Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... ·...

343

Transcript of Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... ·...

Page 1: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...
Page 2: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...
Page 3: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân

của Chủ tịch nước tặng nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân xã Tân Tạo.

Page 4: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 - 2013) 7

CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN

BAN THƯỜNG VỤ QUẬN ỦY

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

BAN TUYÊN GIÁO QUẬN ỦY

ĐẢNG ỦY PHƯỜNG TÂN TẠO A

BAN BIÊN TẬP

1. Đ/c Nguyễn Văn Lập Bí thư Đảng ủy

2. Đ/c Tô Huỳnh Mỹ Trang Phó Bí thư Th ường trực Đảng ủy

3. Đ/c Nguyễn Trung Toại Chủ tịch UBND phường

BAN BIÊN SOẠN

1. Nguyễn Th u Vân Viện Khoa học xã hội vùng Nam bộ2. Nguyễn Th ị Mai Hương Trường Cao đẳng Công thương TP. HCM3. Mai Th ị Mỹ Vị Viện Khoa học xã hội vùng Nam bộ4. Nguyễn Văn Trường Viện Khoa học xã hội vùng Nam bộ5. Trần Hồng Nhẫn Ban Tuyên giáo Quận ủy

Page 5: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

8 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

Page 6: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 9

Hà Nội, ngày 22 tháng 8 năm 1998

QUYẾT ĐỊNH CỦA CHỦ TỊCH NƯỚCVề việc tặng thưởng danh hiệu

Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân

CHỦ TỊCHNƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

- Căn cứ vào Điều 103 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;

- Th eo đề nghị của Th ủ tướng Chính phủ tại công văn số 278/CP-TĐKT ngày 21 tháng 8 năm 1998;

QUYẾT ĐỊNHĐiều 1: Tặng thưởng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân

dân cho:

340 xã, phường, thị trấn, 30 đơn vị, 4 cá nhân.

Đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

245. Nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân xã Tân Tạo, huyện Bình Chánh, Th ành phố Hồ Chí Minh. Quân khu 7.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

CHỦ TỊCH NƯỚCSố 424 KT/CTN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

--------------

Page 7: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

10 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

Th ủ tướng Chính phủ, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, các đơn vị và cá nhân có tên trong danh sách chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

CHỦ TỊCHNƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI

CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

(đã ký)

TRẦN ĐỨC LƯƠNG

Page 8: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 11

LỜI NÓI ĐẦU

Phường Tân Tạo A thành lập ngày 3 tháng 12 năm 2003, là một đơn vị hành chính thuộc quận Bình Tân, Th ành phố Hồ Chí Minh, trước đây thuộc một phần của xã Tân Tạo, huyện Bình Chánh. Với bề dày lịch sử 300 năm, gắn liền với công cuộc khẩn hoang của người Việt ở Nam bộ đã biến vùng đất Tân Tạo thành những xóm làng đông đúc, trù phú. Là một trong những nơi có chi bộ ra đời sớm nhất (1929 - 1930). Từ đó cho đến nay, hơn hai phần ba thế kỷ, Đảng bộ Tân Tạo đã lãnh đạo nhân dân vượt qua mọi khó khăn thử thách cùng cả nước đấu tranh giành chính quyền, đánh thắng kẻ thù xâm lược, hoàn thành cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, góp phần vào sự nghiệp chung xây dựng địa phương văn minh và phát triển bền vững. Với những thành tích hào hùng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Tân Tạo vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu cao quý ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN.

Th ực hiện sự chỉ đạo của Ban Th ường vụ Quận ủy quận Bình Tân về việc sưu tầm biên soạn lịch sử truyền thống của Đảng bộ và nhân dân các phường trong quận, Ban Chấp hành Đảng bộ phường Tân Tạo

Page 9: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

12 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

A đã tiến hành sưu tầm và biên soạn công trình Lịch sử truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân phường Tân Tạo A (1930 - 2013). Đây là công trình nhằm ghi nhận công lao to lớn của các đồng chí, cán bộ, chiến sĩ và nhân dân Tân Tạo đã đổ một phần xương máu, sức lực của cải cho cuộc chiến đấu, bảo vệ và xây dựng quê hương. Bên cạnh đó, công trình cũng ghi lại chặng đường xây dựng, phát triển với những thành tựu nổi bật của phường trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa xã hội trong giai đoạn từ khi có Đảng lãnh đạo đến nay (1930 - 2013). Đồng thời đây cũng là tài liệu nhằm giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ mai sau, nhất là thế hệ trẻ trong phường.

Hoàn thành cuốn sách này, chúng tôi đã kế thừa cuốn “Truyền thống đấu tranh cách mạng xã Tân Tạo (1930 - 1975)” xuất bản năm 2001 và thông qua việc sưu tầm, xử lý tài liệu. Tuy nhiên, do chiến tranh kéo dài nên nguồn tư liệu thành văn bị thất lạc nhiều, vì thế khi biên soạn, chúng tôi phải sử dụng tư liệu từ lời kể của các đồng chí lãnh đạo, các cán bộ lão thành cách mạng, các nhân chứng lịch sử và quần chúng nhân dân từng sống, chiến đấu và công tác ở địa phương. Do đó chắc chắn cuốn sách không tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết và phản ánh chưa đầy đủ những sự kiện lịch sử của Đảng bộ và nhân dân phường Tân Tạo A qua các thời kỳ. Vì vậy, Ban chỉ đạo, Ban biên soạn rất

Page 10: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 13

mong nhận được nhiều ý kiến góp ý bổ sung của các đồng chí lãnh đạo, các đồng chí lão thành cách mạng và bạn đọc để lần tái bản sau được hoàn chỉnh hơn.

Nhân đây, Ban Chấp hành Đảng bộ phường Tân Tạo A trân trọng cảm ơn sự quan tâm chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Quận ủy quận Bình Tân, cảm ơn đóng góp ý kiến quý báu của các đồng chí lão thành cách mạng, các gia đình có công với cách mạng; các đồng chí lãnh đạo phường qua các thời kỳ; cán bộ, đảng viên, các ngành, Mặt trận - đoàn thể và nhân dân trong phường đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu để chúng tôi hoàn thành cuốn sách. Cảm ơn các cán bộ nghiên cứu lịch sử thuộc Viện Khoa học xã hội vùng Nam bộ đã giúp đỡ trong việc biên soạn cuốn sách lịch sử ý nghĩa này.

Ban Chấp hành Đảng bộ phường Tân Tạo A xin trân trọng giới thiệu cuốn sách “Lịch sử truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân phường Tân Tạo A (1930 - 2013)” cùng quý cán bộ, đảng viên, nhân dân trong phường và bạn đọc.

BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘPHƯỜNG TÂN TẠO A

Page 11: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

14 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNHPHƯỜNG TÂN TẠO A

Page 12: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 15

PHẦN MỞ ĐẦ U

VÙNG ĐẤT - CON NGƯỜI TÂN TẠO

Page 13: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

16 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

1. Vị trí địa lý

Tân Tạo A là một phường thuộc quận Bình Tân Th ành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố 11 km. Về vị trí địa lý, Tân Tạo A nằm về phía Tây Bắc của quận Bình Tân. Phía Bắc giáp với phường Tân Tạo, phía Đông và Đông Bắc giáp với phường Bình Trị Đông B, An Lạc; phía Tây giáp với xã Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh); phía Nam giáp với xã Tân Nhựt và xã Tân Kiên (huyện Bình Chánh).

2. Điều kiện tự nhiên

Th ổ nhưỡng: Đây là vùng đất phù sa cổ (đất xám pha cát), dưới tầng sâu có nhiều mạch nước ngầm. Địa hình dạng đồng bằng bằng phẳng, không có núi, hơi nghiêng từ Đông Bắc thấp dần xuống Tây Nam, có nhiều sông rạch tự nhiên với chế độ bán nhật triều, thủy triều lên xuống hai lần trong một ngày, thuận lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp như trồng lúa nước và hoa màu phụ, chăn nuôi gia súc gia cầm, thủy sản. Một phần diện tích đất là vùng trũng, đất nhiễm phèn mặn, chỉ trồng được một vụ lúa.

Khí hậu: Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có nhiệt độ cao đều trong năm với hai mùa mưa - khô rõ rệt. Mùa mưa thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11 dương lịch, mùa nắng từ tháng 12 đến

Page 14: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 17

tháng 4 năm sau. Khí hậu của Tân Tạo A chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc vào mùa khô nắng và gió mùa Tây Nam vào mùa mưa. Sự chênh lệch về nhiệt độ giữa mùa nắng và mùa mưa, giữa ngày và đêm nơi đây không cao nên cho khí hậu dễ chịu, phù hợp với sản xuất nông nghiệp.

Hệ sinh thái: Trước năm 1975, do điều kiện chiến tranh nên nơi đây còn nhiều vùng đất hoang vu với rất nhiều loại cây như dừa lá, bần, bình bát, dứa, năng, lác và cỏ dại. Cây dừa nước chiếm 10% diện tích tự nhiên. Dừa nước được trồng hầu hết ven sông Vàm Nước Lên, các rạch, kênh Kháng Chiến, tập trung nhiều nhất là khu Vườn Lớn, nối liền giữa xã với căn cứ kháng chiến Vườn Th ơm. Dân ở đây thường sử dụng thân cây và lá của cây tre, tràm, vẹt, dừa nước để lợp nhà. Do hệ sinh thái phong phú như vậy nên Tân Tạo trở thành “vành đai đỏ”, là địa bàn ngoại vi căn cứ kháng chiến Vườn Th ơm - Bà Vụ, được lực lượng cách mạng các cấp tỉnh, thành, quân khu và phân khu về đây đứng chân lãnh đạo trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

3. Hệ thống giao thông

Giao thông đường bộ có Quốc lộ 1A (Xa lộ vành đai hay còn gọi Xa lộ Đại Hàn do công binh quân đội Đại Hàn - Nam Triều Tiên xây dựng năm 1966 - 1967), đoạn qua phường Tân Tạo A dài khoảng 4km; Tỉnh lộ 10 nối liền Th ành phố Hồ Chí Minh và huyện Đức Hòa

Page 15: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

18 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

tỉnh Long An đoạn qua phường dài 2km; đường dẫn cao tốc Th ành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương hoàn thành đưa vào sử dụng năm 2010 rất thuận tiện cho việc lưu thông từ Th ành phố Hồ Chí Minh đi các tỉnh miền Đông và về miền Tây Nam bộ. Ngoài ra còn có các tuyến đường chính trên địa bàn phường như đường Nguyễn Văn Cự, đường Nguyễn Cửu Phú, đường Trần Th anh Mại, đường Cầu Kinh... Bên cạnh đó kết hợp với việc thực hiện chỉnh trang, nâng cấp bê tông hóa các tuyến hẻm nhìn chung rất thuận tiện cho việc phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn phường.

Về đường thủy, Tân Tạo nằm trên lưu vực sông Sài Gòn - Vàm Cỏ, từ đây đi về miền Tây, miền Đông Nam bộ bằng đường bộ hay đường thủy đều thuận lợi. Sông Vàm Nước Lên, rạch Mé Suối, Tắc… xuôi nguồn về phía Đông Nam của phường, ngang qua thị trấn An Lạc (nay là phường An Lạc) chảy ra sông Cần Giuộc. Phía Tây Nam của phường có sông Cái Trung, kênh Kháng Chiến, kênh Ruột Ngựa…chảy qua Tân Nhựt về rạch Cái Tâm ra sông Chợ Đệm.

Sau giải phóng ngày 30 tháng 4 năm 1975, xã Tân Tạo đào thêm một số kênh làm thủy lợi nội đồng, từ kênh 1 đến kênh 5. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, các kênh rạch phía Tây Nam của xã là con đường huyết mạch, giao liên của lực lượng kháng chiến với căn cứ Láng Le - Bàu Cò, Vườn Th ơm - Bà Vụ.

Page 16: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 19

II. ĐƠN VỊ HÀNH CHÁNH TÂN TẠO QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ

Trước thế kỷ XVII, Tân Tạo là một nơi hoang vu, sình lầy. Đến năm 1623, chúa Nguyễn cho lập trên vùng đất Bến Nghé (bao gồm toàn tỉnh Gia Định) một đồn thu thuế. Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh được chúa Nguyễn phái đi kinh lý vào Nam, thiết lập nền hành chính ở Nam bộ. Vùng đất Tân Tạo lúc bấy giờ nằm trong phần đất Tân Bình, thuộc dinh Phiên Trấn, phủ Gia Định.

Th ế kỷ XVIII, theo sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức, địa danh Tân Tạo thôn xuất hiện cùng với Tân Kiên, Tân Nhựt thuộc tổng Long Hưng, huyện Tân Long, phủ Tân Bình, trấn Phiên An, thành Gia Định. Như vậy, tên gọi Tân Tạo đã có từ thời nhà Nguyễn và là một vùng đất được khai phá từ rất lâu đời.

Tại Tân Tạo vẫn còn những chứng tích lịch sử của một vùng đất xưa. Đó là đường Sứ và Gò Kho. Năm 1748 thời nhà Nguyễn có đắp đường thiên lý từ Huế vào Gia Định xuống Tiền Giang. Con đường này đi ngang qua Tân Tạo (từ Đông Bắc qua Tây Nam). Hiện nay dấu tích đường đất, mố cầu xây bằng đá xanh qua sông Vàm Nước Lên vẫn còn bên hông đình làng Tân Tạo.

Cũng như tập quán chung của cư dân vùng đất Nam bộ, đình làng Tân Tạo được người dân nơi đây lập ra để thờ phụng những bậc tiền hiền có công khai khẩn

Page 17: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

20 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

đất hoang lập ấp. Đến giai đoạn từ năm 1841 - 1847, đình được triều đình nhà Nguyễn ban sắc phong thần “Th ành hoàng bổn cảnh” với 2 câu liễn đặt hai bên bệ thờ như sau:

“Tân Vận Hội, Tân Xuân Lục Ấp Khánh Duy Tân Chi Đức

Tạo Nhân Giai, Tạo Vật Nhứt Th ôn Triêm Đại Tạo Chi Ân”.

Ngoài ra, Tân Tạo còn gắn liền với địa danh Bà Hom ra đời từ cách đây hơn hai thế kỷ (khoảng năm 1740). Quán Bà Hom là nơi chuyên bán chuối, trái cây đặc sản tọa lạc ở hai bên bờ sông Vàm Nước Lên. Dần dần do thương lái đến mua bán ngày càng đông nên quán biến thành ngôi chợ nhỏ. Đến năm 1908, Hương làng Tân Tạo cho xây chợ bằng khung sắt lợp tôn. Từ đây, tên chợ Bà Hom - Tân Tạo ra đời gắn liền với nhau nổi tiếng cả khu vực địa bàn “Tam Tân” (gồm Tân Kiên, Tân Tạo, Tân Nhựt) thuộc căn cứ kháng chiến vườn Th ơm - Bà Vụ.

Năm 1820 vùng đất này thuộc huyện Tân Long, phủ Tân Bình, trấn Phiên An. Năm 1836 thuộc huyện Tân Long, phủ Tân Bình tỉnh Gia Định.

Đến thời Pháp, sau khi chiếm xong ba tỉnh miền Đông Nam kỳ (1862), chính quyền Pháp đã chia tỉnh Gia Định thành 7 hạt tham biện là Sài Gòn, Chợ Lớn,

Page 18: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 21

Cần Giuộc, Gò Công, Tây Ninh, Tân An và Trảng Bàng. Hạt tham biện Chợ Lớn hình thành trên cơ sở huyện Tân Long trước đó. Tân Tạo lúc này nằm trong tổng Long Hưng Th ượng thuộc hạt tham biện Chợ Lớn. Đến năm 1910, chính quyền Pháp cho thành lập thành phố Chợ Lớn, Tân Tạo là một làng thuộc tổng Long Hưng Th ượng, quận Trung Quận với diện tích 2.220ha giáp với trụ 5 thôn (tức phần đất của xã Lê Minh Xuân ngày nay) gồm 6 ấp: Tân Hội, Tân Lợi, Tân Hòa, Tân Th uận, Tân Xuân, Tân Th ạnh. Trong kháng chiến chống Pháp, chính quyền cách mạng chia Tân Lợi làm hai ấp: Tân Lợi Đông và Tân Lợi Tây.

Đầu năm 1947, Trung quận được đổi tên thành Trung Huyện gồm 3 tổng: Long Hưng Th ượng, Long Hưng Trung và Long Hưng Hạ. Tỉnh Chợ Lớn giao thêm 3 xã: Tân Quý Tây, Hưng Long, Quy Đức (thuộc tổng Phước Điền Th ượng, huyện Cần Giuộc). Tân Tạo thuộc tổng Long Hưng Th ượng.

Th áng 10 năm 1951, Xứ ủy Nam kỳ sắp xếp lại chiến trường Nam bộ. Tỉnh Chợ Lớn được chia ra làm hai, một phần nhập với tỉnh Bà Rịa gọi là Bà Chợ; phần còn lại nhập với tỉnh Gia Định và Tây Ninh thành tỉnh Gia Định - Ninh. Tân Tạo thuộc tỉnh Gia Định - Ninh.

Sắc lệnh 143/NV ngày 20 tháng 10 năm 1956 (thời chính quyền Ngô Đình Diệm) đổi tên Trung Huyện

Page 19: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

22 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

thành Bình Chánh. Cũng theo sắc lệnh trên, đơn vị hành chính cấp tổng bị bãi bỏ, lấy xã làm đơn vị hành chính cấp cơ sở thay cho làng. Tân Tạo là một xã thuộc quận Bình Chánh, tỉnh Gia Định và được duy trì cho đến ngày miền Nam hoàn toàn được giải phóng.

Giữa năm 1957 đến cuối năm 1959, Huyện ủy Bình Chánh thành lập trực thuộc Tỉnh ủy Chợ Lớn. Tân Tạo nằm trong huyện Bình Chánh tỉnh Chợ Lớn. Từ năm 1960 đến năm 1972 Tân Tạo thuộc Khu Sài Gòn - Gia Định.

Đến năm 1960 do yêu cầu của cuộc kháng chiến, huyện Bình Chánh tách ra hai phần gồm: Nam Bình Chánh và Bắc Bình Chánh: phía Nam gọi là Bình Chánh - Nhà Bè, phía Bắc nhập với Tân Bình gọi là Bình Tân thuộc Khu Sài Gòn - Gia Định, do đó xã Tân Tạo thuộc Bình Tân. Sau năm 1972, tên gọi huyện Bình Chánh được phục hồi, xã Tân Tạo được nhập về lại huyện Bình Chánh thuộc Khu Sài Gòn - Gia Định.

Sau ngày miền Nam hoàn toàn được giải phóng, kỳ họp Quốc hội khóa IV (ngày 2 tháng 7 năm 1976) đã ra Quyết định đổi tên thành phố Sài Gòn thành Th ành phố Hồ Chí Minh, từ đây Tân Tạo là một đơn vị hành chính cấp xã của huyện Bình Chánh, được chia thành 4 ấp: ấp 1, ấp 2, ấp 3 và ấp 4. Ngày 12 tháng 9 năm 1981, xã An Lạc được chia lại địa giới hành chính để thành

Page 20: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 23

lập thị trấn An Lạc của huyện Bình Chánh, theo đó một phần đất của xã An Lạc được sáp nhập vào xã Tân Tạo.

Ngày 5 tháng 11 năm 2003, Th ủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định 130/2003/NĐ về việc chia tách địa giới hành chính. Th eo đó huyện Bình Chánh tách ra lập thêm quận Bình Tân. Phường Tân Tạo A được thành lập trên cơ sở chia tách ra từ xã Tân Tạo huyện Bình Chánh. Hiện nay phường Tân Tạo A nằm trong quận Bình Tân thuộc Th ành phố Hồ Chí Minh. Phường Tân Tạo A được thành lập trên cơ sở các ấp 1 và ấp 2 của xã Tân Tạo với 5 khu phố và 37 tổ dân phố. Đến tháng 9 năm 2013 phường có 7 khu phố và 66 tổ dân phố.

III. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - VĂN HÓA - XÃ HỘI CỦA CƯ DÂN TÂN TẠO

1. Dân số - Dân cư

Trước năm 1990, Tân Tạo là một xã thuần nông, đại đa số cư dân là nông dân. Dân cư chủ yếu tập trung ở dọc theo ven Tỉnh lộ 10 và các tuyến đường giao thông trong xã. Mật độ cư trú dày đặc ven lộ và thưa dần về phía sau mặt lộ. Ở địa bàn của ấp 1, ấp 2 do địa hình sông nước nên dân cư cư trú ven kênh rạch. Bên cạnh đó các hộ gia đình tiểu nông còn có đất vườn, ao cá.

Nguồn lao động về đây bằng nhiều con đường khác nhau, luồng thứ nhất gồm những người dân từ các tỉnh đến Tân Tạo để làm ăn, sinh cơ lập nghiệp hoặc làm việc

Page 21: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

24 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

theo thời vụ (lao động thời vụ), luồng thứ hai là những người dân từ nội thành Th ành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh khác đến mua đất trong những năm gần đây.

Quá trình đô thị hóa đã làm biến động rất lớn dân số và thành phần dân cư của xã. Dân số đã tăng lên nhanh chóng. Năm 2003 phường Tân Tạo A được thành lập với 15.976 nhân khẩu, mật độ dân số 1.306 người/km2. Đến năm 2011, tổng số nhân khẩu trên địa bàn phường là 60.123 người, trong đó dân cư nhập cư chiếm trên 75%1 dân số, mật độ dân số: 4.914 người/km2. Năm 2012 phường Tân Tạo A có 2.622 hộ với 61.532 nhân khẩu. Người dân cư trú tập trung theo 3 trục lộ chính của xã là Quốc lộ 1A, Tỉnh lộ 10 và Hương lộ 4

Dân cư Tân Tạo A với nhiều thành phần dân tộc cùng sinh sống. Th ời điểm ngày 1 tháng 4 năm 2004 dân số phường Tân Tạo A chia theo dân tộc: Kinh: 29.295 người, Khmer: 253 người, Hoa: 518 người, Chăm: 7 người, các dân tộc khác: 94 người. Năm 2012 toàn phường có 104 hộ người Hoa với 255 nhân khẩu, 8 hộ Khmer với 19 nhân khẩu và 8 hộ người Chăm với 20 nhân khẩu hiện đang sinh sống và làm ăn trên địa bàn 7 khu phố2.

1. Báo cáo kết quả hoạt động công tác khuyến học năm 2011. Số 08/BC-HKH ngày 10 tháng 11 năm 2011.2. Theo Báo cáo số 160-BC/ĐU phường Tân Tạo A ngày 5 tháng 12 năm 2012 về “Tổng kết công tác dân vận năm 2012”.

Page 22: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 25

2. Kinh tế

Trước đây là một xã vùng ven, hoạt động kinh tế chủ yếu là trồng lúa, rau màu, làm nhang, phần lớn ruộng đất tập trung trong tay của địa chủ nên cư dân hầu hết là nông dân nghèo phải đi làm thuê, vác mướn kiếm sống.

Từ sau năm 1975, Tân Tạo là xã nông nghiệp với hơn 90% nông dân chuyên trồng lúa. Toàn xã có 9.540 nhân khẩu với 1.545 hộ. Diện tích gieo trồng có 1.283ha, trong đó 2/3 bị nhiễm phèn mặn nhiều năm. Người dân Tân Tạo đã từng bước cải tạo đưa diện tích đất nhiễm phèn này thành đất trồng lúa 2 đến 3 vụ.

Th ực hiện đường lối Đổi mới, từ sau năm 1986, hoạt động kinh tế của Tân Tạo có nhiều chuyển biến. Sản xuất nông nghiệp chuyển dịch theo hướng nuôi trồng cây con có giá trị kinh tế cao phù hợp với môi trường sinh thái đô thị. Đến năm 2012 thu nhập bình quân của người nông dân lên đến trên 17 triệu đồng/năm/1ha1.

Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa đã tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ đối với xã. Từ năm 1996, trên địa bàn xã đã hoàn thành việc xây dựng khu công nghiệp Tân Tạo có diện tích trên 400ha với hàng trăm

1. Theo Văn kiện Đại hội Đảng bộ phường Tân Tạo A lần thứ X nhiệm kỳ 2005-2010, tr.1.

Page 23: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

26 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

xí nghiệp. Hoạt động của khu công nghiệp đã thu hút nhiều lao động đến đây tìm việc làm và có thu nhập ổn định, nâng cao mức sống cho người dân. Tuy nhiên, đây cũng là một thách thức không nhỏ trong lĩnh vực quản lý con người về trật tự - an toàn xã hội và đặc biệt là nhu cầu đất đai, nhà ở, vấn đề ô nhiễm môi trường của phường Tân Tạo A hiện nay1.

Quá trình đô thị hóa cũng đã làm thay đổi cơ cấu kinh tế của phường. Từ một xã nông nghiệp, ngày nay Tân Tạo A đã trở thành một phường lấy sản xuất công nghiệp là chính. Diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp dần. Năm 2001, diện tích đất tự nhiên của xã là 1.738ha, trong đó đất trồng trọt chiếm 897ha (350ha đất lúa hai vụ), đất thổ cư, đường sá, sông rạch chiếm 545ha. Năm 2003, phường Tân Tạo A được tách ra từ xã Tân Tạo (huyện Bình Chánh) với diện tích là 1.172ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp có 824ha. Năm 2005 diện tích toàn phường 1.233,64ha2, trong đó diện tích nông nghiệp có 632ha, diện tích trồng lúa là 457ha. Đến năm 2012, diện tích trồng lúa chỉ còn khoảng 120ha - 130ha (đất trồng lúa 3 vụ năm, mỗi vụ 4 tấn/ha). Trong thời gian từ năm 1995 đến 2005, Nhà nước có những chính sách xây dựng các khu công nghiệp nên đã tiến hành

1. Theo Văn kiện Đại hội đại biểu Hội Nông dân Việt Nam phường Tân Tạo A nhiệm kỳ III (2012-2017), tr.4.2. Diện tích tăng do xác định lại ranh giới giữa các phường.

Page 24: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 27

bồi thường tiền giải tỏa đất nông nghiệp. Do đó người dân chia cắt đất đai, phân lô bán nền cho những hộ dân từ nội thành ra và ở các tỉnh thành khác về nên dẫn đến đất nông nghiệp giảm.

3. Văn hóa - xã hội

Trước Cách mạng Th áng Tám năm 1945, dân cư Tân Tạo có khoảng 3.200 người. Là một xã nông nghiệp ven đô, trên 80% dân số Tân Tạo mù chữ, thiếu trường lớp, không có trạm xá, thuốc men để chữa bệnh. Người dân cư trú theo từng dòng họ từ đời này sang đời khác. Một số địa chủ sở hữu phần lớn ruộng đất nơi đây như Hà Văn Bút (152ha), Hà Văn Ngãi (146ha), Hà Văn Ân (115ha)… Nông dân Tân Tạo đa phần làm tá điền lĩnh canh đất của địa chủ. Bên cạnh đó, chính sách cai trị của Pháp còn khiến cho cuộc sống của người nông dân nơi đây thêm phần cơ cực. Chính sách thuế khóa ngày càng trở nên nặng nề hơn. Để tăng nguồn thu ngân sách, bên cạnh việc mở rộng khai thác thuộc địa, chính quyền Pháp đã tăng thuế và đặt thêm nhiều sắc thuế mới. Nhằm tăng thêm (2/3) nguồn thu từ thuế thân, chính quyền thực dân đã tăng mức thuế thân, theo đó ở Nam kỳ là 7,5 đồng/người/năm. Từ năm 1920 trở đi, chế độ lao dịch cưỡng bức cũng chuyển sang nộp bằng tiền.

Cuộc sống cơ cực, bị áp bức bóc lột tận cùng, nên từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930, nhân dân Tân Tạo đã một lòng theo Đảng làm cách mạng. Từ

Page 25: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

28 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

đây mảnh đất Bà Hom - Tân Tạo gắn liền với những tên gọi “Tam Tân”, “Vành Đai Đỏ”, với căn cứ kháng chiến Vườn Th ơm. Người dân nơi đây luôn hết lòng đi theo cách mạng, theo Đảng, làm nên lịch sử của một xã anh hùng, góp phần thống nhất đất nước ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Sau năm 1975 bên cạnh việc khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng, ổn định đời sống nhân dân thì việc xây dựng đời sống văn hóa xã hội mới được quan tâm. Phong trào đọc và làm theo sách báo cách mạng được huyện Bình Chánh phát động sâu xuống các xã, ấp. Huyện đã xây dựng 5 điểm phát hành sách báo và 350 tổ đọc báo. Tổ chức 101 lần chiếu phim ở các xã. Phong trào xóa mù chữ và bổ túc văn hóa phát triển. Đến tháng 12 năm 1975 cơ bản đã xóa được trên 96% diện người không biết chữ. Số con em được cắp sách đến trường so với trước giải phóng tăng hơn 9.400 em. Phong trào văn nghệ, thể dục thể thao được xây dựng và phát triển khắp nơi để phục vụ các tầng lớp nhân dân. Huyện đã tổ chức cứu trợ cho 6.531 nhân khẩu với 58.055 kg gạo và tặng trên 2.000 vật phẩm gồm quần áo, sữa, bánh ngọt… cho các gia đình nghèo trong Tết Nguyên đán (năm 1976)1.

1. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Bình Chánh. 2010. Lịch sử Đảng bộ huyện Bình Chánh (1975 - 2005). Nxb. Tổng hợp Th ành phố Hồ Chí Minh, tr.23-24.

Page 26: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 29

Đến nay trên địa bàn phường có Nhà văn hóa Lao động quận Bình Tân được xây năm 2009 (khu phố 2) và một trung tâm văn hóa liên phường xây dựng năm 2011 (khu phố 3) nhằm đáp ứng nhu cầu về mặt tinh thần cho người dân trên địa bàn.

Về tôn giáo: Nhân dân Tân Tạo A đại đa số đều thờ cúng ông bà tổ tiên và theo Phật giáo, một số ít người dân theo đạo Cao Đài, Tin Lành, Công giáo và các đạo khác.

Hiện nay phường Tân Tạo A có 2 chùa là chùa Bình An (khu phố 4) và chùa Giác Phước (khu phố 2), có 2 đền thờ: 1 đền thờ họ Trịnh và 1 đền thờ họ Lại, 1 Hội thánh Tin Lành Tân Tạo (khu phố 4).

4. Cơ sở hạ tầng

Việc đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp đã làm thay đổi nhanh chóng diện mạo của xã. Từ một xã nông nghiệp, Tân Tạo đã từng bước chuyển mình trở thành một điểm sáng về công nghiệp của huyện Bình Chánh.

Mở đầu cho quá trình đô thị hóa, khu công nghiệp Tân Tạo giai đoạn 1 được xây dựng năm 1996 với diện tích 181ha. Sau thành công trong việc thu hút các nhà đầu tư, năm 2003, khu công nghiệp Tân Tạo tiếp tục mở rộng giai đoạn 2 lên 262ha (trong đó có khoảng 32ha thuộc xã Tân Kiên huyện Bình Chánh) Hiện nay, toàn khu công nghiệp có khoảng 266 công ty hoạt động (trong đó có 41

Page 27: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

30 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

công ty có vốn đầu tư nước ngoài) với trên 50.000 công nhân, nhân viên làm việc (trong đó có khoảng 200 người lao động là chuyên gia nước ngoài) đóng địa bàn khu phố 2 và khu phố 4 của phường Tân Tạo A.

Về đô thị hóa, các khu dân cư mới xây dựng đã làm thay đổi diện mạo đô thị của phường và cách thức cư trú của người dân. Khu tái định cư 17,7ha thuộc dự án khu công nghiệp Tân Tạo mở rộng được xây dựng năm 2007 với 675 nền. Khu dân cư Bắc kinh Lương Bèo hoàn thành năm 2003 với diện tích 23ha, quy mô 675 nền. Khu dân cư Tiến Th ắng xây dựng năm 2004 với diện tích 2ha, quy mô 48 nền. Chung cư Vĩnh Tường xây dựng năm 2007 trên diện tích 12.258 m2 gồm có 3 block, 12 tầng, 240 căn hộ. Trên địa bàn phường có 35 tuyến đường1.

Toàn phường hiện có 1 trường Trung học cơ sở Tân Tạo A, 1 trường Tiểu học công lập, 1 trung tâm học tập cộng đồng, 1 trạm y tế và 9 trường mầm non trong đó có 1 trường công lập, 8 lớp mầm non tư thục.

1. Quốc lộ 1A, Trần Đại Nghĩa, Nguyễn Cửu Phú, Tỉnh lộ 10, Nguyễn Văn Cự, Nguyễn Đình Kiên (Kênh C), Bờ Tuyến, Lộ Tẻ, Bờ Sông, Trần Th anh Mại, Tập Đoàn 6B, Lê Ngung, Cầu Kinh, Cao tốc Sài Gòn - Trung Lương, Đường số 7 nối dài, Đường số 1(khu phố 3), Đường số 2 (khu phố 3), Đường số 3 (khu phố 3), Đường số 3A, Đường số 3B (khu phố 3), Đường số 4 (khu phố 3), Đường số 5 (khu phố 3), Đường Song Hành, Đường số 1(khu phố 7), Đường số 2 (khu phố 7), Đường số 3 (khu phố 7), Đường số 1 (khu phố 4), Đường số 2 (khu phố 4), Đường số 3 (khu phố 4), Đường số 4 (khu phố 4), Đường số 5 (khu phố 4), Đường số 6 (khu phố), Đường số 8 (khu phố 4), Đường số 9 (khu phố 4), Đường số 10 (khu phố 4).

Page 28: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 31

PHẦN THỨ NHẤT

TÂN TẠO TRONG SỰ NGHIỆP ĐẤU TRANH

GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC (1930 - 1975)

Page 29: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

32 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

CHƯƠNG MỘTTRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC

VÀ CÁC PHONG TRÀO CÁCH MẠNGTỪ KHI CÓ ĐẢNG LÃNH ĐẠO

1. Truyền thống yêu nước

Nhân dân Tân Tạo (Bà Hom) đa số là nông dân nghèo, vốn có truyền thống yêu nước lâu đời của dân tộc ta, đó là truyền thống đánh đuổi ngoại xâm giành độc lập, nên việc tiếp thu mọi trào lưu tư tưởng chính trị cũng như diễn biến về đời sống xã hội được biểu hiện khá rõ trên vùng đất này. Đó là tinh thần tự do, bác ái, có đầu óc tương trợ, dám làm việc nghĩa, dám theo cái mới. Sớm nắm bắt, tiếp nhận khá nhanh nhạy, phân biệt rõ giữa cái tiến bộ và lạc hậu, giữa cách mạng và phản cách mạng. Do vậy, tiếp nối truyền thống ngàn đời của cha ông, của dân tộc, nhân dân Tân Tạo không những có lòng sục sôi căm thù bọn giặc bán nước và bọn cướp nước, mà tiêu biểu hơn là bằng hành động chiến đấu dũng cảm của mình để đánh đuổi chúng. Cụ thể khi giặc Pháp xâm lược nước ta, nhiều người dân Tân Tạo sẵn sàng tham gia vào các tổ chức yêu nước kháng Pháp như: phong trào khởi nghĩa Bình Tây của

Page 30: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 33

ông Trương Định (1861 - 1866). Tại Tân Túc (Chợ Đệm) có ông Huỳnh Trí Viễn và Quản Mạnh giữ chức Quản Cơ, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tri phủ Tân Bình Hồ Huân Nghiệp, hai ông Viễn, Mạnh chỉ huy cùng nghĩa quân gồm các trai làng: Tân Túc, Tân Tạo, Tân Nhựt, An Lạc, Tân Bửu, An Phú Tây đánh địch nhiều trận, nổi tiếng nhất là trận đánh giặc Pháp tại Tứ Giang1.

Đến năm 1913 - 1916, phong trào Th iên Địa Hội, tổ chức hội kín kháng Pháp do ông Phan Xích Long lãnh đạo. Th am gia tổ chức Th iên Địa Hội tại Tân Tạo tiêu biểu lúc bây giờ gồm có các ông Phạm Văn Phù, Hồ Văn Quản…, phong trào Hội kín Nguyễn An Ninh (1926 - 1928), ông Ninh là lãnh tụ hội kín của Nam Kỳ cùng ông Nguyễn Văn Trân gốc người làng Đa Phước, ngụy trang đi bán dầu cù là để hoạt động cách mạng, được đông đảo đồng bào Bà Hom kính nể và ủng hộ. Th am gia vào Hội kín lúc này ở Tân Tạo có các ông: Nguyễn Văn Kỷ, Nguyễn Văn Cự, Lê Công Phép, Phạm Văn Kỉnh...

Dưới sự tác động của Hội kín, các hoạt động yêu nước của nhân dân Tân Tạo luôn diễn ra dưới mọi hình thức như phong trào đưa đám tang nhà cách mạng Phan Châu Trinh vào tháng 3 năm 1926 tại Sài Gòn.

1. Sông Chợ Đệm xưa kia có một đoạn giữa cầu Bình Điền - Chợ Đệm gọi là Tứ Giang.

Page 31: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

34 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

Ở khu vực “Tam Tân” có rất nhiều người tham gia, riêng Tân Tạo có các ông Phạm Th ành Biên (Tư Bốn), Lại Văn Lễ (Năm Lễ), Lại Văn Màu (Ba Màu)... cùng đoàn người tỉnh Chợ Lớn đi đưa tang, đã biến thành cuộc tuần hành thị uy đối với bọn xâm lược Pháp. Sau đó quần chúng còn thường xuyên đi viếng mộ Cụ, để nhắc nhở nhau cùng noi gương trung nghĩa với dân với nước của Cụ.

Đồng chí Phạm Th ành Biên (Tư Bốn), lão thành cách mạng - một trong những đảng viên đầu tiên của xã

Những hội viên của Th iên địa hội và Th anh niên tiến bộ tham gia phong trào Hội kín Nguyễn An Ninh, về sau phần lớn có cảm tình với cách mạng và trở

Page 32: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 35

thành đảng viên Đảng Cộng sản. Từ năm 19291 các cơ sở Đảng xuất hiện và hoạt động đã nhanh chóng thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Các cuộc đấu tranh của quần chúng và nhân dân yêu nước của Tân Tạo (Bà Hom) ngay những năm đầu từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã thu được nhiều thắng lợi.

Mặc dù các phong trào yêu nước chưa có đường lối thống nhất, chưa có chương trình hành động cụ thể, nhưng qua các phong trào ở Tân Tạo, người dân đã thể hiện mong muốn thoát khỏi ách thống trị của bọn phong kiến tay sai, khát khao được tự do đã hun đúc nên lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần tương thân tương ái, tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất. Đó là những điều kiện thuận lợi cho nhân dân Tân Tạo cùng nhân dân cả nước đấu tranh hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước.

Những phong trào yêu nước đã góp phần động viên giáo dục quần chúng về lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí quyết tâm giành độc lập tự do.

Các phong trào yêu nước tự phát của nhân dân Tân Tạo trước những năm 1930 đều bị thực dân đàn áp dã man. Các tổ chức yêu nước tuy thu hút được đông

1. Th áng 8 năm 1929, đồng chí Châu Văn Liêm cùng một số đồng chí lãnh đạo đứng ra thành lập “An Nam Cộng sản Đảng” tại Sài Gòn..

Page 33: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

36 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

đảo quần chúng nhân dân, nhưng thiếu đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn. Với khát khao được độc lập, tự do và cơm no áo mặc là những động lực giúp nhân dân Tân Tạo đoàn kết đấu tranh chống lại bọn xâm lược và bọn địa chủ cường hào ác bá.

2. Phong trào cách mạng Tân Tạo dưới sự lãnh

đạo của Đảng

Tân Tạo là xã ven nằm về phía Tây Bắc của huyện Bình Chánh. Là một trong những xã có vị trí đặc biệt quan trọng của vùng ven, cửa ngõ Tây Nam Sài Gòn, gắn liền với căn cứ Vườn Th ơm với Phân liên khu miền Đông Nam bộ.

Từ năm 1929, kinh tế thế giới tư bản rơi vào khủng hoảng trầm trọng, kéo dài đến 1933 - 1935. Để cứu vãn tình thế, thực dân Pháp thẳng tay chèn ép 3 nước Đông Dương, chúng hạ giá gạo từ 10 đồng/100kg, xuống còn 6 đồng hoặc 4,5 đồng, làm cho nhà máy đóng cửa, công nhân thất nghiệp, chủ điền mắc nợ nhà băng không trả nổi.

Là một xã nông nghiệp nhưng Tân Tạo sớm có chợ Bà Hom trên bến dưới thuyền1 tạo điều kiện thuận lợi cho một bộ phận nhân dân trao đổi, mua bán nông sản phẩm sinh sống. Tuy vậy, đời sống phần lớn nhân dân Tân Tạo còn rất khốn khó vì bị thực dân định giá

1. Ghe thuyền về đậu bên kia cầu Lớn.

Page 34: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 37

lúa rẻ mạt; nông dân không có tiền đóng thuế thân, ai không làm ruộng, buôn bán thì phải đi làm thuê, ở mướn rất khổ sở, mờ sương vác cuốc ra đồng làm tới mặt trời khuất bóng, ban ngày đi ở mướn làm việc đồng áng, đêm thì giã gạo tới canh khuya, cực nhọc vậy mà công mỗi tháng chỉ được từ 8 đến 10 giạ lúa. Các tầng lớp nghèo thường bị thất nghiệp, cuộc sống bấp bênh, tiểu thương tiểu chủ bị chèn ép, hàng hóa ế ẩm, mua bán lỗ lã đi đến phá sản.

Bên cạnh sự thống trị đè đầu cỡi cổ dân chúng của thực dân Pháp, người nông dân Tân Tạo phải chứng kiến biết bao tủi hờn uất hận. Tất cả đều nung nấu trong đầu làm sao tiêu diệt được bè lũ cai trị thực dân, phong kiến.

Tình cảnh khốn cùng trên đã đè nặng lên đầu cổ nhân dân Tân Tạo lúc bấy giờ, điển hình khốn khổ nhất là gia đình các ông Ba Tùy, Ba Ngang, Hai Tín, Sáu Luông, Ba Ích và Ba Cưởng... là những nông dân nghèo xã Tân Tạo, chịu không nổi cảnh áp bức, bóc lột của thực dân và bọn địa chủ, phong kiến tay sai nên đành phải bỏ làng đi tha phương cầu thực.

Giữa lúc đó ba tổ chức Cộng sản ở Việt Nam là Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn đã hợp nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3 tháng 2 năm 1930,

Page 35: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

38 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

đã đáp ứng nguyện vọng tha thiết của đồng bào cả nước nói chung, của tầng lớp nhân dân Tân Tạo nói riêng. Tầng lớp nhân dân tiến bộ hồ hởi đón nhận sự kiện trọng đại này, từ đó một lòng một dạ hướng về Đảng, đi theo Đảng chiến đấu cho đến ngày thắng lợi hoàn toàn.

Chợ và cầu Bà Hom

- Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam xã Tân Tạo đầu tiên ra đời

Những năm 1926 - 1932, tại làng Tân Tạo có ông Hồ Văn Long là một thầy giáo làng, sinh năm 1907 tại ấp Tân Xuân, làng Tân Tạo, con thứ 11 của ông Hồ Văn Quảng. Hấp thụ truyền thống đấu tranh của các phong trào yêu nước kháng Pháp trước đây, sớm giác ngộ cách mạng, ông đã tham gia vào tổ chức “Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên” (1927). Sau đó được tiếp xúc với Châu Văn Liêm - người thành lập An Nam Cộng sản Đảng năm 1929, ông Hồ Văn Long đã trở thành thành

Page 36: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 39

viên “An Nam Cộng sản Đảng”. Đến tháng 3 năm 1930, ông là Tỉnh ủy viên tỉnh Gia Định, sang năm 1931 là Tỉnh ủy tỉnh Chợ Lớn. Th áng 4 năm 1932, khi Xứ ủy Nam kỳ tan rã, lúc bấy giờ với cương vị là Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Chợ Lớn, ông đứng ra thành lập Xứ ủy lâm thời và làm Bí thư. Đến tháng 10 năm 1932, phần lớn các đồng chí lãnh đạo Xứ ủy Nam kỳ trong đó có Hồ Văn Long bị địch bắt đày ra Côn Đảo.

Năm 1930, đồng chí Hồ Văn Long đứng ra tổ chức chi bộ đầu tiên gồm có các đồng chí:

Nguyễn Văn Cự - Bí thưLại Văn ĐầyLại Th ành LễĐỗ Văn Th ạchPhạm Văn KỉnhPhạm Văn Bốn (Phạm Th ành Biên)Hồ Văn Địch (anh ruột đồng chí Hồ Văn Long)Võ Văn Th áiLê Công TriêuLê Công Sử

Page 37: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

40 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

Chi bộ đầu tiên của xã Tân Tạo lúc này đã lãnh đạo giáo dục và tổ chức được 30 quần chúng trung kiên1.

Nông dân Trung Quận có truyền thống đấu tranh chống áp bức, chống ngoại xâm, nay dưới sự lãnh đạo của các chi bộ Đảng đã liên tục đứng lên chống lại ách thống trị của thực dân xâm lược. Các cuộc đấu tranh của nhân dân Gò Vấp, Hóc Môn, Th ủ Đức, Nhà Bè thuộc tỉnh Gia Định, Đức Hòa, Cần Giuộc, Cần Đước tỉnh Tân An đã tạo thành vành đai xung quanh thành phố. Dưới sự lãnh đạo của các chi bộ Đảng, cuộc đấu tranh của nông dân các vùng ven đã có sự phối hợp với phong trào đấu tranh của công nhân và nhân dân thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn.

Sau khi chi bộ xã Tân Tạo được thành lập, để hưởng ứng chủ trương của Đảng đẩy mạnh phong trào quần chúng đòi quyền dân sinh dân chủ và gây thanh thế cho cách mạng nhân kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1/5; Liên Tỉnh ủy Chợ Lớn - Gia Định phát động phong trào đấu tranh chống thuế ở ba nơi thuộc khu vực Hóc Môn, Đức Hòa và Trung Quận.

Tại xã Tân Tạo, được sự lãnh đạo trực tiếp của đồng chí Hồ Văn Long, chi bộ xã tích cực chuẩn bị lực

1. Trong 30 quần chúng nòng cốt có ông Ngô Văn Sỏi và Nguyễn Văn Đực (Tám Đực) đóng góp nhiều công của cho các phong trào đấu tranh chống địch, riêng ông Nguyễn Văn Đực bị địch bắt tra tấn tù đày nhiều lần…

Page 38: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 41

lượng cùng phối hợp với các làng thuộc tổng Long Hưng Th ượng biểu tình. Vào lúc 6 giờ sáng ngày 4 tháng 6 năm 1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân các làng An Lạc, Bình Trị Đông, Bình Hưng Hòa, (từ Gò Cây Da) theo Tỉnh lộ 10 xuống Tân Tạo; nhân dân làng Tân Kiên, Tân Nhựt từ Hương lộ 4, cầu Đập, cầu Kinh kéo ra Tỉnh lộ 10. Hàng ngàn người tham gia đoàn biểu tình lần lượt kéo về chợ Bà Hom - Nhà Việc (là trụ sở chính quyền của Pháp) làng Tân Tạo với các khẩu hiệu:

Giảm thuế thân.Tăng giá công cấy, công cắt, công đập lúa.Giảm tô, giảm tức, giảm giờ làm công.Chống bắt phu đi làm đồn điền cao su.

Đoàn biểu tình giương cao cờ đỏ búa liềm, tiếng hô khẩu hiệu hòa với tiếng pháo, tiếng trống, mõ, tiếng tù và nổi lên vang động một góc trời, thể hiện sự bùng nổ căm thù bọn áp bức, bóc lột thực dân phong kiến. Trước tình hình nói trên, tên Phủ Bắc phải trực tiếp đứng ra hứa hẹn giải quyết những yêu cầu của nhân dân, tuy nhiên mặt khác hắn ngầm ra lệnh nổ súng tấn công vào đoàn biểu tình, chúng bắn trúng đồng chí Nguyễn Văn Cự - Bí thư chi bộ Tân Tạo. Mặc dù bị thương nhưng đồng chí vẫn xông lên hô to: “Đồng bào mạnh dạn tiến lên! Nếu nhà cầm quyền không giải quyết nguyện vọng, chúng ta thà hy sinh chớ không giải tán!”.

Page 39: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

42 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

Hành động ngoan cố của bọn đàn áp cuộc biểu tình đã làm cho tình hình ngày càng căng thẳng. Những người trong đoàn biểu tình xông lên đốt hết sổ sách Nhà Việc, đánh lại bọn binh lính. Các ông bà Hai Huề, Hai Niên, Tư Cự, Tư Mỹ dùng chổi chà đập bọn lính. Bà con còn hốt bùn, đất ném vào mặt bọn lính và theo kế hoạch định trước, một số người dân nòng cốt có cảm tình với Đảng như ông Ba Khải, Bảy Chí, Chín Dã cùng hàng trăm bà con đã đạp đổ hàng rào Nhà Việc Tân Tạo xông vào giải thoát cho Hồ Văn Bỉnh người lãnh đạo đoàn biểu tình của xã Tân Kiên đang bị bọn lính bắt giam tại đây. Nhân lúc bọn lính sơ hở ta cướp lấy trống chầu của Nhà Việc, bị bọn chúng rượt theo, anh em liệng trống xuống sông cầu Lớn Bà Hom rồi nhảy theo ôm trống bơi xuôi theo dòng nước vừa đánh trống, vừa lặn hụp tránh đạn, dù bọn lính cố sức bám theo nhưng tiếng trống vẫn inh ỏi như thể trêu ngươi trước mũi quân thù, sau đó các đồng chí Bảy Chí, Chín Dã bơi ra vàm kinh an toàn.

Cuộc biểu tình ở Bà Hom bị bọn giặc đàn áp dữ dội, ông Mười Cự và bà Kiều Th ị Cẩm (Ba Cẩm) bị thương. Ông Vọng, bà Khai hy sinh tại chỗ, bà Nguyễn Th ị Tư (Ba Tỏ) và nhiều quần chúng khác bị giặc bắt giam. Kẻ thù tuy hung hăng song qua cuộc đấu tranh này cũng đã bị nhân dân ta làm cho khiếp vía. Tinh thần đấu tranh bất khuất của đồng bào, đồng chí tại Bà

Page 40: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 43

Hom ngày 4 tháng 6 năm 1930, góp phần làm sáng chói truyền thống đấu tranh của nhân dân tỉnh Chợ Lớn.

Đây là cuộc đấu tranh đầu tiên với một quy mô lớn của toàn khu vực Trung Huyện (Bình Chánh), vào thời điểm mà nhân dân đang hướng theo cách mạng khiến mọi người xúc động làm vè 1truyền tụng lại như sau:

“Th áng năm mùng tám (Nói theo ngày âm lịch)Nhiều nhà không dám, cũng biểu ra điAnh em xầm xì, đi nghe diễn thuyếtChúng tôi tưởng thiệt, cơm nước làm sơVào lúc 2 giờ Tân Kiên đốt pháoTiếng nghe lạo xạo Tân Nhựt kéo quaNhỏ lớn cùng già thiệt đông hết sứcAnh em chịu cực tụ họp lại đâyTôi nói như vầy… trương cờ đánh trốngPhú Định náo động, An Lạc kéo vôTiếng nghe ồ ồ Tân Khai, Tân Th ớiKéo vừa mới tới gặp tụi Tân KiênCâu chuyện coi hiền không cần khí giới”.

1. Người viết bài vè là: Nguyễn Văn Kiến ở ấp 4 xã Tân Tạo (đã mất)... Bài vè còn phản ảnh sự lãnh đạo cùng biện pháp chống lại địch khi bị đàn áp...

Page 41: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

44 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

Lính hỏi một lời đi đâu dữ vậy?Quần chúng ngó thấy sửa soạn tính dôngTiếng kêu đồng lòng vậy thời ở lạiTụi bây đừng sợ cứ việc mà điLính có sân si hốt bùn rải nó…”

Qua hôm sau, khi hoàn hồn bọn địch bắt đầu truy lùng tìm bắt cán bộ cách mạng ta. Tên Phủ Bắc cùng hai tên tay sai đắc lực là Hương trưởng Nguyễn Văn Hượt và Hương quản Lê Công Khôi cùng bọn lính làng ngày đêm rình mò vào thôn, ấp lùng sục tìm bắt cơ sở cách mạng và quần chúng trung kiên. Đến tháng 9 năm 1931, đồng chí Lê Công Sử bị địch bắn hy sinh; các đồng chí Hồ Văn Địch, Lại Văn Đầy, Lại Th ành Lễ cùng nhiều quần chúng trung kiên như: Nguyễn Văn Kỷ, ông Ba Khải, Bảy Chí, Ba Màu, Ba Vai, Đặng Văn Th iện, Nguyễn Văn Vỹ đều bị địch bắt. Những đảng viên cán bộ, quần chúng trung kiên bị chúng bắt và đày ra nhà tù Côn Đảo, dùng cực hình tra tấn dã man, l àm cho một số đồng chí hy sinh trong tù, đó là các đồng chí Hồ Văn Địch1, ông Đặng Văn Th iện, Nguyễn Văn Vỹ…

1. Đồng chí Hồ Văn Địch là anh thứ chín của đồng chí Hồ Văn Long, hoạt động cách mạng năm 1930, đồng chí tổ chức bộ phận ấn loát tại chòi làm ruộng của mình do đồng chí Long phụ trách. Sau cuộc biểu tình ngày 4-6-1930, đồng chí bị địch bắt, hy sinh tại Khám Lớn Sài Gòn ngày 24-9-1939 (nhằm 13-8 năm Tân Mùi).

Page 42: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 45

Để hạn chế tầm rình mò hoạt động của bọn tề làng tay sai Phủ Bắc, cũng như trả thù cho đồng chí Sử, đồng thời để cảnh cáo những tên tề làng ác ôn và củng cố lòng tin trong nhân dân đối với tổ chức cách mạng ban đầu; chi bộ xã phân công đồng chí Lê Công Bình đến nhà của tên Hương trưởng Hượt trị tội y bằng cách dùng dao phay kết liễu mạng sống của y vào tháng 12 năm 1931 (trước đây y đã bắn chết đồng chí Lê Công Sử vào tháng 9 năm 1931).

Để thưởng công cho Hương trưởng Hượt - tay sai trung thành đắc lực của thực dân Pháp - tên Phủ Giáp, Tỉnh trưởng Chợ Lớn chủ trương đưa bài vị của tên Hượt vào thờ ở đình Bình Trị Đông. Chi bộ Đảng Tân Tạo đã kịp thời phối hợp với xã Bình Trị Đông, vận động Hội hương đình cùng 300 đồng bào hai xã kéo đến đình đấu tranh, phản đối mãnh liệt: đòi ngưng ngay việc phong thần cho Hương trưởng Hượt, bởi đình là nơi thiêng liêng thờ “Th ành Hoàng Bổn Cảnh” là những người có công với nước. Tên Tỉnh trưởng Chợ Lớn buộc phải hủy bỏ việc đưa bài vị Hượt vào đình (tháng 4 năm 1937).

Sau năm 1930, tình hình rất căng thẳng, lúc bấy giờ Tân Tạo nhờ sự chỉ đạo trực tiếp của Hồ Văn Long (Liên Tỉnh ủy) và chi bộ Tân Tạo do Nguyễn Văn Cự làm Bí thư cùng phối hợp với các làng lân cận, lãnh đạo cuộc đấu tranh chống sưu thuế, mở màn cho phong

Page 43: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

46 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

trào đấu tranh của nhân dân tổng Long Hưng Th ượng. Nhưng sau đó thực dân Pháp thẳng tay đàn áp phong trào làm cho chi bộ và quần chúng Tân Tạo tổn thất, bị bắt, bị tù đày và hy sinh. Trong thời kỳ khủng bố trắng của Pháp 1931 - 1932, cũng như các địa phương khác, phong trào đấu tranh của các đảng viên và nhân dân Tân Tạo phải tạm lắng, nhưng chi bộ vẫn duy trì hoạt động, gây dựng phong trào trong quần chúng, chuẩn bị cho một thời kỳ đấu tranh mới.

Th áng 11 năm 1930, Tỉnh ủy Chợ Lớn được thành lập do Lê Quang Sung làm Bí thư, Nguyễn Th ị Nhỏ (Sáu Điếc) làm Phó Bí thư, Nguyễn Văn Tuôi - Tỉnh ủy viên phụ trách Trung Quận. Sau buổi kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1 tháng 5 và cuộc đấu tranh chống thuế vào tháng 6 năm 1930; cuối năm 1930 sang năm 1931, giặc Pháp đã thẳng tay bắt bớ đàn áp phong trào do Đảng lãnh đạo; các đồng chí Tỉnh ủy Chợ Lớn lần lượt bị bắt1. Sau đó Võ Văn Tần được cử làm Bí thư Tỉnh ủy thay cho đồng chí Sung. Mặc dầu phần lớn Ban Chấp hành Tỉnh ủy Chợ Lớn bị địch bắt và khủng bố nhưng chi bộ làng Tân Tạo vẫn được sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Hồ Văn Long, các đồng chí trong chi bộ kiên quyết vượt qua thời kỳ khó khăn đen tối này để

1. Th áng 5 năm 1931, đồng chí Lê Quang Sung bị địch bắt. Sau đó, đồng chí Nguyễn Th ị Nhỏ - Phó Bí thư, Phan Văn Háo - Tỉnh ủy viên cũng lần lượt bị bắt.

Page 44: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 47

lãnh đạo phong trào nhân dân đấu tranh bán hợp pháp, chuẩn bị cho Đông Dương đại hội sắp tới, một cao trào đấu tranh rộng lớn đòi quyền “dân sinh dân chủ” của quần chúng.

3. Cuộc vận động dân chủ Đông Dương

Trên thế giới, chủ nghĩa phát xít ra đời đe dọa trực tiếp vào nền hòa bình và sự ổn định của thế giới. Nguy cơ chiến tranh thế giới ngày càng đến gần. Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VII (tháng 7 năm 1935) đã chỉ ra các mục tiêu trước mắt của các Đảng Cộng sản và giai cấp công nhân các nước là chống chủ nghĩa phát xít, chống chiến tranh.

Ở Pháp cuộc tuyển cử tháng 4 năm 1936, Mặt trận nhân dân mà nòng cốt là Đảng Xã hội Pháp đã giành được thắng lợi; chính phủ Mặt trận Bình dân Léon Blum (Lê-ôn Bờ-Lum) lên cầm quyền, đã ban hành một số quyền dân chủ cho nhân dân Pháp. Nắm bắt tình hình chính trị có lợi cho cách mạng thế giới, Đảng Cộng sản Đông Dương mở Hội nghị lần thứ nhất vào ngày 26 tháng 7 năm 1936. Từ đó, Trung ương Đảng đã chủ trương triệt để sử dụng khả năng công khai hợp pháp, nửa hợp pháp để củng cố phát triển cơ sở Đảng, đẩy mạnh phong trào đấu tranh đòi quyền dân sinh dân chủ của quần chúng.

Page 45: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

48 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

Dưới sự lãnh đạo nhạy bén đúng đắn của Đảng, chi bộ xã Tân Tạo thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy Chợ Lớn, phân công một số đảng viên ra công khai hoạt động thành lập Ủy ban Hành động đặt trụ sở tại nhà ông Ba Vai (tại cầu Nhỏ (ấp 1), sau đó dời về nhà của thầy giáo Sen, cách chợ Bà Hom 10m. Ủy ban Hành động xã Tân Tạo do Nguyễn Văn Cự, Bí thư chi bộ xã lãnh đạo và các ủy viên ủy ban gồm các đồng chí: Lại Văn Đầy, Lại Th ành Lễ, Phạm Văn Bốn với một số quần chúng trung kiên... Ủy ban hoạt động công khai qua các hình thức tổ chức: tổ thư ký, tổ đọc báo, tổ phát truyền đơn cho các cuộc mít tinh biểu tình và Ủy ban tuyên truyền giải thích cho nhân dân biết chủ trương của Đảng. Qua đó, Đảng lãnh đạo nhân dân đấu tranh đòi nhà cầm quyền địa phương thực thi tự do dân chủ như: “Tự do đi lại”, “Tự do hội họp”, “Tự do báo chí”.., và đòi cải thiện dân sinh. Đồng thời căn cứ vào thực tế tình hình địa phương mà Ủy ban nêu ra các yêu cầu đấu tranh cụ thể: giảm sưu thuế, giảm địa tô và chống đấu giá công điền.

Tại Tân Tạo, chi bộ Đảng đã công khai tổ chức vận động phong trào Đông Dương đại hội tại chợ Bà Hom rất sôi nổi. Có trên 200 đồng bào đến dự mít tinh nghe Nguyễn Văn Cự (Trưởng Ủy ban Hành động xã) vạch tội ác của bọn thực dân, bóp nghẹt mọi quyền tự do dân chủ. Ủy ban Hành động Tân Tạo còn vận động

Page 46: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 49

được hàng trăm đồng bào đến rạp hát Th ành Xương (Sài Gòn), để nghe đồng chí Dương Bạch Mai và Nguyễn Văn Tạo diễn thuyết về chủ trương của Chính phủ Mặt trận Bình dân Pháp và về vai trò nhiệm vụ của các Ủy ban Hành động Đông Dương.

Ngày 15 tháng 9 năm 1936, bọn phản động thuộc địa Pháp ra mặt đàn áp phong trào Đông Dương đại hội. Trước làn sóng đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân ta và nhân dân Pháp, Chính phủ Mặt trận Bình dân Pháp cử phái viên Justin Godart (Giút-tanh Gô-Đa), sang điều tra tình hình Đông Dương. Đảng bộ tỉnh Chợ Lớn in 40.000 tờ truyền đơn khẩu hiệu để phân phát cho nhân dân trong tỉnh; trong đó có nhân dân Trung Quận và nhân dân Tân Tạo hưởng ứng cuộc biểu tình lớn của toàn Th ành phố, đã kéo đến bến cảng Sài Gòn đón Justin Godart đưa yêu sách đòi quyền dân sinh dân chủ.

