Baigiang_PPNCKH%281%29

75
Chuyên đề PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DUC PGS.TS. TRẦN THANH ÁI Khoa Sư Phạm, Đại Học Cần Thơ [email protected], 6/2012 Khoa Sư Phạm

Transcript of Baigiang_PPNCKH%281%29

Chuyên đềPHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

KHOA HỌC GIÁO DUC

PGS.TS. TRẦN THANH ÁIKhoa Sư Phạm, Đại Học Cần Thơ[email protected], 6/2012

Khoa Sư Phạm

2

“Phải nắm được luật chơi rồi sau đó bạn mới có thể trở thành người chiến thắng”

(A. Einstein)

33

MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ

• Giới thiệu và làm sáng tỏ một số vấn đề về PP khoa học và về NCKH

• Giúp người học nhận thức được đặc điểm NCKHGD và NCKH tự nhiên

• Phân biệt những tương đồng và dị biệt giữa NCKH giáo dục và các NC khác

• Cung cấp một số vấn đề thời sự NCKH

• Thực hành nghiên cứu GD nếu có thể.

44

TỔ CHỨC HỌC TẬP

• Báo cáo (3 buổi)• Làm việc nhóm: 5 người

NỘI DUNG BÀI GIẢNG- Trình bày các kiến thức bổ sung các tài liệu tham khảo

& trả lời thắc mắcHÌNH THỨC ĐÁNH GIÁ

• Đánh giá thường xuyên: bài làm hàng tuần theo nhóm (dành cho lớp học nhiều tuần)

• Đánh giá cuối khoá: bài THU HOẠCH (theo nhóm), ghi tiêu đề mail NVSP-ĐHCT

• Gửi bài về mail: [email protected] ĐT liên lạc 0903 85 93 95

• Hạn cuối: 20/7/2012

55

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hộp thư tập thể: [email protected] - education11 - Dự án Việt - Bỉ, 2009, Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng

dụng, Bộ GD&ĐT - Kenneth N. Ross, 2005, Quantitative Research Methods in Educational Planning, UNESCO IIEP (8 modules).- Muszynski B., 2010, Nhập môn phương pháp luận của khoa học và nghiên cứu, tài liệu chưa xuất bản.

2. Các tài liệu khác: - Dương Thiệu Tống, 2005, Phương pháp NCKH giáo dục và tâm lý, NXB KHXH, Hà Nội.- Nguyễn văn Tuấn, 2011, Đi vào nghiên cứu khoa học, Nxb TPHCM. (http://nguyenvantuan.net & http://ykhoa.net)- Vũ Cao Đàm, 1999, Phương pháp luận NCKH, Nxb KHKT, Hà Nội.

3. Tư liệu trên mạng: Google

66

Phần 1. Đại cương về khoa học luận

1.1. SỨ MỆNH CỦA KHOA HỌC Mọi khoa học đều có mục tiêu chung giống nhau:1.1.1. Nhận thức: Khám phá bản chất thế giới (tự nhiên &

xã hội)+ mô tả sự vật và hiện tượng (tìm hiểu thuộc tính) + giải thích sự vật và hiện tượng (tìm hiểu nguyên nhân)

→ xây dựng kiến thức tuyên bố (connaissances déclaratives)

1.2.1 Ứng dụng: + cải tạo thế giới (giải quyết vấn đề)+ dự báo tương lai

→ xây dựng xây dựng kiến thức quy trình kiến thức quy trình (connaissances (connaissances procédurales)procédurales)

77

Đại cương về khoa học luận

1.2. NGHIÊN CỨU KH LÀ GÌ?• NCKH là “các hoạt động được tiến hành nhằm sản

sinh và phát triển các kiến thức khoa học” (Từ điển bách khoa khoa học trực tuyến http://www.techno-science.net/

• Là « một hoạt động tìm hiểu có hệ thống nhằm đạt được những kiến thức được kiểm chứng » (Dương Thiệu Tống, 2005, tr.19).

• là « một cuộc điều tra hay khảo sát có hệ thống, […] nhằm mở rộng tri thức qua các phương pháp khoa học. Những tri thức này phải mang tính phổ quát hay có thể khái quát hóa » (Nguyễn văn Tuấn, 2009)

88

1.2.1. Yêu cầu đ/v công trình NCKH (1)

- Một NCKH cần đáp ứng ít nhất một trong các yêu cầu sau đây:

• Phát hiện cái mới trong các quy luật và đặc tính của tự nhiên hoặc của xã hội.

• Điều chỉnh – bổ sung kiến thức đã có (kiến thức khoa học luôn mang tính tạm thời, phiến diện, cần phát triển và cập nhật).

• So sánh giữa hai hoặc nhiều hiện tượng của tự nhiên hoặc của xã hội để chỉ ra sự giống nhau và khác nhau.

• Tìm kiếm PP giải quyết các khó khăn, trục trặc đang cản trở sự phát triển của tự nhiên và xã hội.

9

Thực tế sinh động phát triển không ngừng

Khoa học điều chỉnh và bổ sung kiến

thức

1010

Yêu cầu đ/v công trình NCKH (2)

• Nghiên cứu các hiện tượng (sự việc) đã xảy ra để rút ra bài học cho hiện tại và tương lai.

• Thay đổi hoặc lợi dụng các hiện tượng tự nhiên hoặc xã hội để phục vụ tốt hơn cho con người và môi trường xung quanh.

→ « Chân lý là mục tiêu của NCKH chứ không phải là tiền đề của nghiên cứu » (F. Constantinov, V. Keller, 1965) [mục tiêu của NCKH là xây dựng kiến thức khoa học chứ không phải là diễn giải, minh họa kiến thức có sẵn]

11

Yêu cầu đ/v công trình NCKH (3)

- Mọi NCKH đều phải phục vụ nhân loại, dù trực tiếp hay - Mọi NCKH đều phải phục vụ nhân loại, dù trực tiếp hay gián tiếp, qua việc xây dựng kiến thức mớigián tiếp, qua việc xây dựng kiến thức mới

• "Sự quan tâm về con người và số phận của con người lúc nào cũng phải là một mục tiêu trong tất cả mọi nỗ lực của khoa học kỹ thuật” (A. Einstein).

