Bản tin sinh hoat số 1

67

description

GĐPT Thiện Trí - Thụy Sĩ

Transcript of Bản tin sinh hoat số 1

Page 1: Bản tin sinh hoat số 1
Page 2: Bản tin sinh hoat số 1

GĐPT Thiện Trí - Thụy Sỹ Trang 1

Bản Tin Số 1

Mục Lục

Trang Bìa (Ban Kỷ Thuật) .........................................................................................

Thiệp Chúc Tết 2009 & Thời Gian Sinh Hoạt GĐPT Thiện Trí (Ban Kỷ Thuật) .................. 2

Lá thư đầu xuân (TM Ban Biên Tập - Nguyên Hòa-Phạm Phước Thuận) ......................... 3

Quay về nương tựa tam bảo (Siêu Tầm) ................................................................... 4

Lời Phật dạy trong Kinh Pháp Cú (tam ngữ) (Dịch Việt: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu) 5-6

Tóm tắc căn bản Phật Giáo (Tỳ-khưu Dhammika - Bình Anson lược dịch) ................... 7-9

Giáo dục Thanh Thiếu Niên Phật Tử (Tâm Minh - Vương Thúy Nga) ........................ 10-14

Thông tư đầu tiên Khóa Tu Học Phật Pháp 2009 (Minh Trường - Lê Công Thọ) ......... 15-16

Diễn văn khai mạc Khóa Tu Học Phật Pháp 2009 tại Stein SG (Minh Trường)........... 17-18

Lời chào mừng Lễ Chu Niên (Giác Ngộ) ................................................................... 19

Điện thư chúc mừng Chu Niên Ban Hướng Dẫn GĐPTVN Âu Châu (Tâm Bạch) .............. 20

Điện thư chúc mừng Chu Niên GĐPT Linh Phong (Ban Htr. GĐPT Linh Phong)............... 21

Hình ảnh mừng Chu Niên lần thứ 17 (Ban Biên Tập) ................................................. 22

Tổng kết và định hướng Sinh Hoạt GĐPT Thiện Trí (Ban Htr. GĐPT Thiện Trí) .......... 23-25

Giòng giao cảm ngắn tiếng Đức về khóa Học 2009 (Quảng Đạt) ............................ 26-27

Hậu sinh khả úy (Trần Thị Nhật Hưng) ............................................................... 28-31

Phương hướng 2010-2012 (Ban Huynh Trưởng GĐPT Thiện Trí) ............................. 32-34

Ngành Oanh Vũ (Thị Trực - Võ Văn Chánh) ......................................................... 35-39

Bông hồng dâng lên Mẹ (Quảng Thuận) .............................................................. 40-41

Thơ Dâng Mẹ (Hòa Thượng Thích Quảng Độ) ............................................................ 42

Ngày Du Ngoạn (Thị Trực) & Ngày Trượt Tuyết (Minh Hưng) ................................. 43-45

Tổng kết Từ Thiện - Xã Hội (Quảng Thuận) .............................................................. 46

Thư mời & buổi cơm Từ Thiện (Minh Trường) & (Giác Ngộ) .................................... 47-49

Ngày Tỵ Nạn (Quảng Thuận) .................................................................................. 50

Bài tiếng Đức Handbuch (Stefan Rademacher) .................................................... 51-52

Thư chúc mừng lễ cấp Dũng (Giác Ngộ - Võ Đình Trọng) ........................................... 53

Thư cảm tạ của anh cả GĐPTVN Âu Châu (Chí Pháp - Nguyễn Thanh Quang) ............... 54

Thăm anh Niên Trưởng Tâm Ngọc (Thị Trực) ............................................................ 55

Thư phúc đáp GĐPT Chính Tín Holland (GĐPT Chính Tín) ........................................... 56

Lễ tưởng niệm và cầu siêu (Ban Huynh Trưởng GĐPT Thiện Trí) ................................ 57

Thương tiếc (Nguyên Hòa - Phạm Phước Thuận) ....................................................... 58

Cảm nghĩ GĐPT Thiện Trí (Nguyên Huệ) & (Quảng Đạt) ........................................ 59-60

Thư thăm anh chị Nguyên Huệ (ACE GĐPT Linh Phong & Hồng Nguyệt) ....................... 60

Kỷ niệm ngày cưới (Ban Biên Tập) .......................................................................... 61

Phân Ưu (GĐPT Thiện Trí) ...................................................................................... 62

Hình ảnh đặc biệt của Thiện Trí (Ban Kỷ Thuật) ................................................... 63-64

Bài Hát Tình Lam (Ban Biên Tập) ....................................................................... 65-66

Page 3: Bản tin sinh hoat số 1

GĐPT Thiện Trí - Thụy Sỹ Trang 2

Bản Tin Số 1

Nhân dịp Xuân về, GĐPT Thiện Trí kính chúc quý Thầy, Cô: Pháp thể khinh an, chúng sanh dị độ,

Và kính chúc quý cô bác trong ban bảo trợ, quý vị phụ huynh đoàn sinh: Sức khỏe dồi dào, thân tâm an lạc,

Cùng chúc tất cả ace Htr. Và đoàn sinh GĐPT Thiện Trí, và các ace bạn đoàn: Bồ Đề Tâm kiên cố, chí tu học vững bền.

TM GĐPT Thiện Trí Thư ký: Minh Trường

Tại sao Tết Nguyên Đán

còn gọi là Xuân Di Lặc?

Theo truyền thống ngày Tết

là ngày mùng một tháng

giêng ÂL, và ngày này cũng

là ngày Vía của Đức Di Lặc.

Ngài đản sanh ngay vào ngày

đầu năm, đem lại niềm hoan

hỷ, an lạc cho mọi người.

Nhắc đến Di Lặc, ai cũng nghĩ

đến 1 vị hòa thượng bụng to,

mang túi vãi sau lưng và trên

miệng luôn luôn nở nụ cười

hoan hỷ. Đây chính là Bố Đại

Hòa Thượng, là hóa thân của Bồ Tát Di Lặc. Trong điển Phật Giáo có ghi là Bồ Tát Di Lặc

đã được đức Phật Thích Ca Mâu Ni thọ ký thành Phật ở hội Long Hoa khoảng 57 tỷ 60

triệu năm sau, lúc tuổi thọ của con người là 80 ngàn năm. Di Lặc tiếng Phạn là Maitrya,

dịch là Từ Thị. Di Lặc là họ, còn tên của Ngài là A Dật Đa (Aadjita) dịch là Vô Năng

Thắng. Trong đời quá khứ, vì muốn giáo hóa chúng sanh nên lúc mới phát tâm tu hành,

Ngài không ăn thịt, do nhân duyên đó nên gọi là Từ Thị. Đón Xuân Di Lặc, người học Phật

không phải đến chùa cầu sự phúc lộc cho đời sống cá nhân, như cầu về tiền tài, danh

vọng mà phải phát tâm rộng lớn học theo hạnh nguyện của Đức Di Lặc. Đó là tấm lòng

gắn bó với tha nhân, nuôi lớn lòng từ tâm và sự nhẫn nại, nỗ lực rèn luyện tâm linh,

truyền bá giáo lý cho vào lòng nhân loại, giúp đời bớt khổ. Mọi người phải hằng phát tâm

kết duyên lành với Tam Bảo, nuôi lớn chí nguyện Cầu Giác Ngộ. Đón xuân Di Lặc như thế

mới tiếp nhận được nguồn pháp lạc trong giáo lý Phật. (Thích Đức Trí)

Chương Trình Sinh Hoạt GĐPT Thiện Trí 2010:

Các ngày sinh hoạt trong năm 2010:

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Ngày 31 - 28 25 30 27 - 29 26 31 28 12

Các ngày Tập Nhạc trong năm 2010:

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

Ngày - 07 14 18 09 20 11 15 12 10 14

Chương trình:

10-12 giờ: Lễ Phật, chào cờ, câu chuyện dưới

cờ, tinh thần GĐPT,..., v. v....

12-13 giờ: Giải Lao, Dùng Cơm Trưa Thân

Mật, Tâm Tình.

13-17 giờ: Phật Pháp, thuyết trình, vi tính, kiến

thức xã hội, sinh hoạt vòng tròn.

Địa Điểm: Hohfurri Schulhaus,

Eckwiesenstr.5, 8408 Winterthur

Liên Lạc: LĐT(Thị Trực): 032 384 56 11

[email protected] - LĐP (Quảng Thuận):

032 497 02 04 - TK(Minh Trường):

052 222 77 17 [email protected]

Page 4: Bản tin sinh hoat số 1

GĐPT Thiện Trí - Thụy Sỹ Trang 3

Bản Tin Số 1

á thư đầu Xuân ……trong cái lạnh của mùa đông, bắt đầu trở nên ấm-áp của mùa xuân, thời tiết đổi thay cùng vạn vật đang chuyển mình, đâm chồi, nẩy lộc, đón tiết Xuân sang. Mùa Xuân là mùa của thương yêu, tha-thứ, cảm thông…và niềm hy-vọng của tuổi trẻ vươn lên.

Anh chị em GĐPT Thiện-Trí cũng rất bận rộn để chuẩn-bị cho khóa tu-học Phật pháp lần thứ hai tại Thụy-Sĩ. Khóa tu-học lần này cũng là một dịp đánh dấu kỹ niệm 20 năm trôi qua, kể từ thời điểm khởi đầu của sự hình thành GĐPT vùng Đông Bắc Thụy Sĩ. Đây là dịp để anh chị em GĐPT Thiện Trí nhìn lại, để bước tới, qua sự kết-hợp nhân-duyên giữa „GĐPT Trí Thủ và GĐPT Thiện Hoa“ là tiền thân của GĐPT Thiện Trí Thụy Sĩ ngày nay (1990-2010). Bản tin Lam-Viên GĐPT Thiện Trí đầu tay từ đó được ra đời. Nội dung gồm những thông-tin, định hướng sinh-hoạt, chia xẽ kinh nghiệm tu học, những cảm nghĩ chân thành, những email trao-đổi bằng tiếng Việt của các em lớn lên ở quê-hương thứ hai. Kính mong quý đạo-hữu, quý phụ-huynh hằng quan-tâm đến tuổi trẻ Việt nam ở xứ người, đón nhận sự cố-gắng của các em như một món quà tinh-thần chia-xẽ của GĐPT Thiện Trí tại Thụy Sĩ. Thưa quý đạo-hữu, quý phụ huynh, cùng quý anh chị em. Hai mươi năm cũng là thời gian khá dài, để chúng ta có thể minh định sự tồn-tại của tổ-chức GĐPTVN tại hải ngoại. GĐPTVN nói chung và GĐPT Thiện Trí tại Thụy Sĩ nói riêng, đã trải qua chặng đường dài, trong đó hoàn cảnh xã-hội, phát triển những đề tài mới, những âu-lo mới, nặng tính cá-nhân, tiêu thụ, vật chất, làm chệch hướng đi của tuổi trẻ. Tuy nhiên, các anh chị em trong GĐPT đã có niềm vui được cống-hiến và phụng-sự xã-hội bằng tất cả sự nhiệt-thành của tuổi trẻ. Niềm vui được sống trong tình-thương yêu như anh chị em một nhà; được sự che-chở, dạy dổ của chư Tôn đức, cũng như được sự bảo bọc của quý đạo hữu, phụ huynh….GĐPT Thiện Trí cũng có những giây phút trăn-trở, lo âu, phiền muộn, những giọt nước mắt lăn dài trên má, cho những mất mát và đau thương; anh chị em cũng xót xa theo những giông tố, định luật vô thường đè nặng lên kiếp nhân sinh và những bước thăng trầm trong lịch-sử dân tộc. Sau hai mươi năm, cũng là lúc chúng ta nhìn lại, nhận chân và đánh giá một cách khách-quan, những công việc chúng ta đã, đang và sẽ làm. Làm cách nào cho GĐPT tồn-tại một cách vững mạnh, có năng-lực, để làm tròn sứ mệnh giáo-dục Thanh, Thiếu Đồng niên trở thành Phật tử chân chánh – góp phần xây-dựng xã hội trên tinh-thần “Khai phóng-Dung hợp và Nhân bản” của Phật giáo. Đó chính là trách-nhiệm của thế-hệ đi trước và anh chị em trẻ của chúng ta trong thời-đại ngày nay. Được như vậy mới mong đền-đáp phần nào công ơn giáo-dưỡng, nâng đỡ của quý Thầy, quý đạo-hữu, quý ân-nhân, phụ huynh và anh chị em…hằng quan-tâm, tin-tưởng vào thế-hệ trẻ của chúng ta. Thành tâm kính chúc quý Đạo-hữu, ân nhân, phụ huynh, ban bảo trợ một năm mới Vô lượng an lành.

TM Ban Biên tập

Nguyên Hòa-Phạm Phước Thuận

L

Page 5: Bản tin sinh hoat số 1

GĐPT Thiện Trí - Thụy Sỹ Trang 4

Bản Tin Số 1 [ Phật Pháp - Văn Hóa Việt ]

am mô Buddhaya

Con về nương tựa Phật,

người đưa đường chỉ lối

cho con trong cuộc đời.

Ich nehme Zuflucht zum

Buddha, der mir den Weg

in diesem Leben zeigt.

Nam mô Dharmaya

Con về nương tựa Pháp, con đường của

tình thương và sự hiểu biết.

Ich nehme Zuflucht zum Dharma, dem

Weg von Verstehen und Liebe.

Nam mô Sanghaya

Con về nương tựa Tăng, đoàn thể của

những người nguyện sống cuộc đời tỉnh

thức.

Ich nehme Zuflucht zur Sangha, der

Gemeinschaft, die in Harmonie und

Achtsamkeit lebt.

Đã về nương tựa Phật, con đang có hướng

đi sáng đẹp trong cuộc đời.

In der Zuflucht zum Buddha verweilend,

sehe ich deutlich den Weg des Lichtes und

der Schönheit in dieser Welt.

Đã về nương tựa Pháp, con đang được học

hỏi và tu tập các pháp môn chuyển hóa.

In der Zuflucht zum Dharma verweilend,

lerne ich, viele Tore auf dem Weg der

Transformation zu öffnen.

Đã về nương tựa Tăng, con đang được

tăng thân soi sáng, dìu dắt và nâng đỡ trên

con đường thực tập.

In der Zuflucht zur Sangha verweilend,

habe ich ein Licht, das meine Praxis

erhellt, mich unterstützt und den Weg

freihält von Hindernissen.

Về nương Phật trong con, xin nguyện cho

mọi người, thể nhận được giác tính, sớm

mở lòng Bồ Đề.

Zuflucht zum Buddha in mir selbst

nehmend, bin ich bestrebt, allen

Menschen zu helfen, ihre erwachte Natur

zu erkennen und Bodhicitta zu

verwirklichen.

Về nương Pháp trong con, xin nguyện cho

mọi người, nắm vững các pháp môn, cùng

lên đường chuyển hóa.

Zuflucht zum Dharma in mir selbst

nehmend, bin ich bestrebt, allen

Menschen zu helfen, die Wege der Übung

vollkommen zu meistern und gemeinsam

den Weg der Befreiung zu gehen.

Về nương Tăng trong con, xin nguyện cho

mọi người, xây dựng nên bốn chúng,

nhiếp hóa được muôn loài.

Zuflucht zur Sangha in mir selbst

nehmend, bin ich bestrebt, allen

Menschen zu helfen, Sanghas zu gründen,

alle Lebewesen einzubeziehen und ihre

Transformation zu unterstützen.

N

Quay Về Nương Tựa Tam Bảo (Zuflucht zum Drei Juwelen nehmen)

Page 6: Bản tin sinh hoat số 1

GĐPT Thiện Trí - Thụy Sỹ Trang 5

Bản Tin Số 1 [ Phật Pháp - Văn Hóa Việt ]

Lời Phật dạy trong KINH PHÁP CÚ

VIỆT - PHÁP - ĐỨC Dịch Việt: Hòa thượng Thích Thiện Siêu

Phẩm I - Phần 1 PHẨM SONG YẾU

âm dẫn đầu các pháp.

Tâm là chủ, tạo tác.

Nếu nói hay hành

động,

Với tâm niệm bất tịnh,

Khổ não liền theo sau,

Như xe theo bò vậy.

1 - Le mental est l'avant coureur des conditions, le mental en est le chef, et les

conditions sont façonnées par le mental; si avec un mental impur, quelqu'un parle ou agit, alors la douleur le suit comme la roue

suit le sabot du bœuf.

1. Die Erscheinungen werden vom Herz /

Geist angeführt, vom Herz / Geist

beherrscht, vom Herz / Geist

hervorgebracht; Wenn ihr mit

verdorbenem Herz / Geist sprecht oder

handelt, folgt euch Leid wie das Rad des

Wagens der Spur des Ochsens, der ihn

zieht.

2. Tâm dẫn đầu các pháp.

Tâm là chủ, tạo tác.

Nếu nói hay hành động,

Với tâm niệm thanh tịnh,

An lạc liền theo sau,

Như bóng chẳng rời hình.

2 - Le mental est l'avant coureur des conditions, le mental en est le chef, et les

conditions sont façonnées par le mental; si avec un mental pur, quelqu' un parle ou agit, alors le bonheur le suit comme l'ombre qui

jamais ne le quitte.

2. Die Erscheinungen werden vom Herz /

Geist angeführt, vom Herz / Geist

beherrscht, vom Herz / Geist

hervorgebracht; Wenn ihr mit ruhigem,

klarem Herz / Geist sprecht oder handelt,

folgt euch Glück, wie ein Schatten, der nie

weicht.

3. Hắn mắng tôi, đánh tôi,

Hắn hạ tôi, cướp tôi,

Ai ôm niềm hận ấy,

Hận thù không thể nguôi.

3 - " Il m'a maltraité, il m'a battu, il m'a vaincu, il m'a volé ", la haine de ceux qui

chérissent de telles pensées n'est pas apaisée.

3. “Er beschimpfte mich, schlug

mich, besiegte mich, beraubte mich” --

jenen, die darüber grübeln, kommt ihre

Feindseligkeit nicht zum Erliegen.

4. Hắn mắng tôi, đánh tôi,

Hắn hạ tôi, cướp tôi,

Ai xả niềm hận ấy,

Hận thù tự nhiên nguôi.

4 - "Il m'a maltraité, il m'a battu, il m'a vaincu, il m'a volé ", la haine de ceux qui ne chérissent pas de telles pensées est apaisée .

4. “Er beschimpfte mich, schlug mich,

besiegte mich, beraubte mich” jenen, die

nicht darüber grübeln, kommt ihre

Feindseligkeit zum Erliegen.

5. Hận thù diệt hận thù,

Ðời này không thể có,

Từ bi diệt hận thù,

Là định luật nghìn thu.

Page 7: Bản tin sinh hoat số 1

GĐPT Thiện Trí - Thụy Sỹ Trang 6

JJJJJ

Bản Tin Số 1 [ Phật Pháp - Văn Hóa Việt ]

5 - Jamais la haine n'éteint les haines en ce monde; Par l'amour seul les haines sont

éteintes; C'est une ancienne loi .

5. Feindseligkeiten kommen nicht durch

Feindseligkeiten zum Erliegen, egal was

passiert. Feindseligkeiten kommen durch

Liebe zum Erliegen: dies ist eine nie

endende Wahrheit.

6. Người kia không biết rằng,

Ta chết vì cãi nhau,

Ai nhận ra điều đó,

Tranh cãi lắng dịu mau.

6 - Les autres ne savent pas qu'ici nous périssons; ceux qui réalisent cela en ont leurs

querelles apaisées .

6. Nicht so wie jene, die nicht erkennen,

daß wir hier am Rande des Todes sind; Für

die, die es erkennen: ihre Streitigkeiten sind

zum Erliegen gekommen.

7. Ai sống theo lạc thú,

Không nhiếp hộ các căn,

Ăn uống thiếu tiết độ,

Lười biếng kém siêng năng,

Sẽ bị Ma vương kéo,

Như cây yếu gió quằn.

7 - Celui qui demeure contemplant le plaisant, avec des sens non contrôlés,

immodéré en nourriture, paresseux, inerte, celui là, en vérité, Mâra le renversera comme

le vent renverse un arbre frêle.

7. Jemand, der sich immer auf das Schöne

konzentriert, der seine Sinne nicht unter

Kontrolle hat, der beim Essen kein Maß

kennt, gleichgültig und schlaff ist: Ihn

überwältigt Mara wie der Wind einen

schwachen Baum.

8. Ai sống quán bất tịnh,

Nhiếp hộ được các căn,

Ăn uống có tiết độ,

Thành tín và siêng năng,

Ma vương không chuyển nổi,

Như núi đá gió qua.

8 - Celui qui demeure contemplant le déplaisant, avec des sens bien contrôlés, modéré en nourriture, avec confiance et

effort soutenu, Mâra ne peut le renverser comme le vent ne peut renverser une

montagne de roc.

8. Jemand, der sich immer auf das

Abstoßende konzentriert, seine Sinne unter

Kontrolle hat, beim Essen Maß hält, voller

Überzeugung und Tatkraft ist: Ihn

überwältigt Mara nicht, wie der Wind

keinen Felsberg.

9. Ai mặc áo cà sa,

Tâm chưa sạch uế trược,

Không tự chế, không thực,

Không xứng mặc cà sa.

9 - Celui qui, non sans purulences, dénué de contrôle de soi même et de véracité,

porterait la robe ocre n'en serait pas digne.

9. Derjenige, der verdorben, bar jeglicher

Wahrheitsliebe und Selbstkontrolle, die

ockergelbe Robe anzieht, verdient die

ockergelbe Robe nicht.

10. Ai tẩy trừ uế trược,

Giới luật khéo nghiêm trì,

Tự chế, sống chân thực,

Xứng đáng mặc pháp y.

10 - Celui qui a vomi toutes les purulences, qui est bien établi dans les règles morales,

pourvu du contrôle de soi même et de véracité, est vraiment digne de la robe ocre

d’un bhikkhou.

10.Aber der, welcher frei von Verderbtheit,

voller Wahrheitsliebe und Selbstkontrolle,

fest verankert ist in den Gelübden, verdient

die ockergelbe Robe eines Bhikkhus

wirklich.

aaa

Page 8: Bản tin sinh hoat số 1

GĐPT Thiện Trí - Thụy Sỹ Trang 7

Tóm Tắt Căn Bản Phật Giáo

d

Bản Tin Số 1 [ Phật Pháp - Văn Hóa Việt ]

Tỳ-khưu Dhammika Bình Anson lược dịch

ược dịch từ bài "Basic Buddhism: A Five-Minute Introduction" (Căn bản Phật giáo: Giới thiệu trong năm phút), trong quyển "Good Question, Good Answer" (Khéo Vấn, Khéo Đáp) của Bhikkhu Dhammika, ấn bản Internet (http://www.buddhanet.net).

Hỏi: Phật Giáo là gì?

Đáp: Phật Giáo là một tôn giáo có khoảng

300 triệu tín đồ trên khắp thế giới. Danh từ

Phật Giáo (Buddhism) phát nguồn từ chữ

"buddhi", có nghĩa "giác ngộ", "thức tỉnh".

Phật Giáo khởi nguồn từ hơn 2,500 năm

trước, khi Ngài Siddhattha Gotama (Sĩ-đạt-

ta Cồ-đàm), hay Đức Phật, tự mình giác

ngộ vào lúc 35 tuổi.

Hỏi: Có phải Phật Giáo chỉ thuần là một

tôn giáo?

Đáp: Đối với nhiều người, Phật Giáo không

phải chỉ là một tôn giáo mà còn có thể xem

như là một triết học, hay đúng hơn, đó là

"một lối sống". Gọi Phật Giáo là một triết

học, vì danh từ "triết học - philosophy" có

nghĩa là "sự yêu chuộng trí tuệ", và con

đường của đạo Phật có thể tóm tắt như sau:

(1) sống có đạo đức,

(2) nhận thức rõ ràng về mọi ý nghĩ và hành

động, và

(3) phát triển sự hiểu biết và trí tuệ.

Hỏi: Phật Giáo giúp tôi bằng cách nào?

Đáp: Phật Giáo giải thích mục đích của đời

sống, giải thích hiện tượng bất công và bất

bình đẳng trên thế gian, và đưa ra một

phương cách thực hành hay một lối sống để

đưa đến hạnh phúc thật sự.

Hỏi: Tại sao Phật Giáo trở nên phổ biến?

Đáp: Phật Giáo ngày càng phổ biến ở các

nước Tây phương vì nhiều lý do. Thứ nhất

là vì Phật Giáo có những giải đáp cho nhiều

vấn đề trong các xã hội vật chất hiện đại.

Tiếp đến, cho những ai có chú tâm, Phật

Giáo đem lại một sự thông hiểu sâu sắc về

tâm trí con người và các cách trị liệu tự

nhiên, mà các nhà tâm lý nổi tiếng trên thế

giới đều công nhận là rất cao cấp và rất hiệu

quả.

Hỏi: Đức Phật là ai?

Đáp: Ngài Siddhattha Gotama sinh ra vào

năm 563 trước Tây Lịch, trong một hoàng

tộc tại Lumbini, nay thuộc xứ Nepal. Vào

năm 29 tuổi, Ngài nhận thức rằng tiện nghi

vật chất và an ninh trong thế gian không

bảo đảm hạnh phúc; vì thế, Ngài đi tìm hiểu

các học thuyết, tôn giáo và triết học thời đó,

để tìm kiếm chìa khóa đưa đến hạnh phúc.

Sau sáu năm học tập và hành thiền, Ngài

tìm ra con đường "Trung Đạo" và giác ngộ.

Sau khi chứng đắc, Ngài dùng quãng đời

còn lại tại thế gian để truyền giảng các

nguyên lý trong đạo Phật -- gọi là Pháp, hay

Chân lý, cho đến khi Ngài nhập diệt vào

năm 80 tuổi.

L

Page 9: Bản tin sinh hoat số 1

GĐPT Thiện Trí - Thụy Sỹ Trang 8

Bản Tin Số 1 [ Phật Pháp - Văn Hóa Việt ]

Hỏi: Có phải Đức Phật là Thượng Đế?

Đáp: Không, Ngài không là Thượng Đế, và

Ngài cũng không tuyên bố như thế. Ngài là

người chỉ dẫn con đường đưa đến giác ngộ,

từ kinh nghiệm thực chứng của Ngài.

Hỏi: Phật tử có tôn thờ các thần tượng

không?

Đáp: Những người Phật tử tỏ lòng tôn kính

các hình ảnh của Đức Phật, nhưng không

tôn thờ, cũng không van xin những điều lợi

lạc. Một pho tượng Phật ngồi trong tư thế

với hai tay dịu dàng đặt trên vế, với nụ cười

từ bi, nhắc nhở chúng ta nỗ lực phát triển

tình thương và an định nội tâm. Lễ lạy

tượng Phật là để tỏ lòng biết ơn về các lời

dạy của Ngài.

Hỏi: Tại sao nhiều quốc gia Phật Giáo lại

nghèo như vậy?

Đáp: Không hẳn đúng như vậy. Nhật Bản

là một quốc gia có truyền thống Phật Giáo

sâu đậm và ngày nay cũng là một quốc gia

có kinh tế giàu mạnh. Thái Lan, với Phật

giáo là quốc giáo, cũng có một nền kinh tế

tương đối vững mạnh và phát triển. Tuy

nhiên, chúng ta cần biết rằng một trong các

điều dạy của Phật Giáo là tài sản của cải

không bảo đảm được hạnh phúc, và tài sản

của cải cũng không bao giờ thường còn.

