnh hơn và kéo theo nhiềuhiểm họa sau bão. Nếu những năm trước thập kỷ 90, bão mạnh nhất chỉ ở cấp 12, giậttrên cấp 12, nhưng những năm gần đây đã xuất hiện siêu bão cấp 13 và giật tới cấp 15.Kết hợp với các thiên tai khác, hàng năm ngành nông nghiệp nói riêng và nền kinh tếnói chung chịu thiệt hại nặng nề do hậu quả của bão và hiện tượng thời tiết cực đoan.

Bảng 4. Thiệu hại do thiên tai đối với nông nghiệp tại Việt Nam (1995-2007)

NămLĩnh vực nông nghiệp Tất cả các lĩnh vực

(%)2

Triệu đồng TriệuUS$ Triệu đồng Triệu

US$1995 58.369,0 4,2 1.,129.434,0 82,1 5,21996 2.463.861,0 178,5 7.798.410,0 565,1 31,61997 1.729.283,0 124,4 7.730.047,0 556,1 22,41998 285.216,0 20,4 1.797.249,0 128,4 15,91999 564.119,0 40,3 5.427.139,0 387,7 10,42000 468,239.0 32,2 5.098.371,0 350,2 9,22001 79.485,0 5,5 3.370.222,0 231,5 2,42006 954.690,0 61,2 18.565.661,0 1.190,1 5,12007 432.615,0 27,7 11.513.916,0 738,1 3,8

Thiệt hại TB/năm 781.764,11 54,9 6.936.716,6 469,9 11,6Cơ cấu thiệt hại trongGDP (%) 0.67 - 1.24

Nguồn: Tổng hợp từ nguồn của MARD, 1995-2007

Kết quả Bảng 4 cho thấy thiệt hại do thiên tai của ngành nông nghiệp nước tatrung bình năm trong giai đoạn 1995-2007 là 781.74 tỷ đồng tương đương 54,9 triệu đôla Mỹ. Thiệt hại do thiên tai trung bình năm đối với sản xuất nông nghiệp chiếm 0.67%giá trị GDP ngành, trong khi tổng thiệt hại tất cả các ngành chiếm 1,24%. Kết quả nàycho thấy cơ cấu thiệt hại do thiên tai trong giá trị ngành nông nghiệp thấp hơn so với cơcấu tổng thiệt hại trong GDP. Tuy nhiên, do giá trị nông nghiệp chiếm tỷ trọng thấptrong GDP và lại là nguồn sống của trên 71.41% dân số, do vậy bất cứ thiệt hại nào dothiên tai đối với nông nghiệp sẽ mang tổn thương nhiều hơn đối với nông dân nghèo vàkhả năng phục hồi sẽ khó khăn vì cần có thời gian dài hơn.

Cơ cấu thiệt hại trong nông nghiệp đối với tổng thiệt hại do thiên tai của tất cảcác ngành có xu hướng giảm trong giai đoạn 1996-2007. Kết quả phân tích tại Hình 6cho thấy thiệt hại thiên tai cho tất cả các lĩnh vực ngày càng tăng nhưng thiệt hại đốivới nông nghiệp có xu hướng giảm. Ví dụ năm 1996, thiệt hại của ngành nông nghiệp

2 % Tỷ lệ thiệt hại của ngành nông nghiệp so với tổng thiệt hại của nền kinh tế quốc dân

Page 24: báo cáo cuối cùng phân tích tác động của biến đổi khí hậu đến nông ...

Báo cáo cuối cùng

24

tương đương 2.463 tỷ đồng (31.6% tổng thiệt hại) thì đến năm 2007 chỉ còn 432 tỷđồng tương đương 3.8%. Kết quả này cho thấy đây là dấu hiệu đáng mừng của ngànhnông nghiệp trong việc duy trì và áp dụng các biện pháp phòng chống thiên tai bởi lẽcơ cấu của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế chỉ giảm nhẹ, 22.27% năm 1995xuống 18,14% năm 2008 (giảm 0,6% năm).

Hình 6. Diễn biến thiệt hại do thiên tai của ngành nông nghiệp giai đoạn 1993-20073.2.2.2. Chi phí xã hội do tăng đầu tư cho ngành nông nghiệp trong điều kiện

BĐKHMặc dù khó có thể xác định chính xác được khoản chi phí đầu tư nào cho ngành

nông nghiệp là để phục vụ cho công tác giảm thiếu tác động của BĐKH. Tuy nhiên,việc tăng cường đầu tư cho nghiên cứu, cho phát triển ngành trong điều kiện BĐKHđược coi là tìm kiếm các giải pháp nhằm duy trì và phát triển sản lượng nông nghiệpkhi có những thay đổi bất lợi cho sản xuất nông nghiệp (WB, 2009). Trên thực tế, nhànước đã tăng cường công tác đầu tư cho nghiên cứu, chọn tạo và phát triển các giốngcây trồng phù hợp hơn với từng điều kiện sinh thái đặc thù như giống chịu mặn, giốngchịu ngập, chịu hạn, các giải pháp canh tác tổng hợp, biện pháp kỹ thuật mới để thíchứng với điều kiện thay đổi của môi trường do tác động của tự nhiên và hoạt động củacon người. Do đó, nếu coi các chi phí đầu tư cho ngành nhằm tăng cường khả năngthích ứng với điều kiện môi trường và thời tiết thay đổi cũng là quan điểm phù hợp vàxuất phát từ yêu cầu thực tế.

Cũng như các ngành kinh t ế khác, để duy trì và phát triển sản lượng nôngnghiệp trong điều kiện BĐKH, nhà nước phải đầu tư kinh phí cho các nghiên cứu pháttriển các giống cây trồng mới để thích ứng với các điều kiện bất thuận và bất lợi. Vềlĩnh vực này, hàng năm Bộ Nông nghiệp và PTNT được nhà nước đầu tư trung bình11.24 ngàn tỷ đồng/năm giai đoạn 2001-2008, chiếm 6.96% tổng vốn đầu tư của nhànước và chiếm 5.72% GDP nông nghiệp (Bảng 5).

Page 25: báo cáo cuối cùng phân tích tác động của biến đổi khí hậu đến nông ...

Báo cáo cuối cùng

25

Bảng 5. Đầu tư của nhà nước cho ngành nông nghiệp giai đoạn 2000-2008 (1000 tỷ đồng)

Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008

1. GDP 481.30 535.76 613.44 715.31 839.21 974.27 1,143.7 1,477.72. GDP nôngnghiệp 111.86 123.38 138.29 155.99 175.98 198.80 232.59 326.513. Tổng đầutư 101.97 114.74 126.56 139.83 161.64 185.10 197.99 174.444. Đầu tư choNN 9.21 9.43 10.96 9.81 11.59 12.63 13.41 12.88

- Nông lâm 8.25 8.50 9.92 9.32 11.02 11.94 12.65 12.11- Thủy sản 0.96 0.93 1.04 0.49 0.57 0.69 0.76 0.775. Lĩnh vựckinh tế khác 92.77 105.31 88.45 130.02 150.05 172.47 184.58 161.566. Tỷ lệ đầutư NN/ Tổngđầu tư (%)

8.09 7.41 7.83 6.67 6.82 6.45 6.39 6.94

7. Tỷ lệ đầutư NN/GDPnông nghiệp

7.38 6.89 7.17 5.98 6.26 6.01 5.44 3.71

Nguồn: GSO, 2009

Mặc dù, chiếm tỷ trọng không cao trong tổng mức đầu tư quốc dân, nhưng kếtquả Hình 7 lại cho thấy đầu tư cho nông nghiệp được duy trì và tăng ổn định trong giaiđoạn 2001-2008. Kết quả này cho thấy để phát triển sản xuất nông nghiệp, duy trì sảnlượng trong điều kiện BĐKH nhà nước đã tăng lượng đầu tư cho nông nghiệp.

Hình 7. Diễn biến mức đầu tư cho nông nghiệp trong điều kiện BĐKH, 2001-2008Trong điều kiện BĐKH, tăng đầu tư của nhà nước cho nông nghiệp nhằm tạo

điều kiện thuận lợi hơn cho nông nghiệp thích ứng với các điều kiện bất thuận như cáccông trình chống úng, chống lụt, chống hạn và các chương trình cải tiến về giống, quytrình thâm canh,…Về khía cạnh kinh tế, tăng đầu tư cũng có nghĩa là tăng chi phí chomột đơn vị sản phẩm đầu ra. Do vậy, nếu tăng chi phí đầu tư cho ngành nông nghiệpnhằm thích ứng và giảm thiểu tác động của BĐKH cũng được coi là nguyên nhân dẫnđến tăng chi phí sản xuất đối với các loại cây trồng. Tuy nhiên, cần phải có những

Page 26: báo cáo cuối cùng phân tích tác động của biến đổi khí hậu đến nông ...

Báo cáo cuối cùng

26

đánh giá chi tiết hơn để xác định khả năng tăng chi phí do tăng đầu tư đối với từng lĩnhvực, từng loại cây trồng và từng vùng, tiểu vùng sinh thái.

3.2.2. Đánh giá tác động tiềm ẩn đối với nông nghiệp Việt Nam do BĐKH3.2.2.1. Thiêt hại sản xuất do mất đất nông nghiệp dựa theo kịch bảnNhư đã biết, nông nghiêp Việt Nam chịu tác động nặng nề của BĐKH. Ngoài

những thiệt hại trực tiếp do thiên tai, những ảnh hưởng tiềm năng đối với nông nghiệpcũng được tính đến trong nghiên cứu này. Dựa theo kịch bản về BĐKH và nước biểndâng đến năm 2100, do đó nếu nước biển dâng 1m, hầu hết các tỉnh thuộc vùng Đồngbằng sông Cửu Long và các vùng miền khác bị ngập trong nước biển hoặc bị xâm lấtmặn nghiêm trọng (MONRE, 2008, Hình 8).

Hình 8. Diện tích đất bị ngập theo kịch bản nước biển dâng 1m tại vùng Đồng bằngsông Cửu Long (ĐBSCL), (MONRE, 2009)

Theo tính toán dựa theo kịch bản BĐKH của MONRE, 2009, nếu nước biểndâng 1 m, có tới 38,29% diện tích đất tự nhiên và 32,16% diện tích đất nông nghiệp bịngập trong nước biển tại 10 tỉnh ngập nặng nhất vùng ĐBSCL và TP. HCM (Bảng 6).

Bằng cách quy đổi theo sản phẩm tương đương3, kết quả tính thiệt hại tiềm ẩndo mất đất sản xuất nông nghiệp tại vùng ĐBSCL được tập hợp trong Bảng 6. Kết quảcho thấy, đến năm 2100 nếu nước biển dâng 1m, vựa lúa Đồng bằng sông Cửu Longvà TP. Hồ Chí Minh có nguy cơ mất đi 7,6 triệu tấn lúa/năm, tương đương với 40,52%tổng sản lượng lúa của cả vùng. Như vậy, nếu kịch bản của MONRE về BĐKH vànước biển dâng diễn ra theo đúng như dự đoán và khi năng suất lúa được giữ nguyên,Việt Nam sẽ có nguy cơ đối mặt với việc thiếu lương thực trầm trọng vào năm 2100như mất đi 21.39% sản lượng lúa cả nước (mới tính riêng cho vùng ĐBSCL). Trênthực tế, diện tích sẽ bị ngập nước do nước biển dâng 1m còn lớn hơn nhiều vì diện tích

3 Cây lúa là cây phổ biển trong cơ cấu sản xuất của vùng đươc lấy làm sản phẩm so sánh tương đươngđể ước tỉnh thiệt hại tiềm năng mất đất sản xuất do nước biển dâng tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Thể,T.V, 2008).

Page 27: báo cáo cuối cùng phân tích tác động của biến đổi khí hậu đến nông ...

Báo cáo cuối cùng

27

đất nông nghiệp bị ngập tại 6 vùng còn lại chưa được tính toán do hạn chế về thời gianvà kinh phí. Vì vậy, để đánh giá được toàn diện nguy cơ mất an ninh lương thực donước biển dâng cần phải có đánh giá đầy đủ hơn bằng mô hình không gian ứng dụngcho tất cả các vùng, các diện tích, loại đất chịu ảnh hưởng do nước biển dâng, do xóimòn, rửa trôi, do khô hạn. Các nghiên cứu này cần đánh giá trong thời gian dài hơn đểcó so sánh trước và sau khi có kịch bản về BĐKH.Bảng 6. Dự báo thiệt hại sản lượng lúa theo kịch bản về nước biển dâng 1m tại ĐBSCL

TỉnhDiện tích

đất tự nhiên(1000ha)

Đất tựnhiên bị

ngập(1000 ha)

Ước tínhđất NN bị

ngập(1000 ha)

Năng suấtlúa TB

(tấn/ha/vụ)

Số vụ/năm

Sảnlượng bị

mất(1000tấn)

Giá trịbị mất

(1000 tỷđồng)*

Bến tre 231,5 113,1 81,7 4,06 2,0 663,7 2.522,0Long An 449,2 216,9 160,0 4,08 2,0 1.305,3 4.960,3Trà Vinh 222,6 102,1 83,5 4,43 2,0 739,9 2.811,7Sóc Trăng 322,3 142,5 116,6 4,93 2,0 1.150,1 4.370,2TP. HCM 209,5 86,2 39,2 3,17 2,0 248,6 944,6Vĩnh Long 147,5 60,6 49,2 4,77 2,0 468,9 1.782,0Bạc Liêu 252,1 96,2 80,4 4,66 2,0 749,0 2.846,3Tiền Giang 236,7 78,3 60,1 4,90 2,0 588,5 2.236,3Kiên Giang 626,9 175,7 112,8 4,61 2,0 1.040,5 3.953,7Cần Thơ 298,6 75,8 64,6 5,18 2,0 669,6 2.544,5Cộng 2.996,8 1.147,4 848,1 44,79 2,0 7.597,4 28.870,2Cơ cấu - 38,29 32.16 - - 40,52 40,52

Ghi chú: (*) Giá lúa được tính là 3.800 đ/kg tại thời điểm tháng 12/2009Nguồn: Tính toán dựa theo nguồn số liệu của Jeremy Carew-Ried- Trung tâm Quốc tế

về quản lý môi trường (ICEM), 2007 và MONRE, 2009

3.2.2.2. Dự báo suy giảm năng suất của một số cây trồng do BĐKHDựa vào mô hình hóa trong cây trồng, các yếu tố dài hạn theo ngày về điều kiện

thời tiết khí hậu như nhiệt độ tối đa, nhiệt độ tối thấp, lượng mưa, giờ nắng, độ ẩm, độbốc hơi đã được đưa vào mô hình để đánh giá sự thay đổi năng suất tiềm năng của lúa(xuân, hè), ngô và đậu tương tại 7 vùng sinh thái (mỗi vùng sinh thái chọn 2 tỉnh). Kếtquả phân tích trong báo cáo này dựa vào kết quả mô hình trồng trọt (Crop modelling)của Viện Môi trường Nông nghiệp thực hiện. Kết quả phân tích cụ thể như sau:

(i) Dự báo thay đổi tiềm năng năng suất lúa do tác động của BĐKH:- Lúa xuân:Kết quả Bảng 7 cho thấy, năng suất lúa xuân nước ta sẽ giảm đi 405,8kg/ha do

tác động BĐKH vào năm 2030 và 716,6 kg/ha vào năm 2050. Vùng miền núi phía Bắcvà vùng Tây nguyên sẽ là vùng có năng suất lúa đông xuân giảm mạnh vào năm 2030và 2050 dựa theo kịch bản trung bình về BĐKH, nước biển dâng của MONRE. Nếudiễn biến khí hậu diễn ra theo đúng kịch bản, sản lượng tiềm năng lúa vụ xuân sẽ cónguy cơ giảm khoảng 1,2 triệu tấn vào năm 2030 và 2,16 triệu tấn vào năm 2050. Dovậy, để hạn chế và giảm thiểu sự suy giảm tiềm năng năng suất và sản lượng, nhà nướccần phải có chính sách phù hợp nhằm phát triển các biện pháp đối phó và giảm thiểutác động của BĐKH đối với sản xuất, đặc biệt là chọn tạo và chuyển giao các giốnglúa mới năng suất cao, thích ứng rộng với điều kiện thời tiết khí hậu. Ngoài ra, nhà

Page 28: báo cáo cuối cùng phân tích tác động của biến đổi khí hậu đến nông ...

Báo cáo cuối cùng

28

nước cần phải có các giải pháp quy hoạch và bảo vệ đất trồng lúa, nhất là tại các vùngsản xuất lúa trọng điểm.

Bảng 7. Dự báo suy giảm tiềm năng năng suất lúa xuân năm 2030-2050 dựa theo kịchbản trung bình (B1)MONRE, 2009

Vùng

Diện tích canh táclúa hè thu năm

2008(1000 ha)

Suy giảm tiềm năng năngsuất (kg/ha)

Suy giàm sản lượng n(1000 tấn)

2030 2050 2030 2050

ĐBSH 566,3 -219,0 -695,0 -124,0 -393,6Tây bắc 38,0 -730,0 -1.258,0 -27,7 -47,8Đông Bắc 193,2 -283,0 -534,0 -54,7 -103,2Bắc Trung Bộ 331,9 -246,0 -836,0 -81,6 -277,5Nam Trung Bộ 212,3 -474,0 -807,0 -100,6 -171,3Đông Nam Bộ 75,8 -391,0 -642,0 -29,6 -48,7Tây Nguyên 69,1 -707,0 -1.125,0 -48,9 -77,7ĐBSCL 1.526,5 -495,0 -681,0 -755,6 -1.039,5Tổng số 3.013,1 -405,8 -716,6 -1.222,8 -2.159,3Giảm (%) - -6.67 -11.78 -7.93 -14.01

Ghi chú: Năng suất lúa xuân bình quân cả nước là 5.38 tấn/ha, sản lượng lúa xuân trung bìnhlà 15,418 triệu tấn giai đoạn 1995-2008

Nguồn: Tính toán dựa vào mô hình cây trồng của Mai Văn Trịnh và CS, 2009 và GSO, 2008

- Lúa hè thu:Tiềm năng năng suất lúa hè thu cũng suy giảm lớn nhưng ở mức nhẹ hơn so với

lúa xuân. Theo tính toán, tiềm năng năng suất lúa hè thu sẽ giảm khoảng 429kg/ha vàonăm 2030 và 795kg/ha vào năm 2050. Kết quả này dẫn đến giảm sản lượng 743,8ngàn tấn lúa vào năm 2030 và 1.475 ngàn tấn vào năm 2050. Tuy nhiên, so sánh giữacác vùng cho thấy vùng có diện tích lúa hè thu lớn lại có tiềm năng suy giảm năng suấtthấp hơn so với vùng có diện tích lúa hè thu ít. Do vậy, nhà nước cần đầu tư cho cácnghiên cứu về các giống có khả năng chống chịu cao, thích ứng với điều kiện BĐKH.

Năng suất lúa hè thu và lúa hè thu giảm nhất là tại các vùng miền núi Tây bắcvà Tây nguyên do các vùng này sẽ bị thiếu nước trầm trọng cho sản xuất lúa nước.Mặc dù, hai vùng lúa trọng điểm của cả nước năng suất lúa xuân và lúa hè thu đềugiảm đến năm 2030 và 2050, tuy nhiên năng suất sẽ giảm thấp hơn so với các vùngkhác bởi lẽ đây là vùng đã có hệ thống thủy lợi tương đối tốt. Tuy nhiên, nếu khôngduy trì được diện tích sản xuất lúa nước tại hai vùng này, nguy cơ suy giảm sản lượngtại đây rất lớn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh lương thực.

Page 29: báo cáo cuối cùng phân tích tác động của biến đổi khí hậu đến nông ...

Báo cáo cuối cùng

29

Bảng 8. Dự báo suy giảm tiềm năng năng suất lúa hè thu năm 2030-2050 dựa theokịch bản MONRE, 2009

Vùng

Diện tích canhlúa hè thu tác

năm 2008(1000 ha)

Suy giảm tiềm năng năngsuất (kg/ha)

Suy giàm sản lượngn(1000 tấn)

2030 2050 2030 2050

ĐBSH 586,9 -219 -687,7 -128,5 -403,6TB 133 -730,3 -1258,0 -97,1 -167,3ĐB 305,2 -283,3 -534,3 -86,5 -163,1BTB 149,5 -245,7 -836,3 -36,7 -125,0NTB 191 -474,3 -807,0 -90,6 -154,1ĐNB 137,7 -374 -510,0 -51,5 -70,2TN 136,6 -706,7 -1125,0 -96,5 -153,7ĐBSCL 392,5 -398,3 -607,3 -156,3 -238,4Tổng số 2.032,4 -366,0 -726,0 -743,8 -1.475,4Giảm (%) - -9,15 -18,15 -8,40 -16,66

Ghi chú: Năng suất lúa hè bình quân cả nước là 4.0 tấn/ha, sản lượng lúa xuân trung bình là8,854 triệu tấn giai đoạn 1995-2008

Nguồn: Tính toán dựa vào mô hình cây trồng của Mai Văn Trịnh và CS, 2009 và GSO, 2008

(ii) Suy giảm tiềm năng năng suất ngôCó thể nói ngô là cây lượng thực quan trọng đối với nông nghiệp nước ta. Tuy

nhiên, dựa theo kịch bản về BĐKH cho thấy tiềm năng năng suất ngô có nguy cơ giảm444,5 kg/ha vào năm 2030 và 781,9kg/ha vào năm 2050 nếu như không có các giảipháp cải thiện về giống, biện pháp canh tác hoặc điều kiện sản xuất.Bảng 9. Dự báo suy giảm tiềm năng năng suất ngô thu năm 2030-2050 dựa theo kịch bản

MONRE, 2009

VùngDiện tích canh tác

ngô năm 2008(1000 ha)

Suy giảm tiềm năng năngsuất (kg/ha)

Suy giàm sản lượng(1000 tấn)

2030 2050 2030 2050ĐBSH 98,4 -219 -687,7 -21,5 -67,7TB 196,6 -398,3 -607,3 -78,3 -119,4ĐB 243,9 -374 -510 -91,2 -124,4BTB 236,9 -730,3 -1258 -173,0 -298,0NTB 142,4 -283,3 -534,3 -40,3 -76,1ĐNB 77,3 -706,7 -1125 -54,6 -87,0TN 89,5 -245,7 -836,3 -22,0 -74,8ĐBSCL 40,9 -474,3 -807 -19,4 -33,0Tổng số 1.125,9 -444,5 -781,9 -500,4 -880,4Giảm (%) - -14.43 -25.38 -18.71 -32.91

Ghi chú: Năng suất ngô bình quân cả nước là 3.08 tấn/ha, sản lượng ngô trung bình là 2,675triệu tấn giai đoạn 1995-2008

Nguồn: Tính toán dựa vào mô hình cây trồng của Mai Văn Trịnh và, 2009 và GSO, 2008

Nguy cơ suy giảm tiềm năng năng suất ngô sẽ dẫn đến suy giảm về sản ngô.Kết quả ước tính từ Bảng 9 cho thấy, sản lượng ngô có nguy cơ giảm 500,4 ngàn tấnvào năm 2030 và giảm 880,4 ngàn tấn vào năm 2050. Sản lượng ngô suy giảm là do

Page 30: báo cáo cuối cùng phân tích tác động của biến đổi khí hậu đến nông ...

Báo cáo cuối cùng

30

tiềm năng năng năng suất ngô giảm 0,444 tấn/ha vào năm 2030 và 0,781 tấn/ha vàonăm 2050.