• “bất cứ vấn đề gì trong cuộc sống, cho dù là vấn đề thực tế nhất tưởng như chẳng có gì phải tìm hiểu thêm, nếu đặt dưới lăng kính khoa học một cách nghiêm chỉnh và có phương pháp đều có thể đem lại nhiều phát hiện thú vị” (Nguyễn văn Tuấn, 2008)- Đề tài của một NC Úc “cách buộc dây giầy” được đăng trên Nature (5/12/2002): - Vì sao con người sợ màu đỏ http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20110617/Vi-sao-con-nguoi-so-mau-do.aspx Thanh Niên, 17/06/2011

1212

1.2.2. Tiêu chuẩn về “cái mới” trong NCKH

• Phát triển một lí thuyết mới (rất hiếm trong luận án TS).• Diễn dịch lại hay xét lại 1 LT hiện hành trong bối cảnh mới.• Phát triển một mô hình mới để tiếp cận một vấn đề cũ.• Thực hiện những NC chuyên sâu hoặc phân tích chi tiết về

một vđ chưa từng biết đến trước đây hay chưa từng được điều tra trước đây.

• Phát triển một công cụ NC mới hay một kĩ thuật mới.• Phát triển 1 sản phẩm mới hay cải tiến sản phẩm hiện có.• Cung cấp dữ liệu mới hay kết luận mới chưa từng có trước

đây. • Giải thích nguyên nhân của một hiện tượng mới phát hiện.• Giải thích mới về một hiện tượng quen thuộc

“Con người không biết sửa sai thì sẽ không bao giờ biết tạo ra cái mới cả” (A. Einstein)

1313

1.3. KH xã hội vs KH tự nhiên (1)

• KHXH được hình thành sau KHTN, dựa trên lý thuyết thực nghiệm của Claude Bernard (1813-1878)

• Hiện tượng XH phức tạp hơn rất nhiều HT tự nhiên + có rất nhiều yếu tố tác động cùng lúc+ biến đổi & phát triển khác nhau theo không gian+ biến đổi & phát triển khác nhau theo thời gian

• NCXH xử lý những vđ trừu tượng hơn NCTN:+ NCTN có thể lặp lại nhiều lần một thí nghiệm với cùng đối tượng+ NCXH không thể lặp lại vì đối tượng NC có trí nhớ, tương tác với nhiều nhân tố khác

• KHXH khó tiếp cận với chân lý: « xác minh sự thật lịch sử không đơn giản » (Phan Huy Lê, TTCT số 18-2012)

1414

KH xã hội vs KH tự nhiên (2)

• Các hiện tượng XH thường do nhiều nguyên nhân tạo thành: - bạo lực học đường không chỉ vì gia đình và nhà trường không giáo dục đạo đức, - thí sinh không thích vào ngành SP không chỉ vì lương bổng thấp...

• Hiện tượng XH thường không thể được quan sát trực tiếp như trong lĩnh vực tự nhiên - không thể nhìn mặt mà đo được năng lực, thành tích học tập, tính khí của HS...- không thể nhận biết bằng mắt thường các hiện tượng giáo dục như khủng hoảng, chất lượng sút kém...

• Nhà NC XH khó diễn giải hiện tượng một cách khách quan như trong KHTN (vừa là chủ thể vừa là đối tượng của NC).

1515

KH xã hội vs KH tự nhiên (3)

• Không dễ thực nghiệm để kiểm chứngThí dụ: giả thuyết « Ngành SP không thu hút HS vì môi trường GDPT thực hiện không đầy đủ dân chủ ở cơ sở ».

• Không thể ứng dụng kết quả KHXH như trong KHTNThí dụ: HS đã quen với SP độc đoán (ngại phát biểu, thiếu sáng kiến). Muốn áp dụng thành công DHTC, cần phải dân chủ hóa hành vi của GV + nhà trường và xã hội! (liên quan đến nhiều cấp)

• Độ khái quát hóa của KHXH thấp hơn KHTN vì đối tượng NC đa dạng hơn và biến đổi nhanh hơn TN

• Trong KHGD, Nghiên cứu chủ yếu nhằm giải thích nguyên nhân của các hiện tượng có vấn đề

Hiện trạng → Nguyên nhân → Giải pháp

1616

KH xã hội vs KH tự nhiên (4)

• Cần nhiều nghiên cứu mới có thể khắc phục hiện tượng có vấn đề (một hiện tượng XH luôn bắt nguồn từ NHIỀU nguyên nhân)

• Kiến thức về KHXH-NV rất nhạy cảm vì gắn liền chính trị:- Phải lệ thuộc vào quyết định của nhiều cấp quản lý (Ban Khoa giáo TW, Bộ GD-ĐT, lãnh đạo đơn vi…)- GS Đinh Xuân Lâm: « từ lâu chúng tôi đã rất đau đầu để chứng minh một cách khoa học và giản dị với các nhà quản lý giáo dục là chúng ta đang hiểu sai về môn lịch sử… Có những vấn đề rất lớn của lịch sử, sai rõ ràng, các hội thảo khoa học chuyên ngành đã chỉ ra nhiều lần, nhưng vẫn chưa được bật đèn xanh để chính thức sửa trong SGK. » (Tuổi Trẻ, 1/8/2011). “Một xã hội quay lưng lại với các KHXH-NV là một xã hội suy đồi” (Nguyên Ngọc, 2011)

1717

1.3.1. Tại sao phải NC giáo dục? (1)

• Nguyên tắc chung: Thực tiễn phong phú, đa dạng hơn nhận thức của con người (lý thuyết), do đó nhà KH phải luôn NC các vđ mới (độ lệch của kiến thức)

• Trong GD, dân chủ hóa xã hội dẫn đến tích cực hóa người dạy và học để giải quyết các vđ thực địa không thể trì hoãn → khoa học GD phát triển

• Theo Hopkins (1985), NCGD giúp người dạy có đánh giá độc lập và phù hợp với thức tế, loại bỏ quan niệm xem trường học như là nhà máy (sản xuất hàng loạt).