Dân chúng trong bất kỳ quốc gia nào cũng

chịu đau khổ, cho dù họ giàu sang hay

nghèo nàn. Chỉ những người nào thông hiểu

các lời dạy của Đức Phật thì mới có thể tìm

được hạnh phúc thật sự.

Hỏi: Có phải có nhiều tông phái Phật

Giáo không?

Đáp: Có nhiều tông phái trong Phật Giáo là

vì có những khác biệt về văn hóa và truyền

thống lịch sử của mỗi quốc gia. Tuy nhiên,

căn bản của Phật Giáo vẫn không thay đổi,

đó là Pháp hay Chân lý.

Hỏi: Có phải các tôn giáo khác đều sai

lầm?

Đáp: Phật Giáo là một hệ thống tín ngưỡng

có tính bao dung đối với các tín ngưỡng hay

tôn giáo khác. Phật Giáo chấp nhận các lời

giảng đạo đức của các tôn giáo khác, nhưng

Phật Giáo còn tiến xa hơn, bằng cách đưa ra

một mục tiêu dài hạn trong sự hiện hữu của

chúng ta, qua trí tuệ và sự hiểu biết thật sự.

Phật Giáo chân chính thì rất bao dung, và

không quan tâm đến các nhãn hiệu như là

"tín hữu Ky-tô giáo", "tín hữu Hồi giáo",

"tín hữu Ấn-độ giáo", hay "Phật tử". Vì

vậy, trong lịch sử, không bao giờ có các

cuộc thánh chiến mang danh Phật Giáo.

Cũng vì thế mà những người Phật tử không

đi truyền giảng hay cải đạo người khác; họ

chỉ giảng giải nếu được ai hỏi đến.

Hỏi: Phật Giáo có tính khoa học không?

Đáp: Khoa học là tri thức được kết hợp

thành hệ thống, qua các dữ kiện được quan

sát và thực nghiệm và đề ra các định luật

tổng quát của thiên nhiên. Cốt lõi của Phật

Giáo phù hợp với định nghĩa đó, bởi vì Tứ

Diệu Đế hay Bốn Sự Thật Thâm Diệu, có

thể được thử nghiệm và minh chứng bởi bất

kỳ người nào, và ngay chính Đức Phật cũng

đã từng nói với các đệ tử rằng họ phải thực

chứng các lời dạy của Ngài, mà không nên

chỉ tin suông. Phật Giáo dựa nhiều trên trí

tuệ, hơn là lòng tin.

Hỏi: Đức Phật đã dạy những gì?

Đáp: Đức Phật đã giảng dạy rất nhiều đề

tài, nhưng các điều căn bản trong Phật Giáo

có thể tóm tắt trong Tứ Diệu Đế và Bát

Chánh Đạo.

Hỏi: Diệu đế thứ nhất là gì?

Đáp: Khổ Đế, chân lý thâm diệu đầu tiên,

nói rằng đời sống là đau khổ, nghĩa là phải

chịu đau đớn thể xác, già nua, bệnh hoạn,

rồi chết. Ta cũng phải chịu đau khổ về mặt

tâm lý như cô đơn, phiền giận, bực bội, sợ

hãi, bối rối, thất vọng, hay sân hận. Đây là

một sự kiện hiển nhiên, không thể chối cãi.

Đây là thực tế khách quan, không phải bi

quan; vì bi quan là mong đợi những điều gì

trở nên tệ hại. Mặt khác, Phật Giáo đề ra

cách thức giải quyết các đau khổ đó và cách

thức để có hạnh phúc thật sự.

Hỏi: Diệu đế thứ nhì là gì?

Đáp: Tập Đế, chân lý thâm diệu thứ nhì,

dạy rằng tất cả mọi đau khổ đều do ái dục

và chấp thủ. Ta sẽ bị phiền khổ nếu ta mong

đợi người khác phải tuân theo ý muốn của

mình, phải làm giống như mình, nếu ta

không được những gì mình muốn, v.v.

Ngay cả khi ta muốn và được, điều này

cũng không bảo đảm có hạnh phúc. Tâm

Page 10: Bản tin sinh hoat số 1

GĐPT Thiện Trí - Thụy Sỹ Trang 9

Bản Tin Số 1 [ Phật Pháp - Văn Hóa Việt ]

khát khao ham muốn cướp đoạt của ta niềm

vui được thỏa lòng và hạnh phúc. Thay vì

kiên trì chiến đấu để thành đạt điều mong

muốn, hãy cố gắng sửa đổi chính cái lòng

ước muốn của mình.

Hỏi: Diệu đế thứ ba là gì?

Đáp: Diệt Đế, chân lý thâm diệu thứ ba, là

có thể chấm dứt đau khổ và đạt được trạng

thái thỏa lòng và hạnh phúc. Khi ta dứt bỏ

ái dục, vốn là vô ích, và tập sống từng ngày,

chúng ta bắt đầu sống an vui và tự do.

Chúng ta sẽ có nhiều thì giờ và năng lực để

giúp đỡ người khác. Trạng thái ấy được gọi

là Niết Bàn.

Hỏi: Diệu đế thứ tư là gì?

Đáp: Đạo Đế, chân lý thâm diệu thứ tư, là

con đường đưa đến chấm dứt đau khổ. Con

đường này gọi là Bát Chánh Ðạo.

Hỏi: Bát Chánh Đạo là gì?

Đáp: Đó là con đường gồm 8 yếu tố chân

chánh: Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh

Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh

Tinh Tấn, Chánh Niệm, và Chánh Định.

Đây là con đường của đạo đức và tỉnh thức

-- qua lời nói, ý nghĩ và hành động, và phát

triển trí tuệ bằng sự nhận thức rõ ràng về

Tứ Diệu Đế và bằng sự tăng trưởng lòng từ

bi.

Hỏi: Ngũ giới là gì?

Đáp: Đây là năm điều giới luật đạo đức của

Phật Giáo. Đó là: không sát hại, không lấy

của không cho, không tà dâm, không nói

dối, và không dùng các chất say làm lu mờ

trí óc.

Hỏi: Nghiệp là gì?

Đáp: Nghiệp hay "nghiệp-quả" là một định

luật cho biết rằng mỗi một nguyên nhân đều

tạo ra một hậu quả, có nghĩa là các hành

động của ta đều có những hậu quả. Định

luật đơn giản này đã giải thích nhiều vấn

đề: sự bất công trên thế gian, tại sao có

người sinh ra lại có phế tật, có người lại có

nhiều tài năng, có người có đời sống rất

ngắn ngủi. Nghiệp cho thấy tầm quan trọng

về việc tất cả chúng ta phải chịu trách

nhiệm về các hành động của chính mình,

trong quá khứ và hiện tại. Làm thế nào để

thử nghiệm tác động nghiệp quả của các

hành động của ta? Câu trả lời được tóm tắt

bằng cách hãy nhìn xem 3 điểm chính: (1) ý

định đằng sau của mỗi hành động, (2) hậu

quả của hành động đó vào chính mình, và

(3) hậu quả của hành động đó vào những

người khác.

Hỏi: Trí tuệ là gì?

Đáp: Trong Phật Giáo, Trí tuệ phải được

phát triển cùng với Từ bi. Trong một cực

đoan, bạn có thể là một người tốt bụng

nhưng khờ dại, và trong một cực đoan khác,

bạn có thể có nhiều kiến thức nhưng lại

không có tình cảm. Phật Giáo dạy ta nên

giữ thật sự cân bằng và trọn vẹn cả hai, phải

trau giồi cả trí tuệ lẫn từ bi. Trí tuệ cao nhất

là thấy rõ ràng rằng trên thực tế, mọi hiện

tượng đều không hoàn toàn, không thường

còn, và không có một thực thể cố định. Trí

tuệ thật sự không phải chỉ tin vào những gì

được dạy, mà phải chứng nghiệm và thông

hiểu chân lý và thực tế. Trí tuệ đòi hỏi phải

có một tâm ý rộng mở, khách quan, không

cố chấp. Con đường của Phật Giáo đòi hỏi

phải can đảm, nhẫn nại, mềm dẻo và thông

minh.

Hỏi: Từ bi là gì?

Đáp: Từ bi bao gồm các phẩm hạnh của

lòng san sẻ, sẵn sàng an ủi người khác,

thiện cảm, chăm lo và quan tâm. Trong

Phật Giáo, ta chỉ thật sự cảm thông người

khác khi nào ta thật sự cảm thông chính

mình, qua trí tuệ.

Hỏi: Tôi phải làm thế nào để trở thành

một Phật tử?

Đáp: Bất cứ ai cũng có thể tìm hiểu và thực

nghiệm các lời dạy của Đức Phật. Ngài dạy

rằng lời giải đáp cho mọi vấn đề của chúng

ta là ở bên trong chúng ta, không phải ở bên

ngoài. Ngài nói với các đệ tử không được

tin ngay vào lời dạy của Ngài, mà họ phải

tự thử nghiệm các lời dạy đó. Như thế, mỗi

người tự có quyết định và tự chịu trách

nhiệm về các hành động và sự hiểu biết của

mình. Điều này cho thấy Phật Giáo không

phải là một tập hợp cố định các tín điều cần

phải được chấp nhận trọn vẹn. Đây là

những lời dạy để mỗi người tự tìm hiểu,

học tập và áp dụng theo tình huống riêng

của mình.

Perth, Tây Úc, tháng 8-2004

KL

Page 11: Bản tin sinh hoat số 1

GĐPT Thiện Trí - Thụy Sỹ Trang 10

U

T

Bản Tin Số 1 [ Tinh Thần và Sinh Hoạt GĐPT ]

Giáo dục thanh thiếu niên Phật tử trong xu hướng toàn cầu hóa Tâm Minh - Vương Thúy Nga

ấn đề giáo dục thanh

thiếu niên Phật tử, tức

tuổi trẻ Phật giáo Việt

Nam (PGVN) ở hải

ngoại, cũng giống như

vấn đề giáo dục tuổi

trẻ Phật giáo ở trong

nước trong xu hướng “toàn cầu hóa” thật ra

không phải là vấn đề mới được đặt ra, mà là

một vấn đề thời sự cách đây hơn 30 năm

khi Gia đình Phật tử Việt Nam (GĐPT) có

mặt tại Hoa kỳ và tại các nước Tây phương

như Canada, Pháp, Đức, Thụy Sĩ, Úc-đại-

lợi, v.v... mặc dù tuổi trẻ PGVN trong nước

có hơi khác với tuổi trẻ PGVN ở hải ngoại

một chút.

Những người huynh trưởng trẻ của GĐPT ở

hải ngoại, vào độ tuổi 40 hôm nay chính là

những người đã xa quê hương từ khi 9, 10

tuổi hay lớn hơn một chút. Bản thân các

huynh trưởng ấy có người còn chưa được

học về lịch sử nước Việt Nam từ thời Hồng

Bàng, chưa biết được rõ ràng về các vị vua

thời Đinh, Lê, Lý, Trần, các vua nhà

Nguyễn, về anh hùng Nguyễn Huệ, về lịch

sử nước nhà giai đoạn 54-75, cả về những

giai đoạn lịch sử sáng ngời của dân tộc khi

Phật giáo là quốc giáo, v.v... nói gì đến giáo

dục văn học sử Việt Nam hay giáo dục Phật

giáo! Vì vậy, chương trình tu học của

GĐPT từ đó đến nay ngoài những môn học

như Phật pháp, hoạt động thanh niên, văn

nghệ - giống hệt những môn học truyền

thống của GĐPT từ khi còn ở trong nước -

còn có thêm môn tiếng Việt (Việt ngữ) bao

gồm lịch sử, địa lý, văn học sử, v.v... để các

em biết được cội nguồn của ông bà tổ tiên

mình, cảnh đẹp của giang sơn gấm vóc,

v.v... và những nét đẹp truyền thống của

dân tộc mình.

Tuổi trẻ Việt Nam nói chung thích học hỏi

cái mới, dễ hội nhập với cái mới, nhưng

cũng dễ hư hỏng vì chạy theo những cái

mới sai trái, quá khích, phóng đãng, v.v...

Vì vậy, tuổi trẻ Việt Nam ở hải ngoại có

nhiều em rất xuất sắc, rất giỏi, rất thành

công, nổi tiếng, giữ những chức vụ quan

trọng trong chính phủ, đã trở thành những

nhà văn, nhà khoa học, nhà chính trị, v.v…

làm rạng rỡ gia đình, dân tộc mình; nhưng

hư hỏng, tham gia băng đảng, làm những

việc phi pháp làm hại thanh danh người

Việt trên đất người cũng không phải là

không có! Song song với hải ngoại, trong

nước cũng vậy, có những người trẻ rất giỏi,

rất anh hùng nhưng cũng có những người

rất hư hỏng. Sự thật có phải vì người Việt ở

hải ngoại “choáng ngợp” trước tiện nghi vật

chất hay người trẻ trong nước choáng ngợp

trước sự xa hoa, văn minh khi Việt Nam

vừa mở cửa theo “xu hướng toàn cầu hóa”

mà quên đi những truyền thống tốt đẹp của

dân tộc nói chung, của tinh thần giáo dục

Phật giáo nói riêng hay không? Xin thưa,

không hẳn là như thế!

Nói đến những giá trị truyền thống của văn

hóa Phật giáo tức là nói đến những giá trị

truyền thống của văn hóa Việt Nam, vì Phật

giáo khi được du nhập vào một đất nước

nào thì tự nhiên hội nhập ngay vào nền văn

hóa và truyền thống của nước ấy. Ví dụ, thử

so sánh Phật giáo Trung Hoa, Phật giáo

Nhật Bản, Phật giáo Việt Nam, chúng ta

thấy rất rõ những điểm tương đồng và dị

biệt. Vì Phật giáo ở mỗi nước mang một sắc

thái riêng, nhưng lại có chung một lý tưởng

giác ngộ và giải thoát, nên qua đó, người ta

có thể phân biệt ngay, đó là Phật giáo chứ

không phải Cao Đài hay Thiên Chúa

giáo..........Tương tự như vậy, GĐPT tại

Hoa Kỳ cũng mang nét đặc thù riêng, khác

V

Page 12: Bản tin sinh hoat số 1

GĐPT Thiện Trí - Thụy Sỹ Trang 11

z z

Bản Tin Số 1 [ Tinh Thần và Sinh Hoạt GĐPT ]

với GĐPT ở Pháp, ở Úc, và cũng khác với

GĐPT ở trong nước, mặc dù huy hiệu hoa

sen trắng và trang phục giống nhau! Và tất

nhiên, không ai có thể nhầm lẫn rằng đây là

những tổ chức khác nhau được. Sự tương

quan giữa những giá trị của văn hóa Phật

giáo với các giá trị truyền thống văn hóa

của dân tộc cũng như thế.

Những phẩm hạnh cao đẹp của một mẫu

người lý tưởng như lòng từ bi, đức nhẫn

nhục, tâm hiếu hạnh, tinh thần hy sinh và

phụng sự tha nhân, v.v… mà kinh điển Phật

giáo thường giảng dạy luôn được đề cao

trong nền luân lý Việt Nam thông qua

những bài ca dao. Những câu tục ngữ phổ

biến rộng rãi trong dân gian; không hiếm gì

những lời ca dao, tục ngữ chứa đựng nội

dung luân lý hay Phật pháp về tinh thần

hiếu đạo như:

Tu đâu cho bằng tu nhà, Thờ cha kính

mẹ ấy là chân tu.

hay: Thứ nhất là tu tại gia, Thứ hai tu

chợ, thứ ba tu chùa

Về đức nhu hòa:

Một sự nhịn bằng chín sự lành

Về lòng vị tha:

Dẫu xây chín bậc phù-đồ, Sao bằng làm

phước cứu cho một người.

Đó là vì đạo Phật đã đi sâu vào lòng dân

chúng Việt Nam đến nỗi có nhiều phong

tục, tập quán không còn phân biệt được đâu

là Phật pháp hay là nền luân lý Á Đông,

thậm chí, có nhiều người còn nhầm lẫn Nho

giáo với Phật giáo và Phật giáo với Lão

giáo nữa.

Vậy, chúng ta hãy đi sâu vào xem xét một

cách cụ thể, khi thanh thiếu niên Việt Nam

tiếp xúc với nền văn minh văn hóa Âu Tây,

họ đã tiêm nhiễm những điều xấu tốt gì và

đã đánh mất đi những truyền thống tốt đẹp

nào.

Về hình thức, thời trang (model) được xâm

nhập trước nhất và mạnh mẽ nhất. Sau khi

Việt Nam “mở cửa”, nhiều thanh niên nam

nữ Việt nam đã “học đòi” cách ăn mặc hở

hang, lố lăng của những “hippies” nước

ngoài, thậm chí đi vào những nơi tôn

nghiêm như chùa, đền thờ… mà cũng có

thể mặc những “mini jupe” báo hại quý

Thầy, quý Sư cô phải “cho mượn” áo tràng

để vào chánh điện lạy Phật! Điều rất đáng

ngạc nhiên là ngay sau năm 1975, tà áo dài

được coi như là “tiểu tư sản”, nữ giáo viên

miền Nam đi dạy vẫn còn mặc áo dài là bị

phê bình nặng nề. Nhưng sau năm 94, 95

thì sao? Tất cả nữ giáo viên và nữ sinh của

các trường đã được mặc áo dài lại. Như vậy

đủ thấy những truyền thống tốt đẹp tuy có

thể bị bài bác, xuyên tạc bởi những phần tử

cực đoan ở một giai đoạn nào đó, nhưng rồi

sẽ được phục hồi và tồn tại với thời gian,

ngược lại những gì kịch cỡm, nhố nhăng,

trước sau gì cũng bị đào thải!

Về tinh thần, những cái “mới” cũng có khác

trong nếp sống, trong các mối quan hệ giữa

cha mẹ con cái, thầy trò, vợ chồng… Chúng

ta có thể nhận ra từ kinh nghiệm thực tế của

bản thân và của các em đoàn sinh thanh,

thiếu, oanh vũ của chúng ta trong các mối

quan hệ bình thường đó.

Quan hệ giữa cha mẹ và con cái thì theo

phong tục tập quán Việt Nam nói chung,

trong giáo dục Phật giáo nói riêng, con cái

có hiếu với cha mẹ, kính trọng cha mẹ,

vâng lời cha mẹ hơn là theo văn hóa

phương Tây. Con cái người Việt Nam sống

với cha mẹ ít nhất là đến khi có gia đình

riêng mới độc lập, tách ra khỏi đại gia đình.

Còn ở các nước phương Tây, con cái trên

18 tuổi không phân biệt nam nữ, thường

“thoát ly gia đình” sống độc lập với cha mẹ.

Điều này có cái hay cũng có cái không hay.

Nếu con cái cứ sống bám vào cha mẹ thì

cũng mất đi ý chí tự lập. Tuy nhiên phải

công nhận trong gia đình Việt Nam theo

truyền thống Á Đông, nếp sống chung theo

chế độ đại gia đình thì anh chị em gắn bó

nhau hơn.

Page 13: Bản tin sinh hoat số 1

GĐPT Thiện Trí - Thụy Sỹ Trang 12

Bản Tin Số 1 [ Tinh Thần và Sinh Hoạt GĐPT ]

Còn đối với cha mẹ già yếu, nếu theo

truyền thống PGVN thì con cái vẫn phụng

dưỡng cha mẹ, nhưng những gia đình theo

văn minh Âu Mỹ thì gởi cha mẹ vào nhà

dưỡng lão, để có tự do cho tiểu gia đình của

mình, thỉnh thoảng mới vào thăm viếng,

mặc dù cách này tốn kém hơn rất nhiều

nhưng họ vẫn chọn.

Nói gần hơn, các em ở độ tuổi oanh vũ của

chúng ta, rất giống với người bản xứ, đối

với cha mẹ thì xem như bạn bè, có em

không biết đi thưa về trình hay chào hỏi bạn

bè của ba má. Tất nhiên ở GĐPT, chúng ta

có dạy các em rất kỹ về những điều này;

chúng ta dạy cho các em hiếu thảo với cha

mẹ, chọn ngày truyền thống của oanh vũ

GĐPT là Ngày Hiếu, tức là ngày Lễ Vu

Lan. Ngay từ tuổi ấu thơ, chúng ta đã dạy

các em thực hành hạnh hiếu và phát huy

tình gia đình, tình thương yêu ông bà, cha

mẹ và anh chị em. Hằng năm, chúng ta đã

tổ chức Ngày Mẹ với lễ bông hồng cài áo

rất trọng thể, mời phụ huynh các em đến và

các em trao tận tay ba mẹ mình những món

quà tự tay mình làm với những lời nói lên

lòng biết ơn của cha mẹ… Những điều này

làm cho các bậc cha mẹ rất cảm động, đặc

biệt là những phụ huynh người Mỹ (có

những em oanh vũ có cha hay mẹ là ngưòi

Mỹ hay Pháp) đánh giá rất cao ngày lễ

này… Họ bảo rằng, chưa từng thấy như vậy

trong các đoàn thể thanh niên khác.

Ngoài ra, trong các gia đình theo truyền

thống Việt Nam, sự giao thiệp của con cái

cũng được cha mẹ quan tâm hơn nên tuy

không đến nỗi còn có quan niệm “nam nữ

thọ thọ bất thân”, nhưng sự giao du giữa

bạn trai bạn gái đều phải có sự kiểm soát và

hạn chế của cha mẹ, không để các em quá

tự do phóng túng như ở những gia đình giáo

dục con cái theo “kiểu Mỹ” để rồi các em

không may bị vướng vào những quan hệ

xấu hay gia nhập các băng đảng mà không

biết. Hiện tượng này không chỉ ở hải ngoại

mà cả ở trong nước cũng có. Chúng ta dùng

chữ “theo kiểu Mỹ” cho dễ hiểu, chứ sự

thật, nhiều gia đình người Mỹ rất bảo thủ,

rất “xưa” vẫn rất quan tâm theo dõi sự quan

hệ bạn bè của con cái họ không khác gì

người Việt Nam chúng ta, để tránh những

phiền phức lớn do hậu quả việc quan hệ

nam nữ không chân chính.

Về mối quan hệ thầy trò ở Mỹ và Việt

Nam, nhất là Việt Nam trước 1975, thì thật

là hoàn toàn khác biệt. Ở hải ngoại, với

những đất nước có nền tự do dân chủ lâu

đời, nền giáo dục của họ không khắt khe

như quan điểm “quân sư phụ” của nước ta

ngày xưa ; quan hệ thầy trò không khác

quan hệ bạn bè là mấy! và người học trò ở

đây gần như không có dịp nào để bày tỏ

lòng biết ơn của mình đến thầy cô giáo. Có

người học xong là quên tên thầy cô ngay! Ở

Việt Nam, sau 1975 hằng năm có “Ngày

thầy cô giáo” là ngày 20/11; vài người cho

rằng một năm mà chỉ có một ngày để quan

tâm đến thầy cô giáo, đi mua hoa, mua quà

tặng thầy cô, những ngày khác không bao

giờ nhớ để làm tốt quan hệ thầy trò, e là quá

ít chăng? Xin thưa “có còn hơn không”!

Trước năm 1975 tuy không có “Ngày thầy

cô giáo” nhưng tình cảm thầy trò rất đậm

đà. Thầy không tố cáo trò, trò không tố cáo

thầy mà thầy luôn coi học trò là “đàn em

thân yêu” còn trò coi thầy như cha mẹ, như

huynh trưởng. Không chỉ học sinh mà phụ

huynh học sinh cũng quí thầy cô giáo của

con mình nữa. Sau năm 1975, ngay trên đất

nước Việt Nam cũng có chuyện học trò

đánh thầy hay cầm dao rượt thầy chạy…

Các bạn biết không? Phải chăng đó là ảnh

hưởng của nhiều nền văn minh Âu Mỹ đang

du nhập vào Việt Nam? Xin thưa, không

phải như vậy. Những trường hợp này ở đâu

cũng có thể xảy ra, đặc biệt là do cái tâm

quá hung hăng, quá nóng nảy, đầy sân

hận… chứ không hẳn là do một nền giáo

dục sai lầm. Ở Mỹ cách đây không lâu, đã

có lần một em bé học sinh đem súng đến

trường bắn thầy cô giáo và các bạn, chết hết

hơn cả chục người.

Ngoài ra, ở Âu Tây người ta coi trọng đứa

trẻ hơn ở Việt Nam mình nhiều. Những gì

một đứa trẻ, một học sinh nói, trước hết

được coi là sự thật cho nên có nhiều thầy cô

giáo cũng như cha mẹ bị học trò hay con cái

tố cáo là “quấy nhiễu” (harash) nó, họ có

thể bị đưa ra tòa xét xử, thậm chí có thể bị ở

Page 14: Bản tin sinh hoat số 1

GĐPT Thiện Trí - Thụy Sỹ Trang 13

Bản Tin Số 1 [ Tinh Thần và Sinh Hoạt GĐPT ]

tù nếu sau khi điều tra đó là sự thật! Người

ta dạy cho đứa trẻ biết rất nhiều cách để

thông tin với bên ngoài, học thuộc nhiều số

phone để khi hữu sự phải dùng đến. Cách

giáo dục này cũng có cái hay là đứa trẻ ở

đây khôn lanh hơn trẻ em ở Việt Nam

nhưng có cái dở là nếu cha mẹ hay thầy cô

giáo làm “mất lòng” nó, nó sẽ đưa họ ra

“pháp luật” mà không hiểu hết những hậu

quả tai hại do nó gây ra cho những người

thân của mình.

Như vậy, bất cứ một nền giáo dục nào, cho

dù được gọi là nền giáo dục toàn diện, cũng

vẫn có hai tác dụng tích cực và tiêu cực, đó

là vì còn tùy theo tính tình, hoàn cảnh…

của đối tượng được giáo dục nữa.

Lứa tuổi ngành thanh là lứa tuổi đang đứng

trước ngưỡng cửa hôn nhân nên chúng ta đã

tổ chức những buổi hội thảo về “hạnh phúc

gia đình” hay về “hôn nhân dị giáo” v.v...

cho các em ngành thanh và các huynh

trưởng trẻ tham dự. Đó là những vấn đề mà

những bậc cha mẹ, những người huynh

trưởng cần phải bồi dưỡng cho các em của

mình vì gia đình chính là nền tảng của xã

hội, của cộng đồng, của tổ chức. Chúng ta

phải thấy rằng ở những đất nước tự do, con

người được tự do luyến ái, nam nữ bình

đẳng, người ta có quyền kết hôn, ly hôn,

v.v... bất cứ lúc nào, ở đâu tùy thích. Có

những cặp thanh niên vừa kết hôn tháng

trước tháng sau ly hôn cũng chẳng sao, luật

pháp vẫn tôn trọng ý kiến của họ miễn là có

sự đồng ý của đôi bên. Điều này có thể là

hay chứ không phải dở, vì cuộc sống đôi

lứa có hạnh phúc mới duy trì hôn nhân nếu

không thì chỉ là “địa ngục” thôi. Có phải

không các bạn?

Tuy nhiên cũng còn tùy theo quan niệm của

mỗi người, điều quan trọng là chúng ta phải

dạy các em rằng nên thận trọng tối đa trước

khi quyết định kết hôn, rằng trong truyền

thống Á Đông và theo tinh thần Phật giáo,

hôn nhân không phải trò đùa, không phải là

chuyện riêng của hai người, mà là chuyện

chung của hai họ, không phải tự ý hai người

muốn kết là kết, muốn ly là ly! Bởi vậy,

hôn nhân của một cặp thanh niên nam nữ

Việt Nam không chỉ đơn thuần đưa nhau

đến tòa án ký tên là xong, mà còn phải cáo

tổ tiên, phải trình diện hai bên cha mẹ, họ

hàng bà con và bạn bè… nữa!

