Bai Tieu Luan Hoan Chinh

25
Tiểu luận: Ozon và vấn đề thủng tầng ozon 1 DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 2 HỌ VÀ TÊN MSSV NGUYỄN TRẦN HỮU VŨ NGUYỄN THỊ VÂN BÙI THỊ THANH TUYỀN PHẠM THỊ LAN HỒ THỊ NGUYỆT MINH TRẦN MINH TOÀN 0910485 0910484 0910483 0910462 0910468 0910480

Transcript of Bai Tieu Luan Hoan Chinh

Page 1: Bai Tieu Luan Hoan Chinh

Tiểu luận: Ozon và vấn đề thủng tầng ozon

1

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 2

HỌ VÀ TÊN MSSV

NGUYỄN TRẦN HỮU VŨ

NGUYỄN THỊ VÂN

BÙI THỊ THANH TUYỀN

PHẠM THỊ LAN

HỒ THỊ NGUYỆT MINH

TRẦN MINH TOÀN

0910485

0910484

0910483

0910462

0910468

0910480

Page 2: Bai Tieu Luan Hoan Chinh

Tiểu luận: Ozon và vấn đề thủng tầng ozon

2

LỜI MỞ ĐẦU

rong các vấn đề đáng lo ngại về môi trường hiện nay, vấn đề ozon

và thủng tầng ozon là một vấn đề bức xúc và nghiêm trọng mang

tính chất toàn cầu. Trái Đất rất dễ tổn thương bởi các tia cực tím

của bức xạ Mặt Trời và tầng ozon có nhiệm vụ không cho các tia

này đến được Trái Đất. Có thể khẳng định, tầng ozon có vai trò đặc biệt quan

trọng đối với sự sống trên Trái Đất . Tầng Ozon bị phá hủy dẫn đến ảnh hưởng

trực tiếp tới sức khỏe con người và gây mất cân bằng hệ sinh thái. Tầng ozon

chính là tấm lá chắn bảo vệ hành tinh của chúng ta.

Bài tiểu luận sau đây trình bày những vấn đề cơ bản và quan trọng

nhất trong hiện trạng môi trường hiện nay về ozon và thủng tầng ozon.

Với mục đích thảo luận, đào sâu nghiên cứu, tìm hiểu, từ đó bổ trợ cho

môn học “Hóa môi trường” trong nhà trường Đại Học, Cao Đẳng. Chúng tôi,

tập thể nhóm 2 lớp Hóa Học K33 trường Đại học Đà Lạt; với chút ít hiểu biết

và cố gắng tìm tòi đã gấp rút hoàn thành bài tiểu luận này.

Trong quá trình biên tập không tránh được những sai sót về mặt kĩ

thuật trình bày, đánh máy… kính mong quý thầy cô và các bạn sinh viên đồng

đạo thông cảm và lượng thứ. Chúng tôi rất vui lòng nhận được các ý kiến đóng

góp nhằm sửa chữa những khuyết điểm, giúp hoàn thiện bài tiểu luận này.

Chúng tôi xin chân thành cám ơn Thầy Phạm Lê Nhân đã giúp chúng

tôi hoàn thành bài luận. Cám ơn các nguồn tài liệu quý báu khác đã cung cấp

một lượng tư liệu lớn cho chúng tôi.

Thay mặt nhóm 2

Nguyễn Trần Hữu Vũ

T

Page 3: Bai Tieu Luan Hoan Chinh

Tiểu luận: Ozon và vấn đề thủng tầng ozon

3

CHƯƠNG MỘT: CÁC KHÁI NIỆM MỞ ĐẦU

I. OZON

Ozon (O3) là chất khí có màu lam nhạt (trong điều kiện nhiệt độ và áp

suất tiêu chuẩn), có mùi hắc đặc trưng. Ozon là chất hấp thụ mạnh các tia tử

ngoại, tia nhìn thấy và tia hồng ngoại. Ozon có khả năng hấp thụ cao nhất ở

bước sóng là 254 nm đối với các tia tử ngoại, ở bước sóng là 600 nm đối với

các tia nhìn thấy và ở bước sóng là 900 nm đối với tia hồng ngoại. Ngoài ra

ozon còn có khả năng khử mùi, màu, khử trùng đối với nước và nước thải.

Không khí chứa một lượng rất nhỏ ozon có tác dụng làm cho không khí

trong lành. Với lượng ozon lớn hơn sẽ gây độc hại với con người.