• NCGD giúp kiểm chứng và điều chỉnh những cảm nhận chủ quan về người học và các hiện tượng giáo dục

• NCGD giúp nắm bắt thông tin mới, để phát triển năng lực cảm nhận càng tinh tế hơn

• → người dạy không còn là công chức GD, mà là một nhà hoạt động xã hội

1818

Tại sao phải NC giáo dục? (2)

• Những cảm nhận sai lầm về tự nhiên: mặt đất phẳng, mặt trời xoay quanh trái đất...

• Những cảm nhận sai lầm trong XH: người giàu thì sung sướng, người nghiêm nghị thì khó tính, phụ nữ tóc vàng thì kém thông minh...

• Những cảm nhận sai lầm trong GD: HS đạt điểm cao là HS giỏi, kết quả thi cử, học tập kém là do GV, PP mới hiệu quả hơn PP cũ...

• Các NCGD thường xoay quanh các VĐ về hệ thống giáo dục, tổ chức GD, các nguyên lý về dạy và học, các PP dạy học, các hiện tượng có VĐ trong giáo dục

• « Mục đích cơ bản của KHGD là xây dựng lý luận để giải thích, tiên đoán các hiện tượng của nó, và thực hiện chức năng chung của khoa học là giải quyết các vấn đề do thực tiễn đặt ra » (Dương Thiệu Tống, 2005, tr.16).

19

Tại sao phải NC giáo dục? (3)

• Chúng ta nhớ # 10% những gì nghe thấy • Chúng ta nhớ # 20% những gì đọc được • Chúng ta nhớ > 80% những gì học được bằng

cách tự làm • Constructivisme, socio-constructivisme• « La main à la pâte » = « hands on » = « bàn

tay nặn bột »• Nghiên cứu hành động (action research,

recherche-action)

2020

Các câu hỏi NC thường dùng

• 1. Hiện tượng mà ta quan tâm có vấn đề gì? Nó xảy ra như thế nào? (xác đinh vấn đề NC)

• 2. Những yếu tố nào thường gây nên hiện tượng? (Liệt kê những yếu tố có thể là nguyên nhân)?

• 3. Những yếu tố nào đã được nghiên cứu rồi? (điểm lại tình hình NC). Liệu có những yếu tố nào khác mà chưa ai nghiên cứu không? (tìm tòi yếu tố mới)

• 4. Những điều kiện nào thường đi kèm theo hiện tượng? (tìm quan hệ nhân quả giữa các yếu tố)

• 5. Nếu ta thêm vào hoặc bỏ đi một biến (một yếu tố có liên quan đến hiện tượng, variable), liệu hiện tượng có thay đổi không?

2121

1.3.2. Đặc điểm của NCKH GD

• Khi thí nghiệm trên một con vật (mẫu kim loại…), nhà NC dễ dàng kiểm soát các biến → Kết quả luôn giống nhau (có thể lập lại thí nghiệm của Pavlov).

• Khi NC hoạt động của HS, rất khó kiểm soát các biến vì có rất nhiều: sự thành công của người học có sự đóng góp của nhiều YT:+ năng lực của thầy+ trình độ, động cơ... của trò+ sự quan tâm của cha mẹ HS+ điều kiện kinh tế của gia đình+ HS tiếp cận với nhiều phương tiện học tập khác v.v.

• → Một NCKH GD không thể có tham vọng đưa ra giải pháp cho một vấn đề, mà cần phải có nhiều NC

• Vđ vĩ mô: HT « mất giá » các ngành XH-NV; kết quả thi ĐH

2222

1.4. CÁC LOẠI NCKH

1.4.1. Theo M.-A.Tremblay (1968)• Nghiên cứu cơ bản lý thuyết (recherche

fondamentale théorique), + gồm nghiên cứu xác định khái niệm và nghiên cứu xây dựng khái niệm.+ dữ liệu lý thuyết

• Nghiên cứu cơ bản thường nghiệm (recherche fondamentale empirique) + gồm nghiên cứu thăm dò và nghiên cứu kiểm chứng+ dữ liệu trong đời thường

• Nghiên cứu ứng dụng (recherche appliquée).

2323

1.4.2. Theo J.-M. Van der Maren (1995)

• nghiên cứu xây dựng kiến thức lý thuyết (recherche nomothétique), bao gồm các phương pháp giả thuyết diễn dịch, quy nạp - thăm dò, diễn dịch - kiểm chứng.

• nghiên cứu chính sách (recherche à visée politique), bao gồm nghiên cứu hành động và nghiên cứu cải tổ giáo dục.

• nghiên cứu thực dụng (recherche à visée pragmatique), gồm nghiên cứu hệ thống và nghiên cứu giải quyết vấn đề.

• nghiên cứu bản thể luận (recherche à visée ontogénique) bao gồm nghiên cứu đổi mới và nghiên cứu sáng tạo.

2424

1.4.3. Theo Fraenkel & Wallen (1995)

• Nghiên cứu thực nghiệm (Experimental Research),• Nghiên cứu tương quan (Correlational Research),• Nghiên cứu nhân quả - so sánh (Causal-comparative

Research),• Nghiên cứu điều tra thăm dò (Survey Research),• Nghiên cứu phân tích nội dung (Content Analysis

Research),• Nghiên cứu định tính (Qualitative Research),• Nghiên cứu lịch sử (Historical Research). • từ năm 2003, bổ sung thêm nghiên cứu chủ thể đơn

lẻ (Single-Subjet Research) và nghiên cứu hành động (action-research).

