Bai viet tham gia hoi thao nguyen van duy

10
Công ty CPhn Phân tích định lượng Vit Nam Tel: +84 422 390 699; 09456 49731 QA Vietnam.,JSC Email: [email protected] Hi tho quc tế VNS 2014, “Thế nào là đại hc tt?", Hà Ni, 2014 LA CHN ĐỀ TÀI NGHIÊN CU KHOA TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HC KINH T: NHU CU THAY ĐỒI TƯ DUY Đào Trung Kiên 1,2 , Nguyn Văn Duy 2,3 1 [email protected] ; 2 .nghiencuudinhluong.com ; 3 [email protected] TÓM TT Tóm tt: Mt thước đo đánh giá quan trng vcht lượng đại hc là hot động nghiên cu khoa hc. Nghiên cu khoa hc ngoài vic xây dng uy tín cho nhà khoa hc vi đồng nghip trong chuyên ngành còn giúp nâng cao vthế ca đơn vchqun, vthế khoa hc ca quc gia đóng góp tri thc khoa hc ca nhân loi. Thc tế cho thy hot động nghiên cu khoa hc ti các trường Đại hc Vit Nam hin nay bđánh giá thp so vi các Đại hc trong khu vc và thế gii, trong đó có các trường Kinh tế. Mt trong nhng lý do quan trng nh hưởng đến shin din khoa hc kinh tế Vit Nam còn thp là do các nhà nghiên cu theo đui các đề tài thiếu tính hc thut hoc có snhm ln gia hot động nghip vvà hot động nghiên cu khoa hc. Do đó nhu cu cn thiết phi thay đổi tư duy trong vic la chn các đề tài nghiên cu khoa hc phù hp, mang tính hc thut theo nhng chun mc khoa hc quc tế. Tkhóa: Nghiên cu khoa hc, La chn đề tài; Đại hc Kinh tế, Đổi mi tư duy 1. Đặt vn đề Nghiên cu khoa hc chiếm mt vtrí rt quan trng trong các trường Đại hc. Các hthng xếp hng đại hc trên thế gii đều xem xét chtiêu nghiên cu khoa hc như mt trong nhng tiêu chí hàng đầu để xếp hng các trường. Hthng xếp hng đại hc ca Trường Đại hc Giao thông Thượng Hi (ARWU) đánh giá da trên thành tích khoa hc chiếm trng s40%, cht lượng giáo dc và cht lượng ging viên là 50% mà trong đó được đo lường bng các gii thưởng khoa hc (gii Nobel, Fiels) và ging viên được trích dn trong các công trình khoa hc [1]. Để được các gii thưởng khoa hc và trích dn thì ging viên ca các trường phi tham gia nghiên cu khoa hc và công bnó trên các tp chí khoa hc có bình duyt (thuc danh mc ISI). Hay như hthng xếp hng QS Asia dành cho các đại hc Châu Á cũng xem xét trng sca cht lượng nghiên cu 60% (20 % cho strích dn bình quân và 40% cho vic kho sát ý kiến ca các đồng nghip ti Châu Á). Như vy có ththy rng các hthng xếp hng đại hc đều

Transcript of Bai viet tham gia hoi thao nguyen van duy

Page 1: Bai viet tham gia hoi thao nguyen van duy

Công ty Cổ Phần Phân tích định lượng Việt Nam Tel: +84 422 390 699; 09456 49731 QA Vietnam.,JSC Email: [email protected]

Hội thảo quốc tế VNS 2014, “Thế nào là đại học tốt?", Hà Nội, 2014

LỰA CHỌN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA TRONG CÁC

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ: NHU CẦU THAY ĐỒI TƯ DUY

Đào Trung Kiên1,2, Nguyễn Văn Duy2,3

[email protected]; 2 .nghiencuudinhluong.com; [email protected]