Cuối năm 1936, đồng chí Lê Công Phép được Tỉnh ủy Chợ Lớn tăng cường về phụ trách cụm xã Tân Tạo và các xã lân cận. Đồng chí cùng với chi bộ lãnh đạo vận động nhân dân các xã: Tân Tạo, Bình Trị Đông, An Lạc, Tân Kiên với khoảng 250 người kéo đến Dinh Th am biện (Tỉnh trưởng) Chợ Lớn, để phản đối bọn địa chủ và tư sản phong kiến đấu giá công điền, cho thuê lại giá tô cao và đưa ra yêu sách là: “Đất công điền phải cho dân cày nghèo mướn để làm ăn sinh sống”.

Page 47: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

50 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

Nhưng khi đoàn biểu tình vừa đến Dinh Th am biện thì bị tên quan chủ tỉnh cho lính mã tà ra ngăn chặn, chia cắt đoàn biểu tình thành nhiều đoạn và bắt nhốt đồng chí Lê Công Phép ba ngày sau mới thả ra.

Th áng 9 năm 1939, chiến tranh thế giới bùng nổ ở Pháp, chính phủ Mặt trận Bình dân sụp đổ, phe phản động Pháp lên cầm quyền. Vì vậy, chúng đàn áp mạnh phong trào dân chủ thuộc phạm vi tỉnh Chợ Lớn và Nam bộ. Từ đây Đảng phải chuyển vào hoạt động bí mật để xây dựng cơ sở Đảng và xây dựng Mặt trận dân chủ ở các cấp cơ sở. Đảng ẩn mình hoạt động qua các hội biến tướng như: “Hội Ái hữu”, “Hội Âm công”, “Hội Vạn cấy”, “Hội Hương đình”, “Bóng đá”... Qua các phong trào đấu tranh đòi dân sinh dân chủ (1936 - 1939), Đảng đã tập hợp giáo dục và xây dựng được một lực lượng quần chúng đông đảo ở khu vực nông thôn, trong đó có Tân Tạo (Bà Hom), từ đây phát triển thêm những đảng viên và nòng cốt cách mạng mới.

4. Cuộc khởi nghĩa Nam kỳ (23-11-1940)

Năm 1939, chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ, thực dân Pháp ở Đông Dương đàn áp các phong trào cách mạng do Đảng Cộng sản lãnh đạo một cách khốc liệt. Chúng tăng cường bắt lính và ra sức vơ vét của cải ở các nước thuộc địa đem về cho “Mẫu quốc” để dùng vào việc chống chiến tranh xâm lược của bọn phát xít.

Page 48: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 51

Th áng 9 năm 1940, Nhật xâm lược Đông Dương, Pháp đầu hàng và theo lệnh của Nhật đồng thời ráo riết bắt lính để đối phó chiến tranh biên giới Xiêm (Th ái Lan). Nhân dân Trung Quận trong đó có nhân dân Tân Tạo đã biểu tình chống bắt lính, chống khủng bố, đòi giảm thuế. Do chính sách phản động chèn ép của thực dân Pháp, do ảnh hưởng của chiến tranh, nền kinh tế tiêu điều đã khiến cho nhân dân ta vô cùng cực khổ.

Trước tình hình đó, cuối tháng 7 năm 1940, Xứ ủy Nam kỳ họp Hội nghị tại Tân Hương (Mỹ Th o), cử đồng chí Phan Đăng Lưu ra Bắc xin ý kiến khởi nghĩa của Trung ương Đảng. Nhưng Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VII (tháng 11 năm 1940), sau khi nhận định tình hình thấy thời cơ chưa thuận lợi nên Trung ương quyết định hoãn lại cuộc khởi nghĩa ở Nam kỳ và khi đồng chí Phan Đăng Lưu mang lệnh hoãn vào tới Sài Gòn thì bị địch bắt.

Ngày 20 tháng 11 năm 1940, Th ường vụ Xứ ủy ban hành lệnh khởi nghĩa toàn Xứ vào đêm 22 rạng ngày 23 tháng 11 năm 1940.

Ở Tân Tạo khi nhận được lệnh khởi nghĩa qua đồng chí Lê Công Phép từ trên về tăng cường phụ trách cụm xã thuộc tổng Long Hưng Th ượng1 và chi

1. Gồm có các xã Tân Tạo, An Lạc, Tân Kiên, Bình Trị Đông, Tân Nhựt.

Page 49: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

52 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

bộ Tân Tạo lúc này gồm có 5 đồng chí1, do Nguyễn Văn Cự làm Bí thư. Chi bộ xã cùng với đồng chí Lê Công Phép bí mật thành lập đội vũ trang khoảng 1 trung đội, gồm các đảng viên và quần chúng trung kiên như: Nguyễn Văn Cự, Phạm Văn Kỉnh, Nguyễn Văn Kỷ, Nguyễn Văn Bào, Nguyễn Văn Miêng, Phạm Văn Bốn và các anh Lại Văn Dã, Lại Văn Vui, Lê Văn Khải, Phan Văn Ngẫu, Nguyễn Văn Khánh, Ngô Văn Khá, Ngô Văn Giàu, Lại Văn Ngoạt, Lại Văn Xanh, Lê Công Triêu, Lại Văn Hòa, Hà Văn Đắc. Trung đội vũ trang xã Tân Tạo còn có tên là “Xích vệ đội”, mặc đồng phục đen và võ trang dao găm, mã tấu, bàn tay sắt, súng tự chế và nước axít. Th eo kế hoạch thì trung đội chia thành 3 mũi đánh vào các mục tiêu tề xã giành chính quyền sau đây:

- Đội 1 do đồng chí Lại Văn Dã (Chín Dã) chỉ huy, tiểu đội này có nhiều người biết võ thuật, đó là Bảy Tạo, Ba Th ảo, Bảy Khá có nhiệm vụ đánh chiếm bót mã tà2 tại xã và bắt sống tên Cai tổng Hà Văn Bút tức Phủ Bắc.

- Đội 2 do đồng chí Lại Th ành Lễ chỉ huy gồm các anh: Năm Giàu, Tám Lùn, Năm Chơn, Hai Khẳng... có nhiệm vụ đánh bắt các tề làng như Hương quản Tỏ, cựu Hương thân Rạng, Hương bộ Tây, xã Ngời,

1. Nguyễn Văn Cự, Lại Văn Đầy, Lại Th ành Lễ, Phạm Văn Bốn, Phạm Văn Kỉnh.2. Bót này có 9 tên lính.

Page 50: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 53

Hương thân Hải và hai tên hội đồng hàm Hà Văn Ân, Hà Văn Ngãi (em của Hà Văn Bút).

- Đội 3 do đồng chí Lại Văn Đầy chỉ huy gồm có các anh: Ba Khải, Bảy Chí, Tư Rồng, Tám Chiêu… có nhiệm vụ đánh chiếm trụ sở tề làng Tân Tạo.

Tất cả 3 mũi đều ra quân sẵn sàng với khí thế và quyết tâm cao đánh chiếm các mục tiêu giành chính quyền về tay nhân dân. Sau khi bố trí các đội vũ trang, Tân Tạo đều chờ súng lệnh khởi nghĩa nổ ra từ thành pháo thủ (Sài Gòn). Đợi mãi đến gần 3 giờ sáng, đêm 22 rạng 23 tháng 11 năm 1940, giờ chót nhận được tin kế hoạch khởi nghĩa bị lộ, giặc Pháp đã huy động lực lượng để đối phó, hay được tin này, đồng chí Lê Công Phép và các đồng chí chi bộ xã Tân Tạo quyết định cho các đội vũ trang bí mật rút lui.

Cuộc khởi nghĩa ở Tân Tạo tuy không diễn ra theo kế hoạch đã định, nhưng đêm hôm ấy cờ đỏ búa liềm được cắm ở nhiều nơi trong xã như ở cầu Kinh, cầu Đập.v.v... làm cho thực dân Pháp hoảng sợ, chúng ra lệnh cho bọn tay sai lùng sục để tìm bắt các đồng chí Cộng sản và quần chúng trung kiên. Bọn chúng đã đốt hàng chục căn nhà dân ở Tân Lợi Đông, Tân Lợi Tây, Xóm Trầu... Những tên tay sai đắc lực của giặc Pháp như Hương quản Hườn, Hương hào Nhu đã tích cực săn lùng và bắt được các đồng chí Lê Công Phép,

Page 51: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

54 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

Nguyễn Văn Cự, Lại Th ành Lễ, Nguyễn Văn Rồng, Bảy Chí, Ba Khải, Bảy Tạo và Ba Màu. Hầu hết các ông đều bị địch tra tấn dã man rồi đày đi nhà tù Côn Đảo1. Tân Tạo còn có hai đồng chí anh dũng hy sinh đó là đồng chí Nguyễn Văn Cự bị địch xử bắn ngày 18 tháng 12 năm 1940, (nhằm ngày 20 tháng 11 năm Canh Th ìn), trên Hương lộ 5 (hiện nay là đường Lộ Tẻ), cách chợ Bà Hom 200m và đồng chí Lê Công Phép cũng bị địch bắt và xử bắn ngày 30 tháng 12 năm 1940, (nhằm ngày 2 tháng 12 năm Canh Th ìn) cách chợ Bà Hom 500m. Khi bị đem đi bắn, đồng chí Lê Công Phép cương quyết buộc thực dân Pháp bắn chứ không để người Việt bắn. Trước khi chết đồng chí còn nêu cao khí tiết của người Cộng sản, đồng chí đã giựt miếng vải bịt mắt và dõng dạc nói: “Tôi đấu tranh đánh đổ đế quốc giành độc lập cho dân tộc trong đó có các anh, tôi không muốn chết dưới mũi súng các anh lính Việt mà muốn chết dưới mũi súng của kẻ thù”2. Khi thằng đội Pháp ra lệnh bắn, 10 tay súng lính Việt bắn 2 lần đều trật, tên đội Pháp tức giận lấy súng của người lính đứng gần bắn 3 phát đồng chí Phép mới ngã. Th ái độ khảng khái hiên ngang trước cái chết của đồng chí Phép làm cho nhiều bà con Tân Tạo rơi nước mắt.

1. Các đồng chí Lại Th ành Lễ, Nguyễn Văn Rồng và các ông Bảy Tạo, Ba Màu đều bị đày đi nhà tù Côn Đảo.2. Th eo lời kể lại của đồng chí Lâm Ngọc Diệp (Ba Chòi) cán bộ hưu trí (Tân An). Bản đánh máy lưu tại Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng tỉnh Long An.

Page 52: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 55

Sang năm 1941, vì quá căm thù bọn tay sai bán nước cam tâm đi theo giặc Pháp bắt bớ sát hại đồng bào đồng chí ta, chi bộ Đảng xã Tân Tạo chỉ thị cho anh Lại Văn Dã lẻn vào kho lúa của tên Phủ Bắc, lấy được hơn 100 giạ1, đem phân phát cho số dân nghèo có cảm tình với cách mạng. Đồng thời sau đó, anh Dã còn dùng súng tự chế phục kích bắn hai tên tề ác ôn là Hương quản Hườn và Hương quản Nhu, nhưng tên Hườn thoát chết, tên Nhu chỉ bị thương ở chân. Sau đó, tên Phủ Bắc nham hiểm thâm độc hèn nhát đã mua chuộc Nguyễn Văn Nhuốt là bạn thân anh Chín Dã, phục rượu cho anh uống say, Nhuốt bắt Chín Dã giao lại cho Hội đồng Sáu (Hà Văn Ân) và do bị vu cáo là ăn cướp nên lính bắt anh về xã, dùng mọi cực hình tra tấn anh chết đi sống lại, rồi đày đi nhà tù Côn Đảo sau đó anh hy sinh trong tù.

Từ đây hoạt động cách mạng ở Tân Tạo tạm lắng vì bọn tay sai giặc Pháp đã ráo riết ruồng bố, bắt bớ giam cầm những người Cộng sản. Cuộc Khởi nghĩa Nam kỳ thất bại vì điều kiện khởi nghĩa chưa hội đủ, nhưng cuộc khởi nghĩa đã nêu cao tinh thần chống thực dân xâm lược giành độc lập của nhân dân Nam bộ, trong đó có nhân dân xã Tân Tạo. Đây là nguồn động lực cho những hành động cách mạng của đồng

1. Việc lấy 100 giạ lúa thực hiện 2, 3 lần và có ông Sáu Luông ở đợ cho Phủ Bắc đồng lòng hỗ trợ.

Page 53: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

56 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

bào trong cả nước. Từ Xô Viết Nghệ Tĩnh đến Nam kỳ khởi nghĩa là cuộc khởi nghĩa bạo lực cách mạng, qua đó rút ra những kinh nghiệm quý báu rất cần cho giai đoạn tiến tới cuộc tổng khởi nghĩa Cách mạng Th áng Tám năm 1945 thành công.

5. Cuộc khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám năm 1945

Giữa lúc cả nước cũng như khu vực Sài Gòn - Chợ Lớn đang lâm vào cảnh dầu sôi lửa bỏng, Nguyễn Ái Quốc (tức Chủ tịch Hồ Chí Minh) trở về nước vào ngày 8 tháng 2 năm 1941, trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Th áng 5 năm 1941, Người chủ trì Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VIII, họp tại Pác Bó (Cao Bằng), với chủ trương thành lập “Mặt trận Việt Minh” và các Hội cứu quốc, nhằm đánh đổ Pháp, Nhật và bọn tay sai để cứu dân cứu nước.

Ở Nam bộ khi xảy ra chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939 - 1945), nhân dân ta sống trong hoàn cảnh một cổ hai tròng, bị thực dân Pháp và phát xít Nhật bần cùng hóa vì chiến tranh và sự bóc lột của chúng. Hàng hóa tiêu dùng khan hiếm, đời sống nhân dân ngoại thành trong đó có Tân Tạo rất khổ cực, đốt đèn thắp sáng bằng trái mù u hoặc dầu phộng, không quẹt lửa, phải giữ lửa bằng con cúi1, không có giấy hút thuốc

1. Rơm được bện rất to và dài như bím tóc, khi đốt lửa sẽ cháy âm ỉ, khi cần thì thổi lửa cho ngọn lửa cháy lên.

Page 54: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 57

phải dùng lụa mo cau hoặc lá trâm bầu để quấn thuốc rê. Kim chỉ và vải may mặc rất ít, phải sử dụng bao bố tời may mặc, nhà nghèo hai vợ chồng chỉ có một cái quần dài may bằng vải tám1 để đi đám tiệc trong xóm, nhiều người phải mặc quần đùi, ở trần tiếp khách khi lối xóm đến chơi. Bệnh tật không có thuốc men để trị, nhất là bệnh dịch tả. Cuộc sống thiếu thốn không khác gì dân du mục thời xưa; đời sống đã khổ sở vậy mà thuế thân không được thiếu một xu, luôn bị lính làng thúc đòi gây khó dễ.

Vào năm 1943, phong trào cách mạng Nam bộ và các địa phương ở Sài Gòn - Chợ Lớn phát triển mạnh mẽ. Đó là vào đầu tháng 3 năm 1943, ta mở cuộc họp Ban cán sự thành Sài Gòn và Chợ Lớn tại Phú Lạc - Phong Phú (Trung Quận) để bàn về công tác đô thị và cùng thời gian này cuộc họp thành lập lại Xứ ủy Nam Kỳ được triệu tập tại nhà ông Trưởng Hoài, làng Tân Th uận Bình - Chợ Gạo (Mỹ Th o), có đầy đủ đại diện của các tỉnh đến tham dự.

Tại Tân Tạo, tình hình diễn biến rất thuận lợi, sau cuộc Khởi nghĩa Nam kỳ, một số đồng chí cán bộ ta bị giặc Pháp bắt tù đày, nhưng cơ sở Đảng vẫn tồn tại đến cuối năm 1943, trên nhiều địa bàn xã của tổng Long Hưng Th ượng, trong đó có xã Tân Tạo.

1. Loại vải xấu và thô nhất.

Page 55: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

58 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

Sang năm 1944, tình hình chuyển biến mau lẹ, ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật làm đảo chính Pháp.

Cuộc đảo chính nổ ra là một biến cố chính trị đánh thức mọi người yêu nước trong đó có nhân dân Tân Tạo, luôn quan tâm theo dõi diễn biến tình hình của thời cuộc qua báo chí công khai. Chấp hành quyết định của Trung ương Đảng trước tình thế “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, xã Tân Tạo lúc này chi bộ Đảng có 3 đồng chí1, do đồng chí Bùi Văn Th iểu làm Bí thư chi bộ, đã chuẩn bị nhân sự để tổ chức Ủy ban Hành động khởi nghĩa giành chính quyền, gồm các đồng chí Bùi Văn Th iểu, Nguyễn Xuân Lựu, Phạm Văn Bốn, Võ Văn Hoa...

Giữa tháng 5 năm 1945, Xứ ủy Nam kỳ chủ trương vận động một phong trào thanh niên công khai rộng lớn để hình thành lực lượng chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa giành chính quyền. Từ chủ trương trên, đầu tháng 6 năm 1945, lực lượng Th anh niên Tiền phong của tỉnh Chợ Lớn được thành lập dưới quyền chủ tọa của đồng chí bác sĩ Phạm Ngọc Th ạch - lãnh tụ Th anh niên Tiền phong Nam bộ. Tổ chức của Th anh niên Tiền phong có 4 cấp: xứ, tỉnh/thành phố, huyện/quận và xã. Dù mới ra đời nhưng tổ chức Th anh Niên Tiền Phong đã nhanh chóng phát triển rộng khắp trong nhân dân.

1. Các đồng chí Bùi Văn Th iểu, Phạm Văn Kỉnh, Phạm Văn Bốn.

Page 56: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 59

Tại Tân Túc (Chợ Đệm), ông Võ Lợi Trinh được bầu làm thủ lĩnh Th anh niên Tiền phong tỉnh Chợ Lớn, lễ tuyên thệ ra mắt chính thức ngày 12 tháng 7 năm 1945, có khoảng 2.000 đại biểu các nơi về tham dự.

Từ chủ trương trên, cuối tháng 6 năm 1945, xã Tân Tạo đã có tổ chức Th anh niên Tiền phong do đồng chí Võ Văn Hoa làm thủ lĩnh. Đoàn trưởng Th anh niên Tiền phong xã là Đặng Văn Trọng và Nguyễn Văn Th iệt làm đoàn phó. Đồng thời sau đó chi bộ còn phân công cho đồng chí Hoa lãnh đạo Th anh niên Tiền phong Tân Tạo về mặt chính trị để tập hợp quần chúng nhân dân, đồng chí Phạm Văn Bốn phụ trách quân sự của đoàn thể này, chọn trong Th anh niên Tiền phong những quần chúng tốt để tổ chức thành lực lượng chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa.

Từ tháng 8 năm 1945 trở đi, phong trào Th anh niên Tiền phong xã Tân Tạo phát triển mạnh mẽ và đều khắp, khí thế cách mạng dâng cao lôi cuốn tất cả các lứa tuổi, từ thanh niên đến người 50 tuổi cũng tham gia, trong đó có cả tín đồ Cao Đài và Phật giáo. Để nâng cao khí thế cách mạng quần chúng nhân dân, nhân lúc tình hình tại xã từ khi Nhật thay Pháp, đa số tề làng hoang mang dao động, làm việc cầm chừng, đôi ba ngày mới đến Nhà Hội một lần, Đoàn Th anh niên Tiền phong xã Tân Tạo trên 300 người, do đồng chí Võ Văn Hoa dẫn đầu diễu hành trong xã, rồi tiến ra An Lạc theo

Page 57: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

60 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

Quốc lộ 4 (nay là Quốc lộ 1A), qua đường cua Nhíp (xe lửa) về Bình Trị Đông, đến nhà thờ Tin Lành mới giải tán. Đoàn biểu tình phất cao cờ đỏ sao vàng hô to khẩu hiệu: “Việt Nam độc lập muôn năm!”. Hòa với tiếng trống mõ, tiếng tù và đã tạo thành một âm thanh náo nhiệt hào hùng. Sau cuộc diễu hành thị uy qua các xã, ngày 18 tháng 8 năm 1945, chi bộ Đảng xã Tân Tạo đã tích cực chuẩn bị lực lượng sẵn sàng chờ lệnh của cấp trên để khởi nghĩa.

Tại Chợ Đệm, khi Nhật sắp đầu hàng Đồng minh (ngày 15 tháng 8 năm 1945), từ ngày 1 tháng 8 đến 23 tháng 8 năm 1945, Xứ ủy Nam bộ ba lần họp Hội nghị tại nhà đồng chí Bảy Th ọ (Tân Kiên)1 do đồng chí Nguyễn Văn Trân tổ chức. Hội nghị thảo luận quyết định các vấn đề đưa Việt Minh ra công khai giành chính quyền ở Sài Gòn và toàn Nam bộ.

Rạng sáng ngày 25 tháng 8 năm 1945 theo lệnh trên, chi bộ xã do đồng chí Bùi Văn Th iểu làm Bí thư, tổ chức cuộc biểu tình khoảng 1.000 người gồm Th anh niên Tiền phong và nhân dân trong xã, cùng các đoàn biểu tình trong quận rầm rập tiến về Sài Gòn với cờ đỏ sao vàng tung bay, hàng ngàn cánh tay giơ cao hô vang các khẩu hiệu: “Đả đảo chính quyền bù nhìn Trần Trọng Kim”, “Chính quyền về tay Việt Minh”.

1. Ấp 1 xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh.

Page 58: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 61

Sau khi diễu hành qua đại lộ Norodom (nay là đường Lê Duẩn, quận 1), để chào mừng Lâm ủy hành chánh Nam bộ, rồi đoàn biểu tình quay về quận 5 (Xã Tây), Dinh Th am Biện Chợ Lớn (nơi cách mạng mới vừa tiếp quản), mít tinh chào mừng Ủy ban Nhân dân Cách mạng Lâm thời tỉnh Chợ Lớn. Lúc bấy giờ Bí thư Tỉnh ủy Lâm thời là Nguyễn Văn Hoành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân là Võ Lợi Trinh, Quận ủy Trung Quận do Nguyễn Văn Tuôi giữ chức Bí thư.

Chiều ngày 25 tháng 8 năm 1945, chi bộ tập hợp lực lượng Th anh niên Tiền phong và một số quần chúng trung kiên trong xã hơn 60 người thành lập đơn vị vũ trang; trang bị 4 súng trường, 2 súng lục, số còn lại sử dụng mã tấu, dao găm hoặc mác vót... Đơn vị được chia thành hai trung đội: Trung đội thứ nhất do anh Ba Th ảo và Bảy Khá chỉ huy với các anh Ba Môn, Bảy Nhỏ, Tám Lùn, Năm Giàu... có nhiệm vụ đi bắt tên Cai tổng ác ôn Hà Văn Bút tức Phủ Bắc và các tên tề làng vây cánh của y, đó là Hội đồng hàm Hà Văn Ân, Hà Văn Ngãi cùng cựu Hương thân Rạng, cựu Hương quản Tỏ, Hương thân Hải, Hương bộ Tây, Hương quản Ngời.

Trung đội thứ hai do anh Hai Méo, Tư Phát và Hai Th ẳng chỉ huy, gồm có các anh Tám Chiêu, Ba To, Ba Hoài, Tư Sơn, Chín Đông, Ba Điều... có nhiệm vụ đi bắt các tề làng gian ác cam tâm làm tay sai cho giặc

Page 59: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

62 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

Pháp như Hương chánh Hườn, Hương quản Sảnh, Hương hào Nhu, Hương cả Hy và một số tên hương lý, hương đăng, trùm, phó... thường xuyên dựa hơi lính làng ức hiếp nhân dân. Ngoài hai cánh vũ trang đi bắt các tề tổng, ta còn phân công một tổ vũ trang đi tước vũ khí 9 tên lính mã tà ở bót Tân Tạo đã hoang mang dao động, sẵn sàng giao súng lại cho ta.

Trong đêm 25 tháng 8 năm 1945, lực lượng vũ trang xã đã bắt gọn các tên tề tổng nói trên; trước làn sóng cách mạng dâng cao như nước vỡ bờ... mà bọn chúng thì như rắn mất đầu, không dám phản ứng lại.

Đêm 25 rạng 26 tháng 8 năm 1945, chính quyền về tay nhân dân xã Tân Tạo mà không phải đổ một giọt máu nào. Ngay những ngày đầu cuộc Cách mạng Th áng Tám năm 1945, Tân Tạo (Bà Hom) đã có một lực lượng vũ trang mạnh nhất trong quận, lúc đó gồm 19 súng trường, 1 tiểu liên, 1 trung liên, 2 súng lục, 2 súng 2 nòng. Chỉ huy lực lượng vũ trang lúc này là hai đồng chí Phạm Văn Bốn và Bùi Văn Th iểu1. Ngày 26 tháng 8 năm 1945, Ủy ban nhân dân Cách mạng Lâm thời làng Tân Tạo ra mắt đồng bào gồm các đồng chí:

1. Ban Chí huy đơn vị vũ trang còn có Nguyễn Văn Miêng, Nguyễn Văn Bào, đây cũng là lực lượng nòng cốt sau này phát triển thành chi đội 12 do Huỳnh Tấn Chùa chỉ huy và chi đội 15 do Huỳnh Văn Một chỉ huy.

Page 60: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 63

Võ Văn Hoa - Chủ tịch Bùi Văn Th iểu - Phó Chủ tịchNguyễn Văn Nên - Tổng thư kýNguyễn Văn Vinh - Th ư kýLê Công Nga - Ủy viênĐặng Văn Trọng - Ủy viênNguyễn Văn Th iệt - Ủy viên

Th ắng lợi to lớn của Cách mạng Th áng Tám năm 1945 đã đem lại nguồn sáng cho dân tộc Việt Nam nói chung, cho nhân dân Tân Tạo (Bà Hom) nói riêng. Đó là sức mạnh tinh thần to lớn của nước ta, mở đầu kỷ nguyên mới trong công cuộc kháng chiến đánh ngoại xâm giành độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Page 61: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

64 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

CHƯƠNG HAIXÃ TÂN TẠO TRONG 9 NĂM KHÁNG CHIẾN

CHỐNG PHÁP (1945 - 1954)

I. THỜI KỲ 1945 - 1947

Ngày 2 tháng 9 năm 1945, giữa lúc hàng chục ngàn quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Chợ Lớn đã diễu hành thị uy từ các nơi kéo vào Sài Gòn dự lễ mít tinh mừng chiến thắng ở Đại lộ Norodom (nay là đường Lê Duẩn, quận 1) để nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập, nhưng do làn sóng phát thanh bị nhiễu không nghe được. Giữa lúc đó bọn phản động Pháp được sự giúp sức của đồng minh Anh từ trên các lầu cao bắn xuống đoàn người biểu tình trong lúc diễu hành, khơi ngòi cho âm mưu thực dân Pháp trở lại Đông Dương.

Đoàn Th anh niên Tân Tạo sau khi diễu hành trong thành phố đến chào mừng Ủy ban nhân dân tỉnh Chợ Lớn ra mắt tại Xã Tây; rồi quay về xã nhà hăng hái sôi nổi thực hiện mọi nhiệm vụ công tác mới được phân công.

Page 62: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 65

Trong những ngày đầu Cách mạng tháng Tám thành công, chi bộ Đảng và chính quyền lâm thời xã Tân Tạo cùng Mặt trận Việt Minh lo tổ chức các đoàn thể cứu quốc, ra lệnh bãi bỏ thuế thân, giảm tô xuống còn 25%, cấm cho vay nặng lãi. Tập trung vào các công tác giữ gìn an ninh trật tự, diệt trừ bọn phản cách mạng và trộm cướp, kêu gọi nhân dân đoàn kết bảo vệ độc lập, bảo vệ chính quyền nhân dân vừa mới giành được.

Ngày 10 tháng 9 năm 1945, thi hành chỉ thị cấp trên, Ủy ban nhân dân Cách mạng Lâm thời xã Tân Tạo đã tổ chức một cuộc mít tinh lớn tại chợ Bà Hom để tiếp đón các chiến sĩ cộng sản từ Côn Đảo trở về1, trong đó có đồng chí Hồ Văn Long. Qua đó ta tuyên truyền giải thích đường lối chủ trương cách mạng, cùng phổ biến tình hình thời sự; tham gia cuộc mít tinh này có khoảng 1.000 người tham dự.

Hôm sau, ngày 11 tháng 9, chi bộ Đảng và chính quyền cách mạng xã quyết định thả hết tất cả các tề làng Tân Tạo bị bắt giữ từ đêm 25 tháng 8 năm 1945; riêng ba tên: Phủ Bắc, Hương Quản Hườn và Cai Sáu thì xã giải lên cấp trên quyết định.

1. Bác Tôn Đức Th ắng, đồng chí Nguyễn Văn Linh, Phạm Hùng, Nguyễn Văn Tiếp… được Ủy ban Hành chánh Nam Bộ đưa thuyền ra Côn Đảo rước về.

Page 63: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

66 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

Bước vào tháng 9 năm 1945, chính quyền cách mạng lâm thời xã có sự thay đổi, vì nhu cầu tập hợp quần chúng rộng rãi, đồng chí Võ Văn Hoa thôi giữ chức Chủ tịch Ủy ban Nhân dân để làm Chủ nhiệm Mặt trận Việt Minh xã; ông Ngô Văn Quấm và Đặng Văn Trọng được cử thay nhau giữ chức Chủ tịch Ủy ban.

Ngày 20 tháng 9 năm 1945, tại Tân Tạo chính quyền cách mạng xã lại tổ chức mít tinh lần thứ hai đón tiếp các chiến sĩ cách mạng từ Côn Đảo về. Đợt này có các đồng chí là người của xã Tân Tạo đó là: Lại Th ành Lễ, Nguyễn Văn Kỷ, Nguyễn Văn Rồng và Lê Văn Khải.

Vào thời điểm những ngày đầu kháng chiến (23 tháng 9), chi bộ Đảng Tân Tạo được củng cố lại, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Hồ Văn Long và đồng chí Cao Hồng Lĩnh về hoạt động (Trung Quận). Đồng chí Phạm Văn Kỉnh được phân công làm Bí thư cùng các đồng chí Lại Th ành Lễ, Nguyễn Văn Rồng và từ đây chi bộ lần lượt phát triển thêm nhiều đảng viên mới. Đến đầu năm 1946, Ủy ban kháng chiến hành chánh xã được củng cố và tăng cường:

Chủ tịch Phạm Văn KỉnhPhó chủ tịch Lại Th ành LễTổng thư ký Kiều Văn LênQuốc gia tự vệ Cuộc Lê Công Học

Page 64: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 67

Chủ nhiệm Mặt trận Việt Minh Nguyễn Văn KỷPhó chủ nhiệm Mặt trận Việt Minh Nguyễn Văn

RồngSau đó đồng chí Nguyễn Văn Kỷ được cấp trên

rút về huyện làm Phó chủ nhiệm Mặt trận Việt Minh huyện Trung Huyện.

Tình hình tại xã lúc này ngoài công tác an ninh trật tự, ổn định đời sống nhân dân, chi bộ còn tập trung lãnh đạo nhân dân xã thực hiện 3 nhiệm vụ: chống giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm.

Để có kiến thức hoạt động trong công tác chuyên môn, nhất là công tác vận động quần chúng trong thời kỳ kháng chiến, chi bộ xã đã tổ chức nhiều lớp huấn luyện công tác mặt trận ngắn hạn; mỗi lớp học có từ 25 đến 30 học viên do đồng chí Cao Hồng Lĩnh trực tiếp giảng dạy. Các lớp Việt Minh I, Việt Minh II, học từ thấp đến cao, dành cho các đảng viên, đối tượng đảng và quần chúng trung kiên. Đồng thời còn mở lớp ngắn hạn về chủ nghĩa Mác - Lênin và công tác đảng lúc bấy giờ do Hội Nghiên cứu chủ nghĩa Marx1 phụ trách (danh nghĩa công khai của Đảng lúc bấy giờ.

Vào lúc này, công tác an ninh và văn hóa xã hội ở xã rất tốt, không còn nạn trộm cướp, cờ bạc và các tệ

1. Ngày 11/11/ 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố tự giải tán, Đảng chỉ hoạt động dưới danh xưng: “Hội nghiên cứu chủ nghĩa Marx”.

Page 65: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

68 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

nạn xã hội khác. Ta vận động nhân dân trong xã thực hiện sống nếp sống mới, không trị bệnh bằng bùa phép, mê tín dị đoan; Ban y tế xã còn hướng dẫn nhân dân cách phòng trị bệnh dịch tả, cách cứu người chết đuối, chết ngạt và băng bó vết thương… Trong xã tổ chức hơn 20 lớp bình dân học vụ, lớp học ở trường sở, đình chùa cho đến nhà dân, từ các em nhỏ đến cụ già 50 - 60 tuổi đều say mê học tập. Sang năm 1947 đã có khoảng 60% số người biết đọc biết viết. Về việc chống giặc đói, xã vận động những người có quan hệ bà con với nhau, nhượng lại ruộng cho người quá nghèo cũng như trích ra hàng chục héc-ta ruộng công điền cho những người thiếu đói quanh năm có ruộng làm.

Toàn xã trùm lên không khí sôi nổi thi đua công tác, học tập và tương trợ lẫn nhau. Ngoài công việc sản xuất, bình dân học vụ, nhân dân trong xã còn được giải trí xem biểu diễn văn nghệ do đội tuyên truyền văn nghệ xã phụ trách. Đây là đội tuyên truyền văn nghệ đầu tiên của xã Tân Tạo (Trung Quận), đội còn đi biểu diễn ở các xã lân cận như Tân Kiên, Tân Nhựt...

Tân Tạo với những ngày đầu cuộc kháng chiến

chống Pháp

Từ sau ngày 2 tháng 9 năm 1945, giặc Pháp núp bóng đồng minh Anh, nhiều lần khiêu khích gây hấn ta. Và trước đó trong một cuộc họp báo, Tổng thống Pháp Đờ Gôn (De Gaulle) đã tuyên bố: “Pháp quyết lấy

Page 66: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 69

lại Đông Dương và đó là vấn đề tối cần thiết cho nước Pháp”. Th ực tế thì sau khi giành được chính quyền nhân dân Nam bộ chỉ hưởng độc lập vẻn vẹn 29 ngày. Ngay sau khi chính quyền cách mạng Tân Tạo được củng cố, đêm 22 tháng 9 năm 1945, giặc Pháp đánh úp các cơ sở của ta ở Sài Gòn, tiếng súng nổ vang khắp thành phố.

Chiều ngày 23 tháng 9 năm 1945, Ủy ban kháng chiến Nam bộ được thành lập và sáng hôm sau ra lệnh nổ súng kháng chiến. Ngay sau đó các mặt trận ở phía Tây Nam thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn được thành lập như: Mặt trận Bình Đăng - Chánh Hưng (số 4), mặt trận Phú Lâm (số 3), Bình Trị và Tân Tạo đều nhất tề đứng lên chiến đấu, xây đắp phòng tuyến, thành lập mặt trận, sẵn sàng nổ súng ngăn giặc. Tân Tạo là một xã giáp với căn cứ Láng Le - Vườn Th ơm. Vì vậy sau khi các cơ quan lãnh đạo tỉnh Chợ Lớn và Nam Bộ rút về Chợ Đệm và căn cứ Vườn Th ơm, xã Tân Tạo thuộc nội, ngoại vi vùng căn cứ phải ra sức chống giặc. Trung đội vũ trang xã và các đơn vị dân quân tăng cường bố phòng, canh gác cẩn thận, các mặt giáp ranh với xã Tân Kiên và Tân Nhựt sẵn sàng nổ súng đánh địch để ngăn chặn chúng.

Th ực hiện chủ trương trên, với tinh thần quyết chiến “Th à hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Chi bộ và chính quyền xã Tân Tạo lãnh đạo nhân dân làm chậm bước

Page 67: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

70 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

tiến của quân giặc, bằng cách phá sập các cây cầu và các ngôi nhà lớn kiên cố gồm trụ sở cơ quan và nhà dân mà địch có thể chiếm làm đồn bót. Các cầu trên Tỉnh lộ 10 như cầu Lớn Bà Hom cầu Bà Lát và cầu Chùa rồi đến cầu Đập, cầu Kinh, cầu Bà Bộ trên Hương lộ 4, lần lượt bị phá sập. Riêng cầu Lớn Bà Hom do bê tông kiên cố phải nhờ đến phương tiện cùng phối hợp với lực lượng Tổng Công đoàn Sài Gòn - Chợ Lớn đập phá một tuần lễ mới phá sập. Đồng thời xã còn vận động dân quân đào đường đắp mô, đốn ngã cây ngăn chặn sự đi lại của địch trên Tỉnh lộ 10 và các Hương lộ 4, 5. Ngoài ra, xã còn thực hiện chủ trương triệt để để bao vây kinh tế địch đó là lập các trạm kiểm soát chặt chẽ không cho lương thực, thực phẩm vào vùng địch tạm kiểm soát.

Trong lúc Tân Tạo đang chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu thì giữa tháng 10 năm 1945, Phân đội Bà Hom gồm 65 chiến sĩ, trang bị đầy đủ, có cả trung liên phối hợp với dân quân địa phương phục kích tại cua Bà Đê, chặn đánh một đại đội quân Pháp. Trận đánh kéo dài 2 tiếng đồng hồ, ta bám địch lên tới gần chợ Bà Hom để đánh, cuối cùng chúng phải rút lui. Trận thứ 2 vào lúc 6 giờ sáng ngày 16 tháng 11 năm 1945, một trung đội giặc Pháp từ Tiểu khu Phú Lâm theo Tỉnh lộ 10 để tiến vào Bà Hom. Th eo dõi tình hình địch, trung đội vũ trang của xã phục kích (tại Gò Mã bến tắm ngựa), thuộc ấp Tân Th ạnh. Khi địch lọt ổ phục kích ta nổ súng, sau 30

Page 68: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 71

phút giao tranh ta tạm thời rút lui vì đạn dược hạn chế; địch bắn bừa bãi vào nhà dân làm chết anh Hứa Khắc Hưởn và bà Hai Hiển mẹ của anh Hưởn bị gãy chân. Sau đó bọn địch băng đường ruộng rút lui về hướng An Lạc.

Đây là những trận đánh đầu tiên của lực lượng xã, gồm những nông dân nghèo yêu nước, trước đó chưa từng một lần cầm súng. Tuy các trận đánh không diệt được địch, nhưng đã làm chậm được bước tiến của địch đưa quân thăm dò mở đường không thành công. Hơn 10 ngày sau, ngày 25 tháng 11 năm 1945, một trung đội địch dùng xuồng ba lá và ghe tam bản theo sông Vàm Nước Lên tiến vào Bà Hom mở rộng vùng chiếm đóng xã An Lạc, giáp ranh xã Tân Tạo. Bị lực lượng vũ trang Bà Hom chặn đánh không cho giặc tiến vào Tân Tạo. Kết quả địch rút lui, ta diệt 5 tên và thu súng carbine (cạc-bin), bên ta có một chiến sĩ là anh Nguyễn Văn Mỳ hy sinh.

Nhiều lần đưa quân lấn chiếm không thành công, ngày 20 tháng 12 năm 1945, địch lại sử dụng 1 đại đội lính Âu Phi từ Phú Lâm theo Tỉnh lộ 10 tiến vào xã; bị trung đội vũ trang Tân Tạo phối hợp với chi đội 6, chặn đánh ở đình Nghi Hòa (xã Bình Trị Đông), buộc địch phải rút về Phú Lâm.

Sau 4 tháng (từ tháng 9 đến tháng 12 năm 1945),

Page 69: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

72 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

Pháp đã nhiều lần đưa quân từ trung đội đến đại đội lính, mở đường lấn chiếm xã Tân Tạo nhưng đều bị quân ta đánh bại. Vô cùng tức tối, ngày 5 tháng 1 năm 1946, Pháp huy động lực lượng mạnh, cả tiểu đoàn lính Âu Phi cùng xe tăng yểm trợ, mở cuộc càn trên địa bàn hai xã Vĩnh Lộc và Tân Tạo (mục tiêu chính là xã Tân Tạo). Lần này địch bắt đầu càn từ Ngã Năm (Vĩnh Lộc) theo Hương lộ 80 đến ngã ba Bà Lát và theo Tỉnh lộ 10 tiến đánh chiếm Bà Hom từ hướng Tây. Khi đến ngã ba Bà Lát địch gặp phải chi đội 4 và chi đội 25 chặn đánh, hai bên nổ súng cả tiếng đồng hồ. Trước thế địch rất mạnh, quân ta đạn dược kém, buộc chi đội 4 phải rút về Cầu Xáng và chi đội 25 rút về Láng Le (Tân Nhựt). Địch vào chợ Bà Hom lúc 12 giờ trong ngày và chia ra nhiều bộ phận chiếm đóng xã Tân Tạo. Tại chùa Long Th ạnh và chùa Ông ấp Tân Hòa, địch đóng 2 trung đội, số còn lại đóng chốt tại ngã ba Hương lộ 4, địch xây đồn kiên cố thành lập Chi khu Bà Hom và lập lại tề làng Tân Tạo.

Khi thành lập Chi khu Bà Hom xong, địch rút 2 đơn vị đóng tại chùa Long Th ạnh và chùa Ông ra tuần tiễu càn quét vùng ngoại vi Tân Tạo. Ngày 28 tháng 7 năm 1947, địch bắt anh Nguyễn Văn Méo, chiến sĩ hậu cần đại đội 2, chi đội 15 tại nhà ông Ba Cho, ấp Tân Th uận. Sau khi tra tấn giam cầm, lúc 10 giờ đêm 29 tháng 7 năm 1947, tên Tây trưởng đồn dẫn anh đem đi xử bắn; thừa

Page 70: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 73

lúc giặc sơ hở anh cướp lấy khẩu súng ngắn rồi nhảy xuống sông Vàm Nước Lên trốn thoát. Địch bắn theo, anh bị trúng đạn, do vết thương quá nặng nên đã hy sinh chiều ngày 30 tháng 7 năm 1947, trong sự khâm phục, thương tiếc của đồng bào xã Tân Tạo.

Chùa Long Th ạnh

Khi Pháp đánh chiếm Tân Tạo ngày 5 tháng 1 năm 1946, thì Cai tổng Bút ra làm tay sai cho giặc cùng với Hương quản Hà Văn Ngời, chúng lại bắt đầu gây tội ác. Để tiêu diệt bọn tay sai ác ôn, một buổi sáng, lợi dụng lúc tên Cai tổng Bút đi vệ sinh cạnh bờ sông cách đồn lính 50m, du kích ta phục sẵn bắn một loạt tiểu liên, nhưng tên Bút thoát chết. Sang năm 1946, để đáp ứng

Page 71: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

74 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

yêu cầu tăng cường cho lực lượng chủ lực mạnh, Phân đội Bà Hom tách ra làm hai bộ phận, một bộ phận do đồng chí Nguyễn Văn Bào chỉ huy trụ lại địa phương; một bộ phận do đồng chí Năm Miên và Tư Bốn chỉ huy gần 100 chiến sĩ, trang bị đầy đủ (gồm cả trung liên) rời xã gia nhập vào chi đội 12; cùng đi đợt này có bộ đội An Lạc do đồng chí Lê Tấn Bê chỉ huy.

Ngày 25 tháng 11 năm 1945, Ủy ban kháng chiến miền Nam1 ra Chỉ thị Kháng chiến cứu quốc, thành lập Khu Kháng chiến và phát động phong trào toàn dân tham gia kháng chiến. Sang năm 1946, chi bộ và chính quyền Tân Tạo cùng với các ban ngành phải đối phó với tình hình căng thẳng trước nanh vuốt của địch và bọn tay sai bán nước, điển hình ác ôn nhất là tên Mười Th ế có biệt danh “Xếp Ghiền”, một nhân viên đặc biệt của Phòng nhì Pháp. Cũng từ đây lực lượng cách mạng xã phải tạm thời phân tán và bí mật rút ra các ấp: Tân Xuân, Tân Lợi Đông, Tân Lợi Tây và Tân Hòa. Cuối tháng 5 năm 1946, Hội nghị Tỉnh ủy Chợ Lớn họp tại xã Hựu Th ạnh (Đức Hòa), do đồng chí Hồ Văn Long - Bí thư Tỉnh ủy chủ trì, hội nghị nhằm củng cố chính quyền và Mặt trận để bảo đảm sự thống nhất lãnh đạo của Đảng. Từ tháng 6 năm 1946, Tỉnh ủy và Ủy ban Tỉnh ra quyết định chính thức lập căn cứ “Vườn Th ơm” gồm: Hựu Th ạnh, Đức Hòa Hạ

1. Ngày 10 tháng 12 năm 1945, Xứ ủy họp hội nghị mở rộng giải thể Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ, thành lập Ủy ban Kháng chiến miền Nam.

Page 72: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 75

(Đức Hòa), Tân Hòa, Tân Nhựt, Tân Bửu, Lương Hòa (Trung Quận) và Tân Tạo là xã thuộc nội, ngoại vi căn cứ “Vườn Th ơm” về phía Đông.

Ngày 6 tháng 1 năm 1946, một sự kiện lớn ảnh hưởng đến đời sống chính trị của nhân dân ta; lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam, người dân trực tiếp bầu ra đại biểu tham dự Quốc hội. Mặc dù có nhiều khó khăn, một nửa đã tạm thời bị địch chiếm đóng, nhưng chính quyền xã quyết tâm thực hiện chủ trương trên. Ngày 6 tháng 1 năm 1946, nhân dân xã Tân Tạo cùng đồng bào cả nước tiến hành tổ chức bầu cử Quốc hội đầu tiên bằng trực tiếp phổ thông đầu phiếu. Kết quả cử tri Tân Tạo đi bầu đạt tỷ lệ 75% trên tổng số cử tri của xã nhà, nhờ vào biện pháp xã làm nhiều thùng phiếu lưu động đưa đến từng nhà dân. Tỉnh Chợ Lớn có 4 đại biểu đắc cử, trong đó có đồng chí Nguyễn Văn Trân và Nguyễn Văn Trấn là người của Trung Quận.

Ngày 6 tháng 3 năm 1946, một sự kiện chính trị làm ảnh hưởng nhiều đến việc củng cố chính quyền cách mạng; đó là Hiệp định Sơ bộ được ký kết giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh và Cao ủy Pháp Sainteny (Xanh-Tơ-Ny). Tuy nhiên giặc Pháp lại trắng trợn lấn chiếm vào khu vực Vườn Th ơm, buộc đồng bào ở vùng Láng Le ký tên vào “bản tự trị” đồng ý cho quân đội Pháp trở lại Việt Nam. Để chống lại âm mưu xâm lược của kẻ thù, ngày 14 tháng 4 năm 1946, chi đội 12 và chi đội 15

Page 73: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

76 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

phục kích đánh nửa trung đội lính Pháp tại cầu Rạch Chùa Láng Le, khi chúng vào đây “đi biên tự trị”. Kết quả ta diệt được 9 tên, bắt sống 2 tên và thu 11 súng, một trận thắng tiêu biểu làm nức lòng người dân “Tam Tân” Trung Quận Chợ Lớn.

Đến đầu năm 1947, Quốc hội và Chính phủ ta quyết định tổ chức bầu cử hội đồng nhân dân các cấp xã và tỉnh. Nhờ vào kinh nghiệm bầu cử đầu năm 1946, nên cuộc bầu cử lần này tương đối thuận lợi, số cử tri đi bầu đạt tỷ lệ 75% toàn xã. Hầu hết các ứng cử viên do chi bộ xã vận động đều đắc cử (15 người đắc cử)1. Th eo sự chỉ đạo của huyện, Hội đồng nhân dân bầu ra Ủy ban kháng chiến hành chánh xã do đồng chí Hồ Văn Đức làm Chủ tịch, Nguyễn Văn Th ống làm Phó Chủ tịch. Đồng thời xã Tân Tạo thành lập bổ sung thêm các Hội quần chúng có trách nhiệm ủng hộ kháng chiến là: “Hội Cha chiến sĩ” “Hội Mẹ chiến sĩ” và “Hội Chị chiến sĩ”.

Sau nhiều lần bị giặc Pháp khiêu khích bắn giết, đêm 19 tháng 12 năm 1946, nhân dân thủ đô Hà Nội đã nổ súng chống thực dân Pháp xâm lược. Ngày 20 tháng 12 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng

1. Hồ Hữu Đắc, Nguyễn Văn Th ống, Nguyễn Văn Rồng, Phạm Văn Kỉnh, Lại Văn Ngoạt, Nguyễn Văn Kỷ, Lại Th ành Lễ, Trần Văn Th ông, Nguyễn Th ị Th ơm, Nguyễn Th ị Đang…

Page 74: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 77

chúng ta càng nhân nhượng, Th ực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!

Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.

Hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ Tịch, năm 1947, thế và lực cách mạng lần lượt được củng cố, đường lối kháng chiến được sự lãnh đạo nhất quán của Đảng. Các căn cứ kháng chiến của tỉnh Chợ Lớn và Trung Quận đã được hình thành, xã Tân Tạo có địa hình nhiều sông rạch chằng chịt, phần lớn gắn liền căn cứ Vườn Th ơm, nhưng thiếu con đường huyết mạch vào trung tâm căn cứ; để có thể tiến, thoái nhanh trong khu vực liên xã1. Được sự chấp thuận của cấp trên, Ủy ban kháng chiến hành chánh xã Tân Tạo quyết định huy động nhân dân đào con kênh mới từ sông Cái Trung qua rạch Tắc, thuộc ấp Tân Lợi Đông, đặt tên là “Kênh Kháng Chiến” dài 1.000m, rộng 2,5m, sâu 1,5m, nối liền Tân Tạo, Tân Kiên, Tân Nhựt. Con đường thủy này rất thuận lợi cho việc vận chuyển nhanh chóng bằng xuồng, ghe từ An Lạc ra Tân Tạo theo kênh Kháng Chiến vào căn cứ Vườn Th ơm và ngược lại; không những có ý nghĩa phục vụ kháng chiến mà còn có tác dụng tháo chua, rửa mặn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

1. Tân Tạo, Tân Kiên, Tân Nhựt.

Page 75: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

78 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

Một góc kênh Kháng Chiến phục vụ cho việc vận chuyển người và lương thực vào căn cứ trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ

Công tác đào kênh Kháng Chiến được giao cho xã đội và dân quân phụ trách thực hiện cùng với nhân dân ấp: Tân Xuân, Tân Lợi Đông, Tân Lợi Tây và Tân Hòa, phương tiện đào kênh được nhân dân cung cấp; đào từ đầu năm 1947, hàng đêm thi công, tại hiện trường thường xuyên có hàng trăm người. Cùng với việc đào kênh Kháng Chiến để mở thêm đường thủy vào lõm cứ “Vườn Lớn”, tiếp giáp căn cứ Vườn Th ơm; xã còn vận động nhân dân nạo vét lòng kênh từ Cầu Th ang qua ngang nhà ông Hai Láng lên kênh Phủ Bắc. Th ời gian đào và nạo vét 3 tháng, hơn 7.000m3 đất và trên hai bờ kênh này nhân dân còn trồng cây lá dừa nước, bình bát và dứa gai tạo địa hình phục vụ công cuộc kháng chiến.

Page 76: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 79

Riêng đồng bào ba ấp: Tân Th ạnh, Tân Th uận và Tân Hội ở sát đồn giặc, khó khăn đi lại không trực tiếp tham gia việc đào kênh, vì vậy chính quyền kháng chiến xã phải vận động bà con các ấp này tham gia ủng hộ mọi phương tiện cho việc đào kênh Kháng Chiến, để có đường thủy và làm thay đổi địa hình một phần của xã Tân Tạo, gắn liền với căn cứ Vườn Th ơm. Với lòng nhiệt tình yêu nước và tình cảm cách mạng, đồng bào trong xã đã góp công sức hoàn thành việc đào kênh Kháng Chiến, tạo thuận lợi cho công cuộc kháng chiến trường kỳ thắng lợi sau này.

Cùng với việc đào kênh và trồng cây gây địa hình, tạo “căn cứ lõm” phục vụ cho kháng chiến, xã còn vận động được các hương chức làng trở về với hàng ngũ cách mạng như: Ông Nguyễn Văn Bụi, trước làm Biện làng nhân dân gọi là “Biện Bụi” và cô giáo Đỗ Th ị Hy bị địch bắt buộc làm việc cho chúng. Kết quả cả hai người đều bỏ hàng ngũ của địch, riêng Nguyễn Văn Bụi tham gia kháng chiến chống Pháp sau trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Đồng thời công tác trừ gian diệt ác những năm 1946 - 1947 được đẩy mạnh, tại xã có đồng chí Trịnh Minh Hoàng (biệt danh là Gốc Tre), một chiến sĩ công an nổi danh diệt ác. Th ực hiện kế hoạch của xã, đồng chí Hoàng đã mưu trí tiếp cận và diệt được hai tên Việt gian khét tiếng gian ác là Ba Chí và tên lính bảo an tên là Ba Cạo Th ịt bằng súng ngắn

Page 77: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

80 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

tại xã Bình Trị Đông. Sau đó, đồng chí Hoàng còn ra tay trừng trị tên Xã Sổ ở Tân Tạo là tên tay sai đắc lực của Th ực dân Pháp, nhưng hắn thoát chết. Đến cuối năm 1947, đồng chí Hoàng bị bắn và hy sinh tại ấp 2 của xã1, nhân dân Tân Tạo vô cùng thương tiếc.

Để củng cố cho thực lực cách mạng thêm vững chắc, trong phong trào chiến tranh nhân dân, mà vai trò chủ lực ở nông thôn là tầng lớp nông dân nghèo. Th eo chủ trương “nhường cơm xẻ áo” của Tỉnh ủy Chợ Lớn, chi bộ và chính quyền kháng chiến xã căn cứ tình hình địa phương đã tiến hành cấp đất cho dân cày nghèo không có ruộng và nông dân thiếu ruộng cày. Tất cả ruộng quản thủ (tịch thu của tề làng ác ôn)2 là 452ha cộng với hơn 100ha ruộng công điền. Tạm thời chia cấp cho đồng bào trong xã, bình quân mỗi hộ từ 1ha đến 2ha, đặc biệt chiếu cố đến gia đình nghèo có thân nhân theo cách mạng, qua đợt chia cấp ruộng đất này, nông dân vô cùng phấn khởi, hết lòng vì cách mạng, tích cực tham gia đóng góp cho kháng chiến.

Trong năm 1947, công tác vận động lương thực “Hũ gạo nuôi quân”, “Con gà kháng chiến”, được chính quyền

1. Trường hợp hy sinh nữa là đồng chí Phạm Văn Phổ, du kích mật, bị địch bắt giải về tiểu khu Phú Lâm, trên đường đi, đồng chí đã nhảy xuống xe và bị địch bắn hy sinh tại ngã tư Cây Da Sà cuối năm 1947.2. Tịch thu của: 1. Hà Văn Bút 152ha, 2. Hà Văn Đua 39ha, 3. Hà Văn Ngãi 146ha, 4. Hà Văn Ân 115ha.

Page 78: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 81

xã Tân Tạo vạch kế hoạch cụ thể cho từng đoàn thể, phát động phong trào “Th i đua yêu nước” trong nhân dân là tất cả cho tiền tuyến. Phong trào ngày càng sôi nổi, chỉ trong khoảng thời gian từ năm 1947 đến năm 1949, đồng bào trong xã tự nguyện đóng góp được 300 giạ lúa và hơn 100.000 đồng trị giá thuốc tây dùng để trị bệnh và vải để may mặc cho chiến sĩ1. Riêng về thu thuế nông nghiệp đã đạt được 150.000 đồng/năm, (tính lúa quy ra tiền lúc bấy giờ), trong xã có khoảng 80% gia đình tham gia, nhờ vậy trong gần hai năm từ 1947 đến 1948, Tân Tạo đã góp được một tấn rưỡi gạo của “Hũ gạo nuôi quân”.

Ngoài ra có rất nhiều gia đình cơ sở tự nguyện gởi tặng hàng ngàn bánh chưng, bánh tét và bánh tổ cho bộ đội hành quân hoặc dừng chân, cùng các cơ quan ở tạm nhà dân được bà con phục vụ cơm nước hàng ngày. Có những gia đình nuôi bộ đội địa phương hoặc chi đội 15, trung đoàn Phạm Hồng Th ái… đến hàng trăm giạ lúa; nổi bật nhất là đồng bào ở 3 ấp Tân Xuân, Tân Lợi Đông, Tân Lợi Tây và một phần ấp Tân Hòa, thuộc khu vực địa hình kháng chiến của ta giáp cứ Láng Le - Vườn Th ơm.

Cuối năm 1947, xã và một đơn vị vũ trang bạn còn đứng chân hoạt động trên địa bàn 4 ấp2, thuộc lõm cứ “Vườn Lớn” giáp với căn cứ Vườn Th ơm, buộc địch ít dám đi ruồng bố vào vùng kháng chiến của ta. Vào

1. Th uốc trị bệnh và vải là của đồng bào ở thành phố gởi về ủng hộ.2. Tân Xuân, Tân Lợi Đông, Tân Lợi Tây và một phần ấp Tân Hòa.

Page 79: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

82 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

những năm 1946 đến năm 1948, hưởng ứng phong trào thi đua tòng quân sôi nổi, trong xã Tân Tạo có khoảng 270 thanh niên hăng hái tình nguyện đi bộ đội gồm các đơn vị thuộc chi đội 15, 12 và Trung đoàn Phạm Hồng Th ái.

Công tác vận động nhân dân đóng góp đồng thau cho ngành quân giới dùng chế tạo vũ khí đánh địch, toàn xã lúc bấy giờ gom được 1,5 tấn đồng thau. Riêng chùa Long Th ạnh ủng hộ khoảng 800kg (trong đó có cả tượng Phật). Xã còn huy động quần chúng trung kiên giúp các đơn vị tiếp liệu của huyện (do đồng chí Ba Tròn) phụ trách và đơn vị tỉnh Chợ Lớn (do đồng chí Tám Linh) chịu trách nhiệm. Các anh em ở Tân Tạo cùng hai đơn vị này vào nội thành Sài Gòn - Chợ Lớn, chuyển các thiết bị máy khoan, máy tiện… về cứ hậu cần Vườn Th ơm. Riêng chính quyền kháng chiến xã Tân Tạo còn lãnh đạo dân quân du kích huy động nhân dân Tân Tạo cùng gỡ đường ray xe lửa chở cát ngang qua xã Bình Trị Đông để đưa về công binh xưởng tỉnh chế tạo vũ khí. Tổng số đường ray gỡ được 2.000m.

Cuối tháng 12 năm 1946, hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng, các tầng lớp phụ nữ và đồng bào Trung Huyện cùng đồng bào cả nước bước vào cuộc chiến đấu mới vô cùng gay go giữa một bên là quân đội Pháp được trang bị vũ khí hiện đại và một bên chỉ với

Page 80: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 83

vũ khí thô sơ nhưng với tinh thần “quyết chiến quyết thắng”. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sức mạnh của dân quân được tăng cường nhờ có thêm lực lượng phụ nữ.

Th áng 10 năm 1946, Ban Chấp hành Hội Phụ nữ Cứu quốc Trung Huyện được thành lập. Ban Chấp hành phụ nữ các xã cũng được thiết lập. Xã Tân Tạo gồm:

- Nguyễn Th ị Th ơm: Hội trưởng (Chánh thư ký)

- Nguyễn Th ị Đang: Hội phó

- Các ủy viên: Nguyễn Th ị Một, Phạm Th ị Cương.

Vũ khí tự tạo của du kích dùng trái của địchđể đánh địch trên Tỉnh lộ 10

Page 81: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

84 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

Ban Chấp hành Phụ nữ xã chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Gởi cán bộ phụ nữ đi học ở các lớp huấn luyện do Phụ nữ cứu quốc Nam bộ tổ chức tại Vườn Th ơm. Nội dung huấn luyện xoay quanh những vấn đề về giải phóng phụ nữ. Giải thích cho chị em hiểu được vai trò quan trọng của phụ nữ trong cuộc cách mạng.

Nhờ phong trào phụ nữ phát triển mạnh đã góp phần giúp Huyện ủy củng cố chính quyền cách mạng ở cơ sở, mở rộng sự đoàn kết toàn dân cho công cuộc kháng chiến kiến quốc. Các phong trào nhường cơm xẻ áo trong nhân dân, phong trào quỹ kháng chiến, hũ gạo nuôi quân, lo toan về ăn, ở đi lại cho bộ đội… những hành động thiết thực đó đã góp phần không nhỏ làm nên những chiến thắng vang dội của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp đầy khó khăn gian khổ. Nhiều tấm gương dũng cảm của chị em phụ nữ Tân Tạo đến nay vẫn còn được nhắc tới như chị Phạm Th ị Cương, Ủy viên Ban Chấp hành Phụ nữ Cứu quốc, trên đường đi công tác sa vào tay giặc. Chúng định làm nhục chị. Chị cương quyết chống lại. Tên chỉ huy giải chị về bót Tân Bửu. Cả hai thời kỳ chống Pháp và Mỹ, chị bị bắt vào tù 4 lần, bị đánh đập, tra tấn dã man nhưng chị cương quyết không khai báo. Khi ra tù lần cuối cùng, do thương tích nặng, chị mang bệnh mà chết1.

1. Lịch sử đấu tranh cách mạng phụ nữ huyện Bình Chánh (1930 - 1975). 2012, tr. 93-94.

Page 82: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 85

Sau chiến thắng Việt Bắc tháng 12 năm 1947, cuộc kháng chiến của nhân dân cả nước bước sang một bước phát triển mới. Chiến lược “Đánh nhanh thắng nhanh” bằng sức mạnh quân đội viễn chinh Pháp bị thất bại, buộc chúng phải bị động chuyển sang chiến thuật đánh kéo dài, quay về “Bình định” để củng cố vùng tạm chiếm. Kinh nghiệm hơn 15 tháng kháng chiến, đồng chí Trường Chinh đã trình bày trong quyển Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi: “… Bước đầu giai đoạn cầm cự của chúng ta rất tốt…”. Tướng Leclerc (Lơ-cờ-le) cũng nhìn nhận: “Nay Việt Minh ra ngoài đánh du kích, lực lượng Pháp sẽ tiêu hao, càng đeo đuổi tài chánh, Pháp sẽ kiệt quệ, nhân dân Pháp gánh thêm gánh nặng”.