Riêng với người huynh trưởng GĐPT

chúng ta lại càng phải thận trọng hơn vì

nhất cử nhất động của chúng ta đều được

đàn em âm thầm chú ý quan sát, thậm chí

còn để noi gương hay ngưỡng mộ, hay thất

vọng… nữa. Cho nên, chúng ta càng không

thể tùy tiện hay xem đó là vấn đề riêng tư

của chúng ta, không liên quan gì đến ai

được! Đó là chưa nói con cái của hai người

có thể sẽ trở thành những chim non, những

oanh vũ của GĐPT sau này!

Về hôn nhân dị giáo thì đây là những

“trường thiên tiểu thuyết”. Trong GĐPT đã

có nhiều trường hợp như vậy, kết quả hay

có, dở cũng có. Chúng ta đã tham dự bao

nhiêu cuộc hội thảo về vấn đề này rồi mà

đến nay vẫn chưa có “đáp số” thỏa đáng!!!

Đây quả là vấn đề của duyên nợ, của nghiệp

báo lành hay dữ của nhiều đời nhiều kiếp

chứ đâu phải hoàn toàn do chúng ta chủ

động đâu! Phải chăng vì thế mà người ta

thường nói: “Con là nợ, vợ là oan gia,

chồng là nghiệp báo”! Cho nên, dù sống

trên một xứ sở theo “chủ nghĩa cá nhân”,

chúng ta vẫn phải giáo dục con em chúng ta

và tự nhắc nhở mình, phải giữ gìn truyền

thống tốt đẹp về quan hệ vợ chồng, đó là

thủy chung, nhẫn nhục, hiểu biết và thương

yêu.

Về những mối quan hệ bạn bè, bà con và

quan hệ giữa chủ nhân và công nhân, v.v…

chúng ta có thể bàn chung vào một mục

nhưng không phải là không quan trọng vì

nó cũng ảnh hưởng lên đời sống hằng ngày

của chúng ta không ít. Thời đại “mở cửa”

không chỉ đất nước mở cửa, con người cũng

“cởi mở” hơn xưa, nhất là những người

luôn muốn “chạy theo cái mới”.

Về bạn bè, Ca dao, Tục ngữ ta có câu “thói

thường gần mực thì đen, anh em bạn hữu

phải nên chọn người” nên phải dạy các

g

Page 15: Bản tin sinh hoat số 1

GĐPT Thiện Trí - Thụy Sỹ Trang 14

Bản Tin Số 1 [ Tinh Thần và Sinh Hoạt GĐPT ]

em chọn bạn tốt đừng chọn những người

bạn có vẻ “sành đời” hơn mình, “văn minh”

hơn mình… vì chính họ có thể đưa mình

vào con đường xấu như uống rượu, cờ bạc,

ma túy v.v... Thật ra ban đầu đâu có ai biết

người bạn thân của mình là “xấu” đâu! Đó

là chưa nói nếu ai cũng đòi chọn bạn tốt hết

thì những người xấu bị xa lánh, không có

bạn bè hay sao? Đức Phật cũng dạy phải

quan tâm bạn bè, phải để ý đến ưu điểm của

họ vì không có ai hoàn toàn xấu. Tuy nhiên,

chúng ta phải tự lượng sức mình, nếu chúng

ta có khả năng chuyển hóa được người bạn

của mình thì tốt, nếu thấy không những

không chuyển hóa được mà còn bị bạn lôi

kéo vào những tật xấu thì phải tránh xa!

Đối với các em Oanh vũ thì nhẹ nhàng hơn

vì thế giới các em là thế giới tuổi thơ, hầu

hết các em đều trong sáng nhưng với các

em ngành Thiếu thì rất nghiêm trọng. Tuổi

teenagers rất là kinh khủng (terrible

teenagers) đối với các bậc phụ huynh. Có

nhiều em rất ngoan ở lớp 7 lớp 8 nhưng lên

lớp 9 tự nhiên thay đổi, quay một góc 180

độ, không còn thích thú với nhà trường, với

sách vở nữa mà học đòi những thói hư tật

xấu, giao du với bạn bè “bụi đời”, đi sớm

về khuya… cha mẹ không kiểm soát nổi!

Phần đông đó là trường hợp con nhà giàu,

còn con nhà nghèo, phải vừa học vừa đi làm

kiếm tiền ăn học làm sao có thì giờ mà đi

hoang. Ở Việt Nam cũng vậy mà ở hải

ngoại cũng vậy, hiện tượng “chạy theo cái

mới” sống buông thả, bỏ học, bỏ nhà đi

rong, dính vào xì ke, ma túy hay băng

đảng… hầu hết đều rơi vào con nhà giàu

hay con nhà không giàu nhưng được cha

mẹ quá nuông chiều, muốn gì được nấy mới

sinh ra cái họa này. Vì vậy, việc quan trọng

của người Huynh trưởng chúng ta là quan

tâm đến các em nhiều và khi thấy có hiện

tượng “bạn xấu” nên thông báo cho phụ

huynh biết bởi vì chúng ta chỉ gặp các em

trong ngày Chủ nhật, làm sao theo dõi,

kiểm soát các em như gia đình các em

được. Nói cho chính xác, việc chọn bạn bừa

bãi không phải do thời thế hay xã hội tạo ra

mà do chính bản thân mỗi người, hoàn cảnh

xã hội chỉ là những tác động phụ mà thôi.

Đối với lứa tuổi thanh, thiếu, cuộc sống có

nhiều lúc quá căng thẳng (stress) làm cho

các em phải mượn rượu giải sầu, và chính

trong những môi trường này (quán rượu, vũ

trường, sòng bài…) các em đã gặp phải

những người bạn xấu thuộc “xã hội đen”

(chữ này chỉ có nghĩa là những thành phần

không được lương thiện lắm) đã gây ra rất

nhiều phiền não, phức tạp trong cuộc sống.

Nói tóm lại, trước những trào lưu “mới”

nhưng không lành mạnh, đầy cạm bẫy đối

với lứa tuổi thanh, thiếu niên, chúng ta phải

nỗ lực vận dụng từ bi và trí tuệ hay tình

thương và sự tỉnh thức để giáo dục, chăm

sóc đàn em của chúng ta trong nước cũng

như ở hải ngoại, để có thể đề phòng, ngăn

chận những làn sóng có tính cách phá hoại,

kéo trôi những phẩm chất tốt đẹp và nhận

chìm tương lai những con người trẻ mà

thiếu kinh nghiệm, thiếu sự quan tâm của

người lớn. Tuy nhiên, giáo dục Phật giáo

nói chung, giáo dục GĐPT nói riêng quá

hạn hẹp về thời gian và phương tiện cho

nên vấn đề tự thân vẫn là chính yếu. Đó là

lý do chúng ta tích cực trong trách nhiệm

của mình nhưng thành công hay không vẫn

còn là dấu chấm hỏi.

G G G

s

Page 16: Bản tin sinh hoat số 1

GĐPT Thiện Trí - Thụy Sỹ Trang 15

Thông báo Khóa Tu Học Phật Pháp

Bản Tin Số 1 [ Tinh Thần và Sinh Hoạt GĐPT ]

Kính thưa quý Đồng hương Phật tử,

ổ chức một khóa tu học Phật Pháp tại Thụy Sỹ là điều mong ước lớn lao

nhất của GĐPT Thiện Trí, và mãi cho đến hôm nay, điều đó mới được thực

hiện.

Chúng tôi xin thông báo đến quý vị đạo hữa xa gần là trong dịp lễ Phục Sinh

của năm 2009, GĐPT Thiện Trí sẽ tổ chức một khóa tu học Phật Pháp đầu

tiên tại một ngôi nhà nghỉ mát nằm tọa lạc bên cạnh sườn núi của vùng Jura.

Thời gian: Bắt đầu vào ngày thứ sáu, 10.04.09 lúc 10 giờ và kết thúc vào ngày thứ hai,

13.04.09 lúc 16 giờ, tức là trong dịp lễ Phục Sinh của năm 2009.

Địa điểm: Les Côtes, 2340 Le Noirmont (JU). Đây là một ngôi nhà nghỉ mát nằm giữa

sườn núi với độ cao 900m tại Jura. rất rộng rãi, thoải mái, có nhiều phòng ngủ

cho 2, 4, 6 người. Đến tham dự khóa tu học, quý vị sẽ được ngủ riêng từng gia

đình trong từng phòng khác nhau, nhất là các gia đình có các con em nhỏ sẽ

được sắp xếp chu đáo cho quý vị trong những phòng ngủ rộng, gần WC, tiện

cho việc chắm sóc các em. Tại đây có cả những giường ngủ em bé, nếu quý vị

cần xin đăng ký để chúng tôi sắp xếp.

Giảng sư: Chúng tôi rất may mắn thỉnh được Hòa Thượng Thích Trí Minh từ NaUy

sang. Hòa Thượng đối với bà con Phật Tử tại Thụy Sỹ thì không còn xa lạ gì

nữa và sẽ hướng dẫn chúng ta nhiều bài Phật Pháp vi diệu, hữu ích trên bước

đường tu học, chắc chắn sẽ mang lại nhiều lợi lạc trong cuộc sống.

Học phí: Tiền học phí sẽ đóng tại văn phòng của khóa tu trong thời gian tu học. Tiền học

phí cho 4 ngày tu học được tính như sau:

- Người lớn từ 17 tuổi trở lên: 150 CHF

- Trẻ em từ 4 đến 16 tuổi: 75 CHF

- Trường họp gia đình đông người: Từ người thứ 3 trở đi chỉ đóng 50%

* Nếu như có gia đình của vị nào gặp khó khăn về mặt tài chánh mà muốn

tham gia tu học, thì quý vị cứ việc đăng ký đi tu học mà không cần lo ngại đến

tiền học phí, trên khóa học, ban tổ chức sẽ có cách giúp đỡ cho quý vị.

Ghi danh: Thời hạn ghi danh là trước ngày 31.03.09.

Ngôi nhà này chỉ chứa được nhiều nhất là 125 người. Nếu như số lượng quá

nhiều thì những ai ghi danh trước sẽ được ưu tiên hơn. Quý vị có thể ghi

danh tham dự khóa tu học bằng nhiều hình thức khác nhau, tùy theo quý vị cảm

thấy cách nào thuận tiện hơn thì quý vị hãy ghi danh theo cách đó.

- Ghi danh qua email: [email protected]

- Ghi danh qua Internet: www.khoatuhoc.ch.vu

- Ghi danh qua điện thoại: +41 (0) 52 222 7717 (Minh Trường)

- Ghi danh qua phiếu ghi danh: Phiếu ghi danh sẽ được gởi kèm theo

thư thông báo.

Vật dụng: Vật dụng mang theo là đồ dùng cá nhân và túi ngủ để làm mền đắp, 1 cái ly

uống nước, 1 đôi dép đi trong nhà, quần áo ấm và sách vỡ để ghi chép, đèn

pin, v.v.. Đặc biệt gia đình nào có con nhỏ thì nên đem theo vài món đồ chơi,

vì trên khóa tu chúng tôi có phòng riêng cho các em chơi chung với nhau trong

các giờ Phật Pháp và có người coi giữ, để cho cha mẹ các em có thể an tâm tu

học được.

Page 17: Bản tin sinh hoat số 1

GĐPT Thiện Trí - Thụy Sỹ Trang 16

Bản Tin Số 1 [ Tinh Thần và Sinh Hoạt GĐPT ]

Kính thưa quý vị học viên,

an tổ chức xin thông báo đến quý vị học viên một tin rất quan trọng có liên quan đến khóa tu học Phật Pháp 2009. Đó là địa điểm của khóa tu học năm 2009 đã thay đổi. Địa điểm lúc trước là ở Les Côtes, Le Noirmont, Jura, nhưng bây giờ là:

Gasthof Ochsen Hauptstrasse * đường này không có số, Làng Stein rất nhỏ, tới đó quý vị sẽ thấy ngay! 9655 Stein (SG) Switzerland Đây là địa điểm mới để tổ chức khóa tu học Phật Pháp 2009 kỳ này. Tại sao địa điểm phải thay đổi? Kính thưa quý vị, vì một đại nghịch duyên đã làm cho ban tổ chức đã bận rộn lại càng bận rộn hơn. Ngôi nhà mà chúng tôi đã mướn để tổ chức khóa tu học cho năm nay đột nhiên bị hư hỏng nặng, nước vào ngập trong nhà làm cho nền nhà bị hư và nóc nhà bị gẩy đổ. Lúc ban đầu, chủ nhà hứa sẽ sửa xong trước thời gian của khóa tu và họ bảo chúng tôi hãy an tâm. Nhưng nào ngờ đâu, vào ngày 26.02.09, ông chủ nhà đã điện thoại cho chúng tôi để báo tin rằng nhà sửa không kịp, mong chúng tôi hãy thông cảm và bảo chúng tôi phải tìm căn nhà khác. Nghe qua tin này, tất cả anh chị em trong ban tổ phải bắt tay nhau tìm một căn nhà khác liền. Thời gian chỉ còn lại chưa đầy 2 tháng, làm sao có thể tìm ra một căn nhà để tổ chức khóa tu học đây? Cũng nhờ có chư Phật gia hộ, sau một tuần lễ miệt mài tìm kiếm, đã gọi không biết bao nhiêu cú điện thoại, đã viết không biết bao nhiêu cái email, cuối cùng chúng tôi cũng tìm ra được 3 ngôi nhà còn trống và đã hẹn đi coi liền. Cuối cùng chúng tôi đã chọn một căn nhà tốt nhất trong 3 căn nhà để làm nơi tổ chức mới cho khóa tu học năm nay. Mặt dù căn nhà này không đầy đủ tiện nghi như căn nhà trước, như cũng được khoảng 80%. Ngược lại cũng có một tin vui nho nhỏ là căn nhà này rẻ hơn căn nhà trước một chút, vì vậy tiền học phí của quý vị chỉ còn lại 140 CHF mà thôi, thay vì là 150 CHF. Rất mong quý vị học viên thông cảm và hẹn gặp lại quý vị trong khóa tu học sắp đến. Kính chúc quý vị nhiều sức khỏe và nhiều an lạc. TM Ban Tổ Chức, GĐPT Thiện Trí, Minh Trường – Lê Công Thọ

Thông báo về sự thay đổi địa điểm của khóa tu học 2009

Page 18: Bản tin sinh hoat số 1

GĐPT Thiện Trí - Thụy Sỹ Trang 17

$$$

Bản Tin Số 1 [ Tinh Thần và Sinh Hoạt GĐPT ]

Diễn văn khai mạc khóa tu học Phật Pháp 2009 tại Stein SG

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật,

Kính bạch Thượng Tọa, Kính bạch quý Sư Cô,

Kính thưa quý Chú Bác trong ban bảo trợ GĐPT Thiện Trí Kính thưa quý ac Htr. trong GĐPT Thiện Trí Đồng kính chào tất cả quý học viên thân mến,

hay mặt ban tổ chức, chúng con cung kính đón chào Thượng Tọa cùng quý Sư Cô và chúng tôi hân hoan đón chào quý học

viên về tham dự khóa tu học Phật Pháp 2009 tại Stein, vùng SG này. Đây là khóa tu học Phật Pháp đầu tiên do GĐPT Thiện Trí đứng ra tổ chức. Và từ đây về sau, cứ mỗi năm vào dịp lễ Phục Sinh là Thiện Trí sẽ tổ chức một khóa tu học như thế này. Thưa quý vị, Học Phật, hành hạnh Phật, đó là báo ân Phật. Ở đây chúng tôi không dám nói là đã thực hành được hạnh Phật gì, nhưng với sức lực nhỏ nhoi của những ace trong GĐPT Thiện Trí thì chỉ có thể đứng ra tổ chức một khóa tu học Phật Pháp như thế này, để tạo một đạo tràng trang nghiêm thanh tịnh cho quý Phật tử có cơ hội về đây cùng nhau tu tập. Tổ chức một khóa tu học Phật pháp ở Thụy Sỹ cho những vùng nói tiếng Đức là điều mà chúng tôi hằng mong mõi từ bấy lâu nay. Mãi cho đến năm ngoái, chùa PTTC có tổ chức một khóa Thiền tại Engelberg, vùng Luzern, mà trong đó

có sự giúp đỡ tổ chức của GĐPT Thiện Trí, đã cho chúng tôi thấy được rằng: nhân duyên đã đến. Đã đến lúc chúng tôi phải làm một cái gì đó để thỏa mãn ước nguyện của mình, và đã đến lúc chúng tôi phải làm một cái gì đó để có thể được gọi là „báo ân Phật“. Vạn sự khởi đầu nan, việc gì cũng phải gặp khó khăn trong lúc ban đầu. Ở đây khó khăn lớn nhất, như quý vị đã biết, đó là địa điểm tổ chức phải thay đổi, mà lại thay đổi trong thời gian quá ngắn. Cũng may, nhờ có chư Phật gia hộ, nên chúng tôi mới tìm được địa điểm này để cho khóa tu học đầu tiên của chúng tôi được hình thành. Chổ này không được đầy đủ tiện nghi như chổ trước. Ở đây quý vị phải ngủ chung nhiều người trong một phòng lớn, có lẻ không được thoải mái cho lắm. Chúng tôi mong quý vị hãy thông cảm cho, vì hoàn cảnh bắt buột, chứ thật ra mục đích của chúng tôi là cố gắng làm sao cho quý vị đến tu học được thoải mái và vui vẻ, vì có như thế quý vị mới thâm nhập được nhiều Phật Pháp vào trong mình, và cũng vì có như thế quý vị mới không cảm thấy bị mất đi 4 ngày nghĩ

Page 19: Bản tin sinh hoat số 1

GĐPT Thiện Trí - Thụy Sỹ Trang 18

ttt

Bản Tin Số 1 [ Tinh Thần và Sinh Hoạt GĐPT ]

ngơi khi đăng ký tham gia tu học với chúng tôi trong dịp nghĩ lễ Phục Sinh sau những ngày tháng đi làm, đi học mệt mõi. Lần đầu tổ chức khóa học, chúng tôi rất may mắn được nhiều sự ủng hộ‚ cả tinh thần lẫn vật chất, từ những Phật tử khắp nơi trong Thụy Sỹ. Tiện đây chúng tôi muốn nói lên lời cám ơn đến các hảng xưởng đã tài trợ cho khóa học và các cá nhân Phật tử đã ủng ủng hộ tài vật cho khóa học này. Thay mặt ban tổ chức chúng tôi xin cám ơn các hảng xưởng đã có lòng tài trợ và chúng tôi chân thành cám ơn quý Phật Tử đã ủng hộ các vật dụng cho khóa học. Nếu nói đến cám ơn thì chúng con không dám quên tri ân quý Thầy đã bỏ thời gian quý báo của mình về đây hướng dẫn chúng con. Chúng con cũng muốn nói cám ơn đến quý Sư Cô đã về đây hổ trợ cho chúng con cùng nhau tu tập. Chúng tôi cũng không quên cám ơn tất cả quý học viên, nếu không có sự tham gia đông đảo của quý vị thì khóa tu này sẽ không

được hình thành. Sau cùng xin cám ơn tất cả anh chị em trong ban tổ chức, mà đa số là các anh chị trong GĐPT Thiện Trí, đã bỏ công sức và thời gian của mình để đứng ra tổ chức một khóa tu như vầy. Chúng con xin cầu chúc cho quý Thầy, Cô được nhiều sức khỏe để hướng dẫn và hổ trợ cho chúng con trọn khóa học. Và chúng tôi cũng xin chúc quý vị học viên ở đây trong thời gian tu học được thoải mái và an lạc. Sống và làm việc chung với nhau trên tinh thần lục hòa trọn 4 ngày tu học này. Nếu như việc làm của chúng tôi có được chút gì công đức, xin nguyện hồi hướng đến tất cả chúng sanh mà trong đó có tất cả quý vị học viên ở đây và thân bằng quyến thuộc của quý vị, đều được trọn thành Phật đạo. Nam Mô A Di Đà Phật TM Ban Tổ chức Minh Trường Lê Công Thọ

Page 20: Bản tin sinh hoat số 1

GĐPT Thiện Trí - Thụy Sỹ Trang 19

Bản Tin Số 1 [ Tinh Thần và Sinh Hoạt GĐPT ]

Lời chào mừng Lễ Chu Niên

am Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Lời đầu tiên chúng con toàn thể nam nữ Htr. Và đoàn sinh GĐPT Thiện Trí

xin đê đầu đãnh lễ và thành kính tri ân Chư tôn Đức Tăng Ni đã không

quảng ngại đường sá xa xuôi quang lâm về đây để hướng dẫn khóa tu học

và chứng minh cho lễ chu niên của GĐPT Thiện Trí chúng con.

Chúng tôi trân trọng được đón chào và cảm ơn sự trân quí nhiệt tình của Cô, Bác, Anh, Chị

trong Ban bảo trợ, quý vị ân nhân, quý vị mạnh thường quân, quý Cha Mẹ phụ huynh cùng tất

cả quý Phật tử đồng hương và bạn đoàn đã bỏ thời gian về đây để dự khóa tu học và buổi lễ

Chu Niên hôm nay.

Kính bạch Chư Tôn Đức Tăng Ni

Kính thưa quý Phật tử đồng hương

GĐPT Thiện Trí được hình thành trong giai đoạn khó khăn và chướng ngại, nhưng lại càng

khó hơn làm thế nào để đào tạo và duy trì một thế hệ thanh thiếu đồng niên để trở thành người

Phật tử chân chánh góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Phật giáo. Như Chư Tôn Đức và

quý vị Phật tử cũng biết, ở trong bối cảnh xã hội hiện tại đầy văn minh về vật chất khó mà

cầm chân được những giới trẻ đang đeo đuổi những nếp sống văn minh lành mạnh.

Mặc dù GĐPT Thiện Trí chúng con, chúng tôi đã có đủ bốn thế hệ tiếp nối với nhau, như Chư

Tôn Đức và quý Phật tử cũng đã thấy, tục ngữ có câu: Tre già măng mọc, muốn có một thế hệ

trẻ để tiếp nối và bảo tồn nếp sống văn hóa của chúng ta, thì cần rất nhiều sự quan tâm dạy dổ

và che chở của Chư Tôn Đức và lòng nhiệt tình của Cha Mẹ phụ huynh, vì Chư Tôn đức là

ánh sáng dắt dìu lòng son, là bóng cây che mát cho chúng con, là con thuyền thanh lương đưa

chúng con đến bờ thơm hương, Quý vị Cha Mẹ phụ huynh là tình thương là ngọn lửa hồng

cùng với chúng tôi để sưởi ấm và đem lại tình thương thật sự cho các em, có như vậy mới

mong được một phần nào con em mới trở về với nguồn văn hóa dân tộc và đạo pháp của

chúng ta.

Kính bạch Chư Tôn Đức Tăng Ni

Kính thưa quý Phật tử đồng hương

Trong giờ phút nơi đạo tràng trang nghiêm và đầy hương vị. Một lần nữa GĐPT THiện Trí

chúng con thành kính tri ân Chư Tôn Đức đã dày công chăm sóc và tận tình dạy bảo rất nhiều

trong thời gian qua.

Chúng tôi kính chân thành cảm ơn sự trân quí của Cô, Bác anh chị em Phật tử và Cha Mẹ phụ

huynh thời gian qua đã giúp đở chúng tôi cả tinh thần lẫn vật chất.

Để kỷ niệm lần thứ 17 của GĐPT Thiện Trí được tổ chức trong khuôn viên khóa học năm

2009 bắt đầu.

Nam Mô Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tiên Quang Phật

N

Page 21: Bản tin sinh hoat số 1

GĐPT Thiện Trí - Thụy Sỹ Trang 20

Bản Tin Số 1 [ Tinh Thần và Sinh Hoạt GĐPT ]

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT ÂU CHÂU

GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAM

Số: 0812-004/HDÂC/TB

PL. 2552

Âu Châu, ngày 08 tháng 04 năm 2009

Chúc mừng lễ Kỷ Niệm Thành Lập GĐPTVN

trong vùng tiếng Đức tại Thụy Sỹ

Được tin GĐPT Thiện Trí sẽ tổ chức lễ Chu Niên và kỷ niệm thành lập GĐPTVN

trong vùng nói tiếng Đức tại Thụy Sỹ, đánh dấu sinh hoạt của tổ chức Lam khởi tử năm 1992,

Ban Hướng Dẫn GĐPTVN tại Âu Châu vô cùng hân hoan lời chúc mừng đến toàn thể Huynh

Trưởng và đoàn Sinh.

Suốt 17 năm sinh thăng trầm, từ Trí Thủ khởi sắc tăng thêm Thiên Hoa rồi hội tụ về

Thiện Trí, trong sinh hoạt anh chị em luôn có nhiều niềm vui và đôi lúc thắm nỗi buồn, nhưng

quý anh chị luôn nương tựa niềm tin vào đạo Pháp để giữ vững lý tưởng màu Lam. Quý anh

chị không những tham gia tu học đều đặn tại địa phương mà còn luôn hổ trợ những giờ tu học

toàn GĐPT Âu Châu. Tinh thần đồng tu của GĐPT Thiện Trí thật là một gương sáng cho tất

cả các GĐPT tại Âu Châu.

Ban Hướng Dẫn GĐPTVN tại Âu Châu kính chúc gia đình Thiện Trí „chân cứng đá

mềm“, từng bước tiến vững chắc trong tương lại.

Được biết buổi lễ được tổ chức lồng trong khóa tu học Phật Pháp, Ban Hướng Dẫn xin có đôi

lời kính chúc đến quý Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Pháp thể khinh an, Phật quả viên

thành. Đồng kính chúc quý đạo hữu học viên an nhiên tự tại, Bồ đề tâm tăng trưởng.

Nam Mô Thường Tinh Tấn Bồ Tát Ma Ha Tát,

Trưởng BHD GĐPTVN Âu Châu

Tâm bạch, Trần Huyền Đan

Ban Hướng Dẫn GĐPTVN Âu Châu

***

Văn phòng:

Johanniterhof 5

3544 NG - Utrecht

The Netherlands

E-mail: [email protected]

Page 22: Bản tin sinh hoat số 1

GĐPT Thiện Trí - Thụy Sỹ Trang 21

Bản Tin Số 1 [ Tinh Thần và Sinh Hoạt GĐPT ]

HỘI PHẬT GIÁO LINH PHONG TẠI THỤY SĨ

GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAM ÂU CHÂU

GIA ĐÌNH PHẬT TỬ LINH PHONG - THỤY SĨ

PL. 2552

Lausanne, ngày 10 tháng 04 năm 2009

Ch c mừng lễ kỷ niệm Chu Niên 1 2-200 GĐPT Thiện Trí

Thân mến gởi Ban Huynh Trưởng và đoàn sinh GĐPT Thiện Trí,

Được tin GĐPT Thiện Trí, nhân khóa tu học sắp tới tại Stein, sẽ tổ chức lễ kỷ niệm Chu Niên

1992-2009, tất cả Ban Huynh Trưởng và đoàn sinh GĐPT Linh Phong xin gởi lời chúc mừng

và chia xẻ đến quí nh Chị Em.

Thời gian thắm thoát thoi đưa, qua bao nhiêu thăng trầm, sự hình thành của GĐPT Thiện Trí

(từ Trí Thủ và Thiện Hoa) đã thể hiện được tình đoàn kết và sức chịu đựng của tất cả Huynh

Trưởng và đoàn sinh đơn vị Thiện Trí. Thật là đáng khen, đáng phục sự dấng thân và lòng

kiên trì của các nh Chị Em

Nhìn trên phương diện tích cực thì có lẽ những thử thách, những điều kiện khó khăn mà

GĐPT Thiện Trí đã và đang gặp phải, đã sách tấn, thúc đẩy nh Chị Em phát huy mạnh mẽ

tài năng của mình và trưởng thành một cách rất mau chóng.