TÓM TẮT

Tóm tắt: Một thước đo đánh giá quan trọng về chất lượng đại học là hoạt động nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu khoa học ngoài việc xây dựng uy tín cho nhà khoa học với đồng nghiệp trong chuyên ngành còn giúp nâng cao vị thế của đơn vị chủ quản, vị thế khoa học của quốc gia và đóng góp tri thức khoa học của nhân loại. Thực tế cho thấy hoạt động nghiên cứu khoa học tại các trường Đại học Việt Nam hiện nay bị đánh giá thấp so với các Đại học trong khu vực và thế giới, trong đó có các trường Kinh tế. Một trong những lý do quan trọng ảnh hưởng đến sự hiện diện khoa học kinh tế Việt Nam còn thấp là do các nhà nghiên cứu theo đuổi các đề tài thiếu tính học thuật hoặc có sự nhầm lẫn giữa hoạt động nghiệp vụ và hoạt động nghiên cứu khoa học. Do đó nhu cầu cần thiết phải thay đổi tư duy trong việc lựa chọn các đề tài nghiên cứu khoa học phù hợp, mang tính học thuật theo những chuẩn mực khoa học quốc tế.

Từ khóa: Nghiên cứu khoa học, Lựa chọn đề tài; Đại học Kinh tế, Đổi mới tư duy

1. Đặt vấn đề

Nghiên cứu khoa học chiếm một vị trí rất quan trọng trong các trường Đại học. Các hệ

thống xếp hạng đại học trên thế giới đều xem xét chỉ tiêu nghiên cứu khoa học như một trong

những tiêu chí hàng đầu để xếp hạng các trường. Hệ thống xếp hạng đại học của Trường Đại học

Giao thông Thượng Hải (ARWU) đánh giá dựa trên thành tích khoa học chiếm trọng số 40%,

chất lượng giáo dục và chất lượng giảng viên là 50% mà trong đó được đo lường bằng các giải

thưởng khoa học (giải Nobel, Fiels) và giảng viên được trích dẫn trong các công trình khoa học

[1]. Để được các giải thưởng khoa học và trích dẫn thì giảng viên của các trường phải tham gia

nghiên cứu khoa học và công bố nó trên các tạp chí khoa học có bình duyệt (thuộc danh mục ISI).

Hay như hệ thống xếp hạng QS Asia dành cho các đại học Châu Á cũng xem xét trọng số của

chất lượng nghiên cứu 60% (20 % cho số trích dẫn bình quân và 40% cho việc khảo sát ý kiến

của các đồng nghiệp tại Châu Á). Như vậy có thể thấy rằng các hệ thống xếp hạng đại học đều

Page 2: Bai viet tham gia hoi thao nguyen van duy

Công ty Cổ Phần Phân tích định lượng Việt Nam Tel: +84 422 390 699; 09456 49731 QA Vietnam.,JSC Email: [email protected]

Hội thảo quốc tế VNS 2014, “Thế nào là đại học tốt?", Hà Nội, 2014

xem việc nghiên cứu khoa học như một trong những yêu tố lớn nhất để xếp hạng giữa các trường

với nhau. Một đặc điểm quan trọng là các nghiên cứu khoa học được xem xét là các nghiên cứu

được công bố quốc tế. Điều này đặt ra đòi hỏi đối với các Đại học Việt Nam trong đó có các

trường Kinh tế phải tăng cường công tác nghiên cứu khoa học, công bố các công trình của mình

trên các tạp chí quốc tế thì mới có thể cải thiện thứ hạng xếp hạng của các trường và hướng tới

Việt Nam có trường đạt đẳng cấp quốc tế. Thực tế cho thấy hàng năm tại các trường Đại học đội

ngũ nhà khoa học, giảng viên thực hiện rất nhiều các đề tài nghiên cứu khác nhau từ cấp Nhà

nước đến cấp cơ sở, các công trình nghiên cứu của nghiên cứu sinh. Tuy nhiên gần như các công

trình này không thể công bố trên các tạp chí quốc tế uy tín. Nguyên nhân là do các công trình

nghiên cứu của các đồng nghiệp Việt Nam không thu hút được sự quan tâm của đồng nghiệp

quốc tế và chất lượng nghiên cứu thấp. Trong lĩnh vưc Kinh tế giáo sư Trần Văn Thọ (đại học

Waseda, Nhật Bản) cho rằng các nghiên cứu tại Việt Nam thiếu tính học thuật (academic) và tính

độc sáng (originality), nghiên cứu không đưa ra được các vấn đề mới, những giả thuyết hay lý

luận mới được kiểm chứng qua các dữ liệu mới [2]. Các đề tài nghiên cứu chủ yếu vẫn còn tập

trung vào giải quyết các vấn đề nghiệp vụ, không cung cấp những tri thức mới như một nghiên

cứu khoa học phải có. Vì vậy hiện nay có một nhu cầu thay đổi tư duy trong việc chọn đề tài

nghiên cứu khoa học tại các trường Đại học Kinh tế để phù hợp với xu thế nghiên cứu của cộng

đồng khoa học quốc tế, có thể công bố các công trình nghiên cứu tại Việt Nam trên các các tạp

chí quốc tế uy tín (thuộc danh mục ISI).