2525

1.4.4. Theo T. Neville Postlethwaite (2005)

• Nghiên cứu lịch sử (Historical Research),• Nghiên cứu mô tả (Descriptive Research),• Nghiên cứu tương quan (Correlational

Research),• Nghiên cứu nhân quả (Causal Research),• Nghiên cứu thực nghiệm (Experimental

Research),• Nghiên cứu trường hợp (Case study research),• Nghiên cứu chủng tộc học (Ethnographic

Research),• Nghiên cứu phát triển (Development Research),

2626

1.5. PHƯƠNG PHÁP KHOA HỌC

1.5.1. Theo Lê Thành Khôi : « Phương pháp khoa học chủ yếu không đưa ra kết luận nào mà không có chứng cứ ; - phải dựa trên những kết quả cụ thể, được kiểm soát một cách khách quan chứ không phải dựa trên những ý kiến cá nhân thường xuất phát từ kinh nghiệm hạn hẹp ; - phải phân biệt những dữ liệu và sự diễn dịch những dữ liệu đó; - không gò các sự việc vào lý thuyết mà phải điều chinh lý thuyết cho phù hợp với sự việc ; - phải có tính phê phán, nghĩa là phải chấp nhận việc xem xét lại lý thuyết, dù cho nó đã hoàn chỉnh đến đâu chăng nữa » (Lê Thành Khôi, 1981)

2727

1.5.2. Các tiêu chí của M.-A. Tremblay

- có sử dụng một khung tham chiếu (nhằm xác định các giới hạn của nghiên cứu và các biến tác động đến hiện tượng đang nghiên cứu),

- các dữ liệu phải tương thích với hệ thống lý thuyết (tương thích nội tại)

- các sự việc thu nhận được qua quan sát phải tương ứng với thực tế khách quan (tương thích ngoại tại),

- được kiểm nghiệm trong giới chuyên môn,- có tổ chức thực nghiệm,- cô lập và kiểm soát các biến,- đo lường các hiện tượng,- dự báo,- khái quát hoá,- thái độ khách quan khoa học.

2828

1.5.3. PPKH của Peter F. Oliva

« Phương pháp khoa học là kỹ năng cần phải đạt được và phương thức tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề. Trong các thành phần đơn giản nhất của phương pháp khoa học, có năm bước sau đây :

• - xác định một vấn đề,• - hình thành một giả thuyết hoặc nhiều giả thuyết,• - tập hợp dữ liệu,• - phân tích dữ liệu,• - rút ra các kết luận. » (Oliva F. Peter, 2006, tr.260)

2929

Phần 2. BA GIAI ĐOẠN CỦA NCKH giáo dục

2.1. Giai đoạn xây dựng lý thuyết

2.2. Giai đoạn thiết kế NC (phương pháp)

2.3. Giai đoạn thực nghiệm NC

3030

2.1. Giai đoạn xây dựng lý thuyết

2.1.1. Chọn chủ đề NC

2.1.2. Chọn vấn đề NC

2.1.3. Xây dựng vấn đề NC

2.1.4. Lược khảo tài liệu

2.1.5. Xác định khung lý thuyết cho NC

2.1.6. Xây dựng giả thuyết NC

2.1.7. Mục tiêu & tầm quan trọng của NC

3131

2.1.1. Chọn chủ đề NC

- - Mọi NC đều xuất phát từ các quan tâm, thắc mắc, trăn Mọi NC đều xuất phát từ các quan tâm, thắc mắc, trăn trở... của người NC trở... của người NC

-- Không có quan sát và nhận xét Không có quan sát và nhận xét → khg thắc mắc → khg thắc mắc → → không phát hiện ra vấn đề không phát hiện ra vấn đề bất cập: trường hợp bất cập: trường hợp Archimède và Newton « Sự may mắn chỉ đến với Archimède và Newton « Sự may mắn chỉ đến với những đầu óc đã được chuẩn bị kỹ » (Pasteur)những đầu óc đã được chuẩn bị kỹ » (Pasteur)

-- Cũng có NC thực hiện theo đơn đặt hàng (quan tâm Cũng có NC thực hiện theo đơn đặt hàng (quan tâm của người khác, yêu cầu của cộng đồng)của người khác, yêu cầu của cộng đồng)

- Chủ đề NC tương ứng với một mảng vđ: Chương trình Chương trình đào tạo, hệ thống giáo dục, kết quả đào tạo, tác động đào tạo, hệ thống giáo dục, kết quả đào tạo, tác động của xã hội đến đào tạo...của xã hội đến đào tạo...

- Một chủ đề bao gồm nhiều đề tài nghiên cứuMột chủ đề bao gồm nhiều đề tài nghiên cứu- Một đề tài NC giải quyết MỘT VẤN ĐỀ NCMột đề tài NC giải quyết MỘT VẤN ĐỀ NC

3232

2.1.2. Chọn vấn đề NC

- Từ chủ đề NC, gạn lọc để phát hiện vấn đề NC: « Tính nghệ thuật của người NC được phản ánh qua việc lựa chọn các vấn đề cần giải quyết » (Dương Thiệu Tống, 2005, 26).

- Vấn đề NC tương ứng với một tình huống, một hiện tượng. Ex: bạo lực học đường ở đô thị, tác hại của games online, ngành SP mất sức hút...

- Vđ NC phải được đặt trong mối quan hệ nhân quả với nguyên nhân mà đề tài muốn chứng minh (kết quả NC phải có ý nghĩa đến việc khắc phục hiện tượng).

- « vấn đề quan trọng là làm thế nào tìm ra được một vđ có lợi ích then chốt mà khả năng của mình cho phép thực hiện công việc NC, và sau khi đã lựa chọn được vđ tổng quát để NC, phải phân tích thật kỹ bằng cách tìm ra các biến số liên hệ và các mối tương quan giữa chúng »

3333

Chọn vấn đề

Các yêu cầu: * hợp lôgích (không NC quan hệ giữa thứ sáu 13 và thi rớt)* có thể kiểm chứng được* giới hạn phạm vị NC: để NC được chuyên sâu. Càng ôm đồm, càng dễ sai sót.* đạo đức: (không thể thí nghiệm bóng đêm trên trẻ em)* tính khả thi (thời gian, tài chính, nhân lực...)* yêu cầu KH (có cái mới, có thể chứng minh và khái quát)* yêu cầu xã hội (cần thiết cho con người).

3434

2.1.3. Xây dựng vấn đề NC

• Trước khi NC, cần phải xây dựng vđ NC: đây là khó khăn thường gặp của SV.