Ozon không bền, dễ dàng bị phân huỷ thành Oxi phân tử và Oxi nguyên

tử:

Ví dụ: O3= O2 + O

II. TẦNG OZON:

Ozon là loại khí hiếm trong không khí gần mặt đất nhưng lại tập trung

thành lớp dày ở những độ cao khác nhau trong tầng bình lưu, cách mặt đất

khoảng từ 10 – 50 km ở những vĩ độ khác nhau. 90% ozon nằm trong khoảng

19 -23 km so với mặt đất, ozon có chức năng bảo vệ sinh quyển nhưng nhiều

nghiên cứu cũng cho thấy nó là loại khí độc hại và sự ô nhiễm của ozon sẽ tác

Page 4: Bai Tieu Luan Hoan Chinh

Tiểu luận: Ozon và vấn đề thủng tầng ozon

4

động đến năng suất cây trồng ở mặt đất. Tầng khí quyển này hấp thụ 93-99%

tia bức xạ có hại từ Mặt Trời.

III. LỖ THỦNG TẦNG OZON:

Những chỗ loang lổ ozon do bị loãng được hiểu là “lỗ thủng ozon”. Lỗ

thủng của tầng ozon theo định nghĩa của Cục Môi Trường (EPA) Mỹ là khu

vực có hàm lượng ozon thấp hơn 220 đơn vị dobson (DU). Một DU tương

đương với 27 triệu phân tử ozon trên một cm2. Tầng ozon ở Mỹ khoảng 300

DU, trong khi đó tầng ozon ở Nam cực ở cuối mùa xuân chỉ còn khoảng 117

DU. Ở Nam cực hàm lượng ozon thấp nhất xảy ra ở những khu vực khác

nhau, trong những thời điểm khác nhau. Kỷ lục thấp nhất của tầng ozon là 88

DU được ghi nhận vào năm 1994.

Page 5: Bai Tieu Luan Hoan Chinh

Tiểu luận: Ozon và vấn đề thủng tầng ozon

5

CHƯƠNG HAI: ỨNG DỤNG CỦA OZON VÀ

VAI TRÒ CỦA TẦNG OZON

I. Ứng dụng của ozon:

Ozon có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống:

1. Sử dụng trong công nghiệp:

Ozon được sử dụng để tẩy trắng đồ vật và tiêu diệt vi khuẩn. Rất nhiều hệ

thống nước sinh hoạt công cộng sử dụng ozon để khử vi khuẩn thay vì sử dụng

các chất khử truyền thống như clo và brom. Trong công ngiệp ozon được sử

dụng để:

+ Khử trùng nước uống trước khi đóng chai.

+ Phân hủy dầu mỡ và khử các chất gây ô nhiễm có trong nước bằng

phương pháp hóa học (sắt, asen, sulfua hidro, nitrit, và chất hữu cơ phức tạp

liên kết với nhau tạo ra “màu” của nước).

+ Hỗ trợ quá trình kết tụ (là quá trình kết tụ của các phân tử, được sử

dụng trong quá trình lọc để loại bỏ sắt và asen).

+ Làm sạch và tẩy trắng vải (việc sử dụng để tẩy trắng được cấp bằng

sáng chế), không làm mất màu tóc và quần áo.

+ Hỗ trợ trong gia công chất dẻo (plastic) để cho phép mực kết dính.

+ Đánh giá tuổi thọ của mẫu cao su để xác định chu kỳ tuổi thọ của cả lô

cao su.

Từ năm 1906 tại Nice – Pháp đã xây dựng nhà máy sản xuất nước đầu

tiên sử dụng ozon. Tại thành phố Los Angeles, bang California Mỹ có nhà

máy xử lý nước uống lớn nhất thế giới, tất cả các loại nước uống đóng chai

đều được khử trùng, làm sạch bằng ozon.

2. Sử dụng trong y tế:

+ Tiêu diệt vi khuẩn, virut và các loại nấm mốc.

+ Khử các bào tử, u nang, men và các loại nấm.

+ Tiêu diệt các mầm vi sinh vật gây bệnh trong nước và trong không khí,

khử mùi trong không khí.

Page 6: Bai Tieu Luan Hoan Chinh

Tiểu luận: Ozon và vấn đề thủng tầng ozon

6

+ Không gây bỏng mắt, không gây ảnh hưởng tới da, mũi và tai.

+ Ozon không gây ung thư.

Ngoài ra, ozon có thể được sử dụng để ảnh hưởng tới cân bằng chống ôxi

hóa-hỗ trợ ôxi hóa của cơ thể, khi đó thông thường cơ thể sẽ phản ứng với sự

hiện diện của nó bằng cách sản sinh ra các enzym chống ôxi hóa.