(iii) Suy giảm tiềm năng năng suất đậu tương:Bảng 10 dự báo khả năng suy giảm tiềm năng năng suất đậu tương vào năm

2030 và 2050. Kết quả cho thấy tiềm năng năng suất đậu tương có nguy cơ giảm83,47kg/ha vào năm 2030 và 214,81 kg/ha vào năm 2050 do tác động của BĐKH.Cũng như ngô và lúa xuân, tiềm năng năng xuất đậu tương giảm nhiều ở vùng có diệntích trồng đậu tương lớn (ĐBSH). Như vậy, mặc dù lượng suy giảm tiềm năng năngsuất đậu tương không cao nhưng lại giảm mạnh vào vùng thâm canh lớn do đó sảnlượng đậu tương có nguy cơ giảm mạnh vào năm 2030 và 2050 nếu như không có cácgiải pháp về cải tiến giống, biện pháp thâm canh và các điều kiện canh tác khác.Bảng 10. Dự báo suy giảm tiềm năng năng suất đậu tương năm 2030-2050 dựa theo kịch

bản MONRE, 2009

Vùng

Diện tích canhtác đậu tương

năm 2008(1000 ha)

Suy giảm tiềm năng năngsuất (kg/ha)

Suy giàm sản lượng(1000 tấn)

2030 2050 2030 2050

ĐBSH 70,1 -47,3 -178,3 -3,3 -12,5TB 21,6 -124 -242,3 -2,7 -5,2ĐB 42,5 -50,7 -139 -2,2 -5,9BTB 4,4 -465 -1042 -2,0 -4,6NTB 0 -77,3 -200,3 0,0 0,0ĐNB 1,8 -177 -525,8 -0,3 -0,9TN 25 -123 -245,7 -3,1 -6,1ĐBSCL 6,9 -115 -246 -0,8 -1,7Tổng số 172,3 -83,47 -214,81 -14,382 -37,01Giảm (%) - -5.18 -13.34 -3.51 -9.03

Ghi chú: Năng suất lạc bình quân cả nước là 1,61 tấn/ha, sản lượng lạc trung bình là 409.7ngàn tấn giai đoạn 1995-2008

Nguồn: Tính toán dựa vào mô hình cây trồng của Mai Văn Trịnh, 2009 và GSO, 2008

Tuy nhiên, BĐKH diễn biến phức tạp và mang tính chất đặc thù rõ rệt về sinhthái. Do điều kiện thời gian và kinh phí co hạn của hợp đồng này, các nghiên cứu bóctách từng yếu tố khí hậu như nhiệt độ, độ bốc hơi, lượng mưa để đánh giá ảnh hưởngđến tiềm năng năng suất cây trồng chưa được thực hiện. Nếu có các đánh giá này sẽlàm cho kết quả nghiện cứu có ý nghĩa hơn vì ngoài mặt tiêu cực, BĐKH cũng cónhững tác động tích cực nhất định đổi với vùng sinh thái và thời điểm nhất định. Khiđó các giải pháp đối phó và thích ứng với BĐKH sẽ được đề xuất riêng cho từng vùngdựa vào điều kiện biến đổi thực tiễn thay đổi các yếu tố khí hậu.

3.2.3. Dự báo tổng thể tác động của BĐ KH đối với một số cây trồng chínhDựa vào kết quả phân tích ở các phần trên, tác động tổng thể được tổng hợp và

phân tích tại Bảng 11. Theo kết quả ước tính dựa vào mô hình hóa cho thấy nếu diệntích và năng suất lúa được giữ nguyên như năm 2008, sản lượng lúa sẽ giảm đi so vớitiềm năng 8.37% vào năm 2030 và 15,24% vào năm 2050. Đối với cây ngô, sản lượngcó nguy cơ giảm đi so với tiềm năng 18.71% vào năm 2030 và 32,91% vào năm 2050.

Page 31: báo cáo cuối cùng phân tích tác động của biến đổi khí hậu đến nông ...

Báo cáo cuối cùng

31

Đối với cây đậu tương, sản lượng có nguy cơ giảm so với tiềm năng là 3,51% năm2030 và 9,03% vào năm 2050 (Bảng 11).

Bảng 11. Tổng hợp thiệt hại do tác động của BĐKH đối với một số cây trồng chínhChỉ tiêu Dự báo đến 2030 Đến năm 2050

Sản lượng(ngàn tấn)

Tỷ lệ(%)

Sản lượng(ngàn tấn)

Tỷ lệ(%)

1. Cây lúa -2.031,87 -8.37 -3.699,97 -15,241.1. Giảm sản lượng do thiên tai4 -65,27 -0,18 - 65,27 -0,181.2. Giảm sản lượng do suy giảm tiềm năng

năng suất-1.966,6 -8.10 -3.634,7 -14.97

- Lúa xuân -1.222,8 -7,93 -2.159,3 -14,01- Lúa hè thu -743,8 -8,40 -1.475,4 -16,662. Cây ngô -500,4 -18,71 -880,4 - 32,913. Cây đậu tương - 14,38 -3,51 -37,01 -9,03Ghi chú: Sản lượng năm 2008 được đem so sánh để tính % đánh giá tác động của BĐKH

Tuy nhiên, do tác động của BĐKH và sức ép về phát triển công nghiệp và kinhtế, diện tích đất đai ngày càng thu hẹp trong khi năng suất cây trồng tại nước ta đã tăngmạnh và gần đến mức giới hạn tối đa. Theo ước tính, nếu nước biển dâng theo đúngkịch bản, đến năm 2100, nước ta sẽ mất đi thêm 7,59 triệu tấn lúa mới chỉ tính riêngcho vùng ĐBSCL. Như vậy, nếu suy giảm sản lượng do nước biển dâng, cùng với suygiảm tiềm năng năng suất lúa nước ta sẽ phải đổi mặt với vấn đề về an ninh lương thựctrầm trọng. Do đó, việc đảm bảo sản lượng đòi hỏi cần có giải pháp đồng bộ và quyếtliệt từ nhà nước, MARD và các địa phương.

3.3. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG VỚIBĐKH

3.3.1. Nghiên cứu và phát triển các giống cây trồng mớiKhi điều kiện khí hậu thay đổi, đối tượng sản xuất nông nghiệp lại nhạy cảm

với môi trường, do vậy các nghiên cứu đã được thực hiện để lựa chọn các giống câytrồng mới, các kỹ thuật canh tác mới nhằm thích ứng với điều kiện môi trường và khíhậu thay đổi. Do vậy, trước sức ép về nhu cầu dân số và sự suy giảm chất lượng sinhthái, công tác nghiên cứu chọn tạo ra giống cây trồng mới với năng suất cao hơn, khảnăng chống chịu và thích ứng rộng hơn đã được phát triển nhanh chóng.

Kết quả thống kê cho thấy, các giống cây trồng nông nghiệp mới có tính chốngchịu tốt hơn được phát triển mạnh bắt đầu từ năm 1977 trở lại đây. Cho đến nay 261giống cây trồng cải tiền được áp dụng nhằm phát triển sản lượng phục vụ nhu cầu củacon người trong khi điều kiện thời tiết ngày càng khắc nghiệt hơn. Kết quả này cũngtrùng hợp với diễn biến khí hậu vì các nhà khoa học cho rằng BĐKH thực sự bắt đầurõ nét từ năm 1961. Do vậy, các giống cây trồng mới, biện pháp canh tác mới đã đónggóp vai trò tích cực để ngành nông nghiệp thích ứng với BĐKH. Mặt khác, BĐKHcũng đã thúc đ ẩy nhanh quá trình nghiên cứu và phát triển các công nghệ phù hợpnhằm đảm bảo và quy trì sản xuất nông nghiệp.

4 Thiệt hại sản lượng lúa do thiên tai tạm tính bằng mức bình quân chung giai đoạn 1989-2008, dựa vàonguồn số liệu của MARD, 1989-2008

Page 32: báo cáo cuối cùng phân tích tác động của biến đổi khí hậu đến nông ...

Báo cáo cuối cùng

32

Hình 9. Phát triển các giống cây trồng mới thích ứng tốt hơn với điều kiện khí hậu1977-2007 (MARD, 2008)

3.3.2. Hiệu quả từ các dịch vụ khuyến nôngTrước nhu cầu phát triển kinh tế và có cả sức ép về điều kiện tự nhiên, khí hậu,

dịch vụ khuyến nông đã được nhà nước đầu tư nhằm chuyển giao nhanh các TBKTvào sản xuất để đối phó và thích ứng với thay đổi khí hậu. Kết quả Bảng 12 cho thấy80.2 ngàn héc-ta đã được triển khai các dịch vụ khuyến nông trong giai đoạn 2005-2008. Đặc biệt nhiều giống cây trồng mới với năng suất cao, khả năng thích ứng rộngđã được đưa vào sản xuất qua hệ thống khuyến nông như lúa lai cho vùng khó khănvới 1.165 héc-ta; biện pháp canh tác lúa tổng hợp (33,4 ngàn héc-ta),…

Bảng 12. Hoạt động khuyến nông để thích ứng với BĐKH giai đoạn 2005-2008

Loại hình Đơn vịtính 2005 2008 2005-08

Trồng trọt Ha 12.513,0 40.158,0 80.227,0- Lúa lai F1 Ha 710,0 1.220,0 28.993,0- Lúa lai cho vùng khó khăn Ha 735,0 430,0 1.165,0- Lúa chất lượng cao Ha 3.321,0 - 3.321,0- Canh tác lúa tổng hợp Ha - 33.405,0 33.405,0- Ngô lai Ha 740,0 - 740,0- Chuyển dịch cơ cấu cây trồng Ha 1.200,0 1.099,0 2.299,0- Rau màu và nấm Ha 1.400,0 1.313,0 2.713,0- Cây ăn quả Ha 712,0 686,0 1.398,0- Lạc, đậu tương và vừng Ha 1.684,0 1.297,0 2.981,0- Điều trên đất cát Ha 597,0 708,0 1.305,0-Thâm canh chè Ha 164,0 - 164,0- Mía Ha 90,0 - 90,0- Dâu Ha 200,0 - 200,0- Cà phê, ca cao, cao su Ha 285,0 - 285,0- Bảo vệ thực vật Ha 480,0 - 480,0

Nguồn: Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, 2009

Page 33: báo cáo cuối cùng phân tích tác động của biến đổi khí hậu đến nông ...

Báo cáo cuối cùng

33

Đặc biệt, thông qua các chương trình khuyến nông, chuyển dịch cơ cấu câytrồng, mùa vụ đã được triển khai như đậu tương đông, chuyển dịch lúa đông xuân sangxuân sớm, xen canh, luân canh nhằm đảm bảo tính thích ứng và hiệu quả cao với điềukiện khí hậu thay đổi.

Như vậy, BĐKH đòi hỏi nhà nước và nông dân phải áp dụng và chuyển đổinhanh cơ cấu cây trồng, giống mới nhằm mang lại hiệu quả cao hơn. Thông qua dịchvụ khuyến nông, nông dân được tiếp cận và tiếp nhận nhiều giống cây trồng mới đemlại hiệu quả cao hơn và thích ứng với điều kiện khí hậu diễn biến khắc nghiệt.

3.3.3. Hiệu quả chuyển giao giống cây trồng mới năng suất caoTrong khi diện tích đất ngày càng bị thu hẹp, chuyển giao các các giống cây

trồng mới nhằm duy trì và tăng sản lượng là giái pháp tối ưu nhằm đảm bảo an ninhlương thực và ứng phó với BĐKH.

Hình 10. Thay đổi năng suất một số cây trồng quan trọng, 1995-2008Kết quả thống kê năng suất một số loại cây trồng chính cho thấy, năng suất hầu

hết các loại cây trồng đều tăng mạnh trong giai đoạn 1995-2008, đặc biệt là sắn, lúa,đậu tương, mía,…

Bảng 13. Tăng sản lượng do năng suất cây trồng tăng, giai đoạn 1995-2008ĐVT: 1000 tấn

Loại cây trồng ĐBSH NMR CCR TN ĐNB ĐBSCL Cả nước

1. Lúa 1.568,4 1.228,6 2.238,0 508,3 372,8 7.857,5 13.773,6

2. Ngô 172,7 1.150,6 674,9 981,5 229,0 142,6 3.351,3

3. Khoai lang -275,0 25,8 -288,6 55,8 0,9 119,2 -361,9

4. Lạc 51,0 55,1 100,3 7,9 -31,1 16,1 199,3

5. Đậu tương 66,8 41,0 4,4 33,3 -7,8 -7,4 143,1

5. Sắn 23,1 721,7 2.206,2 2.072,4 2.133,7 27,2 7.184,3

6. Mía -77,5 858,5 3.605,8 1.172,3 169,2 -311,4 5.416,9

7.Cà phê 0,0 4,4 10,2 821,9 1,3 0,0 837,8

Nguồn: Tính toán dựa vào nguồn của GSO, 1995-2008

Page 34: báo cáo cuối cùng phân tích tác động của biến đổi khí hậu đến nông ...

Báo cáo cuối cùng

34

Việc áp dụng các giống cây trồng mới như là biện pháp thích ứng hiệu quả vàthành công của nông nghiệp nước ta trong công cộng chống lại diến biến của BĐKH.Trong khi diện tích canh tác không những không tăng mà còn có xu hướng giảm mạnhdo công nghiệp hóa, đô thị hóa và xói mòn, rửa trôi, nhưng sản lượng hầu hết các loạicây trồng chính lại tăng mạnh. Kết quả Bảng 13 cho thấy, ngoại trừ sản lượng khoailang giảm, còn sản lượng các cây trồng khác như lúa, ngô, lạc, đậu tương đều tăngmạnh và chủ yếu là do tăng năng suất thu hoạch. Thực tế, do tăng mạnh về năng suất,sản lượng lúa nước ta đã tăng 13,77 triệu tấn, ngô tăng 3,3 triệu tấn, sắn tăng 5 triệutấn trong giai đoạn 1995-2008. Như vậy, áp dụng các giống cây trồng mới có năngsuất cao góp phần tăng mạnh về sản lượng nhằm đảm bảo an ninh lương thực trongđiều kiện BĐKH.

3.4. ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP THÍCH ỨNG VỚIBĐKH TRONG NÔNG NGHIỆP

3.4.1. Tổng quan và tổng kết các biện pháp thích ứng với BĐKH đã đượcáp dụng cho nông nghiệp tại các vùng

3.4.1.1. Vùng núi và Trung du phía bắc- Biện pháp canh tác trên đất dốcDương Đức Vĩnh kết luận rằng trên đất dốc dưới 15 0 thì cây mía đường rất phù

hợp về mặt thổ nhưỡng, các yếu tố khí hậu, mang lại năng suất ổn định và cao hơnnhiều loại cây trồng khác, cây mía phát triển trên đất dốc Bắc Thái tránh được sự cạnhtranh với cây lương thực, thực phẩm ở đất bằng mà còn có tác dụng cải tạo đất chốngxói mòn tốt hơn một số cây trồng khác .

Trên vùng núi cao Sa Pa, Lào Cai bảo vệ tài nguyên đất dốc và rừng đầu nguồnlà nhiệm vụ vô cùng quan trọng, tuy nhiên việc bảo vệ đất và rừng vẫn phải dựa trêncơ sở đảm bảo đời sống của người dân thiểu số. Kết hợp 2 mục đích này Viện DượcLiệu, 2000 kết luận rằng mô hình vừa có hiệu quả kinh tế cao vừa bảo vệ đất, rừng màđại đa số nông hộ trên đất dốc có thể áp dụng được là lồng ghép các loại cây trồng vớicây dược liệu trên hiện trạng đất giao rừng hiện có. Các kỹ thuật trồng băng cây xanhtheo đường đồng mức cắt dòng chảy dùng các cây lâm nghiệp kết hợp với các loài câythuốc dài ngày như Câu đằng, Hà thủ ô đỏ, Đỗ trọng, Hoàng bá, Ngũ gia bì gai … cóthể đạt độ che phủ thực vật cao trong suốt 11-12 tháng/năm, có tác dụng rất lớn trongviệc bảo vệ đất, chống xói mòn, tăng tích lũy carbon trong đất.

Đối phó với sự xói mòn rửa trôi trên đất dốc vùng núi phía Bắc, Đinh NgọcLan, 2000 đã tìm ra một số giải pháp như sử dụng băng cây xanh theo đường đồngmức, sử dụng các loại băng bằng cốt khí, cỏ vertiver và nhất là băng kép cỏ vertiver vàbăng cốt khí có hiệu lực ngăn chặn xói mòn đất một cách chắc chắn, giảm 50 -60% tổnthất do xói mòn và cung cấp một lượng lớn hữu cơ, phân xanh tại chỗ lên đến 7,47tấn/ha/năm, đảm bảo sử dụng bền vững đất trên vùng núi. Với điều kiện của người dântộc Mường tại Hòa Bình việc quản lý rừng đầu nguồn rất khó khăn nếu không kết hợpvới thu nhập và nhu cầu của gia đình. Việc quản lý thực vật ngoài gỗ rất quan trọng vàPhạm văn Điền và Nguyễn Bá Ngãi đã kết luận kinh doanh thực vật ngoài gỗ là 1 lựachọn khôn khéo để lồng ghép hoạt động bảo tồn rừng với cải thiện chất lượng cuộcsống cho người dân ở vùng phòng hộ, hồ thủy điện Hòa Bình. Việc l ựa chọn loại thựcvật ngoài gỗ phải do chính người dân lựa chọn và cần được điều chỉnh phù hợp chotừng địa phương và vùng lã nh thổ với tập quán, văn hóa, dân số và nhu cầu khác nhau.

Page 35: báo cáo cuối cùng phân tích tác động của biến đổi khí hậu đến nông ...

Báo cáo cuối cùng

35

Đánh giá các hệ thống nông lâm kết hợp trên vùng Chợ Đồn , Bắc Kạn, NguyễnThúy Hà, 2004 đã cho thấy một số mô hình nông lâm kết hợp có triển vọng như Mỡxen ngô, sắn; xoan xen lúa nương/dứa; và quế xen chè không những phù hợp với điềukiện tự nhiên địa phương mà còn được nông dân chấp nhận tiếp thu. Trong đó mô hìnhquế xen chè có hiệu quả kinh tế cao nhất và mô hình xoan xen lúa nương/dứa có hiệuquả thấp nhất.

Đối với các mô hình trồng cây ăn quả thì Đào Thanh Vân , 2004 cho thấy việckhuyến khích và triển khai các mô hình trồng mới nhãn vải theo phương thức thâmcanh vừa có tác dụng bảo vệ đất gò đồi vừa phát huy được thế mạnh của diện tích đấtrộng trên vùng núi trung du và đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo và nâng cao dântrí cho đồng bào dân tộc miền núi.

Đánh giá lại các nghiên cứu dài hạn về quản lý đất dốc Nguyễn Huệ và TháiPhiên, 2004 đã khẳng định canh tác có áp dụng các biện pháp cải tạo đất là biện pháptốt nhất bảo đảm tính ổn định lâu dài trong sử dụng đất dốc. Cụ thể áp dụng một trongnhững biện pháp trồng băng chắn, trồng xen, bón phân khoáng, tạo bậc thang th eođường đồng mức, trồng cây phủ đất có thể giảm lượng đất trôi từ 20 đến 50% đối vớicây hàng năm, và 50-80% đối với chè và vải, năng suất cây trồng và giá trị thu nhậptăng 20-40%. Kết hợp 2 hoặc nhiều biện pháp có thể giảm lượng đất trôi 50 -90%, tăngsản lượng cây trồng và giá trị thu nhập từ 40% đến gần 100%. Bón phân là biện phápvừa bù lại lượng dinh dưỡng bị rửa trôi, bị cây hút lại vừa làm tăng năng suất cây trồngtrên đất dốc do tính mẫn cảm với phân bón của chúng trên đất nghèo dinh dưỡng vàhạn chế nước này.

Trên địa hình dốc và khó canh tác và thường xuyên bị khô hạn như Hà Giangthì việc tạo ruộng bậc thang đem lại tác dụng rất to lớn trong việc giữ lại nguồn nướcphục vụ canh tác cây lương thực, cụ thể là có thể tăng thêm vụ và tăng năng suất vàsản lượng lúa mùa, đặc biệt là nếu có sự can thiệp của bón phân. Trên những vùng đấtdốc, ruộng bậc thang này vùi phụ phẩm cây trồng vụ trước cho lúa mùa có thể tăngnăng suất lúa từ 324 đến 569 kg/ha. Trên những vùng trồng chè, nếu nông dân bónphân khoáng, trồng băng chắn, trồng xen cỏ Ruzi và ủ gốc chè có thể tăng năng suấtchè búp từ 1428 đến 1620 kg/ha/năm (Trần Thị Tâm, 2004)

3.4.1.2. Vùng Đồng bằng Sông Hồng- Biện pháp về thâm canh lúa nướcĐồng bằng sông Hồng là vùng có diện tích đất phì nhiêu và ít bị ảnh hưởng bởi

các yếu tố hạn chế. Tuy nhiên, trên vùng thượng nguồn của ĐBSH hiện nay có mộtdiện tích đất bạc màu rất lớn với tốc độ bạc màu ngày càng nhanh. Giải pháp để thíchứng với những loại đất này là trả lại phế phụ phẩm từ cây vụ trước cho cây trồng vụsau vừa tăng năng suất cây trồng vừa cải thiện tính chất đất, cải tạo đất bị rửa trôi(Nguyễn Văn Đại và Trần Thu Trang, 2004).

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Chinh và cs (1997) sử dụng kỹ thuật chephủ nilon cho lạc xuân trên đất phù sa cổ sông Hồng Hoài Đức, Hà Tây cho thấy nếuáp dụng kỹ thuật che phủ nilon thì sẽ rút ngắn được thời gian từ gieo đến mọc là 5 -18ngày và tăng năng suất lạc xuân lên từ 12 đến 42% so với đối chứng không phủ nilon.Đặc biệt kỹ thuật này rất tốt cho những vùng có khó khăn về nước trong thời gian gieo,ví dụ trong vụ xuân lạc có thể gieo sớm trong tháng 1 được che phủ nilon mà không bịảnh hưởng tỷ lệ mọc mầm và sinh trưởng của cây con, năng suất có thể tăng so với đốichứng 42%.

Page 36: báo cáo cuối cùng phân tích tác động của biến đổi khí hậu đến nông ...

Báo cáo cuối cùng

36

Ngoài ra, trong bối cảnh bị tác động của BĐKH trong thời gian gần đây, rấtnhiều yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của vùng. Trước những ảnh hưởngđó, các nhà nghiên cứu, điều hành sản xuất và người dân cũng có nhiều sáng kiếntrong việc tự thích ứng với BĐKH của vùng mình. Một số biện pháp thích ứng đượcmô tả như sau:

(i) Phục tráng giống địa phương

Những kinh nghiệm này đã có từ lâu ở Hải Phòng và các tỉnh đồng bằng venbiển có điều kiện canh tác tương tự về chế độ ngập úng, nhiễm mặn cục bộ và phân bốrải rác khắp trên toàn tỉnh, hầu hết là những vùng úng trũng và xa hệ thống tiêu. Việcxây dựng hệ thống tiêu trên những vùng này có thể không thực hiện được hoặc rất đắtđỏ so với lợi ích kinh tế đem lại cho người dân trong vùng. Tại những vùng này, cácloại giống tiến bộ cũng đã được giới thiệu vào sản xuấ t nhưng vì tính chống chịu vớicác điều kiện úng ngập, phèn mặn kém mà năng suất không cao hoặc không đạt hiệuquả kinh tế cao. Trong khi đó các giống địa phương đã được nông dân địa phương gieocấy lâu đời trên những địa bàn n ày với tính chống chịu úng ngập, chua phèn mặn tốt.Những kinh nghiệm này rất phổ biến và thường đạt hiệu quả kinh tế cao tại các địa bànúng ngập cục bộ dọc theo dải ven biển. Các giống đại diện được sử dụng rộng rãi ngàyxưa và vẫn còn lưu truyền và sử d ụng ngày nay là các giống “Chiêm Bầu” với tínhchịu mặn cao và các giống “Tép” với tính chịu úng cao. Tại Hải phòng diện tích cácgiống này trong cơ cấu cây trồng vẫn còn tồn tại mà các giống thâm canh cao kháckhông thay thế được. Hơn nữa, về mặt thị trườ ng các giống địa phương có chất lượngtốt, giá bán cao hơn. Vì vậy, mặc dù năng suất thấp hơn nhưng nông dân vẫn có thunhập cao do phục tráng và sử dụng các giống địa phương.