May mắn thay Chư Phật có dạy chúng ta luật «Vô thường », vô thường là thay đổi, vậy thì

những nghịch duyên hôm nay với thời gian chắc chắn sẽ tan dần và thuận duyên hẳn sẽ đến

với GĐPT Thiện Trí!

Anh Chị Em Linh Phong tin tưởng rằng những yếu tố như tâm đạo, lòng nhiệt huyết, tài năng

và nhất là tình thân giữa Huynh Trưởng và đoàn sinh GĐPT Thiện Trí sẽ đưa đến kết quả tốt

đẹp trong tương lai.

Nguyện cầu Chư Phật, Chư Bồ Tát luôn gia hộ cho nh Chị Em Thiện Trí tiếp tục nuôi

dưỡng Bồ Đề Tâm ngày càng vững mạnh và đạt được nhiều thành công trong việc hướng dẫn

các em, nhất là những Oanh Vũ đông đảo trên ấy, noi gương các nh Chị, mai hậu can đảm

xung phong gánh vác công việc chung, đem lợi lạc cho mình, cho người.

Kính chúc lễ Chu Niên được như ý nguyện của nh Chị Em.

GĐPTLP chúng con cũng xin thành kính chúc quý Hòa Thượng, Thượng Toạ, Đại Đức Tăng

Ni được pháp thề khang an, Phật đạo viên thành, cùng quí Phật tử hiện diện trong khóa học và

nh Chị Em GĐPT Thiện Trí được vạn sự kiết tường, phước duyên mỹ mãn.

Nam Mô Thường Tinh Tấn Bồ Tát Ma Ha Tát

Ban Huynh Trưởng GĐPT Linh Phong, Thụy Sĩ

Ban Hu Phong c/o C Linh Phong

24 Chemin des Vignes 1024 Ecublens

Tel. +41(0)21 6912104 Email: [email protected]

nm

Page 23: Bản tin sinh hoat số 1

GĐPT Thiện Trí - Thụy Sỹ Trang 22

Bản Tin Số 1 [ Tinh Thần và Sinh Hoạt GĐPT ]

Hình Ảnh Mừng Chu Niên Lần Thứ 17

pjkq

Page 24: Bản tin sinh hoat số 1

GĐPT Thiện Trí - Thụy Sỹ Trang 23

Bản Tin Số 1 [ Tinh Thần và Sinh Hoạt GĐPT ]

am mô Bổn Sư Thích Ca

Mâu Ni Phật

Kính bạch Chư Tôn

Đức, chư Thượng Toạ,

Đại Đức Tăng Ni,

Kính thưa quý Cô Bác

Ban Bảo Trợ, quý Phụ Huynh Ân Nhân,

quý Học Viên cùng tất cả quý ac cựu HTr.

và toàn thể Htr. và Đs. GĐPT Thụy Sĩ,

Năm nay thật đại phúc duyên lành trong

đạo tràng thanh tịnh tu học này, sự quang

lâm và chứng minh của Chư Tôn Đức là

chúng con thừa hưởng được vô vàng triêm

ân công đức, GĐPT Thiện Trí xin tâm sự

vắn tắc tổng quát kinh nghiệm về vài mặt

sinh hoạt cũng như những định hướng trong

việc duy trì và phát triển Lý tưởng „Đào tạo

Thanh Thiều Đồng Niên trở thành những

Phật Tử chân chánh và góp phần xây dựng

xã hội theo tinh thần Phật Giáo“ rất mong

được sự lắng nghe, hiểu thương và giúp đỡ

của quý Thầy Cô và quý Cô bác Ân nhân,

hy vọng con em chúng ta có 1 môi trường

tốt để sinh hoạt:

Nam Mô Di Đà Phật,

1. Về ngày sinh hoạt:

Trong 1 năm GĐPT Thiện Trí có khoảng 8

ngày sinh hoạt tại hội trường Winterthur, 2

ngày sinh hoạt ở Oltern dạng Tu dưỡng-Hội

thảo và 2 ngày sinh hoạt lưu động ngoài trời

như đi thể thao trượt tuyết-bơi lội hay du

ngoạn ...

Theo thường lệ trong ngày sinh hoạt từ 10

giờ đến 17giờ dựa trên 3 phần căn bản về

Phật Pháp-Kiến thức chuyên môn GĐPT và

Kiến thức tổng quát theo 4 phương pháp

giáo dục của tổ chức GĐPTVN: phương

pháp (PP) quán niệm, PP lý giải, PP hoạt

động và PP huân tập trong một ngày sinh

hoạt tùy theo thời gian, hoàn cảnh và đối

tượng mà thay đổi thực hành cho lợi lạc

nhằm nâng cao về 3 mặt Đức Trí Thể của 1

Lam Viên:

Ba yếu tố rất quan trọng để duy trì sinh

hoạt mà chúng con, chúng tôi làm được để

toàn thể ace rất thích đi sinh hoạt dù rằng

nơi địa điểm rất xa đối với 1 số ace và hoàn

cảnh nhiều khó khăn con nhỏ, việc làm việc

học hành ... đó là:

- Nhân sự, quan hệ tình thương không

những ace HTr. và Đs mà chung cả gđ với

nhau mà điều này quyết định sự sống còn

trong tổ chức khoảng 75%., mà hiện tại

GĐPTVN C đang nghiên cứu vấn đề này

(phương án thắc chặt tình Lam-mái nhà

Tâm linh)

- Phương thức tổ chức và sinh hoạt luôn

thích ứng phù hợp với hoàn cảnh xã hội

(hành chánh)

- Sự tu tập- huấn luyện đúng mức cho Htr.

và Đs

GĐPT Thiện Trí trong ngày có 2 điểm rất

hay đó là:

- Chánh điện rất trang nghiêm, Hoa quả

trên bàn thờ lúc nào cũng đẹp

- Ẩm thực: cứ mỗi lần sinh hoạt là có một

gia đình thay phiên nhau lo cho việc ăn

uống, nên luôn được thưởng thức những

món ăn hương vị khác nhau quê hương 3

miền của mổi gia đình, ace các phu nhân

trợ giúp trong tình thân mật gắn bó.

2. Phụng sự xã hội trên tinh thần

Phật Giáo qua 4 mặt hoạt động

Phật Pháp

- Hằng năm HTr. và Đs GĐPT Thiện Trí

cũng tham gia khóa học PPAC vào mùa

hè và tham dự những hoạt động của tổ

chức như giữ lớp Oanh Vũ, trại hợp bạn,

tu dưỡng Đại Hội HTr. GĐPTVN

C…… để cùng chung vai gánh vác

trách nhiệm với BHD AC trong thời

điểm hiện tại với muôn vàng sóng gió

này…

- Điều đáng ghi nhận được thể hiện mấy

năm qua, đó là sự tham gia đông đủ ace

trong chương trình tu học dài hạn bậc

Kiên, bậc Trì trên diễn đàn Paltalk (hệ

thống viễn thông) do BHD AC tổ chức,

N

Tổng kết và định hướng sinh hoạt GĐPT Thiện Trí (được đọc trong ngày Chu Niên 2009 trong khóa học PP kỳ 1)

Page 25: Bản tin sinh hoat số 1

GĐPT Thiện Trí - Thụy Sỹ Trang 24

i

Bản Tin Số 1 [ Tinh Thần và Sinh Hoạt GĐPT ]

đây cũng là một niềm vui điểm son được

BHD AC tán thán (vỗ tay).

- Từ tinh thần phát tâm Học và Hành

Hạnh Phật, với tâm nguyện Phước Huệ

song tu, hành Bồ Tát Đạo hồi hướng

công đức và tạo môi trường sinh hoạt 1

cộng đồng nhỏ… Thiện Trí mỗi năm sẽ

cố gắng tổ chức một khóa tu học với sự

hướng dẫn của nhiều Thầy khác nhau

vào dịp nghỉ Lễ Phục sinh vào tháng tư,

như năm nay là năm khởi sự đầu tiên.

Hoạt động Văn nghệ - Hoạt động Xã hội

& Từ thiện - Hoạt động Thanh niên-Thể

thao

„Phước Huệ song tu“ định hướng phụng sự

học và hành tinh thần Bồ Tát đạo qua 4 bộ

môn tu học của tổ chức GĐPTVN trong xã

hội tây phương này. GĐPT Thiện Trí có

những mặt hoạt động thường niên:

- với Giáo Hội thì chúng con hằng năm

cúng dường Văn Nghệ mỗi chùa 1 lần,

chùa Phật Tổ Luzern trong mùa Vu Lan-

Báo hiếu với chtr. Bông Hồng Cài áo,

Văn Nghệ cúng dường với Ban nhạc Vô

Ưu, xin tán thán ban nhạc Vô Ưu được

thành lập trong vòng thời gian thật ngắn

nhưng phát triển rất nhanh về sự thuần

thục từ ca sĩ, người đánh trống đến người

đàn là do sự luyện tập siêng năng của ban

nhạc(vỗ tay), với chùa Trí Thủ trong dịp

Xuân hay dịp Lễ khi Giáo Hội kêu gọi.

- với Ban Bảo Trợ-Phụ Huynh-Ân

Nhân: GĐPT Thiện Trí tổ chức ngày vui

Tết hay Đêm Tình Thương-Thân Hữu

với mục đích: 1 đêm gặp gỡ đầy tình

hương quê, đạo vị chia sẻ tâm tình, tạo

môi trường cho các thế hệ trẻ VN trưởng

thành Hải Ngoại cảm nhận sự gắn bó tình

người, văn hóa VN và quên góp tịnh tài

để làm Từ Thiện giúp đỡ quê nhà.

- với gđpt Linh Phong-Thụy Sỉ: trong

phương hướng cố gắng hằng năm xuống

hành hương thăm chùa 1 lần và sinh hoạt

với GĐPT Linh Phong.

- với xã hội, cộng đồng: tùy theo lịch

trình sinh hoạt trong năm nhiều hay ít mà

tham gia đóng góp được như : ngày đại lễ

Phật Đản quốc tế tháng 5 (cúng dường

văn nghệ hay chỉ tham dự, cúng dường

tịnh tài), ngày Tị Nạn tháng 6 tại nhà

quốc hội ở Bern và ngày lễ Trung Thu

tháng 9 cho các em Nhi đồng nhiều nước

ở làng Bethehelm Bern. Bắt đầu năm

2009 tham gia hòa nhập xã hội

„Intergrations-projekt » do Kanton Bern,

chính phủ phát họa mà vừa qua Ban Liên

Đoàn đã học tham dự .

- với quê hương VN: Thiện Trí làm được

khi quý anh chị em về thăm quê nhà thì

luôn trích ra một ít tịnh tài, không nhiều

nhưng bằng tấm lòng và mục đích thực

tập lòng từ bi của mỗi người Htr., Đs.

được thêm tăng trưởng… ý nghĩa hành

Bồ Tát Đạo lấy thân giáo ra ứng dụng

trực tiếp.

Một vài dự án trọng tâm mới :

- Hướng dẫn phát triển ngành Oanh Vũ

- Dự định làm một phim tài liệu (phóng sự

ngắn) về lịch sử GĐPT Thiện Trí tại

Thụy Sỹ và có thể sẽ ra mắt trọn vẹn vào

năm kỷ niệm 20 năm thành lập GĐPTVN

tại vùng đông bắc Thụy Sĩ. Dự án này do

các em Htr. trẻ thực hiện là phương tiện

để các em hiểu rõ tổ chức và các em phát

hy tài năng kỷ thuật vi tính, học làm

phim ảnh.

- Phát triển Ban Nhạc Vô Ưu, hướng dẫn

Âm nhạc cho Oanh Vũ học đánh đàn,

Piano, trống và học hát nhạc.

Một vài điểm đưa vào sự sinh hoạt

truyền thống cố gắng duy trì:

- Phân ưu, cầu siêu, cầu an: ACE nào nếu

có đám giỗ, cúng 100 ngày, v.v… có thể

làm trong ngày sinh hoạt để ace cùng

nhau cầu nguyện.

- Trong cuộc đời Htr. sinh hoạt trong

GĐPT Thiện Trí phải được Thiện Trí tổ

chức sinh nhật 1 lần. Những ac lớn thì sẽ

được tổ chức lễ chúc thọ vào độ 70 tuối

hay 60 tuổi.

- Theo tục lễ của Thụy Sỉ, vấn đề hấp hôn

lễ bạc, lễ vàng, lễ kim cương, sẽ được

GĐPT tặng quà và tổ chức.

- Cố gắng thêm, tạo mối liên hệ với BBT,

Phụ Huynh Ân nh ân qua Thiệp Tết, Báo

Sen trắng, thông tin mailinglist để hiểu

Page 26: Bản tin sinh hoat số 1

GĐPT Thiện Trí - Thụy Sỹ Trang 25

Bản Tin Số 1 [ Tinh Thần và Sinh Hoạt GĐPT ]

thêm tổ chức.. (quý vị có thể cho chúng

tôi biết email)

- Hằng năm sẽ bình chọn 1 LAM viên giỏi

trong năm. Quà này là một biểu tượng

như người ta thường tặng cho những giải

Oscal hay giải Nobel vậy.

3. Tài chánh sinh hoạt: (chúng con xin vài

phút nữa để nói qua lĩnh vực tài

chánh)

Thiện Trí xin ghi lên đây những đóng góp

thường chi ra như sau: (khoảng 5000 Fr)

o Từ thiện-Xã hội Việt Nam: 1000 sFr.

o Tương trợ tình Lam, Giúp đỡ thuốt

men, chia sẻ phân ưu và ủng hộ ĐH

GĐPT: 1000 sFr.

o Cúng dường các chùa và quý thầy, Phật

Đản Quốc Tế: 1000 sFr.

o Chăm sóc mái nhà Lam Thiện Trí :

1200 Fr.

Từ bấy lâu Thiện Trí có tài chánh từ các

nguồn sau: (khoảng 4000 Fr. trong năm)

o ủng hộ tự nguyện từ hụi thiện

o ủng hộ từ quý cô bác, ace Ân nhân,

Phụ Huynh, Htr. và Đs.

o thu được từ các dịp bán trong ngày lễ tị

nạn, đêm Tình thương-Thân hữu...

o từ các hảng, tiệm.. dạng Sponsor

(nhưng chưa được lớn rộng lắm…)

Vì thời gian qua quỹ GĐPT Thiện Trí đã

chi vượt qua mức thu nhập (ví dụ năm 2008

chi ra 8119 Fr.), nên để dung hòa ngân quỹ

thu-chi, ace đã có một sự đồng thuận chung

như sau:

Mọi nguồn tài chính thu nhận vào, được

chia ra 4 phần:

o Cúng dường Tam Bảo

o Xã hội - Từ thiện

o Chăm sóc màu Lam o Tương lai GĐPT Thiện Trí

Trên tinh thần Tri Ân và Báo Ân Phật Giáo

trong GĐPTVN, chúng con luôn cảm niệm

công ơn sâu dày của những ac thế hệ đi

trước từ thập niên 90 đến nay gặp rất nhiều

gian nan, khó khăn …, nhìn qua nhìn lại

vẫn là những khuôn mặt quen thuộc tổng số

hiện tại GĐPT Thiện Trí có 20 HTr. đang

cùng sinh hoạt, và 4 Đs chính thức ngành

Thanh khoảng 6 bạn đoàn, 8 Oanh Vũ …

một số khoảng 8 Htr. vì những nhơn duyên,

hoàn cảnh ngưng sinh hoạt vẫn còn quan

tâm tổ chức nhưng hứa sẽ trở lại sinh hoạt.

Chúng con có được tình thương từ Ban Bảo

Trợ luôn luôn giúp đỡ với Tr ưởng và Phó

Trửởng Ban đó là Bác Đức và Bác Viễn và

một số Phụ Huynh Ân Thân Hữu đã âm

thầm giúp đỡ trong suốt thời gian qua.

Toàn thể ace GĐPT Thiện Trí xin kính

chúc quý Thầy Cô Pháp thể khinh an,

chúng sanh vị độ, đạo quả viên thành.

Nguyện cầu Phật lực gia hộ cho quý cô bác

trong ban bảo trợ, phụ huynh cùng toàn thể

Huynh trưởng, Đoàn sinh thân tâm an lạc,

bồ đề tâm tăng trưởng, chí tu học vững bền

đồng trọn thành Phật đạo.

Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát

BHtr. GĐPT Thiện Trí

Page 27: Bản tin sinh hoat số 1

GĐPT Thiện Trí - Thụy Sỹ Trang 26

Bản Tin Số 1 [ Tinh Thần và Sinh Hoạt GĐPT ]

(Quảng Đạt Đs. ngành Thanh phỏng dịch qua tiếng Việt từ bài viết tiếng Đức a. Thị Trực) Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Xin chào tất cả ACE,

rong tinh thần GĐPT Thị Trực xin chân thành chúc mừng và cám ơn đến tất cả ace qua sự thành công của khóa Tu Học Phật Pháp vừa qua.

Thời gian quý báu từ ngày 10.-13.04.09 chúng ta đã được chung sống với nhau, đã đánh thức (Phật tính) ý niệm lạc quan về đời sống trong mỗi con người chúng ta. Tất cả những kỷ niệm đẹp, mà chúng ta cần phải giữ gìn, để giúp thực hiện hoàn thành mục đích lý tưởng GĐPTVN (giáo dục thanh thiếu đồng niên trở thành người Phật tử chân chánh, góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Phật giáo). Sự vất vả và mệt mỏi chỉ là triệu chứng của cơ thể. Quan trọng là, chúng ta nhận được nguồn năng lượng và nội lực trí tuệ của Đức Phật. Chúng ta tiếp nhận được lợi ích, nhìn chung đời sống của chúng ta như một tấm ảnh lớn và có suy nghĩ đến một cảnh giới rộng hơn.

T

Giòng tâm cảm sau khóa học Phật

Pháp tại Stein 2009

Page 28: Bản tin sinh hoat số 1

GĐPT Thiện Trí - Thụy Sỹ Trang 27

Bản Tin Số 1 [ Tinh Thần và Sinh Hoạt GĐPT ]

Chúng ta dự định làm những kế hoạch lớn và nhắm đến những mục tiêu quý báu. Tầm nhìn xa riêng của mỗi người, tài năng và kinh nghiệm sẽ giúp chúng ta, thực hiện ý định và kế hoạch được tốt hơn Kính chào tinh tấn Hi Zusammen,

m Name der buddh. Jugendverein möchte ich Euch alle ganz herzlich über das erfolgreiche Buddha-Seminar gratulieren und bedanken.

Die wertvolle Momente, welche wir vom 10. -13.04.09 zusammen erleben dürften, weckte in uns (Buddha-Natur) eine optimistische und positive Einstellung zum Leben. Alle schöne

Erinnerungen, die wir bewahren möchten, werden uns helfen, unser G ĐPTVN- Ziel (Erziehung von Jugendlichen zu Buddhisten und ihre Befähigung an einer sozialen Gesellschaft im Sinne des Buddhismus mitzuwirken) zu verwirklichen. Erschöpfung und Müdigkeit sind nur Symptome des Körpers. Wichtig ist, dass wir innerlich Energien und Kräfte (Weisheitsquelle des Buddhas) getankt haben.

Nun geniessen wir den Vorteil, unser Leben wie ein großes Bild zu überblicken und in großen Dimensionen denken zu können. Wir neigen dazu, große Pläne zu machen und sich wertvolle Ziele zu setzen. Die eigene Weitsicht, Fähigkeit und Erfahrung werden uns helfen, unser Vorhaben resp. Pläne besser zu gestalten. Kính chào tinh tấn Thị Trực

I

f

Page 29: Bản tin sinh hoat số 1

GĐPT Thiện Trí - Thụy Sỹ Trang 28

Bản Tin Số 1 [ Tinh Thần và Sinh Hoạt GĐPT ]

“Hậu sinh khả úy“ (kẻ sanh sau thật đáng nể sợ) là câu nói của ngài Khổng Tử, một triết gia Trung Hoa thốt ra khi ngài cùng học trò đi dạo thấy một em nhỏ vọc gạch cát xây thành giữa lối đi, ngài bảo: “Tránh chỗ cho xe ta qua“. Đứa nhỏ đứng dậy, đáp: “Xưa nay, xe tránh thành, chứ thành nào lại tránh xe“. Thấy đứa nhỏ đối đáp thông minh, Khổng Tử xuống xe cùng bé trò chuyện, đưa ra nhiều câu hỏi rất khó khăn, đứa bé đều trả lời thông suốt. Nhưng khi đứa bé cắc cớ hỏi lại ngài: “Trên trời có mấy vì sao?“. Khổng Tử nhăn mặt: “Mình đang ở dưới đất thì nên nói chuyện dưới đất, cháu à.“. Đứa bé gật đầu: “Được, vậy dưới đất có bao nhiêu căn nhà?“. Khổng Tử trả lời không được, chống chế: “Cháu hỏi chi chuyện xa vời vậy. Hãy hỏi chuyện trước mắt đây thôi.“. “Vậy trước mắt ngài, lông mi, lông mày có mấy sợi?“. Đến nước này, Khổng Tử đành lên xe, lật đật bỏ đi, nói với học trò: “Hậu sinh khả úy!“. Câu chuyện trên đây, tôi kể lại để các bạn nhận rằng, luật tiến hóa, người sau luôn giỏi hơn người trước, cũng như sóng vỗ lớp sau cao hơn lớp trước, để mừng và khâm phục tài năng của bao thế hệ đến sau. Thật vậy, ngày nay, với nền văn minh cực kỳ hiện đại, tối tân đẩy lui nếp sống cổ xưa lạc hậu, phục vụ con người tối đa trong cuộc sống đã chứng minh điều đó. Con người càng lúc càng tiến bộ, khám phá khoa học đem lại cho con người dù ở một khía cạnh nào đó chưa toàn hảo như mong muốn, nhưng không ai có thể chối bỏ đã

đem cho chúng ta những tiện nghi vật chất tối thượng. Bây giờ trong phạm vi anh em Gia Đình Phật Tử (GĐPT) Thiện Trí, lớp người sau, đàn em cũng có những “bước tiến nhảy vọt“ đẩy xa những người đi trước. Chúng ta thử nhìn phương cách tổ chức của các em trong khóa tu học tại Stein, một làng nhỏ thuộc thành phố St.Gallen Thụy Sĩ để thấy lời của đức Khổng Tử “Hậu sinh khả úy“ có đúng với trường hợp này không. Chiếc xe chở tôi lên đồi xuống núi rồi ngược lại lên núi xuống đồi qua nhiều thung lũng sâu, ngoằn ngoèo mãi hơn một tiếng đồng hồ mới đến nơi. Gió chướng hôm nay dở chứng, càng lên cao càng thấy cái “chướng“ của gió rõ hơn, từng cơn lồng lộng, táp chỗ nào là muốn đau chỗ đó. Mặc dù không gian và thời tiết trắc trở như vậy vẫn không ngăn được lòng thiết tha cầu Phật của 117 Phật Tử lặn lội đến tham dự. Nhà trọ tổ chức khóa tu học tọa lạc tại Stein, một làng quê trên núi thuộc thành phố St.Gallen. Xung quanh toàn đồi, núi rừng, hồ nước. Cảnh thiên nhiên như thực như mơ ẩn hiện qua lớp mây mỏng như tách hẳn cõi ta bà trần thế. Chỉ nhìn cảnh sắc thôi đã thấy tâm hồn sảng khoái, an lạc huống hồ càng ấm lòng khi bao người con Phật tựu về đây tay bắt mặt mừng để học đạo. Tìm được chỗ tu tập, học viên nên cảm thông nếu nơi ngủ nghỉ có gì không vừa ý, khi nghĩ đến công lao chịu khó của các em, lục xạo trong Internet rồi còn phải tìm đến, xem xét kỹ mới quyết định.