3. Ứng dụng trong nuôi trồng thuỷ sản

Ozon giúp loại bỏ vi-rút gây bệnh và làm tôm luôn khỏe mạnh mà không

cần đến các loại hóa chất có hại, và giúp các hộ nuôi tôm giống nuôi trồng tôm

hữu cơ.

+Tăng thu nhập do tăng trọng lượng tôm và tăng cường độ phân hủy đối

với các thức ăn thối rữa lắng đọng.

+ Tỉ lệ tôm chết thấp hơn đồng nghĩa với việc năng suất sản lượng tôm

trong cùng một diện tích ao nuôi.

+ Giảm chi tiêu đối với các chất hoạt chất mà lượng tôm trong ao nuôi

cần dùng trước đó.

+ Tiết kiệm chi phí do điện năng tiêu thụ thấp.

+ Hạn chế thay nước, giúp tránh rủi ro do mầm bệnh từ ngoài đưa vào.

Không những vậy, ozon đem lại sự tiện lợi rất lớn cho cuộc sống thường

ngày của con người:

+ Ozon được sử dụng để làm sạch nước thải và các chất thải gây hại.

+ Ozon làm sạch nước giếng và các hệ thống lọc nước uống trong gia

đình.

+ Hệ thống ozon có thể mang lại sự sống cho các hồ chết do bị ô nhiễm

và các ao tù.

+ Ozon được sử dụng để làm sạch không khí trên tàu thuyền, máy bay,

khử khói thuốc trong phòng khách sạn và nơi sinh hoạt công cộng khác.

+ Ozon được sử dụng ở hàng nghìn khu dân cư, khu thương mại, và khắp

nơi trên toàn thế giới.

Page 7: Bai Tieu Luan Hoan Chinh

Tiểu luận: Ozon và vấn đề thủng tầng ozon

7

+ Ozon không gây nổ, gây cháy, trong trường hợp đòi hỏi sự làm sạch

cao ozon không tạo thành các sản phẩm khói có hại.

+ Ozon không gây hỏng hóc cho mối nối bơm và đường ống dẫn.

+ Ozon đem lại sự tiện lợi lớn cho các bể chứa nước và suối nước

khoáng. Ozon không tồn tại hoặc bị tích tụ trong sản phẩm. Ozon được phát

ra bởi máy phát và định lượng vào nước hoặc trong không khí tự động, nó

không gây ảnh hưởng tới cân bằng pH của nước, giảm thiểu khả năng điều

chỉnh pH. Ozon làm giảm trọng lượng chất rắn hòa tan nên không thay nước

thường xuyên trong các bể.

Vậy, có thể khẳng định rằng ozon chính là một thiết bị bảo vệ môi

trường!!

II. Vai trò của tầng ozon

Tuy mỏng manh nhưng tầng ozon có vai trò rất quan trọng đối với sự

sống trên Trái Đất vì nó hấp thụ phần lớn tia cực tím (UV) của bức xạ Mặt

Trời, không cho các tia này đến được Trái Đất. Chính vì thế trong lịch sử của

giới sinh vật, sự sống chỉ được di cư lên cạn khi trên Trái Đất xuất hiện tầng

ozon. Do vậy, nếu tầng ozon bị phá hủy sẽ gây tác hại rất lớn đối với mọi sinh

vật trên hành tinh.

Như chúng ta đã biết, tia bức xạ UV mà Mặt Trời tỏa ra chia làm 3 loại:

UV-A (400-315nm), UV-B (315-280nm), và UV-C (280-100 nm). Trong đó,

UV-C rất có hại cho con người, UV-B gây tác hại cho da và có thể gây tổn

thương tế bào dẫn đến ung thư da. Tầng ozon đã giúp cản trở tia bức xạ UV-B

và UV-C, còn hầu hết tia UV-A chiếu được tới bề mặt Trái Đất, nhưng may

mắn là tia này ít gây hại cho sinh vật. Các nghiên cứu cho thấy rằng cường độ

bức xạ UV-B trên bề mặt Trái Đất nhờ sự ngăn cản của tầng ozon trở nên yếu

hơn tới 350 tỉ lần so với trên tầng khí quyển.

Page 8: Bai Tieu Luan Hoan Chinh

Tiểu luận: Ozon và vấn đề thủng tầng ozon

8

Nếu tầng ozon bị suy giảm, bức xạ UV sẽ đến Trái Đất nhiều hơn và làm

tăng bệnh ung thư da, đục thủy tinh thể ở mắt, làm giảm sản lượng lương thực,

ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển.