Như vậy bước đầu của giai đoạn cầm cự kháng Pháp, ta đã thắng địch bằng sức mạnh của ta.

II. THỜI KỲ 1948 - 1950: TÂN TẠO VỚI LÕM ĐỊA HÌNH KHÁNG

CHIẾN VƯỜN LỚN

Th ời điểm năm 1947 đến đầu năm 1948, địa bàn đứng chân hoạt động của xã chỉ còn lại 4 ấp: Tân Xuân, Tân Lợi Đông, Tân Lợi Tây và nửa ấp Tân Hòa. Tân Lợi Đông, Tân Xuân nằm hai bên bờ sông Vàm Nước Lên, có nhiều cây bần, cây bình bát, dừa nước cùng ô rô lùm bụi rậm rạp, thuận lợi cho ta hoạt động du kích. Riêng hai ấp Tân Lợi Tây và Tân Hòa có thế địa hình liên ấp,

Page 83: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

86 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

nhiều kênh rạch ngang dọc chằng chịt, nằm về hướng Tây của xã, nối liền đồng bưng Láng Le - Bàu Cò đến căn cứ Vườn Th ơm - Bà Vụ. Nơi dựa lưng cho nhiều đơn vị, cơ quan Tỉnh, Th ành, Quân khu 7, lực lượng vũ trang các xã Tân Kiên, An Lạc, Bình Trị Đông, Tân Nhựt… đứng chân kháng chiến. Đặc biệt, phía Tây ấp Tân Hòa có một khu vườn hoang rộng 5ha, gọi là Vườn Lớn. Khu vườn này đầy cây cối: cây bần, cây gáo, dừa nước và lau sậy, ô rô, cóc kèn mọc um tùm. Từ địa hình, địa thế thuận lợi nói trên đã tạo điều kiện cho cứ Vườn Lớn được hình thành. Năm 1947 xã đội dân quân ta mới bố trí gài trái làm hầm và hố chông để bảo vệ lõm cứ này, nơi đứng chân hoạt động kháng chiến của xã và các đơn vị bạn nhiều năm liền.

Sau chiến thắng Việt Bắc cuối năm 1947, với âm mưu “Đánh nhanh thắng nhanh” không thành công; năm 1948 thực dân Pháp thay đổi cách đánh bằng mở rộng việc lấn chiếm các vùng trọng điểm của ta. Riêng với tỉnh Chợ Lớn chúng tấn công vào căn cứ Láng Le - Vườn Th ơm, nhưng bị thua đau.

Trận càn vào Láng Le ngày 15 tháng 4 năm 1948, địch tập trung nhiều tiểu đoàn lính Âu Phi có cả máy bay, tàu đổ bộ, xe lội nước yểm trợ; định tiêu diệt quân dân cách mạng tỉnh Chợ Lớn ở vùng cứ chiến đấu này. Nhưng rồi chúng bị thua đau vì đụng phải tinh thần

Page 84: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 87

quyết chiến đấu của quân dân Trung Huyện1 và quân dân tỉnh Chợ Lớn, đã đánh trả gây cho giặc Pháp nhiều thiệt hại, kết quả 300 tên phải đền tội.

Trận chống càn Láng Le ngày 15 tháng 4 năm 1948, là một trong những chiến công đầu tiên của chiến trường Nam bộ; được đưa vào lịch sử quân đội nhân dân Việt Nam, làm nức lòng nhân dân Trung Huyện, Chợ Lớn, trong đó có sự tham gia của quân dân xã Tân Tạo.

Sang năm 1948, Tân Tạo rơi vào tình hình khó khăn vì địch luôn ruồng bố lấn chiếm. Từ khi thành lập Chi khu Bà Hom, lập lại tề làng cũ (tuyển dụng những phần tử chống đối cách mạng); đến cuối năm 1947, địch bắt đầu hoạt động mạnh kể cả ngày lẫn đêm song song với việc tổ chức mạng lưới tình báo, chỉ điểm để nắm tình hình của xã, đánh phá vào cơ sở cách mạng.

Trong thời điểm năm 1948, để bảo vệ Chi khu Bà Hom, về mặt quy mô địch mở nhiều cuộc càn quét rộng trong đó có liên xã với Tân Tạo. Mỗi tháng địch tổ chức hơn 10 lần ruồng bố lớn, nhỏ trên địa bàn Tân Tạo. Ban đầu chúng càn bố một mặt, dần về sau 2 mặt, rồi 3 mặt, cuối cùng bao vây tứ phía, gọi là chữ “O”. Đôi khi chúng mở cuộc càn lớn sử dụng cả máy bay, đại bác bắn trước, rồi xua quân bao vây (như trường hợp trận càn Láng Le ngày 15 tháng 4 năm 1948), ta gọi là bố chữ “O”. Tuy tổ

1. Từ 1948, phía cách mạng ta gọi là Trung Huyện.

Page 85: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

88 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

chức nhiều đợt càn quét, nhưng địch vẫn không loại bỏ được Việt Minh trên địa bàn chi khu của chúng; vẫn bị công an du kích trừ gian, diệt ác và đánh phá.

Ngoài ra, để “tát trắng” cách mạng ra khỏi địa bàn quản lý, chúng còn thực hiện các cách sau:

Khi ruồng bố không khám phá được gì, thì chúng giả vờ rút về nhưng bí mật để lại một bộ phận phục kích.

Tổ chức bọn Commando (biệt kích) thuộc loại ác ôn, giả làm thường dân giấu súng trong người, len lỏi vào xóm, ấp theo dõi hạ sát cán bộ hoặc bắt cả dân chúng có những cử chỉ, lời lẽ chúng nghi ngờ là Việt Minh Cộng sản.

Hai tên Việt gian đắc lực làm tay sai cho thực dân Pháp ở Tân Tạo lúc bấy giờ là “Xếp Ghiền” (tức Mười Th ế) và tên “Xã Sổ”, vừa là tề làng vừa là nhân viên của Phòng Nhì Pháp. Hai tên này khá nguy hiểm, chúng lập sổ bìa đen rồi lần mò đến từng gia đình cách mạng, từ mua chuộc dụ dỗ đến bắt bớ giam cầm và làm tiền nhân dân.

Vào năm 1948, tổ chức lực lượng kháng chiến có nhiều biến động theo hướng tăng cường lớn mạnh về mọi mặt: Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt chính thức hợp nhất lại thành Mặt trận Liên Việt. Chủ nhiệm Mặt trận Liên Việt huyện Trung Huyện lúc này là đồng chí Xuân Đượm. Mặt trận Liên Việt xã Tân Tạo do đồng chí Nguyễn Văn Rồng làm Chủ nhiệm.

Page 86: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 89

Trong năm 1948, vùng an toàn tương đối của Tân Tạo chỉ còn 4 ấp: Tân Lợi Đông, Tân Lợi Tây và nửa ấp Tân Hòa, Tân Xuân thuộc khu vực Vườn Lớn; là chỗ đứng chân trụ sở cơ quan xã, nơi đi về của cán bộ huyện và lực lượng vũ trang; phần còn lại của xã là vùng địch tạm kiểm soát. Để thực hiện kế hoạch De La Tour (Đờ-la-tua), cuối năm 1948, tại Tân Tạo địch xây dựng nhiều tháp canh tức tua cầu Chùa, tua Bà Lát, tua Sáu Mân, tua cầu Kinh, cầu Đập, tua cầu Bà Bộ, mỗi tua từ 5 đến 7 tên lính gác, địch đinh ninh với mạng lưới tháp canh dày đặc có thể kiểm soát được nông thôn và làm tê liệt mọi hoạt động của du kích.

Từ sau chiến thắng Láng Le (15 tháng 4 năm 1948), lực lượng du kích tập trung của huyện đã được xây dựng mỗi tổng là một trung đội, chỉ huy chung các tổng là đồng chí Sáu Kỷ. Cuối tháng 4 năm 1948, du kích Long Hưng Th ượng do đồng chí Nguyễn Văn Tiếp chỉ huy tổ chức đánh trận càn cướp lúa của địch ở Tân Tạo và Tân Kiên; lực lượng địch khá mạnh, chúng đem theo cả chó nghiệp vụ kéo vào ấp Tân Lợi Đông (Tân Tạo), ấp Hưng Nhơn (Tân Kiên), không những xúc lúa, bắt heo của đồng bào, mà bọn chúng còn giở trò hãm hiếp phụ nữ. Du kích tổ chức đánh một trận làm cho địch bỏ chạy thục mạng, kết quả 4 tên chết, 3 tên bị thương; bên ta có 3 chiến sĩ hy sinh đó là anh Vấn, Th ìn và Cật.

Page 87: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

90 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

Đến giữa tháng 11 năm 1948, bọn bảo an bót Nhíp (An Lạc) và bọn tháp canh cầu Hàng kéo vào cầu Tắc, Tân Lợi Đông (Tân Tạo) và ấp An Lợi (An Lạc) ruồng bố, cướp bóc tài sản của đồng bào ở hai ấp này. Bọn địch bị 3 du kích tập trung phối hợp với du kích Tân Tạo, do đồng chí Năm Tiếp chỉ huy đã chặn đánh diệt được 1 tên và 2 tên khác bị thương, số còn lại bỏ chạy, bỏ lại toàn bộ tài sản mà chúng cướp được của đồng bào.

Trước tình hình bọn lính ruồng bố, cướp bóc tài sản, khủng bố đồng bào và một số tề làng luôn đe dọa đời sống tinh thần bà con vùng tạm chiếm. Đầu năm 1949, đồng chí Lý Văn Liễu trưởng công an xã được huyện rút lên phụ trách an ninh vùng A gồm: xã Tân Tạo, Tân Kiên, Tân Nhựt, An Lạc, Bình Trị Đông; đã phối hợp cùng với Phan Văn Đăng1 công an Tân Tạo, lên kế hoạch diệt tên Xã Sổ. Ta tổ chức mật một nữ đội viên Trần Th ị Xinh (18 tuổi), giấu lựu đạn trong giỏ xách, tiếp cận tên Sổ đang uống cà phê chiều tại chợ Bà Hom. Chị ném lựu đạn nhưng lựu đạn nổ chậm, nên bọn địch đã kịp thoát thân và chúng liền đem quân đuổi theo. Chị Xinh chạy đến ngã ba Hương lộ 5, Tỉnh lộ 10, bị địch xả súng bắn làm chị hy sinh chiều ngày 26 tháng 12 năm 1948. Xã Sổ tuy chết hụt nhưng cũng run

1. Đồng chí Phan Văn Đăng một đảng viên xuất sắc trong công tác giáo dục đối tượng phát triển Đảng viên mới. Năm 1947 đồng chí được huyện phân công phụ trách 3 xã: Tân Tạo, Tân Kiên, Tân Nhựt về tổ chức; đến năm 1949 đồng chí hy sinh tại xã Tân Tạo.

Page 88: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 91

sợ, tên tuổi chị Xinh được đồng bào Tân Tạo ca ngợi là tấm gương sáng cho mọi người noi theo.

Chi khu Bà Hom có một đại đội địch đóng quân, cộng với 6 tua ngăn chặn các tuyến lộ xung yếu, nhưng bọn địch không khống chế được địa bàn xã, nhất là Tỉnh lộ 10 còn bị quân ta khống chế từ cầu Bà Lát đến cầu Xáng (Đức Hòa). Về tình hình đơn vị vũ trang xã cuối năm 1946, sau khi trung đội Bà Hom được điều về các chi đội trên; xã chỉ còn lại một tiểu đội du kích, trang bị 1 súng tiểu liên, một súng trường, còn lại được trang bị lựu đạn, dao găm và mã tấu. Nhiệm vụ chủ yếu của đơn vị là làm nòng cốt trong phong trào đấu tranh nhân dân. Xây dựng căn cứ, địa hình địa vật, làm hầm và hố chông, gài lựu đạn, mìn và tuần tra canh gác bảo vệ ấp địa hình và khu vực cứ Vườn Lớn. Phá hoại các đường giao thông chính địch đi lại trong xã, ngoài ra du kích xã còn phối hợp với công an huyện trong công tác trừ gian, diệt ác và phối hợp với đơn vị vũ trang huyện đánh địch nhiều trận như:

Cuối năm 1948 đầu năm 1949, du kích xã phối hợp với huyện đánh 3 trận địch đi rà mìn trên Tỉnh lộ 10, với 2 trận tấn công tháp canh cầu Đập và ta chặn đánh đường rút quân của địch trong một trận càn; kết quả diệt được 8 lính bảo an tại chỗ và làm bị thương 2 tên, thu được 1 súng trung liên, 3 súng trường và đánh sập hoàn toàn tháp canh cầu Chùa.

Page 89: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

92 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

Ngày 25 tháng 4 năm 1949, du kích xã phối hợp cùng du kích tập trung của huyện, chặn đánh địch đi càn từ căn cứ Vườn Th ơm về khoảng 7 giờ tối, tại 3 địa điểm: Cầu Th ang, cầu Phủ Bắc và đình Nghi Hòa. Kết quả ta diệt được 50 tên, làm bị thương một số, thu được 4 súng và thu được nhiều quân trang quân dụng; ngoài ra còn thu lại được một số tài sản mà chúng cướp được của đồng bào. Qua các trận đánh trên, Tân Tạo chỉ có 1 đội viên du kích là đồng chí Sáu Nhiều bị thương. Cũng vào cuối tháng 4 năm 1949, công an Tân Tạo phối hợp với du kích tập trung huyện do đồng chí Nguyễn Văn Tiếp chỉ huy; ta phục kích tại Bến tắm ngựa (nay là ngã tư Tỉnh lộ 10 và Quốc lộ 1A), đánh bọn lính Âu Phi đi tuần tra trên đoạn đường từ Bà Hom đến Phú Lâm. Kết quả một số tên chết và bị thương, ta thu được 1 trung liên và 1 súng trường; sau trận này bọn chúng bỏ không tuần tra nữa.

Tinh thần quyết chiến để trừ gian diệt ác của quân dân Tân Tạo, không những ở chị Xinh mà nó còn thể hiện liên tục như: vào giữa tháng 2 năm 1948, đồng chí Nguyễn Văn Th ời là chính trị viên xã đội, bị địch bắt giam tại bót Lương Hòa (Đức Hòa). Lợi dụng sơ hở của địch khi dẫn tù đi làm xâu, đồng chí Th ời cùng 9 người trong số 15 người bị địch dẫn đi làm đã phối hợp tổ chức đánh địch bằng búa; kết quả diệt được 1 lính Pháp, còn 1 tên lính Pháp và 4 lính Việt chạy thoát. Ta cướp được

Page 90: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 93

2 tiểu liên, 4 súng trường đem vào cứ nộp cho ban chỉ huy xã đội xã Th ạnh Lợi Bắc (huyện Đông Th ành - Chợ Lớn). Năm 1949 anh Lê Công Khê ở ấp Tân Lợi Đông bị giặc Pháp bắt giam tại bót Th ành Cát Lái (Th ủ Th iêm). Ngày 19 tháng 6 năm 1950, địch bắt anh đi cùng với 7 người tù, trên xe 10 bánh để xúc cát cho chúng cách bót địch 3km. Anh Khê cùng 7 anh em dùng xẻng đập chết 2 tên lính Pháp, còn 1 tên chạy thoát về đồn. Các anh cướp được 1 trung liên và 2 tiểu liên, rồi cùng nhau vào căn cứ kháng chiến An Phú Đông.

Tuy một nửa địa bàn xã bị địch tạm chiếm nhưng lực lượng cách mạng Tân Tạo biết bám vào dân hoạt động sâu trong lòng địch để trừ gian diệt ác, cũng như đánh và vô hiệu hóa các tua, đoạn đường Tỉnh lộ 10 trên 4km, từ ngã ba Bà Lát đến cầu Xáng. Nhờ đó, xã thực hiện được mọi chủ trương của cấp trên, nhất là huy động tài lực, vật lực để phục vụ kháng chiến. Đến giữa năm 1949, địch càn quét quyết liệt vào căn cứ Vườn Th ơm Bà Vụ. Th áng 9 năm 1950, Huyện ủy và Ủy ban kháng chiến Trung Huyện phải chuyển cơ quan đến căn cứ “Đông Th ành” Huyện Đức Hòa Th ành.

Giữa năm 1950, Huyện ủy Trung Huyện triệu tập cán bộ chủ chốt các xã về dự hội nghị phổ biến hai chủ trương lớn:

Page 91: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

94 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

Tạm cấp đất cho nông dân và động viên đồng bào tiếp tục ủng hộ kháng chiến.

Đưa chi bộ ly hương trở về cơ sở hoạt động, xây dựng chi bộ mật ở địa phương mình.

Sách lược nông thôn lúc bấy giờ ta đề ra là: Dựa hẳn vào bần cố nông, đoàn kết chặt chẽ với trung nông, liên hiệp phú nông, phân biệt đối xử với các hạng địa chủ.

Trên cơ sở tạm cấp đất trước đây của địa chủ, tề làng như: Lý Th ị Liên, bà Xuân, bà Lãnh, tên Phủ Bắc, Hội đồng Ân, Hội đồng Ngãi, Hương Quản Tỏ, Hương Quản Ngời, Hương bộ Tây, cựu Hương thân Tây… Nay rà soát lại xã có trên 80% nông dân nghèo được chia cấp, từ đây đời sống nhân dân Tân Tạo được cải thiện hơn; trên cơ sở tạm cấp đất ta đẩy mạnh phong trào sản xuất, thu thuế nông nghiệp, đầy đủ để phục vụ kháng chiến.

Th ực hiện chủ trương bám cơ sở hoạt động, Chi bộ Tân Tạo lúc này do đồng chí Trần Văn Th ài làm Bí thư, bí mật bám trụ địa bàn để lãnh đạo phong trào quần chúng. Giữa tháng 10 năm 1950, được tin mật báo của cơ sở ta, đồng chí Mười Th ài Bí thư xã và đồng chí Nguyễn Văn Bửu Phó Công an, tổ chức tiếp cận bắt hai tên Nguyễn Văn Tàng và Lâm Tấn Hiếu thuộc Phòng nhì Pháp ở Tiểu khu Phú Lâm vào rình mò sục sạo ở ấp Tân Hội và ấp Tân Th ạnh. Ta bắt chúng khoảng 4 giờ

Page 92: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 95

chiều gần Tỉnh lộ 10, cách bót Bình Trị Đông 500m; tên Tàng và tên Hiếu bị Tòa án Tỉnh Chợ Lớn tuyên án tử hình; đồng chí Th ài và đồng chí Bửu được Ủy ban kháng chiến hành chánh Tỉnh tặng giấy khen.

Cũng trong năm 1950, đồng chí Lý Văn Liễu công an huyện về phối hợp với công an Tân Tạo tổ chức diệt những tên tề làng ác ôn: Hương quản Hà Văn Ngời và tên Võ Văn Ba (nhân viên công an xã đầu hàng địch, phá hoại cơ sở cách mạng); và tên Nguyễn Văn Tiếp1, Bùi Văn Tiều, Sơn (tự Chó) cầm đầu nhóm phản động thuộc “Mặt trận Bình dân”. Th eo chỉ thị công an huyện, tên Ngời và tên Ba bị trừng trị tại xã, tên Tiếp bị tòa án Tỉnh Chợ Lớn tuyên án tử hình.

Năm 1950, tuy chiến trường Trung Huyện (Chợ Lớn) ít diễn ra trận đánh lớn, nhưng công tác trừ gian diệt tề vẫn rất mạnh2. Nếu nhìn rộng miền Nam nói chung, cơ sở Tân Tạo, Trung Huyện, Chợ Lớn nói riêng thì kháng chiến còn gặp nhiều khó khăn và còn có thể khó khăn hơn nữa bởi sát nách thành phố Sài Gòn và địch cố gắng tối đa để tiêu diệt lực lượng cách mạng của ta hoặc gây thiệt hại càng lớn càng tốt. Song đứng về toàn cục của chiến tranh Đông Dương, đến nay uy thế chính trị giai đoạn phòng ngự của cách mạng vẫn

1. Tên Nguyễn Văn Tiếp này là tên hoạt động cho địch, trùng tên với đồng chí Nguyễn Văn Tiếp là chỉ huy du kích tập trung của huyện. 2. Lịch sử đấu tranh cách mạng huyện Bình Chánh, tr.84.

Page 93: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

96 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

vững chắc. Lòng tin của nhân dân đối với Đảng, với Bác Hồ là tuyệt đối, ta càng đánh càng có kinh nghiệm, lực lượng vũ trang càng trưởng thành lớn mạnh. Và thế đứng của cách mạng Tân Tạo vẫn tồn tại để lãnh đạo phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân, chi bộ Đảng là linh hồn cách mạng vẫn bí mật ở “căn cứ lòng dân”, để lãnh đạo kháng chiến trong giai đoạn mới với nhiều khó khăn thử thách mới.III. THỜI KỲ 1951 - 1954: VƯỢT QUA KHÓ KHĂN, GÓP PHẦN

GIÀNH THẮNG LỢI TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP

Th áng 2 năm 1951, vì yêu cầu phân chia chiến trường Nam bộ theo Nghị quyết của Xứ ủy, tỉnh Chợ Lớn được tách ra làm hai, một phần nhập với Bà Rịa thành tỉnh Bà Chợ và phần còn lại thuộc tỉnh Gia Định - Tây Ninh thành tỉnh Gia Định - Ninh, xã Tân Tạo huyện Trung Huyện lúc bấy giờ thuộc tỉnh Gia Định - Ninh.

Và trong tháng 2 năm 1951, tin vui từ chiến khu Việt Bắc đưa về: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng thành công và từ đại hội này Đảng Cộng sản Đông Dương đã được đổi tên thành Đảng Lao động Việt Nam.

Tân Tạo từ thời điểm cuối năm 1950, theo quyết định Huyện ủy Trung Huyện, bộ máy Đảng, chính quyền và Mặt trận xã được củng cố lại như sau:

Bí thư xã kiêm Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chánh Trần Văn Th ài.

Page 94: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 97

Phó Bí thư xã, chủ nhiệm Hội Liên Việt Ngô Văn Khuê.

Ủy viên thường vụ chi bộ xã, thư ký Ban Chấp hành Hội Phụ nữ Cứu quốc Phạm Th ị Cương.

Chi ủy viên kiêm chính trị viên xã đội trưởng Nguyễn Văn Th ời.

Xã đội phó Hồ Văn Tăng (đến tháng 3 năm 1952, đồng chí Tăng hy sinh trong trận địch càn ở Tân Lợi Tây).

Chính quyền xã và các đoàn thể được tổ chức, củng cố lại đầy đủ để tiếp tục vai trò lãnh đạo phong trào cách mạng quần chúng, đánh địch giữ địa bàn trong giai đoạn còn nhiều khó khăn thử thách mới.

Ở Tân Tạo vào thời điểm (1951 - 1952), áp lực địch đè nặng sau khi chúng thực hiện kế hoạch De Latour (Đờ La tua) năm 1948. Th ấy không thể đánh bại được lực lượng ta để bảo vệ Chi khu Bà Hom như ý muốn, địch liền đổi kế hoạch bỏ tháp canh cầu Bà Bộ (Hương lộ 4); thay bằng một đồn lớn được xây dựng tại ấp Tân Th uận (ấp 3). Đây là đồn lính ác ôn nhất trong xã với một trung đội Commando (biệt kích), ngày đêm lùng sục khắp xã cùng tổ chức mạng lưới mật báo, chỉ điểm tìm mọi cách đánh phá cơ sở cách mạng của ta. Địch ra sức cô lập cách mạng bằng cách tăng cường càn quét đánh phá và gom dân vào ở xung quanh đồn. Đồng

Page 95: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

98 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

thời bắt dân đốn sạch cây cối, phát quang địa hình trên Tỉnh lộ 10, Hương lộ 4, 5 và các sông rạch, nhất là sông Vàm Nước Lên nhằm tạo vùng trắng cách ly dân với cán bộ.

Các tên việt gian nổi tiếng ở Tân Tạo gồm: Cai Ngôn, đội Lâm ở đồn Tân Th uận, Ách Phát ở Chi khu Bà Hom, phối hợp cùng Phòng Nhì Pháp ở Phú Lâm là Một Lung và Sáu Lớn ở Gò Đen (Long An), ngày đêm mở nhiều cuộc lùng sục trong xóm, ấp đến từng lùm ô rô, dừa nước trên các sông rạch. Nơi nào tình nghi có Việt Minh chúng dùng chỉa xôm lươn và các dụng cụ khác xôm, đào, xới khắp cả vườn nhà dân để tìm hầm bí mật nuôi giấu cán bộ ta. Và thủ đoạn hơn là hù dọa, bắt bớ, giam cầm, hành hạ thân nhân các gia đình có chồng, con, em tham gia kháng chiến như: gia đình đồng chí Phạm Văn Kỉnh, Lê Công Hạnh, Trần Văn Th ài, Nguyễn Văn Th ời, Ngô Văn Tỷ, Ngô Văn Giàu, Ngô Văn Tốt, các gia đình này bị giặc khủng bố nhiều lần. Đồng thời chúng bắt buộc các nhà dân ở vùng địa hình ta là phải dỡ nhà và đem trâu bò vào ở chung quanh đồn bót chúng, ai ở xa đồn bót nếu bất tuân thì sẽ bị đốt nhà và bắn giết trâu bò...

Những năm 1951- 1952, bọn Chi khu Bà Hom còn ra sức bắt thanh niên từ 18 đến 35 tuổi buộc phải đi lính cho chúng, để thực hiện chủ trương làm bia đỡ đạn và chính sách “Dùng người Việt giết người Việt”, tạo

Page 96: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 99

điều kiện làm tiền các gia đình chịu đút lót cho chúng để bảo vệ chồng con em mình. Trong các cuộc càn quét đối với xã Tân Tạo, địch không từ bỏ bất cứ hành động dã man nào: Đó là trường hợp vào tháng 8 năm 1951, tên Ách Phát ở Chi khu Bà Hom đi ruồng bố vào ấp Tân Lợi Đông, bắt hiếp dâm 3 phụ nữ, rồi bắn chết tại chỗ con gái của ông Đỗ Văn Th ì.

Những hoạt động của địch tập trung ở Tân Tạo nhằm bảo vệ Chi khu Bà Hom đã gây nhiều thiệt hại cho phong trào cách mạng ở xã. Từ đây, chúng gom phần lớn các hộ nhân dân các ấp vào ở xung quanh đồn bót. Tại xã có một số công an và du kích1 xã dao động hoang mang đầu hàng địch và còn chỉ điểm bắt một số cán bộ của ta như: Nguyễn Văn Miên, cán bộ huyện đội Trung Huyện; Lê Công Hạnh, Phó Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chánh xã; Nguyễn Văn Th ời, xã đội trưởng dân quân; Lại Văn Cậy, cán bộ giao liên Trung Huyện; Phạm Văn Cấn, Ban Chấp hành Hội Nông dân cứu quốc.

Các đồng chí Th ời, Cậy và Cấn bị địch bắt giam ở nhà tù Biên Hòa, sau đó đã tổ chức vượt ngục tháng 1 năm 1953; riêng đồng chí Cấn bị thương không chạy được nên bị địch bắt lại.

1. Nguyễn Văn Sinh, Trưởng Công an xã; Nguyễn Văn Ngộ, Nguyễn Văn Minh, Nguyễn Văn Nhược nhân viên công an xã và Nguyễn Văn Xưởng du kích xã.

Page 97: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

100 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

Những năm 1951- 1952, đứng trước tình hình cực kỳ khó khăn, địch ngày đêm giăng lưới rình rập, Tân Tạo gặp nhiều khó khăn tổn thất: Ngày 21 tháng 11 năm 1951, do bị chỉ điểm, đồng chí Nguyễn Văn Trừ (tức Sáu Lô), cán bộ quân báo xã hoạt động hợp pháp bằng nghề hớt tóc bị địch bắt đem về bót Phú Lâm, sau khi tra tấn đồng chí dã man, địch đem bắn đồng chí tại Phú Định; Cùng thời gian trên địch còn bắt được một số đồng chí khác1. Ngày 2 tháng 4 năm 1952, địch càn tại ấp Tân Lợi Đông, bắn chết đồng chí Nguyễn Văn Phước chi ủy viên, tiểu đội trưởng du kích xã. Ngày 21 tháng 4 năm 1952, địch phục kích tại xã bắn chết đồng chí Ngô Văn Khuê, Phó Bí thư xã. Và ngày 23 tháng 4 năm 1952, trong một trận địch càn tại ấp Tân Hòa, đồng chí Nguyễn Văn Bửu Phó Công an xã Tân Tạo và đồng chí Nguyễn Văn Hỷ, Tiểu đội phó du kích xã bị địch bắn hy sinh2. Đồng chí Nguyễn Văn Đối, công an xã bị địch bắt ở ấp Tân Hòa, chúng tra tấn đồng chí chết đi sống lại mấy lần bảo phải chỉ chỗ giấu súng, đồng chí đã chửi thẳng vào mặt tên Ách Phát rằng: “Súng của tao để đánh Tây, bắn giặc chứ không có súng giao cho tụi

1. Địch bắt đồng chí Phạm Th ị Cương, Ủy viên thường vụ chi bộ xã cuối năm 1951 và đồng chí Võ Văn Hai (Hai Đen) bị bắt đầu năm 1952. Đồng chí Cương do không khai thác được gì nên 3 tháng sau được thả về. Đồng chí Hai Đen đến năm 1954 mới trao trả.2. Cùng hy sinh trong trận càn ngày 23 tháng 4 năm 1952, còn có đồng chí nguyễn Văn Bụng, xã đội trưởng xã Tân Kiên và đồng chí Kiều, cán bộ trinh sát Huyện đội Trung Huyện.

Page 98: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 101

bây”, bọn địch điên tiết bắn đồng chí Đối hy sinh tại chỗ ngày 18 tháng 8 năm 1952.

Tình hình hết sức căng thẳng nhưng đa số nhân dân Tân Tạo vẫn vững vàng, vẫn một lòng yêu nước căm thù giặc. Điển hình ở ấp Tân Hòa (ấp 2), có các em bé chăn trâu nhờ gia đình hướng dẫn đã rủ nhau đi đắp mộ các liệt sĩ: Anh Bụng, anh Bửu, anh Hỷ, anh Kiều. Việc làm này của các em đã được đồng chí Nguyễn Văn Rồng (Tư Rồng) thơ ca ngợi:

“Bốn anh Bụng, Bửu, Hỷ, KiềuGiết giặc cứu nước lập nhiều chiến côngRủi thay giặc bắn mạng vongCác anh tuy chết chiến công còn hoàiCăm hờn giặc Pháp thẳng tayGiết người chiến sĩ tiếc thay trong lòngCác em là giới nhi đồngCuốc đất, đắp mả tỏ lòng biết ơn...”

Tình thế vô cùng khó khăn không ở lõm địa hình được thì phải “xuống đất” ở hầm bí mật, nhân dân làm hầm bí mật nuôi giấu cán bộ chiến sĩ ở các ấp: Tân Xuân, Tân Lợi Đông, Tân Lợi Tây, Tân Th uận, Tân Hòa... Hầm được làm bằng nhiều kiểu: làm bằng bê tông, bằng lu,

Page 99: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

102 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

ván, gò mả được bí mật phát triển... toàn xã lúc này có đến 31 hầm bí mật. Tuyệt nhiên địch không khám phá được, có nhiều đồng bào bị địch bắt dỡ nhà vào ở gần đồn bót, trước khi đi phải phát quang san bằng nền nhà cũ, nhưng bà con vẫn không phá hầm bí mật để cán bộ ta còn có nơi trú ẩn hoạt động. Nhiều gia đình đã dũng cảm hy sinh đùm bọc che giấu cán bộ cách mạng trong suốt thời kỳ kháng chiến như gia đình bà Nguyễn Th ị Phụng, bà Trần Th ị Lài, bà Nguyễn Th ị Cự và ông Nguyễn Văn Nà... và đặc biệt gia đình đồng chí Lại Văn Ngoạt1 có quá trình nuôi giấu và hoạt động cách mạng trong cao trào “dân sinh dân chủ” (1936 - 1939), Cách mạng Th áng Tám (1940 - 1945). Chính nhờ vào sự nuôi chứa hết lòng cưu mang đùm bọc của đồng bào Tân Tạo mà lực lượng cách mạng xã đã bám trụ được để lãnh đạo phong trào cách mạng quần chúng nhân dân đánh địch trên địa bàn.

1. Gia đình đồng chí Lại Văn Ngoạt (Bảy Ngoạt) ở ấp Tân Hòa (ấp 2), đã nuôi chứa và tham gia cách mạng từ năm 1936 đến năm 1952. Nhà đồng chí tiếp giáp “Tam Tân” nên đã trở thành trạm giao liên của Trung Huyện. Năm 1946 - 1952 địch nhiều lần đốt nhà đồng chí Ngoạt, nhưng gia đình vẫn kiên trì bám trụ hoạt động hoàn thành nhiệm vụ trên giao; đến năm 1952 thì đồng chí hy sinh. Gia đình đồng chí có 9 người con đều tham gia kháng chiến.

Page 100: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 103

Bến đò Tân Lợi Đông, nơi đưa đón các đồng chí cán bộcách mạng từ thành phố vào căn cứ Vườn Th ơm và ngược lại

trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ

Vào mùa thu năm 1952, cuộc kháng chiến càng gặp nhiều khó khăn hơn, tuy địch rút quân đội viễn chinh ra chiến trường miền Bắc, nhưng quân Pháp vẫn giành chủ động trên những chiến trường trọng yếu ở Nam Bộ, trong đó có Chi khu Bà Hom, Trung Huyện, Chợ Lớn.

Th áng 10 năm 1952, trận bão lụt lớn xảy ra ở các tỉnh miền Đông Nam bộ, huyện Đức Hòa và Trung Huyện nằm trong vùng ảnh hưởng của bão lụt. Đồng bào ta mùa màng bị thiệt hại nên thất thu, lực lượng vũ trang địa phương thiếu lương thực, bộ đội miền Đông, tiểu đoàn 306 hàng ngày phải rau cháo thay cơm.

Page 101: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

104 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

Lợi dụng tình hình khó khăn vì thiên tai, giặc Pháp âm mưu dốc mọi sức lực để bình định đánh vào các vùng kinh tế và cơ quan đầu não của ta. Nhưng Tỉnh ủy Gia Định - Ninh vẫn khắc phục vượt lên, đó là nhờ nhân dân vẫn tích cực đóng góp cho kháng chiến. So với vùng bị tạm chiếm thì Trung Huyện là huyện có thành tích cao nhất về vận động đồng bào sản xuất chống đói, tích cực đóng góp lương thực và tài chánh cho cách mạng, trong đó có nhân dân “Tam Tân”, Tân Tạo.

Riêng tình hình Tân Tạo lúc này dù địch dùng nhiều thủ đoạn thâm độc đến mức độ nào cũng không khuất phục được tinh thần quyết chiến đấu của nhân dân; tuy địch đã gom được phần lớn hộ nhân dân vào gần đồn bót, chúng cách ly khu vực hoạt động giữa cán bộ với nhân dân. Nhìn bên ngoài thì địch đã đạt được chủ trương, nhưng bên trong vẫn không đạt được mục đích; bởi Dân - Đảng - Cách mạng là một thể thống nhất không thể tách rời được. Vì vậy, chi bộ Đảng Tân Tạo vẫn tồn tại, lúc này đồng chí Trần Văn Th ài vẫn làm Bí thư, các đảng viên vẫn bám trụ địa bàn xã để hoạt động kháng chiến. Hơn nữa, ở Tân Tạo còn có nhiều gia đình tuy là tề làng nhưng vẫn một lòng yêu nước, hoạt động cách mạng, sau này trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam như: đồng chí Lê Công Phép, Phạm Văn Kỉnh, Võ Văn Hoa, Nguyễn Văn Bụi đều là biện làng, cùng rất nhiều quần

Page 102: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 105

chúng cốt cán trung kiên với cách mạng trong suốt quá trình đấu tranh kháng Pháp1.

Từ ảnh hưởng khó khăn chung nói trên, địa bàn hoạt động kháng chiến của Tân Tạo lúc này cũng bị thu hẹp. Th eo chủ trương tinh giản gọn bộ máy lãnh đạo, xã chỉ còn vài ba đồng chí ở hầm bí mật ngoài địa hình, còn các đồng chí đảng viên công khai thì ở lẫn trong diện gom dân hoạt động bí mật với địch đã làm hạn chế nhiều đến mọi mặt hoạt động kể cả việc học tập đường lối chủ trương của Đảng. Vì vậy xã chỉ tập trung vào ba công tác chủ yếu: chống địch gom dân bắt lính, đẩy mạnh công tác địch ngụy vận và đánh địch bằng lực lượng quân sự nhỏ.

Chống địch gom dân bắt lính bằng biện pháp tuyên truyền giáo dục nhân dân về lòng yêu nước, căm thù giặc; đồng thời nêu rõ âm mưu của địch lấy chiến tranh nuôi chiến tranh bằng sức người sức của của nhân dân ta. Qua đó, ta phát động đấu tranh bằng mọi cách để kéo dài thời gian dân không vào ở xung quanh đồn bót địch. Đối với thanh niên, nếu không may bị

1. Gia đình Xã Quánh (Ngô Văn Quánh), Xã Xựng (Ngô Văn Xựng), Hương giáo Trần Văn Bích. Riêng gia đình ông Bích đã có công che giấu đồng chí Hồ Văn Long (Tỉnh ủy viên Gia Định) và đồng chí Lê Công Phép hoạt động cách mạng năm 1936 - 1940. Sau 23/9/1945, ông Bích còn dùng 2 chiếc ghe nhà làm trạm đưa đón cán bộ chiến sĩ qua sông đi công tác. Năm 1948, trong một cuộc ruồng bố, ông Bích bị bắn hy sinh.

Page 103: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

106 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

địch bắt lính thì tìm mọi cách trở về hoặc liên lạc với cách mạng, làm nội ứng tiêu diệt đồn bót địch.

Về công tác binh vận, khoảng giữa năm 1953 ta vận động được 5 thanh niên bị địch bắt đi lính đã rời bỏ hàng ngũ địch mang súng về với kháng chiến, đó là các anh Phạm Văn Trạch, Nguyễn Văn Triệu và Lại Văn Tư xin vào du kích xã; riêng hai anh Nguyễn Văn Te và Nguyễn Văn Dăm xin đi bộ đội sau trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Tuy chỉ có 4 tay súng, nhưng các đồng chí vẫn tổ chức đánh địch và võ trang tuyên truyền rất có hiệu quả1.

Bước vào Đông Xuân 1953 - 1954, sự phối hợp hoạt động quân sự trên các chiến trường trở nên rất sôi động: 3 thứ quân của ta ráo riết tấn công nhổ đồn bót địch hàng mảng, trong phạm vi Chợ Lớn - Gia Định - Ninh. Ngày 5 tháng 2 năm 1954 quân ta giải phóng toàn tỉnh Kon Tum và tập kích địch ở thị xã Pleiku; bọn ngụy gốc người Tam Tân (Trung Huyện), ở chiến trường Tây Nguyên bị thua mất tinh thần, đào ngũ chạy về địa phương đã tác động đến tinh thần làng lính của khu vực này, khiến bọn chúng không dám ruồng bố lùng sục như trước nữa.

1. Sơ thảo lịch sử đấu tranh cách mạng huyện Bình Chánh (1930 - 1975). 1995. Huyện Bình Chánh TP.HCM, tr.100.

Page 104: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 107

Đến năm 1952 mặc dù xã Tân Tạo là một xã bị tạm chiếm, nhưng đồng chí Nguyễn Văn Th ời và 21 đảng viên vẫn hoạt động trong lòng địch và được chia thành 9 tổ đảng, mọi mối liên hệ với lãnh đạo đều thông qua đồng chí Phạm Th ị Cương và Nguyễn Văn Th ời. Cơ sở Đảng Tân Tạo có nhiệm vụ tuyên truyền chống gom dân bắt lính, binh vận và xây dựng nội tuyến trong hàng ngũ địch.

Tiểu đội du kích Tân Tạo lúc bấy giờ mới được củng cố chỉ có 4 người do đồng chí Nguyễn Văn Th ời làm xã đội trưởng cùng phối hợp với lực lượng vũ trang huyện đánh địch một số trận trên địa bàn xã như:

Đêm 24 cuối năm 1952, du kích xã phối hợp với đặc công huyện dùng mìn chặn đánh địch đi tuần tiễu trên Tỉnh lộ 10, cách Chi khu Bà Hom 300m. Kết quả 1 tên địch chết và một số bị thương.

Đêm 14 tháng 11 năm 1953, xã đội tổ chức cho anh Lê Văn Tẻn là lính làm nội ứng đánh chiếm tháp canh Bà Lát. Kết quả ta bắt sống 4 lính bảo an, thu 5 súng trường, 1 thùng lựu đạn và thùng đạn súng trường, nhiều quân trang quân dụng khác và tháp canh bị phá sập hoàn toàn.

Đêm 20 tháng 5 năm 1954, du kích xã phối hợp cùng tiểu đội đặc công huyện dùng tiểu liên và lựu đạn tập kích vào trụ sở tề làng Tân Tạo; mục đích là diệt tên

Page 105: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

108 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

Xã Sổ, nhưng đêm đó hắn dời chỗ ngủ nên thoát thân; kết quả: 1 lính bảo an chết và một số bị thương.

Trước tình hình chiến trường miền Nam ta đang ở vào thế chủ động, lực lượng cách mạng ngày càng lớn mạnh, nên bọn tề làng và Chi khu Bà Hom co cụm lại, không dám ra khỏi đồn bót. Trong thời gian này các đội du kích của ta còn tổ chức phát loa tuyên truyền chiến thắng của ta trên các Mặt trận và kêu gọi binh lính địch mang súng về với cách mạng.

Ngày 7 tháng 5 năm 1954, thực dân Pháp bại trận tại Điện Biên Phủ đi đến ký kết Hiệp định Genève ngày 20 tháng 7 năm 1954, chấm dứt chiến tranh.

Từ đây nhân dân Tân Tạo vô cùng phấn khởi, đêm đêm từng xóm ấp, cụm dân cư, đoàn thể xã đã họp dân để phổ biến tin chiến sự. Đồng thời vận động nhân dân tuyên truyền lôi kéo chồng, con em mình lỡ đi lính hãy quay súng bắn lại quân thù.

Ngày 11 tháng 8 năm 1954, lệnh ngừng bắn trên toàn cõi Đông Dương được thực hiện. Cuộc chiến tranh lâu dài gian khổ ròng rã 9 năm của quân và dân ta chống thực dân Pháp xâm lược đã kết thúc. Hòa trong niềm vui chung giành thắng lợi đó, nhìn lại những tháng năm nhân dân Tân Tạo (Bà Hom) đã vinh dự góp phần nhỏ của mình vào thắng lợi chung của huyện và thành phố. Trong suốt 9 năm kháng chiến chống

Page 106: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 109

Pháp, nhân dân Tân Tạo đã trải qua biết bao nhiêu gian khổ, hy sinh mất mát nhưng trước sau vẫn một lòng tin tưởng Đảng, đi theo Đảng, góp phần xứng đáng vào công cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, nêu cao truyền thống cách mạng hào hùng của vùng đất Bà Hom lịch sử vẻ vang.

Và bắt đầu từ đây chi bộ Đảng Tân Tạo cũng ý thức được rằng nhiệm vụ cách mạng còn đang ở phía trước, còn trực tiếp lãnh đạo quần chúng đấu tranh chính trị với địch, trước tình hình mới có nhiều thắng lợi mà Hiệp định Genève đã ký kết ngày 20 tháng 7 năm 1954.

Cùng lúc đó các đồng chí chi ủy chi bộ xã được Huyện ủy Trung Huyện phân công ở lại bám trụ Tân Tạo sau này:

Bí thư Phạm Văn KỉnhPhó Bí thư Nguyễn Văn RồngỦy viên thường vụ Lê Công HạnhChi ủy viên Phạm Th ị CươngChi ủy viên Phan Th ị Th anh Th uyềnChi ủy viên Trần Văn Hoài.

Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp xâm lược, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chi bộ và nhân dân xã Tân Tạo tập trung xây dựng và bảo vệ chính quyền cách

Page 107: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

110 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

mạng, đem lại đời sống ấm no cho nhân dân như: tạm giao tạm cấp đất cho nông dân, tổ chức đào kênh thủy lợi, vận động nhân dân khai hoang vỡ hóa, trồng lúa, trồng hoa màu. Bình dân học vụ, văn hóa văn nghệ trở thành phong trào mang tính quần chúng rộng rãi. Phát triển du kích chiến tranh, phát động phong trào tòng quân giết giặc cứu nước, làm tốt công tác binh địch vận, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, tạo cơ sở chính trị cho cuộc kháng chiến trường kỳ và không ngừng xây dựng chi bộ vững mạnh, làm nòng cốt cho phong trào cách mạng tại xã để cùng với quân và dân cả nước bước vào một giai đoạn mới - giai đoạn đấu tranh chống Mỹ, giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc.

Page 108: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 111

CHƯƠNG BAXÃ TÂN TẠO TRONG KHÁNG CHIẾN

CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC (1954 - 1975)

I. ĐẤU TRANH ĐÒI THI HÀNH HIỆP ĐỊNH GENÈVE VÀ HƯỞNG ỨNG

PHONG TRÀO ĐỒNG KHỞI (1954 - 1960)

Th áng 5 năm 1954, thực dân Pháp bại trận tại Điện Biên Phủ, Hiệp định Genève về Đông Dương được ký kết ngày 20 tháng 7 năm 1954, chấm dứt giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, giành thắng lợi của dân tộc ta. Nội dung trong Hiệp định là chính phủ Pháp phải công nhận độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam. Đây là đỉnh cao thắng lợi của 9 năm kháng chiến, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta đã quyết tâm đánh đuổi ngoại xâm giành độc lập dân tộc, ngót một phần tư thế kỷ qua (1930 - 1954).

Th eo quy định của Hiệp định Genève, miền Bắc giờ đây đã hoàn toàn giải phóng, nhân dân sống dưới chế độ “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”; miền Nam tạm thời đặt dưới sự quản lý của đối phương; quân đội bên nào tập kết về bên đó; lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới tạm

Page 109: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

112 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

thời của hai miền Nam, Bắc để chờ ngày thi hành Hiệp định Genève1, tổng tuyển cử thống nhất nước Việt Nam. Lòng tin tất thắng vào sự nghiệp cách mạng do Đảng và Bác Hồ lãnh đạo trước sau như một và nhân dân Tân Tạo luôn nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định Genève. Để thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, chi bộ xã sắp xếp lại lực lượng của mình, vừa chuẩn bị đưa người chuyển quân tập kết, vừa bố trí cán bộ bám địa bàn, hoạt động trong điều kiện mới.

Nhưng từ lâu, đế quốc Mỹ đã rắp tâm theo đuổi âm mưu thôn tính Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng; nằm trong ý đồ toàn cầu của Mỹ đã vạch ra. Vì vậy, khi giặc Pháp thất bại tại chiến trường Đông Dương và đang trên đà suy yếu, đế quốc Mỹ đã buộc Pháp phải ký kết hiệp ước “PAU”, giao miền Nam Việt Nam cho chính quyền Ngô Đình Diệm vào tháng 12 năm 1954. Từ đây chính quyền tay sai của Mỹ chống Cộng sản triệt để ở miền Nam Việt Nam ra đời.

Vào tháng 6 năm 1954, Mỹ đưa Ngô Đình Diệm về Sài Gòn để thay Bửu Lộc lên làm Th ủ tướng. Sang năm 1955, ngày 23 tháng 10, Diệm truất phế luôn Quốc trưởng Bảo Đại để lên làm “Tổng thống Việt Nam Cộng hòa”. Mỹ đưa dồn dập các đoàn cố vấn và chuyên viên

1. Hiệp định Genève quy định ngày 20-7-1956, hai miền Nam Bắc phải hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất nước nhà.

Page 110: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 113

quân sự đến Sài Gòn để củng cố ngụy quyền nhà Ngô, bên cạnh lại có tướng Mỹ Colin Powell làm đặc sứ.

Ở miền Nam từ sau tháng 7 năm 1954, Mỹ và ngụy quyền Sài Gòn dùng nhiều thủ đoạn để lừa mị, đàn áp các phong trào cách mạng của nhân dân ta. Trong đó có xã Tân Tạo nói riêng, chúng ra sức khủng bố nhất là các gia đình có người đi kháng chiến, chúng theo dõi bao vây, cô lập các tổ chức quần chúng, tổ chức cơ sở Đảng từ huyện đến xã, bất chấp mọi điều khoản quy định của Hiệp định Genève là hai bên không được trả thù lẫn nhau.

Là một xã ven cửa ngõ Tây Nam thành phố Sài Gòn đi về miền Tây và miền Đông Nam Bộ, Tân Tạo (Bà Hom) còn là xã liên vùng trọng điểm về phía Đông căn cứ kháng chiến Vườn Th ơm; làm bàn đạp qua lại, đứng chân cho các lực lượng cách mạng Tây Nam thành phố - trong 9 năm kháng Pháp. Do tầm quan trọng như vậy, nên chính quyền ngụy Sài Gòn từ huyện đến xã, ấp đều được chúng thiết lập và tăng cường. Tình hình cách mạng miền Nam cũng như địa phương Chợ Lớn lúc này càng đi vào thế bất lợi, trong đó có khu vực Tân Tạo.

1. Học tập chủ trương của Tỉnh ủy Gia Định - Ninh

và bám trụ giữ gìn lực lượng cách mạng

Trước tình thế địch âm mưu phá hoại Hiệp định Genève, nhưng cách mạng ta vẫn nghiêm túc chấp hành các điều khoản của Hiệp định. Th eo chủ trương của

Page 111: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

114 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

Tỉnh ủy, Huyện ủy Trung Huyện1 tổ chức cho cán bộ đảng viên học tập thông suốt chủ trương, để chấp hành nghiêm chỉnh theo quy định của Hiệp định Genève. Đồng thời chi bộ xã sắp xếp lại lực lượng của mình, vừa bố trí cán bộ bám địa bàn hoạt động trong điều kiện mới. Chi bộ xác định nhiệm vụ lãnh đạo cán bộ, đảng viên và nhân dân nêu cao khẩu hiệu: “Đi chiến thắng, ở lại vinh quang”. Cùng với nhân dân miền Nam, nhân dân Tân Tạo cũng bồi hồi đưa tiễn chồng, con em của mình đi tập kết ra Bắc, với lời hẹn hai năm sau khi tổng tuyển cử thống nhất nước nhà sẽ gặp lại. Lúc này xã Tân Tạo đã đưa hơn 30 người tập kết ra Bắc, đa số là cán bộ, chiến sĩ bộ đội, số ít là các đồng chí công tác trong cơ quan chính quyền. Những đồng chí ở lại, trong đó có cả đảng viên chi bộ xã2 được giao trọng trách bám đất, bám dân, chấp hành Hiệp định Genève, củng cố xây dựng lực lượng chờ ngày thống nhất nước nhà.

Trước tình hình cách mạng miền Nam đang gặp nhiều khó khăn, Hội nghị Bộ Chính trị tháng 9 năm 1954 và Hội nghị lần thứ 8 (1955) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) đã chỉ ra rằng: “Nhiệm vụ đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta chưa phải

1. Đồng chí Phan Văn Măng làm Bí thư; Nguyễn Hữu Hào làm Phó Bí thư.2. Như: Lê Công Hạnh, Phan Văn Điểu, Trần Văn Th ài, Phạm Văn Kỉnh, Ngô Văn Lẩy, Nguyễn Văn Rồng, Phạm Văn Cấn, Phạm Văn Bốn, Đặng Văn Tỷ, Dương Văn Dẹm, Nguyễn Văn Lên, Lại Kiến Trung, Trần Văn Th ông, Lại Văn Cậy, Nguyễn Văn Miêng.

Page 112: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 115

đã hoàn thành, cuộc đấu tranh ái quốc không vì đình chiến mà kết thúc… chúng ta phải nhận định cho rõ ràng và đề cao cảnh giác, chuẩn bị đầy đủ để đối phó với mọi tình huống”. Vì vậy, tháng 10 năm 1954, Trung ương Đảng quyết định lập lại Xứ ủy Nam bộ do đồng chí Lê Duẩn làm Bí thư. Các Tỉnh ủy, Huyện ủy và các chi bộ xã… được kiện toàn, củng cố lại cho phù hợp với tình hình mới để lãnh đạo các phong trào đấu tranh với địch.

Dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy Trung Huyện, chi bộ Tân Tạo lúc bấy giờ được củng cố lại: Phạm Văn Kỉnh được phân công làm Bí thư, Nguyễn Văn Rồng làm Phó Bí thư. Lực lượng cách mạng trong xã được rà soát lại, bao gồm: 26 đồng chí đảng viên hoạt động công khai và các đồng chí đảng viên hoạt động bí mật gắn sinh hoạt tổ Đảng các ấp; các gia đình cơ sở cách mạng và quần chúng trung kiên là những nông dân chí cốt với cách mạng, đã trải qua thử thách, rèn luyện trong 9 năm chống Pháp, hiện tại là chỗ dựa tin cậy vững chắc cho cách mạng. Dựa vào bộ phận trung kiên này, ta tổ chức chọn cài một số người vào nội tuyến, trong hàng ngũ ngụy quyền tại xã1, để hoạt động cách mạng sau này.

Đến giữa năm 1955, ngụy quyền tại tỉnh Chợ Lớn ra lệnh cho Quận trưởng Gò Đen thành lập bộ máy

1. Đại diện hay chủ tịch xã và các ủy viên cảnh sát, hộ tịch…

Page 113: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

116 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

“Tố Cộng, Diệt Cộng” rải đều từ quận đến xã. Riêng tại địa bàn Tân Tạo, một chính quyền hành chính mới của ngụy cũng được thành lập: Hội đồng hương chính xã do Bùi Văn Huy làm đại diện, trụ sở đặt tại chợ Bà Hom; Nguyễn Văn Nhành - Ủy viên kinh tế, về sau được làm đại diện, rồi làm Ủy viên cảnh sát, đến năm 1960 làm Cai tổng. Đồng thời trong các ấp, chúng tổ chức hàng trăm tổ “Ngũ gia liên bảo”1. Đứng đầu các ấp, có ấp trưởng trực tiếp cai quản. Th âm độc hơn, địch còn cấu kết và dung nạp những địa chủ trước đây đã bị cách mạng đánh đổ và các thành phần phản động khác vào các tổ chức phản động. Khắp các thành thị, nông thôn chúng thành lập các tổ chức mị dân, phản động như: “Đảng cần lao nhân vị”, “Cách mạng quốc gia”, “Phụ nữ liên đới”, “Th anh niên cộng hòa”... tuyên truyền, lôi kéo nhân dân tham gia vào những tổ chức này nhằm phát huy thanh thế trong nhân dân và đánh phá cách mạng ta. Ngoài các tổ chức mị dân trên, Diệm còn chủ trương trả thù những người tham gia kháng chiến bằng cách đánh dấu chữ “S” vào giấy thông hành của họ để tiện bề theo dõi và bắt bớ, tra tấn, tù đày một cách trắng trợn và công khai. Chúng còn bí mật phân loại đối tượng cán bộ của ta: những người trong bộ phận an ninh, quân sự thì chúng dùng cách thủ tiêu;

1. Gồm 5 người quản lý với nhau, nhưng Liên gia trưởng có quyền giám sát và kiểm soát 4 người còn lại.

Page 114: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 117

những người bên chính quyền và Mặt trận thì bắt bớ, giam cầm... chỉ định nơi cư trú để chúng quản chế chặt chẽ. Các gia đình có người thân đi tập kết hoặc có quan hệ với cách mạng thì bị chúng xếp vào công dân loại C, loại D và bị chúng theo dõi, kềm kẹp. Tình hình an ninh khắp miền Nam ngày càng trở nên đen tối.

Ngoài các tổ chức trá hình được thành lập, chính quyền Ngô Đình Diệm còn ban hành nhiều đạo luật, như luật Cải cách điền địa gồm Dụ số 7, tháng 2 năm 1955 và Dụ 57, tháng 10 năm 1955. Th ực chất những “Dụ” này là lấy lại ruộng đất của nông dân, do cách mạng đã chia cấp trong Cách mạng Th áng Tám (1945) trước đây, cho dân cày nghèo, đem giao lại cho bọn tề làng phản động, những tên tay sai đắc lực của chúng. Đứng trước âm mưu phá hoại thành quả cách mạng, bà con nông dân đã kiên quyết đấu tranh: “Giữ nguyên canh, chống xáo canh, chống tăng tô, đòi giảm tô trên các phần đất địa tô trên 25 giạ/ha”. Vì thế, ở Tân Tạo địch chỉ thu lại 66ha công điền của hơn 30 hộ và buộc nông dân, tá điền phải nộp tô, thuế cho một số chủ ruộng. Mặc dầu địch rắp tâm khủng bố nhưng phong trào cách mạng quần chúng nhân dân Tân Tạo vẫn được duy trì.

Sang năm 1955, tại xã Tân Tạo, thực hiện chỉ thị của Huyện ủy, chi ủy chi bộ xã Tân Tạo đã lãnh đạo nhân dân đấu tranh mạnh mẽ chống khủng bố, tổ chức nhiều cuộc mít tinh đòi thi hành Hiệp định Genève,

Page 115: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

118 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

đòi hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất nước nhà. Người dân ai cũng mong muốn được sống trong chế độ dân chủ, tự do dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và chỉ có chính phủ “Cụ Hồ” mới đem lại cơm no, áo ấm cho nhân dân, mới làm cho đất nước thật sự độc lập. Do đó, nguyện vọng của nhân dân là muốn chính quyền thi hành Hiệp định Genève để đất nước được thống nhất, gia đình được đoàn tụ, cha con, chồng vợ sum họp một nhà.

Dưới sự lãnh đạo của chi bộ xã, nhân dân Tân Tạo phát triển đấu tranh bằng nhiều hình thức mới: Từ cuối năm 1954 đến giữa năm 1955 có trên 200 người trực tiếp đưa thư hoặc kiến nghị với Hội đồng xã, đòi chuyển bưu thiếp của bà con nhân dân ra miền Bắc nhằm tạo quan hệ bình thường Bắc - Nam. Ngoài ra, chi ủy chi bộ xã còn phân công đảng viên chịu trách nhiệm vận động nhân dân các ấp như sau: Nguyễn Văn Rồng - Phó Bí thư chi bộ xã chịu trách nhiệm ấp 1 và ấp 2; Lê Công Hạnh - Chi ủy viên chịu trách nhiệm ấp 1; Lý Văn Liễu1 chịu trách nhiệm ấp 1 và ấp 4; Phan Văn Điểu chịu trách nhiệm ấp 2 và ấp 3. Vận động mỗi hộ gia đình nhận một danh thiếp ký tên gởi Ủy hội Quốc tế đòi thi hành Hiệp định Genève.

1. Sau này phản bội đầu hàng địch.

Page 116: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 119

Ngày 20 tháng 7 năm 1955, chi bộ cùng các đồng chí phụ trách các ấp đã lãnh đạo hàng trăm đồng bào kéo đến trụ sở tề xã đưa kiến nghị, đòi nhà cầm quyền miền Nam thi hành Hiệp định Genève, lập lại quan hệ bình thường Bắc - Nam, tiến tới tổng tuyển cử thống nhất nước nhà năm 1956. Song, ngụy quyền Tân Tạo bất chấp quy định của Hiệp định, cho lính bắt 20 người trong đoàn biểu tình đưa về Tiểu khu Phú Lâm giam giữ. Chúng không khai thác được thông tin gì, đành thả 18 người về, giữ lại 2 người là ông Đặng Văn Tỷ và Phan Văn Điểu giải đến Phòng Nhì Phú Lâm điều tra và giam một đêm rồi thả.

Vào năm 1955, nhằm thực hiện kế hoạch vận động quần chúng đấu tranh đòi thi hành Hiệp định, chi bộ xã còn tổ chức một đội tuyên truyền văn nghệ, do đồng chí Trần Văn Th ông phụ trách. Mục đích là đem lời ca tiếng hát trong các buổi diễn văn nghệ và diễn kịch để tập hợp quần chúng. Trong các vở diễn đó, ta lồng nội dung tuyên truyền đường lối yêu chuộng hòa bình và việc phải tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Kết quả, đội văn nghệ tổ chức được hai cuộc biểu diễn tại đình Tân Tạo, thu hút hàng ngàn đồng bào đến xem, trong đó còn có cả thân nhân gia đình có người làm việc cho tề, ngụy.

Cùng biện pháp thành lập đội văn nghệ, chi ủy chi bộ xã còn tổ chức giáo dục những người làm việc

Page 117: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

120 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

trong bộ máy ngụy quyền xã, ấp (trừ những người phản động), tập hợp họ lại trong ấp hoặc liên ấp. Tại đó, ta tranh thủ phổ biến đường lối và chủ trương cách mạng, mà trọng tâm trước mắt là việc thi hành Hiệp định Genève mang lại hòa bình cho đất nước. Nhờ cuộc vận động này mà ta đã tập hợp được một số người trong bộ máy ngụy quyền xã, làm cơ sở cách mạng trong bộ máy ngụy quyền xã1 sau này.