(ii) Thay đổi cơ cấu giống tăng tỷ lệ giống ngắn ngày

Trong những năm gần đây cá c hiện tượng thời tiết bất thường như ENSO vớicác hiệu ứng vụ xuân ấm lạnh xảy ra với tần xuất xuất hiện ngày càng dày hơn. Vụxuân ấm với nhiệt độ trung bình cao (ví dụ trên 200C) trong suốt quá trình sinh trưởngphát triển của cây lúa. Hiện tượng này dẫ n đến hiện tượng mạ nhanh già, lúa bị rútngắn thời gian sinh trưởng do sớm đạt tổng tích ôn và trải qua các giai đoạn sinh lý cầnthiết trong khi sản phẩm quang hợp và quá trình tổng hợp hydrate carbon còn thấp,sinh khối nhỏ, các yếu tố cấu thành năng suất như số bông trên mét vuông, chiều dàibông, số hạt trên bông và đặc biệt là số hạt lép. Hậu quả là lúa trỗ bông sớm hơn vụxuân bình thường khoảng 2 tháng với hình thái cây rất thấp, mật độ bông thấp, bôngngắn, tỷ lệ lép cao và tất nhiên là năng suất lúa bị giảm nghiêm trọng tới 70%. Giốnglúa càng dài ngày thì ảnh hưởng càng nặng nề, suy giảm năng suất càng cao, thậm chíkhông được thu hoạch trong khi các giống lúa ngắn ngày mức suy giảm năng suất thấphơn, hoặc một số biện pháp kỹ thuật có thể được áp dụng xử lý kịp thời như gieo lại,bón phân rải, bón phân đạm muộn để tăng thời gian sinh trưởng của lúa, thay bằngmức suy giảm năng suất khoảng 70% thì mức suy giảm năng suất ở các giống ngắnngày có thể chỉ khoảng 30%. Hiện tượng này rất phổ biến và tần suất xuất hiện ngàymột cao trong những năm gần đây ở Đ BSH, ví dụ các vụ xuân ấm năm 1991, 1997,2004 đã làm bình quân năng suất lúa của toàn vùng giảm mạnh. Tuy nhiên trong nhiềutrường hợp với sự can thiệp quyết liệt của các nhà khoa học nông nghiệp, khuyến nôngvà của những người nông dân năng động, có kinh nghiệm thì sự suy giảm năng suấtđược giữ ở mức thấp nhất có thể.

Page 37: báo cáo cuối cùng phân tích tác động của biến đổi khí hậu đến nông ...

Báo cáo cuối cùng

37

Trong trường hợp vụ xuân lạnh bất thường thì hầu hết mạ lúa xuân dài ngàybị ảnh hưởng chết hoặc thiệt hại nặng nề. Khi nhiệt độ quá thấp, thời gian sinhtrưởng của lúa bị kéo dài, cạnh tranh thời gian của lúa vụ mùa tiếp theo trong cơcấu 3 vụ. Mặt khác thời gian sinh trưởng kéo dài sẽ phải đối mặt với sự phá hoạicủa các loại dịch hại cây trồng nở rộ khi thời tiết cuối vụ phù hợp gây tổn thấtlớn. Vì vậy, các giống lúa dài ngày truyền thống như VN10, DT10, 13/2 (170 – 190ngày) dần dần bộc lộ rõ nhược điểm và chúng được thay thế bằng các loại giống ngắnngày, ví dụ rất rõ là ở Thái Bình hầu hết là giống lúa dài ngày vào những năm 80nhưng chúng giảm xuống còn khoảng 50% vào những năm 2000 và ngày nay thì hầunhư đã được thay thế hoàn toàn bằng các giống ngắn ngày.

Theo thống kê, trong 11 tỉnh của ĐBSH diện tích canh tác lúa đông xuân chỉcòn 12,5% và diện tích lúa xuân muộn đã tăng lên 83,7% và cho năng suất vừa ổn địnhhơn vừa cao hơn năng suất lúa đông xuân (Bảng 14).

Bảng 14: Sự thay đổi diện tích gieo trồng các trà lúa và năng suất ở ĐBSH trong10 năm gần đây

STT TỉnhĐông xuân (xuân sớm) Xuân muộn Thay đổi (+)/ (-)% diện

tíchNăng suất(tấn/ha)

% diệntích

Năng suất(tấn/ha)

% diệntích

Năng suất(tấn/ha)

1 Ninh Bình 5,60 5,02 94,40 6,23 88,80 1,212 Nam Định 1,00 6,09 99,00 7,02 98,00 0,933 Vĩnh Phúc 16,50 4,72 83,40 5,64 66,90 0,924 Hà Nội 6,20 4,82 70,80 5,63 64,60 0,815 Hà Nam 0,10 5,19 95,80 5,86 95,70 0,676 Hà Tây cũ 2,60 5,74 95,10 6,08 92,50 0,347 Bắc Ninh 3,00 5,81 90,20 6,00 87,20 0,198 Hải Dương 37,90 6,45 61,60 6,64 23,70 0,199 Hải Phòng 31,40 6,01 62,80 6,12 31,40 0,11

10 Hưng Yên 6,70 6,47 94,30 6,45 87,60 -0,0211 Thái Bình 26,70 7,04 73,30 6,87 46,60 -0,17

Trung bình 12,52 5,76 83,70 6,23 71,18 0,471Nguồn: Lê Hưng Quốc, 2009 và theo ước tính của các Sở NN&PTNT

(iii)Thay đổi thời vụSự phân bố mưa tại ĐBSH thường cao nhất vào các tháng 7 đến đầ u tháng 9

trong khi thời gian thu hoạch của lúa mùa là từ sau 20 tháng 9. Các kết quả quan trắccho thấy tần suất xuất hiện các trận mưa cực lớn (cả về lượng và cường độ) ngày mộttăng và xuất hiện muộn dần đến thời điểm thu hoạch lúa mùa, điều này có thể gây thiệthại nặng nề cho mùa vụ như các trận mưa lịch sử năm 2004, 2007 và 2008. Chính vìnguyên nhân đó mà lịch sản xuất mùa vụ cũng phải thay đổi dần để thích ứng với điềukiện thời tiết khí hậu, giảm thiểu thiệt hại do mưa, lũ lụt gây ra. Cụ thể tại nh iều nơithời gian cấy lúa mùa được tiến hành sớm hơn so với kế hoạch cũ (từ sau 20 tháng 6).Việc dịch chuyển lịch canh tác này đảm bảo được 2 mục tiêu: thứ nhất là lúa mùa cóthể được thu hoạch sớm hơn, trước khi các đợt mưa lớn có thể xuất hiện, tránh đượcmất mùa; thứ hai lúa mùa thu hoạch sớm, đất đai sẽ được giải phóng sớm phục vụ cho

Page 38: báo cáo cuối cùng phân tích tác động của biến đổi khí hậu đến nông ...

Báo cáo cuối cùng

38

triển khai vụ đông như ngô đông, đậu tương đông, đặc biệt là đậu tương đông khi thờigian gieo càng sớm thì càng cho năng suất cao hơn. Cho đến nay, tại một số địaphương, đậu tương đông đã trở thành mùa vụ quan trong trong cơ cấu cây trồng.

(iv)Dịch chuyển các loại cửa cống lấy nướcDo tác động của BĐKH, mực nước biển dâng lên tăng cùng lúc với cạn kiệt

nguồn nước sông do khả năng giữ nước giảm. Nước mặn ngày càng xâm nhậ p và đisâu vào trong đất liền dọc theo các cửa sông, hiện tượng này rất phổ biến ở các vùngđồng bằng ven biển vào mùa khô, mực nước trong lòng sông xuống thấp, không đủ áplực đẩy nước triều, do vậy nước biển sẽ đi sâu vào trong đất liền theo các hệ thốn g cửasông. Nếu các hệ thống cống lấy nước phục vụ tưới không đóng lại thì nước mặn sẽ đivào đồng ruộng, gây mặn hóa và thoái hóa đất. Đương nhiên vào thời điểm này việclấy nước tưới ở các sông tại nơi đang bị nước biển xâm nhập là không thể tiến hànhđược. Để đảm bảo nước tưới cho các vùng nằm trong dải nhiễm mặn thì hệ thống thủynông phải thay đổi bằng cách lấy nước ngọt ở phía thượng lưu của dòng sông và nhảnước ngọt theo hệ thống kênh mương nội đồng xuống vùng hạ lưu. Để thích ứng đượcvấn đề này việc đầu tiên là phải tăng cường các cống lấy nước ngọt t ại dải thượng lưudòng sông đồng thời cải tạo lại hệ thống thủy nông nội đồng để đảm bảo nước tưới kịpthời cho các đất canh tác ở vùng hạ nguồn và cửa sông. Kinh nghiệm này đang đượctriển khai rất phổ biến ở Giao Thủy, Nam Định và Nga Sơn Thanh Hóa.

(v) Tăng cơ cấu các giống chịu mặn

Trước đây, nông dân đã có cả một tập đoàn các loại giống chịu mặn để cấy tạinhững vùng chưa được ngọt hóa như Chiêm Bầu, Tép v.v… tuy nhiên các giống địaphương có nhiều nhược điểm như cao cây, dễ đổ, năng suất thấp và thời gian sinhtrưởng dài. Qua một quá trình dài sản xuất với các loại giống lúa lai chúng ta đã khẳngđịnh được ưu thế vượt trội của giống lúa này là thích hợp tốt với những vùng đất cóvấn đề trũng hẩu như những vùng đất nhiễm mặn, phèn và ngập nước sâu hơn bìnhthường bởi chúng có hệ thống rễ khỏe, thân cứng và khả năng hút dinh dưỡng mạnh.Lúa lai được giới thiệu vào sản xuất tại nước ta vào vụ mùa năm 1991, sau đó chúngđược trồng rộng rãi tại 36 tỉnh ở tất cả các vùng. Diện tích lúa lai đã tăng từ 100ha năm1991 lên 187.700 ha năm 1997 và 527.104 ha năm 2004. Tốc độ tăng trung bình nămcủa diện tích lúa lai là 38.9% (DCP, 2005). Các số liệu thống kê cho thấy năng suất lúalai thường cao hơn so với lúa t hường 20% (Nguyễn Văn Hoan, 2005). Kết quả khảosát của nhóm nghiên cứu Viện Môi trường Nông nghiệp cũng cho thấy lúa lai rất thíchhợp và được nông dân đánh giá cao tại các vùng ven biển và có khả năng chịu mặnkhá. Kết luận này cũng thống nhất với kết luận của Cục Trồng Trọt, Bộ NN&PTNT(2005). Bởi vậy, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã thay đổi chiến lược phát triển lúa lai từchỗ tập trung phát triển lúa lai trên toàn bộ miền Bắc Việt Nam bằng việc triển khaiphát triển chúng trên các vùng ven biển trong đó có cả Bắc Trung Bộ và Nam TrungBộ.

3.4.1.3. Vùng Duyên hải Trung Bộ- Biện pháp canh tác trên đất cátĐặc trưng của vùng này là nhiều đất cát ven biển, đất cát có hàm lượng chất

hữu cơ và chất dinh dưỡng cây trồng thấp. Mặt khác vùng này lại thường xuyên c ónhững trận hạn vào đầu vụ xuân và vụ mùa gây giảm năng suất cây trồng, nhất là cácloại cây màu. Để khắc phục tình trạng này theo Đoàn Thị Thanh Nhàn (2006) nếutrồng xen lạc, đậu tương với mía trong điều kiện có che phủ nilon cho lạc, đậu tương

Page 39: báo cáo cuối cùng phân tích tác động của biến đổi khí hậu đến nông ...

Báo cáo cuối cùng

39

có tỷ lệ mọc mầm cao, thời gian mọc nhanh, mọc đều và có ảnh hưởng gián tiếp làmtăng tỷ lệ mọc mầm và rút ngắn thời gian mọc mầm của mía. Năng suất của lạc, đậutương cũng được nâng cao đến 1,27 tấn/ha, năng suất mía cũng có xu thế tăng cao đến100 tấn/ha. Kỹ thuật này cũng góp phần tăng cường sử dụng có hiệu quả nguồn đất,giảm thiệt hại do hạn hán cuối vụ, lợi dụng được những ưu thế dinh dưỡng của từngcây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Nghiên cứu về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích ứng với quá t rình chịuhạn trên đất cát vùng bán sơn địa của tỉnh Thừa Thiên Huế ; Trần Tiến Hùng (1997)cho rằng việc đưa cây lạc và đậu xanh vào thay dần cây lúa trên vùng bán sơn địa củaThừa thiên huế là cần thiết. Đồng thời lịch thời vụ thích ứng với các thiệt hại do úngđầu vụ và lụt tiểu mãn là gieo trồng vào vụ đông xuân. Tuy nhiên để an toàn cho vụnày thì cần phải sử dụng giống liền vụ và xử lý thúc mầm trước khi gieo. Trên vùngđất cát việc tìm ra hệ thống cây trồng thích hợp cũng rất nan giải. Trần Xuân Lạc(1997) cũng khuyến cáo rằng các công thức luân canh nên có cả cây lạc vì chúng chohiệu quả kinh tế cao. Với hệ thống nông lâm kết hợp thì công thức xen phi lao và câymàu thì cây trồng sinh trưởng tốt, biến động về độ ẩm và nhiệt độ trong rừng phi lao làthấp nhất. Tuy nhiên hệ nông lâm kết hợp cây keo lá chàm sẽ có tích lũy carbon caonhất. Một số biện pháp mà người dân đang thực hiên phổ biến để thích ứng ngay vớinhững tác động bất lợi của BĐKH như:

(i) Tìm nguồn nước tưới mớiKinh nghiệm này đang được áp dụng tại Thanh Hóa khi sự xâm nhập mặn xảy ra

mạnh mẽ, nước biển có lúc tiến sâu vào đất liền tới 50km dọc theo đường cửa sông.Chính vì vậy vào mùa khô thì hầu hết nước sông tại vùng cửa sông bị nhiễm mặn vớinồng độ muối cao hơn ngưỡng cho phép mà trư ớc kia người dân trong vùng thường tướitrực tiếp nguồn nước tại đây. Trong khi nước ngọt tại vùng bị thiếu do nước mặn xâmlấn thì nước ngọt ở dòng sông chính của vùng vẫn còn tốt do áp lực nước thượng nguồncao, đủ để đẩy nước mặn ra ngoài cửa sông. Một phương án tìm kiếm nước ngọt đãđược triển khai để bơm nước ngọt từ sông chính sang sông nhỏ đã bị nhiễm mặn đồngthời đóng cống cửa sông của sông này để nước ngọt dâng lên phục vụ tưới cho lúa xuân .

(ii) Thay đổi cơ cấu luân canh cây trồng

Thay đổi cơ cấ u luân canh cây trồng cũng đang được áp dụng tại các vùngkhông có nước tưới hoặc không đủ tưới cho lúa ở Thanh Hóa. Diện tích cấy lúa xuânđược chuyển sang trồng các loại cây màu như ngô xuân, lạc, đậu tương và các loại raumàu khác có nhu cầu nước ít hơn lúa nhưng lại có thu nhập tốt hơn trồng lúa. Tuynhiên kinh nghiệm này thường chỉ được áp dụng cho một số vùng nhất định, nhữngnơi có địa hình vàn cao, không bị ngập với thành phần cơ giới nhẹ.

3.4.1.4. Vùng Đông Nam Bộ- Biện pháp canh tác trên đất bán khô hạnĐông Nam Bộ có một diện tích rất lớn đất có yếu tố hạn chế là vùng bán khô

hạn Ninh Thuận, Bình Thuận do có điều kiện thời tiết khắc nghiệt lượng bốc hơi lớnhơn lượng mưa, điều kiện đất đai có nhiều cát nghèo hữu cơ và các chất dinh dưỡngcây trồng. Vì vậy để canh tác cây trồng có năng suất cao cần rất nhiều sự đầu tư. Mộtsố điều tra của Lê Công Nông , 2000 cho thấy các hệ thống mía có tưới là đạt hiệu quảcao nhất (tổng thu/tổng chi=2,49), tiếp đến là dưa lấy hạt (tổng thu/tổng chi=2,17) vàkhoai lang (tổng thu /tổng chi=2,03). Đặc biệt với cây mía, nếu bón lá mía già vào gốc

Page 40: báo cáo cuối cùng phân tích tác động của biến đổi khí hậu đến nông ...

Báo cáo cuối cùng

40

trong giai đoạn 150-210 ngày tuổi thì có tác dụng làm ruộng mía thông thoáng, giảmlượng sâu đục thân gây hại, lá mía phủ rãnh và luống mía còn làm giảm xói mòn đất,rửa trôi dinh dưỡng. Ngoài ra, còn các biện pháp thích ứng đang được người dân thựchiện rộng rãi trong thực tế như:

(i) Chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản

Kinh nghiệm này được phổ biến nhiều ở Đ NB và ĐBSCL, tuy nhiên nó cũngđược áp dụng cho hầu hết các vùng ven biển khi nước biển dâng cao, đất và nước tướibị nhiễm mặn, hiệu quả kinh tế của trồng lúa và cói rất thấp do vậy nông dân đã lựachọn sang nuôi trồng thủy sản. Năng suất cói ở những vùng này bị suy giảm từ 50 -70%, nông dân đã xây dựng các ao thả cá ngay tại đồng ruộng của mình để nuôi cá vàtôm. Thu nhập từ hệ thống canh tác mới thường cao hơn so với cơ cấu cũ (NguyễnVăn Hoan, 2005). Tuy nhiên, mô hình canh tác này cũng chỉ được áp dụng trên một sốvùng nhất định có đ iều kiện phù hợp thuận lợi cho việc chuyển đổi sang nuôi trồngthủy sản.

(ii) Chuyển lúa sang vườn cây ăn quảKinh nghiệm chuyển đổi lúa sang vườn cây ăn quả được áp dụng phổ biến rải

rác ở khắp nơi trên cả nước từ khi có phong trào dồn điền đổi thửa, rất nhiều trang trạiđược hình thành với mô hình vườn – ao – chuồng - ruộng (VACR) tại vùng trũng,năng suất lúa thấp và bấp bênh do thường xuyên bị ngập và tiềm năng năng suất thấp.Tại vùng ĐNB và ĐBSCL thì những mô hình chuyển đổi này rất phổ biến và đã hìnhthành miệt vườn xoài, cam và các loại hoa quả có giá trị khác. Miệt vườn có thể hìnhthành do san lấp đất từ bên ngoài nhưng cũng có thể được thiết kế bằng phương phápđào rãnh lên líp kết hợp cả trồng cây ăn quả và nuôi cá.

3.4.1.5. Vùng Tây nguyên – Canh tác trên cao nguyênNghiên cứu cân bằng dinh dưỡng của Phạm Quang Hà và cs (2005) cho cây cà

phê ở Tây Nguyên cho thấy để đảm bảo cho cà phê có năng suất cao và ổn định khoảng4 tấn/ha và đất không bị thoái hóa thì lượng phân khoáng cần bón trên 1 ha là 220 -230kgN, 75-80 kh P2O5, 230-240 kg K2O, 5 tấn phân chuồng, 60-70 kg Ca và 30-40 kg Mg.Giữ ẩm cho đất cà phê tại Tây Nguyên có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảosinh trưởng và năng suất ổn định của cà phê, tăng cường chất hữu cơ cho đất (Võ ĐìnhQuang, 1999). Đó là việc sử dụng các loại cây như cỏ vertiver làm hàng rào chắn xóimòn, giữ đất và nước lại vườn cà phê còn đậu mucuna t hì dùng để thu hoạch sinh khốiủ vào gốc vừa tăng cường hữu cơ, đạm vừa giữ ẩm cho cây, bảo vệ bề mặt đất khôngbị nước mưa công phá và cu ốn trôi.

3.4.1.6. Đồng bằng sông Cửu Long - Canh tác trên vùng đất ngập nướcTại các tỉnh phía nam vì có chế độ nhiệt và ánh sáng quanh năm ổn định và

thuận lợi cho sự sinh trưởng phát triển của lúa nên người dân có thể trồng cấy quanhnăm không phân biệt mùa vụ, không có quy hoạch về mặt không gian và thời gian, tạora các cánh đồng xôi đỗ và xen kẽ giữa các loại cây trồng, các lứa cây trồng khác nhau.Đây là điều kiện lý tưởng cho sự duy trì và lan truyền các loại dịch bệnh và sâu hại từnhững ruộng đã thu hoạch sang những ruộng còn non. Mặt khác mùa vụ hỗn hợp nàycũng khó khăn cho việc quản lý ngập lụt vào mùa mưa kể từ khi nước biển dân g lên vàdiện tích ngập lụt ngày càng nhiều. Một ví dụ tiêu biểu là đại dịch rầy nâu trong những

Page 41: báo cáo cuối cùng phân tích tác động của biến đổi khí hậu đến nông ...

Báo cáo cuối cùng

41

năm trước đây đã phá hoại một diện tích rất lớn lúa của đồng bằng sông Cửu Long. Dovậy, vùng ĐBSCL tìm các giải pháp thích ứng cụ thể như sau:

(i) Thời vụ hóa các công thức luân canhCông thức luân canh mới được hình thành từ khoảng năm 2004 với công thức

chính là: Lúa đông xuân (tháng 11-tháng 2)-lúa mùa sớm (tháng 3-tháng 5)-lúa mùatrung (tháng 6-tháng 8) – lúa mùa muộn (tháng 9 – tháng 11). Đây là công thức luâncanh lý tưởng cho cả vùng, tuy nhiên công thức luân canh phổ biến hiện nay là 3 vụlúa bởi vì từ giữa tháng 9 mùa mưa bắt đầu kèm theo nước biển dâng và lũ từ đầunguồn sông Cửu Long kéo về. Công thức luân canh mới có tác dụng rất lớn trong việcngăn chặn được sự lan truyền và kế thừa sâu bệnh, góp phần ổn định năng suất và sảnlượng lúa của vùng. Tuy nhiên phụ thuộc vào độ thích nghi cây trồng mà người nôngdân có thể bố trí các công thức luân canh với thu nhập khác nhau, ví dụ có thể thay thế1 hoặc 2 vụ lúa bằng các loại cây trồng khác như dưa hấu, đậu tương, lạc với thu nhậpcao hơn trồng lúa.

(ii) Mô hình lúa - cáMô hình này ngày càng được áp dụng phổ biến ở vùng Đông Nam Bộ và đồng

bằng sông Cửu Long. Tại các vùng này vào mùa mưa, mực nước biển lại dâng cao, kếthợp lũ thượng nguồn, diện tích ngập lụt ngày càng tăng, khả năng canh tác bị hạn hẹp,năng suất bấp bênh. Từ công thức luân canh cũ là 3 vụ lúa, ngày nay người nông dânmạnh dạn chuyển vụ lúa 3 sang nuôi cá ngay trên đồng ruộng của mình bằng cáchdùng lưới quây xung quanh ruộng. Cá có thể được thu hoạch vào cuối mùa mưa, khinước rút xuống và đất lại được sử dụng cho việc trồng lúa. Vụ cá này có thể có thunhập cao hơn so với vụ lúa 3.

3.4.2. Đánh giá hiệu quả một số biện pháp thích ứng với BĐKH4.4.2.1. Chuyển dịch lúa đông xuân năng suất thấp sang và rủi ro cao sang

lúa xuân muộn năng suất cao tại Đồng bằng sông Hồng:Trước năm 1990, do sử dụng các giống cây trồng địa phương có thời gian sinh

trưởng dài do vậy nông dân thường gieo sớm. Khi các giống lúa mới năng suất cao,ngắn ngày như Q5, Khang Dân, lúa lai như Bội tạp Sơn Thanh, Nhi Ưu, các giống lúathuần chất lượng cao (Bắc Thơm, HT, LT, N48, N46), các giống có năng suất cao13/2, VN 10, DT 10, NN8, Xi 12, CR 203. Chuyển đổi từ vụ lúa đông xuân sang xuânmuộn là điều kiện thuận lợi nhất để áp dụng các giống cây trồng ngắn ngày có năngsuất cao và tránh được thời gian rét hại vào đầu mùa đông. Kết quả cho thấy năng suấtlúa trung bình vụ xuân muộn tại vùng Đồng bằng sông Hồng đã tăng 0,471 tấn/ha sovới vụ lúa đông xuân (Bảng 15). Các tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Vĩnh Phúc và Hà Nộicó năng suất lúa vụ xuân muộn tăng cao nhất so với toàn vùng.