2. Nghiên cứu khoa học và lợi ích của việc nghiên cứu khoa học trong các

Trường Đại học

Hiện nay các nhà khoa học không còn nghi ngờ về tầm quan trọng của việc nghiên cứu

khoa học tại các trường đại học. Trường đại học muốn thăng tiến trên bảng xếp hạng các trường

phải đầu tư cho các công trình nghiên cứu khoa học có chất lượng và công bố nó trên các tạp chí

uy tín. Tuy nhiên hiện nay tại Việt Nam vấn đề như thế nào là một nghiên cứu khoa học thực sự

còn chưa được nhận thức đẩy đủ. Còn có sự nhầm lẫn giữa việc giải quyết các vấn đề nghiệp vụ

(ví dụ: giải pháp phát triển thị trường nông sản đến năm XYZ, nâng cao năng lực cạnh tranh

công ty ABC, vv) nhưng nghiên cứu này không tạo ra tri thức mới, rất khó để có thể gọi chúng là

hoạt động nghiên cứu khoa học, nó chỉ là hoạt động nghiệp vụ hàng ngày của cán bộ quản lý.

Nghiên cứu khoa học có thể được định nghĩa là một hoạt động của con người nhằm mở rộng tri

Page 3: Bai viet tham gia hoi thao nguyen van duy

Công ty Cổ Phần Phân tích định lượng Việt Nam Tel: +84 422 390 699; 09456 49731 QA Vietnam.,JSC Email: [email protected]

Hội thảo quốc tế VNS 2014, “Thế nào là đại học tốt?", Hà Nội, 2014

thức qua các phương pháp khoa học [3]. Hay nghiên cứu khoa học là cách thức con người tìm

hiểu các hiện tượng một cách có hệ thống [8]. Hiểu theo nghĩa này, có hai điều kiện để xem một

hoạt động là nghiên cứu khoa học: mục tiêu và phương pháp.

Nghiên cứu khoa học phải nhằm mục tiêu phát triển những tri thức mới, những hiểu biết

mới. Những tri thức này phải mang tính phổ quát và có thể khái quát hóa. Những kinh nghiệm cá

nhân không được xem là tri thức khoa học nếu nó không được khái quát quá.

Nghiên cứu khoa học là một điều tra hay khảo sát có hệ thống. Hệ thống ở đây được hiểu

là công trình phải được nghiên cứu theo những quy trình chuẩn được cộng đồng khoa học quốc

tế công nhận.Trong quy trình nghiên cứu chuẩn phương pháp đóng vai trò quan trọng, vì phương

pháp quyết định hoạt động là khoa học hay phi khoa học. Phương pháp mang tính khoa học phải

có cơ sở lý thuyết, các giả định, có độ tin cậy và chính xác cao [3]. Vì nghiên cứu dựa vào lý

thuyết và giả định nên các kết quả nghiên cứu phải được diễn giải bằng các bằng chứng, lý luận

dựa vào logic hay lập luận của toán học và không đi ra ngoài phạm vi của dữ liệu cho phép.

Nghiên cứu khoa học cũng đem lại nhiều lợi ích cho nhà nghiên cứu và xã hội. GS Nguyễn

Văn Tuấn (Đại học New South Wales, Úc) cho rằng hoạt động nghiên cứu đem lại bốn lợi ích:

lợi ích cá nhân, lợi ích với Trường (Học viện) nơi nhà khoa học công tác, lợi ích cho quốc gia

(Việt Nam) và lợi ích cho bản thân khoa học [3].