• Xây dựng VĐ NC là liên kết giữa hiện tượng có vấn đề và yếu tố mới làm nguyên nhân

• Một NC chỉ giải quyết MỘT VẤN ĐỀ NC.• Để tìm kiếm nguyên nhân mới, cần phải có kiến thức

chuyên sâu về lĩnh vực NC• Nếu kíến thức nền của người NC chưa đủ sẽ khó vượt

qua khó khăn này.• Vì thế, trước hết phải NC tài liệu, để phát hiện kẻ hở

kiến thức (KT chưa có câu trả lời, hoặc chưa có câu trả lời thỏa đáng, hoặc còn đang tranh luận...)

3535

Xây dựng vấn đề NC bằng cách liên kết MỘT yếu tố mới với hiện tượng

Hiện tượng Các yếu tố ng nhân

Thí sinh ngày càng ít chọn ngành sư phạm

→ khó kiếm việc làm khi TN

→ lương bổng và đãi ngộ thấp

→ môi trường làm việc không còn thân thiện, an toàn

→ điều kiện làm việc thiếu thốn

→ môi trường làm việc thiếu dân chủ

→ khả năng thăng tiến thấp

→ nghề giáo không còn được trọng vọng...

3636

• Hiện tượng quan sát được: Thí sinh ngày càng ít chọn ngành sư phạm.

• Câu hỏi nghiên cứu: Tại sao thí sinh ngày càng không tha thiết với nghề dạy học? Tại sao nghề dạy học không còn hấp dẫn ?

• Điểm lại những nguyên nhân mà xã hội đã biết và có thể chưa biết :+ ra trường khó kiếm việc làm+ chính sách lương bổng và chế độ đãi ngộ thấp+ môi trường làm việc không còn thân thiện, an toàn+ điều kiện làm việc thiếu thốn ở nhiều trường PT+ môi trường công tác thiếu dân chủ+ khả năng thăng tiến thấp+ nghề giáo không còn được trọng vọng...Sau khi đã liệt kê các yếu tố, phải cân nhắc để CHỐT LẠI một yếu tố khả dĩ để làm hướng NC (xây dựng giả thuyết nghiên cứu)

3737

Các nguồn cung cấp « vấn đề »

• Hiện tượng mới, chưa được biết đến (thường bắt nguồn từ các ứng dụng kỹ thuật mới như internet, GO, ĐTDĐ...)

• Yêu cầu mới của thời đại (đổi mới giáo dục, việc áp dụng PP dạy học tích cực, ứng dụng CNTT...)

• Những hiện tượng có vấn đề hàng ngày quan sát được (hành vi, thái độ, thói quen của học sinh...)

• Những sự việc mâu thuẩn nhau trong cuộc sống, công tác (GD được xem là quốc sách nhưng ngày càng xuống cấp, điều kiện học tập ngày càng đầy đủ nhưng HS ngày càng ít chịu học...)

• Sự hụt hẫng của kiến thức khoa học trước hiện tượng quan sát được

• Những ý tưởng thuần túy lý thuyết (không bắt nguồn từ thực tế)

3838

Định nghĩa bằng thao tác

• Định nghĩa trong từ điển: định nghĩa khái niệm• Đinh nghĩa trong NC:

+ liệt kê các thao tác & hành động của đối tượng+ giúp mọi người có thể quan sát được+ mọi người dễ thống nhất cách đo lường, tránh chủ quan+ Các thao tác được xác định bởi các cơ sở lý thuyết được chọn+ Thí dụ: - vô kỷ luật là hành vi gây nhiễu việc học của HS trong lớp và cản trở việc dạy của GV; - HS siêng năng là HS đi học trên 80% số tiết và làm 100% bài ở nhà..., - SV học tập tích cực là SV biết tìm tài liệu đọc thêm ngoài GT và tài liệu tham khảo + biết xác định mục tiêu học tập cho riêng mình...-

3939

2.1.4. Lược khảo tài liệu

Nội dung lược khảo:- Điểm lại những thành tựu và «khoảng trống tri thức»

(Xác định « tọa độ xuất phát » của tri thức). Tập trung vào các giải thích hiện tượng.

- NC các đề tài đã thực hiện (trong nước, thậm chí trên thế giới), các bài báo khoa học đã công bố, các luận văn, luận án đã bảo vệ

Ý nghĩa:• kế thừa tri thức (sử dụng thành tựu đã có cho NC) để

không phí công làm lại NC của người khác• phát triển kiến thức (lấp đầy khoảng trống tri thức bằng các

tri thức mới)→Lược khảo tài liệu nhằm trình bày sự phát triển lý thuyết

về vđ NC mà nhà NC nhận thức được qua quá trình nghiên cứu tài liệu.

4040

2.1.5. Xác định khung lý thuyết dùng cho NC

• Lý thuyết: những kiến thức đã được cộng đồng khoa học kiểm chứng và chấp nhận (kiến thức khoa học). Khác với kiến thức tiền khoa học chủ yếu dựa trên kinh nghiệm, niềm tin, quy ước...

• Kiến thức KH không đứng yên, mà thay đổi theo NHẬN THỨC của con người và theo sự thay đổi của xã hội (kiến thức về KHXH&NV) → Lý thuyết có thể thay đổi, bổ sung, điều chỉnh

• Không có sẵn LT cho mọi vấn đề NC → phải vận dụng LT của các chuyên ngành gần gũi (Ex: LT về bạo lực + LT về tâm lý HS + LT về tương tác XH...)