Cho đến thời điểm hiện tại, hầu hết diện tích lúa đông xuân đã được chuyểnsang gieo trồng vào vụ xuân muộn. Diệnt ích lúa đông xuân chỉ còn chiếm 12,52%,diện tích lúa xuân muộn đã tăng lên 83,7% tại 11 tỉnh thuộc vù ng Đồng bằng sôngHồng. Đây có thể coi là biện pháp thích ứng với BĐKH mang lại hiệu quả cao tại vùngĐồng bằng sông Hồng nhằm tránh các điều kiện thời thiết khắc nghiệt vào mùa đông .Do chuyển đổi sang vụ xuân muôn, sản lượng lúa vùng Đồng bằng sông Hồng tăng lên1,19 triệu tấn, tương đương 4.542,8 tỷ đồng trong giai đoạn 2005 -2006. Dựa vào giálúa hiện tại, khi chuyển sang vụ lúa xuân muôn nông dân không những tránh được

Page 42: báo cáo cuối cùng phân tích tác động của biến đổi khí hậu đến nông ...

Báo cáo cuối cùng

42

điều kiện thời tiết bất thuận mà còn có được doanh thu cao hơn 1,559 triệu đồng/ha sovới cơ cấu mùa vụ cũ.Bảng 15. Ước tính sản lượng và doanh thu tăng thêm do chuyển dịch cơ cấu mùa vụ tại

ĐBSH, giai đoạn 2005-2008

Tỉnh

Tổngdiện tíchcanh tác

lúa(05-08)

(1000ha)

Ước tínhdiện lúa

xuân muộn(1000 ha)

Năng xuấttăng thêm(tấn/ha)

Tổng sảnlượng tăng

thêm(1000 tấn)

Giálúa

(tr.đ/tấn)

Doanhthu tăngthêm (tỷ

đồng)

Giá trịtăngthêm

(tr. đô laMỹ)

Ninh Bình 319,5 199,05 1,21 240,85 3,8 915,23 51,42Nam Định 628,4 441,14 0,93 410,26 3,8 1558,98 87,58Vĩnh Phúc 264,8 149,35 0,92 137,40 3,8 522,12 29,33Hà Nội 339,0 190,86 0,81 154,59 3,8 587,46 33,00Hà Nam 284,0 166,42 0,67 111,50 3,8 423,72 23,80Hà Tây 476,3 289,59 0,34 98,46 3,8 374,15 21,02Bắc Ninh 313,8 188,28 0,19 35,77 3,8 135,94 7,64Hải Dương 519,7 345,08 0,19 65,57 3,8 249,15 14,00Hải Phòng 343,9 210,47 0,11 23,15 3,8 87,98 4,94Hưng Yên 326,2 210,40 -0,02 -4,21 3,8 -15,99 -0,90Thái Bình 666,6 457,95 -0,17 -77,85 3,8 -295,84 -16,62

Tổng 4.482,20 2.848,58 0.42 1.195,49 3,8 4.542,88 255,22Nguồn: Được tính toán dựa trên số liệu của GSO, 2008 và Lê Hưng Quốc, 2009

3.4.2.2. Mô hình lúa tôm cho thu nhập cao tại Đồng bằng sông Cửu LongĐồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lúa lớn nhất nước ta. Tổng diện

tích đất lúa là 2,977 triệu ha (chiếm 74,98% diện tích đất tự nhiên và 31,73% diện tíchđất nông nghiệp toàn quốc). Tuy nhiên, do đây là vùng canh tác lúa nước phụ thuộcnước trời, các giống lúa địa phương mới là các giống có khả năng chống chịu với ngậplụt tốt vào mùa mưa. Sau một thời gian dài canh tác, các giống địa phương đã bị suythoái. Hơn nữa, do những tác động của BĐKH, nhiều diện tích đất vùng ĐBSCL bịngập sâu và kéo dài. Để thích ứng với điều kiện ngập lụt, chính quyền và nông dân tạimột số tỉnh vùng ĐBSCL đã chuyển đổi diện tích gieo trồng từ hai vụ lúa bấp bênhsang sản xuất một vụ lúa chắc ăn và một vụ tôm có năng suất cao.

Mô hình lúa tôm được cho là mô hình tự thích ứng đem lại hiệu quả kinh tế caocho vùng ngập lụt tại một số tỉnh vùng ĐBSCL và diện tích dành cho lúa tôm ngàycàng được mở rộng nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao và thích ứng với điều kiện khíhậu tại vùng. Tại Kiên Giang, năm 2003, diện tích nuôi tôm từ diện tích lúa mới chỉ có20.000 ha đã tăng lên 60.000 ha năm 2008; Cà Mau tăng từ 15.000 ha lên 25,000 ha;Bạc Liêu: 10,000 ha lên 21,000 ha. Tổng diện tích lúa tôm tại vùng ĐBSCL đã tănglên trên 120.000 ha. Theo tính toán, mỗi héc-ta chuyển đổi từ 2 vụ lúa bấp bênh sangmột vụ lúa chắc ăn và một vụ tôm nông dân tăng thêm được 27,5 triệu đồng. Thu nhậptừ chuyển đổi lúa tôm tư ơng đương 3,300 tỷ đồng năm tại vùng ĐBSCL.

Chuyển đổi diện tích từ hai vụ lúa bấp bênh sang một vụ lúa chắc ăn và một vụtôm có thu nhập cao không những là giải pháp ứng phó và thích ứng tốt với BĐKH màcòn mang lại thu nhập cao hơn cho nông dân vùng ĐBSCL.

Page 43: báo cáo cuối cùng phân tích tác động của biến đổi khí hậu đến nông ...

Báo cáo cuối cùng

43

3.4.2.3. Hiệu quả chuyển đổi cây trồng chịu hạn cho vùng bán khô hạn tạiDuyên hải miền Trung

Vùng Duyên hải Trung bộ được đánh giá là vùng khó khăn nhất tại Việt Namvới lương mưa hàng năm trung bình dưới 1000mm. Do lượng mưa suy giảm mạnh,một số tỉnh tại vùng như Ninh Thuận, Bình Thuận được đánh giá là vùng bán khô hạnduy nhất tại nước ta. Do lượng mưa ít, thập trí có năm không mưa như 2003, nhiềudiện tích canh tác lúa nước nhờ nước trời đã phải chuyển sang trồng các cây trồng cókhả năng chịu hạn cao hơn. Kết quả Hình 11 cho thấy, diện tích cây trồng có nhu cầunước cao như lúa đã giảm mạnh từ 450 ngàn héc-ta năm 1995 xuống còn dưới 350ngàn héc-ta năm 2008, trong khi đó diện tích các cây trồng chịu hạn và nhu cầu nước íthơn như sắn, ngô lại có xu hướng tăng mạnh trong vòng 15 năm trở lại đây.

Hình 11. Diện tích cây trồng cạn ngày càng tăng tại vùng DHNTB, 1995-2008Bảng 16. Sản lượng và doanh thu tăng thêm do chuyển đổi sang cây trồng cạn, 1995-

2008

NămTăng sản lượng các cây trồng

(1000 tấn) Tăng doanh thu (tỷ đồng)

Lúa Lạc Sắn Ngô Lúa Lạc Sắn Ngô1995 - - - - - - - -1996 10,2 -1,7 71,70 45,81 38,58 -19,55 136,23 187,841997 149,6 11,6 13,60 43,36 568,30 133,40 25,84 177,791998 -79,9 22,9 -119,80 -1,44 -303,43 263,35 -227,62 -5,881999 161,0 -8,7 10,50 50,30 611,75 -100,05 19,95 206,242000 14,5 10,9 67,80 44,10 55,15 125,35 128,82 180,822001 12,9 7,1 130,30 64,25 48,93 81,65 247,57 263,422002 44,4 16,4 215,50 46,75 168,62 188,60 409,45 191,692003 12,8 -0,2 321,40 134,63 48,59 -2,30 610,66 551,972004 25,5 21,6 253,70 170,82 96,77 248,40 482,03 700,372005 -125,1 2,2 289,10 31,38 -475,55 25,30 549,29 128,672006 113,3 -1,2 311,70 22,67 430,69 -13,80 592,23 92,942007 -67,9 19,2 192,30 -6,45 -257,98 220,80 365,37 -26,452008 54,5 0,2 448,40 28,75 207,18 2,30 851,96 117,86

Tổng tăng 325,7 100,3 2.206,2 674,9 1,237,6 1,153,5 4,191,8 2,767,3Tăng TB/năm +25,05 +7,71 +169,71 +51,91 +95,21 +88,73 +322,24 +212,86

Nguồn: Dựa vào nguồn GSO, 1995-2008, Trần Văn Thể, 2009, năm 1995 là năm gốc

Page 44: báo cáo cuối cùng phân tích tác động của biến đổi khí hậu đến nông ...

Báo cáo cuối cùng

44

Kết quả chuyển đổi sang cây trồng cạn đã góp phần làm tăng sản lượng lạc(100,3 ngàn tấn (25,05 ngàn tấn/năm); 2,206 ngàn tấn sắn (169,71 ngàn tấn/năm),674,9 ngàn tấn ngô (51,91 ngàn tấn/năm) trong giai đoạn 1995-2008. Điều đáng chú ýlà mặc dù diện tích lúa giảm nhưng sản lượng lúa vẫn tăng. Kết quả này cho thấyvùng DHMT đã chuyển dịch diện tích không có nước sang trồng cây trồng cạn và tíchcực đầu tư thâm canh, chuyển đổi cơ cấu giống lúa nhằm mang lại hiệu quả cao hơn,góp phần tích cực vào việc thích ứng với BĐKH.

3.4.2.4. Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu mùa vụ trên đất dốc tại vùng miền caoNước ta với trên ¾ diện tích đất đai là đồi núi, việc lựa chọn các mô hình canh

tác phù hợp với đất tại vùng núi trong điều kiện khí hậu thay đổi là hết sức cần thiếtbởi lẽ hầu hết nông dân tại vùng này thường có trình độ thấp, đi lại khó khăn, xa trungtâm,…. Các mô hình dưới đây được đánh giá tổng hợp dưới đây vừa mang lại hiệu quảkinh tế cao và thích ứng với BĐKH tại vùng miền núi:

(i) Đối với vùng thung lũng miền núi:Mặc dù, vùng đất thung lũng miền núi là vùng đất thấp ven các sườn đối nhưng

canh tác lúa nước vẫn nhờ nước trời là chủ yếu. Mùa mưa nhiều nước có thể khôngcanh tác được trong khi mùa khô lại thiếu nước. Để thích ứng với vùng đất này, nôngdân vùng núi Bắc Giang và Sơn La đã tìm ra giải pháp tích lũy nước vừa để ca nh táclúa nước và vừa để thả cá nhằm cung cấp thực phẩm tại chỗ.

Bảng 17. Hiệu quả chuyển đổi hệ thống canh tác đất trũng tại Bắc Giang trước và sau2004

Cơ cấu sản xuất Đơn vịtính

Tổng doanhthu (tr.đ/ha)

Tổng chi phí(tr.đ/ha)

Thu nhập(tr.đ/ha)

Cơ cấu sản xuất cũ (trước 2004)Lúa xuân- Lúa mùa (C1) Tr.đ 22,76 8,99 13,78Một vụ lúa xuân (C2) Tr.đ 12,22 4,49 7,74Cơ cấu sản xuất mới (sau 2004)Lúa xuân- Nuôi cá (I1) Tr.đ 96,22 30,39 65,83Nuôi cá (I2) Tr.đ 75,60 5,60 70,00So sánh

I1/C1 Lần 4,2 3,4 4,8I1/C2 Lần 7,9 6,8 8,5I2/C1 Lần 3,3 0,6 5,1I2/C2 Lần 6,2 1,2 9,0

Nguồn: Tính toán dựa vào nguồn của Sở NN và PTNT Bắc Giang, 2005

Kết quả Bảng 17 cho thấy, chỉ bằng việc thay đổi cơ cấu sản xuất, dự trữ nướccho các thời vụ canh tác tiếp theo, nông dân vừa có được vụ lúa năng suất cao và cóđược vụ nuôi cá có giá trị kinh tế cao hơn. Cụ thể, nông dân có thể đạt được thu nhậptăng gấp 8,5 lần nếu chuyển từ 1 vụ lúa sang canh tác 1 vụ cá và một vụ lúa, hoặc 9 lầnnếu chuyển từ diện tích một vụ lúa sang nuôi cá hoàn toàn. Như vậy, ngoài khả năngcó thu nhập cao hơn, nông dân còn có khả năng bảo vệ đất vùng trũ ng tốt hơn cho cácvụ tiếp theo bằng cachs giữ nước và né tránh được các tác động tiêu cực của BĐKHnhư ngập lụt vào mùa mưa và hạn hán vào mùa khô.

Page 45: báo cáo cuối cùng phân tích tác động của biến đổi khí hậu đến nông ...

Báo cáo cuối cùng

45

(ii) Đối với vùng đất vàn cao:Diện tích đất vàn cao ở vùng miền núi phía bắc chiếm tỷ lệ lớn. Trước đây, khi

điều kiện khí hậu ôn hòa, dinh dương đất còn đảm bảo, nông dân thương canh tác lúanương để có sản phẩm phục vụ cho tiêu dùng gia đình. Tuy nhiên, khi điều kiện khíhậu khắc nghiệt hơn, các giống cây trồng chống chịu tốt với vùng đất này ngày càngthoái hóa. Nông dân nhiều tỉnh miền núi phía Bắc đã chuyển đổi từ vụ lúa có yêu cầunước cao sang các cây trồng hịu hạn tốt như lạc, đậu tương, dưa hấu hay chuyển cáccây trồng giống cũ sang giống cải tiến.

Kết quả Bảng 18 cho thấy nhờ có chuyển dịch cây trồng, nông dân vùng núiBắc Giang có thu nhập cao hơn 3,36 lần so với cơ cấ cây trồng c ũ khi đưa thêm câydưa hấu vào trong cơ cấu; hoặc 1,22 lần khi đưa thêm cây vụ 4 vào trong cơ cấu. Tuynhiên, biện pháp này không chỉ dừng lại ở việc tạo ra nhiều thu nhập hơn cho nôngdân mà còn có tác dụng làm giảm nguy cơ nhiễm bệnh và giữ nước cho diện tích canhtác tại vùng vàn cao này.

Bảng 18. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng/mùa vụ tại vùng núi Bắc Giang trước và sau2004

Loạihình Cơ cấu mùa vụ Doanh thu

(tr.đ/ha)Chi phí

(Tr.đ/ha)Thu nhập(tr.đ/ha)

So sánh(lần)

CũLúa xuân- Đậu tươnghè- Lúa mùa muộn-Khoai tây đông

46,94 19,27 27,67 -

MớiLúa xuân- Đậu tươnghè – Lạc thu-Khoaitây

53,89 20,05 33,84 1,22

CũLúa xuân (thuần) – Lúamùa (thuần)-Khoai tâyđông

36,53 14,77 21,76 -

MớiLúa xuân (thuần)-Lúa mùa (lai)-Khoaitây

57,43 18,16 39,27 1,80

Cũ Lúa xuân – Lúa mùa –ngô đông 37,34 15,65 21,69 -

Mới Dưa hấu-Lúa mùa-Dưa hấu 103,06 30,10 72,96 3,36

Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang, 2005

(iv) Đối với vùng đất dốc:Ở vùng miền núi phía Bắc, cao nguyên, canh tác nông nghiệp đất dốc chiếm

chủ yếu. Đối với vùng đất dốc, nông dân đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đặcbiệt à trồng xen nhằm tăng độ phì của đất, tăng hệ số sử dụng đất và thông qua đó tăngthu nhập. Nhiều vùng đất như Yên Châu, Sơn La, Phú Thọ, Lào Cai, nông dân đã ápdụng biện pháp trồng xen cây sắn với các cây họ đậu (lạc) nhằm tăng hiệu quả sử dụngđất.

Kết quả Bảng 20 cho thấy với mô hình trồng xen lạc với sắn, nông dân huyệnYên Châu- Sơn La có thể tăng thu nhập lên 4,06 lần so với trồng sắn thông thường.Trồng xen ngoài lợi ích kinh tế còn đem lại lich ích lớn về môi trường. Trong thời gianđầu trồng sắn, khi cây chưa phát triể, đất trồng sắn không có cây che phù làm cho đất

Page 46: báo cáo cuối cùng phân tích tác động của biến đổi khí hậu đến nông ...

Báo cáo cuối cùng

46

dễ bị rửa trôi khi có mưa rào và làm phát sinh cỏ dại. Trồng xen lạc với sắn có tácdụng che phủ bề mặt đất, giữ nước và bổ sung dinh dưỡng cho đất sau khi thu hoạchlạc.

Bảng 19. Hiệu quả xen canh sắn và lạc tại Sơn La, 2007

Loại hình Cơ cấu mùa vụDoanh thu(Tr.đ/ha)

Chi phí(Tr.đ/ha)

Thu nhập(Tr.đ/ha)

Cũ Độc canh cây sắn 8,45 2,80 5,65

Mới Xen sắn với lạc 37,69 14,77 22,92

So sánh Mới/cũ 4,46 5,28 4,06Nguồn: Dự án Uplands/ VAAS-Hoheinhem, 20063.4.3. Đề xuất các biện pháp thích ứng cho các loại đất và vùng sinh thái

khác nhau:3.4.3.1. Biện pháp thích ứng tổng thểBiện pháp thích ứng tổng mang tính chiến lược và cần được thực hiện bởi

nganh Nông nghiệp và PTNT. Dựa vào kết quả nghiên cứu, đánh giá, nhóm nghiêncứu để xuất biện pháp thích ứng tổng thể với BĐKH, cụ thể như sau:

o Dựa vào kết quả đánh giá thực trạng và dự báo ảnh hưởng của BĐKH đối với cácvùng, tiểu vùng và trên phạm vi toàn quốc, ngành nông nghiệp cần phải xây dựngkế hoạch phát triển kinh tế nông nghiệp toàn diện các lĩnh vực thuộc phạm vi quảnlý của ngành;

o Cần có các đánh giá toàn diện hơn về tính thích nghi, dự báo đầy đủ hơn suy giảmtiềm năng năng suất cây trồng theo các kịch bản BĐKH để từ đó xây dựng kế hoạchvà quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp cho phù hợp, có tầm nhìn dài hơn, đặc biệtlà quy hoạch các vùng trồng cây lương thực đảm bảo an ninh lương thực cho toànquốc. Cụ thể, dựa vào nhu cầu về an ninh lương thực, Bộ Nông nghiệp và PTNT đãcó chiến lược phát triển sản xuất lúa gạo đến năm 2020. Tuy nhiên, trong điểu kiệnBĐKH, diện tích đất trồng lúa có thể bị thu hẹp nhanh, do vậy, trong các quy hoạchcần lồng ghép vấn đề BĐKH trong các quy hoạch.

o Dưới sự tác động của BĐKH và nước biển dâng thì một diện tích rất lớn đất venbiển và các vùng thấp thuộc ĐBSH, duyên hải BTB, NTB, ĐNB và ĐBSCL sẽ bịngập sâu không còn khả năng canh tác. Diện tích đất này chỉ còn một lựa chọn lànuôi trồng thủy sản. Do đó cần phải từng bước nghiên cứu thực hành các kịch bảnnày thông qua công tác quy hoạch, chiến lược phát triển, sự sẵn sảng của hệ thốngchỉ đạo sản xuất và người dân. Dần dần đưa các mô hình nuôi trồng thủy sản vàocác vùng bị ảnh hưởng sớm, điển hình. Biến các điều kiện bất lợi này thành điềukiện để phát triển kinh tế, sản xuất tạo được thu nhập tối ưu cả về sản lượng và giátrị sản phẩm. Đặc biệt sẽ tạo ra những sản phẩm đặc trưng của vùng so với các sảnphẩm thủy hải sản thông thường khác của vùng, ví dụ mô hình nuôi cá Vược tạiThái Thụy, Thái Bình là một mô hình điển hình cho thu nhập cao hơn rất nhiều sovới canh tác lúa tại những vùng nhiễm mặn nặng.

o Các dải ven biển phía trong của vùng bị ngập mặn, dọc theo hai bên cửa sông sẽphải đối mặt với quá trình xâm nhiễm mặn ngày một mạnh mẽ hơn. Tình trạngthiếu nước ngọt sẽ trở lên phổ biến và dẫn đến khó khăn trong việc duy trì các côngthức luôn canh cũ hoặc năng suất cây trồng sẽ bị suy giảm mạnh. Giải pháp ưu tiên

Page 47: báo cáo cuối cùng phân tích tác động của biến đổi khí hậu đến nông ...

Báo cáo cuối cùng

47

cho vùng này là dịch chuyển các hệ thống lấy nước ngọt lên phía thượng nguồn, nơichưa bị xâm nhiễm mặn. Điều này đồng thời với việc phải thay đổi hoặc điều chỉnhlại hệ thống kênh mương nội đồng theo hệ thống cửa sông mới.

Bảng 20. Dự kiến cân đối cung cầu thóc gạo của Việt Nam đến năm 2020TT Chỉ tiêu 2007 2010 2015 20201. Dân số (triệu người) 85,2 88,5 93,6 98,62. DT Đất lúa (triệu ha) 4,1 4,0 3,8 3,53. DT. Trồng lúa cả năm (triệu ha) 7,2 7,1 6,9 6,84. Năng suất lúa (tấn/ha/vụ) 4,89 5,14 5,40 5,655. SL. Thóc cả năm (triệu tấn) 35,8 36,5 37,2 38,56. Nhu cầu (triệu tấn thóc) 29,2 31,1 32,1 35,2

- Thóc giống 1,1 1,1 1,0 1,0- Chăn nuôi và hao hụt 6,4 7,0 7,5 8,5- Chế biến 0,2 0,3 0,5 1,0- Để ăn và dự trữ quốc gia 21,5 22,7 23,1 24,7

+ Riêng để ăn 19,97 17,98 17,55 16,957. Cân đối thóc +6,6 +5,4 +5,1 +3,38. Dự kiến xuất khẩu (triệu tấn gạo) 4,3 3,5 3,3 2,1

Nguồn: MARD, 2008o Một giải pháp tương đối mạnh đối với các vùng ven biển cửa sông từ ĐBSH đến

BTB là gia cố, nâng cao mặt đê sông vào sâu đến 50 km, xây đập ngăn cửa sông đểđiều chỉnh mực nước, duy trì áp lực nước ngọt tại các cửa sông, ngăn nước biểndâng và chặn các quá trình xâm nhiễm mặn

o Với hệ thống cây trồng vùng đồng bằng khi có các kịch bản nước biển dâng ở mứcphát thải nhẹ và trung bình thì việc giới thiệu các giống chống chịu mặn, phèn cầnphải làm đầu tiên, đây là biện pháp rẻ tiền nều chúng ta làm chủ được công nghệsinh học, đảm bảo vẫn sản xuất bình thường mà vẫn tôn trọng quy luật phát triểncủa tự nhiên

3.4.3.2. Đề xuất các biện pháp thích ứng theo vùng(i) Vùng núi, trung du Bắc Bộ

- Đối với đất có độ dốc trên 250

o Xây dựng rừng tự nhiên với những vùng núi đá, núi cao dốc đứng, vùng đất cónguy cơ cao và thường xuyên bị xạt lở đất

o Ưu tiên và tập trung giải quyết vấn đề an ninh lương thực tại chỗ, cần có quy hoạchtốt về duy trì diện tích canh tác, xây dựng các biện pháp bảo tồn đất như ruộng bậcthang, canh tác theo băng, biện pháp duy trì đất, tăng cường đầu tư cho hệ thốngthủy lợi tại chỗ, các hệ thống lấy nước từ nguồn nhằm thực hiện các biện pháp thâmcanh, tăng vụ, tăng năng suất cao hơn để đối phó với BĐKH;

o Do là vùng rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương do khai thác, chặt phá rừng, vì vậy cầncó kế hoạch bảo vệ và trồng rừng phòng hộ để dự trữ sinh quyển, dự trữ nước chocác vùng hạ lưu có nhiều hoạt động sản xuất nông nghiệp;

Page 48: báo cáo cuối cùng phân tích tác động của biến đổi khí hậu đến nông ...