Đối với lợi ích cá nhân, nghiên cứu khoa học giúp cho nhà nghiên cứu cập nhật những kiến

thức mới trong chuyên ngành của mình, lĩnh vực mình nghiên cứu. Đối với các giảng viên tại các

trường Đại học nghiên cứu khoa học còn giúp cho họ nâng cao chất lượng giảng dạy. Có thể chia

sẻ những tri thức từ chính nghiên cứu của mình cho sinh viên, học viên cao học hay nghiên cứu

sinh. Nhờ công bố các công trình nghiên cứu của mình, nhà nghiên cứu có cơ hội tham gia hợp

tác với các đồng nghiệp quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu. Bởi các đồng nghiệp tại các quốc gia

khác nhau có thể biết nhau, liên hệ với nhau thông qua các công trình nghiên cứu. Và cuối cùng

nghiên cứu khoa học cũng giúp cho nhà nghiên cứu thăng tiến trên con đường sự nghiệp. Muốn

được đề bạt các chức danh, các nhà khoa học phải có các công trình nghiên cứu.

Việc ông bố các công trình nghiên cứu của nhà khoa học cũng đem lại những lợi ích cho

Trường Đại học, Học viên nơi họ làm việc. Số lượng công trình và chất lượng công trình nghiên

cứu của các nhà khoa học là một trong những thước đo quan trọng để xếp hạng Trường Đại học.

Page 4: Bai viet tham gia hoi thao nguyen van duy

Công ty Cổ Phần Phân tích định lượng Việt Nam Tel: +84 422 390 699; 09456 49731 QA Vietnam.,JSC Email: [email protected]

Hội thảo quốc tế VNS 2014, “Thế nào là đại học tốt?", Hà Nội, 2014

Hiển nhiên là Trường Đại học có nhiều công trình nghiên cứu, được trích dẫn nhiều sẽ làm tăng

thứ hạng của Trường so với trường khác.

Việc nghiên cứu và công bố cũng tác động đến đánh giá khoa học của các quốc gia. Một

quốc gia có nhiều nhà nghiên cứu, công bố được nhiều công trình uy tín sẽ được xếp hạng cao

hơn các quốc gia khác. Một số nghiên cứu cũng cho thấy xếp hạng khoa học quốc gia có ảnh

hưởng đến các chỉ số phát triển kinh tế. Điều đó cho thấy nghiên cứu khoa học về lâu dài có ảnh

hưởng tích cực đến khả năng phát triển kinh tế của các quốc gia. Thực tế cũng cho thấy các quốc

gia phát triển đều là những cường quốc về khoa học. Đối với Việt Nam các ấn phẩm khoa học

đạt chuẩn mực quốc tế còn ít thì đều này còn mang nhiều ý nghĩa hơn nữa.

Nghiên cứu khoa học còn vì mục tiêu phát hiện các tri thức mới, phổ biến nó cho các đồng

nghiệp vì cộng đồng khoa học. Các nghiên cứu khoa học bao giờ cũng có tính kế thừa, khoa học

không được xây dựng từ chân không. Vì vậy các kết quả nghiên cứu nếu được công bố sẽ giúp

ích cho cộng đồng nghiên cứu, cung cấp những bằng chứng cho hoạch định chính sách công, tác

động đến các chuyên ngành khác.

3. Thực trạng nghiên cứu khoa học và lựa chọn đề tài trong các trường Kinh

tế hiện nay

Tại sao sự hiện diện khoa học của Việt Nam trên trường quốc tế lại khiêm tốn trong đó có

các trường Kinh tế. Số lượng bài báo khoa học của Việt Nam còn rất hạn chế so với các nước

trong khu vực, năm 2013 ước tính có khoảng 2000 bài báo đăng trên các tạp chí của tất cả các

chuyên ngành chỉ tương đương với một đại học lớn tại Thái Lan (Chulalongkhorn, Mahidol).

Trong lĩnh vực kinh tế cả giai đoạn 1996 – 2012 bài báo khoa học trong kinh tế của Việt

Nam là 125 bài rất thấp so với các nước trong khu vực, chỉ bằng 1/3 Indonesia (371), 1/4 Thái

Lan và Philippines (464 và 448), bằng 8% so với Malaysia (1.542) và 5% so với Singapore

(2.219). Trong khi số lượng bài báo đăng thấp thì chất lượng nghiên cứu của Việt Nam cũng

không cao, chỉ số H thấp nhất (12) bằng khoảng ¼ so với Singapore bằng ½ so với Malaysia,

Thái Lan, Indonesia và Philippines (bảng 1).