Đình Tân Tạo

1. Ngô Văn Quấm, Ủy viên cảnh sát, sau làm đại diện xã đến năm 1960 thì nghỉ; Hà Văn Sự, Ủy viên hộ tịch đến năm 1961, sau đó làm y tế xã đến tháng 4 năm 1975; Phạm Văn Tiếp (tức Ba Sẳng), Trưởng ấp Tân Hội (ấp 4). Chỉ có Nguyễn Văn Nhành, Ủy viên kinh tế sau phản bội làm đại diện xã rồi Cai Tổng; Ngô Văn Bảy, y tế xã sau phản bội làm Ủy viên cảnh sát.

Page 118: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 121

Đặc biệt trong số này có anh Phạm Văn Tiếp (tức Ba Sẳng), Trưởng ấp Tân Hội, anh đã hoàn thành nhiệm vụ cách mạng giao phó. Anh Tiếp là cán bộ cơ sở, phụ trách trạm giao thông liên lạc (nơi nhận và giao thư), nắm tình hình địch trong vùng, canh gác cho một số cán bộ Tỉnh ủy Chợ Lớn và Huyện ủy Trung Huyện đi lại hoạt động trong vùng Tân Tạo, Tân Kiên và Vườn Th ơm. Khi anh Tiếp mất, vợ và con anh đều tiếp tục tham gia cách mạng. Ngoài ra, còn có ông Ngô Văn Quấm, trong thời gian làm đại diện xã, ông đã bí mật lấy một số giấy căn cước mới không có ký hiệu chữ “S”, thay cho giấy có chữ “S” mà chính quyền ngụy đã cấp cho cán bộ ta, tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ ta hoạt động cách mạng.

Tình hình miền Nam lúc này, Mỹ lại can thiệp vào nội bộ, để đưa Ngô Đình Diệm lên làm Tổng thống, thay Quốc trưởng Bảo Đại với hình thức dân chủ là “trưng cầu dân ý”. Nhân dân ta đều hiểu rằng đây chỉ là một hình thức mị dân, một chính quyền phản bội độc tài, đàn áp giáo phái, phản cách mạng ra đời.

Sang đầu năm 1956, tình hình ở Tân Tạo càng thêm phức tạp. Quận trưởng Gò Đen, thừa lệnh Nguyễn Văn Y - Tỉnh trưởng Chợ Lớn, xúc tiến mạnh tổ chức “diễn đàn Tố Cộng” trên khu vực chợ Bà Hom (thuộc phạm vi thí điểm của tỉnh Chợ Lớn). Chính quyền Diệm ra sức đàn áp phong trào đấu tranh, bắt bớ, tra tấn những người dân tích cực tham gia phong

Page 119: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

122 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

trào, những người bị nghi ngờ tham gia cách mạng. Cảnh giết chóc, đánh đập, đàn áp bao trùm khắp nơi trên địa bàn Trung Huyện. Chúng bắt một số cán bộ phản bội, đầu hàng địch, buộc phải đứng lên tuyên bố ly khai với Cộng Sản, rồi bắt dân chúng đến xem nhằm gieo nỗi hoang mang trong lòng họ, làm nhân dân mất tin tưởng đối với cách mạng. Lúc bấy giờ ở các xã của khu vực Tam Tân, chính quyền Diệm còn trắng trợn nêu khẩu hiệu vu cáo là:

“Cộng sản tay sai bán nước Nga, Tàu.Cộng sản vi phạm không thi hành Hiệp định

Genève”.

Hầm bí mật (gò mả đá) nơi các đồng chí lãnh đạo xã ởvà hoạt động trong những năm kháng chiến chống Pháp

Page 120: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 123

Mặc dù địch gây áp lực đè nặng lên địa bàn xã, song bà con ở đây vẫn xem chỉ là thủ đoạn lừa bịp và thừa hiểu rằng “mía sâu có đốt”, lực lượng đầu hàng địch chỉ là thiểu số. Do đó, đồng bào Tân Tạo vẫn một lòng thủy chung son sắt với Đảng, với cách mạng, xứng đáng là một xã giàu truyền thống cách mạng, người dân kiên cường của vành đai đỏ Tây Nam Sài Gòn. Ở đây có nhiều gia đình là cơ sở bí mật che giấu cán bộ. Nhiều kiểu hầm bí mật như hầm bí mật tại nhà ông Lê Công Phép ở ấp Tân Lợi Đông, hầm bí mật tại nhà bà Lê Th ị Tỳ, nhà bà Giang ở Tân Th ạnh được xây dựng để đối phó trước tình hình ngày càng khó khăn trên địa bàn xã.

Vào thời điểm này, chính quyền Sài Gòn ráo riết mở chiến dịch tiêu diệt “Cộng sản nằm vùng” với nhiều biện pháp khủng bố, tra tấn dã man. Trên toàn Trung Huyện, nhiều cán bộ chỉ đạo phong trào đấu tranh của quần chúng tại địa phương bị địch phát hiện bị bắt và bị giết. Chúng bắt được các đồng chí trong Ban Th ường vụ Huyện ủy, trong đó có hai đồng chí Minh Sơn và Giáo Hào bị chúng tra tấn với nhiều cực hình dã man..., đồng chí Giáo Hào hy sinh tại nhà tù Phú Lâm.

Tân Tạo lúc này vừa có trụ sở tề xã, vừa có trụ sở tề tổng với nhiều sắc lính cùng với trung đội bảo an bót Bà Hom, bót cầu Bà Bộ, bót Bà Lát. Mỗi ấp đều có trung đội thanh niên chiến đấu và dân vệ, mật thám, gián điệp, tình báo ngày đêm rình mò, đánh phá trên khắp xã. Ý đồ

Page 121: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

124 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

của địch là muốn khống chế sự hoạt động và phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân ở Tân Tạo cũng như các xã khác mà giặc Pháp đã làm trước đây, hòng xóa trắng lực lượng cách mạng, xây dựng vành đai an toàn bảo vệ đầu não của chúng ở Sài Gòn. Th eo nhận định của chúng, Tân Tạo có vị trí quan trọng ở phía Tây Nam thành phố Sài Gòn. Vì đây là nơi nối liền với căn cứ Vườn Th ơm - Bà Vụ. Từ đây, địch quyết tâm trả thù cán bộ hồi cư, quyết đánh bật bằng được lực lượng cách mạng tại đây, để làm lá chắn đối phó lại các căn cứ kháng chiến của ta. Vì vậy, mà Tân Tạo trở thành địa bàn tranh chấp quyết liệt, là sự mất còn giữa ta và địch, làm cho lực lượng cách mạng xã bị nhiều tiêu hao, tổn thất.

Hầm bí mật trong nhà dân (ấp 3) để cán bộ kháng chiến tatrú ẩn trong hai thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ

Page 122: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 125

Năm 1956, có hai cơ sở của ta phản bội: Ngô Văn Bảy, ủy viên cảnh sát và Nguyễn Văn Nhành, Cai tổng, đã cùng với bọn lính Ban hai và Bảo an Tân Tạo, ráo riết lùng sục và bắn chết đồng chí Lại Văn Cậy vào ngày 30 tháng 8 năm 1956, tại ấp Tân Hòa và bắt nhiều cán bộ1, trong đó có Phạm Văn Kỉnh là Bí thư xã, Trần Văn Hoài - Chi ủy viên và Phạm Văn Cấn - Đảng viên (Phạm Văn Cấn và Trần Văn Hoài cùng bị địch bắt tại hầm bí mật, bị tra tấn dã man rồi đày ra Côn Đảo, về sau Trần Văn Hoài hy sinh trong tù ngày 7 tháng 6 năm 1956).

Cây rơm (ấp 2), phía bên trong là hầm bí mật nổiđể cán bộ chiến sĩ ta trú ẩn

1. Những đồng chí bị bắt: Trần Văn Th ông, Hồ Văn Tuần, Doãn Văn Tốt, Trần Văn Chấp. Riêng đồng chí Phạm Văn Kỉnh hy sinh trong tù vào cuối năm 1956.

Page 123: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

126 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

Sau những tổn thất của chi bộ, nhiều đồng chí bị địch bắt và hy sinh. Huyện ủy cử Nguyễn Văn Rồng là Huyện ủy viên về Tân Tạo trực tiếp lãnh đạo và củng cố lại chi bộ xã. Dương Văn Bi được chỉ định làm Bí thư xã, Lê Công Hạnh làm Phó Bí thư. Vào tháng 4 năm 1956, chi bộ xã đã lãnh đạo hàng trăm đồng bào Tân Tạo tham gia cuộc mít tinh lớn với nhân dân Bình Trị Đông, Bình Hưng Hòa, địa điểm tập trung tại xã Phú Th ọ (nay là khu công viên Văn hóa Đầm Sen, phường 3, quận 11). Mục đích của cuộc mít tinh này nhằm tố cáo tội ác chế độ Ngô Đình Diệm đã đàn áp các giáo phái, gây nên cảnh chiến tranh, nhà cửa bị thiêu cháy, nhân dân sống trong cảnh màn trời chiếu đất... Nhưng cuộc mít tinh đang diễn ra nửa chừng thì địch đến đàn áp, buộc ta phải giải tán.

Sau khi chi bộ Tân Tạo được củng cố, bắt đầu đi sâu vào từng ấp, trực tiếp lãnh đạo phong trào quần chúng và phát triển cơ sở cách mạng, tạo điều kiện cho lực lượng cách mạng bám trụ tại địa bàn. Tuy nhiên, chi bộ vừa mới củng cố được nửa năm thì đồng chí Bi bị ốm nặng, đồng chí Lê Công Hạnh được chỉ định thay thế làm Bí thư xã.

Tình hình Trung Huyện (Bình Chánh) lúc này rất căng thẳng, địch luôn rình mò, đánh phá vào các xã thuộc khu vực Tam Tân, chúng đưa nhiều tiểu đội lính đi lùng sục vào ban đêm để bắt hoặc thủ tiêu cán bộ

Page 124: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 127

đảng viên, làm cho lực lượng cách mạng tại xã Tân Tạo phải chịu nhiều tiêu hao, tổn thất.

Ngày 20 tháng 10 năm 1956, Ngô Đình Diệm ký sắc lệnh 143/NV, sáp nhập một phần địa giới tỉnh Chợ Lớn vào tỉnh Gia Định. Xã Tân Tạo, Bà Hom lúc này thuộc quận Bình Chánh, thuộc tỉnh Gia Định của ngụy quyền.

Chính quyền Ngô Đình Diệm còn cho cắt một phần địa giới tỉnh Chợ Lớn (Tổng Long Hưng Hạ) sáp nhập với Tân An, thành lập tỉnh Long An. Mục đích là khoanh vùng chiến lược phía Tây Nam Sài Gòn, là vùng bản lề, đầu mối nối liền đồng bằng sông Cửu Long, trọng điểm thực hiện triệt để chiến dịch Tố Cộng với ba đợt: Bình định đợt I, đợt II và đợt III. Trong đó, Tân Tạo lại là một trong những xã trọng điểm nằm ở Tây Bắc Bình Chánh, vùng đất có nhiều kênh rạch, địa hình thuận lợi, nơi nối liền căn cứ kháng chiến Vườn Th ơm, được hình thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Về phía Cách mạng, đến tháng 10 năm 1957, mới chính thức thành lập Huyện ủy Bình Chánh tại Hội nghị Rừng Sác (Cần Giờ). Cuộc họp do đồng chí Tư Quang (Chín Nghề) - Th ường vụ Tỉnh ủy Long An chủ trì, nhằm củng cố tổ chức Đảng. Tại Hội nghị, Lê Văn Tươi chính thức được bầu làm Bí thư Huyện ủy Bình

Page 125: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

128 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

Chánh, Phan Văn Th iềm làm Phó Bí thư. Các xã thuộc “Tam Tân”, tổng Long Hưng Th ượng lúc này nằm dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Huyện ủy Bình Chánh.

Ngày 6 tháng 5 năm 1959, chính quyền Ngô Đình Diệm ban bố Luật 10/59, lê máy chém khắp miền Nam thực hiện chính sách “tố cộng”, “diệt cộng” vô cùng tàn bạo nhằm “đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật”. Cảnh tàn sát, bắt bớ diễn ra khắp miền Nam, lực lượng cách mạng bị tổn thất nặng. Lúc này, không khí khủng bố bao trùm khắp miền Nam. Đã có nhiều cán bộ bị giết, nhiều quần chúng cốt cán bị bắt bớ, hành hạ, kể cả dân thường cũng không được yên. Nhiều “Khu trù mật” được xây dựng, dân chúng bị lùa đi học tập tố cộng, suy tôn Ngô Tổng thống.

Ở Tân Tạo, khi chính quyền Ngô Đình Diệm áp dụng Luật 10/59, địch hoạt động ráo riết, làm cho cơ sở cách mạng vô cùng khó khăn trong việc bám trụ hoạt động, mặc dù xã có lợi thế về địa hình là ấp Tân Lợi Tây gắn liền với căn cứ Vườn Lớn (ấp Tân Hòa). Năm 1959, xã Tân Tạo bị tổn thất rất lớn. Đã có nhiều đồng chí lãnh đạo chi bộ và đảng viên cốt cán lần lượt bị địch bắt. Th áng 4 năm 1959, Bí thư chi bộ Lê Công Hạnh và nhiều đồng chí đảng viên chi bộ xã bị bắt. Giữa năm 1958, Phạm Th ị Cương - Chi ủy viên bị bắt. Th áng 4 năm 1959, Phan Th ị Th anh Th uyền - Chi ủy viên, ông Lê Văn Bích, Võ Văn Th ái, Nguyễn Văn Th ơm

Page 126: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 129

(tức Th ành) và bà Nguyễn Th ị A... đều bị địch bắt, làm cho phong trào cách mạng tại địa phương tạm thời lắng xuống, đến năm 1960 mới hồi phục. Cơ sở Đảng xã Tân Tạo chỉ còn lại Nguyễn Văn Rồng là Huyện ủy viên còn lại bám trụ hoạt động. Tuy vậy, nhân dân xã Tân Tạo vẫn tin tưởng ở Đảng và ngay trong những lúc khó khăn nhất dân vẫn bí mật nuôi dưỡng cán bộ hoạt động cách mạng. Điển hình như gia đình ông Lê Công Chép, đã nuôi dưỡng và che giấu cho Nguyễn Văn Chèo (Minh Sơn) - phụ trách thanh niên huyện, người đã bị địch bắt giam ở nhà tù Biên Hòa, sau đó vượt ngục về cả tuần lễ, rồi được đưa vào căn cứ an toàn. Lòng tin tưởng lạc quan của nhân dân Tân Tạo đối với cách mạng được đồng chí Nguyễn Văn Rồng thể hiện qua mấy câu thơ sau:

“Dây bầu, dây bí cứ leo Nhân dân lần lượt tiến theo diệt thù Hôm nay tuy khó mặc dù Ngày mai thắng lợi cần cù đấu tranh”.

Trước những hành động khủng bố, đàn áp tàn bạo của chính quyền Ngô Đình Diệm, với kinh nghiệm đấu tranh trong hai năm qua, đa số quần chúng nhân dân nhận thấy rằng không thể đơn thuần đấu tranh chính trị nữa mà lúc này cần phải có lực lượng vũ trang hỗ trợ, có như vậy phong trào cách mạng mới phát

Page 127: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

130 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

triển được. Vì vậy, khi đi công tác tiếp xúc với các gia đình quần chúng nhân dân chí cốt cách mạng, các cán bộ đảng viên “Tam Tân” thường nghe các cô bác lớn tuổi nói rằng: “Anh em tụi bây tính sao chớ tình hình này không xong rồi, Ngô Đình Diệm nó nói không hòa bình tuyển cử gì hết, không lẽ “đàng mình” bó tay hay sao?”.

Từ cuối 1955 đến cuối năm 1956, miền Nam chưa có ngày nào được yên ổn, hòa bình. Với chiến dịch “Trương Tấn Bửu”, rồi “Đinh Tiên Hoàng”, địch ra lệnh càn quét, liên tục nổ súng vào quần chúng nhân dân, gây chiến tranh thật sự. Những trận nổ súng dẹp “Bình Xuyên” (1956), thanh toán và chiêu dụ các giáo phái (Cao Đài Trịnh Minh Th ế và giáo phái Hòa Hảo), nhằm gây ra cuộc chiến tranh một phía để uy hiếp cách mạng ta và đưa ra tuyên bố là đã chiến thắng. Trong tình thế địch luôn tìm cách phá hoại cách mạng, các đảng viên mật, cơ sở quần chúng cách mạng trung kiên ở Tân Tạo luôn phải kiên tâm bám trụ địa bàn, giữ gìn lực lượng đối đầu với những khó khăn mới.

2. Đấu tranh chính trị kết hợp vũ trang chống

Luật 10/59 và hưởng ứng phong trào “Đồng khởi” Bến

Tre (1960)

Th ời kỳ 1957 - 1960 là những năm mà Ngô Đình Diệm đạt được quyền lực tột đỉnh ở miền Nam, cùng với hai cộng sự đắc lực là em trai Ngô Đình Nhu và em

Page 128: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 131

dâu Trần Lệ Xuân. Dựa vào thế lực gia đình trị cùng với sự bảo trợ của Mỹ, Ngô Đình Diệm tuyên bố trắng trợn là không thi hành Hiệp định Genève.

Th áng 5 năm 1957, sau khi dẹp xong các giáo phái như Cao Đài, Hòa Hảo, lực lượng Bình Xuyên, Ngô Đình Diệm đưa ra dự Luật “Đặt Cộng sản ngoài vòng pháp luật” và mở liên tiếp các cuộc càn quét lớn để tiêu diệt lực lượng cách mạng. Từ tháng 4 năm 1957 đến tháng 11 năm 1958, chính quyền Ngô Đình Diệm mở chiến dịch “Nguyễn Trãi”, cho lực lượng càn quét vào miền Đông Nam bộ và khu vực Gia Định. Ngày 10 tháng 7 năm 1958, mở chiến địch “Hồng Châu”1 càn quét vùng ngoại ô Sài Gòn để tiêu diệt “Cộng sản” nằm vùng.

Tình hình Tân Tạo trong giai đoạn 1956 - 1958 rất khó khăn, địch rình rập ngày đêm đánh phá, một số đồng chí cấp ủy bị bắt, lúc này hoạt động của chi bộ xã tạm lắng xuống và phải thi hành chỉ thị 19 của Xứ ủy, yêu cầu cán bộ ta phải tạm điều lắng để bảo toàn lực lượng, tránh tổn thất.

Năm 1959, phong trào cách mạng miền Nam bắt đầu có sự chuyển biến mới. Giữa lúc đó Nghị quyết 15 của Trung ương Đảng ra đời, cho phép lực lượng cách mạng miền Nam được tái vũ trang phối hợp với đấu

1. 50 năm đấu tranh kiên cường của Đảng bộ Th ành phố. Nxb.Th ành phố Hồ Chí Minh. 1978, tr.36.

Page 129: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

132 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

tranh chính trị và binh vận để chiến đấu chống địch, đáp ứng được niềm mong đợi bấy lâu nay của tất cả cán bộ đến đảng viên quần chúng. Toàn thể đồng bào, đảng viên vô cùng phấn khởi tiếp thu Nghị quyết của Đảng, quyết tâm xông lên chiến đấu với quân thù, bất chấp mọi hy sinh gian khổ để giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

Đến cuối năm 1959 đầu năm 1960, tình hình Tân Tạo vẫn gặp nhiều bất lợi, Huyện ủy Bình Chánh đã cử đồng chí Nguyễn Văn Rồng - Huyện ủy viên, lần thứ hai về trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng của xã. Đồng chí Rồng đã xây dựng được cơ sở cách mạng ở các ấp, tổ chức được các tổ du kích mật và công khai, hoạt động mạnh nhất ở các ấp Tân Hòa, Tân Xuân, Tân Lợi Đông và Tân Lợi Tây. Đồng chí Nguyễn Văn Rồng đã xây dựng củng cố được lực lượng đối phó với địch, chuẩn bị hưởng ứng phong trào “Đồng Khởi”. Lực lượng du kích mật và công khai được chia ra làm ba tổ hoạt động như sau:

- Tổ 1 do đồng chí Nguyễn Văn Rồng phụ trách cùng Nguyễn Văn Be (Năm Đang), Ngô Văn Hữu và Phan Th ị Ba, chịu trách nhiệm các ấp Tân Xuân, Tân Lợi Đông, Tân Lợi Tây.

- Tổ 2 do đồng chí Đặng Văn Vỹ phụ trách và Dương Văn Dẹm, Lê Khắc Phi, chịu trách nhiệm Tân Hòa A, Tân Hòa B.

Page 130: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 133

- Tổ 3 do đồng chí Nguyễn Văn Xây phụ trách cùng Phạm Văn Khởi, Trần Văn Quới, Phạm Văn Nhành và Nguyễn Văn Bế, chịu trách nhiệm các ấp Tân Hội, Tân Th ạnh.

Phan Văn Ba (tức Ba Nhỏ) được giao phụ trách Công tác giao liên giữa 3 tổ du kích với cấp ủy xã.

Nhiệm vụ chủ yếu của 3 đơn vị du kích này là hoạt động ban đêm, khống chế tinh thần địch như treo băng rôn, treo cờ, rải truyền đơn trong các ấp (nội dung đả đảo Mỹ - Diệm và chống đạo Luật 10/59):

- Phát loa tuyên truyền, kêu gọi binh lính ngụy phản chiến, mang súng về với nhân dân.

- Th ông qua thân nhân của các tên tề ấp ngụy, gởi thư cảnh cáo, kêu gọi những người này rời bỏ hàng ngũ của địch. Kết quả có một số tên trưởng ấp tìm cách lẩn tránh hoặc cầu an, không còn làm khó dễ dân. Cụ thể, ông Phan Văn Rãnh (Tám Rãnh) trưởng ấp Tân Hòa, trở về với cách mạng, được phân công nắm tình hình địch trên địa bàn xã.

- Xây dựng kế hoạch diệt trừ các tên tề ngụy ác ôn và ngoan cố sau nhiều lần cảnh cáo không thành công, tổ chức đốt phá các chòi canh của phòng vệ dân sự.

Đến tháng 6 năm 1960, khi tình hình thuận lợi, chi bộ xã được củng cố lại: Đồng chí Đặng Văn Vỹ làm

Page 131: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

134 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

Bí thư, Dương Văn Dẹm làm Phó Bí thư và các đảng viên là Phạm Văn Hai (Hai Bụng), Phan Văn Ba (Ba Nhỏ), Lê Công Cứ, Lê Phát Phi. Từ năm 1961 trở đi, chi bộ tổ chức thành 2 tổ Đảng. Mỗi tổ Đảng có từ 4 đảng viên trở lên, cộng với một số quần chúng trung kiên, xã đã xây dựng được một tiểu đội du kích vũ trang.

Hòa cùng niềm vui chung thắng lợi của phong trào “Đồng khởi” rộng lớn ở Nam bộ, ngày 20 tháng 12 năm 1960, Tân Tạo vui mừng đón nhận sự kiện chính trị quan trọng: Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời. Sau đó ngày 19 tháng 3 năm 1961, Mặt trận Giải phóng Sài Gòn - Gia Định cũng được thành lập. Sự ra đời của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Mặt trận Giải phóng Sài Gòn - Gia Định là nguồn cổ vũ lớn lao đối với nhân dân Bình Chánh nói chung và Tân Tạo nói riêng. Kể từ đây nhân dân Tân Tạo chiến đấu dưới ngọn cờ chính nghĩa của Mặt trận trong sự nghiệp đấu tranh thống nhất đất nước.

Th ời kỳ này, khí thế của phong trào cách mạng miền Nam nói chung và ở Sài Gòn - Gia Định nói riêng được dâng cao, làm cho địch khiếp sợ. Các cuộc mít tinh chào mừng ngày ra đời của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được tổ chức ở các ấp. Dọc theo Hương lộ 4, đồng loạt vang lên những tiếng đánh trống mõ, thùng thiếc kết hợp với tiếng loa kêu gọi binh lính ngụy phản chiến. Cũng trong

Page 132: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 135

thời gian này, chi bộ xã tập hợp khoảng 200 đồng bào các ấp Tân Lợi Đông, Tân Lợi Tây và khu cầu Bà Bộ thuộc xã Tân Kiên đi tuần hành thị uy theo Hương lộ 4. Đoàn biểu tình vừa đi vừa hô to các khẩu hiệu: “Đả đảo Mỹ - Diệm gây chiến tranh”, “Chống gom dân bắt lính”, “Ủng hộ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam” ra đời.

Cuối năm 1960, Huyện ủy Bình Chánh nhanh chóng tổ chức học tập phổ biến Nghị quyết 15 và cương lĩnh của Mặt trận Giải phóng xuống cơ sở và đồng bào. Tin chiến thắng của lực lượng vũ trang ta ở Đồng Th áp Mười, ở miền Đông Nam bộ dồn dập đưa về. Đặc biệt là tin về cuộc Đồng khởi Bến Tre làm nức lòng mọi người. Huyện ủy Bình Chánh ra Nghị quyết Đồng khởi phối hợp với Bến Tre, phát động quần chúng nổi dậy diệt tề, phá thế kềm kẹp của địch.

Phong trào cách mạng miền Nam đang ở vào thế thuận lợi, cộng thêm việc được trên cho phép, đêm đầu tháng 4 năm 1961, Tân Tạo nổ ra phong trào Đồng khởi trên toàn xã. Khi nghe tiếng súng lệnh nổ, quần chúng phối hợp với du kích xã đồng loạt đốt chòi thông tin các ấp Tân Xuân, Tân Lợi Đông, Tân Lợi Tây hòa với tiếng trống, mõ, thùng thiếc cùng tiếng nổ đốt khí đá trong ống tre của nhân dân trong các ấp, vang dội mỗi đêm, trong nhiều tuần lễ liền. Trước khí thế phong trào Đồng khởi, hàng trăm quần chúng nhân dân cùng

Page 133: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

136 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

du kích xã phá hư các cầu trên Hương lộ 4 như cầu Bà Bộ, cầu Đập, cầu Kinh, cầu Chùa Tỉnh lộ 10... Cờ Mặt trận và truyền đơn được rải và dán khắp nơi trên các ấp, theo Tỉnh Lộ 10, Hương lộ 4 và Hương lộ 5. Phong trào Đồng khởi diễn ra liên tục trong nhiều tháng liền. Cùng thời gian này, quần chúng nổi dậy giành quyền làm chủ các ấp Tân Xuân, Tân Lợi Đông, Tân Lợi Tây, xé bỏ cờ “ba que” (cờ của chính quyền Ngô Đình Diệm) và các khẩu hiệu chống Cộng mà địch buộc bà con treo, dán trước cửa nhà.

Những ngày đầu Đồng khởi, lực lượng cách mạng và quần chúng đã vô hiệu hóa hoàn toàn bọn tề ấp. Bọn lính ở Tân Tạo im lặng cố thủ, không dám ra khỏi đồn. Tuy phong trào Đồng khởi ở Tân Tạo nổ ra sau mấy tháng so với các xã bạn bởi do đặc điểm địch tình, nhưng ta cũng giành được thắng lợi vẻ vang. Cờ Mặt trận tung bay trong xã, biểu tượng cho sự lớn mạnh của phong trào “Đồng khởi” Nam bộ. Nhân dân ta vô cùng phấn khởi. Nhiều cuộc mít tinh sôi nổi diễn ra tại các ấp chào mừng cách mạng. Từ đó tạo ra dư luận rộng rãi từ nông thôn cho đến đô thị Sài Gòn - Gia Định. Dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, khí thế cách mạng của người dân Tân Tạo được nhân lên vô cùng mạnh mẽ. Chính từ đây chi ủy chi bộ xã xây dựng lại căn cứ Vườn Lớn và các căn cứ lõm như Tân Xuân, Tân Lợi Đông, Tân Lợi Tây, để làm chỗ dựa cho du kích xã hoạt động.

Page 134: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 137

Chấp hành nghị quyết Đồng khởi của Huyện ủy Bình Tân1 (năm 1960 các xã Bắc Bình Chánh2, trong đó có Tân Tạo, nhập với Tân Bình gọi là huyện Bình Tân), từ phong trào chung Tân Tạo lại vươn lên mạnh mẽ giành quyền làm chủ phần lớn địa phương mình, góp phần cùng thành phố và Nam bộ giành thắng lợi, làm cho ý đồ thôn tính miền Nam của Mỹ - Diệm bằng chiến tranh đơn phương bị bẻ gãy. Bước đầu đánh dấu sự phá sản của chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ ở miền Nam Việt Nam.

II. QUÂN DÂN TÂN TẠO TRONG CUỘC CHIẾN ĐẤU CHỐNG CHIẾN

LƯỢC “CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT” VÀ CHIẾN LƯỢC “CHIẾN TRANH

CỤC BỘ” (1961 - 1968)

Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh một phía” (1956 - 1959), Mỹ chuyển sang “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1964). Từ tháng 6 đến tháng 10 năm 1961, Mỹ lần lượt cử hai phái đoàn: một phái đoàn kinh tế do Staley đứng đầu và phái đoàn quân sự do tướng Taylor đứng đầu sang miền Nam Việt Nam, xây dựng kế hoạch hỗn hợp kinh tế và quân sự cho chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”. Mục tiêu kế hoạch này là Mỹ dùng ngụy quyền Sài Gòn đưa quân đi càn quét các

1. Nghị quyết Đồng khởi phối hợp với Quân khu của Huyện ủy Bình Tân tháng 9 năm 1960. Huyện Bình Tân do cách mạng đặt 2. Các xã của Bắc Bình Chánh: Bình Trị Đông, Tân Tạo, Tân Nhựt, Tân Lợi, Tân Kiên, Tân Túc, An Lạc, Bình Chánh.

Page 135: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

138 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

vùng nông thôn miền Nam. Sau đó gom dân lại thành lập “ấp chiến lược” hoặc “khu trù mật” nhằm kiểm soát và tách cách mạng ra khỏi nhân dân. Chương trình bình định nông thôn bằng “ấp chiến lược” được Mỹ - ngụy coi như là một quốc sách. Kế hoạch này dự tính thực hiện 3 bước:

Bước 1, bình định miền Nam trong vòng 18 tháng (từ giữa năm 1961 đến cuối năm 1962);

Bước 2, khôi phục kinh tế và phát triển quân đội ngụy ở miền Nam, đẩy mạnh phá hoại miền Bắc;

Bước 3, phát triển kinh tế mạnh ở miền Nam, tấn công miền Bắc.

Th ực chất của “Chiến tranh đặc biệt” là tiến hành theo phương thức: Lính Việt Nam Cộng hòa kết hợp với vũ khí Mỹ, cùng đội ngũ cố vấn Mỹ trực tiếp chỉ huy. Để tiến hành chiến lược bình định này, địch quân sự hóa bộ máy hành chính ở chi khu Bình Chánh, biến nơi đây trở thành chi khu Bình Chánh do đại úy Nguyễn Văn Binh làm Quận trưởng. Đồng thời tăng cường lính bảo an, nghĩa quân từ huyện xuống xã, cùng với các sắc lính bình định, tình báo, chỉ điểm để càn quét, bình định mạnh trên các vùng thí điểm, nhất là hai xã Vĩnh Lộc và Hưng Long. Địch tiến hành thành lập “ấp chiến lược”, kiểu mẫu đầu tiên, từ đó nhân rộng và triển khai trên địa bàn huyện. Các trại tập trung khổng lồ này

Page 136: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 139

dùng để giam giữ dân chúng, rồi dùng biện pháp kiểm soát chặt chẽ, mục đích là đánh bật lực lượng vũ trang và cơ sở cách mạng của ta ra khỏi nhân dân.

Căn cứ vào nội dung Hội nghị Quân sự lần thứ nhất của Khu ủy Sài Gòn - Gia Định ngày 20 tháng 9 năm 1961, để tiến hành cuộc chiến tranh giải phóng một cách có hiệu quả, Hội nghị chia địa bàn Sài Gòn - Gia Định thành 3 vùng: vùng căn cứ giải phóng, vùng tranh chấp ven đô và vùng nội thành. Th áng 11 năm 1961, Huyện ủy Bình Tân quán triệt Nghị quyết của Khu ủy để vận dụng cụ thể vào hoàn cảnh của mình mà chia Bình Tân thành 3 vùng. Tân Tạo nằm trong phạm vi vùng có thế tranh chấp. Tại đây, đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang nhằm đánh bại từng bước các âm mưu thủ đoạn của địch, tiến lên giành quyền làm chủ các xóm, ấp đến liên ấp.

Sau khi chia ra vùng ven có thế tranh chấp, cuối năm 1961, Tân Tạo lại gặp nhiều khó khăn vì địch càn quét liên miên và bắt dân làm xâu, phát quang các địa hình trên sông, rạch, nhất là các ấp Tân Xuân, Tân Lợi Đông, Tân Lợi Tây ven Hương lộ 4. Để bắt đầu cho việc chuẩn bị xây dựng ấp chiến lược, chính quyền Việt Nam Cộng hòa còn đưa thêm đơn vị bình định đến Tân Tạo điều tra danh sách các gia đình có liên hệ với cách mạng, buộc các gia đình có thân nhân tham gia

Page 137: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

140 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

cách mạng1 cứ đêm đêm ôm mền, chiếu đến nhà Hội, chợ Bà Hom hoặc đình Tân Tạo để ngủ tập trung, sáng về nhà. Tình trạng ngủ như vậy diễn ra cho đến những năm 1964 - 1965 khi nhân dân ta phá rã ấp chiến lược, thì địch mới cho chấm dứt.

Điểm lại tình hình từ năm 1960 trở về trước, Tân Tạo chấp hành chủ trương của cấp trên, đã tiến hành đấu tranh chính trị đơn thuần theo Hiệp định Genève. Tuy nhiên kẻ địch lợi dụng thế mạnh quân sự, chúng dùng mọi thủ đoạn đánh vào cơ sở cách mạng gây cho ta nhiều tổn thất, làm cho cấp ủy xã hai lần phải điêu đứng. Nhưng các đảng viên hoạt động bí mật, những gia đình quần chúng trung kiên vẫn một lòng bám trụ ở địa bàn bằng mọi cách: như ở hầm bí mật, thoát ly vào cứ và nắm vững được địch tình, để có kế hoạch diệt trừ bọn tay sai ác ôn; chính từ đây cách mạng Tân Tạo được duy trì, bám trụ dựa vào dân để chiến đấu giành thắng lợi.

1. Chi bộ và nhân dân Tân Tạo đấu tranh chống

và phá ấp chiến lược địch (1961 - 1964)

Biện pháp cốt lõi trong kế hoạch Staley - Taylor mà Mỹ thực hiện trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là dựa vào:

- Chiến thuật trực thăng vận.

1. Gia đình chị Nguyễn Th ị Đẹt, Lê Th ị Tấm…

Page 138: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 141

- Xây dựng “Ấp chiến lược” hay “Khu trù mật” theo kiểu “tát nước bắt cá”, tách dân ra khỏi lực lượng cách mạng, tập trung dân chống du kích.

Th áng 12 năm 1961, địch mở trận càn quy mô trên khu vực liên xã kéo dài từ “Tam Tân” (Tân Nhựt, Tân Kiên, Tân Tạo) đến Bình Lợi. Dưới sông thì địch dàn tàu, canô án ngữ, trên không thì có trực thăng đổ quân kết hợp với pháo binh đánh phá liên tục vào khu vực căn cứ Vườn Th ơm. Khi địch càn đến cứ điểm của Huyện ủy Bình Tân tại khu vực Bình Lợi thì các bộ phận văn phòng cơ yếu, điện đài của ta đã kịp thời rút đi.

Tại Tân Tạo, địch tiến hành thanh lọc, điều tra lý lịch lính, loại những người thân cách mạng ra, củng cố lại chính quyền xã, ấp, đồng thời lập thêm tổ chức nhân dân tự vệ. Trước tình hình địch tăng cường đánh phá các cơ sở cách mạng, để chuẩn bị cho việc xây dựng ấp chiến lược, vào cuối năm 1961, nhằm hỗ trợ cho phong trào nhân dân đấu tranh chống lại việc xây dựng ấp chiến lược, du kích xã dùng bộc phá đánh sập tháp canh cầu Chùa thuộc ấp Tân Hòa, diệt gọn một tiểu đội lính ngụy. Chiến công này đã làm cho cơ sở cách mạng và nhân dân Tân Tạo rất phấn khởi.

Rút kinh nghiệm thất bại trong việc lập khu trù mật và khu dinh điền trước đây, lần này lập ấp chiến lược, Mỹ - ngụy làm bài bản và thâm độc hơn, chúng

Page 139: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

142 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

dùng lực lượng quân sự kể cả quân chủ lực để hỗ trợ. Bước đầu địch làm thí điểm ở Tây Nam Sài Gòn tại các xã Tân Nhựt, Tân Hòa, Vĩnh Lộc.

Ngoài tề, điệp, cảnh sát, mật thám, bảo an, dân vệ, chúng còn đưa về vùng thí điểm 2 tiểu đoàn thuộc Sư đoàn 7 để hỗ trợ vùng thí điểm.

Để kịp thời lãnh đạo, Khu ủy Sài Gòn - Gia Định ra Nghị quyết (tháng 7 năm 1962) chuyên đề về vấn đề chống và phá ấp chiến lược. Nhằm thực hiện chủ trương trên, chi ủy chi bộ xã đã lãnh đạo nhân dân Tân Tạo đấu tranh kiên quyết không dời nhà vào ấp chiến lược, nếu có vào ấp cũng vùng lên phá mãi, làm cho ý đồ gom dân vào ấp để kiểm soát của địch không hiệu quả như mong muốn. Chi bộ xã còn lãnh đạo đảng viên, quần chúng trung kiên chọn một số mục tiêu đấu tranh để phá ấp chiến lược:

Phải luồn sâu, bám trụ, xây dựng hầm bí mật, đánh địch ngay trong lòng địch.

Diệt ác, phá kềm, mở rộng vùng giải phóng, tiến đến tước vũ khí, vô hiệu hóa các điểm gác nhân dân tự vệ để hỗ trợ phong trào.

Năm 1962, địch cho xây dựng đại trà nhiều ấp chiến lược ở miền Nam. Năm 1963, địch cơ bản xây dựng xong ấp chiến lược ở Tân Tạo. Tất cả các ấp chiến lược Tân Tạo đều không khác gì trại giam khổng lồ

Page 140: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 143

nhốt đồng bào. Cuộc sống của bà con ta trong ấp chiến lược quả thật là tù túng, chật chội, chẳng khác chi cảnh cá chậu chim lồng. Trên địa bàn Tân Tạo, địch tập trung lính dỡ nhà buộc các hộ dân phải vào ấp chiến lược và ban đêm phải thắp đèn treo trước cửa nhà. Địch ra sức càn quét, gom dân để lập ấp chiến lược dọc theo Tỉnh lộ 10, Hương lộ 4, Hương lộ 5, nhất là gần khu chợ Bà Hom, xung quanh đồn bót địch. Chúng tập trung gia đình có người đi lính cho cất nhà ở gần đồn. Gom gia đình Cách mạng ở vòng ngoài. Khi có chiến sự thì vòng ngoài là vòng tự do bắn phá. Lập ngũ gia liên bảo kiểm soát hoạt động sản xuất của dân, cách ly cơ sở cách mạng với các vùng lõm căn cứ bên ngoài. Trên địa bàn xã, địch xây dựng 4 ấp chiến lược, hơn 100ha. Mỗi ấp chiến lược có hai lớp rào thép gai giữa hai lớp hào có hố chông sắt và giao thông hào. Cạnh giao thông hào có một bờ đê cao 1m, trước mặt đê có cắm chông tre, bìa rào ngoài cài lựu đạn. Mỗi ấp đều có làm cổng ra vào. Cứ 7 giờ sáng chính quyền cho mở cửa ấp mới được trở về ruộng vườn cũ làm việc, chiều đúng 5 giờ là đóng cổng lại. Tuy địch kiểm soát gắt gao từng gô cơm đến gói quần áo mỗi khi người dân ra cổng, nhưng bà con quần chúng ngụy trang rất khéo. Qua thúng lúa giống hoặc túi phân urê, bà con tìm mọi cách để chuyển lương thực, thuốc men cho anh em du kích ở căn cứ địa hình. Bọn địch còn bắt gia đình cách mạng phải vót chông, đi phát hoang, bồi thường tiền kẽm gai ấp chiến lược

Page 141: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

144 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

bị cắt phá. Tại mỗi ấp ngoài lính nghĩa quân ra, chúng còn dựng lên một số chòi canh giao cho một trung đội thanh niên vũ trang gác. Nhưng chính quyền ngụy tại Tân Tạo đã vấp phải sự phản kháng mạnh mẽ của nhân dân trong xã, bà con không chịu dời nhà vào ấp, nhất là bà con ở ấp Tân Xuân, Tân Lợi Đông, Tân Lợi Tây và Tân Hòa B. Ta vận động nhân dân đấu tranh có lý có tình để làm chậm trễ việc gom dân vào ấp chiến lược. Trong đó có gia đình các ông bà: Ngô Th ị Hiền, Huỳnh Th ị Bấu, Nguyễn Th ị Th ơm và Đoàn Văn Phường… đã đấu tranh bằng cách dỡ nhà từng phần để kéo dài thời gian không vào ấp. Có một số gia đình sau khi dời đi vẫn lưu lại một túp lều và hũ gạo để tiếp tế cho du kích xã có lương thực bám trụ hoạt động. Nổi bật là gia đình của các ông Lê Công Chép, Phan Văn Móc, Nguyễn Văn Nghề, Huỳnh Văn Dần và bà Phan Th ị Ba. Có một số gia đình trước sau vẫn cương quyết không chịu vào ấp chiến lược, dù phải hy sinh tài sản, nhà cửa bị đốt cháy nhiều lần. Trước sự kiên trì đấu tranh của đồng bào, địch tức tối ra lệnh bắt nhốt một số quần chúng cơ sở của ta như chị Nguyễn Th ị Đẹt, Lê Th ị Tấm để răn đe. Nhưng những hành động khủng bố của chúng không làm cho quần chúng nhân dân Tân Tạo nao núng.

Để giải tỏa áp lực địch, vào đầu năm 1963, du kích xã đã tập kích đốt trụi các trạm gác của nhân dân tự vệ ấp Tân Hội. Sau đó, vào tháng 8 năm 1963, du kích xã

Page 142: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 145

tiến hành đánh sập tháp canh cầu Bà Bộ, kết quả diệt gọn tiểu đội lính bảo an.

Các hoạt động tập kích đánh địch nhằm phá thế kềm kẹp, diệt ác ôn đã làm phong trào cách mạng Tân Tạo như được thổi một làn sinh khí mới. Từ giữa năm 1963 trở đi được sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang huyện và xã, nhân dân trong xã liên tục cắt phá rào chiến lược. Nhân dân trong xã rất phấn khởi với khí thế đang lên của phong trào đấu tranh, như ở ấp 2, có ông Nguyễn Văn Vỹ (Hai Vỹ), đã lớn tuổi, trước đám đông ông mạnh dạn nói: “Ai ủng hộ Ngô Tổng thống muôn năm không biết! Chớ tôi ủng hộ được năm nào hay năm nấy!”. Lời lẽ của ông thấu tai bọn làng lính, chúng cho mời ông ra xã định làm khó. Nhưng ông nói “Các ông nghĩ coi, tôi già yếu như vầy biết sống nay chết mai, làm sao ủng hộ muôn năm”. Trước lời lẽ xác đáng của ông Hai Vỹ bọn địch đành phải thả ông về.

Từ cuối năm 1963 sang năm 1964, nhận được sự hỗ trợ của đơn vị vũ trang huyện, nhân dân Tân Tạo liên tục triển khai phá ấp chiến lược bằng việc nhổ cột sắt, cắt rào kẽm gai. Ban đêm bà con phá, ban ngày địch bắt làm lại, vài tuần lễ sau ta tiếp tục cắt phá nữa, sự việc cứ tiếp diễn tương tự. Tại ấp 4, năm 1963, có đêm bà con phá hàng rào kẽm gai dài cả cây số. Ở ấp 1, ấp 2 có lúc nhân dân phá banh 500m kẽm gai. Bình quân mỗi tháng nhân dân Tân Tạo cắt phá ấp chiến lược một

Page 143: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

146 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

lần. Sang đầu năm 1964, về cơ bản nhân dân Tân Tạo đã vô hiệu hóa, làm một số ấp chiến lược mất dần tác dụng, tạo điều kiện cho cán bộ ta đi lại hoạt động dễ dàng hơn.

Năm 1963, địch tăng cường lực lượng bình định về nằm vùng ở Tân Tạo, nhằm theo dõi hoạt động của cơ sở cách mạng ta và những thanh niên tham gia chống bắt lính. Ở ấp 4, có tên Phân là cán bộ bình định rất nguy hiểm, hắn cùng với tên Bóc và tên Giao chuyên làm tiền các gia đình mà chúng nghi ngờ là nuôi giấu cán bộ cách mạng và có con em trốn lính. Trong lực lượng cảnh sát xã có tên Hai Tịch, Năm Hồ và tên Kế, những tên này thường xuyên phối hợp với lính dân vệ (sau này là lính nghĩa quân) lùng sục vào xóm, truy bắt những thanh niên trốn lính. Tuy nhiên vào cuối năm 1963, thế và lực cách mạng miền Nam đã thay đổi. Từ khi thực thi “quốc sách ấp chiến lược” trong chương trình bình định nông thôn, chính quyền Sài Gòn mất 4.000 viên chức cấp xã và 10.000 trưởng ấp. Tình hình thực tế lúc đó tuy ta chưa đủ sức tiến lên đánh chiếm các thị xã lớn nhưng các trận đánh cấp tiểu đoàn đã diễn ra. Cùng với đó, phong trào Phật giáo xuống đường đã biến thành cao trào đấu tranh chính trị của quần chúng ngay tại trung tâm Sài Gòn, rồi thêm phong trào học sinh, sinh viên. Với những thất bại trên làm cho Mỹ - Diệm ngày càng bế tắc trong cuộc “Chiến tranh đặc biệt”. Tình thế

Page 144: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 147

đó buộc Mỹ phải “thay ngựa giữa dòng”. Ngày 1 tháng 11 năm 1963, xảy ra đảo chính, chính quyền Ngô Đình Diệm bị sụp đổ, Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu bị giết, Dương Văn Minh lên làm Chủ tịch Hội đồng quân nhân (ngày 30 tháng 1 năm 1964, Dương Văn Minh bị đảo chính, Nguyễn Khánh lên làm Chủ tịch Hội đồng quân sự ngụy quyền).

Nhìn chung, chiến trường toàn miền Nam lúc này có chiều hướng phát triển thuận lợi cho ta. Vào đầu tháng 7 năm 1963, để hỗ trợ phong trào cách mạng quần chúng, qua nhiều ngày theo dõi việc đi lại của địch, du kích xã phối hợp với chủ lực huyện chặn đánh địch tại Bờ Xa, vùng gò mả ông Năm Đáo, do tên Cử công an Tân Tạo dẫn lính nghĩa quân “đi ruồng bố”, từ cầu Ông Búp xuống. Trận này tuy không diệt được địch, nhưng cũng làm cho chúng lo sợ, hạn chế bớt các cuộc ruồng bố. Cuối năm 1964, chi bộ và nhân dân Tân Tạo đã kiên trì phá tan một số ấp chiến lược địch. Song song với phong trào phá ấp chiến lược, ta còn đào đường, đắp mô thường xuyên trên Hương lộ 4, Tỉnh lộ 10, khu vực ấp 2 và ấp 3, đồng thời còn gài lựu đạn nhiều nơi ngăn chặn địch đi lại trên địa bàn xã và các lõm địa hình, làm cho chúng đạp phải một số trái nổ chết và bị thương.

Đến cuối năm 1963, sau khi chính quyền Ngô Đình Diệm bị đảo chính, bọn cầm quyền ở Tân Tạo rất

Page 145: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

148 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

hoang mang, ta lợi dụng thời cơ lãnh đạo nhân dân phá ấp chiến lược và vận động thanh niên tòng quân giết giặc, vừa giúp thanh niên chọn cho mình một hướng đi chính nghĩa vừa tránh bị địch bắt đi lính. Qua đợt này, đã có hàng chục thanh niên tham gia du kích xã và tham gia bộ đội địa phương. Tính từ năm 1961 đến năm 1963 đã có hàng trăm thanh niên lên đường cầm súng bảo vệ Tổ quốc, nổi bật nhất là thanh niên các ấp Tân Lợi Đông, Tân Lợi Tây và ấp Tân Hòa.

Sang năm 1964, Tân Tạo phát triển đơn vị vũ trang du kích xã trên một tiểu đội và trang bị đầy đủ theo sự chỉ đạo của Huyện ủy. Để mở rộng địa bàn, giải tỏa áp lực địch và đưa phong trào cách mạng quần chúng lên, đơn vị du kích xã do đồng chí Năm Đen chỉ huy, vào tháng 6 năm 1964 đã dùng mìn đánh sập cầu Bà Bộ, đồng thời ta còn tập kích bót nghĩa quân tề làng của xã Tân Tạo. Kết quả tuy không diệt được địch, nhưng cũng là đòn tác động tâm lý làm bọn chúng hoang mang lo sợ. Nhờ đó ta giải tỏa được tình trạng địch bắt các gia đình có người thân theo cách mạng phải vào nhà Hội, hoặc đồn bót để ngủ. Đó là do ta tổ chức cho bà con ăn nhậu nói chuyện, la lối om sòm, đêm nào cũng gây gổ nhau, làm cho bọn địch ngủ không được. Nhiều phụ nữ lớn tuổi còn khóc lóc kể lể nguyện vọng của họ là: “Hai bên đánh nhau trước làn tên mũi đạn thì chúng tôi ở giữa làm sao tránh đỡ được!”. Trước sự đấu tranh

Page 146: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 149

liên tục của bà con, cuối cùng địch không còn buộc những thân nhân của những người đi theo cách mạng ngủ trong đồn, bót nữa.

Cuối năm 1964, những thắng lợi liên tiếp ở chiến trường miền Nam như chiến thắng ở Bình Giã (lần đầu tiên ta diệt gọn hai tiểu đoàn lính trù bị thủy quân lục chiến), chiến thắng Ba Gia (thuộc Tỉnh Quảng Ngãi), Đồng Xoài (nay thuộc tỉnh Bình Phước), cùng với sự sụp đổ của hệ thống ấp chiến lược trên toàn miền Nam, đang làm cho “Kế hoạch Johnson - McNamara” của Mỹ đi vào phá sản. Như vậy, ván bài 18 tháng bình định với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ - ngụy âm mưu thôn tính miền Nam, một lần nữa bị đẩy sâu vào con đường thất bại. Đối với Tân Tạo (Bà Hom), địa bàn của tổng Long Hưng Th ượng, nối liền giữa căn cứ kháng chiến Vườn Th ơm với Sài Gòn, là nơi mà địch quyết tâm bình định bằng mọi thủ đoạn và nhiều sắc lính, kể cả âm mưu dụ dỗ mua chuộc cán bộ cách mạng, mong biến Tân Tạo thành vành đai an toàn để bảo vệ đầu não của địch ở Sài Gòn. Trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, địch đã gom dân Tân Tạo vào 4 ấp chiến lược, tạo thành một trại giam khổng lồ trên 100ha, hòng tách dân ra khỏi cách mạng. Nhưng chính sách “tát nước bắt cá” của địch không đem lại hiệu quả, vì địch không hiểu được chính lòng dân mới là căn cứ địa cách mạng vững chắc. Nhờ vậy mà lực lượng cách

Page 147: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

150 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

mạng Tân Tạo bám trụ được, vươn lên, vượt mọi khó khăn ban đầu để tồn tại và phát triển.

2. Quân dân Tân Tạo trong cuộc kháng chiến

chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 - 1967)

Sau thất bại trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, tháng 4 năm 1965, Tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson và Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ đã quyết định đưa thêm lực lượng chiến đấu Mỹ và các nước đồng minh vào miền Nam Việt Nam, đồng thời tăng cường ném bom đánh phá miền Bắc. Chỉ trong vòng một năm từ tháng 12 năm 1964 đến tháng 12 năm 1965, quân Mỹ từ con số 23.300 quân đã tăng vọt lên 184.300 quân với đủ các loại vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại ồ ạt đưa vào miền Nam Việt Nam.

Ngày 11 tháng 6 năm 1965 tại Sài Gòn, Mỹ đã phế bỏ chế độ bù nhìn Nguyễn Khánh, lập nội các mới do Nguyễn Văn Th iệu và Nguyễn Cao Kỳ đứng đầu. Mỹ đưa quân mở rộng Chiến tranh cục bộ ở miền Nam, đồng thời sử dụng không quân các loại đánh phá ác liệt trên lãnh thổ miền Bắc của Việt Nam, nhằm thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược của Mỹ đối với miền Nam là “Tìm diệt” do Mỹ và lực lượng đồng minh của Mỹ đảm trách, và “Bình định” do ngụy quân, ngụy quyền các cấp tiến hành. Với biện pháp: xây dựng lại các ấp chiến lược bằng cái tên mới “Ấp Tân sinh”; sau khi đánh phá ác liệt, chúng gom dân lại và có đội “Phượng hoàng”

Page 148: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 151

(gồm những tên phản bội chiêu hồi) nhìn mặt, thanh lọc, kềm kẹp. Ngoài ra, Mỹ còn thiết lập “đội Th iên nga” tham dự khai thác thông tin, cùng với chương trình phát triển nông thôn, khống chế, mị dân lôi kéo quần chúng chống lại lực lượng cách mạng. Tóm lại, tuy vẫn là “bình cũ” nhưng nội dung kịch bản được nâng lên với lớp sơn mị dân, màu mè, lòe lẹt hơn.

Từ giữa năm 1965 trở đi, Mỹ đưa Lữ đoàn Bộ binh 199 về đóng tại địa bàn Vườn Th ơm và các xã thuộc Bắc Bình Chánh. Lữ đoàn này kết hợp với ngụy quân mở các cuộc càn quét, đánh phá. Ngoài ra, địch được tăng cường pháo binh, máy bay, tàu chiến để tuần tra ven sông Chợ Đệm, mục đích đè bẹp lực lượng cách mạng ta ở khu vực này. Cùng lúc đó Mỹ cũng tăng cường đổ bộ quân lên Đà Nẵng, Tổng thống Mỹ Johnson ra lệnh ném bom kéo dài ở miền Bắc Việt Nam.

Ngày 20 tháng 7 năm 1965, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi lịch sử: “Dù phải chiến đấu 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa, chúng ta kiên quyết chiến đấu đến thắng lợi hoàn toàn”.

Sau lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch, quân dân miền Nam nói chung, quân dân Tân Tạo nói riêng với khí thế cách mạng lên cao, tìm mọi cách để đánh Mỹ. Th áng 5 năm 1965, huyện Bình Tân được sáp nhập với quận 3, quận 5 và quận 6 thành Phân khu cánh Bình Tân, trực

Page 149: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

152 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

thuộc Khu Sài Gòn - Gia Định, do đồng chí Tư Trường làm Bí thư Phân khu ủy, đồng chí Hai Sang làm Phó Bí thư. Đồng thời lúc này Tiểu đoàn 6 Bình Tân cũng được thành lập.

Được sự chỉ đạo kịp thời của Trung ương, nên khi triển khai kế hoạch “X”, Phân khu ủy Bình Tân xác định vị trí quan trọng của mình ở phía Tây Nam thành phố và đề ra phương châm: “Kiên quyết bám trụ chiến trường, phát động phong trào chống Mỹ, xây dựng lực lượng vũ trang chính trị và binh vận tiếp tục đánh Mỹ - ngụy bằng chiến tranh du kích để giữ địa bàn đứng chân cho lực lượng cách mạng”.

Chấp hành sự chỉ đạo của Phân khu ủy Bình Tân, xã Tân Tạo củng cố lại lực lượng cách mạng của mình: chi bộ Đảng vẫn do Đặng Văn Vỹ làm Bí thư và Nguyễn Văn Be làm Phó Bí thư cùng với 6 đảng viên. Đơn vị du kích vũ trang trên một tiểu đội, trang bị đầy đủ, và luôn trong tư thế sẵn sàng đối phó với tình hình mới.

Về tình hình chiến sự của các xã thuộc căn cứ Vườn Th ơm, sau bốn tháng xây dựng và huấn luyện, đầu tháng 5 năm 1965, tiểu đoàn 6 Bình Tân ra quân chặn đánh tiểu đoàn 61 Bảo an ngụy trên Tỉnh lộ 10, gần cầu An Hạ, tiêu diệt được nhiều quân địch và thu được một số vũ khí. Sau đó, tiểu đoàn 6 phối hợp với tiểu đoàn pháo binh Quân khu Sài Gòn - Gia Định,

Page 150: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 153

pháo kích vào sân bay Tân Sơn Nhất, gây cho địch nhiều thiệt hại.

Để hưởng ứng phong trào chung, tháng 11 năm 1965, du kích xã phối hợp với đơn vị vũ trang huyện, chặn đánh đơn vị thủy quân lục chiến của địch tại cầu Kinh, tiêu diệt được một đại đội địch. Trên đà thuận lợi, đơn vị vũ trang tuyên truyền của xã dùng loa kêu gọi binh lính ngụy hãy rã ngũ trở về nhà làm ăn và thông qua các gia đình thân nhân của binh lính ngụy tác động thêm. Kết quả từ năm 1964 đến cuối năm 1965, ta kêu gọi được 5 lính ngụy bỏ súng trở về với gia đình1.

Đang trên đà thuận lợi, thì phong trào cách mạng xã Tân Tạo lại rơi vào tình trạng cực kỳ khó khăn do chi bộ và an ninh huyện Bình Tân phát hiện trong nội bộ chi bộ xã có nội gián. Những năm 1965 - 1966, thông qua nội gián, địch đã đánh vào lực lượng cách mạng xã, làm cho một số cán bộ và chiến sĩ du kích hy sinh, hàng chục cơ sở bị địch tìm bắt (trong đó có đồng chí Hai Bụng, Nguyễn Th ị Đẹt, Lê Th ị Tấm). Làm cho lực lượng cách mạng xã phải chịu nhiều tiêu hao tổn thất, mãi đến gần cuối năm 1966 tình hình mới tạm ổn. Bên cạnh đó an ninh huyện đã xử lý tên phản bội Đặng Văn Vỹ. Từ năm 1965 đến năm 1969 tại xã Tân Tạo có tên Rùa, trước là bộ đội của ta nhưng

1. Bao gồm: Ba Phương, Nguyễn Văn Bê, Đoàn Văn Sáu, Dũng…

Page 151: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

154 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

ra chiêu hồi địch đã cùng với bọn lính đồn trú tại xã tổ chức các cuộc càn quét, đánh phá ác liệt các cơ sở cách mạng của ta. Tình hình khó khăn như vậy kéo dài hơn một năm, phong trào cách mạng tại Tân Tạo tạm thời lắng xuống, đồng thời một số cán bộ không thể hoạt động được phải rời địa bàn sang xã bạn ở để công tác. Đến tháng 11 năm 1966, chi bộ Tân Tạo lúc này được củng cố lại: Nguyễn Văn Th ắm (Ba Th ắm) làm Bí thư, Lê Công Duyên (Tư Dâm) làm Phó Bí thư. Từ đây được sự lãnh đạo của chi ủy, phong trào cách mạng Tân Tạo mới phát triển lại.

Khắp chiến trường miền Nam lúc này nổi lên phong trào thi đua đánh Mỹ, diệt Mỹ như: Th áng 3 năm 1965, trận đánh của Biệt động Sài Gòn làm hư hại nặng Tòa Đại sứ Mỹ (5 tầng lầu), ở đường Hàm Nghi - Sài Gòn, tiêu diệt 190 tên lính Mỹ. Ngoài ra còn nhiều cuộc đấu tranh chính trị nổi lên khắp nơi, như tại đường Duy Tân, Sài Gòn (nay là đường Phạm Ngọc Th ạch), đoàn biểu tình thu hút đông đảo quần chúng tham gia công khai phản đối Mỹ và lực lượng thân Mỹ can thiệp vào miền Nam Việt Nam.

Tại Tam Tân - Vườn Th ơm (Bình Chánh), những cuộc đấu tranh chính trị kết hợp chặt chẽ với các cuộc tấn công của bộ đội tập trung và du kích đã đánh bại nhiều cuộc hành quân phản kích của địch vào khu vực này.

Page 152: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 155

Tin chiến sự khắp chiến trường miền Nam được tình báo quân sự báo cáo dồn dập về Mỹ, tướng Westmoreland rất lo ngại, hóa ra tăng cường lính Mỹ vào càng nhiều càng bị đánh thua đau. Mùa thu năm 1965, Hội đồng Th am mưu Mỹ thay đổi chiến lược tấn công bằng 3 cách: ném bom phá hoại miền Bắc, hành quân tiêu diệt Việt Cộng ở miền Nam và bình định nông thôn.

Mùa khô năm 1965 - 1966, Mỹ mở chiến dịch tấn công lực lượng cách mạng với chiến dịch 5 mũi tên, nhằm đẩy quân ta ra xa Sài Gòn, bình định cơ sở hạ tầng vùng ngoại ô thành phố. Trong 5 mũi chiến dịch mà quân địch thực hiện, Tân Tạo nằm trong mũi hướng Tây Nam của địch, đánh ngang qua Bình Tân, Long An do Lữ đoàn 173 của Mỹ làm chủ công cùng phối hợp nhiều tiểu đoàn chủ lực ngụy, lính bảo an nghĩa quân.... Với kế hoạch “Tìm diệt” diễn ra trong 2 đợt: đợt I và đợt II, trong khoảng thời gian từ mùa khô năm 1965 đến mùa khô năm 1966 (địch dùng quân chủ lực hành quân chà đi xát lại nhiều lần và khống chế sự hoạt động của ta bằng phi pháo, giang thuyền, thiết vận xa...). Còn địa hình nơi lực lượng ta bám trụ, địch bắt dân và lính đốn phá, có nơi ta tổ chức gài lựu đạn, nên chúng không dám lùng sục, phải dùng máy bay rải thuốc khai quang để đánh phá xóa bỏ địa hình.