Page 9: Bai Tieu Luan Hoan Chinh

Tiểu luận: Ozon và vấn đề thủng tầng ozon

9

CHƯƠNG BA: NGUYÊN NHÂN GÂY RA NHỮNG

LỖ THỦNG CỦA TẦNG OZON

Nguyên nhân đầu tiên có thể kể tới có liên quan tới việc sản xuất và sử

dụng tủ lạnh trên thế giới.

Tủ lạnh có thể làm lạnh và bảo quản thực phẩm được lâu là vì trong hệ

thống ống dẫn khép kín phía sau tủ lạnh có chứa loại dung dịch freon thể lỏng

(thường gọi là "gas"). Freon là tên gọi chung của những hợp chất

CFC(cloflocacbon), như CCl2F2, CCl3F,… Nhờ có dịch hoá học này tủ lạnh

mới làm lạnh được. Dung dịch freon có thể bay hơi thành thể khí. Khi chuyển

sang thể khí, freon bốc thẳng lên tầng ozon trong khí quyển Trái Đất và phá

vỡ kết cấu của nó, làm giảm nồng độ khí ozon.

Không những tủ lạnh, máy lạnh cần dùng đến freon mà trong dung dịch

giặt tẩy, các loại sơn, bình cứu hoả cũng sử dụng freon và các chất thuộc dạng

freon. Đây là những hóa chất thiết yếu và trong quá trình sản xuất và sử dụng

chúng không tránh khỏi thất thoát một lượng lớn hoá chất dạng freon bốc hơi

bay lên khí quyển.

Khi CFC đến được tầng bình lưu, dưới tác dụng của tia cực tím nó bị

phân hủy tạo ra Clo nguyên tử, và Clo nguyên tử có tác dụng như một chất xúc

Page 10: Bai Tieu Luan Hoan Chinh

Tiểu luận: Ozon và vấn đề thủng tầng ozon

10

tác để phân hủy ozon. Cụ thể, các phân tử Cl, F, Br của CFC và halon được

biến đổi thành các nguyên tử (gốc) tự do hoạt tính nhờ các phản ứng quang

hoá:

CFCl3 + hv CFCl2 + Cl

CFCl2 + hv CFCl + Cl

CF2Cl2 + hv CF2Cl + Cl

CF2Cl + hv CFCl + Cl

Sau đó, các nguyên tử Cl, F, Br tác dụng huỷ diệt O3 theo phản ứng:

Cl + O3 ClO + O2

ClO +O3 Cl +2O2

Người ta tính rằng một phân tử CFC mất trung bình là 15 năm để đi từ

mặt đất lên đến các tầng trên của khí quyển và có thể ở đó khoảng một thế kỷ,

phá hủy đến cả trăm ngàn phân tử ozon trong thời gian này.

Đến giữa thập kỷ 90, thêm một “thủ phạm tích cực” nữa được phát hiện

chính là chất thải công nghiệp, đặc biệt là các khí NOx,CO2… Những chất

thải loại này vẫn bền bỉ và dai dẳng bay vào bầu khí quyển và làm công việc

phá hoại tầng ozon. Ảnh hưởng này càng nghiêm trọng hơn khi nền công

nghiệp ngày càng hiện đại hóa, đồng nghĩa với quá trình gia tăng mạnh mẽ sản

xuất công nghiệp.

N2O được tạo ra bằng cách sản xuất phân bón nitơ hay xử lí nước thải,

1/3 tổng lượng N2O thải vào khí quyển là từ những hoạt động của con người

như đốt cháy nguyên liệu hóa thạch, sử dụng phân bón gốc nitơ, vận hành các

nhà máy xử lí nước thải hay các quy trình công nghiệp khác liên quan đến

nitơ. Khí này cũng được giải phóng khi vi khuẩn hoạt động trong đất và đại

dương phân hủy các hợp chất chứa nitơ. Các nhà nghiên cứu cho biết nên

giảm việc sử dụng loại hợp chất này để tránh làm mỏng tầng ozon bao quanh

Trái đất.

Page 11: Bai Tieu Luan Hoan Chinh

Tiểu luận: Ozon và vấn đề thủng tầng ozon

11

Một số loại phân bón được sử dụng tại các nông trại hiện đại làm tăng lượng N2O.

Mặc dù có khả năng làm suy yếu tương đương nhưng N2O có thể có tác

động phá hủy nhiều hơn bởi vì nguồn sản sinh chúng quá phong phú. Mỗi năm

có khoảng 10 triệu tấn N2O bị thải ra môi trường, tương đương hơn 1 triệu tấn

CFC các loại tại điểm thải cao nhất. Do vậy, có thể nói N2O đã “qua mặt”

chlorofluorocarbon (CFC) để trở thành loại khí phá hủy tầng ozon mạnh nhất.