Báo cáo cuối cùng

48

o Cần phải quy hoạch định canh, định cư cho người dân bởi đây là vùng đa sốngười dân tộc thiểu số như Dao, Tày, Nùng… với những tập quán canh tácnương rẫy lạc hậu, du canh du cư.

- Đất có độc dốc từ 8 đến dưới 250:Đối với vùng đất này, trên cơ sở tổng hợp và khảo sát thực tế, các mô hình nên

áp dụng nhằm ứng phó và thích ứng với vùng bao gồm:o Các mô hình trồng rừng kinh tế từ vườn đồi bằng các cây rừng có giá trị kinh tế cao

như xoan ta, trám, cây ăn quả,..

o Các mô hình nông lâm kết hợp, lâm nghiệp ngoài gỗ vừa tăng độ che phủ, bảo vệsinh thái rừng mà vừa tăng đa dạng sinh học của vùng và tăng thu nhập kinh tế chonông dân

o Xây dựng các vùng canh tác bậc thang, tiểu bậc thăng trên những vùng đất dốcthiếu đất canh tác, dự trữ nước tưới và chặn lũ quét

o Các hệ thống cây trồng cạn lấy lương thực như ngô, sắn, mía, đậu đỗ, xen canhnhiều loại cây nông lâm, cây trông nghiệp vừa có tác dụng bảo vệ đất, vừa tăngthêm thu nhập cho nông dân, trồng các cây công nghiệp lâu năm như như chè, caosu, cà phê.

- Các vùng đất thung lũng ven các sườn núi:Mặc dù, loại đất này diện tích không nhiều tại vùng miền núi phí bắc nhưng lại

đóng vai trò quan trọng trong sản xuất lương thực tại cho cho đồng bào dân tộc ítngười, do vậy:

o Cần được chia thành các tiểu vùng như hệ thống ruộng bậc thang từ các sườn đồithấp, chân đồi thoải; vùng bằng phẳng nằm giữa các dãy núi và vùng vùng úngtrũng dọc theo các khe suối, chân đồi, núi;

o Thực hiện các biện pháp giữ nước tưới cho vùng này là rất quan trọng như phânvùng, phân ô, phân thửa để đảm bảo nước cho canh tác lúa;

o Tăng cường và cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, kênh mương tiêu, tưới dẫn nước;

o Chuyển đổi cơ cấu giống như các giống lúa có năng suất cao, các giống cây đặc sảncó triển vọng, các biện pháp thâm canh như bón phân hợp lý, sử dụng vừa đủ thuốctrừ sâu nhằm tăng sản lượng nông sản để đảm bảo an ninh lương thực;

o Ở các vùng đất thấp hơn, cần phát triển thành hệ thống nuôi trồng thủy sản, cá nướclạnh vừa cung cấp thực phẩm tại chỗ cho nông dân, vừa là nơi dự trữ nước cho canhtác bền vững.

- Những khó khăn, tồn tại:o Địa hình bị chia cắt, phức tạp, việc lựa chọn các biện pháp thích ứng cần được xác

định và cụ thể hóa cho từng vùng mới mang lại hiệu quả cao hơn.

o Dân tộc thiếu số chiếm tỷ lệ cao, văn hóa truyền thống và du canh du cư là nhữngkhó khăn trong việc triển khai các giải pháp thích ứng;

o Cơ sở vật chất hạ tầng còn yếu kém trong khi đầu tư cơ sở hạ tầng tốn kém sẽ gâykhó khăn và hiệu quả kém trong thời gian đầu khi triển khai các giải pháp tốn kém;

Page 49: báo cáo cuối cùng phân tích tác động của biến đổi khí hậu đến nông ...

Báo cáo cuối cùng

49

(ii) Vùng Đồng bằng sông Hồng- Tiểu vùng chuyển tiếp giữa vùng núi và đồng bằng:Vùng này bao gồm các tỉnh phía Bắc và tây Bắc như Vĩnh Phúc, Bắc Giang,

Bắc Ninh, một phần Hà Nội có đặc trưng là đất đổi và thấp dần xuống địa hình bằngphẳng hơn ở phía Đông Nam. Đặc điểm của tiểu vùng này là có nhiều vùng sử dụngnước tưới bằng các hồ chứa nước nhỏ từ các lưu vực nhỏ (Vĩnh phúc, Bắc Giang, Sơntây, Sóc Sơn, Ba Vì, Mỹ Đức, Chí Linh..). Trong điều kiện BĐKH, hệ thống hồ chứanước có xu hướng hay thiếu nước vào vụ đông xuân hoặc một số thời điểm hạn kéodài trong vụ sản xuất, thực tế các hồ chứa nước đang bị nông hóa, cạn dần và thiếunước dự trữ do rừng đầu nguồn bị chặt phá, canh tác nông nghiệp gia tăng. Do vậy, cácbiện pháp thích ứng với vùng này nên bao gồm:

o Cải tạo và nâng cấp các hồ chứa bằng cách nạo vét, đắp cao bờ ngăn, nâng cao chấtlượng rừng đầu nguồn,

o Với địa hình đất đồi kết hợp nông lâm kết hợp sinh thái, áp dụng các mô hình câyăn quả vừa tăng độ che phủ cho đất, nâng cao giá trị sản phẩm cây trồng vừa giữnước tốt hơn cho các cây trồng xen và cây kế tiếp;

o Với diện tích đất đang canh tác có thành phần cơ giới nhẹ, khả năng giữ nước vàdinh dưỡng kém, mùa khô thường bị bốc hơi nhanh, thiếu nước trong khi mưa, nhấtlà mưa phù giảm mạnh. Do vậy, cần sử dụng các loại cây trồng có khả năng chịuhạn tốt hơn như ngô, đậu tương. Khi điều kiện thủy lợi nước tưới được đảm bảo, cóthể đưa thêm cơ cấu cây rau vào vùng này để tăng thu nhập cho nông dân.

– Tiểu vùng trung lưu và hạ lưu:Vùng trung lưu bao gồm Hà Nội, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương. Tuy không

gặp các vấn đề về nước tưới hay ảnh hưởng trực tiếp của BĐKH nhưng lại bị ảnhhưởng giám tiếp của BĐKH trong thời gian gần đây như thường xuyên bị ngập lụt doảnh hưởng của mưa lớn thượng nguồn (ví dụ năm 2003, 2005, và 2008), gây thiệt hạirất lớn đến sản xuất nông nghiệp. Do vậy, đối với các vùng này cần:

o Cải tiến tốt hệ thống phân lũ, tiêu ùng nhanh, khoanh vùng để có biện pháp chốngúng tốt;

o Cần theo dõi và phân tích chu kỳ khí hậu để cơ cấu lại mùa vụ, né tránh úng lụt vàrét hại;

o Cây rau màu và lúa vụ xuân muộn cần được phát triển cho vùng này để mang lạihiệu quả cao hơn;

o Các cây ngắn ngày cần được lựa chọn để tạo điều kiện tốt nhất trong thâm canhtăng vụ để giữ ẩm cho đất và tăng thu nhập cho nông dân.

Vùng hạ lưu của vùng bao gồm các tỉnh ven biển như Hải Phòng, Thái Bình,Nam Định, Ninh Bình đang bị tác động mạnh của BĐKH do các hiện tượng ENSO,nước biển dâng, xâm nhập và nhiễm mặn. Giải pháp chủ yếu của tiêu vùng này baogồm:

o Chuyển sang nuôi trồng thủy sản với các vùng bị ngập sâu khi nước biển dâng (vídụ kịch bản A2)

o Hiện đại hóa các hệ thống đê biển để chắn sống và bảo vệ tài sản, hoa màu trong đê

Page 50: báo cáo cuối cùng phân tích tác động của biến đổi khí hậu đến nông ...

Báo cáo cuối cùng

50

o Một số cửa sông đang bị ảnh hưởng mạnh của nước biển dâng và nhiễm mặc sâu,có thể phải đóng cứu sông ở các thời kỳ cần thiết trong mù khô đề giảm thiểu ảnhhưởng của xâm nhập mặn

o Năng cấp, củng cố lại hệ thống đê sông ven biển để giảm tốc độ xâm nhiễm mặnqua đất và nước ngầm

o Tất cả các cửa lấy nước tưới 2 bên bờ sông cần phải có cống, phải để chủ độngtrong việc lấy nước có lựa chọn và có lộ trình đảm bảo được sản xuất và ngăn mặn

o Điều chỉnh lại hệ thống tưới tiêu cho phù hợp với điều kiện mới để không hoặc ít bịảnh hưởng của xâm nhập mặn

o Cần phải nghiên cứu chọn tạo được các giống chống chịu mặn, phền từ các đặc tínhsẵn có của các giống địa phương đang dùng như Tép, Chiêm Bầu, Dự…Đặc biệtđầy mạnh các giống lúa lai vì lúa lai được xem là giống thích ứng rất tốt với điềukiện chua mặn, trũng hẩu của các vùng ven biển của ĐBSH

o Tăng tỷ lệ các giống ngắn ngày, chủ động điều chỉnh lịch thời vụ của các vùngthường xuyên bị ảnh hưởng của các loại hình thời tiết bất thường như ElNiNo,Lanina (Thái Bình, Nam Định…). Với các giống này thì dải thời gian gieo trồngcủa vụ xuân có thể được bố trí rộng hơn từ giữa tháng 1 đến giữa tháng 3. Như vậyviệc điều chỉnh cấy vụ mùa sớm lên giữa tháng 6 cũng có thể thực hiện được đểgiảm thiểu thiệt hại do mưa cuối vụ.

o Kỹ thuật làm đất cho tiểu vùng này cũng cần được điều chỉnh phù hợp với điều kiệnnhâm nhập mặn trong vùng. Tại những nơi đang bị nhiễm mặn thì cần phải giữ ẩmtrong mùa khô để tránh nhiễm mặn theo mao quản. Ngoài ra phải có những biệnpháp canh tác mới phù hợp với sự thay đổi về chất lượng đất và hệ thống cây trồngmới như tăng phân chuồng, phải thau chua rửa mặn trước khi làm đất vụ xuân…

- Những khó khăn, tồn tại: Mặc dù là vùng có nhiều thuận lợi về giao thông, cơsở hạ tầng nhưng do địa hình thấp nên sẽ bị ảnh hưởng nặng nề của nước biển dâng.Trên thực tế, các công nghệ khắc phục và cải tạo triệt để vùng đất nhiễm mặn còn làmột thách thức lớn trong nghiên cứu. Hơn nữa, xây dựng và cải thiện hệ thống đê biểnsẽ gây tốn kém và mất nhiều thời gian, do vậy cần sự nỗ lực hơn của Bộ Nông nghiệpvà PTNT, của nhà nước.

(iii) Vùng Bắc Trung Bộ

Bắc Trung bộ một số năm gần đây bị ảnh hưởng mạnh của BĐKH dưới cáchình thức như hạn nặng vào vụ mùa, số trận ngập do mưa lớn ở thượng nguồn và mưabất thường nhiều hơn, tốc độ xâm nhập mặn và nhiễm mặn tại các vùng cửa sông cũngxảy ra rất nhanh như sông Hương, Sông Chu, Sông Mã… Do vậy, để thích ứng vớiđiểu kiện BĐKH, các giải pháp sau đây cần được áp dụng:

o Củng cố lại hệ thống đê biển, đê sông, và các biện pháp giảm thiểu xâm nhiễmmặn;

o Tăng cường nghiên cứu và chuyển giao các giống chống chịu mặn, chịu phèn, cácbiện pháp thau chua, rửa mặn để phù hợp với điều kiện đất mặn của vùng, đặc biệtvùng Hậu Lộc, Thanh Hóa, xung quanh đầm phá Tam Giang;

o Hoàn thiện, cải tạo hệ thống tích trữ và phân phối nước ngọt từ các sông lớn đểcung cấp cho các vùng đất dễ bị khô hạn, vùng nhiễm phèn, mặn; hệ thống đập điềuchỉnh lưu lượng nước tại các cửa sông

Page 51: báo cáo cuối cùng phân tích tác động của biến đổi khí hậu đến nông ...

Báo cáo cuối cùng

51

o Cây cói đang bị ảnh hưởng mạnh của việc thiếu nước ngọt tưới cho một số giaiđoạn sinh trưởng của cây. Năng suất cói trong những năm gần đây bị giảm mạnh từ30- 70%. Biện pháp hữu hiệu nhất là tìm nguồn nước ngọt tưới cho cói, thứ nữa làgiới thiệu một số giống cói mới có nhu cầu nước thấp hơn. Các nhà di truyền củatrường ĐHNN I cũng đang tiến hành lai tao giống cói nước mặn với cới nước ngọt,cói nước lạnh để tại ra giống ói mới có chất lượng cao, có thể làm tăng giá trị hànghóa sản phẩm mà thích ứng được với điều kiện thiếu nước do BĐKH.

- Những khó khăn, tồn tại: Do chịu tác động của BĐKH, vùng đất Bắc TrungBộ bị suy thoái, xói mòn nghiêm trọng. Nhiều vùng đất khó khăn đã bị xa mạc hóa dovậy việc phục hồi các vùng đất này cần có thời gian dài và tốn kém.

(iv) Vùng Nam Trung Bộ

Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ gồm 8 tỉnh thành phố, hằng năm hạn hán đedọa các vụ đông xuân, hè thu và vụ mùa với tổng diện tích bị hạn có năm lên tới 20-25%. Công thức luân canh phổ biến của các tỉnh vùng Nam Trung Bộ (Lê Hưng Quốc)là: Lúa đông xuân- lúa vụ mùa; Lúa hè thu- 1 vụ rau Đông Xuân sớm; Màu đôngxuân- lúa hè thu; Lúa 3 vụ; lúa – 1 màu; Cây CNNN- lúa mùa; 1 vụ dâu lai xen 1 vụlạc đông xuân; Bông – hành tỏi; Chuyên canh rau và chuyên canh nho.

Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao và thích ứng với điều kiện BĐKH, nhóm nghiêncứu đề xuất các giải pháp dưới đây và được tổng hợp trong Bảng 22.

Bảng 21. Đề xuất giải pháp thích ứng với BĐKH tại vùng Nam Trung Bộ

Đặctrưngkhí hậu

Đặc điểmđất

Hiện trạng sửdụng đất

Các giai pháp về côngthức luôn canh phù hợp Một số giải pháp ưu tiên

Vùngkhô hạnnhẹ

Đất phù sa Lúa 3 vụ

Lúa 2 vụ ĐX-HTLúa 1 vụ (hè thu)Lúa (hè thu+1 vụ màu(Đông xuân)2 vụ màu2 vụ bắp1vụ bắp + 1 vụ đậu đỗBông + đậu đỗRau 2-3 vụMía

- Đầu tư thâm canh bằng các giốngmới, giống lúa lai năng suất và chấtlượng cao- Xây dựng các vùng trồng rau thâmcanh cao, vùng rau sạch phục vụ nhucầu tại các thành phố và khu dân cư,công nghiệp tập trung trong vùng

Đất mặnven biển

Lúa 2 vụ cótưới

Lúa 1 hè thuTôm

- Ưu tiên các giống lúa lai chống chịumặn- Đảm bảo tưới theo nhu cầu của câylúa và luôn giữ nước ngập

Đất thunglũng dốc tụ Lúa 2 vụ

Lúa 1 vụ hè thuLúa 1 vụ hè HT- 1 vụmàu ĐX1 vụ màu ( đậu đỗ hoặcbắp)

- Chủ động lịch thời vụ để đảm bảo thuhoạch trước mùa lũ- Tăng cường bón phân cân đối nhưvôi và phân lân để khai thác tiềm năngnăng suất lúa

Page 52: báo cáo cuối cùng phân tích tác động của biến đổi khí hậu đến nông ...

Báo cáo cuối cùng

52

Bảng 21. Tiếp theo…..Đặctrưngkhí hậu

Đặc điểmđất

Hiện trạng sửdụng đất

Các giai pháp về côngthức luôn canh phù hợp Một số giải pháp ưu tiên

Vùngkhô hạntrungbình

Bãi cát, cồncát và đấtcát ven biển

Hoa màu 1 vụvào mùa mưa(đậu, lạc bắp,vừng, dưa,sắn, khoailang...)

Lúa 1 vụ (khu vực bằngthấp hoặc lúa rẫy)

- Tăng cường bón phân hữu cơ cải tạođộ phì nhiêu của đất- Kết hợp với các dải cây trồng chắngió như phi lao, keo hoặc trồng cây ănquả vào các đường bao để ngăn chặn sựdi chuyển của cát và giũ ẩm độ cho đất

Đất phù sa Lúa 1 hoặc 2vụ

1 lúa + 1 màu (đậu đỗ)Rau 1- 2 vụĐậu đỗ 2 vụBắp + đậu đỗBông + màuMía

- Khai thác trồng cây công nghiệp đểtăng thu nhập cho hộ nông dân- Tăng cường bón phân hữu cơ để duytrì và cải thiện độ phì đất- Kết hợp cây công nghiệp với các loạicây họ đậu, cung cấp phân xanh cải tạođất- Luôn canh với cây họ đậu

Đất đỏ vàngvà đất xámbạc màu

2 vụ màu :đậu đỗ hoặc 1vụ đậu đỗ + 1vụ bắp, hoặc1 vụ vừng +1vụ đậu đỗ...

Lúa 1 vụ, lúa 1 vụ HT+1 vụ màuLúa rẫyMía, sắn, khoai langRau 2 vụ

- Xây dựng các mô hình nông lâm kếthợp- Xây dựng các mô hình canh tác trênđất dốc theo mô hình SALT- Lúa rẫy, sắn + băng chắn xói mònnhư cỏ vertiver, chè, dứa…- Giới thiệu các going lúa chịu hạn đểtăng năng suất lúa

Vùngkhô hạnnặng

Bãi cát, cồncát, đất cátven biển

Không sửdụng khikhông cómưa

1 vụ vào mùa mưa (lạc,đậu, dưa, lúa rẫy, sắn,ngô...)

- Xây dựng các bờ bao bằng cây philao, keo lá tràm,- Tăng cường bón chất hữu cơ cải thiệncấu trúc đất, tăng khả năng giữ nước vàdinh dưỡng của đất- Sử dụng cây trồng chịu hạn

Đất thịtnặng

Không sửdụng khikhông cómưa

Cây 1 vụ (rau, đậu đỗ,bắp, lúa 1 vụ)

- Khuyến khích xây dựng các trang trạisinh thái, sử dụng vòng tuần hoàn nướcvà hữu cơ tại chỗ- Giới thiệu các giống lúa, đậu đỗ chịuhạn- Tăng sử dụng các loại phân hữu cơ,các loại phân cao phân tử để tăng sứcgiữ nước và dinh dưỡng của đất

Đất đỏ vàngvà đất xámbạc màu

Không sửdụng khikhông cómưa

Cây 1 vụ (đậu đỗ, sắn,ngô, lúa 1 vụ)

- Xây dựng các mô hình nông lâm kếthợp- Xây dựng các mô hình cây ăn quả- Xây dựng các trang trại sinh thái baogồm cả chăn nuôi, thủy sản để duy trìvòng tuần hoàn nước và dinh dưỡng- Giới thiệu các giống lúa, ngô và đậuđỗ chống chịu hạn

Page 53: báo cáo cuối cùng phân tích tác động của biến đổi khí hậu đến nông ...

Báo cáo cuối cùng

53

(v) Vùng Tây Nguyên

Theo kịch bản về BĐKH của MONRE thì vùng Tây Nguyên sẽ bị ảnh hưởngnhẹ hơn các vùng khác. Tuy nhiên, gia tăng mức độ khô hạn trên vùng này làm ảnhhưởng rất mạnh đến năng suất và sản lượng của các loại cây công nghiệp như cà phê,cacao, hạt tiêu ... cho đến năng suất cây lương thực tại những vùng khó khăn. Các ảnhhưởng khác của BĐKH sẽ là sự suy giảm về độ che phủ thực vật, sự gia tăng xói mònvà thoái hóa chất lượng đất. Vì vậy, biện pháp thích ứng hiệu quả trước mắt ở vùngTây Nguyên:

o Duy trì, bảo vệ độ phì của nguồn tài nguyên đất đai bằng cách bảo vệ độ che phủthực vật, độ che phủ rừng, làm băng chắn xói mòn, các loại hàng rào bằng băng câyxanh, cây công nghiệp xen các loại cây họ đậu;

o Cần phải bổ sung chất hữu cơ cho đất, tái sử dụng các sản phẩm chế biến hữu cơthành phân bón sinh học cải tạo đất;

o Tích trữ nước như tạo bồn, che phủ tàn dư hữu cơ, các hồ, ao nhỏ.

(vi) Vùng Đông Nam Bộ

Đông Nam Bộ là vùng cây công nghiệp và cây ăn trái, khí hậu điển hình nhiệtđới với hai mùa khô và mưa. Cơ cấu luân canh nông nghiệp của vùng Đông Nam Bộnhư sau: 2 lúa – 1 màu; 3 vụ lúa; 3 vụ màu (ngô); 2 vụ lúa – 1 vụ lúa chét; Bông Đôngxuân – lúa hè thu- lúa xuân; Dưa hấu Đông xuân – Lúa hè thu – Lúa thu đông.

Đông Nam Bộ cũng là một vùng chịu ảnh hưởng mạnh của BĐKH như sẽ bịkhô hạn mạnh ở các tỉnh phía bắc như Ninh Thuận, Bình Thuận và ngập, nhiễm mặnnhiều ở các tỉnh phía Nam như TPHCM. Vì vậy, với các vùng bị hạn hán gia tăng, cóxu hướng bị sa mạc hóa thì việc bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý là rất cần thiết. Các giảipháp cho vùng này nên áp dụng là:

o Sử dụng triệt để chất hữu cơ như phân xanh, xác hữu cơ bón cho đất nhằm tăng độphì và độ tơi xốp của đất;

o Xây dựng các bờ bao băng cây công nghiệp, cây ăn quả cũng để điều tiết nhiệt độvà giảm bốc hơi bề mặt đất;

o Xây dựng các hệ thống tiêu nước là hết sức cần thiết đảm bảo an toàn cho dân sinhtrong những điều kiện thời tiết bất thường và an toàn cho mùa vụ nhất là vùng vensông Đồng Nai;

o Tăng cường các loại giống cây chống chịu, đặc biệt cây lúa trong hoàn cảnh nướcbiển dâng và xâm nhập mặn ngày càng xảy ra với tần suất cao;

o Chuyển đổi cơ cấu mùa vụ và cây trồng như thay thế 1 vụ lúa bằng 1 vụ cây màu cógiá trị cao như dưa hấu.

- Những khó khăn, tồn tại: Vùng Đông Nam Bộ được đánh giá là vùng khô hạnnhất tại Việt Nam như Ninh Thuận, Bình Thuận. Diện tích đất bỏ hoang do hạn hánngày càng mở rộng, việc áp dụng các giải pháp chuyển đổi cơ cấu mùa vụ chắc chắnsẽ gặp nhiều khó khăn trong thời gian đầu vì cần phải có khoảng thời gian thích ứng.Hơn nữa, dân tộc thiểu số như ngườ i chăm lại chiếm tỷ lệ cao, năng lực và học vấnhạn chế, vì thế việc áp dụng các kỹ thuật cao sẽ vượt quá khả năng tiếp nhận của nôngdân.

Page 54: báo cáo cuối cùng phân tích tác động của biến đổi khí hậu đến nông ...