Riêng ở xã Tân Tạo, tháng 4 năm 1965, đồng chí Lê Công Duyên chỉ huy du kích xã gài lựu đạn tại các lõm

Page 153: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

156 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

địa hình thuộc ấp Tân Lợi Đông, Tân Lợi Tây. Khi bọn lính nghĩa quân dẫn dân đi đốt phá, phát quang bị lựu đạn nổ làm chết và bị thương 9 tên lính. Kể từ đây bà con Tân Tạo kiên quyết đấu tranh không đi đốn lá phát quang địa hình vì sợ bị lựu đạn, buộc quân địch Tân Tạo phải nhượng bộ, không bắt dân đi phát quang nữa.

Năm 1967, Mỹ chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, trong đó chúng tăng cường hệ thống phòng thủ Sài Gòn bằng cách xây dựng một con đường vành đai chiến lược trong đó có Tân Tạo. Cụ thể là địch tăng cường một tiểu đoàn quân lính đánh thuê Nam Triều Tiên về đóng đồn tại miễu Tân Th uận (ấp 1), yểm trợ đơn vị công binh xây dựng Xa lộ vành đai (Xa lộ Đại Hàn, nay là Quốc lộ 1A). Đến năm 1969, tiểu đoàn Nam Triều Tiên rút đi, địch đặt Bộ chỉ huy Liên đoàn biệt động quân ngụy tại đây và đồn đổi tên là đồn Th ái Văn Minh1. Tại đây, địch bố trí một trận địa pháo gồm: 2 khẩu đại bác 155 ly, 2 khẩu đại bác 105 ly và 2 khẩu cao xạ phòng không, khống chế rộng cả cánh Bắc địa bàn huyện.

Để đủ sức lãnh đạo phong trào cách mạng trước tình hình mới, một lần nữa chi bộ xã được củng cố lại vào đầu năm 1967, đồng chí Ba Th ắm bị thương nặng do đó đồng chí Phạm Văn Ba (Ba Ốm) được đề cử làm

1. Nay là nghĩa trang liệt sĩ Bình Chánh - Bình Tân.

Page 154: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 157

Bí thư chi bộ, Lê Công Duyên (Tư Dâm) vẫn làm Phó Bí thư, phụ trách xã đội trưởng, cùng với 8 đảng viên trở thành chi bộ mạnh trong vùng.

Đặc biệt, nổi bật là phải nói đến cuộc “tẩy chay” cuộc bầu cử Quốc hội lập hiến của chính quyền Việt Nam Cộng hòa, diễn ra vào cuối năm 1966, đầu năm 1967. Trước đó mấy ngày, chi bộ phân công đảng viên và đoàn thể chia nhau đi vận động nhân dân trong xã bằng mọi cách không tham gia bầu cử. Nếu có đi thì bỏ phiếu trắng hoặc bấm rách, xé phiếu... Tuy bọn lính gây áp lực với người dân bằng cách phát loa hô hào buộc dân đi bỏ phiếu, nhưng tỷ lệ không quá 70%/1.600 cử tri và đa số phiếu đều bị bấm rách hoặc để phiếu trắng, tỷ lệ này chiếm trên 95%. Địch vô cùng tức giận, cho lính đi điều tra để khủng bố quần chúng nhưng không đem lại kết quả gì.

Vào mùa Xuân Bính Ngọ (1966), theo sự chỉ đạo của Quân khu Sài Gòn - Gia Định (dựa theo chủ trương của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam) kêu gọi ngưng bắn 3 ngày để ăn Tết. Trước thế mạnh của ta, bọn địch ở Tân Tạo buộc phải nhượng bộ và cho ngưng bắn. Lúc này ta đưa đội văn nghệ vào phục vụ nhân dân ở các căn cứ Vườn Lớn, Tân Lợi Đông, Tân Lợi Tây..., địch có ra khỏi đồn phục kích nhưng không dám vào khu vực ăn Tết của ta.

Page 155: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

158 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

Vào tháng 4 năm 1966, để phát huy thắng lợi, Khu ủy Sài Gòn - Gia Định ra một nghị quyết, nêu rõ nhiệm vụ cho vùng ven Sài Gòn là “Liên tục tấn công địch, nâng cao và mở rộng hoạt động vũ trang ở vùng nông thôn, phải giữ vững cho kỳ được vùng giải phóng, mở rộng thế làm chủ vùng tranh chấp, đồng thời xây dựng mở rộng vùng hoạt động của các lực lượng, phát triển cao trào quân du kích chiến tranh ở cả 3 vùng, làm tiêu hao nhiều sinh lực địch”.

Th eo tinh thần Nghị quyết, chi ủy chi bộ Tân Tạo đã lãnh đạo nhân dân phá hư hại các ấp chiến lược của địch; gỡ hàng trăm lựu đạn, mìn của địch gài chung quanh các ấp chiến lược. Từ đó, thực tế một số ấp chiến lược ban ngày địch tạm kiểm soát, còn ban đêm cách mạng và nhân dân ta làm chủ, qua đó ta lập lại các lõm địa hình cứ Vườn Lớn và khu vực Tân Lợi Đông, Tân Lợi Tây. Sang năm 1967, trên địa bàn Tân Tạo quân số của địch nhiều hơn lực lượng ta, ngoài bảo an dân vệ địa phương quân được tăng cường còn có tiểu đoàn Nam Triều Tiên và tiểu đoàn thủy quân lục chiến đóng dã ngoại, nhưng hoạt động lại không mạnh. Cùng với phong trào chung, du kích xã phối hợp với đơn vị vũ trang huyện chặn đánh đại đội thủy quân lục chiến đóng dã ngoại theo các rặng dừa nước của ấp Tân Hòa. Kết quả ta diệt được một số lính địch. Vào tháng 10 năm 1967, du kích xã phối hợp với bộ đội huyện đánh

Page 156: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 159

tập kích một đơn vị của thủy quân lục chiến đóng dã ngoại tại cua Bà Đê, thuộc ấp Tân Th ạnh. Kết quả ta đã tiêu diệt được 1 đại đội địch, thu được 2 súng trung liên, một số súng trường và tiểu liên.

Th áng 5 năm 1967, Trung ương Cục mở Hội nghị lần V, xác định nhiệm vụ sắp tới: “Đẩy mạnh chủ động tấn công và phản công liên tục, tiêu hao, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, tiếp tục đánh bại chiến lược 2 gọng kềm tiếp tục đẩy địch vào thế phòng ngự, xây dựng 3 thứ quân của ta vững mạnh, tạo điều kiện giành thắng lợi ngày càng lớn, tiến lên tổng công kích, tổng khởi nghĩa”.

Được Huyện ủy Bình Tân truyền đạt nội dung của Hội nghị Trung ương Cục lần 5, nhân dân Tân Tạo quyết tâm bảo vệ địa bàn và thực lực cách mạng của đơn vị mình, làm địa bàn đứng chân cho lực lượng cách mạng cấp trên tiến lên tổng công kích tổng khởi nghĩa. Trước tiên là phải trừ gian diệt ác, diệt trừ những tên phản bội cách mạng có nợ máu với nhân dân. Trưa ngày 8 tháng 11 năm 1967 (âm lịch), được nguồn tin của cơ sở cung cấp tên Cai tổng Nguyễn Văn Nhành sẽ đến nhà mẹ vợ y trong xã, bốn đồng chí du kích xã đột nhập bất ngờ vào nhà và nổ súng trị tội tên phản bội cách mạng. Tiếp đến vào tháng 12 năm 1967, du kích xã tiếp tục trừng trị tên Nguyễn Văn Lai là xã đoàn trưởng thanh niên chiến đấu ngụy và tên Nguyễn Văn Mạ là ủy viên cảnh sát xã Tân Tạo. Diệt được một số tên

Page 157: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

160 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

ác ôn, xóa bớt đi sự sách nhiễu, kềm kẹp, rình mò của địch. Th ành tích trên của du kích xã đã làm cho nhân dân Tân Tạo vô cùng phấn khởi.

Khi giải tỏa được áp lực địch trên địa bàn xã, chi bộ Đảng và các tổ chức đoàn thể đi sâu, đi sát mỗi ấp vận động giáo dục quần chúng nhân dân và tác động đến những gia đình có thân nhân theo chế độ ngụy hiểu rõ đường lối chủ trương của Đảng là “Đoàn kết toàn dân, đánh đuổi giặc ngoại xâm giành độc lập dân tộc”. Từ đó, mọi người, mọi nhà tích cực đóng góp nuôi quân, vót chông, gài trái tạo hầm bí mật cho cán bộ bám trụ hoạt động công tác. Ngoài ra, còn một nguyên nhân khác nữa là do Mỹ đưa quân đội Mỹ vào đất nước ta nhiều, càng làm gay gắt thêm mâu thuẫn giữa nhân dân ta với đế quốc Mỹ, càng làm tinh thần quật khởi của dân tộc ta bùng nổ. Từ đây căn cứ lòng dân Tân Tạo mỗi lúc được nhân lên, sức mạnh như sóng triều dâng, là tiền đề cho các cuộc tiến công đánh địch sau này.

Tóm lại, theo thống kê cho thấy, trong giai đoạn 1966 - 1968, số lượng quân địch ở địa bàn Tân Tạo là trên 2 tiểu đoàn, bao gồm tiểu đoàn Nam Triều Tiên đóng ở ấp Tân Xuân, tiểu đoàn thủy quân lục chiến và một số trung đội nghĩa quân với bộ máy tề xã, ban ấp, thanh niên chiến đấu, nhân dân tự vệ... ngoài ra địa bàn xã Tân Tạo với các căn cứ lõm còn là nơi phải chịu nhiều phi pháo của địch, nhiều trận địa pháo cùng với

Page 158: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 161

sự chi viện nhanh của các phi đội trực thăng Mỹ đóng tại Bình Chánh.

Như vậy, ở mảnh đất Tân Tạo, nếu so sánh về mặt quân sự thì quân địch hơn ta gấp nhiều lần. Cùng các phương tiện chiến tranh tối tân hiện đại, địch chú tâm càn quét, chà đi xát lại nhiều lần mong biến nơi đây thành vùng trắng. Tuy nhiên, quân dân Tân Tạo vẫn giữ vững địa bàn bằng thế trận chiến tranh nhân dân và du kích với phương châm “3 mũi giáp công” giành giật gay gắt từng xóm ấp, liên ấp và đến hành lang liên xã, phối hợp với bộ đội địa phương đánh địch nhằm tạo thế và thời cơ cho cuộc chiến đấu thắng lợi sau này.

2. Quân dân Tân Tạo tham gia cuộc tập kích chiến

lược Xuân Mậu Thân năm 1968

Cả hai cuộc phản công chiến lược mùa khô (1965 - 1967) rầm rộ của Mỹ, thực chất không giành được thắng lợi cả về chiến thuật và chiến lược, trong khi đó phong trào đấu tranh của nhân dân và du kích ở miền Nam vẫn phát triển mạnh mẽ.

Ngày 15 tháng 11 năm 1967, tướng Westmoreland (Oét-mo-len) được triệu hồi về Mỹ, khi vừa bước xuống sân bay, ông ta đã huênh hoang tuyên bố: “Tôi rất phấn khởi, suốt 4 năm ở Việt Nam chưa bao giờ tôi phấn khởi như bây giờ”. Ngày 21 tháng 11 năm 1967, tại Câu lạc bộ báo chí toàn quốc, Westmoreland đọc báo cáo

Page 159: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

162 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

tổng kết chiến sự ở miền Nam Việt Nam từ 1965 đến 1967, cuối cùng ông đưa ra lời hứa: “Chiến thắng trong tầm tay” và “Sau khi càn quét nốt kẻ địch đang tan rã, Mỹ có thể bắt đầu rút quân”.

Về phía ta, tháng 12 năm 1967, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đưa ra nhận định về tình hình miền Nam: “Cách mạng miền Nam đang trong thời kỳ mới, thời kỳ giành thắng lợi quyết định. Trên cơ sở này cho phép tổng công kích, tổng khởi nghĩa, lấy Sài Gòn đầu não ngụy làm khu trọng điểm”.

Lúc này cánh Bắc Bình Chánh - Tân Bình và liên quận 3, 5, 6 cùng với phía Bắc Long An hợp thành Phân khu 2 do Phan Văn Hân (Hai Sang) làm Bí thư. Phân khu 2 có 4 tiểu đoàn, bao gồm: tiểu đoàn 6 Bình Tân, tiểu đoàn 247, tiểu đoàn 264 (của Quân khu 8) cùng tiểu đoàn 12 đặc công Biệt động Sài Gòn từ hướng Tây Nam Sài Gòn tiến vào các quận 6, 7, 11 và Khám Chí Hòa, điểm hội quân cuối cùng vào Dinh Độc Lập. Phân khu 2 trực tiếp với Bộ chỉ huy Tiền phương Nam (Tiền phương II) phụ trách các mũi đánh hướng Tây Nam và lực lượng nội thành.

Để hỗ trợ cho các lực lượng trên về đứng chân, Phân khu 2 thành lập Ban Cán sự vùng. Tân Tạo thuộc vùng 2 Bắc Bình Chánh (gồm có các xã Tân Túc, Tân Tạo, Tân Nhựt, Tân Kiên) do các đồng chí Hai Râu làm

Page 160: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 163

Bí thư, Ba Đức - Huyện đội trưởng, Tư Hậu, Tư Trùm làm Huyện đội phó, Dương Lạc Rạch làm Chính trị viên huyện đội.

Tân Tạo được Ban Cán sự 2 Bình Chánh (còn gọi là huyện Bình Chánh), phổ biến nhiệm vụ mật (chỉ thị Phân khu). Quân dân Tân Tạo đều hiểu rằng đang chuẩn bị một nhiệm vụ quan trọng theo sự chỉ đạo của cấp trên, vào những tháng cuối năm 1967, rất rộn rịp để đón mùa Xuân dân tộc thật đặc biệt.

Để chuẩn bị cho thời cơ mới, đồng thời cũng là hậu phương, hậu cần phục vụ cho các tiểu đoàn mũi nhọn của Phân khu tấn công vào nội đô, do đó, bộ máy của xã từ Đảng đến các đoàn thể phải gấp rút củng cố tăng cường. Chi bộ xã do Phạm Văn Ba (Ba Ốm) làm Bí thư, Lê Công Duyên làm Phó Bí thư phụ trách xã đội cùng các đảng viên trong chi bộ tổ chức hội họp các cơ sở và nhân dân các ấp để phổ biến một số nhiệm vụ cấp trên giao phó. Các đoàn thể thanh niên, phụ nữ và các tổ Đảng mật (phụ trách luôn vai trò các đoàn thể) của 4 ấp đều được quán triệt các nhiệm vụ hậu cần là chuẩn bị lương thực và 40 chiếc xuồng cho bộ đội qua sông; chuẩn bị lại các hầm bí mật, sửa sang lại các lõm địa hình, bố trí gài trái bảo vệ thuộc phạm vi các ấp 2, ấp 3 và ấp 1 của xã.

Tân Tạo là xã nằm sát cạnh nội đô Sài Gòn, bị địch đàn áp, kiểm soát chặt chẽ, dù vậy bà con Tân Tạo vẫn

Page 161: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

164 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

góp nhiều công sức, tiền của cho chiến dịch. Tổ chức vận động nhân dân trong xã chuẩn bị phục vụ chiến dịch và trong 4 ấp, mỗi ấp đều có một trung đội dân công, toàn xã có trên 60 dân quân, hai tiểu đội du kích có trách nhiệm hướng dẫn bộ đội đi đến mục tiêu và làm dân công tải thương tải đạn. Đồng thời vận động nhân dân trong xã đóng đảm phụ kháng chiến, kết quả có hơn 90% hộ tham gia. Mỗi gia đình nhân dân đóng góp từ 2 đến 5 giạ lúa gạo, tổng cộng lúa, gạo được trên 3 tấn, có trường hợp như bà Nguyễn Th ị Th ơm ở ấp 2 ủng hộ một xuồng lúa trên 15 giạ. Ngoài ra, nhân dân còn tham gia cất giấu vũ khí, thuốc men tại nhà đồng chí Nguyễn Văn Lên (Tám Phải), đảng viên trực thuộc Th ành Đoàn hoạt động hợp pháp. Nhà của đồng chí cách đồn Th ái Văn Minh 300m, cách Cuộc Cảnh sát Bà Hom 50m nhưng nơi đây đã cất giấu hàng tấn vũ khí để vận chuyển vào nội thành phục vụ chiến dịch và cung cấp nhiều dụng cụ y tế thuốc men bông băng (nhà thuốc Huỳnh Mai tại chợ Bà Hom ủng hộ và mua dùm một số thuốc men khá lớn) cùng các nhu yếu phẩm cần thiết khác. Mọi việc chuẩn bị rất khẩn trương và phải hoàn tất vào đầu tháng 1 năm 1968; ta hoạt động ngay trong lòng địch tạm chiếm, nhưng địch không hề hay biết gì.

Chiều ngày 31 tháng 1 năm 1968, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Th ân vào Sài Gòn bắt đầu. Tiểu đoàn 6 Bình Tân xuất phát từ ấp 5 Tân Nhựt vào

Page 162: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 165

nội đô tiến đánh Cuộc Cảnh sát ngụy và cảnh sát dã chiến gần trường đua Phú Th ọ, để thọc sâu phối hợp với đơn vị biệt động đánh vào Biệt khu Th ủ đô. Cùng lúc đó, một bộ phận Tiểu đoàn 6 phối hợp với Trung đoàn bộ binh 16, ém quân ở Bà Quẹo để tấn công vào sân bay Tân Sơn Nhất lúc 2 giờ 45 phút, ngày 31 tháng 1 năm 1968. Khi chạm địch ở vòng ngoài, ta nổ súng làm chết và bị thương hàng trăm tên địch, đồng thời bắn pháo vào phi trường làm hỏng 8 máy bay.

Tại Tân Tạo, khi tiểu đoàn 6 Bình Tân cùng các đơn vị Phân khu 2 tấn công vào các mục tiêu nội thành, thì chiều mùng 2 Tết (31/1/1968) chi bộ xã lãnh đạo du kích và dân quân chuẩn bị cờ, băng-rôn hỗ trợ nhân dân ấp 2 và ấp 3 nổi dậy giải phóng 2 ấp của xã, làm hậu thuẫn tiến đến việc giải phóng toàn xã, tạo địa bàn đứng chân cho các đơn vị tiến vào thành phố. Nhưng bị địch phát hiện, chúng cho 2 trực thăng HU-1A đến bắn phá, buộc các lực lượng du kích phải rút lui, làm cho bà Dương Th ị Đầm tham gia nổi dậy hy sinh.

Trên địa bàn Tân Tạo cuối năm 1967, ngoài các sắc lính thuộc tiểu đoàn thủy quân lục chiến, Biệt động quân với Tiểu đoàn lính Nam Triều Tiên, còn có đơn vị lính Mỹ thuộc Lữ đoàn 199 cùng đóng chốt ở địa bàn này. Ven kênh rạch ở các khu vườn cũ, nơi có các lõm căn cứ du kích như Tân Xuân, Tân Lợi Đông, Vườn Lớn… đầu tiên lính Mỹ rải chất độc khai hoang làm rụi hết lá cây,

Page 163: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

166 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

kế đến cho trực thăng vận tải mang hàng tấn xăng dầu đổ xuống làm chết tận gốc. Chúng còn cho phủ hàng tấn bột cay để biến thành nơi không ai có thể trú ngụ được. Tuy địch thường xuyên tổ chức các đợt phục kích, ruồng bố nhưng chúng luôn bị du kích ta gài trái mìn trên đường đi lại của chúng thuộc khu vực ấp 1, ấp 2 và ấp 3, làm nhiều tên chết và bị thương. Ngày mùng 6 Tết (4/2/1968), ta gài trái mìn tự tạo (đầu đạn đại bác 105 ly bị lép gắn kíp nổ chế lại thành mìn tự tạo) tại nơi xe quân sự của địch thường đi qua lại ở cầu Phủ Bắc, thuộc ấp 2, làm bị thương 2 lính Mỹ và 1 xe của Mỹ bị hư hoàn toàn, buộc Mỹ phải ngưng cuộc ruồng bố lại.

Th ời điểm Tết Mậu Th ân (1968), chi bộ phân công du kích xã dẫn nhiều trung đội dân công hàng đêm, suốt mấy tuần lễ đầu của Tết Nguyên Đán tải đạn từ căn cứ Vườn Th ơm (Tân Nhựt) đến An Lạc giao cho bộ phận nội đô và tải thương binh về các trạm quân y tiền phương (đóng ở ấp 2 của xã), lúc nào cũng có một số lượng dân quân tham gia đông đảo, có lượt lên đến 300 người.

Ngày 12 tháng 2 năm 1968, du kích xã kết hợp với bộ đội huyện do Sáu Cu - đại đội trưởng chỉ huy tập kích vào Cuộc Cảnh sát và trụ sở tề làng Tân Tạo bằng súng B.40 và tiểu liên. Kết quả trụ sở bị bay nóc, bọn làng lính chạy thoát. Về phía ta có Nguyễn Văn Hoàng là bộ đội huyện hy sinh.

Page 164: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 167

Ngoài ra, để hỗ trợ phong trào cách mạng của địa phương, du kích xã phối hợp với bộ đội địa phương huyện pháo kích vào nhà xã Hòa (ấp 1), nơi lực lượng “Bình định nông thôn” của địch đang đóng quân, nhưng bị địch phản kích lại bằng mìn định hướng. Kết quả làm cho đồng chí Quốc là bộ đội huyện hy sinh và Lê Công Mẵn, du kích xã bị thương. Tân Tạo lúc này tuy thế địch rất mạnh, nhưng trước khí thế tiến công của ta trong toàn thành phố, đã khiến địch phải co cụm lại. Do đó, trong mấy tuần lễ đầu Tết Mậu Th ân (1968), vào buổi chiều, từ 3 giờ trở đi đến sáng hôm sau ta hoàn toàn làm chủ toàn bộ ấp 3, một phần ấp 2 và căn cứ Vườn Lớn. Từ đây, phong trào thanh niên, phụ nữ sẵn sàng đảm đương vai trò hậu phương cho tiền tuyến như vận động “Hũ gạo nuôi quân đánh Mỹ”, vận động nhân dân đắp mô, cắt đường làm công sự, hạn chế sự đi lại của địch bằng cách rút cầu trên Hương lộ 4, phạm vi ấp 2 để bảo vệ vùng giải phóng.

Trong đợt I Mậu Th ân (5/2/1968), Tân Tạo vinh dự được chọn làm nơi đóng Sở chỉ huy phía trước thuộc Bộ Tư lệnh Tiền phương Nam, địa điểm gần vườn nhà ông Bộ, ấp Tân Lợi Đông. Bộ Tư lệnh Tiền phương Nam (tức Tiền phương II) chịu trách nhiệm chỉ huy các đơn vị chủ lực ở hướng Tây Nam thành phố và toàn bộ lực lượng vũ trang biệt động nội thành. Th eo sự chỉ đạo của Trung ương Cục, chiều ngày 5 tháng 2 năm 1968, sở chỉ

Page 165: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

168 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

huy phía trước của Bộ Tư lệnh Tiền phương Nam đã mời và tiếp đón ông bà luật sư Trịnh Đình Th ảo, giáo sư Nguyễn Văn Khiết và anh Lê Hiếu Đằng đến Tân Tạo, sau đó đưa các vị ra chiến khu để thành lập “Liên minh các lực lượng dân tộc dân chủ và hòa bình”.

Ngoài ra, ở ấp Tân Lợi Đông còn có một bộ phận quân y của Phân khu 2 phối hợp với y tế huyện đóng trạm cứu thương ở đây để đón nhận thương binh từ nội thành đưa về đây sơ cứu, sau đó tiếp tục đưa về phía sau điều trị. Bộ phận quân y này có khoảng 30 cán bộ, nhân viên, y tá, bác sĩ. Sau ngày 10 tháng 2 do địch liên tục phản kích ra ngoại thành, nên đơn vị quân y này phải rút về hậu cứ Vườn Th ơm.

Một tuần lễ sau cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Mậu Th ân (1968), các tiểu đoàn của Phân khu 2 đánh diệt một số mục tiêu ở nội thành. Nhưng thực tế do tương quan lực lượng trên chiến trường đô thị, ta không thể chiến đấu lâu dài trong Th ành phố, cho nên cánh quân của ta phải tạm rút ra vùng ven. Từ ngày 10 - 12 tháng 2, các trận đánh trong thành phố bắt đầu thưa dần... Sau đợt I, khi ta rút quân ra khỏi nội thành, địch ráo riết chuẩn bị đối phó. Ngoài quân ngụy, Mỹ còn đưa sư đoàn 1, sư đoàn 9 và sư đoàn 25 về để bảo vệ thủ đô Sài Gòn, củng cố lại vành đai phòng thủ, liên tiếp mở các cuộc hành quân với quy mô lớn nhằm đẩy ta ra xa thành phố.

Page 166: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 169

Từ ngày 10 tháng 2 năm 1968, địch phản kích ác liệt hòng hủy diệt vùng căn cứ Vười Th ơm (Tân Nhựt). Chúng tiến hành càn quét, bố ráp dọc theo sông Chợ Đệm. Ở dưới sông chúng cho ca nô tuần tra. Ban đêm thì cho trực thăng soi đèn đánh phá khu vực “Tam Tân”. Các bãi pháo Khai Vinh (An Lạc), Bình Chánh, đồn Th ái Văn Minh thi nhau trút đạn trên các vùng đất này. Nhưng dân quân các lực lượng vũ trang ở cứ Vườn Th ơm vẫn kiên cường bám trụ, vừa đánh địch trên hàng chục trận lớn, nhỏ và tiêu diệt hàng trăm tên địch, vừa chuẩn bị mọi công việc hậu cần cho cuộc tấn công đợt II. Trước tình hình chung đó, tháng 4 năm 1968, quân dân xã Tân Tạo tập kích một đơn vị bộ binh Mỹ thuộc Lữ 199 đi phục kích đêm bằng trái ĐH.10 làm một số tên địch chết và bị thương. Đồng thời ta liên tục đánh địch bằng các cách như gài mìn tự tạo, đánh phục kích bằng mìn vào đường đi lại thường xuyên của địch, đã tiêu diệt và làm bị thương hàng chục tên Mỹ - ngụy. Bằng các cách trên ta đã giới hạn tầm hoạt động của địch, giữ địa bàn đứng chân cho bộ đội thuộc Phân khu 2 tiến công vào Sài Gòn đợt 2.

Hội nghị Trung ương Cục được tổ chức vào tháng 3 năm 1968 đã nhận định: trong đợt 1, đòn quân sự của ta chưa đủ liều lượng để tạo điều kiện cho quần chúng nổi dậy. Vì thế ta chủ trương đánh tiếp đợt 2.

Page 167: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

170 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

Giữa tháng 4 năm 1968, tại địa bàn vùng 2 (Bình Chánh), bộ đội địa phương huyện cùng các đơn vị bộ đội của quận 5 và quận 6, hậu cần Phân khu, Trung đoàn 3 thuộc Sư đoàn 9 tập trung trên vùng đất Tân Nhựt (Vườn Th ơm), những điểm đóng quân này đều được nhân dân bảo vệ bí mật.

Khi nhận được lệnh chuẩn bị cho cuộc Tổng tấn công đợt II, Tân Tạo tiến hành họp chi bộ mở rộng, lãnh đạo quần chúng nhân dân cùng du kích xã sẵn sàng phối hợp với bộ đội địa phương huyện, tập kích vào các đơn vị lính địch đang đóng quân tại địa bàn xã, tạo điều kiện cho các đơn vị, các đoàn dân công sẵn sàng tải đạn, tải thương phục vụ cho chiến trường phía Tây Nam Th ành phố.

Ngày 5 tháng 5 năm 1968, tiếng súng của cuộc Tổng tấn công đợt II vào thành phố Sài Gòn bắt đầu. Từ Vườn Th ơm, các lực lượng vũ trang mũi nhọn phía Tây Nam của Phân khu 2, hành quân tiến công vào một số mục tiêu thành phố. Ngày 6 tháng 5 năm 1968, hai tiểu đoàn 7 và 8 của Trung đoàn 3, Sư đoàn 9 khi tiến quân đến ấp 2 Tân Th ạnh và Tân Th uận (ấp 1 và ấp 4) của xã Tân Tạo đã chạm phải lực lượng địch khoảng 2 tiểu đoàn gồm lính Mỹ - ngụy án ngữ tại đây. Được nhân dân Tân Tạo hết lòng hỗ trợ phục vụ. Kết quả đã diệt được khoảng 2 trung đội địch, bắn cháy 2 bọc thép M.113. Trong trận này có 50 chiến sĩ của ta bị thương và hy sinh.

Page 168: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 171

Năm 1968 ở khu vực Tân Hội, địch dùng máy bay ném bom, xe tăng, xe bọc thép, pháo bầy, kết hợp với bộ binh của Lữ đoàn 199 Mỹ bắn phá suốt gần 10 ngày đêm làm không còn nhà nào nguyên vẹn, có nơi xăng bom napan cao lên đến 10cm. Trung đoàn 3 Sư đoàn 9 bám trụ nơi đây phải chịu thiệt hại hết sức nặng nề.

Lực lượng địch bị tổn thất nhiều nên ngày 14 tháng 5 năm 1968, chúng trả thù bằng cách cho máy bay ném bom và bắn pháo bừa bãi vào nhà dân trong các ấp, làm hàng chục đồng bào ta bị thương vong, nhiều trâu bò chết và nhiều căn nhà bị thiêu cháy. Trong đó, có vợ con của đồng chí Phạm Văn Kỉnh, nhà bị địch bắn pháo sập, chết thảm thương. Trước tình hình địch gây thiệt hại nặng nề đến tính mạng và tài sản của đồng bào ta, chi ủy chi bộ xã lãnh đạo nhân dân đấu tranh bằng hình thức: tập trung từng nhóm 5, 7 gia đình có nhà bị cháy, đi đấu tranh với địch, yêu cầu không được bắn pháo bừa bãi, phải giữ gìn, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân.

Từ sau đợt 2 Mậu Th ân 1968, xã Tân Tạo luôn gặp nhiều khó khăn vì ngoài quân Mỹ - ngụy và lính Nam Triều Tiên đóng trên địa bàn xã còn có thêm một số đơn vị lính Mỹ thuộc sư 9 và sư 25 được tăng cường về đây đánh phá. Do đó hàng chục cán bộ và du kích xã đã hy sinh như: Đỗ Văn Th ường, Tám Th anh, Đỗ Tấn Th ành, Lê Công Mẵn, Lê Văn Đức (xã đội trưởng); du

Page 169: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

172 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

kích: Nguyễn Văn Tám, Nguyễn Văn Bé (Tân Nhựt), Phan Văn Đời, Nguyễn Th i, Huỳnh Th ị Vân…Nguyễn Văn Lên (Tám Phải) là cán bộ quân sự thành phố hoạt động hợp pháp cũng bị địch bắt do chiêu hồi chỉ điểm. Trong 2 đợt Tổng tấn công và nổi dậy Xuân Mậu Th ân (1968), địch huy động số lượng lớn máy bay các loại kể cả B.52 để thả xuống vùng xung quanh Sài Gòn. Hãng Th ông tấn AFP đã nhận xét: Trong 40 ngày qua số bom Mỹ ném xuống vùng phụ cận Sài Gòn, đã bằng tổng số bom mà Mỹ ném xuống Việt Nam trong ba năm 1962, 1963 và 1964.

Sang đợt 2, tuy quân địch có chuẩn bị đối phó nhưng vẫn bị bất ngờ trước sự tấn công của quân và dân ta. Do Sài Gòn là đầu não của chính quyền Việt Nam Cộng hòa nên được địch cho phòng vệ chặt chẽ. Trong đợt 2, các đơn vị chủ lực ta đã đánh và làm tiêu hao được nhiều sinh lực địch từ cấp đại đội đến cấp tiểu đoàn. Tuy nhiên lực lượng của ta cũng phải chịu nhiều thương vong từ bom đạn, pháo mà địch trút xuống với một mật độ cao chưa từng có. Và do địch đánh phản kích mạnh, liên tục, các đơn vị bộ đội ta phải chiến đấu ngày đêm liên tục với hàng chục trận đánh đối phó ứng cứu lẫn nhau, từ đó dẫn đến một số đơn vị chịu nhiều tiêu hao tổn thất. Nhưng về mặt chiến lược, có thể nói ta đã thắng lợi lớn góp phần buộc địch phải xuống thang chiến tranh.

Page 170: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 173

Trong đợt 1 và 2, trên địa bàn xã với sự lãnh đạo của chi bộ, nhân dân Tân Tạo đã tích cực hưởng ứng một cách toàn diện cho công tác phục vụ hậu cần. Nhân dân Tân Tạo ủng hộ nhiều tấn lương thực, thực phẩm, đưa nhiều tấn vũ khí vào nội thành với hàng trăm dân công tải thương, tải đạn, góp phần phục vụ cho chiến dịch Tết Mậu Th ân (1968) thắng lợi.

Ông Nguyễn Văn Lên (Tám Phải) và vợ là bà Nguyễn Th ị Bảy, nhà ông bà là nơi cất giấu vũ khí phục vụ

trong cuộc kháng chiến chống Mỹ

Page 171: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

174 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Th ân (1968), tuy không đạt được thắng lợi to lớn toàn diện, nhưng đòn đánh của quân dân ta làm cho quân xâm lược Mỹ và bọn tay sai choáng váng. Sau sự kiện Mậu Th ân, tình hình chung ở chiến trường thành phố và Tân Tạo gặp nhiều khó khăn, ác liệt. Th ất bại về chiến lược của đế quốc Mỹ là tất yếu không thể tránh khỏi và buộc Mỹ phải xuống thang chiến tranh ngồi vào bàn hội nghị đàm phán với ta.

III. VƯỢT KHÓ KHĂN, BÁM TRỤ GIỮ ĐỊA BÀN VÀ THAM GIA CHIẾN

DỊCH HỒ CHÍ MINH (1969 - 1975)

Sau gần bốn năm tiến hành “Chiến tranh cục bộ”, Đế quốc Mỹ vẫn thất bại và sa lầy trên chiến trường miền Nam Việt Nam. Do đó chúng chuyển sang thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.

Để hà hơi tiếp sức cho đầu não ngụy ở Sài Gòn, Mỹ tập trung 103 tiểu đoàn chia làm 3 tuyến: tuyến ngoài, tuyến giữa và tuyến trong thành, nhằm thực hiện hai điểm cụ thể.

Điểm 1, củng cố và nâng sức chiến đấu cho quân đội Việt Nam Cộng hòa

Điểm 2, mở rộng chương trình xây dựng nông thôn1.

1. Th ay chữ “bình định” bằng “xây dựng” nông thôn.

Page 172: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 175

Để tránh 2 chữ “bình định” nông thôn bị thất bại trước đây, Mỹ đổi tên là “xây dựng” nông thôn. Nhưng nội dung vẫn vậy nghĩa là cũng dồn dân lập ấp, nhưng lần này chúng làm mạnh hơn và được bổ sung bằng chương trình “Phượng hoàng”. Đồng thời để thực hiện thành công điểm 1 nói trên, ở vùng quanh Sài Gòn - Gia Định địch tập trung trên 40% quân Mỹ và quân đồng minh, cùng 37% quân chủ lực ngụy vùng 3 chiến thuật. Tại địa bàn Phân khu 2, nhất là khu vực Vườn Th ơm - “Tam Tân”, địch tập trung Lữ đoàn 199 với 2 tiểu đoàn bộ binh ngụy và 1 tiểu đoàn biệt động quân địch đánh phá rất ác liệt.

Vì ở phía Tây Nam sát nách Sài Gòn, có tuyến giao thông quan trọng Tỉnh lộ 10, Xa lộ vành đai Đại Hàn nên địch luôn bố trí nhiều đồn, nhiều lính để án ngữ. Đồn Th ái Văn Minh có Bộ Chỉ huy Liên đoàn Biệt động quân đóng, trang bị 2 khẩu pháo 155ly, 2 khẩu pháo 105 ly, 1 khẩu đội phòng không. Có lúc ở đồn Cầu Lớn chúng đặt Ban Chỉ huy Tiểu đoàn bảo an số 55. Đôn dân vệ lên thành 2 trung đội nghĩa quân và tổ chức phòng vệ dân sự dày đặc thay thế dân vệ. Hoạt động của địch lúc này chủ yếu dùng lính Biệt động quân và biệt kích càn quét, đánh phá vào vùng lõm căn cứ của ta. Lính bảo an và nghĩa quân chuyên đi phát hoang chốt giữ các cầu, tuyến giao thông, lấn chiếm các lõm căn cứ du kích xung quanh, lập khu dinh điền.

Page 173: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

176 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

Tân Tạo giờ đây trở thành bàn đạp để địch phản kích lại ta. Từ sau năm 1968, những chiến dịch bình định trong chương trình “Việt Nam hóa chiến tranh” được liên tiếp triển khai trên địa bàn Vườn Th ơm “Tam Tân”. Tại Tân Tạo ngoài việc càn quét bình định, địch còn khai quang dùng trực thăng rải dầu nhớt và xăng đặc xuống đốt các điểm cứ địa hình thuộc Tân Lợi Đông và khu Vườn Lớn để tạo thành “vùng trắng”. Bên cạnh đó, chúng còn rải chất độc hóa học “loại cay” trên các điểm địa hình ta trú quân.

Bên trong ấp chiến lược, nhân dân sống trong cảnh cứ vài hôm khi mỗi sáng thức dậy thì thấy lính Mỹ vây kín vòng ngoài. Người đi vào thì cho nhưng nếu ai đi ra thì cấm bặt. Trên trời máy bay L19 liên tục phát loa: “Xin phiền đồng bào đôi chút, vì có Việt Cộng nằm vùng đột nhập trong ấp nên đồng bào không được ra ngoài mà phải mang sổ gia đình đến để chúng tôi kiểm soát”. Nơi tập trung dân, chúng căng sẵn 2 cây dù to, có đủ ban bệ điều tra, thẩm vấn và đánh đập những ai bị chúng nghi ngờ có liên hệ với Cách mạng. Kể cả người dân có con em đi lính cho chính quyền Sài Gòn chúng cũng chẳng nương tay như ông Ba Kỉnh, Ba Sảnh. Khổ nhất là những chị em lớn tuổi chưa chồng, chúng nghi là chê lính quốc gia, theo chờ Cộng sản nên chúng mạnh tay hơn. Qua mỗi lần hỏi cung chúng dùng 2 lớp vỏ bao cát trùm đầu, bịt mắt từ 10 đến 20 người chở

Page 174: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 177

về Chi khu Bình Chánh khủng bố tiếp. Số dân còn lại được chuyển qua cây dù số hai. Ở đây được chúng xin lỗi và có khi lại được y tế Mỹ khám bệnh và cho thuốc.

Để đối phó với tình hình cực kỳ gay gắt mà địch chủ tâm bình định, càn quét và án ngữ ở cửa ngõ Vườn Th ơm vào nội thành, chi ủy chi bộ xã do Phạm Văn Ba (Ba Ốm) làm Bí thư, Lê Công Duyên làm Phó Bí thư phụ trách quân sự, nhận định tình hình và đề ra chủ trương:

- Cán bộ đảng viên phải tạm rút vào hoạt động bí mật, ở hầm bí mật gò nhà cũ và ở ấp chiến lược còn hội đủ điều kiện thuận lợi tránh địch phát hiện.

- Tổ chức gài trái bảo vệ lõm cứ địa hình, tạo điều kiện cho xã duy trì lực lượng cách mạng để diệt ác phá kềm chống bình định.

- Nắm chắc cơ sở binh vận để có thông tin biết kế hoạch hoạt động của địch để từ đó có kế hoạch đối phó với các cuộc ruồng bố, càn quét của địch trên địa bàn xã.

Trước áp lực địch tăng cường càn quét, khống chế mạnh trên địa bàn Tân Tạo mà lực lượng cán bộ xã còn lại rất ít nên anh em phải bám trụ tại nhiều hầm bí mật1 trong cơ sở nhân dân ở ấp 2, ấp 3 và ấp 4 để hoạt động.

1. Ấp 2 gồm: Lại Th ị Mừng, Lại Th ị Ba, Nguyễn Th ị Th ơm; Ấp 3 gồm: Nguyễn Th ị Chạm, Huỳnh Th ị Điền; Ấp 4 gồm: Lê Th ị Gấm, Phạm Văn Khởi, Trần Văn Diệc, Nguyễn Th ị Ánh, Nguyễn Văn Tuất, Phan Th ị Bì, Nguyễn Th ị Bé (Tư Bé), Nguyễn Văn Tình, Khưu Văn Lâu, Nguyễn Th ị Đẹt, Đỗ Văn Đây…

Page 175: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

178 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

Từ cuối năm 1968 đến năm 1970, mật độ lính đóng quân dày đặc trên địa bàn xã. Cứ 6, 7 người dân thì có một tên lính kiểm soát, chưa kể số lượng tề ấp chỉ điểm. Nhưng nguy hiểm nhất vẫn là lính áo đen, bọn này bám vào những gia đình có thân nhân theo cách mạng ve vãn, mua chuộc. Đối với vùng nông thôn, với luật “người cày có ruộng” của Nguyễn Văn Th iệu đã tạo điều kiện cho bọn địa chủ, tề làng cướp ruộng đất của nông dân, giành lấy ruộng tốt để cho thuê mướn giá tô cao. Tại Tân Tạo, chi bộ lãnh đạo nhân dân đấu tranh quyết liệt nên bọn địa chủ, tề làng chỉ lấy được 1/3 trong 66ha ruộng công điền.

Năm 1969, chi bộ xã nghiên cứu tình hình chủ trương cho một số cán bộ ra vùng trắng để gài trái tự tạo, lập lại các lõm địa hình. Đồng thời cũng dựa vào các gia đình cơ sở cách mạng làm tai mắt cho ta để hoạt động như: ấp 1 có Lê Công Chép, Phạm Th ị Th ắm, Huỳnh Th ị Tôn; ấp 3 có Đặng Th ị Nĩ, Trương Th ị Nhà, Nguyễn Th ị Xứng…

Tuy nhiên tình hình khu vực “Tam Tân” lúc này vô vàn khó khăn, lực lượng cách mạng còn rất mỏng, có xã lực lượng vừa công khai, vừa bí mật không đầy một tiểu đội. Th ời điểm này trên địa bàn Nam, Bắc Bình Chánh nói chung, lực lượng của ta bị tổn thất khá nặng. Toàn huyện từ Huyện ủy cho đến đoàn thể, ban ngành các đơn vị vũ trang trước đây có trên dưới cả

Page 176: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 179

ngàn người thì nay chỉ còn lại hơn 50 người. Tại xã Mỹ Yên, Hai Râu - Bí thư ban cán sự II, Bắc Bình Chánh, hy sinh vào tháng 6 năm 1969. Sau đó, Ba Đức làm Bí thư cũng hy sinh vào tháng 10 năm 1969. Ở Nam Bình Chánh có Sáu Trọng - Bí thư ban cán sự vùng II, cũng hy sinh vào cuối năm 1969 tại xã Phong Phú. Ngoài ra còn nhiều chi bộ thuộc các xã ở Nam Bình Chánh bị tổn thất 3, 4 lần. Cùng thời điểm này, Tân Tạo cũng gặp khó khăn do nhiều cán bộ bị địch bắt và hy sinh. Cụ thể vào ngày 1 tháng 9 năm 1969, địch bắt Huỳnh Văn Minh, Xã đội trưởng Tân Tạo cùng các đồng chí: Huỳnh Văn Minh (Ba Minh), Út Hồng, Nguyễn Văn Phú (Hai Phú), Dương Văn Hoàng (Ba Hoàng) tại đìa Cò ấp 2 do tên Nguyễn Văn B là bộ đội địa phương đầu hàng địch chỉ điểm. Khi địch xét trong người đồng chí Minh có một báo cáo mật của Lê Công Đúng gởi cho xã đội (Lê Công Đúng, một du kích mật, thuộc gia đình cơ sở cách mạng, người cung cấp tình hình địch cho cách mạng). Sau khi đem kiểm tra giảo tự và phát hiện ra nét chữ, địch liền bắt ngay đồng chí Lê Công Đúng tra tấn dã man. Bị tra tấn qua nhiều lần nhưng đồng chí Đúng vẫn một mực không khai báo cơ sở cách mạng. Khi bị địch giam ở Khám Chí Hòa, có lần đấu tranh với địch, đồng chí Đúng tự rạch bụng, làm cho bọn địch lo sợ, buộc phải cho thân nhân vào thăm tù chính trị, sau đó đồng chí bị đày ra Côn Đảo.

Page 177: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

180 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

Th áng 6 năm 1969, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam và Hội đồng cố vấn chính phủ được thành lập. Th áng 1 năm 1970, Hội nghị Trung ương lần thứ 18 họp kiểm điểm tình hình và đề ra chủ trương mới nhằm đẩy mạnh kháng chiến ở miền Nam, quyết tâm thủ tiêu chính sách bình định nông thôn của địch, đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.

Th áng 9 năm 1969, đang trong tình thế vô vàn khó khăn trên khu vực toàn xã, thì nghe tin Bác Hồ qua đời. Bác ra đi là một sự mất mát to lớn của dân tộc ta nói chung và với đồng bào miền Nam nói riêng. Nhân dân Sài Gòn - Gia Định bất chấp sự theo dõi của địch, đã tổ chức lễ truy điệu Bác Hồ bằng nhiều hình thức cả công khai lẫn bí mật. Ở Tân Tạo, khi nghe tin Bác mất, cấp ủy liền gởi thư thông báo cho đảng viên và các cơ sở bí mật để tang Bác.

Từ cuối năm 1969 trở đi, về phía ta có sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược. Lúc bấy giờ Phân khu II lần lượt rút các đơn vị chủ lực về cứ điểm “Ba Th u”, nhằm củng cố và xây dựng lại cho phù hợp với nhiệm vụ mới. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình vùng ven, vì như vậy sẽ làm giảm lực lượng ta, vốn đã ít, lại càng ít hơn.

Page 178: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 181

Th eo tinh thần Nghị quyết Trung ương Cục năm 1970, Huyện ủy Bình Chánh chủ trương xây dựng, củng cố lại lực lượng du kích, kể cả xây dựng các tổ chức du kích mật trong lực lượng nhân dân tự vệ của địch, đẩy mạnh công tác binh vận diệt ác, phá tề, phá thế kềm kẹp của địch.

Sang năm 1970 dù thế địch mạnh lấn lướt ta, ruồng bố liên tục mỗi tháng 3, 4 lần và thực hiện các chương trình “bình định nông thôn”, chiến dịch “Phượng Hoàng” để gây áp lực gia đình có con em tham gia cách mạng, nhưng du kích Tân Tạo vẫn kiên trì bám trụ. Dựa vào căn cứ lòng dân và nắm tình hình địch qua cơ sở mật, các thanh niên Trần Văn Bình, Ngô Văn Luân, Nguyễn Văn Nhỏ… được ta cài vào tổ chức nhân dân tự vệ của địch, để làm nội tuyến cho ta, du kích ta đã gài trái mìn tự tạo, lấy trái mìn của địch gài lại trên các tuyến đường địch đi lại các ấp, mỗi khi chúng tới lui ruồng bố, nhất là các vùng Tân Lợi Đông, Tân Lợi Tây và khu Vườn Lớn.

Lực lượng của địch đông và vũ khí nhiều hơn lực lượng của ta nhưng tinh thần chúng đang đi xuống, vì chiến lược“Việt Nam hóa chiến tranh” là một bước lùi về chiến lược và việc Mỹ sẽ rút khỏi miền Nam là điều sớm muộn gì cũng xảy ra. Các lực lượng tề lính ở Tân Tạo lúc đầu còn ra sức ruồng bố, nhưng sang năm 1970, chúng uể oải và giảm các cuộc hành quân càn quét.

Page 179: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

182 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

Tuy nhiên chính quyền địch ở xã Tân Tạo lại cho tăng cường “lính áo đen” (lính bình định nông thôn) hoành hành bà con ta.

Trong lúc tình thế cách mạng đang dần phục hồi, các phong trào cách mạng đang được khôi phục, thì lực lượng cán bộ xã Tân Tạo lại bị tổn thất lớn, Bí thư xã Phạm Văn Ba (Ba Ốm) bị địch bắt và hy sinh ngày 30 tháng 4 năm 1970. Để kịp thời lãnh đạo, Lê Công Duyên (Tư Dâm) được đề cử làm Bí thư chi bộ và Xã đội trưởng. Ngoài ra, lúc bấy giờ có Ngô Minh Th ơm đại đội trưởng bộ đội địa phương được Huyện tăng cường về phụ trách xã đội trưởng và hai chiến sĩ bộ đội miền Bắc được tăng cường về làm đội viên du kích xã cùng với cơ sở các ấp để lãnh đạo quân và dân Tân Tạo.

Th áng 7 năm 1970, Khu ủy họp Hội nghị và ra Nghị quyết Bình Giã IV, đề ra nhiệm vụ: Tiếp tục tấn công địch, khai thác mọi thời cơ đột biến để góp phần đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của chúng. Đấu tranh chính trị phải tập trung vào các khẩu hiệu: “Hòa bình, dân sinh, dân chủ, lật đổ Th iệu - Kỳ - Khiêm”...; mạnh dạn và nhanh chóng phát triển thực lực, thành lập các tổ chức công khai, cần duy trì phát triển phong trào du kích chiến tranh, từng bước nâng cao các hình thức đấu tranh bạo lực của quần chúng.

Page 180: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 183

Để thực thi chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” bằng chương trình bình định đặc biệt với biện pháp giành đất, giành dân “tràn ngập lãnh thổ”, Nguyễn Văn Th iệu ra sắc luật tổng động viên, xúc tiến việc đôn quân, bắt lính từ 17 đến 45 tuổi. Như vậy, trong giai đoạn 1969 -1973, tổng số quân lính của chính quyền Th iệu đã tăng lên hơn 1 triệu quân. Năm 1970, tại Tân Tạo, địch thành lập Phân chi khu, trung úy Danh Chen làm Phân chi khu trưởng, trưởng Cuộc cảnh sát là thiếu úy Quang. Đồn bót ở xã có lính Biệt khu Th ủ đô đồn trú ở đồn Th ái Văn Minh gồm tiểu đoàn địa phương quân số 55, trung đội nghĩa quân số 49 và 50 đóng ở đồn Cầu Lớn và giữ các cầu trong xã.

Năm 1970, Phân khu quyết định củng cố lại chi bộ các xã, để Đảng có điều kiện lãnh đạo thành lập các lực lượng cách mạng (công khai), phát triển phong trào du kích chiến tranh. Chi ủy chi bộ Tân Tạo ngoài việc tổ chức nội tuyến trong hàng ngũ nhân dân tự vệ ngụy là du kích mật trong lòng địch. Đồng thời, Tân Tạo tổ chức thêm một đội du kích thiếu niên nam, nữ tuổi từ 14 đến 16, ngụy trang bằng cách: chăn trâu, đi câu cá hoặc tát vũng bắt cá để điều nghiên tình hình địch, sau đó gài trái, cắm cờ rải truyền đơn, phá hàng rào kẽm gai. Đội du kích này hoạt động rất có hiệu quả, trong đó nổi bật có các em: Đặng Văn Th ạc, Đặng Th ị Lạc, Lê Th ị Kiệu, Nguyễn Văn Chua, Trương Văn Sáu (biệt

Page 181: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

184 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

danh là Hủ Tíu) và Phạm Văn Chiến (tự Tèo). Những việc làm của đội thiếu nhi đã được Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng Huân chương chiến công hạng ba.

Một góc Khu tái thiết(Hiện nay là Ấp 7 xã Lê Minh Xuângiáp với Kinh c phường Tân Tạo A)

Các xã “Tam Tân” là vùng tuyến xuất phát, cửa ngõ của Vườn Th ơm, từ đây cách mạng ta đứng chân tiến công vào thành phố Sài Gòn nên địch xây dựng vành đai Xa lộ Đại Hàn (nay là Quốc lộ 1A) ngang qua xã Tân Tạo để án ngữ bảo vệ phía Tây Bắc thành phố Sài Gòn. Ngoài vành đai xa lộ thứ nhất (1969), địch còn thiết lập thêm vành đai thứ hai ở vùng đất Tân Tạo trên

Page 182: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 185

660ha, phía Tây của xã. Địch đưa một số tín đồ tôn giáo về đây ở, gọi là “Khu Tái thiết” hay còn gọi là khu “Hòa đồng tôn giáo”, gồm có: Phật giáo, Cao Đài, Công giáo và thương phế binh ngụy. Tại khu vực Tân Tạo, địch bố trí một tiểu đoàn lính địa phương quân bảo vệ, nhằm ngăn chặn mọi hoạt động của ta từ đây vào nội thành. Vòng rào chiến lược bằng con người này, địch định xây dựng từ huyện Hóc Môn qua Tân Tạo để làm lá chắn đối phó với mọi hoạt động cách mạng ta.

Nhưng lúc bấy giờ, những “Khu Tái thiết” hay “Hòa đồng Tôn giáo”, do kỹ sư Hà Th ế Duyệt thiết kế xây dựng, chỉ mới được làm thí điểm trên phần đất của Vĩnh Lộc, xã Tân Tạo đến Gò Đen với diện tích hàng ngàn hecta. Hình thức xây dựng của địch chủ yếu là lấy đất đào kênh, phân lô cất nhà và làm hàng rào bằng nhiều lớp kẽm gai. Bên trong khu “Hòa đồng Tôn giáo” là “Hợp tác xã nông nghiệp Quang Trung”, trại chăn nuôi, lò gạch, “Võ đường Việt võ đạo”, vườn ươm cây nhiệt đới, các gia đình công giáo...

Với việc xây dựng vành đai thứ hai, địch hy vọng thực hiện ý đồ “tràn ngập lãnh thổ” vào các khu vực địa hình, lõm cứ cách mạng của ta trong phạm vi phía Đông căn cứ Vườn Th ơm. Tuy nhiên ý đồ của địch không thành công vì từ những năm 1971 - 1972 xã lãnh đạo các cơ sở du kích mật Tân Tạo luôn tìm mọi cách để đánh phá, khiến cho “Khu Tái thiết” của địch

Page 183: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

186 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

không ổn định được. Chi ủy chi bộ xã đã lãnh đạo du kích thiếu niên len lỏi vào khu tái thiết đánh phá, cắm cờ, rải truyền đơn, gài lựu đạn,… quần chúng nhân dân Tân Tạo thường xuyên đấu tranh gây áp lực với tề xã đòi lại ruộng đất cho người dân. Ở xã Tân Tạo lúc bấy giờ có nhiều thanh niên phòng vệ dân sự làm nội ứng cho ta, nắm tình hình địch để tấn công, đã đem lại nhiều kết quả.

Địa bàn xã Tân Tạo cũng là nơi đứng chân hoạt động của các xã Bình Trị Đông, An Lạc và các đơn vị liên quân nội thành. Để tạo thế hợp pháp cho các cơ sở cách mạng của các đơn vị đứng chân, cấp ủy xã Tân Tạo đã tổ chức cấp ruộng từ 5 công đến 1ha cho dân như cấp cho ông: Võ Văn Đằng 1ha, ông Bảy Mùa xã Bình Trị Đông 1ha… ông Hai Bờ 5.000m2, bà Năm Bi 3.500m2, bà Tư Bao 5.000m2, bà Sáu Bì 1.000m2.

Từ năm 1972 trở đi, cán bộ và du kích xã thường xuyên luồn vào các ấp tân sinh, hoạt động nắm tình hình địch, gài trái, cắm cờ, rải truyền đơn và trừ gian diệt ác… có được như thế là nhờ vào các gia đình cơ sở làm hầm bí mật nuôi giấu cán bộ. Nổi bật nhất là gia đình bà Nguyễn Th ị Chạm, Nguyễn Th ị Anh, Huỳnh Th ị Điền, Phan Th ị Bì, Nguyễn Th ị Th ơm, Lại Th ị Mừng, Lê Th ị Xanh, Ngô Th ị Bông, Phạm Th ị Tôn; các ông Đỗ Văn Đây, Phạm Văn Khởi, Bùi Văn Cầu…

Page 184: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 187

Bước vào giai đoạn 1971 - 1972, lực lượng cách mạng địa phương phát triển trở lại, nhất là khoảng cuối năm 1972 đầu năm 1973, Nam và Bắc Bình Chánh được sự chi viện của cán bộ Th ường vụ Th ành ủy, nhiều xã trong huyện bắt đầu khôi phục lực lượng (các đồng chí trong cấp ủy của Nam và Bắc Bình Chánh do Th ường vụ Th ành ủy (L.71) đưa về gồm đồng chí: Lê Th ọ, Năm Đông. Và Ban Th ường vụ cánh Nam gồm các đồng chí: Mười Th ơ, Tư Rạch, Tư Chánh, Tám Ngự.

Để hạn chế sự đàn áp của địch đối với quần chúng nhân dân, chi ủy chi bộ xã chủ trương cho du kích theo dõi và trị tội một số tên tề xã, tình báo ngụy gây tội ác với nhân dân. Ngày 10 tháng 4 năm 1973, hai nữ du kích mật là Nguyễn Th ị Th ùy và Phạm Th ị Th ắm đã tổ chức gài mìn tại chợ Bà Hom để đánh bọn tề làng đang họp ở đây. Kết quả diệt được tên Ngô Văn Bảy và các tên trưởng ấp 1 Trần Văn Cuộc, phó xã trưởng Lê Công Chức. Các cuộc trừ gian diệt ác kể trên đã làm cho địch hoang mang lo sợ, buộc chúng phải giảm bớt các hành động hung hăng tàn ác. Tân Tạo đã từng bước phát triển lực lượng, trở lại bám giữ địa bàn, chống bình định, tấn công làm tiêu hao sinh lực địch, góp phần cùng thành phố tạo thế và lực đón thời cơ, bước vào giai đoạn mới.

Page 185: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

188 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

1. Chống lấn chiếm tạo thế, tạo lực cho chiến

dịch Hồ Chí Minh, góp phần giải phóng Sài Gòn và giải

phóng miền Nam (1973 - 1975)

Trong suốt những năm thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” với nhiều kế hoạch đề ra, song Mỹ vẫn bị thất bại ở chiến trường miền Nam Việt Nam. Nguyên Bộ trưởng Quốc phòng MỹMc Namara phải thú nhận: “Mỹ đã thất bại vì không lường nổi ý chí của ông Hồ Chí Minh và tinh thần hy sinh của nhân dân Bắc Việt Nam, trên thực tế đã đánh bại mọi hỏa lực của Mỹ”.

Ngày 27 tháng 1 năm 1973, Hiệp định Paris được ký kết, buộc Mỹ phải rút quân về nước. Tuy nhiên Mỹ vẫn chưa từ bỏ âm mưu của mình ở miền Nam Việt Nam. Vì vậy, Mỹ cố gắng duy trì hàng vạn cố vấn quân sự mang danh nghĩa là cố vấn dân sự, đồng thời viện trợ quân sự cho chính quyền ngụy với khối lượng vũ khí quân sự lớn: hàng trăm máy bay chiến đấu, hàng ngàn xe tăng đại bác, hàng triệu tấn bom đạn, xăng dầu và thiết bị kỹ thuật quân sự.

Được Mỹ hỗ trợ, ngày 2 tháng 3 năm 1973 Nguyễn Văn Th iệu đưa ra kế hoạch “tràn ngập lãnh thổ” đồng thời đẩy mạnh chương trình “bình định đặc biệt” ở khu vực ngoại thành, nhằm xóa bỏ thế da beo, lấn chiếm vùng ta làm chủ vùng tranh chấp. Tại Tân Tạo, chúng tổ chức cắm cờ ba que trên ngọn cây cao, tại các ấp tân

Page 186: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 189

sinh chúng buộc dân chúng phải sơn cờ ba que trên bảng thiếc, đóng ở mỗi cổng nhà. Tại “Khu tái thiết”, chúng lấn đất ra cắm cờ khắp nơi.

Tại Tân Tạo, những năm 1973 - 1974, ngụy tăng cường thêm Bộ chỉ huy Liên đoàn biệt động quân số 2 và số 8 ở đồn Th ái Văn Minh để đẩy mạnh chiến dịch càn quét mỗi tháng từ 5 đến 7 lần. Đến tháng 4 năm 1973, quân Mỹ làm lễ hạ cờ tại sân bay Tân Sơn Nhất, kể cả lính của các nước đồng minh của Mỹ cũng rút khỏi miền Nam Việt Nam. Mỹ đã rút nhưng quân ngụy vẫn chưa sụp đổ, Nguyễn Văn Th iệu và bọn tay sai tiếp tục gào thét phải tiếp tục cuộc chiến tranh: “Phải đánh trước, phải đánh mạnh, tấn công ngay vùng Cộng sản kiểm soát”.

Nhằm nâng cao tinh thần cảnh giác trước âm mưu của kẻ thù, đầu năm 1973, Th ường vụ Th ành ủy ra Chỉ thị 02/CT ngày 20 tháng 1 năm 1973 chỉ rõ: “Trước mắt phải gây khí thế phấn khởi đưa phong trào quần chúng đi lên, tạo thế và lực mới, làm suy sụp thêm một bước thế và lực địch, làm thay đổi so sánh lực lượng giữa ta và địch, giành quyền làm chủ cơ sở, tạo điều kiện đưa cách mạng lên thành cao trào”. Phương châm là: Đứng vững trên tư thế vũ trang tấn công mạnh mẽ về chính trị, binh vận dựa vào pháp lý Hiệp định Paris, tấn công phải đi đôi với xây dựng, phát triển bảo toàn lực lượng. Chỉ thị còn nhắc nhở: Cần đề phòng hai khuynh hướng, sử dụng

Page 187: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

190 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

vũ trang bừa bãi hoặc không đứng vững trên thế vũ trang. Không dám dùng vũ trang đánh địch lấn chiếm vùng giải phóng bắt bớ cán bộ đồng bào.