Việc xả khói bụi và các chất hóa học (cacbon monoxide, sulfur dioxide)

vào bầu không khí cũng gây ảnh hưởng xấu đến tầng ozon.

Khói thoát ra trong các vụ phóng tên lửa có thể bào mòn tầng ozon, tạo

điều kiện cho các tia tử ngoại có hại từ Mặt Trời xâm nhập vào Trái Đất. Khi

phóng các tên lửa dùng nhiên liệu rắn, chúng thải trực tiếp khí Clo ra tầng bình

lưu (cách bề mặt Trái Đất khoảng 50 km). Tại đây Clo phản ứng với Oxy để

tạo ra Clo oxit - chất có khả năng hủy diệt Ozon.

Page 12: Bai Tieu Luan Hoan Chinh

Tiểu luận: Ozon và vấn đề thủng tầng ozon

12

Tên lửa thải ra khí clo trên tầng bình lưu. Tại đây clo phản ứng với oxy và tạo ra clo oxit- một

chất phá hủy ozon.

Qua đó chúng ta thấy rằng, tầng ozon bị thủng chính là do các chất khí

thuộc dạng freon, các hoá chất, khí thải công nghiệp gây nên, chúng không tự

có trong thiên nhiên mà do con người tạo ra. Rõ ràng, con người là thủ phạm

làm thủng tầng ozon, đe doạ sức khoẻ của chính mình và của toàn bộ sinh vật

sống trên hành tinh này.

Page 13: Bai Tieu Luan Hoan Chinh

Tiểu luận: Ozon và vấn đề thủng tầng ozon

13

CHƯƠNG BỐN: HIỆN TRẠNG TẦNG OZON TRONG

KHÍ QUYỂN

Từ những năm 1980, lỗ thủng tại vùng Nam Cực đã ngày một rộng ra do

lượng khí CFC thải ra quá nhiều.

Con người bắt đầu tiến hành đo đạc tầng ozon từ các trạm trên mặt đất

vào năm 1956 ở vịnh Halley, Nam cực. Và các số liệu đo đạc về diện tích của

lỗ thủng từ năm 1979 đến nay:

Năm 1979: Việc đo lỗ thủng tầng ozon bằng vệ tinh lần đầu tiên được

NASA thực hiện.

Năm 1998: Lỗ thủng lớn che phủ 10,5 triệu dặm vuông vào tháng 9 năm

1998. Đó là kích thước lớn kỷ lục trước năm 2000.

Năm 2000: Lỗ thủng tầng ozon khổng lồ đạt tới 11,4 triệu dặm vuông

vào tháng 9 năm 2000. Đó là lỗ thủng lớn nhất đã từng đo được. Diện tích xấp

xỉ ba lần diện tích nước Mỹ. Sau đó, năm 2003, lỗ thủng tầng ozon che phủ

11,1 triệu dặm vuông là lỗ thủng lớn thứ 2.

Page 14: Bai Tieu Luan Hoan Chinh

Tiểu luận: Ozon và vấn đề thủng tầng ozon

14

Năm 2001: Vào tháng 9 năm 2001, lỗ thủng tầng ozon bao phủ khoảng 10

triệu dặm vuông. Lỗ thủng này nhỏ hơn năm 2000, nhưng vẫn lớn hơn tổng

diện tích của Nước Mỹ, Canada và Mêxico.

Năm 2002: Lỗ thủng tầng ozon thu hẹp lại và tháng 9 năm 2002 là lỗ

thủng nhỏ nhất từ năm 1998. Lỗ thủng ở Nam Cực năm 2002 không những

nhỏ hơn năm 2000 và 2001, mà còn tách ra thành 2 lỗ riêng biệt. Kích thước

nhỏ có thể do điều kiện nóng ấm không bình thường và sự phân tách có thể do

các khu vực thời tiết của tầng bình lưu khác thường.

Page 15: Bai Tieu Luan Hoan Chinh

Tiểu luận: Ozon và vấn đề thủng tầng ozon

15

Năm 2003: Lỗ thủng tầng ozon che phủ 11,1 triệu dặm vuông, và là lỗ

thủng kỷ lục đứng thứ hai. Năm 2000 là năm lỗ thủng lớn nhất. Lỗ thủng lớn

do gió lặng và thời tiết rất lạnh.

Năm 2004: Tháng 9 năm 2004, lỗ thủng là 9,4 triệu dặmvuông. Lỗ thủng

này nhỏ hơn năm 2003, có thể do thời tiết Cực Nam tương đối ấm.