Bảng 1 số bài báo khoa học kinh tế (kinh tế, kinh tế lượng, tài chính) giai đoạn 1996 – 2012 các quốc gia trong khu vực

Page 5: Bai viet tham gia hoi thao nguyen van duy

Công ty Cổ Phần Phân tích định lượng Việt Nam Tel: +84 422 390 699; 09456 49731 QA Vietnam.,JSC Email: [email protected]

Hội thảo quốc tế VNS 2014, “Thế nào là đại học tốt?", Hà Nội, 2014

Quốc gia Số ấn phẩm

Số ấn phẩm được trích dẫn

Số trích dẫn

Tự trích dẫn

Trích dẫn trên một ấn phẩm Chỉ số H

Singapore 2.219 2.171 17.871 1.533 9,8 51 Malaysia 1.542 1.518 3.106 973 6,43 23 Thailand 464 455 3.276 207 14,79 26 Philippines 448 437 2.192 156 10,02 22 Indonesia 371 365 2.573 383 11,21 22 Việt Nam 125 124 524 86 9,31 12

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Scimago [5]

Xem xét trong giai đoạn từ 2006 – 2012 các bài báo khoa học của Việt Nam có tăng trưởng

nhưng sự tăng trưởng này không đều và ở mức thấp so với các nước trong khu vực. Việt Nam

luôn nằm cuối cùng trong bảng xếp hạng với các nước trong khu vực (có loại trừ một số quốc gia

đặc thù như Lào, Cambodia, Brunei). Trong khi Malaysia mất 5 năm từ 2006 đến 2010 để vượt

qua Singapore ở xuất phát điểm chỉ bằng 1/3 so với Singapore. Trong khi đó xu hướng cho thấy

số bài báo khoa học của Việt có tăng nhưng tốc độ tăng thấp và khoảng cách với các quốc gia

xếp trên (Malaysia, Singapore) ngày càng bị lới rộng (xem hình 1và bảng 2)

Hình 1 Xu thế đăng tải bài báo trong kinh tế các nước Đông Nam Á giai đoạn 2006 - 2012

Page 6: Bai viet tham gia hoi thao nguyen van duy

Công ty Cổ Phần Phân tích định lượng Việt Nam Tel: +84 422 390 699; 09456 49731 QA Vietnam.,JSC Email: [email protected]

Hội thảo quốc tế VNS 2014, “Thế nào là đại học tốt?", Hà Nội, 2014

Bảng 2 Kết quả công bố quốc tế trong khoa học kinh tế các nước Đông Nam Á giai đoạn 2006 - 2012

Quốc gia Năm

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Việt Nam 6 5 4 29 10 23 30 Indonesia 16 21 20 26 45 56 69 Philipines 20 18 46 55 72 63 73 Thái Lan 27 33 36 34 65 60 95 Malaysia 57 74 103 212 260 283 425 Singapore 183 166 173 236 221 182 260

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Scimago [5]

Tính tự chủ trong khoa học của Việt Nam cũng là một vấn đề, trung bình số bài báo công

bố tại Việt Nam có khoảng 80% là hợp tác quốc tế trong khi các nước trong khu vực chỉ khoảng

50% và các tác giả nước ngoài thường là các tác giả chính [7]. Hợp tác quốc tế là đương nhiên

nhưng hợp tác như thế nào để vẫn giữ được sự tự chủ trong khoa học, với tỷ lệ 80% có thể xem

như nền khoa học của quốc gia bị lệ thuộc vào nước ngoài quá nhiều. Một thực tế cho thấy các

nghiên cứu hợp tác với nước ngoài, nhà khoa học Việt Nam thường đóng vai trò là người thu

thập dữ liệu, vấn đề về ý tưởng, phương pháp, phân tích và diễn giải kết quả chủ yếu vẫn thuộc

các tác giả nước ngoài. Khó có thể nói sau hợp tác nhà khoa học Việt Nam có thể làm chủ được

tri thức từ nghiên cứu, vì vậy dễ dẫn đến tình trạng “dữ liệu Việt Nam, tri thức nước ngoài”. Hay

nói như cách của giáo sư Nguyễn Văn Tuấn (Úc) việc hợp tác quá nhiều mà thiếu tính tự chủ

trong khoa học là cách làm khoa học “nhảy dù”, nhà khoa học Việt Nam tham gia như “lính đánh

thuê” chỉ tham gia thu thập dữ liệu mà không có đóng góp đáng kể nào vào quá trình nghiên cứu,

việc đứng tên tác giả trong các bài báo khoa học như các tác giả danh dự.