ậu Sinh Khả Úy H

KL

Page 30: Bản tin sinh hoat số 1

GĐPT Thiện Trí - Thụy Sỹ Trang 29

kl

Bản Tin Số 1 [ Tinh Thần và Sinh Hoạt GĐPT ]

Nhưng nhìn chung, Trời Phật ưu đãi cư dân Thụy sĩ, có lẽ kiếp trước có tu tập ăn ở hiền lành, nên cuộc sống tối thiểu luôn cho con người thoải mái, nếu không muốn nói “thiên đường hạ giới“, do đó, là Phật Tử ta càng tu tập nhiều hơn nữa để kiếp sau sẽ gặp nhau ở “thiên đường thượng giới“. Tôi đến hơi sớm vì gần nhà, nên có thời gian tham quan tổng quát và quan sát chi tiết những việc các em làm, tôi phải giựt mình sững sốt về sự chu đáo chi li của các em. Phòng ốc sắp xếp đâu vào đó, chương trình làm việc cũng đâu vào đó, học viên chỉ chịu khó và ý thức chút thôi thì mọi sự cũng sẽ đâu vào đó. Một điều đáng nói ở đây, các em đều rất trẻ, thế hệ nối tiếp của các đàn anh đi trước. Tre già măng mọc là điều bình thường, nhưng sự bất thường tôi muốn nêu là sức mọc vươn lên của măng ngoài sức tưởng tượng. Khóa học thì ở đâu cũng cách thức như vậy, ăn uống ngủ nghỉ, nghe pháp, học đạo nhưng nhìn tinh thần làm việc rất khoa học, rất trách nhiệm của nhóm trẻ, thay vì giờ này, nhân nghỉ bốn ngày lễ Phục Sinh, các em vào casino, nhậu nhẹt, ngủ nướng, nghỉ hè...các em lại xả thân lo chuyện ...bao đồng nhưng đầy ý nghĩa và hữu ích, tôi không khỏi nghiêng mình thán phục. Quen cái thói “bạ đâu bâu đó“ theo truyền thống xúm nhau “làm chủ ...tịch“, tôi thò tay vào các bó hoa đang nằm la liệt trên bàn với thiện ý chia xẻ chút công việc với các em, tôi bị Dung ...khiển trách: “Cô Tân ơi, đừng đụng vô. Đây là nhiệm vụ của cô Huệ ban hương đăng, để cô ấy tự lo, tự có trách nhiệm khi giao việc“. Hoặc “Liên hệ với chủ nhà trọ đã giao cho Kiên, để Kiên điều hành. Kiên còn kiêm luôn trưởng ban vệ sinh, chuyện

gì thắc mắc cứ hỏi Kiên. Ai nấy đều có nhiệm vụ đã giao phó, tự ý thức mà làm“.Những câu nói như vậy nghe rất vui tai, tôi thầm mừng cho giới trẻ ngày nay làm việc đã phù hợp với nếp sống văn minh hiện đại học hỏi tại xứ người, không còn thói quen của thế hệ cha, anh luôn xía vào việc không phải của mình, trong khi việc mình, mình làm không xong chỉ chuyên “đạp lên nhau“ hay “lôi đầu người khác xuống cho khỏi ngứa mắt“ để mình chòi ra trước, ngoi lên trên xúm nhau đòi “làm chủ…tịch“. Tôi mon men xuống nhà bếp mục đích muốn học nấu các món ăn chay mà tôi chưa hề biết, tôi lại rất ngạc nhiên, cô đầu bếp lần này trẻ măng, độ trên 20 tuổi thôi, không phải các bà già đến làm công quả như tôi thường thấy. Nhìn em, tôi thấy lòng hy sinh cao cả của em nhiều hơn là các món ăn em đang chú tâm nấu thật ngon phục vụ mọi người. Người xưa từng có câu “Trai khôn tìm vợ ở chốn chợ đông. Gái khôn tìm chồng giữa chốn ba quân“, thì nay, dựa qua đó, tôi xin mách giúp, muốn yên nhà cơm lành canh ngọt, vợ ngoan, chồng tốt thì cứ ghé vào anh em gia đình Phật Tử (nhất là gia đình Phật Tử Thiện Trí), ít ra bảo đảm, gia đạo an vui vì tâm hồn các em trong sáng đầy ắp hình ảnh của Phật. Theo Kiên, “xếp“ vệ sinh của tôi, để nhận biết đồ đạc lau chùi cất ở tủ nào, tôi lại mon men bước qua căn nhà đối diện. Tiếng nhạc bập bùng rộn rã đâu đó phát ra từ một căn phòng đóng kín như kéo chân tôi tò mò bước vào. Quàu, ban nhạc “Beatles“ tái thế! Bốn em trẻ tuổi mới vừa đôi mươi, thoáng nhìn như bốn cậu đẹp trai Beatles của ban nhạc London ngày nào, nghe “đồn“ các em theo chân bốn cậu đó, bỏ tiền ra sắm dụng cụ để thành

Page 31: Bản tin sinh hoat số 1

GĐPT Thiện Trí - Thụy Sỹ Trang 30

Bản Tin Số 1 [ Tinh Thần và Sinh Hoạt GĐPT ]

lập ban nhạc phục vụ đồng hương Phật Tử, nghe thấy dễ thương không, nhưng các cậu này lại thương không dễ nên cậu nào cũng đang “cao đơn hoàn tán“ (tức đang cô đơn một mình đó), xin thông báo để bà con làm mai...cho chính con gái mình. Hà! Về giáo lý thì các em đã chuẩn bị mời Thầy Trí Minh và Thầy Giác Thanh ở Na Uy và Đan Mạch từ cả năm trước. Phật tử được học về Cách Thức Tu Tịnh Độ, Hình Thức và Ý Nghĩa thờ Tượng Phật, Mật Tông và Trì Chú, Hạnh Nguyện của Các Chư Bồ Tát, Áp Dụng Phật Pháp vào Đời Sống, Ngũ Minh Pháp và Tam Qui Ngũ Giới. Các em còn chuẩn bị chương trình thể thao, trò chơi, văn nghệ ... để ngoài những buổi giáo lý đầu óc căng thẳng, mọi người có những giờ phút thoải mái bằng những nụ cười ròn rã, vang vọng cả một góc trời Thụy Sĩ. Nhưng buổi đặc biệt nhất là lễ kỷ niệm chu niên của anh em Gia Đình Phật Tử Thiện Trí trong không khí vô cùng ấm cúng, thân thiện dưới những ngọn nến, hoa đăng lập lòe sáng trên ba chiếc bánh thật to được trang trí hoa hèo, đẹp mắt và trên lòng bàn tay của mỗi người như chứng minh tấm lòng sắt son, gắn bó, bồ đề tâm kiên cố của anh em trong gia đình bấy lâu cho dù sóng gió, bão bùng cũng không làm cho cột gia đình nghiêng ngã. Những nụ cười lại có dịp ròn rã, vang vọng một góc trời tưởng như không bao giờ dứt. Nhưng rất tiếc mọi sự vật trên đời đều không tồn tại và độc lập ngay cả không gian và thời gian, cho nên có hợp thì có chia tay và buổi họp mặt nào rồi cũng đến hồi kết thúc, các em lại đầu tắt mặt tối thu dọn chiến trường, bao trọn gói, trước khi đến nhận thế nào, thì khi ra về trao thế ấy. Nhưng có một điểm đặc biệt không bao giờ có thể mờ phai đó là những dấu ấn thân thương để lại trong lòng người và

những kỷ niệm êm đềm các em được dịp và được quyền ghi vào những trang lưu bút. Tôi ra về cũng nhằm ngày, nhằm lúc gió chướng thổi mạnh giữa bầu trời bao la, mênh mông rộng lớn này. Nhưng cái chướng của gió không thổi bật gốc được, hay làm suy xuyển, nghiêng ngả được lòng quí mến của tôi khi nghĩ đến các em. Nghĩ đến bốn ngày qua, tôi lại nhớ đến buổi trà đàm đầy đạo vị, quây quần ngồi bệt bên nhau trên chiếu, dưới chân đấng Từ Phụ, để mỗi lần ngước lên, có dịp chiêm ngưỡng dung nhan của Ngài đã được Huệ cất công bỏ nhiều thời gian chuẩn bị may vá từ những tấm dãi lụa mềm mại trang trí một bàn thờ vô cùng trang nghiêm, đẹp mắt. Nhưng thật thiếu sót, nếu tôi quên nói đến nghệ thuật cắm hoa rất khéo léo, rất nhà nghề của đôi bàn tay Dung và Thúy; chẳng những tô điểm thêm cho bàn thờ vốn đã đẹp càng đẹp hơn lên mà xung quanh rải rác đó đây đều có những lẵng hoa, bình hoa tươi mát làm đẹp mắt căn phòng và đẹp mắt mọi người. Quây quần bên nhau trong không khí ấm cúng, các em được dịp tâm tình, hát cho nhau nghe, nói cho nhau nghe, nghe những suy nghĩ trung thực của các em, nhân duyên nào đưa em đến với đạo Phật và Gia Đình Phật tử. Tôi nhớ mãi lời em Kiên: “Em đến với đạo Phật ngoài tính chất Từ Bi của đạo Phật, em còn thấy sự BÌNH ĐẴNG qua câu nói của Ngài: “Ta là Phật đã thành, còn chúng sinh là Phật sẽ thành“. Hoặc, câu nói của Địa Tạng Bồ Tát : “Khi nào địa ngục không còn ai, ta mới chịu thành Phật“. Những câu nói đầy lòng nhân ái, xả thân cứu độ kẻ trầm luân còn vô minh mờ mịt trong bóng tối của tham sân si. Phật không hăm dọa hay trừng phạt ai mà luôn mở rộng vòng tay để bất cứ ai muốn đến với Ngài, và chỉ cho chúng sinh con đường an lạc, giải thoát để tự ta thắp đuốc mà đi.

Page 32: Bản tin sinh hoat số 1

GĐPT Thiện Trí - Thụy Sỹ Trang 31

Bản Tin Số 1 [ Tinh Thần và Sinh Hoạt GĐPT ]

Tùng, cao học toán, thì cho rằng, em đến với đạo Phật từ tính chất hợp lý của giáo pháp nhà Phật phù hợp với khoa học ngày nay, cho dù giáo pháp đó đã xuất hiện hơn 2500 năm ở thế gian này. Đúng như bác học Einstein cũng đã nhận định: “Trong tương lai, nếu có một tôn giáo phù hợp với khoa học thì đó là Phật giáo“. Và ông cũng nói thêm: “Khoa học mà thiếu tôn giáo thì khập khiễng. Tôn giáo mà không có khoa học thì mù quáng!“. Bốn ngày ngắn ngủi, qua rất mau, nhưng các em đã bỏ công trình cả năm, điều nghiên, thăm dò, lo lắng sao cho chu toàn để cho buổi tu học thành công. Và ngoài những công việc nhất thời đó, còn một điểm đáng ca ngợi, đáng khích lệ nữa là, một số các em còn biết nghĩ sâu xa đến tương lai của đạo pháp, hằng ngày trước khi lên giường đi ngủ, ở nhà đã hướng dẫn con mình lạy Phật. Có em còn dạy con tụng và thuộc kinh nữa. Như trong buổi sinh hoạt dành cho oanh vũ, tôi đã rất ngạc nhiên khi nghe một em bé khoảng 5,

6 tuổi đọc vanh vách Chú Đại Bi, một bài chú khá dài mà chính tôi học mãi mới thuộc. Ôi, mừng thay tre già măng mọc. Măng đã vươn lên một cách mạnh mẽ, mà “chủ vườn “ còn biết phòng xa giữ giống cho mai hậu. Đáng khen và đáng phục lắm thay! Về nhà được vài tuần tôi lại nhận Email của Thọ, trưởng ban tổ chức. Em gởi cho tôi và cho tất cả ai sử dụng Internet, chương trình ghi lại tất cả buổi lễ hôm đó. Mở ra mới thấy cả một trang nhà với đầy đủ mọi tiết mục từ phim ảnh, phim truyện, thuyết giảng, lưu bút v...v..và v...v... được trình bày rất công phu, rõ ràng thứ tự, ngăn nắp. Chao ôi, tôi càng thấy các em giỏi giang, chịu thương chịu khó như thế nào. Cả một công trình đòi hỏi thời gian và đầu óc. Đã thế, chưa thấm mệt sao mà chưa chi các em đã rục rịch kiếm phòng, hứa hẹn những khóa tới, đang thông báo trên trang nhà. Một lần nữa tôi nghiêng mình thán phục các em, và thầm gật gù câu nói của Đức Khổng Tử: “HẬU SINH KHẢ ÚY !“

Trần Thị Nhật Hưng.

2009

a

Page 33: Bản tin sinh hoat số 1

GĐPT Thiện Trí - Thụy Sỹ Trang 32

Bản Tin Số 1 [ Tinh Thần và Sinh Hoạt GĐPT ]

Mục đích: Đào tạo Thanh, Thiếu, Đồng Niên trở thành những Phật Tử chân chánh, góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Phật Giáo.

Châm Ngôn GĐPTVN: Bi-Trí-Dũng 3 điều luật ngành Oanh và 5 điều luật ngành Thanh-Thiếu Tinh thần giáo dục: Nhân Bản-Dân tộc-Khai phóng 2 hình thức giáo dục: Giáo dục Quan năng - Giáo dục Hàng đội tự trị 4 phương pháp giáo dục: Phương pháp Hoạt động-Lý giải-Quán tưởng-Huân tập 4 bộ môn Tu học: Phật Pháp- hoạt động Văn nghệ - Thanh niên - Xã hội GĐPTVN có 2 văn kiện Pháp quy: Nội quy: cơ cấu xây dựng điều hành tổ chức -

Quy chế: các nguyên tắc căn bản huấn luyện và đào tạo (qua 14 bậc học và 5 trại huấn luyện, công năng tu tập qua 4 cấp của Huynh Trưởng.)

Tinh thần rèn luyện: Đức-Trí-Thể và đạt Chân-Thiện-Mỹ Biểu tượng của tổ chức: hình ảnh màu Lam, Hoa Sen trắng, Nón Tứ Ân Phương pháp Tu học: Văn-Tư-Tu trên cơ sở Giới-Định-Tuệ (Tín-Hạnh-Nguyện) Tinh thần quản lý-điều hành: Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách

ý tưởng chỉ hướng cho thuyền đời và làm nẩy hoa cho cuộc sống. Phương hướng sinh hoạt tổng quát GĐPT Thiện Trí 2010-2012

I. Mục đích

- Xây dựng niềm tin vững chắc vào Tam

Bảo và Tổ chức: „Học và hành Hạnh

Phật“

- Thắc chặc quan hệ mái nhà Tâm linh và

Huyết thống

- Phát triển khả năng tổ chức và điều

hành, tinh thần sáng tạo và trách nhiệm

chung

II. Duy trì sinh hoạt truyền thống

1. Phật Pháp và Dân tộc: “Phụng sự

chúng sanh là cúng dường Chư Phật”

- Tổ chức khóa Tu học Phật Pháp hằng

năm

- Cúng dường văn nghệ & chtr. Bông

hồng cài áo

- Cúng dường tịnh tài: Tam Bảo-Tình

Lam-Xã hội

2. Tinh thần GĐPT: Ghi ơn và báo ơn

- Ngày cầu siêu Cửu Huyền-Cha Mẹ

và Htr. quá cố mùa Vu Lan. Cầu an

mọi lúc khi bệnh

- Thọ tang Htr. cấp Dũng trong 1

ngày sinh hoạt

- Ngày chúc tuổi Lam thọ 60, 70, 80

- Chọn Lam viên giỏi hằng năm theo

3 ngành

L

Nền tảng căn bản Gia Đình Phật Tử Việt Nam

Page 34: Bản tin sinh hoat số 1

GĐPT Thiện Trí - Thụy Sỹ Trang 33

hhh

Bản Tin Số 1 [ Tinh Thần và Sinh Hoạt GĐPT ]

- Lo ngày cưới, chúc mừng hạnh phúc

gđ Htr. qua kỷ niệm ngày cưới 10, 15,

20, 25… năm

- Chúc mừng OV ra đời và sinh nhật 20

tuổi

- Khuyến học, khen thưởng lúc ra trường

3. Xã hội: Ngày Tị nạn (Cộng đồng

Phật giáo quốc tế, Trung thu)

III. Kim chỉ nam hoạt động:

1. Mô thức hoạt động: Có định hướng

và Phương châm-Tinh thần theo cơ cấu

nhân sự - Sinh hoạt tinh thần chung: Tập thể lãnh

đạo, cá nhân phụ trách

- Sinh hoạt tự trị riêng Ngành / Đoàn:

theo 3 ngành Thanh Thiếu Nam-Thanh

Thiếu Nữ-Oanh Vũ

- Sinh hoạt theo ban / nhóm: Hđ Văn

nghệ-Xã hội-Thanh niên-Vi tính kỷ

thuật

2. Tu dưỡng-Hội thảo: (Nội dung,

chất lượng tu học-Củng cố thực lực và

Đào tạo thế hệ kế thừa)

3. Huấn luyện nhân sự: (khả năng

lãnh đạo, điều hành, ngoại giao..)

4. Kế hoạch-Nghiên cứu các hình

thức sinh hoạt thích nghi với thời

đại mới

- Cải tiến nội dung sinh họat

- Tìm các hình thức sinh họat mới mẻ

lành mạnh, có sức thu hút thích hợp

giới trẻ

5.Ước mơ vài "Phật sự viên

thành" vào năm 2012 ?!

IV. Pháp môn Tu học: NIỆM PHẬT-BỐ

THÍ-VĂN TƯ TU

Phương pháp Tu học: Văn-Tư-Tu trên cơ sở

Giới-Định-Tuệ (Tín-Hạnh-Nguyện)

Trong tám vạn bốn nghìn pháp môn

(84000) tu học Phật, có nhiều phương pháp

học Phật sinh động nhưng Văn-Tư-Tu là

phương pháp tu trì giúp cho hành giả học và

hành trì theo lời Phật dạy nhằm đến mục

đích an lạc trong hiện tại và tiến đến quả vị

giải thoát

Ứng dụng VĂN-TƯ-TU trong việc học

Phật, tu trì cho tự thân, VĂN-TƯ-TU còn là

một phương pháp cần được ứng dụng rộng

rãi, toàn diện trong nhiều lãnh vực như:

khoa học, kinh tế, chính trị, xã hội và trong

sinh hoạt đối với anh chi em Huynh trưởng

Gia Ðìh Phật Tử VN.

VĂN: Lắng nghe - Ghi nhận - Tổng hợp

các dử kiện liên quan

TƯ: Nhận định - Phân tích - Đánh giá và

Quyết định sự việc

TU: Lập chương trình, phương án thực

hiện.

V. 4 Bộ Môn Tu học và Chương

trình sinh hoạt:

1. Phật Pháp: thể nhập tuệ giác Phật Đà,

đạt Chân-Thiện-Mỹ và hành Bồ Tát Đạo.

2. Hoạt động Văn Nghệ: Âm nhạc, hội

họa, thời trang, nữ công gia chánh, bản tin-

Sen Trắng ...

3. Hoạt động Xã hội: Nếp sống văn hoá

Việt, y tế, ngôn ngữ, nghề nghiệp, kinh tế,

Từ thiện ...

4. Hoạt động Thanh Niên: Tin học-Kỷ

Thuật, thể thao, trại, du ngoạn, trò chơi,

môi trường ...

5. Chương trình trong ngày sinh

hoạt :

6. Chương trình sinh hoạt thường

niên :

VI. 4 Phương pháp giáo dục: khai mở

và thâm nhập các phương pháp

1. Hoạt động: hun đúc ý chí, năng lực

hoạt động

2. Lý giải: mở rộng lý trí kiến thức

DF

ccc

Page 35: Bản tin sinh hoat số 1

GĐPT Thiện Trí - Thụy Sỹ Trang 34

uuu

Bản Tin Số 1 [ Tinh Thần và Sinh Hoạt GĐPT ]

3. Quán tưởng: rèn luyện năng lực trực

giác nội tâm

4. Huân tập: trau dồi tâm tính, cải tạo

nghiệp thức

VII. 4 Đề án chính:

1. Oanh Vũ:

2. Phật Pháp song ngữ:

3.Cải tiến:

4. Hợp thức hóa tổ chức và hòa nhập vào xã

hội:

VIII. Hành chánh:

1. Họp

- 2 phiên họp định kỳ

- Phiên họp bất thường được triệu tập nếu

có vấn đề cần thiết

2. Thực hiện các chỉ thị từ Ban Hướng

Dẫn

- Các văn thư của BHD điều phổ biến đến

từng Htr.

- Thực thi chỉ thị

3. Tổng kết và Báo cáo sinh hoạt

- Tổng kết phiếu Đúc Kết theo „Phương Án

Hình Thành Mô Thức Sinh Hoạt Cấp Gia

Đình“ của BHD Hải Ngoại và Âu Châu

- Tường thuật sự sinh hoạt trong năm vào

cuối

tháng 12 hằng năm đến báo Sen Trắng Âu

Châu, bản tin sinh hoạt GĐPT Thiện Trí

4. Khích lệ, gi p đỡ sự sinh hoạt của

Ngành, Đoàn và HTr. + Đs.

- Sách Tịch HTr. và đề nghị xếp cấp vào

phiên họp tháng 4 hằng năm

- Ghi nhận ý kiến sáng tạo mọi sự sinh hoạt

của ngành, đoàn, các đặc trách viên … .

5. Sổ sách: theo dõi-phân bố nhân sự-phân

tích văn kiện-sắp xếp-đánh giá-rút ưu

khuyết điếm trong biên bản hầu thăng tiến

tổ chức.

- Về mặt nhân sự: Cơ cấu nhân sự và

nhiệm vụ GĐPT Thiện Trí. Lập sách

tịch-xếp cấp-kỷ luật-huấn luyện-tu học.

Sách Tịch HTr., Ðơn xin gia nhập Gia

Ðình và Danh sách Ban Bảo Trợ-Phụ

Huynh

- Về mặt văn kiện: Nhật tu-sắp xếp-

lưu trữ-theo dõi…- Sổ biên bản - Sổ

Tài chánh - Sổ Phật sự -Chuyên cần -

Sổ Tường thuật

Nam Mô Thường Tinh Tấn Bồ Tát Ma Ha

Tát

Ban Huynh Trưởng GĐPT Thiện Trí

nm

Page 36: Bản tin sinh hoat số 1

GĐPT Thiện Trí - Thụy Sỹ Trang 35

Bản Tin Số 1 [ Tinh Thần và Sinh Hoạt GĐPT ]

Phần Tổng Quát

1. Khái niệm về Oanh Vũ:

anh từ „Oanh vũ‟ là tên

của một loài chim được

lấy ra từ trong những

câu chuyện đạo và

chuyện tiền thân của

Đức Phật như “Lòng

Hiếu Chim Oanh Vũ”,

“Lòng Nhân Từ của Chim Oanh Vũ”…

Ngành Oanh Vũ bao gồm các em ở độ tuổi

từ 7 tới 12 tuổi. Trong GĐPT được chia

theo các Bậc học: Mở Mắt, Cánh Mềm,

Chân Cứng và Tung Bay. Còn 1 Bậc khác

nữa đó là Bậc Sơ Sanh.

Ngành Oanh là nền tảng quan trọng của

một Đơn Vị GĐPT, bởi vì một em Oanh Vũ

Ngoan sẽ trở thành một em Thiếu Nam,

Thiếu Nữ tốt, giỏi và sẽ trở nên một Huynh

Trưởng vững vàng, trung kiên với tổ chức.

Nhiều Huynh trưởng rất tự hào là mình đã

sống và trưởng thành từ 1 em Oanh Vũ và

từ đó luôn luôn giữ trong tâm niệm là duy

trì và phát triển Tổ Chức Gia Đình Phật Tử

với những truyền thống tốt đẹp của Phật

Giáo và Dân Tộc Việt Nam.

2. Châm ngôn & Ba Điều Luật của

Ngành Oanh

Qua 5 Bậc tượng trưng cho quá trình phát

triển và trưởng thành của một con chim

Oanh Vũ hay là một Đoàn Sinh ở lứa tuổi

Ngành Đồng Niên. Các em luôn được dạy

dỗ và hướng dẫn sống trong tinh thần:

* Châm ngôn của Ngành Oanh: HÒA -

TIN - VUI

* Ba Điều Luật của Ngành Oanh: 1.- Em

tưởng nhớ Phật. 2.- Em kính mến cha mẹ và

thuận thảo với anh chị em. 3.- Em thương

người và vật.

3. Mục đích & Hình thức & Phương

pháp :

Những sinh hoạt và tu tập của các em nhằm

3.1 Mục đích:

- phát triển đời sống tâm linh, hướng

thượng theo tinh thần Đạo Phật vv…

- phát triển bản tính Dân tộc & Văn hóa

Việt vv…

- phát triển tình thương đối với cha mẹ,

anh chị em, bạn bè, loài vật, cỏ cây

vv…

- phát triển tính năng động, những năng

khiếu, khả năng các em vv…

- phát triển tinh thần khám phá, lý giải

khoa học vv…

3.2 Hình thức giáo dục quan năng: là rèn

luyện khả năng cảm thọ và phát hiện

của các giác quan các em

3.3 Phương pháp giáo dục hoạt động và lý giải: hun đúc ý chí, năng lực hoạt

động - mở rộng lý trí và kiến thức.

3.4 Thể thức hướng dẫn: mô tả hay trình bày, kể chuyện hay vấn đáp: cụ thể -

trực tiếp - rõ ràng

4. Phật Pháp và Văn hóa Việt:

4.1 Phật Pháp

- Hướng dẫn các em lạy Phật và chào

kính đúng cách, tập họp nhanh lẹ, trật tự

và im lặng

- Hướng dẫn các em phân biệt được

những ảnh tượng của Chư Phật và Bồ

Tát

- Hướng dẫn các em biết cách xưng hô,

gọi dạ, biết thưa trình, biết nói lời xin

lỗi và cảm ơn ..

- Hướng dẫn các em biết nhiều ca dao,

tục ngữ VN, chuyện ngụ ngôn…

- Bậc Sơ Sanh, Bậc này khá đặc biệt

dành cho các em mới chập chững vào

Đoàn. Sơ Sanh là Bậc thấp nhất

D

Đề án phát triển ngành Oanh Vũ

Page 37: Bản tin sinh hoat số 1

GĐPT Thiện Trí - Thụy Sỹ Trang 36

nm

Bản Tin Số 1 [ Tinh Thần và Sinh Hoạt GĐPT ]

(như lớp giữ trẻ vậy) rất cần sự chăm sóc,

hướng dẫn của các anh chị nhiều nhất.

- Bậc Mở Mắt (7-8 tuổi): bước đầu nhằm

xây dựng Đức Tin Tam Bảo qua việc Lễ

Phật, Niệm Phật, cung kính chư Tăng qua

các bài Phật Pháp như là Ba Ngôi Báu, Ý

nghĩa vào Đoàn và những mẩu chuyện

Đạo cũng như thường xuyên ôn tập Luật

và Châm Ngôn của ngành.

- Bậc Cánh Mềm (9-10 tuổi): sẽ được

hướng dẫn học có tính cách chi tiết và cần

sự thông hiểu hơn như là Lịch Sử Đức

Phật Thích Ca, Ý nghĩa bài sám hối, học

thuộc những bài kinh ngắn và được nghe

những mẫu chuyện Đạo và Tiền Thân của

Đức Phật.

- Bậc Chân Cứng & Bậc Tung Bay (11-12

tuổi): hướng dẫn cách suy luận, tưởng

tượng và tạo sự hiếu kỳ ở các em, nên các

em cần vận dụng đầu óc nhiều hơn khi

tiếp thu bài học mới, mặc dù những bài

học này có thể đã được học qua trong Bậc

Cánh Mềm, các em sẽ được giải thích một

cách sâu xa hơn. Các em sẽ phải vận dụng

kiến thức căn bản đã học và áp dụng cách

lý giải để hiểu thấu bài học sâu hơn.

4.2 Chương trình Việt Ngữ và Ngoại Ngữ

- Nội dung của các đề tài Việt Ngữ của

GĐPT dựa vào các Ca Dao, Tục Ngữ

với Phong Tục và Tập Quán Việt Nam,

ngay cả các Lời Hay Ý Đẹp của các

Danh Nhân Thế Giới cũng được đưa

vào chương trình.

- Các phần chính hay những vấn đề cần

thiết nên chuyển ngữ và khích lệ các em

viết trước tiên là ngoại ngữ, sau đó tập

dịch và có thể viết Việt ngữ.

- Đặc trọng tâm chtr.này là các bài học

đều nên Phật Hóa và mang tinh thần

Dân tộc. Phật Hóa có nghĩa là đưa tinh

thần Giáo Lý Phật Đà vào nội dung bài

học. Tinh thần Dân Tộc rất cần thiết, vì

đây là cơ hội cho các em học hỏi về cội

nguồn của người Việt Nam.

5. Hoạt Động Thanh Niên - Hoạt Động Thanh Niên bao gồm tất cả

những môn học giúp các em được vận

dụng đầu óc, thể lực, sáng kiến, tháo

vác, biết ứng xử kịp thời trong mọi

trường hợp và tình huống khi cần thiết.

- Các em học để làm quen với nếp sống

tập thể, bỏ tính rụt rè, gợi ý tưởng tự lập

sau này, bổ túc cho môn Phật Pháp

trong việc xây dựng niềm tin, tình

thương và sự ngoan ngoãn.

- Môn Hoạt Động Thanh Niên của Ngành

Oanh thì thường có những đề tài như là

: chơi thể thao, gút, dấu đi đường, trò

chơi nhỏ trong vòng tròn v.v… Đây là

một môn học rất vui nhộn và cần sự

chuẩn bị và sáng kiến của các em cũng

như Huynh Trưởng.

6. Hoạt Động Văn Nghệ - Gồm các môn : Hát, Múa, Kịch, Vẽ,

Thủ Công, Kể Chuyện…

- Tinh thần của bộ môn Hoạt Động Văn

Nghệ trong Gia Đình Phật Tử là : Chân-

Thiện-Mỹ.

- Đặc biệt là nghệ thuật sân khấu với

những màn múa, hát, chơi âm nhạc, đọc

Ca dao-Tục ngữ thì quý bậc Phụ huynh

rất thích con em mình biểu diễn cúng

dường vv…

- Hoạt Động Văn Nghệ của Ngành Oanh

nhằm phát triển những tài năng sẵn có,

giúp các em luyện tập giác quan, có óc

thẩm mỹ ngay từ nhỏ, cũng như tạo

không khí vui tươi, hồn nhiên, tập khéo

tay và dạn dĩ. Các em có thể trình bày

và truyền đạt lại các bạn khác, điều này

rất khích lệ các em đi sinh hoạt…

7. Hoạt Động Xã Hội - Hoạt động xã hội của Oanh là giúp các

em hiểu biết về tinh thần, nếp sống văn

hóa Việt, mái chùa, những mối quan hệ

mật thiết trong gia đình, bà con, cộng

đồng… khích lệ giải thích các em hiểu

về sự học ngôn ngữ, âm nhạc, thể thao

hòa nhập vào tập thể, cộng đồng, cúng

dường văn nghệ…

- Môi sinh giữ sạch sẽ…

- Tập các em hiểu thương, giúp đỡ người

nghèo, trẻ em mồ côi…

zz

Page 38: Bản tin sinh hoat số 1

GĐPT Thiện Trí - Thụy Sỹ Trang 37

Lịch Oanh Vũ 2010

Bản Tin Số 1 [ Tinh Thần và Sinh Hoạt GĐPT ]

8. Nhân sự: - Toàn BHTr. phối hợp với Phụ Huynh

và những Ân Nhân quan tâm.