Page 16: Bai Tieu Luan Hoan Chinh

Tiểu luận: Ozon và vấn đề thủng tầng ozon

16

Năm 2005: Lỗ thủng ở tầng ozon phía trên Cực Nam xuất hiện lớn hơn

năm ngoái nhưng vẫn nhỏ hơn năm 2003. Lỗ thủng năm 2005 che phủ khoảng

10 triệu dặm vuông. Theo số liệu về thời tiết của Tổ chức Khí tượng Thế giới

(WMO) cho thấy mùa đông 2005 ấm hơn năm 2003, nhưng lạnh hơn năm

2004. Kích thước lỗ thủng năm 2005 gần mức trung bình năm 1995-2004. Lỗ

thủng này lớn hơn năm 2004, nhưng nhỏ hơn năm 2003.

Năm 2008: Lỗ thủng tầng ozon ở Nam Cực có diện tích đến 27 triệu km2.

Con số này lớn hơn nhiều so với diện tích lớn nhất của nó được ghi nhận năm

2007 là 25 triệu km2.

Page 17: Bai Tieu Luan Hoan Chinh

Tiểu luận: Ozon và vấn đề thủng tầng ozon

17

Năm 2011:

24, nov 2011

Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) cho biết lượng ozon trong tầng bình

lưu tại Bắc cực đã giảm 80% và trở nên mỏng đến nỗi có thể gọi là “lỗ thủng

tầng ozon” như tại Nam cực. Như vậy, các vùng Bắc cực như Scandinavia,

Greenland và Siberia sẽ phải nhận thêm một lượng tia cực tím nhiều hơn từ

Mặt Trời.

Page 18: Bai Tieu Luan Hoan Chinh

Tiểu luận: Ozon và vấn đề thủng tầng ozon

18

Tại sao ở Nam cực lại xảy ra lỗ thủng ozon lớn đến vậy?

Vào những tháng mùa đông ở Nam Cực trong tầng bình lưu có một luồng

khí rất lớn và xoáy mạnh. Sự tồn tại luồng khí xoáy này cản trở cho việc pha

trộn không khí ở đây với các dòng không khí từ nơi khác di chuyển tới. Nhiệt

độ trong luồng khí xoáy rất thấp (-70 đến -80oC) nên hơi nước bị đóng thành

các tinh thể băng. Các tinh thể băng này hấp phụ các khí như NO, freon… và

có phản ứng tạo ra clo phân tử và những loại khí khác, khi mùa xuân đến, Cl2

cùng các loại khí khác giải phóng ra ngoài và tham gia vào các phản ứng phân

hủy ozon. Đến cuối xuân không còn tồn tại luồng khí xoáy nữa thì khí quyển ở

Nam cực trở lại trạng thái bình thường.

Ở Bắc cực, luồng khí xoáy không mạnh lắm, do ở bán cầu Bắc có những

dãy núi rất cao như Himalaya cản trở việc tạo thành luồng khí xoáy. Không

khí ở Bắc cực cũng không quá lạnh như ở Nam cực, do vậy nồng độ ozon ở

Bắc cực giảm không nhiều như ở Nam cực.

Page 19: Bai Tieu Luan Hoan Chinh

Tiểu luận: Ozon và vấn đề thủng tầng ozon

19

CHƯƠNG NĂM: HẬU QUẢ CỦA SỰ SUY THOÁI

TẦNG OZON

Thủng tầng ozon, một lượng lớn tia tử ngoại sẽ chiếu thẳng xuống Trái

Đất. Con người và động thực vật phải gánh chịu những hậu quả nặng nề sau:

­ Phá hủy hệ thống miễn dịch của cơ thể người và động vật, làm tăng khả

năng mắc bệnh cho con người và động vật: Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc,

sự giảm sút 10% tầng ozon trong khí quyển đã làm tăng lên 26% số trường

hợp bị ung thư (khoảng 300 000 ca trên thế giới). Ngoài ung thư, tia tử ngoại

còn gây bệnh đục thủy tinh thể, mắt sẽ bị lão hóa và mù lòa. Tại vị trí thẳng

góc với lỗ thủng của tầng ozon ở Nam Cực gần Punta Arena (Chile), người

chăn cừu suốt năm phải đội mũ và đeo kính râm, nhiều con cừu trong đàn đã

bị mù do tia tử ngoại. Các tia bức xạ cực tím có năng lượng cao được hấp thụ

bởi ozon được công nhận chung là một yếu tố tham gia tạo thành các khối u ác

tính (ung thư da). Thí dụ như theo một nghiên cứu, tăng 10% các tia cực tím

có năng lượng cao được liên kết với tăng 19% các khối u ác tính ở đàn ông và

16% ở phụ nữ.