Một trong những nguyên nhân làm sự hiện diện khoa học kinh tế Việt Nam là việc các

giảng viên, nhà khoa học tại các Trường Kinh tế còn nhầm lẫn giữa hoạt động nghiên cứu và

hoạt động nghiệp vụ hàng ngày của nhà quản lý. Nhiều đề tài nghiên cứu thực hiện thiếu tính học

thuật và tính mới, các đề tài trong nghiên cứu tập trung vào những vấn đề như “giải pháp”, “hoàn

thiện”, “nâng cao”, “phát triển”, vv (ví dụ: giải pháp huy động vốn của ngân hàng, giải pháp thu

hút đầu tư…). Tất nhiên các đề tài này hoàn toàn có thể được lựa chọn là đối tượng nghiên cứu

nhưng chỉ khi nó dùng để kiểm chứng một vấn đề lý luận chứ không hoàn toàn là vấn đề nghiệp

vụ quản lý (tất nhiên nó có ý nghĩa thực tiễn cũng tốt nhưng nó không phải mục tiêu chính, mục

Page 7: Bai viet tham gia hoi thao nguyen van duy

Công ty Cổ Phần Phân tích định lượng Việt Nam Tel: +84 422 390 699; 09456 49731 QA Vietnam.,JSC Email: [email protected]

Hội thảo quốc tế VNS 2014, “Thế nào là đại học tốt?", Hà Nội, 2014

tiêu chính phải là cung cấp tri thức mới). Chính bởi việc lựa chọn các đề tài mang tính nghiệp vụ

nên các công trình không thể khái quát hóa. Các phương pháp nghiên cứu sử dụng không phù

hợp, chủ yếu là các công cụ so sánh, phân tích đơn giản, không thiết lập được các giả thuyết

nghiên cứu, các diễn giải thiếu bằng chứng, chủ quan và không thể kiểm chứng được. Do đó các

kết quả nghiên cứu cũng không có khả năng đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế.

Phân tích của tác giả cho thấy năm 2013 số đề tài cấp Bộ (Bộ Giáo dục và Đào tạo) triển

khai tổng số 28 đề tài thì có 8 đề tài có tên gọi như “giải pháp”, “hoàn thiện”, “nâng cao” bằng

hơn ¼ tổng số đề tài. Trong phần mục đích yêu cẩu từ phía Bộ về các đề tài này nhiều hơn con

số 8 đề tài là hướng tới các giải pháp nghiệp vụ mà không phải các vấn đề khoa học.

Kết quả khảo sát tại một cơ sở Đào tạo vào loại lớn nhất miền Bắc cho thấy có hơn 58%

(148/257) công trình của nghiên cứu sinh mang các tên như “giải pháp”, “hoàn thiện”, “nâng

cao”, “phát triển” (dưới đây gọi là “đánh giá nghiệp vụ”1) là những nghiên cứu nghiệp vụ không

đảm bảo tối thiểu của một nghiên cứu khoa học theo chuẩn mực quốc tế [6]. Nếu khảo sát nội

dung các luận án thì các công trình “đánh giá nghiệp vụ” còn có thể cho một kết quả cao hơn tỷ

lệ 58% rất nhiều. Và đây gần như là một thực trạng chung của các trường Kinh tế hiện nay.

Hình 2 Tỷ lệ các tên đề tài mang tính đánh giá nghiệp vụ

1cụm từ “đánh giá nghiệp vụ” ở đây không hàm ý là các hoạt động đánh giá nghiệp vụ thực tế không thể trờ

thành hoạt động nghiên cứu khoa học. Nó chỉ ám chỉ rằng các công trình không rõ ràng về mục tiêu (học thuật) và phương pháp không phù hợp không thể gọi là hoạt động nghiên cứu khoa học.