Báo cáo cuối cùng

54

(vii) Vùng đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long với 6 tiểu vùng sinh thái là Đồng Tháp Mười; Tứgiác Long Xuyên; Phù sa giữa sông Tiền, sông Hậu; Tây sông Hậu; Ven biển Nam bộ;Bán đảo Cà Mau. Từng tiểu vùng có điều kiện tự nhiên về đất đai, thời tiết, khí tượngthủy văn, hệ canh tác, kỹ thuật, tập quán canh tác… khác nhau do vậy cần có nhữnggiải pháp khác nhau cho từng tiểu vùng. Đối với vùng này, các giải pháp thích ứng vớiBĐKH được tổng hợp và trình bày tại Bảng 22

Bảng 22 Một số giải pháp thích ứng với BĐKH tại ĐBSCL

Các vùngđặc trưng

Đặcđiểmđất

Đặc điểmthủy văn

Đặcđiểm

nước mặt

Hiện trạngsử dụng đất

Một số giải pháp cụ thể trong điều kiện BĐKH

Kịch bản B1 Kịch bản A2Vùng

ngập lũven và

giữa sôngCửu Long

Phù sa Nước ngọtcả năm

Ngập lũmùa mưa(sớm, rútnhanh)

Lúa 3 vụLúa 2 vụĐX-HTLúa 2vụ+1màuLúa 1vụ+2màuChuyên màu

- Đầu tư giống, thâmcanh cao

- Đầu tư giống, thâm canhcao- Cải tạo hệ thống tiêu- Chuẩn bị phương ánngăn chặn xâm nhập mặn,sử dụng các giống chốngchịu mặn,

Vùng cửasông Cửu

Long

Nhiễmmặn

Nước mặncác thángmùa khô

Khôngcónguồnnướcngọt

Lúa 2 vụmàu mưaLúa 1 vụmùaLúa 1 vụ +1màuLúa 1 vụ+TômLúa 1 vụ +dừa

- Cần đánh giá ảnhhưởng của nhiễm mặnđến năng suất và sảnlượng cây trồng- Tìm các giải pháptưới, cung cấp nướcngọt để sản xuất mùavụ trong mùa khô- Phát triển rộng cácmô hình tiết kiệm nướctưới như lúa-tôm

- Sẽ bị thiếu hụt lớn vềnước ngọt tưới, cấn phảicó hệ thống kênh mươngtưới mới- Cần quy hoạch chuyểncác vùng không thuận tiệntưới sang các công thứclúa màu, lúa tôm nhưngvẫn đảm bảo thu nhập-

Vùng bánđảo CàMau

Phèn -mặn

Nhiễm mặnvà hóachua mùakhô. Úngngập mùamưa

Lúa 2 vụHT-MLúa một vụmùaLúa một vụ+ tôm

- Cần tăng cường tiêuphèn để đạt được năngsuất tối đa trong thờigian ngắn nhất- Đánh giá thích nghicác chân đất 1 vụ lúa đểgiới thiệu các mô hìnhlúa – cá, lúa -tôm

- Thiết kế hệ thống kênhrạch để lợi dụng áp lựcnước ngập trong mùa mưađể tiêu phèn cho nhữngvùng phèn nặng- Sử dụng các giống chịuchua mặn phù hợp vớiđiều kiện đất của vùng- Với các vùng trũng hiệuquả kinh tế không cao thìchuyển sang mô hình lúa-tôm

Page 55: báo cáo cuối cùng phân tích tác động của biến đổi khí hậu đến nông ...

Báo cáo cuối cùng

55

Bảng 22. Tiếp theo….

Các vùngđặc trưng

Đặcđiểmđất

Đặc điểmthủy văn

Đặcđiểm

nước mặt

Hiện trạngsử dụng đất

Một số giải pháp cụ thể trong điều kiện BĐKH

Kịch bản B1 Kịch bản A2Vùng

trũng UMinh

Thanbùn -phèn

Ngập úngkéo dài domưa tạichỗ, khótiêu thoát

Lúa 2 vụĐX-HTLúa 1 vụmùa

- Giữ nguyên hệ thống2 lúa sản xuất lươngthực- Chuyển những vùnglúa có thu nhập thấpsang chuyên màu vớikỹ thuật lên luống

- Xây dựng hệ thống kênhtiêu kết hợp các mô hìnhtiêu/xổ phèn tại ruộng- Tăng cường phân lânnung chảy để giảm độchua, cố định nhôm diđộng- Trong trường hợp ngậpsâu, pahir chuyển sang môhình lúa cá, lúa tôm hoặcchuyên cá, tôm- Trồng rừng ngập mặntheo cơ chế CDM- Chỉ giữ lại nhưng vùngtrồng lúa có năng suất ổnđịnh phục vụ công tác anninh lương thực

VùngtrũngĐồngThápMười

Phèn Chua vàomùa khô.Ngập lũsâu và kéodài vàomùa mưa

Lúa 2 vụĐX-HTLúa 1 vụĐXLúa 1 vụmùaLúa 1 vụ +Màu hayCNNN

- Sử dụng các giốngchống chịu chua phèn- Sắp xếp thời vụ thànhcác vụ chính như 2 lúa,3 lúa, màu, lúa –cá, lúa-tôm

- Chuyển lúa vụ 3 sangnuôi cá, tôm càng xanh- Chuyển các chân giồngcát sang trồng màu, khoaimỡ

Vùngđồng bằngHà Tiên

Phèn Chua vàomùa khô.Ngập lũsớm, kéodài vàomùa mưa

Lúa 2 vụĐX-HTLúa 1 vụmùaChuyên màuLúa 1 vụ +1 màu

- Xây dựng hệ thốngkênh mương cung cấpnước ngọt- Đánh giá lại mức độthích nghi cay trồngcủa đất để có hệ thốngthích nghi tối ưu nhất

- Đánh giá lại mức độthích nghi cây trồng và tậptrung đầu tư cho nhưngdiện tích trồng lúa chínhcó năng suất cao và ổ định- Đầu tư xây dựng hệthống kênh mương cungcấp nước ngọt phục vụcanh tác thâm canh cao

Page 56: báo cáo cuối cùng phân tích tác động của biến đổi khí hậu đến nông ...

Báo cáo cuối cùng

56

3.4.3.3. Đề xuất một số chương trình, đề tài, dự án cụ thểDựa trên kết quả phân tích và tổng tại các vùng, nhóm thực hiện dự án đề xuất

một số chương trình thích ứng, giảm thiểu cụ thể như sau:Bảng 23. Đề xuất danh mục chương trình thích ứng với BĐKH

Tên chương trình Mục tiêu Nội dung Địa điểm1. Nghiên cứu điều tra,đánh giá toàn diện tácđộng của BĐKH đếnsản xuất nông nghiệp

Xác định và lượng hóađược tác động của biểnđổi khí hậu đối với sảnxuất nông nghiệp tạicác vùng sinh tháikhác nhau

- Xác định các dạng tác động- Xác định các đối tượng bị tácđộng- Đề xuất các giải pháp giảm thiểutác động- Cơ chế chính sách

Cả nước, cácloại câytrồng, vậtnuôi

2. Nghiên cứu khảnăng canh tranh củangành sản xuất lúa gạovà quy hoạch diện tíchtrồng lúa cả nướctrong bối cảnh BĐKHvà đảm bảo an ninhlương quốc gia.

Xây dựng được vùngsản xuất lúa gạo ổnđịnh đảm bảo an ninhlương thực trong điềukiện BĐKH

- Đánh giá nhu cầu về lương thực- Dự báo ảnh hưởng của BĐKHđến diện tích đất lúa- Đánh giá, dự báo khả năng suygiảm tiềm năng năng suất lúa- Chọn tạo các giống lúa chốngchịu, năng suất cao- Lựa chọn và phát triển các quytrình canh tác lúa gạo tiên tiếnphù hợp với BĐKH

Các vùng sảnxuất lúanước, đặcbiệt là vùngĐBSCL vàĐBSH

3. Đánh giá và quyhoạch sử dụng đấtnông nghiệp Việt Namnăm 2030 và 2050trong hoàn cảnhBĐKH

Xác định được hiệntrạng và định hướngvùng sản xuất nôngnghiệp trọng điểmtrong điều kiệnBĐKH;Cân đối được các quỹđất sản xuất nôngnghiệp hợp lý và tối ưuhóa các đơn vị sử dụngđất cho mục đích lâudài

- Đánh giá hiện trạng sử dụng đấtđai- Đánh giá hiện trạng cơ cấu câytrồng, hiệu quả sử dụng đất- Đánh giá toàn diện mức độ ảnhhưởng của BĐKH đến các câytrồng chủ lực- Đánh giá hiện trạng hệ thống cơsở hạ tầng phục vụ sản xuất nôngnghiệp- Quy hoạch vùng sản xuất nôngnghiệp để đầu tư tập trung

Các vùng sảnxuất nôngnghiệp trênphạm vi cảnước

4. Nghiên cứu ảnhhưởng của suy giảmnước ngọt do BĐKHđến sản xuất nôngnghiệp vùng đồngbằng sông Hồng vàxây dựng các biệnpháp thích ứng.

Xây dựng các giảipháp thích ứng cho sảnxuất nông nghiệp vớiđiều kiện suy giảmnước ngọt tại vùngĐBSH

- Đánh giá thực trạng suy gỉamnước ngọt trong lưu vực;- Đánh giá ảnh hưởng và thiệt hạicủa ngành sản xuất nông nghiệp;- Xây dựng bản đồ cảnh báo mứcđộ ảnh hưởng của suy giảm nướcngọt đến các tiêu vùng trong lưuvực;- Xây dựng các giải pháp thchsứng ho ngành sản xuất nôngnghiệp trong lưu vực

ĐBSH

5. Nghiên cứu chọntạo các giống câytrồng, kỹ thuật canhtác tổng hợp thích ứngvới các vùng sinh tháiđặc thù trong điều kiệnBĐKH

Chọn tạo được cácgiống cây trồng, biệnpháp canh tác tổng hợpphù hợp với BĐKH

- Chọn tạo các giống cây trồngchịu hạn- Chọn tạo các giống cây trồngchịu mặn, chịu phèn- Kỹ thuật canh tác tổng hợp trênđất dốc, đất cát, đất phèn, đấtngập nước; đất sau lũ, đất hạnhán,…

Cả nước

Page 57: báo cáo cuối cùng phân tích tác động của biến đổi khí hậu đến nông ...

Báo cáo cuối cùng

57

Bảng 23. Tiếp theo……Tên chương trình Mục tiêu Nội dung Địa điểm6. Nghiên cứu giảipháp xây dựng tuyếnđê biển, đập tại cáccửa sông nhằm ngănchặn xâm lấn mặn

Tạo lập được cơ sởkhoa học xây dựngtuyến đê biển, hệthống đập ngăn nướctại các cửa sông

- Đánh giá hiện trạng- Đánh giá tác động- Đánh giá hiệu quả và lựa chọnđược các giải pháp khoa học xâydựng tuyến đê biển, đập ngănsông

Các cửasông, cửabiển cpsnguy cơ xâmlấn mặn

7. Nghiên cứu các biệnpháp tích trữ nguồnnước phục vụ canh tácnông nghiệp bền vững

Xây dựng được các hồchứa nước nhân tạocung cấp nước cho sảnxuất nông nghiệp quymô vừa và nhỏ

- Đánh giá thực trạng- Xây dựng hệ thống chứa nướcnhân tạo- Giải pháp khai thác sử dụng

Các vùngkhó khăn,vùng có nguycơ hạn hán

8. Xây dựng cơ sở dữliệu và mô hình hóa vàcảnh báo tác động củaBĐKH trong nôngnghiệp

Tạo lập được cơ sở dữliệu phục vụ công táccảnh báo, dự báo tácđộng của BĐKH đốivới nông nghiệp

- Lựa chọn công nghệ, thu thập dữliệu, cập nhật và sử dụng thông tin

Các vùngtrên phạm vicả nước

9. Xây dựng màng lướivề ứng phó nhanh vớiBĐKH

Hình thành mạng lướiứng phó với BĐKH

- Xây dựng mạng lưới- Tổ chức hoạt động

Từ TW đếnđịa phương

10. Truyền thông vàtăng cường năng lựctrong công tác ứng phóvà thích ứng vớiBĐKH

Tăng cường được nănglực trong ứng phó vàthích ứng với BĐKH

- Xây dựng và lựa chọn phươngpháp truyển thông- Tổ chức thực hiện các chươngtrình truyền thông.- Đào tạo nâng cao năng lực

Cả nước

11. Hoàn thiện hệthống văn bản pháp lýliên quan đến BĐKHtrong nông nghiệp

Lồng ghép BĐKHtrong phát triển nôngnghiệp

- Xây dựng các văn bản hướngdẫn, quy chuẩn, văn bản quản lýliên quan đến BĐKH trong nôngnghiệp

Bộ NN vàPTNT

3.5. ĐỀ XUẤT CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH LỒNG GHÉP VÀ GIẢM THIỂUTÁC ĐỘNG BĐKH TRONG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH

3.5.1. Tổng quan và đánh giá chính sách liên quan đến BĐKH

3.5.1.1. Thế giớiNgày nay khi nói đến cụm từ “BĐKH” nguời ta hình dung đến một đe dọa hiện

hữu trên phạm vi toàn cầu, đến tất cả mọi quốc gia. Nhưng các quốc gia đang pháttriển sẽ phải chịu hậu quả đặc biệt lớn hơn vì ở đó sức chống chịu ít hơn và dễ bị tổnthương hơn đặc biệt đối với nông nghiệp và các vùng dân nghèo. Uớc tính các quốcgia đang phát triển sẽ chịu tổn thất trên 75% chi phí thiệt hại do BDKH gây ra (WB,2009).

Báo cáo phát triển thế giới 2010 kêu gọi khu vực Đông Á, Thái Bình dương vànhững khu vực khác trên thế giới phải hành động ngay bây giờ, hành động cùng nhauvà hành động theo những cách khác nhau trước khi chi phí tăng và con người phải chịunhững mất mát và đau khổ mới có thể giảm bớt và khắc phục được. Cụ thể:

(i) Hành động ngay và chung tay hành động:o Hành động ngay, theo đó giữ cho nhiệt độ trái đất không tăng cao hơn 2OC (gọi tắt là

con đường 2OC) so với thời kỳ tiền công nghiệp. Muốn làm được điều này cần thay đổi

Page 58: báo cáo cuối cùng phân tích tác động của biến đổi khí hậu đến nông ...

Báo cáo cuối cùng

58

thói quen sử dụng năng lượng trong sản xuất và tiêu dùng và ngay lập tức cần có mộtcuộc cách mạng năng lượng. Theo đó cần nâng cao ngay lập tức hiệu quả sử dụng nănglượng; sử dụng các công nghệ ít cácbon, tìm kiếm ồ ạt các công nghệ mới. Đối vớinông nghiệp cần thúc đẩy sự tìm kiếm các công nghệ mới, các giống cây trồng và vậtnuôi mới chịu được các bất lợi của BĐKH (hạn, mặn, thay đổi bất thường về thờitiết....) để đáp ứng đủ lương thực và năng lượng cho dân cư trong tương lai. Dựa vàoquan điểm nay, một số nước đã xây dựng và hoàn thiện cơ chế, quản lý nhà nước đểcùng cam kết thực hiện mục tiêu này ở mỗi quốc gia.

o Hành động cùng nhau, các quốc gia và các nhóm quốc gia cần hành động cùngnhau. Các quốc gia đã đăng ký thực hiện lượng phát thải với mục tiêu giảm thiểuđầy tham vọng; tạo ra công nghệ mới (công nghệ xanh); thực hiện một thị trườngcác bon đủ lớn và ổn định; xây dựng và áp dụng rộng rãi cơ chế phát triển sạch(CDM); tạo cơ hội phát triển các dịch vụ năng lượng; phát triển các cơ chế quốc tếvà trong nước để bảo vệ những vùng, nhóm dân cư dễ bị tổn thương; chia sẻ tổnthất; thúc đẩy công nghệ dự báo, trao đổi thông tin, kiến thức.

o Hành động theo những cách khác nhau: Các phương án thích ứng và giảm thiểu sẽrất khác nhau tuỳ theo những trạng thái khí hậu khác nhau cho mỗi quốc gia trongtương lai. Các kịch bản phát triển và chiến lược chính sách phải thỏa mãn thúc đẩysự đổi mới trên nhiều phương tiện; hệ thống năng lượng của thế giới phải chuyểnđổi để phát thải giảm đi 50-80%, cơ sở hạ tầng phải xây dựng để chống chiụ cácđiều kiện cực đoan, Trong nông nghiệp cần bảo đảm đê điều, các hệ thống tưới tiêuvà quản lý nước cần phải cải thiện (đủ để bảo đảm sản xuất lương thực nuôi đủ 10tỷ người); quản lý tổng hợp ở qui mô lớn và dài hạn, linh hoạt có thể đáp ứng nhucầu gia tăng về tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học, duy trì các kho dự trữ các bontrên mặt đất, tăng cường mạnh mẽ nguồn tài chính, từ nay đến 2050, ước tính cácquốc gia đang phát triển cần khoảng 75 đến 100 tỷ/năm. Theo đó, khu vực ĐôngÁ-Thái Bình Dương sẽ cần mức chi phí cao hơn cả, tiếp đến là vùng Mỹ La Tinh-Caribê và vùng Châu Phi – Sahara là những vùng cần có sự quan tâm cao hơn.

(ii) Phát triển nghiên cứu kinh tế thích ứng với BDKH

Với sự tài trợ cuả Hà Lan, Thuỵ sĩ và Vương Quốc Anh, Ngân hàng thế giớiđang xúc tiến 1 nghiên cứu đánh giá kinh tế cho thích ứng với BDKH (http:// www,worldbank,org/eacc) nhằm mục đích giúp các cấp ra quyết định ở các nước đang pháttriển hiểu rõ hơn và đánh giá chính xác hơn những rủi ro do BĐKH, trên cơ sở đó xácđịnh ưu tiên, trình tự và lồng ghép các chiến lược thích ứng vào qui hoạch và đầu tưngân sách để phát triển trong bối cảnh nguồn lực hạn chế mà phải cân đối cho nhiềuưu tiên khác nhau. Có 7 nước tham gia nghiên cứu là: Bangladesh, Bolivia, Ethiopia,Ghana, Mozambique, Samoa, Việt Nam. Việt Nam được coi là nước có thể cung cấpcác kinh nghiệm để chia sẻ trong những vấn đề ứng phó với thiên tai và BDKH. Đốivới các khu vực bị đe dọa, các nước đã chia ra các mức độ đe dọa thành các khu vực:Hạn hán, lũ lụt, bão, nước biển dâng (WB, 2008). Từ đó, các nước năm trong khu vựcnày đã xây dựng chiến lược thích ứng riêng nhằm đảm bảo lợi ích kinh tế cao nhất, rủiro và thiệt hại thấp nhất.

(iii) Tăng trưởng khôn ngoan với khí hậu:Mục tiêu của các quốc gia lựa chọn chiến lược này là duy trì an ninh năng

lượng; duy trì tăng trưởng kinh tế và giảm phát thải khí nhà kính. Các nội dung cụ thểtrong tăng trưởng khôn ngoan với BĐKH là: (i) giảm sự lãng phí năng lượng và giảm

Page 59: báo cáo cuối cùng phân tích tác động của biến đổi khí hậu đến nông ...

Báo cáo cuối cùng

59

phát thải; (ii) đầu tư vào năng lượng tái tạo; (iii) bảo vệ rừng; và (iv) xây dựng các đôthị khôn ngoan với khí hậu (WB, 2008, GEF, 2007).

Theo kế hoạch này, các vùng đô thị Đông Á được dự báo là sẽ phát triển nhanhchóng hơn bất kỳ khu vực nào khác. Các đô thị mới phải được xây dựng có hiệu quảvề kinh tế và sinh thái (ví dụ nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng cuả các toà nhà vàsử dụng các năng lượng tái tạo).

(iv) Giảm khả năng dễ bị tổn thươngNhiều quốc gia khác trong khu vực và chủ yếu là các quốc gia bị tác động ít

hơn của BĐKH lại lựa chọn và xây dựng riêng cho mình các giải pháp, cơ chế nhằmgiảm khả năng dễ bị tồn thương. Rủi ro cụ thể liên quan đến BDKH trong tương laicòn chưa chắc chắn tuy có cảm nhận sự xuẩt hiện các sự kiện cực đoan. Do vậy, mộtsố quốc gia lại lựa chọn các giải pháp gồm:

o Qui hoạch giảm nhẹ rủi ro và qui hoạch dựa trên các kịch bản rủi ro,

o Xây dựng các hệ thống cảnh báo, đầu tư cho thông tin,

o Lồng ghép quản lý rủi ro BĐKH vào qui hoạch phát triển,

o Chú trọng quản lý tài nguyên nước

o Chọn chiến lược linh họat (do BĐKH có tính bất ổn lớn); chiến lược thích ứngmềm (hạn chế các biện pháp công trình),

o Chia sẽ rủi ro

o Kế hoạch linh hoạt tài chính cho ứng phó thảm hoạ

o Nâng cao nhận thức cộng đồng về BĐKH như chương trình thích ứng đặc biệt củaKiribati

(v) Mở rộng họat động cung cấp tài chính cho BĐKH:Các quốc gia trên thế giới đã nỗ lực cam kết và vận động tài trợ nhằm giảm phát

thải, đương đầu với các tác động không thể tránh khỏi từ BĐKH; triển khai các côngnghệ mới, tiếp tục tăng trưởng và giảm nghèo. Tuy nhiên, cmc cung cấp tài chính hiệnnay vẫn còn kém xa so với nhu cầu nỗ lực giảm thiểu và thích ứng (ước tính cầnkhoảng 9 tỷ đô la mỗi năm cho đến năm 2012 và cần đến 175 tỷ đô la mỗi năm chonhững năm 2030).

3.5.1.2. Việt NamThực tế, tất cả những nội dung về nông nghiệp và PTNT hiểu theo nghĩa rộng

đều liên quan đến thiên nhiên và khí hậu như chế độ canh tác, dịch bệnh phòng chốngbão lụt và thiên tai, thuỷ lợi, rừng, dân cư nông nghiệp. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là vớicác đe dọa của BĐKH đang hiện hữu thì ngành NN và PTNT đã có những chươngtrình, chiến lược nào liên quan đến ứng phó với BĐKH tại Việt Nam thời gian tới. Vănbản mới nhất có tính pháp lý về chương trình hành động thích ứng với BĐKH của BộNông nghiệp và PTNT đã được ban hành theo Quyết định số 2730/QĐ-BNN-KHCNngày 05 tháng 9 năm 2008.

(i) Về mục tiêu chung:Khung chương trình hành động thích ứng với BĐKH của ngành Nông nghiệp

và PTNT có mục tiêu chung như sau:

Page 60: báo cáo cuối cùng phân tích tác động của biến đổi khí hậu đến nông ...

Báo cáo cuối cùng

60

o Nâng cao khả năng giảm thiểu và thích ứng với BĐKH (BĐKH) nhằm giảm thiểumức độ thiệt hại, đảm bảo phát triển bền vững lĩnh vực nông nghiệp và nông thôntrong bối cảnh bị tác động bởi BĐKH, trong đó chú trọng đến:

o Đảm bảo ổn định, an toàn dân cư cho các thành phố, các vùng, miền, đặc biệt làvùng đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng Bắc bộ, Miền trung, Miền núi;

o Đảm bảo sản xuất nông nghiệp ổn định, an ninh lương thực; đảm bảo 3,8 triệu hacanh tác lúa hai vụ;

o Đảm bảo an toàn hệ thống đê điều, các công trình dân sinh, hạ tầng kinh tế kỹ thuật,đáp ứng yêu cầu phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai,

Mục tiêu chung nhấn mạnh đồng thời cả giảm thiểu và thích ứng nhưng nhấnmạnh ở thích ứng để giảm thiểu thiệt hại (khác với giảm thiểu phát thải). Theo đó nhấnmạnh về việc bảo đảm ổn định sản xuất nông nghịêp và an ninh lương thực; bảo đảmdiện tích lúa canh tác 2 vụ (3,8 triệu ha); bảo đảm an toàn dân cư, hệ thống đê điều,các công trình dân sinh, hạ tầng kỹ thuật.

Như vậy trong mọi trường hợp, không phụ thuộc vào kịch bản của BĐKH vànước biển dâng ngành NN và PTNT cần phải bảo đảm được sản xuất nông nghiệp ổnđịnh, an toàn dân cư. Có hai tiêu chí rât rõ là phải bảo đảm được an toàn hệ thống đêbiển và duy trì đủ 3,8 triệu ha đất lúa 2 vụ. Đây là môt thách thức rất lớn của ngành.