­ Hủy hoại các sinh vật nhỏ.

­ Làm mất cân bằng hệ sinh thái động thực vật biển: Chúng ta biết hơn

30% lượng đạm động vật cung cấp cho con người được lấy từ biển nên bất kỳ

sự thay đổi nào của lượng UV-B cũng ảnh hưởng sự phát triển của hệ sinh thái

biển. Tia tử ngoại UV-B tăng lên có thể làm giảm khối lượng các sinh vật phù

Page 20: Bai Tieu Luan Hoan Chinh

Tiểu luận: Ozon và vấn đề thủng tầng ozon

20

du-nguồn thức ăn của nhiều loài sinh vật biển. Sự tăng lên của tia UV-B cũng

có ảnh hưởng nghiêm trọng sự sinh trưởng của các loài cá, tôm, cua và nhiều

sinh vật khác, chủ yếu là giảm khả năng sinh sản của chúng. Bức xạ UV-B

tăng cũng làm thay đổi thành phần các loài.

­ Làm giảm chất lượng không khí: Suy giảm tầng ozon làm tăng lượng bức

xạ tử ngoại UV-B đến mặt đất và làm tăng các phản ứng hóa học dẫn tới ô

nhiễm khí quyển. Bức xạ tử ngoại UV-B kích thích tạo thành các phân tử có

tác động hóa học mạnh, nhanh chóng tác dụng với các chất khác tạo thành các

chất ô nhiễm mới. Khói mù và mưa a-xít sẽ tăng lên do các chất tạo thành

mưa a-xít tăng lên cùng với sự tăng hoạt động của tia UV-B.

­ Ở thực vật: Vì quá trình phát triển của cây trồng phụ thuộc rất nhiều vào

tia tử ngoại nên khi tăng tia tử ngoại UV-B có thể tác động các vi sinh vật

trong đất, làm giảm năng suất lúa và của một số loại cây trồng khác. Sự tăng

tia UV-B có thể làm giảm khả năng chịu đựng của cây trồng, nếu chiếu tia tử

ngoại với liều cao vào ngô, lúa thì năng suất sẽ kém, chất lượng cũng giảm

sút.

­ Tác động đến các loại vật liệu: Bức xạ tử ngoại tăng sẽ làm giảm nhanh

tuổi thọ của các vật liệu, làm chúng mất đi độ bền chắc.

­ Sự phá hủy tầng ozon còn gây ra sự biến đổi về mặt khí hậu bởi lẽ tình

trạng gia tăng tia tử ngoại cũng góp phần vào việc tăng cường hiệu ứng nhà

kính.

Page 21: Bai Tieu Luan Hoan Chinh

Tiểu luận: Ozon và vấn đề thủng tầng ozon

21

Hậu quả xấu gây ra cho cuộc sống do suy giảm nghiêm trọng tầng ozon đã

khiến cộng đồng quốc tế hết sức quan tâm và thấy cần thiết phải có những

hành động cụ thể bảo vệ tầng ozon.

Page 22: Bai Tieu Luan Hoan Chinh

Tiểu luận: Ozon và vấn đề thủng tầng ozon

22

CHƯƠNG SÁU: NGĂN CHẶN SỰ SUY THOÁI CỦA

TẦNG OZON

Để ngăn chặn sự suy thoái của tầng ozon, những chính sách cụ thể cần

được đưa ra thực hiện như:

­ Khuyến khích hạn chế sử dụng năng lượng hạt nhân, từng bước nghiên

cứu sử dụng năng lượng sạch như: năng lượng Mặt Trời, năng lượng gió,

sóng biển…

­ Xử lý ô nhiễm cục bộ trong từng khu công nghiệp, từng nhà máy, từng

công đoạn sản xuất riêng biệt để giảm thiểu các loại bụi và khí độc hại vào

bầu khí quyển.

­ Áp dụng chính sách thuế rác thải chất ô nhiễm.

­ Giáo dục, tư vấn, tuyên truyền, vận động và hỗ trợ để các doanh nghiệp

vừa và nhỏ cải tiến công nghệ nhằm loại trừ và ngăn chặn các hoạt động có

ảnh hưởng xấu đến tầng ozon, làm cho họ hiểu bảo vệ môi trường – bảo vệ

tầng ozon là bảo vệ cuộc sống của chính họ.