Page 8: Bai viet tham gia hoi thao nguyen van duy

Công ty Cổ Phần Phân tích định lượng Việt Nam Tel: +84 422 390 699; 09456 49731 QA Vietnam.,JSC Email: [email protected]

Hội thảo quốc tế VNS 2014, “Thế nào là đại học tốt?", Hà Nội, 2014

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ gsneu.edu.vn

Trong những năm gần đây xu hướng chọn các đề tại “đánh giá nghiệp vụ” có giảm (từ mức

cao 82%) xuống mức khoảng 50% trong những năm gần đây. Tuy nhiên mức giảm không ổn

định và giảm rất thấp trong những năm gần đây và luôn duy trì ở mức trên 50% (hình 3). Cá biệt

trong một số ngành như ngành kinh tế chính trị, kinh tế quản lý gần như 100% các nghiên cứu là

“đánh giá nghiệp vụ”. Điều đó cho thấy thực trạng ảm đạm và rất ít cải tiến trong việc lựa chọn

đề tài nghiên cứu đảm bảo theo các chuẩn mực khoa học tối thiểu.

Hình 3 Xu thế lựa chọn đề tài nghiên cứu của nghiên cứu sinh 2006 – 2013

Nguồn:gsneu.edu.vn [6]

Nguyên nhân của tình trạng này là do cơ chế quản lý, phê duyệt đề tài, cách lựa chọn hội

đồng đánh giá, thẩm định không theo những chuẩn mực nghiên cứu. Theo thói quen thực hiện

các nghiên cứu cũ nên còn một bộ phận khá lớn các nhà khoa học chưa cập nhật được với hệ

thống nghiên cứu trong chuyên ngành mình với các đồng nghiệp quốc tế. Các hội đồng phê

duyệt các đề tài nghiên cứu khoa học thiếu những người am hiểu về nghiên cứu khoa học theo

các tiêu chuẩn quốc tế.

(Kinh nghiệm cá nhân của tác giả từng tham gia dự thính một hội đồng bảo vệ đề cương chi

tiết của nghiên cứu sinh tại một Trường Đại học. Chủ tịch hội đồng là một PGS có tên tuổi trong

ngành nhưng vẫn nhầm lẫn giữa vấn đề đánh giá nghiệp vụ và hoạt động nghiên cứu khoa học.

Page 9: Bai viet tham gia hoi thao nguyen van duy

Công ty Cổ Phần Phân tích định lượng Việt Nam Tel: +84 422 390 699; 09456 49731 QA Vietnam.,JSC Email: [email protected]

Hội thảo quốc tế VNS 2014, “Thế nào là đại học tốt?", Hà Nội, 2014

Những công trình đánh giá nghiệp vụ thuần túy như những báo cáo kinh doanh không thể được

xem là một công trình nghiên cứu khoa học)

4. Một số khuyến nghị về việc lựa chọn đề tài nghiên cứu khoa học tại các

trường Kinh tế

Qua việc phân tích lựa chọn đề tài nghiên cứu khoa học tại các Trường Kinh tế. Tác giả

nghĩ rằng cần có sự thay đổi về mặt nhận thức, thay đổi tư duy trong việc lựa chọn đề tài nghiên

cứu từ tất cả các cấp. Thay vì lựa chọn các đề tài mang tính “đánh giá nghiệp vụ” các trường

phải hướng vào các mục tiêu học thuật. Một số khuyến nghị mà các đơn vị quản lý và nhà khoa

học có thể xem xét để nâng cao chất lượng nghiên cứu, thực hiện những đề tài xứng tầm, theo

tiêu chuẩn nghiên cứu khoa học quốc tế mà không phải những tiêu chuẩn “đặc thù Việt Nam”.

Thứ nhất là các Bộ, cơ quan quản lý về giáo dục quốc gia cần đoạn tuyệt với các phong

trào “người người làm khoa học, nhà nhà làm khoa học”, không thể có những khẩu hiệu “nghiên

cứu khoa học chào mừng ngày ABC, XYZ”. Nói như một giáo sư nổi tiếng là “không có thứ

khoa học nào là khoa học chào mừng”. Không xem xét hoạt động “nghiên cứu khoa học” như

một tiêu chuẩn đánh giá những người làm nghiệp vụ tại các cơ quan không làm nghiên cứu nơi

thường đẻ ra những nghiên cứu khoa học không giống ai.