4141

2.1.6. Xây dựng giả thuyết NC

• Giả thuyết NC: câu trả lời được dự đoán cho câu hỏi NC

• Giả thuyết giúp ta tập trung sự tìm kiếm vào một vùng nhất định (khoanh vùng tìm kiếm), → tính định hướng của NCKH

• Giả thuyết NC giúp tổ chức thực nghiệm dễ dàng hơn• Giả thuyết liên kết hai biến NC, thí dụ trong dạy học

tích cực: « HS biết rõ mục tiêu học tập trước sẽ tham gia tích cực hơn vào việc học »

• Một số loại hình NC không cần giả thuyết NC (nhưng vẫn có thể có những giả thuyết cục bộ)

4242

Xây dựng giả thuyết NC (2)

Các điều kiện cần có khi xây dựng GT• Có thể kiểm chứng đúng hay sai • Kiểm chứng bằng các PPNC (hợp lôgích)• GT có liên kết được nhân tố mới (biến độc lập) và hiện

tượng quan sát được (biến phụ thuộc)• Phải tìm ra được cách đo lường biến độc lập (như

trong GT: HS học kém môn ngoại ngữ vì thiếu hứng thú trong học tập)

• Ý tưởng trong GT (sự liên kết giữa hai loại biến) phải là ý tưởng mới (khả năng tiên đoán)

• GT có giá trị là sản phẩm của quá trình tìm tòi, lựa chọn nhiều giải pháp, công phu, lâu dài

• A. Einstein: « 99% giả thuyết của tôi đều sai » (trường hợp dịch khuẩn E. Coli ở Đức)

4343

Giả thuyết NC là sự tương quan giữa 2 loại biến

Các biến nguyên nhân (yếu tố gây ra hiện tượng)

(biến độc lập)

Các biến hậu quả có thể quan sát được

(biến phụ thuộc)

- hoạt động của THẦY

- môi trường DH

- quản lý trường lớp

- tổ chức học tập, thi cử - HS biết rõ mục tiêu học tập - thiếu hứng thú học tập

- thái độ học tập

- KQ học tập

- hành vi của người học

- nhân cách-tham gia tích cực vào việc học - kết quả học kém môn...

4444

2.1.7. Mục tiêu & tầm quan trọng của mục tiêu NC

• Mục tiêu NC: những kết quả cụ thể mà đề tài sẽ đạt được (sau khi NC tôi sẽ có được...)(đừng nhầm lẫn với i) mục đích NC được hiểu là lợi ích mà công trình NC sẽ có thể mang lại, và ii) các công đoạn tiến hành để thực hiện đề tài)

• Mục tiêu NC giúp ta đánh giá được NC có cần thiết hay không (xét duyệt đề tài) và đã thành công hay chưa (nghiệm thu)

• Mục tiêu NC được xác định dựa trên kết quả lược khảo tài liệu và giả thuyết NC → lược khảo tài liệu kỹ càng thì mục tiêu NC rõ ràng.

• Mục tiêu NC đôi khi không có ý nghĩa ứng dụng ró ràng.

4545

2.2. Giai đoạn thiết kế NC (PPNC)

2.2.1. Mô tả PP NC

2.2.2. Xác định đối tượng NC & mẫu NC

2.2.3. Xác định các biến (variable)

2.2.4. Xây dựng các công cụ đo lường và thủ tục thu thập dữ liệu

2.2.5. Chọn PP phân tích dữ liệu

4646

2.2.1. Mô tả PP NC

• Mục đích là để cộng đồng kiểm chứng tính khách quan, trung thực của NC

• Yêu cầu: càng chi tiết càng tốt, sao cho đồng nghiệp có thể lặp lại NC có cùng kết quả.

• Mô tả phương pháp xây dựng dữ liệu nghiên cứu (tùy theo loại NC):+ phỏng vấn+ điều tra+ thăm dò

• Mô tả công cụ và điều kiện thu thập dữ liệu.+ quần thể+ mẫu phân tích...

• Mô tả phương pháp xử lý dữ liệu nghiên cứu.

4747

2.2.2. Xác định đối tượng & mẫu NC

• Tổng điều tra: mọi thành viên trong cộng đồng đều được tham khảo (tổng điều tra dân số, tài sản, điều kiện sinh sống...). Áp dụng hạn chế vì rất tốn kém.

• Điều tra bằng cách chọn mẫu: cách NC phổ biến• Mục đích chọn mẫu: tiết kiệm & khả thi

(có những loại NC chỉ có thể dùng mẫu)• Yêu cầu chọn mẫu NC:

+ tính tiêu biểu (để có thể khái quát hóa)+ đủ lớn (để hạn chế sai số)

• PP chọn mẫu:+ xác xuất+ phi xác xuất

4848

2.2.3. Xác định các biến (variable)

• Biến là những thông số tạo thành những đặc điểm của hiện tượng NC (nam – nữ; cấp lớp, trình độ;...)

• Giá trị của các biến có thể thay đổi trong mẫu phân tích

• Xác định biến để tìm mối quan hệ giữa chúng với nhau

• Biến độc lập – biến phụ thuộc – biến gây nhiễu

4949

2.2.4. Xây dựng công cụ đo lường và thủ tục thu thập dữ liệu

• Cách thu thập dữ liệu sẽ quy định cách tiến hành NC+ phiếu điều tra → NC định lượng: tương quan giữa các thông số+ phỏng vấn → NC định tính: phân tích nội dung+ thực nghiệm → quan sát và so sánh sự thay đổi

• Cách soạn câu hỏi sẽ tác động đến KQ+ khách quan+ đáng tin cậy+ xác đáng (hỏi những điều người được hỏi biết - công cụ đo phù hợp)

5050

Một số nguyên tắc soạn câu hỏi

• Ngắn gọn• Dùng dạng khẳng định• Không được « mớm ý »• Mỗi câu chỉ hỏi một ý• Không dùng từ xúc phạm giới tính, chủng tộc, thành

phần xh...• Không nguy hiểm cho người trả lời• Phải rõ ràng, chỉ một cách hiểu • Dùng từ ngữ đơn giản, rõ ràng, hoặc phải cung cấp

định nghĩa thao tác trước (HS tích cực là..., theo bạn, lớp bạn có nhiều HS tích cực không?)

5151

Chọn mẫu phân tích

• Nguyên tắc chung: tiêu biểu cho cộng đồng (quần thể) để kết quả có thể áp cho cả cộng đồng

• Mẫu phi xác xuất: ít tiêu biểu• Mẫu xác xuất: mỗi cá thể trong có xác xuất được chọn

ngang nhau (lấy các HS có số thứ tự 1, 6, 11, 16, 21...• Mẫu phân lớp: là tiêu bản thể hiện các đặc điểm của

quần thể (tỷ lệ nam-nữ, tỷ lệ thành phần xuất thân, tỷ lệ HS khá giỏi, tỷ lệ giàu nghèo...)