Quán triệt Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 21, Nghị quyết Trung ương Cục và chỉ thị về tình hình nhiệm vụ trước mắt của Th ường vụ Th ành ủy, tháng 8 năm 1973, Đảng bộ huyện Bình Chánh đã họp dưới sự chủ trì của các đồng chí lãnh đạo Huyện ủy1 để triển khai kế hoạch xây dựng lực lượng vũ trang và đấu tranh vũ trang phải phù hợp trên địa bàn huyện Bình Chánh, đồng thời tạo lực đón thời cơ giành thắng lợi.

Chấp hành chỉ thị của cấp trên, tại Tân Tạo, ta kiên quyết chống địch giành dân lấn đất, làm chủ hoàn toàn vùng căn cứ ngày lẫn đêm mà địch cho là vùng “oanh kích tự do”. Trong vùng địch tạm chiếm ta xây dựng hầm bí mật, làm chủ từng lõm, từ vài hộ gia đình đến vài mươi hộ. Đối với Khu tái thiết, ta chủ trương phá cho được, để lấy đất trả lại cho nhân dân địa phương canh tác.

Th ực hiện chủ trương trên, từ giữa năm 1973 ở ấp 2 và ấp 3 có hai chi bộ mật, nay xây dựng thêm một chi bộ cho phù hợp với tình hình nhiệm vụ mới. Ba

1. Đồng chí Tám Phong (Tám Th ắng) đã hy sinh năm 1972, sau đó Lê Văn Th anh, Phó Bí thư lên thay làm Bí thư.

Page 188: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 191

chi bộ này dưới sự lãnh đạo của cấp ủy xã gồm các đồng chí:

Nguyễn Văn Đào (Út Đào) - Bí thư

Lâm Anh Tùng (Tư Bao) - Phó Bí thư

Ngô Minh Th ơm - Chi ủy viên

Lại Kiến Trung - Chi ủy viên

Cao Th ị Tâm (tức Sáu Giây) - Chi ủy viên

Chi bộ ở ấp 1 và ấp 4, có 3 đảng viên do Út Đào - làm Bí thư.

Chi bộ ở ấp 2 có 4 đảng viên do Cao Th ị Tâm - Chi ủy viên làm Bí thư

Chi bộ tại ấp 3 có 6 đảng viên do Lại Kiến Trung - Chi ủy viên làm Bí thư

Về phân công phụ trách: Út Đào - Bí thư chi bộ phụ trách ấp 2 và ấp 3, Tư Bao - Phó Bí thư chi ủy phụ trách ấp 1 và ấp 4.

Toàn xã có 18 đảng viên gồm các đồng chí: Ngô Th ị Hạnh, Đỗ Th ị Bờ, Võ Th ị Xem, Nguyễn Th ị Chạm, Nguyễn Th ị Kiểu, Nguyễn Th ị Lang, Nguyễn Th ị Út, Nguyễn Th ị Đẹt, Huỳnh Th ị Tôn, Nguyễn Th ị Luận, Đoàn Th ị Đậu, Lại Kiến Trung,... và một chi đoàn Th anh niên nhân dân cách mạng gồm 11 đoàn viên

Page 189: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

192 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

trong đó có 8 nữ: Đỗ Th ị Tuyết Nhung, Hà Th ị Th o, Võ Th ị Hằng, Lại Th ị Chính, Đặng Th ị Lạc... Lực lượng vũ trang xã hơn một tiểu đội du kích thoát ly, do Võ Th anh Tâm (Sáu Lừ) làm Xã đội trưởng thay đồng chí Ngô Minh Th ơm (Sáu Th ơm), Lê Công Đúng làm Xã đội phó. Ngoài ra xã còn xây dựng được một tiểu đội du kích mật 14 người, đa số là nữ do đảng viên Võ Th ị Xem làm Tiểu đội trưởng. Năm 1974, một trung đội đặc công được tăng cường về Tân Tạo để phối hợp với đơn vị vũ trang của xã làm chủ cả ngày lẫn đêm các lõm căn cứ địa hình kháng chiến.

Từ đây, vùng căn cứ an toàn xã được mở rộng. Năm 1973 các đơn vị bạn gồm xã Vĩnh Lộc, Bình Hưng Hòa, Tân Kiên, Bình Trị Đông và các liên quận 3, 5, 6, 11 về đứng chân ở ấp 2 và ấp 3 Tân Tạo.

Để phá thế bao vây kềm kẹp của địch, ngày 10 tháng 3 (âm lịch) năm 1973 xã phối hợp với huyện xử lý tên xã trưởng Tân Tạo Cái Văn Hoa. Th áng 3 năm 1974, du kích xã phối hợp với đơn vị đặc công huyện đánh sập cầu Bà Bộ, tập kích tháp canh cầu Đập. Kết quả làm chết một trung đội trưởng nghĩa quân, làm bị thương một số lính, buộc địch phải rút bỏ tháp canh cầu Bà Bộ. Lúc bấy giờ ta lãnh đạo nhân dân ở các ấp chiến lược cứ đi sớm về tối mà canh tác trên ruộng vườn cũ nhà mình, bọn địch đành chịu thua không làm khó dễ như trước nữa. Ta chủ trương mượn đất

Page 190: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 193

của những hộ nhiều ruộng giao cho người nghèo làm, trong số này có bà con nghèo của xã Bình Trị Đông cũng đến đây làm ruộng. Nhờ vậy mà năm 1973, vào mùa lúa, Lâm Anh Tùng (Tư Bao) - lúc bấy giờ là Huyện ủy viên, thỉnh thoảng xuất hiện trước đám cấy để tuyên truyền về công tác binh vận, đem lại nhiều kết quả1. Ta cũng xây dựng thêm được nhiều cơ sở cách mạng trong lòng địch thông qua các đối tượng được ta cấp đất.

Bên cạnh đó, nhiều chị em vẫn bền bỉ bám địa bàn tham gia chiến đấu như chị Luận gài mìn tại chợ Bà Hom làm cho nhiều tên địch chết và bị thương. Ngày 10 tháng 3 năm 1973 hai nữ du kích Nguyễn Th ị Th úy (Sáu Luận) và Phạm Th ị Th ắm gài mìn ở chợ Bà Hom để diệt bọn ác ôn. Quả mìn do chị Th úy gài nổ đã làm chết tên trưởng ấp và 1 tên khác. Quả mìn thứ hai chưa kịp nổ đã bị địch phát hiện. Những cuộc trừ gian bất ngờ đã khiến cho bọn địch hoang mang lo sợ. Chị Võ Th ị Xem kể: “Chị và chị Đỗ Th ị Tuyết Nhung khi đi làm đồng mang theo truyền đơn, kíp nổ. Tụi chị gói mấy thứ đó vuông vức, cột đá ném vô đồn. Đứng sát bên ngoài đồn, dựa vào mấy lùm cây, tụi chị nghe rõ mấy tên lính hoang mang,

1. Được anh Tùng tuyên truyền, Trung úy công binh Nguyễn Văn Ba (con bà Ba Th ảo ở ấp 4) đã gởi nhiều loại thuốc tây tặng cho cách mạng xã và có lần còn dùng xe jeep đưa cán bộ ta vào Th ành họp. Anh Hai Đức con bà Tám ở ấp 1, đã mua bình ắc quy và dây điện cho du kích sử dụng...

Page 191: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

194 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

nói với nhau: Việt Cộng giỏi thiệt, làm sao bót rào mấy lớp mà rải truyền đơn vô được”1.

Tình hình đang trên đà thắng lợi, tháng 4 năm 1974, du kích xã phối hợp đơn vị đặc công 117 của huyện nhiều lần pháo kích vào đồn Th ái Văn Minh ở ấp 3 và đánh mìn hẹn giờ (mìn định hướng), buộc địch phải rút vào thế phòng ngự. Vào lúc rạng sáng khi mìn nổ (do đồng chí Đặng Văn Th ạc đặt và cho kích nổ làm chết 2 lính và bị thương 3 lính địa phương quân đi càn), địch phải bỏ đồn chạy ra ngoài tránh, chờ mìn nổ hết mới dám vô trong. Ngoài các trận ta tấn công địch trên địa bàn, du kích xã còn gỡ cờ của địch cắm gần vùng cứ của ta, sau đó ta gài lại mìn, trái và cắm chông để bảng tử địa các nơi này, nhằm chống lại việc lấn chiếm của địch. Cuộc đấu tranh cắm cờ, gỡ cờ liên tục diễn ra nhiều nơi, có lúc phải chạm súng, gây nên tình trạng giằng co quyết liệt giữa hai bên.

Vào tháng 6 năm 1974, được sự chỉ đạo trực tiếp của Tư Nhiều - Th ường vụ Huyện ủy, Đảng ủy xã đã lãnh đạo nhân dân Tân Tạo đấu tranh với bọn ngụy Khu tái thiết, giành lại ruộng đất cho nhân dân. Cuộc đấu tranh này diễn ra trong ba lần:

Lần thứ nhất, lực lượng du kích xã đã yểm trợ 50 đồng bào Tân Tạo kéo vào Khu Tái thiết gỡ cờ địch,

1. Lịch sử đấu tranh cách mạng phụ nữ huyện Bình Chánh. 2012, tr.208.

Page 192: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 195

cắm cờ ta và yêu cầu lấy lại đất. Trước đó ta đã vận động tề xã Tân Tạo ủng hộ cho cuộc đấu tranh có lý có tình của nhân dân ta. Nhưng khi tiến hành giành lại đất thì đã xảy ra cuộc cãi vã giữa nhân dân bên ngoài với nhân dân sống trong Khu tái thiết, dẫn đến xô xát, gây thương tích lẫn nhau nên không đem lại kết quả.

Lần thứ hai, bên cạnh việc ta được tề làng ủng hộ - do đã được ta vận động trước, ta còn vận động khoảng 100 đồng bào đi đòi lại đất, mang theo bằng khoán giấy tờ sở hữu đất đầy đủ cho bọn chúng xem, đồng thời khẳng định: Luật pháp của Việt Nam Cộng hòa là phải tôn trọng quyền làm chủ đất đai của người có đủ giấy tờ hợp pháp. Lãnh đạo Khu tái thiết đuối lý trước các bằng chứng này nên báo tin cho cấp trên. Nguyễn Văn Th iệu phải cho trực thăng bay đến thị sát tình hình. Sau đó, một đoàn cán bộ pháp chế về điền địa đến giải quyết cuộc tranh chấp này, nhưng cuối cùng chúng vẫn ngoan cố không trả đất lại cho nhân dân ta.

Lần thứ ba, rút kinh nghiệm những lần trước nên xã đã phối hợp với lực lượng vũ trang huyện bất ngờ tấn công vào Khu tái thiết, bắt những tên ác ôn ra trị tội. Ta còn tiến đánh vào cứ điểm của lãnh đạo Khu tái thiết, đóng chốt tại lò gạch, phá tan nơi này, buộc địch phải rút chạy. Kết quả ta thu được một số súng đạn, một máy cày tay với nhiều vật dụng và phá hỏng một máy cày khác. Trong trận này, phía ta có hai chiến

Page 193: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

196 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

sĩ hy sinh là Đình và Phạm Hồng Lý thuộc bộ đội địa phương. Ngay sau đó, du kích và nhân dân Tân Tạo cắm cờ giành lại đất, cắm bảng tử địa, gài trái làm cho địch không dám trở lại chiếm đất của nhân dân. Như vậy, ta phá vỡ hoàn toàn “Vành đai Khu tái thiết” của địch, bẻ gãy âm mưu muốn khống chế lực lượng cách mạng phía Tây Nam Sài Gòn, là địa bàn nhằm để bảo vệ đầu não của địch ở thủ đô này.

Cách mạng đang đà thắng lợi, nhưng Tân Tạo lại một lần nữa bị tổn thất vì nội gián. Vào tháng 11 năm 1974, ở đội liên quận 10 và quận 11, tên Lâm do địch cài vào làm tay sai đã chỉ điểm bắt một số cán bộ ta. Các đồng chí bị địch bắt trong đợt này gồm: Đỗ Th ị Bờ là đảng viên chi bộ mật; các chị Nguyễn Th ị Lùn, Nguyễn Th ị Mười, Tạ Th ị Bé (Bé Nhỏ), Lại Th ị Vàng (Tư Vàng) là cán bộ ở ấp 2. Tuy nhiên, địch lại không khai thác được gì, mãi đến ngày 30 tháng 4 năm 1975, các chị mới được trở về.

Phong trào cách mạng nói chung đang thuận lợi, tháng 11 năm 1974, du kích xã phục kích tại cầu Chùa - trên Tỉnh lộ 10, chặn đánh một tiểu đoàn quân địa phương của ngụy đi càn quét ở Bình Lợi về làm chết 3 tên và bị thương 7 tên. Du kích xã còn tập kích lực lượng phòng vệ dân sự ở ấp 4 làm 1 tên phòng vệ dân sự bị chết và tổ chức phòng vệ dân sự ở đây tan rã hoàn toàn; ngoài ra còn hạ 4 trụ điện trên Tỉnh lộ 10,

Page 194: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 197

thuộc khu vực ấp 4, tiêu diệt 1 lính nghĩa quân của xã Bình Trị Đông.

Đêm ngày 10 tháng 1 năm 1975, du kích xã phối hợp với Trung đoàn 117 đặc công tập kích Phân chi khu Bà Hom. Kết quả tiêu diệt hai tên phòng vệ dân sự, thu được 7 khẩu súng, rút 6 cơ sở phòng vệ dân sự ở ấp 1 để bổ sung cho bộ đội. Tổ chức phòng vệ xung kích xã Tân Tạo tan rã hoàn toàn. Cũng trong tháng 1 năm 1975, du kích mật gài mìn đánh kho súng của phòng vệ dân sự ở ấp 1 tại cầu Nhỏ Bà Hom. Kết quả, ta làm hư hại hàng chục khẩu súng. Đến tháng 2 năm 1975, du kích xã còn đánh hư một xe ủi đất trên cống Lương Bèo (nay là Quốc lộ 1A) thuộc địa phận ấp 4. Sau những trận đánh này, địch phản ứng lại bằng cách đi càn vào vùng căn cứ của ta nhưng lại gặp phải trận địa trái gài của ta, nổ chết 4 tên địch tại kênh Tư Hiển, trong đó có một tên là thiếu úy. Tranh thủ lúc thời cơ thuận lợi, ta nhiều lần tổ chức cho du kích mật rải truyền đơn dọc theo đường Tỉnh lộ 10, cạnh bờ rào kẽm gai của đồn nghĩa quân xã và đánh chất nổ để gây tiếng vang, nâng cao tinh thần cách mạng của quần chúng nhân dân.

Cùng với tin vui chiến thắng của ta vang dội, tại Tân Tạo, công tác binh vận đã được tiến hành tốt nên binh lính ngụy bỏ ngũ1 trở về ngày càng nhiều. Cơ sở

1. Bỏ ngũ gồm: Hai Đức và Dội…

Page 195: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

198 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

cách mạng của ta là ông Nguyễn Văn Không (tức Một Không) ở ấp 2 đã vận động được 6 lính ngụy bỏ ngũ về với cách mạng. Đồng thời để tăng cường lực lượng du kích xã trong tình hình mới, ta rút hết du kích mật trong phòng vệ dân sự địch về để bổ sung cho du kích công khai, vì thế lực lượng vũ trang của xã có trên 20 tay súng.

Năm 1975, bị thất bại ở các chiến trường lớn, địch co vào thế phòng ngự. Những khi bị buộc đi càn, địch ít dám vào vùng cứ của ta và các cuộc ruồng bố tuần tiễu giảm đi 70%. Lợi dụng tình hình này và được sự hỗ trợ của vũ trang huyện, du kích xã tiến vào các ấp chiến lược (cũ), vận động nhân dân xé tờ khai gia đình, cờ “ba que” và biểu ngữ của địch, sau đó đi thông báo với chính quyền là do “Việt Cộng” xé. Bằng hình thức này, ta phát huy thế mạnh của cách mạng, nhân dân ta làm chủ từng lõm, từng phần trong phạm vi gần đồn bót của địch.

Như vậy, từ năm 1965 đến năm 1974, du kích xã Tân Tạo đã chiến đấu độc lập (bằng đánh mìn, lựu đạn gài trái, ĐH.10) khoảng trên 150 trận, tiêu diệt và làm bị thương 95 tên lính Mỹ - ngụy. Phối hợp với bộ đội huyện và chủ lực cấp trên, du kích xã đã đánh 38 trận lớn, nhỏ, tiêu diệt 2 trung đội địch, thu được 4 khẩu trung liên và 50 khẩu súng các loại.

Page 196: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 199

2. Quân dân Tân Tạo tham gia chiến dịch Hồ Chí

Minh lịch sử

Mùa Xuân năm 1975, tin vui từ các chiến trường dồn dập đổ về. Th áng 1 năm 1975, Phước Long được hoàn toàn giải phóng, sau đó là chiến thắng Ban Mê Th uột, chiến thắng Huế - Đà Nẵng… tin vui nối tiếp tin vui, chiến thắng nối tiếp chiến thắng, nhân dân Bình Chánh, trong đó có nhân dân Tân Tạo cùng cả nước đều chung niềm phấn khởi.

Ngày 12 tháng 4 năm 1975, Th ường vụ Th ành ủy Sài Gòn - Gia Định ra Nghị quyết chuẩn bị cho Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Được sự chỉ đạo của Huyện ủy Bắc Bình Chánh, do Lê Th ọ1 làm Bí thư Huyện ủy, Đảng ủy xã triển khai kế hoạch chuẩn bị mọi phương tiện hậu cần phục vụ cho chiến dịch. Lãnh đạo nhân dân thành lập đội dân quân, dân công và vận động nhân dân trong xã ủng hộ trên 3 tấn gạo cho bộ đội. Du kích xã còn phối hợp với Trung đoàn 117 cùng dân quân vận chuyển cất giấu 300 trái đạn DKB gần chùa, gò ông Lê Công Mộc ở ấp 2 chuẩn bị cho chiến dịch Hồ Chí Minh. Hàng chục ký bông băng cứu thương do đồng bào tặng cùng với việc tổ chức may cờ trong ấp chiến lược phục vụ cho việc

1. Năm 1974, Lê Thọ được cử làm Bí thư huyện Bình Chánh vì đồng chí Lê Văn Thanh đi học.

Page 197: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

200 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

giải phóng, được nhân dân trong ấp chiến lược bí mật thực hiện và cất giấu. Tại các vùng căn cứ của ta, các giao điểm chuyển quân luôn bố trí sẵn lực lượng xuồng ghe để đưa bộ đội qua sông. Bước vào tháng 4 năm 1975 tất cả các khâu chuẩn bị cho chiến dịch đã được Đảng bộ và nhân dân thực hiện hết sức chu đáo.

Lúc này, quân địch đóng ở Tân Tạo gồm có: Bộ chỉ huy Liên đoàn 8 Biệt động quân, Tiểu đoàn 88 Biệt động quân và 2 trung đội nghĩa quân.

Đêm 27 rạng sáng 28 tháng 4, hai tiểu đoàn đặc công thuộc Trung đoàn 117, pháo binh của Đoàn 232 và Đại đội 2 bộ đội địa phương đã ém quân tại địa hình căn cứ thuộc xã Tân Tạo. Tối ngày 28 tháng 4 bắt đầu hành quân vào các mục tiêu đã được phân công.

Lúc 1 giờ đêm ngày 29 tháng 4 pháo DKB bắn vào sân bay Tân Sơn Nhất làm hiệu lệnh tấn công hướng Tây Nam Sài Gòn. Cùng lúc, do du kích xã Tân Tạo hướng dẫn, 1 tiểu đoàn đặc công nổ súng tấn công vào hướng Nam đồn Th ái Văn Minh nơi đặt Ban chỉ huy Liên đoàn 8 và Tiểu đoàn 88 Biệt động quân đóng. Một tiểu đoàn đặc công tấn công vào ấp 4 hướng Đông đồn Th ái Văn Minh. Cả hai nơi địch đều chống trả quyết liệt.

Lúc 5 giờ sáng ngày 29 tháng 4, Đại đội 2 bộ đội địa phương tấn công vào trụ sở Cuộc cảnh sát và Phân chi khu xã Tân Tạo

Page 198: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 201

Gò nhà ông Một Ầm (Lê Công Mộc) ấp 2 xã Tân Tạo,nơi cất giấu vũ khí trong chiến dịch Hồ Chí Minh 1975.

Lúc 7 giờ sáng ngày 29 tháng 4, do du kích xã Tân Tạo hướng dẫn, 1 tiểu đoàn đặc công thuộc Trung đoàn 117 đặc công đứng chân ở Gò Xoài, xã Tân Nhựt hành quân đánh chiếm cầu Bà Tát, cầu Ông Phủ, cầu Kinh, Tỉnh lộ 10 và hướng Tây Nam đồn Th ái Văn Minh. Kết hợp với công tác binh địch vận, đồng chí Tư Bao, Chi ủy viên chi bộ xã dùng loa phóng thanh đến các đồn địch cách 300m kêu gọi binh lính ra hàng: “Hỡi anh em binh lính, Hiệp định Paris đã ký kết tháng 1 năm 1973, đất nước Việt Nam ta sẽ hòa bình. Anh em nên bỏ súng về nhà làm ăn hoặc quay súng chống lại địch, những thành tích đó sau này sẽ được ghi vào lịch sử”.

Page 199: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

202 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

Đến 17 giờ ngày 29 tháng 4, ta chiếm được đồn Cầu Lớn, toàn bộ lính biệt động quân, nghĩa quân đều tháo chạy và co cụm về đồn Th ái Văn Minh. Lúc này Đại đội 2 bộ đội địa phương đã cắm được lá cờ trên nóc trụ sở Cuộc cảnh sát và Phân chi khu xã Tân Tạo. Chỉ còn duy nhất đồn Th ái Văn Minh vẫn chống trả điên cuồng. Địch dùng cả pháo 155 ly hạ nòng bắn thẳng để chống xung phong gây nhiều khó khăn, thiệt hại cho quân ta. Địch điều máy bay từ sân bay Cần Th ơ đến ném bom ở ấp 4 và ném bom xuống trận địa, tuy nhiên hai máy bay địch đã bị pháo phòng không của Đoàn 232 bắn hạ.

Đến 10 giờ ngày 30 tháng 4, Trung đoàn 117 đặc công tổ chức đợt xung phong cuối cùng tiến công vào đồn Th ái Văn Minh. Lúc này Trung đoàn 3, Sư đoàn 9 thuộc Đoàn 232 có đơn vị xe tăng yểm trợ đã vượt qua cầu Kênh Xáng tiến về hướng ngã tư Đại Hàn làm địch ở đồn Th ái Văn Minh hoang mang, hốt hoảng bỏ chạy hướng về Hương lộ 2, xã Bình Trị Đông. Cùng lúc này trên hướng Tây đồn Th ái Văn Minh có một tiểu đoàn lính địa phương quân, có cả lính biệt kích ác ôn đồn trú ở Đức Huệ, Đức Hòa, ngã ba Lý Văn Mạnh, cầu Xáng… rút chạy và co cụm tại lò gạch Vĩnh Lộc xã Tân Tạo. Phụ nữ và du kích mật ở ấp 2, 3 tổ chức vận động quân lính buông súng đầu hàng, trong đó có 9 sĩ quan cấp úy và cấp tá (có thiếu tá quận trưởng Đức Hòa và trung tá

Page 200: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 203

Liên đoàn trưởng Biệt động quân số 8) đưa về huyện. Còn lại binh sĩ ngụy được tự do về với gia đình và trình diện tại địa phương cư trú. Ta thu 2 xe vận tải vũ khí và trang bị quân sự.

Nhiệm vụ đánh chiếm và giữ đồn Th ái Văn Minh để mở cửa cho Đoàn 232 thọc sâu đánh chiếm Bộ Tư lệnh Biệt khu Th ủ Đô, cầu Nhị Th iên Đường, Tổng Nha cảnh sát, các quận 5, 6, 7, 8, 10, 11 đã hoàn thành. Nhân dân đổ ra đường hò reo quân giải phóng.

Cũng trong chiều ngày 30 tháng 4 năm 1975, tại ngã tư Tân Tạo thuộc Xa lộ Đại Hàn (nay là Quốc lộ 1A và Tỉnh lộ 10), bộ phận vũ trang huyện do đồng chí Tư Bao chỉ huy còn tiếp quản cả đoàn xe quân sự GMC mà địch tháo chạy bỏ lại.

Như vậy, trong chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, nhân dân Tân Tạo hoàn thành tốt nhiệm vụ hậu cần như: dân công tại chỗ, chuyển thương binh về tuyến sau điều trị, nấu cơm, nước phục vụ bộ đội nhiều ngày đêm trong những thời điểm Tân Tạo trở thành chiến trường quyết liệt nhất. Trong trận này bên ta có 33 chiến sĩ hy sinh, về phía xã có 1 nữ du kích hy sinh là Hà Th ị Th o, đoàn viên Th anh niên nhân dân cách mạng.

Xã Tân Tạo được hoàn toàn giải phóng vào trưa ngày 30 năm 4 năm 1975. Ủy ban nhân dân cách mạng được thành lập do Nguyễn Văn Đào (Út Đào) làm Chủ

Page 201: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

204 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

tịch, Lại Kiến Trung làm Phó Chủ tịch. Lịch sử đã sang trang, một chính quyền mới, chính quyền của nhân dân ra đời, mở ra kỷ nguyên mới, cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Một góc lò gạch, nơi đây có sự kiện 300 lính ngụy đầu hàng chính quyền cách mạng địa phương vào ngày 30/4/1975.

Ngày 30 tháng 4 năm 1975, một ngày trong 21 năm kháng chiến chống Mỹ xâm lược với bao gian khổ, hy sinh, một lòng tin tưởng “ta nhất định thắng, địch nhất định thua”. Với quyết tâm đó, chi bộ Đảng và nhân dân Tân Tạo đã góp phần cùng cả nước làm nên chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đó là hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ làm bàn đạp cho bộ phận binh đoàn chủ lực tiến công và giải phóng phía Tây Nam Sài Gòn, đồng thời giải giới trên 300 tên lính và sĩ quan ngụy. Những

Page 202: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 205

tấm gương sáng ngời về sự quả cảm hy sinh, tinh thần sáng tạo, chủ động tiến công địch, bảo vệ quê hương, làng xóm của chi bộ và nhân dân Tân Tạo sẽ luôn được các thế hệ mai sau nhắc đến. Lịch sử sang một trang mới, con đường phía trước xây dựng chủ nghĩa xã hội sẽ còn nhiều thử thách chông gai, song có điều chắc chắn quân và dân Tân Tạo sẽ làm được và đi tới đích.

Vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân dân xã Tân Tạo vinh dự đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân do Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tặng thưởng. Đây là phần thưởng to lớn nhất, là danh dự cao quý nhất. Phần thưởng to lớn danh dự này thuộc về những Mẹ Việt Nam anh hùng, các Anh hùng liệt sĩ lực lượng vũ trang và nhân dân đã hy sinh cho sự nghiệp cách mạng thống nhất đất nước.

Nhà Bia ghi danh các anh hùng liệt sĩ phường Tân Tạo A(xây dựng 2006)

Page 203: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

206 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

Page 204: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 207

PHẦN THỨ HAI

ĐẢNG BỘ LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN THỰC HIỆN

SỰ NGHIỆP PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

(1975 - 2013)

Page 205: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

208 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

CHƯƠNG BỐNCHI BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ TÂN TẠO KHẮC

PHỤC HẬU QUẢ CHIẾN TRANH, THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

- XÃ HỘI (1975 - 2003)

I. CHI BỘ LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG, KHẮC

PHỤC HẬU QUẢ CHIẾN TRANH (1975 - 1985)

1. Tình hình Tân Tạo sau ngày thống nhất đất

nước và công tác khắc phục hậu quả chiến tranh, ổn

định mọi mặt đời sống nhân dân (1975 - 1977)

Sau gần một thế kỷ mất độc lập, nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giải phóng dân tộc với đại thắng Mùa Xuân 1975. Chiến tranh chấm dứt, lãnh thổ thống nhất, nhân dân cả nước mang tinh thần và tư thế của những người vừa làm nên lịch sử vào sự nghiệp kiến thiết quốc gia theo con đường chủ nghĩa xã hội.

Sau giải phóng, địa giới xã Tân Tạo gồm 4 ấp nằm theo chiều cắt ngang trục Tỉnh lộ 10 vẫn được giữ nguyên, lần lượt là ấp 4 - ấp 1 - ấp 2 - ấp 31. Cả xã chỉ

1. Phường Tân Tạo A ngày nay thuộc khu vực phía Nam Tỉnh lộ 10 của các ấp 1, ấp 2 và một phần của ấp 3.

Page 206: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 209

có khoảng 7.000 nhân khẩu định cư co cụm ven Tỉnh lộ 10, Hương lộ 4 (nay là đường Nguyễn Cửu Phú) và sông Vàm Nước Lên. Trước giải phóng xã nằm trong vùng đệm ngăn cách đô thành Sài Gòn với căn cứ Vườn Th ơm nên thường xuyên trở thành chiến địa. Dấu tích để lại là rất nhiều những trận địa mìn, đạn pháo nằm ven hai bờ sông Vàm Nước Lên, ngoài bờ tuyến và rải rác trên khắp các vùng ruộng bưng.

Về kinh tế, khoảng 95% người dân ở Tân Tạo sinh sống dựa vào cây lúa nhưng tư liệu sản xuất quan trọng nhất là ruộng đất, thì hầu như chưa sử dụng hết. Nguyên nhân một phần là do tình trạng đất nhiễm phèn cố hữu, không có khả năng canh tác trong 6 tháng mùa khô; một phần do trải qua thời gian chiến tranh quá dài nên ruộng vườn bị bỏ hoang, trở thành những khu vực ruộng bưng rất khó cải tạo; muồng, dừa nước, dây lức, cỏ bồn bồn phủ khắp mặt đất, cao tới đầu người.

Tân Tạo là một xã nghèo, cơ sở hạ tầng nông thôn thiếu thốn đủ bề. Khu vực dân cư Nam Tỉnh lộ 10 chủ yếu là nhà mái lá, vách lá; cả vùng chỉ được 4 - 5 hộ nhà tường, nhà mái tôn kiên cố. Th ị tứ, công sở, trường học, trạm y tế và những công trình quan trọng của xã đều nằm phía Bắc lộ. Tài sản công tiếp quản từ chế độ cũ trên địa bàn xã chỉ gồm 1 trường tiểu học và 3 trường

Page 207: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

210 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

sơ cấp1. Đường trải nhựa có Tỉnh lộ 10 và Xa lộ Đại Hàn nhưng đã xuống cấp nặng, từ lâu không được tu sửa. Ngoài ra, chỉ có đường Hương lộ 4 được rải đá đỏ, còn lại đều là lộ đất.

Phương tiện vận tải công cộng ít và thô sơ. Phục vụ đường dài hàng ngày có khoảng 10 chuyến xe đò chạy tuyến đường Đức Hòa (Long An) - Th ành phố Hồ Chí Minh. Bến xe lam chạy tuyến Bà Hom - Chợ Lớn nằm ở ngay ngã 3 đường Trần Th anh Mại, Lộ Tẻ và Tỉnh lộ 10 ngày nay. Cả xã chỉ có xe đạp và một số xe gắn máy. Ghe thuyền vẫn là phương tiện được sử dụng chủ yếu trên các dòng kênh Liên Ấp, sông Vàm Nước Lên2.

Hoạt động tiểu thủ công nghiệp chỉ tồn tại trong quy mô hộ gia đình. Cơ sở sản xuất lớn duy nhất là lò gạch bà Ba Sang. Từ sau lần điều chỉnh địa giới năm 1977, lò gạch này thuộc về xã Phạm Văn Hai. Đầu năm 1980 nhà máy gạch của huyện Bình Chánh thành lập thì cơ sở này cũng ngưng hoạt động.

Nhìn chung, dù nằm ở sát cửa ngõ từ miền Tây đi vào Sài Gòn song xã Tân Tạo vẫn là mảnh đất thuần nông. Trước giải phóng xã thuộc vùng xôi đậu nên chính quyền cũ chủ yếu tập trung triển khai các kế hoạch quân sự chứ không chú ý vào phát triển kinh

1. Từ lớp 1 đến lớp 3.2. Phỏng vấn PVB.

Page 208: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 211

tế, xã hội. Bởi vậy sau năm 1975 Tân Tạo chẳng những thiếu vắng cảnh phố xá phồn thịnh như nội đô cách đó chừng 6km mà còn mang đầy “thương tích” chiến tranh. Nhưng Tân Tạo có đội ngũ cán bộ, đảng viên kiên trung, đã trui rèn và trưởng thành trong kháng chiến; có quần chúng nhân dân hết lòng đi theo cách mạng, đã góp nhân lực, vật lực cho công cuộc thống nhất đất nước, giải phóng quê hương. Đây là động lực cơ bản để Tân Tạo bắt tay thực hiện những nhiệm vụ mà giai đoạn lịch sử mới đặt ra.

Sau giải phóng, đội ngũ đảng viên sinh hoạt trong chi bộ Tân Tạo còn mỏng, gồm đồng chí Nguyễn Văn Đào làm Bí thư và đảng viên là các đồng chí: Lại Kiến Trung, Đoàn Văn Lần, Võ Th anh Tâm, Nguyễn Th ị Song, Cao Th ị Tâm, Võ Th ị Xem, Huỳnh Th ị Tôn, Lê Th ị Tấm, Nguyễn Th ị Luận, Nguyễn Th ị Chạm, Ngô Th ị Tám, Nguyễn Th ị Kiểu, Nguyễn Th ị Út, Ngô Th ị Hạnh. Tuy nhiên chi bộ đã kịp thời chỉnh đốn tổ chức, sinh hoạt; xác định nhiệm vụ then chốt trong thời kỳ cách mạng mới là phải nhanh chóng thiết lập và củng cố hệ thống dân - chính - Đảng ở địa phương. Ngày 7 tháng 5 năm 1975, tại khu đất gần chợ cũ, trên khán đài tre kết lá mộc mạc, Ủy ban cách mạng Lâm thời đã làm lễ ra mắt trước sự chứng kiến của đông đảo quần chúng nhân dân. Cơ cấu nhân sự gồm có:

Page 209: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

212 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

- Đồng chí Nguyễn Văn Đào - Bí thư- Đồng chí Lại Kiến Trung - Phó Chủ tịch tài mậu

kiêm Chủ tịch Mặt trận- Đồng chí Đoàn Văn Lần - Trưởng Công an xã.- Đồng chí Võ Th anh Tâm - Xã đội trưởng phụ

trách quân sự. - Đồng chí Phan Văn Ba - Ủy viên phụ trách

Th anh niên.- Đồng chí Nguyễn Th ị Song - Ủy viên phụ trách

Phụ nữ.- Đồng chí Cao Th ị Tâm (Sáu Giây) - phụ trách

Xã hội.- Đồng chí Lê Văn Bích - phụ trách nông hội.- Đồng chí Trần Văn Th ông - Th ư ký xã.Ở cấp ấp có các ban ngành, chi, tổ, hội do ban

ngành dọc của xã quản lý, trong đó:- Trưởng ấp 1 là bà Nguyễn Th ị Luận.- Trưởng ấp 2 là bà Cao Th ị Tâm và bà Ngô Th ị

Duyên.- Trưởng ấp 3 là bà Nguyễn Th ị Chạm.- Trưởng ấp 4 là ông Trần Văn Quới.Đến tháng 5 năm 1976, thực hiện chủ trương sắp

xếp lại hệ thống chính quyền các cấp, Ủy ban cách

Page 210: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 213

mạng lâm thời đổi thành Ủy ban nhân dân; chính quyền xã Tân Tạo được kiện toàn thêm một bước, đồng chí Đoàn Văn Lần được tín nhiệm tiếp tục giữ cương vị Chủ tịch xã thay đồng chí Nguyễn Văn Đào chết vì tai nạn giao thông.

Th ực hiện sự chỉ đạo của Th ành phố và quận Bình Chánh, chính quyền xã Tân Tạo đã nhanh chóng huy động lực lượng tham gia vào các công tác cụ thể: tiếp quản, vận động anh em binh lính ra trình diện, tổ chức học tập cải tạo, rà phá bom mìn, khôi phục sản xuất, ổn định mọi mặt đời sống nhân dân.

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Ban quân quản của xã nhanh chóng được thành lập để giữ trị an chung, trọng tâm là việc thực hiện nhiệm vụ cải huấn cho binh lính và hạ sĩ quan chế độ cũ. Đoàn Th anh niên, Hội Phụ nữ xã tiến hành vận động, lên danh sách đối tượng ra trình diện. Đình Tân Tạo được chọn làm nơi cải huấn cho 506 nhân viên quân sự và dân sự học tập (ngoài ra có 22 đối tượng phải tổ chức học tập xa và lâu ngày do phân loại). Kết quả sau 5 ngày nghe các cán bộ tuyên huấn của quận và thành phố xuống thuyết trình những nội dung liên quan đến chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, 100% số đối tượng học tập được công nhận quyền công dân. Chính quyền lâm thời còn thực hiện chính sách lưu dụng đối với hai y tá (Hà Văn Sự, Ngô Th ị Ba), một nữ hộ sinh thuộc Trạm

Page 211: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

214 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

bảo sanh và toàn bộ số giáo viên đang giảng dạy tại các cơ sở giáo dục của xã.

Công tác rà phá bom mìn và truy tìm hài cốt liệt sĩ cũng được chính quyền lâm thời gấp rút tiến hành. Lực lượng nòng cốt tham gia thực hiện nhiệm vụ là đội du kích (khoảng 80 người) với sự hỗ trợ của Đoàn Th anh niên và một số binh lính chế độ cũ am tường thế bố trí trận địa mìn trước đây của địch. Vượt lên tất cả, sau 3 tháng triển khai, quân và dân trên địa bàn đã tháo gỡ được gần 1.000 quả mìn, lựu đạn các loại; giải phóng hơn 500ha đất để nhân dân yên tâm khai hoang phục hóa, bước vào sản xuất.

Tiến hành song song với công tác tháo gỡ bom mìn là nhiệm vụ tìm hài cốt liệt sĩ. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, quá trình tấn công đồn Th ái Văn Minh để mở cửa Tây Nam thành phố đã diễn ra 4 trận đánh ác liệt, nhiều chiến sĩ đã anh dũng hy sinh ngay trước ngày toàn thắng. Sau này đồn trở thành vùng đất thiêng, được chọn làm nơi xây dựng nghĩa trang của huyện. Năm 1999 chính quyền và nhân dân đã từng bước quy tập hơn 150 bộ hài cốt liệt sĩ về đây. Với truyền thống uống nước nhớ nguồn, nhân dân trong xã đã đóng góp 282 triệu đồng để xây dựng bia tưởng niệm, trên đó khắc ghi tên của 283 liệt sĩ của xã đã ngã xuống vì độc lập tự do của Tổ quốc và hạnh phúc của nhân dân.

Page 212: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 215

Trên cơ sở những thành công bước đầu từ công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh, sang năm 1976 chi bộ Đảng, chính quyền Tân Tạo đã tích cực đẩy mạnh toàn diện mọi mặt công tác, trọng tâm là nhiệm vụ phát triển hạ tầng sản xuất nông nghiệp, ổn định mọi mặt đời sống nhân dân.

Ngày 20 tháng 9 năm 1976, Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 235-CT/TW về việc thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị “Về vấn đề ruộng đất ở miền Nam”, trong đó nhấn mạnh chủ trương “người nông dân có ruộng cày”. Từ quỹ đất mới được giải phóng của xã, chính quyền đã tiến hành chia ruộng đất cho những hộ gia đình ít ruộng, không có ruộng và cho những người mới trở về địa phương. Th eo đó mỗi lao động chính được chia trung bình 1.300m2, lao động phụ được 650m2 đất ruộng. Gia đình thương binh, liệt sĩ cũng được cấp thêm số đất để sản xuất. Đây là việc làm có ý nghĩa chính trị rất lớn của chính quyền địa phương, thể hiện tinh thần tương thân tương ái, đạo lý uống nước nhớ nguồn của Đảng và Nhà nước ta.

Trong công tác phát triển hạ tầng nông nghiệp ở Tân Tạo, có lẽ năm 1976 đã để lại nhiều dấu ấn nhất. Từ đầu năm, Th ành phố triển khai xây dựng 12 con kênh song song thông nguồn từ Bình Lợi, sông Xáng về hệ thống sông, rạch Tân Tạo. Lực lượng dân quân du kích, Đoàn Th anh niên, anh em binh sĩ chế độ cũ trên địa bàn được

Page 213: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

216 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

huy động tối đa vào nhiệm vụ này. Từ môi trường lao động tập thể hăng say: xẻ ruộng, đào kênh, đắp bờ, khơi dòng… đã tạo nên mối gắn kết tình đồng chí, tình quân dân ngày càng thắm thiết, mặn nồng. Tính đến cuối năm, mỗi lao động đã đóng góp trung bình 30 ngày công, giúp hoàn thành trực tiếp 6 con kênh, mỗi kênh cách nhau 500m (ngang 30m, sâu 1,5m, điểm lòng chảo đáy sâu 3m, có hệ thống cống điều tiết nước, bờ cặp bên đồng thời là lộ phục vụ giao thông nông nghiệp) đi qua địa bàn xã. Trên quãng đường dài 9km (tính theo đường chim bay) giữa hai điểm thông luồng, hệ thống 6 kênh này lại cắt ngang kênh C, kênh B, kênh A tạo thành thế liên hoàn, đảm bảo điều tiết nước phục vụ nông nghiệp trong vùng, tạo điều kiện để Tân Tạo làm hai vụ lúa một năm.

Các hoạt động văn hóa - xã hội cũng được chính quyền hết sức quan tâm dù điều kiện ngân quỹ eo hẹp. Hệ thống loa truyền thanh được củng cố trên cả 4 ấp đã kịp thời cập nhật tình hình đất nước và địa phương tới người dân. Không có điều kiện duy trì đội văn nghệ thường trực nhưng chính quyền xã đã linh động tổ chức các nhóm văn nghệ phong trào, hội đờn ca tài tử, hội cải lương có tính chất “xã hội hóa” (xã hỗ trợ về khí cụ và trang phục, còn lại mọi hoạt động đều trên cơ sở tình nguyện).

Trên lĩnh vực quốc phòng - an ninh, Tân Tạo tiếp tục là điển hình của huyện Bình Chánh về ổn định

Page 214: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 217

chính trị và đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Những năm đầu sau giải phóng không có một vụ việc mất an ninh nổi cộm nào. Th áng 10 năm 1976 xã thực hiện đợt tuyển nghĩa vụ quân sự đầu tiên, kết quả có 12 thanh niên trúng tuyển, đạt 125% chỉ tiêu trên giao. Đây là niềm tự hào của nhân dân xã Tân Tạo, thể hiện sự tiếp nối xứng đáng truyền thống sẵn sàng lên đường đáp lời sông núi, bảo vệ Tổ quốc của các thế hệ cha anh.

Cũng trong tháng 10 năm 1976, Th ành phố tiến hành điều chỉnh địa giới, sắp xếp toàn bộ địa bàn thành 12 quận và 5 huyện. Địa giới của xã Tân Tạo theo đó cũng biến động mạnh. Cụ thể 900ha phía Nam Tỉnh lộ 10 tính từ bờ Tây kênh C tách thành nông trường Lê Minh Xuân; 320ha thuộc ấp 3 cũ - phần phía Bắc, sáp nhập vào xã Phạm Văn Hai. Cơ cấu 4 ấp được bố trí lại theo chiều dọc, lấy Tỉnh lộ 10 và Xa lộ Đại Hàn làm ranh giới phân chia chính.

Nhìn chung, sau gần hai năm thực hiện nhiệm vụ khắc phục hậu quả chiến tranh, ổn định mọi mặt đời sống xã hội, nhân dân Tân Tạo dưới sự chỉ đạo của chi bộ, chính quyền đã đạt được những mục tiêu cơ bản: thể chế nhân dân được giữ vững ở địa phương, thôn ấp bình yên, kinh tế phục hồi; ngành nông nghiệp đã tạo được những tiền đề quan trọng để hướng tới những bước chuyển mình mới.

Page 215: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

218 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

2. Cải tạo xã hội chủ nghĩa, ổn định tình hình kinh

tế - xã hội và giữ vững an ninh chính trị (1977 - 1985)

Trong hai ngày 15 và 29 tháng 5 năm 1977, đông đảo cử tri Tân Tạo đã tích cực tham gia bầu cử Hội đồng nhân dân ba cấp: Th ành phố, quận (huyện), phường (xã). Kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân xã (khóa 1977 - 1979) đã bầu ra Ủy ban nhân dân xã do đồng chí Lại Kiến Trung làm Chủ tịch. Lê Công Duyên giữ cương vị Bí thư chi bộ.

Những năm tiếp theo công tác phát triển đảng ở Tân Tạo được đẩy mạnh và đã đạt được nhiều thành tựu. Ngày 8 tháng 9 năm 1981 với tổng số 38 đảng viên, Huyện ủy đã chấp thuận nâng chi bộ xã Tân Tạo lên hoạt động theo quy chế Đảng bộ. Đồng chí Cao Th ị Tâm được bầu làm Bí thư, đồng chí Phan Văn Ba làm Phó Bí thư. Mỗi ấp hình thành một chi bộ:

Ấp 1: Lê Th ị Tấm, Phạm Văn Th u phụ trách.

Ấp 2: Lê Văn Th ưởng, Huỳnh Minh Sũng, Đỗ Th ị Bờ phụ trách.

Ấp 3: Lại Kiến Trung, Phạm Văn Cấn phụ trách.

Ấp 4: Phạm Th ành Biên, Đường, Võ Văn Mười phụ trách.

Bước sang giai đoạn mới, Đảng bộ và chính quyền xã Tân Tạo lãnh đạo nhân dân tiếp tục xây dựng, phát

Page 216: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 219

triển kinh tế xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Trong đó trọng tâm nhất là việc thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng “đưa nông dân miền Nam vào con đường tập thể hóa”.

Đầu năm 1977 chính quyền các cấp đã tới từng hộ gia đình vận động bà con tham gia làm ăn tập thể. Quá trình xác lập các tập đoàn sản xuất ở địa phương giai đoạn đầu tương đối thuận lợi. Chỉ trong vòng một năm cả xã đã thành lập được 18 tập đoàn. Tính đến tháng 12 năm 1983 khoảng 90% nông dân trong xã đã đi vào làm ăn tập thể, số còn lại được vận động vào các tổ đoàn kết sản xuất. 5 tập đoàn tại ấp 4 được gom lại để thành lập HTX nông nghiệp đầu tiên của xã. Ngoài ra xã còn thành lập hai hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực thương mại, tài chính gồm Hợp tác xã Mua - Bán do đồng chí Võ Văn Mười làm chủ nhiệm, Hợp tác xã Tín dụng do đồng chí Trần Văn Th ài làm chủ nhiệm.

Song song với phong trào tập thể hóa và củng cố các tập đoàn sản xuất, chính quyền xã còn tiến hành điều chỉnh ruộng đất, thực hiện công bằng trong sở hữu. Vấn đề đất nông nghiệp trên địa bàn xã. Cả xã còn 150 hộ hoàn toàn không có đất và một bộ phận không nhỏ thiếu đất. Từ năm 1982 đến cuối năm 1983 xã tiến hành thu hồi các loại ruộng đất, buôn bán trái phép; ruộng xâm canh; ruộng công quả ở chùa chia cấp không đúng. Diện được xét cấp gồm gia đình liệt sĩ, bộ

Page 217: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

220 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

đội, gia đình chính sách, nông dân nghèo, hộ phi nông nghiệp, gia đình đông người nhưng lao động ít… Tính đến tháng 6 năm 1983, xã đã cấp 10ha cho 24 hộ ở ấp 1, 16ha cho 35 hộ ở ấp 2, 7ha cho 26 hộ ở ấp 3.

Trong khoảng 10 năm sau giải phóng Tân Tạo vẫn lấy sản xuất nông nghiệp làm chủ đạo. Năm đầu tiên tiến hành tập thể hóa, nhờ hệ thống kênh mương mới đã đi vào vận hành và phát huy hiệu quả nên sản xuất phát triển. Sản lượng lúa bình quân tăng từ 1,2 tấn/1ha lên 1,7 tấn/1ha.

Ngày 13 tháng 1 năm 1981, Ban Bí thư ra Chỉ thị số 100 về “Cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp”. Ở Tân Tạo, phải đến tháng 6 năm 1983 mới tiến hành thí điểm khoán tại tập đoàn số 12 và chỉ thực hiện khoán đại trà kể từ sau năm 1984. Việc phổ biến các hình thức khoán đã tạo tiền đề để kinh tế nông nghiệp ở địa phương khởi sắc. Năm 1983 sản lượng lúa tăng gấp đôi so với năm 1977, đạt bình quân 3,3 tấn/1ha. Huy động lương thực trong dân tăng mạnh qua mỗi năm phản ánh sự gia tăng mức độ tập trung trong điều hành, quản lý kinh tế.

Đời sống kinh tế có khó khăn nhưng cơ sở hạ tầng điện - đường - trường - trạm của xã vẫn được Đảng bộ, chính quyền quan tâm cải thiện. Trong giai đoạn từ 1980

Page 218: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 221

đến 1986, bằng các nguồn hỗ trợ và kinh phí vận động trong dân, xã đã xây kiên cố cầu Ông Búp, cầu Ông Phủ, sửa sang và thêm mới được 3 phòng học năm 1981,2 phòng học năm 1983, qua đó từng bước giảm số lớp học ca 3 từ 8 lớp năm 1981 xuống còn 2 lớp năm 1983.

Đối với gia đình thương binh, liệt sĩ có đời sống kinh tế khó khăn, từ sau năm 1975, chi bộ và chính quyền xã đã vận dụng nhiều hình thức trợ cấp như cấp khung nhà, xây dựng, sửa chữa nhà... Th áng 2 năm 1982, huyện Củ Chi xây dựng căn nhà tình nghĩa đầu tiên cho một gia đình mà cả vợ và chồng đều là thương binh 1/4. Từ đây phong trào “nhà tình nghĩa” dần lan rộng ra toàn Th ành phố. Tân Tạo nói riêng và huyện Bình Chánh nói chung đã đi tiên phong trong việc hưởng ứng phong trào này vì thuộc diện địa bàn ưu tiên triển khai của Th ành phố (xã nghèo, cận kề căn cứ kháng chiến cũ, có mật độ gia đình chính sách cao). nguồn kinh phí không nhiều, nên mỗi năm xã chỉ xây dựng được từ 3 - 4 căn nhà vách tôn, mái tôn, nền đất, rộng chừng 28m2, cho những trường hợp gia đình khó khăn nhất.

Năm 1979 biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc đồng thời đều xảy ra chiến tranh. Ngày 5 tháng 3 năm 1979 Chủ tịch Tôn Đức Th ắng công bố lệnh Tổng động viên. Cùng với tuổi trẻ cả nước, thanh niên Tân Tạo đã hăng hái lên đường nhập ngũ. Tổng cộng đã

Page 219: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

222 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

có 18 liệt sĩ hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ lãnh thổ của Tổ quốc và giúp nhân dân Campuchia thoát nạn diệt chủng Pol Pot.

Bước vào đầu thập niên 1980 tình hình an ninh trật tự trên địa bàn xã nảy sinh một số diễn biến phức tạp. Do nằm ở cửa ngõ từ Đức Hòa và khu vực cửa khẩu Tây Ninh vào thành phố nên Tân Tạo trở thành điểm tập kết thuận lợi cho các đối tượng buôn lậu hoạt động, chủ yếu là các mặt hàng gạo, thịt và thuốc lá. Trước tình hình đó, được sự chỉ đạo trực tiếp của Huyện ủy, lực lượng dân quân xã đã triển khai nhiều hoạt động bảo vệ tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, ngăn ngừa những cuộc gây rối. Tính riêng 6 tháng đầu năm 1981, công an xã đã phát hiện 53 vụ việc vi phạm pháp luật, kịp thời xử lý tại chỗ 47 vụ, đưa lên huyện xử lý 6 vụ. Ngày 13 tháng 9 năm 1983, chính quyền xã thành lập đội xung kích cùng với lực lượng công an xã ngày đêm tuần tra canh gác, giữ vững trị an nông thôn.

Nhìn chung, khoảng thời gian 10 năm sau giải phóng, chính quyền và nhân dân Tân Tạo đã phát huy mạnh mẽ tinh thần của một vùng đất giàu truyền thống cách mạng vào công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế, củng cố mọi mặt xã hội. Tuy tốc độ phát triển chậm và có không ít những sai lầm nảy sinh từ quá trình cải tạo nông nghiệp, đi lên làm ăn tập thể, song ở vào thời đoạn mà cơ chế quản lý tập trung là

Page 220: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 223

một đặc điểm lớn xuyên suốt toàn bộ chính sách nội trị chung của đất nước thì những yếu kém trên nằm ngoài khả năng kiểm soát của chính quyền địa phương. Điều quan trọng nhất là Đảng bộ và chính quyền Tân Tạo đã giữ vững thế và lực, thực hiện tốt quyền làm chủ của nhân dân, làm tiền đề để cùng với cả nước tiến hành sự nghiệp đổi mới.

II. TÂN TẠO BƯỚC ĐẦU THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI, GIỮ VỮNG

ỔN ĐỊNH CHÍNH TRỊ, ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TẠO

NỀN TẢNG CHO THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA

1. Thực hiện cơ chế quản lý kinh tế mới (1986 -

1990)

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 12 năm 1986) mở ra thời kỳ đổi mới đất nước. Đại hội đã tổng kết tình hình trên tất cả các mặt kể từ sau ngày thống nhất, rút ra những bài học kinh nghiệm, đề ra những quyết sách nhằm tháo gỡ khó khăn, cải thiện đời sống nhân dân, ổn định tình hình kinh tế - xã hội, phát huy sức mạnh của toàn dân vào sự nghiệp xây dựng đất nước.

Đảng bộ xã Tân Tạo bước vào thực hiện những nhiệm vụ của Đại hội VI trong bối cảnh có sự chuyển giao giữa hai thế hệ đảng viên. 50% trong tổng số khoảng 70 đảng viên đã quá tuổi hưu trí. Vì thế công tác bồi dưỡng, phát triển Đảng có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Page 221: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

224 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

Nguồn cán bộ cho đến trước Đại hội VII (1991) của Đảng đã được củng cố cả về chất lượng lẫn số lượng. Năm 1990 Đảng bộ có trên 100 đồng chí tham gia sinh hoạt Đảng. Các đồng chí trưởng thành trong môi trường công tác của Tân Tạo như Ngô Th ành Tuấn đang là Phó Bí thư Quận ủy và Huỳnh Văn Chính Phó Bí thư kiêm Chủ tịch Ủy ban nhân dân của quận Bình Tân.

Năm 1990, Đại hội Đảng bộ xã Tân Tạo lần thứ VII diễn ra khi cả nước triển khai thực hiện nhiệm kỳ khóa 5 năm cho cả khối Đảng, chính quyền và đoàn thể thay vì nhiệm kỳ 2 năm như trước. Đại hội bầu đồng chí Lê Công Đúng làm Bí thư và tại kỳ họp Hội đồng nhân dân xã sau đó đã tiếp tục tín nhiệm đồng chí Võ Th anh Tâm làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã.

Trở lại thời điểm năm 1986, căn cứ vào tình hình thực tiễn tại địa phương và thành tựu đã đạt được sau 10 năm đất nước thống nhất, Nghị quyết Đại hội lần thứ IV Đảng bộ xã Tân Tạo xác định: Coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, ra sức phát triển nông nghiệp toàn diện và chăn nuôi gia súc gia cầm.

Tuy nhiên đời sống của nhân dân trong khoảng hai năm sau đổi mới chưa có thay đổi trên thực tế. Ngược lại hậu quả của các chính sách cũ lại phát lộ mạnh, trượt giá năm 1986 là 770%, con số lạm phát cao nhất trong lịch sử kinh tế Việt Nam. Hàng hóa khan hiếm, sức sản

Page 222: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 225

xuất chưa được cải thiện ngay nên đời sống người nông dân, không riêng gì Tân Tạo, rất khó khăn. Trước tình hình đó, Nghị quyết 10 năm 1988 (thường gọi là Khoán 10) của Bộ Chính trị với tinh thần “khoán gọn”, xác lập lại một cách đầy đủ vai trò của kinh tế hộ gia đình trở thành chính sách có ý nghĩa “cởi trói” sâu sắc.

Khoán 10 đã đánh dấu thời kỳ giải thể hoàn toàn các tập đoàn sản xuất ở Tân Tạo. Đến năm 1990 khoảng 95% xã viên xin rút ra khỏi tập đoàn, chỉ còn tập đoàn 10 và tập đoàn 12 tổ chức được đại hội xã viên. Hợp tác xã mua bán và tín dụng là những thiết chế kinh tế tập thể cuối cùng còn hoạt động tốt ở Tân Tạo nhưng hiệu quả cũng bị hạn chế nhiều, không còn khả năng phát triển.

Với chủ trương “Giải quyết trên hướng cương quyết bảo đảm giữ thành quả ruộng đất cho người được chia cấp hợp lý trước đây”, trong 4 năm từ 1990 đến 1994, Đảng bộ và chính quyền xã tiến hành giải quyết thành công 993 vụ, cơ bản ổn định được tình hình.

2. Giữ vững ổn định chính trị, đẩy mạnh phát

triển kinh tế - xã hội tạo nền tảng cho thời kỳ công

nghiệp hóa, hiện đại hóa (1991 - 1995)

Về kinh tế: Từ sau năm 1990, xã phải chuyển một phần đất nông nghiệp thành đất dự án xây khu công nghiệp và khu dân cư mới nên diện tích ruộng lúa bắt đầu giảm dần. Khu vực ấp 4 giảm mạnh nhất (chuyển 68ha cho khu công nghiệp Pou Yuen và 40 ha xây dựng

Page 223: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

226 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

khu đô thị Tân Tạo). Năm 1995 vụ hè thu nông dân cả xã chỉ còn gieo cấy 100ha lúa, bằng 1/4 diện tích lúa 5 năm trước đó.

Từ sau khi có kế hoạch xây dựng các khu, cụm công nghiệp, Đảng bộ và chính quyền xã đã dự đoán diện tích đồng ruộng sẽ thu hẹp và muốn giữ vững giá trị sản xuất nông nghiệp ở địa phương thì cần phải phát triển ngành chăn nuôi. Th ực tế cho thấy số lượng đàn trâu bò có giảm theo đà giảm nhu cầu sức kéo ở khu vực trồng trọt nhưng chăn nuôi heo, gà, vịt đã tăng đều mỗi năm. Chẳng hạn năm 1988 cả xã có 3.600 con heo, 600 con trâu, 500 con bò thì sang năm 1989 tổng số đàn trâu còn 261 con, đàn bò còn 280 con; song đàn heo đã tăng thêm 786 con, đàn gà có 7.500 con, đàn vịt 9.500 con. Năm 1994 xuất hiện mô hình đào ao nuôi cá trên đất ven kênh rạch, hiệu quả kinh tế cao hơn trồng lúa.

Năm 1986, Th ành phố chủ trương chuyển các xí nghiệp sản xuất thô, công nghiệp nặng và công nghiệp chế biến ra khu vực ngoại thành. Hướng chuyển dịch là khu vực Tây Nam - địa bàn huyện Bình Chánh. Khu vực tập đoàn 18 của ấp 4 (từ kênh Liên Ấp tới giáp An Lạc) và tập đoàn 6 của ấp 1 được quy hoạch để trở thành các khu công nghiệp đầu tiên của thành phố. Chủ trương này đã mở đầu thời kỳ Tân Tạo dần thoát ly cơ cấu kinh tế dựa vào nông nghiệp để xây dựng một cơ cấu kinh tế hiện đại với dịch vụ và công nghiệp chiếm tỷ trọng cao.

Page 224: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 227

Trong 10 năm từ 1986 - 1995, các ngành nghề phi nông nghiệp phát triển nhanh chóng. Th ủ công nghiệp dần thoát ra khỏi tình trạng làm ăn manh mún, xuất hiện những cơ sở sản xuất quy mô, cung ứng đa dạng sản phẩm. Các cơ sở kinh doanh hình thành trên nền tảng chú trọng khai thác tối đa lợi thế của địa phương. Cuối năm 1989, toàn xã đã có 6 xí nghiệp cưa xẻ gỗ bố trí dọc trục Xa lộ Đại Hàn, 3 cơ sở nhôm gang, 1 lò giết mổ heo, 1 garage, 1 trạm xăng dầu, 1 nhà hàng thủy tạ.

Năm 1994 khu công nghiệp Pou Yuen hướng đông Quốc lộ 1A bắt đầu hoạt động. Năm 1996 phía tây Quốc lộ 1A khu công nghiệp Tân Tạo1 bước vào giai đoạn thu hút đầu tư. Đây là hai đầu tàu kinh tế quan trọng, là biểu tượng của Tân Tạo trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ngành nhang truyền thống có bước phát triển mới, áp dụng phương pháp nhúng cho năng suất vượt trội so với se bay. Một loạt cơ sở se nhang hình thành dọc trục Tỉnh lộ 10 đã giải quyết được nhiều lao động nhàn rỗi ở địa phương. Tính đến năm 1995, Tân Tạo có 58 doanh nghiệp sản xuất lớn nhỏ thuộc huyện, thành phố quản lý và 5 doanh nghiệp nhỏ thuộc xã quản lý.

1. Khu công nghiệp Tân Tạo khởi công xây dựng ngày 14/11/1996 và hoàn thành ngày 3/2/1997 với tổng diện tích 442ha, thường xuyên thu hút khoảng 10 nghìn lao động địa phương và nhiều nơi khác.