Điều mà mỗi người chúng ta có thể làm để đóng góp vào việc ngăn chặn

quá trình suy thoái tầng ozon rất cụ thể và đơn giản, đó là:

Page 23: Bai Tieu Luan Hoan Chinh

Tiểu luận: Ozon và vấn đề thủng tầng ozon

23

­ Tự bảo vệ mình khỏi sự tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Che chắn da,

đeo kính râm, đội mũ nón khi đi ra ngoài nắng.

­ Giảm ô nhiễm không khí do xe cộ và các thiết bị khác khi hoạt động xả

khí thải vào môi trường.

­ Tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm nước trong sinh hoạt và làm việc.

­ Sử dụng ánh sáng tự nhiên trong nhà và nơi làm việc nếu có thể.

­ Tận dụng phương tiện giao thông công cộng hơn là dùng xe máy cá

nhân hoặc taxi nếu có thể. Thỉnh thoảng đi xe đạp hoặc đi bộ đến nơi làm việc.

­ Khi mua các sản phẩm gia dụng, nhất là các loại dùng trong bình xịt,

tìm loại ghi trên nhãn “không có CFC”.

­ Sơn nhà, nên sơn bằng cách quét hoặc lăn, không dùng cách phun sơn.

­ Giảm dùng các bao bì bằng nhựa xốp. Nếu có sẵn, nên tận dụng nhiều

lần.

Bạn hãy vận động gia đình, bè bạn cùng làm như bạn. Chúng ta sẽ có một

cuộc sống “xanh” hơn. Nếu cả thế giới chung tay làm những điều này, sẽ tạo

ra môi trường xanh và sạch cho tất cả mọi người.

Page 24: Bai Tieu Luan Hoan Chinh

Tiểu luận: Ozon và vấn đề thủng tầng ozon

24

KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu, nhóm chúng tôi đã xác định được vai trò quan

trọng của tầng ozon trong việc bảo vệ Trái Đất chống lại các tia cực tím ảnh

hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người và sinh vật; tìm hiểu được nguyên

nhân gây suy giảm tầng ozon chính là do những hoạt đông sinh hoạt, sản xuất

của con người. Vì vậy chúng tôi hiểu được công cuộc bảo vệ môi trường-bảo

vệ tầng ozon là bảo vệ cuộc sống của chính mình.

Page 25: Bai Tieu Luan Hoan Chinh

Tiểu luận: Ozon và vấn đề thủng tầng ozon

25

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. http://ozonewatch.gsfc.nasa.gov/SH.html

2. http://vi.wikipedia.org/wiki/%C3%94z%C3%B4n

3. http://www.baomoi.com/Viet-Nam-quyet-xoa-so-chat-pha-huy-tang-

ozon/79/7004094.epi

4. http://www.baomoi.com/Dau-hieu-lo-thung-ozon-lai-xuat-hien-o-Nam-

Cuc/79/6869067.epi

5. http://www.baocantho.com.vn/?mod=detnews&catid=222&id=78450

6. http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-

vn/61/43/3/102/102/131673/Default.aspx

7. http://vietbao.vn/Vi-tinh-Vien-thong/Lo-thung-tang-ozone-can-nhieu-

thoi-gian-hon-de-lap-day/55092893/226/

8. http://www.vietnamforumcsr.net/default.aspx?portalid=1&tabid=324&i

temid=3232

9. http://www.vietnamforumcsr.net/default.aspx?portalid=1&tabid=324&i

temid=3231

10. http://chaamjamal.blogspot.com/2009/11/ozone-hole-news-archives-

march-10-1987.html

11. http://www.khoahoc.com.vn/khampha/vu-tru/32407_Tang-ozone-o-

Bac-Cuc-suy-giam-ky-luc.aspx

12. http://www.thiennhien.net/2007/09/25/bao-ve-tang-ozone/

13. http://www.congnghevina.com/index.php/tin-tuc/65-ozone-nguon-tai-

nguyen-quy-gia.html

14. http://www.tin247.com/khi_cuoi_hiem_hoa_lon_nhat_doi_voi_tang_oz

one-12-21479067.html

15. http://www.tin247.com/ten_lua_co_the_pha_hoai_tang_ozone-12-

21410506.html

16. http://hvacr.vn/home/hvacr/moi-truong-nang-luong/833-tac-nhan-lanh-

va-su-anh-huong-den-moi-truong.html

17. http://www.khoahoc.com.vn/khampha/vu-tru/35411_Nga-ly-giai-hien-

tuong-lo-hong-tang-ozone-o-Bac-Cuc.aspx

18. http://suckhoedoisong.vn/200891515532370p0c63/tia-cuc-tim-gay-hai-

cho-suc-khoe-nhu-the-nao.htm