• Quy mô mẫu: đủ lớn để sai số không có nghĩa

5252

Quy mô mẫu và độ chính xác

Tổng số Sai số 5% 3% 1%

100 79 93 99

500 219 350 477

1000 279 561 906

2000 330 699 1599

5000 359 884 3299

5353

2.2.5. Phân tích dữ liệu

• Mục đích của phân tích:

+ tổng hợp dữ liệu,

+ phát hiện các quan hệ phức tạp

+ chứng minh giả thuyết

• → PP phân tích phải phù hợp với loại NC & quan hệ giữa các biến (cf. Dụng cụ giải phẫu phải tương ứng với loại phẫu thuật...)

5454

2.3. Giai đoạn thực nghiệm

• 2.3.1. Thu thập dữ liệu

• 2.3.2. Phân tích dữ liệu

• 2.3.3. Diễn giải kết quả (thảo luận)

• 2.3.4. Công bố kết quả

5555

2.3.1. Thu thập dữ liệu

• Mỗi loại hình NC đều có những quy định riêng cần tuân thủ

• Theo Angers (1996) có 6 cách thu thập:+ Quan sát tại thực địa+ Phỏng vấn+ Bảng câu hỏi+ Thử nghiệm+ Phân tích nội dung+ Phân tích thống kê

5656

2.3.1.1. Quan sát tại thực địa

• Mục tiêu QS: cá thể hay nhóm• Mục đích QS: thu thập thông tin có tính quy luật (định

tính hoặc định lượng)• Nội dung QS: các hành vi liên quan NC• Công cụ QS: biểu mẫu có liệt kê các hành vi cần QS• Hai cách QS: QS tham dự & QS từ ngoài

+ QS tham dự nhằm tìm hiểu hệ thống+ QS từ ngoài nhằm xác định và lượng hóa hành vi

• Những nhược điểm• + độ chính xác của quan sát tùy thuộc vào trình độ,

năng lực của người quan sát.• + sự hạn chế của các giác quan con người• + Nghịch lý của người quan sát

5757

2.3.1.2. Phỏng vấn

• Đối tượng PV: cá thể hoặc nhóm «điểm»• Mục đích: + tìm hiểu một vđ chưa biết hoặc chưa rõ

ràng để phát hiện suy nghĩ mới hoặc khái niệm mới• + để tìm ra những điểm chung giữa các câu trả lời• Yêu cầu: người trả lời phải được tự do diễn đạt• Công dụng: chuẩn bị cho bảng câu hỏi chi tiết, xác

đáng hơn cho quần thể• Ba loại PV: điều khiển + bán điều khiển + tự do• Một kinh nghiệm làm phỏng vấn

http://nguyenvantuan.net/otherskills/654-mot-lan-di-phong-van-va-nhung-bai-hoc

5858

2.3.1.3. Bảng câu hỏi

• Là công cụ thu thập dữ liệu một cách hệ thống • Mục tiêu: đo lường những khía cạnh liên quan đến vđ

NC• Nguyên tắc: các câu hỏi phải bám vào các khái niệm

trong NC• Đặc điểm: tiện lợi, chi phí thấp• (đọc thêm: Trần Thanh Ái, 2008, Phương pháp điều tra

xã hội học, TCKH, Đại học Cần Thơ, số 9)

• Một kết quả điều tra đáng ngờ http://tuanvannguyen.blogspot.com/2010/03/gan-23-sinh-vien-can-tho-hieu-chinh-xac.html

5959

2.3.1.4. Thực nghiệm

• Đặc điểm: thường dùng trong PTN (tâm lý học lâm sàng, tâm lý học ứng dụng, ngôn ngữ...)

• Mục tiêu: theo dõi sự liên quan nhân quả giữa các biến

• Các nhiệm vụ: + kiểm soát các biến không nằm trong thử nghiệm (cô lập)+ thao tác các biến độc lập (biến liên quan trực tiếp đến thực nghiệm)+ đo lường sự biến thiên của các biến phụ thuộc

• Nhóm thực nghiệm & nhóm đối chứng

6060

2.3.1.5. Phân tích nội dung

• Nhiệm vụ: thu thập các dữ liệu thứ cấp ngoại vi (các tài liệu chính thức, bài báo thông tin tổng quát...) và tổng hợp theo các đặc điểm

• Mục đích: hiểu rõ hiện tượng cần NC

• Đặc điểm: có thể dùng PP định lượng lẫn định tính

• Công cụ: lập biểu mẫu thu thập dữ liệu.

6161

2.3.1.6. Phân tích thống kê

Ý nghĩa:• Cho phép mô tả chính xác• Yêu cầu người NC phải tỉ mỉ, chặt chẽ trong

các suy nghĩ và thao tác• Cho phép người NC tóm tắt kết quả rõ ràng và

xác đáng• Cho phép rút ra kết luận chung• Cho phép người NC dự báo• Cho phép người NC phân tích các yếu tố nhân

quả trong các ngành KHXH

6262

2.3.2. Phân tích dữ liệu

• Nguyên tắc: các phân tích phải tập trung vào vấn đề NC. Những gì không giúp làm sáng tỏ vđ NC thì không sử dụng.

• Kết quả NC tùy thuộc vào PP phân tích• Ba giai đoạn phân tích dữ liệu• + phân tích mô tả biến độc lập• + phân tích mô tả biến phụ thuộc• + phân tích so sánh biến phụ thuộc tương ứng

với ĐK của biến độc lập

6363

2.3.2.1. Phân tích mô tả biến độc lập

B. câu hỏi Dữ liệu qu.sát Thực nghiệm

Phân tích mô tả các đặc điểm của người trả lời bảng câu hỏi.

Ex.: giới tính, tuổi, trình độ vh…)

Phân tích mô tả các đặc điểm của đối tượng quan sát

Ex.: giới tính, ăn mặc, thói quen…)

PT mô tả các ĐĐ của đối tượng TN và ĐK thao tác biến độc lập.

Ex.: có tiếng ồn ? )

6464

2.3.2.2. Phân tích mô tả biến phụ thuộc

B. câu hỏi Dữ liệu q.sát Thực nghiệm

PT mô tả các câu trả lời.