- Các Huynh trưởng chịu trách nhiệm

Oanh Vũ luôn luôn được hàm thụ - tu

nghiệp chuyên ngành.

- Ngành Oanh của GĐPT nói chung là

một ngành rất đa dạng và đòi hỏi sự

sáng kiến của Huynh trưởng và sự hỗ

trợ chặt chẽ của Phụ huynh.

9. Kết luận

Trong những đề án trọng tâm của GĐPT

Thiện Trí trong tương lai là xây dựng và

phát triển ngành OV. Với tâm huyết tình

thương và lòng nhiệt thành trước trách

nhiệm chung xây dựng và phát triển ngành

Oanh Vũ, nên toàn thể BHTr. cố gắng suy tư

khám phá và trao truyền, phát Bồ Đề Tâm

của mình trước hoàn cảnh xã hội, bối cảnh

thực tế bao nghịch duyên … hợp lực cùng

nhau tìm ra phương thức, nơi chốn sinh hoạt

để hoàn thành Phật sự này được hữu hiệu và

hiệu quả.

Nam Mô Thường Tinh Tấn Bồ Tát Ma Ha

Tát

TM BHTr. GĐPT Thiện Trí

Thị Trực (2009)

ính thưa các bậc

cha mẹ,

Đàn em là tương

lai của chúng ta, vì vậy sự theo dõi,

hướng dẫn và dạy dổ cho các em

không thể thiếu trong mỗi gia đình,

cũng như trong tổ chức GĐPT Việt

Nam nói chung và GĐPT Thiện Trí

nói riêng. Để thực hiện vấn đề đó,

GĐPT Thiện Trí đã quyết định làm

một cuốn lịch như là một món quà

đầu năm để tặng cho các em, đồng

thời đó cũng là một phương tiện để

cho các bậc cha mẹ có thể theo dõi

và chấm điểm cho các em, để coi

trong năm đó các em đã học hỏi

được những gì và tiến bộ ra sao.

Cuối năm, nếu quý vị đem cuốn lịch

này đến cho GĐPT Thiện Trí thì các

em sẽ được thưởng một món quà nếu

như kết quả cho thấy các em có tiến

bộ nhiều.

Sau đây là phần giải thích về cách

theo dõi và chấm điểm cho các em.

Mong rằng các bậc cha mẹ hãy đọc kỷ phần

này trước rồi sau đó mới chấm điểm thì sẽ

chính sát hơn. Trong cuốn lịch

K

Page 39: Bản tin sinh hoat số 1

GĐPT Thiện Trí - Thụy Sỹ Trang 38

Bản Tin Số 1 [ Tinh Thần và Sinh Hoạt GĐPT ]

cho các em, ở phía dưới của mỗi tháng là phần chấm điểm. Chúng tôi chia ra thành bốn phần

theo bốn bộ môn tu học của GĐPT Thiện Trí. Xin được giải thích về các phần đó như sau:

- Trong mỗi phần có nhiều mục khác nhau, tùy theo từng gia đình có khả năng hoặc điều kiện

thực tập được mục nào thì tốt mục đó, còn những mục khác không thực hiện được cũng không

sao. Những mục nào không thực hiện được thì quý vị cứ để trống.

- Sau các mục có các ô vuông, quý vị hãy ghi điểm vào trong các ô vuông này.

- Có những mục có nhiều ô vuông thì có nghĩa là mục này có nhiều phần thực tập khác nhau,

quý vị hãy cho điểm cho từng phần thực tập vào ô riêng của nó.

- Đối với các em lớn đã đi học từ lớp 1 trở lên thì quý vị hãy chấm điểm như trong trường

học, tức là từ 1 đến 6 điểm, tùy theo sự thực tập của các em mà quý vị cho điểm tốt hay xấu.

- Còn đối với các em nhỏ chưa biết được mặt số thì quý vị hãy chấm điểm bằng màu. Tức là

thay vì quý vị ghi điểm vào ô vuông thì giờ quý vị tô màu vào ô vuông. Có 3 màu khác nhau

để phân biệt giỏi dỡ. Màu xanh lá cây là tốt nhất, màu vàng là trung bình và màu đỏ là dỡ

nhất.

Gia đình: (phần này do cha mẹ các em

chấm điểm cho các em)

- Học Phật L K H : Phần này là phần

học và thực tập về đạo Phật cho các em ở

nhà. Các chữ trong ô vuông có nghĩa như

sau: L là Lạy Phật, K là học hoặc đọc

kinh Phật và H là chiêm ngưỡng hình

hoặc tượng Phật. Nếu như trong tháng, quý

vị có dạy cho con em mình những phần này

và các em có thực tập thì hãy chấm điểm

vào đây.

- Lễ Nghĩa : Phần này có nghĩa là em có

biết cách xưng hô, chào hỏi, thưa trình đối

với người lớn hay không, và em có biết nói

xin lỗi hoặc cám ơn theo phép lịch sự ở đây

hay không. Nếu như các em chưa biết thì

quý vị hãy dạy cho các em và theo dõi coi

các em có thực tập tốt hay không

- Cổ Tích : Phần này bao gồm cả đọc

hoặc kể truyện cổ tích, lịch sử, ca dao, tục

ngữ cho các em nghe. Đây là phần mà cha

mẹ phải làm cho các em. Nếu như có làm

thì hãy chấm điểm vào đây dựa theo sự

thường xuyên của mình.

- Việc Nhà : Đây là phần theo dõi coi

các em có siêng phụ giúp cho mẹ làm các

công việc ở nhà không, như là phụ dọn

cơm, phụ dọn dẹp, phụ lau chùi v.v.. Quý vị

hãy chấm điểm cho các em tùy theo sự

siêng năng của các em.

GĐPT: (Trong phần này có sự chấm điểm

của các anh chị huynh trưởng Oanh Vũ

nữa)

- Bài Tập : Nếu các em có đi sinh hoạt

thì sẽ được các anh chị Htr. Oanh Vũ cho

bài tập để các em về nhà học hoặc thực tập.

Đôi khi cần đến sự giúp đỡ của cha mẹ các

em nữa. Và lần sau, khi em đi sinh hoạt thì

các anh chị Htr. Oanh Vũ sẽ hỏi bài coi các

em có thuộc bài không và các anh chị Htr.

sẽ chấm điểm vào đây. Vi vậy mỗi lần đi

sinh hoạt, các em nên đem theo cuốn lịch

này.

- Sinh Hoạt : Trong ngày sinh hoạt, các

anh chị Htr. sẽ để ý sự biểu hiện của em

như thế nào và sẽ chấm điểm vào đây. Nếu

tháng nào em không có đi sinh hoạt thì

tháng đó không có chấm điểm.

- Cúng Dường :

tzu

Page 40: Bản tin sinh hoat số 1

GĐPT Thiện Trí - Thụy Sỹ Trang 39

Bản Tin Số 1 [ Tinh Thần và Sinh Hoạt GĐPT ]

Hình Oanh Vũ

Page 41: Bản tin sinh hoat số 1

GĐPT Thiện Trí - Thụy Sỹ Trang 40

Bản Tin Số 1 [ Hoạt động Văn Nghệ ]

ông Hồng Dâng Lên Mẹ (Văn nghệ cúng dường năm 2009 chùa Phật Tổ Thích Ca Luzern)

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

ính bạch Chư Tôn Đức, Chư

Thượng Tọa Đại Đức Tăng Ni

Kính thưa quý Cô Bác, cùng CE

Sau đây chúng con xin mạn phép đọc bài <

Cảm tưởng về mẹ > trong ý niệm“ Bông

Hồng dâng lên Mẹ „ nhân mùa Vu Lan báo

hiếu của người con Phật năm nay. Chúng ta

hãy lắng lòng chia sẻ với nhau những tâm

cảm sâu xa nhất trong cõi lòng, trong tâm

thức mỗi người dân Việt Nam với mùa lễ

Vu Lan, một truyền thống văn hóa cao đẹp.

Nam Mô Di Đà Phật

Ngày lễ Vu Lan là dịp nhắc

nhở các thế hệ con cháu

chúng ta nhớ tới công ơn

sinh thành dưỡng dục của

cha mẹ, ông bà, tổ tiên...

nhắc đến phận làm con

trong hiện tại nên làm gì để

một mai khi mẹ ra đi khỏi

nhiều nối tiếc.

(Hát bài Bông Hồng Trắng 1)

Đêm Khuya trăng rụng xuống cầu

Cảm thương cha mẹ dãi dầu ruột đau

Ơn cha lành cao như núi Thái

Đức mẹ hiền sâu tợ bể khơi

Dù cho dân cả một đời

Cũng không trả được ân người sanh ta”

Kính Thưa Quý Cô Bác, ACE

Mẹ là dòng suối, là bầu trời thương yêu dịu

ngọt mà chúng ta không trân quý khi còn

mẹ, để rồi khi biết mẹ không còn hiện hữu

gần ta nữa, thì hởi ơi cảm giác chúng ta như

thế nào? thật là hụt hẩng trống vắng làm

sao.

Năm xưa tôi còn nhỏ

Mẹ tôi đã qua đời !

Lần đầu tiên tôi hiểu

Thân phận trẻ mồ côi.

Hoàng hôn phủ trên mộ

Chuông chùa nhẹ rơi rơi

Tôi thấy tôi mất mẹ

Mất cả một bầu trời.

Chiều chiều ngó ngược ngó xuôi

Ngó không thấy mẹ bùi ngùi nhớ thương

Rằm tháng bảy năm nay, mọi người con

Phật, mọi người dân

Việt như đang trở về

với chân tâm của lòng

mình, lòng khác khao

muốn báo hiếu công ơn

sinh thành dưỡng dục

của cha mẹ, ông bà.

(Hát bài Tình Cha)

“Đố ai đếm được lá

rừng

Đố ai đếm được mấy tầng trời cao

Đố ai đếm được vì sao

Đố ai đếm được công lao mẹ hiền”

Và chúng ta nghe đâu đây vang vọng tiếng

hát nhẹ nhàng:

Lòng mẹ bao la như biển thái bình dạt dào

Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt

ngào

Lòi mẹ êm ái như đồng lúa chiều rì rào

Tiếng ru bên thềm trăng tà soi bóng mẹ yêu

Ngọt ngào quá, yên bình quá khi ta về bên

Mẹ, sống trong tình thương yêu của Mẹ;

Thế nhưng, có người con nào không xa Mẹ

để mưu sinh cho cuộc sống của riêng mình.

Chính ngày rằm tháng bảy nhắc nhở ta hãy

buôn đi những gì thường nhật để hướng

Quanh tôi ai cũng khóc

Im lặng tôi sầu thôi

Để dòng nước mắt chảy

Là bớt khổ đi rồi...

Page 42: Bản tin sinh hoat số 1

GĐPT Thiện Trí - Thụy Sỹ Trang 41

Bản Tin Số 1 [ Hoạt động Văn Nghệ ]

trọn trái tim, tình cảm của mình dâng lên

Mẹ. Hiểu là như thế nhưng làm thế nào để

báo đáp công ơn của Cha Mẹ một cách trọn

vẹn. Trước hết chúng ta hãy nghe câu ca

dao:

Cha già là Phật Thích Ca,

Mẹ già như thể Phật bà quán âm.

Nhớ ngày xá tội vong nhân,

Lên chùa lễ Phật đền ơn sinh thành

Và chúng ta hãy nghe tiếp bài ca dao sau thì

sẽ hiểu thấu được lòng Mẹ Cha:

Kể từ lúc hãy còn thai dựng

Đến những khi nuôi nấng giữ gìn

Nặng nề chín tháng cưu mang

Công sinh bằng vượt biển sang nước

người.

Chỉ cần hiểu được lòng Cha Mẹ thì người

con nào cũng sẽ biết làm

gì để trọn vẹn tình

thương yêu ấy. Thế

nhưng cũng có người lầm

lỡ, lầm lỡ cả đời, hoặc

một lần, hay một thời

gian nào đó đã làm cho

Cha Mẹ thắt quặn cơn

đau nhói.

Hãy thức tĩnh hởi những

người con lạc lối, quay về với Mẹ hiền để

sám hối ăn năn, để đón nhận tình thương

yêu không bờ bến, và cuộc đời sẽ soi sáng

bước chân đi.

Ngày rằm tháng bảy, mùa Vu Lan hiếu

hạnh, lòng con dâng trào cảm xúc yêu

thương hướng đến Mẹ, Mẹ hiền ơi! Lạc

bước trùng dương con chưa về bên Mẹ để

nghe con tim mình thổn thức những ưu tư.

Mẹ đã xế chiều với bước chân nặng nhọc

mà vẫn ngày ngày tiếp bước phiên chợ xa,

lo cho con với những đêm trường mất ngủ.

Và đến lúc Mẹ Cha xế bóng, tóc ngả màu,

cô đơn khi chiều về hiu hắt….Con ở đâu

rồi, phải chăng vẫn còn lang thang nơi đầu

đường cuối phố, “công chưa thành, danh

chưa toại” lang thang mãi để đến lúc:

Khi Cha Mẹ đến hồi già yếu

Không ai nuôi thiếu thốn mọi điều.

Nhớ lại hình ảnh Mẹ năm xưa lòng con đau

sót:

Mẹ già ở chốn lều tranh,

Đói no chẳng biết, rách lành chẳng hay.

Mẹ hiền ơi, ngày rằm tháng bảy, con đốt

nén tâm hương dâng lên Mẹ với tất cả tình

yêu thương đằm thắm:

Trước điện thờ con miên man về Mẹ,

Cứa lòng đau khi Mẹ tuổi đã già,

Lòng con trẻ xốn xan từng nất nhịp

(Hát bài Mẹ)

Kính thưa Quý vị với những lời cảm niệm

về Mẹ Cha trong mùa Vu Lan Báo Hiếu

năm nay đưa chúng ta trở về với tình

thương Cha Mẹ, Tổ tiên, Dân tộc…Giờ thì

chúng ta trở về hiện tại, Nếu những ai mất

mẹ, thì sẽ được cài trên

áo một bông hoa trắng.

Nhìn lại bông hoa trắng

trên áo, chẳng hẳng

những ai đó thấy tủi

thân, buồn lắm, sẽ thấy

xót xa, nhớ thương,

không quên Mẹ, dù người

đã khuất.

Nếu những ai còn Mẹ, sẽ

được cài một bông hoa

màu hồng trên áo, và lòng vui sướng hạnh

phúc biết bao khi biết mình còn Mẹ và sẽ

cố gắng làm vui lòng Mẹ Cha, kẻo một mai

người khuất núi có than khóc cũng không

còn kịp nữa.

Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát

Ma Ha Tát

Chúng tôi xin mời toàn thể CE GĐPT

Thiện Trí đi gắn những đóa hoa hồng dù là

hoa hồng đỏ hay hoa hồng trắng.

Biên soạn

Huệ Thành (2006)-Thị Trực(2007-2008)-

Quảng Thuận (2009)

Page 43: Bản tin sinh hoat số 1

GĐPT Thiện Trí - Thụy Sỹ Trang 42

,

Bản Tin Số 1 [ Hoạt động Văn Nghệ ]

Một ngày Du Ngoạn bằng Tàu 28.06.2009

Dâng Mẹ

HT. Thích Quảng Độ

Bao năm rồi con lưu lạc ngàn phương,

Con nhớ mẹ suốt canh trường khắc khoải,

Ơn dưỡng dục mẹ ôi ! Sao xiết kể,

Công sinh thành con nghĩ : quặn lòng đau.

Gốc mai già xơ xác đã từ lâu,

Chơ vơ đứng giữa đường đời gió lộng.

Dòng sông chảy : ấy đời con trong mộng,

Lững lờ trôi..., trôi mãi đến bao giờ ?

Có những đêm con thiêm thiếp trong mơ,

Con mơ thấy hồn con về thăm mẹ.

Được ấp ủ trong tình thương của mẹ,

Mảnh hồn con ấm dịu biết bao nhiêu ?

Bốn phương trời con tìm kiếm đã nhiều,

Nhưng không có một tình yêu của mẹ.

Vu lan đến cõi lòng con quạnh quẽ,

Bóng người xưa như phảng phất đâu đây.

Một chiều thu lạnh dâng bát cơm đầy,

Tình nghĩa ấy, mẹ ôi ! bao thấm thía.

Phương trời này con ngậm ngùi rơi lệ,

Đức cù lao muôn một trả chưa xong.

Page 44: Bản tin sinh hoat số 1

GĐPT Thiện Trí - Thụy Sỹ Trang 43

Bản Tin Số 1 [ Hoạt động Thanh Niên ]

uý ace cùng gđ Htr. và Đs.

GĐPT Thiện Trí thân

mến,

Nhớ kỷ niệm xưa (schöne

Errinnerung) Thiện Trí đã

có những ngày du ngoạn

đầy thú vị: Europa Park,

Conny Land, Picknick

trên núi…năm nay 2009

đặc biệt mình đi xuống hồ:

- để chúng ta có một thời gian dài ngồi

chung nhau ngắm nhìn phong cảnh, núi

đồi hùng vĩ, hồ gió mát thơ mộng, hữu

tình….

- để chúng cùng chiêm nghiệm dòng đời

với dòng nước chảy, đời sống lưu

vong-làm được gì hữu ích cuộc sống!

- để có 1 ngày tâm hồn được thư giản,

thỏa mái đem lại

năng lượng mà thời

gian quý ace đã

phụng sự cho tha

nhân rất nhiều..

Với thư thông tin trên ace

và 1 số gđ ban bảo trợ

đã tham gia rất đông với

tổng số là 44 người. Hành

trình quý ace mọi nơi đi xe hơi hay xe lửa

đến nhà ga Thun và nơi đây con tàu khởi

hành lúc 10:33 giờ và đến bờ hồ Spiez

11:31 giờ với cảnh hồ mát mẻ, 1 công viên

rất rộng để Picknick, chơi thể thao, chơi

Golf…

Thật ấm cúng trên những chiếc chiếu trải

rộng, mỗi gđ đã đem nhiều món ăn rất ngon

từ 3 miền, quây quần bên nhau cùng ăn trò

chuyện…Sau giờ cơm gđ chơi thể thao đá

banh…sau đó lúc 14:00 là giờ thi đấu Golf

bắt đầu do anh Nhuận Sanh tổ chức, 3-4

người là 1 nhóm, vào chung kết nhóm

Tuyết Sương đã đoạt giải nhất và người

được bình chọn cách ăn mặt-phong cách

người chơi Golf là anh Nguyên Hòa.. Sau

giờ chơi Golf xong ace quây tụ bên nhau ca

hát trò chuyện cười vang 1 góc trời nhất là

nhắc tới kỷ niệm nụ hôn giác ngộ của vợ

chồng ac Quảng Thuận…rồi sau đó giờ

chơi thuyền, chạy bằng máy hay đạp thuyền

rất mát mẻ và là thời gian ace tĩnh tâm

ngắm nhìn phong cảnh hữu tình núi - hồ

hùng vĩ là nơi nhiều khách du lịch đến tham

quan…chúng ta cùng xem

vài hình ảnh rất đẹp, kỷ

niệm…

Năm nay GĐPT đã tài trợ

(Budget) cho cuộc du

ngoạn: 300 Fr., nên mỗi

người được 1 vé tàu thủy

và khi về tới nhà Ga Thun

trước khi từ giã ace ngồi

lại với nhau trong tiệm với ly Café, trà….

Tất cả là nguồn năng lượng quý báu mà

hằng năm GĐPT Thiện Trí có 1 ngày Du

Ngoạn của đại gia đình chung thật là khó

quên.

Thị Trực

Thun-Interlaken

Page 45: Bản tin sinh hoat số 1

GĐPT Thiện Trí - Thụy Sỹ Trang 44

Bản Tin Số 1 [ Hoạt động Thanh Niên ]

JJJJJJJJ

ố lượng tham gia đa số ACE

trẻ và cách ăn mặc để chuẩn

bị cho một ngày trượt tuyết

rất là khí thế, chỉ đáng tiếc

một số Anh Chị lớn vì bận

công chuyện nên không

tham gia được.

Nhắc đến ngày trượt tuyết này thật là thê

thảm và đầy mạo hiểm. Đó không phải là

ngày trược tuyết bình

thường như những ai đã

từng đi qua, mà là một

cuộc thám hiểm đầy khó

khăn. Hasliberg là một

nơi có phong cảnh rất đẹp

và đầy thơ mộng. Trên

đường xe chạy toàn là

tuyết, nếu không cẩn thận

thì sẽ tai nạn như chơi,

như điển hình xe của nh Minh Trường đã

không điều khiển được, bị trượt bánh xe,

nhưng lúc đó may là đường không có xe,

không thì sẽ nguy hiểm.

Khi đến nơi tổ chức, xe của các nh Em đã

gặp vấn đề khi chạy lên dốc để đậu xe, vì

buổi sáng tuyết nhiều quá, nhưng bao nhiêu

khó nhọc cuối cùng nh Em cũng đậu xe

được và cùng nhau đi thay đồ, mua vé để

chuẩn bị cho cuộc hành trình trượt tuyết

đầy thú vị và gian nan này….

Trước khi đi dây cáp treo (Seilbahn) lên núi

cao hơn 1500m, nhìn CE ai cũng có tinh

thần và sức sống, lúc đó không khí thật là

vui vẻ, chắc có thể ACE sẽ nghĩ đến một

cuộc rượt bắt trượt tuyết thật thú vị và

phiêu lưu, nhìn các em Oanh Vũ rất là ngây

thơ, hồn nhiên theo chân Ba Mẹ và Anh Chị

mình. Khi lên trên núi hơn

1500m, phong cảnh xung

quanh rất hùng vĩ, một

không gian tràn đầy màu

trắng rất đẹp và không khí

thật trong lành, làm cho

mình thấy thật dễ chiệu.

ACE tranh thủ cùng nhau

chụp hình lưu niệm, ai cũng

nở nụ cười rất tươi.

Cuối cùng CE cùng nhau đi đến con

đường trược tuyết để xuất phát. Lúc ban

đầu mọi người rất là hưng phấn, mặc cợ con

đường phủ đầy tuyết, cố gắng dùng sức để

trượt, nhưng chạy chưa tới 30 giây thì

không trượt được nửa, vì trên đường tuyết

nhiều quá, trong lòng ai cũng nghĩ đoạn

đường này trượt không được tốt lắm thì

đành đi bộ tiếp… và cứ thế ACE cùng dắc

nhau đi…..

Suy tưởng lại ngày trượt tuyết, 22 tháng 2 năm 2009 ở Hasliberg-Thụy Sĩ do ace GĐPT Thiện Trí tổ chức.

Page 46: Bản tin sinh hoat số 1

GĐPT Thiện Trí - Thụy Sỹ Trang 45

Bản Tin Số 1 [ Hoạt động Thanh Niên ]

Đâu có ngờ những đoạn đường kế tiếp vẫn

như nhau, làm CE cứ đi để rồi hy vọng sẽ

tới những đoạn đường tốt hơn và đôi lúc

sanh nghi ngờ là mình có đi đúng con

đường trượt tuyết này

không?. Bên cạnh là con

đường của những người

chơi Ski, họ chạy rất là

nhanh, nhưng mình thì đi

bộ, thật là thê thảm, nhìn

mà bắt thèm, nhưng cũng

ráng mà đi. Trong lúc đi

bộ cũng rất nguy hiểm, vì

đường tuyết nhiều quá,

giống như ta đang đi lạc vào Mê Cung phủ

đầy tuyết, không biết mình đang ở đâu? Có

người nói vui, nếu có máy chỉ đường ở đây

thì sẽ biết mình đang ở đâu!. Các Em Oanh

Vũ thì đi bộ rất là xung sức và tung tăng

đùa vui. Con đường trượt tuyết còn rất xa,

nhưng đi bộ thì bao giờ

mới đến?, nên CE ăn

trưa ngay trên đoạn đường

trượt tuyết luôn. Xung

quanh không có ai hết,

thỉnh thoảng nhìn xa xa

cũng có vài ba người trượt

tuyết, nhưng họ cũng đi bộ

như mình, chắc một số

đông người ta đã biết trước

hôm nay trượt tuyết không được. Lúc đó

ACE cùng ngồi ăn và than thở tại sao cực

khổ như thế này, không khí lúc đó tuy mệt

thiệt, nhưng rất là mắc cười, trong cái mệt

hòa chung cái vui.

Ăn trưa xong mọi người cùng nhau đi bộ

tiếp, với niềm hy vọng sẽ đi tới đoạn đường

có thể trượt tuyết được. Cuối cùng „Trời

Thương Tình“ có cơ hội được trượt tuyết,

làm ai cũng mừng quá,

giống như đi trên Sa Mạc

mênh mông gặp được

nước uống, nhưng chỉ

trượt được khoảng 10-15

phút thôi. Lúc đó tính ra

ACE mới đi tới nữa đường

thôi, mà trời cũng đã

chiều, làm ACE chán nản

quá, thôi đành đi giây Cáp

treo (Seilbahn) xuống núi thôi, chứ đi bộ

xuống núi thì đến bao giờ.

ACE quyết định xuống kiện nơi tổ chức, là

tại sao không báo trước là đường có nhiều

tuyết, làm mình đi bộ mệt quá, không chơi

được gì hết, cuối cùng người ta cũng đền bù

lại cho mình một số tiền.

CE cùng nhau đi thay đồ,

sau đó đến một Restaurant

bên cạnh và dùng số tiền

người ta trả lại mua đồ ăn,

Kaffee và nước uống, mọi

người ngồi tâm tình, ôn lại

kỷ niệm khó quên này, thật

là một cuộc phiêu lưu đầy

mệt nhọc và ý nghĩa, có

thể sẽ không bao giờ trở lại nữa.

Trước khi chia tay Anh Thị Trực và Anh

Minh Trường nhắc nhở vài lời và bắt tay

thân ái, rồi cùng chúc ACE ra về bình an.