(ii) Về mục tiêu cụ thể:

Các hành động thích ứng với BĐKH của ngành NN và PTNT phải đạt 7 mụctiêu cụ thể sau:

o Xây dựng được hệ thống chính sách, lồng ghép với chương trình của ngành và cácnhiệm vụ cụ thể, xác định trách nhiệm của các cơ quan ban ngành liên quan vànguồn vốn, cơ chế quản lý các nhiệm vụ của chương trình hành động giảm thiểu vàthích ứng với BĐKH của ngành;

o Xây dựng kế hoạch hành động và đề xuất chính sách hỗ trợ các vùng chịu ảnhhưởng bất lợi của BĐKH để sản xuất bền vững đối với các lĩnh vực trong ngànhnông nghiệp;

o Tăng cường năng lực trong các hoạt động nghiên cứu, dự báo ảnh hưởng củaBĐKH đối với các lĩnh vực nông nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủysản và phát triển nông thôn làm cơ sở khoa học để xây dựng các chính sách, chiếnlược và giải pháp giảm thiểu và thích ứng với BĐKH của ngành;

o Tăng cường hợp tác quốc tế, kết nối với các chương trình quốc tế và khu vực, tiếpnhận sự trợ giúp quốc tế về kinh nghiệm và công nghệ trong việc giảm thiểu vàthích ứng với BĐKH của ngành;

o Phát triển nguồn nhân lực trong các hoạt động của ngành về giảm thiểu và thíchứng với BĐKH;

o Nâng cao được nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức trong ngành và cộngđồng trong việc giảm thiểu và thích ứng với BĐKH ngành nông nghiệp và pháttriển nông thôn;

o Đảm bảo cho cộng đồng dân cư nông thôn được hưởng lợi bình đẳng từ các hoạtđộng thích ứng và giảm nhẹ BĐKH,

Page 61: báo cáo cuối cùng phân tích tác động của biến đổi khí hậu đến nông ...

Báo cáo cuối cùng

61

Xem xét các mục tiêu cụ thể này là để nhằm làm rõ hơn các mục tiêu chungtheo đó trong thời gian tới các hành động phải được lồng ghép giữa các hoạt độngthường xuyên của ngành và những nội dung liên quan trực tiếp với BĐKH.

Về mục tiêu cụ thể 1. Rõ ràng mục tiêu này là để tránh sự chồng chéo, và đưaBĐKH vào như là một yếu tố ràng buộc khi xây dựng các chiến lược các chương trìnhmới của ngành NN và PTNT.

Về mục tiêu cụ thể 2: Phải xác định được các vùng và những bất lợi của BĐKHđể bảo đảm sản xuất bền vững. Rõ ràng câu hỏi đặt ra để giải quyết mục tiêu cụ thểnày sẽ là: vùng nào sẽ chịu ảnh hưởng và ảnh hưởng như như thế nào để xây dựng kếhoạch hỗ trợ để bảo đảm sản xuất bền vững nông nghiệp, nông thôn. Rõ ràng đây làmột mục tiêu hết sức quan trọng, đòi hỏi sự phân tích dự báo, sự đánh giá về các tácđộng, thiệt hại theo các kịch bản BĐKH và các đáp ứng. Ví dụ, nếu các nghiên cứuminh chứng được rằng vùng đồng bằng Sông Cửu Long sẽ bị ngập một phần do nướcbiển dâng… thì cần chỉ rõ nó sẽ có khả năng ngập ở đâu, bao nhiêu lâu, mức độ tối đahay trung bình theo kịch bản nào. Cần có chính sách gì, kế hoạch hành động gì ở quimô ngành và cụ thể tại mỗi địa phương để bảo đảm sản xuất bền vững. Ngay cả kháiniệm bền vững ở đây cũng cần được phân tích rõ là bền vững ở cấp nào, nội dungnào cần điều chỉnh để có thể ngăn ngừa và né tránh thiên tai.

Về mục tiêu cụ thể 3: Tăng cường năng lực nghiên cứu dự báo. Rõ ràng đây làmôt mục tiêu hỗ trợ đắc lực để đạt được mục tiêu cụ thể 2. Như đã đề cập, BĐKH làmột nội dung phức hợp đan xen và phức tạp, các phương pháp và công cụ nghiên cứuđang hình thành, các minh chứng qui mô quốc gia và địa phương còn rất ít. Mặt khác,các tác động của BĐKH sẽ rất khác nhau theo các kịch bản cho nên dự báo tốt hơn sẽcó hành động đúng đắn hơn.

Về mục tiêu cụ thể 4: BĐKH có tính toàn cầu, là một vấn đề toàn cầu, Các yêucầu về giảm thiểu và thích ứng của mỗi quốc gia sẽ khác nhau do tính chất khác nhauvề hoạt động kinh tế xã hội và vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, Đây là một vấn đề nóngvà mới cho nên tăng cường hợp tác quốc tế bao gồm cả học tập kinh nghiệm quốc tếvà chia sẻ kinh nghiệm Việt Nam sẽ góp phần to lớn trong việc thực hiện thắng lợikhung chương trình hành động của ngành NN và PTNT.

Về mục tiêu cụ thể 5 và 6: Là các mục tiêu liên quan đến xây dựng nguồn lựccon người, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cá nhân và cộng đồng, Rõ ràng cáchành động thực tiễn nhằm góp phần giảm thiểu BĐKH, đáp ứng và giảm nhẹ các tiêucực của BĐKH phải bằng chính từ hành động của mỗi cá nhân và địa phương, Chúngta cũng đã t ừng có các phương châm tự lực, tại chỗ trong công tác phòng chống thiêntai, lũ lụt sẽ là các kinh nghiệm qúy báu cần được tổng kết để ứng phó với các bất lợicủa BĐKH trong tương lai,

Về mục tiêu cụ thể 7: Thể hiện tính chất khách quan, nghiêm túc khi thực hiệncác chính sách liên quan đến thích ứng và giảm nhẹ BĐKH bảo đảm rằng mọi cộngđồng dân cư nông thôn cần phải được hưởng lợi bình đẳng.

(iii) Đánh giá về những nhiệm vụ chủ yếu:Các nhiệm vụ chủ yếu được xây dựng theo 5 mục, bao gồm: Tuyên truyền và

phổ biến, thông tin kiến thức; đào tạo nguồn lực và nghiên cứu; xây dựng chính sáchvà công tác hợp tác quốc tế và những hoạt động trọng tâm khác. Việc chia các mục

Page 62: báo cáo cuối cùng phân tích tác động của biến đổi khí hậu đến nông ...

Báo cáo cuối cùng

62

nhiệm vụ này và để làm rõ hơn các hoạt động như đã thiết kế trong danh mục các hoạtđộng ưu tiên (danh mục các hoạt động thực hiện khung chương trình hành động thíchứng với BĐKH của ngành nông nghiệp và PTNT).

Thực tế công tác thông tin hết sức quan trọng, cần phải thông tin đúng và kịpthời và phải thông tin một cách rộng rãi không chỉ qua các hội thảo chuyên đề, các tạpchí khoa học có tính chuyên môn cao mà còn cần phải thông tin một cách đại chúng,Tuy nhiên, cần phải nêu cụ thể hơn nguồn thông tin cung cấp và cách sử dụng phươngtiện tuyên truyền.

Ngoài những nội dung đương nhiên như là các chủ trương, chính sách, quanđiểm, các cam kết của chính phủ và của ngành về những nội dung liên quan đếnBĐKH rất cần các thông tin chi tiết, các cơ sở khoa học các minh chứng về những vấnđề liên quan đến BĐKH cụ thể tại các địa phương, các lĩnh vực hoạt động của ngànhNN và PTNT. Theo đó xây dựng đuợc trang web, cơ chế phối hợp cập nhật cơ sở dữliệu về các nội dung liên quan đến BĐKH của ngành NN và PTNT sẽ có tác dụng rấtlớn cho việc đạt được mục tiêu của khung chương trình này.

Nghiên cứu và đào tạo nguồn lực chắc chắn là một nhiệm vụ trước mắt và lâudài. Rõ ràng chúng ta cần phải có đủ cơ sở khoa học, con người để dự báo tốt hơn vàđề xuất được tốt hơn các chính sách nhằm đáp ứng với những vấn đề của BĐKH vàbảo đảm sản xuất nông nghịêp bền vững trong điều kiện thiên nhiên bất lợi. Như đãnêu để tránh chồng chéo và có sức mạnh tổng hợp, rất cần thiết phải coi BĐKH là mộtràng buộc khi xây dựng các chiến lược các chính sách của ngành. Rõ ràng những vùngdân cư nghèo, vùng ven biển sẽ là những vùng dễ bị tổn thương nhất khi có các bất lợivề thời tiết khí hậu. Các nội dung về hợp tác quốc tế cũng không nằm ngoài mục đíchlà để đạt được các mục tiêu cụ thể và mục tiêu chung như đã trình bày ở phần trên củabáo cáo này.

(iv) Đánh giá về hai hoạt động trọng tâm

Hoạt động ưu tiên được nêu ở vị trí thứ nhất là tăng cường năng lực cho Vănphòng thường trực Ban chỉ đạo chương trình thích ứng với BĐKH của ngành nôngnghịêp và PTNT (OCCA). Bộ Nông nghiệp và PTNT đã thấy rõ tầm quan trọng vàtính phức tạp của các nội dung liên quan đến BĐKH, có lẽ ngoài MONRE là đơn vịđầu mối quốc gia thì Bộ Nông nghiệp và PTNT là Bộ duy nhất có một Văn phòngthường trực về BĐKH. Tuy nhiên, trong thời gian tới cần cụ thể hoá các nội dung phảităng cường cho văn phòng này, đặc biệt là về chức năng nhiệm vụ của văn phòng. Đâylà một tổ chức thường trực bên cạnh Ban chỉ đạo chương trình hành động thích ứngvới BĐKH của ngành Nông nghiệp và PTNT. Cần xác định và quy định rõ chức năncủa cơ quan này là văn phòng hay là một tổ chức tham mưu, một tổ chức điều phối đểnâng cao vị trí, thế mạnh và năng lực cho cơ quan này. Liệu sau một thời gian hoạtđộng, khi nào thì Văn phòng là một cơ quan tập hợp được tất cả các thông tin và đủkhả năng tham mưu cho Bộ về những nội dung liên quan đến ứng phó với BĐKH củangành NN và PTNT. Cũng cần làm rõ các quan hệ và chia sẻ thông tin giữa OCCA vớicác đầu mối khác có liên quan đến các hành động lồng ghép về hoạt động của ngànhvà BĐKH ví dụ: Văn phòng Ban phòng chống lụt bão trung ương, các Cục Vụ và cácđơn vị tham mưu khác của Bộ,…

Hoạt động trọng tâm thứ 2 liên quan đến luật tiêu chuẩn và qui chuẩn. Hiện naynhiều TCVN và TCN đang được xem xét và sửa đổi thanh tiêu chuẩn hay qui chuẩn

Page 63: báo cáo cuối cùng phân tích tác động của biến đổi khí hậu đến nông ...

Báo cáo cuối cùng

63

quốc gia hoặc cơ sở. Việc thay đổi các thông số kỹ thuật của các tiêu chuẩn/qui chuẩnnày trong ràng buộc của kịch bản BĐKH là môt việc hết sức khó khăn và nhạy cảm.Nó sé phải tính đến các yếu tố dự báo về tính bền vững về mặt kỹ thuật và kinh tế.Nhiệm vụ trọng tâm này cũng chỉ có thể thực hiện được tốt trên cơ sở các kết quảnghiên cứu khoa học của Vịêt Nam với những nội dung chuyên môn rất cụ thể liênquan đến nông nghiệp, nông thôn. Ví dụ như các tiêu chuẩn về nước, về đê điều, vềcông trình giao thông, thuỷ lợi… chưa thực sự có đặt vấn đế BĐKH khi xây dựng vàban hành quy chuẩn.

(v) Đánh giá về tám chương trình trọng tâm (nghiên cứu và qui hoạch)

Ngoài ra, như đã nêu có 8 chương trình nghiên cứu và qui hoạch từ nay đếnnăm 2020 đề ra để đạt mục tiêu tổng quát và cụ thể của khung chương trình hành độngnày, bao gồm:

o Chương trình nghiên cứu và quy hoạch giải pháp đảm bảo dân cư vùng đồng bằngsông Cửu Long, Miền trung, đồng bằng Bắc bộ, Miền núi phía bắc sống ổn định, antoàn trong điều kiện nhiệt độ tăng và nước biển dâng;

o Chương trình nghiên cứu và quy hoạch giải pháp đảm bảo diện tích lúa hai vụ là 3,8triệu ha nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia;

o Chương trình nghiên cứu và quy hoạch tổng thể thuỷ lợi đồng bằng sông Cửu Longtrong điều kiện BĐKH và nước biển dâng,

o Chương trình nghiên cứu và quy hoạch phòng, chống lũ cho hệ thống sông Hồng,sông Thái Bình, đồng bằng sông Cửu Long, các sông thuộc khu vực miền Trung từThanh Hoá đến Khánh Hoà, khu vực Nam Trung bộ và Đông Nam Bộ thích ứngvới BĐKH;

o Chương trình nghiên cứu và quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ đê biểnvà ven biển;

o Chương trình nghiên cứu và quy hoạch hệ thống hạ tầng cơ sở đồng muối, phòngchống giảm nhẹ thiên tai v,v… theo hướng tăng cường thích ứng với BĐKH, trongđó đặc biệt chú trọng đến vấn đề nhiệt độ tăng và nước biển dâng;

o Chương trình nghiên cứu và quy hoạch các vùng sản xuất cây lương thực, cây côngnghiệp thích ứng với BĐKH;

o Chương trình nghiên cứu và quy hoạch các vùng nuôi trồng thuỷ, hải sản thích ứngvới BĐKH,

Đây là 8 chuơng trình nghiên cứu và qui hoạch có tính trọng điểm, nó sẽ ảnhhưởng rất lớn đến chiến lược phát triển lâu dài của ngành nông nghịêp và PTNT cũngnhư có cơ sở khoa học để có những quyết định và hành động phù hợp nhằm đạt đượccác mục tiêu của khung chương trình hành động thích ứng và giảm thiểu các tác độngcủa BĐKH. Đối với mỗi chương trình, khung hành động đã nêu được một số hoạtđộng cụ thể và các sản phẩm cần đạt, tuy vậy mới chỉ là sơ bộ. Để thực hiện cácchương trình này cần có ý kiến tham gia rộng rãi của các nhà khoa học từ việc xâydựng mục tiêu cụ thể, các sản phẩm và lộ trình cần đạt và mức kinh phí cụ thể đầu tư,Các chương trình này đều phải gắn liền với các chương trình phát triển kinh tế xã hộicủa ngành giai đoạn 2011-2020 cho nên chắc chắn phải lồng ghép và coi BĐKH (nhiệtđộ tăng và nước biển dâng) là những ràng buộc hiện hữu để có những quyết sách đúngđắn.

Page 64: báo cáo cuối cùng phân tích tác động của biến đổi khí hậu đến nông ...

Báo cáo cuối cùng

64

Tuy nhiên, Bộ Nông nghiệp và PTNT cần phải xây dựng lộ trình để thực hiệncác chương trình trên và cần phải lấy ý kiến phản biện để các chương trình trêncó tỉnhkhả thi và mang lại hiệu quả cao hơn. Trong hoàn cảnh như hiện nay, việc quy hoạchđề ra các giải pháp đảm bảo dân cư cần phải tính đến tác động của quy hoạch đến kinhtế, an sinh xã hội và chính trị của dân cư vùng quy hoạch lại. Quy hoạch dân cư phảigắn liền với quy hoạch cơ sở hạ tầng, và đảm bảo ổn định đời sống cho nhân dân.

Quy hoạch đề xuất giải pháp đảm bảo dân cư sống ổn định trong điều kiện nướcbiển dâng phải có sự đồng thuận của các cấp, ngành và nhân dân, vì vậy cần làm cho cảxã hội nhận thức đầy đủ về tính tất yếu Việt Nam phải ứng phó với biến đổi khí hậu vànước biển dâng, và tác động của nó, từ tự nhiên đến kinh tế, xã hội và an ninh quốcphòng. Cần phải tiến hành đánh giá mức độ dễ bị tổn thương của dân cư các vùng chịuảnh hưởng của BĐKH và mực nước biển dâng coi đây như là một nội dung của khởiđầu quy hoạch lại dân cư đảm bảo cuộc sống ổn định. Đối với từng vùng khác nhaucần có điều chỉnh các chương trình sao cho phù hợp với đặc điểm của vùng, tác độngđặc thù của BĐKH đến vùng, cụ thể:

- Đồng bằng Bắc Bộ và Miền núi phía Bắc: Vùng đồng bằng Bắc Bộ, dân cưđông đúc trù phú sống ổn định bao đời nay, việc thực thi các giải pháp phải phù hợp đểđảm bảo vừa kế thừa và đảm bảo được tính ổn định. Cuối cùng, mọi quy hoạch, giảipháp đề xuất cần được phản biện nghiêm túc, đặc biệt các quy hoạch các vùng duyên hảivà cận duyên hải, các công trình đầu tư yêu cầu nguồn vốn lớn tại những địa bàn đượcdự báo có nhiều khả năng bị tổn thương do biển dâng, bảo đảm công trình bền vững, đạthiệu quả tổng hợp cao mà không bị lãng phí.

- Đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long: Dựa trên các kết quả điều tra cơ bảntổng hợp và đối chiếu với thực tế sản xuất, kinh tế-xã hội, khi quy hoạch đảm bảo đờisống dân cư sống ổn định trong điều kiện BĐKH và nước biển dâng sẽ có những biếnđộng lớn. Biến động về phân bố dân cư, đô thị và các trung tâm, cơ sở kinh tế sẽ diễnra sự dịch chuyển trong nội vùng và ra ngoài vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Nhữngbiến động về môi trường tự nhiên và về kinh tế-xã hội nêu lên trên đây sẽ ảnh hưởngđến sự phát triển bền vững của Đồng bằng sông Cửu Long nếu không kịp thời có sựứng phó thích hợp, cuộc sống của hàng chục triệu người dân sẽ gặp nhiều xáo trộn lớn.

Vai trò vựa lúa của cả nước, nguồn đóng góp quan trọng cho tổng kim ngạchxuất khẩu và ngân sách nhà nước mà Đồng bằng sông Cửu Long đang đảm nhiệm sẽchịu thách thức nghiêm trọng. Nhiều khía cạnh về an ninh quốc phòng sẽ được đặt ra,trước tiên là an ninh lương thực cho cả nước.

- Đối với vùng Duyên hải miền Trung: Do tính không ổn định của địa mạo, hơnnhững địa bàn khác, ở vùng duyên hải miền Trung tác động về mặt tự nhiên và kinh tếxã hội gắn chặt và trực tiếp với nhau, từ phía đồi núi phía Tây cũng như từ phía BiểnĐông. Những địa bàn bị ảnh hưởng mạnh nhất là các đồng bằng ven biển và ở cuối cáccon sông, nơi mật độ dân số rất cao và phải chịu sức ép từ hai phía biển và núi. Nhìntổng thể, kinh tế - xã hội, đời sống dân cư vùng duyên hải miền Trung khi quy hoạchlại sẽ chịu sự tác động trên các mặt: Biến động về mặt tự nhiên tác động lên kết cấu hạtầng, lên kinh tế biển và du lịch; sức hút đầu tư cho khu vực II và khu vực III có thể bịảnh hưởng; Xây dựng và bảo vệ kết cấu hạ tầng tốn kém hơn. Nguy cơ lớn nhất củavùng này là có thể sẽ diễn ra sự dịch chuyển dân cư, lao động, các đô thị và cơ sở kinhtế trong nội vùng từ vùng thấp lên vùng cao, và ra ngoài vùng. Biến động này, đến lượt

Page 65: báo cáo cuối cùng phân tích tác động của biến đổi khí hậu đến nông ...

Báo cáo cuối cùng

65

nó, có thể tác động đến sự ổn định địa mạo nếu không tính toán và chuẩn bị kỹ vị trícác địa bàn tiếp nhận.

3.5.2.3. Việt Nam về vấn đề môi trường và BDKH trong lĩnh vực nông nghịêpBĐKH là một trong những thách thức lơn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21,

đòi hỏi cộng đồng quốc tế phải hành động kịp thời, hợp tác hiệu quả. Do vậy, đồngthuận, hành động ngay và hành động tuỳ thuộc vào điều kiện thực tế cuả mỗi quốc gia,mỗi vùng trong đó có nước ta. Trên thực tế, BĐKH đang tác động đến Việt Nam ngàycàng nghiêm trọng hơn, thách thức trực tiếp đến công cuộc xoá đói giảm nghèo, anninh lương thực, an ninh năng lượng và môi trường, phát triển bền vững; thách thứcđến thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ của Việt Nam.

Trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc “trách nhiệm chung nhưng có sự khác biệt”cuả công ước (Công ước khung của LHQ về BĐKH) UNFCCC, các nước phát triểnphải chịu trách nhiệm về lượng khí nhà kính đã phát thải trong quá khứ và lượng phátthải theo đầu người hiện tại còn ở mức cao, Các nước phát triển phải đóng vai trò tiênphong trong việc giảm phát thải khí nhà kính định lượng có thể đo, báo cáo và kiểm trađược, xây dựng các mục tiêu cam kết giảm phát thải khí nhà kính trung hạn và dài hạn,

Việt nam đã ký cam kết UNFCCC ngày 11/6/1992, phê chuẩn ngày 10/11/1994;ký nghị định thư Kyoto (KP) ngày 3/12/1998 và được phê chuẩn ngày 25/9/2002.Thực hiện cam kết này, Việt Nam đã tích cực triển khai:

o Hoàn thành thông báo quốc gia về kiểm kê khí nhà kính cho các năm 1990, 1993,1994 và 1998

o Thành lập cơ chế liên ngành do MONRE làm đầu mối cùng với các cơ quan kháctrong đó có vai trò nòng cốt cuả Bộ Nông nghiệp và PTNT để theo dõi cập nhật vàxử lý các thông tin về BĐKH và nước biển dâng, Tăng cường hợp tác với các tổchức quốc tế, các nước để nghiên cứu xây dựng chương trình hành động kịp thời,thích ứng với BĐKH và nước biển dâng;

o Ngày 02/12/2008, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt “Chương trình mục tiêu quốcgia ứng phó với BĐKH” với mục tiêu là đánh giá được mức độ tác động củaBĐKH và xây dựng được kế hoạch hành động có tính khả thi để ứng phó hiệuquả với BĐKH cho từng giai đoạn ngắn hạn, dài hạn nhằm bảo đảm sự pháttriển bền vững của đất nước.

3.5.2.4. Đánh giá kết quả đạt được, nguyên nhân và yếu kém cần khắc phục(i) Kết quả đạt được và yếu kém cần khắc phụcTrước những diễn biến bất lợi của khí hậu toàn cầu, chúng ta đã có những hoạt

động nhằm chủ động đối phó với những thách thức mới, kết quả đạt được đã mở ranhững triển vọng, tạo tiền đề để từng bước thích ứng với những biến đổi của khí hậu,song cũng còn nhiều yếu kém cần tiếp tục được nghiên cứu giải quyết, thể hiện trênnhững mặt chính sau:

Thông qua các chương trình khoa học công nghệ chọn tạo giống cây trồng(2000-2005) và các chương trình hàng năm, các đơn vị nghiên cứu đã chọn tạo ra đượcnhững giống cây trồng mới, trong đó có các loại giống sử dụng cho các điều kiện gieotrồng khác nhau. Đến nay, ngoài các giống lúa thích ứng với điều kiện thâm canh,nước ta cũng đã có các b ộ giống lúa thích nghi với điều kiện úng ngập (bộ giống chịuúng: U17, U20, U21 của Viện Cây lương thực-CTP), các giống chịu mặn như M6, bàu

Page 66: báo cáo cuối cùng phân tích tác động của biến đổi khí hậu đến nông ...