Page 225: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

228 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

Th ương nghiệp cũng có sự chuyển biến lớn. Nhiều hộ gia đình chuyển hướng bán buôn, mở rộng cho tư nhân làm đại lý và bán lẻ trực tiếp đến người tiêu dùng. Chợ Bà Hom trên địa bàn ấp 3 là một trong những địa điểm tập trung buôn bán của bà con, góp phần rất lớn trong việc lưu thông hàng hóa trong xã và các xã lân cận (Vĩnh Lộc, Tân Nhựt, Tân Kiên, Bình Trị Đông, An Lạc). Năm 1995, trên địa bàn xã có 60 doanh nghiệp thuộc cấp huyện quản lý và 45 điểm, doanh nghiệp nhỏ xã quản lý hoạt động trong lĩnh vực này.

Về an sinh xã hội: Sau giải phóng và khoảng 10 năm tiếp theo, nước sinh hoạt của người dân ở khu vực ấp 1 và ấp 2 chủ yếu lấy từ giếng nước ngầm nhà ông Hai Gấm, còn ở ấp 3, ấp 4 chủ yếu lấy từ giếng Miếu Bà. Đây là 2 giếng đào nổi tiếng của xã Tân Tạo mà từ Tân Kiên, Tân Nhựt, An Lạc người ta vẫn thường chèo ghe xuồng hay dùng xe thổ mộ đến lấy nước về sử dụng.

Năm 1988, UNICEF đã tiến hành khoan thăm dò trên địa bàn Tân Tạo ở độ sâu từ 100 - 120m thu được chất lượng nước tốt và dồi dào. Liên tục trong khoảng 7 năm tiếp theo, tổ chức này đã hỗ trợ kinh phí để xã hoàn thành trên 100 giếng khoan, phân bố đều khắp khu vực Tân Tạo góp phần giải quyết nhu cầu nước sạch cho bà con.

 Kinh tế phát triển khá nên các chính sách xã hội, đặc biệt là chính sách đền ơn đáp nghĩa có nhiều bước

Page 226: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 229

tiến mới. Kinh phí thực hiện có sự bổ sung đáng kể từ nhiều nguồn ngoài ngân sách Nhà nước. Trong 5 tháng từ tháng 8 đến khoảng tháng 3 năm 1989, Tân Tạo đã xây mới 15 căn nhà tình nghĩa, tương đương với tổng số nhà được xây trong 5 năm từ 1981 - 1986. Đồng thời chất lượng công trình cũng được cải thiện hơn, từ chỗ nhà tình nghĩa vách tôn, nền đất dần tiến đến xây nhà vách tường, mái tôn và nền lót gạch Tàu.

Đối với công tác giáo dục: Nhờ tích cực tranh thủ mọi nguồn lực phục vụ sự nghiệp trồng người mà từ sau năm 1992 trên toàn xã Tân Tạo đã cơ bản xóa được tình trạng học ca 3. Năm 1996 cả xã có 210 cháu vào mẫu giáo, đạt chỉ tiêu được huyện khen, trong đó có 29 cháu đạt “bé khỏe bé ngoan” cấp huyện, 9 cháu cấp thành phố; trường tiểu học lần đầu tiên có được 1 trong 3 học sinh toàn huyện đạt học sinh giỏi cấp thành phố; phổ cập tiểu học ở mức 82,82%; xóa mù chữ trong độ tuổi quy định 94,9%; tỷ lệ tốt nghiệp THCS đạt 100%.

Đối với công tác y tế - kế hoạch hóa gia đình: Từ sau năm 1988 xã luôn hoàn thành 100% nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe trẻ em, đẩy lùi 6 loại bệnh; đồng thời quản lý, điều trị hiệu quả các bệnh xã hội như lao, sốt rét, phong…, không để xảy ra dịch bệnh trong dân chúng. Năm 1993 trạm y tế xã được nâng cấp thành Trung tâm kế hoạch hóa gia đình Liên xã. Hội Phụ nữ xã làm nòng cốt trong công tác vận động người dân thực hiện kế

Page 227: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

230 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

hoạch hóa gia đình, toàn xã không có trường hợp sinh con thứ ba.

Phong trào xây dựng gia đình văn hóa theo nếp sống mới được phổ biến rộng rãi trong nhân dân, bước đầu đã mang lại kết quả rất đáng khích lệ, hình thành nên nếp sống văn minh, ứng xử có văn hóa trong đại bộ phận nhân dân, đấu tranh chống lại những hiện tượng tiêu cực, tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”.

Chính quyền xã cũng đã kết hợp với các ban ngành thường xuyên kiểm tra và xử lý vi phạm tại các tụ điểm chiếu phim, quán ăn, các điểm dịch vụ… trên địa bàn ấp; thực hiện tốt công tác chuẩn bị, phục vụ các ngày lễ lớn. Duy trì giờ giấc phát thanh tuyên truyền những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Phong trào thể dục thể thao được chú trọng, 2 đội bóng đá thanh niên và lão tướng của xã thường xuyên thi đấu giao hữu với các đội bạn và được xếp vào hàng đội mạnh nhất nhì trong huyện.

Th ời gian này các lộ ở 4 ấp được trải đá đỏ hoàn toàn, đa số cầu cống trên địa bàn được tái sửa chữa. Cơ sở vật chất phục vụ cho nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân cũng phát triển hơn, tổ chức hàng năm từ 3 - 4 buổi chiếu phim miễn phí đáp ứng nhu cầu giải trí của người dân.

Page 228: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 231

Công tác đền ơn đáp nghĩa tiếp tục được thực hiện tốt ở địa phương. Bên cạnh việc đảm bảo học hành, công ăn việc làm cho con em các hộ gia đình chính sách, Đảng bộ, chính quyền thường xuyên thăm viếng và nắm bắt tình hình đời sống của các hộ gia đình chính sách trên địa bàn, kịp thời tham mưu cho các cơ quan, đoàn thể của xã trong công tác xây dựng nhà tình nghĩa cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, xem xét hoàn chỉnh hồ sơ công nhận người có công với cách mạng. Lập danh sách liệt sĩ ở nghĩa trang Th ủ Đức và Th ành phố về nghĩa trang huyện; làm xong bia truyền thống và bia lưu niệm.

Đại hội thể dục thể thao xã Tân Tạo năm 1995

Page 229: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

232 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

III. TÂN TẠO TIẾP TỤC THỰC HIỆN CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI, ĐẨY

MẠNH SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA TRONG

TÌNH HÌNH MỚI (1996 - 2003)

1. Tân Tạo trước nhu cầu công nghiệp hóa, hiện

đại hóa

Sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ VII, nhân dân Tân Tạo đã đạt nhiều kết quả. Kinh tế có những chuyển biến tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tỷ trọng công nghiệp hàng năm tăng trên 20%. Tình hình an ninh chính trị ở địa phương ổn định. Tuy nhiên địa phương cũng tồn tại không ít vấn đề cần giải quyết để phát huy thế mạnh, nắm bắt vận hội của một vùng đang trở thành trọng tâm đô thị hóa của thành phố. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Tân Tạo lần thứ VIII trong hai ngày 2 và 3 tháng 2 năm 1996 đã đề ra nhiệm vụ: “Th ực hiện công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn. Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp. Chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ. Giải quyết công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân”.

Ngày 11 tháng 4 năm 1997, Tân Tạo vinh dự được đồng chí Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười về thăm và làm việc. Sự kiện này càng củng cố thêm quyết tâm chính trị của Đảng bộ xã trong thời kỳ mới. Đồng chí Tổng Bí thư đã khen ngợi trước những

Page 230: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 233

thành tựu của xã và không quên dặn dò Đảng bộ và nhân dân trong xã xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của người dân. Chú trọng phát triển công nghiệp và văn hóa giáo dục và căn dặn nhân dân trong xã hãy luôn duy trì học tập không ngừng. Học tập để no ấm, giàu mạnh. Chú trọng giữ gìn văn hóa dân tộc, dùng hàng Việt Nam là yêu nước.

Đồng chí Đỗ Mười - Tổng Bí thư Ban Chấp hànhĐảng Cộng sản Việt Nam chụp ảnh kỷ niệm với các đồng chí

lãnh đạo thành phố, huyện, xã nhân dịp về thăm xã

Page 231: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

234 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

2. Từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo

hướng hiện đại

Từ sau năm 1995 xã Tân Tạo tiếp tục có sự chuyển dịch mạnh về cơ cấu nghề nghiệp. Tình hình sở hữu, quản lý và sử dụng đất đai dần đi vào ổn định. Hoạt động sang nhượng, mua bán đất đai trong dân tăng nhanh, trở thành một kênh quan trọng kích thích kinh tế phát triển. Đa số nông hộ chuyển sang làm các ngành phi nông nghiệp như se nhang, phụ hồ, buôn bán, cho thuê nhà trọ… Nếu như hộ thuần nông (chăn nuôi, trồng trọt, dịch vụ nông nghiệp) năm 1995 có 1.044 hộ thì năm 1997 chỉ còn 920 hộ; năm 1995 chỉ có 1 hộ vừa làm nông nghiệp kiêm nuôi thủy sản thì năm 1997 đã lên 12 hộ; các hộ nông nghiệp kiêm dịch vụ tiểu thương năm 1997 đã tăng gần gấp hai so với năm 1995. Sự biến đổi này không chỉ ảnh hưởng đến đơn vị kinh tế gia đình mà còn tác động đến từng cá nhân. Th ói quen và tâm lý lệ thuộc vào canh tác nông nghiệp dần tiêu biến thay vào đó là những suy nghĩ mở, tìm tòi vào nhiều lĩnh vực nghề nghiệp khác của xã hội.

Khảo sát sự biến đổi trong từng lĩnh vực kinh tế cho thấy xu hướng hiện đại hóa ở Tân Tạo thể hiện rất rõ. Kết thúc nhiệm kỳ VIII Đại hội Đảng bộ xã Tân Tạo 1996 - 2000 đã không còn tình trạng ruộng hoang hóa, nhiễm phèn, nhiễm mặn. Năng suất cây trồng, vật

Page 232: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 235

nuôi tăng lên gấp ba lần so với năm 1975. Khâu làm đất đã được cơ giới hóa 100%. Lĩnh vực dịch vụ - thương mại cũng phát triển nhanh. Các hình thức kinh doanh ăn uống, nhà trọ, sửa chữa, buôn bán tạp hóa, vật liệu xây dựng… tăng mạnh, đáp ứng nhu cầu trao đổi, tiêu dùng, tái sản xuất sức lao động cho gần 13 ngàn người dân thường trú, 10 ngàn người tạm trú trong xã và đông đảo dân cư ở các xã lân cận.

Th ay đổi diện tích các loại đất qua các năm

Số TT Diện tích đất

Năm

1995 1997 2000

1 Tổng diện tích đất (ha) 1.691 1.727 1.727

2 Đất nông nghiệp 1.254,5 1.212 728,75

3 Đất chuyên dùng 89,5 224,8 490,25

4 Đất ở 174 69 223

5 Đất dùng cho khu công nghiệp 89,48 152 243

6 Đất chưa sử dụng 85,5 69,2 41

Nguồn: - 1: Báo cáo về tình hình chung của xã năm 2000. - 2: Th ống kê ruộng đất năm 1998.

Nền kinh tế chuyển mình mạnh mẽ đã tác động, kéo theo và thúc đẩy nhiều quá trình, nhiều mặt đời sống văn hóa - xã hội của địa phương.

Page 233: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

236 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

Đối với công tác thu chi ngân sách, do tình hình nguồn thu truyền thống là thuế nông nghiệp giảm mạnh, Đảng ủy và chính quyền xã đã tập trung vận động nhân dân, đặc biệt động viên sự gương mẫu của cán bộ đảng viên trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế tại các cơ sở kinh doanh đóng trên địa bàn. Tân Tạo đang trên đà trở thành một trung tâm công nghiệp ở khu vực Tây Nam nên ngân sách luôn đứng hàng thứ ba của huyện.

Chợ Mới Bà Hom phường Tân Tạo A, quận Bình Tân(xây dựng 2006)

Nguồn thu này đã giúp xã cải thiện cơ sở hạ tầng phục vụ nhân dân cũng như đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Từ năm 1996 tổng kinh phí xã đầu tư cho xây dựng các công trình công cộng là 2.806 triệu đồng. Năm

Page 234: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 237

2001 Tân Tạo là xã dành nhiều ngân sách nhất để đầu tư xây dựng các công trình công cộng. Tiêu biểu như: nhựa hóa 5 con đường xóm ấp, cấp đá đỏ cho những con đường còn lại; xây dựng bia tưởng niệm liệt sĩ, lắp đèn chiếu sáng vỉa hè; điện khí hóa toàn xã; xây dựng hệ thống cống đập, đê bao thủy lợi để sử dụng nước ngọt kênh Đông; thay thế hầu hết cầu thô sơ nông thôn bằng cầu bê tông; nạo vét, khơi thông dòng chảy rạch cầu nhỏ, cầu Ông Búp; đầu tư khoan giếng bán công nghiệp đảm bảo nhu cầu nước sạch cho hầu hết các hộ dân trong xã... Khu vực ấp 1 đã tiến hành san lấp mặt bằng rất lớn, phục vụ thi công xây dựng một số công trình kỹ thuật như: điện, hệ thống cấp thoát nước, đường giao thông.

Kinh tế phát triển giúp diện mạo phố xá có nhiều nét tươi mới. Nhà kiên cố, cao tầng mọc lên thay thế hầu hết nhà ọp ẹp, thô sơ. Đời sống của nhân dân về ăn, ở, mặc, đi lại, học hành được cải thiện không ngừng. Từ trên 30% hộ nghèo đói năm 1975 giảm xuống còn 6,8% năm 1998.

Th ực hiện đường lối của Đảng về đổi mới tư duy trong hoạt động kinh tế. Từ năm 1996, lãnh đạo Th ành phố Hồ Chí Minh, Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh cho phép Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã Tân Tạo vận động nhân dân đóng góp tài chính để thành lập Quỹ tín dụng Nhân dân trên mô hình mới

Page 235: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

238 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

(hình thức tổ chức kinh tế tập thể, có đào tạo chuyên ngành, có sự giám sát và quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) được rút kinh nghiệm từ Hợp tác xã tín dụng trước đây. Quỹ tín dụng nhân dân Tân Tạo ổn định hoạt động, thành tích năm sau cao hơn năm trước trên cơ sở tuyệt đối tuân thủ pháp luật, đầu tư mạnh về ứng dụng khoa học công nghệ, đào tạo nhân lực theo hướng củng cố và phát triển.

Về giáo dục: Trong tình hình mới, Đảng bộ và chính quyền xã xác định phương hướng, mục tiêu cụ thể cho công tác giáo dục là “Tập trung nâng cao mặt bằng dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài tại chỗ để đáp ứng tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở địa phương”1. Khắc phục những khó khăn của một địa phương ngoại thành đang trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tình hình dân cư có nhiều biến động, công tác giáo dục đào tạo của xã Tân Tạo đã gặt hái được nhiều thành công rất đáng khích lệ. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy - học ở các trường được đảm bảo, không còn tình trạng học 3 ca, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn, học nâng cao ngày càng tăng (tiểu học đạt chuẩn 94%, nâng cao 40%, trung học cơ sở đạt chuẩn 100%, nâng cao 71% (số liệu năm 2001).

1. UBND xã Tân Tạo. 2001. Tài liệu phục vụ Đại hội giáo dục xã lần III: 2001 - 2005. Báo cáo tình hình giáo dục giai đoạn 1996 - 2000. Phương hướng nhiệm vụ giáo dục giai đoạn 2001 - 2005.

Page 236: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 239

Về văn hóa: Đảng ủy xã quan tâm lãnh đạo cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, xây dựng các nghị quyết chuyên đề. Kết quả ban đầu rất khả quan, năm 2000 ấp 1 đã được công nhận là ấp văn hóa đầu tiên của xã. Phong trào thể dục thể thao được đẩy mạnh. Giai đoạn này mỗi ấp đã hình thành được một đội bóng đá tham gia các giải của xã và của huyện. Bên cạnh đó các môn thể thao như đua xe đạp, cờ tướng… phong trào văn nghệ cũng được người dân hưởng ứng tham gia.

Về y tế, dân số - kế hoạch hóa gia đình: Năm 2003 trạm y tế của xã đã có bác sĩ đáp ứng việc sơ cấp cứu, khám và chữa bệnh thông thường, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Bệnh sốt bại liệt ở trẻ sơ sinh đã được thanh toán dứt điểm trong phạm vi xã. Ngoài ra, trên địa bàn mỗi ấp, ngành y tế xã đã xây dựng được hệ thống cộng tác viên, thực hiện công tác thống kê và quản lý về dân số, số trẻ sơ sinh…

Xã cũng đã đạt được nhiều thành tựu trong việc thực hiện chính sách xã hội, xóa đói giảm nghèo. Đại đa số các đối tượng trong độ tuổi lao động đều có việc làm ổn định ở khu công nghiệp và các cơ sở sản xuất hoạt động trên địa bàn, số còn lại làm dịch vụ, buôn bán, chăn nuôi, tự tạo việc làm tại chỗ tăng thu nhập. Hầu hết bộ đội xuất ngũ được bố trí công việc trong các cơ sở dịch vụ, thương mại, tiểu thủ công nghiệp,

Page 237: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

240 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

chăn nuôi. Những hộ gia đình có công với cách mạng, gia đình neo đơn, trẻ em tàn tật trên địa bàn đều được Đảng bộ xã, chi bộ các ấp, các ban ngành, đoàn thể chăm lo về đời sống như: thăm tặng quà nhân các ngày lễ, tết; bảo đảm việc cấp phát đúng, đủ kịp thời các chế độ chính sách theo quy định; xây nhà tình nghĩa tình thương; hỗ trợ vốn tăng gia sản xuất. Hàng năm vận động thu bổ sung vào nguồn vốn xóa đói giảm nghèo từ 10 - 20 triệu đồng.

Về quốc phòng - an ninh: Song song với những thành tựu đạt được trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc ở bốn ấp được phát huy mạnh mẽ. Giữa chi bộ ấp, ban nhân dân ấp, công an ấp, công an xã, xã đội đã có sự phối hợp chặt chẽ, nắm tương đối chắc tình hình và xử lý có hiệu quả các đối tượng vi phạm.

Đối với công tác quốc phòng, địa phương đã quản lý tốt số lượng quân dự bị hạng 1, thực hiện lệnh tập trung để huấn luyện hội thao, diễn tập đạt tỷ lệ quân số rất cao (90%), nắm chắc tình hình quân dự bị hạng 2, hàng năm đều vượt các chỉ tiêu giao quân.

Xây dựng, củng cố hệ thống chính trị, chính quyền, đoàn thể

Trong nhiệm kỳ khóa VIII, chi bộ các ấp được củng cố, đi vào sinh hoạt định kỳ có nề nếp, ra được nghị

Page 238: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 241

quyết lãnh đạo trên địa bàn mỗi ấp. Đảng viên trong chi bộ luôn quán triệt đường lối chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đảm bảo lý lịch rõ ràng, bản lĩnh chính trị vững vàng, tinh thần tự giác cách mạng cao.

Quy chế dân chủ được triển khai và phổ biến đến cụm tổ nhân dân. Đã xây dựng được các thiết chế dân chủ cơ sở. Từ đó thực hiện được nhiều phong trào và nhiệm vụ chính trị đạt và vượt kế hoạch trên giao như: ủng hộ đồng bào bị lũ lụt, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng nhà tình thương, nghĩa vụ quân sự, giữ vững tình đoàn kết keo sơn giữa Đảng và nhân dân.

Trải qua năm năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ VIII và hơn hai năm lãnh đạo tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ IX (2001 - 2005), dù đã trải qua nhiều biến động về đất đai, xây dựng, khiếu kiện đông người nhưng toàn hệ thống chính trị của xã vẫn không ngừng củng cố. Hầu hết các chỉ tiêu kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Kết cấu hạ tầng của xã phát triển nhanh và đầu tư từ ngân sách xã chiếm tỷ trọng cao nhất trong huyện. Công ăn việc làm của người dân được giải quyết nhiều, dịch vụ thương mại phát triển nhanh, thu nhập của nhân dân ổn định hơn, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng cao.

Page 239: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

242 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

CHƯƠNG NĂMĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A TRONG THỜI KỲ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

(2003 - 2013)

I. XÂY DỰNG, CỦNG CỐ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG NHỮNG

NĂM ĐẦU THÀNH LẬP PHƯỜNG

Trước hàng loạt các vấn đề cấp bách như: cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh chóng, nhu cầu dân số ngày càng tăng, đất đai biến động, nhiều xã đã chuyển sang đô thị hóa, những vấn đề phức tạp trên các lĩnh vực quy hoạch, xây dựng, môi trường cần phải giải quyết. Hệ thống chính trị cùng một lúc phải đảm đương nhiều công việc trên địa bàn rộng, bộ máy hành chính các xã đô thị hóa không còn phù hợp để thực hiện nhiệm vụ quản lý đô thị, nên vấn đề chia tách huyện được đặt ra và bàn bạc thảo luận tại Hội nghị lần thứ 16 (họp từ ngày 16 tháng 1 năm 2003 đến ngày 17 tháng 1 năm 2003). Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Bình Chánh coi đây là giải pháp căn bản nhằm khắc phục những hạn chế trong chỉ đạo và tổ chức điều hành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh của huyện.

Page 240: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 243

Ngày 16 tháng 12 năm 2002, Ban Th ường vụ Th ành ủy Th ành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định số 466-QĐ/TU về việc thành lập Ban chỉ đạo chia tách và điều chỉnh địa giới hành chính một số quận huyện, phường xã trên địa bàn thành phố. Ngày 5 tháng 11 năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 130/2003/NĐ-CP thành lập quận Bình Tân trên toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của thị trấn An Lạc và các xã: Bình Hưng Hòa, Bình Trị Đông, Tân Tạo (huyện Bình Chánh cũ). Trong đó xã Tân Tạo được chia làm hai phường: Tân Tạo và Tân Tạo A. Phường Tân Tạo A với đơn vị hành chính là ấp 1 và ấp 2 của xã Tân Tạo có diện tích tự nhiên là 1.172ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp có 824ha. Dân số khi thành lập phường gồm 2.374 hộ với 28.132 nhân khẩu, với cơ cấu hành chính gồm 5 khu phố và 43 tổ dân phố1.

Được sự lãnh đạo của Quận ủy, Ủy ban nhân dân quận Bình Tân, các đồng chí lãnh đạo phường Tân Tạo

1. Phường Tân Tạo A có 5 khu phố:- Khu phố dưới 500 hộ: 3 khu phố (khu phố 2, khu phố 3, khu phố 5)- Khu phố từ 500 đến 700 hộ: 1 khu phố (khu phố 1)- Khu phố từ 700 đến 1000 hộ: 1 khu phố (khu phố 4)Với 43 tổ dân phố:- Số lượng tổ dân phố dưới 70 hộ: 34 tổ- Số lượng tổ dân phố từ 70 - 100 hộ: 9 tổ

Page 241: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

244 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

A đã nhanh chóng kiện toàn, củng cố tổ chức Đảng, tổ chức chính quyền và các đoàn thể. Vì là phường mới được thành lập nên toàn bộ đội ngũ cán bộ lãnh đạo đảm nhiệm các chức vụ của phường được điều động một phần từ xã Tân Tạo và một bộ phận được bổ sung từ các ban, ngành của quận.

Ngày 1 tháng 12 năm 2003, Ban Th ường vụ Quận ủy quận Bình Tân đã ra Quyết định số 02-QĐ/QU về việc thành lập Đảng bộ phường Tân Tạo A và chỉ định Ban Chấp hành lâm thời Đảng bộ phường gồm có 9 đồng chí do đồng chí Trần Th ị Rồng giữ chức Bí thư.

Ngày 1 tháng 12 năm 2003, Ủy ban nhân dân quậ n Bì nh Tân ban hành Quyết định số 34-QĐ/UB lâm thời thành lập UBND lâm thời phường Tân Tạo A gồm 7 đồng chí va định đồng chí Lê Văn Hùng làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân lâm thời.

Khi bộ máy chính quyền hình thành, Đảng ủy phường Tân Tạo A tập trung lãnh đạo kiện toàn tổ chức chính quyền, hệ thống chính trị từ phường đến các khu phố. Các tổ chức Mặt trận, đoàn thể được kiện toàn về nhân sự và tổ chức hoạt động có hiệu quả như: Mặt trận Tổ quốc, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Th anh niên, Hội Cựu chiến binh, Hội Chữ thập đỏ, Hội Người cao tuổi, Hội Khuyến học... góp phần vào việc ổn định chính trị, an ninh - xã hội và phát triển

Page 242: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 245

kinh tế trong phường.

Từ khi thành lập phường đến nay, Đảng bộ phường Tân Tạo A đã tổ chức hai kỳ đại hội. Đại hội Đảng bộ phường lần thứ X nhiệm kỳ 2005 - 2010 được tổ chức ngày 25 tháng 7 năm 2005. Đạ i hộ i đã bầ u Ban Chấ p hà nh Đả ng bộ phườ ng gồm 9 đồng chí, đồng chí Trần Th ị Rồng được bầu làm Bí thư. Ngày 10 tháng 6 năm 2010, Đảng bộ phường Tân Tạo A tiến hành Đại hội Đảng bộ lần thứ XI nhiệm kỳ 2010 - 2015 gồm 11 đồng chí, đồng chí Lưu Huê Phong được bầu làm Bí thư.

Ban Chấp hành Đảng bộ phường ra mắt tại Đại hội Đảng bộ phường Tân Tạo A lần thứ X nhiệm kỳ 2005 - 2010

Page 243: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

246 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

Phiên họp đầu tiên của Ban Chấp hành Đảng bộ phường Tân Tạo A. Bầu Ban Th ường vụ, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy

phường nhiệm kỳ 2005 - 2010

Đảng ủy phường tổ chức quán triệt các nghị quyết, chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật Nhà nước đến cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân để các Đảng viên nhận thức và nhất quán cao trong đường lối của Đảng. Giáo dục bản chất cách mạng của Đảng, của giai cấp công nhân, lấy chủ nghĩa Mác -Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hành động. Trong công tác xây dựng Đảng, cấp ủy luôn chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động các chi bộ trực thuộc, phân công đảng viên làm công tác vận động quần chúng nên mọi chủ trương chính sách, Nghị quyết của Đảng được triển khai và tổ chức thực hiện nhịp nhàng. Chỉ đạo xây dựng

Page 244: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 247

và thực hiện tốt quy chế làm việc, quy chế dân chủ cơ sở, phát huy tính năng động, sáng tạo của các tổ chức Đảng; phát triển về số lượng, chất lượng hiệu quả hoạt động của chi bộ theo hướng cải thiện nội dung sinh hoạt sát với tình hình thực tế của địa phương. Bên cạnh đó, Đảng ủy phường thường xuyên cử nhiều lượt cán bộ, đảng viên và đội ngũ kế thừa đi học các lớp bồi dưỡng lý luận chính trị, kiến thức văn hóa, tạo điều kiện cho cán bộ công chức tiếp tục học lên Đại học. Nhằm thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về xây dựng Đảng, Đảng ủy phường đã xây dựng chương trình hành động về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục chính trị tư tưởng; nâng cao nhận thức chính trị của đảng viên; trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức trong thực hiện nhiệm vụ được giao; tăng cường tiếp dân, tiếp xúc, đối thoại với nhân dân để tập trung giải quyết các bức xúc, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân; nghiêm túc trong đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí.

Khi mới thành lập, Đảng bộ phường có 111 đảng viên, với 8 chi bộ trực thuộc (5 chi bộ khu phố, 1 chi bộ quân sự, 1 chi bộ công an và 1 chi bộ quỹ tín dụng). Đến tháng 9 năm 2013 Đảng bộ phường là 225 đồng chí đang sinh hoạt tại 17 chi bộ trực thuộc Đảng bộ phường, trong đó có 1 chi bộ doanh nghiệp, 4 chi bộ doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước và đơn vị sự

Page 245: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

248 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

nghiệp ngoài công lập. Các cán bộ, đảng viên luôn chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật, thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, góp phần thúc đẩy việc thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ chỉ tiêu trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và công tác chỉnh trang đô thị.

Đồng chí Nguyễn Văn Lập - Bí thư Đảng ủy phường Tân Tạo A trao tặng giấy khen cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong 6 tháng đầu năm 2013 và tổng kết công tác đánh giá

chất lượng đảng viên

Đảng bộ lãnh đạo tốt hoạt động Hội đồng nhân dân, phát huy vai trò đại biểu Hội đồng nhân dân. Lãnh đạo thành công công tác bầu cử Hội đồng nhân dân ba cấp; phát huy vai trò cơ quan hành chính địa phương; tổ chức tốt các kỳ tiếp xúc cử tri, tâm tư nguyện vọng của

Page 246: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 249

cử tri được quan tâm giải quyết kịp thời, tạo niềm tin trong quần chúng nhân dân; đảm đương tốt nhiệm vụ được giao cũng như công tác chấp hành và điều hành cơ sở. Th ực hiện tốt việc công khai, dân chủ về thủ tục hành chính, tổ chức tiếp công dân theo quy định và công khai các khoản thu chi đóng góp của nhân dân.

Bộ máy chính quyền từ phường đến khu phố và tổ dân phố được kiện toàn, đi vào hoạt động ổn định và đạt hiệu quả. Phát huy vai trò cơ quan hành chính địa phương quản lý trên lĩnh vực: kinh tế - xã hội - quốc phòng - an ninh. Th ực hiện công khai hóa thủ tục hành chính, phát huy hiệu quả quy chế “một cửa” giảm được phiền hà cho nhân dân. Th ực thi dân chủ cơ sở, dân chủ cơ quan từ phường đến khu phố. Th ực hiện tốt mối quan hệ giữa Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể phường.

Tổ chức bộ máy cơ quan, hệ thống chính quyền ngày càng lớn mạnh về chất và lượng, đã nâng dần sự khác biệt giữa một phường đô thị đi lên từ một xã nông thôn, trình độ cán bộ công chức ngày càng nâng cao, công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ được chú trọng thực hiện, chất lượng hiệu quả hoạt động của khu phố, tổ dân phố ngày càng được nâng chất, đảm bảo thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ ở cơ sở, là nền tảng vững chắc phục vụ cho sự điều hành phát triển kinh tế, xã hội của Ủy ban

Page 247: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

250 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

nhân dân phường. Ủy ban nhân dân phường đã áp dụng ISO 9001 - 2000 đối với các lĩnh vực quản lý nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi đến liên hệ được giải quyết công việc thuận lợi, dễ dàng, không để người dân phải đi lại nhiều lần, gây phiền hà trong dân và giám sát công tác cải cách hành chính tại địa phương. Th ực hiện có hiệu quả công tác điều hành, lãnh đạo bộ máy hành chính, tăng cường thực hiện nghiêm công tác kiểm soát thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng, trình độ đội ngũ cán bộ công chức phường.

Trụ sở Ủy ban nhân dân phường Tân Tạo A

Đẩy mạnh việc thực hiện chương trình cải cách hành chính của quận gắn với chương trình phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm, sắp xếp tổ chức, bộ máy tinh gọn; công tác tuyên truyền, giáo dục

Page 248: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 251

pháp luật cho nhân dân. Đảng ủy phường nhận thức vị trí, tầm quan trọng của công tác thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở là đẩy mạnh công tác tuyên truyền ngay từ những ngày đầu. Được sự lãnh đạo của Quận ủy Bình Tân, Đảng ủy phường Tân Tạo A đã phát huy sức mạnh đoàn kết tập thể, sử dụng lực lượng tại chỗ: Ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể từ phường đến các khu phố cùng các chi bộ trực thuộc đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong mọi tầng lớp nhân dân thông suốt về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Ủy ban nhân dân phường tổ chức họp giao ban hàng tuần, có Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể phường cùng tham gia để góp ý kiến và phản ánh kịp thời những bức xúc của nhân dân; thường xuyên cải tiến, nâng cao chất lượng và hiệu lực công tác cải cách hành chính, nâng cao tinh thần trách nhiệm, tận tụy phục vụ nhân dân trong đội ngũ cán bộ công chức. Th ực hiện kế hoạch “một cửa” của thành phố và quận. Ủy ban nhân dân phường đã củng cố lại “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” phục vụ cho tổ chức và công dân nhanh chóng, các văn bản về thực hiện công tác cải cách hành chính được công khai, minh bạch kịp thời đến với người dân. Th ường xuyên giáo dục về đạo đức lối sống, tinh thần trách nhiệm trong công việc, với tinh thần “Lịch sự, vui vẻ, tận tình, đúng hẹn” của cán bộ công chức, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước trong công tác cải cách hành chính.

Page 249: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

252 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

Đại hội Câu lạc bộ truyền thống kháng chiến phường Tân Tạo A nhiệm kỳ I (2009 - 2014)

Quyết định số 37-QĐ/ĐU ngày 20 tháng 9 năm 2011 về việc ban hành quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị phường được triển khai thực hiện đã thực sự phát huy hiệu quả hoạt động của cả hệ thống chính trị bảo đảm quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường. Việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” của phường luôn gắn liền với các phong trào như: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, Phong trào thi đua yêu nước, phong trào hành động cách mạng, công tác tăng hộ khá giảm hộ nghèo, chính sách an sinh xã hội... gắn kết giữa triển khai công tác dân vận với thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã góp phần đẩy mạnh các phong trào

Page 250: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 253

trên địa bàn phường đi vào chiều sâu và có hiệu quả. Mô hình “Dân vận khéo” đã làm chuyển biến căn bản nhận thức của cả hệ thống chính trị từ phường đến khu phố đối với công tác dân vận, đồng thời đã huy động được nguồn lực to lớn của nhân dân để thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của phường; giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của nhân dân.

Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể phường Tân Tạo A không ngừng đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân tham gia các phong trào địa phương; là cầu nối giữa Đảng, chính quyền để triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần vận động nhân dân thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội - quốc phòng - an ninh, củng cố kiện toàn Mặt trận Tổ quốc - đoàn thể từ phường đến khu phố, phát triển nhiều hội viên. Quan tâm đến đời sống của hội viên bằng nhiều hình thức, góp phần xóa đói giảm nghèo, tương trợ giúp đỡ nhau phát triển kinh tế ổn định cuộc sống. Bên cạnh đó, thành viên Mặt trận còn làm nòng cốt trong cuộc vận động toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, thực hiện tốt quy chế “Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giám sát cán bộ, công chức, đảng viên ở khu dân cư”.

Page 251: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

254 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

Hội Cựu chiến binh thực hiện tốt công tác giáo dục truyền thống xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cho thế hệ trẻ, tích cực phát huy truyền thống bộ đội Cụ Hồ trong các phong trào tại địa phương. Hội vận động nhiều hình thức từ quyên góp, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp giúp nhiều hội viên sản xuất, vượt khó. Hội đã xây dựng một câu lạc bộ quân nhân phường.

Th ực hiện phương châm “ở đâu có phụ nữ ở đó có tổ chức Hội”, Hội Phụ nữ quan tâm giải quyết các vấn đề khó khăn bức xúc liên quan đến tâm tư nguyện vọng, chăm lo đời sống của hội viên phụ nữ nghèo về vốn phát triển kinh tế gia đình, hỗ trợ học bổng cho con em hội viên phụ nữ nghèo hiếu học, đóng góp xây dựng nhà tình thương, chăm lo sức khỏe phụ nữ - trẻ em, người già neo đơn, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho chị em, hình thành các câu lạc bộ đội nhóm như: câu lạc bộ xây dựng gia đình hạnh phúc, câu lạc bộ hội mẹ truyền thống, câu lạc bộ tiền hôn nhân, câu lạc bộ phụ nữ tham gia bảo vệ môi trường, câu lạc bộ nữ thanh... Hộ i Nông dân hỗ trợ và vận động nông dân thực hiện tốt các phong trào thi đua sản xuất. Th ực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng hiệu quả, kinh tế cao. Phối hợp với Hội Nông dân quận tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật và tham quan các mô hình sản xuất giỏi về trồng nấm bào ngư, linh chi, nuôi cá kiểng...

Hội Người cao tuổi tham gia các phong trào toàn

Page 252: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 255

dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, tổ chức và duy trì hoạt động câu lạc bộ “Ông bà cháu”.

Hội Khuyến học vận động chăm lo học sinh nghèo hiếu học có hoàn cảnh khó khăn được đến trường, làm tốt công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.

Đoàn Th anh niên Cộng sản Hồ Chí Minh - Hội Liên hiệp thanh niên tập hợp được nhiều đoàn viên thanh niên vào Hội, làm tốt các phong trào tình nguyện, tổng vệ sinh đường phố, chiến dịch mùa hè xanh, hội trại lửa hồng. Đặc biệt vận động thanh niên thi đua, thi hành nghĩa vụ quân sự hàng năm.

Đại hội Đảng bộ phường Tân Tạo A lần thứ XInhiệm kỳ (2010 - 2015)

Page 253: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

256 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

Lãnh đạo quận - phường chụp ảnh lưu niệm cùng lực lượng công an phường tại Đại hội Đảng bộ phường Tân Tạo A lần

thứ XI nhiệm kỳ (2010 - 2015)

II. PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, ỔN ĐỊNH CHÍNH TRỊ, TRẬT TỰ

AN TOÀN XÃ HỘI

Nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của Đảng bộ và Ủy ban nhân dân quận Bình Tân, được sự hỗ trợ tích cực của các ban ngành đoàn thể và tinh thần, thái độ làm việc tận tụy của đội ngũ cán bộ công chức từ phường đến khu phố, tổ dân phố và nhân dân, 10 năm qua phường Tân Tạo A đã thực hiện tốt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đề ra; quốc phòng - an ninh được giữ vững, đời sống người dân ngày một nâng cao.

1. Phát triển kinh tế

Với nhận thức “Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt” gắn

Page 254: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 257

phát triển kinh tế với tiến bộ công bằng xã hội, bảo vệ môi trường do vậy kinh tế phường vẫn tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng và phát triển theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, phát triển kinh tế gắn liền với tiến bộ công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Th áng 9 năm 2013, toàn phường có 334 doanh nghiệp, trong đó 174 doanh nghiệp sản xuất, 160 doanh nghiệp kinh doanh thương mại dịch vụ, 995 hộ kinh doanh dịch vụ - thương mại1. Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp được đầu tư và phát triển theo quy hoạch, hoạt động sản xuất với nhiều ngành nghề đa dạng, chú trọng các ngành nghề truyền thống. Nông nghiệp bước đầu chuyển dịch theo hướng nông nghiệp sinh thái và nông nghiệp sạch gắn liền với thị trường liền kề mang lại hiệu quả kinh tế cao và theo hướng phục vụ đô thị xanh. Duy trì các sản phẩm nông nghiệp truyền thống vừa giải quyết việc làm vừa giữ quỹ đất nông nghiệp dự trữ cho việc phát triển đô thị trong tương lai. Sản xuất nông nghiệp tiếp tục chuyển dịch theo hướng nuôi trồng cây con, trồ ng cây hoa lan, cây kiểng trên quy mô lớ n đã mang lạ i hiệ u quả kinh tế cao, phù hợp với môi trường sinh thái đô thị.

Th u chi ngân sá ch đạt 84% so với kế hoạch năm, đẩ y mạ nh việ c quả n lý thu, chi ngân sá ch gắ n liề n vớ i

1. Đảng ủy phường Tân Tạo A. Báo cáo công tác lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị 9 tháng đầu năm 2013 và chương trình công tác quý IV năm 2013.

Page 255: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

258 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

việ c thự c hà nh tiế t kiệ m, chố ng lã ng phí ; đả m bả o sử dụ ng hiệ u quả , đú ng chế độ , đú ng tiêu chuẩ n và đị nh mứ c quy đị nh. Tăng cườ ng hoạ t độ ng kiể m tra, giá m sá t, quả n lý , sử dụ ng cá c nguồ n vố n từ ngân sá ch…

Nhìn chung, kinh tế trên địa bàn đã có bước phát triển, vượt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra, ngành dịch vụ - thương mại có xu hướng phát triển nhanh, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế phường theo hướng “Dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp”.

2. Chỉnh trang và phát triển đô thị theo hướng

văn minh, hiện đại

Đảng bộ luôn xác định công tác quản lý và phát triển đô thị là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu và cấp thiết, vì thế một số khu vực đã có quy hoạch chi tiết 1/2000 (đa số là dân cư hiện hữu và các khu dân cư mới), tạo điều kiện cho chính quyền giải quyết pháp lý hợp thức hóa nhà ở, đất ở cho nhân dân và đẩy mạnh các ngành phát triển các ngành khác. Các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội được quan tâm đầu tư nâng cấp tạo thuận lợi cho quá trình kinh tế trên địa bàn phát triển, đời sống nhân dân ổn định. Một số công trình được thành phố, quận đầu tư đã bàn giao đưa vào sử dụng tạo thuận lợi cho lưu thông như: đường Quốc lộ 1A mở rộng, Tỉnh lộ 10, Trạm y tế, Văn phòng khu phố 1.

Page 256: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 259

Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân trên địa bàn phường nghiêm chỉnh chấp hành Luật An toàn giao thông, thực hiện nếp sống văn minh đô thị, không buôn bán lấn chiếm lòng lề đường được thực hiện thường xuyên. Hạ tầng kỹ thuật và xã hội được tập trung đầu tư. Năm 2005 xây dựng trạm y tế, nhà bia ghi danh liệt sĩ phường, văn phòng khu phố 1. Năm 2006 xây trụ sở Ủy ban nhân dân phường. Năm 2007 xây dựng trường tiểu học Tân Tạo A, văn phòng khu phố 3. Năm 2008 xây dựng văn phòng khu phố 4. Năm 2010 xây dựng hoàn thành văn phòng khu phố 5, khu phố 7. Xây dựng điểm trung chuyển rác phục vụ công tác thu gom rác trên địa bàn phường.

Trên cơ sở quy hoạch được duyệt và đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính theo phương thức “một cửa, một cửa liên thông” chính quyền đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân trong cấp, đổi số nhà, giấy phép xây dựng, sửa chữa nhà, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong quan hệ giao dịch, bổ sung hồ sơ thủ tục giải quyết điện nước, vay vốn làm ăn… Cơ bản toàn phường có 100% hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh. Đến tháng 9 năm 2013 có 2.963/3.302 hộ sử dụng nước sạch. Hệ thống giao thông, thủy lợi, thi công nạo vét các tuyến kênh rạch nhằm đảm bảo tiêu thoát nước vào mùa mưa

Page 257: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

260 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

thường xuyên được kiểm tra, triều cường, phục vụ sản xuất nông nghiệp như Kênh T10, rạch Năm Th ang, rạch Hai Lớn, rạch Lương Sầm, sông Kinh, sông Đập, nạo vét 3 tuyến kênh (Kênh 3, Kênh 4, Kênh 5), 5 kênh thủy lợi; duy tu, dặm vá các tuyến hẻm, đường hư hỏng đảm bảo đi lại cho nhân dân vào mùa mưa như đường Lê Ngung, Kênh C, Bờ Tuyến, Nguyễn Văn Cự. Giai đoạn 2005 - 2010 phường Tân Tạo A đã thực hiện chỉnh trang được 113 tuyến hẻm với tổng chiều dài 9.362m, tổng kinh phí thực hiện 9,963 tỷ đồng; trong đó, vốn ngân sách quận là 6,718 tỷ đồng, vốn phường là 0,783 tỷ đồng, phần còn lại nhân dân tự nguyện đóng góp là 2,462 tỷ đồng. Nhân dân trong phường đã tự nguyện hiến hơn 8 nghìn mét vuông đất, vật kiến trúc trị giá khoảng 19 tỷ đồng. Công trình hoàn thành đã góp phần tạo thuận lợi trong việc đi lại của nhân dân, phát triển kinh tế hộ, góp phần nâng cao nguồn thu nhập giúp nhân dân ổn định đời sống trên địa bàn, giải quyết cơ bản tình trạng tắc nghẽn giao thông, làm thay đổi diện mạo phường theo hướng văn minh đô thị ngày càng rõ nét.

Page 258: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 261

Đường Trần Văn Giàu (Tỉnh lộ 10B) phường Tân Tạo A

Trường tiểu học Tân Tạo A

Page 259: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

262 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

3. Nâng cao đời sống văn hóa, đảm bảo an sinh

xã hội trong cộng đồng dân cư

Trong xu thế phát triển toàn diện, phát triển kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa xã hội, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trong phường được cải thiện, từng bước nâng cao. Các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao phát triển tương đối mạnh, thu hút nhiều tầng lớp, thành phần, đối tượng tham gia. Các phong trào đều hướng tới giáo dục truyền thống, phục vụ mục tiêu nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân.

Trên địa bàn phường có Nhà văn hóa Liên đoàn lao động quận và Nhà văn hóa liên phường (khu phố 3). Hàng năm phường đều dự các giải thể thao phong trào do quận tổ chức. Hoạt động văn hóa văn nghệ thể dục thể thao từng bước được củng cố nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân, dần dần đẩy lùi các hoạt động phi văn hóa, các tệ nạn xã hội, lập lại trật tự văn hóa trên địa bàn. Công tác hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa luôn được kiểm tra thường xuyên các loại hình dịch vụ “nhạy cảm” ngăn chặn không để phát sinh ma túy và mại dâm, chấn chỉnh xử lý, kịp thời lặp lại trật tự văn hóa trên địa bàn đi vào hoạt động nề nếp.

Page 260: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 263

Đội bóng đá UBND phường Tân Tạo A giao hữu với đội bóng xã Th ân Hữu Nghĩa, huyện Châu Th ành tỉnh Tiền Giang.

Bên cạnh đó, phường thường xuyên tổ chức tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật nhà nước, thực hiện có hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gắn với phong trào thi đua “Người tốt việc tốt”. Năm 2004 thành lập 3 Ban chủ nhiệm khu phố văn hóa (1, 2, 3) và vận động xây dựng 2 khu phố văn hóa (khu phố 4 và khu phố 5), xây dựng được 5 cổng khu phố văn hóa trên địa bàn phường. Xây dựng nếp sống văn minh đô thị và chương trình mục tiêu 3 giảm. Xây dựng khu phố văn hóa, gia đình văn hóa. Trong 5 năm 2005 - 2010 có 13.869 lượt hộ đạt “Gia đình văn hóa” tỷ lệ 83,12%

Page 261: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

264 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

(trong đó quận công nhận 30 hộ gia đình văn hóa tiêu biểu, 4 hộ gia đình văn hóa tiêu biểu cấp thành phố). Có 459 gương “Người tốt việc tốt” các cấp (trong đó có 61 gương “Người tốt việc tốt” cấp quận, 5 gương “Người tốt việc tốt” cấp thành phố). Năm 2012, tổng số hộ đăng ký xây dựng gia đình văn hóa 2.957/2.957, đạt tỉ lệ 100%. Qua bình xét, có 2.865/2.957 hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa, tỷ lệ 96,88%. Có 7/7 khu phố đăng ký xây dựng khu phố văn hóa. Người tốt việc tốt năm 2012 có 73 gương người tốt việc tốt cấp phường. Hội nghị tổng kết 5 năm (2005 - 2010) phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tại quận, kết quả khen thưởng 2 khu phố được công nhận đạt khu phố văn hóa 5 năm (khu phố 1, khu phố 6), 7 cá nhân và 1 tập thể. Được công nhận danh hiệu phường văn hóa giai đoạn 2008 - 2010 (theo Quyết định số 5830/QĐ-UBND ngày 02 tháng 12 năm 2011 của Ủy ban nhân dân Th ành phố).

Page 262: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 265

Đồng chí Tô Huỳnh Mỹ Trang, Phó Bí thư Th ường trựcĐảng ủy phường tặng cờ lưu niệm cho các đơn vị tham gia

liên hoan đờn ca tài tử 10 phường lần 1 năm 2013

Lễ trao tặng nhà tình thương tại khu phố 4 phường Tân Tạo A

Page 263: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

266 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

Để thực hiện có hiệu quả công tác an sinh xã hội, ngoài cân đối chi từ ngân sách phường, lãnh đạo phường còn chủ trương vận động từ các thành phần kinh tế để chăm lo cho các gia đình nghèo, chính sách và nhân dân trên địa bàn.

Về giáo dục, khi thành lập phường, tuy chưa có trường học 4 cấp, nhưng Đảng bộ vẫn xác định việc nâng cao dân trí cho nhân dân trong phường được triển khai thực hiện tích cực. Từ năm 2004 đến nay cơ bản đã hoàn thành công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục bậc tiểu học và trung học cơ sở năm 2004. Đến nay trên địa bàn phường có 1 trường tiểu học công lập, 1 trường mầm non công lập, 8 cơ sở mầm non dân lập, 13 nhóm trẻ gia đình hoạt động trên địa bàn phường, 1 trung tâm học tập cộng đồng. Khuyến khích xã hội hóa giáo dục các loại hình trường mẫu giáo ngoài công lập để thu hút trẻ vào lớp. Đẩy mạnh hoạt động Hội Khuyến học bằng việc cấp học bổng cho học sinh nghèo vượt khó học giỏi. Ngoài ra các doanh nghiệp, công ty và các nhà hảo tâm cũng tích cực đóng góp ủng hộ bàn ghế, tập viết cho các em ở các lớp học tình thương.

Page 264: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 267

Đồng chí Huỳnh Văn Th ạnh, Phó Chủ tịch UBND phường trao tặng giấy khen cho các giáo viên có thành tích xuất sắc trong

công tác giảng dạy nhân kỷ niệm 30 nămngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2012)

Lớp học tình thương khu phố 1, phường Tân Tạo A

Page 265: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

268 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

Trường Mầm non Tân Tạo, phường Tân Tạo A

Trạm y tế được hoàn thành đưa vào sử dụng trong tháng 6 năm 2005, công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân có nhiều tiến bộ. Th ực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động kế hoạch hóa gia đình bằng nhiều biện pháp, góp phần hạn chế sinh con thứ ba. Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được thực hiện kịp thời, hiệu quả, đảm bảo thực hiện đúng chế độ.

Page 266: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 269

Trạm Y tế phường Tân Tạo A

Th ực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, thường xuyên chăm lo, giải quyết đầy đủ các chế độ chính sách cho đối tượng có công với cách mạng. Ngoài ra, việc chăm lo cho gia đình chính sách, cán bộ hưu trí, hộ nghèo, cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang, công nhân, giáo viên gặp khó khăn… vào dịp Tết Nguyên Đán và các ngày lễ 30/4, 27/7, 2/9 được thực hiện kịp thời, chu đáo. Cấp phát thẻ bảo hiểm y tế cho người cao tuổi và đối tượng xã hội đạt 100%; thường xuyên tổ chức các đợt văn nghệ để ủng hộ quỹ “Vì người nghèo”. Triển khai các biện pháp hỗ trợ hộ nghèo phát triển kinh tế như: vay vốn, việc làm… năm 2010 toàn phường có 493 hộ có thu nhập bình quân 12 triệu đồng/người/năm trở

Page 267: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

270 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

xuống, đến năm 2012 trên địa bàn phường có 129 hộ thu nhập dưới 12 triệu đồng/người/năm thoát nghèo bền vững. Ngoài ra, phường còn vận động xây dựng nhà tình thương cho hộ nghèo, phối hợp với Mặt trận Tổ quốc phường hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà tình thương, vận động và cấp học bổng cùng nhiều đồ dùng và dụng cụ học tập, sách giáo khoa phương tiện đến trường; duy trì thường xuyên 5 lớp học tình thương. Vận động các chủ nhà có phòng trọ tự nguyện đăng ký không tăng giá phòng cho thuê đối với công nhân, người lao động, học sinh, sinh viên nghèo, khó khăn. Đồng thời vận động các hộ tiểu thương kinh doanh tại chợ Bà Hom đăng ký ổn định, kinh doanh các mặt hàng và niêm yế t công khai giá bá n tạ i chợ và vận động các cơ sở mầm non tư thục đăng ký không tăng giá , phí thu giữ trẻ là con của công nhân, người lao động gửi con tại các trường đóng trên địa bàn phường.

Page 268: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 271

Các đồng chí lãnh đạo quận Bình Tân và Đảng ủy phườngđến thăm và tặng quà cho Mẹ VNAH Trương Th ị Nhà -

khu phố 5, phường Tân Tạo A

4. Giữ vững quốc phòng an ninh, trật tự an toàn

xã hội

Cùng với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, Đảng bộ phường luôn coi trọng mặt trận quốc phòng an ninh. Với phương châm “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại” trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân; xây dựng phương án bảo vệ, tác chiến, tăng cường công tác huấn luyện, phát triển củng cố thế trận quốc phòng toàn dân, trong đó tập trung xây dựng, củng cố các lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên; phường thường xuyên quan tâm công tác

Page 269: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

272 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

giáo dục, bồi dưỡng lòng yêu nước, nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, ý thức chấp hành luật nghĩa vụ quân sự trong thanh niên, chăm lo chính sách hậu phương quân đội và tạo việc làm cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự. Hàng năm, phường đều hoàn thành hoặc vượt chỉ tiêu giao quân, không có trường hợp trả về hoặc bỏ ngũ.

Hội nghị tổng kết công tác tuyển chọnvà gọi công dân nhập ngũ 2012

Page 270: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 273

Lực lượng dân quân tự vệ phường tham gia công tác tập huấn bảo vệ an ninh Tổ quốc

Hội nghị xét duyệt nghĩa vụ quân sự 2012

Page 271: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

274 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

Dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của cấp ủy Đảng, lực lượng công an đã được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, nâng cao trình độ về mọi mặt. Khối nội chính duy trì nghiêm và đảm bảo chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, phối hợp cùng lực lượng công an tuần tra giữ vững ổn định tình hình an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường. Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc được củng cố và đẩy mạnh khắp các khu phố, tăng cường tuần tra ban đêm và có kế hoạch chuyển hóa địa bàn trọng điểm có hiệu quả.

Th ường xuyên tổ chức lập lại an toàn giao thông, giải tỏa lòng lề đường theo Nghị định 14-15CP của Chính phủ làm giảm tình hình buôn bán lấn chiếm lòng lề đường, ùn tắc giao thông. Triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết của Trung ương, Th ành phố và quận về nhiệm vụ quốc phòng an ninh trong tình hình mới; xác định mục tiêu là giữ vững ổn định chính trị để làm điều kiện cho phát triển kinh tế; hình thành thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân vững chắc, chủ động và đủ sức giải quyết các tình huống phức tạp trên địa bàn; phát huy tốt vai trò quần chúng tham gia phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”. Tổ chức các tổ công nhân tự quản trong các nhà cho thuê. Năm 2012 đã có 388 nhóm hộ tự quản với 19.930 hộ tham gia, ra mắt 29 tổ công nhân tự quản

Page 272: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 275

về an ninh trật tự mới, nâng tổng số 273 tổ nhóm hộ tự quản về an ninh trật tự. Th ành lập 7 tổ bảo vệ dân phố và các tổ xe ôm tự quản. Th ường xuyên tổ chức phát thanh tuyên truyền phòng chống tội phạm, tổ chức các cuộc họp tổ dân phố để tuyên truyền phòng chống tội phạm và trật tự an toàn giao thông cho nhân dân trên địa bàn phường.

Những kết quả đạt được nêu trên có ý nghĩa to lớn, thể hiện ý Đảng lòng dân; thể hiện vai trò lãnh đạo đúng đắn, toàn diện của Đảng ủy phường, sự chỉ đạo thực hiện quyết liệt của Ủy ban nhân dân phường, cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và nhân dân trong phường. Các kết quả đạt được diễn ra trong bối cảnh tình hình của phường còn nhiều khó khăn, thách thức nhất là trong những năm gần đây chịu tác động của suy thoái kinh kế thế giới, sự suy giảm của nền kinh tế đất nước nhưng với sự đoàn kết thống nhất, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ phường, sự chỉ đạo giúp đỡ của Quận ủy quận Bình Tân đã tạo ra sự chuyển biến trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng...

Mười năm hình thành, xây dựng và phát triển phường, Đảng bộ phường Tân Tạo A đã rút ra những bài học kinh nghiệm chủ yếu:

- Công tác xây dựng Đảng và kiện toàn bộ máy quản lý Nhà nước là yếu tố quan trọng lãnh đạo toàn

Page 273: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

276 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

dân trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ đất nước. Công tác giáo dục chính trị, lãnh đạo tư tưởng luôn được xác định là nhiệm vụ hàng đầu của toàn Đảng bộ. Chính vì vậy ngay từ đầu nhiệm kỳ Đảng bộ phường rất chú trọng việc củng cố xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh gắn với thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với nhiệm vụ chính trị địa phương.

- Phát huy tốt sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, trong đó có vai trò tích cực, tính năng động sáng tạo của chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị và các tầng lớp nhân dân, doanh nghiệp. Qua đó, đảm bảo thực hiện tốt chủ trương của Chính phủ, của Th ành phố về an sinh xã hội, giải quyết cơ bản những vấn đề bức xúc của nhân dân, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân.

- Đề ra phương hướng, nhiệm vụ đúng đắn phù hợp với tình hình thực tiễn trên địa bàn phường; xây dự ng đượ c Nghị quyế t phù hợ p vớ i tì nh hì nh thự c tế và nguyệ n vọ ng lợ i í ch củ a nhân dân. Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật được quan tâm, tích cực đưa các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước thực sự đi vào đời sống nhân dân. Tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân tham gia xây dựng Đảng, chính quyền góp phần phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tạo được sự đồng thuận của nhân dân trong thực

Page 274: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 277

hiện các phong trào cách mạng trên địa bàn phường, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội cho phường. Đây là những động lực giúp phường phát triển bền vững theo hướng văn minh đô thị.

- Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng của địa phương, phường Tân Tạo A luôn nêu cao vai trò lãnh đạo của Đảng, củng cố, nâng cao sức chiến đấu của các tổ chức Đảng và đảng viên để làm hạt nhân trong hệ thống chính trị cũng như trong các phong trào của quần chúng nhân dân; xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt của phường có đủ phẩm chất chính trị, trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công cuộc phát triển phường.

Trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn, phường Tân Tạo A đã phát huy vai trò của nhân dân, kêu gọi nhân dân tham gia ý kiến trong việc cơ cấu lại phương thức sản xuất, dự thảo quy hoạch khu dân cư, khu tái định cư; lấy ý kiến nhân dân về dự thảo kế hoạch triển khai các chương trình y tế quốc gia, nước sạch, vệ sinh môi trường hay phương án đền bù giải tỏa đều được nhân dân bàn, tham gia ý kiến một cách công khai, minh bạch. Nhờ đó nhân dân ngày càng quan tâm đến các hoạt động của chính quyền về sự phát triển xã hội - kinh tế của địa phương và ý thức chính quyền này là “của dân, do dân và vì dân”.

Page 275: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

278 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

Từ năm 2003 đến năm 2013, Đảng bộ và nhân dân phường Tân Tạo A đã đoàn kết, quyết tâm khắc phục mọi khó khăn, thách thức, huy động mọi tiềm lực trên địa bàn, tranh thủ các nguồn lực cấp trên, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, tự lực tự cường đưa sự nghiệp đổi mới của Đảng, chất lượng sống của nhân dân phường Tân Tạo A phát triển đúng hướng, ổn định và bền vững.

** *

Page 276: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 279

KẾT LUẬN

Kể từ năm 1930 khi chi bộ xã Tân Tạo được thành lập cho đến nay, nhân dân Tân Tạo đã một lòng son sắt đi theo Đảng, không ngừng đấu tranh xây dựng, bảo vệ và phát triển quê hương, góp phần làm nên những thắng lợi chung của cả dân tộc. Th ời gian sẽ qua đi nhưng những đóng góp, hy sinh và cống hiến của quần chúng nhân dân, của các thế hệ cán bộ chiến sĩ, đảng viên, đoàn viên vì sự nghiệp độc lập - tự do - thống nhất, vì chủ nghĩa xã hội sẽ còn lưu dấu mãi trên mảnh đất Tân Tạo.

Những năm 30 của thế kỷ XX, các phong trào biểu tình đòi quyền dân sinh dân chủ đã diễn ra sôi nổi ở Bà Hom - Tân Tạo thu hút nhiều tầng lớp yêu nước tham gia. Dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng, phong trào cách mạng trong xã ngày càng phát triển, cùng với nhân dân Bình Chánh, nhân dân Tân Tạo thường xuyên tham gia góp phần vào các cao trào cách mạng rộng lớn: cao trào cách mạng 1930 - 1931, 1936 - 1939, Nam kỳ khởi nghĩa (1940), Cách mạng Th áng Tám (1945) và đã lập nên những chiến công oai hùng. Những thắng lợi này là thành tựu của tinh thần, ý chí, trí tuệ của quân và dân nơi đây, mở ra một thời kỳ đấu tranh mới để cán

Page 277: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

280 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân Tân Tạo bước tiếp vào cuộc kháng chiến 30 năm trường kỳ chiến thắng hai đế quốc hùng mạnh, cùng với nhân dân Bình Chánh nói riêng, nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn và cả nước nói chung thực hiện thống nhất Tổ quốc.

Sau Cách mạng Th áng Tám (1945) và từ ngày Nam bộ kháng chiến 23 tháng 9 năm 1945, chi bộ Đảng đã lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp trở lại xâm lược nước ta. Trong điều kiện hết sức khó khăn của buổi đầu kháng chiến, quân và dân Tân Tạo đã đẩy mạnh phong trào chiến tranh nhân dân, góp sức người sức của và trực tiếp tham gia chiến đấu ngăn chặn quân Pháp đánh ra vùng ven và các tỉnh phụ cận, góp phần làm phá sản chiến lược đánh nhanh thắng nhanh của Pháp, kết thúc thắng lợi 9 năm kháng chiến chống Pháp.