Thứ hai các hội đồng phê duyệt đề tài nghiên cứu phải dựa trên tính học thuật, độc sáng

của đề tài để đánh giá. Các vấn đề giải quyết nghiệp vụ chỉ xem là những mục tiêu phụ trong các

nghiên cứu.

Thứ ba đòi hỏi các công trình nghiên cứu cấp Nhà nước, cấp Bộ phải có công bố quốc tế

trên các tạp chí quốc thế uy tín (trữ những nghiên cứu mang bí mật quốc gia, nghiên cứu ảnh

hưởng đến an ninh quốc gia)

Thứ tư việc lựa chọn hội đồng đánh giá các đề tài nghiên cứu tại các cấp phải có những

nhà khoa học có các công trình đã được đăng tải tại các tạp chí nghiên cứu uy tín trong chuyên

ngành (ISI) mà là tác giả đầu hoặc đồng tác giả chính.

Thứ năm đối với các Trường Đại học có chính sách cập nhật các kết quả nghiên cứu trong

chuyên ngành của mình từ các Tạp chí quốc tế. Chỉ khi giảng viên, nhà nghiên cứu được tiếp cận

Page 10: Bai viet tham gia hoi thao nguyen van duy

Công ty Cổ Phần Phân tích định lượng Việt Nam Tel: +84 422 390 699; 09456 49731 QA Vietnam.,JSC Email: [email protected]

Hội thảo quốc tế VNS 2014, “Thế nào là đại học tốt?", Hà Nội, 2014

với nghiên cứu của các đồng nghiệp quốc tế thì họ mới có thể có cái nhìn rộng hợn, lựa chọn đề

tài tốt hơn theo những hướng nghiên cứu mới của cộng đồng khoa học quốc tế.

Thứ sáu đối với các giảng viên, nhà nghiên cứu đánh giá, lựa chọn đề tài theo tiêu chuẩn

FINER (feasible – khả thi; interesting – thú vị; novelty – tính mới; ethics – đạo đức; relevance –

có liên quan, ảnh hưởng) phù hợp với từng chuyên ngành. Thường xuyên theo dõi các nghiên

cứu của đồng nghiệp trong nước và quốc tế để nắm bắt xu hướng nghiên cứu, các chuẩn mực

nghiên cứu mang tính quốc tế.

Tham khảo

1. Đại học Công nghiệp thực phẩm TP. Hồ Chí Minh (2013), So sánh các hệ thống xếp hạng đại

học phổ biến trên thế giới/http://iso.hufi.vn/index.php/tin-tuc-su-kien/53-so-sanh-cac-he-thong-

xep-hang-dai-hoc-quoc-te-pho-bien [Truy cập ngày 8/3/2014]

2. Trần Văn Thọ (2004), Đặt lại vấn đề học vị tiến sỹ, Đại học Waseda, Tokyo, Nhật Bản

3. Nguyễn Văn Tuấn (2012), Đi vào nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản Tổng hợp TP.Hồ Chí

Minh

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Thông báo tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện đề

tài/nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp Bộ năm 2004/

http://khcn.moet.gov.vn/?page=1.1&view=20241 [Truy cập ngày 10/04/2014]

5.http://scimagojr.com/countryrank.php?area=2000&category=0&region=Asiatic+Region&year

=all&order=it&min=0&min_type=it [truy cập ngày 13/4/2014]

6. http://gsneu.edu.vn/upload/tracuu/LATS.htm

7. Mô hình hoạt động khoa học cho Việt Nam (Tuổi trẻ, 2014)/ http://tuoitre.vn/tuoi-tre-cuoi-

tuan/van-de-su-kien/590477/mot-mo-hinh-hoat-dong-khoa-hoc-cho-viet-nam.html [Truy cập

ngày 10/04/2014]

8. Giới thiệu Phương pháp nghiên cứu định lượng http://nghiencuudinhluong.com/gioi-thieu-ve-

nghien-cuu-dinh-luong/ [Truy cập ngày 10/03/2004]