Ex.: thời gian tự học, thời gian chơi game…

PT mô tả hành vi quan sát được.

Ex.: vô kỷ luật, bạo lực ngôn từ…

PT mô tả các kết quả thu được trong thực nghiệm Ex.: số lần phát biểu, KQ kiểm tra…

6565

2.3.2.3. Phân tích so sánh biến phụ thuộc TỨ với ĐK của biến độc lập

B. câu hỏi Dữ liệu Qu.sát Thực nghiệm

PT SS các câu trả lời (↑)tương ứng với ĐĐ của người trả lời (giới, tuổi, học vấn…)

PT SS các hành vi quan sát được (↑) tương ứng với ĐĐ của người được quan sát

PT SS KQ thu được trong TN (↑) tương ứng với ĐĐ của đối tượng TN và ĐK thao tác biến độc lập.

Ex.: tiếng ồn?

6666

2.3.3. Diễn giải kết quả (thảo luận)

• Giải thích TẠI SAO thu được kết quả (tương ứng với PPNC & mẫu phân tích)

• Kiểm chứng giả thuyết• Liên hệ với mục tiêu NC đã nêu với kết

quả NC (để đánh giá mực độ đạt được)• Liên hệ với phần lược khảo tài liệu để

làm NỐI BẬT CÁI MỚI của công trình• Chỉ ra PHẠM VI CÓ NGHĨA của công

trình (điều kiện để KQ có giá trị)

6767

Kiểm chứng giả thuyết

• nhằm biết sự biến đổi của biến độc lập có tạo ra sự biến đổi tương ứng của biến phụ thuộc

• để có thể kiểm chứng, nhà NC thường dùng các thủ tục định lượng

• Giả thuyết có thể không đúng, nhưng vẫn có ích, vì NC cũng tạo ra kiến thức mới (đóng góp khoa học của công trình)

6868

2.3.4. Công bố kết quả

• Báo cáo KH & bài báo KH nhắm công bố KQ NC+ người đọc: các chuyên gia trong ngành+ mục đích: thuyết phục các nhà KH công nhận KQ+ yêu cầu:

- rõ ràng (chỉ có 1 cách hiểu), - chặt chẽ (không thừa, không thiếu), - không áp đặt (có chứng minh)...- tuân thủ quy định về biên tập của tạp chí- tuân thủ đạo đức khoa học (quy đinh về trích

dẫn...)Tham khảo « văn phong khoa học »

http://nguyenvantuan.net/english/1242-van-phong-khoa-hoc

6969

Cấu trúc của một bài báo khoa học

Công thức IMRAD

I = Introduction

M = Methodology

R = Results

A =And

D = Discussion

Tham khảo: http://nguyenvantuan.net/otherskills/880-cach-viet-mot-bai-bao-khoa-hoc-phan-1

7070

3. CÁC ĐỨC TÍNH CỦA NHÀ NC (1)

• Có sáng kiến (ai cũng thấy quả táo rơi, nhưng chỉ Newton liên tưởng đến lực hút)

• Có đầu óc khách quan, không thành kiến• Phải tuân thủ PP khoa học• Phải tỉ mỉ, cẩn thận trong các thao tác• Có đầu óc phê phán (phân biệt sự việc và ý

kiến cá nhân)• Phải nhất quán với chính mình

7171

CÁC ĐỨC TÍNH CỦA NHÀ NC (2)

• Có đầu óc cởi mở, không bảo thủ để đón nhận phê phán của cộng đồng KH

• Có sự độc đáo riêng dù phải tham khảo nhiều tác giả khác

• Phải có kỹ năng truyền đạt KQ NC rõ ràng và chính xác

• Tham khảo « văn hóa khoa học » http://vietsciences.free.fr/khaocuu/congtrinhkhoahoc/vanhoakhoahoc.htm

• Tham khảo « kỹ năng nghiên cứu » http://nguyenvantuan.net/otherskills/1201-ki-nang-nghien-cuu-lap-luan-va-trich-dan

7272

4. ĐẠO VĂN (A.: plagiarism, P.: plagiat)

• pla·giar·ize ['pleidзəraiz]: to copy another person’s ideas, words or work and pretend that they are your own. (Oxford Advanced Learner’s Dictionary)

• Nguyên tắc dùng ý tưởng người khác: • + vay mượn nguyên văn phải dùng « »• + vay mượn ý tưởng phải có ghi xuất xứ• + không được diễn ý của người khác thành của

mình• Tham khảo “trích dẫn và đạo văn”

http://nguyenvantuan.net/english/1249-trich-dan-va-dao-van

7373

TÀI LIỆU TRÍCH DẪN

- FRAENKEL J.R. & WALLEN N.F., 2003, How to Design and Evaluate Research of Education, Mc Graw-Hill.

- NEVILLE POSTLETHWWAITE T., 2005, Educational research: some basic concepts and terminology, UNESCO International Institute for Educational Planning, Paris.

- OLIVA F. Peter, 2006, Xây dựng chương trình học, Nxb. Giáo dục.

- TREMBLAY M.-A. (1968), Initiation à la recherche dans les sciences humaines, Montréal, McGraw-Hill.

- Van der MAREN J.-M., 1995, Méthodes de recherche pour l’éducation, De Boeck, Bruxelles.

7474

Bài thu hoạch

1. Anh chị quan tâm đến hiện tượng nào trong GD nói chung HOẶC trong việc giảng dạy của mình, của đơn vị? Nó có vấn đề gì bất cập ? Nó xảy ra như thế nào? (xác đinh vấn đề NC)2. Những yếu tố nào đã được biêt đến như là nguyên nhân của hiện tượng? 3. Những yếu tố nào đã được nghiên cứu rồi? (điểm lại tình hình NC). Liệu có những yếu tố nào khác mà chưa ai nghiên cứu không? (tìm tòi yếu tố mới)

NHẮC LẠI:• Thủ tục gửi bài THU HOẠCH: • ghi tiêu đề mail NVSP-ĐHCT: [email protected]• Viết trên tập tin <.doc>• ĐT liên lạc 0903 85 93 95• Hạn cuối: 10/7/2012

Cám ơn các bạn

đã theo dõi!