21 năm chống Mỹ (1954 - 1975), mảnh đất Tân Tạo là nơi có vị trí quan trọng, là cửa ngõ phía Đông căn cứ kháng chiến Vườn Th ơm vào nội thành. Một vùng đất mà quân Mỹ thiết lập hệ thống đồn bót, bố trí lực lượng quân sự và bộ máy kềm kẹp dày đặc, đồng thời thường xuyên tập trung càn quét đánh phá. Dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy Bình Chánh, chi bộ Tân Tạo, quân và dân trong xã đã đồng tâm hiệp lực, đoàn kết bên nhau, nêu cao tinh thần tự lực tự cường, chịu đựng gian khổ hy sinh, khắc phục khó khăn thiếu thốn, kiên

Page 278: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 281

cường bám địa bàn, đào nhiều hầm bí mật. Các lõm căn cứ du kích Vườn Lớn, Tân Lợi Đông, Tân Lợi Tây đã nuôi giấu, che chở cán bộ Quân khu, bộ đội về bám trụ địa bàn hoạt động. Và trong chiến dịch mùa Xuân 1975, chi bộ và nhân dân Tân Tạo đã phối hợp với bộ đội chủ lực, cùng với nhân dân Nam bộ làm nên đại thắng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ. Với thành tích đặc biệt xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Tân Tạo được Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam phong tặng danh hiệu cao quý: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Từ năm 1930 đến năm 1975, đã có biết bao cán bộ, chiến sĩ, đảng viên và đồng bào đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng quê hương. Hàng nghìn người bị bắt bớ, tù đày và bị tra tấn dã man; xóm ấp bị địch thiêu hủy, tàn phá. Hàng trăm gia đình lâm vào cảnh ly tán… nhưng bất chấp mọi hy sinh gian khổ, người trước ngã xuống, người sau lại tiến lên. Sự hy sinh mất mát to lớn đó đã làm nên những thắng lợi vẻ vang. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Tân Tạo đã tổ chức hơn 220 trận đánh lớn nhỏ, trong đó có 170 trận do du kích xã độc lập tác chiến. loại khỏi vòng chiến 500 tên Mỹ - ngụy, trong đó có 40 tên lính và tay sai Pháp; 95 tên Mỹ còn lại là lính ngụy; tiến hành trên 20 cuộc đấu tranh chính trị với Mỹ -

Page 279: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

282 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

ngụy, vận động được 30 binh lính ngụy đào ngũ mang súng về với cách mạng, với gia đình; giải giới 300 tên lính và sĩ quan ngụy trong ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất, với hàng loạt những khó khăn do hậu quả của chiến tranh để lại, ruộng đất hoang hóa, bom mìn dày đặc ở khắp nơi. Bọn phản động không ngừng chống phá bằng nhiều thủ đoạn tâm lý, phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên với hành trang kiên cường, vượt qua mọi hy sinh gian khổ trong kháng chiến, dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng Tân Tạo, của Đảng bộ huyện Bình Chánh, cán bộ, chiến sĩ và nhân dân Tân Tạo lại tiếp tục bước vào cuộc đấu tranh mới.

10 năm khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội (1975 - 1985) là thời kỳ cán bộ, đảng viên và nhân dân Tân Tạo đoàn kết xây dựng cuộc sống mới. Những bài học kinh nghiệm trong kháng chiến về công tác vận động quần chúng nhân dân đã được vận dụng một cách linh hoạt. Trong tình hình mới, đây được xem là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, bởi cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, được dân tin, dân yêu thì bất cứ trở ngại nào cũng có thể vượt qua. Ngay từ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, chính quyền và nhân dân cùng nhau chung tay xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng, khắc phục hậu quả chiến tranh, ổn định đời sống, tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam. Mặc

Page 280: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 283

dù trong thời kỳ đầu với điều kiện và tình hình kinh tế, xã hội còn nhiều khó khăn, chi bộ và Ủy ban nhân dân cách mạng xã đã kịp thời đề ra những chủ trương và biện pháp cấp bách góp phần vào việc bảo vệ cuộc sống của nhân dân lao động, bảo đảm an ninh trật tự xã hội, nâng cao uy tín của Đảng, của chính quyền cách mạng còn non trẻ. Những thành quả đạt được bước đầu là tiền đề để chi bộ tiếp tục lãnh đạo nhân dân vượt qua những khó khăn, trì trệ của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp bước vào thời kỳ đổi mới đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sau 10 năm thực hiện công cuộc đổi mới, từ một xã thuộc khu vực ven đô của Th ành phố Hồ Chí Minh với kinh tế sản xuất nông nghiệp mang tính chất thuần nông, Tân Tạo dần trở thành nơi có tốc độ đô thị hóa nhanh, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và thương mại, dịch vụ ngày càng phát triển; các cơ sở hạ tầng được đầu tư bổ sung. Lĩnh vực văn hóa - xã hội đạt được nhiều kết quả tốt. Đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện; công tác quốc phòng được củng cố, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Hệ thống chính trị của Đảng, bộ máy chính quyền được củng cố và phát huy. Mối liên hệ giữa tổ chức Đảng, chính quyền cơ sở và các đoàn thể ngày càng phát triển vững chắc. Đây chính là những tiền đề thuận lợi để Cấp ủy Đảng Tân Tạo lãnh đạo nhân dân phát triển theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp.

Page 281: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

284 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

Từ năm 1996 trở đi, cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch nhanh chóng, dân số ngày càng tăng, tình hình đất đai có nhiều thay đổi, nhu cầu hưởng thụ của người dân tăng lên, đứng trước những thách thức đó, năm 2003 phường Tân Tạo A thuộc quận Bình Tân được thành lập trên cơ sở một phần của xã Tân Tạo huyện Bình Chánh. Ngay từ những ngày đầu thành lập, cán bộ và nhân dân phường Tân Tạo A đã nhanh chóng ổn định bộ máy tổ chức và hành chính mới, xây dựng kế hoạch phát triển phù hợp với đặc điểm tình hình địa phương. Ngày nay trong xu thế mở cửa và hội nhập khu vực và thế giới, phường Tân Tạo A đã có những thay đổi không ngừng trên các lĩnh vực. Kinh tế tăng trưởng ổn định và bền vững theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Chỉnh trang đô thị làm thay đổi diện mạo phường theo hướng văn minh đô thị, từ nông dân - nông nghiệp - nông thôn chuyển sang là cư dân đô thị, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện. Các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội - quốc phòng - an ninh được củng cố vững chắc. Kết quả đạt được đánh dấu sự trưởng thành trong lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ phường. Đây là cơ sở vững chắc để phường Tân Tạo A tiếp tục phát huy vai trò và trách nhiệm của mình trong sự phát triển chung của quận, thành phố và cả nước.

Từ thực tiễn đấu tranh cách mạng và kháng chiến cho đến công cuộc xây dựng và phát triển hiện nay một

Page 282: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 285

chặn đường dài 83 năm (1930 - 2013), Đảng bộ phường Tân Tạo A đã đúc kết được những bài học kinh nghiệm quý báu để tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo địa phương hướng đến những mục tiêu cao hơn như sau:

1. Sức mạnh của Đảng bộ và chính quyền là sức mạnh từ nhân dân “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”. Điều này thể hiện rõ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ và gần 40 năm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ý Đảng - lòng dân luôn được chi bộ Tân Tạo - Đảng bộ phường Tân Tạo A vận dụng sáng tạo.

Bài học về sức mạnh to lớn của nhân dân và sự gắn bó mật thiết giữa Đảng với nhân dân có ý nghĩa sâu sắc từ hai cuộc kháng chiến cho đến ngày thống nhất đất nước và cả trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội vẫn còn nguyên giá trị. Dựa vào dân, tạo được thế trận lòng dân và được dân tin yêu hết lòng ủng hộ là con đường ngắn nhất để đi đến thắng lợi.

Trong giai đoạn hiện nay với phương châm “lấy dân làm gốc”, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, Ủy ban nhân dân phường Tân Tạo A cùng với Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị - xã hội các cấp nhờ làm tốt công tác vận động quần chúng, huy động được sức mạnh vật chất và tinh thần của nhân dân, trong các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển kinh tế -

Page 283: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

286 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

xã hội, chăm lo cho người nghèo, người thu nhập thấp và các chính sách an sinh xã hội, đền ơn đáp nghĩa… giúp hơn hàng chục ngàn công nhân, người lao động, các gia đình chính sách ổn định cuộc sống. Đẩy mạnh thực hiện công tác dân vận các cấp ủy Đảng, phân công cán bộ đảng viên phụ trách công tác dân vận; thực hiện cải cách hành chính; hướng dẫn và triển khai xây dựng tổ dân vận ở các khu phố, khu dân cư, nhân rộng phong trào thi đua “Dân vận khéo” gắn với việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Công tác dân vận thật sự đã góp phần làm cho mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân được củng cố và phát triển

2. Công tác cán bộ và đào tạo cán bộ là yếu tố đảm bảo cho cách mạng thắng lợi. Cán bộ là gốc của mọi thành công. Điều này đã được chứng minh trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam. Những cán bộ đảng viên nòng cốt của huyện ủy Bình Chánh về đứng chân hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng cơ sở, lực lượng kháng chiến là những cán bộ, đảng viên không ngại hy sinh gian khổ một lòng vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Là những người có kinh nghiệm trong công tác vận động quần chúng. Mối quan hệ giữa dân và cán bộ ngày càng gắn bó tạo nên niềm tin của dân đối với Đảng.

Page 284: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 287

Khi đất nước hoàn toàn được giải phóng 30/4/1975, những cán bộ, đảng viên từ trong kháng chiến đảm nhận những công việc mới ở địa phương để lãnh đạo và phát triển kinh tế. Những kinh nghiệm từ trong chiến đấu, bản lĩnh vững vàng, sự nhiệt huyết hết mình cống hiến là những bài học có ích để đội ngũ cán bộ nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ trong môi trường công tác mới.

Từ Đại hội lần thứ I đến Đại hội XI, chi bộ xã Tân Tạo sau này là Đảng bộ phường Tân Tạo A luôn xem khâu bồi dưỡng, đào tạo nguồn cán bộ là nhiệm vụ quan trọng trong thời kỳ xây dựng và phát triển của địa phương trên các lĩnh vực. Đội ngũ cán bộ, đảng viên luôn thường xuyên được bồi dưỡng về chính trị tư tưởng, chuyên môn nghiệp vụ, năng lực công tác. Bên cạnh đó, các cấp ủy Đảng chú trọng đầu tư cho giáo dục bằng việc đầu tư trang thiết bị dạy và học, huy động các nguồn lực hỗ trợ cho giáo dục. Vì đây chính là nguồn cán bộ kế thừa trong tương lai. Việc đào tạo cán bộ giỏi chuyên môn, quan tâm quản lý, bồi dưỡng lực lượng kế cận, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức tận tụy, liêm chính là một vấn về cấp bách hiện nay khi phường Tân Tạo A đang trong quá trình hội nhập và phát triển.

3. Nâng cao hiệu lực hoạt động, quản lý của bộ máy chính quyền tại địa phương. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã

Page 285: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

288 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

chỉ rõ: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Vì vậy huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”.

Trong kháng chiến cũng như trong xây dựng việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được xem là một yếu tố quan trọng nhất trong việc xây dựng và củng cố chính quyền cấp phường, xã vững mạnh. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay, Đảng bộ phường Tân Tạo A đã chỉ đạo triển khai thực hiện bồi dưỡng cán bộ công chức về lý luận chính trị, quản lý nhà nước, chuyên môn, nghiệp vụ. Công tác luân chuyển cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý trẻ, có nhiều triển vọng, nằm trong quy hoạch cán bộ của địa phương được thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình. Do đó, đội ngũ cán bộ chính quyền xã, phường ngày càng được củng cố vững mạnh cả về số lượng và chất lượng. Số trí thức trẻ và người có năng lực, phẩm chất tốt được cử về làm công tác lãnh đạo ở phường ngày càng nhiều, nhờ đó, hoạt động của bộ máy chính quyền cơ sở dần đi vào nề nếp. Sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ giữa tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể cơ sở tạo thành sức mạnh tập thể góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị ở địa phương.

Nhằm tăng cường uy tín và quyền lực của bộ máy chính quyền, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân phường thường xuyên phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân nêu cao vai trò giám sát việc

Page 286: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 289

thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân thực hiện quyền làm chủ trực tiếp ở địa bàn dân cư.

Nắm vững những bài học kinh nghiệm trên đây, chắc chắn cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân phường Tân Tạo A sẽ đạt được nhiều thành tựu trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, tiến nhanh trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Quá khứ - hiện tại - tương lai song hành trên con đường xây dựng, phát triển và định hướng. Những truyền thống từ quá khứ là hành trang, kinh nghiệm để Đảng bộ, chiến sĩ và nhân dân phường Tân Tạo A tiếp tục thực hiện thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ đề ra, góp phần xây dựng phường trở thành khu vực đô thị văn minh hiện đại.

Page 287: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

290 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

Page 288: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 291

PHỤ LỤ C

Page 289: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

292 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

DANH SÁCH CHI ỦY LÂM THỜI XÃ TÂN TẠO

NHIỆM KỲ (1975-1977)

1. Nguyễn Văn Đào Bí thư kiêm Chủ tịch UBND

2. Lại Kiến Trung Phó Chủ tịch UBND tài mậu kiêm Chủ tịch UBMTTQ

3. Đoàn Văn Lần PCT kiêm Trưởng Công an4. Cao Th ị Tâm Phó Bí thư Chi bộ5. Võ Th anh Tâm Ủy viên quân sự

DANH SÁCH CHI ỦY XÃ TÂN TẠO NHIỆM KỲ I

(1977-1979)

1. Cao Th ị Tâm Phó Bí thư Chi bộ2. Lại Kiến Trung Chủ tịch UBND3. Võ Th anh Tâm Xã đội trưởng4. Nguyễn Th ị Song Hội trưởng Hội Phụ nữ5. Lê Năm Trưởng Công an 6. Trần Minh Châu Chủ tịch UBND7. Lê Văn Th ưởng Phó Chủ tịch UBND tài mậu8. Phạm Mạnh Hà Cán bộ Tư pháp9. Đỗ Th ị Bờ Tập đoàn trưởng Tập đoàn 1

Page 290: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 293

DANH SÁCH CHI ỦY XÃ TÂN TẠO NHIỆM KỲ II

(1979-1982)

1. Trần Minh Châu Bí thư Chi bộ từ năm 1979 - 8/19812. Cao Th ị Tâm Bí thư Chi bộ từ tháng 9/1981 đến hết nhiệm kỳ

3. Phan Văn Ba Phó Bí thư thường trực kiêm Chủ tịch UBND4. Lê Văn Th ưởng Phó Chủ tịch UBND tài mậu5. Lại Kiến Trung Chủ tịch UBMTTQ6. Đặng Phục Quốc Chủ tịch Hội Nông dân7. Nguyễn Th ị Song Hội trưởng Hội Phụ nữ 8. Đỗ Th ị Bờ Phó Chủ tịch UBND Nông nghiệp9. Lê Năm Trưởng Công an

DANH SÁCH ĐẢNG ỦY XÃ TÂN TẠO NHIỆM KỲ III

(1983-1986)

1. Cao Th ị Tâm Bí thư Đảng ủy2. Phan Văn Ba Chủ tịch UBND3. Lại Kiến Trung Chủ tịch UBMTTQ4. Đặng Phục Quốc Chủ tịch Hội Nông dân5. Lại Văn Danh Th ường trực HĐND kiểm soát 2 Hợp tác mua bán và tín dụng6. Nguyễn Th ị Nhân Hội trưởng Hội Phụ nữ7. Lê Năm Trưởng Công an

Page 291: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

294 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

DANH SÁCH ĐẢNG ỦY XÃ TÂN TẠO NHIỆM KỲ IV

(1986-1989)

1. Phan Văn Ba Bí thư Đảng ủy2. Đặng Phục Quốc Chủ tịch UBND từ tháng 2/1987 đến tháng 7/1987 kiêm Chủ tịch UBMTTQ3. Võ Th anh Tâm Chủ tịch UBND từ tháng 7/1987 đến năm 19894. Lê Năm Phó Chủ tịch UBND Nông nghiệp5. Bùi Công Th ành Phó Chủ tịch UBND văn xã6. Vũ Chí Tới Trưởng Công an7. Lại Văn Danh Th anh tra nhân dân

DANH SÁCH ĐẢNG ỦY XÃ TÂN TẠO NHIỆM KỲ V

(1989-1991)

1. Lê Công Đúng Bí thư Đảng ủy2. Võ Th anh Tâm Phó Bí thư – Chủ tịch UBND3. Phan Văn Ba Phó Bí thư Th ường trực 4. Vũ Chí Tới Trưởng Công an xã5. Bùi Công Th ành Phó Chủ tịch UBND6. Đặng Phục Quốc Chủ tịch UBMTTQ7. Lại Văn Danh Chủ tịch Hội Cựu chiến binh8. Hồ Văn Hai Phó Chủ tịch UBND nông nghiệp9. Đỗ Th ị Bờ Hội trưởng Hội Phụ nữ từ năm 1989 – 199210. Nguyễn Th ị Kim Chủ tịch Hội Phụ nữ từ năm 1992 – 1994

Page 292: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 295

DANH SÁCH ĐẢNG ỦY XÃ TÂN TẠO NHIỆM KỲ VI

(1991-1994)

1. Lê Công Đúng Bí thư Đảng ủy2. Phan Văn Ba Phó Bí thư thường trực 3. Võ Th anh Tâm Phó Bí thư, Chủ tịch UBND4. Vũ Chí Tới Trưởng Công an5. Bùi Công Th ành Phó Chủ tịch UBND6. Nguyễn Th ị Kim Phó Chủ tịch UBND7. Nguyễn Văn Phú Chủ tịch Hội Cựu chiến binh8. Hà Văn Chua Chủ tịch UBMTTQ9. Lại Văn Danh Th ư ký HĐND

DANH SÁCH ĐẢNG ỦY XÃ TÂN TẠO NHIỆM KỲ VII

(1994-1999)

1. Lê Công Đúng Bí thư Đảng ủy 2. Võ Th anh Tâm Phó Bí thư Th ường trực3. Bùi Công Th ành Chủ tịch UBND 4. Hà Văn Chua Chủ tịch UBMTTQ 5. Vũ Chí Tới Trưởng Công an 6. Nguyễn Th ị Kim Phó Chủ tịch UBND 7. Hồ Văn Hai Ủy viên Nông nghiệp UBND 8. Lê Văn Hữu Xã đội trưởng9. Nguyễn Th ị Hồng Chủ tịch Hội Phụ nữ 10. Trần Văn Xuân Bí thư Xã đoàn11. Nguyễn Văn Phú Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã12. Lại Th ị Ngọc Mắn Trưởng trạm Y tế

Page 293: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

296 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

13. Nguyễn Văn Đeo Bí thư chi bộ ấp 114. Phan Văn Anh Bí thư chi bộ ấp 315. Huỳnh Văn Đặt Bí thư chi bộ ấp 4

DANH SÁCH ĐẢNG ỦY XÃ TÂN TẠO NHIỆM KỲ VIII

(1999-2004)

1. Lê Công Đúng Bí thư Đảng ủy 2. Lê Văn Hùng Phó Bí thư thường trực Đảng ủy xã3. Trần Văn Xuân Phó Bí thư Đảng ủy/ Chủ tịch UBND 4. Võ Th anh Tâm Phụ trách khối vận kiêm Chủ tịch UBMTTQ 5. Nguyễn Th ị Kim Phó Chủ tịch UBND 6. Vũ Chí Tới Trưởng Công an 7. Lê Văn Hữu Xã đội trưởng8. Nguyễn Văn Đạt Cán bộ Văn hóa xã hội, Bí thư chi bộ 39. Nguyễn Văn Đeo Ủy viên Giao thông thủy lợi10. Nguyễn Văn Phú Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã11. Nguyễn Th anh Liêm Hiệu trưởng trường THCS Hồ Văn Long12. Nguyễn Ngọc Khoa Phó Chủ tịch HĐND 13. Lê Văn Quân Bí thư chi bộ 1 – chủ nhiệm ấp văn hóa

Page 294: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 297

DANH SÁCH ĐẢNG ỦY LÂM THỜI PHƯỜNG TÂN TẠO A

NHIỆM KỲ IX (12/2003-2005)

1. Trần Th ị Rồng Bí thư Đảng ủy phường2. Nguyễn Văn Quang Phó Bí thư thường trực Đảng ủy (12/2003-7/2005)3. Lê Th ị Ngọc Th úy Phó Bí thư thường trực Đảng ủy (8/2005 đến hết nhiệm kỳ)4. Lê Văn Hùng Chủ tịch UBND phường5. Vũ Chí Tới Trưởng Công an phường6. Võ Th anh Tâm Chủ tịch UBMTTQ phường7. Nguyễn Văn Th anh Phường đội trưởng8. Nguyễn Th ị Kim Phó Chủ tịch UBND phường9. Nguyễn Văn Đeo Phó Chủ tịch Kinh tế đô thị phường

DANH SÁCH ĐẢNG ỦY PHƯỜNG TÂN TẠO A

NHIỆM KỲ X (2005-2010)

1. Trần Th ị Rồng Bí thư Đảng ủy phường từ 2005 đến 06/20092. Kiều Công Danh Bí thư Đảng ủy phường từ 6/2009 đến 12/20093. Lưu Huê Phong Bí thư Đảng ủy phường từ 01/2010 đến hết nhiệm kỳ 4. Lê Th ị Ngọc Th úy Phó Bí thư thường trực Đảng ủy từ 2005 đến 10/20085. Nguyễn Quang Vinh Phó Bí thư thường trực Đảng ủy từ 10/2008 đến 12/2009

Page 295: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

298 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

6. Tô Huỳnh Mỹ Trang Phó Bí thư thường trực Đảng ủy từ 01/2010 đến hết nhiệm kỳ7. Lê Văn Hùng Chủ tịch UBND phường từ 2005 đến 05/20098. Nguyễn Văn Chín Chủ tịch UBND phường từ 05/2009 đến hết nhiệm kỳ9. Nguyễn Th ị Kim Phó Chủ tịch UBND phường từ 2005 đến 05/200910. Huỳnh Văn Th ạnh Phó Chủ tịch HĐND Phó Chủ tịch UBND phường từ 05/2009 đến hết nhiệm kỳ11. Nguyễn Văn Đeo Phó Chủ tịch KT-ĐT từ 2005 đến 04/200912. Võ Th ị Kim Hiền Phó Chủ tịch KT-ĐT từ 5/2009 đến hết nhiệm kỳ13. Võ Th anh Tâm Chủ tịch UBMTTQ phường từ 2005 đến 07/200714. Lại Văn Hùng Cán bộ Văn hóa xã hội phường Chủ tịch UBMTTQ phường từ 09/2008 đến hết nhiệm kỳ15. Mai Văn Luông Trưởng Công an phường từ năm 2005 đến tháng 12/200916. Nguyễn Th anh Phong Trưởng Công an phường từ 01/2010 đến hết nhiệm kỳ17. Nguyễn Văn Th anh Phường Đội trưởng 18. Lại Văn Trí Hiệu trưởng trường tiểu học Tân Tạo A

Page 296: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 299

DANH SÁCH ĐẢNG ỦY PHƯỜNG TÂN TẠO A

NHIỆM KỲ XI (2010-2015)

1. Lưu Huê Phong Bí thư Đảng ủy phường từ 2010 đến 10/2011 2. Nguyễn Văn Lập Bí thư Đảng ủy phường từ 10/2011 đến nay3. Tô Huỳnh Mỹ Trang Phó Bí thư thường trực Đảng ủy phường4. Nguyễn Văn Chín Chủ tịch UBND phường từ 2010 đến 09/20125. Nguyễn Trung Toại Chủ tịch UBND phường từ tháng 11/2012 đến nay Phó Chủ tịch UBND phường từ tháng 11/2010 đến 9/20126. Võ Th ị Kim Hiền Phó Chủ tịch UBND phường từ 2010 đến 10/20127. Lê Phước Tài Phó Chủ tịch UBND phường từ 1/2013 đến nay8. Huỳnh Văn Th ạnh Phó Chủ tịch UBND phường9. Lại Văn Hùng Chủ tịch UBMTTQ phường 10. Nguyễn Th anh Phong Trưởng Công an phường từ 2010 đến tháng 05/201211. Nguyễn Chín Trưởng Công an phường từ tháng 05/2012 đến nay12. Nguyễn Văn Th anh Phường Đội trưởng 13. Lại Văn Trí Hiệu trưởng trường tiểu học Tân Tạo A14. Nguyễn Anh Hùng Bí thư Chi bộ Khu phố 315. Võ Th ị Liễu Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ phường

Page 297: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

300 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

CÁ C ĐỒ NG CHÍ BÍ THƯ XÃ TÂN TẠO

(1975 – 2003)

Đồng chíLê Công Đúng(1989 - 2004)

Đồng chíTrần Minh Châu

(1980 - 1982)

Đồng chíPhan Văn Ba(1986 – 1989)

Đồng chíNguyễn Văn Đào

(1975 - 1977)

Đồng chíCao Th ị Tâm(1979, 1986)

Page 298: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 301

CÁ C ĐỒ NG CHÍ CHỦ TỊCH

ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ TÂN TẠO

(1975 – 2003)

Đồng chíLại Kiến Trung(1977 - 1979)

Đồng chí Ngô Văn Đức

(1986 - 2/1987)

Đồng chíĐặng Phục Quốc(2/1987 - 7/1987)

Đồng chíVõ Th anh Tâm(7/1987 - 1994)

Đồng chíBùi Công Th ành

(1994 - 1999)

Đồng chí Trần Văn Xuân(1999 - 2003)

Page 299: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

302 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

CÁ C ĐỒ NG CHÍ BÍ THƯ PHƯỜNG TÂN TẠO A

(2003 – 2013)

Đồng chí Trần Th ị Rồng

(12/2003 - 6/2009)

Đồng chíKiều Công Danh

(6/2009 - 12/2009)

Đồng chíLưu Huê Phong(2010 - 10/2011)

Đồng chíNguyễn Văn Lập(10/2011 - nay)

Page 300: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 303

CÁ C ĐỒ NG CHÍ PHÓ BÍ THƯ THƯỜNG TRỰC

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN

PHƯỜNG TÂN TẠO A (2003 – 2013)

Đồng chíNguyễn Văn Quang

Phó Bí thư thường trực(12/2003 - 7/2005)

Đồng chíLê Th ị Ngọc Th úy

Phó Bí thư thường trực(8/2005 - 10/2008)

Đồng chíNguyễn Quang Vinh

Phó Bí thư thường trực(10/2008 - 12/2009)

Đồng chíTô Huỳnh Mỹ Trang

Phó Bí thư thường trực(2010 - nay)

Page 301: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

304 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

Đồng chíNguyễn Trung Toại

Chủ tịch UBND(11/2012 - nay)

Đồng chíLê Văn Hùng

Chủ tịch UBND(12/2003 – 5/2009)

Đồng chíNguyễn Văn ChínChủ tịch UBND(5/2009 - 9/2012)

Page 302: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 305

MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG PHƯỜNG TÂN TẠO A

1. Mẹ Việt Nam anh hùng: PHẠM THỊ AN

Sinh năm: 1905Nguyên quán: huyện Bình ChánhTrú quán: Tỉnh lộ 10, Khu phố 5Có 04 con là liệt sĩ: - Lại Văn Tiều- Lại Văn Chệt- Lại Văn Tú- Lại Văn Mô

Page 303: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

306 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

2. Mẹ Việt Nam anh hùng: NGUYỄN THỊ ÁNH

Sinh năm: 1912

Nguyên quán: huyện Bình Chánh

Trú quán: Cầu Kinh, Khu phố 4

Có chồng là liệt sĩ: Phạm Văn To

Có 02 con là liệt sĩ:

- Phạm Văn Ngãi

- Phạm Văn Ba (Ba Ốm)

Page 304: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 307

3. Mẹ Việt Nam anh hùng: NGUYỄN THỊ BẢY

Sinh năm:

Nguyên quán: huyện Bình Chánh

Trú quán: 1459 Tỉnh lộ 10, Khu phố 4

Có 03 con là liệt sĩ:

- Nguyễn Văn Mình

- Nguyễn Văn Út

- Nguyễn Văn Hết

Page 305: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

308 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

4. Mẹ Việt Nam anh hùng: PHAN THỊ CHÉP

Sinh năm: 1928

Nguyên quán: huyện Bình Chánh

Trú quán: 16/27 Nguyễn Văn Cự, Khu phố 5

Có 01 con là liệt sĩ:

- Doãn Văn Ốm

Page 306: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 309

5. Mẹ Việt Nam anh hùng: NGUYỄN THỊ KỈNH

Sinh năm: 1913

Nguyên quán: huyện Bình Chánh

Trú quán: Tỉnh lộ 10, Khu phố 4

Có 03 con là liệt sĩ:

- Lê Văn Chính

- Lê Văn Nương

- Lê Văn Đực

Page 307: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

310 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

6. Mẹ Việt Nam anh hùng: TẠ THỊ KHUÊ

Sinh năm: 1876

Nguyên quán: huyện Bình Chánh

Trú quán: Nguyễn Văn Cự, Khu phố 5

Có 04 con là liệt sĩ:

- Lại Văn Sanh

- Lại Văn Ngoạt

- Lại Văn Dã

- Lại Văn Hòa

Page 308: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 311

7. Mẹ Việt Nam anh hùng: NGUYỄN THỊ THÊM

Sinh năm: 1913

Nguyên quán: huyện Bình Chánh

Trú quán: Nguyễn Văn Cự, Khu phố 5

Có chồng là liệt sĩ: Lại Văn Ngoạt

Có 04 con là liệt sĩ:

- Lại Văn Coi

- Lại Văn Mắc

- Lại Văn Chính

- Lại Văn Út

Page 309: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

312 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

8. Mẹ Việt Nam anh hùng: LÊ THỊ SÁU

Sinh năm: 1906

Nguyên quán: huyện Bình Chánh

Trú quán: Trần Th anh Mại, Khu phố 3

Có 01 con là liệt sĩ: Phan Th ị Nghi

Page 310: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 313

9. Mẹ Việt Nam anh hùng: TRƯƠNG THỊ NHÀ

Sinh năm: 1927

Nguyên quán: huyện Bình Chánh

Trú quán: 1677/6/3 Tỉnh lộ 10, Khu phố 5

Có chồng là liệt sĩ: Dương Văn Năm

Có 02 con là liệt sĩ:

- Dương Văn Cột

- Dương Văn Giữ

Page 311: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

314 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

GIA ĐÌNH CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG

STT Họ và tên Năm sinh Địa chỉ hiện nay Ghi chú

1 Trương Th ị Anh 1932 Khu phố 5

2 Ngô Th ị Ả 1933 Khu phố 2

3 Lại Th ị Ba 1923 Đã mất

4 Phan Th ị Ba 1931 Khu phố 2

5 Võ Th ị Ba 1927 Khu phố 4

6 Huỳnh Th ị Bấu 1904 Khu phố 4 Đã mất

7 Đoàn Th ị Bảy 1938 Khu phố 4

8 Phan Th ị Bông 1926 Đã mất

9 Đoàn Th ị Búp 1943 Khu phố 2

10 Đoàn Th ị Cầm 1939 Khu phố 2

11 Ngô Th ị Chính 1941 126 Cầu Kinh, Khu phố 7

12 Nguyễn Th ị Chén 1939 Tỉnh lộ 10 khu

phố 4

13 Lê Công Chép 1918 Khu phố 3 Đã mất

14 Nguyễn Th ị Chính 1942 26/3 Cầu Kinh

Page 312: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 315

15 Phùng Th ị Đắc 1913 Khu phố 4 Đã mất

16 Đoàn Th ị Đậu 1944 Khu phố 2

17 Nguyễn Th ị Đẹt 1937 Khu phố 2

18 Huỳnh Th ị Điền 1922 Khu phố 5 Đã mất

19 Lê Th ị Đính 1921 24 đường số 1, Khu phố 4

20 Phạm Th ị Hai 1948 100/1 Bờ Tuyến, Khu phố 3

21 Hồ Th ị Hải 1933 4422 Nguyễn Cửu Phú, Khu phố 4

22 Võ Văn Hùm 1951 Khu phố 1

23 Nguyễn Th ị Khắng 1930 Khu phố 4

24 Lê Công Khê 1914 Đã mất

25 Võ Th ị Khương 1936 Khu phố 1

26 Ngô Kim Lan 1926 1451 Tỉnh lộ 10, Khu phố 4

27 Nguyễn Th ị Láng 1945 Khu phố 6

28 Trần Th ị Lài 1925 Khu phố 4 Đã mất

29 Cao Th ị Lâm 1940 Đã mất

30 Võ Th ị Th anh Liêm 1947 Khu phố 1

31 Huỳnh Th ị Mai 1930 Đã mất

Page 313: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

316 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

32 Lại Th ị Mười 1905 Đã mất

33 Nguyễn Th ị Mười 1927 56 Cầu Kinh, Khu

phố 434 Ngô Th ị Năm 1915 Đã mất

35 Ngô Văn Năm 1927 Đã mất

36 Nguyễn Th ị Năm 1948 1661 Tỉnh lộ 10,

Khu phố 5 Đã mất

37 Nguyễn Ngọc 1967 Đã mất

38 Lê Th ị Sanh 1916 Cầu Kinh, Khu phố 4

39 Võ Th ị Tiện 1951 Khu phố 1 Đã mất

40 Nguyễn Th ị Tám 1937 16/25 Nguyễn Văn

Cự

41 Đặng Văn Th ạc 1959 1681 Tỉnh lộ 10, Khu phố 5

42 Phạm Th ị Th ắm 1942 Khu phố 2

43 Huỳnh Th ị Th ắng 1941 Khu phố 2

44 Nguyễn Th ị Th o 1947 1675 Tỉnh lộ 10 Khu phố 5

45 Nguyễn Th ị Th ơm 1911 85A Cầu Kinh,

Khu phố 4

46 Lê Công Tư 19324386/2 Nguyễn Cửu Phú, Khu phố 4

47 Phạm Th ị Tư 1951

Page 314: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 317

48 Phan Văn Tứ 1947

49 Trần Th ị Vẽ 1918 Đã mất

50 Dương Lê Xinh 1925 1451 Tỉnh lộ 10 KP4

51 Nguyễn Th ị Xứng 1916 Khu phố 5 Đã mất

52 Ngô Th ị Út 1949 Khu phố 7

53 Nguyễn Th ị Út 1942 129/1 Cầu Kinh, Khu phố 7

54 Nguyễn Th ị Ní 1916 Đã mất

55 Phan Văn Trị 1916 Khu phố 5 Đã mất

56 Nguyễn Th ị Rông 1931 Khu phố 3 Đã mất

57 Kiều Th ị Quới 1937 Khu phố 2 Đã mất

Page 315: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

318 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

DANH SÁCH LIỆT SĨ PHƯỜNG TÂN TẠO A

I. THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP (1945-1954)

STT Họ và Tên Năm sinh

Năm nhập ngũ

Năm hy sinh

Chức vụ lúc hy sinh

Đơn vị

1 Lê Th ị Bổ 1923 1947 1949 Nhân viên Th ành ủy

Khu Sài Gòn – Gia Định

2 Nguyễn Văn Cật 1929 1945 1949 A trưởng du

kích Trung huyện

3 Nguyễn Văn Cự 1898 1925 1940

Cán bộ cơ sở huyện Trung huyện

4 Lại Văn Dã 1913 1930 1944 Đội viên Chi bộ Tân Tạo

6 Lê Văn Dạo 1920 1953 Xã đội trưởng Bến Th ành

7 Lê Văn Dần 1924 1946 1950 A phó Ban Công tác 3

Chi đội 12 SG-GĐ

8 Nguyễn Th ị Đang 1917 1945 1949

Hậu cần Phân khu SG-GĐ

9 Phan Văn Đáo 1925 1949 Chiến sĩ trinh sát E308

10 Nguyễn Văn Hết 1930 1948 1951 Du kích Tân

Tạo

Page 316: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 319

11 Huỳnh Văn Gàng 1920 1947 1949 Du kích Xã Tân Tạo

12 Nguyễn Văn Ghét 1928 1947 1952 Công an xã Tân Tạo

13 Nguyễn Văn Hạnh 1923 1945 1953

Đại đội trưởng C 2763

14 Trương Văn Hiệu 1926 1945 1948 Công an Ấp

Bình TiềnXã Bình Hưng Hòa

15 Võ Văn Hiệu 1912 1947 1948 Th ủ quỹ xã Phước Tuy

Cần Đước Long An

16 Lại Văn Hòa 1915 1945 1950 Tiểu đội trưởng E308

17 Võ Văn Hưng 1915 1936 1952

Bí thư kiêm Chủ tịch UBKCHC xã

18 Nguyễn Văn Khánh 1908 1945 1947

Hội trưởng Hội Nông dân cứu quốc

Hội Nông dân cứu quốc

19 Phạm Văn Khị 1930 1948 1950 A phó C2771 E308

20 Ngô Văn Khuê 1928 1947 1952 Bí thư Xã Tân Nhựt

21 Nguyễn Văn Khù 1922 1945 1948 Nhân viên

Công anHuyện Trung huyện

22 Lê Công Lan 1912 1929 1947 Gia liên TNCMĐCH TNCMĐCH

Page 317: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

320 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

23 Doãn Văn Lộc 1925 1945 1952 Ban VHTT Huyện

24 Lại Văn Mắc 1934 1948 1952A phó Bộ đội địa phương

25 Cao Văn Mực 1935 1948 1952 VHTT xã Tân Tạo

26 Lại Văn Ngoạt 1905 1945 1952 Chủ tịch MTLV Xã Tân Tạo

27 Ngô Văn Ngộ 1916 1945 1947 B trưởng QĐNDVN

28 Bùi Văn Nhai 1921 1947 1950 A trưởng du kích

29 Lê Văn Ở 1929 1945 1949 Công an Xã Tân Tạo

30 Lê Công Phép 1911 1936 1940 Huyện Ủy viên

31 Nguyễn Văn Sanh 1927 1947 1947 LLVT Khu Sài Gòn

– Gia Định

32 Nguyễn Văn Săng 1926 1945 1950

Đại đội phó Th anh niên xung phong

33 Hồ Văn Tăng 1921 1945 1952 Xã đội trưởng Tân Tạo

34 Bùi Th ị Th ậm 1933 1948 1948 Công dân

35 Trần Văn Th ốt 1904 1945 1947Ban cán sự nhân dân ấp Tân Phước

Page 318: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 321

36 Phạm Văn To 1915 1945 1949 Đại đội phó 308

37 Hồ Văn Trắc 1928 1945 1950 A phó Bộ đội

Huyện Trung huyện

38 Phạm Văn Triệu 1927 1949 1949 Chiến sĩ

LLVT Khu 8

39 Võ Văn Tửng 1948 Du kích

40 Lại Văn Xanh 1899 1945 1947Ủy viên Mặt trận Liên việt

MT Liên việt

41 Nguyễn Th ị Xinh 1930 1945 1948

Xã đội trưởng Bến Th ành

II. THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ (1954-1975)

STT Họ và Tên Năm sinh

Năm nhập ngũ

Năm hy sinh

Chức vụ lúc hy sinh

Đơn vị

1 Võ Th ị Ánh 1940 1970 Cán bộ dân y Huyện

2 Trần Văn Ập 1947 1967 1968A trưởng du kích xã Tân Tạo

3 Nguyễn Văn Ba 1938 1961 1966 Du kích Xã Tân Tạo

4 Phạm Văn Ba 1940 1962 1970 Bí thư xã

Page 319: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

322 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

5 Nguyễn Văn Bảy 1952 1968 1973 Chiến sĩ C thông tin Long An

6 Nguyễn Văn Bắc 1919 1945 1961 Xã ủy viên 42

7 Nguyễn Văn Be 1936 1960 1968 Quận ủy viên Quận 6

8 Lê Công Bé 1944 1964 1965 B phó E2 F9

9 Nguyễn Văn Bê 1941 1966 1967 Chiến sĩ C3 D6 Long An

10 Trần Văn Bia 1940 1963 1963Chiến sĩ bộ đội địa phương

11 Lại Văn Chệt 1940 1962 1970 B trưởng Cục hậu cần

12 Lại Văn Chính 1944 1963 1968 B trưởng D6 Bình Tân

13 Lê Văn Chính 1954 1965 1968 A trưởng D6 Bình Tân

14 Nguyễn Hữu Chính 1951 1968 1971 Du kích An

Lạc

15 Nguyễn Văn Chưa 1944 1969 A trưởng

16 Nguyễn Văn Chương 1946 1969 1974 Trưởng Ban

kinh tàiXã Gia Rây Xuân Lộc

17 Nguyễn Văn Chức 1935 1963 1968 B phó Biệt

động Th ànhBiệt động Th ành

18 Lại Văn Coi 1940 1961 1962 Chiến sĩ U80 Đơn vị Miền

Page 320: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 323

19 Lại Văn Côi 1941 1962 1962 A phó D5 E2 F9 D5 E2 F9

20 Dương Văn Cột 1949 1967 1968Bộ đội Huyện Bình Chánh

21 Trần Văn Cù 1944 1962 1964 Du kích xã Tân Tạo

22 Tô Văn Cự 1947 1968 1973 A trưởng Long An

23 Lê Th ị Diệu 1947 1965 1969 B phó QĐNDVN

24 Lại Văn Dũng 1950 1968 1972 A phó D14-KH

25 Đoàn Hữu Đã 1927 1945 1968 Quận ủy viên Quận 6

26 Trần Văn Đậu 1920 1962 1969 B phó Đoàn 81

27 Ngô Văn Đe 1951 1966 1966 Du kích Tân Tạo

28 Nguyễn Th ị Đẹp 1942 1963 1970 A trưởng Hậu cần Phân khu 5

29 Phan Văn Đệ 1921 1948 1967 Tổ trưởng du kích ấp Du kích ấp

30 Phan Văn Đời 1945 1968 1968 Du kích xã Tân Tạo

31 Lê Văn Đực 1945 1962 1968 B trưởng D6 Bình Tân

32 Nguyễn Tấn Đực 1948 1965 1968 Chiến sĩ đội phẫu thuật 2 Bình Tân

Page 321: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

324 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

33 Nguyễn Văn Đực 1944 1968 1973 A trưởng Long An

34 Nguyễn Văn Giao 1940 1962 1963 Du kích xã

Tân Tạo

35 Tô Văn Giàu 1936 1961 1966 A trưởng Biệt động Quận 6

36 Nguyễn Văn Gòn 1933   1967 Xã đội

trưởng

37 Dương Văn Giữ 1951 1968 1969 A phó D6 Bình Tân

38 Đoàn Văn Hai 1941 1963 1969 A trưởng QĐNDVN

39 Nguyễn Văn Hát 1942 1967 1972Trưởng ban kinh tài xã Tân Tạo

40 Lê Văn Hà 1945 1962 1962Chiến sĩ LLVT SG-GĐ

41 Lê Công Hoan 1936 1960 1961 Du kích Xã Tân Tạo

42 Võ Minh Hoan 1943 1967 1968A trưởng D1 PK Long An

43 Huỳnh Văn Hồ 1925 1943 1970 Ban Kinh Tài Phân khu 2

44 Đinh Văn Hùng 1950 1969 1971 Du kích

Page 322: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 325

45 Phan Văn Hùng 1934 1962 1966Hậu cần Phân khu SG-GĐ hay

46 Võ Quang Nguyên 1932 1946 1969

47 Phan Hoàng Khai 1950 1968 1972

B trưởng Huyện đội Bình Chánh

49 Nguyễn Văn Khế 1941 1961 1967 A trưởng

LLVT Khu Sài Gòn – Gia Định

50 Nguyễn Văn Lầu     1966 Chiến sĩ

51 Huỳnh Văn Lê 1945 1962 1966

A trưởng C1 đoàn 81 Bìa Rịa Long Khánh

52 Huỳnh Văn Lô 1947 1961 1968 B phó D5 E2 F9 D5 E2 F9

53 Bùi Văn Lợi 1942 1963 1969 Đại đội phó Huyện đội Bình Chánh

54 Phạm Văn Lùng 1950 1967 1968 A phó D6 Bình Tân

55 Võ Văn Lũy 1944 1964 1968 B trưởng D2 quyết thắng

56 Phạm Văn Luông 1938 1964 1967 A phó D6

E2 F9

58 Lê Công Luận 1946 1964 1966 A trưởng C2 D6 Bình Tân

Page 323: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

326 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

59 Cao Văn Lý 1949 1964 1965 A phó D5 E2 F9

60 Nguyễn Văn Mình 1945 1960 1969

Th ượng sĩ D6 Quân khu Sài Gòn

61 Lê Công Mót 1941 1961 1963 Xã đội trưởng Tân Tạo

62 Lại Văn Mô 1935 1960 1962 Du kích xã Tân Tạo

63 Lại Văn Mơi 1942 1961 1971 B trưởng E180 ANVT

64 Ngô Văn Mười 1947 1962 1969 A trưởng D145

65 Dương Văn Nam 1923 1960 1969 Chiến sĩ

QĐND

66 Lê Công Nè 1939 1961 1968Chính trị viên Quân đội

Quận 5

67 Phạm Văn Ngãi 1937 1962 1970B phó Đoàn 83 Cục hậu cần

68 Phan Th ị Nghi 1941 1961 1971 Hội trưởng Hội Phụ nữ

Huyện Di Linh Lâm Đồng

69 Võ Quang Nguyên 1932 1946 1969

Cán bộ TTVH Khu SG-GĐ

70 Nguyễn Hoàng Nhớ 1943 1963 1972

H.U.V Bí thư xã Tân Tạo

Page 324: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 327

71 Lê Văn Nương 1940 1962 1966 Đại đội phó D6 Bình Tân

72 Doãn Văn Ốm 1948 1965 1967 Chiến sĩ D6

73 Lê Phát Phi 1937 1961 1967 B phó QĐNDVN

74 Võ Văn Phú 1934 1961 1968 B trưởng Biệt động 6

75 Nguyễn Văn Quan 1920 1967

Chánh văn phòng Phân khu Gò Môn

Khu Gò Môn

76 Phạm Văn Tế 1940 1961 1968 B trưởng D6 E2 F9

77 Hà Th ị Th o 1955 1972 1975 Du kích mật Xã Tân Tạo

78 Phạm Tấn Quang 1969 Đại đội phó

79 Đỗ Văn Quân 1935 1962 1963 Du kích xã

80 Nguyễn Văn Rồng 1915 1930 1968 Cán bộ An

ninhKhu Sài Gòn – Gia Định

81 Phạm Văn Sáu 1953 1968 1971 A phó Huyện đội Bình Chánh

82 Võ Văn Tám 1943 1962 1973 Đại đội trưởng D1 Gia Định

83 Nguyễn Văn Tâm     1967 Đại đội

trưởng

Page 325: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

328 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

84 Nguyễn Văn Tâm 1953 1967 1970 Du kích Tân

Tạo

85 Huỳnh Văn Tấn 1921   1962 Chiến sĩ giao liên

86 Lại Văn Tiều 1945 1964 1964 Chiến sĩ C3 E Gia Định

87 Nguyễn Th ị Tiện 1942 1961 1966

Nhân viên Ban Kinh tài R

88 Đỗ Tấn Th ành 1951 1965 1968 Xã đội phó Xã Bình Trị Đông

89 Phan Văn Th ành 1929 1950 1967 Cán bộ hợp pháp

90 Vũ Văn Th ành 1960 1978 1979 Chiến sĩ D9 E851 F346

91 Phạm Văn Th ủy 1942 1964 1968 B phó

92 Phan Văn Th ức 1946 1961 1967Du kích xã Huyện Đức Hòa

93 Phan Văn Trí 1947 1961 1967

A phó Bộ đội Huyện Đức Hòa, Long An

94 Nguyễn Th anh Tùng 1939 1963 1969

B trưởng K 17 Phước Bình

95 Lại Văn Tư 1951 1968 1968 Bộ đội Huyện Bình Chánh

Page 326: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 329

96 Nguyễn Th ị Ú (Nhung) 1949 1965 1968

A trưởng Đoàn viên Đoàn 83

Đoàn 83

97 Lại Văn Út 1950 1965 1971 Chiến sĩ QĐNDVN

98 Phạm Văn Út 1939 1971 1971 A trưởng C20

Căn cứ Đông Nam bộ

99 Trịnh Văn Xê 1942 1963 1964B trưởng D1 đặc công Long An

100 Trương Th ị Xướng 1908 1948 1967 Hội trưởng

Hội mẹ xã Tân Phú

101 Đào Văn Bê

102 Nguyễn Th ị Cư

103 Phan Văn Đạt Chiến sĩ

104 Lưu Văn Th ất 1949 1963 1968

III. THỜI KỲ CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI TÂY NAM (1978 – 1989)

STT Họ và Tên Năm sinh

Năm nhập ngũ

Năm hy sinh

Chức vụ lúc hy sinh

Đơn vị

1 Nguyễn Văn Th ường 1959 1980 1981 Chiến sĩ C2

D7 E429 Quân khu 7

2 Nguyễn Văn Hoàng 1967 1986 1987 Chiến sĩ D4

E96 F309

Page 327: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

330 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

3 Huỳnh Văn Bá 1958 1977 1980 Chiến sĩ D7 đoàn 7704

4 Lê Công Phương 1961 1979 1981

A trưởng C12 D3 E201 QK7 F 303

6 Kiều Trí Dũng 1962 1982 1983 Chiến sĩ C1 D1 E688 F5

7 Nguyễn Ngọc 1967 1986 1988 H2 D7 E31

8 Lưu Văn Tốt 1959 1978 1979

Page 328: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 331

MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ PHƯỜNG TÂN TẠO A

TRONG TIẾN TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

(2003 – 2013)

Đ/c Trương Tấn Sang – Chủ tịch nước cùng các đồng chí lãnh đạo Quận ủy, Đảng ủy phường đến thăm và chúc Tết

công nhân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn phường Tân Tạo A

Trao tặng học bổng Nguyễn Hữu Th ọcho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Page 329: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

332 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

Lễ khởi công xây dựng Trung tâm văn hóa – thể thao liên phường tọa lạc trên địa bàn phường Tân Tạo A

Nhà Văn hóa Liên phường

Page 330: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 333

Trụ sở Quỹ Tín dụng nhân dân phường Tân Tạo A

Chung cư Vĩnh Tường, khu phố 3

Page 331: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

334 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

Cầu Bà Tát, khu phố 5

Hẻm 1677, đường Tỉnh lộ 10, khu phố 5

Page 332: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 335

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Bình Chánh. Lịch sử Đảng bộ huyện Bình Chánh (1975 - 2005), Nxb. Tổng hợp Th ành phố Hồ Chí Minh, 2009.

2. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Bình Chánh. Lịch sử truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân huyện Bình Chánh (1930 - 1975), Bình Chánh, tháng 11/2012.

3. Ban Chấp hành Đảng bộ quận Tân Bình. Lịch sử truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân quận Tân Bình (1930 - 1975), Nxb. Th ành phố Hồ Chí Minh, 2005.

4. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Long An. Lịch sử Đảng bộ tỉnh Long An (1930 - 2000), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005.

5. Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh. Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thắng lợi và bài học, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995.

6. Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh. Tổng kết cuộc

Page 333: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

336 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

kháng chiến chống thực dân Pháp, thắng lợi và bài học, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996.

7. Ban Chỉ huy quân sự huyện Bình Chánh. Lịch sử lực lượng vũ trang huyện Bình Chánh 1945 - 2000, Nxb. Th ành phố Hồ Chí Minh, 2003.

8. Báo cáo số 67-BC/ĐU về việc thực hiện công tác Quy chế dân chủ cơ sở năm 2010.

9. Báo cáo số 08/BC-HKH ngày 10 tháng 11 năm 2011 về kết quả hoạt động công tác khuyến học năm 2011.

10. Báo cáo số 170-BC/ĐU về kết quả lãnh đạo thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở năm 2011.

11. Báo cáo số 160-BC/ĐU ngày 5 tháng 12 năm 2012 về tổng kết công tác dân vận năm 2012.

12. Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 7. Lịch sử miền Đông Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ kháng chiến (1945 - 1975), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011.

13. Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã Tân Tạo. Truyền thống đấu tranh cách mạng xã Tân Tạo (1930 - 1975), 2001.

14. Hồ Sơn Đài (chủ biên). Lịch sử truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân huyện Nhà Bè (1930 - 1975), Nxb. Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2007.

Page 334: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 337

15. Lịch sử đấu tranh cách mạng phụ nữ huyện Bình Chánh (1930 - 1975).

16. Nghị Đoàn. Truyền thống cách mạng của đồng bào Hoa ở Th ành phố Hồ Chí Minh, Nxb. Th ành phố Hồ Chí Minh, 1987.

17. Nguyễn Đình Đầu. Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn: Th ành phố Hồ Chí Minh, Long An, Tây Ninh, Nxb. Tổng hợp Th ành phố Hồ Chí Minh,

18. Nguyễn Q.Th ắng, Nguyễn Đình Tư. Đường phố Th ành phố Hồ Chí Minh, Nxb. Văn hóa Th ông tin, Hà Nội, 2001.

19. Nguyễn Quang Ân. Việt Nam những thay đổi địa danh và địa giới hành chính (1945 - 2002, Nxb. Th ông tấn, Hà Nội, 2003.

20. Sơ thảo lịch sử đấu tranh cách mạng huyện Bình Chánh (1930 - 1975), huyện Bình Chánh, 1995.

21. Sơn Nam. Lịch sử khẩn hoang Việt Nam, Nxb. Trẻ, 1997.

22. Th ạch Phương, Lê Trung Hoa (chủ biên) Từ điển Th ành phố Sài Gòn - Hồ Chí Minh, Nxb. Trẻ, 2001.

23. Trần Hải Phụng, Lưu Phương Th anh (chủ biên). Lịch sử Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định kháng chiến (1945 - 1975), Nxb. Th ành phố Hồ Chí Minh, 1994.

Page 335: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

338 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

24. Trần Trọng Tân (chủ biên). Lịch sử Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam Th ành phố Hồ Chí Minh, tập 1 (1930 - 1954) sơ thảo, Nxb. Th ành phố Hồ Chí Minh, 1995.

25. Trần Trọng Tân (chủ biên). Lịch sử Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam Th ành phố Hồ Chí Minh, tập 2 (1954 - 1975) sơ thảo, Nxb. Th ành phố Hồ Chí Minh, 2000.

26. Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng (chủ biên). Địa chí văn hóa thành phố Hồ Chí Minh, tập 1: lịch sử, Nxb. Th ành phố Hồ Chí Minh, 1998.

27. Trịnh Hoài Đức. Gia Định thành thông chí, Nguyễn Tạo dịch, Nxb. Sử học, Hà Nội, 1965.

28. Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM. Sài Gòn - Th ành phố Hồ Chí Minh 300 năm hình thành và phát triển 1698 - 1998, Sở Văn hóa Th ông tin, 1999.

29. Trương Minh Nhựt. Chiến tranh nhân dân vùng ven Tây Nam Sài Gòn - Gia Định trong kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975), Luận án Phó Tiến sĩ Sử học, 1994.

30. Văn kiện Đại hội Hội Cựu chiến binh phường Tân Tạo A nhiệm kỳ 2006 - 2011.

31. Văn kiện Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí

Page 336: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 339

Minh phường Tân Tạo A lần thứ II, nhiệm kỳ 2012 - 2017.

32. Văn kiện Đại hội đại biểu Hội Nông dân Việt Nam phường Tân Tạo A nhiệm kỳ II (2007 - 2012).

33. Văn kiện Đại hội Đảng bộ phường Tân Tạo A lần thứ X nhiệm kỳ 2005 - 2010.

34. Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM. Th uyết minh tổng hợp quy hoạch chung xây dựng quận Bình Tân Th ành phố Hồ Chí Minh, 2010.

Page 337: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

340 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

Page 338: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 341

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU ....................................................................................... 11

PHẦN MỞ ĐẦU: VÙNG ĐẤT - CON NGƯỜI TÂN TẠO .......................... 15

PHẦN THỨ NHẤT: TÂN TẠO TRONG SỰ NGHIỆP ĐẤU TRANH

GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC (1930 - 1975) ......................................... 31

CHƯƠNG MỘT

TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC VÀ CÁC PHONG TRÀO

CÁCH MẠNG TỪ KHI CÓ ĐẢNG LÃNH ĐẠO ............................................. 32

1. Truyền thống yêu nước ......................................................... 32

2. Phong trào cách mạng Tân Tạo dưới sự lãnh đạo của Đảng ......... 36

3. Cuộc vận động dân chủ Đông Dương .................................... 47

4. Cuộc khởi nghĩa Nam kỳ (23-11-1940) ................................. 50

5. Cuộc khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ............... 56

CHƯƠNG HAI

XÃ TÂN TẠO TRONG 9 NĂM KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP

(1945 - 1954) ...................................................................................... 64

I. Thời kỳ (1945 - 1947) ................................................................. 64

Tân Tạo với những ngày đầu cuộc kháng chiến chống Pháp ..... 68

II. Thời kỳ (1948 - 1950): Tân Tạo với lõm địa hình

kháng chiến Vườn Lớn ................................................................... 85

Page 339: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

342 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

III. Thời kỳ (1951 - 1954): Vượt qua khó khăn, góp phần

giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Pháp .................... 96

CHƯƠNG BA

XÃ TÂN TẠO TRONG KHÁNG CHIẾN

CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC (1954 - 1975) ................................................. 111

I. Đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Genève và hưởng ứng

phong trào Đồng khởi (1954 - 1960) ........................................... 111

1. Học tập chủ trương của Tỉnh ủy Gia Định - Ninh

và bám trụ giữ gìn lực lượng cách mạng ................................ 113

2. Đấu tranh chính trị kết hợp vũ trang chống Luật 10/59 và

hưởng ứng phong trào “Đồng khởi” Bến Tre (1960) ................ 130

II. Quân dân Tân Tạo trong cuộc chiến đấu chống

chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và chiến lược

“Chiến tranh cục bộ” (1961 - 1968) .............................................. 137

1. Chi bộ và nhân dân Tân Tạo đấu tranh chống

và phá ấp chiến lược địch (1961 - 1964) ................................. 140

2. Quân dân Tân Tạo trong cuộc kháng chiến

chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 - 1967) ............. 150

3. Quân dân Tân Tạo tham gia cuộc tập kích

chiến lược Xuân Mậu Thân năm 1968 ..................................... 161

III. Vượt khó khăn, bám trụ giữ địa bàn

và tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh (1969 - 1975) ...................... 174

1. Chống lấn chiếm tạo thế, tạo lực cho

chiến dịch Hồ Chí Minh, góp phần giải phóng Sài Gòn

và giải phóng miền Nam (1973 - 1975) ................................. 188

2. Quân dân Tân Tạo tham gia chiến dịch

Hồ Chí Minh lịch sử ................................................................ 199

Page 340: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 343

PHẦN THỨ HAI: ĐẢNG BỘ LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN

THỰC HIỆN SỰ NGHIỆP PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

(1975 - 2013) .................................................................................. 207

CHƯƠNG BỐN

CHI BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ TÂN TẠO KHẮC PHỤC HẬU QUẢ

CHIẾN TRANH, THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI VÀ

PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI (1975 - 2003) ...................................... 208

I. Chi bộ lãnh đạo xây dựng chính quyền cách mạng,

khắc phục hậu quả chiến tranh (1975 - 1985) ............................. 208

1. Tình hình Tân Tạo sau ngày thống nhất đất nước

và công tác khắc phục hậu quả chiến tranh,

ổn định mọi mặt đời sống nhân dân (1975 - 1977) ................ 208

2. Cải tạo xã hội chủ nghĩa, ổn định tình hình

kinh tế - xã hội và giữ vững an ninh chính trị (1977 - 1985) ......... 218

II. Tân Tạo bước đầu thực hiện đường lối đổi mới, giữ vững

ổn định chính trị, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội

tạo nền tảng cho thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ............. 223

1. Thực hiện cơ chế quản lý kinh tế mới (1986 - 1990) ........... 223

2. Giữ vững ổn định chính trị, đẩy mạnh phát triển

kinh tế - xã hội tạo nền tảng cho thời kỳ

công nghiệp hóa, hiện đại hóa (1991 - 1995) ........................ 225

III. Tân Tạo tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới,

đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa

trong tình hình mới (1996 - 2003) ............................................... 232

1. Tân Tạo trước nhu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa ....... 232

2. Từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế

theo hướng hiện đại .............................................................. 234

Page 341: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

344 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ

CHƯƠNG NĂM

ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A

TRONG THỜI KỲ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN (2003 - 2013) ................... 242

I. Xây dựng, củng cố hệ thống chính trị

trong những năm đầu thành lập phường .................................... 242

II. Phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị,

trật tự an toàn xã hội .................................................................. 256

1. Phát triển kinh tế ............................................................... 256

2. Chỉnh trang và phát triển đô thị

theo hướng văn minh, hiện đại .............................................. 258

3. Nâng cao đời sống văn hóa, đảm bảo

an sinh xã hội trong cộng đồng dân cư .................................. 262

4. Giữ vững quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội ......... 271

KẾT LUẬN ........................................................................................ 279

PHỤ LỤC .......................................................................................... 291

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 335

Page 342: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG TÂN TẠO A (1930 – 2013) 345

NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA - VĂN NGHỆ TP. HCM88-90 Ký Con, P. Nguyễn Th ái Bình, Quận 1 - TP. HCM

ĐT: (08)38216009 - 39142419 - Fax: (08) 39142890Email: [email protected]

[email protected]: www.nxbvanhoavannghe.org.vn

Chịu trách nhiệm xuất bản:HUỲNH THỊ XUÂN HẠNH

Biên tập: Trung KiênSửa bản in: Tân Phong

Trình bày và bìa: Tú Minh

In 500 cuốn, khổ 14.5x20.5cm.Tại Công ty Cổ phần In Khuyến học phía Nam.

Số đăng ký KHXB: 1789-2013/CXB/08-119/VHVN.Quyết định xuất bản số: 400/QĐ-NXBVHVN ngày 05/12/2013.

In xong và nộp lưu chiểu quý I năm 2014.

Page 343: Bằng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân su DB/LSDB phuong Tan Tao A... · và Cờ đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ ...

346 LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