Minh Hưng

Page 47: Bản tin sinh hoat số 1

GĐPT Thiện Trí - Thụy Sỹ Trang 46

,

Bản Tin Số 1 [ Hoạt động Xã Hội Từ Thiện ]

Từ Thiện - Xã hội:

Phụng sự chúng sanh là cúng dường chư Phật. Cũng vì ý nghĩa đó, cùng với tâm nguyện nuôi dưỡng lòng từ bi của người con Phật, GĐPT Thiện Trí luôn cố gắng đóng góp chút ít phần mình vào việc cứu trợ nạn nhân bị thiên tay bất hạnh với ý nguyện đem lại niềm vui và làm bớt đi phần nào đến những người có đời sống khốn khổ! Ngoài ra Thiện Trí cũng luôn duy trì về việc cúng dường chư Tăng Ni và ủng hộ các chùa trong những ngày lễ lớn. Thêm vào đó anh chị em Huynh trưởng có dịp về thăm quê hương hay đi hành hương thường đem theo một ít tịnh tài để làm việc công tác từ thiện- xã hội. Cũng nhờ vào sự ủng hộ nhiệt tình từ tinh thần đến tịnh tài của quý Cô Bác khắp nơi, nên Thiện Trí mới có cơ hội thực hiện một vài Phật sự có ý nghĩa trong đời sống của người Phật tử. Sau đây gđpt Thiện Trí xin ghi lại những đóng góp nho nhỏ vào công tác từ thiện từ ngày 01.01.2009 đến ngày 31.01.2010 để quý Cô Bác cùng Anh chị em tham tường: Nơi Ủng Hộ, cho việc gì: Số Tiền Ủng Hộ: Cúng dường các chùa tại Thụy Sĩ và chùa Khánh Anh bên Pháp Sfr. 700.00 Từ thiện Ấn Độ, Giúp đỡ Lam Viên giỏi, nghèo khó tại Việt Nam Sfr. 500.00 Cứu trợ nạn lụt miện Trung việt Nam Sfr. 3800.00 Ấn Tống Kinh Địa Tạng Sfr. 655.00 Cúng duờng Chư Tăng Sfr. 150.00 TM Thủ Quỹ GĐPT Thiện Trí

Quảng Thuận

PAS

TTTT

TTT T TTTT

T TTTTT T

Page 48: Bản tin sinh hoat số 1

GĐPT Thiện Trí - Thụy Sỹ Trang 47

Bản Tin Số 1 [ Hoạt động Xã Hội Từ Thiện ]

Kính thưa quý vị đồng hương,

hời gian vừa qua, Việt Nam bị tàn phá bởi những cơn bão trên cấp 11, lụt lội khắp

nơi, đồng bào nơi đó phải chịu nỗi mất mát vô cùng to lớn, lâm vào cảnh màn trời

chiếu đất, đói khổ, những em bé trở thành côi cút, môi sinh bị tàn phá..v.v..và

v.v...

Với tấm lòng ”L L NH Đ M L CH” GĐPT Thiện Trí tha thiết kêu gọi

những trái tim từ bi cùng chung góp sức để cứu trợ đồng bào nơi vùng lũ lụt. Để

thực hiện được điều này, GĐPT sẽ tổ chức Buổi Cơm Chay Từ Thiện gây quỹ

cứu trợ vào ngày 13 tháng 12 năm 200 , từ 11 giờ đến 16 giờ tại

Hohfurischule, Eckwiesenstr. 2, 8408 Winterthur. Giá mỗi phần ăn là CHF 20 (gồm có 3

món + tráng miệng + 1 ly nước). Phở cho trẻ em CHF 5.

Chương trình gồm có:

- Tụng kinh cầu nguyện cho những đồng bào nạn lũ

- Dùng cơm thâm mật

- Chiếu hình ảnh, phim cảnh lũ lụt

- 1CHF ủng hộ may mắn

- Trò chơi

- Văn nghệ cây nhà là vườn

- Tổng kết tài chánh

- Đốt đèn cầu nguyện và phút quán niệm

- Đôi lời cảm tạ và hoàn mãn

Thay mặt GĐPT Thiện Trí xin trân trọng kính mời tất cả quý vị đến dự Buổi Cơm Chay Từ

Thiện này. Sự tham gia của quý vị sẽ nói lên tấm lòng cứu trợ quý báo đến nạn nhân nơi

quê nhà.

Thay mặt GĐPT Thiện Trí xin chân thành cảm ơn nhiệt tâm của quý vị.

Thư ký: Minh Trường - Lê Công Thọ

T

THƢ MƠ I THAM DƢ BUÔ I CƠM CHAY TƢ THIÊ N

gg

Page 49: Bản tin sinh hoat số 1

GĐPT Thiện Trí - Thụy Sỹ Trang 48

Bản Tin Số 1 [ Hoạt động Xã Hội Từ Thiện ]

ứ vào mùa đông khoảng

giữa hoặc cuối năm

GĐPT Thiện Trí thường

hay tổ chức đêm tình

thương, là nhân cơ hội

này để hội ngộ những bạn bè thân hữu và

một số Cô, Bác Anh, Chị trong ban bảo trợ

hầu để tâm tình và chia xẻ những khó khăn

hay những sự an lạc mà mọi người đã thực

nghiệm trong những

ngày tháng vừa qua.

Kế hoạch trong năm

2009 tháng 12 sẽ tổ

chức đêm hội ngộ tình

L M, nhưng tại Việt

Nam thật thảm thương

chỉ trong vòng 2 tháng

lại xảy ra 2 trận bảo lụt

khốc liệt làm cho vô số

người bị thiệt mạng

lâm cảnh lầm than đói khổ và nhà cửa bị tàn

phá rất nhiều ….trước thảm cảnh đó anh chị

Giác Ngộ và Diệu Liên đề nghị tổ chức

buổi cơm chay từ thiện để quyên gốp một

số tịnh tài gởi về giúp đở nạn lụt, tất cả

ACE Thiện Trí đều hưởng ứng, thế là bắt

tay làm việc …..

Đêm tình thương

thường hay tổ chức vào

tối thứ 7, nhưng hôm

nay tổ chức buổi cơm

chay từ thiện lại vào

ngày chủ nhật từ 10g00

đến 16g30 thành thử

một số ACE vẫn còn

phân vân, không biết

ngày này khách có đến

không, nhưng Giác

Ngộ vẫn nói rằng, làm

từ thiện chúng ta không nên lo âu như vậy,

nếu thuận duyên thì được lớn một chút, nếu

không thì cũng có một số nhỏ, dù

lớn hay nhỏ miễn chúng ta thành tâm cố

gắng thì mọi việc cũng đều tốt đẹp.

Dự định số người đến tính luôn tất cả gia

đình ACE Thiện Trí thì khoảng 100 người

trở lại…

Phần ăn thì Giác Ngộ và Diệu Liên lo còn

những thứ khác thì chia nhau làm việc. Nói

thật ra thì Diệu Liên rất lo âu cho buổi cơm

từ thiện này, bởi vì

mùa đông bịnh cảm

thường hay xảy ra,

trước đó 1 tuần là

Diệu Liên đã bị cảm

rồi, như vậy ai lo nấu

đồ ăn đây, nhưng nhờ

sự kiên trì và mầu

nhiệm của Chư Phật

nên cơn cảm cũng đã

qua, thế là chúng tôi

Giác Ngộ, Diệu Liên

và chị Cúc cùng nhau làm những vật liệu

chuẩn bị trước, chúng tôi làm từ 3giờ trưa

thứ bảy tới tối 11g30 đêm mới xong….

Buổi cơm chay diễn ra trong bầu không khí

rất thân tình, nhiều bà con thân quen cả

năm không gặp, nên vui lắm tay bắt mặt

mừng…Lễ cầu nguyện là giờ bắt đầu cho

chương trình, trước

bàn thờ Phật trang

nghiêm, tất cả mọi

người đều thành tâm

tụng niệm đến những

người không may

mắn bỏ mạng trong

cơn bảo tố…sau khi

hành lễ xong, người

Anh tinh thần của

GĐPT Thiện Trí có

vài lời chào mừng

đến quan khách, nh cũng nói sơ qua về

cơn bão lụt tại miền trung VN bị thiệt hại

như thế nào…

C Buổi cơm chay từ thiện

13.12.2009

Page 50: Bản tin sinh hoat số 1

GĐPT Thiện Trí - Thụy Sỹ Trang 49

Bản Tin Số 1 [ Hoạt động Xã Hội Từ Thiện ]

Sau đó trong giờ dùng cơm vừa thưởng

thức những món ăn quê hương vừa xem

những đoạn phim bão lụt tại VN rất là thảm

thiết mà các ACE trong ban kỷ thuật đã

sưu tầm, lồng vào những bản nhạc quê

hương khơi đậy trong lòng người Việt xa

hương bao thổn thức nhớ nhung……Mọi

người đều khen ngon, hơn nữa rất rẻ, với

một phần ăn 20 Quan Thụy sĩ cho 4 món

(gồm 2 món khai vị 1món phở chính và 1

món tráng miệng). Về phần trò chơi 1 đồng

may mắn, trò chơi Phật hóa theo như sinh

hoạt GĐPT làm quý Cô Bác cũng hưởng

ứng và cảm nhận sự an vui khi nhận trên

tay những món quà tượng trưng hình ảnh

Tam Bảo, các hạnh nguyện như là Từ Bi-

Bố thí-Nhẫn

nhục….của những đóa hoa Sen 18 cánh đầy

ý nghĩa….

Với số lượng tham dự người lớn và trẻ em

tính luôn cả gia đình CE Thiện Trí có

khoảng 70 người mà số thâu được 3300

quan Thụy Sĩ …và nhiều ân nhân thân quen

sau đó đã không đến được cũng gởi đến ủng

hộ rất nhiều….Một buổi cơm chay đầy ý

nghĩa được thành công tốt đẹp viên mãn,

ACE cảm thấy rất là vui mừng, trước giờ

chia tay ra về, với phút nguyện cầu và hồi

hướng công đức về quê nhà và tất cả chúng

sanh… tất cả đều bắt dây thân ái với lòng

dâng lên nhiều cảm xúc, lợi lạc….

Trân trọng

Giác Ngộ

Page 51: Bản tin sinh hoat số 1

GĐPT Thiện Trí - Thụy Sỹ Trang 50

Bản Tin Số 1 [ Hoạt động Xã Hội Từ Thiện ]

Ngày lễ tỵ nạn vào tháng sáu 2009

g àng năm vào tháng sáu là có một ngày lễ tỵ nạn được tổ chức tại nhà quốc hội Thụy Sĩ - Bern nhằm mục đích cho nhiều sắc dân tị nạn sinh sống tại

Thụy Sĩ có cơ hội làm quen và tìm hiểu những sắc thái, văn hóa của nhiều dân tộc khác nhau. Đến năm 2009 GĐPT Thiện Trí đã tham gia đóng góp được 17 năm rồi kể từ năm 1992. Gian hàng: GĐPT Thiện Trí có một gian hàng bán cơm chiên chả giò chay và trái cây. Bên cạnh có đặt vài hình tượng và tranh ảnh Việt Nam và một khung hình giới thiệu về tổ chức GĐPT. Gian hàng trang trí trang nhã và rất vệ sinh sạch sẽ nên đã được ban tổ chức khen ngợi là gian hàng kiểu mẫu, đàng hoàng. Đặc biệt năm nào cũng bán được ít nhất là 60 trái khốm (mỗi trái được chia ra làm tám miếng nhỏ) vì những trái khốm được gọt vỏ rất đẹp và thấy lạ lạ đối với người nước ngoài. Văn nghệ: Ngày 20. 06. 2009 vừa qua trong chương trình văn nghệ mặc dù ACE Thiện Trí phải khắc phục nhiều khó khăn về nhân lực cũng như thời gian, nhưng cuối cùng cũng đóng góp được một điệu múa mang màu sắc dân tộc rất đằm thắm và dễ thương. Nên có lần người ta điện thoại đến nhà để mời đi trình diễn văn nghệ trong những dịp lễ khác của họ nữa! Ngày lễ tị nạn ngoài mục đích giới thiệu văn hóa dân tộc Việt Nam và sự hiện diện hòa nhập tổ chức LAM vào cộng

đồng xã hội và cũng là ngày ACE Thiện Trí quay quần bên nhau nói chuyện, ăn cơm chung ngoài trời bên gian hàng đơn sơ và nhớ ôn lại cuộc đời của những người xa quê hương đất nước… Thông tin: Năm nay 2010 kỷ niệm 30 năm ngày Tị Nan sẽ tổ chức vào ngày 19.06.2010 Flüchtlingstag, Fest auf dem Bundesplatz, Bern :

1980 initiierte die Schweizerische Flüchtlingshilfe SFH einen nationalen Flüchtlingstag. Seither findet dieser jeweils am dritten Juni-Wochenende in über 200 Städten und Gemeinden statt.

Der Flüchtlingstag würdigt das Schicksal sowie den Mut der Flüchtlinge der Welt und ist daher ein Fest, ein Tag der

Besinnung und des Kampfes für das Menschenrecht auf Asyl. In vielen Ländern finden an diesem Tag Veranstaltungen statt, von Kabarett und Rockkonzerten bis hin zu Konferenzen und Gedenkfeiern.

Flüchtlingstag 2010 Der Tag des Flüchtlings, die wichtigste Sensibilisierungskampagne in der Schweiz im Bereich Flucht, Asyl und Integration, findet im Jahr 2010 an den folgenden Daten statt: Samstag, 19. Juni 2010: Nationaler Flüchtlingstag. (trích từ trang nhà nói về ngày Tị Nạn-Bern) Quảng Thuận

H

Page 52: Bản tin sinh hoat số 1

GĐPT Thiện Trí - Thụy Sỹ Trang 51

Bản Tin Số 1 [ Hoạt động Xã Hội Từ Thiện ]

Sách Khái Luận về Tôn Giáo ở Bern

ài viết của ông Stefan Rademacher tìm hiểu về các nhóm, hội đoàn Tôn Giáo đang hoạt động ở Bern. Sau khi liên lạc với Thị Trực để trả lời những câu hỏi và ông đã viết giới thiệu về GĐPT Thiện Trí vào „Sách Khái

Luận về Tôn Giáo ở Bern“ cuối năm 2007. Handbuch der Religionen in Bern Ein Projekt des Instituts für Religionswissenschaft der Universität Bern, Vereinsweg 23, 3012 Bern Projektleitung / Kontakt: wissenschaftliche Aufsicht: Stefan Rademacher M.A. Prof. Dr. K. Kollmar Paulenz Tel (Büro, unregelmässig): 031-631 35 78 Fax: 031-631 35 51 Email: [email protected] Das Ziel ist die Erstellung einer möglichst vollständigen Übersicht über die derzeit im Kanton Bern bestehende religiöse Situation. Erfasst werden die wichtigsten soziographischen Daten von Gruppen und Gemeinschaften wie der Name, das Gründungsdatum, die Mitgliederzahl, ihre Orte und wichtige Veranstaltungen. Erklärend werden die wichtigsten Lehrinhalte kurz beschrieben. Da der Platz sehr beschränkt ist, kann auf diese sowie auf historische Abläufe nur begrenzt eingegangen werden. Das Handbuch wird der Öffentlichkeit zur

Verfügung gestellt und soll das Zusammenleben in Bern fördern. Hauptfragen 1. Wie heißt die Gemeinschaft, d.h. wie nennt sie sich selbst? Wie heißt sie in Bern? 2. Wie viele Mitglieder (Anhänger/Sympathisanten) bzw. wie viele Teilnehmer hat sie insgesamt (d.h. weltweit) und in Bern? Ist eine Doppelmitgliedschaft mit anderen religiösen Gemeinschaften möglich? 3. Seit wann existiert sie? Wann wurde sie in Bern gegründet? 4. Welche Institutionen, Aktivitäten und öffentlichen Feste der Gemeinschaft gibt es? 5. Wie gestaltet sich der Kontakt der Gemeinschaft zu anderen religiösen/ weltanschaulichen Organisationen und zur Öffentlichkeit? 6. Wo in Bern existiert die Gemeinschaft? Unter welchen Adressen ist Information, Kontakt und vielleicht Teilnahme möglich? Zusatzfragen - Wie wird man Mitglied? Kann man die Mitgliedschaft verlieren bzw. beenden? - Welche Strukturen der Mitgliedschaft (Spezialisten/Laien) gibt es und ist eine Hierarchie etabliert bzw. vorgeschrieben? - Gibt es individuelle religiöse Rituale neben den gemeinschaftlichen /öffentliche? - Welchen rechtlichen Status besitzt die Gemeinschaft? - Wie finanziert sich die Gemeinschaft? - In welcher Position sieht sich die Gemeinschaft innerhalb der Gesellschaft?

B

Page 53: Bản tin sinh hoat số 1

GĐPT Thiện Trí - Thụy Sỹ Trang 52

Bản Tin Số 1 [ Hoạt động Xã Hội Từ Thiện ]

Natürlich kann dieser Fragenkatalog eine Religion nicht vollumfänglich erfassen. Die grundsätzlich wichtigsten Fragen sind sicherlich: „Was sind die Hauptinhalte der religiösen Lehre? Was glauben wir?“ Diese Frage wie überhaupt möglichst viele Informationen (z.B. zur

allgemeinen Geschichte) versuchen wir schon im Vorfeld der Kontaktaufnahme aus der Literatur und dem Internet zu ermitteln, um uns im Gespräch ganz auf Bern konzentrieren zu können. Kurz vor der Fertigstellung der Publikation werden wir nach Möglichkeit Ihnen unseren Text zum Gegenlesen vorlegen.

ie Gruppe GDPT Thien Tri ist ein Schweizer Ableger einer schon seit Mitte

des 20. Jh.s bestehenden Gemeinschaft. Diese vereint unter dem Namen

„Gia Dinh Phat Tu“, was soviel heisst wie „grosse Familie der Buddhisten“,

heute nach eigenen Schätzungen etwa 300.000 Personen in Vietnam und

weltweit.

Die Deutschschweizer Gruppierung entstand 1990. Sie ist nicht formal (z.B.

als eingetragener Verein) organisiert, somit trägt sie auch ihren deutschen Namen nur

informell. Eine Vereinsgründung ist aber angestrebt. In der Deutschschweiz hat die Gruppe

etwa 30 aktive und 40 passive Mitglieder. Längere Zeit hat sie eng mit der Tri Thu Pagode

in Zollikofen zusammengearbeitet und die Aktivitäten haben mehrheitlich in Zollikofen

stattgefunden. Doch etwa 2005 trennte man sich und seither wurde noch kein neuer fester

Standort gefunden. Treffen finden nun abwechselnd in Winterthur, in Olten oder in Bern statt,

meist in den Privatwohnungen von Mitgliedern.

Ziele der Schweizer Vereinigung sind die Erziehung von Jugendlichen zu Buddhisten und

ihre Befähigung, an einer sozialen Gesellschaft im Sinne des Buddhismus mitzuwirken. Das

religiöse Element ist also stark mit pädagogischen, sozialen und kulturellen Anliegen

verwoben. Entsprechend verfügt der Verein neben der Leitung und sechs verschiedene

Altersgruppen über Ausschüsse für Beratung, Eltern und Betreuung und über vier

Fachreferenten für Sprache und Berufe, Sport, Veranstaltungen sowie Informatik.

Mitglied kann – nach einer Probezeit – jeder Interessenten ab sieben Jahre werden

(Minderjährige mit Zustimmung der Eltern). Gewünscht ist die aktive Teilnahme an den

Arbeiten, Aktivmitglieder die mehrfach unentschuldigt fehlen, können sogar ausgeschlossen

werden. Die Finanzierung erfolgt einzig durch freiwillige Mitgliederbeiträge und durch

allfällige Erträge (Spenden, Gönner, Veranstaltungen usw.).

Die Gruppe organisiert Feiern aus Anlass des Tet-Festes (vietnamesisches Neujahr), des

Festes der Herbstmitte (Mondfest), zu Buddhas Geburtstag, zum Muttertag, zum

Gründungstag der Buddhistischen Jugendgruppe und zum Flüchtlingstag. Religiöse Rituale

sind zumeist Angelegenheit jedes Einzelnen. Wegen der geringen Grösse und der

ungesicherten Struktur bestehen kaum Kontakte mit anderen religiösen Gemeinschaften oder

zur Öffentlichkeit. Doch bemüht man sich, Kontakte aufzubauen und sich kulturell zu

engagieren: Jedes Jahr z.B. führt die Gruppe bei der Buddhistischen Gemeinschaft

Schweiz (SBU) in Zürich einen traditionellen Tanz vor. Und im September 2007 engagierte

sie sich im Quartier Gäbelbach / Holenacker in Bern beim Vollmondfest für die Kindern.

Kontakt

Herr Vo Van Chanh, Sonnmatte 13, 3250 Lyss , Tel. 032-384 56 11

Vietnamesische Buddhistische Jugendgruppe / GĐPT Thiện Trí

ii

Page 54: Bản tin sinh hoat số 1

GĐPT Thiện Trí - Thụy Sỹ Trang 53

Bản Tin Số 1 [ GĐPT Hải Ngoại-Âu Châu-Đơn vị bạn ]

Lễ thọ cấp Dũng anh Huynh Trưởng Chí Pháp

Thư Chúc Mừng

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Kính Bạch Chư Tôn Giáo Phẩm Chứng minh.

Kính Thưa Quý Anh, Chi Huynh Trưởng.

Kính thưa Anh Chí Pháp,

òa với niềm vui chung của đại gia đình “Áo Lam” Âu Châu, hôm nay, trong không khí trang nghiêm trước ngôi Tam Bảo và

tình Lam thân thương đầy đạo vị, với sự gia trì của Chư Phật, Chư Bồ Tát và sự hiện diện chứng minh của Chư Tôn Đức cùng sự tham dự của tất cả Anh, Chị, Em Lam Viên khắp nơi, hội tụ về trong khuôn viên khóa học Phật Pháp Âu Châu hằng năm của Giáo Hội tổ chức tại Bỉ quốc, để chào mừng ngày vui, trọng đại ý nghĩa này.

Thưa Anh!

Hạnh phúc thay ! cho chúng em đã từ lâu mong đợi ngày vui trọng đại của đời Anh, đời người Huynh trưởng GDPTVN, đã một lần phát nguyện sắt son sống trọn đời cho tổ chức và đàn em thân yêu. Hôm nay, chúng em trong niềm vui hân hoan ngày “Hội NGộ Tình Lam” chúc mừng và cám ơn Anh! Bởi vì khắp Âu Châu chỉ có Anh là người đầu tiên được thọ nhận cấp Dũng.

Đó là niềm vinh hạnh cho chúng em và điểm son đánh dấu suốt quảng đời Anh , sự hy sinh, đức hạnh, lòng trung kiên và tận tụy của Anh đối với tổ chức, với đàm em, là tấm gương sáng cho chúng em noi

theo.

Thay mặt, Ban Huynh Trưởng và Đoàn sinh Gia Đình Phật Tử Thiện Trí tại Thụy Sĩ, kính gởi lời chúc mừng đến Anh và kính chúc Anh thân tâm luôn an lạc, sở hạnh như nguyện, sở nguyện như ý và chúc Anh luôn dũng tiến trên bước đường phụng sự Dân tộc-Đạo pháp và Đàn em thân yêu.

Nguyện cầu Tam Bảo gia hộ cho buổi lễ thọ Cấp được

thành công viên mãn.

Kính chào tinh tấn

Thụy Sĩ, Phật lịch 2553, ngày 01 tháng 8 năm 2009

T/M. GĐPT- Thiện Trí- Thụy Sĩ

Gia Trưởng Giác Ngộ-Võ Đình Trọng

H

z

Page 55: Bản tin sinh hoat số 1

GĐPT Thiện Trí - Thụy Sỹ Trang 54

Bản Tin Số 1 [ GĐPT Hải Ngoại-Âu Châu-Đơn vị bạn ]

Hòa lan, ngày 10 tháng 8 năm 2009

THƯ CẢM TẠ

am mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Kính bạch chư tôn đức, Kính thưa quý bác Gia Trưởng và anh chị em Huynh Trưởng,

Chúng con / tôi Chí Pháp Nguyễn Thanh Quang, trong lễ Thọ Cấp được tổ chức sáng ngày 8-8-2009, lồng trong Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu lần thứ 21 do GHPGVNTN Âu Châu điều hợp tại vương quốc Bỉ, được sự quang lâm chứng minh của chư tôn đức lãnh đạo GHPGVNTN Âu Châu, huynh trưởng Trưởng Ban Hướng Dẫn GĐPTVN Trên Thế Giới chủ tọa danh dự, Trưởng Ban Hướng Dẫn Hải Ngoại Chủ Tọa, quý đạo hữu Gia Trưởng và nhiều thành viên BHD Âu Châu, quốc gia và các Gia Đình tham dự. Trong Đạo tràng trang nghiêm, những pháp nhũ của Hòa Thượng Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTN Âu Châu, huấn từ của hai anh Trưởng Ban Hướng Dẫn GDPTVNTTG, GDPTHN để cá nhân chúng tôi và tập thể thính chúng định hướng cho lối đi, làm hành trang trên đường phục vụ Lý Tưởng GĐPT nói riêng và phụng sự Đạo Pháp, Dân tộc nói chung. Ngoài những lời chỉ giáo vô cùng quý báu trên, chúng con / tôi còn nhận được những món quà vô cùng hữu ích cho việc Tu Học :

- Bộ Kinh Trường A Hàm do Thây Tuệ Sỹ dịch và chú. - Bộ Kinh A Di Đà Sớ Sao - Tập San Pháp Luân (3) - Đến Gần Với Không Gian tâp truyện ngắn của Lữ - Tấm sáo, chúc mừng lễ Thọ Cấp - Hộp đèn sáp 4 ngọn và một chân đèn thủy tinh, hình đóa sen 18 cánh - Một chân đèn hình tròn bằng thủy tinh - Một dĩa để chưng có trang trí ảnh Truyền đăng lễ Thọ Cấp Tín cùa HT Âu Châu. - Ba bóng đèn, hinh đèn sáp thắp sáng tự động bằng điện. - Một đèn dầu dùng cho lễ Truyên Đăng. Chúng con xin đê đầu đa tạ sự quang lâm chứng minh, ban đạo từ, chí tâm hợp nguyện của chư tôn đức. Chúng tôi xin được gởi lời tri ân đến quý Bác Gia Trưởng, Huynh Trưởng chẳng nệ đường sá xa xôi, cách trở, khắc phục lắm chướng duyên đến tham dự và vô cùng cảm tạ những món quà rất thực dụng của chư vị ân nhân. Nam Mô Công Đức Lâm Bồ Tát Ma Ha Tát. Kính bái tạ : Chí Pháp Nguyễn Thanh Quang

X

Page 56: Bản tin sinh hoat số 1

GĐPT Thiện Trí - Thụy Sỹ Trang 55

Bản Tin Số 1 [ GĐPT Hải Ngoại-Âu Châu-Đơn vị bạn ]

Hòa Lan, ngày 11.8.2009

Anh chị em Thiện Trí thương mến,

hận được món quà của

ace do anh Thị Trực

chuyển lại tại khóa tu

học Phật Pháp Ấu

Châu lần thứ 21

(Vương quốc Bỉ) tôi

đã không vội mở ra ngay. Về đến nhà,

sau một ngày dài ngủ nghỉ, tôi mở gói

quà với lòng thành kính của tôi…Tôi rất

xúc động!

Vì nó đã gói ghém trọn bài kinh Bát

Nhã mà đức Quán Thế Ấm Bồ Tát đã

nói khi Ngài đã quán chiếu thâm sâu về

con người.

Về hình thức, món quà là một đóa sen

18 cánh. Đã là hoa sen thì gần bùn mà

chẳng hôi tanh mùi bùn. Làm tôi xót xa

lắm!

Về nội dung, 18 cánh sen xếp thành 3

tầng, mỗi tầng 6 cánh tượng trưng cho

18 giới:

6 cánh trên là: Lục căn

6 cánh ở tầng thứ nhì là: Lục trần

6 cánh dưới cùng là: Lục thức

Lục căn tiếp xúc với lục trần sinh ra lục

thức. Mà lục thức ở đây lớn hơn hết.

Làm tôi nhớ lại có lần tôi viết đâu đó

một bài về một huynh trưởng trẻ, tôi hỏi

em đó: Vì sao em thích sinh hoại với

ngành Oanh. HTr trẻ trả lời không suy

nghĩ: Em thích sinh hoại với ngành

Oanh là để em học các em đó, học tánh

hòa giải của các em Oanh Vũ, các em

ngành Oanh hay đụng chạm nhau, gây

gổ nhau nhưng sau đó thì tự chơi lại với

nhau còn người lớn thì em chưa thấy!