Báo cáo cuối cùng

66

tép; các giống chịu phèn như Tép lai; các giống chịu hạn: CH2, CH3, CH5, CH133(Viện CLT-CTP), các giống thuộc sê-ri LC của Viện Khoa học nông nghiệp MiềnNam và Viện Bảo vệ thực vật… Những giống này chưa nhiều nhưng sẽ là tiền đề đểcác nhà chọn giống tiếp tục nghiên cứu, lai tạo ra những giống thích ứng với các điềukiện của BĐKH.

(ii) Nguyên nhân của yếu kèm cần khắc phục:o Do nhận thức về thiên tai trong tình hình BĐKH và phát triển bền vững chưa đầy

đủ, trong đó phương châm sống hài hoà với thiên nhiên chưa được quán triệt; còn ỷlại, chủ quan, thiếu chủ động trong phòng, chống. Việc tổ chức tuyên truyền, giáodục nâng cao nhận thức cho cộng đồng về thích ứng và giảm nhẹ BĐKH, thiên taichưa thường xuyên, thiếu hệ thống, chưa được đưa vào chương trình giáo dục tạicác trường học;

o Công tác phòng chống thiên tai trong bối cảnh BĐKH chưa được đưa vào quyhoạch, chưa lồng ghép BĐKH với chương trình phát triển kinh tế - xã hội củaNgành. Địa phương và gắn với bảo vệ môi trường. Chưa huy động được sức mạnhtổng hợp của toàn xã hội và phương châm 4 tại chỗ của các địa phương; việc huyđộng, sử dụng nguồn vốn viện trợ còn chậm;

o Cơ chế chính sách còn thiếu, chế tài xử lý còn thiếu tính răn đe. Còn có sự chồngchéo về chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm. Chưa có chính sách động viên,khuyến khích các tổ chức, cá nhân tự nguyện tham gia trong công tác phòng chốngthiên tai trong bối cảnh BĐKH;

o Đầu tư cho công tác phòng chống thiên tai trong bối cảnh BĐKH còn hạn chế, việctrồng rừng phòng hộ ven biển, kết hợp nuôi trồng thuỷ sản thiếu đồng bộ, đặc biệttriển khai các khu neo đậu tầu thuyền chưa đáp ứng được yêu cầu. Bảo vệ rừng đầunguồn còn buông lỏng dẫn đến dòng chảy mùa kiệt giảm và gây lũ lụt, úng ngập,sạt lở, xói mòn đất vào mùa mưa;

o Công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai còn bị động, nặng về giải quyết tìnhhuống, khi có thiên tai, năng lực phản ứng còn chậm; Hệ thống dự báo, cảnh báocòn chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là loại hình thiên tai như lũ quét, sạt lở, dông,lốc;

o Hệ thống sản xuất kém bền vững, cơ cấu sản xuất chưa phù hợp; cơ sở hạ tầng cònthấp kém, dễ bị tổn thương khi thiên tai xẩy ra;

o Công tác cứu trợ khẩn cấp, khắc phục hậu quả còn chưa đáp ứng yêu cầu, có nơicòn lúng túng, thiếu sự phối hợp thống nhất; Công tác tìm kiếm, cứu nạn còn hạnchế do thiếu trang thiết bị, chưa chuyên nghiệp, chưa phát huy hết sức mạnh tổnghợp của cộng đồng tham gia.

3.5.3. Lồng ghép đề xuất các chính sách và thể chế phù hợp nhằm thíchứng với BĐKH trong lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam

3.5.3.1. Nguyên tắc lồng ghép BĐKH trong các chính sáchCác chính sách về phát triển nông nghiệp và nông thôn của Việt Nam đề ra phải

nằm trong khuôn khổ chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt nam, bảo đảm xâydựng thành công sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hóa đất nước bảo đảm pháttriển bền vững.

Việc đề ra các chính sách phải bảo đảm phát triển, có tính khả thi cao, không

Page 67: báo cáo cuối cùng phân tích tác động của biến đổi khí hậu đến nông ...

Báo cáo cuối cùng

67

chồng chéo, lãng phí. Các chính sách phải thể hiện tính kế thừa và có thể đạt đượcnhiều mục đích trong xây dựng và phát triển, liên ngành, đa ngành.

3.5.3.2. Đề xuất một số chính sách lồng ghép BĐKH trong phát triển nôngnghiệp, nông thôn:

(i) Lồng ghép về công tác nghiên cứu điều tra, quan trắc và dự báo gần của ngànhkhí tượng Thuỷ văn với ngành nông nghiệp

(ii) Lồng ghép chương trình vệ sinh nước sạch, môi trường nông thôn với các côngtrình phát triển thuỷ lợi, thuỷ điện và tiết kiệm nguồn nước mặt, bảo vệ và pháttriển rừng;

(iii) Lồng ghép nghiên cứu qui họach sử dụng đất đa mục tiêu trung hạn và dài hạn;

(iv) Lồng ghép các qui họach vùng sản xuất nông lâm nghiệp với chương trình anninh lương thực và năng lượng quốc gia

(v) Lồng ghép các nghiên cứu công nghệ cao, công nghệ sinh học với bảo tồn vàphát triển quĩ gen

(vi) Lồng ghép hoạt động của chương trình xoá đói gi ảm nghèo với các hoạt độngứng phó và giảm thiểu các tác động tiêu cực của BĐKH cuả các vùng dân cư venbiển và vùng núi, vùng sâu, vùng xa,

(vii) Phát triển sản xuất sạch, tiết kiệm năng lượng giảm phát thải khí nhà kính trongtrồng trọt và chăn nuôi,

(viii) Lồng nghép nghiên cứu phát triển công nghệ, các tiến bộ khoa học mới về nôngnghiệp và PTNT với các hoạt động thích ứng với BĐKH và giảm thiểu phát thảikhí nhà kính

Page 68: báo cáo cuối cùng phân tích tác động của biến đổi khí hậu đến nông ...

Báo cáo cuối cùng

68

PHẦN IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1. KẾT LUẬN1. BĐKH là vấn đề toàn cầu ngày càng diễn ra nhanh và khó dự đoán, Việt

Nam được đánh giá là một trong 5 năm chịu tác động nặng nề nhất do tác động tiêucực của BĐKH, các thành phần khí hậu tại Việt Nam đã có sự thay đổi theo diễn biếnchung của thế giới.

2. Nông nghiệp sẽ là ngành chịu tác động nặng nề của BĐKH như suy giảmnăng suất, giảm đa dạng sinh học, mất đất sản xuất, thiên tai hạn hán,.. các nghiên cứuvề đánh giá và lượng hóa tác động của BĐKH mặc dù đã được áp dụng trên thế giớinhưng vẫn còn triển khai hạn chế ở nước ta.

3. Do tác động của BĐKH, trung bình ngành nông nghiệp chịu thiệt hại gân 800tỷ đồng do thiên tai, bão lụt, tuy nhiên, thiệt hại của ngành do thiên tai có xu hướnggiảm cả về giá trị và cơ cấu trong tổng thiệt hại trong giai đoạn 1995-2007.

4. Dựa theo kịch bản nước biển dâng 1 m, 38,9% diện tích đất tự nhiên, 32,16%diện tích đất nông nghiệp vùng ĐBSCL sẽ bị ngập mặn và có nguy cơ giảm 40,52%sản lượng lúa của vùng vào năm 2100, Việt Nam sẽ đứng trước nguy cơ mất an ninhlương thực.

5. Dựa theo kịch bản trung bình MONRE về BĐKH, nước biển dâng, sản lượnglúa giảm 8.37% vào năm 2030 và 15,24% vào năm 2050 so với tiềm năng. Nếu tính cảthiên tai mà mất đất do nước biển dâng, sản lượng lúa của nước ta có nguy cơ mấtgiảm 11,29 triệu tấn (giảm 31,78%) vào năm 2100 so với sản lượng năm 2008.

6. Đối với các cây trồng khác, sản lượng ngô giảm 500,4 ngàn tấn (-18,71%)năm 2030 và giảm 880,4 ngàn tấn (giảm 32,91%) vào năm 2050 so với tiềm năng.Sản lượng đậu tương sẽ giảm 14,3 ngàn tấn (-3,51%) vào năm 2030 và giảm 37,1ngàn tấn (-9,03%) vào năm 2050 so với tiềm năng. Việt Nam có nguy cơ là nước mấtan ninh lương thực nếu không có giải pháp thích ứng kịp thời với biến đổi khí hậu.

7. Mỗi vùng sinh thái chịu tác động của BĐKH khác nhau cùng với các đặc thùriêng do vậy đã có nhiều biện pháp thích ứng khác nhau với BĐKH đã được áp dụngcho từng vùng. Cải tiến các giống cây trồng, dịch vụ khuyến nông, các biện pháp kỹthuật mới cho từng loại đất, từng loại địa hình khác nhau là rất cần thiết nhằm thíchứng tối đa với BĐKH nhằm duy trì và phát triển sản xuất nông nghiệp.

4.2. ĐỀ NGHỊ1. Bộ Nông nghiệp và PTNT cần có chính sách quán triệt, tuyên truyên sâu rộng

về BĐKH trong nông nghiệp, coi BĐKH là điều kiện, cơ sở để lựa chọn các kế hoạch,định hướng phát triển nông nghiệp;

2. Dựa vào chức năng, nhiệm vụ, Bộ Nông nghiệp và PTNT cần xây dựng vàlựa chọn chương trình ưu tiên nh ằm ứng phó với BĐKH trong chiến lược ngắn hạn,trung hạn, dài hạn có tính chất vùng, liên vùng, và quốc gia;

3. Bộ NN và PTNT cần đa dạng hóa nguồn tài chính từ Chính phủ, từ các địaphương, từ tổ chức, cá nhân và hợp tác quốc tế;

4. Cần hoàn thiện hệ thống cơ quan mang lưới về nghiên cứu, quản lý thốngnhất từ Trung ương đến địa phương để tổ chức thực hiện các chương trình, ứng phó

Page 69: báo cáo cuối cùng phân tích tác động của biến đổi khí hậu đến nông ...

Báo cáo cuối cùng

69

các sự cố thời tiết đột xuất, nâng cao vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quanthuộc Bộ quản lý về BĐKH.

5. Cần triển khai các nội dung đánh giá tác động toàn diện của BĐKH đối vớinông nghiệp, hình thành cơ sở dữ liệu dài hạn, xây dựng mô hình hóa để cảnh báo tácđộng của BĐKH nhằm xác định các chính sách ưu tiên đối với các vùng có mức độ tồnthương cao.

Page 70: báo cáo cuối cùng phân tích tác động của biến đổi khí hậu đến nông ...

Báo cáo cuối cùng

70

PHẦN V. PHỤ LỤC

Phụ lục 1, Số lượng cơn bão đổ bộ vào Việt Nam 1950-2000

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tổng

1950-1959 0 0 0 1 1 4 5 11 9 9 7 3 50

1960-1969 0 1 0 1 1 5 11 13 19 12 8 1 72

1970-1979 0 0 0 0 2 9 7 13 18 15 10 4 78

1980-1989 0 0 2 0 1 9 10 9 9 24 11 2 77

1990-1999 0 0 0 1 0 6 8 10 12 14 15 5 71

TB 0 0,02 0,04 0,06 0,1 0,66 0,82 1,12 1,34 1,48 1,02 0,3 6,96

Page 71: báo cáo cuối cùng phân tích tác động của biến đổi khí hậu đến nông ...

Báo cáo cuối cùng

71

Phụ lục 2. Thiệt hại về diện tích một số cây trồng chính do thiên tai tại Việt Namgiai đoạn 1989-2008

Năm 2000 2001 2002 2003 2005 2006 2007 2008

Lúa 655,403 135,914 46,490 209,764 504,098 139,232 175,945 146,945

Hoa màu 143,296 85,528 43,698 50,118 160,780 122,460 215,059 325,614

Cây công nghiệp 79,603 70,916 0 11,639 26,171 73,732 50,063 70,055

Căy ăn quả 78,619 51,221 0 0 0 86,433 30,647 0

Khác 267 5,328 0 0 0 34,208 5,404 0

Tổng diện tích 957,188 348,907 90,188 271,521 691,049 456,065 477,118 542,614

Nguồn: Tổng hợp từ nguồn của MARD, 1989-2008

Page 72: báo cáo cuối cùng phân tích tác động của biến đổi khí hậu đến nông ...

Báo cáo cuối cùng

72

PHÂN VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO6.1. Tài liệu Tiếng ViệtCục Trồng Trọt, 2005, Giống và thời vụ sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long. Hà Nội.

Việt Nam

Đào Thanh Vân, 2004, Kết quả chuyển giao mô hình trồng mới cây ăn quả trên đất gò đồitheo phương thức thâm canh tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, Kỷ yếu hội thảokhoa học chuyển giao công nghệ phát triển nông thôn Miền núi Phía Bắc Việt Nam, tr,199-203,

Đào Xuân Học, 2009. Kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông nghiệp vàphát triển nông thôn. Báo cáo trình bày tại Hội thảo Việt Nam thích ứng với Biến đổikhí hậu ngày 31/7/2009 tại Hội An, Quảng Nam. http://www.occa-mard.gov.vn

Đinh Ngọc Lan, 2000, Nghiên cứu ảnh hưởng của các băng cây xanh theo đường đồng mứcđến khả năng bảo vệ đất và năng suất một số cây trồng trên đất dốc Ferralic Acrisols,Kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, Trường Đại học Nông lâm –Đại học Thái Nguyên, NXB Nông nghiệp, tr, 102-107

Đoàn Thị Thanh Nhàn, 2006, Trồng xen lạc, đậu tương có che phủ nilon tự hủy v ới mía - mộtgiải pháp hữu hiệu góp phần nâng cao năng suất, tăng hiệu quả kinh tế và ổn địnhviùng mía nguyên liệu khu vực miền Trung, Báo cáo khoa học hội thảo KHCN quản lýnông học vì sự phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt nam, Trường Đại học NN I,NXB Nông nghiệp, tr 135-143

Dương Đức Vĩnh____,Khả năng phát triển mía đường trên đất dốc tỉnh Bắc Thái

Hà Lương Thuần, 2007. Nghiên cứu thích ứng với biến đổi khí hậu sự cần thiết đối với ngànhnông nghiệp và PTNT. Báo cáo trình bày tại Hội thảo ‘Biến đổi khí hậu và phòngchống giảm nhẹ thiên tai ở Việt Nam”, Hà Nội 22/11/2007.

Lê Công Nông, Đinh Quang Tuyến, 1999, Mô hình canh tác trên đất dốc tại Ninh Thuận,Trung tân NCC Bông Nha Hố, Ninh Thuận

Lê Hưng Quốc, 2003, Xây dựng cơ cấu sản xuất tiên tiến trong nông nghiệp, NXB Nôngnghiệp. Hà Nội. Việt Nam.

Lê Hưng Quốc, 2009. Vài nét về sản xuất lúa vụ đông xuân tại Đồng bằng sông Hồng. Trungtâm Khuyến nông Quốc gia. http://khuyennongquocgia.gov.vn.

Lê Sâm, 2003. Xâm lấn mặn ở Đồng bằng Sông Cửu Long. NXB Nông nghiệp. Hà Nội. ViệtNam.

Lilani Gooessena và Dung P.T, 2008. Báo cáo chiến lược của Úc trong giảm nhẹ tác động củabiến đổi khí hậu. Báo cáo trình bày tại Hội thảo: “Xây dựng Kế hoạch phòng tránh,khắc phục hậu quả thiên tai, ứng phó và giảm nhẹ tác động do biến đổi khí hậu tại ĐồSơn, ngày 14-15/8/2008. Bộ Nông nghiệp và PTNT. 2008. http://www.occa-mard.gov.vn

Lương Đức Loan và cs, 1998, nghiên cứu bảo vệ độ ph ì nhiêu đất trồng cà phê, Viện Thổnhưỡng Nông hóa. Hà Nội. Việt Nam

MARD, 2008, Chiến lược an ninh lương thực quốc gia đến năm 2020, dự thảo lần thứ 9. HàNội. Việt Nam.

MARD, 2008, Thống kê nông nghiệp năm 2008 – Trung tâm thống kê của Bộ Nông nghiệpvà phát triển nông thôn.

Page 73: báo cáo cuối cùng phân tích tác động của biến đổi khí hậu đến nông ...

Báo cáo cuối cùng

73

MARD, 2008. Quyết định số 2730/QD-BNN-KHCN ngày 5/9/2010 của Bộ trường Nôngnghiệp và PTNT về việc ban hành Chương trình khung về Thích ứng và giảm thiểuvới biến đổi khí hậu ngành nông nghiệp và PTNT giai đoạn 2008-2020. Bộ Nôngnghiệp và PTNT. Hà Nội. Việt Nam. http://www.mard.gov.vn

MONRE, 1996, Tuyển tập công trình nghiên cứu BĐKH, 1996, Viện Khi tượng Thủy văn, HàNội, Việt Nam,

MONRE, 2009, Kịch bản BĐKH, nước biển dâng cho Việt Nam, http://www.monre.gov.vn

Nguyễn Đức Ngữ, 2008. BĐKH – Dự án Nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực cho địaphương trong việc thích ứng và giảm nhẹ BĐKH, góp phần thực hiện Công ướcKhung của Liên Hiệp Quốc và Nghị định thư Kyoto về BĐKH, NXB KHKT, Hà Nội,Việt Nam.

Nguyễn Huệ và Thái Phiên, 2004. Quản lý đất dốc nhìn từ các kết quả nghiên cứu dài hạn,Báo cáo khoa học năm 2004. Viện Thổ nhưỡng Nông hóa. Hà Nội. Việt Nam.

Nguyễn Hữu Ninh và CS. 2008. Kết quả nghiên cứu của thế giới về biến đổi khí hậu toàn cầu.Báo cáo tại Hội thảo “Hướng tới Chương trình hành động của ngành Nông nghiệp vàPTNT nhằm giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu” tại Hà Nội, ngày 11/1/2008.

Nguyễn Khắc Hiếu, 2008. Hoạt động biến đổi ở Việt Nam- Tổng quan và định hướng chiếnlược. Báo cáo tại Hội thảo “Hướng tới Chương trình hành động của ngành Nôngnghiệp và PTNT nhằm giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu” tại Hà Nội, ngày11/1/2008.

Nguyễn Ngọc Trân, 2009. Ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng: Chương trìnhmục tiêu quốc gia: Một số nhiệm vụ khoa học và công nghệ cần triển khai. Báo cáotrình bày tại Hội người Việt nam tại Pháp ngày 20/6/2009.______

Nguyễn Thị Chính, Hoàng Minh Tâm, Nguyễn Thanh Thủy và Trần Đình Long, 1997, Kỹthuật che phủ nilon cho lạc xuân. Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam. HàNội. Việt Nam.

Nguyễn Thúy Hà, 2004, Đánh giá hiệu quả việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật xây dựng môhình nông lâm kết hợp tại huyện chợ đồn tỉnh Bắc Kạn, Kỷ yếu hội thảo kh oa họcchuyển giao công nghệ phát triển nông thôn Miền núi Phía Bắc Việt Nam, tr, 92-100.

Nguyễn Văn Đại và Trần Thu trang, 2004. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đa lượng vàphụ phẩm nông nghiệp đến năng suất cây trồng trong một số cơ cấu luân canh chínhtrên đất bạc màu Bắc Giang. Báo cáo khoa học năm 2004. Viện Thổ nhưỡng Nônghóa. Hà Nội. Việt Nam.

Nguyễn Văn Viết, 2009. Tài nguyên khí hậu nông nghiệp Việt Nam. NXB Nông nghiệp. HàNội. Việt Nam.

Phạm Quang Hà, Hồ Công Trực và Nguyễn Thị Kim Thu, 2005, Báo cáo tổng kết đề tàiNghiên cứu cân bằng dinh dưỡng cho hệ thống thâm canh cây cà phê vối kinh doanh ởTây Nguyên 2001-2004, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa

Phạm Văn Điền và Nguyễn Bá Ngãi, 2004, Chuyển giao công nghệ dựa trên nhu cầu và khảnăng của hộ gia đình dân tộc mường ở vùng Hồ Hòa Bình trong quản lý thực vật ngoàigỗ, Kỷ yếu hội thảo khoa học chuyển giao công nghệ phát triển nông thôn Miền núiPhía Bắc Việt Nam, tr, 75-91,

Trần Thị Tâm và Nguyễn Đức Dũng, 2004, Nghiên cứu kỹ thuật canh tác tổng hợp nâng caohiệu quả sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên và cải thiện môi trường ởtỉnh Hà Giang, Báo cáo khoa học năm 2004, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa

Page 74: báo cáo cuối cùng phân tích tác động của biến đổi khí hậu đến nông ...

Báo cáo cuối cùng

74

Trần Thục, 2009. Biến đổi khí hậu ở Việt nam. Báo cáo trình bày tại Hội thảo về biến đổi khíhậu tại Hội An, ngày 31/7/2009. Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường.

Trần Tiến Hùng, 1997, Mô hình thử nghiệm chuyển đổi cơ cấu cây trồng vùng đất cát và bánsơn địa ở Thừa Thiên Huế, Tạp chí Nông nghiệp công nghiệp thực phẩm số 4, tr 180-181

Trần Văn Thể và CS, 2009. Ành hưởng của BĐKH đến phát triển nông nghiệp tại Việt Nam,Báo cáo chuyên đề dự án IAE/ICRISAT, Viện Môi trường Nông nghiệp, 2009.

Trần Văn Thể và CS, 2009. Đánh giá kinh tế của biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp. Báocáo dự án P114750 do Ngân hàng thế giới (WB) tài trợ. Hà Nội. Việt Nam.

Trần Xuân Lạc, Đinh Thị Sơn, Trương Văn Tuyển, Lê Văn Hai và Dương Viết Tình, 1997,Kết quả nghiên cứu bước đầu về hệ thống canh tác trên đất cát ven biển Thừa ThiênHuế, Công nghiệp và Công nghiệp thực phẩm 419, tr 336-338.

Viện Dược Liệu, 2000, Nghiên cứu xây dựng mô hình Nông-Lâm-Cây dược liệu khai thác cảitạo đất dốc huyện Sa pa – lào Cai, Đề tài KHCN – 08.07

Võ Đình Quang, Xây dựng mô hình công nghệ sử dụng đất dốc tại địa bàn Đức Trọng – LâmĐồng, Đề tài KHCN 08-07, Viện Thổ Nhưỡng Nông hóa.

Võ Đình Quang, Xây dựng mô hình công nghệ sử dụng đất dốc tại địa bàn Đức Trọng – LâmĐồng, Đề tài KHCN 08-07, Viện Thổ Nhưỡng Nông hóa,

Vũ Tự Lập, 1999, Địa lý tự nhiên Việt Nam, NXB Địa lý, Hà Nội, Việt Nam

Vũ Tự Lập, 1999. Địa lý tự nhiên Việt Nam. NXB Địa lý. Hà Nội. Việt Nam

WB, 2009, Ngân Hàng Thế giới 2009, Khí hậu dẫn đến sự thay đổi ở Đông Á-Thái BìnhDương,

WB, 2009. Ngân Hàng Thế giới 2009. Khí hậu dẫn đến sự thay đổi ở Đông Á-Thái BìnhDương.

6.2. Tài liệu Tiếng Anh

ADB, 2007. Building Climate Resilience in the Agriculture Sector of Asia and the Pacific. AsiaDevelopment Bank (ADB). Manila, Philippines. http://www.adb.org.

ADB, 2009. The Economics of Climate Change in Southeast Asia: A Regional Review. AsiaDevelopment Bank. Manila, Philippines. http://www.adb.org.

Herminia A.F, 2008. Adaptation to climate change: Needs and Opportunities in Southeast Asia.ASEAN Economic Bulletin, Vol. 25, No. 1. April, 2008.

Hougton J.T,. and et al, 2001. Climate change 2001: The Scentific Basic. Cambridge University Press.London. UK.

IPCC, 2007, An introduction to simple climate models used in the IPCC second Assessement Reports:IPCC technical Paper II

IPCC, 2007, Climate change in 2007: Synthesis Report, IPCC, www.ipcc.org,

Tran Van The and et al, 2009, Economic Analysis of Adaptation Options to Climate change, ProjectP114750, WorldBank, Hanoi, Việt Nam