Như vậy lục thức lớn dần theo thời

gian. Là Huynh trưởng GDPT phải TU

mới giảm dần những cơn nóng giận, khi

nổi nóng lên thì nhớ rằng mình đang

mặc chiếc áo LAM là áo màu khói,

nóng lên là có lửa ở trong lòng mới bốc

khói ra … lúc đó chúng ta niệm đức

Quán Thế Ấm, như bài kinh dưới đây:

“Nếu có ai ác ý, Xô vào hầm lửa lớn,

Niệm sức mạnh Quán Ấm, Hầm lửa

biến hồ sen”

Tôi đã tôn quí món quà của ace cho tôi

ngay dưới chân đức Phật nhập niết bàn

trong tủ thờ Phật trong nhà tôi để mỗi

ngày lễ Phật tôi nhớ tới ace Thiện Trí.

Cảm ơn món quà quý hóa của ace.

Thăm và chúc ace tinh tấn,

Tâm Ngọc, Lê Giao

Kính anh Giao,

Kính Gia Trưởng, Ban Cố vấn cùng Htr. và Đs. GĐPT Thiện Trí,

nh Giao à, lời đầu em vô cùng cảm kích tấm chân tình cao thượng của anh đã viết

thư này đến với GĐPT Thiện Trí, ace Thiện Trí rất kính anh và rất thường nhắc

tên anh trong những lần sinh hoạt..

Anh Thuận và em đi kỳ này qua dự lễ Thọ cấp Dũng anh Quang, rất tiếc nhiều ace Thiện

Trí đã thiếu duyên, đã để mất cơ hội cùng chia sẻ niềm vui và trân quý người anh Cả ÂC

cũng như được gặp lại quý ac Niên Trưởng nữa...

Với món quà nhỏ bé của ace Thiện Trí để tỏ lòng tri ơn anh!. nh về chắc mệt lắm, mà

anh đặt bút viết ngay 1 bài học thật cao quý, để ace tiếp nhận như nguồn năng lượng

chăm sóc tinh thần ace Thiện Trí!.

- ACE Thiện Trí ơi, NH và TT mới về hôm qua hành trình rất thú vị, có gì sẽ tâm sự

nhiều sau nha… TT xin kính chuyển thư này của anh Giao đến với quý ace! Đọc và suy tư

dâng nguồn cảm xúc thì viết chia sẻ nha….

- TT xin mạn phép thay mặt toàn thể ace Thiện Trí cám ơn thư anh và nguyện cầu

Phật lực gia hộ anh chị và gđ được sức khỏe, thân tâm an lạc …

Chúc ace và gđ an lạc, vui vẻ..

Kính mail, Em Thị Trực

N

Page 57: Bản tin sinh hoat số 1

GĐPT Thiện Trí - Thụy Sỹ Trang 56

Bản Tin Số 1 [ GĐPT Hải Ngoại-Âu Châu-Đơn vị bạn ]

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT ÂU CHÂU

GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAM

Thư Ph c Đáp

Kính gởi Ban Huynh Trưởng GĐPT Thiện Trí,

Nhận được thư mời tham dự khóa giáo lý do GĐPT Thiện Trí tổ chức, GĐPT Chánh Tín rất

lấy làm hân hạnh với những điều kiện đặc biệt của GĐPT Thiện Trí đã dành cho.

Một lần kết thân trong ẩu nhiên dạo ấy đã gắn bó hai gia đình, kẻ trên núi người dưới biển,

nhưng đường tuy có xa nhưng tình vẫn bao la nên chẳng thể nào là sông ngăn núi cách.

Đáp lời mời thâm tình của Thiện Trí, GĐPT Chánh Tín hân hoan ghi danh tham dự và cũng

rất lấy làm vui có cơ hội trước để trau dồi thêm giáo lý, sau là hàn huyên tâm sự cùng quý anh

chị em trong tình Lam.

Nay GĐPT Chánh Tín xin thông báo số lượng về tham dự đến quý ban huynh trưởng để tiện

cho việc sắp xếp của quý anh chị :

1 gia đình 4 người

1 gia đình 3 người

4 Thanh nữ và 7 Thanh nam

Tổng cộng 15 người lớn và 3 trẻ em.

Hẹn gặp lại quý anh chị em trong khóa tu học giáo lý nhân dịp lễ Phục Sinh. Chánh Tín sẽ

khởi hành vào lúc 16.00 giờ ngày thừ năm 01-05-2010. Nếu không có trở ngại thì sẽ đến nơi

vào khoảng 3 giờ khuya. Mong quý anh chị Thiện Trí thông cảm thức khuya một đêm nha.

Rất mong được sự hoan hỷ đón tiếp của Thiện Trí,

T/M GĐPT Chánh Tín

Thư ký

Quảng Minh Nguyễn Hữu Quang

Ban Hướng Dẫn GĐPTVN Âu Châu

GĐPT Chánh Tín

*

Middenweg 65-1394 AD

Nederhorst den Berg-Holland

Page 58: Bản tin sinh hoat số 1

GĐPT Thiện Trí - Thụy Sỹ Trang 57

Bản Tin Số 1 [ GĐPT Hải Ngoại-Âu Châu-Đơn vị bạn ]

Lễ tưởng niệm và cầu siêu

Huynh Trưởng cấp Dũng: Tâm Huệ Cao Chánh Hựu

* Phó trưởng Ban Hướng Dẫn Gia Đình Phật Tử Việt Nam Trên Thê Giới

* Nguyên Trưởng ban Hướng dẫn Gia đình Phật Tử Việt Nam Hải Ngoại

đã xả bỏ báo thân lúc 5 giờ 55 chiều ngày 23 tháng 3 năm 2009 tại bệnh viện Alvarado , TP

San Diego , California , Hoa Kỳ, hưởng thọ 80 tuổi

Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư Di Đà Phật

Trên tinh thần Tri Ân và Báo Ân Phật giáo, để đền đáp công ơn sâu dày xây dựng tổ chức của

người anh cả ở Hải Ngoại, suốt cuộc đời hy sinh cho lý tưởng màu L M, nay anh đã vĩnh

viễn ra đi, GĐPT Thiện Trí xin thông báo đế tất cả ace Huynh trưởng và Đoàn sinh phát tâm

tụng niệm cầu siêu ở nhà và trong ngày sinh hoạt 29.03.09 trong giờ lễ Phật, chúng ta sẽ làm

lễ tưởng niệm và cầu siêu hồi hướng đến anh Sớm vãng sanh và trọn thành hạnh Bồ Tát Đạo.

Chương trình hành Lể:

- Toàn thể Htr.- Đs và vân tập tại Chánh Điện

- Thỉnh 3 tiếng chuông gia trì, tất cả quỳ xuống phút Nhập Từ Bi Quán

- Đồng hát bài Trầm Hương Đốt

- Niệm Hương Bạch Phật – Chú nguyện lễ cầu siêu (chủ lễ : a. Giác Ngộ)

- Tụng kinh cầu siêu (nhớ mỗi ace manh theo kinh)

- Đọc tiểu sử anh (a. Minh Trường: in ra )

- Đọc cảm từ đến anh (a. Thị Trực: bài thơ a. Nguyên Hòa và bài a. Chí Pháp Hòa Lan)

- Phát tâm tưởng niệm và thọ tang (a. Nguyên Hòa)

- Đọc Châm Ngôn và Điều Luật GĐPTVN

Sanh ly tử biệt, vẫn biết đời là vô thường, là cõi tạm mà lòng chúng ta cứ mãi xót xa bùi ngùi

thương tiếc khi người anh khả kính đã vĩnh viễn ra đi. Kính người anh cả ở Hải Ngoại chúng

ta cố gắng tinh tấn hơn nữa trong việc bảo tồn và phát triển tổ chức.

Kính chào tinh tấn

Ban Huynh Trưởng GĐPT Thiện Trí

Page 59: Bản tin sinh hoat số 1

GĐPT Thiện Trí - Thụy Sỹ Trang 58

Bản Tin Số 1 [ GĐPT Hải Ngoại-Âu Châu-Đơn vị bạn ]

Thương tiếc Xin cung kính vọng bái đến Hương linh người Anh Cả của chúng ta một đời hy sinh cho Đạo Pháp-Dân Tộc và đàn Em thân yêu đến hơi thở cuối cùng.

Đông tàn lá rụng bỏ cành trơ, Bàng bạc mây giăng tuyết phủ mờ. Sen trắng còn đây, Anh khuất bóng

Tình Lam lai láng kết vần thơ. Quê hương còn đó lòng mong nhớ

Đất khách Anh đi quá bất ngờ Cực lạc quốc Anh về chốn ấy.

Ngậm ngùi em thấy sống bơ vơ! Thụy Sĩ, Đông tàn ngày 28.03.2009 Vĩnh biệt anh! Em Áo Lam, Nguyên Hòa Phạm Phước Thuận GĐPT Thiện Trí

PPP

Page 60: Bản tin sinh hoat số 1

GĐPT Thiện Trí - Thụy Sỹ Trang 59

Bản Tin Số 1 [ Tâm Tình ]

Cảm nghĩ về GĐPT Thiện-Trí ôm đó là ngày Chúa-

Nhật 25.10.2009. Một

ngày đặc-biệt. Trước

đó,ngày thứ sáu 23.10

tôi vừa từ giả đồng

nghiệp, từ giả sở làm, trở về nhà hưởng

thú… điền viên sau hơn 28 năm trả nợ áo

cơm ở xứ người !

Ngày Chúa Nhật đầu tiên này tôi đã đến

với các em trong GĐPT Thiện-Trí và chính

ngày hôm đó được các em chấp nhận cho

tôi trở thành người anh tinh-thần trong gia

đình của các em. Đây là niềm vui và cũng

là một may mắn cho chính bản thân mình.

Nhớ lại thời còn nhỏ, anh theo Mẹ đi chùa,

tụng kinh, niệm Phật, như một thói quen,

một phản xạ. Lớn lên, có chút hiểu biết,

anh có tâm nguyện thực hiện cho mình hai

điều là „ Thề tránh

điều dữ, nguyện

làm việc lành“ và

câu thơ của cụ

Nguyễn công Trứ

đã ám-ảnh anh

suốt quãng đời đi

học:

Đã sinh ra ở trong

trời đất, phải có

danh gì với núi

sông…

Nhưng cuộc đời

không đơn giản.

Nhất là sống vào

thời điểm Việt

Nam lúc đó: chiến

tranh, hận thù, ly

tan…May mắn

không bị làm điều

dữ, nói chi đến

việc tìm một cái

danh gì đó mơ-hồ

trong thời buổi nhiểu-nhương ấy!

Những ngày về phép, lại theo Me đến

chùa. Không phải mục-đích tụng kinh,niệm

Phật, hay chờ đợi một lời giảng của Thầy

trong giáo-lý đạo Phật. Nhưng muốn tìm

cho mình một chốn tĩnh-lặng, hoài niệm về

thuở ấu thơ, khi chưa bị cuốn hút vào

những phiền toái của cuộc đời…

Rồi như một phép lạ. Mình đang sống từ

một nước phía Đông, bổng thoắc cái, được

qua, tây phương cực lạc “(Thụy sĩ). Nơi

đây không có chiến tranh, không còn bị bó-

buộc làm điều dữ. nh suy nghĩ, mình thật

may mắn, nhưng anh biết, đây chính là thời

gian mình trả nghiệp và tạo nghiệp cho

chính mình.

Một duyên may, anh biết đến các em áo

Lam trong GĐPT Thụy Sĩ tại chùa Trí-Thủ

năm 2000. Trong thời gian này, anh được

giao phó vài công việc Phật sự nho-nhỏ,

nhờ vậy anh có nhiều cơ-hội tiếp-xúc với

các anh chị em trong gia đình Áo Lam.

Các em là những người trẻ, nhiều năng-

động, có tinh thần trách nhiệm, không ngại

khó, ngại khổ. Dần dần qua vài sinh-hoạt

chung, anh lại biết, các em đã gìn-giữ và

thực hành được tinh-thần Phật giáo, lấy

phương châm Bi, Trí, Dũng làm nền tảng

và năm Hạnh nguyện để làm sức sống. Đặc

biệt các em có tinh-thần kỹ-luật và áp-dụng

đúng chủ trương của GĐPT, một tổ-chức

mang tính giáo-dục Phật giáo cho thanh-

thiếu niên Phật-tử Việtnam và đào tạo

những hạt giống tốt cho các em từ nhỏ

(Oanh Vũ). Không một Phật tử nào có thể

phủ nhận, các em trong GĐPT Thiện Trí

đã phấn-đấu miệt-mài, cố gắng vươn lên

trong một hoàn cảnh rất khó khăn về niềm

H

GĐPT thương mến... Đến ngày sinh hoạt, mà em được gặp các ACE, thấy GĐPT mình ai cũng mạnh khỏe, tâm luôn hướng về Phật Pháp và cố gắng giáo dục thanh thiếu đồng niên mình trở thành người Phật Tử chân chánh, góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Phật Giáo, thì ngày đó cũng là ngày em thích và hạnh phúc nhất. Tình thương và hạnh phúc này các em sau này cũng muốn trao tiếp tục, khi được... Các em sẽ cố gắng tu tập và lạy Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni làm gương. Cuộc đời là vô thường: Nhất thiết tùng duyên diệt, nhất thiết tùng duyên sanh. Các em xin cám ơn các ACE và trong đó cũng bao gồm luôn Ba em, cám ơn sự tinh tấn, hy sinh và cố gắng bao nhiêu năm qua... Trong bài này có gì không đúng hay là mang đến sự hiểu lầm, thì em xin lỗi nhé. Nguyện đem mọi công đức này hướng về khắp tất cả, để tử và chúng sanh đều trọn thành Phật đạo.

Em Quảng Đạt

Page 61: Bản tin sinh hoat số 1

GĐPT Thiện Trí - Thụy Sỹ Trang 60

Bản Tin Số 1 [ Tâm Tình ]

tin, về nhân sự và tài chánh. Các em đã

vượt qua,ngày một vững mạnh, góp mặt,

có tiếng nói trong GĐPT Âu-châu và trên

mạng toàn cầu.Cho anh chúc mừng và

chia-xẽ những vinh-dự của các em, khi

nghe được lời khen của mọi người về việc

làm của GĐPT Thiện Trí: Hợp thức hóa tổ

chức GĐPT, tổ chức khóa học hàng năm,

đóng góp từ thiện ở quê nhà…..Một điều

đáng ca tụng nữa, là tuy thiếu sự hướng

dẫn trực tiếp của một vị Thầy, các em vẫn

cùng nhau học hỏi, trao đổi kiến thức Phật-

pháp qua mạng Paltalk, một cách tích cực

và sáng suốt.

Trở về với chính mình, ngoài những công

việc „mới“ hàng ngày, những thú tiêu

khiển nhẹ nhàng, anh mong muốn được

đọc và tìm hiểu thêm về Phật pháp. Chính

GĐPT Thiện Trí đã tạo cho anh một cơ

hội, một động-lực thúc đẩy anh thực hiện

công việc tâm linh như thế.

nh cám ơn các em.

Nguyên Huệ

Anh chị Viễn kính, ừ lâu, hay tin anh chị đã

gần gũi và hết lòng nâng

đỡ cho ACE Huynh

trưởng và Đoàn sinh

GDPT Thiện Trí, tình

cảm đó cũng như ac.

dành cho GĐPT LINH PHONG và G ĐPT

Việt Nam. Tuy chưa có dịp bày tỏ, nhưng

chúng em hết lòng trân trọng và cảm động

trong lòng.

Anh chị thương GĐPT là ac. đã hiểu được

thấu suốt dòng sinh mệnh của Dân tộc

trong lịch sử cận đại. Chìm nổi trên những

khổ đau của quê hương, GĐPTVN một

đoàn thể đã tồn tại tương đối lục hòa, đã

chịu nhiều nhọc nhằn nội tại lẫn ngoại tại!.

Nhưng đã 70 năm những thế hệ trẻ VN với

tất cả sự trung thành với hoài vọng chính

đáng của tuổi trẻ. Ngày nay, cả thế giới

được điều khiển bỡi 1 số tập đoàn tài phiệt

lớn, tuổi trẻ bị quay cuồng trong nhịp sống

tiệu thụ, những ràng buộc căng thẳng của 1

đời sống chỉ lấy tiêu chuẩn kinh tế để

quyết định mọi thứ , tuổi trẻ bị kích động

những bản năng thụ cấp, đi qua những cảm

giác hạnh phúc tạm bợ…Hậu quả đã để lại

cho tuổi trẻ bao sự băng hoại mà bắt đầu là

từ tâm hồn bị trống rỗng. (Một thực tế đau

lòng là ở Thụy Sĩ, tuy ổn định về vật chất

nhưng số các em trẻ lại tự tử rất nhiều!)

GĐPT lại với hoài vọng gìn giữ và trao gởi

các em một số nét tốt đẹp của nền văn hóa

Đông phương, trong đó có nền minh triết

của Đạo Phật mà giới trí thức Tây phương

đang để tâm tìm hiểu và thực tập (Một giáo

sư đại học khoa triết ở Thụy Sĩ đã viết trên

tờ báo COOP: „…Triết học Ấn Độ là mẹ

đẻ của các nền triết học…“) để giúp các

em điều hòa được phần nào trong đời sống

giữa vật chất và tinh thần. Hơn thế nữa,

GĐPT còn là một Tăng thân rất sinh động,

với đời sống Tăng thân, các thế hệ có thể

đến với GĐPT cùng xây dựng tình Huynh

Đệ, sống với nhau bằng chất liệu thương

yêu và hiểu biết để tìm thấy chỗ nương tựa

trên những lạnh lùng, cô đơn và sợ hãi của

kiếp nhân sinh….

GĐPT tại Thụy Sĩ đã nhiều lần tiếp xúc,

mời mọc các thế hệ đàn anh, đàn chị, cùng

đến hiểu mục đích tồn tại của GĐPT, để có

thể hổ trợ phần nào về tinh thần cho các ac.

Trưởng. Nhưng các em đã đón nhận được

trên cành sót lại vài chiếc lá xanh của mùa

thu!!!

Tổ tiên ta (trong lịch sử cận đại) có nghĩ

cho thế hệ hậu sinh đâu. Bây giờ cũng vậy.

Có anh chị đi theo chiều dài tồn tại của

GĐPT, chúng em thật thấy hạnh phúc và

được an ủi ở trong lòng. Chân thành cám

ơn anh chị. Muốn chia sẻ với anh chị

nhiều, nhưng hy vọng một dịp gặp nhau.

Kính chúc anh chị và các cháu một năm

mới sức khỏe, an lành

CE GĐPT LINH PHONG và hai em

Hồng Nguyệt

AB

T

Page 62: Bản tin sinh hoat số 1

GĐPT Thiện Trí - Thụy Sỹ Trang 61

hi

Bản Tin Số 1 [ Tâm Tình ]

Kỷ niệm ngày cưới

Người Huynh trưởng hay Đoàn sinh trong

GĐPTVN có 2 mái nhà, đó là mái nhà

Huyết thống và mái nhà Tâm linh. Với

mục đích nuôi dưỡng tình thâm khắn khít

quan hệ này cũng như chăm sóc giúp đỡ

gia lực cho nhau trong

việc xây dựng hạnh

phúc gia đình trên bước

đường phụng sự tha

nhân, nên GĐPT Thiện

Trí đã đưa vào sinh hoạt

một sắc thái mới, đó là

tổ chức kỷ niệm ngày

cưới cho những anh chị

đã có gia đình từ 10,15,

20 …… năm. Trong

ngày sinh hoạt khoảng 2 tiếng đồng hồ có

1 chương trình:

- Không gian trang trí rất là thơ mộng, trữ

tình những ánh đèn cầy với những bình

hoa xinh đẹp và đặc biệt

nhất là nơi ngồi của đôi

Uyên Ương là vị trí

quan trọng nhất.

- Âm nhạc - tiếng Piano

vang lên do những em

Oanh Vũ hay những em

Thanh Thiếu Nữ

- Lời đón mừng và quà

tặng rất đặc biệt

- Đốt đèn-nói kỷ niệm

hằng năm trong cuộc sống gia đình - nếu

không nhớ là bị phạt theo theo yêu cầu mà

thường thì bị bắt hôn (: ….

- Tâm tình ca hát.

Năm 2008: là năm tổ chức đầu tiên với gđ

anh Quảng Thuận và chị Huệ Quang 10

năm kỷ niệm ngày cưới Hoa Hồng (10.

Ehejubiläum: Rosenhochzeit) với kỷ niệm

đặc biệc của gđ ac. là những lời chia sẻ

chân tình và nhất là anh QT đã nói riêng

với c. Huệ Quang về tinh thần phụng sự

tha nhân là ace điều cảm nhận xúc động và

nhất là nụ hôn giác ngộ của ac thật là khó

quên.

Năm 2009: 15 năm kỷ niệm ngày cưới

Thủy Tinh (15.Ehejubiläum: Glashochzeit)

ce đã tự tay làm 1 món quà tặng rất đặc

biệt với tất cả niềm vui để trao tặng …..

Anh Minh Tài chị Diệu Trí nhận với nhiều

cảm động nên đã phát

biểu "mười lăm năm về

trước ace đã lo tổ chức

cho ngày cưới rồi thì

mười lăm sau ace cũng

lo cho ngày lễ kỷ

niệm…" vậy cũng đã

nói lên tinh thần gắn bó

và lo lắng cho nhau.

Chiều ngày kỷ niệm ac

Minh Tài và Diệu Trí

cũng là ngày sinh nhật của em Diệu Phước

tròn 25 tuổi xuân xanh cùng chúc mừng

em. CE đã ngồi bên nhau vui vẻ ăn bánh

uống trà và thưởng thức giọng ngâm thơ

của anh Giác Ngộ cùng

với những tiếng hát

thanh thoát của Diệu

Phước và Nhuận Sanh

trong tinh thần của một

gia đình áo Lam.

Hai bài thơ ngắn tặng

cho Dung Hữu và tặng

cho Sương (Diệu

Phước) do anh Châu

ứng cảnh nhập thơ.

Mười lăm năm rồi tợ mây qua

Dung Hữu cùng nhau kết tơ hồng

Ông Tơ Bà Nguyệt chung khéo giữ

Cầu chúc Hữu Dung bạc mái đầu

Có những dòng sông, nước chảy một lần

Có những ân tình, bao la bát ngát

Tình Phật tình Lam, hoàn toàn đầy đủ

Hoan hỷ trang nghiêm, kiên cố Bồ Đề !

Ban Biên Tập

Page 63: Bản tin sinh hoat số 1

GĐPT Thiện Trí - Thụy Sỹ Trang 62

Thành Kính Phân Ưu Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật Được tin buồn người thân ra đi của quý Cô Bác ACE Ân Nhân, Ban Bảo Trợ, HTr. và Đs. thật là một nổi mất mát lớn, lòng người viễn xứ càng xót đau….Toàn thể Huynh trưởng và Đoàn sinh GĐPT Thiện Trí tại Thụy Sĩ thành kính phân ưu với gia đình tang quyến và nguyện cầu Phật lực phóng quang tiếp độ chư Hương Linh được vãng sanh về cõi an lành.

- Hương Linh: Phan Vịnh, Pháp danh Lệ Tường mất ngày 20.01.2010 nhằm ngày 25.12 Mậu Tý hưởng thô 74 tuổi tại Huế Việt Nam là thân phụ anh Minh Kỳ Phan Thoảng.

- Hương Linh: Nguyễn Trọng Thọ Pháp Danh Quảng Lộc sanh ngày 30.08.1955 Ất Mùi mất ngày 08.07.2009 thọ 54 tuổi tại Oltern, Thụy Sĩ là thân phụ hai em Nguyễn Thị Tú Trân và Trâm.

- Hương Linh: Võ Văn Châu Pháp danh Trí Minh sanh năm 1928 mất ngày 02.01.2010 nhằm ngày 18.11 năm Kỷ Sửu tại Sài Gòn Việt Nam hưởng thọ 82 tuổi là thân phụ của anh Thị Trực Võ Văn Chánh

- Hương Linh: Đổng Kim Châu Pháp danh Ngọc Hạnh sanh năm Tân Mùi tạ thế ngày: 20 tháng 11 năm Kỷ Sửu ( tức ngày 04.01.2010 ) Hưởng thọ 79 tuổi tại Ý Đại Lợi là Dì ruột của chị Diệu Liên Vương Kim Huệ

GĐPT Thiện Trí đồng kính bái

Bản Tin Số 1 [ Tâm Tình ]

Page 64: Bản tin sinh hoat số 1

GĐPT Thiện Trí - Thụy Sỹ Trang 63

Bản Tin Số 1 [ Hình ảnh đặc biệt GĐPT Thiện Trí ]

Page 65: Bản tin sinh hoat số 1

GĐPT Thiện Trí - Thụy Sỹ Trang 64

Bản Tin Số 1 [ Hình ảnh đặc biệt GĐPT Thiện Trí ]

tzu

Page 66: Bản tin sinh hoat số 1

GĐPT Thiện Trí - Thụy Sỹ Trang 65

Bản Tin Số 1 [ Tinh Thần và Sinh Hoạt GĐPT ]

B ài hát Tình Lam trong GĐPT

J

Anh Em 3 Miền

nh em ơi, chung quanh đây là người Việt Nam

nh em ơi, chung quanh đây là người da vàng

nh em ơi, chung quanh đây là đầy tình thương

nh em ơi, chung quanh đây không có hận thù

Anh ngồi bên tay trái, anh là dân miền Bắc

Anh ngồi bên tay phải, anh là dân miền Nam

Anh ngồi nơi chính giữa, anh là dân miền Trung,

Ta yêu, anh em 3 miền.

Miền Bắc quê hương em, em kể chuyện Hà Nội

Miền Nam quê hương em, em kể chuyện Sài Gòn

Miền Trung quê hương em, em kể chuyện Ngự Bình

Ôi tình non nước Việt Nam

Anh em, Nam Bắc Trung, cùng nhau tiến lên,

cùng nhau xây cuộc sống,

cùng nhau ta kết đoàn.

nh em chúng ta, vì tương lai đất nước

Nối chung 3 miền anh em.

Hoa Sen

Hoa sen tám cánh tên chi?

Tên là Tinh tấn, Từ bi, Thanh tịnh,

Trí tuệ, Hỷ xả là đây,

Tượng trưng năm hạnh của ta ấy mà.

Hoa sen tám cánh tên chi?

Tên là Phật Pháp và Tăng sau cùng.

Người ơi khi khoác áo Lam,

Xin người hãy nhớ hoa sen bên mình.

Kính mến Thầy

Nam mô a di đà phật,

Nam mô a di đà phật.

Hôm nay thầy về đây,

chúng con xin kính chào Thầy,

trong giờ phút vui này

giữa khung đạo tràng này đây.

Chúng con nguyện tin tấn,

diệt tan tham sân hận

Ánh đạo hằng mong tiến đến dần.

Dù bao nhiêu gian khổ,

dù gặp nhiều nguy khó,

lý tưởng, chúng con vẫn tôn thờ.

Thầy là bóng cây,

che mát chúng con

Thầy là ánh sáng,

dắt dìu lòng son

Thầy là con thuyền thanh lương,

đưa chúng con đến bờ thơm hương

Thầy theo hạnh nguyện Pháp Vương

treo gương tròn sáng soi mười phương.

II

BN M

Page 67: Bản tin sinh hoat số 1

GĐPT Thiện Trí - Thụy Sỹ Trang 66

D

Bản Tin Số 1 [ Tinh Thần và Sinh Hoạt GĐPT ]